63
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TRƯỜNG XÂY DỰNG BÀI GIẢNG TRỰC TUYẾN CHO HỌC PHẦN KINH TẾ XÂY DỰNG số: T2019-06-138 Chủ nhiệm đề tài : ThS. Trương Thị Thu Hà Đà Nẵng, tháng 8/2020

XÂY DNG BÀI GIẢNG TRC TUYẾN CHO HỌC PHẦN KINH TẾ XÂY …

  • Upload
    others

  • View
    4

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: XÂY DNG BÀI GIẢNG TRC TUYẾN CHO HỌC PHẦN KINH TẾ XÂY …

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT

BÁO CÁO TỔNG KẾT

ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TRƯỜNG

XÂY DỰNG BÀI GIẢNG TRỰC TUYẾN CHO

HỌC PHẦN KINH TẾ XÂY DỰNG

Mã số: T2019-06-138

Chủ nhiệm đề tài : ThS. Trương Thị Thu Hà

Đà Nẵng, tháng 8/2020

Page 2: XÂY DNG BÀI GIẢNG TRC TUYẾN CHO HỌC PHẦN KINH TẾ XÂY …

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT

BÁO CÁO TỔNG KẾT

ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TRƯỜNG

XÂY DỰNG BÀI GIẢNG TRỰC TUYẾN CHO

HỌC PHẦN KINH TẾ XÂY DỰNG

Mã số: T2019–06-138

Xác nhận của cơ quan chủ trì

Chủ nhiệm đề tài

ThS. Trương Thị Thu Hà

Page 3: XÂY DNG BÀI GIẢNG TRC TUYẾN CHO HỌC PHẦN KINH TẾ XÂY …

NHỮNG THÀNH VIÊN THAM GIA NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

TT Họ và tên Đơn vị công tác và

lĩnh vực chuyên môn

Nội dung

nghiên cứu cụ

thể được giao

Chữ ký

1 ThS. Trương

Thị Thu Hà

Khoa Kỹ thuật xây dựng-

Trường Đại học Sư phạm

Kỹ thuật

Chủ trì

Page 4: XÂY DNG BÀI GIẢNG TRC TUYẾN CHO HỌC PHẦN KINH TẾ XÂY …

i

MỤC LỤC

MỤC LỤC ....................................................................................................................... i

DANH MỤC BẢNG BIỂU ......................................................................................... iii

DANH MỤC HÌNH VẼ ................................................................................................ iv

MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐÀO TẠO TRỰC TUYẾN ................................... 3

1.1. GIỚI THIỆU VỀ ĐÀO TẠO TRỰC TUYẾN ......................................................... 3

1.1.1. Sự ra đời của đào tạo trực tuyến ................................................................. 3

1.1.2. Ưu điểm của E-learning .............................................................................. 4

1.1.3. Các hình thức đào tạo trực tuyến ................................................................ 4

1.2. TÌNH HÌNH ĐÀO TẠO TRỰC TUYẾN TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM ....... 6

1.2.1. Trên thế giới ............................................................................................... 6

1.2.2. Trong nước ................................................................................................. 6

CHƯƠNG 2: CÁC CÔNG CỤ PHỤC VỤ THIẾT KẾ BÀI GIẢNG TRỰC

TUYẾN ........................................................................................................................... 8

2.1. HỆ THỐNG QUẢN LÝ ĐÀO TẠO TRỰC TUYẾN ............................................. 8

2.1.1. Khái niệm ................................................................................................... 8

2.1.2. Chức năng của LMS ................................................................................... 8

2.1.3. Hệ thống LMS tại trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật .............................. 10

2.2. CÔNG CỤ TẠO BÀI GIẢNG ............................................................................... 11

2.2.1. Bài giảng video ......................................................................................... 11

2.2.2. Phiên dạy học trực tuyến .......................................................................... 14

2.2.3. Kết luận ..................................................................................................... 16

CHƯƠNG 3: TRIỂN KHAI BÀI GIẢNG HỌC PHẦN KINH TẾ XÂY DỰNG

TRÊN LMS .................................................................................................................. 17

3.1. GIỚI THIỆU HỌC PHẦN KINH TẾ XÂY DỰNG .............................................. 17

3.1.1. Đề cương chi tiết học phần ....................................................................... 17

3.1.2. Thiết kế bài giảng điện tử ......................................................................... 20

3.2. XÂY DỰNG BÀI GIẢNG HỌC PHẦN KINH TẾ XÂY DỰNG TRÊN LMS ... 23

Page 5: XÂY DNG BÀI GIẢNG TRC TUYẾN CHO HỌC PHẦN KINH TẾ XÂY …

ii

3.2.1. Đăng nhập và tạo khóa học....................................................................... 23

3.2.2. Các thao tác trên khóa học ........................................................................ 27

3.2.3. Quay video bài giảng ................................................................................ 35

3.3. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC VÀ ĐÁNH GIÁ ............................................................. 38

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................................................... 48

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................... 50

Page 6: XÂY DNG BÀI GIẢNG TRC TUYẾN CHO HỌC PHẦN KINH TẾ XÂY …

iii

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 3.1. Nội dung chi tiết học phần ................................................................................

Bảng 3.2. Lịch trình và hoạt động giảng dạy học phần Kinh tế Xây dựng trên LMS ......

Page 7: XÂY DNG BÀI GIẢNG TRC TUYẾN CHO HỌC PHẦN KINH TẾ XÂY …

iv

DANH MỤC HÌNH VẼ

Hình 1.1. Minh họa về E-learning .....................................................................................

Hình 2.1. Giao diện LMS dựa trên phần mềm Moodle tại ĐH SPKT ..............................

Hình 2.2. Giao diện LMS sau khi đăng nhập ....................................................................

Hình 2.3. Mô hình tổng quan của Zoom Cloud Meetings .................................................

Hình 3.1. Đăng nhập khóa học ..........................................................................................

Hình 3.2. Giao diện đăng nhập khóa học ..........................................................................

Hình 3.3. Sửa hồ sơ cá nhân ..............................................................................................

Hình 3.4. Đổi mật khẩu .....................................................................................................

Hình 3.5. Tạo khóa học mới ..............................................................................................

Hình 3.6. Nhập thông tin khóa học ....................................................................................

Hình 3.7. Định dạng khóa học ...........................................................................................

Hình 3.8. Bật chế độ chỉnh sửa nội dung khóa học ...........................................................

Hình 3.9. Thêm chủ đề buổi học .......................................................................................

Hình 3.10. Chỉnh sửa chủ đề buổi học ..............................................................................

Hình 3.11. Thêm tập tin .....................................................................................................

Hình 3.12. Thao tác để thêm tập tin ..................................................................................

Hình 3.13. Thêm tập tin tiếp theo ......................................................................................

Hình 3.14. Thao tác tạo bài tập lớn ...................................................................................

Hình 3.15. Thiết lập thời gian làm bài tập .........................................................................

Hình 3.16. Tùy chỉnh nộp bài ............................................................................................

Hình 3.17. Theo dõi tình trạng nộp bài tập của người học ................................................

Hình 3.18. Thiết lập hiệu lực bài kiểm tra trắc nghiệm .....................................................

Hình 3.19. Thiết lập điểm số bài kiểm tra trắc nghiệm .....................................................

Hình 3.20. Thêm câu hỏi trắc nghiệm ...............................................................................

Hình 3.21. Tạo câu hỏi dạng Multichoice .........................................................................

Hình 3.22. Thêm câu hỏi ...................................................................................................

Hình 3.23. Thêm nội dung không có file đính kèm ..........................................................

Page 8: XÂY DNG BÀI GIẢNG TRC TUYẾN CHO HỌC PHẦN KINH TẾ XÂY …

v

Hình 3.24. Thêm đường dẫn ..............................................................................................

Hình 3.25. Giao diện Zoom ...............................................................................................

Hình 3.26. Chọn tài liệu để ghi hình .................................................................................

Hình 3.27. Ghi hình bài giảng ...........................................................................................

Hình 3.28. Ghi chú trong quá trình ghi hình .....................................................................

Hình 3.29. Kết thúc buổi ghi hình .....................................................................................

Hình 3.30. File video sau khi được tạo ..............................................................................

Hình 3.31. Nội dung bài giảng tuần 0 và tuần 1 ................................................................

Hình 3.32. Nội dung bài giảng từ tuần 2 đến tuần 4 .........................................................

Hình 3.33. Nội dung bài giảng từ tuần 5 đến tuần 7 .........................................................

Hình 3.34. Nội dung bài giảng từ tuần 8 đến tuần 10 .......................................................

Hình 3.35. Nội dung bài giảng từ tuần 11 đến tuần 13. ....................................................

Hình 3.36. Nội dung bài giảng từ tuần 14 đến tuần 16. ....................................................

Hình 3.37. Nội dung bài tập trên LMS. .............................................................................

Hình 3.38. Sinh viên thảo luận về Quy trình đấu thầu. .....................................................

Hình 3.39. Kiểm tra giữa kì trên LMS ..............................................................................

Hình 3.40. Nội dung ôn tập cuối kì trên LMS. ..................................................................

Hình 3.41. Danh sách thành viên lớp học trên LMS. ........................................................

Hình 3.42. Video bài giảng trên LMS. ..............................................................................

Hình 3.43. Dạy học trực tuyến chương 2 (mục 2.3) ..........................................................

Hình 3.44. Dạy học trực tuyến chương 2 (mục 2.4). .........................................................

Hình 3.45. Thảo luận về dự án đầu tư xây dựng. ..............................................................

Hình 3.46. Dạy học trực tuyến chương 2 (mục 2.5). .........................................................

Hình 3.47. Dạy học trực tuyến chương 3 (mục 3.2). .........................................................

Hình 3.48. Hình ảnh thành viên lớp học............................................................................

Page 9: XÂY DNG BÀI GIẢNG TRC TUYẾN CHO HỌC PHẦN KINH TẾ XÂY …

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT

--------------

THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

1. Thông tin chung

- Tên đề tài : Xây dựng bài giảng trực tuyến cho học phần Kinh tế

xây dựng.

- Mã số : T2019-06-138

- Chủ nhiệm : ThS. Trương Thị Thu Hà

- Cơ quan chủ trì : Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật

- Thời gian thực hiện : 12 tháng (9/2019 – 8/2020)

2. Mục tiêu

Xây dựng bài giảng trực tuyến môn Kinh tế xây dựng trên hệ thống quản lý đào

tạo trực tuyến (LMS).

3. Tính mới và sáng tạo

- Thiết kế bài giảng trên hệ thống LMS;

- Ghi hình bài giảng;

- Sử dụng các công cụ tin học hỗ trợ tổ chức lớp học trực tuyến.

4. Tóm tắt kết quả nghiên cứu

Đề tài đã xây dựng bài giảng trực tuyến môn Kinh tế xây dựng trên hệ thống LMS

của Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật. Bài giảng được cập nhật tại địa chỉ

http://lms.ute.udn.vn/course/view.php?id=6.

5. Tên sản phẩm

- Báo cáo tổng kết đề tài: “Xây dựng bài giảng trực tuyến cho học phần Kinh tế

xây dựng”;

- Bài giảng trực tuyến học phần Kinh tế xây được cập nhật trên LMS.

