89
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆN KHOA HỌC THỦY LỢI VIỆT NAM --------------------------------------------- BÁO CÁO XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LĨNH VỰC THỦY LỢI 1

XÂY DỰNG TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CÁC ĐỀ … chi danh gia hieu qua... · Web view... với xu thế của thế giới với việc coi sản phẩm quan trọng

  • Upload
    phamtu

  • View
    217

  • Download
    2

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: XÂY DỰNG TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CÁC ĐỀ … chi danh gia hieu qua... · Web view... với xu thế của thế giới với việc coi sản phẩm quan trọng

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

VIỆN KHOA HỌC THỦY LỢI VIỆT NAM---------------------------------------------

BÁO CÁO

XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

LĨNH VỰC THỦY LỢI

1

Page 2: XÂY DỰNG TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CÁC ĐỀ … chi danh gia hieu qua... · Web view... với xu thế của thế giới với việc coi sản phẩm quan trọng

MỤC LỤCSố trang

Mở đầu 1Chương 1. Mục đích, phạm vi, nội dung và phương pháp nghiên cứu 21.1. Mục đích nghiên cứu 2

1.2. Phạm vi nghiên cứu 2

1.3. Nội dung nghiên cứu 2

1.4. Phương pháp nghiên cứu 2

Chương 2. Tổng quan về đánh giá kết quả hoạt động KH&CN của các tổ chức nghiên cứu

4

2.1. Kinh nghiệm đánh giá của các nước trên thế giới 4

2.2. Trong nước 13

2.3. Cơ sở khoa học của việc đánh giá hiệu quả hoạt động khoa học và công nghệ

17

Chương 3. Thự trạng công tác đánh giá hiệu quả hoạt động KH&CN của các đơn vị thuộc Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam

24

3.1 Đặc điểm hoạt động khoa học và công nghệ của các đơn vị thuộc Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam

24

3.2 Tình hình thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ các cấp. 26

3.3. Các kết quả hoạt động khoa học công nghệ điển hình của Viện 27

3.4. Nguồn thu từ hoạt động khoa học công nghệ 33

3.5 Tổng hợp các bài báo được đăng trên tạp chí trong nước 36

Chương 4. Xây dựng tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động KH&CN của các đơn vị trực thuộc Viện KHTLVN

38

4.1. Xây dựng tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động khoa học và công nghệ các đơn vị trực thuộc Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam

38

4.2. Bộ tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động khoa học và công nghệ 46

4.3. Hướng dẫn cách tính điểm đánh giá hiệu quả hoạt động khoa học công nghệ

47

4.4. Một số đề xuất khi áp dụng bộ tiêu chí và nâng cao hiệu quả hoạt động khoa học công nghệ của Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam

50

Kết luận và Kiến nghị 55

2

Page 3: XÂY DỰNG TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CÁC ĐỀ … chi danh gia hieu qua... · Web view... với xu thế của thế giới với việc coi sản phẩm quan trọng

MỞ ĐẦU

Đảng ta luôn có quan điểm nhất quán về vai trò của khoa học và công nghệ, phát triển và hoàn thiện hoạt động này phù hợp với thực tiễn của đất nước, trong bối cảnh của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại và trước những diễn biến bất ngờ của nền kinh tế quốc tế. Nghị quyết TW 2 (khoa VIII) về khoa học công nghệ đã xác định khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, là động lực mạnh mẽ đổi mới, ổn định tình hình phát triển kinh tế - xã hội theo hướng xã hội chủ nghĩa. Các tổ chức khoa học công nghệ là nơi tập trung các nghiên cứu, các công trình khoa học mang lại cho xã hội loài người những thành tựu to lớn trong tất cả các lĩnh vực của cuộc sống. Trong những năm gần đây, hoạt động khoa học và công nghệ trong các tổ chức nghiên cứu khoa học có những chuyển biến mới, mang lịa hiệu quả rõ rệt. Bên cạnh những chuyển biến tích cực này, nhìn chung vẫn còn những hạn chế, bất cập đối với hoạt động khoa học và công nghệ trong các tổ chức nghiên cứu khoa học của nước ta. Nhằm thúc đẩy quá trình thực hiện đổi mới cơ chế quả lý hoạt động khoa học và công nghệ của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nói chung và Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam nói riêng, việc xây dựng một Bộ tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động khoa học công nghệ của các đơn vị trực thuộc là vấn đề cấp thiết. Bộ tiêu chí đánh giá sẽ là căn cứ xây dựng kế hoạch hoạt động khoa học công nghệ và phân bổ kinh phí sự nghiệp khoa học và công nghệ. Trong khuôn khổ nghiên cứu này, để tài xây dựng bộ tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động khoa học công nghệ cho Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam và các đơn vị thành viên.

3

Page 4: XÂY DỰNG TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CÁC ĐỀ … chi danh gia hieu qua... · Web view... với xu thế của thế giới với việc coi sản phẩm quan trọng

CHƯƠNG 1. MỤC ĐÍCH, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1.1. Mục đích nghiên cứu

Xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động khoa học và công nghệ của các đơn vị thành viên trực thuộc Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam

1.2. Phạm vi nghiên cứu

Về thời gian: Nghiên cứu tập trung vào các kết quả của hoạt động khoa học và công nghệ (chủ yếu là hoạt động nghiên cứu khoa học của Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam và các đơn vị thành viên) trong 5 năm gần đây

Về nội dung: Tập trung vào các nội dung đánh giá hiệu quả hoạt động khoa học và công nghệ, đề xuất các tiêu chí và đưa ra các tiêu chí đánh giá kết quả và đánh giá hiệu quả hoạt động này của các đơn vị nghiên cứu khoa học thuộc Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam

1.3. Nội dung nghiên cứu

- Nghiên cứu tổng quan đánh giá hiệu quả hoạt động khoa học và công nghệ của các tổ chức nghiên cứu khoa học công nghệ trong và ngoài nước

- Nghiên cứu thực trạng công tác đánh giá hiệu quả hoạt động khoa học và công nghệ của các đơn vị nghiên cứu thuộc Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam

- Đề xuất bộ tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động khoa học và công nghệ

- Đề xuất các giải pháp áp dụng bộ tiêu chí

1.4. Phương pháp nghiên cứu

Cách tiếp cận:

Tiếp cận logic – lịch sử: xem xét các điều kiện cuh thể, hoàn cảnh lịch sử cụ thể khi phân tích thực trạng kinh nghiệm của các nước cũng như bài học kinh nghiệm về đánh giá hiệu quả hoạt động khoa học và công nghệ của các tổ chức nghiên cứu khoa học

Bên cạnh đó, nghiên cứu này sẽ được thực hiện theo phương thức từ tổng kết kinh nghiệm thực tế để đưa ra phương pháp và cách xác định các tiêu chí để đánh giá kết quả và hiệu quả hoạt động khoa học và công nghệ và hệ thống các tiêu chí này sẽ được kiểm chứng

Phương pháp nghiên cứu:

- Hồi cứu tài liệu: tham khảo các tài liệu trong và ngoài nước có liên quan về đánh giá hiệu quả hoạt động khoa học và công nghệ

4

Page 5: XÂY DỰNG TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CÁC ĐỀ … chi danh gia hieu qua... · Web view... với xu thế của thế giới với việc coi sản phẩm quan trọng

- Nghiên cứu lý luận: hệ thống các khái niệm về hiệu quả và các biểu hiện của hiệu quả, hoạt động khoa học và công nghệ , lý thuyết về phương pháp đánh giá và hệ thống tiêu chí đánh giá kết quả và hiệu quả hoạt động khoa học và công nghệ.

- Khảo sát đánh giá: khảo sát thực trạng và đánh giá hiệu quả của hoạt động khoa học và công nghệ của các đơn vị nghiên cứu thuộc Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam bằng phỏng vấn

- Phương pháp chuyên gia: lấy ý kiến chuyên gia thông qua các hội thảo khoa học và trao đổi trực tiếp.

5

Page 6: XÂY DỰNG TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CÁC ĐỀ … chi danh gia hieu qua... · Web view... với xu thế của thế giới với việc coi sản phẩm quan trọng

CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN VỀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CỦA CÁC TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

2.1. Kinh nghiệm đánh giá của các nước trên thế giới

Công tác nghiên cứu khoa học của các nước phát triển là một hoạt động sống còn, là động lực để phát triển sản xuất cũng như toàn bộ đời sống kinh tế - xã hội. Ngân sách quốc gia, cũng như ngân sách của các doanh nghiệp dành cho hoạt động này khá lớn. Do đó việc đánh giá hiệu quả đầu tư cũng như đánh giá hoạt động khoa học công nghệ đòi hỏi khách quan và được tiến hành một cách có hệ thống.

2.1.1. Đánh giá các công trình nghiên cứu của Hà Lan

Theo quy chế 1998, công trình nghiên cứu khoa học được đánh giá theo:

- Các khía cạnh về nội dung chuyên ngành của các công trình nghiên cứu cũng như sứ mệnh của khoa học và của cơ sở nghiên cứu

- Sử dụng một cách rõ ràng hơn các tiêu chí đánh giá chất lượng khoa học hay đánh giá chất lượng học thuật, hiệu suất nghiên cứu, tính phù hợp và khả năng tiếp tục phát triển trong tươgn lai của công trình nghiên cứu dưới dự soi sáng của sứ mệnh của nhóm nghiên cứu, của khoa học và của tổ chức

- Sử dụng thống nhất các quy tắc và chỉ dẫn đánh giá của Hội liên hiệp khoa học tại Hà Lan

2.1.1.1. Chất lượng khoa học

Chất lượng khoa học của công trình nghiê cứu được đánh giá trên các cơ sở sau:

- Sự đóng góp của công trình nghiên cứu cào quá trình nghiên cứu và phát triển khoa học quốc tế

- Giá trị của các ấn phẩm công bố của công trình nghiên cứu

- Chất lượng của các cách tiếp cận và ý tưởng khoa học trong quá trình giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học của chương trình hay đề tài.

- Các chỉ số về sự công nhận quốc tế ngoài các ấn phẩm công bố như vị trí của cơ sở nghiên cứu, nhà khoa học trong mạng lưới khoa học quốc tế; Những công việc tư vấn được mời tham gia trên cơ sở uy tín khoa học.

2.1.1.2. Tính phù hợp của nghiên cứu

Tính phù hợp của nghiên cứu được đánh giá dựa vào các mặt sau:

- Các ý tưởng và cách tiếp cận đặc trưng của nghiên cứu đã đóng góp vào quá trình phát triển của linh vực khoa học tương ứng.

6

Page 7: XÂY DỰNG TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CÁC ĐỀ … chi danh gia hieu qua... · Web view... với xu thế của thế giới với việc coi sản phẩm quan trọng

- Tiểm năng tác động và ứng dụng kết quả nghiên cứu vào phát triển công nghệ trong tương lai và đáp ứng các nhu cầu mong muốn.

- Mức độ đáp ứng của công trình nghiên cứu đối với những nhu cầu của mạng lưới hệ thống khoa học – công nghệ của nhà nước, các ngành công nghiệp, các cơ quan trên cơ sở các kiến thức và kinh nghiệm chuyên môn

- Kết quả tạo ra các nguồn tài chính khác ngoài nguồn tài trợ chính.

2.1.1.3. Khả năng phát triển

Khả năng phát triển của nghiên cứu được đánh giá dựa trên các mặt sau:

- Mức độ tiếp tục phù hợp của chuyên đề nghiên cứu trên cơ sở tầm nhìn và kế hoạch phát triển trong tương lai (các dự kiến khoa học)

- Các khả năng đóng góp tài chính trong tương lai của các đối tác và điều kiện nghiên cứu.

- Sự tiếp tục hỗ trợ của các cấp lãnh đạo và quản lý đối với chương trình nghiên cứu

- Mức độ liên kết của chương trình nghiên cứu.

- Điểm mạnh của các mối liên kết đã có và sẽ có của nghiên cứu với các tổ chức nghiên cứu trong nước và quốc tế

2.1.2. Kinh nghiệm nghiên cứu đánh giá của Thụy Điển

Thụy Điển là một nước công nghiệp phát triển có trình độ khoa học công nghệ cao. Công tác đánh giá chất lượng, hiệu quả nghiên cứu và triển khai được qua tâm với những chỉ tiêu đầu tiên đối với đánh giá cơ bản là:

- Nguyên bản

- Chất lượng

- Tiềm năng khoa học của kết quả nghiên cứu: đồng thời phải tính đến năng lực của người thực hiện và phương tiện nghiên cứu.

Đánh giá nghiên cứu và triển khai theo nhiệm vụ, mục tiêu, phạm vi, những phạm vi khác ngoài phạm vi chất lượng thực hiện đều là quan trọng. Phạm vi này đều gồm các lĩnh vực liên quan tới mục tiêu, nhiệm vụ, tiềm năng sử dụng những kết quả đánh giá mức mạo hiểm và hiệu quả quản lý. Đánh giá cuối cùng sẽ gồm việc đánh giá những ứng dụng cụ thể của kết quả nghiên cứu.

Đánh giá không phải là một chức năng riêng biệt được thực hiện chỉ trong những chu kỳ sau hoặc sau khi nghiên cứu phát triển được thực hiện; đây là một quá trình liên tục mà cơ sở xây dựng phải được đặt ra trong giai đoạn lập kế hoạch nghiên cứu triển khai

7

Page 8: XÂY DỰNG TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CÁC ĐỀ … chi danh gia hieu qua... · Web view... với xu thế của thế giới với việc coi sản phẩm quan trọng

Bản chất của đánh giá là so sánh với một số tiêu chuẩn, yêu cầu (mục tiêu), cũng như khả năng lựa chọn hoặc những nhóm kiểm soát nghiên cứu và triển khai có tính chất thống kê (trong khoa học xã hội và khoa học cuộc sống). Chỉ tiêu cần phải xác định rõ ràng ngay từ đầu.

Thông tin cơ bản (cả định tính và định lượng) cần phải có một cách đúng lúc và ở một mức độ tương ứng, ở mức độ chi tiết khuôn mẫu tương ứng đối với mỗi mức độ giám sát quản lý hay trách nhiệm.

Sự liên hệ từ trước hay tiếp tục của những người sẽ sử dụng kết quả nghiên cứu và triển khai có thể đem lại sự chuyển giao công nghệ và ứng dụng kết quả.

Sự giám sát độc lập và đánh giá cần phải được thực hiện bởi những chuyên gia có kinh nghiệm và không tham gia vào việc nghiên cứu triển khai

Ngoài ra giai đoạn lập kế hoạch rất quan trọng trong việc thiết lập giai đoạn đánh giá chương trình, cụ thể:

- Xác định nhu cầu và vấn đề của nhà tài trợ và hình thành đối tượng, chỉ báo nghiên cứu

- Xác định cơ sở để so sánh, vì so sánh là bản chất của đánh giá kết quả nghiên cứu. Cơ sở đánh giá có thể là kết quả của một nghiên cứu nào đó, có thể là kết quả đạt được của một nghiên cứu tương tự trước đó, có thể là mức độ mà những yêu cầu hay mục tiêu cụ thể đáp ứng được hoặc là tổng hợp các yếu tố trên

- Thiết kế và nhấn mạnh phương tiện phát triển thông tin và dữ liệu, cả phương pháp định lượng và các chỉ số.

Đây là một trong những chỉ tiêu quan trọng nhất trong việc lập kế hoạch đó là để trả lời cho câu hỏi: điều gì sẽ xảy ra và ai sẽ liên quan đến nếu chương trình nghiên cứu và triển khai hoặc dự án thành công. Nói cách khác là:

- Bước tiếp theo hay một loạt những bước tiếp theo trong quá trình đổi mới công nghệ là gì?

- Ai sẽ là người liên quan đến trong việc quyết định và áp dụng những kết quả đạt được và những quyết định hay chỉ tiêu nào cần được thực hiện cũng như những khó khăn nào cần phải vượt qua để đảm bảo kết quả cuối cùng của việc cải tiến.

Thành lập một đội đánh giá độc lập nhằm mục đích vạch ra hoặc diễn giải chỉ tiêu và lựa chọn những phương án phù hợp đối với sự thành công của công tác đánh giá chương trình.

Đánh giá không nên được đề cập đến như là một chức năng riêng biệt chỉ trong những giai đoạn sau hoặc sau khi kết thúc một dự án: nó cần đề cập đến như một quá

8

Page 9: XÂY DỰNG TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CÁC ĐỀ … chi danh gia hieu qua... · Web view... với xu thế của thế giới với việc coi sản phẩm quan trọng

trình liên tục mà cơ sở của nó cần phải được đặt ra trong giai đoạn lập kế hoạch chương trình nghiên cứu và triển khai.

Kết quả đánh giá cần phải được ăn nhập với nhau sao cho đáp ứng được nhu cầu của người sử dụng những nghiên cứu đánh giá này, trong khi việc sử dụng chúng đôi khi còn khó khăn hơn là đánh giá chúng. Có thể cho rằng chính người sử dụng đánh giá phải là người đặt ra chính những mục tiêu đánh giá đó. Một mặt, nó có thể cho phép phân loại đối tương nghiên cứu và triển khai từ giai đoạn lập kế hoạch, mặt khác nó hỗ trợ cho đánh giá bằng cách cho phép so sánh những kết quả đạt được với những gì đặt ra.

Nhu cầu thiết lập một cơ sở cho sự so sánh thông tin định tính và định lượng, những thông số khoa học và công nghệ và sự phát triển đánh giá thực thi đã định.

Cần phải quan tâm đến việc lựa chọn một đội ngũ đánh giá độc lập tách riêng với việc quản lý để đảm bảo tính toàn vẹn và tính tin cậy.

Để đạt được tính sâu sắc của đánh giá, cần phải có một cam kết nghiêm túc với một đánh giá, những người có trách nhiệm đối với quá trình đánh giá cần phải được cung cấp đầy đủ các nguồn lực để thực hiện.

2.1.3. Kinh nghiệm đánh giá của Hoa Kỳ

- Phải bắt đầu bằng những khẳng định rõ ràng về mục tiêu của chương trình

- Xây dựng các tiêu chuẩn nhằm duy trì và tăng cường tính xuất sắc, tính trách nhiệm của hệ thống nghiên cứu.

- Thiết lập các chỉ tiêu kết quả hoạt động có ích đối với các nhà quản lý và khuyến khích tinh thần giám mạo hiểm

- Tránh những đánh giá quá nặng nề, quá tốn kém, hoặc khuyến khích những năng suất có tính giả tạo.

- Tổng quan những thành tích hợp tác và đánh giá đồng nghiệp về thành tích hoạt động của chương trình.

- Sử dụng nhiều nguồn và nhiều loại bằng chứng, chẳng hạn phối hợp các tiêu chí định tính và định lượng và cả những lời tường thuật

- Thí nghiệm nhằm phát triển một tập hợp các công cụ đánh giá hữu hiệu.

- Đưa ra được những báo cáo phục vụ cho việc phát triển chính sách trong tương lai và cải tiến, điều chỉnh các kế hoạch thực hiện chương trình.

- Công bố các kết quả cho công chúng và các cử tri đại diện.

Một số chỉ tiêu liên quan tới kết quả hoạt động, chẳng hạn về: số lượng, chất lượng, thời gian, chi phí, sản phẩm và kết quả đạt được. Các chỉ tiêu này bao gồm:

9

Page 10: XÂY DỰNG TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CÁC ĐỀ … chi danh gia hieu qua... · Web view... với xu thế của thế giới với việc coi sản phẩm quan trọng

- Các chỉ tiêu đầu vào phản ánh năng lực, mức độ sẵn sàng của cơ quan để thực hiện chương trình hoặc các hoạt động để tạo ra các kết quả và sản phẩm. Chúng bao gồm: nhân lực, tài trợ, thiết bị hoặc phương tiện, hàng hóa hay dịch vụ nhận được, các quy trình hay quy tắc làm việc.

