28
Yesnews

Yesnews tháng 5 năm 2015

  • Upload
    yesnews

  • View
    218

  • Download
    0

Embed Size (px)

DESCRIPTION

Bản tin Sinh viên Nghiên cứu Khoa học Yesnews trân trọng gửi đến bạn đọc số Báo tháng 5 năm 2015 Với chủ đề "Thương mại điện tử", Yesnews đem đến cho bạn đọc những bài viết ở các chuyên mục: - Lăng kính khoa học: Thương mại điện tử Việt Nam: hứa hẹn sự bùng nổ; Cơn sốt mua sắm trực tuyến tại Việt Nam. - Nhìn ra thế giới: "Hiện tượng" Alibaba; Sự mở rộng của Amazon có thể đúng là những gì ngành thương mại điện tử của Canada cần. Hãy cùng đón đọc và tải về tại link sau: http://www.mediafire.com/view/jzs8m7c824ya222/Yesnews_tháng_5.pdf Yesnews rất mong nhận được ý kiến đóng góp từ phía bạn đọc để chúng tôi hoàn thiện hơn. Thân ái. Ban biên tập

Citation preview

Yesnews

YesnewsQuản lí bản tin

Phòng công tác chính trị và quản lí sinh viên ĐH KTQD

Chịu trách nhiệm bản tinHội sinh viên ĐH KTQD

Cố vấn nội dungPhòng quản lí khoa học ĐH

KTQD

Thực hiện nội dung, biên tập và phát hành

CLB Sinh viên nghiên cứu khoa học ĐH KTQD

Ban Biên tập: Đinh ThanhNhàn, Nguyễn Kiều Oanh, CaoNhung, Ngọc Ánh, Xuân Toàn

Nội dung :Ngọc Hiệp, HoàiMơ, Phương Dung, NguyễnThảo, Bùi Thị Thùy Linh, ĐinhHạnh, Kiều Oanh, NguyễnNgọc

Thiết kế và trình bày: Nguyễn Hồng Nga

Mọi ý kiến đóng góp xin gửi về

Địa chỉ: Phòng 121 – nhà 11Đại học Kinh tế quốc dânEmail: [email protected]

MỤC LỤC

Giao lộ thông tin

• Tintứckinhtếtrongnướctháng5năm2015...............................................................................................2

• Tintứckinhtếthếgiớitháng5năm2015......................................................................................................6

Lăng kính khoa học

• ThươngmạiđiệntửViệtNam:hứahẹnsựbùngnổ.........................................................................11

• CơnsốtmuasắmtrựctuyếntạiViệtNam.....15

Nhìn ra thế giới

• “Hiệntượng”Alibaba..............................................18• SựmởrộngcủaAmazoncóthểđúnglànhữnggìngànhthươngmạiđiệntửcủaCanadacần.............................................................................................21

Trang 1

Yesnews

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI)tháng 5 tăng 0,16%

Chỉ số giá tiêu dùng tiếp tục tăng tốc trong tháng 5. Cụ thể, những số liệu được Tổng cục

thống kê công bố ngày 24/5 cho biết chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 5/2015 đã tăng 0,16% so với tháng trước và tăng 0,95% so với cùng kỳ năm trước. Như vậy sau 5 tháng, CPI cả nước đã tăng 0,2%, mức tăng thấp nhất trong vòng 14 năm qua.

Trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ trong rổ tính CPI, có 7 nhóm tăng giá. Nhóm hàng hóa tăng cao nhất trong tháng thuộc về nhóm nhà ở và vật liệu

xây dựng với mức tăng 1,27%. Tiếp đến là nhóm giao thông với các mặt hàng như nhiên liệu, cước vận tải hành khách và hàng hóa… tăng 1,02%.

Lý giải cho việc tăng khá mạnh của 2 nhóm hàng hóa trên, Tổng cục Thống kê đánh

giá nguyên nhân là bởi tác động chủ yếu do đợt tăng giá xăng dầu được điều chỉnh ngày 5/5 với mức tăng giá xăng 1.950đ/lít (tăng 11%). Cùng với đó việc tăng giá điện 7,5% kể từ ngày 16/3 vẫn tiếp tục tác động vào CPI tháng 5 khi mà mức tiêu thụ điện tăng lên đáng kể do thời tiết nắng nóng.

Bên cạnh 2 nhóm hàng kể trên, 5 nhóm hàng còn lại được ghi nhận tăng giá so với tháng 4 gồm: Đồ uống và thuốc lá tăng 0,2%; May mặc, mũ nón, giầy dép tăng 0,14%; Thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,13%; Văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0,39% và Hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,17%. Chỉ số giá các nhóm Thuốc và dịch vụ y tế, Bưu chính viễn thông, Giáo dục hầu như không tăng.

Nhóm giảm giá duy nhất là nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn

TIN TỨC KINH TẾ TRONG NƯỚC THÁNG 5 NĂM 2015

Diễn biến kinh tế tháng 5/2015 có nhiều biến động. Chỉ số giá tiêu dùng tháng 5 tăng 0,16% do tác động từ phía giá xăng là phần lớn. Tháng 5 này cũng đánh dấu một bước quan trọng trong hợp tác song phương Việt Nam-Hàn Quốc, hiệp định VKFTA chính thức được kí kết. Ngoài ra, Ngân hàng nhà nước đã công bố điều chỉnh tỷ giá bình quân liên ngân hàng giữa VNĐ và USD ở mức tăng 1%. Những báo cáo về tình hình nhập siêu tháng 5 và báo cáo về Ngân sách nhà nước là những điểm tin kinh tế đáng chú ý trong tháng.

Diễn biến CPI qua các tháng - Nguồn: Tổng cục Thống kê.

Giao lộ thông tin

Trang 2

Yesnewsuống, mức giảm được ghi nhận là 0,22%. Tuy nhiên vì chiếm một tỉ trọng khá cao trong giỏ hàng tính CPI (40%) nên mức giảm của nó cũng góp phần kìm bớt mức tăng của chỉ số chung. Có thể nhận thấy rằng do tình hình xuất khẩu gạo chưa có tín hiệu tích cực trong khi nguồn cung dồi dào khiến giá gạo giảm liên tiếp trong những tháng vừa qua. Điều này đã lý giải việc giảm giá ở các mặt hàng lương thực và thực phẩm.

Tính chung, CPI bình quân năm tháng đầu năm 2015 so với cùng kỳ năm trước tăng 0,83%.

Tỷ giá được điều chỉnh tăng 1%

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa công bố điều chỉnh tỷ giá bình quân liên ngân hàng giữa VND và USD vào ngày 7/5 vừa qua. Theo đó, tỷ giá tăng 1%, từ mức 21.458 VND/USD lên 21.673 VND/USD. Với biên độ tỷ giá +/-1% so với tỷ giá bình quân liên ngân hàng, tỷ giá trần là 21.890 VND/USD, tỷ giá sàn là 21.456 VND/USD.

Việc điều chỉnh tỉ giá là một yêu cầu cần thiết để giúp cho tính thanh khoản của thị trường tốt hơn và cũng để khơi thông tâm lý, giải tỏa kỳ vọng của thị trường. Quyết định tăng tỷ giá vừa qua sẽ có lợi cho các công ty xuất khẩu và sẽ hỗ trợ cho

cán cân thanh toán cũng như tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Bên cạnh những đánh

giá tích cực về quyết định điều chỉnh tỷ giá của Ngân hàng Nhà nước, giới chuyên môn cũng tỏ ra khá lo ngại việc tăng tỷ giá sẽ có những ảnh hưởng xấu đến mục tiêu giảm lãi suất VND, nợ công cũng như ảnh hưởng tới lạm phát.

Qua các tính toán, TS. Nguyễn Đức Độ, Viện Kinh tế - Tài chính, Học viện Tài chính cho biết, khi tỷ giá VND/USD tăng 1% sẽ khiến cho lãi suất huy động tăng khoảng 0,3-0,33 điểm phần trăm, còn lãi suất cho vay sẽ tăng khoảng 0,35-0,4 điểm phần trăm. Tỷ giá điều chỉnh thêm 1% thì sẽ khiến lạm phát tăng 0,2%. Ngoài ra, đối với vấn đề nợ công, về nguyên tắc khi chúng ta điều chỉnh tỷ giá hối đoái thì phần tiền Việt

phải chi trả cho nợ công cả gốc lẫn lãi sẽ tăng lên.

Tuy nhiên với việc điều chỉnh tỷ giá lần này, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng cho biết, cơ quan quản lý này đã cân nhắc kỹ lưỡng và thấy rằng đây là thời điểm phù hợp để điều chỉnh. Theo quan sát trên thị trường, tỷ giá đang quay trở lại trạng thái giao dịch bình thường như trước thời điểm điều chỉnh. Có thể nói, việc điều chỉnh giá lần này, tác động là có nhưng không quá lớn khi khả năng hạn chế tác động tiêu cực là có thể thực hiện được.

Theo định hướng ban đầu, trong năm 2015 tỷ giá biến động không quá 2%, lần điều chỉnh này đã đưa tỷ giá đạt tới mức cam kết 2%. Vì thế, sau đợt điều chỉnh này, nếu thị

NHNN điều chỉnh tỷ giá tăng thêm 1%, đạt mức cam kết tỷ giá 2% ban đầu.

Giao lộ thông tin

Trang 3

Yesnewstrường bên trong và ngoài có biến động mạnh sẽ khiến cho việc điều hành tỷ giá từ nay đến cuối năm khó khăn hơn nhiều. Trước những biến động bất lợi, đòi hỏi cần có những chính sách điều chỉnh linh hoạt, dẫn dắt thị trường một cách đúng đắn từ phía cơ quan chức năng.

Nhập siêu tăng mạnh đạt ngưỡng 3,7 tỷ USD.

Tổng Cục hải quan vừa công bố số liệu thống kê cán cân thương mại đến nửa đầu tháng 5. Những con số thống kê cho thấy chỉ trong 15 ngày đầu tháng 5, Việt Nam đã nhập siêu tới 1,87 tỷ USD.