6. Hiệu quả, phương thức chuyển giao kết quả nghiên cứu và khả năng áp dụng

- Sản phẩm đề tài là tài liệu học tập trực tuyến cho sinh viên ngành Quản lý xây

dựng, Khoa Kỹ thuật Xây dựng;

Page 10: XÂY DNG BÀI GIẢNG TRC TUYẾN CHO HỌC PHẦN KINH TẾ XÂY …

- Góp phần phổ biến các công cụ tin học mới đến các giảng viên thực hiện giảng

dạy trực tuyến, giảm thời gian lên lớp của giảng viên và sinh viên.

7. Hình ảnh, sơ đồ minh họa chính

Hình 1. Giao diện bài giảng điện tử học phần Kinh tế Xây dựng trên LMS.

Hình 2. Hoạt động kiểm tra giữa kì trên LMS.

Page 11: XÂY DNG BÀI GIẢNG TRC TUYẾN CHO HỌC PHẦN KINH TẾ XÂY …

Hình 3. Hoạt động thảo luận trên LMS.

Hội đồng KH&ĐT đơn vị

Ngày 23 tháng 7 năm 2020

Chủ nhiệm đề tài

ThS. Trương Thị Thu Hà

XÁC NHẬN CỦA ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT

Page 12: XÂY DNG BÀI GIẢNG TRC TUYẾN CHO HỌC PHẦN KINH TẾ XÂY …

INFORMATION ON RESEARCH RESULTS

1. General information:

Project title: Design an online lecture for the subject of Construction Economics.

Code: T2019-06-138

Coordinator: Trương Thị Thu Hà

Sponsor: University of Technology and Education, The University of Danang

Duration: from 9/2019 to 8/2020.

2. Objective:

Design an online lecture for the subject of Construction Economics on Learning

Management System (LMS).

3. Creativeness and innovativeness:

- Design the online lecture on LMS;

- Produce videos for the lecture;

- Using digital tools for support organizing online classes.

4. Research results:

The project has designed an online lecture for the subject of Construction Economics

on the LMS of University of Technology and Education. The online lecture can

be accessed at http://lms.ute.udn.vn/course/view.php?id=6.

5. Products:

- Final report for the project: “Design an online lecture for the subject of

Construction Economics”;

- The online lecture was updated on LMS.

6. Effects, transfer alternatives of reserach results and applicability:

- Products of this project could be used as e-learning materials for students whose

major are Construction Management at the Department of Civil Engineering;

Page 13: XÂY DNG BÀI GIẢNG TRC TUYẾN CHO HỌC PHẦN KINH TẾ XÂY …

- This project contributed to the popularization of new digital tools to lecturers

who are teaching online classes. Thus, the period used for traditional classes could be

significantly reduced.

Page 14: XÂY DNG BÀI GIẢNG TRC TUYẾN CHO HỌC PHẦN KINH TẾ XÂY …

1

MỞ ĐẦU

1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Giáo dục trực tuyến (E-learning) là phương thức học ảo thông qua một máy vi tính,

điện thoại thông minh nối mạng đối với một máy chủ ở nơi khác có lưu giữ sẵn bài giảng

điện tử và phần mềm cần thiết để có thể hỏi, yêu cầu, ra đề cho học viên học trực tuyến

từ xa. E-learning mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho cả người học và người dạy. Thông

qua E-learning, học viên được đào tạo mọi lúc mọi nơi, được truyền đạt kiến thức theo

yêu cầu, và thông tin được đáp ứng nhanh chóng. Người học tiết kiệm đáng kể chi phí

và thời gian. Họ có thể tự điều chỉnh tốc độ học theo khả năng và tự nâng cao kiến thức

thông qua những thư viện trực tuyến. Đặc biệt, người quản lý dễ dàng theo dõi tiến độ

học tập, và kết quả học tập của người học.

Hiện nay, giáo dục trực tuyến đang phát triển như vũ bão tại nhiều quốc gia trên

thế giới. Mỹ, Ấn Độ, Trung Quốc, Anh, Hàn Quốc, Malaysia, Australia và Nam Phi là

những quốc gia dẫn đầu về giáo dục trực tuyến. Trong những năm qua, nhiều trường đại

học tại Việt Nam đã dạy học trực tuyến và thu được những kết quả ấn tượng như Đại

học Sư phạm Kỹ thuật Tp. Hồ Chí Minh, ĐH Lạc Hồng. Trong bối cảnh cách ly xã hội

do dịch Covid-19 vừa qua, các trường thành viên thuộc Đại học Đà Nẵng đã triển khai

dạy học trực tuyến và thu được những phản hồi tích cực từ sinh viên và giáo viên. Dạy

học trực tuyến đã chứng tỏ là phương thức giáo dục không thể thiếu trong kỷ nguyên số

4.0.

Kinh tế xây dựng là học phần bắt buộc cho sinh viên ngành Quản lý xây dựng, là

học phần tự chọn bắt buộc cho sinh viên các ngành Xây dựng dân dụng và công nghiệp,

Xây dựng cầu đường. Học phần Kinh tế xây dựng bổ sung cho sinh viên ngành xây dựng

mảng kiến thức quan trọng về kinh tế và quản lý trong xây dựng. Vì vậy, đề tài “Xây

dựng bài giảng trực tuyến cho học phần Kinh tế xây dựng” có ý nghĩa thiết thực cho các

sinh viên ngành xây dựng.

2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

Xây dựng bài giảng trực tuyến cho học phần Kinh tế xây dựng trên LMS.

3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Học phần Kinh tế xây dựng, LMS.

Page 15: XÂY DNG BÀI GIẢNG TRC TUYẾN CHO HỌC PHẦN KINH TẾ XÂY …

2

4. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

Đề tài đã góp phần phổ biến các công cụ tin học mới trong thiết kế bài giảng điện tử và

tổ chức lớp học đến các giảng viên thực hiện giảng dạy trực tuyến. Kết quả nghiên cứu

đề tài có thể sử dụng như tài liệu tham khảo cho các giáo viên đang và sẽ dạy học trực

tuyến.

5. BÔ CỤC ĐỀ TÀI

Đề tài gồm những nội dung chính như sau:

MỞ ĐẦU

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐÀO TẠO TRỰC TUYẾN

CHƯƠNG 2: CÁC CÔNG CỤ PHỤC VỤ THIẾT KẾ BÀI GIẢNG TRỰC TUYẾN

CHƯƠNG 3: TRIỂN KHAI BÀI GIẢNG HỌC PHẦN KINH TẾ XÂY DỰNG

TRÊN LMS

CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Page 16: XÂY DNG BÀI GIẢNG TRC TUYẾN CHO HỌC PHẦN KINH TẾ XÂY …

3

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐÀO TẠO TRỰC TUYẾN

1.1. GIỚI THIỆU VỀ ĐÀO TẠO TRỰC TUYẾN

1.1.1. Sự ra đời của đào tạo trực tuyến

Thuật ngữ E-learning (giáo dục trực tuyến) xuất hiện lần đầu vào tháng 10 năm

1999 trong một hội nghị Quốc tế về CBT (Computer - Based Training) tại Los Angeles,

Mỹ [1]. Theo đó, E-learning mô tả một cách đầy đủ về một môi trường học tập mà người

học có thể tương tác với môi trường học tập trực tuyến thông qua Internet hoặc các

phương tiện truyền thông điện tử khác. Trong thập niên 2000, các doanh nghiệp bắt đầu

sử dụng E-learning và hệ thống quản lý học trực tuyến (Learning Management System

- LMS) để đào tạo nhân viên của họ [2]. Với sự bùng nổ về công nghệ ứng dụng trên

các nền tảng di động và sự phát triển vượt bậc của mạng xã hội, E-learning có sự phát

triển mạnh mẽ. Từ năm 2010, các ứng dụng di động kết hợp Internet cho phép người

học tương tác trong môi trường E-learning mọi lúc, mọi nơi . Hiện nay, giáo dục trực

tuyến đang phát triển như vũ bão tại nhiều quốc gia trên thế giới. Mỹ, Ấn Độ, Trung

Quốc, Anh, Hàn Quốc, Malaysia, Australia và Nam Phi là những quốc gia dẫn đầu thế

giới về học trực tuyến hiện nay. Năm 2016, ngành công nghiệp đào tạo trực tuyến toàn

cầu đã thu về tới 51,5 tỷ USD [3].

Hình 1.1. Minh họa về E-learning (Nguồn: https://doimoisangtao.vn).

Page 17: XÂY DNG BÀI GIẢNG TRC TUYẾN CHO HỌC PHẦN KINH TẾ XÂY …

4

1.1.2. Ưu điểm của E-learning

Về bản chất, có thể coi E-learning là một hình thức đào tạo từ xa và có những điểm

khác biệt so với đào tạo truyền thống. Những ưu điểm nổi bật của E-learning so với đào

tạo truyền thống là:

- Thuận tiện và thoải mái: Các nội dung đào tạo đều được số hoá và nằm trên nền

tảng trực tuyến, người học có thể tự do lựa chọn thời gian và địa điểm để tham

gia các khóa học trực tuyến. Điều này giúp tiết kiệm đáng kể thời gian và chi

phí cho việc đi lại;

- Dễ dàng truy cập: Với sự phát triển của công nghệ hiện nay, người học có thể

truy cập vào khóa học trên đa phương tiện như máy tính bàn, laptop, điện thoại

hay máy tính bảng, miễn là có mạng Internet ổn định;

- Học ở tốc độ mong muốn: Người học có thể điều chỉnh tốc độ học và tiếp thu

của mình. E-learning cho phép người dùng học nhiều lần một nội dung và dừng

lại để suy nghĩ;

- Dễ dàng đánh giá: Thông qua những bài kiểm tra, giáo viên dễ dàng đánh giá

mức độ tiến triển trong quá trình học của các học viên;

- Giải pháp tình thế hiệu quả: Với việc học tập ‘không đối mặt’, E-learning là giải

pháp hiệu quả để hạn chế sự tập trung đông người, ngăn ngừa sự lây lan của các

bệnh về hô hấp.

1.1.3. Các hình thức đào tạo trực tuyến

1.1.3.1. Mô hình học trực tuyến trực tiếp

Mô hình học trực tuyến trực tiếp (còn gọi là đồng bộ - Synchronous) cho phép

người học tương tác đồng thời với giáo viên thông qua một nền tảng công nghệ. Với mô

hình này, lớp học trực tuyến thực chất là lớp học truyền thống được đưa lên mạng. Người

tham gia lớp học có thể gửi tin nhắn, chat, gọi audio hay video với nhiều người cùng

lúc. Mặt khác, một số khoá học cho phép ghi âm lại các bài giảng để người có thể nghe

hay xem lại.

* Ưu điểm:

- Cho phép tương tác với giáo viên tương tự như lớp học truyền thống, mang lại

cảm giác gần gũi;

- Cho phép giáo viên sửa bài, sửa lỗi trực tiếp cho người học;

Page 18: XÂY DNG BÀI GIẢNG TRC TUYẾN CHO HỌC PHẦN KINH TẾ XÂY …

5

- Người học có thể tương tác với nhau thông qua phiên làm việc nhóm;

- Linh động trong việc sắp xếp lịch học, có thể học ngoài giờ hành chính.

