71
THCS Nguyễn Bá Phát 2013-2014 LỜI NGỎ Thưa Quý vị, Các Thầy Cô cùng các em học sinh thân mến , …Lâng lâng trong cảm xúc của chúng ta mỗi độ hai mươi tháng mười một lại về; Ai cũng hoài niệm cái thời thơ ấu cắp sách đến trường, những ký ức vàng son khi ngồi trên ghế nhà trường lần lượt hiện lên trong tâm trí của mỗi chúng ta như văng vẳng đâu đây tiếng cười nói của bạn bè cùng lớp, những hình ảnh nô đùa ngây thơ của một lũ học trò đang tung tăng chạy nhảy bên hiên trường, …Ô kìa ! vẫn vang vọng đâu đây giọng nói ấm áp của các thầy, những ánh mắt hiền từ, thân thương của cô giáo đang nâng niu từng đứa học trò bé bỏng của mình khôn lớn. Khúc xao xuyến của mỗi người đang trào dâng khi chợt nhớ lại những khoảnh khắc ấy trong đời. Thế rồi, ai cũng chào biệt không gian đèn sách để vào ngã rẽ cuộc đời, mỗi người mỗi việc, tất bật cho cuộc sống, cho sự nghiệp. Nhưng, cái nét chung đáng quý nhất vẫn sáng trong tâm can của mỗi một con người là sự Tri ân, biết trân trọng cảm ơn những ai đã dìu dắt nâng đỡ cho ta khôn lớn vào đời với hành trang kiến thức và ước vọng tương lai. Chúng tôi, diễm phúc hơn, được lãnh nhận thiên chức Nhà giáo, lại quay về làm việc nơi cái nôi trưởng thành của mỗi con người , đó là mái trường. Nơi ấy ấp ủ nhiều ước mơ; nơi ấy buồn vui xen lẫn, nhưng rất đẹp với bao kỷ niệm. Đặc biệt, trong tôi , trong anh, trong chúng ta và cả tuổi ấu thơ của người Hòa Liên đã từng đến và đi nơi mái trường Nguyễn Bá Phát này, không thể nào quên được những ký ức trìu mến đã khắc đậm dấu ấn hiền hòa trong tâm khảm chúng ta, trong những ai đã từng học tập và làm việc trên mãnh đất này, trong ngôi trường này Thật vậy, các bạn khi nhắc đến Trung Học Cơ Sở Nguyễn Bá Phát chính là “KHUNG TRỜI DẤU YÊU” nơi mà mỗi người con Hòa Liên đang trưởng thành, và một niềm kiêu hãnh của những ai đã, đang và sẽ đến để phục vụ cho sự nghiệp trồng người. Thân ái, Khung trời dấu yêu 1

 · Web viewTôn sư trọng đạo là một nét son văn hóa chói ngời trong dòng chảy văn hóa của dân tộc Việt Nam, trải qua biết bao thăng trầm của lịch

  • Upload
    others

  • View
    0

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1:  · Web viewTôn sư trọng đạo là một nét son văn hóa chói ngời trong dòng chảy văn hóa của dân tộc Việt Nam, trải qua biết bao thăng trầm của lịch

THCS Nguyễn Bá Phát 2013-2014

LỜI NGỎ

Thưa Quý vị, Các Thầy Cô cùng các em học sinh thân mến ,

…Lâng lâng trong cảm xúc của chúng ta mỗi độ hai mươi tháng mười một lại về; Ai cũng hoài niệm cái thời thơ ấu cắp sách đến trường, những ký ức vàng son khi ngồi trên ghế nhà trường lần lượt hiện lên trong tâm trí của mỗi chúng ta như văng vẳng đâu đây tiếng cười nói của bạn bè cùng lớp, những hình ảnh nô đùa ngây thơ của một lũ học trò đang tung tăng chạy nhảy bên hiên trường, …Ô kìa ! vẫn vang vọng đâu đây giọng nói ấm áp của các thầy, những ánh mắt hiền từ, thân thương của cô giáo đang nâng niu từng đứa học trò bé bỏng của mình khôn lớn. Khúc xao xuyến của mỗi người đang trào dâng khi chợt nhớ lại những khoảnh khắc ấy trong đời.

Thế rồi, ai cũng chào biệt không gian đèn sách để vào ngã rẽ cuộc đời, mỗi người mỗi việc, tất bật cho cuộc sống, cho sự nghiệp. Nhưng, cái nét chung đáng quý nhất vẫn sáng trong tâm can của mỗi một con người là sự Tri ân, biết trân trọng cảm ơn những ai đã dìu dắt nâng đỡ cho ta khôn lớn vào đời với hành trang kiến thức và ước vọng tương lai.

Chúng tôi, diễm phúc hơn, được lãnh nhận thiên chức Nhà giáo, lại quay về làm việc nơi cái nôi trưởng thành của mỗi con người , đó là mái trường. Nơi ấy ấp ủ nhiều ước mơ; nơi ấy buồn vui xen lẫn, nhưng rất đẹp với bao kỷ niệm.

Đặc biệt, trong tôi , trong anh, trong chúng ta và cả tuổi ấu thơ của người Hòa Liên đã từng đến và đi nơi mái trường Nguyễn Bá Phát này, không thể nào quên được những ký ức trìu mến đã khắc đậm dấu ấn hiền hòa trong tâm khảm chúng ta, trong những ai đã từng học tập và làm việc trên mãnh đất này, trong ngôi trường này

Thật vậy, các bạn khi nhắc đến Trung Học Cơ Sở Nguyễn Bá Phát chính là “KHUNG TRỜI DẤU YÊU” nơi mà mỗi người con Hòa Liên đang trưởng thành, và một niềm kiêu hãnh của những ai đã, đang và sẽ đến để phục vụ cho sự nghiệp trồng người.

Thân ái,

Ban biên tập

Khung trời dấu yêu 1

Page 2:  · Web viewTôn sư trọng đạo là một nét son văn hóa chói ngời trong dòng chảy văn hóa của dân tộc Việt Nam, trải qua biết bao thăng trầm của lịch

THCS Nguyễn Bá Phát 2013-2014

QUÁ KHỨ & HIỆN TẠI CỦA TRƯỜNG THCS NGUYỄN BÁ PHÁT

Nguyễn Quang Hân Hiệu trưởng Trường THCS Nguyễn Bá Phát

Xã Hòa Liên – Huyện Hòa Vang – Tp Đà Nẵng.

Hòa Liên là một xã miền núi thuộc thành phố Đà Nẵng, cách trung

tâm Thành phố Đà Nẵng khoảng 22km, cách UBND huyện Hoà Vang 17km, phía Đông giáp phường Hoà Khánh Bắc và phường Hòa Hiệp Nam, thuộc quận Liên Chiểu, phía Tây giáp với xã Hoà Ninh, phía Nam giáp với xã Hoà Sơn, phía Bắc giáp với xã Hoà Bắc. Xã Hoà Liên có vị trí quan trọng về giao thông, có tuyến đường tránh Hải Vân, với tổng diện tích tự nhiên 3949,5420ha (39,4954 km2); 3.407 hộ dân với 12.949 nhân khẩu, gồm 13 thôn và có một số cơ quan xí nghiệp đóng trên địa bàn. Là xã miền núi nên tình hình kinh tế, văn hóa - xã hội của địa phương còn nhiều khó khăn, dân số luôn biến động do quá trình đô thị hóa nhanh, đa số nhân dân sống bằng nghề nông lắm vất vả, nên một số phụ huynh ít quan tâm đến việc học tập của con em nên đã ảnh hưởng đến chất lượng học tập của nhà trường. Trường THCS Nguyễn Bá Phát trước đây là Trường PTCS Hoà Liên, được thành lập từ năm 1978. Lúc đầu cơ sở vật chất nhà trường còn đơn sơ dùng cho 02 bậc học, cơ sở vật chất còn thiếu thốn, trang thiết bị dạy học sơ sài. Trước thực trạng đó, nhà trường đã tích cực tham mưu với các cấp uỷ Đảng, chính quyền, được sự ủng hộ đồng tình của nhân dân, đã từng bước xây dựng trường rộng rãi, khang trang. Đến năm 1991, do nhu cầu phát triển xã Hoà

Khung trời dấu yêu 2

Page 3:  · Web viewTôn sư trọng đạo là một nét son văn hóa chói ngời trong dòng chảy văn hóa của dân tộc Việt Nam, trải qua biết bao thăng trầm của lịch

THCS Nguyễn Bá Phát 2013-2014

Liên, Trường PTCS Hoà Liên được chia tách thành 2 trường: Trường THCS Hoà Liên và trường Tiểu học Hoà Liên. Đến năm 2007, Trường THCS Hoà Liên được đổi tên thành Trường THCS Nguyễn Bá Phát theo quyết định số 1000/QĐ-UBND ngày 24/5/2007 của UBND huyện Hoà Vang.

Các bạn thân mến ! Trường THCS Nguyễn Bá Phát có được như hôm nay, chúng ta không thể quên được những khó khăn, gian khổ của những tháng ngày thành lập trường, không thể quên đi những hình ảnh của các thầy, cô giáo và anh chị em nhân viên một thời đã gắn bó cả cuộc đời mình, không bao giờ quên sự hy sinh thầm lặng cho sự nghiệp giáo dục của xã nhà Hòa Liên nghèo nàn và lạc hậuthuở ấy. Chúng ta trân trọng ghi nhận sự chăm lo của các cấp chính quyền địa phương, nhân dân và PHHS của xã nhà dành cho nhà trường và thầy, cô giáo. Năm 1978 từ khi nhà trường được thành lập, đời sống của nhân dân cả nước nói chung, nhân dân Hòa Liên nói riêng thật vô cùng khó khăn. Từ khó khăn chung ấy, thầy, cô giáo và học sinh cũng phải theo thời thế đó, nhiều lúc cả thầy, cô lẫn học sinh không có gạo để ăn mà chỉ dùng tạm qua ngày bằng những củ khoai, củ sắn cho ấm lòng để đến lớp học dăm ba chữ, sau mỗi buổi đến trường các em về nhà phải giúp đỡ cha mẹ chuyện đồng áng, leo núi đốn củi về bán lấy tiền giúp gia đình… Còn thầy, cô giáo thì thế nào ? Thầy, cô giáo cúng chẳng không hơn gì so với PHHS và các em, tài sản lớn nhất của thầy, cô giáo lúc ấy là chiếc xe đạp cà tàng, đôi ba quyển sách, vài cuốn vở để soạn bài, nhiều lúc xe đạp bị hỏng dọc đường không có tiền để sửa đành phải dẫn bộ đến trường suốt đoạn đường từ 6km đến 10 km,thật đoạn trường khi đến nơi, thì các em sắp tan trường. Các bạn biết không? Vì quá khó khăn về cuộc sống thường ngày, nên nhiều thầy, cô giáo phải tranh thủ thời gian làm thêm nghề phụ để kiếm dăm ba đồng để cải thiện cuộc sống, các thầy giáo phải đi củi về bán cùng học sinh, có thầy giáo chở ga thuê bằng xe đạp cà tàng, có thầy chở xăng thuê, thậm chí có thầy giáo chở thuê gỗ lậu… để kiếm tiền. Tuy khó khăn như vậy, nhưng tấm lòng của quý Cha mẹ học sinh lúc nào cũng nghĩ đến thầy, cô giáo, nhiều PHHS gia đình chẳng có gì nhưng lúc nào cũng gói ghém gởi tặng các thầy, cô giáo dăm bảy lon gạo, dầu phụng, nước mắm.. không thể kể hết được tấm lòng của PHHS đối với thầy, cô. Các bạn biết không? Không có gì vui mừng hơn khi xong buổi dạy trên lớp được phụ huynh đến trường mời ăn đám giỗ, điều thú vị hơn của một vài thầy giáo rất tuyệt vời là nhớ ghi vào lịch tay ngày PHHS của học sinh mời đến nhà ăn đám giỗ. Nhiều đêm trăn trở không sao ngủ được giữa cái giá rét của mùa Đông không có áo lạnh, thêm vào đó bao tử cồn cào vì trống tuếch, cả vài ngày không có hạt cơm nào trong bụng, chỉ có khoai, sắn luộc chấm muối và canh rau cải Tàu bay của các em học sinh đem đến. Làm sao nói hết được những

Khung trời dấu yêu 3

Page 4:  · Web viewTôn sư trọng đạo là một nét son văn hóa chói ngời trong dòng chảy văn hóa của dân tộc Việt Nam, trải qua biết bao thăng trầm của lịch

THCS Nguyễn Bá Phát 2013-2014

khó khăn, nhọc nhằn của tất cả mọi người trong thời gian ấy ở trên đất Hòa Liên anh hùng này. Khó khăn rồi lại khó khăn, nhưng con người Hòa Liên nói chung, thầy và trò nhà trường đã không ngừng cố gắng vươn lên dạy tốt, học tốt.

Các Bạn thân mến, qua thời gian khó khăn đó: các Hiệu trưởng đầu tiên của nhà trường là Thầy giáo Nguyễn Hưng ( 1978 ), rối thầy giáo Bim , thầy giáo Lê Anh Dũng , thầy giáo Ngô Văn Tâm, thầy giáo Trần Phước Hoàn đã miệt mài thao thức gắn bó với sự nghiệp, tâm huyết xây dựng nền tảng giáo dục cho xã nhà, làm tiền đề cho sự phát triển của Hòa Liên sau này.

Năm học 1989 – 1990 nhà trường đã bắt đầu có học sinh giỏi dự thi cấp thành phố đạt giải 3 môn Ngữ văn. Từ thành tích nhỏ bé đó đã khơi dậy được trong mỗi thầy, cô giáo niềm tự hào về học sinh của mình rồi phấn đấu ra sức giảng dạy cho các em. Từ ấy, trường đã thực sự vươn vai để vững đi trong hy vọng đầy khởi sắc, tạo nên một khung trời yêu dấu trên mãnh đất Hòa Liên hôm nay

Ngày 25/8/2007 thực hiện công tác luân chuyển các bộ quản lý, thầy giáo Tràn Phước Hoàn hiệu trưởng trường THCS Nguyễn Bá Phát được điều chuyển lên công tác tại trường THCS Nguyễn Tri Phương và tôi, Nguyễn Quang Hân hiệu trưởng trường THCS Nguyễn Tri Phương về nhận công tác tại trường THCS Nguyễn Bá Phát. Khi mới về nhận công tác tại trường THCS Nguyễn Bá Phát, bản thân tôi rất lo âu vì ngôi trường có nhiều lớp ( 27 lớp ), đông học sinh ( 1052 em ) và đội ngũ thầy, cô giáo hơn 60 người, rồi lại tiếp tục băn khoăn suy nghĩ bản thân mình có đủ sức, đủ trình độ để quản lý trường này không? (vì mình trước đây quản lý trường ít lớp, ít học sinh và ít đội ngũ). Điều tôi lo lắng nhiều nhất là đội ngũ thầy giáo, cô giáo, của trường THCS Nguyễn Bá Phát có nhiều tuổi đời cống hiến ; có nhiều thầy cô giáo có trình độ nghiệp vụ chuyên môn vững vàng, năng động ……Tuyệt vời!, hạnh phúc thật sự đã đến với tôi, thầy cô giáo trường THCS Nguyễn Bá Phát luôn luôn gần gũi, tâm sự về mái trường và động viên tôi an tâm công tác. Qua một thời gian ngắn công tác, thầy cô đã cùng tôi xây dựng hướng đi trong tương lai của trường ; cụ thể : Thứ nhất là ổn định về đội ngũnhà giáo, xây dựng nề nếp giảng dạy và học tập của GV – HS_ Thứ hai là xây dựng phong trào học tập, rèn luyện đạo đức, tác phong trong HS_ Thứ ba là xây dựng phong trào bồi dưỡng HS giỏi các môn văn hóa dự thi cấp Huyện, cấp Thành phố và Thứ tư là xây dựng cảnh quan sư phạm nhà trường, các điều kiện phục vụ dạy học. Sau khi đã xác định hướng đi cụ thể, tôi đã xây dựng lộ trình từng thời gian phù hợp để bàn bạc với các đồng chí trong BGH, trong

Khung trời dấu yêu 4

Page 5:  · Web viewTôn sư trọng đạo là một nét son văn hóa chói ngời trong dòng chảy văn hóa của dân tộc Việt Nam, trải qua biết bao thăng trầm của lịch

THCS Nguyễn Bá Phát 2013-2014

liên tịch nhà trường. Qua thời gian phấn đấu, nhà trường đã đạt được một số kết quả cụ thể như sau:

- Năm học 2007- 2008 nhà trường đã có 07 giải HSG cấp thành phố, 06 giải HSG cấp huyện. Chất lượng 02 mặt giáo dục đạt trên 97,5 % loại TB trở lên. Có 80% HS trúng tuyển vào lớp 10 THPT, có 01 học sinh vào trường THPT chuyên Lê Quý Đôn. CBGV đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua và GV dạy giỏi cấp huyện: 04 người. Xây dựng được các bồn hoa và trông thêm cây cảnh trước các lớp học. Đặc biệt xây dựng và khánh thành tượng của Thiếu tướng Nguyễn Bá Phát trong khuôn viên nhà trường. Danh hiệu thi đua cuối năm học Trường Tiên tiến của Huyện.

- Năm học 2008- 2009 nhà trường đã có 07 giải HSG cấp thành phố, 06 giải HSG cấp huyện. Chất lượng 02 mặt giáo dục đạt trên 92,5 % loại TB trở lên. Có 80% HS trúng tuyển vào lớp 10 THPT. CBGV đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua và GV dạy giỏi cấp huyện: 04người. Xây dựng được Thư viện và Phòng học bộ môn Hóa – Sinh đạt chuẩn quốc gia theo quyết định của Bộ GD&ĐT ban hành. Danh hiệu thi đua cuối năm học Trường Khá của Huyện.

- Năm học 2009- 2010 nhà trường đã có 07 giải HSG cấp thành phố, 06 giải HSG cấp huyện. Chất lượng 02 mặt giáo dục đạt trên 97,5 % loại TB trở lên. Có 80% HS trúng tuyển vào lớp 10 THPT. CBGV đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua và GV dạy giỏi cấp huyện: người Xây dựng được Cổng trường mới khang trang đúng với vị thế của ngôi trường. Danh hiệu thi đua cuối năm học Trường Khá của Huyện.

- Năm học 2010- 2011 nhà trường đã có 20 giải HSG cấp thành phố, 07 giải HSG cấp huyện. Chất lượng 02 mặt giáo dục đạt trên 90,5 % loại TB trở lên. Có 80% HS trúng tuyển vào lớp 10 THPT. CBGV đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua và GV dạy giỏi cấp huyện: 20 người. Danh hiệu thi đua cuối năm học Trường Tiên tiến của Huyện.

