Download doc - Dem Cat - Dem Dat - Nhat

Transcript
Page 1: Dem Cat - Dem Dat - Nhat

CÁC BIỆN PHÁP CẢI TẠO SỰ PHÂN BỐ ỨNG SUẤT VÀ ĐIỀU

KIỆN BIẾN DẠNG CỦA ĐẤT NỀN

I. ĐỆM CÁT

Sử dụng lớp đệm cát cải tạo nền có hiệu quả nhất khi lớp đất yếu ở trạng thái bão hòa

nước, chiều dày lớp đất yếu nhỏ hơn 3 m. Việc sử dụng lớp đệm cát thay thế lớp đất yếu

có tác dụng:

1. Sau khi thay thế lớp đất yếu nằm trực tiếp dưới móng công trình, lúc này đệm cát

đóng vai trò như một lớp chịu lực, có khả năng tiếp thu tải trọng của công trình và truyền

tải trọng đó xuống lớp đất chịu lực ở phía dưới.

2. Làm giảm bớt độ lún toàn bộ và độ lún không đồng đều của công trình, đồng thời

giảm bớt thời gian cố kết của đất nền.

3. Tăng khả năng ổn định khi công trình có tải trọng ngang.

4. Kích thước và chiều sâu chôn móng giảm, vì áp lực tiêu chuẩn truyền lên lớp đệm

cát tăng lên.

5. Việc sử dụng lớp đệm cát thay thế lớp đất yếu được thi công đơn giản, không đòi

hỏi các thiết bị phức tạp.

Hình 2-1: Sơ đồ bố trí đệm cát.

Page 2: Dem Cat - Dem Dat - Nhat

Tuy nhiên, trong trường hợp lớp đất yếu có chiều dày lớn hơn 3m hoặc nước ngầm có

áp lực tác dụng trong phạm vi lớp đệm cát thì không nên dùng biện pháp này để xử lý.

1. Tính toán và thiết kế lớp đệm cát

Tính toán và thiết kế lớp đệm cát, bao gồm:

Xác định kích thước lớp đệm.

Độ lún toàn bộ của móng xây trên lớp đệm.

Vật liệu làm lớp đệm.

Ngoài ra khi thiết kế lớp đệm cát, cần phải bảo đảm một số điều kiện như sau:

Dưới tác dụng của tải trọng công trình, toàn bộ lớp đệm cát phải ở trạng thái ổn

định.

Áp lực do tải trọng công trình truyền lên mặt lớp đất ở dưới đáy lớp đệm phải nhỏ

hơn áp lực tiêu chuẩn ở trên mặt lớp đất đó.

Độ lún toàn bộ của lớp đệm và lớp đất dưới lớp đệm cũng như độ lún không đồng

đều của móng phải nhỏ hơn các trị số giới hạn.

1.1 Xác định kích thước lớp đệm cát

Sử dụng lớp đệm cát thay thế, nền đất dưới móng công trình lúc này không còn là

một môi trường hoàn toàn đồng nhất và đẳng hướng, mà là môi trường gồm hai lớp (lớp

đệm cát và lớp đất yếu) có tính chất hoàn toàn khác nhau, trong đó lớp đệm cát có kích

thước giới hạn khác với lớp đất yếu kích thước phát triển vô hạn theo hai hướng, trạng

thái ứng suất trong trường hợp này hoàn tòan khác với trường hợp đất nền là đồng nhất và

đẳng hướng.

Một số phương pháp tính toán kích thước lớp đệm cát.

a) Xác định kích thước lớp đệm cát dựa vào điều kiện biến dạng của đất nền

Theo phương pháp này, kích thước lớp đệm cát phải thỏa mãn điều kiện sau:

Tổng ứng suất do tải trọng của công trình và do trọng lượng bản thân của đất nền và lớp

đệm truyền trên mặt lớp đất yếu ở dưới đáy lớp đệm phải luôn luôn nhỏ hơn hoặc bằng áp

lực tiêu chuẩn ở trên lớp đất đó, tức là:

Page 3: Dem Cat - Dem Dat - Nhat

σ1 + σ2 ≤ R tc (2-1)

Trong đó:

σ1 - Ứng suất do trọng lượng bản thân của đất nền và đệm cát tác dụng ở trên

mặt lớp đất yếu dưới đáy lớp đệm, (t/m2).

