25
Giải mã 'hố đen' không đáy ở Ba Các chuyên gia cho biết, nhiều khả năng hiện tượng sụt đất đang diễn ra ở Ba Vì là do có hoạt động xói ngầm liên quan đến dao động mực nước sông nhanh và hiện tượng xói lở bờ sông đang diễn ra mạnh mẽ ở đây. >>'Hố đen không đáy' xuất hiện ở Ba Vì Do xói lở ngầm GS. TS Nguyễn Trường Tiến, Chủ tịch Hội Cơ học Đất và Địa kỹ thuật Công trình Việt Nam cho biết, hiện tượng đất bỗng nhiên sụt xuống tạo ra hố sâu giống các hố ở Ba Vì không phải là trường hợp hiếm gặp. Và có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến sụt đất. Sụt đất ở Phong Vân là do hiện tượng xói ngầm. Đồng quan điểm, TS Phạm Tích Xuân, trưởng phòng Địa hóa, Viện Địa chất cho biết nguyên nhân dẫn đến sụt đất rất đa dạng và mỗi nơi sụt đất một kiểu khác nhau. Thứ nhất, sụt do hang động ngầm ở những vùng đá dễ hòa tan (chẳng hạn: vùng đá vôi, vùng có các mỏ muối, vùng có mỏ thạch cao ở bên dưới v.v...) dễ tạo các hang động ngầm có thể gây lún sụt đất. Thứ 2, sụt do hiện tượng xói ngầm (ở bên dưới có các lớp dễ bị xói chẳng hạn bùn, cát v.v...). Thứ 3, sụt đất có nguyên nhân từ các hoạt động của con người như khai thác hầm mỏ, xây dựng các tuyến hầm ngầm, khai thác nước ngầm quá mức, rò rỉ hệ thống ống nước chôn dưới mặt đất, thi công hố móng các công trình vô tình tạo nơi thoát nước ngầm cục bộ kéo theo xói ngầm...

xói ngầm

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: xói ngầm

Giải mã 'hố đen' không đáy ở Ba VìCác chuyên gia cho biết, nhiều khả năng hiện tượng sụt đất đang diễn ra ở Ba Vì là do có hoạt động xói ngầm liên quan đến dao động mực nước sông nhanh và hiện tượng xói lở bờ sông đang diễn ra mạnh mẽ ở đây.>>'Hố đen không đáy' xuất hiện ở Ba Vì

Do xói lở ngầm GS. TS Nguyễn Trường Tiến, Chủ tịch Hội Cơ học Đất và Địa kỹ thuật Công trình Việt Nam cho biết, hiện tượng đất bỗng nhiên sụt xuống tạo ra hố sâu giống các hố ở Ba Vì không phải là trường hợp hiếm gặp. Và có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến sụt đất.

Sụt đất ở Phong Vân là do hiện tượng xói ngầm.

Đồng quan điểm, TS Phạm Tích Xuân, trưởng phòng Địa hóa, Viện Địa chất cho biết nguyên nhân dẫn đến sụt đất rất đa dạng và mỗi nơi sụt đất một kiểu khác nhau. Thứ nhất, sụt do hang động ngầm ở những vùng đá dễ hòa tan (chẳng hạn: vùng đá vôi, vùng có các mỏ muối, vùng có mỏ thạch cao ở bên dưới v.v...) dễ tạo các hang động ngầm có thể gây lún sụt đất. Thứ 2, sụt do hiện tượng xói ngầm (ở bên dưới có các lớp dễ bị xói chẳng hạn bùn, cát v.v...). Thứ 3, sụt đất có nguyên nhân từ các hoạt động của con người như khai thác hầm mỏ, xây dựng các tuyến hầm ngầm, khai thác nước ngầm quá mức, rò rỉ hệ thống ống nước chôn dưới mặt đất, thi công hố móng các công trình vô tình tạo nơi thoát nước ngầm cục bộ kéo theo xói ngầm...

TS Phạm Tích Xuân cho biết, sụt đất ở Phong Vân là do hiện tượng xói ngầm. Nguyên nhân là do Phong Vân nằm ngay trên bờ sông Đà (chính xác hơn là đoạn của sông Đà hợp lưu với sông Thao) và là một vùng bãi bồi cũ. Trong mặt cắt của bãi bồi thường có những lớp cát sen với phù sa. Lớp cát gắn kết yếu, khi có điều kiện thuận lợi dễ dàng bị xói ngầm ở bên dưới dẫn đến sụt đất ở bên trên.

