29
1 Muc luc Muc luc.........................................................1 1. Những khái niệm..............................................2 2. Những nguyên nhân dẫn đến xung đột sắc tộc, tôn giáo.........4 3. Những cuộc xung đột sắc tộc, tôn giáo lớn trên thế giới......6 4. Tác động của xung đột sắc tộc, tôn giáo đến nền kinh tế, chính trị thế giới...................................................11 5. Vấn đề giải quyết xung đột sắc tộc, tôn giáo trên thế giới. .14 5.1. Thực hiện các biện pháp phát triển kinh tế, giáo dục, xóa đói giảm nghèo, thực hiện công bằng xã hội.....................15 5.2. Phải giải quyết tốt mối quan hệ dân tộc, tôn giáo với chính quyền..........................................................16 5.3. Các sắc tộc, tôn giáo phải thực hiện tăng cường đối thoại với nhau để giải quyết những mâu thuẫn, xung đột...............17 6. Kết luận....................................................18 Tai lieu tham khao.............................................18

vuthuan.files.wordpress.com · Web viewTrong khi đó, dự thảo sửa đổi quy định rằng cảnh sát phải tổ chức điều tra ban đầu trước khi thụ lý đơn

  • Upload
    others

  • View
    0

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: vuthuan.files.wordpress.com · Web viewTrong khi đó, dự thảo sửa đổi quy định rằng cảnh sát phải tổ chức điều tra ban đầu trước khi thụ lý đơn

1

Muc lucMuc luc............................................................................................................................................11. Những khái niệm........................................................................................................................22. Những nguyên nhân dẫn đến xung đột sắc tộc, tôn giáo........................................................43. Những cuộc xung đột sắc tộc, tôn giáo lớn trên thế giới.........................................................64. Tác động của xung đột sắc tộc, tôn giáo đến nền kinh tế, chính trị thế giới.......................115. Vấn đề giải quyết xung đột sắc tộc, tôn giáo trên thế giới....................................................145.1. Thực hiện các biện pháp phát triển kinh tế, giáo dục, xóa đói giảm nghèo, thực hiện công bằng xã hội...........................................................................................................................155.2. Phải giải quyết tốt mối quan hệ dân tộc, tôn giáo với chính quyền..................................165.3. Các sắc tộc, tôn giáo phải thực hiện tăng cường đối thoại với nhau để giải quyết những mâu thuẫn, xung đột.....................................................................................................................176. Kết luận.....................................................................................................................................18Tai lieu tham khao........................................................................................................................18

Page 2: vuthuan.files.wordpress.com · Web viewTrong khi đó, dự thảo sửa đổi quy định rằng cảnh sát phải tổ chức điều tra ban đầu trước khi thụ lý đơn

2

1. Những khái niệm

Xung đột (conflict)“Xung đột” (conflict), theo nghĩa chung nhất của từ này, được hiểu như quan

hệ không tương thích giữa các yếu tố trong một hệ thống, dẫn đến sự vận hành trục trặc hoặc sự sụp đổ của hệ thống. Theo nghĩa đó, thuật ngữ “xung đột” đã được sử dụng trong không chỉ các ngành khoa học xã hội, mà còn cả tự nhiên nữa.

Cho đến nay, nội hàm khái niệm “xung đột” vẫn chưa được các ngành khoa học xã hội khảo cứu sâu để làm rõ. Nhìn chung, xung đột chỉ được bàn đến thể dưới hình thái “tình huống cụ thể” trong những nghiên cứu quan hệ quốc tế, trong xã hội học, chính trị học và trong các nghiên cứu về văn hóa. Chẳng hạn, trong quan hệ quốc tế, người ta thường sử dụng thuật ngữ “xung đột” để chỉ những “tranh chấp” (disputes) hoặc “đụng độ” (clashes) liên quan đến lợi ích quốc gia và không gian chủ quyền. Trong thương mại, “xung đột” thường dùng để chỉ sự tranh chấp về lợi ích kinh tế. Còn đối với quan hệ giữa các cộng đồng sắc tộc hay tôn giáo, “xung đột” được hiểu như sự phủ định lẫn nhau của các hệ giá trị.

Trong xã hội học, người ta đề cập đến xung đột thế hệ, xung đột gia đình, xung đột giới... Trong luật học, thuật ngữ “xung đột pháp lý” dùng để chỉ tính không đồng bộ, nhất quán trong một hệ thống luật pháp; hoặc sự vênh lệch các chuẩn mực pháp lý giữa nước này với nước khác... 

Với cách dùng như vậy, có thể thấy, “xung đột” không phải là khái niệm phản ánh bản chất của sự kiện mà chỉ thâu tóm “vẻ bề ngoài”, tức là quan hệ “không tương hợp” của các chủ thể khi cùng tham dự vào một hệ thống xác định. Thật khó để phân biệt rạch ròi khái niệm “xung đột” với “tranh chấp”, “đụng độ”, “va chạm” và “mâu thuẫn”. Trong từng văn cảnh cụ thể, những khái niệm đó vẫn được các tài liệu dùng theo cách là hoán đổi lẫn nhau.

Sắc tộc (race)Sắc tộc là thuật ngữ chỉ một cộng đồng tộc người sinh sống trong một lãnh

thổ nhất định và là chủ thể của những giá trị văn hóa tạo nên nét riêng đủ để phân biệt với các cộng đồng tộc người khác.

Tôn giáo (religion)Khái niệm tôn giáo là một vấn đề được giới nghiên cứu về tôn giáo bàn cãi

rất nhiêu. Trong lịch sử đã từng tồn tại rất nhiều quan niệm khác nhau về tôn giáo:- Các nhà thần học cho rằng “Tôn giáo là mối liên hệ giữa thần thánh và con

người”.- Khái niệm mang dấu hiệu đặc trưng của tôn giáo: “Tôn giáo là niềm tin vào

cái siêu nhiên”.- Một số nhà tâm lý học lại cho rằng “Tôn giáo là sự sáng tạo của mỗi cá

nhân trong nỗi cô đơn của mình, tôn giáo là sự cô đơn, nếu anh chưa từng cô đơn thì anh chưa bao giờ có tôn giáo”.

Page 3: vuthuan.files.wordpress.com · Web viewTrong khi đó, dự thảo sửa đổi quy định rằng cảnh sát phải tổ chức điều tra ban đầu trước khi thụ lý đơn

3

- Khái niệm mang khía cạnh bản chất xã hội của tôn giáo của C.Mác: “Tôn giáo là tiếng thở dài của chúng sinh bị áp bức, là trái tim của thế giới không có trái tim, nó là tinh thần của trật tự không có tinh thần”.

- Khái niệm mang khía cạnh nguồn gốc của tôn giáo của Ph.Ăngghen: “Tôn giáo là sự phản ánh hoang đường vào trong đầu óc con người những lực lượng bên ngoài, cái mà thống trị họ trong đời sống hàng ngày …”

Để có khái niệm đầy đủ về tôn giáo cần phải chú ý:- Khi nói đến tôn giáo, dù theo ý nghĩa hay cách biểu hiện nào thì luôn luôn

phải đề cập đến vấn đề hai thế giới: thế giới hiện hữu và thế giới phi hiện hữu, thế giới của người sống và thế giới sau khi chết, thế giới của những vật thể hữu hình và vô hình.

- Tôn giáo không chỉ là những sự bất lực của con người trong cuộc đấu tranh với tự nhiên và xã hội, do thiếu hiểu biết dẫn đến sợ hãi và tự đánh mất mình do đó phải dựa vào thánh thần mà còn hướng con người đến một hy vọng tuyệt đối, một cuộc đời thánh thiện, mang tính “Hoàng kim nguyên thủy”, một cuộc đời mà quá khứ, hiện tại, tương lai cùng chung sống. Nó gieo niềm hi vọng vào con người, dù có phần ảo tưởng để mà yên tâm, tin tưởng để sống và phải sống trong một thế giới trần gian có nhiều bất công và khổ ải.

Như vậy: Tôn giáo là niềm tin vào các lực lượng siêu nhiên, vô hình, mang tính thiêng liêng, được chấp nhận một cách trực giác và tác động qua lại một cách hư ảo, nhằm lý giải những vấn đề trên trần thế cũng như ở thế giới bên kia. Niềm tin đó được biểu hiện rất đa dạng, tuỳ thuộc vào những thời kỳ lịch sử, hoàn cảnh địa lý - văn hóa khác nhau, phụ thuộc vào nội dung từng tôn giáo, được vận hành bằng những nghi lễ, những hành vi tôn giáo khác nhau của từng cộng đồng xã hội tôn giáo khác nhau.

