Transcript
Page 1: DÂN SỐ VÀ PHÁT TRIỂNgopfp.gov.vn/documents/18/133613/2+Tai+lieu+Dan+so+va... · Nhằm nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ của ngành, ... quản lý các khóa học

TỔNG CỤC DÂN SỐ - KHHGĐ QUỸ DÂN SỐ LIÊN HỢP QUỐC

DÂN SỐ VÀ PHÁT TRIỂN

(Tài liệu dùng cho Chương trình bồi dưỡng nghiệp vụdân số-kế hoạch hoá gia đình)

HÀ NỘI - 2011

Page 2: DÂN SỐ VÀ PHÁT TRIỂNgopfp.gov.vn/documents/18/133613/2+Tai+lieu+Dan+so+va... · Nhằm nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ của ngành, ... quản lý các khóa học

1

TỔNG CỤC DÂN SỐ - KHHGĐ QUỸ DÂN SỐ LIÊN HỢP QUỐC

DÂN SỐ VÀ PHÁT TRIỂN

(Tài liệu dùng cho Chương trình bồi dưỡng nghiệp vụdân số-kế hoạch hoá gia đình)

HÀ NỘI – 2011

Page 3: DÂN SỐ VÀ PHÁT TRIỂNgopfp.gov.vn/documents/18/133613/2+Tai+lieu+Dan+so+va... · Nhằm nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ của ngành, ... quản lý các khóa học

2

MỤC LỤC

Mục Trang

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 6

DANH SÁCH CÁC BẢNG 7

LỜI GIỚI THIỆU 8

LỜI NÓI ĐẦU 10

Chương 1: NHẬP MÔN DÂN SỐ VÀ PHÁT TRIỂN” 11

I CÁC KHÁI NIỆM VỀ “DÂN SỐ” VÀ “PHÁT TRIỂN 11

1 Dân cư và dân số 11

2 Phát triển: Khái niệmvà thước đo 12

II ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU CỦA MÔN HỌC 18

III NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 22

1 Nội dung nghiên cứu 22

2 Phương pháp nghiên cứu 23

IV TÁC DỤNG CỦA MÔN HỌC 25

Tóm tắt chương 1 25

Câu hỏi và bài tập chương 1 26

Chương 2: DÂN SỐ VÀ KINH TẾ 28

INHỮNG QUAN ĐIỂM CƠ BẢN VỀ TÁC ĐỘNG CỦA DÂN SỐ ĐẾNKINH TẾ 28

1 Quan điểm bi quan của R.T. Malthus 28

2 Quan điểm lạc quan của J. L. Simon 29

3 Quan điểm trung hoà 29

4Quan điểm của Hội nghị quốc tế về Dân số và phát triển tại Cai -rô(Ai cập), năm 1994 về dân số và kinh tế 29

5Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về mối quan hệ dân số -phát triển 30

II DÂN SỐ, LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM 31

1 Khung lý thuyết về mối quan hệ Dân số - Lao động và việc làm 31

2 Quan hệ Dân số - Lao động và việc làm ở Việt Nam 37

Page 4: DÂN SỐ VÀ PHÁT TRIỂNgopfp.gov.vn/documents/18/133613/2+Tai+lieu+Dan+so+va... · Nhằm nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ của ngành, ... quản lý các khóa học

3

III GIA TĂNG DÂN SỐ VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ 38

1 Gia tăng dân số và tăng trưởng kinh tế 38

2 Gia tăng dân số và sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế 42

IV ẢNH HƯỞNG CỦA DÂN SỐ ĐẾN TIÊU DÙNG VÀ TÍCH LŨY 42

1 Ảnh hưởng của dân số đến tiêu dùng 42

2 Dân số và Tích luỹ 44

V QUAN HỆ DÂN SỐ VÀ KINH TẾ Ở CẤP ĐỘ GIA ĐÌNH 45

1 Các đặc trưng dân số của gia đình 46

2 Chi phí kinh tế cho con cái 49

3 Chi phí và lợi ích sinh con 51

VI TÁC ĐỘNG CỦA KINH TẾ TỚI DÂN SỐ 52

VII GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT MỐI QUAN HỆ DÂN SỐ VÀ KINH TẾ 53

1 Duy trì mức sinh thấp một cách hợp lý, đẩy mạnh tạo việc làm 53

2 Tận dụng cơ cấu dân số “vàng”, nâng cao chất lượng dân số và lao động 53

3 Sử dụng kinh tế như đòn bẩy thực hiện chính sác h dân số 53

Tóm tắt chương 2 53

Câu hỏi và bài tập chương 2 54

Chương 3: DÂN SỐ VÀ CÁC VẤN ĐỀ XÃ HỘI 55

I DÂN SỐ VÀ GIÁO DỤC 55

1 Khái niệm và các chỉ tiêu đánh giá 55

2 Ảnh hưởng của dân số đến giáo dục 56

3 Ảnh hưởng của giáo dục đến dân số 58

4 Giải pháp giải quyết mối quan hệ giữa dân số và giáo dục 61

II DÂN SỐ VÀ Y TẾ 62

1 Tác động của dân số đối với hệ thống y tế 63

2 Tác động của y tế đối với dân số 65

3 Giải pháp giải quyết mối quan hệ giữa dân số và y tế 66

III DÂN SỐ VÀ BÌNH ĐẲNG GIỚI 67

1 Các khái niệm cơ bản liên quan đến giới và bình đẳng giới 67

2 Quan hệ giữa dân số với bình đẳng giới 69

Page 5: DÂN SỐ VÀ PHÁT TRIỂNgopfp.gov.vn/documents/18/133613/2+Tai+lieu+Dan+so+va... · Nhằm nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ của ngành, ... quản lý các khóa học

4

3 Giải pháp giảm bớt bất bình đẳng giới trong chăm sóc sức khỏe sinh sản 70

IV TÁC ĐỘNG CỦA DS-KHHGĐ ĐẾN AN SINH XÃ HỘI 71

1 Mức sinh và cơ cấu dân số theo tuổi, giai đoạn 1979 -2009. 71

2 Tác động của DS-KHHGĐ đến nhu cầu an sinh xã hội 72

3 Giải pháp giải quyết mối quan hệ DS-KHHGĐ và an sinh xã hội 76

Tóm tắt chương 3 78

Câu hỏi và bài tập chương 3 78

Chương 4: DÂN SỐ VÀ TÀI NGUYÊN, MÔI TRƯỜNG 79

I CÁC KHÁI NIỆM 79

1 Khái niệm tài nguyên 79

2 Cạn kiệt tài nguyên 79

3 Khái niệm về môi trường 80

4 Ô nhiễm môi trường 80

II DÂN SỐ VÀ TÀI NGUYÊN 80

1Dân số tăng lên và sự cạn kiệt của loại tài nguyên hữu h ạn, không táitạo được 81

2 Dân số tăng lên và sự cạn kiệt của loại tài nguyên hữu hạn, tái tạo được 82

III DÂN SỐ VÀ MÔI TRƯỜNG 86

1 Tác động của dân số đến môi trường 86

2 Ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến sức khỏe con người 91

3 Giải pháp giải quyết mối quan hệ giữa dân số và môi trường 92

Tóm tắt chương 4 93

Câu hỏi và bài tập chương 4 93

Chương 5: LỒNG GHÉP BIẾN DÂN SỐ VÀO KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN 94

I MỘT SỐ KHÁI NIỆM 95

1 Khái niệm kế hoạch hóa 95

2 Hệ thống tổ chức và cấp độ lập kế hoạch 95

3 Quy trình kế hoạch hóa 96

4 Quan niệm “lồng ghép” 96

IIKHUÔN KHỔ LỒNG GHÉP BIẾN DÂN SỐ VÀO KẾ HOẠCHHOÁ PHÁT TRIỂN 99

Page 6: DÂN SỐ VÀ PHÁT TRIỂNgopfp.gov.vn/documents/18/133613/2+Tai+lieu+Dan+so+va... · Nhằm nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ của ngành, ... quản lý các khóa học

5

IIIPHƯƠNG PHÁP LỒNG GHÉP BIẾN DÂN SỐ VÀO KẾ HOẠCHHOÁ PHÁT TRIỂN 101

1 Các thành phần lồng ghép 101

2 Phương pháp lồng ghép 102

IV LỒNG GHÉP BIẾN DÂN SỐ VÀO KẾ HOẠCH HÓA Ở CẤP NGÀNH 105

V LỒNG GHÉP BIẾN DÂN SỐ VÀO KẾ HOẠCH HÓA CẤP DỰ ÁN 107

VILỢI ÍCH VÀ ĐIỀU KIỆN LỒNG GHÉP BIẾN DÂN SỐ VÀO QUÁTRÌNH KẾ HOẠCH HOÁ PHÁT TRIỂN 112

1 Lợi ích 112

2 Điều kiện lồng ghép 114

Tóm tắt chương 5 117

Câu hỏi và bài tập chương 5 118

PHỤ LỤC 119

TÀI LIỆU THAM KHẢO 120

Page 7: DÂN SỐ VÀ PHÁT TRIỂNgopfp.gov.vn/documents/18/133613/2+Tai+lieu+Dan+so+va... · Nhằm nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ của ngành, ... quản lý các khóa học

6

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

AIDS Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải

ASXH An sinh xã hội

BPTT

DS-PT

Biện pháp tránh thai

Dân số Phát triển

DS-SKSS

DVXHCB

Dân số - Sức khỏe sinh sản

Dịch vụ xã hội cơ bản

GDP Tổng sản phẩm quốc nội

GDPT Giáo dục phổ thông

HDI

HIV

Chỉ số phát triển con người

Virus gây suy giảm miễn dịch

IEC Thông tin, giáo dục và truyền thống

KHH Kế hoạch hoá

KHHGĐ

KT-XH

Kế hoạch hoá gia đình

Kinh tế -Xã hội

LHQ

LT-TP

Liên hợp quốc

Lương thực thực phẩm

NGO Tổ chức phi chính phủ

OECD Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế

PQLI Chỉ số chất lượng cuộc sống vật chất

TCTK

THCS

Tổng cục Thống kê

Trung học cơ sở

THPT Trung học phổ thông

TFR Tổng tỷ suất sinh

UNCED Hội nghị Liên Hiệp Quốc về Môi trường và Phát triển

UNCTAD Hội nghị Liên Hiệp Quốc về Thương mại và Phát triển

UNDP Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc

UNFPA

XHCB

Quỹ Dân số Liên Hiệp Quốc

Xã hội cơ bản

Page 8: DÂN SỐ VÀ PHÁT TRIỂNgopfp.gov.vn/documents/18/133613/2+Tai+lieu+Dan+so+va... · Nhằm nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ của ngành, ... quản lý các khóa học

7

DANH SACH CAC B¶NG

Bảng số Nội dung1.1 Nội dung Dịch vụ xã hội cơ bản1.2 Hệ thống các thước đo phát triển1.3 Chỉ số phát triển con người của Việt Nam1.4 Tỷ lệ nhóm dân số (0-14) tuổi trên thế giới, (1950 -2050)2.1 Cơ cấu dân số nam theo tuổi lao động. Việt Nam, 1979-20092.2 Cơ cấu dân số nữ theo tuổi lao động. Việt Nam, 1979-2009

2.3 Tỷ lệ tham gia hoạt động kinh tế. Việt Nam, năm 20062.4 Tỷ số phụ thuộc Việt Nam, 1979-20092.5 Tổng số dân và dân số trong độ tuổi từ 15 đến 64 ở Việt Nam2.6 GDP bình quân và tỷ lệ gia tăng dân số ở một số nước, năm 20102.7 Biến đổi GDP bình quân đầu người2.8 Dân số và lương thực trên thế giới giai đoạn 1960 - 20102.9 Hệ số chi phí tiêu dùng

2.10 Cơ cấu gia đình theo số khẩu2.11 Nhân khẩu bình quân 1 hộ của các nhóm thu nhập2.12 Chi phí nuôi con 18 năm đầu tiên

2.13 Hệ số chi phí trực tiếp cho việc sinh đẻ và nuôi dạy trẻ3.1 Cơ cấu dân số trong độ tuổi giáo dục phổ thông3.2 Số lượng học sinh phổ thông tại thời điểm 31 -12 các năm học3.3 Trình độ học vấn và số con mong muốn3.4 TFR chia theo trình độ học vấn người mẹ năm 19943.5 Số con đã sinh của phụ nữ có chồng3.6 Cơ cấu dân số theo tuổi của Việt Nam (1979-2009

3.7 Người cao tuổi ở Việt Nam: Số lượng và tỷ lệ4.1 Dự báo thời gian còn khai thác được của một số loại khoáng sản4.2 Diện tích và độ che phủ rừng thế giới, năm 20054.3 Biến động diện tích rừng ở Việt Nam4.4 Sản lượng cá đánh bắt (1980-2010)

4.5 Sản xuất phân hóa học và thuốc trừ sâu4.6 Tài nguyên nước ở Việt Nam

5.1 Hệ thống tổ chức kế hoạch

Page 9: DÂN SỐ VÀ PHÁT TRIỂNgopfp.gov.vn/documents/18/133613/2+Tai+lieu+Dan+so+va... · Nhằm nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ của ngành, ... quản lý các khóa học

8

LỜI GIỚI THIỆU

Nhằm nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ của ngành, từ năm 1990, Ủy banQuốc gia Dân số - Kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ), Uỷ ban Dân số, Gia đìnhvà Trẻ em trước đây và Tổng cục DS-KHHGĐ hiện nay, đã phối hợp với Viện Dânsố và các vấn đề xã hội, trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức các khoá học bồidưỡng kiến thức và nghiệp vụ quản lý cơ bản về DS -KHHGĐ, gọi tắt là Chươngtrình cơ bản. Để các khoá học đạt hiệu quả cao, bên cạnh việc xây dựng Chươngtrình phù hợp, hình thành đội ngũ giảng viên chuyên nghiệp, quản lý các khóa họcchặt chẽ, việc nâng cao chất lượng tài liệu phục vụ giảng dạy, học tập được Tổngcục DS-KHHGĐ đặc biệt quan tâm. Năm 2011, trong khuôn khổ Dự án “Tăngcường năng lực cho Tổng cục DS-KHHGĐ và các cơ quan có liên quan trong việcthực hiện giai đoạn 2 của Chiến lược Dân số Việt Nam 2001 -2010” (mã sốVNM7PG0009), Quỹ Dân số Liên hợp quốc tại Hà Nội đã hỗ trợ Tổng cục DS-KHHGĐ tổ chức rà soát, đánh giá, chỉnh sửa các tài liệu thuộc Chương trình nóitrên, bao gồm:

1. Dân số học

2. Dân số và phát triển

3. Thống kê DS-KHHGĐ

4. Truyền thông DS-KHHGĐ

5. Dịch vụ DS-KHHGĐ

6. Quản lý nhà nước về DS -KHHGĐ

Nhằm đáp ứng yêu cầu của Chiến lược Dân số -Sức khỏe sinh sản giaiđoạn 2011 -2020, dựa trên cơ sở kết quả nghiên cứu, đánh giá hiệu quả bộ tàiliệu của giai đoạn trước, nhóm chuyên gia đã rà soát lại từng tài liệu và đưa racác khuyến nghị là căn cứ để các tác giả hoặc tập thể tác giả của từng tài liệutiến hành chỉnh sửa. Trực tiếp tham gia chỉnh sửa Bộ tài liệu lần này là các chuyêngia có nhiều kinh nghiệm về cả lý thuyết và thực tiễn . Quá trình chỉnh sửa đượcthực hiện theo một quy trình chặt chẽ. Giữa mỗi lần chỉnh sửa, bản thảo của từngtài liệu đều được đóng góp ý kiến tại các Hội thảo chuyên gia. GS.TS NguyễnĐình Cử - Viện trưởng Viện Dân số và các vấn đề xã hội , trường Đại học Kinhtế Quốc dân là Tổng biên tập bộ tài liệu đã biên tập lại lần cuối.

Chúng tôi hy vọng chất lượng Bộ tài liệu nà y nhờ đó đã được nâng lênđáng kể và sẽ đóng góp vào sự thành công của các khóa học. Nhân dịp banhành Bộ tài liệu, tôi trân trọng cảm ơn:

Page 10: DÂN SỐ VÀ PHÁT TRIỂNgopfp.gov.vn/documents/18/133613/2+Tai+lieu+Dan+so+va... · Nhằm nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ của ngành, ... quản lý các khóa học

9

- Quỹ Dân số Liên hợp quốc vì những đóng góp to lớn cho Chương trìnhDS-KHHGĐ của Việt Nam nói chung và trợ giúp hoàn t hiện Bộ tài liệunày nói riêng;

- Ban quản lý Dự án VNM7PG0009, tập thể các tác giả và tất cả những aiđã đóng góp vào sự thành công của Bộ tài liệu.

Mặc dù việc bồi dưỡng cán bộ của ngành theo Chương trình cơ bản đến nayđã được 22 năm, nhưng dưới ảnh hưởng của những lần thay đổi về bộ máy tổ chức ,chức năng nhiệm vụ nên Bộ tài liệu này vẫn được coi là đang trong quá trình hoànthiện. Vì vậy, không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Chúng tôi rất mong nhậnđược ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, các nhà quản lý, các giảng viên và anhchị em học viên để tài liệu ngày càng hoàn thiện. Mọi ý kiến xin gửi về Vụ Tổ chứcCán bộ, Tổng cục DS-KHHGĐ, số 12, Ngô Tất Tố, quận Đống Đa, Hà Nội.

TỔNG CỤC TRƯỞNGTỔNG CỤC DÂN SỐ-KẾ HOẠCH HOÁ GIA ĐÌNH

(Đã kí)

TS. Dương Quốc Trọng

Page 11: DÂN SỐ VÀ PHÁT TRIỂNgopfp.gov.vn/documents/18/133613/2+Tai+lieu+Dan+so+va... · Nhằm nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ của ngành, ... quản lý các khóa học

10

LỜI NÓI ĐẦUNgay từ các khóa học đầu tiên dành cho cán bộ làm công tác DS -

KHHGĐ ở Việt Nam, vào đầu thập kỷ 90 của thế kỷ trước, Dân số và pháttriển được xác định là một trong những môn học cơ bản và tài liệu đã đượcbiên soạn. Kế thừa các tài liệu trước đây, bổ sung các nội dung và cập nhật sốliệu mới, mục tiêu của cuốn tài liệu này là: (1)Trình bày các khái niệm cơ bảnliên quan đến môn học, (2)Phân tích và chứng minh sự tồn tại mối quan hệnhân –quả giữa dân số và phát tr iển, nội dung phong phú của mối quan hệ nàyvà (3)Trình bày lý luận về lồng ghép biến dân số vào kế hoạch hóa phát triển.

Môn học Dân số và phát triển được dành thời lượng 40 tiết, kể cả thời gianlàm bài tập trên lớp. Vì vậy, chúng tôi lựa chọn những nộ i dung quan trọng vànhững kiến thức cơ bản nhất để giới thiệu trong Tài liệu này. Cụ thể là Chương 1:Nhập môn "Dân số và Phát triển" giới thiệu các khái niệm cơ bản cũng như đốitượng, nội dung, phương pháp và tác dụng của môn học. Các chương 2; 3 và 4sẽ nghiên cứu mối quan hệ giữa Dân số và các thành tố của quá trình phát triển,như: Kinh tế, xã hội, môi trường. Chương 5: “Lồng ghép các biến dân số vàokế hoạch hoá phát triển”, nói về “đích” của môn học, tức là vận dụng kiến thứccác chương trước vào quản lý phát triển.

Mặc dù sự đúc kết, nghiên cứu về mặt lý thuyết mối quan hệ “Dân số vàphát triển” là công việc còn mới mẻ ở nước ta nhưng tác động của mối quan hệnày lại có thể nhận thấy ở khắp mọi nơi: Giao thông tắc nghẽn, bệnh viện quátải, sự dư thừa giáo viên bậc Tiểu học ở một số địa phương, diện tích rừng, điệntích đất canh tác bị co hẹp dần, …Vì vậy, đ ể học tập đạt kết quả tốt, liên quanđến từng chủ đề, học viên cần quan sát thực tế và suy nghĩ về những gì đangdiễn ra tại chính địa phương .

Hy vọng rằng, sau khi nghiên cứu tài liệu này, anh chị em h ọc viên sẽhiểu rằng, quan hệ dân số và phát triển hết sức chặt chẽ với những nội dung đadạng và phong phú. Do đó, công tác Dân số -KHHGĐ được Nghị quyết Hộinghị lần thứ tư Ban chấp hành Trung ương Đảng, khóa VII, tháng 1 năm 1993,đánh giá là “một bộ phận quan trọng của chiến lược phát triển đấ t nước, là mộttrong những vấn đề kinh tế -xã hội hàng đầu của nước ta , là một yếu tố cơ bảnđể nâng cao chất lượng cuộc sống củ a từng người, từng gia đình v à của toànxã hội”. Từ đó thấy được vinh dự, tự hào , bồi dưỡng lòng say mê và ý thứctrách nhiệm cao khi được tham gia công tác này ở nước ta.

Hà Nội, tháng 10-2011

TÁC GIẢ

GS.TS. Nguyễn Đình Cử

Page 12: DÂN SỐ VÀ PHÁT TRIỂNgopfp.gov.vn/documents/18/133613/2+Tai+lieu+Dan+so+va... · Nhằm nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ của ngành, ... quản lý các khóa học

11

Chương 1NHẬP MÔN “DÂN SỐ VÀ PHÁT TRIỂN”

Bất kỳ bộ môn khoa học nào cũng phải xác định rõ ràng đối tượng, nội dung,nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu của mình, tức là trả lời được các câu hỏi như:Nghiên cứu cái gì? Nghiên cứu trên những phương diện nào? Việc nghiên cứu phảiđạt được những yêu cầu nào v à để làm gì? Bằng cách nào mà thực hiện được nghiêncứu?... Đối với "Dân số và phát triển " - một môn học, một lĩnh vực mới được quantâm ở Việt Nam, việc trả lời những câu hỏi trên, lại càng cần thiết. Để làm điều đó,chương này sẽ bắt đầu từ những khái niệm, sau đó luận giải sự tồn tại mối quan hệhai chiều giữa dân số và phát triển như là đối tượng nghiên cứu và sau đó, xác địnhnội dung, phương pháp nghiên cứu và tác dụng của môn học.

I. CÁC KHÁI NIỆM VỀ "DÂN SỐ" VÀ "PHÁT TRIỂN"1. Dân cư và dân số

Một hiện tượng đặc sắc trên Trái đất là có loài người sinh sống. Tập hợpnhững con người cùng cư trú trên một vùng lãnh thổ nhất định gọi là dân cư của vùngđó. Lãnh thổ ở đây có thể là xã, huyện, tỉnh, cả nước, một châu lục hay toàn bộ TráiĐất... Chẳng hạn: Dân cư Hà Nội, dân cư Việt Nam, dân cư châu Phi... Dân cư củamột vùng lãnh thổ là khách thể nghiên cứu chung của nhiều bộ môn khoa học, cảkhoa học tự nhiên và khoa học xã hội, như: Lịch sử, Y học, Kinh tế học, Ngôn ngữhọc,... Mỗi khoa học nghiên cứu một mặt, một khía cạnh nào đó của khách thể này,tức là xác định được đối tượng nghiên cứu riêng của mình.

Khi nghiên cứu một dân cư nào đó thì thông tin quan trọng và cần thiết,thường được tìm hiểu đầu tiên là quy mô của nó, tức là tổng số người hay là tổng sốdân. Ở đây, mỗi con người, không phân biệt già, trẻ, nam, nữ đều là một đơn vị đểthống kê, tính toán. Tuy tất cả thành viên của một cư dân nào đó đều có điểm chunglà cùng sinh sống trên một lãnh thổ nhưng họ thường khác nhau về giới tính, độtuổi, dân tộc, tình trạng hôn nhân... Vì vậy, sẽ hiểu biết chi tiết hơn về một dân cưnếu phân chia tổng số dân thành nhóm nam và nhóm nữ hoặc các nhóm khác nhauvề độ tuổi, tức là nghiên cứu cơ cấu của dân cư theo giới tính, độ tuổi… Do lịch sửhình thành và điều kiện sinh sống khác nhau nên con người cư trú trên các vùnglãnh thổ cũng rất khác nhau, theo nghĩa: nơi thì nhiều và đông đúc, chỗ lại ít và thưathớt. Sự phân chia tổng số dân theo từng địa phương, từng vùng gọi là phân bố theolãnh thổ. Quy mô, cơ cấu dân số trên một lãnh thổ không ngừng biến động do cóngười được sinh ra, có người bị chết, có người di cư đến và có người di cư đi, hoặcđơn giản chỉ là theo năm tháng, bất cứ ai cũng chuyển từ nhóm tuổi này sang nhómtuổi khác. Như vậy, nói đến dân số là nói đến quy mô, cơ cấu, phân bố và nhữngthành tố gây nên sự biến động của chúng như: sinh, chết, di cư. Do đó, dân sốthường được nghiên cứu cả ở trạng thái tĩnh (tại một thời điểm), trạng thái động

Page 13: DÂN SỐ VÀ PHÁT TRIỂNgopfp.gov.vn/documents/18/133613/2+Tai+lieu+Dan+so+va... · Nhằm nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ của ngành, ... quản lý các khóa học

12

(trong một thời kỳ). Nội hàm của khái niệm Dân cư không chỉ bao gồm số người,cơ cấu theo độ tuổi và giới tính mà nó còn bao gồm cả các vấn đề kinh tế, văn hoá,sức khoẻ, ngôn ngữ... tức là nó rộng hơn rất nhiều so với nội hàm của khái niệmDân số.

2. Phát triển: Khái niệm và thước đo2.1 Khái niệm phát triển

Các quá trình dân số (sinh, chết, kết hôn, ly hôn, di cư) bao giờ cũng diễn ratrong khung cảnh kinh tế - xã hội và môi trường nhất định. Các khung cảnh này biếnđổi mạnh mẽ từ thời đại đồ đá đến thời đại văn minh và hiện nay cũng khác nhaukhá xa giữa châu Âu và châu Á, giữa Bắc Mỹ và châu Phi. Để phân biệt các khungcảnh này, có thể tiếp cận theo quan niệm phát triển.

Vào những năm 50 và 60, người ta coi phát triển đơn thuần chỉ là tăngtrưởng kinh tế, vì vậy thước đo trình độ phát triển là mức đạt được về Tổng sảnphẩm quốc dân (GNP) bình quân đầu người. Phát triển nhanh hay chậm được đặctrưng bởi tỷ lệ gia tăng GNP bình quân đầu người hàng năm. Để phân loại trình độphát triển, Ngân hàng thế giới vẫn căn cứ vào GNP bình quân đầu người. Năm1986, Ngân hàng thế giới chia các nước thành 3 nhóm: Thu nhập thấp (dưới 450USD), trung bình (từ 450 USD đến dưới 6000 USD) và cao (trên 6000 USD). Đôi khi,các nước có thu nhập thấp còn được gọi là các nước kém phát triển. Các nước có thunhập trung bình gọi là các nước đang phát triển và cuối cùng các nước có thu nhập caođược gọi là các nước đã phát triển. Mặc dù kinh tế là cốt lõi của sự phát triển nhưngcàng ngày người ta càng nhận thức và phát hiện nhiều hạn chế của thước đo GNP bìnhquân đầu người . Nhiều quốc gia có sự tăng trưởng kinh tế nhanh nhưng số người đóinghèo không giảm và đời sống của khoảng 40 đến 50% dân số - những người ở dướiđáy xã hội hầu như không có gì thay đổi. Điều này đã làm thay đổi quan niệm về pháttriển từ chỗ cực đại hoá sản lượng san g cực tiểu hoá đói nghèo hay là tiếp cận pháttriển theo sự đáp ứng nhu cầu thiết yếu cho các nhóm dân cư có thu nhập khác nhau.

Từ đó, khái niệm phát triển được hiểu là quá trình một xã hội đạt đến mứcthoả mãn các nhu cầu mà xã hội ấy coi là thiết yếu.

Các nhu cầu thiết yếu bao gồm: Dinh dưỡng, giáo dục bậc Tiểu học, sứckhoẻ, vệ sinh, nước sạch và nhà ở. Các nhu cầu thiết yếu này lại được chi tiết hoá,cụ thể hoá bằng một loạt các chỉ tiêu mà Ngân hàng thế giới khuyến nghị như sau:

- Dinh dưỡng: Lượng calo, chất đạm được cung cấp bình quân đầu người; Tỷlệ đạt được so với yêu cầu.

- Giáo dục: Tỷ lệ biết chữ; Tỷ lệ học sinh bậc Tiểu học (tính trên số dân từ 5 đến14 tuổi).

- Sức khoẻ: Tuổi thọ bình quân.

Page 14: DÂN SỐ VÀ PHÁT TRIỂNgopfp.gov.vn/documents/18/133613/2+Tai+lieu+Dan+so+va... · Nhằm nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ của ngành, ... quản lý các khóa học

13

- Vệ sinh: Tỷ lệ chết trẻ em; Tỷ lệ dân số được sử dụng các phương tiện vệsinh.

- Nước sạch: Tỷ lệ dân số được cung cấp nước sạch.

- Nhà ở: Thường đo bằng m2/người.

Mở rộng các nhu cầu thiết yếu và chú ý nhiều đến yếu tố xã hội, một quanniệm khác cho rằng: Nếu coi phát triển là đối lập với nghèo khổ th ì phát triển là quátrình giảm dần, đi đến loại bỏ nạn đói ăn, bệnh tật, mù chữ, tình trạng mất vệ sinh,thất nghiệp và bất bình đẳng.

2.2 Phát triển bền vữngPhát triển cũng có giá của nó. Trong khi cố gắng "đáp ứng các nhu cầu thiết

yếu" cho một quy mô dân số khổng lồ và mỗi ngày một tăng lên, loài người đã khaithác khiến nguồn tài nguyên cạn kiệt, thải nhiều khí " nhà kính", nước bẩn và "bóclột" đất đến bạc màu, sa mạc hoá. Nếu cứ tiếp tục như vậy thì đó là sự phát triểnkhông tương lai. Từ những năm 70 của thế kỷ 20, người ta nhấn mạnh việc nhìnnhận sự phát triển dưới nhãn quan bảo vệ môi trường tự nhiên. Xuất phát từ góc độbảo vệ môi trường, cũng là bảo vệ sự sống, năm 1987 đã ra đời khái niệm "pháttriển bền vững". Đó là "kiểu phát triển vừa đáp ứng được nhu cầu của các thế hệhiện tại vừa không ảnh hưởng đến khả năng mà các thế hệ tương lai đáp ứng nhữngnhu cầu của mình" (Uỷ ban thế giới về môi trường và phát triển, 1987), nghĩa làhàng tỷ người trên trái đất này dù làm gì cũng phải lưu ý là để lại cho con cháuchúng ta sau này có môi trường trong lành để sống và còn tài nguyên để sử dụng.Như vậy, trong quá trình phát triển luôn luôn phải đặt ra các câu hỏi, chẳng hạn:Quy mô và tốc độ khai thác các tài nguyên như hiện nay có đảm bảo cho các tài ng uyênnày có khả năng tái tạo đủ cung cấp cho các thế hệ tương lai hay không? Các tài nguyênthay thế có tương xứng với các tài nguyên bị cạn kiệt và không có khả năng tái tạohay không?

Phát triển bền vững ngày càng được cộng đồng thế giới quan tâm. Đã cónhiều Hội nghị quốc tế nhằm trao đổi quan điểm và tập hợp nỗ lực chung của cácquốc gia để thực hiện những giải pháp duy trì sự phát triển bền vững trên phạm vitoàn cầu. Chẳng hạn, Hội nghị Riô (1992), Hội nghị Giôhannesburg (2000) với 2văn kiện quan trọng là Tuyên bố chung và Kế hoạch hành động về phát triển bềnvững. Phát triển bền vững là khái niệm tổng hợp, đầu tiên xuất hiện trong lĩnh vựcmôi trường, sau đó được áp dụng cho những lĩnh vực kinh tế, xã hội, chính trị.

Ở Việt Nam, phát triển bền vững được hiểu một cách toàn diện: “Phát triểnbền vững bao trùm các mặt của đời sống xã hội, nghĩa là phải gắn kết sự phát triểnkinh tế với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, gìn giữ và cải thiện môi tr ường,

Page 15: DÂN SỐ VÀ PHÁT TRIỂNgopfp.gov.vn/documents/18/133613/2+Tai+lieu+Dan+so+va... · Nhằm nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ của ngành, ... quản lý các khóa học

14

giữ vững ổn định chính trị - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh”1.

Như vậy, phát triển bền vững là sự phát triển gắn kết được cả sự bền vững vềkinh tế, bền vững về xã hội và bền vững về môi trường, đạt được 4 nhóm mục tiêulớn là: kinh tế, xã hội, môi trường và an ninh quốc phòng. Ngoài mục ti êu an ninh-quốc phòng, mối quan hệ qua lại giữa 3 nhóm mục tiêu lớn của phát triển bền vữngcó thể mô tả bằng Sơ đồ 1.1.

Sơ đồ 1.1: Các nhóm mục tiêu phát triển bền vững

Bền vững về kinh tế: Nền kinh tế phải đạt những yêu cầu sau:

- Tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và Tổng sản phẩm quốc nộibình quân đầu người cao (Từ thập kỷ 90 của thế kỷ XX, người ta thường dùng GDPthay cho GNP). Nếu có tăng trưởng GDP cao nhưng GDP bình quân đầu người thấpthì vẫn chưa đạt tới mức bền vững.

- Cơ cấu GDP hợp lý, đảm bảo cho tăng trưởng GDP ổn định

Bền vững về xã hội:

Phát triển bền vững trong lĩnh vực xã hội phải thoả mãn những yêu cầu sau:

(1) Bảo đảm cho mọi người cùng được tham gia và cùng được hưởng lợi từsự phát triển (theo năng lực, khả năng và đóng góp của mình).

(2) Bảo đảm tạo cơ hội thuận lợi và bình đẳng để mọi người sử dụng và pháthuy một cách tốt nhất năng lực của mình nhằm đóng góp cho sự phát triển và thụhưởng kết quả của sự phát triển đó.

(3) Bảo đảm việc làm ở mức cần thiết và từng b ước tiến tới việc làm an toàn,hợp lý, hiệu quả và có lựa chọn phù hợp cho mọi thành viên trong xã hội.

1 Viện chiến lược Phát triển. Cơ sở khoa h ọc của một số vấn đề trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam đếnnăm 2010 và tầm nh ìn 2020”. NXB Chớnh trị Quốc gia, 2001. tr. 122.

Phát triểnBền vững

Mục tiêu kinh tế

Tăng trưởng cao,

ổn định

Mục tiêu xã hội

Cải thiện xã hội

C«ng b»ng x· héi

triÓn NNL

Mục tiêu môi trườngCải thiện chất lượng MT

Bảo vệ MT,TNTN

Page 16: DÂN SỐ VÀ PHÁT TRIỂNgopfp.gov.vn/documents/18/133613/2+Tai+lieu+Dan+so+va... · Nhằm nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ của ngành, ... quản lý các khóa học

15

(4) Bảo đảm công bằng trong tiếp cận và thụ hưởng các dịch vụ xã hội cơbản (XHCB) ở mức trung bình quốc gia phù hợp với trìn h độ phát triển kinh tế - xãhội cho mọi người dân, bất kỳ họ sống ở đâu, thuộc nhóm xã hội nào.

(5) Bảo đảm cho các nhóm dân cư dễ bị tổn thương có được đầy đủ cơ hội vànăng lực vươn lên thoả mãn nhu cầu dịch vụ XHCB của họ.

(6) Giảm bớt sự khác biệt xã hội giữa các nhóm dân cư, dân tộc, vùng lãnhthổ và sự khác biệt giới.

(7) Bảo đảm cuộc sống tinh thần và quan hệ xã hội lành mạnh thúc đẩy pháttriển.

(8) Bảo đảm môi trường xã hội trật tự , an ninh, an toàn.

(9) Bảo đảm sự tham gia rộng rãi, có hiệu quả của cá nhân, gia đình và cộn gđồng vào các hoạt động quản lý xã hội (mở rộng và phát huy dân chủ) tiến tới hìnhthành và phát triển xã hội công dân.

(10) Bảo đảm môi trường sinh thái lành mạnh.

Dịch vụ xã hội cơ bản (DVXHCB): là loại và mức dịch vụ xã hội tối thiểucần thiết cho sự phát triển của con người tương ứng với trình độ phát triển KT -XH ởmỗi giai đoạn phát triển.

Bảng 1.1: Nội dung Dịch vụ xã hội cơ bản

Theo LHQ, khái niệm dịch vụ XHCB, gồm:a. Giáo dục: mầm non, tiểu học, xoá mù chữ cho người lớn.b. Y tế: Tất cả các hoạt động dịch vụ y tế - CSSK ở tuyến cơ sở gồm: các trạm/

trung tâm y tế xã/ phường; các phòng khám đa khoa khu vực; các bệnh việnvà trung tâm y tế quận/huyện. Chăm sóc sức khoẻ ban đầu (tỉnh, quận/huyện) Y tế dự phòng: phòng dịch cho trẻ em, chăm sóc sau khi sinh, giáo dục y tế Các chương trình y tế công cộng: sức khoẻ bà mẹ và trẻ em, bệnh sốt rét,bệnh lao, bệnh phong, thuốc và dược liệu cơ bản; Vệ sinh phòng dịch.

c. Chương trình quốc gia về dinh dưỡngd. Dân số và KHHGĐe. Các dịch vụ xã hội: Cứu trợ thiên taif. Nước sạch và vệ sinh môi trường: các dự án nước sạch nông thôn (bao gồm cả

thị trấn có 30.000 dân trở xuống); Các dự án nước và vệ sinh ở các khu vực ven đô.Theo khái niệm quốc gia: bao gồm tất cả các nội dung trên, nhưng ở mục các

dịch vụ xã hội còn thêm các nội dung sau: Phúc lợi cho người nghèo, Trợ cấp ưuđãi người có công; Giúp đỡ trẻ em mồ côi và trẻ em lang thang; Trợ giúp cho ngườitàn tật; các trung tâm cai nghiện ma tuý và giáo dục gái mại dâm.

Page 17: DÂN SỐ VÀ PHÁT TRIỂNgopfp.gov.vn/documents/18/133613/2+Tai+lieu+Dan+so+va... · Nhằm nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ của ngành, ... quản lý các khóa học

16

Hội nghị thượng đỉnh về phát triển xã hội của Liên hợp quốc đã đưa ra kháiniệm và quy định Chính phủ phải dành 20% ngân sách nhà nước và 20% ODA chophát triển dịch vụ XHCB. Do tính đặc thù ở mỗi quốc gia, Nhà nước có thể quy địnhriêng và có kế hoạch thực hiện để đảm bảo đáp ứng nhu cầu các dịch vụ XHCB này.

Như vậy, "Tạo khả năng tiếp cận và mức độ hưởng thụ bình đẳng ( ngangbằng nhau về số lượng và chất lượng) những phúc lợi công cộng - dịch vụ XHCBđạt chuẩn quốc gia tương ứng với trình độ phát triển KT -XH của đất nước ở mỗigiai đoạn phát triển" là một trong những giải pháp thực hiện công bằng xã hội.

Thí dụ: Việt Nam đã có Luật phổ cập giáo dục tiểu học, thì mọi trẻ em, bấtkỳ sống ở đâu, thuộc tầng lớp xã hội nào đều được hưởng quyền bình đẳng về tiếpcận và thụ hưởng giáo dục tiểu học đạt tiêu chuẩn quốc gia về số lượng cũng nhưchất lượng. Đó là một nội dung của công bằng xã hội.

Bền vững về môi trường

Môi trường có 3 chức năng:

(1) Không gian sinh tồn của con người (cả số lượng và chất lượng) ;

(2) Nơi cung cấp tài nguyên cần thiết cho cuộc sống và hoạt động sản xuấtcủa con người;

(3) Nơi chứa đựng, xử lý, tái chế các phế thải của con người ;

Môi trường bền vững là môi trường luôn luôn thay đổi nhưng đảm bảo thực hiệnđược cả ba chức năng nói trên.

2.3 Hệ thống thước đo phát triểnDo phát triển không chỉ đơn thuần là tăng trưởng hay phát triển kinh tế mà còn là tiến

bộ về xã hội và sự bền vững về môi trường, nên phát triển thường được đo lường, phản ảnhbằng một Hệ thống gồm các nhóm chỉ tiêu, như: Nhóm chỉ tiêu kinh tế, nhóm chỉ tiêu dânsố- KHHGĐ, nhóm chỉ tiêu y tế và sức khoẻ,…; nhóm chỉ tiêu về môi trường.

Nhiều nước và tổ chức quốc tế đã xây dựng hệ thống thước đo phát triển xãhội hoặc kinh tế - xã hội hoặc xã hội -môi trường. (Xem bảng 1.2)

Page 18: DÂN SỐ VÀ PHÁT TRIỂNgopfp.gov.vn/documents/18/133613/2+Tai+lieu+Dan+so+va... · Nhằm nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ của ngành, ... quản lý các khóa học

17

Bảng 1.2: Hệ thống chỉ báo phát triển

SttNước hoặc tổchức quốc tế

đề xuấtSố nhóm chỉ báo Số chỉ

tiêu

1 ESCAP12 nhóm: Xoá đói; Dân số; Y tế và Sức khoẻ; Kiểmsoát HIV/AIDS; Giáo dục; Việc làm; Nhà ở; Môitrường; Thiên tai; Tội phạm; Bảo vệ xã hội; Gia đình

45

2 UNDP13 nhóm: Tuổi thọ; Môi trường nước; Môi trườngbiển; Môi trường xã hội; Chi phí cho hoạt độngmôi trường…

74

3

UNFPA vàUNICEP giúpxây dựngchoViệt nam

10 nhóm: Kinh tế; Dân số; KHHGĐ; Y tế và Sứckhoẻ; Giáo dục và Đào tạo; Văn hoá; Lao động -Việc làm; Mức sống; Trật tự, an toàn XH và luậtpháp; Đầu tư phát triển xã hội

104

4Đại Hội đồngLiên hợp quốc

Tám mục tiêu Thiên niên kỷ:1. Triệt để loại trừ tình trạng bần cùng (nghèocùng cực) và thiếu ăn2. Hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học3. Nâng cao bình đẳng giới và vị thế, năng lực củaphụ nữ4. Giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ em5. Cải thiện sức khỏe bà mẹ6. Phòng chống HIV/AIDS, sốt rét và các bệnhdịch khác7. Đảm bảo sự bền vững của môi trường8. Tăng cường quan hệ đối tác toàn cầu cho pháttriển

5 Việt Nam

Hệ thống chỉ tiêu dân số - xã hội Chính phủ đềnghị áp dụng từ năm 2000, gồm 10 nhóm: Giáodục và Đào tạo; Y tế và Sức khoẻ; Dân số; Các vấnđề xã hội; Lao động - Việc làm; Văn hoá, vănnghệ; Thể dục,thể thao; Phát thanh, truyền hình;Nghiên cứu khoa học; Môi trường.

164

Ngoài việc sử dụng cả một bộ chỉ báo, với hàng chục, thậm chí là hàng trămchỉ tiêu để đo lường trình độ phát triển, từ năm 1990 Chương trình phát triển của Liênhợp quốc đã đưa ra và không ngừng hoàn thiện chỉ tiêu tổng hợp: Chỉ số phát triển

Page 19: DÂN SỐ VÀ PHÁT TRIỂNgopfp.gov.vn/documents/18/133613/2+Tai+lieu+Dan+so+va... · Nhằm nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ của ngành, ... quản lý các khóa học

18

con người (Human Development Index - HDI). Chỉ số này được tổng hợp từ các chỉtiêu phản ảnh thành tựu về sức khỏe, giáo dục và mức sống. Việc chọn chỉ tiêu nào đểphản ảnh các thành tựu này và tổng hợp chúng như thế nào tạo nên các phương pháptính HDI khác nhau (Phụ lục 1).

Liên hợp quốc đã tính HDI cho các nước và dựa vào đó để sắp xếp trình độphát triển con người của các quốc gia trên thế giới từ 1990. Theo đó, các nước đượcchia thành các nhóm, như sau:

Nhóm 1: Các nước phát triển rất cao, nếu có HDI từ 0,8 đến 1,0

Nhóm 2: Các nước phát triển cao, nếu có HDI từ 0,7 đến dưới 0,8

Nhóm 3: Các nước phát triển trung bình, nếu có HDI từ 0,5 đến dưới 0,7

Nhóm 4: Các nước phát triển thấp nếu có HDI dưới 0,5

Nhóm 2 và nhóm 3 cũng được gọi là các nước đang phát triển. HDI của ViệtNam, tính theo phương pháp mới (năm 2010) gần đây tăng nhanh, thứ bậc phát triểnđược cải thiện và hiện được xếp vào nhóm nước có trình độ phát triển trung bình(xem Bảng 1.3).

Bảng 1.3: Chỉ số phát triển con người của Việt Nam

Năm Tuổi thọSố năm đihọc bình

quân

Số năm đihọc kỳvọng

Thu nhậpquốc dânbình quân

HDI

2001 72.51 4.57 11.11 1,799 0.5132002 72.91 4,66 11.70 1,896 0.5192003 73.26 4,75 11.73 2,006 0.5262004 73.56 4.84 11.96 2,127 0.5332005 73.83 4.93 12.52 2,274 0.5402006 74.07 5.04 13.07 2,427 0.5472007 74.29 5.15 13.63 2,578 0.5542008 74.50 5.27 14.19 2,695 0.5602009 74.70 5.38 14.19 2,838 0.5662010 74.91 5.49 14.19 2,995 0.572

Nguồn: http://hdr.undp.org/en/media/HDI-trends-1980-2010.xls

Tuy nhiên, phát triển là một khái niệm tổng hợp bao hàm nhiều mặt: kinh tế,xã hội, chính trị, môi trường. Do vậy, việc đo lường mức độ phát triển chỉ mang ýnghĩa tương đối.

II. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU CỦA MÔN HỌC

Khoa học nào ra đời c ũng xuất phát từ thực tiễn nhằm giải quyết các vấn đềdo cuộc sống đặt ra. Rõ ràng, sản xuất ra vật chất là hoạt động bao trùm, quyết định

Page 20: DÂN SỐ VÀ PHÁT TRIỂNgopfp.gov.vn/documents/18/133613/2+Tai+lieu+Dan+so+va... · Nhằm nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ của ngành, ... quản lý các khóa học

19

sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người. Hoạt động này xoay quanh 2 trục: sảnxuất ra đồ vật (tư liệu sản xuất, tư liệu tiêu dùng) và sản xuất ra chính bản thân conngười. Hai dòng sản xuất vật chất này tuy khác hẳn nhau về mọi mặt nhưng phụthuộc chặt chẽ vào nhau với các biểu hiện sau đây:

- Nếu không có dòng sản xuất này thì cũng không có dòng sản xuất kia.

- Tồn tại dòng sản xuất ra đồ vật là do con người và vì con người. Do đó, sảnxuất cái gì, với khối lượng bao nhiêu, đương nhiên là phụ thuộc vào số dân và nhucầu của họ, mà nhu cầu này thay đổi phụ thuộc một phần vào độ tuổi và giới tính.Hay nói khác đi: Quy mô, cơ cấu sản xuất, tiêu dùng phụ thuộc khá chặt chẽ vàoquy mô, cơ cấu dân số.

- Ngược lại, lịch sử cho thấy tái sản xuất, dân số (quá trình tạo nên sự biến đổiquy mô và cấu trúc tuổi - giới tính) phụ thuộc chặt chẽ vào trình độ phát triển của khuvực sản xuất vật chất, đặc biệt là trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Nền sảnxuất dựa trên những công cụ thủ công sẽ đòi hỏi số lượng lao động nhiều hơn là chấtlượng lao động, điều này sẽ dẫn đến việc sinh nhiều con. Tình hình hoàn toàn ngượclại đối với nền sản xuất dựa trên cơ sở điện khí hoá và tự động hoá.