Page 2: xói ngầm

Hiện tượng sạt lở bở sông ở Phong Vân vẫn thường xuyên xảy ra trong những năm gần đây. Bờ sông bị lở là do dòng chảy ép sát bờ làm xói lớp cát ở chân dẫn đến sạt lở bờ sông. Thông thường nước dưới đất tầng nông ở đây có quan hệ thủy lực chặt chẽ với mực nước sông. Khi mực nước sông bị hạ xuống quá nhanh gây ra các dòng chảy ngầm từ trong phía bờ ra gây xói ngầm. Đáng lưu ý là, theo các nghiên cứu của các nhà khoa học thì khu vực hợp lưu Thao - Đà - Lô có dạng chữ U ngược, có xu thế phát triển về phía bắc.

Tuy nhiên sau khi có đập thủy điện Hòa Bình, do có sự điều tiết nước, dòng chảy sông Hồng thường trở nên thắng thế so với sông Đà dẫn đến dòng chảy ở đoạn Phong Vân - Cổ Đô có xu thế áp sát bờ phải dễ gây xói lở bờ. Hơn nữa cũng do sự điều tiết (đóng đập hoặc xả lũ) nên mực nước sông ở hạ lưu đập nhiều khi dao động rất nhanh và mạnh ảnh hưởng đến khu vực hạ lưu, đặc biệt là khi đóng đập, nước ở hạ lưu thường hạ xuống rất nhanh, có thể là nguyên nhân sinh các dòng xói ngầm như đã nói ở trên.

Xây kè bảo vệ

Các chuyên gia cho biết, để đưa ra kết luận chính thức cần phải có những nghiên cứu cần thiết.

GS. TS Nguyễn Trường Tiến cho biết, phải đến tận nơi đưa mũi khoan xuống lòng đất để tìm hiểu địa địa tầng khu vực này thế nào, nguyên nhân chính xác do đâu, liệu có khả năng các hố sụt sẽ xuất hiện trong thời gian tới không.

TS Phạm Tích Xuân cũng cho rằng, hiện tượng sạt lở bờ sông hay sụt đất kiểu Phong Vân có thể dự báo được. Thực tế đã có những nghiên cứu dự báo, chẳng hạn các đề tài do Viện Địa chất, Viện KHCNVN đã thực hiện, nhưng tiếc rằng những dự báo ấy chưa đi được vào thực tiễn.

Muốn ngăn chặn hiện tượng sụt đất ở Phong Vân, trước hết phải giải quyết vấn đề sạt lở bờ sông, mà có lẽ biện pháp duy nhất hiện nay là xây dựng kè bảo vệ.

Page 3: xói ngầm

1. Lỗ thủng khổng lồ tại Guatemala

Một lỗ thủng khổng lồ đột nhiên xuất hiện ở Guatemala vào ngày 24/2/2007 khiến cho nhiều ngôi nhà bị sụt sâu vào lòng đất, nhưng rất may không có ai thiệt mạng. Đây là một lỗ thủng có độ sâu hơn 100m, nằm ở một huyện nghèo của Thành phố Guatemala.

Người dân cho biết, khi hiện tượng này xảy ra, họ thấy trái đất đất bắt đầu rung và có tiếng động lớn vang lên khiến cho nhiều ngôi nhà bị sụp đổ vào lỗ. Nơi xảy ra hiện tượng này bốc lên một thứ mùi rất khó chịu giống như mùi cống ngầm lâu ngày và gây khó thở cho người xung quanh.

Page 4: xói ngầm

Còn đây là hố đen mới xuất hiện trong tháng này.

Theo các quan chức thành phố Guatemala hiện tượng sụt lỗ này là do rò rỉ đường ống thoát nước làm cho khu vực đất ở dưới bị xói mòn.

2. Hang động chứa đầy khí gas ở Derweze Năm 1971, các nhà địa chất đã phát hiện một hang động ngầm lớn chứa đầy khí tự nhiên trong khi đang tiến hành khai thác ở làng Turkmenistan của Derweze. 

Page 5: xói ngầm

Mặt đất bên dưới giàn khoan đột nhiên sụp đổ, để lại một lỗ lớn với đường kính khoảng 5-10m. Để ngăn chặn khí độc rò rỉ ra ngoài, các chuyên gia địa chất đã quyết định đốt lượng khí độc này để đảm bảo an toàn tính mạng và sức khỏe cho người dân trong khu vực.

