79
ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TỈNH AN GIANG Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc _______________ ________________________ Số: 02 /ĐA -UBND Long Xuyên, ngày 11 tháng 4 năm 2008 ĐỀ ÁN NÔNG NGHIỆP, NÔNG DÂN, NÔNG THÔN TỈNH AN GIANG ĐẾN NĂM 2020. ------------------------ ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH TỈNH AN GIANG An Giang là tỉnh miền Tây Nam bộ, thuộc khu vực đồng bằng sông Cửu Long, có tổng diện tích tự nhiên trên 353 ngàn ha, trong đó đất sản xuất nông nghiệp trên 280 ngàn ha, đất lâm nghiệp 14,7 ngàn ha. Toàn tỉnh có 9 huyện, 01 thị xã, 01 thành phố với 154 xã, phường, thị trấn; dân số (tính đến 12/2007) 2,23 triệu người có trên 460 ngàn hộ, trong đó có gần 75% dân số sống bằng nghề nông (318 ngàn hộ = 1,67 triệu người). Dân cư chủ yếu là người Kinh chiếm 95%, còn lại là người dân tộc thiểu số (dân tộc Khmer - 3,9%, dân tộc Chăm - 0,62%, dân tộc Hoa - 0,64%). Là tỉnh nông nghiệp đầu nguồn lưu vực sông Cửu Long, vừa có đồng bằng, vừa có đồi núi, có đường biên giới giáp 2 tỉnh Tà- Keo và Kan-Đan thuộc Vương quốc Campuchia dài gần 100 km, có 2 cửa khẩu Quốc tế là Xuân Tô và Vĩnh Xương và 01 cửa khẩu Quốc gia là Khánh Bình. Tuy có nhiều thuận lợi về nguồn nước, khí hậu, thời tiết ôn hòa, đất đai được phù sa bồi đắp hàng năm nên có điều kiện phát triển sản xuất nông nghiệp, trong đó thế mạnh của tỉnh là sản xuất lúa, hoa màu và cá; An Giang cũng chịu ảnh hưởng do thiên tai lũ lụt hàng năm, nhất là

ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ …qppl.angiang.gov.vn/VBPQ/vbpq.nsf/E66841A66AE6C2… · Web view2.1.1- Phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp

  • Upload
    others

  • View
    0

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

PAGE

50

ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TỈNH AN GIANG Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc

_______________

________________________

Số: 02 /ĐA -UBND Long Xuyên, ngày 11 tháng 4 năm 2008

ĐỀ ÁN

NÔNG NGHIỆP, NÔNG DÂN, NÔNG THÔN

TỈNH AN GIANG ĐẾN NĂM 2020.

------------------------

ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH TỈNH AN GIANG

An Giang là tỉnh miền Tây Nam bộ, thuộc khu vực đồng bằng sông Cửu Long, có tổng diện tích tự nhiên trên 353 ngàn ha, trong đó đất sản xuất nông nghiệp trên 280 ngàn ha, đất lâm nghiệp 14,7 ngàn ha. Toàn tỉnh có 9 huyện, 01 thị xã, 01 thành phố với 154 xã, phường, thị trấn; dân số (tính đến 12/2007) 2,23 triệu người có trên 460 ngàn hộ, trong đó có gần 75% dân số sống bằng nghề nông (318 ngàn hộ = 1,67 triệu người). Dân cư chủ yếu là người Kinh chiếm 95%, còn lại là người dân tộc thiểu số (dân tộc Khmer - 3,9%, dân tộc Chăm - 0,62%, dân tộc Hoa - 0,64%). Là tỉnh nông nghiệp đầu nguồn lưu vực sông Cửu Long, vừa có đồng bằng, vừa có đồi núi, có đường biên giới giáp 2 tỉnh Tà-Keo và Kan-Đan thuộc Vương quốc Campuchia dài gần 100 km, có 2 cửa khẩu Quốc tế là Xuân Tô và Vĩnh Xương và 01 cửa khẩu Quốc gia là Khánh Bình.

Tuy có nhiều thuận lợi về nguồn nước, khí hậu, thời tiết ôn hòa, đất đai được phù sa bồi đắp hàng năm nên có điều kiện phát triển sản xuất nông nghiệp, trong đó thế mạnh của tỉnh là sản xuất lúa, hoa màu và cá; An Giang cũng chịu ảnh hưởng do thiên tai lũ lụt hàng năm, nhất là những năm lũ lớn đã gây thiệt hại đáng kể đến tính mạng, tài sản của nhân dân và của nhà nước.

Mười năm trước đổi mới (1976-1985) nông nghiệp, nông dân và nông thôn An Giang gặp nhiều khó khăn do phải tập trung giải quyết các hậu quả nặng nề do chiến tranh biên giới Tây Nam để lại, vừa lo phát triển kinh tế, vừa lo ổn định chính trị. Trong thời kỳ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, bao cấp; tính đến năm 1985, An Giang đã cơ bản hoàn thành hợp tác hóa nông nghiệp với trên 93% ruộng đất được tập thể hóa, 86% nông dân vào làm ăn tập thể thông qua việc thành lập 2.607 tập đoàn sản xuất, 7 hợp tác xã và 69 tập đoàn máy nông nghiệp.

Do việc tập thể hóa ruộng đất và máy nông nghiệp, thực hiện chế độ cắt xâm canh và bình quân nhân khẩu về ruộng đất đã làm giảm đi tính tự chủ kinh tế hộ nông dân nên sản xuất nông nghiệp chậm phát triển; đến năm 1986 có trên 10 ngàn ha đất bỏ hoang, hàng ngàn máy nông nghiệp bị hư hại nặng, tổng diện tích gieo trồng chỉ đạt 312 ngàn ha trong đó có 103 ngàn ha lúa 2 vụ, còn lại là lúa mùa nổi, năng suất thấp lại không ổn định; sản lượng lương thực đạt gần 861 ngàn tấn, sau 10 năm chỉ tăng 1,7 lần (+352 ngàn tấn); bình quân lương thực đầu người đạt 515 kg/người/năm. Đời sống nhân dân gặp rất nhiều khó khăn, nạn đói giáp hạt thường xảy ra mà hàng năm nhà nước phải cứu trợ, bộ mặt nông thôn nghèo nàn lạc hậu.

Sau khi có Nghị quyết Đại hội VI của Ban Chấp hành TW Đảng, Chỉ thị 47-CT.TW ngày 31/8/1988 của Bộ Chính trị. Đại hội Đảng bộ tỉnh An Giang lần thứ IV (tháng 10/1986) đã nghiêm túc đánh giá tình hình và đề ra các chủ trương, chính sách cùng các giải pháp để tập trung tháo gỡ mọi trở lực, giải phóng lực lượng sản xuất, phát triển kinh tế, cải thiện đời sống nhân dân.Trong đó nông nghiệp, lương thực được xác định là nền tảng và là mặt trận hàng đầu, nông dân là chủ thể của quá trình đổi mới và nông thôn là địa bàn chiến lược. Chính sách tam nông (nông nghiệp - nông dân - nông thôn) ra đời hợp quy luật, thuận lòng dân; từ đó nông dân được xác định là đơn vị kinh tế tự chủ, quyền lợi đất đai được giải quyết thỏa đáng giữa chủ cũ và chủ mới, xóa bỏ chế độ “cắt xâm canh” và bình quân nhân khẩu về ruộng đất; nông dân được giao quyền sử dụng đất đã phát huy tính năng động, sáng tạo và mạnh dạn đầu tư thâm canh tăng năng suất cây trồng, vật nuôi; đồng thời thực hiện bồi hoàn hoặc hoàn trả lại máy nông nghiệp cho chủ máy đã trưng dụng trước đây.

Vận dụng sáng tạo chủ trương của Đảng vào điều kiện thực tiễn của địa phương. Cùng với việc tập trung đầu tư xây dựng hệ thống thủy lợi vùng Tứ giác Long Xuyên và cơ sở hạ tầng nông thôn; Mười năm sau đổi mới (1986-1995), tỉnh đã sớm có những chủ trương đột phá và triển khai thực hiện sớm nhất trong cả nước, đó là một loạt chính sách đồng bộ như: giao đất cho hộ nông dân và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (giấy tạm) ngay từ năm 1987 (Chỉ thị số 22/CT-UB ngày 21/7/1987); chính sách quản lý, khai thác và sử dụng đất đai trong tỉnh (Quyết định số 176/QĐ-UB ngày 13/5/1988); chính sách trồng và bảo vệ rừng (Quyết định số 275/QĐ.UB ngày 23/6/1992);chính sách khuyến khích khai thác sử dụng đường nước phục vụ sản xuất thâm canh, tăng vụ (Quyết định số 244/QĐ.UB ngày 12/12/1991); chính sách vận động thành lập các hình thức hợp tác giản đơn trong sản xuất nông nghiệp ngay từ năm 1991 (Chỉ thị số 25/CT.UB ngày 27/11/1991); đặc biệt ngay từ năm 1990 tỉnh đã có chủ trương hỗ trợ vốn tín dụng ngắn hạn cho nông dân (đến năm 1991 Chính phủ mới có chủ trương chính thức và thống nhất thực hiện trên cả nước tại Chỉ thị số 202-CT ngày 28/6/1991 của Chủ tịch HĐBT, nay là Thủ tướng Chính phủ); hình thành định chế khuyến nông và tự do hóa thương mại ngay từ năm 1992 (tỉnh có Trung tâm Khuyến nông, huyện có Trạm Khuyến nông); là tỉnh thành lập Chương trình phát triển nông thôn sớm nhất trong cả nước (QĐ số 280/QĐ-UB ngày 22/6/1992).

Nhờ đó nông nghiệp, nông thôn phát triển nhanh: tổng diện tích đã khai hoang gần 32,6 ngàn ha, phục hóa 900 ha, tăng vụ sản xuất từ 01 vụ sang 02 vụ lúa cao sản ngắn ngày gần 75 ngàn ha, nâng tổng diện tích gieo trồng đến năm 1995 đạt gần 461 ngàn ha, tăng 1,48 lần so năm 1986 (+149 ngàn ha); trong đó diện tích gieo trồng lúa đạt gần 413 ngàn ha, hoa màu các loại và cây trồng khác đạt 48 ngàn ha. Hệ số sử dụng ruộng đất tăng từ 1,2 lần (1986) lên 1,78 lần (1995). Năng suất lúa bình quân cả năm đạt 5,25 tấn/ha, tăng 1,6 lần so năm 1986 (+2 tấn/ha). Sản lượng lương thực đạt 2,23 triệu tấn, tăng 2,6 lần so năm 1986 (+1,37 triệu tấn). Bình quân lương thực đầu người đạt 1.102 kg/người/năm, tăng 2,14 lần so năm 1986 (+587 kg/người/năm). Chăn nuôi gia súc, gia cầm và thủy sản có chiều hướng phát triển, riêng nuôi trồng thủy sản tăng nhanh và đạt sản lượng nuôi 35,4 ngàn tấn, tăng 1,3 lần so năm 1990.

Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân toàn tỉnh giai đoạn (1991-1995) đạt 9,9% (bình quân cả nước 8,2%); trong đó tốc độ tăng trưởng ngành nông nghiệp đạt 8,34% (bình quân cả nước 4,52%); giá trị GDP ngành nông nghiệp chiếm 55 - 60% giá trị GDP toàn tỉnh. Giá trị kim ngạch xuất khẩu từ 63,4 triệu USD năm 1990 tăng lên gần 100 triệu USD năm 1995.

Như vậy 10 năm trước đổi mới (1975-1986) sản lượng lương thực chỉ tăng 353 ngàn tấn (1976: 508 ngàn tấn, 1986: 861 ngàn tấn); tốc độ tăng trưởng bình quân 6,32%/năm; 10 năm sau đổi mới (1986-1995) sản xuất nông nghiệp của tỉnh phát triển vượt bậc, sản lượng lương thực tăng thêm 1,37 triệu tấn, tốc độ tăng trưởng 16%/năm (gấp 2,53 lần so bình quân 10 năm trước đó).

