30
Xuất nhập khẩu đạt 424,87 tỷ USD Kết thúc năm 2017, xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam chính thức xác lập kỷ lục mới khi đạt mốc 424,87 tỷ USD. Bước vào đầu thập niên của thế kỷ 21 (năm 2001), tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam mới chỉ ở con số là hơn 30 tỷ USD. Sau 6 năm (năm 2007) tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước đã đạt con số 100 tỷ USD, sau khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO. Bốn năm sau (năm 2011) quy mô xuất nhập khẩu đã tăng gấp đôi đạt con số 200 tỷ USD. Con số 300 tỷ USD tiếp tục đạt được với khoảng thời gian tương tự sau 4 năm (năm 2015). Rút ngắn một nửa thời gian, chỉ cần 2 năm tiếp theo (năm 2017), tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đã chinh phục mức 424,87 tỷ USD.Trong đó, khối DN có vốn FDI đạt kim ngạch xuất nhập khẩu 265,85 tỷ USD, tăng 23,2% so cùng kỳ 2016, chiếm 65,6% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của cả nước. 10 SỰ KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI NỔI BẬT CỦA VIỆTNAM NĂM 2017 Diệu Linh (tổng hợp) 61 Số 57-58.2018 XÂY DỰNG & ĐÔ THỊ VẤN ĐỀ HÔM NAY Sự kiện đối ngoại quan trọng nhất năm 2017 diễn ra đầu tháng 11 với 21 lãnh đạo nền kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương nhóm họp tại Tuần lễ cấp cao APEC Đà Nẵng. Hà Nội cũng lần đầu tiên đón hai cường quốc hàng đầu thế giới Trung Quốc và Mỹ tới thăm cấp nhà nước trong hai ngày liên tiếp. Các hợp tác song phương với Mỹ trị giá 12 tỷ USD và một loạt thỏa thuận, ghi nhớ trong nhiều lĩnh vực với Trung Quốc đã được ký kết. Giữa bối cảnh Mỹ rút khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), nguy cơ chia rẽ, bảo hộ hiện hữu, Việt Nam và 10 thành viên APEC khác vẫn thông qua Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) nhằm thúc đẩy tự do thương mại. APEC Việt Nam còn trở thành nơi Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình lần đầu tiên đưa ra tầm nhìn chiến lược trong nhiệm kỳ của mình với khu vực và thế giới. “Với APEC 2017, Việt Nam không chỉ tái khẳng định chính sách hội nhập quốc tế sâu rộng, mà còn làm nổi bật tầm nhìn chiến lược về một Châu Á - Thái Bình Dương hòa bình, ổn định, năng động, tiếp tục là đầu tàu cho tăng trưởng và liên kết kinh tế khu vực cũng như toàn cầu”, tờ Independent của Anh bình luận. APEC 2017 quy tụ các cường quốc Tăng trưởng GDP đạt 6,81% Tăng trưởng GDP năm 2017 đạt 6,81% vượt mục tiêu 6,7% được đề ra trước đó. Năm 2017 là một năm đặc biệt khi lần đầu tiên sau nhiều năm chúng ta hoàn thành vượt mức 13 chỉ tiêu phát triển kinh tế-xã hội, trong đó tăng trưởng GDP đạt 6,81%, vượt mục tiêu 6,7% được đề ra trước đó và trở thành mức tăng trưởng cao nhất trong nhiều năm trở lại đây. Niềm tin, sự hứng khởi và tinh thần đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp đang lan tỏa sâu rộng trong toàn xã hội. Số doanh nghiệp thành lập mới năm nay đạt mức kỷ lục trên 126,85 nghìn doanh nghiệp với số vốn đăng ký mới và bổ sung trên 3,16 triệu tỷ đồng; đồng thời có trên 26,45 nghìn doanh nghiệp hoạt động trở lại. Khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) có đóng góp ngày càng quan trọng vào phát triển kinh tế, xã hội. Số vốn FDI đăng ký đạt mức kỷ lục, trên 35,88 tỷ USD, số vốn thực hiện đạt 17,5 tỷ USD, cao nhất trong vòng 30 năm trở lại đây.

XÃ HỘI NỔI BẬT CỦA VIỆTNAM NĂM 2017 - amc.edu.vnamc.edu.vn/images/baiviet/2018/06/Tapchi57-58 P2.pdf · Xuất nhập khẩu đạt 424,87 tỷ USD Kết thúc năm 2017,

  • Upload
    others

  • View
    3

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: XÃ HỘI NỔI BẬT CỦA VIỆTNAM NĂM 2017 - amc.edu.vnamc.edu.vn/images/baiviet/2018/06/Tapchi57-58 P2.pdf · Xuất nhập khẩu đạt 424,87 tỷ USD Kết thúc năm 2017,

Xuất nhập khẩu đạt 424,87 tỷ USD

Kết thúc năm 2017, xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam chính thức xác lập kỷ lục mới khi đạt mốc 424,87 tỷ USD.

Bước vào đầu thập niên của thế kỷ 21 (năm 2001), tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam mới chỉ ở con số là hơn 30 tỷ USD. Sau 6 năm (năm 2007) tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước đã đạt con số 100 tỷ USD, sau khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO. Bốn năm sau (năm 2011) quy mô xuất nhập khẩu đã

tăng gấp đôi đạt con số 200 tỷ USD. Con số 300 tỷ USD tiếp tục đạt được với khoảng thời gian tương tự sau 4 năm (năm 2015). Rút ngắn một nửa thời gian, chỉ cần 2 năm tiếp theo (năm 2017), tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đã chinh phục mức 424,87 tỷ USD.Trong đó, khối

DN có vốn FDI đạt kim ngạch xuất nhập khẩu 265,85 tỷ USD, tăng 23,2% so cùng kỳ 2016,

chiếm 65,6% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của cả nước.

10 SỰ KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI NỔI BẬT CỦA VIỆTNAM NĂM 2017Diệu Linh (tổng hợp)

61Số 57-58.2018 XÂY DỰNG & ĐÔ THỊ

VẤN ĐỀ HÔM NAY

Sự kiện đối ngoại quan trọng nhất năm 2017 diễn ra đầu tháng 11 với 21 lãnh đạo nền kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương nhóm họp tại Tuần lễ cấp cao APEC Đà Nẵng. Hà Nội cũng lần đầu tiên đón hai cường quốc hàng đầu thế giới Trung Quốc và Mỹ tới thăm cấp nhà nước trong hai ngày liên tiếp. Các hợp tác song phương với Mỹ trị giá 12 tỷ USD và một loạt thỏa thuận, ghi nhớ trong nhiều lĩnh vực với Trung Quốc đã được ký kết.

Giữa bối cảnh Mỹ rút khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), nguy cơ chia rẽ, bảo hộ hiện hữu, Việt Nam và 10 thành viên APEC khác vẫn thông qua Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) nhằm thúc đẩy tự do thương mại. APEC Việt Nam còn trở thành nơi Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình lần đầu tiên đưa ra tầm

nhìn chiến lược trong nhiệm kỳ của mình với khu vực và thế giới.

“Với APEC 2017, Việt Nam không chỉ tái khẳng định chính sách hội nhập quốc tế sâu rộng, mà còn làm nổi bật tầm nhìn chiến lược về một Châu Á - Thái Bình Dương hòa bình, ổn định, năng động, tiếp tục là đầu tàu cho tăng trưởng và liên kết kinh tế khu vực cũng như toàn cầu”, tờ Independent của Anh bình luận.

APEC 2017 quy tụ các cường quốc

Tăng trưởng GDP đạt 6,81%

Tăng trưởng GDP năm 2017 đạt 6,81% vượt mục tiêu 6,7% được đề ra trước đó. Năm 2017 là một năm đặc biệt khi lần đầu tiên sau nhiều năm chúng ta hoàn thành vượt mức 13 chỉ tiêu phát triển kinh tế-xã hội, trong đó tăng trưởng GDP đạt 6,81%, vượt mục tiêu 6,7% được đề ra trước đó và trở thành mức tăng trưởng cao nhất trong nhiều năm trở lại đây.

Niềm tin, sự hứng khởi và tinh thần đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp đang lan tỏa sâu rộng trong toàn xã hội. Số doanh nghiệp thành lập mới năm nay đạt mức kỷ lục trên 126,85 nghìn doanh nghiệp với số vốn đăng ký mới và bổ sung trên 3,16 triệu tỷ đồng; đồng thời có trên 26,45 nghìn doanh nghiệp hoạt động trở lại.

Khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) có đóng góp ngày càng quan trọng vào phát triển kinh tế, xã hội. Số vốn FDI đăng ký đạt mức kỷ lục, trên 35,88 tỷ USD, số vốn thực hiện đạt 17,5 tỷ USD, cao nhất trong vòng 30 năm trở lại đây.

Page 2: XÃ HỘI NỔI BẬT CỦA VIỆTNAM NĂM 2017 - amc.edu.vnamc.edu.vn/images/baiviet/2018/06/Tapchi57-58 P2.pdf · Xuất nhập khẩu đạt 424,87 tỷ USD Kết thúc năm 2017,

62 HỌC VIỆN CÁN BỘ QUẢN LÝ XÂY DỰNG VÀ ĐÔ THỊ

VẤN ĐỀ HÔM NAY

Xử lý nghiêm nhiều vụ tham nhũng, tiêu cực

Năm 2017, Đảng liên tục thi hành kỷ luật với phạm vi rộng chưa từng có đối với hàng loạt cán bộ từ Trung ương đến địa phương, tạo ra bước ngoặt mới cho cuộc chiến chống tham nhũng khi cả tần suất và mức độ chiến đấu đều dồn dập hơn, quyết liệt hơn, dữ dội hơn gấp bội so với những năm trước.

Đỉnh điểm là việc cho thôi giữ chức Ủy viên Bộ Chính trị, tạm đình chỉ nhiệm vụ Đại biểu Quốc hội, khởi tố và bắt tạm giam ông Đinh La Thăng, làm rõ sai phạm liên quan đến nhiều lãnh đạo Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam, buộc các tổ chức, cá nhân liên quan phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Hàng loạt cán bộ cao cấp khác cũng đã bị xử lý kỷ luật

như Nguyễn Xuân Anh, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng; Vũ Huy Hoàng, nguyên Bộ trưởng Công Thương; Nguyễn Minh Quang, nguyên Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường; Hồ Thị Kim Thoa, nguyên Thứ trưởng Bộ Công Thương, Phạm Văn Vọng, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc, Phùng Quang Hùng, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc, Phạm Thế Dũng, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai, Nguyễn Văn Thiện, nguyên Bí thư Tỉnh uỷ Bình Định...

Nam Trung Bộ hứng bão lớn chưa từng có trong 30 năm

Với sức gió 133 km/h, bão Damrey đổ vào Nam Trung Bộ và Tây Nguyên chỉ hai ngày trước khai mạc Tuần lễ cấp cao APEC. Người dân từ Phú Yên đến Khánh Hòa không kịp trở tay bởi chưa từng đối mặt với bão lớn trong 30 năm qua.

Hoàn lưu sau bão kết hợp không khí lạnh gây mưa đến 1.000 mm, nhấn chìm nhiều huyện, thị dưới nước lũ cao 2-4 m. Damrey trở thành cơn bão có sức tàn phá nặng nề nhất trong 16 cơn bão năm 2017. 107 người chết; 16 người mất tích; thiệt hại 22.600 tỷ đồng vượt

tổng thu ngân sách 2016 của Khánh Hòa và Phú Yên, chiếm gần 40% thiệt hại do thiên tai cả nước năm nay.

Damrey đi qua để lại bài học đắt giá cho cả người dân và chính quyền về kỹ năng ứng phó thiên tai, nhất là khi hậu quả biến đổi khí hậu đã hiển hiện, bão lũ ngày càng cực đoan.

Những bất cập tại một số dự án BOT

Liệu việc “vỡ” trạm BOT Cai Lậy có là tiền lệ tạo nên sự phản đối các BOT, khi người dân bức xúc vì tuyến đường họ không đi, nhưng vẫn phải trả tiền, hoặc đường cũ thảm lại nhưng thu phí cả 2 tuyến (cũ và mới). Đó là những BOT “không lối thoát” đang tiềm ẩn nhiều nguy cơ về nợ xấu.

Theo thống kê từ Bộ Giao thông Vận tải, trong 10 năm, cả nước hiện có 71 dự án BOT do Nhà nước và tư nhân cùng đầu tư. Tính riêng trong 5 năm (2011-2016), Bộ Giao thông Vận tải đã huy động được khoảng 171.251 tỉ đồng để đầu tư 58 dự

án theo hình thức BOT. Nhưng đáng lo ngại, số vốn góp của tư nhân không phải số tiền nhàn rỗi

trong dân mà chủ yếu là vốn đi vay ngân hàng. Trong một báo cáo của Ngân

hàng Nhà nước gửi Kiểm toán Nhà nước cuối năm 2016 cho thấy,

có 80-90% số vốn đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông là vốn của

các ngân hàng. Với tỷ lệ trên, giai đoạn 2011-2016, ngành ngân hàng

đã cho các dự án BOT giao thông vay 146.000-154.000 tỉ đồng.

Page 3: XÃ HỘI NỔI BẬT CỦA VIỆTNAM NĂM 2017 - amc.edu.vnamc.edu.vn/images/baiviet/2018/06/Tapchi57-58 P2.pdf · Xuất nhập khẩu đạt 424,87 tỷ USD Kết thúc năm 2017,

63Số 57-58.2018 XÂY DỰNG & ĐÔ THỊ

VẤN ĐỀ HÔM NAY

Lần đầu tiên có nghị quyết về kinh tế tư nhân

Sau hơn 30 năm đổi mới của đất nước, kinh tế tư nhân lần đầu tiên được khẳng định là “một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”.

Quan điểm chỉ đạo tại Nghị quyết này là phát triển kinh tế tư nhân lành mạnh theo cơ chế thị trường là một yêu cầu khách quan, vừa cấp thiết, vừa lâu dài trong quá trình hoàn thiện thể chế, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta; là một phương sách quan trọng để giải phóng sức sản xuất; huy động, phân bổ và sử dụng hiệu quả các nguồn lực phát triển.

Ngành y tế đối mặt với dịch sốt xuất huyết, nhiều sự cố y tế nghiêm trọng

Năm 2017, dịch sốt xuất huyết bùng phát và lan rộng khắp 63 tỉnh, thành phố, khiến 163.600 trường hợp mắc bệnh, trong đó có 138.327 trường hợp nhập viện, 30 trường hợp tử vong. Cũng trong năm qua, ngành y tế đối mặt với nhiều vụ việc nghiêm trọng: sự cố chạy thận nhân tạo làm 8 người chết

tại Hòa Bình, vụ 4 trẻ sơ sinh bị tử vong tại Bắc Ninh, vi phạm trong quản lý, sử dụng thuốc

điều trị ung thư… Các vụ việc này đòi hỏi ngành y tế cần sớm có biện pháp hữu hiệu về công tác phòng, chống dịch bệnh, công tác quản lý, lấy lại niềm tin của xã hội.

Chiến dịch giành vỉa hè cho người đi bộ

Từ tuyên bố “Đưa Sài Gòn trở lại vị trí hòn ngọc Viễn Đông” của Bí thư thành ủy Đinh La Thăng, đầu năm 2017, Phó chủ tịch quận 1 Đoàn Ngọc Hải dẫn đầu đoàn liên ngành xuống đường lập lại trật tự đô thị với đầy đủ phương tiện hỗ trợ. Tất cả hạng mục lấn chiếm lối đi bộ đều bị đập phá hoặc xử phạt, thậm chí của cả cơ quan nhà nước.

“Chiến dịch giành lại vỉa hè” thành tâm điểm suốt 3 tháng mỗi khi có đoàn liên ngành xuống đường và lan rộng nhiều địa phương. Nhiều lãnh đạo tuyên bố sẽ xử lý người đứng đầu nếu không dẹp được vi phạm trật tự vỉa hè.

Trong chín tháng hành động quyết liệt gây nhiều xung đột giữa nhà chức trách và người dân chiếm giữ vỉa hè, hàng trăm tuyến đường của thành phố đã thông thoáng. Tuy vậy, khi Lãnh đạo các địa bàn dừng xuống đường, vỉa hè nhiều nơi bị tái chiếm. “Cuộc chiến” đến nay chưa có hồi kết.

Khách quốc tế tăng kỷ lục

Tăng 30%, tương đương 13 triệu lượt khách nước ngoài trong năm 2017 - ngành du lịch Việt Nam không chỉ vượt kế hoạch, mà còn có bước nhảy vọt trên trường quốc tế. Tổng thu từ khách du lịch đạt 500.000 tỷ đồng (23 tỷ USD), đóng góp khoảng 7% vào GDP. Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO) xếp Việt Nam vào vị trí 6/10 điểm đến phát triển nhanh nhất năm. Việt Nam cũng tăng 8 bậc (67/136) về năng lực cạnh tranh Lữ hành và Du lịch, theo Diễn đàn Kinh tế Thế giới.

Kết quả này có được sau gần một năm Chính phủ ra nghị quyết đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn; sau hai năm miễn thị thực cho công dân 5 nước và cấp thị thực điện tử từ đầu năm nay. Kỷ lục mới đồng thời đặt ra bài toán về hạ tầng, môi trường và bảo tồn văn hóa.

Page 4: XÃ HỘI NỔI BẬT CỦA VIỆTNAM NĂM 2017 - amc.edu.vnamc.edu.vn/images/baiviet/2018/06/Tapchi57-58 P2.pdf · Xuất nhập khẩu đạt 424,87 tỷ USD Kết thúc năm 2017,

BỨC TRANH QUY HOẠCH ĐÔ THỊ THƠI KỲ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ PHÁT TRIỂN VÀ SỰ RA ĐƠI CỦA DỮ LIỆU SỐ

Quy hoạch đô thị là một khái niệm hay được dùng để

chỉ các hoạt động kiểm soát hay tổ chức môi trường sống

đô thị. Các hoạt động này có thể bao gồm: Ban hành Luật,

quy định kiểm soát phát triển; xây dựng và vận hành các

bộ máy quản lý đô thị; đề ra các tiêu chí, lập và phê duyệt

quy hoạch; thực hiện các chương trình đầu tư phát triển

đô thị; nghiên cứu đô thị; đào tạo bộ máy nhân lực; trao

đổi tranh luận về các vấn đề đô thị... Công tác quy hoạch

đô thị chịu ảnh hưởng lớn từ những cuộc cách mạng

khoa kỹ trên thế giới. Với sự ra đời của máy móc và công

cụ vi tính, quy hoạch đô thị đã có những thay đổi toàn

diện cả về cách thức thiết kế, thực hiện và quản lý.

Thay đổi từ công cụ lao động và lực lượng lao độngTrong quá khứ, những công cụ thiết kế quy hoạch

phổ biến là bút vẽ và thước đo; những bản vẽ được thể

hiện thủ công trên giấy và lưu lại dưới những khối lượng

đồ sộ, độ chính xác thấp, khả năng tương tác hữu hạn,

khó lưu trữ bảo quản và rủi ro cao. Cuộc cách mạng

*Đại học Xây dựng Hà Nội

Tóm tắt: Thời đại khoa học kỹ thuật phát triển đánh dấu

bước chuyển mình của những phần mềm thiết kế và quản lý

sử dụng hệ thống dữ liệu mới mà chúng ta đặt tên là dữ liệu

số. Dữ liệu số ra đời ảnh hưởng đến tất cả mọi mặt của xã

hội nói chung và công tác quy hoạch đô thị nói riêng. Không

chỉ thay đổi cách thức làm việc, lưu trữ, quản lý hiện hành,

dữ liệu số còn đóng vai trò then chốt cho sự ra đời của hệ

thống cơ sở dữ liệu mở (Open data), một hệ thống cho phép

chính quyền, doanh nghiệp và các cá nhân độc lập trong xã

hội liên kết với nhau, tương tác trong một môi trường không

giới hạn. Hệ thống cơ sở dữ liệu mở là dạng thức phát triển

cao nhất của dữ liệu quốc gia, mang lại nhiều lợi ích kinh tế,

tăng tính minh bạch trong các quyết định đầu tư và tối ưu

hóa hiệu quả làm việc của người sử dụng.

