31
199 ĐỀ TÀI KHOA HỌC SỐ: 2.2.3-CS06 XÂY DỰNG HOÀN THIỆN NỘI DUNG VÀ QUY TRÌNH THANH TRA HÀNH CHÍNH, THANH TRA CHUYÊN NGÀNH THỐNG KÊ TRÊN CƠ SỞ LUẬT THỐNG KÊ, LUẬT THANH TRA 1. Cấp đề tài : Cơ sở 2. Thời gian nghiên cứu : 2006 3. Đơn vị chủ trì : Thanh tra Tổng cục 4. Đơn vị quản lý : Viện Khoa học Thống kê 5. Chủ nhiệm đề tài : CN. Nguyễn Hữu Thỏa 6. Những ngƣời phối hợp nghiên cứu: CN. Hy Việt Hƣng CN. Nguyễn Chiếm Thép CN. Đinh Hải Hà CN. Khƣơng Văn Trạm CN. Nguyễn Thị Thu Hƣơng CN. Ngô Đình Bách 7. Điểm đánh giá nghiệm thu: 9,1 / Xếp loại: Giỏi

XÂY DỰNG HOÀN THIỆN NỘI DUNG VÀ QUY TRÌNH THANH TRA …. 2.2.3-CS06.pdfTrình tự các cuộc thanh tra về cơ bản tuân thủ theo 3 bƣớc với các đủ nội

  • Upload
    others

  • View
    2

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

199

ĐỀ TÀI KHOA HỌC

SỐ: 2.2.3-CS06

XÂY DỰNG HOÀN THIỆN NỘI DUNG VÀ QUY TRÌNH THANH

TRA HÀNH CHÍNH, THANH TRA CHUYÊN NGÀNH THỐNG KÊ

TRÊN CƠ SỞ LUẬT THỐNG KÊ, LUẬT THANH TRA

1. Cấp đề tài : Cơ sở

2. Thời gian nghiên cứu : 2006

3. Đơn vị chủ trì : Thanh tra Tổng cục

4. Đơn vị quản lý : Viện Khoa học Thống kê

5. Chủ nhiệm đề tài : CN. Nguyễn Hữu Thỏa

6. Những ngƣời phối hợp nghiên cứu:

CN. Hy Việt Hƣng

CN. Nguyễn Chiếm Thép

CN. Đinh Hải Hà

CN. Khƣơng Văn Trạm

CN. Nguyễn Thị Thu Hƣơng

CN. Ngô Đình Bách

7. Điểm đánh giá nghiệm thu: 9,1 / Xếp loại: Giỏi

200

PHẦN I

ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN NỘI DUNG VÀ QUY TRÌNH

THANH TRA HÀNH CHÍNH, THANH TRA CHUYÊN NGÀNH

THỐNG KÊ HIỆN NAY

I. Đánh giá việc thực hiện các nội dung trong thanh tra nội bộ ngành

Thống kê (Luật Thanh tra gọi là thanh tra hành chính)

Tổng cục Thống kê là cơ quan thuộc Chính phủ, quản lý ngành dọc

đƣợc tổ chức thành 3 cấp: Tổng cục Thống kê, các đơn vị sự nghiệp trực

thuộc, Cục Thống kê tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng và Phòng Thống

kê cấp quận, huyện, thị xã. Do vậy, thanh tra hành chính trong hệ thống thống

kê tập trung bao gồm các cuộc thanh tra có liên quan đến việc thực hiện chính

sách, pháp luật, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý

trực tiếp của Tổng cục Thống kê. Những năm qua, các tổ chức thanh tra

ngành Thống kê thƣờng xây dựng kế hoạch và thực hiện các cuộc thanh tra

trong lĩnh vực quản lý và sử dụng kinh phí ngân sách của các địa phƣơng; xác

minh, kết luận các đơn khiếu nại, tố cáo của cán bộ công chức trong ngành

Thống kê và có tiến hành thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật,

nhiệm vụ của cơ quan đối với lãnh đạo Cục Thống kê. Tuy mỗi cuộc thanh

tra trong mỗi lĩnh vực khác nhau thì có các nội dung khác nhau và sử dụng

các biện pháp nghiệp vụ khác nhau, nhƣng vẫn phải tuân theo một quy trình

nhất định. Để có cơ sở bổ sung, hoàn thiện nội dung và quy trình thanh tra

hành chính trong ngành Thống kê, chúng tôi tập trung nghiên cứu, đánh giá

việc thực hiện nội dung và quy trình thanh tra quản lý và sử dụng kinh phí

ngân sách trong những năm qua.

Trong 5 năm vừa qua (2001-2005), thanh tra ngành Thống kê đã tiến

hành thực hiện đƣợc 329 cuộc thanh tra việc thực hành tiết kiệm, chống lãng

phí (bao gồm: thanh tra việc quản lý và sử dụng kinh phí ngân sách cấp và

thanh tra quản lý đầu tƣ xây dựng cơ bản).

Nhìn chung thanh tra sử dụng kinh phí, Thanh tra Tổng cục cũng nhƣ

Thanh tra Cục Thống kê các địa phƣơng tiến hành đều bảo đảm đúng quy

trình nhƣ Luật Thanh tra quy định. Trình tự các cuộc thanh tra về cơ bản tuân

thủ theo 3 bƣớc với các đủ nội dung quy định.

Riêng các địa phƣơng, qua theo dõi và nghiên cứu các báo cáo và văn

bản các cuộc thanh tra cho thấy: tuy có ra quyết định thanh tra nhƣng hình

201

thức và nội dung của bản quyết định ở một số địa phƣơng còn chƣa đúng quy

định (căn cứ ra quyết định tuy có nêu nhƣng chƣa đầy đủ, thời gian và phạm

vi thanh tra chƣa rõ ràng cụ thể). Do đó hầu hết các cuộc thanh tra có quyết

định kiểu này là làm nhanh, làm ẩu kết quả thanh tra bị hạn chế. Một loại văn

bản nữa không kém phần quan trọng là báo cáo kết quả thanh tra, kết luận

thanh tra phải đảm bảo tính chính xác, trung thực, khách quan. Kết luận thanh

tra phải nêu rõ đúng, sai, nguyên nhân nào và quy rõ trách nhiệm; đồng thời

trong bản báo cáo kết quả thanh tra phải nêu đƣợc các kiến nghị, giải pháp xử

lý mang tính thuyết phục cao.

Thanh tra Thống kê các địa phƣơng ban hành (tham mƣu ban hành) các

văn bản trong hoạt động thanh tra còn không đúng thể thức văn bản, đôi khi

không đúng thẩm quyền, nội dung quá sơ sài; nhiều nơi còn lúng túng do

không cập nhật kịp thời các quy định của pháp luật, không hiểu đúng quy

định của các văn bản quy phạm pháp luật, không biết vận dụng quy định của

pháp luật vào công việc cụ thể.

+ Phạm vi thanh tra chƣa đƣợc mở rộng, nội dung thanh tra còn mang

tính hình thức: qua thực tế tổng hợp công tác thanh tra trong 5 năm qua, đa số

các cuộc thanh tra do Thanh tra các Cục Thống kê thực hiện thuộc phạm vi ở

Phòng Thống kê cấp huyện, số ít cuộc ở Phòng nghiệp vụ Cục Thống kê; có

đơn vị chỉ tiến hành thanh tra riêng về việc thanh toán công tác phí 6 tháng

của phòng nghiệp vụ hoặc chỉ tiến hành thanh tra chi bồi dƣỡng cho một xã

về thực hiện công tác điều tra,... bởi vậy kết quả thanh tra rất đơn giản, sơ sài.

+ Nội dung thanh tra chƣa sâu, chƣa sát thực: Phạm vi, đối tƣợng thanh

tra có tác động trực tiếp đến nội dung thanh tra. Tuy vậy, các cuộc thanh tra

về sử dụng kinh phí ở các Cục Thống kê do Thanh tra Cục Thống kê thực

hiện những năm qua chƣa nêu lên đƣợc thực trạng của việc quản lý, sử dụng

kinh phí trong nội bộ các Cục Thống kê (kể cả mặt tích cực cũng nhƣ mặt

tiêu cực). Nói đúng hơn là chƣa có tác dụng trong việc uốn nắn, sửa chữa,

ngăn chặn kịp thời những sai phạm trong việc quản lý, sử dụng kinh phí.

+ Điểm yếu của công tác thanh tra về quản lý, sử dụng kinh phí là chƣa

tập trung vào các nội dung trọng tâm, trọng điểm để tiến hành đúng với ý

nghĩa của công việc thanh tra là phát hiện việc làm tốt, việc làm sai để uốn

nắn, chấn chỉnh, bổ sung hoặc đề xuất, kiến nghị,... mà còn chạy theo yêu tố

tâm lý là đi tìm các sự việc xem có sai phạm không, hoặc mang tƣ tƣởng cốt

hoàn thành đủ số lƣợng cuộc thanh tra.

202

Nhìn chung, trong những năm qua, công tác thanh tra hành chính của

thanh tra ngành Thống kê đã đạt đƣợc những thành công nhất định, góp phần

to lớn trong việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, chống tham nhũng và

ổn định tình hình nội bộ trong toàn ngành. Qua đó cũng góp phần vào những

thành công trong việc hoàn thành các nhiệm vụ kinh tế - chính trị của ngành

Thống kê trong những năm qua. Trong quá trình thanh tra hành chính, các

Đoàn thanh tra đều thực hiện đúng quy định, nhất là các cuộc thanh tra do

Thanh tra Tổng cục Thống kê thực hiện. Thanh tra đã nêu nhiều kiến nghị,

yêu cầu chấn chỉnh, bổ sung, sửa đổi những sai phạm. Một số trƣờng hợp

phát hiện cá nhân, tổ chức có sai phạm qua thanh tra đã kiến nghị xem xét và

xử lý nghiêm khắc. Tuy nhiên công tác thanh tra hành chính của Thanh tra

Thống kê vẫn còn bộc lộ những khó khăn, hạn chế, chƣa phù hợp với đặc thù

hoạt động của ngành Thống kê cần phải nghiên cứu và từng bƣớc có giải

pháp để cụ thể đƣa công tác thanh tra thống kê vào hoạt động đúng pháp luật,

phù hợp với tình hình thực tiễn.

II. Đánh giá việc thực hiện các nội dung trong thanh tra chuyên ngành

Thống kê

Việc thanh tra thực hiện phƣơng án điều tra thống kê và chấp hành chế

độ báo cáo thống kê những năm qua của Thanh tra Thống kê, phần lớn chỉ

thực hiện trong nội bộ ngành Thống kê, thực chất đây cũng chỉ là cuộc thanh

tra hành chính trong hệ thống thống kê tập trung, việc thực hiện cuộc thanh

tra chuyên ngành Thống kê giúp Tổng cục trƣởng Tổng cục Thống kê thực

hiện chức năng quản lý nhà nƣớc còn khiêm tốn.

