126
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG ---------o0o--------- Tên công trình: MÔ HÌNH KINH TẾ LƢỢNG DÙNG ĐỂ TIẾP CẬN VÀ PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ ĐẾN GIÁ CẢ Ở VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI Nhóm ngành: XH 1a Sinh viên thực hiện: Nguyễn Tiến Long Giới tính: Nam. Dân tộc: Kinh Lớp: Trung 1 Khóa: 45 Khoa: KT&KDQT Giáo viên hƣớng dẫn: ThS. Phùng Duy Quang

[YRC]-Mo Hinh Kinh Te Luong Dung de Tiep Can Va Phan Tich Tac Cua Chinh Sach Tien Te Den Gia CA o Viet Nam Trong Thoi Ky Doi Moi

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: [YRC]-Mo Hinh Kinh Te Luong Dung de Tiep Can Va Phan Tich Tac Cua Chinh Sach Tien Te Den Gia CA o Viet Nam Trong Thoi Ky Doi Moi

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG

---------o0o---------

Tên công trình:

MÔ HÌNH KINH TẾ LƢỢNG DÙNG ĐỂ TIẾP CẬN VÀ PHÂN TÍCH

TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ ĐẾN GIÁ CẢ Ở VIỆT

NAM TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI

Nhóm ngành: XH 1a

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Tiến Long

Giới tính: Nam. Dân tộc: Kinh

Lớp: Trung 1 Khóa: 45 Khoa: KT&KDQT

Giáo viên hƣớng dẫn: ThS. Phùng Duy Quang

Page 2: [YRC]-Mo Hinh Kinh Te Luong Dung de Tiep Can Va Phan Tich Tac Cua Chinh Sach Tien Te Den Gia CA o Viet Nam Trong Thoi Ky Doi Moi

http://svnckh.com.vn 2

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

C Tiền mặt

c Tỷ lệ tiền mặt/tiền gửi không kỳ hạn

CO Tiêu dùng

CPI Chỉ số giá tiêu dùng

CSTT Chính sách tiền tệ

D Tiền gửi không kỳ hạn

Fed Cục dự trữ liên bang Hoa Kỳ

GDP Tổng sản phẩm quốc nội

GDPd Chỉ số giảm phát GDP

GNP Tổng sản phẩm quốc dân

i Lãi suất danh nghĩa

IMF Quỹ tiền tệ quốc tế

L Các loại tài sản thanh khoản

m Hệ số nhân tiền M2

M Khối lượng tiền tệ

M1 Tiền mặt và tiền gửi không kỳ hạn

M2 M1 và tiền gửi có kỳ hạn

M3 Tiền theo nghĩa rộng

MB Cơ sở tiền tệ

MS Cung tiền

MS Cung tiền

NHNN Ngân hàng Nhà nước

Page 3: [YRC]-Mo Hinh Kinh Te Luong Dung de Tiep Can Va Phan Tich Tac Cua Chinh Sach Tien Te Den Gia CA o Viet Nam Trong Thoi Ky Doi Moi

http://svnckh.com.vn 3

NHTW Ngân hàng trung ương

NX Xuất khẩu ròng

ODA Viện trợ phát triển chính thức

OLS Phương pháp ước lượng bình phương

nhỏ nhất

OMO Nghiệp vụ thị trường mở

P Mức giá của rổ hàng hóa được chọn

r Lãi suất thực tế

Rb Tổng dự trữ

Re Dự trữ vượt mức

Rr Dự trữ bắt buộc

re Tỷ lệ dự trữ dôi ra

rr

Tỷ lệ dự trữ bắt buộc

T Tiền gửi có kỳ hạn và tiền gửi tiết

kiệm

TD Tiền gửi có kỳ hạn

t Tỷ lệ tiền gửi có kỳ hạn và tiền gửi

tiết kiệm/tiền gửi không kỳ hạn

USD Đồng đôla Mỹ

VND Tiền đồng

WTO Tổ chức thương mại thế giới

DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Page 4: [YRC]-Mo Hinh Kinh Te Luong Dung de Tiep Can Va Phan Tich Tac Cua Chinh Sach Tien Te Den Gia CA o Viet Nam Trong Thoi Ky Doi Moi

http://svnckh.com.vn 4

Bảng 1.1 Đo lường khối lượng tiền tệ................................................................... 9

Bảng 1.2 Tác động của các công cụ CSTT tới MS ............................................. 18

Bảng 2.1 Tóm tắt những nghiên cứu thực nghiệm về mô hình được chỉ định ... 40

Bảng 2.2 Tóm tắt thống kê các biến sử dụng cho mô hình hồi quy ................... 43

Bảng 2.3 Kiểm định tính dừng của các chuỗi số M2, lnM2, CPI và lnCPI ........ 43

DANH MỤC HÌNH VẼ

Hình 1.1 Điều tiết vĩ mô bằng CSTT của NHTW .............................................. 20

Hình 1.2 Tác động của CSTT tới giá cả qua kênh lãi suất ................................. 24

Hình 2.1 Bằng chứng thực tế về tác động của CSTT tới giá cả .......................... 37

Hình 2.2 Thâm hụt ngân sách Nhà nước giai đoạn 1986 – 1995 ........................ 45

Hình 2.3 Tốc độ tăng cung tiền M2 trong giai đoạn 1986 – 1995 ...................... 46

Hình 2.4 Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam giai đoạn giai đoạn 1980 –

2010 và dự báo đến năm 2015 ............................................................................ 48

Hình 2.5 Tốc độ tăng cung tiền giai đoạn 1996 – 2004 ...................................... 49

Hình 2.6 Biến động tỷ giá VND/USD giai đoạn 2005 – 2010 so với giai đoạn

1996 – 2004 ......................................................................................................... 52

Hình 2.7 Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam giai đoạn 2005 – 2010 so với

giai đoạn 1996 – 2004 ......................................................................................... 53

Page 5: [YRC]-Mo Hinh Kinh Te Luong Dung de Tiep Can Va Phan Tich Tac Cua Chinh Sach Tien Te Den Gia CA o Viet Nam Trong Thoi Ky Doi Moi

http://svnckh.com.vn 5

Hình 2.8 Thâm hụt ngân sách ở Việt Nam giai đoạn 2005 – 2010 so với giai

đoạn 1996 – 2004 ................................................................................................ 56

Hình 2.9 Biến động lạm phát ở Việt Nam, các nước Châu Á đang phát triển và

thế giới giai đoạn 1980 – 2010 và dự báo đến năm 2015 ................................... 57

LỜI MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Giá cả mất ổn định là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng bất ổn trên

mọi phương diện của đời sống kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, chính nó buộc các

quốc gia phải tiến hành những cải cải sâu rộng trên mọi lĩnh vực từ chính trị đến

kinh tế. Sự kiện chính thức khởi xướng chính sách Đổi Mới từ Đại hội đại biểu

Đảng Cộng sản Việt Nam lần VI (12/1986) là một bước ngoặt quan trọng trong

tiến trình phát triển của Việt Nam, mà kết quả của nó còn ảnh hưởng đến ngày

hôm nay. Sau hơn 20 năm kể từ khi công cuộc Đổi Mới bắt đầu, nền kinh tế

nước ta đã có những bước tiến đột phá. Cụ thể, Việt Nam không những đã nhanh

chóng kiềm chế được lạm phát phi mã vào thời kỳ đầu những năm Đổi Mới,

khắc phục những ảnh hưởng tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính – tiền tệ

Châu Á năm 1997 – 1998, mà còn luôn duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao thứ

hai trong khu vực Châu Á trong những năm gần đây. Bên cạnh đó, sự kiện Việt

Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) là thành công to lớn của tiến

trình hội nhập nền kinh tế Việt Nam vào nền kinh tế toàn cầu trong thời kỳ Đổi

Mới. Đóng góp vào những thành công đó, không thể không kể đến những cải

cách trong việc điều tiết nền kinh tế bằng chính sách tiền tệ (CSTT). Tuy nhiên,

chưa đầy hai mươi năm sau Đổi Mới, những thành quả đạt được trong việc quản

Page 6: [YRC]-Mo Hinh Kinh Te Luong Dung de Tiep Can Va Phan Tich Tac Cua Chinh Sach Tien Te Den Gia CA o Viet Nam Trong Thoi Ky Doi Moi

http://svnckh.com.vn 6

lý giá cả đã xuất hiện dấu hiệu không ổn định. Kể từ năm 2004, giá cả bắt đầu

tăng vọt theo xu hướng năm sau cao hơn năm trước. Những sự kiện ảnh hưởng

đến diễn biến giá cả ngày càng phức tạp, nhất là sau khi Việt Nam trở thành

thành viên của WTO. Sự mở cửa của thị trường vốn và sự tăng vọt về khối lượng

thương mại trên thị trường hàng hóa làm cho các biến số gây ra biến động giá cả

vô cùng phức tạp. Điều này đã dẫn đến các kiến nghị chính sách ổn định giá cả

không theo một hướng nhất quán mà thậm chí còn làm cho những tranh luận đối

lập về diễn biến giá cả ở Việt Nam trở lên gay gắt hơn bao giờ hết. Trong bối

cảnh trên, việc xem xét một cách tổng quan về nguyên nhân gây ra biến động giá

cả ở khía cạnh lý thuyết và tìm kiếm một bằng chứng thực nghiệm cho Việt

Nam, là cần thiết để đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu lực của CSTT

trong thời gian sắp tới. Vì vậy, tác giả đã quyết định thực hiện đề tài: “MÔ

HÌNH KINH TẾ LƢỢNG DÙNG ĐỂ TIẾP CẬN VÀ PHÂN TÍCH TÁC

ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ ĐẾN GIÁ CẢ Ở VIỆT NAM

TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI”.

2. Tổng quan tình hình nghiên cứu

Phân tích định lượng tác động của CSTT đến giá cả là đề tài được nhiều học

giả quan tâm và nghiên cứu trong thập kỷ vừa qua với các công trình nghiên cứu

của Khatiwada (1994), Michael T. Kiley (1998), Jeffrey Frankel (2006), Mark

Bils, Peter J. Klenow và Benjamin A. Malin (2009). Tìm hiểu những nguyên

nhân cơ bản cho thành tựu của chính sách Đổi Mới, các học giả trong nước có

nhiều công trình nghiên cứu phân tích tích tác động của CSTT đến các biến số

kinh tế vĩ mô của Việt Nam như các công trình nghiên cứu của Tô Kim Ngọc

(2003), Lê Anh Minh (2004), Phan Thị Hồng Hải (2005). Tuy nhiên, hiện nay

vẫn chưa có công trình nghiên cứu nào đề cập một cách cụ thể tác động của

Page 7: [YRC]-Mo Hinh Kinh Te Luong Dung de Tiep Can Va Phan Tich Tac Cua Chinh Sach Tien Te Den Gia CA o Viet Nam Trong Thoi Ky Doi Moi

http://svnckh.com.vn 7

CSTT tới giá cả trong từng giai đoạn cụ thể của thời kỳ Đổi Mới nói riêng và

trong suốt thời kỳ nói chung.

3. Đối tƣợng và mục tiêu nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của công trình là tác động của CSTT tới giá cả ở Việt

Nam trong thời kỳ Đổi Mới. Mục tiêu của công trình là chỉ ra mức độ tác động

của CSTT tới giá cả trong suốt thời kỳ Đổi Mới, cũng như một số nhân tố cụ thể

ngoài CSTT tác động đến giá cả trong từng giai đoạn cụ thể của thời kỳ này;

đồng thời đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu lực của CSTT trong thời

gian sắp tới.

4. Phƣơng pháp nghiên cứu

Công trình được lập luận dựa trên quan điểm duy vật biện chứng của chủ

nghĩa Mác – Lênin với nguyên tắc tôn trọng thực tiễn khách quan. Bên cạnh đó,

tác giả cũng sử dụng phương pháp phân tích định lượng bằng mô hình kinh tế

lượng, phương pháp thống kê, kết hợp với các phương pháp phân tích, so sánh,

và tổng hợp trong suốt quá trình nghiên cứu.

5. Phạm vi nghiên cứu

Công trình nghiên cứu tác động của CSTT tới giá cả của Việt Nam trong

giai đoạn 1986 – 2010.

6. Kết quả nghiên cứu dự kiến

Sau khi quá trình nghiên cứu kết thúc, công trình sẽ chỉ rõ mức độ tác

động của CSTT cũng như một số nhân tố khác tới giá cả trong từng giai đoạn

của thời kỳ 1986 – 2010, tổng kết thực tiễn các tác động đó trong từng bối cảnh

Page 8: [YRC]-Mo Hinh Kinh Te Luong Dung de Tiep Can Va Phan Tich Tac Cua Chinh Sach Tien Te Den Gia CA o Viet Nam Trong Thoi Ky Doi Moi

http://svnckh.com.vn 8

kinh tế - xã hội của đất nước ở mỗi giai đoạn cụ thể và đề xuất các giải pháp

nhằm nâng cao hiệu lực của CSTT nhằm ổn định giá cả trong thời gian sắp tới.

7. Kết cấu của đề tài

Ngoài phần lời mở đầu và kết luận, kết cấu của công trình gồm ba chương

với nội dung từng chương như sau:

Chƣơng I: Lý luận chung về chính sách tiền tệ và tác động của chính

sách tiền tệ tới giá cả

Chƣơng II: Phân tích định lƣợng tác động của chính sách tiền tệ tới

giá cả ở Việt Nam trong thời kỳ Đổi Mới

Chƣơng III: Tổng kết và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu lực của

chính sách tiền tệ

CHƢƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ

VÀ TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ TỚI GIÁ CẢ

1.1 Lý luận chung về chính sách tiền tệ

1.1.1 Tiền tệ và hệ thống tiền tệ

1.1.1.1 Nguồn gốc và khái niệm tiền tệ

Tiền tệ là một phạm trù kinh tế khách quan, gắn liền với sự ra đời và phát

triển của kinh tế hàng hóa. Cùng với sự phát triển của sản xuất và trao đổi hàng

hóa, các hình thái giá trị xuất hiện: từ hình thái giản đơn hay ngẫu nhiên khi mà

một hàng hóa ngẫu nhiên phản ánh giá trị một hàng hóa khác; đến hình thái giá

trị đầy đủ hay mở rộng khi mà nhiều hàng hóa đều có khả năng trở thành vật

ngang giá để thể hiện giá trị của một hàng hóa nào đó; tới hình thái giá trị chung

khi mà một hàng hóa đóng vai trò là một vật ngang giá chung để thể hiện giá trị

Page 9: [YRC]-Mo Hinh Kinh Te Luong Dung de Tiep Can Va Phan Tich Tac Cua Chinh Sach Tien Te Den Gia CA o Viet Nam Trong Thoi Ky Doi Moi

http://svnckh.com.vn 9

của tất cả các hàng hóa khác. Trong hình thái giá trị chung, tất cả các hàng hóa

đều biểu hiện giá trị của mình ở giá trị của một hàng hóa đặc biệt, đóng vai trò

vật ngang giá chung. Lúc đầu, vật ngang giá chung chưa cố định ở một hàng hóa

nhất định, nhưng lực lượng sản xuất phát triển và phân công lao động xã hội

ngày càng sâu sắc tất yếu đòi hỏi việc thống nhất một vật ngang giá chung. Khi

vai trò vật ngang giá chung được cố định ở một hàng hóa duy nhất, thì hình thái

tiền tệ của giá trị ra đời. Vật ngang giá chung duy nhất đó đóng vai trò tiền tệ1.

Như vậy, tiền tệ xuất hiện là kết quả phát triển lâu dài của trao đổi hàng

hóa và của các hình thái giá trị. Tiền tệ là hàng hóa đặc biệt dùng làm vật ngang

giá chung cho tất cả các hàng hóa; nó là sự thể hiện chung nhất của giá trị, biểu

hiện tính chất xã hội của lao động và của sản phẩm lao động. Ngày nay, các nhà

kinh tế học quan niệm rằng: Tiền tệ là bất cứ thứ gì được chấp nhận chung để

đổi lấy hàng hoá, dịch vụ hoặc để thanh toán các khoản nợ2.

1.1.1.2 Hệ thống tiền tệ

Tiền là những hình thức của những giấy nợ IOU (I owe you) mà người

cầm nó là những người cho vay vì đã cung cấp cho nền kinh tế, cho Nhà nước

một dịch vụ, sản phẩm. Người phát hành ra tiền là những người vay nợ - người

đã tiếp nhận dịch vụ hoặc sản phẩm đó. Điều cơ bản là, xã hội và nền kinh tế vận

hành cùng với việc trao đổi, chuyển dịch sở hữu hàng hóa, chất xám lao động

thông qua phương tiện trung gian là các loại hình giấy nợ này. Sự đa dạng của

1 Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Giáo trình kinh tế chính trị Mác – Lênin, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà

Nội, tr. 64 – 67. 2 Frederic S. Mishkin (2004), The Economics of Money, Banking and Financial Markets, 7e, Pearson Addison –

Wesley, tr. 44.

Page 10: [YRC]-Mo Hinh Kinh Te Luong Dung de Tiep Can Va Phan Tich Tac Cua Chinh Sach Tien Te Den Gia CA o Viet Nam Trong Thoi Ky Doi Moi

http://svnckh.com.vn 10

các hình thức giấy nợ theo tiến trình phát triển của nền kinh tế, hình thành lên hệ

thống tiền tệ. Ở các nước phát triển, hệ thống tiền tệ bao gồm3:

1.1.1.2.1 Tiền mặt (Currency – C)

Tiền giấy, tiền của ngân hàng trung ương (NHTW), tiền của Nhà nước,

tiền pháp định là những tên gọi khác nhau của C. C là một khoản nợ do Nhà

nước phát ra qua NHTW khi có hàng hóa, dịch vụ hay tài sản mới phát sinh.

Tổng C trong lưu thông được gọi là cơ sở tiền tệ (monetary base - MB) hay tiền

mạnh (high powered money) gồm hai phần: tổng C do nhân dân nắm giữ và tổng

C trong kho của hệ thống ngân hàng thương mại (NHTM) dưới hình thức dự trữ.

NHTW trực tiếp quản lý MB, và MB là cơ sở để NHTW điều tiết cung tiền (MS).

1.1.1.2.2 Tiền gửi không kỳ hạn (Demand Deposits - D) tại các NHTM

Tổng D là tổng số khả năng có thể viết séc để chi tiêu hoặc chuyển

nhượng số tiền gửi tại các tài khoản không kỳ hạn tại các NHTM. Do vậy, D còn

được gọi là tiền trong tài khoản séc (checking accounts). D chỉ tương đương với

C về số lượng khi nó được rút ra.

1.1.1.2.3 Tiền gửi có kỳ hạn (Time Deposits - TD)

TD là tiền gửi có thời hạn xác định trong các NHTM. Điểm khác nhau cơ

bản của loại tiền gửi này với D là TD được trả lãi suất cao, và thông thường TD

chỉ được rút ra khi tới thời gian đã xác định trước của nó. Nếu người gửi muốn

rút đột xuất, thì họ phải báo trước cho ngân hàng trong một số ngày nhất định

nào đó, và đôi khi phải chịu phạt. Hiện nay, các loại TD phổ biến gồm có:

3 Lê Vinh Danh (2005), Chính sách tiền tệ và điều tiết vĩ mô của Ngân hàng trung ương, Nhà xuất bản Tài chính,

Hà Nội, tr. 25-30.

Page 11: [YRC]-Mo Hinh Kinh Te Luong Dung de Tiep Can Va Phan Tich Tac Cua Chinh Sach Tien Te Den Gia CA o Viet Nam Trong Thoi Ky Doi Moi

http://svnckh.com.vn 11

Thứ nhất, tiền gửi tiết kiệm được thông báo (Statement savings deposits):

Là TD và hàng tháng người gửi nhận được một báo cáo chi tiết về những số tiền

đã được rút ra hoặc gửi thêm vào, lãi suất phát sinh, và tổng tồn khoản cuối kỳ.

Người gửi có thể rút hoặc gửi thêm tiền bằng đường bưu điện.

Thứ hai, tiền gửi tiết kiệm có sổ (Passbook Savings Deposits): Là TD và

người gửi phải mang sổ đến ngân hàng để ngân hàng vào sổ mỗi khi có những

khoản phát sinh gửi tiền vào hay rút tiền ra.

Thứ ba, giấy chứng nhận tiền gửi (Certificates of Deposits – CDs)

Thứ tư, trái phiếu tiết kiệm (Savings Bond): Là loại hình gửi tiết kiệm

bằng cách mua trái phiếu kho bạc (công trái) hoặc trái phiếu công ty.

1.1.1.2.4 Đơn vị nhỏ của TD (Small – denomination time deposits)

Bộ phận tiền tệ này bao gồm những chứng thư TD như chứng thư tiết

kiệm, chứng thư TD (savings certificates, small certificates of deposits) với số

lượng tiền gửi nhỏ. Các loại chứng thư này thường là những giấy chứng nhận có

hai mặt, trên đó ghi rõ nơi phát hành, ngày phát hành, số tiền gửi, lãi suất, ngày

hoàn vốn và lãi, và ngày đáo hạn. Loại tiền gửi này không được rút ra trước khi

đáo hạn. Nếu có được phép rút, thì người gửi thường phải chịu tiền phạt rất nặng.

1.1.1.2.5 Trái phiếu ngắn hạn được mua lại của NHTM (Overnight repurchase

agreements)

Theo quy ước quốc tế, loại tiền này được viết tắt là REPO hoặc RPs.

Thông thường, các NHTM bán trái phiếu Nhà nước hoặc trái phiếu của ngân

hàng (tín phiếu) cho nhân dân để thu C trong hoàn cảnh cấp bách với thỏa thuận

sẽ mua lại nó với giá cao hơn trong khoảng thời gian rất ngắn sau đó. Loại tiền

này giúp các NHTM, các tập đoàn sản xuất giải quyết nhu cầu cấp bách về C.

Page 12: [YRC]-Mo Hinh Kinh Te Luong Dung de Tiep Can Va Phan Tich Tac Cua Chinh Sach Tien Te Den Gia CA o Viet Nam Trong Thoi Ky Doi Moi

http://svnckh.com.vn 12

1.1.1.2.6 Đôla Euro (Euro Dollar)

Đôla Euro rất phổ biến ở Nhật Bản, Hoa Kỳ và Châu Âu. Đây là một

chứng thư có thể được chuyển đổi dễ dàng thành đôla Mỹ (USD) khi cần thiết và

thường do các NHTM phát hành. Đôla Euro là một loại hình trái phiếu có hai

mặt được ghi rõ ngân hàng đã phát hành ra nó, nơi phát hành, ngày phát hành, số

USD tương đương với giá trị của nó, lãi suất, và ngày đáo hạn. Loại trái phiếu

này được mua bằng USD, khi đáo hạn, nó cũng được trả bằng USD. Người sở

hữu Đôla Euro cũng có thể dùng nó để mua, bán hoặc thanh toán như USD.

1.1.1.2.7 Tiền gửi trong các quỹ tín dụng của thị trường tiền tệ (Monetary

market fund deposits)

Loại tiền này được gửi tại các quỹ tiết kiệm, các quỹ tín dụng trên thị

trường tiền tệ có lãi suất khá cao, ngắn hạn và số lượng nhỏ. Người gửi được

phép viết séc để thanh toán, và trao thẳng chứng thư cho đối tác khi thanh toán.

Đối tác có thể dùng chứng thư này để bán tiếp hoặc đem đến quỹ để đổi lấy C.

1.1.1.2.8 Tài khoản gửi ở thị trường tiền tệ (Money market deposits accounts)

So với tiền gửi trong các quỹ tín dụng của thị trường tiền tệ, loại tiền này

có mức lãi suất tương đương, nhưng có thời hạn gửi dài hơn. Người gửi cũng có

quyền viết séc khi cần, với số tiền trên tấm séc được giới hạn. Chứng thư của

loại tiền này có thể được dùng để mua, bán, và thanh toán trên thị trường tiền tệ.

1.1.1.2.9 Tiền tệ theo nghĩa rộng (broader definition of money: M3)

Thành phần tiền tệ theo nghĩa rộng (M3) bao gồm các loại tiền thuộc M2 ở

trên với một số loại khác như:

Những đơn vị lớn của TD (large – denomination time deposits) ở Hoa Kỳ.

Những chứng thư thuộc nhóm này có giá trị ít nhất phải tương đương với 10.000

Page 13: [YRC]-Mo Hinh Kinh Te Luong Dung de Tiep Can Va Phan Tich Tac Cua Chinh Sach Tien Te Den Gia CA o Viet Nam Trong Thoi Ky Doi Moi

http://svnckh.com.vn 13

USD trở lên. Điểm khác nhau cơ bản giữa loại tiền này với loại chứng thư đơn vị

nhỏ của TD là chứng thư đơn vị nhỏ không được phép chuyển thành C khi chưa

đáo hạn, trong khi loại tiền này có thể chuyển được dễ dàng mà không phải chịu

phạt. Các xí nghiệp, tập đoàn sản xuất ở các nước công nghiệp lớn, đều sở hữu

rất nhiều loại tiền này, bởi vì họ có thể dùng nó để thanh toán tiền trong sản xuất,

mua bán trên thị trường tiền tệ, hoặc cất giữ nó để hưởng lãi suất. Trên thị trường

tiền tệ, loại tiền này có tên là JUMPO CDs (Jumpo certificates of deposits).

Các loại trái phiếu (hay tín phiếu) được mua lại của NHTM, ngân hàng tiết

kiệm, quỹ tiết kiệm. Loại tiền này có tên gọi là Terms RPs (Terms of repurchase

agreement at commercial banks, savings banks, saving and loan associations)

Điểm khác nhau cơ bản của nó với RPs là thời hạn dài hơn, giá trị tiền gửi trên

bề mặt của nó khá lớn, lãi suất cao.

Đôla Euro lớn.

1.1.1.2.10 Các loại tài sản thanh khoản (Liquidity assets – L)

Chứng thư tài sản thanh khoản cũng là phiếu nợ (trái phiếu) như các loại

tiền trên. Chứng thư của các loại tài sản thanh khoản này là một loại hình của

loại tiền trên, vì nó có lãi suất, có thể dùng để thanh toán, mua, bán, trao đổi, dự

trữ để lấy lãi, và có thể chuyển thành C khi cần. L bao gồm M3 và một số tài sản

khác như: trái phiếu kho bạc, trái phiếu đô thị, và thương phiếu.

Tất cả loại tiền trên hợp thành hệ thống tiền tệ trong nền kinh tế (Bảng

1.1). Khối lượng tiền tệ phát triển đến M1, M2, M3 hay L là tùy thuộc vào sự

phát triển của nền kinh tế quốc gia. Đặc điểm nổi bật nhất của các loại tiền là

càng đi dần về phía cuối bảng, tiền vừa làm phương tiện trao đổi, thanh toán như

C, vừa là tài sản sinh lãi mà việc giữ nó có ý nghĩa như một hoạt động đầu tư.

Bảng 1.1 Đo lường khối lượng tiền tệ

M0 = C

M1 = M0

Page 14: [YRC]-Mo Hinh Kinh Te Luong Dung de Tiep Can Va Phan Tich Tac Cua Chinh Sach Tien Te Den Gia CA o Viet Nam Trong Thoi Ky Doi Moi

http://svnckh.com.vn 14

Page 15: [YRC]-Mo Hinh Kinh Te Luong Dung de Tiep Can Va Phan Tich Tac Cua Chinh Sach Tien Te Den Gia CA o Viet Nam Trong Thoi Ky Doi Moi

http://svnckh.com.vn 15

1.1.2 Lý luận chung về chính sách tiền tệ

1.1.2.1 Khái niệm

Theo ngân hàng trung ương (NHTW) Canada: “CSTT là việc thực thi các

biện pháp ảnh hưởng tới MS nhằm tác động tới lãi suất, điều kiện tín dụng và tỷ

giá hối đoái của Canada. Mục tiêu cuối cùng của CSTT là tác động tới tổng sản

phẩm quốc nội (GDP), việc làm, lạm phát và tăng trưởng trong nền kinh tế”. Còn

theo Cục dự trữ liên bang Hoa Kỳ (Fed), “CSTT là những quyết định của NHTW

nhằm tác động đến tính thanh khoản, chi phí của tiền tệ và tín dụng nhằm thúc

đẩy việc thực hiện các mục tiêu kinh tế quốc gia”4. Theo Luật Ngân hàng Nhà

nước (NHNN) Việt Nam năm 2010, “CSTT quốc gia là các quyết định về tiền tệ

ở tầm quốc gia của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, bao gồm quyết định mục

tiêu ổn định giá trị đồng tiền biểu hiện bằng chỉ tiêu lạm phát, quyết định sử

dụng các công cụ và biện pháp để thực hiện mục tiêu đề ra5”.

Như vậy từ các khái niệm trên có thể kết luận, CSTT là chính sách quản lý

vĩ mô của Nhà nước về tiền tệ, tín dụng thông qua các công cụ của NHTW, để

chi phối, điều tiết quá trình cung ứng và lưu thông tiền tệ nhằm đạt các mục tiêu

ổn định các chỉ số kinh tế vĩ mô. Có hai loại CSTT là CSTT mở rộng

(expansionary monetary policy) và CSTT thắt chặt (tightened monetary policy).

Thực thi CSTT mở rộng nghĩa là NHTW tăng thêm lượng tiền cung ứng vào nền

kinh tế. Ngược lại, CSTT thắt chặt được thực hiện khi NHTW thu hẹp lượng tiền

4 Jim Saxton, Why currency crises happpen?, Joint Economic Committee of United States Congress. Truy cập

ngày 20 tháng 05 năm 2010, từ htttp://www.house.gov/jec. 5 Khoản 1, Điều 3, Luật NHNN Việt Nam 2010.

Page 16: [YRC]-Mo Hinh Kinh Te Luong Dung de Tiep Can Va Phan Tich Tac Cua Chinh Sach Tien Te Den Gia CA o Viet Nam Trong Thoi Ky Doi Moi

http://svnckh.com.vn 16

cung ứng. Vì cung tiền (MS) là đại diện cho những thay đổi của CSTT, nên trong

công trình này, MS là biến số đại diện cho CSTT trong các phân tích định lượng.

1.1.2.2 Các tác nhân tham gia thực thi CSTT

1.1.2.2.1 Ngân hàng trung ương

NHTW là một định chế được thiết lập để giám sát hệ thống ngân hàng và

điều tiết lượng tiền tệ cung ứng. NHTW là ngân hàng của các ngân hàng, là ngân

hàng duy nhất được phát hành tiền và là ngân hàng của Chính phủ thực hiện

chức năng quản lý Nhà nước về hoạt động lưu thông tiền tệ, tín dụng, ngân

hàng6.

NHTW là ngân hàng độc quyền phát hành tiền của Chính phủ, và đồng tiền đó

có hiệu lực pháp định sử dụng trong toàn quốc như phương tiện trao đổi. Việc

NHTW trực tiếp quản lý cung ứng C có tác động rất mạnh đến MS.