σ1 = γđ hđ + γ hm (2-2)

γ và γđ – Trọng lượng thể tích của đất và lớp đệm cát, (t/m3).

hm và hđ- Chiều sâu chôn móng và chiều dày lớp đệm cát, (m).

σ2 - Ứng suất do tải trọng của công trình gây ra truyền trên mặt lớp đất yếu dưới

đáy lớp đệm, (t/m2).

σ2 = α0 (σ0tc – γhm) (2-3)

α0 – Hệ số xét đến sự thay đổi ứng suất theo chiều sâu phụ thuộc vào tỷ số

m = và n = (Hoàng Văn Tân và nnk, “Những phương pháp xây dựng công trình trên

nền đất yếu”, trang 96, bảng 3-1).

z – Chiều sâu kể từ đáy móng đến điểm xét ứng suất, (m).

l – Chiều dài móng, (m).

b – Chiều rộng móng, (m).

σ0tc - Ứng suất tiêu chuẩn trung bình dưới đáy móng (t/m2). Xác định như sau:

1. Trường hợp móng chịu tải đúng tâm:

σ0tc = γtbhm + (2-4)

2. Trường hợp móng lệch tâm:

σ0tc = (2-5)

σtc max, min = γtbhm + ± (2-6)

∑Ntc – Tổng tải trọng tiêu chuẩn thẳng đứng của công trình tác dụng ở đáy

móng, (t)

Page 4: Dem Cat - Dem Dat - Nhat

∑Mtc – Tổng mômen tiêu chuẩn do tải trọng của công trình tác dụng ở đáy

móng, (t/m).

F – Diện tích đáy móng, (m2).

W – Môđun chống uốn của tiết diện đáy móng, (kN/m2).

γtb – Trọng lượng thể tích trung bình của móng và đất tác dụng lên móng, (t/m3).

Rtc – Áp lực tiêu chuẩn ở trên mặt lớp đất yếu ở dưới đáy lớp đệm cát, (t/m2).

Rtc = [AbmqγII + B (hm + hđ)γI + Dctc] (2-7)

A, B và D - Các hệ số không thứ nguyên (Đậu Văn Ngọ và Nguyễn Việt kỳ,

“Nền móng công trình”, trang 114, bảng 2.16).

bmq – Chiều rộng móng quy ước (m). Tính như sau:

Đối với móng băng:

bmq = (2-8)

Đối với móng chữ nhật:

bmq = - Δ (2-9)

Δ = (2-10)

Fmq = (2-11)

γII – Trọng lượng thể tích trung bình của đất yếu dưới tầng đệm cát (t/m3). Có

xét đến ảnh hưởng áp lực đẩy nổi của nước.

γI – Trọng lượng thể tích trung bình của đất từ đáy tầng đệm cát trở lên (t/m3).

ctc – Lực dính tiêu chuẩn của đất nền ở dưới đáy lớp đệm, (kg/cm2).

m1, m2 – Lần lượt là hệ số làm việc của đất nền và hệ số điều kiện làm việc của

công trình tác động qua lại với nền đất (Đậu Văn Ngọ - Nguyễn Việt Kỳ, “Nền Móng

Công Trình”, bảng 1.7, trang 48).

Page 5: Dem Cat - Dem Dat - Nhat

ktc – Hệ số độ tin cậy, lấy bằng 1 khi các đặc trưng tính toán lấy trực tiếp từ các

thí nghiệm, lấy bằng 1.1 khi các đặc trưng tính toán lấy trực tiếp từ các bảng thống kê.

