4
Tạp chí KH-CN Nghệ An SỐ 7/2015 [42] XỨ NGHỆ - ĐẤT VÀ NGƯỜI I. Nghề dệt thổ cẩm của người Thái - Nghệ An Danh từ "thổ cẩm" là để chỉ "đồ mỹ nghệ được dệt bằng sợi nhiều màu sặc sỡ" như cách bấy lâu nay nhiều người chúng ta đã quen dùng. Tuy nhiên, khái niệm "đồ/hàng mỹ nghệ" thì chưa nên hiểu ở mức độ tuyệt đối như ở làng nghề miền xuôi, vì với người Thái, cư dân của nền văn minh thung lũng, chủ yếu tự cấp tự túc, thì thổ cẩm (áo, váy, khăn, chăn, màn, nệm, gối, túi…) chủ yếu là làm ra để dùng hoặc trao đổi trong nội bộ, gần đây mới chuyển biến thành "hàng". Nghề dệt thổ cẩm của người Thái là một nghề truyền thống, có từ rất lâu đời và ngày càng phát triển. Sản phẩm dệt - thêu thổ cẩm của người Thái làm ra gồm có: 1. Vải (đen, trắng, sọc) - sản phẩm dệt đầu tiên, nhiều và thông dụng nhất. Những tấm vải dài được đo bằng sải (thường là 20 sải), gọi là vải "xao va", "xao băng", khổ rộng khoảng 3 gang, để trắng/đen, hoặc vải sọc, để may áo, nhuộm màu (đen, đỏ, nâu, vàng, cam), khâm liệm người chết, may túi, làm địu trẻ con, làm thắt lưng phụ nữ (loại sẽ nhuộm, thêu và loại nhuộm, không thêu)… Tóm lại, vải (trắng, đen, sọc) là vải gốc, vật liệu gốc, để từ đó làm ra nhiều sản phẩm thổ cẩm dùng trong cuộc sống, tùy theo nhu cầu. 2. Chăn hoa (pha bọc). Vải chăn thường là nền trắng, họa tiết đen, đỏ, vàng, cam…, được dệt theo kiểu "cạt", rồi sau đó thêu thêm các chi tiết nhỏ hơn. Những mẫu dệt - thêu chủ yếu là voi, hươu nai, hoa Bọc Tá Nghên (hoa mặt trời)… Phần có họa tiết bố trí ở giữa (thường là phải may 2 khổ vải lại), xung quanh viền vải trắng (nẹp trắng). Họa tiết dệt - thêu chỉ bố trí ở mặt trên của chăn, mặt dưới thường là vải nâu. Chăn có 2 loại: loại chăn đơn mỏng để đắp mùa thu, hoặc mùa hè nhưng có thể dùng trong những ngày mưa, những đêm nhiệt độ tụt xuống thấp hơn bình thường, bên trong không lót thêm vải hoặc bông; loại chăn kép/đôi, làm rộng hơn để cho 1-2 người đắp, bên trong có lót bông được chằn lại, hoặc không lót bông nhưng có vài lớp vải, gọi là "pha tệp", tức là "chăn kép" nhập 2 cái làm 1, ý là chăn dày, để đắp mùa đông. Tùy điều kiện, hoàn cảnh của từng nhà mà chăn được làm đơn giản hay công phu, bằng vải hay bằng tơ, nhiều hay ít mô típ họa tiết, nhưng đã là nhà người Thái thì chăn đắp là tự túc. Người Thái dệt chăn cho gia đình dùng và cả dệt chăn chuẩn bị cho con gái đi lấy chồng Tính đến 01/4/1990, người Thái ở Nghệ An có 211.316 người (theo số liệu điều tra dân số của tỉnh). Địa bàn sinh tụ của người Thái ở miền núi Nghệ An rất phong phú đa dạng về mặt địa hình, địa chất, thổ nhưỡng và các nguồn động, thực vật của một vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa lắm nắng, nhiều mưa. Đặc điểm tự nhiên này tạo điều kiện chủ yếu là thuận lợi cho người Thái ở đây sinh sống, phát triển sản xuất, chăn nuôi và các ngành nghề thủ công, trong đó có nghề dệt thổ cẩm truyền thống. NGHỀ DỆT THỔ CẨM CỦA NGƯỜI THÁI - NGHỆ AN n La Quán Miên