Theo đó, tổng giá trị nhập khẩu tính từ đầu năm đến ngày 15/5 là 59,78 tỷ USD. Trong đó, giá trị nhập khẩu của khối do-anh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là 36,04 tỷ USD. Tổng kim ngạch nhập khẩu

đạt 56,08 tỷ USD, trong đó, khối doanh nghiệp FDI chiếm 37,91

tỷ USD.

Như vậy, kể từ đầu năm đến giữa tháng 5, Việt Nam nhập siêu gần 3,7 tỷ USD, tăng vọt so với con số nhập siêu 2,07 tỷ USD trong 4 tháng đầu năm, bằng gần 6,6% tổng kim ngạch xuất khẩu.

Với tình hình này, giới chuyên gia nhận định Việt Nam sẽ không tránh khỏi việc cán cân thương mại thâm hụt trong năm 2015 và 2016. Điều này kéo theo cán cân vãng lai thâm hụt lần lượt ở mức 0,5% và 1% GDP.

Ở góc nhìn ngược lại, Việt Nam nhập khẩu phần lớn là máy móc, thiết bị phục vụ nhu cầu sản xuất sẽ góp phần làm tăng năng suất. Cụ thể, những mặt hàng nhập khẩu tăng mạnh so với cùng kỳ năm trước: ôtô đạt 1,8 tỉ USD, tăng 96,4%; máy móc thiết bị, dụng cụ phụ

tùng khác đạt 9,5 tỉ USD, tăng 44,4%...

Bởi vậy, nhập siêu hiện tại vẫn chưa phải quá bất lợi. Giới chuyên gia cũng lưu ý rằng tình trạng này sẽ xấu đi, gây ảnh hưởng lớn ở tầm vĩ mô nếu như hàng hóa nhập khẩu thuộc hàng hóa phục vụ tiêu dùng.

Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Hàn Quốc chính thức được kí kết

Ngày 5/5 đại diện chính phủ hai nước Việt Nam - Hàn Quốc đã chính thức kí kết hiệp định thương mại tự do VKFTA, sau hơn hai năm đàm phán. Các nội dung được thỏa thuận trong hiệp định bao gồm: thương mại hàng hoá; thương mại dịch vụ; đầu tư, sở hữu trí tuệ, các biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật (SPS), quy tắc xuất xứ, thuận lợi hóa hải quan, phòng vệ thương mại, hàng rào kỹ thuật trong thương mại (TBT), thương mại điện tử, cạnh tranh, hợp tác kinh tế, thể chế và pháp lý.

Các nhà hoạch định chính sách dự kiến hiệp định này sẽ mang lại nhiều tích cực cho nền kinh tế Việt Nam. Mặc dù, vào đầu tháng 10 năm nay Bộ tài chính mới ban hành thông tư hướng dẫn và biểu thuế thực hiện cam kết ưu đãi thuế quan với Hàn Quốc từ ngày 1/1/2016 theo VKFTA, nhưng từ phía Hàn Quốc đã có thông tin đầy đủ

Giao lộ thông tin

Trang 4

Yesnewsvề cam kết cắt giảm cụ thể với từng dòng thuế. Cụ thể như sau: ngay khi hiệp định có hiệu lực thuế suất của hầu hết các mặt hàng dệt may sẽ giảm từ 8-13% xuống còn 0% ; nếu như với FTA Asean-Hàn Quốc tôm nhập khẩu từ Việt Nam vẫn phải chịu thuế là 10-15%, thì với VKFTA sẽ xóa bỏ thuế cho mặt hàng này. Việt Nam cũng là nước đầu tiên được Hàn Quốc mở cửa cho các mặt hàng nhạy cảm đối với nước này, như tỏi, gừng, mật ong, khoai lang… Kể từ ngày 1/1/2016 những mặt hàng sẽ được giảm thuế ngay đó là: cà chua giảm từ 20% xuống còn 0-5%, hạt dẻ chưa bóc vỏ và xúc xích sẽ giảm không dưới 20% so với mức thuế hiện nay. Bên cạnh đó Việt Nam cũng cam kết cắt giảm thuế cho một số loại xe và linh kiện ô tô của Hàn Quốc như xe 4 bánh chủ động (mã số 87032451) sẽ được cắt giảm dần thuế quan từ mức 68% hiện nay, với mức cắt giảm được chia đều trong 10 năm, để đưa xuống còn 0% vào năm thứ 10; từ ngày 1/1/2021 các linh kiện ô tô của các loại xe thuộc nhóm hàng có mã số HS 87.02 và 87.03 sẽ có mức thuế còn 0-5%.

Giá vàng giảm trong tháng 5

Tính đến ngày 22/5, giá vàng đã giảm liên tiếp trong 3

ngày, mức giảm từ 10-20 nghìn đồng/lượng. Trên thị trường vàng, SJC mua vào với giá cao nhất, ngược lại Bảo tín Minh Châu bán với giá cao nhất. Cụ thể như sau: Công ty Bảo Tín Minh Châu niêm yết tại mức 34,97-35 triệu đông/lượng, công ty Phú Nhuận niêm yết vàng miếng SJC ở mức 34,96- 35 triệu đồng/ lượng. Giá vàng

thế giới giao ngay phiên 21/5 giảm 0,3% xuống 1.205,28 USD/ ounce, trong khi giá vàng giao tháng 6/2015 trên sàn Comex giảm 0,4% xuống 1.204,1 USD/ounce. Như vậy, so với giá vàng thế giới giá vàng trong nước đang cao hơn 3,27 triệu đồng/lượng. Giá vàng trên thị trường châu Á ở mức 1.207 USD/ounce. Nguyên nhân của việc giá vàng thế giới giảm, đó là do nhiều số liệu của các nhà phân tích cho thấy kinh tế Mỹ tiếp tục tăng trưởng, cùng với đó,

manh mối về việc Fed nâng lãi suất cũng đã được giới đầu tư tìm thấy khi phân tích biên bản họp tháng 4 của tổ chức này. Chịu áp lực của đồng đôla Mỹ, giá vàng vẫn còn tiếp tục giảm trong những ngày cuối tháng 5 này. Chỉ số giá tiêu dùng Mỹ tăng 0,1% trong tháng 4, trong khi giá cả các mặt hàng chính, không bao gồm thực phẩm và

năng lượng tăng 0,3%. Giá vàng có thể sẽ phục hồi sớm hơn sau khi kim loại được sử dụng như một hàng rào chống lạm phát.

Ngọc Hiệp - Hoài Mơ

(tổng hợp)

Giao lộ thông tin

Trang 5

Yesnews

Venezuela đứng trước sự trở lại của siêu lạm phát

Dấu hiệu siêu lạm phát trở lại được nhìn nhận trước hết là từ tỉ giá đồng Bolivar. Trên thị trường “chợ đen” hiện nay, tỉ giá đồng Bolivar của Venezuela đang sụt giảm một cách nghiêm trọng. Số liệu thống kê cho thấy, tại thời điểm năm 2012, 1 USD chỉ đổi được 10 Bolivar, trong khi tỉ lệ ngày 14/5 năm 2015 thay đổi tới chóng mặt 1 USD

đổi được tới 300,72 Bolivar.

Thêm nữa, sự trở lại ấy được nhìn nhận qua các dự báo của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) về suy giảm kinh tế Venezuela là 7%, tốc độ lạm phát lên tới 9,8% trong năm nay. Trong khối Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC), Venezuela là một thành viên với sản lượng dầu chiếm 95% xuất khẩu và ngành dầu khí chiếm 1/4 GDP của Venezuela. Điều này chứng

tỏ một sự lệ thuộc rất nhiều của nền kinh tế nước này vào dầu lửa. Mà trong khoảng thời gian gần đây giá dầu luôn có sự biến động không ngừng làm ảnh hưởng không nhỏ đến sự ổn định của kinh tế nước này.

Hai tổ chức đánh giá tín nhiệm hàng đầu thế giới: Moody’s và Standard & Poor’s đã cắt giảm mạnh điểm tín nhiệm của Venezuela dưới ngưỡng khuyến nghị đầu tư. Các nhà phân tích của công ty Brown Brothers Harriman (BBH) nhận định: “Chúng tôi nhận thấy rủi ro vỡ nợ của Venezue-la”. Tuy nhiên, báo cáo này cũng cho rằng thay vì chấp nhận vỡ nợ thì nhiều khả năng Venezu-ela sẽ chính thức phá giá đồng Bolivar.

TIN TỨC KINH TẾ THẾ GIỚI THÁNG 5 NĂM 2015

Tháng 5 vừa qua đã khép lại với nhiều biến động trong nền kinh tế quốc tế: Siêu lạm phát tái xuất tại Venezuela, Đan Mạch trở thành quốc gia không dùng tiền mặt… là những vấn đề nóng hổi, đón nhận sự quan tâm sâu sắc của cộng đồng.

Giao lộ thông tin

Trang 6

YesnewsĐan Mạch sắp thành

quốc gia không tiền mặt

Tuần trước, Chính phủ Đan Mạch đã công bố một loạt đề xuất về việc thay thế thanh

toán bằng tiền mặt thành thanh khoán điện tử tại tất cả các cửa hàng trong phạm vi quốc gia. Các hãng bán lẻ thời trang, nhà hàng hay trạm xăng nhiều khả năng sẽ tiến tới không sử dụng tiền mặt bắt đầu từ tháng 1/2016, nếu những đề xuất của Chính phủ được Quốc hội thông qua. Có thể nói, Đan Mạch đang trên đường trở thành quốc gia không tiền mặt đầu tiên trên thế giới.

Đan Mạch có một con số ấn tượng về khả năng giao dịch qua thẻ, theo báo cáo của WorldPay – một hãng dịch vụ thanh toán rất nổi tiếng. Năm

2012, tỉ lệ giao dịch qua thẻ của nước này là 84,2%. Không những vậy, các dịch vụ ví điện tử cũng tăng trưởng vượt bậc, tỉ lệ này chỉ xếp sau Ireland tại cùng thời điểm.

