92
Soá 4 2015 ISSN 1859-4212 SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ QUẢNG TRỊ K hoa hoïc vaø Coâng ngheä ÑAË C SAN ÖÙng duïng heä thoáng thoâng tin ñòa lyù - GIS trong vieäc giaùm saùt vaø khoáng cheá cuùm gia caàm taïi Quaûng Trò Nhieäm vuï hôïp taùc quoác teá theo Nghò ñònh thö goùp phaàn phaùt trieån kinh teá - xaõ hoäi cuûa tænh Salavan, nöôùc CHDCND Laøo

Xem bản in

  • Upload
    lytruc

  • View
    260

  • Download
    13

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Xem bản in

Soá 42015

ISSN 1859-4212SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ QUẢNG TRỊKhoa hoïc vaø Coâng ngheä

ÑAËC SAN

ÖÙng duïng heä thoáng thoâng tin ñòa lyù - GIS trong vieäc giaùm saùt vaø khoáng cheá cuùm gia caàm taïi Quaûng Trò

Nhieäm vuï hôïp taùc quoác teá theo Nghò ñònh thö goùp phaàn phaùt trieån kinh teá - xaõ hoäi

cuûa tænh Salavan, nöôùc CHDCND Laøo

Page 2: Xem bản in

Đặc sanKHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ✴ Nhiệm vụ hợp tác quốc tế theo Nghị định thư góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Salavan, nước CHDCND Lào.

Trần Thiềm.3✴ Thông điệp Ngày Tiêu chuẩn thế giới 14/10/2015: Tiêu chuẩn - Ngôn ngữ chung của thế giới.

Nguồn: vsqi.gov.vn.7✴ Tiêu chí thăng hạng mức độ sẵn sàng ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động các cơ quan nhà nước.

Thái Thị Nga.8✴ Chính sách đối với đội ngũ nhân lực khoa học và công nghệ - Một năm nhìn lại. Phạm Thị Vân Anh.11

KHOA HỌC VÀ ĐỜI SỐNG✴ Định hướng khai thác và sử dụng vùng đất cát ven biển của tỉnh Quảng Trị. Trần Anh Tuấn.15✴ Quy hoạch bảo vệ môi trường góp phần phát triển kinh tế - xã hội. Nguyễn Thanh Tiến.20✴ Ứng dụng hệ thống thông tin địa lý - GIS trong việc giám sát và khống chế cúm gia cầm tại Quảng Trị.

Nguyễn Thị Thúy Hằng.24✴ Nâng cao nhận thức kỹ năng về năng suất và chất lượng cho các doanh nghiệp. Nguyễn Thị Thanh.29✴ Phát thanh online và giải pháp phát triển cho hệ thống Đài Truyền thanh cấp huyện tỉnh Quảng Trị.

Đoàn Phương Nam.32✴ Ứng dụng công nghệ thông tin, hỗ trợ các doanh nghiệp phát triển và hội nhập. Trần Phượng.35✴ Triển vọng nuôi cấy mô tế bào đối với cây dược liệu Ba Kích tại Quảng Trị. Nguyễn Quang Hùng.41✴ Bước đầu đánh giá nguồn gen thân gỗ bản địa ở vùng cát ven biển tỉnh Quảng Trị để trồng rừng phòng hộ bền vững. Trần Thị Hân, Đỗ Xuân Cẩm, Nguyễn Trường Khoa.43

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI✴ Tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh của tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2013 - 2020.

Trần Đức Tâm.49✴ Kết quả nghiên cứu diễn biến khí hậu, thủy văn của tỉnh Quảng Trị giai đoạn 1993 - 2013 dưới tác động của biến đổi khí hậu. Nguyễn Thanh Lợi, Nguyễn Hùng Trí, Ngô Chí Tuấn.56

VĂN HÓA LỊCH SỬ✴ Ngoại giao văn hóa - Kênh thông tin đối ngoại hiệu quả của địa phương. Quỳnh Như.61✴ Hoành phi, câu đối - Nơi lưu giữ và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của người Việt Quảng Trị.

Nguyễn Thị Nương.64

HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH✴ Đoàn kết thống nhất trong Đảng theo tư tưởng Hồ Chí Minh.

Nguyễn Trí Ánh.67

KỶ NIỆM CÁC NGÀY LỄ LỚN✴ Kỷ niệm 75 năm Ngày Khởi nghĩa Nam Kỳ (23/11/1940-23/11/2015): Khởi nghĩa Nam Kỳ, biểu tượng của ý chí quật cường dân tộc.

Trần Trọng Thơ.70✴ Kỷ niệm 195 năm Ngày sinh Ph.Ăng-ghen: Ph.Ăng-ghen - Cây vĩ cầm thứ hai bên cạnh Các Mác.

Nguyễn Đức Thắng.73

CHUYÊN TRANG TBTGIỚI THIỆU VĂN BẢN MỚI VỀ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆTIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

TRONG SỐ NÀYTRUNG TÂM ỨNG DỤNG TIẾN BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ QUẢNG TRỊ

TRẠM NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN NẤMĐịa chỉ: Km10 Quốc lộ 9 - xã Cam Hiếu - huyện Cam Lộ - tỉnh Quảng Trị

Điện thoại: 0533 704428

HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤTCung ứng cho người dân về: *Giống nấm các loại: Linh Chi, Mộc Nhĩ, Nấm Rơm, Nấm Bào Ngư*Bịch phôi nấm các loại:* Tư vấn, tập huấn kỹ thuật nuôi trồng nấm ăn, nấm dược liệu.

* Chức năng: Nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ về khoa học, phát triển công nghệ, tư vấn, dịch vụ khoa học và công nghệ lĩnh vực nấm ăn, nấm dược liệu và một số lĩnh vực công nghệ sinh học khác.* Nhiệm vụ:1. Tổ chức nghiên cứu ứng dụng và áp dụng các thành tựu khoa học và công nghệ trong và ngoài nước vào lĩnh vực nấm ăn, nấm dược liệu;2. Tổ chức thực hiện các dự án sản xuất thử nghiệm; lựa chọn, chuyển giao, nhân rộng các kết quả của đề tài và dự án sản xuất thử nghiệm và đào tạo cán bộ kỹ thuật, hướng dẫn, tập huấn cho người dân trong việc trồng nấm nhằm nâng cao năng suất và chất lượng nấm ăn và nấm dược liệu;3. Nghiên cứu sản xuất và tổ chức lưu trữ giống gốc, giống F1, F2, F3 với một số lượng lớn, đủ cung cấp cho thị trường.4. Chuyển giao kỹ thuật trồng nấm cho nông dân, sản xuất và cung ứng đầy đủ, kịp thời, đảm bảo chất lượng các loại giống nấm, bịch nấm cho nhu cầu sản xuất của từng địa phương trong tỉnh và các tỉnh lân cận; Là đầu mối thu mua, sơ chế , chế biến và tiêu thụ sản phẩm cho các cá nhân, đơn vị trồng nấm trong tỉnh.5. Tổ chức xây dựng, lắp đặt và chế tạo thiết bị, sản xuất các sản phẩm hoặc các công trình phục vụ sản xuất và đời sống sau khi nghiên cứu thành công hoặc nhận chuyển giao công nghệ từ các tổ chức khoa học công nghệ trong và ngoài nước. Khi có điều kiện có thể mở rộng hoạt động sang các lĩnh vực công nghệ khác.6. Thực hiện các hợp đồng dịch vụ trong lĩnh vực khoa học và công nghệ phù hợp với quy định của pháp luật;7. Tư vấn, đào tạo, dịch vụ khoa học và công nghệ;8. Hợp tác khoa học và công nghệ trong và ngoài nước.9. Quản lý về công tác tổ chức, cán bộ, tài chính, tài sản… của Trạm theo quy định của pháp luật.10. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo yêu cầu của Giám đốc Sở và UBND tỉnh.

Soá 42015

ISSN 1859-4212SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ QUẢNG TRỊKhoa hoïc vaø Coâng ngheä

ÑAËC SAN

ÖÙng duïng heä thoáng thoâng tin ñòa lyù - GIS trong vieäc giaùm saùt vaø khoáng cheá cuùm gia caàm taïi Quaûng Trò

Nhieäm vuï hôïp taùc quoác teá theo Nghò ñònh thö goùp phaàn phaùt trieån kinh teá - xaõ hoäi

cuûa tænh Salavan, nöôùc CHDCND Laøo

Chịu trách nhiệm xuất bản:TRẦN NGỌC LÂN

Giám đốc Sở KH&CN Quảng Trị

Trưởng Ban biên tập:NGUYỄN BÌNH

Ban biên tập:TRẦN THIỀMLƯU VĂN A

THÁI THỊ NGALÊ THANH NAM

NGUYỄN THÁI NHÂN

Thư ký:VÕ THỊ MINH NGỌC

Trình bày:NGUYỄN THỊ HÒATRẦN THỊ THUYẾT

Cơ quan thực hiện:Trung tâm Tin học - Thông tin KH&CN Quảng Trị

Địa chỉ: 204 Hùng Vương, TP Đông Hà, Quảng TrịĐiện thoại: (053) 3857030

Fax: 053. 3562004Email: [email protected]

Giấy phép xuất bản:Số 131/GP-XBĐS ngày 02/12/2014 của

Cục Báo chí - Bộ Thông tin và Truyền thôngIn tại: Công ty TNHH Song Lam,

47 Lê Thế Hiếu, TP Đông Hà, tỉnh Quảng TrịSố lượng: 320 cuốn, khổ: 20 x 28 cm

Nộp lưu chiểu tháng 10 năm 2015

Page 3: Xem bản in

HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

Soá 4/2015 3

TRẦN THIỀMPhó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Quảng Trị

NHIỆM VỤ HỢP TÁC QUỐC TẾ THEO NGHỊ ĐỊNH THƯ GÓP PHẦN PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA TỈNH

SALAVAN, NƯỚC CHDCND LÀO

Thực hiện văn bản thoả thuận hợp tác giữa tỉnh Quảng Trị (nước CHXHCN Việt Nam) và tỉnh Salavan (nước CHDCND Lào), hoạt động hợp tác về khoa học và công nghệ (KH&CN) giữa tỉnh Quảng Trị và tỉnh Salavan được triển khai từ năm 2008 đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Nổi bật trong hoạt động hợp tác quốc tế về KH&CN là việc triển khai tốt các nhiệm vụ thuộc Nghị định thư về KH&CN giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Lào. Được đánh dấu bằng sự kiện Bộ KH&CN ban hành Quyết định phê duyệt nhiệm vụ Điều tra, đánh giá tổng hợp các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, môi trường, kinh tế - xã hội và xây dựng cơ sở dữ liệu KH&CN phục vụ phát triển bền vững tỉnh Salavan, nước CHDCND Lào.

Hội nghị Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ “Điều tra, đánh giá tổng hợp các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, môi trường, kinh tế - xã hội, phục vụ

phát triển bền vững tỉnh Salavan, nước CHDCND Lào” Ảnh: Tư liệu

Page 4: Xem bản in

HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

4Soá 4/2015

Qua 3 năm triển khai thực hiện, với sự hợp tác toàn diện của lãnh đạo chính quyền, các sở ban ngành, địa phương

của tỉnh Quảng Trị và tỉnh Salavan, sự phối hợp thực hiện của Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam) đến nay nhiệm vụ đã hoàn thành và đạt được nhiều kết quả quan trọng, đóng góp tích cực và hiệu quả vào phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Salavan.

Về điều tra đánh giá tổng hợp các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, kinh tế - xã hội, môi trường phục vụ phát triển bền vững tỉnh Salavan, nước CHDCND Lào

Về nội dung nghiên cứu, tập trung vào các nội dung chính: Số liệu và báo cáo về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, kinh tế - xã hội và môi trường tỉnh Salavan; cơ sở dữ liệu (CSDL) địa lý và các bản đồ tỷ lệ 1/100.000 về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, kinh tế - xã hội và môi trường tỉnh Salavan; CSDL về tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, kinh tế - xã hội và môi trường được lưu trữ bằng các phần mềm GIS; đánh giá tổng hợp các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và môi trường.

Các luận cứ khoa học phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường tỉnh Salavan nhằm khai thác sử dụng hợp lý các nguồn lực, bảo vệ môi trường, đẩy nhanh công tác xoá đói giảm nghèo, phục vụ phát triển bền vững kinh tế - xã hội theo hướng hội nhập gồm các nội dung chính: Định hướng phát triển bền vững kinh tế - xã hội tỉnh Salavan; đề xuất các mô hình thích hợp quản lý và bảo vệ tài nguyên môi trường tỉnh Salavan; đề xuất danh mục dự án đầu tư phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường: Danh mục các dự án lĩnh vực nông nghiệp, danh mục các dự án phát triển cơ sở hạ tầng, danh mục các công trình bảo vệ môi trường.

Về kết quả nghiên cứu, các báo cáo khoa học đã khái quát được đặc điểm vị trí địa lý, phạm vi vùng nghiên cứu. Về điều kiện tự nhiên, báo cáo đã

đánh giá được điều kiện địa chất khoáng sản, địa hình, khí hậu. Phần điều kiện khí hậu được đánh giá rất kỹ gồm các trạm so sánh là số liệu nhiều năm của trạm và số liệu phía nước bạn Lào, đây là CSDL quan trọng để bố trí phát triển cây trồng, vật nuôi phù hợp với định hướng phát triển vùng.

Các tài liệu, sản phẩm của nhiệm vụ bao gồm: Báo cáo thuyết minh tổng hợp; bộ bản đồ in tỷ lệ 1/100.000 (xây dựng mô hình số địa hình theo bản đồ địa hình tỷ lệ 1/100.000 toàn tỉnh Salavan làm cơ sở để xây dựng CSDL nền khu vực nghiên cứu; các bản đồ tự nhiên Địa chất- Khoáng sản, khí hậu, thuỷ văn, thổ nhưỡng, hiện trạng sử dụng đất, thảm

thực vật; bản đồ hiện trạng phân bố dân cư, dân tộc; bản đồ hiện trạng giao thông; bản đồ đánh giá mức độ thích hợp đất đai phục vụ phát triển nông lâm nghiệp; bản đồ định hướng sử dụng đất bền vững tỉnh Salavan; đĩa CD lưu dữ CSDL bản đồ bằng công nghệ phần mềm GIS (phần mềm ArcGIS 10.0). Các sản phẩm của nhiệm vụ, có thể đánh giá chung, đây là bộ tài liệu khoa học cơ bản, mang tính tổng hợp đầu tiên của tỉnh Salavan, làm cơ sở cho việc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Sản phẩm CSDL bản đồ là cơ sở quan trọng của tỉnh Salavan để triển khai công tác quy hoạch các ngành, quản lý đất đai, cơ sở hạ tầng và nhiều ứng dụng khác nhau khi các điều kiện cơ sở hạ tầng công nghệ cho phép. Trên cơ sở đánh giá hiện trạng

Khai giảng lớp quản trị mạng cho cán bộ khoa học và công nghệ tỉnh Salavan. Ảnh: Tư liệu

Page 5: Xem bản in

HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

Soá 4/2015 5

tài nguyên thiên nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội thực tại và các mô hình phát triển vùng cửa khẩu, báo cáo đã đưa ra được mô hình tối ưu phát triển vùng cửa khẩu kèm theo giải pháp thực hiện, đồng thời đề xuất được danh mục các dự án ưu tiên đầu tư phù hợp với hiện trạng tự nhiên và xã hội của tỉnh Salavan.

Về xây dựng mô hình cung cấp thông tin KH&CN tại tỉnh Salavan

Sở KH&CN Quảng Trị đã hỗ trợ cho Sở KH&CN tỉnh Salavan bộ CSDL bằng tiếng Việt và tiếng Lào đã được số hoá về khoa học kỹ thuật phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn như: Giống cây trồng vật nuôi, kỹ thuật nuôi trồng, chăm sóc; kỹ thuật bảo quản, chế biến nông sản, thực phẩm sau thu hoạch; phòng chống dịch bệnh để chuyển giao cho các Điểm thông tin KH&CN.

Xây dựng và cập nhật các nguồn tin số hoá về KH&CN và các nguồn tin khác phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của từng huyện.

Thu thập, xử lý, phân loại thông tin để cung cấp cho các đối tượng sử dụng phù hợp với đặc điểm kinh tế - xã hội từng huyện của tỉnh Salavan. Ngoài các thông tin được cung cấp từ Trung tâm Tin học - Thông tin KH&CN thuộc Sở KH&CN Quảng Trị, thông tin sẽ được cập nhật thường xuyên để phục vụ yêu cầu từ cơ sở.

Về trang thiết bị và công nghệ: Tại mỗi Điểm Thông tin KH&CN huyện được trang bị: 02 bộ máy vi tính; 02 máy in lazer; 02 bộ ổn áp; 02 UPS; 01 TV 29 inch; 01 máy photocopy; 01 đầu đọc VCD/DVD; thiết lập 1 đường dây điện thoại đường dài để truy cập internet và kết nối sử dụng với Sở KH&CN Salavan.

Đã đào tạo, tập huấn về kỹ năng khai thác và tìm kiếm thông tin cho đội ngũ kỹ thuật viên 02 huyện Salavan, Sa Muồi tại tỉnh Quảng Trị; đào tạo, tập huấn về kỹ năng khai thác và tìm kiếm thông tin cho cán bộ và nông dân 02 huyện Salavan, Sa Muồi (tại địa bàn 02 huyện).

Sở KH&CN Quảng Trị đã xây dựng trung tâm tích hợp quản trị và cung cấp thông tin phục vụ các Điểm thông tin KH&CN tại Sở KH&CN Salavan. Xây dựng CSDL khoa học công nghệ và phần mềm đi kèm để làm cơ sở hình thành bộ CSDL theo đặc trưng của từng huyện. Xây dựng và đưa vào hoạt động website của Sở KH&CN tỉnh Salavan. Trang bị cho Sở KH&CN Salavan một hệ thống máy móc, thiết bị bao gồm: Máy server (01 bộ) có cấu hình tối

thiểu IBM System x3650M3; máy tính xách tay (01 cái); máy chiếu (01 cái); ổn áp 10KVA (01 cái); UPS online 2KVA (01 cái); Firewall (01 cái). Đào tạo cán bộ của Sở KH&CN tỉnh Salavan về sử dụng cài đặt và cấu hình quản trị mạng server 2003.

Thông qua thực hiện nhiệm vụ Nghị định thư với nội dung “Xây dựng mô hình cung cấp thông tin khoa học và công nghệ tại tỉnh Salavan” đã góp phần tăng cường nguồn tin số hóa phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, rút ngắn thời gian áp dụng các thành tựu KH&CN vào thực tiễn sản xuất; nâng cao năng lực, kỹ năng tin học, thông tin KH&CN cho đội ngũ cán bộ 02 huyện Salavan, Sa Muồi và cán bộ Sở KH&CN tỉnh Salavan; hỗ trợ công cụ giao tiếp tiên tiến và thuận lợi trên mạng cho Sở KH&CN tỉnh Salavan giới thiệu, quảng bá và trao đổi thông tin; tác động trực tiếp vào việc nâng cao năng lực và vị thế của Sở KH&CN tỉnh Salavan so với các sở, ban, ngành khác của tỉnh. Cụ thể:

Điểm thông tin KH&CN của 2 huyện Salavan và Sa Muồi đã tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tiếp cận với khoa học kỹ thuật tiên tiến trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn phục vụ sản xuất và đời sống. Bước đầu người dân cũng đã nhận thức được tầm quan trọng, lợi ích thiết thực của Điểm thông tin KH&CN trong việc cung cấp các kiến thức khoa học và kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp nông thôn.

Trung tâm tích hợp quản trị và cung cấp thông tin phục vụ các Điểm thông tin KH&CN tại Sở KH&CN tỉnh Salavan tạo thuận lợi cho việc xây dựng và chuyển giao CSDL KH&CN cho các huyện theo đặc trưng.

Bộ CSDL KH&CN bằng 2 ngôn ngữ Lào - Việt gồm các thông tin, kiến thức về khoa học kỹ thuật mới được phân loại theo từng chủ đề cụ thể thuộc lĩnh vực nông nghiệp nông thôn là nguồn tư liệu quý để Sở KH&CN tỉnh Salavan phục vụ cho công tác tuyên truyền thông tin KH&CN, bổ sung nguồn tư liệu phục vụ các Điểm thông tin KH&CN của 2 huyện. Các thông tin, kiến thức về cây trồng, vật nuôi được cung cấp phù hợp với điều kiện sản xuất của người dân từng huyện, sẽ góp phần hữu ích để người dân khai thác phục vụ trong sản xuất và đời sống. Phần mềm quản lý đi kèm giúp cán bộ điểm thông tin tổ chức và hướng dẫn người dân khai thác và sử dụng thuận tiện hơn.

Sở KH&CN Quảng Trị đã chuyển giao, đưa vào hoạt động website Sở KH&CN tỉnh Salavan.

Page 6: Xem bản in

HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

6Soá 4/2015

Website Sở KH&CN tỉnh Salavan được xây dựng theo công nghệ mới, hiện đại. Việc triển khai và đưa vào sử dụng website của Sở KH&CN tỉnh Salavan không chỉ góp phần truyền tải nhanh chóng thông tin hoạt động của Sở mà còn cập nhật những thông tin chuyên ngành, thông tin tổng hợp… giúp cán bộ KH&CN tỉnh Salavan nói chung và người dân Lào có thêm kênh khai thác, tìm kiếm thông tin.

Việc đào tạo, tập huấn giúp nâng cao trình độ, kỹ năng cho cán bộ kỹ thuật của Sở KH&CN tỉnh Salavan; cán bộ kỹ thuật, cán bộ nông nghiệp của 02 huyện Salavan, Sa Muồi.

Việc triển khai thực hiện “Xây dựng mô hình cung cấp thông tin khoa học và công nghệ tại tỉnh Salavan” đạt được những kết quả nhất định. Tuy nhiên hiện tại đối với tỉnh Salavan cơ sở hạ tầng về thông tin còn yếu. Kết cấu hạ tầng mạng thiếu ổn định. Hiện tại mới nối mạng internet tại thị xã Salavan. Đối với các huyện, việc truy cập internet chủ yếu thông qua dịch vụ 3G của Viettel, nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao để tiếp cận công nghệ mới còn yếu và mỏng.

Trong thời gian tới, cần tiếp tục hỗ trợ CSDL về khoa học kỹ thuật cho các Điểm thông tin KH&CN của 2 huyện; hỗ trợ Sở KH&CN tỉnh Salavan trong việc tích hợp CSDL, các dịch vụ công lên website. Do năng lực quản lý và trình độ kiến thức về tin học của cán bộ Sở KH&CN tỉnh Salavan còn hạn chế nên cần phải tiếp tục có những nội dung hợp

tác nhằm đào tạo, tập huấn về kiến thức tin học và kỹ năng công tác thông tin KH&CN. Trên cơ sở chuyển giao và phát triển, xây dựng được mô hình cung cấp thông tin KH&CN cho 2 huyện của tỉnh Salavan, để mô hình này được nhân rộng chính quyền tỉnh Salavan cần có chính sách hỗ trợ triển khai nhân rộng, áp dụng cho các huyện khác trong thời gian tới.

Nhận thức rõ trách nhiệm của mình, tỉnh Quảng Trị luôn coi trọng và dành ưu tiên cao trong việc thúc đẩy quan hệ hợp tác KH&CN với các tỉnh Savannakhet, Salavan và đã đạt được nhiều kết quả tốt đẹp. Nhiều dự án hợp tác quốc tế về KH&CN đã được triển khai tích cực. Thông qua các dự án, đã tiến hành đánh giá hiện trạng tự nhiên, kinh tế - xã hội, xây dựng luận cứ khoa học nhằm phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường khu vực biên giới Quảng Trị và hai tỉnh Savannakhet và Salavan; các vùng kinh tế động lực của Quảng Trị và Savannakhet trên tuyến Hành lang kinh tế Đông - Tây. Chúng ta luôn tin tưởng rằng quan hệ hợp tác về KH&CN giữa hai nước Việt - Lào sẽ tiếp tục phát triển lên một tầm cao mới, theo phương châm chất lượng và hiệu quả, góp phần thực hiện thắng lợi “Chiến lược hợp tác kinh tế, văn hóa, khoa học - kỹ thuật Việt Nam - Lào giai đoạn 2011- 2020” đã được Chính phủ hai nước phê duyệt./.

T.T

Giao diện website Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Salavan. Ảnh: Tư liệu

Page 7: Xem bản in

HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

Soá 4/2015 7

Thông điệp Ngày Tiêu chuẩn thế giới 14/10/2015Tiêu chuẩn - Ngôn ngữ chung của thế giới

Hãy tưởng tượng một thế giới nơi mà bạn không thể sử dụng thẻ tín dụng của mình ở tất cả các máy rút tiền

hay bạn phải đi lòng vòng qua các cửa hàng chỉ để tìm một chiếc bóng đèn có thể lắp vừa đui đèn. Một thế giới không có mã điện thoại, mã nước, mã tiền tệ và không có kết nối Internet. Làm thế nào để bạn biết được cuộc gọi đến từ đâu, hoặc làm sao để gọi đến một khu vực cụ thể? Nếu không có tiêu chuẩn, việc giao tiếp giữa con người, máy móc, linh kiện và sản phẩm sẽ vô cùng khó khăn.

Thực tế là các ký hiệu đồ họa thể hiện các thông tin quan trọng một cách nhanh chóng và rõ ràng về hướng dẫn giặt là quần áo, dấu hiệu sơ tán khẩn cấp, hoặc hướng dẫn cho thiết bị điện, không phụ thuộc vào việc chúng ta nói hay đọc bằng ngôn ngữ nào. Nhưng nếu mọi người sử dụng các ký hiệu khác nhau cho cùng một thông điệp thì sẽ không đúng mục đích của nó!

Công nghệ cũng cần tiêu chuẩn để có thể giao tiếp. Đã bao giờ bạn tự hỏi làm thế nào máy tính của bạn có thể gửi văn bản đến máy in của một nhà sản xuất khác chưa? Tiêu chuẩn thiết lập các quy tắc và các thông số chung để các sản phẩm có thể phối hợp vận hành. Định dạng tệp tin chuẩn như MPEG và JPEG cho phép bạn chia sẻ video và hình ảnh với gia đình và bạn bè nhờ sử dụng công nghệ của các nhà cung cấp khác nhau.

Nếu như không có các đơn vị đo lường tiêu chuẩn thì việc mua bán sản phẩm và linh kiện của các nhà cung cấp nước ngoài sẽ rất khó khăn. Mọi người có thể hiểu về khái niệm “nhỏ”, “trung bình” và “lớn” theo những nghĩa khác nhau.

Tiêu chuẩn không chỉ tạo thuận lợi cho thương mại, mà chúng còn giúp cho mọi người trên thế giới có thể làm việc cùng nhau dễ dàng hơn.

Tiêu chuẩn quốc tế được ví như chiếc chìa khóa của công nghệ. Tiêu chuẩn giúp cho các sản phẩm cùng phối hợp thông suốt và con người giao tiếp với

nhau dễ dàng hơn. Khi áp dụng các tiêu chuẩn, mọi thứ chỉ việc hoạt động, nhưng nếu tiêu chuẩn không được sử dụng, chúng ta sẽ nhận thấy ngay điều đó. Trong một thế giới không có tiêu chuẩn, các hoạt động thường ngày mà chúng ta cho là hiển nhiên, như thực hiện một cuộc gọi, lướt web hay sử dụng thẻ tín dụng khi đi du lịch, sẽ phức tạp hơn nhiều và gần như không thể thực hiện được./.

Nguồn: vsqi.gov.vn

The world’s common language

format A2 (ISO 216)

WorldStandardsDay14 October 2015

Standards

Poster Ngày Tiêu chuẩn thế giới 14/10/2015

Page 8: Xem bản in

HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

8Soá 4/2015

Tiêu chí thăng hạng mức độ sẵn sàng ứng dụng công nghệ thông tin trong

hoạt động các cơ quan nhà nước

THÁI THỊ NGAGiám đốc Trung tâm Tin học - Thông tin KH&CN Quảng Trị

Đánh giá, xếp hạng mức độ sẵn sàng ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong hoạt động các cơ quan nhà nước (CQNN) trên địa bàn tỉnh Quảng Trị (Quang Tri ICT Index) là cơ sở khoa học phục vụ công tác đánh giá thực trạng, chỉ đạo, điều hành và đề xuất những giải pháp cần thiết thúc đẩy ứng dụng và phát triển CNTT trong hoạt động của các CQNN trên địa bàn tỉnh; đồng thời việc đánh giá này sẽ góp phần đẩy mạnh công tác cải cách và hiện đại hóa nền hành chính, định hướng phát triển Chính quyền điện tử trong thời gian tới. Việc nắm rõ các tiêu chí đánh giá mức độ sẵn sàng ứng dụng CNTT sẽ giúp cho các CQNN trên địa bàn tỉnh có những định hướng, giải pháp cần thiết để nâng cao vị trí của mình trong tiến trình thăng hạng cùng Quang Tri ICT Index.

Các tiêu chí đánh giá mức độ ứng dụng CNTT của Quang Tri ICT Index bám sát theo các quy định của Nhà nước

tại các văn bản quy phạm pháp luật về ứng dụng CNTT như: Luật CNTT, Nghị định 64/2007/NĐ-CP ngày 10/4/2007; Nghị định 43/2011/NĐ-CP ngày 13/6/2011 và những định hướng, mục tiêu của tỉnh trong giai đoạn 2011 - 2015.

Theo đó, mức độ ứng dụng CNTT trong hoạt động của các CQNN tỉnh Quảng Trị được đánh giá theo 4 tiêu chí bao gồm: Hạ tầng kỹ thuật CNTT (Tỷ lệ PC/CBCCVC, tỷ lệ PC có kết nối mạng LAN, tỷ lệ PC có kết nối Internet, số máy chủ, thiết bị mạng, kết nối cấp dưới, đầu tư cho hạ tầng kỹ thuật), Hạ tầng nhân lực CNTT (Tỷ lệ CBCC biết dùng PC, cán bộ chuyên trách CNTT, đầu tư cho nhân lực CNTT...), Ứng dụng CNTT (Tỷ lệ CBCC được cấp thư điện tử, Tỷ lệ CBCC sử dụng thư điện tử, tin học hóa thủ tục hành chính, an toàn an ninh thông tin, ứng dụng cơ bản, tỷ lệ phần mềm có bản quyền, tỷ lệ phần mềm

mã nguồn mở, trang Thông tin điện tử, tỷ lệ thông tin chỉ đạo điều hành/trang, dịch vụ công trực tuyến, đầu tư cho ứng dụng CNTT), Môi trường tổ chức - chính sách (Chính sách ứng dụng CNTT, mức độ quan tâm của lãnh đạo đơn vị,...).

Năm 2014 là năm thứ hai Ban Chỉ đạo CNTT tỉnh Quảng Trị thực hiện việc thu thập số liệu, phân tích, đánh giá và đưa ra báo cáo kết quả đánh giá, xếp hạng mức độ sẵn sàng ứng dụng CNTT trong hoạt động các CQNN trên địa bàn tỉnh. Mức độ ứng dụng CNTT được đánh giá, xếp hạng trên cơ sở khai báo của các sở, ban, ngành, các huyện, thị xã, thành phố của tỉnh và đối chiếu với số liệu theo dõi của Sở Thông tin và Truyền thông trong năm để đánh giá, xếp hạng. Quang Tri ICT Index được tổ chức đánh giá, xếp hạng theo hai nhóm đối tượng chính gồm: 20 sở, ban, ngành cấp tỉnh và 10 huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh.

Nhìn chung, so với năm 2013 tình hình ứng dụng CNTT trên địa bàn tỉnh năm 2014 đã có nhiều chuyển

Page 9: Xem bản in

HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

Soá 4/2015 9

biến tích cực. Đáng kể nhất là nếu như năm 2013 chỉ tập trung vào việc phát triển hạ tầng kỹ thuật thì năm 2014 việc triển khai phần mềm ứng dụng được nhiều CQNN trên địa bàn tỉnh chú trọng, điển hình như Sở Khoa học và Công nghệ với Hệ thống kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa xuất nhập khẩu, Sở Nội vụ với Hệ thống thông tin quản lý cán bộ công chức tỉnh, Sở Tư pháp với ứng dụng quản lý lý lịch tư pháp, Thanh tra tỉnh với Phần mềm tiếp nhận và xử lý đơn thư, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội với Phần mềm quản lý hộ nghèo và thông tin người lao động hay Sở Giao thông Vận tải với Phần mềm quản lý cấp đổi giấy phép lái xe.

Theo đánh giá của Ban chỉ đạo CNTT, trong năm 2014, Sở Thông tin và Truyền thông vẫn giữ vị trí thứ nhất trong bảng xếp hạng dành cho nhóm sở, ban, ngành; đứng đầu nhóm huyện, thị xã, thành phố là thành phố Đông Hà. Riêng Sở Khoa học và Công nghệ, với việc đầu tư đồng đều cho 4 tiêu chí trên, đặc biệt là tiêu chí triển khai ứng dụng CNTT (185 điểm) là năm thứ hai xếp hạng 2 trong nhóm các sở, ban, ngành cấp tỉnh.

Tuy đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận nhưng trong các tiêu chí để tổng hợp đưa ra chỉ số ICT Index

ở các cơ quan, đơn vị, tiêu chí nào cũng còn nhiều hạn chế. Thực trạng chung là ở hầu hết các cơ quan, đơn vị dù đã được trang bị phần mềm quản lý văn bản điều hành công việc, nhưng hoạt động chưa thực sự mang lại hiệu quả. Một số phần mềm ứng dụng khác như quản lý tiếp dân và đơn thư khiếu nại tố cáo; theo dõi các văn bản và ý kiến chỉ đạo; đăng ký xếp lịch và phát hành giấy mời qua mạng hầu như chưa được đầu tư; các phần mềm nguồn mở chưa được quan tâm ứng dụng; số dịch vụ hành chính công và dịch vụ công trực tuyến chưa được quan tâm đầu tư đúng mức… Một hạn chế nữa là hầu như đơn vị nào cũng lập Trang thông tin điện tử nhưng việc cập nhật

tin tức, số liệu chưa được thực hiện thường xuyên, nội dung đơn điệu. Bên cạnh đó, việc triển khai ứng dụng CNTT chưa được đầu tư đồng đều, chủ yếu được tập trung vào việc phát triển hạ tầng kỹ thuật mà chưa chú trọng nhiều đến việc triển khai phần mềm ứng dụng, phát triển nguồn nhân lực CNTT chuyên sâu và việc ban hành các chủ trương, chính sách nhằm đẩy mạnh ứng dụng và phát triển CNTT trong thời gian tới.

Như vậy, việc nắm được bức tranh tổng quan chung về Quang Tri ICT Index sau 2 năm triển khai và tìm hiểu kỹ về các tiêu chí sẽ giúp cho các CQNN có những định hướng, giải pháp rõ hơn trong những năm tới để nâng cao vị trí của mình trong tiến trình thăng hạng cùng Quang Tri ICT Index, đóng góp vào thành công chung trong công tác cải cách và hiện đại hóa nền hành chính của tỉnh nhà.

Thứ nhất, về tiêu chí Hạ tầng kỹ thuật. Năm 2014, hạ tầng thiết bị CNTT tại các CQNN trên địa bàn tình đã có những đầu tư nâng cấp đáng kể, cơ bản đáp ứng nhu cầu ứng dụng CNTT phục vụ cho công việc chuyên môn của CBCVC. Tỷ lệ bình quân máy tính/CBCVC trong các sở, ban, ngành đạt gần 100%; đến nay 100% các sở, ban, ngành đã xây dựng hệ thống mạng nội bộ LAN, kết nối mạng internet

Giao diện dịch vụ hành chính công Đăng ký đề tài khoa học công nghệ trực tuyến. Ảnh: Tư liệu

Page 10: Xem bản in

HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

10Soá 4/2015

qua đường truyền tốc độ cao. Khoảng 80% các sở, ban, ngành có đầu tư mua sắm mới hoặc nâng cấp trang thiết bị CNTT trong năm 2014 song nhìn chung việc đầu tư các giải pháp đảm bảo an toàn cho các hệ thống mạng chưa được các đơn vị, địa phương quan tâm. Do đó, bên cạnh việc đầu tư mua sắm mới hoặc nâng cấp trang thiết bị CNTT, xây dựng hệ thống mạng nội bộ LAN kết nối mạng internet qua đường truyền tốc độ cao thì các CQNN cần tập trung đầu tư các giải pháp đảm bảo an toàn cho các hệ thống mạng như hệ thống chống sét, hệ thống tường lửa, hệ thống báo và chữa cháy.

Thứ hai, về tiêu chí Ứng dụng CNTT. Mặc dù đến nay toàn tỉnh có 100% CBCVC của các sở, ban, ngành được cấp hộp thư điện tử công vụ với tên miền quangtri.gov.vn; tuy nhiên tỉ lệ CBCVC thường xuyên sử dụng hộp thư điện tử công vụ chỉ đạt trên 60%. Nhìn chung việc triển khai ứng dụng CNTT trong hoạt động của các sở, ban, ngành chưa gắn với công tác đảm bảo an toàn và an ninh thông tin; chỉ 30% các Sở, ban, ngành trong tỉnh có triển khai các giải pháp an ninh mạng và 55% các đơn vị có triển khai các giải pháp sao lưu dữ liệu. Do vậy, cần tăng cường các biện pháp đảm bảo an toàn an ninh thông tin trong triển khai ứng dụng CNTT như: Sử dụng hộp thư điện tử công vụ với tên miền quangtri.gov.vn; triển khai các giải pháp an ninh mạng; các giải pháp sao lưu dữ liệu; cài đặt, sử dụng phần mềm bản quyền Văn phòng Microsoft Office 2010; sử dụng phần mềm mã nguồn mở.

Một điểm đáng lưu ý là mặc dù hiện nay toàn tỉnh có 19/20 sở, ban, ngành có Trang thông tin điện tử song nhìn chung mức độ đầu tư, cập nhật nội dung tin bài và thông tin chỉ đạo, điều hành là rất thấp, gây lãng phí cho việc đầu tư triển khai ứng dụng CNTT trong toàn tỉnh. Do đó, cần đặc biệt chú trọng triển khai duy trì hiệu quả Trang thông tin điện tử đi kèm với nâng cấp các dịch vụ công trực tuyến phục vụ người dân và doanh nghiệp lên mức độ 3, hướng tới

việc tiếp tục hoàn thiện lên mức độ 4.Thứ ba, về tiêu chí Nhân lực CNTT. Phát triển

nguồn nhân lực CNTT là yếu tố then chốt có ý nghĩa quyết định đối với việc phát triển và ứng dụng CNTT. Theo Báo cáo số 146/BC-UBND tỉnh ngày 17/8/2015 đánh giá cho thấy tiêu chí này ở các cơ quan, đơn vị đã được cải thiện (100% cán bộ công chức của các cơ quan, đơn vị biết sử dụng máy tính trong công việc; 45% các sở, ban, ngành có bố trí cán bộ chuyên trách CNTT tại các đơn vị; trong 55% đơn vị còn lại, có cơ quan mặc dù không được bố trí cán bộ chuyên trách CNTT nhưng lại có đơn vị sự nghiệp CNTT trực thuộc như Văn phòng UBND tỉnh, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Khoa học và Công nghệ) nhưng để đạt được hiệu quả của tiêu chí này là cả một quá trình, cần đầu tư phát triển nguồn nhân lực CNTT chuyên sâu. Phát triển nguồn nhân lực CNTT đảm bảo chất lượng, đồng bộ, chú trọng tăng nhanh tỷ lệ nguồn nhân lực có trình độ cao. Các cơ quan, đơn vị cần ưu tiên đào tạo, bồi dưỡng, phổ cập thường xuyên về kiến thức CNTT cho CBCVC và người lao động. Triển khai các chương trình đào tạo về ứng dụng CNTT cho cán bộ quản lý và lãnh đạo các cơ quan, đơn vị. Bố trí đủ

Hội thảo Hợp tác chia sẻ và phát triển nguồn tin số hóa Thư viện điện tử KH&CN. Ảnh: Tư liệu

Xem tiếp trang 14

Page 11: Xem bản in

HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

Soá 4/2015 11

CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI ĐỘI NGŨ NHÂN LỰC KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

MỘT NĂM NHÌN LẠIPHẠM THỊ VÂN ANH

Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ KH&CN

Trong các Nghị quyết của Đảng từ trước đến nay, việc xây dựng nguồn nhân lực khoa học và công nghệ (KH&CN) luôn được xác định là vấn đề cấp thiết. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) đã khẳng định “đầu tư cho nhân lực KH&CN là đầu tư cho phát triển bền vững, trực tiếp nâng tầm trí tuệ và sức mạnh dân tộc”. Nhằm từng bước triển khai chủ trương quan trọng này, trong thời gian gần đây, các văn bản pháp luật của Nhà nước, đặc biệt là Luật KH&CN 2013 và các Nghị định hướng dẫn đã có những quy định đổi mới mang tính đột phá để thực hiện mục tiêu phát triển nguồn nhân lực KH&CN.

Dẫn nhậpTrong thời đại ngày nay, mô hình tăng trưởng dựa

vào gia tăng vốn đầu tư, lao động giá rẻ và nguồn tài nguyên thiên nhiên không tái tạo như mô hình truyền thống đã không còn thích hợp. Thay vào đó để đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh, để phát triển đất nước nhanh và bền vững, con đường tất yếu là phải dựa vào KH&CN, khai thác và phát huy tiềm năng chất xám từ đội ngũ nhân lực KH&CN.

Trong những năn qua, đội ngũ cán bộ KH&CN đã có những đóng góp quan trọng đối với sự phát triển của đất nước. Đội ngũ này tuy có gia tăng về số lượng nhưng chất lượng chưa thực sự đáp ứng yêu cầu: Còn thiếu các chuyên gia giỏi đầu ngành trong nhiều lĩnh vực KH&CN, số lượng công trình được công bố quốc tế và sáng chế được cấp văn bằng bảo hộ của Việt Nam chưa nhiều; các công trình nghiên cứu tầm cỡ quốc tế, có đóng góp đột phá đối với phát triển kinh tế - xã hội còn ít...

Tình trạng nêu trên do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, trong đó có nguyên nhân từ chính sách sử dụng, trọng dụng đội ngũ cán bộ KH&CN chưa thỏa đáng, chưa phù hợp với đặc thù của hoạt động KH&CN. Trong một thời gian dài, cán bộ KH&CN không có chính sách ưu đãi riêng phù hợp với đặc thù của lao động sáng tạo mà chỉ giới hạn trong các chính

sách áp dụng chung đối với công chức, viên chức cộng với những hạn chế về cơ chế chính sách cho hoạt động KH&CN (vấn đề tài chính cho KH&CN, về điều kiện làm việc, môi trường tự do sáng tạo...) đã dẫn đến tình trạng thiếu nhiệt tình, chưa chuyên tâm với công việc.

Nhìn một cách khách quan, muốn có được một đội ngũ nhân lực KH&CN đáp ứng yêu cầu về số lượng và chất lượng, thực hiện được vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội thì điều quan trọng trước hết là cần phải có các nền tảng chính sách cần thiết có liên quan dành cho đội ngũ này. Vậy trong thời gian gần đây, các nền tảng chính sách mà chúng ta đã có là gì để xây dựng một đội ngũ nhân lực KH&CN?

Một số chính sách nổi bậtTrên quan điểm coi KH&CN là quốc sách hàng

đầu, là một trong những động lực quan trọng nhất để phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc, Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI đã thông qua Nghị quyết số 20-NQ/TW về phát triển KH&CN phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế, trong đó đã khẳng định “đầu tư cho nhân lực KH&CN là đầu tư cho phát triển bền vững, trực tiếp nâng tầm trí tuệ và sức mạnh dân tộc”.