Chiều dày lớp đệm cát hđ có thể xác định theo công thức gần đúng sau đây:

hđ = K * b (2-12)

K – Hệ số phụ thuộc vào tỷ số và , tra trong hình sau:

Hình 2-2: Biểu đồ xác định hệ số K.

R1 – Áp lực tiêu chuẩn trên mặt lớp đệm cát (t/m2), ở chiều sâu hm.

R2 – Áp lực tiêu chuẩn trên mặt lớp đất yếu (t/m2), ở dưới đáy lớp đệm cát.

b – Chiều rộng móng, (m).

l – Chiều dài móng, (m)

Chiều dày lớp đệm cát sau khi được xác định, cần phải thỏa điều kiện (1-1) và

điều kiện độ lún dưới móng công trình.

Để đảm bảo đất nền xung quanh lớp đệm cát được ổn định thì chiều rộng lớp

đệm phải có kích thước đủ để biến dạng ngang do tải trọng của công trình gây ra không

lớn và nằm trong giới hạn cho phép. Khi đó, theo kinh nghiệm thường lấy α bằng góc ma

2

1

R

R

0 0.5 1.0 1.5

1

2

3

4

5

6

b

l

2b

l

1b

l

K

Page 6: Dem Cat - Dem Dat - Nhat

sát trong φđ của lớp đệm, hoặc có thể lấy α trong khoảng 30 - 450, chiều rộng lớp đệm cát

được xác định:

bđ = b + 2hđtgα (2-13)

Hình 2-3: Sơ đồ tính toán lớp đệm cát.

b) Xác định kích thước lớp đệm cát theo phương pháp đề nghị của B. I.Đalmatov

B.I.Đalmatov đã dựa vào điều kiện cân bằng giữa áp lực ngang do lăng thể trượt

gây ra với áp lực đất tác dụng xung quanh lớp đệm cát. Ông giả thiết, đất ở xung quanh

lớp đệm là đất yếu bão hòa nước, sự phân bố áp lực của đất ở xung quanh lớp đệm cát do

trọng lượng bản thân giống như quy luật phân bố áp lực thủy tĩnh và sự phân bố áp lực

dưới đáy lớp đệm do tải trọng của công trình và do trọng lượng bản thân của lớp đệm

được xem như phân bố đều.

Việc xác định kích thước lớp đệm cát theo B.I.Đalmatov phụ thuộc vào trị số

Pmax. Pmax (Áp lực tối đa do tải trọng tính toán tác dụng ở dưới đáy móng ) được xác định

theo các trường hợp sau:

Trường hợp 1:

Mặt trượt AB cắt ở đáy lớp đệm cát (hình 2-2). Ta có công thức tính Pmax.

Pmax = (2-14)

Trong đó:

β – Góc nghiêng ứng với mặt phẳng trượt AB, (0).

Page 7: Dem Cat - Dem Dat - Nhat

φđ – Góc ma sát trong của cát trong lớp đệm, (0).

Pmax – Áp lực tối đa do tải trọng tính toán tác dụng ở dưới đáy móng,

(t/m2).

φ1 – Góc ma sát trong của cát với lớp đất nằm dưới lớp đệm, (0).

γ – Trọng lượng thể tích lớp đất yếu, (t/m3).

γđ – Trọng lượng thể tích của lớp đệm cát, (t/m3).

Hình 2-4: Mặt trượt AB cắt ở đáy lớp đệm cát.

Trường hợp 2:

Mặt trượt AB cắt qua mặt phẳng thẳng đứng CD (hình 2-3). Công thức

tính Pmax.

Pmax = (2-15)

Hoặc.

Pmax = (2-16)

Trong đó:

M = b+c (2-17)

A1 = (2-18)

Page 8: Dem Cat - Dem Dat - Nhat

B1 = (2-19)

D = tgβ (2-20)

Các trị số A1, B1, D1 phụ thuộc vào β và φđ (Hoàng Văn Tân và nnk,

“Những phương pháp xây dựng công trình trên nền đất yếu”, bảng 3.3, trang 101).