Nhưng tái sản xuất ra con người không chỉ phụ thuộc tương hỗ với khu vực sảnxuất đồ vật - hoạt động cốt lõi của nền kinh tế. Ở tầm rộng lớn hơn, nó liên quan tới tấtcả các yếu tố khác của quá trình phát triển: Những tiến bộ về mặt xã hội trong đó có hệthống y tế, trình độ giáo dục, sự bình đẳng nam nữ và sự bền vững về môi trường. Thậtvậy, kết hôn, hạn chế sinh đẻ, lựa chọn sinh con trai hay con gái, chống lại bệnh tật vàcái chết... đều là hoạt động có ý thức, cần đến tri thức và là những hoạt động riêng cócủa loài người. Vì vậy, bình đẳng nam nữ, giáo dục, khoa học... (tức là các yếu tố củaphát triển) càng cao, tri thức con người sẽ càng rộng, ý thức con người càng trở nênhợp lý, càng có tác động đến các quá trình dân số nói trên.

Đối với mỗi cá nhân thì các đặc trưng dân số: Tuổi, giới tính, tình trạng hônnhân, số con... và các yếu tố phát triển: văn hoá, nghề nghiệp, thu nhập, nhóm xãhội... cùng tồn tại trong một con người, trong một cơ sở vật chất chung nên chúngcó mối liên hệ trực tiếp, chặt chẽ.

Xét về phương diện thực tế: Lịch sử chứng minh cả về mặt thời gian vàkhông gian rằng các nước ở những bậc thang phát triển khác nhau thì tình trạng dânsố cũng khác hẳn nhau. Cụ thể là:

(i) Mức sinh sản ở hai nhóm nước này cũng có sự khác biệt rất lớn

Theo thống kê từ năm 1950 cho đến nay, số con trung bình của một phụ nữ ởcác nước nghèo bao giờ cũng nhiều gấp hơn hai lần ở những nước giàu.

(ii) Tình trạng chết của trẻ em

Page 21: DÂN SỐ VÀ PHÁT TRIỂNgopfp.gov.vn/documents/18/133613/2+Tai+lieu+Dan+so+va... · Nhằm nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ của ngành, ... quản lý các khóa học

20

Năm 2010, ở các nước đã phát triển, bình quân cứ 1000 trẻ được sinh ra thìcó 6 trẻ bị chết dưới 1 tuổi. Trong khi đó, ở các nước kém phát triển, con số này là81, tức là nhiều hơn gần 14 lần!

(iii) Qui mô dân số ở các nước đang phát triển lớn hơn và tăng nhanh hơn nhiều sovới các nước đã phát triển

Năm 1950, các nước đã phát triển có 83 2 triệu dân, đến năm 1999 có 1.181triệu, tức là tăng lên 1,4 lần. Trong khi đó, cũng khoảng thời gian này, số dân ở cácnước đang phát triển đã tăng từ 1.63 9 triệu dân lên 4.800 triệu, tức là tăng lên tới2,9 lần.

(iv) Tỷ lệ trẻ em dưới 14 tuổi trong tổng dân số ở các nước đang phát triển cũngcao hơn nhiều so với các nước đã phát triển

Do mức sinh ở các nước đang phát triển cao nên tỷ lệ trẻ em ở các nướcnày cao và thường gấp đôi ở các nước đã phá t triển, (Bảng 1.4).

Bảng 1.4: Tỷ lệ nhóm dân số (0-14) tuổi trên thế giới, ( 1950-2050)

Đơn vị :%

Khu vực 1950 1975 2000 2010 2025 2050Các nước đã phát triển 27.3 24.2 18.3 17 15.0 15.5Các nước đang phát triển 37.6 41.1 32.8 30 26.0 21.8Các nước kém phát triển 41.1 44.7 43.1 41 37.9 29.1Nguồn: Đặng Nguyên Anh, Xã hội học Dân số,NXB Khoa học Xã hội, Hà nội 2007, trang 69 .

- http://www.prb.org/pdf10/10wpds_eng.pdf. 2010 Population Reference Bureau.

(v) Ngược lại, tỷ lệ người già (65 tuổi trở lên) trong tổng dân số ở các nước đangphát triển, cũng năm 2010, lại thấp hơn nhiều so với các nước đã p hát triển: 6% sovới 16%. Đặc biệt, ở các nước kém phát triển nhất, tỷ lệ này chỉ có 3%!

Như vậy, tỷ lệ người già của các nước đã phát triển cao gấp hơn 5 lần ở các nướckém phát triển. Trong khi đó, tỷ lệ trẻ em lại chưa bằng nửa các nước này. Nghĩa là có sựtương phản sâu sắc: Các nước đang phát triển là thế giới của dân số trẻ. Ngược lại, cácnước đã phát triển là thế giới của dân số già. Những minh hoạ trên, chứng tỏ: Ở các trìnhđộ phát triển khác nhau thì tình trạng dân số cũng hết sức khác nhau. Điều này cho thấytác động mạnh mẽ của các yếu tố kinh tế - xã hội đến các quá trình dân số.

Kinh nghiệm lịch sử cũng cho thấy dân số đóng vai trò quan trọng trong quátrình phát triển của nhân loại. Nếu trái đất mới có vài ngàn người thì sẽ không có bứctranh phát triển như ngày nay. Nhờ số dân đạt đến một quy mô đáng kể mới có thểphân công lao động, chuyên môn hoá, tạo điều kiện nâng cao năng suất lao động, thúcđẩy xã hội phát triển. Tuy nhiên, trong thời đại ngày nay, khi dân số đã đạt tới 7 tỷngười thì quy mô và tốc độ gia tăng dân số đã đặt ra những vấn đề rất nghiêm trọng đedoạ quá trình phát triển của nhiều nước nghèo, thể hiện ở các điểm sau:

Page 22: DÂN SỐ VÀ PHÁT TRIỂNgopfp.gov.vn/documents/18/133613/2+Tai+lieu+Dan+so+va... · Nhằm nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ của ngành, ... quản lý các khóa học

21

- Tổng sản phẩm quốc dân bình quân đầu người tăng chậm, thậm chí có giaiđoạn giảm. Do đó, dẫn đến tình trạ ng căng thẳng giữa tích luỹ và tiêu dùng ở các nướcnghèo. Khoảng cách giàu, nghèo giữa các nước, giữa các khu vực ngày càng lớn.

- Ảnh hưởng của cấu trúc dân số tới ngành giáo dục thật rõ rệt. Ở các nướcnghèo, tỷ lệ trẻ em dưới 15 tuổi thường cao gấp đô i các nước giàu. Vì vậy, các nướcnghèo phải có tỷ lệ đầu tư cho giáo dục cao hơn các nước giàu mới xoá bỏ được nạnmù chữ. Yêu cầu này thường không được đáp ứng, dẫn đến nạn mù chữ, bỏ họcsớm khá phổ biến trong thế giới thứ ba.

- Dưới áp lực của quy mô dân số và sự tăng lên nhanh chóng của nó, dịch vụkế hoạch hoá gia đình xuất hiện, tức là mở rộng thêm ngành y tế và thay đổi cơ cấucủa nó. Dân số đã tác động đến y tế - một lĩnh vực xã hội quan trọng.

- Hoạt động sản xuất, tiêu dùng của hàng tỷ người đang làm cạn kiệt dầnnguồn tài nguyên không thể tái tạo và đưa vào môi trường ngày càng nhiều chất thảiđộc hại đe doạ sự phát triển bền vững của loài người.

Như vậy, cả lý luận và thực tế đều chứng tỏ tồn tại mối quan hệ hai chiều,chuyển hoá nhân- quả giữa dân số và phát triển. Có thể biểu diễn mối quan hệ nàyqua Sơ đồ 1.2 sau:

Sơ đồ 1.2: Quan hệ Dân số và Phát triển

Kết quả dân số:- Quy mô dân số- Cơ cấu theo tuổi/ giới- Phân bố theo không gian

Kết quả phát triển:- Việc làm

- Thu nhập, phân phối thu nhập- Tình trạng giáo dục- Tình trạng sức khoẻ và dinh dưỡng- Chất lượng môi trường

Quá trình dân số:- Sinh

- Chết- Di cư

Quá trình phát triển:- Sản xuất, tiêu dùng hàng hoá, dịch vụ(Lương thực, nhà ở, y tế, giáo dục...)- Tỷ lệ tiết kiệm và đầu tư- Sử dụng vốn con người- Sử dụng vốn vật chất- Khai thác và sử dụng tài nguyên, môitrường.-Chi tiêu công cộng.

Page 23: DÂN SỐ VÀ PHÁT TRIỂNgopfp.gov.vn/documents/18/133613/2+Tai+lieu+Dan+so+va... · Nhằm nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ của ngành, ... quản lý các khóa học

22

Có thể diễn giải rõ hơn nội dung và cơ chế tác động của quan hệ "dân số" và "pháttriển" nhờ Sơ đồ 1.2 nói trên, bất đầu từ ô “Kết quả phát triển”. Tình trạng việclàm, thu nhập, trình độ giáo dục, … tác động đến các quá trình sinh, chết và di cưdẫn tới việc xác định quy mô, cơ cấu và phân bố dân số trên một lãnh thổ nhất định,tại một thời điểm nhất định. Tình trạng dân số này sẽ tác động theo nhiều cách khácnhau đến các thành tố của quá trình phát triển, như: Quy mô sản xuất, tiêu dùnghàng hoá, dịch vụ; Tỷ lệ tiết kiệm và đầu tư,…Từ đó dẫn đến kết quả phát triển:Việc làm, thu nhập, phân phối thu nhập, giáo dục, sức khoẻ và dinh dưỡng,…Quátrình lại được tiếp tục.

Từ những chứng cứ và phân tích trên rõ ràng tồn tại mối quan hệ chặt chẽ haichiều giữa một bên là dân số và bên kia là sự phát triển . Đó chính là đối tượngnghiên cứu của môn học.

III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU1. Nội dung nghiên cứu

Để nghiên cứu được các mối quan hệ Dân số và Phát triển, trước hết cần nắmvững các khái niệm, các chỉ báo, chỉ tiêu liên quan đến mối quan hệ này đã đượctrình bày trong các Giáo trình, như: Dân số học, Kinh tế phát triển, Lý thuyết Thốngkê, Khoa học về môi trường và các môn học xã hội khác.

Sơ đồ 1.2 mô tả mối quan hệ Dân số và Phát triển và tạo nên “khung” về nộidung nghiên cứu của Tài liệu này. Vì phát triển bao gồm các thành tố Kinh tế, Xãhội, Môi trường nên để nghiên cứu chi tiết Dân số và Phát triển, Tài liệu này sẽ lầnlượt trình bày các quan hệ sau:

(1) Dân số và Kinh tế. Quan hệ này sẽ được nghiên cứu cả ở cấp độ vĩ mô vàcấp độ vi mô.

(2) Dân số và xã hội. Các vấn đề xã hội bao gồm nhiều lĩnh vực. Do khuônkhổ có hạn, Tài liệu này chỉ chọn lọc trình bày quan hệ giữa Dân số với các lĩnh vựcchủ yếu nhất, như: Y tế, Giáo dục, Bình đẳng giới mà không đề cập các quan hệkhác như: Dân số và Nhà ở, Dân số và an sinh xã hội,…

(3) Dân số và Tài nguyên, Môi trường. Thế giới đan g chứng kiến nguồn tàinguyên thiên nhiên cạn kiệt và môi trường ô nhiễm. Vai trò của dân số đối với tìnhtrạng này như thế nào? Ngược lại, tài nguyên cạn kiệt và môi trường suy thoái sẽảnh hưởng như thế nào đối với các quá trình sinh, tử , di dân? Đây là một trongnhững nội dung cần thiết phải nghiên cứu trong Tài liệu Dân số và Phát triển, nhấtlà trong thời đại biến đổi khí hậu và mực nước biển dâng cao.

Việc nghiên cứu mối quan hệ Dân số và phát triển là để tính đến quan hệ nàytrong kế hoạch hóa phát triển, nhằm nâng cao tính hợp lý, tính hiệu quả của các kếhoạch. Vì vậy, nội dung cuối cùng mà Tài liệu này trình bày là lý luận về lồng ghép

Page 24: DÂN SỐ VÀ PHÁT TRIỂNgopfp.gov.vn/documents/18/133613/2+Tai+lieu+Dan+so+va... · Nhằm nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ của ngành, ... quản lý các khóa học

23

các biến dân số vào kế hoạch hóa phát triển ở các cấp độ, từ kế hoạch của cácngành, đến các dự án phát triển nói chung.

2. Phương pháp nghiên cứuChủ nghĩa duy vật biện chứng là cơ sở phương pháp luận của môn học “Dân

số và Phát triển”. Nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa duy vật biện chứng là các sự vật,sự việc của tự nhiên, xã hội có mối liên hệ phổ biế n và vận động, phát triển khôngngừng. Vận dụng sáng tạo và quán triệt sâu sắc phép duy vật biện chứng trongnghiên cứu mối quan hệ giữa "dân số" và "sự phát triển" là yêu cầu không thể thiếucủa môn học này.

Như đã trình bày, đối tượng nghiên cứu của môn học này là mối quan hệ giữa“dân số” và “phát triển”, bao hàm những nội dung hết sức rộng rãi, đến mức trên thựctế khó có thể khảo sát, phân tích toàn bộ mối quan hệ dân số và phát triển trong mộtcuộc nghiên cứu mà chỉ có thể lựa chọn nghiên cứu quan hệ giữa một số chỉ tiêu dânsố với một số yếu tố của phát triển mà thôi. Chẳng hạn, nghiên cứu mối quan hệ giữasố con của phụ nữ (một chỉ tiêu dân số) với trình độ học vấn, nghề nghiệp, thu nhập...của họ (các yếu tố của phát triển, thậm chí chỉ một trong các yếu tố đó mà thôi).

Tùy mục đích nghiên cứu cụ thể, người ta lựa chọn hai nhóm chỉ tiêu (biến)thích hợp: “biến dân số” và “biến phát triển”. Giả sử X là biến phản ánh một nộidung của sự phát triển còn Y là một chỉ tiêu dân số. Giá trị của biến Y không chỉ dotác động của X mà còn chịu ảnh hưởng của nhiều biến khác. Vì vậy, với mục đíchnghiên cứu phát hiện tác động của chỉ riêng biến X đến biến Y, thì trên các phần tửnghiên cứu, giá trị của các chỉ tiêu khác phải như nhau hoặc gần như nhau . Thí dụ,để phát hiện tác động của giáo dục (biến X) đến số con của phụ nữ (biến Y), cầnđiều tra những người cùng độ tuổi, dân tộc, tôn giáo, nơi ở (cùng thành thị hoặccùng nông thôn)... chỉ riêng học vấn là khác nhau.

Sau khi đã xác định được mối quan hệ của cá c chỉ tiêu cần nghiên cứu, phảithu thập và xử lý các thông tin về các chỉ tiêu đó. Trong nghiên cứu thu thập và xửlý thông tin thường sử dụng rộng rãi các phương pháp thống kê, phương pháp xãhội học và cả phương pháp toán học .

Phạm vi thu thập thông tin có thể chỉ là mẫu, tức là chỉ một số phần tử (hayđơn vị) của tổng thể nghiên cứu, cũng có thể là toàn bộ tổng thể nghiên cứu.

Những tổng thể nghiên cứu bao gồm nhiều đơn vị (phần tử) cần điều trathường đòi hỏi chi phí lớn về thời gian, nhân lực, vật lực và tài lực. Vì vậy, ngàynay phương pháp điều tra chọn mẫu được sử dụng rộng rãi hơn cả.

Các hình thức thu nhận thông tin thường là phỏng vấn trực tiếp, phỏng vấnqua bảng hỏi, thảo luận nhóm hoặc phỏng vấn sâu cá nhân... Trên mỗi phần tử đượcnghiên cứu phải đồng thời quan sát, thu thập thông tin cho các chỉ tiêu về dân số vàcác thông tin về biến phát triển.

Page 25: DÂN SỐ VÀ PHÁT TRIỂNgopfp.gov.vn/documents/18/133613/2+Tai+lieu+Dan+so+va... · Nhằm nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ của ngành, ... quản lý các khóa học

24

Các phương pháp thống kê và toán học thường được sử dụng để xử lý phântích thông tin nhằm phát hiện tính quy luật của mối quan hệ dân số - phát triển là:Phương pháp dãy số song song, phân tổ kép và xây dựng các mô hình.

Thí dụ 1: Để nghiên cứu tác động của trình độ học vấn của phụ nữ (đo bằngsố năm đi học - biến phát triển - X) đến số con mong muốn của họ (biến dân số -Y), người ta xếp giá trị của X theo thứ tự tăng dần và giá trị trung bình tương ứngcủa Y quan sát được thành dãy số song song như sau:

X 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12+

Y 6,1 5,8 5,5 4,8 4,2 4,0 3,5 3,2 2,8 2,5 2,3 1,9

Các dãy số liệu nói trên thường biểu diễn bằng đồ thị. Nh ờ hai dãy số này, cóthể phát hiện ngay tính quy luật: Khi trình độ học vấn của phụ nữ tăng lên thì số conhọ mong muốn giảm xuống. Mặt khác, có thể đo lường hiệu quả của giáo dục đốivới giảm sinh.

Như vậy, thực chất của phương pháp dãy số song song là s ắp xếp giá trị củamột biến theo thứ tự tăng (hoặc giảm) để quan sát, phân tích sự biến đổi dãy các giátrị của biến kia.

Thí dụ 2: Xây dựng mô hình dân số - phát triển.

Mô hình thường là một hàm mà biến độc lập là các “biến phát triển” X 1,X2,... Xn, còn biến phụ thuộc Y là “biến dân số”:

Y = f (X 1, X2,... Xn, a1, a2,... am).

Để xác định dạng hàm f, phải căn cứ vào đồ thị vẽ được từ nguồn số liệuthực tế và từ sự phân tích trên các phương diện dân số - kinh tế - xã hội - môitrường.

Các tham số a1, a2,... am của mô hình được xác định bằng nhiều cách nhờphương pháp toán học, thông dụng là phương pháp bình phương bé nhất.

Dựa trên số liệu về dân số, kinh tế, xã hội của 85 nước trên thế giới, người taxây dựng được hàm nêu lên mối quan hệ giữa tuổi th ọ trung bình của phụ nữ - Y(biến dân số) và tỷ lệ biết chữ của họ X (biến phát triển) như sau:

Y = 47,17 + 0,307 X(1)

Sau khi xây dựng mô hình, người ta thường tính các giá trị của Y nhận đượctừ mô hình và so sánh chúng với giá trị thu được từ thực tế để nhận xét về tính phù

(1) Nguyễn Quốc Anh, Nguyễn Đình Cử, Nguyễn Văn Liệu. Hướng dẫn sử dụng SPSS BASE 8.0 for Windows. NXBThống kê. Hà nội, 2000. tr.196

Page 26: DÂN SỐ VÀ PHÁT TRIỂNgopfp.gov.vn/documents/18/133613/2+Tai+lieu+Dan+so+va... · Nhằm nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ của ngành, ... quản lý các khóa học

25

hợp của mô hình. Mô hình giúp cho việc phân tích, dự báo, tạo cơ sở cho việchoạch định chính sách. Ngày nay, các phương pháp xử lý thông tin rất đa dạng,cùng với sự trợ giúp của phương tiện tính toán hiện đại và các phần mềm thích hợp,việc phân tích mối quan hệ dân số và phát triển cần chính xác hơn và sâu sắc hơn.

IV. TÁC DỤNG CỦA MÔN HỌCCũng như nhiệm vụ của mọi khoa học là tìm ra quy luật của tự nhiên và xã

hội, môn học có nhiệm vụ phát hiện, biểu diễn, phân tích, dự báo các quan hệ giữaDân số và Phát triển, tìm ra qui luật hoặc tính qui luật của các quan hệ này.

Chẳng hạn, nhờ nghiên cứu mối quan hệ giữa trình độ phát triển, thông quachỉ số HDI và chỉ tiêu về dân số, chẳng hạn các chỉ tiêu về mức sinh, mức chếtchúng ta phát hiện ra tính quy luật là trình độ phát triển càng cao, mức sinh, mức chếtmức sinh, mức chết càng thấp, tức là quan hệ nghịch biến. Chính nhờ vậy, các quátrình dân số không những đo lường được mà còn có khả năng giải thích được. Do đó,môn học cung cấp cơ sở lý luận trong việc dự báo và hoạch định chính sách dân số.Nó đòi hỏi chính sách dân số phải dựa trên cơ sở phân tích kỹ khung cảnh và trình độphát triển kinh tế - xã hội, điều kiện môi trường tự nhiên, tránh chủ quan duy ý chí.Một khung cảnh xã hội kém phát triển, không thể đề ra các mục tiêu và giải pháp nhưtrong một khung cảnh kinh tế, xã hội phát triển cao.

Mặt khác, “Dân số và Phát triển” còn là cơ sở cho các chính sách pháttriển. Mục tiêu cao nhất của xă hội loài người là phát tri ển. Để phát triển nhanh,cần có các điều kiện như khoa học - kỹ thuật, tài nguyên, nguồn nhân lực chấtlượng cao... Đồng thời, từ những tác động to lớn của dân số đến phát triển, cácquốc gia đã nhận thức ra rằng cần phải điều chỉnh để có một trạng thái dâ n sốhợp lý, nói khác đi không thể phát triển nhanh và bền vững nếu không giải quyếtcác vấn đề dân số.

Việt Nam là nước "đất chật, người đông", mật độ dân số năm 2009 lên tớikhoảng 259 người/km2 (thế giới khoảng 40 người/ km2). Trong khi đó, hơn 70% dânsố sống ở nông thôn, tuyệt đại bộ phận làm nông nghiệp với diện tích đất canh tácbình quân đầu người rất thấp. Từ đó, tình trạng thiếu việc làm phổ biến, thu nhậpthấp, di dân lên miền núi, vào đô thị liên tục diễn ra . Nghị quyết Hội nghị lần thứ tưBan chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khoá VII, tháng 1 năm 1993,nhận định:" Sự gia tăng dân số quá nhanh là một trong những nguyên nhân quantrọng cản trở tốc độ phát triển kinh tế - xã hội, gây khó khăn lớn cho việc cải thiệnđời sống, hạn chế điều kiện phát triển về mặt trí tuệ văn hoá và thể lực của giốngnòi. Nếu xu hướng này cứ tiếp tục diễn ra thì trong tương lai không xa, đất nước tasẽ đứng trước những khó khăn rất lớn thậm chí là những nguy cơ về nhiều mặt."Chính vì vậy, giải quyết các vấn đề phát triển ở nước ta, như: Xóa đói, giảm nghèo,nâng cao địa vị phụ nữ, bảo vệ môi trường không thể tách rời việc giải quyết cácvấn đề dân số, như sinh đẻ, di cư,… Do đó, việc nghiên cứu phát hiện những tác

Page 27: DÂN SỐ VÀ PHÁT TRIỂNgopfp.gov.vn/documents/18/133613/2+Tai+lieu+Dan+so+va... · Nhằm nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ của ngành, ... quản lý các khóa học

26

động của dân số đến sự phát triển, việc đưa yếu tố dân số vào các kế hoạch pháttriển và lồng ghép các chương trình dân số với các chương trình phát triển hiện nayở nước ta trở nên hết sức cần thiết. Đồng thời đây cũng là công việc khó khăn vìnghiên cứu, giảng dạy về dân số và phát triển ở nước ta mới chỉ được bắt đầu vàonhững năm đầu của thập niên 90.

Bất kỳ khoa học nào cũng có quá trình hình thành lâu dài vì phải trải qua giaiđoạn tích luỹ dần tư liệu, thông tin, ý tưởng đủ để khái quát, hệ thống hóa, tìm raquy luật. Đối với “Dân số và Phát triển” cũng vậy. Tuy không phát biểu bằng ngônngữ hiện nay, song ngay từ thời cổ đại, các nhà triết học đã có những tư tưởng vềmối quan hệ giữa dân số và hoàn cảnh kinh tế - xã hội. Các tư tưởng đó tạo thànhmột dòng chảy liên tục trong lịch sử và cà ng về sau càng rộng, càng sâu.

*

* *

TÓM TẮT CHƯƠNG 1Đối tượng nghiên cứu của môn học là mối quan hệ hai chiều giữa Dân số và

phát triển. Nội dung của môn học là nghiên cứu 3 quan hệ chính: Dân số và kinh tế,Dân số và xã hội, Dân số và tài nguyên, môi trường và cuối cùng như “đích” củamôn học là lồng ghép biến dân số vào kế hoạch hóa phát triển. Phương pháp nghiêncứu của môn học này bên cạnh phân tích lý luận là thu thập, xử lý thông tin, số liệubằng phương pháp thống kê , phương pháp toán họ c để tìm ra quy luật, tính quy luậtcủa các mối quan hệ nói trên. Mối quan hệ chặt chẽ giữa dân số và phát triển là mộttrong những cơ sở cho việc hoạch định chính sách dân số và chính sách phát triển.Điều này có nghĩa là, khi hoạch định chính sách phát t riển không thể bỏ qua đượccác yếu tố dân số, ngược lại khi xây dựng chính sách dân số phải xuất phát từ thựctrạng phát triển của quốc gia cũng như địa phương.

Page 28: DÂN SỐ VÀ PHÁT TRIỂNgopfp.gov.vn/documents/18/133613/2+Tai+lieu+Dan+so+va... · Nhằm nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ của ngành, ... quản lý các khóa học

27

CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP CHƯƠNG 11. Phân biệt các khái niệm dân cư, dân số và dân tộc. Hãy trình bà y tình hình

dân số ở một địa phương hoặc một nước mà anh (chị) biết rõ nhất.

2. Hãy sưu tầm ít nhất 3 định nghĩa khác nhau về phát triển. Phân tích, so sánhcác định nghĩa này.

3. Hãy mô tả tình hình kinh tế - xã hội và dân số ở một nước nông nghiệp kémphát triển và một nước công nghiệp phát triển. Từ đó gợi cho anh (chị) suynghĩ gì về mối quan hệ Dân số và Phát triển?

4. Hãy quan sát và mô tả sự biến đổi kinh tế - xã hội - môi trường và dân số ởđịa phương anh (chị). Từ đó có thể rút ra những kết luận gì ?

5. Hãy mô tả đặc điểm dân số của những gia đình nghèo nhất và những gia đìnhgiàu nhất mà anh (chị) biết. Từ đó có thể gợi nên suy nghĩ gì về giải phápcho việc xoá đói, giảm nghèo ?

6. Sử dụng mọi phương pháp mà anh (chị) biết để phân tích mối quan hệ các sốliệu sau:

VùngThu nhập bình quân

(1000 đồng)Số con bình quân

một phụ nữ1 3.957 1,992 2.394 2,653 1.882 2,804 2.452 2,625 3.075 2,936 2.803 4,057 8.491 1,848 3.985 1,95

Page 29: DÂN SỐ VÀ PHÁT TRIỂNgopfp.gov.vn/documents/18/133613/2+Tai+lieu+Dan+so+va... · Nhằm nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ của ngành, ... quản lý các khóa học

28

Chương 2

DÂN SỐ VÀ KINH TẾDân số vừa là lực lượng sản xuất, vừa là lực lượ ng tiêu dùng. Bởi vậy, quy mô,

cơ cấu dân số có ảnh hưởng lớn đến quy mô, cơ cấu sản xuất, tiêu dùng và tích luỹ củaxã hội. Con người nói chung không sống riêng rẽ theo từng cá thể mà sống trong giađình. Gia đình không những là một đơn vị tái sản xuất dâ n số mà còn là một đơn vịkinh tế (sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng, tiết kiệm). Do đó, có thể nghiên cứu tác độngcủa dân số đến kinh tế thông qua việc phân tích các khía cạnh dân số - kinh tế của giađình. Như vậy, tác động của dân số đến kinh tế cần được nghiên cứu trên cả tầm vĩ mô(toàn bộ nền kinh tế) và vi mô (hộ gia đình). Những ảnh hưởng này là tích cực hay tiêucực đã gây nên cuộc tranh luận lớn tồn tại hàng trăm năm nay.

Ngược lại, kinh tế cũng tác động mạnh mẽ đến các quá trình sinh, chết và dicư. Một nền kinh tế dựa trên cơ sở tự động hóa sẽ có nhu cầu lao động, ít về sốlượng nhưng cao về chất lượng, chắc chắn sẽ tác động đến mức sinh cao hay thấp.Ở các nước nghèo, người dân, đặc biệt là trẻ em không đủ dinh dưỡng, tỷ lệ mắcbệnh sẽ cao và tỷ lệ tử vong sẽ lớn…. Chương này sẽ trình bày về mối quan hệ haichiều giữa dân số và kinh tế.

I. NHỮNG QUAN ĐIỂM CƠ BẢN VỀ TÁC ĐỘNG CỦA DÂN SỐ ĐẾNKINH TẾ

Tác động của dân số đến kinh tế được nhìn nhận với những quan điểm hếtsức khác nhau, thậm chí hoàn toàn trái ngược nhau. Có thể nêu các quan điểm điểnhình sau đây:

1. Quan điểm bi quan của R.T. MalthusNăm 1798, Thomas Robert Malthus (1766 -1834) giáo sư kinh tế, người Anh

đã công bố tác phẩm "Tiểu luận về nguyên tắc của dân số". Theo ông, dân số tăn gtheo cấp số nhân: 1; 2; 4; 8; 16; 32..., thời gian cần thiết để tăng gấp đôi dân sốkhoảng 25 đến 30 năm. Trong khi đó, lương thực chỉ tăng theo cấp số cộng: 1; 2; 3;4; 5; 6;... Như vậy, khoảng cách giữa cung và cầu về lương thực cứ doãng rộng dần.Đây chính là nguyên nhân của nghèo đói. Ngày nay, người ta còn phát triển quanđiểm này đến mức quy mọi tiêu cực về kinh tế, xã hội, môi trường cho sự gia tăngdân số quá nhanh ở các nước đang phát triển. Ngay từ khi mới ra đời, lý thuyết củaR.T.Malthus đã bị nhiều người phê phán bỏ nhưng cũng có không ít người tánthưởng. Ông đã đưa ra hai dãy số đầy ấn tượng để diễn tả một cách sinh động nộidung của mối quan hệ giữa dân số và phát triển. Có những giai đoạn, ở những vùnglãnh thổ hoặc cả quốc gia nhất định dân số tăng nhanh hơn lương thực và mô hìnhtrên tỏ ra phù hợp. Tuy nhiên, nhìn toàn bộ trên phạm vi thế giới, từ năm 1650 đếnnăm 1990, sản lượng lương thực thế giới tăng từ 12 đến 15 lần do diện tích, năngsuất, số vụ gieo trồng trong một năm đều tăng. Trong khi đó, dân số chỉ tăng 8 lần

Page 30: DÂN SỐ VÀ PHÁT TRIỂNgopfp.gov.vn/documents/18/133613/2+Tai+lieu+Dan+so+va... · Nhằm nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ của ngành, ... quản lý các khóa học

29

do quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đã dẫn đến sự thay đổi lối sống, các giátrị, địa vị phụ nữ được nâng cao và các phương tiện tránh thai ngày càng phổ biến.

2. Quan điểm lạc quan của J. L. SimonJulian Lincoln Simon (1932 - 1998) là giáo sư về quản trị kinh doanh của

Trường đại học Maryland ( Hoa Kỳ). Trái ngược với Malthus, ông cho rằng: Dân sốcó tác động tích cực đến kinh tế bởi những lẽ sau đây: Quy mô dân số tăng lên kéotheo nhu cầu tiêu dùng tăng lên, thị trường mở rộng thúc đẩy sản xuất phát triển.Sản xuất với quy mô lớn sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Mặt khác, có nhiềungười sẽ làm tăng kiến thức thông qua học hỏi thêm và cạnh tranh. Hơn nữa, sức épcủa nhu cầu sẽ thúc đẩy khoa học, kỹ thuật phát triển. Tất cả những yếu tố trên sẽlàm sản lượng bình quân đầu người tăng lên. Nghĩa là sản lượng tăng nhanh hơndân số, chứ không phải chậm hơn theo mô hình Malthus. Cuộc cách mạng xanh làmột ví dụ.

3. Quan điểm trung hoà

Quan điểm trung hoà về mối quan hệ dân số và kinh tế được thể hiện rõ trongHội nghị quốc tế về Dân số và phát triển tại Bu-ca-ret (Ru mani), năm 1984, với nhữngnội dung chính, như sau:

- Sự tăng dân số không phải là một nguyên nhân chủ yếu hay thậm chí làquan trọng dẫn đến mức sống thấp.

- Vấn đề dân số không chỉ đơn giản là vấn đề số lượng mà là chất lượng cuộcsống con người và lợi ích vật chất của họ.

- Sự tăng nhanh dân số thực ra có làm trầm trọng thêm những vấn đề của sựkém phát triển.

- Nhiều vấn đề phát triển nảy sinh không phải do quy mô dân số mà chính làdo sự phân bố dân số.

4. Quan điểm của Hội nghị quốc tế về Dân số và phát triển tại Cai -rô(Ai cập), năm 1994 về dân số và kinh tế

Để chuẩn bị cho Hội nghị quốc tế về Dân số và phát triển tại Cai -rô (Aicập), năm 1994, Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA) đã tổ chức Hội nghị Tư vấncủa các nhà kinh tế bàn về “Quan hệ giữa tăng trưởng dân số và phát t riển kinh tế”.Các quan điểm cơ bản được nêu trong Hội thảo này là: (1)Tăng dân số không đủ đểtạo ra thay đổi và phát triển kinh tế. Phát triển kinh tế phải là kết quả của một chuỗiphức hợp các yếu tố, như thể chế, quyền sở hữu, chính sách, ổn định chính trị,(2)Tác động tiêu cực của tăng trưởng dân số đối với phát triển kinh tế nói chung vàở cấp độ gia đình nói riêng và (3)Trong các giai đoạn biến động khác nhau của mứcsinh và mức chết thì có những mối quan hệ khác nhau giữa dân số và phát triển.

Page 31: DÂN SỐ VÀ PHÁT TRIỂNgopfp.gov.vn/documents/18/133613/2+Tai+lieu+Dan+so+va... · Nhằm nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ của ngành, ... quản lý các khóa học

30

Hội nghị tại Cairô, với sự tham gia của 180 nước đã nhấn mạnh mối liên hệđa dạng giữa dân số và phát triển, trong đó đáng chú ý là: (1)Nghèo đói cũng có liênquan chặt chẽ với sự phân bố dân cư không hợp lý, sử dụng không bền vững vàphân bố bất bình đẳng các nguồn lực tự nhiên, như đất và nước và sự suy thoái môitrường một cách nghiêm trọng” và (2)Việc tăng dân số chậm hơn đã “làm tăng khảnăng tấn công vào nghèo đói, bảo vệ và tái tạo môi trường cũng như xây dựng cơ sởcho sự phát triển bền vững”.

Tháng 5 năm 2011, Hội nghị của Uỷ ban về dân số và phát triển LHQ đã tổchức phiên họp 44 tại New York với sự tham dự của trên 200 nước. Sự thống nhấtvề nhận thức đạt được tại Cairô về dân số và phát triển được bảo vệ giữ gìn cho đếnngày nay. Hội nghị đã thống nhất khẳng định: “Mục tiêu cuối cùng là nâng cao chấtlượng cuộc sống của các thế hệ hiện tại và tương lai, thừa nhận mục tiêu tạo điềukiện thuận lợi cho quá độ dân số đạt được tại những quốc gia mất cân đối giữa cácmục tiêu nhân khẩu học với xã hội, kinh tế và môi trường, liên quan đến sự bảo đảmđầy đủ các quyền con người và quá trình này sẽ góp phần ổn định dân số thế giới vàkéo theo là những thay đổi các hình mẫu không bền vững trong sản xuất và tiêudùng đối với tăng trưởng kinh tế và sự phát triển bền vững”.

5. Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về mối quan hệ dân số - pháttriển

Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sảnViệt Nam (khóa VII), tháng 1 năm 1993 đã thể hiện rõ ràng quan điểm của Đảng vềquan hệ dân số - phát triển nói chung và quan hệ dân số - kinh tế nói riêng. Quanđiểm số 1 của Nghị quyết chỉ rõ rằng: "Công tác Dân số - Kế hoạch hoá gia đình làmột bộ phận quan trọng trong chiến lược phát triển đất nước, là một trong nhữngvấn đề kinh tế - xã hội hàng đầu ở nước ta, là một yếu tố cơ bản để nâng cao chấtlượng cuộc sống của từng người, từng gia đình và toàn xã hội".

Rõ ràng là tồn tại mối quan hệ tương hỗ giữa dân số và kinh tế. Nhưng mốiquan hệ này không đơn giản một chiều. Trong điều kiện này thì dân số tăng lên làcó lợi về kinh tế. Ở điều kiện khác thì điều đó chưa chắc đã xảy ra, thậm chí là bấtlợi. Do đó, phân tích tình huống, quan điểm cụ thể cần được áp dụng khi phân tíchtác động của dân số đến kinh tế trong những trường hợp cụ thể. Vì vậy, dưới đâychủ yếu sẽ trình bày về "những con đường" mà dân số tác động đến kinh tế ở cả haitầm: vĩ mô và vi mô, tức là ở cấp độ toàn bộ nền kinh tế quốc dân và cấp độ hộ giađình, hơn là trả lời trực tiếp tác động đó là tích cực hay tiêu cực.

Page 32: DÂN SỐ VÀ PHÁT TRIỂNgopfp.gov.vn/documents/18/133613/2+Tai+lieu+Dan+so+va... · Nhằm nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ của ngành, ... quản lý các khóa học

31

II. DÂN SỐ, LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM

1. Khung lý thuyết về mối quan hệ Dân số - Lao động và Việc làm

Trong nền kinh tế thị trường, cung và cầu về lao động đều chịu sự tác độngsâu sắc không chỉ bởi sự phát triển kinh tế-xã hội, môi trường tự nhiên mà còn ở cảyếu tố dân số. Điều này được mô tả bởi khung lý thuyết thể hiện qua sơ đồ 2.1, sau:

Sơ đồ 2.1: Quan hệ cung, cầu lao động

Trong sơ đồ 2.1, trước hết chúng ta hãy phân tích những yếu tố xác địnhcung lao động.

1.1 Cung lao độngTình trạng dân số ảnh hưởng tới cung lao động thông qua "Dân số trong độ tuổi

lao động" và "Dân số hoạt động kinh tế " hay “ Dân số tham gia lực lượng lao động".

(1) Dân số trong độ tuổi lao động

Để có thể sống và phát triển, con người phải sử dụng nhiều tư liệu sản xu ất, tưliệu tiêu dùng và dịch vụ. Những tư liệu và dịch vụ này không phải là “quà tặng” của

Các chính sách

Các yếu tốphát triển

Các yếu tốdân số

Quy mô, cơ cấu, phân bốdân số trong tuổi lao động

Sức khoẻ, giáo dục,đào tạo...

Tỷ lệ tham gia lựclượng lao động đặc

trưng theo giới và tuổi

Cung về lao động:Quy mô, cơ cấu, chất lượng và phân bố

Cầu về lao động:Quy mô, cơ cấu và phân bố

Quan hệ việc làm và tiền công

Mức độ, môhình đầu tưtheo ngànhvà theo lãnh

thổ/Lựachọn công

nghệ

Page 33: DÂN SỐ VÀ PHÁT TRIỂNgopfp.gov.vn/documents/18/133613/2+Tai+lieu+Dan+so+va... · Nhằm nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ của ngành, ... quản lý các khóa học

32

tự nhiên mà do con người sản xuất, lao động tạo ra. Vì vậy, khi nghiên cứu cơ cấudân số, dưới góc độ kinh tế, trước hết người ta chú ý đến nhóm dân số có khả nănglao động, khả năng này lại “gắn chặt” với từng nhóm tuổi và giới tính.

Theo điều 6, Luật Lao động năm 1994 của Việt Nam, “Người lao động là ngườiít nhất đủ 15 tuổi, có khả năng lao động và có giao kết hợp đồng lao động”. Điều145 cũng quy định: Một trong những điều kiện để người lao động đượchưởng chế độ hưu trí là nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi. Do đó, khi ghiên cứu cơ cấudân số theo tuổi lao động, căn cứ vào quy định của pháp luật, đối với nam giới cóthể tính tỷ lệ các nhóm tuổi (0-14); (15- 59) và nhóm 60 tuổi trở lên. Tỷ lệ (phầntrăm) dân số nam từ 15 đến 59 tuổi được ký hiệu là f 15-59 và được xác định, như sau:

P15-59f15-59 = ---------- X 100

P

Trong đó: P: tổng số dân nam ; P15-59: số dân nam từ 15 đến 59 tuổi.

Tương tự, tính tỷ lệ nhóm tuổi (0-14) và nhóm 60 tuổi trở lên. Bảng 2.1 chothấy tỷ lệ dân số nam trong độ tuổi lao động ở nước ta tăng lên không ngừng.

Bảng 2.1: Biến động cơ cấu dân số nam theo tuổi lao động. Việt Nam, 1979-2009

Đơn vị:%

Năm Nhóm tuổiTổng

0 - 14 15 – 59 60+1979 45,0 49,0 6,0 1001989 41,3 53,5 6,2 1001999 34,6 59,0 6,7 1002009 26,4 66,2 7,4 100

Nguồn: Tổng điều tra Dân số và Nhà ở 1979, 1989, 1999, 2009

Tính toán tương tự, kết quả trong Bảng 2.2 cho thấy biến động của cơ cấudân số nữ theo tuổi lao động.

Bảng 2.2: Biến động cơ cấu dân số nữ theo tuổi lao động. Việt Nam, 1979-2009

Đơn vị:%

Năm Nhóm tuổiTổng

0 - 14 15 – 54 55+1979 40,3 50,3 9,4 1001989 36,9 51,8 11,3 1001999 31,7 56,7 11,9 1002009 23,7 62,1 14,2 100

Nguồn: Tổng điều tra Dân số và Nhà ở 1979, 1989, 1999, 2009

Page 34: DÂN SỐ VÀ PHÁT TRIỂNgopfp.gov.vn/documents/18/133613/2+Tai+lieu+Dan+so+va... · Nhằm nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ của ngành, ... quản lý các khóa học

33

Như vậy, sau 30 năm, ở nước ta, cùng với xu hướng giảm sinh và tuổi thọnâng cao, tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động tăng lên ngày càng càng nhanh. Đốivới nam giới, năm 2009, tỷ lệ này đạt 66,2% tăng thêm 17,2% so với năm 1979.Các tỷ lệ tương tự đối đối với nữ là 62,1% và 11,8%. Dân số tăng lên, tỷ lệ dân sốtrong độ tuổi lao động (cả nam và nữ) tăng lên, do vậy số dân trong độ tuổi lao độngtăng mạnh, tăng nhanh hơn dân số.

(2) Dân số hoạt động kinh tế và Dân số không hoạt động kinh tế

Trên thực tế, không phải tất cả những người “trong độ tuổi lao động” theo luậtđịnh đều hoạt động kinh tế, vì trong số họ có những người chỉ hoạt động ở phạm vigia đình không có thu nhập (nội trợ hoặc trông coi nhà cửa, con cháu,..) hoặc họcsinh, sinh viên đang học tập thường xuyên hay những người không làm việc nhưngđược hưởng lợi tức, thu nhập do có tài sản cho thuê, tiền bản quyền phát minh, sángchế, quyền tác giả do làm việc từ các năm trước, do được hỗ trợ có tính chất cánhân… Mặt khác, do chất lượng cuộc sống và tuổi thọ ngày càng cao, nhiều ngườihết “tuổi lao động” nhưng vẫn còn khỏe mạnh , có tay nghề và có nhu cầu lao động.Vì vậy, không phải tất cả những người ngoài tuổi lao động đều không tham gia hoạtđộng kinh tế. Rõ ràng, chỉ riêng số lượng "những người trong độ tuổi lao động" chưaphản ánh đầy đủ về cung lao động. Cần phải đo lường và phân tích thêm mức độtham gia hoạt động kinh tế của họ. Trước hết, cần đưa ra khái niệm "Dân số hoạtđộng kinh tế" và "Dân số không hoạt động kinh tế".

Dân số hoạt động kinh tế bao gồm những người đang hoạt động hoặc đangtích cực tìm cách tham gia ho ạt động trong một ngành nào đó của nền kinh tế trongmột khoảng thời gian xác định.

Dân số hoạt động kinh tế còn gọi là "Dân số làm việc" hay "Lực lượng laođộng". Khi thu thập số liệu về dân số hoạt động kinh tế, điều cần thiết là phải xácđịnh khoảng thời gian cụ thể nào đó để xếp một cá nhân thuộc vào khối dân số hoạtđộng kinh tế hay không. Theo khuyến nghị của Liên hợp quốc thì khoảng thời giannày nói chung không nên quá một tuần.

Ở những nước mà sản xuất nông nghiệp hoặc việc làm có tính chất mùa vụ làphổ biến thì quy mô và đặc điểm của lực lượng lao động có thể biến thiên khá lớntheo các mùa trong năm. Do đó, thông tin bổ sung về các hoạt động kinh tế trongkhoảng thời gian dài hơn có thể cần thiết phải thu thập. Thí dụ, đối với những ngườitham gia vào sản xuất nông nghiệp có thể là một mùa, một vụ ngay trước đợt thu thậpsố liệu. Nếu một người làm việc hơn một nửa số ngày trong một năm trong "mùa làmviệc" thì người đó có thể coi như có việc làm, v.v... Như vậy, tuỳ thuộc vào tình hìnhmỗi nước mà các định nghĩa này có thể khác nhau đôi chút.

Dân số không hoạt động kinh tế bao gồm các nhóm sau đây:

- Người làm việc nhà: Tham gia vào các hoạt động chỉ trong phạm vi hộ giađình của chính họ, không có thu nhập. Thí dụ, những người làm việc nội trợ hoặc

Page 35: DÂN SỐ VÀ PHÁT TRIỂNgopfp.gov.vn/documents/18/133613/2+Tai+lieu+Dan+so+va... · Nhằm nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ của ngành, ... quản lý các khóa học

34

trông coi nhà cửa, con cái. Những người đi làm thuê, giúp việc nhà được trả công,lại được coi là dân số hoạt động kinh tế.

- Học sinh, sinh viên: đang học tập thường xuyên, không kể trường công,trường tư hay các khoá huấn luyện có hệ thống ở bất kỳ cấp giáo dục nào.

- Người được hưởng lợi tức, hưởng thu nhập mà không phải làm việc. Họkhông thuộc khối dân số hoạt động kinh tế, nhưng nhận được thu nhập do đầu tư cótài sản cho thuê, do tiền bản quyền phát minh, sáng chế, quyền tác giả, hoặc lươnghưu do các năm làm việc trước đó v.v...

- Những người khác: Không thuộc khối hoạt động kinh tế nhưng nhận đượctrợ cấp hoặc các hỗ trợ có tính chất tư nhân khác và những người không thuộc vàobất kỳ một lớp nào trong các lớp kể trên, chẳng hạn như trẻ em.

(3) Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động đặc trưng theo giới và tuổi

Khi đã xác định được Dân số hoạt động kinh tế, cách tính toán Tỷ lệ thamgia lực lượng lao động đặc trưng theo tuổi và giới tính như sau: Tử số là số ngườitham gia hoạt động kinh tế ở một nhóm tuổi nào đó của một giới tính. Mẫu số là sốdân tương ứng với giới tính và nhóm tuổi ấy.

Thí dụ: Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động đặc trưng theo tuổi và giới ởthành thị và nông thôn Việt Nam, năm 2006, như ở Bảng 2.3.

Bảng 2.3: Tỷ lệ tham gia hoạt động kinh tế. Việt Nam, năm 2006

Đơn vị:%

Nhóm tuổi Thành thị Nông thônNam Nữ Nam Nữ

15 - 19 28,3 23,5 41,7 40,020 - 24 70,6 61,4 88,6 80,125 - 29 94,9 79,7 97,6 85,430 - 34 97,3 78,2 98,5 87,535 - 39 97,1 76,4 98,5 87,940 - 44 96,7 76,8 98,1 88,445 - 49 92,4 72,0 96,8 85,550 - 54 83,0 56,2 92,2 76,155 - 59 62,9 32,3 83,0 61,160 – 64 33,6 20,7 65,5 43,8

65 + 13,8 6,8 27,9 13,8Chung 74,0 56,7 79,8 67,5

Nguồn: TCTK. Điều tra biến động Dân số, nguồn lao động và KHHGĐ. NXBThống kê. Hà Nội, 2007.