Từ Nghị quyết của Đảng, Luật KH&CN năm 2013 (có hiệu lực từ ngày 1/1/2014) đã dành một chương

Page 12: Xem bản in

HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

12Soá 4/2015

riêng (Chương III - Cá nhân hoạt động KH&CN phát triển nguồn nhân lực KH&CN) để quy định các chính sách đối với nhân lực KH&CN. Thể chế hóa Nghị quyết của Đảng và quy định tại Luật KH&CN, ngày 12/5/2014, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 40/2014/NĐ-CP quy định chính sách sử dụng, trọng dụng đối với cá nhân hoạt động KH&CN. Với sự ra đời của Nghị định số 40/2014/NĐ-CP, lần đầu tiên đã có một văn bản quy định tương đối đầy đủ các chính sách ưu đãi dành cho cá nhân hoạt động KH&CN nói chung và chính sách trọng dụng đặc biệt đối với nhóm nhân lực trình độ cao, có tài năng trong lĩnh vực KH&CN nói riêng.

Những ưu đãi đối với cá nhân hoạt động KH&CN quy định tại Nghị định số 40/2014/NĐ-CP dựa trên những thành tích, kết quả hoạt động KH&CN cụ thể, thông qua những chính sách khác biệt trong tuyển dụng đầu vào; bổ nhiệm chức danh; nâng lương vượt bậc; thăng hạng chức danh không qua thi, không phụ thuộc vào thâm niên công tác; đào tạo, bồi dưỡng; kéo dài thời gian làm việc khi đến tuổi nghĩ hưu... đã góp phần khắc phục bất cập tồn tại lâu nay: Cá nhân hoạt động KH&CN xuất sắc không có một cơ chế đặc thù để ghi nhận những đóng góp, kết quả hoạt động của họ một cách tương xứng; chính sách không tính đến đặc thù của loại hình lao động nghiên cứu sáng tạo.

Xin nêu một số ví dụ minh họa cụ thể: Nếu như trước đây, một nghiên cứu viên cho dù xuất sắc đến đâu, bất luận kết quả hoạt động nghiên cứu thế nào, đóng góp nhiều hay ít cho xã hội thì để được bổ nhiệm vào ngạch nghiên cứu chính bắt buộc phải trải qua kỳ thi nâng ngạch. Tuy nhiên, theo cơ chế hiện nay, thành tích hoạt động KH&CN đạt được sẽ có giá trị thay thế cho một kỳ thi nâng ngạch truyền thống. Pháp luật đối với công chức, viên chức cho phép có thể tuyển dụng đặc cách không qua thi và xếp lương bậc 3 đối với người có trình độ tiến sĩ, bậc 2 với người có trình độ thạc sỹ vào làm việc ở ngạch nghiên cứu viên, nhưng cá nhân hoạt động KH&CN đặc biệt xuất sắc có thể được tuyển dụng vào làm việc ở ngạch nghiên cứu viên chính (chức danh khoa học hạng II) hoặc nghiên cứu viên cao cấp (chức danh khoa học hạng III). Cá nhân hoạt động KH&CN chủ trì hoặc thực hiện chính công trình nghiên cứu KH&CN xuất sắc, được ứng dụng trong thực tiễn mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội; được Nhà nước tặng thưởng Huân chương, danh hiệu Anh hùng lao động, Chiến sỹ thi đua toàn quốc về thành tích hoạt động KH&CN không chỉ được vinh danh, khen thưởng theo quy định của Luật Thi đua khen thưởng mà còn được nâng lương vượt bậc đến 2 bậc lương (thay cho quy định chỉ được nâng bậc lương trước thời hạn tối đa 12 tháng như trước đây)...

Các nhà khoa học trẻ chụp ảnh lưu niệm cùng Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại buổi gặp mặt các nhà khoa học tiêu biểu năm 2015. Nguồn: khoahocphattrien.vn

Page 13: Xem bản in

HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

Soá 4/2015 13

Điểm nổi bật khác của Nghị định này là lần đầu tiên Chính phủ đã quy định những điều kiện trọng dụng đặc biệt đối với nhóm nhân lực trình độ cao, tài năng trong lĩnh vực KH&CN, đó là nhà khoa học đầu ngành, nhà khoa học được giao chủ trì nhiệm vụ KH&CN cấp quốc gia đặc biệt quan trọng và nhà khoa học trẻ tài năng. Nhà khoa học đầu ngành là người đứng đầu một ngành khoa học, có vai trò định hướng, dẫn dắt cho sự phát triển của ngành, đại diện cho ngành trong quan hệ quốc tế. Với tinh thần này, chính sách trọng dụng đối với nhà khoa học đầu ngành nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho nhà khoa học phát huy vai trò đứng đầu, dẫn dắt các ngành KH&CN của đất nước. Các chính sách ưu đãi gồm: Được cấp kinh phí hàng năm theo đề xuất để thực hiện các hoạt động của nhóm nghiên cứu xuất sắc thuộc lĩnh vực chuyên môn; được hỗ trợ kinh phí để công bố kết quả nghiên cứu trên tạp chí khoa học quốc tế có uy tín, đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với sáng chế, xuất bản công trình khoa học có giá trị cao về khoa học và thực tiễn; được hỗ trợ kinh phí tham dự hội thảo khoa học chuyên ngành ở trong và ngoài nước; được hỗ trợ kinh phí tổ chức hội thảo khoa học quốc tế chuyên ngành...

Chính sách trọng dụng đối với nhà khoa học được giao chủ trì nhiệm vụ KH&CN cấp quốc gia đặc biệt quan trọng tập trung vào việc tạo điều kiện cho nhà khoa học được chủ động về mọi mặt và các chính sách hỗ trợ khác để thực hiện nhiệm vụ KH&CN có ý nghĩa quan trọng đối với an ninh, quốc phòng, phát triển kinh tế - xã hội. Đó là quyền tự chủ đặc biệt về tài chính trong suốt thời gian thực hiện nhiệm vụ, theo phương thức khoán chi; quyền chủ động bố trí, sử dụng nhân lực để thực hiện nhiệm vụ; được bố trí phương tiện đi lại, nhà ở công vụ; tiếp cận thông tin, tư liệu phục vụ nghiên cứu...

Đối với nhà khoa học trẻ tài năng (là cá nhân hoạt động KH&CN dưới 35 tuổi, trình độ đào tạo tiến sĩ trở lên và có thành tích xuất sắc trong hoạt động KH&CN), chính sách trọng dụng được xây dựng theo nguyên tắc nếu đáp ứng các tiêu chí của nhà khoa học trẻ tài năng thì khi tham gia các hoạt động cụ thể sẽ được hưởng chế độ ưu đãi hơn so với các đối tượng khác: Được ưu tiên xét cấp học bổng nghiên cứu sau tiến sỹ; thực tập, làm việc có thời hạn ở các tổ chức KH&CN uy tín ở nước ngoài; được ưu tiên giao trực tiếp thực hiện nhiệm vụ KH&CN tiềm năng; được cấp kinh phí công bố, đăng ký quyền sở hữu trí tuệ đối với kết quả KH&CN, sử dụng phòng thí nghiệm,

tham gia hội nghị, hội thảo, triễn lãm khoa học; được tuyển thẳng vào làm việc trong các tổ chức KH&CN công lập...

Cũng trong năm 2014, liên quan đến cá nhân hoạt động KH&CN là người Việt Nam ở nước ngoài và chuyên gia nước ngoài, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 87/2014/NĐ-CP ngày 22/9/2014 quy định về thu hút cá nhân hoạt động KH&CN là người Việt Nam ở nước ngoài và chuyên gia nước ngoài tham gia hoạt động KH&CN tại Việt Nam nhằm cụ thể hóa Điều 24 Luật KH&CN 2013. Theo văn bản này, cá nhân hoạt động KH&CN là người Việt Nam ở nước ngoài và chuyên gia nước ngoài tham gia hoạt động KH&CN tại Việt Nam khi đáp ứng các tiêu chí cần thiết về kết quả hoạt động KH&CN, về trình độ đào tạo, về kinh nghiệm... sẽ được hưởng các ưu đãi về xuất nhập cảnh và cư trú; về tuyển dụng, lao động và học tập; về tiền lương; nhà ở; tiếp cận thông tin; về khen thưởng, vinh danh...

Những chính sách ưu đãi khác nhau dành các đối tượng khác nhau trong đội ngũ nhân lực hoạt động KH&CN cho thấy, Nhà nước đã có sự quan tâm phù hợp cho từng nhóm đối tượng theo nguyên tắc tạo thuận lợi tối đa dựa trên những kết quả, những đóng góp cũng như vai trò của họ đối với hoạt động KH&CN.

Những vấn đề đặt raĐiểm lại một số chính sách của Nhà nước trong

thời gian gần đây đối với nhân lực KH&CN chúng ta thấy rằng, dù điều kiện còn khó khăn nhưng cả hệ thống chính trị đã khẳng định quyết tâm và cố gắng để dành sự quan tâm thích đáng cho những người làm KH&CN thông qua các chính sách cụ thể, gắn với đặc thù của hoạt động KH&CN, do đó đã ít nhiều động viên, khích lệ những người làm việc trong lĩnh vực này. Tuy nhiên, những gì đã đạt được mới là sự khởi đầu, hơn nữa, trong điều kiện của nước ta, đây vẫn là một công việc có tính lâu dài và ít nhiều bị ràng buộc bởi những cơ chế, chính sách có liên quan, chúng ta đang từng bước kiểm nghiệm, đánh giá để tiếp tục bổ sung và hoàn thiện. Trong thời gian tới, để hướng tới mục tiêu thực hiện có hiệu quả các chính sách khuyến khích nhân lực ngành KH&CN, một số vấn đề đặt ra là:

Thứ nhất, tiếp tục tuyên truyền để cộng đồng xã hội có nhận thức sâu sắc, đầy đủ hơn về vai trò, sự đóng góp của KH&CN đối với sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung, vai trò của đội ngũ nhân lực hoạt động trong lĩnh vực KH&CN nói riêng cũng như đặc

Page 14: Xem bản in

KHOA HỌC VÀ ĐỜI SỐNG

14Soá 4/2015

thù lao động của họ. Chỉ khi nhận thức đầy đủ về giá trị lao động, hoạt động của những người làm khoa học mới có cơ sở về nhận thức và lý luận để quyết liệt và đồng lòng trong xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách khuyến khích, tạo điều kiện cho đội ngũ này.

Thứ hai, cùng với yêu cầu khẩn trương ban hành các văn bản hướng dẫn Nghị định số 40/2014/NĐ-CP, việc sớm hoàn thiện các cơ chế cho tổ chức và hoạt động KH&CN, đặc biệt là cơ chế đầu tư và tài chính cho hoạt động KH&CN, hành lang pháp lý cho hoạt động tài trợ, hỗ trợ nghiên cứu của Quỹ Phát triển KH&CN Quốc gia... có ý nghĩa về nguồn lực tài chính để thực hiện chính sách đối với nhân lực KH&CN.

Thứ ba, với tư cách là những người trực tiếp sử dụng, quản lý nhân lực KH&CN, đòi hỏi thủ trưởng các tổ chức KH&CN cũng như các bộ, ngành, địa phương cần có sự tích cực, chủ động trong việc tạo điều kiện để áp dụng chính sách của Nhà nước cũng

như tạo ra những cơ chế ưu đãi đặc thù trong đơn vị mình, ngành, địa phương mình; coi chính sách của Nhà nước là bản lề, nền tảng để xây dựng chính sách ưu đãi phù hợp với đặc thù nhân lực KH&CN thuộc phạm vi quản lý; phải có tư duy đổi mới, sáng tạo và linh hoạt trong việc áp dụng cơ chế mới theo Luật KH&CN 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Cuối cùng, với tư cách là những đối tượng cụ thể của chính sách, đội ngũ nhân lực KH&CN cũng cần nỗ lực hơn nữa để khẳng định vị thế, tầm quan trọng, giá trị những đóng góp từ hoạt động KH&CN của mình để không chỉ đáp ứng các điều kiện thụ hưởng chính sách mà thông qua đó, một cách tự nhiên nhất, bằng con đường ngắn nhất mang những giá trị, đóng góp đó đến được xã hội. Khi đó, việc tạo điều kiện cho cá nhân hoạt động KH&CN phát huy tối đa khả năng và được thụ hưởng các lợi ích xứng đáng không còn là trách nhiệm của Nhà nước mà sẽ có sự chung tay, góp sức của toàn xã hội./.

P.T.V.A

cán bộ chuyên trách về CNTT và tạo điều kiện để họ được nâng cao trình độ quản lý, kỹ thuật, nghiệp vụ.

Thứ tư, về tiêu chí Chủ trương, chính sách ứng dụng và phát triển CNTT. Với con số khiêm tốn, chỉ khoảng 15% cơ quan, đơn vị có ban hành các kế hoạch ngắn hạn và dài hơn về việc triển khai ứng dụng CNTT, còn lại việc triển khai ứng dụng CNTT của các cơ quan, đơn vị chủ yếu dựa vào Kế hoạch ứng dụng và phát triển CNTT của tỉnh cho thấy hầu hết các cơ quan, đơn vị chưa nhận thức đầy đủ vai trò, vị trí của CNTT, chưa kết hợp chặt chẽ ứng dụng CNTT với cải cách hành chính. Do vậy, để cải thiện vị trí và thăng hạng cùng ICT Index thì các cơ quan, đơn vị cần quan tâm tiêu chí này đầu tiên, bởi chỉ khi chủ trương, chính sách được quan tâm đúng mức thì các cơ quan, đơn vị mới có được một lộ trình rõ ràng với những giải pháp thiết thực, thích hợp.

Bên cạnh đó, ngoài nổ lực của các cơ quan, đơn

vị, tỉnh cần tạo cơ chế khuyến khích những giải pháp huy động, thu hút các nguồn đầu tư CNTT từ các dự án của Chính phủ để xây dựng và phát triển hạ tầng CNTT cho địa phương. Cùng với các cơ quan, đơn vị xây dựng tiêu chuẩn trình độ, thu hút nhân tài CNTT; hoàn thiện chức danh, bố trí cán bộ chuyên trách CNTT, từ đó xây dựng chiến lược, kế hoạch đẩy mạnh ứng dụng CNTT đáp ứng nhu cầu cải cách thủ tục hành chính theo hướng tinh gọn, hiện đại. Trong toàn bộ các cơ quan quản lý nhà nước thống nhất bộ phần mềm dùng chung và các giải pháp CNTT nhằm tạo cơ sở dữ liệu đồng nhất, đảm bảo tiết kiệm chi phí cho các cơ quan, đơn vị; sử dụng kết quả đánh giá chỉ số ICT Index hàng năm của tỉnh làm tiêu chí đánh giá thi đua để các cơ quan, đơn vị để có sự quan tâm, đầu tư đúng mức./.

T.T.N

Tiêu chí thăng hạng mức độ...Tiếp theo trang 10

Page 15: Xem bản in

KHOA HỌC VÀ ĐỜI SỐNG

Soá 4/2015 15

ĐỊNH HƯỚNG KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG VÙNG ĐẤT CÁT VEN BIỂN CỦA TỈNH QUẢNG TRỊ

TS. TRẦN ANH TUẤNViện Nghiên cứu và Phát triển Vùng, Bộ KH&CN

MỞ ĐẦUVùng ven biển tỉnh Quảng Trị phân bố ở 5 huyện, thị xã với tổng diện tích đất cát và đất bãi bồi ven

biển khoảng 36.430 ha. Đặc điểm của các loại đất cát là đất có độ phì tự nhiên thấp, phần lớn là cấp hạt cát thạch anh, khả năng giữ nước và mầu kém. Do vậy, năng suất cây trồng ở những vùng đất cát ven biển thường rất thấp. Tuy có những hạn chế nêu trên nhưng đất cát ven biển và bãi bồi ven biển có những lợi thế đáng kể: Thành phần cơ giới nhẹ, dễ canh tác, thích hợp cho nhiều loại cây trồng như: Rau, hoa màu, cây công nghiệp ngắn ngày, cây ăn quả, cây lương thực... Mặt khác đất bãi bồi phân bố ở các cửa sông, là sản phẩm bồi tích hỗn hợp của phù sa sông và biển, phần lớn ngập mặn nên có thể phát triển nuôi trồng thuỷ sản cho hiệu quả kinh tế rất cao.

Vì vậy, nghiên cứu điều tra, đánh giá tình hình khai thác và sử dụng vùng đất cát ven biển tỉnh Quảng Trị nhằm: (i) làm căn cứ cho các định hướng phát triển nông - lâm - thủy sản và (ii) chuyển đổi cơ cấu sử dụng vùng đất cát ven biển hiện đang sử dụng kém hiệu quả sang đất sử dụng cho nông - lâm –thủy sản hiệu quả cao , tăng diện tích các loại hình sử dụng đất hợp lý, hạn chế suy thoái, đảm bảo tính bền vững.

I. ĐỐI TƯỢNG VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU1.1. Đối tượng nghiên cứu- Các loại đất thuộc nhóm đất cát biển, bãi bồi ven

biển, đất mặn do ngập triều hoặc do mạch nước ngầm, đất thuộc nhóm đất phèn và phèn mặn.

- Cây trồng và cơ cấu cây trồng: Các loại cây trồng chính gắn với cơ cấu luân canh trên các loại đất nghiên cứu.

- Điều kiện kinh tế - xã hội có liên quan đến sản xuất nông - lâm – thủy sản trên các loại đất nghiên cứu.

1.2. Nội dung nghiên cứu - Điều tra, đánh giá quỹ đất cát, bãi bồi ven biển

tỉnh Quảng Trị về quy mô diện tích, chất lượng đất

vùng nghiên cứu.- Nghiên cứu đánh giá tình hình sử dụng đất cát,

bãi bồi ven biển tỉnh Quảng Trị.- Nghiên cứu đề xuất mô hình sử dụng bền vững vùng

đất cát, đất bãi bồi ven biển Quảng Trị.II. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN2.1. Phân loại đấtKết quả điều tra cho thấy diện tích đất cát, bãi bồi

ven biển tỉnh Quảng Trị như sau:Bảng 1: Phân loại đất vùng nghiên cứu.

ĐVT: ha.

Tên đất Ký hiệu Diện tích (ha)

Tỷ lệ (%)

I. Đất cổn cát, bãi cát và đất cát biển C 34.582 94,92

1. Đất bãi bổi ven biển Cb 27 0,07

2. Đất cồn cát trắng Cc 21.706 59,58

3. Đất cồn cát vàng Cv 3.582 9,83

4. Đất cát biển c 8.944 24,55

Page 16: Xem bản in

KHOA HỌC VÀ ĐỜI SỐNG

16Soá 4/2015

5. Đất cát glây Cg 3.23 0,89

II. Đất mặn M 1.430 3,93

6. Đất mặn nhiêu Mn 213 0,58

7. Đất mặn trung bình M 83 0,23

8. Đất mặn ít Mi 1.134 3,11

III. Đất mặn phèn SM 418 1,159. Đất phèn trung bình, mặn ít SMi 418 1,15

Cộng 36.430 100,00

Nguồn: Cơ sở dữ liệu điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên phục vụ phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Trị, Viện Địa lý, 2002.

2.1.1. Nhóm cồn cát, bãi cát và đất cát biển:Nhóm cồn cát và đất cát biển có tổng diện tích

34.582 ha, chiếm 94,92% diện tích vùng nghiên cứu, gồm có 5 loại đất trong nhóm là:

- Bãi cát ven sông ven biển (Cb): 27 ha.- Cồn cát trắng (Cc): 21.706 ha.- Cồn cát vàng (Cv): 3.582 ha.

- Đất cát biển (C): 8.944 ha.- Đất cát giây (Cg): 323 ha.2.1.2. Nhóm đất mặn:Nhóm đất mặn có 1.430 ha, chiếm 3,93% tổng

diện tích đất điều tra. Do có sự đầu tư tập trung xây dựng hệ thống thuỷ lợi của Nhà nước và địa phương nên diện tích các loại đất mặn có phần giảm do quá trình ngọt hoá và canh tác. Nhóm đất mặn gồm có các loại đất sau:

- Đất mặn nhiều (Mn): 213 ha.- Đất mặn trung bình (M): 83 ha.- Đất mặn ít (Mi): 1.134 ha.2.1.3. Nhóm đất phèn:Nhóm đất phèn trong vùng nghiên cứu có 418 ha,

chiếm 1,15% tổng diện tích đất điều tra. Trong nhóm đất phèn ở Quảng Trị chỉ có 1 loại đất: Đất phèn trung bình, mặn ít SMi.

2.2. Hiện trạng sử dụng đất cát, bãi bồi ven biển tỉnh Quáng Trị

Kết quả điều tra hiện trạng sử dụng đất cho thấy thực trạng sản xuất của các loại đất trong vùng nghiên cứu như sau: (xem bảng 2)

Bảng 2: Hiện trạng sử dụng đất cát, bãi bồi ven biển tỉnh Quảng Trị. ĐVT: ha.

STT Hạng mục Tổng diện tích (ha) Cb Cc Cv C Cg Mn M Mi SMi

1 Đất 2 vụ lúa 2.253 1.495 323 97 338

2 Đất 2 lúa + 1 màu 502 407 95

3 Đất 1 lúa + 1 màu 844 200 564 80

4 Đất 1 lúa 1.101 203 669 94 40 95

5 Mầu và CNNN 651 433 163 55

6 Cây khác 1.702 576 24 969 18 43 72

7 Cây CN lâu năm 32 32

8 Nuôi trổng thuỷ sản 73 73

9 Đất lâm nghiệp 11.995 8.339 2.029 1586 41

10 Đất chuyên dùng 5.847 2.254 696 2855 42

11 Đất chưa sử dụng 11.430 27 9.901 670 676 28 128

Tổng cộng 36.430 27 21.706 3.582 8944 323 213 83 1134 418

Nguồn: Thuyết minh bản đổ đất Quảng Trị. Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp, 2000.

Page 17: Xem bản in

KHOA HỌC VÀ ĐỜI SỐNG

Soá 4/2015 17

Trong quá trình sản xuất, các huyện ven biển của tỉnh Quảng Trị đã hình thành cơ cấu thời vụ cho các tiểu vùng sản xuất nông nghiệp, phù hợp với điều kiện đất đai, khí hậu, tạo ra một lượng sản phẩm lớn, hiệu quả kinh tế cao. Trong vùng đã hình thành nên các mùa vụ chính: vụ đông xuân, vụ hè thu, vụ mùa

và vụ đông với các cơ cấu giống thích ứng cho từng mùa vụ. Hiệu quả sản xuất nông - lâm - thủy sản trên vùng đất cát đã đóng góp vào kết quả sản xuất chung của toàn tỉnh, đặc biệt là đối với các xã vùng ven biển.

Căn cứ vào kết quả điều tra phân loại đất, đánh giá hiện trạng sử dụng đất và đối chiếu với yêu cầu sinh lý, sinh thái cây trồng trong vùng, kết quả đánh giá mức độ thích hợp của đất cát, bãi bồi ven biển tỉnh Quảng Trị với các loại hình sử dụng đất như sau: (xem bảng 3)

- Loại hình chuyên lúa và 2 lúa + 1 màu: Tổng diện tích thích hợp khá cao 11.115 ha, chiếm 30,51% diện tích đất. Trong đó diện tích rất thích hợp (Sl) chiếm tỷ lệ rất thấp 0,89%, diện tích

thích hợp (S2) chiếm 19,46%, diện tích kém thích hợp (S3) chiếm 10,17%. Như vậy, đất vùng nghiên cứu có khả năng bố trí phát triển cho canh tác lúa nước, những hạn chế chính ở đây là đất có thành phần cơ giới nhẹ, hàm lượng chất dinh dưỡng thấp, khó khăn về tưới và tình trang bị úng ngập về mùa lũ.

STT Loại hình sử dụng

Mức độ thích nghi

Cộng S1 S2 S3 N

ha % ha % ha % ha % ha

1 Chuyên lúa 11.115 30,51 323 0,89 7.088 19,46 3.704 10,17 25.315

2 2 lúa + 1 màu 11.115 30,51 323 0,89 7.088 19,46 3.704 10,17 25.315

3 1 lúa + 2 màu 11.115 7.411 20,34 3.704 10,17 25.315

4 1 lúa + 1 màu 11.115 30,51 726 1,99 6.685 18,35 3.704 10,17 25.315

5 1 lúa 11.115 30,51 726 1,99 8.846 24,28 1.543 4,24 25.315

6 Chuyên màu 12.831 35,22 5.551 15,24 2.747 7,54 4.533 12,44 23.599

7 Cây dài ngày 11.721 32.17 5.330 14,63 1.913 5,25 4.478 12,29 24.709

8 NTTSn 1.848 5.07 643 1,77 1.205 3,31 34.582

Bảng 3: Quy mô thích nghi của từng loại hình sử dụng đất.

Khảo sát vùng cát tỉnh Quảng Trị. Ảnh: Trần Anh Tuấn

Page 18: Xem bản in

KHOA HỌC VÀ ĐỜI SỐNG

18Soá 4/2015

- Đất 1 lúa + 2 màu: Tổng diện tích thích hợp cao, không có diện tích rất thích hợp (S1) diện tích thích hợp (S2) chiếm 20,34%, (S3) chiếm 10,17%.

- Đất chuyên màu: Tổng diện tích thích hợp khá cao 12.831 ha, chiếm 35,22% diện tích đất. Trong đó diện tích rất thích hợp (Sl) chiếm tỷ lệ 15,24%, diện tích thích hợp (S2) chiếm 7,54%, diện tích kém thích hợp (S3) chiếm 12,44%.

- Đất trồng cây lâu năm, cây ăn quả: Diện tích đất thích hợp 11.721 ha chiếm 32,17% diện tích.

- Đất nuôi trồng thuỷ sản: Diện tích đất thích hợp 1.848 ha chiếm 5,07% diện tích vùng trong đó diện tích thích hợp S2 chiếm 1,77%, S3 chiếm 3,31%, còn lại là không thích hợp.

2.3. Đề xuất sử dụng đấtVùng đất cồn cát: Tập trung cho việc phát triển

trồng rừng chắn gió cho vùng nội đồng phần diện tích bố trí cho đất chuyên dùng gần khu vực cửa sông đổ ra biển tạo thành các khu vực nghỉ mát, cầu cảng...

Đất cát biển: Phát triển vùng chuyên canh màu, cây họ đậu có giá trị kinh tế cao và cải tạo đất (vừng, lạc, đậu tương), phát triển vùng thâm canh lúa cao sản

khi đáp ứng đủ lượng nước tưới cần thiết.Nhóm đất mặn phèn: Một số diện tích gần cửa

sông nên chuyển sang nuôi trồng thuỷ sản phần diện tích còn lại được ngọt hoá đưa vào trồng lúa nước theo quy mô của từng vùng.

Căn cứ vào kết quả phân hạng thích hợp đất đai đã nêu trên cùng với các yêu cầu sử dụng đất hợp lý, kết hợp với việc xem xét mối quan hệ với các chỉ tiêu đánh giá đất vùng nghiên cứu kết quả đề xuất sử dụng đất trên các loại đất toàn vùng như sau: (xem bảng 4)

Diện tích bố trí cho đất chuyên lúa được đề xuất trên đất cát biển (C) và đất cát glây (Cg) với tổng diện tích toàn vùng 775 ha (giảm hơn 2.000 ha so với hiện trạng). Đất chuyên màu và cây công nghiệp ngắn ngày được bố trí tập trung trên đất cát biển (C) 7.766 ha (tăng hơn so với hiện trạng khoảng 4.000 ha); mở rộng chuyển đổi sang đất nuôi trồng thủy sản lên 456 ha (so với hiện trạng là 73 ha), trên các chân đất trũng thuộc đất mặn phèn.

Trồng dưa hấu trên cát. Ảnh: Trần Anh Tuấn

Page 19: Xem bản in

KHOA HỌC VÀ ĐỜI SỐNG

Soá 4/2015 19

Tên đất Ký hiệu Diện tích (ha)

Chuyên lúa

Chuyên màu

Cây dài ngày

Lúa + màu Rừng Thủy sản

Bãi cát ven biển Cb 27 27

Cồn cát trắng Cc 21.706 640 21.066

Cồn cát vàng Cv 3.582 1.262 2.320

Đất cát biển c 8.944 452 7.766 726

Đất cát biển glây Cg 323 323

Đất mặn nhiều Mn 213 54 159

Đất mặn trung bình M 83 83

Đất mặn ít Mi 1.134 837 297

Đất phèn ít và trung bình SMi 418 418

Tổng cộng 36.430 775 7.766 2.347 1.700 23.386 456

Bảng 4 : Đề xuất sử dụng các loại đất cát, bãi bồi tỉnh Quảng Trị

4. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

4.1. Công tác thuỷ lợi và quản lý nướcPhần lớn các loại hình sử dụng đất được chọn

đều có nhu cầu nước tưới, do vậy cần thiết đầu tư xây dựng các công trình thuỷ lợi, nâng cấp các hệ thống hồ đập và kiên cố hoá kênh mương để tiết kiệm nước, bảo vệ rừng đầu nguồn để ổn định nguồn nước, chống lắng bùn ở các hồ, đập.

4.2. Nguồn vốn để mở rộng sản xuấtCác loại hình sử dụng đất được chọn nếu phát

huy tối đa về tiềm năng đều đòi hỏi mức đầu tư cho sản xuất tương đối cao (hơn 5 tr.đ/ha/năm) có nghĩa là người nông dân cần phải có vốn để đầu tư sản xuất. Đặc biệt, khai thác tiềm năng kinh tế biển và phát triển nuôi trồng thuỷ sản đòi hỏi đầu tư cơ cở vật chất rất lớn.

4.3. Sử dụng lao độngCác loại hình sử dụng đất được chọn có yêu cầu

sử dụng lao động cao. Đây là điều kiện thuận lợi để giải quyết nguồn lao động dư thừa hiện nay trong vùng. Tuy nhiên giai đoạn yêu cầu lao động cao điểm thường tập trung vào thời kỳ gieo trồng và thu hoạch

(tính thời vụ). Do vậy, đa dạng hoá cây trồng cần được coi trọng nhằm sử dụng hợp lý nguồn lao động.

4.4. Thị trường tiêu thụ sản phẩmViệc đưa sản phẩm nông nghiệp thành sản phẩm

hàng hoá đòi hỏi nhu cầu cao về thị trường tiêu thụ. Người sản xuất đương nhiên sẽ phải lựa chọn các giống cây trồng, vật nuôi có phẩm chất tốt mà thị trường yêu cầu. Do đó công tác khuyến nông, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, mở rộng giao thương, hợp tác... là những vấn đề cần coi trọng./.

T.A.T

TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Cơ sở dữ liệu điều kiện tự nhiên và tài nguyên

thiên nhiên phục vụ phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Trị, Viện Địa lý 2012.

2. Nghiên cứu phát triển bền vững hệ thống rừng phòng hộ tại dải ven biển Bắc Trung Bộ. Viện Nghiên cứu và Phát triển Vùng, 2015.

3. Thuyết minh bản đồ đất Quảng Trị, Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp, 2010.

Page 20: Xem bản in

KHOA HỌC VÀ ĐỜI SỐNG

20Soá 4/2015

Quy hoạch bảo vệ môi trường góp phần phát triển kinh tế - xã hội

ThS. NGUYỄN THANH TIẾNTrung tâm Quan trắc và Kỹ thuật môi trường Quảng Trị

Quy hoạch bảo vệ môi trường có vai trò chủ đạo trong việc định hướng các giải pháp khai thác sử dụng tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ, bảo tồn và bố trí hạ tầng xử lý môi trường phù hợp với quá trình thực hiện các phương án phát triển, đảm bảo phát triển bền vững; góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.

Từ những năm cuối thập kỷ 60, mối quan tâm của quốc tế đối với suy thoái môi trường ngày càng tăng. Việc quy hoạch

một cách có hệ thống nhằm duy trì chất lượng môi trường đã được tăng cường ở nhiều nước trên thế giới làm xuất hiện lĩnh vực quy hoạch bảo vệ môi trường. Ở Việt Nam, lĩnh vực này đã được đề cập thông qua nhiều văn bản như Chỉ thị số 32/1998/CT- TTg của Thủ tướng Chính Phủ ngày 23/9/1998 về công tác quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thời kỳ 2000 đến 2010 nêu rõ: “Các quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội phải gắn liền với quy hoạch bảo vệ môi trường”; Nghị quyết số 41- NQ/TW ngày 15/11/2004 của Bộ Chính trị về công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; đặc biệt các Luật

Bảo vệ môi trường Việt Nam 2005 và 2014 đều chỉ ra rằng cần phải xây dựng lồng ghép quy hoạch bảo vệ môi trường vào trong các quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, kết hợp chặt chẽ, hài hoà giữa phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường.

Thực hiện đường lối chủ trương của Đảng và Nhà nước đến nay nhiều vùng, tỉnh, thành phố đã xây dựng quy hoạch bảo vệ môi trường như thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Bắc Giang, Quảng Bình, Thừa Thiên Huế, Quảng Ngãi, Bình Thuận, Đồng Nai… bước đầu mang lại kết quả đáng ghi nhận.

Trong những năm qua, tỉnh Quảng Trị nói chung và các địa phương trên địa bàn tỉnh nói riêng có những bước tiến về kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh. Tuy nhiên, song hành với sự phát triển là

Hình 1,2: Rác thải không được thu gom và xử lý triệt để. Ảnh: Nguyễn Thanh Tiến

Page 21: Xem bản in

KHOA HỌC VÀ ĐỜI SỐNG

Soá 4/2015 21

vấn đề ô nhiễm môi trường với các vấn đề nổi cộm như rác thải sinh hoạt chưa được thu gom và xử lý triệt để; vấn đề cấp nước chưa đáp ứng nhu cầu; nghĩa trang, nghĩa địa xây dựng chủ yếu theo phong tục tập quán của người dân mà chưa chú trọng đến vấn đề môi trường; các cơ sở sản xuất, kinh doanh ảnh hưởng đến môi trường xung quanh; nước thải sản xuất, nước thải sinh hoạt, kinh doanh, dịch vụ chưa được xử lý và thải trực tiếp ra môi trường; vấn đề khai thác tài nguyên, khoáng sản cũng đang tạo ra những áp lực đối với môi trường…

Năm 2010, Sở Tài nguyên và Môi trường Quảng Trị đã thực hiện “Quy hoạch bảo vệ môi trường tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2010 - 2015, tầm nhìn 2020” nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội gắn liền với bảo vệ môi trường, nâng cao hiệu quả khai thác và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên, lồng ghép vào quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội.

Tiếp theo quy hoạch bảo vệ môi trường cấp tỉnh, đến nay đã có 8/10 địa phương đã phối hợp với Trung tâm Quan trắc và Kỹ thuật môi trường Quảng Trị lập

và triển khai thực hiện quy hoạch bảo vệ môi trường chi tiết như thành phố Đông Hà, thị xã Quảng Trị, huyện Vĩnh Linh, Gio Linh, Hải Lăng, Triệu Phong, Cam Lộ và Đakrông với những nội dung chủ yếu như phân tích hiện trạng môi trường, điều kiện địa lý, tự nhiên, xã hội và sinh thái, phân vùng môi trường để đưa ra các định hướng về quản lý và bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ các giá trị văn hóa, lịch sử và tài nguyên thiên nhiên. Đồng thời, xác lập các tiêu chí chung nhằm quản lý thống nhất về môi trường, tạo hành lang để các quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội phù hợp với điều kiện địa lý, tự nhiên, sinh thái, đảm bảo hài hòa giữa các định hướng và giải pháp thực hiện dựa trên 3 trụ cột kinh tế, xã hội và môi trường. Một số kết quả quy hoạch bảo vệ môi trường ở các địa phương như sau:

- Quy hoạch hệ thống thu gom và xử lý nước thải sinh hoạt tập trung đối với các đô thị loại IV như thị trấn Cửa Tùng, thị trấn Hồ Xá, thị trấn Gio Linh, thị trấn Cam Lộ, thị trấn Hải Lăng, khu vực trung tâm thành phố Đông Hà và thị xã Quảng Trị…

Hình 3,4: Nguồn nước sinh hoạt về cơ bản chưa đáp ứng nhu cầu do nhiễm phèn và thường xuyên ngập lụt. Ảnh: Nguyễn Thanh Tiến

Hình 5,6: Quy hoạch hệ thống thu gom và xử lý nước thải sinh hoạt tập trung thị trấn Hồ Xá, huyện Vĩnh Linh và thị trấn Krông Klang, huyện Đakrông

Page 22: Xem bản in

KHOA HỌC VÀ ĐỜI SỐNG

22Soá 4/2015

- Quy hoạch hệ thống tiêu, thoát nước mưa cho các khu vực nghiên cứu với các giải pháp cụ thể như ưu tiên các hướng thoát nước tự nhiên, đầu tư cải tạo, nâng cấp các hồ chứa, hệ thống kênh dẫn nhằm nâng cao năng lực trữ nước và tiêu thoát nước.

- Quy hoạch mạng lưới thu gom và xử lý chất thải rắn trên cơ sở phân tích hiện trạng phát sinh, thu gom và xử lý chất thải rắn, tính toán dự báo đến năm 2020 và quy hoạch các vị trí dự kiến xử lý chất thải rắn theo mô hình bãi chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh. Theo đó, đến năm 2020 tất cả các huyện, thị và thành phố trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đều có bãi chôn lấp chất thải hợp vệ sinh với quy mô từ 5 - 10ha, tuổi thọ từ 10 - 15 năm,

Hình 7,8: Quy hoạch hệ thống tiêu thoát nước mưa vùng đồi núi và đồng bằng ven biển huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị

Hình 9,10: Quy hoạch mạng lưới thu gom và xử lý chất thải rắn huyện Đakrông và thị xã Quảng Trị đến năm 2020, định hướng đến năm 2025

về cơ bản sẽ đáp ứng nhu cầu xử lý rác thải sinh hoạt.- Phân vùng chức năng môi trường Việc phân vùng chức năng môi trường dựa trên các tiêu chí: Hiện trạng tài nguyên môi trường, hiện

trạng và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Các yếu tố chủ yếu trong phân vùng chức năng môi trường gồm địa hình cảnh quan tự nhiên, hiện trạng và quy hoạch phát triển các ngành kinh tế chủ đạo, các nguồn tài nguyên thiên nhiên và xã hội của mỗi địa phương. Phân vùng chức năng môi trường dựa trên nguyên tắc tôn trọng tính chất tự nhiên sẵn có của khu vực, các vùng chức năng chủ yếu để đề xuất các tiểu vùng đặc thù trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường phù hợp.

Page 23: Xem bản in

KHOA HỌC VÀ ĐỜI SỐNG

Soá 4/2015 23

Nhìn chung, việc thực hiện quy hoạch bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Quảng Trị trong những năm qua đã đóng góp hữu hiệu trong quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường. Các chuyên gia môi trường cho rằng, việc thực hiện quy hoạch bảo vệ môi trường có vai trò chủ đạo trong việc thực hiện quản lý, giám sát, bảo tồn đa dạng sinh học và bố trí hạ tầng xử lý môi trường, gắn kết chặt chẽ thực trạng môi trường với các hoạt động phát triển trên địa bàn thông qua danh mục các dự án ưu tiên thực hiện nhằm giải quyết các vấn đề môi trường nảy sinh trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

Hình 11: Phân vùng chức năng bảo vệ môi trường trong phát triển nông lâm thủy sản huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị

Hình 12: Phân vùng phòng ngừa, bảo vệ do tai biến, sự cố môi trường huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị

Bảng 1. Thống kê số lượng dự án ưu tiên thực hiện trong quy hoạch bảo vệ môi trường tỉnh Quảng Trị

TT Địa phương Giai đoạn 2011 - 2015 Giai đoạn 2016 - 2020

1 Thành phố Đông Hà 10 07

2 Thị xã Quảng Trị 08 09

3 Huyện Triệu Phong 14 05

4 Huyện Hải Lăng 07 10

5 Huyện Gio Linh 13 03

6 Huyện Vĩnh Linh 23 18

7 Huyện Cam Lộ 26 188 Huyện Đakrông 3 27

Như vậy, việc đánh giá tác động, hoạch định và đề xuất danh mục các dự án ưu tiên thực hiện trong quy hoạch bảo vệ môi trường tỉnh Quảng Trị sẽ góp phần hạn chế việc đầu tư dàn trãi, lãng phí, thay vào đó sẽ giảm các nguồn kinh phí đầu tư cho công tác xử lý môi trường, hạn chế ô nhiễm môi trường, nâng cao chất lượng môi trường, đảm bảo sức khỏe người dân, đáp ứng hiệu quả kinh tế - xã hội và khai thác tài nguyên thiên nhiên hợp lý trong thời gian tới.

Tuy nhiên, để quy hoạch bảo vệ môi trường thực sự hiệu quả hơn nữa, cần phải định kỳ xem xét, rà soát, đánh giá quá trình thực hiện để kịp thời điều chỉnh phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội trong từng giai đoạn và cần thiết phải có sự phối hợp giữa các cấp ban ngành từ Trung ương đến địa phương cũng như nổ lực của toàn thể nhân dân trên địa bàn tỉnh Quảng Trị./.

N.T.T

Page 24: Xem bản in

KHOA HỌC VÀ ĐỜI SỐNG

24Soá 4/2015

Ứng dụng Hệ thống thông tin địa lý - GIS trong việc giám sát và khống chế

cúm gia cầm tại Quảng TrịNGUYỄN THỊ THÚY HẰNG

Chi cục Thú y Quảng Trị

I. ĐẶT VẤN ĐỀHiện nay, tình hình dịch cúm gia cầm ở cả nước

nói chung và tỉnh Quảng Trị nói riêng diễn biến rất phức tạp gây thiệt hại về kinh tế và sức khỏe con người, trong khi đó công tác quản lý chưa thật sự chặt chẽ, gặp nhiều khó khăn do một số nguyên nhân như: Tập quán chăn nuôi nhỏ lẻ, ý thức của người dân trong khai báo tình hình cũng như chấp hành tiêm phòng còn hạn chế; cơ quan chuyên môn thiếu thông tin cần thiết và tức thời cho việc đánh giá tình hình hiện trạng, mức độ nguy hiểm đang tiềm ẩn để có biện pháp xử lý, phòng và chống kịp thời; chưa có được một hệ thống tổ chức điều tra, thu thập thông tin hoàn chỉnh, làm cho việc phân tích, tổng hợp thông tin khó khăn, không đáp ứng được yêu cầu của công tác theo dõi, giám sát tình hình dịch bệnh, đề ra các biện pháp phòng chống dịch phù hợp. Vì vậy, việc phải có một công cụ quản lý các hoạt động trong lĩnh vực thú y trên địa bàn để có thể đáp ứng nhu cầu thông tin nhanh chóng, chính xác từ đó tham mưu kịp thời cho các cấp chính quyền địa phương biện pháp phòng chống là việc làm rất cần thiết. Đề tài: “Ứng dụng Hệ thống thông tin địa lý - GIS trong việc giám sát và khống chế Cúm gia cầm tại Quảng Trị” được nghiên cứu nhằm xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu (CSDL) GIS về dịch tể bệnh cúm gia cầm. Đây là một hệ thống CSDL với tính chất là một hệ thống mở, có thể cập nhật, vận hành CSDL dễ dàng và cung cấp các công cụ khai thác, thông tin... phục vụ công tác quản lý, cảnh báo tình hình dịch cúm gia cầm trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.

II. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1. Phạm vi nghiên cứu- Về giới hạn địa lý: Nghiên cứu và xây dựng hệ

thống thông tin quản lý và hỗ trợ dự báo dịch bệnh cúm gia cầm từ cấp xã, huyện và tỉnh dựa theo sơ đồ giám sát dịch bệnh hiện tại trong lĩnh vực thú y.

- Về phần mềm: Sử dụng phần mềm MapServer để xây dựng WebGIS

2. Đối tượng nghiên cứuĐối tượng nghiên cứu là các ổ dịch cúm gia cầm

xảy ra trên địa bàn tỉnh từ năm 2010 đến 2014 và các đối tượng liên quan như: Các trang trại chăn nuôi gia cầm, quầy kinh doanh thuốc thú y, chợ bán gia cầm sống, lò ấp nở trứng gia cầm; tích hợp trên nền CSDL của tỉnh WEBGIS.

3. Phương pháp thực hiệnNhằm đáp ứng mục tiêu, nội dung trong nghiên

cứu, đề tài sẽ tiếp cập và vận dụng hệ thống phương pháp dưới đây:

- Thu thập nguồn dữ liệu;- Thiết kế và phân tích hệ thống;- Xây dựng CSDL thuộc tính;- Xây dựng CSDL không gian.4. Nội dung thực hiện- Thu thập các tài liệu liên quan đến nội dung

đề tài.- Phân tích, đánh giá kết quả nghiên cứu, số

liệu, tài liệu hiện có, khắc phục những khó khăn phù hợp với điều kiện thực tế của đơn vị.

