23

Yesnews 05 - 2013

Embed Size (px)

DESCRIPTION

Yesnews 05 - 2013

Citation preview

Page 1: Yesnews 05 - 2013
Page 2: Yesnews 05 - 2013

Yesnews 05 - 2013

2

Lời nói đầu…………………………………3

Giao lộ thông tin

Tin tức kinh tế trong nước tháng 05– 2013……………4

Tin tức kinh tế thế giới tháng 06 – 2013…………...…..7

Lăng kính khoa học

Thất nghiệp – Nỗi lo của các vận động viên Việt

Nam..........................................................................................11

Hiệp ước vốn Basel…………………………………16

Nhìn ra thế giới Những nữ lãnh đạo châu Á – Năng lực chưa được khai

phá………………………………………………………….20

Quản lí bản tin

Phòng công tác chính trị và quản lí sinh viên ĐH KTQD

Chịu trách nhiệm bản tin

Hội sinh viên ĐH KTQD

Cố vấn nội dung

Phòng quản lí khoa học ĐH KTQD

Thực hiện nội dung, biên tập và phát hành

CLB Sinh viên nghiên cứu khoa học ĐH KTQD

Tổng biên tập: Nguyễn Thị Lan

Biên tập: Trịnh Duy Hoàng

Nội dung: Đinh Thị Thanh Nhàn, Lê Tuấn Dũng, Đỗ Thị Phương Dung, Nguyễn Hồng Ngọc.

Thiết kề và trình bày: Phan Huy Hoàng

Mọi ý kiến đóng góp xin gửi về

Địa chỉ: Phòng 121 – nhà 11 – Đại học Kinh tế quốc dân

Email: [email protected]

Chờ đón YESNEWS tháng 06/2013

Phát hành ngày 30/06/2013

Page 3: Yesnews 05 - 2013

Yesnews 05 - 2013

3

Hà Nội những ngày chuyển mùa. Nắng nóng gay gắt xem lẫn những cơn giông, những cơn mưa rào đến rồi đi bất chợt, ẩm ương như một cô gái mới lớn. Sang mùa thật rồi – Mùa hạ - Mùa thi – Mùa chia ly.

Mùa hạ với tiếng ve râm ran, với phượng vĩ, với bằng lăng, với những hàng điệp vàng… lúc nào cũng làm con người ta xao xuyến. Người đã đi qua thì da diết nhớ về một thời tuổi trẻ, người sắp trưởng thành thì bồi hồi tiếc nuối tuổi thanh xuân, với những ai còn đang “trong cuộc” thì hè lại là mùa của sức sống, của sự sôi động và của nhiệt huyết dâng tràn.

CLB Sinh viên Nghiên cứu Khoa học YES – Đại học Kinh tế Quốc dân chào hè với tất cả những cảm xúc ấy.

Tạm biệt K51 & Chào đón K54

K51: Một thế hệ thật đặc biệt với những con người thật đặc biệt. Một thế hệ với 2 đời chủ nhiệm, với những công cuộc “tái cơ cấu” mạnh mẽ, với những thứ gọi là “nền móng” dần được củng cố vững chãi.

Chia tay K51 – YES chia tay một thế hệ vàng, ghi dấu một mốc lịch sử với nhiều điều đáng nhớ và ý nghĩa. Những cống hiến của các anh chị sẽ mãi là bài học, là sự động viên khích lệ cho các thế hệ theo sau.

Chúc các anh chị sớm bước những bước đi vững chãi trong chặng đường của cuộc đời. YES xin được giữ mãi tuổi thanh xuân căng tràn nhiệt huyết của các anh chị!

K54: “Em út” của đại gia đình YES – chính thức kể từ mùa hè này. Một năm thật dài và thật nhiều những khó khăn, và sau mỗi khó khăn ấy là một số đôi chân dừng lại hoặc đã rẽ sang một hướng khác. Nhưng trong giờ phút kết nạp vẫn có thật nhiều nụ cười rạng rỡ của K54 – những người đã kiên trì đi qua hết những khó khăn ấy – vì thế chỉ có các em mới cảm nhận được hai chữ “thành viên” thiêng liêng đến như thế nào! K54 ạ, có thể một năm vừa rồi có quá nhiều những thất bại, nhưng các anh chị K52, K53 chưa từng để các em ngã. Song kể từ giây phút này, các em phải tự bước đi và việc “vấp ngã” là không bao giờ tránh được. Nhưng đừng bao giờ đau đáu việc “Tại sao tôi ngã?” mà hãy xứng đáng là Thành viên của CLB Sinh viên Nghiên cứu Khoa học, hãy hiểu “Nguyên nhân tôi vấp ngã” và tìm cách giải quyết “Đứng dậy như thế nào” nhé!

Chúc K54 một hành trình rực rỡ, chúc tuổi trẻ của các em sẽ luôn đầy nhiệt huyết, và hi vọng YES sẽ là phần không nhỏ trong hành trang “trưởng thành” của các em.

Phòng 121 – Một ngày mở cửa thư viện nhỏ!

Page 4: Yesnews 05 - 2013

Yesnews 05 - 2013

4

Tin tức kinh tế trong nước tháng 05 – 2013 Sản xuất đình đốn, cầu suy kiệt, CPI giảm… một không khí ảm đạm tiếp tục bao trùm lên nền kinh tế nước ta. Phải chăng các chính sách tài khóa và tiền tệ chưa đủ thời gian để phát huy hiệu quả hay chính những bất cập nội tại đã kéo nền kinh tế đi xuống?

1. Đảo chiều, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 5/2013 “âm” trở lại

Tổng cục Thống kê vừa công bố, CPI tháng 5 đã giảm 0,06% so với tháng trước. Với kết quả này, CPI tháng 5/2013 chỉ tăng 2,35% so với cuối tháng năm ngoái và 6,36% so với cùng kỳ năm trước. Còn nếu tính trung bình, CPI của 5 tháng đầu năm nay tăng 6,74% so với 5 tháng đầu năm ngoái.

Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống giảm 0,35%, bước vào tháng thứ 3 liên tiếp có chỉ số giá giảm.

Cùng diễn biến giảm là nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng giảm 0,53%; giao thông giảm 0,57%; bưu chính viễn thông giảm 0,07%. Có lẽ tác động từ hai lần điều chỉnh giá xăng dầu của tháng 4 và quan ngại về dịch bệnh gia súc, gia cầm đã tác động đến giá của các nhóm hàng trên. CPI nhóm thuốc và dịch vụ y tế tiếp tục tăng cao nhất, trong khi các nhóm còn lại

biến động không nhiều.

Không nằm trong các mặt hàng tính CPI, giá vàng giảm 4,62% và giá USD tăng 0,21% so với tháng trước.

