5
Tạp chí KH-CN Nghệ An SỐ 10/2016 [40] XỨ NGHỆ - ĐẤT VÀ NGƯỜI Trong quan niệm truyền thống, việc đặt tên húy, tự, hiệu… luôn bao hàm những ý nghĩa mong muốn, hy vọng và thậm chí là kỳ vọng cháu con sẽ vẹn toàn tài đức, để giúp nước phò dân, hoặc chí ít cũng giữ gìn và làm sáng rõ được đức hạnh, đạo lý của thánh hiền, góp phần vun bồi truyền thống gia phong của dòng tộc… Các tên gọi (như tên húy, tên tự, tên hiệu) ứng với nhân cách, chất chứa hoài bão và chính là kim chỉ nam dẫn hướng soi đường, chi phối mọi hành vi, nếp sống, nếp nghĩ và cách ứng xử của người ấy với nhân quần. Nói về truyền thống đặt tên của người Việt, tên húy - tên tự - tên hiệu luôn có mối quan hệ qua lại, bổ sung ý nghĩa, tương hỗ lẫn nhau. Tên húy là “tên chính thức trong giấy tờ hành chính để học hành, thi cử, làm quan… Lúc con trai đủ 20 tuổi Âm lịch sẽ làm lễ gia quán (加冠) - đội mũ, biểu thị sự trưởng thành và từ đây bắt đầu kiêng húy. Kiêng húy là phong tục cấm gọi tên húy của người đã “đội mũ”…” (1) . Tên tự là tên gọi của người con trai trưởng thành sau khi làm lễ “gia quán”, được cha mẹ hoặc trực tiếp, hoặc nhờ người hay chữ chọn lựa chữ nghĩa phù hợp nhất để đặt cho con mình: “Đặt tên tự vô cùng quan trọng, làm sao bao hàm nghĩa, hoặc mở rộng nghĩa của tên húy, đặc biệt có định hướng tương lai. Cách đặt tên tự, người ta thường dùng danh ngôn, thành ngữ, điển cố, những dòng thơ TÌM H IỂU VỀ TÊN HÚY - TÊN TỰ - TÊN HIỆU CỦA XUÂN QUẬN CÔNG NGUYỄN NGH IỄM n Võ Vinh Quang Xuân quận công Nguyễn Nghiễm là một bậc danh hiền vĩ nghiệp của xứ Nghệ nói riêng và đất nước ta nói chung vào thế kỷ XVIII. Chính nhờ khí thiêng của núi Hồng sông Lam hun đúc, tài năng của Nguyễn Nghiễm đã sớm nở rộ, từ thuở thiếu thời tiếng tăm vang khắp kinh sư Thăng Long. Ghi danh bảng vàng từ năm 24 tuổi (Đỗ Đệ nhị giáp Tiến sĩ xuất thân Đệ tam danh vào năm Tân Hợi, niên hiệu Vĩnh Khánh thứ 3, DL: 1731), sự nghiệp quan trường của ông trải hơn 40 năm thăng tiến đến tột bực. Ông là bậc huân thần đức cao vọng trọng của chính triều Lê Trịnh, là nhà sử học trứ danh, nhà văn hóa lớn. Có thể nói, suốt cuộc đời hành sự của mình, Nguyễn Nghiễm với tài nghệ và nhân cách cao quý đã đóng góp công lao không nhỏ trên nhiều lĩnh vực (từ chính trị, kinh tế, văn hóa giáo dục, văn học nghệ thuật) cho quê hương, đất nước. Trong những năm qua, chúng tôi đã có nhiều bài viết cũng như công trình nghiên cứu khá đầy đủ về tiểu sử, hành trạng, sự nghiệp trước tác cũng như di sản Hán Nôm hiện tồn của Xuân quận công Nguyễn Nghiễm. Qua một thời gian nghiên cứu, điều chúng tôi băn khoăn và mong muốn lý giải nhất chính là mối quan hệ giữa tên húy, tên tự và tên hiệu của vị danh nhân xứ Nghệ này. Bởi lẽ, nếu không nắm rõ về phần cơ bản ấy, việc nghiên cứu về ông sẽ khó được xem là vẹn toàn, đầy đủ. Vả chăng, trước nay, đây đó cũng có một số bài viết lý giải về các tên gọi liên quan đến ông (như tên húy - tên tự - tên hiệu - biệt hiệu…), song các luận cứ ấy chưa thực sự chuẩn xác, thậm chí có khi khiến cho người đời hiểu không phù hợp và thiếu chuẩn xác về nội hàm ý nghĩa của các tên gọi ấy.