- Xây dựng một CSDL hệ thống thông tin về dịch cúm gia cầm, các trang trại chăn nuôi gia cầm

Page 25: Xem bản in

KHOA HỌC VÀ ĐỜI SỐNG

Soá 4/2015 25

và các đối tượng liên quan: Quầy kinh doanh thuốc thú y, cơ sở ấp nở trứng gia cầm và các chợ bán gia cầm trên phạm vi toàn tỉnh với tính chất là một hệ thống mở, đa mục tiêu tích hợp được trên Web.

- Áp dụng công nghệ GIS xây dựng các lớp bản đồ GIS dịch bệnh cúm gia cầm, trang trại chăn nuôi gia cầm trên địa bàn tỉnh, các đối tượng khác liên quan.

- Xây dựng phần mềm quản trị hệ thống cơ sở dữ liệu dịch cúm gia cầm với tính chất là một hệ thống mở có thể cập nhật, vận hành CSDL dễ dàng và cung cấp các công cụ khai thác thông tin phục vụ quản lý, cảnh báo dịch bệnh địa bàn tỉnh Quảng Trị.

III. KẾT QUẢ VÀ ỨNG DỤNG1. Xây dựng cơ sở dữ liệu 1.1. Thiết kế dữ liệuCSDL được thiết kế có cấu trúc và phi cấu trúc.

Dữ liệu có cấu trúc được tổ chức lưu trữ trên hệ quản trị CSDL SQL Server 2008 (hỗ trợ nhiều tính năng tốt trong việc quản trị số liệu: Bảo mật, truy xuất nhanh,…) lưu thông tin về các lớp bản đồ cũng như cách tổ chức lưu trữ các đối tượng phi cấu trúc; các đối tượng bệnh, ổ dịch (thông tin điểm, tin bài,...) và thông tin cấu hình cho bản đồ hướng đến các dịch vụ cung cấp cho người sử dụng hệ thống (khách viếng thăm, thành viên, người quản trị hệ thống). Dữ liệu phi cấu trúc được tổ chức lưu trữ

trong các SharpFile, nơi dựng nên bản đồ nền. Việc tổ chức CSDL như thế này giúp hệ thống có sự quản lý chặt chẽ, thuận tiện trong việc quản lý tài nguyên hệ thống.

1.2. Nhu cầu khai thác và sử dụng dữ liệu dịch tể bệnh cúm gia cầm

1.2.1. Nhu cầu khai thác và sử dụng bản đồ địa lý thành lập từ CSDL dịch tể bệnh cúm gia cầm

Xây dựng Website tích hợp bản đồ nhằm giúp cho người dân và người sử dụng từ xa có thể tìm kiếm thông tin bệnh cúm gia cầm một cách thuận lợi qua internet, góp phần thông tin, cảnh báo rộng

rãi sự lây lan nhanh chóng của bệnh cúm gia cầm trên địa tỉnh.

Khai thác và sử dụng bản đồ địa lý thành lập từ CSDL dịch tể bệnh cúm gia cầm mang lại cho người dùng và nhà quản lý có cái nhìn trực quan, thấy rõ vị trí địa lý ổ dịch theo không gian, từ đó đánh giá khả năng lây lan dựa trên nhiều yếu tố khác như: Sông ngòi, đường giao thông, các cơ sở ấp nở gia cầm, các trang trại chăn nuôi, các quầy thuốc thú y,... Cung cấp thông tin hữu ích cho công tác đánh giá, cảnh báo, đưa ra phương án dập dịch cho

nhà quản lý (Chi cục thú y Quảng Trị).Bản đồ trực quan được cung cấp qua hệ thống

cho phép người dân theo dõi, nắm bắt tình hình dịch bệnh cũng như thông tin cảnh báo, phương án phòng chống của nhà quản lý nhanh chóng, trực quan qua mạng internet. Đó là hiệu quả lớn mà việc ứng dụng GIS vào hệ thống này.

1.2.2. Nhu cầu khai thác và sử dụng các công cụ tra cứu thông tin

Tra cứu thông tin dịch bệnh là nhu cầu tất yếu của người dân, nhất là đối với hộ gia đình, các tổ chức chăn nuôi gia súc, gia cầm. Hệ thống đã tổ chức lưu trữ thông tin dịch bệnh qua các năm và cho phép cập nhật liên tục trong thời gian sau này,

Hội đồng nghiệm thu đề tài “Ứng dụng hệ thống thông tin địa lý - GIS trong việc giám sát và khống chế cúm gia cầm tại Quảng Trị”. Ảnh: Ánh Ngọc

Page 26: Xem bản in

KHOA HỌC VÀ ĐỜI SỐNG

26Soá 4/2015

điều này đã tạo nên một khối lượng thông tin lớn cung cấp cho nhà quản lý và cả người dân vào khai thác. Để đáp ứng nhu cầu khai thác thông tin một cách có hiệu quả, nhanh chóng và dễ dàng, hệ thống đã xây dựng và cung cấp cho người dùng các công cụ tra cứu thông tin trên bản đồ và trên CSDL.

2.1. Chức năng của phần mềmPhần mềm CSDL Dịch tễ bệnh Cúm gia cầm tỉnh

Quảng Trị được xây dựng với các chức năng cơ bản:- Quản lý cơ sở dữ liệu GIS bệnh cúm gia cầm

tỉnh Quảng Trị: CSDL thông tin về bệnh cúm gia cầm tỉnh Quảng Trị sẽ được xây dựng thông qua công tác thu thập, cập nhật thông tin hàng ngày. CSDL bệnh gia súc, gia cầm sẽ bao gồm các lớp thông tin sau:

+ Lớp dịch bệnh: Gồm nhiều trường: Danh sách tên huyện, xã, thôn, hộ có dịch; số gia súc, gia cầm mắc bệnh, thời gian mắc bệnh; số gia súc, gia cầm tiêu hủy, thời gian tiêu hủy; khoanh vùng ổ dịch: Vùng bị dịch uy hiếp, vùng đệm;

+ Lớp giám sát: Giám sát lưu hành vi rút cúm gia cầm, các trường tương tự như lớp dịch bệnh.

+ Các lớp cảnh báo nguy cơ liên quan: Lớp sông, suối, ao hồ; trạm, chốt kiểm dịch bệnh; trại chăn nuôi; điểm/cơ sở giết mổ; cửa hàng/đại lý thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi…

Các chức năng quản lý CSDL sẽ được phân tích và thiết kế trong quá trình thực hiện. Số lượng dữ liệu dự tính đưa vào CSDL là những điểm thuộc các lớp thông tin nêu trên.

- Xây dựng các bản đồ trực tuyến: Bản đồ phân bố vị trí ổ bệnh dịch, Bản đồ trang trại chăn nuôi, Bản đồ hiện trạng cơ sở ấp nở gia cầm và đại lý kinh doanh thuốc thú y.

- Thống kê, tổng hợp dữ liệu: Báo cáo tình hình dịch bệnh theo năm của cấp xã, cấp huyện, thống kê số liệu tình hình tiêm phòng vắc xin, tình hình chăn nuôi.

- Xây dựng hệ thống quản trị, cập nhật CSDL dịch bệnh cúm gia cầm.

- Cung cấp các văn bản liên quan đến quản lý, chỉ đạo điều hành về công tác thú y trên địa bàn tỉnh.

- Phổ biến kiến thức dịch bệnh: Cung cấp cho người sử dụng các kiến thức về thông tin dịch bệnh, các biện pháp phòng chống dịch bệnh, các bệnh mới nổi trên gia súc, gia cầm gây nhiều thiệt hại cho người chăn nuôi,...

2.2. Chức năng của hệ thống WebGIS quản lý CSDL dịch tể bệnh cúm gia cầm

2.2.1. Cấu trúc WebsiteCho phép người dùng xem nhanh cấu trúc bố trí

các module của website và liên kết nhanh đến các module đó (hình 1).

2.2.2. Bản đồ trực tuyến2.2.2.1. Bản đồ phân bố ổ dịch cúm gia cầmĐể triển khai các biện pháp phòng chống khi có

dịch xảy ra, chức năng của phần mềm cung cấp bản đồ phân bố ổ dịch cúm gia cầm nhằm cung cấp vị trí ổ dịch kết hợp với khoanh vùng cách ly dịch bệnh. Với phương pháp sử dụng tạo vùng đệm (Buffer) và chồng lớp (Intersect) trên bản đồ được hỗ trợ cho xử lý dữ liệu không gian ổ dịch trên SQL Server và thư viện SharpMap cho phép biểu diễn theo các bán kính khoanh vùng cách ly. Sau khi khoanh vùng vị trí, tiến hành vận động người chăn nuôi áp dụng các biện pháp an toàn dịch bệnh, đồng thời hướng dẫn các biện pháp phòng chống bệnh có hiệu quả, khai báo cho chính quyền địa phương hoặc nhân viên thú y khi phát hiện gia súc, gia cầm bệnh, chết bất thường (hình 2).

Hình 1

Hình 2

Page 27: Xem bản in

KHOA HỌC VÀ ĐỜI SỐNG

Soá 4/2015 27

Ngoài ra, chức năng của bản đồ phân bố các ổ dịch cúm gia cầm cho phép người dùng có thể truy vấn dữ liệu các ổ dịch cúm gia cầm theo đơn vị hành chính, theo loài gia cầm mắc bệnh và theo năm.

2.2.2.2. Bản đồ phân bố trang trại chăn nuôi gia cầm

Chức năng trang bản đồ phân bố hiện trạng trang trại chăn nuôi cho phép tích hợp các lớp bản đồ GIS nền hành chính và các lớp chuyên đề về vị trí trang trại chăn nuôi gia cầm được điều tra thực tế lấy tọa độ GPS (hình 3).

Ngoài ra, chức năng của bản đồ cho phép người dùng có thể truy vấn dữ liệu các trang trại chăn nuôi gia cầm theo đơn vị hành chính, theo loài gia cầm mắc bệnh và theo quy mô chăn nuôi.

2.2.2.3. Bản đồ phân bố hiện trạng chăn nuôi gia cầm

Bản đồ phân bố hiện trạng chăn nuôi, thú y cho phép tích hợp các lớp bản đồ GIS nền hành chính và các lớp chuyên đề về vị trí chăn nuôi gia cầm, các cơ sở ấp nở gia cầm, đại lý kinh doanh thuốc thú y được điều tra thực tế lấy tọa độ GPS (hình 4).

2.2.3. Cơ sở dữ liệuDữ liệu phục vụ cho công tác quản lý chăn nuôi

thú y của Chi cục Thú y được xây dựng thống nhất và cho phép truy xuất thông qua các báo cáo thống kê theo tháng/quý/năm và đơn vị hành chính. Điều này giúp tiết kiệm thời gian và công sức tổng hợp báo cáo theo hình thức thủ công truyền thống.

Chức năng thống kê dữ liệu bao gồm: Thống kê dịch bệnh theo năm; thống kê cơ sở sản xuất kinh doanh thuốc thú y; thống kê tình hình tiêm phòng; thống kê cơ sở ấp trứng gia cầm; thống kê trang trại chăn nuôi; thống kê tổng đàn gia súc, gia cầm; thống kê điểm giết mổ gia cầm và bán gia cầm sống. Ví dụ:

•Thống kê CSDL Dịch bệnh:

•Thống kê Tổng đàn gia súc, gia cầm

2.3. Cập nhật dữ liệuHệ thống cho phép người quản trị hệ thống thực

hiện công việc quản lý, cập nhật và chỉnh sửa dữ liệu một cách dễ dàng. Tại đây, người quản trị có thể thực hiện các thao tác cập nhật, chỉnh sửa và xoá dữ liệu trong CSDL của hệ thống website.

Các dữ liệu cập nhật bao gồm:•Cập nhật dữ liệu trang trại.•Cập nhật dữ liệu cơ sở ấp nở gia cầm.•Cập nhật dữ liệu điểm giết mổ gia cầm và bán

gia cầm sống.•Cập nhật dữ liệu tổng đàn gia súc, gia cầm.•Cập nhật dữ liệu đại lý kinh doanh thuốc thú y.

Hình 3

Hình 4

Page 28: Xem bản in

KHOA HỌC VÀ ĐỜI SỐNG

28Soá 4/2015

•Cập nhật dữ liệu tiêm phòng vắc xin.•Cập nhật dữ liệu dịch bệnh.

Ví dụ: Cập nhật dữ liệu trang trại2.4. Thiết kế giao diệnĐây là giao diện trang chủ của phân hệ web khai

thác thông tin hệ thống cung cấp, gồm các module: Trang chủ; Giới thiệu (những bài viết giới thiệu về đề tài nghiên cứu, về hệ thống phần mềm,…); Tin tức - sự kiện (cung cấp các tin tức, sự kiện liên quan đến các vấn đề liên quan đến đề tài, hoặc các lĩnh vực mà đề tài nghiên cứu,...); Bản đồ trực tuyến cung cấp cho người dùng khai thác thông tin cơ bản một cách trực quan trên bản đồ điện tử); Bản đồ chuyên đề (cung cấp cho người dùng khai thác thông tin cơ bản về bản đồ chuyên đề); Văn bản (cung cấp các văn bản pháp luật phân loại theo cơ quan ban hành và loại văn bản); Cơ sở dữ liệu (cung cấp hệ thống CSDL đề tài nghiên cứu: CSDL dịch bệnh, tổng đàn gia súc, gia cầm, tiêm phòng vắc xin, cơ sở ấp nở gia cầm, trang trại chăn nuôi...). Tùy theo vào mức quyền người dùng thì hệ thống cho phép việc khai thác thông tin. Ngoài ra giao diện cũng thể hiện các modul như: Hướng dẫn; Đăng nhập thành viên; Liên hệ - Góp ý; Đối tác- Hợp tác; Thông tin dịch bệnh...

IV. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ1. Kết luậnKết quả của đề tài góp phần quan trọng giúp cho

Chi cục Thú y Quảng Trị trong công tác quản lý thống kê, tổng hợp dữ liệu chuyên ngành một cách thuận lợi, đầy đủ, khoa học, phục vụ cho công tác quản lý, cảnh báo tình hình dịch bệnh, trên cơ sở đó tham mưu cho tỉnh, ngành và tổ chức thực hiện các biện pháp ứng phó đối với bệnh cúm gia cầm trên địa bàn tỉnh Quảng Trị kịp thời, chính xác, hiệu quả.

Các công việc cập nhật, thống kê, tìm kiếm và truy xuất dữ liệu thuộc tính và bản đồ với lượng thông tin lớn được thực hiện nhanh chóng thông qua môi trường mạng, giúp tiết kiệm thời gian. Hệ quản

trị CSDL quan hệ SQL Server 2008 cho phép xây dựng CSDL không gian và dữ liệu thuộc tính trên nền Web kết hợp với GIS để thực hiện việc quản lý và chia sẻ dữ liệu.

Hệ thống thông tin giám sát tình hình và cảnh báo xu hướng lây lan dịch cúm gia cầm cũng là cơ sở ban đầu để phát triển, tích hợp thêm dần các lớp bản đồ, các bảng dữ liệu, các module phần mềm theo dõi tình hình và dự báo xu hướng lây lan các loại dịch bệnh nguy hiểm khác của vật nuôi như: Dịch lở mồm long móng gia cầm, dịch tai xanh ở lợn và một số dịch bệnh nguy hiểm khác...

3. Kiến nghịViệc áp dụng chương trình bản đồ dịch tễ trong

quản lý dịch bệnh trên động vật là một lĩnh vực mới trong công tác thú y của tỉnh. Tuy nhiên, để thực hiện được chương trình này đòi hỏi phải có sự tham gia quyết liệt của lãnh đạo tỉnh, ngành, đơn vị, cụ thể:

- UBND tỉnh có quyết định giao kết quả của đề tài, gồm CSDL và website cho một đơn vị đầu mối (Chi cục Thú y thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trung tâm Tin học - Thông tin khoa học và công nghệ Quảng trị hoặc Văn phòng UBND tỉnh) để thực hiện nhiệm vụ quản trị CSDL và quản lý điều hành trang web, bảo đảm cho việc khai thác sử dụng có hiệu quả như mục tiêu của đề tài đã đặt ra.

- Hàng năm, cơ quan chủ quản cấp kinh phí cho đơn vị quản lý CSDL và điều hành trang web để có điều kiện định kỳ nâng cấp và thường xuyên cập nhật thông tin nhằm phục vụ tốt hơn.

- Tiếp tục cấp kinh phí cho Chi cục Thú y triển khai giai đoạn tiếp theo nhằm mục đích:

+ Nghiên cứu việc xác định mối liên hệ giữa ổ dịch với những yếu tố nguy cơ về mặt không gian, thể hiện được các lớp tương quan trên bản đồ như mạng lưới giao thông, sông ngòi, khu dân cư, chợ, nơi giết mổ gia cầm, đường vận chuyển gia cầm… với ổ dịch.

+ Tích hợp thêm các lớp bản đồ, các bảng dữ liệu, các module phần mềm theo dõi tình hình và dự báo xu hướng lây lan các loại dịch bệnh nguy hiểm khác của vật nuôi như: Dịch lở mồm, long móng gia súc; dịch tai xanh ở lợn; một số dịch bệnh nguy hiểm khác...

- Đăng tải trên trang thông tin điện tử của UBND tỉnh/Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để lãnh đạo, các địa phương, đơn vị, ngành liên quan và người dân theo dõi./.

N.T.T.H

Page 29: Xem bản in

KHOA HỌC VÀ ĐỜI SỐNG

Soá 4/2015 29

NÂNG CAO NHẬN THỨC, KỸ NĂNG VỀ NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG CHO CÁC DOANH NGHIỆP

NGUYỄN THỊ THANHTrung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Quảng Trị

Năng suất là yếu tố then chốt quyết định khả năng cạnh tranh và sự tồn tại lâu dài của một doanh nghiệp, là cơ sở để nâng cao thu nhập, tạo môi trường và điều kiện làm việc tốt cho người lao động. Đối với quốc gia, năng suất giúp nâng cao chất lượng tăng trưởng nền kinh tế thông qua sử dụng một cách hiệu quả các yếu tố đầu vào là “vốn” và “lao động” để gia tăng kết quả đầu ra. Mục tiêu cuối cùng của năng suất là nâng cao chất lượng cuộc sống và đảm bảo một xã hội tốt đẹp hơn.

Năng suất của doanh nghiệp bị tác động bởi hai nhóm yếu tố. Nhóm các yếu tố bên ngoài như: Môi trường kinh tế thế giới,

tình hình thị trường, cơ chế chính sách kinh tế của nhà nước và nhóm các yếu tố nội tại bao gồm: Nguồn lao động, vốn, công nghệ, năng lực tổ chức quản lý sản xuất. Trong bối cảnh của nền kinh tế Việt Nam hiện nay thì các giải pháp nâng cao chất lượng của các yếu tố nội tại như chất lượng lao động, chất lượng quản lý, trình độ kỹ thuật, ứng dụng các tiến bộ khoa học và công nghệ, chi phí sản xuất,... là những nội dung quan trọng trong các hoạt động nâng cao năng suất và chất lượng.

Nhiệm vụ nâng cao nhận thức, kỹ năng về năng

suất và chất lượng cho các doanh nghiệp được thể hiện ở nhiều chương trình, dự án như: Chương trình quốc gia “Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hoá của doanh nghiệp Việt nam giai đoạn đến 2020” (Quyết định số 712/QĐ-TTg ngày 21/5/2010); Chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ của doanh nghiệp (Quyết định số 68/2005/QĐ-TTg ngày 04/4/2005); Nghị định 119/1999/NĐ-CP của Chính phủ ngày 18/9/1999 Quy định về một số chính sách và cơ chế khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào hoạt động khoa học và công nghệ...

Ở Quảng Trị, nhiệm vụ nâng cao nhận thức, kỹ năng về năng suất và chất lượng cho các doanh nghiệp

Nghiệm thu dự án: Nâng cao nhận thức kỹ năng về năng suất và chất lượng cho các doanh nghiệp. Ảnh: Ánh Ngọc

Page 30: Xem bản in

30Soá 4/2015

được lồng ghép với các dự án của Chương trình “Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hoá của doanh nghiệp tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2011 - 2015, định hướng đến năm 2020” (Quyết định số 1629/QĐ-UBND ngày 31/8/2010).

Sau bốn năm triển khai, thực hiện, Dự án Nâng cao nhận thức, kỹ năng về năng suất và chất lượng cho các doanh nghiệp (do Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (TCĐLCL) Quảng Trị chủ trì) đã góp phần tạo lập phong trào năng suất chất lượng sâu rộng trong các doanh nghiệp của tỉnh, tạo chuyển biến mạnh mẽ nhận thức và văn hoá quản lý của doanh nghiệp để nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hoá. Kết quả cụ thể:

Xác định nhu cầu nâng cao kiến thức quản lý của các doanh nghiệp

Để có một lộ trình thực hiện hiệu quả, nội dung đầu tiên được nhóm thực hiện dự án tiến hành là công tác tổ chức khảo sát, điều tra nhu cầu của doanh nghiệp về nâng cao nhận thức và kỹ năng về năng suất, chất lượng. Theo đó, dự án đã tiến hành khảo sát, điều tra thông qua 02 đợt (năm 2011, 2013) của 50 doanh nghiệp được chọn lọc trên địa bàn tỉnh. Theo kết quả điều tra cho thấy các doanh nghiệp sản xuất chủ yếu là áp dụng tiêu chuẩn cơ sở do doanh

nghiệp tự xây dựng, chất lượng sản phẩm chưa cao nên giá thành cũng như khả năng cạnh tranh với các sản phẩm cùng ngành trong nước còn thấp; đa phần các doanh nghiệp chỉ quam tâm lợi ích trước mắt mà chưa chú trọng vào một chiến lược, lợi ích lâu dài; vai trò về năng suất, chất lượng tuy được các doanh nghiệp quan tâm nhưng còn ở mức hạn chế, chưa thực sự chủ động.

Nguồn nhân lựcSự thành công của dự án phụ thuộc rất nhiều vào

yếu tố con người, bởi vậy dự án đã đặc biệt chú trọng khâu nhân lực và đào tạo. Với mục tiêu của dự án đặt ra cho công tác đào tạo, tập huấn là xây dựng đội ngũ giảng viên, chuyên gia hệ thống quản lý, công cụ, kỹ năng quản lý về năng suất và chất lượng. Trong các năm 2011, 2012, 2014, Trung tâm Kỹ thuật TCĐLCL Quảng Trị đã phối hợp với Trung tâm Kỹ thuật TCĐLCL 2 Đà Nẵng, Công ty TNHH BSI Việt nam, Chương trình Năng suất và Chất lượng Quốc gia, Tổng cục TCĐLCL tổ chức nhiều đợt đào tạo với các nội dung khác nhau cho 8 giảng viên/chuyên gia cho Trung tâm và doanh nghiệp. Việc đào tạo chuyên gia của dự án đã nâng cao được trình độ của đội ngũ cán bộ hoạt động trong lĩnh vực năng suất và chất lượng của các doanh nghiệp; đào tạo được các chuyên gia

Giao diện website Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất chất lượng hội nhập. Ảnh: Tư liệu

KHOA HỌC VÀ ĐỜI SỐNG

Page 31: Xem bản in

Soá 4/2015 31

nòng cốt của tỉnh về năng suất và chất lượng; chuẩn bị nguồn nhân lực được đào tạo cơ bản bảo đảm cho triển khai có hiệu quả Chương trình Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hoá của doanh nghiệp tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2011-2015, định hướng đến năm 2020, các hoạt động nâng cao năng suất và chất lượng tại các doanh nghiệp.

Hỗ trợ doanh nghiệpĐào tạo, tập huấn: Ngoài nội dung xây dựng,

đào tạo đội ngũ hệ thống quản lý, công cụ, kỹ năng quản lý về năng suất và chất lượng, việc nâng cao trình độ về các kỹ năng làm việc và áp dụng các công cụ cải tiến năng suất và chất lượng cho người lao động của các doanh nghiệp được dự án đặc biệt quan tâm. Theo đó, trong năm 2011, 2012, 2014 Trung tâm đã tổ chức 03 đợt gồm 07 lớp đào tạo, tập huấn cho doanh nghiệp. Các khóa đào tạo nhằm nâng cao nhận thức cho doanh nghệp về các nội dung: Kỹ năng phân tích công việc; kỹ năng đánh giá thực hiện công việc; sử dụng các công cụ thúc đẩy động lực làm việc; kỹ năng giao tiếp trong hoạt động kinh doanh; áp dụng các công cụ thống kê để kiểm soát chất lượng; công cụ 5S; duy trì hiệu suất thiết bị tổng thể (TPM). Tài liệu phục vụ đào tạo được chuẩn bị kỷ lưỡng, gắn gọn, súc tích, tuần tự từ dễ đến khó, có minh họa, ví dụ cụ thể; phương pháp dạy và học dễ hiểu, dễ nhớ. Chính vì thế các khóa học đã đạt mục tiêu đưa ra.

Hoạt động tuyên truyền: Song song với hoạt động đào tạo, nhằm nâng cao nhận thức về năng suất, chất lượng trong doanh nghiệp, dự án đã chú trọng công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức về năng suất, chất lượng với các chuyên đề về hệ thống quản lý, công cụ, kỹ năng quản lý trên nhiều kênh truyền thông khác nhau: Đài phát thanh Truyền hình Quảng Trị, Báo Quảng Trị, Website và Đặc san Khoa học và Công nghệ của Sở KH&CN Quảng Trị.

Hướng dẫn xây dựng Tiêu chuẩn cơ sở: Dự án đã hướng dẫn cho 10 cơ sở Nước uống đóng chai xây dựng Tiêu chuẩn cơ sở về kiểm soát chất lượng vi sinh vật.

Xây dựng tổ chức đánh giá sự phù hợpTrong khuôn khổ mục tiêu dự án đặt ra, dự án

đã lập hồ sơ theo Thông tư số 08/2009/TT-BKHCN, Thông tư số 10/2011/TT-BKHCN, Thông tư số 09/2009/TT-BKHCN gửi Tổng cục TCĐLCL xin đăng ký lĩnh vực hoạt động chứng nhận và chỉ định tổ chức đánh giá sự phù hợp. Kết quả đạt được là ngày 23/12/2014, Tổng cục TCĐLCL cấp cho Trung

tâm kỹ thuật TCĐLCL là tổ chức đánh giá sự phù hợp sản phẩm/ hàng hóa Điện - Điện tử phù hợp Tiêu chuẩn kỹ thuật (theo Giấy chứng nhận Đăng ký lĩnh vực hoạt động chứng nhận số 2526/TĐC - HCHQ); ngày 27/5/2015, Tổng cục TCĐLCL về việc chỉ định tổ chức đánh giá sự phù hợp cho Trung tâm Kỹ thuật TCĐLCL thực hiện việc chứng nhận thiết bị điện và điện tử phù hợp quy chuẩn kỹ thuật quốc gia do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành và quy định pháp luật hiện hành (Quyết định số 684/QĐ-TĐC).

Sau 04 năm thực hiện, dự án Nâng cao nhận thức, kỹ năng về năng suất và chất lượng cho các doanh nghiệp đã đạt được những kết quả nhất định, đã góp phần nâng cao nhận thức, kỹ năng về năng suất và chất lượng cho các tổ chức và doanh nghiệp; giúp các doanh nghiệp có cơ hội tiếp cận đến giải pháp tiên tiến cho việc nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa trên cơ sở áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật; hệ thống quản lý tiên tiến, công cụ cải tiến năng suất và chất lượng; ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và đổi mới công nghệ. Đồng thời, doanh nghiệp cũng được cung cấp các thông tin cập nhật trong nước, thế giới về năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa có liên quan; tham gia vào các mạng lưới chia sẻ thông tin, kiến thức về năng suất và chất lượng... Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức của cộng đồng, doanh nghiệp về năng suất và chất lượng. Tuy nhiên, việc nhận thức đến hành động trong doanh nghiệp vẫn còn chậm và hạn chế vì những nguyên nhân: Do ảnh hưởng suy thoái kinh tế, doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong sản xuất kinh doanh nên không có điều kiện hoặc chưa tích cực tham gia; nhận thức của doanh nghiệp về vấn đề năng suất, chất lượng còn hạn chế nên chưa mặn mà khi tham gia dự án; kinh phí để các doanh nghiệp phải đối ứng khi tham gia dự án là một trong những rào cản doanh nghiệp tham gia;...

Kết quả của dự án giai đoạn này chỉ mới là tiền đề, để tiếp tục triển khai dự án trong những năm tiếp theo, góp phần vào thành công của Chương trình “Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hoá của doanh nghiệp tỉnh Quảng Trị đến năm 2020” cần phải có những giải pháp như:

Cần tăng cường thêm công tác tuyên truyền phổ biến để chương trình nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp

Xem tiếp trang 34

KHOA HỌC VÀ ĐỜI SỐNG

Page 32: Xem bản in

KHOA HỌC VÀ ĐỜI SỐNG

32Soá 4/2015

PHÁT THANH ONLINE VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CHO HỆ THỐNG ĐÀI TRUYỀN THANH CẤP HUYỆN TỈNH QUẢNG TRỊ

ThS. ĐOÀN PHƯƠNG NAMTrưởng phòng Quản lý báo chí - Sở Thông tin và Truyền thông Quảng Trị

Những thành tựu về khoa học và công nghệ cuối thế kỷ XX đã tạo tiền đề hình thành một nền phát thanh hiện đại. Và đến nay, sự phát triển nhanh chóng của khoa học, công nghệ cũng tiếp tục tạo ra những điều kiện thuận lợi để loại hình báo nói phát huy thế mạnh của mình trong bối cảnh mới.

Mặc dù liên tục xuất hiện nhiều loại hình truyền thông mới nhưng đến nay phát thanh vẫn chứng tỏ được tầm quan trọng của mình, là

phương tiện có thể truyền tải mọi thông điệp đến với mọi người ở mọi nơi và mọi lúc, có khả năng cung cấp thông tin đến các vùng xa xôi, hẻo lánh; các thông tin giao thông, giải trí và thông tin đối ngoại... đặc biệt là đến được cả với những người khiếm thị, không biết đọc, không biết viết; trong các trường hợp khẩn cấp, thiên tai. Bên cạnh đó, với mạng internet phủ khắp toàn cầu cùng hệ thống viễn thông hiện đại, những người làm báo phát thanh đã có công nghệ hiện đại để thực hiện những chương trình phát thanh hấp

Giao diện website Đài Truyền thanh thành phố Đông Hà. Ảnh: Tư liệu

Page 33: Xem bản in

KHOA HỌC VÀ ĐỜI SỐNG

Soá 4/2015 33

dẫn, hiệu quả hơn rất nhiều so với phát thanh truyền thống. Trong xu thế đó, hệ thống truyền thanh cơ sở (bao gồm đài truyền thanh - truyền hình huyện, thị, thành (gọi tắt là đài truyền thanh cấp huyện) và đài truyền thanh xã, phường, thị trấn (gọi tắt là đài truyền thanh cấp xã) cũng bắt buộc phải có sự đổi mới theo hướng hiện đại, ứng dụng công nghệ vào hoạt động tác nghiệp để phù hợp với yêu cầu của thính giả và nhiệm vụ chính trị trong tình hình mới.

Đài truyền thanh cấp huyện và Đài truyền thanh cấp xã là kênh thông tin tuyên truyền quan trọng của địa phương, phục vụ cho sự lãnh đạo, điều hành của cấp ủy, chính quyền địa phương. Đây là cơ quan thông tin, tuyên truyền quan trọng giúp nhân dân nắm bắt các chủ trương, chính sách của cấp trên và cấp ủy, chính quyền địa phương.

Đến nay, toàn tỉnh Quảng Trị đã có đủ 10 Đài Truyền thanh cấp huyện, trong đó có 7 đơn vị thực hiện theo mô hình Đài Truyền thanh, truyền hình. 3 Đài thực hiện theo mô hình vừa Phát thanh vừa Truyền hình là 2 Đài Phát thanh - Truyền hình huyện Hướng Hóa, huyện Đakrông - 2 huyện miền núi của tỉnh Quảng Trị và Đài Truyền thanh - Truyền hình huyện đảo Cồn Cỏ. So với các tỉnh trong khu vực, hệ thống đài truyền thanh cấp huyện của tỉnh Quảng Trị hoạt động còn khá lặng lẽ. Hiện chỉ có Đài Truyền thanh Đông Hà là đài cấp huyện duy nhất trong tỉnh một ngày thực hiện và phát sóng được hai chương trình thời sự 30 phút; tích hợp được các chương trình phát thanh hàng ngày lên internet. Đồng thời tự tổ chức chương trình truyền thanh trực tiếp các sự kiện chính trị quan trọng diễn ra trên địa bàn thành phố. Bình quân hàng năm Đài đã phát sóng được trên 540 chương trình; trên 1700 tin, bài, phóng sự, chuyên mục phát trên sóng Đài PT-TH tỉnh.

Một trong những rào cản lớn nhất để các đài truyền thanh cấp huyện thực hiện chương trình truyền thanh online là cơ sở vật chất hỗ trợ chương trình này. Để có thể thực hiện tốt việc đổi mới, nâng cao chất lượng chương trình phát sóng, Đài Truyền thanh thành phố Đông Hà đã được UBND thành phố chú trọng đầu tư xây dựng, nâng cấp, bổ sung trang thiết bị, cơ sở vật chất hệ thống truyền thanh theo hướng

đồng bộ và hiện đại. Trụ sở làm việc được xây dựng mới khang trang hiện đại. Nhiều trang thiết bị mới, hiện đại được trang cấp. Còn các đài truyền thanh cấp huyện khác đều đang sử dụng cơ sở vật chất đã xuống cấp hay bị hư hỏng, chưa đáp ứng được yêu cầu của hoạt động truyền thanh, truyền hình như: Đài Phát thanh - Truyền hình huyện Đakrông có 2 nhà làm việc cấp 2 với diện tích 150m2, Đài Truyền thanh huyện Gio Linh có 1 nhà làm việc cấp 2 diện tích 913m2… Tất cả đều đã xuống cấp đang cần được xây dựng mới toàn diện và xây dựng bổ sung các phòng chức năng còn thiếu để đáp ứng được yêu cầu của hoạt động truyền thanh. Bên cạnh đó, hầu hết các Đài truyền thanh cấp huyện trên địa bàn được đầu tư trang thiết bị và máy móc phục vụ cho công tác truyền thanh từ những ngày mới thành lập nên đến nay các trang thiết bị, máy móc đã lạc hậu. Một số thiết bị không còn phù hợp với sự phát triển của công nghệ đã ảnh hưởng chất lượng tuyên truyền trên địa bàn.

Do đó, giải pháp đầu tiên và quan trọng để phát triển phát thanh online chính là đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất, kỹ thuật cho các Đài truyền thanh cấp

Kỹ thuật viên Đài Truyền thanh thành phố Đông Hà cập nhật nội dung Chương trình phát thanh online. Ảnh: Hải Phi

Page 34: Xem bản in

KHOA HỌC VÀ ĐỜI SỐNG

34Soá 4/2015

huyện. Phát huy kết quả đạt được từ Đề tài khoa học cấp tỉnh “Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng hệ thống đài truyền thanh cơ sở trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đến năm 2020” (được Hội đồng Khoa học và Công nghệ tỉnh Quảng Trị nghiệm thu ngày 20/6/2013 và xếp loại xuất sắc), trên cơ sở đề xuất của Sở Thông tin và Truyền thông và các sở, ngành liên quan, UBND tỉnh đã có Công văn số 315/UBND-VX ngày 11/02/2014 về việc Đầu tư, nâng cấp Đài, Trạm phát thanh - truyền hình, trạm phát thanh cấp huyện và cơ sở tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2015 - 2020, trong đó giao cho Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì xây dựng Đề án. Hiện Sở Thông tin và Truyền thông đã hoàn thành và đang trình Đề án. Đề án được triển khai sẽ đảm bảo tính tích hợp, hội tụ về công nghệ từ cấp xã đến cấp huyện, xây dựng mô hình chuẩn về công nghệ - kỹ thuật cho hệ thống truyền thanh cơ sở; đảm bảo đầu tư tiết kiệm, khả năng khai thác hiệu quả, ổn định và lâu dài. Đặc biệt, việc hoàn thiện cơ sở vật chất, nguồn nhân lực cho hệ thống truyền thanh cơ sở chính là giải pháp giải quyết triệt để những khó khăn trong việc mở rộng diện phủ sóng phát thanh của Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, Đài truyền thanh cấp huyện.

Phát thanh trên internet giúp vượt qua rào cản về không gian, địa lý. Tuy nhiên, bên cạnh trang thiết bị, máy móc hiện đại, đòi hỏi có đội ngũ kỹ thuật viên đáp ứng được nhu cầu về tin học; phát thanh viên và phóng viên, biên tập viên làm việc hiện đại hơn, tăng tính năng tương tác trực tuyến. Giải pháp

về nguồn nhân lực là một yếu tốt quan trọng. Do đó, bên cạnh việc đào tạo, đào tạo lại nguồn nhân lực về nghiệp vụ báo chí, phải đào tạo cả về kỹ thuật. Mỗi đài cần phải có 1 chuyên viên về tin học. Trong việc đào tạo lại, bổ sung các kiến thức về phát thanh online, Sở Thông tin và Truyền thông cần trở thành một đầu mối quan trọng trong việc tập huấn, bồi dưỡng, đào tạo hang năm cả về kiến thức tin học lẫn nghiệp vụ báo chí.

Sau khi được đầu tư, nâng cấp về cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng, bồi dưỡng nguồn nhân lực, các Đài truyền thanh cấp huyện cần phát triển phát thanh hiện đại theo lộ trình như sau: Trước mắt phát triển phát thanh trên internet qua việc tích hợp nội dung các chương trình vào cổng thông tin điện tử của UBND các huyện, thị, thành phố. Qua bước đầu phát thử nghiệm, lấy ý kiến đóng góp của các đơn vị liên quan và người dân để xây dựng Đề án phát thanh trực tuyến (phát thanh online).

Phát thanh online không còn là hình thức mới mẻ mà là xu thế quan trọng để hệ thống phát thanh đổi mới, phù hợp với yêu cầu của khán thính giả. Đồng thời, qua đó khẳng định tính ưu việt của nó so với các loại hình báo chí khác. Với nhiều lộ trình như thế, đồng thời với ý thức đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ vào các quy trình tác nghiệp, đài truyền thanh cấp huyện mới có thể nâng cao tính tương tác, phát huy hiệu quả, thực hiện tốt nhiệm vụ trong bối cảnh mới./.

Đ.P.N

nói chung và Dự án Nâng cao nhận thức, kỹ năng về năng suất và chất lượng cho các doanh nghiệp nói riêng trở nên sâu rộng giúp doanh nghiệp nhìn nhận thực tế lợi ích mà chương trình/dự án đem lại, góp phần thúc đẩy sự lan tỏa các hoạt động nâng cao năng suất và trở thành mục tiêu then chốt của doanh nghiệp trong giai đoạn tới.

Sự phối hợp chặt chẽ giữa tổ chức đào tạo và doanh nghiệp; nâng cao hơn nữa chất lượng chương trình đào tạo; nội dung đào tạo phải xuất phát từ nhu cầu thực tế của doanh nghiệp cũng như phù hợp với xu thế, chuẩn mực, tiêu chuẩn chung. Nâng cao hơn

nữa nhận thức của doanh nghiệp đối với chương trình cũng như đối với dự án.

Tăng cường sự phối hợp chặt chẽ của các dự án thuộc chương trình; tuyên truyền xây dựng các mô hình điểm, điển hình về cải tiến năng suất chất lượng.

Tiếp tục đào tạo, phát triển nguồn nhân lực và mở rộng mạng lưới chuyên gia năng suất để đảm bảo chất lượng và hiệu quả của dự án./.

N.T.T

NÂNG CAO NHẬN THỨC, KỸ NĂNG VỀ NĂNG SUẤT...Tiếp theo trang 31

Page 35: Xem bản in

KHOA HỌC VÀ ĐỜI SỐNG

Soá 4/2015 35

Ứng dụng công nghệ thông tin, hỗ trợ các doanh nghiệp phát triển và hội nhập

TRẦN PHƯỢNGTrung tâm Tin học - Thông tin KH&CN Quảng Trị

Từ thực trạng, nhu cầu của việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong doanh nghiệp Quảng Trị, kết hợp với vai trò tất yếu không thể phủ nhận mà CNTT đem lại, Dự án Triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong các doanh nghiệp tỉnh Quảng Trị đã ra đời. Sau 04 năm triển khai thực hiện dự án đã đạt được những kết quả nhất định, góp phần đánh giá được thực trạng việc ứng dụng CNTT trong doanh nghiệp Quảng Trị, đưa ra các nội dung hỗ trợ thích hợp, đặc biệt là các giải pháp hữu hiệu - một chiến lược mang tính dài hơi về ứng dụng CNTT, giúp các doanh nghiệp phát triển toàn diện hơn trong thời gian tới.

Dự án “Triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong các

doanh nghiệp tỉnh Quảng Trị” do Trung tâm Tin học - Thông tin KH&CN chủ trì thực hiện, nằm trong khuôn khổ Chương trình “Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2011-2015, định hướng đến năm 2020” được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 1629/QĐ-UBND ngày 31/8/2010. Dự án được triển khai thực hiện với mục tiêu: Tư vấn cho doanh nghiệp triển khai và lựa chọn giải pháp ứng dụng CNTT phù hợp để triển khai ứng dụng; đào tạo nhân lực để ứng

Hội đồng khoa học nghiệm thu dự án: Triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong các doanh nghiệp tỉnh Quảng Trị. Ảnh: Ánh Ngọc

Page 36: Xem bản in

KHOA HỌC VÀ ĐỜI SỐNG

36Soá 4/2015

dụng CNTT trong doanh nghiệp một cách hiệu quả; xây dựng hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới công nghệ, tiết kiệm năng lượng, xây dựng thương hiệu,… nâng cấp trang web “Năng suất và chất lượng Quảng Trị” đáp ứng nhu cầu nâng cao năng suất và chất lượng của doanh nghiệp. Sau 04 năm triển khai thực hiện, dự án đã tiến hành nhiều phần việc hỗ trợ doanh nghiệp về ứng dụng CNTT một cách thiết thực, đáp ứng được thực trạng và nhu cầu cũng như xu thế về ứng dụng CNTT trong doanh nghiệp, xây dựng các mô hình mẫu về ứng dụng CNTT trong doanh nghiệp, tư vấn lựa chọn quy trình nghiệp vụ cần tin học hoá và đề xuất giải pháp tổng thể ứng dụng CNTT tại doanh nghiệp... chủ yếu như:

Điều tra, khảo sát và đánh giá thực trạng ứng dụng CNTT trong các doanh nghiệp

Năm 2011, dự án đã tiến hành điều tra, khảo sát và đánh giá thực trạng ứng dụng CNTT trong các doanh nghiệp nhằm đánh giá về tình hình, mức độ của ứng dụng và nhu cầu ứng dụng CNTT của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh… Qua đó để xếp loại các doanh nghiệp về mức độ và hiệu quả về ứng dụng CNTT. Xác định được những nguyên nhân và hạn chế của sự tham gia ứng dụng CNTT. Nắm bắt được các yêu cầu và mong muốn của doanh nghiệp trong việc ứng dụng CNTT. Lựa chọn để đầu tư xây dựng mô hình doanh nghiệp mẫu về ứng dụng CNTT.