1.1.2.2.2 NHTM và các trung gian tài chính phi ngân hàng

NHTM là tổ chức kinh doanh tiền tệ theo hướng thu hút các nguồn vốn

nhàn rỗi từ các cá nhân và tổ chức trong nền kinh tế, giữ lại một phần làm dự trữ

và cho vay số còn lại. NHTM là tổ chức trung gian tài chính chủ yếu tham gia

vào quá trình thực thi CSTT, vì vậy trong công trình nghiên cứu này, tác giả tập

trung vào phân tích vai trò của NHTM. Vai trò tham gia vào việc thực thi CSTT

của các trung gian tài chính phi ngân hàng có hoạt động nhận tiền gửi và cho vay

khác sẽ hoàn toàn tương tự như các NHTM. NHTM là định chế tài chính có khả

năng tạo ra tiền gửi (deposit creation). Điều này thể hiện trên tài khoản tiền gửi

thanh toán của khách hàng tại NHTM. Từ khoản dự trữ ban đầu, thông qua hành

vi cho vay bằng chuyển khoản, hệ thống NHTM có khả năng tạo ra số tiền gửi

6 N. Gregory Mankiw (2009), Brief Principles of Macroeconomics, 5e, South – Western Cengage Learning, Inc,

Mason, Ohio, USA, tr. 232.

Page 17: [YRC]-Mo Hinh Kinh Te Luong Dung de Tiep Can Va Phan Tich Tac Cua Chinh Sach Tien Te Den Gia CA o Viet Nam Trong Thoi Ky Doi Moi

http://svnckh.com.vn 17

gấp nhiều lần số dự trữ ban đầu. Xem xét quát trình tạo tiền của hệ thống NHTM

với hai giả thiết sau7: Thứ nhất, các NHTM cho vay bằng chuyển khoản, không

cho vay bằng C và khách hàng không có nhu cầu rút C, tiền sử dụng trong giao

dịch chỉ là tiền gửi. Thứ hai, hệ thống NHTM cho vay hết, chỉ giữ lại dự trữ theo

quy định của NHTW, không có dự trữ vượt mức.

Với hai giả thiết nêu trên, giả sử một khách hàng đem 100.000VND gửi

vào tài khoản tiền gửi thanh toán của ngân hàng A, và ngân hàng này quyết định

cho vay nhằm thu lợi nhuận. Tuy nhiên, để đảm bảo một phần khả năng thanh

toán cũng như do phải chịu sự quản lý của NHTW, ngân hàng A không thể cho

vay hết số tiền nhận được mà cần phải để lại một lượng dự trữ bắt buộc theo tỷ lệ

mà NHTW quy định. Giả sử tỷ lệ này là 10%, thì ngân hàng A có thể cho vay tối

đa 90% số tiền gửi. Giả sử, số tiền cho vay ra (90.000VND) sẽ được người đi

vay sử dụng để thanh toán tiền mua hàng cho bạn hàng của họ có tài khoản tại

ngân hàng B. Khi đó, hình thành một khoản tiền gửi mới ở ngân hàng B. Ngân

hàng B cũng phải dự trữ theo quy định 10% (9.000VND), phần còn lại

(81.000VND) được sử dụng để cho vay và số tiền đó lại hình thành nên khoản

tiền gửi mới ở ngân hàng D. Lập luận tương tự, nếu tất cả các NHTM đều đem

cho vay tất cả các khoản tiền gửi nhận được, sau khi đã dự trữ theo đúng quy

định, thì các khoản tiền gửi sẽ tiếp tục được tạo ra. Quá trình tạo tiền gửi sẽ diễn

ra cho đến khi tổng số tiền dự trữ bắt buộc của hệ thống NHTM đúng bằng số

tiền gửi đầu tiên (100.000VND). Khi đó, tổng số tiền gửi được tạo ra sẽ là:

7 Frederic S. Mishkin (2004), The Economics of Money, Banking and Financial Markets, 7e, Pearson Addison –

Wesley, tr. 365-370.

Page 18: [YRC]-Mo Hinh Kinh Te Luong Dung de Tiep Can Va Phan Tich Tac Cua Chinh Sach Tien Te Den Gia CA o Viet Nam Trong Thoi Ky Doi Moi

http://svnckh.com.vn 18

100.000 (=ΔR×1) + 90.000[=ΔR×(1- rd)] + 81.000[=ΔR×(1- rd)2] +…

(1.1) (ΔR: số dự trữ tăng thêm ban đầu; rd: tỷ lệ dự trữ bắt buộc do NHTW quy

định)

(1.1) ↔ ΔD = ΔR×[1 + (1- rr) + (1- rr)2 + (1- rr)

3 +…]

↔ ΔD = ΔR× hay ΔD = ΔR× ( : hệ số mở rộng tiền gửi)

Kết quả là, tổng số tiền gửi được tạo ra là 1.000.000VND, gấp 10 lần số

tiền gửi ban đầu. Vì thế, hoạt động “tạo tiền” của NHTM ảnh hưởng rất lớn đến

lượng cung tiền trong nền kinh tế.

1.1.2.2.3 Người gửi tiền và người vay tiền

Người gửi tiền là các cá nhân và tổ chức gửi tiền và nắm giữ tiền gửi ở các

định chế tài chính được phép nhận tiền gửi. Người gửi tiền quyết định tỷ lệ tiền

mặt và tiền gửi. Còn người vay tiền là các cá nhân và tổ chức vay tiền từ các

định chế tài chính được phép nhận tiền gửi, hoặc phát hành trái phiếu mà các

định chế được phép nhận tiền gửi mua. Do đó, cả người gửi tiền và người vay

tiền đều có vai trò quan trọng trong quá trình “tạo tiền” của hệ thống NHTM.

1.1.2.3 Vai trò của các tác nhân thực thi CSTT tới quá trình cung tiền

MS là đại diện cho những thay đổi về CSTT, nên về phương diện tổng

quát, MS là kết quả của MB, tỷ lệ dự trữ, và tỷ lệ TD. Tác động của ba nhân tố

trên tới MS được xem xét trên cơ sở xây dựng hệ số nhân tiền M2. MB tương

đương với C trong lưu thông và tổng dự trữ Rb (bao gồm dự trữ bắt buộc Rr và

dự trữ vượt mức Re).

MB = Rb + C = Rr + Re + C (1.2)

Page 19: [YRC]-Mo Hinh Kinh Te Luong Dung de Tiep Can Va Phan Tich Tac Cua Chinh Sach Tien Te Den Gia CA o Viet Nam Trong Thoi Ky Doi Moi

http://svnckh.com.vn 19

Giả sử, mức nắm giữ C của nhân dân và mức nắm giữ dự trữ dôi ra của

các ngân hàng Re tỷ lệ thuận với mức D tại các ngân hàng. Nói cách khác, giả

định tỷ lệ giữa các đại lượng này và D là một hằng số tại trạng thái cân bằng.

Nếu ký hiệu c là tỷ lệ C trong nhân dân, re là tỷ lệ dự trữ dôi ra của các ngân

hàng, và rr là tỷ lệ dự trữ bắt buộc, công thức (1.2) có thể được viết lại dưới dạng

như sau:

MB = rr × D + re × D + c × D

↔ MB = (rr + re + c) × D

hay D = × MB8 (1.3)

Mặt khác, khối lượng tiền M2 được định nghĩa là:

M2 = C + D + T (T : TD và tiền gửi tiết kiệm) (1.4)

Tiếp tục giả định rằng T tỷ lệ thuận với D. Khi đó, T có thể được đưa vào

như là một hàm tăng của tổng các khoản D có dạng:

T = t × D (t:tỷ lệ T/D do người gửi tiền quyết định và không đổi)

Khi đó, công thức (1.4) được viết lại như sau:

M2 = c × D + t × D + D ↔ M2 = (1 + c + t) × D (1.5)

Thay (1.4) vào (1.5) ta có:

M2 = × MB

8 Frederic S. Mishkin (2004), The Economics of Money, Banking and Financial Markets, 7e, Pearson Addison –

Wesley, tr. 375-380.

Page 20: [YRC]-Mo Hinh Kinh Te Luong Dung de Tiep Can Va Phan Tich Tac Cua Chinh Sach Tien Te Den Gia CA o Viet Nam Trong Thoi Ky Doi Moi

http://svnckh.com.vn 20

m = (1.6) là hệ số nhân tiền M2

Những đóng góp của các thành phần: tỷ lệ C, tỷ lệ T/D, rr và re trong m

được xem xét trong các đạo hàm riêng của m theo các thành phần của nó:

;

;

nhận giá trị âm vì trên thực tế , do đó, sự gia tăng trong c có

nghĩa là người gửi tiền đã chuyển một phần D thành C, từ đó hạ thấp cơ sở dự

trữ của các NHTM để mở rộng tín dụng và tạo tiền gửi. nhận giá trị dương,

sự gia tăng của t có nghĩa là D được chuyển thành T nhiều hơn. Do đó, các

NHTM sẽ mở rộng tín dụng, tăng cường cho vay, từ đó làm tăng MS. và

nhận giá trị âm, vì việc gia tăng tỷ lệ dự trữ sẽ làm giảm quy mô mở rộng tiền

gửi nhiều lần, từ đó làm giảm MS.

1.1.2.4 Các công cụ của CSTT

Công cụ CSTT là những phương tiện, cách thức mà các cơ quan thực hiện

CSTT sử dụng nhằm tác động đến MS để đạt được các mục tiêu của CSTT nói

riêng và mục tiêu phát triển kinh tế nói chung. Hiện nay, những công cụ CSTT

thường được NHTW sử dụng bao gồm hai nhóm. Thứ nhất, công cụ điều chỉnh

trực tiếp. Nhóm công cụ này bắt nguồn từ quyền lực quản lý của Nhà nước, can

thiệp trực tiếp vào hoạt động kinh doanh tiền tệ của các tổ chức tín dụng, từ đó,

Page 21: [YRC]-Mo Hinh Kinh Te Luong Dung de Tiep Can Va Phan Tich Tac Cua Chinh Sach Tien Te Den Gia CA o Viet Nam Trong Thoi Ky Doi Moi

http://svnckh.com.vn 21

tác động trực tiếp MS. Các công cụ điều chỉnh trực tiếp thường được sử dụng bao

gồm: hạn mức tín dụng, khung lãi suất, biên độ dao động của tỷ giá mua bán

ngoại tệ, chính sách quản lý ngoại hối. Thứ hai, công cụ điều chỉnh gián tiếp.

Nhóm công cụ này không mang tính chất bắt buộc mà có tính chất định hướng

hoạt động của các tổ chức tín dụng trên thị trường tiền tệ, từ đó, tác động vào

MS. Các công cụ điều chỉnh gián tiếp thường được các NHTW sử dụng là nghiệp

vụ thị trường mở (OMO), chính sách tái chiết khấu, và dự trữ bắt buộc.

Ngày nay, NHTW của các quốc gia trên thế giới thường sử dụng các công

cụ điều chỉnh gián tiếp để thực thi CSTT vì các biện pháp này ít cứng nhắc hơn

các công cụ điều chỉnh trực tiếp. Do đó, các NHTW có thể điều tiết thị trường

tiền tệ một cách hợp lý, trách cho thị trường các cú sốc bất ngờ. Dưới đây là

phân tích chi tiết về các công cụ điều chỉnh gián tiếp của CSTT. Ảnh hưởng của

các công cụ này đến MS được phản ánh trong Bảng 1.2.

1.1.2.4.1 Nghiệp vụ thị trường mở (Open market operations – OMO)

Theo Fed, “OMO là việc mua bán các loại chứng khoán trên thị trường tài

chính được thực hiện bởi Fed, và “một OMO xảy ra khi NHTW thay đổi MB

bằng việc mua bán các loại chứng khoán tài chính trên thị trường mở9. Theo

NHNN Việt Nam, “OMO là nghiệp vụ mua, bán giấy tờ có giá giữa một bên là

NHNN với bên kia là các tổ chức tín dụng, trong đó NHNN đóng vai trò là

người điều hành hoạt động thị trường. OMO là một trong các công cụ được

NHNN sử dụng để thực thi CSTT quốc gia10

. Từ các định nghĩa trên, ta có thể

9 Frederic S. Mishkin (2004), The Economics of Money, Banking and Financial Markets, 7e, Pearson Addison –

Wesley, tr. 359. 10

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2010), OMO. Truy cập ngày 25 tháng 05 năm 2010, từ

http://www.sbv.gov.vn/wps/portal/!ut/p/c5/hY3LCsIwAAS_SLKN6esYmzYPi7VGtPYiOYgEbOtB_H5b8KCCu

nschiEtGd-7uz-7mx96dyENaaNjJrlicQlUSqTQiVmW22A931k28sMLl6bOoKWxCVsEAMI_9n7q_fYnji_j-

PDfC0Y-

Page 22: [YRC]-Mo Hinh Kinh Te Luong Dung de Tiep Can Va Phan Tich Tac Cua Chinh Sach Tien Te Den Gia CA o Viet Nam Trong Thoi Ky Doi Moi

http://svnckh.com.vn 22

kết luận: “OMO là hoạt động mua bán chứng khoán của NHTW trên thị trường

tiền tệ để thay đổi MB, từ đó tác động tới lượng tiền cung ứng và lãi suất trên thị

trường”. Các chứng khoán được NHTW sử dụng thường là các giấy tờ có giá có

tính thanh khoản cao, và độ rủi ro thấp như các tín phiếu kho bạc. Hiện nay, có

hai loại OMO: OMO năng động (dynamic open market operations) và OMO thụ

động (defensive open market operations). OMO năng động được thực hiện nhằm

thay đổi MB và việc mục tiêu thực hiện OMO thụ động là nhằm phản ứng với

những thay đổi (thường là không có lợi) của cơ cấu tiền tệ trong lưu thông11

.

NHTW thực hiện OMO sẽ tác động đến MB, từ đó tác động đến MS, theo

cơ chế sau. Trong bảng tổng kết tài sản của NHTW, tài sản có chủ yếu là các

giấy tờ có giá của Chính phủ, tài sản nợ chủ yếu là tiền giấy và tiền gửi dự trữ

của các NHTM. Vì vậy, khi NHTW bán (hoặc mua) các chứng khoán, nó sẽ làm

giảm (hoặc tăng) dự trữ của các NHTM, từ đó ảnh hưởng đến khả năng tạo tiền

gửi thông qua cung ứng tín dụng của hệ thống NHTM. Cụ thể, khi NHTW phát

hành (bán) các chứng khoán, nó sẽ “rút tiền” về theo cơ chế sau: tài khoản vãng

lai của người mua các chứng khoán được các NHTM ghi “Nợ” và NHTW sẽ ghi

giảm tài khoản tiền gửi dự trữ của các NHTM đó12

. Vì tài khoản tiền gửi dự trữ

của các NHTM tại NHTW giảm xuống, nên MB giảm làm giảm MS một lượng

bằng giá trị của số chứng khoán bán ra nhân với m. Kết quả sẽ ngược lại khi

NHTW mua các chứng khoán.

1.1.2.4.2 Chính sách tái chiết khấu (Discount Policy)

OQRL4yJkkAWNoatNXlsuKM0jslJDyLXroHXM_4A9RYcIQ!!/dl3/d3/L2dJQSEvUUt3QS9ZQnZ3LzZfMEQ0

OTdGNTQwR0YyNzBJT1JFUVNBRDJTMTY!/ 11

Frederic S. Mishkin (2004), The Economics of Money, Banking and Financial Markets, 7e, Pearson Addison –

Wesley, tr. 398. 12

Frederic S. Mishkin (2004), The Economics of Money, Banking and Financial Markets, 7e, Pearson Addison –

Wesley, tr. 358-364.

Page 23: [YRC]-Mo Hinh Kinh Te Luong Dung de Tiep Can Va Phan Tich Tac Cua Chinh Sach Tien Te Den Gia CA o Viet Nam Trong Thoi Ky Doi Moi

http://svnckh.com.vn 23

Chính sách tái chiết khấu là công cụ của NHTW trong việc thực thi CSTT

bằng cách cho các NHTM vay để đáp ứng nhu cầu C ngắn hạn hoặc bất thường.

Lãi suất mà NHTW sử dụng cho các khoản vay này là lãi suất tái chiết khấu. Khi

thực hiện nghiệp vụ, các NHTM có lúc thiếu hụt tạm thời C để giải quyết các

yêu cầu về thanh toán hoặc bù đắp lượng Rr. Khi đó, NHTM phải tìm đến

NHTW để vay tiền, thường dưới dạng chiết khấu lại các chứng khoán có giá (tái

chiết khấu). Chính sách tái chiết khấu làm ảnh hưởng đến lượng MS bằng những

khoản cho vay chiết khấu – cửa sổ chiết khấu (discount window)13

. Cơ chế tác

động của số chiết khấu tới MS thông qua việc điều chỉnh lãi suất tái chiết khấu.

Cụ thể, lãi suất cho vay tái chiết khấu được xem là giá cả của khoản vay chiết

khấu từ NHTW. Do đó, NHTW tăng (hoặc giảm) lãi suất tái chiết khấu làm giá

cả các khoản vay tăng lên (hoặc giảm xuống), nhằm hạn chế (hoặc giúp đỡ) các

NHTM vay để thực hiện hoạt động tín dụng. Các NHTM sẽ tăng (hoặc giảm) lãi

suất tương ứng, từ đó thu hẹp (hoặc mở rộng) tín dụng, dẫn đến giảm (hoặc tăng)

lượng tiền cung ứng.

1.1.2.4.3 Dự trữ bắt buộc (Reserve Requirements – Rr)

Rr là một số tiền mà các NHTM bắt buộc phải có, được tính theo phần

trăm tổng số dư tiền gửi tại một thời điểm nhất định14

. Rr ở các nước khác nhau,

tại mỗi thời điểm khác nhau, có thể khác nhau. Quỹ Rr được các NHTM lập tại

NHTW, không được hưởng lãi suất và được quy định cụ thể trong từng thời kỳ.

Việc thực hiện Rr là một chính sách nhằm đảm bảo khả năng thanh toán cho các

NHTM, và cũng là một chính sách có thể sử dụng để làm thay đổi cơ cấu C trong

13

Frederic S. Mishkin (2004), The Economics of Money, Banking and Financial Markets, 7e, Pearson Addison –

Wesley, tr. 400-401. 14

Fed (2010), Reserve Requirements. Truy cập ngày 26 tháng 06 từ

http://www.federalreserve.gov/monetarypolicy/reservereq.htm

Page 24: [YRC]-Mo Hinh Kinh Te Luong Dung de Tiep Can Va Phan Tich Tac Cua Chinh Sach Tien Te Den Gia CA o Viet Nam Trong Thoi Ky Doi Moi

http://svnckh.com.vn 24

lưu thông. Rr tác động đến MS theo cơ chế: rr tăng làm m giảm xuống, từ đó làm

MS giảm; và ngược lại.

1.1.2.5 Mục tiêu và phương thức điều tiết vĩ mô bằng CSTT

1.1.2.5.1 Mục tiêu của CSTT

a. Mục tiêu cuối cùng (Goals)

NHTW của các quốc gia trên thế giới đều thống nhất rằng, mục tiêu cuối

cùng của CSTT bao gồm: (1) Tăng việc làm, (2) Tăng trưởng kinh tế, (3) Ổn

định P, (4) Ổn định lãi suất, (5) Ổn định thị trường tài chính, (6) Ổn định thị

trường ngoại hối15

. Các mục tiêu trên không phải lúc nào cũng nhất trí và hỗ trợ

15

Frederic S. Mishkin (2004), The Economics of Money, Banking and Financial Markets, 7e, Pearson Addison –

Wesley, tr. 411.

Bảng 1.2. Tác động của các công cụ CSTT tới MS

Công cụ CSTT Thực hiện MS Lý do

Nghiệp vụ thị Bán chứng khoán (↑) ↓ MB↓

trường mở

Chính sách tái Lãi suất tái chiết khấu ↑ ↓ MB↓

chiết khấu

Dự trữ bắt Tỷ lệ dự trữ bắt buộc↑ ↓ m↓

buộc

Chú ý: Chỉ có tác động ‘tăng’(↑) được chỉ ra, tác động giảm sẽ làm MS phản ứng theo chiều ngược

lại.

Nguồn: Frederic S. Mishkin (2004), The Economics of Money, Banking and Financial Markets, 7e, Pearson Addison –

Wesley, tr. 383.

Page 25: [YRC]-Mo Hinh Kinh Te Luong Dung de Tiep Can Va Phan Tich Tac Cua Chinh Sach Tien Te Den Gia CA o Viet Nam Trong Thoi Ky Doi Moi

http://svnckh.com.vn 25

lẫn nhau khi một CSTT được thực hiện. Trong một số trường hợp, một số mục

tiêu mâu thuẫn nhau khiến cho việc theo đuổi mục tiêu này đòi hỏi phải hi sinh

mục tiêu kia. Mâu thuẫn giữa mục tiêu ổn định giá cả và mục tiêu giảm tỷ lệ thất

nghiệp trong ngắn hạn là một ví dụ điển hình. Tuy nhiên, NHTW của hầu hết các

quốc gia trên thế giới đều thừa nhận ổn định giá cả là mục tiêu cơ bản và là mục

tiêu dài hạn của CSTT16

.

b. Mục tiêu trung gian (Intermediate Targets)

Mục tiêu trung gian là chỉ tiêu được NHTW lựa chọn để đạt được mục tiêu

cuối cùng của CSTT. Do “độ trễ” của chính sách (thông thường hơn một năm),

nên NHTW chỉ có thể thấy được sự thay đổi trong các mục tiêu trong khoảng

thời gian hơn một năm kể từ khi CSTT được thực hiện. Do đó, sẽ quá muộn để

cho NHTW phát hiện các sai lầm trong chính sách, mà các sai lầm này đang làm

CSTT xa rời mục tiêu cuối cùng.Vì vậy, nếu chờ đợi sự phản hồi từ các mục tiêu

cuối cùng, các NHTW sẽ không kịp sửa chữa các sai lầm trong CSTT mà mình

đã thực hiện. Nhằm khắc phục hạn chế này, NHTW của tất cả các nước thường

xác định các mục tiêu trung gian cần đạt được trước khi đạt được mục tiêu cuối

cùng. Các chỉ tiêu được sử dụng làm mục tiêu trung gian là khối lượng tiền cung

ứng (M1, M2 hoặc M3) hoặc lãi suất thị trường (ngắn hoặc dài hạn)17

.

c. Mục tiêu hoạt động (Instrument/Operating Targets)

Mục tiêu hoạt động là những mục đích sách lược mà NHTW nhằm đạt tới

trong ngắn hạn. Đó là những biến tiền tệ mà NHTW có thể tác động hay kiểm

soát một cách trực tiếp bằng các công cụ CSTT, nhằm thay đổi mục tiêu trung

16

Frederic S. Mishkin (2004), The Economics of Money, Banking and Financial Markets, 7e, Pearson Addison –

Wesley, tr. 412. 17

Frederic S. Mishkin (2004), The Economics of Money, Banking and Financial Markets, 7e, Pearson Addison –

Wesley, tr. 414-415.

Page 26: [YRC]-Mo Hinh Kinh Te Luong Dung de Tiep Can Va Phan Tich Tac Cua Chinh Sach Tien Te Den Gia CA o Viet Nam Trong Thoi Ky Doi Moi

http://svnckh.com.vn 26

Công cụ CSTT

OMO

Chính sách tái

chiết khấu

Dự trữ bắt

buộc

Mục tiêu hoạt

động

Tổng dự trữ

Lãi suất liên

ngân hàng

Mục tiêu

trung gian

Tổng khối

lượng tiền

(M1, M2, M3)

Lãi suất ngắn

hạn trên thị

trường liên

ngân hàng

Mục tiêu cuối

cùng

Tăng trưởng

kinh tế

Giảm thất

nghiệp

Ổn định tài

chính

Ổn định giá

cả….

Hoạt động điều tiết

HÌNH 1.1 Điều tiết vĩ mô bằng CSTT của NHTW

Nguồn: Frederic S. Mishkin (2004), The Economics of Money, Banking and Financial Markets, 7e, Pearson

Addison – Wesley, tr. 416.

gian. Từ đó, mục tiêu này sẽ tác động đến mục tiêu cuối cùng của CSTT. Mục

tiêu hoạt động có vài trò quan trọng đối với việc điều hành CSTT, đây là điểm

khởi đầu trong cơ chế truyền tải của CSTT. Các chỉ tiêu này bao gồm: tổng dự

trữ của hệ thống NHTM, lãi suất ngắn hạn trên thị trường liên ngân hàng, hoặc

lãi suất tín phiếu18

. Sự phản ứng nhanh chóng và chính xác của các mục tiêu hoạt

động giúp cho NHTW có thể kiểm tra tính đúng đắn của các quyết định trong

điều hành CSTT hằng ngày, từ đó có thể đạt được mục tiêu trung gian và mục

tiêu cuối cùng trong khoảng thời gian sau đó.

1.1.2.5.2 Phương thức điều tiết vĩ mô bằng CSTT

18

Frederic S. Mishkin (2004), The Economics of Money, Banking and Financial Markets, 7e, Pearson Addison –

Wesley, tr. 415.

Page 27: [YRC]-Mo Hinh Kinh Te Luong Dung de Tiep Can Va Phan Tich Tac Cua Chinh Sach Tien Te Den Gia CA o Viet Nam Trong Thoi Ky Doi Moi

http://svnckh.com.vn 27

Sau khi xác định được các mục tiêu cuối cùng, các NHTW sẽ lựa chọn các

mục tiêu trung gian. Việc lựa chọn biến số nào làm mục tiêu trung gian không

chỉ gắn liền với những diễn biến kinh tế, tiền tệ, mức độ phát triển của thị trường

tài chính mà còn gắn liền với mục tiêu và giải pháp đảm bảo sự ổn định vĩ mô.

Như vậy,việc lựa chọn mục tiêu trung gian thích hợp đòi hỏi phải có sự phân tích

kỹ lưỡng các diễn biến kinh tế, tiền tệ hiện đại và dự báo trong tương lai, và xác

định rõ định hướng phát triển kinh tế trong ngắn hạn cũng như trong dài hạn. Sau

khi lựa chọn được các mục tiêu trung gian, NHTW bắt đầu sử dụng các công cụ

của CSTT để tác động đến các mục tiêu hoạt động. Các sai lầm trong trong việc

điều hành CSTT có thể được sửa chữa một cách kịp thời, khi NHTW nhận thấy

tác động của mục tiêu hoạt động làm các mục tiêu trung gian đi chệch hướng tới

mục tiêu cuối cùng của CSTT.

1.2 Tác động của CSTT tới giá cả

1.2.1 Các phương pháp tính giá

Theo lý thuyết, mức giá chung (P) được tính bằng giá trị bình quân gia

quyền của giá hàng hóa và dịch vụ trong nền kinh tế. Khi đó giá trị P được xác

định như sau:

Vì việc xác định giá theo mọi loại hàng hóa là một công việc khó khăn, do

đó, mức giá chung của nền kinh tế thường được đo lường dựa vào hai chỉ số. Đó

là chỉ số giá tiêu dùng (Consumer Price Index – CPI) và chỉ số giảm phát tổng

sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Product deflator – GDPd).

Page 28: [YRC]-Mo Hinh Kinh Te Luong Dung de Tiep Can Va Phan Tich Tac Cua Chinh Sach Tien Te Den Gia CA o Viet Nam Trong Thoi Ky Doi Moi

http://svnckh.com.vn 28

1.2.1.1 Phương pháp xác định dựa trên CPI

CPI đo lường mức giá chung của hàng hóa và dịch vụ được mua bởi một

người tiêu dùng điển hình19

. Để xác định CPI, người ta chọn ra một “giỏ” hàng

hóa và dịch vụ tiêu biểu cho cơ cấu tiêu dùng của các hộ gia đình trong một giai

đoạn nhất định. Đồng thời, mức độ tiêu dùng của các hộ gia đình với từng loại

hàng hóa và dịch vụ trong "giỏ” hàng hóa, mức giá của chúng cũng được xác

định cụ thể tại mỗi thời điểm khác nhau. Việc lựa chọn năm gốc hay năm cơ sở

(base year) là một căn cứ quan trọng để xác định CPI cho các năm đang được

tính. Phương pháp tính CPI như sau:

hoặc:

19

N. Gregory Mankiw (2009), Brief Principles of Macroeconomics, 5e, South – Western Cengage Learning, Inc,

Mason, Ohio, USA, tr. 114.

CPI =

Trong đó:

: Giá kz gốc hàng i

: Giá kz nghiên cứu hàng i

: Lượng kz gốc hàng i

Trong đó:

: Chỉ số giá của từng loại hàng, nhóm hàng trong “giỏ”

: Tỷ trọng mức tiêu dùng từng loại hàng, nhóm hàng trong “giỏ”,

phản ánh cơ cấu tiêu dùng của xã hội

Page 29: [YRC]-Mo Hinh Kinh Te Luong Dung de Tiep Can Va Phan Tich Tac Cua Chinh Sach Tien Te Den Gia CA o Viet Nam Trong Thoi Ky Doi Moi

http://svnckh.com.vn 29

1.2.1.2 Phương pháp xác định dựa trên GDPd

GDPd phản ánh mức giá chung của tất cả các hàng hóa và dịch vụ được

sản xuất trong nước vào một thời gian nhất định. GDPd được xác định bằng tỷ số

giữa GDP danh nghĩa và GDP thực tế. GDP danh nghĩa đo lường sản lượng theo

mức giá hiện tại, trong khi đó, GDP thực tế đo lường sản lượng theo giá kỳ gốc.

Do đó, GDPd cho biết sự thay đổi giá của tất cả các hàng hóa và dịch vụ cuối

cùng trong nền kinh tế so với giá của thời kỳ được chọn làm gốc20

:

GDPd và CPI đều có thể được sử dụng để phản ánh sự thay đổi giá cả

trong nền kinh tế. Tuy nhiên, sự biến động của mức giá chung ảnh hưởng trực

tiếp tới lượng hàng hóa và dịch vụ mà người dân mua được với một mức thu

nhập danh nghĩa nhất định, nên hầu hết các nước trên thế giới sử dụng CPI để đo

lường mức giá chung của nền kinh tế. Trong phạm vi công trình nghiên cứu này,

CPI là chỉ số đại diện cho mức giá chung trong các phân tích định lượng.

1.2.2 Cơ chế truyền tải của CSTT tới giá cả

1.2.2.1 Tác động của CSTT tới giá cả qua kênh lãi suất

Giả định với một mức giá P cho trước và điều chỉnh chậm theo thời gian,

MS tăng làm lãi suất danh nghĩa (i) ngắn hạn giảm (MS1 dịch chuyển thành MS2)

(Hình 1.2a). Trong điều kiện P chậm thay đổi, lãi suất thực tế r giảm. Lãi suất

20

N. Gregory Mankiw (2009), Brief Principles of Macroeconomics, 5e, South – Western Cengage Learning, Inc,

Mason, Ohio, USA, tr. 120.