- Năm học 2011- 2012 nhà trường đã có 18 giải HSG cấp thành phố, 06 giải HSG cấp huyện. Chất lượng 02 mặt giáo dục đạt trên 95,5 % loại TB trở lên. Có 80% HS trúng tuyển vào lớp 10 THPT. CBGV đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua và GV dạy giỏi cấp huyện: 17 người. Xây dựng được 04 Phòng học bộ môn Hóa, Sinh, Lý và Tin học đạt chuẩn quốc gia theo quyết định của Bộ GD&ĐT ban hành. Tráng 400.00 m2 xi măng trước cổng trường tạo thêm môi trường xanh, sạch, đẹp cho nhà trường. Danh hiệu thi đua cuối năm học Trường Tiên tiến của Huyện.

- Năm học 2012- 2013 nhà trường đã có 22 giải HSG cấp thành phố, 09 giải HSG cấp huyện. Chất lượng 02 mặt giáo dục đạt trên 97,5 % loại TB trở

Khung trời dấu yêu 5

Page 6:  · Web viewTôn sư trọng đạo là một nét son văn hóa chói ngời trong dòng chảy văn hóa của dân tộc Việt Nam, trải qua biết bao thăng trầm của lịch

THCS Nguyễn Bá Phát 2013-2014

lên.Đặc biệt có một Huy chương đồng cấp Quốc gia môn Toán qua mạng. Có 80% HS trúng tuyển vào lớp 10 THPT. CBGV đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua và GV dạy giỏi cấp huyện: người, xây dựng Phòng truyền thống, Hòn non bộ… Đặc biệt là xây dựng được Trường THCS Nguyễn Bá Phát được công nhận trường Đạt Chuẩn Quốc Gia vào tháng 6/ 2013. Danh hiệu thi đua cuối năm học Tập thể Lao động Tiên tiến xuất sắc được UBND thành phố Đà Nẵng tặng Bằng khen.

Các bạn thân mến ! Hòa Liên nơi trường tôi đang công tác là một xã miền núi anh hùng, trong quá khứ và hiện tại đời sống nhân dân cũng còn gặp nhiều khó khăn, nhưng khó khăn đó không làm cho nhân dân và con em Hòa Liên không vượt qua được để có được những thành tích đáng tự hào về mọi mặt. Điểm nỗi bậc của người con quê hương Hòa Liên trước đây học tại ngôi trường này và thời gian gần đây đã trưởng thành, thành đạt rất nhiều và đang giữ nhiều vị trí quan trọng trong xã hội, nhiều em hiện nay là Giám đốc các doanh nghiệp lớn, là Kỹ sư, Bác sĩ, giáo viên….làm sao nói hết những khó khăn, gian khổ của ngày xưa một thời ăn khoai, sắn sống qua ngày. Trong giai đoạn hiện nay chúng ta phải làm sao phát huy và giữ được những thành quả mà các thế hệ thầy, cô giáo và anh chị em nhân viên đã tạo dựng nên, đó là câu hỏi mà tôi xin dành lại cho những Cán bộ Công chức hiện đang còn công tác và các em học sinh đang sống, học tập tại Trường THCS Nguyễn Bá Phát xã Hòa Liên, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng.

Nhân dịp chào mừng Lễ đón Bằng công nhận Trường THCS Nguyễn Bá Phát đạt chuẩn quốc gia và Kỷ niệm 31 năm ngày Nhà Giáo Việt Nam 20/11 ( 20/11/1982 – 20/11/2013 ) Tôi viết đôi dòng về Trường THCS Nguyễn Bá phát trong quá khứ và hiện tại để các bạn đọc hiểu rõ hơn về mái trường, con người Hòa Liên và đội ngũ Cán bộ – Công chức và Học sinh nhà trường của xã miền núi huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng…..

Tặng các bạn một số danh ngôn về giáo dục nhé !

1./ Kết quả cao nhất của giáo dục là sự khoan dung ( Helen Keller )

2./ Giáo dục là nghệ thuật biến con người thành có đạo đức ( Hegel)

3./ Một người thầy tốt giống như ngọn nến – cháy hết mình để thắp sáng đường đi cho những người khác (Mustafa Kemal Ataturk )

Khung trời dấu yêu 6

Page 7:  · Web viewTôn sư trọng đạo là một nét son văn hóa chói ngời trong dòng chảy văn hóa của dân tộc Việt Nam, trải qua biết bao thăng trầm của lịch

THCS Nguyễn Bá Phát 2013-2014

4./ Không thể trồng cây ở những nơi thiếu ánh sáng, cũng không thể

nuôi dạy trẻ với chút ít nhiệt tình ( Can Jung )

5./ Đem việc làm mà dạy người thì người ta theo; chỉ đem lời nói mà

dạy người thì người ta không phục ( Đệ Ngũ luận)

CHO ĐI VÀ NHẬN LẠI

Minh Vũ

Nghề nhà giáo là một nghề cao cả. Nếu ai đã sống với nghề thì chắc hẳn cũng có nhiều niềm vui xen lẫn nổi buồn. Tôi cũng thế, đã 13 năm kể từ ngày tôi bước chân vào nghề. Hôm nay, ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 sắp đến, những kỉ niệm vui buồn ngày xưa lại ùa về như mới hôm qua.

Tôi còn nhớ như in cái ngày 20/11 đầu tiên khi tôi bước chân vào nghề. Tôi làm Tổng phụ trách đội nên tổ chức cho các em học sinh đến dâng hoa tại lễ kỉ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam.

Trong buối sáng mùa thu ấy, ngàn hoa khoe sắc, từ các thầy cô giáo đến các anh chị là nhân viên, cả hai bác bảo vệ nữa, ai cũng đều có trên tay ít nhất một bó hoa tươi thắm.  Nhưng có riêng một người lặng lẽ đứng sau cửa, một chút nghèn nghẹn len lỏi thoáng qua. Nhưng cái cảm giác đó nhanh chóng qua đi để lại sau đó là niềm hạnh phúc khi mình đã làm được một điều ý nghĩa cho mọi người được vui.

Khung trời dấu yêu 7

Page 8:  · Web viewTôn sư trọng đạo là một nét son văn hóa chói ngời trong dòng chảy văn hóa của dân tộc Việt Nam, trải qua biết bao thăng trầm của lịch

THCS Nguyễn Bá Phát 2013-2014

Thời gia trôi qua, bao thế hệ học sinh đã đi qua và chắc một điều tôi không thể nhớ tất cả các em và tôi chắc các em cũng vậy. Cô bé có cái tên Nguyễn Thị Thảo cách đây hai năm  đã không nằm trong trí nhớ của tôi vì đơn giản tôi không dạy em và em cũng không có gì nổi bật trong hoạt động của Liên đội lúc còn là học sinh của trường. Nhưng bây giờ và có lẽ sau này nữa tôi không thể nào quên cái tên mộc mạc y hệt như con người của em vậy.

Đó là một kỉ niệm thật vui và xúc động trong đời làm thầy giáo của tôi. Tôi vẫn còn giữ nguyên cái cảm giác ngày 20/11 hai năm trước, sau khi tổ chức lễ xong ở trường về, vợ tôi trao cho tôi lẵng hoa và tấm thiệp chúc mừng Ngày Nhà Giáo Việt Nam của một em học sinh gửi tặng. Em đã về vì đợi tôi quá lâu. Mở cái thiệp chúc, tôi hơi bất ngờ vì không nghĩ lại có một em học sinh tôi chưa từng dạy lại nhớ đến tôi như vậy. Những dòng chữ nhỏ xinh em viết : “Cám ơn thầy. Cám ơn 10 quyển vở thầy đã tặng em và lời động viên giản đơn nhưng đã cho em sức mạnh để đi tiếp-Em: Nguyễn Thị Thảo”. Mới đầu tôi cũng ngờ ngợ không nhớ em là ai. Nhưng lục lại trí nhớ của mình, tôi đã nhớ ra em là một trong những học sinh mà chín năm trước, khi tôi còn làm tồng phụ trách, đã tặng em 10 quyển vở vì em có hoàn cảnh gia đình rất khó khăn nhưng cố gắng vươn lên trong học tập. Với điều kiện lúc ấy, tôi chỉ có thể làm vậy với các em có hoàn cảnh như thế. Dĩ nhiên mỗi khi tặng cho em nào tôi cũng động viên các em biết vượt lên chính mình. Tôi không bao giờ nghĩ sẽ có một ngày sẽ có một trong các em lại làm tôi xúc động như vậy. Hơn bao giờ hết tôi thấy việc làm giản đơn của mình vô cùng ý nghĩa.

Mãi sau này khi cố tình tìm gặp em để được chúc mừng, vì em đã trưởng thành thì em mới thổ lộ, em nói với tôi rằng  món quà tôi tặng lúc ấy không có ý nghĩa nhiều về vật chất nhưng lại là một món quà tinh thần rất lớn đối với em. Thực sự lúc ấy em đang muốn bỏ học để đi làm kiếm tiền giúp đỡ gia đình. Món quà nhỏ của tôi tặng em đúng lúc ấy đã làm em thay đổi ý nghĩ và mong muốn được học tiếp để có cơ hội giúp đỡ các em nghèo khó khác như tôi đã làm. Ước muốn của em thật đơn giản nhưng cũng rất lạc quan và thật đẹp.

Chính vì ước mơ đơn giản ấy mà em đã can đảm vượt qua khó khăn để đi tiếp và có được ngày hôm nay. Hiện tại em không quá thành công, em không kiếm được quá nhiều tiền. Nhưng bằng sức lao động và học vấn của mình, em đã có thể tự nuôi sống bản thân, giúp đỡ gia đình và hơn nữa em còn có thể giúp các em có hoàn cảnh giống mình như ngày xưa em đã mơ ước. Em kể em cũng không làm được gì to tát để giúp đỡ các em ấy, đó có

Khung trời dấu yêu 8

Page 9:  · Web viewTôn sư trọng đạo là một nét son văn hóa chói ngời trong dòng chảy văn hóa của dân tộc Việt Nam, trải qua biết bao thăng trầm của lịch

THCS Nguyễn Bá Phát 2013-2014

thể chỉ là dăm ba quyển vở như tôi đã làm hoặc có thể là hộp bút chì màu hay chỉ là những lời động viên chân thành. Nhưng Thảo ơi! em đâu biết rằng em đã làm những việc tưởng như nhỏ nhoi ấy với một trái tim quảng đại nên chắc chắn nó sẽ chạm đến trái tim của biết bao người hoặc ít nhất là những cô cậu bé đã từng nhận được sự giúp đỡ ấy của em. Nhờ đó mà các em nhận ra cuộc sống vẫn còn nhiều ý nghĩa và vững tin bước tiếp.

Đến giờ tôi vẫn không nghĩ món quà nhỏ của mình lại có ảnh hưởng lớn đến suy nghĩ của em đến vậy. Tôi thực sự rất vui, vui hơn cả những khi tôi đạt được thành tích lớn trong công việc của mình.

Bây giờ tôi mới thấm thía việc làm được gọi là “cho đi” ấy. “Cho đi” hạnh phúc sẽ nhân đôi và nhận lại nhiều hơn thế. Với tôi đó là hạnh phúc, là niềm vui của nghề giáo. Và tôi nghĩ bất kì ai trong các bạn cũng sẽ nghiệm ra điều này nếu các bạn cũng muốn “cho đi”.

Lòng Thầy Lê Thị Thu Cảnh (sưu tầm)

Thầy đứng lại nghe biển đời sóng vỗCác em đi sau một buổi tan trườngChào bạn bè kỉ niệm vấn vươngVe tiển biệt bằng điệu sầu muôn thuởCác em ơi có gì tan vỡTrong lòng thầy như những giọt sươngMưa đầu mùa đã đến hay chưa?Mà sao thấy cõi lòng thầy ngập ướtĐời mở rộng chờ các em phía trướcCứ mặt thầy khép lại phía sau lưngNhững cây non phải tăng trưởng không ngừng

Khung trời dấu yêu 9

Page 10:  · Web viewTôn sư trọng đạo là một nét son văn hóa chói ngời trong dòng chảy văn hóa của dân tộc Việt Nam, trải qua biết bao thăng trầm của lịch

THCS Nguyễn Bá Phát 2013-2014

Còn cổ thụ thì rụng tàn mãi mãiHãy đi tới đừng quay nhìn trở laịDù trường xưa thầy bạn vẫn trông theoMong các em luôn bền vững tay chèoĐưa thuyền mình đến bến bờ hạnh phúcĐất quê hương đang mở lòng thúc giụcNhững bàn tay đem lí tưởng gieo trồngMỗi các em phải sớm nở hoa hồngToả hương sắc điểm tô đời thêm đẹpCây phượng già vẫn tiếp tục nở hoaTrút xuống sân bao nhiêu dòng lệ đỗCó phải chăng nước mắt thầy đang nhỏLuyến thương theo những bóng trẻ xa dầnNhìn dòng đời thầy tư lự băn khoănĐời dạy học là chuyến đò dưa kháchĐưa khách càng nhiều con đò càng mộc mạcRồi lặng chìm dưới đáy nước thời gianBóng đò xưa đã ngập phủ lá vàngNhư tóc bạc điểm trên đầu ông giáo cũ.

Người đưa đò

Phan Văn Trác

Đưa đò từ lúc tóc còn xanhQua bao năm tóc gần như bạc trắngRong ruỗi cuộc đời trong thầm lặng

Kỉ niệm ngày xưa ai nhớ ai quênAi bảo qua sông thì phải lụy đò

Đò không hiếu khách thì đò bỏ khôngAi bảo nhà hàng không nhớ khách

Bởi khách mua nhiều nên nhớ lâu hơnAi bảo học trò xưa thầy không nhớNhớ nhiều hơn trò giỏi học chămBao nhiêu năm sau giờ gặp lại

Kỉ niệm ngày xưa hiện hữu quay về

Khung trời dấu yêu 10

Page 11:  · Web viewTôn sư trọng đạo là một nét son văn hóa chói ngời trong dòng chảy văn hóa của dân tộc Việt Nam, trải qua biết bao thăng trầm của lịch

THCS Nguyễn Bá Phát 2013-2014

Hình ảnh thân thương như đã khắc ghiTrong sâu thẩm tấm chân tình rộng mở

Những tháng ngày qua ai đi ai ởĐất Hòa Liên luôn ghi nhớ tình ngườiTiễn chân người đi vẫn còn lưu luyếnNgày trở về xao xuyến lúc gặp nhau.

Dù ở bốn phương trời xa cáchNgày trở về ai cũng thành danhRiêng bến sông xưa vẫn còn đó

Vẫn còn nguyên người cũ đưa đò.Có ai đếm mấy mươi mùa phượng nởHọc trò xưa tiến bộ đến không ngờCó ai biết mối tâm tình chưa cạn tỏCó học trò xưa lại tiếp tục đưa đòKỉ niệm xưa như vẫn còn đâu đó

Chợt hiện về mà ngỡ như giấc mơThổn thức trong tim như tiếng trống trường

Với bao nhiêu hình ảnh thân thươngCuộc sống đẹp đang chờ ta phía trước

Xin chúc muôn người mọi điều ước Chúc an bình, hạnh phúc được bền lâu.

SUY NGẪM VỀ VAI TRÒ CỦA NGƯỜI THẦY XƯA VÀ NAY

Nguyễn Thị Thu Hằng – Giáo viên Tổ Ngữ văn- GDCD

Tôn sư trọng đạo là một nét son văn hóa chói ngời trong dòng chảy văn hóa của dân tộc Việt Nam, trải qua biết bao thăng trầm của lịch sử, người thầy vẫn giữ một vị trí quan trọng trong tâm thức của bao triệu con người.

Nếu trong thời đại phong kiến, người thầy rất được xem trọng theo quan điểm Tam cương “Quân – Sư – Phụ” của Nho gia, bậc được gọi là “Sư” rất uy nghiêm, và được tất cả mọi tầng lớp trong xã hội từ vua chúa, quan lại quý tộc đến người bình dân xem trọng. Nhưng người thầy trong xã hội phong

Khung trời dấu yêu 11

Page 12:  · Web viewTôn sư trọng đạo là một nét son văn hóa chói ngời trong dòng chảy văn hóa của dân tộc Việt Nam, trải qua biết bao thăng trầm của lịch

THCS Nguyễn Bá Phát 2013-2014

kiến rất xa rời với học trò, điều đó không hẳn là do khoảng cách về thế hệ mà là quy tắc ứng xử có phần hơi khô cứng và sách vở của các bậc nhà Nho ngày trước.

Ngày nay, tuy xã hội có nhiều tiến bộ hơn, mối quan hệ giữa người và người trở nên bình đẳng hơn, nhưng không vì thế mà vai trò của người thầy không được trân trọng, vị trí của người thầy vẫn được đánh giá rất cao trong xã hội hôm nay: “Nghề giáo là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý” (trích lời Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng). Không những thế, người thầy của xã hội hiện đại lại rất cởi mở và gần gũi. Không những là người truyền đạt kiến thức từ sách vở, người thầy đóng vai trò là người đi trước, truyền đạt kinh nghiệm học tập, kinh nghiệm sống và cả kinh nghiệm ứng xử cho học trò của mình.

Người thầy của thời đại mới không nhồi nhét mớ kiến thức khô cứng từ sách vở vào học trò như cái thời người học phải ê a “Tứ thư ngũ kinh”, người thầy của hôm nay là người mở đường để người học tự thân vận động nhiều hơn. Thầy sẽ là người gieo hạt, nhưng hạt muốn vươn thành cây thì phải dựa vào chính sức mình. Điều đó không có nghĩa là thầy không thương học trò của mình, thầy thương lắm chứ! Vì vậy thầy muốn  học trò phải đi trên chính đôi chân của mình, biến kiến thức mình góp nhặt được thành tri thức của bản thân; và khi đứng trên chính đôi chân của mình thì người học sẽ biết cách tự đứng lên sau những lần vấp ngã, tự tin và bản lĩnh hơn khi đối mặt với khó khăn thử thách.

Việc quan niệm “học sinh là trung tâm của hệ thống giáo dục” đã làm vai trò của người thầy có nhiều thay đổi căn bản. Người thầy phải chuyển từ vai trò của người đơn thuần truyền thụ kiến thức sang vai trò của người hướng dẫn, hỗ trợ và cố vấn. Người thầy phải nắm bắt được nhu cầu của người học và tổ chức để họ quản lý được thời gian của mình, có tính đến sự khác biệt cá thể, đồng thời động viên họ tích cực tham gia vào quá trình nâng cao năng lực nhận thức và tư duy, chỉ dẫn và giúp đỡ họ phát triển các kỹ năng học tập độc lập như tự quyết định mục tiêu của bản thân, tự tìm kiếm và xử lý thông tin, tự đánh giá năng lực và chất lượng học tập của mình.