Page 6: xói ngầm

3. Đập Monticello Đập Monticello, thuộc về quận Napa, tiểu bang California, được khởi công xây dựng vào những năm 1953-1957 với bề cao 93m, rộng 312m, có 249.000m3 bê tông và chứa được 1,98km3 nước. HồBerryessa là hồ lớn nhất ở Hạt Napa, California. Hồ chứa này được tạo ra bởi Đập Monticello, là một hồ chứa cung cấp nước và nguồn thủy điện cho vùng North Bay của vùng vịnh San Francisco.

Page 7: xói ngầm

Trước khi bị ngập trong nước, thung lũng Beryessa đã là một vùng nông nghiệp nơi đất đai được coi là một trong những vùng tốt nhất hạt này. Thị xã chính trong thung lũng, Monticello, đã bị di dời qua nơi khác dành chỗ cho xây dựng hồ chứa này. 

Page 8: xói ngầm

Việc di dời và bỏ hoang thị xã này đã được các nhà nhiếp ảnh Dorothea Lange và Pirkle Jones ghi lại trong các cuốn sách của họ “Cái chết của một thung lũng”. Việc xây dựng Đập Monticello Dam đã bắt đầu vào năm 1953, và hồ chứa Berryess đã được hoàn thành năm 1963, là hồ chứa lớn thứ 2 ở bangCalifornia sau Hồ Shasta.

4. Mỏ Bingham Canyon  Mỏ Bingham Canyon còn được gọi với cái tên khác là mỏ đồng Kennecott. Mỏ này nằm trên dãy núiOquirrh, Utah thuộc địa phận thành phố Salt Lake City, Mỹ. 

Page 9: xói ngầm

Mỏ được xây dựng từ năm 1906, sâu 1.200m, rộng 4.000m và diện tích bề mặt là 7,7km2. Nó là một trong những hố sâu nhân tạo lớn nhất thế giới. 

Page 10: xói ngầm

5. Hang đá vôi khổng lồ ở Belize Hang đá vôi Belize nằm gần trung tâm của Lighthouse Reef, một đảo san hô nhỏ, cách khoảng 100km từ thành phố Belize. 

Page 11: xói ngầm

Đây là một lỗ tròn màu xanh, nằm dưới đại dương, có đường kính 305m và sâu 123m. Nó được hình thành như một hang đá vôi trong thời kỳ băng giá.

Page 12: xói ngầm

6. Mỏ kim cương Mirny Đây là một mỏ kim cương nằm ở Mirny, miền đông Siberia, Nga. Mỏ kim cương Mirny sâu 525m và có đường kính 1.200m. 

Page 13: xói ngầm

Đây là nơi  lần đầu tiên một trong những viên kim cương khối lớn nhất thế giới được phát hiện. Hiện tại mỏ này đã ngừng hoạt động. Khi còn hoạt động thì một chiếc xe tải lớn phải mất 2 giờ đồng hồ để đi từ miệng hố xuống đáy của nó. 

Page 14: xói ngầm

7. Mỏ Diavik  Diavik Diamond Mine là một mỏ kim cương nằm ở phía tây bắc Canada. Nó được phát hiện vào năm 2003. Mỏ Diavik là nơi sản xuất ra 8 triệu carat (tương đương với 1.600kg) kim cương mỗi năm. 

Page 15: xói ngầm

8. Udachnaya Pipe 

Page 16: xói ngầm

Udachnaya Pipe là một mỏ kim cương ở Nga. Nó được phát hiện ngày 15-6-1955 và được đưa vào khai thác cho tới ngày nay.  

Tuy vậy, những người quản lý của Udachnaya Pipe mới đây đã có kế hoạch chấm dứt các hoạt động tại đây vào năm 2010. Sau quá trình khai thác, mỏ kim cương này đã để lại một lỗ thủng to trên bề mặt trái đất với độ sâu 600m. 

Page 17: xói ngầm

9. Lỗ hổng Kimberley Lỗ hổng Kimberley là một lỗ hổng lớn thuộc thị trấn Kimberley, về phía bắc thành phố Northern Cape, một thành phố lớn ở Nam Phi. Lỗ hổng khổng lồ này có chiều sâu 1.230m và có thể chứa được một lượng nước khổng lồ.

