19

YESNEWS tháng 10-2013

Embed Size (px)

DESCRIPTION

Số báo tháng 10 của yesnews với nhiều chuyên mục đặc sắc

Citation preview

Quản lí bản tinPhòng công tác chính trị và

quản lí sinh viên ĐH KTQD

Chịu trách nhiệm bản tinHội sinh viên ĐH KTQD

Cố vấn nội dungPhòng quản lí khoa học

ĐH KTQD

Thực hiện nội dung, biên tập và phát hành

CLB Sinh viên nghiên cứu khoa học ĐH KTQD

Muïc luïc

Giao lộ thông tin

{2} Tin tức kinh tế trong nước

{5} Tin tức kinh tế quốc tế

Lăng kính khoa học

{7} Thẻ điểm cân bằng- liệu có cần thiết

{10} Bẫy thu nhập trung bình

Nhìn ra thế giới

{12} Điều kì diệu của Châu Á

YESers năng động

{14} YES với Bình minh sinh viên ver 8

NEUers - bạn có gì ?

{16} Có một Kí túc xá NEU như thế ...

Biên tập: Lê Thị Lan,Hoàng Trung, Phương Dung,

Nội dung: Phương Dung, Phan Huy Hoàng, Thanh Nhàn, Đình Giáp,Hà Lan, Xuân Toàn , Hồng Phương

Thiết kế và trình bày: Hoàng Trung

Moïi yù kieán ñoùng goùp xin göûi veàù

Ñòa chæ: Phoøng 121-nhaø 11-Ñaïi hoïc Kinh teá quoác daânEmail: [email protected]

vv2 1

CPI tháng 10/2013 tăng nhẹ 0,49%

Nếu như CPI tháng 9 tăng mạnh nhờ chỉ số giá nhóm giáo dục thì tới tháng 10 CPI chỉ tăng nhẹ 0,49% so với tháng trước và tăng 5,92% so với cùng tháng năm 2012, theo như Tổng cục Thống kê vừa công bố. Nhìn nhận lại CPI nước ta trong 3 tháng 8, 9, 10. Tháng 8/2013 CPI chỉ tăng 0,6% nếu loại trừ yếu tố tăng giá do dịch vụ y tế, tháng 9/2013 CPI chỉ tăng 0,52% nếu loại trừ yếu tố tăng giá do học phí và tháng 10/2013 CPI chỉ tăng 0,45% nếu loại trừ yếu tố tăng giá do học phí. Qua đây, có thể thấy

rằng CPI nước ta đang có xu hướng giảm tốc. Quay trở lại với diễn biến CPI tháng 10. Trong tháng này có tới 9/11 nhóm hàng tính chỉ số giá có mức tăng dưới 1%, tăng mạnh nhất là nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống với mức tăng đạt 0,86%. Sở dĩ, có mức tăng lớn như vậy là do mưa bão, lụt lội trên diện rộng đã ảnh hưởng lớn tới khai thác, sản xuất lương thực, thực phẩm, đẩy giá các mặt hàng này lên cao. Nhóm giáo dục vẫn tiếp tục tăng lên 0,53% bởi sự tăng giá của học phí. Đóng góp một phần không nhỏ vào việc tăng CPI là nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng với mức tăng 0,5%. Tiếp tục đóng vai trò là nhóm

hàng “bình ổn giá”, bưu chính viễn thông giảm giá so với tháng trước 0,03%. Ngoài ra chỉ số giá nhóm giao thông cũng giảm 0,17% do đợt điều chỉnh giá xăng dầu vào ngày 7/10/2013 vừa qua. Các mặt hàng còn lại biến động nhẹ, tăng không quá 0,35%.Nằm ngoài mặt hàng tính CPI nhưng rất được quan tâm, đó là chỉ số giá vàng và đô la Mỹ. Hai chỉ số trên đều giảm với các mức tương ứng là: 2,87% và 0,18%.

Mạnh tay mua lại nợ xấu, VAMC xử lý tiếp

như thế nào?

Tính tới hiện nay, theo thống kê chưa đầy đủ, số nợ xấu mà Công ty Quản lý tài sản các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) mua vào đã lên 8.700 tỉ đồng nợ xấu gốc từ 8 TCTD với tổng giá trị trái phiếu đặc biệt (TPĐB) phát hành khoảng 6.500 tỉ đồng. Theo VAMC, đơn vị này sẽ tiếp tục mua nợ xấu của các ngân hàng và mục tiêu đến cuối năm 2013, con số nợ xấu sẽ mua lên tới 35.000

Lạm phát đang trên đà giảm tốc, Nhà nước tiếp tục đẩy mạnh vai trò bình ổn nền kinh tế của mình bằng việc đưa ra các chính sách phù hợp, giải quyết các vấn đề khó khăn đang tồn tại. Diễn biến kinh tế trong nước tháng 10 khá phức tạp, xoay quanh tình hình giá vàng, tỷ giá USD, giá điện, giá xăng dầu, cũng như các bài toán nan giải đặt ra cho

VAMC trong việc giải quyết nợ xấu đã mua lại,…

TIN TỨC KINH TẾ TRONG NƯỚC THÁNG 10

vv2 2Giao lộ thông tin

tỉ đồng. Đây được coi là hành động giúp đánh tan “cục máu đông” nợ xấu, khơi thông dòng vốn trong nền kinh tế. Tuy nhiên, sau khi thu mua mạnh tay như vậy, câu hỏi đặt ra là, VAMC sẽ tiêu thụ số nợ trên như thế nào? Trả lời vấn đề này, ông Nguyễn Quốc Hùng, phó chủ tịch VAMC cho biết, các phương án xử lý nợ xấu mua lại từ các ngân hàng thương mại đã được VAMC tính đến và sẽ làm dần từng bước một, với mục tiêu làm sao đem lại lợi ích tốt nhất cho các bên. Trong trường hợp các đối tác trong và ngoài nước quan tâm mua lại khoản nợ này, VAMC sẽ sẵn sàng bán nhưng sẽ không bán bằng mọi giá, chỉ khi thấy có lãi và đem lại lợi ích cho doanh nghiệp và cho nền kinh tế thì VAMC mới bán. Trong trường hợp thực hiện tái cơ cấu các khoản nợ xấu, VAMC chỉ đứng vai trò là chủ nợ và sẽ quyết định phương án tái cơ cấu cuối cùng sao cho có lợi nhất, còn tổ chức tín dụng và doanh nghiệp sẽ phải chịu trách nhiệm chính trong việc tìm ra giải pháp để tái cấu trúc. Có thể nói, thực chất Ngân hàng bán lại nợ xấu chính là chuyển giao chủ nợ cho VAMC. Như vậy, quan trọng là VAMC phải bán được số nợ xấu đã mua. Khi đó thị trường sẽ có thêm dòng tiền mới, tình hình tài chính của doanh nghiệp được cải thiện, từng bước giải quyết hàng tồn kho, khôi phục hoạt động Để giải quyết vấn đề này, Chính phủ đã giao Bộ Tư pháp ban hành thông tư liên tịch trong năm 2013 nhưng đến thời điểm này vẫn chưa có.

Bộ Tài Chính yêu cầu giữ nguyên giá xăng dầu

Hiện nay, giá cơ sở của các mặt hàng xăng dầu đang cao hơn giá bán hiện hành: Chênh lệch với mặt hàng xăng là 204 đồng/lít, mặt hàng dầu diesel là 592 đồng/lít, dầu hỏa là 914 đồng/lít và dầu madut là 268 đồng/kg. Vì thế, thông qua văn bản số 14239/BTC-QLG Bộ Tài Chính đã yêu cầu các doanh nghiệp xăng dầu đầu mối giữ ổn định giá bán, thuế suất, thuế nhập, mức trích Quỹ bình ổn giá đối với các mặt hàng xăng, dầu như hiện hành. Cụ thể, tại văn bản có nêu rõ, đối với mặt hàng xăng, Bộ yêu cầu giảm mức sử dụng Quỹ bình ổn giá từ 300 đồng/lít xuống còn 200 đồng/lít.Đối với mặt hàng dầu diesel, doanh nghiệp được tiếp tục tạm tính lợi nhuận định mức 100 đồng/lít trong cơ cấu giá cơ sở và sử dụng Quỹ bình ổn giá 300 đồng/lít. Đối với mặt hàng dầu hỏa, tiếp tục tạm tính lợi nhuận định mức 100 đồng/lít trong cơ cấu giá cơ sở; và giảm mức sử dụng Quỹ bình ổn giá 100 đồng/lít, từ 800 đồng/lít xuống còn 700 đồng/lít. Với mặt hàng dầu madut,