Về phía các quan điểm đồng tình với kiến nghị này, người ta cho rằng tăng an ninh trong cửa hàng và giảm nguồn lực cho vấn đề kiểm đếm, lưu trữ tiền giấy tiền xu là những lý do cấp thiết đòi hỏi nhu cầu thanh toán qua thẻ. Giám đốc Phòng Thương mại Đan Mạch, Jens Karskov, đã viết: ‘‘Một môi trường không tiền mặt sẽ giúp các mô hình cửa hàng mới hoạt động dễ dàng hơn. Việc thanh toán cũng sẽ ít đắt đỏ hơn do không có các hoạt động tốn kém liên quan tới tiền mặt’’.

Tuy nhiên, không thể hoàn toàn loại bỏ tiền mặt, Bộ

tài chính nước này cho biết các dịch vụ cần thiết như bưu điện, căng tin bệnh viện, dịch vụ nha khoa và xương khớp sẽ vẫn được thanh toán hợp pháp bằng đồng krone Đan Mạch.

Việc chuyển từ một nền kinh tế dùng tiền mặt sang dùng thẻ điện tử cũng đặt ra những thách thức lớn cho quốc gia này về mặt văn hóa hơn là thách thức cho công nghệ. ‘‘Đây là vấn đề về văn hóa. Nó đòi hỏi phải có sự chấp nhận và còn tùy vào việc người ta có thoải mái với thẻ nhựa hay không’’, Peter Hahn – Giáo sư Ngân hàng và Tài chính công tại Trường Kinh doanh Cass (Anh) nhận xét.

Nhiều ý kiến bất đồng cho rằng, đi theo hướng cùng chiều với việc gia tăng thanh toán điện tử là gia tăng các mối lo ngại bảo mật. Mặc dù vậy, Pe-ter Hahn đánh giá những lo ngại này không tác động nhiều đến ngân sách chính phủ. Thêm vào đó, việc giám sát được các hoạt động thanh toán sẽ giúp họ thuận lợi hơn trong thu thuế và ‘‘chống tham nhũng’’. Một xã hội không tiền mặt sẽ đến trong tương lai là điều mà Phòng Thương mại Đan Mạch tin tưởng. Hahn cho biết: “Chắc chắn việc này sẽ xảy ra trong tương lai. Nhưng tương lai cũng đâu nhất thiết phải là ngày mai’’.

Giao lộ thông tin

Trang 7

YesnewsHy Lạp sắp cạn tiền

Ngày 11-5, ông Varoufakis (Bộ trưởng Tài chính Hy Lạp)

đã công bố trong vòng hai tuần nữa, Hy Lạp sẽ cạn kiệt tiền mặt. Theo nhật báo Kathimeri-ni, cũng chính khoảng thời gian này, Thủ tướng Alexis Tsipras đã phải viết thư cho các lãnh đạo Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) và Ủy ban châu Âu (EC) để cảnh báo: Hy Lạp sẽ không thể giữ các cam kết nếu các chủ nợ không cho phép quốc gia này phát hành trái phiếu ngắn hạn.

Cũng trong ngày 11-5, Hy Lạp cho biết đã trả khoản nợ 750 triệu euro cho Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF). Khoản tiền này được Hy Lạp trích từ quỹ dự phòng thiên tai của họ đặt tại IMF để trả cho IMF một phần số tiền đã đáo hạn. Đây được xem như biện pháp đường cùng đối với Hy Lạp trong tình hình nguy cấp hiện nay. Quốc khố của Hy Lạp đang dần cạn kiệt.

Giới quan sát lo ngại nước này không dùng tiền trả nợ cho IMF mà sẽ để trả lương công chức và lương hưu vào cuối tháng.

Điều kiện tài chính của Hy Lạp vẫn còn rất khó khăn chừng nào nước này chưa được các nhà tài trợ quốc tế giải ngân cho các khoản vay tiếp theo. Nguyên do là bởi đòi hỏi của họ vẫn chưa được Athens đáp ứng một cách thỏa đáng cả về số lượng các cải cách phải thực hiện lẫn thái độ tiếp cận. Giới chức Hy Lạp đã gây sức ép đối với bộ trưởng tài chính các nước Eurozone trong cuộc họp ở Brussels vào ngày 11-5 nhằm tiến gần hơn tới một thỏa thuận “đổi cải cách lấy tiền”.

Nếu Athens không đạt được thỏa thuận với chủ nợ, thì khoản nợ 3,5 tỷ Euro, tương đương 3,9 USD, mà Hy Lạp phải thanh toán cho Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) trước hạn chót 20/7 cũng như việc Hy Lạp mất khả năng trả nợ cho IMF có thể sẽ trở thành dấu mốc vỡ nợ của nước này.

Hết thời hạn cho phép, IMF sẽ chính thức tuyên bố Hy Lạp vỡ nợ. Khi đó, chương trình cứu trợ Hy Lạp sẽ lập tức ngưng lại và Quỹ ổn định tài chính châu Âu cũng yêu cầu nước này hoàn trả ngay lập tức các khoản nợ, ít nhất là 139,1 tỉ euro. Liên minh châu Âu (EU) đang tính tới việc buộc Hy Lạp rời khối tiền tệ này để bảo vệ các nền kinh tế còn lại, xem xét cung cấp gói cứu trợ làm bước đệm cho nước này trong trường hợp Hy Lạp buộc phải rời EU. Tuy nhiên, quốc gia này không muốn sự giúp đỡ để rời khỏi EU mà đang tập trung tìm kiếm gói cứu trợ để tránh vỡ nợ. Để có được sự trợ giúp ấy đòi hỏi Hy Lạp phải đưa ra một chương trình cải cách kinh tế toàn diện có thể thuyết phục được các chủ nợ của mình.

Nhật Bản vẫn là chủ nợ số một thế giới

Đây là năm thứ 24 liên tiếp Nhật là chủ nợ lớn nhất thế giới, với tài sản ròng cao hơn Trung Quốc tới 71%, dù Trung Quốc đã vượt Nhật để trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới từ năm 2010.

Theo dữ liệu do Bộ Tài chính Nhật công bố, tài sản ròng ở nước ngoài của Nhật tăng 13% trong năm ngoái lên mức 367.000 tỷ Yên (3.000 tỷ USD), trong đó thay đổi về tỷ giá giúp

Giao lộ thông tin

Trang 8

Yesnewstài sản của quốc gia này ở nước ngoài tăng tới 19%.

Quay trở lại thời điểm tháng 3 vừa qua, hãng tin Re-uters dẫn số liệu mới nhất do

Bộ Tài chính Mỹ công bố cho biết, Trung Quốc đã quay trở lại vị trí nước chủ nợ lớn nhất của Mỹ. Tính đến tháng 3, Trung Quốc nắm số trái phiếu kho bạc Mỹ trị giá 1,261 nghìn tỷ USD, mức nắm giữ cao nhất kể từ tháng 9/2014, so với mức 1,224 tỷ USD vào thời điểm tháng 2. Cùng với sự vươn lên của Trung Quốc ở vị trí đầu bảng, Nhật Bản tụt xuống vị trí thứ 2 trong danh sách chủ nợ của Wash-ington. Mức nắm giữ trái phiếu kho bạc Mỹ của Nhật tính đến tháng 3 là 1,227 nghìn tỷ USD, tăng so với mức 1,224 nghìn tỷ USD vào tháng 2.

Nhưng tại thời điểm hiện tại, đầu tư và tài sản của Nhật Bản ở nước ngoài đã lên mức

kỷ lục, giúp nước này vượt qua Trung Quốc và Đức để tiếp tục là chủ nợ số một thế giới. Tài sản ròng ở nước ngoài của Nhật tăng 13% trong năm ngoái lên

mức 367.000 tỷ Yên (3.000 tỷ USD), trong đó thay đổi về tỷ giá giúp tài sản của quốc gia này ở nước ngoài tăng tới 19%, theo dữ liệu do Bộ Tài chính Nhật công bố.

Theo các chuyên gia, việc Nhật Bản trở thành chủ nợ lớn nhất thế giới trong nhiều

năm liên tiếp là kết quả của việc đầu tư nước ngoài tăng lên kết hợp với hiệu ứng của tỷ giá hối đoái. Theo Bloomberg, tính từ đầu năm 2013 đến nay, đồng Yên đã trượt giá 29% so với đồng USD. Trong hai năm qua, đồng Yên đã liên tiếp giảm giá do Ngân hàng Trung ương Nhật Bản cho phép hoạt động mua vào trái phiếu tự do hơn nhằm kích thích nền kinh tế vốn chịu nhiều tác động của đồng tiền mạnh cũng như tình trạng giảm phát hơn một thập kỷ qua. Theo các chiếc lược gia tiền tệ Nhật, mặc dù đồng Yên gần đây khá ổn định so với USD do giới đầu tư nhận định Mỹ ít có khả năng nâng lãi suất, đồng nội tệ của Nhật Bản vẫn có thể tiếp tục giảm giá.

Theo tin mới nhất, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản đã trì hoãn việc đưa ra các động thái kích thích kinh tế mới, dù việc nền kinh tế tăng trưởng

Giao lộ thông tin

Trang 9

Yesnews

chậm và giá cả đứng yên có thể khiến cơ quan này phải tiến hành các biện pháp mới trong nửa sau của năm.

Đảo ngược tăng trưởng ở Đông Nam Á

Rất nhiều công ty đa quốc gia đã tiến hành đầu tư sang các nước Đông Nam Á với hy vọng nắm được những cơ hội lớn từ sự bùng nổ thị trường tiêu dùng ở khu vực này. Tuy nhiên, một vài dấu hiệu hiện nay cho thấy sự chững lại cũng như các bất ổn đang gia tăng tại Thái Lan, Malaysia và Indonesia: nợ hộ gia đình, tăng lương chậm, vấn đề về chính trị. Tất cả đều dẫn đến sự suy giảm tăng trưởng ở các nước này. Tại Thái Lan, nền kinh tế lớn thứ hai khu vực, chỉ số niềm tin của người tiêu dùng đã giảm xuống, nợ hộ gia đình gia tăng. Cùng với đó,

Malaysia cũng chứng kiến dấu hiệu sản xuất yếu trong khi tiền lương và chi tiêu thẻ tín dụng tăng. Nguyên nhân là bởi mức nợ hộ gia đình ở hai nước này đã lên đến gần 90%, thuộc loại cao nhất châu Á. Nhiều người dân không còn khả năng vay tiêu dùng thêm nữa. Ngoài ra, ảnh hưởng của thuế dịch vụ và hàng hóa đã khiến người dân cắt giảm chi tiêu, đặc biệt là các hàng hóa có giá trị lớn như nhà, xe... Con số điều tra cho thấy doanh số bán hàng tại Indone-sia đã giảm 12,1% vào tháng 3. Đây là dấu hiệu của sự sụt giảm “dự phòng tạm thời” theo Kevin Kwek-nhà phân tích cấp cao tại phòng nghiên cứu Bernstein Singapore nhận định.