Sản xuất nông nghiệp trong giai đoạn này chủ yếu là tăng vụ, tăng sản lượng trước mắt đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân và góp phần đảm bảo an toàn lương thực quốc gia; đời sống nông dân tuy có được nâng lên, nhưng tỷ lệ hộ nghèo còn cao chiếm trên 30%, một bộ phận lớn nông dân thiếu điện, nước sinh hoạt và những nhu cầu thiết yếu khác, cuộc sống chưa ổn định do ảnh hưởng của lũ lụt hàng năm đe dọa đến sản xuất và sinh hoạt của dân cư trong vùng; nông thôn tuy đã được quan tâm đầu tư nhưng chưa đáp ứng yêu cầu cho nền sản xuất hàng hóa và đời sống dân cư.

Phần thứ nhất

QUÁN TRIỆT, TRIỂN KHAI NGHỊ QUYẾT ĐẢNG VỀ CÔNG

NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN

Quán triệt Nghị quyết số 06-NQ/TW ngày 10/11/1998 của Bộ Chính trị về một số vấn đề phát triển nông nghiệp, nông thôn; Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 18/3/2002 Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa IX) về đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn thời kỳ 2001-2010; Nghị quyết số 13-NQ/TW ngày 18/3/2002 Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa IX) về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể,…Tỉnh uỷ An Giang đã ban hành Nghị quyết số 04/NQ-TU ngày 25/11/1992 về xây dựng và phát triển nông thôn; Nghị quyết số 03-NQ/TU ngày 27/6/2002 về đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn thời kỳ 2001-2010; Chỉ thị số 10-CT/TU ngày 02/8/2002 về tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể; Nghị quyết số 07-NQ/TU ngày 26/01/2007 về đẩy nhanh công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm, nhiều chương trình hành động của Tỉnh ủy về nông nghiệp, nông thôn. UBND tỉnh đã ban hành Chiến lược phát triển nông thôn đến năm 2020 (Quyết định số 669/2004/QĐ-UB ngày 20/4/2004) và đã triển khai thực hiện trong toàn tỉnh. Quán triệt Nghị quyết Đại hội X của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu tỉnh Đảng bộ An Giang lần thứ VIII (2005-2010) đã xác định “An Giang vẫn là tỉnh nông nghiệp và sản xuất nông nghịệp cần phát triển theo chiều sâu và theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Bố trí sản xuất huớng về thị truờng của các sản phẩm nông lâm, thuỷ sản có lợi thế so sánh của tỉnh…

Nghị quyết của Đảng và của Tỉnh ủy được triển khai quán triệt đến các cấp ủy đảng từ tỉnh đến cơ sở, trong hệ thống chính trị và toàn bộ cán bộ đảng viên. Qua đó các cấp ủy đảng xây dựng Nghị quyết, chương trình hành động cụ thể giải quyết đồng bộ các vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Đề án “Tăng cường vai trò, năng lực của nông dân trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn giai đoạn 2006-2010” của UBND tỉnh đã được Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua tại Nghị quyết 34/2006/NQ-HĐND.

Quan điểm chỉ đạo xuyên suốt là:

- Nông nghiệp là nền tảng và là mặt trận hàng đầu, tạo tiền đề và cơ sở vật chất để phát triển công nghiệp, thương mại và dịch vụ; từng bước đưa tỉnh thành một tỉnh có công - nông nghiệp phát triển.

- Nông thôn là địa bàn chiến lược, nông thôn có phát triển sẽ tác động trực tiếp đến sản xuất và đời sống dân cư.

- Nông dân là lực lượng cách mạng to lớn ở nông thôn, tạo ra sản phẩm thiết yếu cung cấp nhu cầu tiêu dùng của xã hội và cũng là bộ phận chịu nhiều thiệt thòi về lợi ích vật chất trong nền kinh tế thị trường. Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nông dân, thực hiện các chính sách bồi dưỡng sức dân để phát triển.

Với quan điểm trên, kế thừa và phát huy những chính sách tam nông đã thực hiện có hiệu quả 10 năm sau đổi mới; nông nghiệp, nông dân, nông thôn của tỉnh không ngừng phát triển và đạt được những kết quả đáng kể.

Phần thứ hai

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP, NÔNG DÂN, NÔNG THÔN TỈNH AN GIANG GIAI ĐOẠN (1996-2006)

I. KẾT QUẢ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP, NÔNG DÂN, NÔNG THÔN TRONG 10 NĂM (1996-2006):

Kinh tế chung của tỉnh không ngừng tăng trưởng và đạt kết quả sau:

- Tăng trưởng GDP giai đoạn (1996-2006) đạt bình quân 8,26%/năm; trong đó KV 1 (nông, lâm, thủy sản) đạt 3,1%, KV 2 (công nghiệp - xây dựng) đạt 12%, KV 3 (dịch vụ) đạt 12%; riêng giai đoạn (2001-2006) đạt tốc độ tăng trưởng cao bình quân 12,7%/năm (KV 1: 6,5%, KV 2: 16,3%, KV 3: 16,1%). Năm 2007, GDP toàn tỉnh ước đạt 13,73% (KV1 đạt 9,36%, KV 2: 15,55%, KV 3: 15,80%).

- Cơ cấu kinh tế toàn tỉnh có bước chuyển dịch đáng kể theo hướng giảm tỷ trọng KV 1 (nông, lâm, thủy sản) từ 48,28% năm 1996 xuống còn 34,56% năm 2006 (2007: 35,47%), tăng KV 2 (CN-XD) từ 12,31% lên 12,78% năm 2006 (2007: 12,14%), KV 3 (DV) từ 39,41% lên 52,66% năm 2006 (2007: 52,39%).

- Giá trị kim ngạch xuất khẩu cũng không ngừng tăng, năm 2006 đạt 444 triệu USD (2007: 540 triệu USD, cao nhất từ trước đến nay); trong đó xuất khẩu gạo, thủy sản, rau quả đông lạnh chiếm tỷ lệ gần 90% trong tổng kim ngạch (XK gạo: 147,6 triệu USD - 27,33%, thủy sản: 330 triệu USD - 61,11%, rau quả đông lạnh: 8,1 triệu USD - 1,5%), tăng gấp 3,48 lần (+385 triệu USD) so năm 1996.

Nhìn chung chất lượng lúa, gạo, thủy sản, rau quả đông lạnh của tỉnh từng bước được nâng lên; gạo An Giang đã xuất khẩu sang thị trường nhiều nước trên thế giới (năm 2004 xuất sang 26 nước, 2005: 35 nước, 2006: 36 nước; sản phẩm thủy sản trong năm 2007 đã xuất sang 59 nước (tăng 9 nước so năm 2006).

1- Kết quả phát triển nông nghiệp:

Tính từ năm 2005 đến đầu năm 2007, diện tích đất nông nghiệp toàn tỉnh giảm 1.312 ha và đạt 280.657 ha, trong đó diện tích đất trồng cây hàng năm giảm 812 và còn 271.393 ha (do quy hoạch xây dựng khu công nghiệp, khu dân cư, khu đô thị,...). Xác định thế mạnh của tỉnh là sản xuất lúa, gạo, thủy sản, rau quả, nên đã tập trung mọi nguồn lực, thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp để thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển theo hướng tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả, tăng sức cạnh tranh hàng nông, thủy sản của tỉnh; kết quả đạt được:

- Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản (theo giá hiện hành) năm 2006 đạt gần 14.938 tỷ đồng, tăng gấp 2,70 lần so năm 1996 (2007 ước đạt: 19.502 tỷ đồng); trong đó: nông nghiệp: 11.893 tỷ đồng, lâm nghiệp: 122 tỷ đồng, thủy sản: 2.924 tỷ đồng. Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản (giá CĐ 94) năm 2006 đạt: 8.976 tỷ đồng, tăng gấp 1,53 lần so năm 1996 (2007 ước đạt: 10.087 tỷ đồng).

Trong đó giá trị sản xuất nội bộ ngành nông nghiệp (theo giá hiện hành) trong 10 năm (1996-2006) lĩnh vực trồng trọt tăng gấp 2,75 lần, chăn nuôi tăng gấp 1,50 lần, dịch vụ nông nghiệp tăng gấp 1,94 lần, lâm nghiệp tăng gấp 2,10 lần, thủy sản tăng gấp 4 lần so năm 1996.

Ngoài ra nhiều vùng nông thôn trong tỉnh hàng năm còn khai thác triệt để lợi thế mùa nước nổi để tạo thu nhập cho nông dân trong thời gian nông nhàn; riêng mùa nước nổi năm 2006 đạt giá trị sản xuất (theo giá hiện hành): 2.265 tỷ đồng (2007: 3.169 tỷ đồng), chiếm gần 17% so giá trị sản xuất toàn ngành nông nghiệp.

- Cơ cấu nội ngành nông nghiệp cũng có sự chuyển dịch rõ nét, giảm tỷ trọng nông nghiệp từ 87,1% năm 1996 xuống còn 80,31% năm 2006 (2007: 76,25%), tăng tỷ trọng thuỷ sản từ 11,86% lên 18,81% năm 2006 (2007: 22,96%), tỷ trọng lâm nghiệp ổn định từ 0,8% - 1%.

- Cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp bước đầu cũng có sự chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng trồng trọt từ 85,31% năm 1996 xuống còn 81,11% năm 2006 (2007: 80,07%), tăng tỷ trọng chăn nuôi từ 4,73% lên 5,36% năm 2006 (2007: 7,13%) và dịch vụ nông nghiệp tăng từ 9,96% lên 13,53% năm 2006 (2007: 12,80%).

1.1- Sản xuất trồng trọt phát triển nhanh

- Tổng diện tích gieo trồng hàng năm đều tăng, tính đến năm 2006 đạt trên 550 ngàn ha, tăng 17,3% (+81,16 ngàn ha) so năm 1996 (2007: 571 ngàn ha); tốc độ tăng bình quân giai đoạn (1996-2006) là 1,61%/năm (+8,12 ngàn ha/năm). Trong đó: diện tích gieo trồng lúa đạt trên 503 ngàn ha, hoa màu các loại và cây trồng khác đạt trên 46,76 ngàn ha. Hệ số sử dụng đất tăng từ 1,93 lần năm 1996 lên 2,02 lần năm 2006 (2007 đạt 2,10 lần).

- Năng suất lúa bình quân năm cũng không ngừng tăng, năm 2006 đạt 5,81 tấn/ha, tăng 0,77 tấn/ha so năm 1996 (2007 đạt 5,96 tấn/ha). Năng suất hoa màu các loại và cây trồng khác cũng tăng hàng năm do chuyển đổi giống và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất.

- Sản lượng lương thực năm 2006 đạt gần 3 triệu tấn, tăng gấp 1,34 lần (+745 ngàn tấn) so năm 1996 (2007 đạt trên 3,2 triệu tấn), luôn là tỉnh có sản lượng lương thực cao nhất nước. Bình quân lương thực đầu người năm 2006 đạt 1.357 kg/người/năm, tăng gấp 1,21 lần (+234 kg/người/năm) so năm 1996 (2007:1.426 kg/người/năm).

Thông qua việc đẩy mạnh xã hội hóa công tác sản xuất giống, toàn tỉnh đã hình thành 214 tổ, đội sản xuất giống cộng đồng, với diện tích gần 7 ngàn ha, đáp ứng nhu cầu giống sản xuất trên 65% diện tích canh tác; đã góp phần quan trọng trong việc tăng nhanh diện tích trồng lúa chất lượng cao, từ 44% (1999), lên 54% (2001) và đến năm 2006 đạt 95%.

Việc ứng dụng chương trình “3 giảm - 3 tăng” trong sản xuất lúa được đa số nông dân trong tỉnh ủng hộ, đã đem lại hiệu quả cao, vừa giảm chi phí sản xuất, tăng lợi nhuận cho nông dân và nâng cao chất lượng sản phẩm; đến năm 2007 có gần 160 ngàn hộ nông dân tham gia, diện tích ứng dụng 185 ngàn ha/vụ (chiếm 82% so tổng diện tích canh tác), làm lợi cho nông dân gần 516 tỷ đồng.