Xung đột sắc tộc (ethnic conflict)Xung đột sắc tộc là sự va chạm, tranh chấp, đụng độ về các lợi ích kinh tế

hoặc các giá trị văn hóa giữa các cộng đồng tộc người.Xung đột tôn giáo (religious conflict)Xung đột tôn giáo là sự va chạm, tranh chấp, đụng độ về giá trị tôn giáo giữa

các cộng đồng tôn giáo. Một số cuộc xung đột tôn giáo trên thế giới như xung đột giữa các nhóm đạo Hồi ở I-rắc, giữa các nước A-rập (Hồi giáo) và I-xra-en (Do Thái giáo), xung đột ở miền Nam Thái Lan (Hồi giáo - Phật giáo), Phi-lip-pin (Hồi giáo - Thiên Chúa giáo), xung đột quốc tế liên quan đến việc đăng tải các bức biếm họa Đấng tiên tri Mô-ha-mét trên báo chí một số nước ở châu Âu... Ngoài ra, nhiều tổ chức vũ trang, khủng bố hiện nay đang có xu hướng núp bóng dưới vỏ bọc tôn giáo, lợi dụng các vấn đề tôn giáo để thực hiện các hoạt động chính trị của mình. Các cuộc xung đột tôn giáo rất phức tạp và khó giải quyết, do liên quan đến các

Page 4: vuthuan.files.wordpress.com · Web viewTrong khi đó, dự thảo sửa đổi quy định rằng cảnh sát phải tổ chức điều tra ban đầu trước khi thụ lý đơn

4

chuẩn mực giá trị, đạo đức của các cộng đồng dân tộc, có lịch sử lâu dài và thường liên quan đến nhiều quốc gia, ở các khu vực khác nhau trên thế giới.

2. Những nguyên nhân dẫn đến xung đột sắc tộc, tôn giáo

Xung đột sắc tộc, tôn giáo luôn là mối quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu, nhiều học giả trên thế giới. Trong lịch sử, nhiều cuộc xung đột sắc tộc, tôn giáo đã để lại những hậu quả rất nặng nề, thậm chí gây ra những cuộc chiến tranh với danh nghĩa bảo vệ sự tôn nghiêm của tôn giáo. Dù với danh nghĩa gì đi nữa thì người chịu hậu quả nhiều nhất vẫn là những người dân vô tội trên khắp mọi miền của trái đất. Họ luôn phải sống trong tình trạng lo âu, sợ hãi, nghi kị lẫn nhau và xung đột sẽ luôn là một vấn đề nan giải trong chính sách an dân của mỗi quốc gia. Để giải quyết tốt hơn vấn đề xung đột, không có cách nào khác, việc tìm ra những nguyên nhân gây nên xung đột luôn là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách. Các nhà nghiên cứu đã đưa ra rất nhiều những nguyên nhân khác nhau, tuy nhiên dựa vào đó chúng ta có thể khái quát thành một số những nguyên nhân cơ bản như sau:

Thứ nhất, những nguyên nhân nhìn từ góc độ kinh tế. Những cuộc xung đột đều có xuất phát từ những tầng lớp người dân nghèo

đói, khó khăn về kinh tế. Sự phát triển của khoa học công nghệ làm cho kinh tế có những bước phát triển vượt bậc nhưng nó cũng tạo ra những lỗ hổng to lớn đó là khoảng cách giầu nghèo ngày càng lớn và khó có “thể san” lấp được. chính điều này tạo ra sự mâu thuẫn giữa người nghèo và người giầu, đó là mâu thuẫn mà không thể giải quyết bằng những biện pháp nhất thời, do vậy xung đột còn thường xuyên xẩy ra, nhất l;à ở những vùng có tỷ lệ chênh lệch giầu nghèo cao, sự khác biệt lớn về văn hóa và tôn giáo như các quốc gia Trung Đông

Thứ hai, những nguyên nhân nhìn từ góc độ bản sắc dân tộc, tôn giáo và văn hóa.

Một bộ phận tộc người thiểu số cả về sắc tộc, tôn giáo và cả văn hóa trong cùng một quốc gia mà đa số người theo một tôn giáo khác và nắm quyền cai trị, do vậy họ luôn đấu tranh, không chịu sự thống trị của chính quyền, đòi ly khai cũng là những nguyên nhân gây lên những cuộc xung đột. Nếu những tộc người ở những quốc gia khác nhau có thể gây nên xung đột giữa hai quốc qia, thậm chí có thể là một cuộc chiến tranh.

Thứ ba, những nguyên nhân nhìn từ góc độ lịch sử.Đó là những mâu thuẫn tích tụ rất lâu, hàng thập kỷ trước đây, cũng có thể là

những hận thù sâu xa từ xưa để lại trong đó không thể không kể đến cuộc xung đột của hai nhà nước Israel và Palestine1

1 Từ năm 1250 trước Công nguyên, tổ tiên của người Do Thái đã đến chiếm đóng và định cư ở vùng đất Canaan bên bờ đông Địa Trung Hải (vùng lãnh thổ của Israel ngày nay).

Page 5: vuthuan.files.wordpress.com · Web viewTrong khi đó, dự thảo sửa đổi quy định rằng cảnh sát phải tổ chức điều tra ban đầu trước khi thụ lý đơn

5

Khi xu thế độc lập dân tộc được khẳng định, các dân tộc vừa tự khẳng định, vừa hòa nhập với thế giới toàn cầu hóa, làm ý chí mỗi dân tộc được củng cố mạnh mẽ hơn. Từ đó, những vấn đề dân tộc không được thực hiện và không được chấp thuận thỏa đáng, dễ gây ra bùng nổ.

Thứ tư, những nguyên nhân xuất phát từ chính sách của chính phủ đối với người dân.

Chiến lược đầu tư bất hợp lý giữa các vùng miền khiến cho tình trạng đói nghèo ra tăng, khoảng cách giữa người giầu và người nghèo ngày càng lớn, gấy lên bất mãn trong tầng lớp nhân dân nghèo khổ. Không những vậy ở một số quốc gia, dân tộc còn thiếu sự quan tâm hợp lý đến kinh tế, văn hóa riêng của những dân tộc ít người cũng tạo cho họ những tâm trạng bất an, do đó, họ luôn có ý muốn chống lại nhà nước, hoặc những dân tộc có ý khinh miệt, để bảo đảm quyền lợi của mình. Có thể nói Thái lan cũng là một nước có tính trạng bất ổn ở phía Nam do sự quan tâm không hợp lý của nhà nước. nhiều chương trình đầu tư phát triển kinh tế phía Nam không thành công vì nạ tham nhũng tràn lan, khiến cho người dân không tin vào chính phủ. Khi chính phủ tiến hành chính sách di dân để giải quyết những vấn đề bất cập về kinh tế lại không có sự giải thích rõ ràng đối với những dân tộc đang cư trú bản địa, gây tâm lý hoang mang về sự mất lãnh thổ, bản sắc văn hóa... của những dân tộc ít người đang cư trú ở phía Nam. Khi những người Thái Phật giáo được chuyển từ phía Bắc, những người Melayu Muslim lại lo sợ họ sẽ mất đất đai, trở thành người làm thuê trên chính quê hương của mình, mất đi bản sắc văn hóa... do vậy họ luôn tìm cách để chống lại, tạo ra những bất ổn của vùng Nam Thái Lan.

Thứ năm, những nguyên nhân khác

Năm 961 đến năm 962 trước công nguyên, vua Solomon cai trị và cho xây dựng đền thờ Do Thái đầu tiên ở Jerusalem. Trong thời kỳ này, miền đất được chia làm 2 vương quốc.

Năm 586 trước công nguyên, người Babylon chiếm đóng vương quốc phía Nam Judah, đày ải người Do Thái và phá huỷ đền thờ linh thiêng của họ. Mãi 70 năm sau, người Do Thái mới lại trở về và xây dựng lại Đền thờ lần thứ 2. Đền thờ Do Thái là biểu tương thiêng liêng của Do Thái giáo và người Do Thái.

Năm 333 trước công nguyên, đế chế La Mã tấn công và chiếm đóng miền đất của người Do Thái.Năm 6-7 sau công nguyên, theo truyền thuyết thì Đức Jesus, người sáng lập ra Đạo Cơ Đốc, ra đời ở

Bethlehem ngay cạnh Jerusalem. Sau đó, ông bị đóng đinh vào cây thập tự và mất ở Jerusalem. Hiện ở Jerusalem có khu Mộ Thánh  (Holy Shepulchre) của Đức Jesus.