Bên cạnh đó, nếu xét trong 3 tháng gần đây, có CPI tháng 3 và tháng 5 đều giảm. Tuy nhiên, CPI tháng 4 tăng nhẹ do sự tăng giá của dịch vụ y tế làm chủ lực. Chứng tỏ, CPI đang ở trong giai đoạn giảm liên tiếp. Ở một khía cạnh khác, theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ xã hội đạt ở mức rất thấp, chỉ tăng 0,9% so với tháng 4. Như vậy, dù giá có giảm thì nhu cầu tiêu dùng của người dân vẫn không hề tăng. Trước tình hình trên, có thể thấy nền kinh tế đang diễn biến theo chiều xấu đi, điều đó cũng

Page 5: Yesnews 05 - 2013

Yesnews 05 - 2013

5

lí giải tại sao lạm phát của nước ta đang ở mức thấp nhưng không hề đáng mừng. Lạm phát thấp trong hoàn cảnh này đồng nghĩa với sự trì trệ trong nội tại của nền kinh tế!

2. Thủ tướng ký quyết định lập Công ty xử lý nợ xấu

Phó Thống đốc Ngân hàng nhà nước (NHNN) Lê Minh Hưng cho biết: chiều 21/5, Thủ tướng đã chính thức kí quyết định thành lập Công ty quản lý tài sản Việt Nam (VAMC).

Vốn điều lệ của công ty là 500 tỷ đồng, nằm dưới sự quản lý của Chính phủ, trực tiếp điều hành là NHNN. VAMC được mua nợ của các tổ chức tín dụng, được sử dụng quyền của chủ nợ trong việc thu hồi nợ, đòi nợ và xử lý nợ, có quyền điều chỉnh cơ cấu lại khoản vay, điều kiện trả nợ, chuyển nợ thành cổ phần của khách vay, bán tài sản đảm bảo… Về cơ chế xử lý nợ, VAMC sẽ không dùng tiền ngân sách mua lại nợ

xấu mà sẽ mua 100% nợ giá trị trên sổ sách của ngân hàng thông qua hình thức phát hành trái phiếu trong thời hạn 5 năm, lãi suất 0%.

Điểm đáng lưu ý là khi VAMC mua nợ xấu của các ngân hàng, sau 5 năm, nếu khoản nợ xấu không bán được, ngân hàng cũng đã trích lập đủ 100% trái phiếu để trả trái phiếu cho VAMC đồng thời nhận khoản nợ xấu về. Tuy nhiên, lúc này, khoản nợ xấu đó đã được xóa trong bảng kế toán của ngân hàng, có nghĩa là đã được làm sạch (vì ngân hàng đã trích lập dự phòng rủi ro 100%). Ngược lại, nếu xử lý được nợ xấu, thanh lý được tài sản đảm bảo thì tổ chức tín dụng chỉ được thu hồi về 85% giá trị, còn VAMC sẽ được hưởng

15%.

Như vậy, sau nhiều tháng trình Đề án, công ty xử lý nợ xấu cũng đã chính thức được Thủ tướng phê duyệt. Hi vọng rằng NHNN sẽ điều hành VAMC như một công cụ giải quyết nợ xấu hiệu quả.

3. Thị trường vàng

Giá vàng trong nước vẫn biến động theo giá thế giới với biên độ hẹp. Khi mà giá vàng thế giới liên tục trượt sâu, giảm khoảng 15% thì giá vàng trong nước cũng có giảm nhưng chỉ khoảng 7%. Làm cho khoảng cách giữa giá vàng thế giới và trong nước ngày càng nới rộng.

Một trong những diễn biến quan trọng của thị trường vàng vừa qua đó là NHNN liên tục bán đấu giá vàng với giá khá cao. Có lẽ đưa ra mức giá như vậy, mục đích của NHNN là nhanh chóng thu hẹp độ chênh lệch giữa giá vàng trong nước và thế giới.

Nhìn chung, trong tháng 5 thị trường vàng trong

Page 6: Yesnews 05 - 2013

Yesnews 05 - 2013

6

nước khá ổn định, ít sốc, những xáo trộn đã được hạn chế. Thế nhưng, dù NHNN đã đưa ra các biện pháp mang lại nhiều tín hiệu tích cực cho thị trường, chính sách tiền tệ của NHNN vẫn gặp phải những chỉ trích. Nhiều ý kiến cho rằng, vai trò của NHNN không phải là xuất – nhập vàng để bán liên hoàn như vậy, sự can thiệp vội vàng của NHNN đã làm cho sự vận động của thị trường trong nước không sát với thế giới, và sự ổn định hiện nay vẫn ẩn chứa nhiều mâu thuẫn nội tại như NHNN quá tập trung vào vàng trong khi tín dụng tăng không đáng kể,…Tuy nhiên, không thể phủ nhận nỗ lực của NHNN trong việc bình ổn thị trường vàng thời gian

qua. Với điều kiện hiện nay, Việt Nam không phải là nước sản xuất vàng để thỏa mãn nhu cầu trong nước. Nếu tiếp tục để nhập vàng tự do, giới đầu cơ sẽ phải “vét” USD trên thị trường, những cơn sóng tỷ giá sẽ tiếp tục leo thang. Vì vậy, cân nhắc tổng thể, NHNN đã và đang đi đúng hướng!

5. Mua xăng giá cao thể hiện tinh thần yêu nước (!?)

Theo Nghị định 84 một lít xăng đang phải chịu 4 thứ thuế và ba loại phí. Xét cơ cấu giá thành, tổng 7 loại thuế và phí này khoảng 9000 đồng/lít, tương ứng 39% giá bán một lít xăng. Các khoản thuế, phí chưa tính thuế giá trị gia tăng khoảng 7000 đồng/lít. Chi

phí kinh doanh của doanh nghiệp 860 đồng/lít và lợi nhuận định mức 300 đồng/lít. Như vậy, có thể thấy doanh nghiệp và Nhà nước đang chia nhau hơn 7000 đồng/lít xăng.

Một khoản cộng khác trong giá cơ sở xăng dầu là mức trích quỹ bình ổn giá. Ví dụ giá đáng lẽ chỉ tăng 1.000 đồng/lít nhưng vì phải gánh quỹ nên tăng thành 1.300 đồng/lít.

Giải thích cho sự băn khoăn về những khoản thuế và phí ở mức cao, các khoản trên nhằm hỗ trợ ngân sách của Chính phủ. Như vậy, người dân đang phải oằn lưng gánh 7 loại thuế và phí kia chính là đã góp phần xây dựng cho ngân sách, thể hiện một tinh thần yêu nước (!?)

Có quá nhiều mâu thuẫn nội tại trong nền kinh tế. Chính phủ tiếp tục nhận sự chỉ trích từ phía dư luận khi mà công chúng đã quá mệt mỏi với gánh nặng kinh tế. Ngoài những điểm chính đã nêu trên, nền kinh tế còn gặp nhiều bế tắc như: dòng tín dụng không được liền mạch chảy ra thị trường, lãi suất không thể giảm hơn, thanh khoản dư thừa ở nhiều ngân hàng nhưng chủ yếu chảy vào kênh trái phiếu Chính phủ,… Có thể nói kinh tế tháng 5 càng gỡ lại càng rối!