Page 36: DÂN SỐ VÀ PHÁT TRIỂNgopfp.gov.vn/documents/18/133613/2+Tai+lieu+Dan+so+va... · Nhằm nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ của ngành, ... quản lý các khóa học

35

Như vậy, cả nam và nữ ở Việt Nam đều tham gia hoạt động kinh tế và đều thểhiện một quy luật chung là: Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động thay đổi theo độ tuổi vàgiới tính. Tỷ lệ này tăng nhanh từ tuổi 15 đến tuổi 29. Sau đó, ổn định ở mức cao. Từ45 tuổi trở lên, tỷ lệ này giảm liên tục cho tới mức thấp nhất. Tuy nhiên, sự tham giahoạt động kinh tế của nam và nữ ở nước ta cũng có những khác nhau đáng chú ý.Đó là:

- Ở tất cả các nhóm tuổi, tỷ lệ nữ tham gia lực lượng lao động luôn luôn thấphơn nam giới. Điều này có thể là do phụ nữ đã bị thu hút vào công việc nội trợ tronggia đình. Thu nhập của phụ nữ chắc chắn sẽ thấp hơn nam giới.

- Ở những nhóm tuổi phụ nữ tham gia lực lượng lao động cao nhất cũng lànhóm tuổi có mức sinh cao và cao nhất. Điều này phản ánh xung đột giữa chứcnăng sinh sản và chức năng hoạt động kinh tế của nữ giới.

- Ở nhóm tuổi trên 64 tỷ lệ nam tham gia lực lượng lao động ở nông thôncũng như thành thị đều cao gấp đôi nữ .

Như vậy, cả yếu tố dân số và yếu tố phát triển đã có tác động tới việc xácđịnh cung về lao động bao gồm cả quy mô, cơ cấu và chất lượng.

(4) Tỷ số phụ thuộc và cơ cấu dân số “vàng”

Sự phát triển kinh tế của một đất nước đương nhi ên là phụ thuộc chặt chẽ vào sốlượng và chất lượng của nhóm: “Dân số hoạt động kinh tế” nhưng không chỉ có vậy.Nếu số lượng “Dân số hoạt động kinh tế” đông đảo song “Dân số không hoạt độngkinh tế” – những người phụ thuộc còn nhiều hơn thì tiêu dùng lớn và do đó tỷ lệ tiếtkiệm, đầu tư sẽ thấp. Sự phát triển kinh tế, xã hội bị ngưng trệ.

Có thể phản ảnh tương quan giữa hai nhóm dân số này bằng “Tỷ số phụthuộc”, xác định như sau:

Dân số không hoạt động kinh tếTỷ số phụ thuộc = x 100

Dân số hoạt động kinh tế

Căn cứ vào thực tế tham gia hoạt động kinh tế của từng nhóm tuổi ở Việt Namvà để có thể so sánh quốc tế, có thể dùng công thức tính Tỷ số phụ thuộc dưới đây:

Tỷ số phụ thuộc =6415

65140

P

PPx 100

Trong đó: P0-14: Số dân từ 0 đến 14 tuổiP15-64: Số dân từ 15 đến 64 tuổiP 65+: Số dân từ 65 tuổi trở lên

Page 37: DÂN SỐ VÀ PHÁT TRIỂNgopfp.gov.vn/documents/18/133613/2+Tai+lieu+Dan+so+va... · Nhằm nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ của ngành, ... quản lý các khóa học

36

Tỷ số phụ thuộc chung của dân số cho biết cứ 100 người trong độ tuổi hoạtđộng kinh tế thì tương ứng có bao nhiêu người ngoài độ tuổi này?

Bảng 2.4: Tỷ số phụ thuộc Việt Nam, 1979-2009

Năm 1979 1989 1999 2009

Tỷ số phụ thuộc trẻ 80,6 69,1 55,1 46,6

Nguồn: Tác giả tự tính toán từ số liệu Bảng 2.3

Bảng 2.4 cho thấy ở Việt Nam, sau 30 năm (1979 -2009) tỷ số phụ thuộcgiảm mạnh, từ 89,5 xuống còn 46,4. “Tỷ số phụ thuộc” không ngừng giảm xuống,tức là không ngừng giảm “gánh nặng” cho mỗi người trong độ tuổi lao động. Ðiềunày tạo điều kiện tốt cho kinh tế quốc dân và kinh tế gia đình có tiết kiệm để đầu tưphát triển. Khi “Tỷ số phụ thuộc” giảm đến 50 trở xuống, tức là hai người trong độtuổi lao động mới phải “gánh” một hoặc ít hơn một người ăn theo, ng ười ta nóirằng, đây là cơ cấu dân số “vàng”. Theo điều tra biến động DS - Nguồn lao động vàKHHGĐ ở Việt Nam, năm 2006 “Tỷ số phụ thuộc” chỉ còn 49,9 nghĩa là dân sốViệt Nam đã bước vào giai đoạn có cơ cấu “vàng”. Từ công thức (5.1) suy ra: Tổngsố người trong độ tuổi hoạt động kinh tế.

P15-64 = P x f 15-64

Như vậy rõ ràng, cả quy mô và cơ cấu dân số theo tuổi có ảnh hưởng trực tiếpđến việc xác định số lượng người "trong độ tuổi hoạt động kinh tế".

Ở Việt Nam, không chỉ quy mô dân số tăng lên không ngừng mà cả "Tỷ lệdân số từ 15 đến 64 tuổi" cũng tăng lên nhanh chóng. Do vậy, số người trong độtuổi hoạt động kinh tế tăng lên với tốc độ thường cao hơn rất nhiều so với tốc độtăng dân số (Bảng 2.5).

Bảng 2.5: Tổng số dân và dân số trong độ tuổi từ 15 đến 64 ở Việt Nam

Đơn vị: Triệu người

Năm 1999 2009 2019 2029 2039 2049Số dân 76.32 85.79 94.96 101.52 105.25 106.18Số (15 – 64) tuổi 46.66 58.65 66.13 70.14 71.84 70.30

Tỷ lệ (%) 61.14 68.37 69.64 69.09 68.26 66.21Nguồn: Tính toán từ Kết quả TĐTDS 1979; 1989; 1999. Từ 2019 đên 2049

Dự báo của Tổng cục Dân số

Cơ hội do cơ cấu “vàng” mang lại là số người trong độ tuổi hoạt động kinh tếnhiều, số người phụ thuộc ít có thể nâng cao tiết kiệm, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.Tuy nhiên, điều này cũng gây ra thách thức về nâng cao chất lượng lao động và tạoviệc làm.

Page 38: DÂN SỐ VÀ PHÁT TRIỂNgopfp.gov.vn/documents/18/133613/2+Tai+lieu+Dan+so+va... · Nhằm nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ của ngành, ... quản lý các khóa học

37

1.2 Cầu lao độngKhi dân số tăng lên, cơ cấu dân số thay đổi nhu cầu về hàng hoá và dịch vụ

cũng thay đổi theo. Do đó, các doanh nghiệp tăng đầu tư để mở rộng sản xuất, cónhu cầu tăng thêm lao động. Các yếu tố kinh tế - kỹ thuật khác cũng ảnh hưởng lớnđến việc tăng hay giảm nhu cầu về lao động, bao gồm:

(1) Ưu tiên đầu tư hướng vào ngành nào? Ví dụ ngành Công nghiệp chế tạohay nông nghiệp?

(2) Sự phân bố đầu tư theo không gian : tập trung ở thành thị hay nông thôn?

(3) Sự lựa chọn công nghệ. Có thể lựa chọn công nghệ sản xuất có hàmlượng vốn cao, tức là dùng nhiều vốn hơn lao động. Hoặc ngược lại, là công nghệcó hàm lượng lao động cao, khi có xu hướng sử dụng nhiều lao động hơn là vốn.

(4) Mức sống của dân cư

Trên cơ sở đo lường, phân tích cung - cầu có thể thấy rằng: Nếu cung lớnhơn cầu, tình trạng thiếu việc làm, thất nghiệp sẽ xảy ra, tạo ra sức ép giảm tiềncông, bất bình đẳng trong thu nhập có nguy cơ tăng lên.

2. Quan hệ dân số - lao động và việc làm ở Việt NamQuan hệ dân số - lao động và việc làm ở nước ta có những đặc trưng sau:

- Việt Nam có quy mô dân số lớn và phát triển nhanh nên quy mô của lựclượng lao động cũng rất lớn và thường phát triển nhanh hơn so với tổng dân số vànhanh hơn so với số chỗ làm việc được tạo thêm. Điều này có nghĩa là cung laođộng lớn hơn cầu, dẫn tới số thất nghiệp tích luỹ tăng lên và tình trạng thiếu việclàm khá phổ biến.

- Tuy số lượng lao động lớn nhưng chất lượng lao động lại thấp. Tỷ lệ laođộng được đào tạo từ sơ cấp trở lên chưa đến 14%. Sức khoẻ của người lao độngkém thể hiện qua các chỉ tiêu chiều cao, cân nặng, tình trạng bệnh tật... Nguyênnhân của tình trạng chất lượng lao động thấp một phần cũng là do trước đây mứcsinh cao, trẻ em không được chăm sóc và giáo dục một cách đầy đủ.

- Cơ cấu lao động theo ngành nghề của Việt N am thể hiện tình trạng lạc hậucủa nền kinh tế. Năm 2009, lao động trong ngành nông, lâm, ngư nghiệp vẫn chiếm51,9%. Trong khi đó, nước ta đất nông nghiệp ít, nên tình trạng thất nghiệp, nôngnhàn phổ biến mọi nơi và ở mức cao.

- Vốn đầu tư chủ yếu tập trung ở vùng Đồng bằng sông Hồng và Đông NamBộ nên đã tạo ra nhiều việc làm , thu hút nhiều lao động từ các vùng khác, tạo radòng di dân ngày càng lớn.

Page 39: DÂN SỐ VÀ PHÁT TRIỂNgopfp.gov.vn/documents/18/133613/2+Tai+lieu+Dan+so+va... · Nhằm nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ của ngành, ... quản lý các khóa học

38

Với những đặc trưng kể trên, vấn đề tạo việc làm, tăng thêm thu nhập chongười lao động đã và đang trở thành nhiệm vụ kinh tế - xã hội cấp bách nhất củanước ta hiện nay. Giải quyết việc làm có thể trên cơ sở định hướng sau:

(1) Giảm bớt sức ép về cung lao động nhờ việc đẩy mạnh KHHGĐ.

(2) Tạo điều kiện thuận lợi cho các dòng di dân để cân đối giữa vốn lao độngvà các loại vốn khác.

(3) Tăng cường đào tạo nghề, nâng cao chất lượng lao động.

(4) Mở rộng xuất khẩu lao động. Cho phép những người có điều kiện tham giaxuất khẩu lao động

(5) Xây dựng và thực hiện hệ thống chính sách kinh tế vĩ mô thúc đẩy tă ngtrưởng kinh tế cao đi kèm với tăng nhu cầu về lao động một cách bền vững. Đồngthời tăng cường các hoạt động hỗ trợ trực tiếp để giải quyết việc làm cho người thấtnghiệp và người thiếu việc làm, cho các đối tượng yếu thế trong thị trường lao động.

III. GIA TĂNG DÂN SỐ VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾTăng trưởng kinh tế là sự gia tăng về sản lượng hoặc thu nhập bình quân đầu

người của một nước. Sản lượng thường được đo bằng "tổng sản phẩm quốc nội". Đó làtổng sản lượng hàng hoá và dịch vụ trong nước, thường được tính theo năm.

Phát triển kinh tế là sự tăng trưởng kinh tế kèm theo những thay đổi về phânphối sản lượng và cơ cấu kinh tế. Những thay đổi này bao gồm việc nâng cao thunhập cho bộ phận dân cư nghèo hơn, giảm tỷ lệ của nông nghiệp và tăng tương ứngtỷ lệ của công nghiệp, dịch vụ trong GDP, tăng giáo dục và đào tạo nghề, áp dụngtiến bộ kỹ thuật trong nền kinh tế. Vậy, gia tăng dân số có ảnh hưởng như thế nàođến tăng trưởng kinh tế và sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệphoá? Dưới đây chúng ta sẽ lần lượt xét các vấn đề này.

1. Gia tăng dân số và tăng trưởng kinh tếQuan sát mức gia tăng dân số và thành tựu kinh tế ở các nước sẽ thấy một

thực tế tương phản sâu sắc là: Các nước đã phát triển, mức GDP bình quân đầungười rất cao song tỷ lệ gia tăng dân số lại rất thấp do mức sinh thấp. Ngược lại, đốivới nhiều nước chậm phát triển, mức bình quân GDP đầu người rất thấp thì tỷ lệ giatăng dân số lại cao, gấp hàng chục lần so với các nước đã phát triển ( Bảng 2.6).

Rõ ràng, ở các nước kém phát t riển, đẩy nhanh tốc độ nâng cao đời sốngnhân dân hay đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế là nhiệm vụ cốt lõi. Vấn đề đặtra là: Gia tăng dân số nhanh hay chậm có ảnh hưởng như thế nào đối với tốc độtăng trưởng kinh tế?

Page 40: DÂN SỐ VÀ PHÁT TRIỂNgopfp.gov.vn/documents/18/133613/2+Tai+lieu+Dan+so+va... · Nhằm nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ của ngành, ... quản lý các khóa học

39

Bảng 2.6: GDP bình quân và tỷ lệ gia tăng dân số ở một số nước, năm 2010

NướcGDP/ người(Đô la Mỹ)

Tỷ suấtsinh thô

(%o)

Tỷ suấtchết thô

(%o)

Tỷ lệ tăng dân số(%)

Các nước đã phát triểnLuxembourg 108.747 11,4 8,1 0,33Norway 84.880 12,6 8,8 0,38Switzerland 67.236 9,90 8,2 0,17Denmark 55.778 11,8 10,3 0,15Sweden 48.754 11,9 10,1 0,18Các nước kém phát triểnNiger 349 49,5 13,8 3,57Malawi 343 44,0 13,7 3,03Sierra Leone 326 40,6 16,9 2,37Liberia 240 40,5 12,0 2,85CHDC Congo 194 44,9 17,2 2,77

Nguồn: http://esa.un.org/

Năng lực sản xuất và khả năng hiện thực hoá năng lực đó quyết định khốilượng Tổng sản phẩm quốc dân (ký hiệu Q). Đến lượt nó, năng lực sản xuất lại phụthuộc vào: Tài nguyên, môi trường - R; Vốn con người - L; Vốn vật chất - K vàCông nghệ - T. Sự phụ thuộc này có thể biểu diễn dưới dạng hàm sản xuất như sau:

Q = f (R, K, L, T)

Dưới dây sẽ phân tích ảnh hưởng của dân số tăng nhanh đến tốc độ tăng củaQ thông qua ảnh hưởng của dân số đến các loại vốn tài nguyên, vật chất, nhân lựcvà kỹ thuật.

Ở các nước đang phát triển, tốc độ tăng lực lượng lao động thường cao hơntốc độ tăng dân số. Một số nguồn tài nguyên như đất đai, mặt nước... lại có hạn. Vìthế, số lao động trên một đơn vị diện tích đất đai tăng lên. Điều này có thể làm chotổng sản phẩm tăng lên nhưng sản phẩm bình quân đầu người, thậm chí là bìnhquân cho một lao động lại giảm đi.

Trong quá trình sản xuất nếu số lao động (L) tăng nhanh hơn nhiều so vớivốn vật chất (K) thì lượng vốn đó phải dàn trải ra cho nhiều lao động, dẫ n đến tỷlệ vốn/ lao động (K/L) giảm xuống. Tăng trưởng dân số nhanh tác động trực tiếplàm tăng yếu tố lao động L, nhưng nó có tác động đến quy mô của vốn vật chấtK và có làm tăng vốn này hay không? Hiển nhiên là có. Bởi vì, đối với một quốcgia, tăng nhanh dân số thường là do sinh đẻ nhiều. Do đó, số lượng trẻ em trongtổng số dân lớn.Vì vậy, quỹ tiêu dùng lớn và quỹ tích luỹ bị thu hẹp. Từ đó hạnchế quy mô và tốc độ tăng lên của K. Đây cũng là lý do để tỷ lệ K/L nhỏ và tăngchậm. Như vậy, dân số tăng nhanh tác động đến cả tử số và mẫu số của tỷ lệ K/L

Page 41: DÂN SỐ VÀ PHÁT TRIỂNgopfp.gov.vn/documents/18/133613/2+Tai+lieu+Dan+so+va... · Nhằm nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ của ngành, ... quản lý các khóa học

40

theo chiều hướng làm giảm tỷ số này và do đó làm giảm sản lượng đầu ra trênmỗi lao động.

Khi dân số tăng nhanh có thể làm cho chất lượng vốn con người giảm xuốnghoặc ở mức thấp và hầu như không cải thiện được. Điều này trước hết liên quan đếnviệc cung cấp không đầy đủ dinh dưỡng và chăm sóc y tế cho trẻ em và cả người laođộng, trình độ học vấn thấp và lao động phần lớn không được đào tạo. Do đó, năngsuất lao động không cao, khiến cho Tổng sản phẩm quốc dân tăng chậm.

Đối với yếu tố công nghệ, có nhiều lập luận rằng quy mô dân số lớn và tăngtrưởng nhanh sẽ tạo ra sức ép làm nảy sinh các phát minh khoa học và đẩy nhanhtiến bộ công nghệ. Những thành tựu trong nông nghiệp là một ví dụ. Dân số đông,thị trường lớn, triển vọng về mức thu lợi lớn hơn làm cho các nhà đầu tư dễ chấpnhận triển khai các công nghệ mới tăng thêm sản lượng để thu lợi nhuận nhiều hơn.Người ta cũng cho rằng "hiệu quả sản xuất tỷ lệ thuận với quy mô sản xuất". Điềunày cũng có nghĩa là tỷ lệ thuận với quy mô dân số và tốc độ tăng trưởng của nó.Tuy nhiên, tiến bộ kỹ thuật cũng cần phải có thời gian vả lại cần những đầu tư lớnnhư thuỷ lợi, thuỷ điện... Hơn nữa , nếu đông dân mà nghèo, sức mua kém thì cũngkhông có thị trường lớn.

Từ những lập luận trên đây có thể thấy rằng: Tăng nhanh dân số ở các nướcnghèo là bất lợi cho tăng trưởng kinh tế.

Kết luận này có thể được chứng minh cụ thể hơn thông qua mối liên hệ sau:

Tỷ lệ gia tăng GDP bình quân đầu người = Tỷ lệ gia tăng GDP - Tỷ lệ gia tăng dân số

Chứng minh (Tham khảo):

Như đã biết, nếu Y0 là mức độ đạt được ở năm trước của một đại lượng Ynào đó và Y1 là mức độ ở năm sau, nếu tỷ lệ gia tăng nhỏ (thường không quá 6 -7%)thì có thể tính gần đúng theo công thức:

(Y1 - Y0)/ Y0 = ln (Y1/ Y0)

Vì vậy, nếu ký hiệu Q0 và Q1 là GNP ở năm trước và năm sau, P 0 và P1 là sốdân tương ứng thì Tỷ lệ gia tăng GNP bình quân đầu người là:

1 1 0 0 1 1

0 0 0 0

Q /P Q /P Q /Pln

Q /P Q /P

= ln Q1/P1- ln Q0/Po = (lnQ1- lnP1)- (lnQ0 - lnP0)

= ln Q1/ Q0 - ln P1/ Po = (Q1 - Q0)/ Q0 - (P1-Po)/ P0

Do đó: Tỷ lệ gia tăng GDP bình quânđầu người = Tỷ lệ gia tăng GDP - Tỷ lệ gia tăng dân số.

Công thức gần đúng nói trên cho thấy: Để tăng được chỉ tiêu GDP bình quânđầu người thì Tổng sản phẩm quốc nội phải tăng nhanh hơ n sự tăng dân số. Việc hạ

Page 42: DÂN SỐ VÀ PHÁT TRIỂNgopfp.gov.vn/documents/18/133613/2+Tai+lieu+Dan+so+va... · Nhằm nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ của ngành, ... quản lý các khóa học

41

thấp tỷ lệ gia tăng dân số (nếu không làm GDP bị giảm sút) cũng sẽ làm tăng GDPbình quân đầu người.

Hiện nay, ở các nước có thu nhập thấp thì tỷ lệ gia tăng dân số lại cao.Điều này làm hạn chế việc nâng cao tỷ lệ gia tăng GDP b ình quân đầu người vàsố tuyệt đối của chỉ tiêu này. Hậu quả là số người sống trong nghèo đói tănglên và việc giải thoát khỏi đói nghèo thêm khó khăn hơn, chậm chạp hơn. Vìvậy, chương trình xoá đói, giảm nghèo cần hết sức chú ý tới giải pháp kế hoạchhoá gia đình. Đối với các nước phát triển, tỷ lệ gia tăng dân số thấp tạo điềukiện tăng nhanh GNP bình quân đầu người. Kết quả của các xu hướng biến đổinói trên làm cho khoảng cách giàu - nghèo giữa các nước đang phát triển và cácnước đã phát triển ngày cà ng xa. Có thể thấy rõ hơn xu hướng này qua số liệu bảng2.7 với các giả định sau:

- GDP ở hai nước A và B đều gấp 4 lần sau 35 năm- Nước A có tỷ lệ gia tăng dân số hàng năm bằng 0, tức là số dân không đổi,

còn nước B thì tỷ lệ này là 2%, do đó sau 35 năm có số dân gấp đôi.

Bảng 2.7: Biến đổi GDP bình quân đầu người

Nước1990 2025

Dân số(Triệu)

GDP(Triệu USD)

GDP/ người(USD)

Dân số(Triệu)

GDP(Triệu USD)

GDP/ người(USD)

A 20 100.000 5.000 20 400.000 20.000

B 10 2.000 200 20 8.000 400

Nguồn: Số liệu giả định của tác giả

Như vậy, năm 1990 GDP/đầu người nước A cao hơn 25 lần nước B nhưngđến năm 2025 khoảng cách này là 50 lần! Thực tế cũng chỉ ra rằng, năm 1968GDP/đầu người ở các nước nghèo thua kém các nước giàu 30 lần thì đến năm 1988thua kém tới 55 lần. Rõ ràng, tăng nhanh dân số có những ảnh hưởng tiêu cực đốivới quá trình phát triển. Những ảnh hưởng này mang tính tích lũy và chỉ sau thờigian dài, khoảng 25-30 năm người ta mới có thể sẽ nhận thấy sự tác động to lớn củanó. Sự phân tích còn tuỳ thuộc vào hoàn cảnh cụ thể của từng nước. Tuy nhiên, cóthể khẳng định rằng đối với các nước chậm phát triển, điều được xem là hợp lý vàđược đa số tán thành là tăng nhanh dân số đang hạn chế việc nâng cao mức sốngcủa người dân.

Những phân tích ở trên cho thấy các nước chậm phát triển đang ở trong vòngluẩn quẩn: Để giảm mức sinh, cần phải có điều kiện vật chất kỹ thuật, cần phải pháttriển kinh tế, song để có thể phát triển kinh tế lại cần hạn chế tốc độ tăng dân số.Quả thật lời giải bài toán này không đơn giản. Tuy vậy, một số nước chậm pháttriển đã đạt được những thành tích khá quan trọng trong việc giảm tốc độ tăng dânsố và nâng cao tuổi thọ bình quân. Một trong những nguyên nhân dẫn đến thành

Page 43: DÂN SỐ VÀ PHÁT TRIỂNgopfp.gov.vn/documents/18/133613/2+Tai+lieu+Dan+so+va... · Nhằm nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ của ngành, ... quản lý các khóa học

42

công ở các nước này là có những chính sách hợp lý nhằm phát triển giáo dục, y tếvà đẩy mạnh chương trình kế hoạch hoá gia đình .

2. Gia tăng dân số và sự dịch chuyển cơ cấu kinh tếPhát triển kinh tế đòi hỏi không những tăng trưởng kinh tế mà còn cả dịch

chuyển cơ cấu của nền kinh tế theo hướng công nghiệp h oá và hiện đại hoá dẫn đếndịch chuyển cơ cấu lao động. Thí dụ, ở Mỹ, năm 1870, lao động nông nghiệp chiếm53,5% tổng số lao động. Đến năm 1990, tỷ lệ này chỉ còn dưới 3%. Ở Việt Nam,hơn 20 năm qua, cơ cấu lao động đã dịch chuyển khá mạnh, trong đó lao độngnông nghiệp đã giảm từ 81,2% năm 1985 xuống còn 51,9%. Tuy nhiên, vẫn còn đasố lao động làm việc trong khu vực năng suất thấp, rủi ro cao.

Việc dịch chuyển cơ cấu lao động theo ngành kinh tế phụ thuộc vào nhiềuyếu tố kinh tế - xã hội nhưng đối với cá c nước đang phát triển, trong đó có ViệtNam, dân số tăng nhanh đã làm chậm quá trình chuyển đổi này với những lý do sau:

Một là, mức sinh ở nông thôn (nơi lực lượng lao động chủ yếu làm nôngnghiệp) thường cao hơn rất nhiều, thậm chí gấp đôi so với thành thị (nơi lực lượnglao động chủ yếu làm công nghiệp và dịch vụ).

Hai là, sản xuất công nghiệp và dịch vụ thường đòi hỏi vốn lớn. Trong khiđó, mức sinh và tỷ lệ phụ thuộc cao đã hạn chế tích luỹ mở rộng các ngành kinh tếcần nhiều vốn này.

Ba là, do mức sinh cao nên lực lượng lao động ở nông thôn đông đảo, phầnlớn là lao động giản đơn, ít có cơ hội đào tạo nghề. năm 2009, ở nông thôn lao độngđã qua đào tạo chuyên môn, kỹ thuật chỉ chiếm 8% dân số từ 15 tuổi trở lên. Vì vậy,khó chuyển đổi sang công nghiệp và dịch vụ là những khu vực đòi hỏi lao động cótrình độ chuyên môn.

IV. ẢNH HƯỞNG CỦA DÂN SỐ ĐẾN TIÊU DÙNG VÀ TÍCH LUỸ1. Ảnh hưởng của dân số đến tiêu dùng

Tiêu dùng là một yếu tố thúc đẩy sản xuất phát triển, mở rộng thị trường. Cónhiều yếu tố xác định khối lượng và cơ cấu vật phẩm tiêu dùng và các loại dịch vụnhưng quy mô, cơ cấu dân số là những yếu tố quan trọng. Tác động của dân số đếntiêu dùng có thể nghiên cứu trên cả ba tầm: xã hội, gia đình và cá nhân .

Nghiên cứu tác động của dân số đến tiêu dùng trên phạm vi toàn xã hội trướchết cho thấy khối lượng vật phẩm tiêu dùng và dịch vụ phụ thuộc chặt chẽ vào quymô dân số. Chẳng hạn, lượng lương thực tiêu dùng tăng nhanh phụ thuộc vào quymô dân số thế giới như ở Bảng 2.8.

Page 44: DÂN SỐ VÀ PHÁT TRIỂNgopfp.gov.vn/documents/18/133613/2+Tai+lieu+Dan+so+va... · Nhằm nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ của ngành, ... quản lý các khóa học

43

Bảng 2.8: Dân số và lương thực trên thế giới giai đoạn 1960 - 2010

Năm Số dân(triệu người)

Lương thực(triệu tấn)

Bình quân đầungười (kg)

1960 3.036 847 2791970 3.703 1.096 2961980 4.452 1.447 3251990 5.298 1.780 3362010 6.852 2.240 327

Nguồn: - Tín hiệu sống còn. Bản dịch. NXB Khoa học kỹ thuật. Hà Nội, 1996.- http://www.fao.org/worldfoodsituation/wfs-home/csdb/en/

Như vậy, nhìn chung trong khoảng 50 năm qua lượng lương thực đã tăngcùng với tăng quy mô dân số. So với năm 1960, quy mô dân số năm 2010 tăng lênkhoảng 2,26 lần còn lượng lương thực trong khoảng thời gian này đã tăng lên 2,64lần. Để gia tăng lương thực bình quân đầu người thực sự bền vững thì năng suất câylương thực phải tăng nhanh hơn tốc độ tăng dân số và tốc độ suy giảm diện tích đấtcanh tác dành cho cây lương thực. Điều này khó thực hiện nên từ năm 1990 đếnnay, chỉ tiêu này không tăng lên mà còn giảm đáng kể.

Một cách tổng quát, nếu ký hiệu P là tổng số dân, q là mức tiêu dùng trungbình của một người trong năm về một loại hàng hoá nào đó, Q là tổng khối lượnghàng hoá này thì: Q = P x q. Như vậy, nếu q không đổi thì tổng khối lượng hàng hoáQ đồng biến cùng với quy mô dân số P. Đối với nhiều loại hàng hoá như lươngthực, thuốc lá, rượu, bia... thì mức tiêu dùng trung bình q phụ thuộc cả vào tuổi vàgiới tính nữa. Vì vậy, có thể phát triển công thức tính toán tổng khối lượng hànghoá Q như sau:

f mf f m m f mx xx x x x x x

P PQ P .q P .q P. .q P. .q

P P

f mf mx xx x

P PP. .q .q

P P

Trong đó, bộ các số P fx/P và Pm

x/P phản ánh cơ cấu dân số theo tuổi (x) vàgiới tính; qf

x, qmx phản ánh mức tiêu dùng theo giới tính và tuổi. Rõ ràng, khối

lượng tiêu dùng Q phụ thuộc vào tổng dân số P, cơ cấu dân số theo tuổi và giới tính.Chính vì vậy, các đặc trưng dân số như quy mô và cơ cấu dân số theo độ tuổi, giớitính là không thể thiếu được trong nghiên cứu thị trường và nhu cầu tiêu dùng.

Đứng về mặt giá trị, chi phí cho tiêu dùng hàng năm của con người phụthuộc vào tuổi, giới của họ. Để nghiên cứu mối quan hệ này có thể coi mức chi phítiêu dùng trung bình cho một người trong năm là một đơn vị sau đó tính các hệ sốtiêu dùng theo đơn vị này cho từng độ tuổi.

Chẳng hạn, Hungari đã tính được hệ số chi phí tiêu dùng như ở Bảng 2.9

Page 45: DÂN SỐ VÀ PHÁT TRIỂNgopfp.gov.vn/documents/18/133613/2+Tai+lieu+Dan+so+va... · Nhằm nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ của ngành, ... quản lý các khóa học

44

Bảng 2.9: Hệ số chi phí tiêu dùng

Tuổi Hệ sốtiêu dùng Tuổi Hệ số

tiêu dùng Tuổi Hệ sốtiêu dùng

0-45-9

10-1415-1920-24

0.480.640.820.991.19

25 - 2930 - 3435 - 3940 - 4445 - 49

1.381.291.291.171.09

50 - 5455 - 5960 - 6465 - 69 70

1.091.091.090.980.88

Nguồn: Giáo trình Dân số học. NXB Tư tưởng. Matxcơva,1985.

Bảng 2.9 cho thấy: Chi phí cho trẻ em ở nhóm từ 0 đến 4 tuổi chỉ bằng gần mộtnửa mức trung bình. Chi phí tiêu dùng tăng nhanh theo tuổi và đạt mức lớn nhấttrong nhóm tuổi từ 25 đến 29 và duy trì ở mức cao cho đến 45 tuổi thì giảm gần tớimức trung bình. Như vậy, từ 25 đến 29 là nhóm tuổi đạt được mức cao nhất về tỷ lệsinh, năng suất lao động và tiêu dùng.

Sự biến đổi dân số ở nước ta theo hướng giảm tỷ trọng trẻ em, tăng tỷ trọngngười cao tuổi sẽ làm tăng khối lượng tiêu dùng trong tương lai.

2. Dân số và Tích luỹTrong xã hội luôn luôn có những nhóm người mà chi phí tiêu dùng vượt

quá thu nhập do lao động của họ mang lại hoặc họ không có thu nhập, chẳng hạntrẻ em và người già. Ngược lại, cũng tồn tại nhóm người mà thu nhập do họ tạora vượt quá mức tiêu dùng của bản thân. F. Ănghen viết: “Những người đã trư ởngthành có thể sản xuất nhiều hơn cái họ tiêu dùng. Nếu ngược lại, xã hội khôngthể phát triển được, thậm chí không tồn tại được vì trẻ con sống bằng gì?" 2.

Để xã hội phát triển, những người lao động phải sản xuất không chỉ đủ tiêudùng cho họ mà cho cả những người phụ thuộc vào họ và còn phải nhiều hơn thếmới có tích luỹ mở rộng sản xuất. Một trong những phương pháp xác định ảnhhưởng của quy mô và cơ cấ u dân số đến khối lượng tích lũy là tính toán thu nhập vàtiêu dùng theo từng độ tuổi.

Ký hiệu: Tổng số dân là P; Số dân độ tuổi x là P x; Mỗi năm, mỗi người độtuổi x tạo ra thu nhập ax, chi phí cho tiêu dùng là cx.

Tổng thu nhập, ký hiệu Y sẽ là:x

x x x x x

PY P .a P. .a P. f .a

P

Tập hợp các giá trị: xx

Pf

P

phản ánh cơ cấu của dân số theo độ tuổi.

Tổng chi phí tiêu dùng, ký hiệu C sẽ là:

2Mác- Ănghen tuyển tập.Tập 1, trang 565.Tiếng Nga

Page 46: DÂN SỐ VÀ PHÁT TRIỂNgopfp.gov.vn/documents/18/133613/2+Tai+lieu+Dan+so+va... · Nhằm nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ của ngành, ... quản lý các khóa học

45

xx x x x x

PC P .c P. .c P. f .c

P

Tổng khối lượng tích luỹ:

x x x x x x xY C P. f .a P. f .c P. f (a c ) Các biểu thức nói trên một mặt chứng tỏ rằng: cả thu nhập, tiêu dùng và

tích luỹ của xã hội đều phụ thuộc vào tổng số dân P, cơ cấu dân số theo tuổi {f x},thu nhập, tiêu dùng trung bình của mỗi người trong từng độ tuổi (a x và cx). Mặtkhác cũng cho thấy đối với trẻ em chưa có thu nhập, tức là a x = 0 nhưng chi phítiêu dùng cx > 0, do đó: (ax - cx) < 0. Vì vậy, ở các nước đang phát triển, tỷ lệ trẻem [fx] thường lớn, nên fx(ax - cx) mang dấu âm và càng nhỏ, làm cho tổng tíc h luỹnhỏ và tăng chậm. Vì thế ít có khả năng đầu tư kinh tế từ các nguồn trong nước.Ngược lại, ở các nước phát triển tỷ lệ trẻ em trong tổng số dân nhỏ nên có điềukiện nâng cao quỹ tích luỹ, tăng đầu tư phát triển sản xuất.

Quỹ đầu tư nhỏ, mức sinh lại cao, nguồn lao động dồi dào và tăng nhanh. Vìvậy, các nước đang phát triển khó có khả năng giải quyết việc làm trong nước,thường phải xuất khẩu lao động sang các nước phát triển hơn.

Do dân số và kinh tế có mối phụ thuộc, tác động tương hỗ, chặt chẽ nên sựphối hợp giữa các chính sách dân số và chính sách kinh tế vĩ mô là điều cần thiết.Nhiều mục tiêu kinh tế - xã hội không thể đạt được nếu không giải quyết vấn đềdân số. Ngược lại, để thực hiện mục tiêu của chính sách dân số phải quan tâm đếncác giải pháp kinh tế.

V. QUAN HỆ DÂN SỐ VÀ KINH TẾ Ở CẤP ĐỘ GIA ĐÌNH

Gia đình là một nhóm người có liên kết với nhau bằng các mối quan hệ đặc biệt:quan hệ hôn nhân (giữa vợ và chồng), quan hệ huyết thống (giữa cha mẹ và các con, giữacác anh em ruột, giữa ông bà và các cháu...) hoặc quan hệ giữa cha mẹ và con nuôi. Ngoàichức năng sinh đẻ, nuôi, dạy con cái, tổ chức cuộc sống vật chất và tinh thần chocác thành viên, gia đình còn có chức năng kinh tế. Chức năng này thể hiện ở cácphương diện sau:

- Gia đình là một đơn vị sản xuất

Một nền kinh tế hoàn chỉnh bao gồm nhiều đơn vị kinh tế riêng lẻ: các hộgia đình, các công ty, các bộ ngành của Nhà nước . Tổng hợp các kết quả kinh tếriêng lẻ của các đơn vị này sẽ có tổng sản phẩm quốc dân, tổng thu nhập, tổng chitiêu... của nền kinh tế. Trong quá trình công nghiệp hoá và phát triển kinh tế thịtrường luôn luôn đặt ra câu hỏi về số phận kinh tế hộ gia đình. Song lịch sử pháttriển kinh tế thế giới đến nay vẫn chứng tỏ sự song song tồn tại của 2 xu hướng:

Thứ nhất, tập trung hoá cao độ tư liệu sản xuất vào tay các hãng kinh tế,người lao động hoàn toàn là những người vô sản làm thuê.

Page 47: DÂN SỐ VÀ PHÁT TRIỂNgopfp.gov.vn/documents/18/133613/2+Tai+lieu+Dan+so+va... · Nhằm nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ của ngành, ... quản lý các khóa học

46

Thứ hai, phát huy cao độ kinh tế hộ gia đình.Trong nông nghiệp đó là cáctrang trại tư nhân kể cả ở những nước có trình độ khoa học kỹ thuật c ao lẫn nhữngnước lạc hậu đều sử dụng mô hình này và thực tế đã chứng minh sức sống mãnh liệtcủa nó, phát triển mạnh được sức sản xuất xã hội. Kinh tế gia đình là một hình thứcthích hợp đối với phụ nữ. Trong nền kinh tế này, lao động nữ hoàn toàn làm chủsức lao động và thời gian lao động của mình, điều hoà hợp lý giữa lao động có thunhập và lao động nội trợ không có thu nhập.

- Gia đình là một đơn vị có tài sản riêng. Đó là thu nhập, tư liệu tiêu dùng và tưliệu sản xuất.

- Gia đình là một đơn vị tiêu d ùng. Tư cách này thể hiện ở các khía cạnhsau: (1)Gia đình có quỹ tiêu dùng chung để chi cho việc ăn, mặc, ở, đi lại, học hành,chữa bệnh, giao tiếp, giải trí của mọi thành viên và các phương tiện thiết bị sử dụngchung. Điều có ý nghĩa trong việc nghiên cứu kinh tế dân số nói chung là mức chihàng năm cho các sự kiện dân số như sinh, chết, kết hôn, ly hôn, di cư...(2)Gia đìnhlà đơn vị cơ sở để tổ chức tiêu dùng như ăn uống và (3)Đối với nhiều hàng hoá,đơn vị tiêu dùng hay “người tiêu dùng” là gia đình, chứ không phải các cá thể,chẳng hạn: nhà ở, vô tuyến, tủ lạnh, bàn ghế, điện, nước...

Vì gia đình đóng vai trò đơn vị sản xuất, đơn vị có tài sản riêng và đơn vịtiêu dùng, như đã trình bày ở trên, nên nó có tác động rất lớn đến nền kinh tế.

1. Các đặc trưng dân số của gia đình

1.1 Số gia đình

Sự biến động số lượng gia đình xảy ra không ngừng. Điều này chẳng những là dokết quả của những sự kiện dân số: con cái kết hôn tách khỏi gia đình bố mẹ, ly hôn, chết...và những yếu tố kinh tế - xã hội thúc đẩy hay kìm hãm các sự kiện này.

Ở Việt Nam, số hộ gia đình tại thời điểm Tổng điều tra năm 1979 là9.665.866, năm 1989 tăng lên 12.959.041, năm 1999 là 16.669.351 và năm 2009 là22.628.16701. Tốc độ tăng số lượng hộ gia đình luôn cao hơn tốc độ tăng dân số.

Do mỗi gia đình là một đơn vị kinh tế nên việc số lượng gia đình tăng lêndẫn đến sự biến đổi quy mô sản xuất và tiêu dùng. Trong nông nghiệp, điều này dẫnđến hoặc là diện tích đất của các trang trại giảm đi hoặc là đẩy nhanh sự phân cônglại lao động xã hội . Nhu cầu của các loại hàng hoá mà gia đình là một đơn vị sửdụng tăng nhanh, đặc biệt là nhà ở.

1.2 Cơ cấu gia đình

Các gia đình khác nhau về số con, số lao động, số thế hệ trong gia đình, độtuổi và giới tính của chủ hộ, loại quan hệ của các thành viên.. . Vì vậy, người tathường phân chia tổng số gia đình thành các nhóm theo một hay nhiều tiêu thứcđịnh lượng hoặc định tính, tức là nghiên cứu cơ cấu gia đình theo tiêu thức nào đó.

Page 48: DÂN SỐ VÀ PHÁT TRIỂNgopfp.gov.vn/documents/18/133613/2+Tai+lieu+Dan+so+va... · Nhằm nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ của ngành, ... quản lý các khóa học

47

Chẳng hạn, nếu phân chia số gia đình theo số thành viên của nó, ta sẽ có cơ cấugia đình theo số khẩu. Có thể biểu diễn cơ cấu này thông qua tỷ lệ gia đình có k khẩu,ký hiệu là (fk). Theo Tổng điều tra dân số năm 1979 và 2009, cơ cấu gia đình theo sốkhẩu biến đổi mạnh, theo hướng quy mô gia đình ngày càng nhỏ (Bảng 2.10).

Bảng 2.10: Cơ cấu gia đình theo số khẩuĐơn vị: %

Số khẩu 1 2 3 4 5 6 7 8 9+

1979 6,9 10,4 13,5 15,0 14,4 12,5 10,1 7,3 9,9

2009 7,2 14,3 20,9 28,7 15,1 8,3 2,7 1,4 1,4

Nguồn: Tổng điều tra Dân số và Nhà ở 1979 và 2009

Nếu năm 1979, tỷ lệ gia đình 5 khẩu trở lên chiếm 54,2% và quy mô gia đìnhtrung bình là 5,2 khẩu, thì đến năm 2009, các con số tương ứng chỉ còn 28,9 và 3,8!

Việc nghiên cứu thu nhập và mức sống, sản xuất các mặt hàng cho gia đìnhnhư nhà ở, ô tô, rõ ràng phải căn cứ vào số thành viên gia đình (k) và các tỷ lệ giađình có k nhân khẩu (f k). Kết quả các cuộc Điều tra mức sống dân cư ở Việt Namtừ 2002 đến nay đều cho thấy: Thu nhập, tiêu dùng bình quân đầu người phụ thuộcchặt chẽ vào quy mô gia đình. Trong các cuộc điều tra mức sống dân cư, người tachia dân cư thành 5 nhóm thu nhập:

Nhóm 1: Nhóm có thu nhập thấp nhấtNhóm 2: Nhóm có thu nhập dưới trung bìnhNhóm 3: Nhóm có thu nhập trung bìnhNhóm 4: Nhóm có thu nhập kháNhóm 5: Nhóm có thu nhập cao nhất

Các kết quả điều tra mức sống dân cư đều cho thấy quy mô gia đình càng nhỏthì thu nhập bình quân một người/một tháng càng cao (Bảng 2.11).

Bảng 2.11: Nhân khẩu bình quân 1 hộ của các nhóm thu nhậpĐơn vị: người

NămNhân khẩu bình quân 1 hộ của các nhóm thu nhập

Chung Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4 Nhóm 5

2002 4.44 4.92 4.69 4.46 4.25 4.00

2004 4.36 4.76 4.57 4.34 4.23 4.00

2006 4.24 4.63 4.43 4.26 4.11 3.90

2008 4.12 4.41 4.30 4.15 4.03 3.77

2010 3.89 4.22 4.08 3.95 3.83 3.46

Nguồn: gso.gov.vn

Page 49: DÂN SỐ VÀ PHÁT TRIỂNgopfp.gov.vn/documents/18/133613/2+Tai+lieu+Dan+so+va... · Nhằm nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ của ngành, ... quản lý các khóa học

48

Thu nhập, tiêu dùng cũng khác nhau tr ong các gia đình mà chủ hộ là nam hay nữ.

1.3 Chu trình dân số của gia đình

Gia đình từ lúc hình thành (thường bắt đầu bằng sự kết hôn) tới khi kết thúc(được đánh dấu bằng cái chết của người cuối cùng trong cặp vợ chồng đó), khôngngừng biến đổi trên các phương diện dân số, kinh tế -xã hội... Vì vậy, dựa trên cơ sởnày người ta thường phân chia các giai đoạn phát triển của gia đình.

Một dãy liên tiếp các giai đoạn khác nhau về mặt dân số trong quá trìnhphát triển của gia đình được gọi là chu trình dân số của gia đình. Việc phân chia cácgiai đoạn này thường căn cứ vào các “sự kiện dân số” như: kết hôn, sinh con, sựtách khỏi gia đình của các thành viên, cái chết của vợ (hoặc chồng)... Chẳng hạn:

Giai đoạn 1 - Giai đoạn phát triển: từ lúc cặp vợ chồng kết hôn cho tới lúcsinh đứa con cuối cùng.

Giai đoạn 2 - Giai đoạn ổn định: từ lúc sinh đứa con cuối cùng đến khi đứacon đầu tiên tách khỏi gia đình.

Giai đoạn 3 - Giai đoạn trưởng thành: từ lúc đứa con đầu tiên tách khỏi giađình đến khi đứa con cuối cùng t ách khỏi gia đình.

Giai đoạn 4 - Giai đoạn giải thể: từ lúc đứa con cuối cùng tách khỏi gia đìnhđến khi người còn lại trong cặp vợ chồng qua đời.

Ở mỗi giai đoạn, quy mô gia đình, độ tuổi các thành viên thay đổi, ảnhhưởng đến một loạt những vấn đề như chức năng, việc làm, thu nhập và tiêu dùnglàm cho tình trạng kinh tế của gia đình thay đổi trên từng giai đoạn. Sự thay đổi rõrệt nhất có thể là thu nhập bình quân tính trên đầu người qua từng giai đoạn.

Giai đoạn thứ nhất có nhiều yếu tố làm giảm thu nhập bình quân: số thànhviên gia đình tăng lên; người mẹ phải nghỉ việc tạm thời hay chọn việc khác nhẹnhàng hơn khi sinh con; có thêm người giúp việc... trọng tâm hoạt động của giađình là chăm sóc trẻ. Chi tiêu của gia đình cho việc chăm sóc, giáo dục trẻ em ở giaiđoạn này chiếm tỷ trọng đáng kể, nhưng giai đoạn 4 thì nhu cầu này lại hầu nhưkhông còn nữa.

Ở giai đoạn 2 - Quy mô gia đình ổn định, tuổi nghề của cặp vợ chồng tăng lêntạo khả năng nâng cao tiền lương của họ và do đó nâng cao thu nhập bình qu ân. Songchi phí nuôi dạy trẻ cũng tăng lên.

Giai đoạn 3 - Hoạt động của gia đình cơ bản là nhằm nâng cao trình độnghề nghiệp của các thành viên. Thu nhập bình quân có xu hướng nâng cao.

Ở giai đoạn 4 - Khi con cái đã trưởng thành ra ở riêng hết thì cặp v ợ chồngcũng đã đến hoặc gần đến tuổi hưu, thành thử thu nhập của gia đình giảm đi, cácchi phí bảo vệ sức khoẻ tăng lên. Như vậy, chu trình phát triển của gia đình là một

Page 50: DÂN SỐ VÀ PHÁT TRIỂNgopfp.gov.vn/documents/18/133613/2+Tai+lieu+Dan+so+va... · Nhằm nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ của ngành, ... quản lý các khóa học

49

trong các yếu tố gây nên sự suy giảm, gia tăng hay ổn định thu nhập bình quân. Vềcơ cấu chi tiêu gia đình cũng biến đổi theo chu trình sống của nó. Rõ ràng, trong cơcấu chi tiêu gia đình giai đoạn phát triển bao gồm một khoản lớn cho nuôi dạy trẻem. Trong khi đó, ở giai đoạn cuối cùng thì không có khoản chi này, nhưng chi phíchăm sóc người già lại tăng.

Như vậy, khảo sát tình trạng kinh tế của gia đình, điều quan trọng là phảixem xét xem nó đang ở giai đoạn nào của chu trình sống. Để nhấn mạnh mối quanhệ dân số - kinh tế trong gia đình, có thể xây dựng khái niệm chu trình dân số - kinhtế của gia đình, tức là một dãy liên tiếp các trạng thái dân số - kinh tế của nó. Cáctrạng thái này được phân biệt nhờ những sự kiện “dân số - kinh tế” như sinh con, conđến tuổi lao động, cặp vợ chồng về hưu...