* Nhược điểm:

- Người học bị giới hạn thời lượng giao tiếp nếu lớp học đông;

- Người tham gia dễ xao nhãng nếu có tạp âm lẫn vào;

- Việc học có hiệu quả khi mạng Internet ổn định.

1.1.3.2. Mô hình học trực tuyến gián tiếp

Mô hình học trực tuyến gián tiếp (còn gọi là không đồng bộ - Asynchronous) yêu

cầu người học phải hoàn thành khóa học dựa trên chính bản thân họ. Theo đó, giáo viên

sẽ quay video các bài học rồi chia sẻ cho các học viên, họ có thể xem video bất cứ khi

nào. Học viên sẽ làm các bài tập mà giáo viên giao trong khóa học và so sánh với đáp

án. Học viên có thể tương tác thông qua thảo luận với các học viên khác trên các nền

tảng ứng dụng.

* Ưu điểm:

- Người học có thể chủ động thời gian;

- Tăng cường kĩ năng tự học, tự nghiên cứu;

- Hệ thống bài tập nhiều;

- Phù hợp với các nội dung học không cần nhiều sự tương tác (như đọc, viết).

* Nhược điểm:

- Người học dễ nhàm chán do hhông có nhiều tương tác giữa người học và người

dạy;

- Phù hợp với học viên có khả năng tự học cao, chủ động, tự giác;

- Người học khó hiểu bài ngay do thiếu việc sửa bài trực tiếp.

1.1.3.3. Mô hình học kết hợp

Mô hình học là sự kết hợp (blended learning) là sự kết hợp hòa trộn của hai mô

hình học trực tiếp và gián tiếp. Mô hình này có 2 giai đoạn như sau.

* Giai đoạn 1:

Học viên sẽ tự học một số kiến thức thông qua đọc tài liệu, xem video,... do giáo

viên cung cấp để chủ động tiếp cận kiến thức. Các học viên tiếp cận cùng một số lượng

Page 19: XÂY DNG BÀI GIẢNG TRC TUYẾN CHO HỌC PHẦN KINH TẾ XÂY …

6

tài liệu giống nhau để đảm bảo kiến kiến thức chung như nhau. (mô hình học trực tuyến

gián tiếp)

* Giai đoạn 2:

Giáo viên và học viên sẽ tham gia một số buổi học trực tiếp thông qua các ứng

dụng nền tảng để giáo viên giải thích những nội dung mà học viên chưa hiểu (mô hình

học trực tuyến trực tiếp).

Việc phân chia giai đoạn 1 giai đoạn 2 có thể nửa đầu, nửa cuối khoá học, cũng có thể

bố trí đan xen nhau trong từng buổi, từng giờ học.

1.2. TÌNH HÌNH ĐÀO TẠO TRỰC TUYẾN TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM

1.2.1. Trên thế giới

Theo tạp chí The Economist, số người tham gia E-Learning trên thế giới đã tăng

lên nhanh chóng từ khoảng 36 triệu người năm 2015 lên 60 triệu người vào năm 2016

và đạt gần 70 triệu người vào năm 2017. Từ doanh thu 51,5 tỷ USD trong năm 2016, thị

trường giáo dục trực tuyến toàn cầu có bước phát triển vượt bậc, đạt hơn 100 tỷ USD

trong năm 2017 [3].

Mỹ là quốc gia sử dụng E-learning rộng rãi nhất và phát triển mạnh mẽ nhất. Thống

kê của Cyber Universities vào năm 2018 cho thấy, có hơn 80% số trường đại học nước

này sử dụng phương thức đào tạo E-Learning. Nhiều doanh nghiệp tại Mỹ cung cấp dịch

vụ các khóa học trực tuyến quy mô lớn (Massive Online Open Coures - MOOC) như

Coursera, edX, Udacity. Có tới 77% công ty ở Mỹ đưa các khóa học E-Learning vào

chương trình đào tạo, bồi dưỡng nhân viên của mình [3].

Châu Á là thị trường lớn thứ hai của giáo dục trực tuyến. Theo tờ University World

News, tổng doanh thu trong lĩnh vực E-Learning năm 2018 của khu vực này khoảng

12,1 tỷ USD, trong đó Ấn Độ và Trung Quốc là hai quốc gia dẫn đầu. Trong năm 2018,

doanh thu E-Learning tại Trung Quốc và Ấn Độ lần lượt là 5,2 tỷ USD [3]

1.2.2. Trong nước

Khi E-Learning bắt đầu trở thành một xu thế toàn cầu và lan tỏa ra nhiều quốc gia

trên thế giới, các doanh nghiệp tại Việt Nam đã cho ra mắt một loạt các trang web học

trực tuyến như Violet.vn, Hocmai.vn, Topica,... Hiện nay, E-Learning đã trở thành một

mô hình học tập thu hút số lượng lớn người sử dụng, đặc biệt là tại các thành phố lớn

Page 20: XÂY DNG BÀI GIẢNG TRC TUYẾN CHO HỌC PHẦN KINH TẾ XÂY …

7

như Hà Nội và Hồ Chí Minh với nhiều đối tượng tham gia, từ học sinh các cấp, sinh

viên tới người đi làm.

Sự góp mặt của các công ty trong nước và các nhà đầu tư nước ngoài đã khiến thị

trường E-learning tại Việt Nam phát triển mạnh mẽ. Theo thống kê của tờ University

World News (2017), Việt Nam nằm trong top 10 các nước châu Á phát triển nhanh lĩnh

vực này. Cũng trong năm 2017, công ty nghiên cứu thị trường Ambient Insight đánh giá

Việt Nam là quốc gia có tốc độ tăng trưởng cao nhất về học trực tuyến (với 44,3%), lớn

hơn 4,9% so với Malaysia - một đất nước vốn đã có tốc độ tăng trưởng mạnh trong lĩnh

vực này [3].

Trong lĩnh vực giáo dục đại học, nhiều trường đại học tại Việt Nam đã áp dụng

hình thức đào tạo E-learning và thu được những kết quả đáng kể như Đại học Sư phạm

Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Lạc Hồng, Đại học Cần Thơ, Đại học Lâm

nghiệp,..Trường Đại học Cần Thơ bắt đầu ứng dụng E-learning để hỗ trợ công tác giảng

dạy tại từ năm 2004. Từ năm 2006, Trường đã sử dụng mã nguồn mở Moodle cho hệ

thống quản lý đào tạo trực tuyến (LMS). Tại khoa Công nghệ Thông tin và Truyền thông

của trường, có khoảng 100 lớp học/học kỳ có sử dụng E-learning. Từ năm 2013, Nhà

trường đã tổ chức các hình thức thi trắc nghiệm thông qua hệ thống LMS [4].

Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những cơ sở giáo

dục triển khai dạy học trực tuyến thành công nhất. Trường thành lập Trung tâm dạy học

số vào năm 2016 [5] thực hiện các chức năng chính: Tổ chức/hỗ trợ xây dựng và triển

khai các khóa học trực tuyến; Tổ chức/hỗ trợ xây dựng và triển khai các khóa học trực

tuyến; Tổ chức/hỗ trợ truyền thông về dạy học số hoặc sử dụng các phương tiện dạy học

số để truyền thông công tác chung của đơn vị. Tháng 4/2019, Mô hình trường Đại học

trực tuyến (UTEx) được khai trương. Đây là cơ sở giáo dục đại học công lập đầu tiên tại

Việt nam công bố mô hình giáo dục trực tuyến này.

Page 21: XÂY DNG BÀI GIẢNG TRC TUYẾN CHO HỌC PHẦN KINH TẾ XÂY …

8

CHƯƠNG 2: CÁC CÔNG CỤ PHỤC VỤ THIẾT KẾ BÀI GIẢNG

TRỰC TUYẾN

2.1. HỆ THÔNG QUẢN LÝ ĐÀO TẠO TRỰC TUYẾN

2.1.1. Khái niệm

Hệ thống quản lý đào tạo trực tuyến (Learning Management System – LMS) thực

chất là phần mềm cho phép triển khai, quản lý và vận hành hệ thống tài liệu, dữ liệu

đào tạo cho các chương trình giáo dục trực tuyến. LMS thường được triển khai trên

mạng vi tính (LAN: mạng máy tính quy mô của đơn vị hoặc Internet: mạng máy tính

quy mô toàn cầu), cho phép nhiều người tham gia sử dụng cùng lúc mà không bị các

rào cản về địa lý và thời gian [6].

LMS được cấu tạo từ 2 thành phần chính:

- Thành phần công nghệ nền (server): gồm các chức năng cốt lõi như tạo, quản lý

và cung cấp các dữ liệu phần mềm, thực hiện các thông báo…Server thường

được phụ trách bởi những người lập trình, người quản lý hệ thống;

- Thành phần giao diện người dùng (interface): thường chạy trên các trình duyệt

web.Thành phần này được quản lý và sử dụng bởi quản lý, giáo viên và học viên.

2.1.2. Chức năng của LMS

LMS là một tổ hợp gồm một số chức năng cốt lõi sau:

Chức năng quản lý lưu trữ dữ liệu số: cho phép các chủ thể trên hệ thống E-Learning

có thể đăng tải các khóa học cũng như các tài liệu số liên quan hỗ trợ người học. Các dữ

liệu số được đăng tải có hệ thống phân loại theo định dạng tập tin, dung lượng, theo thời

gian đăng tải,…và được kiểm soát nội dung.

Chức năng bảo mật: đây là chức năng rất quan trọng trong hệ thống LMS nhằm bảo

vệ hệ thống dữ liệu của các chủ thể một cách an toàn. Mặt khác, các thông tin cá nhân

liên quan các chủ thể hoặc các dữ liệu liên quan đến tài chính cũng được bảo vệ.

Chức năng đáp ứng, thể hiện ở 2 đặc tính

- Tương thích đa chủng loại thiết bị truy cập: hỗ trợ nhiều thiết bị công nghệ truy

cập hệ thống LMS như máy tính bàn, laptop, thiết bị di động, hay máy tính

bảng,…

- Băng thông đảm bảo lưu lượng người dùng truy cập vào hệ thống học trực tuyến.

Page 22: XÂY DNG BÀI GIẢNG TRC TUYẾN CHO HỌC PHẦN KINH TẾ XÂY …

9

Chức năng đa chủ thể: hỗ trợ một lớp học/ một chương trình đào tạo trực tuyến có sự

tham gia tương tác cùng lúc bởi nhiều giáo viên và nhiều học viên đến từ nhiều nơi trên

toàn thế giới.

Chức năng đa ngôn ngữ: để LMS có thể tiếp cận đến một cá nhân bất kỳ tại một quốc

gia nào đó trên thế giới, cần cho phép chuyển đổi các ngôn ngữ qua lại hoặc ít nhất là

một ngôn ngữ quốc tế cần được tích hợp vào hệ thống LMS.

Kiểm soát đăng ký: Khả năng kiểm soát và tùy chỉnh quá trình đăng ký học trực

tuyến.