XỨ NGHỆ - ĐẤT VÀ NGƯỜI - ngheandost.gov.vn XN DVN_01.pdf · vực (từ chính trị, kinh tế, văn hóa giáo dục, văn học nghệ thuật) cho quê hương, đất

  • Upload
    others

  • View
    7

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: XỨ NGHỆ - ĐẤT VÀ NGƯỜI - ngheandost.gov.vn XN DVN_01.pdf · vực (từ chính trị, kinh tế, văn hóa giáo dục, văn học nghệ thuật) cho quê hương, đất

Tạp chíKH-CN Nghệ An

SỐ 10/2016 [40]

XỨ NGHỆ - ĐẤT VÀ NGƯỜI

Trong quan niệm truyền thống, việc đặttên húy, tự, hiệu… luôn bao hàm những ýnghĩa mong muốn, hy vọng và thậm chí làkỳ vọng cháu con sẽ vẹn toàn tài đức, đểgiúp nước phò dân, hoặc chí ít cũng giữgìn và làm sáng rõ được đức hạnh, đạo lýcủa thánh hiền, góp phần vun bồi truyềnthống gia phong của dòng tộc… Các têngọi (như tên húy, tên tự, tên hiệu) ứng vớinhân cách, chất chứa hoài bão và chính làkim chỉ nam dẫn hướng soi đường, chiphối mọi hành vi, nếp sống, nếp nghĩ vàcách ứng xử của người ấy với nhân quần.

Nói về truyền thống đặt tên của ngườiViệt, tên húy - tên tự - tên hiệu luôn cómối quan hệ qua lại, bổ sung ý nghĩa,tương hỗ lẫn nhau.

Tên húy 諱 là “tên chính thức tronggiấy tờ hành chính để học hành, thi cử,làm quan… Lúc con trai đủ 20 tuổi Âmlịch sẽ làm lễ gia quán (加冠) - đội mũ,biểu thị sự trưởng thành và từ đây bắt đầukiêng húy. Kiêng húy là phong tục cấm gọitên húy của người đã “đội mũ”…”(1).

Tên tự 字 là tên gọi của người con traitrưởng thành sau khi làm lễ “gia quán”,được cha mẹ hoặc trực tiếp, hoặc nhờngười hay chữ chọn lựa chữ nghĩa phùhợp nhất để đặt cho con mình: “Đặt tên tựvô cùng quan trọng, làm sao bao hàmnghĩa, hoặc mở rộng nghĩa của tên húy,đặc biệt có định hướng tương lai. Cáchđặt tên tự, người ta thường dùng danhngôn, thành ngữ, điển cố, những dòng thơ

TÌM HIỂU VỀ TÊN HÚY - TÊN TỰ - TÊN HIỆUCỦA XUÂN QUẬN CÔNG NGUYỄN NGHIỄM

n Võ Vinh Quang

Xuân quận công Nguyễn Nghiễm là một bậcdanh hiền vĩ nghiệp của xứ Nghệ nói riêng vàđất nước ta nói chung vào thế kỷ XVIII. Chính nhờkhí thiêng của núi Hồng sông Lam hun đúc, tàinăng của Nguyễn Nghiễm đã sớm nở rộ, từ thuởthiếu thời tiếng tăm vang khắp kinh sư ThăngLong. Ghi danh bảng vàng từ năm 24 tuổi (ĐỗĐệ nhị giáp Tiến sĩ xuất thân Đệ tam danh vàonăm Tân Hợi, niên hiệu Vĩnh Khánh thứ 3, DL:1731), sự nghiệp quan trường của ông trải hơn 40năm thăng tiến đến tột bực. Ông là bậc huânthần đức cao vọng trọng của chính triều Lê Trịnh,là nhà sử học trứ danh, nhà văn hóa lớn. Có thểnói, suốt cuộc đời hành sự của mình, NguyễnNghiễm với tài nghệ và nhân cách cao quý đãđóng góp công lao không nhỏ trên nhiều lĩnhvực (từ chính trị, kinh tế, văn hóa giáo dục, vănhọc nghệ thuật) cho quê hương, đất nước.