Từ khóa: Open Data, City data, dữ liệu số hóa, quy hoạch

xây dựng đô thị, Việt Nam.

Nhận ngày 4/12/2017, chỉnh sửa ngày 11/12/2017, chấp

nhận đăng ngày 8/1/2018.

Abstract: Development in science and technology has

marked remarkable transitions of design and management

softwares which use a new data system that we call digital

data. The come-into-being of digital data has affected all

sides of society in general and urban planning in particular.

Not only do they change the way we work, store, manage at

presen but they also play a key role in establishing the Open

data basic system. This system allows authorities, enterprises

and independent individuals in society link together, interact

in a limitless environment. The open data basic system is the

highest developed form of national data, bringing a lot of

economic benefits, increasing the transparency in investment

decisions and optimizing the working effectiveness of the

users.

Keywords: Open Data, City Data, digitalized data,

urban building and planning, Viet nam

Ths. Lê Ngọc Hải*

64 HỌC VIỆN CÁN BỘ QUẢN LÝ XÂY DỰNG VÀ ĐÔ THỊ

VẤN ĐỀ HÔM NAY

ỨNG DỤNG DỮ LIỆU MỞ TRONG CÔNG TÁCQUY HOẠCH ĐÔ THỊ TẠI VIỆT NAM

Page 5: XÃ HỘI NỔI BẬT CỦA VIỆTNAM NĂM 2017 - amc.edu.vnamc.edu.vn/images/baiviet/2018/06/Tapchi57-58 P2.pdf · Xuất nhập khẩu đạt 424,87 tỷ USD Kết thúc năm 2017,

công nghiệp nổ ra, những công cụ đo lường cơ khí ra

đời đã giúp cải thiện phần nào hiểu quả và độ chính xác

của công tác xây dựng cơ bản nhưng lại không đáp ứng

được đòi hỏi của những bản vẽ mô tả quy hoạch tỷ lệ

lớn. Do yếu tố thủ công lúc này vẫn còn nhiều nên việc

thực hiện những hồ sơ bản vẽ chiếm rất nhiều thời gian,

quy trình nghiêm ngặt, dẫn đến việc thực hiện điều

chỉnh quy hoạch tốn kém, kéo dài, không bắt kịp được

sự thay đổi của xã hội.

Công cụ máy tính ra đời

đánh dấu thời kỳ phát

triển toàn thịnh của

nền khoa kỹ trên

toàn thế giới.

Mặc dù những

phần mềm

bấy giờ đều là

mượn từ các

ngành cơ khí

và hoạt họa

nhưng cũng

phần nào đáp ứng

được những nhu cầu

cơ bản kiến trúc sư và

cải thiện năng suất lao động,

cũng như hiệu quả công việc. Sự thay đổi trong công cụ

sản xuất kéo theo bước chuyển mình của lực lượng sản

xuất. Nếu như trước đây, người kiến trúc sư quy hoạch

chỉ có thể thao tác với những không gian quy mô lớn,

dựa trên những chỉ thị, quyết định và chủ trương đầu tư

của thành phố, thì nay kiến trúc sư quy hoạch có thể đi

sâu hơn vào những bản vẽ chi tiết và tham gia vào công

tác quản lý quy hoạch đô thị dưới vai trò chuyên gia tư

vấn. Đội ngũ kiến trúc sư có sự tăng vọt cả về số lượng và

chất lượng, không chỉ đáp ứng những nhu cầu công việc

vĩ mô mà còn hỗ trợ cho các doanh nghiệp, tổ chức phi

chính phủ và các các cá nhân trong những công việc quy

hoạch vi mô.

Thay đổi phương thức quản lý lưu trữ các hồ sơ quy hoạch và khả năng đưa ra quyết định của các cơ quan chức năng

Phương thức quản lý dữ liệu mềm dần dần thay thế

cho cách thức quản lý hồ sơ, văn bản thủ công. Dữ liệu

mềm (liquid data) hay còn gọi là dữ liệu số hóa là những

dự liệu truyền thống được chuyển đổi thành dạng dữ liệu

số mà máy tính có thể đọc được. Quá trình chuyển hóa

này được diễn ra thông qua hai giai đoạn: Chuyển hóa dữ

liệu hiện có và xây dựng bộ cơ sở dữ liệu mới. Khi nói về

thư viện số và nguồn tài nguyên tri thức số, ngay từ năm

1998, Liên đoàn thư viện số (Digital Libraries Federation

V DLF) đã khẳng định: “Các thư viện số là các tổ chức cung

cấp nguồn lực, trong đó bao gồm các chuyên gia (những

người có kiến thức và kỹ năng làm việc trong môi trường

số), để lựa chọn thông tin, cấu trúc hóa, đưa ra các phương

thức truy cập và phân phối thông tin hiệu quả, cũng như

đảm bảo sự toàn vẹn của bộ sưu tập số sao cho chúng

luôn sẵn sàng và kinh tế để phục vụ một cộng đồng

cụ thể hoặc một nhóm cộng đồng”. Với những kho

dữ liệu hồ sơ và văn bản đã có, không có cách

nào khác ngoài việc tái lưu trữ và chuyển hóa

sang dữ liệu số.

Công việc này mặc dù tốn kém thời gian

và nhân lực, nhưng ích lợi mà nó mang lại

không hề nhỏ. Thứ nhất, việc bảo quản dữ

liệu trở nên vô cùng dễ dàng, truy xuất đơn

giản, giải phóng những không gian kho lưu

trữ chiếm nhiều diện tích lớn trong từng đơn

vị. Thứ hai, việc kết nối dữ liệu giữa các ngành dọc

và ngành ngang trở nên khả thi, tính đồng bộ cao và

không giới hạn trong không gian làm việc.

Vì vậy, có thể nói việc chuyển hóa dữ liệu cũ là công

việc làm một lần mà ích lợi lâu dài cho tương lai. Đối với

những giữ liệu mới, việc sử dụng mô hình số hóa từ lúc

bắt đầu là yêu cầu kiên quyết để bắt kịp với xu thế phát

triển của thế giới và tận dụng tối đa những ưu thế mà

cuộc cách mạng khoa học hiện đại tạo ra. Do bám sát vào

xu thế của thế giới nên những nghiên cứu khoa học và

ứng dụng thực tế của dữ liệu mềm tăng vọt từng ngày,

được công khai, phổ biến và mở rộng cho tất cả các đối

tượng tiếp cận từ học sinh, sinh viên, đến các cơ quan,

tổ chức trong và ngoài nước. Điều này không chỉ giúp tăng cao hàm lượng khoa kỹ trong công tác quản lý quy hoạch mà còn giúp việc đưa ra những quyết định quy hoạch được chính xác hơn, hiệu quả hơn. Dưới sự giúp

đỡ của công cụ vi tính, người kiến trúc sư quy hoạch có

thể xử lý một khối lượng thông tin lớn trong thời gian

ngắn, yếu tố định lượng dần dần thay thế cho phương

thức định tính, giúp khả năng dự báo trong công tác quy

hoạch trở nên chính xác và có cơ sở khoa học rõ ràng,

minh bạch. Những chuyển hóa trong công tác quản lý đô

65Số 57-58.2018 XÂY DỰNG & ĐÔ THỊ

VẤN ĐỀ HÔM NAY

Page 6: XÃ HỘI NỔI BẬT CỦA VIỆTNAM NĂM 2017 - amc.edu.vnamc.edu.vn/images/baiviet/2018/06/Tapchi57-58 P2.pdf · Xuất nhập khẩu đạt 424,87 tỷ USD Kết thúc năm 2017,

thị và ra quyết định quy hoạch đã và đang diễn ra. Việc

nắm bắt những thay đổi không còn là xu thế mà đã trở

thành nhu cầu tất yếu quyết định sự phát triển của xã hội

và đánh dấu bước trưởng thành của người lao động tiên

tiến trong thời kỳ mới.

DỮ LIỆU MỞ VÀ TÁC ĐỘNG MẠNH MẼ ĐẾN CÔNG TÁC QUY HOẠCH ĐÔ THỊ TẠI VIỆT NAM

Cùng với sự phát triển của dữ liệu số hóa, những nhà

hoạch định chính sách phát triển của quốc gia và địa

phương đã xây dựng được một hệ thống cơ sở dữ liệu

thành phố phong phú, hỗ trợ đắc lực cho các quyết định

đầu tư và phát triển của từng khu vực. Nhưng câu hỏi

đặt ra là liệu chúng ta đã khai thác hiệu quả những tài

nguyên dữ liệu này hay chưa? Để trả lời câu hỏi này, trung

tâm MCKensey Center of Gorvement đã khám phá và tìm

ra cách tiếp cận sáng tạo thông qua khảo sát lãnh đạo tại

các thành phố đã và đang phát triển trên toàn thế giới

để tìm ra câu trả lời. “Open Data” hay “dữ liệu mở” là một

khái niệm được nhắc đến rất nhiều trong những nghiên

cứu gần đây và được biết đến như chìa khóa thành công

trong thời đại khoa học kỹ thuật phát triển. Mỗi quốc gia,

mỗi thành phố đều lưu trữ và tổng hợp một lượng lớn

cơ sở dữ liệu (city data) hàng năm. Những cơ sở dữ liệu

này được số hóa và bảo mật trong các kho dữ liệu quốc

gia và việc tiếp cận những dữ liệu trở nên rất khó khăn.

Cùng với sự mở rộng của các thành phố, sự tăng dân số

một cách nhanh chóng, việc cung cấp dữ liệu cho thành

phố đã không còn giới hạn ở các cơ quan hành chính mà

còn có sự đóng góp không hề nhỏ bởi các tổ chức phi

Chính phủ và các doanh nghiệp. Nhờ có sự đóng góp và

hỗ trợ từ cộng đồng, việc thu thập dữ liệu diễn ra nhanh

hơn, cập nhật thường xuyên hơn và tiết kiệm nhiều chi

phí cho ngân sách thành phố. Sự tương tác giữa các cơ

quan chức năng và cộng đồng đặt ra một câu hỏi lớn

về tính mở hay còn gọi là khả năng truy cập thông tin

của người dân đối với kho dữ liệu của thành phố. Đối

với các đơn vị quản lý đô thị, những dữ liệu số của thành

phố giúp họ đưa ra những kế hoạch phát triển vĩ mô,

dự đoán xu hướng phát triển kinh tế, xã hội, để từ đó

đưa ra những quyết định chính xác. Nhưng đối với các

doanh nghiệp cá nhân thì lợi ích mà dữ liệu thành phố

mang lại gắn trực tiếp với sinh hoạt và công việc hàng

ngày của họ. Lấy ví dụ hệ thống dữ liệu giao thông đô

thị là một trong những nguồn dữ liệu mở được nhà nước

cho phép phổ biến và công khai minh bạch đến người

dân. Đối với những nhà quản lý đô thị, những dữ liệu này

giúp họ định tuyến những khu vực phát triển kinh tế, văn

hóa… xây mới và điều chỉnh các phương án quy hoạch

xây dựng đô thị trong tương lai của khu vực. Đối với các

doanh nghiệp vận tải, doanh nghiệp du lịch, những kho

dữ liệu này lại là cơ sở quan trọng cho phương án kinh

doanh, tổ chức công việc và ra quyết định đầu tư của

doanh nghiệp. Đối với từng cá nhân trong đô thị, việc

nắm bắt giao thông giúp họ dễ dàng di chuyển, đưa ra

những lựa chọn cho hoạt động sinh hoạt cũng như cung

đường cho công việc hàng ngày của họ.

66 HỌC VIỆN CÁN BỘ QUẢN LÝ XÂY DỰNG VÀ ĐÔ THỊ

VẤN ĐỀ HÔM NAY

Page 7: XÃ HỘI NỔI BẬT CỦA VIỆTNAM NĂM 2017 - amc.edu.vnamc.edu.vn/images/baiviet/2018/06/Tapchi57-58 P2.pdf · Xuất nhập khẩu đạt 424,87 tỷ USD Kết thúc năm 2017,

Lý do lớn nhất dẫn đến yêu cầu bắt buộc công khai,

minh bạch những dữ liệu trong kho dữ liệu thành phố

là sự tương tác giữa chính quyền và người dân trong đô

thị. Chính quyền có thể nắm giữ và chia sẻ một lượng

lớn thông tin trong những lĩnh vực chủ chốt của quốc

gia, còn các doanh nghiệp và tổ chức cá nhân nắm giữ

những thông tin riêng, chi tiết hơn, những thông tin mà

độ linh động cao được cập nhật thường xuyên. Giá trị của

dữ liệu phụ thuộc vào độ chi tiết, chính xác và khả năng

tương thích của dữ liệu. Điều này dẫn đến sự thỏa hiệp

giữa chính quyền và các đơn vị độc lập trong đô thị về

chia sẻ dữ liệu nhằm thỏa mãn các mục tiêu phát triển

của toàn đô thị cũng như sự phát triển của từng tế bào

trong đô thị. Để đảm bảo cân đối giữa lợi ích kinh tế và an

toàn quốc gia trong việc chia sẻ dữ liệu, nguồn dữ liệu mở

lúc này được quản lý theo từng cấp độ cũng như sự phát

triển của từng tế bào trong đô thị. Những ưu điểm của cơ

sở dữ liệu mở trong quy hoạch xây dựng đô thị:

+ Nguồn thông tin dồi dào, phong phú, được thống

nhất theo mô thức dữ liệu số nên có thể truy cập, điều

chỉnh, bổ sung một cách dễ dàng.

+ Nâng cao độ chính xác và rút ngắn thời gian ra quyết

định của các nhà đầu tư.

+ Kết nối chính quyền và các cá nhân tổ chức trong và

ngoài nước.

+ Nâng cao hiệu quả của các dịch vụ xã hội trong khu

vực cũng như tạo ra hướng đi mới cho những doanh

nghiệp dịch vụ.

Những hạn chế của cơ sở dữ liệu mở trong quy hoạch

xây dựng đô thị:

+ Chi phí đầu tư ban đầu tốn kém.

+ Đòi hỏi khả năng phối hợp của chính quyền và đoàn

thể trong việc phổ biến dữ liệu, hướng dẫn truy cập và

sử dụng.

+ Dữ liệu có thể bị sử dụng sai mục đích, ảnh hưởng

an toàn quốc gia và khu vực.

Qua những phân tích, ta có thể thấy những lợi ích

và tác động của dữ liệu mở đến công tác quy hoạch xây

dựng đô thị là vô cùng quan trọng, đặc biệt đối với những

đất nước, khu vực đang phát triển. Tầm quan trọng đầu

tiên của dữ liệu mở đến từ hai chữ “xu thế”. Mặc dù trên

thế giới có rất nhiều quan điểm và thảo luận khác nhau

về nội dung của dữ liệu mở, nhưng tất cả đều có chung

một quan điểm thống nhất: Dữ liệu mở đã và đang phát

triển không thể dừng lại hay kiềm hãm tại bất kỳ nơi đâu do nhu cầu và khao khát thông tin của người sử dụng. Nó trở thành xu thế và yêu cầu bắt buộc cho bất kỳ quốc gia nào muốn tham gia vào toàn cầu hóa, tái thiết và đồng bộ trong kinh tế toàn khu vực. Dữ liệu mở cho phép người dân tham gia vào quá trình định hướng và xây dựng kế hoạch phát triển khu vực. Việc chia sẻ thông tin nâng cao tính minh bạch, thu hút nguồn đầu tư phong phú và thúc đẩy mạnh mẽ nền kinh tế trong khu vực.

Lợi ích là không nhỏ, nhưng trước sự phát sinh và

tăng vọt cả về số lượng và độ phức tạp của các chương

trình dữ liệu mở, các nhà chức trách đang vô cùng bối rối

và lúng túng trong việc quản lý cũng như vận dụng các

chương trình dữ liệu mở. Việc này dẫn đến nhu cầu bức

thiết cần có những nghiên cứu xây dựng kiến thức nền

tảng cho dữ liệu mở, làm cơ sở cho những quy định quản

lý và phát triển của công tác quy hoạch xây dựng đô thị

thời kỳ hội nhập và phát triển.

Tài liệu tham khảo1. “Open data: Unlocking innovation and performance

with liquid information” McKinsey & Company, October

2013.

2. Philip Yam, “How to kick-start innovation with free

data,” Scientific American, March 23, 2013.

3. Education to employment: Designing a system that

works, McKinsey & Company, December 2012.

4. Good practice in value pricing, US Federal Highway

Administration, May 22, 2012, www.fwha.gov; and Puget

Sound Regional Council, “Traffic choices study-summary

report,” 2008.

67Số 57-58.2018 XÂY DỰNG & ĐÔ THỊ

VẤN ĐỀ HÔM NAY

Page 8: XÃ HỘI NỔI BẬT CỦA VIỆTNAM NĂM 2017 - amc.edu.vnamc.edu.vn/images/baiviet/2018/06/Tapchi57-58 P2.pdf · Xuất nhập khẩu đạt 424,87 tỷ USD Kết thúc năm 2017,

SẢN XUẤT VẬT LIỆUXÂY DỰNG Ở VIỆT NAM 2017

NHỮNG KẾT QUẢ ĐÁNG GHI NHẬNMạnh Hà (TH)

Trong giai đoạn trước năm 2010, nhiều sản phẩm vật

liệu xây dựng (VLXD) chủ lực của Việt Nam như xi măng,

kính xây dựng, gạch ốp lát,… chủ yếu còn nhập khẩu từ

nước ngoài. Giai đoạn từ năm 2010 đến nay, ngành sản

xuất VLXD nước ta đã phát triển không ngừng và đạt

được những thành tựu to lớn trong việc phát triển các cơ

sở sản xuất VLXD, với công nghệ tiên tiến, hiện đại ngang

tầm với khu vực và các nước phát triển trên thế giới; từng

bước nâng cao sản lượng và chất lượng sản phẩm VLXD.

Tất cả các chủng loại sản phẩm VLXD chủ yếu cơ bản đã

thoả mãn được nhu cầu tiêu dùng của xã hội, đáp ứng

yêu cầu xây dựng trong nước; đồng thời một số sản phẩm

VLXD đã tham gia vào thị trường xuất khẩu (xi măng, gạch

ốp lát, kính xây dựng, đá ốp lát, vôi…). Công nghệ sản

xuất VLXD ở Việt Nam thời gian qua đã có những thay đổi

rõ rệt, các công nghệ lạc hậu đã và đang được thay thế

bằng công nghệ tiên tiến hiện đại trên hầu hết các lĩnh

vực, làm thay đổi sâu sắc bộ mặt của ngành công nghiệp

VLXD, đưa ngành công nghiệp VLXD từng bước hoà nhập

vào trình độ chung của khu vực và thế giới.