- Các chỉ tiêu đầu ra là những bảng biểu, tính toán, những ghi nhận các hoạt động, những nỗ lực và có thể diễn tả dưới dạng định tính hoặc định lượng.

- Các chỉ tiêu và kết quả đạt được – là các chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động sơ vứi mục đích đã định.

- Các chỉ tiêu đánh giá tác động là các số đo về hiệu quả trực tiếp hay gián tiếp hoặc những hệ quả tạo ra từ việc thực hiện các hoạt động của các chương trình. Việc đánh giá tác động có thể tiến hành trên cơ sở so sánh kết quả hoạt động của chương trình với tình trạng trước đó, chất lượng dịch vụ của cơ quan khoa học và công nghệ này với cơ quan khác. Đo đạc tác động thường được làm dưới dạng những nghiên cứu so sánh đặc biệt.

2.1.4. Kinh nghiệm đánh giá của CHLB Đức

2.1.4.1. Đánh giá của nhóm Danh sách Xanh của CHLB Đức

Danh sách Xanh bao gồm 83 tổ chức, trong đó 80% là các Viện nghiên cứu, bảo tàng nghiên cứu và 20% là các Viện phục vụ cho nghiên cứu (các trung tâm thông tin khoa học và công nghệ, các cơ sở dữ liệu, v.v…). Nếu phân theo lĩnh vực chuyên môn thì hệ thống này phân bố như sau:

- Khoa học xã hội và nhân văn, chiếm 20%

- Khoa học xã hội và kinh tế, chiếm 20%

- Khoa học sự sống, chiếm 26%

- Toán học và khoa học tự nhiên, chiếm 25%

- Khoa học môi trường, chiếm 9%

Trong đánh giá các Viện thuộc Danh sách Xanh, người ta cũng đề xuất các chỉ tiêu (khoảng 20 chỉ tiêu) để nhận xét năng suất và hiệu quả nghiên cứu, tập trung theo các nhóm sau:

Về chương trình nghiên cứu của tổ chức khoa học: sự hợp lý của chương tình nghiên cứu là tính thuyết phục trong việc xác định các trọng điểm nghiên cứu (các chương trình nghiên cứu có mang tính tổng hợp thành hệ thống gắn kết với nhau hay chỉ là những đề tài rời rạc); có sức thuyết phục đối với lao động khoa học của Viện trong một tương lai trung hạn hay không (có phục vụ các mục tiêu ưu tiên, …)

Về công bố và hội nghị khoa học: sự hưởng ứng khoa học đặc biệt là dựa trên những công bố cao, các bài viết trên tạp chí khoa học nổi tiếng; các nhà khoa học của

10

Page 11: XÂY DỰNG TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CÁC ĐỀ … chi danh gia hieu qua... · Web view... với xu thế của thế giới với việc coi sản phẩm quan trọng

Viện có được mời tham gia báo cáo tại các hội nghị khoa học quốc gia và quốc tế quan trọng; Viện có tổ chức được các hội nghị ngành quốc gia và quốc tế quan trọng.

Về chất lượng đội ngũ khoa học: bao nhiêu người được mời giảng dạy tại các trường đại học, hướng dẫn nghiên cứu sinh, bao nhiêu người được phong giáo sư, có các chương trình tự đào tạo hay không.

Về khả năng liên kết và hợp tác: khả năng huy động các nguồn tại trợ bên ngoài; có sự tư vấn của các Viện khác trong cùng ngành hay không; sự liên kết và hợp tác với các tổ chức bên ngoài của Viện (với các trường đại học, các Viện khác, các cơ sở sản xuất …); sự năng động của các thành viên trong Viện.

Khả năng ứng dụng kết quả nghiên cứu: số người có đăng ký sở hữu công nghiệp; số người có thể lập công ty; số người có khả năng lôi kéo tài trợ bên ngoài…

Về chất lượng dịch vụ: năng lực và chất lượng phục vụ nhu cầu khách hàng; dịch vụ có dựa trên công nghệ tiên tiến hay không; chất lượng của các hoạt động tư vấn…

2.1.4.2. Đánh giá của hiệp hội Fraunhofer ở Đức

Hiệp hội Fraunhofer bao gồm 56 cơ sở nghiên cứu, với ngân sách hoạt động hàng năm khoảng 900 triệu EUR, có nhiệm vụ thực hiện triển khai, quảng bá các tri thức khoa học trên các linh vực nghiên cứu ứng dụng thông qua các hợp đồng nghiên cứu và dịch vụ với các chủ hợp đồng là tư nhân hoặc Nhà nước, nhằm đảm bảo khả năng cạnh tranh của kinh tế thủ công của Đức và giải quyết các nhiệm vụ công cộng cũng như thúc đẩy các nghiên cứu phục vụ mục đích tư nhân.

Các lĩnh vực hoạt động khoa học của Fraunhofer bao gồm: kỹ thuật vật liệu, công nghệ xây dựng, kỹ thuật sản xuất, công nghệ gia công, công nghệ thông tin và viễn thông, vi điện tử, kỹ thuật vi hệ thống, hệ thống cảm ứng, kỹ thuật kiểm tra, kỹ thuật xây dựng và năng lượng; nghiên cứu về sức khỏe và môi trường; trung tâm nghiên cứu kinh tế - kỹ thuật, tư vấn và thông tin khoa học công nghệ.

Sau đây là danh mục các chỉ tiêu đánh giá của hiệp hội Fraunhofer:

Các chỉ tiêu đầu vào:

- Độ năng động của đội ngũ cán bộ nghiên cứu

- Số nhà khoa học đến cộng tác

- Trình độ khoa học của đội ngũ cán bộ nghiên cứu (TS, PGS, GS)

- Đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn khoa học

- Độ tuổi bình quân trong đội ngũ cán bộ nghiên cứu

- Mối quan hệ với các doanh nghiệp

- Mức độ đầu tư11

Page 12: XÂY DỰNG TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CÁC ĐỀ … chi danh gia hieu qua... · Web view... với xu thế của thế giới với việc coi sản phẩm quan trọng

Các chỉ tiêu đầu ra

- Thành tích khoa học

- Được mời giảng dạy tại các trường đại học

- Được tham gia tư vấn

- Số ấn phẩm công bố

- Tổ chức các hội thảo khoa học

- Các giải thưởng khoa học

- Các luận văn thạc sỹ và tiến sỹ

Về chuyển giao công nghệ

- Các hợp đồng thực hiện cho công nghiệp (tổng giá trị)

- Các loại hợp đồng khác

- Số lượng các hợp đồng do doanh nghiệp đặt hàng

- Số lượng các hợp đồng do ngân sách Nhà nước cấp

- Hợp tác với các ngành

- Bản quyền

- Thành lập các công ty ngoại biên (spin off)

2.1.5. Đánh giá nghiên cứu đại học tại Thái Lan

Trong hệ thống đảm bảo chất lượng đào tạo đại học ở Thái Lan, nghiên cứu khoa học là một đánh giá quan trọng. Các hoạt động đánh giá khoa học được đánh giá theo các mặt sau:

- Chính sách, công tác lập kế hoạch và hỗ trợ hệ thống nghiên cứu

- Các ấn phẩm nghiên cứu khoa học

- Các nguồn lực nghiên cứu: nhân lực, tài chính, cơ sở vật chất

Như vậy đối với toàn trường đại học, công tác nghiên cứu được đánh giá toàn diện trên nhiều mặt đặc biệt là kết quả nghiên cứu được công bố trên các tạp chí trong nước và quốc tế, các chứng nhận quyền tác giả, bản quyền của các công trình khoa học.

Từ năm 2002 Thái Lan đã có cải tổ lớn về cơ cấu tổ chức quản lý nhà nước về giáo dục với sự thành lập của Bộ Giáo dục, văn hóa và tôn giáo trong đó có Ủy ban giáo dục đại học. Vai trò của cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục đại học trong công tác kiểm định đã thay đổi với sự thành lập một cơ quan mới là Cơ quan tiêu chuẩn giáo dục quốc gia và đánh giá chất lượng (The Office for National Education Standars and Quality Asseessment) có vị trí và vai trò độc lập không trực thuộc trực tiếp Bộ Giáo

12

Page 13: XÂY DỰNG TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CÁC ĐỀ … chi danh gia hieu qua... · Web view... với xu thế của thế giới với việc coi sản phẩm quan trọng

dục, văn hóa và tôn giáo. Cơ quan này có trách nhiệm đánh giá bên ngoài và các chức năng chủ yếu sau:

- Phát triển hệ thống đánh giá bên ngoài, hoạch định cơ chế, định hướng và các phương pháp đánh giá bên ngoài có hiệu quả trong hệ thống đảm bảo chất lượng

- Phát triển các chuẩn mực, các tiêu chí đánh giá bên ngoài.

- Giám sát và đặt ra các tiêu chí cấp chứng chỉ của các chuyên gia đánh giá bên ngoài, hỗ trợ các nghiên cứu phát triển hệ thống đánh giá bên ngoài.

- Phát triển và đào tạo đội ngũ chuyên gia đánh giá bên ngoài; xây dựng các chương trình và tổ chức các khóa đào tạo, khuyến khích các cơ quan, tổ chức tư nhân, nghề nghiệp tham gia có hiệu quả vào việc đào tạo chuyên gia đánh giá bên ngoài

- Đệ trình báo cáo hàng năm về đánh giá chất lượng và các chuẩn mực giáo dục lên Chính phủ và Bộ Giáo dục, văn hóa và tôn giáo, Cơ quan ngân sách để xem xét và hoạch định chính sách giáo dục và phân bổ ngân sách giáo dục hàng năm cũng như thông tin cho các cơ quan hữu quan và công chúng

Vai trò của Bộ Giáo dục, văn hóa và tôn giáo (Ủy ban giáo dục đại học) tập trung vào công tác chỉ đạo, hỗ trợ xây dựng hệ thống đảm bảo chất lượng của các trường trực thuộc và thực hiện đánh giá bên trong. Thực hiện các hoạt động thông tin và hợp tác khu vực và quốc tế trong lĩnh vực đảm bảo chất lượng đào tạo, làm cầu nối giữa cơ quan tiêu chuẩn giáo dục với các cơ sở đào tạo

2.1.6. Các tiêu chí đánh giá nghiên cứu ở Nhật Bản

Chất lượng các công tác nghiên cứu của một tổ chức khoa học được đánh giá ở các tiêu chí sau:

- Mục đích và các mục tiêu nghiên cứu

- Cơ cấu các hoạt động nghiên cứu, các hệ thống hỗ trợ

- Sản phẩm nghiên cứu và mức độ nghiên cứu

- Sự đóng góp của các hoạt động nghiên cứu vào phát triển kinh tế, văn hóa xã hội

- Tổ chức nghiên cứu

- Quản lý và nâng cao chất lượng nghiên cứu

Như vậy, các đánh giá về nghiên cứu của Nhật Bản đối với các tổ chức nghiên cứu khoa học rất quan tâm đến mục tiêu nghiên cứu, các sản phẩm và sự đóng góp của các nghiên cứu đối với công cuộc phát triển kinh tế, văn hóa và xã hội.

2.1.7. Bài học kinh nghiệm

Công tác nghiên cứu khoa học ở các nước phát triển là một hoạt động sống còn, động lực để phát triển sản xuất cũng như toàn bộ đời sống kinh tế xã hội. Ngân sách

13

Page 14: XÂY DỰNG TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CÁC ĐỀ … chi danh gia hieu qua... · Web view... với xu thế của thế giới với việc coi sản phẩm quan trọng

quốc gia, cũng như ngân sách của các doanh nghiệp dành cho hoạt động này khá lớn. Do đó việc đánh giá hiệu quả đầu tư cũng nhưn đánh giá hiệu quả hoạt động khoa học công nghệ đòi hỏi khách quan và được tiến hành một cách có hệ thống.

Kinh nghiệm đánh giá hiệu quả công tác nghiên cứu khoa học của các nước trên thế giới có thể được tổng kết như sau:

Tiến hành đánh giá bao gồm

- Ở cấp quốc gia: Các tổ chức cung cấp nguồn vốn; Hội đồng nghiên cứu

- Ở cấp cơ sở: Hội đồng khoa học; Ban lãnh đạo; các đơn vị chuyên môn

Mục tiêu đánh giá

- Phân bổ vốn nghiên cứu

- Xây dựng chiến lược

Các tiêu chí đánh giá

- Số lượng

- Chất lượng

- Mức độ ảnh hưởng

- Tính ứng dụng

Dựa vào kết quả khảo sát có thể thấy các nước đưa ra các nhóm chỉ tiêu đánh giá các tổ chức nghiên cứu triển khai sau:

Nhóm 1: Các chỉ tiêu liên quan đến mục tiêu, tầm nhìn và chiến lược phát triển của tổ chức nghiên cứu và triển khai. Các chỉ tiêu này mang tính khái quát và bao trùm, phần lớn chúng mang tính chất định tính, chúng thể hiện vai trò và chiến lược phát triển của tổ chức nghiên cứu và triển khai theo các hướng khoa học và công nghệ trọng điểm quốc gia. Những câu hỏi đánh giá ở đây là: Tổ chức nghiên cứu và triển khai có xây dựng chiến lược phát triển dài hạn, trung hạn và kế hoạch phát triển ngắn hạn của mình hay không? Các quy hoạch, kế hoạch đó có thể nằm trong chức năng nhiệm vụ được giao hay không? Tổ chức nghiên cứu và triển khai hình dung vị trí của mình như thế nào trong hệ thống khoa học và công nghệ của quốc gia và quốc tế? Các đề tài, nhiệm vụ nghiên cứu có đảm bảo tính hệ thống và thể hiện được tầm nhìn cũng như yêu cầu của tổ chức nghiên cứu và triển khai hay không? Các kế hoạch xây dựng tiềm lực và đội ngũ có thể hiện được yêu cầu phát triển đã đề ra hay không? v.v… Theo kinh nghiệm của CHLB Đức, có thể lấy các mục tiêu xác thực, đủ cụ thể, phù hợp với chức năng và nhiệm vụ được giao do tổ chức nghiên cứu và triển khai đề ra làm chuẩn mực để đánh giá

Nhóm 2: Các chỉ tiêu đầu vào, bao gồm các chỉ tiêu liên quan tới tiềm lực của tổ chức nghiên cứu và triển khai. Câu hỏi tổng quát ở đây là: Tiềm lực nghiên cứu và

14

Page 15: XÂY DỰNG TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CÁC ĐỀ … chi danh gia hieu qua... · Web view... với xu thế của thế giới với việc coi sản phẩm quan trọng

triển khai của cơ quan có đủ năng lực giải quyết các nhiệm vụ thuộc lĩnh vực khoa học và công nghệ được giao nhằm bắt kịp và vượt trình độ tiên tiến của sản xuất trong nước, trình độ khoa học và công nghệ của khu vực và quốc tế hay không?

Các tiêu chí này bao gồm những nét cơ bản sau:

- Sức mạnh của tiềm lực xét trên các thành tố cơ bản là: Nhân lực (xét trên các mặt cơ cấu như lứa tuổi, nam nữ, trình độ chuyên môn, thâm niên công tác nghiên cứu khoa học và công nghệ, phân theo các linh vực hoạt động khoa học công nghệ, cơ cấu chức vụ, v.v…); tài chính; thông tin khoa học công nghệ; trang thiết bị nghiên cứu; năng lực tổ chức công tác nghiên cứu khoa học công nghệ.

- Mức độ tổng hợp của các chương trình, đề tài nghiên cứu mà cơ quan thực hiện trong những năm gần đây: tính hệ thống của các đề tài nghiên cứu, dự trữ các ý đồ nghiên cứu, khả năng tập trung nguồn lực để phát huy điểm mạnh và hạn chế điểm yếu.

- Mức độ trang thiết bị các cơ sở thử nghiệm, các dự án, quy mô của cơ sở thí nghiệm, khả năng giải quyết các nhiệm vụ đặt ra với các dự án quốc gia

- Năng lực bồi dưỡng cán bộ, đào tạo cán bộ có trình độ cao: thành phần và tình trạng của các cơ sở đào tạo (thực tập, thí nghiệm, thử nghiệm, trình diễn); cán bộ và khả năng tổ chức trong quá trình đào tạo (hướng dẫn viên khoa học, giảng viên, giáo sư, cơ sở đào tạo nghiên cứu sinh, v.v…); các bộ phận trợ giúp khác (phòng hội thảo, hội trường, các phương tiện trang bị cho trình diễn, các phương tiện thông tin liên lạc, v.v…)

Nhóm 3: Các chỉ tiêu đầu ra là những chỉ tiêu phản ánh các kết quả hoạt động của nghiên cứu và triển khai và hoạt động khoa học và công nghệ nói chung của tổ chức nghiên cứu và triển khai, tác động vào vai trò của tổ chức nghiên cứu và triển khai.

2.2. Trong nước

2.2.1. Điểm qua kết quả nghiên cứu khoa học của một số tổ chức

2.2.1.1. Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam (VASS)

Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam là một Viện hàn lâm khoa học hàng đầu của cả nước về lĩnh vực nông nghiệp được thành lập theo các Quyết định số 220/QĐ-TTg và Quyết định số 930/2005/QĐ-TTg ngày 09 tháng 9 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ. Hiện tại, Viện có 5 ban chức năng, 18 đơn vị trực thuộc, với biên chế là 2.674 người, trong đó có 31 Giáo sư và Phó Giáo sư; 191 TSKH và TS; 555 Thạc sỹ; 1.129 Kỹ sư/Cử nhân; Tỷ lệ cán bộ khoa học trình độ từ đại học trở lên chiếm 41,3%.

