14
CÔNG TY CPHN PHN MM QUN LÝ DOANH NGHIP FAST VP Hà Ni: 18 Nguyễn Chí Thanh, Q. Ba Đình. Đt: (04) 771-5590, Fax: (04)771-5591 VP TP HCM: Lu 9, tòa nhà Waseco, s10 PhQuang, P.2,Q. Tân Bình. Đt: (08)3848-6068, Fax: (08)3848-6425 VP Đà Nẵng: 39-41 Quang Trung, Q. Hải Châu. Đt: (0511)381-0532, Fax: (0511)381-2692 Web site: www.fast.com.vn, email: [email protected] Xác định mc tiêu ca cuc đời (Ngày lp: 23-09-2011, ngày sa ln cui: 02-10-2011) Mc lc 1 Mt scách nhìn vvũ trụ, con người, smnh và mục đích của cuc sng .............. 2 1.1 Quan điểm ca Pht Giáo (Ấn Độ) ...................................................................................2 1.2 Quan điểm ca Thiên Chúa Giáo (Âu, M) ......................................................................3 1.3 Quan điểm của Đạo Lão (Trung Hoa) ..............................................................................4 1.4 Quan điểm ca thuyết tiến hóa, chn lc tnhiên ca Darwin ........................................5 1.5 Quan điểm ca thuyết Big Bang ca vt lý hiện đại .........................................................6 1.6 Tuyên ngôn độc lp ca M(4-7-1776)............................................................................6 1.7 Tôn Trung Sơn (?1905), Hồ Chí Minh (2-9-1945) ............................................................6 1.8 Tháp nhu cu Maslov (Maslow's hierarchy of needs) (1943, 1970) .................................6 1.9 Stephen R. Covey (1932-xxxx).........................................................................................9 1.10 Ngô Bo Châu (1972-xxxx) ..............................................................................................9 2 Các giai đoạn trong một đời người ...................................................................................... 9 2.1 Các giai đoạn trong cuộc đời theo Khng T...................................................................9 2.2 Các giai đoạn trong đời người theo Osho (1931-1990) ................................................ 10 3 Xác định mc tiêu cuộc đời cho bn thân ......................................................................... 13

Xác định mục tiêu của cu i - dl2.fast.com.vndl2.fast.com.vn/ky-nang-mem/2011.CLBT7. Xac dinh muc tieu (2011-12-27).pdf · CLB Thứ 7 Xác định mục tiêu Fast Software

  • Upload
    others

  • View
    2

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Xác định mục tiêu của cu i - dl2.fast.com.vndl2.fast.com.vn/ky-nang-mem/2011.CLBT7. Xac dinh muc tieu (2011-12-27).pdf · CLB Thứ 7 Xác định mục tiêu Fast Software

CÔNG TY CỔ PHẦN PHẦN MỀM QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP FAST VP Hà Nội: 18 Nguyễn Chí Thanh, Q. Ba Đình. Đt: (04) 771-5590, Fax: (04)771-5591 VP TP HCM: Lầu 9, tòa nhà Waseco, số 10 Phổ Quang, P.2,Q. Tân Bình. Đt: (08)3848-6068, Fax: (08)3848-6425 VP Đà Nẵng: 39-41 Quang Trung, Q. Hải Châu. Đt: (0511)381-0532, Fax: (0511)381-2692 Web site: www.fast.com.vn, email: [email protected]

Xác định mục tiêu của cuộc đời

(Ngày lập: 23-09-2011, ngày sửa lần cuối: 02-10-2011)

Mục lục

1 Một số cách nhìn về vũ trụ, con người, sứ mệnh và mục đích của cuộc sống .............. 2

1.1 Quan điểm của Phật Giáo (Ấn Độ) ...................................................................................2

1.2 Quan điểm của Thiên Chúa Giáo (Âu, Mỹ) ......................................................................3

1.3 Quan điểm của Đạo Lão (Trung Hoa) ..............................................................................4

1.4 Quan điểm của thuyết tiến hóa, chọn lọc tự nhiên của Darwin ........................................5

1.5 Quan điểm của thuyết Big Bang của vật lý hiện đại .........................................................6

1.6 Tuyên ngôn độc lập của Mỹ (4-7-1776) ............................................................................6

1.7 Tôn Trung Sơn (?1905), Hồ Chí Minh (2-9-1945) ............................................................6

1.8 Tháp nhu cầu Maslov (Maslow's hierarchy of needs) (1943, 1970) .................................6

1.9 Stephen R. Covey (1932-xxxx) .........................................................................................9

1.10 Ngô Bảo Châu (1972-xxxx) ..............................................................................................9

2 Các giai đoạn trong một đời người ...................................................................................... 9

2.1 Các giai đoạn trong cuộc đời theo Khổng Tử...................................................................9

2.2 Các giai đoạn trong đời người theo Osho (1931-1990) ................................................ 10

3 Xác định mục tiêu cuộc đời cho bản thân ......................................................................... 13

Page 2: Xác định mục tiêu của cu i - dl2.fast.com.vndl2.fast.com.vn/ky-nang-mem/2011.CLBT7. Xac dinh muc tieu (2011-12-27).pdf · CLB Thứ 7 Xác định mục tiêu Fast Software

CLB Thứ 7 Xác định mục tiêu

Fast Software Co., Ltd. 2/14

Lưu ý:

Nội dung dưới đây hoàn toàn mang tính chủ quan của cá nhân, với những hạn chế về hiểu biết của cá nhân liên quan đến một vấn đề rất hóc búa về con người. Nhiều nội dung chỉ là copy từ internet trong thời gian hạn hẹp và từ quan điểm của cá nhân. Hoàn toàn có thể bị hiểu nhầm so với quan điểm gốc của những tác giả đưa thông tin lên internet.

1 Một số cách nhìn về vũ trụ, con người, sứ mệnh và mục đích của cuộc sống

Cách nhìn tạo ra cái nhìn. Cái nhìn tạo ra sự lựa chọn. Sự lựa chọn tạo ra số phận. Số phận thay đổi khi cách nhìn thay đổi.

Gieo suy nghĩ, gặt hành động. Gieo hành động, gặt thói quen. Gieo thói quen, gặt tính cách. Gieo tính cách, gặt số phận.

1.1 Quan điểm của Phật Giáo (Ấn Độ)

Thời điểm xuất hiện: Đạo Phật được sáng lập vào thế kỷ 5 TCN, cách đây khoảng 2600 năm, tại Ấn Độ.

Mục đích của cuộc sống: đạt được cuộc sống an lạc.

Con đường: giải thoát khỏi khổ đau do ái (ham muốn), ngã (cái tôi) và vô minh tạo nên, trên cơ sở từ bi (để nuôi dưỡng cuộc sống) và trí tuệ (để biết cách xây dựng cuộc sống hạnh phúc/an lạc lâu dài).

Luật nhân quả: Chúng ta là kết quả của những gì chúng ta đã là trong quá khứ và tương lai của chúng ta là những gì mà chúng ta đang là trong hiện tại.

Duyên: Gặp duyên thì hợp/sinh, hết duyên thì diệt.

Vô ngã: Ngã = cái tôi. Vỗ ngã = Kô có cái tôi.

Vô thường: mọi thứ đều thay đổi.

Luân hồi: Cuộc sống không có điểm bắt đầu (thủy), và không có điểm cuối (chung). Vô thủy, vô chung. Luân hồi từ kiếp này sang kiếp khác theo luật nhân quả.