XỨ NGHỆ - ĐẤT VÀ NGƯỜI - ngheandost.gov.vn XN DVN_01.pdf · Tạp chí KH-CN Nghệ An SỐ 7/2015 [43 ] XỨ NGHỆ - ĐẤT VÀ NGƯỜI nên việc dệt chăn phải

Embed Size (px)

Citation preview

Tạp chíKH-CN Nghệ An

SỐ 7/2015 [42]

XỨ NGHỆ - ĐẤT VÀ NGƯỜI

I. Nghề dệt thổ cẩm của người Thái - Nghệ AnDanh từ "thổ cẩm" là để chỉ "đồ mỹ nghệ được dệt

bằng sợi nhiều màu sặc sỡ" như cách bấy lâu nay nhiềungười chúng ta đã quen dùng. Tuy nhiên, khái niệm"đồ/hàng mỹ nghệ" thì chưa nên hiểu ở mức độ tuyệtđối như ở làng nghề miền xuôi, vì với người Thái, cưdân của nền văn minh thung lũng, chủ yếu tự cấp tựtúc, thì thổ cẩm (áo, váy, khăn, chăn, màn, nệm, gối,túi…) chủ yếu là làm ra để dùng hoặc trao đổi trongnội bộ, gần đây mới chuyển biến thành "hàng". Nghềdệt thổ cẩm của người Thái là một nghề truyền thống,có từ rất lâu đời và ngày càng phát triển.

Sản phẩm dệt - thêu thổ cẩm của người Thái làm ragồm có:

1. Vải (đen, trắng, sọc) - sản phẩm dệt đầu tiên,nhiều và thông dụng nhất. Những tấm vải dài được đobằng sải (thường là 20 sải), gọi là vải "xao va", "xaobăng", khổ rộng khoảng 3 gang, để trắng/đen, hoặc vảisọc, để may áo, nhuộm màu (đen, đỏ, nâu, vàng, cam),khâm liệm người chết, may túi, làm địu trẻ con, làmthắt lưng phụ nữ (loại sẽ nhuộm, thêu và loại nhuộm,không thêu)… Tóm lại, vải (trắng, đen, sọc) là vải gốc,vật liệu gốc, để từ đó làm ra nhiều sản phẩm thổ cẩmdùng trong cuộc sống, tùy theo nhu cầu.

2. Chăn hoa (pha bọc). Vải chăn thường lànền trắng, họa tiết đen, đỏ, vàng, cam…, đượcdệt theo kiểu "cạt", rồi sau đó thêu thêm các chitiết nhỏ hơn. Những mẫu dệt - thêu chủ yếu làvoi, hươu nai, hoa Bọc Tá Nghên (hoa mặttrời)… Phần có họa tiết bố trí ở giữa (thường làphải may 2 khổ vải lại), xung quanh viền vảitrắng (nẹp trắng). Họa tiết dệt - thêu chỉ bố trí ởmặt trên của chăn, mặt dưới thường là vải nâu.

Chăn có 2 loại: loại chăn đơn mỏng để đắpmùa thu, hoặc mùa hè nhưng có thể dùng trongnhững ngày mưa, những đêm nhiệt độ tụt xuốngthấp hơn bình thường, bên trong không lót thêmvải hoặc bông; loại chăn kép/đôi, làm rộng hơnđể cho 1-2 người đắp, bên trong có lót bôngđược chằn lại, hoặc không lót bông nhưng cóvài lớp vải, gọi là "pha tệp", tức là "chăn kép"nhập 2 cái làm 1, ý là chăn dày, để đắp mùađông. Tùy điều kiện, hoàn cảnh của từng nhàmà chăn được làm đơn giản hay công phu, bằngvải hay bằng tơ, nhiều hay ít mô típ họa tiết,nhưng đã là nhà người Thái thì chăn đắp là tựtúc. Người Thái dệt chăn cho gia đình dùng vàcả dệt chăn chuẩn bị cho con gái đi lấy chồng