Bộ cho phép các doanh nghiệp được phép sử dụng Quỹ bình ổn giá 200 đồng/kg. Hiện tại, mức giá xăng Ron 92 là 23.880 đồng/lít, giá dầu diesel là 22.310 đồng/lít, dầu hỏa là 22.020 đồng/lít.4. Giá USD liên tục giảm, Ngân hàng Nhà nước đang mua vào một lượng lớn ngoại tệ? Tháng 10 vừa qua, giá USD trên thị trường liên ngân hàng liên tục giảm. Các tổ chức đầu tư ghi nhận, các ngân hàng đang chủ yếu bán ra, khớp với đó, NHNN nối tiếp mua vào, gia tăng dự trữ ngoại hối. Một lãnh đạo cấp cao của NHNN đã thừa nhận diễn biến trên nhưng từ chối tiết lộ quy mô mua vào ngoại tệ. Theo báo cáo của Chính phủ tại phiên khai mạc kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa 13 ngày 21/10, quy mô dự trữ ngoại hối của Việt Nam đã gia tăng mạnh, từ 6 tuần nhập khẩu vào cuối năm 2010 lên 6,5 tuần vào cuối năm 2011 và khoảng 12 tuần vào cuối năm 2012 đến 2013. Với gợi mở trên, nếu tính theo bình quân tuần nhập khẩu của nền kinh tế trong 9 tháng 2013, thì quy mô dự trữ ngoại hối hiện có thể ở mức 32 tỷ USD, cao nhất từ trước tới nay (ngoại trừ so sánh quãng biến động cuối

vv2 3Giao lộ thông tin

quý 2 đầu quý 3/2013). Như vậy, chúng ta có thể thấy rằng NHNN đang tích cực gia tăng dự trữ ngoại hối, một phần là để bù đắp cho thời gian phải chi lượng lớn ngoại tệ cho việc bình ổn tỷ giá của tháng 6, tháng 7 năm 2013, cũng như là để bù đắp cho hoạt động nước ta phải nhập khẩu vàng để đấu thầu.

Sẽ phạt tiền chủ nhà trọ thu tiền vượt mức quy

định.

Tại Nghị định số 134/2013 Chính phủ vừa ban hành có quy định về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực, an toàn đập thủy điện, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Xét theo quy định về giá điện hiện nay, đối với một hộ gia đình thông thường, nếu chỉ sử dụng ít hơn hoặc bằng 100 kw/tháng, giá điện sẽ là 1.418 đồng/kw. Từ 101 - 150kw, giá điện là 1.622 đồng/kw. Sử dụng trên 400kw sẽ có giá gần 2.500 đồng/kw. Trường hợp sinh viên và người lao động thuê nhà trọ, cứ 4 người được tính là một hộ sử dụng điện để tính số định mức áp dụng giá bán lẻ điện sinh hoạt. Như vậy, cứ 4 người thuê

trọ lại được áp dụng cách tính giá điện đối với một hộ gia đình như trên. Bên bán điện có trách nhiệm thông báo công khai và cấp định mức cho chủ nhà căn cứ vào sổ đăng ký tạm trú. Và Nghị định cũng nêu rõ, nếu người cho thuê nhà thu tiền điện cao hơn giá quy định trong trường hợp mua điện theo giá bán lẻ điện để phục vụ mục đích sản xuất, kinh doanh, dịch vụ sẽ bị phạt từ 10 - 15 triệu đồng. Theo ghi nhận, giá điện cho thuê hiện nay trên địa bàn Hà Nội dao động từ 3.500 - 4.500 đồng/kWh. Vì vậy, khi nghị định này được áp dụng, những người thuê trọ sẽ giảm bớt áp lực về giá điện. Mặt khác, Nghị định còn quy đinh, đơn vị bán lẻ điện sẽ bị phạt 10 triệu đến 15 triệu đồng nếu ngừng hoặc giảm mức cung cấp điện mà không thông báo theo quy định về trình tự ngừng, giảm mức cung cấp điện. Nghị định trên sẽ bắt đầu có hiệu lực thi hành từ ngày 1/12/2013.

Gần 1000 vụ doanh nghiệp trốn thuế mỗi

năm

Tại Hội nghị “Sơ kết 5 năm

thực hiện quy chế phối hợp giữa Tổng cục Thuế và Tổng cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm” ngày 22/10, Thiếu tướng Nguyễn Đức Thịnh, cục trưởng cục cảnh sát kinh tế cho biết mỗi năm nước ta có gần 1000 vụ doanh nghiệp (DN) trốn thuế. Trong 5 năm thực hiện Quy chế phối hợp, cơ quan công an đã khám phá và phối hợp với cơ quan thuế xử lý hình sự 218 vụ, xử lý hành chính 10.155 vụ việc vi phạm trong lĩnh vực thuế. Thu hồi cho ngân sách hơn 782 tỷ đồng tiền trốn thuế, tiền phạt vi phạm hành chính về thuế.Liên quan tới vấn đề phòng, chống hành vi vi phạm và tội phạm trong lĩnh vực thuế, Thứ trưởng Bộ Tài chính - Đỗ Hoàng Anh Tuấn cho rằng, thực trạng vi phạm trong lĩnh vực thuế và hải quan rất cao, đặc biệt trong quá trình hội nhập kinh tế thì dự báo có thể phát sinh những loại tội phạm mới cũng cần được quan tâm. Như vậy, các con số thống kê đã cho thấy tội phạm trong lĩnh vực thuế diễn ra hết sức đa dạng, tăng mạnh qua các năm, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta. Rất cần các cơ quan chức năng tiếp tục nỗ lực phối hợp, đẩy lùi tình trạng trốn thuế của các DN.

Thanh Nhàn (Tổng hợp)

vv2 4Giao lộ thông tin

Thị trường vàng

Những ngày cuối của tháng 9 trước khi Fed quyết định đến gói cứu trợ QE3 đã ảnh hưởng không nhỏ đến giá vàng, khiến giá vàng ở mức 1,336 USD/oz , tăng cao do USD suy yếu.Bước sang đầu tháng 10, vàng giảm trước những tranh cãi căng thẳng tại quốc hội Mỹ. Hạ viện muốn hoãn chương trình chăm sóc sức khỏe Obamacare trong vòng 1 năm và thay đổi luật về lĩnh vực này, trong khi Thượng viện không cho phép điều này xảy ra.Vào 12 giờ, ngày 1/10: chính phủ Mỹ tuyên bố chính thức đóng cửa. Ngay lập tức giá vàng giảm gần 3% trong phiên giao dịch bởi hoạt động bán tháo ồ ạt của nhà đầu tư trên thị trường kỳ hạn.Giới đậu tư trông mong vào một tín hiệu bất ngờ của chính phủ nên giá vàng giao động ở 1280 USD/0z thì đến 17/10 quốc hội Mỹ đã chính thức thông qua nâng trần nợ công, chính

phủ quay trở lại hoạt động. Ngay lập tức giá vàng tăng mạnh đến mốc 1.318 USD/oz. Tuy nhiên, giới phân tích dự báo, giá vàng có thể dễ dàng trở lại với xu hướng giảm một khi FED cắt giảm QE3. Việc cắt giảm quy mô của QE3 là chắc chắn và chỉ còn là vấn đề về thời gian. Thế nhưng, với nền kinh tế Mỹ đang suy giảm, giá đồng đô la yếu đi, thì việc chọn vàng là nơi trú ẩn an toàn nhất. Vì thế, dự báo vàng vẫn dao động quanh mức giá 1300/oz.