Từ đầu năm nay, nhóm năm nước Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Philippines và Việt Nam

tiếp tục bị Quỹ tiền tệ quốc tế hạ dự báo tăng trưởng, chỉ đạt ở mức 5,2%, giảm 0,2 điểm phần trăm so với các dự báo trước đó. Nguyên nhân của việc hạ dự báo là do tác động của kinh tế toàn cầu, căng thẳng chính trị ở Thái Lan sau cuộc đảo chính năm ngoái, hay việc chính quyền Malaysia gặp phải vụ bê bối với nợ của quỹ phát triển quốc gia. Anthony Nafte, một nhà kinh tế cấp cao tại Công ty CLSA Hồng Kông đã nhận định: “Suy thoái tiêu thụ trong ASEAN là theo chu kỳ. Nhưng có những tình tiết tăng nặng trong thời điểm này”. Như vậy, việc tăng trưởng chậm lại thực sự đang diễn ra tại khu vực ASEAN, nó chắc chắn tác động đến các lĩnh vực kinh tế, nhưng liệu nó sẽ ảnh hưởng mạnh mẽ ra sao và kéo dài bao lâu vẫn còn là một câu hỏi chưa hồi đáp.

Phương Dung - Phương Thảo(tổng hợp)

Giao lộ thông tin

Trang 10

Yesnews

Nhìn lại thị trường TMĐT năm 2014Đứng trên góc độ vĩ mô, năm 2014, theo

kết quả khảo sát của Cục TMĐT và CNTT, giá trị mua hàng trực tuyến của một người trong năm ước tính đạt khoảng 145 USD và doanh số thu từ TMĐT B2C đạt khoảng 2,97 tỷ USD, chiếm 2,12 % tổng mức bán lẻ hàng hóa cả nước và tăng gần 21% so với năm 2013. Dự báo đến hết năm 2015 doanh thu TMĐT B2C của Việt Nam sẽ đạt ngưỡng 4 tỷ USD. Cũng trong năm 2014, ngày hội mua sắm trực tuyến 2014 – Online Friday lần đầu tiên được tổ chức ở Việt Nam (mô phỏng theo ngày thứ sáu đen tối – Black Friday bắt nguồn từ Mỹ với hàng loạt mặt hàng được giảm giá mạnh, nó được coi như ngày con gà đẻ trứng vàng của

Thương mại điện tử là gì?

Theo Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), “Thương mại điện tử (E - Commerce) bao gồm việc sản xuất, quảng cáo, bán hàng và phân phối sản phẩm được mua bán và thanh toán trên mạng Internet”. Chúng ta có thể hiểu đơn giản, TMĐT chính là thực hiện các hoạt động thương mại thông qua công nghệ điện tử.

Tùy theo đối tượng tham gia (doanh nghiệp, người tiêu dùng, chính phủ) giao dịch TMĐT được phân chia thành: C2C, B2B, B2C, B2G, C2C… Trong đó, các loại hình giao dịch B2B (Busi-ness-To-Business, Giao dịch TMĐT giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp) và B2C (Business-To-Consumer, Giao dịch TMĐT giữa cá nhân với do-anh nghiệp) là các loại hình chiếm tỷ trọng lớn nhất và phổ biến nhất trong TMĐT.

THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM: HỨA HẸN SỰ BÙNG NỔ

Sức mạnh của thương mại điện tử (TMĐT) là không thể phủ nhận, nó thay đổi hoàn toàn bộ mặt thương mại thế giới chỉ trong vòng vài năm ngắn ngủi. Các hãng thương mại điện tử đang dần thay thế những thương hiệu bán lẻ truyền thống chiếm lĩnh thị trường. Thương mại điện tử Việt với những tên tuổi như lazada.vn, 5giay.vn, vatgia.com, tiki.vn… cũng không nằm ngoài vòng quay sôi động đó.

Lăng kính khoa học

Trang 11

Yesnewscác doanh nghiệp Mỹ). Chương trình này đã mang đến doanh thu khoảng 154 tỷ đồng cho các doanh nghiệp, tăng 2,48 lần so với trung bình các ngày khác trong năm. Mặc dù còn nhiều hạn chế nhưng chương trình đã đánh dấu sự phát triển mới về TMĐT tại Việt Nam.

Thị trường TMĐT năm 2014 cũng chứng kiến những cuộc cạnh tranh gay gắt giữa các do-anh nghiệp kinh doanh TMĐT. Hiện tại Lazada (hãng TMĐT quốc tế, gia nhập thị trường Việt Nam đầu năm 2012) cùng với Ebay đang dẫn đầu thị trường với lần lượt 26% và 19% thị phần do-anh thu. Đối đầu với Lazada, Ebay là khối doanh nghiệp trong nước như Vatgia, Chodientu… dựa trên thế mạnh về văn hóa, sự hiểu biết thị trường, khả năng linh hoạt. Tuy nhiên về lâu dài, các do-anh nghiệp nội vẫn cần kết hợp với vốn, công

nghệ, kinh nghiệm của nước ngoài để cạnh tra-nh công bằng với các ông lớn như Lazada, Ebay. Theo thống kê, đồ thời trang và đồ công nghệ (bao gồm điện thoại, đồ điện tử, đồ gia dụng) vẫn là những mặt hàng được giao dịch phổ biến nhất. Điều đó phần nào gợi ý cho hướng phát

triển sản phẩm tương lai của các doanh nghiệp.

Một thị trường đầy tiềm năng

Đây chính là cụm từ mà các nhà chuyên gia dùng để đánh giá về thị trường thương mại điện tử Việt Nam hiện nay. Nhìn lại chặng đường chúng ta đã đi, kể từ năm 1997 khi Việt Nam bắt đầu kết nối mạng internet, đến năm 2004 thì Bộ Thương mại (nay là Bộ Công thương) thành lập nên Vụ Thương mại điện tử (nay là Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin) để hỗ trợ thúc đẩy sự phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam. Tuy tuổi đời còn non trẻ so với nhiều nước phát triển nhưng TMĐT Việt Nam cũng đã có những bước tiến dài. Đến nay, thị trường TMĐT Việt Nam đã vươn lên từ vị trí thứ 6 lên vị trí thứ 2 của ASEAN về quy mô. Tuy vậy, thị trường

TMĐT Việt Nam với giá trị 2,97 tỉ USD vẫn còn quá nhỏ nếu đặt cạnh những thị trường lớn Mỹ (305 tỷ USD), Trung Quốc (217 tỷ USD). Ông Trần Trọng Tuyến, Giám đốc Công ty Cổ phần Công nghệ DKT cũng cho rằng: «Nếu xem quá trình

Nguồn: Cục TMĐT và CNTT

Lăng kính khoa học

Trang 12

Yesnewsphát triển TMĐT là một con dốc vừa cao vừa dài, các nước phát triển như Mỹ, Nhật, Trung Quốc

đã sắp lên đến đỉnh dốc thì Việt Nam chúng ta mới chỉ mới bắt đầu leo dốc, khoảng cách ấy vào khoảng 5-7 năm». Thật vậy, hiện tại chỉ có khoảng 2 triệu người sử dụng internet để mua sắm, so với 35 triệu người dùng internet và hơn 90 triệu người Việt Nam thì con số này quá nhỏ bé. Tuy nhiên, điều đó cũng cho thấy một mảnh đất màu mỡ đang mở ra trước mắt các doanh nghiệp TMĐT Việt Nam.

Cơ hội lớn là vậy nhưng không có nghĩa là không tồn tại những khó khăn. Trong đó, thói quen và niềm tin mua bán hàng trên mạng cũng như việc thanh toán tiền hàng trực tuyến đã trở thành thách thức lớn nhất. Giải quyết vấn đề cốt lõi nằm ở phía các doanh nghiệp TMĐT. Chỉ khi chính các doanh nghiệp tự đặt uy tín của mình lên trên lợi nhuận thì mới mở được nút thắt để tiếp tục phát triển. Song song với đó, hành lang pháp lý và cơ sở hạ tầng cũng phải theo kịp với nhịp độ phát triển của TMĐT. Điều đáng mừng là Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư năm 2014 ra đời cùng với các thông tư hướng dẫn thực

hiện đã tạo khung pháp lý vững chắc cho TMĐT phát triển. Trong đó, điểm nổi bật là quy định

rõ ràng hơn trách nhiệm quản lý website TMĐT và phương thức thanh toán trung gian. Với tiềm năng sẵn có cùng với những nỗ lực từ phía do-anh nghiệp và chính phủ, thị trường TMĐT Việt Nam chắc chắn sẽ phát triển vượt bậc.

Chờ đợi sự bùng nổ

Yếu tố đầu tiên tác động đến sự bùng nổ của TMĐT trong tương lai chính là điện thoại thông minh. Việt Nam cũng như thế giới đang chứng kiến sự lên ngôi của TMĐT trên nền tảng thiết bị di động. Theo báo cáo của WeAreSocial, Việt Nam nằm trong nhóm các quốc gia có tỷ lệ dân số mua hàng trực tuyến qua thiết bị di động tương đối cao lên đến 15%, đứng ngang hàng với Úc, Brazil, Arab Saudi, đứng trên các nước có nền kinh tế phát triển về công nghệ như Nhật, Pháp… Một báo cáo khác của eMar-keter (hãng nghiên cứu của Mỹ) cũng chỉ ra 30% dân số Việt Nam sử dụng điện thoại thông minh và thời gian online trên thiết bị di động cũng chiếm tới 1/3 ngày của người tiêu dùng Việt.