Hình 2-5: Mặt trượt AB cắt qua mặt phẳng thẳng đứng CD

Sau khi tìm được các trị số Pmax, lấy trị số Pmax tối thiểu, sao cho thỏa mãn điều

kiện.

σ0tt ≤ (2-21)

Trong đó:

σ0tt - Ứng suất trung bình tính toán do tải trọng tính toán tác dụng ở đáy móng

(t/m2), được xác định như sau:

1. Trường hợp móng chịu tải đúng tâm:

σ0tt = γtbhm + (2-22)

2. Trường hợp móng lệch tâm:

σ0tt = (2-23)

σttmax, min = γtbhm + ± (2-24)

Page 9: Dem Cat - Dem Dat - Nhat

∑Ntt– Tổng tải trọng tính toán thẳng đứng của công trình tác dụng ở đáy

móng, (t).

∑Mtt– Tổng mômen tính toán do tải trọng của công trình tác dụng ở đáy

móng, (kN/m).

F – Diện tích đáy móng, (m2).

W – Môđun chống uốn của tiết diện đáy móng, (kN/m2).

Phương pháp xác định kích thước lớp đệm của B.I.Đalmatov sẽ cho kết quả đáng

tin cậy và hợp lý nhất đối với nền đất yếu ở trạng thái bão hòa nước có tính nén lớn.

Ngoài hai phương pháp tính toán kích thước lớp đệm cát đã được ứng dụng nhiều

trong thiết kế sản xuất, còn có những phương pháp đề nghị khác dựa vào những cơ sở

khác nhau. Một số phương pháp xác định kích thước lớp đệm cát dựa vào vùng biến dạng

dẻo dưới đáy móng. Xu hướng này được áp dụng khi thiết kế đệm cát dưới các nền

đường, nền đất đắp đi qua vùng bùn lầy.

1.2 Chọn vật liệu làm lớp đệm cát:

Vật liệu làm lớp đệm cát tốt nhất là cát to và cát trung, vì hai loại cát này sau khi

đầm chặt có khả năng đạt đến độ chặt khá cao, chịu được tải trọng lớn của công trình và

không di động dưới tác dụng của nước ngầm.

Ở nước ta cát vàng và cát đen được dùng phổ biến trong thi công, thiết kế đệm cát.

Trong đó cát vàng (cát trung) được sử dụng phổ biến để thiết kế đệm cát, nhưng vì cát

vàng chỉ có ở một vài nơi, giá thành cao, những năm gần đây người ta dần sử dụng cát

đen (cát nhỏ) thay thế cát vàng trong thiết kế đệm cát. So với cát vàng, cát đen có sẵn ở

khắp mọi nơi, giá thành lại rất rẻ so với cát vàng, quá trình theo dõi nhiều năm cũng cho

thấy các lớp đệm làm từ cát đen đều ở trạng thái ổn định. Tuy nhiên cát đen là loại cát

nhỏ, độ chặt sau khi đầm nén không cao so với cát vàng, dễ bị di động dưới tác dụng của

nước cao áp, do đó chỉ nên sử dụng cát đen là lớp đệm trong các công trình loại nhỏ, loại

vừa và trong điều kiện thủy văn cho phép.

Page 10: Dem Cat - Dem Dat - Nhat

Để đảm bảo lớp đệm cát được ổn định dưới tác dụng của tải trọng công trình trên

nền đất yếu có tính nén lớn, các loại cát dùng làm lớp đệm phải thỏa mãn một số điều

kiện sau đây:

Đối với cát vàng, hàm lượng SiO2 không nên nhỏ hơn 70% và hàm lượng hữu cơ

không được vượt quá 5%, hàm lượng mica nên nhỏ hơn 1.5% và cỡ hạt có d > 0.25mm

chiếm trên 50% trọng lượng, cấp phối rải đều d = 5 – 0.25mm.