Biểu 2.1. Kết quả hoạt động khoa học và công nghệ của

15

Page 16: XÂY DỰNG TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CÁC ĐỀ … chi danh gia hieu qua... · Web view... với xu thế của thế giới với việc coi sản phẩm quan trọng

Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam

TT Các chỉ số 2010 2011 20121 Số lượng công trình nghiên cứu khoa học

1.1 Đề tài cấp Nhà nước (độc lập và chương trình) 49 48 611.2 Dự án sản xuất thử nghiệm cấp nhà nước 2 6 51.3 Đề tài nghiên cứu hợp tác theo nghị định thư 8 9 101.4 Đề tài cấp Bộ (độc lập và chương trình) 105 93 1101.5 Dự án sản xuất thử nghiệm cấp Bộ 17 22 341.6 Đề tài/dự án cấp tỉnh 128 166 1772 Số cán bộ nghiên cứu

2.1 Biên chế 2674 2674 26742.2 Hợp đồng 1000 1000 10003 Hiệu quả đào tạo (thông qua các đề tài

nghiên cứu)3.1 Số lượng tiến sĩ3.2 Số lượng thạc sĩ3.3 Khác 4 Hiệu quả thông tin nghiên cứu khoa học

4.1 Số bài báo được công bố trong nước 2724.2 Số bài báo được công bố ở nước ngoài 434.3 Các báo cáo tham luận tại các hội nghị khoa

học trong và ngoài nước4.4 Số sách chuyên khảo được xuất bản 155 Hiệu quả khoa học công nghệ

5.1 Số bản quyền sáng chế được đăng ký bảo hộ5.2 Số phát minh được công bố5.3 Số lượng nghiên cứu được áp dụng vào thực tế5.4 Số lượng tiến bộ kỹ thuật, sáng kiến, kinh

nghiệm được công nhận và phổ biến102 107 160

+ Cây, con giống, vật liệu, thiết bị, công cụ mới+ Phương pháp, quy trình, chính sách, công nghệ mới

6 Hiệu quả kinh tế6.1 Tổng kinh phí đầu tư cho nghiên cứu khoa học

(triệu đồng)6.2 Số lượng các hợp đồng bán sản phẩm, chuyển

giao công nghệ, bán bản quyền được ký kết6.3 Tổng giá trị hợp đồng bán sản phẩm, chuyển

giao công nghệ, bán bản quyền được ký kết (triệu đồng)

2.2.1.2. Viện Khoa học lâm nghiệp Việt Nam (VAFS)

16

Page 17: XÂY DỰNG TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CÁC ĐỀ … chi danh gia hieu qua... · Web view... với xu thế của thế giới với việc coi sản phẩm quan trọng

Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam là tổ chức sự nghiệp khoa học được xếp hạng đặc biệt, trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Biểu 2.2. Kết quả hoạt động khoa học và công nghệ của Viện Khoa học lâm nghiệp Việt Nam

TT Các chỉ số 2010 2011 20121 Số lượng công trình nghiên cứu khoa học

1.1 Đề tài cấp Nhà nước (độc lập và chương trình) 10 9 151.2 Dự án sản xuất thử nghiệm cấp nhà nước 0 0 01.3 Đề tài nghiên cứu hợp tác theo nghị định thư 1 0 01.4 Đề tài cấp Bộ (độc lập và chương trình) 85 80 481.5 Dự án sản xuất thử nghiệm cấp Bộ 2 1 11.6 Đề tài/dự án cấp tỉnh 17 12 82 Số cán bộ nghiên cứu

2.1 Biên chế 454 462 4712.2 Hợp đồng 124 127 1373 Hiệu quả đào tạo (thông qua các đề tài nghiên

cứu)3.1 Số lượng tiến sĩ 5 3 123.2 Số lượng thạc sĩ 50 36 133.3 Khác 10 9 84 Hiệu quả thông tin nghiên cứu khoa học

4.1 Số bài báo được công bố trong nước 64 53 654.2 Số bài báo được công bố ở nước ngoài 10 0 44.3 Các báo cáo tham luận tại các hội nghị khoa học

trong và ngoài nước59 67 73

4.4 Số sách chuyên khảo được xuất bản 11 14 155 Hiệu quả khoa học công nghệ

5.1 Số bản quyền sáng chế được đăng ký bảo hộ 0 0 05.2 Số phát minh được công bố 0 0 05.3 Số lượng nghiên cứu được áp dụng vào thực tế 35 41 175.4 Số lượng tiến bộ kỹ thuật, sáng kiến, kinh nghiệm

được công nhận và phổ biến+ Cây, con giống, vật liệu, thiết bị, công cụ mới 20 4 17+ Phương pháp, quy trình, chính sách, công nghệ mới

- - -

6 Hiệu quả kinh tế6.1 Tổng kinh phí đầu tư cho nghiên cứu khoa học

(triệu đồng) 35.219 34.976 36.897

6.2 Số lượng các hợp đồng bán sản phẩm, chuyển giao công nghệ, bán bản quyền được ký kết 135 131 124

6.3 Tổng giá trị hợp đồng bán sản phẩm, chuyển giao công nghệ, bán bản quyền được ký kết (triệu đồng)

46.387 74.448 86.141

Là một đơn vị nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, hợp tác quốc tế, đào tạo và tư vấn trong lĩnh vực lâm nghiệp phục vụ yêu cầu quản lý nhà nước về nông nghiệp và phát triển nông thôn. Số liệu thống kê từ biểu trên cho thấy số lượng

17

Page 18: XÂY DỰNG TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CÁC ĐỀ … chi danh gia hieu qua... · Web view... với xu thế của thế giới với việc coi sản phẩm quan trọng

đề tài, dự án nghiên cứu khoa học của đơn vị khá nhiều, bình quân cứ 8 cán bộ khoa học thì có 1 đề tài. Số lượng tiến sĩ và thạc sĩ được đào tạo thông qua các kết quả nghiên cứu còn khá khiêm tốn

Đối với hiệu quả thông tin từ nghiên cứu khoa học, số lượng bài báo được công bố trong nước còn ít với 1,5 bài báo/1công trình nghiên cứu. Đối với bài báo được công bố trên tạp chí nước ngoài, bình quân 0,08 bài báo/1 công trình nghiên cứu. Bên cạnh đó, trong 3 năm Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam đã xuất bản được 40 đầu sách chuyên khảo và sách khác từ các công trình nghiên cứu. Đây là một kết quả khá tốt trong giai đoạn hiện nay.

Về hiệu quả kinh tế, số liệu từ bảng trên cho thấy cứ 01 đồng đầu tư từ ngân sách cho hoạt động khoa học công nghệ thì có 02 đồng được tạo ra từ bán sản phẩm, chuyển giao công nghệ, bán bản quyền

2.2.1.3. Đánh giá chung

Việc đánh giá hiệu quả hoạt động khoa học và công nghệ tại các tổ chức nghiên cứu khoa học chủ yếu thông qua các công trình khoa học đăng trên tạp chí trong nước và quốc tế, qua các hợp đồng chuyển giao công nghệ và kết quả đào tạo nâng cao năng lực.

Hàng năm các tổ chức đều có đánh giá hoạt động khoa học và công nghệ của từng đơn vị và trên cơ sở đó kết hợp với các thông tin tổng hợp của Ban Kế hoạch Tổng hợp

Về cơ bản, các tổ chức đều chưa có hệ thống tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động khoa học và công nghệ một cách chính thống và việc đánh giá hiệu quả được triển khai không thường xuyên và chưa coi đó là một nhiệm vụ cần thiết.

Tiêu chí về hiệu quả hoạt động khoa học và công nghệ chưa được chú trọng và đưa vào hệ thống tính toán

2.2.2. Một số ý kiến về tiêu chí đánh giá

Hầu hết các tổ chức nghiên cứu khoa học khi xây dựng định hướng chiến lược khoa học và công nghệ đều có đề cập một cách trực tiếp hay gián tiếp về các tiêu chí đánh giá chất lượng trong nghiên cứu khoa học, ứng dụng, phát triển và chuyển giao công nghệ. Có thể tóm tắt như sau:

- Xây dựng và triển khai kế hoạch hoạt động khoa học công nghệ phù hợp với chức năng nhiệm vụ và định hướng phát triển của ngành

- Các đề tài, dự án được triển khai và thực hiện theo kế hoạch

- Số lượng bài báo đăng trên tạp chí chuyên ngành trong nước và quốc tế tương ứng với số đề tài nghiên cứu khoa học và phù hợp với định hướng nghiên cứu

18

Page 19: XÂY DỰNG TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CÁC ĐỀ … chi danh gia hieu qua... · Web view... với xu thế của thế giới với việc coi sản phẩm quan trọng

- Hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ có những đóng góp mới cho khoa học, có giá trị ứng dụng thực tế giải quyết các vấn đề phát triển kinh tế - xã hội

- Đảm bảo nguồn thu từ nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ

- Các hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ của đơn vị gắn kết với các doanh nghiệp, đóng góp vào phát triển nguồn nhân lực của đơn vị

Tuy nhiên các tiêu chí này mới chỉ được xem xét trong phạm vi hẹp do đó không thể áp dụng cho tất cả các tổ chức có quy mô và lĩnh vực nghiên cứu khác nhau

Một số nhà khoa học đã có những nghiên cứu, đề xuất mang tính cá nhân về hiệu quả hoạt động khoa học công nghệ như:

- TS. Phạm Hữu Dục cho rằng bên cạnh hiệu quả trực tiếp, khoa học công nghệ còn có hiệu quả tiềm năng, như đầu thập niên 70, Việt Nam bắt đầu nghiên cứu về ưu thế ngô lai, 25 năm sau đánh bật được các công ty nước ngoài, giành lại thị phần giống ngô lai ở Việt Nam; hiệu quả mang tính tích hợp, ví như Việt Nam chặn được dịch SARS sớm nhất là nhờ công của các nhà nghiên cứu siêu vi trùng, dịch tễ học, bác sĩ điều trị

- Ở một khía cạnh khá, GS Hoàng Tụy đưa ra nguyên tắc đánh giá các đề tài khoa học: Nếu do nhà nước đầu tư thì hiệu quả nghiên cứu phải được công bố trên các tạp chí chuyên ngành nước ngoài, nếu không công bố được trên các tạp chí nước ngoài thì chưa xứng tầm quốc gia tài trợ. Với những đề tài chưa rõ ứng dụng cụ thể, rủi ro cao thì các chuyên gia phải lập dự án sau đó xin tài trợ của nhà nước. Nhà nước chỉ kiểm tra kết quả và thưởng cho những đề tài có hiệu quả.

- GS Vũ Cao Đàm nhấn mạnh cần phân biệt rõ kết quả và hiệu quả nghiên cứu: kết quả thì đánh giá, còn hiệu quả phải lượng định. GS Vũ Cao Đàm cũng đưa ra tiêu chí đánh giá hiệu quả gồm hiệu quả khoa học (tức là hiệu quả thông tin, cả những nghiên cứu thất bại cũng có hiệu quả này); hiệu quả công nghệ; hiệu quả kinh tế; hiệu quả môi trường; hiệu quả xã hội…

2.3. Cơ sở khoa học của việc đánh giá hiệu quả hoạt động khoa học và công nghệ

2.3.1. Một số khái niệm cơ bản về hoạt động nghiên cứu khoa học

2.3.1.1. Khái niệm khoa học có các định nghĩa sau:

- Là lĩnh vực hoạt động nghiên cứu nhằm mục đích sản xuất ra những tri thức mới về tự nhiên, xã hội, tư duy và bao gồm tất cả những điều kiện, những yếu tố của sự sản xuất này: nhà khoa học, cơ quan khoa học, phương pháp, thông tin khoa học

- Là hệ thống tri thức về các hiện tượng, sự vật, quy luật của tự nhiên, xã hội và tư duy

19

Page 20: XÂY DỰNG TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CÁC ĐỀ … chi danh gia hieu qua... · Web view... với xu thế của thế giới với việc coi sản phẩm quan trọng

2.3.1.2. Khái niệm công nghệ có các định nghĩa sau:

- Là môn khoa học ứng dụng nhừm vận dụng các quy luật tự nhiên và các nguyên lý khoa học, đáp ứng các nhu cầu vật chất và tinh thần của con người.

- Là phương tiện kỹ thuật, là sự thể hiện vật chất hóa các tri thức ứng dụng khoa học

- Là tập hợp các cách thức, các phương pháp dựa trên cơ sở khoa học và được sử dụng vào sản xuất trong các ngành sản xuất khác nhau để tạo ra những sản phẩm vật chất và dịch vụ

Khái niệm công nghệ còn được hiểu:

- Là tập hợp các phương pháp, quy trình, kỹ năng, bí quyết, công cụ, phương tiện dùng để biến đổi các nguồn lực thành sản phẩm.

2.3.1.3. Hoạt động khoa học và công nghệ

Theo UNESCO, hoạt động khoa học và công nghệ được định nghĩa là: các hoạt động có hệ thống liên quan chặt chẽ với việc sản xuất, nâng cao, truyền bá và ứng dụng các tri thức khoa học kỹ thuật trong mọi lĩnh vực của khoa học và công nghệ, là các khoa học tự nhiên, kỹ thuật và công nghệ, các khoa học ý học và nông nghiệp, cũng như các khoa học xã hội và nhân văn.

2.3.1.4. Nghiên cứu và triển khai

Nghiên cứu khoa học và triển khai thực nghiệm, gọi tắt là nghiên cứu và triển khai là tập hợp toàn bộ các hoạt động có hệ thống và sáng tạo nhằm phát triển kho tàng kiến thức liên quan đến con người, tự nhiên và xã hội và nhằm sử dụng các kiến thức để tạo ra những ứng dụng mới

Định nghĩa trên cho thấy nhân tố quyết định để định nghĩa nghiên cứu và triển khai là sự có mặt của yếu tố sáng tạo và đổi mới. Thuộc tính này là chung cho cả nghiên cứu khoa học và triển khai thực nghiệm

2.3.1.5. Nghiên cứu khoa học

Khoa học là quá trình nghiên cứu nhằm khám phá ra những kiến thức mới, học thuyết mới, … về tự nhiên và xã hội. Những kiến thức hay học thuyết mới này, tốt hơn, có thể thay thế dần những cái cũ, không còn phù hợp. Thí dụ: Quan niệm thực vật là vật thể không có cảm giác được thay thế bằng quan niệm thực vật có cảm nhận. Như vậy, khoa học bao gồm một hệ thống tri thức về quy luật của vật chất và sự vận động của vật chất, những quy luật của tự nhiên, xã hội, và tư duy. Hệ thống tri thức này hình thành trong lịch sử và không ngừng phát triển trên cơ sở thực tiễn xã hội. Phân biệt ra 2 hệ thống tri thức: tri thức kinh nghiệm và tri thức khoa học.

20

Page 21: XÂY DỰNG TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CÁC ĐỀ … chi danh gia hieu qua... · Web view... với xu thế của thế giới với việc coi sản phẩm quan trọng

Nghiên cứu khoa học là một họat động tìm kiếm, xem xét, điều tra, hoặc thử nghiệm. Dựa trên những số liệu, tài liệu, kiến thức,… đạt được từ các thí nghiệm nghiên cứu khoa học để phát hiện ra những cái mới về bản chất sự vật, về thế giới tự nhiên và xã hội, và để sáng tạo phương pháp và phương tiện kỹ thuật mới cao hơn, giá trị hơn. Con người muốn làm nghiên cứu khoa học phải có kiến thức nhất định về lĩnh vực nghiên cứu và cái chính là phải rèn luyện cách làm việc tự lực, có phương pháp từ lúc ngồi trên ghế nhà trường.

2.3.1.6. Dịch vụ khoa học và công nghệ

Dịch vụ khoa học và công nghệ là tập hợp tất cả các hoạt động liên quan đến nghiên cứu khoa học và triển khai thực nghiệm và góp phần vào việc sản xuất, truyền bá và áp dụng các kiến thức khoa học và công nghệ.

2.3.2. Hiệu quả và hiệu quả nghiên cứu khoa học

2.3.2.1. Khái niệm hiệu quả và hiệu quả nghiên cứu khoa học

Theo từ điển tiếng Việt thông dụng, thuật ngữ hiệu quả được định nghĩa như sau: “Hiệu quả là kết quả đích thực” của một hoạt động, công việc nào đó. Hiệu quả là so sánh đầu vào với đầu ra của một quyết định nào đó

Hiệu quả nghiên cứu khoa được thể hiện qua sự so sánh giữa các nguồn lực đầu tư (nhân lực, kinh phí, cơ sở vật chất, phương tiện v.v...) cho công trình với các kêt quả, sản phẩm khoa học công nghệ thu được sau khi kết thúc nghiên cứu (giá trị trong) và các lợi ích, giá trị vật chất, tinh thần tạo ra cho khoa học công nghệ và kinh tế xã hội lâu dài khi ứng dụng các kết quả nghiên cứu sau này (giá trị ngoài)

Theo GS Vũ Cao Đàm (2007), hiệu quả nghiên cứu khoa học là lợi ích thu được sau khi áp sụng kết quả nghiên cứu khoa học. Một kết quả nghiên cứu có thể đưa lại hiệu quả sau khi áp dụng, và sẽ không đưa lại hiệu quả gì nếu không đưa vào áp dụng

Tuy nhiên, người ta có thể tính trước được hiệu quả dự kiến nếu như một kết quả nghiên cứu được áp dụng trong tương lai. Người ta gọi đó là hiệu quả tiềm năng

Việc đánh giá nghiệm thu các công trình nghiên cứu khoa học công nghệ chủ yếu là đánh giá giá trị trong (kết quả nghiên cứu khi kết thúc đề tài). Cần chú ý đến các yếu tố đầu vào như số lượng và chất lượng nhân lực tham gia nghiên cứu (uy tín và trình độ khoa học công nghệ của tập thể nghiên cứu), chất lượng thông tin khoa học, kinh phí đầu tư, giá trị và chất lượng cơ sở vật chất và trang thiết bị cho nghiên cứu, quỹ thời gian nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu v.v… và số lượng, giá trị các sản phẩm đầu ra của nghiên cứu.

2.3.2.2. Mục đích đánh giá hiệu quả nghiên cứu khoa học

21

Page 22: XÂY DỰNG TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CÁC ĐỀ … chi danh gia hieu qua... · Web view... với xu thế của thế giới với việc coi sản phẩm quan trọng

Đánh giá hiệu quả ngiên cứu là nhằm đưa ra những nhận định về mức độ hiệu quả của mỗi phương án đầu tư và nghiên cứu khoa học, xem đầu tư vào hướng nào thì đạt hiệu quả như thế nào, từ đó có thể so sánh hiệu quả của những phương án đầu tư khác nhau, để cuối cùng đưa ra được những quyết định chính sách đầu tư có hiệu quả nhất

2.3.2.3. Quan điểm đánh giá hiệu quả

Hiệu quả của nghiên cứu khoa học là một phạm trù phức tạp, thậm chí rất phức tạp, không dễ đặt mọi con số về đầu tư vào nghiên cứu khoa học nói chung và mọi chi phí để đưa kết quả nghiên cứu lên bàn tính toán hiệu quả

Lý do của những khó khăn này khá đa dạng vì không phải mọi kết quả nghiên cứu đều đưa đến hiệu quả kinh tế; không phải mọi hiệu quả kinh tế đều thấy được ngay.

2.3.2.4. Phân loại hiệu quả nghiên cứu khoa học và các tiêu chí đánh giá

Do tính chất phức tạp và đa dạng của các công trình nghiên cứu khoa học công nghệ nên có thể phân tích hiệu quả nghiên cứu theo các mặt kinh tế, xã hội, khoa học, công nghệ, thông tin v.v… Lưu ý tính tổng hợp của hiệu quả nghiên cứu

Hiệu quả kinh tế (tính thành tiền)

Là hiệu số hoặc tỷ số so sánh giữa tổng giá trị kinh tế thu được ở đầu ra (giá trị kinh tế của các sản phẩm khoa học công nghệ) do các kết quả nghiên cứu tạo ra ở thời điểm đánh giá xác định hiệu quả với tổng chi phí đầu vào (nhân lực, kinh phí, nguyên vật liệu, khấu hao phương tiện và cơ sở vật chất, năng lượng v.v…). Hiệu quả kinh tế cũng có thể tính bằng số tiền tiết kiệm được, giảm giá thành sản phẩm do ứng dụng kết quả nghiên cứu. Phương pháp phổ biến hiện nay là phân tích lợi ích – chi phí

Công thức là: HQKT = Tổng giá trị, lợi ích kinh tế thu được – Tổng cho chi phí nghiên cứu. Theo tỷ lệ: Tổng giá trị, lợi ích kinh tế thu được/Tổng chi phí nghiên cứu x 100%

Chỉ tiêu định tính:

- Triển vọng làm biến đổi cơ cấu một ngành kinh tế đang tồn tại

- Triển vọng phát triển một ngành kinh tế mới.

Chỉ tiêu định lượng:

- Tính toán được giá trị thu được bằng tiền do kỹ thuật mới đưa lại

- Phần tăng doanh số do sử dụng công nghệ mới, sản phẩm mới

- Phần tăng lợi nhuận do công nghệ mới, sản phẩm mới đưa lại

Do tính chất đặc thù của hoạt động nghiên cứu khoa học đặc biệt là trong các nghiên cứu cơ bản, giá trị và hiệu quả kinh tế của hoạt động nghiên cứu khoa học được

22

Page 23: XÂY DỰNG TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CÁC ĐỀ … chi danh gia hieu qua... · Web view... với xu thế của thế giới với việc coi sản phẩm quan trọng

thể hiện lâu dài và gián tiếp thông qua các hoạt động truyền bá tri thức, nghiên cứu ứng dụng nên khó xác định một cách tường minh và cụ thể hiệu quả kinh tế bằng tiền. Ngay cả khi tiến hành thương mại hóa sản phẩm khoa học thì hiệu quả kinh tế cũng chỉ mang tính chất tương đối.