Page 18: xói ngầm

Từ năm 1886 đến năm 1914, hơn 50.000 công nhân mỏ đã làm việc trong hố sâu này với cuốc, xẻng. Và họ đã tìm kiếm được 2.722kg kim cương. Hiện tại hố sâu này đang được coi như một di sản của thế giới. 

Page 19: xói ngầm

10. Mỏ đồng Chuquicamata   Chuquicamata là một chiếc hố sâu nằm ở Chi Lê. Đây là mỏ sản xuất ra nhiều đồng nhất trên thế giới mặc dù nó không phải là mỏ đồng lớn nhất. Nó có chiều sâu đến 850m. 

Page 20: xói ngầm

Chuquicamata là một núi đồng to lớn với những lớp quặng cao 20m lấn sâu vào những sườn núi rộng, từ đây quặng mỏ được vận chuyển dễ dàng bằng đường ray, cho phép khai thác trên một quy mô lớn. Mỗi buổi sáng người ta cho nổ mìn và những cần cẩu khổng lồ bắt đầu đổ đầy quặng vào những xe goòng để chuyển đến những máy nghiền. 

Page 21: xói ngầm

Chilê sản xuất 20% lượng đồng của thế giới, và trong những thời kỳ bất ổn, đồng trở nên cực kỳ quan trọng bởi vì nó là chất liệu chủ yếu để chế tạo vũ khí. Vì vậy những cuộc chiến về kinh tế và chính trị luôn xảy ra ở Chilê.

ÓI NGẦMTác giả: Địa chất học

XÓI NGẦM:

quá trình moi chuyển những hạt nhỏ ra khỏi đất đá, do dòng nước thấm gây ra, diễn ra tương đối chậm (hàng năm, hàng chục năm). Tuỳ hoàn cảnh địa chất, XN có thể phát triển trong một lớp nhất định, hoặc trong hệ tầng đất đá không đồng nhất về thành phần hạt, vv. XN phát triển chủ yếu trong đất có hệ số không đồng nhất, thành phần hạt lớn hơn 20 và độ chênh thuỷ lực lớn hơn 5. Trong đất càng không đồng nhất, XN xuất hiện ở độ chênh thuỷ lực càng nhỏ. Khi phát sinh và phát triển ở nền, XN có thể làm cho công trình xây dựng bị lún nhiều và lún không đều, mất ổn định; làm tăng độ thấm nước của đất (hoặc đá), tạo ra dòng nước chảy ồ ạt vào hố móng, làm mất nhiều nước qua đường thấm dưới đất vòng quanh vai đập, gây sụt lún mặt đất, phá vỡ sự làm việc bình thường của các công trình thoát nước ngầm, vv. Phòng và chống XN bằng cách áp dụng các biện pháp giảm độ chênh (gradien) và tốc độ dòng nước thấm, làm hệ thống lọc ngược ở khu vực thoát nước.

Page 22: xói ngầm

Lở đất tại Quảng Trị: Do hiện tượng xói lở ngầmTags: Quảng Trị, Tân Hiệp, Cam Tuyền, Báo TS, ĐH Khoa, Nguyễn Thanh, tiến sĩ khoa học, nhà khoa học, về vấn

đề, khu vực này, của khu vực, cam lộ, lở đất, sụt lở, xói lở, huyện

Ngày 20-2, giáo sư - tiến sĩ khoa học Nguyễn Thanh (một chuyên gia đầu ngành địa lý địa chất của khu vực miền Trung, nguyên hiệu trưởng Trường ĐH Tổng hợp, nay là ĐH Khoa học Huế) cùng nhiều nhà khoa học đã đến thôn Tân Hiệp, xã Cam Tuyền, huyện Cam Lộ, Quảng Trị xác định nguyên nhân sụt lở đất. Báo TS có cuộc trao đổi với ông về vấn đề này. Ông cho rằng:

- Bên dưới khu vực sạt lở là tầng đá vôi, đã bị karst hóa (xói lở ngầm) tạo thành các hang động và hình thành nên những sông suối ngầm. Trải qua thời gian dài, một lớp phù sa trẻ hơn phủ lên trên. Lớp đất này được nhận định bao gồm tầng trên là cát, phía dưới là lớp hạt lớn hơn và kế đến là cuội sỏi.