Hệ quả của luật nhân quả:

Chúng ta sinh ra như thế nào là kết quả, nhân duyên của kiếp trước (định mệnh).

Nhưng ta có thể thay đổi 1 phần của tương lai (tích góp công đức). Khổ đau hay hạnh phúc là do mỗi con người tự tác thành cộng với sự chi phối của dòng nghiệp lực - cũng do chính mỗi con người tạo ra. Không phụ thuộc vào một đấng quyền năng/chúa trời. Không cầu xin.

Tất cả chúng sinh đều có Phật tính, và đều có khả năng thành Phật.

Đạo Phật kô nói đến (kô quan tâm) đến sự hình thành của vũ trụ, cũng như con người sau cái chết. Đạo Phật quan tâm đến cuộc sống hiện thực, bây giờ và ở đây.

Đạo Phật có thể coi không phải là một tôn giáo (hoặc là một tôn giáo vô thần), mà coi như là một lối sống, một triết lý sống.

Đạo Phật kô tuyên truyền phổ biến, lôi kéo mọi người đi theo như một số tôn giáo khác. Mà dựa vào sự tự nguyện, mong muốn của mỗi người đi theo lối sống/triết lý sống đó.

Đạo Phật chú trọng vào tu tập, mặc dù có cầu nguyện trong quá trình tu tập. Các tôn giáo khác chú trọng vào cầu nguyện.

Câu 63 [1]: Nếu không có cái bản ngã cá biệt, thì ai hạnh phúc và ai khổ đau?

Page 3: Xác định mục tiêu của cu i - dl2.fast.com.vndl2.fast.com.vn/ky-nang-mem/2011.CLBT7. Xac dinh muc tieu (2011-12-27).pdf · CLB Thứ 7 Xác định mục tiêu Fast Software

CLB Thứ 7 Xác định mục tiêu

Fast Software Co., Ltd. 3/14

Do thói quen chấp ngã, bám víu vào một cái ngã cá biệt mà chúng ta luôn sợ hãi rằng mình sẽ trở thành không hư và sẽ bị lãng quên. Sự thật cho thấy rằng, hạnh phúc vốn không cần đến một cái bản ngã để hiện hữu; khổ đau cũng thế. Bạn nên nhìn thẳng vào các thực tế như sau: Giấc ngủ sâu nhất và bình an nhất là giấc ngủ không bị chập chờn và thổn thức (mộng mị) bởi cái tôi, cái của tôi, và cái tự ngã của tôi. Giây phút hạnh phúc nhất là giây phút sống bình yên, vắng lặng không bị những ý niệm về cái tôi, cái của tôi, và cái tự ngã của tôi khuấy động làm cho bạn hy vọng, lo âu, và sợ hãi. Cảm giác an lạc nhất là cảm giác của sự tịnh lạc mà ở đó hoàn toàn vắng mặt các ý niệm về cái tôi, cái của tôi, và cái tự ngã của tôi. Ngược lại, trạng thái của khổ đau sẽ tăng thêm khi nó gắn chặt với ý niệm về cái tôi, cái của tôi, và cái tự ngã của tôi, như tôi mất tiền tài, tôi mất danh vọng, tôi mất quyền lực… Thực vậy, hạnh phúc và khổ đau là những pháp duyên khởi, bạn hãy dùng tâm vô ngã để quán chiếu mà không cần thiết phải vướng bận vào một cái tự ngã hay danh tính của nó.

Câu hỏi 84 [1]: Hạnh phúc trong đạo Phật khác với hạnh phúc thế gian như thế nào?

Quan niệm về hạnh phúc là một chủ đề rất rộng, tuy nhiên sự khác biệt căn bản của ý nghĩa hạnh phúc trong cuộc sống thực tế giữa Đạo Phật và thế gian là ở chỗ bám víu hay không bám víu mà thôi. Với tinh thần không cố chấp bám víu, người Phật tử sống an lạc tự tại giữa thế gian, bất kể môi trường và hoàn cảnh như thế nào. Trái lại, hạnh phúc của thế gian luôn gắn liền với tư tưởng bám víu cái tôi, cái của tôi, và cái tự ngã của tôi. Đấy là những tư tưởng ái thủ, xung đột, nó âm thầm đánh tan mọi khả thể hạnh phúc của bạn và lôi kéo bạn về với bao nối tiếc giữa cõi phiền muộn của được, mất, hơn, thua. Do vậy, hạnh phúc trong Đạo Phật được định nghĩa là không chấp thủ (không bám víu).

Tài liệu tham khảo:

[1] http://www.cattrang.org/phathoc/camnanpt1.pdf

1.2 Quan điểm của Thiên Chúa Giáo (Âu Mỹ)

[1] http://thanhlinh.net/node/11388

Thời điểm xuất hiện: Cách đây khoảng 2000 năm.

Thuyết sáng tạo: Thế giới được sáng tạo ra bởi Chúa.

Muôn loài trên trái đất này do Chúa Trời – Đấng Sáng Tạo tạo ra. Tạo ra trong 6 ngày làm việc, đến ngày thứ 7 thì nghỉ (ngày của Chúa – Chúa Nhật).

Trong muôn loài do Chúa Trời tạo ra, thì riêng con người được Chúa Trời tạo ra theo hình ảnh Chúa Trời, giống như Chúa Trời và với mục đích để con người làm bá chủ cá biển, chim trời, gia súc, dã thú, tất cả mặt đất và mọi giống vật bò dưới đất. "Hãy sinh sôi nảy nở thật nhiều, cho đầy mặt đất, và thống trị mặt đất. Hãy làm bá chủ cá biển, chim trời, và mọi giống vật bò trên mặt đất."

Chúa sáng tạo ra con người để cai quản mặt đất, cai quản các sáng tạo của Chúa đã làm ra. Người theo Thiên Chúa giáo có trách nhiệm truyền giáo: “Vậy anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ” (hiện nay thì ít thực hiện).

Hệ quả có thể (đối chiếu với lịch sử): Không bình đẳng, cao hơn các loài khác, thống trị các loài khác. Và có thể dẫn đến áp đặt, thống trị những người có niềm tin khác, nhân danh Chúa.

Thuyết tội lỗi: Con người sinh ra đã là không tốt (tội lỗi)

Ban đầu Chúa đã tạo ra một thế giới tốt đẹp – vườn địa đàng, để con người sống ở đó muôn đời. Ở đó, con người không phải đau khổ và phải chết, sống hạnh phúc trong tình thân mật với Chúa.

Page 4: Xác định mục tiêu của cu i - dl2.fast.com.vndl2.fast.com.vn/ky-nang-mem/2011.CLBT7. Xac dinh muc tieu (2011-12-27).pdf · CLB Thứ 7 Xác định mục tiêu Fast Software

CLB Thứ 7 Xác định mục tiêu

Fast Software Co., Ltd. 4/14

Nhưng satan-ma quỷ đã phá hoại công trình của Ngài, biến địa đàng trở thành thế gian trần tục. Công trình cuối cùng của Chúa cũng bị bóp méo để rồi hậu duệ Adam-Eva phải sinh ra trong cái khuôn móp méo ấy.

Con người sinh ra trong tội lỗi và chết trong tội lỗi. Chính vì vậy mới có nhiều nhiều độc ác, sai trái, tàn bạo, chiến tranh... trên thế giới.

Con người tự mình không sửa chữa được tội lỗi, mà cần có sự cứu rỗi của Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời đã đến để cứu chuộc chúng ta ra khỏi tội lỗi và sự chết.