Lăng kính khoa học

Trang 13

YesnewsĐiều này cho thấy TMĐT trên nền tảng thiết bị di động đang và sẽ là xu hướng phát triển tất yếu

của TMĐT Việt Nam.

Yếu tố quan trọng nhất dẫn đến sự bùng nổ của TMĐT Việt Nam trong tương lai chính sự phát triển của mỗi thành viên thị trường, hay nói cách khác “hệ sinh thái TMĐT” cần được hoàn thiện với sự phát huy tối đa vai trò của mỗi doanh nghiệp. Thực tế trong những năm qua, các tên tuổi lớn của TMĐT thế giới liên tục mở chi nhánh hoặc đầu tư vào các doanh nghiệp Việt. Năm 2012, Google trở thành thành viên của Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam. Alibaba và Ebay cũng đã chọn đại diện chính thức của họ tại Việt Nam. Ebay mua 20% cổ phần trong Peacesoft So-lution – đơn vị sở hữu trang chodientu.com; Ali-baba chọn công ty OSB làm đại diện ở Việt Nam. Ngoài ra, Amazon và Rakuten cũng đang tiến gần tới việc thiết lập quan hệ đối tác hoặc mua cổ phần trong các doanh nghiệp TMĐT Việt.

Về phía các doanh nghiệp trong nước các hoạt động mua bán sát nhập cũng liên tục diễn ra, nổi bật nhất là vụ Sendo.vn mua lại 123mua.vn từ VNG. Bên cạnh đó sự xuất hiện VinEcom – dự án thương mại điện tử của ông trùm bất

động sản Phạm Nhật Vượng với tham vọng biến VinEcom thành một Alibaba của Việt Nam – cũng

đang là một ẩn số đầy hứa hẹn. Nước ngoài liên tục đầu tư, các doanh nghiệp trong nước cũng tích cực đổi mới, TMĐT Việt Nam chắc chắn sẽ bùng nổ!

Bùi Thị Thùy Linh

Lăng kính khoa học

Trang 14

Yesnews

Mua sắm trực tuyến là gì?

Mua sắm trực tuyến là một hình thức thương mại điện tử, là quá trình người tiêu dùng trực tiếp mua một sản phẩm, dịch vụ từ một người bán thông qua internet. Theo khảo sát của các tổ chức kinh tế thì các sản phẩm điện tử gia dụng, du lịch và hàng không là ba lĩnh vực hàng đầu mà người tiêu dùng Việt Nam thường xuyên chi tiền nhiều nhất khi họ mua sắm trực tuyến.

Sự bùng nổ mua sắm trực tuyến ở Việt Nam

Theo khảo sát mới nhất của MasterCard tại 14 quốc gia Châu Á và 11 quốc gia Trung Đông và Châu Phi, tỷ lệ người Việt Nam mua sắm trực tuyến trong vòng 3 tháng đầu năm 2015 đã tăng từ 68,4% lên 80,2%, đạt mức tăng cao trong khu vực châu Á.

Theo thống kê của Bộ Công thương, năm 2013, Việt Nam có 36% dân số sử dụng internet và hơn nửa số này có thực hiện mua sắm online. Đến năm 2016, số người dùng inter-net sẽ cán mốc 43 triệu người, chiếm 40% - 45% dân số. Nếu căn cứ vào số liệu này và ước

tính giá trị mua hàng trực tuyến của mỗi người vào năm 2015 tăng thêm 30 USD so với năm 2013 thì dự báo doanh số năm 2015 sẽ đạt ngưỡng 4 tỷ USD.

Quan trọng nhất, sự hài lòng của người tiêu dùng Việt Nam đối với mua sắm trực tuyến đã nhanh chóng được cải thiện, tăng 7,3% ở năm 2014 so với năm 2013, với 62,1% người trả lời nói rằng họ hài lòng với việc mua sắm trực tuyến. Liên quan đến vấn đề người mua hàng quan tâm nhất khi mua sắm trực tuyến, đó chính là uy tín của người bán hàng.

Ngoài ra, số người được khảo sát nói rằng họ sẽ thực hiện một giao dịch mua sắm

CƠN SỐT MUA SẮM TRỰC TUYẾN TẠI VIỆT NAM

Theo thông tin mới nhất từ báo Economist, hai trung tâm thương mại lớn của Mỹ là JC Penney và Macy’s vừa tuyên bố đóng nhiều cửa hàng mà nguyên nhân chính đó là sự phát triển của công nghệ đã khiến cho mua sắm trực tuyến ngày càng trở nên phổ biến, khiến cả hai chuỗi trung tâm thương mại này điêu đứng. Vậy mua sắm trực tuyến là gì? Điều gì tạo nên sự khác biệt của mua sắm trực tuyến? Và liệu tại Việt Nam, mua sắm trực tuyến có tạo được sức ảnh hưởng như đối với Mỹ không?

Lăng kính khoa học

Trang 15

Yesnewstrực tuyến trong vòng 6 tháng đầu năm 2015 đã tăng từ mức 91,4% trong năm 2014 lên 93%,

đây là tỷ lệ cao thứ hai tại khu vực Châu Á Thái Bình Dương, chỉ sau Trung Quốc (96,4%).

Mua sắm trực tuyến đang phát triển mạnh mẽ đồng nghĩa với việc có một số lượng lớn những người bán đang không ngừng phát triển dịch vụ của mình. Vậy, điều gì tạo nên sự khác biệt giữa mua – bán trực tuyến và mua – bán truyền thống.

Nếu bạn là người bán hàng trực tuyến

Bạn không cần bỏ tiền ra mua mặt bằng ngoài phố, xây nhà kho, bãi chứa hàng như bán hàng truyền thống, nhưng bạn phải thuê gian hàng trên sàn thương mại điện tử hoặc tạo trang web bán hàng trực tuyến, và tất nhiên chi phí sẽ tiết kiệm hơn so với hình thức truyền thống.

Khách hàng của bạn không

giới hạn về không gian địa lý, họ có thể ở khắp mọi nơi cả trong nước lẫn ngoài nước, chỉ cần có

internet là họ đều có thể truy cập website của bạn. Việc cần thiết nhất đối với bạn là liên hệ với dịch vụ giao hàng mà thôi.

Thay vì sử dụng những tấm banzon, phông bạt để quảng cáo, nếu bạn là người bán hàng trực tuyến, chỉ cần bỏ tiền ra quảng cáo trên Google hay Facebook, tiện lợi, nhanh chóng, chuyên nghiệp và chắc chắn có hiệu quả, chỉ vài ngày là có hàng triệu người biết đến sản phẩm của bạn.

Tuy nhiên, quan trọng

nhất, cũng giống như bán hàng truyền thống, bạn cần chú ý đến chất lượng hàng hóa, dịch vụ mà bạn cung cấp, quan tâm đến chính sách bảo hành, thái độ, tâm lý của người tiêu dùng, đồng thời tạo niềm tin, uy tín với khách hàng.

Nếu bạn là người mua hàng trực tuyến

Với việc mua sắm trực tuyến, bạn có thể tiết kiệm khá nhiều thời gian, dường như chẳng cần phải đi đâu mà chỉ vài cái click chuột đã có thể sở hữu ngay món đồ bạn muốn. Bạn cũng không bị giới hạn thời gian mở cửa, đóng cửa của các cửa hàng truyền thống, bởi phần lớn các trang bán hàng trực tuyến đều phục vụ 24/7.

Bạn cảm thấy việc đến một chuỗi các cửa hàng hay khu mua sắm cả một buổi để mua cho mình vài món đồ ưng ý là tốn kém thời gian? Vậy mua hàng trực tuyến sẽ là sự lựa chọn hoàn hảo. Sử dụng

Lăng kính khoa học

Trang 16

Yesnewsmáy tính, internet, sau khi click chuột và chờ dịch vụ giao hàng, bạn sẽ tiết kiệm được công sức, không cần chen chúc mua sắm vào những dịp khuyến mãi hay dịp lễ trong năm, và sẽ có thêm thời gian để nghỉ ngơi.

Mua hàng trực tuyến giúp bạn biết được nhiều thông tin về sản phẩm hơn, có nhiều thời gian để lựa chọn hơn và nhất là dễ dàng so sánh giá cả với các nơi khác. Từ đó giúp bạn lựa chọn cho mình một sản phẩm phù hợp và ưng ý nhất.

Một điều quan trọng nữa đó là khả năng thanh toán tiện lợi, nhanh chóng. Bạn có thể chuyển tiền trực tiếp qua inter-net, chuyển khoản ngân hàng…mà không nhất thiết phải sử dụng tiền mặt.

Tuy nhiên, cái gì cũng có tính hai mặt, mua bán trực tuyến cũng có những hạn chế

của nó :

Bạn có thể gặp rủi ro về chất lượng sản phẩm như: mẫu mã, bao bì, hạn sử dụng, chính sách bảo hành, đổi trả sản phẩm,…Rất nhiều trường hợp

đã phản ảnh sự thiếu tin cậy khi mua hàng trực tuyến, đặc biệt đối với những hàng hóa như thuốc, mua sắm trực tuyến khi chưa có hướng dẫn của bác sĩ không phải là một lựa chọn sáng suốt.

Bên cạnh chất lượng, rủi ro về thanh toán cũng đang là vấn đề lớn. Hãy nên chọn mua tại đơn vị đã được chứng nhận đảm bảo của bên thứ ba (nhà cung cấp dịch vụ thẻ, ngân hàng, nhà cung cấp ví điện tử, dịch vụ viễn thông, trang web thanh toán uy tín…). Đặc biệt, chú ý ngừng giao dịch ngay khi người bán yêu cầu cung cấp mã

pin, mật khẩu ngân hàng hoặc các thông tin khác không liên quan, vì đây là một trong những dấu hiệu lừa đảo.

Ngoài ra, khi mua sắm trực tuyến, bạn cũng có thể gặp rủi ro về vận chuyển, gánh chịu các khoản phí phát sinh hay vấn đề đánh cắp thông tin cá nhân,…Khi cảm thấy bị xâm phạm quyền lợi hãy liên hệ tới các tổ chức bảo vệ người tiêu dùng để được bảo vệ, hãy thật cẩn thận để là một người tiêu dùng thông minh.