=

Trong đó:

: Giá kz nghiên cứu hàng i

: Giá kz gốc hàng i

: Lượng kz nghiên cứu hàng i

Page 30: [YRC]-Mo Hinh Kinh Te Luong Dung de Tiep Can Va Phan Tich Tac Cua Chinh Sach Tien Te Den Gia CA o Viet Nam Trong Thoi Ky Doi Moi

http://svnckh.com.vn 30

thực tế ngắn hạn thấp hơn dẫn đến sự suy giảm trong lãi suất thực tế dài hạn21

.

Vì r thấp hơn sẽ dẫn tới sự gia tăng trong đầu tư I vào kinh doanh, nhà ở, hàng

tồn kho, qua đó tạo ra sự gia tăng trong tổng sản lượng Y (Hình 1.2b).

Theo Keynes, trong nền kinh tế mở, có sự tham gia của chính phủ, I tăng

làm tổng cầu AD tăng (AD = CO + I + G + NX). Khi đó, đường AD1 dịch

chuyển thành đường AD2 làm Y tăng một lượng ΔY bằng và

làm mức giá P1 tăng lên thành P1’ trong ngắn hạn (Trong đó, CO: tiêu dùng, I:

đầu tư, G: chi tiêu chính phủ, NX: xuất khẩu ròng, MPC: xu hướng tiêu dùng cận

biên, t: thuế suất, MPM: xu hướng nhập khẩu cận biên)22

.

21

Frederic S. Mishkin (2004), The Economics of Money, Banking and Financial Markets, 7e, Pearson Addison –

Wesley, tr. 129. 22

Frederic S. Mishkin (2004), The Economics of Money, Banking and Financial Markets, 7e, Pearson Addison –

Wesley, tr. 167.

Page 31: [YRC]-Mo Hinh Kinh Te Luong Dung de Tiep Can Va Phan Tich Tac Cua Chinh Sach Tien Te Den Gia CA o Viet Nam Trong Thoi Ky Doi Moi

http://svnckh.com.vn 31

Nguồn: Frederic S. Mishkin (2004), The Economics of Money, Banking

and Financial Markets, 7e, Pearson Addison – Wesley, tr. 562.

1.2.2.2 Tác động của CSTT tới giá cả qua các kênh giá tài sản khác

1.2.2.2.1 Tác động của CSTT tới giá cả qua kênh tỷ giá hối đoái

Kênh truyền dẫn này bao gồm cả cơ chế ảnh hưởng của lãi suất. Khi MS

tăng, lãi suất của đồng nội tệ giảm so với ngoại tệ. Do đó, giá trị tiền gửi nội tệ

thấp hơn giá trị tiền gửi ngoại tệ. Vì thế, đồng nội tệ có xu hướng giảm giá so với

đồng ngoại tệ, và tỷ giá hối đoái e tăng (e ở đây được hiểu là một đồng ngoại tệ

bằng bao nhiêu đồng nội tệ). Đồng nội tệ giảm giá sẽ kích thích xuất khẩu, do đó

NX tăng. Cơ chế tác động của NX tới P tương tự như tác động của I tới P (Hình

1.2b): MS↑ → r↓ → e↑ → NX↑ → Y↑ → P↑23

.

1.2.2.2.2 Tác động của CSTT tới giá cả qua kênh giá cổ phiếu

23

Frederic S. Mishkin (2004), The Economics of Money, Banking and Financial Markets, 7e, Pearson Addison –

Wesley, tr. 618.

Lãi

suất

, i

iA

iA’

Khối lượng tiền, M M1 M2

A

A’

MS1 MS2

Md

Mức giá

chung, P

Tổng sản lượng, Y

AD1

AS1

AD2

P1

P1’

Y1 Y1’

ΔY

HÌNH 1.2 Tác động của CSTT tới giá cả qua kênh lãi suất

(1.2 a) (1.2 b)

1 1’

Page 32: [YRC]-Mo Hinh Kinh Te Luong Dung de Tiep Can Va Phan Tich Tac Cua Chinh Sach Tien Te Den Gia CA o Viet Nam Trong Thoi Ky Doi Moi

http://svnckh.com.vn 32

Lý thuyết q-Tobin giải thích cơ chế tác động của CSTT thông qua ảnh

hưởng của nó đến giá cổ phiếu công ty, từ đó dẫn đến nhu cầu đầu tư. Chỉ số q là

tỷ số giữa giá trị thị trường của các doanh nghiệp và chi phí thay thế tư bản. Nếu

q cao, giá trị thị trường của các doanh nghiệp sẽ cao hơn chi phí thay thế tư bản.

Khi đó, thiết bị và máy móc rẻ tương đối so với giá trị thị trường của doanh

nghiệp. Do đó, các doanh nghiệp có thể phát hành cổ phiếu và bán với giá cao so

với chi phí của thiết bị và máy móc mà họ mua, nên I tăng. Khi NHTW thực hiện

CSTT mở rộng, tâm lý cảm thấy có nhiều tiền hơn so với trước kia thúc đẩy

nhân dân chi tiêu nhiều hơn. Thị trường chứng khoán là một trong những địa

điểm mà nhân dân thực hiện việc này. Do cầu I về cổ phiếu tăng, nên giá cổ

phiếu (Ps) tăng. Chỉ số q sẽ cao hơn và chi tiêu cho I sẽ tăng lên. I tăng làm P

tăng (Hình 1.2b). Cơ chế tác động của CSTT tới giá cả thông qua giá cổ phiếu

được mô tả bằng sơ đồ sau đây: MS↑ → Ps↑ → q↑ → I↑ → Y↑ → P↑24

.

1.2.2.2.3 Tác động của CSTT tới giá cả qua kênh hiệu ứng của cải

Giả thuyết về “vòng đời về tiêu dùng” chỉ ra rằng người tiêu dùng san

bằng tiêu dùng theo thời gian. Do đó, nguồn lực cả đời (lifetime resources) của

người tiêu dùng là nhân tố quyết định chi tiêu cho tiêu dùng. Một trong các thành

phần trong nguồn lực cả đời của người tiêu dùng là cổ phiếu phổ thông. Khi Ps

tăng, giá trị của cải tài chính tăng, qua đó làm tăng nguồn lực cả đời của người

tiêu dùng và CO tăng. CO tăng làm P tăng tương tự như cơ chế tác động của I tới

P (Hình 1.2b). Kết hợp với mô hình q-Tobin, tác động của CSTT tới P thông

qua “hiệu ứng của cải” như sau: MS↑ → Ps↑ → Của cải↑ → C↑ → Y↑ → P↑25

.

1.2.2.3 Tác động của CSTT tới giá cả qua kênh tín dụng

24

Frederic S. Mishkin (2004), The Economics of Money, Banking and Financial Markets, 7e, Pearson Addison –

Wesley, tr. 620. 25

Frederic S. Mishkin (2004), The Economics of Money, Banking and Financial Markets, 7e, Pearson Addison –

Wesley, tr. 621.

Page 33: [YRC]-Mo Hinh Kinh Te Luong Dung de Tiep Can Va Phan Tich Tac Cua Chinh Sach Tien Te Den Gia CA o Viet Nam Trong Thoi Ky Doi Moi

http://svnckh.com.vn 33

Để khắc phục tình trạng thông tin bất cân xứng – một bên trong giao dịch

không có đủ thông tin cần thiết về đối tác để đưa ra các quyết định đúng đắn –

những người đi vay phải tìm đến ngân hàng. Cách lý giải này được gọi là “quan

điểm tín dụng” (Credit view). Nó đưa ra hai kênh tác động tiền tệ phát sinh từ

vấn đề thông tin bất cân xứng trên thị trường tín dụng: kênh truyền tải qua việc

cho vay của ngân hàng (kênh tín dụng ngân hàng – Bank Lending Channel) và

kênh truyền tải qua ảnh hưởng tới bảng tổng kết tài sản của các doanh nghiệp và

hộ gia đình (kênh bảng tổng kết tài sản – Balance Sheet Channel).

1.2.2.3.1 Tác động của CSTT tới giá cả qua kênh tín dụng ngân hàng

Thực tế đã chứng minh một số người đi vay không thể tiếp cận được với

nguồn vốn tín dụng trừ phi họ vay nợ từ ngân hàng. Với giả định không có sự

thay thế hoàn hảo tiền gửi của các ngân hàng lẻ bằng các nguồn vốn khác, khi

NHTW thực hiện CSTT mở rộng, khả năng cho vay của ngân hàng cũng tăng

lên. Vì nhiều người đi vay phụ thuộc vào tiền vay của ngân hàng cho hoạt động

tài chính, nên sự gia tăng này làm cho I (và có thể CO) tăng lên. I tăng làm P

tăng (Hình 1.2b). Dưới dạng sơ đồ, CSTT tác động tới giá cả qua kênh tín dụng

như sau: MS↑ → Tiền gửi ngân hàng↑ → Cho vay ngân hàng↑ → I↑ → Y↑ →

P↑26

.

1.2.2.3.2 Tác động của CSTT tới giá cả qua kênh bảng tổng kết tài sản

Giá trị ròng của một doanh nghiệp thấp làm giảm quy mô cho vay, từ đó

giảm I vì hai lý do. Thứ nhất, giá trị ròng của doanh nghiệp thấp có nghĩa là

doanh nghiệp có ít tài sản thế chấp cho khoản vay của họ, do đó, các ngân hàng

hạn chế cho các doanh nghiệp này vay vốn. Thứ hai, giá trị ròng của doanh

nghiệp thấp cũng đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp này rất dễ sử dụng vốn

26

Frederic S. Mishkin (2004), The Economics of Money, Banking and Financial Markets, 7e, Pearson Addison –

Wesley, tr. 621.

Page 34: [YRC]-Mo Hinh Kinh Te Luong Dung de Tiep Can Va Phan Tich Tac Cua Chinh Sach Tien Te Den Gia CA o Viet Nam Trong Thoi Ky Doi Moi

http://svnckh.com.vn 34

vay của ngân hàng vào các dự án đầu tư mạo hiểm. Vì việc chấp nhận các dự án

đầu tư có mức độ rủi ro cao hơn làm cho khả năng không thể hoàn vốn ngân

hàng cao hơn, nên các ngân hàng hạn chế cho các doanh nghiệp này tiếp cận

nguốn vốn tín dụng của mình. CSTT mở rộng làm ảnh hưởng tới bảng tổng kết

tài sản, từ đó ảnh hưởng tới giá cả, theo các cách dưới đây27

.

a. Tác động của CSTT tới giá cả qua giá trị ròng của doanh nghiệp

Theo mô hình q-Tobin, CSTT mở rộng làm Ps tăng, qua đó làm gia tăng

giá trị ròng của doanh nghiệp. Doanh nghiệp dễ dàng được vay vốn ngân hàng

hơn, từ đó có thể mở rộng I. Cơ chế tác động của I tới P như đã được chỉ ra trong

Hình 1.2b. Do đó, tác động của CSTT tới P qua kênh bảng tổng kết tài sản, cụ

thể là giá trị ròng của doanh nghiệp, được mô tả qua sơ đồ sau đây: MS↑ → Rủi

ro thông tin bất cân xứng↓ → Cho vay ngân hàng↑ → I↑ → Y↑ → P↑.

b. Tác động của CSTT tới giá cả qua kênh dòng tiền (Cash Flow Channel)

Kênh bảng tổng kết tài sản tác động tác động tới giá cả còn thông qua ảnh

hưởng của nó đối với dòng tiền – mức chênh lệch giữa các khoản thu và chi C.

CSTT mở rộng làm giảm lãi suất danh nghĩa (Hình 1.2a), do đó, nó làm tăng

dòng C. Điều này góp phần cải thiện bảng tổng kết tài sản, bởi vì nó làm tăng

tính thanh khoản của doanh nghiệp (hay hộ gia đình), do đó, người cho vay dễ

dàng hơn trong việc tìm hiểu xem liệu doanh nghiệp (hoặc hộ gia đình) có khả

năng hoàn trả tiền vay không. Kết quả là, rủi ro về bất cân xứng thông tin ít

nghiêm trọng hơn, nên quy mô cho vay và I (có thể cả CO) tăng lên. Sự gia tăng

của I làm P tăng (Hình 1.2b). Sơ đồ sau đây mô tả tác động của CSTT tới P qua

kênh bảng tổng kết tài sản, cụ thể là kênh dòng tiền: MS↑ → i↓ → Rủi ro thông

tin bất cân xứng↓ → Cho vay ngân hàng↑ → I↑ → Y↑ → P↑.

27

Frederic S. Mishkin (2004), The Economics of Money, Banking and Financial Markets, 7e, Pearson Addison –

Wesley, tr. 622-624.

Page 35: [YRC]-Mo Hinh Kinh Te Luong Dung de Tiep Can Va Phan Tich Tac Cua Chinh Sach Tien Te Den Gia CA o Viet Nam Trong Thoi Ky Doi Moi

http://svnckh.com.vn 35

c. Tác động của chính sách tiền tệ tới giá cả qua hiệu ứng thanh khoản

của hộ gia đình (Houshold Liquidity Effects)

Theo quan điểm về hiệu ứng thanh khoản, các ảnh hưởng đối với bảng

tổng kết tài sản hoạt động thông qua tác động tới nguyện vọng chi tiêu của người

tiêu dùng. Do thông tin bất cân xứng về chất lượng, nên hàng tiêu dùng lâu bền

và nhà ở là những tài sản có tính thanh khoản rất thấp. Cụ thể, nếu gặp phải cú

sốc về thu nhập, người tiêu dùng phải bán hàng tiêu dùng lâu bền hoặc nhà ở của

mình để lấy tiền, và họ dự kiến phải chấp nhận các khoản lỗ lớn do không thu

được toàn bộ giá trị của các tài sản này khi buộc phải bán chúng đi. Ngược lại,

nếu nắm giữ các tài sản tài chính như tiền gửi ở ngân hàng, cổ phiếu, hoặc trái

phiếu, người tiêu dùng có thể dễ dàng bán chúng đi một cách nhanh chóng để lấy

C theo giá thị trường. Vì lý do này, nếu người tiêu dùng dự kiến có nhiều khả

năng rơi vào tình trạng khó khăn về tài chính, họ sẽ nắm giữ ít hàng tiêu dùng

lâu bền hoặc nhà ở và nắm giữ nhiều tài sản tài chính. Bảng tổng kết tài sản của

người tiêu dùng có ảnh hưởng quan trọng tới ước tính về khả năng gặp phải khó

khăn về tài chính. Đặc biệt, khi người tiêu dùng có lượng tài sản tài chính lớn

hơn số nợ mà họ ước tính được trong trường hợp rơi vào hoàn cảnh khó khăn về

tài chính, thì họ sẵn sàng hơn trong việc mua hàng tiêu dùng lâu bền hoặc nhà ở.

Theo mô hình q-Tobin, CSTT mở rộng làm Ps tăng lên. Theo phân tích về

tính thanh khoản của hộ gia đình ở trên, khi Ps tăng, sự gia tăng trong dòng C

của người tiêu dùng làm họ giảm khả năng gặp khó khăn về tài chính. Thực tế

này làm tăng nguyện vọng giữ hàng tiêu dùng lâu bền, nhà ở của người tiêu

dùng, từ đó, CO tăng. Tác động CO tăng làm cho P tăng tương tự như cơ chế tác

động của I tới P đã được chỉ ra ở Hình 1.2b. Tác động của CSTT tới giá cả qua

kênh bảng tổng kết tài sản, cụ thể là tính thanh khoản của hộ gia đình, được mô

tả qua sơ đồ sau đây: MS↑ → Ps↑ → Tài sản tài chính↑ → Khả năng khó khăn

Page 36: [YRC]-Mo Hinh Kinh Te Luong Dung de Tiep Can Va Phan Tich Tac Cua Chinh Sach Tien Te Den Gia CA o Viet Nam Trong Thoi Ky Doi Moi

http://svnckh.com.vn 36

về tài chính↓ → Chi tiêu cho hàng tiêu dùng lâu bền và nhà ở↑ → CO↑→Y↑

→ P↑.

KẾT LUẬN CHƢƠNG I

Nội dung chương I đề cập đến các khái niệm cơ bản về CSTT và quá trình

tiết vĩ mô của NHTW bằng CSTT thông qua việc sử dụng các công cụ của CSTT

để đạt được mục tiêu cuối cùng. Vì các biến động của MS là kết quả của việc

thực thi CSTT, nên MS là đại diện hoàn hảo cho CSTT trong các phân tích định

lượng. Do đó, chương I đề cập đến cách xây dựng hệ số nhân tiền M2 nhằm phản

ánh cụ thể tác động của từng nhân tố trong quá trình thực thi CSTT tới MS. Bên

cạnh đó, nội dung chương I cũng giới thiệu các chỉ số đo lường mức giá chung

của nền kinh tế, và cơ chế truyền tải của MS tới mức giá chung này. Mô hình cấu

trúc (structural model) về các kênh truyền tải của CSTT cung cấp một bằng

chứng lý thuyết toàn diện về tác động của MS tới mức giá chung của nền kinh tế.

Mặc dù cơ chế truyền tải của CSTT cung cấp một cơ sở lý thuyết hoàn hảo về

tác động của CSTT tới giá cả, nhưng sự tồn tại của quá nhiều kênh truyền tải sẽ

gây khó khăn trong việc chỉ định mô hình phân tích định lượng. Do đó, việc chỉ

định mô hình cụ thể để phục vụ cho việc phân tích định lượng và phân tích thực

nghiệm tác động của CSTT tới giá cả ở Việt Nam trong thời kỳ Đổi Mới dựa trên

mô hình này sẽ là nội dung chính được đề cập đến trong nội dung chương II.

Page 37: [YRC]-Mo Hinh Kinh Te Luong Dung de Tiep Can Va Phan Tich Tac Cua Chinh Sach Tien Te Den Gia CA o Viet Nam Trong Thoi Ky Doi Moi

http://svnckh.com.vn 37

CHƢƠNG II: PHÂN TÍCH ĐỊNH LƢỢNG TÁC ĐỘNG CỦA

CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ TỚI GIÁ CẢ Ở VIỆT NAM TRONG

THỜI KỲ ĐỔI MỚI

2.1 Chỉ định mô hình nghiên cứu

2.1.1 Bằng chứng rút gọn về mối quan hệ giữa MS và giá cả

Mô hình cấu trúc về cơ chế truyền tải của CSTT tới giá cả bao gồm các

phương trình hành vi mô tả phương thức vận hành của CSTT thông qua những

kênh khác nhau mà tác động tới giá cả. Các sơ đồ khái quát về cơ chế tác động

của CSTT tới giá cả là những chuỗi các cơ chế tác động tách biệt nhau. Các cơ

chế tách biệt riêng này hoàn toàn phù hợp về mặt lý thuyết, và được minh họa

bằng các đồ thị toán học. Như vậy, các kênh truyền tải cung cấp nhiều bằng

chứng hơn về MS có gây ra biến động giá cả. Do đó, về mặt lý thuyết, các kênh

truyền tải của CSTT trong mô hình cấu trúc khẳng định sự tồn tại của quan hệ

nhân quả giữa MS và giá cả.

Tuy nhiên, các bằng chứng từ mô hình cấu trúc chỉ tốt nhất khi tất cả các

cơ chế tác động được hiểu biết đầy đủ. Nói cách khác, phương thức tiếp cận mô

hình cấu trúc chỉ tốt nếu chúng ta biết cấu trúc chính xác của mô hình và không

bỏ qua bất kỳ một cơ chế tác động nào của CSTT dù là nhỏ nhất. Như vậy, để

tránh việc chỉ định mô hình không đầy đủ khi phân tích định lượng, cũng như

Page 38: [YRC]-Mo Hinh Kinh Te Luong Dung de Tiep Can Va Phan Tich Tac Cua Chinh Sach Tien Te Den Gia CA o Viet Nam Trong Thoi Ky Doi Moi

http://svnckh.com.vn 38

hiện tượng “cộng tuyến” giữa các biến trong kênh truyền tải này với kênh truyền

tải khác, công trình nghiên cứu sử dụng phương pháp tiếp cận dạng rút gọn

(Reduced-Form Evidence). Bằng chứng dạng rút gọn cho biết MS có tác động tới

giá cả bằng cách quan sát trực tiếp mối quan hệ giữa hai biến này. Nói cách

khác, tác động của MS tới giá cả như thể nền kinh tế là chiếc hộp đen (black box)

mà các hoạt động không thể nhìn thấy được28

. Bằng chứng dạng rút gọn chỉ

“chụp” được ảnh hưởng của MS tới giá cả thông qua việc tìm hiểu xem giá cả có

mối liên hệ tương quan chặt chẽ với các biến động của MS không.

2.1.2 Cơ sở lý luận mối quan hệ giữa MS và giá cả

Giả sử vào một thời điểm nào đó, tỷ lệ thay đổi của sản lượng và tốc độ

lưu thông tiền tệ được xem là không đổi, giá cả tăng khi và chỉ khi MS gia tăng

tương ứng. Theo lý thuyết khối lượng tiền của Irving Fisher (Quantity Theory of

Money), mối quan hệ giữa tiền tệ và giá cả được thể hiện trong phương trình trao

đổi (Equation of Exchange):

M × V = P × Q

(2.1)

Trong đó, M là khối lượng tiền tệ giao dịch, V là tốc độ lưu thông tiền tệ,

P là mức giá của rổ hàng hóa được chọn, và Q là mức thu nhập thực tế29

.

Trong ngắn hạn, khi tốc độ lưu thông tiền tệ và thu nhập không thay đổi,

phương trình (2.1) trở thành:

28

Frederic S. Mishkin (2004), The Economics of Money, Banking and Financial Markets, 7e, Pearson Addison –

Wesley, tr. 604. 29

Frederic S. Mishkin (2004), The Economics of Money, Banking and Financial Markets, 7e, Pearson Addison –

Wesley, tr. 518.

Page 39: [YRC]-Mo Hinh Kinh Te Luong Dung de Tiep Can Va Phan Tich Tac Cua Chinh Sach Tien Te Den Gia CA o Viet Nam Trong Thoi Ky Doi Moi

http://svnckh.com.vn 39

hay ΔM→ΔP

Nói cách khác, MS thay đổi sẽ dẫn đến sự thay đổi tỷ lệ thuận của giá cả.

Tuy nhiên, lý thuyết định lượng hiện đại cũng thấy rằng mối quan hệ giữa MS và

giá cả không nhất thiết phải tuân theo mức biến đổi tỷ lệ thuận, mà trong đó đã

giả thiết rằng mỗi sự thay đổi của mức tăng MS sẽ ảnh hưởng tới thu nhập thực

tế cũng như giá cả30

.

Trong dài hạn, ảnh hưởng MS tới thu nhập thực tế và tốc độ lưu thông tiền

tệ không còn. Bởi vì, thu nhập thực tế là hàm của các nhân tố: lao động, tư bản,

và nhân tố năng suất tổng hợp31

; còn tốc độ lưu thông tiền tệ là hàm của một số

nhân tố đặc trưng khác. Khi đó, mức giá tăng được quyết định bởi biến động

giảm của tổng cung hoặc biến động tăng từ phía tổng cầu. Tổng cung giảm do

các cú sốc bất lợi về giá các nguyên liệu đầu vào hoặc cung lao động giảm đẩy

tiền lương lên cao, nhưng tổng cung giảm không gây ra tăng giá trong dài hạn.

Mức giá cao trong ngắn hạn sẽ tự động điều chỉnh về trạng thái cân bằng. Tuy

nhiên, với các Chính phủ đặt mục tiêu việc làm cao, các biện pháp mở rộng tổng

cầu sẽ nhanh chóng được áp dụng để giữ cho thất nghiệp và sản lượng ở mức tự

nhiên. Tổng cầu tăng có thể xuất phát từ tăng chi tiêu, giảm thuế, hoặc tăng MS.

Việc tăng chi tiêu chính phủ và giảm thuế chỉ có giới hạn nhất định. Do đó, trong

dài hạn, tăng MS là nhân tố duy nhất làm cho mức giá chung của nền kinh tế tăng

tăng.

30

Friedman, M. (1969), The Optimum Quantity of Monetary and Other Essay, Mcmillan, London, tr. 34-45. 31

Todaro and Smith (2006), Economic Development, 9e, Pearson Education Ltd., Essex, tr. 90-95.

Page 40: [YRC]-Mo Hinh Kinh Te Luong Dung de Tiep Can Va Phan Tich Tac Cua Chinh Sach Tien Te Den Gia CA o Viet Nam Trong Thoi Ky Doi Moi

http://svnckh.com.vn 40

Mặc dù mối tương quan giữa MS và giá cả là khá cao, nhưng các nghiên

cứu của các nhà tiền tệ chỉ ra rằng không nhất thiết MS chỉ tác động tới giá cả

theo một chiều tuyến tính. Đây cũng chính là hạn chế của việc chỉ định mô hình

nghiên cứu trên cơ sở sử dụng bằng chứng dạng rút gọn. Bởi vì, các bằng chứng

dạng rút gọn không thể khẳng định chắc chắn mối quan hệ tương quan giữa các

biến trong mô hình có mối quan hệ nhân quả hay không. Nói cách khác, các

bằng chứng dạng rút gọn không loại trừ mối quan hệ nhân quả ngược mà trong

đó những thay đổi của giá cả gây ra những thay đổi trong MS, hoặc khả năng

một yếu tố thứ ba bên ngoài là nguyên nhân của sự thay đổi của MS và giá cả.

Các lý thuyết lượng hóa của các nhà tiền tệ thừa đã thừa nhận khả năng giá cả

ảnh hưởng tới MS là nhỏ so với ảnh hưởng từ MS tới giá cả, trong đó MS được

coi như biến ngoại sinh32

. Như vậy, khi nghiên cứu tác động của MS tới giá cả,

việc chỉ định mô hình phù hợp để phục vụ cho việc kiểm định mối quan hệ nhân

quả giữa tiền tệ và giá cả cũng như các phân tích định lượng khác là cần thiết.

2.1.3 Chỉ định mô hình

2.1.3.1 Mô hình tổng quát

Giả định tốc độ lưu thông tiền tệ và thu nhập thực tế là ổn định, khi đó, giá

cả sẽ trở thành một hàm của lượng tiền cung ứng. Nói cách khác, nếu cho một

trạng thái của tốc độ lưu thông tiền tệ, giá cả được xác định bởi lượng MS danh

nghĩa cho một đơn vị thu nhập thực tế. Tính ổn định trong tỷ lệ thay thế cận biên

giữa tiền thực tế và hàng hóa dẫn đến mối liên kết cổ điển giữa những sự thay

32

Friedman, M. và Schwartz, A. (1963), “Money and Business Cycles”, Review of Economics Statistics, tr. 32-

64.

Page 41: [YRC]-Mo Hinh Kinh Te Luong Dung de Tiep Can Va Phan Tich Tac Cua Chinh Sach Tien Te Den Gia CA o Viet Nam Trong Thoi Ky Doi Moi

http://svnckh.com.vn 41

đổi trong giá cả và những sự thay đổi trong MS cho một đơn vị sản phẩm. Điều

đó có nghĩa là xã hội mong muốn nắm giữ một phần thu nhập dưới dạng C33

.

Phương trình (2.1) có thể được viết lại dưới dạng các số gia tăng trưởng

như sau:

Biểu diễn dưới dạng hàm số, phương trình số gia này như sau:

(2.2)

Nếu giả định rằng hàm có thể xấp xỉ bởi một hệ số a0

không đổi thì phương trình (2.2) có thể được viết lại như sau:

(2.2) ↔

Dưới dạng mô hình hồi quy sai phân tuyến tính sẽ là:

; U là sai số ngẫu nhiên (2.3)

Với giả định tốc độ lưu thông tiền tệ và thu nhập thực tế ổn định hơn mối

quan hệ giữa những thay đổi trong tiền tệ với những thay đổi của giá cả, số hạng

a0 cần phải nhỏ. Vì a0 đại diện cho sự ảnh hưởng của thu nhập thực tế và tốc độ

lưu thông tiền tệ, dấu của nó sẽ âm nếu ảnh hưởng của sự tăng trưởng thu nhập

thực tế mạnh hơn sự tăng trưởng của tốc độ lưu thông tiền tệ. Các giả thiết của lý

thuyết định lượng chặt đã chỉ ra rằng trong dài hạn thì a0 = 0; a1 ≈ 1. Nếu a0 > 0

hoặc a0 < 0, thì điều này chỉ ra rằng những sự thay đổi của giá cả có thể tìm thấy

33

Sargent, T.J. và Wallance, N. (1973), “Rational Expectations and the Dynamics of Hyperinflation”,

International Economic Review, Vol.14 (Apr.), tr. 328-350.

Page 42: [YRC]-Mo Hinh Kinh Te Luong Dung de Tiep Can Va Phan Tich Tac Cua Chinh Sach Tien Te Den Gia CA o Viet Nam Trong Thoi Ky Doi Moi

http://svnckh.com.vn 42

trong việc tính toán sự thay đổi trong thu nhập thực tế và tốc độ lưu thông tiền

tệ34

.

2.1.3.2 Mô hình kiểm định mối quan hệ nhân quả giữa MS và giá cả

Theo Khatiwada35

, phương pháp bình phương bé nhất (OLS) cho mối

quan hệ giữa MS và giá cả sẽ mất ý nghĩa, nếu mối quan hệ nhân quả từ biến độc

lập MS đến biến phụ thuộc giá cả không theo một hướng duy nhất. Nếu mối quan

hệ đa cộng tuyến tồn tại, phương pháp ước lượng OLS sẽ thất bại. Vì mối quan

hệ nhân quả ngược là khả năng có thể xảy ra của phương pháp tiếp cận dạng rút

gọn, vì vậy việc kiểm định mối quan hệ nhân quả ngược giữa giá cả và MS là cần

thiết khi sử dụng phương pháp OLS.

Có hai dạng kiểm định được sử dụng cho mối quan hệ nhân quả giữa MS

và giá cả là kiểm định Granger và kiểm định Sim. Tuy nhiên, với kiểm định này,

các chuỗi số liệu cần phải thỏa mãn các điều kiện sau:

Thứ nhất, điều chỉnh tính tự tương quan của biến phụ thuộc, nếu không thì

sẽ đưa ra những kết luận sai lầm về tính nhân quả36

;

Thứ hai, phải chọn lựa “độ dài trễ” (lag length) thích hợp, bởi vì ảnh

hưởng của tính nhân quả là thường xuyên nhảy cảm đối với việc sử dụng “độ dài

trễ” trong các ước lượng hồi quy. Điều kiện này được khẳng định trong các công

trình nghiên cứu của Feige37

, Hsiao Cheng38

, và Thorton39

.