1.2- Chăn nuôi gia súc, gia cầm không ngừng phát triển.

- Tổng đàn trâu, bò năm 2006 đạt 79,43 ngàn con; trong đó đàn bò nuôi đạt trên 74 ngàn con, tăng 2,1 lần so năm 1996; tốc độ tăng bình quân giai đoạn (1996-2006) là 7,66%/năm, trong đó giai đoạn (2001-2006) là 13,23%/năm.

- Tổng đàn heo (không kể heo sữa) năm 2006 đạt gần 191 ngàn con, tăng 1,24 lần so năm 1996; tốc độ tăng bình quân giai đoạn (1996-2006) là 2,19%/năm, trong đó giai đoạn (2001-2006) tăng nhanh và đạt gần 3%/năm. Tổng đàn gia cầm năm 2006 đạt 2,95 triệu con, tăng 1,22 lần so năm 1996 (năm 2007 tăng nhanh và đạt 5,35 triệu con, tăng 2,21 lần so năm 1996).

Trong chăn nuôi, việc ứng dụng quy trình nâng cao năng suất, cải tiến phẩm chất giống gia súc, gia cầm thực hiện khá thành công; tỷ lệ sind hóa đàn bò tăng nhanh từ 7,3% năm 1996 lên 75% năm 2006, tỷ lệ nạc hóa đàn heo cũng không ngừng tăng đến năm 2006 đạt tỷ lệ 70%. Ngoài ra đã hình thành nhiều mô hình chăn nuôi gia cầm theo hướng an toàn sinh học và đang tiếp tục triển khai nhân rộng trên địa bàn tỉnh.

Sản phẩm chăn nuôi tăng hàng năm, sản lượng thịt hơi xuất chuồng năm 2006 đạt 28,6 ngàn tấn (thịt heo: 22,45 ngàn tấn, trâu - bò: 2,8 ngàn tấn, thịt gia cầm: 3,38 ngàn tấn). Chăn nuôi gia súc, gia cầm tuy có phát triển, nhưng cung còn thấp hơn cầu, hàng năm tỉnh phải nhập khoảng 100 ngàn con heo từ các tỉnh lân cận để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong tỉnh.

1.3- Thủy sản, nuôi trồng thủy sản phát triển nhanh do chủ động được nguồn con giống có chất lượng thông qua xã hội hóa sản xuất giống thủy sản, đã góp phần chuyển dịch cơ cấu giống con nuôi và trong những năm gần đây các doanh nghiệp trong tỉnh đã chủ động mở rộng thị trường tiêu thụ, nâng cao năng lực chế biến và phát triển thêm nhà máy. Năm 2006 diện tích nuôi trồng thủy sản đạt trên 1,7 ngàn ha (trong đó diện tích nuôi cá 1,15 ngàn ha, nuôi tôm càng xanh gần 600 ha, số lồng bè nuôi 2,81 ngàn cái) tăng gấp 1,35 lần (+449 ha) so năm 1996; sản lượng thủy sản nuôi trồng đạt gần 182 ngàn tấn, tăng gấp 3,8 lần (+133,5 ngàn tấn) so năm 1996. Đặc biệt trong năm 2007, diện tích nuôi thủy sản tăng nhanh và đạt trên 2,38 ngàn ha (không kể diện tích sản xuất giống) với sản lượng nuôi đạt gần 264 ngàn tấn.

Ngoài ra đã hình thành nhiều vùng nuôi thủy sản an toàn, chất lượng; tính đến nay toàn tỉnh có 44 hộ nuôi thủy sản theo tiêu chuẩn Quốc tế SQF 1000CM với sản lượng cá tra được chứng nhận đạt 35,1 ngàn tấn (chiếm 16% tổng sản lượng nuôi trong năm), thực hiện liên kết với các doanh nghiệp trong việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm thông qua hợp đồng.

1.4- Về lâm nghiệp.

Đất lâm nghiệp của tỉnh có xu thế giảm từ 20,66 ngàn ha năm 1996 đến năm 2006 còn 18,86 ngàn ha, giảm gần 1,8 ngàn ha do chuyển đổi mục đích sử dụng sang trồng lúa (tập trung chủ yếu ở 2 huyện miền núi Tri Tôn, Tịnh Biên). Trong đó: diện tích rừng đặc dụng: 1,58 ngàn ha, rừng phòng hộ: 12,5 ngàn ha, rừng sản xuất: 4,8 ngàn ha.

Thực hiện Quyết định số 327-CT ngày 15/9/2002 và Quyết định số 661/QĐ-TTg ngày 29/7/1998 của Thủ tướng Chính phủ về dự án 5 triệu ha rừng. Trong giai đoạn (1999-2006) đã trồng mới gần 9,8 ngàn ha rừng, nâng tổng diện tích đất lâm nghiệp có rừng toàn tỉnh đến năm 2006 đạt gần 13,9 ngàn ha, tỷ lệ độ che phủ rừng đạt 16,01% (tỷ lệ độ che phủ so với tổng diện tích đất tự nhiên đạt 3,01%). Đối với diện tích rừng đồng bằng (chủ yếu là rừng sản xuất) được giao khoán cho hộ gia đình, đơn vị kinh tế tập thể trồng và phát triển chăn nuôi dưới tán rừng. Ngoài ra việc trồng rừng cây phân tán cũng được đặc biệt quan tâm; tính trong giai đoạn (2001-2006) Chi cục Kiểm Lâm tỉnh đã hỗ trợ cho các hộ dân 11,68 triệu cây để trồng trên các tuyến đê, lộ giao thông.....Công tác phòng chống cháy rừng thực hiện tốt, giữ được màu xanh quanh năm trên vùng Bảy núi .

1.5- Giá trị sản xuất nông, thủy sản bình quân trên 01 ha đất canh tác (theo giá hiện hành) tăng trưởng hàng năm, từ 15 triệu đồng/ha/năm (1996) lên gần 35 triệu đồng/ha/năm (2006) và đến năm 2007 đạt 38,30 triệu đồng/ha/năm; đặc biệt giá trị sản xuất thủy sản bình quân trên 01 ha nuôi trồng đạt rất cao từ 1 - 3 tỷ đồng/ha/năm.

Điển hình như huyện Chợ Mới do tập trung chuyển dịch sản xuất hoa màu và thâm canh tăng vụ đã làm tăng giá trị sử dụng đất bình quân 01 ha đất canh tác toàn huyện đạt trên 92 triệu đồng/năm, trong đó có gần 10 ngàn ha đạt trên 150 triệu đồng/ha/năm; xã Phú Thuận huyện Thoại Sơn với mô hình (1 vụ lúa - 1 vụ tôm, diện tích trên 700 ha) bình quân 01 ha canh tác đạt trên 70 triệu đồng/năm,....Nhiều mô hình sản xuất được hình thành theo cơ cấu 2 vụ lúa - 1 vụ màu, 2 vụ màu - 1 vụ lúa, 1 vụ lúa - 1 vụ tôm và chuyên canh sản xuất hoa màu 3 - 5 vụ/năm đem lại hiệu quả kinh tế cao.

1.6- Thực hiện cơ giới hóa, điện khí hóa nông nghiệp.

Đến năm 2006 toàn tỉnh có gần 7 ngàn máy kéo các loại (trong đó có 3,8 ngàn máy có công suất trên 12 CV), đảm nhận cơ giới hóa cho trên 95% diện tích đất canh tác; khâu suốt lúa 100% diện tích sử dụng bằng cơ giới; khâu tưới tiêu sử dụng bằng động lực cho toàn bộ diện tích đất sản xuất, trong đó có gần 70 ngàn ha tưới tiêu bằng điện với tổng số 525 trạm.

Để thúc đẩy quá trình cơ giới hóa, UBND tỉnh đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ trực tiếp đối với nông dân như:

- Trợ giá giống lúa nguyên chủng để nông dân, tổ hợp tác, hợp tác xã nhân ra giống lúa xác nhận. Tính từ năm 2001-2007, ngân sách tỉnh đã chi hỗ trợ gần 1,5 tỷ đồng, số lượng giống được hỗ trợ 924 tấn (mức hỗ trợ từ 1.000 - 1.500đồng/kg tùy theo loại giống).

- Hỗ trợ vốn tín dụng với lãi suất ưu đãi 0% (ngân sách tỉnh cấp bù), trả chậm trong 3 năm để nông dân đầu tư trang bị máy sấy lúa, máy gặt lúa, máy cấy lúa, chăn nuôi gia cầm an toàn sinh học, với tổng kinh phí dự toán trên 10 tỷ đồng. Tính đến cuối năm 2007 đã hỗ trợ trên 5 tỷ đồng; nhờ đó số lượng máy gặt đầu tư mới toàn tỉnh hiện có 577 máy (trong đó có 300 máy gặt đập liên hợp và 277 máy gặt lúa xếp dãy) nâng diện tích thu hoạch bằng cơ giới từ 5% (2005) lên trên 20% = 45.000 ha; có 2.731 máy sấy lúa (công suất 4 tấn/mẻ/máy) đảm nhận sấy trên 40% sản lượng lúa hàng năm và nhiều máy cấy lúa; nhiều mô hình chăn nuôi gia cầm an toàn sinh học được hình thành, giúp nông dân giảm chi phí, tăng lợi nhuận. Chỉ tính trên diện tích 45.000 ha được thu hoạch bằng cơ giới, đã làm lợi cho nông dân trên 140 tỷ đồng/năm (chưa kể phần lợi nhuận tăng thêm do chất lượng hạt gạo tốt hơn).

2- Phát triển nông thôn.

2.1- Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp không ngừng phát triển:

2.1.1- Ngành công nghiệp và công nghiệp chế biến phát triển nhanh, giá trị sản xuất (giá so sánh 94) tăng hàng năm và đến năm 2006 đạt 3.715 tỷ đồng, tăng gấp 3,5 lần so năm 1996 (2007 ước đạt 4.348 tỷ đồng); tốc độ tăng trưởng giai đoạn (1996-2006) là 13,4%/năm (trong đó công nghiệp chế biến tăng bình quân 13,5%/năm). Giá trị tăng thêm năm 2006 đạt 1.579 tỷ đồng, tăng hơn 3 lần so năm 1996 (2007 ước đạt 1.817 tỷ đồng); tốc độ tăng trưởng giai đoạn (1996-2006) là 11,80%.

Công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản phát triển nhanh và ổn định, chiếm tỷ trọng lớn (91,95%) trong giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp. Các cơ sở chế biến phân bổ tương đối đều ở các huyện, thị, thành là nơi tập trung vùng nguyên liệu nông, thuỷ sản của tỉnh, giải quyết việc làm cho trên 30 ngàn lao động. Trong đó xay xát, lau bóng gạo, có 942 nhà máy (công suất xay xát trên 2 triệu tấn lúa/năm và lau bóng 1,5 triệu tấn gạo/năm); chế biến thuỷ sản đông lạnh, có 18 nhà máy (công suất chế biến trên 180 ngàn tấn/năm); chế biến rau quả xuất khẩu, có 3 nhà máy (2 nhà máy chế biến rau quả, công suất 5 ngàn tấn/năm và 01 nhà máy chế biến hạt điều nhân); chế biến thức ăn gia súc, gia cầm, thủy sản có 01 nhà máy (công suất 60 ngàn tấn/năm); Và nhiều cơ sở chế biến gỗ và lâm sản; sản xuất nước mắm, chế biến khô cá, mắm cá theo công nghệ truyền thống.