Đinh Thị Thanh Nhàn

Page 7: Yesnews 05 - 2013

Yesnews 05 - 2013

7

Tin tức kinh tế thế giới tháng 05 – 2013 Cuộc khủng hoảng tại Khu vực đồng euro (Eurozone) bắt đầu có những dấu hiệu lan sang khu vực Trung và Đông Âu, nơi luôn có tỷ lệ tăng trưởng cao tại châu lục này.Tốc độ tăng trưởng của các nền kinh tế thuộc hai khu vực này bắt đầu có dấu hiệu giảm tốc, nhất là Ba Lan và Estonia. Khi Nhật càng ngày càng hạ thấp giá trị đồng Yên đã làm các nước trong khu vực đua nhau hạ thấp giá trị của đồng tiền nước mình, các chuyên gia nhận định rằng có thể cuộc chiến tranh hạ thấp giá trị đồng nội tệ đang diễn ra đẩy sản lượng nền kinh tế của các nước giảm đi trong các tháng còn lại trong năm 2013.

Giá vàng: Thị trường

vàng có nhiều thông tin để

theo dõi trong tháng qua,

bao gồm các cuộc họp

ngân hàng trung ương và

báo cáo việc làm của Mỹ.

Nhu cầu vàng vật chất sẽ

diễn biến ra sao cũng sẽ là

một vấn đề đáng quan tâm.

Sau đợt giảm giá kỷ lục

diễn ra vào cuối tháng

trước của vàng, lực mua

vàng vật chất, đặc biệt là

tại thị trường châu Á, đã

tăng mạnh, đưa giá

vàng phục hồi nhanh chóng

trong đầu tháng 5. Kết thúc

những tuần đầu tháng, giá

vàng giao tháng 6 tại bộ

phận COMEX của Sở Giao

dịch hàng hóa New York

(NYMEX) đạt mức 1.453,6

USD/oz, tăng 58 USD/oz,

tương đương tăng 4,2%,

đầu tháng. Báo cáo việc

làm tháng 4 khả quan mà

Bộ Lao động Mỹ công bố

đã tạo ra áp lực giảm giá

mới cho vàng. Thêm vào

đó, vàng chịu ảnh hưởng

bất lợi từ xu hướng tăng

điểm của thị trường chứng

khoán Mỹ. Diễn biến của

giá vàng trong giữa tháng 5

có xu hướng trượt xuống

mức 1355 USD/oz càng

phản ánh rõ ràng hơn tốc

độ hồi phục của nền kinh tế

toàn cầu. Cuối tháng 5, giá

vàng tăng gần 1% nhờ sự

suy yếu của đồng đô la Mỹ

và thị trường chứng khoán,

thúc đẩy nhu cầu mua vàng

vật chất. Cụ thể ngày 30/5,

giá vàng giao ngay trên

Kitco đứng ở 1.391

USD/oz, Trên sàn Comex,

giá vàng giao tháng 8 chốt

phiên hôm qua tăng 0,9%

lên 1.391,8 USD/oz.

Giá dầu: Trong những

ngày đầu tháng 5 này, giá

xăng, dầu thế giới lại tiếp

tục tuột dốc trước những lo

ngại khả năng lượng tiêu

thụ toàn cầu sẽ sụt giảm

mạnh trong năm nay.

Page 8: Yesnews 05 - 2013

Yesnews 05 - 2013

8

Trong đầu tháng, giá dầu

thô ngọt nhẹ trên thị trường

New York giao dịch quanh

ngưỡng 91 USD/thùng.

Trên thị trường London,

giá dầu Brent cũng giảm về

dưới mức 100 USD/thùng.

Thị trường dầu thô thế giới

đang phải chịu những sức

ép lớn từ việc lượng dư

cung tại Mỹ đạt mức kỷ lục

trong vòng 30 năm qua,

đặc biệt khi báo cáo gần

nhất cho thấy lượng cung

trong trung tuần tháng 5

chỉ giảm chút ít (giảm có

300.000 thùng, bằng một

phần tư so với dự báo của

giới phân tích). Do đó giá

xăng dầu thế giới giảm

mạnh, trong phiên giao

dịch 25/5, giá dầu Brent

giảm về 102,60

USD/thùng, dầu WTI giảm

xuống 94,28 USD/thùng,

còn giá xăng là 2,819

USD/gallon. Càng về cuối

tháng, giá dầu thô kỳ hạn

rơi mạnh xuống thấp. Chốt

phiên giao dịch ngày 29/5,

giá dầu thô ngọt, nhẹ giao

tháng 7 trên sàn hàng hóa

New York đứng ở mức

93,13 USD/thùng, giảm

mạnh 1,88 USD, tương

ứng với mức 2%, so với

phiên giao dịch liền trước.

Tình hình kinh tế thế

giới: Trong một báo cáo về

triển vọng kinh tế vĩ mô

toàn cầu 2013-2014, cơ

quan xếp hạng tín dụng

Moody’s dự báo kinh tế

khu vực đồng euro

(eurozone) sẽ chìm vào suy

thoái sâu hơn và dài hơn so

với dự báo trước đây.

Trong khi đó, chương trình

cắt giảm chi tiêu tự động

của Mỹ có thể cản trở đà

phục hồi kinh tế Mỹ, thể

hiện rõ nhất là trong khu

vực tư nhân. Moody’s dự

báo, tốc độ tăng trưởng

GDP thực tế của nước phát

triển thuộc nhóm G20 sẽ

khoảng 1,2% trong năm

nay và 1,9% vào năm

2014.

Mĩ: Ủy ban thị trường mở

liên bang (FOMC) thuộc

Fed cho biết chương trình

mua 85 tỷ USD trái phiếu

mỗi tháng. Fed cho biết sẽ

duy trì chương trình này

cho đên khi thị trường lao

động cải thiện đáng kể.

Tuy nhiên, Fed tuyên bố

sẵn sàng tăng hoặc giảm

quy mô chương trình nới

lỏng định lượng (QE) này

khi triển vọng thị trường

lao động và lạm phát thay

đổi.Đồng thời, Bộ Thương

mại Mỹ cho biết, thâm hụt

thương mại giảm 11%

xuống 38,8 tỷ USD trong

tháng 3, từ mức điều chỉnh

43,6 tỷ USD trong tháng 2.

Nhập khẩu Mỹ trong tháng

3 giảm 2,8% xuống 223,1

tỷ USD, giảm mạnh nhất

kể từ tháng 2/2009, khi

thâm hụt thương mại Mỹ

Page 9: Yesnews 05 - 2013

Yesnews 05 - 2013

9

với Trung Quốc giảm

xuống thấp nhất 3

năm.Trong tháng 5, tỷ lệ

thất nghiệp giảm xuống

mức thấp nhất trong 5 năm

qua , chỉ còn 7,5 %. Thị

trường lao động không cải

thiện mạnh mẽ hơn trong

bối cảnh thuế tiền lương

tăng lên sẽ khiến các hộ gia

đình gặp nhiều khó khăn

hơn trong việc duy trì chi

tiêu. Các chuyên gia dự

báo, “Bóng đen” 16.000 tỷ

USD quay trở lại Mỹ gây

biến động trong cơ cấu vốn

của kinh tế. Thị trường

chứng khoán Mỹ tháng 5

mở rộng đà tăng. Ngày

28/5, Moody’s đã nâng

triển vọng với hệ thống

ngân hàng Mỹ từ “tiêu

cực” lên mức “ổn định,”

theo đó thay đổi triển vọng

vốn giữ nguyên kể từ khi

xảy ra cuộc khủng hoảng

tài chính.