Hiệu quả xã hội

Thể hiện qua mức độ đóng góp của công tình nghiên cứu vào quá trình giải quyết các vấn đề xã hội đặt ra trong từng thời kỳ phát triển xã hội cụ thể, thúc đẩy việc phát triển xã hội (về con người, cộng đồng, giáo dục, nâng cao chất lượng và mức sống của các tầng lớp dân cư, môi trường v.v…). Hiệu quả xã hội có thể đánh giá qua so sánh tổng chi phí đầu tư cho công trình nghiên cứu với mức độ đóng góp và phạm vi tác động vào quá trình giải quyết các vấn đề xã hội khác nhau

Hiệu quả xã hội là loại hiệu quả xét đến một cách tổng thể các tác động của kết quả nghiên cứu vào xã hội:

- Tác động nâng cao dân trí

- Tác động xóa đói giảm nghèo

- Tác động khắc phục bất bình đẳng xã hội

- Tác động đến sức khỏe cộng đồng

- Tác động đến môi trường

Hiệu quả khoa học công nghệ

Thể hiện qua mức độ đóng góp của công trình nghiên cứu vào quá trình giải quyết các vấn đề khoa học công nghệ đặt ra trong từng thời kỳ phát triển khoa học công nghệ cụ thể, thúc đẩy sự phát triển khoa học và công nghệ (cơ sở lý luận, trình độ khoa học và năng lực công nghệ quốc gia v.v…). Hiệu quả khoa học công nghệ có thể đánh giá:

- Qua so sánh tổng chi phí đầu tư cho công trình nghiên cứu (nhân lực, vật lực, tài lực) với mức độ đóng góp và phạm vi tác động vào quá trình giải quyết các vấn đề khoa học công nghệ nói chung và từng lĩnh vực khoa học công nghệ nói riêng

- Những khái niệm, phạm trù mới

- Phát minh sáng chế

Hiệu quả thông tin

Thể hiện qua quá trình và kết quả thu thập thông tin, xây dựng cơ sở dữ liệu, xử lý, phân tích, đánh giá và sử dụng các nguồn thông tin đa dạng và tin cậy phục vụ cho các hoạt động nghiên cứu và phổ biến thông tin khoa học kết quả nghiên cứu. Các kết quả nghiên cứu được xử lý, thông tin rộng rãi trong cộng đồng khoa học và xã hội. Các ấn phẩm thông tin khoa học có giá trị được công bố và sử dụng rộng rãi

23

Page 24: XÂY DỰNG TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CÁC ĐỀ … chi danh gia hieu qua... · Web view... với xu thế của thế giới với việc coi sản phẩm quan trọng

- Đưa lại thông tin mới cho khoa học nói chung

- Đưa lại thông tin mới cho chính ngành khoa học được xem xét

- Đưa lại thông tin mới cho các ngành khoa học khác

- Số lần được trích dẫn trên các tạp chí quan trọng nhất của thế giới theo thống kê của Viện thông tin khoa học quốc tế (ISI) của Hoa Kỳ.

Hiệu quả đào tạo

Là sự đóng góp của các hoạt động nghiên cứu khoa học trong công tác đào tạo và phát triển giáo dục, đào tạo đội ngũ nhân lực khoa học công nghệ như số lượng và trình độ nhân lực khoa học và công nghệ được đào tạo thông qua các hoạt động nghiên cứu khoa học; các hoạt động nghiên cứu đổi mới nội dung, chương trình đào tạo để nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo v.v…

Chất lượng và hiệu quả nghiên cứu khoa học phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố khách quan và chủ quan trong đó yếu tố chủ quan là con người (chuyên gia, cán bộ khoa học) là rất quan trọng. Điều này liên quan đến khái niệm về năng suất lao động tri thức. Theo Peter F. Drucker có sáu yếu tố quyết định đến năng suất lao động tri thức là:

- Năng suất lao động tri thức đòi hỏi chúng ta phải đặt câu hỏi đầu tiên và cơ bản là: Nhiệm vụ là gì? Chứ không phải câu hỏi “làm như thế nào”? như trong lao động chân tay

- Mỗi một lao động tri thức phải tự chịu trách nhiệm về năng suất lao động của mình. Họ phải tự quản lý bản thân. Họ phải được tự trị.

- Sự đổi mới liên tục phải là một phần của công việc, là nhiệm vụ và trách nhiệm của lao động tri thức

- Công việc tri thức đòi hỏi lao động tri thức phải không ngừng học tập và không ngừng giảng dạy.

- Năng suất lao động tri thức không phải chủ yếu là số lượng đầu ra – chí ít là thoạt đầu. Chất lượng cũng quan trọng không kém

- Năng suất lao động tri thức đòi hỏi rằng: người lao động tri thức phải được nhìn nhận và đối xử như là “tài sản” hơn là “chi phí”. Nó đòi hỏi người lao động tri thức mong muốn làm việc cho tổ chức mình hơn là cho các cơ hội khác.

Hiệu quả an ninh, quốc phòng

Hiệu quả an ninh, quốc phòng là loại hiệu quả xét đến sự đóng góp của kết quả nghiên cứu vào việc phát triển các phương pháp và phương tiện mới phục vụ sự nghiệp an ninh, quốc phòng

24

Page 25: XÂY DỰNG TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CÁC ĐỀ … chi danh gia hieu qua... · Web view... với xu thế của thế giới với việc coi sản phẩm quan trọng

Các phương pháp và phương tiện mới phục vụ sự nghiệp an ninh, quốc phòng rất đa dạng. Nó tồn tại tiềm tàng trong nhiều công trình nghiên cứu rất khác nhau

Ví dụ, những kết quả nghiên cứu về công nghệ sinh học có thể đưa đến những áp dụng trong chiến tranh sinh học; những kết quả nghiên cứu “đùa chơi” về virus của các tin tặc trên mạng lại có thể có những ứng dụng rất quan trọng trong việc xâm nhập và phá hủy các đầu não chỉ huy qua mạng…

Như vậy ciệc xem xét các hiệu quả này đòi hỏi một sự nhạy cảm rất cao của các chuyên gia

- Các thành tưu có khả năng vận dụng vào an ninh quốc phòng

- Các phương tiện có khả năng vận dụng vào an ninh quốc phòng

- Các phương pháp có khả năng vận dụng vào an ninh quốc phòng

CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CỦA CÁC ĐƠN VỊ THUỘC VIỆN

KHOA HỌC THỦY LỢI VIỆT NAM

25

Page 26: XÂY DỰNG TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CÁC ĐỀ … chi danh gia hieu qua... · Web view... với xu thế của thế giới với việc coi sản phẩm quan trọng

3.1 Đặc điểm hoạt động khoa học và công nghệ của các đơn vị thuộc Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam

Viện Khoa học Thuỷ lợi Việt Nam là một Viện hàn lâm khoa học hàng đầu của cả nước về khoa học và công nghệ thuỷ lợi, được xếp hạng đặc biệt theo Quyết định số 594/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 10-5-2007. Viện có 17 đơn vị thành viên. Các đơn vị của Viện tập trung ở Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, ngoài ra còn một số cở sở thí nghiệm đặt tại Bình Dương, Phú Thọ, Hải Phòng, Nam Định.

Tổng số cán bộ của Viện là 1.300 người trong đó có 03 giáo sư, 28 phó giáo sư, 75 tiến sĩ và 294 thạc sĩ, 650 là kỹ sư và cử nhân, phần còn lại là công nhân kỹ thuật và lao động khác. Đội ngũ cán bộ khoa học có trình độ cao của Viện chiếm tỷ lệ không cao khoảng 30%. Hoạt động chuyên môn của Viện và các đơn vị thành viên tập trung chủ yếu theo 04 chức năng chính là: Nghiên cứu khoa học, Chuyển giao công nghệ, Tư vấn đầu tư và xây dựng, Đào tạo Sau đại học và Hợp tác quốc tế. Là Viện nghiên cứu đa ngành, hoạt động khoa học công nghệ (KHCN) gắn liền với 7 chuyên ngành sau đây:

- Tài nguyên nước và bảo vệ môi trường;

- Chỉnh trị sông, bảo vệ bờ biển, phòng chống lũ lụt, giảm nhẹ thiên tai;

- Thủy nông cải tạo đất và cấp thoát nước;

- Quản lý khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi, thủy điện;

- Công nghệ xây dựng và bảo vệ công trình thủy lợi, thủy điện;

- Kinh tế thủy lợi;

- Thiết bị cơ điện chuyên dùng thủy lợi;

- Công nghệ thông tin, tự động hóa và phần mềm.

Cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ nghiên cứu của Viện sau khi sát nhập đã từng bước được nhà nước đầu tư thông qua các kênh: Phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia về động lực học sông biển, sửa chữa lớn xây dựng nhỏ, đầu tư chiều sâu và tăng cường các trang thiết bị nghiên cứu, bên cạnh đó các đơn vị thuộc Viện cũng đã trích từ ngồn vốn tự có để đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất hiện có của đơn vị để phục vụ công tác nghiên cứu, đào tạo và chuyển giao công nghệ.

Trong giai đoạn 2008-2012 Viện được Nhà nước đầu từ từ nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học công nghệ như sau:

Biểu 3.1. Kinh phí hoạt động khoa học và công nghệ của Viện KHTLVN 2008-2012

Đơn vị tính: triệu đồng

Năm Tổng số kinh phí

Quỹ lương và hoạt động

bộ máy

Nhiệm vụ KH&CN các cấp

Các dự án Thiết bị và

SCN

KP từ dự án viện trợ (HTQT)

26

Page 27: XÂY DỰNG TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CÁC ĐỀ … chi danh gia hieu qua... · Web view... với xu thế của thế giới với việc coi sản phẩm quan trọng

2008 68.271.423 10.246.000 54.930.000 29.287 3.066.136 2009 97.747.499 13.487.638 78.369.861 5.890.000 - 2010 80.793.928 14.744.406 53.568.000 10.930.238 1.551.284 2011 97.510.873 16.620.405 63.068.485 8.922.442 8.899.541 2012 123.449.497 26.808.310 80.004.956 13.130.000 3.506.231 2013 99.042.875 29.545.875 63.627.000 4.670.000 1.200.000

Tổng cộng 566.816.095 111.452.634 393.568.302 43.571.967 18.223.192

Nhiệm vụ khoa học công nghệ cấp nhà nước bao gồm đề tài độc lập cấp Nhà nước, dự án sản xuất thử nghiệm cấp Nhà nước, nhiệm vụ nghiên cứu cơ bản, nhiệm vụ hợp tác theo nghị định thư và đề tài thuộc các chương trình khoa học công nghệ trọng điểm cấp Nhà nước.

Tính chung trong giai đoạn từ 2008-2012 (sau khi sát nhập và thành lập Viện), tổng kinh phí nhà nước đầu tư cho các nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp nhà nước, cấp Bộ tăng 25%. Mặc dù hầu hết các nhiệm vụ cấp Nhà nước và cấp bộ được phê duyệt và giao theo cơ chế tuyển chọn, việc đảm bảo mức tăng trung bình hàng năm về 30% kinh phí thể hiện những bước phát triển và lớn mạnh về tiềm lực khoa học công nghệ của Viện.

Hoạt động khoa học công nghệ của Viện và các viện thành viên gồm những nội dung chủ yếu sau:

- Tham gia tuyển chọn và thực hiện các đề tài, dự án thuộc các chương trình khoa học công nghệ (KC) cấp Nhà nước, các đề tài, dự án sản xuất thử nghiệm độc lập cấp Nhà nước, các nhiệm vụ nghiên cứu cơ bản và hợp tác nghiên cứu theo nghị định thư với nước ngoài…

- Thực hiện các đề tài, dự án và nhiệm vụ khoa học công nghệ cấp Bộ, cấp cơ sở về nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, tăng cường tiềm lực nghiên cứu.

- Thực hiện các đề tài với các tình dưới dạng các hợp đồng nghiên cứu ứng dụng thông qua Sở Khoa học và Công nghê.

- Hoạt động thông tin khoa học công nghệ, hội nghị, hội thảo khoa học (trong nước, quốc tế), hoạt động sở hữu trí tuệ, tiêu chuẩn/quy chuẩn đo lường chất lượng….

- Tham gia đào tạo và ghắn kết quá trình nghiên cứu với đào tào, hợp tác quốc tế trong đào tạo và chuyển giao công nghệ.

27

Page 28: XÂY DỰNG TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CÁC ĐỀ … chi danh gia hieu qua... · Web view... với xu thế của thế giới với việc coi sản phẩm quan trọng

- Chuyển giao các kết quả nghiên cứu và ứng dụng thực tiễn, liên doanh liên kết với doanh nghiệp để đẩy nhanh quá trình chuyển giao kết quả nghiên cứu và thực tiễn đời sống.

3.2 Tình hình thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ các cấp.

3.2.1. Tình hình thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Nhà nước

Giai đoạn 2008÷2012 Viện đã triển khai 17 nhiệm vụ cấp Nhà nước thuộc các chương trình khoa học công nghệ (KC.018, KC.05 và KC.09); 06 dự án thử nghiệm cấp Nhà nước; 33 nhiệm vụ độc lập cấp nhà nước; 05 nhiệm vụ nghị định thư hợp tác với nước ngoài.

Số lượng nhiệm vụ cấp Nhà nước và kinh phí thực hiện tăng dần qua các năm thể hiện năng lực nghiên cứu của cán bộ của Viện ngày các được nâng cao. Đối với những nhiệm vụ nghiên cứu theo nghị định thư đã mở ra hướng hợp tác với các nước phát triển (Đức, Pháp, Trung Quốc, Hà Quốc…). Hợp tác nghiên cứu khoa học với các nước ngoài mang lại nhiều kết quả có ý nghĩa về khoa học và thực tiễn, giải quyết được các vấn đề cụ thể ứng dụng hệ thống SCADA trong quản lý điều hành hồ chứa chống lũ và kiểm soát trên kênh, xây dựng và hoàn thiện bộ công cụ hỗ trợ ra quyết định quản lý lưu vực sông, xử lý các tình huống khẩn cấp cho các trạm thủy điện trong điều kiện biến đổi khí hậu, ứng dụng các giải pháp thân thiện môi trường để kiểm soát được mối, kiến, giá cho các công trình xây dựng.

Các kết quả nghiên cứu của các nhiệm vụ đều có ý nghĩa khoa học và thực tiễn, giải quyết được nhiều vấn đề cụ thể trong lĩnh vực phòng chống giảm nhẹ thiên tai, hạn hán, chống xâm nhập mặn phục vụ phát triển nông nghiệp bền vững và từng bước đáp ứng yêu cầu tái cơ cấu của nghành trong điều kiện hiện nay.

3.2.2. Tình hình thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ

Trong giai đoạn 2008 – 2012 Viện thực hiện 73 nhiệm vụ cấp Bộ trong đó có 57 đề tài, 06 dự án sảu xuất thử nghiệm và 10 dự án bảo vệ môi trường. đã nghiệm thu 61 nhiệm vụ, trong đó có 23/61 (38%) nhiệm vụ có kết quả đóng góp, ứng dụng trực tiếp vào sản xuất, đời sống.

Các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và công nghệ cấp Bộ được tuyển chọn theo quy trình quy định tại Quy chế quản lý đề tài khoa học và công nghệ của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tập trung theo các hướng trọng điểm của ngành, có sản phẩm rõ ràng và địa chỉ ứng dụng cụ thể

Các đề tài, dự án cấp Bộ đã đạt được các bước phát triển rõ rệt, chất lượng ngày càng được nâng cao, góp phần giải quyết những vấn đề của khoa học và phát triển kinh tế - xã hội

3.3. Các kết quả hoạt động khoa học công nghệ điển hình của Viện28

Page 29: XÂY DỰNG TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CÁC ĐỀ … chi danh gia hieu qua... · Web view... với xu thế của thế giới với việc coi sản phẩm quan trọng

Hoạt động khoa học của Viện luôn bám sát các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, chiến lược phát triển của bộ, ngành, các chương trình trọng điểm được đề ra trong mỗi thời đoạn và nhu cầu đòi hỏi của từng địa phương. Các kết quả thực hiện các đề tài, dự án khoa học công nghệ của Viện có ý nghĩa thực tế, đóng góp thiết thực cho phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Theo thời gian tiềm năng, vị thế, uy tín của Viện ngày một tăng cao, điều này được thể hiện qua những đánh giá của các Bộ ngành, địa phương và đặc biệt là các đối tác nước ngoài cùng tham gia thực hiện các đề tài, dự án với Viện trong mấy năm qua. Hàng loạt những công nghệ mới, những tiến bộ kỹ thuật, những giải pháp hữu ích của Viện đã đi vào cuộc sống và đang phát huy tác dụng rất tốt, góp phần không nhỏ vào sự nghiệp phát triển kinh tế và xã hội của đất nước.

Những đóng góp về khoa học và công nghệ của Viện trong thời gian qua đã được ghi nhận bằng 36 giải thưởng về khoa học công nghệ trong và ngoài nước (trong đó có giải thưởng Hồ Chí Minh - 2010), 20 bằng sáng chế, bản quyền tác giả, bằng lao động sáng tạo và gần 20 tỷ đồng tiền bản quyền Viện được nhận chưa đầy đủ từ các đối tác.

3.3.1 Trong lĩnh vực tài nguyên nước và bảo vệ môi trường

Trong điều kiện biến đổi khí hậu, nước biển dâng, vấn đề hạn hán, cạn kiệt nguồn nước, xâm nhập mặn, suy thoái, ô nhiễm môi trường đang là thách thức rất lớn đối với mọi quốc gia, trong đó có Việt Nam, nắm bắt trước những vấn đề lớn đó của thế giới và Việt Nam, trong thời gian qua Viện đã chủ động trong việc đề xuất và tổ chức nghiên cứu, tính toán đánh giá, dự báo và đề xuất các giải pháp phục vụ khai thác và bảo vệ hiệu quả tài nguyên nước và môi trường, đó là:

- Tính toán chính xác trữ lượng nước, khả năng khai thác, cân bằng nước cho các lưu vực sông, các tiểu lưu vực làm cơ sở cho công tác quy hoạch, phát triển các ngành kinh tế có sử dụng nguồn nước;

- Tính toán dự báo biến động nguồn nước sông Mê Công ứng với các kịch bản sử dụng nước của các quốc gia thượng nguồn, có xem xét tới các kịch bản biến đổi khí hậu - nước biển dâng. Kết quả dự báo của Viện đã cung cấp các thông tin liên quan tới diện tích, thời gian kéo dài lũ lụt, hạn hán, xâm nhập mặn, sự thiếu hụt phù sa trên đồng ruộng, diễn biến sạt lở, bồi lắng v.v.. cho Ban Kinh tế Trung ương và các địa phương để chuẩn bị các phương án ứng phó và xây dựng chiến lược đảm bảo an ninh lương thực quốc gia;

- Đề xuất các giải pháp khoa học, công nghệ nhằm thích ứng với BĐKH, bảo đảm ổn định đời sống và sản xuất của nhân dân, đó là:

29

Page 30: XÂY DỰNG TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CÁC ĐỀ … chi danh gia hieu qua... · Web view... với xu thế của thế giới với việc coi sản phẩm quan trọng

+ Công nghệ đập ngầm trữ nước trên các sông suối miền núi cấp nước sinh hoạt với suất đầu tư thấp là một giải pháp hữu hiệu, tiên tiến, hợp vệ sinh cho vùng cao, đã được Viện áp dụng tại các vùng đất thiếu nước ở Lai Châu. Hiện nay Viện đang tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện quy trình công nghệ chế tạo băng thu nước, công nghệ khảo sát, thiết kế, thi công để nâng cao chất lượng, hạ giá thành công trình;

+ Công nghệ Nano xử lý nước nhiễm Asen, ô nhiễm sinh học tại những vùng ngập, lụt đã được áp dụng vào thực tế tại Hà Tĩnh và được địa phương đón nhận, đánh giá rất cao, mở ra triển vọng lớn cho tương lai ứng dụng rộng rãi trên phạm vi cả nước;

+ Công nghệ xử lý nước thải, rác thải cho nông thôn, cho các làng nghề quy mô nhỏ đã được áp dụng có hiệu quả tại các tỉnh đồng bằng sông Hồng như Nam Định, Bắc Ninh, Thái Bình, Hà Nam, Hà Nội.