Nhìn chung năng suất bình quân các nhà máy xay xát hiện nay tăng khoảng 3 lần so năm 1996; phẩm cấp gạo xuất khẩu đã có khả năng cạnh tranh trong khu vực. Các nhà máy chế biến thủy sản, rau quả đông lạnh của tỉnh đạt các tiêu chuẩn Quốc tế (ISO, HACCP, HALAL, CODE) và có khả năng cạnh tranh trên thị trường (kể cả những thị trường khó tính như EU, Mỹ, Nhật,..). Chế biến lâm sản đã tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị cao như: đóng xuồng ghe, mộc dân dụng, chạm trổ,…

2.1.2- Tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề nông thôn, làng nghề truyền thống được khôi phục và không ngừng phát triển:

Để khuyến khích phát triển ngành nghề nông thôn, khôi phục và phát triển làng nghề truyền thống; trên cơ sở những chính sách của Trung ương, UBND tỉnh đã ban hành nhiều chính sách ưu đãi như: hỗ trợ đào tạo, tập huấn; hỗ trợ vốn tín dụng hoạt động sản xuất kinh doanh và đầu tư công nghệ mới; hỗ trợ đăng ký thương hiệu; hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng làng nghề,...Nhờ đó ngành nghề nông thôn được duy trì và phát triển ổn định; hiện nay các cơ sở tiểu thủ công nghiệp đã chú trọng đăng ký thương hiệu, chất lượng sản phẩm.

Tính đến năm 2006 toàn tỉnh hiện có 466 doanh nghiệp (8 hợp tác xã, 17 Cty Cổ phần, 111 Cty.trách nhiệm hữu hạn, 330 doanh nghiệp tư nhân), 9.328 hộ kinh doanh cá thể và trên 10 ngàn hộ kinh tế gia đình hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp; với tổng vốn đầu tư 2.248 tỷ đồng, góp phần giải quyết việc làm cho trên 100 ngàn lao động. Ngoài ra có 139 tổ hợp tác sản xuất hàng thủ công, với 2.371 hộ tham gia, giải quyết việc làm cho gần 8 ngàn lao động. Có 29 làng nghề (trong đó có 20 làng nghề được công nhận) và 49 địa bàn có nghề, với tổng số 11.642 hộ, giải quyết việc làm cho trên 30 ngàn lao động.

Ngòai ra, tỉnh đã quy hoạch và đang tiến hành đầu tư xây dựng 21 khu, cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, với tổng diện tích mặt bằng 890 ha. Trong đó có 03 khu công nghiệp (KCN) do tỉnh quản lý: 359 ha (KCN Bình Hòa - Châu Thành, KCN Bình Long - Châu Phú, KCN Vàm Cống - thành phố Long Xuyên) và 18 khu, cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp do huyện quản lý: 531 ha; đã có nhiều nhà đầu tư đăng ký thuê đất để thực hiện dự án.

2.2. Doanh nghiệp dân doanh cũng không ngừng phát triển cả về số lượng và chất lượng.

Toàn tỉnh có 3.575 doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế đăng ký kinh doanh, với tổng vốn đăng ký gần 7.888 tỷ đồng; có 54.340 hộ kinh doanh cá thể, với tổng vốn đăng ký là 1.788 tỷ đồng. Tính trong 6 năm giai đoạn (2000-2006) số lượng doanh nghiệp tăng hơn 2 lần và tổng vốn đăng ký kinh doanh tăng 9,3 lần so với 8 năm trước đó (1992-1999); riêng năm 2007 có trên 500 doanh nghiệp đăng ký, chiếm 1/7 so tổng số doanh nghiệp hiện có và chiếm 1/3 tổng vốn đăng ký từ trước đến nay; đã góp phần giải quyết việc làm cho trên 200 ngàn lao động, đóng góp đáng kể vào nguồn thu ngân sách nhà nước và 2/3 kim ngạch xuất khẩu của địa phương là doanh nghiệp dân doanh.

Việc sắp xếp, đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn tỉnh cũng được triển khai thực hiện tốt. Kết quả có 28 doanh nghiệp được sắp xếp lại (từ 39 doanh nghiệp đến nay giảm còn 11 doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả hơn); dự kiến đến năm 2010 sẽ hoàn thành công tác này.

2.3- Quan hệ sản xuất được tăng cường, nhiều mô hình kinh tế hợp tác, kinh tế trang trại được hình thành và phát triển ở nông thôn.

Thực hiện Luật Hợp tác xã, tính đến năm 2007 toàn tỉnh hiện có 165 hợp tác xã (HTX), trong đó có 103 HTX nông nghiệp, 13 HTX tiểu thủ công nghiệp, 21 HTX giao thông vận tải (trong đó có 01 Liên hiệp hợp tác xã), 01 HTX thương mại dịch vụ, 02 HTX xây dựng, 24 Quỹ tín dụng nhân dân.

Trong tổng số 103 HTX nông nghiệp thì có 98 HTX làm dịch vụ nông nghiệp và 05 HTX thủy sản, với tổng số 8.617 xã viên (bình quân 89 xã viên/HTX nông nghiệp và 17 xã viên/HTX thủy sản), diện tích canh tác HTX quản lý làm dịch vụ: 34.421 ha (chiếm 15,6% so tổng diện tích canh tác); vốn góp cổ phần thực tế huy động được 36.617 triệu đồng (đạt 94% so tổng vốn điều lệ).

Trong quá trình hoạt động, ngoài dịch vụ bơm tưới nhiều HTX còn mở rộng thêm các ngành nghề, dịch vụ khác; hiện có 38 HTX (38,38%) thực hiện từ 2 - 4 dịch vụ, có 07 HTX thực hiện từ 4 dịch vụ trở lên. Trong đó dịch vụ tiêu thụ nông sản có 05 HTX, dịch vụ tín dụng nội bộ có 12 HTX, nhưng thực tế có trên 30 HTX làm dịch vụ này. Phần lớn các HTX làm ăn có hiệu quả, các dịch vụ HTX thực hiện đều làm lợi cho nông dân (giảm giá thành dịch vụ đầu vào) và HTX cũng thu được lợi nhuận thông qua các họat động. Tuy nhiên cũng còn nhiều HTX yếu kém, nhiều HTX chỉ đơn thuần làm dịch vụ bơm tưới, chưa chú trọng đến việc hỗ trợ và tổ chức cho nông dân sản xuất có hiệu quả.

Mô hình tổ hợp tác sản xuất cũng được tập trung củng cố, nâng chất; trong năm 2007 đã thực hiện giải thể trên 1.000 tổ hợp tác và thành lập mới nhiều tổ hợp tác và số tổ hợp tác hiện có đến nay là 714 tổ, với 25.737 hộ nông dân tham gia, diện tích 15.471 ha; ngoài ra củng cố và hình thành 254 câu lạc bộ nông dân. Sau khi được củng cố, nâng chất, nhiều tổ hợp tác đi vào họat động thiết thực, thực hiện dịch vụ hỗ trợ sản xuất và hỗ trợ kinh tế hộ nông dân. Tuy nhiên cũng còn nhiều tổ hoạt động yếu kém, còn tồn tại trên danh nghĩa, hình thức.

Kinh tế trang trại không ngừng phát triển cả về số lượng và chất lượng, tính đến năm 2006 toàn tỉnh hiện có 1.125 trang trại đạt giá trị sản lượng hàng hóa bình quân trên 100 triệu đồng/năm.

2.4. Hoạt động dịch vụ thương mại ở nông thôn ngày càng phát triển, với nhiều hình thức đa dạng, phong phú phục vụ tốt cho sản xuất và đời sống dân cư.

Toàn tỉnh hiện có 695 doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế hoạt động kinh doanh lĩnh vực thương mại và trên 60 ngàn hộ kinh doanh cá thể, với tổng số lao động tham gia trên 120 ngàn người. Có tổng số 281 chợ (trong đó có 09 chợ biên giới, cửa khẩu), trên 25 ngàn hộ kinh doanh. Hệ thống chợ phân bố rộng khắp trên địa bàn theo các nơi tập trung đông dân cư (bình quân 2 chợ/xã và 1 chợ phục vụ cho khoảng 1,5 ngàn hộ dân). Tuy nhiên chợ loại 3 còn chiếm tỷ lệ cao 86% so tổng số chợ, hoạt động không ổn định (thường nhóm họp vào buổi sáng). Tính từ năm 1998 cho đến nay đã đầu tư cải tạo, nâng cấp 89 chợ, đang triển khai xây dựng mới 40 chợ; trong đó đã hoàn thành 26 chợ, 01 siêu thị và 2 trung tâm. Hiện đang tiếp tục triển khai xây dựng hệ thống chợ theo quy hoạch.

Nhìn chung hoạt động thương mại ngày càng phát triển, giao thương hàng hóa được mở rộng từ thành thị đến nông thôn, với tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ hàng năm đều tăng đến năm 2006 đạt 19,2 ngàn tỷ đồng (2007 đạt 23,87 ngàn tỷ đồng); trong đó kinh tế ngoài quốc doanh chiếm 97%, góp phần quan trọng thúc đẩy sản xuất hàng hóa phát triển và đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của dân cư nông thôn. Tuy nhiên một số vùng sâu, vùng xa thì việc giao thương hàng hóa chưa được thuận lợi do hệ thống giao thông chưa hoàn chỉnh và thu nhập của người dân còn thấp.

2.5- Cơ sở hạ tầng nông thôn từng bước được hòan thiện đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất nông nghiệp và đời sống dân cư.

2.5.1- Thủy lợi. Tổng vốn đầu tư trong giai đoạn (1996-2006): 1.295 tỷ đồng; trong đó: vốn ngân sách Trung ương hỗ trợ 471 tỷ đồng (36,35%), vốn ng6an sách địa phương: 468 tỷ đồng (36,10%), vốn dân đóng góp: 243 tỷ đồng (18,82%) và các nguồn vốn khác; trong đó vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước cho Chương trình kiên cố hóa kênh mương trong 7 năm (2000-2007) là 135 tỷ đồng đã tạo điều kiện đẩy nhanh tiến độ xây dựng hệ thống thủy lợi nội đồng. Kết quả thực hiện giai đoạn (1996-2006), đã đào mới, nạo vét gần 3,9 ngàn km công trình kênh; tôn cao mở rộng 5,6 ngàn km hệ thống đê bao; sửa chữa, nâng cấp và xây dựng mới 3.068 công trình cống tưới, tiêu và 478 trạm bơm điện.

Dự án kiểm soát lũ Bắc Vàm Nao được triển khai thực hiện trên địa bàn tỉnh An Giang, với tổng vốn đầu tư dự án 166 tỷ đồng; trong đó: vốn tài trợ của Chính phủ Úc: 69,2 tỷ đồng, vốn ngân sách nhà nước Việt Nam đối ứng: 96,8 tỷ đồng; đã thi công hoàn thành đưa vào hoạt động 56 cống điều tiết (16 cống hở kết hợp cầu giao thông, 40 cống tròn qua lộ) và 04 công trình kênh chống hạn, với tổng chiều dài 10 km. Tác động của dự án đem lại hiệu quả kinh tế xã hội to lớn cho vùng nông thôn 2 huyện (Phú Tân, Tân Châu) phục vụ tưới, tiêu, kiểm soát lũ và tạo điều kiện chuyển dịch sản xuất cho trên 30 ngàn ha đất canh tác, giao thông nông thôn được hoàn thiện, đời sống dân cư từng bước được nâng lên.

Nhờ đó, hệ thống thủy lợi được hình thành theo quy hoạch, đảm bảo tưới tiêu cho toàn bộ diện tích đất canh tác và thoát lũ nhanh ra biển Tây. Ngoài ra đã hình thành 516 tiểu vùng bao kiểm soát lũ, với tổng diện tích 205 ngàn ha (93% so tổng diện tích canh tác); trong đó có 232 tiểu vùng bao kiểm soát lũ triệt để (90 ngàn ha - 41%) và 284 tiểu vùng bao kiểm soát lũ tháng 8 (114 ngàn ha); nhiều vùng đã thực hiện thủy lợi hóa đồng ruộng, chủ động cấp thoát nước phục vụ sản xuất.