Nhật: Theo số liệu của Bộ

tài chính Nhật Bản, thặng

dư tài khoản vãng lai tháng

3 của nước này đạt 1,25

nghìn tỷ yên (12,4 tỷ

USD), cao nhất 1 năm và

vượt dự báo của các

chuyên gia. Chính sách nới

lỏng tiền tệ khiến đồng

Yên suy yếu nhưng cũng

gây hậu quả khiến trái

phiếu chính phủ Nhật Bản

bị bán tháo. Ngân hàng

trung ương Nhật Bản

(BOJ) hôm 23/5 đã bơm

2.000 tỷ yên (19,4 tỷ USD)

vào hệ thống tại chính

nhằm ngăn thị trường trái

phiếu chính phủ biến động

mạnh. Cuối năm 2012, giá

trị ròng tài sản ở nước

ngoài của Nhật Bản ở mức

296,32 nghìn tỷ yên (tương

đương 2,93 nghìn tỷ USD)

đã đưa Nhật Bản trở thành

chủ nợ lớn nhất thế giới

trong 22 năm liên tiếp.

Trung Quốc: Tăng

trưởng tín dụng quá nhanh

không còn phát huy tác

dụng kích thích kinh tế

Trung Quốc. Thực tế, tổng

tín dụng mà chính phủ

Trung Quốc bơm vào nền

kinh tế quý I tăng 58% lên

kỷ lục 6,16 nghìn tỷ nhân

dân tệ (1nghìn tỷ USD).

Trong khi đó, kinh tế chỉ

tăng trưởng 7,7%, thấp hơn

so với 8,1% cùng kỳ năm

ngoái. Dự trữ ngoại hối của

Trung Quốc không ngừng

tăng.Quý I vừa qua, dự trữ

ngoại hối của Trung Quốc

tăng 131 tỷ USD lên kỷ lục

3,44 nghìn tỷ USD, tương

đương quy mô của cả nền

kinh tế Đức. Sản xuất

Trung Quốc giảm trong

tháng 4 do nhu cầu toàn

cầu suy yếu. Chỉ số quản lý

thu mua (PMI) sản xuất

của Trung Quốc trong

tháng 4 giảm từ 51,6 điểm

xuống 50,4 điểm . Mặc dù

số điểm trên 50 cho thấy

sản xuất Trung Quốc vẫn

Page 10: Yesnews 05 - 2013

Yesnews 05 - 2013

10

tiếp tục mở rộng, song với

tốc độ chậm hơn nhiều so

với tháng 3.

Châu Âu:

Hi Lạp: Số liệu mới công

bố cho thấy, trong tháng

2/2013, tỷ lệ thất nghiệp

tổng thể đã tăng lên mức

cao nhất từ trước đến nay

27%, trong đó, tình trạng

thất nghiệp trong nhóm 15

đến 24 tuổi tăng lên 64,2%.

Một số quỹ đầu tư hàng

đầu thế giới đang đổ tiền

vào lĩnh vực ngân hàng của

Hy Lạp với kỳ vọng lợi

nhuận lớn. Số liệu công bố

mới đây cho thấy Hy Lạp

đã bước vào năm thứ sáu

suy thoái liên tiếp nhưng

hiện có những tín hiệu lạc

quan về triển vọng của

kinh tế nước này, mặc dù

tỷ lệ thất nghiệp vẫn còn ở

mức cao kỷ lục và chi tiêu

tiêu dùng đang chịu tác

động tiêu cực của các biện

pháp cắt giảm chi tiêu và

tăng thuế.

Síp: Trong năm nay, tổng

sản phẩm quốc nội (GDP)

của Síp sẽ giảm 8,7%, năm

2014 giảm tiếp 3,9%.

Trong khi đó, thâm hụt

ngân sách của quốc đảo

này sẽ tăng, lên 6,5% năm

nay và tiếp tục tăng đến

8,4% trong năm tới.Quỹ

tiền tệ quốc tế (IMF) hôm

qua 15/5 đã thông qua gói

cứu trợ 1,33 tỷ USD (1 tỷ

euro) cho Cộng hòa Síp.

Đây là một phần trong gói

cứu trợ tài chính khẩn cấp

trị giá 13 tỷ USD (10 tỷ

euro) của IMF và Cơ chế

bình ổn châu Âu nhằm

giúp chính phủ Síp khôi

phục hệ thống ngân hàng.

Lê Tuấn Dũng

Page 11: Yesnews 05 - 2013

Yesnews 05 - 2013

11

Một vấn đề không mới! Người ta đã nói nhiều, báo chí cũng thường xuyên đề cập. Nhiều kiến nghị đã được đưa ra song tất cả những kiến nghị đó lúc nào cũng đang trong tình trạng “bàn bạc và thảo luận”…

Từ sự đánh đổi …

Vận động viên thể thao vốn là một nghề đặc thù, bởi nó đòi hỏi năng khiếu cũng như sự khổ luyện vô cùng lớn. Điều đó đồng nghĩa với việc người tập gần như phải bỏ hết tâm sức cũng như thời gian cho công việc luyện tập nếu mong muốn đạt thành tích tốt. Hơn nữa để tham gia thi đấu đỉnh cao cho một bộ môn thể thao, VĐV cần phải có một quá trình chuẩn bị lâu dài, vì vậy việc phát hiện tài năng một cách sớm nhất là điều kiện tiên quyết cho thành công của VĐV cũng như chiến lược phát triển của các nhà chuyên môn. Ví dụ như VĐV bơi lội Nguyễn Thị Ánh Viên – hình mẫu tiêu biểu của sự đầu tư đúng đắn, kịp thời. Ở vào cái tuổi chưa

hẳn đã lớn, em đã phải gác lại mọi công việc riêng tư, cuộc sống của em gắn liền với các buổi tập cùng những chuyến tập huấn nước ngoài. Đó là một sự đánh đổi lớn vì ai cũng biết tuổi nghề của VĐV là rất ngắn. Họ có thể giành được vinh quang ở một thời điểm nhất định nhưng câu chuyện tiếp diễn sau những vinh quang ấy lại là điều khiến các VĐV trăn trở.

… đến những khó khăn được đã được dự liệu

Các VĐV giải nghệ bên cạnh nguyên nhân tuổi tác còn có thể vì những lý do bất khả kháng khác như chấn thương, hoàn cảnh gia đình, hay có thể vì những biến cố bất

Nguyễn Thị Ánh Viên

Page 12: Yesnews 05 - 2013

Yesnews 05 - 2013

12

thường như sự việc một nền bóng đá yếu kém khiến hàng trăm cầu thủ V-league thất nghiệp trong năm 2012 vừa rồi. Dù muốn hay không, phần lớn trong số họ vẫn buộc lòng phải dừng bước trên con đường sự nghiệp mà mình đã dày công theo đuổi.