+ Công nghệ lọc nước biển thành nước ngọt dùng năng lượng mặt trời phục vụ quân và dân trên các đảo nhỏ, xa bờ.

+ Công nghệ dự báo lũ, hạn hán, xâm nhập mặn ứng với các kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng đã được Viện nghiên cứu và triển khai ứng dụng cho nhiều vùng kinh tế trọng điểm đồng bằng sông Cửu Long, đồng bằng sông Hồng, v,v…

3.3.2. Với lĩnh vực chỉnh trị sông, bảo vệ bờ biển, phòng chống và giảm nhẹ thiên tai.

Đây là một lĩnh vực được Viện quan tâm đặc biệt. Viện có 01 phòng Thí nghiệm trọng điểm Quốc gia về động lực sông biển, với các trang thiết bị hiện đại, đặc biệt là sau khi được đầu tư nâng cấp Phòng thí nghiệm trọng điểm Quốc gia thuộc Viện có thể giải quyết được hầu hết những vấn đề khó, bức xúc của thực tế. Trước tình trạng diễn biến xói lở, bồi lắng đang diễn ra ở hầu hết các địa phương trong cả nước, gây ra những thiệt hại rất lớn về kinh tế xã hội của đất nước, Phòng thí nghiệm trọng điểm đã vào cuộc, đã góp phần không nhỏ để ngăn chặn tình trạng bất lợi đã và đang xảy ra cho hầu hết các địa phương trên phạm vi cả nước. Cụ thể như:

- Ứng dụng mô hình vật lý, mô hình toán vào nghiên cứu quy luật diễn biến lòng dẫn, dự báo xói lở, bồi lắng bờ sông, bờ biển và đề xuất các giải pháp chỉnh trị cho nhiều khu vực xói lở trọng điểm trên sông Tiền, sông Hậu, sông Đồng Nai-Sài Gòn, v,v… các vùng cửa sông ven biển Hải Hậu – Nam Định, Thanh Hóa, Ninh Bình, Cửa Thuận An, cửa Định An góp phần bảo vệ bờ sông, bờ biển, các công trình phục vụ dân sinh, giao thông, thủy lợi, ổn định thoát lũ, khu neo đậu tàu, thuyền trú bão v,v…

- Kết quả nghiên cứu rà soát đê biển từ Quảng Ninh đến Kiên Giang của Viện đã đề xuất được tuyến đê hợp lý và giải pháp nâng cấp hệ thống đê biển đáp ứng nhu cầu phát triển mới – biến đổi khí hậu, nước biển dâng.

30

Page 31: XÂY DỰNG TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CÁC ĐỀ … chi danh gia hieu qua... · Web view... với xu thế của thế giới với việc coi sản phẩm quan trọng

- Công nghệ trồng cây chắn sóng được Viện đặc biệt quan tâm nghiên cứu, với mục đích tạo thành vành đai xanh bảo vệ an toàn tuyến đê biển. Kết quả nghiên cứu, ứng dụng các loại cây chắn sóng ven biển đã khôi phục và trồng mới hàng ngàn ha rừng ngập mặn bảo vệ cho các đoạn đê biển Hậu Lộc - Thanh Hóa, Trà Vinh, Sóc Trăng và hiện đang trồng cho bãi biển Cà Mau.

3.3.3. Với lĩnh vực thủy nông cải tạo đất và cấp thoát nước; Quản lý khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi, thủy điện.

Để chủ động cấp thoát nước phục vụ sản xuất nông nghiệp trong điều kiện BĐKH, cạn kiệt nguồn nước hiện nay các nghiên cứu về lĩnh vực này của Viện tập trung vào các vấn đề sau:

- Công nghệ tưới tiết kiệm nước cho những vùng thường xuyên khô hạn Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ (cho thanh long, nho, chà là); tưới nhỏ giọt, tưới phun mưa ở Đắc Lắc (cho cây cà phê của tập đoàn Trung Nguyên), tưới cho mía ở Quảng Ngãi, Bình Dương, tưới hoa và cà chua ở Sơn La, tưới cho cây dược liệu (ngưu tất, đương quy, diệp hạ châu, hồng hoa, nghệ) ở Phú Thọ;

- Nghiên cứu chế độ tưới tiết kiệm nước phục vụ hệ thống thâm canh lúa cải tiến (SRI) áp dụng tại hệ thống thuỷ lợi Cầu Sơn-Cấm Sơn (2010) cho thấy tiết kiệm 20% lượng nước tưới, tăng năng suất 5–11%, giảm thiểu phát thải khí nhà kính trên ruộng lúa;

- Tích hợp công nghệ đập cao su với bơm thuỷ luân để trữ nước, cấp nước tưới cho vùng Trung du và miền Núi. Năm 2012 đã xây dựng thành công công trình thử nghiệm Cốc Khoác, Thị trấn Hùng Quốc - Trà Lĩnh - Cao Bằng, hiện nay công trình đang phát huy tác dụng rất tốt được địa phương và Hội đồng khoa học chuyên ngành đánh giá cao, có ý nghĩa xã hội rất lớn đối với đồng bào dân tộc vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới của Tổ quốc;

- Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi như: Xây dựng quy trình xả đẩy mặn tiết kiệm nước ngọt cho hồ Dầu Tiếng, ước tính mỗi năm tiết kiệm 9,22 tỷ đồng; Đưa ra giải pháp cải tạo, nâng cấp, nâng cao hiệu quả trên 700 trạm bơm máy 4.000 m3/h trục ngang đã được xây dựng 50 – 60 năm trước trên hệ thống thuỷ nông Đồng bằng Bắc bộ v.v..

- Nghiên cứu, đề xuất hệ số cấp, thoát nước cho một số mô hình nuôi tôm, đề xuất hệ thống tiêu chí để đánh giá mức độ ô nhiễm và suy thoái môi trường, công nghệ xử lý chất thải phù hợp cho các trang trại nuôi tôm nước lợ. Đề xuất phương án quy hoạch, mô hình cung cấp nước ngọt ứng dụng cho các vùng nuôi trồng thủy sản ven biển giàu tiềm năng ở ĐBSCL (Bạc Liêu, Sóc Trăng, Bến Tre, Kiên Giang…).

3.3.4.Với lĩnh vực công nghệ xây dựng và bảo vệ công trình thuỷ lợi, thuỷ điện31

Page 32: XÂY DỰNG TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CÁC ĐỀ … chi danh gia hieu qua... · Web view... với xu thế của thế giới với việc coi sản phẩm quan trọng

- Viện liên tục hoàn thiện công nghệ đập trụ đỡ, đập xà lan di động, đập cao su, đề xuất ứng dụng để xây dựng các công trình ngăn sông, ngăn mặn, giữ ngọt, chống úng ngập cho các thành phố lớn đã mang lại hiệu quả to lớn về mặt kinh tế, kỹ thuật, làm lợi cho nhà nước hàng ngàn tỷ đồng. Đập trụ đỡ xây dựng trên sông Hương - Huế, Hà Tĩnh, đập cao su xây dựng trên tràn Nam Thạch Hãn, trên thác Preen Đà Lạt, hàng trăm đập xà lan xây dựng ở ĐBSCL, v,v… đã góp phần phát triển bền vững nhiều vùng kinh tế lớn của đất nước. Công nghệ đập trụ đỡ là công nghệ ngăn sông lớn không cần nhiều diện tích mặt bằng thi công đang là giải pháp tối ưu cho việc xây dựng hệ thống chống ngập không chỉ cho thành phố Hồ Chí Minh mà còn cho Cần Thơ, Cà Mau, Hải Phòng trong tương lai. Với những đóng góp và hiệu quả to lớn mà công nghệ mang lại, năm 2010 công nghệ đã được Nhà nước đã trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh giai đoạn 2006-2010.

- Nghiên cứu làm chủ công nghệ xác định thành phần cấp phối, công nghệ thiết kế, thi công đập bê tông đầm lăn. Kết quả nghiên cứu của Viện đã được ứng dụng cho nhiều công trình thực tế như: công trình Định Bình, Sông Côn, Nước Trong v.v.. góp phần đảm bảo an toàn, hạ giá thành cho các công trình;

- Công nghệ Jet-grouting đã xử lý nền móng và chống thấm cho nhiều công trình như: cống Trà Linh, đê Đầm Nại, đê quây thuỷ điện Sơn La, đập đất hồ Nà Zanh - Cao Bằng, đập Hao Hao - Thanh Hoá, đặc biệt đã xử lý thấm cho công trình cống Tắc Giang - Hà Nam trong điều kiện dòng thấm mạnh, địa chất phức tạp, chống thấm cho công trình hồ sông Bạc - Hà Giang, v.v..;

- Công nghệ túi địa kỹ thuật, công nghệ Neoweb để xây dựng, sửa chữa đường giao thông nông thôn với kinh phí xây dựng thấp đã được ứng dụng thành công tại Ứng Hoà - Hà Nội, Phú Thọ, mở ra triển vọng ứng dụng rất lớn phục vụ chương trình nông thôn mới.

- Đề tài nghiên cứu đề xuất dạng cầu giao thông nông thôn đơn giản, xuất đầu tư thấp, đảm bảo nhu cầu đi lại, không cản trở giao thông thủy cho vùng ĐBSCL đang có triển vọng tốt;

- Các công nghệ phát hiện và xử lý ẩn họa cho đê sông và đập thủy lợi, thủy điện, xử lý mối cho đê, đập của Viện đã góp phần không nhỏ vào việc đảm bảo an toàn cho hàng nghìn tuyến đê, đập trong phạm vi cả nước;

- Mô hình vật lý thí nghiệm thuỷ lực là thế mạnh của Viện, với đội ngũ cán bộ khoa học có nhiều kinh nghiệm và cơ sở thí nghiệm hiện đại. Qua kết quả nghiên cứu thí nghiệm mô hình thủy lực các nhà khoa học của Viện đã chỉ ra rất nhiều bất cập trong các đồ án thiết kế, đã kiến nghị sửa đổi nhiều bộ phận công trình, chính vì vậy đã góp phần đảm bảo an toàn, chính xác cho công trình trong quá trình thi công, nâng cao

32

Page 33: XÂY DỰNG TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CÁC ĐỀ … chi danh gia hieu qua... · Web view... với xu thế của thế giới với việc coi sản phẩm quan trọng

chất lượng công trình trong thời gian vận hành và giảm đáng kể vốn đầu tư. Trong 05 năm qua, nhiều kết quả nghiên cứu đã tiết kiệm cho Nhà nước hàng ngàn tỷ đồng, trong đó phải kể tới: tràn EA Rơk, tràn Đá Hàn, thủy điện hạ Sesan 2 - Cămpuchia, Bản Chát -Lai Châu, hồ chứa nước Tả Trạch, Ngàn Trươi, Bản Mồng.

3.3.5. Với lĩnh vực thiết bị cơ điện chuyên dùng thủy lợi

- Nghiên cứu chế tạo thành công thiết bị vớt rác tự động cho các hệ thống bơm lớn với giá thành đầu tư chỉ bằng 40 - 50% so với thiết bị cùng loại nhập ngoại. Thiết bị với rác tự động đã được lắp đặt tại trên 10 trạm bơm lớn ở Thái Bình, Bắc Ninh, Hải Dương, Phú Thọ góp phần quan trọng đảm bảo hoạt động an toàn, ổn định cho công trình.

- Làm chủ công nghệ thiết kế, chế tạo và thi công các loại bơm hút sâu, đẩy xa, bơm trượt trên ray ứng dụng cho vùng miền núi, trung du, những nơi thường xuyên thiếu nước, với cột nước cần bơm rất cao và thay đổi lớn trong năm, đặc biệt thích hợp trong điều kiện BĐKH, cạn kiệt nguồn nước. Kết quả nghiên cứu đã được ứng dụng xây dựng nhiều trạm bơm phục vụ sản xuất và đang đem lại hiệu quả cao tại Đồng Bẩm, Kim Bôi, Lạc Thủy - Hoà Bình, Đồng Hỷ -Thái Nguyên, Na Rì - Bắc Cạn, Phú Luơng - Thái Nguyên Gia Lâm - Hà Nội, Tân Kỳ- Nghệ An, Phong Điền- Thừa Thiên Huế v.v...

- Làm chủ công nghệ thiết kế, chế tạo các loại bơm công suất lớn, cột nước thấp phục vụ chống ngập úng như bơm HT 145, lưu lượng 36000m3/h, bơm capsule, các loại bơm xiên, bơm trục ngang 4000m3/h phục vụ nâng cấp, cải tạo trên 700 trạm bơm đã được xây dựng 50 – 60 năm trước trên hệ thống thuỷ nông Đồng bằng Bắc bộ, v,v...

- Thực hiện thành công dự án thí điểm sử dụng bơm thuỷ luân (bơm sử dụng thuỷ năng của dòng chảy do Viện chế tạo) ở các tỉnh miền núi phía Bắc: Lạng Sơn, Hoà Bình, Thái Nguyên, đã lập đề án nhân rộng mô hình thí điểm;

- Làm chủ công nghệ chế tạo thiết bị phát điện nhỏ và vừa (thủy điện, năng lượng mặt trời, năng lượng sinh học) hiện đang được tiếp tục hoàn thiện, ứng dụng tại nhiều vùng miền của đất nước;

3.3.6. Với lĩnh vực kinh tế thuỷ lợi

- Các nghiên cứu của Viện về lĩnh vực này đã góp phần vào việc cung cấp cơ sở khoa học giúp cơ quan quản lý xây dựng, ban hành cơ chế kinh tế về: Thuỷ lợi phí và chính sách thuỷ lợi phí; Đổi mới cơ chế quản lý thuỷ nông phù hợp cơ chế thị trường; Chính sách về phân cấp quản lý khai thác các công trình thủy lợi; Quy chế đặt hàng trong quản lý khai thác công trình thủy lợi...;

- Chủ trì rà soát, xây dựng mới 147 tiên chuẩn, quy chuẩn Việt Nam về lĩnh vực thuỷ lợi, thuỷ điện và đã được Tổng Cục đo lường chất lượng ban hành;

33

Page 34: XÂY DỰNG TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CÁC ĐỀ … chi danh gia hieu qua... · Web view... với xu thế của thế giới với việc coi sản phẩm quan trọng

- Viện đã xây dựng trình các cấp có thẩm quyền ban hành nhiều tập định mức và đơn giá chuyên ngành thủy lợi phục vụ cho công tác quản lý như: Thí nghiệm mô hình thủy lực; Thiết kế cơ khí công trình thủy lợi; Đắp đập Tây Nguyên; Khoan phụt Jet-grouting, khoan phụt vữa gia cố đê; Tu sửa đê kè, xử lý mối; Bê tông đầm lăn, bê tông tự lèn, v.v.;

- Nghiên cứu phát triển mô hình PIM, với cách tiếp cận mới về quản lý vận hành các công trình thủy lợi thông qua mô hình xã hội hoá - mô hình quản lý thuỷ nông có sự tham gia của người dân, đã tạo ra những chuyển biến mới, xã hội hóa công tác thủy lợi, nâng cao hiệu quả dùng nước và tuổi thọ công trình. Các kết quả nghiên cứu về PIM đã được chuyển giao thực tế thông qua nhiều dự án: VWRAP, AFD, OSDP.

3.3.7. Với lĩnh vực công nghệ thông tin, tự động hóa và phần mềm.

- Công nghệ Scada: Giúp các cơ quan quản lý có thể điều hành hồ chứa an toàn về mùa mưa bão, tiết kiệm nước trong mùa kiệt, chủ động lấy nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, kiểm soát được lượng nước phân phối trên hệ thống tưới, có thể phân phối nước một cách công bằng và tiết kiệm, tránh lãng phí nước, giảm giá thành so với nhập ngoại (khoảng 30%), chủ động trong việc bảo hành, bảo trì hệ thống, từ đó có thể duy trì hệ thống hoạt động lâu dài, ổn định. Công nghệ đã được ứng dụng phục vụ: (1) Các hệ thống giám sát điều khiển, dự báo lũ và hỗ trợ điều hành hàng loạt hồ chứa: (Hồ chứa nước Cấm Sơn, tỉnh tỉnh Lạng Sơn, Hồ chứa nước Yên Lập, tỉnh Quảng Ninh, Hồ chứa nước Cửa Đạt, tỉnh Thanh Hóa, Hồ chứa nước Định Bình, tỉnh Bình Định, Hồ chứa nước Đá Bàn, tỉnh Khánh Hòa, v,v.. (2) Hệ thống giám sát mặn (Hệ thống thủy nông Xuân Thủy, tỉnh Nam Định), (3) Hệ thống giám sát, điều hành các hệ thống thủy nông (Hệ thống thủy nông Ấp Bắc - Nam Hồng, Đông Anh, Hà Nội v,v..). Hiện nay Viện đang tiếp tục nghiên cứu sản xuất bổ sung đồng bộ các các thiết bị điều khiển đối với hệ thống vừa có chức năng giám sát vừa có chức năng điều khiển, nghiên cứu chế tạo thêm một số loại cảm biến đo chất lượng nước, nghiên cứu hoàn thiện thiết bị kiểm soát từ xa lượng nước phân phối tên hệ thống tưới để phù hợp với điều kiện khí hậu và xã hội ở Việt Nam.

- Nghiên cứu ứng dụng công nghệ GIS, viễn thám phục vụ giám sát và dự báo dịch bệnh gia súc, gia cầm, sâu bệnh hại lúa, dự báo năng suất, sản lượng lúa, quản lý hạn hán, ngập úng đã được áp dụng tại: Quảng Ninh, Thanh Hóa, Hưng Yên, Hải Phòng và 13 tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long; Ứng dụng vào công tác theo dõi diễn biến lớp phủ thực vật, quá trình hoang mạc hoá dưới sự tác động của biến đổi khí hậu;

- Xây dựng được phần mềm văn phòng điện tử ứng dụng cho các đơn vị thuộc Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam, Văn phòng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn… phần mềm quản lý nhân sự, hộ khẩu cho Quận Long Biên - Hà Nội;

34

Page 35: XÂY DỰNG TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CÁC ĐỀ … chi danh gia hieu qua... · Web view... với xu thế của thế giới với việc coi sản phẩm quan trọng

- Xây dựng phần mềm hội thảo trực tuyến trên Website tiết kiệm kinh phí thực hiện hội thảo.

3.4. Nguồn thu từ hoạt động khoa học công nghệ

Với đội ngũ cán bộ có trình độ, năng động, với thế mạnh về các công nghệ của mình, Viện là đơn vị đi đầu trong nghiên cứu đổi mới, ứng dụng và chuyển giao công nghệ thuỷ lợi; luôn bám sát thực tiễn phát triển sản xuất của địa phương, do vậy ngày càng có nhiều sản phẩm khoa học của Viện được áp dụng vào sản xuất. Hoạt động chuyển giao công nghệ của Viện được thực hiện trên phạm vi toàn quốc.

Hiện tại Viện có 11 công nghệ được cấp bằng độc quyền sáng chế, nhiều công nghệ đang được chuyển giao vào sản xuất, tạo thế cạnh tranh trên thị trường, góp phần thúc đẩy tăng trưởng doanh thu từ hợp đồng tư vấn chuyển giao công nghệ hàng năm.