2.5.2- Giao thông nông thôn. Tổng vốn đầu tư 831 tỷ đồng; trong đó: vốn ngân sách Trung ương hỗ trợ 40,2 tỷ đồng (4,84%), vốn ngân sách địa phương: 438 tỷ đồng (52,74%), vốn dân đóng góp 316 tỷ đồng (38%). Kết quả thực hiện giai đoạn (1996-2006) đã đầu tư nâng cấp, mở rộng lộ vượt lũ với tổng chiều dài trên 2,86 ngàn km; trong đó láng nhựa mặt đường 700 km, đổ bê tông mặt đường 336 km, rải cát đá, cấp phối 1,82 ngàn km; xây dựng mới 682 cầu giao thông và nâng cấp, sửa chữa hàng ngàn cầu giao thông nông thôn. Riêng năm 2007, từ nguồn vốn trái phiếu Chính phủ đã đẩy nhanh triển khai thi công 15 công trình giao thông nông thôn, 05 công trình thủy lợi, với tổng kinh phí 289 tỷ đồng.

Nhờ đó hệ thống giao thông nông thôn đã cơ bản nối liền các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ; trong tổng số 154 xã, phường, thị trấn có 122 xã vùng nông thôn. Số xã nông thôn có đường ô tô về đến trung tâm đạt 97,5% (119/122 xã), trong đó số xã có đường ô tô hòan chỉnh đi được quanh năm đạt 86,1%, góp phần thúc đẩy sản xuất hàng hóa phát triển, giao thương hàng hóa thuận lợi dễ dàng. Riêng huyện Thoại Sơn, Chợ Mới đã cơ bản nhựa hóa, bê tông hóa đường nông thôn về đến các ấp, hiện nay đang tiếp tục nâng cấp, mở rộng.

2.5.3- Điện nông thôn. Ngành điện đã tập trung đầu tư đưa lưới điện về đến nông thôn; tính trong giai đoạn (1996-2006) tổng chiều dài đường dây trung thế đầu tư mới: 1.337 km, đường dây hạ thế: 1.029 km, lắp đặt nhiều trạm biến áp với tổng công suất 101.076 KVA. Tổng vốn đầu tư 245 tỷ đồng; trong đó: vốn ngành điện 115,7 tỷ đồng (47,22%), vốn ngân sách địa phương và vốn dân 129,35 tỷ đồng (52,78%). Nhờ đó, tỷ lệ hộ dân sử dụng điện hằng năm đều tăng từ 41,95% năm 1996 lên 90,33% năm 2006, trong đó hộ nông thôn sử dụng điện đạt tỷ lệ 88,38% (2007 đạt trên 95%, trong đó hộ nông thôn đạt trên 90%).

2.5.4- Bưu chính viễn thông. Ngành Bưu điện đã tập trung đầu tư đưa bưu chính viễn thông và công nghệ thông tin về đến nông thôn. Toàn tỉnh có 92/154xã (59,74%) có bưu điện văn hóa xã (tăng 38 bưu điện so năm 2001), các huyện, thị, thành đều có bưu cục (11/11) và 38 bưu cục khu vực; mật độ điện thoại bình quân năm 2006 đạt 11,87 máy/100 dân (2007 đạt 31,1 máy/100 dân), tăng gấp 45 lần so năm 1996. Nhìn chung mạng lưới bưu chính viễn thông và công nghệ thông tin phát triển nhanh, đáp ứng yêu cầu thông tin phục vụ tốt cho sản xuất và đời sống.

2.5.5- Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giáo dục.

Thực hiện chương trình kiên cố hóa trường lớp và chương trình mục tiêu quốc gia về giáo dục; trong giai đoạn (1996-2006) toàn tỉnh đã đầu tư cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới 2.705 phòng học, 20 trung tâm thí nghiệm thực hành, 11 văn phòng hiệu bộ, 61 nhà công vụ,....Tổng vốn đầu tư: 532,2 tỷ đồng; trong đó: vốn ngân sách Trung uơng hỗ trợ: 85,3 tỷ đồng (16%), vốn ngân sách địa phương: 371 tỷ đồng (69,72%), vốn tài trợ quốc tế: 73 tỷ đồng (13,73%), vốn khác 2,9 tỷ đồng (0,55%).

Tính đến nay toàn tỉnh hiện có 776 trường học (10.740 phòng); trong đó: mầm non, mẫu giáo: 182 trường (1.028 phòng), tiểu học: 392 trường (5.326 phòng), trung học cơ sở: 149 trường (2.330 phòng), trung học phổ thông: 53 trường (1.056 phòng) và 11 Trung tâm Giáo dục thường xuyên. Tỷ lệ phòng học kiên cố chiếm 54,95%, bán kiên cố 45,05%. Và 100% (154/154) xã, phường, thị trấn đều có trường tiểu học, trường phổ thông cơ sở, phổ thông trung học được bố trí hợp lý theo địa bàn, theo vùng để đảm bảo cho công tác dạy và học. Từ năm 1998 tỉnh đã cơ bản xóa tình trạng học ca ba và từ năm 2002 không còn tình trạng học sinh phải nghỉ học trong mùa lũ, hoạt động dạy và học vẫn diễn ra bình thường.

2.5.6- Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng về Y tế.

Cùng với việc đầu tư, cải tạo, nâng cấp các bệnh viện tuyến tỉnh; trong giai đoạn (1996-2006) đã tập trung đầu tư xây dựng mới và cải tạo, nâng cấp 12 bệnh viện huyện; 11 phòng khám đa khoa khu vực; xây dựng mới và cải tạo nâng cấp 61 Trạm Y tế xã; đầu tư bổ sung, nâng cấp trang thiết bị y tế từ bệnh viện tuyến tỉnh đến Trạm Y tế xã. Tổng vốn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và trang thiết bị y tế trên 247 tỷ đồng; trong đó: vốn ngân sách Trung ương hỗ trợ: 43 tỷ đồng (17,41%), vốn ngân sách địa phương: 139 tỷ đồng (56,27%), vốn khác 65 tỷ đồng (26,32%).

Mạng lưới khám chữa bệnh công lập toàn tỉnh hiện có 15 bệnh viên, 250 phòng khám đa khoa khu vực, 154 trạm y tế xã. Các xã đều có trạm y tế, trong đó có 75% số trạm (116/154 trạm) có bác sỹ phụ trách và cán bộ nữ hộ sinh; các khóm, ấp đều có nhân viên y tế. Tỷ lệ xã đạt chuẩn Quốc gia y tế xã là 89,61% (138/154 xã).

Qua kết quả phát triển kinh tế 3 khu vực thời gian qua, tỉnh rút ra bài học kinh nghiệm về chỉ đạo phát triển tam nông dựa vào mối liên kết qua lại giữa 3 khu vực kinh tế. Trong đó khu vực I (nông, lâm, thuỷ sản) phát triển ổn định sẽ kéo theo công nghiệp chế biến phát triển và dịch vụ nông thôn và thành thị phát triển theo vì tăng sức mua nông thôn, và phát triển thị trường nông thôn về đất, lao động, phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn, bơm vốn vào nông thôn, và từng buớc phát triển ngành hàng có lợi thế so sánh của tỉnh và tham gia 4 nhà trong phát triển nông nghiệp và nông thôn và nông dân tỉnh An Giang.

2.6- Hoạt động văn hóa-xã hội

2.6.1- Công tác xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở được các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương các cấp đặc biệt quan tâm và tập trung chỉ đạo. Nhờ đó đã có chuyển biến nhiều mặt; phong trào văn nghệ quần chúng, đờn ca tài tử, hát với nhau, hội thi, hội diễn ở xã, khóm, ấp, các lễ hội cách mạng, dân gian, văn hóa - lịch sử truyền thống và dân tộc được khôi phục và phát triển rộng khắp ở cơ sở như: ngày hội văn hóa dân tộc Khmer tỉnh An Giang (tại huyện Tri Tôn, Tịnh Biên) như: Tết Chol chnam thmay, lễ Dolta, lễ hội đua bò của đồng bào Khmer và lễ hội văn hóa truyền thống các huyện được tổ chức hàng năm, lễ hội vía Bà Chúa Xứ được nâng cấp thành lễ hội quốc gia với nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ phong phú hấp dẫn, tạo sân chơi lành mạnh. Đặc biệt phong trào xây dựng đời sống văn hóa đối với đồng bào các dân tộc được triển khai khá mạnh mẽ và được đa số hộ dân tộc hưởng ứng, các tập quán tiến bộ trong đời sống và sinh hoạt văn hóa tinh thần của đồng bào dân tộc được tôn trọng và phát huy; đồng thời nâng cao nhận thức đúng đắn nhằm đẩy lùi các tập tục lạc hậu, mê tín dị đoan, lãng phí tiền của, thời gian, công sức cho những dịp lễ hội, cưới xin, ma chay.....đã giảm đáng kể.

Thiết chế văn hóa ở cơ sở không ngừng được đầu tư xây dựng và củng cố, nâng chất; toàn tỉnh hiện có 58/154 xã (37,66%) có nhà văn hóa, 100% số xã có phòng đọc sách, 92/154 xã (59,74%) có bưu điện văn hóa xã phục vụ nhu cầu học tập, vui chơi giải trí của nhân dân, 100% số xã có đài truyền thanh được trang bị các thiết bị tương đối đầy đủ và truyền thanh đến khắp các địa bàn dân cư.

2.6.2- Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” được đông đảo nông dân nhiệt tình hưởng ứng; tính đến nay toàn tỉnh có 405.774 hộ gia đình văn hóa (trong đó có 12.950 hộ dân tộc Khmer), đạt 89% so tổng số hộ; 632 khóm-ấp văn hóa (đạt 80,2% so tổng số khóm-ấp); 23 xã văn hóa (đạt 14,94% so tổng số xã); 1.712 cơ quan, đơn vị, trường học văn hóa; 18 chùa Khmer văn hóa.

2.6.3- Quy chế dân chủ ở cơ sở được tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc, tạo điều kiện cho dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra; toàn tỉnh đã thành lập 154 Ban Thanh tra nhân dân, với tổng số 1.344 thành viên để giám sát các hoạt động như: thi công công trình có vốn dân đóng góp, giám sát việc bình chọn đối tượng được hưởng chính sách xã hội và tham gia hoạt động hòa giải ở cơ sở, góp phần xây dựng hệ thống chính quyền trong sạch vững mạnh, hạn chế khiếu kiện và ổn định trật tự xã hội, thắt chặt mối quan hệ tình làng nghĩa xóm trong cộng đồng dân cư.

2.7- Hệ thống chính trị ở xã, phường, thị trấn được tăng cường, từng bước đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới.

Tính đến năm 2006, cán bộ, công chức hiện đang công tác ở cấp xã là 3.102 người. Trong những năm qua tỉnh đã tập trung cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, nhất là những cán bộ giữ các chức danh chủ chốt của xã; đồng thời mạnh dạn luân chuyển, bố trí cán bộ trẻ có trình độ, năng lực tham gia cấp ủy, UBND. Nhờ đó trình độ học vấn của cán bộ, công chức cấp xã từng bước được nâng lên; số có trình độ cấp 3: 2.286 người, chiếm 73,69% (năm 2002: 56,87%); trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cũng có sự chuyển biến rõ nét, số có trình độ đại học, cao đẳng là 460 người, chiếm 14,82% (năm 2002: 6,57%), có trình độ trung cấp 903 người, chiếm 29,11% (năm 2002: 10,90%). Phần lớn cán bộ đảng viên cấp xã đều thông qua các lớp lý luận chính trị. Số đông cán bộ chủ chốt cấp xã đã khá năng động trong chỉ đạo, điều hành phát triển kinh tế xã hội ở địa phương. Tuy nhiên số có trình độ đại học, cao đẳng còn chiếm tỷ lệ thấp và một số cán bộ cơ sở năng lực còn hạn chế, nên chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

Việc công khai thủ tục hồ sơ ở cấp xã trong giao dịch dân sự để dân biết, giải quyết công việc nhanh gọn, đúng thời gian, khắc phục tình trạng gây sách nhiễu, phiền hà đối với nhân dân thực hiện tương đối tốt; việc cải cách hành chính theo cơ chế 01 cửa đã được hầu hết các xã triển khai thực hiện, tuy nhiên hiệu quả bước đầu còn hạn chế, cần nâng cao vai trò trách nhiệm của cán bộ phụ trách cấp xã.