1. Đánh giá việc thực hiện các nội dung trong thanh tra thực hiện phương

án điều tra thống kê

Thanh tra Thống kê đã tiến hành thanh tra vƣợt kế hoạch về số lƣợng

cuộc thanh tra: Từ năm 2000 đến năm 2006 kế hoạch giao 1615 cuộc, thực

hiện các năm và 6 tháng đầu năm 2006 là 1618 cuộc. Về chất lƣợng các cuộc

thanh tra đã đƣợc lãnh đạo Tổng cục Thống kê và Thanh tra Tổng cục Thống

kê rất quan tâm chỉ đạo thực hiện, trƣớc hết yêu cầu ngƣời làm công tác thanh

tra phải có nghiệp vụ thống kê, nắm chắc chế độ, chính sách, pháp luật của nhà

nƣớc, phƣơng án điều tra thống kê và các quy trình thực hiện phƣơng án.

Trong những năm qua công tác thanh tra thực hiện phƣơng án điều tra thống

kê của nhiều Cục Thống kê đã tiến hành đạt kết quả tốt, qua đó đã giúp cơ

quan quản lý khái quát đánh giá kết quả đã đạt đƣợc trong việc thực hiện các

203

nội dung trong phƣơng án điều tra từ khâu vẽ sơ đồ, lập bảng kê lập danh sách

đối tƣợng điều tra, lập dàn mẫu, chọn địa bàn, tập huấn điều tra, thu thập số

liệu, ghi phiếu điều tra, đến việc tổng hợp, tính toán, báo cáo kết quả điều tra.

Tuy vậy thanh tra thực hiện phƣơng án điều tra thống kê cũng đã phát

hiện những sai sót chủ yếu trong một số khâu nhƣ sau:

+ Tập huấn điều tra không đủ thời gian, nội dung theo quy định của

phƣơng án; đối tƣợng tập huấn không tham gia nhƣng vẫn làm điều tra viên;

+ Hiểu không hết nội dung của chỉ tiêu trong phiếu điều tra dẫn đến khi

phỏng vấn ghi sai nội dung phiếu điều tra;

+ Vẽ sơ đồ, lập bảng kê danh sách đối tƣợng điều tra không đúng quy

trình, bỏ sót vị trí nhà của hộ, đánh số thứ tự hộ không đúng quy định vị trí

địa chỉ đối tƣợng điều tra;

+ Lập dàn mẫu điều tra không đúng phƣơng án điều tra quy định;

+ Thay đổi địa bàn điều tra không đảm bảo phƣơng án quy định;

+ Bỏ sót đối tƣợng điều tra, không tới hộ điều tra để phỏng vấn ghi

thông tin vào phiếu điều tra;

+ Bỏ sót thông tin trong phiếu điều tra, không phỏng vấn mà tự ý ghi

thông tin vào phiếu điều tra;

+ Báo cáo chƣa đúng thời gian.

Về thực hiện các quy trình thanh tra trong thanh tra thực hiện phƣơng án

điều tra thống kê, các đoàn thanh tra (nhất là các đoàn thanh tra đƣợc cấp Cục

Thống kê quyết định) còn nhiều hạn chế ngay từ giai đoạn lập kế hoạch thanh

tra, ra quyết định thanh tra…

Phạm vi thanh tra có liên quan đến việc đánh giá chất lƣợng cuộc điều

tra, nhiều năm trƣớc đây số lƣợng các cuộc thanh tra về điều tra thống kê

giao cho các địa phƣơng khá lớn, song đều hoàn thành vƣợt kế hoạch là do

quan niệm còn đơn giản về cuộc thanh tra điều tra nên thƣờng trong l cuộc

điều tra chỉ cần chọn 1 - 2 địa bàn ở 1 huyện, 3-5 hộ/địa bàn đã coi nhƣ hoàn

thành thanh tra cuộc điều tra, hoặc một nội dung điều tra tiến hành ở 2 - 3

huyện mỗi huyện 1 địa bàn cũng đƣợc coi nhƣ thực hiện 2 - 3 cuộc thanh tra

về điều tra thống kê. Do vậy mỗi cuộc thanh tra chỉ cần l buổi, 1 ngày là kết

thúc với số lƣợng đối tƣợng thanh tra còn quá ít và rất đơn giản.

204

Ba năm 2004, 2005 và 2006 đã chuyển hƣớng giảm hẳn số lƣợng, nhằm

nâng cao chất lƣợng thanh tra, khắc phục những tồn tại thiếu sót và tăng

cƣờng năng lực của Thanh tra thống kê, nhƣng đến nay kết quả vẫn còn hạn

chế, phạm vi thanh tra chƣa đƣợc mở rộng, chƣa có một quy định thống nhất

cho phạm vi một cuộc thanh tra điều tra thống kê để có một chuẩn mực tƣơng

đối phù hợp cho Thanh tra Cục Thống kê thực hiện.

Xác định đối tƣợng thanh tra chƣa đúng, chƣa hết: lâu nay, nhiều Cục

Thống kê vẫn cho rằng công tác thanh tra nghiệp vụ thống kê nói chung, điều

tra thống kê nói riêng là của riêng ngành Thống kê, nên chỉ đƣợc tiến hành

thanh tra trong nội bộ ngành Thống kê, còn việc các bộ, ngành khác tự tổ

chức các cuộc điều tra thống kê thì không thuộc đối tƣợng phải thanh tra. Đối

tƣợng thanh tra của điều tra thống kê không chỉ ở các Cục Thống kê tỉnh,

thành phố (phòng thống kê nghiệp vụ) hoặc phòng Thống kê các quận, huyện

mà đối tƣợng thanh tra điều tra thống kê còn bao gồm cả các vụ nghiệp vụ ở

Tổng cục Thống kê, nơi thƣờng xuyên sử dụng kinh phí nhà nƣớc để tổ chức

điều tra thống kê - khối lƣợng công việc điều tra này hàng năm ở các vụ

nghiệp vụ khá lớn, từ quy trình, phƣơng án, tập huấn, kiểm tra, nghiệm thu,

điều chỉnh kết quả...

Thời điểm thanh tra: Nhiều cuộc thanh tra chọn thời điểm thanh tra chƣa

đúng, thƣờng chọn sau khi cuộc điều tra đã kết thúc đƣợc một thời gian dài,

cuộc điều tra đã tổng hợp xong kết quả hay đã báo cáo kết quả điều tra nhƣ:

cuộc điều tra diện tích sản lƣợng lúa mùa đƣợc tiến hành sau khi thu hoạch

(thƣờng vào cuối năm) nhƣng nhiều cuộc thanh tra nội dung này tổ chức vào

giữa năm sau thậm trí cuối năm sau làm cho việc đƣa ra số liệu đánh giá số

liệu cuộc điều tra không kịp thời, hoặc kết quả điều tra đã đƣợc báo cáo, công

bố. Tƣơng tự nhƣ cuộc điều tra công nghiệp ngoài quốc doanh. Thanh tra

Thống kê các cấp có trách nhiệm tham mƣu giúp Thủ trƣởng để ra các quyết

định thanh tra cần đúng thời điểm nhằm mang lại hiệu quả cao, có nhƣ vậy

Thanh tra Thống kê mới nâng cao trách nhiệm của mình.

Thời điểm thanh tra tốt nhất là trong quá trình tổ chức thực hiện điều tra

hoặc khi cuộc điều tra vừa kết thúc.

Về thời gian thanh tra còn ít, nội dung thanh tra đơn điệu nghèo nàn:

nhiều nơi chỉ thanh tra trong l buổi, hoặc 1 ngày; do vậy nội dung thanh tra

chỉ cần tập trung vào xem xét hoặc nghe cơ sở báo cáo có thực hiện đúng thời

gian triển khai, thời gian kết thúc không, có thay đổi dàn mẫu không, cách

205

chọn địa bàn nhƣ thế nào, kiểm tra số lƣợng biểu thu thập có đủ không? đã là

hết thời gian, còn nếu kiểm tra, so sánh phát hiện tăng, giảm về số lƣợng mặt

hàng, về đầu con gia súc, về số sản phẩm, về số diện tích, năng suất... có ghi

đủ, ghi nhầm hoặc ghi thiếu, hoặc điều tra viên có tới tận hộ không, có phỏng

vấn trực tiếp đối tƣợng điều tra không? Biên bản kết luận một số cuộc thanh

tra điều tra thống kê còn quá sơ sài, thƣờng mới ở mức đánh giá về công tác

chỉ đạo có cố gắng, đảm bảo thời gian nhanh, chậm, chọn số lƣợng hộ, số

lƣợng địa bàn thiếu, đủ, điều tra viên không đến hộ...

- Qua thanh tra chƣa nêu đƣợc kiến nghị về nghiệp vụ: điểm yếu nổi bật

của Thanh tra Thống kê qua nhiều năm là chƣa để tâm đến việc mà lâu nay

nhiều ý kiến địa phƣơng cũng nhƣ trung ƣơng, hoặc một số văn bản đánh giá,

nhận xét về chế độ thống kê nói chung, điều tra thống kê nói riêng đã đến lúc

cần sửa đổi, bổ sung, hoặc bãi bỏ một số chỉ tiêu, biểu mẫu, cải tiến phƣơng

pháp thu thập số liệu điều tra nhất là những nội dung áp dụng cho cơ sở phải

thực hiện; nhƣng qua nhiều biên bản kết luận, kiến nghị của thanh tra điều tra

thống kê hầu nhƣ chƣa nơi nào nêu lên đƣợc sự lạc hậu, trùng tréo... về các

chỉ tiêu giữa các nghiệp vụ thống kê của vụ này với vụ khác, cuộc điều tra

này với cuộc điều tra khác.