Năm 70 sau công nguyên, một cuộc nổi dậy của người Do Thái chống lại đế chế La Mã đã làm cho Hoàng đế La Mã Titus tức giận. Quân La Mã đã phá huỷ đền thờ Do Thái, khủng bố và trục xuất người Do Thái. Sự kiện này đánh dấu một mốc lịch sử cực kỳ quan trọng là việc người Do Thái phải phân tán đi khắp nơi trên thế giới do bị đàn áp trên ngay chính quê hương của họ. Đến năm 133 sau công nguyên, Jerusalem bị người La Mã phá huỷ hoàn toàn và dân Do Thái bị trục xuất ra khỏi miền đất linh thiêng mà cha ông họ đã định cư. Đối với người Do Thái, việc phải lang thang khắp thế giới như những người không có tổ quốc và việc phá huỷ đền thờ tôn giáo của họ là một nỗi hổ thẹn và nhục nhã. Chính nỗi nhục đó là nền tảng hình thành Chủ nghĩa phục quốc Do Thái. Và từ đó cho đến tận ngày nay, những xung đột của hai quốc gia dân tộc này vẫn chưa chấm dứt, vẫn luôn là một vấn đề nóng của lịch sử quốc tế.

Page 6: vuthuan.files.wordpress.com · Web viewTrong khi đó, dự thảo sửa đổi quy định rằng cảnh sát phải tổ chức điều tra ban đầu trước khi thụ lý đơn

6

Một là, vai trò của cộng đồng quốc tế trong việc dập tắt các lò lửa xung đột cũng có giới hạn; rất nhiều nước, nhiều tổ chức, nhiều chính khách của thế giới, đặc biệt là Liên hợp quốc tích cực hoạt động nhưng hiệu quả không cao.

Hai là, hầu như tất cả các xung đột sắc tộc đó đều chứa đựng các lợi ích của cả nước trực tiếp tham gia và cả những nước đứng ngoài. Trong các cuộc xũng đột, không ít những phần tử bên ngoài muốn "đục nước béo cò" để kiếm chác. Nhiều khi các lực lượng đế quốc núp danh "việc thiện" để làm "điều ác".

Ba là, chính chủ nghĩa đế quốc, những kẻ lái súng, trong không ít trường hợp đã "đổ thêm dầu vào lửa". Để bán được nhiều vũ khí, nhưng tên lái súng của thế giới hiện đại không bao giờ muốn một thế giới thanh bình. Ngoài miệng thì chúng rêu rao "hòa bình", nhưng thực chất bên trong lại xúi bẩy, tiếp tay hoặc tìm mọi cách gây mất ổn định để có cớ kiếm lời.

3. Những cuộc xung đột sắc tộc, tôn giáo lớn trên thế giới1. Xung đột giữa Thiên chúa giáo với Hồi giáo ở Inđônêxia. Inđônêxia có

khoảng 250 triệu dân, trong đó 85% là người Hồi giáo và 8% là người Thiên chúa giáo. Sự xung đột diễn ra căng thẳng ở ba khu vực sau:

Một là, Sự xung đột giữa những người theo đạo Thiên chúa giáo và những người theo đạo Hồi ở quần đảo Maluku, Maluku có dân số có khoảng 3 triệu người, trong đó người theo đạo Hồi chiếm 55%, theo đạo Thiên chúa chiếm 44%. Trước đó đây quần đảo này khá bình yên. Ngày 18/6/2000, ở đây đã diễn ra một vụ tàn sát giữa người Hồi giáo và người Thiên chúa giáo, ước tính khoảng 10.000 người bị thiệt mạng (6.000 người đạo Hồi và 4.000 người Thiên chúa), trong đó đa số là phụ nữ và trẻ em. Cuộc xung đột cũng đã gây ra làn sống di cư khoảng 500.000 người chủ yếu là người Thiên chúa sang các đảo lân cận như Xêram và Buru. Nguyên nhân của sự xung đột này có nguồn gốc mang tính lịch sử. Dưới thời đô hộ của thực dân Hà Lan và Bồ Đào Nha người Thiên chúa giáo sống ở đây chiếm ưu thế và được ưu đãi hơn người Hồi giáo nên người Hồi giáo cảm thấy bị thua thiệt. Sau khi Inđônêxia giành được độc lập năm 1949, do chương trình nhập cư người Hồi giáo tới đây của Chính quyền nên đến thập kỷ 70 của thế kỷ XX thì người Hồi giáo đã chiếm ưu thế hơn so với người Thiên chúa giáo và người Thiên chúa giáo cảm thấy bị đối xử lạnh nhạt. Xuất phát từ tâm lý bị phân biệt đối xử đã hình thành những bất đồng ngấm ngầm giữa hai tôn giáo này và những mâu thuẩn âm ỉ nay trở thành xung đột lớn. Những người Hồi giáo đã triệu tập hàng ngàn người và thành lập các đơn vị bán quân sự được trang bị vũ khí sẵn sàng làm cuộc “thánh chiến” để bảo vệ người Hồi giáo. Các đơn vị này có tên là “Laskar Jihad” hoặc “Al Fatah” hay còn gọi là mặt trận thanh niên Hồi giáo”.

Để ngăn cuộc xung đột có khả năng bùng phát lớn, làm rối loạn tình hình đất nước, chính quyền Inđônêxia đã ban bố tình trạng khẩn cấp tại Maluku. Sắc lệnh này cho phép quân đội và Hải quân Inđônêxia truy quét các lực lượng phiến loạn.

Page 7: vuthuan.files.wordpress.com · Web viewTrong khi đó, dự thảo sửa đổi quy định rằng cảnh sát phải tổ chức điều tra ban đầu trước khi thụ lý đơn

7

Liên Hợp quốc cũng đã đưa các lực lượng cứu trợ để giúp Maluku giải quyết hậu quả cuộc xung đột nhưng tình hình vẫn chưa có sự chuyển biến đáng kể.

Mới đây ngày 11/9/2010, đã có ít nhất ba người thiệt mạng và 103 người bị thương do một vụ xung đột tôn giáo diễn ra tại đây.

Hai là, Xung đột giữa nhóm Hồi giáo Laskar Jihad và những người Thiên chúa giáo ở Sulawesi. Sulawesi là một tỉnh giáp với Maluku và Papua. Người Thiên chúa giáo chiếm 60% dân số. Ngày 28/11/2001, ở đây đã diễn ra cuộc thảm sát của những người thuộc phong trào Laskar Jihad đối với những người Thiên chúa giáo. Hàng trăm người Hồi giáo đã đeo mặt nạ đen dùng súng, lựu đạn, bom xăng tấn công vào các khu định cư của người Thiên chúa giáo. Cuộc tàn sát đã biến khu định cư của người Thiên chúa giáo thành những đống đổ nát và khiến hàng trăm người lâm vào cảnh màn trời chiếu đất.

Phong trào Laskar Jihad được thành lập vào ngày 30/1/2000 tại Yogyakarta, do một giáo viên người Hồi giáo tên là Jafar Umar Thalib đứng đầu. Sau khi được thành lập nhóm này đã cử các đội quân vũ trang tới những nơi có sự xung đột giữa người theo đạo Thiên chúa và người theo đạo Hồi trong đó, có Maluku. Nhóm này lúc đầu còn nhận được sự ủng hộ của chính quyền địa phương.

Căn nguyên cuộc xung đột này là một cuộc cãi lộn do say rượu giữa một thanh niên Thiên chúa giáo và một thanh niên Hồi giáo xãy ra vào năm 1998. Sau đó tiếp tục âm ỉ và đến tháng 5/200 thì bùng phát, làm hàng trăm người Hồi giáo thiệt mạng. Sau đó tình hình đã bớt căng thẳng khi chính quyền Inđônêxia điều tới đây hàng ngàn binh sĩ để bảo vệ trật tự an ninh ở đây.

Ba là, Xung đột ở Aceh, Aceh là một trong những tỉnh giàu tài nguyên thiên nhiên của Inđônêxia. Ở Aceh có nhiều dầu, khí đốt, vàng, bạc, cao su. Hiện nay có khoảng 5 triệu dân sinh sống, hầu hết là người Hồi giáo (98%). Hàng năm, Aceh đóng góp cho Inđônêxia khoảng 50 tỷ USD từ xuất khẩu các nguồn tài nguyên nói trên. Từ khi Inđônêxia trao trả độc lập cho Đông Timo, ở Aceh xuất hiện ngày càng nhiều phong trào đòi ly khai. Ngày 18/11/2009, tại Banda Aceh (thủ phủ Aceh) đã diễn ra một cuộc biểu tình lớn với khoảng một triệu người tham gia mà đa số là người Hồi giáo trong các tổ chức trí thức và sinh viên, họ đòi chính phủ phải thực hiện quyền trưng cầu dân ý về quyền tự quyết của nhân dân Aceh. Cuộc biểu tình này đã làm khoảng 5.000 người thiệt mạng. Nguồn gốc sâu xa của sự xung đột này là vấn đề dân tộc tôn giáo. Do chính quyền Inđônêxia có chính sách đối xử không thỏa đáng, từ việc phân chia lợi nhuận cho đến chính sách đầu tư phát triển không công bằng. Người dân Aceh cảm thấy bị thiệt thòi, không được hưởng lợi từ các nguồn tài nguyên thiên nhiên, cùng với đó là chính quyền Inđônêxia thực hiện chính sách nhập cư vào Aceh. Dân nhập cư từ các vùng khác đổ về khai thác các mỏ vàng, bạc, đồng thời bốc lột nhân dân địa phương. Những mâu thuẩn tiềm tang từ lâu nay bộc phát thành những xung đột lớn.