Tính đến 01/4/1990, ngườiThái ở Nghệ An có 211.316

người (theo số liệu điều tra dânsố của tỉnh). Địa bàn sinh tụ

của người Thái ở miền núiNghệ An rất phong phú đa

dạng về mặt địa hình, địa chất,thổ nhưỡng và các nguồn

động, thực vật của một vùngkhí hậu nhiệt đới gió mùa lắm

nắng, nhiều mưa. Đặc điểm tựnhiên này tạo điều kiện chủ

yếu là thuận lợi cho người Tháiở đây sinh sống, phát triển sản

xuất, chăn nuôi và các ngànhnghề thủ công, trong đó có

nghề dệt thổ cẩm truyền thống.

NGHỀ DỆT THỔ CẨM CỦA NGƯỜI THÁI - NGHỆ ANn La Quán Miên

Tạp chíKH-CN Nghệ An

SỐ 7/2015 [43]

XỨ NGHỆ - ĐẤT VÀ NGƯỜI

nên việc dệt chăn phải làm nhiều, làm thườngxuyên. Thường thì người Thái luôn có một sốchăn cất sẵn để dùng cho khách khứa khi ngủ lại(trường hợp thông gia, anh em đến thăm nhau,khách nhỡ đường…). Vài chục năm trở lại đâythì người Thái mua thêm chăn chiên, chăn bông,chăn len ở chợ; nhưng những nhà không muađược họ vẫn dùng chăn do mình làm.

3. Váy thêu (xìn xẻo). Váy để cho phụ nữ mặcđược dệt và sau đó là thêu. Đối với váy của phụnữ Thái nhóm Tày Mương thì phần chân váy (tínxìn) có thêu, phần thân váy (tô xìn) và phần "đầuváy" (húa xìn) không thêu, được làm rời, sau mớichắp lại. Phần chân váy (tín xìn) có nền đen, khidệt thì ở 2 bên mép vải có bố trí xen kẽ một sốsợi vải trắng, xanh, đỏ, vàng, ở giữa có các họatiết như rồng nước (ngược hung), rồng cạn(ngược lạnh), hoa Bọc Tá Nghên (hoa mặt trời),hoa Bọc Hương (hoa hồng), hươu nai (phanquáng), chim công (nộc nhung), sao 4 cánh(đao)... Họa tiết to được dệt theo kiểu "khuýt"hoặc "cạt", dệt xong thì thêu thêm các chi tiếtnhỏ. Ai không thạo dệt "khuýt" và "cạt" thì chỉdệt mặt váy màu đen, sau đó mới thêu các họatiết. Các mẫu thêu nổi bật nhất là màu trắng vàđỏ giúp người con gái, phụ nữ Thái trở nên nổibật, tăng vẻ đẹp, sự duyên dáng của mình.

Váy của phụ nữ Thái nhóm Tày Thanh có 3loại: váy dệt màu trắng có sọc ngang, chân váycó thêu, gọi là "xìn mục"; váy dệt màu đen, thêuở chân váy, gọi là "xìn đán"; váy dệt đen hoặcthêu toàn bộ váy, gọi là "xìn my". Trong nhómTày Thanh mỗi vùng lại có những "biến tấu"riêng. Phụ nữ Tày Thanh ở Quỳ Hợp làm váy rấtcông phu. Váy có 2 phần và 3 mảng. Phần đầuváy được dệt riêng, màu trắng hoặc nhuộm màucánh kiến. Thân váy có 2 màu, chia thành 2mảng. Mảng trên là phần chính, màu đen, có sọctrắng ngang đều cách nhau mỗi sọc từ 10-15cm.Gấu váy là 1 mảng được thêu dệt riêng, hoa vănvới 3 kiểu hình hình học: hình thoi, hình chữnhật, hình tam giác và 4 gam màu chính: cánhkiến đỏ, xanh, vàng, tím nhạt. Nhìn chung, váyphụ nữ nhóm Thái - Tày Thanh ít thêu hơn, ít cầukỳ hơn, thường lấy màu đen làm chủ đạo, so vớiváy của phụ nữ nhóm Tày Mương, nhưng chấtliệu lại tốt và bền hơn, vì có khi dệt bằng tơnhuộm.