Thị trường xăng dầu

Những biến động lớn trên chính trường Mỹ cùng những báo cáo trái chiều

về tình hình cung ứng, tiêu thụ năng lượng đã khiến giá các mặt hàng xăng, dầu liên tục tăng giảm thất thường trong tháng. Cụ thể: Những ngày đầu tháng, giá dầu trên sàn New York đã tăng với mức 103,03 USD/ thùng sau khi các lãnh đạo Thượng viện lạc quan về một thỏa thuận tái mở cửa chính phủ và nâng trần nợ. Song tới phiên 14/10, hội đàm ở Thượng viện đã bị hoãn lại, do Hạ viện định đưa ra kế hoạch riêng rẽ. Tuy nhiên, Hạ viện đã không đưa ra được một dự thảo mới như kế hoạch. Tình hình này đã đẩy những hy vọng giải quyết thế bế tắc hiện nay về ngân sách, trần nợ trên chính trường Mỹ một lần nữa rơi vào cảnh vô vọng, những tín hiệu không

Tháng 10 – Chính Phủ Mỹ đóng cửa do không thống nhất về ngân sách, cả nước Mỹ trải qua một sự biến động trên toàn thể các thị trường: giá xăng dầu, giá vàng liên tục giảm mạnh, đồng USD cũng không tránh khỏi đà suy yếu… Và như một lẽ tất nhiên, kinh tế Mỹ biến động sẽ kéo theo sự lao đao của hầu hết các nền kinh tế

khác…

TIN TỨC KINH TẾ QUỐC TẾ THÁNG 10

vv2 5Giao lộ thông tin

rõ ràng từ chính trường Mỹ đang khiến các thị trường loay hoay tìm hướng đi cho các quyết định về đầu tư. Sang giữa tháng 10 tình hình giá dầu biến động do ảnh hưởng bởi thông tin tích cực từ thị trường tiêu thụ lớn là Trung Quốc. Kết thúc phiên giao dịch ngày 18/10, giá dầu thô ngọt, nhẹ giao tháng 11 trên sàn hàng hóa New York đã đảo chiều, tăng nhẹ được 14 cent, tương ứng với mức tăng 0,1%, lên 100,81 USD mỗi thùng. Tính chung cả tuần giao dịch này, giá dầu thô hợp đồng kỳ hạn đã giảm 1,2%, đánh dấu tuần giảm giá thứ năm trong 6 tuần giao dịch gần nhất. Trên sàn hàng hóa London, giá dầu thô ngọt, nhẹ Brent Biển Bắc giao tháng 12 cũng tăng được 83 cent, tương ứng với mức tăng 0,8%, lên chốt ngày 18/10 ở mức 109,94 USD mỗi thùng Sang ngày 23, giá giao dịch dầu thô hợp đồng kỳ hạn tại sàn hàng hóa New York đã rớt thẳng xuống dưới ngưỡng 98 USD mỗi thùng, do chịu ảnh hưởng bởi báo cáo lượng cung ứng tuần qua tăng cao cùng số liệu làm việc mới trong tháng 9 thấp hơn kì vọng.

Dự kiến càng về cuối tháng theo kì vọng thì giá dầu thô hồi phục nhẹ

Thị trường tiền tệ

Việc chính phủ Mỹ đóng cửa do bế tắc ngân sách khiến đồng đô la Mỹ trên thị trường tiền tệ thế giới liên tiếp giảm giá. Các nhà đầu tư giảm dần niềm tin vào vai trò trú ẩn an toàn của đồng USD mà chuyển sang kênh đầu tư chứng khoán. Bên cạnh đó, đồng Yên cũng suy yếu đi do hoạt động xuất khẩu của Nhật thấp hơn dự báo. Cụ thể: Vào ngày 15/10, USD giao dịch ở 1,3556 USD/EUR sau khi giảm 0,3%. USD ít thay đổi so với yên, giao dịch ở 98,54 yên/USD. Euro giảm 0,1% xuống 133,58 yên/EUR sau khi chạm 133,83 yên/EUR, thấp nhất kể từ ngày 26/9. USD giảm giá so với các đồng tiền chủ chốt khi thị trường lạc quan Thượng viện Mỹ tiến gần tới thỏa thuận nâng trần nợ để tránh nguy cơ chính phủ vỡ nợ. Bước sang ngày 17/10, ngay sau khi Thượng Viện và Hạ Viện thông qua quyết

định nâng trần nợ công và mở cửa chính phủ trở lại, đồng USD và euro đã bật tăng mạnh mẽ. Đúng 12 giờ, USD giao dịch ở 98,65 yen/USD, trước đó chạm 99,01 yên/USD, cao nhất kể từ 27/9. USD cũng tăng so với euro từ mức 1,2524 USD/EUR phiên hôm qua lên 1,2547 USD/EUR. Thế giới đầu tư rất kì vọng Fed sẽ dời lịch thu hẹp kích thích kinh tế sang đầu năm sau, nhưng do yếu tố lao động tác động, nên vào ngày 24/10, Fed ra quyết định thu hẹp EQ3. Thông tin này cũng áp lực lên đồng USD không hề nhỏ.Đồng đô la ổn định ở mức 98,14 yên/đô la, nhưng vẫn phải chịu áp lực giảm giá. Tỷ giá euro so với đô la là 1,3779 thấp hơn so với mức cao nhất ngày 22 là 1.3792, mức cao nhất kể từ tháng 11/2011. Đồng yên cũng đã tăng giá so với tất cả các đồng tiền chính trong bối cảnh nó đang giữ vai trò là tài sản trú ẩn an toàn.Cho đến cuối ngày 25/10 đồng đôla biến động nhẹ tại 1,3778 sau khi chạm $ 1,3793 so với euro, mức thấp nhất kể từ tháng 11 năm 2011. Đồng bạc xanh đã bị đánh chìm 0,8% xuống đến 97,42 ¥. Đồng yên tăng 0,8 % lên đến 134,24 yên cho mỗi euro. Hoàng Phöông (Toång hôïp)

vv2 6Giao lộ thông tin

Thực tế chứng minh rằng “Nếu bạn không đo lường được điều gì, bạn sẽ không

quản lý được điều đó”. Trong nền kinh tế hội nhập hiện nay, bất kì một doanh nghiệp nào cũng chịu áp lực của sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt, việc phát triển các hệ thống đo lường hiệu quả hoạt động cũng trở nên khó khăn với nhiều rào cản hơn bao giờ hết. Balanced scorecard (thẻ điểm cân bằng) là một công cụ có thể giúp các doanh nghiệp thực hiện được điều đó, hơn thế nữa nó còn đem lại một sự hoàn hảo thực sự trong quản lý chiến lược của các công ty.

Vậy Balanced scorecard (BSC) là gì?

“Thẻ điểm cân bằng” (BSC) là kết quả của một công trình nghiên cứu bắt nguồn từ năm 1990 khi Học viện Nolan Norton, bộ phận nghiên cứu của KPMG, một trong bốn công ty kiểm toán quốc tế hàng đầu, trụ sở chính của KPMG quốc tế ở Amstelveen, Hà Lan), bảo trợ cho một cuộc nghiên cứu đa công ty trong thời gian một năm với đề tài “Đo lường hiệu suất hoạt động của tổ

chức trong tương lai”. Với nhận thức rằng cách thức đo lường hiệu quả hoạt động của tổ chức doanh nghiệp dựa trên các thước đo về tính toán tài chính đã lỗi thời và đang gây khó khăn cho tổ chức trong việc tạo ra những giá trị kinh tế mới cho tương lai, David Norton, người phụ trách dự án và Robert Kaplan, cố vấn chuyên môn cùng với đại diện hơn chục công ty từ lĩnh vực sản xuất và dịch vu đã cùng nhau bắt tay nghiên cứu, tìm kiếm mô hình đo lường hiệu quả hoạt động mới. Sau nhiều cuộc thảo luận, nghiên cứu, thể nghiệm thí điểm mô hình “Thẻ điểm cân bằng” đã được định dạng. BSC là một công cụ hướng các doanh nghiệp đến nỗ lực thiết kế một hệ thống đo lường hiệu quả. BSC cung cấp cho các nhà lãnh đạo một khung mẫu toàn diện, biến tầm nhìn và chiến lược của công ty thành một tập hợp chặt chẽ các mục tiêu và các thước đo hiệu quả hoạt động. BSC giúp các tổ chức có thể theo dõi, đánh giá và quan trọng là quản lý các yếu tố ảnh hưởng đến doanh nghiệp mình. Thẻ điểm cân bằng bổ sung những thước đo tài chính về hiệu

quả hoạt động trong quá khứ với những thước đo của những nhân tố dẫn dắt hiệu suất trong tương lai. Những mục tiêu và thước đo của thẻ điểm được nảy sinh từ tầm nhìn và chiến lược của một tổ chức. Những thước đo và mục tiêu này quan sát hiệu quả hoạt động của tổ chức từ bốn góc nhìn: tài chính, khách hàng, quá trình kinh doanh nội tại, học tập và tăng trưởng. Khía cạnh tài chính: Những thước đo tài chính luôn có giá trị trong việc tóm lược những kết quả kinh tế có thể đo lường dễ dàng của những hoạt động đã được thực hiện. Điều cốt lõi là chúng ta sẽ tạo dựng hình ảnh công ty ra sao trước con mắt của các cổ đông, chúng ta cần phải đạt được các mục tiêu về chiến lược năng suất cũng như chiến lược tăng trưởng doanh thu ra sao. Khía cạnh khách hàng: Các nhà quản lý cần nhận diện các phân khúc khách hàng và thị trường mà ở đó đơn vị kinh doanh sẽ phải cạnh tranh và những thước đo hiệu quả hoạt động của đơn vị kinh doanh ở những phân khúc mục tiêu này. Khía cạnh này

Theû ñieåm caân baèng (balanced scorecard)

Lieäu coù caàn thieát ?