Xây dựng hệ thống quản trị doanh nghiệp điện tử

Hệ thống quản trị doanh nghiệp điện tử được dự án xây dựng bao gồm các phân hệ chính Hệ chia sẻ thông tin và cộng tác trực tuyến; Hệ quảng bá sản phẩm trực tuyến; Phần mềm quản lý nhân sự trực tuyến. Việc xây dựng hệ thống quản trị doanh nghiệp điện tử nhằm giúp các doanh nghiệp có một hệ thống phần mềm quản lý trực tuyến với chi phí chuyển giao thấp, thời gian chuyển giao ngắn nhưng góp phần đáng kể trong việc tiết kiệm chi phí quảng cáo, chi phí văn phòng phẩm, thời gian, nhân lực… của các doanh nghiệp. Phân hệ quản trị doanh nghiệp

điện tử đã đáp ứng được các yêu cầu về xử lý thông tin theo đúng quy trình nghiệp vụ; phân quyền người sử dụng một cách chặt chẽ có khả năng phân quyền đến từng chức năng của hệ thống, mỗi người sẽ chỉ được sử dụng các chức năng tùy theo chức năng và quyền hạn của mình; giao diện chương trình thân thiện với người sử dụng; cơ sở dữ liệu tiên tiến, an toàn, bảo mật, không mất mát; đào tạo và triển khai hệ thống ít tốn kém; quản trị hệ thống dễ dàng; có khả năng mở rộng khi cần thiết; đáp ứng được việc thống kê, báo cáo và có khả năng tích hợp các hệ thống nghiệp vụ khi cần thiết.

Biên soạn tài liệu: Hỏi & đáp “Công nghệ thông tin và truyền thông cho doanh nghiệp”

Từ kết quả điều tra khảo sát về tình hình ứng dụng CNTT cũng như đề xuất của doanh nghiệp, nhóm thực hiện dự án đã dày công biên soạn và xuất bản tài liệu Hỏi & đáp “Công nghệ thông tin và truyền thông cho doanh nghiệp” với mục đích cung cấp cho các doanh nghiệp những kiến thức cơ bản và thiết thực về CNTT cũng như về cách thức đầu tư và quản lý dự án đầu tư về CNTT. Giúp các Giám đốc và các nhà quản lý doanh nghiệp tiếp cận một cách thực tế, có hệ thống cũng như về vấn đề đầu tư cho CNTT phục vụ các mục tiêu kinh doanh của mình; ngoài ra cuốn tài liệu cũng rất có ích cho

Giao diện website Phân hệ quảng bá sản phẩm trực tuyến. Ảnh: Tư liệu

Page 37: Xem bản in

KHOA HỌC VÀ ĐỜI SỐNG

Soá 4/2015 37

các đối tượng là kỹ sư, các chuyên viên, sinh viên trong công tác và học tập, trong việc tìm hiểu một cách hệ thống về CNTT và đầu tư vào CNTT của doanh nghiệp...

Xây dựng Hệ thống tuyên truyền, phổ biến an toàn, an ninh thông tin theo tiêu chuẩn ISO/IEC 270001:2005

Xuất phát từ yêu cầu tăng cường an toàn thông tin, việc xây dựng “Hệ thống tuyên truyền, phổ biến an toàn, an ninh thông tin theo tiêu chuẩn ISO/IEC 27001:2005” được dự án chú trọng. Nhằm mục đích phổ biến kiến thức về Bộ tiêu chuẩn ISO/EIC 27001:2005 để giúp cho các tổ chức, đơn vị xây dựng được cơ chế an ninh thông tin; quy trình thực hiện tốt nhất và chi phí có hiệu quả đối với hệ thống quản lý an ninh thông tin; góp phần nâng cao ý thức bảo vệ thông tin của mỗi cá nhân trong đơn vị. Hệ thống được xây dựng dưới dạng web nên việc người dùng sử dụng và khai thác các thông tin mà hệ thống cung cấp là khá đơn giản và rất dễ dàng.

Nâng cấp, duy trì hoạt động Website Năng suất chất lượng hội nhập Quảng Trị

Dự án đã nâng cấp, hoàn thiện Website Năng suất chất lượng hội nhập Quảng Trị, mở rộng kết nối với các website thị trường trong nước và quốc

tế; biên tập, cập nhật thông tin thường xuyên cho các mục; biên tập, cập nhật cơ sở dữ liệu công nghệ, thiết bị;...

Đề xuất giải pháp tổng thể về ứng dụng CNTT tại doanh nghiệp

Nhóm thực hiện đã tiến hành cuộc khảo sát hiện trạng ứng dụng CNTT trong doanh nghiệp, tư vấn quy trình nghiệp vụ cần tin học hoá. Đây là một trong những nội dung đòi hỏi nhóm thực hiện dự án phải mất nhiều thời gian và nghiên cứu kỹ lưỡng. Theo kết quả khảo sát cho thấy việc ứng dụng CNTT trong doanh nghiệp Quảng Trị thời gian qua chỉ mang tính tự phát, hoàn toàn dựa trên cảm tính, không có hệ thống và thiếu chiến lược dài hạn. Để phát huy hiệu quả cao của việc ứng dụng CNTT trong hoạt động sản xuất kinh doanh, góp phần giúp doanh nghiệp phát triển toàn diện hơn trong thời gian tới, các doanh nghiệp Quảng Trị cần xây dựng cho mình một chiến lược dài hơi về việc ứng dụng CNTT tại đơn vị. Bên cạnh đó, cần có tỷ lệ đầu tư hợp lý giữa hạ tầng phần cứng, hạ tầng phần mềm, hạ tầng mạng và nguồn nhân lực CNTT; tăng cường sử dụng phần mềm để khai thác tối đa hạ tầng phần cứng và hệ thống mạng máy tính được doanh nghiệp đầu tư.

Theo đó, nhóm thực hiện đã đề xuất giải pháp tổng thể để áp dụng như sau:

Về quy trình triển khai ứng dụng CNTT trong doanh nghiệp

Nhóm thực hiện đưa ra 04 bước: Bước 1: Xây dựng kế hoạch hoặc lộ trình triển khai ứng dụng CNTT tại doanh nghiệp. Bước 2: Thực hiện đầu tư chuẩn bị triển khai ứng dụng CNTT trong doanh nghiệp. Việc đầu tư ở đây phải chú trọng đầu tư cả hạ tầng kỹ thuật (bao gồm phần cứng và hạ tầng mạng), đầu tư phần mềm và đầu tư nguồn nhân lực CNTT. Bước 3: Triển khai ứng dụng CNTT. Bước 4: Tổng kết, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch đã triển khai. Rút kinh nghiệm trong việc xây dựng và triển khai kế hoạch mới.

Về lộ trình ứng dụng CNTT trong doanh nghiệpĐể phát huy hiệu quả các khoản đầu tư, phục vụ

cho mục tiêu sản xuất, kinh doanh và phù hợp với năng lực khai thác CNTT của doanh nghiệp, góp phần giúp doanh nghiệp phát triển toàn diện hơn trong thời gian tới. Qua quá trình nghiên cứu, theo nhóm thực hiện dự án, doanh nghiệp Quảng Trị cần xây dựng cho mình một lộ trình triển khai ứng dụng CNTT với 5 giai đoạn chính như sau:

Tài liệu Hỏi đáp công nghệ thông tin và truyền thông cho doanh nghiệp. Ảnh: Tư liệu

Page 38: Xem bản in

KHOA HỌC VÀ ĐỜI SỐNG

38Soá 4/2015

Trước hết, tập trung phát triển cơ sở hạ tầng bao gồm cả hạ tầng phần cứng, hạ tầng phần mềm, hạ tầng mạng và nguồn nhân lực CNTT; tạo môi trường truyền thông giữa các văn phòng trong nội bộ hoặc giữa các đối tác kinh doanh.

Giai đoạn thứ hai, triển khai ứng dụng CNTT ở mức cơ bản; tập trung vào các hoạt động đơn giản của doanh nghiệp như: Khai thác thông tin trên mạng, ứng dụng tin học trong công tác văn phòng với việc soạn thảo văn bản, thiết lập bảng tính quản trị dữ liệu, lập lịch công tác, thiết lập hộp thư điện tử và tham gia các diễn đàn...

Giai đoạn thứ ba, triển khai ứng dụng CNTT ở mức tác nghiệp cho từng phòng, ban hoặc bộ phận của doanh nghiệp như: Quản lý nhân sự - tiền lương, quản lý bán hàng, quản lý kho, quản lý nguyên vật liệu và xây dựng hệ thống website tương tác với

khách hàng.Giai đoạn thứ tư, triển khai ứng dụng CNTT

ở mức chiến lược với các mô hình quản trị tổng thể như ERP, SCM, CRM, điều hành doanh nghiệp dựa trên số liệu trực tuyến và hướng tới phân tích quản trị số liệu nhằm xây dựng chiến lược phát triển doanh nghiệp.

Cuối cùng, từng bước triển khai và tăng cường ứng dụng CNTT trong kinh doanh thương mại điện tử với các mô hình như B2B, B2C, C2C.

Việc xây dựng lộ trình ứng dụng CNTT trong doanh nghiệp của dự án đã giúp doanh nghiệp xác định được lộ trình đầu tư và mối quan hệ giữa các thành phần trong bức tranh tổng thể về ứng dụng CNTT trong doanh nghiệp.

Với mô hình đầu tư ứng dụng CNTT trong doanh nghiệp

Căn cứ chiến lược kinh doanh, lộ trình và kế hoạch triển khai ứng dụng CNTT của mỗi doanh nghiệp, theo nhóm thực hiện dự án việc đầu tư triển khai ứng dụng CNTT trong doanh nghiệp có thể bao gồm: Đầu tư hạ tầng kỹ thuật (hay còn gọi là đầu tư cho phần cứng); đầu tư phần mềm; đầu tư phát triển nguồn nhân lực CNTT. Ngoài ra nhóm nghiên cứu cũng đã đưa ra mô hình đầu tư khác với các thành phần sau:

Nhóm thực hiện dự án cũng lưu ý, dù lựa chọn mô hình nào thì khi đầu tư và sử dụng CNTT cho các mục tiêu kinh doanh và phát triển doanh nghiệp, các nhà quản lý và kinh doanh chuyên nghiệp cần trang bị cho mình một khung kiến thức để hiểu và sử dụng hiệu quả các hệ thống thông tin trong doanh nghiệp; bao gồm các quan điểm nền tảng, kiến thức

Các giai đoạn ứng dụng và phát triển CNTT trong doanh nghiệp

Page 39: Xem bản in

KHOA HỌC VÀ ĐỜI SỐNG

Soá 4/2015 39

về CNTT, các ứng dụng doanh nghiệp, về việc phát triển và triển khai các tiến trình và các thách thức về quản lý. Có như vậy, các đầu tư CNTT mới đem lại hiệu quả cao nhất và hiện thực hóa được kế hoạch, chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp mình.

Cơ cấu đầu tư ứng dụng CNTT trong doanh nghiệp

TT Khoản mục đầu tư Tỷ lệ đầu tư (%)1 Phần cứng 302 Phần mềm 503 Nguồn nhân lực 20

Tư vấn, hỗ trợ kết nối mạng nội bộ (LAN) và hỗ trợ xây dựng website

Mạng nội bộ (LAN) được dự án xây dựng có khả năng vận hành và phát triển trong môi trường phần cứng, mạng, hệ điều hành, cơ sở dữ liệu. Mô hình kiến trúc và công nghệ của các ứng dụng đảm bảo: Tính mở, độ tin cậy cao, độ bảo mật tốt và khả năng tích hợp cao.

Về nội dung xây dựng website, dự án đã xây dựng website phù hợp với từng lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp; đồng thời đảm bảo các yêu cầu chung của việc xây dựng một website, yêu cầu về giao diện, yêu cầu về kỹ thuật, độ bảo mật thông tin cũng như kiến trúc hệ thống của một website. Thông qua việc xây dựng website đã giúp các doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn bởi tạo được sự tin tưởng của khách hàng, tăng cường việc giới thiệu, quảng cáo cũng như đây chính là công cụ maketting đầy sức mạnh...

Đào tạo nâng cao kỹ năng ứng dụng CNTT cho các doanh nghiệp

Sự thành công của dự án phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố con người, bởi vậy dự án đã đặc biệt chú trọng khâu nhân lực và đào tạo, đây cũng là mong muốn của hầu hết các doanh nghiệp từ cuộc điều tra, khảo sát. Theo đó, dự án đã tiến hành 06 lớp đào tạo cho 160 học viên là lãnh đạo và cán bộ của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Các khóa học gồm các nội dung khác nhau tùy thuộc mục tiêu của khóa học đưa ra sau khi đã khảo sát nhu cầu của doanh nghiệp cũng như căn cứ vào nội dung thực hiện của dự án. Tài liệu phục vụ đào tạo được chuẩn bị kỷ lưỡng, gắn gọn, súc tích, tuần tự từ dễ đến khó, có minh họa, ví dụ cụ thể; phương pháp dạy và học theo phương thức “cầm

tay chỉ việc”, dễ hiểu, dễ nhớ. Lớp học được bố trí 01 giảng viên chính và 02 giảng viên phụ để kịp thời hỗ trợ hướng dẫn khi học viên có yêu cầu. Chính vì thế các khóa học đã đạt mục tiêu đưa ra.

Xây dựng Bộ chỉ tiêu đánh giá mức độ sẵn sàng cho ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin trong doanh nghiệp tỉnh Quảng Trị

Để có cơ sở đánh giá mức độ sẵn sàng cho ứng dụng và phát triển CNTT trong doanh nghiệp Quảng Trị nhằm lựa chọn mô hình doanh nghiệp mẫu, ngoài các nội dung công việc hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng CNTT đáp ứng nhu cầu đề ra, dự án đã xây dựng bộ chỉ tiêu đánh giá mức độ sẵn sàng cho ứng dụng và phát triển CNTT trong doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 30/QĐ-UBND ngày 08/01/2014.

Thông qua bộ chỉ số này, hàng năm giúp các cơ quan quản lý nhà nước, các hiệp hội và bản thân các doanh nghiệp Quảng Trị có một cái nhìn tổng thể, đơn giản và dễ nhớ về mức độ sẵn sàng cho ứng dụng và phát triển CNTT của doanh nghiệp tại các địa phương. Qua đó, các đơn vị cơ quan quản lý nhà nước có định hướng chiến lược, biện pháp, chính sách, chương trình nhằm nâng cao chỉ số cũng đồng nghĩa với việc tăng hiệu quả ứng dụng CNTT cho cộng đồng doanh nghiệp Quảng Trị...

Xây dựng mô hình ứng dụng CNTT doanh nghiệp

Nhằm giúp doanh nghiệp Quảng Trị có định hướng đúng trong triển khai ứng dụng CNTT phục vụ sản xuất và kinh doanh, trong khuôn khổ nội dung thực hiện dự án đã xây dựng tài liệu nhằm giới thiệu mô hình triển khai ứng dụng CNTT trong doanh nghiệp Quảng Trị. Tài liệu được trình bày gồm 6 phần chính phản ánh đầy đủ một quy trình triển khai ứng dụng CNTT trong doanh nghiệp Quảng Trị; đặc biệt tài liệu đã giới thiệu 04 mô hình chính triển khai hiệu quả hoạt động ứng dụng CNTT trong doanh nghiệp như mô hình ERP, SCM, CRM và TMĐT. Mặc dù chưa là tất cả, song đó chính là những gì mà dự án đã thực hiện nhằm giúp doanh nghiệp tỉnh nhà triển khai hiệu quả hoạt động ứng dụng CNTT, tăng mức độc sẵn sàng cho ứng dụng và phát triển CNTT trong thời gian tới.

Tóm lại, Dự án “Triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong các doanh nghiệp của tỉnh Quảng

Page 40: Xem bản in

KHOA HỌC VÀ ĐỜI SỐNG

40Soá 4/2015

Trị” giai đoạn 2011 - 2015 đã đạt được các kết quả theo mục tiêu đề ra. Dự án đã tiến hành nhiều phần việc hỗ trợ doanh nghiệp về ứng dụng CNTT thiết thực, đáp ứng được thực trạng và nhu cầu cũng như xu thế về ứng dụng CNTT trong doanh nghiệp; sản phẩm của dự án đã giúp doanh nghiệp hoạt động hiệu quả, điển hình như: Công ty cổ phần Gỗ MDF VGR Quảng Trị; Công ty cổ phần Thiên Tân; Công ty TNHH xây dựng Hưng Nghiệp Quảng Trị; Công ty TNHH LAVA; Công ty TNHH SBUY, Công ty CP xây dựng giao thông Thừa Thiên Huế tại Quảng Trị và Công ty Cổ phần Vicem thạch cao xi măng tại Quảng Trị.

Kết quả đạt được của dự án đã phản ánh đầy đủ một quy trình triển khai ứng dụng CNTT trong các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, giúp doanh nghiệp tỉnh nhà triển khai hiệu quả hoạt động ứng dụng CNTT, tăng mức độ sẵn sàng cho ứng dụng và phát triển CNTT trong thời gian tới. Đây là dự án mang tính thực tiễn và có hiệu năng kinh tế cao.

Tuy nhiên, để bài toán xây dựng mô hình doanh nghiệp ứng dụng CNTT hay nói một cách khác “Tin học hóa hệ thống quản lý doanh nghiệp” được thực hiện có hiệu quả, thiết nghĩ cần rất nhiều những yếu tố chủ yếu khác như: Đưa việc đánh giá mức độ sẵn sàng cho ứng dụng và phát triển CNTT trong doanh nghiệp làm tiêu chí đánh giá xếp loại doanh nghiệp hàng năm theo tinh thần chỉ đạo của Quyết định số 30/QĐ-UBND ngày 08/01/2014 của UBND tỉnh. Doanh nghiệp nên triển khai và đẩy mạnh việc sử dụng máy tính và ứng dụng CNTT trong hệ thống quản lý; nên tập trung đầu tư nhiều hơn nữa vào ứng dụng phần mềm và đặc biệt là đào tạo nguồn nhân lực sử dụng CNTT. CNTT biến đổi hết sức nhanh chóng, nên khi triển khai các ứng dụng CNTT, đặc biệt qua sử dụng sản phẩm của dự án, cần có sự linh hoạt cao và thường xuyên phải tiến hành đánh giá hoạt động và điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp với thực tiễn; sự tham gia tích cực từ cơ quan chức năng trong việc xây dựng các chính sách khuyến kích ứng dụng và phát triển CNTT, mà trước mắt là cần có chính sách nhân rộng kết quả của sự án trong thời gian tới/.

T.PChú thích:ERP: Quản lý nguồn lực doanh nghiệp;SCM: Quản lý chuỗi cung ứng vật tư;CRM: Quản lý quan hệ khách hàng;TMĐT: Thương mại điện tử;B2B: Từ doanh nghiệp đến doanh nghiệp;B2C: Từ doanh nghiệp đến người tiêu dùng;C2C: Từ người tiêu dùng đến người tiêu dùng.

Cây Ba Kích là một trong những loài cây dược liệu có nhiều

công dụng và có giá trị kinh tế cao. Chính vì thề nên nhu cầu khai thác và sử dụng loài cây này đang ngày một gia tăng, điều này sẽ dẫn đến tình trạng suy kiệt nhanh chóng số lượng và khu vực phân bố nếu như không có chiến lược trồng mới, bảo vệ để tiến hành khai thác có hiệu quả trong tương lai. Việc nuôi cấy mô tế bào và xây dựng mô hình trồng cây dược liệu Ba Kích ở Quảng Trị hứa hẹn sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cao, đồng thời góp phần giải quyết việc làm ở địa phương, giúp xóa đói, giảm nghèo, phát triển kinh tế - xã hội và chủ động cung cấp nguồn nguyên liệu sạch trong chế biến cây dược liệu ở địa phương.

Đặc điểm sinh học và công dụngCây Ba Kích (Morinda officinalis

How.) thuộc họ cà phê (Rubiaceae) là cây dây leo bằng thân quấn, sống lâu năm. Ngọn có cạnh, màu tím, có lông, khi già thì nhẵn. Lá mọc đối, hình mác hoặc bầu dục thuôn nhọn; phiến lá cứng có lông tập trung ở mép và ở gân, khi già ít lông hơn, màu trắng mốc, dài 6 - 15cm, rộng 2,5 - 6cm, cuống ngắn. Lá kèm mỏng ôm sát vào thân. Hoa nhỏ tập trung thành tán ở đầu cành, lúc mới nở màu trắng, sau hơi vàng; tràng

Page 41: Xem bản in

KHOA HỌC VÀ ĐỜI SỐNG

Soá 4/2015 41

TRIỂN VỌNG NUÔI CẤY MÔ TẾ BÀO ĐỐI VỚI CÂY DƯỢC LIỆU BA KÍCH TẠI QUẢNG TRỊ

NGUYỄN QUANG HÙNGTrung tâm Ứng dụng tiến bộ KH&CN Quảng Trị

hoa liền ở phía dưới thành ống ngắn. Quả hình cầu có cuống riêng rẽ, khi chín màu đỏ.

Cây Ba kích mọc ở vùng Vân Nam Trung Quốc và Việt Nam, mọc tự nhiên dưới tán rừng thứ sinh nghèo kiệt, rừng phục hồi có độ tàn che 30 - 50% ở bìa rừng, trong các lùm bụi, nhiều nhất là ở các tỉnh trung du và miền núi Bắc bộ như Quảng Ninh, Phú Thọ, Bắc Giang, Hòa Bình, Cao Bằng, Lạng Sơn, Thái Nguyên...

Ba Kích có chứa Gentianine, Carpaine, Choline, Trigonelline, Diosgenin, Yamogenin, Gitogenin, Tigogenin, Vitexin, Orientin, Quercetin, Luteolin,

Vitamin B1 (Chinese Hebral Medi-cine). Morindin, Vitamin C (Trung Dược Học). Rễ chứa Antraglycozid, đường, nhựa, Acid hữu cơ, Phytos-terol và ít tinh dầu, Morindin. Rễ tươi có sinh tố C (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam). Ngoài ra, Ba Kích còn có Rubiadin, Rubiadin-1-.

Sản phẩm quan trọng của cây Ba Kích là rễ củ, một loại dược liệu quý có nhiều công dụng như bổ thần kinh, bổ gân cốt, chữa thấp khớp, giảm xơ cứng động mạch, tăng cường khả năng sinh lý nam giới... và có giá trị xuất khẩu cao.

Triển vọng nuôi cấy mô tế bào đối với cây dược liệu Ba Kích tại Quảng Trị

Từ tác dụng và hiệu quả mang lại của cây Ba Kích nên nhu cầu khai thác lớn và bừa bãi nên dẫn đến sản lượng

Ba Kích trong tự nhiên ngày một cạn kiệt. Chính vì thế việc nhân giống cây Ba Kích bằng phương pháp nuôi cấy mô và xây dựng mô hình trồng thử nghiệm tại trạm sản xuất thực nghiệm là một nhiệm vụ cấp thiết, hứa hẹn đem lại hiệu quả cao trong tương lai.

Với đặc điểm sinh học của mình, cây Ba Kích được nghiên cứu là phù hợp với điều kiện tự nhiên, khí hậu của một số địa phương ở Quảng Trị như Khe Sanh- Hướng Hoá; các vùng đất đỏ bazan ở Cam Lộ, Gio Linh, Vĩnh Linh đặc biệt là vùng đất dưới tán rừng cây cao su rất phù hợp với yêu cầu sinh trưởng

Cây Ba Kích - loại cây dược liệu quý. Ảnh: Internet

Page 42: Xem bản in

KHOA HỌC VÀ ĐỜI SỐNG

42Soá 4/2015

và phát triển của cây Ba Kích, đảm bảo cho năng suất, chất lượng cao.

Việc nhân giống cây Ba Kích bằng phương pháp nuôi cấy mô và xây dựng mô hình trồng thử nghiệm của Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH&CN nhằm mục tiêu: Tạo ra nguồn giống cây Ba Kích có chất lượng cao; xây dựng mô hình trồng thử nghiệm cây dược liệu Ba Kích; đánh giá tính thích nghi và đánh giá sản lượng, chất lượng của cây Ba Kích; hoàn thiện và đề xuất quy trình kỹ thuật nhân giống cây Ba Kích bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào thực vật; hoàn thiện và đề xuất quy trình kỹ thuật trồng cây Ba Kích...

Từ mục tiêu đặt ra, trong năm đầu tiên Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH&CN đã xây dựng được quy trình sản xuất giống cây Ba Kích bằng phương pháp nuôi cấy mô và đã sản xuất được 4.000 cây giống. Theo kế hoạch, đến năm 2016 Trung tâm sẽ đưa ra trồng thử nghiệm tại Trạm sản xuất thực nghiệm và tiếp tục sản xuất cây giống chất lượng cung cấp cho bà con nông dân trên địa bàn tỉnh và các tỉnh lân cận.

Việc xây dựng mô hình sản xuất giống và trồng thử nghiệm cây Ba Kích tại tỉnh Quảng Trị sẽ tạo ra nguồn cây giống có chất lượng tốt, hoạt chất sinh học cao để cung cấp cây giống cho bà con nông dân, góp phần đa dạng hóa cây dược liệu, xóa đói giảm nghèo. Sản xuất cây giống Ba Kích bằng công nghệ cấy mô, sẽ tạo ra nguồn cây giống có độ đồng đều và hoạt chất sinh học cao, có giá trị kinh tế cao và giá thành rẻ, đảm bảo tính cạnh trạnh trên thị trường; góp phần lớn vào phát triển nguồn cây dược liệu có tiềm năng cho ngành dược cũng như bảo tồn và phát triển nguồn gen quý hiếm đang có nguy cơ tuyệt chủng; tạo vùng trồng nguyên liệu sạch, góp phần bảo vệ môi trường; góp phần xây dựng tỉnh Quảng Trị thành vùng dược liệu với quy mô lớn, đa dạng về loài; tạo sản phẩm thuốc mới phục vụ sức khỏe cộng đồng, chủ động nguồn nguyên liệu làm thuốc, tăng thu nhập; làm cơ sở để quy hoạch sử dụng đất hợp lý, xây dựng cơ cấu cây trồng phục vụ phát triển kinh tế, xã hội của địa phương.

Việc xây dựng thành công quy trình sản xuất giống cây Ba Kích bằng phương pháp nuôi cấy mô và đã sản xuất được cây giống, tuy chỉ là kết quả bước đầu, song cho thấy hứa hẹn về hướng đi và nhiệm vụ mới này, Trung tâm sẽ là đầu mối cung cấp giống và đào tạo, tập huấn về kỹ thuật để người dân có thể chủ động trồng được loại cây dược liệu này nhằm tạo công ăn việc làm, góp phần xóa đói, giảm nghèo, nâng cao thu thập và phát triển kinh tế - xã hội.

Trong thời gian tới, Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH&CN sẽ tiếp tục hoàn thiện quy trình sản xuất cây giống Ba Kích chất lượng cao; đồng thời sẽ hoàn thiện quy trình trồng và chăm sóc cây Ba Kích thương phẩm. Mặc khác, sẽ kết hợp với các cơ quan chức năng xây dựng các mô hình thử nghiệm ở các vùng có điều kiện khí hậu thổ nhưỡng phù hợp với cây Ba Kích trên địa bàn tỉnh và tiến hành thu mua, sơ chế củ cây Ba Kích cung cấp cho các quầy thuốc Đông y trên địa bàn tỉnh./.

N.Q.H

Thời gian 6 tuần

Giai đoạn huấn luyện cây

Giai đoạn tạo cụm chồi và nhân cụm chồi

Giai đoạn Tạo rễ

Giai đoạn ươm cây

Giai đoạn tạo chồi con in-vitro

Giai đoạn Vào mẫu

Chồi Ba kích vườn đầu dòng

Giai đoạn tăng trưởng chồi

Thời gian 4 tuần

Thời gian 6 tuần

Thời gian 4 tuần

Thời gian 6 tuần

Thời gian 1 tuần

SƠ ĐỒ QUY TRÌNH NHÂN GIỐNG BA KÍCH CẤY MÔ

Page 43: Xem bản in

KHOA HỌC VÀ ĐỜI SỐNG

Soá 4/2015 43

Bước đầu đánh giá nguồn gen cây thân gỗ bản địa ở vùng cát ven biển tỉnh Quảng Trị

để trồng rừng phòng hộ bền vững

TRẦN THỊ HÂN1, ĐỖ XUÂN CẨM2, NGUYỄN TRƯỜNG KHOA3

1: Viện Nghiên cứu Khoa học Miền Trung2. Trường Đại học Nông Lâm Huế3: Sở Tài nguyên và Môi trường Quảng Trị

I. Đặt vấn đềVùng cát ven biển Quảng Trị là một tiểu vùng

sinh thái khắc nghiệt và rất nhạy cảm với điều kiện khí hậu, thời tiết. Điều kiện môi trường của vùng đất này trong vài thập niên vừa qua có sự biến động khá mạnh do tác động của thiên nhiên và con người. Nguy cơ sạt lở bờ biển và hiện tượng cát bay, cát chảy, cát nhảy là những mối đe dọa thường xuyên. Ngay cả việc phát triển sản xuất nâng cao đời sống trong mấy năm gần đây như đào hồ nuôi trồng thủy sản cũng đã làm xáo trộn không ít cảnh quan, môi trường; cộng với việc khai khoáng đại trà đã làm cho vùng đất nơi đây vốn đã khốn khó lại càng khốn khó hơn. Thực trạng nhiễm mặn đất trồng, sa mạc hóa cảnh quan, gia tăng hạn hán, ngập úng do lún sụt địa tầng... do hậu quả của khai khoáng và đào hồ nuôi trồng thủy sản thiếu kiểm soát gây ra, đã và đang là vấn nạn của đời sống cư dân tại chỗ. Trong khi nhiều nơi trên trái đất đang có xu hướng đi tìm cách phát triển bền vững, thì nơi đây hầu như đang làm ngược lại.

Một trong những phương thức phát triển bền vững là xây dựng hệ thống nông lâm kết hợp lấy nguồn gen bản địa làm gốc, bổ sung nguồn gen ngoại lai trong phạm vi kiểm soát được để không làm suy thoái đa dạng sinh học, trên cơ sở nghiên cứu chi tiết về tiềm năng đất đai và đa dạng sinh học.

Nhằm tạo tiền đề cho việc phát triển bền vững và duy trì đa dạng sinh học của vùng cát ven biển của tỉnh Quảng Trị trong thời gian tới, việc nghiên cứu đánh giá tiềm năng phát triển và sử dụng thảm thực vật tự nhiên là hết sức cấp thiết. Một trong những hợp phần cần nghiên cứu giúp cho việc đánh giá này được sát thực là tiềm năng phát triển hệ thống cây lâm nghiệp, đặc biệt là tạo ra những dải rừng phòng hộ bền vững ven biển.

II. Mục tiêu Xác định tiềm năng nguồn gen cây lâm nghiệp

bản địa phục vụ chiến lược phát triển rừng phòng hộ bền vững ven biển tỉnh Quảng Trị.

III. Nội dung và Phương pháp nghiên cứu3.1. Nội dung nghiên cứu3.1.1. Điều tra thành phần loài thực vật và sự phân

bố của khu hệ thực vật;3.1.2. Điều tra và sơ bộ nhận định về diễn biến và

vai trò thực vật vùng cát ven biển và khả năng phục hồi, phát triển thực vật có giá trị trong vùng;

3.1.3. Đánh giá tiềm năng, thực trạng và triển vọng phát triển hệ thống cây lâm nghiệp phòng hộ ven biển;

3.1.4. Chọn lựa nguồn giống cây bản địa cho việc trồng rừng phòng hộ và trồng cây bảo môi trường;

3.1.5. Đề xuất phương thức phát triển hệ thống cây

Page 44: Xem bản in

KHOA HỌC VÀ ĐỜI SỐNG

44Soá 4/2015

lâm nghiệp nhằm phòng hộ, chống cát bay, cát chảy, xói mòn, sạt lở và tôn tạo cảnh quan, môi trường.

3.2. Phương pháp nghiên cứu3.2.1. Sơ thám thực địa để xác định hướng và

quy mô lát cắt;3.2.2. Xác định thành phần loài, sự phân bố loài

và các thuộc tính liên quan bằng phương pháp điều tra thực địa, thu thập mẫu vật và định danh loài theo phương pháp so sánh hình thái;

3.2.3. Đánh giá vai trò, diễn biến và khả năng phát triển hệ thống cây lâm nghiệp dựa trên điều tra thực địa;

3.2.4. Nghiên cứu đề xuất mô hình và phương thức trồng rừng bền vững dựa vào kết quả đánh giá thực trạng rừng trồng, sự phân bố các hội đoàn thực vật tự nhiên và quy luật sinh trưởng, phát triển, diễn thế của thực vật ở vùng nghiên cứu;

3.2.5. Chọn lựa nguồn giống theo tiêu chí thích nghi, sinh trưởng và phát triển.

IV. Kết quả nghiên cứuKết quả nêu ra dưới đây chỉ là bước đầu đánh

giá khả năng tận dụng nguồn gen cây thân gỗ bản địa làm vật liệu trồng rừng phòng hộ bền vững ven biển. Với kết quả này, chúng tôi chỉ quan tâm đến nguồn gen cây gỗ và cây bụi bản địa vùng cát có khả năng dùng làm vật liệu xây dựng mô hình thử nghiệm rừng phòng hộ ven biển.

4.1. Các loài cây gỗ bản địa vùng cát Quảng Trị có giá trị và khả năng phục hồi, phát triển

Kết quả nghiên cứu cho thấy có ít nhất 34 loài cây gỗ bản địa mọc tập trung ở các rú cát hoặc mọc phân tán có giá trị nhiều mặt. Có nhiều loài cho gỗ tốt như các loài Trâm, các loài Dẻ, Rỏi mật, Quế rành. Chúng là những loài thích nghi lâu đời với vùng cát ven biển Quảng Trị nói riêng, miền Trung nói chung, có khả năng tái sinh hạt mạnh, một số còn có khả năng tái sinh chồi khỏe. Bằng phương pháp nhân giống nhân tạo kết hợp xúc tiến tái sinh tự nhiên sẽ đẩy nhanh được quá trình phát triển chúng, góp phần tạo ra những dải rừng hỗn loài phòng hộ bền vững cho bờ biển, đồng thời cũng tạo ra được một trạng thái rừng kinh tế cho vùng đất khó khăn này.

Bảng 1. Danh mục các loài cây gỗ bản địa ở vùng cát ven biển Quảng Trị

Họ thực vậtLoài thực vật

Tên khoa học Tên Việt NamMagnoliopsida - Lớp Ngọc lan (Dicotyledonae - Lớp Hai lá mầm)

1. Apocynaceae Trúc đào 1. Cerbera odollam Gaertn. Mật sát, Mướp sát, Đậu chồn

2. Clusiaceae Bứa, Măng cụt

2. Calophyllum inophyllum L. Mù u3. Garcinia ferrea Pierre Rỏi mật4. Garcinia schefferi Pierre Bứa Scheffer

3. CombretaceaeBàng 5. Terminalia catappa L. Bàng

4. FabaceaeĐậu 6. Ormosia dycarpa Jacks Lục

5. FagaceaeDẻ

7. Lithocarpus sabulicolus (Hick. & Cam.) Cam. Dẻ cát8. Lithocarpus polystachyus (Wall. ex A. DC.) Rehd. Dẻ lá bóng

6. LauraceaeLong não

9. Cinnamomum burmanni ((C. & T. Nees) Blume Quế rành, Trèn trèn10. Lindera curvifolium (Lour.) Nees Ô dước11. Litsea brevipes Kost. Bời lời lông12. Litsea glutinosa (Lour.) Roxb. Bời lời nhớt13. Litsea viridis Liouh Bời lời xanh

7. LecythidaceaeChiếc, Lộc vừng 14. Barringtonia acutangula (L.) Gaertn. Mưng, Lộc vừng

8. Malvaceae Bông 15. Hibiscus tiliaceus L. Tra biển

9. MeliaceaeXoan 16. Melia azedarach L. Xoan, Sầu đông

Page 45: Xem bản in

KHOA HỌC VÀ ĐỜI SỐNG

Soá 4/2015 45

10. MimosaceaeTrinh nữ 17. Archidendron lucidum (Benth.) Niels. Cổ yếm

11. MoraceaeDâu tằm 18. Streblus asper Lour. Duối, Ruối

12. MyrsinaceaeĐơn nem

19. Rapanea linearis (lour.) Moore Mà ca20. Eurya tonkinensis Gagn. Linh, Mà ca Bắc

13. MyrtaceaeSim

21. Syzygium abortivum (Gagn.) Merr. & Perry Trâm lạc thai22. Syzygium bullockii (Hance) Merr. & Perry Trâm nổ23. Syzygium corticosum (Lour.) Merr. & Perry Trâm bù, Trâm bội24. Syzygium grandis Wight. Trâm đại, Trâm bội, Lá bội25. Syzygium zeylanicum (L.) DC. Trâm vỏ đỏ, Nổ

14. SapindaceaeBồ hòn

26. Arytera littoralis Bl. Trường duyên hải27. Lepisanthes rubiginosa (Roxb.) Leenh. Nhãn dê28. Lepisanthes tetraphylla (Vahl.) Radlk. Gió khơi, Trường trường

15. SapotaceaeXa-pô-chê 29. Palaquium annamense Lec. Chay Trung bộ

16. Simaroubaceae 30. Eurycoma longifolia W. Jack. Bách bệnh17. SterculiaceaeTrôm 31. Sterculia parviflora Roxb. Trôm lá nhỏ

18. SymplocaceaeDung 32. Symplocos racemosa Roxb. Dung chè

19. VerbenaceaeCỏ roi ngựa

33. Premna corymbosa (Burm.f.) Rottb. & Willd. Cách34. Vitex sp. Chắp cá, Chạng ba

Ngoài ra, nhiều loài cây gỗ tuy không cho gỗ thương phẩm tốt, nhưng có giá trị phòng hộ, tiên phong, tôn tạo cảnh quan, làm dược liệu, hương liệu cũng thích nghi tốt với môi trường sống vùng cát ven biển Quảng Trị. Nhóm này cũng hiện hữu đến cả chục loài. Những loài này còn dễ sinh trưởng, phát triển hơn cả những loài nói trên. Do vậy triển vọng điều khiển chúng thành những vật liệu tái tạo rừng tự nhiên cho vùng cát ven biển là khả thi.

4.2. Nhóm cây bụi bản địa vùng cát Quảng Trị có giá trị và khả năng phục hồi, phát triển

Số loài cây bụi mọc tập trung ở các trạng thái rú cát và mọc phân tán ven làng mạc, khu nghĩa địa,

trảng cát, đồi cát khá nhiều. Đây là nhóm loài có nhiều tác dụng khác nhau, như góp phần ngăn chặn cát bay, cát chuồi; cung cấp nguồn chất đốt; cung cấp vật liệu ủ và phân bón cho sản xuất nông nghiệp và trồng rừng; cung cấp thức ăn cho chăn nuôi gia súc; cung cấp dược liệu, hương liệu... Nhiều loài trong số chúng có khả năng phát tán mạnh, chịu được khô hạn, chua úng. Một số loài có thể làm cây tiên phong trong phát triển rừng trồng và rừng tự nhiên. Thuộc nhóm loài này có thể kể là: Xương rồng 3 cạnh, Xương rồng khế, Vợt gai, Tràm, Chổi, Mua, Sim, Trâm móc, Lấu, Bốm gai, Cam rượu, Sóc, Chạc chìu, Dứa dại,...

Bảng 2. Danh mục các loài cây bụi trên vùng cát ven biển Quảng Trị

Họ thực vậtLoài thực vật

Tên khoa học Tên Việt NamMagnoliopsida - Lớp Ngọc lan (Dicotyledonae - Lớp Hai lá mầm)

1. Annonaceae Mảng cầu, Na

1. Annomianthus dulcis (Dun.) Sinclair Vô danh hoa, Bè ché2. Polyalthia suberosa (Roxb.) Benth. Bù tru3. Rauwenhoffia siamensis Scheff. Dủ dẻ, Bù tru4. Uvaria microcarpa Champ. ex Benth. & Hook. Bò bò

2. Apocynaceae Trúc đào 5. Strophanthus divaricatus (Lour.) Hook. & Arn. Sừng dê

Page 46: Xem bản in

46Soá 4/2015

3. CactaceaeXương rồng

6. Cereus peruvianus (L.) Mill. Xương rồng khế7. Nopalea cochinillifera (L.) Lyons [Opuntia cochenillifera(L.) Mill.] Tay cùi, Vợt gai, Nopal

4. DilleniaceaeSổ 8. Tetracera scandens (L.) Merr. Chạc chìu

5. EuphorbiaceaeThầu dầu

9. Breynia coriacea Beille Dé dai, Ngót dại10. Euphorbia antiquorum L. Xương rồng 3 cạnh11. Phyllanthus touranensis Beille Vọ vẽ, Ve ve12. Phyllanthus welwitschiantis Muell.-Arg. Chổi đực, Vảy ốc

6. FlacourtiaceaeMùng quân

13. Scolopia buxifolia Gagn. Bốm cùm rụm14. Scolopia spinosa (Roxb.) Warb. Bốm gai

7. MelastomataceaeMua

15. Melastoma affine D. Don[M. polyanthum Bl.] Mua đa hùng

16. Melastoma normale D. Don Mua thường

8. MyrsinaceaeĐơn nem

17. Ardisia miniata Pit. Cơm nguội đỏ, Một chốt18. Eurya turfosa Gagn. Linh mùn, Mà ca hẹp

9. MyrtaceaeSim

19. Baeckea frutescens L. Chổi sể, Chổi rành20. Melaleuca cajuputi Powel. Tràm gió21. Memecylon edule Roxb. Rang, Sầm22. Rhodomyrtus tomentosa (Ait.) Hassk. Sim23. Syzygium finetii (Gagn.) Merr. & Perry Móc

10. Rubiaceae Cà-phê 24. Ixora coccinea L. Trang đỏ

25. Psychotria rubra (Lour.) Poir. Lấu

11. RutaceaeCam

26. Acronychia pedunculata (L.) Miq. Cam rượu27. Zanthoxylum nitidum (Roxb.) DC. Sâng, Sẻn, Xuyên tiêu

12. ThymaeleaceaeDó 28. Wikstroemia indica (L.) C. A. Mey. Dó miết Ấn, Niệt dó

13. TiliaceaeĐay

29. Grewia annamica Gagn. Cò ke Trung bộ30. Triumfetta rhomboidea Jacq. Ké đầu ngựa

14. VerbenaceaeCỏ roi ngựa

31. Clerodendron cyrtophyllum Turcz. Bọ mẩy, Đuôi chồn32. Lantana camara L. Trâm ổi, Ngũ sắc33. Vitex negundo L. Ngũ trảo

Liliopsida - Lớp Hành (Monocotyledonae - Lớp Một lá mầm)15. PandanaceaeDứa dại 34. Pandanus tectorius Parkins. Dứa dại

4.3. Chọn lựa nguồn giống cây bản địa cho việc trồng rừng phòng hộ và trồng phân tán bảo vệ môi trường

4.3.1. Tiêu chí chọn lựaTùy theo mục đích trồng, chúng ta nên dựa vào

toàn bộ hay kết hợp nhiều tiêu chí sau đây để tính khả thi cao và tính hiện thực rõ nét, tính đáp ứng trọn vẹn.

- Cây gỗ và cây bụi;- Sinh trưởng, phát triển tự nhiên khỏe, ít bị sâu

bệnh hại;- Tái sinh tự nhiên mạnh;- Phân bố rộng;- Cho sản phẩm có giá trị kinh tế hoặc có khả

năng tiên phong, phòng hộ (phục hồi rừng), che bóng hay dáng thế đẹp (tôn tạo cảnh quan, môi trường).