Những nhóm công nghệ nổi bật được chuyển giao đưa vào sản xuất trong những năm gần đây đó là:

- Cửa van tự động cống vùng triều;

- Công nghệ ngăn sông: Đập xà lan, đập trụ đỡ, đập cao su;

- Công nghệ Jet-grouting tạo cọc xi măng đất để xử lý nền;

- Các loại bơm như: bơm hút sâu, bơm HT 3600-5, bơm 4000 m3/h trục ngang, bơm thuỷ luân;

- Thiết bị vớt rác tự động;

- Thiết bị thuỷ điện nhỏ;

- Công nghệ tưới tiết kiệm nước;

- Công nghệ trồng rừng ngăn mặn bảo vệ đê biển;

- Công nghệ GIS, SCADA trong công tác quản lý thủy lợi, nông nghiệp. Các phần mềm phục vụ tính toán, khảo sát thiết kế và quản lý điều hành công trình thuỷ lợi...;

- Công nghệ xác định tổ mối và ẩn họa trong đê, đập bằng thiết bị rađa đất.

Năm 2010, Viện là đơn vị tổng thầu EPC công trình Cống kiểm soát triều Nhiêu Lộc - Thị Nghè - TP. Hồ Chí Minh theo công nghệ đập Trụ đỡ với kinh phí xây dựng gần 300 tỷ đồng. Mặc dù gặp nhiều khó khăn về vốn và thủ tục hành chính nhưng đến nay công trình đã cơ bản hoàn thành, tết Quý Ty 2013, nhân dân trong vùng đã được hưởng những ngày xuân vui vẻ, không bị ngập, không bị ô nhiễm.

Hàng năm, số lượng hợp đồng tư vấn, chuyển giao của toàn Viện có xu hướng tăng đều cả về số lượng và giá trị hợp đồng. Tốc độ tăng trưởng doanh thu trung bình đạt 20-25% (2006-2009) và 30-32% (2009-2010), Năm 2010 tổng doanh thu đạt 600 tỷ đồng trong đó hoạt động tư vấn và chuyển giao công nghệ đạt 500 tỷ đồng, những năm gần đây hoạt động tư vấn và chuyển giao công nghệ tuy có giảm 15-20% do chính sách tiết kiệm

35

Page 36: XÂY DỰNG TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CÁC ĐỀ … chi danh gia hieu qua... · Web view... với xu thế của thế giới với việc coi sản phẩm quan trọng

chi tiêu của Chính phủ, song Viện đã có những điều chỉnh kịp thời, phù hợp nên vẫn đảm bảo duy trì ổn định hoạt động, tổ chức và đời sống cán bộ. Đây là một dấu hiệu tích cực cho thấy Viện đang triển khai và đi đúng hướng trong thực hiện triển khai Nghị định 115-CP, đồng thời đẩy mạnh tính tự chủ của các đơn vị trực thuộc.

Biểu 3.2 Nguồn thu của Viện từ KHCN, HTQT và chuyển giao công nghệ của Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam

Năm Kinh phí đầu tư cho hoạt động

KH&CN

Từ HTQT Thu từ hoạt động chuyển

giao CN

Tổng số kinh phí/năm

Ghi chú

2008 54.930.000 3.066.1

36 208688921 266.685.057

2009 78.369.861 - 324788523 403.158.384

2010 53.568.000 1.551.2

84 385970028 441.089.312

2011 63.068.485 8.899.5

41 388167462 460.135.488

2012 80.004.956 3.506.23

1 297894079 381.405.266

2013 63.627.000 1.200.0

00 317748099 382.575.099

Tổng cộng 393.568.302 18.223.192 1.923.257.112 2.335.048.606

- Quan Bảng trên cho thấy kinh phí nhà nước cấp cho hoạt động KHCN chỉ chiếm 16% trên tổng số kinh phí hoạt động của Viện trong 6 năm từ 2008-2013.

- Kinh phí thu từ các hoạt động tư vấn, chuyển giao công nghệ của Viện chiếm đến hơn 82% tổng kinh phí được cấp trong 6 năm

- Kinh phí từ vốn nước ngoài (HTQT) chỉ chiếm 07,% trên Tổng kinh phí.

Nhận xét

+ Viện có khả năng tự chủ rất tốt. Hoàn toàn hội tụ đủ điều kiện để chuyển đổi theo NĐ 115 và NDD96.

+ Viện cần chủ động tăng cường hơn nữa về hợp tác quốc tế, thu hút các nước và tổ chức quốc tế đầu tư, hợp tác, tăng cường năng lực cho Viện, không nên lệ thuộc và Bộ chủ quản như hiện nay nhất là khi Bộ đã có những phân cấp ngày càng nhiều cho Viện.

Biểu 3.3 Nguồn thu từ các đơn vị trực thuộc Viện KHTLVN

TT Đơn vị KP từ hoạt động KH&CN KP tư vấn và CGCNTừ ĐT, DA Tỷ lệ Từ HTQT Tỷ lệ CGCN Tỷ lệ

1 Khối Viện KHTLVN 52.666.341 15,22 596.645 3,27 53.006.064 2,762 Viện Khoa học Thủy

lợi Miền Nam 80.196.0

83 23,18   276.803.529 14,39

3 Viện KHTL Miền 5. 1,66 6,59 32.282.9 1,68

36

Page 37: XÂY DỰNG TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CÁC ĐỀ … chi danh gia hieu qua... · Web view... với xu thế của thế giới với việc coi sản phẩm quan trọng

Trung & Tây Nguyên 727.189 1.200.000 65 4 Viện Nước, Tưới tiêu

và Môi trường 46.

081.608 13,32 1.147.076 6,29 88.926.3

55 4,60

5Viện Thủy công

23.854.593 6,89 225.243.9

32 11,71

6 Viện Thủy điện và Năng lượng tái tạo

14.272.852 4,13 185.556.0

05 9,65

7 Viện Bơm và Thiết bị thủy lợi

23.606.456 6,82 77.988.2

40 4,06

8 Viện Kinh tế và Quản lý Thủy lợi

14.807.085 4,28 18.931.8

53 0,98

9 Viện Kỹ thuật biển 16.044.407 4,64 64.595.499 3,3610 Phòng Thí nghiệm

TĐQG về ĐLHSB 29.

692.592 8,58 77.149.087 4,01

11 Trung tâm Đào tạo & HTQT

6.268.426 1,81 1

3.821.056 75,84 65.025.137 3,38

12 Trung tâm CN Phần mềm Thủy lợi

10.048.700 2,90 82.647.7

06 4,30

13 Viện Sinh thái và Bảo vệ công trình

14.141.430 4,09 119.548.3

78 6,22

14 Trung tâm tư vấn PIM 8.477.947 2,45 1.458.415 8,00 15.148.733 0,7915 Công ty xây dựng và

chuyển giao công nghệ thủy lợi

100.000

0,03 540.403.629 28,10

Tổng cộng 345.985.709 100 18.223.192 100 1.923.257.112 100

- Từ số liệu ở Biểu 3.3 cho thấy vấn đề thu hút các nhà tài trợ và hoạt động hợp tác quốc tế không tốt mặc dù trong giai đoạn vừa qua Viện đã và đang mở rộng về hợp tác quốc tế. Kinh phí hợp tác quốc tế tập trung chủ yếu vào một hai đơn vị như Trung tâm Đào tạo & HTQT (triển khai chương trình hợp tác của BORDA) và Trung tâm PIM (triển khai các nội dung của dự án JICA).

- Kinh phí chung từ hoạt động tư vấn và chuyển giao công nghệ các đơn vị trong Viện ngày càng lớn nhưng tỷ lệ kinh phí chuyển giao công nghệ không cao do công nghệ của Viện thường mang tính đặc thu, áp dụng hẹp trong lĩnh vực thủy lợi, bị tác động rất nhiều từ nguồn vốn đầu tư công của Nhà nước đang cắt giảm trong giai đoạn hiện nay.

3.5 Tổng hợp các bài báo được đăng trên tạp chí trong nước

Biểu 3.4 Thống kê các bài báo và hội thảo quốc tếĐơn vị Số lượng

Bài báo Báo cáo1 Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam 08 132 Viện Kỹ thuật Biển 01 033 Trung tâm Đào tạo và Hợp tác quốc tế 02 154 Trung tâm Tư vấn PIM 025 Viện Sinh thái và Bảo vệ công trình 046 Viện Kinh tế và Quản lý thủy lợi Chưa gửi7 Phòng Thí nghiệm TĐQG về ĐLHSB Chưa gửi

37

Page 38: XÂY DỰNG TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CÁC ĐỀ … chi danh gia hieu qua... · Web view... với xu thế của thế giới với việc coi sản phẩm quan trọng

8 Viện KHTL Miền trung và Tây nguyên 02Tổng số 13 37

Quang Biểu 3.4 và 3.5 cho thấy mặc dù số lượng bài báo được đăng nhiều nhưng chủ yếu tập trung ở các tạp chí trong nước. Số lượng bài báo và tham luận tại các tạp chí danh tiếng quốc tế và hội thảo quốc tế không nhiều. Trong giai đoạn tiếp theo Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam cần có những chỉ đạo bổ sung tiêu chí bắt buộc phải có các bài báo đăng trên các tạp chí quốc tế danh tiếng và hội thảo quốc tế phải tăng so với hiện nay ít nhất 30% khi thực hiện các nghiên cứu.

Một số tạp chí Viện đã đăng bài như: Journal of Hydrology, Young Water Research Journal, Vol. 1, pp. 58-64, YWAT, The Netherlands, “Paddy and Water Environment”, International Journal of Climatology, Journal of Agricultural Meteorology, HESS (International Journal of Hydrology and Earth System Sciences).

38

Page 39: XÂY DỰNG TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CÁC ĐỀ … chi danh gia hieu qua... · Web view... với xu thế của thế giới với việc coi sản phẩm quan trọng

Biểu 3.5 Các bài báo được đăng trên tạp chí trong và ngoài nước

TT  Đơn vị

Bài báo đăng trong nước Bài báo đăng tạp chí quốc tế

2008 2009 2010 2011 2012 2013 Tổng 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Tổng

1 Viện KHTLVN 4 4 3 10 5   26             02 Viện Khoa học Thủy lợi Miền Nam 1 2 4 16 15 5 43 1 2 2 2 1 4 12

3Viện KHTL Miền Trung & Tây Nguyên 1 0 0 1 0 12 14 0 0 0 1 1 0 2

4 Viện Nước, Tưới tiêu và Môi trường 6 12 4 6 18 3 49             0

5 Viện Thủy công 11 5 13 8 14 5 56             0

6Viện Thủy điện và Năng lượng tái tạo 2 1 2 4 3 7 19             0

7 Viện Bơm và Thiết bị thủy lợi 0 0 0 3 1 3 7             0

8 Viện Kinh tế và Quản lý Thủy lợi 1 21 1 4 5 3 35             0

9 Viện Kỹ thuật biển 0 2 0 1 3 13 19             0

10Phòng Thí nghiệm TĐQG về ĐLHSB 12 14 7 21 13 20 87             0

11 Trung tâm Đào tạo & HTQT 3 0 1 0 1 27 32         2   2

12 Trung tâm CN Phần mềm Thủy lợi 5 0 3 3 4 3 18             0

13 Viện Sinh thái và Bảo vệ công trình 0 0 2 3 3 3 11             014 Trung tâm tư vấn PIM 2 2 5 6 3 2 20             0

15Công ty xây dựng và chuyển giao công nghệ thủy lợi 0 0 0 1 0 0 1             0Tổng cộng 48 63 45 87 88 106 437 1 2 2 3 4 4 16

39

Page 40: XÂY DỰNG TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CÁC ĐỀ … chi danh gia hieu qua... · Web view... với xu thế của thế giới với việc coi sản phẩm quan trọng

CHƯƠNG 4. XÂY DỰNG TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CÁC ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC

VIỆN KHOA HỌC THỦY LỢI VIỆT NAM

4.1. Xây dựng tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động khoa học và công nghệ các đơn vị trực thuộc Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam

Trên cơ sở nghiên cứu và tìm hiểu các vấn đề có liên quan trong nước, trên thế giới và tình hình hoạt động khoa học và công nghệ tại Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam đề tài đã đưa ra 02 nhóm tiêu chí gồm tiêu chí cơ bản và tiêu chí phụ trong bảng 4.1

Bảng 4.1. Nhóm tiêu chí cơ bản và tiêu chí phụ

Các tiêu chí cơ bản

1 Số lượng kết quả nghiên cứu được áp dụng trong thực tế

2 Số lượng sản phẩm khoa học công nghệ được thương mại hóa

3 Bài báo được công bố trong nước

4 Số lượng thạc sĩ được đào tạo

5 Số lượng tiến sĩ được đào tạo

6 Bài báo được công bố quốc tế

7 Số lượng hợp đồng chuyển giao công nghệ được ký kết, sản phẩm là kết quả nghiên cứu, sản phẩm thực hành, bản quyền được bán

Các tiêu chí phụ

1 Số lượng các kết quả nghiên cứu khoa học được sử dụng để hoạch định đường lối, chính sách, chủ trương, quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, quốc phòng an ninh

2 Số đầu sách chuyên khảo

3 Sổ tay hướng dẫn, Giáo trình

4 Nguồn thu từ hợp đồng chuyển giao nghiên cứu khoa học

5 Phương pháp quy trình công nghệ mới

6 Số phát minh khoa học đã được công bố và công nhận

7 Đổi mới công tác quản lý, nghiên cứu

8 Số lượng các kết quả nghiên cứu khoa học được sử dụng để đổi mới quản lý đơn vị sản xuất kinh doanh

40

Page 41: XÂY DỰNG TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CÁC ĐỀ … chi danh gia hieu qua... · Web view... với xu thế của thế giới với việc coi sản phẩm quan trọng

9 Công cụ, thiết bị mới

10 Số lượng các kết quả nghiên cứu khoa học để đổi mới cơ chế, chính sách

11 Số lượng các kết quả nghiên cứu khoa học được sử dụng để đổi mới quản lý đơn vị

12 Số lượng mô hình thí điểm được nhân rộng

13 Vật liệu mới

14 Nguồn thu từ bản quyền

15 Số lượng cán bộ kỹ thuật được đào tạo

16 Bản quyền sáng chế được đăng ký bảo hộ

17 Nguồn thu từ bán sản phẩm là kết quả nghiên cứu, sản phẩm thực hành thực tập… sử dụng đề tài nghiên cứu khoa học

18 Số lượng cán bộ địa phương và nông dân được đào tạo, tập huấn nâng cao trình độ

19 Số tiến bộ kỹ thuật, giải pháp hữu ích được công nhận (do Bộ/Tỉnh công nhận)

20 Số đầu sách phổ biến nghiên cứu khoa học

21 Hiệu quả khác từ đào tạo

22 Hiệu quả bảo vệ môi trường

23 Nguồn thu khác

Trên cơ sở các tiêu chí đã đưa ra, đề tài đã tiến hành phỏng vấn trực tiếp các cán bộ khoa học trong Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam gồm các nhóm đối tượng

- Ý kiến của những người làm công tác quản lý hoạt động khoa học và công nghệ

- Ý kiến của cán bộ khoa học, những người trực tiếp triển khai các hoạt động nghiên cứu khoa học

Mỗi một tiêu chí, các ý kiến được hỏi theo các mức sau: Rất cần, Cần, Không cần và ý kiến khác

Một tiêu chí được coi là cần thiết nếu có 50% trở lên các ý kiến nhất trí là cần thiết

Dưới đây là kết quả thu được từ 50 ý kiến thăm dò

4.1.1. Về tiêu chí hiệu quả kỹ thuật công nghệ

41

Page 42: XÂY DỰNG TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CÁC ĐỀ … chi danh gia hieu qua... · Web view... với xu thế của thế giới với việc coi sản phẩm quan trọng

Bảng 4.2. Kết quả thăm dò về tiêu chí hiệu quả kỹ thuật công nghệ từ

nghiên cứu khoa học

TT Các chỉ tiêu Rất cần

Tỷ lệ %

Cần Tỷ lệ %

Không cần

Tỷ lệ %

Ý kiến khác

Tỷ lệ %

1 Số bản quyền sáng chế được đăng ký bảo hộ

16 32 25 50 7 14 2 4

2 Số phát minh khoa học đã được công bố và công nhận

23 46 15 30 9 18 3 6

3 Số lượng kết quả nghiên cứu được áp dụng trong thực tế

35 70 10 20 2 4 3 6

4 Số lượng sản phẩm khoa học công nghệ được thương mại hóa

20 40 18 36 6 12 6 12

5 Số tiến bộ kỹ thuật, giải pháp hữu ích được công nhận (do Bộ/Tỉnh công nhận)

37 74 9 18 4 8 0 0

6 Số lượng mô hình thí điểm được nhân rộng

13 26 12 24 9 18 16 32

7 Số sản phẩm, sáng kiến, kinh nghiệm được phổ biến (bình quân của 4 tiêu chí)

               

Vật liệu mới 20 40 18 36 5 10 7 14Phương pháp quy trình công nghệ mới

22 44 21 42 2 4 5 10

Đổi mới công tác quản lý, nghiên cứu

9 18 12 24 16 32 13 26

Công cụ, thiết bị mới 23 46 26 52 0 0 1 2

Đối với các tiêu chi hiệu quả kỹ thuật công nghệ từ hoạt động nghiên cứu khoa học, tiêu chí về Số lượng kết quả nghiên cứu được áp dụng trong thực tế và Số tiến bộ kỹ thuật, giải pháp hữu ích được công nhận được nhiều ý kiến cho là cần thiết với trên 70% ý kiến. Trong các tiêu chí này, nhiều ý kiến cho là không cần thiết và không có ý kiến. Tuy nhiên, chúng ta thấy ý kiến cho rằng các tiêu chí này là cần thiết chiếm tỷ trọng cao và đồng đều ở mức trên 40%. Có thể cho rằng những người đực hỏi ý kiến đều mong muốn các kết quả nghiên cứu cần có nhiều kết quả ứng dụng hơn nữa.