Thực tế chứng minh rằng “Nếu bạn không đo lường được điều gì, bạn sẽ không quản lý được điều đó”. Trong nền kinh tế hội nhập hiện nay, bất kì một doanh nghiệp nào cũng chịu áp lực của sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt, việc phát triển các hệ thống đo lường hiệu quả hoạt động cũng trở nên khó khăn với nhiều rào cản hơn bao giờ hết. Balanced scorecard (thẻ điểm cân bằng) là một công cụ có thể giúp các doanh nghiệp thực hiện được điều đó, hơn thế nữa nó còn đem lại một sự hoàn hảo thực sự trong quản lý chiến lược của các công ty.

vv2 7Lăng kính khoa học

thường bao gồm một vài thước đo chung và cốt lõi của những kết quả thành công từ chiến lược được hình thành và triển khai tốt. Những thước đo kết quả cốt lõi gồm có việc làm thỏa mãn khách hàng, giữ chân khách hàng, giành khách hàng mới, lợi nhuận từ khách hàng, thị phần ở những phân khúc mục tiêu. Nhưng khía cạnh khách hàng cũng nên bao gồm những thước đo cụ thể về tập hợp các giá trị mà công ty sẽ mang đến cho khách hàng trong những phân khúc thị trường mục tiêu. Khía cạnh khách hàng cho phép các nhà quản lý của đơn vị kinh doanh kết nối được các chiến lược dựa trên khách hàng và thị trường, cái sẽ mang lại cho họ những kết quả tài chính cao trong tương lai. Khía cạnh quá trình kinh doanh nội tại: Kết hợp chặt chẽ những mục tiêu và thước đo cho cả hai chu trình đổi mới dài hạn cũng như chu trình ngắn hạn. Trong khía cạnh này các nhà quản lý quan tâm đến: làm sao doanh nghiệp có thể tạo ra sản phẩm, dịch vụ đúng hạn, đúng chất lượng, thỏa mãn nhu cầu khách hàng, làm sao tiết giảm được các khoản chi phí, nâng cao lợi nhuận…Tất cả những điều đó muốn đạt được cần phải đổi mới xây dựng quy trình làm việc. Việc xây dựng quy trình nội bộ sẽ cải tiến được hệ thống chức năng, nâng cao năng suất cho doanh nghiệp, tiết giảm được chi phí… Khía cạnh học hỏi và phát triển: Các mục tiêu của khía cạnh này được xác lập trên khía cạnh tài chính, khách hàng, các quá trình kinh doanh nội bộ. Để thực hiện các quá trình trên cần có những con người có đủ năng lực cần thiết. Vì vậy, phát triển nguồn nhân lực, nâng cao năng lực, tạo lộ trình phát triển nghề nghiệp của nhân viên là điều cần thiết

để từ đó nhân viên sẽ gắn bó với doanh nghiệp hơn, hoàn thành tốt những mục tiêu doanh nghiệp đề ra. Vùng chiến lược này cũng tập trung vấn đề làm sao doanh nghiệp xây dựng nên hệ thống quản lý, đánh giá, phát triển, sử dụng nguồn lực một cách hiệu quả: từ nguồn nhân lực, trang thiết bị, kỹ thuật cần có…

Thẻ điểm cân bằng liệu có cần thiết?

Một hệ thống đo lường của tổ chức có ảnh hưởng mạnh mẽ đến hành vi của mọi người ở cả trong và ngoài tổ chức đó. Nếu các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển trong cuộc cạnh tranh ở thời đại thông tin thì họ cần phải sử dụng những hệ thống đo lường và quản lý được hình thành từ chính những chiến lược và khả năng của họ. Thật không may nhiều tổ chức đang đi theo những chiến lược về quan hệ khách hàng, năng lực cốt lõi và khả năng tổ chức nhưng lại chỉ thúc đẩy đo lường hoạt động bằng những thước đo tài chính. Họ không biết rằng, các thước đo tài chính chỉ đề cập các sự kiện đã qua nó chỉ đủ đối với các công ty trong thời đại công nghiệp. Khi bước vào thời đại thông tin những thước đo tài chính này sẽ không đủ để dẫn dắt và đánh giá

hành trình của công ty trong việc tạo ra giá trị cho tương lai.Chúng ta sẽ quay ngược lại lịch sử để tìm hiểu về hoạt động tài chính, để hiểu về tầm quan trọng và sự lạm dụng quá mức của hoạt động này. Trước đây hoạt động tài chính được xem như là yếu tố quan trọng nhất trong các doanh nghiệp, và kế toán vẫn được gọi là “ngôn ngữ của kinh doanh”. Những hồ sơ kế toán về giao dịch tài chính đã xuất hiện từ hàng ngàn năm trước, khi mà chúng được người Ai Cập cổ đại, người Phoenicia và người Sumer sử dụng để tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các giao dịch thương mại. Trong suốt thế kỷ XIX, cuộc các mạng công nghiệp khiến cho các công ty dệt may, đường sắt, thép, công cụ cơ khí và bán lẻ khổng lồ mọc lên như nấm song song với đó là sự cải tiến, cách tân trong cách đo lường hiệu quả tài chính, như tỷ lệ ROI (return-on-investment: thu nhập trên mức đầu tư) hay ngân sách hoạt động và tiền mặt...Sau thế chiến thứ hai các doanh nghiệp có xu hướng đa dạng hóa các hoạt động kinh doanh, điều này đã tạo ra nhu cầu báo cáo và đánh giá hiệu quả hoạt động của các đơn vị kinh doanh bên trong tập đoàn, một hoạt động diễn ra thường xuyên tại General Electric, và trở nên nổi tiếng, nếu không muốn

vv2 8Lăng kính khoa học

nói là khét tiếng trong giới kinh doanh, qua sự kiểm soát và báo cáo tài chính nghiêm ngặt của ông Harold Geneen tại tập đoàn IT & T. Cho đến nay các nhà bình luận đã chỉ trích việc sử dụng rộng rãi thậm chí là độc quyền trong hoạt động tài chính. Việc quá coi trọng đạt được những hoạt động tài chính tốt trong ngắn hạn sẽ dẫn đến nguồn lực chỉ được đầu tư trong ngắn hạn, mà cái cốt lõi của công ty chính là việc tạo ra giá trị dài hạn, đạt được sự tăng trưởng trong tương lai. Một ví dụ điển hình là tập đoàn FMC (một công ty đa chức năng), nơi từng đạt hiệu quả tài chính tốt nhất trong bất cứ tập đoàn lớn nào của Mỹ vào những thập niên 1970 và 1980. Tuy nhiên sau đó các nhà quản lý của tập đoàn đã đánh giá lại hoạt động và nhận ra rằng: trong khi đạt được hoạt động tài chính ngắn hạn thì họ vẫn phải quan tâm tới sự tăng trưởng trong dài hạn. Tăng trưởng trong tương lai sẽ đến từ đâu, hay nơi mà công ty nên tìm kiếm những bước đột phá ở những khu vực mới. FMC đã trở thành một công ty có lợi nhuận đầu tư cao nhưng lại thiếu đi những tiềm năng cho sự phát triển trong tương lai. Tình hình sẽ chẳng sáng sủa gì hơn từ những báo cáo tài chính về những tiến bộ trong việc thực thi các sáng kiến dài hạn của công ty. Có thể thấy các số đo tài chính là cần thiết, nhưng chỉ số này chỉ cho chúng ta biết điều đã xảy ra trong quá khứ, nơi mà hoạt động kinh doanh đã xảy ra. Chỉ số tài chính không cho chúng ta biết vấn đề gì sẽ xảy ra trong tương lai. Vậy con đường đi của các doanh nghiệp sẽ ra sao khi đầu tư toàn bộ vào hoạt động tài chính (họ sẽ cố gắng cắt giảm chi tiêu trong việc phát triển sản phẩm,

cải thiện quá trình, phát triển nguồn nhân lực, khách hàng, thị trường…)? Như vậy trong cuộc chơi đầy cạnh tranh họ sẽ ra sao khi những điều họ làm trước đó làm mất đi sự hài lòng, thỏa mãn của khách hàng, làm suy yếu đi nguồn lực cạnh tranh quan trọng nhất là chất lượng nguồn nhân lực. Họ sẽ đứng ở đâu trong thương trường đầy khốc liệt?