Page 8: vuthuan.files.wordpress.com · Web viewTrong khi đó, dự thảo sửa đổi quy định rằng cảnh sát phải tổ chức điều tra ban đầu trước khi thụ lý đơn

8

Để đòi lại quyền lợi cho Aceh, năm 1976, một tổ chức gọi là Phong trào vì tự do Aceh (GAM) đã tập hợp lực lượng gồm những người đấu tranh đòi tự do cho Aceh. Những phần tử cực đoan của tổ chức này đã phát động nhiều cuộc xung đột làm cho tình hình Aceh mất ổn định, rối loạn.

Để giải quyết mâu thuẩn giữa những người Aceh và chính quyền Inđônêxia, ngày 12/5/2000, tại Giơnevơ, đại diện chính phủ và đại diện của Tổ chức GAM đã ký kết một thỏa thuận tạm ngừng chiến. Sau đó, vào ngày 18/6/2000, hai bên tiếp tục ký thỏa thuận về quy định có liên quan đến việc ngừng hoạt động quân sự theo đó các lực lượng an ninh của Inđônêxia phải rút quân khỏi Aceh. Tuy nhiên cho đến nay cuộc xung đột ở Aceh vẫn chưa có hồi kết mà vẫn đang diễn ra âm ỉ.

2. Xung đột giữa Thiên chúa giáo với Hồi giáo ở Philippin. Philippin có khoảng 90 triệu dân, trong đó 85% Thiên chúa giáo và 5% Hồi giáo. Cuộc xung đột do tổ chức khủng bố Hồi giáo Abu Sayyaj gây ra ở quần đảo Minđanao. Tổ chức khủng bố Hồi giáo Abu Sayyaj ra đời vào đầu thập niên 90 của thế kỷ XX, trong bối cảnh nội chiến giữa tổ chức Hồi giáo Mặt trận giải phóng dân tộc Môrô đòi độc lập và quân đội chính phủ trên quần đảo Minđanao. Tổ chức Abu Sayyaj đã gây ra nhiều vụ bắt cóc, cướp của giết người. Năm 1986, Tổ chức mặt trận Hồi giáo giải phóng Môrô tách khỏi Mặt trận giải phóng dân tộc Môrô, tuyển mộ quân gồm 40.000 tay súng và đòi thành lập Nhà nước độc lập gồm 4 tỉnh có đa số dân Hồi giáo ở Minđanao. Từ đó đến nay, xung đột, bắt cóc, giết người thường xuyên xảy ra giữa dân tự vệ công giáo và các phe phái Hồi giáo tại đây.

3. Xung đột giữa Thiên chúa giáo với Hồi giáo ở Pakixtan (150 triệu dân, trong đó 90% Hồi giáo và 2,5% Thiên chúa giáo. Cuộc xung đột bắt nguồn xoay quanh điều khoản 295b của Bộ luật hình sự liên quan đến hành vi báng bổ tôn giáo. Ngày 21/4/2000, Tướng P.Musarap đang cầm quyền tuyên bố ủng hộ dự thảo sửa đổi điều khoản này, nhưng một tháng sau đó lại tuyên bố bác bỏ do người Hồi giáo hăm dọa biểu tình và tổ chức đình công. Theo điều khoản nói trên, bất kỳ người Hồi giáo nào cũng có thể đến bất cứ đồn cảnh sát nào tố cáo người đã báng bổ thánh Môhamet và người bị tố cáo sẽ bị bắt giam ngay. Trong khi đó, dự thảo sửa đổi quy định rằng cảnh sát phải tổ chức điều tra ban đầu trước khi thụ lý đơn tố cáo. Những kẻ hở của điều khoản này đã bị lợi dụng. Trong nhiều vụ tranh chấp tài sản hoặc trả thù cá nhân, nguyên đơn đã vu tội báng bổ cho bị đơn nhằm mưu cầu lợi ích riêng. Luật chống báng bổ tôn giáo ra đời từ thời thực dân, sau đó dưới thời tướng độc tài Jia Ui Hag, vào năm 1986, phạm vi kết tội báng bổ được mở rộng thêm. Thái độ trở mặt của Tướng P.Musarap đã gây bất bình trong cộng đồng dân Thiên chúa giáo. Ngày 6/5/1998, Giám mục Giôn Giôdep, ở Faisalaba đã tự sát để phản đối điều luật này. Ngoài ra ở Pakixtan, còn có cuộc xung đột sắc tộc ở Karachi, miền Nam Pakistan (giữa người Mohajir và người Pashtun, hai tộc người chiếm đa số ở Karachi) (30-4-2009).

Page 9: vuthuan.files.wordpress.com · Web viewTrong khi đó, dự thảo sửa đổi quy định rằng cảnh sát phải tổ chức điều tra ban đầu trước khi thụ lý đơn

9

4. Xung đột giữa Thiên chúa giáo với Hồi giáo ở Nigiêria (150 triệu dân, trong đó 45% Hồi giáo và 45 % Thiên chúa giáo. Cuộc xung đột diễn ra chủ yếu giữa người Thiên chúa giáo ở miền Bắc và người Hồi giáo ở miền Nam. Cuộc xung đột diễn ra đặc biệt gay gắt từ đầu năm 2000 đến nay, hàng loạt vụ sát hại dân Thiên chúa giáo ở miền Bắc và trả thù dân Hồi giáo ở miền Nam đã gia tăng sau khi luật Hồi giáo được ban hành trong một số bang miền Bắc như Zamfara, Kaduna, Kebbi với dân số chủ yếu theo Hồi giáo. Tháng 2/2000, ở Caduna (1 triệu dân), hơn 1.000 người thiệt mạng sau làn song phản đối luật Hồi giáo của dân Thiên chúa giáo thuộc sắc tộc Ibo. Ở miền Nam, 400 người Hồi giáo thuộc sắc tộc Haoussa đã bị sát hại khi dân Thiên chúa giáo Ibo trả thù cho người Thiên chúa giáo ở miền Bắc.

Từ đó các cuộc xung đột tiếp tục diễn ra, một cuộc bạo động bùng phát hồi tháng 11-2008, bắt nguồn từ việc Đảng Tất cả Nhân dân Hồi giáo bị Đảng Dân chủ Nhân dân theo Thiên Chúa giáo đánh bại trong cuộc bầu cử địa phương. Lúc đó, chính quyền ghi nhận có 200 người thiệt mạng nhưng các nguồn tin khác cho rằng số người chết cao gấp hai lần. Tiếp đó, ngày 19/11/2010 một cuộc xung đột giữa người Thiên chúa giáo và người Hồi giáo ở thành phố Jos đã làm 27 người chết, 300 người bị thương và 5.000 người mất nơi ở.

5. Xung đột giữa Thiên chúa giáo với Hồi giáo ở Xuđăng (31 triệu dân, trong đó 69% Hồi giáo và 13% Thiên chúa giáo). Cuộc xung đột ở đây là do cộng đồng Thiên chúa giám chiếm thiểu số ở miền và Bắc và các tổ chức Hồi giáo cực đoan gây ra. Nguyên nhân là do dân Thiên chúa giáo cảm thấy bị đối xử bất công so với người Hồi giáo. Ở Xuđăng, thống chế Nemeiri đã áp dụng luật Hồi giáo từ thập niên 60. Toàn bộ bộ máy hành chính công quyền đều hành xử theo chính sách Hồi giáo hóa, bất chấp quyền lợi của dân Thiên chúa giáo và người theo đạo phật linh. Từ thập niên 60 trở lại đây không có nhà thờ mới nào được xây dựng, nơi thờ phụng và trường học Công giáo bị phá dỡ theo yêu cầu quy hoạch nhưng không được bồi thường, giấy phép lưu trú của các linh mục thừa sai chỉ có giá trị trong 6 tháng, một số giáo mục bị trục xuất hoặc bị cầm tù… Ngoài ra, ở Xuđăng còn có cuộc xung đột giữa sắc tộc Lou Nuer và Murle ở miền Nam.