VỀ LĨNH VỰC XI MĂNGCông nghiệp xi măng ở Việt Nam là một trong số các

công nghiệp có vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc

dân. Từ năm 2010 cũng là năm đánh dấu mốc son Việt

Nam đã sản xuất đủ xi măng cho nhu cầu nội địa bằng

nguồn clanhke sản xuất trong nước. Những năm tiếp

theo, để phát huy hiệu quả đầu tư, đồng thời giảm áp lực

tiêu thụ trong nước, Việt Nam đã xuất khẩu clinke và xi

măng ra nước ngoài tạo nguồn thu ngoại tệ để đầu tư

mua sắm vật tư, thiết bị. Hiện nay, theo số liệu thống kê

Việt Nam đứng thứ 4 trong 10 nước sản xuất xi măng và

clanhke nhiều nhất thế giới. Các sản phẩm xi măng của

Việt Nam tương đối đa dạng. Các doanh nghiệp sản xuất

xi măng ở nước ta đã sản xuất được hầu hết các chủng

loại xi măng poóc lăng phục vụ cho nhu cầu xây dựng

trong nước như: Xi măng poóc lăng PC, xi măng poóc lăng

hỗn hợp PCB, xi măng xây trát MC, xi măng poóc lăng ít

toả nhiệt cho thi công bê tông khối lớn, xi măng poóc

lăng bền sun phát, xi măng poóc lăng cho giếng khoan

dầu khí, xi măng poóc lăng trắng,… Các sản phẩm thông

dụng, chiếm thị phần lớn gồm: Xi măng poóc lăng PC50,

PC40; xi măng poóc lăng hỗn hợp PCB40, PCB30; xi măng

xây trát MC25, MC20. Các loại xi măng do Việt Nam sản

xuất hoàn toàn đáp ứng các tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN)

và tiêu chuẩn của các nước tiên tiến như tiêu chuẩn Châu

Âu (EN), tiêu chuẩn Mỹ (ASTM). Các tiêu chuẩn xi măng

Việt Nam thường xuyên được cập nhật, bổ sung và có

những yêu cầu tương đồng với các tiêu chuẩn xi măng

của các nước phát triển.

Về sản lượng, trong những năm qua lĩnh vực đầu tư

phát triển sản xuất xi măng có mức tăng trưởng cao. Năm

2010, cả nước đã có 59 dây chuyền sản xuất xi măng với

tổng công suất thiết kế là 62,56 triệu tấn xi măng/năm,

sản lượng sản xuất xi măng đạt 50,2 triệu tấn. Đến năm

2016, cả nước có 80 dây chuyền sản xuất xi măng với

tổng công suất thiết kế là 88,46 triệu tấn xi măng/năm,

sản lượng sản xuất đạt trên 75,2 triệu tấn (tăng 49,8% so

với năm 2010). Dự kiến đến hết năm 2017 cả nước sẽ có

83 dây chuyền sản xuất xi măng với tổng công suất thiết

kế 98,56 triệu tấn/năm.

Công nghệ sản xuất VLXD ở Việt Nam đã có những thay đổi rõ rệt

68 HỌC VIỆN CÁN BỘ QUẢN LÝ XÂY DỰNG VÀ ĐÔ THỊ

VẤN ĐỀ HÔM NAY

Page 9: XÃ HỘI NỔI BẬT CỦA VIỆTNAM NĂM 2017 - amc.edu.vnamc.edu.vn/images/baiviet/2018/06/Tapchi57-58 P2.pdf · Xuất nhập khẩu đạt 424,87 tỷ USD Kết thúc năm 2017,

Về công nghệ, các nhà máy sản xuất xi măng đều đầu tư dây chuyền

sản xuất xi măng đồng bộ, tiên tiến, từ khâu chế biến nguyên liệu đến khâu

nghiền xi măng trên một dây chuyền công nghệ liên hoàn; đầu tư công suất

lớn, công nghệ tiên tiến, tự động hoá cao, có tận dụng nhiệt thải để phát điện

và sử dụng nhiên liệu thay thế nhằm tiết kiệm nguyên, nhiên liệu, năng lượng

gắn sản xuất xi măng với tái chế, xử lý môi trường.

Thực hiện nhiệm vụ của Thủ tướng Chính phủ giao tại văn bản số 7762/

VPCP-KTN ngày 16/9/2016 của Văn phòng Chính phủ, Bộ Xây dựng đang thực

hiện lập, thẩm định Quy hoạch phát triển công nghiệp xi măng Việt Nam

giai đoạn 2017-2025, định hướng đến năm 2035. Đến nay, Bộ Xây dựng đã

hoàn thành lập, thẩm định quy hoạch trình Thủ tướng Chính phủ vào tháng

11/2017 với quan điểm và mục tiêu cụ thể như sau:

- Quan điểm của Quy hoạch:

+ Về đầu tư: Ưu tiên đầu tư phát triển sản xuất xi măng ở các tỉnh miền

Nam, mở rộng đầu tư công suất lớn, công nghệ hiện đại; không đầu tư trạm

nghiền độc lập không gắn với nguồn clanhke trong nước.

+ Về Quy mô công suất: Công suất lò tối thiểu 3.000 tấn clanhke/ngày.

Công nhận công suất tăng thêm do cải tiến công nghệ, áp dụng tiến bộ KHCN,

quản lý.

+ Về công nghệ: Tiên tiến, tự động hoá, tiết kiệm tài nguyên, năng lượng,

gắn với tái chế và xử lý môi trường.

- Mục tiêu của Quy hoạch:

+ Làm công cụ quản lý nhà nước, làm cơ sở cho các nhà quản lý trong công

tác điều hành phát triển sản xuất xi măng phù hợp với phát triển KT-XH của

đất nước; đảm bảo cân đối cung cầu, tránh lãng phí đầu tư.

+ Làm căn cứ cho các nhà đầu tư trong việc lập kế hoạch về đầu tư, xây

dựng và phát triển sản xuất, kinh doanh trong giai đoạn đến năm 2025, 2030

và định hướng đến năm 2035.

+ Góp phần quản lý khai thác có hiệu quả tài nguyên, giảm ô nhiễm môi trường.

VỀ VẬT LIỆU ỐP LÁTSản lượng sản xuất gạch ốp lát các loại (gạch ceramic, granit, cotto) không

ngừng tăng nhanh. Năm 2010 sản lượng sản xuất là 378 triệu m2, thì đến năm

Lĩnh vực đầu tư phát triển sản xuất xi măng trong những năm qua có mức tăng trưởng cao

2016, sản lượng sản xuất đã tăng lên

540 triệu m2 (tăng 50% so với năm

2010), đáp ứng cung cấp đủ nhu cầu

trong nước và xuất khẩu khoảng 20-

25% tổng công suất.

Công nghệ và thiết bị, được đầu

tư đồng bộ, tiên tiến từ các nước phát

triển như Đức, Italia, Tây Ban Nha; với

quy mô mỗi nhà máy lên tới hàng

chục triệu m2, modul công suất mỗi

dây chuyền từ 2 đến 3 triệu m2/năm.

Cùng với việc đầu tư các thiết bị công

nghệ trang trí bề mặt như các loại

máy in rulô, in phun, trang trí men

khô, công nghệ Ecoprep, công nghệ

mài cạnh, công nghệ nano,... đủ năng

lực để sản xuất các sản phẩm gạch ốp

lát với chủng loại đa dạng như gạch

ceramic, gạch granit, gạch cotto,

gạch mosaic; kích thước lớn (chiều

dài có thể đạt tới 1800mm, chiều

rộng 800mm, chiều dày 3,5mm, độ

cứng đạt 7 theo thang mohs, độ hút

nước dưới 0,1%); sản phẩm mỏng,

trọng lượng nhẹ; màu sắc hoa văn

phong phú; các sản phẩm giả cổ, giả

gỗ, giả đá tự nhiên; các sản phẩm có

bề mặt bóng và sần,…

Tận dụng lợi thế của một số vùng

nguyên liệu có chất lượng tốt như

ở tỉnh Quảng Ninh, nhiều Công ty

trong đó có Tổng Công ty Viglacera

đã đầu tư dây chuyền sản xuất gạch

cotto, gạch kích thước lớn, ngói lợp

các loại có giá trị kinh tế cao, sử dụng

trong nước và xuất khẩu.

Đối với đá ốp lát tự nhiên đã áp

dụng công nghệ khai thác hiện đại

bằng cưa đĩa, cắt dây kim cương, hạn

chế tối đa việc nổ mìn ảnh hưởng

tới môi trường và tan toàn lao động.

Các dây chuyền chế biến đã ốp lát

đã được đầu tư đồng bộ, hiện đại có

thể cưa cắt các tấm đá kích thước lớn,

nâng cao tỷ lệ thu hồi sản phẩm; có

hệ thống mài và đánh bóng tự động.

69Số 57-58.2018 XÂY DỰNG & ĐÔ THỊ

VẤN ĐỀ HÔM NAY

Page 10: XÃ HỘI NỔI BẬT CỦA VIỆTNAM NĂM 2017 - amc.edu.vnamc.edu.vn/images/baiviet/2018/06/Tapchi57-58 P2.pdf · Xuất nhập khẩu đạt 424,87 tỷ USD Kết thúc năm 2017,

Hiện tại, công suất khai thác theo giấy phép được Bộ Tài

nguyên và Môi trường cấp đối với đá làm ốp lát (đá hoa,

granit, gabro, bazan) là 3.765.000 m3/năm và đá hoa trắng

làm bột carbonat canxi là 21.613.000 tấn/năm. Trên cả

nước đã có khoảng 130 cơ sở cưa xẻ đá ốp lát và 25 cơ

sở chế biến bột đá carbonat canxi siêu mịn được đầu tư

với năng lực chế biến khoảng 16 triệu m2/năm. Công suất

hoạt động thực tế đạt khoảng 60-70% công suất thiết kế.

VỀ SỨ VỆ SINHTrong những năm qua, cùng với xu hướng chung của

ngành VLXD, sứ vệ sinh cũng không ngừng được đầu tư

phát triển. Năm 2010 tổng công suất các nhà máy sản

xuất sứ vệ sinh đạt 10,5 triệu sản phẩm/năm, Đến hết

năm 2016, tổng công suất thiết kế các nhà máy sản xuất

sứ vệ sinh đạt 14,7 triệu sản phẩm/năm (tăng 40% so với

năm 2010), đáp ứng cung cấp đủ nhu cầu trong nước và

xuất khẩu. Công nghệ sản xuất hiện đại, tiên tiến, mức

độ tự động hóa cao, tiêu hao ít nhiên liệu, chủng loại sản

phẩm đạt chất lượng cao, đa dạng về hình dáng, kích

thước, mẫu mã, màu sắc và đặc tính sử dụng; nhiều loại

sản phẩm đạt trình độ công nghệ của các nước tiến tiến

hàng đầu trong lĩnh vực này như Nhật Bản, Đức, Italia, Tây

Ban Nha. Năng lực sản xuất trong nước hiện có đáp ứng

nhu cầu tiêu thụ ở trong nước và xuất khẩu đạt khoảng

30-35% công suất thiết kế. Trong những năm gần đây

nhiều hãng sản xuất sứ vệ sinh lớn như INAX; VIGLACERA,

HẢO CẢNH... đã đầu tư nghiên cứu, sản xuất men phủ

nano chống khuẩn, có khả năng làm sạch cao; đầu tư

phát triển các phụ kiện đồng bộ hiện đại, góp phần tăng

giá trị sử dụng, giá trị thẩm mỹ và giá trị của sản phẩm.

VỀ KÍNH XÂY DỰNGSo với nhiều nước phát triển, Việt Nam thuộc diện đầu

tư phát triển sản xuất kính muộn; song, lại nhanh chóng

tiệm cận được với công nghệ sản xuất kính tiên tiến nhất

hiện nay, đó là công nghệ kính nổi. Bên cạnh các điều

kiện thuận lợi về nguồn nguyên liệu và đầu tư công nghệ,

thị trường tiêu thụ trong nước cũng rất lớn, do tốc độ đô

thị hóa nhanh trong những năm gần đây cũng như nhu

cầu phát triển năng lượng sạch trong các năm sắp tới.

Hiện nay, tổng công suất sản xuất kính phẳng hàng

năm của các nhà máy đang sản xuất trong nước ước đạt

4.080 tấn/ngày tương đương 285 triệu m2 quy tiêu chuẩn

(QTC)/năm, trong đó kính nổi là 3.550 tấn/ngày tương

đương 248 triệu m2 QTC (có 7 nhà máy) và kính cán là 530

tấn/ngày tương đương 37 triệu m2 QTC. Các nhà máy sản

xuất kính hầu hết đều nằm ở các khu vực có vùng nguyên

liệu, có hạ tầng kỹ thuật phát triển và phân bổ đều trên

cả 3 khu vực Bắc, Trung và Nam Bộ. Tình hình sản xuất

và tiêu thụ kính trong nước trong những năm gần đây

đều tăng, đặc biệt trong năm 2016 và 9 tháng đầu năm

2017 các nhà máy sản xuất đều phát huy hết công suất.

Ngoài các nhà máy đang sản xuất, hiện tại có 5 dự án kính

nổi đang đầu tư với tổng công suất 2.600 tấn/ngày tương

đương 182 triệu m2 QTC/năm, trong đó 03 dự án đầu tư

sản xuất sản phẩm kính siêu trắng chất lượng cao (dùng

để làm phôi sản xuất kính low-e, tấm pin năng lượng mặt

trời và các sản phẩm cao cấp sau kính khác). Như vậy, khi

5 dự án trên đi vào sản xuất, tổng công suất sản xuất kính

phẳng ở Việt Nam sẽ là 6.680 tấn/ngày tương đương 466

triệu m2 QTC/năm.

Do có nguồn nguyên liệu phong phú, chất lượng cao,

nên những năm gần đây nhiều nhà đầu tư đã đầu tư sản

xuất kính siêu trắng, siêu trong, siêu mỏng có giá trị kinh

tế cao. Với các dây chuyền kính nổi đã và đang được đầu

tư với thiết bị công nghệ hiện đại đảm bảo chất lượng và

đa dạng sản phẩm, tiết kiệm nguyên liệu, nhiên liệu, đáp

ứng các tiêu chuẩn về môi trường,… đủ đáp ứng nhu cầu

tiêu thụ trong nước từ nay đến năm 2020 và một phần

xuất khẩu ra thị trường nước ngoài.

Sản lượng sản xuất gạch ốp lát các loại (gạch ceramic, granit, cotto) không ngừng tăng nhanh

Nhiều nhà đầu tư đã đầu tư sản xuất kính siêu trắng, siêu trong, siêu mỏng có giá trị kinh tế cao

70 HỌC VIỆN CÁN BỘ QUẢN LÝ XÂY DỰNG VÀ ĐÔ THỊ

VẤN ĐỀ HÔM NAY

Page 11: XÃ HỘI NỔI BẬT CỦA VIỆTNAM NĂM 2017 - amc.edu.vnamc.edu.vn/images/baiviet/2018/06/Tapchi57-58 P2.pdf · Xuất nhập khẩu đạt 424,87 tỷ USD Kết thúc năm 2017,

71Số 57-58.2018 XÂY DỰNG & ĐÔ THỊ

VẤN ĐỀ HÔM NAY

*Khoa QL Hành chính và Pháp luật - Học viện AMC

XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG XÂY DỰNGTHEO NGHỊ ĐỊNH 139/2017/NĐ-CP

MỘT SỐ QUY ĐỊNH MỚINghị định 139/2017/NĐ-CP có những quy định mới, khác

căn bản về quy trình xử lý vi phạm trật tự xây dựng; công trình xây dựng sai phép mà không vi phạm quy hoạch thì cho phép Chủ đầu tư được xin phép sửa đổi bổ sung giấy phép xây dựng…; Về nhận diện hành vi vi phạm trật tự xây dựng bổ sung nhiều hành vi mới, cụ thể, làm rõ các hành vi vi phạm, dễ dàng hơn khi thực hiện công tác quản lý trật tự xây dựng,...

Đó là những điểm mới cần quan tâm của Nghị định 139/2017/NĐ-CP(NĐ139) ngày 27/11/2017 và có hiệu lực kể từ ngày 15/1/2018 thay thế Nghị định số 121/2013/NĐ-CP ngày 10/10/2013(NĐ121) về các quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở và Nghị định số 180/2007/NĐ-CP ngày 07/12/2007 (NĐ180) quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Xây dựng về xử lý vi phạm trật tự xây dựng đô thị. Nghị định gồm 7 Chương 81 Điều. Luật Nghị định 139 tập trung các quy định cụ thể hóa về hành vi vi phạm hành chính, hình thức, mức phạt, biện pháp khắc phục hậu quả, thẩm quyền lập biên bản và xử lý trong lĩnh vực hoạt động đầu tư xây dựng; khai thác, chế biến, kinh doanh khoáng sản làm vật liệu xây dựng, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; kinh doanh bất động sản, phát triển nhà ở, quản lý sử dụng nhà và công sở với những điểm điều chỉnh đổi mới căn bản. Các quy định này cũng là cơ sở quan trọng để các cơ quan tố tụng thuận lợi hơn, chính xác hơn trong các quyết định xử lý vi phạm hành chính.

VỀ ĐỐI TƯỢNG ĐIỀU CHỈNH, PHẠM VI ĐIỀU CHỈNHNghị định 139/2017/NĐ-CP mới bao gồm Tổ chức trong

nước, nước ngoài, doanh nghiệp, tổ chức có tư cách pháp nhân hoặc không có tư cách pháp nhân, hộ gia đình, cộng đồng dân cư, cá nhân trong nước, cá nhân nước ngoài, cá nhân là người Việt Nam định cư ở nước ngoài đều thuộc đối tượng điều chỉnh trong Nghị định này. Đây là điểm mới khác với các quy định trước đây đối tượng điều chỉnh chỉ giới hạn trong phạm vi nhất định.

Các quy định này cũng đồng thời áp dụng đối với cả các cá nhân, tổ chức xã hội là tư nhân, không sử dụng vốn ngân sách nhà nước. Như vậy, điều này tạo thêm nhiều thuận lợi hơn, trao nhiều quyền và trách nhiệm hơn cho các cơ quan quản lý cấp địa phương, thể hiện tính linh hoạt và chủ động nhưng cũng sẽ là bất lợi lớn nếu không có sự giám sát quản lý chặt chẽ của các cơ quan quản lý cấp trên.

VỀ QUY TRÌNH XỬ LÝ, BIỆN PHÁP XỬ PHẠT, KHẮC PHỤC HẬU QUẢ

Nghị định 139 đã có những điểm thay đổi căn bản so với các quy định trước đây. Nghị định 139 thay thế Nghị định 180/2007/NĐ-CP, Nghị định 121/2013/NĐ-CP; do đó, quy trình xử lý vi phạm trật tự xây dựng (TTXD) sẽ thống nhất theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính. Trước đây, theo Nghị định 121, vi phạm TTXD sẽ xử phạt theo quy định của Nghị định và xử lý theo Nghị định 180, nghĩa là: Lập biên bản ngừng thi công, áp dụng biện pháp ngừng cung cấp điện, nước; ban hành quyết định đình chỉ thi công; quyết định cưỡng chế phá dỡ. Tuy nhiên, trong thực tiễn quy định này bị bó hẹp do chỉ áp dụng đối với các vi phạm TTXD đang diễn ra, còn với các vi phạm TTXD đã hoàn thành thì rất khó để khắc phục, xử lý. Nhằm khắc phục những hạn chế đó, Nghị định 139 đã quy định cụ thể trình tự xử lý đối với các vi phạm TTXD, đó là: Lập biên bản vi phạm hành chính; ban hành quyết định xử phạt bao

Ths. Trần Thị Kim Oanh*

Page 12: XÃ HỘI NỔI BẬT CỦA VIỆTNAM NĂM 2017 - amc.edu.vnamc.edu.vn/images/baiviet/2018/06/Tapchi57-58 P2.pdf · Xuất nhập khẩu đạt 424,87 tỷ USD Kết thúc năm 2017,

gồm biện pháp phạt chính, phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả; quyết định cưỡng chế phá dỡ. Đồng thời, quy định áp dụng các biện pháp ngừng cung cấp điện, nước đối với công trình xây dựng vi phạm trật tự xây dựng cũng không còn được áp dụng.