34

Khatiwada, Y.R. (1994), Some aspects of monetary policy in Nepal, South Asian Publishers, New Dehli, tr. 78. 35

Khatiwada, Y.R. (1994), Some aspects of monetary policy in Nepal, South Asian Publishers, New Dehli, tr. 78-

80. 36

Granger, C.W.J. và Newbold, P. (1974), “Spurious Regression in Econometries”, Journal of Econometries, 2,

tr. 111-120. 37

Feige, E.I. và Pearce, D.K. (1979), “The Casal Relationship between Money and Income: Some Caveats for the

Time Series Analysis”, The Review of Economics and Statistics, 61(11), tr. 521-533.

Page 43: [YRC]-Mo Hinh Kinh Te Luong Dung de Tiep Can Va Phan Tich Tac Cua Chinh Sach Tien Te Den Gia CA o Viet Nam Trong Thoi Ky Doi Moi

http://svnckh.com.vn 43

Vì chuỗi thời gian trong các kiểm định là vi phân bậc nhất của các giá trị ở

dạng logarit tự nhiên nên chúng rất có thể là các chuỗi dừng. Còn với “độ dài

trễ”, do số liệu thu thập được tính theo năm và đặc tính mô hình trễ phân phối và

hơn nữa theo nhận định về “độ dài trễ” được chọn nếu hệ số của nó là bé nhất

nên “độ dài trễ” được lựa chọn là từ một đến hai năm40

.

Theo Granger, tính nhân - quả được nhận ra như sau:

MS là nguyên nhân của giá cả, nếu những dự báo của giá cả dựa trên tất cả

những thông tin trong quá khứ kể cả MS là tốt hơn dựa trên những thông tin

trong quá khứ loại trừ MS.

Giá cả là nguyên nhân của MS, nếu những dự báo của MS dựa trên tất cả

những thông tin trong quá khứ kể cả giá cả là tốt hơn dựa trên những thông tin

trong quá khứ loại trừ giá cả.

Các mô hình cho kiểm định Granger được chỉ định như sau:

38

Hsiao, Cheng (1981), “Autoregressive Modelling and Money-Income Causality Detection”, Journal of

Monetary Economics, 7, tr. 85-106. 39

Thorton, D.I. và Batten, D.S. (1985), “Lag Length Selection and Test of Granger Causality between Money

and Income”, Journal of Money, Credit and Banking, 17, tr. 167-178. 40

Wooldridge, J.M. (2000), Introductory Econometrics - A Modern Approach, 2e, MIT Press, Cambridge,

London, tr. 582.

Page 44: [YRC]-Mo Hinh Kinh Te Luong Dung de Tiep Can Va Phan Tich Tac Cua Chinh Sach Tien Te Den Gia CA o Viet Nam Trong Thoi Ky Doi Moi

http://svnckh.com.vn 44

Nếu MS là nguyên nhân gây ra giá cả, thì các ước lượng của OLS phải chỉ

ra rằng các hệ số cj trong phương trình (2.4) là khác không và có ý nghĩa thống

kê, còn fj trong phương trình (2.5) nếu khác không thì không có ý nghĩa thống

kê.

Các mô hình cho kiểm định Sim được chỉ định như sau:

MS không phải là nguyên nhân của giá cả nếu gi = 0, với i > 0 trong

phương trình (2.6) và hi = 0 với i < 0 trong phương trình (2.7). Giá cả không phải

là nguyên nhân của MS nếu gi = 0, với i < 0 trong phương trình (2.6) và hi = 0

với i > 0 trong phương trình (2.7).

Trong phạm vi công trình nghiên cứu này, tác giả sử dụng lựa chọn kiểm

định Granger cho kiểm định tính nhân - quả giữa MS và giá cả.

2.1.4 Bằng chứng thực nghiệm về mô hình được sử dụng cho phân tích định

lượng

Lý thuyết khối lượng tiền tệ bắt đầu được quan tâm nghiên cứu khi hiện

tượng “siêu lạm phát” xảy ra tại bốn quốc gia: Đức, Áo, Hungary, và Phần Lan.

Việc Chính phủ phát hành tiền tài trợ cho thâm hụt ngân sách đã gây ra hiện

tượng lạm phát trầm trọng tại các quốc gia này. Hình 2.1 chỉ ra mối quan hệ

tương quan cao giữa MS và mức giá chung tại bốn nước này nước trong thời kỳ

Page 45: [YRC]-Mo Hinh Kinh Te Luong Dung de Tiep Can Va Phan Tich Tac Cua Chinh Sach Tien Te Den Gia CA o Viet Nam Trong Thoi Ky Doi Moi

http://svnckh.com.vn 45

từ 1921 – 1925. Tuy nhiên, các nghiên cứu thực nghiệm trong giai đoạn này

không được nghiên cứu nhiều cho đến khi lý thuyết khối lượng tiền tệ ra đời.

Nguồn: Thomas J.Sargent (1993), “The end of Four Big Inflation”, Robert Hall,

ed., Inflation, University of Chicago Press, tr. 41-93.

Mô hình lý thuyết khối lượng tiền tệ của Irving Fisher đã cung cấp một cơ

sở lý thuyết chắc chắn cho mối quan hệ giữa MS và giá cả. Bằng cách sử dụng số

liệu chéo của 16 quốc gia Mỹ Latinh trong giai đoạn 1950 – 1969, Vogel (1974)

đã khẳng định C, D và mức thu nhập thực tế GDP/CPI giải thích được tới 99%

biến động của giá cả. Hệ số góc của biến đại diện cho tiền tệ xấp xỉ 1,04 với sai

số của mô hình ở mức không đáng kể 1,9641

.

41

Vogel, R. (1974), “The dynamics of inflation in Latin America”, American Economic Review, 64, tr. 102 -114.

Page 46: [YRC]-Mo Hinh Kinh Te Luong Dung de Tiep Can Va Phan Tich Tac Cua Chinh Sach Tien Te Den Gia CA o Viet Nam Trong Thoi Ky Doi Moi

http://svnckh.com.vn 46

Năm 1988, Dwyer và Hafer sử dụng dữ liệu chéo của 62 quốc gia trong

giai đoạn 1961 – 1978 và đưa ra kết luận rằng, khối lượng tiền tệ và mức thu

nhập thực tế (được xác định là tỷ lệ thu nhập quốc nội/thu nhập quốc dân)

GDP/GNP giải thích được 93% biến động của chỉ số giảm phát GDP/GNP. Sai

số của mô hình là 2,24 và hệ số góc của biến tiền tệ là 1,0242

. Tiếp theo công

trình nghiên cứu của Dwyer và Hafer, Yash P. Mehra (1989) sử dụng mô hình lý

thuyết khối lượng tiền tệ và đưa thêm biến chi phí cơ hội. Trong đó, chi phí cơ

hội được xác định là lãi suất của thương phiếu kỳ hạn từ 4 – 6 tháng được mua

bán trên thị trường. Nghiên cứu nền kinh tế Hoa Kỳ theo số liệu hàng quý từ

1952 – 1988, Yash P. Mehra khẳng định biến động của chỉ số giảm phát GNP

của nền kinh tế Hoa Kỳ trong dài hạn là kết quả cộng hưởng của tỷ lệ tăng M2

vượt quá GNP thực tế trong ngắn hạn cộng lại43

.

Khi nghiên cứu số liệu chéo của 79 quốc gia khác nhau, Barro (1990) đưa

ra kết luận, mức thu nhập GDP thực tế và lượng tiền mặt giải thích được 96%

biến động của chỉ số CPI với sai số của mô hình là 2,9344

. Kết quả này của Barro

được Duck (1993) ủng hộ khi ông lựa chọn 33 trong tổng số 79 quốc gia của

Barro làm dữ liệu nghiên cứu cho thời kỳ 1962 – 1984. Duck kết luận rằng lượng

tiền mặt trong lưu thông, tiền gửi ngoại tệ (quasi money) và mức thu nhập thực

tế GDP/GNP giải thích được tới 99% biến động của chỉ số giảm phát GDP/GNP.

42

Dwyer G.P. và R.W.Hafer (1988), “Is money irrelevant”, Federal Reserve Bank of St. Louis Review, 70 (5/6),

tr. 3-17. 43

Yash P. Mehra (1989), Cointegration and a Test of the Quantity Theory of Money, Federal Reserve Bank of Richmond, Richmond, VA, tr. 1-19.

44 Stefan Gerlach (1995), “Testing the quantity theory using long-run averaged cross-country data”, BIS Working

Paper No. 31, tr. 11.

Page 47: [YRC]-Mo Hinh Kinh Te Luong Dung de Tiep Can Va Phan Tich Tac Cua Chinh Sach Tien Te Den Gia CA o Viet Nam Trong Thoi Ky Doi Moi

http://svnckh.com.vn 47

Hệ số góc của biến đại diện cho tiền tệ bằng 1 và sai số của mô hình chỉ ở mức

1,9345

.

Năm 1996, khi nghiên cứu số liệu về M2, chỉ số giảm phát GNP, thu nhập

thực tế GNP, và lãi suất trên thị trường Hoa Kỳ từ quý 1/1959 – quý 4/1993,

Miyao khẳng định có sự tồn tại của quan hệ cộng tích (cointegration) giữa các

biến trong mẫu được lựa chọn trước năm 1990, nhưng không có mối quan hệ

cộng tích trong toàn bộ mẫu được lựa chọn46

. Khi nghiên cứu về các số liệu hàng

năm trên thị trường Hoa Kỳ, nhưng không đưa biến lãi suất vào mô hình nghiên

cứu, Whitesell (1997) kết luận rằng trong giai đoạn 1962 – 1979 và 1980 – 1991,

GNP thực tế, chỉ số giảm phát GNP có mối quan hệ chặt chẽ47

. Tuy nhiên, sử

dụng các số liệu tương tự như Miyao nhưng lấy từ quý 1/1959 – quý 1/2004,

Jamie Emerson (2006) một lần nữa khẳng định không có mối quan hệ cộng tích

trong dài hạn giữa M2, chỉ số giảm phát GNP và mức thu nhập GNP thực tế48

.

P.R. Brahmananda và G. Nagaraju (2004) nghiên cứu mối quan hệ giữa

M1, M3, chỉ số giá bán buôn và sản lượng thực tế, và lãi suất danh nghĩa ở Ấn

Độ theo quý từ 1960 – 1999 bằng hồi quy bội, và đã kết luận hệ số góc của M1

xấp xỉ 1. Nếu thay M1 bằng M3, hệ số góc này xấp xỉ -1. Từ đó, P.R.

Brahmananda và G. Nagaraju kết luận rằng M1 tác động mạnh tới mức giá

chung ở Ấn Độ, và lãi suất danh nghĩa làm tác động này mạnh hơn49

.

45

Duck, N. (1993), “Some international evidence on the quantity theory of money”, Journal of Money, Credit,

and Banking, 25, tr. 1-12. 46

Miyao, R. (1996) “Does a Cointegrating M2 Demand Relation Really Exist in the United States?”, Journal of

Money, Credit and Banking, 28 (3), 365-380. 47

Whitesell, W. (1997) “Interest Rates and M2 in an Error Correction Macro Model”, Finance and Economics

Discussion Series, 59, Washington: Board of Governors of the Federal Reserve System, tr. 34-87. 48

Emerson, Jamie (2006), “The Quantity Theory of Money: Evidence from the United States”, Economics

Bulletin, 5 (2), tr. 1- 6. 49

P.R. Brahmananda, G. Nagaraju (2004), Quantity Theory of Money in the Indian Empirical Setting, National

Institute of Bank Management, Pune, tr. 89- 102.

Page 48: [YRC]-Mo Hinh Kinh Te Luong Dung de Tiep Can Va Phan Tich Tac Cua Chinh Sach Tien Te Den Gia CA o Viet Nam Trong Thoi Ky Doi Moi

http://svnckh.com.vn 48

Ferdinand Nwafor, Hudson Nwakanma, Paul Nkansah, và Forrest

Thompson (2007) kiểm định mối quan hệ giữa M2, tỷ lệ lạm phát kỳ vọng, lãi

suất thực tế và thu nhập thực tế tại Nigeria từ quý 3/1986 – quý 4/2005 bằng

phương pháp cộng tích Johansen – Juselius và kết luận rằng M2 có ảnh hưởng

mạnh đến các yếu tố còn lại. Do đó, các tác giả này kiến nghị sử dụng M2 là mục

tiêu trung gian cho điều hành CSTT tại Nigeria50

.

50

Ferdinand Nwafor và cộng sự (2007), “The Quantity Theory of Money in a Developing Economy: Empirical Evidence from Nigeria”, African Economic and Business Review, 5 (1), tr. 1-9.

Page 49: [YRC]-Mo Hinh Kinh Te Luong Dung de Tiep Can Va Phan Tich Tac Cua Chinh Sach Tien Te Den Gia CA o Viet Nam Trong Thoi Ky Doi Moi

http://svnckh.com.vn 49

BẢNG 2.1 Tóm tắt những nghiên cứu thực nghiệm về mô hình đƣợc chỉ định

Tác giả

Nền kinh

tế nghiên

cứu

Giai đoạn

nghiên cứu

Các biến sử dụng trong mô hình

M×V = P×Y Kết luận

Vogel (1974) 16 nước Mỹ

Latinh

1950 – 1969 M: C và D

P: CPI

Q: GDP/CPI

M và Q giải thích được 99%

biến động của P.

Dwyer và

Hafer (1988)

62 nước 1961 – 1978 M: không đề cập

P: Chỉ số giảm phát GDP/GNP

Q: GDP/GNP

M và Q giải thích được 93%

biến động của P.

Yash P.

Mehra

(1989)

Hoa Kỳ Quý 1/1952 –

Quý 4/ 1988

P: Chỉ số giảm phát GNP

M: M2

Q: GNP thực tế

(Thêm biến chi phí cơ hội – Lãi suất thương

phiếu có kỳ hạn 4 – 6 tháng trên thị trường)

Biến động của P trong dài

hạn là do tỷ lệ tăng M vượt

quá Q.

Barro (1990) 79 nước Sau 1950 M: C

P: CPI

Q: GDP thực

M và Q giải thích được 96%

biến động của P.

Duck (1993) 33 nước 1962 – 1984 M: C và tiền gửi ngoại tệ (quasi money)

P: Chỉ số giảm phát GDP/GNP

Q: GDP/GNP

M và Q giải thích được 99%

biến động của P.

Miyao

(1996)

Hoa Kỳ Quý 1/1959 –

Quý 4/1993

M: M2

P: Chỉ số giảm phát GNP

Q: GNP thực tế

(Thêm biến giải thích – lãi suất)

Có mối quan hệ cộng tích

(cointegration) trong mối

quan hệ giữa các biến trong

mẫu được lựa chọn trước

năm 1990, nhưng không có

mối quan hệ cộng tích trong

toàn bộ mẫu được lựa chọn.

Page 50: [YRC]-Mo Hinh Kinh Te Luong Dung de Tiep Can Va Phan Tich Tac Cua Chinh Sach Tien Te Den Gia CA o Viet Nam Trong Thoi Ky Doi Moi

http://svnckh.com.vn 50

BẢNG 2.1 Tóm tắt những nghiên cứu thực nghiệm về mô hình đƣợc chỉ định (tiếp theo)

Tác giả

Nền kinh

tế nghiên

cứu

Giai đoạn

nghiên

cứu

Các biến sử dụng trong mô hình

M×V = P×Y Kết luận

Whitesell (1997) Hoa Kỳ 1962 – 1991

M: M2

P: Chỉ số giảm phát GNP

Q: GNP thực tế

Tồn tại mối quan hệ dài

hạn giữa các biến trong

giai đoạn 1962 – 1979 và

1980 – 1991.

P.R.Brahmananda,

G.Nagaraju

(2004)

Ấn Độ 1960 – 1999 M: M1, M3

Q: Sản lượng thực tế

P: Chỉ số giá bán buôn

(Thêm biến giải thích – lãi suất danh nghĩa)

M1 tác động mạnh tới P

hơn M3.

Jamie Emerson

(2006)

Hoa Kỳ Quý 1/1959

– Quý

4/2004

M: M2

P: Chỉ số giảm phát GNP

Q: GNP thực tế

(Thêm biến giải thích - lãi suất)

Không có mối quan hệ

cộng tích trong dài hạn

giữa M, P, Q và lãi suất.

Ferdinand

Nwafor, Hudson

Nwakanma, Paul

Nkansah, và

Forrest Thompson

(2007)

Nigeria Quý 3/1986

– Quý

4/2005

M: M2

P: Tỷ lệ lạm phát kỳ vọng

Q: Thu nhập thực tế

(Thêm biến giải thích - lãi suất thực tế)

M2 có mối quan hệ chặt

chẽ với các biến khác.

Nguồn: Tác giả đã dẫn

Page 51: [YRC]-Mo Hinh Kinh Te Luong Dung de Tiep Can Va Phan Tich Tac Cua Chinh Sach Tien Te Den Gia CA o Viet Nam Trong Thoi Ky Doi Moi

http://svnckh.com.vn 51

Các nghiên cứu thực nghiệm về mô hình được chỉ định cho các phân tích

định lượng trong công trình này từ năm 1974 trở lại đây đều có những kết quả

khác nhau (Bảng 2.1). Sự khác nhau này một phần là do giả định của mô hình

cũng như việc lựa chọn các biến đại diện. Phần lớn kết luận cho thấy mô hình

được chỉ định cho việc phân tích định lượng giải thích được chiều hướng biến

động của giá cả. Bên cạnh đó, kết quả của những nghiên cứu trên cũng cho thấy

nguyên nhân của biến động giá cả trong dài hạn là bắt nguồn từ tiền tệ.

2.2 Phân tích tác động của chính sách tiền tệ tới giá cả ở Việt Nam trong

thời kỳ Đổi Mới

2.2.1Mô tả số liệu và kiểm định tính dừng của các chuỗi số liệu

2.2.1.1 Mô tả các biến cơ sở

Để thực hiện phân tích định lượng, tác giả sử dụng số liệu theo năm của

Việt Nam trong giai đoạn 1986 – 2010. Trong đó các số liệu của năm 2010 được

là các số liệu ước lượng. Như vậy, có 25 quan sát cơ bản.

Số liệu về MS được đại diện bởi M2, có đơn vị đo là tỷ VND, và được lấy

theo số liệu của ngân hàng phát triển châu Á (ADB) (Phụ lục A1). Chỉ số CPI đại

diện cho mức giá chung của nền kinh tế, năm 2000 là năm cơ sở, được lấy từ số

liệu của quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) (Phụ lục A2). Bảng 2.2 mô tả tính chất các

biến mà tác giả sẽ sử dụng để thực hiện các mô hình hồi quy với 25 quan sát. Giá

trị trung bình cho biết mức độ san bằng giá trị của các biến qua thời gian. Còn độ

lệch chuẩn cho biết mức độ dao động của biến số đó xung quanh giá trị trung

bình.

Page 52: [YRC]-Mo Hinh Kinh Te Luong Dung de Tiep Can Va Phan Tich Tac Cua Chinh Sach Tien Te Den Gia CA o Viet Nam Trong Thoi Ky Doi Moi

http://svnckh.com.vn 52

BẢNG 2.2 Tóm tắt thống kê các biến sử dụng cho mô hình hồi quy

Biến Số quan

sát

Giá trị

trung bình

Giá trị lớn

nhất

Giá trị nhỏ

nhất

Độ lệch

chuẩn

M2 25 470425 2720312 112 729190

lnM2 25 11,33815 14,81626 4,718499 2,560076

CPI 25 90,8722 214,853 0,411 57,00791

lnCPI 25 4,028104 5,369954 -0,889162 1,464317

Nguồn: Tính toán của tác giả từ số liệu nghiên cứu.

2.2.1.2 Kiểm định tính dừng của các chuỗi số liệu

Vì số liệu cho các biến hồi quy là các chuỗi số theo thời gian, nên ta kiểm

tra tính dừng của chúng để tránh gặp phải các hồi quy giả mạo.

BẢNG 2.3 Kiểm định tính dừng của các chuỗi số M2, lnM2,

CPI và lnCPI

Biến Mức độ Độ

trễ

Giá trị

kiểm định

Giá trị tới hạn Tính dừng

1% 5% 10%

M2 M2 1 18,10202 -3,738 -2,992 -2,636 Dừng 1%

D(1) 1 3,047687 -3,769 -3,0048 -2,642 Dừng 5%

lnM2 lnM2 1 -1,146789 -3,753 -2,998 -2,639 Không dừng

D(1) 1 -2,906613 -3,753 -2,998 -2,639 Dừng 10%

CPI CPI 1 1,587912 -3,738 -2,992 -2,636 Không dừng

Page 53: [YRC]-Mo Hinh Kinh Te Luong Dung de Tiep Can Va Phan Tich Tac Cua Chinh Sach Tien Te Den Gia CA o Viet Nam Trong Thoi Ky Doi Moi

http://svnckh.com.vn 53

D(1) 1 -2,829438 -3,753 -2,998 -2,639 Dừng 10%

lnCPI lnCPI 1 -13,95233 -3,738 -2,992 -2,636 Dừng 1%

D(1) 1 -3.773699 -3,753 -2,998 -2,638 Dừng 1%

Nguồn: Tính toán của tác giả từ số liệu nghiên cứu.

Kiểm định Dickey-Fuller được sử dụng để kiểm định nghiệm đơn vị, với

giả thiết H0 là chuỗi không dừng. D(1) là sai phân bậc 1 của các biến. Bảng 2.3

cho thấy mặc dù CPI và lnM2 là các chuỗi không dừng, tuy nhiên sai phân bậc 1

của các chuỗi lnM2 và lnCPI đều là các chuỗi dừng ở các mức ý nghĩa lần lượt là

10% và 1% (Xem kết quả hồi quy ở Phụ lục B1 – B8). Như vậy, các số liệu

được sử dụng cho hồi quy hoàn toàn phù hợp cho mô hình đang xem xét.

2.2.2 Phân tích định lượng tác động của CSTT tới giá cả trong giai đoạn 1986

– 1995

2.2.2.1 Tình hình kinh tế Việt Nam giai đoạn 1986 – 1995

Trong giai đoạn 1986 – 1995, mức giá chung của nền kinh tế tăng cao xuất

phát từ nguyên nhân tăng trưởng MS. Từ năm 1986 – 1989, CPI tăng trên 2 chữ

số (Năm 1986: 453,54%; Năm 1987: 360,36%; Năm 1988: 374,35%; Năm 1989:

95,77%) (Phụ lục A2) là do việc tài trợ cho thâm hụt ngân sách Nhà nước bằng

cách in tiền. Trước năm 1986, nền kinh tế được quản lý và vận hành theo cơ chế

kế hoạch hóa tập trung. Theo đó, giá cả được quản lý toàn diện và không có sự

vận hành của cơ chế thị trường và tác động của các biến động từ bên ngoài. Vì

vậy, nền kinh tế Việt Nam gần như một nền “kinh tế đóng”. Chính sách tài khóa

của Chính phủ vì thế mà có hiệu quả rất mạnh với giá cả của nền kinh tế Việt

Nam trong thời kỳ đầu của những năm Đổi Mới. Tuy nhiên, Chính phủ lại chưa

Page 54: [YRC]-Mo Hinh Kinh Te Luong Dung de Tiep Can Va Phan Tich Tac Cua Chinh Sach Tien Te Den Gia CA o Viet Nam Trong Thoi Ky Doi Moi

http://svnckh.com.vn 54

có những kinh nghiệm để xây dựng những chính sách vĩ mô điều tiết nền kinh tế

thị trường. Chính vì vậy, trong giai đoạn 1986 – 1989, hơn 50% tổng vốn đầu tư

toàn xã hội đến từ Ngân sách Nhà nước, nhưng hiệu quả rất thấp (chỉ số ICOR từ

2 đến 5)51

.

Cũng vì thế, thâm hụt ngân sách bắt đầu trở nên nghiêm trọng từ những

năm 1986 (Hình 2.2). Năm 1986, thâm hụt ngân sách là 37 tỷ đồng, tăng lên gấp

gần 4 lần đạt 135 tỷ đồng vào năm 1987, và liên tục thâm hụt hàng nghìn tỷ đồng

vào các năm kế tiếp52

.Vì những thay đổi trong dự toán thu chi ngân sách Nhà

nước hay thay đổi từng sắc thuế trong các luật thuế đều phải thông qua những

quy trình và thủ tục hành chính tương đối phức tạp và cứng nhắc, nên việc phát

51

Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội (2008), Lạm phát ở Việt Nam hiện nay – Nguyên nhân và giải pháp,

NXB Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội, tr. 79. 52

ADB (2000), Key Indicators for Asia and the Pacific, 6 ADB Avenue, Mandaluyong City, 1550 Metro Manila,

Philippines, tr. 380.

Page 55: [YRC]-Mo Hinh Kinh Te Luong Dung de Tiep Can Va Phan Tich Tac Cua Chinh Sach Tien Te Den Gia CA o Viet Nam Trong Thoi Ky Doi Moi

http://svnckh.com.vn 55

hành tiền để bù đắp bội chi ngân sách Nhà nước là một cách thức hiệu quả và

linh hoạt nhất trong giai đoạn này.

Hình 2.3 cho thấy tốc độ tăng MS do in tiền để tài trợ cho thâm hụt ngân

sách trong giai đoạn 1986 – 1995 cao hơn trong các thời kỳ còn lại. Tốc độ tăng

MS luôn đạt ở mức ba chữ số trong giai đoạn 1986 – 1989, và tăng trung bình

gần 318% trong thời kỳ này. Mức giá chung trong nền kinh tế tăng lên nhanh

chóng khiến Chính phủ phải cắt giảm MS, tự do hóa kinh tế và điều chỉnh tỷ giá

hối đoái trở nên thực tế hơn. Các động thái từ Chính phủ đã làm tốc độ tăng CPI

giảm xuống nhanh chóng từ 453,54% vào năm 1986 xuống còn 36,03% vào năm

1990 (Phụ lục A2).

Page 56: [YRC]-Mo Hinh Kinh Te Luong Dung de Tiep Can Va Phan Tich Tac Cua Chinh Sach Tien Te Den Gia CA o Viet Nam Trong Thoi Ky Doi Moi

http://svnckh.com.vn 56

Trong giai đoạn 1990 – 1995, mức giá chung của nền kinh tế tăng cao

nhưng thấp hơn so với giai đoạn trước đó. Nguyên nhân chủ yếu cũng do MS

tăng cao trong giai đoạn này (trung bình gần 40%/năm). Hình 2.2 cho thấy giai

đoạn 1990 – 1995 thâm hụt ngân sách tăng cao hơn giai đoạn 1986 – 1989,

nhưng mức độ tăng MS trong thời kỳ này lại thấp hơn rất nhiều (Hình 2.3).

Chính việc thực hiện CSTT thắt chặt kết hợp với cải cách ngân sách, chấm dứt

tình trạng tài trợ cho thâm hụt ngân sách bằng cách mở rộng cơ sở tiền tệ đã làm

cho mức tăng CPI giảm xuống đáng kể (trung bình 31%/năm53

).

2.2.2.2 Kết quả phân tích định lượng

Thực hiện hồi quy tác động của CSTT (đại diện là lượng tiền cung ứng

M2) tới giá cả (đại diện là CPI) theo mô hình (2.3) bằng phần mềm Eview 6.0

với mức ý nghĩa 5%, thu được phương trình hồi quy:

ΔlnCPI = - 0.0798 + 0.979*ΔlnM2

(T) (-0.971) (10.381)

R2 = 0,939 F-Statistic = 107,78 Durbin – Watson stat = 1,551

Phương trình hồi quy trên cho thấy hệ số hồi quy của biến M2 dương với

mức ý nghĩa 5% và có ý nghĩa thống kê. Hệ số R2 khá cao cho thấy mô hình

hoàn toàn phù hợp (Xem kết quả hồi quy ở Phụ lục B9). Điều này cho thấy

CSTT tác động mạnh đến sự thay đổi của mức giá chung trong nền kinh tế Việt

Nam giai đoạn 1986 – 1995. Cụ thể, khi M2 tăng 10% thì CPI sẽ tăng 9,7%. Kết

quả hồi quy hoàn toàn phù hợp về mặt lý thuyết kinh tế cũng như thực tiễn khách

quan diễn ra trong giai đoạn 1986 – 1995.

53

Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội (2008), Lạm phát ở Việt Nam hiện nay – Nguyên nhân và giải pháp,

NXB Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội, tr. 67.

Page 57: [YRC]-Mo Hinh Kinh Te Luong Dung de Tiep Can Va Phan Tich Tac Cua Chinh Sach Tien Te Den Gia CA o Viet Nam Trong Thoi Ky Doi Moi

http://svnckh.com.vn 57

2.2.3 Phân tích định lượng tác động của CSTT tới giá cả trong giai đoạn 1996

– 2004

2.2.3.1 Tình hình kinh tế Việt Nam giai đoạn 1996 – 2004

Bài học từ thời kỳ lạm phát phi mã trong giai đoạn 1986 – 1989 đã khiến

Chính phủ đặt mục tiêu bình ổn giá cả nhằm đạt được các mục tiêu kinh tế vĩ mô

trong suốt giai đoạn 1996 – 2004. Chính những ưu tiên của Chính phủ trong việc

đặt trọng tâm vào việc ổn định giá cả trong nước đã khiến nền kinh tế tăng

trưởng nhanh hơn. Nền kinh tế bắt đầu tăng trưởng nhanh từ 1995 và kéo dài đến

năm 1997 – khi cuộc khủng hoảng tài chính của các nước Đông Á diễn ra.

Khủng hoảng năm 1997 đã làm hầu hết các nước như Thái Lan, Hàn Quốc,

Indonesia ngay lập tức rơi vào suy thoái. Tuy nhiên, Việt Nam khi đó chưa phải

là quốc gia có tự do hóa hoàn toàn trong cán cân tài khoản vốn nên phần lớn các

kênh “lây lan” khủng hoảng trực tiếp không thể thâm nhập. Do Việt Nam chỉ có

các kênh gián tiếp như đầu tư trực tiếp và thương mại bị ảnh hưởng, nên khủng

hoảng ảnh hưởng đến Việt Nam trễ hơn các nước kể trên. Bị ảnh hưởng không

đáng kể của “cú sốc” này, tốc độ tăng trưởng kinh tế giảm dần và gần như có

chiều hướng suy thoái vào năm 1999, hai năm sau khủng hoảng tài chính Đông

Á (Hình 2.4).

HÌNH 2.4 Tốc độ tăng trƣởng kinh tế của Việt Nam giai đoạn

giai đoạn 1980 – 2010 và dự báo đến năm 2015

Page 58: [YRC]-Mo Hinh Kinh Te Luong Dung de Tiep Can Va Phan Tich Tac Cua Chinh Sach Tien Te Den Gia CA o Viet Nam Trong Thoi Ky Doi Moi

http://svnckh.com.vn 58

Để ngăn chặn chiều hướng suy thoái của nền kinh tế, Chính phủ đã nỗ lực

thực hiện các chương trình kích cầu và tiến hành cải cách toàn diện hệ thống

ngân hàng trong nước. Đặc biệt với sự ra đời của Luật Ngân hàng Nhà nước vào

năm 1997, NHNN Việt Nam đã có sự độc lập hơn rất nhiều trong việc điều tiết

kinh tế vĩ mô, bình ổn giá cả so với giai đoạn trước đó. Do vậy, tốc độ tăng MS

giảm hơn rất nhiều so với thời kỳ trước đó (Hình 2.5).