Lịch: Chức năng này thiết lập lịch cho các chương trình học tập trực tuyến như lịch

học, thời hạn khóa học, lịch thi,…

Chức năng quản lý giao dịch: cho phép hệ thống LMS kiểm soát được các giao dịch

phát sinh khi tương tác với các khóa học trực tuyến của các chủ thể như giao dịch giữa

học viên với người cung cấp dịch vụ E-Learning (học phí); giao dịch giữa người cung

cấp dịch vụ E-Learning với tác giả khóa học (thù lao giảng viên/ tiền phân chia lợi nhuận

khóa học) hay các giao dịch tiền ký gửi học theo hình thức ví điện tử,…

Chức năng quản lý tương tác, hỗ trợ thể hiện ở các đặc tính sau

- Tương tác giữa các học viên: cho phép các học viên có thể trao đổi thông tin,

trao đổi tài liệu qua hệ thống chat, email hoặc SMS,…nhằm tương tác hỗ trợ học

tập;

- Tương tác giữa học viên với tác giả: cho phép giữa học viên và tác giả khóa học/

chương trình đào tạo có thể trao đổi thông tin hoặc đánh giá, nhận xét lẫn nhau;

- Tương tác giữa học viên, giảng viên với quản trị hệ thống: Chức năng cho phép

2 chủ thể là người cung cấp kiến thức khóa học và người nhận khóa học tương

tác trao đổi với quản trị hệ thống. Các vấn đề tương tác liên quan như các quy

định, chế độ,…

Chức năng thi, kiểm tra: cho phép các học viên tham gia kiểm tra năng lực học tập

hoặc xếp loại sau khai trải qua quá trình học. Các hình thức thi và kiểm tra phổ biến trên

hệ thống LMS như trắc nghiệm, nhiệm vụ tương tác thông qua game,…

Chức năng theo dõi, kiểm soát: cho phép người học hoặc chủ thể trung gian quản lý

người học có thể kiểm soát tiến trình học tập cũng như năng lực người học qua từng giai

đoạn.

Page 23: XÂY DNG BÀI GIẢNG TRC TUYẾN CHO HỌC PHẦN KINH TẾ XÂY …

10

2.1.3. Hệ thống LMS tại trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật

Giới thiệu

Hệ thống dạy học trực tuyến (LMS) tại trường Đại học (ĐH) Sư phạm Kỹ thuật (SPKT),

Đại học Đà Nẵng có địa chỉ website http://lms.ute.udn.vn/. Hệ thống được phát triển bởi

các giảng viên Bộ môn Công nghệ thông tin, Khoa Điện – Điện tử (Trường ĐH SPKT)

dựa trên mã nguồn mở Moodle.

Hình 2.1. Giao diện LMS dựa trên phần mềm Moodle tại ĐH SPKT.

Moodle (Modular Object-Oriented Dynamic Learning Environment) là phần mềm

chuyên sâu về đào tạo trực tuyến được phát triển bởi Martin Dougiamas vào năm 1999

[7]. Từ khi ra đời, Moodle đã tác động lớn đến sự phát triển của đào tạo trực tuyến. Với

khoản đầu tư vừa phải, người sử dụng có thể sở hữu một nền tảng đào tạo trực tuyến

hoàn chỉnh, đồng thời liên tục được nâng cấp và cải tiến nhằm tối ưu sử dụng. Moodle

nổi bật với thiên hướng thiết kế phục vụ cho giáo dục, chú trọng đến những đối tượng

hoạt động trong lĩnh vực giáo dục với nhiều cấp học và hình thức đào tạo khác nhau: từ

phổ thông, đại học/cao đẳng, không chính quy, cho tới các tổ chức/công ty. Theo thống

kê trên trang Moodle.org, có hơn 54 000 site ứng dụng Moodle tại 212 vùng lãnh thổ

với giao diện của 75 ngôn ngữ khác nhau [8].

Thành phần chính

LMS bao gồm 3 thành phần chính sau

- Các khối quản lý: có chức năng quản lý các khóa học, quản lý học viên, diễn

đàn và các hoạt động diễn ra trong khóa học.

- Các khối hoạt động: theo dõi các hoạt động (thành viên, sự kiện, thông báo, kế

hoạch,…) diễn ra trong khóa học.

- Danh sách các khóa học: tên các khóa học đang diễn ra, chỉ giảng viên và học

viên mới được thao tác trên các khóa học này.

Page 24: XÂY DNG BÀI GIẢNG TRC TUYẾN CHO HỌC PHẦN KINH TẾ XÂY …

11

Hình 2.2. Giao diện LMS sau khi đăng nhập.

2.2. CÔNG CỤ TẠO BÀI GIẢNG

2.2.1. Bài giảng video

Bài giảng dạng video là một phần không thể thiếu trong dạy học trực tuyến. Nó cho phép

sinh viên chủ động sắp xếp thời gian để tự học mọi lúc mọi nơi. Một số phần mềm tạo

video bài giảng như Cute Screen Recorder, Camtasia Studio, Bandicam, Icecream

Screen Recorder, Zoom Cloud Meetings (gọi tắt là Zoom),…

a) Cute Screen Recorder: là công cụ miễn phí, hỗ trợ người dùng ghi lại hình ảnh của

toàn màn hình hoặc một phần của màn hình.

* Ưu điểm:

- Hỗ trợ nhiều định dạng video như: MP4, FLV, SWF, WMV, MKV,...

- Thiết lập khu vực quay video;

- Chọn chất lượng âm thanh trong lúc ghi hình;

- Đính kèm tập tin âm thanh vào video;

- Không bị chèn hình mờ;

- Hoàn toàn miễn phí.

* Nhược điểm:

Ghi âm thông qua loa ngoài, nên lẫn rất nhiều tạp âm.

Page 25: XÂY DNG BÀI GIẢNG TRC TUYẾN CHO HỌC PHẦN KINH TẾ XÂY …

12

b) Camtasia Studio: là ứng dụng quay phim, ghi lại các video trên màn hình đồng thời

giúp người dùng tạo và chỉnh sửa các video chất lượng cao. Camtasia Studio bao gồm

2 phần chính:

- Camtasia Recorder: quay phim màn hình, camera và ghi âm;

- Camtasia editor: chỉnh sửa đoạn video đã quay, bao gồm các hiệu ứng với các công cụ

chỉnh sửa chuyên nghiệp.

* Ưu điểm:

- Chỉnh sửa video chuyên nghiệp;

- Chất lượng thu video tốt (30 khung hình/giây);

- Có thể chia sẻ trực tiếp lên YouTube, Google Drive.C;

- Có thể chèn liên kết vào video;

- Hỗ trợ nhiều định dạng đầu ra;

- Hỗ trợ xem trước video.

* Nhược điểm:

- Xuất video chậm;

- Thao tác chỉnh sửa phải chuyển qua từng hộp thoại, mất thời gian;

- Ghi âm thanh từ loa ngoài, nên hay bị lẫn tạp âm;

- Giá thành cao.

c) Bandicam: là ứng dụng quay phim màn hình, giúp người dùng ghi lại mọi hoạt động

diễn ra trên máy tính, quay video game, tạo bài thuyết trình, hướng dẫn hoặc ghi lại

cuộc trò chuyện video chất lượng cao.

* Ưu điểm:

- Bộ cài đặt gọn nhẹ, giao diện dễ sử dụng;

- Có hỗ trợ ngôn ngữ tiếng Việt;

- Chất lượng đầu ra 1080p rõ nét, âm thanh chuẩn, bộ lọc âm có khả năng ngăn

tạp âm;

- Nhiều chế độ quay cùng hiệu ứng cho chuột để tăng sự chú ý của người xem;

- Có tích hợp tính năng ghi chú, tạo hình vẽ cho bản ghi;

- Hỗ trợ tải lên Youtube với chất lượng HD;

- Giao diện thân thiện, dễ sử dụng, có bản miễn phí.

* Nhược điểm:

Page 26: XÂY DNG BÀI GIẢNG TRC TUYẾN CHO HỌC PHẦN KINH TẾ XÂY …

13

- Chỉ có thể quay clip với độ dài tối đa là 10 phút nếu dùng phiên bản miễn phí;

- Logo mờ www.Bandicam.com được chèn vào và xuất hiện trên clip như một

Watermark;

- Phải thông qua Bandicut để chỉnh sửa trực tiếp.

d) Icecream Screen Recorder: là phần mềm hỗ trợ người dùng chụp ảnh và ghi lại

video màn hình máy tính. Hình ảnh và video được xuất ra với nhiều định dạng khác

nhau.

* Ưu điểm:

- Không chèn Watermark của hãng vào video;

- Chất lượng video đầu ra Full HD;

- Tiết kiệm nhiều thời gian chỉnh sửa video nhờ khả năng dừng, vẽ, chú thích khi

quay video;

- Giao diện thân thiện, dễ sử dụng.

* Nhược điểm:

- Bản miễn phí giới hạn quay tối đa 10 phút;

- Không thể chỉnh sửa video;

- Khó quay màn hình máy tính làm hướng dẫn chơi game.

e) Zoom Cloud Meetings: chức năng chính là tạo ra những cuộc họp online với video

hoặc voice ở bất cứ đâu miễn có kết nối internet. Ngoài ra Zoom còn cho phép người

dùng ghi lại màn hình và ghi âm đồng bộ.

* Ưu điểm

- Giao diện đơn giản, dễ sử dụng;

- Dung lượng file nhỏ, xuất video nhanh;

- Chất lượng video rõ nét;

- Với phiên bản miễn phí, có thể xuất video có độ dài tới 40 phút;

- Có tính năng ghi chú, vẽ hình.

* Nhược điểm

- Ghi âm qua loa ngoài nên dễ lẫn tạp âm;

- Không hỗ trợ chế độ chỉnh sửa video.

Page 27: XÂY DNG BÀI GIẢNG TRC TUYẾN CHO HỌC PHẦN KINH TẾ XÂY …

14

2.2.2. Phiên dạy học trực tuyến

Với bài giảng video, người học có thể chủ động sắp xếp thời gian tự học; trong khi dạy

học trực tuyến đồng bộ (hay kiểu cầu truyền hình) cho phép người học tương tác đồng

thời với người giảng bài thông qua một nền tảng công nghệ. Với mô hình này, người

tham gia lớp học có thể gửi tin nhắn, chat, gọi audio hay video với người khác. Đặc biệt,

một số phần mềm cho phép ghi âm lại buổi học, người học có thể nghe lại sau đó. Một

số phần mềm hỗ trực tổ chức dạy kiểu này như Microsoft Teams, Google Meet, Zoom

Cloud Meetings,

a) Microsoft Teams: là công cụ cộng tác thuộc hệ sinh thái Microsoft Office 365, trang

bị dịch vụ trò chuyện cho phép người dùng có thể liên lạc với nhau một cách nhanh

chóng và đơn giản.