Về thủ tục văn bản tiến hành thanh tra tuy đã cải tiến, đổi mới nhƣng

chƣa đúng, đầy đủ theo quy định của Luật Thanh tra mới đƣợc ban hành: thể

thức các văn bản thanh tra chƣa thống nhất, một số văn bản hình thức và nội

dung chƣa theo đúng quy phạm pháp luật:

+ Ra quyết định thanh tra thiếu căn cứ, căn cứ thanh tra không đúng với

thẩm quyền ngƣời ký quyết định thanh tra;

+ Kết luận thanh tra ban hành thƣờng không đảm bảo nội dung và thẩm

quyền theo quy định của Luật Thanh tra do thủ trƣởng Thống kê cấp tỉnh và

Tổng cục ký nhƣng nhiều Chánh Thanh tra Cục Thống kê vẫn ký kết luận

thanh tra;

+ Báo cáo kết quả thanh tra của Đoàn Thanh tra Cục Thống kê một số

tỉnh chƣa nêu rõ sai phạm thuộc điều khoản nào của Luật Thống kê. Kết luận

còn nƣơng nhẹ hoặc né tránh hành vi sai phạm;

+ Chƣa có hoặc kiến nghị chƣa đầy đủ các biện pháp sau thanh tra, chƣa

nêu rõ để theo dõi cũng nhƣ xử lý;

+ Xử lý vi phạm chƣa tƣơng xứng với hành vi sai phạm đã mắc phải;

206

+ Hồ sơ thanh tra của cuộc thanh tra điều tra thống kê chƣa đầy đủ các

loại văn bản nhƣ: thƣờng thiếu kế hoạch thanh tra, biên bản công bố quyết

định thanh tra, các tài liệu, chứng cứ cần thiết có liên quan đến kết quả thanh

tra, kết luận thanh tra.

2. Đánh giá việc thực hiện các nội dung trong thanh tra chấp hành chế độ

báo cáo thống kê

Trong 5 năm (2001-2005), toàn ngành Thống kê đã tổ chức thực hiện

1.437 cuộc thanh tra chấp hành chế độ báo cáo thống kê, trong đó thanh tra

nội bộ là 894 cuộc, đối với các đơn vị ngoài ngành là 543 cuộc và đã xử phạt

vi phạm hành chính trong lĩnh vực thống kê 222 đơn vị và cá nhân bằng hình

thức phạt tiền và phạt cảnh cáo. Việc thanh tra thực hiện chế độ báo cáo

thống kê cơ sở tại các đơn vị cũng đã giảm dần từ quy mô 364 đơn vị năm

2001 xuống còn 69 đơn vị trong năm 2005, năm thực hiện thấp nhất là 15

đơn vị (năm 2003).

Nhìn chung các cuộc thanh tra đều thực hiện đúng các quy định của

pháp luật, toàn bộ các kết luận, kiến nghị thanh tra và quyết định xử phạt

hành chính đều đƣợc các đơn vị và cá nhân chấp hành nghiêm, không có

khiếu nại, tố cáo phải xử lý theo quy định của pháp luật.

Về nội dung thanh tra chấp hành chế độ báo cáo thống kê trong nội bộ

ngành cũng đã kiểm tra việc thực hiện các nội dung quy định trong chế độ

báo cáo: thời gian gửi, các chỉ tiêu, nguồn số liệu, phƣơng pháp tính, mẫu

biểu…, Tuy nhiên, trong thanh tra đã tập trung vào nguồn số liệu, phƣơng

pháp thu thập, phƣơng pháp tính. Qua thanh tra việc chấp hành chế độ báo

cáo thống kê trong nội bộ ngành cũng còn một số hạn chế về chất lƣợng số

liệu và thời gian báo cáo của một số phòng thống kê cấp huyện. Chất lƣợng

số liệu còn hạn chế do nguồn số liệu của báo cáo thống kê cấp huyện phải thu

thập qua nhiều phòng, ban, thiếu nhất quán và còn sử dụng nhiều phƣơng

pháp chuyên gia để xác định số liệu, có địa phƣơng chƣa tính đúng phƣơng

pháp theo quy định, những hạn chế và sai sót trong quá trình thu thập, tổng

hợp, xử lý thông tin thống kê và đã kiến nghị biện pháp giải quyết điều chỉnh

số liệu thống kê.

Hiện nay ở các địa phƣơng nguồn số liệu từ cơ sở để tổng hợp, lập báo

cáo chung chƣa bảo đảm đầy đủ, còn gặp nhiều khó khăn do tình hình chấp

hành chế độ báo cáo của các đơn vị cơ sở chƣa thực hiện nghiêm túc nên một

207

mặt dựa trên báo cáo từ cơ sở, mặt khác phải thu thập qua điện thoại, hoặc

phải đến các phòng, ban trong huyện để xin số liệu, ngoài ra còn từ kinh

nghiệm công tác thống kê để ƣớc tính, nhất là số liệu về vốn đầu tƣ xây dựng,

lao động, y tế, giáo dục, văn hoá…

Về độ tin cậy của số liệu: chƣa thực hiện đúng về phạm vi thu thập,

phƣơng pháp tính... nên có nơi chênh lệch số liệu lớn.

Một số chỉ tiêu trong báo cáo một số chuyên ngành chủ yếu dựa vào

điều tra mẫu hàng tháng và năm, kết hợp với việc khảo sát thực tế, tuy nhiên,

việc xác định hộ mẫu để lập báo cáo hàng tháng; sự phân bổ mẫu theo các

ngành sản phẩm chi tiết chƣa hợp lý, có ngành sản phẩm chọn nhiều, có

ngành thì ít, có ngành lại không có mẫu; các hộ chọn mẫu của một số hoạt

động chƣa bảo đảm tính đại diện, các hộ chọn mẫu là những hộ có doanh thu

khá lớn không sử dụng để suy rộng đƣợc. Phƣơng pháp suy rộng chƣa bảo

đảm đúng quy định cũng có ảnh hƣởng tới chất lƣợng báo cáo thống kê.

Về phạm vi thu thập số liệu khác nhau để lập báo cáo gửi Tổng cục và

báo cáo phục vụ địa phƣơng nên có số liệu chênh lệch giữa trung ƣơng và địa

phƣơng.

Chƣa thực hiện công tác lƣu trữ tài liệu và các số liệu thống kê theo từng

kỳ báo cáo, mặt khác các tài liệu lƣu cũng không bảo đảm tính pháp lý,

không ghi ngày tháng, không ký.

Nhiều cuộc thanh tra thực hiện chế độ báo cáo thống kê cơ sở thƣờng

chỉ tập trung vào việc kiểm tra các đối tƣợng chấp hành về thời gian báo cáo,

số biểu, số kỳ, các chỉ tiêu báo cáo. Các nội dung khác nhƣ: nguồn số liệu,

phƣơng pháp tính thì không kiểm tra, hoặc kiểm tra sơ sài chiếu lệ.

III. Thực hiện quy trình cuộc thanh tra trong ngành Thống kê

Mỗi cuộc thanh tra ở mỗi lĩnh vực khác nhau, nhƣng đều phải bảo đảm

những yêu cầu chung của quy trình thanh tra, quy trình một cuộc thanh tra

diện hẹp hay diện rộng, thanh tra hành chính hay thanh tra chuyên ngành đều

phải đảm bảo đầy đủ các bƣớc là:

- Chuẩn bị thanh tra;

- Công bố quyết định thanh tra;

- Trực tiếp thanh tra;

- Kết luận thanh tra;

208

- Công bố kết luận thanh tra;

- Lập hồ sơ thanh tra và bàn giao hồ sơ thanh tra.

1. Bước chuẩn bị thanh tra

Bƣớc chuẩn bị thanh tra kể từ khi ra quyết định thanh tra đến khi chuyển

sang trực tiếp thanh tra. Bƣớc này gồm 4 nội dung:

- Quyết định thanh tra: quyết định thanh tra là văn bản hành chính pháp

lý của Thủ trƣởng cơ quan có thẩm quyền ở đây là Tổng cục Trƣởng Tổng

cục Thống kê hoặc Cục trƣởng Cục Thống kê các tỉnh, thành phố. Ra quyết

định thanh tra là thủ tục bắt buộc phải có đối với hoạt động thanh tra trƣớc

khi tiến hành cuộc thanh tra. Căn cứ để ra quyết định thanh tra là chƣơng

trình kế hoạch thanh tra đƣợc lập hoặc có dấu hiệu vi phạm pháp luật của các

đơn vị, cá nhân trong ngành Thống kê; đơn vị, cá nhân có dấu hiệu vi phạm

pháp luật về thống kê; khi giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền của

Thủ trƣởng cơ quan Thống kê các cấp. Trong quyết định thanh tra phải nêu rõ

căn cứ pháp luật, nội dung thanh tra, thời hiệu thanh tra, đối tƣợng thanh tra,

phạm vi thanh tra, lập đoàn thanh tra hoặc giao cho Thanh tra viên thực hiện,

thời gian.

- Thành lập đoàn thanh tra: Lực lƣợng thanh tra trong các cuộc thanh tra

từ Tổng cục đến các địa phƣơng đều huy động các Thanh tra viên, cộng tác

viên thanh tra trong ngành Thống kê tham gia. Những ngƣời này là lực lƣợng

có trình độ chuyên môn cao, nắm rất chắc nghiệp vụ thống kê trên nhiều lĩnh

vực, am hiểu pháp luật và thông suốt các chủ trƣơng chính sách của Đảng và

Nhà nƣớc. Vì vậy, khi tiến hành thanh tra, kiểm tra đã đi sâu, phát hiện các

sai phạm; kịp thời ngăn chặn, uốn nắn và xử lý các hiện tƣợng tiêu cực ở đơn

vị đƣợc thanh tra.

- Kế hoach thanh tra: Kế hoạch thanh tra là nội dung quan trọng trong

bƣớc chuẩn bị thanh tra do Trƣởng đoàn thanh tra xây dựng thông qua ngƣời

ra quyết định thanh tra trƣớc khi tổ chức thanh tra.

Kế hoạch thanh tra bao gồm việc xác định đối tƣợng, phạm vi, thời gian

từng nội dung cần kiểm tra, xác minh, điều kiện đảm bảo. Trong kế hoạch

thanh tra cũng quy định nhiệm vụ cụ thể của từng thành viên trong đoàn

thanh tra và trách nhiệm của đối tƣợng thanh tra trong việc chấp hành quyết

định thanh tra.

209

- Chuẩn bị tài liệu thanh tra: bao gồm các văn bản quy phạm pháp luật

có liên quan đến nội dung, đối tƣợng thanh tra; yêu cầu đối tƣợng đƣợc thanh

tra chuẩn bị các báo cáo, tài liệu có liên quan đến nội dung thanh tra trong

quá trình hoạt động của đối tƣợng đƣợc thanh tra mà đơn vị đang lƣu giữ.

2. Công bố quyết định thanh tra

Thành phần:

- Đoàn thanh tra;

- Đơn vị đƣợc thanh tra: Lãnh đạo đơn vị, đại diện Chi uỷ, công đoàn,

các phòng ban nghiệp vụ và các cá nhân có liên quan nội dung thanh tra.