VỀ GIẤY PHÉP XÂY DỰNGMột điểm mới nữa theo Nghị định 139 đó là đối với các công trình xây dựng

sai nội dung giấy phép xây dựng (GPXD), không có GPXD phải tuân thủ quy trình xử lý chặt chẽ như sau: Thứ nhất, lập biên bản vi phạm hành chính và yêu cầu tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm dừng thi công xây dựng công trình; Thứ hai, trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm phải làm thủ tục đề nghị cơ quan có thẩm quyền điều chỉnh hoặc cấp giấy phép xây dựng; Thứ ba, hết thời hạn quy định, tổ chức, cá nhân vi phạm không xuất trình với người có thẩm quyền xử phạt giấy phép xây dựng hoặc GPXD được điều chỉnh thì bị áp dụng biện pháp buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng vi phạm. Các trường hợp này, sau khi được cấp hoặc điều chỉnh GPXD, công trình, phần công trình đã xây dựng không phù hợp với giấy phép xây dựng thì tổ chức, cá nhân vi phạm phải tháo dỡ công trình hoặc phần công trình đó mới được tiếp tục xây dựng.

Đây cũng là điểm còn nhiều tranh luận nhằm bảo đảm tính công bằng và chặt chẽ của pháp luật, tránh bị tình trạng tái phạm, tái phạm nhiều lần vốn thường xuyên diễn ra trong lĩnh vực xử lý vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng. Bởi lẽ, các biện pháp xử phạt chưa thể chấm dứt điểm được tình trạng “phạt để tồn tại” vốn đã rất phổ biến trong nhiều lĩnh vực xây dựng, quản lý đất đai, đô thị. Ví dụ, mức phạt tiền tối đa là 1 tỷ đồng khi công trình xây dựng vi phạm quy hoạch xây dựng, sau khi nộp tiền phạt phải áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả như tháo dỡ, cắt bỏ phần xây dựng vượt quá diện tích được duyệt…vv. Điều này đã dẫn đến một thực trạng khó khăn thực sự cho các đơn vị đã lỡ xây dựng phải phá dỡ vô cùng tốn kém và lãng phí. Phải chăng nên áp dụng thêm các biện pháp như báo cáo, mời thanh tra, kiểm tra, giám sát, đánh giá công trình trong từng giai đoạn xây dựng, vừa thể hiện vai trò quản lý của cơ quan quản lý nhà nước vừa mang ý nghĩa xã hội trong công tác quản lý trật tự xây dựng đô thị vốn dĩ rất khó khăn, phức tạp.

QUY ĐỊNH CHI TIẾT HÀNH VI VI PHẠM ĐỐI VỚI MỘT SỐ LĨNH VỰC CỤ THỂĐối với người quyết định đầu tư, chủ đầu tư hoặc chủ sở hữu, người quản

lý, sử dụng công trình (chủ sở hữu) Tập trung vào những quy định cụ thể dựa trên cơ sở của Luật Xây dựng

2014, như: Vi phạm quy định về lựa chọn tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động đầu tư xây dựng phạt tiền tối đa đến 40 triệu đồng, Vi phạm quy định về khảo sát xây dựng, lập quy hoạch xây dựng, điều chỉnh quy hoạch xây dựng; lập, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng; thiết kế, dự toán xây dựng công

Lớp tập huấn Bồi dưỡng kiến thức về xử lý vi phạm hành chính lĩnh vực trật tự xây dựngtại Bến Tre, do Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị tổ chức

trình; đầu tư phát triển đô thị; khởi công xây dựng công trình; trật tự xây dựng; thi công xây dựng công trình, nghiệm thu, thanh toán, quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình; hợp đồng xây dựng; bảo hành, bảo trì, khai thác, sử dụng công trình xây dựng, thậm chí chi tiết đến các quy định về quản lý, lưu trữ hồ sơ, quy trình vận hành… Các quy định với đa số các lỗi được nêu thành các tên gọi với các khung phạt cụ thể, gắn trách nhiệm của tổ chức, cá nhân tham gia trong hoạt động xây dựng. Cũng trên cơ sở này, các cá nhân tổ chức cũng có thể khai thác dễ dàng hơn dưới góc độ quy trách nhiệm cho từng cá nhân, người nào thực thi nhiệm vụ nào tạo ra lỗi sai sót có thể chịu trách nhiệm phạt tương ứng với từng phần việc cụ thể. Điều này tăng cường mạnh mẽ tính minh bạch, chịu trách nhiệm trong quản lý hoạt động xây dựng.

Đối với các quy định liên quan đến xây dựng, những điểm mới này đã là cơ sở pháp lý quan trọng cho các cơ quan kiểm tra, cơ quan thanh tra có cơ sở đánh giá nhanh tên hành vi vi phạm cụ thể, theo đó tùy mức độ vi phạm khác nhau mà lập biên bản xử lý vi phạm hành chính ở mức độ tương ứng.

Tuy nhiên, một số các quy định rất cụ thể nêu trong Nghị định này có thể đặt ra các tiêu chuẩn cao hơn mức hiện nay đang áp dụng, gây khó khăn cho người lao động tìm kiếm việc làm hoặc phải bổ sung khá nhiều các chứng chỉ đáp ứng điều kiện theo quy định của Luật Xây dựng. Ví dụ Điều 25 Nghị định liên quan đến vi phạm quy định về quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn áp dụng, sử dụng số liệu, tài liệu trong hoạt động xây dựng đối với các công trình chưa khả thi đối với kỹ thuật xây dựng phổ biến hiện nay. Nhưng xét về tương lai gần, điều này sẽ ép các doanh nghiệp xây dựng triển khai xây dựng chuyên nghiệp hơn và bài bản hơn.

Liên quan đến khảo sát xây dựng, thẩm tra dự án đầu tư xây dựng công trình, thiết kế, dự toán… hay các vi phạm quy định về thiết kế, dự toán xây dựng công trình cũng được quy định kỹ. Một số quy định tại các điều khoản từ Điều 30

72 HỌC VIỆN CÁN BỘ QUẢN LÝ XÂY DỰNG VÀ ĐÔ THỊ

VẤN ĐỀ HÔM NAY

Page 13: XÃ HỘI NỔI BẬT CỦA VIỆTNAM NĂM 2017 - amc.edu.vnamc.edu.vn/images/baiviet/2018/06/Tapchi57-58 P2.pdf · Xuất nhập khẩu đạt 424,87 tỷ USD Kết thúc năm 2017,

đến Điều 38 của Nghị định dẫn đến một công trình có thể có hai đối tượng cùng bị phạt với các khung tương ứng. Chủ sở hữu cũng có thể bị phạt nếu đơn vị thi công cũng bị xử phạt. Vi phạm quy định về trật tự xây dựng, thi công xây dựng công trình, giám sát thi công xây dựng công trình, nghiệm thu, thanh toán khối lượng công trình xây dựng, hợp đồng xây dựng, bảo hành, bảo trì công trình xây dựng… đều là các hoạt động mà chủ đầu tư và đơn vị thi công đều phải chịu trách nhiệm chung? Vì có sự trùng lặp này phải chăng Nghị định nên có thêm quy định xác định yếu tố lỗi thuộc đơn vị nào thì đơn vị đó chịu trách nhiệm. Nhưng cũng tạo ra một khó khăn lớn nếu hợp đồng hai bên quy định rõ loại hợp đồng là “chìa khóa trao tay”, thì các vi phạm của đơn vị thi công xây dựng bị xử lý theo Nghị định, vậy chủ đầu tư còn tiếp tục bị xử lý vi phạm nữa không?

Đối với các hệ thống phụ trợ như điện, nước hoặc công trình điện nước, công trình ngầm

Cũng đã có những điều chỉnh rất cụ thể và xác thực giúp cho các đơn vị quản lý thuận tiện hơn và dễ áp dụng hơn trong công tác quản lý, giám sát thi công công trình xây dựng. Tuy nhiên, các đơn vị cũng cần nghiên cứu kỹ áp dụng đối với các đối tượng cụ thể, tránh áp dụng tràn lan gây ra những hiểu nhầm đáng tiếc. Ví dụ, Điều 42 xử lý vi phạm quy định về bảo vệ khu vực an toàn giếng khai thác nước ngầm áp dụng cho các nhà máy xử lý nước của tập thể, không thể áp dụng sang cả các khu vực khai thác nước theo thói quen của nhiều khu dân cư nhỏ chưa có hệ thống cấp nước sạch. Nhưng Điều 45 xử lý vi phạm quy định về bảo vệ, sử dụng mạng lưới cấp nước lại áp dụng cho cả các cá nhân, hộ gia đình. Mặc dù mức khung phạt chưa thể hiện mức độ thiệt hại phân biệt giữa hộ gia đình với các công ty sử dụng nguồn nước với lưu lượng nước lớn nên có phần chưa hợp lý với thực tiễn đời sống. Hay việc cung cấp điện dưới mức điện áp, cung cấp nước sạch “Cung cấp nước sạch cho sinh hoạt không bảo đảm chất lượng theo quy chuẩn kỹ thuật quy định” cũng được coi là không đáp ứng chất lượng dịch vụ nhưng chưa có những giải pháp cụ thể hơn nữa nhằm bảo vệ người sử dụng. Hay hệ thống điện cũng là công trình hạ tầng kỹ thuật cần kiểm tra và giám sát ở mức độ an toàn rất cao nhưng tại Nghị định này cũng chưa có nhiều quy định cụ thể về các vi phạm hành chính liên quan đến hệ thống điện. So với các quy định về vi phạm hành chính liên quan đến hệ thống nước thì các quy định vi phạm hành chính liên quan đến hệ thống điện cần nhiều Điều cụ thể hơn nữa.

Các công trình ngầm và vi phạm xây dựng công trình ngầm quy định tại Điều 55 và Điều 56 đang là vấn đề được rất nhiều cơ quan quan tâm bởi thực tế, các chủ sở hữu công trình ngầm, các đơn vị thi công công trình ngầm này thường xuyên có rất nhiều các vi phạm liên quan đến quy chuẩn chất lượng, an toàn khi vận hành. Đã có rất nhiều sự cố đáng tiếc liên quan đến việc thi công các công trình

ngầm, nhưng các vi phạm vẫn thường xuyên diễn ra gây ra những thiệt hại không nhỏ cho chủ sở hữu và người dân.

Các quy định này còn mang tính chung chung như “đấu nối trái phép đường dây, đường ống ngầm, sử dụng hệ thống tuy nen, hào kỹ thuật không có giấy phép hoặc không đúng mục đích; tự ý đào bới, dịch chuyển, đấu nối tuy nen, hào kỹ thuật; vi phạm các quy định về quản lý, bảo vệ an toàn công trình ngầm đô thị” hay “cản trở việc lắp đặt, vận hành, bảo trì, nâng cấp trang thiết bị theo hợp đồng đã ký, vi phạm các quy định về quản lý, khai thác sử dụng, bảo trì công trình hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung. Việc thi công chậm không đúng tiến độ, không che chắn gây bụi ảnh hưởng tới người dân, không đậy nắp, hoặc lắp đặt cảnh báo an toàn cho người đi đường khi đang thi công, không có các chỉ dẫn an toàn… và nhiều hơn nữa là ý thức của người lao động đối với vấn đề mất an toàn cho mọi người trong suốt quá trình thi công, vận hành… Điều này cũng chưa giải quyết dứt điểm được hiện trạng nhiều công trình ngầm bị đào lên, lấp xuống, lấp cũ, đào mới… vốn chưa có chế tài cụ thể nhưng những điều Nghị định này nêu ra chưa đi đến đích để xử lý hiệu quả.

Nghị định 139/NĐ-CP đã có hiệu lực và sớm đi vào thực tiễn và trong thời gian sắp tới, Bộ trưởng Bộ Xây dựng sẽ ký Thông tư hướng dẫn việc cần thiết là phải tập huấn kỹ càng các nội dung này cho cán bộ làm công tác quản lý trật tự xây dựng, nhằm đưa Nghị định đi vào cuộc sống, tạo nên hiệu quả mong muốn trong công cuộc kiến tạo trật tự văn minh đô thị, tạo sự ổn định trong hoạt động xây dựng.

Một công trình vi phạm trật tự xây dựng tại đường Lĩnh Nam, quận Hoàng Mai, Hà Nội

Đã có rất nhiều sự cố đáng tiếc liên quan đến việc thi công các công trình ngầm, nhưng những vi phạm vẫn thường xuyên diễn

ra gây ra những thiệt hại không nhỏ

73Số 57-58.2018 XÂY DỰNG & ĐÔ THỊ

VẤN ĐỀ HÔM NAY

Page 14: XÃ HỘI NỔI BẬT CỦA VIỆTNAM NĂM 2017 - amc.edu.vnamc.edu.vn/images/baiviet/2018/06/Tapchi57-58 P2.pdf · Xuất nhập khẩu đạt 424,87 tỷ USD Kết thúc năm 2017,

*Viện Kinh tế Xây dựng- AMC

Ths. Đặng Thị Dinh Loan*

Việt Nam đã thúc đẩy chính sách kinh tế mở cửa và đã nhận được sự tăng trưởng kinh tế đáng kể trong những năm gần đây, với đầu tư nước ngoài là động lực thúc đẩy cho nền kinh tế. Nhằm duy trì tăng trưởng kinh tế bền vững để hỗ trợ kế hoạch phát triển Quốc gia, Việt Nam đã lập kế hoạch đầu tư nhiều dự án phát triển cơ sở hạ tầng và thực hiện thành công các dự án đầu tư. Tuy nhiên, với sự tăng trưởng nhanh chóng các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng, đã có những hệ quả tiêu cực như: Chất lượng các công trình không đảm bảo, năng lực yếu kém của Ban quản lý dự án, tai nạn lao động vẫn thường xuyên xảy ra...

Chính Phủ Việt Nam đã và đang nỗ lực xây dựng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật nhằm đảm bảo chất lượng và an toàn các dự án xây dựng, trên góc độ quản lý chi phí, hợp đồng, chất lượng và an toàn xây dựng tại Việt Nam. Về quản lý chi phí và hợp đồng xây dựng: Phương pháp xác định chi phí đầu tư xây dựng công trình đã xét đến sự phát triển của khoa học kỹ thuật, công nghệ tiên tiến, tuy nhiên ít xem xét đến biến động của thị trường, chưa phù hợp với việc quản lý chi phí xây dựng theo cơ chế thị trường và đặc điểm của sản phẩm xây dựng là đơn chiếc (mỗi công trình, mỗi thiết kế, mỗi biện pháp thi công,… sẽ có một giá khác nhau). Chưa thực sự rút ngắn được khoảng cách giữa việc xác định chi phí xây dựng công trình của Việt Nam và các nước trong khu vực cũng như trên thế giới. Xác định chi phí xây dựng công trình, giá gói thầu, giá hợp đồng theo các quy định hiện nay còn cứng nhắc, thiếu linh hoạt, chưa phù hợp với các điều kiện của thị trường, thông lệ quốc tế và đặc thù của sản phẩm xây dựng. Hiện tượng giá dự thầu cao hơn (nhất là các gói thầu sử dụng vốn ODA) hoặc thấp hơn nhiều so với giá gói thầu còn xảy ra không ít, dẫn đến kéo dài thời gian đấu thầu, thậm chí phải huỷ thầu.

Nguyên nhân là do phương pháp xác định giá gói thầu chưa phù hợp, thiếu chi phí, chưa xem xét đến điều kiện môi trường, khí hậu, điều kiện thực tế, biện pháp thi công…Công cụ quản lý và cơ sở dữ liệu để xác định chi phí xây dựng, giá gói thầu còn hạn chế và chưa phù hợp với cơ chế thị trường. Cơ chế lựa chọn nhà thầu, quản lý giá hợp đồng còn thiếu mềm dẻo, minh bạch và công bằng. Tranh chấp trong quản lý thực hiện hợp đồng xảy ra còn nhiều (đặc biệt là đối với các dự án sử dụng vốn ODA) do tính công khai minh bạch, bình đẳng chưa cao, thiếu căn cứ pháp lý, thiếu chế tài hoặc chế tài đã có nhưng chưa đủ mạnh đối với các sai phạm, hoặc chưa phù hợp với thực tế Việt Nam và thông lệ Quốc tế.

Quản lý chất lượng và an toàn công trình xây dựng: Vai trò của các cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực quản lý chất lượng công trình xây dựng đã được quy định trong Luật, Nghị định, Thông tư xong việc giám sát, đánh giá cho mỗi dự án cụ thể còn hạn chế.

Hội thảo Tăng cường năng lực trong dự toán chi phí, quản lý hợp đồng, chất lượng và an toàn trong các dự án đầu tư xây dựng

74 HỌC VIỆN CÁN BỘ QUẢN LÝ XÂY DỰNG VÀ ĐÔ THỊ

VẤN ĐỀ HÔM NAY

MỘT SỐ VẤN ĐỀ TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC TRONG DỰ ÁN ĐẦU TƯ

XÂY DỰNG

Page 15: XÃ HỘI NỔI BẬT CỦA VIỆTNAM NĂM 2017 - amc.edu.vnamc.edu.vn/images/baiviet/2018/06/Tapchi57-58 P2.pdf · Xuất nhập khẩu đạt 424,87 tỷ USD Kết thúc năm 2017,

Quản lý năng lực nhà thầu và Ban quản lý dự án: Đấu thầu đóng vai trò quan trọng trong chi tiêu sử dụng nguồn vốn nhà nước, tuy nhiên, tình trạng dàn xếp, thông đồng giữa các nhà thầu để một nhà thầu trúng thầu trong 1 gói thầu vẫn còn xảy ra ở một số nơi. Qua thực trạng này, cần phải thực hiện tốt hơn nữa việc đánh giá tư cách hợp lệ và năng lực của nhà thầu khi tham gia dự thầu nhằm phát hiện và ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực đấu thầu để tránh xảy ra tình trạng đấu thầu hình thức, thiếu tính cạnh tranh làm giảm hiệu quả kinh tế. Năng lực của các nhà thầu tư vấn, nhà thầu xây dựng còn chưa đáp ứng được yêu cầu cả về lượng và chất. Hệ quả của sự yếu kém này ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng, tiến độ, an toàn lao động dẫn đến giảm hiệu quả đầu tư của dự án. Ngoài ra, năng lực của các ban quản lý dự án cũng góp phần không nhỏ vào việc gây ra thất thoát, thất thu cũng như ảnh hưởng đến chất lượng của công trình xây dựng, tính độc lập khách quan tại BQLDA (đại diện cho chủ đầu tư) cơ bản được khép kín từ quá trình chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư, kết thúc quyết toán đến việc bàn giao cho đơn vị quản lý sử dụng.

Kinh phí cho quản lý chất lượng và an toàn chưa đầy đủ; Các điều khoản của hợp đồng xây dựng không linh hoạt nên khó xử lý các công trình ngầm không tính được dự toán dẫn đến gia tăng vi phạm quy định và các điều khoản của hợp đồng; Các văn bản pháp quy về năng lực chuyên môn của các cá nhân, tổ chức không tương xứng với sự gia tăng nhanh chóng công nghệ hiện đại; Thiếu năng lực và máy móc thiết bị công nghệ trong giám định chất lượng công trình và quản lý thi công xây dựng công trình,...