Chính những yêu cầu của đổi mới phương pháp giảng dạy đòi hỏi người thầy phải tự vượt lên trên chính bản thân mình. Bản thân người thầy Khung trời dấu yêu 12

Page 13:  · Web viewTôn sư trọng đạo là một nét son văn hóa chói ngời trong dòng chảy văn hóa của dân tộc Việt Nam, trải qua biết bao thăng trầm của lịch

THCS Nguyễn Bá Phát 2013-2014

phải nỗ lực không ngừng, phải thấu hiểu sâu sắc lĩnh vực chuyên môn mà mình đảm nhiệm, luôn tìm tòi sáng tạo, áp dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật tiên tiến và hiện đại vào quá trình giảng dạy để bài giảng của mình có có sức hấp dẫn cao, có hiệu quả nhất. Mỗi bài giảng của thầy giáo phải mở ra một trang mới trong thế giới kiến thức vô tận, không lặp lại nhàm chán. Do vậy, việc thường xuyên trau dồi, nâng cao trình độ chuyên môn, cập nhật tri thức và công nghệ mới là công việc thường xuyên người thầy phải quan tâm. Bên cạnh đó người thầy còn phải là tấm gương sáng tâm huyết với nghề với sự nghiệp đào tạo của mình.

Nói như vậy để thấy rằng người thầy trong xã hội nào cũng đóng một vai trò rất quan trọng, và cũng được sự đón nhận trân trọng của xã hội. Chủ tịch Hồ Chí Minh đánh giá rất cao vai trò của người thầy. Người chỉ rõ: “Có gì vẻ vang hơn là đào tạo thế hệ sau này tích cực góp phần xây dựng xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa. Người thầy giáo tốt – thầy giáo xứng đáng là thầy giáo – là người vẻ vang nhất. Dù tên tuổi không đăng trên báo, không được thưởng huân chương, song những thầy giáo tốt là những anh hùng vô danh”. Được coi trọng như vậy, người thầy phải đáp ứng yêu cầu rất cao của xã hội về nhân cách. Người thầy phải là tấm gương mẫu mực để mọi người, nhất là học trò noi theo. Sự gương mẫu của người thầy không phải chỉ giới hạn ở phạm vi trường học mà còn ở mọi nơi, mọi lúc, trong gia đình và ngoài xã hội

Vậy nhưng gần đây, không ít những vụ bạo lực học đường đã diễn ra khiến dư luận phẫn nộ, những vụ đi cửa trước, chạy cửa sau để con cái được điểm cao, vào trường tốt, rồi những tiêu cực trong quan hệ thầy trò kiểu "đổi trác", "phong bì", ... cũng làm nhiều người mất đi phần nào niềm tin vào nhân cách nhà giáo. Liệu có phải người thầy đã tự đánh mất mình và “xuống cấp”?

Lịch sử từ xưa đến nay lúc nào cũng có biết bao tấm gương về những người thầy cao quý, có tài, có đức như: Chu Văn An, Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Võ Trường Toản, Hồ Chí Minh, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp,

Dương Quảng Hàm, Đặng Thai Mai, Nguyễn Lân, Tạ Quang Bửu... Các bậc

Khung trời dấu yêu 13

Page 14:  · Web viewTôn sư trọng đạo là một nét son văn hóa chói ngời trong dòng chảy văn hóa của dân tộc Việt Nam, trải qua biết bao thăng trầm của lịch

THCS Nguyễn Bá Phát 2013-2014

thầy đáng kính ấy đã đào tạo nên bao thế hệ học trò đầy tài năng, làm nên một đất nước văn hiến.

Ngày nay có biết bao nhà giáo nhân dân, nhà giáo ưu tú và hàng triệu giáo viên khác – những người có chuyên môn cao, nhân cách tốt, yêu nghề đang mang tâm huyết, trí tuệ, không quản khó khăn, gian khổ, cống hiến cho sự nghiệp “trồng người”. Những người thầy ấy luôn luôn được xã hội coi trọng, họ đang là chủ thể, lực lượng và động lực to lớn tạo ra sự chuyển biến phát triển của nền giáo dục nước nhà.

Quả thực, nhân cách nghề giáo là vấn đề được nhắc đi nhắc lại khá nhiều hiện nay. Chúng ta vô cùng tức giận, và bi quan về những kẻ đội lốt thầy giáo. Nhưng nhìn lại, những người đó cũng chỉ là những con sâu làm rầu

nồi canh, trong nhà trường những người tâm huyết với nghề còn nhiều gấp hàng trăm ngàn lần. Chúng ta cần có cái nhìn tổng thể về vấn đề này, không nên lấy cái thứ yếu để quy cho nó là cái chủ yếu.

Đứng trên góc nhìn của một người trong xã hội hiện đại, tôi đề cao vai trò của người thầy trong thời đại ngày nay. Và vì thế tôi càng biết ơn sâu sắc những người thầy, người cô của mình – những người đã đặt vào hành trang của tôi chiếc chìa khóa và đào tạo tôi có đủ bản lĩnh, niềm tin và nghị lực để mở cánh cửa vào đời. Bản thân cũng là người trong ngành, tôi luôn ý thức được việc phải trau dồi chuyên môn, nghiệp vụ, hoàn thiện nhân cách, luôn là một tấm gương sáng để học sinh noi theo, một công dân tốt, nhận được sự tôn trọng từ phía xã hội.

Nhân dịp ngày 20/ 11 sắp tới, xin kính gửi tới các thầy, các cô những lời chúc tốt đẹp, những bó hoa tươi thắm nhất. Hướng về các thầy, các cô với tấm lòng thành kính, những học trò hôm qua và những học trò hôm nay đã, đang và sẽ luôn khắc ghi trong lòng đạo lý: Uống nước nhớ nguồn.

Khung trời dấu yêu 14

Page 15:  · Web viewTôn sư trọng đạo là một nét son văn hóa chói ngời trong dòng chảy văn hóa của dân tộc Việt Nam, trải qua biết bao thăng trầm của lịch

THCS Nguyễn Bá Phát 2013-2014

Trường xưa trong tôi

Minh Vũ

Mỗi đoạn đường đi quaCó nhiều lắm những lần vấp ngãĐâu được yêu thương bởi những người xa lạThôi tự an ủi lòng còn có những ngày xưa.

Khung trời dấu yêu 15

Page 16:  · Web viewTôn sư trọng đạo là một nét son văn hóa chói ngời trong dòng chảy văn hóa của dân tộc Việt Nam, trải qua biết bao thăng trầm của lịch

THCS Nguyễn Bá Phát 2013-2014

Tôi trở về trường trong một ngày mưaGặp lại thầy cô cũ nay trở thành đồng nghiệpYêu thương lắm những con đường lầy lộiThầy cô bước đi nay tôi sánh bước cùng.

Để tiếp tục làm cái nghề vất vảCó cả gian lao, cả những tự hàoCó cả những ước mơ vội vàng, hối hảGởi vào em theo một chuyến đò chiều.

Tôi lặng lẽ gói trọn những thương yêu Từng nét bút trong bài thơ ngồi viết vội

Gieo mầm xanh trên quê hương cằn cõiƯớc một ngày nắng ngập ánh bình minh.

VÀI SUY NGHĨ VỀ "NGHỀ THẦY, NGƯỜI THẦY"

TRƯỚC THỰC TRẠNG ĐẠO ĐỨC HỌC SINH.

Lê Thị Kim Nga– GV tổ Ngữ văn- GDCD

Cùng bạn đọc!

Xã hội hiện đại đang dần dần xói mòn những giá trị đạo đức! Trong đó, đạo lý thầy trò đang bị suy giảm. Sự ghập ghềnh trong lễ nghĩa của học trò biểu hiện qua những hiện tượng phức tạp: Tình trạng có học sinh xé bài trước mặt cô vì bị điểm thấp, nói dối thầy cô, nói dối cha mẹ, chia băng phái " thanh toán nhau", gửi tin nhắn bằng điện thoại hăm doạ, nhục mạ thầy cô, có truờng hợp đánh thầy bị trọng thương, có trường hợp hy hữu là các em chung tiền, mua vòng hoa "Kính viếng" nhờ nguời mang đến nhà cô giáo nhân ngày sinh nhật cô..... Những vụ việc xảy ra ngày càng nhiều, càng nghiêm trọng.

Khung trời dấu yêu 16

Page 17:  · Web viewTôn sư trọng đạo là một nét son văn hóa chói ngời trong dòng chảy văn hóa của dân tộc Việt Nam, trải qua biết bao thăng trầm của lịch

THCS Nguyễn Bá Phát 2013-2014

Cần phải chấn hưng nền Giáo dục nước nhà, trong đó chấn hưng đạo lý thầy trò là việc cần phải làm ngay. Đối với học trò " Tiên học lễ, hậu học văn" thì đối với người thầy theo chúng tôi phải " Tiên hành lễ, hậu hành văn". Tức là thầy phải ra thầy, trò phải ra trò, mỗi người thầy là một tấm gương sáng cho học sinh noi theo.

Sau đây tôi xin được trích dẫn toàn văn bức thư của Tổng thống Mỹ Abraham Lincoln (Tổng thống thứ 16 của Hoa kỳ) gửi thầy hiệu trưởng nơi con ông theo học. Đây là một bức thông thông điệp cho mọi thời đại về sự cao quý và trách nhiệm nặng nề của " Nghề thầy và người thầy" . Hy vọng chúng ta cùng suy ngẫm.

"Kính thưa thầy!

Con tôi sẽ phải học tất cả những điều này, rằng không phải tất cả mọi người đều công bằng, tất cả mọi người đều chân thật. Nhưng xin thầy hãy dạy cho cháu biết bất cứ mỗi một kẻ vô lại ta gặp trên đường phố thì ở đâu đó sẽ có một con người chính trực; cứ mỗi một chính trị gia ích kỷ, sẽ xuất hiện một nhà lãnh đạo tận tâm.Bài học này sẽ mất nhiều thời gian, tôi biết; Nhưng xin thầy hãy dạy cho cháu biết rằng một đồng đô la kiếm được do công sức lao động của mình bỏ ra còn quý giá hơn nhiều so với năm đôla nhặt được trên hè phố.

Xin thầy hãy dạy cho cháu biết cách chấp nhận thất bại và cách tận hưởng niềm vui chiến thắng. Xin hãy dạy cháu tránh xa sự đố kỵ. Xin dạy cháu biết được bí quyết của niềm vui thầm lặng. Dạy cho cháu biết được rằng những kẻ hay bắt nạt người khác nhất lại là những kẻ dễ bị đánh bại nhất.

Xin hãy giúp cháu nhìn thấy thế giới kỳ diệu của sách nhưng cũng cho cháu có đủ thời gian để lặng lẽ suy tư về sự bí ẩn muôn thuở của cuộc sống: đàn chim tung cánh trên bầu trời, đàn ong bay lượn trong ánh nắng và những bông hoa nở ngát bên đồi xanh.Ở trường xin thầy hãy dạy cho cháu chấp nhận thi trượt còn vinh dự hơn gian lận trong khi thi. Xin giúp cháu có niềm tin vào ý kiến riêng của bản thân, dù tất cả mọi người xung quanh đều cho rằng ý kiến đó hoàn toàn sai lầm.

Xin hãy dạy cho cháu đối xử dịu dàng với những người hoà nhã và cứng rắn với những kẻ thô bạo. Xin tạo cho cháu sức mạnh để không chạy theo đám đông khi tất cả mọi người đều chỉ biết chạy theo thời thế.

Khung trời dấu yêu 17

Page 18:  · Web viewTôn sư trọng đạo là một nét son văn hóa chói ngời trong dòng chảy văn hóa của dân tộc Việt Nam, trải qua biết bao thăng trầm của lịch

THCS Nguyễn Bá Phát 2013-2014

Xin hãy dạy cho cháu biết phải lắng nghe tất cả mọi người nhưng cũng xin thầy dạy cháu biết cần phải sàng lọc những gì nghe được qua tấm lưới chân lý để cháu chỉ đón nhận những gì tốt đẹp

Xin hãy dạy cho cháu biết cách mỉm cười khi buồn bã. Xin hãy dạy cho cháu biết rằng không có sự xấu hổ trong những giọt nước mắt. Xin hãy dạy cho cháu biết cách chế giễu những kẻ yếm thế và cẩn trọng trước sự ngọt ngào đầy cạm bẫy.

Xin thầy hãy dạy cho con tôi: cháu có thể bán cơ bắp và trí tuệ cho người ra giá cao nhất, nhưng không bao giờ cho phép ai ra giá mua trái tim và tâm hồn mình.

Xin hãy đối xử dịu dàng với cháu nhưng đừng vuốt ve nuông chiều cháu bởi vì chỉ có sự thử thách của lửa mới tôi luyện được những thanh sắt cứng rắn.

Xin hãy dạy cho cháu biết rằng cháu phải luôn có niềm tin tuyệt đối vào bản thân, bởi vì khi đó cháu sẽ luôn có niềm tin tuyệt đối vào nhân loại.

Đây quả là một yêu cầu quá lớn, tôi biết, thưa thầy, nhưng xin thầy cố gắng hết mình. Con trai tôi quả thật là một cậu bé tuyệt vời."

Khung trời dấu yêu 18

Page 19:  · Web viewTôn sư trọng đạo là một nét son văn hóa chói ngời trong dòng chảy văn hóa của dân tộc Việt Nam, trải qua biết bao thăng trầm của lịch

THCS Nguyễn Bá Phát 2013-2014

Tình thầy

Hoàng Thị Trang – Giáo viên tổ Ngữ văn- GDCD

Hơn mười năm tôi làm nghề dạy học Ngôi trường nghèo bên cầu Quảng thân yêuBao kỷ niệm về ngôi trường bé nhỏNhưng ấm tình bè bạn thầy cô

Tôi biết trường mình đã có nhiều thay đổi Đã thành trường đat chuẩn Quốc gia Nhưng cái tên Hoà Liên một thời sâu nặng Mãi dạt dào như sóng biển thân yêu

Tôi biết trường mình giờ đẹp như mơ Tầng thấp tầng cao bài giảng điên tử

Khung trời dấu yêu 19

Page 20:  · Web viewTôn sư trọng đạo là một nét son văn hóa chói ngời trong dòng chảy văn hóa của dân tộc Việt Nam, trải qua biết bao thăng trầm của lịch

THCS Nguyễn Bá Phát 2013-2014

Tôi sẽ không quên một thời gian khó Phòng học gió lùa thầy đứng co ro

Tôi sẽ không quên những ngày gió giật mưa to Mái tôn gõ làm giọng thầy khản đặc Sau giờ giảng nhìn thầy thở dốc Tình thầy... em ghi tạc ơn sâu

Tôi sẽ không quên những trưa nắng gió Lào Đứng trên lớp mồ hôi đẫm áo

Thầy vẫn say sưa nói về những chân trời mới Kiến thức thầy sáng tặa như sao Tôi sẽ không quên những năm tháng gian laoSau giờ giảng thầy bên trang giáo ánTrang giáo án thêm hương rừng gió núiTình thầy... vẫn trong sạch thanh cao.

***

Khung trời dấu yêu 20

Page 21:  · Web viewTôn sư trọng đạo là một nét son văn hóa chói ngời trong dòng chảy văn hóa của dân tộc Việt Nam, trải qua biết bao thăng trầm của lịch

THCS Nguyễn Bá Phát 2013-2014

Gửi lời chúc đến các Thầy Cô

Lưu Thị Hợp – Giáo viên tổ Ngữ văn - GDCD

Ở bất kỳ thời đại nào, nghề nhà giáo vẫn không so bì được với nghệ sỹ về sự nổi tiếng, với doanh nhân về sự giàu có, với nhiều nghề khác về sự đầy đủ. Nhưng cũng ít ai giàu có hơn những người thầy về tình cảm.

Trước đây, làm thầy có nghĩa là làm bạn với bảng đen, phấn trắng. Ngày nay, hình ảnh người giáo viên gắn với những phương tiện giảng dạy hiện đại. Có thể ở đâu đó, những câu chuyện không hay về thầy gây dư luận không hay. Nhưng, người Việt Nam vẫn luôn có truyền thống tôn sư trọng đạo từ ngàn xưa.

Thật hạnh phúc cho những người thầy khi trong năm có thêm một ngày Tết cho riêng mình, được toàn xã hội tôn vinh, đầy ắp những niềm vui, được đón nhận những lời chúc tốt đẹp.

Thật vinh dự cho người thầy khi được nhìn các lứa học sinh của mình khôn lớn trưởng thành, bay khắp các phương trời.

Thật xúc động khi có những người thầy lớn, khi nằm xuống được các thế hệ học trò nghiêng mình trước trí tuệ và nhân cách.

Mọi dòng sông lại đổ về với biển. 20/11 là dịp tỏ bày những tình cảm tốt đẹp nhất với các thầy cô. Xin gửi những lời chúc tốt đẹp nhất đến các thầy cô, những người đã dẫn đường cho chúng em đi đến bến bờ tri thức ngày hôm nay.

Khung trời dấu yêu 21

Page 22:  · Web viewTôn sư trọng đạo là một nét son văn hóa chói ngời trong dòng chảy văn hóa của dân tộc Việt Nam, trải qua biết bao thăng trầm của lịch

THCS Nguyễn Bá Phát 2013-2014

Trương Thị Tuý - Giáo viên tổ Ngữ văn- GDCD

Kính tặng các nhà giáo Nhân ngày 20-11-2013

Người thầy

Trên chặng đường công tác đã qua Có lắm dòng sông, cũng lắm con đò, Mà mỗi độ khi khách vừa lên bến Là một lần ông lái đẩy thuyền ra

* * *

Đến hôm nay được làm “người thủy thủ”, Đưa từng đoàn “chiến sỹ” vượt qua sông. Thuyền tới bến khách đã rời xa bến Còn trông theo… Sóng nước

mênh mông.

Khung trời dấu yêu 22

Page 23:  · Web viewTôn sư trọng đạo là một nét son văn hóa chói ngời trong dòng chảy văn hóa của dân tộc Việt Nam, trải qua biết bao thăng trầm của lịch

THCS Nguyễn Bá Phát 2013-2014

CÔ HỌC TRÒ NHỎ

Thầy Thanh Văn

Tiếng chuông điện thoại reo vang. Tôi cầm máy, đầu bên kia là giọng nói của một người con gái miền Nam :

- Con chào thầy ! Thầy có khoẻ không thầy ?

- À, cảm ơn con, thầy vẫn khoẻ. Nhưng ...

Không để tôi kịp thắc mắc, người con gái tiếp lời ngay :

- Dạ ! Con xin lỗi thầy ! Con là Thảo, lớp chín một, học sinh cũ của thầy đây thầy !

Trong trí tôi lướt qua hàng loạt những khuôn mặt, những cái tên Thảo là học trò mà tôi từng dạy trong suốt bao nhiêu năm và chọn lựa cái tên ấy ở một lớp 9/1 nào đó. Nhưng khi tôi chưa kịp nhớ ra thì người con gái lại lên tiếng :

- Thầy có nhớ con không ? Con học lớp chín một nhưng bỏ học giữa năm rồi năm sau học lại đó thầy !