3- Thực trạng nông dân và dân cư nông thôn.

3.1- Thực trạng nguồn nhân lực lao động của tỉnh.

Theo số liệu điều tra của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội năm 2000, trình độ dân trí lao động nông thôn An Giang còn rất hạn chế. Tỷ lệ lao động không biết chữ chiếm 11% (cao hơn mức bình quân vùng đồng bằng sông Cửu Long 6,96%, bình quân cả nước 4,79%), chưa tốt nghiệp cấp 1: 42,47%, có trình độ cấp 2: 41,75% và chỉ có 4,7% trình độ cấp 3 (thấp hơn mức bình quân vùng đồng bằng sông Cửu Long là 5,6%, bình quân cả nước 7%); số lao động thông qua đào tạo từ công nhân kỹ thuật trở lên: 5,37%, sơ cấp nghề: 8%; phần lớn số còn lại không có tay nghề chiếm 86,57% (743.763 lao động).

3.2- Đào tạo dạy nghề.

Để nâng cao trình độ nguồn nhân lực lao động nông thôn, tỉnh đã tập trung đầu tư và thực hiện chính sách ưu đãi khuyến khích các tổ chức và cá nhân thuộc các thành phần kinh tế đầu tư xây dựng cơ sở dạy nghề. Nhờ đó, số cơ sở dạy nghề tăng nhanh; tính đến năm 2007 toàn tỉnh hiện có 33 cơ sở hoạt động dạy nghề, tăng 9 cơ sở so với năm 2006 và tăng 26 cơ sở so năm 2000, trong đó có 10 cơ sở dạy nghề ngoài công lập, 01 trường Cao đẳng nghề mới thành lập; các huyện, thị đều có Trung tâm dạy nghề gắn với chức năng giới thiệu việc làm; đồng thời đầu tư kinh phí từ ngân sách hàng năm để xây dựng, nâng cấp cơ sở vật chất và mua sắm trang thiết bị dạy nghề.

Công tác dạy nghề được triển khai thực hiện từ năm 2000, với hình thức đào tạo linh hoạt, vừa đào tạo ngắn hạn tập trung tại các cơ sở dạy nghề, vừa dạy nghề lưu động tại địa bàn các xã tạo điều kiện cho người lao động tham gia học nghề; nội dung đào tạo theo nhu cầu học nghề, nhu cầu tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp và định hướng phát triển kinh tế xã hội ở địa phương. Kết quả thực hiện trong 7 năm (2000-2006):

- Số lao động thông qua đào tạo, tập huấn kỹ thuật trong giai đoạn (2000-2006) trên 147 ngàn người, bình quân 01 năm có trên 21 ngàn lao động qua đào tạo (năm 2007 là 18,84 ngàn người). Trong đó đào tạo nghề thường xuyên cho trên 139 ngàn lao động; đào tạo, tập huấn kỹ thuật trong Chương trình 135 gần 26,7 ngàn lao động. Số lao động học nghề dài hạn cấp bằng nghề: 4.455 người, cấp chứng chỉ nghề: 36.273 người, cấp giấy chứng nhận: 84.451 người. Tổng kinh phí thực hiện 16,32 tỷ đồng; trong đó: vốn Trung ương hỗ trợ: 6,56 tỷ đồng, vốn ngân sách tỉnh: 9,76 tỷ đồng.

- Tỷ lệ lao động qua đào tạo năm 2006 là 20,95% (2007 đạt 23,10%), tăng 10,63% so năm 2000 (cao hơn tỷ lệ bình quân đồng bằng sông Cửu Long là 16,75%, nhưng thấp hơn bình quân cả nước 27%); trong đó tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đạt 12,85% (2007: 14,20%), tăng 8,11% so năm 2000.

3.3- Giải quyết việc làm.

- Tính trong giai đoạn (2000-2006) tổng số lao động được giải quyết việc làm gần 181 ngàn người, và số đi xuất khẩu lao động 2.975 người (chủ yếu là thị trường Malaysia); bình quân mỗi năm giải quyết việc làm cho gần 26 ngàn lao động; riêng năm 2007 giải quyết việc làm cho 33,8 ngàn lao động, xuất khẩu lao động 144 người.

Nhờ đó tỷ lệ thất nghiệp ở nông thôn giảm từ 9,57% năm 2000 đến năm 2006 còn 5,60% (2007: 5,66%); tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị giảm từ 6,02% năm 2000 đến năm 2006 còn 4,30% (2007: 4,14%); tăng tỷ lệ thời gian lao động ở nông thôn từ 72,83% năm 2000 lên 80,10% năm 2006 (2007: 80,60%).

- Cơ cấu lao động ở nông thôn có sự chuyển dịch theo hướng tăng lao động cho sản xuất CN - XD từ 7,04% năm 2001 lên 10,50% năm 2005, lao động các ngành dịch vụ từ 14,08% lên 20,25%, giảm lao động nông nghiệp từ 74,80% xuống còn 70,25%.

3.4- Kết quả thực hiện công tác giảm nghèo:

Do phát triển sản xuất và thực hiện các chính sách xóa đói giảm nghèo, đời sống nhân dân nhất là nông dân ở nông thôn từng bước được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo hàng năm giảm. Theo kết quả điều tra thống kê năm 1996 tỷ lệ hộ nghèo (theo tiêu chí cũ) là 10,61%, đến năm 2005 giảm xuống còn 3% (theo tiêu chí mới 13,15%) và đến năm 2007 tỷ lệ hộ nghèo còn 8,93% so tổng số hộ toàn tỉnh (41.298/461.956 hộ).

Chỉ tiêu

Theo tiêu chí cũ

Theo tiêu chuẩn mới (QĐ 170)

1996

2000

2001

2002

2003

2004

2005

2005

2006

2007

Tổng hố hộ tòan tỉnh

366.212

432.772

444.162

447.537

449.364

454.020

460.000

455.901

461.956

Tổng số hộ nghèo

38.841

36.283

34.900

29.970

22.277

15.876

13.500

58.543

49.198

41.298

Tỷ lệ (%)

10,61

8,38

7,86

6,7

4,96

3,5

3

13,15

10,79

8,93

Trong 3 năm (2005-2007) do tập trung triển khai thực hiện đồng bộ nhiều chính sách, giải pháp nên số hộ nghèo giảm nhiều hơn so những năm trước đây, tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh giảm 4,22% (-17.245 hộ), bình quân mỗi năm giảm 1,40% (-5.748 hộ). Trong đó 2 huyện miền núi, dân tộc Tri Tôn và Tịnh Biên tuy số hộ nghèo giảm mạnh, nhưng tỷ lệ hộ nghèo vẫn còn cao, cao nhất là huyện Tri Tôn 22,45%, kế đến là huyện Tịnh Biên 21,93% và huyện An Phú 13,55%. Xã có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất là xã Núi Tô (Tri Tôn) 43,25%, kế đến là xã Văn Giáo (Tịnh Biên) 42,62%. Hộ nghèo dân tộc thiểu số 6.889 hộ, chiếm tỷ lệ 30,61% tổng số hộ dân tộc.

Trong tổng số hộ nghèo, có 29.410 hộ nghèo không đất sản xuất (chiếm tỷ lệ 50,23%), trong đó hộ dân tộc thiểu số nghèo không có đất sản xuất là 5.373 hộ.

3.5- Đánh giá thu nhập và tích luỹ của dân cư nông thôn.

- Thu nhập GDP bình quân đầu người liên tục tăng và đến năm 2006 (theo giá hiện hành) đạt 9,65 triệu đồng/năm (597 USD/năm), tăng gấp 3 lần so năm 1996; tốc độ tăng bình quân giai đoạn (1996-2006) là 12%/năm. Năm 2007 đạt cao: 11,88 triệu đồng/năm (717 USD/năm), nhưng vẫn thấp hơn bình quân chung cả nước (717/835 USD/người/năm).

- Qua kết quả điều tra thống kê, thu nhập dân cư từ các ngành nghề cũng tăng hàng năm; đến năm 2006 thu nhập bình quân đầu người đạt 8,48 triệu đồng/người/năm (707 ngàn đồng/người/tháng), tăng 2,75 lần so năm 1996; tốc độ tăng bình quân giai đoạn (1996-2006) là 10,65%/năm (đã loại trừ yếu tố trượt giá). Trong đó: thu nhập bình quân khu vực thành thị: 10,46 triệu đồng/người/năm (872 ngàn đồng/người/tháng), khu vực nông thôn: 7,66 triệu đồng/người/năm (638 ngàn đồng/người/tháng); cao hơn bình quân đầu người đồng bằng sông Cửu Long: 7,54 triệu đồng/người/năm (628 ngàn đồng/người/tháng) và bình quân cả nước: 7,63 triệu đồng/người/năm (636 ngàn đồng/người/tháng).

Năm 2007, thu nhập bình quân đầu người đạt 10,06 triệu đồng/người/năm (838 ngàn đồng/người/tháng); trong đó: thu nhập bình quân khu vực thành thị: 12,24 triệu đồng/người/năm (1,02 triệu đồng/người/tháng), khu vực nông thôn: 9,07 triệu đồng/người/năm (756 ngàn đồng/người/tháng).

- Thu nhập theo cơ cấu ngành nghề nông thôn có chuyển biến tích cực; trong 5 năm (2001-2005) dân cư nông thôn làm nghề nông nghiệp gần 11 ngàn hộ (- 5,81%), bình quân mỗi năm giảm 1,16% (tương đương 2 ngàn hộ) chuyển dịch sang làm các ngành nghề phi nông nghiệp, đây là xu hướng tích cực. Nguồn thu nhập chính của dân cư nông thôn hiện nay vẫn từ nông, lâm, thủy sản; năm 2006 có 226.048 hộ làm nông nghiệp,chiếm 66,34%; làm công nghiệp - xây dựng có 34.852 hộ tham gia, chiếm 10,23% (tăng 1,13% so năm 2001); hoạt động dịch vụ, thương mại có 73.411 hộ tham gia, chiếm 21,54% (giảm 2,43% so năm 2001) và 6.428 hộ không hoạt động kinh tế, chiếm 1,89% (giảm 0,4% so năm 2001).

So sánh thu nhập, hộ làm nghề công nghiệp - xây dựng có thu nhập cao gấp 1,24 lần và hộ hoạt động thương mại - dịch vụ có thu nhập cao gấp 1,32 lần so với hộ làm nghề nông nghiệp.

- Thu nhập bình quân đầu người giữa thành thị và nông thôn trong tỉnh không cách biệt lớn và có xu hướng giảm dần từ 1,53 lần (2001) còn 1,37 lần (2006) và đến năm 2007 là 1,35 lần (cả nước trên 2 lần). Điều này cho thấy do sản xuất nông nghiệp của tỉnh phát triển nhanh, thu nhập của dân cư nông thôn tăng, dẫn đến giảm dần khoảng cách giữa thành thị và nông thôn. Tuy nhiên cũng có yếu tố là thành thị, chưa thực sự phát triển tương xứng với tiềm năng thế mạnh hiện có.

Chênh lệch giữa 20% số hộ có thu nhập cao nhất và 20% số hộ có thu nhập thấp nhất năm 1996 là 5,55 lần, 2001 là 6,64 lần và năm 2006 là 6,59 lần; cho thấy giai đoạn sau mức chênh lệch không tăng (bình quân đồng bằng sông Cửu Long là 6,42 lần và bình quân cả nước là 8,38 lần); trong đó cách biệt giàu nghèo ở thành thị tăng nhanh hơn ở nông thôn.

- Thu nhập tăng, tích lũy dân cư nông thôn cũng tăng hàng năm; năm 2006 tăng gấp 1,4 lần so năm 1996 và đạt 105 ngàn đồng/người/tháng (thu nhập 638 ngàn đồng/tháng, chi tiêu 533 ngàn đồng/người/tháng). Năm 2007 tăng gần 2 lần so với năm 1996 và đạt 147 ngàn đồng/người/tháng; điều kiện sống của dân cư nông thôn từng bước được cải thiện.