* Ưu điểm:

- Không mất thêm chi phí nếu bạn đang sử dụng Office 365;

- Quy mô buổi họp có thể lên tới 150 người;

- Hỗ trợ tính năng chia sẻ màn hình, ghi âm lại nội dung và nhắn tin tức thời ngay

trong phòng họp;

- Có thể lưu trữ tài liệu, phân công nhiệm vụ, bài tập được;

- Khả năng bảo mật cao.

* Nhược điểm:

- Thời gian xuất video lâu;

- Chỉ sử dụng được nếu tổ chức/doanh nghiệp sử dụng gói ứng dụng văn phòng

của Microsoft.

b) Google Meet: là hệ thống học/họp trực tuyến qua mạng trên nền Web được tích hợp

trong bộ G-suite của Google.

* Ưu điểm:

- Dễ sử dụng, không cần bản quyền;

- Cho phép chia sẻ link cho nhiều người mà không cần tài khoản;

- Có thể gọi khi đang di chuyển bằng thiết bị di động;

- Số lượng người tham dự lên đến 250 người và không giới hạn thời lượng cuộc

gọi;

Page 28: XÂY DNG BÀI GIẢNG TRC TUYẾN CHO HỌC PHẦN KINH TẾ XÂY …

15

- Hỗ trợ lên lịch các cuộc họp trên Hangouts Meet và chia sẻ với những người

khác;

- Hỗ trợ chia sẻ màn hình máy tính;

- Có sẵn app cho thiết bị điện thoại;

- Lưu trữ tài liệu, phân nhóm làm việc được.

* Nhược điểm:

- Không ghi lại màn hình trong quá trình học;

- Không thao tác bảng ảo được

c) Zoom Cloud Meetings: là phần mềm họp hội nghị trực tuyến đa điểm, hoạt động

trên môi trường internet, dành cho làm việc nhóm với nhiều tính năng như chat, gọi

video, họp trực tuyến, chia sẻ tài nguyên,... giúp mọi người cộng tác với nhau dễ hơn

trên cùng một nền tảng.

Hình 2.3. Mô hình tổng quan của Zoom Cloud Meetings [9].

* Ưu điểm:

- Tổ chức lớp học trực tuyến có nhiều người cho chất lượng hình ảnh rõ nét;

- Có thể chia sẻ video màn hình với chất lượng cao, tốc độ nhắn tin;

- Có khả năng tương thích với hầu hết các thiết bị và các hệ điều hành;

- Hỗ trợ chia sẻ màn hình cho những người khác;

- Hỗ trợ lên lịch các buổi họp;

Page 29: XÂY DNG BÀI GIẢNG TRC TUYẾN CHO HỌC PHẦN KINH TẾ XÂY …

16

- Có thể kết bạn, mời bạn bè sử dụng thông qua Email;

- Hỗ trợ điều khiển từ xa thiết bị của người khác;

- Có hỗ trợ app trên điện thoại thông minh;

- Phân nhóm làm việc được;

- Có thể cài đặt mật khẩu cho phòng học để ngăn người lạ truy cập.

* Nhược điểm:

- Phiên bản miễn phí có thời lượng tối đa 40 phút cho mỗi buổi học;

- Cần đảm bảo tốc độ internet ổn định quá trình học tập, xem bài giảng tốt nhất;

- Cần tắt mic trên thiết bị trong quá trình học.

2.2.3. Kết luận

Mỗi phần mềm đều có những ưu, nhược điểm riêng. Trong đề tài này, tác giả chọn phần

mềm Zoom vừa tạo video bài giảng, vừa tổ chức dạy học trực tuyến.

Page 30: XÂY DNG BÀI GIẢNG TRC TUYẾN CHO HỌC PHẦN KINH TẾ XÂY …

17

CHƯƠNG 3: TRIỂN KHAI BÀI GIẢNG HỌC PHẦN KINH TẾ XÂY

DỰNG TRÊN LMS

3.1. GIỚI THIỆU HỌC PHẦN KINH TẾ XÂY DỰNG

3.1.1. Đề cương chi tiết học phần

Tên học phần: Kinh tế xây dựng

Mã số học phần : 5060242

Số tín chỉ : 02

Học phần học trước : Kinh tế học vi mô

Nội dung tóm tắt

+ Vị trí vai trò của học phần trong CTĐT chuyên ngành

Ngành xây dựng giữ một vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, quyết định quy

mô và trình độ phát triển của đất nước nói chung và sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện

đại hóa trong giai đoạn hiện nay nói riêng. Do đó, cung cấp cho sinh viên chuyên ngành

quản lý xây dựng các kiến thức cơ bản về lĩnh vực đầu tư xây dựng là rất cần thiết.

+ Các chủ đề trọng tâm của học phần

Quản lý Nhà nước trong lĩnh vực đầu tư và xây dựng;

So sánh, đánh giá các phương án kỹ thuật về mặt kinh tế của các dự án đầu tư xây dựng.

+ Mức độ cập nhật của học phần

Thế kỷ XXI đã và đang chứng kiến sự phát triển như vũ bão của khoa học và công nghệ.

Lượng tri thức nhân loại tăng lên nhanh chóng và thay đổi từng ngày. Vì thế, giảng viên

và sinh viên phải thường xuyên cập nhật những tri thức mới nhất.

Trong khuôn khổ một học phần 02 tín chỉ, nội dung giảng dạy chỉ cung cấp cho sinh

viên những kiến thức, kỹ năng cơ bản nhất. Đồng thời giảng viên hướng dẫn phương

pháp tư duy để sinh viên tự nghiên cứu, tự cập nhật những tri thức mới nhất về môn học

trong giai đoạn hiện nay cũng như trong tương lai.

+ Mức độ liên quan đến các học phần khác của chuyên ngành đào tạo

Học phần Kinh tế xây dựng giúp cho sinh viên có kiến thức cơ bản về lĩnh vực xây dựng,

tạo nền tảng để tiếp cận với các học phần khác như: Quản lý chất lượng xây dựng, Định

Page 31: XÂY DNG BÀI GIẢNG TRC TUYẾN CHO HỌC PHẦN KINH TẾ XÂY …

18

giá sản phẩm xây dựng và Quản trị doanh nghiệp xây dựng. Học phần này cũng trang bị

cho sinh viên một số kiến thức để làm đồ án chuyên ngành (mảng Lập hồ sơ dự thầu).

Mục tiêu giảng dạy

Hoàn thành học phần này, sinh viên cần đạt được những điểm sau:

+ Về kiến thức

Trình bày được những đặc điểm cơ bản của ngành xây dựng và hệ thống quản lý của

Nhà nước đối với ngành xây dựng;

Trình bày được nội dung cơ bản các giai đoạn của một dự án đầu tư xây dựng từ khi bắt

đầu đến khi đưa dự án vào sử dụng (lập dự án đầu tư, lựa chọn nhà thầu…);

Trình bày được những nội dung cơ bản của dự án FDI và BOT;

Trình bày được các phương pháp so sánh, đánh giá các phương án kỹ thuật về mặt kinh

tế của các dự án đầu tư xây dựng và giải được một số bài tập cơ bản.

+ Về kỹ năng

Rèn luyện cho sinh viên khả năng phân tích, tính toán và giải quyết được một số bài

toán cơ bản trong phân tích, đánh giá các dự án đầu tư xây dựng.

+ Về phát triển nhận thức

Hình thành thái độ khách quan và khoa học trong phân tích, đánh giá các dự án đầu tư

xây dựng công trình.

Có khả năng tổng hợp những kiến thức đã học và những kiến thức liên quan của các

môn học khác.

Có khả năng tự tìm hiểu những kiến thức mới liên quan đến môn học để nâng cao hiểu

biết chuyên môn và nâng cao kỹ năng giải quyết vấn đề, làm việc nhóm.

+ Về phát triển nhân cách

Tạo sự thích thú, sự say mê nghiên cứu và sự yêu thích đối với môn học cho mỗi sinh

viên.Từ đó sinh viên có thái độ nghiêm túc đối với môn học và ngành nghề bản thân.

Góp phần hình thành và phát triển kỹ năng tư duy cho sinh viên.

Tài liệu học tập

+ Sách, giáo trình chính

Page 32: XÂY DNG BÀI GIẢNG TRC TUYẾN CHO HỌC PHẦN KINH TẾ XÂY …

19

Trương Thị Thu Hà, Bài giảng Kinh tế xây dựng, Giáo trình lưu hành nội bộ, 2020;

Phạm Anh Đức (Chủ biên), Giáo trình Kinh tế xây dựng, NXB Xây dựng, 2019;

Bùi Mạnh Hùng (Chủ biên), Giáo trình Kinh tế xây dựng, NXB Xây dựng 2012;

+ Sách tham khảo

Nguyễn Văn Chọn, Quản lý nhà nước về kinh tế & Quản trị kinh doanh trong xây dựng,

NXB Xây dựng, 2004;

Hồ Thị Kiều Oanh, Bài giảng Kinh tế xây dựng, Giáo trình lưu hành nội bộ, 2010;

Trần Thị Bạch Điệp, Giáo trình Kinh tế xây dựng, Giáo trình lưu hành nội bộ;

Đinh Văn Khiên, Kinh tế xây dựng, NXB Xây dựng, 2007;

Nguyễn Công Thạnh, Kinh tế xây dựng, NXB Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh, 2005;

Các văn bản pháp luật: Luật Xây dựng, Luật Đấu thầu, Luật Đầu tư, các Nghị định,

Thông tư, và các văn bản pháp luật liên quan.

+ Công cụ: Máy tính

Kiểm tra đánh giá học phần :

Bài tập : 20%

Kiểm tra giữa kỳ : 30%

Thi kết thúc học phần : 50%

Thang điểm : 10

Nội dung chi tiết học phần (Bảng 3.1)

Chương Nội dung giảng dạy Số tiết

LT-BT-

TL

Số tiết

TH-

TN

Ghi chú

I

Ngành xây dựng trong nền kinh tế quốc dân

1. Ngành xây dựng trong nền kinh tế quốc dân

2. Đặc điểm của sản phẩm xây dựng

3. Đặc điểm của sản xuất xây dựng

4. Đặc điểm của nền kinh tế thị trường trong xây

dựng

4-0-0 0-0

II

Quản ly Nhà nước về kinh tế đối với ngành xây

dựng

1. Mục đích, nguyên tắc của quản lý dự án đầu tư

xây dựng

2. Trình tự đầu tư xây dựng

12-0-0 0-0

Page 33: XÂY DNG BÀI GIẢNG TRC TUYẾN CHO HỌC PHẦN KINH TẾ XÂY …

20

Chương Nội dung giảng dạy Số tiết

LT-BT-

TL

Số tiết

TH-

TN

Ghi chú

3. Dự án đầu tư xây dựng

4. Các hình thức quản lý dự án đầu tư xây dựng

công trình

5. Các hình thức lựa chọn nhà thầu trong xây dựng

6. Quy trình đấu thầu xây dựng

7. Các phương thức lựa chọn nhà thầu trong xây

dựng

8. Hợp đồng trong hoạt động xây dựng

III

Quản ly và tổ chức thiết kế công trình xây dựng

1. Những nội dung ban đầu về công tác thiết kế xây

dựng

2. Trình tự và nội dung thiết kế xây dựng công trình

3. Quyền và nghĩa vụ của các bên giao nhận thầu

thiết kế

4. Thẩm định và phê duyệt thiết kế

5. Tổ chức dịch vụ – kinh doanh thiết kế

4-0-0 0-0

IV

Một số hình thức đầu tư trong xây dựng

1. Đầu tư theo phương thức hợp đồng BOT (dự án

BOT)

2. Các biến thể của dự án BOT

3. Dự án FDI

4-0-0 0-0

V

Phương pháp đánh giá các phương án kỹ thuật về

mặt kinh tế

1. Phương pháp dùng một vài chỉ tiêu tài chính kinh

tế tổng hợp kết hợp với một hệ chỉ tiêu bổ sung

2. Phương pháp dùng chỉ tiêu tổng hợp không đơn

vị đo để xếp hạng phương án

3. Phương pháp giá trị – giá trị sử dụng

4. Phương pháp toán học

4-2-0 0-0

3.1.2. Thiết kế bài giảng điện tử

Từ đề cương chi tiết, bài giảng điện tử học phần Kinh tế xây dựng được thiết kế thành

các buổi học với các hoạt động dạy học như sau.