Trong những năm qua, chúng tôi đã có nhiềubài viết cũng như công trình nghiên cứu khá đầyđủ về tiểu sử, hành trạng, sự nghiệp trước táccũng như di sản Hán Nôm hiện tồn của Xuânquận công Nguyễn Nghiễm. Qua một thời giannghiên cứu, điều chúng tôi băn khoăn và mongmuốn lý giải nhất chính là mối quan hệ giữa tênhúy, tên tự và tên hiệu của vị danh nhân xứ Nghệnày. Bởi lẽ, nếu không nắm rõ về phần cơ bảnấy, việc nghiên cứu về ông sẽ khó được xem làvẹn toàn, đầy đủ. Vả chăng, trước nay, đây đócũng có một số bài viết lý giải về các tên gọi liênquan đến ông (như tên húy - tên tự - tên hiệu -biệt hiệu…), song các luận cứ ấy chưa thực sựchuẩn xác, thậm chí có khi khiến cho người đờihiểu không phù hợp và thiếu chuẩn xác về nộihàm ý nghĩa của các tên gọi ấy.

Page 2: XỨ NGHỆ - ĐẤT VÀ NGƯỜI - ngheandost.gov.vn XN DVN_01.pdf · vực (từ chính trị, kinh tế, văn hóa giáo dục, văn học nghệ thuật) cho quê hương, đất

Tạp chíKH-CN Nghệ An

SỐ 10/2016 [41]

XỨ NGHỆ - ĐẤT VÀ NGƯỜI

đẹp… để chọn lấy hai chữ ghép thành tên tựmà vừa thay những câu kia, vừa chứa đựngnghĩa tên húy”(2).

Tên hiệu 號 là tên gọi do chính ngườitrưởng thành đó tìm chọn tên gọi chuẩn xácnhất cho mình, sau khi đã có tên tự, “đặt tênhiệu tương tự như đặt tên tự: bao hàm, hoặcmở rộng nghĩa tên húy”(3).

Bên cạnh các tên húy - tự - hiệu, người xưacòn có các danh xưng (tên gọi) khác nhau nhưnhũ danh 乳名 (tên lúc mới sinh ra cho đếnkhoảng 5 tuổi, trước khi đặt tên húy), biệt hiệu別號 (hay biệt danh 別名, là tên gọi riêng dochính người đó lựa chọn phù hợp với suynghĩ, tâm tư tình cảm của mình), tên Tước(tước hiệu 爵 號 đối với người có chức vụquan trường, được triều đình vua chúa banTước ), tên thụy (thụy hiệu 謚號 được ban saukhi người đó qua đời). Nguyễn Nghiễm cónhũ danh là Thiều玿 (Ngọc Thiều), biệt hiệulà Hồng Ngư cư sĩ 鴻 魚 居 士 (cư sĩ ở núiHồng Lĩnh - đảo Song Ngư), tên tước caonhất là Xuân quận công 春郡公, tên thụy làTrung Cần 忠勤. Những tên gọi (nhũ danh,biệt hiệu, tước hiệu, thụy hiệu) vì không liênquan trực tiếp đến vấn đề đặt ra ở bài viết này,nên chúng tôi chỉ nói sơ lược như trên.

Theo Hoan châu Nghi Tiên Nguyễn gia thếphả (Gia phả họ Nguyễn Tiên Điền, từ đâyxin gọi là Thế phả), ông tên húy Nghiễm 儼,tự Hy Tư 希思, hiệu Nghị Hiên 毅軒. Vậy,mối quan hệ giữa 3 tên gọi này như thế nàovà ý nghĩa của tên đó ra sao?