Không giống như những nghề được đào tạo bài bản khác, việc tiếp tục gắn bó với thể thao sau thời kỳ thi đấu đỉnh cao không phải là chuyện đơn giản. Có thể có một số người tiếp tục sự nghiệp với tư cách huấn luyện viên hay công chức của các cơ quan trong ngành nhưng con số đó thực sự không lớn. Không phải ai cũng có một cái đầu đủ tinh quái để chỉ đạo cả một đội bóng như Lê Huỳnh Đức (SHB Đà

Nẵng), và không phải ai cũng đủ xuất sắc để được đãi ngộ như Phan Thị Hà Thanh (được đặc cách vào biên

chế Sở văn hóa, thể thao và du lịch Hải Phòng). Một số khác lại tìm được cho mình công việc giảng dạy ở các trường học nhưng cơ hội của họ cũng không nhiều do công tác giảng dạy tuy không đòi hỏi nhiều về chuyên môn nhưng tương tự như công tác huấn luyện, nó yêu cầu ở người giáo viên những kiến thức khoa học cơ bản về tâm lí, y sinh… được thể hiện phần nhiều qua tấm bằng đại học. Một bộ phận VĐV có tham gia học tập tại các trường đào tạo về thể thao nhưng như đã đề cập ở

trên, thời gian tập luyện, thi đấu quá lớn chắc chắn sẽ khiến họ không thể toàn tâm toàn ý cho các công việc khác. Chính vì vậy, chất lượng đầu ra sẽ là một dấu hỏi lớn. Hơn nữa, sự cạnh tranh của các sinh viên thể thao được đào tạo tập trung, bài bản cùng với giới hạn của số lượng biên chế ngành thể thao cũng là những thách thức không dễ gì vượt qua.

Kinh doanh có vẻ là một lựa chọn dễ dàng vì nó không đòi hỏi bằng cấp mà quan trọng là kinh nghiệm và sự trau dồi trong quá trình làm nghề. Nhưng kinh doanh thì phải có vốn. Với một số nhân vật có tiếng tăm trong giới như Công Vinh (Bóng đá), Hoàng Anh Tuấn (Cử tạ)…, đó không phải là khó khăn. Thế nhưng, sự thực là phần lớn các VĐV không thể cáng đáng công việc này, nhất là các VĐV thi đấu ở các bộ môn không phải mũi nhọn. Độc giả có lẽ không còn lạ lẫm với những câu chuyện VĐV ăn không đủ tập, lương không đủ sống. Nhiều người đi tập không chỉ vì đam mê mà còn để gia đình bớt đi một miệng ăn chứ chưa trông mong gì vào việc gửi tiền về

HLV Lê Huỳnh Đức cùng các học trò

Phan Thị Hà Thanh

Page 13: Yesnews 05 - 2013

Yesnews 05 - 2013

13

giúp bố mẹ.

Vấn đề được đặt ra là: Nếu không gắn bó với thể thao, họ sẽ làm gì? Ngay bản thân các VĐV cũng sẽ cảm thấy khó trả lời. Bản thân cựu tuyển thủ môn điền kinh Trương Hoàng Mỹ Linh – một tấm gương về sự nỗ lực phi thường khi cân bằng được việc tập luyện, thi đấu và học hành - cũng phải thừa nhận: “Thời gian tập luyện kéo dài khiến hầu hết VĐV không còn thời gian để học văn hóa. Điều đó khiến họ gặp nhiều khó khăn trong việc mưu sinh sau khi giã từ thi đấu” (Tuổi trẻ 16/9/2012). Để theo đuổi sự nghiệp, họ đã phải sao nhãng việc học tập trong một thời gian quá dài. Thêm vào đó là sự thiếu hụt thông tin do công tác hướng nghiệp cho các VĐV hết thời còn quá trì trệ.

Khi mổ xẻ nguyên nhân của vấn đề, nhiều người – thậm chí cả chuyên gia thể thao – cho rằng các VĐV mải mể thi đấu mà lơ là chính tương lai của mình, không chịu học hành. Tất nhiên, bản thân VĐV phải có trách nhiệm với chính họ. Nhưng lật ngược vấn đề, nếu các VĐV vừa phải tập luyện với cường độ cao, vừa phải căng sức học hành, liệu họ có thể đạt được thành tích tốt trên cả hai lĩnh vực? Vậy hãy nhắc tới vai trò của những người lãnh đạo trong ngành, cái tầm, cái tâm, cái tài của họ đã được thể hiện đến mức nào? Bản thân họ đã xứng đáng với đồng lương họ cầm trên tay hay chưa?

Hậu quả

Nhắc đến thất nghiệp, chúng ta vẫn thường nghĩ đến những tác động ở góc độ cá nhân như một phản xạ. Thật vậy, ở một quốc gia mà khái niệm bảo hiểm thất nghiệp còn tương đối mới như Việt Nam thì thất nghiệp thực sự là một cơn ác mộng. Với các VĐV, khi nguy cơ thất nghiệp luôn đè nặng trên vai, chắc chắn động lực thi đấu sẽ giảm sút đi nhiều, kéo theo đó là thành tích của toàn đội. Về lâu dài, đó là nỗi lo cơm áo gạo tiền, lo mưu sinh tồn tại giữa dòng đời xô đẩy. Nan giải hơn, các VĐV có thể bị đẩy vào con đường tội lỗi như một sự tất nhiên. Trộm cắp, bán dâm, trốn tập huấn ở lại nước ngoài và những vụ việc tương tự xuất hiện với tần suất ngày càng tăng trên các mặt báo. Người thì xót xa, kẻ thì vơ đũa cả nắm, đánh giá mù quáng nhân cách của các VĐV còn lại. Hình ảnh đẹp đẽ vốn có của thể thao Việt Nam đang bị ảnh hưởng ngày một nghiêm trọng.

Đứng ở góc độ xã hội, ngành thể thao đã gián tiếp đẩy tỷ lệ thất nghiệp của toàn xã

Trương Hoàng Mỹ Linh nhận giải “Nhân viên xuất sắc châu Á”

2010

Page 14: Yesnews 05 - 2013

Yesnews 05 - 2013

14

hội lên cao trong khi khắc phục nó không phải là điều không thể. Đối với bản thân ngành, đây là điểm trừ lớn trong mắt công chúng. Liệu có bao nhiêu người muốn con em mình theo đuổi cái nghiệp có tương lai mù mờ này? Và có bao nhiêu tài năng dám đánh cược số phận mình để cống hiến cho đất nước?