KHOA HỌC VÀ ĐỜI SỐNG

Page 47: Xem bản in

Soá 4/2015 47

4.3.2. Các loài đề xuất Bảng 3. Danh mục loài cây gỗ bản địa đề xuất chọn làm vật liệu phát triển

hệ thống lâm nghiệp vùng cát

TT

Tên loàiDạng sống Chất lượng

sốngTái sinhTiếng Việt Tiếng Latin

1 Bời lời lông Litsea brevipes Gỗ Tốt Tốt2 Bời lời nhớt Litsea glutinosa Gỗ Tốt Tốt3 Bời lời xanh Litsea viridis Gỗ Tốt Tốt4 Bứa cát Garcinia schefferi Gỗ Tốt Tốt5 Chay Trung bộ Palaquium annamense Gỗ Tốt Tốt6 Cổ yếm Archidendron lucidum Gỗ Tốt Tốt7 Dẻ cát Lithocarpus sabulicolus Gỗ Tốt Tốt8 Dẻ lá bóng L. polystachyus Gỗ Tốt Tốt9 Dung chè Symplocos racemosa Gỗ Tốt TB10 Dứa dại Pandanus spp. Bụi Tốt Tốt11 Gió khơi Lepisanthes tetraphylla Gỗ Tốt Tốt12 Lục Ormosia dycarpa Gỗ Tốt Tốt13 Mai mù u Ochrocarpus siamensis Gỗ Tốt TB14 Mù u Calophyllum inophyllum Gỗ Tốt Tốt15 Mưng, Lộc vừng Barringtonia acutangula Gỗ Tốt TB16 Nhãn dê Lepisanthes rubiginosa Gỗ Tốt TB17 Ô dước Lindera curvifolium Gỗ Tốt TB18 Quế rành Cinnamomum burmannii Gỗ Tốt Tốt19 Rỏi mật Garcinia ferrea Gỗ Tốt Tốt20 Tra biển Hibiscus tiliaceus Gỗ Tốt Tốt21 Trâm lạc thai Syzygium abortivum Gỗ Tốt Tốt22 Trâm nổ Syzygium bullockii Gỗ Tốt Tốt23 Trâm bù Syzygium corticosum Gỗ Tốt Tốt24 Trâm đại, Trâm bội Syzygium grandis Gỗ Tốt Tốt25 Trâm vỏ đỏ, Nổ Syzygium zeylanicum Gỗ Tốt Tốt26 Trường duyên hải Arytera littoralis Gỗ Tốt TB27 Vợt gai Nopalea cochinillifera Bụi Tốt Tốt28 Xươngrồng 3cạnh Euphorbia antiquorum Bụi Tốt Tốt29 Xương rồng khế Cereus peruvianus Bụi Tốt Tốt

V. Kết luận và kiến nghị5.1. Kết luậnDựa vào các kết quả đạt được, nhóm nghiên cứu

đưa ra kết luận cơ bản sau:Có đến 34 loài cây gỗ bản địa thuộc 19 họ thực

vật và 34 loài cây bụi bản địa thuộc 15 họ thực vật, là nguồn vật liệu quí cho việc phục hồi rú cát tự nhiên và trồng rừng phòng hộ ven biển cũng như

trồng phân tán để bảo vệ môi trường.Từ trước đến nay, loài cây phi lao được xem

là loài chủ lực trồng rừng phòng hộ ven biển. Gần đây, một số diện tích được thiết kế trồng keo. Tuy nhiên, thực tế cho thấy rằng các rừng keo khi gặp gió bão thường bị thiệt hại rất nặng nề, có nhiều lâm phần bị gãy đổ gần như toàn bộ, nên thiếu bền vững. Các rừng phi lao thì có khả năng chống chịu

KHOA HỌC VÀ ĐỜI SỐNG

Page 48: Xem bản in

48Soá 4/2015

gió bão tốt hơn, nhưng chỉ phòng hộ được tầng trên, tầng dưới thường trống trải nên hiệu quả phòng hộ cũng không cao. Trong khi đó, quần hợp cây gỗ và cây bụi bản địa đã thể hiện rõ tính chống chịu và thích nghi cao với môi trường đất cát, đó là các loài trong họ Sim (Myrtaceae), Dẻ (Fagaceae), Đước (Rhizophoraceae), Đơn nem (Myrsinaceae), Măng cụt (Clusiaceae), Bồ hòn (Sapindaceae), Bông vải (Malvaceae), Dứa dại (Pandanaceae)... Đây là nguồn gen quý, cần được tận dụng cho việc tái tạo rừng phòng hộ bền vững ven biển, trồng xen vào rừng phi lao để tạo rừng hỗn loài làm tăng hiệu quả phòng hộ và tăng tính bền vững.

Nếu chọn loài bản địa vùng cát thích hợp để trồng rừng hỗn giao thì dự kiến trong khoảng 15 - 20 năm tới chúng ta sẽ có những dải rừng ven biển có thể ứng phó được với biến đổi khí hậu toàn cầu, đặc biệt nếu có sóng thần xảy ra thì chính những dải rừng này sẽ là những rào chắn hữu hiệu để giảm

thiểu tác hại.5.2. Kiến nghịNên sớm có đề tài nghiên cứu mô hình trồng

rừng dưới tán Phi lao vùng đồi cát vàng và dưới tán rừng keo ở trảng cát trắng.

Cần nghiên cứu kỹ thuật làm đất và trồng đai che chắn cho việc trồng rừng Phi lao ở sườn Tây đồi cát vàng ven bờ biển và một số diện tích trảng cát trắng áp sát đồi cát vàng.

Cần tìm kiếm dự án bảo tồn rú cát nhằm cứu nguy cho hiện trạng suy thoái đang diễn ra.

Tìm kiếm phương thức khả thi nhằm hỗ trợ cho địa phương tăng cường công tác phát triển bền vững hệ thống cây lâm nghiệp. Nên đặc biệt chú ý đến việc hình thành các dải rừng phòng hộ bền vững chạy dọc bờ biển để đón đường hạn chế thiệt hại người và của do biến đổi khí hậu toàn cầu có thể xảy ra bất kỳ lúc nào ở khu vực bờ biển./.

T.T.H, Đ.X.C, N.T.K

Tài liệu tham khảo chính1. Bân, Nguyễn Tiến - Cẩm nang tra cứu và nhận biết các họ thực vật hạt kín ở Việt Nam. Hà Nội 1997. 2. Cẩm, Đỗ Xuân - Báo cáo tổng kết đề tài “Nghiên cứu, trồng thử nghiệm một số loài cây gỗ bản địa trên

vùng cát nội đồng huyện Phong Điền”. Huế 2000. 3. Cẩm, Đỗ Xuân - Báo cáo tổng kết đề tài “Điều tra, đánh giá hiện trạng khu hệ thực vật và đề xuất giải

pháp phục hồi, phát triển bền vững hệ sinh thái vùng cát nội đồng tỉnh Thừa Thiên Huế”. Huế 2001.4. Cẩm, Đỗ Xuân - Báo cáo tổng kết đề tài “Điều tra, đánh giá hiện trạng khu hệ thực vật và đề xuất giải

pháp phục hồi, phát triển bền vững hệ sinh thái vùng cát ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế”. Huế 2008.5. Cẩm, Đỗ Xuân - Danh lục thực vật đảo Cồn Cỏ. Huế 2006.6. Chi, Võ Văn - Những cây có ích ở Việt Nam, tập 1 & tập 2. Tp Hồ Chí Minh 1999 & 2002. 7. Chi, Võ Văn - Tự điển cây thuốc Việt Nam. TP.HCM. 1997.8. Chiểu, Tôn Thất và nnk - Đất Việt Nam. Hà Nội 1997. 9. Hộ, Phạm Hoàng - Cây cỏ Việt Nam. Tập I - VI. USA1991-1993. 10. Hộ, Phạm Hoàng - Cây cỏ Việt Nam. Tập I - III. Tp HCM 1999, 2000. 11. Hợp, Trần - Tài nguyên cây gỗ Việt Nam. Tp Hồ Chí Minh 2002.12. J. Hutchinson - Những họ thực vật có hoa. Tập I & II. Hà Nội 1976 -1978.13. Liêu, Phan - Đất cát biển Việt Nam. Hà Nội 1996.14. R.M. Klein & D.T. Klein, Nguyễn Tiến Bân, Nguyễn Như Khanh và Phạm Đình Thái dịch - Phương

pháp nghiên cứu thực vật. Tập I & II. Hà Nội 1979 - 1983. 15. Sanh, Liêu Kim - Đại cương về Địa lý học thực vật lục địa. Tập I & II. Saigon 1972. 16. Tạng, Vũ Trung - Cơ sở Sinh thái học. Hà Nội 2000.17. Thời, Dương Hữu - Cơ sở Sinh thái học. Hà Nội 1998.18. Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên & Môi trường, Đại học QG Hà Nội - Viện Sinh thái & Tài nguyên

Sinh vật, Trung tâm Khoa học Tự nhiên & Công nghệ Quốc gia - Danh lục các loài thực vật Việt Nam, tập 2 & tập 3. Hà Nội 2003, 2004.

19. Trừng, Thái Văn - Thảm thực vật rừng Việt Nam. Hà Nội 1963.20. Trừng, Thái Văn - Những hệ sinh thái rừng nhiệt đới ở Việt Nam. TP. HCM. 2000. 21. Viện điều tra qui hoach rừng - Cây gỗ rừng Việt Nam. Tập I - VII. Hà Nội 1971-1986. 22. Vụ Khoa học, Công nghệ & chất lượng sản phẩm (Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn), - Tên cây

rừng Việt Nam. Hà Nội 2000.

KHOA HỌC VÀ ĐỜI SỐNG

Page 49: Xem bản in

Soá 4/2015 49

TÁI CƠ CẤU KINH TẾ GẮN VỚI CHUYỂN ĐỔI MÔ HÌNH TĂNG TRƯỞNG THEO HƯỚNG NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG, HIỆU QUẢ VÀ NĂNG LỰC

CẠNH TRANH CỦA TỈNH QUẢNG TRỊ GIAI ĐOẠN 2013 - 2020

TRẦN ĐỨC TÂM Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Quảng Trị

Đổi mới mô hình tăng trưởng và tái cơ cấu nền kinh tế là yêu cầu tất yếu để tỉnh Quảng Trị từng bước thoát nghèo và phát triển bền vững. Trước thực trạng đó, Sở Kế hoạch và Đầu tư đã thực hiện nghiên cứu đề tài khoa học: “Tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng của tỉnh Quảng Trị theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh giai đoạn 2013 - 2020”.

Cùng với những thành tựu của sự nghiệp đổi mới đất nước, trong 25 năm sau ngày tái lập tỉnh đến nay, Quảng Trị đã nỗ lực

phấn đấu vượt qua nhiều khó khăn, thử thách và đạt được những kết quả quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội. Tốc độ tăng trưởng kinh tế liên tục đạt mức khá, đời sống nhân dân và phúc lợi xã hội được cải thiện và từng bước nâng cao, kết cấu hạ tầng được đầu tư ngày càng đồng bộ… Tuy nhiên, quá trình phát triển kinh tế của tỉnh cũng bộc lộ rõ những tồn tại, khiếm khuyết, như: Tăng trưởng chủ yếu dựa vào gia tăng các nguồn lực đầu vào, nhất là vốn đầu tư, trong khi mức độ phụ thuộc vào trợ cấp từ ngân sách Trung ương vẫn chưa được cải thiện, hiệu quả sử dụng vốn còn nhiều bất cập, năng suất lao động thấp; năng lực cạnh tranh cấp tỉnh chưa được cải thiện; chưa có ngành kinh tế mũi nhọn làm động lực cho sự phát triển của tỉnh; chuyển dịch cơ cấu kinh tế chậm…

I. Nhận định về mô hình tăng trưởng và quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh giai đoạn 2006 - 2013

Trên cơ sở phân tích thực trạng phát triển, chất lượng, quy mô, tình hình chuyển dịch cơ cấu của các ngành, vùng, thành phần kinh tế, cơ cấu và hiệu quả sử dụng vốn đầu tư của tỉnh từ năm 2006 đến nay, nội dung nghiên cứu đề tài đã chỉ rõ mô hình tăng trưởng kinh tế của tỉnh hiện nay là mô hình tăng trưởng theo chiều rộng, dựa vào các yếu tố tài nguyên, lao động, nguồn vốn đầu tư để tăng quy mô, mở rộng sản xuất; việc phát triển theo chiều sâu, dựa vào công nghệ hiện đại, sử dụng ít tài nguyên, tăng năng suất lao động, nâng cao giá trị gia tăng còn hết sức hạn chế. Mô hình này thể hiện trên các đặc điểm sau:

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế giữa các ngành và trong nội bộ từng ngành kinh tế còn chậm; cơ cấu kinh tế của các vùng còn nhiều bất cập; chưa khai

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

Page 50: Xem bản in

50Soá 4/2015

thác được tiềm năng, lợi thế hoặc xây dựng được các các ngành, lĩnh vực, sản phẩm mang tính đột phá làm động lực cho quá trình phát triển.

Ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản mặc dù chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế, chi phối sự phát triển của tỉnh và đời sống nhân dân, nhưng giá trị đóng góp cũng như quy mô sản xuất còn nhỏ, các mô hình sản xuất tiên tiến, hiện đại chưa có điều kiện phát triển.

Ngành công nghiệp tuy có tốc độ tăng trưởng cao nhưng yếu tố hiện đại trong toàn ngành chưa được quan tâm đúng mức; trình độ kỹ thuật công nghệ vẫn ở mức trung bình; nguồn vốn và khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp sản xuất trong tỉnh còn nhiều hạn chế; các khu, cụm công nghiệp của tỉnh chưa được đầu tư xây dựng đồng bộ; chính sách thu hút đầu tư và môi trường đầu tư chậm cải thiện...

Cơ cấu dịch vụ của tỉnh có sự chuyển dịch đúng hướng, nhưng sự chuyển dịch này vẫn chưa rõ nét, tương đối chậm. Những ngành dịch vụ có hàm lượng chất xám và giá trị gia tăng cao như dịch vụ tài chính - tín dụng, dịch vụ tư vấn,... còn chậm phát triển.

Các sản phẩm công nghiệp chủ yếu của tỉnh là sản phẩm khai thác tài nguyên thiên nhiên như

quặng Imenit, quạng Zircon, Ti tan, đá xây dựng... Điều này phản ánh việc chậm chuyển đổi, áp dụng máy móc, thiết bị hiện đại vào sản xuất, còn sử dụng nhiều công nghệ lạc hậu, tiêu hao nhiều nguyên, nhiên vật liệu.

Tốc độ tăng trưởng vốn đầu tư bình quân hàng năm rất cao, giai đoạn 2006 - 2013 là 18%; hệ số ICOR tăng liên tục và ở mức cao, bình quân giai đoạn 2006 - 2010 là 5,2; đến giai đoạn 2011-2015 là 6 (ICOR cả nước giảm từ 6,7 giai đoạn 2006 - 2010 còn 5,43 trong giai đoạn 2011 - 2015). Điều này chứng tỏ mặc dù mức chênh lệch ICOR so với cả

nước tuy không cao nhưng hiệu quả đầu tư trên địa bàn tỉnh có xu hướng giảm dần và đi ngược lại với cả nước. ICOR ngày càng cao còn thể hiện mô hình tăng trưởng chưa có sự chuyển biến theo chiều sâu.

Các doanh nghiệp trên địa bàn chủ yếu là doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ; mức độ đầu tư áp dụng khoa học công nghệ thấp; trình độ quản trị còn yếu. Doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh các loại sản phẩm hàng hoá hình thành từ kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ và thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ hầu như không có; thị trường khoa học công nghệ chưa phát triển.

Năng suất lao động của tỉnh chậm được cải thiện; so với bình quân cả nước, năng suất của tỉnh chỉ bằng khoảng 62 - 78%. Năng suất lao động thấp phản ánh các ngành, lĩnh vực sản xuất có giá trị gia tăng cao chậm phát triển và chiếm tỷ lệ nhỏ, sản xuất theo hình thức gia công, sơ chế còn chiếm tỷ lệ chi phối. Quá trình chuyển dịch kinh tế vẫn chưa tạo được cơ cấu, năng suất lao động thật sự hợp lý và tối ưu, vẫn có sự chênh lệch quá lớn giữa các ngành kinh tế, các thành phần kinh tế và các vùng kinh tế của địa phương. Tỉnh cũng chưa có các chính sách, biện pháp cụ thể để giải quyết, chuyển đổi lực lượng lao động dư thừa khi năng suất lao động tăng lên.

Hội đồng khoa học nghiệm thu đề tài: “Tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng của tỉnh Quảng Trị theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và

năng lực cạnh tranh giai đoạn 2013-2020”. Ảnh: Ánh Ngọc

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

Page 51: Xem bản in

Soá 4/2015 51

Từ thực tiễn đó, nhóm nghiên cứu đã tiến hành phân tích sâu các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức nhằm xác định vị thế và khả năng thích ứng của tỉnh trước các biến động khó lường có thể xảy ra trong nước cũng như trên thế giới. Kết quả phân tích cho thấy trong những năm tới, bối cảnh kinh tế tỉnh phải nỗ lực giải quyết nhiều vấn đề nội tại (10 điểm yếu) đồng thời phải đối mặt với nhiều thách thức, rủi ro có thể xảy ra. Bên cạnh đó, để có thể phát huy được các điểm mạnh và tận dụng được các cơ hội nhằm thúc đẩy tái cơ cấu và chuyển đổi mô hình tăng trưởng từ chiều rộng sang chiều sâu, đòi hỏi phải xác định được các mục tiêu rõ ràng, khả thi; đồng thời phải đề xuất được hệ thống các giải pháp thực sự đồng bộ, hiệu quả và phù hợp với điều kiện nguồn lực hạn hẹp của tỉnh.

II. Định hướng và giải pháp tái cơ cấu gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng của tỉnh đến năm 2020

1. Định hướngDựa trên kết quả

nghiên cứu đối với 4 lĩnh vực, bao gồm các ngành kinh tế, các thành phần kinh tế, các vùng kinh tế và nguồn vốn đầu tư, nhóm nghiên cứu đã đề xuất một số định hướng chuyển dịch cơ cấu cụ thể như sau:

1.1. Đối với cơ cấu kinh tế ngành, nội ngành và một số sản phẩm chủ yếu

Thực hiện các giải pháp đồng bộ, hiệu quả để triển khai các chương trình, đề án, lĩnh vực mang tính đột phá như tập trung đầu tư xây dựng và phát triển trục kinh tế kết nối Khu kinh tế Đông - Nam với Hành lang Kinh tế Đông - Tây và Khu kinh tế thương mại đặc biệt Lao Bảo; Khu kinh tế cửa khẩu La Lay; Khu du lịch biển Cửa Việt - Cửa Tùng - đảo Cồn Cỏ; xây dựng và quảng bá thương hiệu du lịch tâm linh, du lịch hoài niệm, du lịch sinh thái

biển; kêu gọi, thu hút đầu tư phát triển công nghiệp năng lượng, dệt may, chế biến nông, lâm, thủy sản; kinh tế biển... nhằm từng bước tái cơ cấu kinh tế theo hướng tăng mạnh hơn tỷ trọng công nghiệp - xây dựng cao hơn tỷ trọng thương mại - dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp (giai đoạn 2011 - 2015 tỷ trọng dịch vụ lớn hơn tỷ trọng công nghiệp - xây dựng).

1.2. Đối với cơ cấu các thành phần kinh tếTập trung thực hiện mạnh mẽ việc sắp xếp, đổi

mới doanh nghiệp nhà nước mà trọng tâm là thực hiện nhanh, đảm bảo đúng quy định và kiểm soát chặt chẽ, minh bạch cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước. Chỉ giữ 2 doanh nghiệp nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ hoạt động trong lĩnh vực công ích.

Tiếp tục củng cố, đổi mới các hợp tác xã về mô hình tổ chức và quản lý theo Luật Hợp tác xã năm 2012; đồng thời gắn với thực hiện chủ trương xây dựng nông thôn mới.

Nghiên cứu, đề xuất các cơ chế chính sách, giải pháp phù hợp, tạo điều kiện thúc đẩy kinh tế tư

Phát triển khoa học và công nghệ thúc đẩy tái cơ cấu kinh tế, gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng. Ảnh: Hồ Cầu

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

Page 52: Xem bản in

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

52Soá 4/2015

nhân phát triển, trở thành động lực chủ yếu để phát triển kinh tế của tỉnh.

Thực hiện tốt hơn công tác thu hút vốn đầu tư nước ngoài FDI theo hướng ưu tiên những dự án có tiềm lực về vốn, công nghệ và trình độ quản lý, thân thiện với môi trường.

1.3. Đối với cơ cấu kinh tế theo vùng, lãnh thổVùng đồng bằng đô thị chuyển dịch cơ cấu theo

hướng lấy ngành công nghiệp làm động lực phát triển chủ yếu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế toàn vùng. Các ngành công nghiệp có lợi thế cần tập trung phát triển gồm: Công nghiệp chế biến (cao su, hồ tiêu, lương thực, thực phẩm, tinh bột sắn, thủy hải sản, lâm sản...); công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng (xi măng, đá xây dựng, phụ gia xi măng, vật liệu xây, tấm lợp...); cơ khí (đóng và sửa chữa phương tiện vận tải, máy nông nghiệp, cán kéo thép, cơ khí chế tạo, sản xuất phụ tùng, linh kiện máy móc, phụ tùng xe máy, xe đạp; lắp ráp xe ô tô tải nhẹ...); đồng thời, phát triển các ngành công nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu như dệt may, hàng mỹ nghệ; các sản phẩm phục vụ khách du lịch và xuất khẩu.

Vùng ven biển - hải đảo được xác định phát triển du lịch - dịch vụ biển, đảo trở thành một trong những ngành kinh tế chủ lực; trọng tâm là tam giác du lịch Cửa Việt - Cửa Tùng - Cồn Cỏ gắn với tuyến hành lang kinh tế Đông - Tây. Đồng thời, chú trọng phát triển thủy sản thành ngành kinh tế mạnh của tỉnh gắn liền với việc tổ chức tốt dịch vụ hậu cần nghề cá tại Cửa Việt, Cửa Tùng; xây dựng đảo Cồn Cỏ thành căn cứ hậu cần nghề cá khu vực theo hướng lưỡng dụng. Xây dựng hệ thống chợ thủy sản ở các vùng trọng điểm đánh bắt và nuôi trồng, hệ thống chế biến sản phẩm thủy sản, hình thành các trung tâm tiêu thụ lớn của các vùng nuôi trồng tập trung.

Vùng miền núi - gò đồi lấy động lực phát triển tập trung vào lĩnh vực thương mại - dịch vụ thông qua khai thác có hiệu quả Khu Kinh tế thương mại đặc biệt Lao Bảo và hệ thống các trung tâm thương mại trên tuyến đường quốc lộ 9, trục đường Hồ Chí Minh; đề án thành lập khu kinh tế cửa khẩu La Lay; nâng cao chất lượng hoạt động thương mại biên giới.

Lễ khởi công xây dựng dây chuyền 2, Nhà máy sản xuất gỗ MDF VRG Quảng Trị tại Khu công nghiệp Quán Ngang, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị. Nguồn: nhandan.com.vn

Page 53: Xem bản in

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

Soá 4/2015 53

1.4. Đối với tái cơ cấu nguồn vốn đầu tư Cơ cấu đầu tư theo nguồn vốn chuyển dịch

theo hướng giảm tỷ trọng vốn đầu tư khu vực kinh tế nhà nước, phát triển mạnh kinh tế tư nhân, kinh tế tập thể và thu hút đầu tư nước ngoài.

Tương ứng với chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành, nhóm nghiên cứu đề xuất tái cơ cấu đầu tư đối với các ngành theo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp, tỷ trọng vốn đầu tư cho lĩnh vực dịch vụ không thay đổi. Trong đó, đầu tư nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới và đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất nông nghiệp; đầu tư vào công nghiệp theo hướng tập trung phát triển một số ngành công nghiệp tiềm năng, lợi thế như công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản, công nghiệp may mặc, sản xuất vật liệu xây dựng...; đầu tư phát triển lĩnh vực thương mại - dịch vụ tập trung cho quảng bá, xây dựng các sản phẩm du lịch đặc trưng của tỉnh như du lịch biển đảo, du lịch tâm linh, hoài niệm...

Cơ cấu đầu tư theo vùng chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng vùng đồng bằng - đô thị và vùng núi - gò đồi, tăng tỷ trọng vùng ven biển - hải đảo; chuyển dịch đầu tư trong nội bộ các vùng theo hướng từ tập trung nguồn lực cho vùng có lợi thế phát triển, đồng thời thực hiện tốt chương trình mục tiêu quốc gia xóa đói giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới.

2. Giải phápGắn với các định hướng nói trên, để đảm bảo

mục tiêu phát triển bền vững đến năm 2020, nhóm nghiên cứu đề tài đã đề xuất hệ thống gồm 13 giải pháp đồng bộ, hiệu quả nhằm tập trung tháo gỡ các khó khăn để thực hiện tái cơ cấu gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, năng lực cạnh tranh của tỉnh, bao gồm:

Thứ nhất: Nhóm giải pháp cải thiện và nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Tập trung vào đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao tinh thần trách nhiệm và ý thức công vụ của cán bộ, công chức; thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin nhằm đơn giản hóa thủ tục hành chính để tạo thuận lợi tối đa, giảm chi phí cho người dân và doanh nghiệp trong các lĩnh vực cấp phép đầu tư, thuế, hải quan, đăng ký kinh doanh, cấp đất, thuê đất...; kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc thực hiện pháp luật của các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế; đổi mới chế độ ưu đãi đầu tư và cơ chế quản lý đầu tư

nhằm thu hút, định hướng đầu tư tư nhân trong và ngoài nước phù hợp với quy định của pháp luật...

Thứ hai: Nhóm giải pháp phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng tăng quy mô, hiện đại, nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng và bền vững kết hợp với xây dựng nông thôn mới. Tập trung thực hiện rà soát, sửa đổi, bổ sung quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch sản xuất nông nghiệp trên cơ sở phát huy lợi thế sản phẩm và lợi thế vùng miền; bảo đảm tỷ trọng vốn đầu tư của ngân sách nhà nước cho phát triển nông nghiệp, nông thôn; chú trọng công tác khuyến nông, đào tạo phát triển sinh kế, nâng cao chất lượng sống của nhân dân và cộng đồng; khuyến khích sự tham gia của các thành phần kinh tế vào phát triển nông thôn; ưu tiên đầu tư phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản; hỗ trợ nông dân thay đổi và nâng cao chất lượng giống cây trồng, vật nuôi, nâng cao chất lượng sản phẩm; đẩy mạnh thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới…

Thứ ba: Tiếp tục thực hiện tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước; nâng cao chất lượng doanh nghiệp tư nhân. Trong đó, tập trung tổ chức thực hiện tốt các cơ chế, chính sách của Trung ương và địa phương để thực hiện mục tiêu đẩy mạnh phát triển kinh tế tư nhân và kinh tế hợp tác, hợp tác xã. Huy động và nâng cao hiệu quả thu hút vốn đầu tư từ các thành phần kinh tế, nhất là kinh tế tư nhân; đa dạng hóa các kênh thông tin hỗ trợ công tác theo dõi, phân tích thị trường; hỗ trợ hoạt động xúc tiến thương mại để các doanh nghiệp tìm kiếm thị trường, đẩy mạnh xuất khẩu; thực hiện tốt chính sách đào tạo nguồn nhân lực, trọng tâm là nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu của các doanh nghiệp;…

Thứ tư: Thực hiện hiệu quả các giải pháp hỗ trợ phát triển các cụm sản xuất liên ngành; đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu, nâng cao hiệu quả và liên kết giữa các ngành, lĩnh vực, vùng kinh tế. Hoàn thành hệ thống hạ tầng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp đã được thành lập để thu hút các cơ sở sản xuất công nghiệp. Tập trung đầu tư và phát triển hạ tầng thiết yếu tại Khu Đông Nam Quảng Trị làm cơ sở để thu hút các dự án động lực; đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện dự án Nhà máy Nhiệt điện Quảng Trị 1.200MW; kêu gọi, thu hút nhà đầu tư có năng lực vào xây dựng cảng biển Mỹ Thủy; xúc tiến đầu tư Dự án cấp nước sông Nhùng theo hình

Page 54: Xem bản in

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

54Soá 4/2015

thức PPP để cấp nước cho khu Đông Nam…; thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản, công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp có giá trị gia tăng cao; quy hoạch phát triển nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến như gỗ rừng trồng, cây cao su, cây hồ tiêu, cây cà phê, cây chuối,…

Thứ năm: Phát huy lợi thế của từng vùng, chuyển đổi và hình thành cơ cấu vùng kinh tế hợp lý, đa dạng về ngành, nghề và trình độ phát triển. Thiết lập cơ chế phối hợp phát triển kinh tế - xã hội giữa các địa phương, khắc phục tình trạng sao chép cơ cấu kinh tế và đầu tư theo phong trào. Ưu tiên nguồn lực và tập trung sự lãnh đạo, chỉ đạo để xây dựng và phát triển các vùng, hành lang, khu kinh tế trọng điểm…

Thứ sáu: Tái cơ cấu theo hướng thúc đẩy tăng trưởng xanh, gắn với bảo vệ môi trường. Thực hiện “công nghiệp hóa sạch” thông qua rà soát, điều chỉnh những quy hoạch ngành hiện có; lựa chọn, cấp phép đầu tư những dự án sử dụng công nghệ xanh, sạch, ít tác động đến môi trường hoặc có đầu tư quy trình xử lý chất thải đạt chuẩn; sử dụng tiết kiệm và hiệu quả tài nguyên, khuyến khích phát triển công nghiệp xanh, nông nghiệp xanh với cơ cấu ngành nghề, công nghệ, thiết bị bảo đảm nguyên tắc thân thiện với môi trường, đầu tư phát triển vốn tự nhiên; tích cực ngăn ngừa và xử lý ô nhiễm; có chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp có những hành động thiết thực để nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực, xây dựng các ngành công nghiệp xanh và năng lượng tái tạo cũng như tiến tới sử dụng các công nghệ mới; chú trọng kêu gọi hợp tác quốc tế cho các hoạt động tăng trưởng xanh…

Thứ bảy: Đổi mới cơ chế, chính sách huy động, phân bổ, sử dụng vốn đầu tư. Tổ chức thực hiện nghiêm túc Luật Đầu tư công nhằm tăng cường quản lý các nguồn vốn đầu tư của nhà nước; tăng cường kỷ luật, minh bạch và trách nhiệm giải trình trong sử dụng vốn đầu tư nhà nước, bảo đảm kiểm soát chặt chẽ nợ công; thực hiện nhất quán, hiệu quả kế hoạch đầu tư trung hạn; khuyến khích các thành phần kinh tế ngoài nhà nước đầu tư vào

các ngành, lĩnh vực mà khu vực tư nhân có khả năng và sẵn sàng đầu tư kinh doanh như các dịch vụ thương mại, khách sạn, nhà hàng, kinh doanh bất động sản, sản xuất vật liệu xây dựng...; thực hiện tốt cơ chế huy động nguồn lực, chế độ ưu đãi, khuyến khích đầu tư để thu hút, huy động tư nhân đầu tư phát triển hạ tầng theo các hình thức đầu tư kết hợp công - tư thích hợp (PPP, BT, BOT, BO,...); thực hiện công khai, minh bạch thông tin về đầu tư; tăng cường thẩm quyền và năng lực của hệ thống giám sát đối với đầu tư công, khuyến khích và tạo điều kiện cho hoạt động giám sát của cộng đồng đối với các dự án đầu tư công, hoạt động đầu tư công...

Thứ tám: Phát triển khoa học và công nghệ thúc đẩy tái cơ cấu kinh tế, gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học, chuyển giao và ứng dụng khoa học và công nghệ vào các lĩnh vực quản lý, sản xuất, kinh doanh, nhất là ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ sản xuất vật liệu mới. Phát triển một số ngành sản xuất, dịch vụ có hàm lượng khoa học và công nghệ cao, công nghệ mới... Nhân rộng các mô hình, áp dụng có hiệu quả các tiến bộ khoa học và công nghệ; mở rộng giao lưu hợp tác khoa học và công nghệ nhằm tranh thủ nguồn lực, tiếp thu công nghệ mới; phát huy vai trò của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật trong phản biện khoa học, phản biện xã hội; nâng

Quy hoạch tổng thể khu cảng nước sâu Mỹ Thủy trong Khu Kinh tế Đông Nam Quảng Trị. Nguồn: Thoibaotaichinhvietnam.vn

Page 55: Xem bản in

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

Soá 4/2015 55

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và năng suất lao động để hình thành và phát triển nền kinh tế bền vững. Ảnh: Tư liệu

cao hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp khoa học và công nghệ.

Thứ chín: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và năng suất lao động trên địa bàn tỉnh. Thực hiện tốt các chương trình đào tạo nghề cho người lao động gắn với mục tiêu xây dựng nông thôn mới; giao quyền tự chủ cho các cơ sở giáo dục đào tạo, nhất là các trường dạy nghề; thực hiện thí điểm chuyển đổi mô hình trường công lập sang cơ sở giáo dục do cộng đồng, doanh nghiệp quản lý và đầu tư. Đẩy mạnh dạy nghề, gắn công tác đào tạo nghề với nhu cầu sử dụng lao động của doanh nghiệp và xã hội; tăng cường công tác dự báo nhu cầu nhân lực ở các ngành, các lĩnh vực nhằm chủ động trong thu hút, bố trí, sử dụng và đào tạo phát triển nguồn nhân lực phù hợp nhu cầu thực tiễn của địa phương. Xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực một cách cân đối, phù hợp với mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế và xu hướng phát triển các ngành, lĩnh vực có lợi thế...

Ngoài ra, một số nhóm giải pháp mang tính hỗ trợ cũng được đề xuất như: Giải pháp nâng cao chất lượng công tác quy hoạch, kế hoạch; thực hiện tốt

chủ trương của Chính phủ về tái cơ cấu hệ thống các tổ chức tín dụng nhằm hỗ trợ phát triển kinh tế của tỉnh; gắn tăng trưởng với giảm nghèo bền vững và đảm bảo an sinh; đẩy mạnh hoạt động đối ngoại, chủ động mở rộng hợp tác khu vực và quốc tế...

Sau hơn 1 năm tổ chức nghiên cứu, kết quả của đề tài, đặc biệt là các nhóm giải pháp được đề xuất đã trở thành những luận cứ khoa học quan trọng để Sở Kế hoạch và Đầu tư tham mưu Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh và Tiểu ban Văn kiện xây dựng Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2015 - 2020; đồng thời là cơ sở tham mưu các chủ trương, chính sách và giải pháp giải quyết các vấn đề nội tại của tỉnh, góp phần thúc đẩy sự phân bổ và sử dụng nguồn lực xã hội theo cơ chế thị trường vào các ngành, sản phẩm có lợi thế cạnh tranh, nâng cao năng suất lao động và năng lực cạnh tranh; hình thành và phát triển cơ cấu kinh tế hợp lý trên cơ sở cải thiện, nâng cấp trình độ phát triển các ngành, lĩnh vực kinh tế; phát triển kinh tế bền vững./.

T.Đ.T

Page 56: Xem bản in

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

56Soá 4/2015

Kết quả nghiên cứu diễn biến khí hậu, thủy văn tỉnh Quảng Trị giai đoạn 1993 - 2013 dưới

tác động của biến đổi khí hậu

NGUYỄN THANH LỢI1, NGUYỄN HÙNG TRÍ1, NGÔ CHÍ TUẤN2

1Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Trị2Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội

1. Đặt vấn đềQuảng Trị là một trong các tỉnh chịu ảnh hưởng

của hầu hết các loại thiên tai thường xảy ra ở Việt Nam nhưng với tần suất cao hơn và mức độ ác liệt hơn như bão, áp thấp nhiệt đới, lũ lụt, lũ quét, hạn hán, lốc tố, sạt lở đất, úng hạn, xâm nhập mặn, triều cường… Việc nghiên cứu, phân tích, đánh giá một cách kỹ càng về diễn biến khí hậu, thủy văn nhất là sự phân bố và tần suất xuất hiện của các hiện tượng thời tiết cực đoan này trên địa bàn tỉnh trong những năm qua đồng thời có cơ sở dự báo cho những năm

tiếp theo là một nhiệm vụ rất quan trọng phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

2. Phân tích và đánh giá diễn biến các yếu tố khí hậu, thủy văn giai đoạn 1993 - 2013

2.1. Diễn biến khí hậu2.1.1. Nhiệt độĐối với Quảng Trị, nhiệt độ trung bình thời kỳ

1993 - 2013 trên toàn tỉnh vào khoảng 24.5oC, cao hơn trung bình thời kỳ 1973 - 2013 (24.4oC) khoảng 0.1oC.

Bảng 2.1. Nhiệt độ trung bình ở các trạm khí tượng trong thời kỳ 1993 - 2013Đơn vị: oC

TT Trạm I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII TB năm

1 Cồn Cỏ 20.6 21.1 22.1 24.8 27.7 29.7 29.5 29.4 28.1 26.5 24.8 22.1 25.5

2 Đông Hà 19.6 20.8 22.7 26.0 28.3 29.9 29.5 28.8 27.0 25.3 23.1 20.4 25.1

3 Khe Sanh 18.1 19.5 21.6 24.5 25.7 26.0 25.4 25.0 24.3 23.1 21.2 18.6 22.8

2.1.2. Bốc hơiSo với các thời kỳ trước, các thời kỳ 1993 - 2013

và 2003 - 2013 đều cho thấy giá trị tổng lượng bốc hơi năm trung bình thời kỳ nhỏ hơn. Trong đó, tổng lượng bốc hơi năm trung bình thời kỳ 2003 - 2013

nhỏ hơn lượng bốc hơi năm trung bình thời kỳ 1973 - 1982 và 1983 - 1992 tương ứng là 119.7mm và 64.7mm, cao hơn khoảng 22.5mm đối với thời kỳ 1993 - 2002 (Biểu đồ 2.1).

Page 57: Xem bản in

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

Soá 4/2015 57

2.1.3. MưaSo với các thời kỳ trước, lượng mưa trung bình

năm thời kỳ 2003 - 2013 lớn hơn lượng mưa trung bình năm thời kỳ 1973 - 1982 khoảng 1mm, cao hơn gần 92mm so với thời kỳ 1983 - 1992 và khoảng 20mm đối với thời kỳ 1993 - 2002 (Biểu đồ 2.2).

2.1.4. Nắng

Khi so sánh giữa các thời kỳ, tổng số giờ nắng trung bình có xu hướng giảm dần. Ở trạm Đông Hà, tổng số giờ nắng trung bình thời kỳ 1973 - 1982 là 1944 giờ/năm, 1915 giờ/năm với thời kỳ 1983 - 1992 và 1775 giờ/năm với thời kỳ 1993 - 2002, khoảng thời kỳ 2003 - 2013 có tổng số giờ nắng nhỏ nhất là 1670 giờ/năm.

2.1.5. GióHàng năm, tỉnh Quảng Trị

chịu ảnh hưởng của hai hướng gió chính là gió mùa Tây Nam (từ tháng 3 đến tháng 9) và gió mùa Đông Bắc (từ tháng 9 đến tháng 2 năm sau).

Tại Quảng Trị, số liệu thống kê và tổng hợp cho thấy xu hướng giảm dần của tốc độ gió giữa các thời kỳ. Khoảng thời kỳ 1993 - 2013 là thời kỳ có tốc độ gió trung bình nhỏ nhất (2,29 m/s) (Biểu đồ 2.3).

2.1.6. Những tác động cực đoan và thiên taia. Nhiệt độ tối cao tuyệt đối (Tx), tối thấp tuyệt

đối (Tm) và gió khô nóngTại trạm Đông Hà, trong giai đoạn từ 1973 -

2013, nhiệt độ tối cao trung bình năm có xu thế tăng nhẹ, trung bình mỗi năm nhiệt độ tối cao trung bình năm tăng khoảng 0.0160C. Trong khi đó, nhiệt độ

tối thấp trung bình năm cũng có xu thế tăng và có xu thế tăng nhanh hơn so với nhiệt độ tối cao, trung bình mỗi năm nhiệt độ tối cao trung bình năm tăng khoảng 0.0240C.

Tại trạm Khe Sanh, trong giai đoạn từ 1977 -

2013, nhiệt độ tối cao trung bình năm có xu thế giảm, trung bình mỗi năm nhiệt độ tối cao trung bình năm giảm khoảng 0.0340C. Trong khi đó, nhiệt độ tối thấp trung bình năm có xu thế tăng, trung bình mỗi năm nhiệt độ tối cao trung bình năm tăng khoảng 0.0450C.

Quảng Trị mang đủ sắc thái của khí hậu miền Trung Việt Nam, có 2 mùa mưa và khô rõ rệt. Đặc

Biểu đồ 2.1. Diễn biến chuẩn sai tổng lượng bốc hơi trung bình năm ở tỉnh Quảng Trị

Biểu đồ 2.2. Lượng mưa trung bình các thời kỳ

Trạm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 NămĐông Hà 89 88 111 168 218 221 218 192 141 120 98 57 1720Khe Sanh 122 124 152 182 199 175 165 138 131 131 110 95 1725

Bảng 2.2. Số giờ nắng trung bình tháng, năm ở một số trạm (Đơn vị: Giờ)

Biểu đồ 2.3. Tốc độ gió trung bình các thời kỳ

Page 58: Xem bản in

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

58Soá 4/2015

biệt là chịu ảnh hưởng của gió Tây Nam khô và nóng. Theo thống kê, từ năm 1974 - 2013 có khoảng 1512 đợt khô nóng, trung bình 37,2 đợt/năm.

b. Mưa lớnTheo kết quả thống kê, tại trạm Đông Hà trong

giai đoạn 1973 - 2013, tổng số ngày mưa to và mưa rất to đều có xu thế tăng. Tuy nhiên, tổng số ngày mưa rất to có xu thế tăng rất nhẹ, không đáng kể. Trung bình mỗi năm, tổng số ngày mưa to tại trạm Đông Hà tăng khoảng 0.06 ngày.

c. Bão và áp thấp nhiệt đớiTheo kết quả thống kê, nhìn chung, số lượng cơn

bão và áp thấp nhiệt đới có ảnh hưởng trực tiếp tới tỉnh Quảng Trị có xu thế giảm nhẹ nhưng mức độ giảm không đáng kể. Có nhiều năm tỉnh Quảng Trị không bị ảnh hưởng bởi bất kỳ cơn bão nào. Các năm khác bị ảnh hưởng từ 1 đến 3 cơn bão và áp thấp nhiệt đới. Trong giai đoạn 1962 - 2009, có 2 năm tỉnh Quảng Trị phải chịu tác động trực tiếp của 4 cơn bão và áp thấp nhiệt đới là năm 1964 và 1984

d. Lũ và lũ quét Lũ và lũ quét gây

ảnh lớn đế sự phát triển kinh tế lớn của tỉnh. Ví dụ như Đợt lũ từ 29/9 - 5/10/2010 đã gây lũ, lũ quét cho các tỉnh Hà Tĩnh, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế. Trận mưa lớn bắt đầu từ 29/9/2010 đã gây lũ, lũ quét trên toàn bộ lưu vực sông Ngàn Sâu - Ngàn Phố. Do mưa lớn, mực nước thượng nguồn tập trung về nhanh. Tại Quảng Trị, hơn 2.000 nhà dân bị ngập, nhiều diện tích lúa tại TP. Đông Hà và huyện Gio Linh bị ngập úng, 1 người chết và nhiều công

trình hạ tầng bị hư hại. 2.2. Diễn biến thủy văn2.2.1 Mực nướcMực nước đo được tại các trạm khác nhau trên

địa bàn có sự phân hóa rõ rệt được quyết định rất lớn vào thời điểm mùa lũ (tháng 9 đến tháng 3 năm sau) và mùa cạn (tháng 4 đến tháng 8). Theo số liệu quan trắc mực nước tại các trạm thủy văn Cửa Việt, Đông Hà, Gia Vòng, Thạch Hãn từ 1977 - 2013 nhận thấy:

Mực nước lũ hè thu trên các triền sông chỉ dao động từ 1,5 - 1,7m; ít khi mực nước lũ hè thu trên các triền sông lên cao trên 1,7m. Hướng chuyển của lũ ở trong vùng hạ du cũng rất phức tạp.

Mực nước mùa kiệt:Trong mùa kiệt mực nước trên triền sông Bến

Hải, Thạch Hãn xuống rất thấp. Thông thường thấp hơn cao độ trung bình đồng ruộng từ 2 - 2,5m. Mực nước mùa kiệt tại cầu đường sắt trên sông Thạch Hãn bình quân +0,8 đến +0,9m tại cầu Châu Thị trên sông Sa Lung từ 1,0m đến 1,04m.

Mực nước lũ:Tính chất lũ trên các sông khác nhau và mực nước

lũ theo từng thời kỳ cũng khác nhau. Mực nước lũ hè thu rất thấp nhưng mực nước lũ chính vụ rất cao.

Số liệu quan trắc từ 1977 trở lại đây cho thấy lũ lớn nhất trên lưu vực sông Thạch Hãn tại trạm Thạch Hãn xảy ra vào 31/10/1983 (711cm), 19/9/1990 (709cm), 2/11/1999 (729cm).