Kết luận

Mặc dù còn tồn tại hạn chế hay tiềm ẩn rủi ro nhưng không thể không thừa nhận, mua sắm trực tuyến đang là một lĩnh vực nhiều tiềm năng phát triển trên toàn thế giới và ngay cả ở Việt Nam. Điều quan trọng nhất, chìa khóa cho sự thành công của các công ty sử dụng công cụ mua sắm trực tuyến đó là phải biết cách giải quyết những lo ngại xung quanh vấn đề bảo mật, thanh toán, các yêu cầu về chất lượng sản phẩm và trả lời câu hỏi làm thế nào để củng cố niềm tin cho khách hàng. Mặt khác, người tiêu dùng cũng cần biết tự bảo vệ mình qua việc mua sắm một cách thông minh và có hiệu quả.

Đinh Hạnh

Lăng kính khoa học

Trang 17

Yesnews

Trong quá trình trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới, Trung Quốc đã đạt được cột mốc khác. Thị trường thương mại điện tử của nước này đã vượt qua thị trường thương mại điện tử của Mỹ. Và một công ty lớn đã chiếm lĩnh thị trường: Alibaba, qua một số cách thức đo lường đã là công ty thương mại điện tử lớn nhất thế giới. Năm ngoái, hai cổng thông tin của Alibaba đã có tổng doanh thu đạt 1.1 nghìn tỷ nhân dân tệ (tương đương 170 tỷ USD),

nhiều hơn doanh thu của eBay và Amazon cộng lại. Alibaba mong muốn trở thành tập đoàn thương mại điện tử đầu tiên trên thế giới thực hiện giao dịch mua bán trị giá 1 nghìn tỷ USD trong một năm. Mặc dù Alibaba có những thành công nổi bật như vậy, nhiều người sống tại các quốc gia khác lại biết rất ít về sự phát triển của nó.

Thực tế đó sắp thay đổi. Người sáng lập tập đoàn, từng là một giáo viên Tiếng Anh,

Jack Ma vừa tuyên bố rằng ông sẽ chuyển giao công việc của Giám đốc điều hành cho một người thân cận - Jonathan Lu vào tháng 5. Ngay sau đó, tập đoàn có kế hoạch sẽ công bố chi tiết về việc phát hành cổ phiếu ra công chúng lần đầu (IPO), sự kiện sẽ gây được chú ý lớn nhất kể từ khi Facebook được liệt kê vào năm ngoái – và thậm chí có thể còn lớn hơn nữa. IPO của Facebook định giá công ty khoảng 104 tỷ USD (vốn thị trường của công ty này sau

“HIỆN TƯỢNG” ALIBABA

Gã khổng lồ của ngành thương mại điện tử Trung Quốc có thể tạo ra khối lượng tài sản kếch xù – với điều kiện các nhà lãnh đạo Trung Quốc không can thiệp đến Alibaba.

Nhìn ra thế giới

Trang 18

Yesnewsđó đã thu nhỏ lại, chỉ còn 63 tỷ USD). Các tính toán cho rằng giá trị của Alibaba rơi vào khoảng từ 55 tỷ USD đến hơn 120 tỷ USD.

Phát hành cổ phiếu ra công chúng lần đầu sẽ hướng sự chú ý của cả thế giới vào sự phát triển lớn mạnh của Alibaba. Và có nhiều lý do khác nữa để xem xét tập đoàn này một cách cẩn thận. Trong đó có tiềm năng phát triển của Alibaba trong tương lai: nếu Alibaba tránh được những sai lầm như Face-book đã mắc phải, trong vài năm tới tập đoàn này có thể đứng trong danh sách những công ty có giá trị lớn nhất toàn cầu (công ty đứng đầu hiện nay là Apple có giá trị vào khoảng 420 tỷ USD, nhưng chỉ đạt giá trị 90 tỷ USD vào năm 2009). Một lý do khác là khi Alibaba mở rộng và tiếp cận các thị trường mới, nó có khả năng thay đổi nền kinh tế Trung Quốc

Cá sấu sông Dương Tử…

Câu chuyện của Alibaba đã trở thành một sự đổi mới và một sự tập trung vào việc làm sao để giành được lợi thế cạnh tranh tại Trung Quốc. “EBay có thể là cá mập ở đại dương”, ông Ma từng nói, “nhưng tôi là một con cá sấu ở sông Dương Tử. Nếu chúng tôi đối đầu ở đại dương, chúng tôi sẽ là kẻ thua cuộc; nhưng nếu cuộc chiến

diễn ra ở sông, phần thắng sẽ thuộc về chúng tôi”. Cá sấu sông Dương Tử, cái tên mà Jack Ma được biết đến, thành lập công ty năm 1999 với Alibaba.com, một cổng thông tin B2B kết nối những nhà sản xuất nhỏ của Trung Quốc với người mua trên toàn cầu. Sáng kiến tiếp theo của Alibaba là Taobao, một cổng thông tin C2C không khác nhiều so với eBay, có gần một triệu sản phẩm và là một trong số 20 trang web có lượng người truy cập lớn nhất trên thế giới. Tmall, cổng thông tin B2C mới nhất gần giống như Amazon, giúp cho những nhãn hiệu toàn cầu như Disney, Levi’s đến được với tầng lớp trung lưu ở Trung Quốc.

Alibaba có thể sẽ tăng trưởng nhanh hơn nữa. Đến năm 2020, thị trường thương mại điện tử Trung Quốc được dự báo sẽ lớn hơn thị trường hiện tại của Mỹ, Anh, Nhật Bản, Đức và Pháp cộng lại. Và mặc dù tập đoàn này không phải sẽ thách thức Amazon ở Mỹ, Ali-baba đang mở rộng trên toàn cầu bằng cách nắm bắt chi tiêu của người Trung Quốc trên toàn cầu và hướng đến các nền kinh tế mới nổi. Tập đoàn được trợ giúp bởi Alipay, hệ thống thanh toán trên mạng hoàn toàn mới dựa trên việc ký quỹ (trả tiền cho người bán chỉ khi người mua hài lòng với sản phẩm đã

được giao nhận). Điều này đã gây dựng niềm tin trong những xã hội nơi mà các quy định của pháp luật lỏng lẻo, yếu ớt.

Nguồn lực lớn nhất chưa khai thác của Alibaba có lẽ là dữ liệu khách hàng của công ty. Các trang web của Alibaba chiếm hơn 60% lượng bưu kiện được vận chuyển ở Trung Quốc. Ali-baba biết rõ hơn bất cứ công ty nào về thói quen chi tiêu và mức độ tín nhiệm của tầng lớp trung lưu tại Trung Quốc, cùng với hàng triệu thương nhân Trung Quốc. Alifinance là công ty tài chính lớn chuyên cho các doanh nghiệp nhỏ vay vốn; Alifinance hiện đang có kế hoạch mở rộng đối tượng khách hàng là người dân. Kết quả là nó đang giúp tự do hóa tài chính của Trung Quốc. Các ngân hàng nhà nước của Trung Quốc có quy mô lớn, phân phối nguồn vốn rẻ tới các doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước, đã bỏ qua các đối tượng khác. Alifinance đang sử dụng nền tảng trực tuyến để cung cấp các dịch vụ bảo hiểm, đồng thời nhiều sáng kiến tương tự cũng đang được triển khai.

Như vậy Alibaba đang nằm ở trung tâm của chủ nghĩa tư bản “cây tre”– sự phát triển mạnh mẽ của khối doanh nghiệp tư nhân hoạt động hiệu quả hơn các doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước. Có khoảng

Nhìn ra thế giới

Trang 19

Yesnews6 triệu nhà cung cấp được liệt kê trên các trang web của Ali-baba. Những nỗ lực của Alibaba nhằm cải thiện, nâng cao năng lực sản xuất ở lĩnh vực bán lẻ và hậu cần (logistics) – hai lĩnh vực chưa hiệu quả của Trung Quốc. Bên cạnh đó, Alibaba cũng đẩy nhanh quá trình chuyển đổi của Trung Quốc, từ mô hình tăng trưởng chủ yếu dựa vào đầu tư sang mô hình định hướng bởi tiêu dùng.

… đang ở trong vùng nước nguy hiểm

Tất cả đều rất hứa hẹn, nhưng giống như cá sấu sông Dương Tử đang bị đe dọa, không có gì chắc chắn về tương lai tươi sáng của Alibaba. Ba yếu tố có thể khiến tập đoàn này đi chệch hướng.

Điều rõ ràng nhất là nó có thể đi quá xa – và vấp ngã. Đối mặt với việc đứng ngoài cuộc của người sáng lập đầy quyền lực là điều không dễ dàng. Với tiêu chuẩn thấp của Trung Quốc, Alibaba thường có được phản hồi tích cực về quản trị, với một dự báo: những nhà quan sát băn khoăn về cách thức không rõ ràng mà ông Ma đã tách Alipay ra khỏi công ty mẹ vài năm trước. Nếu là một công ty đại chúng thì sẽ không dễ dàng để thực hiện điều đó. Sự minh bạch tương tự cũng

cần có đối với các sản phẩm của Alibaba. Với tiêu chuẩn của Trung Quốc, công ty cần phải nỗ lực rất nhiều để chống hàng giả, nỗ lực lớn tới mức chính phủ Mỹ mới đây đã chính thức cấp phép cho Taobao. Tuy vậy, vẫn quá dễ dàng để tìm thấy hàng nhái trên trang này.

Để cải thiện những điểm trên thì không chỉ phụ thuộc vào kỹ năng quản trị tốt. Nó còn liên quan tới rủi ro thứ hai – chính phủ các nước khác sẽ kiểm soát chặt chẽ hoạt động của Aliba-ba. Các công ty của Trung Quốc được nhìn nhận với sự hoài nghi ở nước ngoài: các công ty nhà nước “đói” nguồn lực của Trung Quốc vừa phải chịu sự phản đối ở châu Phi; những công ty có trong danh sách ở thị trường chứng khoán Nam Mỹ vừa bị phạt vì những bê bối kế toán; và Hoa Vi, tập đoàn viễn thông lớn mạnh, vừa bị các nghị sĩ quốc hội Mỹ tuyên bố là đối thủ của nước này. Thật đáng tiếc nếu như Alibaba, công ty có ít sự liên quan với chính phủ Trung Quốc cũng bị nhìn nhận, đối xử theo cách tương tự.