À, bây giờ thì tôi nhớ. Tôi không chỉ nhớ mà còn nhớ rất rõ nữa. Thảo là một cô bé rất đặc biệt. Thảo không có ba, chỉ sống với mẹ. Nhưng mẹ Thảo lại có đến ba đứa con. Thảo là con giữa. Năm Thảo học lớp 9 thì mẹ em hay ốm đau, mà em của Thảo thì còn nhỏ, mẹ không muốn cho Thảo đi học nữa.

Tôi nhớ như in, vào đầu năm học, theo đề nghị của một số thầy cô chủ nhiệm, nhà trường có xáo lớp để chia lại cho đồng đều học sinh giữa các lớp. Tôi được phân chủ nhiệm lớp 9/1. Đó là một lớp toàn con nhà nghèo được bảo trợ của một tổ chức phi chính phủ. Thảo cũng ở trong lớp đó nhưng không có tên trong diện bảo trợ. Thảo là một cô bé gầy gò, ốm yếu, khuôn mặt buồn và đôi mắt hay nhìn xuống. Suốt bao năm dạy học, tôi từng tiếp xúc với nhiều học sinh và tôi biết, bằng trực giác, Thảo có một tính cách đặc biệt. Sau đó mấy ngày, danh sách lớp lại có thêm một lần thay đổi. Một số học sinh lại phải chuyển lớp một lần nữa – do sự so bì của một vài thầy cô chủ nhiệm . Một vài học sinh lớp 9/1 lại phải chuyển sang lớp khác, trong đó có Thảo. Khung trời dấu yêu 23

Page 24:  · Web viewTôn sư trọng đạo là một nét son văn hóa chói ngời trong dòng chảy văn hóa của dân tộc Việt Nam, trải qua biết bao thăng trầm của lịch

THCS Nguyễn Bá Phát 2013-2014

Sáng hôm ấy, sau khi nhận một danh sách mới từ thầy hiệu phó, tôi lên lớp đọc tên các em phải đi hoặc ở lại. Một vài em con nhà khá giả, học giỏi được chuyển đi – sau này tôi mới biết do phụ huynh vận động – còn Thảo thì bị chuyển sang lớp khác để thế chỗ cho một học sinh cá biệt lớp ấy được chuyển vào lớp 9/1. Khi nghe đọc tên, một số học sinh vui vẻ ôm cặp bước ra khỏi lớp, còn Thảo vẫn ngồi im. Tôi bảo :

- Thảo, đi đi con, sang lớp chín hai bên cạnh thôi mà. Lớp đó nhiều học sinh giỏi, tốt hơn lớp mình mà.

Thảo ôm cặp đứng lên, nặng nề bước đi. Tôi cùng đi ra cửa với em. Đến hành lang, Thảo quay lại nhìn tôi. Em rơm rớm nước mắt. Trên khuôn mặt buồn chứa chan hai dòng lệ. Em hỏi tôi :

- Thầy! Con không đi được không thầy ?

Tôi hỏi :

- Vì sao vậy ? Sao con không muốn sang lớp chín hai ?

Em không trả lời vào câu hỏi của tôi mà nói như một sự trăn trối :

- Nếu phải đi thì chắc con sẽ nghỉ học.

Tôi giật mình vì câu nói của em. Nhưng nhìn nét mặt và ánh mắt của em, tôi biết đó là một lời nói thật. Thật sự là tôi bối rối. Tôi chưa bao giờ nghe một học sinh nào nói như thế.

Các học sinh ở các lớp khác chuyển vào 9/1 đã đến và xin thầy vào lớp. Tôi gật đầu với các em mà trong tâm tư, tôi đang nghĩ về lời nói của Thảo. Tôi bảo em :

- Thôi được, con vào lớp đi.

Em ngước mắt nhìn tôi. Trong đáy mắt em ánh lên một niềm vui :

- Con cảm ơn thầy !

Em ôm cặp chạy vào lớp giữa sự ngạc nhiên của các bạn khác. Sau đó, tôi bị khiển trách vì không tuân thủ theo chỉ đạo của nhà trường. Và tôi nhớ, khi tôi trình bày với thầy hiệu phó về nguyên nhân, trong đó có lời nói của Thảo, thì một cô giáo đã phán: “Ưng nghỉ học thì cho nghỉ chớ mắc chi mệt!”. Tôi

Khung trời dấu yêu 24

Page 25:  · Web viewTôn sư trọng đạo là một nét son văn hóa chói ngời trong dòng chảy văn hóa của dân tộc Việt Nam, trải qua biết bao thăng trầm của lịch

THCS Nguyễn Bá Phát 2013-2014

thật buồn vì có những suy nghĩ như thế. Chúng ta đang làm công tác giáo dục. Mỗi lời nói, mỗi việc làm của chúng ta có ảnh hưởng rất lớn đến suy nghĩ và nhận thức của các em. Một hành động không suy nghĩ, một lời nói thiếu chín chắn, đôi khi, sẽ ảnh hưởng đến cả cuộc đời các em sau này.

Quyết định giữ Thảo ở lại lớp 9/1 của tôi không hẳn là một quyết định sáng suốt. Bởi sau khi học xong học kì I thì Thảo nghỉ học. Hai ngày Thảo không đến lớp, tôi tìm hiểu thì được biết rằng mẹ Thảo đã gởi Thảo vào Sài Gòn. Sau đó mấy ngày, tôi nhận được một cuộc điện thoại của em. Em xin lỗi tôi vì làm cho tôi thất vọng. Vì mẹ buộc, em phải ra đi mà không kịp xin phép và chào từ biệt tôi. Tôi không biết nói gì, chỉ biết nói vài lời an ủi em, khuyên em gắng sống tốt dù trong mọi hoàn cảnh. Trong tôi dâng lên một nỗi buồn mông lung. Trong cuộc đời này vẫn còn những hoàn cảnh trái ngang, một số trẻ em

vẫn còn sống trong hoàn cảnh bất hạnh đáng thương. Đôi khi, chỉ có lòng bao dung thôi thì chưa đủ. Bản thân tôi cũng lớn lên trong một hoàn cảnh tương tự như thế. Những lúc rỗi, tôi thường kể cho các em nghe chuyện ngày xưa của mình, chuyện ngày xưa của thầy mà đối với học trò hiện tại như là chuyện cổ tích. Tôi cũng được sinh ra trong một gia đình đầy yêu thương. Nhưng rồi, những người thân yêu nhất của tôi đã lần lượt ra đi, tôi phải tự bươn chải kiếm sống và đi học. Tôi thường nói với học trò của mình : “Thầy lớn lên như một cây cỏ ngoài đồng. Cây cỏ ấy phải vượt lên rất nhiều chông gai, trở ngại mới có ngày hôm nay !”. Tôi nói với các em nhưng cũng tự nói với mình để an ủi mình. Trong những lúc tôi nói chuyện, Thảo có vẻ rất chú ý. Có lẽ thế, mà suốt nửa năm học lớp 9, em có một vài thay đổi. Em hay cười hơn, chăm học hơn. Từ một học sinh trung bình yếu em vươn lên thành học sinh khá. Những tưởng cuộc đời đang mỉm cười với em. Nhưng đột ngột, em bỏ học.

Thời gian lặng lẽ trôi qua. Thời gian có khi như một con người quảng đại, sẵn sàng thứ tha tất cả, bỏ qua tất cả. Nhưng thời gian có khi cũng như một kẻ vô tình, lãng quên tất cả, xoá nhoà tất cả. Tôi cũng thế. Những nỗi buồn mông lung rồi cũng bị chôn vào quên lãng để nhường chổ cho những lo toan cuộc sống. Kí ức về Thảo cùng mờ phai.

Khung trời dấu yêu 25

Page 26:  · Web viewTôn sư trọng đạo là một nét son văn hóa chói ngời trong dòng chảy văn hóa của dân tộc Việt Nam, trải qua biết bao thăng trầm của lịch

THCS Nguyễn Bá Phát 2013-2014

Nhưng, gần một năm sau, khoảng cuối tháng mười, tôi lại nhận được một cú điện thoại, một cô bé có giọng nói pha trộn Trung – Nam:

- Con chào thầy ! Thầy có khoẻ không thầy ? Con là Thảo lớp chín một đây thầy !

Thảo gọi cho tôi và hỏi xem em có thể trở về học tiếp được không. Tôi không thể tự trả lời bởi năm học mới đã trôi qua hơn hai tháng, nên tôi hẹn em là tôi sẽ hỏi ý kiến thầy hiệu trưởng rồi thông báo lại cho em. Tôi hỏi thăm gia đình em thế nào, ý kiến của mẹ ra sao thì em lại xin tôi đừng báo với mẹ em đang ở quê. Em muốn tự mình trở về và tự lo cho mình đi học. Thật là khó khăn. Sau khi trao đổi với thầy hiệu trưởng về nguyện vọng của Thảo, nhưng không nói về hoàn cảnh gia đình em, tôi gọi cho em, báo cho em biết là em có thể trở về học tiếp với một điều kiện khó khăn đối với em là phải có sự cam kết của gia đình. Thảo rất buồn nhưng em bảo là em sẽ cố gắng.

Một ngày giữa tháng mười một, Thảo gọi điện báo cho tôi là em về. Tôi chờ đón em ở trường. Trước mặt tôi là một cô bé vẫn nhỏ nhắn, khuôn mặt buồn nhưng ánh lên một nét cương nghị. Cùng đi với em không phải là mẹ em mà là mẹ Duyên, Duyên cũng là một học sinh lớp 9/1 năm ngoái. Thì ra, mẹ Duyên đã nhận Thảo về ở nhà mình. Thảo có thể giúp chị việc vặt trong nhà, buổi sáng sớm Thảo cùng Duyên giúp chị bán bún, rồi đi học. Sự sắp xếp có thể nói là chưa thoả mãn nhưng trong hoàn cảnh hiện tại thì không có cách nào tốt hơn. Mẹ Duyên cam kết với nhà trường đảm bảo việc lo cho Thảo đi học. Một nghĩa cử thật đẹp, thật đáng trân trọng trong một hoàn cảnh mà hầu như mọi người chỉ biết nghĩ đến mình. Là một người làm nghề buôn bán, nhưng mẹ của Duyên lại sẵn sàng dang cánh tay của mình để đón nhận, để sẻ chia. Qua vài lời trao đổi, tôi biết, sau khi nghe tôi báo về điều kiện, Thảo đã liên hệ với Duyên, Duyên đem chuyện của Thảo nói lại với mẹ và mẹ Duyên đã quyết định như thế. Còn chúng ta, nhiều khi chúng ta nói rất nhiều, khuyên dạy rất nhiều, nhưng ngoài những lời nói đó, ta chẳng trao cho ai cái gì khác…!

Thảo đã trở lại. Em lại ngồi lắng nghe những gì tôi nói.

Rồi thời gian lại lặng lẽ trôi qua. Hôm nay, tôi lại nhận được điện thoại của em, giọng nói của một cô gái miền Nam:

- Con chào thầy ! Thầy có khoẻ không thầy ? Con là Thảo lớp chín một đây thầy !...

Khung trời dấu yêu 26

Page 27:  · Web viewTôn sư trọng đạo là một nét son văn hóa chói ngời trong dòng chảy văn hóa của dân tộc Việt Nam, trải qua biết bao thăng trầm của lịch

THCS Nguyễn Bá Phát 2013-2014

Thảo báo cho tôi là em đã có việc làm với cái bằng trung cấp chuyên nghiệp. Em lại cảm ơn tôi. Nhưng Thảo ơi, thầy có gì mà em cảm ơn ! Thầy có giúp em được gì đâu ! Em đã thành công ! Em đã đạt được cái ước mơ nho nhỏ của mình bằng chính nghị lực tuyệt vời của em đó !

- Thầy xin chúc mừng con ! Ráng sống tốt trong mọi hoàn cảnh con nhé !

Tháng 11 năm 2013

ƯƠC MƠ XANH !

Trần Thị Thu Phương

(Giáo viên cũ của trường)

“Nếu được lựa chọn lại, bạn có chọn nghề sư phạm hay không”? Không phải đầu tiên tôi được nghe câu hỏi này, ngược lại nó đã rất quen thuộc với tôi,

thậm chí đôi lần tôi cũng tự hỏi chính mình rằng: Nếu được chọn lại, tôi có chọn nghề sư phạm hay không?

Cuộc đời ai cũng có những ước mơ để mà cố gắng, phấn đấu theo đuổi ước mơ ấy. Và tôi cũng vậy! Ước mơ của tôi được hình thành và lớn lên trong những lần chơi trò chơi cùng  lũ bạn xóm tôi thưở xa lắc, xa lơ. Ngày ấy, lũ trẻ bọn tôi dăm bảy đứa thường tụ tập với nhau và chơi trò thầy cô giáo. Thuở ấy bọn tôi chơi trò oẳn tù tì và người nào thắng được nhiều lần thì được làm cô giáo còn lại những người thua phải làm học trò. Cô giáo trong mắt của những đứa trẻ ngây thơ, hồn nhiên là một người oai phong và quan trọng lắm; là người thể hiện sự hiểu biết vượt trội và và có khả năng dẫn dắt, chỉ bảo. Thế nên, ai cũng muốn được làm cô, ai cũng thích làm cô. Và có duyên chăng khi trong những lần chơi trò chơi tập làm thầy cô giáo tôi thường được làm cô nhiều hơn là làm học trò. Cứ thế tuổi thơ của tôi trôi đi trong vai trò của một người cô giáo của nhóm bạn cùng xóm. Giấc mơ trở thành một cô giáo nhen nhóm trong tâm hồn tôi tự đó, giấc mơ đó bay cao cùng cánh diều

Khung trời dấu yêu 27

Page 28:  · Web viewTôn sư trọng đạo là một nét son văn hóa chói ngời trong dòng chảy văn hóa của dân tộc Việt Nam, trải qua biết bao thăng trầm của lịch

THCS Nguyễn Bá Phát 2013-2014

bọn tôi thường thả trong những buổi chiều chăn trâu nơi cánh đồng lúa quê hương, giấc mơ ấy nồng nàn trong những câu ca bọn tôi thường ngân nga trong ca khúc ngày đầu tiên đi học, giấc mơ ấy len lỏi vào trong giấc ngủ của tôi hằng đêm.

 Khi đã là học sinh THCS rồi đến học sinh THPT và cho đến khi đã là sinh viên Sư phạm, cái tuổi mà tôi bắt đầu biết nhìn nhận, đánh giá về mọi thứ tôi càng trân trọng hơn cái ước mơ của mình. Tôi biết nghề giáo có vai trò như thế nào đối với sự tồn tại và phát triển của xã hội. Đó là nghề giữ vai trò quyết định trong việc nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Nghề giáo giúp đào tạo nên những con người vừa có đức, vừa có tài để cống hiến cho gia đình và  xã hội. Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã từng khẳng định: “Nghề dạy học là nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý, nghề sáng tạo nhất trong các nghề sáng tạo”. Các thầy cô giáo không những dạy chữ mà còn dạy người, họ cứ như cây thông trên sườn núi, cây quế giữa rừng sâu thầm lặng toả hương dâng hiến trí tuệ, sức lực cho đời. Nghề dạy học là một nghề cao quý bởi lẽ những người giáo viên họ không chỉ truyền thụ cho học sinh những kiến thức cần thiết cho cuộc sống mà còn dạy học sinh thành người, làm thế nào để trở thành người có phẩm chất đạo đức tốt, dạy cho học sinh làm những điều hay lẽ phải, hướng các em tới giá trị của Chân - Thiện - Mỹ. Và mỗi người giáo viên như con ong chăm chỉ ngày đêm bên trang giáo án cuộc đời, như những người lái đò thầm lặng chở khách qua sông, họ âm thầm cống hiến, âm thầm tỏa hương, không ồn ào, phô trương  như Bác Hồ đã từng nói:"Người thầy giáo tốt là người vẻ vang nhất. Dù tên tuổi không đăng trên báo, không được thưởng huân chương, song những người thầy giáo tốt là những người anh hùng vô danh”. Người giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng của một nền giáo dục, năng lực và đạo đức nghề nghiệp của họ góp phần to lớn vào sự hưng thịnh của một quốc gia. Nhận thức được điều đó Đảng và nhà nước ta rất coi trọng giáo dục, xem giáo dục là quốc sách hàng đầu. Còn đối với mỗi thế hệ học trò, thầy cô là người cha, người mẹ, người anh, người chị, là tấm gương sáng để họ noi theo. Trong số chúng ta, có ai là không mang theo bên mình những kỉ niệm sâu sắc với những người thầy, người cô của mình. Với tôi, thầy cô chính là người cha, người mẹ, là người chắp cánh để ước mơ trở thành cô giáo của tôi luôn cháy bỏng. Kính trọng thầy cô và yêu nghề giáo nên tôi rất tâm đắc câu nói của một nhà hiền triết- thi hào Tago: "Giáo dục một người đàn ông thì được một con người, giáo dục một người đàn bà thì được một gia đình, giáo dục một người thầy thì được một thế hệ".

Tôi đã khao khát trở thành một nhà giáo, với tôi hai từ “nhà giáo” vô cùng thiêng liêng, cao quý. Mỗi một người thầy, người cô, mỗi một môn học

Khung trời dấu yêu 28

Page 29:  · Web viewTôn sư trọng đạo là một nét son văn hóa chói ngời trong dòng chảy văn hóa của dân tộc Việt Nam, trải qua biết bao thăng trầm của lịch

THCS Nguyễn Bá Phát 2013-2014

đều góp phần thắp lửa cho tình yêu nghề sư phạm của tôi. Đó là lí do vì sao tôi chọn thi vào sư phạm. Và tình yêu ấy thực sự thăng hoa, vỡ òa khi lần đầu tiên tôi được nghe học trò gọi mình là “cô ơi!” trong kì thực tập sư phạm ở trường THCS PHAN ĐINH PHUNG. Tự hào, hạnh phúc, xúc động là những dư âm còn mãi trong tôi về khoảnh khắc ấy.Cũng chính nơi đây có những người Thầy đã giúp tôi tự tin hơn trên con đường mà tôi đã chọn.

Lần đầu tiên bươc chân vào nghề, nơi tôi bắt đầu sự nghiệp là mảnh dất HÒA LIÊN thân yêu với biết bao nhoc nhằn gian khổ .,vui buồn với những em học sinh ngây ngô nhưng thật thà chất phát . Nơi đây có biết bao anh chị em đồng nghiệp đã giúp tôi vượt qua khó khăn để tôi được vững vàng hơn

trong sự nghiệp trồng người của mình .Tất cả những lý do đó đã giúp tôi trả lời cho bản

thân mình rằng nếu được lựa chọn lại, không chút do dự  tôi vẫn chọn nghề giáo làm cái nghiệp suốt cuộc đời mình. Còn hôm nay, khi tôi đã trải qua hơn hai mươi năm trong nghề,với biết bao buồn vui trong cuộc đời làm cô giáo. Mỗi lần đứng trên bục giảng ngắm nhìn các em tôi cứ mãi nhớ về hình ảnh ngày xưa của mình ,thưở

ấy mình cũng đã từng ước mơ về hình ảnh một người thầy đáng kính . Vì thế ,tôi luôn nhủ với lòng mình sẽ quyết tâm học tập để nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng sư phạm, rèn luyện phẩm chất đạo đức đặc biệt là các chuẩn mực đạo đức nhà giáo, để xứng đáng là người thầy đáng kính trong mắt của những học trò thân yêu. Tôi sẽ vững vàng trong vai trò của một người giáo viên nhân dân, góp phần đào tạo nên những nhân cách phát triển toàn diện xứng đáng là chủ nhân tương lai của đất nước, giáo dục truyền thống tôn sư trọng đạo và truyền ngọn lửa tình yêu đối với ngành sư phạm cho các thế hệ học sinh.