Về ý nghĩa tên Nghiễm 儼 , theo Thuyếtvăn giải tự 說文解字, Nghiễm 儼 là: “ngangđầu” 昂頭 (ngẩng cao đầu), cũng có nghĩa là“hảo mạo” 好貌 (dung mạo xinh đẹp). TheoKhang Hy tự điển 康熙字典, Nghiễm 儼 cónghĩa là “cung” 恭 (cung kính). Thiên Thíchcổ 釋 詁 ở sách Nhĩ nhã 爾 雅 giải thích:“nghiễm, kính dã” 儼,敬也 (nghiễm là cungkính). Tại phần đầu tiên của thiên Khúc lễthượng 曲 禮 上 , sách Lễ ký 禮 記 , có câu:“Khúc lễ viết: vô bất kính, nghiễm nhược tư,an định từ, an dân tai” 曲禮曰:毋不敬,儼

若 思 ,安 定 辭 ,安 民 哉 . Nghĩa là: luôn giữthái độ cung kính trước mọi điều, mọi vật,

mọi người, mọi việc; cử chỉ hành vi thân thể trạngthái… cả lúc ngồi, lúc đứng, khi đi, khi ăn uống… phảiđoan trang, nghiêm túc; nói năng điều gì thì phải từtốn, bình tĩnh, suy nghĩ chín chắn trước khi nói. Thựchiện được 3 điều chính lễ cốt yếu ấy thì tài năng củabậc quân tử kia sẽ giúp yên định cho nhân dân vậy (1/Vô bất kính 毋不敬: luôn luôn giữ thái độ cung kính,không được phép có thái độ không cung kính, đó là đạolý cốt yếu nhất đối với bậc quân tử khi tu chỉnh bảnthân, sửa mình theo đúng Lễ; 2/ Nghiễm nhược tư 儼

若思: cử chỉ hành vi thân thể trạng thái… cả lúc ngồi,lúc đứng, khi đi, khi ăn uống… phải đoan trang,nghiêm túc, đi thì nhanh như gió, ngồi phải vững nhưchuông đồng, giữ mình trang trọng, làm gì cũng phảiđể tâm nghĩ ngợi; 3/ An định từ 安定辭: nói năng điềugì thì phải bình tĩnh, suy nghĩ chín chắn, cẩn thận; 4/Bậc quân tử thi hành đầy đủ ba điều trên thì sẽ an dânđược vậy (An dân tai 安民哉)).

Theo Chu Hy, câu “vô bất kính, nghiễm nhược tư,an định từ, an dân tai” là câu kinh điển trong Kinh Lễcổ, và đấy là gốc của lễ nên được xướng lên trước tiên.

Trong đó, tại vế thứ 2 của câu trên: “nghiễm nhượctư” 儼若思, chúng ta thấy rõ ràng mối liên quan giữa

Nghiễm儼 trong Khang Hy tự điển康熙字典

Page 3: XỨ NGHỆ - ĐẤT VÀ NGƯỜI - ngheandost.gov.vn XN DVN_01.pdf · vực (từ chính trị, kinh tế, văn hóa giáo dục, văn học nghệ thuật) cho quê hương, đất

Tạp chíKH-CN Nghệ An

SỐ 10/2016 [42]

XỨ NGHỆ - ĐẤT VÀ NGƯỜI

tên húy nghiễm 儼 và tên tự hy tư 希思 trongmối quan hệ tính danh của ông. Ông có tên húyNghiễm 儼 với ý nghĩa là dung mạo cung kínhtrang trọng (恭敬莊重之貌 cung kính trangtrọng chi mạo), và ông ao ước, mong muốn hyvọng (hy 希) luôn luôn giữ mình hướng về sựđoan trang, nghiêm túc, vững vàng và chuẩnmực theo đúng Lễ (Nhược tư 若思).

Lễ 禮 là chuẩn mực của xã hội, là gốc củađạo làm người (đạo Nhân 仁). Thiên Khúc Lễthượng 曲禮上 của Kinh Lễ có câu: “Ðạo đứcnhân nghĩa phi lễ bất thành; giáo hóa chánhtục phi lễ bất bị; phân tranh biện tụng phi lễbất quyết; quân thần thượng hạ phụ tử huynhđệ phi lễ bất định; hoạn học sự sư phi lễ bấtthân; ban triều trị quân, lị quan hành pháp philễ oai nghiêm bất thành. Ðảo từ tế tự, cúng cấpquỷ thần, phi lễ bất thành bất trang. Thị dĩquân tử cung kính tôn tiết thoái nhượng dĩ minhlễ”. 道 德 仁義,非禮不成,教訓正俗,非