Những nội dung cơ bản của dự án Tăng cường năng lực trong dự toán chi phí, quản lý hợp đồng, chất lượng và an toàn các dự án đầu tư xây dựng

Để cải thiện việc đảm bảo chất lượng xây dựng ở Việt Nam, ngày 28/10/2016 Bộ Xây dựng đã có Quyết định số 1128/QĐ-BXD về việc phê duyệt văn kiện dự án: Tăng cường năng lực trong dự toán chi phí, quản lý hợp đồng chất lượng và an toàn lao động trong các dự án đầu tư

xây dựng. Dự án được Chính Phủ Nhật Bản tài trợ và được triển khai trong thời gian 03 năm từ năm 2015 đến tháng 01/2018. Kết quả của Dự án này là các quy tắc về kiểm tra chất lượng, tăng cường năng lực trong quản lý chất lượng, xây dựng sổ tay an toàn,... Tuy nhiên, công tác lập dự toán chi phí và quản lý hợp đồng có tác động rất lớn đến chất lượng, an toàn và hiệu quả của dự án vẫn đang được tiến hành tương đối áp đặt và một chiều, chưa theo kịp cơ chế thị trường. Để cải thiện tình trạng này, Chính phủ Việt Nam đã đề nghị JICA triển khai Dự án hợp tác kỹ thuật và JICA đã quyết định hỗ trợ Dự án Tăng cường năng lực Lập dự toán chi phí, Quản lý hợp đồng, Chất lượng và an toàn trong các dự án đầu tư xây dựng. Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) đã triển khai dự án hợp tác kỹ thuật. Mục tiêu chung: Các dự án xây dựng được quản lý theo tiêu chuẩn quốc tế. Yêu cầu của Đề án phải nâng cao năng lực về quản lý chất lượng, an toàn lao động, quản lý chi phí, quản lý hợp đồng. Sau khi dự án được hoàn thành, bên cạnh những kết quả tích cực, có rất nhiều sổ tay chất lượng được phía Việt Nam triển khai thực hiện. Khi kết thúc dự án, theo đề nghị của phía đối tác JICA là sẽ chuyển giao sản phẩm để phía Việt Nam thực hiện.

Các hoạt động liên quan đến hợp phần 1: Hoạt động 1: Tăng cường năng lực công tác dự toán chi phí trong thi công xây dựng: Khảo sát đánh giá thực trạng quản lý, tình hình thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, khảo sát đánh giá sự khác biệt giữa quy định của Việt Nam và nước ngoài, đề xuất những giải pháp, kiến nghị rút ngắn sự khác biệt giữa quy định về lập và quản lý chi phí gián tiếp, chi phí trực tiếp, kiến nghị sửa đổi hoàn thiện nguyên tắc xác định và quản lý chi phí gián tiếp, chi phí trực tiếp của nhà thầu ở Việt Nam, phương pháp lập định mức dự toán, định mức chi phí cho các công tác thuộc chi phí gián tiếp, chi phí trực tiếp, hệ thống cơ sở dữ liệu hiện có liên quan đến chi phí gián tiếp (tập trung vào chi phí đảm bảo an toàn chất lượng) chi phí trực tiếp của nhà thầu tại Việt Nam.

Giá gói thầu, giá hợp đồng theo các quy định hiện nay còn cứng nhắc, thiếu linh hoạt, chưa phù hợp với các điều kiện của thị trường,

thông lệ quốc tế và đặc thù của sản phẩm xây dựng

Cần tăng cường năng lực quản lý chất lượng trong thi công xây dựng công trình

75Số 57-58.2018 XÂY DỰNG & ĐÔ THỊ

VẤN ĐỀ HÔM NAY

Page 16: XÃ HỘI NỔI BẬT CỦA VIỆTNAM NĂM 2017 - amc.edu.vnamc.edu.vn/images/baiviet/2018/06/Tapchi57-58 P2.pdf · Xuất nhập khẩu đạt 424,87 tỷ USD Kết thúc năm 2017,

Hoạt động 2: Tăng cường năng lực quản lý hợp đồng thi công xây dựng. Hoạt động 3: Đào tạo nhằm mục đích giới thiệu chính sách và nội dung các sổ tay, phương pháp và cơ chế xây dựng trong dự án.

Các hoạt động liên quan đến hợp phần 2: Hoạt động 1: Đổi mới hình thức và mô hình quản lý dự án đầu tư xây dựng, phân định rõ trách nhiệm và mối quan hệ của người quyết định đầu tư, chủ đầu tư, Ban quản lý dự án, tư vấn quản lý dự án, nhà thầu khảo sát, nhà thầu thiết kế, nhà thầu thi công xây dựng, tư vấn giám sát thi công xây dựng trong các khâu lập dự án, khảo sát, thiết kế, thi công, nghiệm thu xây dựng. Hoạt động 2: Nâng cao năng lực của các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động xây dựng: Xây dựng cơ sở dữ liệu cho việc đăng ký và quản lý thông tin về năng lực của các tổ chức cá nhân tham gia hoạt động xây dựng.

Các hoạt động liên quan đến hợp phần 3: Hoạt động 1: Tăng cường quản lý của cơ quan nhà nước về xây dựng đối với an toàn công trình và an toàn trong thi công xây dựng nhằm đảm bảo lợi ích cộng đồng. Hoạt động 2: Tăng cường quản lý của chủ đầu tư, tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát, nhà thầu thi công xây dựng trong đảm bảo chất lượng công trình xây dựng. Hoạt động 3: Cải thiện công tác bảo hành công trình xây dựng. Hoạt động 4: Tăng cường quản lý chất lượng trong công tác bảo trì xây dựng. Hoạt động 5: Tăng cường năng lực đối với công tác quản lý an toàn lao động trong thi công xây dựng: Phân tích thực trạng, xác định vai trò, rà soát các quy định pháp luật, phân tích, đánh giá trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước về quản lý an toàn vệ sinh lao động đối với các chủ thể trong xây dựng.

Kết quả của đề án Tăng cường năng lực trong dự toán chi phí, quản lý hợp đồng, chất lượng và an toàn các dự án đầu tư xây dựng

+ Đầu ra 1: Tăng cường năng lực quản lý chất lượng (QLCL) trong thi công xây dựng công trình.

+ Đầu ra 2: Tăng cường năng lực quản lý an toàn (QLAT) và quản lý môi trường (QLMT) thi công xây dựng công trình.

+ Đầu ra 3: Tăng cường năng lực quản lý thi công (QLTC) vào dự toán chi phí cho các công tác gián tiếp của nhà thầu thi công trong thi công xây dựng.

+ Đầu ra 4: Tăng cường năng lực tổ chức cơ chế đánh giá năng lực chuyên môn và kết quả thực hiện công việc

của nhà thầu thi công và Ban quản lý dự án.+ Đầu ra 5: Tăng cường năng lực quản lý hợp đồng thi

công xây dựng.Sau khi đề án được thực hiện sẽ góp phần nâng cao

nhận thức, tiếp cận với các kiến thức mới trong quản lý công trình xây dựng. Hiện nay, nhiều dự án đầu tư xây dựng từ các nguồn vốn trong và ngoài nước đang được thực hiện, đã đặt ra nhiệm vụ cần tìm kiếm các giải pháp cần thiết nhằm nâng cao hiệu quả và giúp cho các cơ quan, ban ngành, chỉnh quyền địa phương, người dân hiểu biết các chính sách về quản lý đầu tư xây dựng, đồng thời nâng cấp trách nhiệm quản lý, giúp cho công tác quản lý nhà nước ngày càng nâng cao. Dự án thành công đã có những tác động tích cực đến lĩnh vực quản lý nhà nước trong lĩnh vực xây dựng cụ thể như: Hoàn thiện cơ chế lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình phù hợp với cơ chế quản lý kinh tế thị trường và hội nhập Quốc tế. Hoàn thiện cơ chế lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình, nâng cao năng lực xác định giá gói thầu, giá hợp đồng và quản lý hợp đồng xây dựng góp phần minh bạch hóa các nội dung quản lý chi phí và quản lý hợp đồng, nâng cao năng lực của các chủ thể tham gia vào quá trình lập và quản lý chi phí gián tiếp, lập và quản lý hợp đồng xây dựng; Bổ sung, hoàn thiện các quy định về phân loại, phân cấp công trình xây dựng cho phù hợp thực tế, qua đó làm rõ thẩm quyền, trách nhiệm của cơ quan nhà nước đối với loại cấp công trình. Đơn giản hóa các thủ tục hành chính, không gây khó khăn cho các chủ thể tham gia hoạt động xây dựng như thủ tục công tác nghiệm thu từ nghiệm thu công việc, giai đoạn đến nghiệm thu hoàn thành đưa công trình, hạng mục công trình vào sử dụng, đảm bảo với thông lệ Quốc tế, đáp ứng yêu cầu hội nhập; Đổi mới hình thức và mô hình quản lý dự án đầu tư xây dựng; Nâng cao năng lực của các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động xây dựng trong các khâu khảo sát, thiết kế, thi công xây dựng, giám sát xây dựng, lập và quản lý dự án đầu tư xây dựng.

Việc phổ biến hoàn thiện các nội dung của dự án sẽ góp phần nâng cao chất lượng công tác quản lý đầu tư xây dựng ở Việt Nam, góp phần hòa nhập Thế giới. Đây cũng là cơ sở để Chính Phủ Việt Nam đề xuất với đối tác Nhật Bản để giúp Việt Nam xây dựng hoàn chỉnh lại Hệ thống định mức xây dựng đã được ban hành từ lâu mà chưa được sửa đổi để phù hợp điều kiện thực tế hiện nay.

Tăng cường năng lực tổ chức cơ chế đánh giá năng lực chuyên môn và kết quả thực hiện công việc của nhà thầu thi công và Ban quản lý dự án

76 HỌC VIỆN CÁN BỘ QUẢN LÝ XÂY DỰNG VÀ ĐÔ THỊ

VẤN ĐỀ HÔM NAY

Page 17: XÃ HỘI NỔI BẬT CỦA VIỆTNAM NĂM 2017 - amc.edu.vnamc.edu.vn/images/baiviet/2018/06/Tapchi57-58 P2.pdf · Xuất nhập khẩu đạt 424,87 tỷ USD Kết thúc năm 2017,

TĂNG CƯỜNG SỬ DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TINTRONG GIẢNG DẠY TIẾNG ANH CHO CÁN BỘ, CÔNG CHỨC,

VIÊN CHỨC NGÀNH XÂY DỰNGThs. Vũ Thị Thanh Hương*

* Giám đốc Trung tâm Ngoại ngữ Học viện AMC

Thời đại bùng nổ công nghệ thông tin đã ảnh hưởng sâu rộng tới mọi mặt của đời sống xã hội, trong đó có môi trường giáo dục. Việc đào tạo ngoại ngữ có sự hỗ trợ của công nghệ thông tin (CNTT) đã và đang xuất hiện ở các cấp học ở nhiều nước trên thế giới và cả ở Việt Nam. Cách mạng khoa học công nghệ đã đem lại việc giảng dạy ngoại ngữ ở Việt Nam nói chung và ở Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị nói riêng những thách thức mới, đòi hỏi các giảng viên phải nỗ lực hết mình để theo kịp thời đại và có thể đáp ứng được nhu cầu của xã hội công nghệ thông tin trong việc truyền tải kiến thức đến người học. Bài viết này nhằm giới thiệu việc tăng cường áp dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy tiếng Anh cho cán bộ công chức, viên chức ngành Xây dựng như một xu hướng tất yếu trong cuộc cách mạng khoa học công nghiệp đang diễn ra mạnh mẽ ở quốc tế cũng như trong nước.

VAI TRÒ CỦA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG DẠY HỌC NGOẠI NGỮ

Sử dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy góp phần

không nhỏ trong việc tạo hứng thú cho người học bởi vì kho tài

liệu cung cấp cho học viên rất phong phú và bằng nhiều kênh:

Kênh hình, kênh chữ, kênh âm thanh sống động làm cho học

viên dễ thấy, dễ tiếp thu. Thông qua việc ứng dụng công nghệ

thông tin trong giảng dạy, giảng viên có thể tổng hợp và cung

cấp thông tin tới học viên qua nhiều kênh giao tiếp giúp người

học phát triển kỹ năng giao tiếp một cách đồng đều. Hơn thế

nữa, giảng dạy ngoại ngữ ứng dụng công nghệ thông tin giúp

tiết kiệm thời gian quý báu trong các giờ lên lớp. Nhờ vậy, học

viên có nhiều thời gian hơn để luyện tập, thảo luận, đặt câu hỏi

v.v... trao đổi hai chiều giữa giảng viên và học viên được tăng

cường. Không chỉ dừng lại ở đó, công nghệ thông tin còn góp

phần tạo ra môi trường giao tiếp tự nhiên trong lớp học thông

qua các kênh đa dạng.

THỰC TRẠNG VIỆC ÁP DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG GIẢNG DẠY TIẾNG ANH CHO CÁN BỘ CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC NGÀNH XÂY DỰNG

Hiện nay, việc áp dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy

tiếng Anh cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức ngành Xây

dựng đang được các cấp lãnh đạo rất quan tâm. Học viện đã

trang bị một số thiết bị dạy học như máy chiếu hắt (OHP), VCD,

77Số 57-58.2018 XÂY DỰNG & ĐÔ THỊ

NGHIÊN CỨU ĐÀO TẠO

Page 18: XÃ HỘI NỔI BẬT CỦA VIỆTNAM NĂM 2017 - amc.edu.vnamc.edu.vn/images/baiviet/2018/06/Tapchi57-58 P2.pdf · Xuất nhập khẩu đạt 424,87 tỷ USD Kết thúc năm 2017,

máy chiếu vật thể, máy vi tính có nối mạng internet và có

01 phòng lab v.v… để phục vụ cho việc giảng dạy và học

ngoại ngữ.

Các giảng viên của Học viện đã từng bước áp dụng

công nghệ thông tin vào bài giảng và cảm thấy có nhiều

hứng thú. Đa số giảng viên cho rằng, Internet là nguồn

đại diện cho việc ứng dụng công nghệ thông tin, tuy

nhiên, hiệu quả sử dụng công nghệ thông tin của các

giảng viên còn chưa cao. Phần lớn, giảng viên chỉ dừng

lại ở sử dụng PowerPoint để trình chiếu, hay

MS.Word để soạn thảo đề thi và bài tập cho

học viên.

Một số nguyên nhân dẫn đến thực

trạng trên là do:

- Giáo viên còn thiếu nhiều kiến

thức và kỹ năng về công nghệ thông

tin. Họ còn mơ hồ về việc sử dụng

cái gì, công nghệ gì hữu ích cho

giảng dạy.

- Phương pháp dạy học cũ vẫn

tồn tại như một lối mòn khó thay đổi,

chưa dễ dàng xóa bỏ trong thời gian

ngắn. Việc dạy học tương tác giữa người

và máy vẫn còn khá mới mẻ với giảng viên

nói chung.

- Giảng viên thiếu thời gian cho việc chuẩn bị bài

giảng áp dụng công nghệ thông tin. Đôi khi, họ gặp khó

khăn trong việc tìm nguồn tài liệu phù hợp cho học viên

của mình.

- Việc sử dụng công nghệ thông tin để đổi mới

phương pháp dạy và học ngoại ngữ chưa được nghiên

cứu một cách thỏa đáng, dẫn đến việc ứng dụng đôi khi

chưa đúng lúc , đúng chỗ hoặc quá lạm dụng.

- Đổi mới phương pháp dạy học ngoại ngữ nhờ áp

dụng công nghệ thông tin là một trong những mục tiêu

quan trọng nhất. Tuy nhiên, công việc này đòi hỏi có một

quá trình lâu dài và khó khăn, yêu cầu phải có nguồn cơ

sở vật chất, tài chính cũng như năng lực giáo viên dồi dào.

GIẢI PHÁPCông nghệ thông tin gần như trở thành phương tiện

và môi trường học tập, giảng dạy không thể tách rời với

quá trình giáo dục. Chính vì vậy, năng lực công nghệ

thông tin của giảng viên là một yêu cầu không thể thiếu

trong quá trình dạy học. Nếu không có năng lực ứng

dụng công nghệ thông tin, giảng viên rất khó có thể thực

hiện được các nhiệm vụ trọng tâm khi giảng dạy trên lớp.

Do vậy, giảng viên cần phải được tạo điều kiện tham gia

các khóa học tập, huấn luyện về công nghệ thông tin và

truyền thông. Cần xây dựng chương trình, tài liệu bồi

dưỡng kiến thức và kỹ năng về công nghệ thông tin cho

cán bộ quản lý và giảng viên trong quản lý giáo dục và

giảng dạy. Có quy định nội dung tối thiểu về công nghệ

thông tin để thi tuyển giảng viên.

- Triển khai chương tình công nghệ

giáo dục xây dựng hệ thống các

công cụ tạo lập và quản

lý bài giảng điện tử,

xây dựng hệ thống

e-Learning, quy

trình soạn bài

giảng, các phần

mềm hỗ trợ dạy

học; xây dựng các

nguồn tài nguyên

giáo dục và học

liệu điện tử để chia

sẻ dùng chung qua

website của Học viện.

Tổ chức các hội thảo với

chủ đề “ Công nghệ thông tin

đổi mới phương pháp dạy và học”.

Xây dựng các trang Web dành riêng cho giảng viên và học

viên, hỗ trợ tích cực trong giảng dạy ngoại ngữ.

- Tiến tới việc thiết kế, xây dựng và cung cấp các khóa

học tiếng Anh trực tuyến cho học viên. Đây là những

nguồn cơ sở dữ liệu phục vụ cho việc học trực tuyến. Qua

Thông qua việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy, giảng viên có thể tổng hợp và cung cấp thông tin tới học viên qua nhiều kênh giao tiếp giúp người học phát triển kỹ năng giao tiếp

một cách đồng đều

Đổi mới phương pháp dạy học ngoại ngữ nhờ áp dụng công nghệ thông tin là một trong

những mục tiêu quan trọng nhất

78 HỌC VIỆN CÁN BỘ QUẢN LÝ XÂY DỰNG VÀ ĐÔ THỊ

NGHIÊN CỨU ĐÀO TẠO

Page 19: XÃ HỘI NỔI BẬT CỦA VIỆTNAM NĂM 2017 - amc.edu.vnamc.edu.vn/images/baiviet/2018/06/Tapchi57-58 P2.pdf · Xuất nhập khẩu đạt 424,87 tỷ USD Kết thúc năm 2017,

đó, các giảng viên tự nâng cao được năng lực công nghệ

thông tin cũng như khả năng thực hành tiếng của mình.

Trải qua thời gian sử dụng các phần mềm, chương trình

hay trang web tiếng Anh để giảng dạy các kĩ năng ngôn

ngữ: từ vựng, ngữ pháp, hay phát âm; giảng viên có thể

đánh giá được những ưu, hạn chế của từng chương trình

và tính hiệu quả của chương trình phần mềm hay trang

web, góp phần vào phát triển kỹ năng ngôn ngữ của

từng học viên đồng thời đánh giá được kết quả học tập

của người học. Nhờ đó giảng viên có thể tham mưu, tư

vấn để đưa ra được các chương trình tiếng Anh phù hợp

nhất với học viên.

- Để nâng cao hiệu quả giao tiếp với đồng nghiệp và

các nhà quản lý giáo dục, giảng viên

nên tham gia vào các cộng

đồng mạng. Qua đó,

giảng viên có thể

chia sẻ những kinh

nghiệm giảng

dạy của mình,

bài giảng hay

và tâm đắc,

gửi những

đề xuất, kiến

nghị góp

phần nâng cao

chất lượng dạy

và học. Mặt khác,

giảng viên cũng học

hỏi được những phương

pháp giảng dạy mới mẻ,

hiệu quả của các giảng viên khác hoặc

của các chuyên gia về phương pháp dạy tiếng Anh thông

qua các bài viết chia sẻ phương pháp giảng dạy tích cực

trên rất nhiều trang web hoặc diễn đàn.

- Tăng dần mức đầu tư để không ngừng nâng cao,

hoàn thiện và hiện đại hóa thiết bị, công nghệ dạy học.

Đồng thời, hoàn thiện hạ tầng công nghệ thông tin và

truyền thông để có thể kết nối Internet tốc độ cao.