Page 59: [YRC]-Mo Hinh Kinh Te Luong Dung de Tiep Can Va Phan Tich Tac Cua Chinh Sach Tien Te Den Gia CA o Viet Nam Trong Thoi Ky Doi Moi

http://svnckh.com.vn 59

2.2.3.2 Kết quả phân tích định lượng

Trong giai đoạn này, các chính sách điều tiết vĩ mô của Chính phủ đóng

vai trò rất quan trọng trong việc ổn định giá cả để đạt được các mục tiêu kinh tế

vĩ mô khác. Vì vậy, hàm hồi quy (2.3) sử dụng thêm biến giả CHINHSACH - Di1

để đánh giá một cách tổng quát nhất tác động của CSTT tới giá cả của nền kinh

tế Việt Nam trong giai đoạn 1996 – 2004 trong giai đoạn này1996 – 2004. Vì độ

trễ của các chính sách của Chính phủ tác động đến các biến số vĩ mô với độ trễ 2

năm là một ước lượng phổ biến (common estimate)54

, do đó có thể xem tác động

của các chương trình kích thích kinh tế của Việt Nam trong những năm 1998 và

các cải cách với hệ thống ngân hàng với việc cho NHNN Việt Nam độc lập

tương đối trong khoản thời gian này, có tác động thực sự đến các biến số vĩ mô

vào khoảng những năm 2000 và 2001. Vì vậy, Di1 sẽ nhận giá trị bằng 1 trong

năm 2000, 2001 và nhận giá trị bằng 0 trong những năm còn lại của giai đoạn

1996 – 2004. Thực hiện hồi quy tác động của CSTT (đại diện là lượng tiền cung

54

Bernanke, Ben S. và cộng sự (1999), Inflation Targeting: Lessons from the International Experience, Princeton

University Press, Princeton, tr. 315-320.

Page 60: [YRC]-Mo Hinh Kinh Te Luong Dung de Tiep Can Va Phan Tich Tac Cua Chinh Sach Tien Te Den Gia CA o Viet Nam Trong Thoi Ky Doi Moi

http://svnckh.com.vn 60

ứng M2), chính sách (đại diện là biến giả Di1) tới giá cả (đại diện là CPI), với

mức ý nghĩa 5%, sau khi khắc phục các khuyết tật tự tương quan và phương sai

sai số thay đổi, phương trình hồi quy thu được như sau (Xem kết quả hồi quy

Phụ lục B10):

ΔlnCPI = 0,058 – 0,003*ΔlnM2 – 0,057*CHINHSACH

(T) (2,34) (-0,32) (-2,99)

R2 = 0,7 F-statistic = 7,13 Durbin – Watson = 2,6

Mô hình thu được không có các khuyệt tật, đồng thời hệ số R2 khá cao.

Các kiểm định thống kê F cho thấy, mô hình hoàn toàn phù hợp. Hệ số hồi quy

của biến M2 có giá trị âm và không có ý nghĩa thống kê. Như vậy, trong thời kỳ

1996 – 2004, CSTT trong nước không có tác động đến mức giá chung của toàn

nền kinh tế. Ngược lại, hệ số hồi quy của biến giả CHINHSACH nhận giá trị âm

và có ý nghĩa thống kê. Điều đó chỉ ra rằng, trong những năm từ 1996 – 2004,

các chính sách của Chính phủ, cụ thể là các chương trình kích thích kinh tế trong

bối cảnh chịu tác động khủng hoảng tài chính – tiền tệ Đông Á và luật NHNN

vào năm 1997 với việc trao tính độc lập hơn cho NHNN Việt nam so với thời kỳ

trước đó, có tác động tới mức giá chung của toàn nền kinh tế và làm giảm mức

giá này.

2.2.4 Phân tích định lượng tác động của CSTT tới giá cả trong giai đoạn 2005

– 2010

2.2.4.1 Tình hình kinh tế Việt Nam giai đoạn 2005 – 2010

Thời kỳ 2005 – 2010 đánh dấu một cột mốc lịch sử trong thời kỳ Đổi Mới

ở Việt Nam khi Việt Nam trở thành thành viên có tư cách đầy đủ của tổ chức

Page 61: [YRC]-Mo Hinh Kinh Te Luong Dung de Tiep Can Va Phan Tich Tac Cua Chinh Sach Tien Te Den Gia CA o Viet Nam Trong Thoi Ky Doi Moi

http://svnckh.com.vn 61

thương mại thế giới (WTO) vào năm 2007. Như vậy, sau hơn 20 năm mở cửa

nền kinh tế, Việt Nam đã thực sự hội nhập sâu hơn vào thị trường thế giới. Bên

cạnh các cơ hội về bình đẳng trong thương mại và đầu tư quốc tế mà việc gia

nhập WTO mang lại, việc hội nhập vào nền kinh tế thế giới cũng có nghĩa là

Việt Nam dễ bị ảnh hưởng bởi những tác động tiêu cực của tình hình kinh tế thế

giới.

Trong giai đoạn này lượng ngoại tệ vào nước ta nhanh hơn giai đoạn trước

đó. Thứ nhất, ngoại tệ tăng bắt nguồn từ đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt

Nam trong giai đoạn này tăng vọt trong giai đoạn 2005 – 2010 (Hình 2.7). Thứ

hai, trong thời kỳ này, lượng kiều hối chuyển về nước tiếp tục giữ ở tốc độ cao

đạt trung bình 7 tỉ USD/năm, và chưa kể nguồn vốn viện trợ phát triển chính

thức (ODA) tiếp tục duy trì ở mức cao. Lượng ngoại tệ bất ngờ đổ vào thị trường

ngoại hối ngày càng tăng, tuy nhiên, NHNN có mục tiêu ổn định tỷ giá nên phải

“mua” vào số ngoại tệ đó. Kết quả là, mặc dù nước ta chưa tự do hóa tài khoản

vốn nhưng lượng ngoại tệ mua để dự trữ trong thời kỳ 2005 – 2010 tăng quá

nhanh. Đặc biệt, năm 2007 lượng ngoại tệ dự trữ đã bằng cả 15 năm trước cộng

lại, bất ngờ đưa dự trữ ngoại hối của Việt Nam lên tương đương trên 20 tuần

nhập khẩu55

.

55

Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội (2008), Lạm phát ở Việt Nam hiện nay – Nguyên nhân và giải pháp,

NXB Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội, tr. 82.

Page 62: [YRC]-Mo Hinh Kinh Te Luong Dung de Tiep Can Va Phan Tich Tac Cua Chinh Sach Tien Te Den Gia CA o Viet Nam Trong Thoi Ky Doi Moi

http://svnckh.com.vn 62

Page 63: [YRC]-Mo Hinh Kinh Te Luong Dung de Tiep Can Va Phan Tich Tac Cua Chinh Sach Tien Te Den Gia CA o Viet Nam Trong Thoi Ky Doi Moi

http://svnckh.com.vn 63

Page 64: [YRC]-Mo Hinh Kinh Te Luong Dung de Tiep Can Va Phan Tich Tac Cua Chinh Sach Tien Te Den Gia CA o Viet Nam Trong Thoi Ky Doi Moi

http://svnckh.com.vn 64

Bên cạnh đó, thị trường chứng khoán phát triển mạnh trong giai đoạn này,

đặc biệt là cuối năm 2006 đầu năm 2007, chỉ số VN-index tăng mạnh, có thời điểm

đạt trên 1100 điểm56

. Sự phát triển nhanh chóng của thị trường này làm cho kênh

đầu tư chứng khoán trở thành kênh đầu tư hấp dẫn không chỉ các nhà đầu tư trong

nước mà cả các nhà đầu tư nước ngoài. Khi dòng vốn đầu tư nước ngoài vào thị

trường chứng khoán, các nhà đầu tư sẽ bán ngoại tệ cho các NHTM để lấy tiền

VND, sau đó sử dụng tiền đồng để đầu tư chứng khoán. Khi các nhà đầu tư nước

ngoài mua chứng khoán thì ngay lập tức làm tăng lượng tiền M2, vì các khoản tiền

đó được chuyển vào các doanh nghiệp Việt Nam, qua đó làm tăng giá trị tài sản nợ

trong nước của các NHTM, đồng thời làm tăng tài sản có ngoại tệ ròng của các

NHTM. Khi các NHTM bán ngoại tệ cho NHNN Việt Nam, hành động này sẽ làm

tăng tài sản có của NHNN Việt Nam và giảm tài sản có ngoại tệ của các NHTM.

Như vậy, tổng tài sản có ngoại tệ của nền kinh tế không thay đổi, tuy nhiên khối

lượng tiền M2 lại tăng ngay trước khi NHNN mua ngoại tệ57

.

Như vậy, trong giai đoạn 2005 – 2010, nguồn ngoại tệ đổ vào nước ta mạnh

trên cả ba kênh: đầu tư trực tiếp nước ngoài, đầu tư gián tiếp nước ngoài qua thị

trường chứng khoán, kênh kiều hối và chưa kể kênh viện trợ phát triển chính thức

(ODA) cũng tăng đáng kể. Về nguyên tắc, khi luồng vốn nước ngoài đầu tư vào

Việt Nam tăng, VND phải lên giá để tạo ra điểm cân bằng. Tuy nhiên, với chiến

lược phát triển dựa vào xuất khẩu, NHNN Việt Nam đã sử dụng VND để mua lại

lượng ngoại tệ này với mục đích kìm tỷ giá của VND với đồng USD thấp hơn điểm

cân bằng nhằm nâng cao tính cạnh tranh của hàng xuất khẩu về giá. Giữ VND ở

thế yếu có thể coi là một hình thức trợ giá cho hàng xuất khẩu và phát huy ở trong

những điều kiện kinh tế thế giới nhất định. Tuy nhiên, mặt trái của việc “neo” tỷ

56

Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội (2008), Lạm phát ở Việt Nam hiện nay – Nguyên nhân và giải pháp,

NXB Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội, tr. 111. 57

Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội (2008), Lạm phát ở Việt Nam hiện nay – Nguyên nhân và giải pháp,

NXB Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội, tr. 96.

Page 65: [YRC]-Mo Hinh Kinh Te Luong Dung de Tiep Can Va Phan Tich Tac Cua Chinh Sach Tien Te Den Gia CA o Viet Nam Trong Thoi Ky Doi Moi

http://svnckh.com.vn 65

giá VND với USD là NHNN phải liên tục “mua” lại lượng USD chảy vào, lượng

MS của Việt Nam vì thế mà tăng cao.

Ngoài ra, trong vài năm gần đây, do thâm hụt thương mại khổng lồ, USD đã

mất giá so với những ngoại tệ mạnh khác. Từ năm 2006 đến nay, đồng USD đã

mất giá trung bình khoảng 15% so với các đồng ngoại tệ mạnh khác như Euro, Yên

Nhật, Bảng Anh và đồng Nhân dân tệ58

. Bên cạnh đó, cuộc khủng hoảng tín dụng

nhà đất tại Hoa Kỳ vào cuối năm 2007, khiến nền kinh tế này bước vào giai đoạn

suy thoái, đẩy USD mất giá nhiều hơn nữa. Tuy nhiên, do chính sách “neo” tỷ giá

VND, nên trong giai đoạn này, VND liên tục mất giá với USD (Hình 2.6).

Chính sách VND yếu đã góp phần “nhập khẩu lạm phát” vào Việt Nam. Lý

do là sản xuất tại Việt Nam hiện nay phụ thuộc rất lớn vào các nguyên, vật liệu

nhập khẩu như xăng, dầu, xi măng, sắt, thép, máy móc. Sự mất giá của USD hay

nói cách khác là sự tăng giá thành của các mặt hàng nhập khẩu thiết yếu cho chi

phí nhập khẩu tăng. Hình 2.8 chỉ ra tình trạng thâm hụt cán cân vãng lai của Việt

Nam trong giai đoạn 2005 – 2010. Chi phí nhập khẩu tính bằng VND tăng dưới

chế độ “neo” tỷ giá là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến chi phí sản xuất trong nước

tăng, kéo theo giá hàng hóa tăng theo. Như vậy, việc hội nhập sâu hơn vào nền

kinh tế thế giới, khiến cho việc tăng nguồn vốn đầu tư, cùng với chính sách “neo”

tỷ giá hối đoái là nguyên nhân gây ra mức giá chung trong nền kinh tế tăng trong

giai đoạn 2005 – 2010.

58

Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội (2008), Lạm phát ở Việt Nam hiện nay – Nguyên nhân và giải pháp,

NXB Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội, tr. 125.

Page 66: [YRC]-Mo Hinh Kinh Te Luong Dung de Tiep Can Va Phan Tich Tac Cua Chinh Sach Tien Te Den Gia CA o Viet Nam Trong Thoi Ky Doi Moi

http://svnckh.com.vn 66

Bên cạnh đó, việc hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới làm cho nền

kinh tế nước ta biến động cùng chiều với với nền kinh tế trong khu vực và thế giới.

Hình 2.4 cho thấy, năm 2008 khi cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu xảy ra, tăng

trưởng kinh tế của Việt Nam đã chững lại và suy giảm gần như đồng thời với các

nước Châu Á đang phát triển nói riêng và nền kinh tế thế giới nói chung. Tình hình

này hoàn toàn khác với cuộc khủng hoảng tài chính Đông Á vào năm 1997 khi mà

nền kinh tế nước ta chỉ thực sự bị tác động vào thời điểm hai năm sau đó. Ngoài ra,

Hình 2.9 chỉ ra xu hướng biến động lạm phát của Việt Nam cùng chiều với diễn

biến lạm phát trong khu vực và trên thế giới trong giai đoạn 2005 – 2010 nói riêng,

trong thời kỳ Đổi Mới nói chung và dự báo đến năm 2015. Như vậy, việc hội nhập

vào nền kinh tế toàn cầu có tác động rất lớn đến diễn biến giá cả trong nước ở Việt

Nam trong giai đoạn 2005 – 2010. Điều này đã được IMF khẳng định khi nghiên

cứu tính “lây truyền” của lạm phát trên thế giới khi mức độ mở cửa thị trường tăng

và thực hiện các cam kết hội nhập kinh tế - tài chính quốc tế ở 23 nền kinh tế thị

trường mới nổi (bao gồm Argentina, Brazil, Chile, Trung Quốc, Colombia, Ai Cập,

Page 67: [YRC]-Mo Hinh Kinh Te Luong Dung de Tiep Can Va Phan Tich Tac Cua Chinh Sach Tien Te Den Gia CA o Viet Nam Trong Thoi Ky Doi Moi

http://svnckh.com.vn 67

Hungary, Ấn Độ, Indonesia, Isarel, Hàn Quốc, Malaysia, Mexico, Ma-rốc,

Pakistan, Peru, Philippines, Nam Phi, Thái Lan, Thổ Nhĩ Kỳ, Uruguay, Venezuela,

Zimbabwe) trong giai đoạn 1970 – 1990. Theo đó, diễn biến lạm phát ở các quốc

gia này có mối quan hệ với lạm phát toàn cầu không kém mối quan hệ với thâm

hụt ngân sách59

.

HÌNH 2.9 Biến động lạm phát ở Việt Nam, các nƣớc Châu Á đang phát

triển và thế giới giai đoạn 1980 – 2010 và dự báo đến năm 2015

(Đơn vị: %)

Nguồn: IMF (2010), IMF Data Mapper. Truy cập ngày 11 tháng 07 năm 2010, từ

http://www.imf.org/external/datamapper/index.php.

59

Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội (2008), Lạm phát ở Việt Nam hiện nay – Nguyên nhân và giải pháp,

NXB Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội, tr. 83-84.

Việt Nam: Các nước châu Á đang phát triển: Thế giới:

Page 68: [YRC]-Mo Hinh Kinh Te Luong Dung de Tiep Can Va Phan Tich Tac Cua Chinh Sach Tien Te Den Gia CA o Viet Nam Trong Thoi Ky Doi Moi

http://svnckh.com.vn 68

2.2.4.2 Kết quả phân tích định lượng

Trong giai đoạn này, việc Việt Nam hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới

đóng vai trò rất quan trọng hình thành các tác động lên sự gia tăng mức giá chung

của nền kinh tế. Vì vậy, hàm hồi quy (2.3) sử dụng thêm biến giả HOINHAP - Di2

để đánh giá một cách toàn diện các nhân tố tác động của CSTT tới giá cả của nền

kinh tế Việt Nam bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đã gia nhập WTO. Việt Nam trở

thành thành viên chính thức của WTO từ năm 2007, chịu tác động của cuộc suy

thoái kinh tế toàn cầu bắt nguồn từ cuộc khủng hoảng tín dụng – nhà đất ở Hoa Kỳ

vào cuối năm 2007. Cuộc khủng hoảng này tác động đến nền kinh tế Việt Nam vào

năm 2008. Vì vậy, hai sự kiện này đều đại diện cho ảnh hưởng của việc hội nhập

sâu vào nền kinh tế thế giới tác động đến nền kinh tế Việt Nam. Năm 2008 là năm

hội tụ tiêu biểu nhất các tác động của hai sự kiện này. Vì vậy, Di2 sẽ nhận giá trị

bằng 1 trong năm 2008 và nhận giá trị bằng 0 trong những năm còn lại của giai

đoạn 2005 - 2010. Thực hiện hồi quy tác động của CSTT (đại diện là lượng tiền

cung ứng M2), các tác động của nền kinh tế thế giới sau khi Việt Nam gia nhập

WTO (đại diện là biến giả D2i) tới giá cả (đại diện là CPI), với mức ý nghĩa 5%,

sau khi khắc phục các khuyết tật tự tương quan và phương sai sai số thay đổi,

phương trình hồi quy thu được như sau (Xem kết quả hồi quy ở Phụ lục B11):

ΔlnCPI = 0,092 – 0,035*ΔlnM2 + 0,122*HOINHAP

(T) (1,55) (-0,17) (3,87)

R2 = 0,9 F-statistic = 14,56 Durbin – Watson = 2,12

Mô hình thu được không có các khuyệt tật, đồng thời hệ số R2 khá cao. Các

kiểm định thống kê F cho thấy, mô hình hoàn toàn phù hợp. Hệ số hồi quy của biến

M2 có giá trị âm và không có ý nghĩa thống kê. Như vậy, trong giai đoạn 2005 –

Page 69: [YRC]-Mo Hinh Kinh Te Luong Dung de Tiep Can Va Phan Tich Tac Cua Chinh Sach Tien Te Den Gia CA o Viet Nam Trong Thoi Ky Doi Moi

http://svnckh.com.vn 69

2010, CSTT trong nước không có tác động đến mức giá chung của toàn nền kinh

tế. Ngược lại, hệ số hồi quy của biến giả HOINHAP nhận giá trị dương và có ý

nghĩa thống kê. Điều đó chỉ ra rằng, trong giai đoạn 2005 - 2010, các tác động từ

nền kinh tế thế giới có tác động mạnh đến mức giá chung của nền kinh tế trong

nước, và làm tăng mức giá này.

Là giá cả của tiền và phản ánh tổng hòa tương quan mức giá chung xã hội

trên thị trường trong nước so với thị trường nước ngoài, tỷ giá đại diện cho các

biến động từ thế giới bên ngoài tác động đến giá cả trong nước. Vì vậy, các bất

cập trong định hướng chính sách đối ứng khi Việt Nam hội nhập vào nền kinh tế

toàn cầu, cụ thể là chính sách tỷ giá hối đoái, không phù hợp so với biến động của

kinh tế thế giới là nguyên nhân chính gây ra các biến động bất lợi của giá cả trong

giai đoạn này. Kết luận trên hoàn toàn phù hợp với các lý thuyết kinh tế, bởi vì khi

tỷ giá danh nghĩa VND/USD không linh hoạt thì các biến động của mức giá nước

ngoài sẽ lan truyền mạnh sang giá nội địa trong dài hạn qua kênh MS. Đó là chi phí

của việc kìm giữ tỷ giá cố định hoặc gần như cố định.

2.2.5 Phân tích định lượng tác động của CSTT tới giá cả trong giai đoạn 1986 –

2010

Thực hiện hồi quy tác động của CSTT (đại diện là lượng tiền cung ứng M2),

với mức ý nghĩa 5%, phương trình hồi quy thu được như sau (Xem kết quả hồi quy

ở Phụ lục B12):

ΔlnCPI = -0,171 + 1,027*ΔlnM2

(T) (-4,37) (15,06)

R2 = 0,91 F-statistic = 226,80 Durbin – Watson = 1,49

Page 70: [YRC]-Mo Hinh Kinh Te Luong Dung de Tiep Can Va Phan Tich Tac Cua Chinh Sach Tien Te Den Gia CA o Viet Nam Trong Thoi Ky Doi Moi

http://svnckh.com.vn 70

Mô hình thu được không có các khuyệt tật, đồng thời hệ số R2 khá cao. Các

kiểm định thống kê F cho thấy, mô hình hoàn toàn phù hợp. Hệ số hồi quy của biến

M2 nhận giá trị dương và có ý nghĩa thống kê. Như vậy, trong 1986 – 2010, CSTT

trong nước có ảnh hưởng đến giá cả trong nước. Cụ thể, khi M2 tăng 10%, thì mức

giá chung của nền kinh tế sẽ tăng 10, 27%. Kết luận trên hoàn toàn phù hợp với

các lý thuyết kinh tế, trong dài hạn, giá cả tăng có nguyên nhân từ tăng MS kéo dài.

2.3 Phân tích định lƣợng mối quan hệ nhân quả giữa MS và giá cả

Dựa vào các số liệu thu được, hồi quy lần lượt các mối quan hệ giữa các

biến tiền tệ và giá theo phương trình (2.4):

ΔLNCPI = 0.007881 - 0.206973*ΔLNCPI(-2) + 0.440995*ΔLNCPI(-1) +

0.334732*ΔLNM2(-2) - 0.117132*ΔLNM2(-1)

RSS = 0.188356 F = 11.21660

ΔLNCPI = 0.052132 + 0.093971*ΔLNCPI(-2) + 0.315347*ΔLNCPI(-1)

RSS = 0.222715 F = 19.73879

Thực hiện kiểm định các hệ số của các giá trị trong quá khứ của M2 bằng

kiểm định F cho ta kết quả bác bỏ giả thiết H0. Điều này có nghĩa là khối lượng M2

trong các thời kỳ trước có là nguyên nhân của giá cả. Đồng thời, kết quả phân tích

định lượng từ hai phương trình trên chỉ ra rằng, giá cả một hoặc hai năm trong quá

khứ có tác động nhất định đến giá cả ở thời điểm hiện tại.

Page 71: [YRC]-Mo Hinh Kinh Te Luong Dung de Tiep Can Va Phan Tich Tac Cua Chinh Sach Tien Te Den Gia CA o Viet Nam Trong Thoi Ky Doi Moi

http://svnckh.com.vn 71

KẾT LUẬN CHƢƠNG II

Dựa trên nền tảng lý luận về tác động của CSTT tới giá cả trong nội dung

chương I, nội dung chương II tập trung vào phân tích định lượng tác động của

CSTT tới giá cả ở Việt Nam trong thời kỳ Đổi Mới, giai đoạn 1986 – 2010. Nghiên

cứu thực nghiệm này đòi hỏi việc xây dựng mô hình sử dụng phân tích định lượng

phải dựa trên một nền tảng lý thuyết cũng như những bằng chứng nghiên cứu trước

đây một cách vững chắc và nhất quán, để tránh đưa ra những kết quả nghiên cứu

thực nghiệm mang tính nhận định chủ quan. Từ đó có thể tìm được những giải

pháp thích hợp và có cơ sở cho việc ổn định giá cả trong tương lai. Vì vậy, nội

dung chương II đề cập cụ thể cách chỉ định mô hình phân tích thực nghiệm và tổng

kết các kết quả nghiên cứu của các học giả khác nhau trên thế giới sử dụng cùng

mô hình trong công trình nghiên cứu này. Kết quả phân tích định lượng tác động

của CSTT tới giá cả ở Việt Nam thời kỳ 1986 – 2010 khẳng định sự phù hợp của

mô hình được sử dụng. Bên cạnh đó, chương II cũng chỉ ra những nhân tố cốt lõi

hình thành nên biến động giá cả trong từng giai đoạn cụ thể của thời kỳ Đổi Mới.

Việc tìm ra nguyên nhân gây ra biến động giá cả trong trung và dài hạn là những

cơ sở quan trọng để đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu lực của CSTT nhằm ổn

định giá cả tại Việt Nam trong nội dung chương III.

Page 72: [YRC]-Mo Hinh Kinh Te Luong Dung de Tiep Can Va Phan Tich Tac Cua Chinh Sach Tien Te Den Gia CA o Viet Nam Trong Thoi Ky Doi Moi

http://svnckh.com.vn 72

CHƢƠNG III: TỔNG KẾT VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP

NHẰM NÂNG CAO HIỆU LỰC CỦA CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ

3.1Tổng kết

Kết quả phân tích định lượng cho thấy mô hình (2.3) giải thích tốt biến động

của giá cả dưới tác động của CSTT. Trong dài hạn, CSTT có tác động rất mạnh

đến giá cả trong nước. Tuy nhiên, trong hai giai đoạn 1996 – 2004 và 2005 – 2010,

CSTT không giải thích được biến động giá cả trong nước, mà phần đóng góp của

các nhân tố khác ngoài CSTT giải thích tốt hơn mức độ biến động của mức giá

chung. Trong giai đoạn 1986 – 1995, CSTT tác động rất mạnh tới sự biến động của

giá cả trong nước, bởi vì trong giai đoạn này lượng MS tăng nhanh. Nguyên nhân

của việc MS mạnh vào giai đoạn này chính là việc NHNN tiến hành in tiền để tài

trợ cho bội chi ngân sách của Chính Phủ. Giai đoạn 1996 – 2004, CSTT không còn

tác động đến biến động giá cả nữa. Trong giai đoạn này, CSTT được điều hành

linh hoạt hơn các thời kỳ trước với sự ra đời của Luật NHNN năm 1997. Sử dụng

biến giả trong quá trình phân tích định lượng trong giai đoạn này đã khẳng định sự

ra đời của Luật NHNN Việt Nam đã làm giảm mức giá chung của nền kinh tế. Như

vậy, sự độc lập tương đối của NHNN Việt Nam có vai trò quan trọng trong việc

bình ổn giá cả trong giai đoạn này.

Biến động mức giá cả trong giai đoạn 2005 – 2010 cũng không bắt nguồn từ

CSTT chủ động trong nước. Phân tích định lượng bằng biến giả HOINHAP trong

Page 73: [YRC]-Mo Hinh Kinh Te Luong Dung de Tiep Can Va Phan Tich Tac Cua Chinh Sach Tien Te Den Gia CA o Viet Nam Trong Thoi Ky Doi Moi

http://svnckh.com.vn 73

giai đoạn này đã chỉ ra sự biến động của tình hình kinh tế thế giới có tác động

mạnh đến giá cả trong nước. Việc sử dụng biến giả HOINHAP trong các phân tích

định lượng ở giai đoạn này cho thấy Việt Nam ngày càng hội nhập vào nền kinh tế

toàn cầu. Vì sự trao đổi hàng hóa, dịch vụ và vốn giữa nền kinh tế trong nước với

nền kinh tế thế giới ngày càng tăng, nên tín hiệu về giá càng lan truyền nhanh hơn

giữa nền kinh tế trong nước và phần còn lại của thế giới. Nói cách khác, tỷ giá hối

đoái – kênh trung gian truyền tải sự biến động mức giá thế giới và trong nước – là

nguyên nhân gây ra những biến động về giá cả trong giai đoạn 2005 – 2010.

Theo luật NHNN Việt Nam 2010, mục tiêu ổn định trị tiền đồng, kiềm chế

lạm phát vấn tiếp tục được coi là mục tiêu hàng đầu của việc điều hành CSTT. Tuy

nhiên, luôn có sự mâu thuẫn khi lựa chọn mục tiêu tăng trưởng và lạm phát trong

điều hành CSTT. Sau rất nhiều năm phấn đấu để có những thành tích vượt bậc

trong tăng trưởng kinh tế, ưu tiên số một của Chính phủ Việt Nam bây giờ không

còn là tăng trưởng cao, mà là chống lạm phát. Bởi vì, nếu lạm phát cao, thì lạm

phát không những sẽ triệt tiêu tăng trưởng mà nguy hiểm hơn, lạm phát tiếp tục

kéo dài và tăng mức độ trầm trọng sẽ làm vỡ các “bong bóng kinh tế”. Khi đó, lạm

phát sẽ gây ra nhiều hậu quả tiêu cực cho nền kinh tế và cho xã hội. Muốn tăng

trưởng cao và ổn định thì điều kiện tiên quyết là không để lạm phát tiếp tục kéo dài

và ngày càng trầm trọng60

.

Như vậy, việc điều hành CSTT một cách hiệu quả có vai trò rất quan trọng

trong việc bình ổn giá cả để ổn định các mục tiêu kinh tế vĩ mô. Dựa trên các tổng

kết qua quá trình nghiên cứu tác động của CSTT tới giá cả trong thời kỳ Đổi Mới ở

Việt Nam, công trình nghiên cứu xin đề xuất hai giải pháp nhằm nâng cao hiệu lực

60

Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội (2008), Lạm phát ở Việt Nam hiện nay – Nguyên nhân và giải pháp,

NXB Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội, tr. 160.

Page 74: [YRC]-Mo Hinh Kinh Te Luong Dung de Tiep Can Va Phan Tich Tac Cua Chinh Sach Tien Te Den Gia CA o Viet Nam Trong Thoi Ky Doi Moi

http://svnckh.com.vn 74

của CSTT trong thời gian sắp tới: nâng cao tính độc lập của NHTW và điều hành

chính sách tỷ giá hối đoái chống lạm phát.

3.2 Nâng cao tính độc lập của NHNN Việt Nam

3.2.1 Cơ sở lý thuyết cho việc nâng cao tính độc lập của NHNN Việt Nam

Tính độc lập của NHTW một quốc gia thể hiện trên các mặt sau61

:

Thứ nhất, mức độ độc lập trong quyết định công cụ CSTT (instrument

independence) và mục tiêu CSTT (goal independence). Theo đó, một NHTW có

tính độc lập cao khi nó có đủ thông tin để toàn quyền quyết định các vấn đề về

hoạch định chính sách và sử dụng các công cụ thích hợp để điều hành CSTT.