Việc phân chia các giai đoạn phát triển của gia đình, đo lường độ dài và xácđịnh nội dung kinh tế của từng giai đoạn là một phương hướng nghiên cứu mốiquan hệ dân số - kinh tế trong phạm vi gia đình.

2. Chi phí kinh tế cho con cáiNgười ta thường quan tâm tính chi phí kinh tế cho việc mang thai sinh đẻ và

nuôi dạy trẻ em, gọi tắt là chi phí kinh tế cho con cái. Chỉ tiêu này không nhữngđược tính dưới dạng số tương đối (thí dụ trong bảng 8, hệ số 0,48 cho lứa tuổi từ 0đến 4) mà còn cả số tuyệt đối.

Chi phí kinh tế cho trẻ em gồm có 2 khoản mục chủ yếu:

Chi phí trực tiếp: Đây là khoản tiền của cha mẹ chi cho việc mang thai, sinhđẻ, chi cho con cái về các khoản: Ăn, mặc, ở, đi lại, học hành, chữa bệnh, tiền côngcho người trông coi, chăm sóc và các khoản khác.

Từ xa xưa, các nhà kinh tế dân số đã cố gắng ước lượng các chi phí này.Chẳng hạn, năm 1936, Dublin và Lotka (Vương quốc Anh) đã tính toán rằng chi phítrực tiếp cho trẻ đến năm 18 tuổi là 7.766 đôla đối với gia đình có thu nhập thấp và16.337 đôla đối với gia đình có thu nhập cao. Ở Mỹ, cuộc điều tra năm 2006 chothấy: Chi phí nuôi con 18 năm đầu tiên của gia đình 2 con, có đầy đủ bố mẹ phụthuộc vào thu nhập hàng năm của gia đình (Bảng 2.12).

Bảng 2.12: Chi phí nuôi con 18 năm đầu tiênĐơn vị: Đôla Mỹ

Mức thu nhập trước thuếDưới 44.500 Từ 44.500 đến

dưới 74.900Từ 65.800 trở lên

Tổng chi phínuôi con

143.790 197.700 289.380

Nguồn: http://en.wikipedia.org/wiki/Cost_of_raising_a_child

Page 51: DÂN SỐ VÀ PHÁT TRIỂNgopfp.gov.vn/documents/18/133613/2+Tai+lieu+Dan+so+va... · Nhằm nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ của ngành, ... quản lý các khóa học

50

Bên cạnh việc tính số tuyệt đối chi phí trực tiếp cho trẻ còn có thể tính các sốtương đối. Ngay từ năm 1930, Dublin và Lotka và Mortara năm 1946, Alfred Sauvy(Pháp) năm 1966 đã tính toán các hệ số chi phí trực tiếp cho việc sinh và nuôi dạytrẻ. Coi chi phí cho năm đầu tiên là 100, chi phí cho các năm sau theo tính toán củaAlfred Sauvy được trình bày trong Bảng 2.13.

Bảng 2.13 cho thấy, chi phí cho trẻ em không ngừng tăng lên theo tuổi, trongđó chi phí cho quá trình mang thai và sinh đẻ còn cao hơn chi phí nuôi trẻ trongnăm đầu tiên. Có thể và cần tính riêng chi phí trực tiếp cho trẻ em trai và trẻ em gái.Ở các nước "ưa thích con trai" các chi phí này rất khác nhau.

Bảng 2.13: Hệ số chi phí trực tiếp cho việc sinh đẻ và nuôi dạy trẻ

Giai đoạn Hệ sốchi phí

Chi phítích luỹ Giai đoạn Hệ số

chi phíChi phítích luỹ

Mang thai 50 50 Năm thứ 9 147.9 1233.1Sinh đẻ 80 130 Năm thứ 10 155.3 1388.4Năm thứ nhất 100 230 Năm thứ 11 163.1 1551.5Năm thứ 2 105.0 335.0 Năm thứ 12 171.2 1722.7Năm thứ 3 110.2 445.2 Năm thứ 13 179.8 1902.5Năm thứ 4 115.8 561.0 Năm thứ 14 188.8 2091.3Năm thứ 5 121.6 682.6 Năm thứ 15 198.2 2289.5Năm thứ 6 127.7 810.3 Năm thứ 16 208.1 2497.6Năm thứ 7 134.1 944.4 Năm thứ 17 218.5 2716.1Năm thứ 8 140.8 1085.2 Năm thứ 18 229.4 2945.5

Nguồn: Alfred Sauvy: Lý thuyết tổng quát về dân số. Tiếng Anh, NXB Methuen&CLtd. London, 1974.

Chi phí cơ hội. Đây là khoản thu nhập của cha mẹ bị mất đi do phải mang thai,sinh đẻ và ở nhà trông, nuôi, dạy, chăm sóc trẻ. Hoặc cha mẹ vẫn đi làm nhưng ít giờhơn và năng suất thấp hơn trước hoặc phải chuyển đổi công việc phù hợp với sức khoẻvà hoàn cảnh sau khi có con, vì thế thu nhập nhỏ hơn trước một khoản nào đó. Khoảnnày được tính vào chi phí cơ hội. Ở các nước công nghiệp phát triển, mức độ tham giavào hoạt động kinh tế và tiền lương của phụ nữ đều cao, thành thử chi phí cơ hội rấtlớn, đôi khi còn cao hơn chi phí trực tiếp. Năm 1986, ở Úc, người ta ước tính rằng, mộtbà mẹ 2 con, thu nhập trong cuộc đời lao động bị mất đi khoảng 400.000 đôla Úc,tương tự như ở Anh. Tổng số chi phí trực tiếp và chi phí cơ hội là tổng chi phí kinhtế cho trẻ em. Ngoài việc tính tổng chi phí kinh tế cho trẻ em đến năm 18 tuổi nhưtrên, người ta cũng tính chỉ tiêu này cho trẻ em dưới 1 tuổi. Có th ể so sánh chi phíkinh tế cho trẻ em dưới 1 tuổi với chi phí cần thiết ngăn chặn được 1 ca sinh đẻ đểphân tích hiệu quả đầu tư cho chương trình KHHGĐ trong năm. Thí dụ:

Page 52: DÂN SỐ VÀ PHÁT TRIỂNgopfp.gov.vn/documents/18/133613/2+Tai+lieu+Dan+so+va... · Nhằm nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ của ngành, ... quản lý các khóa học

51

- Chi phí do mang thai và sinh đẻ : 50

- Chi phí nuôi con trong năm đầu tiên: 150

- Chi phí cơ hội trong 4 tháng nghỉ đẻ của mẹ: 100

- Thiệt hại do năng suất lao động giảm trong6 tháng đi làm đầu tiên sau khi đẻ: 30

Tổng cộng: 330

Nếu chi phí cho việc tránh được 1 ca sinh đẻ là 10 thì có thể kết luận rằng: cứ1 đồng bỏ vào chương trình KHHGĐ sẽ tiết kiệm được 33 đồng chi phí cho sinh đẻ,nuôi con trong năm sau.

3. Chi phí và lợi ích sinh conSinh đẻ và nuôi dạy con cái, cha mẹ không chỉ phải bỏ ra các chi phí về kinh

tế mà còn nhiều loại chi phí khác như sức khoẻ, tinh thần... Nhưng đồng thời, cha mẹcũng thu được nhiều lợi ích từ con cái. Tất cả những lợi ích này tạo thành giá trị củacon cái đối với cha mẹ. Người ta đã phân loại chi phí và lợi ích của c on cái như sau:

3.1 Chi phí của cha mẹ cho con cáiChi phí này bao gồm:(1) Chi phí kinh tế: chi phí trực tiếp và chi phí cơ hội(2) Chi phí tinh thần: cha mẹ thường phải lo lắng về sức khoẻ, trí tuệ, hành vi

và sự an toàn của con cái. Cha mẹ buồn phiền, đau khổ, thất vọng khi con cái hưhỏng. Các cặp vợ chồng trẻ ít có điều kiện quan tâm, chăm sóc lẫn nhau, thậm chínảy sinh mâu thuẫn từ việc nuôi và dạy con cái.

(3) Chi phí về sức khoẻ: mang thai, sinh đẻ, trông coi, chăm sóc con, đôi khicả 24 giờ một ngày... cha mẹ mất nhiều sức lực và mệt mỏi, thậm chí là hy sinh cảtính mạng.

Ngoài ra, cha mẹ cũng mất đi hoặc bị hạn chế cơ hội học tập nâng cao trìnhđộ chuyên môn, hoạt động nghề nghiệp, xã hội, thoả mãn các nhu cầu cá nhân.

3.2 Lợi ích của con cái đối với cha mẹMặc dù phải bỏ ra nhiều chi phí nhưng cha mẹ cũng thu được nhiều lợi ích từ

con cái. Những lợi ích đó là:(1) Lợi ích về tinh thần, tình cảm: Con cái mang lại niềm vui, sự hy vọng và

hạnh phúc cho cha mẹ. Con cái là đối tượng yêu thương, là n hững người bạn củacha mẹ. Cha mẹ tự hào là người trưởng thành toàn diện (không có mặc cảm vôsinh). Nuôi, dạy con là cơ hội học hỏi, tích luỹ nhiều kinh nghiệm và nâng cao tráchnhiệm của cha mẹ.

(2) Lợi ích về kinh tế: Con cái là động lực để bố mẹ làm k inh tế, giúp bố mẹtrong lao động, sản xuất và trợ giúp kinh tế cho cha mẹ khi cần, đặc biệt là tuổi già.

Page 53: DÂN SỐ VÀ PHÁT TRIỂNgopfp.gov.vn/documents/18/133613/2+Tai+lieu+Dan+so+va... · Nhằm nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ của ngành, ... quản lý các khóa học

52

(3) Lợi ích về gia đình: Con cái làm cho nội dung của hôn nhân trở nên đầyđủ, quan hệ vợ chồng thêm bền chặt, dòng họ được tiếp tục phát triển.

Ở những nước, những khu vực phát triển thì kỳ vọng về lợi ích kinh tế từ concái giảm dần nhưng chi phí cho con cái lại rất lớn. Ở những nước, những khu vựckém phát triển thì ngược lại. Điều này là một trong những nguyên nhân dẫn tới mứcsinh ở hai khu vực khác hẳn nhau.

VI. TÁC ĐỘNG CỦA KINH TẾ ĐẾN DÂN SỐSơ đồ 1.2: Quan hệ Dân số và Phát triển trong Chương 1 chỉ rõ kinh tế tác

động đến dân số thông qua việc tác động đến mức sinh, mức chết và di cư. Bảng1.2 cũng cho thấy các nước giàu có thì mức sinh , mức chết, nhất là mức chết trẻ emđều thấp, còn các nước nghèo đói thì ngược lại. Mối quan hệ ngược chiều giữa kinhtế và mức sinh do các nguyên nhân chính như sau:

Thứ nhất , một nền kinh tế phát triển, dựa trên công cụ sản xuất hiện đại, cơgiới hóa, tự động hóa thường có nhu cầu lao động ít về số lượng nhưng cao về chấtlượng. Điều này sẽ thúc đẩy các cặp vợ chồng sinh đẻ ít để dành nguồn lực chămsóc con cái về sức khỏe, giáo dục và đào tạo nghề.

Thứ hai, khi kinh tế phát triển, con người có thể nảy sinh nhiều nhu cầu đểnâng cao chất lượng cuộc sống, đòi hòi chất lượng cao hơn đối với việc thỏa mãncác như cầu: học tập, nhà ở, phương tiện đi lại, chăm sóc sức khỏe, du lịch, vuichơi, giải trí,… Các nguồn lực, kể cả thời gian dành cho việc sinh con và chăm sóccon sẽ phải “cạnh tranh” với các nhu cầu này. Đẻ ít như một giải phải để giải quyếtmâu thuẫn giữa các nhu cầu nói trên.

Thứ ba, ở các nước giàu có, việc sinh con không có mục tiêu kinh tế mà đơnthuần là thỏa mãn nhu cầu về tình cảm. Trong kh i đó chi phí nuôi con lại lớn. Dovậy mức sinh thấp. Ở các nước nghèo thì tình hình ngược lại.

Chế độ kinh tế cũng tác động mạnh đến mức sinh. Chế độ bao cấp, nhất làbao cấp trong nuôi, dạy và phòng, chữa bệnh cho trẻ em sẽ khuyến sinh. Ngược lại,trong nền kinh tế thị trường, cha mẹ có trách nhiệm trang trải chi phí cho các dịchvụ nuôi dạy trẻ. Do đó cũng dẫn đến hạn chế sinh.

Đối với mức chết, nghèo đói thường đi đôi với tình trạng suy dinh dưỡng, mùchữ, mất vệ sinh, hệ thống y tế kém phát triển… Những yếu tố này sẽ nâng cao tỷ lệbệnh tật và tử vong. Nghèo đói đôi khi trực tiếp làm cho mức chết tăng lên.Theo đánhgiá của Liên Hợp Quốc, năm 2011, ở vùng Sừng Châu Phi, hàng chục ngàn người đãchết đói, khoảng 12 triệu người có nguy cơ tử vong do không có thức ăn.

Đối với di cư, ở những nơi giàu có, kinh tế phát triển, mức sống cao tạo nênlực hút cho di cư đến. Ngược lại, những vùng nghèo đói, việc làm ít, tạo ra lực đẩynên xuất cư mạnh.

Do tác động đến cả mức sinh, mức chết và di cư, đương nhiên kinh tế tácđộng đến quy mô, cơ cấu, phân bố và chất lượng dân số.

Page 54: DÂN SỐ VÀ PHÁT TRIỂNgopfp.gov.vn/documents/18/133613/2+Tai+lieu+Dan+so+va... · Nhằm nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ của ngành, ... quản lý các khóa học

53

VII. GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT QUAN HỆ GIỮA DÂN SỐ VÀ KINH TẾ

Dân số và kinh tế có quan hệ chặt chẽ. Tuy nhiên, trong từng giai đoạn cụthể, mối quan hệ này có những đặc điểm, yêu cầu nổi bật c ần tập trung giải quyếtđể kinh tế phát triển và dân số có quy mô ổn định, cơ cấu hợp lý, chất lượng cao.Hiện nay, giải quyết vấn đề này ở nước ta cần tập trung thực hiện các giải pháp sau :

1. Duy trì mức sinh thấp một cách hợp lý, đẩy mạnh tạo việc làm

Do từ năm 2005, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế nên cần chuyển từ mụctiêu giảm nhanh mức sinh sang mục tiêu duy trì mức sinh thấp một cách hợp lý. Vớiquy mô dân số lớn, tiếp tục tăng và sẽ ổn định ở mức trên 100 triệu người, tỷ lệ dânsố trong độ tuổi hoạt động kinh tế cao, do vậy nhu cầu việc làm là to lớn. Cầnkhuyến khích tạo việc làm, kể cả việc làm cho người cao tuổi còn khả năng laođộng. Ngoài việc mở rộng quy mô sản xuất, dịch vụ cần đẩy mạnh di cư trong nướcvà hợp tác lao động quốc tế.

2. Tận dụng cơ cấu dân số “vàng”, nâng cao chất lượng dân số và lao độngQuy mô lao động nước ta lớn nhưng chất lượng chưa cao. Tỷ lệ lao động qua

đào tạo còn thấp. Vì vậy, một mặt, nhà nước cần xây dựn g và thực hiện chiến lược,chương trình đào tạo lao động; Mặt khác, người lao động, nhất là thanh niên cầntích cực tham gia thực hiện chiến lược, chương trình này.

3. Sử dụng kinh tế như đòn bẩy thực hiện chính sách dân sốTình hình dân số nước ta đang đặt ra những vấn đề mới, như: Mất cân bằng

giới tính khi sinh, già hóa dân số,… Để giải quyết các vấn đề này, cần một hệ thốnggiải pháp đồng bộ. Tuy nhiên, có thể thấy rằng, chính sách kinh tế đóng vai trò quantrọng, như đảm bảo an sinh cho những người ch ỉ có 2 con gái, người cao tuổi…

*

* *

TÓM TẮT CHƯƠNG 2Các quan điểm về tác động của dân số đến kinh tế rất khác nhau: Giữa các

quan điểm mang tính cực đoan, bi quan của Malthus và lạc quan của Simon là quanđiểm trung hòa, thừa nhận tác động của dân số đến kinh tế bên cạnh các yếu tốmang tính nguồn lực và thể chế. Tác động này thể hiện rõ trong sự hình thành cungcầu lao động, tăng trưởng và phát triển kinh tế, tiêu dùng và tích lũy trên cả hai cấpđộ vĩ mô (toàn bộ nền kinh tế) và vi mô (gia đình). Điều cần chú ý là không chỉ quymô mà còn cả cơ cấu dân số tác động mạnh đến kinh tế. Tác động ngược trở lại củakinh tế đến dân số được phân tích thông qua mối liên hệ ngược giữa tăng trưởngkinh tế với mức sinh, mức chết, xuất cư và liên hệ thuận với nhập cư.

Page 55: DÂN SỐ VÀ PHÁT TRIỂNgopfp.gov.vn/documents/18/133613/2+Tai+lieu+Dan+so+va... · Nhằm nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ của ngành, ... quản lý các khóa học

54

CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP CHƯƠNG 21. Dân số, lao động, việc làm ở nông thôn Việt Nam: mô tả và phân tích thực

trạng, nguyên nhân, hậu quả và g iải pháp.

2. Tại sao sự gia tăng dân số ở các nước nghèo, vùng nghèo lại thường dẫn tớitình trạng mức sống chậm được cải thiện ?

3. Sưu tầm số liệu dân số - kinh tế của Tây Nguyên (hoặc vùng Tây Bắc) và sốliệu dân số - kinh tế của Thành phố Hồ Chí Minh (hoặc H à Nội). Phân tích sosánh và dự báo xu hướng dãn cách giàu - nghèo ở các địa phương nói trên.Nguyên nhân và giải pháp hạn chế việc mở rộng khoảng cách giàu nghèo.

4. Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sả nViệt Nam (Khóa VII) có ghi: "Đầu tư cho công tác dân số và kế hoạch hóagia đình là đầu tư mang lại hiệu quả kinh tế trực tiếp rất cao". Hãy phân tíchvà chứng minh nhận định trên.

5. Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sảnViệt Nam (Khóa VII) có ghi: "Công tác dân số - kế hoạch hoá gia đình... làmột trong những vấn đề kinh tế -xã hội hàng đầu của nước ta...” Anh (chị)hãy giải thích vì sao Đảng ta lại xác định vị trí của công tác dân số - kế hoạchhoá gia đình như vậy.

6. Có số liệu về gia tăng kinh tế và dân số như sau:Năm Tỷ lệ gia

tăng GDP(%)

Tỷ lệ giatăng dân số

(%)

Năm Tỷ lệ giatăng GDP

(%)

Tỷ lệ giatăng dân số

(%)1976 -1980 0,4 2,47 2001 6,9 1,281981 - 1985 6,4 2,52 2002 7,1 1,171986 - 1990 3,9 2,20 2003 7,3 1,171991 - 1995 8,3 2,00 2004 7,8 1,20

1996 8,4 1,90 2005 8,4 1,171997 8,2 1,60 2006 8,2 1,121998 5,8 1,50 2007 8,5 1,091999 4,8 1,40 2008 6,3 1,072000 6,7 1,30 2009 5,3 1,06

Hãy ước tính tốc độ tăng GDP bình quân đầu người trong các giai đoạn/nămnói trên và phân tích nguyên nhân ảnh hưởng đến sự biến động của chỉ tiêu này.

7. Từ số liệu Điều tra mức sống dân cư Việt Nam, năm 2004 và 2006, hãy phântích mối quan hệ giữa các đặc trưng dân số của hộ gia đình với các vấn đềthu nhập, tiêu dùng và tích luỹ của hộ gia đình.

Page 56: DÂN SỐ VÀ PHÁT TRIỂNgopfp.gov.vn/documents/18/133613/2+Tai+lieu+Dan+so+va... · Nhằm nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ của ngành, ... quản lý các khóa học

55

Chương 3DÂN SỐ VÀ CÁC VẤN ĐỀ XÃ HỘI

Trong quá trình phát triển, các quá trình dân số (sinh, chết, di dân) không tồntại độc lập với sự phát triển kinh tế - xã hội. Trái lại, chúng luôn luôn có quan hệmật thiết và tác động qua lại với nhau. Chương này nghiên cứu mối quan hệ haichiều giữa dân số và các lĩnh vực xã hội. Tuy nhiên, xã hội là một tổng thể đa chiềuvà phức tạp. Ở đây chỉ nghiên cứu một số vấn đề như: Giáo dục; y tế; Bình đẳnggiới và phát triển dân số. Mục đích của chương này là trang bị cho họ c viên nhữngkiến thức cơ bản về mối liên hệ tương tác giữa dân số và các vấn đề nói trên. Từ đó,học viên có thể ý thức được sự cần thiết của việc lồng ghép các biến dân số vào cácchính sách và kế hoạch phát triển.

I. DÂN SỐ VÀ GIÁO DỤC1. Khái niệm và các chỉ tiêu đánh giá1.1 Khái niệm

Giáo dục là quá trình hoạt động có ý thức, có mục đích, có kế hoạch nhằmtruyền cho lớp người mới những kinh nghiệm đấu tranh và sản xuất những tri thứcvề tự nhiên, về xã hội và về tư duy, để họ có thể có đủ khả năng tha m gia vào laođộng và đời sống xã hội 3. Hoạt động giáo dục được tổ chức một cách chặt chẽ nhấtở nhà trường. Các lớp học được sắp xếp theo một chương trình thống nhất, hợp lí vàdo những người có trình độ chuyên môn hướng dẫn. Giáo dục còn có thể diễn rangoài nhà trường do các tổ chức xã hội hoặc cha mẹ hướng dẫn. Hoạt động giáo dụccó thể được tiến hành một cách chính quy và không chính quy. Các loại giáo dụctrên đều có mối quan hệ qua lại với dân số, nhưng trong chương này chỉ đề cập chủyếu mối quan hệ giữa dân số và giáo dục trong nhà trường.

1.2 Các chỉ tiêu đánh giá trình độ phát triển của giáo dụcMột nền giáo dục hiện đại tiến bộ thường được xem xét bởi các đặc trưng sau:- Tính đại chúng: nền giáo dục cho mọi người vì mọi người.- Tính nhân văn, dân tộc và nhân loại.- Sự bình đẳng về cơ hội học tập và trình độ học vấn giữa các nhóm xã hội.Để đánh giá trình độ phát triển về giáo dục của một quốc gia, người ta

thường dùng hệ thống chỉ tiêu sau:+ Về mặt số lượng:

- Tổng số học sinh, có thể chia ra theo cấp, lớp đối với học sinh phổ thông,các trường trung cấp, cao đẳng và đại học.

- Tỉ lệ học sinh của các lớp so với số trẻ em trong độ tuổi tương ứng.

3Văn Tân : Từ điển tiếng Việt. Nhà xuất bản Khoa học xã hội. Hà Nội. 1994, trang 350.

Page 57: DÂN SỐ VÀ PHÁT TRIỂNgopfp.gov.vn/documents/18/133613/2+Tai+lieu+Dan+so+va... · Nhằm nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ của ngành, ... quản lý các khóa học

56

- Số học sinh, sinh viên trên một vạn dân.+ Về chất lượng:- Tỷ số học sinh, sinh viên và giáo viên.- Trình độ của giáo viên.- Trang thiết bị trường học.- Chi phí bình quân cho một học sinh, sinh viên.

Hai chỉ tiêu: tỷ lệ người lớn biết chữ và tỷ lệ tổng học sinh đi học trong tổng sốtrẻ em từ 6-15 tuổi là những chỉ tiêu mà các nước đang phát triể n rất quan tâm. Các chỉtiêu trên phản ánh trình độ và xu hướng phát triển của nền giáo dục và chính sách giáodục của một quốc gia.

2. Ảnh hưởng của dân số đến giáo dụcSự thay đổi về qui mô và cơ cấu của dân số sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển

về qui mô, cơ cấu và chất lượng của hệ thống giáo dục.

(1) Qui mô và tốc độ tăng dân số có tác động trực tiếp và gián tiếp đến quy mô củangành giáo dục

Tác động trực tiếp thể hiện ở chỗ: qui mô dân số lớn là điều kiện để thúc đẩymở rộng qui mô của giáo dục. Nếu tỷ lệ trẻ em trong độ tuổi đến trường trong tổngsố dân (kí hiệu là e) tương đối ổn định hoặc giảm rất chậm thì quy mô của nhu cầugiáo dục phổ thông (E) phụ thuộc vào quy mô dân số (P).

Ta có phương trình E = P x e. (1). Do đó việc tăng hay giảm quy mô dân sốsẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc tăng hay giảm quy mô nhu cầu giáo dục. Ở nước ta,khoảng 20 năm cuối của thế kỷ XX, quy mô dân số tăng nhanh nên số lượng họcsinh phổ thông cũng không ngừng tăng lên (Biểu đồ 3.1).

0

20

40

60

80

Quy m« d©n sè 54 65 74 77 79

Häc sinh phæ th«ng 11.6 12.5 15.6 17.7 17.9

1979 - 1989 - 1995 - 1999 - 2001 -

Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2006

Biểu đồ 3.1: Tương quan giữa dân số và số học sinh phổ thông

Theo phương trình (1) ta có : E1/ E0 = P1.e1/ Po.eo = (P1/Po). (e1/eo)

Page 58: DÂN SỐ VÀ PHÁT TRIỂNgopfp.gov.vn/documents/18/133613/2+Tai+lieu+Dan+so+va... · Nhằm nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ của ngành, ... quản lý các khóa học

57

Thay số ta có: 17,9/11,6 = 79/54. (e1/eo) → 154% = 148%. 104%.

Như vậy sau 22 năm, số học sinh phổ thông tăng 154 % là do dân số tăng lên148% và tỷ lệ đi học tăng lên 104%. Tăng dân số vẫn là yếu tố làm số học sinh tăngmạnh nhất.

Tác động gián tiếp của quy mô và tốc độ tăng dân số thể hiện thông qua ảnhhưởng của sự tăng nhanh dân số đến chất lượng cuộc sống, mức thu nhập, từ đó ảnhhưởng đến đầu tư cho giáo dục cho con cái nói chung và cho con trai, con gái nóiriêng, ảnh hưởng đến quy mô, chất lượng giáo dục và sự bình đẳng trong giáo dục .

(2) Cơ cấu dân số theo tuổi ảnh hưởng đến quy mô, cơ cấu ngành giáo dục

Hầu hết các nước đang phát triển, do mức sinh cao nên cơ cấu dân số trẻ,tháp tuổi dân số có đáy mở rộng. Do đó, cơ cấu của nền giáo dục thông thường sẽlà: Số học sinh Tiểu học > Số học sinh THCS > Số học sinh THPT. Ngược lại,những nước có cơ cấu dân số già, cấu trúc của nền giáo dục có thể xảy ra quan hệsau: Số học sinh Tiểu học < Số học sinh THCS < Số học sinh THPT.

Ở nước ta, do đẩy mạnh KHHGĐ, mức sinh giảm nên tỷ lệ dân số trong độtuổi học sinh phổ thông giảm từ 39,33% năm 1979 xuống còn 28,73% năm 2009.Số dân trong độ tuổi này của cả nước cũng đã bắt đầu giảm, từ 26.507.676 ngườinăm 1999 xuống còn 24.650.028 người năm 2009. Mặt khác, cơ cấu dân số trong độtuổi học phổ thông cũng thay đổi mạnh (Bảng 3.1).

Bảng 3.1: Cơ cấu dân số trong độ tuổi giáo dục phổ thông

Đơn vị: %

Nhóm tuổi 1979 1989 1999 20095 - 9 14,58 13,3 12,00 7,99

10 - 14 13,35 11,7 11,96 8,5415 - 19 11,40 10,5 10,77 10,19

Tống tỷ lệ (%) 39,33 35,5 34,73 28,73

Nguồn: Kết quả Tổng điều tra dân số 1979, 1989, 1999, 2009

Những thay đổi nói trên đã tác động mạnh mẽ đến không chỉ quy mô mà còncơ cấu Hệ thống GDPT. Bảng 3.2 cho thấy: Số học sinh phổ thông đã giảm từ hơn17 triệu năm học 1998-1999 xuống còn gần 15 triệu năm học 2009 -2010. Cần chú ýrằng, số học sinh giảm xuống trong khi quy mô dân số và tỷ lệ nhập học lại tăng lên.Điều này cho thấy, ảnh hưởng của cấu trúc dân số còn mạnh hơn cả tác đ ộng củahai yếu tố quy mô dân số và tỷ lệ nhập học.

Page 59: DÂN SỐ VÀ PHÁT TRIỂNgopfp.gov.vn/documents/18/133613/2+Tai+lieu+Dan+so+va... · Nhằm nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ của ngành, ... quản lý các khóa học

58

Bảng 3.2: Số lượng học sinh phổ thông tại thời điểm 31 -12 các năm học

Đơn vị: nghìn

Năm học 1998 - 1999 2002 - 2003 2006 - 2007 2009 - 2010

Tiểu học 10223,9 8815,7 7029,4 6908,0THCS 5514,3 6429,7 6152,0 5163,2THPT 1652,9 2454,2 3075,2 2840,9

Tổng số 17391,1 17699,6 16256,6 14912,1

Nguồn: gso.gov.vn

Về cơ cấu của Hệ thống GDPT, nếu tỷ số học sinh các cấp THPT, THCS vàTiểu học năm học 1998-1999 là: 1- 3,34 - 6,19 thì năm học 2009-2010 là: 1- 1,82 -2,43! Rõ ràng, chỉ sau 10 năm nhưng đã thay đổi rất lớn cơ cấu của Hệ thốngGDPT. Số học sinh Tiểu học, từ chỗ lớn gấp 6,19 lần số học sinh THPT nay chỉ gấp2,43 lần!

(3) Phân bố địa lý dân số cũng ảnh hưởng đến quy mô, cơ cấu , chất lượng củangành giáo dục

Ở thành thị và các vùng đông dân, kinh tế thường phát triển hơn. Vì vậy, ởnhững nơi này hệ thống giáo dục thường phát triển hơn, nên trẻ em có nhiều cơ hộiđược đến trường hơn những vùng kém phát triển dân cư thưa thớt. Ngoài ra, một sốquốc gia không chú ý đến sự phát triển giáo dục ở các vùng hẻo lánh và nhiều giáoviên cũng không muốn đến làm việc ở các vùng này. Mật độ dân số cũng ảnh hưởngđến số lượng và chất lượng của giáo dục. Mật độ dân số lớn và tăng nhanh, số trẻem đến tuổi đi học cao gây ra sự quá tải, học sinh phải học cả ca 3. Ngược lại, ở nơidân cư quá thưa thớt, số trẻ em trong tuổi đi học không nhiều, khoảng cách từ nhàđến trường lớn cũng là một yếu tố gây khó khăn cho sự phát triển ngành giáo dục.

3. Ảnh hưởng của giáo dục đến dân sốTác động của giáo dục đến dân số thông qua các yếu tố: kết hôn, sinh, chết

và di dân. Tuy nhiên, tác động của giáo dục đến dân số không mang tính tức thời,mà hiệu quả của giáo dục đến dân số phải trải qua một thời kì mới được kiểmnghiệm. Ví dụ: tác động của giáo dục đến việc giảm mức sinh phải bắt đầu từ việcchuyển biến từ nhận thức truyền thống "đông con hơn nhiều của" sang nhận thức"gia đình ít con, ấm no hạnh phúc", đến việc chấp nhận và thực hiện các biện pháptránh thai và sinh ít con. Tất nhiên, không chỉ có giáo dục mà còn nhiều yếu tố kháccũng tác động đến việc chuyển biến nhận thức này.

Dưới đây sẽ phân tích ảnh hưởng của giáo dục đến quá trình dân số theo cáckhía cạnh khác nhau.

Page 60: DÂN SỐ VÀ PHÁT TRIỂNgopfp.gov.vn/documents/18/133613/2+Tai+lieu+Dan+so+va... · Nhằm nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ của ngành, ... quản lý các khóa học

59

3.1 Ảnh hưởng của giáo dục đến quá trình hôn nhân

Ảnh hưởng của giáo dục đến hôn nhân thể hiện qua quyền lựa chọn bạn đời;tuổi kết hôn lần đầu và ly hôn. Những người có trình độ học vấn cao, đặc biệt là phụnữ, thường được tự do lựa chọn người bạn đời, kết hôn muộn vì thời gian học tậpkéo dài và quyết định ly hôn khi cần thiết. Cuộc điều tra Nhân khẩu học giữa kỳ1994, cho thấy: Tuổi kết hôn trung vị của phụ nữ chưa đi học là 19,81 trong khi đóphụ nữ tốt nghiệp THPT trở lên là 23,96.

3.2 Ảnh hưởng của giáo dục tới mức sinhKết quả của các cuộc điều tra về mức sinh ở Việt Nam đều xác nhận rằng,

mối quan hệ giữa mức sinh và trình độ học vấn của phụ nữ là mối liên hệ “ngược”,tức là trình độ học vấn của phụ nữ càng cao thì mức sinh của họ càng thấp. Kết quảnày thể hiện qua các nội dung sau:

(1) Trình độ học vấn cà ng cao, số con mong muốn càng ít

Tính quy luật này được thể hiện rất chặt chẽ ở tất cả các nhóm tuổi (Bảng3.3).

Đối với những phụ nữ cùng nhóm tuổi thì các tác động có tính thời đại, nhưkinh tế, văn hóa, môi trường, chính sách ,... có thể xem là như n hau. Vì vậy, số conmong muốn khác nhau có thể tập trung nhiều vào nguyên nhân trình độ học vấnkhác biệt.

Bảng 3.3: Trình độ học vấn và số con mong muốn

Trình độ học vấnNhóm tuổi tại thời điểm điều tra

15-19 20-24 25-29 30-34 35-39 40-44 45-49

Chưa đi học 3,03 3,11 3,31 3,67 3,84 3,90 4,12

Chưa TN Tiểu học 2,61 2,74 2,98 3,27 3,50 3,64 3,61

Tốt nghiệpTiểu học 2,50 2,49 2,67 2,91 3,07 3,24 3,30

Tốt nghiệp THCS 2,22 2,23 2,34 2,52 2,62 2,71 2,72

Tốt nghiệp THPT 2,00 2,06 2,12 2,18 2,32 2,33 2,42

Nguồn: TCTK. Điều tra nhân khẩu học giữa kỳ năm 1994

(2) Tỷ lệ sử dụng biện pháp tránh thai nói chung và BPTT hiện đại nói riêng tỷ lệthuận với trình độ học vấn.

Mong muốn số con ít đã thúc đẩy những người phụ nữ có học vấn cao tìmkiếm và sử dụng biện pháp tránh thai nhiều hơn, đặc biệt là các BPTT hiện đại Vìvậy, Bảng 3.4 cho thấy: Trình độ học càng cao thì tỷ lệ sử dụng biện pháp tránhthai nói chung và BPTT hiện đại nói riêng càng lớn.

Page 61: DÂN SỐ VÀ PHÁT TRIỂNgopfp.gov.vn/documents/18/133613/2+Tai+lieu+Dan+so+va... · Nhằm nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ của ngành, ... quản lý các khóa học

60

Bảng 3.4: TFR chia theo trình độ học vấn người mẹ năm 1994

Trình độ giáo dục

Tỷ lệsử dụngBPTT

Tỷ lệsử dụng BPTT

hiện đại

Số conđã sinh

1. Chưa đi học 35,24 26,15 4,022. Chưa tốt nghiệp tiểu học 55,70 36,59 3,983. Tiểu học 63,04 40,38 3,064. Trung học cơ sở 73,75 52,12 2,585. Trung học phổ thông trở lên 76,37 48,39 1,87

Nguồn: TCTK. Điều tra nhân khẩu học giữa kỳ năm 1994

Đặc biệt, việc sử dụng BPTT có “bước nhảy” lớn giữa phụ nữ chưa đi học vàphụ nữ đi học, dù chỉ là chưa tốt nghiệp Tiểu học. Chênh lệch sử dụng BPTT giữahai nhóm này lên đến 20%! Phụ nữ “Trung học cơ sở” có tỷ lệ sử dụng BPTT nóichung và BPTT hiện đại cao gấp 2 lần phụ nữ chưa đi học!

(3) Mức sinh tỷ lệ nghịch với trình độ học vấn

Phụ nữ mới có trình độ học vấn cao đẽ tiếp cận kiến thức về các BPTT vàlựa chọn cho mình BPTT thích hợp, hiệu quả. Do vậy, mức sinh của họ thường thấphơn mức sinh của những phụ nữ có trình độ học vấn thấp. Đối với nam giới, trìnhđộ giáo dục cao giúp họ dễ dàng chấp nhận chia sẻ công việc gia đình với vợ mình,thực hiện các BPTT và chấp nhận qui mô gia đ ình ít con. Khi tỷ lệ sử dụng BPTT tỷlệ thuận với trình độ học vấn thì đương nhiên mức sinh sẽ tỷ lệ nghịch với biến độclập này. Có khoảng cách lớn giữa số con đã sinh của nhóm phụ nữ học vấn thấp vànhóm có trình độ học vấn cao: Năm 1994, ở độ tuổi 25 trở lên, phụ nữ chưa đi họccó số con đã sinh trung bình nhiều gấp hơn hai lần nhóm phụ nữ có trình độ THPTtrở lên (Bảng 3.5).

Bảng 3.5: Số con đã sinh của phụ nữ có chồng

Trình độ giáo dục Nhóm tuổi

15-24 25-34 35+1. Chưa đi học 1,27 3,63 5,932. Chưa tốt nghiệp tiểu học 1,22 3,20 5,303. Tiểu học 0,98 2,68 4,524. Trung học cơ sở 1,06 2,45 3,615. Trung học phổ thông trở lên 0,90 1,72 2,58

Nguồn: TCTK. Điều tra nhân khẩu học giữa kỳ năm 1994

Các cuộc điều tra sau này cũng khẳng định lại mối qu an hệ tỷ lệ nghịch nóitrên. Điều này đã từng gây lo ngại ảnh hưởng xấu đến chất lượng dân số. Tuy nhiên,

Page 62: DÂN SỐ VÀ PHÁT TRIỂNgopfp.gov.vn/documents/18/133613/2+Tai+lieu+Dan+so+va... · Nhằm nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ của ngành, ... quản lý các khóa học

61

sau hàng chục năm đẩy mạnh KHHGĐ, việc sử dụng BPTT và mức sinh đã khôngcòn phụ thuộc nhiều vào trình độ học vấn nữa.

Nhiều công trình nghiên cứu đã chứng minh rằng để giáo dục có ảnh hưởngđến việc giảm sinh thì trình độ học vấn của dân số phải đạt đến một mức gọi làngưỡng và đến "một ngưỡng" nhất định thì mức sinh không giảm nữa. Ngưỡng họcvấn ảnh hưởng đến mức sinh ở các nước khác nhau thì khác nh au, tuỳ thuộc vàođiều kiện kinh tế xã hội của nước đó.

3.3 Giáo dục ảnh hưởng đến mức chếtTrình độ giáo dục có ảnh hưởng đặc biệt đến mức chết trẻ em. Hầu hết các

công trình nghiên cứu về mức chết trẻ em ở các nước đang phát triển đều cho rằngtrình độ giáo dục, đặc biệt là giáo dục của phụ nữ là "chìa khoá" để giảm mức chếttrẻ em. Theo số liệu điều tra nhân khẩu học giữa kì 1994 thì tỉ suất chết trẻ em dưới1 tuổi là 80,32 phần nghìn với con của các bà mẹ mù chữ; 50,77 phần nghìn với concủa các bà mẹ chưa hết cấp I; 33,88 phần nghìn với con của các bà mẹ hết THCS và31,69 phần nghìn với con của các bà mẹ hết THPT trở lên. Sở dĩ có tình trạng trênlà vì phụ nữ có trình độ học vấn thấp thường sinh nhiều con hơn, khoảng cách giữahai lần sinh thường ngắn hơn 24 tháng. Đồng thời những phụ nữ có trình độ học vấnthấp thường ít hiểu biết cách nuôi con và phòng chống các bệnh tật, có thu nhậpthấp nên không có điều kiện để chăm sóc con tốt hơn khi bị ốm đau. Tóm lại, giáodục có ảnh hưởng rất mạnh đến quá trình sinh và chết của dân số. Tuy nhiên giáodục là một trong các nhân tố thuộc yếu tố kinh tế xã hội, chỉ tác động đến sinh vàchết thông qua các yếu tố trung gian như tuổi của bà mẹ khi sinh, khoảng cách giữahai lần sinh, số con sinh ra trong gia đình và tỷ lệ thực hiện các biện pháp tránh thai,điều kiện chăm sóc khi ốm đau bệnh tật. v.v…

Ngoài ra, giáo dục còn ảnh hưởng đến di dân, đặc biệt là di dân từ nông thônra thành thị. Trong đại bộ phận các nước đang phát triển, thành thị là nơi có điềukiện sống tốt hơn ở nông thôn và dễ kiếm việc làm hơn. Do đó những người có trìnhđộ học vấn ở nông thôn thường có xu hướng di cư ra thành thị làm ăn sinh sống.Điều này là nguyên nhân căn bản của căn bệnh "chảy máu chất xám" ở các vùngnghèo hiện nay. Tuy nhiên, những cuộc di dân có tổ chức của những người có trìnhđộ học vấn và trẻ khoẻ đi xây dựng các vùng kinh tế mới cũng góp phần thúc đẩygiáo dục ở các vùng kinh tế mới phát triển.

4. Giải pháp giải quyết mối quan hệ giữa dân số và giáo dụcĐể giải quyết tốt mối quan hệ giữa dân số và giáo dục, hiện nay cần thực

hiện các giải pháp sau:

(1) Lồng ghép dân số vào kế hoạch hóa phát triển hệ thống giáo dục

Do cơ cấu dân số biến động mạnh theo xu hướng giảm dần tỷ lệ và số dântrong tuổi đi học. Chẳng hạn, theo Dự báo của TCTK, dân số từ 5 đến 9 tuổi sẽ tăng

Page 63: DÂN SỐ VÀ PHÁT TRIỂNgopfp.gov.vn/documents/18/133613/2+Tai+lieu+Dan+so+va... · Nhằm nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ của ngành, ... quản lý các khóa học

62

từ 6.711 ngàn năm 2009 lên 7.598 ngàn năm 2021, sau đó giảm xuống 6.917 ngànnăm 2031. Tương tự, dân số tuổi 10-14 giảm từ 7.298 ngàn năm 2009 xuống còn6693 ngàn năm 2014, sau đó lại tăng lên 7.083 ngàn năm 2020.. Dân số 15-19 tuổisẽ giảm liên tục từ 8.964 ngàn năm 2009, xuống còn 6.669 ngàn năm 2019, sau đólại tăng liên tục đến 7.465 ngàn năm 2029. Những biến động này cần phải phản ảnhvào ké hoạch đào tạo giáo viên, xây dựng trường lớp và đầu tư cho ngành giáo dục.

(2) Đẩy mạnh phát triển giáo dục và đào tạo nhằm nâng cao chất lượng dân số

Theo Tổng điều tra Dân số năm 2009, mặc dù tỷ lệ bi ết chữ của dân số từ 5tuổi trở lên cao, tới 93,5% nhưng có tới 27,3% dân số (20 -24) tuổi mới có trình độtốt nghiệp tiểu học trở xuống. Tỷ lệ này ở nhóm tuổi (30-34) lên đến 45,1%! Tỷ lệdân số từ 15 tuổi trở lên được đào tạo chuyên môn, kỹ thuật, từ sơ cấp trở lên chỉ có13,6%. Điều này cho thấy, trình độ giáo dục còn thấp, ngay cả nhóm tuổi trẻ và đàotạo nghề chưa phát triển. Rõ ràng để nâng cao chất lượng dân số Việt Nam, cần pháttriển mạnh giáo dục và đào tạo .

(3) Thu hẹp sự khác biệt về giáo dục giữa các nhóm dân số

Kết quả Tổng điều tra Dân số năm 2009 cho thấy, giáo dục còn khác nhauđáng kể giữa thành thị và nô ng thôn, giữa các vùng, các dân tộc, giữa nam và nữ ởđộ tuổi cao. Vì vậy, cần chú trọng phát triển giáo dục ở khu vực nông thôn, vùngĐồng bằng sông Cửu Long, Tây Nguyên và miền núi phía Bắc.

II. DÂN SỐ VÀ Y TẾSức khoẻ là một yếu tố quan trọng đảm bảo hạnh phúc cho mỗi con người.

Sức khoẻ tốt là cơ sở để lao động có năng suất cao, có tinh thần trách nhiệm, tâmhồn lành mạnh, trong sáng và là mục tiêu quan trọng của quá trình phát triển. Sứckhoẻ là khái niệm khó xác định.

Theo định nghĩa của Tổ chức y tế thế giới "Sức khoẻ là trạng thái thoải máivề thể chất, tinh thần và xã hội, chứ không chỉ bó hẹp trong nghĩa là không có bệnhtật hay thương tật" .

Y học là ngành khoa học có nhiệm vụ nghiên cứu phòng bệnh, chữa bệnh vàphục hồi chức năng.

Y tế là hệ thống tổ chức thực hiện các biện pháp cụ thể, đặc biệt là biện phápkỹ thuật để dự phòng, chữa bệnh, phục hồi chức năng .

Y học và y tế là hai mặt hoạt động bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ nhân dân. Yhọc đi sâu vào vấn đề nghiên cứu lý thuyết, y tế đi sâu vào cá c biện pháp tổ chức,chỉ đạo, thực hiện cụ thể phòng chữa bệnh trong cuộc sống. Mối quan hệ giữa dânsố và y tế có tính chất tương hỗ. Một mặt , ngày nay y tế tác động đến toàn bộ quátrình tái sản xuất dân số, mặt khác sự "bùng nổ dân số" cũng đang tạo sức ép mạnhmẽ đối với ngành y tế. Dưới đây sẽ là các mối quan hệ đó.

Page 64: DÂN SỐ VÀ PHÁT TRIỂNgopfp.gov.vn/documents/18/133613/2+Tai+lieu+Dan+so+va... · Nhằm nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ của ngành, ... quản lý các khóa học

63

1. Tác động của dân số đối với hệ thống y tếSự phát triển của hệ thống y tế của mỗi quốc gia phụ thuộc vào các yếu tố

sau:+ Trình độ phát triển kinh tế, xã hội (công nghiệp, nông nghiệp, thương mại,

khoa học- kỹ thuật...)+ Điều kiện vệ sinh môi trường (môi trường sinh thái)+ Sự phát triển dân số (quy mô, tốc độ gia tăng, cơ cấu, phân bố dân số)+ Chính sách của Nhà nước đối với y tế và các điều kiện chăm sóc sức khoẻ

nhân dân (chính sách đầu tư, đào tạo cán bộ, động viên các nguồn lực...). Như vậydân số là một yếu tố có tính chất khách quan và cùng với các yếu tố khác, nó quiđịnh sự phát triển của y tế về số lượng, chất lượng, hiệu quả cũng như cơ cấu củangành y tế.

1.1 Quy mô và tỷ lệ gia tăng dân số ảnh hưởng đến quy mô, cơ cấu và chấtlượng của hệ thống y tế

Nhiệm vụ của hệ thống y tế là khám chữa bệnh và chăm sóc sức khoẻ chonhân dân. Vì vậy qui mô dân số quyết định số lượng y bác sỹ và số lượng cơ sở y tế.Nếu gọi H là tỷ lệ người có khám và chữa bệnh trong tổng dân số, trong năm (Năm2008, tỷ lệ này ở Việt Nam là H = 34,2%). D là tổng số lượt người khám và chữabệnh trong năm đó (tổng cầu về dịch vụ y tế của một nước trong một năm).

Ta có D = P.H

Rõ ràng, nếu H không đổi thì tổng cầu D tỷ lệ thuận với số dân (P) và giatăng theo tỷ lệ gia tăng của quy mô dân số. Dân số tăng quá nhanh sẽ dẫn đến tỷ lệtăng lên và do đó làm cho tổng cầu (D) tăng lên. Thật vậy, dân số tăng nhanh lại tậptrung ở nước nghèo, khả năng dinh dưỡng h ạn chế, tỷ lệ mắc bệnh tăng lên, trướchết là bệnh suy dinh dưỡng. Dân số đông và tăng quá nhanh dẫn đến nhà ở thêmchật chội, vệ sinh không đảm bảo, nhất là nguồn nước sinh hoạt. Dinh dưỡng kémvà môi trường bị ô nhiễm là những điều kiện thuận lợi cho bện h tật phát triển. Mặtkhác, nhiều người không có việc làm, quản lý xã hội khó khăn nên tệ nạn xã hội, tainạn giao thông tăng lên. Những nguyên nhân này cũng góp phần làm tăng bệnh tậtvà thương tật. Dân số tăng nhanh dẫn đến việc đẩy mạnh kế hoạch hoá gia đình, dođó cũng nâng cao số cầu đối với y tế.