Mục đích Chúa muốn là con người được sống hạnh phúc.

Mục đích Chúa muốn là con người phải chiến thắng tội lỗi, chiến thắng Satan-ma quỷ để được sống đời đời.

Cuộc sống sau cái chết:

Cuộc sống hiện tại chỉ là tạm thời. Sau khi chết, lên thiên đàng với Chúa mới là mãi mãi.

Một số điều răn của Chúa:

1. Kính hiếu cha mẹ

2. Không được hãm hại người khác

3. Không được tà dâm

4. Không được trộm cướp

5. Không được làm chứng dối

6. Không được chiếm đoạt vợ của người khác, không được ham muốn chiếm đoạt của cải của người khác.

Quy tắc vàng:

Hãy làm cho người điều mình muốn người làm cho mình.

Tích cực: hãy làm.

Tiêu cực: có thể áp đặt. Điều mình muốn có thể người không muốn.

Tài liệu:

[1] http://www.bbc.co.uk/religion/religions/christianity/

1.3 Quan điểm của Đạo Lão (Trung Hoa)

http://vi.wikipedia.org/wiki/L%C3%A3o_T%E1%BB%AD

http://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BA%A1o_L%C3%A3o

Theo phỏng đoán của các nhà sử học thì Lão Tử sống cùng thời với Không Tử nhưng nhiều tuổi hơn, sống vào thời thế kỷ thứ 6 (hoặc 4) trước công nguyên.

Vạn vật cho Đạo sinh ra: Có môt vật gì đó hỗn độn mà thành trước cả trời đất, có thể coi nó là mẹ của vạn vật trong thiên hạ. Vạn vật có nguồn gốc, nguồn gốc đó là mẹ của vạn vật. Cái đó kô biết là con ai, có lẽ nó có trước thượng đế. Cái đó gọi là “Đạo”. Đạo – có nghĩa là đường đi; là cái lý phải theo; là luật, trật tự của thiên nhiên.

Trước đạo là gì? Không biết. Vô thủy, vô chung.

Đạo sinh ra một, một sinh ra hai, hai sinh ra ba, ba sinh vạn vật. Lúc đầu Đạo sinh ra cái gì đó – khí dương (1), rồi sau đó sinh ra khí gì đó nữa – khí âm (2), rồi sau nữa lại sinh ra cái gì nữa – khí trùng hư do âm dương giao nhau – nguyên lý nó làm cho âm dương hòa với nhau. Và tiếp như vậy tới vô cùng, sinh ra vạn vật. Đạo với tự nhiên là một, đạo tức là tự nheien, vì ngoài đạo ra không có gì khác cả. Như vậy đạo làm phép tắc cho trời, cho đất, cho người, cho vạn vật.

Page 5: Xác định mục tiêu của cu i - dl2.fast.com.vndl2.fast.com.vn/ky-nang-mem/2011.CLBT7. Xac dinh muc tieu (2011-12-27).pdf · CLB Thứ 7 Xác định mục tiêu Fast Software

CLB Thứ 7 Xác định mục tiêu

Fast Software Co., Ltd. 5/14

Đạo là nguồn gốc của vạn vật. Đức là biểu hiện cụ thể của Đạo trong từng sự vật. Đạo sinh ra vạn vật, nhưng làm cho vật nào hình thành ra vật ấy và tồn tại được trong vũ trụ là do Đức. Nếu Đạo là cái Tĩnh vô hình thì Đức là cái Động hữu hình của Đạo. Nếu Đạo là bản chất của vũ trụ thì Đức là sự cấu tạo và tồn tại của vũ trụ.

Vạn vật là do Đạo/Tự nhiên sinh ra. Vạn vật đều bình đẳng (tề vật luận), không có hơn kém, tốt xấu (do tự nhiên sinh ra), chỉ có sự khác biệt. Và sống thuận theo tự nhiên, vô vi.

Thuận với tự nhiên – bên ngoài và với chính mình. Mình như thế nào thì thuận theo thế đó.

Thuận – thích nghi với tự nhiên – môi trường, chứ kô phải là cưỡng lại hoặc thay đổi tự nhiên.

Bình đẳng (kô có hơn kém, tốt xấu) + Thuận với tự nhiên = Trở thành chính mình, Self-Actualization (Maslow).

? Sống có mục đích, nhưng kô có mục tiêu

? Sống tự nhiên, vô vi, kô mục đích, kô nguyên tắc, kô mục tiêu

1.4 Quan điểm của thuyết tiến hóa, chọn lọc tự nhiên của Darwin

1859, Darwin xuất bản "Nguồn gốc các loài bằng con đường chọn lọc tự nhiên”:

Trong sinh học, tiến hóa là sự thay đổi đặc tính di truyền từ thế hệ này đến thế hệ khác. Các đặc tính này biểu hiện ở các gien được sao chép và truyền vào thế hệ sau trong quá trình sinh sản. Sự biến đổi gien (đột biến gien) có thể tạo ra một thế hệ mới hoặc tạo ra những đặc tính thay đổi, đưa đến sự khác nhau về đặc tính di truyền (biến dị gien) giữa các sinh vật ở các thế hệ. Sự tiến hóa xảy ra khi những khả năng di truyền khác nhau trở thành phổ biến hơn hay ít phố biến hơn trong một quần thể, thông qua quá trình chọn lọc tự nhiên hoặc thông qua một cách ngẫu nhiên sự biến đổi gien.

Chọn lọc tự nhiên là quá trình mà nguyên nhân là do các đặc tính di truyền có ích cho sự sống sót và tái sinh ngày càng trở thành phổ biến hơn đồng thời các đặc tính có hại càng ngày càng trở thành ít hơn. Qua nhiều thế hệ, quá trình thích nghi xảy ra qua sự kết hợp của các thay đổi nhỏ, ngẫu nhiên, và liên tiếp của các tính trạng, và qua sự chọn lọc tự nhiên các biến thể phù hợp nhất với môi trường sống.

Lý thuyết tiến hoá của Darwin đề cập 3 vấn đề là

(i) sự phát sinh biến dị và sự di truyền các biến dị là cơ sở, giải thích sự phân hoá đa dạng trong một loài,

(ii) sự chọn lọc các biến dị có lợi, kết quả là sự sống sót và phát triển ưu thế của những dạng thích nghi hơn, và

(iii) sự phân ly dấu hiệu và sự cách ly dẫn tới hình thành loài mới.

Biến dị và di truyền là hai đặc tính cơ bản của sinh vật, biểu hiện song song trong quá trình sinh sản.

Tính di truyền biểu hiện mặt kiên định, bảo thủ. Tính biến dị thể hiện mặt dễ biến. Tính biến dị là mầm mống của mọi sự biến đổi. Tính di truyền là cơ sở sự tích lũy biến dị nhỏ thành biến đổi lớn. Nhờ cả hai đặc tính trên sinh vật mới có thể tiến hoá thành nhiều dạng phong phú, đồng thời vẫn giữ được những đặc điểm riêng của thứ và loài.

….

Chúng ta sinh ra đã được tiền định bởi gen của bố mẹ. Và có những thay đổi nhỏ. Trừ trường hợp bị đột biến gen.