Page 34: XÂY DNG BÀI GIẢNG TRC TUYẾN CHO HỌC PHẦN KINH TẾ XÂY …

21

Bảng 3.2. Lịch trình và hoạt động giảng dạy học phần Kinh tế Xây dựng trên LMS.

Tuần Nội dung Tài liệu Hoạt động giảng dạy

0 Giới thiệu chung

Giới thiệu môn học

Giới thiệu giáo trình môn học

và giáo trình tham khảo

Phương pháp kiểm tra – đánh

giá

File pdf giáo trình môn

học (nội bộ) được biên

soạn bởi GV. Trương

Thị Thu Hà.

Thông tin và ảnh bìa

trang sách các giáo

trình tham khảo

Sinh viên tự đọc.

1 Chương 1: Đặc điểm của ngành

xây dựng trong nền kinh tế quốc

dân

1.1. Ngành xây dựng trong nền

kinh tế quốc dân

File bài giảng (có kèm

video)

Tổ chức lớp học trực

tuyến thông qua sử dụng

phần mềm Zoom

2 Chương 1: Đặc điểm của ngành

xây dựng trong nền kinh tế quốc

dân

1.2. Đặc điểm của sản phẩm xây

dựng (XD);

1.3. Đặc điểm của sản xuất XD;

1.4. Đặc điểm của nền kinh tế thị

trường trong XD.

File bài giảng (có

kèm video)

Câu hỏi ôn tập

chương 1

Tổ chức lớp học trực

tuyến thông qua sử dụng

phần mềm Zoom

3 Chương 2 - Quản lý Nhà nước

trong đầu tư và xây dựng

2.1. Mục đích, nguyên tắc của

quản lý đầu tư và xây dựng

2.2. Trình tự đầu tư của dự án đầu

tư xây dựng (ĐTXD)

2.3. Dự án ĐTXD

File bài giảng (có

kèm video)

Câu hỏi thảo luận

Tổ chức lớp học trực

tuyến thông qua sử dụng

phần mềm Zoom

4 Chương 2 - Quản lý Nhà nước

trong đầu tư và xây dựng

2.4. Các hình thức quản lý dự án

ĐTXD công trình

File bài giảng Tổ chức lớp học trực

tuyến thông qua sử dụng

phần mềm Zoom

Kiểm tra kiến thức

chương 1 và một phần

chương 2

Tạo câu hỏi trắc nghiệm

trên LMS. Sinh viên trả

lời trên hệ thống.

5 Chương 2 - Quản lý Nhà nước

trong đầu tư và xây dựng

2.5. Các hình thức lựa chọn nhà

thầu trong XD

File bài giảng

Sơ đồ tra cứu (tham

khảo): Các hình thức

lựa chọn nhà thầu

xây lắp

Tổ chức lớp học trực

tuyến thông qua sử dụng

phần mềm Zoom

Page 35: XÂY DNG BÀI GIẢNG TRC TUYẾN CHO HỌC PHẦN KINH TẾ XÂY …

22

Tuần Nội dung Tài liệu Hoạt động giảng dạy

6 Chương 2 - Quản lý Nhà nước

trong đầu tư và xây dựng

2.6. Quy trình đấu thầu xây dựng

File bài giảng

Tổ chức lớp học trực

tuyến thông qua sử dụng

phần mềm Zoom

Câu hỏi thảo luận Đăng câu hỏi và tạo mục

“Thảo luận” trên LMS.

Sinh viên đăng nhập để

trả lời câu hỏi.

7 Chương 2 - Quản lý Nhà nước

trong đầu tư và xây dựng

2.7. Các phương thức lựa chọn

nhà thầu trong XD

File bài giảng

Tổ chức lớp học trực

tuyến thông qua sử dụng

phần mềm Zoom

8 Chương 2 - Quản lý Nhà nước

trong đầu tư và xây dựng

2.8. Hợp đồng trong hoạt động

XD

File bài giảng

Tổ chức lớp học trực

tuyến thông qua sử dụng

phần mềm Zoom

9 Kiểm tra giữa kỳ Hình thức: Trắc

nghiệm

Nội dung: chương 1

và 2

Giáo viên tạo câu hỏi trắc

nghiệm trên LMS. Sinh

viên đăng nhập để thực

hiện bài thi.

10 Chương 3 - Quản lý và tổ chức

thiết kế công trình xây dựng

3.1. Khái niệm, nguyên tắc, yêu

cầu thiết kế XDCT;

3.2. Trình tự thiết kế xây dựng;

File bài giảng

Tổ chức lớp học trực

tuyến thông qua sử dụng

phần mềm Zoom

11 Chương 3 - Quản lý và tổ chức

thiết kế công trình xây dựng

3.3. Nội dung thiết kế xây dựng;

3.4. Quyền và nghĩa vụ của các

bên giao nhận thầu thiết kế.

File bài giảng

Tổ chức lớp học trực

tuyến thông qua sử dụng

phần mềm Zoom

Câu hỏi ôn tập chương

3

Đăng câu hỏi và tạo mục

“Thảo luận” trên LMS.

Sinh viên đăng nhập để

trả lời câu hỏi.

12 Chương 4 - Một số hình thức đầu

tư trong xây dựng

4.1. Dự án BOT

4.2. Các biến thể của dự án BOT

File bài giảng

Câu hỏi ôn tập Tổ chức học trên lớp

13 Chương 4 - Một số hình thức đầu

tư trong xây dựng

4.3. Dự án FDI

File bài giảng

Câu hỏi ôn tập Tổ chức học trên lớp

Page 36: XÂY DNG BÀI GIẢNG TRC TUYẾN CHO HỌC PHẦN KINH TẾ XÂY …

23

Tuần Nội dung Tài liệu Hoạt động giảng dạy

14 Chương 5 - Phương pháp đánh

giá các phương án kỹ thuật về

mặt kinh tế

5.1. Phương pháp dùng một vài

chỉ tiêu tài chính kinh tế tổng hợp

kết hợp với một hệ chỉ tiêu bổ

sung;

5.2. Phương pháp dùng chỉ tiêu

tổng hợp không đơn vị đo;

File bài giảng

Tổ chức học trên lớp

15 Chương 5 - Phương pháp đánh

giá các phương án kỹ thuật về

mặt kinh tế

Phương pháp giá trị – giá trị sử

dụng;

Phương pháp toán học.

File bài giảng

Tổ chức học trên lớp

Bài tập chương 5 GV tạo mục

“Assignment” trên LMS.

SV làm bài tập trên excel

và tải file bài tập lên hệ

thống.

16 Ôn tập

Nội dung ôn tập kiểm

tra cuối kỳ

SV tự đọc

3.2. XÂY DỰNG BÀI GIẢNG HỌC PHẦN KINH TẾ XÂY DỰNG TRÊN LMS

3.2.1. Đăng nhập và tạo khóa học

Đăng nhập

- Truy cập vào website http://lms.ute.udn.vn/;

- Click vào Đăng nhập ở góc phải, phía trên (Hình 3.1);

Hình 3.1. Đăng nhập khóa học.

- Nhập kí danh và mật khẩu

• Kí danh: đối với giáo viên lấy theo địa chỉ email công vụ. Chẳng hạn: kí danh của

giảng viên Trương Thị Thu Hà là tttha;

Page 37: XÂY DNG BÀI GIẢNG TRC TUYẾN CHO HỌC PHẦN KINH TẾ XÂY …

24

• Mật khẩu: abc12345@.

Hình 3.2. Giao diện đăng nhập khóa học.

- Click vào “Hồ sơ” để sửa hồ sơ cá nhân (cập nhật email, đổi ảnh đại diện, các thông

tin liên quan,..). Click “Cập nhật hồ sơ” để lưu thông tin;

Hình 3.3. Sửa hồ sơ cá nhân.

Page 38: XÂY DNG BÀI GIẢNG TRC TUYẾN CHO HỌC PHẦN KINH TẾ XÂY …

25

- Đổi mật khẩu: Click “Tùy chọn”, click “Đổi mật khẩu”, sau đó nhập mật khẩu mới.

Lưu ý: mật khẩu phải có ít nhất 8 ký tự, ít nhất 1 con số, ít nhất 1 ký tự viết thường, ít

nhất 1 ký tự viết hoa, ít nhất 1 ký tự không phải số (chẳng hạn: @, #). Cuối cùng, click

“Lưu những thay đổi” để cập nhật mật khẩu mới;

Hình 3.4. Đổi mật khẩu.

Tạo khóa học mới

- Sau khi đăng nhập, click vào “Quản trị hệ thống” ở Menu góc bên trái màn hình. Cửa

sổ mới hiện ra, click “Thêm/sửa các khóa học”. Tiếp theo, click chọn đúng Khoa và học

kỳ giảng dạy (Ví dụ: Khoa Kỹ thuật Xây dựng/Học kỳ 219) rồi click vào “Tạo khóa học

mới” (Hình 3.5).

- Nhập thông tin của khóa học (Hình 3.6):

• Tên đầy đủ: tên môn học – Lớp học phần;

• Tên rút gọn: tên lớp học phần;

• Mã số ID khóa học: trùng với mã của lớp học phần;

• Ngày bắt đầu khóa học: thời gian khóa học bắt đầu diễn ra;

• Mô tả: giới thiệu chung về môn học.

- Định dạng khóa học: tùy theo tính đặc thù của khóa học mà mục “Định dạng” có thể

chọn “Định dạng theo tuần hoặc “Định dạng theo chủ đề” (Hình 3.7);

- Giao diện: chọn ngôn ngữ hiển thị;

- Click “Save and return” để tạo mới khóa học.

Page 39: XÂY DNG BÀI GIẢNG TRC TUYẾN CHO HỌC PHẦN KINH TẾ XÂY …

26

Hình 3.5. Tạo khóa học mới.

Hình 3.6. Nhập thông tin khóa học.

Page 40: XÂY DNG BÀI GIẢNG TRC TUYẾN CHO HỌC PHẦN KINH TẾ XÂY …

27

Hình 3.7. Định dạng khóa học.