禮不備。分爭辨訟,非禮不決。君臣上下

父子兄弟,非禮不定。宦學事師,非禮不

親。班朝治軍,蒞官行法,非禮威嚴不行

。禱祠祭祀,供給鬼神,非禮不誠不莊。

是 以 君 子 恭 敬 撙 節 退 讓 以 明 禮 (Nghĩa là:Đạo đức nhân nghĩa mà thiếu lễ cũng chẳngthành; Dạy bảo mọi người về phong tục chochính thuần mà thiếu lễ thì cũng chẳng đủ. Xửkiện việc tranh tụng mà thiếu lễ thì không quyếtđoán; Vua tôi trên dưới cha con anh em, màkhông có lễ thì chẳng phân định được thứ bậc(không chính được danh phận); Học làm quan,thờ thầy dạy mà không có lễ thì chẳng có tìnhthân; Sắp đặt thứ vị trong triều, trị nhậm quânlính, đi làm quan thi hành pháp lệnh, màkhông có lễ thì chẳng oai nghiêm; Việc cầuđảo cúng tế quỷ thần mà chẳng có lễ thì khôngtrang nghiêm thành kính. Bởi thế cho nênngười quân tử dung mạo phải đoan trang,cung kính, biết tiết chế, khiêm nhường để làmcho Lễ được sáng tỏ vậy).

Theo đạo học xưa, Lễ là điều cốt yếu nhấtcủa đạo học làm người. Khổng Tử 孔 子 nóirằng: “Quân tử bác học ư văn, ước chi dĩ lễ,diệc khả dĩ phất bạn hỹ phù” 君子博學於文

,約之以禮,亦可以弗畔矣夫 [Luận ngữ 論

語, Ung dã 雍也] (Người quân tử học rộng về

thi thư, tự ước thúc bằng Lễ, như vậy có thể khôngtrái với đạo lý).

Trong thiên Quý thị 季氏 sách Luận ngữ 論語, khiTrần Cang 陳亢 hỏi Bá Ngư 伯魚 (Bá Ngư là tên tựcủa Khổng Lý 孔 鯉 , con trai Khổng Tử) về việcKhổng Tử dạy con mình thế nào về đạo học, Bá Ngưtrả lời rằng thứ nhất là hỏi về việc học Kinh Thi, thứnữa là học về Kinh Lễ: “bất học Lễ, vô dĩ lập” 不學

禮,無以立 (không học kinh Lễ thì không thể vữngvàng).

Chúng ta thấy đối với các bậc quân tử học đạothánh hiền, Lễ là điều cốt yếu nhất để tiết chế thântâm. Nguyễn Nghiễm sinh ra và được học tập theo đạolý Nho gia, vậy nên ông đã dùng vế thứ hai trong câuđầu tiên ở Kinh Lễ: “Nghiễm nhược Tư” 儼若思 đểthể hiện mối tương quan liên kết giữa tên húy Nghiễm儼 của mình với Tư 思 (tự Hy Tư 希思) để làm tên tự.Ý nghĩa của tên tự Hy Tư 希 思 (hy vọng luôn giữmình trang trọng, đúng lễ) dùng để chỉ phong tháitrang nghiêm, cung kính và chuẩn mực khi thi hànhra giữa đời.

Như vậy, tên húy Nghiễm 儼 và tên tự Hy Tư 希思

đều tập trung chỉ về thái độ cung kính, vững vàng vànghiêm túc mực thước theo đúng Lễ (Khổng Tử nói:“Khắc kỷ phục lễ vi nhân” 克己復禮為仁 [Luận ngữ論語, Nhan Uyên 顏淵], tức nghĩa là: Kiềm chế đượcchính mình theo về đúng Lễ là đạt được đức Nhân).

Cũng trong trường nghĩa về thái độ cung kính,trang trọng, mực thước biểu lộ ở tên húy và tên tự củaNguyễn Nghiễm, chúng ta thấy tên hiệu Nghị Hiên 毅

軒 của ông có tính liên kết khá cụ thể, tức đều tậptrung vào trường nghĩa thái độ, cung cách cư xử.