- Trang bị các phần mềm học tiếng Anh cho cả giảng

viên và học viên. Một số phần mềm được cộng đồng

mạng đánh giá có hiệu quả như: Phần mềm học tiếng

Anh Grammar 3.1. và các phiên bản mới nhất. Phần mềm

này được cộng đồng mạng đánh giá là tốt nhất cho người

Việt, gồm đủ 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết. Ngoài ra có

5 chương trình học tiếng Anh được đánh giá là giúp cho

việc học tiếng Anh có hiệu quả như:

Phần mềm học tiếng Anh qua phimViệc học tiếng Anh qua phim không còn quá xa lạ đối

với người học tiếng Anh. Nhất là những người muốn học

tiếng Anh giao tiếp. Tuy nhiên ưu điểm nổi trội của phần

mềm học tiếng Anh giao tiếp là phần mềm học tiếng Anh

này có công cụ phụ đề song ngữ thông minh giúp người

học thực hành luyện nói và phát âm cực kì hiệu quả. Hơn

nữa với công cụ phụ đề này giúp cho người học có thể

học vô số từ mới thông qua đoạn hội thoại song ngữ chạy

song song với phim. Phần mềm này còn cho phép người

học lưu những câu thoại và ôn tập khi cần thiết và giúp

cho người học tăng cường kỹ năng nghe.

Phần mềm học tiếng Anh qua bài hátPhần mềm này mang lại rất nhiều lợi ích và

sự thú vị của việc học tiếng Anh qua bài hát.

Học viên có thể thoải mái hát theo để

luyện phát âm cực kì dễ dàng. Hơn nữa

người học có thể ghi chú lại từ vựng và

ôn tập mà không phải dừng lại như

cách nghe bài hát thông thường.

Phần mềm học tiếng Anh cơ bảnĐây là một trong những phần

mềm học tiếng Anh hay nhất rất hiệu

quả dành cho những người mới bắt

đầu. Hệ thống bài học của phần mềm

học tiếng Anh giao tiếp này được tích hợp

thành một hệ thống theo từng chủ đề riêng

biệt. Người học phải hoàn thành từng chủ đề bài

học thì mới có thể học bài học tiếp theo. Đây cũng

là phần mềm học tiếng Anh tốt nhất có lượt tải trên ứng

dụng di động nhiều nhất hiện nay.

Phần mềm học từ vựng tiếng AnhMemrise là một phần mềm học tiếng Anh hay nhất

dựa trên dữ liệu cung cấp của người dùng. Phần mềm

này đưa ra giải pháp tốt nhất cho các thành viên có thể

tạo khóa học giao tiếp và các câu hỏi. Dựa trên cơ sở đó

để các thành viên khác có thể truy cập và ôn tập. Hiện

nay, dữ liệu cộng đồng trên phần mềm học tiếng Anh này

rất lớn. Người học có thể tìm kiếm vô số các khóa học

tiếng Anh giao tiếp với nhiều chủ để khác nhau để học.

Ngoài ra Memrise còn có chế độ học offline, tức là người

học không cần phải có kết nối Internet vẫn có thể học

phần mềm này.

Công nghệ thông tin gần như trở thành phương tiện và môi trường học tập, giảng dạy

không thể tách rời với quá trình giáo dục

79Số 57-58.2018 XÂY DỰNG & ĐÔ THỊ

NGHIÊN CỨU ĐÀO TẠO

Page 20: XÃ HỘI NỔI BẬT CỦA VIỆTNAM NĂM 2017 - amc.edu.vnamc.edu.vn/images/baiviet/2018/06/Tapchi57-58 P2.pdf · Xuất nhập khẩu đạt 424,87 tỷ USD Kết thúc năm 2017,

Phần mềm học ngữ pháp tiếng Anh của Hội đồng AnhLearnEnglish Grammar là phần mềm học tiếng Anh

được phát triển bởi Hội đồng Anh, giúp cải thiện chủ yếu

về khả năng ngữ pháp tiếng Anh . Với 12 chủ đề ngữ pháp

tiếng Anh khác nhau sẽ giúp người học trau dồi ngữ pháp

một các hiệu quả.

Mặc dù có những tồn tại cần được xem xét, sự phát triển của công nghệ thông tin đã và đang mang lại một cuộc cách mạng trong đào tạo ngoại ngữ. Công cuộc giảng dạy hiện đại này đang trở nên ngày càng đáng tin cậy và dễ sử dụng hơn. Internet chứa đựng một lượng thông tin vô tận. Tuy nhiên, cần có sự chọn lọc và có sự hỗ trợ của chuyên gia nhằm tối ưu hóa tính ưu việt của công nghệ thông tin trong đào tạo ngoại ngữ. Giảng viên tiếng Anh cần chú ý, giống như bất kỳ tài nguyên và công cụ hỗ trợ giảng dạy nào khác, công nghệ thông tin nói chung và tài nguyên số nói riêng, người thày luôn là nhân tố quan trọng nhất cho sự thành công hay thất bại của quá trình dạy học. Các trang web sẽ trở nên vô ích nếu không có sự chuẩn bị kỹ càng của giảng viên. Vì vậy, giáo án soạn cẩn thận và cách thức tổ chức trong lớp học luôn là yêu cầu hàng đầu trong việc khai thác các tính năng của công nghệ thông tin trong đào tạo ngoại ngữ. Trong thế kỷ XXI, việc sử dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy ngoại ngữ là xu hướng tất yếu.

Tài liệu tham khảo1. Walker, R., S. Hewer, and G. Davies. Introduction to

the Internet ( Module 1.5). Information and Computer

Technology for Language Teaching ( ICT4LT) 2008 June

[ cited 2008 June 15]; Available from: htt://www.ict4lt.

org/en/en_mod1-5htm.

2. Lightbown, P.M. and N. Spada, How languages are

learned. 3rd ed. 2006, New York: Oxford University Press.

3. Porter, L.R., Developing an online curriculum:

technologies and techniques. 2004, Melbourn:

Information Science Publishing.

4. Quyết định số 1400/QĐ-TTg ngày 30 tháng 9 năm

2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án

“Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân

giai đoạn 2008 – 2020”.

5. Quyết định số 1481/QĐ-BGDĐT ngày 10/5/2016 của

Bộ trưởng Bộ giáo dục và đào tạo về việc ban hành Định

dạng đề thi đánh giá năng lực sử dụng tiếng Anh bậc 2

(VSTEP.2) theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho

Việt Nam (dành cho người lớn).

6. Thông tư số 05/2012/TT-BGDĐT ngày 15/02/2012

của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc sửa đổi, bổ sung một

số điều của Quy chế đào tạo trình độ tiến sĩ ban hành kèm

theo Thông tư số 10/2009/TT-BGDĐT ngày 07/5/2009 của

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, về trình độ ngoại ngữ

của nghiên cứu sinh

7. Quyết định số 729/QĐ-BGDĐT ngày 11 tháng 3 năm

2015 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về định dạng

đề thi đánh giá năng lực sử dụng tiếng Anh từ từ bậc

3 đến bậc 5 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng

cho Việt Nam.

8. “The internet and the language classroom”, Gavin

Dudeney. New York : Cambridge Uninersity Press, 2000.

9. Bộ GD & ĐT, Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ công

nghệ thông tin năm học 2012-2013, Bộ GD & ĐT ban

hành ngày 2/8/2012, Bộ GD & ĐT: Hà Nội

10. Nguyễn Văn Long et al, Báo cáo: Đánh giá tác động

của Đề án Ngoại ngữ Quốc gia 2020 giai đoạn 2011-2015:

Hợp phần ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy- học

ngoại ngữ.

80 HỌC VIỆN CÁN BỘ QUẢN LÝ XÂY DỰNG VÀ ĐÔ THỊ

NGHIÊN CỨU ĐÀO TẠO

Page 21: XÃ HỘI NỔI BẬT CỦA VIỆTNAM NĂM 2017 - amc.edu.vnamc.edu.vn/images/baiviet/2018/06/Tapchi57-58 P2.pdf · Xuất nhập khẩu đạt 424,87 tỷ USD Kết thúc năm 2017,

1. THỰC TRẠNG PHÁT THẢI TRO, XỈ, THẠCH CAO FGD CỦA CÁC NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆN TRÊN CẢ NƯỚC

Thực hiện công cuộc công nghiệp

hoá, hiện đại hoá đất nước, các ngành

công nghiệp của nước ta đang được

đầu tư, phát triển mạnh mẽ. Cùng với

việc sản xuất ngày càng nhiều sản

phẩm, năng lượng, nhiên liệu phục

vụ sự phát triển của nền kinh tế quốc

dân, sự phát triển của nhiều ngành

công nghiệp cũng làm tăng ngày

càng nhiều các chất thải. Nhiệt điện

là một trong những Ngành phát sinh

chất thải lớn, theo tính toán thiết kế

của các nhà máy nhiệt điện, nếu sử

dụng than cám trong nước để sản

xuất ra 1kW.h điện sẽ tiêu tốn khoảng

0.5 kg than và thải ra khoảng 0,18 kg

tro, xỉ, thạch cao. Tuy nhiên trong

trong thực tế, do nguồn than đầu

vào, điều kiện vận hành mà lượng tro,

xỉ thải ra có thể lớn hơn.

Hiện nay, trên toàn quốc có 21

nhà máy nhiệt điện đang hoạt động

và đang sử dụng một trong hai loại

công nghệ đốt đó là công nghệ

lò đốt than phun - PC (Pulverised

combustion) và công nghệ lò hơi

tầng sôi tuần hoàn - CFB (Circulating

Fluidizing Bed) (Trong số 21 nhà máy

có 8 nhà máy sử dụng công nghệ

CFB và 13 nhà máy dùng công nghệ

PC). Theo Quy hoạch điện VII điều

chỉnh được Thủ tướng Chính phủ

phê duyệt tại Quyết định số 428/QĐ-

TTg ngày 18 tháng 5 năm 2016 (Quy

hoạch điện VII điều chỉnh) dự kiến

đến năm 2030 cả nước có 57 nhà máy

nhiệt điện hoạt động.

Theo tính toán sơ bộ đến cuối

năm 2017, lượng tro, xỉ, thạch cao

FGD tồn chứa trên cả nước khoảng 40

triệu tấn và hàng năm thải ra khoảng

trên 15 triệu tấn. Dự kiến nếu các nhà

máy nhiệt điện được đầu tư theo quy

hoạch và lượng tro, xỉ thải ra không

được xử lý thì đến năm 2018 là 61

triệu tấn, đến năm 2020 là 109 triệu

tấn, đến năm 2025 là 248 triệu tấn và

đến năm 2030 sẽ là 422 triệu tấn, tạo

ra những thách thức cho đất nước

phải sử dụng diện tích đất khổng lồ

để làm bãi chứa và nhiều áp lực môi

trường khác, nguy cơ các nhà máy

phải dừng sản xuất do không có đủ

bãi chứa là một thực tế. Nếu không

có các giải pháp tháo gỡ, thúc đẩy

xử lý, sử dụng thì tổng lượng tích lũy

tro, xỉ, thạch cao FGD trên các bãi

chứa của các nhà máy nhiệt điện sẽ

phát sinh rất lớn dẫn tới những thách

thức cao đối với vấn đề ô nhiễm môi

Đẩy mạnh sử dụng tro,xỉ, thạch cao sản xuất

vật liệu trong cáccông trình xây dựng

Nhiệt điện là một trong những Ngành phát sinh chất thải lớn

Ths. Trần Thị Minh Hà*

*Khoa QL Xây dựng - Học viện AMC 81Số 57-58.2018 XÂY DỰNG & ĐÔ THỊ

KINH NGHIỆM QUẢN LÝ

Page 22: XÃ HỘI NỔI BẬT CỦA VIỆTNAM NĂM 2017 - amc.edu.vnamc.edu.vn/images/baiviet/2018/06/Tapchi57-58 P2.pdf · Xuất nhập khẩu đạt 424,87 tỷ USD Kết thúc năm 2017,

trường. Vì vậy, việc đẩy mạnh xử lý, sử

dụng tro, xỉ, thạch cao FGD là yêu cầu

hiện hữu cấp thiết.

2. CHỈ ĐẠO CỦA CHÍNH PHỦ TRONG VIỆC XỬ LÝ, SỬ DỤNG TRO, XỈ, THẠCH CAO CỦA CÁC NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆN

Ngày 23 tháng 9 năm 2014 Thủ

tướng Chính phủ đã ban hành Quyết

định số 1696/QĐ-TTg về một số giải

pháp thực hiện xử lý tro, xỉ, thạch

cao FGD của các nhà máy nhiệt điện,

phân bón hóa chất để làm nguyên

liệu sản xuất vật liệu xây dựng (Quyết

định số 1696/QĐ-TTg)

Nhằm đẩy mạnh việc xử lý, xử

dụng tro, xỉ, thạch cao, ngày 12

tháng 4 năm 2017, Thủ tướng Chính

phủ đã có Quyết định 452/QĐ-TTg

phê duyệt: “Đề án đẩy mạnh xử lý, sử

dụng tro, xỉ, thạch cao của các nhà

máy nhiệt điện, hóa chất, phân bón

để làm nguyên liệu sản xuất vật liệu

xây dựng và sử dụng trong các công

trình xây dựng” (Quyết định 452/QĐ-

TTg) với nội dung chính như sau:

2.1. Quan điểm về xử lý, sử dụng tro, xỉ, thạch cao

Tro, xỉ, thạch cao (bao gồm thạch

cao được thu hồi từ khói lò đốt của các

nhà máy nhiệt điện, viết tắt là thạch

cao FGD - Flue Gas Desulfurization;

thạch cao được thải ra từ các nhà

máy hóa chất, phân bón, viết tắt là

thạch cao PG - Phosphogypsum)

phải được xử lý, sử dụng hiệu quả.

Việc sử dụng tro, xỉ, thạch cao FGD,

thạch cao PG làm nguyên liệu sản

xuất vật liệu xây dựng và trong các

công trình xây dựng nhằm mục đích

bảo vệ môi trường, tiết kiệm diện

tích đất làm bãi chứa, giảm sử dụng

tài nguyên khoáng sản để sản xuất

vật liệu xây dựng, góp phần phát

triển bền vững.

Các chủ cơ sở phát thải chịu trách

nhiệm tổ chức xử lý; tiêu thụ tro, xỉ,

thạch cao FGD, thạch cao PG phát

sinh trong quá trình sản xuất.

Tro, xỉ, thạch cao FGD, thạch cao

PG (trước hoặc sau khi xử lý) đáp ứng

các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật,

hướng dẫn kỹ thuật làm nguyên liệu

sản xuất vật liệu xây dựng và sử dụng

trong các công trình xây dựng được

coi là sản phẩm hàng hóa vật liệu xây

dựng và được điều chỉnh theo quy

định của pháp luật về sản phẩm hàng

hóa.

Ưu tiên sử dụng tro, xỉ, thạch cao

FGD, thạch cao PG đáp ứng các tiêu

chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, hướng

dẫn kỹ thuật làm nguyên liệu sản

xuất vật liệu xây dựng và cho các

công trình xây dựng (công trình dân

dụng, công nghiệp, giao thông, nông

nghiệp và phát triển thôn, hoàn

nguyên mỏ...).

Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi

để các tổ chức, cá nhân tham gia xử lý,

sử dụng tro, xỉ, thạch cao FGD, thạch

cao PG làm nguyên liệu sản xuất vật

liệu xây dựng và sử dụng trong các

công trình xây dựng.

2.2. Mục tiêua) Mục tiêu chung: Đến năm 2020

phải xử lý và sử dụng tro, xỉ, thạch

cao đảm bảo đáp ứng lượng tồn trữ

tại bãi chứa của từng nhà máy nhiệt

điện, nhà máy hóa chất, phân bón

nhỏ hơn tổng lượng phát thải của 2

năm sản xuất.

b) Mục tiêu cụ thể: Đến 2020 xử

lý và sử dụng tro, xỉ, thạch cao FGD,

thạch cao PG làm nguyên liệu sản

xuất vật liệu xây dựng và sử dụng

trong các công trình xây dựng đạt

khoảng 52% tổng lượng tích luỹ đến

năm 2020 (khoảng 75 triệu tấn, bao

gồm 56 triệu tấn tro, xỉ nhiệt điện; 2,5

triệu tấn thạch cao FGD; 16,5 triệu

tấn thạch cao PG) trong đó:

- Đối với tro, xỉ nhiệt điện: Làm

phụ gia khoáng cho sản xuất xi măng

khoảng 14 triệu tấn; thay thế một

phần sét để sản xuất clanhke xi măng

khoảng 8 triệu tấn; thay thế một

phần sét để sản xuất gạch đất sét

nung khoảng 7 triệu tấn; làm phụ gia

khoáng cho sản xuất bê tông và gạch

không nung khoảng 2 triệu tấn; làm

vật liệu san lấp mặt bằng công trình,

hoàn nguyên mỏ và làm đường giao

thông khoảng 25 triệu tấn;

- Đối với thạch cao FGD: Làm phụ

gia điều chỉnh thời gian đông kết cho

xi măng khoảng 1,5 triệu tấn; làm

nguyên liệu sản xuất tấm thạch cao

xây dựng khoảng 1 triệu tấn;

- Đối với thạch cao PG: Làm phụ

gia điều chỉnh thời gian đông kết

cho xi măng khoảng 3 triệu tấn; làm

nguyên liệu sản xuất tấm thạch cao

xây dựng khoảng 1,5 triệu tấn; làm

vật liệu san lấp mặt bằng công trình,

hoàn nguyên mỏ và làm đường giao

thông khoảng 12 triệu tấn.