Đối với cát đen, hàm lượng SiO2 không nên nhỏ hơn 50% và hàm lượng hữu cơ

không được vượt quá 2%, hàm lượng mica và hàm lượng sét nên nhỏ hơn 2%.

Để tiết kiệm vật liệu, có thể trộn 70% cát vàng và 30% cát đen, hay ba phần sỏi với

hai phần cát vàng (sỏi nên chọn cỡ hạt 20 – 30mm).

2. Thi công đệm cát:

2.1. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng đầm nén:

Để đánh giá chất lượng đầm nén, người ta thường dựa vào hai chỉ tiêu quan trọng:

độ chặt và độ ẩm đầm nén.

a) Độ chặt đầm nén:

Để đánh giá độ chặt đầm nén của cát trong lớp đệm, có thể dùng hệ số rỗng ε

hoặc độ chặt tương đối D.

Nếu dùng hệ số rỗng ε ta có bảng sau:

Bảng 2-1: Đánh giá độ chặt của đất cát.

Loại cátĐộ chặt

Chặt Chặt vừa Rời

cát sỏi, cát to, cát trung e < 0.55 0.55 ≤ e ≤ 0.7 e > 0.70

cát nhỏ e < 0.60 0.60 ≤ e ≤ 0.75 e > 0.75

cát bụi e < 0.60 0.60 ≤ e ≤ 0.80 e > 0.80

Page 11: Dem Cat - Dem Dat - Nhat

Có thể dùng độ chặt tương đối D để đánh giá độ chặt đầm nén của cát, ta có công

thức:

D = (2-25)

Trong đó:

e – Hệ số rỗng của cát trong lớp đệm, sau khi đầm nén.

emax – Hệ số rỗng của cát trong lớp đệm ở trạng thái rời nhất.

emin – Hệ số rỗng của cát trong lớp đệm ở trạng thái chặt nhất.

Hoăc có thể tra độ chặt tương đối theo bảng sau:

Bảng 2-2: Đánh giá độ chặt của cát theo độ chặt tương đối

Loại đất Độ chặt tương đối D

Đất cát chặt 1.00 ≥ D > 0.67

Đất cát chặt vừa 0.67 ≥ D > 0.33

Đất cát rời 0.33 ≥ D > 0

b) Độ ẩm đầm nén tốt nhất:

Độ ẩm mà ở đó đất đạt độ chặt lớn nhất với một công đầm chặt nhất định được

gọi là độ ẩm tốt nhất. Công thức xác định độ ẩm đầm nén tốt nhất:

Wtn = (%) (2-26)

Trong đó:

e – Hệ số rỗng của cát trước khi đầm nén.

Gn – Trọng lượng riêng của nước, lấy bằng 10 kN/m3.

Gs – Trọng lượng riêng của cát, (kN/m3).

2.2. Đầm nén đệm cát:

Page 12: Dem Cat - Dem Dat - Nhat

Cát được chọn làm vật liệu lớp đệm được rải thành từng lớp, chiều dày mỗi lớp

đệm phụ thuộc vào thiết bị đầm nén.

Ta có các phương pháp làm chặt đất:

Làm chặt đất bằng đầm rơi.

Làm chặt đất bằng đầm lu.

Làm chặt đất bằng đầm bàn rung.

Làm chặt đất bằng đầm rung có phun nước.v.v..

Khi đầm chặt cát bằng đầm bàn rung, có thể bố trí một hoặc ghép hai, ba đầm bàn

rung với nhau, rồi chia diện đầm ra nhiều khu vực nhỏ để đầm. Ki đầm phải theo trình tự

đúng hàng lối, vết đầm nọ chồng lên vết đầm kia nửa đầm.

Trường hợp làm chặt đất bằng xe bánh xích, thì yêu cầu vết xích phải sát nhau.