Tuy nhiên, thách thức lớn nhất đối với sự phát triển của Alibaba lại nằm ở chính thị trường nội địa. Giống như Ama-zon hay eBay, Alibaba cần phải được kiểm soát bởi luật chống độc quyền. Nhưng tình hình

chính trị ở Trung Quốc cho thấy một rủi ro lớn. Các ngân hàng lớn đã vận động hành lang phản đối nguồn hỗ trợ tài chính của Alibaba. Đảng Cộng hòa chắc chắn sẽ ganh tỵ với một trang thông tin chứa quá nhiều dữ liệu về công dân Trung Quốc. Việc chính phủ kiểm soát chặt chẽ, ngăn chặn sự phát triển của Alibaba với một lý do thích đáng sẽ là sai lầm. Alibaba có tiềm năng trở thanh công ty lớn nhất thế giới, và trong quá trình đó sẽ giúp tạo ra một Trung Quốc tốt đẹp hơn.

Kiều Oanh

Nhìn ra thế giới

Trang 20

Yesnews

Canada đã tụt lại đằng sau các nước khác trong những sự lựa chọn mua sắm trực tuyến của nó

Có chút thắc mắc rằng người Canada liệu có bị thiệt thòi khi họ chỉ hướng đến những lựa chọn thương mại điện tử nội địa, và nhiều người hi vọng rằng sự mở rộng sản phẩm gần đây của Amazon tại Canada sẽ khuyến khích người tiêu dùng và các nhà bán lẻ tại đây.

“Họ đã đăng kí một vài loại sản phẩm của chúng tôi vào nửa đầu năm 2013, và chúng tôi dĩ nhiên cảm nhận được sự tác động này. Nhưng chúng tôi xem sự hiện diện của họ như một điều tốt trong sự nhận thức rằng người Canada tụt hậu so với người Mỹ và nhiều quốc gia châu Âu khác”, theo ông Erin Young, trưởng phòng mar-keting của Well.ca, một nhà bán lẻ các sản phẩm về sức khỏe, sản phẩm cho trẻ em và làm đẹp, bắt đầu hoạt động như là một trang web thương mại điện tử của một hiệu thuốc nhỏ hoạt động theo hình thức kinh doanh hộ gia đình tại thành

phố Guelph, Ont.

“Cách chúng tôi nhìn vấn đề ở đây đó là, họ có khả năng làm cho nhiều người biết đến sản phẩm và làm nổi bật kênh thương mại điện tử này như là một kênh có chỗ đứng trong lòng người Canada.”

Thương mại điện tử không phải là một hướng đi dễ dàng tại Canada, và sự thu thập dữ liệu của thống kê Canada thường bị lỗi thời khoảng 2 năm – một vòng đời trong sự mở rộng ngành bán lẻ trực tuyến. Theo số liệu mới nhất từ năm 2012, có 83% người Canada sử dụng Internet, nhưng trong số đó, chỉ có 56% mua hàng tại đây.

Sự mở rộng của Amazon có thể đúng là những gì ngành

thương mại điện tử của Canada cần

Nhìn ra thế giới

Trang 21

YesnewsKinh doanh trực tuyến chiếm từ 5% đến 8%

tổng doanh số bán lẻ ở Canada và được mong chờ để tạo ra khoảng 25 tỷ USD trong năm 2014. Trong khi đó, tại Anh, chúng chiếm trên 20% do-anh số bán lẻ và có thể đạt gần mức 200 tỷ USD.

Đồ điện tử và giải trí là loại sản phẩm có kết quả kinh doanh trực tuyến tốt

Đa dạng hóa sản phẩm giúp mở rộng quy mô của thương mại điện tử. Sách, đồ điện tử, âm nhạc, phim và văn phòng phẩm - những mặt hàng hầu hết đều có thể chuyển từ nhà bán lẻ này đến nhà bán lẻ khác - được bán trực tuyến tốt hơn các sản phẩm đặc trưng của một cửa hàng hay những cái mà khách hàng muốn nhìn thấy và chạm trực tiếp như là quần áo, ô tô và đồ ăn.

“Tôi nghĩ rằng việc xem xét đẩy mạnh loại sản phẩm nào là rất quan trọng”, ông Alex Ari-fuzzaman, nhà phân tích bán lẻ tại InterStratics Consultants Inc - một nhóm các chuyên gia giàu kinh nghiệm tại Toronto (Canada). Họ cung cấp những sự phân tích đổi mới để giúp nhà bán lẻ và các trung tâm mua sắm đưa ra quyết định và thu nhiều lợi nhuận trong hoạt động kinh do-anh. “Nếu bạn quan sát những gì mà Amazon bán, trong đó có nhiều loại sản phẩm đã trở nên thông dụng.”

Thương mại điện tử phát triển, tuy nhiên, các nhà bán lẻ vẫn đang tìm những cách thức mới để loại bỏ một vài lý do khiến người ta không mua các sản phẩm trực tuyến.

“Tất cả các loại công nghệ hiện nay đang được xây dựng thực sự khiến cho nó trở nên dễ dàng hơn cho khách hàng để nhìn thấy những gì

họ sẽ mua, biết được nó có phù hợp với họ hay không, và có thể mường tượng ra chúng trông như thế nào,” ông Maureen Atkinson, đại cổ đông của công ty tư vấn bán lẻ và marketing J.C. Williams Group.

Phần mềm “virtual fitting room” (phòng thử đồ ảo) là một ví dụ. Nó sử dụng số đo cơ thể để giúp khách hàng nhìn thấy được bộ trang phục khi mặc lên người họ trông như thế nào.

Các khách hàng tại ClearlyContacts.ca, một trong những nhà bán lẻ trực tuyến lớn nhất về kính áp tròng và kính mắt trên thế giới, có thể đăng tải những bức ảnh của chính mình và nhìn xem những khung hình cố định có hình ảnh mặt họ trên đó trông như thế nào hoặc sử dụng công cụ “perfect fit” (hoàn toàn phù hợp) để tìm những khung hình khớp với chiếc kính hiện tại của họ bằng cách sử dụng mã số trên khung hình.

Nhiều người Canada vẫn mua sắm ở nước ngoài

Clearly Contacts - được thành lập tại Van-couver vào năm 2000 và đã trở nên phổ biến ở nhiều quốc gia, doanh số bán hàng đạt 220 triệu USD, giải quyết khoảng 7000 đơn hàng mỗi ngày trên khắp thế giới, nhưng trang web thương mại điện tử của nó tại Canada hoạt động không thực sự thành công.

“Mặc dù Canada là thị trường lớn, nhiều người ở đây vẫn sang các nước khác để mua sắm bởi vì các doanh nghiệp thương mại điện tử của Canada không đáp ứng được nhu cầu mua sắm của họ,” ông Drew Green, nhà sáng lập kiêm giám đốc điều hành tại Shop.ca, trang web bán hàng của Canada, hoạt động với mô hình gần giống

Nhìn ra thế giới

Trang 22

Yesnewsnhất với Amazon – đều là thị trường trực tuyến, đa phương.

Trong 3 tháng cuối năm 2013, 66% người mua hàng Canada đã mua ít nhất một vài món đồ tại các trang web nước ngoài, trong đó, các nhà

bán lẻ Hoa Kỳ chiếm 1/3 lượng truy cập, theo sự khảo sát được thực hiện bởi J.C. Williams.

Shop.ca, được thành lập năm 2012, được định rõ để thu hút một số người mua hàng xuyên biên giới quay trở về nước bằng cách cung cấp một chuỗi gồm trên 3 triệu sản phẩm từ hàng nghìn thương gia và thương hiệu – tất cả mọi thứ từ các bộ phận của ô tô cho đến những những sản phẩm dành cho thú cưng.

“Một trong những điểm khác biệt cốt lõi đó là sự lựa chọn; chúng tôi thêm, đúng là, hàng trăm ngàn sản phẩm vào trang web mỗi tháng”, ông Green cho biết. “Thực tế, tháng này, chúng tôi đã thêm 500.000 sản phẩm. Chúng tôi chỉ không làm một cái thông cáo báo chí giống Ama-zon mà thôi.”

Ông Green không tiết lộ về doanh thu của công ty nhưng cho biết rằng có khoảng 7,5 triệu người đã truy cập vào trang web năm ngoái và những khách hàng của họ chi trung bình khoảng từ 130 USD đến 180 USD trên mỗi lượt truy cập.

Ông ấy nói rằng Shop.ca không cố cạnh tra-nh với Amazon nhưng tin rằng nó có số lượng danh mục sản phẩm lớn nhất tại Canada – ngay cả khi gã khổng lồ của Hoa Kỳ vừa mới bổ sung thêm hơn 1 triệu mặt hàng gần đây. “Tôi hoàn toàn tin tưởng rằng chúng tôi là nhà bán lẻ phát triển nhanh nhất trong nước tại thời điểm này, về cả trực tuyến và truyền thống”, ông Green nhận định.

Amazon thường là điểm khởi đầu đối với những người mua hàng

Ngoài doanh thu đạt gần 75 tỷ USD trong năm ngoái, ít nhà bán lẻ có thể cạnh tranh với Amazon về sự thuận tiện của mô hình one-stop shop (cửa hàng một điểm đến), ông Doug Ste-phens, nhà phân tích bán lẻ và nhà thành lập ra trang web Retail Prophet cho biết.

“Giờ đây, khi con người muốn tìm kiếm thứ gì đó, họ sẽ không tìm đến Google đầu tiên. Họ sẽ đến với Amazon đầu tiên và tìm kiếm các sản phẩm ở đó bởi vì họ nghĩ rằng họ sẽ tìm thấy nó,” ông nói.

“Cho đến gần đây, điều này không phải luôn đúng với Amazon.ca, nhưng bây giờ, khi họ cung cấp thêm hơn 1 triệu sản phẩm, tôi nghĩ chúng ta sẽ thấy rằng nó là điểm khởi đầu ở khắp mọi

Nhìn ra thế giới

Trang 23

Yesnewsnơi.”