Thích nghi với môi trường chứ kô phải thay đổi môi trường (môi trường – tự nhiên)

Page 6: Xác định mục tiêu của cu i - dl2.fast.com.vndl2.fast.com.vn/ky-nang-mem/2011.CLBT7. Xac dinh muc tieu (2011-12-27).pdf · CLB Thứ 7 Xác định mục tiêu Fast Software

CLB Thứ 7 Xác định mục tiêu

Fast Software Co., Ltd. 6/14

Mọi tồn tại hiện có đều hợp lý hoặc đã hợp lý (do được chọn lọc tự nhiên)

1.5 Quan điểm của thuyết Big Bang của vật lý hiện đại

Vũ trụ thành hình do một sự nổ bùng lớn của một dị điểm vô cùng đặc, vô cùng nóng (vì tất cả vật chất trong vũ trụ được ép lại thành một điểm).

Big Bang là sự nổ bùng của một dị điểm cùng lúc tạo ra không gian và thời gian. Những khái niệm thông thường về thời gian và không gian mà chúng ta thường hiểu không áp dụng được trước khi Big Bang bùng nổ. Cho nên, câu hỏi: "vào thời điểm nào và dị điểm nằm ở đâu để mà bùng nổ?" hoàn toàn không có nghĩa, ít ra là đối với những khoa học gia…

Các vật chất được bắn đi các phía, di chuyển ngày càng xa nhau, nở ra, tạo ra các dải ngân hà, các vì sao, vũ trụ ngày nay.

Thuyết Bing Bang, Thiên Chúa Giáo, Đạo Lão có cùng 1 điểm chung là có 1 điểm bắt nguồn, sáng thế ra vụ trụ, muôn loài.

1.6 Tuyên ngôn độc lập của Mỹ (4-7-1776)

“Chúng tôi khẳng định một chân lý hiển nhiên rằng mọi người sinh ra đều bình đẳng, rằng tạo hóa đã ban cho họ những quyền tất yếu và bất khả xâm phạm, trong đó có quyền sống, quyền được tự do và mưu cầu hạnh phúc.”

HCM, 2-9-1945, Tuyên ngôn độc lập Nước VNDCCH trích lại đoạn này.

1.7 Tôn Trung Sơn (?1905), Hồ Chí Minh (2-9-1945)

Tôn Trung Sơn (1866-1925): "Tam dân" (?1905) - Dân tộc độc lập - Dân quyền tự do - Dân sinh hạnh phúc.

HCM, 2-9-1945: Độc lập – Tự do – Hạnh phúc.

1.8 Tháp nhu cầu Maslov (Maslow's hierarchy of needs) (1943, 1970)

Abraham Maslow (1908-1970), A Theory of Human Motivation, 1943

Các nhu cầu của con người được chia thành các mức/tầng khác nhau.

Maslov chia thành 5 tầng:

Page 7: Xác định mục tiêu của cu i - dl2.fast.com.vndl2.fast.com.vn/ky-nang-mem/2011.CLBT7. Xac dinh muc tieu (2011-12-27).pdf · CLB Thứ 7 Xác định mục tiêu Fast Software

CLB Thứ 7 Xác định mục tiêu

Fast Software Co., Ltd. 7/14

Tầng thứ nhất: Các nhu cầu về căn bản nhất thuộc "thể lý" (physiological), để tồn tại - thức ăn, nước uống, nơi trú ngụ, tình dục, bài tiết, thở, nghỉ ngơi.

Tầng thứ hai: Nhu cầu an toàn (safety) - cần có cảm giác yên tâm về an toàn thân thể, việc làm, gia đình, sức khỏe, tài sản được đảm bảo.

Safety and Security needs include: Personal security; Financial security; Health and well-being; Safety net against accidents/illness and their adverse impacts.

Tầng thứ ba: Nhu cầu được giao lưu tình cảm và được trực thuộc (love/belonging) - muốn được thuộc và chấp nhận trong một nhóm cộng đồng nào đó (CLB, hội, nhóm bạn bè…), muốn có gia đình yên ấm, bạn bè thân hữu tin cậy. Yêu và được yêu.

Friendship; Intimacy; Family.

Tầng thứ tư: Nhu cầu được quý trọng, kính mến (esteem) - cần có cảm giác được tôn trọng, kinh mến, được tin tưởng, đánh đánh giá cao trong nghề nghiệp, năng khiếu (hobby), cộng đồng...

Tẩng thứ năm: Nhu cầu về hiện thực hóa bản thân (self-actualization) – hiện thực hóa các năng lực có trong bản thân.

What a man can be, he must be

Goldstein defined self-actualization as a driving life force that will ultimately lead to maximizing one's abilities and determine the path of one's life.

They "can accept their own human nature in the stoic (khắc kỷ, chịu đựng) style, with all its shortcomings (khiếm khuyết)," are similarly acceptant of others, and generally lack prejudice.

For Goldstein, self-actualization was a motive and, for Maslow, a level of development; for both, however, roughly the same kinds of qualities were expressed: independence, autonomy, a tendency to form few but deep friendships, a "philosophical" sense of humor, a tendency to resist outside pressures and a general transcendence of the environment rather than "coping" with it.

the motive to realize one's full potential. it is the organism's master motive, the only real motive: "the tendency to actualize itself as fully as possible is the basic drive... the drive of self-actualization.

Characteristics of self-actualizing people:

Page 8: Xác định mục tiêu của cu i - dl2.fast.com.vndl2.fast.com.vn/ky-nang-mem/2011.CLBT7. Xac dinh muc tieu (2011-12-27).pdf · CLB Thứ 7 Xác định mục tiêu Fast Software

CLB Thứ 7 Xác định mục tiêu

Fast Software Co., Ltd. 8/14

http://psychology.about.com/od/theoriesofpersonality/tp/self-actualized-characteristic.htm

http://jmaldupana.posterous.com/10-characteristics-of-self-actualizing-people

1. Realistic: Have better perceptions of reality and are comfortable with it.

2. Acceptance: Accept themselves and their own natures.

3. Are deeply democratic and are not really aware of differences.

4. Problem centering: They focus on problems outside themselves and are concerned with basic issues and eternal questions.

5. They like privacy and tend to be detached.

6. Rely on their own development and continued growth.

7. Appreciate the basic pleasures of life (e.g. do not take blessings for granted).

8. Lack of artificiality.

9. Have a deep feeling of kinship with others.

10. Have strong ethical and moral standards.

11. Are original, inventive, less constricted and fresher than others

Vào cuối đời, năm 1970, Maslow (1970) chia các nhu cầu của con người thành 2 nhóm chính: D-Needs (Deficiency Needs, Existential Needs, Basic Needs) và B-Needs (Being Needs, Being Values, Spiritual needs, Growth needs).

D-Needs are physiological, such as food, water, and sleep; and psychological, such as affection, security, and self-esteem (if they are not met by an individual, then that person will strive to make up the deficiency.)

B-Needs. These include Self-actualization, Self-Transcedence (truth/justice, goodness, beauty, unity, perfection, completion/finality, etc.)

D-needs normally take priority over B-needs. For example, a person who lacks food or water will not normally attend to justice or beauty needs.

D-Needs = Độc lập. Existing Needs – Nhu cầu tồn tại.

B-Needs = Tự do. Being Needs – Nhu cầu trở thành chính mình.

Tuyên ngôn độc lập Mỹ: Quyền sống (Độc lập), Quyền được Tự Do, Quyền mưu cầu Hạnh Phúc.

Tôn Trung Sơn, HCM: Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc.