Sự khác biệt dựa trên sự bù đắp

Chúng ta nghĩ sao nếu bước vào buồng lái của một chiếc phi cơ phản lực hiện đại mà chỉ thấy duy nhất một cái đồng hồ đo ở đó, và viên phi công lại nói rằng anh ta chỉ cần duy nhất chiếc đồng hồ đó là đủ để điều khiển chiếc phi cơ. Liệu rằng chúng ta có đi chuyến bay đó không, chắc chắn là không rồi. Rõ ràng đây là tình huống giả tạo nhưng chúng ta có thể ví các doanh nghiệp, nhà quản lý trước đây cũng như chiếc máy bay, viên phi công đó vậy, chỉ có một hệ thống đo lường duy nhất, chỉ quan tâm đến một khía cạnh duy nhất, điều đó là không đủ để chèo lái một doanh nghiệp. Khi mà hệ thống đo lường truyền thống chỉ tập trung vào khía cạnh tài chính bộc lộ rõ sự bất ổn thì thẻ điểm cân bằng cung cấp cho các nhà quản lý các thiết bị đo đạc mà họ cần để chèo lái tổ chức của mình tới những thành công trong tương lai. Ngày nay các tổ chức đang phải cạnh tranh với nhau trong một môi trường đầy phức tạp. Vì vậy việc thấu hiểu mục tiêu và cách thức để đạt được chúng là vấn đề sống còn. Hệ thống đo lường truyền thống chỉ quan tâm đến nguồn tài chính trước mắt do đó nó chỉ tập trung vào việc cải

thiện quá trình hiện tại và cung cấp sản phẩm dịch vụ hiện tại cho những khách hàng hiện tại. Ngược lại phương thức thẻ điểm cân bằng thường xuyên nhận diện các quá trình hoàn toàn mới, những sản phẩm, dịch vụ hoàn toàn mới. Những quá trình mà doanh nghiệp phải tổ chức tốt nhất, những sản phẩm dịch vụ tốt nhất đáp ứng đúng thị hiếu khách hàng nhằm đạt được những mục tiêu khách hàng và tài chính. Khi sử dụng BSC doanh nghiệp sẽ giảm bớt được các chi phí liên quan đến quá trình nội tại, tập trung đào tạo được đội ngũ nhân viên xuất xắc từ đó nâng cao được sức cạnh tranh của doanh nghiệp, trong khi nếu chỉ quan tâm đến mục tiêu tài chính họ sẽ cố gắng cắt giảm chi tiêu về các hoạt động để nhằm tạo lợi nhuận tối ưu. Vận dụng mô hình thẻ điểm cân bằng giúp các doanh nghiệp tìm ra được hướng đi riêng cho mình thông qua việc xác định một cách đúng đắn sứ mệnh, tầm nhìn cũng như mục tiêu chiến lược. Đó là điều vô cùng quan trọng đối với sự phát triển trường tồn của mỗi doanh nghiệp trong môi trường đầy biến động như hiện nay. Xuaân Toaøn

vv2 9Lăng kính khoa học

“Bẫy thu nhập trung bình” là gì?

Khái niệm "bẫy thu nhập trung bình" do Indermit Gill ở Ngân hàng Thế giới và Homi Kharas ở Viện Nghiên cứu Brookings đặt tên, nói một cách dễ hiểu, nó chỉ tình trạng một quốc gia thoát nghèo, gia nhập vào nhóm nước có thu nhập trung bình nhưng phải mất nhiều thập kỷ mà chưa chắc trở thành một nước phát triển. Các nước như Malaysia, Thái Lan, Indonesia và Philipine đều không vượt qua được cái “bẫy” nói trên sau những bước phát triển nhảy vọt đáng ngạc nhiên trong suốt 2 thập niên 1970 – 1980; trái lại các nước khác như Hàn Quốc, Đài Loan đã vượt qua bằng con đường hướng tới phát triển công nghệ cao dựa vào cơ sở của nguồn lao động chất lượng cao.

Khi nào một quốc gia mắc “bẫy”? Khi mức lương của người lao động ở các nước đang phát triển tăng lên, các nhà sản xuất thường cho rằng họ không thể cạnh tranh với những nhà sản xuất có giá thành sản phẩm thấp hơn trong thị trường xuất khẩu. Bên cạnh đó, họ cũng nhận thấy rằng bản thân mình không có công nghệ tốt nhất như ở các nước đã phát triển. Đó chính là bẫy thu nhập trung bình. Tiêu biểu, các nước bị rơi vào bẫy thu nhập trung bình thường có: (i) sự suy giảm hiệu quả vốn đầu tư sau quá trình kinh tế tăng trưởng, (ii) tiếp tục tình trạng của một nền kinh tế gia công - nền kinh tế trong nước không đủ sức tạo ra giá trị gia tăng mới để tham gia vào chuỗi giá trị công nghiệp toàn cầu do chất lượng nguồn nhân lực thấp, (iii) sự thống trị của các tập đoàn mang thương hiệu nước ngoài, (iv) sự phân hóa thu nhập đưa đến phân cực v.v…

Việt Nam vừa bước sang mức thu nhập trung bình- liệu có mắc “bẫy”? Vượt qua ngưỡng thu nhập trung bình là tín hiệu đáng mừng trong quá trình phát triển đất nước, tuy nhiên nguy cơ Việt Nam vướng “bẫy” là không hề nhỏ. Thứ nhất, nền kinh tế Việt nam còn phụ thuộc quá nhiều vào nguồn lực nước ngoài. Kể từ đổi mới, Việt Nam quá chú trọng thu hút vốn FDI trong khi không tính đến hệ lụy của nó như thâu tóm thị trường, lấn át doanh nghiệp trong nước…mặt khác, nguồn vốn vào ra không ổn định, việc sử dụng vốn ODA kém hiệu quả trong khi các nguồn lực trong nước không được phát huy tối đa. Thứ hai, sự tăng trưởng của Việt Nam dựa chủ yếu vào khai thác tài nguyên và sử dụng lao động giá rẻ. Về tài nguyên thiên nhiên, mặc dù được thiên phú cho trữ lượng tài nguyên lớn, đa dạng nhưng với thực trạng khai thác còn lạc hậu, bừa bãi, thiếu kế hoạch, kém hiệu quả… Việt Nam đang đánh mất dần lợi thế của chính mình. Về nguồn nhân lực, lao động Việt Nam dồi dào, giá rẻ nhưng thiếu kỹ năng, năng suất lao động thấp, vì vậy tính cạnh tranh không cao. Thứ ba, hoạch định chính sách ở Việt Nam còn thiếu và yếu, chưa đáp ứng được nhu cầu hội nhập ngày càng sâu rộng của nền kinh tế.Nguy cơ là hiển hiện trước mắt, tuy nhiên bước qua ngưỡng thu nhập trung bình, Việt Nam có những cơ hội tạo nên sự khác biệt. • Động viên khai thác sức dân: Việt Nam đã vượt qua ngưỡng thu nhập trung bình là một niềm vui lớn của toàn dân tộc sau 20 năm phấn đấu không ngừng, tạo ra niềm tin mạnh mẽ cho toàn thể nhân dân tin tưởng vào đường lối của Đảng và Nhà nước. Việc toàn dân hết lòng ủng hộ các chính sách phát triển của Nhà nước cũng như cùng góp sức xây dựng đất nước sẽ tạo ra thế và lực giúp Việt Nam nhanh chóng vươn lên trên trường quốc tế.

Baãy thu nhaäp trung bìnhKhoảng 30 năm về trước, nhắc đến Việt Nam người ta sẽ nghĩ đến chiến tranh và nghèo đói. 30 năm sau, với quy mô GDP bình quân đầu người đạt 1061 USD (năm 2010), Việt Nam chính thức thoát khỏi chữ “nghèo”, trở thành quốc gia có thu nhập trung bình. Tuy nhiên lợi ích còn

chưa nhìn thấy thì những khó khăn mà chúng ta phải đối mặt lại hiển hiện rõ ràng…