4.1.2. Về tiêu chí hiệu quả thông tin

Bảng 4.3. Kết quả thăm dò về tiêu chí hiệu quả thông tin từ nghiên cứu khoa học

TT Các chỉ tiêu Rất cần

Tỷ lệ %

Cần Tỷ lệ %

Không cần

Tỷ lệ %

Ý kiến khác

Tỷ lệ %

1 Số bài báo được công bốTrong nước 40 80 8 16 1 2 1 2

42

Page 43: XÂY DỰNG TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CÁC ĐỀ … chi danh gia hieu qua... · Web view... với xu thế của thế giới với việc coi sản phẩm quan trọng

TT Các chỉ tiêu Rất cần

Tỷ lệ %

Cần Tỷ lệ %

Không cần

Tỷ lệ %

Ý kiến khác

Tỷ lệ %

Quốc tế 30 60 16 32 2 4 2 42 Số sách đã được xuất bản

Số đầu sách chuyên khảo 34 68 11 22 3 6 2 4Sổ tay hướng dẫn, Giáo trình

31 62 12 24 5 10 2 4

Số đầu sách phổ biến nghiên cứu khoa học

18 36 22 44 8 16 2 4

Đối với tiêu chí bài báo được công bố, đại bộ phận ý kiến cho rằng đây là tiêu chí hết sức cần thiết. Điều này phản ánh đúng với xu thế của thế giới với việc coi sản phẩm quan trọng nhất đối với nghiên cứu khoa học là sản phẩm sinh ra tri thức. Đối với số sách được xuất bản, các ý kiến cho rằng số đầu sách chuyên khảo mới là sản phẩm cần được chú trọng. Ý kiến về các tiêu chí khác cũng tập trung về mức rất cần thiết và cần thiết với tỷ lệ trên dưới 50%

4.1.3. Về tiêu chí hiệu quả kinh tế

Bảng 4.4. Kết quả thăm dò về tiêu chí hiệu quả kinh tế từ nghiên cứu khoa học

TT Các chỉ tiêu Rất cần

Tỷ lệ %

Cần Tỷ lệ %

Không cần

Tỷ lệ %

Ý kiến khác

Tỷ lệ %

1 Số lượng hợp đồng chuyển giao công nghệ được ký kết, sản phẩm là kết quả nghiên cứu, sản phẩm thực hành, bản quyền được bán

36 72 11 22 2 4 1 2

2 Tổng nguồn thu từ nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ Hợp đồng nghiên cứu khoa học

34 68 13 26 2 4 1 2

Bán bản quyền 20 40 18 36 6 12 6 12Nguồn thu từ bán sản phẩm là kết quả nghiên cứu, sản phẩm thực hành thực tập… sử dụng đề tài nghiên cứu khoa học

22 44 11 22 4 8 13 26

Nguồn thu khác 13 26 12 24 22 44 3 6

Một trong những tiêu chí không thể bỏ qua được trong hầu hết các hoạt động nghiên cứu khoa học đó là hiệu quả về kinh tế. Đối với các công trình nghiên cứu khoa

43

Page 44: XÂY DỰNG TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CÁC ĐỀ … chi danh gia hieu qua... · Web view... với xu thế của thế giới với việc coi sản phẩm quan trọng

học, hiệu quả về kinh tế được coi là nguồn thu có được sau khi các công trình này kết thúc. Đối với các tiêu chí này các ý kiến đánh giá đều cho rằng là cần thiết, điều này thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu các loại nhiệm vụ nghiên cứu (chú trọng đến khả năng ứng dụng và lợi íc kinh tế mang lại). Cũng có nhiều ý kiến cho rằng hiệu quả kinh tế chỉ là thức yếu đối với các công trình nghiên cứu. Xét về tổng thể thì đây là những tiêu chí cần thiết và được các nước trong khu vực và trên thế giới sử dụng

4.1.4. Về tiêu chí hiệu quả xã hội

Bảng 4.5. Kết quả thăm dò về tiêu chí hiệu quả xã hội từ nghiên cứu khoa học

TT Các chỉ tiêu Rất cần

Tỷ lệ %

Cần Tỷ lệ %

Không cần

Tỷ lệ %

Ý kiến khác

Tỷ lệ %

1 Số lượng các kết quả nghiên cứu khoa học được sử dụng để hoạch định đường lối, chính sách, chủ trương, quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, quốc phòng an ninh

28 56 15 30 2 4 5 10

2 Số lượng các kết quả nghiên cứu khoa học được sử dụng để đổi mới quản lý đơn vị sản xuất kinh doanh

23 46 15 30 9 18 3 6

3 Số lượng các kết quả nghiên cứu khoa học để đổi mới cơ chế, chính sách

34 68 15 30 1 2 0 0

4 Số lượng các kết quả nghiên cứu khoa học được sử dụng để đổi mới quản lý đơn vị

20 40 22 44 4 8 4 8

5 Hiệu quả bảo vệ môi trường

30 60 11 22 6 12 3 6

Hiệu quả xã hội thể hiện qua mức độ đóng góp của công trình nghiên cứu vào quá trình giải quyết các vấn đề xã hội đặt ra trong từng thời kỳ phát triển cụ thể, thúc đẩy việc phát triển xã hội (về con người, công đồng, nâng cao chất lượng sống của các tầng lớp dân cư…). Hiệu quả xã hội có thể đánh giá qua so sánh tổng kinh phí đầu tư cho công trình nghiên cứu với mức độ đóng góp và phạm vi tác động vào quá trình giải quyết các vấn đề xã hội khác nhau.

Ý kiến phỏng vấn đều cho rằng các tiêu chí về hiệu quả xã hội của các công trình nghiên cứu khoa học là cần thiết. Tuy nhiên các tiêu chí này cơ bản tập trung cho các đề tài thuộc lĩnh vực cơ chế, chính sách. Đối với lĩnh vực khoa học kỹ thuật các tiêu chí này được đánh giá không cao

44

Page 45: XÂY DỰNG TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CÁC ĐỀ … chi danh gia hieu qua... · Web view... với xu thế của thế giới với việc coi sản phẩm quan trọng

4.1.5. Về tiêu chí hiệu quả đào tạo

Bảng 4.6. Kết quả thăm dò về tiêu chí hiệu quả đào tạo từ nghiên cứu khoa học

TT Các chỉ tiêu Rất cần

Tỷ lệ %

Cần Tỷ lệ %

Không cần

Tỷ lệ %

Ý kiến khác

Tỷ lệ %

1 Số lượng thạc sĩ được đào tạo

30 60 16 32 2 4 2 4

2 Số lượng tiến sĩ được đào tạo

27 54 17 34 2 4 4 8

3 Số lượng cán bộ kỹ thuật được đào tạo

19 38 19 38 12 24 0 0

4 Số lượng cán bộ địa phương và nông dân được đào tạo, tập huấn nâng cao trình độ

19 38 22 44 8 16 1 2

5 Hiệu quả khác từ đào tạo 26 52 11 22 6 12 7 14

Kết quả tổng hợp từ bảng trên cho thấy, đối với hiệu quả đào tạo từ nghiên cứu khoa học, kết quả phỏng vấn đồng ý là cần và rất cần trên 50%, đó là số lượng tiến sĩ và thạc sĩ đã được đào tạo. Đối với các tiêu chí khác, ý kiến được phỏng vấn tập trung chủ yếu vào rất cần thiết và cần thiết. Như vây có thể xem đây là những tiêu chí cần thiết để xem xét tính hiệu quả về mặt đào tạo của hoạt động nghiên cứu khoa học.

4.1.5. Tổng hợp các kết quả phỏng vấn các tiêu chí

Bảng 4.7. Tổng hợp kết quả thăm dò các tiêu chí

TT Các chỉ tiêu Rất cần

Tỷ lệ %

Cần Tỷ lệ %

Không cần

Tỷ lệ %

Ý kiến khác

Tỷ lệ %

1 Số bài báo được công bố trong nước

40 80 8 16 1 2 1 2

2 Số tiến bộ kỹ thuật, giải pháp hữu ích được công nhận (do Bộ/Tỉnh công nhận)

37 74 9 18 4 8 0 0

3 Số lượng hợp đồng chuyển giao công nghệ được ký kết, sản phẩm là kết quả nghiên cứu, sản phẩm thực hành, bản quyền được bán

36 72 11 22 2 4 1 2

4 Số lượng kết quả nghiên cứu được áp dụng trong thực tế

35 70 10 20 2 4 3 6

5 Hợp đồng nghiên cứu khoa học

34 68 13 26 2 4 1 2

6 Số lượng các kết quả nghiên cứu khoa học để đổi mới cơ chế, chính sách

34 68 15 30 1 2 0 0

7 Số đầu sách chuyên khảo 34 68 11 22 3 6 2 4

45

Page 46: XÂY DỰNG TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CÁC ĐỀ … chi danh gia hieu qua... · Web view... với xu thế của thế giới với việc coi sản phẩm quan trọng

TT Các chỉ tiêu Rất cần

Tỷ lệ %

Cần Tỷ lệ %

Không cần

Tỷ lệ %

Ý kiến khác

Tỷ lệ %

8 Sổ tay hướng dẫn, Giáo trình

31 62 12 24 5 10 2 4

9 Số bài báo được công bố quốc tế

30 60 16 32 2 4 2 4

10 Hiệu quả bảo vệ môi trường 30 60 11 22 6 12 3 611 Số lượng thạc sĩ được đào

tạo30 60 16 32 2 4 2 4

12 Số lượng các kết quả nghiên cứu khoa học được sử dụng để hoạch định đường lối, chính sách, chủ trương, quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, quốc phòng an ninh

28 56 15 30 2 4 5 10

13 Số lượng tiến sĩ được đào tạo

27 54 17 34 2 4 4 8

14 Hiệu quả khác từ đào tạo 26 52 11 22 6 12 7 1415 Số phát minh khoa học đã

được công bố và công nhận23 46 15 30 9 18 3 6

16 Công cụ, thiết bị mới 23 46 26 52 0 0 1 217 Số lượng các kết quả

nghiên cứu khoa học được sử dụng để đổi mới quản lý đơn vị sản xuất kinh doanh

23 46 15 30 9 18 3 6

18 Phương pháp quy trình công nghệ mới

22 44 21 42 2 4 5 10

19 Nguồn thu từ bán sản phẩm là kết quả nghiên cứu, sản phẩm thực hành thực tập… sử dụng đề tài nghiên cứu khoa học

22 44 11 22 4 8 13 26

20 Số lượng sản phẩm khoa học công nghệ được thương mại hóa

20 40 18 36 6 12 6 12

21 Vật liệu mới 20 40 18 36 5 10 7 1422 Bán bản quyền 20 40 18 36 6 12 6 1223 Số lượng các kết quả

nghiên cứu khoa học được sử dụng để đổi mới quản lý đơn vị

20 40 22 44 4 8 4 8

24 Số lượng cán bộ kỹ thuật được đào tạo

19 38 19 38 12 24 0 0

25 Số lượng cán bộ địa phương và nông dân được đào tạo, tập huấn nâng cao trình độ

19 38 22 44 8 16 1 2

26 Số đầu sách phổ biến nghiên cứu khoa học

18 36 22 44 8 16 2 4

27 Số bản quyền sáng chế 16 32 25 50 7 14 2 446

Page 47: XÂY DỰNG TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CÁC ĐỀ … chi danh gia hieu qua... · Web view... với xu thế của thế giới với việc coi sản phẩm quan trọng

TT Các chỉ tiêu Rất cần

Tỷ lệ %

Cần Tỷ lệ %

Không cần

Tỷ lệ %

Ý kiến khác

Tỷ lệ %

được đăng ký bảo hộ28 Số lượng mô hình thí điểm

được nhân rộng13 26 12 24 9 18 16 32

29 Nguồn thu khác 13 26 12 24 22 44 3 630 Đổi mới công tác quản lý,

nghiên cứu9 18 12 24 16 32 13 26

Hệ thống các tiêu chí trên có thể được chia thành 02 nhóm:

- Nhóm 1 bao gồm các tiêu chí có trên 50% ý kiến cho rằng rất cần thiết như: Số bài báo được công bố trong nước; Số tiến bộ kỹ thuật, giải pháp hữu ích được công nhận (do Bộ/Tỉnh công nhận); Số lượng hợp đồng chuyển giao công nghệ được ký kết, sản phẩm là kết quả nghiên cứu, sản phẩm thực hành, bản quyền được bán; Số lượng kết quả nghiên cứu được áp dụng trong thực tế; Hợp đồng nghiên cứu khoa học; Số lượng các kết quả nghiên cứu khoa học để đổi mới cơ chế, chính sách; Số đầu sách chuyên khảo; Sổ tay hướng dẫn, Giáo trình; Số bài báo được công bố quốc tế; Hiệu quả bảo vệ môi trường; Số lượng thạc sĩ được đào tạo; Số lượng các kết quả nghiên cứu khoa học được sử dụng để hoạch định đường lối, chính sách, chủ trương, quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, quốc phòng an ninh và Số lượng tiến sĩ được đào tạo.

- Nhóm 2 bao gồm các tiêu chí còn lại

Nhận xét chung:

Các tiêu chí trên đây phù hợp với việc đánh giá hiệu quả các công trình nghiên cứu khoa học nói riêng và hoạt động nghiên cứu khoa học của các tổ chức nghiên cứu khoa học nói chung.

Xác định hiệu quả của nghiên cứu khoa học bừng số liệu cho từng năm là một việc làm phức tạp và trong nhiều trường hợp là không khả thi, khó chính xác. Chẳng hạn như sách chuyên khảo, phổ biến khoa học công nghệ thường chỉ ra đời khá lâu sau khi nhà khoa học hoàn thành đề tài nghiên cứu khoa học. Và những sách này có thể là kết quả tổng hợp của nhiều đề tài nghiên cứu khoa học khác nhau. Ngược lại cũng có những sách không thực sự gắn liền với nghiên cứu khoa học

Tương tự với hiệu quả khoa học và công nghệ, ở các mục số lượng kết quả nghiên cứu được áp dụng trong thực tế và sản phẩm, sáng kiến được phổ biến (công cụ mới, quy trình công nghệ mới, vật liệu mới…). Nhiều đề tài nghiên cứu khoa học hướng tới hiệu quả ứng dụng nhưng khó xác định được đề tài nào đã được ứng dụng và ứng dụng ở mức độ nào để liệt kê vào danh sách.

Hiệu quả xã hội từ nghiên cứu khoa học cũng là một tiêu chí khó xác định bởi các con số. Nhiều đề tài đề xuất ứng dụng về mặt xã hội nhưng không được thực hiện

47

Page 48: XÂY DỰNG TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CÁC ĐỀ … chi danh gia hieu qua... · Web view... với xu thế của thế giới với việc coi sản phẩm quan trọng

trong thực tế. Ngược lại, nhiều kết quả nghiên cứu được các nhà quản lý sử dụng trong hoạch định đường lối, chính sách, đổi mới cơ chế, đổi mới hoạt động quản lý nhưng không thông tin phản hồi trở lại cho các nhà khoa học.

4.2. Bộ tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động khoa học và công nghệ

Trên cơ sở các nghiên cứu, điều tra, thăm dò và phân tích ở trên, đề tài đã đề xuất Bộ tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động khoa học và công nghệ cho các đơn vị trực thuộc Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam. Bộ tiêu chí gồm 05 nhóm tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động thực tế hàng năm với tổng số điểm đánh giá là 500 gồm:

- Hiệu quả kỹ thuật công nghệ (tối đa 120 điểm)

- Hiệu quả thông tin (tối đa 145 điểm)

- Hiệu quả về kinh tế (tối đa 60 điểm)

- Hiệu quả xã hội (tối đa 85 điểm)

- Hiệu quả đào tạo (tối đa 90 điểm)

Ngoài ra còn phần đánh giá năng lực hoạt động khoa học và công nghệ của đơn vị

Bảng 4.8. Bộ tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động khoa học và công nghệ

TT Các chỉ số Điểm tối đa

Điểmđánh giá

Ghi chí

1 Hiệu quả kỹ thuật công nghệ 1201.1 Sáng chế, sáng kiến, được đăng ký bản

quyền sở hữu trí tuệ 20

1.2 Số tiến bộ kỹ thuật, giải pháp hữu ích được công nhận (do Bộ/Tỉnh công nhận)

30

1.3 Đề tài nghiên cứu được áp dụng trong thực tế

20

1.4 Mô hình thí điểm được nhân rộng 301.5 Số lượng sản phẩm khoa học công nghệ

được thương mại hóa20

2 Hiệu quả thông tin 1452.1 Các đề tài/dự án 50

+ Cấp Nhà nước 25+ Cấp Bộ/Tỉnh 20+ Cấp cơ sở 5

2.2 Số bài báo được công bố 30+ Trong nước 10+ Quốc tế 20

2.3 Số sách được xuất bản 45+ Sách chuyên khảo 25+ Sổ tay hướng dẫn/ Giáo trình 15+ Tài liệu tập huấn 5

2.4 Hội nghị khoa học 20+ Quốc tê 15+ Quốc gia 5

48

Page 49: XÂY DỰNG TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CÁC ĐỀ … chi danh gia hieu qua... · Web view... với xu thế của thế giới với việc coi sản phẩm quan trọng

TT Các chỉ số Điểm tối đa

Điểmđánh giá

Ghi chí

3 Hiệu quả kinh tế 60+ Doanh thu từ nghiên cứu khoa học (trên 1tỷ VND)

30

Tỷ lệ doanh thu từ nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ so với tổng kinh phí đầu tư lớn hơn 1

30

4 Hiệu quả xã hội 854.1 Kết quả nghiên cứu khoa học được sử

dụng để hoạch định đường lối, chính sách, chủ trương, quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, quốc phòng an ninh

20

4.2 Đổi mới quản lý đơn vị 154.3 Đổi mới cơ chế chính sách của đơn vị 154.4 Đổi mới quản lý sản xuất, kinh doanh 154.5 Tham gia quản lý và bảo vệ môi trường 205 Hiệu quả đào tạo 905.1 Số lượng tiến sĩ được đào tạo 205.2 Số lượng thạc sĩ được đào tạo 505.3 Số lượng cán bộ kỹ thuật, cán bộ địa

phương được đào tạo20

Chú thích:Điểm đánh giá là điểm tổng cộng và được xếp loại như sau:

- Đơn vị đạt loại A (tốt) nếu tổng số điểm từ 400 điểm trở lên

- Đơn vị xếp loại B (khá) nếu tổng số điểm từ 300 đến dưới 400 điểm

- Đơn vị xếp loại C (đạt) nếu tổng số điểm từ 250 đểm đến 300

- Trường hợp đánh giá đạt đủ số điểm để xếp loại A, B hoặc C, Tiêu chí đánh giá tổ chức quản lý và thực hiện nhiệm vụ khoa học công nghệ ở mức “không đạt” Thì kết quả xếp loại bị hạ xuống một mức

- Đơn vị xếp loai D (không đạt) nếu tổng số điểm dưới 250 điểm

4.3. Hướng dẫn cách tính điểm đánh giá hiệu quả hoạt động khoa học công nghệ

4.3.1. Tiêu chí hiệu quả kỹ thuật công nghệ

Bảng 4.9. Nhóm tiêu chí đánh giá hiệu quả kỹ thuật công nghệ

TT Chỉ tiêu Điểm Số lượng Tổng1 Sáng chế, sáng kiến, được đăng ký bản

quyền sở hữu trí tuệ 20

2 Số tiến bộ kỹ thuật, giải pháp hữu ích được 1049

Page 50: XÂY DỰNG TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CÁC ĐỀ … chi danh gia hieu qua... · Web view... với xu thế của thế giới với việc coi sản phẩm quan trọng

công nhận (do Bộ/Tỉnh công nhận)3 Đề tài nghiên cứu được áp dụng trong thực

tế4

4 Mô hình thí điểm được nhân rộng 105 Số lượng sản phẩm khoa học công nghệ

được thương mại hóa20

4.3.2. Tiêu chí hiệu quả thông tin

Bảng 4.10. Nhóm tiêu chí đánh giá hiệu quả thông tin

TT Chỉ tiêu Điểm Số lượng Tổng1 Điểm công trình công bố trên tạp chí

khoa học, kỷ yếu1.1 Trong nước

Tạp chí trong nước chưa có chỉ số ISS 0.5Tạp chí trong nước có chỉ số ISS 1Kỷ yếu hội thảo trong nước 0.5

1.2 Quốc tếTạp chí quốc tế không nằm trong danh sách ISI

2

Tạp chí quốc tế nằm trong danh sách ISI 3Kỷ yếu hội thảo quốc tế 1

2 Điểm báo cáo khoa họcQuốc tế 3Quốc gia 1

3 Sách chuyên khảo, giáo trình, sổ tay …Sách chuyên khảo 5Sổ tay hướng dẫn, Giáo trình 3Tài liệu tập huấn 1

4 Điểm đề tài, dự án các cấpCấp Nhà nước 5Cấp Bộ/Tỉnh 3Cấp cơ sở 1

4.3.3. Tiêu chí hiệu quả kinh tế

Bảng 4.11. Nhóm tiêu chí đánh giá hiệu quả kinh tế

TT Chỉ tiêu Điểm Số lượng Tổng1 + Doanh thu từ nghiên cứu khoa học

(trên 1tỷ VND)(1)3

2 Tỷ lệ doanh thu từ nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ so với tổng kinh phí đầu tư lớn hơn 1(2)

10

Ghi chú: (1) Tổng doanh thu từ các đề tài, dự án, hợp đồng tư vấn chuyển giao công nghệ

lên quan đến các kết quả nghiên cứu khoa học do đơn vị triển khai thực hiện

(2) Tính tỷ lệ cho từng sản phẩm nghiên cứu

50

Page 51: XÂY DỰNG TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CÁC ĐỀ … chi danh gia hieu qua... · Web view... với xu thế của thế giới với việc coi sản phẩm quan trọng