Giải pháp

Có những VĐV tự thân vận động để kiếm cho mình một công việc ổn định, thu nhập tốt như trước đây có chị em Mỹ Đức – Ngọc Oanh mở lớp Wushu cho trẻ em, Vũ Mạnh Hiệp (Bóng rổ), Vương Thu Phương (Bóng chuyền) trở thành người mẫu, Mạnh Tú (Bóng đá) mở hàng ăn… Hay như nhân vật được nhắc đến ở phần trên – Trương Hoàng Mỹ

Linh – có lẽ là người thành công nhất ở môi trường ngoài thể thao tính đến thời điểm hiện tại. Cô hiện là Giám đốc cấp cao bộ phận tuyển dụng – dự án của Manulife. Nhưng theo tác giả bài viết cũng như nhiều người, đặc biệt là người trong cuộc, chúng ta khó có thể đòi hỏi quá nhiều với những gì họ đã bỏ ra. Càng không thể bám vào thành tích thi đấu để làm cái cớ cho sự tắc trách. Thành tích là điều ai cũng mong đợi nhưng trong thi đấu nhất định phải có người thắng, kẻ thua. Sự hơn kém về năng lực sẽ tạo ra sự hơn kém tương ứng trong chế độ đãi ngộ, nhưng không thể khác biệt đến mức người được, người không, trừ khi người đó không nỗ lực hoặc gây ra lỗi không thể chấp nhận. Việc làm sau khi hết thời nên là một phần thưởng khích lệ, một sự bù đắp xứng đáng cho công sức tập luyện ròng rã nhiều năm trời. Sự hỗ trợ từ các cơ quan, đơn vị, nhất là các cơ quan của ngành thể thao là không thể thiếu. Cơ bản nhất là việc hướng nghiệp cho các VĐV bởi họ cần xác định mình thích gì, muốn gì sau khi kết thúc sự nghiệp, nhiều hơn có thể tạo điều kiện cho họ tham gia các lớp học, các khóa đào tạo để trang bị kiến thức, bằng cấp cần thiết.

Để giải quyết vấn đề đương nhiên phải có sự đầu tư. Nhưng trước khi nói đến sự hiệu quả, chắc chắn phải bàn đến nguồn lực. Có thể thấy, ngành thể thao không được quan tâm mạnh mẽ như các ngành khác như văn hóa, du lịch... Một mặt do sự nhìn nhận của Nhà nước ta về tầm quan trọng của các ngành, mặt khác do những tiêu cực nảy sinh trong nội bộ ngành thể thao làm giảm thu hút đầu tư như ăn chặn tiền thưởng của VĐV... Nếu những tồn tại đó không được khắc phục thì thể thao Việt Nam không thể

Phòng tập của chị em Mỹ Đức – Ngọc Oanh

Page 15: Yesnews 05 - 2013

Yesnews 05 - 2013

15

phát triển, tương lai VĐV Việt Nam không thể được đảm bảo.

Sự chung tay của khu vực tư nhân cũng là yếu tố quan trọng. Điển hình là chương trình hợp tác giữa công ty Manulife Việt Nam và Tổng cục TDTT nhằm tạo cơ hội tìm kiếm việc làm cho VĐV diễn ra ngày 15/9/2012 tại TP HCM. Chắc chắn những chương trình như vậy cần được nhân rộng hơn nữa bởi sự thiết thực mà nó mang lại. Tuy nhiên, mấu chốt vẫn phải là các động thái của bản thân ngành thể thao, tiếp đến mới là sự phối hợp hành động với các cơ quan ban ngành khác và các Mạnh Thường Quân, bởi cơ hội chỉ ở lại với kẻ biết tìm kiếm và nắm bắt nó. Nếu tự thân ngành không cố gắng giải quyết vấn đề của mình thì sự giúp đỡ sẽ không mang nhiều ý nghĩa và một ngày nào đó sẽ không còn. Người ta có vẻ đang quên mất rằng đây không chỉ là một cách thu hút tài năng, tạo động lực phấn đấu cho các VĐV mà còn góp phần làm giảm tỷ lệ thất nghiệp cho đất nước.

Nhìn vào nền thể thao các nước tiên tiến trên thế giới, chúng ta càng nhận ra những bất cập của nền thể thao nước nhà. Chuyện các VĐV nước ngoài lo kiếm ăn sau khi giã từ thi đấu gần như không được bắt gặp, trong khi ở Việt Nam, nó lại trở thành “chuyện thường ngày ở huyện”, nhất là với những VĐV nữ vốn gặp nhiều bất lợi hơn so với các đồng nghiệp nam. Đành rằng chúng ta không dồi dào kinh phí như họ, nhưng chắc chắn cách chúng ta sử dụng đồng tiền là điều cần phải xem xét. Những việc đơn giản như đầu tư cho các cựu tuyển thủ đi học hay tư vấn hướng nghiệp không lẽ tiêu tốn nhiều tiền của đến thế?

Lời kết

Các VĐV là những người lao động đặc biệt. Họ không trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất của cải vật chất cho xã hội hay tạo ra những giá trị vật chất nói chung. Giá trị mà họ mang lại đặc biệt như chính con người họ, công việc của họ. Đó là giá trị tinh thần: tinh thần lao động không ngại gian khổ, tinh thần vượt lên chính mình, khẳng định những khả năng phi thường của con người, tinh thần quốc gia dân tộc… Vậy mà cái nghiệp ấy lại gắn với hai chữ “bạc bẽo”. Bạc bẽo vì đâu? Câu hỏi này xin dành lại cho các cơ quan hữu trách.

Đỗ Thị Phương Dung

Page 16: Yesnews 05 - 2013

Yesnews 05 - 2013

16

Năm 2012 trôi qua cụm từ mà mọi người thường nhắc tới trong nhiều

bản tin, bài viết hay phóng sự đó là “tái cơ cấu” hay “tái cấu trúc”. Tái cơ cấu

nền kinh tế nói chung và tái cấu trúc hệ thống tài chính ngân hàng nói riêng

đang là thực trạng làm đau đầu các nhà quản lý kinh tế. Năm 2013, để tăng

tính thanh khoản và minh bạch trong hệ thông ngân hàng, Việt Nam bắt đầu áp

dụng tiêu chuẩn của hiệp ước vốn Basel II. Bài viết xin giới thiệu cho các bạn

các kiến thức cơ bản về hiệp ước Basel để giúp bạn đọc phần nào hiểu được tại

sao các chuyên gia áp dụng hiệp ước này để đánh giá ngân hàng trên toàn thế

giới và hiệp ước này giúp hệ thống của chúng ta như thế nào sau khi tái cấu

trúc hệ thông ngân hàng.

Trước hết ta tìm hiểu về sự ra đời của hiệp ước vốn Basel. Uỷ ban

Basel về giám sát ngân hàng (Basel Committee on Banking supervision - BCBS)

được thành lập vào năm 1974 bởi một nhóm các Ngân hàng Trung ương và cơ quan

giám sát của 10 nước phát triển (G10) tại thành phố Basel, Thụy Sỹ nhằm tìm cách

ngăn chặn sự sụp đổ hàng loạt của các ngân hàng vào thập kỷ 80. Hiện nay, các thành

viên của Ủy ban gồm đại diện ngân hàng trung ương hay cơ quan giám sát hoạt động

ngân hàng của các nước: Anh, Bỉ, Canada, Đức, Hà Lan, Hoa Kỳ, Luxembourg, Nhật,

Pháp, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Thụy Sỹ và Ý. Ủy ban được nhóm họp 4 lần trong

một năm.