Các chủ cơ sở phát thải chịu trách nhiệm tổ chức xử lý, tiêu thụ tro, xỉ, thạch cao phát sinh trong quá trình sản xuất

82 HỌC VIỆN CÁN BỘ QUẢN LÝ XÂY DỰNG VÀ ĐÔ THỊ

KINH NGHIỆM QUẢN LÝ

Page 23: XÃ HỘI NỔI BẬT CỦA VIỆTNAM NĂM 2017 - amc.edu.vnamc.edu.vn/images/baiviet/2018/06/Tapchi57-58 P2.pdf · Xuất nhập khẩu đạt 424,87 tỷ USD Kết thúc năm 2017,

2.3. Các nhiệm vụ và giải pháp thực hiện

a) Hoàn thiện các văn bản quy

phạm pháp luật, tiêu chuẩn và quy

chuẩn kỹ thuật.

b) Rà soát, sửa đổi, bổ sung các

văn bản quy phạm pháp luật liên

quan đến xử lý; sử dụng tro, xỉ, thạch

cao FGD, thạch cao PG làm nguyên

liệu sản xuất vật liệu xây dựng và

trong các công trình xây dựng;

c) Biên soạn và ban hành các tiêu

chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, hướng

dẫn kỹ thuật, định mức kinh tế kỹ

thuật cho việc xử lý; sử dụng tro, xỉ

,thạch cao FGD, thạch cao PG làm

nguyên liệu sản xuất vật liệu xây

dựng và sử dụng trong các công

trình xây dựng. Thời hạn hoàn thành

trước ngày 30 tháng 6 năm 2018;

d) Ban hành, hướng dẫn hạch

toán chi phí liên quan đến xử lý, tiêu

thụ tro, xỉ, thạch cao FGD, thạch cao

PG của nhà máy nhiệt điện, nhà máy

hóa chất, phân bón làm nguyên liệu

sản xuất vật liệu xây dựng và sử dụng

trong các công trình xây dựng;

đ) Nhà nước bố trí ngân sách để

thực hiện việc biên soạn và ban hành

các văn bản quy phạm pháp luật; tiêu

chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, hướng

dẫn kỹ thuật, định mức kinh tế kỹ

thuật về xử lý, sử dụng tro, xỉ, thạch

cao làm nguyên liệu sản xuất vật liệu

xây dựng và sử dụng trong các công

trình xây dựng.

e) Nghiên cứu, ứng dụng khoa

học công nghệ

- Đẩy mạnh việc nghiên cứu, hoàn

thiện công nghệ xử lý và sử dụng tro,

xỉ, thạch cao FGD, thạch cao PG làm

nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng

và trong các công trình xây dựng. Cơ

bản hoàn thiện các công nghệ xử lý

và ứng dụng trước tháng 6 năm 2019;

- Nhà nước hỗ trợ ngân sách đồng

thời khuyến khích các chủ cơ sở phát

thải tham gia, hỗ trợ kinh phí để đẩy

nhanh tiến độ nghiên cứu, ứng dụng

khoa học công nghệ trong xử lý, sử

dụng tro, xỉ, thạch cao FGD, thạch

cao PG làm nguyên liệu sản xuất vật

liệu xây dựng và sử dụng trong các

công trình xây dựng;

- Các đề tài, dự án nghiên cứu,

ứng dụng, sản xuất thử nghiệm đối

với việc xử lý, sử dụng tro, xỉ, thạch

cao FGD, thạch cao PG được hưởng

các chính sách ưu đãi theo quy định

của Luật Khoa học và Công nghệ.

f ) Xử lý, sử dụng tro, xỉ, thạch cao

- Các chủ cơ sở phát thải, chủ

đầu tư các dự án đầu tư xây dựng

và các cơ quan chủ quản quản lý

nhà máy nhiệt điện, hóa chất, phân

bón có trách nhiệm lập đề án xử lý

và tiêu thụ tro, xỉ, thạch cao trình

Bộ Công Thương phê duyệt. Đảm

bảo yêu cầu đến năm 2020 diện

tích bãi thải không quá 2 năm sản

xuất trung bình. Cụ thể: (i) Đối với

các nhà máy đang hoạt động trình

Đề án trước 31/12/2018; (ii) Đối với

các dự án đang trong quá trình xây

dựng, lập bổ sung và trình đề án

trước khi đưa vào vận hành; (iii) Đối

với các dự án đang chuẩn bị đầu tư,

lập đề án và trình phê duyệt cùng

với dự án đầu tư;

- Các dự án đầu tư xử lý tro, xỉ,

thạch cao FGD, thạch cao PG được

hưởng chính sách ưu đãi và hỗ trợ

đầu tư của nhà nước như đối với các

dự án xử lý chất thải rắn theo quy

định hiện hành;

- Các sản phẩm cơ khí chế tạo

trong nước phục vụ cho dây chuyền

thiết bị xử lý tro, xỉ, thạch cao FGD,

thạch cao PG làm nguyên liệu sản

xuất vật liệu xây dựng và sử dụng

trong các công trình xây dựng được

hưởng chính sách ưu đãi như đối với

các dự án cơ khí trọng điểm;

- Các dự án đầu tư xây dựng công

trình sử dụng vốn nhà nước phải ưu

tiên sử dụng tro, xỉ, thạch cao FGD,

thạch cao PG hoặc các sản phẩm vật

liệu xây dựng có tro, xỉ, thạch cao

FGD, thạch cao PG nếu các vật liệu,

sản phẩm này đảm bảo hiệu quả kinh

tế, kỹ thuật tương đương như các loại

vật liệu khác;

- Các chủ cơ sở phát thải và các

cơ sở xử lý, sử dụng tro, xỉ, thạch cao

FGD, thạch cao PG làm nguyên liệu

cho sản xuất vật liệu xây dựng và sử

dụng trong các công trình xây dựng

phải tuân thủ các quy định tại Điều

40 của Nghị định 24a/2016/NĐ-CP;

Các dự án đầu tư xử lý tro, xỉ, thạch cao FGD, thạch cao PG được hưởng chính sách ưu đãi và hỗ trợ đầu tư của nhà nước như đối với các dự án xử lý chất thải rắn theo quy định hiện hành

83Số 57-58.2018 XÂY DỰNG & ĐÔ THỊ

KINH NGHIỆM QUẢN LÝ

Page 24: XÃ HỘI NỔI BẬT CỦA VIỆTNAM NĂM 2017 - amc.edu.vnamc.edu.vn/images/baiviet/2018/06/Tapchi57-58 P2.pdf · Xuất nhập khẩu đạt 424,87 tỷ USD Kết thúc năm 2017,

- Trường hợp tro, xỉ, thạch cao

FGD, thạch cao PG không thể xử lý,

sử dụng làm nguyên liệu sản xuất vật

liệu xây dựng hoặc sử dụng trong các

công trình xây dựng thì được xử lý

như chất thải rắn không thể tái chế.

g) Công tác thông tin, giáo dục,

truyền thông

- Xây dựng các chương trình, tài

liệu, tổ chức phổ biến, tập huấn, đào

tạo, bồi dưỡng cho cán bộ và nhân

viên trong việc quản lý, xử lý và sử

dụng tro, xỉ, thạch cao FGD, thạch

cao PG;

- Phổ biến các tiêu chuẩn, quy

chuẩn kỹ thuật, hướng dẫn kỹ thuật,

định mức kinh tế, kỹ thuật về sản

phẩm vật liệu xây dựng có sử dụng

tro, xỉ, thạch cao FGD, thạch cao PG

làm nguyên liệu sản xuất vật liệu

xây dựng và sử dụng trong các công

trình xây dựng;

- Tăng cường và đa dạng hóa hình

thức truyền thông nhằm nâng cao

nhận thức của cán bộ các cấp chính

quyền, các ban, ngành, đoàn thể, về

vấn đề xử lý, tái sử dụng tro, xỉ, thạch

cao FGD, thạch cao PG;

- Tăng cường, phát triển hợp tác

quốc tế về nghiên cứu, trao đổi khoa

học công nghệ trong lĩnh vực xử lý,

sử dụng tro, xỉ, thạch cao FGD, thạch

cao PG làm nguyên liệu sản xuất vật

liệu xây dựng và sử dụng trong các

công trình xây dựng.

2.4. Một số kết quả triển khai thực hiện Quyết định số 452/QĐ-TTg

Xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn,

hướng dẫn kỹ thuật, định mức kinh

tế kỹ thuật: Tại Quyết định số 452/

QĐ-TTg ngày 12/4/2017, Thủ tướng

Chính phủ đã giao Bộ Xây dựng biên

soạn và ban hành các tiêu chuẩn,

quy chuẩn kỹ thuật, hướng dẫn kỹ

thuật, định mức kinh tế kỹ thuật

cho việc xử lý; sử dụng tro, xỉ, thạch

cao FGD, thạch cao PG làm nguyên

liệu sản xuất vật liệu xây dựng và sử

dụng trong các công trình xây dựng.

Thực hiện nhiệm vụ được giao, Bộ

Xây dựng đã rà soát, xây dựng mới

các tiêu chuẩn, quy chuẩn, hướng

dẫn kỹ thuật và định mức kinh tế

kỹ thuật thuộc lĩnh vực tro, xỉ, thạch

cao làm nguyên liệu sản xuất vật liệu

xây dựng và sử dụng trong các công

trình xây dựng.

Tổ chức hội thảo tuyên truyền

phổ biến nội dung Quyết định số

452/QĐ-TTg: Ngày 03/10/2017 tại

thành phố Cần Thơ, Bộ Xây dựng đã

phối hợp với Bộ Công Thương chủ

trì tổ chức Hội nghị “Sử dụng tro, xỉ,

thạch cao của các nhà máy nhiệt điện

làm nguyên liệu sản xuất vật liệu xây

dựng tại khu vực Đồng bằng sông

Cửu long” với sự tham gia của gần

400 đại biểu đại diện Lãnh đạo các

Bộ, ban, ngành của Trung ương, 19

địa phương khu vực Đồng bằng sông

Cửu Long và Miền Trung - nơi có các

nhà máy nhiệt điện, các nhà khoa

học, các Viện nghiên cứu chuyên

ngành,...

Như vậy, để đạt được những mục

tiêu được Thủ tướng Chính phủ đặt

ra tại Quyết định số 1696/QĐ-TTG

và Quyết định số 452/QĐ-TTg là đến

2020 xử lý và sử dụng tro, xỉ, thạch cao

FGD làm nguyên liệu sản xuất vật liệu

xây dựng và sử dụng trong các công

trình xây dựng đạt khoảng 52% tổng

lượng tích luỹ đến năm 2020 (khoảng

56 triệu tấn tro, xỉ nhiệt điện; 2,5 triệu

tấn thạch cao FGD) Bộ Xây dựng đề

nghị các địa phương nghiêm túc

triển khai thực hiện chỉ đạo của Thủ

tướng Chính phủ tại Quyết định số

1696/QĐ-TTg và Quyết định số 452/

QĐ-TTg; Đồng thời tăng cường kiểm

tra, giám sát việc đảm bảo các quy

định về an toàn vệ sinh môi trường

tại các đơn vị phát thải, xử lý, sử dụng

tro, xỉ, thạch cao; Chủ đầu tư các nhà

máy nhiệt điện thực hiện nghiêm túc

các quy định tại Quyết định số 1696/

QĐ-TTg và Quyết định số 452/QĐ-TTg

của Thủ tướng Chính phủ đặc biệt là

các vấn đề liên quan đến việc tổ chức

xử lý; tiêu thụ tro, xỉ, thạch cao FGD

phát sinh trong quá trình sản xuất.

(Theo Báo cáo Nội dung Hội nghị

toàn quốc về vật liệu xây dựng 2017)

Tăng cường và đa dạng hóa hình thức truyền thông nhằm nâng cao nhận thức về vấn đề xử lý, tái sử dụng

tro, xỉ, thạch cao

84 HỌC VIỆN CÁN BỘ QUẢN LÝ XÂY DỰNG VÀ ĐÔ THỊ

KINH NGHIỆM QUẢN LÝ

Page 25: XÃ HỘI NỔI BẬT CỦA VIỆTNAM NĂM 2017 - amc.edu.vnamc.edu.vn/images/baiviet/2018/06/Tapchi57-58 P2.pdf · Xuất nhập khẩu đạt 424,87 tỷ USD Kết thúc năm 2017,

TIN ĐÀO TẠO

Đức sẽ dành nhiều cơ hội cho Việt Nam vay vốn ODA

trong các lĩnh vực giáo dục - đào tạo và môi trường (nước,

tài nguyên)... Đây là nội dung chính được đưa ra tại Tọa

đàm Chia sẻ kinh nghiệm về các dự án ODA của Đức tại

Việt Nam do Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị

tổ chức. Buổi toạ đàm cũng đã thu hút được sự quan tâm

của nhiều Bộ, ban, ngành cũng như các địa phương trên

cả nước. Diễn giả chính của buổi tọa đàm là Ông Juergen

Koppelin, một chính khách của Đức, nguyên Thượng Nghị

sĩ, thành viên Uỷ ban ngân sách Quốc hội Đức và là người

có nhiều thiện cảm với Việt Nam nói riêng và Đông Nam Á

nói chung. Ông là người đã ký quyết định tài trợ nhiều dự

án hỗ trợ Việt Nam như tu bổ chùa Bút Tháp (Bắc Ninh);

Dự án đường sắt đô thị tại TP Hồ Chí Minh; Dự án nâng

cao chất lượng lao động tại Đồng bằng sông Cửu Long...

Trong buổi tọa đàm, ông Koppelin nhấn mạnh: “Chúng

tôi sẽ tập trung vào những hỗ trợ trong lĩnh vực giáo dục

- đào tạo và môi trường (nước, tài nguyên). Nhưng chúng

tôi chưa biết Việt Nam cần gì, do đó các bạn cần xây dựng

đề cương để xin tài trợ từ chúng tôi”.

Nhân dịp này, đại diện các địa phương ở Việt Nam đã

chia sẻ những vấn đề quan tâm về xử lý rác thải, bùn thải,

bảo vệ môi trường... Đại diện thành phố Tam Kỳ, Quảng

Nam chia sẻ: Tình hình ngập lụt tại địa phương thời gian

qua rất nghiêm trọng, mong muốn Đức hỗ trợ cải tạo khu

vực hồ sinh thái, nạo vét hồ để cải tạo nguồn nước, gắn

liền với sinh kế người dân.

Ông Juergen Koppelin đã hướng dẫn để phía Việt

Nam hiểu và biết cách tiếp cận được nguồn vốn vay ODA

của Đức. Vừa qua, Việt Nam phải chịu hậu quả nặng nề

của lũ lụt, do đó, theo ông Việt Nam nên tập trung vào

những dự án nâng cao năng lực ứng phó với bão lũ.

Thay mặt Học viện - đơn vị đứng ra tổ chức buổi

toạ đàm, ông Trần Hữu Hà – Giám đốc Học viện Cán bộ

quản lý xây dựng và đô thị (AMC) gửi lời cảm ơn tới ngài

Juergen Koppelin đã có những chia sẻ và lời khuyên rất

hữu ích. Học viện AMC sẵn sàng là cầu nối giữa các tổ

chức quốc tế với địa phương, doanh nghiệp Việt Nam

trong các dự án phát triển đô thị trong đó việc hợp tác

với Đức là một điển hình.

TOẠ ĐÀM CHIA SẺ KINH NGHIỆM VỀ CÁC DỰ ÁN ODA CỦA ĐỨC TẠI VIỆT NAM

Ngày 05/01/2018, tại Hà Nội, Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị - AMC đã tiếp và làm việc với đoàn chuyên gia Tập đoàn Bảo lãnh Hàn Quốc (CG).

Tham dự buổi làm việc, về phía Học viện có ông Trần Hữu Hà và ông Phạm Văn Bộ - Giám đốc, Phó Giám đốc AMC cùng một số cán bộ Viện Kinh tế xây dựng và đô thị; Về phía đối tác có các ông Heongi Jeong và Hunjun Park – chuyên gia của CG.

Tại buổi làm việc, CG mong muốn phối hợp với AMC trong việc tổ chức hội thảo và các khoá đào tạo nhằm giới thiệu mô hình bảo lãnh đã thực hiện rất thành công ở Hàn

AMC LÀM VIỆC VỚI TẬP ĐOÀN BẢO LÃNH HÀN QUỐC

85Số 57-58.2018 XÂY DỰNG & ĐÔ THỊ

Page 26: XÃ HỘI NỔI BẬT CỦA VIỆTNAM NĂM 2017 - amc.edu.vnamc.edu.vn/images/baiviet/2018/06/Tapchi57-58 P2.pdf · Xuất nhập khẩu đạt 424,87 tỷ USD Kết thúc năm 2017,

Quốc và mong muốn được chuyển giao cho Việt Nam. Đây là hệ thống bảo lãnh xây dựng mà thời gian qua CG đã chuyển giao thành công cho một số nước. Dự kiến Hội thảo Bảo lãnh dự thầu xây dựng - kinh nghiệm của Hàn Quốc tổ chức tháng 4/2018 tại AMC.

Trao đổi với phía bạn, ông Trần Hữu Hà – Giám đốc AMC cám ơn đoàn chuyên gia của CG đã đến thăm và làm việc với AMC, đồng thời hoan nghênh ý tưởng của

CG trong việc phối hợp tổ chức các khóa đào tạo. Tới đây AMC và CG có thể phối hợp tổ chức các khóa đào tạo tại 3 miền Bắc – Trung – Nam, đặc biệt là tại các thành phố lớn - nơi AMC có sẵn cơ sở vật chất và nguồn nhân lực để chuẩn bị và phục vụ tốt nhất cho các khóa học.

Kết thúc buổi làm việc, hai bên mong muốn sẽ sớm ký biên bản thỏa thuận hợp tác để tăng cường khả năng phối hợp triển khai các hoạt động.

Tháng 12/2017, Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và

đô thị phối hợp với Sở Nội vụ và Sở Xây dựng Bắc Ninh tổ

chức khai giảng khóa Bồi dưỡng năng cao năng lực quản

lý xây dựng và phát triển đô thị theo Đề án 1961 dành cho

Đối tượng 6 tại Bắc Ninh.

Tham dự Lễ Khai giảng khóa học

có ông Trần Hữu Hà - Giám đốc Học

viện; ông Lê Tiến Nam - Phó Giám

đốc Sở Xây dựng Bắc Ninh, đại

diện Sở Nội vụ Bắc Ninh cùng

đông đủ hơn 40 học viên là

Giám đốc, Phó Giám đốc;

Trưởng, Phó các Phòng,

ban chuyên môn thuộc

các Sở, Ngành… trên địa

bàn tỉnh.

Khóa học được tổ chức

trong 05 ngày từ 12/12/2017

đến 16/12/2017 với các chuyên đề:

Đô thị hoá và định hướng phát triển

đô thị quốc gia; quản lý quy hoạch đô;

quản lý không gian kiến trúc cảnh quan và bảo tồn di sản

đô thị; quản lý đất đai nhà ở và thị trường bất động sản;

quản lý dự án đầu tư xây dựng; quản lý trật tự xây dựng

đô thị; quản lý hạ tầng kỹ thuật và môi trường đô thị; vấn

đề ứng phó biến đổi khí hậu.

Mặc dù thời gian khóa học không dài, nhưng với

đội ngũ giảng viên có trình độ chuyên môn cao, giàu

kinh nghiệm thực tế, với phương pháp

giảng dạy tích cực, khoa học; khóa

học trang bị cho học viên những

kiến thức cần thiết, hữu ích và cô

đọng cả về lý luận và thực tiễn

trong quản lý xây dựng, phát

triển đô thị. Giảng viên

cũng giành thời lượng

thích hợp cho thảo luận

và xử lý các tình huống

thực tế thường gặp để giúp

học viên nắm vững kiến thức,

tích lũy kinh nghiệm, nâng cao

hiệu lực, hiệu quả công tác tại địa

phương/đơn vị.

Kết thúc khóa học, căn cứ vào quá

trình học tập và kết quả bài kiểm tra, học

viên đạt yêu cầu theo quy định sẽ được cấp Giấy chứng

nhận hoàn thành chương trình “Bồi dưỡng về quản lý xây

dựng và phát triển đô thị - Chương trình 6 theo Đề án 1961”.

BỒI DƯỠNG NĂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN LÝ XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ THEO ĐỀ ÁN 1961 TẠI BẮC NINH

Để giúp cho các tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện pháp

lý, nâng cao trình độ chuyên môn về quản lý dự án và

đấu thầu cơ bản, sáng ngày 11/01/2018, Học viện Cán bộ

quản lý xây dựng và đô thị phối hợp với Ủy ban nhân dân

quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng tổ chức khai

giảng khóa “Bồi dưỡng Quản lý dự án đầu tư xây dựng công

trình và nghiệp vụ đấu thầu” tại TP. Đà Nẵng.

Tham dự Lễ Khai giảng có ông Nguyễn Hoà - Phó Chủ

BỒI DƯỠNG QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH VÀ NGHIỆP VỤ ĐẤU THẦU TẠI ĐÀ NẴNG

86 HỌC VIỆN CÁN BỘ QUẢN LÝ XÂY DỰNG VÀ ĐÔ THỊ

TIN ĐÀO TẠO

Page 27: XÃ HỘI NỔI BẬT CỦA VIỆTNAM NĂM 2017 - amc.edu.vnamc.edu.vn/images/baiviet/2018/06/Tapchi57-58 P2.pdf · Xuất nhập khẩu đạt 424,87 tỷ USD Kết thúc năm 2017,

TIN ĐÀO TẠO

tịch UBND Quận Ngũ Hành Sơn cùng lãnh

đạo và đông đủ học viên là cán bộ phòng

Quản lý đô thị quận Ngũ Hành Sơn và quận

Sơn Trà.

Nội dung khóa học bao gồm những

kiến thức về: Tổng quan quản lý dự án đầu

tư xây dựng công trình; quản lý chất lượng

của dự án đầu tư xây dựng công trình; quản

lý chi phí dự án đầu tư xây dựng công trình;

quản lý an toàn lao động, môi trường xây dựng và

quản lý rủi ro trong thực hiện dự án đầu tư xây dựng

công trình; tổng quan về lựa chọn nhà thầu; kế hoạch lựa

chọn nhà thầu; quy trình lựa chọn nhà thầu; hợp đồng;

lựa chọn nhà thầu qua mạng; bảo đảm liêm chính trong

đấu thầu và xử lý vi phạm pháp luật về đấu thầu; các vấn

đề liên quan khác và

giải đáp thắc mắc...