Trước tiên đầm một lượt ngang ( dọc) xong, sau đó chuyển sang một lượt dọc (ngang), cứ

tiến hành liên tiếp như vậy cho đến khi nào đạt độ chặt cần thiết.

2.3. Kiểm tra chất lượng đầm nén đệm cát:

Đệm cát sau khi được đầm nén, có thể dùng một trong ba phương pháp sau để

kiểm tra độ chặt của đệm cát: phương pháp cân, phương pháp dùng phao Kovalêv,

phương pháp xuyên tiêu chuẩn. Đối với đệm cát hỗn hợp có sỏi, lượng sỏi chiếm trên

10% thì dùng phương pháp “đổ cát tiêu chuẩn” để kiểm tra chất lượng đầm nén.

a) Kiểm tra độ chặt của đệm cát bằng phương pháp xuyên tiêu chuẩn

Sử dụng phương pháp xuyên tiêu chuẩn để kiểm tra chất lượng đầm nén của đệm

cát có ưu điểm: xác định được ngay và toàn diện chất lượng đầm nén ở hiện trường, cơ

động trong sử dụng, rút ngắn thời gian kiểm tra, thao tác đơn giản

Theo phương pháp này thì độ chặt của đệm cát đã đầm nén được đánh giá thông

qua độ ngập sâu của chùy xuyên.

Thiết bị xuyên tiêu chuẩn gồm:

Quả tải trọng nặng 10.5kg.

Page 13: Dem Cat - Dem Dat - Nhat

Một cần dài 1.5m có mấu đỡ để khống chế chiều cao rơi.

Chùy xuyên có khắc thước đo đến mm, góc nhọn của chùy xuyên được cấu

tạo 600, chiều cao của chùy xuyên là 20cm.

Chiều cao rơi của quả tải trọng là 42cm.

Tiến hành kiểm tra độ chặt đầm nén của đệm cát: nâng quả tải lên đến chiều cao

quy định rồi cho rơi tự do, cho đến lần thứ ba thì dừng lại, trong quá trình tiến hành đồng

thời ghi lại độ lún của đầu nhọn chùy xuyên, kể từ lần đầu cho đến khi kết thúc lần thứ ba.

Dựa vào độ lún h đo được của chùy xuyên, xác định được hệ số rỗng e và trọng

lượng thể tích hạt γh sau khi nén chặt, ta có công thức:

e = 0.26 (2-27)

γh = (2-28)

Trong đó: Gs – Trọng lượng riêng của cát, (kN/m3).

b) Kiểm tra độ chặt của đệm cát bằng phương pháp đào lỗ đổ cát tiêu chuẩn

Phương pháp đào lỗ đổ cát tiêu chuẩn, được sử dụng thích hợp nhất trong trường

hợp đệm cát được làm từ vật liệu cát pha lẫn sỏi.

Phương pháp này được thực hiện như sau: trên khu vực đệm cát đã đầm nén,

chọn một số vị trí đại diện, tiến hành đào lỗ tại những vị trí đó, lỗ được đào không rộng

quá 10cm và phải đào sâu cho tới lớp dưới. Lấy cát tiêu chuẩn đã biết trọng lượng, dùng

phễu đổ cát đó vào lỗ đã đào với một khối lượng nhất định sao cho vừa khít miệng lỗ,

đem cân lượng cát tiêu chuẩn còn lại thì có thể xác định khối lượng cát đã đổ vào lỗ. Dựa

vào kết quả đó xác định được δ qua công thức sau:

δ = (2-29)

Vđ = (2-30)

Trong đó:

Page 14: Dem Cat - Dem Dat - Nhat

Pcs – Trọng lượng cát pha lẫn sỏi.

Vđ – Thể tích lỗ đào, (m3).

Pc – Trọng lượng cát tiêu chuẩn đổ vào trong lỗ đào.

γ - Trọng lượng thể tích của cát tiêu chuẩn, (t/m3).