Nội dung:

- Trƣởng đoàn thanh tra công bố quyết định thanh tra và triển khai kế

hoạch thanh tra của đoàn;

- Thủ trƣởng đơn vị (hoặc cá nhân có liên quan) đƣợc thanh tra báo cáo

tình hình hoạt động của đơn vị (cá nhân) trong lĩnh vực có nội dung thanh tra

và liên quan đến nội dung thanh tra; kết quả làm đƣợc, những tồn tại cần khắc

phục, nguyên nhân khách quan, chủ quan, kiến nghị.

3. Trực tiếp thanh tra

Đây là bƣớc quan trọng nhất trong quá trình thanh tra, nội dung của

bƣớc này là thông qua các biện pháp nghiệp vụ để kiểm tra, thu thập, xác

minh, đối chiếu; tiến hành phân tích so sánh đƣa ra đƣợc các chứng cứ làm cơ

sở cho bƣớc kết luận thanh tra.

Trong các cuộc thanh tra: từng thành viên trong đoàn thanh tra căn cứ

vào nhiệm vụ đƣợc giao trong kế hoạch thanh tra, sau khi thu thập đầy đủ tài

liệu liên quan sẽ tiến hành nghiên cứu, xem xét, so sánh, đối chiếu phát hiện

những sai sót, khiếm khuyết trong quá trình hoạt động của đối tƣợng đƣợc

thanh tra so với chế độ, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc. Riêng những sai

phạm lớn mang tính chất nghiêm trọng cần xác minh chứng cứ rõ ràng tìm

nguyên nhân sai phạm, trách nhiệm của tập thể, cá nhân có liên quan, kiến

nghị biện pháp xử lý.

4. Kết luận thanh tra

Sau khi từng thành viên đoàn thanh tra báo cáo bằng văn bản kết quả

thanh tra phần công việc đƣợc giao; Trƣởng đoàn thanh tra tổng hợp chung

210

kết quả toàn đoàn, đồng thời dự thảo kết luận thanh tra. Dự thảo kết luận

thanh tra phải báo cáo ngƣời ra quyết định thanh tra để xin ý kiến chỉ đạo.

Trƣờng hợp ý kiến chỉ đạo khác với dự kiến kết luận về vấn đề nào đó thì

Trƣởng đoàn phải đƣa ra các tài liệu và các chứng cứ liên quan đến kết luận

của Đoàn để báo cáo lại với ngƣời ra quyết định thanh tra. Nếu ý kiến của

Trƣởng đoàn không đƣợc chấp nhận, thì đoàn vẫn phải thực hiện ý kiến chỉ

đạo của ngƣời ra quyết định thanh tra, nhƣng có quyền bảo lƣu với thủ trƣởng

cơ quan cấp trên trực tiếp của ngƣời ra quyết định thanh tra.

Kết luận thanh tra phải nêu rõ đúng, sai (tính chất, mức độ, tác hại)

nguyên nhân, trách nhiệm của tập thể, cá nhân và các cấp. Quyết định và kiến

nghị các biện pháp xử lý. Kết luận thanh tra phải đạt đƣợc các thủ tục hành

chính pháp lý quy định nhƣ: ngày tháng, trƣởng đoàn thanh tra ký tên v.v...

phải bảo đảm tính chất chính xác, trung thực, khách quan và mang tính chất

thuyết phục cao.

5. Công bố kết luận thanh tra

Khi đã hoàn chỉnh bản báo cáo kết quả thanh tra phải tiến hành công bố,

thành phần dự họp công bố bao gồm các thành phần nhƣ hôm công bố quyết

định thanh tra. Khi công bố báo cáo kết quả thanh tra phải ghi biên bản; nội

dung chủ yếu của biên bản công bố kết quả thanh tra và ghi lại một cách

trung thực, khách quan các ý kiến của mọi thành viên dự hội nghị. Biên bản

công bố kết quả thanh tra cũng phải mang đầy đủ tính hành chính, pháp lý,

phải có chữ ký và con dấu của đoàn thanh tra, đơn vị đƣợc thanh tra và ngƣời

ghi biên bản.

6. Lập hồ sơ thanh tra và bàn giao hồ sơ thanh tra

Về thực hiện quy trình thanh tra, nhìn chung mỗi nơi thực hiện một kiểu,

không thống nhất, còn có số ít nơi không thực hiện đúng thể thức văn bản,

nội dung thanh tra không cụ thể, trình tự thực hiện các bƣớc chƣa đảm bảo

đầy đủ và đúng trình tự, thực hiện các nội dung thanh tra.

PHẦN II

HOÀN THIỆN NỘI DUNG VÀ QUY TRÌNH THANH TRA HÀNH

CHÍNH TRONG HỆ THỐNG THỐNG KÊ TẬP TRUNG VÀ THANH TRA

CHUYÊN NGÀNH THỐNG KÊ

Mỗi cuộc thanh tra tuy có nội dung thuộc các lĩnh vực quản lý khác

nhau, nhƣng đều phải tuân theo một quy trình thống nhất do pháp luật quy

211

định. Việc nghiên cứu cụ thể hoá nội dung và quy trình thanh tra trong ngành

Thống kê cho phù hợp với đặc điểm tình hình hoạt động đặc thù của mỗi cấp

trong Ngành, trong mỗi lĩnh vực quản lý bảo đảm cho hoạt động thanh tra

thống kê có hiệu quả, đúng pháp luật, thống nhất trong hệ thống.

Nghiên cứu hoàn thiện nội dung, quy trình thanh tra hành chính và thanh

tra chuyên ngành thống kê trong đề tài này, chúng tôi tập trung nghiên cứu

theo trình tự: nội dung và quy trình thanh tra hành chính trong ngành Thống

kê, đƣợc cụ thể hoá thông qua nội dung và quy trình thanh tra quản lý và sử

dụng ngân sách; trong lĩnh vực thanh tra chuyên ngành thống kê, cụ thể hoá

thông qua nghiên cứu nội dung và quy trình thanh tra thực hiện phƣơng án

điều tra thống kê, chấp hành chế độ báo cáo thống kê. Từ đó vận dụng hoặc

làm cơ sở nghiên cứu nội dung và quy trình thanh tra thống kê trong các lĩnh

vực cụ thể khác.

Một cuộc thanh tra thông thƣờng đƣợc tiến hành gồm 3 bƣớc:

- Bƣớc 1: Chuẩn bị thanh tra.

- Bƣớc 2: Trực tiếp thanh tra.

- Bƣớc 3: Kết thúc thanh tra.

1. Bƣớc chuẩn bị thanh tra

Chuẩn bị thanh tra là một trong những nội dung rất quan trọng trong quá

trình thanh tra. Nếu làm tốt khâu chuẩn bị thanh tra góp phần quyết định kết

quả thanh tra. Nội dung bƣớc chuẩn bị thanh tra:

1.1. Khảo sát thanh tra

Đây là nội dung đầu tiên, cần thiết và rất quan trọng trong bƣớc chuẩn bị

thanh tra. Trƣớc khi ra quyết định thanh tra, ngƣời có thẩm quyền ra quyết

định thanh tra có thể chỉ định tổ công tác thực hiện việc khảo sát thanh tra

nhằm thu thập thông tin, tài liệu cần thiết liên quan đến nội dung, đối tƣợng

cần thanh tra; xác định tính chất, yêu cầu, mục đích của cuộc thanh tra, dự kiến

thời gian tiến hành thanh tra; lựa chọn Trƣởng Đoàn thanh tra, bố trí thành

viên Đoàn thanh tra và chuẩn bị các điều kiện khác phục vụ cuộc thanh tra.

Trong khi khảo sát thanh tra thực hiện phƣơng án điều tra thống kê,

chấp hành chế độ báo cáo thống kê cần định rõ nội dung thanh tra để phân cụ

thể đối tƣợng thanh tra, từ đó phân định đối với các đối tƣợng thuộc phạm vi

điều chỉnh của Nghị định số 14/2005/NĐ-CP ngày 04/02/2005 của Chính phủ

212

để xác định các hành vi vi phạm hành chính phải xử phạt vi phạm hành chính

- đây là thanh tra chuyên ngành thống kê; các đối tƣợng còn lại theo quy định

của Luật Thống kê, nếu là cơ quan, tổ chức, cán bộ công chức thuộc hệ thống

thống kê tập trung thì xử lý các hành vi vi phạm hành chính áp dụng các quy

định của pháp luật về cán bộ công chức - đây là thanh tra hành chính.

1.2. Ra quyết định thanh tra

Căn cứ và thẩm quyền ra quyết định thanh tra:

- Căn cứ chƣơng trình, kế hoạch thanh tra đã đƣợc Thủ trƣởng cơ quan

quản lý nhà nƣớc phê duyệt, Chánh Thanh tra cùng cấp ra quyết định thanh

tra và thành lập Đoàn thanh tra để tiến hành thanh tra. Trƣờng hợp cần thiết,

Thủ trƣởng cơ quan quản lý nhà nƣớc ra quyết định thanh tra và thành lập

Đoàn thanh tra để tiến hành thanh tra.

- Đối với cuộc thanh tra đột xuất đƣợc tiến hành khi phát hiện cơ quan,

tổ chức, cá nhân có dấu hiệu vi phạm pháp luật, theo yêu cầu của việc giải

quyết khiếu nại, tố cáo hoặc do Thủ trƣởng cơ quan quản lý nhà nƣớc giao.

Chánh Thanh tra cùng cấp đề nghị việc tiến hành thanh tra đột xuất, Thủ

trƣởng cơ quan quản lý nhà nƣớc cùng cấp có trách nhiệm xem xét, quyết

định việc thanh tra và thông báo cho Chánh Thanh tra.

Căn cứ vào quyết định phê duyệt của Thủ trƣởng cơ quan quản lý nhà

nƣớc; Chánh Thanh tra cùng ra quyết định thanh tra và thành lập Đoàn thanh

tra để tiến hành thanh tra. Trƣờng hợp cần thiết, Thủ trƣởng cơ quan quản lý

nhà nƣớc ra quyết định thanh tra và thành lập Đoàn thanh tra để tiến hành

thanh tra.

Trƣờng hợp phát hiện vụ việc vi phạm pháp luật cần phải thanh tra kịp

thời thì Chánh Thanh tra Thống kê các cấp ra quyết định thanh tra, đồng thời

báo cáo với Thủ trƣởng cơ quan quản lý nhà nƣớc cùng cấp.

Trong trƣờng hợp phân công thanh tra viên chuyên ngành tiến hành

thanh tra độc lập thì ngƣời có thẩm quyền ra quyết định thanh tra phải xác

định rõ phạm vi, nhiệm vụ, thời hạn tiến hành thanh tra.