Thứ hai, mức độ độc lập về tài chính trong hoạt động. Theo đó, một NHTW

có tính độc lập cao khi nó ít bị ràng buộc và kiểm soát về tài chính;

Thứ ba, mức độ độc lập về nhân sự của NHTW. Nói cách khác, việc bổ

nhiệm nhân lực của NHTW do cơ quan nào quyết định. Điều này tùy thuộc vào mô

hình tổ chức của NHTW. Hiện nay, trên thế giới có hai mô hình tổ chức và quản lý

NHTW, đó là mô hình NHTW trực thuộc chính phủ và mô hình NHTW độc lập

với chính phủ.

Mô hình NHTW trực thuộc Chính phủ là mô hình trong đó NHTW là một bộ

phận của Chính phủ, chịu sự chi phối trực tiếp của chính phủ về nhân sự, tài chính

và các quyết định liên quan đến thực thi chính sách tiền tệ, đồng thời NHTW tự

chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của mình trước Chính phủ. Ưu điểm của mô

hình này là Chính phủ có thể phối hợp đồng bộ các chính sách tài khóa và tiền tệ

nhằm ổn định nền kinh tế vĩ mô. Hạn chế của mô hình này là NHTW sẽ thụ động

61

Eijfinger, Sylvester C.W (1997), “Independent Central Banks and Economic Performance”, The International

Library of Critical Writing in Economics, An Elgar Reference Collection, ISBN 1-85898-447-5, tr.3-21.

Page 75: [YRC]-Mo Hinh Kinh Te Luong Dung de Tiep Can Va Phan Tich Tac Cua Chinh Sach Tien Te Den Gia CA o Viet Nam Trong Thoi Ky Doi Moi

http://svnckh.com.vn 75

trong việc thực hiện chính sách tiền tệ. Bởi vì, NHTW là một bộ phận của Chính

phủ, nên nó rất dễ bị Chính phủ áp đặt các mệnh lệnh hành chính, đặc biệt là việc

in tiền nhằm bù đắp bội chi ngân sách Nhà nước. Lúc đó, NHTW không thể chủ

động trong việc điều tiết MS và gặp rất nhiều khó khăn trong việc đảm bảo sự ổn

định giá trị đồng nội tệ. Mô hình này được áp dụng ở Nga, Trung Quốc, Việt Nam

các nền kinh tế công nghiệp mới (NIEs) như Singapore, Hàn Quốc62

.

Mô hình NHTW độc lập vớ Chính phủ là mô hình trong đó NHTW là một

cơ quan độc lập với cơ quan hành pháp và trực thuộc Quốc hội; NHTW tự chịu

trách nhiệm về hoạt động của mình trước Quốc hội. Ưu điểm của mô hình này là

NHTW có toàn quyền xây dựng và quyết định các CSTT trong từng thời kỳ mà

không chịu áp lực từ chi tiêu ngân sách, hay các áp lực chính trị hoặc mệnh lệnh

hành chính của Chính phủ. Nhờ đó, NHTW có thể đảm bảo được các mục tiêu của

CSTT. Tuy nhiên, hạn chế của mô hình này là tình trạng xung đột trong việc sử

dụng CSTT của NHTW và chính sách tài khóa của Chính phủ, hoặc phối hợp cả

hai chính sách trên trong việc điều tiết nền kinh tế vĩ mô. Mô hình này được một số

nước như Hoa Kỳ, Đức, liên minh Châu Âu áp dụng63

.

Việc lựa chọn mô hình NHTW độc lập hay phụ thuộc Chính phủ hoàn toàn

tùy thuộc vào điều kiện cụ thể của mỗi nước. Tuy nhiên, thực tế điều hành CSTT

của NHTW các nước cho thấy tính độc lập của NHTW càng cao thì các chỉ tiêu vĩ

mô của nền kinh tế càng được cải thiện64

. Ngoài ra, ngân hàng NHTW càng được

62

Paul Somer-Poelm (2006), The relationship between the central bank and the government, tr. 45-55.Truy cập

ngày 23 tháng 05 năm 2010 từ www.bis.org/events/cbcd06d.pdf. 63

Paul Somer-Poelm (2006), The relationship between the central bank and the government, tr. 55-61.Truy cập

ngày 23 tháng 05 năm 2010 từ www.bis.org/events/cbcd06d.pdf. 64

Alesina, Alberto, và Lawrence H. Summers (1993). “Central Bank Independence and Macroeconomic Performance: Some Comparative Evidence”, Journal of Money, Credit and Banking, 25 (5), tr. 151-162.

Page 76: [YRC]-Mo Hinh Kinh Te Luong Dung de Tiep Can Va Phan Tich Tac Cua Chinh Sach Tien Te Den Gia CA o Viet Nam Trong Thoi Ky Doi Moi

http://svnckh.com.vn 76

độc lập trong việc quyết định sử dụng công cụ CSTT, thì hiệu quả của việc thực thi

CSTT càng cao65

.

Bên cạnh đó, Rogoff (1985) khẳng định NHTW càng độc lập thì càng mang

lại lạm phát thấp. Nói cách khác, với tính độc lập trong việc điều hành CSTT, một

NHTW sẽ được quyền lựa chọn một CSTT với mục tiêu ổn định giá cả và sẽ sử

dụng các công cụ của CSTT để đạt được mục tiêu đó. Rogoff giải thích rằng, tính

độc lập của NHTW sẽ có ý nghĩa trong việc kiềm chế lạm phát nếu xã hội lựa chọn

một NHTW có hàm mục tiêu (objective function) không giống hàm mục tiêu của

xã hội. Thay vào đó, NHTW sẽ đặt tỷ trọng vào mục tiêu ổn định giá cả hơn so với

mục tiêu ổn định sản lượng (chính sách tối ưu) và đặt tỷ trọng vào mục tiêu ổn

định sản lượng thấp hơn so với tỷ trọng của xã hội (NHTW tối ưu). Mô hình của

Rogoff gồm hai bước66

:

Bƣớc 1: Lựa chọn CSTT tối ưu

Hàm thiệt hại của xã hội (the social loss function) LS phụ thuộc vào lạm

phát và độ lệch của sản lượng so với mức tối ưu hay mức mà xã hội mong muốn

(socially desired level):

Với p là giá cả, h là tỷ trọng xã hội đặt vào mục tiêu ổn định sản lượng, y là

sản lượng, là mức sản lượng tối ưu hay mức mà xã hội mong muốn (optimal

output level hay socially desired level). Các biến số p, y, dưới dạng lô-ga-rít. Để

đơn giản hóa, chỉ số thời gian không được đưa vào mô hình. Sản lượng y chênh

65

Forder, James (2000). “Traps in the Measurement of Independence and Accountability of Central Banks”,

University of Oxford Economics Series Working Papers 023, Oxford: University of Oxford. Truy cập ngày 10 tháng

06 năm 2010, từ http://www.economics.ox.ac.uk/Research/WorkPapers.asp. 66

Mai Thu Hiền (2010), “Vấn đề độc lập của NHTW trong việc điều hành CSTT nhằm mục tiêu ổn định giá cả”,

Tạp chí kinh tế đối ngoại, 39, tr. 44-46.

Page 77: [YRC]-Mo Hinh Kinh Te Luong Dung de Tiep Can Va Phan Tich Tac Cua Chinh Sach Tien Te Den Gia CA o Viet Nam Trong Thoi Ky Doi Moi

http://svnckh.com.vn 77

lệch với sản lượng tự nhiên (sản lượng trong trạng thái toàn dụng nhân công) một

lượng tỷ lệ nghịch với mức lương thực (real wage) là w – p:

(3.2)

Trong đó, mức lương danh nghĩa là: w = Ep (3.3)

Với Ep là mức giá cả kỳ vọng (expected price level), z là cú sốc đối với sản

lượng và kỳ vọng của cú sốc với sản lượng Ez = 0

Thay phương trình (3.3) vào phương trình (3.2), thu được phương trình:

(3.4)

Thay phương trình (3.4) vào phương trình (3.1), lấy vi phân hai vế theo p và

đặt dLS/dp= 0, phương trình (3.1) trở thành:

(3.5)

Sau khi lấy kỳ vọng 2 vế của phương trình (3.5) với Ez = 0 khi z là biến

ngoại sinh, và Ec = c khi c không đổi, thu được phương trình sau:

↔ (3.6)

Thay phương trình (3.6) vào phương trình (3.5) và giải phương trình (3.5)

theo p, mức giá tối ưu là:

: CSTT tối ưu (3.7)

Thay phương trình (3.7) vào phương trình (3.4) thu được phương trình sau:

Page 78: [YRC]-Mo Hinh Kinh Te Luong Dung de Tiep Can Va Phan Tich Tac Cua Chinh Sach Tien Te Den Gia CA o Viet Nam Trong Thoi Ky Doi Moi

http://svnckh.com.vn 78

(3.8)

Trường hợp lý tưởng, khi thiệt hại xã hội bằng 0 (LS = 0), tức p = 0 và

, khi đó và z = 0.

Nếu đặt mục tiêu về sản lượng thì sẽ xuất hiện lạm phát p > 0.

h càng lớn thì p càng tăng. Nói cách khác, nếu xã hội đặt tỷ trọng cao vào

mục tiêu ổn định sản lượng hoặc đặt tỷ trọng vào mục tiêu ổn định giá cả thấp hơn

mục tiêu ổn định sản lượng thì lạm phát sẽ xảy ra. Lạm phát có thể giảm được

thông qua lựa chọn một CSTT với h thấp (hay sẽ lựa chọn một CSTT với tỷ trọng

đặt vào mục tiêu ổn định sản lượng thấp hơn mục tiêu ổn định giá cả). Tuy nhiên, h

không được phép quá thấp, vì khi đó sản lượng y sẽ chịu tác động mạnh của cú sốc

bên cung z (xem phương trình (3.8)). Giá trị tối ưu của h sẽ được xác định trong

bước thứ hai sau đây.

Bƣớc 2: Lựa chọn NHTW tối ưu

Gọi tỷ trọng đặt vào mục tiêu ổn định sản lượng của xã hội và NHTW lần

lượt là hg và hb. Hàm thiệt hại xã hội dự kiến (the expected social loss) ELS dưới

góc độ xã hội là:

(3.9)

Hàm thiệt hại ELS phụ thuộc vào mức giá cả pb mà NHTW đã lựa chọn và

mức sản lượng yb tương ứng với mức giá cả đó (giá trị tối ưu của pb và yb đã được

xác định ở bước 1). Giá trị tối ưu của hb được xác định tại phương trình (3.10)

bằng cách thay các giá trị của pb và yb ở phương trình (3.7) và (3.8) vào phương

trình (3.9):

Page 79: [YRC]-Mo Hinh Kinh Te Luong Dung de Tiep Can Va Phan Tich Tac Cua Chinh Sach Tien Te Den Gia CA o Viet Nam Trong Thoi Ky Doi Moi

http://svnckh.com.vn 79

Khi đó, xã hội sẽ lựa chọn NHTW với hb sao cho hàm thiệt hại xã hội là nhỏ

nhất (mặc dù xã hội có thể có giá trị tối ưu khác hg). Giá trị của hb được tính bằng

cách triển khai phương trình (3.9)

(3.11)

Lấy kỳ vọng phương trình (3.11) với Ez = 0 và Ez2 = với z là biến ngoại

sinh; Ec = c khi c là hằng số, thu được phương trình:

(3.12)

Lấy vi phân hai vế của phương trình (3.12) theo hb và đặt dELS/dhb = 0, có:

Giả sử với mục tiêu về sản lượng , giá trị tối ưu hb phải đáp ứng hg -hb

> 0. Điều này có nghĩa là xã hội sẽ lựa chọn một NHTW độc lập có tỷ trọng đặt

vào mục tiêu ổn định sản lượng thấp hơn tỷ trọng của xã hội (NHTW tối ưu). Để

đảm bảo tỷ trọng hb thấp hơn hg và không bị áp lực gì, thì NHTW phải độc lập.

Page 80: [YRC]-Mo Hinh Kinh Te Luong Dung de Tiep Can Va Phan Tich Tac Cua Chinh Sach Tien Te Den Gia CA o Viet Nam Trong Thoi Ky Doi Moi

http://svnckh.com.vn 80

Tóm lại, mô hình của Rogoff một lần nữa khẳng định thông qua việc NHTW

được tự do lựa chọn CSTT với mục tiêu ổn định giá cả cao hơn mục tiêu ổn định

sản lượng (bước 1) và tỷ trọng đặt vào mục tiêu ổn định sản lượng thấp hơn tỷ

trọng của xã hội (bước 2), NHTW có khả năng mang lại lạm phát thấp, từ đó ổn

định sự biến động bất lợi của giá cả.

3.2.2 Tính độc lập của NHNN Việt Nam hiện nay

Các phân tích định lượng chỉ ra rằng, việc NHNN Việt Nam có được tính

độc lập tương đối so với những năm trước 1997 đã có những tác động tích cực tới

việc ổn định giá cả. Tuy nhiên, xét tính độc lập của một NHTW hiện đại dựa theo

ba tiêu chí là độc lập về nhân sự, tài chính, và CSTT, NHNN Việt Nam vẫn là một

NHTW chưa có tính độc lập. Điều đó thể hiện ở các luận điểm dưới đây.

3.2.2.1 Tính độc lập của NHNN Việt Nam về nhân sự

Theo luật Tổ chức Chính phủ và Nghị định của Chính phủ số 86/2002/NĐ-

CP, NHNN Việt Nam là một cơ quan ngang Bộ trực thuộc Chính phủ, đảm nhận cả

chức năng quản lý Nhà nước và chức năng của một NHTW. Như vậy, Chính phủ

có quyền lực tối cao trong việc bổ nhiệm và bãi nhiệm chức danh Thống đốc cũng

như các thành viên của ban lãnh đạo NHNN. Do đó, NHNN không những không

độc lập với Chính phủ trong quyết định nhân sự cho chính mình, mà còn chịu sự

quản lý toàn diện của Chính phủ.

Hơn nữa, kiểu mô hình tổ chức này làm các chức năng của một NHTW và

chức năng quản lý Nhà nước không được phân định rõ ràng. Trên thực tế, chức

năng quản lý Nhà nước được nhấn mạnh quá mức làm cho chức năng là một

NHTW bị “mờ nhạt”, thậm chí bị chèn lấn. Cấu trúc bộ máy của NHNN Việt Nam

hiện nay bao gồm nhiều chi nhánh và được phân bổ theo địa giới hành chính mà

Page 81: [YRC]-Mo Hinh Kinh Te Luong Dung de Tiep Can Va Phan Tich Tac Cua Chinh Sach Tien Te Den Gia CA o Viet Nam Trong Thoi Ky Doi Moi

http://svnckh.com.vn 81

không phụ thuộc vào yêu cầu quản lý tiện tệ và hoạt động ngân hàng ở từng địa

phương đã không phát huy được chức năng điều tiết vĩ mô của một NHTW67

.

3.2.2.2 Tính độc lập của NHNN Việt Nam về tài chính

NHNN Việt Nam, hiện nay, cũng không chủ động về nguồn tài chính để thi

hành các mệnh lệnh của mình. Từ năm 2000 đến nay, các định chế tài chính phi

ngân hàng đã phát triển với quy mô tương đối lớn với sự ra đời của các quỹ hỗ trợ

đầu tư, quỹ tiết kiệm bưu điện, hệ thống bảo hiểm, và sự gia tăng tiền gửi Kho bạc

tại các NHTM, đã có tác động lớn tới cung tiền nhưng NHNN Việt Nam không

kiểm soát được. Các hoạt động huy động và cho vay của các tổ chức này đã đạt tới

khoảng 20% dư nợ huy động và cho vay của các tổ chức tín dụng, còn tiền gửi của

Kho bạc tại các NHTM chiếm đến 80% tiền gửi của Kho bạc tại NHNN Việt Nam.

Theo quy định về thống kê tiền tệ của IMF, tiền gửi của Chính phủ có tính chất là

khoản tiền chi tiêu có kế hoạch, nên nó không có tác động đến lãi suất thị trường.

Vì vậy, khoản tiền này này không được hạch toán vào MS, mà phải được hạch toán

vào bên tài sản có (phần trên) của bảng cân đối tiền tệ toàn ngành với dấu âm (-).

Do đó, tiền gửi của Chính phủ càng lớn thì M2 càng giảm. Tuy nhiên, ở Việt Nam,

tiền gửi của Chính phủ lại được gửi tại các NHTM, cho nên số tiền này tham gia

vào quá trình tạo tiền của hệ thống NHTM. Vì vậy, số tiền gửi của Chính phủ ảnh

hưởng mạnh tới cung – cầu vốn và lãi suất trên thị trường mà NHNN Việt Nam

không thể kiểm soát được. Cho nên, khi cần can thiệp vào thị trường tiền tệ để cân

đối cung – cầu bằng OMO, NHNN Việt Nam không chủ động được về tài chính để

thực hiện nghiệp vụ này.

67

Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội (2008), Lạm phát ở Việt Nam hiện nay – Nguyên nhân và giải pháp,

NXB Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội, tr. 112.

Page 82: [YRC]-Mo Hinh Kinh Te Luong Dung de Tiep Can Va Phan Tich Tac Cua Chinh Sach Tien Te Den Gia CA o Viet Nam Trong Thoi Ky Doi Moi

http://svnckh.com.vn 82

3.2.2.3 Tính độc lập của NHNN Việt Nam trong thực thi CSTT

NHNN Việt Nam chưa độc lập trong việc thực thi CSTT. Điều này thể hiện

trên hai phương diện: chưa độc lập trong việc lựa chọn mục tiêu CSTT và chưa độc

lập trong việc sử dụng công cụ thực thi CSTT. Phân tích dưới đây cho thấy rõ điều

này.

Thứ nhất, NHNN Việt Nam chưa độc lập trong việc quyết định mục tiêu

CSTT. Luật NHNN Việt Nam năm 2010 tiếp tục một lần nữa khẳng định NHNN

Việt Nam thực hiện CSTT với các mục tiêu do Quốc hội phê duyệt. Trên thực tế,

CSTT đa mục tiêu là theo đuổi mục tiêu tăng trưởng cao trong ổn định. Tuy nhiên,

tăng trưởng và lạm phát là hai mục tiêu có biến động trái chiều. Tức là, nền kinh tế

tăng trưởng nhưng không mong muốn lạm phát cao. Quan hệ lành mạnh giữa hai

biến số này là tăng trưởng kinh tế cần đi liền một tỷ lệ lạm phát được kiểm soát

chứ không song hành với tình trạng lạm phát cao. Như vậy, ở Việt Nam, bản chất

của CSTT đa mục tiêu là chú trọng vào tốc độ tăng trưởng, hy sinh mục tiêu lạm

phát với lập luận rằng tăng trưởng cao phải chấp nhận lạm phát và lạm phát không

có gì đáng sợ nến nó vẫn thấp hơn tốc độ tăng trưởng. Như vậy, mục tiêu cuối

cùng của CSTT chưa rõ ràng. Chính điều này làm NHNN Việt Nam lúng túng khi

thực thi CSTT.

Ngoài ra, việc NHNN Việt Nam không được độc lập lựa chọn mục tiêu

CSTT trong một CSTT đa mục tiêu làm cho hiệu quả của CSTT bị hạn chế rất

nhiều khi kiểm soát lạm phát phi tiền tệ. Ở Việt Nam, yếu tố lạm phát tâm lý – lạm

phát phi tiền tệ - khá mạnh. Điều đó có nghĩa là, giá cả tăng lên không xuất phát từ

yếu tố chi phí mà chủ yếu từ tâm lý “ăn theo” giá các hàng khóa khác. NHNN Việt

Nam cùng một lúc bị chi phối bởi rất nhiều các mục tiêu khác nhau được đề ra

đồng thời bởi Chính phủ và Quốc hội, thậm chí, các mục tiêu này mẫu thuẫn nhau

và khó có thể đạt được cùng một lúc. Ví dụ, mục tiêu tăng trưởng và lạm phát năm

Page 83: [YRC]-Mo Hinh Kinh Te Luong Dung de Tiep Can Va Phan Tich Tac Cua Chinh Sach Tien Te Den Gia CA o Viet Nam Trong Thoi Ky Doi Moi

http://svnckh.com.vn 83

nay được Quốc hội và Chính phủ đề ra là 7% và 6,5%68

. Do đó, nhân dân sẽ ngầm

hiểu là Quốc hội và Chính phủ sẽ phải hi sinh một trong hai chỉ tiêu để đạt được

chỉ tiêu còn lại, nhưng không xác định được chỉ tiêu nào là mục tiêu cuối cùng

được lựa chọn. Cho nên, nhân dân sẽ phán đoán các động thái của Chính phủ và

Quốc hội và có hành vi tương ứng. Như vậy, Chính phủ và Quốc hội lại trở thành

người dẫn dắt thị trường tiền tệ chứ không phải là NHNN Việt Nam. Vì thế, yếu tố

đa mục tiêu không những khiến nhân dân không xác định được định hướng của

CSTT, mà còn khiến họ không hiểu được cơ quan nào mới thực sự điều hành

CSTT. Điều này thực sự tạo ra tâm lý bất ổn trong nhân dân. Do đó, các chính sách

để kiềm chế lạm phát tâm lý cũng yếu hơn, bởi vì, các công cụ của CSTT lại khó

có thể điều tiết kiểu lạm phát phi tiền tệ này.

Trong khi đó, chính yếu tố tâm lý rất nhạy cảm của nhân dân Việt Nam với

các động thái của các cơ quan chức năng lại là một công cụ đắc lực để chống lại

lạm phát phi tiền tệ. Theo các nhà kinh tế học của trường phái tân cổ điển và phái

Keynes mới, mức giá chung trong nền kinh tế sẽ trở về vị trí cân bằng ban đầu

hoặc biến động rất ít nếu nhân dân có niềm tin (kỳ vọng) rằng các chính sách bình

ổn giá cả sẽ được thực hiện69

. Như vậy, để có được niềm tin của nhân dân và nhanh

chóng triệt tiêu hiện tượng lạm phát tâm lý, các cơ quan chức năng phải nhất quán

trong đường lối điều hành CSTT. Điều đó có nghĩa là, nếu NHNN Việt Nam là cơ

quan duy nhất điều hành CSTT và theo đuổi mục tiêu ổn định giá cả mà nó đã lựa

chọn, thì lạm phát tâm lý sẽ nhanh chóng được đẩy lùi. Như vậy, tính độc lập

tương đối của NHNN Việt Nam không chỉ tạo cơ sở cho việc kiểm soát các diễn

68

Võ Văn Minh (2010), Kiềm chế các yếu tố gây lạm phát tâm l{. Truy cập ngày 25 tháng 06 năm 2010, từ

http://dddn.com.vn/20100415101415736cat81/ban-cach-go-ap-luc-lam-phat.htm.

69 Frederic S. Mishkin (2004), The Economics of Money, Banking and Financial Markets, 7e, Pearson Addison –

Wesley, tr. 668.

Page 84: [YRC]-Mo Hinh Kinh Te Luong Dung de Tiep Can Va Phan Tich Tac Cua Chinh Sach Tien Te Den Gia CA o Viet Nam Trong Thoi Ky Doi Moi

http://svnckh.com.vn 84

biến giá cả xuất phát từ yếu tố tiền tệ mà còn kiềm chế được các biến động giá cả

có nguyên nhân từ các yếu tố phi tiền tệ.

Thứ hai, NHNN Việt Nam chưa độc lập trong việc sử dụng công cụ CSTT.

Trong những năm gần đây, cho vay Chính phủ ròng trên bảng cân đối tài sản của

NHNN Việt Nam và trên bảng cân đối tiền tệ toàn nghành biến động mạnh vì

Chính phủ thường xuyên phát hành trái phiếu và tín phiếu. Hoạt động vay vốn của

Chính phủ khiến NHNN Việt Nam bị động trong việc phát hành tiền và hạn chế

khả năng điều tiết của NHNN Việt Nam đối với lượng tiền trong nền kinh tế. Bên

cạnh đó, việc NHNN Việt Nam luôn thiếu thông tin cần thiết, thiếu cơ chế để sử

dụng các công cụ của CSTT một cách hiệu quả thể hiện rất rõ tính phụ thuộc của

NHNN Việt Nam. Cụ thể, hàng năm, việc tính toán mức cung tiền, cân đối lượng

tiền cần “bơm” vào hay “rút” ra khỏi lưu thông là nhiệm vụ của NHNN Việt Nam,

nhưng thời gian tiến hành các hoạt động đấu thầu các chứng khoán nợ, cũng như

quy định mức lãi suất của các chứng khoán Chính phủ lại do Bộ Tài chính độc lập

thực hiện. Mặc dù NHNN Việt Nam đã có sự phối hợp với Bộ Tài chính trong việc

cung cấp các thông tin về ngân sách để phục vụ việc dự báo tiền tệ, nhưng việc

cung cấp thông tin và số liệu còn chưa đầy đủ và kịp thời. Do đó, nó hạn chế đến

việc dự báo và xây dựng CSTT. Nguyên nhân của tình trạng này là do thiếu sự

hướng dẫn cơ chế phối hợp thông tin của các văn bản dưới luật70

.

3.2.3 Các giải pháp nâng cao tính độc lập của NHNN Việt Nam

Các phân tích định lượng cho thấy vai trò quan trọng của tính độc lập của

NHNN Việt Nam trong giai đoạn 1996 – 2004. Đồng thời, qua việc phân tích

những cơ cở lý thuyết cho việc nâng cao tính độc lập của NHTW có vai trò quan

trọng trong việc nâng cao tính hiệu lực của CSTT, cũng như phân tích thực tiễn

70

Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội (2008), Lạm phát ở Việt Nam hiện nay – Nguyên nhân và giải pháp,

NXB Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội, tr. 113.

Page 85: [YRC]-Mo Hinh Kinh Te Luong Dung de Tiep Can Va Phan Tich Tac Cua Chinh Sach Tien Te Den Gia CA o Viet Nam Trong Thoi Ky Doi Moi

http://svnckh.com.vn 85

tính độc lập của NHNN Việt Nam hiện nay, việc nâng cao tính độc lập của NHTW

là điều cần thiết. Tuy nhiên, cải cách bộ máy điều hành vĩ mô là giải pháp dài hạn

có thể mất hàng năm để tiến hành, nên trong phạm vi công trình nghiên cứu này,

tác giả đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao tính độc lập của NHNN Việt Nam

trong thời gian sắp tới như sau.

3.2.3.1 Nâng cao tính độc lập về nhân sự của NHNN Việt Nam

Vì NHNN Việt Nam, hiện nay, vẫn là một cơ quan của Chính phủ, nên

NHNN Việt Nam cần nâng cao sự tự chủ trong việc tuyển mộ nhân tài giúp việc

cho ban lãnh đạo. Ngoài ra, cần bãi bỏ điều khoản yêu cầu NHNN Việt Nam phải

tạm ứng cho ngân sách Nhà nước, và không trở thành cơ quan in tiền cho Chính

phủ tài trợ thâm hụt ngân sách. Thay vào đó, Chính phủ nên tự mình cải thiện hiệu

quả đầu tư, nhất là đầu tư xây dựng cơ bản. Mặt khác, Chính phủ cũng nên tự huy

động vốn thông qua thị trường tiền tệ và thị trường vốn để điều hòa chi tiêu phù

hợp. Điều này sẽ giúp NHNN Việt Nam có tính độc lập dần dần với cơ quan hành

pháp.

3.2.3.2 Nâng cao tính độc lập về tài chính của NHNN Việt Nam

Chính phủ cần có sự chỉ đạo các Bộ, Ngành có hoạt động trên thị trường tiền

tệ và thị trường vốn có trách nhiệm gửi báo cáo thống kê tình hình thực hiện đầu tư

tín dụng hàng năm và nhu cầu đầu tư tín dụng hàng năm cho NHNN Việt Nam. Từ

đó, NHNN có thể xác định được mức tăng trưởng tín dụng hàng năm của tất cả các

định chế tài chính trong nền kinh tế, và có ngân sách trù bị phù hợp trong trường

hợp cần can thiệp vào thị trường tiền tệ và thị trường vốn.

Ngoài ra, Quốc hội cần hoàn thiện hệ thống văn bản hướng dẫn việc phối

hợp thông tin giữa Bộ Tài Chính và NHNN Việt Nam. Theo đó, quy định NHNN

Việt Nam là cơ quan duy nhất thực hiện bán các chứng khoán nợ và Bộ Tài Chính

Page 86: [YRC]-Mo Hinh Kinh Te Luong Dung de Tiep Can Va Phan Tich Tac Cua Chinh Sach Tien Te Den Gia CA o Viet Nam Trong Thoi Ky Doi Moi

http://svnckh.com.vn 86

là cơ quan duy nhất xác định lãi suất của các trái phiếu cũng như khối lượng phát

hành trong từng thời kỳ dựa trên cơ sở đã trao đổi với NHNN Việt Nam.

3.2.3.3 Nâng cao tính độc lập trong thực thi CSTT của NHNN Việt Nam

Trong ngắn hạn, Chính phủ cần cho phép NHNN Việt Nam độc lập trong

việc lựa chọn công cụ chính sách trong từng thời kỳ. Mục tiêu dài hạn thống nhất

để Quốc hội ban hành. Sự độc lập tương đối của NHNN Việt Nam sẽ cho phép

ngân hàng này chủ động điều tiết thị trường trong từng thời kỳ mà không cần phải

chờ đợi sự cho phép của Chính phủ trong những chính sách của mình; hoặc lựa

chọn mục tiêu của mình nếu họ thấy rằng cần thiết và dẫn dắt thị trường đi theo.

Sau khi tính độc lập của NHNN Việt Nam được nâng cao, Chính phủ và Quốc hội

cần có cơ chế để NHNN Việt Nam tự xác định mục tiêu dài hạn của CSTT.

Bình ổn giá cả, chống lạm phát phải là mục tiêu cơ bản và dài hạn của

CSTT. Về ngắn hạn, mục tiêu tăng trưởng và công ăn việc làm có thể được cân

nhắc khi không có mâu thuẫn với việc đạt được mục tiêu lạm phát trong dài hạn.

Không chỉ NHNN mà cả Chính phủ cần tuyệt đối tôn trọng mục tiêu lạm phát đã

đặt ra để làm tăng sự tín nhiệm của nhân dân đối với CSTT, từ đó cải thiện hiệu lực

của CSTT.

Bên cạnh đó, NHNN Việt Nam phải xây dựng kênh thông tin chính thống và

cập nhật từ trụ sở tới các chi nhánh và toàn thị trường, các địa bàn tập trung nhiều

hoạt động tiền tệ tại một số thành phố lớn, để kịp thời cung cấp các thông tin cần

thiết về mục tiêu, công cụ của CSTT tới nhân dân. Kênh thông tin thông suốt này

có tác dụng nhanh chóng ngăn chặn được hiện tượng lạm phát tâm lý nhằm tránh

hiện tượng tăng giá “tát nước theo mưa” nhằm trục lợi theo xu hướng của thị

trường. Đồng thời, kênh thông tin của NHNN Việt Nam chính là tín hiệu để nhân

dân có cơ sở hình thành kỳ vọng vào chính sách bình ổn giá cả của NHNN Việt

Page 87: [YRC]-Mo Hinh Kinh Te Luong Dung de Tiep Can Va Phan Tich Tac Cua Chinh Sach Tien Te Den Gia CA o Viet Nam Trong Thoi Ky Doi Moi

http://svnckh.com.vn 87

Nam. Từ đó, cả doanh nghiệp và nhân dân đều có các quyết định đầu tư và tiêu

dùng hợp lý làm cho chính sách ổn định giá cả có hiệu quả hơn.