Nếu bạn không thể đi tới các trang web thuận tiện như Amazon, eBay hay Wal-Mart, bạn phải tìm kiếm một thị trường ngách (thị trường ngách là một phần rất nhỏ so với toàn bộ thị trường. Nó hình thành khi có những nhu cầu tiềm năng đối với một sản phẩm hoặc dịch vụ chưa được đáp ứng bởi các nhà cung cấp lớn trên thị trường. Một thị trường ngách cũng có thể hình thành khi có một nhóm nhỏ các khách hàng tiềm năng. Nhìn chung, thị trường ngách chỉ bán một số sản phẩm nào đó cho một nhóm khách hàng nhất định nào đó), ông Stephens cho hay.

“Cái bạn không muốn ở đây đó là The Bay - loại hình trung gian với sự hiện diện của một cửa hàng thực và cửa hàng trực tuyến tương đối ổn. Nó thực sự đang không được chú ý tới, tôi nghĩ thế, và hầu như luôn là vậy.”

Điện thoại di động đã thay đổi “sân chơi” bán lẻ

Trong thị trường toàn cầu, nơi mà nhiều nhà bán lẻ đang thu hút một nhóm các nhà cung cấp và hạ thấp giá của chúng, trang bị cho khách hàng về thông tin của sản phẩm một cách tin cậy và cung cấp dịch vụ khách hàng tốt là cách những nhà bán lẻ trực tuyến như Well.ca - nơi cung cấp 50.000 sản phẩm - một phần rất nhỏ so với những lựa chọn tại Amazon, áp dụng để tạo ra sự khác biệt cho họ.

“Họ sẽ luôn giành chiến thắng trên bề rộng, nhưng thực tế nó có thể át hẳn cửa hàng trên Amazon. Như vậy đối với chúng tôi, đây là cách làm nổi bật sản phẩm và giúp con người tìm kiếm sản phẩm mà họ muốn,” ông Young cho biết.

Những nhà bán lẻ truyền thống đều bị tụt hậu về mặt này, ông Stephens nói. Thậm chí, những nhà bán lẻ như Indigo - có sự hiện diện trực tuyến mạnh mẽ, cũng bị kiềm chế lại để kết hợp các tính năng như đánh giá sản phẩm và khuyến cáo khách hàng vào các cửa hàng thực của họ.

“Khi tôi truy cập vào Amazon, tôi có thể nhanh chóng biết rằng có bao nhiêu người thích quyển sách này, một vài đánh giá về nó là gì, nó có phù hợp với tôi không, so sánh những quyển sách khác với nó,” ông nói.

Điện thoại thông minh vừa là cơ hội, vừa là thách thức cho các nhà bán lẻ bởi nó cho phép các khách hàng đến cửa hàng để xem xét một sản phẩm nào đó, đồng thời kiểm tra giá của nó tại các nhà bán lẻ trực tuyến khác - một thực tế được gọi là showrooming.

“Điện thoại di động thực sự luôn đặt khách hàng vào tầm kiểm soát,” ông Stephens nói. “Trong một vài trường hợp, các khách hàng thường xuyên ghé qua Best Buy để nhìn ngắm sản phẩm, sau đó về nhà đặt mua tại Amazon.”

Vận chuyển miễn phí, đổi lại dễ dàng – những tiêu chuẩn mới

Tại J.C. Williams Group, bà Atkinson cho rằng các doanh nghiệp Canada bị lưỡng lự khi đưa ra số tiền cần thiết để thiết lập một sự hiện diện bán lẻ trực tuyến, các ngân hàng và nhà đầu tư vẫn đang học cách để đánh giá tài chính của hoạt động kinh doanh.

“Đây thực sự không phải là vấn đề về quy mô kinh doanh, đó là chi phí cơ bản cho việc mở rộng hoạt động kinh doanh doanh trực tuyến, và nếu

Nhìn ra thế giới

Trang 24

Yesnewsbạn đang tin rằng cái gì đó chỉ bán ở Canada, thì việc thực hiện trường hợp kinh doanh đó thực sự khó khăn,” bà nhận định.

Các nhà bán lẻ cũng đã tranh luận rằng nó

quá tốn kém để vận chuyển trong một quốc gia rộng lớn như Canada, nhưng Stephens nói rằng mật độ dân số của nước này chắc chắn đông hơn Hoa Kỳ, và cho rằng lý do này không còn được áp dụng vào thế giới trực tuyến nơi mà vận chuyển miễn phí và nhanh chóng, trả lại dễ dàng và bảo hành nhiệt tình đã trở thành tiêu chuẩn.

Một vài nhà bán lẻ Canada đã từng khuyến khích điều đó. Các trang web như Shop.ca và ShoeMe.ca nhận vận chuyển miễn phí, bao gồm đổi lại, tất cả các sản phẩm trừ một số ít những mặt hàng lớn.

Clearly Contacts đã áp dụng chính sách khách hàng thân thiết - được đi tiên phong bởi các trang web như Zappos ở Hoa Kỳ bằng cách cho phép khách hàng thử đến 3 cặp kính trước khi mua và chấp nhận thời hạn đổi lại lên đến 1 năm.

Nó có một nhà máy sản xuất ở Vancouver, nơi nó có thể lắp ráp một cặp kính trong 90 phút và vận chuyển chúng đi vào ban đêm.

“Chúng tôi muốn nó trở nên dễ dàng. Chúng

tôi muốn nó không khó khăn cho con người để mua kính trực tuyến,” nhà sáng lập kiêm giám đốc điều hành - Roger Hardy cho biết.

Cửa hàng kinh doanh theo mô hình truyền thống có thể hỗ trợ cho sự hiện diện của web

Có một nhà máy sản xuất theo cơ chế tự động hóa và chỉ một số ít các của hàng thực đã giúp Clearly Contacts giảm chi phí lao động xuống còn 1 USD/ cặp kính và giảm từ 25% đến 50% giá của các cửa hàng truyền thống, theo ông Hardy, người không phải lo lắng về sự cạnh tranh từ Amazon, cái mà chưa từng bán kính áp tròng hay kính mắt.

Khi số lượng của những cửa hàng ảo tăng lên có thể làm cho nhiều nhà bán lẻ truyền thống sợ hãi. Các chuyên gia nói rằng thương mại điện tử không phải là cái chết của các cửa hàng thực, và rất có thể có thể, thực tế, đó là sự bổ sung.

Thay vì chỉ đóng cửa các cửa hàng, như Indigo đã thực hiện gần đây tại Toronto, những nhà bán lẻ có uy tín có thể tận dụng bất động sản ở gần nguồn khách hàng mà họ có - bằng cách thay đổi một vài không gian tại đó thành các trung tâm phân phối sản phẩm.

“Đó là những thứ mà họ hoàn toàn có thể đẩy mạnh và đem lại lợi ích cho họ nếu họ bắt đầu thấy những cửa hàng của mình càng ngày càng giống một không gian đa năng - nơi có thể đem đến sự trải nghiệm mua sắm tuyệt vời cho khách hàng, cùng với quá trình xử lí kết thúc thuận tiện cho phép vận chuyển các đơn hàng trực tuyến đến tận tay khách hàng,” ông Stephens cho biết.

Clearly Contacts bắt đầu hoạt động như một

Nhìn ra thế giới

Trang 25

Yesnewsnhà bán lẻ chỉ kinh doanh trực tuyến. Tuy nhiên, năm 2013, nó đã mở ra nhiều cửa hàng thực tại 3 thành phố của Canada và một vài quốc gia khác, bao gồm Hoa Kỳ, Thụy Điển và Australia.

“Chúng tôi không thực sự mong sẽ bán được bất cứ cái gì bên ngoài cửa hàng. Chúng tôi nghĩ rằng nó chỉ là một cách để nhận được sự phản hồi từ khách hàng, quan sát họ đặt hàng,” ông Hardy nói. “Những gì chúng tôi tìm ra khi chúng tôi mở cửa hàng, hoàn toàn bất ngờ, chúng tôi đang tạo ra doanh thu vô cùng lớn.”

Doanh số bán hàng đến từ cả trong các cửa hàng thực và cả cửa hàng trực tuyến, nơi các đơn hàng bắt đầu tràn về từ nhiều khu vực gần những cửa hàng mới.

Canada thiếu tài năng thương mại điện tử

Phương pháp bán lẻ “đa kênh” có vẻ như sẽ được áp dụng bởi Hardy. Mặc dù doanh nghiệp mong chờ chỉ hòa vồn năm nay, công ti mẹ của nó, Coastal.com, đã được mua vào tháng trước bởi Essilor - gã khổng lồ về kính mắt của Pháp với giá 430 triệu USD.

Hardy cho rằng những chuỗi kinh doanh giống như Wal-Mart cũng nắm bắt nhanh lợi ích của việc trở thành nhà bán lẻ đa kênh và có một lợi thế trên Amazon.

“Tôi đã bán cổ phiếu của Amazon gần đây, bởi vì tôi nghĩ các nhà bán lẻ có thể phục vụ khách hàng với một cửa hàng và kinh doanh trực tuyến là cái sẽ đưa nhà bán lẻ đến chiến thắng. Đó là cách mà những thương hiệu lớn đang làm,” ông Hardy cho biết.

Các nhà bán lẻ Canada ngày càng có năng lực hơn, ông Hardy nói, nhưng cũng sẽ phải đối mặt với những thử thách tương tự như những nhân tố mới trong ngành thương mại điện tử đó là: thiếu những con người tài năng giàu kinh nghiệm trong hoạt động kinh doanh trực tuyến.

“Chỉ có 100 trang web thương mại điện tử trên thế giới ở mọi quy mô”, ông Hardy cho biết. “Trong bán lẻ, có hàng ngàn và hàng ngàn người đã thành lập ra những cửa hàng bán lẻ thành công và phát triển chúng thành những chuỗi cửa hàng thành công.

“Thật khó khăn để tìm ra tài năng thương mại điện tử, cái có thể mang lại cho doanh nghiệp 50 triệu USD, 500 triệu USD, thậm chí là 1 tỷ USD.”

Nguyễn Ngọc

Nhìn ra thế giới

Trang 26

Yesnews