3.2.2. Các thao tác trên khóa học

Trong đề tài này, tác giả chọn định dạng khóa học theo tuần để người học thuận

tiện theo dõi lịch trình giảng dạy.

Sau khi đăng nhập LMS, click chọn môn học. Ở trang giao diện môn học, click

chọn “Bật chế độ chỉnh sửa”. Lúc này trang giao diện sẽ hiển thị các “nút” để chỉnh sửa

như Hình 3.8.

Hình 3.8. Bật chế độ chỉnh sửa nội dung khóa học.

Thêm, xóa chủ đề các buổi học

Để thêm chủ đề (ví dụ một tuần học mới), di chuyển về chủ đề cuối cùng và nhấn

“Add weeks”. Nhập số chủ đề cần thêm rồi nhấn “Add weeks”.

Hình 3.9. Thêm chủ đề buổi học.

Page 41: XÂY DNG BÀI GIẢNG TRC TUYẾN CHO HỌC PHẦN KINH TẾ XÂY …

28

Để chỉnh sửa chủ đề, click vào “Chỉnh sửa”, chọn “Edit week”. Nếu chỉ sửa tên

chủ đề thì chỉ cần click chọn biểu tượng chỉnh sửa như Hình 3.10. Để xóa chủ đề, click

chọn “Delete week”.

Hình 3.10. Chỉnh sửa chủ đề buổi học.

Thêm File

- Tại mỗi tuần học (tức chủ đề), click “Thêm hoạt động hoặc tài nguyên”. Giao diện

mới hiện ra, chọn “File” rồi click “Thêm”;

Hình 3.11. Thêm tập tin.

- Giao diện mới xuất hiện, thực hiện các thao tác:

o Đặt tên file, mô tả nội dung, chọn tập tin để tải lên. Click “Hiển thị mô tả ở trang

khóa học” nếu muốn thông tin xuất hiện ở trang của các tuần học (Hình 3.12).

o Sau khi tập tin được tải lên, chọn “Lưu và cho xem” (nếu muốn kiểm tra tệp tin

đã tải lên) hoặc “Lưu và trở về khóa học”. Nếu muốn thêm tệp tin thứ 2, click

vào biểu tượng như Hình 3.13. Lưu ý: Tên tập tin phải viết không dấu và kích

thước tối đa cho mỗi tập tin là 40MB.

Page 42: XÂY DNG BÀI GIẢNG TRC TUYẾN CHO HỌC PHẦN KINH TẾ XÂY …

29

- Chỉnh sửa các nội dung Giao diện, Thiết lập mô đun chung,… hoặc có thể để chế

độ mặc định nếu muốn.

Hình 3.12. Thao tác để thêm tập tin.

Hình 3.13. Thêm tập tin tiếp theo.

Tạo bài tập lớn

- Tại mỗi tuần học (tức chủ đề), click “Thêm hoạt động hoặc tài nguyên”. Giao diện

mới hiện ra, chọn “Assignment” rồi click “Thêm”. Thực hiện các thao tác tương tự

như thêm File;

Đặt tên file

Mô tả nội dung file ở đây

Kéo thả tập tin

Nhấn vào đây để

thêm tập tin tiếp theo

Page 43: XÂY DNG BÀI GIẢNG TRC TUYẾN CHO HỌC PHẦN KINH TẾ XÂY …

30

Hình 3.14. Thao tác tạo bài tập lớn.

- Đối với bài tập thì cần thiết lập thời gian bắt đầu và kết thúc nộp bài tập (mục

Availability);

- Thời gian bắt đầu nộp bài tập: chỉnh sửa các mốc thời gian tại mục “Allow

submissions from”, sau đó click “Mở”;

- Thiết lập thời điểm kết thúc nộp bài tập tại “Hạn chót”, sau đó click “Mở”;

- Nếu không cho người học nộp bài tập sau thời điểm “Hạn chót”, click “Mở” tại mục

“Cut-off date”;

- Nhắc giáo viên chấm điểm bài tập: chỉnh sửa tại mục “Remind me to grade by”;

Hình 3.15. Thiết lập thời gian làm bài tập.

Page 44: XÂY DNG BÀI GIẢNG TRC TUYẾN CHO HỌC PHẦN KINH TẾ XÂY …

31

- Tùy chỉnh các thông số theo nhu cầu tại mục Submission types. Lưu ý: hệ thống chỉ

cho phép upload tối đa 20 tập tin và với dung lượng giới hạn 40MB;

Hình 3.16. Tùy chỉnh nộp bài.

Để theo dõi việc nộp Bài tập, click “Tắt chế độ chỉnh sửa” ở trang khóa học, chọn

Bài tập đã tạo. Giao diện mới xuất hiện sẽ cung cấp các thông tin về số lượng học viên

tham gia, số lượng bài đã nộp, số lượng bài nộp cần chấm điểm,… Nhấn “View all

submissions” để xem chi tiết các thông tin về Bài tập như: sinh viên đã nộp hay chưa,

file nộp, tình trạng chấm điểm, bình luận, chú thích,…

Hình 3.17. Theo dõi tình trạng nộp bài tập của người học.

Page 45: XÂY DNG BÀI GIẢNG TRC TUYẾN CHO HỌC PHẦN KINH TẾ XÂY …

32

Tạo bài kiểm tra trắc nghiệm

Để kiểm tra kiến thức người học sau mỗi buổi học và sau từng chương, giáo viên có thể

tạo các câu hỏi trắc nghiệm.

- Tại mỗi tuần học (tức chủ đề), click “Thêm hoạt động hoặc tài nguyên”. Giao diện

mới hiện ra, chọn “Bài học” rồi click “Thêm”;

- Tại giao diện mới, nhập chủ đề tại mục “Tên”, điền thông tin mô tả tại mục “Mô

tả”;

- Thiết lập thời gian bắt đầu và kết thúc bài kiểm tra tại mục “Hiệu lực”;

Hình 3.18. Thiết lập hiệu lực bài kiểm tra trắc nghiệm.

- Thiết lập điểm số tại mục “Điểm”. Điều chỉnh số điểm tối đa, chẳng hạn nếu có 10

câu trắc nghiệm, mỗi câu 1,0 điểm thì số điểm tối đa là 10. Nhập điểm tối thiểu cần

đạt được (nếu có);

- Click “Lưu và cho xem” hoặc “Lưu và trở về khóa học”;

Hình 3.19. Thiết lập điểm số bài kiểm tra trắc nghiệm.

Page 46: XÂY DNG BÀI GIẢNG TRC TUYẾN CHO HỌC PHẦN KINH TẾ XÂY …

33

- Để thêm câu hỏi trắc nghiệm:

o Tại trang chủ đề, click vào mục vừa tạo. Trong giao diện mới xuất hiện, chọn

“Thêm một trang câu hỏi”;

Hình 3.20. Thêm câu hỏi trắc nghiệm.

o Chọn các dạng câu hỏi tại “Select a question”. Hiện tại, LMS có các dạng câu hỏi

Multiple choice (nhiều lựa chọn), True/False (đúng/sai), Short answer (trả lời ngắn

gọn), Numerical (câu trả lời dạng số học). Tiếp theo, click vào tab “Thêm một

trang câu hỏi”.

o Giả sử chọn câu hỏi dạng Multiple choice. Trong giao diện mới, điền tiêu đề trang

(chẳng hạn Câu 1), nội dung trang (tức nội dung câu hỏi), 2 mục này là bắt buộc.

Nhập các đáp án tại mục Trả lời 1, Trả lời 2,…Đáp án tại mục Trả lời nào đúng thì

nhập điểm là 1, đáp án thì nhập điểm là 0. Cuối cùng, click “Lưu trữ trang” để kết

thúc tạo câu hỏi.

Hình 3.21. Tạo câu hỏi dạng Multichoice.

Click vào

dòng này

Page 47: XÂY DNG BÀI GIẢNG TRC TUYẾN CHO HỌC PHẦN KINH TẾ XÂY …

34

- Để thêm câu hỏi tiếp theo, click “Add a new page”, chọn “Thêm một trang câu hỏi”,

làm tương tự như trên;

Hình 3.22. Thêm câu hỏi.

- Sau khi kết thúc tạo bài kiểm tra trắc nghiệm, giáo viên có thể xem lại bằng cách

click vào mục “Preview”, chỉnh sửa câu hỏi tại mục “Edit”. Đặc biệt, giáo viên có

thể làm thử bài kiểm tra bằng cách đổi sang vai trò học viên.

Thêm nội dung không có file đính kèm

Tại mỗi tuần học (tức chủ đề), click “Thêm hoạt động hoặc tài nguyên”. Giao diện mới

hiện ra, chọn “Page” rồi click “Thêm”. Thực hiện các thao tác tương tự như thêm File.

Điểm khác biệt so với khi thêm File là trong phần Content không được thêm file đính

kèm. Các nội dung có thể thêm vào ở đây như văn bản, hình ảnh, audio/video, đường

link,…

Hình 3.23. Thêm nội dung không có file đính kèm.

Page 48: XÂY DNG BÀI GIẢNG TRC TUYẾN CHO HỌC PHẦN KINH TẾ XÂY …

35

Thêm đường dẫn

- Tại mỗi tuần học (tức chủ đề), click “Thêm hoạt động hoặc tài nguyên”. Giao diện

mới hiện ra, chọn “URL” rồi click “Thêm”;

- Giao diện mới xuất hiện, thực hiện các thao tác: Đặt tên tại mục “Tên”, dán đường

link tại mục External URL, mô tả nội dung ở mục “Mô tả”. Click “Hiển thị mô tả ở

trang khóa học” nếu muốn thông tin xuất hiện ở trang của các tuần học.

Hình 3.24. Thêm đường dẫn.

3.2.3. Quay video bài giảng

Như đã trình bày ở mục 2.2, có nhiều công cụ quay video như Camtasia, Zoom,

Bandicam. Trong đề tài này, tác giả chọn phần mềm Zoom để quay video bài giảng.

Cách thức thực hiện như sau.

- Mở sẵn bài giảng (file powerpoint, pdf, word,…);

- Trong giao diện phần mềm Zoom, nhấp đôi chuột vào “New Meeting” (Hình

3.25);

- Hình 3.25. Giao diện Zoom.

Page 49: XÂY DNG BÀI GIẢNG TRC TUYẾN CHO HỌC PHẦN KINH TẾ XÂY …

36

- Hộp thoại hiện ra, chọn “Join with Computer Audio”, click “Stop Video” nếu

không muốn hình ảnh người nói xuất hiện trên video;

- Click “Share Screen” (phía dưới màn hình), chọn tài liệu cần chia sẻ rồi click

“Share” (góc phải, phía dưới) (Hình 3.26). Lúc này tài liệu xuất hiện trên màn

hình;

Hình 3.26. Chọn tài liệu để ghi hình.

- Đưa con trỏ chuột vào khu vực phía trên màn hình, vị trí chính giữa, đợi thanh

công cụ xuất hiện rồi chọn More/Record để bắt đầu quay video. Lưu ý: Nếu tài

liệu cần chia sẻ là tệp dạng powerpoint thì cần bấm chọn trình chiếu (F5) trước

khi quay;

Hình 3.27. Ghi hình bài giảng.