Nội dung quyết định thanh tra

Quyết định thanh tra phải ghi rõ:

- Căn cứ pháp lý để thanh tra;

- Đối tƣợng, nội dung, phạm vi, nhiệm vụ thanh tra;

213

+ Trong thanh tra việc quản lý và sử dụng khinh phí

* Các đơn vị dự toán cấp hai thuộc hệ thống thống kê tập trung có quản

lý và sử dụng kinh phí,

* Các Ban quản lý dự án, Ban chỉ đạo Tổng điều tra thống kê thuộc

Tổng cục Thống kê,

* Các đơn vị sự nghiệp, hoạt động có thu thuộc hệ thống thống kê tập trung,

* Các cá nhân có liên quan đến việc thu, chi; quản lý kinh phí của hệ

thống thống kê tập trung - Thời hạn tiến hành thanh tra;

Căn cứ tính chất, mức độ, niên hạn và thời hiệu kế toán để quyết định:

* Kinh phí ngân sách nhà nƣớc cấp thƣờng xuyên,

* Kinh phí thực hiện các cuộc Tổng điều tra, điều tra thống kê hàng năm,

* Kinh phí đầu tƣ xây dựng cơ bản (cả phần xây lắp và mua sắm thiết bị),

* Kinh phí các dự án viện trợ, kinh phí nghiên cứu khoa học, kinh phí

đào tạo, v.v…

* Kinh phí thuộc ngân sách địa phƣơng, kinh phí các bộ, ngành hỗ trợ

theo tính chất phối hợp công việc, v.v...

+ Đối với cuộc thanh tra thực hiện phƣơng án điều tra thống kê: tuỳ theo

mục đích, tính chất của cuộc thanh tra mà ngƣời ra quyết định thanh tra quyết

định thanh tra toàn bộ các nội dung của phƣơng án điều tra thống kê hoặc

một số khâu trong phƣơng án điều tra trong một địa bàn điều tra xác định:

* Thẩm quyền ra quyết định điều tra, phƣơng án điều tra;

* Quy trình tập huấn nghiệp vụ;

* Quy trình vẽ sơ đồ, lập bảng kê;

* Quy trình chọn mẫu, chọn số lƣợng đơn vị điều tra, số lƣợng địa bàn điều tra;

* Quy trình chọn điều tra viên, giám sát;

* Quy trình thu thập trực tiếp thông tin: phỏng vấn, ghi phiếu điều tra;

* Quy trình phúc tra;

* Quy trình nghiệm thu, nhập tin;

* Quy trình xử lý, tổng hợp phiếu điều tra,

* Công bố kết quả điều tra;

214

+ Đối với cuộc thanh tra chấp hành chế độ báo cáo thống kê, tuỳ theo

mục đích, tính chất của cuộc thanh tra mà ngƣời ra quyết định thanh tra quyết

định thanh tra việc chấp hành chế độ báo cáo thống kê cơ sở (thanh tra chuyên

ngành thống kê); thanh tra chấp hành chế độ báo cáo thống kê tổng hợp: đối

với việc chấp hành chế độ báo cáo thống kê của các đơn vị thuộc hệ thống

thống kê tập trung là cuộc thanh tra hành chính, đối với việc chấp hành chế độ

báo cáo thống kê tổng hợp của Bộ, Sở, ban, ngành là cuộc thanh tra chuyên

ngành thống kê. Nội dung thanh tra chấp hành chế độ báo cáo thống kê gồm:

* Thẩm quyền ban hành chế độ báo cáo;

* Việc chấp hành mẫu biểu, số kỳ, các chỉ tiêu và thời hạn báo cáo;

* Nguồn số liệu để tổng hợp báo cáo;

* Phƣơng pháp tính các chỉ tiêu.

- Trƣởng Đoàn thanh tra và các thành viên khác của Đoàn thanh tra.

Quyết định thanh tra phải đƣợc gửi cho đối tƣợng thanh tra, trừ trƣờng

hợp thanh tra đột xuất trong thời hạn chậm nhất là ba ngày.

Thời hạn thanh tra

Thời hạn thực hiện một cuộc thanh tra đƣợc quy định nhƣ sau:

- Đối với quyết định thanh tra hành chính:

* Thanh tra Tổng cục Thống kê tiến hành không quá 45 ngày, trƣờng

hợp phức tạp thì có thể kéo dài, nhƣng không quá 70 ngày;

* Thanh tra Cục Thống kê tiến hành không quá 30 ngày; ở miền núi, nơi nào

đi lại khó khăn thì thời hạn thanh tra có thể kéo dài, nhƣng không quá 45 ngày.

- Đối với các cuộc thanh tra chuyên ngành Thống kê đƣợc tổ chức theo

Đoàn thanh tra không quá 30 ngày.

- Thời hạn của cuộc thanh tra đƣợc tính từ ngày công bố quyết định

thanh tra đến khi kết thúc việc thanh tra tại nơi đƣợc thanh tra.

- Trong trƣờng hợp cần thiết, ngƣời ra quyết định thanh tra có thể gia

hạn một lần, thời gian gia hạn không vƣợt quá thời hạn ghi trong quyết định

thanh tra đang thực hiện, không kể ngày lễ, ngày nghỉ.

Đoàn thanh tra

Đoàn thanh tra đƣợc thành lập theo quyết định của Chánh Thanh tra

Thống kê các cấp hoặc Thủ trƣởng cơ quan quản lý nhà nƣớc cùng cấp để

215

tiến hành cuộc thanh tra theo nội dung, đối tƣợng, thời hạn đã ghi trong quyết

định thanh tra.

Đoàn thanh tra có Trƣởng Đoàn thanh tra, các thành viên Đoàn thanh

tra. Trƣờng hợp cần thiết có thể có Phó Đoàn thanh tra để giúp Trƣởng Đoàn

thanh tra thực hiện một số nhiệm vụ đƣợc phân công và chịu trách nhiệm

trƣớc Trƣởng Đoàn thanh tra về việc thực hiện nhiệm vụ đƣợc giao.

Trƣởng Đoàn thanh tra chịu trách nhiệm trƣớc pháp luật, trƣớc ngƣời ra

quyết định thanh tra, ngƣời quản lý trực tiếp về việc thực hiện nhiệm vụ

thanh tra đƣợc giao. Trƣởng Đoàn thanh tra có các nhiệm vụ, quyền hạn theo

quy định của pháp luật về thanh tra.

Thành viên Đoàn thanh tra phải chịu trách nhiệm trƣớc pháp luật, trƣớc

Trƣởng Đoàn thanh tra và ngƣời ra quyết định thanh tra về việc thực hiện

nhiệm vụ thanh tra đƣợc giao. Thành viên Đoàn thanh tra có các nhiệm vụ,

quyền hạn theo quy định của pháp luật về thanh tra.

1.3. Nhật ký Đoàn thanh tra

Nhật ký Đoàn thanh tra là sổ ghi chép những hoạt động của Đoàn thanh

tra, những nội dung có liên quan đến hoạt động của Đoàn thanh tra diễn ra

trong ngày, từ khi có quyết định thanh tra đến khi bàn giao hồ sơ thanh tra

cho cơ quan có thẩm quyền. Trƣởng đoàn thanh tra có trách nhiệm lập, ghi

Nhật ký Đoàn thanh tra, phải ghi rõ công việc do Đoàn thanh tra tiến hành,

việc chỉ đạo, điều hành của Trƣởng đoàn thanh tra diễn ra trong ngày. Trong

trƣờng hợp có ý kiến chỉ đạo của Ngƣời ra quyết định thanh tra, có những

vấn đề phát sinh liên quan đến hoạt động của Đoàn thanh tra trong ngày thì

phải ghi rõ trong nhật ký Đoàn thanh tra.

Việc ghi nhật ký Đoàn thanh tra đƣợc thực hiện theo mẫu do Tổng thanh

tra quy định và đƣợc lƣu trong hồ sơ cuộc thanh tra.

1.4. Nghiên cứu quán triệt mục đích, yêu cầu, nội dung cuộc thanh tra

Đoàn thanh tra phải tổ chức nghiên cứu, quán triệt quyết định thanh tra,

tập thể Đoàn thanh tra phải thảo luận kỹ nội dung thanh tra để xác định trọng

tâm, trọng điểm, phƣơng pháp tiến hành thanh tra phục vụ cho việc xây dựng

kế hoạch thanh tra và tiến hành thanh tra đạt kết quả.

1.5. Xây dựng và phê duyệt kế hoạch thanh tra

Kế hoạch thanh tra thể hiện phƣơng án thanh tra của Đoàn trong việc

thực hiện quyết định thanh tra.

216

Trƣởng Đoàn thanh tra có trách nhiệm xây dựng kế hoạch tiến hành

cuộc thanh tra trình ngƣời ra quyết định thanh tra phê duyệt trƣớc ngày công

bố quyết định thanh tra.

Nội dung kế hoạch thanh tra:

Xác định rõ mục đích, yêu cầu, nội dung cuộc thanh tra;

Xác định trong tâm, trọng điểm từng nội dung và đối tƣợng thanh tra;

phƣơng pháp tiến hành thanh tra;

Tiến độ thực hiện từng công việc;

Trƣởng Đoàn thanh tra có trách nhiệm phổ biến kế hoạch và phân công

nhiệm vụ cho từng thành viên Đoàn thanh tra.

1.6. Xây dựng nội quy làm việc của Đoàn thanh tra

Căn cứ các quy định của pháp luật, Trƣởng đoàn xây dựng nội quy làm

việc của Đoàn thanh tra. Nội quy làm việc của Đoàn có các nội dung:

- Nhiệm vụ, quyền hạn của Trƣởng đoàn, các thanh viên trong đoàn;

- Mối quan hệ giữa trƣởng đoàn với các thanh viên và giữa các thành

viên trong đoàn;

- Chấp hành sự chỉ đạo của ngƣời ra quyết định thanh tra hoặc của Thủ

trƣởng cơ quan Thanh tra cùng cấp nếu quyết định thanh tra do Thủ trƣởng

cơ quan quản lý nhà nƣớc ban hành;

- Mối quan hệ với cơ quan, cá nhân là đối tƣợng thanh tra;

- Chấp hành kỷ luật công tác: Bảo mật, phát ngôn, làm việc với đối

tƣợng thanh tra, giữ gìn phẩm chất của Thanh tra viên trong khi thi hành

nhiệm vụ đƣợc giao.

1.7. Tổ chức tập huấn

Khi tổ chức cuộc thanh tra có nhiều nội dung phức tạp, trên diện rộng,

thành phần Đoàn có nhiều thành viên của các cơ quan nghiệp vụ phối hợp

tham gia, v.v., nếu thấy cần thiết có thể tổ chức tập huấn nghiệp vụ trƣớc khi

tiến hành thanh tra để các Thành viên Đoàn thanh tra nhận thức đƣợc mục

đích, yêu cầu, nhiệm vụ của cuộc thanh tra, thống nhất quan điểm, nhận thức,

nội dung, phƣơng pháp tiến hành cuộc thanh tra. Việc tổ chức tập huấn phải

đƣợc đƣa vào kế hoạch thanh tra.