vv2 10Lăng kính khoa học

• Vị trí quốc tế được nâng cao: Trở thành nước thu nhập trung bình đã đưa Việt Nam lên một vị trí cao hơn trên thị trường thế giới. Từ đây, Việt Nam có cơ hội mở rộng quan hệ với các quốc gia khác, có uy tín hơn khi hợp tác với các định chế tài chính và đồng thời cũng nhận được nhiều sự ưu đãi từ họ. • Thúc đẩy phát triển mạnh mẽ hơn: Thoát khỏi nước thu nhập thấp, với một vị thế mới, chúng ta có cơ hội đặt quan hệ hợp tác, mở rộng phạm vi thị trường cho các doanh nghiệp Việt Nam, đồng thời tăng khả năng huy động nguồn vốn vào trong nước tốt hơn, nhiều hơn và các nhà đầu tư vào Việt Nam cũng lâu dài hơn.Mặc dù vậy, những khó khăn thách thức cũng không hề nhỏ. • Cạnh tranh ngày càng gay gắt: Trở thành nước thu nhập trung bình, trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng, Việt Nam đang đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt trên thị trường thế giới. • Vấn đề về môi trường: Việt Nam hiện tại đang chịu sự ảnh hưởng nặng nề từ việc biến đổi khí hậu và là một trong những quốc gia dễ bị tổn thương nhất bởi các thiên tai như: bão lũ, súi mũn đất, nước biển dõng… Chặng đường đi lên nước thu nhập trung bình còn dài nhưng những ảnh hưởng từ biến đổi khí hậu gây ra cho không chỉ Việt Nam mà còn cho toàn thế giới đã rất nặng nề. Vấn đề này đặt ra cho Việt Nam cần có giải pháp giảm thiểu những ảnh hưởng do biến đổi khí hậu một cách cấp bách. • Gia tăng bất bình đẳng xã hội: Thực tế hiện nay ở Việt Nam, khoảng cách giàu nghèo đang ngày càng xa đồng nghĩa với bất bình đẳng xã hội gia tăng. So sánh khoảng cách thu nhập giữa 20% nhóm giàu nhất và 20% nhóm nghèo nhất của Việt Nam và một số nước Châu Á cũng cho thấy bất bình đẳng ở Việt Nam cao hơn nhiều nước, chỉ thấp hơn so với Trung Quốc và Phillipin. Bất bình đẳng xã hội là mối nguy hại tiềm ẩn của một quốc gia. Muốn phát triển trưởng bền vững Việt Nam cần có biện pháp kết hợp giữa tăng trưởng nhanh và bền vững một cách hiệu quả, hợp lý. • Gặp khó khăn trong vay vốn ODA: Được coi là những nước thu nhập trung bình, chắc chắn chúng ta sẽ gặp một số “thiệt thòi” trong việc tiếp nhận các nguồn vốn ưu đãi, vốn viện trợ quốc tế. Về lâu dài, nguồn vốn viện trợ không hoàn lại cũng thấp đi, rồi vay vốn cũng ngày càng

ngặt nghèo, khó khăn hơn. Sớm nhận ra điều này, chúng ta cần có biện pháp huy động vốn bằng đầu tư tài chính ở nước ngoài và từ bản thân nguồn tài chính tiết kiệm này.

Chúng ta sẽ tránh “bẫy” như thế nào?

Thực trạng thiếu hụt lao động có kỹ năng ở Việt Nam đang tạo ra những rào cản cho tăng trưởng, vì vậy trước hết, phải tập trung cho đầu tư, đào tạo, bồi dưỡng, trọng dụng, phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cao thông qua cải cách, hiện đại hóa nền giáo dục và đào tạo. Thứ hai, cần nhanh chóng tạo lập môi trường, cơ chế, chính sách khuyến khích cần thiết để doanh nghiệp đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cao năng suất và giảm thấp chi phí kinh doanh; xóa bỏ ưu đãi thuế quan, tạo ra sức ép cần thiết để các ngành công nghiệp sống trong môi trường cạnh tranh. Thứ ba, tiến hành đổi mới mô hình tăng trưởng, thực hiện tái cấu trúc nền kinh tế. Thứ tư, thực hiện công nghiệp hóa – hiện đại hóa theo kiểu “rút ngắn”, kết hợp với phát triển kinh tế tri thức. Thứ năm, tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Thứ sáu, tiến hành đổi mới khoa học và công nghệ, tăng cường năng lực khoa học và công nghệ quốc gia. Thứ bảy, đảm bảo công bằng xã hội, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.Thứ tám, đổi mới tầm nhìn và phương thức tư duy của Doanh nghiệp Việt Nam. Thay cho lời kết: Làm thế nào để nước ta có thể cải thiện được phần của mình trong thu nhập của thế giới? Lời khuyên đặt ra là: “Chúng ta phải từ bỏ việc cố tìm ra điều sẽ phải làm bằng cách dựa vào điều chúng ta đã làm. Ở thế kỷ XXI, người chiến thắng là những ai đứng phía trước đường cong thay đổi, tạo ra thị trường mới, khai phá con đường mới, sáng tạo lại các quy tắc cạnh tranh, thách thức với hiện trạng… Đó là những người sáng tạo ra thế giới chứ không phải những người chỉ biết ứng phó với thế giới”. Đây chính là bài học kinh nghiệm của các con rồng châu Á mà Việt Nam cần phải suy ngẫm và học tập!

Ñình Giaùp

vv2 11Lăng kính khoa học

Trước đây, những nhà lãnh đạo phương Tây đã từng vừa ấn tượng vừa hãi hùng trước tốc độ tăng trưởng thần kỳ của những nền kinh tế phương Đông. Dù rằng những nền kinh tế ấy vẫn còn vô cùng nghèo khổ và bé nhỏ nếu so với Tây phương, nhưng tốc độ chuyển hóa bản thân từ những xã hội nông nghiệp trở thành những cường quốc công nghiệp, khả năng liên tục đạt tốc độ tăng trưởng cao gấp nhiều lần quốc gia phát triển, và khả năng thách thức mà thậm chí là vượt qua công nghệ của Mỹ hay châu Âu trong một số lĩnh vực của họ dường như đã dấylên nghi ngờ về sự thống trị không chỉ về sức mạnh mà còn về hệ tư tưởng phương Tây. Lãnh đạo của các quốc gia ấy không chung niềm tin vào thị trường tự do với chúng ta. Họ ngày càng quả quyết một cách tự tin rằng hệ thống của họ là vượt trội: những

xã hội chấp nhận chính phủ mạnh, thậm chí là độc đoán và luôn sẵn sàng hạn chế tự do cá nhân vì lợi ích chung của cộng đồng, điều hành kinh tế, và hi sinh lợi ích của người tiêu dùng trong ngắn hạn để phát triển cho dài hạn, cuối cùng sẽ làm tốt hơn nhiều những xã hội ngày càng trở nên lộn xộn ở phương Tây. Và một bộ phận nhỏ nhưng ngày càng đông trí thức phương Tây đã đồng ý với điều đó. Khác biệt giữa sự thể hiện của kinh tế phương Đông và phương Tây cuối cùng đã chuyển hoá thành một vấn đề chính trị. Đảng dân chủ đã chiếm lại Nhà Trắng cùng với sự lãnh đạo của một Tổng thống trẻ đầy nhiệt huyết, người cam kết sẽ giúp đất nước cựa mình một lần nữa – lời hứa mà theo ông và những trợ lý thân cận của ông, có nghĩa là đẩy nhanh tốc độ phát triển của Hoa Kỳ trước

thách thức từ phương Đông. Thời điểm đó là vào đầu những năm 1960. Vị Tổng thống năng nổ ấy chính là John F. Kennedy. Những kỳ tích công nghệ như tàu không gian Sputnik hay sự đi đầu về vũ trụ của Liên Xô đã làm phương Tây lo lắng. Và những nền kinh tế phát triển chóng mặt cũng chính là Liên Xô và các quốc gia vệ tinh của họ. Trong khi sự lớn dậy của những nền kinh tế xã hội chủ nghĩa trở thành chủ đề bàn luận của vô số cuốn sách gieo hoang mang và những bài báo gây tranh luận vào những năm 1950, một vài nhà kinh tế học đã nghiêm túc quan sát đến tận gốc rễ của sự tăng trưởng đó và cùng nhau tạo nên một bức tranh hoàn toàn khác so với hầu hết những giả định đang thịnh hành. Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế xã hội chủ nghĩa rõ ràng là vô cùng ấn tượng, nhưng nó hoàn toàn

Ñieàu kì dieäu cuûa söï thaàn kì Chaâu AÙ

(p1)Hôm nay Yesnews xin được phép giới thiệu đến bạn đọc bản dịch của bài báo “The myth of Asia’s miracle” của Paul Krugman (1994) do chúng tôi thực hiện. Bài báo này một mặt được coi là dự báo một cách chính xác sự phát triển thiếu bền vững của các quốc gia Đông Á cuối thế kỷ XX, mặt khác trở thành công cụ để các nhà đầu cơ gây nên cuộc khủng hoảng tài chính tại châu Á năm 1997. Sau khi Ngân hàng thế giới công bố bản báo cáo nổi tiếng (World Bank 1993) xem sự phát triển của 8 nước Đông Á là thần kỳ, Krugman (1994) bằng những lập luận đơn giảvvn về hạch toán tăng trưởng đã phản bác rằng phát triển của Đông Á chủ yếu dựa trên đầu vào (input-driven), không phải dựa trên tăng năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) và tất yếu sẽ dẫn tới suy giảm. Nhà kinh tế học đạt giải Nô ben người Mỹ đã so sánh các quốc gia này với Liên Xô cũ, nơi đã suy sụp vì quy luật giảm dần hiệu quả của đầu vào theo một cơ chế gần như tương tự.