Về chữ Nghị 毅, có hàm nghĩa chỉ về ý chí thái độcương quyết, dứt khoát, quyết đoán. Ông Cao Dao 臯陶 khi bàn cùng vua Vũ về đạo trị nước đã trình bàycụ thể về 9 đức (九德 cửu đức) thường hành của cácbậc Quân vương, trong đó có đức “Nhiễu nhi nghị”擾而毅(4) (nhu thuận mềm mỏng mà cương nghị, vữngvàng). Đức tính “nhiễu nhi nghị” 擾而毅 đó cũng thểhiện rõ nét trong hàm nghĩa “Nghiễm nhược Tư” 儼

若思 (luôn giữ thái độ cung kính mà trang nghiêm) ởtrên, và như vậy có sự liên kết khăng khít với tên húyNghiễm 儼, tên tự Hy Tư 希思 của vị danh nhân vĩnghiệp của họ Nguyễn Tiên Điền này.

Về chữ Hiên 軒, Hiên trong các trường nghĩa củamình có các nghĩa chỉ về tướng mạo. Khang Hy tự điển康熙字典 giải thích về các nghĩa của Hiên 軒, ở đó có

Page 4: XỨ NGHỆ - ĐẤT VÀ NGƯỜI - ngheandost.gov.vn XN DVN_01.pdf · vực (từ chính trị, kinh tế, văn hóa giáo dục, văn học nghệ thuật) cho quê hương, đất

Tạp chíKH-CN Nghệ An

SỐ 10/2016 [43]

XỨ NGHỆ - ĐẤT VÀ NGƯỜI

nghĩa: (1) dung mạo tươi cười (笑貌 tiếu mạo);(2) mặt mày hớn hở (舞貌 vũ mạo); (3) dáng vẻung dung tự tại, thoải mái (自得之貌 tự đắc chimạo). Sách Đường thư 唐書, mục Khổng Quỳtruyện 孔戣傳 có câu: “hiên hiên tự đắc” 軒軒

自得 (dáng vẻ ung dung, tự tại, tự nhiên, đắcý). Trong 3 trường nghĩa về dung mạo của chữHiên, chúng tôi cho rằng ý nghĩa thứ 3: ungdung, tự tại là nghĩa phù hợp nhất với tên hiệuNghị Hiên 毅軒 của Xuân Quận công NguyễnNghiễm.

Như thế, ý nghĩa của Nghị Hiên 毅 軒 làvững vàng, cương nghị mà ung dung, tự tại, màcung kính, khoan hòa. Đấy chính là sự hỗtương, bổ khuyết, liên quan qua lại giữa tên hiệucủa cụ với tên húy và tên tự (như đã nói trên).

Nguyễn Nghiễm là một nhà Nho hànhnghiệp, suốt cuộc đời dấn thân đem tài trí củamình phục vụ cho sự ổn định, phát triển củađất nước, gìn giữ sự bình an, vui hòa của nhândân. Ông xuất sắc về thi thư lễ nhạc, là bậc“thiếu tuấn cụ khánh” (tuổi trẻ tài năng xuấtchúng và tốt lành đầy đủ), làm Thượng thư ởhầu khắp các Đài Bộ (Bộ Công, Bộ Binh, BộHình, Bộ Lễ…), lại là nhà giáo dục lớn,đương thời được tôn vinh là bậc tôn sư đầytrọng vọng.

Xét ở phương diện nào, Nguyễn Nghiễmcũng có những đóng góp cụ thể. Một đời ônghướng đến đạo lý “Lễ chi dụng, hòa vi quý” 禮

之用和為貴 [Luận ngữ 論語, Học nhi 學而] (ở cáidụng của Lễ, quý nhất là sự dung hòa).