Làm được điều đấy, tôi nghĩ rằng trong lòng các em sẽ khắc sâu về lòng biết ơn vô hạn đối với thầy cô giáo - người đã hy sinh tất cả để vun trồng mơ ước, hy vọng cho những thế hệ tương lai. Dù ở đâu trên trái đất này, vẫn luôn khẳng định rằng: Tình thầy trò là tình cảm cao quý, thiêng liêng mà thật gần gũi, ấm áp. Bác Hồ kính yêu đã nói "Nghề giáo là nghề cao quý nhất trong những nghề đáng quý nhất" bởi mãi mãi, thầy cô giáo là những người "kỹ sư tâm hồn" .

Đà Nẵng, tháng 11 năm 2013

Khung trời dấu yêu 29

Page 30:  · Web viewTôn sư trọng đạo là một nét son văn hóa chói ngời trong dòng chảy văn hóa của dân tộc Việt Nam, trải qua biết bao thăng trầm của lịch

THCS Nguyễn Bá Phát 2013-2014

Truyện ngắn: Câu chuyện của tôi

Nguyễn Thị Minh Thùy

Có một kỉ niệm trong đời mà tôi không sao quên được. Đó là kỉ niệm về người thầy của tôi.Ngaỳ đó tôi học trường Thực hành sư phạm. Thầy cô là những người dạy ở trường Cao Đẳng Sư Phạm.Tôi được học thầy từ năm lớp 6. Thầy dạy môn Tiếng Anh. Ngày đó đối với tôi môn Tiếng Anh là môn học khó.Tôi cảm nhận như vậy. Nhưng chỉ sau một thời gian ngắn tôi lại thấy rất yêu thích nó vô cùng. Tôi học rất giỏi.Vì thế mà thầy rất yêu quý tôi. Và thầy đã

gieo mầm để tôi chọn theo nghề của thầy đó là giáo viên dạy Tiếng Anh như bây giờ. Thầy tôi rất hiền và vui tính.

Khung trời dấu yêu 30

Page 31:  · Web viewTôn sư trọng đạo là một nét son văn hóa chói ngời trong dòng chảy văn hóa của dân tộc Việt Nam, trải qua biết bao thăng trầm của lịch

THCS Nguyễn Bá Phát 2013-2014

Thầy luôn tạo cho chúng tôi những trò chơi thú vị sau mỗi tiết học. Rồi tôi được học thầy thêm một năm lớp 7 nữa. Đến năm tôi học lớp 8 thì thầy đi du học ở Anh do trường Cử đi. Sau này khi tôi đã là sinh viên của trường Cao Đẳng Sư Phạm thì thầy tôi trở về nước và chính thức dạy Khoa Anh của trường. Thầy làm phó khoa. Năm học thứ ba của tôi cũng là năm cuối cùng ở trường. Tôi đã phạm một sai lầm nghiêm trọng mà nếu không nhờ thầy thì tôi đã mất cả tương lai như bây giờ. Lúc đó tôi học rất khá nên thi là qua lần một. Một số bạn bè trong lớp tôi thường thi trượt kỳ thi vấn đáp, trong đó cò người bạn thân của tôi. Vì thương người bạn thân mà tôi đồng ý thi giúp cô ấy trong đợt thi lại. Thật không may là cô giáo trưởng khoa đã phát hiện và lập biên bản đình chỉ học tập của hai chúng tôi. Tôi và bạn tôi đã khóc rất nhiều. Sau khi lên văn phòng khoa tôi gặp thầy, thầy hỏi tôi một cách giận dữ: Tại sao em dại thế Thùy? Em có biết sai lầm này có thể làm em mất hết tương lai không? Đó là sự giả dối trong thi cử. Em không thể giúp bạn bằng cách như vậy? Sau câu nói của thầy tôi mới thực sự bàng hoàng về việc mình đã làm mà trước đó tôi không hề thấy được tính chất nghiêm trọng của nó. Qua một hồi trao đổi với cô giáo trưởng khoa, thầy đã xin cô trưởng khoa tha thứ cho chúng tôi vì biết tôi là một học sinh ngoan, đây là lần đầu tiên vi phạm. Nể tình thầy tôi, cô trưởng khoa đã đồng ý bỏ qua và không đưa biên bản lên nhà trường. Tôi không sao quên được lần sai phạm đó. Bây giờ khi đã đi dạy mười mấy năm trong nghề nhưng tôi vẫn không quên được những lời dạy của thầy ngày ấy. Và tôi cũng rất ghét khi học trò của tôi không trung thực. Tôi thường dạy các em giống như thầy tôi đã từng dạy tôi. Tính trung thực là đức tính cần thiết để học sinh phấn đấu học tập cho chính bản thân mình.

THẦY ƠI!

Hồ Thị Duyên (Học sinh cũ)

Con về thăm lại trường xưa,Bao kỉ niệm ùa về– khung trời nhớ.Yêu thương xa vẫn vẹn nguyên muôn thuở,Thời gian trở mình đón cô học trò thân.

Khung trời dấu yêu 31

Page 32:  · Web viewTôn sư trọng đạo là một nét son văn hóa chói ngời trong dòng chảy văn hóa của dân tộc Việt Nam, trải qua biết bao thăng trầm của lịch

THCS Nguyễn Bá Phát 2013-2014

Phượng vĩ nghiêng mình ru cùng gió,Chim chim thả hồn vào cửa lớp làm thơ.Vẫn sân trường, phòng học, gốc bàng xưa,Sao dáng thầy nơi đâu con tìm hoài không thấy?

Phút nghẹn ngào lòng chợt quặn thắt,Thầy ơi có muộn màng bước thời gian?Nghĩa thầy đó làm sao quên lãng,Bóng dáng ấy có dễ nào nhạt phai.

Trong gió lao xao vang vọng lời nói, Ấm áp, ân cần, trìu mến, yêu thương.Có phải giọng giọng thầy vẫn vấn vương,“Đi tiếp đi con cho ngày mai thành đạt”.

Trăn trở, ưu tư, bao nhọc nhằn cuộc đời.Thầy vẫn mãi là ông lái đò muôn thuở,Tay lái ra hoa cho mọi kiếp người! -

HÒA LIÊN – NGUYỄN BÁ PHÁT

Hoa Phượng

Khung trời dấu yêu 32

Page 33:  · Web viewTôn sư trọng đạo là một nét son văn hóa chói ngời trong dòng chảy văn hóa của dân tộc Việt Nam, trải qua biết bao thăng trầm của lịch

THCS Nguyễn Bá Phát 2013-2014

Nhân kỉ niệm 31 năm ngày Nhà Giáo Việt Nam, là 1 học sinh cũ hay nói đúng hơn bây giờ tôi đã là một thành viên trong ngôi nhà lớn này. Thầy cô người còn người đã chuyển trường, bạn bè mỗi đứa một nơi. Nhưng còn đọng mãi trong tôi đó là những kỷ niệm đong đầy của một thời cắp sách mà không bao giờ tôi quên.

Tôi vẫn nhớ như in cái ngày tôi mới bước chân vào trường, một cảm giác hớn hở xen vào đó là một chút sợ sệt vì thầy mới, cô mới, bạn bè càng mới và đặc biệt hơn là ngôi trường mới thật rộng lớn trong đôi mắt trẻ thơ của lứa học trò chúng tôi thời đó .

Thời gian trôi qua nhanh thật, thấm thoắt mới đó mà đã mười ba năm . Giờ đây tôi đã lớn khôn, đã trở thành một nhân viên y tế học đường. Hôm nay tôi thật sự hạnh phúc khi được dự buổi lễ long trọng trường đón nhận bằng công nhận trường chuẩn quốc gia nhân dịp Ngày Nhà Giáo VIỆT NAM, trong tôi dâng ngập một cảm giác xao xuyến khôn cùng. Hòa trong niềm vui chung của nhà trường tôi xin viết vài ding cảm nghĩ về mái trường.

Trong tiềm thức của tôi ngôi trường cũa hiện ra trước mắt với nhiều kỷ niệm vừa quen thuộc vừa xen chút lạ lẫm. Con đường đầy bùn đất năm xưa đã được thay thế bằng con đường trải nhựa phẳng lì, êm ru.

Truờng THCS HÒA LIÊN ngày đó đã thay tên là Trường THCS NGUYỄN BÁ PHÁT. Và chiếc cổng gỗ năm xưa giờ đã được thay thế bằng tường xây kín rất bề thế. Tôi còn nhớ rõ ngày ấy, mỗi lần đi học muộn, cánh cửa đóng lại, tôi đang lay hay không biết làm thế nào thì bác bảo vệ xuất hiện với một nụ cười triều mến, bác nơi: “ vào đi lànn này thôi đấy nhé”. Tôi ríu rít cảm ơn bác và chạy vội vào lớp vì hôm nay lớp tôi kiểm tra một tiết.

Bước vào sân trường sự thay đổi ấy càng hiện lên rõ hơn. Dãy lớp tôi học năm xưa giờ được thay thế bằng một nhà cao tầng khang trang, sáng sủa. Lớp cũ năm xưa không còn nhưng tôi vẫn thấy đâu đây hình ảnh của các bạn cùng lớp. Ngày ấy cũng ở góc sân trường này, chúng tôi thường chơi đùa. Cây phượng, chim chim năm xưa vẫn còn nhưng nó đã già hơn trước. Tôi bước lại gần , nhũng nét chữ khắc vào thân cây vẫn còn nhưng những dòng chữ của chúng tôi không còn nữa, có lẽ thời gian đã làm mờ dần.

Tôi nghe tiếng thầy cô âm vang, trầm ấm trong lớp học. Nỗi nhớ thầy cô, các bạn dâng ngập hồn tôi, từ nagỳ chia tay mỗi người một ngả không biết cuọc sống của họ ra sao. Và các thầy cô của tôi nữa, tôi nhớ nhất cô Túy dạy văn cũng đồng thời là giáo viên chủ nhiệm, ngày ấy cô rất nghiêm khắc, không ít lần cô la chúng tôi vì không chịu nghe giảng. Nhưng dù cô có la Khung trời dấu yêu 33

Page 34:  · Web viewTôn sư trọng đạo là một nét son văn hóa chói ngời trong dòng chảy văn hóa của dân tộc Việt Nam, trải qua biết bao thăng trầm của lịch

THCS Nguyễn Bá Phát 2013-2014

giọng cô cũng rất đầm ấm và dịu dàng như người mẹ hiền thứ hai của chúng tôi vậy.

Thực ra ngày đó chúng tôi còn nhỏ quá chỉ thích chơi thôi. Giờ đây đã lớn khôn có dịp gặp lại cô, làm việc cùng một truờng với cô, tôi rất vui. Nhưng thật buồn vì tôi biết sang năm cô đã về hưu rồi, thế là thời gian tôi ở bên cô còn rất ít.

Đang mải mê với dong suy nghĩ tôi giật mình vì hôm nay trường mình đang chuẩn bị lễ bao việc còn chưa chuẩn bị xong .

Ngắm ngôi trường một lần nữa, tạm biệt những kỷ niệm của tuổi thơ bao buồn vui để trở về với hiện tại một cô nhân viên của ngôi trường THCS NGUYỄN BÁ PHÁT. Mái trừơng thân yêu, ngôi nhà thứ hai của chúng tôi, chính nơi đây đã chắp cánh cho tôi bao ước mơ hy vong. Tôi hiểu rằng dù là mười ba năm hay bao nhiêu năm nữa, tôi cũng sẽ khắc ghi những kỷ niệm của một thời cắp sách đến trường.

MIỀN CẢM XÚC Hoàng Trang

Dòng sông thời gian cứ lặng lẽ trôi đi, thấm thoát đã mười năm có lẻ em chưa có dịp về thăm thầy. Nhưng dù ở đâu, làm gì trong khoảnh khắc bất chợt của lòng mình em vẫn nhớ về thầy

Khung trời dấu yêu 34

Page 35:  · Web viewTôn sư trọng đạo là một nét son văn hóa chói ngời trong dòng chảy văn hóa của dân tộc Việt Nam, trải qua biết bao thăng trầm của lịch

THCS Nguyễn Bá Phát 2013-2014

Thầy ơi! Không khí của đất trời bắt đầu se lạnh và không khí của ngày hiến chương cũng đang lang tỏa khắp nơi. Hòa trong không khí ấy lòng em thấy xao xuyến khi nhớ về thầy- người đã chắp cánh cho em để đến ngày hôm nay, em đã vững vàng đừng trên bục giảng.

Thời gian trôi đi không bao giờ trở lại, mọi vật đều biến đổi trước sự tác động của thời gian: cảnh vậy thay đổi, con người già nua,t uổi trẻ, nhan sắc tàn phai. Nhưng có một điều không bao giờ phai nhạt trong trái tim của em đó chính là lòng biết ơn thầy. Kí ức về thầy luôn nằm trong một ngăn nhỏ của trái tim em và lúc nào cũng căng như dây đàn chỉ cần chạm nhẹ nó đã ngân lên: em biết ơn thầy vì thầy không chỉ truyền thụ kiến thức để nâng cao sự hiểu biết của em mà em còn nhớ đến thầy với tấm lòng bao dung nhân hậu.

Âm vang lời dạy của thầy vẫn còn đọng mãi trong em những nỗi niềm vô tận, để giờ đây khi đã là một cô giáo, em mới thấu hiểu nghề giáo đâu chỉ có phấn trắng với bảng đen mà còn rất nhiều những giọt mồ hôi rơi thầm lặng, những khóe mắt buồn trĩu nỗi ưu tư khi học trò phạm lỗi và cả những ánh mắt lấp lánh niềm vui khi học trò đạt thành tích cao trong học tập.

Ngoài trời đang mưa hay lòng em đang rơi lệ khi nhớ lại những giây phút làm thầy phiền lòng. Một tiếng la mắng, một lời khuyên nhủ, một con điểm xấu… thầy dành cho em để em sửa chữa. Chính những điều ấy đã giúp em thực hiện được ước mơ của mình.

Thầy không là đất mỡ màng

Mà sao ươm lớn bao hàng cây xanh

Với viên phấn trắng bảng đen

Thầy gieo bao hạt góp thêm cho đời .

CHỌN NGHỀ

Lê Thị Lan ( Văn thư)

Ngày ấy chọn nghề tôi chẳng hiểu.

Khung trời dấu yêu 35

Page 36:  · Web viewTôn sư trọng đạo là một nét son văn hóa chói ngời trong dòng chảy văn hóa của dân tộc Việt Nam, trải qua biết bao thăng trầm của lịch

THCS Nguyễn Bá Phát 2013-2014

Cứ băn khoăn chẳng biết chọn nghề gì .Đắn đo hoài mà chọn chẳng ra chi.Đành dang dở cả một thì tuổi trẻ.

Đang bâng khuâng đứng giữa hai dòng kẽNữa cuộc đời đành đóng ngoặc sang trang. Cơ duyên may đã đến muộn màng,Tôi chọn lại, được nghề đã tìm thấy.

Bao tâm huyết tôi dồn vào đây vậy.Phụ Người lái đò đưa lữ khách sang sông.Phút suy tư sao cảm thấy chạnh lòng.Chợt nghĩ lại. Ôi ! đó nghề là nghiệp.

Ngày nối ngày trên đoạn đường bước tiếp.Thấy niềm vui khi công việc hoàn thành.Thấy cuộc đời luôn sáng mãi màu xanh.Yêu cuộc sống, và yêu nghề từ đó.

MỘT TÂM HỒN CAO THƯỢNG

Khung trời dấu yêu 36

Ông nhà giàu dạo bước

Trên phố quen hoàng hôn

Gặp chú đánh giày buồn

Lam lũ gầy khổ sở

Chú nhóc năn nỉ mời

Ông đánh giày cho con

Để kiếm vài đồng gầy

Mua cơm nuôi em nhỏ

Chạnh lòng thương trẻ khó

Ông lơ đãng gật đầu

Có đáng là bao nhiêu

Vài ba đồng tiền lẻ…

Giày xong ông móc ví

Đưa tờ 200 ngàn

Chú bé cầm ngần ngừ

Ông chờ con đi đổi

5 đồng thôi ông hỡi

Đủ bữa tối hôm nay

Anh em con gặp may

Xin ông chờ một chút…

Đã qua 30 phút

Cậu bé không trở về

Ông lắc đầu : chán ghê

Trẻ nghèo hay gian lắm…

Cơm tối xong đứng ngắm

Trăng mới mọc gió hiu

Trong vườn hoa thơm nhiều

Quên bực mình trẻ gạt…

Chuông cửa reo, tiếng quát

Đi chỗ khác mà xin

Nghèo khổ biết phận mình

Lộn xộn tao bắt nhốt…

Ông thong thả cất bước

Thấy một nhóc gầy gò

Đang mếu máo co ro

Giống tên đánh giày đó…

Có việc gì đấy cháu

Từ từ nói ta nghe

Anh bảo vệ yên nha

Đừng làm trẻ con sợ …

Thằng bé con ấp úng

Hồi chiều nay anh tôi

Cầm tiền của ông rồi

Page 37:  · Web viewTôn sư trọng đạo là một nét son văn hóa chói ngời trong dòng chảy văn hóa của dân tộc Việt Nam, trải qua biết bao thăng trầm của lịch

THCS Nguyễn Bá Phát 2013-2014

Khung trời dấu yêu 37

Băng qua đường đi đổi

Chẳng may bị xe cán

Gãy mất chân rồi ông

"Một trăm chín lăm đồng"

Bảo tìm ông trả lại !