Trong quá trình

học tập, học viên

sẽ được làm 02 bài

kiểm tra, đây là một

trong những điều

kiện để Hội đồng

xét tốt nghiệp của Học

viện cấp cho học viên

Chứng nhận hoàn thành

khoá đào tạo Bồi dưỡng Quản lý

dự án đầu tư xây dựng công trình và Chứng chỉ nghiệp vụ

đấu thầu theo quy định của pháp luật.

Nhằm giúp đỡ các cá nhân tham gia thi sát hạch đạt

kết quả cao, ngày 08/01/2018, Học viện Cán bộ quản lý

xây dựng và đô thị phối hợp với Ban Quản lý dự án kiến

trúc 1 - Tổng Công ty Mobifone tổ chức khóa Bồi dưỡng

ôn thi sát hạch hành nghề định giá xây dựng và giám sát thi

công xây dựng công trình tại Hà Nội.

Tham dự Lễ khai giảng khóa bồi dưỡng có ông Nguyễn

Công Khối - Phó Giám đốc Học viện, bà Ngô Thị Thanh

Hằng - Phó Giám đốc Ban Quản lý dự án kiến trúc 1 cùng

đông đủ học viên là cán bộ thuộc Ban Quản lý dự án.

Khóa bồi dưỡng diễn ra trong 02 ngày (từ 08/01/2018

đến 09/01/2018), học viên được truyền đạt những kiến

thức như: Quản lý dự án đầu tư xây dựng theo quy định

hiện hành; quản lý hợp đồng trong hoạt động xây dựng;

phương pháp đo bóc khối lượng và kiểm soát chi phí đầu

tư xây dựng; giám sát tiến độ, an toàn lao động và vệ sinh

môi trường; giám sát công tác khảo sát xây dựng; giám

sát công tác thí nghiệm, quan trắc, đo đạc trong thi công;

giám sát thi công phần nền và móng; giám sát thi công

phần kết cấu bê tông và bê tông cốt thép; kết cấu gạch

đá; giám sát thi công kết cấu thép và kết cấu kim loại;

giám sát thi công hoàn thiện; giám sát thi công lắp đặt

thiết bị; văn bản quy phạm pháp luật liên quan. Những

kiến thức này sẽ góp phần giúp học viên dễ dàng trả lời

các câu hỏi trong bộ đề thi sát hạch cấp chứng chỉ hành

nghề định giá xây dựng và giám sát thi công xây dựng

công trình.

Tham gia khóa bồi dưỡng, học viên nắm bắt được

phương pháp học và làm bài thi hiệu quả, đồng thời rèn

luyện kỹ năng tổng hợp kiến thức liên qua đến chuyên

môn của bản thân để thực hiện công tác tại đơn vị ngày

một khoa học.

BỒI DƯỠNG ÔN THI SÁT HẠCH CẤP CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ ĐỊNH GIÁ XÂY DỰNG VÀ GIÁM SÁT THI CÔNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH TẠI TỔNG CÔNG TY MOBIFONE

87Số 57-58.2018 XÂY DỰNG & ĐÔ THỊ

Page 28: XÃ HỘI NỔI BẬT CỦA VIỆTNAM NĂM 2017 - amc.edu.vnamc.edu.vn/images/baiviet/2018/06/Tapchi57-58 P2.pdf · Xuất nhập khẩu đạt 424,87 tỷ USD Kết thúc năm 2017,

VIỆT NAM - HÀN QUỐC HỢP TÁC XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ NƯỚC THÔNG MINH

“Việt Nam là nước có nhiều tiềm năng trong lĩnh vực phát triển tài nguyên nước và Hàn Quốc là quốc gia có ‘độ chín’ về công nghệ, kinh nghiệm và năng lượng. Nếu có sự hợp tác sau diễn đàn này, sẽ giúp 2 nước phát triển lên một tầm cao mới.”

Thông tin trên đã được ông Park Jae Heyon, Vụ trưởng Vụ chính sách tài nguyên nước Hàn Quốc đưa ra tại Diễn đàn doanh nghiệp nước lần thứ 9 với chủ đề “Quản lý nguồn nước thông minh,” do Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Bộ Đất đai, Cơ sở hạ tầng và giao thông vận tải Hàn Quốc, tổ chức vào trung tuần tháng 12 tại Hà Nội. Phát biểu tại Diễn đàn, ông Park Jae Heyon nhấn mạnh, hiện nay, tất cả các nước trên thế giới đang phải đối mặt với nhiều vấn đề do sự nóng lên toàn cầu và biến đổi khí hậu. Do đó, các hiện tượng như hạn hán và lũ lụt xảy ra thường xuyên ở các nước trên thế giới. Việt Nam cũng đang phải đối mặt với những vấn đề nảy sinh do quá trình đô thị hóa và sự gia tăng dân số, những thảm họa thiên nhiên như lũ lụt và tình hình thiếu nước do hạn hán ảnh hưởng nặng nề đến vùng Tam giác vàng của sông Mekong. Trong bối cảnh trên, Diễn đàn doanh nghiệp nước lần thứ 9 là cơ hội để doanh nghiệp

Hàn Quốc giới thiệu công nghệ quản lý nước thông minh đến các đại biểu tham dự cũng như trao đổi và tìm kiếm những ý tưởng hợp tác với Việt Nam.

Trên phương diện là cơ quan điều tra tài nguyên nước, ông Triệu Đức Huy - Phó Tổng Giám đốc Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước quốc gia cho rằng, nước cần được nhìn nhận không chỉ ở khía cạnh là một nguồn tài nguyên quý giá, mà còn là chìa khóa để đảm bảo cho sự phát triển và bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, ông Huy cũng lưu ý, với nhu cầu nước ngày càng tăng (theo dự báo của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế, dự kiến tăng 55% trong khoảng thời gian từ năm 2000-2050) sẽ gây ra những áp lực, thách thức to lớn cho nhu cầu phát triển kinh tế xã hội bền vững trên toàn cầu. “Trước thực trạng này, việc quản lý nước thông minh là một trong những mục tiêu cao cả và quan trọng cần nỗ lực hướng tới ở cả bình diện quốc gia và quốc tế,” ông Huy nhấn mạnh. Ông cũng cho biết, Việt Nam đang hướng tới việc xây dựng hệ thống quản lý nước thông minh hơn. Một trong số các giải pháp quan trọng là thông qua hội nhập và hợp tác quốc tế, từ đó có thể trao đổi, học hỏi kinh nghiệm từ những bài học thành công về hệ thống quản lý nước thông minh tại nhiều quốc gia trên thế giới. Chẳng hạn như, hệ thống quản lý nước thông minh được triển khai tại Isreal, Singapore, Đức, Quatar, Hàn Quốc… đã giúp giảm 40-50% tỷ lệ rò rỉ nước của các quốc gia này. Để hợp tác bền vững, ông Huy kiến nghị, các nhà đầu tư, các doanh nghiệp 2 nước tập trung trao đổi về phương pháp thiết lập mạng lưới giữa các bên liên quan để xây dựng hệ thống quản lý nước thông minh, cũng như cùng nhau tìm kiếm cơ hội hợp tác phát triển, tạo ra các cơ hội kinh doanh mới trong số những đơn vị tham gia trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.

HÀNG LOẠT CHỦ ĐẦU TƯ, NHÀ THẦU BỊ CHÍNH QUYỀN ĐÀ NẴNG XỬ PHẠT

Trong tháng 12, Sở Xây dựng Đà Nẵng đã ra quyết định xử phạt một số công trình xây dựng cùng chủ đầu tư, nhà thầu chưa tuân thủ đúng và đầy thủ các quy định pháp luật về xây dựng. Theo Sở Xây dựng Đà Nẵng, trong quý IV/2017, Thanh tra Sở đã phát hiện và xử lý 16 đơn vị có sai phạm tại các dự án, công trình đang thi công với tổng số tiền phạt gần 450 triệu đồng.

Theo đó, các đơn vị bị xử phạt gồm Công ty CP Tập đoàn XD Hòa Bình (40 triệu đồng); Công ty CP Đăng Hải

(30 triệu đồng); Công ty CP Đầu tư XD Rincons (30 triệu đồng); Công ty CP XD Contecons (30 triệu đồng); Công ty CP XD và SX Thép Hòa Bình (30 triệu đồng). Những đơn vị này bị xử phạt do thi công không đúng với biện pháp tổ chức thi công được phê duyệt. Ngoài ra, Sở Xây dựng cũng xử phạt Công ty CP Tập đoàn XD Hòa Bình và Công ty CP XD số 1 vì sử dụng thiết bị thi công không có giấy tờ lưu hành. Công ty TNHH Thực phẩm Volcano bị xử phạt Tự ý đấu nối vào mạng lưới thoát nước công cộng... Tổng

88 HỌC VIỆN CÁN BỘ QUẢN LÝ XÂY DỰNG VÀ ĐÔ THỊ

TIN XÂY DỰNG VÀ ĐÔ THỊ

Page 29: XÃ HỘI NỔI BẬT CỦA VIỆTNAM NĂM 2017 - amc.edu.vnamc.edu.vn/images/baiviet/2018/06/Tapchi57-58 P2.pdf · Xuất nhập khẩu đạt 424,87 tỷ USD Kết thúc năm 2017,

HOÀN THIỆN HỆ THỐNG ĐỊNH MỨC VÀ GIÁ XÂY DỰNG

Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Đề án Hoàn thiện hệ thống định mức và giá xây dựng. Mục tiêu tổng quát của Đề án nhằm hoàn thiện hệ thống định mức và giá xây dựng (bao gồm định mức và giá dịch vụ đô thị) phù hợp với kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế giai đoạn 2017 - 2021 và những năm tiếp theo, góp phần nâng cao hiệu quả đầu tư, tạo thị trường xây dựng minh bạch, cạnh tranh, chống thất thoát, lãng phí trong đầu tư xây dựng.

Mục tiêu đặt ra là đến năm 2018 hoàn thiện việc rà soát các định mức đã công bố theo hướng khắc phục các bất cập về thuyết minh áp dụng, công nghệ, ban hành bởi nhiều quyết định, bao gồm: Hệ thống định mức dự toán xây dựng và dịch vụ công ích đô thị do Bộ Xây dựng công bố; Hệ thống định mức dự toán chuyên ngành, đặc thù do các Bộ chuyên ngành và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh công bố. Đồng thời, hoàn thiện các phương pháp xây dựng hệ thống định mức và giá xây dựng mới phù hợp với kinh tế thị trường của Việt Nam và thông lệ quốc tế; sửa đổi, bổ sung hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về quản lý chi phí đầu tư xây dựng và dịch vụ đô thị.

Mục tiêu đến năm 2021 và những năm tiếp theo là xây dựng hệ thống định mức và giá xây dựng theo phương pháp mới đã hoàn thiện; hướng dẫn, phổ biến các cơ

chế, chính sách, các phương pháp lập định mức và giá xây dựng mới, các tập định mức và giá mới lập; đào tạo nâng cao năng lực của các chủ thể có liên quan đến xây dựng và quản lý hệ thống định mức và giá xây dựng; xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về định mức và giá xây dựng.

Theo định hướng, chuyển đổi cơ chế quản lý định mức và giá xây dựng từ nhà nước công bố để tham khảo sang nhà nước ban hành áp dụng và được phép thay đổi khi không phù hợp đối với dự án xây dựng và dịch vụ đô thị sử dụng vốn nhà nước, dự án PPP; đổi mới phương pháp xây dựng định mức; đổi mới phương pháp xác định giá xây dựng và các nội dung liên quan đến giá xây dựng; phân công, phân cấp xây dựng và quản lý hệ thống định mức và giá xây dựng theo hướng rõ ràng, minh bạch, rõ trách nhiệm; xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về định mức và giá xây dựng phục vụ quản lý chi phí đầu tư xây dựng và dịch vụ đô thị.

Cụ thể, về giá xây dựng, nhà nước ban hành cơ chế, chính sách liên quan đến quản lý giá xây dựng cho các dự án xây dựng và dịch vụ đô thị sử dụng vốn nhà nước, dự án PPP trên phạm vi cả nước. Bộ Xây dựng ban hành các phương pháp lập và quản lý giá xây dựng và dịch vụ đô thị. Bộ Xây dựng ban hành suất vốn đầu tư và giá tổng hợp bộ phận kết cấu công trình, chỉ số giá xây dựng, giá quy hoạch xây dựng, chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng, giá xây dựng áp dụng chung trên phạm vi cả nước. Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành ban hành giá xây dựng chuyên ngành áp dụng cho ngành theo quy định và phương pháp do Bộ Xây dựng ban hành. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành giá xây dựng và dịch vụ đô thị áp dụng trên địa bàn địa phương theo quy định và phương pháp do Bộ Xây dựng ban hành.

số tiền xử phạt vi phạm của 16 doanh nghiệp là hơn 450 triệu đồng.

Sở Xây dựng Đà Nẵng cho hay, trong thời gian tới sẽ tiếp tục phối hợp và đề nghị Chủ tịch UBND các Quận, Huyện tăng cường trách nhiệm người đứng đầu trong công tác quản lý trật tự xây dựng được quy định tại Nghị định 180/2007/NĐ-CP ngày 07/12/2007 của Chính phủ, đặc biệt là Chỉ thị số 21-CT/TU ngày 01/11/2017 của Ban Thường vụ Thành ủy.

Qua đó chỉ đạo lực lượng chức năng thường xuyên kiểm tra, phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm về

trật tự xây dựng, vỉa hè, nhất là các vi phạm tại các lô đất trống, các khu đất quy hoạch do nhà nước quản lý, đặc biệt là trong thời điểm Tết dương lịch 2018 và Tết Nguyên đán Mậu Tuất đã đến.

89Số 57-58.2018 XÂY DỰNG & ĐÔ THỊ

TIN XÂY DỰNG VÀ ĐÔ THỊ

Page 30: XÃ HỘI NỔI BẬT CỦA VIỆTNAM NĂM 2017 - amc.edu.vnamc.edu.vn/images/baiviet/2018/06/Tapchi57-58 P2.pdf · Xuất nhập khẩu đạt 424,87 tỷ USD Kết thúc năm 2017,

BỎ ĐỀ XUẤT ĐÁNH THUẾ SANG TÊN SỔ ĐỎ

Trong dự thảo sửa đổi năm Luật về thuế lấy ý kiến công khai trước đây, Bộ Tài chính từng đề nghị bỏ quy định chuyển quyền sử dụng đất chịu thuế giá trị gia tăng (VAT) với thuế suất 10%. Bộ Tài chính lý giải rằng Luật Thuế VAT hiện hành đã phát sinh nhiều vướng mắc về các đối tượng không chịu thuế VAT, trong đó có chuyển quyền sử dụng đất, gây khó khăn cho doanh nghiệp (DN) và công tác quản lý thuế. Trong dự thảo mới nhất, Bộ Tài chính đã tiếp thu và chính thức bỏ đề xuất đánh thuế VAT với hoạt động chuyển nhượng quyền sử dụng đất.

Không tăng thuế là hợp lýĐây là tin vui với cả người mua nhà lẫn các công ty bất

động sản. Là đơn vị đã có nhiều kiến nghị về sự bất hợp lý của việc đánh thuế VAT khi sang tên sổ đỏ, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP Hồ Chí Minh, nói: “ Chúng tôi hoan nghênh và vui mừng khi kiến nghị được cơ quan quản lý tiếp nhận. Việc bỏ đề xuất đánh thuế VAT nhận được sự đồng tình của cộng đồng kinh doanh và người dân”. Theo ông Châu, bỏ đề xuất đánh thuế VAT là hợp lý vì theo quy định hiện hành, chuyển quyền sử dụng đất không thuộc đối tượng chịu thuế VAT. Bởi lẽ tiền sử dụng đất dự án nhà ở là một khoản thu ngân sách nhà nước mà chủ dự án đã nộp tương tự như một khoản thuế. Nếu thu thuế VAT khi chuyển quyền sử dụng đất thì sẽ dẫn đến tình trạng thuế chồng thuế, làm tăng giá bán nhà mà người mua phải gánh thêm. “Thị trường bất động sản, đặc biệt là nhà ở, sử dụng hàng ngàn sản phẩm của hơn 90 ngành sản xuất, thi công xây dựng, kinh doanh, dịch vụ. Do đó việc áp thuế VAT sẽ dẫn đến mặt bằng giá nguyên nhiên vật liệu, nhận thầu thi công, nhân công... tăng lên, giá bán nhà tăng lên” - ông Châu phân tích.

Tán đồng, TS Ngô Trí Long nói đánh thuế VAT với hoạt động chuyển quyền sử dụng đất sẽ đẩy giá bán nhà

đội lên cao. Vì khi mua nhà đất, nếu tính cả thuế này thì người mua nhà phải nộp thuế chồng thuế: Tiền sử dụng đất, 10% thuế VAT tiền sử dụng đất, 10% chi phí xây dựng và chi phí khác. Nhiều người dân sẽ phải đóng thuế VAT từ lúc mua đất, sau đó mua nhà lại phải nộp thuế VAT. Đây là gánh nặng với người nghèo muốn mua nhà. “Khi thuế VAT bị đẩy lên sẽ tác động tiêu cực đến thị trường bất động sản. Hơn nữa, nếu đánh thuế VAT vào đầu năm 2019 có thể cũng sẽ là thời điểm thị trường bất động sản đang trên đà đi xuống. Cộng hưởng những yếu tố này thì chắc chắn bức tranh của thị trường bất động sản có thể sẽ rất ảm đạm” - ông Long nhận định.

Người dân hưởng lợi, nhà nước mới có thuÔng Nguyễn Duy Minh, Tổng Giám đốc L&L Group,

cho rằng việc Bộ Tài chính bỏ đề xuất áp thuế VAT giải tỏa được tâm lý lo lắng cho các công ty bất động sản lẫn người mua nhà. Vì nếu hoạt động chuyển nhượng phải chịu thêm thuế VAT là 10% và có thể tăng lên 12% theo đề xuất trước đây của Bộ Tài chính thì giá bán sẽ tăng theo tương ứng. Điều này làm dấy lên lo ngại giá nhà đất sẽ tăng sốc. “Khi áp thuế VAT thì DN bán hàng gặp rất nhiều khó khăn, vì tăng thuế buộc phải tăng giá, giá cao thì lượng khách hàng đổ tiền đi mua nhà, đầu tư cũng giảm sút. Do vậy bỏ đề xuất áp thuế VAT sẽ giúp ổn định thị trường bất động sản đang thời điểm rất cần kích cầu này. Chính sách thuế ổn định với thị trường bất động sản sẽ kéo theo hàng loạt ngành khác cũng ổn định theo, giá nhà không biến động thì người đi mua nhà đất cũng nhiều hơn” - ông Minh chia sẻ.

Chuyên gia kinh tế Nguyễn Trí Hiếu cũng chỉ ra rằng khi áp thuế VAT sang tên sổ đỏ, nói chung là tăng thuế với ngành bất động sản sẽ khiến thị trường biến động, tác động dây chuyền lên các ngành khác và hệ lụy cho cả nền kinh tế. Giá nhà tăng dân sẽ thắt chặt chi tiêu, không đi mua nhà thì các công ty bất động sản bán hàng không được, không có lợi nhuận, thậm chí tồn kho, nợ xấu thì nhà nước thất thu thuế. Thế nên bỏ quy định sang tên sổ đỏ dân sẽ được nhờ. Theo ông Hiếu, không chỉ bỏ thuế VAT đối với bất động sản mà cũng cần nghiên cứu không tăng thuế VAT với nhiều mặt hàng tiêu dùng khác. Bởi nếu VAT tăng từ 10% lên 12% với hàng loạt mặt hàng như đề xuất của Bộ Tài chính thì không chỉ tác động trực tiếp vào các mặt hàng tiêu dùng mà còn tác động gián tiếp tới nhiều nhóm hàng và dịch vụ khác.

90 HỌC VIỆN CÁN BỘ QUẢN LÝ XÂY DỰNG VÀ ĐÔ THỊ

TIN XÂY DỰNG VÀ ĐÔ THỊ