Tại trạm Đông Hà trên sông Cam Lộ: Mực nước lũ lớn nhất là 31/10/1983 (456cm). Tháng 27/10/1995 (449cm) (bảng 2.3).

Mực nước trung bình:Trong khi số liệu mực nước trung bình giữa các

thời kì của hai trạm Thạch Hãn và Gia Vòng thể hiện xu thế giảm theo thời gian, thì điều ngược lại xảy ra đối với hai trạm Cửa Việt và Đông Hà.

Biểu đồ 2.4. Tổng số cơn bão và áp thấp nhiệt đới giai đoạn 1962 - 2009 ảnh hưởng tới tỉnh Quảng Trị

Trạm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Năm

Cửa Việt 1 -7 -10 -13 -15 -23 -24 -16 5 27 25 16 -3

Đông Hà 8 0 -2 -6 -9 -18 -19 -11 15 52 48 27 7

Gia Vòng 228 213 204 202 210 201 194 198 237 307 295 262 229

Thạch Hãn 17 6 1 -3 -3 -12 -14 -3 41 96 62 24

Bảng 2.3. Mực nước trung bình tháng, năm ở các trạm thủy văn (Đơn vị: cm)

Page 59: Xem bản in

Soá 4/2015 59

2.2.2. Lưu lượng a. Phân phối dòng chảy năm - Dòng chảy trong năm được phân chia thành hai

mùa rõ rệt: Mùa lũ và mùa kiệt. Phần thượng nguồn sông Thạch Hãn tới Đakrông, Rào Quán mùa mưa đến sớm, từ tháng 7 và kết thúc vào tháng 12, tháng có dòng chảy lớn nhất năm là tháng 9, tháng có dòng chảy nhỏ nhất là tháng 4 và tháng 7.

b. Dòng chảy kiệt- Tháng 4 và tháng 7 là những tháng kiệt, lưu

lượng trên sông nhỏ. Một số dòng chảy bình quân tháng vào các tháng kiệt chỉ khoảng 10 - 15l/s/km2.

c. Dòng chảy lũ - Về mùa lũ dòng chảy rất lớn do lượng mưa bão

và các nhiễu động khác nhau của thời tiết khác gây nên. Cường độ mưa lũ lớn tập trung chủ yếu trong ba ngày với tỷ trọng mưa khá lớn trong từng trận lũ. Lượng mưa lớn nhất đo được trong 1 ngày đạt 609mm đã xảy ra một số trận mưa lũ do bão, áp thấp nhiệt đới, không khí lạnh gây nên ở một số năm như

10/1983; 10/1990, 10/1992, đã tạo nên những trận lũ lớn, đặc biệt lớn trong vùng nhất là trận lũ 10/1983.

- Hướng chuyển của lũ ở trong vùng hạ du cũng rất phức tạp khi sông Thạch Hãn lũ lớn ở hạ du hướng lũ chuyển theo 2 phía, một hướng theo sông Vĩnh Định chuyển về sông Bến Hải và một hướng theo sông An Tiêm chuyển về Cửa Lác, còn dòng chủ lưu theo dòng chính chuyển ra Cửa Việt. Khi sông Thạch Hãn lũ nhỏ, sông Bến Hải lũ lớn, dòng lũ của sông Bến Hải một phần chuyển về hạ du Thạch Hãn theo kênh Vĩnh Định, một phần lớn chuyển ra Cửa Tùng, hiện tượng trên chỉ xảy ra khi lũ đạt báo động 3 trở lên.

Lưu lượng dòng chảy đo được tại trạm Gia Vòng trên sông Bến Hải không những phân bố không đều trong năm. Dòng chảy năm tại khu vực nghiên cứu có giá trị mô đun biến động trong khoảng 54 - 73 l/s/km2, thuộc khu vực có dòng chảy dồi dào so với trung bình cả nước, phần lớn nước tập trung vào mùa lũ. Lưu lượng dòng chảy lớn nhất ở trạm Gia Vòng 7/10/1992 (2490 m3/s),

28/10/2005 (2450 m3/s), 16/10/2011 (2230 m3/s). Lưu lượng nhỏ nhất 0.37 m3/s (tháng 8/1982). Dòng chảy trung bình năm thời kỳ 1993 - 2013 là 449 m3/s, giảm 7 m3/s khi so với dòng chảy trung bình thời kỳ 1973 - 2013.

Lưu lượng dòng chảy có xu hướng giảm qua các thời kỳ trong khoảng từ 1973 - 1982, sau đó lại tăng rất nhanh trong giai đoạn từ 1993 - 2002 (đạt 479 m3/s) và giảm mạnh vào giai đoạn từ 2003 - 2013 (đạt 421 m3/s).

Biểu đồ 2.5. Diễn biến mực nước trung bình năm tại trạm Cửa Việt và Đông Hà

Biểu đồ 2.6. Diễn biến mực nước trung bình năm tại trạm Gia Vòng và Thạch Hãn

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

Biểu đồ 2.7. Lưu lượng dòng chảy qua các thời kỳ

Page 60: Xem bản in

60Soá 4/2015

3. Kết luậnTừ các kết quả nghiên cứu và tính toán ở trên của

báo cáo cho phép rút ra một số kết luận sau:Tại Quảng Trị, thời kỳ 1993 - 2013 là thời kỳ

nóng nhất trong lịch sử. Nhiệt độ trung bình khoảng 24.50C, cao hơn trung bình thời kỳ 1973 - 2013 khoảng 0.10C. Đáng chú ý, chuẩn sai nhiệt độ cao nhất hầu hết xuất hiện ở thời kỳ này, với 14 năm có nhiệt độ cao hơn nhiệt độ trung bình thời kỳ 1973 -2013.

Lượng mưa trung bình năm trong thời kỳ 1993 - 2013 không thể hiện rõ xu thế tăng hay giảm. Tuy nhiên, so với các thời kỳ trước, lượng mưa trung bình năm thời kỳ 2003 - 2013 đều cao hơn (khoảng 1mm so với thời kỳ 1973 -1982, gần 92mm so với thời kỳ 1983 - 1992 và khoảng 20mm đối với thời kỳ 1993 - 2002).

Khi so sánh với tổng lượng bốc hơi năm trung bình thời kỳ 1973 - 2013 (996,5mm) và tổng lượng bốc hơi các năm trong thời kỳ 1993 - 2013 hầu hết đều thấp

hơn, từ 26,1mm (2006) cho tới 183,1mm (2013). So với các thời kỳ trước, các thời kỳ 1993 - 2013 và 2003 - 2013 đều cho thấy giá trị tổng lượng bốc hơi năm trung bình thời kỳ nhỏ hơn.

Nhiệt độ tối cao trung bình năm có xu thế tăng nhẹ, trung bình mỗi năm tăng khoảng 0.0160C. Tương tự, nhiệt độ tối thấp trung bình năm cũng tăng và có xu thế nhanh hơn so với nhiệt độ tối cao, trung bình mỗi năm tăng khoảng 0.0240C. Đặc biệt, độ chênh lệch giữa nhiệt độ tối cao và tối thấp trung bình năm tại trạm Khe Sanh (đại diện cho khu vực miền núi) có xu thế thu hẹp dần nhanh hơn so với tại trạm Đông Hà (đại diện cho khu vực đồng bằng).

Tổng số cơn bão và áp thấp nhiệt đới ảnh hưởng tới tỉnh Quảng Trị thời kỳ 1993 - 2009 là 17 cơn, trung bình 0,76 cơn mỗi năm, thấp hơn thời kỳ 1973 - 1992 khoảng 0,29 cơn. Tổng số ngày có sương mù trung bình thời kỳ 1993 - 2013 là 21,2 ngày, lớn hơn nhiều khi so với thời kỳ 1974 - 1992 (12,4 ngày)./.

N.T.L, N.H.C, N.C.T

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

TÀI LIỆU THAM KHẢO1. Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2008. Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu.2. Cục Thống kê Quảng Trị, 2014. Niên giám thống kê tỉnh Quảng Trị 2013.3. Trương Quang Hải và cộng sự, 2005. Báo cáo tổng kết đề tài Điều tra và đánh giá tiềm năng lãnh thổ phục

vụ quy hoạch phát triển du lịch sinh thái tỉnh Quảng Trị, Hà Nội. 4. Nguyễn Thanh Sơn, 2005. Đánh giá tài nguyên nước Việt Nam. Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.5. Nguyễn Thanh Sơn, 2003. Tính toán thuỷ văn. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.6. Nguyễn Thanh Sơn, Ngô Chí Tuấn, 2005. Nghiên cứu thuỷ văn phục vụ quy hoạch phát triển du lịch sinh

thái tỉnh Quảng Trị. Báo cáo đề mục của đề tài “Điều tra và đánh giá tiềm năng lãnh thổ phục vụ quy hoạch phát triển du lịch sinh thái tỉnh Quảng Trị”, Hà Nội

7. Nguyễn Thanh Sơn và nnk. 2006. Báo cáo Quy hoạch tổng thể tài nguyên nước Quảng Trị năm 2010 có định hướng 2020, Hà Nội.

8. Nguyễn Thanh Sơn, Ngô Chí Tuấn, Nguyễn Tiền Giang, 2006. Dự báo nhu cầu sử dụng và quy hoạch tài nguyên nước Quảng Trị năm 2010 và 2020,

9. Báo cáo chuyên đề công trình” Quy hoạch tổng thể tài nguyên nước Quảng Trị năm 2010 có định hướng 2020”, Hà Nội.

10. Nguyễn Thanh Sơn và nnk, 2011. Xây dựng luận cứ về điều kiện khí hậu-thủy văn và chất lượng môi trường nước mặt cho việc xây dựng Khu kinh tế biển Đông Nam Quảng Trị, Hà Nội.

11. Phạm Ngọc Toàn, Phan Tất Đắc, 1993. Khí hậu Việt Nam, Hà Nội.Ngô Đình Tuấn và nnk, 2003. Đánh giá tài nguyên nước vùng ven biển Miền Trung (từ Quảng Bình đến Bình

Thuận), Hà Nội.12. Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Trị và Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường, 2011.

Xây dựng kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dân cho Quảng Trị, Hà Nội.13. Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Trị. Sở Khoa học Công nghệ và Môi trường tỉnh Quảng Trị, 1998. Đặc điểm

khí hậu và khí hậu nông nghiệp tỉnh Quảng Trị.14. Website http://www.quangtri.gov.vn

Page 61: Xem bản in

Soá 4/2015 61

VĂN HÓA - LỊCH SỬ

Ngoại giao văn hóa Kênh thông tin đối ngoại hiệu quả của địa phương

QUỲNH NHƯSở Thông tin và Truyền thông Quảng Trị

Trong những năm trở lại đây, cụm từ “ngoại giao văn hóa” được nhắc đến nhiều trên các phương tiện thông tin đại chúng. Ngoại giao văn hóa được ví như “quyền lực mềm” vừa có khả năng lan tỏa bền bỉ, vừa có tác dụng thẩm thấu lâu dài. Văn kiện Đại hội XI của Đảng đã chỉ rõ: “Kết hợp chặt chẽ đối ngoại của Đảng với ngoại giao của Nhà nước và ngoại giao nhân dân, giữa ngoại giao chính trị với ngoại giao kinh tế và ngoại giao văn hóa”. Ngày 14/02/2011, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 208/QĐ-TTg về việc phê duyệt Chiến lược ngoại giao văn hóa đến năm 2020. Như vậy, cùng với ngoại giao chính trị và ngoại giao kinh tế, ngoại giao văn hóa được xác định là một trong ba trụ cột của ngoại giao hiện đại.

Nhìn ra thế giới, ở nhiều nước từ lâu người ta đã vận dụng yếu tố

văn hóa vào các hoạt động ngoại giao của đất nước mình như: Ngoại giao Bóng bàn trong quan hệ Trung - Mỹ vào năm 1972, Ngoại giao Âm nhạc trong quan hệ Mỹ - Liên Xô (cũ) năm 1959 hay gần đây nhất là Ngoại giao Golf trong quan hệ Campuchia - Thái Lan vào tháng 8/2008… Có thể thấy, mỗi quốc gia dù lớn hay nhỏ, dù phát triển hay đang phát triển đều có những quan niệm và nhận định riêng về ngoại giao văn hóa và từ đó có sự vận dụng tùy vào điều kiện cụ thể của quốc gia mình.

Ở Việt Nam, mặc dù cho đến những năm gần đây, khái niệm ngoại giao văn hóa mới được quan

Gian hàng triễn lãm tại Hội chợ công thương khu vực Bắc Trung Bộ - Nhịp cầu xuyên Á 2015. Ảnh: Hồ cầu

Page 62: Xem bản in

VĂN HÓA - LỊCH SỬ

62Soá 4/2015

tâm, nhấn mạnh nhưng thực tế, ngoại giao văn hóa đã có lịch sử phát triển từ lâu đời xuất phát từ đặc trưng văn hóa hàng nghìn năm lịch sử của dân tộc và từ nhu cầu xây dựng và phát triển quan hệ hòa bình, hữu nghị với các nước láng giềng, các nước xâm lược lớn gấp nhiều lần so với ta. Hoạt động của ngoại giao văn hóa đã được ông cha ta thực hiện một cách linh hoạt, dưới nhiều hình thức thể hiện lối ứng xử thông minh, mang đậm chất văn hóa của dân tộc Việt. Thông qua những bức thư ngỏ gửi đối phương, hay những sứ thần Đại Việt sử dụng thơ ca để nói lên chủ quyền quốc gia sánh ngang với hoàng đế phương Bắc, là “đánh-đàm”, “cử biện sĩ bàn hòa” thời Lý Thường Kiệt, là “ngoại giao tâm công”, kinh nghiệm “hòa mục là đạo” của Nguyễn Trãi hay trong thời kỳ kháng chiến giải phóng dân tộc, nhờ làm tốt công tác thông tin tuyên truyền nên nhân loại yêu chuộng hòa bình trên thế giới, trong đó có nhân dân tiến bộ của các nước đế quốc xâm lược nước ta, đã hiểu đúng và tích cực ủng hộ cuộc chiến tranh chính nghĩa của dân tộc Việt Nam… Tất cả đều là những hình thức thể hiện của “ngoại giao văn hóa”.

Trong xu thế hội nhập với thế giới ngày càng sâu rộng và thời đại toàn cầu hóa hiện nay, bên cạnh những thành tựu quan trọng đã đạt được về chính trị và kinh tế của đất nước sau hơn 20 năm đổi mới thì ngoại giao văn hóa bước đầu cũng đã đạt được một số kết quả tích cực nổi bật, góp phần phát triển, xây dựng công cụ quảng bá mạnh mẽ nền văn hóa Việt Nam, nhất là quảng bá các giá trị di sản văn hóa của dân tộc ta đến với bạn bè quốc tế. Ngoại giao văn hóa thực sự trở thành một kênh thông tin đối ngoại hiệu quả của đất nước. Thông qua các hoạt động ngoại giao cấp cao, các chuyến thăm hữu nghị chính thức của lãnh đạo Đảng và Nhà nước ta đến các nước trên thế giới và ngược lại đã lồng ghép xây dựng các chương trình văn hóa nhằm quảng bá hình ảnh đất nước, con người và văn hóa Việt Nam, tôn vinh danh nhân văn hóa của dân tộc như Nguyễn Trãi, Nguyễn Du và đặc biệt là Chủ tịch Hồ Chí Minh. Chính hoạt động ngoại giao văn hóa đã giúp bạn bè quốc tế biết đến Việt Nam không chỉ là một đất nước “anh hùng trong chiến đấu” mà nước ta là một quốc gia đang “thay da đổi thịt”, có ý thức vươn lên mạnh mẽ và là một điểm đến thân thiện, an toàn với nhiều chính sách cởi mở, thông thoáng đối với các nhà đầu tư. Các hoạt động ngoại giao văn hóa đã giúp quảng bá hình ảnh của đất nước và con người Việt Nam đến

với bạn bè năm châu, đã đóng góp tích cực vào việc vận động UNESCO công nhận các di sản văn hóa, di sản thiên nhiên ở Việt Nam như di tích cố đô Huế, Vịnh Hạ Long, đô thị cổ Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn, Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng… trở thành những di sản văn hóa, di sản thiên nhiên thế giới.

Đối với các địa phương, nếu biết vận dụng, tổ chức các sự kiện ngoại giao văn hóa tại địa phương sẽ góp phần quảng bá hình ảnh, quốc gia, các nét văn hóa đặc sắc và độc đáo của đất nước và địa phương mình đến với bạn bè quốc tế; đồng thời giới thiệu được tiềm năng kinh tế, văn hóa, du lịch của địa phương, thúc đẩy giao lưu, kết nối và tăng cường quan hệ giữa địa phương với các cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài tại Việt Nam và bạn bè quốc tế. Từ các hoạt động đó góp phần vận động các danh hiệu quốc tế cho các sản phẩm văn hóa của địa phương mình và cũng là một cách để địa phương tìm hiểu, học hỏi và tiếp thu các tinh hoa văn hóa của quốc tế. Trong những năm qua, nhiều địa phương trên khắp mọi miền đất nước đã tổ chức các lễ hội với sự tham gia của các đoàn khách quốc tế, mời ngoại giao đoàn tham dự như Lễ hội Festival Huế (tỉnh Thừa Thiên Huế), Festival Hoa Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng), Festival pháo hoa (tỉnh Đà Nẵng), Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột (tỉnh Đăk Lắc) và ở tỉnh ta có Lễ hội “Nhịp cầu Xuyên Á” được tổ chức định kỳ 3 năm/lần. Bên cạnh đó, các địa phương cũng có thể phối hợp tổ chức các hội thảo quốc tế chuyên đề về ngoại giao văn hóa, các vấn đề thuộc lĩnh vực văn hóa có yếu tố quốc tế hay tổ chức mời đoàn ngoại giao hoặc đoàn đại biểu của các tổ chức thế giới tham quan địa phương tìm hiểu các nét văn hóa, tiềm năng kinh tế, du lịch, cơ hội hợp tác đầu tư của địa phương mình…

Đối với tỉnh ta, là một tỉnh nằm giữa miền Trung của đất nước, là giao lộ của tuyến xuyên Việt và tuyến Hành lang Kinh tế Đông-Tây; là nơi giao thương của thương mại, dịch vụ du lịch và giao thoa văn hóa các vùng miền trong nước và các địa phương tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng, đây chính là điều kiện thuận lợi để tổ chức các hoạt động ngoại giao văn hóa, góp phần quảng bá về mảnh đất, con người, tiềm năng, lợi thế phát triển và các chính sách thu hút đầu tư, kinh tế, thương mại và du lịch của tỉnh. Trong những năm qua, được sự quan tâm của chính quyền các cấp, hoạt động ngoại giao văn hóa trên địa bàn tỉnh đã có nhiều kết quả đáng ghi nhận, đặc

Page 63: Xem bản in

VĂN HÓA - LỊCH SỬ

Soá 4/2015 63

biệt trong năm 2012 vừa qua là năm tỉnh có nhiều hoạt động kỷ niệm như: Kỷ niệm 40 năm giải phóng tỉnh Quảng Trị, 40 năm sự kiện 81 ngày đêm Thành Cổ Quảng Trị, Lễ hội Văn hóa - Du lịch “Nhịp cầu xuyên Á lần thứ III”...

Để tổ chức các hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn khơi dậy niềm tự hào về mảnh đất và con người Quảng Trị, động viên mọi tầng lớp nhân dân trong tỉnh phát huy truyền thống, tiếp tục thi đua, phấn đấu vượt qua mọi khó khăn, thử thách; huy động mọi tiềm năng, nguồn lực cho đầu tư phát triển nhằm đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng và là dịp thuận lợi để quảng bá, giới thiệu cho nhân dân trong nước, bạn bè quốc tế hiểu sâu hơn về mảnh đất, con người, những tiềm năng và thế mạnh của quê hương Quảng Trị, kêu gọi đầu tư mạnh hơn, hiệu quả hơn. Các hoạt động ngoại giao văn hóa thực sự đã trở thành một kênh thông tin đối ngoại hiệu quả của tỉnh nhà, thúc đẩy các hoạt động giao lưu, hợp tác với các nước trên Hành lang Kinh tế Đông - Tây và các nước khác trên mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội, phát triển tương

xứng với tiềm năng, thế mạnh của tỉnh nhằm phục vụ tích cực quá trình hội nhập quốc tế của tỉnh; phát triển quan hệ chiều sâu với các nước láng giềng, các nước trên Hành lang Kinh tế Đông - Tây, các nước trong khu vực và quốc tế; đồng thời mở rộng quan hệ với các tổ chức, cá nhân, các nhân tố nước ngoài, đẩy mạnh quan hệ đối ngoại.

Để ngoại giao văn hóa thực sự trở thành một kênh thông tin đối ngoại hiệu quả của các địa phương cần có sự quan tâm của chính quyền các cấp, các ngành; sự đồng thuận của toàn xã hội về công tác ngoại giao văn hóa. Bên cạnh đó, mỗi địa phương cần phải chủ động đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ, gắn kết ngoại giao văn hóa và các hoạt động ngoại giao chính trị và ngoại giao kinh tế, có như thế ngoại giao văn hóa mới phát huy được vai trò và nhiệm vụ của mình trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội của đất nước nói chung và của mỗi địa phương nói riêng./.

Q.N

Đua thuyền tại Lễ hội Thống nhất non sông. Ảnh: Hồ Cầu

Page 64: Xem bản in

64Soá 4/2015

VĂN HÓA - LỊCH SỬ

HOÀNH PHI, CÂU ĐỐI - NƠI LƯU GIỮ VÀ PHÁT HUY NHỮNG GIÁ TRỊ VĂN HÓA

TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜI VIỆT QUẢNG TRỊ

NGUYỄN THỊ NƯƠNGBảo tàng Quảng Trị

Văn hóa truyền thống là sự ngưng kết những giá trị, những tinh hoa qua quá trình sáng tạo của con người trong đời sống xã hội, nó góp phần làm nên bản sắc của mỗi cộng đồng mỗi dân tộc. Những tri thức và kinh nghiệm tích lũy được, những sáng tạo và những chiến công trong lịch sử là mạch nối, là chất kết dính cá nhân với cộng đồng trong mạch nguồn phát triển của xã hội, không bị lãng quên, được lưu giữ và chuyển giao từ thế hệ này sang thế hệ khác dưới nhiều hình thức khác nhau và trở thành tài sản vô giá của dân tộc.

Để gìn giữ và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống thì có rất nhiều cách thức và phương pháp khác nhau trong đó có vai trò

của hoành phi và câu đối. Hoành phi, câu đối là những câu chữ ngắn gọn, súc tích và mang ý nghĩa sâu sắc nhằm lưu giữ những giá trị tốt đẹp về truyền thống văn hóa đạo đức trong xã hội.

Hoành phi, câu đối thường được thể hiện trên nhiều chất liệu khác nhau như viết lên giấy; viết trên vải lụa; viết/khắc lên các tấm gỗ sơn son thếp vàng hay được đắp bằng xi măng, ghép sành sứ và treo ở những vị trí trang trọng nhất trong các đền, chùa, đình, miếu, nhà thờ họ hay trong các gia đình khá giả. Đó là cách mà ông cha ta lưu truyền những lời răn dạy hay bày tỏ những ước nguyện cho dòng tộc mình về sau mãi mãi được phát triển… Mặc dù được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau và được treo ở những địa điểm khác nhau song nội dung và mục đích chung của hệ thống hoành phi, câu đối cuối cùng đều nhằm đến một số nội dung cơ bản đó là:

Về Câu đối thì nội dung thường ngợi ca phong cảnh hữu tình và địa cuộc của công trình - sự hội tụ mỹ mãn của yếu tố phong thủy nơi thờ tự; ngợi ca ghi nhớ công

lao to lớn của thần linh, của tiền nhân và tổ tiên ông bà và cuối cùng là gửi gắm sự kỳ vọng ước mong được che chở để cuộc sống bình yên, hạnh phúc. Đặc biệt ở các nhà thờ họ thì câu đối thường thể hiện những lời răn dạy đối với hậu thế, khuyến khích làm điều thiện, nêu cao tinh thần và ý chí quyết tâm đoàn kết để cùng nhau xây dựng dòng họ ngày một thịnh vượng.

Hoành phi có nội dung thường là sự khẳng định công đức, uy quyền và sự oai linh của những vị thần được thờ tại đó. Mặt khác còn là sự nhắn nhủ, răn dạy con cháu và những thế hệ sau ghi nhớ công đức tổ tiên tiền nhân.

Với vẻ đẹp nho nhã cùng ý nghĩa sâu xa, hoành phi, câu đối được lưu giữ, tồn tại trong nhiều không gian linh thiêng, xứng đáng là một di sản văn hóa của người Việt nói chung và người Quảng Trị nói riêng.

Khi nghiên cứu nội dung của các bức hoành phi, những cặp đối liễn, chúng ta nhận thấy được sự uyên bác trong chọn lựa câu, chữ để thể hiện mong muốn của từng gia đình, dòng họ. Những từ ngữ được chọn để viết lên hoành phi, câu đối luôn có sự chọn lọc rất kỹ càng bởi chữ ít, ý nhiều hay một chữ thôi cũng gửi gắm bao tâm tư, tình cảm của con người; nó thể hiện một

Page 65: Xem bản in

Soá 4/2015 65

VĂN HÓA - LỊCH SỬ

phần những giá trị truyền thống mà người dân Việt muốn lưu giữ và truyền dạy cho con cháu muôn đời. Chính vì vậy, việc tìm ra những giải pháp nhằm khai thác giá trị đạo đức, triết lý nhân sinh của hoành phi, câu đối trong việc giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ là một công việc cần thiết và vô cùng ý nghĩa trong bối cảnh hiện nay.

Qua khảo sát tại một số địa điểm trên địa bàn tỉnh Quảng Trị, chúng tôi nhận thấy: Hoành phi có nội dung thường là làm rõ tư tưởng chủ đề của một đôi câu đối. Hoành phi thường được treo trên mi cửa còn đôi câu đối thường được treo hoặc dán ở hai bên phải trái của cửa ra vào hoặc các cột trụ tạo thành một hình thế chữ “môn”.

Trên bức hoành phi còn có ghi cả niên hiệu (ngày, tháng, mùa, năm tạo lập), thậm chí nếu bức hoành phi là do một người con cháu nào đó cúng thì có ghi tên tuổi cụ thể của người đó. Với những hoành phi này thường được treo tại các nhà thờ họ.

Một số hoành phi, câu đối tiêu biểu như: Hoành phi tại đình làng Nghĩa An - phường Đông

Thanh - thành phố Đông Hà: Đức đại khai tiên (Đức lớn mở mang từ trước)Hoành phi tại nhà thờ họ Lê làng Đại Áng - phường

Đông Lương - thành phố Đông Hà: Ẩm hà tư nguyên (Uống nước nhớ nguồn)Câu đối tại miếu Hội đồng làng Hà Thanh - xã Do

Châu - huyện Do Linh.- Hà thủy trừng thanh lưu vĩnh tích- Linh sơn thắng cảnh hội lai triều(Dòng nước trong xanh lưu tích cũNúi thiêng cảnh đẹp hội nơi này).Câu đối tại nhà thờ họ Lê làng Lạc Tân – thị trấn

Do Linh.- Thiết niệm từ đường ân tổ đức- Quang thùy tái tạo sùng tiên linh(Thiết nghĩ từ đường là nơi ghi nhớ ơn đức tổ tiênĐời sau tu sửa tôn thờ vong linh tiền nhân).Câu đối tại đình làng Trung Chỉ - phường Đông

Lương - thành phố Đông Hà.- Tiền nhân thiết lập thiên niên thịnh

- Hậu thế tu bồi vạn đại vinh(Tiền nhân xây dựng muôn đời vữngHậu thế bồi đắp mãi mãi vinh)..Mỗi một bức hoành phi, một cặp câu đối đều mang

nhiều giá trị cả về nội dung lẫn hình thức.Về nội dung: Câu đối dù sử dụng bất cứ trường hợp hay hoàn

cảnh nào thì cũng đều do các nho sĩ hay thầy đồ làm ra. Các nhà nho sáng tác ra câu đối để ghi lại cảm tưởng của họ hoặc là hồi tưởng lại những câu chuyện xưa cũ, cảm tạ một tấm lòng, ca tụng những điều đạo đức tốt đẹp hay nói ý, nói kháy những thói hư, tật xấu đương thời… Thực chất của câu đối chính là nghệ thuật chơi chữ, là cách rèn luyện cho người ta tài ứng phó nhanh nhẹn, hoạt bát. Nghệ thuật chơi chữ khiến cho những câu đối thực sự trở nên thâm thúy. Hoành phi câu đối thể hiện nét chữ tài hoa của người viết.

Chính vì ít chữ nhưng nội dung lại hết sức thâm thúy nên hoành phi, câu đối luôn có một giá trị trọng yếu trong đời sống tinh thần, đạo đức cũng như tình cảm của người Việt Quảng Trị nói riêng, người Việt Nam nói chung. Người xưa thường treo một bức hoành phi hay đôi câu đối liễn trong nhà, trong đình, chùa đều góp phần giúp cho con cháu trong nhà, trong họ tộc hay người dân trong làng biết được gốc tích của dòng

Hệ thống các câu đối thể hiện trên Cổng Tam Quan chùa Sắc Tứ. Ảnh: Nguyễn Thị Nương

Page 66: Xem bản in

66Soá 4/2015

VĂN HÓA - LỊCH SỬ

họ, làng xóm; hiểu được những thuần phong mỹ tục tốt đẹp của gia đình từ đó giúp con người hướng đến những giá trị chân, thiện, mỹ trong cuộc sống thường ngày.

Thông qua nội dung của hoành phi, câu đối đã thể hiện rõ nét tư tưởng văn hóa, đạo đức, tập tục cũng như quan niệm về cuộc sống, về cách đối nhân xử thế của các thế hệ cha ông đi trước.

Về hình thức: Hoành phi, câu đối được xem như những bức “thư

họa”. Trên một chất liệu bền vững người xưa đã chạm, khắc, sơn, thếp… để tạo ra những bức “tranh chữ” bề thế, sang trọng. Tùy theo mục đích sử dụng mà có khi người ta viết câu đối trên vải, thêu trên lụa, khắc trên gỗ sơn đỏ bóng, cũng có khi người ta cẩn trên xà cừ, trên chất liệu đồng, thậm chí cả trên đồ sứ hay thủy tinh…

Ở Quảng Trị, phổ biến có hai loại hoành phi đó là hoành phi trang trí và hoành phi thờ tự. Hoành phi trang trí thường được treo ở phòng khách hay ở gian giữa của ngôi nhà vừa để trang trí vừa thể hiện một tín niệm nào đó của chủ nhân; đôi khi là một lời khuyên dạy của tiền nhân với hậu thế trong gia tộc. Hoành phi thờ tự là loại hoành phi thường được treo trong các không gian linh thiêng như đình, chùa, đền, miếu, nhà thờ họ… nội dung có thể là ghi rõ địa danh hoặc là những mỹ tự được thờ phụng thể hiện sự trang nghiêm, tôn kính của công trình đó.

Hoành phi, câu đối cũng thể hiện sự tinh xảo, tính thẩm mỹ cao của những người thợ chạm bởi hoành phi, câu đối có khi chỉ là một mảnh gỗ hình chữ nhật có khung bao quanh nhưng có khi lại được thể hiện theo kiểu cuốn thư, văn tự khắc nổi hay chạm sâu theo các kiểu chữ triện, chữ lệ rất cầu kỳ, được sơn rực rỡ, khung ngoài có khắc chạm các đồ án trang trí rất công phu, đẹp mắt.

Mặc dù hoành phi câu đối mang nhiều giá trị về mặt nội dung cũng như hình thức, là một trong những nét văn hóa được lưu giữ tương đối phổ biến trong các gia đình người Việt. Tuy nhiên, để phát huy hết giá trị của chúng thì cần thiết phải khôi phục lại hệ thống các nhà thờ họ, từ đường, có ý thức bảo tồn, lưu giữ các nếp nhà

cổ, hệ thống hoành phi, câu đối của các dòng họ, cổ vũ việc người dân bảo vệ các ngôi nhà cổ trước sức mạnh đô thị hóa hiện nay. Mặt khác, cần đưa những nội dung răn dạy, giáo dục của hệ thống hoành phi, câu đối vào các quy định của dòng họ để có sự thống nhất trong giáo dục và truyền dạy tư tưởng đạo đức.

Trong mỗi dòng họ cũng cần thiết phải nâng cao việc giáo dục đạo đức cho mọi người. Cần giải thích rõ ý nghĩa sâu xa nội dung trong các bức hoành phi, câu đối để truyền đạt lại lời dạy bảo của tiền nhân đó với hậu bối, từ đó tạo sức mạnh bền bỉ cũng như là sợi dây xuyên suốt lưu giữ những giá trị văn hóa lâu bền.

Hiện nay, trước thực trạng chữ Hán không còn phổ biến vì vậy tại các di tích, đình, chùa, miếu, nhà thờ họ hay từ đường... nên nhờ những người có vốn hiểu biết sâu rộng về chữ Hán dịch và chỉ ra ý nghĩa một cách chính xác để tiến hành ghi chép, sao lưu lại làm tài liệu giáo dục cho các thế hệ sau. Bên cạnh đó, cần phiên âm, dịch nghĩa để giải thích, tạo hứng thú cho người nghiên cứu, tìm hiểu.

Hoành phi, câu đối đã, đang và sẽ là một trong những vật dụng lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống độc đáo và lâu bền của gia đình, dòng họ và cả dân tộc. Chính vì thế, việc áp dụng các biện pháp hợp lý sẽ đem lại hiệu quả cao trong việc giáo dục thế hệ trẻ qua hoành phi, câu đối./.

N.T.N

Hệ thống hoành phi ở đình làng Đơn Quế, xã Hải Quế, huyện Hải Lăng. Ảnh: Nguyễn Thị Nương

Page 67: Xem bản in

HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH

Soá 4/2015 67

ĐOÀN KẾT THỐNG NHẤT TRONG ĐẢNG THEO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN TRÍ ÁNHBan Tuyên giáo Tỉnh uỷ Quảng Trị

Chủ tịch Hồ Chí Minh, lãnh tụ vĩ đại của toàn Đảng, toàn dân ta; nhà lãnh đạo xuất sắc của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Người là tượng trưng cho tinh hoa dân tộc, tiêu biểu cho trí tuệ và phẩm chất đạo đức của Đảng và dân tộc. Sinh thời, vấn đề quan tâm hàng đầu của Người là củng cố và giữ gìn đoàn kết, thống nhất trong Đảng “Đoàn kết là sức mạnh nhất của ta”, là then chốt của thành công, “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công”(1).

Giáo sư Phan Ngọc, một trong những nhà khoa học có

nhiều bài nghiên cứu về Người đã có những nhận xét sâu sắc như thế này: Chủ tịch Hồ Chí Minh là người đi tìm cái bất biến đằng sau mọi sự thay đổi bên ngoài. Năm cái bất biến của Người mà Giáo sư nói đến đó là: Không ngừng học tập; tính thực tiễn; không phải một lãnh tụ dựa trên quyền lực; đạo đức và đại đoàn kết.(2) Cũng nói về tư tưởng đại đoàn kết của Người, Hội đồng Hoà bình thế giới khẳng định “Cụ Hồ là hiện thân của những đức tính tốt đẹp nhất của dân tộc. Lòng thiết tha yêu nước của Người được kết hợp một cách hài hoà với tinh thần đoàn kết quốc tế hết sức nồng nhiệt”(3).

Đoàn kết quốc tế theo tư tưởng Hồ Chí Minh bao gồm nhiều nội dung rộng lớn, sâu sắc, cao đẹp, trong đó trước hết là đoàn kết trong phong trào cộng sản, công nhân quốc tế và đoàn kết trong đại gia đình các nước xã hội chủ nghĩa anh em. Với quan điểm chiến lược đúng đắn ấy và trên cơ sở quán triệt sâu sắc tư tưởng của C.Mác ‘’Vô sản tất cả các nước, đoàn kết lại’’, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đưa ra một

luận điểm nổi tiếng: “Quan sơn muôn dặm một nhà/ Bốn phương vô sản đều là anh em”(4) Chính tư tưởng vĩ đại ấy, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá của Liên Hiệp quốc tôn vinh: “Hồ Chí Minh là nhân cách của thời đại. Dân tộc Việt Nam mãi mãi tự hào về Hồ Chí Minh. Nền văn minh nhân loại của thế kỷ XX tự hào có một vĩ nhân được cả thế giới phong tặng: Anh hùng giải phóng dân tộc và danh nhân văn hoá kiệt xuất. Hồ Chí Minh mãi mãi là tấm gương

Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III năm 1960. Nguồn: Noichinh.vn

Page 68: Xem bản in

HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH

68Soá 4/2015

sáng về nhân cách của một Con Người cho mọi thế hệ tiếp sau”.

Bốn mươi sáu năm, Người đã đi xa nhưng trong mỗi chúng ta mãi khắc ghi lời dặn “trước hết nói về Đảng” trong bản Di chúc lịch sử. “Nhờ đoàn kết chặt chẽ, một lòng một dạ phục vụ giai cấp, phục vụ nhân dân, phục vụ Tổ quốc, cho nên từ ngày thành lập đến nay, Đảng ta đã đoàn kết, tổ chức và lãnh đạo nhân dân ta hăng hái đấu tranh tiến từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Đoàn kết là một truyền thống cực kỳ quý báu của Đảng và của dân ta.(5) Các đồng chí từ Trung ương đến các chi bộ cần phải giữ gìn đoàn kết nhất trí của Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình”(6). Và để làm được điều đó, Người dạy “Trong Đảng thực hành dân chủ rộng rãi, thường xuyên và nghiêm chỉnh tự phê bình”,(7) với tinh thần “Phải có tình đồng chí thương yêu lẫn nhau”.

Tuân theo di huấn của Người, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân đã đoàn kết một lòng. Chính nhờ đoàn kết đã làm nên sức mạnh để dân tộc ta làm nên thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945; thành lập Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà (nay là Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam); tiếp

đến là thắng lợi của các cuộc kháng chiến chống xâm lược mà đỉnh cao là chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ năm 1954, đại thắng mùa Xuân năm 1975, giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, bảo vệ Tổ quốc, làm tròn nghĩa vụ quốc tế. Và 30 năm lại đây, là thắng lợi của công cuộc đổi mới, tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế, tiếp tục đưa đất nước từng bước quá độ lên chủ nghĩa xã hội với nhận thức và tư duy mới đúng đắn, phù hợp thực tiễn Việt Nam; nước ta từ một xứ thuộc địa nửa phong kiến đã trở thành một quốc gia độc lập, tự do, phát triển theo con đường xã hội chủ nghĩa; nhân dân ta từ thân phận nô lệ đã trở thành người làm chủ đất nước, làm chủ xã hội; đất nước ta đã ra khỏi tình trạng nước nghèo, kém phát triển, đang đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, có quan hệ quốc tế rộng rãi, có vị thế ngày càng quan trọng trong khu vực và trên thế giới.

Tuy vậy, trong đời sống, sinh hoạt Đảng có tổ chức Đảng, cá nhân chưa thực sự đoàn kết, bởi chưa “thường xuyên và nghiêm chỉnh tự phê bình”; chưa quán triệt nguyên tắc “tự phê bình và phê bình”, một trong những nguyên tắc quan trọng của công tác xây dựng Đảng. Từ đó, chưa đưa công tác này

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tham dự và phát biểu chỉ đạo tại Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Trị lần thứ XVI nhiệm kỳ 2015 - 2020. Ảnh: Hồ Cầu

Page 69: Xem bản in

HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH

Soá 4/2015 69

Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Trị nhiệm kỳ 2015 – 2020 ra mắt. Ảnh: Hồ Cầu

thành chế độ, thành nền nếp. Thêm vào đó, vẫn còn một số cán bộ, đảng viên, theo lối nghĩ “dễ người, dễ mình”, thấy đồng chí có khuyết điểm cũng không dám nói, hoặc không nói, để đề phòng lỡ khi mình gặp khó khăn, sai lầm sẽ được không bị làm khó. Tâm lý “dĩ hoà vi quý” vì thế có cơ hội để lây lan. Lâu dần, cái xấu tự nhiên thành nếp, vô hình trung đã tạo ra không khí nặng nề “bằng mặt, nhưng không bằng lòng”, trong cơ quan, đơn vị, chỉ chờ cơ hội để bùng nỗ như ung nhọt lâu ngày. Đó là chưa kể, trong cuộc sống một số người còn lợi dụng phê bình “để công kích, để nói xấu, để chửi rủa” (8) để “đập cho tơi bời”(9). Động cơ của những người này “Khi phê bình ai, không phải vì Đảng, không phải vì tiến bộ, không phải vì công việc, mà chỉ công kích cá nhân, cãi bướng, trả thù, tiểu khí” (10). Thậm chí họ “coi những người có khuyết điểm và sai lầm... như đối với hổ mang, thuồng luồng”.(11) Hậu quả của nó là một số đồng chí từ khuyết điểm nhỏ nhưng do không được đồng chí, tổ chức góp ý để sửa chữa đã tích tụ thành khuyết điểm lớn. Còn tổ chức thì mất cán bộ, nội bộ dẫn đến mất đoàn kết.

Bước vào thời kỳ mới, thời kỳ “Đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới; phát triển kinh tế nhanh, bền vững, xây dựng nền tảng để sớm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại” trong khi xác định động lực tổng quát bao trùm và xuyên suốt là đổi mới và hội nhập quốc tế, thì động lực đoàn kết, đại đoàn kết là một trong những trụ cột để phát triển bền vững.

“Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết; thành công đại thành công” là quy luật chính trị- xã hội, có quan hệ mật thiết với dân chủ và đồng thuận xã hội; là nhân tố quyết định thắng lợi của sự nghiệp đổi mới. Chính vì vậy, hơn lúc nào hết mỗi một tổ chức đảng, cán bộ đảng viên và toàn dân phải dày công nghiên cứu, nhận thức sâu sắc tư tưởng đoàn kết của Người nhằm tiếp tục phát huy truyền thống đoàn kết, thống nhất ý chí và hành động trong Đảng; thúc đẩy đoàn kết trong xã hội, trong nhân dân và toàn dân tộc; đoàn kết quốc tế, tạo ra sức mạnh tổng hợp, để đẩy nhanh sự nghiệp đổi mới toàn diện, đồng bộ vì mục tiêu: Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng văn minh./.

N.T.AChú thích:(1) Hồ Chí Minh toàn tập, t.1, Nxb CTQG,

H.2011, tr.17(2) Một cách tiếp cận về đạo đức học của Bác

Hồ- GS Phan Ngọc (Tạp chí Văn hoá quân sự số 27 (tháng 11-2007)

(3) Theo Tạp chí Văn hoá quân sự số 33 (tháng 5-2008)

(4). Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, H.2002, t.10, tr.198 -199, 195.

(5)(6)(7) Trích Di chúc(8)(9)(10)(11) trích tác phẩm Sửa đôỉ lối làm việc

của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Page 70: Xem bản in

KỶ NIỆM NGÀY LỄ LỚN

70Soá 4/2015

Kỷ niệm 75 năm Ngày Khởi nghĩa nam Kỳ (23/11/1940 - 23/11/2015)

Khởi nghĩa Nam Kỳ, biểu tượng của ý chí quật cường dân tộc

TS. TRẦN TRỌNG THƠ

Tháng 9/1939, chiến tranh thế giới lần thứ hai bùng nổ. Ở Ðông Dương thực dân Pháp phát-xít hóa bộ máy thống trị, thẳng tay đàn áp phong trào đấu tranh cách mạng của nhân dân ta, chĩa mũi nhọn vào Ðảng Cộng sản. Sự chà đạp và tước đoạt của thực dân Pháp đối với nhân dân ta lên đến cực điểm cùng mưu mô đầu hàng thỏa hiệp với phát-xít Nhật đã đặt ra trước mắt vấn đề sống còn của các dân tộc Ðông Dương. Mâu thuẫn giữa dân tộc ta với thực dân Pháp ngày càng gay gắt.

Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Ðảng diễn ra từ ngày 6 đến 8/11/1939, tại Bà Ðiểm (Hóc Môn - Gia Ðịnh) đã xác định:

Trong hoàn cảnh mới, giải phóng dân tộc là nhiệm vụ hàng đầu, cấp bách của các dân tộc Ðông Dương. “Bước đường sinh tồn của các dân tộc Ðông Dương không còn có con đường nào khác hơn là con đường đánh đổ đế quốc Pháp, chống tất cả ách ngoại xâm vô luận da trắng hay da vàng để giành lấy giải phóng độc lập”. Nghị quyết của Hội nghị được phổ biến tới các địa phương, như một luồng gió mới tiếp thêm sinh khí cho phong trào cách mạng trên cả nước.

Từ tháng 7 đến tháng 10/1940, Ðảng bộ Nam Kỳ liên tiếp tổ chức nhiều cuộc họp để bàn chủ trương và gấp rút lãnh đạo các tầng lớp nhân dân chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang. Ðến giữa tháng 11/1940, trước tình hình phong trào cách mạng sôi sục, tinh thần phản chiến trong binh lính người Việt lên cao, Xứ ủy Nam Kỳ đã quyết định phát động toàn Nam Kỳ nổi dậy đánh đổ chính quyền thuộc địa, giành chính quyền về tay nhân dân. Ngày 21/11/1940, Thường vụ Xứ ủy ra thông báo cho các cấp bộ đảng nhất loạt phát động nhân dân nổi dậy vào lúc 24 giờ ngày 22/11/1940.

Hội nghị Trung ương Ðảng họp tại Ðình Bảng

từ ngày 6 đến 9 tháng 11/1940 đã quyết định đình chỉ cuộc khởi nghĩa vì điều kiện chủ quan và khách quan chưa chín muồi. Ðồng chí Phan Ðăng Lưu trở về truyền đạt quyết định của Trung ương cho Xứ ủy Nam Kỳ. Nhưng khi đồng chí Phan Ðăng Lưu về tới Sài Gòn thì lệnh khởi nghĩa đã ban hành tới các địa phương, một số cán bộ chủ chốt của Xứ ủy đã bị địch bắt, cuộc khởi nghĩa vẫn nổ ra theo kế hoạch.

Cả Nam Kỳ rung chuyển dưới sức nổi dậy của quần chúng cách mạng. Cuộc khởi nghĩa nổ ra ở 20/21 tỉnh, thành phố ở Nam Kỳ, kéo dài từ đêm 22 rạng sáng 23/11 đến ngày 31/12/1940, mạnh nhất là ở Gia Ðịnh, Chợ Lớn, Mỹ Tho, Vĩnh Long... Lực lượng vũ trang và quần chúng đã nổi dậy tiến công địch ở các xã, tập kích nhiều đồn bốt, tiến đánh một số quận lỵ, phá hỏng nhiều cầu, đường, cắt dây điện thoại... ở Vĩnh Long, chính quyền cách mạng cấp quận đã được thành lập tại Vũng Liêm. Ở Mỹ Tho, chính quyền cách mạng ở vùng khởi nghĩa tồn tại trong 40 ngày; một số nơi, nhân dân lập tòa án cách mạng xét xử bọn phản động, xóa bỏ các thứ thuế vô lý, xóa các khoản nợ, tịch thu thóc gạo của địch chia cho dân nghèo và nuôi nghĩa quân. Trong bão táp cách mạng, lá cờ đỏ sao vàng lần đầu được giương cao

Page 71: Xem bản in

KỶ NIỆM NGÀY LỄ LỚN

Soá 4/2015 71

trong các cuộc biểu tình, tiến công đồn bốt ở Mỹ Tho (vùng Long Hưng, Long Ðịnh), Gia Ðịnh (vùng Hóc Môn), Vĩnh Long (vùng Bà Càng), Bạc Liêu (vùng Cà Mau), Chợ Lớn, Tân An, Cần Thơ, Sóc Trăng, Bến Tre, Long Xuyên, Thủ Dầu Một...

Tuy chỉ diễn ra trong một thời gian ngắn, nhưng khởi nghĩa Nam Kỳ là cuộc khởi nghĩa vũ trang có phạm vi rộng nhất và mức độ quyết liệt nhất kể từ khi thực dân Pháp xâm lược nước ta. Thực dân Pháp khủng bố khốc liệt những người khởi nghĩa. Hàng nghìn người bị xử tử, bị đày ra Côn Ðảo và các trại tập trung Bà Rá, Tà Lài... Pháp cũng nhân cơ hội này hành hình nhiều đồng chí cán bộ chủ chốt của Ðảng bị bắt từ trước khởi nghĩa: Nguyễn Văn Cừ, Hà Huy Tập, Nguyễn Thị Minh Khai, Võ Văn Tần, Nguyễn Hữu Tiến, Phan Ðăng Lưu...

Mặc dù thất bại do điều kiện chưa chín muồi, cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ có ý nghĩa rất to lớn. Cùng với khởi nghĩa Bắc Sơn, khởi nghĩa Nam Kỳ “là những tiếng súng báo hiệu cho cuộc khởi nghĩa toàn quốc, là bước đầu tranh đấu bằng võ lực của các dân tộc ở một nước Ðông Dương”. Cuộc khởi nghĩa đã thể hiện sức mạnh quật khởi, lòng tin tưởng và sẵn sàng hy sinh của nhân dân các tỉnh Nam Bộ trong

cuộc đấu tranh giành tự do, độc lập dưới sự lãnh đạo của Ðảng. Ngày 14/1/1948, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Sắc lệnh số 163- SL tặng thưởng Huân chương Quân công hạng nhất cho Ðội quân khởi nghĩa Nam Bộ năm 1940 “đã nổi lên chiến đấu oanh liệt với kẻ địch

và đã biểu dương được ý chí quật cường của dân tộc”. Ðó là sự khắc ghi của dân tộc đối với công lao và sự hy sinh của quân và dân Nam Kỳ.

Cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ đã đào tạo và rèn luyện một đội ngũ cán bộ, đảng viên trung thành với lý tưởng của Ðảng, gương mẫu chiến đấu hy sinh vì quyền lợi của dân tộc, của nhân dân. Hàng vạn quần chúng đã được thử thách trong đấu tranh, để từ đó tiếp tục theo Ðảng thực hiện cuộc vận động giải phóng dân tộc tiến tới Cách mạng Tháng Tám năm 1945.

Mang tính chất của một cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, tính nhân dân rộng rãi và sâu sắc, khởi nghĩa Nam Kỳ là minh chứng sinh động cho chủ trương đặt nhiệm vụ giải

phóng dân tộc lên hàng đầu của Ðảng được đặt ra từ Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương tháng 11/1939 với phương pháp đấu tranh “vũ lực” là hoàn toàn đúng đắn và sáng tạo. Ðồng thời, khởi nghĩa Nam Kỳ cũng là cơ sở thực tiễn để Hội nghị lần thứ VIII Ban Chấp hành Trung ương do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc chủ trì diễn ra năm tháng sau đó, quyết định “Thay đổi chiến lược” đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên trên hết, trước hết cũng như hoàn thiện con đường chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền. Từ kinh nghiệm các cuộc khởi nghĩa ở Bắc Sơn, Nam Kỳ, Ðô Lương, Ðảng ta chủ trương phải phát huy tính tích cực, chủ động cách mạng, phải luôn luôn chuẩn bị một lực lượng sẵn sàng, để khi thời cơ đến, có thể lãnh đạo một cuộc khởi nghĩa từng phần trong từng địa phương để mở đường cho cuộc tổng khởi nghĩa.

Ðặc biệt, từ trong tiến trình chuẩn bị và diễn ra khởi nghĩa, lần đầu thiết chế “Chính phủ Việt Nam

Nhân dân Nam Bộ vùng lên đấu tranh trong cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ. Nguồn: Baotanglichsu.vn

Page 72: Xem bản in

KỶ NIỆM NGÀY LỄ LỚN

72Soá 4/2015

Dân chủ Cộng hòa” được đề cập trong truyền đơn rải ở thành phố Sài Gòn - Chợ Lớn và tiêu ngữ “Việt Nam Dân chủ Cộng hòa quốc” được viết trên các băng-rôn treo trước trụ sở các ủy ban cách mạng ở Long Hưng, ở Vĩnh Kim (Mỹ Tho). Lá cờ đỏ sao vàng xuất hiện trong khởi nghĩa Nam Kỳ đã trở thành biểu tượng của khối đại đoàn kết toàn dân, biểu tượng của tinh thần và ý chí đấu tranh cách mạng của nhân dân Nam Kỳ. Ngọn cờ đỏ sao vàng sau đó đã được Ðảng và lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc chọn làm biểu tượng của Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh và đến ngày 9-11-1946, chính thức là “Cờ của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa” được ghi trong Hiến pháp, thông qua tại kỳ họp Quốc hội thứ hai (khóa I).

Tuy thất bại, hiện thực hào hùng của khởi nghĩa Nam Kỳ 23/11/1940 đã để lại những bài học quý giá. Ðó là bài học về xây dựng thực lực cách mạng gắn với nắm bắt thời cơ; bài học về khơi dậy và nhân lên sức mạnh vĩ đại từ sự hiệp lực, đồng tâm của quần chúng; bài học về phối hợp địa phương với cả nước, về nghệ thuật giành và giữ chính quyền nhân dân... Ðặc biệt nổi lên bài học về xây dựng Ðảng. Ðảng bộ Nam Kỳ mới mười tuổi đã phát động được một cuộc khởi nghĩa long trời lở đất chính vì đã sớm nắm bắt và vận dụng đường lối của Ðảng, xây dựng được hệ thống tổ chức cơ sở Ðảng, tổ chức quần chúng rộng khắp, tạo dựng được một đội ngũ cán bộ đảng viên trung thành, dũng cảm và tiên phong gương mẫu, luôn luôn gắn bó với quần chúng, tin tưởng ở sức mạnh của quần chúng, hòa mình trong quần chúng mà dẫn dắt quần chúng tiến lên.

Kỷ niệm 70 năm Ngày Nam Kỳ khởi nghĩa,

trong lúc toàn Ðảng, toàn quân, toàn dân ta đang thi đua lập thành tích chào mừng Ðại hội lần thứ XI của Ðảng. Bối cảnh lịch sử và những nhiệm vụ cụ thể trong mỗi thời kỳ khác nhau song trách nhiệm và sứ mệnh lịch sử của Ðảng đối với dân tộc không thay đổi. Chủ trương tạo chuyển biến mạnh mẽ trong nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Ðảng mà Ðại hội lần thứ XI định hướng cho toàn Ðảng, toàn quân, toàn dân ta chính là sự tiếp nối tinh thần phấn đấu, hy sinh không mệt mỏi và cũng là phát huy bài học vô giá của thế hệ chiến sĩ cộng sản, những người con ưu tú tận tụy với nhân dân thời “Nam Kỳ khởi” để lại cho thế hệ hôm nay./.

Nguồn: Báo Nhân dân

Tượng đài Kỷ niệm Khởi nghĩa Nam Kỳ tại huyện Hóc Môn, thành phố Hồ Chí Minh. Nguồn: Baotanglichsu.vn

Page 73: Xem bản in

KỶ NIỆM NGÀY LỄ LỚN

Soá 4/2015 73

Kỷ niệm 195 năm Ngày sinh Ph.Ăng-ghen

Ph.Ăng-ghen - cây vĩ cầm thứ hai bên cạnh Các MácĐại tá, ThS. NGUYỄN ĐỨC THẮNG

Viện Khoa học Xã hội Nhân văn Quân sự - Bộ Quốc Phòng

Phơ-ri-đơ-rích Ăng-ghen, lãnh tụ thiên tài, người thầy vĩ đại của giai cấp vô sản, người bạn chí tình, chí nghĩa của Các Mác. Tuy có nhiều đóng góp quan trọng vào sự nghiệp của Các Mác, nhưng ông chỉ khiêm nhường coi mình là “cây vĩ cầm thứ hai, bên cạnh Mác”.

Phơ-ri-đơ-rích Ăng-ghen sinh ngày 28/11/1820 trong một gia đình chủ xưởng dệt ở thành phố Ba-rơ-men, miền Rê-na-ni, vương quốc Phổ (ngày nay là nước Đức). Cuối năm 1842, ông sang Anh và sống ở thành phố công nghiệp dệt Man-chet-xtơ. Tại đây, Ph.Ăng-ghen đã tập trung nghiên cứu đời sống kinh tế - chính trị nước Anh; trực tiếp tham gia phong trào công nhân mới. Chứng kiến sự khổ cực của giai cấp công nhân (GCCN) và các tầng lớp nhân dân lao động ngay trong xã hội tư bản, ông đã viết tác phẩm “Tình cảnh GCCN Anh” (năm 1844). Trong đó, Ph.Ăng-ghen miêu tả một cách chân thực, sâu sắc nhất cuộc sống khốn cùng của GCCN và nhân dân lao động. Ông được coi là người đầu tiên phát hiện sứ mệnh lịch sử của GCCN trong cuộc đấu tranh giải phóng người lao động, xây dựng xã hội mới không có áp bức, bóc lột. Trước khi gặp C.Mác, ông đi sâu nghiên cứu và xuất bản cuốn “Lược thảo phê phán

khoa kinh tế chính trị” (1843), chỉ rõ chế độ tư hữu TBCN là cơ sở của toàn bộ sinh hoạt vật chất và tinh thần của xã hội tư sản. Đó là những tác phẩm khởi thảo về khoa học chính trị, kinh tế học của giai cấp vô sản, được C.Mác đánh giá rất cao.

Cuối tháng 8/1844, Ph.Ăng-ghen gặp C.Mác ở

Phơ-ri-đơ-rích Ăng-ghen - Vị lãnh tụ thiên tài. Nguồn: Baotintuc.vn

Page 74: Xem bản in

74Soá 4/2015

KỶ NIỆM NGÀY LỄ LỚN

thành phố Pa-ri (Pháp), mở đầu cho một “tình bạn vĩ đại”, gắn bó hai nhà bác học thiên tài, hai lãnh tụ của phong trào cộng sản và công nhân thế giới trong thế kỷ XIX. Trong suốt thời gian từ năm 1844 cho đến lúc C.Mác từ trần (3-1883), hai ông đã viết cho nhau 1.386 bức thư, trao đổi về nhiều lĩnh vực chính trị, kinh tế, khoa học, quân sự, xã hội... Đặc biệt, C.Mác và Ph.Ăng-ghen đã dày công nghiên cứu thực tiễn xã hội tư bản, tổng kết lý luận, sáng lập ra CNXH khoa học; cùng hợp sức viết và công bố nhiều tác phẩm lý luận nổi tiếng, như: “Gia đình thần thánh”, “Hệ tư tưởng Đức”,… Trong thời gian sống ở Pa-ri, Ph.Ăng-ghen quan tâm nhiều đến hoạt động của “Liên đoàn những người cộng sản” và trở thành Ủy viên Ban Chấp hành của Liên đoàn. Năm 1847, Đại hội “Liên đoàn những người cộng sản” đã ủy nhiệm cho C.Mác và Ph.Ăng-ghen cùng soạn thảo bản Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản (xuất bản lần đầu tháng 02/1848 bằng tiếng Anh, tại Luân Đôn). Đây là một văn kiện có tính chất cương lĩnh cách mạng, trở thành vũ khí lý luận, tư tưởng sắc bén của giai cấp vô sản thế giới trong cuộc đấu tranh nhằm lật đổ sự thống trị xã hội của giai cấp tư sản, xây dựng một chế độ xã hội mới tốt đẹp hơn. Nội dung chủ yếu của tác phẩm này gồm các vấn đề liên quan đến cả ba bộ phận cấu thành chủ nghĩa Mác, đó là: Triết học, Kinh tế chính trị học và Chủ nghĩa cộng sản khoa học. Với thái độ khách quan, khoa học, hai ông đã trình bày một cách sâu sắc những tư tưởng của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử; chỉ rõ vai trò Đảng Cộng sản là nhân tố quyết định hàng đầu để giai cấp vô sản và nhân dân lao động hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình. Đồng thời, chứng minh tính tất yếu của cách mạng XHCN và việc thủ tiêu chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất, thiết lập chế độ sở hữu xã hội mà trước hết là chế độ sở hữu nhà nước (chế độ sở hữu toàn dân); trình bày cương lĩnh kinh tế cải tạo XHCN; phân tích có tính phê phán các quan điểm tư sản, cải lương, xét lại… Sự ra đời “Tuyên ngôn

của Đảng Cộng sản” đã thức tỉnh GCCN, nhân dân lao động ý thức được vai trò lịch sử của mình; đánh dấu bước ngoặt vĩ đại trong quá trình phát triển của các tư tưởng XHCN từ không tưởng trở thành khoa học. Đồng thời, đánh dấu tình bạn mẫu mực của hai nhà bác học, hai chiến sĩ cách mạng kiên cường đã sáng tạo nên một tác phẩm kinh điển của CNXH khoa học mang tầm vượt thời đại; tạo bước ngoặt, thúc đẩy phong trào đấu tranh của GCCN chuyển từ tự phát tới tự giác và làm tròn sứ mệnh lịch sử của mình.

Tháng 3/1848, Ph.Ăng-ghen trở thành một trong những người lãnh đạo “Câu lạc bộ công nhân Đức”, do Ban Chấp hành Trung ương “Liên đoàn những người cộng sản” lập ra. Ông cùng với C.Mác soạn thảo “Những yêu sách của Đảng Cộng sản

Các Mác - Nhà bác học uyên thâm. Nguồn: Tailieuvan.net

Page 75: Xem bản in

Soá 4/2015 75

KỶ NIỆM NGÀY LỄ LỚN

Đức”, được coi là một văn kiện có tính chất cương lĩnh cho hành động của giai cấp vô sản ở nước Đức lúc đó. Tháng 4/1848, hai ông cùng trở về Đức tham gia các hoạt động cách mạng, xuất bản tờ “Báo Rê-na-ni mới”. Trên những trang báo này, ông trực tiếp viết nhiều bài chính luận về chính trị - xã hội, kêu gọi nhân dân Đức kiên quyết đấu tranh chống chế độ nông nô và chế độ chuyên chế phong kiến, vạch trần sự phản bội của giai cấp tư sản Đức và tính không triệt để của những người dân chủ tiểu tư sản; kiên quyết bảo vệ chủ trương đấu tranh cho một nước Đức cộng hòa, dân chủ và thống nhất. Tháng 5/1849, Ph.Ăng-ghen trực tiếp tham gia cuộc khởi nghĩa nhân dân vũ trang ở Tây và Nam nước Đức, được sung vào Ban quân sự. Tại đây, ông đã vạch ra một kế hoạch hoạt động quân sự, thành lập quân đội, phát động phong trào đấu tranh trên toàn nước Đức và trực tiếp tham gia chiến đấu trong quân đội cách mạng.

Trong hai mươi năm (1850 - 1870), Ph.Ăng-ghen sống ở thành phố Man-chet-xtơ nước Anh. Ông đi sâu nghiên cứu các môn khoa học tự nhiên, quân sự, chính sách quốc tế; viết nhiều bài tổng kết kinh nghiệm về cuộc cách mạng ở nước Đức; trong đó, có các tác phẩm nổi tiếng như: “Tiểu luận về chiến tranh”, “Cách mạng và phản cách mạng ở Đức”, “Cuộc chiến tranh nông dân ở Đức”… Trong thời gian này, Ông làm việc ở Văn phòng thương mại phụ trách doanh nghiệp ngành sợi bông của gia đình. Điều này đã tạo điều kiện cho ông có thể giúp đỡ về vật chất và là chỗ dựa tinh thần cho C.Mác hoạt động cách mạng, dồn tâm sức viết bộ sách “Tư bản”. Thực tế, thời gian này, gia đình C.Mác gặp vô vàn khó khăn về kinh tế, thậm chí có lúc lâm vào cảnh túng thiếu. Vì vậy, ngoài việc quyên góp tiền, nhu yếu phẩm từ bạn bè, đồng chí để giúp đỡ gia đình C.Mác vượt qua khó khăn, Ông còn tận tình giúp người bạn, người đồng chí thân thiết bằng số tài sản có được từ việc làm thư ký trong hãng buôn của cha mình để C.Mác hoàn thành sự nghiệp vĩ đại. Cũng trong thời gian này, ông tập trung nghiên cứu, viết những bài về quan hệ quốc tế, nghệ thuật quân sự và những lĩnh vực khác; đồng thời, trả lời một cách nghiêm túc, đầy đủ và cặn kẽ mọi vấn đề do C.Mác đặt ra. Điều đó thể hiện sự hiểu biết sâu sắc, tầm nhìn rộng lớn, khả năng nhận định thiên tài trên nhiều lĩnh vực khoa học và cuộc sống của ông. C.Mác rất tự hào khi gọi người bạn, người đồng chí thủy chung của mình là một bộ “Bách khoa”.

Ph.Ăng-ghen luôn gần gũi đi sâu tìm hiểu thực

tế đời sống của các tầng lớp nhân dân và phong trào đấu tranh của GCCN trong xã hội tư bản đương thời. Trong những ngày tháng khó khăn của cách mạng, ông vẫn luôn giữ vững liên lạc với những người lãnh đạo phong trào công nhân ở các nước. Khi tham gia Quốc tế thứ nhất, ông cùng C.Mác đấu tranh không khoan nhượng với các trào lưu tư tưởng phi vô sản, cải lương, cơ hội; ủng hộ và tích cực giúp đỡ các chiến sĩ Công xã Pa-ri (năm 1871). Để bảo vệ quan điểm học thuyết Mác, Ph.Ăng-ghen đã có nhiều bài viết với nội dung khoa học, sắc bén trên nhiều vấn đề quan trọng của triết học, khoa học tự nhiên và xã hội, nhằm phản bác các quan điểm tư sản, cơ hội chủ nghĩa, trong đó nổi bật là cuộc luận chiến “Chống Đuy-rinh”, góp phần to lớn vào việc hoàn thiện lý luận cho học thuyết Mác. Ngày 14/3/1883, C.Mác qua đời khi công trình khoa học đồ sộ nhất của ông là bộ “Tư bản” mới xuất bản được quyển I, còn lại là hàng ngàn trang bản thảo với chi chít những dòng chữ rất khó đọc và rất nhiều những chú thích, ký hiệu cần trích dẫn nhưng chưa ghi rõ nguồn gốc. Ph.Ăng-ghen đã gác những công trình nghiên cứu của mình, dành toàn bộ sức lực biên tập, hiệu đính, bổ sung và xuất bản hai tập cuối của bộ “Tư bản”. Hơn mười năm lao động miệt mài trong hoàn cảnh tuổi già, bệnh tật, bằng sự uyên bác và mẫn cảm khoa học, cùng với sự đồng điệu về tư tưởng và tâm hồn, ông đã cho xuất bản trọn vẹn quyển II (1885) và quyển III (1894) của bộ “Tư bản”. Sau khi C.Mác qua đời, ông đảm nhiệm vai trò lãnh đạo tổ chức những người theo CNXH ở châu Âu; dành nhiều thời gian, công sức truyền bá tư tưởng, lý luận cách mạng và khoa học của C.Mác, xây dựng các tổ chức cách mạng của GCCN; đấu tranh chống các trào lưu tư tưởng cải lương, xét lại, cơ hội chủ nghĩa, bảo vệ sự trong sáng của học thuyết Mác.

Những năm tháng cuối cùng của cuộc đời, Ph.Ăng-ghen dồn sức nghiên cứu, hoàn thành nhiều cuốn sách có giá trị; tiêu biểu là các tác phẩm: “Biện chứng của tự nhiên”, “Nguồn gốc của gia đình, sở hữu tư nhân và Nhà nước”, “Lút-vích Phơ-bách và sự cáo chung của triết học cổ điển Đức”, “Vấn đề nông dân ở Pháp và Đức”, “Phê phán cương lĩnh Ecphuốc”... Ph.Ăng-ghen kiên quyết phê phán việc vận dụng học thuyết Mác một cách giáo điều, máy móc, mà không căn cứ vào tình hình và điều kiện cụ thể phong trào cách mạng ở từng nơi, của mỗi nước. Đồng thời khẳng định: Học thuyết của các ông là học thuyết của sự phát triển, chứ không phải là một giáo điều mà người ta phải học thuộc lòng và

Page 76: Xem bản in

KỶ NIỆM NGÀY LỄ LỚN

76Soá 4/2015

lặp lại một cách máy móc. Cống hiến của Ph.Ăng-ghen đối với phong trào cộng sản và công nhân quốc tế nói chung, với học thuyết Mác nói riêng là rất to lớn, trường tồn. Song, ông là con người hết mực khiêm nhường và thường nhắc đi nhắc lại rằng, công lao sáng lập ra triết học và khoa kinh tế chính trị học mác-xít chủ yếu thuộc về C.Mác. Ông chỉ tự nhận mình là “cây vĩ cầm thứ hai”, bên cạnh “cây vĩ cầm thứ nhất” là C.Mác. Tình bạn, tình đồng chí giữa Ph.Ăng-ghen với C.Mác thật sâu sắc, thủy chung, cảm động. Đánh giá công lao của Ph.Ăng-ghen, V.I. Lê-nin viết: “Ăng-ghen đã dựng cho người bạn thiên tài của ông một đài kỷ niệm trang nghiêm, trên đó Ăng-ghen cũng không ngờ là đã khắc luôn cả tên mình bằng những chữ không bao giờ phai mờ được”1.

Kỷ niệm ngày sinh Ph.Ăng-ghen, mỗi chúng ta mãi trân trọng tất cả những gì ông đã cống hiến cho khoa học, cho cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản vì lương tri và phẩm giá con người, vì sự bình đẳng và tiến bộ xã hội của các quốc gia, dân tộc trên thế giới. Đồng thời, cũng hết sức trân trọng và học tập ở ông tấm gương sáng ngời về nhân cách của người chiến sĩ cộng sản, đức khiêm tốn, sống có nghĩa, có tình, trong sáng, thủy chung với người bạn, người đồng chí của mình là C.Mác. V.I. Lê-nin viết: “Sau bạn ông là Các Mác, Ăng-ghen là nhà bác học và người thầy lỗi lạc nhất của giai cấp vô sản hiện đại trong toàn thế giới văn minh. Từ ngày mà vận mệnh đã gắn liền Các Mác với Ph.Ăng-ghen thì sự nghiệp suốt đời của hai người bạn ấy trở thành sự nghiệp chung của họ. Cho nên, muốn hiểu Ph. Ăng-ghen đã làm gì cho giai cấp vô sản thì phải nhận rõ ý nghĩa của học thuyết và hoạt động của Mác đối với sự phát triển của phong trào công nhân hiện đại”2.

Ngày nay, mặc dù tình hình có nhiều thay đổi so với thời điểm đó, nhưng tư tưởng của C.Mác, Ph.Ăng-ghen về CNXH khoa học, vai trò sứ mệnh lịch sử của GCCN, công tác xây dựng Đảng vẫn còn nguyên giá trị. Chủ nghĩa Mác - Lê-nin vẫn là nền tảng tư tưởng và hành động cho các Đảng Cộng sản trên thế giới, trong đó có Đảng Cộng sản Việt Nam. Vận dụng sáng tạo tư tưởng đó trong hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam, Đảng ta luôn bám sát thực tiễn, đề ra đường lối lãnh đạo đất nước phù hợp với điều kiện của từng giai đoạn cách mạng và đem lại những thành tựu hết sức to lớn; khắc phục được bệnh giáo điều, chủ quan, duy ý chí, nâng tầm tư

duy chiến lược trong thời kỳ mới. Đồng thời, kiên quyết đấu tranh chống lại các quan điểm, tư tưởng sai trái, phủ nhận tính khoa học, cách mạng của chủ nghĩa Mác – Lê-nin. Để làm tròn sứ mệnh lịch sử của mình, Đảng đã không ngừng đổi mới, chỉnh đốn, xây dựng Đảng ngang tầm yêu cầu nhiệm vụ; gắn bó mật thiết với nhân dân; phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Cùng với xác định phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm, Đảng ta coi công tác xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt, có ý nghĩa quyết định đến thành bại của cách mạng. Hiện nay, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đang đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”; quyết tâm khắc phục yếu kém, khuyết điểm về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, về công tác cán bộ và thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, nhằm xây dựng Đảng ta thực sự trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức, không ngừng nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu trong công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế. Học tập nhân cách mẫu mực của người cộng sản Ph.Ăng-ghen, mỗi cấp ủy, tổ chức đảng và mỗi đảng viên cần luôn nêu cao tính chiến đấu, tự giác, gương mẫu trong tự phê bình và phê bình về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, theo tinh thần: Nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật; nói đi đôi với làm, nhận thức gắn với hành động. Thực hiện tự phê bình và phê bình phải trở thành văn hóa phê bình, “Phải có tình đồng chí thương yêu lẫn nhau”, giữ gìn sự đoàn kết, thống nhất trong Đảng ta như giữ gìn con ngươi của mắt mình, như lời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy. Đó cũng chính là biểu hiện tình cảm cách mạng và hành động thiết thực của mỗi cán bộ, đảng viên trong dịp kỷ niệm ngày sinh lần thứ 193 của Ph.Ăng-ghen, vị lãnh tụ vĩ đại, kính yêu của giai cấp công nhân và nhân dân lao động trên toàn thế giới./.

Chú thích:1- V.I. Lê-nin: Toàn tập, Tập 2, Nxb Tiến bộ,

Mát-xcơ-va, 1978, tr. 12.2- Sđd, tr. 3.

Nguồn: Tạp chí Quốc phòng toàn dân

Page 77: Xem bản in

CƠ QUAN THÔNG BÁO VÀ ĐIỂM HỎI ĐÁP CỦA TỈNH QUẢNG TRỊVỀ HÀNG RÀO KỸ THUẬT TRONG THƯƠNG MẠI (TBT)

DANH MỤC VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT MỚI BAN HÀNH

CHUYÊN TRANG TBT

Soá 4/2015 77

Văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ

Quyết định số 39/2015/QĐ-TTg ngày 11/9/2015: Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế về kinh doanh bán hàng miễn thuế ban hành kèm theo Quyết định số 24/2009/QĐ-TTg ngày 17/2/2009 và Quyết định số 44/2013/QĐ-TTg ngày 19/7/2013 Thủ tướng Chính phủ.

Quyết định số 37/2015/QĐ-TTg ngày 08/9/2015: Quy định điều kiện thành lập Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Quyết định số 31/2015/QĐ-TTg ngày 04/8/2015: Về định mức hành lý, tài sản di chuyển, quà biếu, quà tặng, hàng mẫu được miễn thuế, xét miễn thuế, không chịu thuế.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thônThông tư số 25/2015/TT-BNNPTNT ngày

01/7/2015: Ban hành Danh mục giống vật nuôi được sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam.

Thông tư số 28/2015/TT-BNNPTNT ngày 14/8/2015: Ban hành Danh mục loài cây trồng được bảo hộ.

Bộ Công Thương Thông tư số 28/2015/TT-BCT ngày 20/8/2015:

Quy định việc thực hiện thí điểm tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN.

Thông tư số 25/2015/TT-BCT ngày 03/8/2015: Quy định về nguyên tắc điều hành hạn ngạch thuế quan nhập khẩu đối với mặt hàng đường năm 2015.

Bộ Khoa học và Công nghệThông tư liên tịch số 112/2015/TTLT-BTC-

BKHCN ngày 29/7/2015 Bộ Tài chính - Bộ Khoa học và Công nghệ: Hướng dẫn cơ chế phối hợp và xử lý trong việc kiểm tra, phát hiện chất phóng xạ tại các

cửa khẩu.Bộ Giao thông Vận tảiThông tư số 37/2015/TT-BGTVT ngày

28/7/2015: Quy định thủ tục cấp Giấy phép nhập khẩu tàu biển đã qua sử dụng để phá dỡ.

Bộ Thông tin Truyền thôngThông tư số 28/2014/TT-BTTTT ngày

30/12/2014 quy định về việc thừa nhận phòng thử nghiệm theo các thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau về đánh giá phù hợp đối với các sản phẩm, hàng hóa lĩnh vực viễn thông và công nghệ thông tin.

Bộ Tài ChínhThông tư số 103/2015/TT-BTC ngày 01/7/2015:

Ban hành Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam.

Thông tư số 101/2015/TT-BTC ngày 29/6/2015: Bổ sung danh mục nhóm mặt hàng và mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi riêng đối với nguyên liệu, vật tư, linh kiện và bộ phận phụ trợ để sản xuất các sản phẩm công nghệ thông tin trọng điểm thuộc Chương 98 của Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi ban hành kèm theo Thông tư số 164/2013/TT-BTC ngày 15/11/2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

Thông tư số 96/2015/TT-BTC ngày 22/6/2015: Hướng dẫn về thuế thu nhập doanh nghiệp tại Nghị định số 12/2015/NĐ-CP ngày 12/2/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế và sửa đổi bổ sung một số điều của các Nghị định về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014, Thông tư số 119/2014/TT-BTC ngày 25/8/2014, Thông tư số 151/2014/TT-BTC ngày 10/10/2014 của Bộ Tài chính.

Bộ Tài nguyên và Môi trườngThông tư số 38/2015/TT-BTNMT ngày

30/6/2015: Về cải tạo, phục hồi môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản.

Page 78: Xem bản in

DANH MỤC QUY CHUẨN KỸ THUẬT VIỆT NAM MỚI BAN HÀNH

CHUYÊN TRANG TBT

78Soá 4/2015

Thông tư số 23/2015/TT-BYT ngày 20/8/2015của Bộ Y tế: Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với thuốc lá điếu. Ký hiệu: QCVN 16-1:2015/BYT.

Thông tư số 23/2015/TT-BTTTT ngày 17/8/2015 của Bộ Thông tin và Truyền thông: Ban hành “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thiết bị đầu cuối thông tin di động W-CDMA FDD”. Ký hiệu: QCVN 15:2015/BTTTT.

Thông tư số 22/2015/TT-BTTTT ngày 17/8/2015của Bộ Thông tin và Truyền thông: Ban hành “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thiết bị đầu cuối thông tin di động GSM”. Ký hiệu: QCVN 12:2015/BTTTT.

Thông tư số 33/2015/TT-BGTVT ngày 24/7/2015 của Bộ Giao thông Vận tải: Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải mức 4 đối với xe ô tô sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu mới. Ký hiệu: QCVN 86:2015/BGTVT.

Thông tư số 20/2015/TT-BTTTT ngày 21/7/2015 của Bộ Thông tin và Truyền thông: Ban hành “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về IPv6 đối với thiết bị định tuyến biên khách hàng”. Ký hiệu QCVN 90:2015/BTTTT.

Thông tư số 19/2015/TT-BTTTT ngày 21/7/2015 của Bộ Thông tin và Truyền thông: Ban hành “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về IPv6 đối với thiết bị nút”.

Thông tư số 17/2015/TT-BTTTT ngày 30/6/2015 của Bộ Thông tin và Truyền thông: Ban hành “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng dịch vụ bưu chính công ích, dịch vụ công ích trong hoạt động phát hành báo chí”. Ký hiệu QCVN 01:2015/BTTTT.

Thông tư số 20/2015/TT-BCT ngày 22/6/2015 của Bộ Công thương: Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Mồi nổ dùng cho thuốc nổ công nghiệp. Ký hiệu QCVN 08:2015/BCT.

Thông tư số 19/2015/TT-BCT ngày 22/6/2015 của Bộ Công thương: Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thuốc nổ Amonit AD1. Ký hiệu QCVN 07:2015/BCT.

Thông tư số 18/2015/TT-BCT ngày 22/6/2015 của Bộ Công thương: Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Dây cháy chậm công nghiệp. Ký hiệu QCVN 06:2015/BCT.

Thông tư số 17/2015/TT-BCT ngày 22/6/2015 của Bộ Công thương: Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Amôni nitrat dùng để sản xuất thuốc nổ nhũ tương. Ký hiệu QCVN 05:2015/BCT.

Thông tư số 16/2015/TT-BCT ngày 22/6/2015của Bộ Công thương: Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Dây nổ chịu nước. Ký hiệu QCVN 04:2015/BCT.

Thông tư số 15/2015/TT-BCT ngày 22/6/2015 của Bộ Công thương: Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về các loại kíp nổ. Ký hiệu:

+ Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về các loại kíp nổ điện QCVN 02:2015/BCT.

+ Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về kíp nổ đốt số 8 QCVN 03:2015/BCT.

Thông tư số 14/2015/TT-BCT ngày 22/6/2015 của Bộ Công thương: Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Máy nổ mìn điện. Ký hiệu: QCVN 01:2015/BCT.

QUYẾT ĐỊNH HỦY BỎ TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành các quyết định hủy bỏ tiêu chuẩn quốc gia sau:

1. Quyết định 1735/QĐ-BKHCN ngày 09/7/2015 hủy bỏ 02 tiêu chuẩn:

TCVN 5250:2007 Cà phê rang.TCVN 5251:2007 Cà phê bột.

2. Quyết định 1866/QĐ-BKHCN ngày 22/7/2015 hủy bỏ tiêu chuẩn:

TCVN 8910:2011 Than thương phẩm - Yêu cầu kỹ thuật.

TCVN 4312:2005 Than cho sản xuất phân lân nung chảy.

Page 79: Xem bản in

CHUYÊN TRANG TBT

Soá 4/2015 79

QUYẾT ĐỊNH CÔNG BỐ TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành các quyết định công bố các tiêu chuẩn quốc gia sau:1. Quyết định số 1836/QĐ-BKHCN ngày 09/7/2015 công bố 05 Tiêu chuẩn quốc gia sau:TCVN 5250:2015 Cà phê rangTCVN 5251:2015 Cà phê bột

TCVN 10705:2015 Cà phê nhân - Quy trình hiệu chuẩn máy đo độ ẩm - Phương pháp thông dụng ISO 24115:201

TCVN 10706:2015 Cà phê rang - Xác định độ ẩm bằng tủ sấy chân không.TCVN 108221:2015 Cà phê bột - Xác định độ mịn.

2. Quyết định số 1737/QĐ-BKHCN ngày 09/7/2015 công bố 06 Tiêu chuẩn quốc gia sau:

TCVN 6507-6:2015ISO 6887-6:2013

Vi sinh vật trong thực phẩm và thức ăn chăn nuôi - Chuẩn bị mẫu thử, huyền phù ban đầu và dung dịch pha loãng thập phân để kiểm tra vi sinh vật. Phần 6: Các nguyên tắc cụ thể để chuẩn bị mẫu được lấy từ giai đoạn sản xuất ban đầu.

TCVN 10780-2:2015ISO/TS 6579-2:2012

Vi sinh vật trong thực phẩm và thức ăn chăn nuôi - Phương pháp phát hiện, định lượng và xác định kiểm huyết thanh của Salmonella- Phần 2: Định lượng bằng kỹ thuật số đếm có xác suất lớn nhất được thu nhỏ.

TCVN 10781:2015ISO/TS 13136:2012

Vi sinh vật trong thực phẩm và thức ăn chăn nuôi - Phương pháp phát hiện vi sinh vật gây bệnh trong thực phẩm bằng phản ứng chuỗi polymerase (PCR) thời gian thực - phát hiện Escherichia coli sinh độc tố Shiga (STEC) và xác định các nhóm huyết thanh O157, O111, O26, O103 và O145

TCVN 10782:2015ISO 13307:2013

Vi sinh vật trong thực phẩm và thức ăn chăn nuôi - Giai đoạn sản xuất ban đầu - Kỹ thuật lấy mẫu.

TCVN 10783-1:2015ISO/TS 15216-1:2013

Vi sinh vật trong thực phẩm và thức ăn chăn nuôi - Xác định virut viêm gan A và noro-virus trong thực phẩm sử dụng phản ứng chuỗi polymerase phiên mã ngược thời gian thực - Phần 1: Phương pháp định lượng.

TCVN 10783-2:2015ISO/TS 15216-2:2013

Vi sinh vật trong thực phẩm và thức ăn chăn nuôi - Xác định virus viêm gan A và noro-virus trong thực phẩm sử dụng phản ứng chuỗi polymerase phiên mã ngược thời gian thực - Phần 2: Phương pháp phát hiện định tính.

3. Quyết định số 1738/QĐ-BKHCN ngày 09/7/2015 công bố 11 Tiêu chuẩn quốc gia sau:TCVN 10707:2015ISO 17932:2011

Dầu cọ - Xác định sự suy giảm chỉ số tẩy trắng (DOBI) và hàm lượng caroten.

TCVN 10708:2015ISO 12871:2010

Dầu ô liu và dầu bã ôliu - Xác định hàm lượng các alcol béo bằng sắc ký khí mao quản.

TCVN 10709:2015ISO 12871:2010

Dầu ô liu và dầu bã ôliu - Xác định hàm lượng 2 - glyceryl monopalmitate.

TCVN 10710:2015ISO 12873:2010

Dầu ô liu và dầu bã ôliu - Xác định hàm lượng sáp bằng sắc ký khí mao quản.

TCVN 10711:2015ISO 28198:2009

Dầu, mỡ thực vật - Xác định hàm lượng chất không tan trong toluen.

Page 80: Xem bản in

TCVN 10712:2015ISO 28198:2009

Dầu, mỡ thực vật - Xác định sản phẩm phân hủy của chlorophyll a và a’ (các pheophytin a, a’ và các pyropheophytin).

TCVN 10713:2:2015ISO 15788-2:2003

Dầu mỡ động vật và thực vật - Xác định các stigmastadiene trong dầu thực - Phần 1: Phương pháp sắc kí khí cột mao quản (phương pháp chuẩn).

TCVN 10713:2015ISO 15788-2:2003

Dầu mỡ động vật và thực vật - Xác định các stigmastadiene trong dầu thực - Phần 2: Phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao (HOLC).

TCVN 10714:2015ISO 11053:2009

Dầu, mỡ thực vật - Xác định đương lượng bơ cacao trong socola sữa.

TCVN 10715-1:2015ISO 23275-1:2006

Dầu mỡ động vật và thực vật. Xác định đương lượng bơ cacao trong socola thông dụng- Phần 1: Xác định sự có mặt đương lượng bơ cacao.

TCVN 10715-2:2015ISO 23275-2:2006

Dầu mỡ động vật và thực vật - Xác định đương lượng bơ cacao trong socola thông dụng - Phần 2: Định lượng đương lượng bơ cacao.

4. Quyết định số 1867/QĐ-BKHCN ngày 22/7/2015 công bố 01 Tiêu chuẩn quốc giaTCVN 8910:2015 Than thương phẩm - Yêu cầu kỹ thuật

DANH MỤC THÔNG BÁO CỦA CÁC NƯỚC THÀNH VIÊN WTO NHẬN TRONG THÁNG 7-9

Nước thông báo Số lượng TB Vấn đề thông báo

Ai Cập 12

Nước giải khát; vật liệu xây dựng. Gạch lỗ; các chất gây ô nhiễm trong thực phẩm; dầu ăn và các chất béo có thể ăn được; chất tẩy rửa tổng hợp dạng lỏng cho nhà bếp và đồ ăn; các sản phẩm sữa; đồ uống không cồn; bút chì và bút chì màu; xà phòng với chất tẩy rửa dung cho mục đích gia dụng.

Albania 2 Các hóa chất tổng hợp; hợp chất hữu cơ dễ bay hơi.

Ả rập Saudi 3 Siêu phosphate đơn; vitamin và khoáng chất được phép sử dụng trong thực phẩm; xúc xích thịt gia cầm hun khói hoặc không hun khói đông lạnh.

Ấn Độ 2

Dầu ăn thực vật/chất béo thực vật có thể ăn được; IS 5522 tấm thép không gỉ và bộ đồ dùng gia dụng; tấm thép không gỉ với lượng niken austenitic và bộ đồ dùng dụng cụ cho nhà bếp. Thông số kỹ thuật; IS 6911 dải, bọc thép không gỉ, - Thông số kỹ thuật.

Argentina 2 Đồ thực phẩm; các chất hóa học.

Tiểu Vương quốc Ả rập 5Việc sử dụng các nguyên liệu độc hại trong các thiết bị điện và điện tử; các đồ uống nói chung; mỹ phẩm, đồ dùng gia dụng; thực phẩm cho trẻ; thiết bị dùng cho trẻ nhỏ.

Brazil 12

Sản phẩm cấy ghép được sử dụng trong các quy trình thay đổi sắc tố da; mật ong tự nhiên; đệm và chiếu làm từ bọt tổng hợp polyurethane linh động; khoai tây; lắp đặt bánh xe và lốp rời; ghi nhãn thực phẩm bao gói sẵn; xăm lốp; ngũ cốc; chế biến đồ uống và đồ ăn tráng miệng; phụ tùng và phụ kiện xe đạp; bình ti và núm vú giả cho trẻ em; bình chữa cháy dạng bột.