- Đánh giá phân loại đời sống dân cư nông thôn:

+ Số hộ nông dân có thu nhập ổn định, đời sống khá hơn là 110.435 hộ (chiếm tỷ lệ 32,41%). Trong đó có gần 50 ngàn hộ làm nông nghiệp (thuộc huyện Chợ Mới, xã Phú Thuận - Thoại Sơn và một số vùng nông thôn trong tỉnh) do chuyển dịch cơ cấu sản xuất, hoặc có diện tích trên 5 ha, 6.303 hộ làm nghề nuôi trồng thủy sản thu nhập đạt cao và diện hộ còn lại làm nghề phi nông nghiệp.

+ Tuy nhiên số hộ có diện tích dưới 5.000 m2 chỉ làm thuần nông, thu nhập không đảm bảo cho cuộc sống, còn nhiều khó khăn; đặc biệt diện hộ nông dân không đất sản xuất (do thu hồi, nguyên nhân khác, chủ yếu đi làm thuê) cuộc sống lại càng khó khăn hơn.

Thu nhập dân cư nông thôn tuy có tăng, nhưng cũng còn gặp nhiều khó khăn, cụ thể là:

- Mức tích lũy của dân cư nông thôn nhìn chung còn thấp (bình quân 105 ngàn đồng/người/tháng), không có điều kiện tái sản xuất mở rộng và nếu có rủi ro xảy ra thì sẽ gặp rất nhiều khó khăn.

- Giá trị sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp bình quân trên 01 ha đất canh tác toàn tỉnh hàng năm đều tăng, năm 2006 đạt gần 35 triệu đồng/ha (2007: 38,3 triệu đồng/ha), nhưng số hộ nông dân có diện tích đất sản xuất dưới 01 ha chiếm tỷ lệ cao 75,8%; trong đó số hộ có diện tích dưới 5.000 m2 chiếm tỷ lệ 47,1% (thu nhập khoảng 19 triệu đồng/năm, 350 ngàn đồng/người/tháng) và phần lớn diện hộ này đều không có tư liệu sản xuất, phải thuê ngoài, thu nhập chỉ đủ ăn.

- Khó khăn do bị mất đất sản xuất do quy hoạch xây dựng khu, cụm công nghiệp, khu dân cư, khu đô thị, các công trình phúc lợi xã hội,…

Trong 5 năm (2001 - 2005) diện tích đất phải thu hồi theo quy hoạch 1.410 ha; đã thực hiện thu hồi 1.139 ha, trong đó: đất nông nghiệp: 402 ha (35,3%), đất ở: 42 ha, đất phi nông nghiệp: 695 ha. Tổng số hộ bị ảnh hưởng 12.043 hộ, trong đó bố trí nền nhà tái định cư cho 1.056 hộ, đền bù thành quả lao động: 10.093 hộ, hỗ trợ chuyển nghề: 84 hộ, hộ dân tự tái định cư: 810 hộ. Số hộ bị mất đất sản xuất tuy không lớn, nhưng đời sống hiện nay gặp nhiều khó khăn.

- Theo kết quả điều tra xã hội học đối tượng hộ di dời, giải tỏa của Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh (năm 2007); địa bàn khảo sát thuộc 2 huyện (thành phố Long Xuyên, Châu Phú), với tổng số hộ được khảo sát: 1.416/2.407 hộ đã di dời (thành phố Long Xuyên: 666/1.292 hộ, Châu Phú: 750/1.115 hộ) cho thấy:

+ Có 991 hộ (chiếm 41,17%) sau khi bị di dời, giải tỏa, nhưng do không còn đất để sản xuất, lại không có việc làm, đã bỏ xứ đi làm ăn xa (chủ yếu đi thuê). Cuộc sống của những hộ này hiện nay gặp rất nhiều khó khăn.

+ 1.416 hộ sau khi bị di dời, giải tỏa cho thấy: có 27,82% (394 hộ) cuộc sống không được cải thiện vẫn nghèo; 54,45% (771 hộ) cuộc sống giảm sút nhiều so trước khi bị di dời; 14,7% (208 hộ) cuộc sống có cải thiện một chút và chỉ có 2,61% (37 hộ) cuộc sống có cải thiện hơn nhiều.

3.6- Giải quyết những vấn đề bức xúc của nông dân và dân cư nông thôn

3.6.1- Thực hiện chính sách an sinh xã hội

Trong những năm qua bằng nhiều nguồn lực, tỉnh đã tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn và thực hiện các chính sách an sinh xã hội để đảm bảo các điều kiện thiết yếu của người dân về ăn ở, đi lại, học hành, khám và điều trị bệnh, điện, nước sinh hoạt, vệ sinh môi trường.....

- Thực hiện chính sách bảo hiểm y tế cho hộ nghèo (chỉ tính trong 2 năm 2006-2007 đã mua 242.054 thẻ bảo hiểm y tế cấp cho hộ nghèo, hộ chính sách, gia đình có công, với số tiền 14,45 tỷ đồng); miễn, giảm tiền học phí cho con em hộ nghèo hàng năm (niên học 2006-2007 đã hỗ trợ cho 135.804 lượt học sinh nghèo với số tiền 12,89 tỷ đồng); Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh phát phong trào “Ngày vì người nghèo” hàng năm, từ số tiền quyên góp được trong những năm qua đã cất mới 1.563 căn nhà đại đoàn kết, sửa chữa 548 căn và trợ giúp hộ nghèo khi gặp khó khăn trong sản xuất, học hành, điều trị bệnh,....

- Công tác khám và điều trị bệnh cho nhân dân không ngừng được nâng lên cả về số lượng và chất lượng phục vụ; việc bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân được triển khai thực hiện tốt, tuổi thọ trung bình của người dân An Giang được nâng lên từ 69,8 tuổi (2000) lên 72 tuổi (2007); tỷ lệ tử vong mẹ, tử vong trẻ em giảm đáng kể; tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi giảm từ 32% (2000) còn 22% (2007). Công tác dân số, gia đình và trẻ em tiếp tục được duy trì tốt có xu hướng giảm sinh (đến năm 2007 tỷ lệ giảm sinh 0,035%, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 1,24%), chất lượng dân số được nâng lên. Công tác y tế dự phòng, phòng chống dịch bệnh được tập trung ngăn ngừa, phòng trị, nhiều dịch bệnh nguy hiểm đã được khống chế và đẩy lùi không để lây lan ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân; phòng chống các bệnh xã hội được triển khai thực hiện đạt hiệu quả.

- Việc dạy và học nâng cao trình độ dân trí ở nông thôn luôn được quan tâm, thông qua việc thực hiện chương trình xóa mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học; nhờ đó trình độ dân trí từng bước được nâng lên, tỷ lệ người biết chữ trong độ tuổi (từ 15 - 35 tuổi) tăng lên và đến năm 2006 đạt 94,27% (698.194/740.668 người); trẻ em đúng độ tuổi đi học đều được hỗ trợ, giúp đỡ đến trường, tỷ lệ huy động vào lớp 1 bình quân hàng năm đạt trên 95% và hòan thành chương trình tiểu học đạt trên 85%; đến năm 2006 có 100% số xã đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học và đến năm 2007 có 97% (150/154 xã) đạt phổ cập trung học cơ sở.

- Số đông nông dân đã có nền và nhà ở vượt lũ, sống an toàn và bình yên trong lũ. Trong giai đoạn (1996-2006) có trên 135 ngàn hộ nông dân được hỗ trợ; trong đó từ năm 1996 đến năm 2000 đã giải quyết cho vay trên 97 ngàn hộ để tôn nền (hoặc làm sàn nhà), với kinh phí 465 tỷ đồng (theo Quyết định 256/QĐ-TTg ngày 30/5/1996 của Thủ tướng Chính phủ) và trên 38 ngàn hộ được hỗ trợ nền nhà, cho vay vốn tín dụng làm nhà thông qua đầu tư xây dựng 203 cụm, tuyến dân cư chương trình vượt lũ giai đoạn (2001-2006). Ngoài ra thực hiện Chương trình 134 trong giai đoạn (2005-2007) đã hỗ trợ kinh phí xây dựng nhà ở cho trên 4,7 ngàn hộ dân tộc thiểu số nghèo.

Nhờ đó chất lượng nhà ở nông thôn không ngừng được nâng lên, đến năm 2006 tỷ lệ nhà kiên cố chiếm 6,85%, nhà bán kiên cố 53,42%, tỷ lệ nhà tạm 39,73% (2007: 27%).

- Nước sạch và vệ sinh nông thôn, từ nguồn kinh phí hỗ trợ của Trung ương, vốn hỗ trợ của các tổ chức quốc tế, vốn ngân sách địa phương, tỉnh đã tập trung đầu tư xây dựng hệ thống cung cấp nước sạch và hỗ trợ kinh phí hộ dân xây dựng hố xí hợp vệ sinh. Nhờ đó tỷ lệ dân cư nông thôn sử dụng nước sạch hàng năm đều tăng từ 15,52% năm 1996 lên 37,51% năm 2006 (2007 đạt 40,59%, bình quân toàn tỉnh là 51,71%). Tỷ lệ dân cư nông thôn sử dụng hố xí hợp vệ sinh có sự chuyển biến rõ nét trong 3 năm qua từ 26,40% năm 2004 lên 30% năm 2006 (2007 đạt 32,97%).

II. ĐÁNH GIÁ THÀNH TỰU VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM:

1- Đánh giá thành tựu đạt được:

Tốc độ tăng trưởng kinh tế GDP toàn tỉnh liên tục tăng, bình quân giai đoạn (1996-2006) đạt 8,26%/năm; trong đó giai đoạn (2001-2006) đạt tốc độ tăng trưởng cao 12,7%/năm (riêng năm 2007 ước đạt 13,73% cao nhất từ trước đến nay).Tăng trưởng GDP cả 3 khu vực hàng năm cũng tăng, thu nhập GDP bình quân đầu người, giá trị kim ngạch xuất khẩu đều đạt và vượt so chỉ tiêu Nghị quyết Tỉnh ủy đề ra. Cơ cấu kinh tế toàn tỉnh bước đầu có sự chuyển biến rõ nét. Cơ cấu nội ngành nông nghiệp đã có sự chuyển dịch theo hướng đa canh, đa dạng hóa sản phẩm. Công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản không ngừng được mở rộng cả về quy mô, đổi mới thiết bị công nghệ; góp phần quan trọng thúc đẩy sản xuất hàng hóa phát triển và tăng giá trị kim ngạch xuất khẩu của tỉnh.

Nông thôn từng bước được đổi mới, mối quan hệ giữa nông nghiệp - công nghiệp chế biến - dịch vụ bước đầu đã hình thành và tác động lẫn nhau cùng phát triển, thực sự là một địa bàn chiến lược. Cơ sở hạ tầng nông thôn được quan tâm đầu tư đúng mức với phương châm “nhà nước và nhân dân cùng làm”. Nhiều khu dân cư, khu đô thị mới được hình thành làm thay đổi đáng kể bộ mặt nông thôn.

Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, nhất là nông dân ở địa bàn nông thôn từng bước được nâng lên, tỷ lệ hộ nghèo hàng năm giảm là do tập trung thực hiện các chính sách và đồng bộ các giải pháp, trong đó thực hiện có hiệu quả chương trình xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm, với cả hệ thống chính trị cơ sở cùng tham gia chỉ đạo, điều hành. Tình hình an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được ổn định.

2- Bài học kinh nghiệm:

- Một là, Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã kế thừa và phát huy những bài học kinh nghiệm trong thực hiện chính sách tam nông và thành quả đạt được của giai đoạn 10 năm sau đổi mới (1986-1995).

+ Đồng thời xác lập và vận hành cơ chế 4 nhà, 5 khuyến (khuyến nông, khuyến công, khuyến thương, khuyến thiện, khuyến học) một cách đồng bộ ở nông thôn và cụ thể hóa khuyến nông 4 thành phần (khuyến nông nhà nước, khuyến nông doanh nghiệp, khuyến nông từ báo, đài, từ các nhà khoa học và khuyến nông nhân dân), trong đó đặc biệt phát huy vai trò khuyến nông doanh nghiệp, khuyến nông nhân dân.