Page 50: XÂY DNG BÀI GIẢNG TRC TUYẾN CHO HỌC PHẦN KINH TẾ XÂY …

37

- Để chi ghú, vẽ hình thì đưa con trỏ chuột vào khu vực phía trên màn hình, vị trí

chính giữa, đợi thanh công cụ xuất hiện rồi chọn chức năng “Annotate” (Hình

3.28);

- Trong quá trình ghi hình, nếu cần tạm nghỉ thì rà chuột để thanh công cụ hiện ra

rồi chọn “More/Pause Recording”;

Hình 3.28. Ghi chú trong quá trình ghi hình.

- Nếu muốn kết thúc ghi hình thì làm giống như bước trên nhưng chọn “Stop

Recording”, tiếp tục chọn “Stop Share” để trở về khung nhìn Zoom Meeting.

Chọn “End Meeting” (chữ đỏ, góc phải phía dưới). Hộp thoại hiện ra, chọn

Leave Meeting để rời khỏi buổi ghi hình;

Hình 3.29. Kết thúc buổi ghi hình.

Page 51: XÂY DNG BÀI GIẢNG TRC TUYẾN CHO HỌC PHẦN KINH TẾ XÂY …

38

- Lúc này Zoom bắt đầu tạo video đã quay và dẫn đến thư mục chứa file. Trong

thư mục Zoom có 3 file: file audio (ghi âm, không có hình), playback (có âm và

hình nhưng chỉ xem được trong thư mục hiện tại), zoom_0 (chọn file này, có âm

và hình). Cuối cùng, copy file zoom_0 đến thư mục để lưu trữ.

Hình 3.30. File video sau khi được tạo.

3.3. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC VÀ ĐÁNH GIÁ

3.3.1. Bài giảng điện tử trên LMS

Bài giảng điện tử môn Kinh tế Xây dựng có địa chỉ được đăng tại

http://lms.ute.udn.vn/course/view.php?id=6. Các hình vẽ sau thể hiện một số hình ảnh

về bài giảng.

Hình 3.31. Nội dung bài giảng tuần 0 và tuần 1.

Page 52: XÂY DNG BÀI GIẢNG TRC TUYẾN CHO HỌC PHẦN KINH TẾ XÂY …

39

Hình 3.32. Nội dung bài giảng từ tuần 2 đến tuần 4.

Hình 3.33. Nội dung bài giảng từ tuần 5 đến tuần 7.

Page 53: XÂY DNG BÀI GIẢNG TRC TUYẾN CHO HỌC PHẦN KINH TẾ XÂY …

40

Hình 3.34. Nội dung bài giảng từ tuần 8 đến tuần 10.

Hình 3.35. Nội dung bài giảng từ tuần 11 đến tuần 13.

Page 54: XÂY DNG BÀI GIẢNG TRC TUYẾN CHO HỌC PHẦN KINH TẾ XÂY …

41

Hình 3.36. Nội dung bài giảng từ tuần 14 đến tuần 16.

Hình 3.37. Nội dung bài tập trên LMS.

Page 55: XÂY DNG BÀI GIẢNG TRC TUYẾN CHO HỌC PHẦN KINH TẾ XÂY …

42

Hình 3.38. Sinh viên thảo luận về Quy trình đấu thầu.

Hình 3.39. Kiểm tra giữa kì trên LMS.

Page 56: XÂY DNG BÀI GIẢNG TRC TUYẾN CHO HỌC PHẦN KINH TẾ XÂY …

43

Hình 3.40. Nội dung ôn tập cuối kì trên LMS.

Hình 3.41. Danh sách thành viên lớp học trên LMS.

Page 57: XÂY DNG BÀI GIẢNG TRC TUYẾN CHO HỌC PHẦN KINH TẾ XÂY …

44

Hình 3.42. Video bài giảng trên LMS.

3.3.2. Tổ chức dạy học trực tuyến qua Zoom

Hình 3.43. Dạy học trực tuyến chương 2 (mục 2.3).

Page 58: XÂY DNG BÀI GIẢNG TRC TUYẾN CHO HỌC PHẦN KINH TẾ XÂY …

45

Hình 3.44. Dạy học trực tuyến chương 2 (mục 2.4).

Hình 3.45. Thảo luận về dự án đầu tư xây dựng.

Page 59: XÂY DNG BÀI GIẢNG TRC TUYẾN CHO HỌC PHẦN KINH TẾ XÂY …

46

Hình 3.46. Dạy học trực tuyến chương 2 (mục 2.5).

Hình 3.47. Dạy học trực tuyến chương 3 (mục 3.2).

Page 60: XÂY DNG BÀI GIẢNG TRC TUYẾN CHO HỌC PHẦN KINH TẾ XÂY …

47

Hình 3.48. Hình ảnh thành viên lớp học.

3.3.3. Kết luận

- Bối cảnh cách ly xã hội do dịch Covid-19 vừa qua đã chứng minh lợi ích thiết thực

và hiệu quả của dạy học trực tuyến. Cụ thể là:

o Sinh viên vẫn tiếp thu kiến thức mặc dù không đến lớp, do đó chương trình học

tập học kì 219 vẫn đảm bảo đúng tiến độ;

o Phần mềm LMS cung cấp nhiều tính năng thiết thực cho người học như nộp bài

tập, làm bài kiểm tra trắc nghiệm, thảo luận,…

o Phần mềm LMS cung cấp nhiều tính năng bổ ích cho giáo viên như theo dõi việc

đăng nhập vào LMS của sinh viên, quản lý việc nộp bài tập, tạo câu hỏi trắc

nghiệm, tạo ngân hàng đề thi,...

o Phần mềm dạy học trực tuyến kiểu đồng bộ (như Zoom) tăng cường sự tương tác

giữa người dạy và người học, giáo viên có thể giải đáp ngay những vấn đề mà

sinh viên thắc mắc. Nhờ những công cụ này và việc học trực tuyến đỡ nhàm chán.

- Tuy nhiên, một số vấn đề làm hạn chế ưu điểm của học tập trực tuyến, cụ thể là:

o Nhiều sinh viên gặp khó khăn do đường truyền Internet không ổn định, đặc biệt

là những em ở vùng nông thôn, miền núi;

o Nhiều sinh viên chưa có máy tính xách tay hoặc chưa có điện thoại thông minh

để có thể tham gia lớp học trực tuyến;

o Tính bảo mật của một số phần mềm cũng là vấn đề đáng lưu tâm.

Page 61: XÂY DNG BÀI GIẢNG TRC TUYẾN CHO HỌC PHẦN KINH TẾ XÂY …

48

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. KẾT LUẬN

Đề tài này đã xây dựng bài giảng điện tử học phần Kinh tế Xây dựng trên hệ thống

quản lý học tập trực tuyến (LMS) của trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật tại địa chỉ

http://lms.ute.udn.vn. Bài giảng được thiết kế theo thực tế giảng dạy gồm 15 tuần thực

học và 1 tuần kiểm tra giữa kì. Sinh viên làm bài kiểm tra giữa kì bằng hình thức trắc

nghiệm trên LMS, biết được điểm số ngay khi kết thúc bài thi. Riêng kiểm tra cuối kì

theo hình thức tập trung.

Đợt cách ly xã hội do dịch Covid-19 vừa qua đã cho thấy việc tổ chức dạy học trực

tuyến là hoàn toàn khả khi và mang lại nhiều lợi ích.

Với sự phát triển của công nghệ số, có thể dùng nhiều công cụ kĩ thuật số khác

nhau để tương tác online với người học như phần mềm Zoom Cloud Meetings, MS

Teams, Email, Facebook, Zalo,…

2. KIẾN NGHỊ

1) Đối với LMS

- Cần thống nhất ngôn ngữ sử dụng, bởi vì có nhiều tùy chỉnh vừa sử dụng tiếng Việt

và tiếng Anh. Chẳng hạn, các mục Giao diện, Hiệu lực, Flow Control khi tạo chức

năng “Bài học”;

- Cần hoàn thiện chức năng điểm số. Hiện tại, chức năng này vẫn hiển thị điểm của

bài kiểm tra đã xóa trước đó;

- Hoàn thiện chức năng tự động gửi email đến sinh viên khi giáo viên đăng thông báo

hoặc bình luận;

- Cần tạo email chung cho người học để việc thực hiện chức năng thêm người học và

quản lý người học hiệu quả hơn;

- Cần tăng dung lượng server. Quá trình đăng và tải bài giảng đôi khi còn chậm, LMS

đôi lúc bị gián đoạn.

2) Đối với sinh viên

Cần tổ chức tập huấn sử dụng LMS và các phần mềm hỗ trợ cho sinh viên trước khi tổ

chức dạy học trực tuyến.

3) Đối với cấp lãnh đạo

Page 62: XÂY DNG BÀI GIẢNG TRC TUYẾN CHO HỌC PHẦN KINH TẾ XÂY …

49

- Cần cải thiện hệ sinh thái Microsoft Office 365 để giảng viên có thể sử dụng công

cụ MS Teams khi dạy trực tuyến kiểu cầu truyền hình;

- Cần quan tâm mua tài khoản phần mềm dạy học để nâng cao độ bảo mật, chẳng hạn:

Zoom Cloud Meetings;

- Cần đầu tư phòng thâu hình và có đội ngũ hỗ trợ để sản xuất những video bài giảng

chất lượng cao;

- Sớm hoàn thiện văn bản pháp lý liên quan đến dạy học trực tuyến.

Page 63: XÂY DNG BÀI GIẢNG TRC TUYẾN CHO HỌC PHẦN KINH TẾ XÂY …

50

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] ICDTranslation, The History of E-Learning, 2017. http://icdtranslation.com/history-

of-elearning/. (Accessed June 2020).

[2] TalentLMS. https://www.talentlms.com/elearning/history-of-elearning. (Accessed

June 2020).

[3] N. Linh, Giáo dục trực tuyến ở Việt Nam - Thị trường tiềm năng, 2020.

http://consosukien.vn/giao-duc-truc-tuyen-o-viet-nam-thi-truong-tiem-nang.htm.

(Accessed June 2020).

[4] N. Văn Linh, P. Phương Lan, T. Minh Tân, P. Huy Cường, V. Huỳnh Trâm, T. Ngân

Bình, Nghiên cứu xây dựng hệ thống E-learning hỗ trợ trong đào tạo theo học chế tín

chỉ, Tạp chí Khoa học - Đại học Cần Thơ 25(94-102) (2013).

[5] T.t.d.h. số. http://dlc.hcmute.edu.vn/. (Accessed 7 2020).

[6] nettop, LMS là gì?

[7] moodle. https://moodle.org/. (Accessed July 2020).

[8] T.Đ. Hiếu, Ứng dụng Moodle trong trường đại học, 2011.

https://ocd.vn/index.php/tin-tc/e-learning/404-ung-dung-moodle-dai-hoc. (Accessed 7

2020).

[9] V. 24H, Mua Bản Quyền Tài Khoản Zoom Meeting Chính Hãng Tại VOIP24H.

https://voip24h.vn/zoom-cloud-meeting. (Accessed 7 2020).