Anh tôi giờ nằm liệt

Chỉ muốn xin gặp ông …

Một lần nữa chạnh lòng

Rảo bước theo thằng bé

Đến ổ chuột xập xệ

Gặp thằng anh đang nằm

Mặt xanh tái như chàm

Thở ra tuồng hấp hối

Nói gấp hơi như vội

Xin ông thương em con…

Cha mẹ đã không còn

Con đánh giày nuôi nó…

Nay không may con khổ

Chỉ xin ông việc này :…

Cho em con đánh giày

Mỗi ngày cho ông nhé …

Kiếm lấy vài đồng lẻ

Mua cơm sống mà thôi …

Chợt thằng anh duỗi tay

Hơi thở lịm như tắt …

Ông già trào nước mắt

Ta sẽ lo em con

Cho ăn học bình thường

Như bao đứa trẻ khác

Cứ bình tâm an lạc

Bệnh viện tiền ta cho…

Thằng anh đã xuội lơ

Hồn bay về thiên giới

Nhân cách nghèo cao vợi

Môi nhợt thoáng nụ cười

Nó sống trọn kiếp người

Dù nghèo nhưng tự trọng

Bao người giàu-danh vọng

Đã chắc gì bằng đâu ! …

Page 38:  · Web viewTôn sư trọng đạo là một nét son văn hóa chói ngời trong dòng chảy văn hóa của dân tộc Việt Nam, trải qua biết bao thăng trầm của lịch

THCS Nguyễn Bá Phát 2013-2014

Đây là câu chuyện có thật do chính người trong truyện thuật lại. Ông là một giáo viên người Anh. Mỗi khi kể, ông thường không cầm được nước mắt, xúc động nghẹn ngào. Ông nói:

Khung trời dấu yêu 38

Page 39:  · Web viewTôn sư trọng đạo là một nét son văn hóa chói ngời trong dòng chảy văn hóa của dân tộc Việt Nam, trải qua biết bao thăng trầm của lịch

THCS Nguyễn Bá Phát 2013-2014

Nhà tôi ở một phố giữa Thủ đô Luân Đôn. Một hôm, tôi vừa ra khỏi cửa thì gặp một cậu bé chừng mười hai, mười ba tuổi ăn mặt tồi tàn, rách rưới; mặt mũi gầy gò, xanh xao; chìa những bao diêm khẩn khoản mời tôi mua giúp một bao. Tôi mở ví tiền và chép miệng:

- Rất tiếc là tôi không có xu lẻ.

- Thưa ông , không sao ạ.Ông cứ đưa cho cháu một đồng tiền vàng . Cháu chỉ chạy loáng một lát đến hiệu buôn để đổi, rồi hoàn lại cho ông tiền lẻ còn thừa.

Tôi chăm chú nhìn cậu bé và lưỡng lự :

- Thật chứ ?

- Thưa ông , thật ạ. Cháu không phải là một đứa dối trá.

Nét mặt của cậu bé trông rất cương trực và tự hào tới mức làm tôi tin và giao ngay cho cậu một đồng tiền vàng. Nhưng năm phút, mười phút, rồi mười lăm phút trôi qua mà vẫn không thấy cậu trở lại. Tôi bắt đầu nghi ngờ cậu bé. Nửa giờ sau, chờ mất công, tôi lững thững tiếp tục cuộc dạo chơi và tự nhủ:'' Cần rút kinh nghiệm, không nên tin vào bọn trẻ này''! Vài giờ sau, khi trở về nhà, tôi ngạc nhiên , thấy có một cậu bé đang đợi tôi. Diện mạo cậu bé này rất giống cậu bé đã cầm tiền của tôi, nhưng nhỏ hơn vài tuổi, gầy gò, xanh xao hơn và thoáng một nỗi buồn tuyệt vọng:

- Thưa ông , có phải ông vừa đưa cho Rô-be một đồng tiền vàng không ạ ?

Tôi kẽ gật đầu . Cậu bé tiếp :

- Thưa ông , đây là tiền lẻ hoàn lại... Rô-be nhờ cháu... mang đến trả ông…Rô-be là anh cháu… chúng cháu mồ côi… Anh cháu không thể mang tiền trả ông được.. vì anh ấy bị xe chẹt… đang nằm ở nhà và khó lòng… sống nổi…Em bé không nói được hết câu vì những tiếng nấc xé lòng. Tôi sững sờ cả người, tim se lại vì hối hận, hỏi dồn:

- Vậy bây giờ Rô-be ở đâu? Hãy đưa tôi đến.

Sau khi dừng lại một chút trước chiếc hầm nhỏ của một căn nhà đổ nát, em bé nói:

- Thưa ông, đây là nhà của chúng cháu.

Khung trời dấu yêu 39

Page 40:  · Web viewTôn sư trọng đạo là một nét son văn hóa chói ngời trong dòng chảy văn hóa của dân tộc Việt Nam, trải qua biết bao thăng trầm của lịch

THCS Nguyễn Bá Phát 2013-2014

Trong một góc tối của căn hầm, cạnh chiếc bếp lò cũ kĩ đã tắt ngắm từ lâu, giữa một đống giẻ rách, tôi nhận ra Rô-be nằm dài, bất động. Mặt em lúc này trắng bệch. Một dòng máu đỏ từ trán chảy xuống. Rô-be đưa mắt nhìn về phía tôi, giọng thều thào, yếu ớt:

- Thưa ông, ông hãy lại gần đây.

Tôi quỳ xuống bên em, cầm lấy bàn tay em- bàn tay khẳng khiu, gầy gò, đáng thương, lạnh ngắt.

- Sác-lây, em đưa tiền trả ông rồi chứ?

Cậu bé gật đầu, mắt vẫn sưng mọng.

- …Ôi! Đấy, ông xem, cháu không phải là đứa dối trá mà.

Tôi cúi sát xuống người em, cầm lấy bàn tay em, hôn vào chỗ trán bị thương nứt rạn và nói với Rô-be rằng:” Em hãy bình tâm, dù bất cứ tình huống nào, tôi cũng sẽ nuôi nấng Sác-lây cho em”. Tôi nói dịu dàng, âu yếm an ủi Rô-be, để cái chết của em được thanh thản. Bàn tay khốn khổ của em nằm gọn trong tay tôi lạnh dần, lạnh dần…

Em bé nghèo túng của tôi đã từ giã cõi đời quá ngắn ngủi như vậy đấy. Cái chết đó làm cho tôi thấy rằng, trong cuộc đời tôi chưa hề được thấy một cử chỉ, hành động nào đẹp đẽ, cao cả như vậy. Một tâm hồn vô cùng cao thượng ẩn náu trong một em bé sống trong cảnh rất đỗi cực khổ nghèo nàn.

(NnguyễnThành Hương sưu tầm)

Khung trời dấu yêu 40

Page 41:  · Web viewTôn sư trọng đạo là một nét son văn hóa chói ngời trong dòng chảy văn hóa của dân tộc Việt Nam, trải qua biết bao thăng trầm của lịch

THCS Nguyễn Bá Phát 2013-2014

NGHỀ GIÁO TRONG TÔI LÀ…

Phan Thị Thu Thuỷ

Trường THCS Nguyễn Bá Phát

Không có ước mơ, trẻ con không còn là trẻ con, những ước mơ đó thực sự hồn nhiên mơ mộng qua cái nhìn trong veo của tuổi thần tiên. Người lớn thường nghĩ về quá khứ, trẻ con hay hướng tới ước mơ, lúc còn bé tôi cũng như bao đứa trẻ, ước mơ dữ dội lắm bởi chẳng ai đánh thuế ước mơ đâu. Ước mơ có đồ áo mới, có cây kem để ăn, và khi được hỏi: “Lớn lên cháu làm nghề gì?”, tôi cũng sẵn sàng cho câu trả lời đó, bởi nó có trong ước mơ của tôi – làm cô giáo.

Như một hình tượng đẹp, con gái thường thích làm cô giáo, con trai thích làm bộ đội, cũng chẳng hiểu tại sao khuôn mẫu đó lại gây ấn tượng mạnh ở mỗi đứa trẻ, có lẽ cô giáo xinh và dịu dàng và bé gái nào cũng muốn sau này được như thế. Tôi chọn nghề giáo như một lẽ thường tình, giấc mơ đó cứ ấp ủ và lớn dần lên theo các cấp học với những biến cố thời gian. Lên lớp 4, tôi tham gia công tác đội, nhiệm vụ chính là dạy hát, múa cho lớp 3, giấc mơ cô giáo vẫn chỉ hình dung là một người đứng trước nhiều người, cảm giác oai lắm. Lên lớp 6, tôi nhận ra thế mạnh của mình là môn Văn, giấc mơ cô giáo rõ hơn một chút, làm cô giáo dạy văn cấp hai. Tôi thường đứng trước gương học bài theo kiểu giảng bài, những bài giảng ấy luôn kèm theo câu hỏi “các em đã hiểu bài chưa?”, dường như chưa đủ thỏa mãn với ước mơ đó, tôi vun đắp bằng cách mọi ngóc ngách, mọi đồ vật trong nhà, từ tường nhà, tủ áo, cánh cửa, đâu đâu cũng có vệt phấn nguệch ngoạc của tôi, phía bên góc trái còn nắn nót dòng chữ “tổng số: 10” “vắng: 0”. Giờ mỗi lần về quê, nhìn lại góc tủ vẫn còn sót lại dấu vết “thứ ngày tháng năm” của giấc mơ cô giáo ngày xưa.

Lên cấp 3, ước mơ trở thành cô giáo dạy văn của tôi dập tắt khi duyên số run rủi tôi lại vào đội học sinh giỏi toán, giấc mơ cô giáo vẫn còn nhưng xê dịch, từ cô giáo dạy văn sang cô giáo dạy toán. Niềm đam mê tìm hiểu chân trời toán học, với những con số, công thức làm cho giấc mơ đó lớn hơn chút, tôi quyết định nộp đơn vào khoa toán tin của đại học sư phạm. Những năm tháng ở giảng đường giúp tôi hiểu, tôi không chỉ dạy kiến thức mà cùng lúc dạy làm người cho thế hệ tương lai của đất nước. Nghe có vẻ lý thuyết nhưng

Khung trời dấu yêu 41

Page 42:  · Web viewTôn sư trọng đạo là một nét son văn hóa chói ngời trong dòng chảy văn hóa của dân tộc Việt Nam, trải qua biết bao thăng trầm của lịch

THCS Nguyễn Bá Phát 2013-2014

điều đó không hề đơn giản như mọi người thường nghĩ. Giấc mơ cầm phấn của cô giáo tương lai được khởi động khi tôi về thực tập tại một huyện miền núi. Có lẽ tuổi trẻ, tràn đầy nhiệt huyết, căng tràn nhựa sống, khát khao đưa con chữ tới những vùng còn nghèo khó, khiến cô giáo tương lai như tôi thêm yêu nghề. Tôi hiểu, nghề giáo thật cao cả và đáng trân quý. Giấc mơ bục giảng vẫn còn rõ mồn một ở ngày đầu đứng lớp, cảm giác lạ lắm, dù đã được chuẩn bị tâm lý khá kỹ. Đứng trước lớp mà hai chân run cầm cập, tim đập muốn rớt ra ngoài, miệng nói không nên lời. Mặt nóng phừng phừng lên như đang ngồi cạnh đống lửa và... có thể nói là run hơn lúc còn học phổ thông khi bị cô thầy trả bài cũ. Nỗi sợ như bao sinh viên thực tập khác là cháy giáo án, và nhất cử nhất động của học trò không thể qua mắt được thầy cô.

Ở vùng quê nghèo này, mọi thứ đều thiếu thốn, đồng lương nghề giáo hạn hẹp, đó là chưa kể phải vận động bọn trẻ đi học, giấc mơ cái bụng được no, cái thân được ấm đè nát giấc mơ con chữ của chúng. Tôi hiểu và thấy thương trò lắm, giấc mơ cô giáo vẫn trọn vẹn, dù con đường phía trước mong manh, dễ vỡ lắm. Kết thúc kỳ thực tập, cả cô lẫn trò khóc nức nở, khi ta đi đất đã hóa tâm hồn, dấu chân tôi đã lưu lại nơi đây. Về miền xuôi, thi thoảng tôi vẫn nhận được vài lá thư ngộ nghĩnh của bọn trẻ gửi xuống, kể cho cô giáo nghe đủ điều. Ngày ra trường, thay vì người ta nhận hoa thì tôi được món quà đặc biệt, mẹ mang hẳn một con gà xuống làm thịt chiêu đãi cả phòng trọ, mừng ngày cô giáo vào đời kèm theo lời động viên “cố lên con gái, mẹ tin tưởng ở cô giáo của mẹ”.

Khi ta lớn lên, giấc mơ không bé lại, chỉ là khi người ta lớn lên, trưởng thành và chững chạc, giấc mơ sẽ khác hơn. Không mộng ảo, không viễn vông, không huyễn hoặc. Nó thực tế, giản đơn và cũng rõ ràng hơn, có thể hơi trần trụi khi ai đó nói “nghề giáo nghề oan trái”, nhưng tôi hiểu được rằng, không từ bỏ ước mơ mới là điều trân quý.

Và rồi sau hơn 20 năm đứng trên bục giảng, bạn hãy tưởng tượng xem khi mình là một nhà giáo, hành trình trong ngày của bạn sẽ thế nào? Một ngày bình thường của tôi bắt đầu vào lúc 6 giờ sáng. Sau bữa ăn sáng, kèm  một tách trà hay cà phê làm sảng khoái tinh thần, tôi lại bon bon trên chiếc xe cũ hơn 10km để đến trường.

Không giống các cơ quan khác, trường học bắt đầu làm việc sớm hơn, nếu hôm nào dạy tiết đầu, tôi đã phải có mặt ở trường từ 7 giờ sáng. Tất nhiên, không phải hôm nào cũng có tiết một, những ngày không có tiết đầu, tôi vẫn có thể thong thả ở nhà chăm con, dọn dẹp thêm chút xíu mà chẳng bị ai kêu ca. Thế nhưng cái nghề này khiến ta không thể đến trường sát giờ hay Khung trời dấu yêu 42

Page 43:  · Web viewTôn sư trọng đạo là một nét son văn hóa chói ngời trong dòng chảy văn hóa của dân tộc Việt Nam, trải qua biết bao thăng trầm của lịch

THCS Nguyễn Bá Phát 2013-2014

hổn hển chạy lên lớp trong tư thế quần áo xộc xệch, ướt nhếch nhác vào những hôm trời mưa, đầu tóc phải gọn gàng chỉnh tề bởi chúng ta còn là “tấm gương” cho các trò về tư thế, tác phong nữa. Dù với bất kỳ lý do nào thì lúc bước vào lớp người làm cô, làm thầy cũng đã phải hoàn toàn chỉn chu, nhịp thở trở lại đều đặn, sẵn sàng làm người hướng dẫn và đồng hành cùng học sinh vào một miền đất mới của trí tuệ và cảm xúc.

Những ngày đầu chập chững mới vào nghề với biết bao bỡ ngỡ, trước mấy chục cặp mắt chăm chú và chờ đợi, giây phút ấy tôi đã thấy mình run rẩy, hồi hộp nhưng không kém phần thiêng liêng. Để có kết quả tốt cho giờ giảng, trước mỗi buổi học luôn cần phải chuẩn bị kỹ từ hôm trước. Ngồi một mình trước ngọn đèn, với trang giáo án, tôi lặng lẽ hình dung trước tiết dạy, dự kiến trước nhiều tình huống, cảm nhận trước sự thích thú hay chán ngán của học sinh, nhấm nháp trước hương vị ngọt ngào và cay đắng có thể đến với mình trong tiết giảng. Thực tế của mỗi buổi dạy diễn ra không hoàn toàn giống như tôi tưởng tượng đâu. Nhưng đó lại là một hứng thú khác của nghề, đem lại những bất ngờ ngoài dự kiến, những bất ngờ ấy sẽ làm cho người thầy tích lũy thêm kinh nghiệm nghề nghiệp, kinh nghiệm sống, để nâng cao trình độ ứng xử với những tình huống sư phạm và sáng tạo trong công việc.

Để có bài giảng thì điều quá hiển nhiên là phải soạn bài, một quá trình thật khó nhọc mà cũng thật vui. Đừng vội nghĩ đó chỉ là công việc làm một cái đề cương, với một chuỗi gạch đầu dòng, tóm tắt những nội dung kiến thức để rồi ta có thể đem ra giảng dạy học trò. Soạn một bài giảng, cũng tựa như thiết kế những chặng đường, hay những nhịp cầu nhằm dẫn dắt học sinh tới những bến bờ mới mẻ của tri thức. Thầy cô sẽ đặt lần lượt từng câu hỏi như thế nào? Sẽ dẫn dắt bài giảng dần dần ra sao? Làm được như vậy tiết học sẽ trở nên hứng thú, thu hút được sự chú ý của học sinh. Thầy giáo có thể không phải là người khám phá ra kiến thức nhưng nhất nhất phải là người sáng tạo ra con đường đi tới kiến thức, sáng tạo ra cách tốt nhất nhằm giúp trẻ em tự chiếm lĩnh kiến thức. Đây chính là địa hạt riêng của mỗi người thầy. Ở đó, khó khăn nhiều nhưng hứng thú, có thể nói là vô tận.

Đầu hoặc cuối tiết học, tôi cũng có thể dành ít thời gian trả bài kiểm tra 15 phút tuần trước và nhận xét vắn tắt. Phần trả bài ấy lại là kết quả thức cả đêm hôm kia để chấm bài. Chấm bài mới thực là thử thách lớn nhất đối với sự tinh tường và nhẫn nại của nghề sư phạm. Thật khó chịu khi ai đó ép chúng ta phải xem 3 lần một bộ phim dù hay hoặc nghe 5 lần liên tục một bài hát dù ta yêu thích. Vậy mà nghề giáo buộc ta phải đối diện với gấp

Khung trời dấu yêu 43

Page 44:  · Web viewTôn sư trọng đạo là một nét son văn hóa chói ngời trong dòng chảy văn hóa của dân tộc Việt Nam, trải qua biết bao thăng trầm của lịch

THCS Nguyễn Bá Phát 2013-2014

nhiều lần hơn thế những bài làm na ná nhau, những bài làm mà phần lớn không phải là xuất sắc. Nhưng chính lúc đó, hiện lên trên trang giấy không phải là những dòng chữ vô tri, vô cảm mà là gương mặt, cặp mắt trong trẻo của những đứa trẻ thân thương. Chấm bài phải được coi là một sự săn sóc, một sự chăm chút, vỗ về, uốn nắn, cả quở trách dịu dàng nữa, theo cách riêng của người thầy.

Ngoài nhiệm vụ giảng dạy kiến thức, là một nhà giáo đương nhiên còn kiêm nhiệm cả chức tư vấm tâm lý. Sau giờ học, đôi khi thầy cô nán lại trò chuyện với một vài em học sinh đang gặp nhiều chuyện phức tạp trong lớp. Người thầy không chỉ đơn thuần làm công việc truyền giảng tri thức mà đôi khi còn là một nhà tư vấn tâm lý, một người bạn của trò nữa! Sau khi chăm chú lắng nghe cậu học trò giải thích cặn kẽ, ta vừa nghiêm khắc vừa nhẹ nhàng khuyên bảo, nhắc nhở. Kết thúc buổi nói chuyện, mọi vấn đề được tháo gỡ, tôi lại bon bon trên chiếc xe máy cũ trở về nhà với tổ ấm của mình, cảm giác thanh thản và sảng khoái. Một ngày làm viêc vất vả nhưng thú vị.