Self-Transcedence – siêu vị kỷ (liberation from egocentricity) - liên quan đến năng lực tinh thần. Năng lực tinh thần (SQ – Spiritual Quotient) gắn liền với nhu cầu của con người trong quá trình đi tìm ý nghĩa, giá trị của cuộc sống. SQ giúp chúng ta biết ước mơ và phấn đấu. Nó vừa củng cố cho niềm tin, vừa đặt niềm tin và có giá trị làm cơ sở cho chúng ta hành động. Về thực chất, nó chính là yếu tố tạo nên con người chúng ta. Khác với IQ, một năng lực có thể “cài đặt” vào các máy vi tính; khác với EQ, năng lực hiện hữu ở các loài động vật có vú cấp cao, SQ chỉ tồn tại duy nhất ở con người.

Self-transcendence refers to the direct experience of a fundamental connection, harmony, or unity with others and the world. To find spiritual fulfillment and self-transcendence in realizing what is True, Beautiful, Good.

http://www.rare-leadership.org/Maslow_on_transpersonal_psychology.html

http://www.abraham-maslow.com/m_motivation/Theory_Z.asp

http://www.abraham-maslow.com/m_motivation/Transpersonal_Psychology.asp

Transcendence is the desire, or need, to help another fulfill the need that most troubles them at the particular point in their life. It is a desire to teach and train, not direct and demand. It can be a guiding factor for mentors, life coaches, and should be for parents.

Self-transcendence: to connect to something beyond the ego or to help others find self-fulfillment and realize their potential. (This concept is relatively new and many authors

Page 9: Xác định mục tiêu của cu i - dl2.fast.com.vndl2.fast.com.vn/ky-nang-mem/2011.CLBT7. Xac dinh muc tieu (2011-12-27).pdf · CLB Thứ 7 Xác định mục tiêu Fast Software

CLB Thứ 7 Xác định mục tiêu

Fast Software Co., Ltd. 9/14

such as Dr. Stephen covey express similar views.) [3. Stephen R. Covey, ‘The 8th Habit, From Effectiveness to Greatness’, FranklinCovey Co., Free Press, 2004.]

Later models contain an additional element of Transcendence i.e. helping others to reach their potential – this is similar in many ways to Covey’s 8th Habit.

1.9 Stephen R. Covey (1932-xxxx)

Lựa chọn hành động phụ thuộc vào chúng ta. Còn kết quả thì phụ thuộc vào các quy luật của tự nhiên.

1.10 Ngô Bảo Châu (1972-xxxx)

http://www.daophatngaynay.com/vn/Tap...cuoc-song.html , 15-9-2011

Đạo Phật Ngày Nay: Theo GS, hạnh phúc là gì? Và đâu là cách thức giáo sư giữ gìn và phát triển hạnh phúc có được?

Ngô Bảo Châu: Đối với tôi, cái hạnh phúc lớn nhất là cảm giác mình đang sống. Cảm giác đó bao gồm cả vị ngọt và vị đắng. Nó xuất phát từ quan hệ với những người thân thiết, bạn bè, công việc và xã hội, từ miếng cơm ta ăn, từ miếng nước ta uống, từ không khí ta đang thở.

Để có hạnh phúc, có lẽ không có cách nào khác là yêu cuộc sống như chính nó. Để bất hạnh, có lẽ không có cách nào tốt hơn là đi đuổi theo những ảo ảnh.

ĐPNN: Theo GS, “để sống một cuộc sống có ý nghĩa,” người ta phải làm gì?

NBC: Tôi e mình không đủ thông tuệ để trả lời câu hỏi này của thầy một cách đầy đủ. Phần nhỏ của câu trả lời mà tôi biết là để sống một cuộc sống có ý nghĩa, ta nên tránh làm những việc vô nghĩa.

2 Các giai đoạn trong một đời người

2.1 Các giai đoạn trong cuộc đời theo Khổng Tử

Khổng-Tử đã kể lại các giai-đoạn của cuộc đời của Khổng Tử như sau:

"Ngô thập hữu ngũ nhi chí vu học, tam thập nhi lập, tứ thập nhi bất hoặc, ngũ thập nhi tri thiên-mệnh, lục thập nhi nhĩ thuận, và thất thập nhi tùng tâm sở dục bất du củ"

- tới mười lăm tuổi mới chuyên-chú vào việc học,

- ba mươi tuổi mới tự-lập,

- bốn mươi tuổi mới thấu-hiểu hết sự lý trong thiên-hạ,

- năm mươi tuổi mới biết mệnh trời,

- sáu mươi tuổi mới có kiến-thức và kinh-nghiệm hoàn-hảo để có thể phán-đoán ngay được mọi sự-lý và nhân-vật mà không thấy có điều gì chướng-ngại khi nghe được,

- bảy mươi tuổi mới có thể nói hay làm những điều đúng theo ý-muốn của lòng mình mà không ra ngoài khuôn-khổ đạo-lý.

Trong lời phát-biểu trên, Đức Khổng-Tử có ý nói rằng con người tới một lứa tuổi nào đó mới có khả-năng nhận-thức và thực-hành những điều mà người chưa đạt đến lứa tuổi đó thì chưa nhận-thức và thực-hành được.

Ngô Thập Hữu Ngũ Nhi Chí Vu Học

“Khi tới mười lăm tuổi mới chuyên-chú vào việc học”

Trước tuổi 15 thì mải chơi đùa và không chịu chuyên tâm học-hành.

Page 10: Xác định mục tiêu của cu i - dl2.fast.com.vndl2.fast.com.vn/ky-nang-mem/2011.CLBT7. Xac dinh muc tieu (2011-12-27).pdf · CLB Thứ 7 Xác định mục tiêu Fast Software

CLB Thứ 7 Xác định mục tiêu

Fast Software Co., Ltd. 10/14

Tam Thập Nhi Lập

“Khi tới 30 tuổi thì sức tự-lập mới có thể chắc-chắn và vững-vàng. “

Khi đạt tới 30 tuổi, con người có thể tự-lập và gây-dựng nên sự-nghiệp cho mình.

Tứ Thập Nhi Bất Hoặc

Khi tới 40 tuổi mới có thể hiểu thấu mọi sự-lý trong thiên-hạ, phân biệt được việc phải hay trái cũng như hiểu được ai là người tốt hay xấu và biết được cái gì nên làm hay không.

Ngũ Thập Nhi Tri Thiên-Mệnh

Khi tới 50 tuổi mới có thể thông-suốt chân-lý của tạo-hoá, tức là hiểu được mệnh của trời.

Tri mệnh: Biết mệnh Trời mà tuân theo

Lục Thập Nhi Nhĩ-Thuận

Khi tới 60 tuổi thì mới đạt đến mức độ hoàn-hảo về mặt tri-hành, kiến-văn, và kinh-nghiệm về cuộc sống. Nhờ đó, người ta có thể nhận-xét và phán- đoán được ngay tức-khắc và chính-xác về các sự-kiện và nhân-vật trong thiên-hạ. Khi nhìn hay nghe thấy điều gì, người ta không những không cảm thấy chướng-ngại mà còn hiểu thấu ngay mọi lẽ.

Thất Thập Nhi Tùng Tâm Sở Dục Bất Du Củ

Khi tới 70 tuổi, con người sẽ đạt đến tình-trạng rất hoàn-hảo về cách xử-sự và xử-thế. Nhờ đó mà mỗi khi người ta định nói điều gì hay làm việc gì thì tự-nhiên thể-hiện đúng với chủ tâm của lòng mình, muốn sao được vậy, và không bao giờ vượt ra khỏi khuôn-khổ của đạo-lý hay lẽ thường.