Váy của nhóm Tày Mương chỉ làm bằng vải.Váy có 2 lớp, phần nói trên đây là phần ngoài,

phần trong là phần lót (phần mặc lót này thì dệt vảitrắng có sọc, không thêu). Một người phụ nữ Thái cóít nhất khoảng dăm váy, có váy mặc ở nhà, váy đi làmviệc, váy tiếp khách, váy mặc trong lễ hội…; nhiềuthì hàng chục cái; có người cả trăm cái.

4. Khăn thêu (khắn piêu). Có loại khăn bìnhthường và khăn làm rất cầu kỳ. Khăn bình thườngthì để vải trắng hoặc nhuộm nâu nhạt để quấn cheđầu khi ở nhà hoặc đi làm, dùng cho cả đàn ông vàđàn bà. Khăn này rộng khoảng 40-50cm, dài chừng1 sải. Cũng là loại này nhưng nhuộm đen thì dànhcho phụ nữ, gọi là "khắn bọc", có nghĩa là khăn hoa."Hoa" ở đây là hoa không phải do thêu - dệt mà có,mà là do nhuộm. Khi nhuộm, người ta cột vải lạivài chỗ ở 2 đầu khăn, làm sao khi nhuộm những chỗnày không thấm màu, nhuộm xong mở ra thì có vàichỗ vải trắng như hoa. Khăn này phụ nữ đội thườngngày, ở nhà và đi làm. Khi tiếp khách, tham gia lễhội thì người phụ nữ phải đội khăn Piêu, tức là khănđược làm đặc biệt cầu kỳ. Khăn Piêu kích thướccũng như trên, được dệt bằng vải tơ hoặc bằng vảibông, nhưng khi nhuộm thì hãm bằng nước măngchua và nước vỏ cây ban cho vải cứng. Hai đầukhăn Piêu dệt ngũ sắc, các góc tết thành "sừng" (cútpiêu), thành "tai" (hú piêu). "Sừng" và "tai" Piêu tếtcàng dài thì càng đẹp, vì nó buông xuống như tua,dải đủ màu sắc. Khăn Piêu thông thường tết mỗigóc 3 "sừng", có loại tết 5-7 "sừng". Khăn Piêu có2 mặt, mặt dưới/trong, và mặt trên/ngoài (nà piêu)để phô ra. Mặt này cần phải dày công thêu thùanhất. Hoa văn trên mặt Piêu thường là những ôvuông, quả trám đặt chếch nhau, hình hoa lá, convật như khỉ, ngựa, hình đường viền song song, hìnhrăng cưa, móc câu, tam giác đối đỉnh nối tiếp nhau,lặp đi lặp lại. Phần tâm khăn Piêu (giữa đỉnh đầu)được thêu hoa 8 cánh để làm nổi bật. "Nhã nhặn vềmàu sắc nhưng nét hoa văn lại sắc sảo, cầu kỳ làkhăn Piêu của người Thái - Nghệ An". Khi đội,người ta xếp khăn thành hình trái tim hoặc hình máinhà ở trên đầu.

5. Dải thắt lưng hoa (xái hượt bọc). Dải thắt lưngcủa phụ nữ Thái thường được dệt bằng tơ, sau đónhuộm đỏ hoặc xanh (màu xanh nhuộm bằng phẩm),rồi thêu trang trí 2 đầu (hai đầu hình vát nhọn). Khithắt, người ta xoắn gút, rồi luồn, dém hai đầu thắtlưng sao cho chặt, rồi thả buông 2 đầu thắt lưngxuống bên cạnh hông. Kích thước thắt lưng dàikhoảng 2,5-3m, rộng 18-20cm (sau khi chập đôi).Phần 2 đầu trang trí thường thêu mô típ cây: thâncây thẳng, lá thẳng, lá mọc đối hoặc mọc cách; mô

Tạp chíKH-CN Nghệ An

SỐ 7/2015 [44]