Khảo sát, khoan thăm dò để tìm nguyên nhân các điểm sụt lở tương tự tại bờ sông Hiếu, thuộc huyện Cam Lộ trước đây cũng cho thấy dưới lớp phù sa, cát bề mặt là lớp bùn, thậm chí có thân cây, cuội sỏi áp sát bề mặt đá vôi. Điều đó dẫn đến nhận định khu vực này trước đây tồn tại vùng thực vật bị phù sa phủ chồng lên trên và lớp phù sa cứ dày dần dần.

Trải qua thời gian cây cối thối rữa thành mùn, xẹp xuống tạo nên những lỗ hổng. Vào mùa mưa lũ, nước từ khe Mài chảy theo suối ngầm cuốn trôi đi lớp mùn và những hạt nhỏ ấy, dần dần tạo nên những lỗ hổng đá vôi bị karst hóa. Hiện tượng xói lở ngầm ấy tiếp diễn tạo khoang rỗng lớn dần đến mức tầng phù sa yếu bên trên (do toàn cát) đổ sụp xuống theo dạng hình phễu, lan rộng dần...

* Ông có dự báo gì cho hiện tượng nói trên, nhất là đối với những khu vực lân cận bị sụt lở?

- Sẽ không ai đảm bảo rằng chỗ chưa sụt lở có thể không tiếp tục sụt lở, vì nó có thể nằm trên vùng karst.

Tôi đã khảo sát dọc bờ sông lên phía thượng nguồn, cách khu vực sụt lở 300-400m, khu vực này được cấu tạo bởi đá cát bột kết (thành phần cát và bột kết hợp lại thành đá). Tôi cũng đã đề xuất với chính quyền huyện Hải Lăng di chuyển dân đến khu vực này, vừa an toàn lại gần nơi sinh sống và sản xuất cũ.

Tất nhiên, những điều trên cũng chỉ dựa trên quan sát bằng mắt thường và bằng kinh nghiệm trong khoa học nên độ chính xác chưa hẳn đã tuyệt đối.

Theo tiến sĩ Nguyễn Văn Canh, trưởng phòng hành chính tổng hợp Trường ĐH Khoa học Huế, nguyên trưởng khoa địa lý - địa chất, vào năm 1993 trường hợp sụt lún tương tự đã diễn ra tại Bệnh viện huyện Cam Lộ cũ (sau đó đã phải di dời bệnh viện này); năm 1994 một sụt lún khác diễn ra tại thôn Hậu Viên, cũng của huyện Cam Lộ; năm 2003 sụt lún tại xã Trường Sơn, thuộc huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình; nay thì tại thôn Tân Hiệp. Trong một số công trình nghiên cứu trước đây chúng tôi đã đưa ra khuyến cáo đối với những khu vực dễ bị sụt lún gây nguy hiểm cho dân chúng sống ở đó.

Page 23: xói ngầm

Nhìn chung, tại huyện Cam Lộ rất nhiều khu vực có khả năng bị sụt lún do karst xói ngầm nên cần thiết phải nghiên cứu kỹ cả vùng đồng bằng huyện. Tôi đã đề xuất cho phép lập đề tài nghiên cứu khu vực phân bố đá vôi có khả năng bị rỗng ở dưới bằng các phương pháp hiện đại để xác định những khu vực trầm tích trên đá vôi có khả năng karst xói ngầm, lấy cơ sở khuyến cáo không sinh sống và phân bố các công trình xây dựng ở đó. 

TH.LỘC thực hiện

Sẽ xây dựng làng mới cho dân Tân Hiệp

Hôm qua 21-2, ông Nguyễn Công Phán, chủ tịch UBND huyện Cam Lộ, cùng các cán bộ UBND xã Cam Tuyền đã quyết định chọn khu vực Động Mối - cách làng cũ 2km - để lập làng mới cho 166 hộ dân bị ảnh hưởng bởi đợt lún sụt đất vừa qua. Trước mắt, chính quyền địa phương đã phân đất cho 57 hộ dân bị thiệt hại nặng, mỗi lô đất 750-1.000m2.

Ông Phán cho biết trung ương cũng đã quyết định hỗ trợ việc di dời dân đến làng mới; hỗ trợ xây dựng nước, điện, đường cấp phối...; tiến hành rà phá bom mìn trên những vùng đất mà bà con sẽ khai hoang canh tác làm ăn.

L.Đ.D.