Như vậy, quy mô dân số và tỷ lệ gia tăng của nó tác động trực tiếp đến nhucầu khám và chữa bệnh. Quy mô dân số lớn, tốc độ tăng dân số cao đòi hỏi quy môcủa hệ thống y tế (số bệnh viện, số cơ sở y tế, số giường bệnh, số y bác sỹ...) cũngphải phát triển với một tốc độ thích hợp để đảm bảo các hoạt động khám và chữabệnh cho người dân. Trên thực tế hiện nay, những nước nghèo sự phát triển của hệthống y tế không theo kịp nhu cầu khám chữa bệnh do tốc độ tăng dân số cao.Chính vì vậy chất lượng chăm sóc y tế thường thấp.

Page 65: DÂN SỐ VÀ PHÁT TRIỂNgopfp.gov.vn/documents/18/133613/2+Tai+lieu+Dan+so+va... · Nhằm nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ của ngành, ... quản lý các khóa học

64

1.2 Sức khoẻ, tình trạng mắc bệnh, nhu cầu kế hoạch hoá gia đình phụthuộc độ tuổi, giới tính của con người

Lứa tuổi thanh niên, trung niên có sức khoẻ tốt hơn và do đó có tỷ lệ mắcbệnh và mức chết thấp hơn so với trẻ em và người già. Nhu cầu kế hoạch hoá giađình cũng cao hơn các nhóm tuổi khác. Cơ cấu dân số theo giới cũng có tác độngđến y tế. Do các đặc điểm tâm lý, sinh lý và các nhu cầu khác nhau của phụ nữ vànam giới trong cuộc sống nên tình trạng ốm đau, bệnh tật, nhu cầu kế hoạch hoá giađình của phụ nữ khác nam giới.

Như vậy, tương tự các bảng tỷ suất chết đặc trưng theo tuổi cũng có thểxây dựng các bảng phản ánh tỷ suất mắc các bệnh nói riêng và nhu cầu dịch vụ ytế nói chung theo từng lứa tuổi, từng giới. Các bảng này cùng với quy mô, cơ cấudân số sẽ xác định nhu cầu dịch vụ y tế trong năm. Đó là cơ sở hình thành quymô và cơ cấu của hệ thống y tế.

1.3 Phân bố dân số ảnh hưởng đến hệ thống y tếỞ các khu vực địa lý khác nhau như đồng bằng, miền núi, thành thị, nông thôn có

sự khác nhau về điều kiện tự nhiên, về kinh tế - xã hội nên có cơ cấu bệnh tật khác nhau.Ví dụ: Ở vùng đồng bằng, vùng ven biển miền Bắc Việt Nam thì các bệnh về đường tiêuhoá, bệnh hô hấp là phổ biến, nhưng ở vùng núi cao thì bệnh sốt rét, bệnh biếu cổ lại làbệnh cần quan tâm phòng chống. Các bệnh xã hội nguy hiểm và lây lan như giang mai,hoa liễu, AIDS... thường tập trung ở các thành phố lớn có mật độ dân số cao.

Mật độ dân số cũng ảnh hưởng đến hiệu quả ph ục vụ của hệ thống y tế. Ởnhững nơi có mật độ dân số quá thấp, một cán bộ hay một cơ sở y tế chỉ phục vụđược một số ít dân nên hiệu quả không cao. Ngược lại, nếu mật độ dân số quá cao,không đủ cán bộ và các phương tiện y tế cần thiết thì xảy ra tình trạ ng ngược lại.Nhiều bệnh nhân không được chăm sóc đầy đủ dẫn đến tử vong tăng lên. Mật độdân số quá thấp hoặc quá cao đều trở ngại cho công tác dự phòng của y tế.

1.4 Kế hoạch hoá gia đình tác động đến hệ thống y tếMức sinh cao, mức chết thấp, dân số phát triển mạnh đã dẫn tới việc xuất hiện

nhu cầu KHHGĐ và hình thành bộ phận dịch vụ KHHGĐ trong ngành y tế. Theo thờigian, bộ phận này đã và sẽ ngày càng phát triển vì số lượng người sử dụng dịch vụnày ngày càng tăng. Cùng với việc thực hiện dịch vụ có tính kỹ thuật, các cán bộ y tếcòn phải tuyên truyền trong nhân dân về DS/SKSS/KHHGĐ. Ngành y tế cũng đã tiếnhành sản xuất và phân phối rộng rãi các PTTT. Sức ép của gia tăng dân số đã làmbiến đổi cơ cấu hoạt động và cơ cấu tổ chức của ngành y tế. Chỉ có hiểu biết và dựđoán được xu hướng vận động của số cầu và cơ cấu của nó đối với hệ thống y tế mớicó thể xây dựng một hệ thống y tế đáp ứng nhu cầu và hoạt động có hiệu quả.

Page 66: DÂN SỐ VÀ PHÁT TRIỂNgopfp.gov.vn/documents/18/133613/2+Tai+lieu+Dan+so+va... · Nhằm nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ của ngành, ... quản lý các khóa học

65

2. Tác động của y tế đối với dân sốVới những thành tựu to lớn của khoa học nói chung và y học nói riêng, ngày

nay con người đã có phương pháp và phương tiện điều chỉnh hành vi sinh đẻ, đấutranh chống lại bệnh tật, giảm bớt mức chết, kéo dài tuổi thọ. Khoa học kỹ thuật,đặc biệt là y tế đang can thiệp trực tiếp vào toàn bộ quá trình t ái sản xuất dân số,giúp cho quá trình này chuyển nhanh tới giai đoạn cân bằng hợp lý.

2.1 Y tế tác động đến mức sinhNhững thành tựu của ngành y tế có thể làm đảo lộn quá trình sinh sản truyền

thống của loài người. Việc chữa bệnh vô sinh cho ra đời những đứa trẻ từ ốngnghiệm và hình thành dịch vụ đẻ thuê, một mặt cho thấy khả năng chủ động của loàingười trong lĩnh vực này. Mặt khác, cũng làm nảy sinh các vấn đề đạo đức, pháp lý,xã hội. Song khối lượng công việc to lớn nhất mà ngành dân số thực hiện tron g lĩnhvực này là mỗi năm chăm sóc cho hàng triệu bà mẹ mang thai, hỗ trợ hàng triệu trẻem ra đời và phục vụ ngày càng nhiều người có nhu cầu KHHGĐ. Có thể nói, trongviệc hạn chế mức sinh, y tế đóng vai trò trực tiếp và quyết định cuối cùng. Bởi vìmọi giải pháp kinh tế - xã hội, giáo dục - tuyên truyền, hành chính - pháp luật mớichỉ có tác động đến ý thức, chỉ có y tế mới giúp đỡ trực tiếp hoạt động hạn chế sinhđẻ. Nếu không có sự đóng góp của y tế thì mọi giải pháp cùng lắm chỉ nâng caokiến thức, thay đổi thái độ con người về vấn đề này.

Ngành y tế đã đóng góp trực tiếp trong việc tạo ra phương tiện, phương pháphạn chế sinh đẻ và tổ chức dịch vụ tránh thai, tránh đẻ. Hiện nay, các phương pháp,phương tiện KHHGĐ khá phong phú, bao gồm các PTTT tạm thời (dụng cụ tửcung, bao cao su...) và các phương pháp tránh thai vĩnh viễn (đình sản nữ, đình sảnnam...). Ngành y tế thế giới đang cố gắng đa dạng hoá phương tiện và phương pháptránh thai để có thể đa dạng hoá kênh phân phối và mở rộng sự lựa chọn, tìm k iếmphương pháp phù hợp nhất cho người sử dụng. Ý nghĩa trực tiếp và quyết định củay tế trong việc giảm mức sinh đã được nhiều công trình ghi nhận thông qua sự phụthuộc lẫn nhau giữa mức sinh và tỷ lệ áp dụng các biện pháp tránh thai của dân cư.Chẳng hạn, năm 1985, căn cứ vào số liệu của 32 nước phát triển, người ta đã ướclượng mối quan hệ giữa CBR, TFR và CPR theo công thức:

CBR= 48,4 - 0,44CPR và TFR= 7,34 - 0,07CPR

Trên thực tế ở các nước thành công trong lĩnh vực KHHGĐ, công tác tuyêntruyền vận động và tạo ra các điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng các biện pháptránh thai được coi là một giải pháp cơ bản. Công tác chăm sóc sức khoẻ và bảo vệbà mẹ trẻ em được tăng cường làm giảm mức chết ở trẻ sơ sinh cũng đã gián tiếpgóp phần làm g iảm mức sinh. Nhiều công trình nghiên cứu đã chỉ rõ, một trongnhững nguyên nhân thúc đẩy các bà mẹ đẻ nhiều là dự phòng khi con bị chết. Khiđiều kiện y tế, chăm sóc sức khoẻ tốt hơn, khả năng chết của trẻ em thấp thì các bà

Page 67: DÂN SỐ VÀ PHÁT TRIỂNgopfp.gov.vn/documents/18/133613/2+Tai+lieu+Dan+so+va... · Nhằm nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ của ngành, ... quản lý các khóa học

66

mẹ yên tâm không cần đẻ dự phò ng nữa. Việc tăng cường các điều kiện xã hộichăm sóc tuổi già trong đó có sự đóng góp của y tế cũng góp phần làm giảm nhucầu dựa vào con, do đó dẫn đến giảm sinh. Như vậy, muốn giảm mức sinh phải pháttriển hệ thống y tế nói chung và hệ thống chuyên ngàn h dịch vụ KHHGĐ nói riêng.

2.2 Y tế tác động đến mức chếtNếu sự tác động của ngành y tế tới mức sinh chỉ giới hạn đối với những người

trong độ tuổi sinh đẻ thì việc tác động làm giảm mức chết liên quan đến mọi người,mọi lứa tuổi. Ngày nay trẻ em đã được tiêm phòng các bệnh như: sởi, lao, bạch hầu, hogà, uốn ván. Nhờ vậy mức chết đã giảm nhiều, đặc biệt đối với trẻ em dưới 5 tuổi. Đốivới người lớn, y tế đã chữa được nhiều bệnh gây tử vong cao trong quá khứ như lao,sốt rét, uốn ván... Từ đó hạ thấp mức chết, nâng cao tuổi thọ trung bình của dân số.

Tác động của y tế đến mức chết đặc biệt thấy rõ ở các nước đang phát triểnnhờ sử dụng rộng rãi y tế dự phòng, không đắt tiền nhưng hiệu quả đạt rất cao. Dotỷ suất chết thô giảm mạnh mẽ sau đại chiến thế giới II, đến mức nhiều học giả chorằng đây là thành tựu riêng của y tế. Theo họ có thể làm giảm mức chết mà khôngcần chờ tiến bộ của kinh tế, chỉ cần Nhà nước lưu tâm cấp kinh phí thích đáng chongành y tế. Ý kiến trên đây chưa thật chính xác, nhưng rõ ràng l à y tế góp phần rấtquan trọng đảm bảo cho quá trình tái sản xuất dân số diễn ra hiệu quả và hợp lý.

3. Giải pháp giải quyết mối quan hệ giữa dân số và y tế(1) Lồng ghép dân số vào kế hoạch hóa phát triển y tế

Cơ cấu dân số Việt Nam biến đổi mạnh: Tỷ lệ trẻ em giảm, tỷ lệ người caotuổi tăng nhanh. Hiện nay, tỷ lệ người cao tuổi đã cao hơn tỷ lệ dân số các nhómtuổi (0-4); (5-9) và (10-14). Nếu năm 1979, tỷ lệ nhóm dân số (0-4) tuổi là 14,62%,còn tỷ lệ nhóm người cao tuổi là 6,9% thì đến năm 2009, các t ỷ lệ này, tương ứng là8,48 và 9%! Điều này cho thấy, xu hướng phát triển nhi khoa và lão khoa cần khácnhau. Mặt khác, nếu trước đây tỷ lệ các cặp vợ chồng KHHGĐ thấp, mức sinh cao,thì ngày nay ngược lại, tỷ lệ các cặp vợ chồng KHHGĐ cao, mức sinh thấp. Tuynhiên, mức sinh, tình trạng KHHGĐ không đồng đều giữa các vùng. Khu vực ĐôngNam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long và Đồng bằng sông Hồng có mức sinh thấp,các vùng còn lại mức sinh khá cao… Rõ ràng các nhóm dân số, khối lượng các dịchvụ dân số đã thay đổi và khác nhau theo vùng. Những thay đổi này cần được tínhđến trong kế hoạch phát triển ngành y tế để đảm bảo cân đối cung cầu .

(2) Nâng cao chất lượng dịch vụ KHHGĐ

Nhu cầu KHHGĐ ở nước ta khá lớn. Năm 2002, tỷ lệ cặp vợ chồng trong độtuổi sinh đẻ áp dụng BPTT đã lên đến 76,9%. Từ đó, tỷ lệ này được duy trì và n ăm2010, đã tăng lên 77,7% tương ứng với trên 12,5 triệu cặp vợ chồng áp dụng BPTT.Như vậy, về số lượng cung cấp BPTT đã đủ đạt mức sinh thay thế. Do đó, hiện naycần tập trung nâng cao chất lượng loại dịch vụ này, thông qua: (1)Đảm bảo lựa chọn

Page 68: DÂN SỐ VÀ PHÁT TRIỂNgopfp.gov.vn/documents/18/133613/2+Tai+lieu+Dan+so+va... · Nhằm nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ của ngành, ... quản lý các khóa học

67

rộng rãi các BPTT, (2)Cung cấp đầy đủ thụng tin và hướng dẫn cho kh ách hàng mộtcách khách quan, khoa học, (3)Đảm bảo kỹ thuật và cung cấp phương tiện tránh thaithuận tiện, an toàn, hiệu quả, (4)Đảm bảo sự tin cậy của khách hàng đối với ngườicung cấp dịch vụ, (5)Cơ chế theo dõi động viên khuyến khích khách hàng tiếp tụcsử dụng BPTT, (6)Đáp ứng kịp thời và thuận tiện nhu cầu của kh ách hàng thôngqua hệ thống dịch vụ hỗ trợ thích ứng.

(3) Đẩy mạnh tư vấn hôn nhân, sàng lọc trước sinh, sàng lọc sau sinh nhằm nângcao chất lượng dân số

Để nâng cao chất lượng giống nòi góp phần quan trọng nâng cao chất lượngdân số cần kiểm soát chất lượng dân số ngay từ khi các cặp nam nữ chuẩn bị kếthôn. Đó là tư vấn về đời sống vợ chồng, mang thai, sinh con và nuôi, dạy con…Mở rộng dịch vụ sàng lọc trước sinh và sau sinh nhằm phòng, tránh, chữa bệnh tậtbẩm sinh. Đây là nội dung lớn của Chiến lược Dân số và Chăm sóc sức khỏe sinhsản Việt Nam, giai đoạn 2011-2020.

III. DÂN SỐ VÀ BÌNH ĐẲNG GIỚI1. Các khái niệm cơ bản liên quan đến giới và bình đẳng giới1.1 Giới tính (Sex)

Giới tính là thuật ngữ chỉ sự khác biệt giữa nam và nữ về mặt sinh học.Những khác biệt này thường liên quan đến chức năng sinh sản của nam và nữ.Chẳng hạn, nam giới có tinh trùng, có thể gây có thai, nhưng nam giới không thểmang thai được. Phụ nữ có buồng trứng, có hành kinh, có thể mang thai, sinh con vàcho con bú. Đây là những đặc điểm mà nam và nữ không thể hoán đổi cho nhau.

1.2 Giới (Gender)Giới là thuật ngữ chỉ sự khác biệt giữa nam và nữ về mặt xã hội liên quan

đến vị trí, vai trò, nhu cầu và bình đẳng của nam và nữ trong gia đình và ngoài xãhội. Đây là những đặc điểm mà phụ nữ và nam giới có thể hoán đổi cho nhau được.

KHÁC NHAU GIỮA GIỚI VÀ GIỚI TÍNH

Giới tính (Sex) Giới (Gender)Chỉ sự khác biệt về mặt sinh học Chỉ sự khác biệt về mặt xã hộiSinh ra đã có Do dạy và học mà có

Đồng nhất Đa dạngKhông chịu ảnh hưởng của yếu tố lịchsử, văn hóa, khó có thể thay đổi. Giốngnhau trên toàn thế giới

Thay đổi theo hoàn cảnh xã hội, và chịuảnh hưởng bởi các yếu tố văn hóa, lịchsử. Khác nhau giữa các vùng, các quốcgia.

Không thay đổi theo không gian và thờigian

Thay đổi theo không gian và thời gian

Page 69: DÂN SỐ VÀ PHÁT TRIỂNgopfp.gov.vn/documents/18/133613/2+Tai+lieu+Dan+so+va... · Nhằm nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ của ngành, ... quản lý các khóa học

68

1.3 Vai trò giớiLà những hoạt động khác nhau mà xã hội mong muốn phụ nữ và nam giới

thực hiện. Đó là các hành vi cụ thể, các công việc cụ thể mà xã hội trông chờ ở mỗingười với tư cách là đàn ông hay đàn bà, như vai trò sản xuất, nuôi dưỡng con cái,vai trò sinh sản, vai trò nội trợ và tham gia các công việc của cộng đồng

1.4 Nhu cầu giớiNhu cầu giới là những nguyện vọng mà mỗi giới mong muốn đạt được để cải

thiện đời sống cũng như địa vị xã hội của mình trong tương quan với giới kia.

Có thể chia nhu cầu giới làm hai loại: (1)Nhu cầu thực tế là những nhu cầuthường ngày của con người như cơm ăn, áo mặc, nước sạch, nhà ở v.v... và (2)Nhucầu chiến lược là những nhu cầu gắn với quyền của con người như việc làm, thôngtin, học tập, quyền bầu cử, bảo vệ.v.v...

Nhu cầu giới như một khái niệm được đưa ra nhằm giúp các nhà hoạch địnhchính sách phân biệt hai mức độ tác động của chính sách, chương trình và dự án pháttriển đối với phụ nữ. Mức độ thứ nhất tác động hướng vào việc cải thiện điều kiệnsống của phụ nữ trong vai trò của người mẹ, ngườ i chăm sóc các thành viên kháctrong gia đình. Mức độ thứ hai, hướng tới việc cải thiện địa vị người phụ nữ, nângcao vai trò của họ với tư cách là công dân và người lao động xã hội.

Phân biệt hai nhóm nhu cầu nêu trên, xuất phát từ đặc điểm của các chươn g trìnhvà dự án phát triển đã được thực hiện cho đến nay. Người ta có nhiều dự án phát triểnnhằm vào nhu cầu thực tế, tập trung vào các hoạt động như cung cấp nước sạch, nhà ở,thực phẩm, nhà trẻ, mẫu giáo, giới thiệu kiến thức chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ v.v...Trong khi đó, chỉ có ít dự án nhằm vào nhu cầu chiến lược, như sở hữu ruộng đất, tiếpcận tín dụng, quyền học tập của phụ nữ .

1.5 Bình đẳng giới1.5.1 Khái niệm

Theo từ điển tiếng Việt: "Bình đẳng thể hiện sự ngang bằng". Bình đẳng giớilà việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huynăng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và thụ hưởng nhưnhau về thành quả của sự phát triển đó.

Nhà nước ta thừa nhận sự bình đẳng giới trong tất cả c ác lĩnh vực chính trị,kinh tế, lao động, giáo dục, đào tạo, khoa học, công nghệ, văn hoá, thông tin, thểdục, thể thao, y tế và gia đình.

Bình đẳng giới không có nghĩa là phụ nữ và nam giới phải như nhau, mà lànhững sự giống nhau và khác nhau giữa phụ nữ và nam giới phải được công nhậnvà đánh giá một cách bình đẳng. Bình đẳng giới có nghĩa là phụ nữ và nam giới có

Page 70: DÂN SỐ VÀ PHÁT TRIỂNgopfp.gov.vn/documents/18/133613/2+Tai+lieu+Dan+so+va... · Nhằm nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ của ngành, ... quản lý các khóa học

69

điều kiện như nhau để thực hiện đầy đủ các quyền của mình và có cơ hội để đónggóp và thụ hưởng sự phát triển chính trị, kinh tế, xã hội và vă n hóa của đất nước

1.5.2 Các chỉ tiêu phản ánh bình đẳng giới

Để đánh giá việc thực hiện bình đẳng giới, người ta thường tính toán và so sánhcác chỉ số và chỉ tiêu sau:

- Tuổi thọ trung bình của nam và nữ

- Tỷ lệ biết chữ của người lớn nam và nữ

- Tỷ lệ đi học trong tổng số trẻ em từ 6-14 tuổi nam và nữ

- Thu nhập bình quân đầu người điều chỉnh (PPP$) tính theo tỷ lệ thu nhập củanam và nữ.

(1) Tỷ lệ % của phụ nữ và nam giới trong Chính quyền và nắm giữ các vị tríquản lý, điều hành.

(2) Tỷ lệ phụ nữ và nam giới trong các công việc kĩ thuật và chuyên gia.

Người ta cũng xây dựng các chỉ số tổng hợp để đo lường mức độ bình đẳnggiới, như: Chỉ số phát triển giới (Gender Development Index - GDI) và thước đo vịthế giới (Gender Empowerment Measure - GEM) là những thước đo tổng hợp phảnánh những bình đẳng giới trong sự phát triển con người. Trong khi GDI phản ánhthành tựu phát triển con người để đánh giá bình đẳng giới , thì GEM đo lường sựbình đẳng giới về cơ hội chính trị và quyền quyết định.

2. Quan hệ giữa dân số với bình đẳng giới2.1 Ảnh hưởng của gia tăng dân số quá nhanh đối với bình đẳng giới

Nét đặc trưng trong mối quan hệ giữa phát triển dân số và bình đẳng giới trongxã hội ngày nay là sự tăng dân số quá nhanh dẫn đến hậu quả xấu cho việc thực hiệnbình đẳng giới. Thật vậy, ở các nước có tập quán “ưa thích con trai”, dân số tăng quánhanh do mức sinh cao, các gia đình thường đông con. Quy mô gia đình lớn, đặcbiệt là gia đình nghèo, cha mẹ thường chỉ ưu tiên cho chăm sóc sức khỏe và giáodục ở nhà trường cho con trai. Vì vậy, con gái thường rơi vào cảnh thất học hoặc íthọc, đi làm và lấy chồng sớm, đẻ nhiều con. Kết quả là, so với nam giới, phụ nữthường có học vấn, thu nhập thấp hơn, ít hoạt động chính trị, xã hội ít hơn hạn. Bấtbình đẳng nam nữ là điều khó tránh khỏi.

Ngược lại, mặc dù kinh tế chưa phát triển, vẫn còn tâm lý “ưa thích con trai”nhưng mức sinh thấp, “mỗi gia đình chỉ có 2 con” nên trẻ em gái và phụ nữ Việt Nam(đặc biệt là thế hệ trẻ) đã thực hiện được quyền bình đẳng trong giáo d ục và đào tạo,chăm sóc sức khỏe, tạo điều kiện nền tảng để thực hiện các quyền bình đẳng khác.

Page 71: DÂN SỐ VÀ PHÁT TRIỂNgopfp.gov.vn/documents/18/133613/2+Tai+lieu+Dan+so+va... · Nhằm nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ của ngành, ... quản lý các khóa học

70

2.2 Ảnh hưởng của bình đẳng giới đối với dân sốBình đẳng giới có ảnh hưởng đến tất cả các yếu tố của biến động dân số, như

sinh, chết và di cư.

+ Mức độ bình đẳng giới càng cao thì mức sinh càng thấp . Điều này có thểgiải thích bởi những nguyên nhân sau:

- Nếu bình đẳng giới được thực hiện trong lĩnh vực giáo dục thì trình độ họcvấn của người phụ nữ được nâng lên. Khi ph ân tích quan hệ giữa dân số và giáo dục ,chúng ta đã chứng minh rằng học vấn nâng cao thì mức sinh giảm xuống.

- Khi bình đẳng giới được thực hiện trong gia đình thì người chồng phải bànbạc với vợ về số con sinh ra, thời điểm sinh con và cùng chia sẻ việc áp dụng PTTTvà nhiệm vụ nuôi dạy con cái.

- Khi không có sự phân biệt giới thì các cặp vợ chồng có thể dừng sinh sản,dù có 2 con trai hay 2 con gái. Điều này cũng làm cho mức sinh giảm xuống.

Việt Nam đã có sự tiến bộ lớn trong bình đẳng giới nhưng chưa phải đã hếtbất bình đẳng. Vẫn còn tâ m lý “ưa thích con trai”. Điều này đã dẫn đến tỷ số giớitính khi sinh những năm gần đây tăng lên và năm 2009 đã lên đến 110,6 (bình quânsinh 110,6 bé trai/100 bé gái). Việc thực hiện KHHGĐ, chủ yếu vẫn do phụ nữ thựchiện. Năm 2008, trong các cặp vợ chồng sử dụng BPTT thì 85% do vợ thực hiện,chỉ có 15% là do chồng!

+ Mức độ bình đẳng giới càng cao thì mức chết càng thấp. Kết quả này là do:thứ nhất, như đã trình bày ở trên mức độ bình đẳng giới càng cao thì mức sinh càngthấp. Điều này có nghĩa là số ng ười chịu rủi ro do mang thai, sinh đẻ cũng ít đi.Sinh đẻ ít cũng tạo điều kiện giảm bớt tử vong trẻ em. Thứ hai, nâng cao bình đẳnggiới sẽ mang lại cơ hội chăm sóc sức khỏe như nhau cho cả nam và nữ.

+ Mức độ bình đẳng giới càng cao thì di cư càng tăng. Khi bình đẳng giới đượcthực hiện trong lĩnh vực chính trị, lao động và kinh tế, thì phụ nữ có quyền tự do đilại, tự do cư trú và cũng có vai trò trong hoạt động kinh tế, tăng thêm thu nhập giađình, chứ không phải chỉ có nội trợ như trước đây. Điều này đã tạo điều kiện phụ nữdi cư. Năm 2009, tỷ suất di cư của dân số từ 15 tuổi trở lên, đối với nữ nói chung là12,1% và nữ có chồng là 8,7%. Trong khi đó, tỷ suất này tương ứng ở nam là 10,5%và 6,9%.

3. Giải pháp giảm bớt bất bình đẳng giới trong chăm sóc SKSS

- Tăng cường công tác truyền thông có lồng ghép nội dung về bình đẳnggiới, như "Công ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử đối với phụ nữ","Luật phòng chống bạo lực gia đình", “Luật Bình đẳng giới”, xóa bỏ mọi đinh kiếnvề giới, làm thay đổi nhận thức về vai trò, vị trí của nam giới và phụ nữ, tạo điều

Page 72: DÂN SỐ VÀ PHÁT TRIỂNgopfp.gov.vn/documents/18/133613/2+Tai+lieu+Dan+so+va... · Nhằm nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ của ngành, ... quản lý các khóa học

71

kiện cho họ có thể phát huy năng lực của mình để công hiến cho xã hội và được thụhưởng thành quả của phát triển.

- Trong xây dựng các chính sách, chương trình, dự án về DS -SKSS, cần lồngghép giới vào qúa trình phân tích thực trạng, xác định vấn đề, xây dựng mục tiêu, chỉtiêu, thực hiện kế hoạch, giám sát và đánh giá để đảm bảo bình đẳng giới .

- Thực hiện bình đẳng giới phải có nội dung cụ thể, phù hợp với từng địaphương, từng thời kỳ, vì những yếu tố trên chi phối nhu cầu trước mắt và lâu dàicủa từng giới và từng độ tuổi.

- Khi thu thập số liệu đánh giá, hoặc xây dựng chỉ tiêu bao giờ cũng phảiphân tách rõ ràng cho từng giới và đánh giá mức độ ảnh hưởng đến từng giới là nhưthế nào.

- Cần có sự quan tâm, tham gia tích cực từ trung ương đến địa phương, từ cáccấp lãnh đạo cao cấp đến lãnh đạo các địa phương, các tổ chức xã hội, đoàn thể.

IV. TÁC ĐỘNG CỦA DS-KHHGĐ ĐẾN AN SINH XÃ HỘI1. Mức sinh và cơ cấu dân số theo tuổi, giai đoạn 1979-2009.

Cùng với Đổi mới kinh tế - xã hội, Việt Nam kiên trì và đẩy mạnh kế hoạchhóa gia đình. Kết quả là, tỷ lệ các cặp vợ chồng tránh thai từ chỗ không đáng kể, đãtăng lên đến 78,2% vào năm 2011, tỷ lệ số con trung bình của một bà mẹ tính đếnhết tuổi sinh đẻ, đã giảm từ 6,1 con giai đoạn (1969 -1974) xuống còn 2,1 con (mứcsinh thay thế) vào năm 2009. Cũng khoảng thời gian trên, Tỷ suất sinh thô (CBR)giảm từ 36,3 %o xuống còn 17,6%o, nghĩa là chỉ còn một nửa. Kết quả là Cơ cấudân số theo tuổi biến đổi rất nhanh, như mô tả trong Bảng 3.6 dưới đây.

Bảng 3.6: Cơ cấu dân số theo tuổi của Việt Nam (1979-2009)

Đơn vị : %Nhóm tuổi 1979 1989 1999 2009

0-4 14,62 14,0 9,52 8,485-9 14,58 13,3 12,00 7,99

10 - 14 13,35 11,7 11,96 8,5415 - 19 11,40 10,5 10,77 10,1920 - 24 9,26 9,5 8,86 9,2125 - 29 7,05 8,8 8,48 8,8530 - 34 4,72 7,3 7,86 7,9435 - 39 4,04 5,1 7,27 7,6140 - 44 3,80 3,4 5,91 7,0145 - 49 4,00 3,1 4,07 6,4050 - 54 3,27 2,9 2,80 5,2955 - 59 2,95 3,0 2,36 3,36

Page 73: DÂN SỐ VÀ PHÁT TRIỂNgopfp.gov.vn/documents/18/133613/2+Tai+lieu+Dan+so+va... · Nhằm nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ của ngành, ... quản lý các khóa học

72

60 - 64 2,28 2,4 2,31 2,3265 - 69 1,90 1,9 2,20 1,8670 - 74 1,34 1,2 1,58 1,7075 - 79 0,90 0,8 1,09 1,4380 - 84 0,38 0,4 0,55 0,88

85+ 0,16 0,3 0,38 0,75Tổng cộng 100,0 100,0 100,0 100,0

Nguồn: Tổng điều tra Dân số 1979, 1989, 1999, 2009

Số liệu Bảng 3.6, cho thấy cơ cấu dân số theo tuổi của Việt Nam thay đổi rấtmạnh mẽ: Tỷ lệ dân số của hầu hết các nhóm tuổi đều tăng lên hoặc giảm đi mộtcách rõ rệt: Tỷ lệ trẻ em ở nhóm (5-9) tuổi, giảm gần một nửa: Từ 14% năm 1979chỉ còn 7,99% vào năm 2009. Ngược lại, tỷ lệ dân số trong độ tuổi (15 -65) tăngmạnh, từ 53% năm 1979 lên tới 66% năm 2009, nhất là các nhóm 30 đến 54 tuổi.Đặc biệt, nhóm người cao tuổi tăng nhanh, trong đó số cụ 85 tuổi trở lên đã tăng tớihơn bốn lần: từ 0,16% năm 1979 tăng lên 0,75 % năm 2009. Điều này báo hiệu xuhướng già hoá dân số đang diễn ra mạnh mẽ.

Câu hỏi đặt ra là những kết quả của Chương trình DS -KHHGĐ và biến đổiDân số tác động như thế nào đến nhu cầu An sinh xã hội ở Vi ệt Nam?

2. Tác động của DS-KHHGĐ và biến đổi dân số đến nhu cầu an sinh xã hộiAn sinh xã hội (ASXH -tiếng Anh là Social Security), vì vậy có thể hiểu theo

nghĩa rất rộng và trên thực tế đã có nhiều định nghĩa rất khác nhau. Nghiên cứu nàysử dụng khái niệm của Tổ chức lao động quốc tế (ILO): “ASXH là sự bảo vệ của xãhội đối với các thành viên của mình thông qua một loạt biện pháp công cộng, nhằmchống lại những khó khăn về kinh tế và xã hội do bị ngừng hoặc giảm thu nhập, gâyra bởi ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, thất nghiệp, thương tật, tuổi già và chết;đồng thời đảm bảo các chăm sóc y tế và trợ cấp cho các gia đình đông con” .

Từ khái niệm này có thể thấy tình trạng dân số nói chung và dân số giai đoạn“cơ cấu vàng” nói riêng có tác động rất lớn đến nhu cầu ASXH, thể hiện qua các chỉtiêu sau:

2.1 Nhu cầu an sinh xã hội cho số phụ nữ sinh đẻ hàng nămNhư đã nói ở trên, mức sinh của Việt Nam giảm mạnh. Thật vậy, năm 1992,

tỷ suất sinh của nước ta là 30%0. Nếu giữ nguyên mức sinh này, thì với dân số85.846.997 của năm 2009, số trẻ em sinh ra của nước ta năm này sẽ là: 85.846.997x 0,03 = 2.575.991. Tuy nhiên, nhờ đẩy mạnh KHHGĐ, tỷ lệ sinh năm 2009 chỉ là17,6%0, nên số sinh thực tế là:

85.846.997 x 0,176 = 1.511.311

Như vậy đã giảm 1.064.680 ca sinh. Nếu mỗi phụ nữ sinh con được nghỉ 4tháng có lương thì với mức sinh hiện nay, theo nghĩa tương đương, Việt Nam cần

Page 74: DÂN SỐ VÀ PHÁT TRIỂNgopfp.gov.vn/documents/18/133613/2+Tai+lieu+Dan+so+va... · Nhằm nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ của ngành, ... quản lý các khóa học

73

đảm bảo ASXH suốt năm cho khoảng 50 vạn phụ nữ sinh con, bị ngừng thu nhập.Số lượng này tuy lớn nhưng cũng đã giảm hơn 35 vạn, so với mứ c sinh 1992!

2.2 Nhu cầu an sinh xã hội cho những người thực hiện biện pháp KHHGĐSở dĩ mức sinh nước ta giảm nhanh là vì số người thực hiện biện pháp

KHHGĐ tăng lên. Theo Luật BHXH năm 2006, khi đặt vòng tránh thai người laođộng được nghỉ việc bảy ngày, triệt sản người được nghỉ việc mười lăm ngày. Điềutra 1-4 năm 2010 cho thấy, cả nước có 6.517.774 phụ nữ đặt vòng, 512.262 ngườiđình sản. Đây là các con số tích lũy đối với những người đang trong độ tuổi sinh đẻ.Điều này cho thấy, nhu cầu đảm bảo ASXH cho việc thực hiện KHHGĐ lên tơi53.308.348 ngày/người hay gần 15 vạn người/năm!

2.3 Nhu cầu an sinh xã hội cho những người nạo phá thaiMức sinh giảm, một phần là do phá thai. Tình trạng này rất phổ biến vào

những năm 90 của thế kỷ XX. Số ca nạo phá thai chỉ tính riêng trong y tế Nhà nướcnăm 1992: 1,33 triệu; 1993: 1,20 triệu; 1994: 1,25 triệu; 1995: 1,20 và 1996: 1,22 triệu...Nhờ cung cấp và sử dụng tốt dịch vụ KHHGĐ, năm 2010 số người phá thai chỉ còn127.024 người. Theo Luật BHXH năm 2006, khi sẩy thai, nạo, hút thai hoặc thaichết lưu thì lao động nữ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản mười ngày nếu thaidưới một tháng; hai mươi ngày nếu thai từ một tháng đến dưới ba tháng; bốn mươingày nếu thai từ ba tháng đến dưới sáu tháng; năm mươi ngày nếu tha i từ sáu thángtrở lên. Nếu tính trung bình là 20 ngày thì năm 2010, nhu cầu BHXH cho đối tượngnày cũng lên đến 2.540.480 ngày /người hay gần 7 .000 người/năm.

2.4 Nhu cầu an sinh xã hội cho trường hợp con ốm, mẹ nghỉ.Cũng theo Luật BHXH năm 2006, con dưới 3 tuổi ốm, mẹ được nghỉ tối đa

20 ngày trong năm. Như trên đã trình bày, so với mức sinh năm 1992, thì năm 2009Việt Nam đã giảm 1.064.680 ca sinh. Điều này có nghĩa giảm nhu cầu BHXH cho:

1.064.680 người mẹ x 20 ngày = 21.293.600 ngày /người

2.5 Nhu cầu an sinh xã hội cho trường hợp con chết, mẹ nghỉ.Do kinh tế xã hội phát triển, tỷ lệ chết trẻ em dưới 1 tuổi ở nước ta giảm nhanh.

Năm 1994, tỷ lệ này là 45,2% 0, năm 2009 chỉ còn 16%0! Năm 2009 có 1.511.311cháu bé được sinh ra. Nếu theo mức chế t trẻ em dưới 1 tuổi năm 1994 thì số trẻ emsinh năm 2009 chết trước 1 tuổi là 1.511.311 x 0,0452 = 68.311 cháu. Tuy nhiên,với mức chết 16%0 thì số trẻ chết dưới 1 tuổi là 1.511.311 x 0,016 = 24.181 cháu,nghĩa là giảm bớt số trẻ em chết dưới 1 tuổi là 44.130 cháu.

Theo Luật BHXH năm 2006, trường hợp con dưới sáu mươi ngày tuổi bịchết thì mẹ được nghỉ việc chín mươi ngày tính từ ngày sinh con; nếu con từ sáumươi ngày tuổi trở lên bị chết thì mẹ được nghỉ việc ba mươi ngày tính từ ngày conchết. Như vậy do mức chết trẻ em giảm nên nhu cầu BHXH giảm, ít nhất:

44.130 x 30 ngày = 1.323.900 ngày /người = 3 .727 người/năm

Page 75: DÂN SỐ VÀ PHÁT TRIỂNgopfp.gov.vn/documents/18/133613/2+Tai+lieu+Dan+so+va... · Nhằm nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ của ngành, ... quản lý các khóa học

74

2.6 Bảo hiểm y tế miễn phíTrẻ em dưới 6 tuổi là đối tượng ưu đãi đặc biệt, là một trong 3 nhóm đối

tượng được hưởng những quyền lợi cao nhất về giáo dục, nước sạch - vệ sinh môitrường, y tế… Theo Thông tư liên bộ số 29/2008/TT-BLĐTBXH, từ ngày 28/11/2008, trẻ em dưới 6 tuổi được cấp thẻ khám bệnh tại các cơ sở y tế công lập. Tổngđiều tra dân số 1979, cho thấy, nước ta chỉ có hơn 52 triệu dân lại có tới 9.251.299trẻ em dưới 6 tuổi, chiếm 17,5% tổng số dân. Năm 2009, cả nước có hơn85.846.997 người, nếu tỷ lệ trẻ em cũng như năm 1979, nghĩa là 17,5% thì số trẻem dưới 6 tuổiở nước ta sẽ là 85.846.997 người x 0,175 = 15.023 224 người. Tuynhiên, trên thực tế, cả nước chỉ có khoảng 8,7 triệu trẻ em dưới 6 tuổi. Điều đó cónghĩa là quy mô Bảo hiểm Y tế cho trẻ đã giảm đi 6,3 triệu người!

2.7 Bảo hiểm thất nghiệpViệt Nam đã bước vào thời kỳ cơ cấu dân số “ vàng”. Đặc điểm nổi bật của

biến đổi dân số là cả tỷ lệ và số lượng dân số trong độ tuổi lao động thực tế (15 -64)tuổi tăng lên trong khoảng 20 năm đầu (1999 -2019) đạt tới khoảng 68-69% tổngdân số, sau đó tỷ lệ giảm nhưng số dân trong độ tuổi tích cực tham gia hoạt độngkinh tế vẫn tăng và đạt số lượng cực đại khoảng 72 triệu người.

Rõ ràng, dân số trong độ tuổi lao động có quy mô lớn và tăng nhanh cũng tạo rathách thức về nâng cao chất lượng lao động và tạo việc làm. Theo Tổng cục Thống kê,năm 2010, tỷ lệ thất nghiệp của cả nước là 2 ,88%, trong đó khu vực thành thị là 4,29%và khu vực nông thôn: 2,3%. Bên cạnh đó tỷ lệ thiếu việc làm, tương ứng cho các khuvực là 3,57%; 1,82 % và 4,26%!

Điều này có nghĩa là cần bảo đảm ASXH cho 1.548.902 người thất nghiệp và2.043.952 người thiếu việc làm, tổng số hai nhóm đối tượng này là 3.692.854 người!Nếu tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động chỉ như năm 1979, thì tổng số người tổng sốthiếu việc làm chỉ là 2.853.569! Như vậy, chỉ riêng ảnh hưởng của cơ cấu dân số vàngđã làm tăng số người cần đảm bảo ASXH do thất nghiệp, thiếu việc làm lên đến839.285 người!

2.8 Bảo đảm ASXH cho lao động chuyển đổi nghề nghiệpNăm 2009, lao động nông nghiệp của Việt Nam chiếm tỷ trọng 51,5% tổng

số lao động. Chiến lư ợc phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020 đề ra mục tiêu vàonăm 2020 chỉ khoảng 30 - 35%. Điều này có nghĩa, ngay cả với mục tiêu 35% laođộng nông nghiệp thì cũng phải có khoảng 10 triệu người cần chuyển đổi nghềnghiệp, trong đó nhiều người là nông dân mất đất cho công nghiệp hóa. Trong thờikỳ cơ cấu dân số vàng, tỷ lệ những người 40 tuổi trở lên tăng nhanh và chiếm tỷtrọng lớn trong tổng dân số. Đây lại là nhóm gặp nhiều khó khăn trong chuyển đổinghề nghiệp nhưng lại bắt buộc phải chuyển, nhất là ng ười mất đất! Vì vậy nảy sinhnhu cầu bảo đảm ASXH cho lao động chuyển đổi nghề nghiệp sẽ rất lớn.

2.9 Bảo đảm ASXH cho người cao tuổiTheo Pháp luật Việt Nam, những người 60 tuổi trở lên được coi là người cao

Page 76: DÂN SỐ VÀ PHÁT TRIỂNgopfp.gov.vn/documents/18/133613/2+Tai+lieu+Dan+so+va... · Nhằm nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ của ngành, ... quản lý các khóa học

75

tuổi. Cùng với xu hướng chung của thế giới, ngư ời cao tuổi Việt Nam không ngừngtăng lên cả về số lượng và tỷ lệ (Bảng 3 .7).

Bảng 3.7: Người cao tuổi ở Việt Nam: Số lượng và tỷ lệ

Năm Số dân(Triệu người)

Số ngườicao tuổi

(Triệu người)

Tỷ lệngười cao tuổi

(%)(1) (2) (3) (4) = (3) : (2)

1979 53,74 3,71 6,901989 64,41 4,64 7,201999 76,32 6,19 8,122009 85,85 7,73 9,00

Nguồn: Tổng điều tra dân số 1979; 1989; 1999; 2009Số liệu ở Bảng 3.7 cho thấy:

- Nước ta đã ở sát ngưỡng dân số già hóa. Tỷ lệ người cao tuổi năm 2009 đã đạt 9%.- Nhịp độ già hoá ở nước ta nhanh hơn nhịp tăng dân số và càng ngày càng tăngnhanh hơn. Nếu trong 10 năm, từ 1979 đến 1989, dân số tăng thêm 20% thì ngườicao tuổi tăng thêm 25%; còn trong giai đoạn 1989-1999, các tỷ lệ tương ứng là 18%và 33%! Nhìn toàn bộ thời kỳ 1979 đến 2009 dân số tăng lên 1,6 lần còn người caotuổi tăng 2,08 lần!

Sự bùng nổ sinh đẻ sau năm 1954 và kéo dài trong nhiều thập kỷ sau đó,đồng thời mức sinh giảm mạnh trong thập kỷ 90 của thế kỷ XX và còn tiếp tục giảmsẽ là các nhân tố thúc đẩy nhanh và mạnh hơn nữa quá trình già hoá dân số nước tatrong khoảng những năm tới.

Người cao tuổi ở nước ta chủ yếu sống ở nông thôn, là nông dân và làmnông nghiệp. Năm 2005, hơn 74 % người cao tuổi Việt Nam sống ở nông thôn.Trong số người cao tuổi, chỉ có khoảng 16-17 % hưởng lương hưu hoặc mất sức,hơn 10% các cụ hưởng trợ cấp người có công với nước. Như vậy, còn trên 70%người cao tuổi hiện nay sống bằng lao động của mình, bằng nguồn hỗ trợ của concháu và gia đình. Trong khi đó, ở nông thôn ruộng đất ít, năng suất, thu nhập thấp, ítcó tiết kiệm để chi tiêu khi tuổi già. Theo Nghị định số 06/2011/NĐ-CP, từ 1-3-2011, số người cao tuổi, phụ thuộc hoàn cảnh sẽ được hưởng trợ cấp xã hội 180.000đồng tháng, tức là 2,16 triệu đồng/năm. Riêng n hững người 80 tuổi trở lên, khôngcó lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, khoảng 46 vạn người sẽ đương nhiên đượchưởng mức trợ cấp này. Nghĩa là tổng chi trợ cấp xã hội cho nhóm 80 tuổi trở lêngần 1000 tỷ đồng/năm. Đảm bảo ASXH cho người cao tuổi trở thàn h bài toán lớnvà ngày càng lớn ở Việt Nam.

2.10 Nhu cầu đảm bảo ASXH liên quan đến tử vong .

Cùng với già hóa dân số, tỷ lệ chết ở nước ta cũng sẽ tăng lên. Năm 2005, tỷlệ này là 5,3% 0, nhưng năm 2009 và 2010 đã là 6,8%0! Có nghĩa là:

Page 77: DÂN SỐ VÀ PHÁT TRIỂNgopfp.gov.vn/documents/18/133613/2+Tai+lieu+Dan+so+va... · Nhằm nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ của ngành, ... quản lý các khóa học

76

86.747.807 x 0,0068 = 589.885 người chết.Hiện nay, nhà nước đang thực hiện chế độ trợ cấp tử tuất cho những người

đóng bảo hiểm bắt buộc, bảo hiểm tự nguyện và thân nhân của họ được hưởng tiềntuất hàng tháng.

Những tính toán trên đây mới mang tính trực tiếp, chưa tính đến những ảnhhưởng gián tiếp. Chẳng hạn, khi mức sinh giảm xuống, từ 6 con xuống 2 con/bà mẹ,các em sẽ được chăm sóc tốt hơn, khả năng ốm đau cũng sẽ giảm hoặc áp lực laođộng/việc làm giảm, khả năng thất nghiệp giảm theo.

3. Giải quyết mối quan hệ DS-KHHGĐ và an sinh xã hộiRõ ràng việc sử dụng biện pháp tránh thai, phá thai và số ca sinh đẻ hàng

năm ảnh hưởng mạnh mẽ đến nhu cầu đảm bảo ASXH ở nước ta. Phụ nữ trong độtuổi sinh đẻ, theo dự báo trong thời kỳ dân số vàng, tuy giảm về tỷ lệ nhưng vẫntiếp tục tăng về số lượng, đạt cực đại khoảng từ 25,5 đến 26 triệu vào năm 2029. Vìvậy, đảm bảo đầy đủ về số lượng, nâng cao chất lượng phương tiện, dịch vụ tránhthai để giảm phá thai, giảm ca sinh là các giải pháp không chỉ làm giảm áp lực đảmbảo ASXH mà còn n hiều hiệu quả kinh tế, xã hội khác. Do vậy, cần được nhà nướcchú ý trong giai đoạn tới.

Nâng cao chất lượng chăm sóc để giảm tỷ lệ tử vong trẻ em nhằm giảm trợcấp xã hội, thiệt hại kinh tế do con ốm, mẹ nghỉ hoặc con chết, mẹ nghỉ.