XỨ NGHỆ - ĐẤT VÀ NGƯỜI

típ sao: sao 8 cánh; mô típ hình hình học:hình vuông, hình thoi, hoặc những hình nàycó đường chéo bên trong. Những mô típ nàybố trí xen kẽ nhau, tạo nên sự hài hòa, tônlên vẻ đẹp. Màu chỉ thêu là những màu cơbản: trắng, vàng, đen… Ngoài thắt lưng hoa,người ta còn làm thắt lưng đơn giản: kíchthước như trên, nhưng không thêu trang trívà vật liệu chỉ làm từ vải bông, để trắnghoặc nhuộm màu nâu nhạt. Đây là nhữngloại thắt lưng dùng hàng ngày hoặc đi làm(màu nâu), dùng cho việc ở khó của đàn bàgóa chồng (màu trắng).

6. Nệm (xửa). Nệm của người Thái nhồibông lau, làm bằng vải trắng sọc, hoặc vảitrắng nhuộm nâu nhạt, có cạp viền xungquanh. Phần cạp viền làm bằng vải đỏ hoặcvải trắng nhưng thỉnh thoảng lại có họa tiếthình hình học cho vui mắt. Ở 4 góc thì trangtrí đậm hơn (họa tiết to hơn, chỉ màu rực rỡhơn), tạo nên điểm nhấn. Nệm dày cỡ 5cm,có loại liền và loại gấp được để cất, xếpchồng cho tiện. Có loại nệm cho 1 người vàloại nệm cho 2 người. Ai có điều kiện và cẩnthận, khi nằm trải vải lót (ga), ngủ xong xếplại ở đầu giường, xếp chăn gối chồng lên.Những ngày đông có nắng thì đem nệm raphơi và đập cho nệm phồng lên, tối đem vàongủ nghe mùi bông lau thơm nồng nàn, rấtkhó quên đối với những người xa nhà.

7. Gối (món tậu). Gối của người Tháicũng nhồi bông lau. Có loại gối liền, 6 mặt,hình chữ nhật; có loại gấp (gấp đôi). Trangtrí hoa, chim, thú chủ yếu 2 mặt (trên vàdưới) để có thể trở mặt nào cũng có họa tiếtđẹp. Hai đầu cũng trang trí nhưng đơn giảnhơn, bằng các hình: hình thoi, tam giác,đường chéo… Khi nằm thì trải mảnh khănthêu lên, hoặc có vỏ gối. Nếu có vỏ gối thìlại chỉ thêu ở vỏ gối, khi cần thì lột vỏ gốiđem giặt.

8. Màn hoa (xút co khúy). Màn làm rộng,bằng vải đen, "chân màn" có chắp dải vảitrắng có họa tiết. "Đầu màn" là phần để luồnsào màn cũng trang trí bằng vải dệt hoặc thêu(vải trắng thêu hoa đỏ, vàng, lá xanh, hươunai, voi… trắng). Chỗ 4 góc trên đỉnh mànđặc biệt trang trí sặc sỡ [chính chỗ này gọi là"cổ màn" (co khúy)]. "Màn hoa" (xút cokhúy) là cái màn cưới, bình thường ai cũng

có, được dùng suốt đời, hoặc dùng một thời gian rồi cấtlàm kỷ niệm, thay bằng 1 cái màn khác (màn tuyn chẳnghạn), hoặc mùa đông thì mắc màn "xút co khúy" (mànhoa) cho ấm, mùa hè thì ngủ màn trắng nhuộm nâu nhạtcho mát (trong trường hợp nhà có ngăn buồng hoặc nhàchỉ có 1 đôi vợ chồng; nếu nhà nhiều thế hệ thì vẫn phảingủ màn vải đen cho kín đáo).

