2
1. Sự tách bạch giữa HĐQT và Ban Giám đốc Điều hành. 2. Quyết định cấp tín dụng độc lập, khách quan thông qua Ủy ban Tín dụng (Credit Committee) 3. Đánh giá dòng tiền của khách hàng vay 4. Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ chuẩn và hệ thống cảnh báo rủi ro sớm KINH NGHIỆM QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TỪ VIB Ông Loic Faussier, Phó Tổng giám đốc và Giám đốc Khối QTRR,

Kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng từ vib

Embed Size (px)

DESCRIPTION

Ông Loic Faussier là Giám đốc quản lý rủi ro Ngân hàng VIB Bank. Tại Banking Vietnam 2013, ông đã chia sẻ kinh nghiệm quản trị rủi ro của VIB. Xem thêm tại: http://www.thoibaonganhang.vn/tin-tuc/2-rui-ro-tin-dung-van-la-moi-lo-hang-dau-8724.html

Citation preview

Page 1: Kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng từ vib

1. Sự tách bạch giữa HĐQT và Ban Giám đốc Điều hành.

2. Quyết định cấp tín dụng độc lập, khách quan thông qua Ủy ban Tín dụng (Credit Committee)

3. Đánh giá dòng tiền của khách hàng vay

4. Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ chuẩn và hệ thống cảnh báo rủi ro sớm

KINH NGHIỆM QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TỪ VIBÔng Loic Faussier, Phó Tổng giám đốc và Giám đốc Khối QTRR,

Ngân hàng Quốc tế (VIB)

Page 2: Kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng từ vib

Theo ông Loic Faussier, Phó Tổng giám đốc và Giám đốc Khối QTRR, Ngân hàng Quốc tế (VIB), cần có sự tách bạch rõ về quyền hạn và trách nhiệm giữa HĐQT và Ban Giám đốc Điều hành.

Bên cạnh đó, cần có những quyết định cấp tín dụng một cách độc lập, khách quan thông qua Ủy ban Tín dụng (Credit Committee) và giảm thiểu những ảnh hưởng, can thiệp “đằng sau” của HĐQT. Cùng với đó, cần có sự tách bạch giữa hoạt động của Bộ phận Rủi ro, Bộ phận Kinh doanh và Bộ phận Quản lý và Giám sát cho vay.

Trong chính sách cho vay, việc đánh giá dòng tiền của khách hàng vay là vô cùng quan trọng và cần xem đây là nguồn lực đầu tiên có thể trả khoản vay cho ngân hàng về sau này. Tiếp đó mới đến yếu tố TSĐB - nguồn có thể trả nợ vay được xếp thứ 2.

Bên cạnh đó, việc xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ chuẩn và hệ thống cảnh báo rủi ro sớm cần được đẩy mạnh triển khai. Cùng với đó, khi đã cho vay rồi, ngân hàng vẫn phải thường xuyên, chủ động nắm bắt tình hình kinh doanh của khách hàng vay để dự báo xem những rủi ro nào có thể xảy ra. Nguồn tham khảo có thể từ Trung tâm Thông tin tín dụng - NHNN (CIC) và từ nhiều nguồn thông tin khác. Từ đó để có các biện pháp xử lý thích hợp (như yêu cầu tăng TSĐB).

Xem thêm tại: http://www.thoibaonganhang.vn/tin-tuc/2-rui-ro-tin-dung-van-la-moi-lo-hang-dau-8724.html