4.3.4. Tiêu chí hiệu quả xã hội

Bảng 4.12. Nhóm tiêu chí đánh giá hiệu quả xã hội

TT Chỉ tiêu Điểm tối đa Ghi chú1 Kết quả nghiên cứu khoa học được sử dụng để hoạch

định đường lối, chính sách, chủ trương, quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, quốc phòng an ninh

20

2 Đổi mới quản lý đơn vị 153 Đổi mới cơ chế chính sách của đơn vị 154 Đổi mới quản lý sản xuất, kinh doanh 155 Tham gia quản lý và bảo vệ môi trường 20

4.3.5. Tiêu chí hiệu quả đào tạo

Bảng 4.13. Nhóm tiêu chí đánh giá hiệu quả đào tạo

TT Loại đào tạo Điểm/người Số lượng Tổng1 Nghiên cứu sinh 102 Học viên cao học 53 Số lượng cán bộ kỹ thuật, cán bộ địa

phương được đào tạo0.5

4.3.6. Tiêu chí đánh giá tổ chức quản lý và thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ

TT Chỉ tiêu đánh giá Đạt Không đạt1 Đánh giá về tổ chức quản lý

Tiến độ thực hiện (được đánh giá không đạt khi có đề tài dự án chậm nghiệm thu quá 3 tháng mà không có sự đồng ý của cơ quan quản lý)Việc bố trí nhân lực và cơ sở vật chất phục vụ nghiên cứu như đã cam kết

2 Đánh giá quá trình triển khai thực hiệnChất lượng kết quả nghiên cứu (được đánh giá không đạt khi có nhiệm vụ nghiệm thu không đạt yêu cầu)Sử dụng kinh phí, huy động nguồn vốn (được đánh giá không đạt khi có nhiệm vụ sử dụng nguồn vốn không đúng theo đề cương dự toán, không huy động được các nguồn vốn khác theo cam kết)

Một đơn vị được đánh giá không đạt trong khâu tổ chức quản lý và thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ khi có một chỉ tiêu được đánh giá không đạt

4.3.7. Tiêu chí đánh giá nguồn lực khoa học công nghệ

TT Trình độ học vị, chức danh Điểm Số lượng Tổng1 Giáo sư hoặc Tiến sĩ khoa học 102 Phó giáo sư 53 Tiến sĩ 3

51

Page 52: XÂY DỰNG TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CÁC ĐỀ … chi danh gia hieu qua... · Web view... với xu thế của thế giới với việc coi sản phẩm quan trọng

4 Thạc sĩ 1,55 Đại học 16 Cao Đẳng 0,57 Trung cấp 0,3

Tổng

Ghi chú: Dùng để xem xét bổ sung về hoạt động khoa học và công nghệ của đơn vị có tương xứng với tiềm năng hay không

4.4. Một số đề xuất khi áp dụng bộ tiêu chí và nâng cao hiệu quả hoạt động khoa học công nghệ của Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam

4.4.1. Một số đề xuất áp dụng bộ tiêu chí

Hoạt động khoa học và công nghệ của các đơn vị trực thuộc Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam rất đa dạng với nhiều loại hình hoạt động khác nhau, trong đó các hoạt động theo hệ thống các đề tài nghiên cứu khoa học là một trong các loại hình hoạt động chủ yếu, chiếm tỷ trọng lớn cả về nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước, huy động nhân lực khoa học và các điều kiện cơ sở vật chất của đơn vị. Để đánh giá khách quan và toàn diện chất lượng và hiệu quả các mặt hoạt động khoa học và công nghệ của các các đơn vị, trên cơ sở sử dụng hệ thống tiêu chí đã được xây dựng trên, cần thiết thực hiện các hoạt động sau:

- Hàng năm, các đơn vị tổng kết xây dựng báo cáo tự đánh giá chất lượng và hiệu quả hoạt động nghiên cứu khoa học của đơn vị mình trên cơ sở thống kê, phân tích các chỉ số hoạt động khoa học và công nghệ theo các tiêu chí xây dựng ở trên.

- Ban Kế hoạch Tổng hợp phối hợp với các Ban chức năng (nếu cần thiết) thẩm định báo cáo tự đánh giá của các đơn vị, xây dựng báo cáo đánh giá chung cho các đơn vị.

- Trên cơ sở báo cáo tự đánh giá của các đơn vị và báo cáo đánh giá của Ban Kế hoạch Tổng hợp, tiến hành phân loại các đơn vị về chất lượng và hiệu quả hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ theo 4 mức A, B, C, D.

- Nên sử dụng tỷ số giữa điểm đạt được theo tiêu chí với điểm nguồn lực khoa học để tự đánh giá hiệu quả hoạt động khoa học và công nghệ so với tiềm năng của đơn vị.

4.5.2. Một số đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động khoa học và công nghệ

2.5.2.1. Đối với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Hiện nay, khoa học và công nghệ được Đảng và Nhà nước xác định là quốc sách hàng đầu. Trong những năm qua, hoạt động khoa học và công nghệ đã có những bước chuyển biến mới, đạt được những kết quả đáng khích lệ, góp phần đáng kể vào việc tăng trưởng nền kinh tế và tăng cường tiềm lực khoa học và công nghệ của đất

52

Page 53: XÂY DỰNG TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CÁC ĐỀ … chi danh gia hieu qua... · Web view... với xu thế của thế giới với việc coi sản phẩm quan trọng

nước. Tuy nhiên, hoạt động khoa học và công nghệ vẫn còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển đất nước theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Vì vậy, đổi mới cơ chế quản lý, cơ chế hoạt động khoa học và công nghệ để nâng cao hiệu quả, góp phần đưa nước ta đến năm 2020 trở thành nước công nghiệp là yêu cầu rất cấp bách. Ngày 25/7/2011, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1244/QĐ-TTg phê duyệt phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ khoa học và công nghệ chủ yếu giai đoạn 2011-2015, trong đó, giao cho Bộ Khoa học và Công nghệ nhiệm vụ “Xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ Đề án đổi mới cơ bản toàn diện và đồng bộ tổ chức, cơ chế quản lý, cơ chế hoạt động khoa học và công nghệ năm 2011”. Chúng tôi cho rằng Đề án này có ý nghĩa quyết định, là chìa khóa, là khâu đột phá để đổi mới hoạt động khoa học và công nghệ của đất nước.

Xây dựng nhiệm vụ khoa học và công nghệ

Một trong những nội dung mang tính quyết định đến sự thành công và hiệu quả của hoạt động khoa học và công nghệ là xây dựng nhiệm vụ khoa học và công nghệ các cấp. Hiện nay, cách thức xây dựng nhiệm vụ khoa học và công nghệ từ cấp Nhà nước, cấp Bộ, ngành, địa phương đến cấp cơ sở đều thực hiện theo một phương thức chung, đó là:

- Hàng năm, các tổ chức, cá nhân đề xuất nhiệm vụ khoa học và công nghệ các cấp, gửi đến các cơ quan quản lý nhà nước;

- Các cơ quan quản lý nhà nước tập hợp, thống kê, phân loại các đề xuất; thành lập các hội đồng xét chọn, tuyển chọn và phê duyệt các nhiệm vụ đưa vào triển khai thực hiện.

Cách làm này tồn tại nhiều năm nay, mặc dù đã mang lại những hiệu quả tích cực nhưng còn bộc lộ nhiều hạn chế và bất cập, thể hiện ở các khía canh sau đây:

1. Việc xác định nhiệm vụ khoa học và công nghệ chưa thật sự xuất phát từ thực tế nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Các tổ chức, cá nhân thường đề xuất nhiệm vụ khoa học và công nghệ dựa trên tiềm năng, thế mạnh của tổ chức, cá nhân mình, mạnh về lĩnh vực nào thì đề xuất nghiên cứu về lĩnh vực đó. Điều này làm cho hiệu quả nghiên cứu khoa học không cao, sản phẩm nghiên cứu manh mún, rời rạc, không đáp ứng được nhu cầu thực tiễn của nền kinh tế, của xã hội.

2. Do không có cơ chế kiểm soát nên tồn tại tình trạng trùng lặp các đề tài/dự án khoa học và công nghệ giữa các Bộ, ngành và địa phương.

3. Chất lượng đề xuất nhiệm vụ khoa học và công nghệ của các tổ chức, cá nhân không cao. Việc đề xuất mang nặng tính thời vụ, chưa có sự đầu tư, xem xét kỹ lưỡng các nhiệm vụ nghiên cứu dẫn đến lãng phí thời gian, công sức, tiền của cho việc tổng hợp, thống kê, xét chọn, tuyển chọn. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

53

Page 54: XÂY DỰNG TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CÁC ĐỀ … chi danh gia hieu qua... · Web view... với xu thế của thế giới với việc coi sản phẩm quan trọng

hàng năm nhận được hàng ngàn đề xuất nhưng chỉ có một phần nhỏ đề xuất được cho là có chất lượng để đưa ra xem xét, tuyển chọn cho triển khai thực hiện.

4. Các tổ chức, cá nhân khi đề xuất nhiệm vụ nghiên cứu khoa học, do không được đầu tư kỹ lưỡng nên thường thiếu tự tin, không biết các đề xuất của mình có được chấp nhận không, có được thông qua không? Tâm lý nếu được chấp nhận thì triển khai nghiên cứu, không thì thôi dẫn đến thái độ bàng quan, thiếu động lực, thiếu quyết tâm nghiên cứu.

5. Việc xây dựng nhiệm vụ nghiên cứu khoa học các cấp thường phải hoàn thành trước 15 tháng 7 của năm trước năm kế hoạch. Do vậy tình hình triển khai ở các cơ sở còn vội vàng, chất lượng đề xuất chưa cao.

Từ những phân tích nêu trên, rõ ràng là cần phải đổi mới căn bản việc xây dựng nhiệm vụ khoa học và công nghệ các cấp. Cùng với việc duy trì cách thức xác định nhiệm vụ khoa học và công nghệ như hiện nay thì cần phải bổ sung phương thức mới xác định nhiệm vụ nghiên cứu khoa học. Nhiệm vụ nghiên cứu khoa học của cấp nào phải căn cứ vào nhu cầu cấp thiết của cấp đó, phải được xác định bởi một cơ quan hoạch định chính sách phát triển về khoa học và công nghệ hoặc một hội đồng khoa học và công nghệ có đủ uy tín chuyên môn, đủ tâm, đủ tầm. Vì vậy, chúng ta cần phải thay đổi như sau:

1. Thúc đẩy áp dụng cơ chế ”đặt hàng” trong hoạt động khoa học và công nghệ nhất là đối với các sản phẩm quốc gia, các vấn đề có tầm cỡ “quốc kế dân sinh”.

2. Các nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ, ngành, địa phương phải được xác định bởi người đứng đầu các bộ, ngành, địa phương trên cơ sở tư vấn của Hội đồng khoa học và công nghệ cấp bộ, ngành, địa phương. Các hội đồng này phải có quy chế hoạt động thích hợp, gắn quyền lợi và trách nhiệm của các thành viên hội đồng với hiệu quả mang lại của những nhiệm vụ khoa học và công nghệ mà hội đồng đề xuất.

3. Việc đề xuất các nhiệm vụ khoa học và công nghệ nên được tiến hành thường xuyên, liên tục, không phụ thuộc vào “thời vụ” như hiện nay. Cơ sở dữ liệu về đề xuất đề tài/dự án phải được cung cấp đầy đủ, công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng để tránh sự trùng lặp.

Cần thiết xây dựng các chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm giao cho các trường đại học có thế mạnh để triển khai gắn với nhiệm vụ đào tạo tiến sỹ, đồng thời giao cho các giáo sư đầu ngành tổ chức các nhóm nghiên cứu mạnh để thực hiện theo chuẩn quốc tế.

Cơ chế tài chính

Cơ chế tài chính cho hoạt động khoa học và công nghệ tồn tại nhiều bất cập, thể hiện ở những khía cạnh sau:

54

Page 55: XÂY DỰNG TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CÁC ĐỀ … chi danh gia hieu qua... · Web view... với xu thế của thế giới với việc coi sản phẩm quan trọng

- Nguồn ngân sách nhà nước đầu tư cho khoa học và công nghệ thấp (<1%GDP), trong đó, nguồn kinh phí ngoài ngân sách (từ xã hội, doanh nghiệp...) quá thấp (0,3%GDP).

- Việc phân bổ kinh phí cho hoạt động khoa học và công nghệ dàn trải, cào bằng, không dựa trên các tiêu chí khoa học, không gắn với hiệu quả nghiên cứu.

- Các văn bản quy phạm pháp luật về tài chính cho hoạt động khoa học và công nghệ lạc hậu, chậm được sửa đổi, định mức chi cho các hoạt động nghiên cứu không còn phù hợp.

- Các quy định về thủ tục thanh quyết toán đề tài/ dự án mang nặng tính hành chính, rườm rà, cứng nhắc.

Để đổi mới cơ chế tài chính cho hoạt động khoa học và công nghệ, cần thiết:

1. Phải có cơ chế, chính sách thích hợp huy động các nguồn kinh phí ngoài ngân sách để tăng cường đầu tư cho khoa học và công nghệ.

2. Đối với hoạt động khoa học và công nghệ của các Bộ, ngành, địa phương, kinh phí phải được phân bổ kinh phí dựa vào các tiêu chí như: Kết quả, hiệu quả hoạt động khoa học và công nghệ; tiềm lực khoa học và công nghệ, đặc điểm, đặc thù hoạt động khoa học và công nghệ gắn với nhiệm vụ của Bộ, ngành, địa phương

3. Phân bổ kinh phí khoa học và công nghệ phải có trọng tâm, trọng điểm, không dàn trải, cần tập trung đầu tư vào lĩnh vực nào, nơi nào có khả năng đem lại lợi nhuận hoặc giá trị gia tăng cho xã hội. Những đơn vị nào sử dụng kinh phí có hiệu quả, đúng mục đích thì được đầu tư tăng cường, nếu sử dụng không hiệu quả thì kiên quyết cắt giảm.

4. Việc cấp kinh phí cho các đề tài/dự án phải dựa trên cơ sở thẩm định hết sức kỹ lưỡng, nghiêm túc, phải tính đúng, tính đủ, đảm bảo tính khả thi thực hiện đề tài.

5. Giao khoán cho chủ nhiệm đề tài/dự án toàn quyền trong việc sử dụng kinh phí thực hiện đề tài/dự án. Mấu chốt của vấn đề là nhà nước nắm sản phẩm cuối cùng, đầu tư đúng, đủ, phát huy cao nhất năng lực, chủ động của các nhà khoa học để đạt hiệu quả cao nhất.

6. Cải tiến công tác nghiệm thu đề tài và giao nộp sản phẩm.

7. Cần có cơ chế hỗ trợ kinh phí thảo đáng cho đề tài/ dự án được ứng dụng, triển khai vào thực tiễn cuộc sống.

2.5.2.2. Đối với Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam

Tăng cường công tác kiểm tra đánh giá chất lượng sản phẩm khoa học tránh để “lọt lưới” các sản phẩn không đạt yêu cầu. Hướng dẫn các đơn vị chuyên phối hợp cùng chủ nhiệm đề tài, dự án xây dụng kế hoạch triển khai thực hiện đề tài theo từng

55

Page 56: XÂY DỰNG TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CÁC ĐỀ … chi danh gia hieu qua... · Web view... với xu thế của thế giới với việc coi sản phẩm quan trọng

giai đoạn ngắn (từ 1 đến 3 tháng) và kết thúc giai đoạn phải có kiểm tra đánh giá để kịp thời đôn đốc và tháo gỡ khó khăn.

Tăng cường tổ chức các hội thảo lấy ý kiến của các nhà khoa học, cơ quan quản lý, địa phương về định hướng nghiên cứu của các đề tài để có phương án điều chỉnh kịp thời cho phù hợp. Tránh trường hợp một số đề tài gần kết thúc mới tổ chức Hội thảo nên khi có vấn đề, yêu cầu mới phát sinh không kịp điều chỉnh

Tăng cường mức độ hoạt động của Hội đồng khoa học trong việc xây dựng kế hoạch khoa học

Thường xuyên kết nối với cơ quan quản lý (Vụ KHCN, các Tổng Cục) nắm bắt các định hướng cụ thể từ Bộ từ đó hướng dẫn đơn vị xây dựng kế hoạch khoa học

Hỗ trợ các đơn vị kết nối với địa phương tổ chức các Hội thảo giới thiệu, quảng bá sản phẩm khoa học

56

Page 57: XÂY DỰNG TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CÁC ĐỀ … chi danh gia hieu qua... · Web view... với xu thế của thế giới với việc coi sản phẩm quan trọng

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Kết luận:

Hoạt động khoa học và công nghệ mang tính đặc thù về tính mới, tính sáng tạo với các giá trị khác nhau từ giá trị khoa học, giá trị thực tiễn xã hội, giá trị thông tin... có tính tác động cả trước mắt và lâu dài đòi hỏi việc nhận định, quản lý và đánh giá các hoạt động này theo những quan niệm và tiêu chí, chuẩn mực phù hợp phản ánh các nhân tố tổng hợp từ đầu vào, quá trình và đầu ra của các hoạt động và công trình nghiên cứu. Do sự phát triển nhanh chóng của các lĩnh vực khoa học và công nghệ với các tính chất và đặc thù khác nhau nên việc đánh giá chất lượng hiệu quả hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ phải được dựa trên những đặc điểm của các loại hình hoạt động khoa học và công nghệ. Là một Viện nghiên cứu đầu ngành của cả nước về lĩnh vực thủy lợi, hoạt động khoa học và công nghệ góp phần vào việc ổn định kinh tế và chính trị tuy nó không mang lại lợi nhuận một cách trực tiếp nhưng nó cũng mang lại những nguồn lợi gián tiếp như việc phát triển ngành này thì kéo theo rất nhiều ngành khác phát triển theo. Từ đó tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển và góp phần vào việc đẩy mạnh công cuộc công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. Vì vậy tiêu chí đánh giá hiệu quả kỹ thuật công nghệ và hiệu quả kinh tế là những tiêu chí quan trọng trong đánh giá chất lượng hiệu quả hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ của Viện.

Việc ứng dụng các tiêu chí đánh giá hiệu quả của các đề tài nghiên cứu khoa học và thực hiện đánh giá chất lượng hiệu quả hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ của các đơn vị trực thuộc sẽ góp phần đổi mới và bảo đảm tính khách quan, tường minh của công tác đánh giá, qua đó góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác quản lý các hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ.

Kiến nghị:

- Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam chỉ đạo các đơn vị trực thuộc thực hiện thống kê hàng năm hệ thống các chỉ số về hiệu quả hoạt động khoa học và công nghệ làm cơ sở để đánh giá chất lượng, hiệu quả hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ của đơn vị mình

- Dựa trên kết quả đánh giá hiệu quả hoạt động khoa học công nghệ của từng đơn vị, xây dựng cơ chế phân giao nhiệm vụ khoa học và công nghệ hàng năm và đầu tư kinh phí nghiên cứu khoa học.

- Trên cơ sở kết quả áp dụng thử nghiệm bộ tiêu chí đánh giá tại Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam, Bộ tiếp tục cho nghiên cứu xây dựng khung tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động khoa học công nghệ của các Viện nghiên cứu trực thuộc Bộ

57