2.2 Các giai đoạn trong đời người theo Osho (1931-1990)

http://oshovn.wordpress.com/2009/07/31/chu-k%E1%BB%B3-b%E1%BA%A3y-nam-c%E1%BB%A7a-cu%E1%BB%99c-s%E1%BB%91ng/

http://oshovietnam.net/cac-khai-niem-trong-cuoc-song/503-chu-ki-bay-nam-cua-cuoc-song

Chu kỳ 7 năm của cuộc sống, theo Osho, thân thể và tâm trí lại trải qua khủng hoảng và thay đổi, được đổi mới hoàn toàn. Trung bình sống được 70 năm 10 chu kỳ.

1. (1-7) Trong bảy năm đầu tiên đứa trẻ coi mình là trung tâm. Toàn thể gia đình xoay quanh nó, bất kỳ cái gì nó cần, họ đều hoàn thành ngay lập tức, bằng không nó sẽ nổi cơn tam bành, giận dữ, cuồng nộ.

2. (8-14) Sau bẩy năm đứa trẻ không bắt đầu quan tâm tới người khác, thế giới lớn hơn. Luôn đặt câu hỏi tại sao. Và khi quan tâm đến người khác thì là quan tâm đến bạn bè cùng giới (đồng dục).

3. (15-21) Sau mười bốn tuổi cánh cửa thứ ba mở ra – đứa trẻ quan tâm đến bạn bè khác giới. Tuổi mười bốn là tuổi cách mạng lớn lao. Dục trở nên chín muồi, người ta bắt đầu nghĩ dưới dạng dục; những phóng túng dục trở thành nổi bật trong giấc mơ. Con trai trở thành Don Juan lớn, bắt đầu tán tỉnh. Thơ ca nảy sinh, lãng mạn. Nó đi vào trong thế giới.

4. (22-28) Đến tuổi hai mươi mốt đứa trẻ trở nên quan tâm tới tham vọng hoài bão nhiều hơn tình yêu. Toàn thể bản thể của nó đều hướng tới tiền bạc, quyền lực, danh tiếng Tham vọng trở thành nổi bật; ham muốn về tương lai, được thành công, cách thành công, cách hoàn thành, cách đi vào cuộc tranh đấu là toàn bộ mối quan tâm của nó.

Từ hai mươi mốt tới hai mươi tám người ta sống trong phiêu lưu; đến tuổi hai mươi tám người ta trở nên tỉnh táo hơn rằng tất cả các ham muốn không thể được hoàn thành hết. Có nhiều hiểu biết hơn rằng nhiều ham muốn là không thể được. Nếu bạn

Page 11: Xác định mục tiêu của cu i - dl2.fast.com.vndl2.fast.com.vn/ky-nang-mem/2011.CLBT7. Xac dinh muc tieu (2011-12-27).pdf · CLB Thứ 7 Xác định mục tiêu Fast Software

CLB Thứ 7 Xác định mục tiêu

Fast Software Co., Ltd. 11/14

ngu bạn có thể cứ theo đuổi chúng, nhưng những người thông minh lại đi vào một cánh cửa khác khi đến tuổi hai mươi tám. Họ trở nên quan tâm đến an ninh và tiện nghi, ít phiêu lưu và tham vọng hơn. Họ bắt đầu lắng đọng. Tuổi hai mươi tám là chỗ hết cho thời lập dị chống lại xã hội.

5. (29-35) Đến tuổi hai mươi tám mọi người hippies đều trở thành thật thà, nhà cách mạng không còn là nhà cách mạng nữa; họ bắt đầu lắng đọng, họ tìm kiếm cuộc sống tiện nghi, một số dư ngân hàng nho nhỏ. Họ không muốn là Rockefellers - chuyện đó kết thúc rồi, niềm thôi thúc đó không còn nữa. Họ muốn có ngôi nhà nhỏ, nhưng là một chỗ ấm cúng, được thiết lập để sống, để có an ninh, để cho ít nhất họ bao giờ cũng có thể có một số dư ngân hàng nho nhỏ. Bây giờ kẻ lêu lổng không còn là kẻ lêu lổng nữa. Anh ta mua nhà, bắt đầu sống trong đó; anh ta trở nên văn minh. Từ văn minh civilization bắt nguồn từ civis, công dân. Bây giờ anh ta trở thành một phần của thị trấn, thành phố, của một định chế. Anh ta không còn là kẻ lêu lổng, không còn là kẻ lang thang. Bây giờ anh ta không đi tới Kathmandu và Goa. Anh ta không đi đâu cả - mọi sự đã kết thúc, đã du hành đủ rồi, đã biết đủ rồi; bây giờ anh ta muốn định cư và nghỉ lại một chút.

6. (36-42) Đến tuổi ba mươi lăm năng lượng sống đạt tới điểm đỉnh của nó. Vòng tròn đã hoàn thành một nửa và năng lượng bắt đầu suy giảm. Bây giờ người này không chỉ quan tâm tới an ninh và tiện nghi, người này trở thành một Tory, chính thống. Người đó không chỉ quan tâm tới cách mạng, người đó trở thành người phản cách mạng. Bây giờ người đó chống lại mọi thay đổi, người đó là người tuân thủ theo tôn giáo. Người đó chống lại mọi cuộc cách mạng; người đó muốn giữ nguyên trạng bởi vì bây giờ người đó đã lắng đọng và nếu bất kì cái gì thay đổi thì mọi sự sẽ bị đảo lộn. Bây giờ người đó nói chống lại kẻ hippies, chống lại nổi dậy; Bây giờ người đó đã thực sự trở thành một phần của định chế.

Đến tuổi ba mươi nhăm người ta phải trở thành một phần của thế giới qui ước. Người ta bắt đầu tin vào tín ngưỡng, trong quá khứ, tin vào Vedas, kinh Koran, Kinh Thánh. Người ta dứt khoát chống lại thay đổi bởi vì mọi thay đổi nghĩa là cuộc sống riêng của bạn sẽ bị quấy rối; bây giờ bạn có nhiều thứ bị mất. Bạn không thể ủng hộ cách mạng được - bạn muốn bảo vệ... Người ta thiên về luật pháp và toà án và chính phủ. Người ta không còn là kẻ vô chính phủ nữa; người ta đều ủng hộ cho chính phủ, các qui tắc, điều luật, kỉ luật.

7. (43-49) Đến tuổt bốn mươi hai tất cả mọi loại ốm yếu thể chất và tinh thần bột phát, bởi vì bây giờ cuộc sống đang suy giảm. Bốn mươi hai tuổi là một trong những điểm nguy hiểm nhất. Tóc bắt đầu rụng, bạc dần. Cuộc sống biến vào trong cái chết.

Và gần tuổi bốn mươi hai thì tôn giáo bắt đầu trở thành quan trọng lần đầu tiên. Bạn có thể đã từng dính dáng đây đó vào tôn giáo trước đây, nhưng bây giờ tôn giáo lần đầu tiên bắt đầu trở nên quan trọng - bởi vì tôn giáo có liên quan sâu sắc với cái chết. Bây giờ cái chết đang lại gần và ham muốn đầu tiên về tôn giáo nảy sinh.