6. Xung đột giữa Hinđu giáo và Hồi giáo ở Ấn Độ (đỉnh điểm là cuộc khủng bố ở Mumbai 26/11/2008). Ấn Độ có khoảng 1 tỷ 100 triệu người trong đó người theo Hinđu giáo có khoảng 840 triệu dân, chiếm 80% dân số Ấn Độ, Người Hồi giáo có khoảng 150 triệu dân chiếm 13% dân số Ấn Độ. Người Hồi giáo bị coi là hậu duệ của xâm lược phương Bắc, người Hồi bị bài xích và trở thành mục tiêu căm ghét của những phần tử Hindu dân tộc cực đoan. Họ là tầng lớp nghèo trong xã hội. Thu nhập bình quân thấp hơn bình quân của người Hindu. Khoảng cách giàu nghèo tại Ấn Độ đan chéo nhau với các nhân tố lịch sử, tôn giáo, chủng tộc, tạo nên những mối quan hệ phức tạp. Người Hồi giáo thường bị phân biệt đối xử. Với 13% dân số, người Hồi chỉ chiếm 3% biên chế của bộ máy công quyền Ấn Độ.

Page 10: vuthuan.files.wordpress.com · Web viewTrong khi đó, dự thảo sửa đổi quy định rằng cảnh sát phải tổ chức điều tra ban đầu trước khi thụ lý đơn

10

Từ khi Ấn Độ độc lập, đa số người Hồi giáo bỏ phiếu cho đảng Quốc đại. Từ 1998, Đảng Bharatiya Janata (BJP), đảng dân tộc cực đoan của người Hindu, lập chính phủ. Sự thất bại của đảng Quốc đại càng đẩy người Hồi giáo Ấn Độ vào tình trạng bấp bênh.

Mầm mống của chủ nghĩa khủng bố đã được gieo ngay trên mảnh đất Ấn Độ, mặc dù cho đến tận gần đây các quan chức chính phủ Ấn Độ vẫn bác bỏ ý kiến về việc Hồi giáo Ấn Độ bị lôi kéo vào cuộc thánh chiến tòan cầu. Những cuộc xung đột lẻ tẻ Hindu - Hồi giáo đã phát triển thành những cuộc đụng độ sắc tộc lớn trên toàn quốc vào năm 1992, kể từ vụ 150.000 phần tử cực đoan Hindu phá hủy một thánh đường Hồi giáo thời Mughal ở Ayodhya. Hơn 2.000 người đã thiệt mạng trong các cuộc xung đột sau đó. Nhiều người trong số những kẻ đứng đằng sau vụ phá hủy nhà thờ này đã tham gia BJP. Sau những cuộc đụng độ năm 1992-1993, mối hận thù biến thành cướp bóc, giết người do cả hai phía gây ra. Trong nhiều trường hợp cảnh sát không can thiệp… Hàng triệu người đã thiệt mạng trên vùng tiểu lục địa.

Trước sự kiện 11/9/2001 ở Mỹ, những cuộc xung đột giữa Hindu và Hồi giáo Ấn Độ khoanh trong biên giới nước này. Nhưng từ sự kiện 11/9, những lực lượng Hồi giáo cực đoan quốc tế và khu vực tìm cách lợi dụng, kích động mâu thuẫn giữa hai cộng đồng lớn nhất nhì Ấn Độ, tổ chức đưa thánh chiến Hồi giáo vào Ấn Độ. Một trong những mục tiêu chính của vụ khủng bố 26-29/11 tại Mumbai chính là thổi bùng sự bất hòa đó.

7. Xung đột tôn giáo, sắc tộc ở Trung Quốc, nổi bật nhất là xung đột giữa Phật giáo Tây Tạng (phương Tây gọi là Lạt-ma giáo) tháng 3/2008 đã khiến 13 người thiệt mạng và gậy thiệt hại kinh tế 200 triệu nhân dân tệ (khoảng 29 triệu đô-la Mỹ). Hơn chín tháng tiếp sau đó, nhiều cuộc biểu tình liên tiếp nổ ra tại Tây Tạng và các vùng lân cận và cuộc xung đột giữa người Duy Ngô Nhĩ Hồi giáo ở Tân Cương với người Hán và chính quyền địa phương, Trung ương (7/2009). Cuộc xung đột đã làm 1.680 người bị thương vong.

Nguyên nhân trực tiếp là vụ xung đột giữa mấy trăm công nhân người Hồi Tân Cương làm việc ở một nhà máy đồ chơi ở Thiều Quan, Quảng Đông, với công nhân người Hán tại đó, cách đó khoảng hơn mươi hôm, do bất đồng ngôn ngữ và phong tục tập quán. Kết quả là hai công nhân người Hồi bị thiệt mạng.

Còn nguyên nhân sâu xa là chính sách dân tộc của Trung Quốc không thuyết phục được người Hồi. Họ cảm thấy văn hoá, tín ngưỡng, ngôn ngữ của họ không được người Hán tôn trọng. Vùng đất đai mà tổ tiên họ để lại đa phần lại nằm trong tay người Hán, mọi hoạt động kinh tế thương mại chính đều nằm trong tay người Hán. Chính quyền Trung Quốc, đã đưa quân đội lên Tân Cương khai khẩn, lập nông trường, để bây giờ người Hán chiếm tới 75% dân số ở Tân Cương. Ngoài ra còn có nguyên nhân từ việc Trung Quốc thực hiện chính sách phát triển nóng tập

Page 11: vuthuan.files.wordpress.com · Web viewTrong khi đó, dự thảo sửa đổi quy định rằng cảnh sát phải tổ chức điều tra ban đầu trước khi thụ lý đơn

11

trung vào miền duyên hải phía Đông của nền kinh tế Trung Quốc khiến người dân những vùng sâu vùng xa như Tân Cương cảm thấy họ bị thiệt thòi, bị tụt hậu so với phần phía Đông. Nên một bộ phận người Hồi Tân Cương muốn thành lập một khu tự trị riêng.

Chính điều này là một trong những nguyên nhân mang lại hậu quả là có hàng vạn cuộc bạo loạn nổ ra ở Trung Quốc trong mấy năm trở lại đây.

8. Giữa những kẻ nổi loạn người Hồi giáo với cảnh sát chính quyền ở miền Nam Thái Lan.

Thái Lan với 64 triệu dân trong đó dân theo Hồi giáo chỉ có khoảng 2,3 triệu người sống tập trung chủ yếu ở 3 tỉnh miền Nam Thái Lan là Pattani, Yala và Narathiwat, còn lại hầu hết là người theo Đạo Phật. Thái Lan là một đất nước của Phật giáo, theo văn hóa Phật giáo. Cuộc xung đột có nguyên sâu xa là những người Hồi giáo tại đây cảm thấy bị chính phủ trung ương kỳ thị, ba tỉnh này vốn trước đây là của Malaysia, nên hâu hết người dân ở đây là người Malaysia theo Đạo Hồi trong khi đó người theo Phật Giáo thường là người gốc Thái. Do đó, những người Thái đạo Phật đã bị những người Hồi Giáo tại chỗ coi là người từ nơi khác tới. Sau cùng, đa số những chức vụ quan trọng trong guồng máy hành chánh và cảnh sát tại miền Nam Thái Lan lại được giao cho người theo đạo Phật. Hiện tượng này lại càng tạo thêm tâm lý bất mãn trong đa số cư dân là người Hồi Giáo ở 3 tỉnh này.

Tính đến tháng 8/2009, đã có hơn 3.700 người đã thiệt mạng trong các cuộc xung đột giữa người Hồi giáo với cảnh sát chính quyền ở miền Nam Thái Lan tại ba tỉnh cực Nam Thái Lan - Narathiwat, Pattani và Yala - kể từ khi cuộc chiến tranh du kích đòi ly khai bộc phát trở lại vào tháng 1/2004.

Ngoài ra, còn có các cuộc xung đột Giữa các tín đồ Tin lành (một nhánh của Ki-tô giáo) với chính Ki-tô giáo ở Bắc Ai-len (Ireland) và cuộc xung đột giữa người Sunni và người Shiite ở Iraq, Iran, Pakistan…

4. Tác động của xung đột sắc tộc, tôn giáo đến nền kinh tế, chính trị thế giới

Có thể nói xung đột tộc người trên thế giới hiện nay là vấn đề hết sức phứctạp, xuyên suốt lịch sử nhân loại, đặc biệt sau chiến tranh lạnh, vấn đề càng trở nên đậm nét. Xung đột giữa phương Đông và phương Tây trên lĩnh vực hình thái ýthức rất sâu sắc.Trong đời sống xã hội, dân tộc và  tôn giáo là những vấn đề tự thân vốn đã chứa đựng những phức tạp. Đặc biệt là vấn đề dân tộc trong bối cảnh những năm gần đây. Trên thế giới, mâu thuẫn, xung đột giữa các dân tộc, sắc tộc ngày càng tăng, trở thành nhân tố gây mất ổn định ở nhiều quốc gia.Trên cơ sở được học về bức tranh toàn cảnh các cuộc xung đột tộc người và tôn giáo trên thế giới, chúng ta có thể rút ra được những kiến thức và nhìn nhận riêng của bản thân, cũng như nắm bắt được những