217

Nội dung tập huấn gồm:

- Quán triệt mục đích, yêu cầu, nội dung và phƣơng pháp tiến hành

thanh tra;

- Nghiên cứu, phổ biến các chính sách, chế độ, pháp luật của nhà nƣớc,

các quy trình, quy phạm, tiêu chuẩn, định mức có liên quan đến các nội dung

thanh tra;

- Trao đổi kinh nghiệm về phƣơng pháp, các biện pháp nghiệp vụ xử lý

tình huống trong thanh tra để đạt kết quả tốt;

- Phổ biến kế hoạch thanh tra và thống nhất nội quy làm việc của Đoàn.

Thành phần tham gia tập huấn:

Mời Thủ trƣởng cơ quan quản lý nhà nƣớc hoặc Chánh Thanh tra (ngƣời

ra quyết định thanh tra),

Giảng viên: Là những chuyên gia nghiệp vụ có nhiều kinh nghiệm trong

lĩnh vực thanh tra, Thanh tra viên có nhiều kinh nghiệm trong công tác thanh

tra, giải quyết các nội dung có liên quan đến lĩnh vực thanh tra,

Trƣởng đoàn và các Thành viên Đoàn thanh tra.

1.8. Xây dựng đề cương yêu cầu đối tượng thanh tra báo cáo

Đối tƣợng thanh tra phải báo cáo bằng văn bản những vấn đề có liên

quan đến nội dung thanh tra. Báo cáo của đối tƣợng thanh tra là một trong

những văn bản có giá trị pháp lý trong quá trình thanh tra và đƣợc lƣu giữ

trong hồ sơ cuộc thanh tra. Để báo cáo của đối tƣợng thanh tra đƣợc chi tiết,

cụ thể và sát với nội dung thanh tra, Đoàn thanh tra xây dựng đề cƣơng báo

cáo gửi cho đối tƣợng thanh tra thực hiện.

Yêu cầu đối với đề cƣơng báo cáo:

- Nội dung phải bám sát nội dung của quyết định thanh tra và kế hoạch

thanh tra;

- Nêu khái quát đặc điểm tình hình hoạt động, bối cảnh lịch sử cụ thể

của đối tƣợng thanh tra có ảnh hƣởng đến nội dung thanh tra phục vụ cho

việc kiểm tra, đánh giá, phân tích, xác định nguyên nhân chủ quan, khách

quan giúp cho việc thanh tra và báo cáo kết quả thanh tra bảo đảm khách

quan, đúng pháp luật;

218

- Tuỳ theo nội dung, tính chất công việc và phạm vi của cuộc thanh tra,

có thể yêu cầu đối tƣợng thanh tra báo cáo tổng hợp theo danh mục, biểu mẫu

thiết kế sẵn giúp cho Đoàn có thể thu thập đƣợc nhiều thông tin để có hƣớng

tiếp cận nội dung thanh tra nhanh nhất đạt kết quả;

- Lƣu ý trong đề cƣơng báo cáo tránh làm lộ những trọng tâm, trọng

điểm và phƣơng pháp, các biện pháp nghiệp vụ tiến hành thanh tra của Đoàn

để hạn chế sự che dấu, thủ tiêu chứng cứ, cản trở, chống đối của đối tƣợng

thanh tra.

1.9. Chuẩn bị kinh phí, phương tiện vật chất phục vụ cho đoàn thanh tra

- Dự trù kinh phí cho hoạt động của Đoàn,

- Phƣơng tiện di chuyển, vận chuyển ngƣời, tang vật…,

- Văn phòng phẩm, trang thiết bị phục vụ cho Đoàn trong quá trình tiến

hành thanh tra,

- Các văn bản quy phạm pháp luật, chế độ, chính sách, định mức, tiêu

chuẩn của nhà nƣớc và ngành Thống kê có liên quan.

2. Bƣớc trực tiếp thanh tra

Trực tiếp tiến hành thanh tra là quá trình thu thập thông tin và chứng cứ,

thông qua việc xác minh, đối chiếu, điều tra, phân tích và tổng hợp một cách

khoa học, khách quan, trung thực để Đoàn thanh tra có đƣợc đầy đủ chứng cứ

vững chắc làm căn cứ đánh giá việc chấp hành pháp luật của đối tƣợng thanh

tra về các nội dung thanh tra.

Trực tiếp tiến hành thanh tra tính từ khi Đoàn thanh tra hoặc Thanh tra

viên đến làm việc với đối tƣợng thanh tra cho đến khi kết thúc việc thanh tra

tại nơi đƣợc thanh tra hoặc hết thời hạn thanh tra. Công việc trực tiếp tiến

hành thanh tra gồm:

2.1. Công bố quyết định thanh tra

Trƣởng đoàn thanh tra có trách nhiệm công bố quyết định thanh tra với

đối tƣợng thanh tra, chậm nhất là mƣời lăm ngày, kể từ ngày ra quyết định

thanh tra,

Thành phần tham dự cuộc họp công bố quyết định thanh tra do Trƣởng

Đoàn thanh tra quyết định. Thông thƣờng gồm: Thủ trƣởng đơn vị, đại diện

cơ quan Đảng, tổ chức đoàn thể, lãnh đạo đơn vị, cá nhân có liên quan đến

nội dung thanh tra của đối tƣợng thanh tra và Đoàn thanh tra,

219

Khi công bố quyết định thanh tra, Trƣởng Đoàn thanh tra phải nêu rõ

nhiệm vụ, quyền hạn của Đoàn thanh tra, thời hạn thanh tra, quyền và trách

nhiệm của đối tƣợng thanh tra, dự kiến kế hoạch làm việc của Đoàn thanh tra

với đối tƣợng thanh tra,

Nghe Thủ trƣởng đơn vị đƣợc thanh tra báo cáo kết quả thực hiện các

nội dung thanh tra, các thành viên hội nghị báo cáo bổ sung, có ý kiến và kiến

nghị Đoàn (nếu có),

Việc công bố quyết định thanh tra phải đƣợc lập thành biên bản.

2.2. Thực hiện các nghiệp vụ thanh tra, kiểm tra

Thu thập thông tin gồm: Khai thác hồ sơ, tài liệu của cơ quan đã kiểm

tra hoặc các cơ quan hữu quan khác có liên quan đến nội dung, phạm vi thanh

tra của Đoàn để tránh đi vào những vấn đề đã có kết luận đúng đắn hoặc vô

tình hợp pháp hoá các hành vi sai phạm; tổ chức chất vấn, đối chất, yêu cầu

giải trình, cung cấp thông tin, kiểm tra, xác minh; lập biên bản vi phạm.

Sau khi công bố quyết định thanh tra,

- Đoàn thanh tra tiến hành bàn giao tài liệu giữa đơn vị thanh tra và đoàn

thanh tra:

+ Đối với cuộc thanh tra quản lý và sử dụng kinh phí:

* Các báo cáo chung (quyết toán...);

* Các sổ kế toán, bảng kê chứng từ ghi sổ, báo cáo quyết toán,

* Các chứng từ thanh toán, phiếu thu, chi kèm các chứng từ gốc có liên quan...

+ Đối với cuộc thanh tra thực hiện phƣơng án điều tra thống kê:

* Các báo cáo chung;

* Kết quả tập huấn, vẽ sơ đồ, lập bảng kê;

* Kết quả thu thập thông tin, ghi phiếu, biểu điều tra;

* Các sổ trung gian ghi chép, tổng hợp;

* Kết quả phúc tra;

* Kết quả nghiệm thu phiếu, biểu điều tra;

* Kết quả khác.

+ Đối với cuộc thanh tra chấp hành chế độ báo cáo thống kê:

220

* Báo cáo chung;

* Các báo cáo thực hiện theo mẫu biểu quy định trong chế độ báo cáo

thống kê, đơn vị phải thực hiện trong thời hiệu thanh tra;

* Nguồn số liệu để tổng hợp báo cáo;

* Các sổ trung gian ghi chép, tổng hợp;

* Các tài liệu có liên quan.

Việc giao nhận lập thành biên bản. Đại diện đoàn thanh tra và đại diện

đơn vị đƣợc thanh tra cùng ký biên bản giao nhận tài liệu; biên bản đƣợc lập

thành 2 bản, một bản đoàn thanh tra giữ, một bản đơn vị đƣợc thanh tra giữ.

- Thu thập thông tin gồm:

+ Đối với cuộc thanh tra quản lý và sử dụng kinh phí:

* Khai thác hồ sơ, tài liệu của cơ quan đã kiểm tra hoặc các cơ quan hữu

quan khác có liên quan đến nội dung, phạm vi thanh tra của Đoàn;

* Khái quát chung khối lƣợng công việc do mình phải thực hiện;

* Phân loại sổ kế toán, các bảng kê, chứng từ theo từng khoản mục;

* Kiểm tra báo cáo quyết toán, công tác hạch toán kế toán, lập bảng kê,

việc luân chuyển chứng từ;

* Kiểm tra kỹ nội dung từng chứng từ, việc lập phiếu thu, chi, đối chiếu,

so sánh với dự toán, định mức, chế độ chính sách... để xác định tính hợp pháp

của chứng từ, phát hiện chứng từ có sai phạm hoặc có điểm nghi vấn, không

rõ ràng...

* Phân loại những chứng từ cần phải xác minh ở các đơn vị hoặc cá

nhân có liên quan, yêu cầu đối tƣợng thanh tra giải trình;

* Yêu cầu đơn vị hoặc cá nhân cung cấp các thông tin, tƣ liệu cần phải

làm rõ hoặc kiểm tra, xác minh;

+ Đối với cuộc thanh tra thực hiện phƣơng án điều tra thống kê:

Trong quá trình thanh tra, tổ chức chất vấn, đối chất, yêu cầu giải trình,

cung cấp thông tin, kiểm tra, xác minh các nội dung theo quy định của

phƣơng án điều tra thống kê.

Tập huấn nghiệp vụ thực hiện thanh tra các nội dung:

221

* Thời gian tập huấn,

* Đối tƣợng tập huấn, nhất là các đối tƣợng là điều tra viên và tổ trƣởng

tổ điều tra (kiểm tra đối chiếu với danh sách trƣng tập điều tra viên và tổ

trƣởng tổ điều tra),

* Nội dung tập huấn,

* Phƣơng pháp tập huấn,

* Kiểm tra trực tiếp một số đối tƣợng đƣợc tập huấn.