Trong thời kỳ dân số vàng, số lao động tăng mạnh. Vì vậy, cần tạo mọi điềukiện khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia vào quá trình giáo dục, đào tạo ,đặc biệt là đào tạo nghề, phát triển việc làm, đẩy mạnh hợp tác quốc tế về lao độngvà tăng xuất khẩu. Nhanh chóng nâng cao tỷ lệ lao động được đào tạo chuyên môn,kỹ thuật.

Già hóa dân số mang tính bùng nổ vào giai đoạn 2019 -2029 và diễn ra mạnhmẽ vào những năm tiếp theo. Do đó, cần:

- Giáo dục mọi người “lo cho tuổi già ngay từ khi còn trẻ” (KHHGĐ, khôngnghiện ngập, tích cực lao động và tích lũy…).

- Định hướng tuyên truyền, giáo dục thích hợp với một dân số già (bảo vệ,chăm sóc sức khỏe, tổ chức cuộc sống...)

- Xây dựng và thực thi chính sách, chiến lược quốc gia về an sinh xã hộinhằm đối phó với xu hướng già hoá dân số diễn ra ngày càng nhanh, mạnh. Giađình, xã hội và Nhà nước cần giải đáp những câu hỏi đặt ra cho một xã hội già hóa,như Nguồn sống của người già? Tổ chức cuộc sống cho người già tại gia đình haycác trại dưỡng lão? Vấn đề chăm sóc sức khỏe và sử dụng sức lao động của chongười cao tuổi? ...

- Vấn đề tuổi hưu cần được nghiên cứu để có thể thay đổi, bởi lẽ nếu trướcđây, tuổi bước vào hoạt động kinh tế thấp, 15 chẳng hạn, tuổi thọ thấp, vào năm1960 chỉ khoảng 40, như vậy, thời gian hoạt động kinh tế ngắn và nhiều người chết

Page 78: DÂN SỐ VÀ PHÁT TRIỂNgopfp.gov.vn/documents/18/133613/2+Tai+lieu+Dan+so+va... · Nhằm nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ của ngành, ... quản lý các khóa học

77

trước khi về hưu. Hiện nay tuổi bước vào hoạt động kinh tế cao hơn, chẳng hạn 20,tuổi thọ nữ năm 2009 lên tới 75,6 và nam là 70,2. Do đó, tuổi thọ sau hưu của nữkhoảng 20 năm, nam giới chỉ có 10 năm. Hơn nữa, hoạt động k inh tế của nữ chỉkhoảng 35 năm, còn nam giới là 40 năm.

Tỷ lệ chết tăng lên không chỉ do già hóa mà còn do tai nạn (giao thông, laođộng…) với tỷ lệ khá lớn (7,2% năm 2010) dẫn đến nhu cầu bảo đảm ASXH chothân nhân khá lớn. Thực thi đồng bộ các giải pháp nhằm giảm thiểu số ca tử vongdo tai nạn các loại để giảm áp lực về ASXH.

Cơ cấu dân số Việt Nam, đặc biệt là cơ cấu dân số theo độ tuổi đang biến đổinhanh chóng. Phản ảnh thực trạng này vào chính sách phát triển kinh tế - xã hội,chính sách A SXH là yêu cầu không thể thiếu hiện nay.

*

* *

Page 79: DÂN SỐ VÀ PHÁT TRIỂNgopfp.gov.vn/documents/18/133613/2+Tai+lieu+Dan+so+va... · Nhằm nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ của ngành, ... quản lý các khóa học

78

TÓM TẮT CHƯƠNG 3Chương 3 nghiên cứu mối quan hệ giữa dân số và các lĩnh vực xã hội tiêu

biểu như Giáo dục, Y tế và Bình đẳng giới.

Việc biến đổi từ mức sinh cao đến mức sinh thấp trong khoảng 20 năm gầnđây ở nước ta đã trở thành yếu tố chính làm cho học sinh phổ thông giảm mạnh, đặcbiệt là học sinh Tiểu học nhưng tăng nhanh cả số trường và số sinh viên Cao đẳng,Đại học. Tác động của dân số đến sự thay đổi của HTGD không chỉ đơn thuần làgiảm quy mô bậc phổ thông mà còn thay đổi cả cấu trúc, thúc đẩy nâng cao chấtlượng và bình đẳng giới.

Quy mô dân số lớn và tăng nhanh một mặt, buộc các quốc gia mở rộngngành Y tế - nảy sinh thêm bộ phận KHHGĐ, mặt khác, chất lượng dịch vụ thườngkhông được coi trọng. Đến lượt nó, khi đẩy mạnh KHHGĐ, sử dụng các thành tựucủa Y học, xây dựng HTYT hữu hiệu, cả mức sinh và mức chết đều “sụp đổ”,đương nhiên làm thay đổi toàn bộ tình trạng dân số. Nét cơ bản của sự thay đổi nàylà “dân số trẻ” chuyển thành “dân số già”. Điều n ày lại đòi hỏi cấu trúc lại HTYT đểphù hợp với nhu cầu chăm sóc sức khỏe nhân dân.

Ở Việt Nam, trước đây ảnh hưởng Nho giáo nặng nề, kinh tế kém phát triểnvà đông con, thì đương nhiên, ngay từ khi chưa sinh, người ta đã mong sinh đượccon trai và ưu tiên chăm sóc, giáo dục cho con trai. Kết quả là có sự khác biệt lớngiữa năng lực của nam và nữ, bất bình đẳng diễn ra sâu sắc. Ngày nay, khi sinh ítcon, các bậc cha mẹ có khả năng dành sự chăm sóc và giáo dục như nhau cho cảcon trai và con gái, nhất là khi Việt Nam đã thoát nghèo. Điều này đã dẫn tới sự cảithiện đáng kể vị thế phụ nữ Việt Nam. Tuy nhiên, hiện nay ở nước ta, tâm lý “ưathích con trai” vẫn còn, tỷ số giới tính khi sinh cao và thực hiện các BPTT, chủ yếuvẫn là phụ nữ. Điều này đã hạn chế kế t quả KHHGĐ và tiềm ẩn mức sinh tăng lên.

CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP CHƯƠNG 3

1.Dùng số liệu của Việt Nam phân tích mối quan hệ giữa dân số và giáo dục.Cho biết khi lập kế hoạch về giáo dục cần tính đến các yếu tố nào của dân số?

2.Dựa vào số liệu của Việt Nam phân tích mối quan hệ giữa dân số và y tế.

3.Các yếu tố dân số nào ảnh hưởng đến việc lập kế hoạch phát triển ngành ytế ?

4.Trình bày sự khác nhau giữa khái niệm giới và giới tính?

5.Phân tích mối quan hệ thực hiện bình đẳng giới với phát triển dân số vàchăm sóc sức khoẻ sinh sản.

Page 80: DÂN SỐ VÀ PHÁT TRIỂNgopfp.gov.vn/documents/18/133613/2+Tai+lieu+Dan+so+va... · Nhằm nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ của ngành, ... quản lý các khóa học

79

Chương 4DÂN SỐ VÀ TÀI NGUYÊN, MÔI TRƯỜNG

I. CÁC KHÁI NIỆM1. Khái niệm tài nguyên

Tài nguyên bao gồm tất cả các nguyên liệu, nhiên liệu, năng lượng, thông tincó trên trái đất và vũ trụ có liên quan, mà con người có thể sử dụng để phục vụ chocuộc sống và sự phát triển của mình.

Tài nguyên được phân thành: Tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên nhân văn

Tài nguyên thiên nhiên là các loại tài nguyên do thiên nhiên tạo ra “ban tặng”cho con người, tồn tại ngoài ý muốn của con người. Tài nguyên thiên nhiên gồm 2loại: Vô hạn và hữu hạn .

Tài nguyên thiên nhiên vô hạn là tài nguyên dựa vào nguồn năng lượng đượccung cấp liên tục, vô tận từ vũ trụ vào trái đất, con người không thể chế ngự được.Ví dụ năng lượng ánh sáng mặt trời, gió, không k hí, sóng biển…

Tài nguyên thiên nhiên hữu hạn là các loại tài nguyên sẽ bị hết dần trong quátrình sử dụng. Tài nguyên hữu hạn có 2 loại: Tài nguyên tái tạo được và tài nguyênkhông tái tạo được .

Tài nguyên tái tạo được là các loại tài nguyên có thể tự duy trì, hoặc tự bổsung một cách liên tục nếu được quản l ý một cách hợp lý, hiệu quả. Thí dụ: Tàinguyên động, thực vật, đất, rừng,... Những tài nguyên dựa vào nguồn năng lượng vôhạn, dựa vào quy luật tự nhiên, nguồn thông tin vật l ý và sinh học đã hình thành đểtiếp tục tồn tại, sinh sôi, nảy nở và chỉ mất đi khi không còn nguồn năng lượng, thôngtin nói trên.

Tài nguyên thiên nhiên không tái tạo được là các tài nguyên tồn tại một cáchhữu hạn, nó sẽ bị mất dần đi do con người sử dụng, hoặc hoàn toàn b ị biến đổikhông còn giữ nguyên được các tính chất ban đầu sau quá trình sử dụng. Ví dụ: Cácloại khoáng sản, than đá, dầu mỏ, ...

Tài nguyên nhân văn: là tài nguyên do chính con người tạo ra: con người,sức lao động, các loại sản phẩm xã hội do con người tạo ra như chế độ chính trị, vănhóa. nghệ thuật, khoa học kỹ thuật…

2. Cạn kiệt tài nguyên

Để sống được, con người phải có ăn, có mặc, có nhà ở, tiêu dùng chất đốt vànhiều tư liệu sinh hoạt khác nữa. Đáp ứng những nhu cầu này, con người khai tháctài nguyên thiên nhiên để tiến hành sản xuất và tiêu dùng. Đương nhiên là số dâncàng nhiều thì qui mô sản xuất càng lớn. Vì nhiều loại tài nguyên không phải là vô

Page 81: DÂN SỐ VÀ PHÁT TRIỂNgopfp.gov.vn/documents/18/133613/2+Tai+lieu+Dan+so+va... · Nhằm nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ của ngành, ... quản lý các khóa học

80

hạn nên một loại tài nguyên nào đó được coi là cạn kiệt nếu nó rơi vào một trongcác tình trạng sau:

- Tài nguyên đó đã bị kết tinh hoàn toàn trong sản phẩm xã hội, nó khôngcòn có thể khai thác được từ môi trường tự nhiên. Nguồn duy nhất có thể khai thácđược là sử dụng lại từ phế phẩm, phế liệu hiện có.

- Tài nguyên ấy còn trong tự nhiên, nhưng việc chi phí để khai thác chúngcòn lớn hơn chi phí thu gom từ các sản phẩm xã hội.

- Nhiên liệu không tham gia vào sản phẩm, nó bị đốt cháy, biến thành nhiệtnăng, tan vào khoảng không vũ trụ không thể thu hồi được, trữ lượng của nó giảmnhanh.

- Những tài nguyên mà bình quân trên đầu người bị giảm đi theo thời giannhư đất, rừng, thủy sản v.v... được coi là bị cạn kiệt.

3. Khái niệm về môi trườngMôi trường bao gồm các yêú tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo bao

quanh con người, có quan hệ mật thiết với nhau và với con người, ảnh hưởng đếnđời sống, sự tồn tại và phát triển của con người và tự nhiên.

Môi trường tự nhiên: là các điều kiện tự nhiên bao quanh sinh vật và conngười , có ảnh hưởng trực tiếp, hoặc gián tiếp đến sự tồn tại và phát triển của sinhvật và con người. Các yếu tố cấu thành môi trường tự nhiên: Địa h ình, thổ nhưỡng,động vật, thực vật, thủy văn, khí hậu, không khí.

Môi trường sinh thái: là môi trường tự nhiên khi có tác động của con người

4. Ô nhiễm môi trườngTheo Luật Bảo vệ Môi trường (2005) của Việt Nam: "Ô nhiễm môi trường là

sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù hợp với tiêu chuẩn môitrường, gây ảnh hưởng xấu đến con người, sinh vật". Trên thế giới, ô nhiễm môitrường được hiểu là việc chuyển các chất thải hoặc năng lượng vào môi trường đếnmức có khả năng gây hại đến sức khoẻ con người, đến sự phát triển sinh vật hoặclàm suy giảm chất lượng môi trường. Các tác nhân ô nhiễm bao gồm các chất thải ởdạng khí (khí thải), lỏng (nước thải), rắn (chất thải rắn) chứa hoá chất hoặc tác nhânvật lý, sinh học và các dạng năng lượng như nhiệt độ, bức xạ.

II. DÂN SỐ VÀ TÀI NGUYÊN

Như chúng ta đã biết, có tài nguyên vô hạn, tài nguyên hữu hạn tái tạo đượcvà tài nguyên hữu hạn không tái tạo được. Do vậy, mối quan hệ giữa dân số và cácloại tài nguyên này cũng khác nhau. Nếu như tăng dân số không ảnh hưởng đối vớitài nguyên vô hạn thì lại ảnh hưởng rất lớn đến tài nguyên hữu hạn, đặc biệt là tàinguyên hữu hạn không tái tạo được.

Page 82: DÂN SỐ VÀ PHÁT TRIỂNgopfp.gov.vn/documents/18/133613/2+Tai+lieu+Dan+so+va... · Nhằm nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ của ngành, ... quản lý các khóa học

81

1. Dân số tăng lên và sự cạn kiệt của loại tài nguyên hữu hạn, không táitạo được

Ký hiệu: Q là trữ lượng loại tài nguyên hữu hạn , không tái tạo được; P là sốdân của quốc gia; a là bình quân đầu người về tài nguyên nói trên. Như vậy: a =Q/P. Giá trị của a giảm nhanh tới 0, do 2 nguyên nhân: (1)Dân số P tăng lên và(2)Trữ lượng loại tài nguyên Q liên tục giảm, do bị khai thác, tiêu dùng hàng nămdẫn tới kết tinh hết trong sản phẩm hoặc bị đốt cháy, biến thành nhiệt năng.

Dưới đây sẽ khảo sát tình trạng cạn kiệt một số tài nguyên hữu hạn, không táitạo được.

1.1 Tài nguyên khoáng sảnKhoáng sản thuộc loại tài nguyên không thể khôi phục được và được dùng

trong sản xuất công nghiệp. Trữ lượng khoáng sản phản ảnh tiềm năng kinh tế củaquốc gia. Do hàng tỷ người khai thác và sử dụng khoáng sản trong côn g nghiệp,nông nghiệp và dịch vụ trong hàng trăm năm qua nên nguồn tài nguyên khoáng sảnsuy giảm một cách nhanh chóng. Bảng 4.1 phản ánh rõ thực trạng này.

Bảng 4.1: Dự báo thời gian còn khai thác được của một số loại khoáng sản

Khoáng sản Thời gian còn khai thácđược (năm) Khoáng sản Thời gian còn khai

thác được (năm)Vàng 30 Uran 45Chì 30 Đồng 64Kẽm 33 Thuỷ ngân 70Vonfram 34 Phốt pho 78Antimoan 36 Kali 99Amiăng 40 Sắt 100 - 200

Nguồn: Viện Tài nguyên Thế giới

Ở Việt Nam, hàng năm, số lượng quặng sắt khai thác và chế biến đạt từ300.000 - 450.000 tấn. Do vậy, loại khoáng sản này sẽ cạn kiệt dần theo thời gian.Khoa học và công nghệ đã, đang và sẽ phải tìm ra những nguyên liệu, vật liệu thaythế các khoáng sản này.

1.2 Tài nguyên than đáViệt Nam đã khai thác than hơn 100 năm nay. Nếu năm 1980, mới chỉ khai

thác gần 5,2 triệu tấn than đá thì đến năm 2010 đã khai thác khoảng 46 triệu tấn;năm 2015 dự kiến khai thác khoảng gần 50 triệu tấn; năm 2020 là 57- 63 triệu tấnvà năm 2025 khoảng 59-66 triệu tấn. Sự khai thác với sản lượng lớn và khôngngừng tăng lên sẽ làm cho loại tài nguyên “vàng đen” này cạn kiệt theo nhiều nghĩa.

Page 83: DÂN SỐ VÀ PHÁT TRIỂNgopfp.gov.vn/documents/18/133613/2+Tai+lieu+Dan+so+va... · Nhằm nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ của ngành, ... quản lý các khóa học

82

1.3 Tài nguyên dầu mỏNăm 1986, Việt Nam mới khai thác được 41 nghìn tấn dầu. Năm 1996 đã là

8803 ngàn tấn và năm 2006 lên tới 16.800 nghìn tấn. Việc tăng nhanh sản lượngkhai thác, chuyên chở, lưu trữ và sử dụng dầu khí làm cho kinh tế phát triển nhưngmặt khác cũng gây ô nhiễm môi trường và cạn kiệt loại tài nguyên này.

1.4 Dân số và đất đaiLà nơi ở, nơi canh tác và tiến hành các hoạt động sản xuất công nghiệp, dịch

vụ, đất đai là loại tài nguyên không thể thiếu đối với cuộc sống con người và các cácsinh vật. Cạn kiệt tài nguyên đất được hiểu theo nghĩa diện tích đất bình quân đầungười ngày càng giảm, do dân số tăng lên. Khác với các tài nguyên khác, đất đai là tàinguyên không thể nhập khẩu được. Vì vậy, sự khan hiếm hay cạn kiệt của loại tàinguyên trong phạm vi quốc gia hầu như không thể cải thiện được.

Nước ta có diện tích đất tự nhiên gần 33 triệu ha . Năm 2010, mật độ dân sốnước ta là 263 người /km 2, cao gần gấp đôi mật độ dân số Trung Quốc và gấp hơn 6lần mật độ dân số thế giới. Do núi và cao nguyên chiếm 3/4 diện tích lãnh thổ nêndiện tích đất nông nghiệp của Việt Nam rất hạn chế, chỉ có 9.420,2 ngàn ha, chiếm28,4% diện tích tự nhiên (năm 2008). Diện tích đất canh tác nông nghiệp tính bìnhquân đầu người vào loại thấp nhất thế giới và vẫn tiếp tục giảm dần: Năm 1940 là 0,27ha/người, năm 1975 còn 0,13 ha/người, năm 2008 là 0,11 ha/người. Đặc biệt, diện tíchtrồng lúa chỉ còn 4.105,8 ngàn ha (năm 2008) và có thể tiếp tục bị thu hẹp Mặt khác,thoái hoá đất đang là xu thế phổ biến đối với nhiều vùng rộng lớn ở Việt Nam, đặcbiệt là vùng núi và trung du, nơi tập trung phần lớn quĩ đất. Các loại hình thoái hoáđất chủ yếu là xói mòn, rửa trôi, đất có độ phì nhiêu thấp và mất cân bằng dinhdưỡng, đất chua hoá, mặn hoá, phèn hoá, bạc màu, khô hạn và sa mạc hoá, ngậpúng, lũ quét, đất trượt và sạt lở, bị ô nhiễm. Những nguyên nhân chủ yếu gây giảmdiện tích và thoái hoá đất sản xuất nông nghiệp là do dân số tăng, công nghiệp hóa,đô thị hóa, nạn phá rừng và biến đổi khí hậu, mực nước biển dâng lên. .. Điều này cóthể ảnh hưởng đến an ninh lương thực quốc gia .

2. Dân số tăng lên và sự cạn kiệt của loại tài nguyên hữu hạn, tái tạo được2.1 Tài nguyên rừng ngày càng bị thu hẹp

Rừng đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân và đời sống xãhội. Rừng cung cấp gỗ, vật liệu xây dựng, năng lượng, dược liệu, động thực vật.Rừng còn làm nhiệm vụ phòng hộ, đảm bả o nguồn nước, hạn chế lũ lụt, giảm tốc độxói mòn, điều hoà khí hậu. Rừng đảm bảo cân bằng sinh thái.

Đã có thời kì rừng và đất rừng che phủ 6 tỷ ha lục địa. Nhưng rừng đang bị thuhẹp nhanh chóng. Hơn 3 thế kỉ nay, 2/3 diện tích rừng thế giới bị biến mất, trong đórừng ôn đới chiếm 1/3 và rừng nhiệt đới chiếm 2/3. Tính ra mỗi năm có 17 triệu harừng bị phá. Diện tích rừng bình quân đầu người trên thế giới giảm mạnh từ 13,2 ha/

Page 84: DÂN SỐ VÀ PHÁT TRIỂNgopfp.gov.vn/documents/18/133613/2+Tai+lieu+Dan+so+va... · Nhằm nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ của ngành, ... quản lý các khóa học

83

người năm 1650 xuống 1,59 ha/ người 1950 và còn 0,61 ha/ người năm 2005.

Bảng 4.2: Diện tích và độ che phủ rừng thế giới , năm 2005

Khu vựcDiện tích

(ha)

Độ che phủ

(%)

Tăng/giảm so

với năm 2000

(ha) (%)

Thế giới 3.952.025 30.3 + 82.570 + 0,7

Nam Mỹ 831.540 47,7 - 24.078 - 2,8

Châu Âu 1.001.394 44,3 - 37.857 - 1,7

Bắc và Trung Mỹ 705.849 39,2 + 136.545 + 13,5

Châu Úc & Đại dương 206.254 24,3 + 8.631 + 1,0

Châu Phi 635.412 21.4 - 584.454 - 0,4

Châu Á 571.577 18,5 + 23.784 + 0,8

Nguồn: FAO 2006

Như vậy, độ che phủ rừng thấp nhất là châu Á (18,5%) và châu Phi (21,4%)Tốc độ mất rừng lớn nhất thuộc về khu vực Nam Mỹ (2,8%/năm), tiếp đó là châuÂu (1,7%/năm). Đây là hai khu vực đông dân trên thế giới. Ở Nam Mỹ diện tíchrừng bị suy giảm nhanh nhất là do gia tăng dân số, công nghiệp hoá, đô thị hoá, donhu cầu đất trồng và khai t hác nguyên liệu ngày càng lớn.

Phá rừng không chỉ gây tổn thất đến sản xuất mà còn dẫn đến mất cân bằngsinh thái và mất tính đa dạng sinh học. Điều lo lắng nhất là các cánh rừng nhiệt đớiđang mất dần với tốc độ đe doạ, khoảng 2% mỗi năm.

Khu vực châu Á - Thái Bình Dương có khoảng 300 triệu ha rừng nhiệt đới,nhưng mức phá rừng ở đây rất nghiêm trọng. Tốc độ mất rừng rất nhanh. Malaixiamất 8%/năm, Philippin 7%, Xri Lanca 5%, Thái Lan 5%, Nêpan 3%... Trong nhữngnăm gần đây, nạn cháy rừng lớn xảy ra ở Inđônêxia, Philippin... đã gây thiệt hạinghiêm trọng về kinh tế, làm suy thoái và ô nhiễm môi trường trong khu vực.

Rừng ở Việt Nam có đặc trưng cơ bản là rừng nhiệt đới, rất phong phú chủngloại động thực vật, giá trị sinh khối và đa dạng sinh học cao. Song tài nguyên rừngcủa nước ta bị suy giảm nghiêm trọng.

Page 85: DÂN SỐ VÀ PHÁT TRIỂNgopfp.gov.vn/documents/18/133613/2+Tai+lieu+Dan+so+va... · Nhằm nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ của ngành, ... quản lý các khóa học

84

Bảng 4.3: Biến động diện tích rừng ở Việt Nam(Đơn vị: nghìn ha)

Năm 1943 1980 1985 1990 1995 2005 2009

Đất có rừng 14.290,0 10.608.3 9.891,9 9.175,6 9.300,2 12.418,5 10.900Diện tíchrừng ha/người 0.64 0,20 0,16 0,14 0,13 0,15 0,14

Nguồn: Viện điều tra qui hoạch rừng, Niên giám thống kê 2005; 2009

Như vậy, năm 1943 tổng diện tích rừng toàn quốc có 14,29 triệu ha, độ che phủrừng là 43%, đến năm 1990 còn khoảng 9,2 triệu ha, độ che phủ 27,7%. Trung bìnhmỗi năm mất 160- 200 nghìn ha rừng. Tỉ lệ đất trống, đồi núi trọc tăng lên từ 12,6%năm 1943 lên 34% năm 1990. Khoảng 7- 8 triệu người Việt Nam sống ở vùng rừng vàcó khoảng 18 triệu người có cuộc sống gắn liền với rừng. Trong những năm cuối thế kỉ20, nhờ các chính sách và biện pháp bảo vệ rừng và trồng mới đã đem lại kết quả tíchcực. Tỉ lệ che phủ rừng tăng lên 28,1% năm 1995 và 38% năm 2005; tỉ lệ đất tr ống đồinúi trọc đã được giảm xuống còn 29,5%.

Tuy nhiên, rừng Việt Nam vẫn đang chịu những áp lực lớn do chiến tranh lâudài đã huỷ diệt nhiều hệ sinh thái; tình trạng du canh, phá rừng làm nương rẫy, do tínhcạnh tranh cao của sản xuất nông nghiệp so với duy trì rừng đang làm cho diện tíchrừng bị thu hẹp lại, chất lượng rừng bị giảm sút. Tại các vùng ven biển, diện tích rừngngập mặn bị phá để nuôi tôm ngày càng tăng . Do nạn cháy rừng xảy ra thường xuyên,làm nước ta mất đi hàng chục nghìn ha mỗi năm.

Theo báo cáo của Cục Kiểm lâm thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nôngthôn, tổng diện tích rừng trong cả nước khoảng 10,9 triệu ha (năm 2009). Như vậy,tỷ lệ diện tích rừng bình quân của Việt Nam chỉ đạt 0,14 ha/người, trong khi bìnhquân chung của Thế giới là 0,97 ha/người.

2.2 Tài nguyên sinh vật mất dần tính đa dạngRừng và các m ôi trường hoang sơ khác - nơi cư trú của các loài động thực

vật đang phải nhường chỗ cho các hoạt động và nhu cầu của con người hoặc bị xélẻ, chẳng hạn do làm đường giao thông, khu du lịch… Trong khi đó, các động thựcvật hoang dã cần những khu đất có diện tích nhất định để tồn tại và phát triển.Nhiều khu vực như vậy không còn đủ rộng để các hệ sinh thái duy trì hoạt động.

Quá trình đô thị hóa đang diễn ra mạnh mẽ. Hơn 50% dân số đang sinh sốngtrong các đô thị. Lát đường, trải nhựa chính là yếu tố tàn phá cơ bản đối với môitrường hoang dã.

Ô nhiễm đất, nước và không khí đang hủy diệt dần các loài sinh vật. Hiệntượng cá chết hàng loạt trong các ao hồ, sông suối là phần nổi của minh chứng tácđộng của ô nhiễm môi trường đến các loài sinh vật.

Page 86: DÂN SỐ VÀ PHÁT TRIỂNgopfp.gov.vn/documents/18/133613/2+Tai+lieu+Dan+so+va... · Nhằm nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ của ngành, ... quản lý các khóa học

85

Gia tăng dân số, mức sản xuất, tiêu thụ tài nguyên tính bình quân theo đầungười tăng lên khiến hệ sinh thái vượt quá giới hạn chịu đựng và khả năng phục hồitự nhiên. Điều này giải thích tại sao tỷ lệ tuyệt chủng lại tăng vọt lên rất nhanh khidân số thế giới đạt tới 7 tỷ người vào năm 2011, trong khi khoảng 50 năm trước –năm 1960 mới có 3 tỷ người.

Theo ước tính của một trong số những nhà bảo tồn sinh học có uy tín nhấttrên thế giới thì trung bình mỗi năm khoảng 27.000 loài có thể biến mất. Tỷ lệ nàycao hơn hàng nghìn lần so với tỷ lệ tuyệt chủng tự nhiên của các loài.

Ở Việt Nam, sự suy giảm tính đa dạng sinh học, dẫn đến cạn kiệt hoặc tuyệtchủng các loài quí hiếm cũng đang diễn ra. Theo thống kê sơ bộ, trong bốn thập kỉqua, trên phạm vi cả nước đã có 200 loài chim, 120 loài thú bị tuyệt chủng, 68 loàithú có nguy cơ bị diệt vong, 97 loại bị tổn thương, 71 loài bị đe doạ được ghi vàotrong sách đỏ của Việt Nam, đưa ra cảnh báo về sự suy giảm nghiêm trọng về tínhđa dạng của các loài sinh vật. Năm 1996, trong danh sách đỏ của Tổ chức bảo tồnthiên nhiên thế giới đã liệt kê 25 loài động vật của Việt Nam ở mức nguy cấp thìđến năm 2010 đã là 47 loài. Nhiều loài thực vật quí hiếm cũng đang có nguy cơ bịtiêu diệt như nhóm gỗ quí (lát hoa, cẩm lai, gụ mật, gụ lai, mun...), nhóm dược liệuquí (tam thất, sâm ngọc linh, sa nhân...).

Hậu quả của việc giảm tính đa dạng sinh vật rất to lớn và trên nhiều phươngdiện. Ước tính khoảng 70% số thuốc men của y học hiện đại có nguồn gốc từ cáchợp chất tìm thấy trong tự nhiên. Chúng bắt nguồn từ khoảng 250 loài thực vật (yhọc truyền thống sử dụng có đến vài nghìn loài). Tuy nhiên cứ 9.000 loài thực vậtthì mới chỉ có một loài đã được nghiên cứu về những đặc tính y học của nó. Chínhtại thời điểm hiện nay, khi có các công cụ để nghiên cứu và ứng dụng các thông tinvề gen trong tự nhiên thì nguồn di sản gen của hành tinh này đang bị mất đi vĩnhviễn. Một thí dụ khác, sự tụt giảm số lượng ong và các loài vật giúp thụ phấn kháclà ở chỗ có thể xảy ra tình trạng mất rừng, mất mùa đối với các loại cây rừng, cũngnhư cây lương thực đòi hỏi phải có sự thụ phấn mới ra hoa kết trái được. Theo mộtước tính thì có tới 1/3 sản lượng lương thực có đ ược nhờ sự thụ phấn của các loàicôn trùng và các loài động vật khác. Khi thế giới đa dạng của các loài động thực vậtmất dần, nhân loại mất nhiều hơn những gì chúng ta nghĩ.

2.3 Tài nguyên biển ngày một suy giảmDiện tích biển và đại dương chiếm 71% diện tích bề mặt trái đất, là kho dự

trữ khổng lồ tài nguyên khoáng sản, tài nguyên sinh học, năng lượng, nguyên liệu.Biển và đại dương có thể cung cấp những chất thay thế cho những tài nguyên ngàycàng bị cạn kiệt trên đất liền. Hiện nay, trên thế giới có 60% dân số sống ở vùng venbiển trong khoảng 100 km từ bờ vào sâu nội địa, dự báo sẽ tăng lên 75% vào năm2020. Nhờ những thành tựu của cách mạng khoa học c ông nghệ hiện nay, con ngườiđã đẩy mạnh khai thác tài nguyên biển và đại dương, trong đó có hải sản. Sản lượng

Page 87: DÂN SỐ VÀ PHÁT TRIỂNgopfp.gov.vn/documents/18/133613/2+Tai+lieu+Dan+so+va... · Nhằm nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ của ngành, ... quản lý các khóa học

86

khai thác hải sản tăng từ 19,2 triệu tấn năm 1950 lên 101 triệu tấn năm 2004. Nhưngdân số tăng lên đã làm số lượng cá bình quân đầu người chỉ ư ớc tính 18,0 kg, giảmsút so với đỉnh cao 19,4 kg năm 1988. Vì nạn đánh bắt quá mức vẫn tiếp diễn và cá bịđánh bắt ở những giai đoạn còn nhỏ, chưa đủ phát triển, nên trữ lượng cá không thểphục hồi đầy đủ dẫn đến vắt kiệt trữ lượng. Năm 1990, Liên minh Bảo tồn Thế giớiđã phân loại 3,5% của tất cả các loài cá đang bị đe dọa (713 loài) và 1,8% đã lâmnguy (368 loài). Như vậy, những hoạt động của con người ở biển và cả trên đất liềnđã làm cho các hệ sinh thái và các nguồn tài nguyên biển bị suy thoái ở nhiề u vùngtrên thế giới.

Việt Nam có 3.260 km đường bờ biển, bao bọc toàn bộ phía Đông và Namđất nước. Vùng đặc quyền kinh tế biển của nước ta rộng khoảng 10 triệu km 2, gấp 3lần lãnh thổ trên đất liền. Vùng ven biển bao gồm 28 tỉnh, thành phố với trên 53%tổng dân số cả nước (trên 42 triệu người), khoảng 50% đô thị lớn và quan trọng.Hàng năm, vùng ven biển đã có những đóng góp lớn cho nền kinh tế thể hiện ở tỷ lệđóng góp cho GDP và 60% giá trị xuất khẩu của cả nước, giải quyết việc làm chohơn 10 triệu lao động và thu hút gần 50% vốn đầu tư nước ngoài (chưa kể dầu khí).

Vùng biển và ven biển Việt Nam có tài nguyên khá phong phú và đa dạng, làcác nguồn lực cơ bản để phát triển kinh tế, cụ thể là:

+ Dầu khí: tổng trữ lượng dầu khí tại vùng biển là 10 tỉ tấn qui đổi, trữ lượngkhai thác hơn 2 tỉ tấn. Trữ lượng khí thiên nhiên dự báo là 1.000 tỉ m 3.

+ Vùng biển và ven biển Việt Nam còn có tiềm năng rất lớn để phát triểncảng, vận tải biển và dịch vụ hàng hải, du lịch biển.

+ Nguồn lợi thuỷ sản nước ta phong phú, trữ lượng ước tính khoảng 4,2 triệutấn. Việc khai thác nguồn lợi này đang tăng lên một cách nhanh chóng (Bảng 4.4).

Bảng 4.4: Sản lượng cá đánh bắt (1980 -2010)

Năm 1980 1990 1995 2000 2005 2010Sản lượng

398,66 575,37 722,056 107.530,3 1367,5 1648,2Nguồn:- Tổng cục Thống kê. Số liệu thống kê Việt nam thế kỷ XX. NXB Thống kê. Hà Nội, 2004- Tổng cục Thống kê. Niên giám thống kê năm 2010. NXB Thống kê. Hà Nội, 2011

Như vậy, trong 30 năm, sản lượng cá bị đánh bắt đã tăng khoảng 4 lần,nguồn lợi hải sản ở các khu vực gần bờ đã và đang bị giảm sút nghiêm trọng.

III. DÂN SỐ VÀ MÔI TRƯỜNG1. Tác động của dân số đến môi trường

Con người muốn tồn tại và phát triển buộc phải khai thác tài nguyên thiênnhiên, biến chúng thành các vật phẩm và tiêu dùng hàng ngày. Trong quá trình khai

Page 88: DÂN SỐ VÀ PHÁT TRIỂNgopfp.gov.vn/documents/18/133613/2+Tai+lieu+Dan+so+va... · Nhằm nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ của ngành, ... quản lý các khóa học

87

thác, sản xuất, chế biến, tiêu dùng, các chất thải được đổ vào môi trường gây nêntình trạng ô nhiễm. Tác động của dân số đến môi trường có thể biểu thị qua côngthức sau: I = C . P . E

Trong đó: I là mức độ tác động đến môi trường

P: Số dân = Quy mô dân số

C: Mức tiêu thụ tài nguyên trên đầu người

E: Mức độ tác động đến môi trường của 1 đơn vị tài nguyên. Nhưvậy, nếu C và E cố định thì khi dân số tăng lên, việc khai thác và s ử dụng tàinguyên càng tăng theo và mức độ ô nhiễm môi trường càng tăng.

1.1 Dân số tăng lên, môi trường đất bị ô nhiễm nhiều hơnĐất bị ô nhiễm bởi các chất thải từ hoạt động sản xuất nông nghiệp, công

nghiệp, dịch vụ và các chất thải do sinh hoạt của con người và vật nuôi. Các tácnhân gây ô nhiễm đất bao gồm tác nhân hóa học, như phân bón, thuốc bảo vệ thựcvật, chất thải công nghiệp có độ kiềm, hoặc độ axít cao, các kim loại nặng…. Cáctác nhân sinh học như trực khuẩn lỵ, thương hàn, các loại ký sinh trùng, giun, sánv.v… Các tác nhân vật lý Nhiệt độ, phóng xạ… Rác thải sinh hoạt không được xửlý xả thẳng vào đất. “Đầu vào” gây ô nhiễm đất thì nhiều nhưng “đầu ra” lại ít vìcác chất gây ô nhiễm đất tồn đọng trong đất, việc khử ô nhiễm gặp nhiều khó khănvà tốn kém.

Đất nông nghiệp bị mất đi trong khi dân số vẫn gia tăng làm cho bình quân đấtnông nghiệp trên đầu người giảm xuống. Để có thể đảm bảo lương thực, thực phẩm,buộc phải tìm cách khai thác tối đa các nguồn lợi từ đất, như tăng vụ, tăng năng suấtbằng cách dùng nhiều hơn phân hóa học, thuốc trừ sâu… Vì vậy, sản xuất, nhập khẩuphân hóa học và thuốc trừ sâu tăng lên nhanh chóng (Bảng 4.5).

Bảng 4.5: Sản xuất phân hóa học và thuốc trừ sâu

Năm Đơn vị 1989 2009 Số lần tăngDân số Người 64.411.713 85.846.997 1,33Lương thực Nghìn tấn 19.834,3 43.323,4 2,18Phân hóa học Nghìn tấn 373 2.396 6,42Thuốc trừ sâu Tấn 4.753 78.491 16,51

Nguồn: Tổng cục Thống kê. Số liệu thống kê Việt Nam thế kỷ XX Tập 2. NXBThống kê. Hà Nội, 12 -2004 và gso.gov.vn.

Về nhập khẩu năm 1989, giá trị nhập khẩu phân bón của Việt Nam là 110,6triệu USD, đến năm 2009 đã lên tới 1,4 tỷ USD (4,5 triệu tấn). Các số liệu tươngứng đối với thuốc trừ sâu là 7,6 triệu USD và 488,5 triệu USD!

Page 89: DÂN SỐ VÀ PHÁT TRIỂNgopfp.gov.vn/documents/18/133613/2+Tai+lieu+Dan+so+va... · Nhằm nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ của ngành, ... quản lý các khóa học

88

Như vậy, trong 20 năm qua, dân số chỉ tăng lên 1,33 lần nhưng lương thực đãtăng 2,18 lần. Để đảm bảo sản xuất được khối lượng lương thực này, phân bón đãphải tăng 6,42 lần và thuốc trừ sâu tăng tới hơn 16 lần (chưa tính nhập khẩu). Đâychính là một trong những nhân tố làm ô nhiễm đất ngày càng trầm trọng.

1.2 Ô nhiễm không khí và suy thoái khí quyểnÔ nhiễm không khí là sự thay đổi lớn trong thành phần của không khí hoặc

có sự xuất hiện các khí lạ làm cho không khí không trong sạch, có sự tỏa mùi, làmgiảm tầm nhìn xa, gây biến đổi khí hậu, gây bệnh cho con người và sinh vật. Có rấtnhiều nguyên nhân gây ô nhiễm khí quyển.

Trước hết là việc giải quyết vấn đề năng lượng. Ngày nay, năng lượng điệnđược dùng rộng rãi nhờ khai thác sức nước, sức gió, ánh sáng mặt trời, Uranium(nhiên liệu hạt nhân), đốt than đá, xăng dầu, khí tự nhiên (nhiên liệu hoá thạch)…Đương nhiên, dân số và mức sống càng tăng lên càng cần nhiều năng lượng. Để giảiquyết vấn đề này, hàng trăm nhà máy điện hạt nhân đã được xây dựng nhưng cũngđã xảy ra nhiều vụ nổ ở các nhà máy này, đặc biệt là vụ nổ nhà nhà máy điện hạtnhân Trernobyl (Liên xô cũ) nãm 1985 và nhà máy điện hạt nhân Fukushima (NhậtBản) năm 2011 gây nên thảm họa môi trường thảm khốc. Ðiều này đã dẫn đến việcgiảm một nửa số dự án xây dựng nhà máy hạt nhân trên thế giới trong vòng 25 nămtới. Vì vậy, nhiên liệu hóa thạch vẫn là sự lựa chọn chủ yếu hiện nay và tương laikhá xa. Thế giới đã tiêu dùng 1,82 tỷ tấn than năm 1950 đã tăng lên đến 6,5 tỷ tấnthan năm 2010. Bên cạnh đó, xăng dầu, khí tự nhiên cũng được tiêu dùng với khố ilượng ngày càng lớn. Từ năm 2004 đến nay, thế giới sử dụng khoảng 80 triệu thùngdầu mỗi ngày! Việc khai thác, vận chuyển, xử lý, đốt cháy nhiên liệu hóa thạch, đốtrừng… đã tung lượng bụi khổng lồ vào môi trường và tăng carbon dioxide (CO 2).Lượng khí carbon dioxide - chất khí tạo ra một nửa hiệu ứng nhà kính, trên thế giớiđã tăng từ 2,4 tỷ tấn (1950) lên 6,8 tỷ tấn (1985) và tăng vọt lên hơn 30 tỉ tấn vàonăm 2010. Điều này cho thấy các nỗ lực hạn chế lượng khí thải chưa thành công.Hậu quả là trái đất nóng lên, băng Bắc cực tan ra làm mực nước biển dâng cao.

Theo tài liệu “Kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng” do Bộ Tài nguyênvà Môi trường công bố tháng 6/2009, mực nước biển được dự báo sẽ dâng 75 cm(phương án thấp) và 100 cm (phương án cao). Liên Hợp Quốc cảnh báo, nếu mựcnước biển tăng thêm 1m thì Việt Nam v ới bờ biển dài hơn 3200 km được coi là mộttrong 5 quốc gia bị đe doạ nghiêm trọng nhất bởi hiện tượng mực nước biển dâng:Mức thiệt hại lên tới 17 tỉ USD/năm; 1/5 dân số mất nhà cửa; 12,3 % diện tích đấttrồng trọt biến mất; 40.000km2 diện tích đồng bằng ở khu vực các tỉnh lưu vực sôngMêkông sẽ chịu tác động của lũ ở mức độ không thể dự đoán.

Một vấn đề nghiêm trọng khác của suy thoái khí quyển là sự mỏng và thủngtầng ozôn. Nguyên nhân là các hóa chất được sử dụng trong cơ chế làm lạnh củathiết bị điều hòa, máy lạnh, như Hydrochlorofluorocarbon (HCFC) và chloro -

Page 90: DÂN SỐ VÀ PHÁT TRIỂNgopfp.gov.vn/documents/18/133613/2+Tai+lieu+Dan+so+va... · Nhằm nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ của ngành, ... quản lý các khóa học

89

fluorocarbon (CFC)… tăng nhanh trong thành phần khí quyển do số người dùng cácthiết bị lạnh tăng lên.

1.3 Khan hiếm nước và ô nhiễm nguồn nướcCó ba vấn đề liên quan đến các nguồn nước sạch mà các chuyên gia dân số,

môi trường và phát triển xác định là:

- Nước ngày càng trở nên khan hiếm. Mặc dù nước là nguồn tài nguyên cótrữ lượng hạn chế, nhưng dân số lại tăng quá nhanh ở nhiều quốc gia có sự khanhiếm về nước và hơn thế, thiếu nước.

- Ô nhiễm nước là hiện tượng gia tăng ở cả hai khối nước phát triển và đangphát triển. Chất lượng nước kém ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ con người vàgián tiếp làm chậm lại nhịp độ kinh tế.

- Sự thoái hóa của các vùng đất cần nước đe doạ khả năng khai thác và sửdụng các nguồn tài nguyên. Điều này càng đặc biệt quan trọng ở các nơi phụ thuộcvào sản xuất nông nghiệp cần có sự hỗ trợ của hệ thống tưới tiêu, thuỷ lợi - nơi màsự phèn hóa, úng lụt và kiểm hóa đã biến nhiều vùng đất canh tác trở thành đấthoang hóa.

Có bốn dạng khan hiếm nước : (1)Khan hiếm do đất bị sa mạc hóa, (2)Khanhiếm do sự thất thường của thời tiết, có các khu vực trở nên ít mưa hơn trong năm,(3)Khan hiếm do việc trái đất bị sấy khô vì hậu quả của nạn phá rừng, phá huỷ cácnguồn nước, đồng cỏ, (4)Khan hiếm do dân số tăng nhanh, tăng nhu cầu nước,đồng thời cũng do việc sử dụng lãng phí nước. Hai loại đầu là do các yếu tố khítượng - thuỷ văn và hai loại sau là do các hoạt động của con người gây ra.

Khan hiếm nước là một trong những đe doạ trực tiếp đến sự nghiệp phát triểnbên vững và cuộc sống của nhân loại. Trước mắt, tác động tổng hợp của thoái hóađất đai, của hạn hán đe doạ mất mùa và dẫn đến nạn đói. Về lâu dài, gia tăng dân sốquá trình làm trầm trọng hơn vấn đề khan hiếm nước, vì làm giảm lượng nước bìnhquân đầu người nhằm đảm bảo các nhu cầu trong cuộc sống thường ngày và giatăng các hoạt động dịch vụ, sản xuất công nghiệp.

Hiện tại, vấn đề khan hiếm nước xảy ra đối với 88 nước đang phát triển, nơi40% dân số hành tinh đang cư trú đặc biệt là nước Bắc Phi và Đông Phi .Trong khiđó, hầu hết các nước này có tỷ lệ gia tăng dân số cao (thí dụ Ethiopia có tỷ lệ giatăng dân số hàng năm trên 2,5%. Vấn đề đặt ra đối với các Chính phủ là cần cóchiến lược quản lý nguồn nước, quỹ đất và không thể tách rời, không thể lơi lỏngđối với chương trình dân số. .

Do nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa với lượng mưa lớn, có hệthống sông ngòi, kênh rạch, ao hồ chằng chịt. Vì vậy, Việt Nam có nguồn nước mặtvà nước ngầm tương đối dồi dào.

Page 91: DÂN SỐ VÀ PHÁT TRIỂNgopfp.gov.vn/documents/18/133613/2+Tai+lieu+Dan+so+va... · Nhằm nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ của ngành, ... quản lý các khóa học

90

Bảng 4.6: Tài nguyên nước ở Việt Nam

Nguồn nước mặt Nước ngầm Nước khoáng

Tổng lượng trung bình năm: 835 tỉ m 3

(riêng lưu vực sông Hồng và Mêcôngchiếm 75%)

- Trữ lượng tiềmnăng 60 tỉ m3/ năm 350 nguồn

Lượng nước tạo ra trong lãnh thổ 225 tỉm3 năm

- Trữ lượng đượckhai thác mới có 3 -4 tỉ m3/ năm

Nguồn: Báo cáo diễn biến môi trường nước Việt Nam. Bộ Tài nguyên và Môitrường và Ngân hàng Thế giới, năm 2003.

Ở nước ta, mức đảm bảo nước trung bình cho một người trong 1 năm từ12.800 m3/người vào năm 1990, giảm còn 10.900 m 3/người vào năm 2000 và cókhả năng chỉ còn khoảng 8500 m 3/người vào năm 2020. Tuy mức bảo đảm nướchiện nay của nước ta cao hơn 2,7 lầ n so với Châu Á (3970 m3/người ) và 1,4 lần sovới thế giới (7650 m3/người ), nhưng nguồn nước lại không phân bố đều giữa cácvùng. Mức đảm bảo nước hiện nay của một số hệ thống sông ngòi khá nhỏ, ví dụ hệthống sông Hồng, sông Thái Bình, sông Mã chỉ đạt 5000 m 3 /người, trong khi hệthống sông Đồng Nai chỉ đạt 2980 m3/người. Theo Hội Nước quốc tế (IWRA):"Nước nào có mức bảo đảm nước cho 1 người trong 1 năm dưới 4000 m 3/người thìnước đó thuộc loại thiếu nước và nếu nhỏ hơn 2000 m 3/người thì thuộc loại hiếmnước". Theo tiêu chí này, thì nước ta không thuộc loại thiếu nước, nhưng một sốvùng và lưu vực sông hiện nay thuộc loại thiếu nước, như vùng ven biển NinhThuận - Bình Thuận, hạ lưu sông Đồng Nai.

Hiến chương châu Âu về nước định nghĩa : "Ô nhiễm nước là sự biến đổ i nóichung do con người đối với chất lượng nước, làm nhiễm bẩn nước và gây nguyhiểm cho con người, cho công nghiệp, nông nghiệp, nuôi cá, nghỉ ngơi, giải trí, chođộng vật nuôi và các loài hoang dã".