Page 12: vuthuan.files.wordpress.com · Web viewTrong khi đó, dự thảo sửa đổi quy định rằng cảnh sát phải tổ chức điều tra ban đầu trước khi thụ lý đơn

12

nguyên nhân, tính chất, đặc điểm và hình thức của các cuộc xung đột tộc người và tôn giáo. Từ những bức tranh toàn cảnh ấy giúp chúng ta nhận thức được con đường đúng đắn nhất để giải quyết các vấn đề về xung đột tộc người và tôn giáo trên thế giới vì đây là vấn đề toàn cầu. Xung đột sắc tộc và tôn giáo từ lâu đã là đề tài nổi bật trong nghiên cứu phát triển ở các nước trên thế giới nói chung và khu vực Đông Nam Á nói riêng. Chính những đặc điểm như đa dạng dân tộc, tôn giáo và văn hoá, sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế - xã hội là cơ sở tiềm ẩn dẫn đến các xung đột khác nhau liên quan đến sắc tộc và tôn giáo.Trên thế giới hiện nay phần lớn là các quốc gia đa tộc người, đa tôn giáo,trong thời gian qua có nhiều cuộc xung đột xảy ra ở nhiều nơi với nhiều hình thúckhác nhau. Bước vào kỷ nguyên của chiến tranh lạnh, xung đột tộc người nhường chỗ cho xung đột tôn giáo, xung đột văn hóa. Hiện nay nếu xét trên bình diện thế giới, sau chiến tranh thế giới 2, trên thế giới có gần 200 cuộc xung đột, trong đó70% các cuộc xung đột vũ trang mang tính chất tôn giáo. Xung đột không chỉ diễn ra ở một quốc g ia cụ thể nào mà hầu như quốc g ia nào, châu lục nào cũng có những cuộc xung đột.

Nhìn bình diện chung từ 1990 đến nay tình hình thế giới, xung đột tộc người không những tăng mà còn gia tăng với quy mô và cường độ ngày càng lớn. Ví dụ chiến tranh vùng vịnh ở Mỹ.Tính chất của các cuộc xung đột không giới hạn ở khu vực mà bành trướng vượt qua phạm vi ngoài khu vực, mang tính quốc tế. Khi tổng hợp tất cả các cuộc xung đột tộc người và tôn giáo trên thế giới, nhiều tà i l iệu khác nhau, nhiều cách t iếp cận khác nhau để từ đấy nhìn thấy được rằng xung đột sắc tộc không chỉ chịu tác động của các nguyên nhân từ k inh tế văn hóa xã hội mà xung đột sắc tốc còn tác động ngược t rở lạ i đối với nền k inh tế - chính t r ị thế g iới

Ngày nay, khi cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật đang phát t r iễn mạnh mẽ và đạt được nhiều thành tựu to lớn t rên nhiều l ĩnh vực, nền k inh tế thế g iới đang phát t r iễn mạnh mẽ th ì vấn đề xung đột t rên thế g iới cũng đang diễn ra một cách phức tạp . đ iều này đang ảnh hưởng nghiêm t rọng đến nền hòa b ình, k inh tế chính t r ị của chúng ta .

Vậy, xung đột sắc tộc tác động nhưng thế nào đến nền chính trị ở xã hội đương đại? Đây là vấn đề đang tiếp tục tranh luận của các nhà nghiên cứu nhưng cho đến nay về cơ bản người ta cho rằng tất cả các hình thái của các cuộc chiến tranh và xung đột đều bắt nguồn từ những nguyên nhân chính trị, kinh tế, tôn giáo, dân tộc hết sức sâu sắc và từ chỗ này nó có tác động trở lại đối với nền chính trị kinh tế thế giới.

Xung đột sắc tộc và tôn giáo có tác động rất lớn đến nền chính trị thế giới cũng như của mỗi quốc gia. Xung đột sắc tộc sẽ làm cho đât nước mất ổn định về

Page 13: vuthuan.files.wordpress.com · Web viewTrong khi đó, dự thảo sửa đổi quy định rằng cảnh sát phải tổ chức điều tra ban đầu trước khi thụ lý đơn

13

tình hình chính trị, lam cho tình hình chính trị của các nước trở nên căng thẳng. xung đột sắc tộc còn tác động làm cho nền kinh tế mất ổn định. Đời sống nhân dân bị đe dọa và không được cải thiện kinh tế bị huỷ hoại và chậm phát triển.

Thế giới từng chứng kiến những xung đột giữa Ấn Độ giáo, Ki-tô giáo và Phật giáo với Hồi giáo tại Ấn Độ; giữa Ki-tô giáo và Hồi giáo tại Ni-giê-ri-a và In-đô-nê-xi-a; giữa các tín đồ Tin lành (một nhánh của Ki-tô giáo) với chính Ki-tô giáo ở Bắc Ai-len (Ireland); giữa những kẻ nổi loạn người Hồi giáo với cảnh sát chính quyền ở miền Nam Thái Lan; xung đột giữa sắc tộc Lou Nuer và Murle ở miền Nam Xu-đăng... Riêng ở Trung Quốc, xung đột tôn giáo, sắc tộc cũng đã từng xảy ra, phá hoại sự thống nhất và ổn định phát triển đất nước. Nổi bật nhất là xung đột giữa Phật giáo Tây Tạng (phương Tây gọi là Lạt-ma giáo), giữa Hồi giáo Tân Cương... với chính quyền địa phương và Trung ương.

Ở một số quốc gia vừa đề cập, ảnh hưởng tiêu cực của các xung đột có đặc thù tôn giáo riêng, làm mất ổn định nghiêm trọng xã hội. Đặc biệt ở Trung Quốc, các xung đột tôn giáo, sắc tộc có cả màu sắc tôn giáo lẫn chính trị. Ở nước ta, cũng từng xảy ra vụ bọn phản động lưu vong bịa đặt ra cái gọi là Nhà nước Đề-ga độc lập và Tin Lành Đề-ga ở Tây Nguyên nhằm tuyên truyền, kích động, gây xung đột sắc tộc, tạo tiền đề cho sự chia rẽ, li khai, gây mất ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Gần đây, lợi dụng chính sách tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo của Nhà nước, một số phần tử phản động nhân danh những người Công giáo chân chính đã tìm cách tạo ra sự hiềm khích lương - giáo, giữa đa số người dân không theo đạo với giáo dân ở một số khu vực, vùng miền. Thường là chúng dùng chiêu bài đòi lại đất cũ của nhà thờ, hay cố tình tạo ra biến cố xung đột với chính quyền địa phương bằng những hành động vi phạm pháp luật, nội quy, trật tự nơi công cộng. Sở dĩ một số kẻ cố tình gây rối, bất chấp pháp luật như vậy vì chúng tin rằng, có thể thông qua việc tạo ra những xung đột tôn giáo, sắc tộc để những thế lực đứng đằng sau mượn cớ “tự do, nhân quyền” lên án cái gọi là “đàn áp tôn giáo, sắc tộc” của Nhà nước ta. Bất chấp đạo lý, bất chấp pháp luật, một số kẻ ngang nhiên dựng nhà trái phép trên khu bảo tồn chứng tích tội ác chiến tranh khu tháp chuông nhà thờ Tam Tòa (Đồng Hới - Quảng Bình); tụ tập trái phép gây mất trật tự công cộng và đập phá tài sản một số cơ quan ở khu vực 42 Nhà Chung, phá hoại tài sản của Công ty may Chiến Thắng ở Thái Hà (Hà Nội). Gần đây nhất là vụ xây dựng trái phép cây thánh giá bằng bê tông, cốt thép trên đỉnh núi Chẽ (còn gọi là núi Thờ) thuộc huyện Mỹ Đức (Hà Nội), mục đích gây rối, cố tình tạo xung đột với chính quyền địa phương... Rõ ràng, đó là những hành động không phù hợp với tôn chỉ của bất cứ tôn giáo nào, đặc biệt là của những người Công giáo chân chính với mong ước “sống phúc âm trong lòng dân tộc”, cùng với cộng đồng xã hội xây dựng một cuộc sống “tốt đời, đẹp đạo”. Đó cũng chỉ là hành vi của một số phần tử phản động, cố tình làm theo sự giật dây của các thế lực thù địch, nhằm tạo ra những bất ổn xã hội.