Cũng bởi vậy, Nguyễn Nghiễm xứng đáng là tấmgương sáng cho việc hành Lễ. Cả một đời hành nghiệpcủa mình, từ việc học hành, khoa bảng đỗ đạt, làmquan…, Nguyễn Nghiễm khi mềm mỏng, uyểnchuyển, lúc cương nghị, cứng rắn, tư tưởng “nhucương tùy thời” được vận dụng hợp lý, hợp tình, songtrong tâm tư tình cảm và cuộc sống thường nhật củamình, ông luôn giữ đúng Lễ, luôn “khắc kỷ phục Lễ”(chế phục phần tư dục của mình để hướng theo Lễ).Đấy chính là cốt tủy của đạo Nhân 仁 (Đạo làmngười). Ông luôn giữ mình cung kính, trang nghiêmtheo đúng tinh thần của “Vô bất kính, nghiễm nhượctư, an định từ” 毋不敬,儼若思,安定辭,安民哉 [Lễký 禮記, Khúc Lễ thượng曲禮上], tức thái độ đối vớimọi điều đều kính cẩn, nhu mềm nhưng trang nghiêm,dứt khoát, lời nói ôn tồn nhưng chứng lý vững chắcvà hướng mọi điều, mọi người, mọi việc theo đúngLễ. Đối với ông, nếu phi lễ 非禮 (không thi hành đúnglễ) thì không thể chính danh 正 名 . Mà “danh bấtchính tắc ngôn bất thuận, ngôn bất thuận tắc sự bấtthành, sự bất thành tắc lễ nhạc bất hưng, lễ nhạc bấthung tắc hình tội bất trúng, hình tội bất trúng tắc dânvô sở thố thủ túc” 名不正,則言不順;言不順,則

事不成;事不成,則禮樂不興;禮樂不興,則刑

罰不中;刑罰不中,則民無所措手足 [Luận ngữ論 語 , Tử Lộ 子 路 ] (danh không chính tất lời nóikhông thuận, lời không thuận tất việc không xong,việc không xong tất lễ nhạc không hưng khởi được,

Đền thờ và mộ Xuân Quậncông Nguyễn Nghiễm tại thôn Minh Quang, xã Tiên Điền, huyện NghiXuân, Hà Tĩnh

Page 5: XỨ NGHỆ - ĐẤT VÀ NGƯỜI - ngheandost.gov.vn XN DVN_01.pdf · vực (từ chính trị, kinh tế, văn hóa giáo dục, văn học nghệ thuật) cho quê hương, đất

Tạp chíKH-CN Nghệ An

SỐ 10/2016 [44]

XỨ NGHỆ - ĐẤT VÀ NGƯỜI

mà lễ nhạc không hưng khởi thì việc dùng hìnhpháp trị tội không chuẩn xác, hình tội khôngchính xác thì dân lấy gì để nương tựa?). Vìvậy, trong tư tưởng của Nguyễn Nghiễm, từbậc quân vương cho đến người thường đềuphải chính danh, phải luôn thi hành đúng Lễ.

Không hề ngẫu nhiên khi vào năm CảnhHưng thứ 26 (1765), Minh vương TrịnhDoanh cho dựng miếu Hữu cung để thờLương Mục vương Trịnh Vĩnh (cố nội) vàTấn Quang vương Trịnh Bính (ông nội).Công trình đến 8 tháng vẫn chưa xong. Bấygiờ, Nguyễn Nghiễm đang giữ chức Thamtụng - Công bộ Thượng thư - Hữu Hiệu điểmbèn cùng Bồi tụng Trần Danh Lâm dâng sớcan ngăn sự phi lễ ở việc xây dựng miếu HữuCung của Minh vương Trịnh Doanh. Việcnày từng được sử sách nêu rõ. Nghệ An kýchép rằng: “…Tham tụng Nguyễn Nghiễm vàBồi tụng Trần Danh Lâm dâng sớ lấy cớ nói:Lễ tức Lý, Lý chỉ có đúng đắn mà thôi. Trướcđây, An Vương vì là cháu đích tôn thừa trọngnên không dám suy tôn cha sinh mà tạm thờithờ riêng. Sau đó triều đình bàn, ông cháucha con một mạch kế thừa cúng thờ ở miếutổ, về lý là đúng. Nay đã vài chục năm, tinhthần tụ họp một nhà không có gì ngăn cách,nhất đán lại thờ ở miếu khác thì chẳng nhữngngười tai nghe mắt thấy đều hiềm nghi về ýnghĩa của Lễ, tình cảm đều chưa thỏa đáng,

vậy xin bãi việc”(5). Sự kiện dâng sớ can ngăn việclàm trái lễ của Chúa Trịnh Doanh mặc dù khôngđược sự hồi đáp, song cũng chứng tỏ rõ rằngNguyễn Nghiễm luôn hết mình về chính Lễ và bấtkỳ ai làm trái lễ, dẫu đó là bậc vua chúa tối thượng,ông cũng đều thẳng thắn can ngăn. Đấy chính cũngthể hiện chuẩn xác tinh thần “Nghiễm nhược Tư” 儼

若 思 - một trong 3 yếu tố giúp “an dân” hội tụ vàliên kết trong tên húy Nghiễm 儼, tên tự Hy Tư 希

思 , tên hiệu Nghị Hiên 毅 軒 của Đại tư đồ Xuânquận công Nguyễn Nghiễm.