Nguyên nhân thứ nhất gây ô nhiễm nước là các hiện tượn g tự nhiên, nhưmưa, tuyết tan, gió bão, lũ lụt đưa vào môi trường nước chất thải bẩn, các sinh vậtvà vi sinh vật có hại kể cả xác chết của chúng. Nguyên nhân thứ hai liên quan đếncác hiện tượng nhân tạo. Đó là việc con người đổ các chất thải sinh hoạt, côngnghiệp, nông nghiệp, giao thông chủ yếu dưới dạng lỏng vào môi trường nước. Cácchất thải độc nhiều đến mức ngay cả các nước phát triển cũng không bảo vệ đượccác dòng sông tránh khỏi sự ô nhiễm. Điều này, một phần lại được quy định bởi quimô dân số - yếu tố quyết định qui mô sản xuất và qui mô tiêu dùng của họ.

Page 92: DÂN SỐ VÀ PHÁT TRIỂNgopfp.gov.vn/documents/18/133613/2+Tai+lieu+Dan+so+va... · Nhằm nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ của ngành, ... quản lý các khóa học

91

Ở Việt Nam, với hàng trăm khu chế xuất và khu công nghiệp, hang vạn cơ sởhóa chất, biến chế, dịch vụ dọc theo bờ sông mà chất thải thường được xả thẳng vàocác dòng sông nên tình trạng ô nhiễm nước rất trầm trọng, đặc biệt là lưu vực SôngCầu, sông Nhuệ, sông Ðáy, sông Ðồng Nai, sông Sài Gòn, sông Tiền và sông Hậu.Trong khi đó, theo Tổng điều tra Dân số và Nhà ở năm 2009, cả nước mới có 25,5%hộ dùng nước máy, thành thị 63,5% và nông thôn là 8,6%. Điều này cho thấy, ônhiễm nước đang ảnh hưởng đến cuộc sống và sản xuất kinh doanh của hàng chụctriệu người, đặc biệt là khu vực nông thôn.

2. Ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến sức khỏe con ngườiTheo các nhà y học thế giới, 80% các loại bệnh tật của con người đều liên

quan đến ô nhiễm môi trường. Các yếu tố ô nhiễm có khả năng ảnh hưởng đến sứckhỏe, gây bệnh cho con người là ô nhiễm không khí, nước, đất hay tiếng ồn, trườngđiện từ, phóng xạ....

Ô nhiễm không khí làm gia tăng các bệnh về đường hô hấp. Người lao độngtrong các cơ sở sản xuất công nghiệp thường mắc các bệnh về đường hô hấp, timmạch, tiêu hóa, mắt, ngoài da và các hiện tượng ngộ độc CO, SO2, chì... Theo thốngkê năm 2008, tại các bệnh viện ở TP. Hồ Chí Minh, tỷ lệ bệnh nhân mắc các bệnhđường hô hấp và bệnh phổi tăng mạnh. Đối tượng thường xuyên tiếp xúc với khôngkhí ô nhiễm trên các đường phố cũng bị ảnh hưởng như lực lượng Cảnh sát giaothông thường mắc các bệnh tai-mũi-họng, chiếm 62,2%. Vì tầng ôzôn hấp thụ tiacực tím từ mặt trời, giảm sút tầng ôzôn dự đoán sẻ tăng cường độ tia cực tím ở bềmặt Trái đất, có thể dẫn đến nhiều thiệt hại bao gồm cả gia tăng bệnh ung thư da.

Ô nhiễm nguồn nước làm gia tăng các bệnh về đường tiêu hóa

Vấn đề nguồn nước đang là những thách thức lớn của nhân loại. Trong sốtrên 7 tỉ dân cư trên trái đất, cứ 4 người thì có 1 người không được dù ng nước đảmbảo vệ sinh, và cứ 2 người thì có 1 người không được sử dụng nước sạch theo tiêuchuẩn. Lui Paster đã nói “90% bệnh của chúng ta bắt nguồn từ nước uống”. Mỗinăm có hàng triệu người chết vì những căn bệnh có liên quan đến việc dùng nước(phần lớn là do mắc bệnh tiêu chảy) và một nửa số nạn nhân là trẻ em. Ô nhiễmnước có ảnh hưởng với sức khỏe con người thông qua 2 con đường: do ăn uốngnước bị ô nhiễm hay các loại rau quả và thủy hải sản được nuôi trồng trong nước bịô nhiễm; do tiếp xúc với nguồn nước bị ô nhiễm trong quá trình sinh hoạt và laođộng. Ở nước ta, nguồn nước ở các con sông vẫn là nguồn cung cấp nước sinh hoạtchính cho đô thị và nông thôn. Khi nguồn nước mặt bị ô nhiễm làm gia tăng bệnhtật cho người dân tại các địa phương. Theo B ộ Y tế, gần một nửa trong số 26 bệnhtruyền nhiễm có liên quan tới nguồn nước bị ô nhiễm, đặc biệt là tiêu chảy cấp vàcác bệnh như tả, thương hàn, các bệnh về đường tiêu hóa, viêm gan A, viêm não,ung thư...

Page 93: DÂN SỐ VÀ PHÁT TRIỂNgopfp.gov.vn/documents/18/133613/2+Tai+lieu+Dan+so+va... · Nhằm nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ của ngành, ... quản lý các khóa học

92

Ô nhiễm đất tác động đến sức khỏe con người

Dư thừa đạm, thuốc trừ sâu trong đất hoặc trong cây đều có những tác hại đốivới môi trường và sức khỏe con người. Hiện nay, tại một số vùng ở Việt Nam vẫnbị ảnh hưởng của các chất độc hóa học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh (đặc biệt làdioxin) còn tồn lưu trong đất. Các chất độc hóa học/dioxin thông qua chuỗi thức ăn(tích lũy trong nguồn nước dưới đất, thực vật, thủy sản) đi vào cơ thể con người vàgây ra các bệnh về tim mạch, thần kinh, xương khớp, hô hấp, ung thư, để lại nhữngdi chứng lâu dài.

3. Giải pháp giải quyết mối quan hệ giữa dân số và môi trườngCác vấn đề gắn liền với các xu hướng phát triển, suy thoái môi trường, tăng

trưởng và phân bố đã trở thành mối quan tâm lớn của nhiều quốc gia trên thế giới.Việc giải quyết đồng bộ và khẩn trương cá c vấn đề này đã trở nên cấp bách. Các hệsinh thái và môi trường chỉ có thể đáp ứng đến một mức nào đó nhu cầu khai thácvà sử dụng của con người. Khi các ngưỡng này đã đạt tới, khủng hoảng môi trườngsinh thái sẽ xảy ra và gây nên các hậu quả bất lợi cho cuộc sống của con người. Tácđộng tiêu cực đến môi trường có thể giảm thiểu bằng cách kết hợp các chiến lượcgiảm mức gia tăng dân số, phân bố dân cư hợp lý, lựa chọn các xu hướng sản xuất,tiêu dùng thân thiện với môi trường, đẩy mạnh công cuộc xóa đói, giảm nghèo, ápdụng các công nghệ mới và cơ chế quản lý mới. Các chính sách phát triển lànhmạnh, cần tích hợp được các chiến lược nêu trên để đạt được đồng bộ các mục tiêu.

Hội nghị Môi trường và Phát triển của Liên hợp quốc họp tại Rio de Janeiro(Brasil) tháng 6/1992 đã tạo ra một cơ hội cho các nguyên thủ quốc gia nhất trí về mộtchiến lược phát triển môi trường có trách nhiệm trong thế kỷ tới. Đương nhiên, phầnlớn các vấn đề môi trường sẽ hướng vào quy mô địa phương và quốc gia, nhưng cónhiều vùng cần đến sự cam kết quốc tế để thay đổi. Nội dung này đã được đưa vàochương trình hành động trong thế kỷ 21, bao gồm:

- Phân bổ viện trợ quốc tế cho các chương trình có sự thu hồi vốn cao đểgiảm nghèo khổ và làm lành mạnh môi trường; đáp ứng điều kiện vệ s inh và nướcsạch, giảm bớt ô nhiễm không khí trong nhà và đáp ứng các nhu cầu cơ bản.

- Đầu tư vào nghiên cứu và triển khai để làm giảm xói mòn đất và thoái hóađất, áp dụng phương pháp canh tác trên cơ sở vững bền.

- Phân bổ thêm nguồn vốn cho công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình, giáodục tiểu học và trung học, nhất là đối với nữ.

- Giúp các Chính phủ có ý muốn tránh các lệch lạc và sự mất cân đối kinh tếvĩ mô gây tác hại đến môi trường.

- Cung cấp tài chính để bảo vệ môi trường thiên nhiên và tín h đa dạng sinh học.- Đầu tư vào nghiên cứu và triển khai các dạng năng lượng thay thế phi

carbon để chống lại sự thay đổi khí hậu.- Chống lại các sức ép, bảo hộ và đảm bảo các thị trường quốc tế về hàng hóa

và dịch vụ, kể cả tài chính và công nghệ được “mở cửa”.

Page 94: DÂN SỐ VÀ PHÁT TRIỂNgopfp.gov.vn/documents/18/133613/2+Tai+lieu+Dan+so+va... · Nhằm nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ của ngành, ... quản lý các khóa học

93

TÓM TẮT CHƯƠNG 4Con người có mối quan hệ mật thiết với tài nguyên và môi trường.Tài

nguyên có nhiều loại: Tài nguyên vô hạn, tài nguyên hữu hạn không tái tạo được vàtài nguyên hữu hạn tái tạo được. Chính vì vậy, quan hệ giữa dân số và tài ngu yêncũng khác nhau. Tài nguyên vô hạn không bị ảnh hưởng của sự gia tăng dân sốnhưng tài nguyên hữu hạn không tái tạo được thì ngược lại. Cạn k iệt tài nguyên nàylà điều chắc chắn xảy ra. Đối với tài nguyên hữu hạn tái tạo được, về mặt lý thuyếtcó thể không cạn kiệt. Tuy nhiên, điều này vẫn có thể xảy ra khi tốc độ sử dụng (bịquy định bởi tốc độ tăng dân số và mức độ sử dụng) cao hơn tốc độ tái tạo. Quy môdân số và các mô hình sản xuất, tiêu dùng có tác động đến ô nhiễm môi trường đất,môi trường nước, môi trường khí và biến đổi khí hậu.

Ngược lại, cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu lạiảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, tình hình bệnh tật, mức tử vong, mức sinhcủa con người và thúc đẩy di cư.

Vì vậy, loài người phải tiết kiệ m, hợp lý hóa, tối ưu hóa trong tiêu dùng tàinguyên, bảo tồn và phát triển tài nguyên có thể tái tạo, tìm kiếm các tài nguyên thaythế. Hạn chế quy mô dân số, phân bố dân cư hợp lý, sử dụng các mô hình sản xuất,tiêu dùng thân thiện với môi trường là phươ ng cách góp phần nâng cao chất lượngcuộc sống hiện nay.

CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP CHƯƠNG 41. Sưu tầm số liệu và vẽ trên cùng hệ trục toạ độ

a) Số dân của Việt Nam hoặc của địa phương qua từng năm và lượng than đá, xăngdầu, sản lượng điện đã tiêu thụ? Có nhận x ét gì về mối quan hệ dân số, nâng caomức sống, cạn kiệt tài nguyên và an ninh năng lượng ở nước ta /địa phương?

b) Số dân qua từng năm và diện tích rừng của Việt Nam /địa phương . Nhận xét vàphân tích dãy số nói trên.

2. Sưu tầm và phân tích tình hình ô nhiễm đất, n ước, không khí ở Việt Nam hoặc ởđịa phương? Nêu các giải pháp bảo vệ môi trường, nhất là các giải pháp từ gócđộ dân số.

3. Việt Nam (hoặc địa phương) cần phải làm gì để bảo vệ tài nguyên, môi trường?

Page 95: DÂN SỐ VÀ PHÁT TRIỂNgopfp.gov.vn/documents/18/133613/2+Tai+lieu+Dan+so+va... · Nhằm nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ của ngành, ... quản lý các khóa học

94

Chương 5

LỒNG GHÉP BIẾN DÂN SỐ VÀO

QUÁ TRÌNH KẾ HOẠCH HOÁ PHÁT TRIỂN

Hội nghị quốc tế về Dân số và Phát triển tại Cairô (Ai Cập), năm 1994, đãbàn về các chủ đề chính sau:

• Các vấn đề liên quan đến dân số và phát triển

• Bình đẳng nam nữ và nâng cao quyền lực Phụ nữ

• Các vấn đề về gia đình

• Tăng trưởng và cấu t rúc dân số

• Quyền và sức khoẻ sinh sản

• Sức khoẻ, bệnh tật và tử vong

• Đô thị hoá và di dân

• Các vấn đề khác

Để giải quyết những vấn đề liên quan đến mối quan hệ dân số và phát triển,Hội nghị đã đưa ra nhiều khuyến nghị giải pháp, trong đó, giải pháp có tính tổnghợp, quan trọng nhất là lồng ghép đầy đủ và triệt để các biến dân số vào: (1)Cácchiến lược phát triển (2)Xây dựng kế hoạch, chính sách (3)Phân bổ các nguồn lực ởmọi cấp, và (4)Mọi phương diện của công tác kế hoạch. Trên cơ sở đó, Hội nghị đãtuyên bố hai mục tiêu chính, cần phải đạt được trong việc lồng ghép dân số và pháttriển là:

• Dân số phải được lồng ghép đầy đủ vào các kế hoạch phát triển bền vững.

• Các chính sách cần phải tính đến xu hướng biến đổi dân số nhằm đạt đượcsự phát triển bền vững và nâng cao chất lượng cuộc sống.

Tại Hội nghị Cairô, Đoàn đại biểu Việt Nam biểu thị mối quan tâm này bằngtuyên bố "Chính phủ Việt Nam nhận thức sâu sắc mối quan hệ chặt chẽ giữa dân sốvà phát triển. Việc lồng ghép dân số vào kế hoạch hoá ph át triển là một bộ phậncấu thành và quan trọng của Chiến lược phát triển. Đó là nhân tố cơ bản để nângcao chất lượng cuộc sống cho mỗi cá nhân, mỗi gia đình và toàn xã hội".

Thực hiện các tuyên bố trên, các nhà hoạch định kế hoạch của Việt Namđang nỗ lực nâng cao nhận thức và thay đổi phương pháp kế hoạch hoá theo hướnglồng ghép một cách đầy đủ dân số vào kế hoạch hoá phát triển.

Page 96: DÂN SỐ VÀ PHÁT TRIỂNgopfp.gov.vn/documents/18/133613/2+Tai+lieu+Dan+so+va... · Nhằm nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ của ngành, ... quản lý các khóa học

95

I. MỘT SỐ KHÁI NIỆM1. Khái niệm kế hoạch hóa

Kế hoạch hóa là một quá trình liên tục từ việc phân tích tình hình, lựa chọnmục tiêu, hình thành các hoạt động trong tương lai nhằm đạt mục tiêu đề ra. KHH làmột phương pháp, một công cụ quản lý.

2. Hệ thống tổ chức và cấp độ lập kế hoạchHệ thống tổ chức và cấp độ lập kế hoạch được trình bày trong Bảng 5.1

Bảng 5.1: Hệ thống tổ chức kế hoạch

Hệ thống chính quyền Hệ thống lập kế hoạch

Cấp trung ương- Các Bộ, Tổng cục, Uỷ ban

Cấp trung ương:- Cấp quốc gia- Cấp vùng- Cấp ngành

Cấp tỉnh Cấp tỉnhCấp huyện Cấp huyệnCấp xã Cấp xã

Có thể phân loại kế hoạch theo các cấp quản lý, như sau:+ Cấp quốc gia:

- Chính sách- Chiến lược phát triển KT-XH quốc gia (10 năm)- Chiến lược phát triển ngành, lĩnh vực.- Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH quốc gia- Quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực- Kế hoạch phát triển 5 năm và hàng năm- Các chương trình mục tiêu quốc gia- Khuôn khổ kế hoạch hành động quốc gia- Dự án

+ Cấp vùng:- Quy hoach phát triển vùng- Các chương trình, dự án đầu tư phát triển vùng- Chương trình điều phối kế hoạch các địa phương- Dự án

+ Cấp tỉnh:- Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH tỉnh (10 năm)- Quy hoạch tổng hợp sử dụng đất của tỉnh- Kế hoạch phát triển KT-XH 5 năm và hàng năm- Khuôn khổ quy hoạch không gian các đô thị và điểm dân cư- Chương trình, dự án đầu tư phát triển của tỉnh

Page 97: DÂN SỐ VÀ PHÁT TRIỂNgopfp.gov.vn/documents/18/133613/2+Tai+lieu+Dan+so+va... · Nhằm nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ của ngành, ... quản lý các khóa học

96

- Các chương trình mục tiêu- Dự án

+ Cấp huyện:- Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH huyện- Quy hoạch tổng hợp sử dụng đất của huyện.- Kế hoạch phát triển KT-XH 5 năm và hàng năm- Kế hoach đầu tư phát triển của huyện- Dự án

+ Cấp xã:- Kế hoạch hàng năm- Dự án

3. Quy trình Kế hoạch hóaQuy trình KHH gồm các bước như Sơ đồ 5.1, sau:

Sơ đồ 5.1: Quy trình kế hoạch hóa

4. Quan niệm “Lồng ghép”

Trong những năm qua, thuật ngữ "lồng ghép dân số và phát triển" đã đượcnhiều người sử dụng, cả nhà khoa học và nhà quản lý, nhưng theo nhiều nghĩa khácnhau. Dưới đây trình bày một số quan niệm và phạm vi vận dụng việc "lồng ghép dânsố và phát triển".

Phân tích

hiện trạngvà xác định

vấn đề

Xây dựng Kếhoạch

Đặt ramụcđích,mục

tiêu,chỉtiêu

Xây dựngchính sách và chiến

lượcmục tiêu, chỉ tiêu

Xác địnhchươngtrình/

dự án

Đánh giá

Giám sát

Thực hiệnkế hoạch

Lậpchương

trìnhđầu tư

Page 98: DÂN SỐ VÀ PHÁT TRIỂNgopfp.gov.vn/documents/18/133613/2+Tai+lieu+Dan+so+va... · Nhằm nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ của ngành, ... quản lý các khóa học

97

4.1 Những quan niệm không đầy đủ4.1.1.Quan niệm tranh thủ, kết hợp

Theo quan niệm này: "Lồng ghép là sự tranh thủ, kết hợp giữa các hoạt độngdân số và hoạt động phát triển”.

Trên thực tế, các hoạt động phát triển bao trùm hầu hết các lĩnh vực của đờisống kinh tế - xã hội. Do đó, mạng lưới, nhân lực cùng với kinh nghiệm và tay nghề,phương tiện đảm bảo cho các hoạt động này sẵn có ở khắp mọi nơi. Sự giao tiếp giữa"khách hàng" và hệ thống dịch vụ kinh tế -xã hội cũng có cơ hội và thường xuyên.

Một mạng lưới như vậy có khả năng thực hiện thêm việc tuyên truy ền, giáodục Dân số -SKSS hoặc bán/phân phối miễn phí phương tiện tránh thai phi lâm sàng.

Ngoài các hệ thống sẵn có, với các hoạt động thường xuyên, nhiều Chươngtrình, Dự án phát triển được thực hiện ở các địa phương hoặc tập trung vào một nhómđối tượng nào đó, sẽ hiệu quả hơn nếu kết hợp thêm với các hoạt động dân số. Chẳnghạn, Dự án phát triển đàn bò sữa, xoá đ ói giảm nghèo nếu phối hợp đưa thêm cáchoạt động kế hoạch hoá gia đình sẽ có lợi trên nhiều phương diện: Đàn bò phát triển,dân số ổn định, kết quả xoá đói, giảm nghèo tốt hơn. Trong khi đó, chi phí thực hiệnbao gồm cả nhân, tài, vật lực, sẽ giảm hơn so với việc tiến hành riêng rẽ hai dự án.

Từ đó, có ý tưởng tranh thủ sử dụng nguồn lực, cơ hội sẵn có, bổ sung thêmnguồn lực cho các hệ thống/hoạt động phát triển để tiến hành các hoạt động dân sốhoặc ngược lại. Đó chính là quan niệm Lồng ghép như là sự tranh thủ, kết hợp.

4.1.2 Quan niệm "bước đệm" hay "điểm khởi đầu"

Theo quan niệm này: "Lồng ghép là quá trình nối tiếp mà hoạt động phát triểnlà bước đệm khởi đầu, hoạt động dân số tiếp nối sau”.

Ngay hiện nay, không phải mọi cộng đồng, mọi người đều ủng hộ KHHGĐhay chăm sóc SKSS, nhất là các vấn đề liên quan đến triệt sản, phá thai, HIV/AIDS...Mặt khác, họ chưa hiểu, thậm chí chưa hề gặp cán bộ Chương trình hay Dự án dânsố. Do vậy, cần phải có hoạt động phát triển làm "bước đệm ". Hoạt động này cần đápứng một nhu cầu nào đó mà cộng đồng đang quan tâm. Bắt đầu bằng một hoạt độngtốt, không gây tranh cãi, như cung cấp nước sạch, phổ biến kỹ t huật nuôi tôm,phương pháp nuôi/dạy con, cho vay vốn phát triển đàn bò. Sau "bước đệm" hay"điểm khởi đầu" này, khi cộng đồng thông cảm, dễ lĩnh hội và chấp nhận cái mới thìsẽ thực hiện các Dự án DS-SKSS. Nói một cách khác, khi các nhân viên DS-SKSStrở nên được tín nhiệm và tin cậy hơn, mới có thể nói với mọi người về DS -SKSSmột cách thuyết phục và hiệu quả. Như vậy, lồng ghép như một quá trình nối tiếpnhau mà Chương trình/Dự án phát triển là một bước đệm, một bước khởi đầu.Chương trình/Dự án dân số sẽ tiếp nối sau. Hoặc cũng có thể ngược lại, một Dự ánbảo vệ và chăm sóc trẻ em, như tiêm chủng mở rộng có thể đễ dàng lôi cuốn cộng

Page 99: DÂN SỐ VÀ PHÁT TRIỂNgopfp.gov.vn/documents/18/133613/2+Tai+lieu+Dan+so+va... · Nhằm nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ của ngành, ... quản lý các khóa học

98

đồng tham gia và trở thành bước đệm cho Dự án "Đưa trẻ em, đặc biệt là trẻ em gáiđến lớp".

4.1.3 Quan niệm lồng ghép tổ chức

Theo quan niệm này: " Lồng ghép là các cơ quan dân số và các cơ quan pháttriển cùng hoạt động trong một tổ chức điều phối chung”.

Thực tế chỉ ra rằng, các mục tiêu DS- PT cụ thể, có thể đạt được kết quả, cầncó sự tham gia, nỗ lực hoạt động của nhiều ban ngành, đoàn thể, tổ chức xã hội. Đểcó sự phối kết hợp hoạt động nhịp nhàng và hiệu quả thì các đơn vị này cần được đặttrong một tổ chức bao trùm, có chức năng điều phối các hoạt động trong lĩnh vực DS-PT của các thành viên. Như vậy, lồng ghép Dân số và phát triển được hiểu theo nghĩalồng ghép tổ chức là sự tập hợp các ban ngành, đoàn thể, tổ chức xã hội vốn độc lậpvới nhau, có chức năng, nhiệm vụ khác nhau vào cùng một tổ chức để phối kết hợpcác hoạt động trong lĩnh vực DS- PT.

Sự lồng ghép về tổ chức làm cho việc lồng ghép về hoạt động diễn ra có kếhoạch, có điều phối, nhờ đó tránh được chồng chéo, lãng quên và tiết kiệm đượcnguồn lực.

4.1.4 Quan niệm Dân số là một biến cầu

Theo quan niệm này: "Lồng ghép là khi tính nhu cầu khối lượng hàng hoá và dịchvụ trong các kế hoạch phát triển cần dựa trên quy mô và cơ cấu dân số”.

Trước đây, khi lập kế hoạch cung cấp lương thực, xây dựng trường học, trungtâm y tế, nhà ở v.v... người ta sử dụng dự báo dân số để ước tính nhu cầu về khốilượng các sản phẩm và dịch vụ nói trên.

Một cách tổng quát, nếu ký hiệu: P là tổng số dân, a là mức tiêu dùng trung bìnhcủa một người trong năm về một loại hàng hoá nào đó, Q là tổng khối lượng hànghoá này thì Q = P.a. Như vậy, nếu a không đổi thì tổng khối lượng hàng hoá Q đồngbiến cùng với quy mô dân số P.

Đối với nhiều loại hàng hoá thì mức tiêu dùng trung bình a phụ thuộc cả vàotuổi và giới tính nữa. Lương thực, thuốc lá, rượu, bia chẳng hạn. Vì vậy, nếu gọi:

Pmx và Pf

x số dân nam và số dân nữ độ tuổi x .

amx và af

x là mức tiêu dùng bình quân tương ứng của một người nam và nữ ,một năm thì có thể chi tiết hoá công thức tính toán tổng khối lượng nhu cầu hàng hoáQ như sau :

Q = Pfx . af

x + Pmx . am

x

Rõ ràng, khối lượng tiêu dùng Q phụ thuộc tổng dân số P, cơ cấu dân số theotuổi và giới tính (thông qua bộ các số P f

x và Pmx ) và các mức tiêu dùng a f

x, am

x. Ởmỗi trình độ phát triển khác nhau thì các mức tiêu dùng a f

x , amx cũng khác nhau. Như

Page 100: DÂN SỐ VÀ PHÁT TRIỂNgopfp.gov.vn/documents/18/133613/2+Tai+lieu+Dan+so+va... · Nhằm nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ của ngành, ... quản lý các khóa học

99

vậy, khi tính toán khối lượng tiêu dùng Q đã có sự đề cập, phân tích cả quy mô, cơcấu dân số và yếu tố phát triển. Hay nói khác đi, đã lồng ghép dân số và phát triển đểtính nhu cầu trong quá trình kế hoạch hoá.

Chính vì vậy, quy mô và cơ cấu dân số theo độ tuổi, giới tính là không thể thiếuđược trong nghiên cứu thị trường. Đặc biệt là nghiên cứu người tiêu dùng. Tuy nhiên,tính toán nhu cầu mới chỉ là một bước trong toàn bộ quy trình kế hoạch hoá và cũngchưa diễn đạt hết nội hàm "lồng ghép" cần diễn đạt.

4.2 Quan niệm đầy đủ về lồng ghépTheo quan niệm này: "Lồng ghép là sự suy xét quan hệ nhân-quả giữa dân số

và phát triển ở mọi cấp độ kế hoạch, trong toàn bộ quá trình kế hoạch hoá ”.

Như chúng ta đã biết, kế hoạch có các cấp độ: Chính sách, chiến lược, chươngtrình, dự án và quá trình kế hoạch hoá bao gồm các bước: (1) Lập kế hoạch, (2) Tổchức thực hiện kế hoạch, (3) Giám sát thực hiện kế hoạch và cuối cùng là (4) Đánhgiá kết quả thực hiện kế hoạch. Trong đó, giám sát có thể coi là bước bao trùm, vì nhàquản lý không những cần giám sát việc thực hiện kế hoạch mà cả khâu lập kế hoạchvà đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch. Mỗi bước nói trên lại có một quy trình thực hiện.Chẳng hạn, ở bước "lập kế hoạch" phải tuân theo quy trình sau:

-Phân tích tình hình

-Xác định mục tiêu /chỉ tiêu.

- Lựa chọn giải pháp

- Hình thành các Chương trình/Dự án

- Lập chương trình đầu tư và dự toán ngâ n sách

Như trên đã đề cập, dân số và phát triển có mối quan hệ chặt chẽ, hai chiều.Mối quan hệ này lại chi phối lĩnh vực mà chúng ta đang KHH. Vì vậy, lồng ghép cóthể định nghĩa đầy đủ là: Sự suy xét rõ ràng mối quan hệ nhân-quả giữa dân số và pháttriển ở mọi cấp độ kế hoạch và trong mỗi bước của quy trình kế hoạch hoá.

II. KHUÔN KHỔ LỒNG GHÉP BIẾN DÂN SỐ VÀO KHH PHÁT TRIỂNNhư đã trình bày ở trên, quan hệ nhân quả, một cách tự nhiên, là cơ sở đòi

hỏi sự lồng ghép dân số vào KHH phát triển. Tuy nhiên, ngày nay, tác đ ộng đến cảquá trình dân số và quá trình phát triển là các chính sách nhằm đạt được các mụctiêu nào đó. Vì vậy, có thể mô tả khuôn khổ chung lồng ghép dân số trong KHHphát triển như Sơ đồ 5.2 sau đây:

Page 101: DÂN SỐ VÀ PHÁT TRIỂNgopfp.gov.vn/documents/18/133613/2+Tai+lieu+Dan+so+va... · Nhằm nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ của ngành, ... quản lý các khóa học

100

Các chínhsách pháttriển

Các mối quan hệ tương tác

giữa dân số và phát triển

Các mục tiêuphát triển

Các chínhsách Pháttriển (X)

Các chínhsách Dân số

(Y)

Thí dụ:

Tăng trưởngkinh tế bềnvững.

Tạo việc làm

Giảm nghèođói.

Đảm bảobình đẳnggiới.

Cung cấp đủnước sạch

Trồng rừngphủ xanh đồitrọc

Sơ đồ 5.2: Khuôn khổ lồng ghép

Từ những mối quan hệ cơ bản trên, có thể thấy nội dung của việc phân tích,đánh giá mối quan hệ dân số-phát triển trong khuôn khổ của lồng ghép, bao gồm:

Vai trò của kế hoạch/chính sách kinh tế - xã hội trong việc thực hiện chínhsách dân số và giải quyết những hệ quả của các quá trình dân số.

1. Vai trò của các chính sách dân số đúng đắn đối với việc thúc đẩy sự tăngtrưởng và phát triển kinh tế.

2. Thực tế, sự tăng trưởng dân số tạo ra những thuận lợi và khó khăn gì đốivới các kế hoạch và chính sách kinh tế -xã hội.

3. Các kế hoạch/chính sách phát triển kinh tế-xã hội đã thực sự xuất phát từđặc điểm dân số chưa và đã góp phần giải quyết những vấn đề nảy sinh từsự tăng trưởng dân số như thế nào?

4. Làm thế nào để kết hợp một cách tốt nhất các kế hoạch/chính sách pháttriển kinh tế - xã hội với chính sách dân số ?

Các kết quảvề Dân số

Các qúa trình

Phát triển

Các qúa trình Dân số Các kết quảPhát triển

X

Y

Page 102: DÂN SỐ VÀ PHÁT TRIỂNgopfp.gov.vn/documents/18/133613/2+Tai+lieu+Dan+so+va... · Nhằm nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ của ngành, ... quản lý các khóa học

101

Như vậy, khuôn khổ lồng ghép cho thấy tính liên ngành rất rộng và chặt chẽ.Từ khuôn khổ lồng ghép có tính chất nguyên tắc chung này, có thể suy rộng chotừng ngành/lĩnh vực cụ thể trong quá trình lồng ghép dân số trong KHH và xâydựng chính sách của ngành/lĩnh vực đó.

Thí dụ: Để lập kế hoạch phát triển giáo dục nói chung và lớp 1 nói riêng vàonăm 2015, cần phân tích và đưa các biến dân số vào kế hoạch này. Trong đó, cầnlưu ý các tình trạng dân số sau: (1) Số trẻ nhập học năm 2015 sẽ là số sinh từ9/2008 đến 9/2009, (2) Do đã đạt mức sinh thay thế nên số sinh năm từ 9/2008 đến9/2009 ít, (3) Do các gia đình ít con và kinh tế phát triển (từ 2008 đến 2015) nên tỷlệ tử vong trẻ em thấp, bình đẳng giữa trẻ em trai và trẻ em gái trong giáo dục sẽđược thực hiện, do đó tỷ lệ nhập học cao, (4) Tuy tỷ lệ nhập học cao nhưng do sốtrẻ em ít nên số học sinh nhập học lớp 1 năm 2015 vẫn có thể ít hơn trước đây. Kếtquả là cần cân đối lại giáo viên, phòng học và các thiết bị trường học khác.

Lồng ghép DS - PT vào quá trình KHH có nghĩa là:

- Suy xét rõ ràng mối quan hệ nhân - quả giữa dân số và phát triển (về kinhtế, xã hội, vật chất, văn hóa tinh thần…) trong toàn bộ quy trình kế hoạch hóa.

- Gắn cho mỗi chỉ tiêu, mỗi vấn đề một gương mặt (Ai?) một địa chỉ (ở đâu?)tình trạng như thế nào?(tốt, xấu, nghi êm trọng?) để có những giải pháp thích hợpvà hiệu quả .

III. PHƯƠNG PHÁP LỒNG GHÉP BIẾN DÂN SỐ VÀO KHH PHÁT TRIỂN

1. Các thành phần lồng ghépCác thành phần cơ bản của lồng ghép DS -PT, bao gồm:

- Các mục tiêu và mục đích phát triển

Yếu tố này khẳng đị nh những gì ta muốn đạt tới trên cơ sở phân tích tình hình.

- Các chính sách, chiến lược, chương tŕnh và dự án phát triển

Chúng ta đạt được các mục tiêu và mục đích phát triển thông qua việc xây dựngvà thực hiện một loạt các chính sách, chiến lược, chương trình và dự án kinh tế-xã hộivà dân số. Đó là những công cụ để chúng ta đạt được các mục tiêu và mục đích đề ra.

- Mô hình tác động qua lại dân số và phát triển

Mô hình này có hai tác dụng rất quan trọng là:+ Chỉ ra mối quan hệ tương tác DS -PT.+ Phân biệt giữa các quá trình và các kết quả và thấy rõ chiều hướng tácđộng của các yếu tố DS và PT.Chúng ta nói lồng ghép DS-PT vào KHH là sự cân nhắc rõ ràng các mối quan

hệ qua lại giữa dân số và phát triển trong quá trình KHH . Vậy sự cân nhắc rõ ràng đó

Page 103: DÂN SỐ VÀ PHÁT TRIỂNgopfp.gov.vn/documents/18/133613/2+Tai+lieu+Dan+so+va... · Nhằm nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ của ngành, ... quản lý các khóa học

102

được thực hiện như thế nào trong mỗi bước của quá trình KHH và lồng ghép có ngụ ýgì? Việc lồng ghép này nhằm tập trung vào giải quyế t những mối quan hệ chủ yếu sau:

1. Biến đổi dân số và tăng trưởng kinh tế2. Biến đổi dân số và khai thác, sử dụng tà i nguyên thiên nhiên3. Biến đổi dân số và bảo vệ, cải thiện môi trường4. Biến đổi dân số và nhu cầu về vốn đầu tư phát triển5. Biến đổi dân số và phát triển nguồn nhân lực, tạo việc làm6. Biến đổi dân số và lựa chọn, sử dụng công nghệ7. Biến đổi dân số và phát triển, phân bố các dịch vụ xã hội cơ bản,8. Biến đổi dân số và đói nghèo9. Biến đổi dân số và nguy cơ gia tăng bất bình đẳng xã hội.10. Biến đổi dân số và phân bố lại dân cư, nguồn lao động theo lãnh thổ, dicư và đô thị hoá.11. Biến đổi dân số và bình đẳng giới

Những mối quan hệ trên cần phải được phân tích, đánh giá và lượng hoáthành các chỉ tiêu cụ thể và phải được đưa vào xem xét, nghiên cứu một cách tổngthể về các mặt kinh tế - xã hội của quá trình xây dựng kế hoạch/chính sách pháttriển của cả nước và các vùng trong những năm tới.

2. Phương pháp lồng ghépNhư trong phần khái niệm về lồng ghép dân số đã xác định, việc lồng ghép phải

được thực hiện ở tất cả các bước của quy trình kế hoạch hoá. Tức là phải suy xét quanhệ nhân quả giữa dân số và phát triển trong từng bước KHH. Dưới đây phân tích nộidung lồng ghép Dân số và phát triển trong từng bước KHH ...

BƯỚC I: XÂY DỰNG KẾ HOẠCH

Phân tích thực trạng

Phân tích thực trạng phải hướng vào việc xem xét, rà soát và đánh giá tìnhhình thực hiện phát triển của kế hoạch cũ (đặc biệt là có đạt được các mục tiêukhông? Vì sao?) nhằm bổ sung, điều chỉnh và hoạch định các kế hoạch mới.

Khi phân tích thực trạng phát triển, có thể xem là chúng ta đang nghiên cứuô "Kết quả phát triển" của Sơ đồ 1.2. Việc lồng ghép DS-PT ở đây phải được gắnvào từng nhóm đối tượng - dân số cụ thể: Họ là ai? Dân tộc nào? Họ ở đâu? Baonhiêu người? Bao nhiêu nam và bao nhiêu nữ? Ở những nhóm tuổi nào?Trên cơ sởmô tả, phân tích thực trạng (thành tựu, tồn tại, cơ hội và thách thức - Mô hình phântích SWOT) cần thiết phải phân tích và xác định các yếu tố tác động (các nguyênnhân) trực tiếp-gián tiếp đến bức tranh thực trạng. Sơ đồ 1.2 gợi ý cho chúng tanhững nguyên nhân trực tiếp là các quá trình phát triển và nguyên nhân gián tiếp làcác kết quả dân số. Bằng việc lồng ghép, cần phân tích tình hình trên cơ sở cân nhắcmột cách kỹ lưỡng mối quan hệ tác động qua lại giữa kinh tế- xã hội-môi trường và

Page 104: DÂN SỐ VÀ PHÁT TRIỂNgopfp.gov.vn/documents/18/133613/2+Tai+lieu+Dan+so+va... · Nhằm nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ của ngành, ... quản lý các khóa học

103

dân số, mối quan hệ giữa những biến đổi về giới, tuổi, phân bố dân cư theo lãnhthổ... để phát hiện và hiểu biết sâu hơn về vấn đề đang tồn tại (chẳng hạn bất bìnhđẳng giới, bất bình đẳng nông thôn/đô thị, chất lượng cuộc sống của người caotuổi…) và xác định rõ hơn tất cả các nguyên nhân dẫn đến vấn đề này nhằm cungcấp được nhiều khả năng lựa chọn để giải quyết vấn đề có hiệu quả.

Lĩnh vực phát triển thường có rất nhiều vấn đề cần giải quyết. Do nguồn lựccó hạn nên cần xác định những vấn đề ưu tiên giải quyết trước. Vì vậy, bước Phântích thực trạng cần xét xem vấn đề có tính phổ biến không? Trầm trọng đến mứcnào? Cộng đồng có quan tâm không? Và nguồn lực để giải quyết vấn đề hiện tại,tương lai ra sao? Dựa vào việc trả lời những câu hỏi trên, sẽ lập ra một danh sáchcác vấn đề ưu tiên để giải quyết.

Đặt mục tiêu/chỉ tiêu

Việc lồng ghép DS-PT trong khâu xác định mục tiêu/chỉ tiêu có nghĩa là sự tínhtoán, cân nhắc rõ ràng các yêu cầu phát triển con người trong quá trình phát triển.

Kết quả ở bước Phân tích thực trạng đã xác định một cách rõ ràng vấn đề gìchúng ta đang muốn giải quyết, để làm thay đổi những "trạng thái có vấn đề", như Tỷlệ đi học thấp, tỷ lệ người nghèo cao và vấn đề đó là của ai? Có nghĩa là cần gắn chomỗi mục tiêu/chỉ tiêu vào những "gương mặt" cụ thể: Họ là ai? Dân tộc nào? Họ ởđâu? Bao nhiêu người? Bao nhiêu nam và bao nhiêu nữ? Ở những nhóm tuổi nào?

Việc xác định mục tiêu nên tuân theo nguyên tắc SMART, nghĩa là:

1. Specific - Đặc trưng, rõ ràng, riêng biệt, tránh chồng chéo, trùng lắp;

2. Measurably: Đo được, cho phép đo lường và đánh giá được;

3. Appropriate: Phù hợp, giải quyết trúng và đúng những vấn đề cần giải quyết;

4. Realistic: Hiện thực, có khả năng đạt được, khả thi;

5. Time bound: xác định về thời gian

Cần dự báo khi các mục tiêu phát triển này đạt được thì các quá trì nh dân số sẽdiễn ra như thế nào trong tương lai gần và tương lai xa.

Xác định chính sách giải pháp

Những nguyên nhân trực tiếp dẫn đến vấn đề đã được xác định ở bước phân tíchthực trạng cũng chính là các lĩnh vực mà ta có thể can thiệp bằng giải pháp.

Thí dụ: Để giải quyết vấn đề nghèo đói không chỉ có cung cấp vốn, kỹ thuật,cây trồng vật nuôi mới, năng suất mà còn có những can thiệp về sinh đẻ, dinhdưỡng, vệ sinh môi trường, phòng chống tai nạn... Như vậy, việc lồng ghép đã chochúng ta một phạm vi rộng hơn để lựa chọn giải pháp phù hợp với những đối tượng

Page 105: DÂN SỐ VÀ PHÁT TRIỂNgopfp.gov.vn/documents/18/133613/2+Tai+lieu+Dan+so+va... · Nhằm nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ của ngành, ... quản lý các khóa học

104

cụ thể, không chỉ những giải pháp thuộc lĩnh vực phát triển mà còn cả những giảipháp về Dân Số-SKSS...

Hình thành các chương trình/dự án

Các giải pháp phải được cụ thể hoá thành những chương trình/d ự án cụ thể.Như vậy, sẽ có các chương trình/dự án phát triển và chương trình/dự án DS-SKSS.Phân loại như vậy chỉ mang ý nghĩa tương đối, có thể căn cứ vào tỷ trọng nổi trội vềnguồn lực cho các hoạt động dân số hay phát triển còn trong mỗi chương trình/ dựán đều có sự phối kết hợp giữa dân số và phát triển .

Ở đây việc lồng ghép DS-PT sẽ cung cấp một cách nhìn sâu và rộng hơn vềcác yếu tố quyết định trực tiếp đến thực trạng và sự tập hợp các yếu tố này sẽ giúpcho việc xây dựng một loạt các can thiệp và những hoạt động cần thực hiện nhằmđạt mục tiêu đã định.

Lập chương trình đầu tư và dự toán ngân sách

Những nhu cầu về đầu tư và phân bổ nguồn lực đòi hỏi phải xây dựngchương trình đầu tư và dự toán ngân sách. Trong chương trình đầu tư cần xác địnhnhu cầu về vốn là bao nhiêu, các nguồn vốn có thể huy động được ở đâu, cần tậptrung ưu tiên đầu tư vào đâu...? Việc lồng ghép các biến dân số sẽ được thực hiệntrong những tính toán sau :

+ Thứ nhất, phụ thuộc vào đặc điểm đối tượng hưởng lợi sẽ có nhu cầu đ ầutư khác nhau và có phương pháp cấp kinh phí khác nhau. Việc tính toán được mộtcách đầy đủ nhu cầu vốn và có được cách cấp kinh phí phù hợp với đối tượng tấtyếu sẽ có những ảnh hưởng khác nhau về hiệu quả và đảm bảo tính công bằng xãhội của kế hoạch/chính sách.

+ Thứ hai, lồng ghép phải thể hiện được sự phụ thuộc lẫn nhau của cácchương trình và chính sách khác nhau. Sự phụ thuộc lẫn nhau này có thể ảnh hưởngđến nhu cầu kinh phí.

+ Thứ ba, lồng ghép phải thể hiện trong việc xác định những giải pháp huyđộng vốn, tương quan giữa các nguồn vốn cho việc thực hiện kế hoạch/chính sách(ngân sách nhà nước, bao gồm trung ương và địa phương, giữa nhà nước và doanhnghiệp, tổ chức xã hội và nhân dân, giữa các nhóm dân cư...).

BƯỚC II: THỰC HIỆN KẾ HOẠCH

Việc lồng ghép có thể đưa vào ở đâu trong quá trình chỉ đạo thực hiện kếhoạch? Lồng ghép ở khâu này có nghĩa là cần thiết phải có sự phối kết hợp giữa cáccơ quan và tổ chức khác nhau, khu vực tư nhân, cơ quan Chính phủ, các tổ chức phiChính phủ (NGO) và sự tham gia của những người được hưởng lợi của kế hoạch,mỗi một cơ quan sẽ thực hiện một nhóm các hoạt động đặc thù mà họ chịu tráchnhiệm. Sự phối kết hợp đó được xác định trên cơ sở kết quả phân tích các yếu tố có

Page 106: DÂN SỐ VÀ PHÁT TRIỂNgopfp.gov.vn/documents/18/133613/2+Tai+lieu+Dan+so+va... · Nhằm nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ của ngành, ... quản lý các khóa học

105

tác động đến thực trạng (ở giai đoạn phân tích tình hình). Mỗi một yếu tố đó đượcchuyển vào các kế hoạch và từ đó chúng chuyển tải vào các hoạt động của nhữngngười có trách nhiệm thực hiện nhằm đạt được các mục tiêu đã đề ra.

BƯỚC III. GIÁM SÁT THỰC HIỆN KẾ HOẠCH

Lồng ghép vào đâu hay lồng ghép như thế nào trong giai đoạn giám sát thựchiện kế hoạch? Lồng ghép ở đây không phải chỉ dừng lại ở việc cần xem xét tiến độ vàkết quả của việc thực hiện kế hoạch, mà còn phải giám sát những quá trình và kết quảđó đã được thực hiện như thế nào? được đ ặt đúng vị trí và thực hiện đúng thời gianchưa? Giám sát không chỉ ở mức độ thực hiện kế hoạch mà quan trọng hơn là các quátrình thực hiện này trên thực tế đã hướng đến đúng các nhóm đối tượng dân cư haynhững người hưởng lợi được dự kiến chưa? Hoặc đã hướng đến được bao nhiêungười? Bao nhiêu nam? Bao nhiêu nữ ? ở độ tuổi nào? So với mục tiêu đã đạt baonhiêu phần trăm? Nếu không đúng các nhóm đối tượng dân cư hay những người hưởnglợi được dự kiến, kế hoạch sẽ không có tác động và không đạt mục tiêu đề ra.

BƯỚC IV. ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH

Cuối cùng, trong phần đánh giá thực hiện kế hoạch, lồng ghép được hiểu làphải đánh giá được những tác động của kế hoạch về mặt tác động chung và tác độngcụ thể của nó. Đánh giá các tác động theo những hoạt động và mục tiêu, đối tượnghưởng lợi sẽ đạt được mức độ nào theo các mục tiêu đã định trước. Đồng thời cònphải đánh giá những tác động trực tiếp và gián tiếp mà trước đó chưa dự kiến trước.

Tóm lại, trong tất cả các hoạt động khác nhau có liên quan đến quá trình kếhoạch hoá - từ giai đoạn hình thành đến giám sát và đánh giá, đều có chỗ cho việcxem xét các mối quan hệ qua lại giữa dân số và phát triển.

IV. LỒNG GHÉP BIẾN DÂN SỐ VÀO KẾ HOẠCH HÓA Ở CẤP NGÀNH

Việc lồng ghép dân số vào KHH ở cấp ngành có thể chọn thí dụ ngành nôngnghiệp giải quyết vấn đề đảm bảo dinh dưỡng cho người dân cũng phải được tiếnhành qua các bước như ở phần trên. Tuy nhiên, chúng ta sẽ xem xét cụ thể ở phần sauvới kỹ thuật lồng ghép dân số vào KHH giáo dục, chăm sóc sức khỏe và lao động-việc làm... Trong thí dụ ở đây chúng ta sẽ chỉ xem xét cách suy xét giải quyết vấn đềcó lồng ghép DS-PT nghĩa là như thế nào?

Một trong các mối quan tâm của Chính phủ là đảm bảo an ninh lương thực.Tuy nhiên, việc sản xuất và cung ứng đủ lương thực cho dân số không chỉ có lo sảnxuất ra nhiều LT-TP mà còn có liên quan đến vấn đề quan trọng là đảm bảo cung cấpcho dân số khẩu phần ăn hợp lý về dinh dưỡng.