Vào độ tuổi bốn mươi hai niềm thôi thúc đầu tiên nảy sinh, mơ hồ, không rõ ràng, lẫn lộn. Bạn thậm chí không nhận biết về điều đang xảy ra, nhưng bạn bắt đầu nhìn vào đền chùa với sự quan tâm thiết tha. Đôi khi nhân tiện, như một khách thăm vô tình, bạn cũng tới nhà thờ. Đôi khi - lúc có thời gian, chẳng phải làm gì - bạn bắt đầu nhìn vào Kinh Thánh, đọng đầy bụi trên bàn. Mơ hồ, không đích xác rõ ràng, cũng giống như đứa trẻ nhỏ mơ hồ về dục bắt đầu chơi với bộ phận sinh dục của mình, chẳng biết mình đang làm gì. Một thôi thúc mơ hồ... Đôi khi người ta ngồi một mình im lặng, bỗng nhiên cảm thấn an bình, chẳng biết mình đang làm gì. Đôi khi người ta bắt đầu lẩm nhẩm câu mật chú đã được nghe từ hồi nhỏ. Bà già hay lẩm nhẩm đọc nó; cảm thấy căng thẳng, người ta bắt đầu lẩm nhẩm đọc nó. Người ta bắt đầu tìm kiếm, tìm thầy, ai đó hướng dẫn cho mình. Người ta nhận điểm đạo, bắt đầu học mật chú, thỉnh thoảng lặp lại nó, rồi lại quên mất trong vài ngày, lại lặp lại… việc tìm kiếm mơ hồ, dò dẫm.

Page 12: Xác định mục tiêu của cu i - dl2.fast.com.vndl2.fast.com.vn/ky-nang-mem/2011.CLBT7. Xac dinh muc tieu (2011-12-27).pdf · CLB Thứ 7 Xác định mục tiêu Fast Software

CLB Thứ 7 Xác định mục tiêu

Fast Software Co., Ltd. 12/14

8. (50-56) Đến tuổi bốn mươi chín việc tìm kiếm trở thành rõ ràng; phải mất bẩy năm cho việc tìm kiếm trở nên rõ ràng. Bây giờ một quyết tâm nảy sinh. Bạn không còn quan tâm tới người khác nữa, đặc biệt nếu mọi thứ đã đi đúng - và tôi phải nhắc đi nhắc lại điều này bởi vì mọi thứ chẳng bao giờ đi đúng cả - vào độ tuổi bốn mươi chín người ta trở nên không quan tâm tới đàn bà - mãn kinh, vào tuổi bốn mươi chín. Đàn ông không cảm thấy thích tình dục. Toàn bộ mọi sự có vẻ giống như một thiếu niên, toàn bộ mọi sự có vẻ giống như hơi chút chưa trưởng thành.

Vào độ tuổi bốn mươi chín... như tại độ tuổi mười bốn dục phát sinh tự nhiên, thì tại độ tuổi bốn mươi chín nó tự nhiên giảm đi. Nó phải như vậy, bởi vì mọi vòng tròn đều phải hoàn chỉnh.

Người ta bắt đầu nhìn lên Himalayas, nhìn vào rừng. Bây giờ lưng người đó hướng vào cuộc sống và tham vọng và ham muốn và tất cả mọi thứ đó - đều kết thúc. Người đó bắt đầu đi tới sự một mình, hướng tới bản thân mình.

Trước điều này, cuộc sống đã thành quá nhiều và người đó không thể một mình được; có những trách nhiệm cần phải được hoàn thành, trẻ con cần được nâng đỡ. Bây giờ chúng đã lớn khôn. Chúng xây dựng gia đình - vào lúc bạn bốn mươi chín thì con bạn lấy vợ lấy chồng, định cư. Chúng không còn là kẻ hippies, chúng phải đạt tới độ tuổi hai mươi tám. Chúng sẽ lắng đọng - bây giờ bạn có thể đảo lộn được. Bây giờ bạn có thể đi ra khỏi nhà, bạn có thể trở thành vô gia cư. Vào độ tuổi thứ bốn mươi chín người ta nên bắt đầu nhìn về rừng rậm, đi vào nội tâm, trở thành ngày một mang tính thiến và tính cầu nguyện hơn.

9. (57-63) Vào độ tuổi năm mươi sáu lại một thay đổi tới, một cuộc cách mạng. Bây giờ nhìn lên Himalayas cũng không đủ; người ta phải thực sự du hành, người ta phải đi. Cuộc sống đang chấm dứt, cái chết đang tới ngày một gần hơn. Vào độ tuổi bốn mươi chín người ta trở nên không quan tâm tới dục khác giới. Vào độ tuổi năm mươi sáu người ta nên trở nên không quan tâm tới người khác, tới xã hội, tới các nghi lễ xã hội, câu lạc bộ.

Vào độ tuổi năm mươi sáu người ta nên trưởng thành khi thoát ra ngoài tất cả mọi vướng víu xã hội. Kết thúc rồi! Người ta đã sống đủ, đã học đủ; bây giờ người ta nên cám ơn mọi người và bước ra khỏi nó. Người ta nên từ bỏ, điều đó là tự nhiên - khi bạn đi vào, bạn nên từ bỏ. Cuộc sống nên có một lối vào và nó nên có một lối ra; bằng không nó sẽ thành ngạt thở. Bạn đi vào và bạn chẳng bao giờ bước ra và rồi bạn nói bạn ngạt thở, trong đau buồn. Có lối ra đấy - bạn bước ra khỏi xã hội. Bạn thậm chí không quan tâm tới người khác vào độ tuổi năm mươi sáu.

10. (64-70) Đến độ tuổi sáu mươi ba bạn lại trở thành giống đứa trẻ, chỉ quan tâm tới bản thân mình. Đó là điều thiền là gì - đi vào nội tâm, cứ dường như mọi thứ khác đã rơi đâu mất và chỉ mỗi bạn tồn tại. Lần nữa bạn trở thành đứa trẻ - tất nhiên được làm giầu rất nhiều bởi cuộc sống, rất trưởng thành, hiểu biết, với thông minh lớn lao. Bây giờ bạn lại trở thành hồn nhiên. Bạn bắt đầu đi vào nội tâm. Chỉ còn lại vài năm nữa thôi, và bạn phải chuẩn bị cho cái chết. Bạn phải sẵn sàng để chết.

Và sẵn sàng chết là gì? Mở hội với cái chết là sẵn sàng chết. Chết hạnh phúc, vui sướng, chết một cách sẵn lòng, đón chào, là sẵn sàng. Thương đế đã cho bạn một cơ hội để học tập, và hiện hữu, và bạn đã học. Bây giờ bạn muốn nghỉ ngơi. Bây giờ bạn muốn đi về nhà tối thượng. Đó đã là nơi tạm trú. Bạn đã lang thang ở miền đất lạ, bạn đã sống với những người lạ, bạn đã yêu những người lạ và bạn đã học nhiều. Bây giờ thời điểm đã tới: hoàng tử phải trở về vương quốc riêng của mình.

Sáu mươi ba là thời điểm khi người ta trở thành hoàn toàn đóng vào trong mình. Toàn thể năng lượng đi vào và đi vào và đi vào, quay vào trong. Bạn trở thành cái vòng tròn năng lượng, không đi đâu cả. Không đọc, không nói nhiều. Ngày một im lặng hơn,

Page 13: Xác định mục tiêu của cu i - dl2.fast.com.vndl2.fast.com.vn/ky-nang-mem/2011.CLBT7. Xac dinh muc tieu (2011-12-27).pdf · CLB Thứ 7 Xác định mục tiêu Fast Software

CLB Thứ 7 Xác định mục tiêu

Fast Software Co., Ltd. 13/14

ngày một trở nên bản thân mình hơn, hoàn toàn độc lập với tất cả mọi thứ xung quanh bạn. Năng lượng cứ ngày một sụt giảm dần.