Nhưng! Hành trình một ngày của nhà giáo không chỉ có vậy đâu. Công việc vào sổ điểm, cộng điểm, phê học bạ chiếm của tôi không ít thời gian ở nhà, đòi hỏi sự kiên nhẫn, tính cẩn thận, đảm bảo tính chính xác đến 100%. Lời phê trong học bạ là những dòng lưu bút, đánh dấu một năm phấn đấu của học sinh, ta cũng không thể dùng những từ ngắn ngủn, cộc lốc khi nhận xét về mỗi em, làm sao cho: sau này mỗi khi có dịp đọc lại kỷ niệm thuở học trò, học sinh sẽ không khỏi bồi hồi xúc động khi nhớ về hình ảnh tận tụy của một người thầy!

Những buổi sinh hoạt chuyên môn, dự giờ, rút kinh nghiệm cùng đồng nghiệp. Những buổi cắm trại, sinh hoạt dã ngoại cùng học sinh, những hoạt động văn nghệ, thể dục thể thao... Làm sao biết được chừng ấy công việc sẽ chiếm bao nhiêu thời gian trong cuộc sống của người thầy? Bởi thế, hành trình trong cuộc đời của người thầy luôn là hành trình vất vả của sự truyền dạy kiến thức, và lớn hơn nữa còn là sự gắn kết tình yêu thương vô hạn với học trò...

Thời gian vẫn cứ lặng lẽ trôi đi, thầy cô vẫn là người lái đò kiên trì, thầm lặng chở bao thế hệ học trò đến bến bờ tương lai. Đối với thầy cô, các học trò của mình hệt như những đàn chim bé nhỏ luôn cần được mớm mồi, cho đến một ngày đủ lông đủ cánh sẽ tung lên bầu trời rộng lớn để tứ tán đến muôn phương. Mong ước của thầy cô là được nhìn thấy những đàn chim bé nhỏ ngày nào sẽ luôn dang rộng đôi cánh trên bầu trời tri thức với hành trang trên vai là những kiến thức quý báu cùng những lời dạy bảo của thầy Khung trời dấu yêu 44

Page 45:  · Web viewTôn sư trọng đạo là một nét son văn hóa chói ngời trong dòng chảy văn hóa của dân tộc Việt Nam, trải qua biết bao thăng trầm của lịch

THCS Nguyễn Bá Phát 2013-2014

cô. Và thật hạnh phúc biết bao khi những cánh chim ấy dẫu đã bay cao, bay xa nhưng vẫn luôn nhớ đến tổ ấm một thời đã chập chững tập bay dưới vòng tay che chở, dìu dắt của các thầy cô giáo. Vì vậy nghề giáo là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý, và người giáo viên là người làm những công việc âm thầm mà vĩ đại nhất. Công việc của họ thầm lặng mà ý nghĩa biết bao, thầm lặng trên bục giảng và giản dị giữa đời thường. Họ như những con ong cần mẫn hút hương nhụy trăm hoa để sản sinh ra mật thơm và ngọt cho đời.

Nhân ngày nhà giáo Việt Nam 20/11, chúng ta hãy cùng nhau gửi những lời tri ân chân thành và ấm áp nhất đến những người đã dìu dắt ta nên người… Cùng cầu chúc các thầy các cô có thêm thật nhiều sức khỏe để có thể ươm những mầm xanh tương lai khác, để thế hệ đi sau sẽ càng vững vàng và mạnh mẽ hơn trước…

Kí Ức Tuổi Thơ Thu Thảo

Tôi đứng lặng giữa cuộc đời nghiêng ngảĐể một lần nhớ lại mái trường xưaLời dạy ngày xưa có tiếng thoi đưaCó bóng nắng in dòng sông xanh thắm

Thoáng quên mất giữa tháng ngày ngọt đắngTrưởng thành này có bóng dáng hôm quaNhớ được điều gì được dạy những ngày xaÁp dụng - chắc nhờ cội nguồn đã có

 Nước mắt thành công hoà nỗi đau đen đỏBậc thềm nào dìu dắt những bước điBài học đời đã học được những gìCó nhắc bóng người đương thời năm cũ 

Khung trời dấu yêu 45

Page 46:  · Web viewTôn sư trọng đạo là một nét son văn hóa chói ngời trong dòng chảy văn hóa của dân tộc Việt Nam, trải qua biết bao thăng trầm của lịch

THCS Nguyễn Bá Phát 2013-2014

Vun xới cơn mơ bằng trái tim ấp ủĐể cây đời có tán lá xum xuê Bóng mát dừng chân là một chốn quêNơi ơn tạ là mái trường nuôi lớn Xin phút tĩnh tâm giữa muôn điều hời hợtCảm tạ mái trường ơn nghĩa thầy cô

Nghe tiếng thằng em văng vẳng đọc thơ , mới chợt nhớ đến là sắp 20 tháng 11. Ngày hàng năm của những người làm thầy làm cô, chẳng biết khi nào mình đã quên và không để tâm mấy tới ngày này. Bỗng thấy hổ thẹn với bản thân mình, tự hỏi là do mình bận rộn hay do lòng mình vô tâm. Ừ, có lẽ là do mình vô tâm, chẳng có gì có thể biện minh cho sự vô tâm của con người.

Nhớ ngày còn bé, cứ mỗi khi đến ngày của thầy cô lại rục rịch chuẩn bị những bông hoa, phần quà. Trong lòng lúc nào cũng háo hức chờ đợi ngày được tặng thầy cô những món quà nhỏ xinh. Ngày đó mẹ lúc nào cũng la rầy về tính nôn nóng của mình. Mẹ không hiểu một đứa trẻ con khi muốn thể hiện một điều gì đó cho những người mình yêu thương thường ngây ngô như thế. Những món quà hồi đó được trao đi bằng tình thương và sự kính trọng mà mình dành cho các thầy cô , những đứa học trò ở quê chẳng biết như thế nào là vụ lợi mà có lẽ cha mẹ chúng cũng không biết điều đó nên mọi thứ mới được thực hiện một cách vô tư.

Lên tiểu học và trung học , vẫn học ở quê lại học giỏi nên lúc nào cũng được thầy cô và bạn bè quan tâm. Tình cảm trong mình cũng vẫn vẹn nguyên và ngây ngô như thế. Ở quê, trường bé, một trường chỉ có vài giáo viên và vài lớp học, lại khó khăn nhưng cũng nhờ thế mà tình thầy trò lúc nào cũng bền chặt. Tới bây giờ, mình vẫn còn nhớ rõ những gương mặt, những cái tên. Đó là những tháng ngày hạnh phúc khi được sống trong tình thương của gia đình, dạy dỗ của thầy cô và những trò nghịch của tụi bạn cùng lớp.

Lớn lên chút nữa, xuống phố học, rồi thấy mình nhỏ bé giữa ngôi trường rộng lớn. Lúc đó thấy sợ và lạc lõng. Chẳng nhớ khi đó đã bao đêm mình nằm khóc vì tủi thân và thấy bản thân mình cứng cỏi. Dù rộng lớn nhưng ngôi trường đó vẫn có một người cô dạy mình bài học về điểm 3, để mình biết mọi

Khung trời dấu yêu 46

Page 47:  · Web viewTôn sư trọng đạo là một nét son văn hóa chói ngời trong dòng chảy văn hóa của dân tộc Việt Nam, trải qua biết bao thăng trầm của lịch

THCS Nguyễn Bá Phát 2013-2014

thứ đều có thể cố gắng, sự tự ti mặc cảm sẽ giết chết năng lực của mỗi người. Vậy là mình vẫn còn nhớ.

Dù năm tháng vô tình trôi mãi mãi,Tóc xanh bây giờ đã phai,Thẫy vẫn đứng bên sân trường năm ấy,Dõi theo bước em bước em trong cuộc đời,Dẫu đếm hết sao trời đêm nay,Dẫu đếm hết lá mùa thu rơi,Nhưng ngàn năm, làm sao em đếm hết công ơn người thầy.

Dòng kí ức cùng giai điệu bài hát cứ thế lặp đi lặp lại trong trí nhớ.

Bất giác cầm điện thoại gọi cho mấy đứa bạn cùng lớp “ tụi mày ơi ! tao nhớ thầy cô quá !”

Ng«i trêng vµ yªu th¬ng

“ Th©n th¬ng gëi ®Õn c¸c em học sinh trêng cò”

Ta ®i hai bªn ®êngTõng giät s¬ng , ®ät l¸Miªn man buån theo ta

***

Tr¬ v¬ em ng«i trêngSÇu v¬ng tõng nÐt ch÷

Ai b¶o ®êi bím hoa***

Chia ly buån ch©u sa§êng xa mê mÞt bôi

Khung trời dấu yêu 47

Page 48:  · Web viewTôn sư trọng đạo là một nét son văn hóa chói ngời trong dòng chảy văn hóa của dân tộc Việt Nam, trải qua biết bao thăng trầm của lịch

THCS Nguyễn Bá Phát 2013-2014

Th¬ng em vµ nhí trêng***

Mong hoµi bao kû niÖmGi¨ng m¾t sÇu vÊn v¬ng

Theo ta hai bªn ®êng

TVH

BA MƯƠI LĂM NĂM – MỘT MÁI TRƯỜNG

TẠ QUANG HƯỜNG

( Giáo viên Toán)

Ba mươi lăm năm so với lịch sử mái trường chỉ là một chặng đường, nhưng ba mươi lăm năm với tuổi nghề là một khoảng thời gian không ngắn, đủ để có bao nhiêu ấn tượng, bao nhiêu kỉ niệm…

Ngày đó, tôi cùng hàng trăm sinh viên được Sở giáo dục và đào tạo Quảng Nam Đà Nẵng phân công vào các vùng trung du, miền núi. Tuổi trẻ chúng tôi phấn chấn lên đường với ý nghĩ bay trên đôi cánh của chính mình . Chúng tôi bỏ lại sau lưng gia đình, bạn bè, chia tay Huế thương vào thu. Một chút buồn, tiếc nhớ trong tôi.

Tôi là một trong những người bắt đầu đứng ở vị trí khởi điểm của một trường vùng trung du Hòa Liên, Hòa Vang lo lắng, bồn chồn. Đó chính là kỉ niệm về trường của Cái thuở ban đầu lưu luyến ấy vì thế mà Ngàn năm hồ dễ mấy ai quên . Và rồi tuổi nghề của tôi song hành theo mỗi bước đi lên của mái trường này. Ba mươi lăm năm đã qua đi. Nói như cụ Nguyễn Công Trứ:

Khung trời dấu yêu 48

Page 49:  · Web viewTôn sư trọng đạo là một nét son văn hóa chói ngời trong dòng chảy văn hóa của dân tộc Việt Nam, trải qua biết bao thăng trầm của lịch

THCS Nguyễn Bá Phát 2013-2014

“Mười năm trẻ, năm mưoi già không kể” thì tôi đã đi hết “đoạn đường cơ bản” của “cuộc nhân sinh” ấy.

Nói về ba mươi lăm năm của một ngôi trường là nói về “cái tôi” thì thật là đáng trách, nhưng xin hãy tha thứ vì “cái tôi” cũng là cái của chúng ta. Vâng ba mươi lăm nghề mà tôi đã trải qua chỉ gắn với một ngôi trường và có lẽ, cuối cuộc đời nhà giáo của mình, tôi sẽ được đồng nghiệp trao chiếc nhẫn kĩ niệm có hai chữ “HL”. Đọc hai câu thơ Ta đến khi tóc còn xanh – Ta về khi tóc bạc và thanh thản ra về.

Qủa thật ba mươi lăm năm trong nghề - một phần đời gắn với ngôi trường. với tôi có quá nhiều tình nghĩa sâu nặng.

Trước hết là tình nghĩa của ngôi trường đầu đời. Trong đời ai cũng có ngôi trường Tôi đi học của Thanh Tịnh, ngôi trường của … mẹ dắt tay từng bước…

Nhưng đối với chúng ta, người làm nghề dạy học, thì có ngôi trường thứ hai ở đó. Ta đến bằng trái tim,và khối óc của mình, là ngôi trường đã từng chứng kiến những lo âu, ước vọng của thuở ban đầu. Đối với tôi trường Hòa Liên chính là trường đầy ý nghĩa đó. Ở đây tôi có những giây phút hồi hộp, lo âu khi mở trang giáo án đầu tiên, ghi những dòng chữ chưa thẳng hàng bằng phấn trắng trên bảng đen. Tôi đã đi những bước chân chập chững đầu tiên dưới sự dò xét của hàng trăm con mắt sáng ngời ấy. Làm sao tôi quên bục giảng đầu tiên của nghề dạy học. Đó là những bước đi mà một đồng nghiệp trong tổ đã gọi

Một bước e dè đôi bước bâng khuâng

Bước của riêng em mười ngón chân trần.

Cái tình thứ hai là tình người. Ba mươi lăm năm đó trong cuộc đời, tôi có bao nhiêu thăng trầm, sóng gió, nhiều lúc tưởng như ngã quị, không thể đứng vững nỗi. Chính khi ấy lãnh đạo, bạn bè, đồng nghiệp và cả thế hệ học trò cũ, mới của minh đã nâng tôi những bước đi đến ngày hôm nay. Cái tình người mênh mông đó, mấy nơi có được, ai có thể quên?

Rồi cũng chính mái trường này, ba mươi lăm năm qua tôi đã được chứng kiến bao nhiêu cuộc chia ly và hội ngộ. Chia ly với những đồng nghiệp chuyển sang trường khác và có cả cuộc chia ly vĩnh viễn. Cuộc chia ly nào mà chẳng bùi ngùi luyến tiếc. Nhưng làm sao tôi quên được ánh mắt còn nuối tiếc, gửi gắm của đồng nghiệp khi nằm trên chiếc băng ca, lên xe cấp cứu.

Khung trời dấu yêu 49

Page 50:  · Web viewTôn sư trọng đạo là một nét son văn hóa chói ngời trong dòng chảy văn hóa của dân tộc Việt Nam, trải qua biết bao thăng trầm của lịch

THCS Nguyễn Bá Phát 2013-2014

Bây giờ các anh đi xa, nhưng ánh mắt của anh như gửi lại tình càm các anh dành cho mài trường, cho tất cả chúng ta.

Những cuộc hội ngộ cũng đầy ý nghĩa, đó là sự hội ngộ của thế hệ con em, của đồng nghiệp cũ, hội ngộ của học trò cũ với thầy giáo trên bục giảng, trong đó có học trò của tôi. Cái thuở ban đầu đi nhanh quá. Tóc đã có màu bụi phấn

Tôi đã đi hết quảng đường trên bục giảng và giờ đây thấm thía nghĩ về nghề dạy học – nghề lái đò trên dòng sống năm tháng, nghĩ về những đều đã làm và những đều chưa làm được. Giờ đây tôi thấy băng khoăn: có quá muộn không để thực hiện những ước mơ của đoạn đường còn lại.

Ba mươi lăm tuổi trường, ba mươi lăm tuổi nghề, trong lòng có bao nhiêu buồn vui, bao nhiêu kỉ niệm, bao nhiêu nghĩa tình…

Xin cảm ơn tất cả…

Xin cảm ơn ngôi trường đầu đời của tôi!

MUA HÈ CHIA TAY

Thầy Thanh Văn

Có lẽ là ta lại xa nhauCác cô cậu học trò sau nhiều năm gắn bó.Và có lẽ những buồn vui nho nhỏSẽ theo thầy khó có thể quên.

Các em ơi! Cuộc đời là mặt biển lênh đênhMà mỗi người là một con thuyền lang thang trong đó.Nếu vụng về sẽ gặp nhiều sóng gióKhéo chống chèo sẽ cập bến bình yên.

Ve đã kêu, nắng hạ đỏ ngoài hiênPhượng trên sân trường đã rưng rưng nhỏ lệ.

Khung trời dấu yêu 50

Page 51:  · Web viewTôn sư trọng đạo là một nét son văn hóa chói ngời trong dòng chảy văn hóa của dân tộc Việt Nam, trải qua biết bao thăng trầm của lịch

THCS Nguyễn Bá Phát 2013-2014

Thầy lại thêm một lần lòng tê tái,Đứng trên bến đò tiễn biệt người đi.

Đi đi em, đừng ngoảnh lại làm gì?Bởi có ai qua hai lần trên một giòng nước chảy.Ông lái đò lặng lẽ đưa người qua lại,Có mấy ai nhớ mình.... khi mặt nước lên đênh.

Người qua, người qua, kẻ nhớ người quên.Ông lái đò vẫn miệt mài làm dâu trăm họ.Nhiều kẻ mến, cũng lắm người mắng mỏChỉ sâu thẳm trong lòng ... ai hiểu cho ông...?

Giữa trưa hè mà lòng thấy mùa đôngMỗi mùa hè tóc thầy thêm bạc trắng.Mỗi mùa hè sân trường thêm vắng lặng,Mỗi mùa hè lại một cuộc chia ly.

Các em ơi! Đời là một chuyến điMà đích đến có khi ta chưa rõ.Có thể là Thúy Vân êm đềm vô vị,Có thể là Thúy kiều với bể khổ lênh đênh.

Nhưng hãy nhớ rằng dù gian khổ lau lung,Qua khó khăn mới trở nên ngời sáng.Viên ngọc kia nếu nằm yên thì mờ mịt,Có dũa rèn mới lấp lánh ánh kim cương.

Chia tay học trò lòng thấy vấn vương,Chia tay thôi để ngày mai sau gặp lại.Đừng khóc nhé! Hãy cười tươi như hoa nở,Hãy đừng buồn và hãy nói với nhau,Hãy nói nhiều những lời chúc cho mai sau,Năm năm, mười năm...hai mươi năm gặp lại.Các em là những người luôn chiến thắng không hề biết chiến bại.Và vẫn là những cô cậu học trò ... bé dại ngày xưa...

Tháng 6 năm 2005

Khung trời dấu yêu 51

Page 52:  · Web viewTôn sư trọng đạo là một nét son văn hóa chói ngời trong dòng chảy văn hóa của dân tộc Việt Nam, trải qua biết bao thăng trầm của lịch

THCS Nguyễn Bá Phát 2013-2014

TẶNG NHỮNG NGƯỜI HỌC TRÒ CŨ - VÕ HƯNG

Gặp nhau về lại trường xưa

Tìm bao kỷ niệm mới vừa đánh rơi

Dẫu rằng trên khắp đường đời

Đừng quên nơi ấy là quê hương mình MỜI EM LÊN VUNG CAO (Tặng những học trò xa trường)

Mời em trở lại vùng cao

Khung trời dấu yêu 52

Page 53:  · Web viewTôn sư trọng đạo là một nét son văn hóa chói ngời trong dòng chảy văn hóa của dân tộc Việt Nam, trải qua biết bao thăng trầm của lịch

THCS Nguyễn Bá Phát 2013-2014

Thăm ngôi trường cũ dạt dào yêu thương

Em đi dưới một mái trường

Tình thương trò cũ vấn vương ngày về

Dẫu rằng em ở xa quê

Thì ta vẫn hẹn ngày về thăm nhau

Nơi đây cái thuở ban đầu

Phép trừ, phép cộng mấy câu thơ làng

Biết rằng cái buổi đầu trang

Đếm sao hết được mái trường em qua

Chúc em sớm đạt thành tài

Trường xưa vẫn đợi ngày mai em về .