II. ĐỆM ĐẤT

Đối với công trình xây dựng trên nền đất đắp ít ẩm và mực nước ngầm ở dưới sâu, ta

có thể sử dụng phương pháp gia cố nhân tạo bằng đệm đất. Vật liệu làm lớp đệm đất

thường là đất sét pha cát lấy ở ngay khu vực xây dựng, đôi khi dùng cả đất cát pha sét và

sét.

So với phương pháp gia cố bằng đệm cát, thì phương pháp gia cố bằng đệm đất có

phần kinh tế hơn vì tận dụng được vật liệu địa phương. Tính toán và thiết kế đệm đất phụ

thuộc vào tải trọng của công trình và tình hình địa chất thủy văn tại khu vực.

Kích thước lớp đệm đất phải thỏa mãn sao cho tổng ứng suất do tải trọng của công

trình và do trọng lượng bản thân lớp đệm không được vượt qua áp lực tiêu chuẩn ở trên

mặt lớp đất ở dưới lớp đệm, đồng thời độ lún của công trình không được lớn hơn độ lún

giới hạn cho phép.

Xác định kích thước lớp đệm đất, ta tiến hành theo các bước sau:

Bước 1: Chiều dày lớp đệm đất.

Hđ = n1b. (2-31)

Trong đó:

n1 – Hệ số xét đến điều kiện áp lực tác dụng trên đáy móng, tra ở bảng (2-3).

b – Chiều rộng móng, (m)

Bảng 2-3: Hệ số n1

Loại móngHệ số n1 khi áp lực tác dụng lên móng

1.5 kg/cm2 2.0 kg/cm2 2.5 kg/cm2 3.0 kg/cm2

Page 15: Dem Cat - Dem Dat - Nhat

Móng tròn, móng vuông 1.0 1.3 1.5 1.7

Móng băng 1.2 1.7 2.1 2.4

Bước 2: chiều rộng lớp đệm đất.

bđ = b (1 + 2n2). (2-32)

Trong đó:

n2 – Hệ số xét đến đặc tính phân bố biến dạng ngang trong nền:

Khi tải trọng p = 1.5 – 2.0 kg/cm2 thì n2 = 0.3.

Khi p = 2.5 – 3.0 kg/cm2 thì n2 = 0.35.

Bước 3: kiểm tra chiều dày lớp đệm đất theo công thức (2-1)

Bước 4: kiểm tra chiều rộng lớp đệm đất theo công thức sau:

σy ≤ q. (2-33)

Trong đó:

σy - Ứng suất ngang do tải trọng thẳng đứng của công trình.

σy = kyp. (2-34)

ky – Hệ số phụ thuộc vào tỷ số và (Hoàng Văn Tân và nnk, “ những

phương pháp xây dựng công trình trên nền đất yếu”, bảng 3-8, trang 112).

p = σ0tc - γhm. (2-35)

p – Tải trọng thẳng đứng, (kg/cm2).

σ0tc - Ứng suất tiêu chuẩn trung bình dưới đáy móng do tải trọng của công trình

truyền xuống, (t/m2).

γ – Trọng lượng thể tích của đất, (t/m3).

hm – Chiều sâu đặt móng, (m).

Page 16: Dem Cat - Dem Dat - Nhat

q - Ứng suất ngang giới hạn cho phép của đất nền, (t/m2).

q = n3Rtc. (2-36)

n3 – Hệ số áp ngang của đất yếu ở trạng thái thiên nhiên.

Đối với đất cát thì n3 = 0.35 – 0.41.

Đối với sét pha cát thì n3 = 0.5 – 0.7.

Đối với sét thì n3 = 0.7 – 0.74.

Rtc – Áp lực tiêu chuẩn trên đất yếu, (t/m2).

Khi kiểm tra chiều rộng lớp đệm đất theo công thức (2-33), phải kiểm tra cả trên mặt

và dưới đáy lớp đệm đất, cả hai trường hợp đều thỏa mãn công thức (2-33), chiều rộng

lớp đệm đất mới hợp lý.