Đến độ tuổi bẩy mươi bạn sẵn sàng rồi. Và nếu bạn đã tuân theo hình mẫu tự nhiên này, chỉ ngay trước cái chết của bạn - chín tháng trước cái chết của bạn -- bạn sẽ trở nên nhận biết rằng cái chết đang tới. Như đứa trẻ phải trải qua chín tháng trong bụng mẹ, cùng chu kì này được lặp lại hoàn toàn, lặp lại đầy đủ, lặp lại trọn vẹn. Trước lúc cái chết tới, chín tháng trước đó, bạn sẽ trở nên nhận biết. Bây giờ bạn đang đi vào bụng mẹ lần nữa. Bụng mẹ này không còn trong người mẹ, bụng mẹ này ở bên trong bạn.

Với quá trình tự nhiên này, không cần tương lai nào cả. Bạn đã sống một cách tự nhiên khoảnh khắc này. Khoảnh khắc tiếp sẽ bắt nguồn từ nó theo cách riêng của nó. Cũng hệt như đứa trẻ lớn lên và trở thành thanh niên -- không cần lập kế hoạch cho điều đó, người ta đơn giản trở thành; điều đó là tự nhiên, nó xảy ra. Như dòng sông tuôn chảy và tới đại dương -- theo cùng cách này -- bạn tuôn chảy và bạn đi tới chỗ kết thúc, tới đại dương.

3 Xác định mục tiêu cuộc đời cho bản thân

Có những quan điểm, cái nhìn khác nhau về sự xuất hiện của vụ trụ và con người, về ý nghĩa và mục đích của đời người:

1. Đạo Lão: Do Đạo/Tự nhiên sinh ra, sống hòa hợp với tự nhiên.

2. Đạo Phật: Luân hồi kiếp/Luật nhân quả/Tùy Duyên, An Lạc, Từ-Bi-Hỉ-Xả

3. Đạo Thiên Chúa: Do Chúa tạo ra, Thực hiện sứ mệnh của Chúa, Tin và Kính Chúa…

4. Thuyết tiến hóa của Darwin: Tiến hóa (di truyền+biến đổi), chọn lọc phù hợp với tự nhiên, môi trường sống.

5. Thuyết Big Bang

6. Mỹ: Quyền sống, Quyền được tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc.

7. Tôn Trung Sơn, HCM: Độc lập, Tự do, Hạnh phúc.

8. Tháp nhu cầu của Maslow: Tồn tại, Trở thành chính mình

9. Stephen Covey: Lựa chọn hành động phụ thuộc vào chúng ta. Còn kết quả thì phụ thuộc vào các quy luật của tự nhiên.

10. Ngô Bảo Châu: Cảm giác đang sống, yêu cuộc sống như chính nó đang là.

Các giai đoạn trong một đời người: sự thay đổi về tâm sinh lý, nhu cầu, quan điểm, cách nhìn:

1. Khổng Tử: 6 mốc - 15 tuổi, 30 tuổi, 40 tuổi, 50 tuổi, 60 tuổi, 70 tuổi

2. Osho: 10 giai đoạn, mỗi giai đoạn 7 năm – 1, 7, 14, 21, 28, 35, 42, 49, 56, 63, 70.

Xác định mục tiêu theo Stephen R. Covey (1932-xxxx)

Cuộc sống con người có những trọng tâm sau:

1. Trọng tâm hôn nhân

2. Trọng tâm gia đình

3. Trọng tâm tiền bạc

4. Trọng tâm công việc

5. Trọng tâm tài sản

6. Trọng tâm hưởng lạc thú

Page 14: Xác định mục tiêu của cu i - dl2.fast.com.vndl2.fast.com.vn/ky-nang-mem/2011.CLBT7. Xac dinh muc tieu (2011-12-27).pdf · CLB Thứ 7 Xác định mục tiêu Fast Software

CLB Thứ 7 Xác định mục tiêu

Fast Software Co., Ltd. 14/14

7. Trọng tâm bạn/thù

8. Trọng tâm tôn giáo

9. Trọng tâm hướng về bản thân

10. Trọng tâm hướng về nguyên tắc.

Trọng tâm cuộc sống của một con người là sự kết hợp cùng một lúc các trọng tâm lại với nhau.

Tùy thuộc vào đ/k bên ngoài hay từ bên trong, một trọng tâm cụ thể nào đó có thể được kích hoạt cho đến khi các nhu cầu cơ bản được thỏa mãn. Sau đó, một trọng tâm khác trở thành lực lượng chi phối.

Mỗi người có các nhiệm vụ, vai trò khác nhau trong cuộc sống, tùy theo năng lực và lĩnh vực hoạt động khác nhau trong từng phạm vi trách nhiệm.

Ví dụ: Vai trong trong công việc, nghề nghiệp (nv, cán bộ q.lý, cán bộ n.vụ…); Vai trò trong cuộc sống riêng (người con, người vợ/chồng, người cha/mẹ, láng giềng, bạn bè), vai trò trong cộng đồng (công dân, tín đồ công giáo, hoạt động chính trị, dịch vụ công cộng, các tổ chức tình nguyện…)…

Lên danh sách các lĩnh vực và vai trò của bạn trong đó, các mục tiêu muốn đạt được, trở thành.

Ví dụ (trong sách của Covey) của một người như sau:

Sứ mệnh của tôi là sống trung thực và đem lại những điều tốt đẹp cho cuộc sống của nhiều người khác.

Để hoàn thành được sứ mệnh này, tôi sẽ:

1. Tham gia các hoạt động từ thiện: Đi tìm và yêu thương một hoặc nhiều người – bất kể hoàn cảnh họ như thế nào.

2. Hy sinh: Dành thời gian, tài năng và nguồn lực đẻ thực hiện sứ mệnh của mình.

3. Truyền cảm hứng: Giảng giải bằng cách đưa dẫn chứng rằng tất cả chúng ta đều là những đứa con của Đấng thiêng liêng, đều có thể chiến thắng được mọi trở ngại.

4. Ảnh hưởng tốt đến người khác: Hành động của tôi sẽ đem lại điều tốt đẹp cho cuộc sống của nhiều người khác.

Để thực hiện được sự mệnh trên, những vai trò sau đây sẽ được tôi ưu tiên:

1. Người chồng: Vợ tôi là người quan trọng nhất trong cuộc đời tôi. Chúng tôi sẽ cùng đóng góp cho kết quả của sự hòa hợp, công việc, từ thiện và tiết kiệm.

2. Người cha: Tôi sẽ giúp đỡ con cái ngày càng sống vui vẻ hơn.

3. Con trai/Anh em trai: Tôi luôn sẵn sàng để giúp đữ và yêu thương.

4. Tín đồ công giáo: Chúa có thể tin ở tôi rằng tôi sẽ giữ lời thề của mình và sẽ phụng sự những người con khác của Chúa.

5. Hạt nhân của sự thay đổi: Tôi sẽ là chất xúc tác cho sự phát triển, nâng cao hiệu quả của tổ chức.

6. Học giả: Mỗi ngày, tôi sẽ học thêm những điều mới.

Effectiveness = P/PC (Product/Production capability): mỗi người có những khả năng –Production Capability. Vấn đề là phải mài giũa, để Production Capability được sắc bén, sẵn sàng cho sử dụng và tạo ra những thói quen để sử dụng PC hiêu quả nhất – làm ra nhiều sp Product nhất đối với khả năng của mình.