vv2 12Nhìn ra thế giới

không phải ma thuật. Sự tăng lên nhanh chóng của sản lượng có thể được giải thích bằng sự gia tăng nhanh của đầu vào: sự mở rộng nhân công, nâng cao trình độ giáo dục, và trên tất cả là đầu tư quy mô lớn vào tư bản hữu hình. Một khi chúng ta xem xét những đầu vào ấy, sự gia tăng sản lượng đầu ra đã trở nên không còn đáng ngạc nhiên, hay nói cách khác, sự lớn mạnh của Liên Xô khi được xem xét kỹ không còn là một bí ẩn. Bài phân tích này có 2 hàm ý. Thứ nhất, hầu hết tiên đoán về tính vượt trội của hệ thống xã hội chủ nghĩa – bao gồm cả quan điểm phổ biến rằng kinh tế phương Tây có thể tăng tốc mà không hề gây đau đớn bằng cách mượn một vài đặc điểm của hệ thống ấy – là sai lầm. Tốc độ tăng trưởng nhanh của kinh tế Liên Xô dựa hoàn toàn trên một đặc điểm: sẵn sàng tiết kiệm, hi sinh tiêu dùng hiện tại vì sản xuất của tương lai. Ví dụ về họ không phải là một bữa trưa miễn phí.Thứ hai, phân tích về sự phát triển của các nước cộng sản cho thấy các giới hạn trong tương lai đối với mở rộng công nghiệp – nói một cách khác, cho thấy sự suy đoán một cách

ngờ nghệch về tốc độ tăng trưởng tương lai sẽ lặp lại quá khứ nhiều khả năng là đánh giá quá cao tiềm năng của họ. Tăng trưởng kinh tế dựa trên mở rộng đầu vào thay vì sự tăng lên của số sản phẩm trên đơn vị đầu vào, hiển nhiên sẽ dễ dàng rơi vào tình trạng suy giảm thu nhập. Đơn giản là các quốc gia Liên Xô sẽ không thể duy trì tỷ lệ tăng trưởng lực lượng lao động, trình độ giáo dục nói chung, và hơn hết là tư bản hữu hình vốn đã rất nhiều trong những năm trước đó. Tăng trưởng kinh tế của các nước này được dự đoán là sẽ chậm lại, thậm chí là vô cùng đáng kể. Liệu có sự trùng hợp nào giữa tăng trưởng của các quốc gia Warsaw Pact vào những năm 1950 và tăng trưởng kỳ diệu của châu Á, [thứ đang] ám ảnh giới trí thức hay không? Ở một mức độ nào đó, dĩ nhiên, sự giống nhau là rất khó tin: Singapore những năm 1990 không giống Liên Bang Xô Viết những năm 1950, và thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu cũng không giống Nikita Khrushchev và còn ít giống Joseph Stalin hơn. Thế nhưng những nghiên cứu gần đây về nguồn gốc của tăng trưởng

khu vực Thái Bình Dương khiến số ít những người hay khơi lại cuộc tranh luận về tăng trưởng của kinh tế Xô Viết cảm thấy có mối liên hệ mạnh mẽ. Ngày nay, sự tương phản giữa những lời quảng cáo phổ biến và triển vọng thực tế, giữa suy nghĩ thông thường và những con số vẫn còn rất lớn đến mức phân tích kinh tế hợp lý không chỉ bị bỏ qua, mà khi nó được công bố, nó thường được coi là hết sức đáng ngờ. Lạc quan thái quá về sự bùng nổ của châu Á xứng đáng nhận một gáo nước lạnh. Châu Á tăng trưởng nhanh chóng không phải là một mô hình cho phương Tây như nhiều cây bút khẳng định, và triển vọng tương lai của sự tăng trưởng đó có nhiều hạn chế hơn so với hầu hết những gì mọi người hiện nay tưởng tượng. Bất cứ cú đánh nào như vậy vào niềm tin đã quá phổ biến phải, tất nhiên, vượt qua một rào cản của sự ngờ vực. Bài viết này bắt đầu với sự mô tả các tranh luận về tăng trưởng Liên Xô 30 năm trước đây để cố gắng phân trần cho các quan điểm rằng chúng ta có thể đang lặp lại một lỗi cũ. Chúng ta đã ở từng đây. Tuy nhiên vấn đề ở lý thuyết này là rất ít người nhớ hiệu quả kinh tế của đế quốc Liên Xô đã từng có vẻ rất ấn tượng và đáng sợ như thế nào. Trước khi chuyển sang tăng trưởng châu Á, sẽ hữu ích nếu xem xét một phần quan trọng nhưng phần lớn bị lãng quên của lịch sử kinh tế. Phan Huy Hoaøng (dòch)

vv2 13Nhìn ra thế giới

Tất bật từ sáng cùng các tổ đội khác, YES đã mang đến một gian trại mang đậm màu sắc của các “nhà nghiên cứu”: không quá màu sắc, không quá cầu kì nhưng đã tạo một điểm nhấn rất riêng cho bức tranh BMSV. Điều đáng mừng là bên cạnh rất nhiều gian trại bắt mắt của các CLB khác, nhiều bạn K55 vẫn dành sự quan tâm cho YES bằng việc xin hồ sơ dự tuyển cũng như tìm hiểu thêm thông tin về CLB.

Cũng như mọi năm, Yesnews – tờ báo chính thức của CLB, đồng thời là ấn phẩm sinh viên duy nhất được Phòng Công tác chính trị và quản lý sinh viên cấp phép hoạt động đã được dành nhiều không gian để giới thiệu đến các bạn khóa mới. Báo không chỉ tổng hợp những tin tức kinh tế nổi bật trong tháng mà còn giới thiệu những nghiên cứu, tìm hiểu của các thành viên ở các lĩnh vực liên quan đến kinh tế cũng như những bài dịch chất lượng. Không chỉ là những lý thuyết khô khan mà đó còn là những góc nhìn, phân tích, mổ xẻ được diễn giải một cách phù hợp.

Có những bạn rất nhiệt tình đặt câu hỏi tìm hiểu, cũng như tham quan những số báo mới nhất . Phóng viên Yesnews cũng đã ghi nhận được một số câu hỏi thú vị của các bạn K55 như: “Chị ơi, em nghe nói vào đây toàn

phải học đúng không?” hay “Chị ơi, tham gia cái này có vào Đảng được không?”. Câu trả lời cụ thể và chính xác nhất có lẽ là những trải nghiệm ngoài những thông tin khách quan và những kinh nghiệm của các thành viên khóa trước . Chỉ có một điều khẳng định rằng: cái gì cũng có giá của nó, các bạn sẽ không phải hối tiếc nếu đã lựa chọn đúng đam mê!

Mặc dù mệt trong suốt thời gian diễn ra hội trại bởi nhiều lượt người đã tìm đến YES để tham gia các trò chơi khiến các thành viên CLB phải hoạt động hết công suất nhưng ai cũng đều thấy mình đã có một ngày làm việc thật vui và ý nghĩa. Bên cạnh việc tổ chức trò chơi cho các bạn, không thể không kể đến sự giao lưu vui vẻ giữa các tổ đội với nhau, khiến cho không khí càng thêm sôi động và gần gũi.

Với việc tham gia Bình minh sinh viên hàng năm, YES có cơ hội được tiếp cận nhiều hơn với các sinh viên khóa mới để truyền thông cũng như hòa vào không khí chung của Hội sinh viên. Đây cũng là cơ hội để các bạn được hiểu thêm về các chương trình ngoại khóa vô cùng năng động và sáng tạo của sinh viên ĐH Kinh tế Quốc dân

Riêng YES, với đặc thù, mang đậm tính chất học thuật,

YES vôùi

Bình Minh Sinh Vieân

ver 8Ngày 8/10 vừa qua đã diễn ra sự kiện Bình minh sinh viên ver 8 tại sân KTX Đại học Kinh tế Quốc dân. Đây là sự kiện thường niên và cũng là sự kiện hoành tráng nhất dành cho sinh viên khóa mới. Cùng với các tổ đội khác, CLB Sinh viên nghiên cứu khoa học cũng đã có một ngày đáng nhớ với các thành viên mới

K55.

Phöông Dung

vv2 14YESers năng động

tham gia vào đây, các bạn sẽ có cơ hội được bổ sung, trau dồi kiến thức kinh tế vĩ mô của mình, không chỉ dừng lại ở việc nắm bắt thông tin mà còn tự phân tích nó và tập đưa ra quan điểm của riêng mình . Bên cạnh đó, các bạn sẽ có cơ hội được làm quen với công tác nghiên cứu khoa học – một hoạt động rất bổ ích và mang lại nhiều thuận lợi cho bản thân các bạn sau này. Qua những hoạt động của CLB, các bạn sẽ Tìm được niềm đam mê cho chính bản thân mình và khám phá những khả năng tiềm ẩn trong chính con người bạn.