Mặc dù tính độc lập của NHNN Việt Nam được nhấn mạnh, nhưng điều đó

hoàn toàn không phủ định sự cần thiết sự phối hợp chặt chẽ giữa CSTT với các

chính sách tài khóa của Chính phủ trong việc điều hành nền kinh tế. Sự phối hợp

giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ đảm bảo các mục tiêu của các chính

sách không mâu thuẫn nhau và tác động của chính sách này không “trung hòa” tác

động của chính sách kia.

3.3 Điều hành chính sách tỷ giá hối đoái nhằm bình ổn giá cả ở Việt Nam

3.3.1 Cơ sở lý thuyết điều hành chính sách tỷ giá hối đoái nhằm bình ổn giá cả

Các phân tích định lượng và phân tích thực tiễn nền kinh tế nước ta trong

giai đoạn 2005 – 2010 đã chỉ ra rằng, biến động giá cả xuất phát từ các biến động

từ bên ngoài. Tỷ giá hối đoái là kênh trung gian truyền tải tác động của nền kinh tế

toàn cầu tới nền kinh tế Việt Nam và làm tăng mức giá trong nước.Vì vậy, khi Việt

Nam hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới, một chính sách tỷ giá hối đoái hối

đoái linh hoạt là cần thiết để bình ổn giá cả trong nước. Bởi vì, một tỷ giá linh hoạt

mang lại những lợi ích:

Chế độ tỷ giá hối đoái linh hoạt sẽ tạo tiền đề cho VND lên giá tương đối so

với các ngoại tệ trong một phạm vi nhất định. Vì thế, giá nguyên vật liệu nhập

khẩu phục vụ cho sản xuất, kinh doanh như xăng, dầu, sắt thép sẽ giảm, từ đó hạn

chế tình trạng “nhập khẩu lạm phát” vào Việt Nam. Ngoài ra, VND tăng giá sẽ

tăng cung hàng nội địa, góp phần giảm khan hiếm hàng hóa trong nước hiện nay.

Khi lượng cung hàng tăng, hiện tượng mất cân đối tiền – hàng được khắc phục, nên

mức giá chung của nền kinh tế cũng sẽ giảm.

Page 88: [YRC]-Mo Hinh Kinh Te Luong Dung de Tiep Can Va Phan Tich Tac Cua Chinh Sach Tien Te Den Gia CA o Viet Nam Trong Thoi Ky Doi Moi

http://svnckh.com.vn 88

Chế độ tỷ giá hối đoái linh hoạt sẽ góp phần cởi trói cho CSTT trong nước,

giúp NHNN Việt Nam thoát khỏi đối mặt với “bộ ba bất khả thi” - tự do tài khoản

vốn, cố định tỷ giá, và CSTT độc lập71

. Việc linh hoạt tỷ giả hối đoái sẽ giúp

NHNN Việt Nam hạn chế được lượng tiền cung ứng vào thị trường vì không phải

gắn chặt với nghĩa vụ mua lại nguồn vốn ngoại tệ. Do đó, chính sách tỷ giá hối

đoái linh hoạt không những hạn chế giá cả tăng có nguyên nhân xuất phát từ MS

tăng, mà còn cho phép NHNN Việt Nam có thể sử dụng tự do hơn các công cụ của

CSTT khác như lãi suất và OMO để đối phó với những cú sốc nội địa như thiên tại,

dịch bệnh.

Ngoài ra, giá trị VND ổn định so với các đồng ngoại tệ sẽ làm lãi suất của

đồng nội tệ ổn định hơn, đồng thời làm giảm thiểu biến động giá cả trong nước.

Bởi vì, khi NHNN Việt Nam tăng lượng tiền cung ứng để mua lượng ngoại tệ dư

thừa nhằm duy trì mức tỷ giá hối đoái danh nghĩa, mức giá chung trong nền kinh tế

sẽ tăng cao. Điều này sẽ khiến lãi suất danh nghĩa buộc phải tăng theo để duy trì lãi

suất thực dương. Lãi suất tăng cao tiếp tục gây áp lực lên giá với VND. Khi đó,

NHNN Việt Nam có hai giải pháp can thiệp. Thứ nhất, NHNN Việt Nam tiếp tục

can thiệp vào thị trường ngoại hối để giữ tỷ giá danh nghĩa. Hậu quả của hành

động này làm trầm trọng hơn tình trạng giá cả “leo thang”, bởi vì vòng tuần hoàn

tỷ giá – giá cả – lãi suất lại tiếp tục. Thứ hai, NHNN Việt Nam sử dụng mệnh lệnh

hành chính can thiệp vào chính sách lãi suất tiền gửi của các NHTM. Hậu quả của

quá trình can thiệp này là lãi suất các NHTM mất ổn định, làm các NHTM căng

thẳng tính thanh khoản, và gia tăng nguy cơ sụp đổ của hệ thống các NHTM.

Bên cạnh đó, tỷ giá hối đoái linh hoạt sẽ giảm thiểu hiện tượng đôla hóa nền

kinh tế. Trong thời gian qua, lạm phát tăng cao khiến lãi suất tiền gửi âm, đồng

71

Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội (2008), Lạm phát ở Việt Nam hiện nay – Nguyên nhân và giải pháp,

NXB Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội, tr. 128.

Page 89: [YRC]-Mo Hinh Kinh Te Luong Dung de Tiep Can Va Phan Tich Tac Cua Chinh Sach Tien Te Den Gia CA o Viet Nam Trong Thoi Ky Doi Moi

http://svnckh.com.vn 89

thời, VND lại yếu, nên nhân dân đã tìm cách đổi tài sản của mình sang vàng và các

ngoại tệ mạnh khác. Hành động này không những tiếp tục làm VND mất giá mà

còn làm tăng lượng ngoại tệ lưu hành trong nhân dân. Do đó, NHNN Việt Nam

gặp khó khăn khi kiểm soát lượng tiền thành phần này trong MB, từ đó, làm suy

giảm hiệu lực của CSTT. Vì vậy, một chế độ tỷ giá hối đoái linh hoạt là cần thiết

giúp duy trì và cải thiện giá trị đồng nội tệ, làm giảm hiện tượng đôla hóa trong nền

kinh tế và nâng cao hiệu lực của CSTT.

3.3.2 Thực tiễn điều hành chính sách tỷ giá hối đoái ở Việt Nam

Hiện nay, Việt Nam đang duy trì chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi có điều

tiết. Mặc dù các nhà quản lý tiền tệ đều cho rằng, chế độ tỷ giá hối đoái hiện nay là

chế độ không “neo” vào bất kỳ đồng ngoại tệ nào mà dựa vào “rổ” tiền tệ. Tuy

nhiên, trên thực tế 80% - 90% các giao dịch trong cán cân thanh toán của Việt Nam

bằng USD72

. Do đó, thực tế này đòi hỏi dự trữ ngoại tệ của NHNN, thanh toán

thương mại quốc tế, vấn đề quản lý nợ nước ngoài cũng như huy động đầu tư nước

ngoài trực tiếp vào Việt Nam đều được xác định trên cơ sở USD. Về nguyên tắc

điều hành, tỷ giá VND/USD linh hoạt theo tín hiệu thị trường và có mục tiêu rõ

ràng nhằm mục tiêu là khuyến khích xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu.

Lượng dự trữ ngoại hối quốc gia còn chưa tập trung về một mối là NHNN

Việt Nam thực sự khiến khả năng kiểm soát ngoại tệ trong nền kinh tế của NHNN

Việt Nam còn hạn chế. Tính đến hết năm 2009, khoảng hơn 20 tỷ USD và 500 tấn

vàng đang được găm giữ trong dân, giá trị được ghi vào sai số trong cân đối cán

cân thanh toán năm 2009 là 9,7 tỷ USD73

. Chênh lệch giữa tỷ giá chính thức và thị

trường trong một số thời điểm là khá cao. Cả hai yếu tố trên khiến việc tính toán

72

Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội (2008), Lạm phát ở Việt Nam hiện nay – Nguyên nhân và giải pháp,

NXB Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội, tr. 130. 73

Võ Trí Thành (2010), Bàn cách gỡ áp lực lạm phát. Truy cập ngày 13 tháng 06 năm 2010, từ

http://dddn.com.vn/20100415101415736cat81/ban-cach-go-ap-luc-lam-phat.htm.

Page 90: [YRC]-Mo Hinh Kinh Te Luong Dung de Tiep Can Va Phan Tich Tac Cua Chinh Sach Tien Te Den Gia CA o Viet Nam Trong Thoi Ky Doi Moi

http://svnckh.com.vn 90

cân đối cán cân thành toán và cân đối tỷ giá khó khăn hơn, nên đã gián tiếp tạo ra

“nhập khẩu lạm phát” trong từng thời điểm.

Trong bối cảnh mở cửa nền kinh tế, việc NHNN Việt Nam cố gắng quản lý

tỷ giá trong khi phải duy trì ổn định những mục tiêu vĩ mô làm cho CSTT gần như

phụ thuộc. Thực tiễn từ năm 2007 – 2008 cho thấy, bởi vì NHNN Việt Nam đã nỗ

lực bảo vệ tỷ giá khi mà lượng ngoại tệ vào nền kinh tế trong giai đoạn này tăng

đột biến nên MS phải tăng lên. Trong tuần thứ ba của tháng 2 năm 2008, NHNN

Việt Nam đã sử dụng 140.000 tỷ VND để mua 9 tỷ USD trong năm 2007 mà chưa

kịp thu về hết. Mặc dù ngay sau đó, NHNN Việt Nam sử dụng “can thiệp vô trùng”

bằng quyết định yêu cầu 41 NHTM phải mua “tín phiếu bắt buộc” theo kiểu mệnh

lệnh hành chính với lãi suất 7,8% với tổng giá trị là 20.300 tỷ VND74

, nhưng các

biện pháp hành chính dù có mang lại thành công nhất thời trong việc ổn định cung

tiền nhưng không bao giờ giải quyết được tận gốc vấn đề.

3.3.3 Các giải pháp nâng cao hoạt động điều hành chính sách tỷ giá hối đoái

nhằm bình ổn giá cả ở Việt Nam

3.3.3.1 Nâng cao tính độc lập của NHNN Việt Nam

Tỷ giá hối đoái duy trì ở chế độ thả nổi có kiểm soát cần có điều kiện tiên

quyết là NHNN Việt Nam cần được độc lập về CSTT. Các biện pháp mệnh lệnh

hành chính đang được sử dụng như một công cụ can thiệp của NHNN Việt Nam

nhằm duy trì ổn định tỷ giá, trong khi phải nỗ lực ổn định giá cả và thực hiện mục

tiêu tăng trưởng kinh tế, đã không còn phù hợp khi nước ta hội nhập với hệ thống

tài chính toàn cầu. Vì vậy, biện pháp duy nhất để đạt được các mục tiêu nêu trên là

tách chính sách tỷ giá hối đoái ra khỏi CSTT. Theo đó, chính sách tỷ giá linh hoạt

hơn sẽ tự động điều chỉnh mặt bằng giá trong nước và mức giá thế giới mà không

74

Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội (2008), Lạm phát ở Việt Nam hiện nay – Nguyên nhân và giải pháp,

NXB Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội, tr. 155.

Page 91: [YRC]-Mo Hinh Kinh Te Luong Dung de Tiep Can Va Phan Tich Tac Cua Chinh Sach Tien Te Den Gia CA o Viet Nam Trong Thoi Ky Doi Moi

http://svnckh.com.vn 91

gây ra các xáo trộn lớn trong nền kinh tế. Còn NHNN Việt Nam được lựa chọn các

công cụ CSTT để đạt được các mục tiêu của CSTT trong từng thời kỳ cho thích

hợp. Theo nguyên tắc “bộ ba bất khả thi”, tài khoản vốn sẽ không được tự do. Điều

này sẽ góp phần hạn chế các tác động tiêu cực từ nền kinh tế thế giới khi nước ta

thực hiện các chuyển đổi về chính sách tỷ giá hối đoái và CSTT.

Để tạo sự linh hoạt trong chế độ tỷ giá hối đoái hiện nay, việc mở rộng biên

độ giao dịch tỷ giá là có lợi cho sự phát triển của thị trường tài chính còn non trẻ ở

Việt Nam. Đây cũng là một trong những lựa chọn tốt cho bối cảnh Việt Nam hiện

nay và có ý nghĩa tích cực cho quản lý vĩ mô trong trung hạn, khi Việt Nam tự do

hóa chế độ tỷ giá hối đoái. Còn các biện pháp nâng cao tính độc lập của NHNN

Việt Nam đã được đề cập đến trong nội dung phần trước.

3.3.3.2 Tăng cường các biện pháp kết hối ngoại tệ và vàng

Chính sách tỷ giá hối đoái chỉ mang lại hiệu quả nếu nó thực sự kiểm soát

được lượng ngoại tệ, vì vậy, các biện pháp tăng cường kết hối ngoại tệ và vàng là

cần thiết. Do đó, các tổ chức tín dụng cần hạn chế cho vay ngoại tệ bằng cách hạn

chế đối tượng vay ngoại tệ. Nếu các doanh nghiệp thực sự có nhu cầu ngoại tệ, họ

có thể vay bằng tiền đồng, sau đó, mua ngoại tệ. Đồng thời, NHNN Việt Nam có

thể yêu cầu các tổ chức tăng tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro với khoản đầu tư tín

dụng bằng ngoại tệ. Bên cạnh đó, cần quy định một tỷ lệ cho vay bằng ngoại tệ

trên tổng nguồn vốn huy động bằng ngoại tệ. Cách làm này sẽ thực hiện được mục

tiêu giảm mức độ đôla hóa nền kinh tế, đồng thời, tạo sự an toàn trong hoạt động

tín dụng của nền kinh tế. Ngoài ra, hiện nay, các công ty tài chính không bị quy

định trạng thái ngoại hối nên đã mở rộng việc cho vay bằng ngoại tệ. Vì vậy, để

hoàn thiện các giải pháp chống đô la hóa, NHNN Việt Nam cần quy định trạng thái

ngoại tệ cho các công ty tài chính để hạn chế vay mượn ngoại tệ. Bên cạnh việc

chống “đôla hóa”, NHNN cũng cần có lộ trình từng bước chống “vàng hóa” - hiện

đã và đang ở tình trạng khó kiểm soát. Theo đó, NHNN Việt Nam cần ban hành

Page 92: [YRC]-Mo Hinh Kinh Te Luong Dung de Tiep Can Va Phan Tich Tac Cua Chinh Sach Tien Te Den Gia CA o Viet Nam Trong Thoi Ky Doi Moi

http://svnckh.com.vn 92

quy chế quản lý các hoạt động kinh doanh vàng miếng, vàng thanh toán trong lãnh

thổ Việt Nam.

Đặc biệt là trong bối cảnh hội nhập của nền kinh tế với thế giới đang ngày

càng sâu và rộng. Để hậu thuẫn cho các giải pháp nói trên, Chính phủ cần chỉ đạo

các Bộ chức năng có cơ chế giám sát kể cả cơ chế cưỡng chế chặt chẽ để kiểm soát

việc sử dụng ngoại tệ trong thanh toán, lưu thông hàng hóa, dịch vụ nội địa; trong

tín dụng ngoại tệ và trong việc xuất, nhập khẩu và buôn bán vàng thanh toán, vàng

trên tài khoản, vàng thỏi trên thị trường vàng. Hoạt động kinh doanh vàng miếng,

vàng thanh toán trong lãnh thổ, siết chặt cơ chế tín dụng vàng cùng với cơ chế

quản lý ngoại hối và điều hành thị trường ngoại tệ phải do NHNN Việt Nam thống

nhất đảm nhiệm.

KẾT LUẬN CHƢƠNG III

Nội dung chương III đề cập đến các giải pháp nhằm nâng cao hiệu lực của

CSTT trong thời gian tới tại Việt Nam, căn cứ trên các kết luận được rút ra trong

quá trình phân tích định lượng tác động của CSTT tới giá cả ở Việt Nam thời kỳ

1986 – 2010. Các giải pháp được đưa ra trên cơ sở các phân tích lợi ích của chúng

về mặt lý thuyết cũng như trên cơ sở đánh giá thực tiễn việc thực thi các giải pháp

này tại Việt Nam. Cả hai giải pháp đều nhấn mạnh vào việc nâng cao tính độc lập

của NHNN Việt Nam. Mặc dù cải cách bộ máy điều hành vĩ mô của NHNN Việt

Nam là cần thiết, nhưng đây là giải pháp dài hạn. Trong khi đó, chính sách tỷ giá

linh hoạt vừa có tác dụng ngắn hạn vừa có tác động dài hạn chính là một gợi ý

chính sách cho việc bình ổn giá cả hiện nay ở Việt Nam.

Page 93: [YRC]-Mo Hinh Kinh Te Luong Dung de Tiep Can Va Phan Tich Tac Cua Chinh Sach Tien Te Den Gia CA o Viet Nam Trong Thoi Ky Doi Moi

http://svnckh.com.vn 93

KẾT LUẬN

Bằng việc sử dụng tổng hợp các phương pháp phân tích định lượng kết hợp

với các phương pháp phân tích, so sánh, và tổng hợp, công trình đã chỉ rõ tác động

của CSTT tới giá cả ở Việt Nam trong thời kỳ Đổi Mới, giai đoạn 1986 – 2010.

Các phân tích định lượng đã chỉ ra, ở Việt Nam, trong thời kỳ 1986 – 2010, giá cả

là kết quả của quá trình cung ứng tiền tệ. Ngoài ra, trong từng thời kỳ cụ thể, tính

độc lập của NHNN Việt Nam và chính sách tỷ giá hối đoái trong bối cảnh nền kinh

tế Việt Nam hội nhập sâu vào nền kinh tế toàn cầu là nguyên nhân giải thích cho

các biến động giá cả. Vì vậy, việc đề xuất các giải pháp nhằm bình ổn giá cả ở Việt

Nam trong thời gian tới là vô cùng cấp bách. Các giải pháp được đề cập đến trong

công trình này là nhằm khắc phục hiện tượng biến động giá cả có nguyên nhân tiền

Page 94: [YRC]-Mo Hinh Kinh Te Luong Dung de Tiep Can Va Phan Tich Tac Cua Chinh Sach Tien Te Den Gia CA o Viet Nam Trong Thoi Ky Doi Moi

http://svnckh.com.vn 94

tệ ở Việt Nam, trong giai đoạn 1986 – 2010. Ngoài ra, một kết quả quan trọng khác

từ kết quả phân tích thực nghiệm là yếu tố kỳ vọng. Mô hình kiểm định mối quan

hệ nhân quả giữa tiền tệ và giá cả cho thấy giá cả trong quá khứ có tác động nhất

định tới giá cả hiện tại là bởi vì nó là thông số để người dân hình thành kỳ vọng.

Các độ trễ của giá cả trong mô hình dù không thể minh họa đầy đủ biến số kỳ

vọng, nhưng nó là một giá trị tham khảo có giá trị.

Biến động giá cả là một hiện tượng tổng hợp của rất nhiều yếu tố, do đó sẽ

rất sai lầm nếu chỉ lý giải hiện tượng này từ một nguyên nhân nào đó và xem đó là

nguyên nhân duy nhất để rồi bác bỏ các nguyên nhân khác. Vì vậy, những biến

động giá cả xuất phát từ nguyên nhân phi tiền tệ, mức độ tác động của yếu tố kỳ

vọng tới diễn biến giá cả, và việc sử dụng nó như một công cụ để ổn định giá cả ở

Việt Nam cần được nghiên cứu đầy đủ và toàn diện hơn trong các công trình

nghiên cứu tiếp theo.

Page 95: [YRC]-Mo Hinh Kinh Te Luong Dung de Tiep Can Va Phan Tich Tac Cua Chinh Sach Tien Te Den Gia CA o Viet Nam Trong Thoi Ky Doi Moi

http://svnckh.com.vn 95

PHỤ LỤC A

CÁC SỐ LIỆU NGHIÊN CỨU

PHỤ LỤC A1. Khối lƣợng tiền M2 ở Việt Nam giai đoạn 1986 –

2010

Page 96: [YRC]-Mo Hinh Kinh Te Luong Dung de Tiep Can Va Phan Tich Tac Cua Chinh Sach Tien Te Den Gia CA o Viet Nam Trong Thoi Ky Doi Moi

http://svnckh.com.vn 96

Năm Khối lƣợng tiền

M2 (tỷ VND) Năm

Khối lƣợng

tiền M2 (tỷ

VND)

1986 112 1998 102.416

1987 471 1999 142.646

1988 2.569 2000 222.882

1989 7.419 2001 279.781

1990 11.358 2002 329.149

1991 20.301 2003 411.233

1992 27.144 2004 532.346

1993 32.288 2005 690.201

1994 43.006 2006 922.672

1995 52.710 2007 1.348.244

1996 64.678 2008 1.622.130

1997 81.558 2009 2.092.548

2010 (ước lượng) 2.720.312

Nguồn:

Từ 1986 đến 1997: ADB (2008), Key Indicators of Developing Asia and Pacific

countries. Truy cập ngày 06 tháng 06 năm 2010, từ

http://www.adb.org/Documents/Books/Key_Indicators/1999/vie.pdf.

Từ 1998 đến 2008: ADB (2009), Key Indicators for Asia and the Pacific 2009,

Vietnam, tr. 3. Truy cập ngày 06 tháng 06 năm 2010 từ

https://sdbs.adb.org/sdbs/KI_fileDownload.jsp?key=VIE&scope=country&file=CT_VIE.

pdf.

Page 97: [YRC]-Mo Hinh Kinh Te Luong Dung de Tiep Can Va Phan Tich Tac Cua Chinh Sach Tien Te Den Gia CA o Viet Nam Trong Thoi Ky Doi Moi

http://svnckh.com.vn 97

Từ 2009 đến 2010: ADB (2010), Basic Statistics 2010, 6 ADB Avenue,

Mandaluyong City, 1550 Metro Manila, Philippines, tr. 2.

PHỤ LỤC A2. CPI và tốc độ tăng CPI ở Việt Nam trong giai đoạn

1986 – 2010 (Năm 2010 = 100)

Năm CPI Thay đổi % Năm CPI Thay đổi %

1986 0,411 453,538 1998 97,783 8,11

1987 1,893 360,357 1999 101,799 4,108

1988 8,982 374,354 2000 100 -1,768

1989 17,583 95,77 2001 99,69 -0,31

1990 23,919 36,031 2002 103,756 4,079

1991 43,488 81,817 2003 107,183 3,303

1992 59,885 37,705 2004 115,645 7,895

1993 64,903 8,379 2005 125,352 8,349

1994 71,058 9,483 2006 134,758 7,503

1995 83,085 16,926 2007 146,008 8,349

1996 87,732 5,593 2008 179,759 23,115

1997 90,447 3,095 2009 191,833 6,717

2010 214,853 12

Nguồn:

Page 98: [YRC]-Mo Hinh Kinh Te Luong Dung de Tiep Can Va Phan Tich Tac Cua Chinh Sach Tien Te Den Gia CA o Viet Nam Trong Thoi Ky Doi Moi

http://svnckh.com.vn 98

IMF (2010), World Economic Outlook Databse. Truy cập ngày 06 tháng 06 năm 2010, từ

http://www.imf.org/external/pubs/ft/weo/2010/01/weodata/weorept.aspx?sy=1980&ey=2015&scsm=1&s

sd=1&sort=country&ds=.&br=1&c=582&s=NGDP_R%2CNGDP_RPCH%2CNGDP%2CNGDPD%2C

NGDP_D%2CNGDPRPC%2CNGDPPC%2CNGDPDPC%2CPPPGDP%2CPPPPC%2CPPPSH%2CPPP

EX%2CPCPI%2CPCPIPCH%2CPCPIE%2CPCPIEPCH%2CLP%2CBCA%2CBCA_NGDPD&grp=0&a

=&pr.x=79&pr.y=12.

PHỤ LỤC A3. Biến động tỷ giá VND/USD giai đoạn 1990 – 2010

Năm Tỷ giá VND/USD

1990 6482,8

1991 10037

1992 11202,2

1993 10641

1994 10965,7

1995 11038,3

1996 11032,6

1997 11683,3

1998 13268

1999 13943,2

2000 14167,7

2001 14725,2

2002 15279,5

Page 99: [YRC]-Mo Hinh Kinh Te Luong Dung de Tiep Can Va Phan Tich Tac Cua Chinh Sach Tien Te Den Gia CA o Viet Nam Trong Thoi Ky Doi Moi

http://svnckh.com.vn 99

2003 15509,6

2004 15746

2005 15858,9

2006 15994,3

2007 16105,1

2008 16302

2009 17066

2010(ước lượng) 18500

Nguồn:

Từ năm 1990 đến năm 2008: ADB (2009), Key Indicators for Asia and the

Pacific 2009, Vietnam,tr. 5. Truy cập ngày 06 tháng 06 năm 2010 từ

https://sdbs.adb.org/sdbs/KI_fileDownload.jsp?key=VIE&scope=country&file=CT_VIE.

pdf

Từ năm 2009 đến năm 2010: ADB (2010), Asian Development Outlook 2010, 6

ADB Avenue, Mandaluyong City, 1550 Metro Manila, Philippines, tr. 281.

PHỤ LỤC A4. Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài ở Việt Nam giai đoạn

1990 – 2010

Năm Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài (triệu USD)

1990 120

1991 220

Page 100: [YRC]-Mo Hinh Kinh Te Luong Dung de Tiep Can Va Phan Tich Tac Cua Chinh Sach Tien Te Den Gia CA o Viet Nam Trong Thoi Ky Doi Moi

http://svnckh.com.vn 100

1992 260

1993 300

1994 1048

1995 1780

1996 2395

1997 2220

1998 1671

1999 1412

2000 1298

2001 1300

2002 1400

2003 1450

2004 1610

2005 1889

2006 2315

2007 6516

2008 9279

2009 6900

2010(ước lượng) 7800

Nguồn:

Từ năm 1990 đến năm 2008: ADB (2009), Key Indicators for Asia and the Pacific 2009,

Vietnam,tr. 5. Truy cập ngày 06 tháng 06 năm 2010 từ

https://sdbs.adb.org/sdbs/KI_fileDownload.jsp?key=VIE&scope=country&file=CT_VIE.pdf

Page 101: [YRC]-Mo Hinh Kinh Te Luong Dung de Tiep Can Va Phan Tich Tac Cua Chinh Sach Tien Te Den Gia CA o Viet Nam Trong Thoi Ky Doi Moi

http://svnckh.com.vn 101

Từ năm 2009 đến năm 2010: ADB (2010), Asian Development Outlook 2010, 6 ADB Avenue,

Mandaluyong City, 1550 Metro Manila, Philippines, tr. 278.

PHỤ LỤC A5. Thâm hụt cán cân vãng lai ở Việt Nam giai đoạn

1990 – 2010

Năm Thâm hụt/Thặng dƣ tài khoản vãng lai

(%GDP)

1990 -4

1991 -1,7

1992 -0,1

1993 -5,8

1994 -7,2

1995 -9

1996 -8,2

1997 -5,7

1998 -3,9

1999 4,1

2000 3,6

2001 2,1

2002 -1,7

2003 -4,9

2004 -2,1

2005 -1,1

Page 102: [YRC]-Mo Hinh Kinh Te Luong Dung de Tiep Can Va Phan Tich Tac Cua Chinh Sach Tien Te Den Gia CA o Viet Nam Trong Thoi Ky Doi Moi

http://svnckh.com.vn 102

2006 -0,3

2007 -9,8

2008 -11,9

2009 -7,8

2010 -6,2

Nguồn:

Từ năm 1990 đến năm 2008: ADB (2009), Key Indicators for Asia and the

Pacific 2009, Vietnam,tr. 5. Truy cập ngày 06 tháng 06 năm 2010 từ

https://sdbs.adb.org/sdbs/KI_fileDownload.jsp?key=VIE&scope=country&file=CT_VIE.

pdf.

Từ năm 2009 đến năm 2010: IMF (2010), World Economic Outlook 2010, 700

19th Street, N.W., Washington, D.C. 20431, U.S.A, tr. 175.

Page 103: [YRC]-Mo Hinh Kinh Te Luong Dung de Tiep Can Va Phan Tich Tac Cua Chinh Sach Tien Te Den Gia CA o Viet Nam Trong Thoi Ky Doi Moi

http://svnckh.com.vn 103

PHỤ LỤC B

CÁC KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH

VÀ MÔ HÌNH HỒI QUY

PHỤ LỤC B1. Kiểm định nghiệm đơn vị M2

Null Hypothesis: M2 has a unit root

Page 104: [YRC]-Mo Hinh Kinh Te Luong Dung de Tiep Can Va Phan Tich Tac Cua Chinh Sach Tien Te Den Gia CA o Viet Nam Trong Thoi Ky Doi Moi

http://svnckh.com.vn 104

Exogenous: Constant

Lag Length: 0 (Automatic based on SIC, MAXLAG=1)

t-Statistic Prob.*

Augmented Dickey-Fuller test statistic 18.10202 1.0000

Test critical values: 1% level -3.737853

5% level -2.991878

10% level -2.635542

*MacKinnon (1996) one-sided p-values.

Augmented Dickey-Fuller Test Equation

Dependent Variable: D(M2)

Method: Least Squares

Date: 07/09/10 Time: 02:25

Sample (adjusted): 1987 2010

Included observations: 24 after adjustments

Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.

M2(-1) 0.291387 0.016097 18.10202 0.0000

C 3582.083 10844.86 0.330302 0.7443

R-squared 0.937086 Mean dependent var 113341.7

Adjusted R-squared 0.934226 S.D. dependent var 171754.9

S.E. of regression 44048.96 Akaike info criterion 24.30365

Sum squared resid 4.27E+10 Schwarz criterion 24.40182

Log likelihood -289.6438 Hannan-Quinn criter. 24.32969

F-statistic 327.6831 Durbin-Watson stat 2.602046

Prob(F-statistic) 0.000000

Page 105: [YRC]-Mo Hinh Kinh Te Luong Dung de Tiep Can Va Phan Tich Tac Cua Chinh Sach Tien Te Den Gia CA o Viet Nam Trong Thoi Ky Doi Moi

http://svnckh.com.vn 105

Nguồn: Tác giả hồi quy từ số liệu nghiên cứu bằng phần mềm Eviews 6.0

PHỤ LỤC B2. Kiểm định nghiệm đơn vị sai phân bậc 1 của M2

Null Hypothesis: D(M2) has a unit root

Exogenous: Constant

Lag Length: 1 (Automatic based on SIC, MAXLAG=1)

t-Statistic Prob.*

Augmented Dickey-Fuller test statistic 3.047687 1.0000

Test critical values: 1% level -3.769597

5% level -3.004861

10% level -2.642242

*MacKinnon (1996) one-sided p-values.