Tóm lại, tên húy - tên tự - tên hiệu của NguyễnNghiễm đều tập trung ở thái độ dung mạo cung kính,trang nghiêm mềm mỏng mà cương nghị, và trên hếtđó là thái độ chuẩn mực, khuôn thước theo đúng Lễ.Ông là nhà Nho hành nghiệp, nhà chính trị đại tài, nhàvăn hóa lớn, nhà giáo dục trứ danh của lịch sử ViệtNam thế kỷ XVIII. Ông sống và cống hiến hết mìnhcho chính triều Lê Trịnh, cho đất nước và quê hương,cho sự bình yên, an lành của nhân dân khắp chốn.Nguyễn Nghiễm không chỉ để lại cho đời nhiều dấuấn về chính trị, về sự nghiệp trước tác phong phú màcòn chính là đạo đức cao quý, hết lòng theo chính lễvà nền nếp gia phong chuẩn mực, luôn tích lũy thiệnlành. Cuộc đời và hành trạng của ông thực sự xứngđáng với tinh thần “Nghiễm nhược Tư” 儼若思 phùhợp với tên húy - tên tự - tên hiệu đã được ông cha họNguyễn Tiên Điền lựa chọn đặt tên./.

Chú thích:(1) PGS.TS Nguyễn Đăng Na (2015), “Tên húy, tên tự, tên hiệu của cụ Nguyễn Đình Chiểu” trích trong Nguyễn Đăng

Na di cảo và hoài niệm, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội, tr.277.(2) PGS.TS Nguyễn Đăng Na, “Tên húy, tên tự…” , Sđd, tr.278.(3) PGS.TS Nguyễn Đăng Na, “Tên húy, tên tự…” , Sđd, tr.278.(4) Trích ở Kinh Thư 書經, thiên Cao Dao mô臯陶謨. Cụ thể, ông Cao Dao 臯陶 nói rằng: “thủy sự sự, khoan nhi lật,

nhu nhi lập, nguyện nhi cộng, trị nhi kính, nhiễu nhi nghị, trực nhi ôn, giản nhi liêm, cương nhi thực, cường nhi nghĩa,chương kì hữu thường, cát tai” 始事事,寬而栗,柔而立,願而共,治而敬,擾而毅,直而溫,簡而廉,剛而實,彊而義,章其有常,吉哉 (nghĩa là: [đối với đạo trị nước của bậc quân vương] việc thi hành từ khởi thủy cho đến cuốicùng, (1) là khoan thai mà nghiêm túc, (2) mềm mỏng mà vững vàng; (3) mong mỏi mà chung sức cùng; (4) nghiêm khắcmà cung kính; (5) nhu thuận mà cứng cáp cương nghị (6); ngay thẳng mà ôn hòa; (7) đơn giản mà liêm khiết; (8) cươngtrực mà thực lòng; (9) mạnh mẽ mà có nghĩa khí. Rõ rệt đạo lý thường hằng như thế, tốt đẹp thay.)

(5) Bùi Dương Lịch (2004), Nghệ An ký (Nguyễn Thị Thảo dịch), Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, tr. 324

Tài liệu tham khảo:1. Hoan châu Nghi Tiên Nguyễn gia thế phả (bản chữ Hán), BQL Khu di tích Quốc gia Đặc biệt Nguyễn Du lưu trữ.2. Khang Hy tự điển 康熙字典 (bản online), link: http://www.kangxizidian.com/3. Bùi Dương Lịch (2004), Nghệ An ký (Nguyễn Thị Thảo dịch), Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.4. Nhóm tác giả Nguyễn Thị Ngọc Khanh (2015), Nguyễn Đăng Na di cảo và hoài niệm, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.5. Viện Nghiên cứu Hán Nôm (2004), Ngữ văn Hán Nôm, tập 1: Tứ thư, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.6. Viện Nghiên cứu Hán Nôm (2004), Ngữ văn Hán Nôm, tập 2: Ngũ kinh, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.