Page 14: vuthuan.files.wordpress.com · Web viewTrong khi đó, dự thảo sửa đổi quy định rằng cảnh sát phải tổ chức điều tra ban đầu trước khi thụ lý đơn

14

Bên cạnh đố, các thế lực bên ngoài dựa vào những xung đột đó để nhảy vào can thiệp với chiêu bài giúp đỡ tháo gỡ tình hình khó khăn của đất nước nhưng thực chất vì quyền lợi của mình mà các nước đó mới nhảy vào can thiệp tình hình. Như Mỹ can thiệp vào tình hình của các nước Arap

Nếu xâu chuỗi, đánh giá những tác động thứ phát mà những xung đột tôn giáo, sắc tộc có thể gây ra, kèm theo sự kiên trì đeo đuổi âm mưu, sự kết hợp với nhiều thủ đoạn khác… thì chúng ta sẽ thấy được mức độ nguy hiểm của “chiến thuật gây mất ổn định xã hội” này trong toàn bộ chiến lược diễn biến hòa bình. Bởi vậy, việc phân tích đánh giá mức độ thâm hiểm, những âm mưu gây rối thông qua xung đột tôn giáo, sắc tộc của các phần tử phản động để tuyên truyền đến mọi tầng lớp xã hội là một công việc hết sức cần thiết, góp phần tích cực làm thất bại chiến lược diễn biến hòa bình. Mặt khác, chúng ta cũng cần đi trước một bước trong việc xử lý kiên quyết, nghiêm minh (nhưng hết sức linh hoạt, mềm mỏng)  các vụ việc theo đúng đường lối của Đảng và pháp luật Nhà nước; thực hiện tốt phương châm "phòng để chống" một cách hữu hiệu, nhằm làm giảm thiểu những tác động xấu đến khối đoàn kết dân tộc và ảnh hưởng đến các mối quan hệ quốc tế

5. Vấn đề giải quyết xung đột sắc tộc, tôn giáo trên thế giới

Trong tác phẩm Sự va chạm của các nền văn minh, Samuel Hungtington cảnh báo với nhân loại là đừng có vội mừng khi cuộc chiến tranh lạnh kéo dài giữa hai siêu cường quốc đại diện cho hai hệ tư tưởng đối lập nhau kết thúc, bởi sau cuộc chiến tranh đó sẽ còn có những sự va chạm lớn hơn đó là sự va chạm về văn hóa “trong thế giới mới này, các cuộc xung đột dữ dội, quan trọng và nguy hiểm nhất không phải giữa các tầng lớp xã hội, giữa giàu và nghèo mà là giữa các dân tộc thuộc về các chỉnh thể văn hóa khác nhau” “Thế giới trở nên khác hẳn trong đầu thập kỷ 1990, nhưng không hẳn là hòa bình hơn trước. Thay đổi là tất yếu nhưng tiến bộ thì chưa hẳn” 2, sự va chạm về văn hóa mà Hungtington nói tới là các cuộc xung đột sắc tộc tôn giáo, các cuộc xung đột này ngày càng gia tăng theo cấp số nhân và những thiệt hại của nó cũng gia tăng tương ứng, xung đột sắc tộc, tôn giáo giờ đã trở thành vấn đề toàn cầu, nhức nhối của nhân loại, và do vậy vấn đề giải quyết xung đột sắc tộc và tôn giáo trên thế giới trở thành vấn đề quyết định cho nên hòa bình và an ninh thế giới

Vấn đề giải quyết xung đột sắc tộc tôn giáo là một vấn đề toàn cầu, hầu như tất cả các nước trên thế giới đều diễn ra và tiềm ẩn những xung đột sắc tộc tôn giáo, cho nên vấn đề giải quyết xung đột này cần phải có sự chung tay góp sức của cả nhân loại, của tất cả các quốc gia trên thế giới. Để xây dựng một xã hội ổn định, và phát triển thì trước hết tất cả các nước phải thực hiện các giải pháp như:

2 Samuel Hungtington, Sự va chạm của các nền văn minh, Nxb Lao động, Hà nội 2003, Tr 19

Page 15: vuthuan.files.wordpress.com · Web viewTrong khi đó, dự thảo sửa đổi quy định rằng cảnh sát phải tổ chức điều tra ban đầu trước khi thụ lý đơn

15

5.1. Th c ự hiện các biện pháp phát triển kinh tế, giáo dục, xóa đói giảm nghèo, thực hiện công bằng xã hội.

Như chúng ta đã biết một trong các nguyên nhân khiến các cuộc xung đột sắc tộc, tôn giáo bùng nổ, đặc biệt là các cuộc xung đột sắc tộc tôn giáo trong một quốc gia là do vấn đề bất bình đẳng và bất công về kinh tế. Khi các nguồn lợi của sự tăng trưởng kinh tế không được phân phối đều trong xã hội, giữa các dân tộc, các cộng đồng người thì sẽ dẫn đến sự phân hóa giàu nghèo, bất công trong xã hội, kết hợp với sự bất công trong hệ thống giáo dục làm cho các mâu thuẫn trong lòng xã hội nổi lên, lâu dần tích tụ và phát triển thành các xung đột sắc, tôn giáo. Do vậy, chúng ta có thể gạt bỏ được phần nào các cuộc sung đột sắc tộc tôn giáo bằng cách tấn công mạnh vào những bất bình đẳng và bất công về kinh tế tồn tại trong xã hội.

Chúng ta có thể thấy Singapo là một điển hình cho việc thực hiện các chính sách này. Những người lãnh đạo Singapo không hoàn toàn dập khuôn kiểu “Nhà nước phúc lợi” của Anh – miễn phí thuốc men, miễn phí chữa răng, phát kính miễn phí, cấp phát phúc lợi xã hội một cách hào hiệp mà làm theo cách của riêng mình như: xây dựng và cung cấp nhà ở cho nhân dân với giá rẻ, các hộ gia đình thuộc các dân tộc khác nhau đều có quyền đăng ký mua nhà giá bao cấp và sống chung trong cùng một khu nhà chung cư với điều kiện, môi trường xã hội như nhau giúp họ xóa bỏ được những mặc cảm, ngăn cách.

Trên lĩnh vực giáo dục, chính phủ Singapo rất chú trọng đầu tư cho giáo duc, tất cả các học sinh ở độ tuổi đi học đều được đến trường, không phân biệt dân tộc, tôn giáo, thậm chí không cần khai lý lịch. Họ thành lập những trường phổ thông hòa nhập, trong đó học sinh các dân tộc học tập theo các kênh khác nhau nhưng cùng sinh hoạt xã hội dưới một mái trường chung. Trong các trường học này học sinh các dân tộc không chỉ được học tập về văn hóa, truyền thống của dân tộc mình mà còn tìm hiểu, học tập văn hóa của các dân tộc khác, để thế hệ trẻ dễ hiểu và hòa nhập với nhau hơn

Chính sách điều chỉnh lương có lợi cho người lao động trực tiếp và trợ cấp về giáo dục và đào tạo cho những người gặp nhiều khó khăn đã làm cho sự chênh lệch về mức sống và thu nhập giữa các nhóm cộng đồng dân tộc thu hẹp lại “năm 1965 mức thu nhập bình quân của mỗi hộ người Hoa thường cao hơn rất nhiều so với hộ người Malayu, thường từ 300 đến 500% (từ 3 đến 5 lần). Đến 1973, mức thu nhập của người Malayu chỉ thua kém người Hoa 42% và con số đó còn 30% vào năm 1977” 3

Nhờ giải quyết tốt các vấn đề bình đẳng và công bằng xã hội, xóa đói giảm nghèo… mà Singapo mặc dù là một quốc gia đa dân tộc tôn giáo, sắc tộc 4 vốn tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ xung đột tôn giáo, sắc tộc nhưng Singapo ngày nay không chỉ 3 Phạm Thị Vịnh, Một số vấn đề về xung đột sắc tộc và tôn giáo ở Đông Nam Á, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội – 2007, Tr 334

Page 16: vuthuan.files.wordpress.com · Web viewTrong khi đó, dự thảo sửa đổi quy định rằng cảnh sát phải tổ chức điều tra ban đầu trước khi thụ lý đơn

16

tự hào về sự phát triển thần kỳ về kinh tế, trở thành 1 trong 4 con rồng châu Á mà còn là điểm sáng trên thế giới về môi trường chính trị và xã hội ổn định, an ninh trật tự được giữ vững

Ngày nay, nhân loại đang phải đấu tranh chống lại chủ nghĩa khủng bố, và một điều dễ nhận thấy là các tổ chức khủng bố này thường bắt đầu từ mạng lưới Hồi giáo cực đoan. Hồi giáo cực đoan đã phát triển rất mạnh ở Trung Đông và nhiều vùng khác nhau trên thế giới, sở dĩ khuynh hướng cực đoan có đất phát triển một phần lớn là do tình hình kinh tế xã hội có nhiều khó khăn. Ở Trung Đông, tình trạng nghèo khổ, nạn thất nghiệp, khoảng cách về của cải, thu nhập ngày càng lớn… đó chính là mảnh đất thuận lợi nuôi dưỡng sự bất mãn trong nhân dân, tạo điều kiện thuận lợi cực đoan quá khích kích động dân chúng gây bất ổn định xã hội. Chiến binh hồi giáo là những trai cháng không có việc làm, cảm thấy tương lai mờ mịt và họ được các tổ chức cực đoan giải thích rằng sở dĩ xã hội không tốt đẹp là do sự xâm nhập của các chuẩn mực văn hóa xa lạ, đạo đức đồi bại… và họ sẽ được hưởng đời sống vĩnh cửu ở thiên đường nếu chấp nhận hy sinh cho sự nghiệp của đạo. Từ đó họ sẵn sàng khủng bố để tấn công khủng bố các kẻ thù của đạo, họ được coi là các chiến binh “tử vì đạo”.