Hội đồng thư ký của Ủy ban Basel được đề xuất bởi Ngân hàng Thanh toán

Quốc tế ở Basel, gồm 15 thành viên là những nhà giám sát hoạt động ngân hàng

chuyên nghiệp được biệt phái tạm thời từ các tổ chức tín dụng tài chính thành viên.

Ủy ban Basel và các tiểu ban sẵn sàng đưa ra những lời tư vấn cho các cơ quan giám

sát hoạt động ngân hàng ở tất cả các nước.

Ủy ban Basel không có bất kỳ một cơ quan giám sát nào và những kết luận của

Page 17: Yesnews 05 - 2013

Yesnews 05 - 2013

17

Uỷ ban này không có tính pháp lý và yêu cầu tuân thủ đối với việc giám sát hoạt động

ngân hàng. Thay vào đó, Ủy ban Basel chỉ xây dựng và công bố những tiêu chuẩn và

những hướng dẫn giám sát rộng rãi, đồng thời giới thiệu các báo cáo thực tiễn tốt nhất

trong kỳ vọng rằng các tổ chức riêng lẻ sẽ áp dụng rộng rãi thông qua những sắp xếp

chi tiết phù hợp nhất cho hệ thống quốc gia của chính họ. Theo cách này, Ủy ban

khuyến khích việc áp dụng cách tiếp cận và các tiêu chuẩn chung mà không cố gắng

can thiệp vào các kỹ thuật giám sát của các nước thành viên.

Ủy ban báo cáo thống đốc ngân hàng trung ương hay cơ quan giám sát hoạt

động ngân hàng của nhóm G10. Từ đó tìm kiếm sự hậu thuẫn cho những sáng kiến

của Ủy ban. Những tiêu chuẩn bao quát một dải rất rộng các vấn đề tài chính. Một

mục tiêu quan trọng trong công việc của Ủy ban là thu hẹp khoảng cách giám sát quốc

tế trên hai nguyên lý cơ bản là: (1) không ngân hàng nước ngoài nào được thành lập

mà thoát khỏi sự giám sát; và (2) việc giám sát phải tương xứng.

Lịch sử vắn tắt của Hiệp ước vốn Basel: Năm 1988, Hiệp ước

vốn Basel đầu tiên (Basel I) ra đời và có hiệu lực từ 1992. Năm 1996, Basel I được bổ

sung thêm rủi ro thị trường (được thực thi chậm nhất vào ngày 1/1/1998). Tháng

6/1999, đề xuất một khung Hiệp ước vốn mới với chương trình tư vấn lần thứ nhất

(First Consultative Package - CP1). Tháng 1/2001, chương trình tư vấn lần thứ hai

(CP2). Tháng 4/2003, chương trình tư vấn lần thứ ba (CP3). Quý 4/2003, phiên bản

mới của Hiệp ước vốn (Basel II) được hoàn thiện. Tháng 1/2007, Basel II có hiệu lực.

Năm 2010, chấm dứt quá trình chuyển đổi. Ngày 12/9/2010, Ủy ban Basel đã chính

thức công bố bộ tiêu chuẩn an toàn vốn tối thiểu áp dụng cho các ngân hàng thương

mại (Basel III). Bộ tiêu chuẩn này được coi là khá ngặt nghèo đối với hệ thống ngân

hàng trên thế giới nói chung và đối với một số nước mới tham gia vào WTO nói

riêng. Tuy nhiên, đến tận năm 2013, bộ tiêu chí mới này mới bắt đầu có hiệu lực theo

một lộ trình tăng dần mức độ tuân thủ và sẽ được thực thi đầy đủ vào ngày 1/1/2019.

Page 18: Yesnews 05 - 2013

Yesnews 05 - 2013

18

Vài nét cơ bản của các hiệp ước vốn Basel

Basel I: - Mục đích của Basel I: Củng cố sự ổn định của toàn bộ hệ thống ngân hàng

quốc tế;

Thiết lập một hệ thống ngân hàng quốc tế thống nhất, bình đẳng nhằm giảm cạnh

tranh không lành mạnh giữa các ngân hàng quốc tế.

- Tiêu chuẩn của Basel I: (1) Tỉ lệ vốn dựa trên rủi ro - “Tỉ lệ Cook”: tỉ lệ này

được phát triển bởi BCBS với mục đích củng cố hệ thống ngân hàng quốc tế, đối

tượng ban đầu là những ngân hàng hoạt động quốc tế, nhưng sau này đã được thực thi

trên hơn 100 quốc gia. Theo tiêu chuẩn này, ngân hàng phải giữ lại lượng vốn bằng ít

nhất 8% của rổ tài sản, được tính toán theo nhiều phương pháp khác nhau và phụ

thuộc vào độ rủi ro của chúng.

Tỉ lệ thoả đáng về vốn (CAR) = Vốn bắt buộc / Tài sản tính theo độ

rủi ro gia quyền (RWA)

Theo đó, ngân hàng có mức vốn tốt là ngân hàng có CAR > 10%, có mức vốn

thích hợp khi CAR > 8%, thiếu vốn khi CAR < 8%, thiếu vốn rõ rệt khi CAR < 6%

và thiếu vốn trầm trọng khi CAR < 2%.

(2) Vốn cấp 1, cấp 2 và cấp 3: Thành tựu cơ bản của Basel I là đã đưa ra được

định nghĩa mang tính quốc tế chung nhất về vốn của ngân hàng và một cái gọi là tỷ lệ

vốn an toàn của ngân hàng. Tiêu chuẩn này quy định:

Vốn cấp 1 ≥ Vốn cấp 2 + Vốn cấp 3

Vốn cấp 1 là lượng vốn dự trữ sẵn có và các nguồn dự phòng được công bố,

như là khoản dự phòng cho các khoản vay, bao gồm: Vốn chủ sở hữu vĩnh viễn; Dự

trữ công bố (Lợi nhuận giữ lại); Lợi ích thiểu số (minority interest) tại các công ty

con, có hợp nhất báo cáo tài chính; Lợi thế kinh doanh (goodwill).

Page 19: Yesnews 05 - 2013

Yesnews 05 - 2013

19

Vốn cấp 2 (Vốn bổ sung) gồm: Lợi nhuận giữ lại không công bố; Dự phòng

đánh giá lại tài sản; Dự phòng chung/dự phòng thất thu nợ chung; Công cụ vốn hỗn

hợp; Vay với thời hạn ưu đãi; Đầu tư vào các công ty con tài chính và các tổ chức tài

chính khác.

Vốn Cấp 3 (Dành cho rủi ro thị trường) = Vay ngắn hạn

(3) Vốn tính theo rủi ro gia quyền:

RWA = Tổng (Tài sản x Mức rủi ro phân định cho

từng tài sản trong bảng cân đối kế toán) + Tổng (Nợ tương

đương x Mức rủi ro ngoại bảng) Basel I đưa ra trọng số rủi ro gồm 4 mức: quốc gia 0%; ngân hàng 20%; doanh

nghiệp 100%... Trọng số rủi ro không phản ánh độ nhạy cảm rủi ro trong mỗi loại

này.