Xác định số lƣợng, lập danh sách các đơn vị điều tra toàn bộ:

* Thực hiện vẽ sơ đồ địa bàn điều tra,

* Lập bảng kê,

* Thực hiện lập danh sách các đơn vị điều tra theo phƣơng án (kiểm tra

các căn cứ để Ban chỉ đạo các cấp lập danh sách),

* Kiểm tra thực tế tại địa bàn.

Thực hiện quy trình chọn mẫu: Kiểm tra thực hiện quy trình chọn mẫu

tại các địa bàn đƣợc chọn thanh tra.

Việc trực tiếp thu thập thông tin của các điều tra viên:

* Việc điều tra viên đến hộ phỏng vấn, ghi phiếu điều tra,

* Công tác kiểm tra của các Tổ trƣởng tổ điều tra,

* Thực hiện tiến độ điều tra,

* Thực hiện định mức thời gian thu thập thông tin, ghi phiếu điều tra.

Thực hiện vẽ sơ đồ địa bàn điều tra,

Thực hiện quy trình phúc tra:

* Tỷ lệ phiếu phúc phúc tra,

* Kiểm tra thực tế tại địa bàn công tác phúc tra,

* Kết quả tổng hợp phúc tra,

Công tác nhập tin:

* Quy trình bàn giao, sắp xếp, kiểm tra phiếu từ khâu điều tra sang khâu xử lý,

* Kiểm tra việc lập, ghi chép sổ giao nhận,

222

* Quy trình nhập, lƣu giữ thông tin trên phiếu, biểu điều tra,

* Danh sách ngƣời nhập tin (việc tuyển chọn ngƣời nhập tin, tập huấn

cho ngƣời nhập tin),

* Ngƣời thực tế nhập tin trên máy,

* Thực hiện quy trình tổ chức kiểm tra nhập tin,

* Kiểm tra, đối chiếu ngẫu nhiên ở một số địa bàn kết quả nhập tin và

thông tin ghi trên phiếu điều tra.

Công bố kết quả điều tra...

Căn cứ vào quy định trong phƣơng án điều tra thống kê đối chiếu với

việc thực hiện để xem xét việc thời gian, thẩm quyền công bố kết quả điều

tra, gửi kết quả điều tra, phát hiện những sai sót trong quá trình công bố kết

quả điều tra...

+ Đối với cuộc thanh tra chấp hành chế độ báo cáo thống kê, tiến hành

thanh tra theo nội dung nêu trong quyết định thanh tra. Gồm các nội dung có

tính chất bắt buộc sau đây:

Đối chiếu số liệu, thời gian nộp báo cáo so với quy định, nguồn số liệu

khai thác thu thập có hay không theo đúng quy định, sổ trung gian, phƣơng

pháp tính chỉ tiêu, cùng những nội dung khác có liên quan.

Yêu cầu bƣớc này phải kiểm tra từng khâu của công tác thu thập, tổng

hợp thông tin trong báo cáo thống kê:

* Kiểm tra về tính đầy đủ biểu mẫu và chỉ tiêu theo quy định;

* Kiểm tra tính kịp thời gian báo cáo theo quy định;

* Kiểm tra nguồn số liệu để bảo đảm tổng hợp vào báo cáo thống kê;

* Kiểm tra phƣơng pháp thu thập, tổng hợp theo quy định của từng chế

độ báo cáo thống kê;

* Kiểm tra phƣơng pháp tính từng chỉ tiêu trong chế độ báo cáo đã ghi

trong quyết định thanh tra.

Mỗi nội dung kiểm tra phải so sánh đối chiếu giữa số liệu kiểm tra với

số liệu do đơn vị báo cáo. Phải làm việc với đơn vị để có đầy đủ chứng cứ

pháp lý đánh giá đúng nguyên nhân của sự chênh lệch số liệu của từng nội

dung và ở tất cả các nội dung ghi trong quyết định.

223

Trong quá trình tiến hành thu thập thông tin, các thành viên cần đi sâu,

sử dụng có chọn lọc những tài liệu, chứng cứ phục vụ cho quá trình thanh tra

của mình để phân tích, đánh giá từng nội dung, phạm vi đƣợc phân công.

Trong quá trình thanh tra, tổ chức chất vấn, đối chất, yêu cầu giải trình, cung

cấp thông tin, kiểm tra, xác minh về một vấn đề. Việc thu thập thông tin, tài

liệu, chứng cứ phải đƣợc lập thành biên bản trong đó ghi rõ nguồn gốc cung

cấp (nếu có), chữ ký của ngƣời thu thập, ngƣời cung cấp.

Việc thu thập thông tin trong khi tiến hành thanh tra đã đƣợc pháp luật

quy định rõ trách nhiệm, quyền hạn của ngƣời thu thập thông tin, ngƣời cung

cấp thông tin: Đối tƣợng thanh tra có nghĩa vụ cung cấp kịp thời, đầy đủ,

chính xác các thông tin, tài liệu theo yêu cầu của Thanh tra viên, Trƣởng

đoàn thanh tra hoặc ngƣời ra quyết định thanh tra và phải chịu trách nhiệm

trƣớc pháp luật về tính chính xác, trung thực của những thông tin, tài liệu đã

cung cấp. Trƣờng hợp thông tin, tài liệu đó cung cấp chƣa đầy đủ thì Thanh

tra viên, Trƣởng đoàn thanh tra hoặc ngƣời ra quyết định thanh tra yêu cầu

đối tƣợng báo cáo bổ sung.

Trƣờng hợp đối tƣợng không cung cấp hoặc cố tình trì hoãn, cung cấp

không đầy đủ, không chính xác thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung

thanh tra thì những ngƣời nói trên có quyền áp dụng biện pháp xử lý theo

thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền áp dụng biện

pháp xử lý đối với đối tƣợng thanh tra.

Đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có thông tin, tài liệu liên quan

đến nội dung cuộc thanh tra cũng phải cung cấp kịp thời, đầy đủ, chính xác

khi có yêu cầu và phải chịu trách nhiệm trƣớc pháp luật về tính chính xác,

trung thực của thông tin, tài liệu đã cung cấp.

Cùng với các quyền hạn nêu trên, pháp luật về thanh tra cũng quy định

cụ thể về việc áp dụng các biện pháp niêm phong tài liệu, kiểm kê tài sản,

trƣng cầu giám định, tạm đình chỉ hành vi vi phạm.

Thành viên Đoàn thanh tra phải báo cáo về tiến độ và kết quả thực hiện

nhiệm vụ đƣợc giao với Trƣởng đoàn thanh tra. Trƣờng hợp phát hiện những

vấn đề cần phải xử lý ngay hoặc quá thẩm quyền thì báo cáo Trƣởng đoàn

thanh tra xem xét, quyết định.

Báo cáo kết quả và hoàn chỉnh hồ sơ từng phần việc của cuộc thanh tra.

224

Cuối cùng, mỗi thành viên theo từng công việc đƣợc giao phải làm rõ

việc chấp hành pháp luật, trách nhiệm của đối tƣợng thanh tra, đồng thời chỉ

ra nguyên nhân chủ quan, khách quan ảnh hƣởng tới kết quả thực hiện chính

sách, pháp luật về nội dung thanh tra của đối tƣợng thanh tra, báo cáo kết quả

thanh tra, đề xuất, kiến nghị trong phạm vi những nội dung đƣợc phân công

thực hiện và lập hồ sơ từng phần theo mục đích, yêu cầu, nội dung mà kế

hoạch thanh tra đã đề ra.

2.3. Thông báo kết thúc việc thanh tra tại nơi được thanh tra

Khi kết thúc việc thanh tra tại nơi đƣợc thanh tra, Trƣởng đoàn thanh tra

có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho Thủ trƣởng cơ quan, tổ chức

hoặc cá nhân là đối tƣợng thanh tra biết.

3. Bƣớc kết thúc thanh tra

3.1. Xây dựng báo cáo kết quả thanh tra và kết luận thanh tra

Chậm nhất là 15 ngày, kể từ ngày kết thúc việc thanh tra trực tiếp tại cơ

sở, Trƣởng đoàn thanh tra có trách nhiệm xây dựng và ký báo cáo kết quả

thanh tra.

Trƣởng đoàn thanh tra có trách nhiệm lấy ý kiến các thành viên trong

Đoàn thanh tra về dự thảo báo cáo kết quả thanh tra; trƣờng hợp có ý kiến

khác nhau giữa Trƣởng đoàn và các thành viên Đoàn thanh tra thì phải nêu rõ

trong báo cáo. Trƣởng đoàn phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung

thực, khách quan của nội dung báo cáo kết quả thanh tra. Trƣờng hợp cần

phải làm rõ thêm một số nội dung phục vụ cho việc xây dựng báo cáo kết quả

thanh tra, Trƣởng đoàn có quyền yêu cầu đối tƣợng giải trình, làm rõ.

Báo cáo kết quả thanh tra đƣợc gửi tới ngƣời ra quyết định thanh tra.

Trong trƣờng hợp ngƣời ra quyết định thanh tra là Thủ trƣởng cơ quan quản

lý nhà nƣớc thì Trƣởng đoàn thanh tra phải báo cáo kết quả thanh tra cho

Chánh thanh tra cùng cấp.

Báo cáo kết quả thanh tra cần phải có các nội dung sau đây:

- Kết luận cụ thể về từng nội dung đã tiến hành thanh tra;

- Xác định rõ tính chất, mức độ vi phạm, nguyên nhân, trách nhiệm của

cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm (nếu có);

- Ý kiến khác nhau giữa thành viên Đoàn thanh tra với Trƣởng Đoàn

thanh tra về nội dung báo cáo kết quả thanh tra (nếu có);

225

- Các biện pháp xử lý theo thẩm quyền đã đƣợc áp dụng; kiến nghị các

biện pháp xử lý.

Chậm nhất là 15 ngày, kể từ ngày nhận đƣợc báo cáo kết quả thanh tra,

ngƣời ra quyết định thanh tra phải ra văn bản kết luận thanh tra.

Khi đƣợc giao xây dựng dự thảo Kết luận thanh tra, Trƣởng đoàn thanh tra

căn cứ vào báo cáo kết quả thanh tra, sự chỉ đạo của Ngƣời ra quyết định thanh

tra để xây dựng dự thảo Kết luận thanh tra trình Ngƣời ra quyết định thanh tra.

Kết luận thanh tra đƣợc lập trên cơ sở báo cáo kết quả thanh tra và phải

có các nội dung sau đây:

- Đánh giá việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ của đối tƣợng

thanh tra thuộc nội dung thanh tra;

- Kết luận về nội dung đƣợc thanh tra;

- Xác định rõ tính chất, mức độ vi phạm, nguyên nhân, trách nhiệm của

cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm (nếu có);

- Các biện pháp xử lý theo thẩm quyền đã đƣợc áp dụng; kiến nghị các

biện pháp xử lý.