Sơ đồ 5.3 mô tả một khuôn khổ về mối quan hệ giứa dân số, sản xuất nôngnghiệp và tính hợp lý về dinh dưỡng. Trong đó chung ta thấy nhu cầu LT-TP phụthuộc không những vào dân số mà còn vào các yếu tố thu nhập, phân phối thu nhập,

Page 107: DÂN SỐ VÀ PHÁT TRIỂNgopfp.gov.vn/documents/18/133613/2+Tai+lieu+Dan+so+va... · Nhằm nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ của ngành, ... quản lý các khóa học

106

thị hiếu về các loại LT-TP , tình trạng sức khỏe, trình độ giáo dục (đặc biệt là của cácbà mẹ) …

Sơ đồ 5.3: Mối quan hệ dân số - phát triển và dinh dưỡng

Việc cung cấp LT-TP được quyết định bởi yếu tố đất đai, lao động, vốn, côngnghệ, các thể chế nông nghiệp và đầu tư vào kết cấu hạ tầng cho ngành nông nghiệpmà những yếu tố đó lại bị ảnh hưởng bởi các yếu tố nhân khẩu học, kinh tế - xã hộivà thể chế chung. Tính hợp lý về cung cấp LT-TP và tình trạng dinh dưỡng lại dượcquyết định bởi yếu tố cung - cầu… Sản lượng lương thực tăng lên không có nghĩa làco sự hợp lý về dinh dưỡng vì những q uyết định của hộ gia đình về tiêu dùng LT-TPvà khẩu phần dinh dưỡng có thể sẽ không tối ưu vì thiếu kiến thức về giá trị dinhdưỡng của các loại LT-TP, về những hậu quả của suy dinh dưỡng, về vai trò của y tếdự phòng… để có được dinh dưỡng hợp lý cho các thành viên trong gia đình… Hơn

Các chính sách

Các yếu tố Dân sốSinh, Chết, Di cư

Các yếu tố Phát triển(KT,XH,VH, thể chất)

Quy môCơ cấu tuổi,

giớiPhân bố dân cư

Thu nhập, phân phốithu nhập

Sở thích về ẩm thựcTình trạng sức khỏeTrình độ giáo dục

Mức/loại hìnhđầu tư và SXtrong lĩnh vực

Nông nghiệp vàCN chế biếnthực phẩm

Cung về lương thực vàthực phẩm

Cầu về Lương thực vàthực phẩm

Xuất - Nhậpkhẩu

Tính hợplý về Lươngthực và thựcphẩm và tỡnh

trạng dinhdưỡng

Ngoại tệ

Page 108: DÂN SỐ VÀ PHÁT TRIỂNgopfp.gov.vn/documents/18/133613/2+Tai+lieu+Dan+so+va... · Nhằm nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ của ngành, ... quản lý các khóa học

107

nữa khả năng tiếp cận tới các loại LT-TP cần thiết của hộ gia đình có thể bị hạn chếvì khả năng thu nhập và giá cả… Sự nghèo đói hoặc thu nhập thấp thường được coi lànguyên nhân sâu xa của tình trạng suy dinh dưỡng nhưng không chỉ tăng thu nhậpcủa các nhóm nghèo, suy dinh dưỡng là đã có thể giải quyết được vấn đề… Vì vậy,chiến lược của Chính phủ để giải quyết vấn đề suy dinh dưỡng của nước ta hiện nayphải giải quyết đồng bộ các yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng dinh dưỡn g và đó khôngchỉ là vấn đề của riêng ngành nông nghiệp hay của riêng ngành y tế… Như vậy, thựcchất công tác KHH để giải quyết một số vấn đề của bất kỳ ngành/lĩnh vực nào cũngluôn luôn là vấn đề liên ngành…Việc lồng ghép DS-PT vào KHH sẽ cho phép chúngta một phạm vi rộng hơn để giải quyết vấn đề.

V. LỒNG GHÉP BIẾN DÂN SỐ VÀO KẾ HOẠCH HÓA CẤP DỰ ÁNCác bước trong quy trình kế hoạch hoá các dự án dân số phát triển cũng bao

gồm việc xác định vấn đề hiện trạng và xây dựng các mục tiêu; xác định và thiết kếcác hoạt động của dự án; thực hiện giám sát và đánh giá dự án.

BƯỚC 1: XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ VÀ XÂY DỰNG CÁC MỤC TIÊU

Trong việc xác định vấn đề tồn tại và xây dựng các mục tiêu có những điểmđáng lưu ý như sau:

(1) Vấn đề tồn tại mà dự án muốn giả i quyết được gọi là vấn đề mục tiêu .

Điều quan trọng là phải xác định rõ đó là vấn đề gì? Thí dụ: Vấn đề tồn tạitrong huyện A là tình trạng suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi phổ biến và Dự ánphòng chống suy dinh dưỡng (gọi tắt là Dự án SDD) mong muốn giảm bớt một nửasố trẻ em suy dinh dưỡng trong 2 năm.

(2) Cần phải xác định đối tượng dân cư mà các hoạt động dịch vụ và nguồnlực của dự án hướng vào. Đó có thể là cá thể, hộ gia đình, nhóm dân cư và địa phậnhành chính (xã, huyện, tỉnh) hoặc các vùng tự nhiên (vùng núi/biển). Điều quan trọnglà phải xác định rõ ai là người bị ảnh hưởng bởi vấn đề, họ là ai? họ ở đâu? họ có baonhiêu người? và thực trạng của họ như thế nào? Nếu không xác định rõ, khi giám sátsẽ không biết dự án nhằm tới ai, và cũng không thể đánh giá được mức độ với tới đốitượng của dự án như thế nào. Liệu dự án có mang lại khác biệt gì trong đời sống củanhân dân hay không? Để xác định đúng đối tượng dự án chúng ta sử dụng các kháiniệm sau:

Dân cư có nguy cơ: là nhóm dân cư có nhiều khả năng nằm trong tình trạngcó vấn đề mà dự án muốn giải quyết như: thu nhập thấp, mùa màng thất bát, không cótín dụng, suy dinh dưỡng, sức khoẻ kém...

Thí dụ: Trong Dự án SDD, dân cư có nguy cơ có thể là: Trẻ em dưới 5 tuổitrong các gia đình nghèo, bố mẹ có trình độ học vấn thấp, trẻ em mồ côi,…

Page 109: DÂN SỐ VÀ PHÁT TRIỂNgopfp.gov.vn/documents/18/133613/2+Tai+lieu+Dan+so+va... · Nhằm nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ của ngành, ... quản lý các khóa học

108

Dân cư cần: là tiểu nhóm dân cư nằm trong diện nhóm dân cư có nguy cơ đangthực sự nằm trong tình trạng có vấn đề... Thí dụ, những người bị suy dinh dưỡng, nhữngngười ốm đau cần thiết các dịch vụ y tế, những người nông dân nghèo cần có vay tíndụng.

Thí dụ: Dự án SDD cần lập danh sách trẻ em suy dinh dưỡng ở huyện A mộtcách chi tiết, như: Độ tuổi, nam/nữ, dân tộc, hoàn cảnh gia đình … sao cho có thể đủcơ sở lập thứ tự ưu tiên, nếu Dự án không đủ nguồn lực can thiệp đến tất cả trẻ emsuy dinh dưỡng trong huyện A.

Dân cư có nhu cầu: là những người thực sự được hưởng các dịch vụ hay nguồn lựccủa dự án.

Việc lựa chọn đối tượng trong số ba nhóm dân cư nêu trên để tập trung tácđộng tuỳ thuộc vào từng loại dự án. Thí dụ, Dự án tiêm chủng tốt hơn hết là phải bắtđầu từ dân cư có nguy cơ - đó là trẻ em trước tuổi đến trường là những đối tượng cónguy cơ đối với nhiều loại bệnh như bệnh sởi, bạch hầu... phòng ngừa những bệnhnày sẽ rẻ hơn nhiều so với việc điều trị khi các em bị bệnh. Đối với Dự án phòng,chống đau ruột thừa thì không nên bao gồm tất cả những người có nguy cơ vì số đauruột thừa ít hơn nhiều so với số có nguy cơ.

Các tiêu chuẩn để lựa chọn đối tượng hưởng lợi của dự án cần phải xác địnhmột cách hợp lý. Trừ phi chúng ta có các tiêu chuẩn đã được xác định rõ ràng - nênbao gồm ai, nên loại trừ ai - ở đây có tình trạng bao gồm mọi người (diện quá rộng)hoặc một số nhóm dân cư nhất định có nguy cơ hoặc cần thì lại bị loại trừ (không baohàm hết). Điều này sẽ có ảnh hưởng đến hiệu quả của dự án. Tuy nhiên, cũng có nguycơ là các tiêu chuẩn quá nghiêm ngặt đến mức để có được chúng sẽ quá đắt đỏ, vìnhững thông tin cần thiết cho quy trình sàng lọc có thể sẽ quá tốn kém hay khó đạtđược. Việc xác định hoặc chỉ rõ đối tượng dân cư tuỳ thuộc vào vấn đề cần giải quyếtvà vào những mối liên hệ của nó đối với nguồn lực và tác động. Cần thiết phải cânnhắc điều này một cách thận trọng. Có thể sử dụng một số cách để xác định và đánhgiá số lượng ba loại dân cư nói trên, như người cung cấp thông tin chủ chốt, diễn đàncộng đồng, sử dụng các chỉ báo thống kê, số liệu tổng điều tra và khảo sát.

Trong Dự án SDD, dân cư có nhu cầu là Danh sách trẻ em bị suy dinh dưỡngđược hỗ trợ của Dự án SDD bổ sung dinh dưỡng. Danh sách này có thể bao trùm toànbộ trẻ em bị suy dinh dưỡng ở huyện A cũng có thể chỉ bao gồm một phần, tùy theonguồn lực của Dự án. Cần chú ý tỷ lệ nam/nữ; độ tuổi trong danh sách này.

BƯỚC 2: THIẾT KẾ CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA DỰ ÁN VÀ PHỐI HỢP VỚI CÁCDỰ ÁN BỔ SUNG

Sau khi đã xác định vấn đề hiện trạng và đối tượng dự án thì bước tiếp theotrong quy trình kế hoạch hoá là thiết kế các hoạt động của dự án và các dự án bổ sungcũng như phối hợp chúng với các bên liên quan.

Page 110: DÂN SỐ VÀ PHÁT TRIỂNgopfp.gov.vn/documents/18/133613/2+Tai+lieu+Dan+so+va... · Nhằm nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ của ngành, ... quản lý các khóa học

109

(1) Tìm hiểu những yếu tố quyết định của vấn đề

Phân tích hiện trạng để biết vì sao xảy ra tình trạng đó ? những yếu tố nào gâyra vấn đề? Nói một cách khác là xem xét, hiểu tường tận các yếu tố quyết định trongviệc gây ra vấn đề hiện trạng để xác định những loại hoạt động nào của dự án là cầnvà đủ, là thích hợp để có thể đạt được các mục tiêu của dự án.

Việc phân tích kỹ lưỡng các yếu tố quyết định đối với vấn đề mục tiêu sẽ giúpchúng ta biết phải giải quyết từng vấn đề. Chẳng hạn, tình trạng suy dinh dưỡng làthiếu kiến thức của bố mẹ, người chăm sóc trẻ hay thiếu dinh dưỡng, nếu thiếu dinhdưỡng thì thiếu loại nào . Một khi hiểu được những yếu tố quyết định thì sẽ xác địnhđược những lĩnh vực nào cần can thiệp và những hoạt động nào là thích hợp nhất,hiệu quả nhất phải tiến hành để đạt tới mục tiêu.

(2) Tìm hiểu kết quả của các hoạt động dự án

Sau khi xác định các hoạt động, bước tiếp theo là phải cân nhắc và xác địnhnhững tác động có thể mang lại từ các hoạt động đó. Cần thiết phải tìm hiểu một cáchrộng rãi những kết quả có thể của dự án, cả trực tiếp và gián tiếp (thường là ngoài dựđịnh) để xác định xem những dự án nào khác hoặc là phải thực hiện, hoặc là phải mởrộng để tối đa hoá tác động tích cực của dự án đang được cân nhắc hoặc để giảm thiếutác động tiêu cực mà dự án có thể có.

Thí dụ: Xem xét Dự án SDD thấy có những tác động khác liên quan đến sứckhỏe gia đình. Tác động trực tiếp có thể là trẻ em lên cân, tình trạng SDD giảm bớthoặc chấm dứt. Tác động gián tiếp (thường là ngoài dự định) như sức khỏe người mẹtốt hơn, gia đình hòa thuận hơn, thu nhập gia đình tăng lên, hệ thống nhà trẻ trong cácxã hoạt động tốt hơn… Đó chính là việc xem xét các tác động hay những điều kiệnbổ sung khác nhằm tối đa hoá kết quả của dự án.

(3) Xác định những mối liên kết nhân quả giữa các hoạt động và kết quả của dự án

Trong khi thiết kế dự án, một bước quan trọng khác là phải xác định một cáchrõ ràng các mối liên kết nhân quả giữa các hoạt động và kết quả của dự án. Phải xácđịnh những tác động hay kết quả dự định hay ngoài dự địn h để làm cơ sở cho việcđiều chỉnh dự án bằng cách thêm hoặc bớt một số những hoạt động cấu thành dự án,hay phải phối hợp một cách có hiệu quả với các dự án bổ sung hay đã có sẵn trongcộng đồng để giải quyết một cách tốt nhất những hậu quả tiêu cực hoặc phát huy kếtquả tích cực có thể có từ dự án của chúng ta.

Thí dụ: Khi thực hiện Dự án SDD, giá thực phẩm, như trứng, cá, đậu đỗ,… ởhuyện A sẽ tăng lên. Đối với những người được Dự án hỗ trợ thì không có vấn đề gì cònnhững người không được Dự án hỗ trợ thì sao? Họ chịu giá tăng lên nhưng không cókhoản nào bù đặp. Như vậy, vấn đề ở đây là làm sao mang lại lợi ích cho nhóm người nàynhưng không gây ra tác động tiêu cực đối với các nhóm khác. Đó chính là tư duy DS-PT.

Page 111: DÂN SỐ VÀ PHÁT TRIỂNgopfp.gov.vn/documents/18/133613/2+Tai+lieu+Dan+so+va... · Nhằm nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ của ngành, ... quản lý các khóa học

110

Sơ đồ 5.4 đưa ra một khuôn khổ tổng kết những điều đã thảo luận trong việcthiết kế các hoạt động của dự án và phối hợp với các dự án bổ sung. Thí dụ, Dự ánSDD ở huyện A có tác động rộng lớn: Không những tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡnggiảm mà tỷ lệ sinh đẻ giảm, cải thiện sức khỏe bà mẹ, tăng t ỷ lệ trẻ em đến nhà trẻ,mẫu giáo, lớp 1, tăng tỷ lệ tham gia lực lượng lao động, tăng thu nhập gia đình, giađình đoàn kết hơn… Sử dụng điện có thể nâng cao thu nhập và do đó cho phép mọingười hưởng thụ nhiều hàng hoá và dịch vụ hơn, bao gồm cả những bi ện pháp tránhthai, giúp giảm tỷ lệ sinh đẻ.

Việc giảm tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng sẽ có những tác động nhất định như thếnào? chúng ta phải tính toán đến những dự án khác đang được tiến hành ở cộng đồng.Những dự án bổ sung này cũng có những kết quả của nó – sử dụng thuỷ lợi, sử dụngtín dụng để mở rộng sản xuất, kinh doanh, mở rộng nhà trẻ, mẫu giáo, KHHGĐ…. sẽdẫn đến những kết quả kinh tế xã hội như được trình bày trong Sơ đồ 5.4.

Sơ đồ 5.4: Khuôn khổ để xác định những mối liên hệ nhân quả giữa các hoạtđộng của dự án và các kết quả kinh tế xã hội, nhân khẩu học

Kết quả củadự án.Thí dụ:Dự án SDDhuyện A

Tác độnglên các yếutố KT-XH:-Thu nhập- Sản xuất- Việc làm

- Tỷ lệ nhậphọc

- Sức khỏebà mẹ…

Tác động lên cácyếu tố quyết địnhsát sườn của cácquá trình dân số:- Sử dụng biệnpháp tránh thai

- Chất lượng dânsố

- Khẩu phần ăn,dinh dưỡng

- Sức khỏe bà mẹ-IMR giảm-TFR giảm

Tác động lêncác quá trình

dân số:- Sinh đẻ- Tử vong

- Di cư

Tập hợp cácđầu vào của

dự án

Những đầura của các

dự án khác.Thí dụ: Giáo

dục, KHHgia đình,

dịch vụ y tế

Những hiệuứng của cácdự án khác.Thí dụ: sử

dụng thuỷ lợi,sử dụng vốnvay để mởrộng kinh

doanh

- Mở rộngtrường ,lớp

Kết quả củadự ánThí dụ:

Giảm trẻ emSDD

Đầu vào củacác dự án

khác

Page 112: DÂN SỐ VÀ PHÁT TRIỂNgopfp.gov.vn/documents/18/133613/2+Tai+lieu+Dan+so+va... · Nhằm nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ của ngành, ... quản lý các khóa học

111

Đây là một thí dụ về cách tư duy, qua đó xem xét một dự án có thể được cânnhắc như thế nào, nó có mối quan hệ với các dự án bổ sung ra sao, nhằm cộng hưởngcác kết quả chứ không phải là triệt tiêu lẫn nhau để tối đa hoá hiệu quả các dự án.

Thực hiện, giám sát và đánh giá dự án

Trong giai đoạn này chúng ta có thể xem xét dự án về mặt đầu vào, đầu ra, kếtquả và tác động của dự án.

(1) Các loại đầu vào, đầu ra của dự án

Đầu ra là bản thân dự án, còn đầu vào là tiền bạc, máy móc, tranh thiết bị vànhân lực triển khai dự án. Chúng ta phải xem xét tiền được tiêu để tạo ra những kếtquả, văn bản, báo cáo, việc tổ chức, quản lý có đúng hay không; xem xét dự án cóđược triển khai (Thí dụ như cung cấp dinh dưỡng cho trẻ em ) theo đúng tiến độ haykhông; nó có được thực hiện trong khuôn khổ ngân sách hay không... Có lẽ, có rất ítsự lồng ghép DS-PT ở đây.

(2) Các kết quả và hiệu quả của dự án

Khi dự án kết thúc, một loạt câu hỏi quan trọng được đặt ra là: Mục tiêu củaDự án có đạt được không? Đạt được ở mức độ nào? Vì sao đạt hoặc vượt mục tiêu đềra? Vì sao không đạt được? Dự án có với tới đối tượng dân cư của dự án hay không?Điều này được đề cập đến như diện b ao trùm hoặc mức độ mà dự án với tới nhữngngười hưởng lợi theo mục tiêu với số lượng và chất lượng dự kiến từ các nguồnlực/dịch vụ. Cần tổng kết, tính toán không chỉ tỷ lệ người được hưởng lợi mà còn làvì sao dự án đã không bao hàm được tất cả các đối t ượng như dự kiến? hoặc vì sao dựán đã đưa lại lợi ích cho nhiều người không phải là đối tượng của dự án? Thôngthường luôn có định kiến là dự án không hướng đến dân cư có nhu cầu lớn nhất màhướng tới những ai gần gũi, thân quen và sẵn sàng chấp nhận dự án .

(3) Tác động của dự án

Cuối cùng, phải tìm hiểu dự án có đưa lại một sự khác biệt nào trên thực tế haykhông? Vì sao lại phải làm rõ điều này? Có lẽ đây là đóng góp chính của lồng ghépDS-PT vào đánh giá tác động. Việc này thường không được tiến hành t rong các dựán, nhất là các dự án kết cấu hạ tầng. Thí dụ, ít người tìm hiểu xem là dự án thuỷ lợicó tác động như thế nào đối với thu nhập của dân cư, sản lượng nông nghiệp của họ,sự phân phối thu nhập của các nhóm dân cư khác nhau trong cộng đồng, như g iữanhững người có nhiều nước và những người có ít nước chẳng hạn. Trong kế hoạchhoá dự án lồng ghép DS-PT, tác động đối với các yếu tố này cần phải được xác địnhvà đánh giá.

Tầm quan trọng của việc đánh giá tác động này trước hết là nhằm để tìm hi ểu dựán có hiệu quả trong việc đạt được các mục tiêu của nó hay không; và thứ hai, đó làcơ sở để quyết định có nên kết thúc dự án khi phát hiện không có hiệu quả hay xây

Page 113: DÂN SỐ VÀ PHÁT TRIỂNgopfp.gov.vn/documents/18/133613/2+Tai+lieu+Dan+so+va... · Nhằm nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ của ngành, ... quản lý các khóa học

112

dựng một dự án tiếp nối để nâng cao tác động của nó. Lồng ghép DS-PT đòi hỏichúng ta phải thực hiện phân tích chi phí-lợi ích để cung cấp cho các nhà quản lýnhững thông tin đúng đắn, làm sao để họ có những quyết định tốt hơn.

Khi dự án đã đựoc thực hiện trên thực tế, chúng ta cũng sử dụng cùng mộtkhuôn khổ về các mối quan hệ nhân quả (Sơ đồ 7) để đánh giá dự án và tính đến tấtcả các dự án bổ sung mà có thể góp phần mang lại tác động.

VI. LỢI ÍCH VÀ ĐIỀU KIỆN LỒNG GHÉP BIẾN DÂN SỐ VÀO QUÁTRÌNH KẾ HOẠCH HOÁ PHÁT TRIỂN1. Lợi ích

Lồng ghép dân số và phát triển vào quá trình kế hoạch hoá sẽ giúp cho:

- Xác định mục tiêu của hoạt động KTXH gắn với nhu cầu của dân cư, từ đóđịnh hướng cho các hoạt động đó, tránh được những lãng phí về của cải vật chấttrong trường hợp tách rời chúng với nhau. Đồng thời cũng đảm bảo cho mọi ngườidân được hưởng thành quả của tăng trưởng kinh tế và làm cho kế hoạch, chính sáchcó tính khả thi cao vì nó gắn với lợi ích của mỗi người.

- Thoả mãn một cách tốt nhất nhu cầu vật chất, tinh thần của nhân dân vàphát triển toàn diện con người.

- Gắn mục tiêu phát triển xã hội với phát triển kinh tế thành một thể thống nhất.

- Nhận thức trước được những tác động của các quá trình dân số và nhữngbiến đổi của dân số (sinh, tử, di cư, quy mô, cơ cấu...) đến phát triển kinh tế-xã hộiđể qua đó có giải pháp thích ứng.

- Huy động các nguồn lực cho phát triển kinh tế-xã hội, trong đó quan trọngnhất là khơi dậy được sức mạnh tiềm tàng trong mỗi con người, trong sự phối hợphọat động của toàn xã hội do kịp thời đáp ứng những nhu cầu của nhân dân và kếthợp hài hoà giữ a lợi ích các nhân với lợi ích của toàn xã hội, cũng nhu kịp thời ngănchặn, khắc phục những hậu quả tiêu cực do sự tách rời các hoạt động kinh tế với xãhội hoặc những hoạt động vô ý thức của còn người đối với thiên nhiên, xã hội.

- Nhận biết trước được những kết quả tích cực và những hậu quả tiêu cựctrong động kinh hoạt tế, dân số, để từ đó có những đối sách kịp thời, hiệu quả;

- Giải quyết một cách đồng bộ những vấn đề kinh tế, xã hội, dân số và môitrường trên cùng một lãnh thổ, trong phạm vi một quố c gia cũng như trên toàn cầu.

Như vậy, trong trường hợp không thực hiện lồng ghép biến dân số thì kết quảsẽ ngược lại. Tuy về ý nghĩa của việc lồng ghép dân số vào lập kế hoạch và xâydựng chính sách là quan trọng như vậy, song trên thực tế trong những nă m vừa qua,cũng như đang diễn ra hiện nay (kể cả trên thế giới và ở Việt Nam), việc lồng ghépcác biến dân số vào kế hoạch hoá phát triển đều chưa được chú ý đúng mức vì nó

Page 114: DÂN SỐ VÀ PHÁT TRIỂNgopfp.gov.vn/documents/18/133613/2+Tai+lieu+Dan+so+va... · Nhằm nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ của ngành, ... quản lý các khóa học

113

vấp phải mâu thuẫn giữa lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài, giữa tăng trưởng kinhtế và đồng thời giải quyết các vấn đề xã hội. Vì vậy, đã gây ra nhiều hậu quả tiêucực mà chúng ta có thể nhận biết được từ trước như vấn đề ô nhiễm môi trường,thất nghiệp, chênh lệch về sự phát triển giữa các vùng, các dân tộc, các nhóm xãhội...

Từ những tác dụng chung nêu trên, đối với từng kế hoạch và chính sách cụthể, lồng ghép dân số trong quá trình xây dựng chúng sẽ có tác dụng sau:

Nâng cao tính hiệu lực của kế hoạch/chính sách

Thứ nhất, lồng ghép sẽ cho ta nhìn nhận các yếu tố tiềm năng tác động đếnthực trạng một cách toàn diện hơn, để từ đó có được khả năng xác định rõ phạm vicủa các can thiệp bằng những chương trình và chính sách, qua đó có thể nhận biếtđược những phạm vi rộng hơn để lựa chọn các chương trình và chính sách. Nếuchúng ta có phạm vi để lựa chọn lớn hơn về các can thiệp chính sách và hoạt độngcủa chương trình, thì chắc chắn chúng ta có thể chọn được thứ phù hợp nhất hoặccác tập hợp chương trình và chính sách hiệu quả nhất.

Thứ hai, lồng ghép sẽ cung cấp cho chúng ta một quan điểm toàn diện hơnvề sự tác động trực tiếp và gián tiếp, dự định trước và không dự định trước kết quảcó thể xảy ra của một chính sách .Các chính sách nhất định sẽ trở nên hiệu quả hơnnếu một số các tác động làm cho các chính sách đó kém hiệu quả được x ác địnhtrước, và các chính sách bổ sung và đền bù được thiết kế để giải quyết tác động

Nâng cao hiệu quả của kế hoạch/chính sách

Kế hoạch hoá có lồng ghép hướng tới nâng cao hiệu quả trong việc phân bổ cácnguồn lực, lồng ghép làm giảm các thiên lệch tiềm tàng trong các phân tích chi phí-lợiích, mà phân tích đó sẽ làm nền tảng cho việc ra các quyết định phân phối nguồn lực

Để có được một phân tích chi phí-lợi ích tốt, người ta cần phải nắm bắt đượctất cả các chi phí - cả trực tiếp và gián tiếp - và tất cả lợi ích - cả trực tiếp và giántiếp. Cách tiếp cận có lồng ghép cho phép người ta nhận biết được tình hình mộtcách toàn diện hơn lại chính là cách mà hỗ trợ tính toán được tất cả các chi phí vàlợi ích này tốt hơn mà nó sẽ là nền tảng cho những quyết định phân phối nguồn lựcđể đưa đến hiệu quả của nguồn lực được phân phối lớn hơn.

Lồng ghép cũng cung cấp một khuôn khổ cho việc phối hợp tốt hơn để cáchoạt động của một cơ quan hay một cá nhân cụ thể có thể đóng góp vào việc đạtđược các mục tiêu đã đề ra.

Đảm bảo và nâng cao tính công bằng và hợp lý của kế hoạch/chính sách

Lồng ghép có thể đưa lại sự công bằng hợp lý hơn, bởi vì đòi hỏi chúng taphải xác định rõ những nhóm dân cư là đối tượng tác động và sẽ được hưởng lợi từ

Page 115: DÂN SỐ VÀ PHÁT TRIỂNgopfp.gov.vn/documents/18/133613/2+Tai+lieu+Dan+so+va... · Nhằm nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ của ngành, ... quản lý các khóa học

114

kế hoạch/chính sách, mà trước đó họ thường là những người nghèo, người dễ bị tổnthương, thiệt thòi.

Lồng ghép đòi hỏi phải bao trùm phạm vi và tác động của các hoạt động pháttriển đến tất cả các nhóm đối tượng dân cư hay những người thụ hưởng được dựtính trước để chúng có phạm vi bao trùm rộng hơn đối với các đối tượng thụ hưởngdự kiến và có tác động tốt hơn đến sự công bằng.

2. Điều kiện lồng ghép2.1 Đảm bảo hệ thống thông tin phục vụ lồng ghép

Để lồng ghép biến dân số vào kế hoạch hoá phát triển, cần phải xây dựngmột hệ thống các chỉ báo (indicator) cơ bản về Dân số-Phát triển. Trong hệ thốngnày, một số chỉ báo được thu thập và công bố hàng năm, song cũng có nhiều chỉ báođược thu thập, xử lý thông qua các cuộc điều tra chọn mẫu chuyên ngành.

Các chỉ báo dân số-phát triển phải đáp ứng những yêu cầu sau :

(1)Thích hợp với kế hoạch sẽ được lập ; (2)Bao trùm được hiện tượng và thểhiện được một cách rõ ràng mối quan hệ dân số -kinh tế-xã hội; (3)Phải đo, đếmđược bằng những số lượng tuyệt đối hoặc tương đối cụ thể; (4)Đơn giản, dễ hiểu;(5)Khách quan; (6)Cụ thể về quy mô, không gian và thời gian phản ánh hiện tượng.

Như vậy, cần có sự phối hợp rất chặt chẽ giữa cơ quan cung cấp thông tindân số với các cơ quan sử dụng thông tin dân số trong xây dựng kế hoạch/chínhsách ngay từ thời điểm xác định chỉ báo (khái niệm nội dung, phương pháp thuthập, tính toán, xử lý) cũng như toàn bộ quá trình phổ biến thông tin dân số.

(1) Chỉ báo đầu vào, thí dụ như tổng số dân, nam, nữ, số trẻ trong các nhómtuổi đến trường, số người vào/ra k hỏi tuổi lao động, dân số trong tuổi lao động... vàvề các nguồn lực tài chính, vật chất khác.

(2) Chỉ báo đầu ra, thí dụ tổng nhu cầu về giáo viên, bác sỹ, đầu tư cho giáodục, y tế, tạo việc làm...

(3) Chỉ báo hiệu quả, bao gồm hiệu quả trung gian và hiệu quả cuối cùng.Thí dụ như quy mô và mức gia tăng thu nhập, số lượng và tỷ lệ lao động có việclàm, tỷ lệ dân cư được dùng nước sạch, được dùng điện...

Ở nước ta, hiện có những hệ thống các chỉ tiêu Dân số - Phát triển đã đượcchọn lọc và sử dụng để lồng ghép biến dân số kế hoạch hoá phát triển từ cấp trung -ương đến địa phương. Đối với mỗi chỉ tiêu đều có hướng dẫn về:

Định nghĩa Công thức tính toán Phạm vi tính toán và ứng dụng Các yêu cầu về số liệu Nguồn số liệu Thí dụ và các nhận xét.

Page 116: DÂN SỐ VÀ PHÁT TRIỂNgopfp.gov.vn/documents/18/133613/2+Tai+lieu+Dan+so+va... · Nhằm nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ của ngành, ... quản lý các khóa học

115

Từ những Hệ thống các chỉ báo Dân số-Phát triển (Tham khảo sơ đồ 5.5) cóthể phân tích và gộp lại thành những nhóm lớn như sau (tương đương với sơ đồphản ảnh mối quan hệ DS-PT đã trình bày):

- Các chỉ báo về quá trình Dân số- Các chỉ báo về kết quả Dân số- Các chỉ báo về quá trình phát triển Kinh tế- Xã hội- Các chỉ báo về kết quả phát triển

Sơ đồ 5.5: Các chỉ báo và quan hệ giữa các chỉ báo về Dân số và phát triển

CHỈ BÁO VỀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN:- Giá trị sản xuất các ngành công nghiệp, nông lâmnghiệp, thuỷ sản, dịch vụ; Tốc độ tăng trưởng giá trịsản xuất của các ngành này.- Giá trị xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá phân theokhu vực kinh tế, nhóm hàng- GDP và tỷ trọng tăng trưởng GDP- Thu, chi ngân sách Nhà nước; Cơ cấu chi tiêucông cộng (theo ngành, lĩnh vực );- Tỷ lệ tăng trưởng đầu tư trong nước, nước ngoài- Cung cấp các dịch vụ cơ sở hạ tầng thiết yếu (tỷlệ xã có đường giao thông ô tô, có trạm y tế xã, cótrường học, chợ, có điện, hệ thống nước sinh hoạtđảm bảo vệ sinh...)- Hưởng thụ văn hoá thông tin, đời sống tinh thần(số nhà văn hoá, trung tâm văn hoá...)- Độ che phủ của rừng;- Diện tích đất nông, lâm nghiệp

CHỈ BÁO VỀ KẾT QUẢ PHÁT TRIỂNA. Trình độ học vấn , chuyên môn nghề nghiệp1. Tỷ lệ biết chữ và số năm đi học bình quân2. Tỷ lệ nhập học của các cấp học3. Số người và tỷ lệ dân số 13 tuổi trở lên theo các

trình độ đào tạo4. Phân bố số người 13 tuổi trở lên theo ngành nghề

đào tạo và nghề nghiệp đang làm.B. Tình trạng việc làm và thu nhập5. Số người tham gia và tỷ lệ tham gia lực l ượng LĐ6. Số người làm việc trong nền KTQD: tổng số và

chia theo ngành/lĩnh vực.7. Số người thất nghiệp và tỷ lệ thất nghiệp, thiếu VL.8. Thu nhập và tiền lương trung bìnhC. Sức khoẻ và dinh dưỡng9. Tuổi thọ trung bình10. Chiều cao, cân nặng trung bình của thanh niên,

thiếu niên11. Tỷ lệ mắc và chết các bệnh chính12. Tỷ suất chết trẻ sơ sinh và trẻ dưới 5 tuổi13. Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng14. Mức tiêu thụ calorie ...

CHỈ BÁO VỀ QUÁ TRÌNH DÂN SỐ:

A. Sinh đẻ:1. Số trẻ em mới sinh và tỷ suất sinh thô2. Tỷ suất sinh đặc trư ng theo nhóm tuổi3. Tỷ suất sinh tổng cộngB. Tử vong4. Số người chết và Tỷ suất chết thô5. Số trẻ em tử vong,Tỷ suất chết trẻ sơ sinh6. Tỷ suất chết của trẻ em dưới 1 tuổi, dưới 5

tuổi7. Tỷ suất chết của các bà mẹ8. Tỷ lệ tử vong do các bệnh gây tử vong hàng

đầuC. Di cư9. Số người nhập cư và tỷ lệ nhập cư.10. Số người xuất cư và tỷ lệ xuất cư.11. Phân bố người di cư theo giới, tuổi, trình độ

học vấn, nghề nghiệp...D. Kế hoạch hoá gia đình12. Tỷ lệ sử dụng các biện pháp tránh thai (chia

theo các phương pháp)

CHỈ BÁO VỀ KẾT QUẢ DÂN SỐA. Qui mô dân số1. Quy mô dân số2. Phân bố tổng dân số theo giới, tuổi, thà nh

thị-nông thôn...3. Tốc độ tăng trưởng dân sốB. Cơ cấu dân số4. Cơ cấu dân số theo giới, tuổi5. Cơ cấu dân số theo dân tộc, nhóm XH...6. Tuổi trung vị của dân số7. Tỷ lệ phụ thuộcC. Phân bố theo không gian8. Phân bố dân số theo thành thị -nông thôn9. Mật độ dân số10. Phân bố dân số theo vùng địa lýD. Các đặc điểm hộ gia đình11. Tốc độ tăng trưởng về số lượng các hộ GĐ11. Qui mô trung bình của hộ gia đình12. Chủ hộ gia đình theo giới tính

Page 117: DÂN SỐ VÀ PHÁT TRIỂNgopfp.gov.vn/documents/18/133613/2+Tai+lieu+Dan+so+va... · Nhằm nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ của ngành, ... quản lý các khóa học

116

Nguồn cung cấp và khai thác thông tin, tư liệu dân số phục v ụ cho việc lồngghép dân số trong KHH phát triển ở nước ta hiện nay khá phong phú và đa dạng. Đólà các loại thông tin, tài liệu, số liệu... từ những nguồn chủ yếu sau :

- Hệ thống thông tin báo cáo thống kê thường kỳ hàng năm, hàng quý, hàngtháng...

- Hệ thống thông tin từ các cuộc điều tra, khảo sát tổng hợp và chuyên ngànhnhư Tổng điều tra dân số, Điều tra dân số giữa kỳ, hàng năm, điều tra mức sống, cáccuộc điều tra chuyên ngành về lao động, việc làm, giáo dục, y tế -sức khoẻ...

- Hệ thống thông tin là kết quả của những tính toán kế hoạch, dự báo...

- Thông tin từ những hệ thống khác

Mặc dù hiện nay có khá nhiều chủng loại thông tin dân số và đã trải qua thựctế nhiều năm sử dụng các chỉ báo dân số nhưng trong lĩnh vực thông tin vẫn còn khánhiều khó khăn. Đó là :

(1) Thiếu sự phối hợp giữa các cơ quan trong xây dựng KH/CS và cung cấp,trao đổi thông tin (giữa các cơ quan kế hoạch với nhau, giữa cơ quan kế hoạch vớicơ quan cung cấp số liệu dân số ...).

(2) Thiếu số liệu dân số cần cho việc lồng ghép, thể hiện ở hai khía cạnh.Thứ nhất là thiếu chỉ báo cụ thể cho từng lĩnh vực, thứ hai là nhiều chỉ báo khôngliên tục theo thời gian, trong khi yêu cầu các chỉ báo này phải phản ánh hiện tượngmột cách liên tục theo thời gian.

(3) Số liệu dân số cung cấp không kịp thời. Việc xây dựng kế hoạch, chínhsách có thời gian tính rất xa, nhất là kế hoạch hàng năm, trong khi đó các chỉ báocung cấp muộn, chậm được cập nhật nên nếu sử dụng thì mất tính thời sự, giảm tácdụng của các giải pháp, chính sách.

(4) Các chỉ báo dân số không đáng tin cậy. Khó khăn này không chỉ ngăn cảnviệc sử dụng các chỉ báo dân số, mà còn góp phần giảm hiệu lực của những giảipháp, chính sách được đề xuất;

Vì vậy, hoàn thiện Hệ thống thông tin DS -PT vừa là yêu cầu cấp bách vừa làđiều kiện để lồng ghép biến dân số trong kế hoạch hoá phát triển.

2.2 Tăng cường cơ sở pháp lý cho việc lồng ghépHiện nay, nước ta chưa ban hành văn bản quy định việc lồng ghé p dân số vào

quy trình. Hiện mới chỉ có quy trình chung về xây dựng kế hoạch. Mặc dù có sửdụng số liệu dân số vào việc lập KH/CS song còn tuỳ tiện và thiếu sự phối hợp chặtchẽ và thường xuyên giữa các đơn vị, cơ quan với nhau và thực sự chưa đưa đượccác vấn đề dân số – phát triển KTXH để xử lý trong quá trình lập kế hoạch và xây

Page 118: DÂN SỐ VÀ PHÁT TRIỂNgopfp.gov.vn/documents/18/133613/2+Tai+lieu+Dan+so+va... · Nhằm nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ của ngành, ... quản lý các khóa học

117

dựng chính sách. Vì vậy, cần có khuôn khổ pháp lý cho việc lồng ghép dân số vàoquy trình KHH cũng như trách nhiệm cung cấp thông tin,

2.3 Nâng cao kiến thức, kỹ năng của cán bộ kế hoạch các cấp về lồng ghépNhư trong Lời nói đầu đã nêu rõ, mãi đ ầu những năm 90 của thế kỷ 20, ở

nước ta, mới bắt đầu nghiên cứu giảng dạy về quan hệ “Dân số và phát triển“, cònLồng ghép DS và PT thì còn muộn hơn. Vì vậy, t rình độ/kỹ thuật lồng ghép của cánbộ còn hạn chế, hầu hết chưa được đào tạo, chưa được hướng dẫn về kỹ thuậ t sửdụng dân số trong xây dựng kế hoạch/chính sách.

Do đó, điều kiện không thể thiếu được là phải nâng cao kiến thức, kỹnăng của cán bộ về lồng ghép, trong đó đặc biệt chú ý là kiến thức về quan hệ Dânsố và phát triển, kỹ năng lồng ghép, phương pháp l ập kế hoạch dựa trên kết quả vàphần mềm dự báo dân số SPECTRUM.

Như vậy, những khó khăn trên bao gồm cả trong lĩnh vực lý luận, phươngpháp, kỹ năng làm việc thực tế và tổ chức bộ máy làm việc, kể cả thu thập, xử lý,cung cấp, trao đổi thông tin dân số và xây dựng kế hoạch/chính sách. Việc khắcphục những khó khăn đó đòi hỏi sự phối hợp nhiều cơ quan chức năng, giải quyếtđồng bộ từ khuôn khổ pháp lý (về công tác thống kê, kế hoạch) cho đến nghiên cứulý luận về dân số-phát triển, dân số học, kế hoạch hoá và kỹ thuật lồng ghép dân sốvào KHH cũng như tổ chức quy trình công tác kế hoạch hoá và cung cấp thông tin.

*

* *

TÓM TẮT CHƯƠNG 5Kế hoạch là một trong những công cụ quản lý sự phát triển. Lập kế hoạch là

chức năng của các cơ quan quản lý. Mối quan hệ hữu cơ giữa dân số và phát triển làcơ sở là nền tảng cho việc lồng ghép dân số vào quá trình KHH phát triển ở mọi cấpđộ của kế hoạch, từ chính sách đến các dự án và mọi khâu trong quá trình KHH.Điều này có nghĩa là phải phân tích mối quan hệ nhân -quả giữa dân số và phát triểntrong tất cả các công đoạn: Phân tích tình hình, xác định mục tiêu, lựa chọn giảipháp, tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát và đánh giá.

Lồng ghép dân số vào quá trình KHH phát triển nâng cao tính phù hợp, tínhhiệu quả của kế hoạch. Để quá trình này diễn ra trôi chảy cần có bộ chỉ tiêu về dânsố và về phát triển, trình độ cán bộ kế hoạch và cần có cơ sở pháp luật yêu cầu vàđảm bảo điều kiện.

Page 119: DÂN SỐ VÀ PHÁT TRIỂNgopfp.gov.vn/documents/18/133613/2+Tai+lieu+Dan+so+va... · Nhằm nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ của ngành, ... quản lý các khóa học

118

CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP CHƯƠNG 5

1. Thế nào là lồng ghép? Ở địa phương anh/chị đã lồn g ghép biến dân số vàocác kế hoạch phát triển nào?

2. a/ Nếu ở địa phương anh/chị đã lồng ghép biến dân số vào các kế hoạch pháttriển hãy nêu những lợi ích của hoạt động này?

b/ Nếu ở địa phương anh/chị chưa lồng ghộp biến dân số vào các kế hoạch pháttriển hãy nêu những hậu quả của tình trạng này đó?

3. Điều kiện để lồng ghép biến dân số vào các kế hoạch phát triển. Liên hệ vớiđịa phương.

4.Hãy lồng ghép các biến dân số vào kế hoạch hóa: (1) Xóa đói, giảm nghèo,(2) Kế hoạch giáo dục, (3) Kế hoạch chăm súc sức khoẻ tại địa phương.

Page 120: DÂN SỐ VÀ PHÁT TRIỂNgopfp.gov.vn/documents/18/133613/2+Tai+lieu+Dan+so+va... · Nhằm nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ của ngành, ... quản lý các khóa học

119

PHỤ LỤCPHƯƠNG PHÁP TÍNH HDI MỚI CỦA LIÊN HỢP QUỐC, SỬ DỤNG

TỪ NĂM 2010

Trong Báo cáo phát triển con người năm 2010 của Liên hợp quốc bắt dầu sử dụngphương pháp mới để tính Chỉ số phát triển con người (HDI) thay cho phương phápcũ áp dụng từ năm 1990.Để tính HDI, ba chỉ số thành phần sau đây được sử dụng:

1. Chỉ số tuổi thọ kỳ vọng: (LEI)

2. Chỉ số giáo dục (EI)

2.1 Chỉ số số năm đi học trung bình (MYSI) [5]

2.2 Chỉ số số năm đi học kỳ vọng: (EYSI) [6]

3.Chỉ số thu nhập (II)

Cuối cùng HDI là trung bình nhân của 3 chỉ số thành phần nói trên.

LE: Tuổi thọ kỳ vọng khi sinh MYS: Số năm đi học trung bình của những người từ

25 tuổi trở lên.

EYS: Số năm đi học kỳ vọng trong suốt cuộc đời của những người từ 5 tuổi trở lên.

GNIpc: Thu nhập quốc dân ( tính theo sức mua tương đương) bình quân đầu người.

Page 121: DÂN SỐ VÀ PHÁT TRIỂNgopfp.gov.vn/documents/18/133613/2+Tai+lieu+Dan+so+va... · Nhằm nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ của ngành, ... quản lý các khóa học

120

TÀI LIỆU THAM KHẢOCHƯƠNG I:

1. E. Wayne Nafziger. Kinh tế học của các nước đang phát triển. NXB Thống kê.Hà Nội -1998. Chương 9 “Dân số và Phát triển”, trang 327 - 369.

2. UNFPA. Vì sao vấn đề dân số lại quan trọng? Bản tiếng Việt.

3. Đặng Nguyên Anh. Xã hội học Dân số , NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, 2007,trang 69

CHƯƠNG 2

4. Nguyễn Đình Cử; Lưu Bích Ngọc. Tác động của Dân số đến kinh tế ở nước ta.Tạp chí kinh tế và phát triển. Đại học KTQD. Số tháng 7-2000

5. Nguyễn Đình Cử. Mối quan hệ giữa mức sống dân cư và mức sinh. Tạp chí Giađình và trẻ em. Số tháng 3-2003

6. UNFPA. Gia tăng dân số và tăng trưởng kinh tế. Bản dịch tiếng Việt của ViệnDân số và các vấn đề xã hội. Hà nội, 6 -2008

7. Việt Báo, 30-11-2006

8. [http://laodong.com.vn/tin-tuc/nua-trieu-nguoi-chau-phi-sap-chet-doi/52746]

CHƯƠNG 3

9. Ngân hàng thế giới. Đưa vấn đề giới vào phát triển. NXB Văn hoá -Thông tin.Hà Nội, 2001

10. Trung tâm khoa học xã hội và nhân văn quốc gia. Báo cáo phát triển con ngườiViệt Nam. NXB Chính trị quốc gia . Hà Nội, 2001

11. UNFPA, Bộ Kế hoạch và Đầu t ư. Phương pháp lồng ghép dân số vào KHHchăm sóc sức khoẻ. NXB Thế giới. 2005

12. Tổng cục Dân số - KHHGĐ Quỹ dân số Liên hợp quốc. Cẩm nang lồng ghépgiới trong các chương trình dân số/SKSS . Hà nội 2009

CHƯƠNG 4

13. Nguyễn Đình Cử (Chủ biên): Giáo trìn h Dân số và Phát triển. NXB Nôngnghiệp, Hà Nội, 1992. (Chương VII: Dân số và Môi trường).

14. Ngân hàng thế giới: Phát triển và Môi trường, Hà Nội, 1993. (Bản tiếng việt).

15. Viện tầm nhìn thế giới: Tín hiệu sống còn. Bản tiếng Việt. NXB Khoa học Kỹthuật, Hà Nội, 1996.

16. UNFPA. Vì sao vấn đề dân số lại quan trọng? Bản tiếng Việt.

Page 122: DÂN SỐ VÀ PHÁT TRIỂNgopfp.gov.vn/documents/18/133613/2+Tai+lieu+Dan+so+va... · Nhằm nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ của ngành, ... quản lý các khóa học

121

17. Trung tâm Dân số - Đại học Kinh tế quốc dân: Giáo trình Dân số học, dành chohọc viên các lớp 3 tháng. Hà Nội,1990.

18.Bộ KH và Môi trường.Môi trường và phát triển bền vững. NXB Khoa học kỹthuật.Hà Nội,1995.

19. http://www. vnu.edu.vn/

20. http://www.tinthuongmai.vn/.

21. http://www.vinachem.com.vn/

22. http://www.http://vea.gov.vn/

23. http://lid.agu.edu.vn/

CHƯƠNG 5

24. Bộ KH và ĐT. Cơ sở lý luận về Dân số - phát triển và lồng ghép dân số vào kếhoạch hóa phát triển. NXB Thế giới. Hà Nội, 2005

25.Ngân hàng thế giới. Đưa vấn đề giới vào phát triển. NXB Văn hoá -Thông tin.Hà Nội, 2001

26.UNFPA, Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Phương pháp lồng ghộp dân số vào KHHchăm sóc sức khoẻ. NXB Thế giới. 2005

27.UNFPA, Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Phương pháp lồng ghép dân số vào KHH giáodục. NXB Thế giới. 2005


Recommended