Augmented Dickey-Fuller Test Equation

Dependent Variable: D(M2,2)

Method: Least Squares

Date: 07/09/10 Time: 02:30

Page 106: [YRC]-Mo Hinh Kinh Te Luong Dung de Tiep Can Va Phan Tich Tac Cua Chinh Sach Tien Te Den Gia CA o Viet Nam Trong Thoi Ky Doi Moi

http://svnckh.com.vn 106

Sample (adjusted): 1989 2010

Included observations: 22 after adjustments

Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.

D(M2(-1)) 0.387639 0.127191 3.047687 0.0066

D(M2(-1),2) -0.683489 0.250943 -2.723689 0.0135

C 6180.695 16679.87 0.370548 0.7151

R-squared 0.355604 Mean dependent var 28439.36

Adjusted R-squared 0.287773 S.D. dependent var 75012.83

S.E. of regression 63305.98 Akaike info criterion 25.07547

Sum squared resid 7.61E+10 Schwarz criterion 25.22425

Log likelihood -272.8302 Hannan-Quinn criter. 25.11052

F-statistic 5.242491 Durbin-Watson stat 2.385964

Prob(F-statistic) 0.015380

Nguồn: Tác giả hồi quy từ số liệu nghiên cứu bằng phần mềm Eviews 6.0

PHỤ LỤC B3. Kiểm định nghiệm đơn vị lnM2

Page 107: [YRC]-Mo Hinh Kinh Te Luong Dung de Tiep Can Va Phan Tich Tac Cua Chinh Sach Tien Te Den Gia CA o Viet Nam Trong Thoi Ky Doi Moi

http://svnckh.com.vn 107

Null Hypothesis: LNM2 has a unit root

Exogenous: Constant

Lag Length: 1 (Automatic based on SIC, MAXLAG=1)

t-Statistic Prob.*

Augmented Dickey-Fuller test statistic -1.146789 0.6788

Test critical values: 1% level -3.752946

5% level -2.998064

10% level -2.638752

*MacKinnon (1996) one-sided p-values.

Augmented Dickey-Fuller Test Equation

Dependent Variable: D(LNM2)

Method: Least Squares

Date: 07/09/10 Time: 02:41

Sample (adjusted): 1988 2010

Included observations: 23 after adjustments

Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.

LNM2(-1) -0.032187 0.028067 -1.146789 0.2650

D(LNM2(-1)) 0.583437 0.147370 3.958987 0.0008

C 0.496432 0.373036 1.330787 0.1982

R-squared 0.720807 Mean dependent var 0.376583

Adjusted R-squared 0.692888 S.D. dependent var 0.344542

S.E. of regression 0.190937 Akaike info criterion -0.352636

Sum squared resid 0.729141 Schwarz criterion -0.204528

Log likelihood 7.055313 Hannan-Quinn criter. -0.315387

F-statistic 25.81755 Durbin-Watson stat 1.755633

Prob(F-statistic) 0.000003

Page 108: [YRC]-Mo Hinh Kinh Te Luong Dung de Tiep Can Va Phan Tich Tac Cua Chinh Sach Tien Te Den Gia CA o Viet Nam Trong Thoi Ky Doi Moi

http://svnckh.com.vn 108

Nguồn: Tác giả hồi quy từ số liệu nghiên cứu bằng phần mềm Eviews 6.0

PHỤ LỤC B4. Kiểm định nghiệm đơn vị sai phân bậc 1 của lnM2

Null Hypothesis: D(DLNM2) has a unit root

Exogenous: Constant

Lag Length: 0 (Automatic based on SIC, MAXLAG=1)

t-Statistic Prob.*

Augmented Dickey-Fuller test statistic -2.906613 0.0600

Test critical values: 1% level -3.752946

5% level -2.998064

10% level -2.638752

*MacKinnon (1996) one-sided p-values.

Augmented Dickey-Fuller Test Equation

Dependent Variable: D(DLNM2,2)

Page 109: [YRC]-Mo Hinh Kinh Te Luong Dung de Tiep Can Va Phan Tich Tac Cua Chinh Sach Tien Te Den Gia CA o Viet Nam Trong Thoi Ky Doi Moi

http://svnckh.com.vn 109

Method: Least Squares

Date: 07/09/10 Time: 02:43

Sample (adjusted): 1988 2010

Included observations: 23 after adjustments

Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.

D(LNM2(-1)) -0.292191 0.100526 -2.906613 0.0084

C 0.073905 0.058795 1.257010 0.2226

R-squared 0.286888 Mean dependent var -0.051043

Adjusted R-squared 0.252931 S.D. dependent var 0.222559

S.E. of regression 0.192365 Akaike info criterion -0.375908

Sum squared resid 0.777086 Schwarz criterion -0.277169

Log likelihood 6.322940 Hannan-Quinn criter. -0.351075

F-statistic 8.448401 Durbin-Watson stat 1.993135

Prob(F-statistic) 0.008437

Ghi chú: DLNM2 = ΔlnM2

Nguồn: Tác giả hồi quy từ số liệu nghiên cứu bằng phần mềm Eviews 6.0

PHỤ LỤC B5. Kiểm định nghiệm đơn vị CPI

Page 110: [YRC]-Mo Hinh Kinh Te Luong Dung de Tiep Can Va Phan Tich Tac Cua Chinh Sach Tien Te Den Gia CA o Viet Nam Trong Thoi Ky Doi Moi

http://svnckh.com.vn 110

Null Hypothesis: CPI has a unit root

Exogenous: Constant

Lag Length: 0 (Automatic based on SIC, MAXLAG=1)

t-Statistic Prob.*

Augmented Dickey-Fuller test statistic 1.587912 0.9990

Test critical values: 1% level -3.737853

5% level -2.991878

10% level -2.635542

*MacKinnon (1996) one-sided p-values.

Augmented Dickey-Fuller Test Equation

Dependent Variable: D(CPI)

Method: Least Squares

Date: 07/09/10 Time: 02:37

Sample (adjusted): 1987 2010

Included observations: 24 after adjustments

Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.

CPI(-1) 0.048812 0.030739 1.587912 0.1266

C 4.751626 3.062907 1.551345 0.1351

R-squared 0.102827 Mean dependent var 8.935083

Adjusted R-squared 0.062046 S.D. dependent var 7.902268

S.E. of regression 7.653189 Akaike info criterion 6.987777

Sum squared resid 1288.569 Schwarz criterion 7.085948

Log likelihood -81.85333 Hannan-Quinn criter. 7.013822

F-statistic 2.521466 Durbin-Watson stat 1.337858

Prob(F-statistic) 0.126576

Page 111: [YRC]-Mo Hinh Kinh Te Luong Dung de Tiep Can Va Phan Tich Tac Cua Chinh Sach Tien Te Den Gia CA o Viet Nam Trong Thoi Ky Doi Moi

http://svnckh.com.vn 111

Nguồn: Tác giả hồi quy từ số liệu nghiên cứu bằng phần mềm Eviews 6.0

PHỤ LỤC B6. Kiểm định nghiệm đơn vị sai phân bậc 1 của CPI

Null Hypothesis: D(CPI) has a unit root

Exogenous: Constant

Lag Length: 0 (Automatic based on SIC, MAXLAG=1)

t-Statistic Prob.*

Augmented Dickey-Fuller test statistic -2.829438 0.0697

Test critical values: 1% level -3.752946

5% level -2.998064

10% level -2.638752

*MacKinnon (1996) one-sided p-values.

Augmented Dickey-Fuller Test Equation

Page 112: [YRC]-Mo Hinh Kinh Te Luong Dung de Tiep Can Va Phan Tich Tac Cua Chinh Sach Tien Te Den Gia CA o Viet Nam Trong Thoi Ky Doi Moi

http://svnckh.com.vn 112

Dependent Variable: D(CPI,2)

Method: Least Squares

Date: 07/09/10 Time: 02:39

Sample (adjusted): 1988 2010

Included observations: 23 after adjustments

Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.

D(CPI(-1)) -0.607131 0.214577 -2.829438 0.0100

C 5.989402 2.376987 2.519745 0.0199

R-squared 0.276005 Mean dependent var 0.936435

Adjusted R-squared 0.241529 S.D. dependent var 8.638369

S.E. of regression 7.523176 Akaike info criterion 6.956795

Sum squared resid 1188.562 Schwarz criterion 7.055534

Log likelihood -78.00314 Hannan-Quinn criter. 6.981628

F-statistic 8.005722 Durbin-Watson stat 2.072733

Prob(F-statistic) 0.010043

Nguồn: Tác giả hồi quy từ số liệu nghiên cứu bằng phần mềm Eviews 6.0

PHỤ LỤC B7. Kiểm định nghiệm đơn vị lnCPI

Page 113: [YRC]-Mo Hinh Kinh Te Luong Dung de Tiep Can Va Phan Tich Tac Cua Chinh Sach Tien Te Den Gia CA o Viet Nam Trong Thoi Ky Doi Moi

http://svnckh.com.vn 113

Null Hypothesis: LNCPI has a unit root

Exogenous: Constant

Lag Length: 0 (Automatic based on SIC, MAXLAG=1)

t-Statistic Prob.*

Augmented Dickey-Fuller test statistic -13.95233 0.0000

Test critical values: 1% level -3.737853

5% level -2.991878

10% level -2.635542

*MacKinnon (1996) one-sided p-values.

Augmented Dickey-Fuller Test Equation

Dependent Variable: D(LNCPI)

Method: Least Squares

Date: 07/09/10 Time: 02:47

Sample (adjusted): 1987 2010

Included observations: 24 after adjustments

Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.

LNCPI(-1) -0.278102 0.019932 -13.95233 0.0000

C 1.365470 0.084199 16.21715 0.0000

R-squared 0.898462 Mean dependent var 0.260797

Adjusted R-squared 0.893847 S.D. dependent var 0.430793

S.E. of regression 0.140357 Akaike info criterion -1.009593

Sum squared resid 0.433405 Schwarz criterion -0.911422

Log likelihood 14.11511 Hannan-Quinn criter. -0.983548

F-statistic 194.6675 Durbin-Watson stat 1.563568

Prob(F-statistic) 0.000000

Page 114: [YRC]-Mo Hinh Kinh Te Luong Dung de Tiep Can Va Phan Tich Tac Cua Chinh Sach Tien Te Den Gia CA o Viet Nam Trong Thoi Ky Doi Moi

http://svnckh.com.vn 114

Nguồn: Tác giả hồi quy từ số liệu nghiên cứu bằng phần mềm Eviews 6.0

PHỤ LỤC B8. Kiểm định nghiệm đơn vị sai phân bậc 1 của lnCPI

Null Hypothesis: D(DLNCPI) has a unit root

Exogenous: Constant

Lag Length: 0 (Automatic based on SIC, MAXLAG=1)

t-Statistic Prob.*

Augmented Dickey-Fuller test statistic -3.773699 0.0095

Test critical values: 1% level -3.752946

5% level -2.998064

10% level -2.638752

*MacKinnon (1996) one-sided p-values.

Page 115: [YRC]-Mo Hinh Kinh Te Luong Dung de Tiep Can Va Phan Tich Tac Cua Chinh Sach Tien Te Den Gia CA o Viet Nam Trong Thoi Ky Doi Moi

http://svnckh.com.vn 115

Augmented Dickey-Fuller Test Equation

Dependent Variable: D(DLNCPI,2)

Method: Least Squares

Date: 07/09/10 Time: 02:47

Sample (adjusted): 1988 2010

Included observations: 23 after adjustments

Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.

D(DLNCPI(-1)) -0.325721 0.086314 -3.773699 0.0011

C 0.025557 0.043671 0.585219 0.5646

R-squared 0.404100 Mean dependent var -0.061478

Adjusted R-squared 0.375724 S.D. dependent var 0.225095

S.E. of regression 0.177850 Akaike info criterion -0.532812

Sum squared resid 0.664243 Schwarz criterion -0.434073

Log likelihood 8.127335 Hannan-Quinn criter. -0.507979

F-statistic 14.24080 Durbin-Watson stat 2.335029

Prob(F-statistic) 0.001115

Ghi chú: DLNCPI = ΔlnCPI

Nguồn: Tác giả hồi quy từ số liệu nghiên cứu bằng phần mềm Eviews 6.0

PHỤ LỤC B9. Kết quả hồi quy giai đoạn 1986 – 1995

Page 116: [YRC]-Mo Hinh Kinh Te Luong Dung de Tiep Can Va Phan Tich Tac Cua Chinh Sach Tien Te Den Gia CA o Viet Nam Trong Thoi Ky Doi Moi

http://svnckh.com.vn 116

Dependent Variable: DLNCPI

Method: Least Squares

Date: 07/09/10 Time: 15:02

Sample (adjusted): 1987 1995

Included observations: 9 after adjustments

Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.

DLNM2 0.979330 0.094330 10.38191 0.0000

C -0.079759 0.082129 -0.971144 0.3638

R-squared 0.939016 Mean dependent var 0.589892

Adjusted R-squared 0.930304 S.D. dependent var 0.577730

S.E. of regression 0.152521 Akaike info criterion -0.729899

Sum squared resid 0.162839 Schwarz criterion -0.686071

Log likelihood 5.284545 Hannan-Quinn criter. -0.824479

F-statistic 107.7840 Durbin-Watson stat 1.550628

Prob(F-statistic) 0.000017

PHỤ LỤC B10. Kết quả hồi quy giai đoạn 1996 - 2004

Dependent Variable: DLNCPI

Method: Least Squares

Date: 07/10/10 Time: 11:26

Sample: 1996 2004

Included observations: 9

Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.

DLNM2 -0.031942 0.100382 -0.318201 0.7611

CHINHSACH -0.057415 0.019143 -2.999263 0.0240

C 0.057706 0.024701 2.336192 0.0581

Page 117: [YRC]-Mo Hinh Kinh Te Luong Dung de Tiep Can Va Phan Tich Tac Cua Chinh Sach Tien Te Den Gia CA o Viet Nam Trong Thoi Ky Doi Moi

http://svnckh.com.vn 117

R-squared 0.703859 Mean dependent var 0.036740

Adjusted R-squared 0.605145 S.D. dependent var 0.032015

S.E. of regression 0.020118 Akaike info criterion -4.713239

Sum squared resid 0.002428 Schwarz criterion -4.647497

Log likelihood 24.20957 Hannan-Quinn criter. -4.855109

F-statistic 7.130311 Durbin-Watson stat 2.603653

Prob(F-statistic) 0.025971

Nguồn: Tác giả hồi quy từ số liệu nghiên cứu bằng phần mềm Eviews 6.0

PHỤ LỤC B11. Kết quả hồi quy giai đoạn 2005 – 2010

Dependent Variable: DLNCPI

Method: Least Squares

Date: 07/11/10 Time: 16:30

Sample: 2005 2010

Included observations: 6

Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.

DLNM2 -0.035106 0.203891 -0.172181 0.8743

HOINHAP 0.121999 0.031532 3.869059 0.0305

C 0.092449 0.059737 1.547605 0.2195

R-squared 0.906746 Mean dependent var 0.103238

Adjusted R-squared 0.844577 S.D. dependent var 0.053902

S.E. of regression 0.021250 Akaike info criterion -4.558059

Sum squared resid 0.001355 Schwarz criterion -4.662180

Log likelihood 16.67418 Hannan-Quinn criter. -4.974861

Page 118: [YRC]-Mo Hinh Kinh Te Luong Dung de Tiep Can Va Phan Tich Tac Cua Chinh Sach Tien Te Den Gia CA o Viet Nam Trong Thoi Ky Doi Moi

http://svnckh.com.vn 118

F-statistic 14.58513 Durbin-Watson stat 2.123773

Prob(F-statistic) 0.028477

PHỤ LỤC B12. Kết quả hồi quy giai đoạn 1986 – 2010

Dependent Variable: DLNCPI

Method: Least Squares

Date: 07/11/10 Time: 17:47

Sample (adjusted): 1987 2010

Included observations: 24 after adjustments

Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.

DLNM2 1.027151 0.068205 15.05987 0.0000

C -0.171367 0.039221 -4.369231 0.0002

R-squared 0.911575 Mean dependent var 0.260797

Adjusted R-squared 0.907556 S.D. dependent var 0.430793

S.E. of regression 0.130981 Akaike info criterion -1.147877

Sum squared resid 0.377431 Schwarz criterion -1.049706

Log likelihood 15.77452 Hannan-Quinn criter. -1.121832

F-statistic 226.7997 Durbin-Watson stat 1.495905

Prob(F-statistic) 0.000000

Nguồn: Tác giả hồi quy từ số liệu nghiên cứu bằng phần mềm Eviews 6.0

PHỤ LỤC B13.1. Kết quả hồi quy kiểm định Granger cho mối quan

hệ nhân quả giữa tiền tệ và giá cả giai đoạn 1986 – 2010

Page 119: [YRC]-Mo Hinh Kinh Te Luong Dung de Tiep Can Va Phan Tich Tac Cua Chinh Sach Tien Te Den Gia CA o Viet Nam Trong Thoi Ky Doi Moi

http://svnckh.com.vn 119

Vector Autoregression Estimates

Date: 07/11/10 Time: 20:57

Sample (adjusted): 1989 2010

Included observations: 22 after adjustments

Standard errors in ( ) & t-statistics in [ ]

DLNCPI DLNM2

DLNCPI(-1) 0.440995 0.242288

(0.20347) (0.22006)

[ 2.16737] [ 1.10100]

DLNCPI(-2) -0.206973 -0.094646

(0.20888) (0.22591)

[-0.99089] [-0.41895]

DLNM2(-1) -0.117132 0.286336

(0.21144) (0.22868)

[-0.55397] [ 1.25211]

DLNM2(-2) 0.334732 0.054789

(0.19146) (0.20707)

[ 1.74834] [ 0.26459]

C 0.007881 0.158711

(0.05387) (0.05827)

[ 0.14629] [ 2.72383]

R-squared 0.725214 0.721286

Adj. R-squared 0.660559 0.655707

Sum sq. resids 0.188356 0.220328

S.E. equation 0.105261 0.113844

F-statistic 11.21660 10.99862

Page 120: [YRC]-Mo Hinh Kinh Te Luong Dung de Tiep Can Va Phan Tich Tac Cua Chinh Sach Tien Te Den Gia CA o Viet Nam Trong Thoi Ky Doi Moi

http://svnckh.com.vn 120

Log likelihood 21.14844 19.42384

Akaike AIC -1.468040 -1.311258

Schwarz SC -1.220076 -1.063294

Mean dependent 0.144306 0.316590

S.D. dependent 0.180669 0.194020

Determinant resid covariance (dof adj.) 0.000122

Determinant resid covariance 7.26E-05

Log likelihood 42.40386

Akaike information criterion -2.945806

Schwarz criterion -2.449877

Nguồn: Tác giả hồi quy từ số liệu nghiên cứu bằng phần mềm Eviews 6.0

PHỤ LỤC B13.2. Kết quả hồi quy kiểm định Granger cho mối quan

hệ nhân quả giữa tiền tệ và giá cả giai đoạn 1986 – 2010

Vector Autoregression Estimates

Date: 07/11/10 Time: 21:20

Sample (adjusted): 1989 2010

Included observations: 22 after

adjustments

Standard errors in ( ) & t-statistics in [ ]

DLNCPI

DLNCPI(-1) 0.315347

(0.13305)

[ 2.37021]

Page 121: [YRC]-Mo Hinh Kinh Te Luong Dung de Tiep Can Va Phan Tich Tac Cua Chinh Sach Tien Te Den Gia CA o Viet Nam Trong Thoi Ky Doi Moi

http://svnckh.com.vn 121

DLNCPI(-2) 0.093971

(0.10435)

[ 0.90050]

C 0.052132

(0.02748)

[ 1.89701]

R-squared 0.675089

Adj. R-squared 0.640888

Sum sq. resids 0.222715

S.E. equation 0.108268

F-statistic 19.73879

Log likelihood 19.30529

Akaike AIC -1.482299

Schwarz SC -1.333520

Mean dependent 0.144306

S.D. dependent 0.180669

Nguồn: Tác giả hồi quy từ số liệu nghiên cứu bằng phần mềm Eviews 6.0

MỤC LỤC

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ

LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................... 5

Page 122: [YRC]-Mo Hinh Kinh Te Luong Dung de Tiep Can Va Phan Tich Tac Cua Chinh Sach Tien Te Den Gia CA o Viet Nam Trong Thoi Ky Doi Moi

http://svnckh.com.vn 122

CHƢƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ VÀ

TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ TỚI GIÁ CẢ............... 8

1.1 Lý luận chung về chính sách tiền tệ .......................................................... 8

1.1.1 Tiền tệ và hệ thống tiền tệ .................................................................. 8

1.1.1.1 Nguồn gốc và khái niệm tiền tệ .................................................... 8

1.1.1.2 Hệ thống tiền tệ ............................................................................. 9

1.1.1.2.1 Tiền mặt .................................................................................. 10

1.1.1.2.2 Tiền gửi không kỳ hạn tại các ngân hàng thương mại ............ 10

1.1.1.2.3 Tiền gửi có kỳ hạn .................................................................. 10

1.1.1.2.4 Đơn vị nhỏ của tiền gửi có kỳ hạn .......................................... 11

1.1.1.2.5 Trái phiếu ngắn hạn được mua lại của ngân hàng thương mại11

1.1.1.2.6 Đôla Euro ................................................................................ 12

1.1.1.2.7 Tiền gửi trong các quỹ tín dụng của thị trường tiền tệ ........... 12

1.1.1.2.8 Tài khoản gửi ở thị trường tiền tệ ........................................... 12

1.1.1.2.9 Tiền tệ theo nghĩa rộng ........................................................... 12

1.1.1.2.10 Các loại tài sản thanh khoản .................................................. 13

1.1.2 Lý luận chung về chính sách tiền tệ................................................ 15

1.1.2.1 Khái niệm .................................................................................... 15

1.1.2.2 Các tác nhân tham gia thực thi chính sách tiền tệ ..................... 16

1.1.2.2.1 Ngân hàng trung ương ............................................................ 16

1.1.2.2.2 Ngân hàng thương mại và các trung gian tài chính phi ngân

hàng……. ............................................................................................... 16

1.1.2.2.3 Người gửi tiền và người vay tiền ............................................ 18

1.1.2.3 Vai trò của các tác nhân thực thi chính sách tiền tệ tới quá trình

cung tiền ..................................................................................................... 18

1.1.2.4 Các công cụ của chính sách tiền tệ ............................................ 20

1.1.2.4.1 Nghiệp vụ thị trường mở ......................................................... 21

1.1.2.4.2 Chính sách tái chiết khấu ........................................................ 22

Page 123: [YRC]-Mo Hinh Kinh Te Luong Dung de Tiep Can Va Phan Tich Tac Cua Chinh Sach Tien Te Den Gia CA o Viet Nam Trong Thoi Ky Doi Moi

http://svnckh.com.vn 123

1.1.2.4.3 Dự trữ bắt buộc ....................................................................... 23

1.1.2.5 Mục tiêu và phương thức điều tiết vĩ mô bằng chính sách tiền

tệ……….. .................................................................................................. 24

1.1.2.5.1 Mục tiêu của chính sách tiền tệ ............................................... 24

1.1.2.5.2 Phương thức điều tiết vĩ mô bằng chính sách tiền tệ .............. 26

1.2 Tác động của chính sách tiền tệ tới giá cả .............................................. 27

1.2.1 Các phương pháp tính giá .................................................................. 27

1.2.1.1 Phương pháp xác định dựa trên chỉ số giá tiêu dùng ................... 28

1.2.1.2 Phương pháp xác định dựa trên chỉ số giảm phát tổng sản phẩm

quốc nội...................................................................................................... 29

1.2.2 Cơ chế truyền tải của chính sách tiền tệ tới giá cả ........................ 29

1.2.2.1 Tác động của chính sách tiền tệ tới giá cả qua kênh lãi suất ....... 29

1.2.2.2 Tác động của chính sách tiền tệ tới giá cả qua các kênh giá tài sản

khác ............................................................................................................ 31

1.2.2.2.1 Tác động của chính sách tiền tệ tới giá cả qua kênh tỷ giá hối

đoái.. ....................................................................................................... 31

1.2.2.2.2 Tác động của chính sách tiền tệ tới giá cả qua kênh giá cổ

phiếu…………………………………………………………………...24

1.2.2.2.3 Tác động của chính sách tiền tệ tới giá cả qua kênh hiệu ứng của

cải ........................................................................................................... 32

1.2.2.3 Tác động của chính sách tiền tệ tới giá cả qua kênh tín

dụng…………………………………………………………………....25

1.2.2.3.1 Tác động của chính sách tiền tệ tới giá cả qua kênh tín dụng ngân

hàng ........................................................................................................ 33

1.2.2.3.2 Tác động của chính sách tiền tệ tới giá cả qua kênh bảng tổng kết

tài sản ...................................................................................................... 33

KẾT LUẬN CHƢƠNG I ............................................................................. 36

Page 124: [YRC]-Mo Hinh Kinh Te Luong Dung de Tiep Can Va Phan Tich Tac Cua Chinh Sach Tien Te Den Gia CA o Viet Nam Trong Thoi Ky Doi Moi

http://svnckh.com.vn 124

CHƢƠNG II: PHÂN TÍCH ĐỊNH LƢỢNG TÁC ĐỘNG CỦA

CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ TỚI GIÁ CẢ Ở VIỆT NAM TRONG

THỜI KỲ ĐỔI MỚI ..................................................................................... 37

2.1 Chỉ định mô hình nghiên cứu .................................................................. 37

2.1.1 Bằng chứng rút gọn về mối quan hệ giữa cung tiền và giá cả ......... 37

2.1.2 Cơ sở lý luận mối quan hệ giữa cung tiền và giá cả ......................... 38

2.1.3 Chỉ định mô hình ................................................................................ 40

2.1.3.1 Mô hình tổng quát .......................................................................... 40

2.1.3.2 Mô hình kiểm định mối quan hệ nhân quả giữa cung tiền và giá cả42

2.1.4 Bằng chứng thực nghiệm về mô hình được sử dụng cho phân tích

định lượng .................................................................................................... 44

2.2 Phân tích tác động của chính sách tiền tệ tới giá cả ở Việt Nam trong

thời kỳ Đổi Mới ............................................................................................... 51

2.2.1Mô tả số liệu và kiểm định tính dừng của các chuỗi số liệu .............. 51

2.2.1.1 Mô tả các biến cơ sở ..................................................................... 51

2.2.1.2 Kiểm định tính dừng của các chuỗi số liệu ................................... 52

2.2.2 Phân tích định lượng tác động của chính sách tiền tệ tới giá cả trong

giai đoạn 1986 – 1995 .................................................................................. 53

2.2.2.1 Tình hình kinh tế Việt Nam giai đoạn 1986 – 1995....................... 53

2.2.2.2 Kết quả phân tích định lượng ........................................................ 56

2.2.3 Phân tích định lượng tác động của chính sách tiền tệ tới giá cả trong

giai đoạn 1996 – 2004 .................................................................................. 57

2.2.3.1 Tình hình kinh tế Việt Nam giai đoạn 1996 – 2004....................... 57

2.2.3.2 Kết quả phân tích định lượng ........................................................ 59

2.2.4 Phân tích định lượng tác động của chính sách tiền tệ tới giá cả trong

giai đoạn 2005 – 2010 .................................................................................. 60

2.2.4.1 Tình hình kinh tế Việt Nam giai đoạn 2005 – 2010....................... 60

2.2.4.2 Kết quả phân tích định lượng ........................................................ 68

Page 125: [YRC]-Mo Hinh Kinh Te Luong Dung de Tiep Can Va Phan Tich Tac Cua Chinh Sach Tien Te Den Gia CA o Viet Nam Trong Thoi Ky Doi Moi

http://svnckh.com.vn 125

2.2.5 Phân tích định lượng tác động của chính sách tiền tệ tới giá cả trong

giai đoạn 1986 – 2010 .................................................................................. 69

2.3 Phân tích định lƣợng mối quan hệ nhân quả giữa cung tiền và giá cả 70

KẾT LUẬN CHƢƠNG II ........................................................................... 71

CHƢƠNG III: TỔNG KẾT VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NHẰM

NÂNG CAO HIỆU LỰC CỦA CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ ................... 72

3.1Tổng kết ...................................................................................................... 72

3.2 Nâng cao tính độc lập của Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam………….63

3.2.1 Cơ sở lý thuyết cho việc nâng cao tính độc lập của Ngân hàng Nhà

nước Việt Nam…………………………………………………………….63

3.2.2 Tính độc lập của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hiện nay ............ 80

3.2.2.1 Tính độc lập của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về nhân sự ...... 80

3.2.2.2 Tính độc lập của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về tài chính ..... 81

3.2.2.3 Tính độc lập của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong thực thi chính

sách tiền tệ ................................................................................................. 82

3.2.3 Các giải pháp nâng cao tính độc lập của Ngân hàng Nhà nước Việt

Nam ............................................................................................................... 84

3.2.3.1 Nâng cao tính độc lập về nhân sự của Ngân hàng Nhà nước Việt

Nam ............................................................................................................ 85

3.2.3.2 Nâng cao tính độc lập về tài chính của Ngân hàng Nhà nước Việt

Nam ............................................................................................................ 85

3.2.3.3 Nâng cao tính độc lập trong thực thi chính sách tiền tệ của Ngân

hàng Nhà nước Việt Nam........................................................................... 86

3.3 Điều hành chính sách tỷ giá hối đoái nhằm bình ổn giá cả ở Việt Nam87

3.3.1 Cơ sở lý thuyết điều hành chính sách tỷ giá hối đoái nhằm bình ổn giá

cả ................................................................................................................... 87

3.3.2 Thực tiễn điều hành chính sách tỷ giá hối đoái ở Việt Nam ............ 89

3.3.3 Các giải pháp nâng cao hoạt động điều hành chính sách tỷ giá hối

đoái nhằm bình ổn giá cả ở Việt Nam ........................................................ 90

Page 126: [YRC]-Mo Hinh Kinh Te Luong Dung de Tiep Can Va Phan Tich Tac Cua Chinh Sach Tien Te Den Gia CA o Viet Nam Trong Thoi Ky Doi Moi

http://svnckh.com.vn 126

3.3.3.1 Nâng cao tính độc lập của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ......... 90

3.3.3.2 Tăng cường các biện pháp kết hối ngoại tệ và vàng ..................... 91

KẾT LUẬN CHƢƠNG III ......................................................................... 92

KẾT LUẬN ...................................................................................................... 93

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC A

PHỤ LỤC B