9. Túi mang, túi trầu (thống báng, tịp pu). Túi mang(thống báng), túi trầu (tịp pu) là những loại túi truyềnthống của người Thái. Túi mang làm bằng vải tơ nhuộmmàu đỏ đậm, thêu họa tiết, hoa văn ở giữa, điểm xuyết ở2 quai. Cái quai rộng có thể đeo bên vai hoặc quàng quavai để đi đường cho tiện. Túi mang cũng có thể làm đơngiản, không thêu thùa, vải chỉ nhuộm nâu nhạt. Túi trầucủa phụ nữ được làm nhỏ gọn, treo ở thắt lưng, thêu đẹp.Vật này dùng để đựng mấy miếng trầu cau, ống vôi nhỏ,nhưng cũng là vật trang trí của phụ nữ nên thêu rất tinhtế và đeo bên cạnh dây xà tích, quả táo bạc, càng làmtăng vẻ đẹp của những phụ nữ trung tuổi trở lên.

10. Rèm che. Vải làm rèm che thường làm bằng vảitrắng sọc, dệt hoặc thêu một số hoa văn điểm xuyết chođẹp, thường là các loại hoa màu đỏ, nhị vàng, các đườngmóc câu, cũng có khi là các con vật như voi, hươu nai,bướm… Rèm che không thêu quá nhiều, tạo cảm giácnhẹ nhàng, thoáng. Rèm che có thể dùng che cửa sổ, chebuồng…

11. Áo quần. Áo quần cho đàn ông: dệt vải/ tơ trắng,cắt may, hoặc nhuộm rồi cắt may theo kiểu bà ba rộng,áo thì có dải buộc, sau thay bằng cúc. Nhuộm màu nâuhoặc đỏ đậm. Nói chung áo quần cho đàn ông làm kháđơn giản, nhưng gần đây có xu hướng trang trí thêm ởtúi, cổ, gấu ống tay… bằng những thứ vải khác màu hoặccó trang trí hình hình học điểm xuyết. Áo cho phụ nữ thì

Sản phẩm thổ cẩm của đồng bào dân tộc Thái

Tạp chíKH-CN Nghệ An

SỐ 7/2015 [45]

XỨ NGHỆ - ĐẤT VÀ NGƯỜI

nổi bật nhất là áo phụ nữ nhóm Thái - TàyThanh. Đây là loại áo màu đen, may ngắn, bósát thân, gọi là Xửa Cỏm, mặc chỉ chạm ngangthắt lưng trở lên. Loại áo này cổ đứng, mổ ngực,tay dài và chật - từ khuỷu trở ra chắp bằng vảikhác màu với thân (khác màu đen). Ở hàngkhuy trước ngực, chắp một miếng thổ cẩm mayốp suốt từ 2 dải khuy áo, trông nổi bật như mộtmảng màu tương phản với sắc đen của toànchiếc áo. Áo của phụ nữ Thái nhóm TàyMương, Tày Mười thì may rộng như áo bà ba,có chít eo một tý, bằng vải màu trắng hoặc nâu,gấu áo dài quá thắt lưng. Gần đây những cô gáitrẻ có xu hướng may chật, bó eo, khi mặc thìgấu áo dém vào trong cạp váy như kiểu ngườiThái - Tây Bắc...

Ngày nay, hàng thổ cẩm Thái đã đa dạngphong phú hơn, với túi xách, bóp đựng tiền, áođàn ông cách điệu, váy áo đóng cả bộ, khăn,địu... bán trong các dịp lễ hội hang Bua (QuỳChâu), mường Ham (Quỳ Hợp), các tuyến dulịch như thác Xao Va (Quế Phong), Pù Mát(Con Cuông)…

II. Giải pháp phát triển nghề dệt thổ cẩmThái - Nghệ An

Nghề dệt thổ cẩm là nghề thủ công truyềnthống lâu đời của đồng bào người Thái. Tuynhiên, nghề trồng bông dệt vải, trồng dâu nuôitằm kéo tơ của người Thái lâu nay chủ yếu mớitạo ra sản phẩm tự cấp tự túc, trong bối cảnhcủa nền văn minh thung lũng khép kín, vănminh nông nghiệp của nước ta. Một số sảnphẩm thừa mới chỉ được trao đổi trong cộngđồng nhỏ hẹp giữa người Thái với người Thái,hoặc giữa người Thái với các dân tộc xungquanh, như với người Khơ Mú, người Thổ,người Ơ Đu… theo phương thức "vật đổi vật".