English proverbs . Collected by Nhan Nghia

Love all, trust a few, do wrong to none. ( Shakespear )

Yêu mọi người, tin vài người, đừng xúc phạm ai cả.

Difficulties mastered are opportunities won. ( churchill )

Khắc phục được gian nan là chuyển gian nan thành cơ hội tốt

We learn not at school, but in life. ( Latin proverb )

Chúng ta học không chỉ ở trường mà còn ở đường đời.

Only free soul will never grow old. ( Richter )

Khung trời dấu yêu 53

Page 54:  · Web viewTôn sư trọng đạo là một nét son văn hóa chói ngời trong dòng chảy văn hóa của dân tộc Việt Nam, trải qua biết bao thăng trầm của lịch

THCS Nguyễn Bá Phát 2013-2014

Chỉ có tâm hồn tự do mới mãi mãi thanh xuân.

A heathy mind is in a healthy body. ( Junenal )

Một tinh thần minh mẫn trong một thể xác tráng kiện.

Where there’s a will, there’s a way. ( Fa.proverb )

Hửu chí, cánh thành

Where liberty is, there is my country. ( Latin proverb )

Đâu có tự do đó là tổ quốc tôi

Liberty can never be safe

but in the hands of the people themselves. ( Jefferson )

Tự do không thể được bảo vệ trừ phi trong chính tay của người dân.

With public sentiment, nothing can fail;

Without it, nothing can succed. ( Lincon )

Thuận lòng đân, tất không thất bại; Nghịch lòng dân, tất không thành công.

CÔNG ĐOÀN , CÁC YẾU TỐ CẦN THIẾT

Tổ Ngoại ngữ đề xuất các yếu tố nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo đáp ứng yêu cầu tình hình mới trong giai đoạn hiện tại của đất nước nhằm góp phần vào sự phát triển và hòa nhập quốc tế. đồng thời biểu dương tôn vinh các nhà giáo đã cống hiến cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo.

Qua các phong trào hoạt động công đoàn ngành giáo dục và đặc biệt là công đoàn trường THCS Nguyễn Bá Phát, chắc hẳn không ai có thể phủ nhận

Khung trời dấu yêu 54

Page 55:  · Web viewTôn sư trọng đạo là một nét son văn hóa chói ngời trong dòng chảy văn hóa của dân tộc Việt Nam, trải qua biết bao thăng trầm của lịch

THCS Nguyễn Bá Phát 2013-2014

được sự đóng góp tich cực về tri thức và tinh thần của các nhà giáo theo từng giai đoạn ; góp phần đưa phong trào học tập của địa phương đi lên. Thực tế cho thấy, từ ước mơ của những nông dân hiền thục chất phác nay con em của họ đã trở thành những thạc sĩ, kỷ sư, bác sĩ, những hiền tài đang có mặt trên mọi miền đất nước. Sự chuyển mình này không chỉ nhân dân địa phương ghi nhận , tri ân mà ngay cả chúng ta là thế hệ đi sau phải hết lòng tôn vinh và biểu dương những cống hiến của các nhà giáo đi trước.Các thành viên công đoàn Tổ Ngoại ngữ cũng như các tổ công đoàn khác trong trường đúc kết được các kinh nghiệm và rút ra được giá trị của việc xây dựng và hoạt động như thế nào cho hiệu quả nhằm nâng cao vai trò nhà giáo trong giai đoạn hiện hành của đất nước theo các nguyên tắc làm việc , nguyên lý thực hiện đồng thuận để xúc tiến hoạt động có hiệu quả cao.

_Yếu tố Thăng tiến tinh thần,

Vai trò của nhà giáo đối với sự nghiệp trong giai đoạn hiện nay được tổ chức xây dựng trên tinh thần chung đáp ứng sự phát triển của đất nước, tiếp cận phương tiện công nghệ cao trong lao động sản xuất và giao thương với các nền văn minh lớn, đòi hỏi nhà giáo phải sáng tạo và đổi mới phương cách giảng dạy và giáo dục học sinh nhằm đào tạo thế hệ trẻ Việt nam linh hoạt hơn, năng động hơn và đầy nhiệt huyết sáng tạo.

Đề cao tinh thần đoàn kết- tương ái – hỗ trợ và chia sẻ kinh nghiệm , kiến thức khoa học mới cho nhau trong công việc để nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo đáp ứng yêu cầu giáo dục trong giai đoạn hiện tại nhằm thăng tiến tinh thần của mỗi đoàn viên công đoàn.

Sự quan tâm, thăm hỏi hoàn cảnh sống cũng là yếu tố khá quan trọng; Vì một nhà giáo mới vào nghề đôn thuần là để có một việc làm, dần dần thành công việc thường ngày. Qua năm tháng được sự nâng đỡ dìu dắt của các đồng nghiệp đi trước, họ tích lũy được kinh nghiệm và trỏ thành nghề nghiệp.

Sự thăng tiến về mặt tinh thần này đã gắn chặc họ với môi trường sinh hoạt, hưng phấn đoàn kết nhau trong công việc; từ đó tạo nên một đội ngũ nhà giáo vững vàng và chất lượng.

_Yếu tố Hóa giải,

Phong trào hoạt động công đoàn trường đã đem lại nhiều thành đạt mới cho trường học nói chung và cho mỗi cá nhân nói riêng; Việc học hỏi để tiếp cận khoa học về công nghệ trong hiện đại hóa giáo dục qua phương pháp giảng dạy đòi hỏi chúng ta phải năng nổ tự học, tự rèn luyện nhằm đạt

Khung trời dấu yêu 55

Page 56:  · Web viewTôn sư trọng đạo là một nét son văn hóa chói ngời trong dòng chảy văn hóa của dân tộc Việt Nam, trải qua biết bao thăng trầm của lịch

THCS Nguyễn Bá Phát 2013-2014

“Chuẩn nhà giáo” và “Chuẩn nghề nghiệp”. Công đoàn trường phải kịp thồi quan tâm khích lệ tinh thần của anh chị em giáo viên vượt khó vươn lên. Mỗi chúng ta có hoàn cảnh riêng, điều kiện sống , sinh hoạt khác nhau nhưng chung một công việc là làm sao đưa phong trào Dạy và Học của trường ngày một đi lên. Nguyên lý làm việc của tổ công đoàn là làm sao để hóa giải được những khúc mắc của mỗi hoàn cảnh ; đâu phải hoạt động công đoàn chỉ ở công tác Hiếu, Hỷ, tham quan Du lịch; Tổ công đoàn thực sự hoạt động như một trợ lực tinh thần, biết xoa dịu cuộc sống riêng tư cho nhau khi hoạn nạn, lúc khó khăn.

Biết cách hòa giải những bất đồng trong sinh hoạt, trong cuộc sống, biết xử sự san lấp những hố sâu chia rẽ. Tổ công đoàn cộng tác đắc lực với lãnh đạo nhà trường trong giáo dục đạo đức học sinh, tránh lối sống vô cảm, giúp các em biết hòa nhập vào cộng đồng, biết sống nhân ái , từ tâm qua các công việc thăm viếng Mẹ Việt nam anh hùng, thăm người sống neo đơn, hoạn nạn, Tham gia việc làm đẹp nghĩa trang các anh hùng liệt sĩ, hưởng ứng lao động công ích, khắc phục thiên tai bão lụt. Công đoàn giáo dục các em sống cao thượng, biết kính viếng tang lễ người thân của bạn học cùng lớp, của gia tộc mình ; giáo dục các em biết quý trọng các giá trị bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc Việt nam mình. Giáo dục các em biết gìn giữ Biển đảo và sự toàn vẹn lãnh thổ của tổ quốc, hiểu rành mạch những trang sử oai hùng, khí phách trong dựng nước và giữ nước của cha ông chúng ta, biết hun đúc những ước mơ cao đẹp cho bản thân và cho tổ quốc ngày càng tiến triển trên đường hội nhập quốc tế.

_Yếu tố Sức bật,

Thực tế cho thấy, trường THCS Nguyễn Bá Phát ngày hôm nay đã thực hiện thành công ước mơ xây dựng thành công trường Chuẩn Quốc gia, trở thành điểm đến cho các trường bạn trong thành phố cũng như vài trường trên đất nước về thăm viếng và học tập kinh nghiệm, kết quả này đáng để cho chúng ta một niềm tự hào và khích lệ cho mỗi chúng ta làm việc hăng say , nhiệt tình hơn nữa. Những kết quả ấy được tạo đựng từ đâu ? Phải chăng chúng ta đã có được sự đồng thuận giữa lãnh đạo nhà trường và đội ngũ nhà giáo cùng các em học sinh nêu lên một quyết tâm lớn, đồng thời chính quyền địa phương và nhân dân hết lòng ưu ái cho những hoài bão chính đáng của chúng ta.

Công Đoàn thực sự đóng một vai trò lớn lao trong việc thực hiện các chỉ thị, nghị quyết… hầu đôn đốc và thúc đẩy thực hiện tốt các chương trình hành động được yêu cầu. Sự đồng thuận trong đội ngũ nhà giáo chính là sức bật

Khung trời dấu yêu 56

Page 57:  · Web viewTôn sư trọng đạo là một nét son văn hóa chói ngời trong dòng chảy văn hóa của dân tộc Việt Nam, trải qua biết bao thăng trầm của lịch

THCS Nguyễn Bá Phát 2013-2014

để chúng ta đạt đến mọi thành công trong công việc chung mà chúng ta mong đợi để đạt được.

Nhìn lại, Công đoàn trường đã thực sự mở rộng mối quan hệ với nhiều cơ quan, đơn vị trong địa bàn thành phố và vinh hạnh đón nhận được những ưu ái, quan tâm giúp sức từ các đơn vị ấy bằng tinh thần, sức lực và vật chất hầu cộng tác tạo đà phát triển cho trường.

Chúng ta hết lòng cảm kích và tri ân sự hổ trợ từ các đơn vị , các tổ chức, các ân nhân và đặc biệt, trân trọng cám ơn toàn thể Cán bộ, Chiến sĩ đơn vị vùng III Hải Quân Việt Nam đã liên tục kề vai sát cánh với trường nhiều năm qua ; Tình cảm Quân-Dân đã thể hiện qua sự hiến dâng mồ hôi và công sức của các anh luôn đến và tô điểm mái trường thêm khang trang, tươi đẹp hơn cho các em trong mỗi đầu năm học mới ; Xây dựng một hình ảnh đẹp và sống động trong lòng người con nước Việt chúng ta.

Tổ công đoàn ngoại ngữ xin được đóng góp những ý nho nhỏ trên để cộng tác vào chương trình nâng cao vai trò của đội ngũ nhà giáo trong giai đoạn hiện tại.

Xin chân thành,

Tổ ngoại ngữ.

Cô ơi ! con xin lỗi

Học sinh 9/5

Trong cuộc đời mỗi con người ai cũng có lấn khuyết điểm. Nhưng có những khuyết điểm khiến ta luôn ray rức mãi. Tôi cũng thế , tôi có một lần sai lầm mà đến tận bây giờ vẫn nhớ mãi như in. Tôi ân hận lắm vì khiến cô buồn phiền vì lỗi lầm của mình. Nhưng tôi tin rằng cô sẽ thông cảm và tha lỗi cho tôi. Khung trời dấu yêu 57

Page 58:  · Web viewTôn sư trọng đạo là một nét son văn hóa chói ngời trong dòng chảy văn hóa của dân tộc Việt Nam, trải qua biết bao thăng trầm của lịch

THCS Nguyễn Bá Phát 2013-2014

Vào năm học lớp 7 Tôi vốn là học sinh giỏi toán của lớp . Bài kiểm tra lúc nào cũng đạt điểm cao những con 9 con 10 đỏ chói . Mỗi lần cô gọi điểm tôi luôn tự hào và trả lời dõng dạc trước sự tán phục của lũ bạn. một hôm trong giờ ôn tập tôi chủ quan không nghe cô ôn lại bài. Theo thường lệ cô sẽ gọi mấy bạn lên bảng làm bài. Tôi nghỉ cô sử không gọi tôi vì tôi đã có điểm miệng rồi. Vì vậy tôi ngồi ung dung thả hồn theo những cánh bướm bay lượn ngoài cửa sổ.” Các em lấy giấy ra làm bài kiểm tra “ Câu nói của cô làm tôi giật mình và cả lớp xôn xao náo động . Biết làm sao bây giờ . mỗi khi kiểm tra cô thường báo trước để chúng tôi ôn lại bài. Thế nhưng, sao hôm nay như vậy, tôi ngơ ngác nhìn quanh chợt bừng tỉnh khi nhớ Hòa con bạn ngồi cùng bàn nhắc tôi lo chép bài và làm bài. Tôi loay hoay mái , cứ viết rồi lại xóa

Trong khi mọi người chăm chú làm bài thì tôi chẳng suy nghĩ được gì , đầu óc như quay cuồng . Thời gian đã hết rồi, Tới giờ nộp bài nhưng lòng cứ thấm thỏm không yên . Tôi bồn chồn và lo lắng.Tôi nghỉ lúc phát bài ra mà tôi bị điểm kém thì làm sao đây? Tôi sẽ mất mặt trước đám bạn, bị cô khiển trách và bị ba mẹ la rầy. Tôi nên làm gì ? Làm gì bây giờ ? Những câu hỏi cứ dồn dập đặc ra trong đầu tôi làm tôi lo lắng.

Rồi thời khắc quyết định cũng đã đến cũng như mọi khi, tôi nhận bài từ tay cô đẻ phát cho các bạn . Liếc qua nhìn bài của mình “ Ôi không ba điểm “ nhưng tôi không thể nào thốt lên được .Chắc có lẽ sợ lũ bạn nhìn tôi mà cười .Tôi cố gắng lấy lại bình tỉnh tỏ ra thản nhiên và không để ai nhìn thấy . Thật là chuyện chưa từng có . Tôi biết nói sao với cô đây , với ba mẹ nữa . Tôi nghĩ đủ mọi cách và cuối cùng nảy ra một ý . Cô bắt đầu gọi điểm. Đến tên tôi, tôi dường như lấy hết bình tỉnh, hô to “ Thưa cô! tám điểm “ Có lẽ cô không phát hiện ra, tôi thở phào nhẹ nhỏm. Để xóa mọi dáu vết tối đó tôi về nhà làm lại một bài khác và dả nét chưc của cô ghi 8 “ Ngày qua ngày tôi cứ nghỉ đến lúc cô gọi tôi đem bài kiểm tra lên và rôi ngày đó cũng đến , cô bảo tôi đem bài kiểm tra lên vì không trùng với điểm tổng kết của cô. Tôi run cả người , tim tôi như ngừng đập. Cô đưa giấy mời và biểu đem về đưa cho ba mẹ. Điều đó khiến tôi không còn tâm trạng để học các môn khác. Tôi cảm thấy “ghét” cô. Tôi mới vi phạm lần đầu mà cô làm vậy, tôi cứ ấm ức muốn tìm cách trả thù cô.

Tại cái vụ đó tôi bị ba mẹ phạt suốt mấy ngày liền, không cho đọc truyện mà bắt làm bài tập toán miệt mài. Sự chán nản và mệt mỏi càng làm tôi ghét cô hơn. Vào giờ ra chơi, khi các bạn đứng quanh hỏi bài cô, tôi nhanh tay lấy đi quyển sổ tay của cô. Tôi chỉ muốn làm cho cô lo lắng. Không một ai

Khung trời dấu yêu 58

Page 59:  · Web viewTôn sư trọng đạo là một nét son văn hóa chói ngời trong dòng chảy văn hóa của dân tộc Việt Nam, trải qua biết bao thăng trầm của lịch

THCS Nguyễn Bá Phát 2013-2014

biết, thế nhưng cô không hề tỏ ra nghi ngờ gì đối với những cô học trò của mình .

Một hôm tôi tình cờ giở quyển sổ tay của cô ra xem. Từng trang, từng trang là những ký niệm về cô đối với lớp. Cô ghi rất chi tiết những gì xảy ra trong lớp . Lật tiếp trang nữa, cô viết về bài kiểm tra toán gần đây của lớp. Một giòng chữ nhỏ nhắn, cô viết. Không biết có gì xảy ra với Liên không mà sao em ấy làm bài lạ thế nhỉ. Mình phải tìm hiểu có vấn đề gì với em ấy “ Với cô có lẽ tôi là đứa học trò ngoan lễ phép . Còn tôi thì ngược lại , tôi xem cô như một mụ phù thủy độc ác . Đọc xong những dòng chữ từ đáy lòng cô . Khóe mắt tôi cay cay , những giọt nước mắt chảy dài trên hai bờ má “ Cô ơi ! con xin lỗi .

Đã hai năm trôi qua nhưng làm sao tôi có thể quân được . Tôi ân hận lắm nhưng không biết làm gì . Nếu cuộc đời này cho tôi một điều ước , tôi mong rằng thời gian có thể quay trỏe lại tôi không phải làm một điều ngớ ngẫn thế . Bây giờ tôi ân hận quá nhưng có lẽ điều đã quá muộn màng

Cô ơi ! Hãy tha lỗi cho con cô nhé!

Khung trời dấu yêu 59

Page 60:  · Web viewTôn sư trọng đạo là một nét son văn hóa chói ngời trong dòng chảy văn hóa của dân tộc Việt Nam, trải qua biết bao thăng trầm của lịch

THCS Nguyễn Bá Phát 2013-2014

Khung trời dấu yêu 60

Page 61:  · Web viewTôn sư trọng đạo là một nét son văn hóa chói ngời trong dòng chảy văn hóa của dân tộc Việt Nam, trải qua biết bao thăng trầm của lịch

THCS Nguyễn Bá Phát 2013-2014

PHỤ LỤC

1 Lời ngỏ2.Bài viết Quá khứ và hiện tại của trường Nguyễn Bá Phát3.Bài thơ Người đưa đò4.Suy ngẫm về vai trò người Thầy xưa và nay5.Trường xưa trong tôi6.Vài suy nghĩ về “ người Thầy, nghề Thầy”7.Tình Thầy8.Gởi lời chúc đến các Thầy Cô9.Người Thầy

10.Cô học trò nhỏ11.Ước mơ xanh12.Truyện ngắn : Câu chuyện của tôi13.Hoa phượng – Hòa liên – Nguyễn Bá Phát14.Chọn nghề15.Tâm hồn cao thượng16.Nghề giáo trong tôi là17.Ký ức tuôi thơ18.Ngôi trường yêu thương19.Ba lăm năm – một mái trường20.Mùa hè chia tay21. Mời em lên Vùng cao.22.Công đoàn – các yếu tố then chốt

Khung trời dấu yêu 61

Page 62:  · Web viewTôn sư trọng đạo là một nét son văn hóa chói ngời trong dòng chảy văn hóa của dân tộc Việt Nam, trải qua biết bao thăng trầm của lịch

THCS Nguyễn Bá Phát 2013-2014

Khung trời dấu yêu 62