Trong quá trình ra văn bản kết luận thanh tra, ngƣời ra quyết định thanh

tra có quyền yêu cầu Trƣởng Đoàn thanh tra, thành viên Đoàn thanh tra báo

cáo, yêu cầu đối tƣợng thanh tra giải trình để làm rõ thêm những vấn đề cần

thiết phục vụ cho việc ra kết luận thanh tra.

Trƣờng hợp cần thiết, ngƣời ra quyết định thanh tra yêu cầu Đoàn thanh

tra tiến hành thanh tra bổ sung để làm rõ thêm một số nội dung. Kết quả

thanh tra bổ sung phải đƣợc báo cáo bằng văn bản, làm cơ sở cho việc ra văn

bản kết luận thanh tra.

Trƣớc khi có kết luận chính thức, nếu xét thấy cần thiết thì ngƣời ra kết

luận thanh tra có thể gửi dự thảo kết luận thanh tra cho đối tƣợng thanh tra.

Đối tƣợng thanh tra có quyền giải trình về những vấn đề chƣa nhất trí với nội

dung của dự thảo kết luận thanh tra. Việc giải trình của đối tƣợng thanh tra

phải thực hiện bằng văn bản và có các chứng cứ để chứng minh cho ý kiến

giải trình của mình.

Trong trƣờng hợp Ngƣời ra quyết định thanh tra gửi dự thảo Kết luận

thanh tra cho đối tƣợng thanh tra và đối tƣợng thanh tra có văn bản giải trình

thì Trƣởng đoàn thanh tra có trách nhiệm nghiên cứu và đề xuất với Ngƣời ra

quyết định thanh tra hƣớng xử lý nội dung giải trình của đối tƣợng thanh tra.

226

Căn cứ vào báo cáo kết quả thanh tra, sau khi xem xét giải trình của đối

tƣợng thanh tra, ngƣời ra quyết định thanh tra ra văn bản kết luận thanh tra.

Kết luận thanh tra đƣợc gửi tới Thủ trƣởng cơ quan quản lý nhà nƣớc cùng

cấp và đối tƣợng thanh tra. Trƣờng hợp Thủ trƣởng cơ quan quản lý nhà nƣớc

là ngƣời ra quyết định thanh tra thì kết luận thanh tra còn đƣợc gửi cho Thủ

trƣởng cơ quan thanh tra cùng cấp.

Về hình thức và nội dung báo cáo kết quả thanh tra và kết luận thanh tra

cơ bản là giống nhau. Kết cấu bản báo cáo kết quả thanh tra, kết luận thanh

tra thông thƣờng bao gồm các phần nhƣ sau:

Phần I: Những khái quát chung

Nêu đƣợc xuất xứ cuộc thanh tra, tóm tắt quá trình thanh tra của đoàn và

nhận xét chung về tinh thần hợp tác của đối tƣợng thanh tra.

Khái quát đặc điểm tình hình của đối tƣợng thanh tra có liên quan ảnh

hƣởng tới nội dung thanh tra.

Phần II: Kết quả thanh tra

Tóm tắt diễn biến những sự việc thanh tra, kết quả thanh tra xem xét,

nhận xét, đánh giá về những ƣu, khuyết điểm, sai phạm; đánh giá tính chất,

mức độ của từng sai phạm; nguyên nhân khách quan, chủ quan, trách nhiệm

của từng cá nhân, tập thể có liên quan.

Phần III: Kết luận và kiến nghị

Kết luận:

Nêu nên những vấn đề đã thực hiện đúng, tốt; những vấn đề vi phạm

pháp luật cụ thể cả định tính và định lƣợng.

Kiến nghị:

Đối với báo cáo kết quả thanh tra, Trƣởng đoàn thanh tra kiến nghị

ngƣời ra quyết định thanh tra xử lý hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý

về kinh tế, hành chính hay trách nhiệm hình sự, những đề xuất kiến nghị bãi

bỏ, sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách có liên quan,

Đối với kết luận thanh tra thì ngƣời ra quyết định thanh tra xử lý hoặc

kiến nghị xử lý theo thẩm quyền về kinh tế, hành chính, hình sự hoặc bãi bỏ,

sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách có liên quan.

227

3.2. Công bố kết luận thanh tra

Ngƣời ra kết luận thanh tra có trách nhiệm công bố hoặc gửi kết luận

thanh tra cho đối tƣợng thanh tra. Trƣờng hợp cần thiết có thể uỷ quyền cho

Trƣởng Đoàn thanh tra công bố kết luận thanh tra. Việc công bố kết luận

thanh tra đƣợc lập thành biên bản.

Trong trƣờng hợp Ngƣời ra quyết định thanh tra quyết định công bố Kết

luận thanh tra và ủy quyền cho Trƣởng đoàn thanh tra thì Trƣởng đoàn thanh

tra có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho Thủ trƣởng cơ quan, tổ chức

hoặc cá nhân là đối tƣợng thanh tra về thời gian, địa điểm, thành phần tham

dự buổi công bố Kết luận thanh tra. Thành phần tham dự buổi công bố Kết

luận thanh tra gồm Thủ trƣởng cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân là đối tƣợng

thanh tra, đại diện các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

Tại buổi công bố Kết luận thanh tra, Trƣởng đoàn thanh tra đọc toàn văn

Kết luận thanh tra; nêu rõ trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân

trong việc thực hiện Kết luận thanh tra.

3.3. Hoàn tất hồ sơ cuộc thanh tra

Cuộc thanh tra phải đƣợc lập thành hồ sơ, Trƣởng Đoàn thanh tra có

trách nhiệm lập và bàn giao hồ sơ thanh tra cho cơ quan đã ra quyết định

thanh tra. Việc lập, quản lý, sử dụng hồ sơ thanh tra đƣợc thực hiện theo quy

định của pháp luật về lƣu trữ. Hồ sơ thanh tra gồm có:

Quyết định thanh tra;

Biên bản thanh tra do Đoàn thanh tra, Thanh tra viên lập;

Báo cáo, giải trình của đối tƣợng thanh tra;

Báo cáo kết quả thanh tra;

Kết luận thanh tra;

Văn bản về việc xử lý, kiến nghị việc xử lý;

Nhật ký Đoàn thanh tra;

Các tài liệu khác có liên quan đến cuộc thanh tra: Biên bản xác minh,

các bản sao tài liệu,… là chứng cứ để phục vụ cho việc kết luận thanh tra.

228

Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày có kết luận thanh tra, Trƣởng đoàn

thanh tra tổ chức việc bàn giao hồ sơ thanh tra. Trƣờng hợp vì trở ngại khách

quan thì thời gian bàn giao hồ sơ thanh tra có thể kéo dài nhƣng không quá

90 ngày. Trong thời hạn quy định, Trƣởng đoàn thanh tra có trách nhiệm bàn

giao hồ sơ thanh tra cho cơ quan trực tiếp quản lý Trƣởng đoàn thanh tra;

trƣờng hợp mà Ngƣời ra quyết định thanh tra không phải là Thủ trƣởng cơ

quan trực tiếp quản lý Trƣởng đoàn thanh tra thì Trƣởng đoàn thanh tra báo

cáo Ngƣời ra quyết định thanh tra để xin ý kiến chỉ đạo bàn giao hồ sơ thanh

tra cho cơ quan có thẩm quyền.

Việc bàn giao hồ sơ thanh tra phải đƣợc lập thành biên bản.

KẾT LUẬN

1. Kết luận

Đề tài này nghiên cứu hoàn thiện nội dung và quy trình thanh tra hành

chính, thanh tra chuyên ngành thống kê trên cơ sở Luật thống kê, Luật thanh

tra. Ban chủ nhiệm đề tài lấy chủ nghĩa Mác – Lê Nin, quan điểm của Đảng

và Nhà nƣớc ta về công tác thanh tra làm cơ sở lý luận. Đồng thời, áp dụng

các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành nghiên cứu đề xuất những quy

trình thống nhất trong công tác thanh tra của ngành Thống kê. Tuy nhiên, đề

tài có thể thực sự đi vào cuộc sống và thực hiện đƣợc cần đƣợc bổ sung hoàn

thiện thêm nữa để đáp ứng nhu cầu thực tiễn của công tác quản lý và đƣợc

triển khai thông qua quá trình ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

2. Kiến nghị

Việc xây dựng nội dung và quy trình thanh tra hành chính, thanh tra

chuyên ngành thống kê hiện nay nhằm cụ thể hoá các quy định của pháp luật

về thanh tra, thống kê; để hoạt động thanh tra của ngành thống kê đƣợc thống

nhất; tạo điều kiện cho các Đoàn thanh tra, Thanh tra viên, Thành viên Đoàn

thanh tra trong ngành Thống kê hoạt động thống nhất và đạt hiệu quả cao. Để

đáp ứng việc thi hành pháp luật về thống kê, thanh tra; nhằm đƣa pháp luật

vào cuộc sống phục vụ đắc lực cho công tác thống kê, ngoài việc tuyên

truyền phổ biến pháp luật đề nghị Tổng cục Thống kê thông qua Viện Khoa

học Thống kê tạo điều kiện để triển khai ứng dụng đề tài vào hoạt động của

Thanh tra Thống kê bằng việc nghiên cứu xây dựng và ban hành Quy trình

thanh tra Thống kê thực hiện trong toàn ngành Thống kê.

229

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Chỉ thị số 38/CT ngày 20/2/1984 của Ban bí thƣ Trung ƣơng Đảng.

2. V.I Lênin toàn tập, NXB Sự thật Matxcơva, 1985, tập 44, tr.157.

3. Từ điển tiếng Việt, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1994

4. Kỷ yếu Bác Hồ với thanh tra - Hà Nội 1991.

5. Đề tài khoa học cấp cơ sở năm 2000, 2003 của Thanh tra Tổng cục Thống kê.

6. Luật Thống kê, ngày 17/6/2003.

7. Nghị định số 14/2005/NĐ-CP ngày 04/02/2005.

8. Pháp Lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002.

9. Nghị định số 134/2003/NĐ-CP ngày 14/11/2003.

10. Luật Thanh tra số 22/2004/QH11 ngày 15/6/2004.

11. Nghị định số 41/2005/NĐ-CP ngày 25/3/2005.

12. Quyết định số 1776/TTNN ngày 21/12/1996 của Tổng Thanh tra Nhà nƣớc.

13. Công văn số 429/TTNN ngày 18/4/1997 của Thanh tra Nhà nƣớc.

14. Quyết định số 2151/2006/QĐ-TTCP ngày 10/11/2006 của Thanh tra Chính phủ.