Những năm 50, 60 của thế kỷ XX, vùngKhủn Tinh huyện Quỳ Hợp, nơi có người Tháivà người Thổ sống gần nhau, thì người Thổthường đem võng gai đổi lấy hàng thổ cẩm vớingười Thái (váy phụ nữ, chăn, vải…) về dùng.Những người Thổ ở các làng To, Rụa, Mặm,Dính... thường lên các bản Chiêng Yến, ChiêngĐôn, Tổng Huống... để đổi lấy hàng thổ cẩm. Ởnhững vùng khác, người Khơ Mú đem hàng đanlát như ghế mây, mâm mây... đổi lấy hàng thổcẩm với người Thái…

Những năm gần đây, khi đất nước tiếnhành công nghiệp hóa, chuyển mạnh sang cơ

chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa,Đảng và Nhà nước ta chủ trương giữ gìn, phát huybản sắc văn hóa dân tộc, các phong tục tập quán,lễ hội, nghề thủ công truyền thống… thì nghề dệtthổ cẩm của người Thái cũng có cơ hội phát triển.Tại Nghệ An, đã có những trung tâm tổ chức dệtthổ cẩm bán thành hàng hóa như ở Quỳ Châu nhânkỳ lễ hội hang Bua (tháng 3 hàng năm), Con Cuôngvới khu bảo tồn sinh quyển Pù Mát phục vụ kháchdu lịch... Tuy nhiên, hàng thổ cẩm của người Tháiở Nghệ An chưa đủ để tạo ra "tiếng vang", chưa cóthương hiệu trên thị trường, chưa đáp ứng đượcyêu cầu và nhu cầu của xã hội… Để cho nghề dệtthổ cẩm Thái - Nghệ An phát triển, chúng tôi cómấy kiến nghị sau:

1. Tổ chức dệt thổ cẩm cần có sự giúp đỡ của chínhquyền địa phương, các doanh nghiệp, tư nhân có khảnăng về tài chính để phát triển nghề thủ công này mộtcách lâu dài, đáp ứng yêu cầu và nhu cầu của xã hội(có quy hoạch, mạng lưới đại lý, cải tiến công cụ,nghiên cứu thị trường, mẫu mã, có tuyển dụng ngườilàm...). Một số "trung tâm" dệt thổ cẩm hiện nay ở QuỳChâu, Con Cuông, Quỳ Hợp… còn manh mún, tựphát, người làm chỉ tranh thủ khi nông nhàn, vùngnguyên liệu nhỏ lẻ, mang tính gia đình…

2. Những nơi dân cư tập trung cạnh đường cái,bên bờ sông, có điều kiện về đất đai, thì có thể tựtổ chức các hợp tác xã dệt thổ cẩm (có ban quảntrị, quy hoạch vùng trồng nguyên liệu, trao đổi họctập nghề, mở đại lý…). Những hợp tác xã này vừalàm ruộng nương, vừa dệt thổ cẩm…

3. Khuyến khích mọi người giữ và phát triểnnghề dệt thổ cẩm ở từng gia đình, ngay cả vùng sâuvùng xa nhất, khuyến khích đồng bào bảo tồn cácgiống dâu tằm, các mẫu thêu - dệt, sản xuất cáccông cụ dệt truyền thống kết hợp với máy khâuhiện đại, tổ chức tiêu thụ sản phẩm cho đồng bào,thi trang phục dân tộc, thi người đẹp…

4. Kết hợp với lễ hội, với du lịch để quảng bá,tiêu thụ sản phẩm dệt thổ cẩm và chú ý tiêu thụtrong nội bộ đồng bào. Hiện nay bản thân ngườiThái cũng muốn mua thổ cẩm Thái nhưng hoặc làtrong vùng không có bán, hoặc là giá quá cao sovới thu nhập của đồng bào (150.000-200.000đồng/váy thêu...), trong khi đời sống đồng bàocòn khó khăn; hoặc là không đủ chủng loại (chủyếu là túi, ví…) trong khi đồng bào cần hàng đủchủng loại hơn (như váy, khăn, nệm, gối, màn,chăn, vải rèm, ngay cả vải hoa vải mộc để phụcvụ tang lễ...)./.