+ Huy động xã hội hóa đầu tư khai thác vùng Tứ giác Long Xuyên, phát triển giao thông nông thôn, xây dựng hệ thống đê bao, đô thị hóa nông thôn thông qua giải pháp đột phá bằng việc xây dựng hệ thống chợ nông thôn.

- Hai là, nhạy bén tiếp nhận các tiến bộ khao học công nghệ mới và chuyển giao có hiệu quả vào thực tiễn sản xuất; tổ chức nhân rộng tiến bộ khoa học công nghệ theo phương pháp có sự tham gia, đặc biệt là sự tham gia tích cực của cộng đồng người hưởng lợi (Chương trình “3 giảm 3 tăng”, tiết kiệm nước, kỹ năng chọn tạo giống, áp dụng tiêu chuẩn chất lượng SQF là một điển hình).

- Ba là, xây dựng và ban hành kịp thời các chính sách khuyến khích đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn.

+ Trong đầu tư phát triển sản xuất, hỗ trợ lãi suất cho nông dân mua máy cấy, máy gặt lúa, máy sấy, trợ giá giống nguyên chủng; hỗ trợ chi phí xây dựng tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm; lãi suất ưu đãi cho khuyến công, hỗ trợ chi phí đăng ký nhãn hiệu hàng hóa, hỗ trợ chi phí xúc tiến thương mại; ưu đãi đầu tư chợ, cơ sở sản xuất…

+ Trong đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn: Nhà nước đầu tư một tỷ lệ nhất định, nhân dân đóng góp phần còn lại để xây dựng cầu, đường nông thôn; làm đê bao, cống, đập kiểm soát lũ, thuỷ lợi để chuyển dịch cơ cấu lúa màu, lúa tôm….

- Bốn là, thực hiện tốt nguyên tắc dân chủ, công khai, minh bạch trong việc huy động nhân dân cùng tham gia đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng nông thôn; tăng cường tinh thần trách nhiệm của dân thông qua công tác quản lý, giám sát công trình để nâng cao tinh thần làm chủ của nhân dân và lòng tin của dân vào Đảng, nhà nước, gắn với việc củng cố và xây dựng hệ thống chính trị cơ sở. Vận động nhân dân thực hiện tốt chính sách, pháp luật của nhà nước.

III. NHỮNG MẶT TỒN TẠI, HẠN CHẾ VÀ NGUYÊN NHÂN.

1- Tồn tại, hạn chế.

1.1- Nông nghiệp tuy có phát triển, nhưng cũng còn những mặt hạn chế và mâu thuẫn, đó là:

- Sản xuất nông nghiệp thiếu tính ổn định, kém bền vững, còn mang tính tự phát, các điều kiện an toàn thực phẩm chưa đảm bảo và bảo vệ môi trường chưa tốt, luôn tiềm ẩn nguy cơ rủi ro khi thị trường có biến động.

- Giá trị sản xuất, chất lượng sản phẩm tuy có được nâng lên, nhưng chất lượng gạo cấp cao chưa cạnh tranh được với Thái Lan và các nước trong khu vực, sản phẩm thủy sản nuôi trồng có chất lượng tiêu chuẩn Quốc tế chỉ mới đạt 16% tổng sản lượng nuôi, các sản phẩm còn lại giá thành sản xuất còn cao, chất lượng còn thấp, sức cạnh tranh hàng hóa nông sản còn kém.

- Cơ cấu kinh tế toàn tỉnh tuy có sự chuyển dịch rõ nét nhưng vẫn còn chậm và chưa ổn định; khu vực nông nghiệp tuy có giảm, nhưng còn chiếm tỷ trọng cao (1996: 48,28%, 2006: 34,56%, 2007: tăng lên 35,47%), khu vực công nghiệp - xây dựng tăng chậm tương ứng là: 12,31% - 12,78% - 12,14%, khu vực dịch vụ tăng nhanh tương ứng là: 39,41% - 52,66% - 52,39% nhưng còn thấp so với tiềm năng.

- Cơ cấu nội ngành nông nghiệp tuy có chuyển dịch nhưng vẫn còn chậm so tiềm năng; tỷ trọng nông nghiệp còn cao (1996: 87,1%, 2006: 80,31%, 2007: 76,25%); tỷ trọng thủy sản tăng nhanh tương ứng là: 11,86% - 18,81% - 22,96%. Trồng trọt còn chiếm tỷ lớn (80,07%) và cây lúa vẫn là là cây trồng chủ yếu trong cơ cấu nội ngành nông nghiệp.

Sản lượng nuôi tăng, giá trị GDP thủy sản (theo giá hiện hành) chiếm tỷ trọng 15,84% tổng GDP khu vực nông nghiệp và chiếm 5,62% tổng sản phẩm GDP toàn tỉnh, nhưng còn rất thấp so với tiềm năng. Sản lượng thủy sản khai thác giảm, năm 2006 đạt 53,4 ngàn tấn, giảm 18,6 ngàn tấn so năm 1996 (1996: 72 ngàn tấn), do nguồn lợi thủy sản có xu hướng ngày càng cạn kiệt, do việc đánh bắt, khai thác còn tùy tiện bằng nhiều hình thức, xử lý chưa nghiêm minh và thiếu triệt để.

- Việc ứng dụng tiến bộ khao học công nghệ vào sản xuất trên diện rộng còn hạn chế. Ứng dụng công nghệ thu hoạch và sau thu hoạch tuy có nhiều nổ lực, nhưng còn chậm, còn gần 80% diện tích lúa thu hoạch sử dụng lao động thủ công; 70% diện tích khâu tưới tiêu chủ yếu sử dụng máy bơm dầu, chi phí tăng cao trong điều kiện giá nhiên liệu tăng; gần 60% sản lượng lúa phơi sấy bằng lao động thủ công. Nghiên cứu các đề tài khoa học chưa thực sự gắn với thực tiễn sản xuất và thị trường.

- Vệ sinh an toàn thực phẩm chưa được kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ, trong điều kiện hội nhập kinh tế, khi rào cản kỹ thuật và an toàn thực phẩm nghiêm ngặt thì sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong khâu tiêu thụ.

Mâu thuẫn đặt ra: Sản xuất nông nghiệp phát triển nhanh, nhưng chất lượng sản phẩm còn hạn chế, sức cạnh tranh hàng hóa nông, thủy sản còn thấp.Trong điều kiện hội nhập kinh tế, khi rào cản kỹ thuật và an toàn thực phẩm nghiêm ngặt thì sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong khâu tiêu thụ.

1.2- Nông thôn có sự chuyển biến rõ nét cả về cơ cấu kinh tế và kết cấu hạ tầng phục vụ cho nông nghiệp và đời sống dân cư, nhưng cũng còn nhiều mặt hạn chế và mâu thuẫn, đó là:

- Công nghiệp chế biến tuy có phát triển, nhưng các cơ sở có quy mô vừa và lớn thường tập trung ở thành thị, ở nông thôn chủ yếu là các cơ sở có quy mô nhỏ. Các ngành tiểu thủ công nghiệp, làng nghề phần lớn quy mô nhỏ, phân tán, thiết bị công nghệ lạc hậu, mẫu mã chất lượng chưa cao, sức cạnh tranh còn thấp.

- Sự cạnh tranh thiếu lành mạnh giữa các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu thủy sản, gạo, chào giá xuất thấp, gây thiệt thòi lợi ích của người sản xuất.

- Tiến độ triển khai thực hiện các cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp còn chậm do khó khăn trong khâu giải phóng mặt bằng. Mặt khác, cơ sở hạ tầng giao thông của khu vực và địa phương còn nhiều khó khăn cũng là nguyên nhân làm hạn chế công tác thu hút đầu tư về nông thôn.

- Hệ thống kho chứa lúa, gạo và kho lạnh dự trữ sản phẩm thủy sản còn thiếu nên khả năng tồn trữ, chủ động nguồn hàng thấp, ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh trong xuất khẩu.

- Tổ chức lại sản xuất dưới các hình thức hợp tác còn hạn chế, chậm được nhân rộng, còn nhiều tổ hợp tác, hợp tác xã yếu kém, trang trại ít và nhỏ bé, chưa thực sự là đầu mối để thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.

- Kết cấu hạ tầng nông thôn chưa đáp ứng yêu cầu của một nền sản xuất hàng hóa quy mô lớn. Đường giao thông nông thôn tuy đã được tôn cao, mở rộng, nhưng nhìn chung mặt đường còn hẹp, cầu yếu làm cho giao thông, vận chuyển máy móc, thiết bị còn hạn chế. Hệ thống điện đã kéo về đến nông thôn nhưng chưa thực sự đáp ứng nhu cầu cho sản xuất và sinh hoạt của dân cư, do thiếu nguồn điện.

- Môi trường nước mặt, chất lượng nước ngầm có xu hướng ô nhiễm ngày càng tăng do nhiều nguyên nhân như nước thải công nghiệp, nông nghiệp, nuôi thuỷ sản….là vấn đề cần đáng quan tâm.

Mâu thuẫn đặt ra là: Phát triển nông thôn còn mang tính tự phát, chưa theo quy hoạch và bảo vệ môi trường, đô thị nông thôn chậm phát triển, chưa là đầu tàu kéo vùng nông thôn đi lên, tính thuần nông vẫn là chủ yếu và cũng là nguyên nhân thu nhập giữa thành thị và nông thôn cũng còn cách biệt lớn.

1.3- Đời sống vật chất và tinh thần của nông dân và dân cư nông thôn được nâng lên, nhưng phần lớn cũng còn gặp nhiều khó khăn.

- Đa số nông dân có mức thu nhập chưa cao, tích lũy còn rất thấp, nên cuộc sống còn gặp nhiều khó khăn; đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số ở hai huyện miền núi Tri Tôn, Tịnh Biên gặp nhiều khó khăn hơn và diện hộ nông dân nghèo không có đất sản xuất có thể nói là nghèo khó.

- Thu nhập giữa thành thị và nông thôn không cách biệt lớn, nhưng tính bình quân 20% số hộ có thu nhập cao nhất và 20% số hộ có thu nhập thấp nhất ở khu vực nông thôn vẫn còn cách biệt (hơn 6 lần), cũng là vấn đề cần đáng quan tâm để có biện pháp hỗ trợ dân cư nông thôn tăng thu nhập, giảm dần khoảng cách chênh lệch.

- Tỷ lệ hộ nghèo tuy có giảm nhưng thiếu vững chắc; tốc độ giảm nghèo giữa các huyện, đặc biệt giữa các xã chưa đồng đều trong điều kiện không có khác biệt lớn; tình trạng phát sinh nghèo còn cao, là điều đáng quan tâm. Hộ nghèo dân tộc thiểu số còn 6.889 hộ, chiếm 16,68% so tổng số hộ nghèo và chiếm 30,61% so tổng số hộ dân tộc.

- Nhiều vấn đề bức xúc ở nông thôn trong quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa chậm được giải quyết, cụ thể như:

+ Số lao động ở nông thôn không có việc làm có xu hướng ngày càng tăng (khoảng 80.000 người) và trong điều kiện tăng dân số tự nhiên, số lao động sẽ tiếp tục tăng lên, việc giải quyết việc làm, tăng thu nhập là vấn đề cần đặc biệt quan tâm.

+ Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt được còn thấp 20,95% (cao hơn tỷ lệ bình quân đồng bằng sông Cửu Long là 16,75%, thấp hơn bình quân cả nước 27%); trong đó số lao động qua đào tạo nghề đạt 12,85% (2007: 14,20%). Đào tạo nghề gắn với cho vay vốn và giải quyết việc làm chưa đồng bộ, chưa kịp thời, dẫn đến thiếu vốn để làm ăn và nhiều trường hợp bỏ nghề đã học. Chất lượng đào tạo nghề, nhất là đào tạo nghề ngắn hạn chậm được đổi mới phương pháp dạy và học để phù hợp với trình độ của nông dân.

+ Chính sách xã hội và dịch