80Soá 4/2015

CHUYÊN TRANG TBT

Page 81: Xem bản in

Canada 15

Quy định về các tác nhân gây bệnh cho người và quy định về độc tố; Axit Barbituric Naloxegol và muối Naloxegol, Methylnaltrexone và muối Methulnaltrexone, các muối của Naloxone, Naltrexone; các muối của 14 chất sau: Apomorphine, cyrenorphinr, narcotine, papaverine; 2C-pheneth-ylamines và các muối của phenethylamine, các dẫn xuất, đồng phân và các muối của các dẫn xuất và các chất đồng phân (ICS: 11.120); phương tiện cơ giới đường bộ; thiết bị y tế; AH-7921, các muối của AH-7921, đồng phân và các muối của đồng phân. MT-45, các muối, dẫn xuất và đồng phân của MT-45. Các chất tương tự và các muối của các dẫn xuất, đồng phân của các chất tương tự (ICS: 11.120); Giường cũi, nôi; truyền thông vô tuyến; sản phẩm thuốc lá; thực phẩm dùng cho người; các sản phẩm thuốc lá có hương vị; sản xuất thuốc theo đơn; truyền thông vô tuyến.

Colombia 2 Nhiên liệu Ethanol biến tính dạng khan và nhiên liệu Ethanol dạng khan; thuốc sinh học.

Costa Rica 4 Vật liệu xât dựng; thực phẩm bổ sung dùng cho ăn kiêng; gạo; bổ sung vita-min A trong đường trắng.

Cộng hòa Czech 4 Thiết bị đo lường - phụ lục; thiết bị đo lường.

Đài Loan 5 Máy nhiệt lỏng; thực phẩm y tế; tạp phẩm; xăm lốp ô tô.

Ecuador 3 Xe buýt nội thành và xe buýt liên tỉnh; loa; thiết bị in và thiết bị số hóa.

EU 10

Giường, cũi và nôi trẻ em; bộ dò nhiệt trong các thiết bị báo cháy; lò vi sóng; bộ dò khói trong các thiết bị báo cháy; cơ cấu bẻ ghi áp thấp và kiểm soát bộ truyền động; thiết bị nấu nướng gia dụng bằng điện; dầu - khí; bình nước nóng; dầu thực vật.

Jamaica 4 Khoáng sản; Bảo trì/vật liệu xây dựng.Italya 1 Các thiết bị cơ điện trong thẩm mỹ viện.

Hàn Quốc 8 Các chất hóa học; các mô của con người; các thiết bị thú y; thuốc thú y; thiết bị điện; thiết bị IPTV; mỹ phẩm.

Hoa Kỳ 42

Đèn huỳnh quang; chất phi hữu cơ dùng trong nông nghiệp; thiết bị không dây; pin sạc; điều hòa nhiệt độ nóng và lạnh; Trichloroethylene; rượu chưng cất, rượu vang, bia, thuốc lá, thuốc lá đã qua xử lý giấy quấn thuốc lá và tẩu; máy đun nước; quy trình thử nghiệm đối với máy giặt; máy hút ẩm; máy bán hàng tự động; tiết kiệm năng lượng; khí thải xe cơ giới; bồn tắm cho trẻ sơ sinh. Thiết bị cho trẻ em; gia cầm. Thịt, sản phẩm từ thịt các sản phẩm khác từ động vật; Nho khô. Trái cây. Rau quả; Quy trình thử nghiệm đối với máy giặt; điều hòa không khí và bơm nhiệt thiết bị đầu cuối bao gói sẵn - phụ lục; hydrofluorocarbons - phụ lục; thiết bị nước nóng, điều hòa không khí, thiết bị sưởi thương mại; thiết bị Fluoroscopic; thiết bị phân chia chương trình hình ảnh đa kênh; hóa chất; thực phẩm; đèn đi ôt phát sáng; Polychlorinated biphenyls; các sản phẩm nấu nướng thông thường; bình nước nóng gia dụng và thương mại - bản hiệu đính; các sản phẩm sinh học thú y; hóa chất cụ thể; ghế tự cho trẻ em; van vòi tráng sơ bộ; thiết bị phân chia chương trình hình ảnh đa kênh; van xả trong hệ thống phân chia khí ga; điều hòa không khí đầu cuối và bơm nhiệt đầu cuối bao gói sẵn; các hóa chất nhất định; máy dò rối loạn nội tiết; phụ gia nước uống và thức ăn cho động vật; thuốc lá và nicotine dạng lỏng; phát thải từ máy bay.

Soá 4/2015 81

CHUYÊN TRANG TBT

Page 82: Xem bản in

Hồng Kông 1 Dầu ăn và dầu ăn đã qua sử dụng.

Georgia 2 Phòng vệ chống cháy, nổ; chất thải và nơi tập kết rác.

Kenya 4 Hóa chất dùng để xử lý nước; các chất tẩy và khử trùng; bưu kiện bằng nhựa; bình ti cho trẻ em.

Kuwait 3 Chất béo trans; ghi nhãn thực phẩm bao gói sẵn; các vật dụng phòng tắm.

Mexico 1 Thuyền đánh cá.

Nam Phi 2 Hoa quả và sản phẩm từ hoa quả (ICS: 67.080.10); trứng chim tươi đã qua nấu chín hoặc đã qua bảo quản.

Nhật Bản 6

Đồ uống có cồn; Naphthalene và gốm sứ chịu lửa; sản phẩm được gọi là sản phẩm bổ sung thủy ngân cụ thể với hàm lượng thủy ngân tương ứng; sản phẩm bổ sung thủy ngân sử dụng mới; các chất có khả năng gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương; thiết bị khí, dầu mỏ hóa lỏng.

Nhật Bản 2 Các chất có khả năng tác động hệ thống thần kinh trung ương.

Nga 4Đồ chơi trẻ em; nhiên liệu xăng, diesel; các sản phẩm dùng để bảo vệ công dân trong các trường hợp khẩn cấp liên quan đến tự nhiên và con người; tổ chức dân quân tự vệ.

Pháp 1 Phân bón.

Philippines 1 Tạp phẩm.

Ukraine 2 Máy rửa bát gia dụng; thuốc lá và các sản phẩm liên quan.

Uganda 9

Sơn và vecni; nhà vệ sinh hoặc khăn giấy, khăn tắm hoặc khăn ăn và các loại giấy tương tự sử dụng cho nội trợ hoặc vệ sinh, tấm lót xen-lulo và súc giấy từ sợi xenlulo, đã hoặc chưa cắt, làm nhăn, in nổi, đục lỗ, nhuộm màu bề mặt...; sản phẩm da.

Pakistan 12

Thép cấu trúc cac-bon; thùng chứa tráng thiếc dùng để đựng bơ lỏng, bơ dầu chuối, dầu ăn; kem đánh răng; xà phòng rửa tay; dầu gội đầu; chất tẩy tổng hợp; thuộc nhuộm tóc bột và dạng lỏng; phân bón ure; diamminoum phosphate; siêu phosphate đơn; siêu phosphate ba.

Qatar 6

Sữa công thức cho trẻ sơ sinh dùng với mục đích y tế đặc biệt; súp chà là; xử lý thức uống có chứa cafein; xúc xích thịt gia cầm hun khói hoặc không hun khói đông lạnh; sản phẩm bánh kẹo và bánh xốp; sữa công thức cho trẻ sơ sinh.

Singapore 1 Tạp phẩm.

Thái Lan 4 Thép tấm; thép cuộn; động cơ nén; quạt điện xoay chiều.

82Soá 4/2015

CHUYÊN TRANG TBT

Page 83: Xem bản in

Trung Quốc 40

Ô tô; Bình áp suất tĩnh; công te nơ chứa khí nén hoặc khí gas lỏng, bằng sắt hoặc thép. (HS: 7311); Thiết bị lưu trữ chất lỏng (ICS: 23,020); phân bón - superphosphate đơn; Ammonium nitrate; An-hydrous ammonia hóa lỏng; các thiết bị làm bằng gỗ; các sản phẩm nội thất phòng ngủ; sofa; cưa máy; các thiết bị chữa cháy điều khiển bằng tay; phụ gia thức ăn động vật - DL-A-tocopheryl acetate; phụ gia thức ăn động vật.

Thụy sĩ 1 Thiết bị radio và thiết bị đầu cuối viễn thông.

Thổ Nhĩ Kỳ 2 Thực phẩm bổ sung; phụ gia thức ăn gia súc.

Uganda 3 Sơn và vecni.

HOẠT ĐỘNG TIÊU CHUẨN ĐO LƯỜNG CHẤT LƯỢNGCẢNH BÁO ĐỒ CHƠI TRẺ ĐỘC HẠI

Qua kết quả khảo sát, kiểm tra đồ chơi trẻ em “thông

minh biết kể chuyện” của Cục Quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa cho thấy hiện nay trên thị trường xuất hiện một số loại đồ chơi trẻ em “thông minh” là dạng đồ chơi biết biết kể chuyển với nhiều hình dạng khác nhau, trên nhãn ghi “Máy kể chuyện dạng thông minh”/“Chú mèo Tom biết kể chuyện”/“Máy kể chuyện tiếng Doraemon”..., “made in China”.

Loại đồ chơi trẻ em này không được chứng nhận hợp quy hoặc giả mạo chứng nhận hợp quy (có gắn dấu “CR-ABC” nhưng thực chất là giả mạo chứng nhận hợp quy). Loại đồ chơi trẻ em này khi bật chức năng kể chuyện phát ra ngôn ngữ không phù hợp với giáo dục trẻ em (nói bậy, ngôn ngữ kích động bạo lực...).

Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Quảng Trị cảnh báo người tiêu dùng không mua và sử dụng loại đồ chơi trẻ em này./.

Văn phòng TBT Quảng Trị

Soá 4/2015 83

CHUYÊN TRANG TBT

Đồ chơi trẻ em có xuất xứ từ Trung Quốc. Ảnh: Tư liệu

Page 84: Xem bản in

GIỚI THIỆU VĂN BẢN MỚI VỀ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

VĂN BẢN MỚI VỀ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

84Soá 4/2015

Thông tư số 15/2015/TT-BKHCN: Quy định về đo lường, chất lượng trong kinh doanh xăng dầu

Ngày 25/8/2015, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành Thông tư số 15/2015/TT-BKHCN quy định về đo lường, chất lượng trong kinh doanh xăng dầu (gọi tắt là Thông tứ số 15)

Thông tư số 15 gồm 05 chương, 31 điều quy định về đo lường, chất lượng trong kinh doanh xăng dầu và trình tự, thủ tục đăng ký cơ sở pha chế xăng dầu tại Việt Nam. Theo đó, hai nội dung chính Thông tư sẽ quy định cụ thể hai vấn đề về đo lường và chất lượng.

Tại Điều 5 và Điều 6, Thông tư quy định hai nội dung liên quan đến đo lường trong kinh doanh xăng dầu là hoạt động nhập khẩu, sản xuất, pha chế, phân phối, tồn trữ, vận chuyển xăng dầu và hoạt động bán lẻ xăng dầu.

Từ Điều 7 đến Điều 23, Thông tư quy định rõ các nội dung liên quan đến quản lý chất lượng xăng dầu như:

- Lấy mẫu, niêm phong mẫu, lưu mẫu và thử nghiệm mẫu khi vận chuyển hoặc giao nhận xăng dầu;

- Quản lý chất lượng xăng dầu nhập khẩu;- Quản lý chất lượng xăng dầu sản xuất, pha chế

trong nước;- Quản lý chất lượng xăng dầu tại thương nhân

phân phối, tổng đại lý;- Quản lý chất lượng xăng dầu tại đại lý, thương

nhân nhận quyền bán lẻ và cửa hàng bán lẻ xăng dầu;- Quản lý chất lượng xăng dầu trong kinh doanh

dịch vụ vận chuyển xăng dầu;- Quản lý chất lượng xăng dầu xuất khẩu.Bên cạnh đó, trách nhiệm của thương nhân kinh

doanh xăng dầu, trách nhiệm của tổ chức kiểm định phương tiện đo, trách nhiệm của cơ sở sản xuất, nhập khẩu, cung cấp phương tiện đo, trách nhiệm của các cơ quan chức năng cũng được quy định rõ ràng từ Điều 24 đến Điều 29.

Sở Khoa học và Công nghệ các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là cơ quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh triển khai thực hiện các quy định tại

Thông tư này trên địa bàn địa phương.Thông tư số 15/2015/TT-BKHCN có hiệu lực

thi hành kể từ ngày 01/4/2016, thay thế Thông tư số 11/2010/TT-BKHCN ngày 30/7/2010 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về quản lý về đo lường, chất lượng trong kinh doanh xăng dầu./.

Thông tư số 14/2015/TT-BKHCN: Hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành khoa học và công nghệ

Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành Hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành khoa học và công nghệ tại Thông tư số 14/2015/TT-BKHCN ngày 19/8/2015 (gọi tắt là Thông tư số 14).

Hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành khoa học và công nghệ (KH&CN) là tập hợp những chỉ tiêu thống kê phản ánh tình hình KH&CN chủ yếu của đất nước, phục vụ đánh giá, dự báo tình hình, hoạch định chiến lược, chính sách, xây dựng kế hoạch phát triển KH&CN từng thời kỳ; đáp ứng nhu cầu thông tin thống kê về KH&CN của các tổ chức, cá nhân.

Theo quy định của Thông tư số 14, Hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành KH&CN gồm 11 nhóm, 106 chỉ tiêu:

1. Cơ sở hạ tầng cho KH&CN.2. Nhân lực trong ngành KH&CN.3. Tài chính cho KH&CN.4. Hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển

công nghệ.5. Hợp tác quốc tế trong KH&CN.6. Hoạt động và năng lực đổi mới sáng tạo, chuyển

giao công nghệ.7. Sở hữu trí tuệ.8. Công bố KH&CN.9. Tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng.10. Năng lượng nguyên tử, an toàn bức xạ và hạt

nhân.11. Thanh tra KH&CN.Chi tiết các chỉ tiêu, trách nhiệm của đơn vị chủ trì

và đơn vị phối hợp trong việc thu thập, tổng hợp thông tin thống kê được quy định rõ tại Phụ lục ban hành

Page 85: Xem bản in

VĂN BẢN MỚI VỀ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

Soá 4/2015 85

kèm theo Thông tư số 14.Thông tư số 14/2015/TT-BKHCN có hiệu lực thi

hành kể từ ngày 06/10/2015, thay thế Thông tư số 05/2009/TT-BKHCN ngày 30/3/2009 của Bộ trưởng Bộ KH&CN về việc quy định Hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành KH&CN./.

Quyết định số 1035/QĐ-TTg: Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam 15/3

Ngày 10/7/2015, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1035/QĐ-TTg (gọi tắt là Quyết định) về Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam. Theo đó, lấy ngày 15/3 hàng năm là Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam.

Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam sẽ được tổ chức vào ngày 15/3 hàng năm nhằm khẳng định vai trò, vị trí, tầm quan trọng của công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng với sự phát triển ổn định, bền vững của xã hội và đất nước.

Đồng thời, tuyên truyền, phổ biến pháp luật và các chính sách về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; góp phần xây dựng môi trường tiêu dùng lành mạnh, giữ ổn định và tạo động lực phát triển, đổi mới, sáng tạo cho nền kinh tế đất nước.

Để tổ chức Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ giao cho Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng kế hoạch để triển khai và thực hiện cụ thể nhưng phải bảo đảm thiết thực, hiệu quả và tiết kiệm. Không chỉ các cơ quan quản lý nhà nước mà các tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, các tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ và người tiêu dùng cũng phải tích cực, chủ động tổ chức và tham gia các sự kiện hưởng ứng Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam hàng năm.

Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký./.

Quyết định số 37/2015/QĐ-TTg: Điều kiện thành lập Quỹ phát triển khoa học và công nghệ

Ngày 08/9/2015, Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Quyết định quy định điều kiện thành lập Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tại Quyết định số 37/2015/QĐ-TTg (gọi tắt là Quyết định số 37).

Theo Quyết định số 37, Quỹ phát triển khoa học và công nghệ (KH&CN) được thành lập phải đáp ứng

các điều kiện về nhân lực, về cơ sở vật chất kỹ thuật, về vốn, nguồn vốn và cơ cấu nguồn vốn, cụ thể:

- Tại Điều 3 quy định về điều kiện nhân sự, thì số lượng nhân sự của Quỹ được bố trí theo điều kiện thực tế và không làm tăng tổng số biên chế hiện có, các nhân sự có thể chuyên trách hoặc kiêm nhiệm, riêng Kế toán trưởng thì phải là nhân sự chuyên trách. Đồng thời, trình độ của người được bố trí vào tổ chức bộ máy phải phù hợp với vị trí việc làm, đối với Giám đốc điều hành Quỹ có trình độ đại học trở lên và có tối thiểu 05 năm kinh nghiệm về công tác quản lý KH&CN, đối với Kế toán trưởng phải đáp ứng các tiêu chuẩn bổ nhiệm theo quy định của pháp luật và có tối thiểu 05 năm kinh nghiệm về công tác kế toán.

- Tại Điều 4 quy định về cơ sở vật chất kỹ thuật: Trụ sở, trang thiết bị và phương tiện làm việc của Quỹ được bố trí trong khuôn khổ vật chất kỹ thuật hiện có. Điều kiện, tiêu chuẩn, định mức cụ thể thực hiện theo quy định pháp luật và không làm tăng chi phí quản lý.

- Tại Điều 5 quy định về vốn, nguồn vốn và cơ cấu nguồn vốn: Vốn điều lệ của Quỹ bao gồm kinh phí từ ngân sách nhà nước và kinh phí hỗ trợ, đóng góp từ bên ngoài; vốn tối thiểu là 05 tỷ đồng tại thời điểm thành lập, trong đó nguồn vốn ngoài ngân sách là 10%. Nguồn vốn của Quỹ bao gồm các nguồn từ:

+ Ngân sách nhà nước cấp lần đầu;+ Vốn bổ sung để thực hiện nhiệm vụ KH&CN

hàng năm được phân bổ từ dự toán chi sự nghiệp KH&CN;

+ Các nguồn thu từ kết quả hoạt động của Quỹ;+ Kinh phí đóng góp từ Quỹ phát triển KH&CN

của doanh nghiệp nhà nước trực thuộc;+ Các nguồn nhận ủy thác;+ Khả năng huy động các nguồn vốn ngoài ngân

sách nhà nước hợp pháp.Quyết định số 37 có hiệu lực thi hành kể từ

ngày 25/10/2015 kể từ ngày Quyết định này có hiệu lực. Trường hợp nếu Quỹ đã được thành lập trước nhưng chưa đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại Điều 3 và Điều 4, thì phải điều chỉnh theo các điều kiện trên trong 01 năm và chưa thỏa điều kiện quy định tại Điều 5 thì điều chỉnh trong 03 năm./.

* Xem toàn văn nội dung các văn bản nêu trên tại website Sở KH&CN Quảng Tri: http://dostquangtri.gov.

Trần Phượng

Page 86: Xem bản in

86Soá 4/2015

TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRONG TỈNH

CÔNG BỐ QUYẾT ĐỊNH ĐIỀU ĐỘNG VÀ BỔ NHIỆM GIÁM ĐỐC SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG

NGHỆ QUẢNG TRỊ

Thực hiện Quyết định số 1889/QĐ-UBND ngày 07/9/2015 của Chủ tịch UBND tỉnh

Quảng Trị, ngày 17/09/2015, Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Quảng Trị đã tổ chức buổi lễ công bố quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh về điều động và bổ nhiệm Giám đốc Sở KH&CN đối với đồng chí Trần Ngọc Lân, Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Gio Linh. Đến dự có đồng chí Nguyễn Đức Chính, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo Sở Nội vụ, Văn phòng UBND tỉnh.

Tại buổi lễ, đồng chí Hồ Ngọc An, Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Nội vụ thừa ủy quyền của Chủ tịch UBND tỉnh công bố Quyết định 1889/QĐ-UBND ngày 07/9/2015 của Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị về điều động và bổ nhiệm đồng chí Trần Ngọc Lân, Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Gio Linh đến công tác tại Sở KH&CN Quảng Trị và bổ nhiệm giữ chức vụ Giám đốc Sở. Thời hạn bổ nhiệm 5 năm kể từ ngày Quyết định có hiệu lực 16/9/2015.

Sau khi trao quyết định điều động và bổ nhiệm

cho đồng chí Trần Ngọc Lân, đồng chí Nguyễn Đức Chính, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND đã phát biểu chúc mừng và giao nhiệm vụ cho đồng chí Trần Ngọc Lân. Đồng chí Nguyễn Đức Chính khẳng định: Những đóng góp của Sở KH&CN Quảng Trị trong thời gian qua đã góp phần tích cực trong việc thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhà; đồng chí đề nghị đồng chí Trần Ngọc Lân trên cương vị mới sẽ phát huy tốt tinh thần trách nhiệm, nỗ lực, đoàn kết với tập thể Sở KH&CN, tiếp tục xây dựng ngành khoa học vững mạnh, đóng góp tích cực vào sự phát triển chung của tỉnh.

Phát biểu nhận nhiệm vụ, đồng chí Trần Ngọc Lân bày tỏ vinh dự khi nhận Quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh. Đồng chí hứa sẽ nỗ lực hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao, phát huy thành quả đã có, khắc phục những khó khăn, tồn tại; đồng chí mong muốn sẽ tiếp tục nhận được sự quan tâm, hỗ trợ từ các cấp lãnh đạo, các ban, ngành và đồng nghiệp để hoàn thành tốt nhiệm vụ trong cương vị mới, đưa sự nghiệp KH&CN tỉnh Quảng Trị ngày càng phát triển./.

Tin, ảnh: Hải Yến

TRAO GIẢI CUỘC THI SÁNG TẠO TRẺ QUẢNG TRỊ LẦN THỨ IV NĂM 2015

Ngày 29/9/2015, Ban chỉ đạo Cuộc thi Sáng tạo trẻ Quảng Trị đã tổ chức buổi lễ tổng

kết và trao giải cuộc thi “Sáng tạo trẻ Quảng Trị” lần thứ IV năm 2015. Đồng chí Nguyễn Quân Chính, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã đến dự.

Sau gần 5 tháng phát động đã có 700 tác giả và nhóm tác giả thuộc 7 huyện, thị, thành phố tham gia dự thi cuộc thi “Sáng tạo trẻ” cấp huyện với trên 600 sản phẩm thuộc 5 lĩnh vực.

Tại buổi lễ, Ban tổ chức đã trao giải cho 20 sản phẩm tiêu biểu nhất cho các tác giả và nhóm tác giả gồm: Giải nhất cho em Nguyễn Văn Huy, Trường THPT Lê Lợi với tác phẩm “Thắt lưng báo động khi người già bị ngã”; 3 giải nhì cho nhóm học sinh Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn với tác phẩm

Đồng chí Nguyễn Đức Chính, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh trao quyết định điều động và

bổ nhiệm Giám đốc Sở KH&CN cho đồng chí Trần Ngọc Lân

TIN TỨC

Page 87: Xem bản in

Soá 4/2015 87

“Bộ Flash Card để học tiếng Anh lớp 10 thí điểm”, Trường THPT Vĩnh Định (huyện Triệu Phong) với tác phẩm “Bộ thí nghiệm điện trở bán dẫn phụ thuộc vào nhiệt độ và ánh sáng”, Trường THPT Cam Lộ với tác phẩm “Nghiên cứu đề xuất quy trình sản xuất bộ Matcha chè vằng tại huyện Cam Lộ, Quảng Trị”; 6 giải ba và 10 giải khuyến khích../.

Nguồn: Quangtri.gov.vn

KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ QUẢNG TRỊ ĐỒNG HÀNH CÙNG HỘI CHỢ CÔNG NGHỆ

VÀ THIẾT BỊ QUỐC TẾ VIỆT NAM 2015

Từ ngày 01/10 – 4/10/2015 tại Hà Nội, Bộ KH&CN, Ủy ban KH&CN ASEAN, UBND TP. Hà Nội, UBND TP.HCM, Hiệp hội hàng Việt Nam chất lượng cao phối hợp tổ chức Hội chợ Công nghệ và thiết bị quốc tế Việt Nam 2015 (Techmart VietNam 2015). Đây là sự kiện lớn nhất năm của ngành KH&CN đưa lại nhiều cơ hội hợp tác giữa nhà khoa học, tổ chức nghiên cứu lẫn doanh nghiệp và người dân nhằm đưa kết quả nghiên cứu ứng dụng vào thực tiễn sản xuất và đời sống.

Với phương châm “Liên kết cùng hội nhập và phát triển bền vững”, Techmart Vietnam 2015 thu hút hơn 750 đơn vị tham gia với 600 gian hàng. Trong đó có hơn 500 doanh nghiệp, 110 đơn vị uy tín, 22 trường đại học hàng đầu về công nghệ, 32 Sở Khoa

học và Công nghệ, 57 nhà sáng chế không chuyên và các sản phẩm khoa học, công nghệ đến từ nhiều quốc gia trên thế giới như Nga, Nhật Bản, Đài Loan và Lào. Sản phẩm tham gia có giá trị khoa học cao, thuộc các lĩnh vực cơ khí chế tạo máy, nông lâm, chế biến thực phẩm, điện, điện tử, tự động hóa, hóa chất…

Tỉnh Quảng Trị tham gia 03 gian hàng giới thiệu các công nghệ và thiết bị về Sản xuất, Chế biến nông - lâm sản, thực phẩm, Công nghệ phục vụ nông nghiệp công nghệ cao, khai thác, chế biến khoáng sản, cơ khí - chế tạo máy, công nghệ thông tin - Viễn thông,...Với các thiết bị công nghệ để trưng bày, chào bán tiêu biểu gồm: Máy cắt đa năng (Măng + Gừng + Sắn), Máy đánh vảy cá, Máy xay tinh bột nghệ;... Phần mềm: Kế toán HTX Nông nghiệp, Cổng ISO điện tử, ... Các sản phẩm là thương hiệu nổi tiếng của địa phương mang đặc trưng riêng của vùng miền như: Nhãn hiệu tập thể cà phê chè “Khe Sanh”, Chỉ dẫn địa lý tiêu “Quảng Trị”, Gạo lứt, Tinh bột sắn, Trầm hương...

Tham gia Techmart Vietnam 2015 không chỉ là cơ hội cho ngành KHCN Quảng Trị giới thiệu sản phẩm tiêu biểu, các công nghệ và thiết bị nghiên cứu, tự sáng chế mà còn là cơ hội để học hỏi, giao dịch KHCN nhằm thúc đẩy chuyển giao, ứng dụng kết quả nghiên cứu KHCN vào sản xuất, kinh doanh, đời sống thiết thực và hiệu quả, góp phần đẩy nhanh tăng trưởng kinh tế của tỉnh./.

Hải Yến

Gian hàng KH&CN Quảng Trị tại Techmart Vietnam 2015. Ảnh: Sỹ Tiến

TIN TỨC

Đồng chí Nguyễn Quân Chính, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo cuộc thi Sáng tạo trẻ Quảng Trị, trao cúp và giấy chứng nhận cho em Nguyễn Văn Huy, đạt giải

Nhất cuộc thi. Ảnh: Internet

Page 88: Xem bản in

88Soá 4/2015

TIN TỨC

GẦN 400 TÁC PHẨM THAM DỰ GIẢI THƯỞNG BÁO CHÍ VỀ KH&CN

TRONG 3 QUÝ

Đây là số lượng các tác phẩm tham dự Giải thưởng báo chí về KH&CN (GTBC

KH&CN) năm 2015 tính trong 3 Quý đầu năm. Nhìn chung các tác phẩm báo chí viết về KH&CN tăng về số lượng, phong phú về thể loại, bám sát định hướng truyền thông, chính sách pháp luật và nhiệm vụ KH&CN năm 2015.

Theo đó, các tác phẩm báo chí dự thi GTBC KH&CN 2015 phân chia theo các nhóm nội dung như : Cơ chế chính sách KH&CN, chiếm 26 %; Tôn vinh các nhà khoa học, chiếm 16 %; Thành tựu và ứng dụng KHCN vào cuộc sống, chiếm 40,73 % va một số lĩnh vực KH&CN khác, chiếm 16,97 %.

Năm nay, GTBC KH&CN 2015 vẫn được tổ chức chấm với 2 Hội đồng Sơ tuyển phía Bắc và phía Nam.

Nhà báo Nguyễn Quốc Thắng, Phó Tổng biên tập Báo Đại biểu Nhân dân, Chủ tịch Hội đồng Sơ tuyển GTBC KH&CN năm 2015 khu vực phía Bắc cho biết: Tính đến thời điểm này, nhìn chung các tác phẩm bước đầu mang lại sự lan tỏa và quan tâm trong đời sống xã hội. Tuy nhiên chưa có nhiều tác phẩm có bước đột phá mới, chủ yêu vần là bài phản ảnh; chưa thực sự có sự đầu tư chiều sâu tham dự giải thưởng và chưa có tác phẩm phản ảnh sử thay đổi mạnh mẽ trong lĩnh vực KH& CN trên một số lĩnh vực…

Qua công tác chấm 4 mùa Giải thưởng đã qua, Hội đồng Sơ tuyển nhận thấy, các dạng bài phản ánh, ghi chép hội nghị hội thảo không được đánh giá cao. Các tác phẩm đoạt giải cần có sự đầu tư của phóng viên cũng như của Tòa soạn. Đặc biệt, những nội dung cần khuyến khích đó là: truyền thông những sự kiện, hoạt động quan trọng của Bộ KH&CN, ngành KH&CN; Chính sách KHCN; Điển hình KH&CN có thể nhân rộng; Thành tựu

KH&CN…Dự kiến, cuộc họp Hội đồng Sơ tuyển lần cuối

để thảo luận, lựa chọn các tác phẩm trình Hội đồng Chung tuyển sẽ diễn ra vào giữa tháng 12. Hội đồng Chung tuyển sẽ làm việc ngay sau đó. Lễ trao giải sẽ diễn ra vào giữa tháng 1/2016.

Theo truyenthongkhoahoc.vn

PHÁT HIỆN NHIỀU LOÀI THỰC VẬT MỚI TẠI HÒN BÀ, KHÁNH HÒA

Các loài thực vật mới này đều phát hiện ở độ cao từ 1.000m trở lên trong Khu bảo tồn

thiên nhiên Hòn Bà, thuộc tỉnh Khánh Hòa.Các chương trình hợp tác giữa Viện Sinh học

nhiệt đới (thuộc Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam) với một số cơ quan khoa học quốc tế về nghiên cứu đa dạng sinh học tại Việt Nam đã phát hiện nhiều loài thực vật mới tại Khu bảo tồn thiên nhiên Hòn Bà, thuộc địa bàn tỉnh Khánh Hòa.

Các loài thực vật mới này đều phát hiện ở độ

Hòn Bà được bác sĩ Alexandre Yersin khám phá vào ngày 22/9/1863

TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRONG NƯỚC

Page 89: Xem bản in

Soá 4/2015 89

TIN TỨC

cao từ 1.000 m trở lên trong Khu bảo tồn.Cụ thể, trong khuôn khổ chương trình hợp tác

giữa Viện và Trung tâm bảo tồn sinh thái châu Á, thuộc Trường đại học Kyushu - Nhật Bản, các nhà khoa học đã phát hiện loài thực vật thuộc họ cà phê và đặt tên là Xú hương Yahara.

Loài này có đặc điểm cây bụi, cao 1-1,5 m, cành không lông, lá hình xoan ngọn giáo đến xoan bầu dục; cụm hoa mọc ở nách lá, hoa không cuống, đài hình chuông và có màu đỏ thẫm, quả hình trứng và có màu nâu đỏ khi chín.

Hai loài thực vật mới thuộc họ gừng cũng đã được phát hiện tại Hòn Bà, là kết quả hợp tác giữa Viện với Vườn thực vật Praha - Cộng hòa Czech, lần lượt được đặt tên Zingiber discolor và Zingiber yersinii.

Loài Zingiber discolor được tìm thấy khá phổ biến ở độ cao trên 1.000 m, với đặc điểm hình thái khá đặc biệt so với các loài gừng khác đã được ghi nhận ở Việt Nam bởi mặt dưới lá có màu tím thẫm và bóng.

Loài Zingiber yersinii có đặc điểm nhánh mang lá dài đến 0,8 m, rũ xuống ở ngọn; lá hình elip hẹp, hơi quăn, mặt trên màu xanh sáng, mặt dưới sáng hơn.

Ngoài ra, tại Hòn Bà, các nhà khoa học còn phát hiện một loài lan mới, đặt tên là Miguelia cruenta Aver & Vuong, phát hoa có hình zích zắc, hoa màu vàng xanh, nở thành cặp đối nhau và cuống khá dài, môi hoa màu vàng nhạt và có những đường gân đỏ.

Hòn Bà được bác sĩ Alexandre Yersin khám phá vào ngày 22/9/1863. Từ năm 1915, ông đã xây dựng trại nghiên cứu tại cao độ 1.500 m, nơi đây đã thực hiện nhiều chương trình thực nghiệm, gây trồng và sử dụng các loài cây thuốc, trong số đó, có cây kí ninh được nhập từ Nam Mỹ.

Khu bảo tồn thiên nhiên Hòn Bà được UBND tỉnh Khánh Hòa thành lập vào năm 2005, đã và đang thu hút nhiều nhà khoa học đến tìm hiểu, khảo sát và tìm kiếm thêm các loài thực vật mới để bổ sung tính đa dạng thực vật cho Hòn Bà nói riêng và Việt Nam nói chung.

Khu bảo tồn thiên nhiên Hòn Bà rộng trên 2.000 ha, nằm cách thành phố Nha Trang khoảng 60 km về phía Tây Nam, gồm nhiều dãy núi liên tiếp, có độ cao tuyệt đối 1.578 m so với mức nước

biển, có khí hậu mát mẻ quanh năm.Ở Hòn Bà có khoảng 592 loài thực vật bậc cao,

thuộc 401 chi và 120 họ, trong đó có 43 loài quý hiếm được liệt kê trong Sách đỏ Việt Nam.

Hệ động vật rừng gồm 255 loài thuộc 88 họ nằm trong 4 lớp thú, chim, bò sát và ếch nhái, đặc biệt có sự hiện diện của các đàn Chà vá chân đen và Vượn bạc má.

Theo baochinhphu.vn

HỖ TRỢ ỨNG DỤNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CHO MIỀN NÚI

Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt “Chương trình hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao tiến bộ

khoa học và công nghệ thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nông thôn, miền núi, vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016 - 2025”.

Mục tiêu của Chương trình trong giai đoạn 2016 - 2020 là xây dựng được ít nhất 1.200 mô hình ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ có hiệu quả, có quy mô phù hợp với vùng sinh thái của từng địa bàn nông thôn, miền núi, vùng dân tộc thiểu số, trong đó có ít nhất 30% các mô hình thực hiện ở vùng núi, vùng dân tộc thiểu số; xây dựng được ít nhất 20% mô hình liên kết ứng dụng khoa học và công nghệ theo chuỗi giá trị hàng hóa, tạo sinh kế cho người dân; chuyển giao được ít nhất 1.500 lượt công nghệ mới, tiên

Giao diện website thông tin khoa học công nghệ phục vụ nông nghiệp nông thôn. Ảnh: Tư liệu

Page 90: Xem bản in

THƯ MỜI CỘNG TÁC ĐẶC SAN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

SỐ XUÂN BÍNH THÂN 2016Đặc san Khoa học và Công nghệ Quảng Trị số 1.2016 chào mừng Tết Nguyên Đán Bính Thân sẽ xuất

bản vào tháng 1.2016. Nội dung: Tuyên truyền các thành tựu hoạt động KH&CN năm 2015, định hướng hoạt động KH&CN tỉnh nhà năm 2016 và những năm tiếp theo. Tuyên truyền về các thành tựu KH&CN trong tỉnh, trong nước góp phần phát triển kinh tế-xã hội cũng như các thông tin khác liên quan đến hoạt động KH&CN, giới thiệu các hoạt động, thành tựu của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Trân trọng kính mời cộng tác viên tham gia gửi bài viết, hình ảnh và các thông tin liên quan đến nội dung trên.

Liên hệ gửi về địa chỉ:Đặc san Khoa học và Công nghệ204 Hùng Vương, TP. Đông Hà, Quảng TrịĐT: 053 3857 030E-Mail: [email protected]ân trọng cảm ơn!

BBT ĐẶC SAN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

90Soá 4/2015

TIN TỨC

tiến phù hợp với từng vùng miền, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nông thôn, miền núi, vùng dân tộc thiểu số trong các lĩnh vực.

Cùng với đó là đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý và tổ chức triển khai dự án, năng lực ứng dụng và chuyển giao công nghệ cho ít nhất 1.500 cán bộ quản lý và 2.500 kỹ thuật viên cơ sở ở địa phương, 80.000 lượt nông dân để có đội ngũ cán bộ kỹ thuật, quản lý thường xuyên bám sát địa bàn giúp nông dân tiếp tục mở rộng việc áp dụng các tiến bộ khoa học và công nghệ đã được chuyển giao.

Phấn đấu trong giai đoạn 2021 - 2025 có ít nhất 10 doanh nghiệp khoa học và công nghệ hoạt động chuyển giao khoa học và công nghệ phục vụ phát triển nông thôn, miền núi, vùng khó khăn, vùng dân tộc thiểu số được hình thành từ Chương trình.

Để đạt được mục tiêu trên, Chương trình sẽ ứng

dụng, chuyển giao các tiến bộ khoa học và công nghệ thông qua các mô hình cụ thể phù hợp với từng vùng nông thôn, miền núi, dân tộc thiểu số như xây dựng mô hình ứng dụng, chuyển giao các tiến bộ khoa học và công nghệ phù hợp với điều kiện thực tế, trình độ phát triển của từng vùng miền, địa phương; xây dựng mô hình sản xuất theo chuỗi giá trị, liên kết giữa người dân và doanh nghiệp trong việc ứng dụng, chuyển giao khoa học và công nghệ.

Đồng thời, Chương trình tiến hành đào tạo, bồi dưỡng, phát triển đội ngũ cán bộ phục vụ hoạt động ứng dụng, chuyển giao khoa học và công nghệ tại các vùng nông thôn, miền núi, vùng dân tộc thiểu số; xây dựng tài liệu, dữ liệu về các tiến bộ khoa học công nghệ, thực hiện các hoạt động truyền thông phổ biến kiến thức khoa học và công nghệ./.

Theo truyenthongkhoahoc.vn

Page 91: Xem bản in

TRUNG TÂM ỨNG DỤNG TIẾN BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ QUẢNG TRỊ

TRẠM NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN NẤMĐịa chỉ: Km10 Quốc lộ 9 - xã Cam Hiếu - huyện Cam Lộ - tỉnh Quảng Trị

Điện thoại: 0533 704428

HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤTCung ứng cho người dân về: *Giống nấm các loại: Linh Chi, Mộc Nhĩ, Nấm Rơm, Nấm Bào Ngư*Bịch phôi nấm các loại:* Tư vấn, tập huấn kỹ thuật nuôi trồng nấm ăn, nấm dược liệu.

* Chức năng: Nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ về khoa học, phát triển công nghệ, tư vấn, dịch vụ khoa học và công nghệ lĩnh vực nấm ăn, nấm dược liệu và một số lĩnh vực công nghệ sinh học khác.* Nhiệm vụ:1. Tổ chức nghiên cứu ứng dụng và áp dụng các thành tựu khoa học và công nghệ trong và ngoài nước vào lĩnh vực nấm ăn, nấm dược liệu;2. Tổ chức thực hiện các dự án sản xuất thử nghiệm; lựa chọn, chuyển giao, nhân rộng các kết quả của đề tài và dự án sản xuất thử nghiệm và đào tạo cán bộ kỹ thuật, hướng dẫn, tập huấn cho người dân trong việc trồng nấm nhằm nâng cao năng suất và chất lượng nấm ăn và nấm dược liệu;3. Nghiên cứu sản xuất và tổ chức lưu trữ giống gốc, giống F1, F2, F3 với một số lượng lớn, đủ cung cấp cho thị trường.4. Chuyển giao kỹ thuật trồng nấm cho nông dân, sản xuất và cung ứng đầy đủ, kịp thời, đảm bảo chất lượng các loại giống nấm, bịch nấm cho nhu cầu sản xuất của từng địa phương trong tỉnh và các tỉnh lân cận; Là đầu mối thu mua, sơ chế , chế biến và tiêu thụ sản phẩm cho các cá nhân, đơn vị trồng nấm trong tỉnh.5. Tổ chức xây dựng, lắp đặt và chế tạo thiết bị, sản xuất các sản phẩm hoặc các công trình phục vụ sản xuất và đời sống sau khi nghiên cứu thành công hoặc nhận chuyển giao công nghệ từ các tổ chức khoa học công nghệ trong và ngoài nước. Khi có điều kiện có thể mở rộng hoạt động sang các lĩnh vực công nghệ khác.6. Thực hiện các hợp đồng dịch vụ trong lĩnh vực khoa học và công nghệ phù hợp với quy định của pháp luật;7. Tư vấn, đào tạo, dịch vụ khoa học và công nghệ;8. Hợp tác khoa học và công nghệ trong và ngoài nước.9. Quản lý về công tác tổ chức, cán bộ, tài chính, tài sản… của Trạm theo quy định của pháp luật.10. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo yêu cầu của Giám đốc Sở và UBND tỉnh.

Page 92: Xem bản in

CHI CUÏC TIEÂU CHUAÅN ÑO LÖÔØNG CHAÁT LÖÔÏNG QUAÛNG TRÒ

TRUNG TÂM KỸ THUẬT TIÊU CHUẨN ĐO LƯỜNG CHẤT LƯỢNGĐịa chỉ: 43 Lê Lợi - Đông Hà - Quảng Trị

Điện thoại: 0533.523.199; 0533.858.195 - Fax: 0533.575.669

CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ Tổ chức thực hiện việc kiểm định, hiệu chuẩn về đo lường trong các lĩnh

vực và phạm vi được công nhận hoặc chỉ định; Tổ chức thực hiện việc phân tích, thử nghiệm chất lượng phục vụ yêu cầu quản lý nhà nước, hoạt động sự nghiệp khoa học và công nghệ và nhu cầu của các tổ chức, các nhân có liên quan; Tổ chức thực hiện các hoạt động giám định, chứng nhận trong các lĩnh vực và phạm vi được công nhận; hoạt động dịch vụ tư vấn, hỗ trợ kỹ thuật về an toàn bức xạ, môi trường, sở hữu trí tuệ; Phối hợp với cơ quan chức năng tham gia thực hiện việc thanh tra, kiểm tra về đo lường và chất lượng sản phẩm hàng hoá; Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng sản phẩm, hàng hoá và kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm cho các tổ chức, cá nhân có liên quan; Tổ chức nghiên cứu, áp dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng sản phẩm, hàng hoá; Tổ chức thực hiện các hoạt động dịch vụ kỹ thuật về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng sản phẩm, hàng hoá; các dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật, bảo dưỡng, kinh doanh và sửa chữa các thiết bị đo lường, thử nghiệm; thực hiện các dịch vụ khoa học và công nghệ khác theo quy định;...

* HOẠT ĐỘNG KIỂM ĐỊNH, HIỆU CHUẨN: - Được chỉ định tổ chức thực hiện kiểm định phương tiện đo trong các

lĩnh vực: Khối lượng, dung tích, độ dài, điện, áp suất, lực, nhiệt độ, an toàn bức xạ ...

* HOẠT ĐỘNG THỬ NGHIỆM:- VILAS 106: Thử nghiệm chất lượng các lĩnh vực: Điện- điện tử, thực

phẩm, thuỷ sản, phân bón, hóa chất, sinh học, môi trường, nông sản, thức ăn chăn nuôi...

- LAS-XD 81: Thử nghiệm chất lượng vật liệu xây dựng, thử nghiệm tại hiện trường, tổ chức các hoạt động thử nghiệm phục vụ thi công các công trình xây dựng...

* HOẠT ĐỘNG ĐÁNH GIÁ CHỨNG NHẬN SỰ PHÙ HỢP: Chứng nhận thiết bị điện và điện tử phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật

quốc gia do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành và quy định pháp luật hiện hành.