YES đã, đang và sẽ luôn luôn chào đón những bạn trẻ có niềm đam mê khoa học nói chung và kinh tế nói riêng, luôn mong muốn được cháy hết mình với đam mê đó!

Hẹn gặp lại các bạn ở phòng 121 Ký túc xá Đại học kinh tế quốc dân!

Thaønh vieân CLB

Giao löu cuõng LCH Ñaàu tö

vv2 15YESers năng động

Nước: nước ở kí túc xá ngày càng thành một nguồn lực vô cùng khan hiếm. Nếu bạn không biết phân bổ và sử dụng hợp lí nguồn lực này thì rất có thể bạn sẽ: Răng vàng thêm một ít Tóc bẩn thêm mấy phần Đã gầy lại nhiều ghét Ghẻ lở mọc đầy thân. Để giải quyết vấn đề này thì các bạn trong kí túc xá đã trang bị tối đa lực lượng: Thùng, chậu, xô,…có thể tích nước bất cứ lúc nào. Sân bóng rổ: là một thị trường mang đầy tính cạnh tranh, nhất là khi các lớp bóng rổ đang bước vào kì thi cuối kì đầy may rủi. Bạn sẽ cảm nhận được văn hóa xếp hàng khi tham gia tập bóng rổ ở nơi đây vào mỗi buổi tối. Bên cạnh đó là đội tuyển, lớp chọn có khá nhiều bạn đẹp trai, xinh gái và nếu bạn có lỡ đứng ngắm quá lâu mà không để ý thì xác suất bạn ăn trọn một quả bóng vào đầu là gần như bằng 1. Sân sau nhà 11 (lại là 1 cái sân): có thể nói là một khu sản xuất không bao giờ ngủ. Nơi đây là cái nôi sinh ra biết bao tay nghề đặc biệt về hội họa của trường kinh tế thông qua các hoạt động làm phông, làm trại, và nhiều thứ khác để chuẩn bị cho các chương trình của các tổ đội, câu lạc bộ. Ngoài ra, bạn có thể ngỡ ngàng với

tài năng văn nghệ của các bạn sinh viên kinh tế chúng ta khi bạn tình cờ thấy được các màn hát, nhảy dù chỉ là tập dượt của các bạn ấy! Dịch vụ: Dịch vụ ở kí túc xá NEU thực sự là một thị trường sôi động và đa dạng. Ngoài việc bạn có thể có những bữa cơm, bún, bánh thật no ở nhà ăn, căng tin thì bạn còn có thể được tự phục vụ với trà đá, nhân trần và hàng loạt các đồ nhắm ngon, bổ, rẻ khác. Đặc biệt hơn thế, các bạn trong kí túc xá lúc đói còn có thể bổ sung năng lượng bằng sữa chua, bánh rán rao đêm. Hay đơn giản là ngồi phòng mà vẫn có bánh mỳ ăn thông qua chỉ một cuộc điện thoại. Mà giá cả lại rất phải chăng nhé! CPI: chỉ số giá tiêu dùng không phải là thước đo chi phí sinh hoạt hoàn hảo với nguyên nhân chính là không tính đến sự xuất hiện của các hàng hóa mới. Điều này đúng với các bạn ở kí túc xá hơn bao giờ hết. Các hàng hóa mới ở đây thì thường xuyên được cập nhật. Thêm vào đó bên cạnh kí túc xá lại có thêm thiêng đường ẩm thực Ngõ Tự Do nên việc các bạn thay đổi tâm lý, sở thích là điều không thể dự báo. Chi phí cơ hội của việc ăn cơm có thể là ăn bún, phở, ăn bánh cuốn, ăn mỳ tôm hay nhịn tùy bạn (nếu chiếc ví yêu quý lép dần theo thời gian ).

Coù moät Kí Tuùc Xaù NEUùNhö theá ...

Kí túc xá có lẽ là một nơi thú vị và gắn bó nhất với các thế hệ sinh viên trường đại học Kinh tế quốc dân. Kí túc xá đối với các bạn sinh viên vừa là mái nhà, là sân thể dục,là nơi hoạt động của các tổ đội và là nơi giao lưu, giải trí của tất cả mọi người. Vậy các bạn đã bao giờ nhìn kí túc xá dưới góc nhìn của một nhà kinh tế chưa? Hãy cùng khám phá vài điều thú

vị về một nền kinh tế thu nhỏ - kí túc xá thân yêu của chúng ta nhé…

Haø Lan

vv 16NEUers- bạn có gì

Còn qua lăng kính của một nhà văn… Kí túc xá nhộn nhịp là vậy nhưng lại có cái nên thơ, lãng mạn rất riêng của nó. Vào mùa hè, kí túc xá đẹp rực rỡ với phượng hồng và bằng lăng tím. Khung cảnh mộng mơ làm say lòng người này đã đi vào rất nhiều bài thơ, trang văn và ống kính của các bạn sinh viên. Khi các bạn đã rời trường về quê hoặc tham gia các hoạt động tình nguyện, kí túc xá trở nên yêu bình hơn, lặng lẽ hơn. Dường như lúc này nó đang mang trong mình cái vẻ đẹp mong nhớ, bồi hồi khó nói như người học trò khi nhớ về những kỉ niệm thời áo trắng. Lúc này vào kí túc xá không còn thấy các tổ đội ngồi hát, không thấy các bạn chơi thể thao, không thấy căng tin tấp nập người qua kẻ lại nữa…chỉ thấy nắng và lá đang rơi. Chắc hẳn bạn còn nhớ những câu hát trong bài Hạ cuối “giữa sân trường vắng, tiếng đàn lặng lẽ, ngồi nhìn lá rơi…nghe xao lòng, nhớ những hình bóng thân thương ngày ấy, mà giờ này cách xa, xa mãi…”. Kí túc xá còn là những chiều buồn ngồi nhớ ba mẹ, nhớ thằng em răng sún ở quê, nhớ những ngày tháng bé thơ đến những ngày tháng tuổi học trò hồn nhiên mà đời sinh viên ít thấy. Trong lòng có chút gì đó bâng khuâng, xao xuyến. Có khi là thương bố mẹ ở nhà vất vả, có khi là thương bà vì nhớ cháu mà buồn, thương mấy đứa em còn hay nghịch dại…Hay là thương nhớ những tháng ngày cấp ba dường như mới qua thôi nhưng cũng xa xăm lắm rồi. Thương lắm, nhớ lắm, nhưng hãy cứ giữ nó trong lòng, dựa vào nó mà cố gắng học tập, làm việc, phấn đấu, bớt tiêu xài hoang một chút, bớt ham chơi một chút, biết sống có trách nhiệm hơn một chút. Như thế đời sinh viên càng nhiều ý nghĩa hơn…Kí túc xá đối với nhiều bạn còn là nơi chớm nở một mối tình không tên. Cái mối tình ngây ngô bắt nguồn từ cô bạn tóc bím nào đi ngang, từ những trò trêu chọc các bạn nữ phòng bên cạnh rồi bị các bạn ấy “xử đẹp”. Từ những buổi giao lưu đàn hát, văn nghệ. Hay đơn giản là bắt nguồn từ một ánh mắt chạm nhau rồi quay đi, nhưng ai biết đâu đấy, giữa cái kí túc bé nhỏ này ta không gặp lại? Thế nhưng chúng ta đều biết rằng kí túc xá vẫn còn có nhiều hình ảnh chưa đẹp, nhiều hành động không hay, không đúng nơi, đúng lúc. Có bao giờ bạn thử nghĩ về điều đó chưa? Có những

hành động bạn thấy là đơn giản, vô thưởng vô phạt nhưng thực sự nó lại để trong lòng người khác ấn tượng rất xấu. Và xen lẫn đâu đó là cả sự khó chịu, bực bội và bức xúc. Đôi lúc chúng ta làm kí túc xá xấu đi một cách rất vô tình. Kí túc xá – giống bến đò đưa khách qua, kí túc xá vẫn đang đưa các thế hệ sinh viên chúng ta đi qua những ngày tháng tươi đẹp nhất của tuổi trẻ. Và kí túc xá sẽ vẫn nhộn nhịp, vẫn nên thơ, vẫn đẹp chỉ cần chúng ta đắp xây nó đúng cách. Đừng đắp xây kí túc xá của chúng mình bằng vứt rác linh tinh, bằng tranh giành sân bãi hay bằng những hành động không hay, bạn nhé! Và nếu được hỏi khi ra trường bạn nhớ gì nhất thì có lẽ câu trả lời của tôi sẽ là…. kí túc xá… bạn thì sao?

Hoïc theå duïc

Moät chieàu möa ...

vv2 17NEUers- bạn có gì