Thực tế cho thấy chủ nghĩa khủng bố của đạo Hồi cực đoan bén rễ cả ở bên trong và bên ngoài các nước theo đạo hồi. Nó sẽ không được loại trừ chừng nào giới cầm quyền các nước sở tại không giải quyết được những vấn đề kinh tế xã hội trầm trọng gây bất bình trong nhân dân, không đảm bảo được các điều kiện tốt cho các tín đồ chân chính hành đạo.

5.2. Phải giải quyết tốt mối quan hệ dân tộc, tôn giáo với chính quyền

Chúng ta phải nhận thức rằng sự hài hòa của các sắc tộc, tôn giáo không phải do tự nhiên mà có, cho nên Chính phủ phải coi trọng công tác tôn giáo, dân tộc. Trong các quốc gia đa tôn giáo, sắc tộc thì các chính phủ phải chú ý đến quan hệ tôn giáo, sắc tộc, tăng cường hướng dẫn tôn giáo, thông qua việc chế định chính sách và để thực hiện công tác quản lý hoạt động tôn giáo. Chính phủ cũng cẩn phải xử lý tốt mối quan hệ giữa dân tộc, tôn giáo và chính trị

Thế giới những năm vừa qua được chứng kiến các phong trào đấu tranh ly khai diễn ra mạnh mẽ, mà nguyên nhân chủ yếu dẫn đến các phong trào đó đều bắt nguồn từ chính sách dân tộc, tôn giáo của các chính phủ. Ví dụ như việc thực hiện chủ trương đồng hóa văn hóa của chính phủ các nước để xây dựng quốc gia dân tộc thống nhất như ở Philipin, Thái Lan, Indonexia… xóa bỏ hoặc hạn chế nền giáo 4 Singapore có diện tích 645km2 với dân số khoảng hơn 4 triệu người; là một quốc gia đa sắc tộc, ngôn ngữ, tôn giáo, trong đó đông nhất là người Hoa với khoảng 76,3%, người Mã Lai chiếm 15%, rồi đến người Ấn Độ chiếm 6,4%. Ngoài ra còn có người châu Âu, Nhật Bản, Arập, Do Thái, Nepal, Phillipines và Myanmar.Có 5 tôn giáo lớn là: Kitô giáo (gồm Tin lành và Công giáo) 14,6%, Phật giáo 42,5%, đạo Lão 8,5%, Hồi giáo 14,9%, Ấn Độ giáo 4%, còn lại 0,6% dân số theo các tôn giáo khác và 14,8% dân số không theo tôn giáo, ngoài ra còn có các loại hình tín ngưỡng dân gian. Như vậy 85,2% dân số Singapore theo tôn giáo

Page 17: vuthuan.files.wordpress.com · Web viewTrong khi đó, dự thảo sửa đổi quy định rằng cảnh sát phải tổ chức điều tra ban đầu trước khi thụ lý đơn

17

dục truyền thống Islam và Islam nói chung của các nhóm người thiểu số Muslim là một nguyên nhân quan trọng khiến cho họ nổi dậy/ đấu tranh đòi quyền lợi, đòi ly khai. Thêm vào đó, biện pháp đàn áp quân sự của chính phủ các nước sở tại đối với các phong trào đấu tranh của người Muslim là một trong những nguyên nhân khiến cho các cuộc đấu tranh của họ càng trở lên quyết liệt hơn. Bạo lực lại được giải quyết bằng bạo lực nên các cuộc chiến ngày càng trở nên khốc liệt và thiệt hại to lớn về người và của.

Như vậy việc giải quyết một cách khéo léo mối quan hệ giữa dân tộc, tôn giáo với chính quyền có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc giải quyết các vấn đề xung đột sắc tộc và tôn giáo. Các chính phủ cần phải thừa nhận sự đa dạng về văn hóa, tôn giáo và tôn trọng bản sắc riêng của mỗi tộc người trong mỗi quốc gia, tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo của mỗi người dân, đối xử bình đẳng giữa các tôn giáo, dân tộc, và đặc biệt là phải kiên trì nguyên tắc tách biệt giữa chính trị và tôn giáo. Giữa tôn giáo và chính trị cần phải có sự khu biệt rạch ròi, các đoàn thể tôn giáo không nên cuốn vào chính trị. Về luận điểm này, Thủ tướng Lý Quang Diệu của Singapo đã có một câu nói nổi tiếng “Hãy trở thành công dân tốt trước khi làm một tín đồ tốt, kiềm chế, xây dựng lòng khoan dung, sự ôn hòa giữa các tôn giáo và tránh xa các hoạt động mang mục đích chính trị”

5.3. Các sắc tộc, tôn giáo phải thực hiện tăng cường đối thoại với nhau để giải quyết những mâu thuẫn, xung đột.

Các tôn giáo lớn trên thế giới, đặc biệt là các tôn giáo độc thần như Hồi giáo, Do Thái giáo, Thiên Chúa giáo… thường tự cho mình là chính thống giáo, còn các tôn giáo khác đều là bàng môn tả đạo, cần phải loại trừ, đây chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến xung đột sắc tộc, tôn giáo trên thế giới. do vậy các tôn giáo cần phải nhận thức được vấn đề tăng cường đối thoại để hiểu nhau, đối thoại để tìm ra những điểm tương đồng, hay dị biệt giữa các tôn giáo từ đó sửa chữa những thông tin sai hay những cái nhìn méo mó của tín đồ tôn giáo về các tôn giáo khác.

Trong giai đoạn hiện đại, thiên chúa giáo được coi là tôn giáo lớn đầu tiên trên thế giới chủ trương đối thoại giữa các tôn giáo khi Cộng đồng Vatican II họp trong 3 năm (1962-1965) đã đưa ra chủ chương từ bỏ độc quyền tôn giáo, đối thoại với tất cả các tôn giao trên thế giới. Sự kiện này có thể coi là bước ngoặt trong sự phát triển của tôn giáo thế giới, nó mở ra một chương mới trong việc giải quyết mối quan hệ giữa các tôn giáo. Để đáp ứng quan điểm đó của Ki Tô giáo các tôn giáo lớn khác cũng hướng theo xu thế đối thoại. Sự ra đời của Đại hội tôn giáo thế giới trong những thập niên gần đây và được tổ chức 5 năm một lần với các chủ để khác nhau (như chủ đề của Đại hội tôn giáo thế giới năm 2009 tại Úc với chủ đề “Xây Dựng Một Thế Giới Đổi Mới: Lắng Nghe Lẫn Nhau, Chữa Lành Quả Địa Cầu”) là sự kiện thể hiện rõ nhất xu hướng đối thoại, hòa bình giữa các tôn giáo. Tất nhiên

Page 18: vuthuan.files.wordpress.com · Web viewTrong khi đó, dự thảo sửa đổi quy định rằng cảnh sát phải tổ chức điều tra ban đầu trước khi thụ lý đơn

18

với những bước đi như vậy nó đã góp phần không nhỏ trong việc hạn chế sự xung đột sắc tộc, tôn giáo trên quy mô toàn cầu

Trong một cuộc họp giữa các quan chức cấp cao của Vatican và các đại diện của Hồi giáo tại Roma – Italia, phó chủ tịch Cộng đồng Hồi giáo Italia Yahya Sergio Yahe Pallavicini đã tuyên bố "Tất cả các lãnh đạo tôn giáo cần phải làm mới thông điệp hòa bình trong tín ngưỡng của họ. Điều đó sẽ khiến việc cô lập những phần tử cực đoan và tránh lạm dụng tôn giáo sai mục đích dễ dàng hơn" 5

6. Kết luận

Tai lieu tham khao

2. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh – Viện Thông tin khoa học: Thông tin chuyên đề Một số vấn đề về dân tộc và tôn giáo, Số 1/2003.

3. Phạm Thị Vinh: Một số vấn đề xung đột sắc tộc và tôn giáo ở Đông Nam Á, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 2007.

Samuel Hungtington, Sự va chạm của các nền văn minh, Nxb Lao động, Hà nội 2003.

http://vietnamnet.vn/thegioi/2008/03/771776/ 1. http://www.qdnd.vn/qdndsite/vi-VN/61/43/5/5/5/102260/Default.aspx

5 http://vietnamnet.vn/thegioi/2008/03/771776/