- Những thiếu sót của Basel I: Sau khi rủi ro tín dụng được thiết lập vào năm

1988, Uỷ ban Basel đã chuyển sự chú ý của họ sang rủi ro thị trường để phản ứng lại

các hoạt động kinh doanh chuyên hữu ngày càng tăng của các ngân hàng thương mại

và đến năm 1996, Bsael I đã được sửa đổi với mục đích tính đến cả phí vốn đối với

rủi ro thị trường.

Mặc dù vậy, Basel I vẫn có khá nhiều điểm hạn chế. Một trong những điểm

hạn chế cơ bản củaBasel I là không đề cập đến một loại rủi ro đang ngày càng trở nên

phức tạp với mức độ ngày càng tăng lên, đó là rủi ro vận hành (không có yêu cầu vốn

dự phòng rủi ro vận hành). Ngoài ra, còn một số điểm hạn chế khác, như: không phân

biệt theo loại rủi ro, không có lợi ích từ việc đa dạng hóa…

(Còn tiếp – Mời các bạn theo dõi tiếp số báo sau)

Lê Tuấn Dũng

Page 20: Yesnews 05 - 2013

Yesnews 05 - 2013

20

Phân biệt đối xử về giới tính vẫn còn rất phổ biến ở châu Á.

Ở phương Tây, phụ nữ thường chiếm 10-20% các chức vụ quản lý cấp cao trong công ty. Họ đã khá may mắn. Theo một báo cáo của McKinsey, phụ nữ châu Á tụt hậu xa phía sau.

Chỉ có một vài trường hợp ngoại lệ. Ở Úc, tỉ lệ phụ nữ nằm trong ban quản lý và quản trị gần như ngang với ở Mỹ và châu Âu. Singapore cũng có một số lượng lớn phụ nữ giữ vai trò quản lý cấp cao (xem biểu đồ). Tuy nhiên, ở những nơi còn lại, kết quả thật sự rất đáng thất vọng, không chỉ đối với những quốc gia nghèo. Tại Nhật Bản và Hàn Quốc, hai quốc gia rất phát triển, khả năng phụ nữ được tham gia quản lý gần như chỉ bằng khả năng nam giới phải đi phục vụ trà.

Một lý do tại sao ít phụ nữ ở châu Á có được việc làm phù hợp nhất là hầu hết các quốc gia này có tỉ lệ phụ nữ tham gia vào lực lượng lao động rất thấp so với phương Tây, nơi mà tỉ lệ này luôn ở khoảng 60-70%. Tại Ấn Độ, chỉ khoảng một phần ba số

Page 21: Yesnews 05 - 2013

Yesnews 05 - 2013

21

phụ nữ có được một công việc chính thức, trong khi vẫn có hàng triệu người đang phải cật lực đổ mồ hôi trên các trang trại và trong các doanh nghiệp gia đình. Giáo dục ở đây quá bất bình đẳng. Trong năm 2009- 2010, chỉ có 10-15% học sinh nhập học vào Học Viện Quản lý Ấn Độ - trường của những học sinh ưu tú nhất – là nữ giới. Nhưng ngay cả tại các nước châu Á nơi nhiều phụ nữ ngay sau đại học có thể thăng tiến nhanh trong công ty, họ cũng không thể có được những vị trí cao như nam giới.

Những lý do phổ biến nhất được đưa ra cũng giống như ở Châu Âu: gia tăng gấp đôi những gánh nặng trong công việc và trách nhiệm trong gia đình; những đòi hỏi phải làm việc và đi công tác bất cứ lúc nào của công việc quản lý cao cấp; và còn rất thiếu những hình mẫu về người phụ nữ thành đạt. Ở châu Á, còn có một rào cản nữa là sự thiếu hụt các dịch vụ công cộng để hỗ trợ gia đình, như dịch vụ chăm sóc trẻ em chẳng hạn.

Những cơ hội luôn chờ đợi họ

Vì vậy, phải chăng đây chỉ là câu hỏi đến bao giờ thì châu Á mới có thể bắt kịp được với phương Tây? Theo bản báo cáo của McKinsey, Claudia Süssmuth-Dyckerhoff, Jin Wang và Josephine Chen nghĩ rằng nó không hề đơn giản như vậy. Sau khi nghiên cứu 744 công ty lớn và phỏng vấn 1.500 giám đốc điều hành trong mười quốc gia châu Á, họ kết luận rằng, không giống như phương Tây, các nhà quản lý cấp cao của châu Á không quan tâm nhiều đến vấn đề này. Khoảng 70% trong số họ đã không xem xét "đa dạng giới tính" như là một ưu tiên chiến lược.

Các tác giả McKinsey nghĩ rằng những người quản lý đó đã sai lầm. Họ chỉ ra các công ty ở châu Á tuyển dụng rất nhiều phụ nữ và đã hoạt động rất tốt, chẳng hạn như

Page 22: Yesnews 05 - 2013

Yesnews 05 - 2013

22

Shiseido, một công ty mỹ phẩm của Nhật Bản (có khách hàng chủ yếu là phụ nữ), và Cisco, một công ty công nghệ Mỹ nắm bắt lấy ngay cơ hội tận dụng năng lực của phụ nữ châu Á. Đây là một trong một số công ty phương Tây được hưởng lợi từ việc phân biệt giới tính ở châu Á, nhờ đó, việc tuyển dụng được nhiều phụ nữ tài năng sẽ dễ dàng hơn khi những doanh nghiệp châu Á đã bỏ qua tiềm năng của họ.

Một nghiên cứu vào năm 2011 của Heidrick & Struggles cho thấy rằng 1/3 các giám đốc điều hành châu Á lo lắng về khả năng thu hút và giữ chân các nhân viên mà họ cần trong hai năm tới. Phụ nữ có thể giúp lấp đầy những khoảng trống này.

Trong cuốn sách được xuất bản năm ngoái, “Winning the War for Talent in Emerging Markets”, Sylvia Ann Hewlett và Ripa Rashid cho thấy, mặc dù phải chịu những rào cản về mặt văn hóa, phụ nữ ở các nước đang phát triển ngày càng có đủ những năng lực cần thiết. Họ còn tỏ ra có tham vọng hơn so với phụ nữ phương Tây, và gắn bó với người sử dụng lao động nhiều hơn nam giới.

Trích dẫn nghiên cứu cho thấy rằng, các công ty được lãnh đạo bởi phụ nữ hoạt động tốt hơn; vì thế, báo cáo của McKinsey kêu gọi các công ty châu Á nên làm nhiều hơn để khai thác tài năng của nữ giới. Nó sẽ khó khăn, nhưng theo bà Wang, "Năm đến mười năm có thể giải quyết được vấn đề này."

Nguyễn Hồng Ngọc

(Theo The Economist)

Page 23: Yesnews 05 - 2013

Yesnews 05 - 2013

23