180
Er NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM Số: 4321 /QĐ-TD3 CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà Nội, ngày 27 tháng 8 năm 2008 QUYẾT ĐỊNH Ban hành Quy định về trình tự, thủ tục cấp tín dụng bán lẻ TỔNG GIÁM ĐỐC NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN - Căn cứ Điều lệ tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số 54/QĐ-HĐQT ngày 12/8/2002 của Hội đồng Quản trị và được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chuẩn y tại Quyết định số 936/2002/QĐ-NHNN ngày 03/9/2002; - Theo đề nghị của Giám đốc Ban Tín dụng, Giám đốc Ban Pháp chế, QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy định về trình tự, thủ tục cấp tín dụng bán lẻ”. Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 01/9/2008. Các Văn bản sau đây hết hiệu lực thi hành: Quy định về cho vay CBCNV (Quyết định số 6505/QĐ-TD3 ngày 05/11/2007); Quy định về cho vay theo hình thức thấu chi tài khoản tiền gửi của khách hàng cá nhân (Quyết định số 6469/QĐ-TD3 ngày 02/11/2007); Quy định về cho vay hỗ trợ nhu cầu về nhà ở (Quyết định số 9302/QĐ-TD3 ngày 23/11 2006); Quy định về cho vay mua ôtô phục vụ đời sống đối với khách hàng cá nhân (Quyết định số 9083/QĐ-TD3 ngày 15/11/2006); Quy định về cho vay đi du học (Quyết định số 9466/QĐ-TD3 ngày 30/11/2006); Quy định về cho vay CBCNV mua cổ phiếu lần đầu trong DNNN cổ phần hoá (Quyết định số 2790/QĐ- PCCĐ ngày 03/6/2005); Công văn số 6915/CV-TD3 ngày

Quy định về trinh tự, thủ tục cấp tín dụng bán lẻ của BIDV

Embed Size (px)

DESCRIPTION

Quy định về trinh tự, thủ tục cấp tín dụng bán lẻ của BIDV (2008)

Citation preview

Page 1: Quy định về trinh tự, thủ tục cấp tín dụng bán lẻ của BIDV

Er NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀPHÁT TRIỂN VIỆT NAM

Số: 4321 /QĐ-TD3

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập - Tự do - Hạnh phúc

Hà Nội, ngày 27 tháng 8 năm 2008

QUYẾT ĐỊNHBan hành Quy định về trình tự, thủ tục cấp tín dụng bán lẻ

TỔNG GIÁM ĐỐCNGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN

- Căn cứ Điều lệ tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số 54/QĐ-HĐQT ngày 12/8/2002 của Hội đồng Quản trị và được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chuẩn y tại Quyết định số 936/2002/QĐ-NHNN ngày 03/9/2002;

- Theo đề nghị của Giám đốc Ban Tín dụng, Giám đốc Ban Pháp chế,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy định về trình tự, thủ tục cấp tín dụng bán lẻ”.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 01/9/2008. Các Văn bản sau đây hết hiệu lực thi hành: Quy định về cho vay CBCNV (Quyết định số 6505/QĐ-TD3 ngày 05/11/2007); Quy định về cho vay theo hình thức thấu chi tài khoản tiền gửi của khách hàng cá nhân (Quyết định số 6469/QĐ-TD3 ngày 02/11/2007); Quy định về cho vay hỗ trợ nhu cầu về nhà ở (Quyết định số 9302/QĐ-TD3 ngày 23/11 2006); Quy định về cho vay mua ôtô phục vụ đời sống đối với khách hàng cá nhân (Quyết định số 9083/QĐ-TD3 ngày 15/11/2006); Quy định về cho vay đi du học (Quyết định số 9466/QĐ-TD3 ngày 30/11/2006); Quy định về cho vay CBCNV mua cổ phiếu lần đầu trong DNNN cổ phần hoá (Quyết định số 2790/QĐ-PCCĐ ngày 03/6/2005); Công văn số 6915/CV-TD3 ngày 14/12/2005 hướng dẫn cho vay người lao động Việt Nam đi làm việc tại nước ngoài.

Các quy định về trình tự, thủ tục cấp tín dụng trước đây áp dụng đối với khách hàng là cá nhân, hộ gia đình hết hiệu lực thi hành.

Điều 3. Chánh Văn phòng, Giám đốc các Ban, Trung tâm tại Hội sở chính, Giám đốc các Chi nhánh, Sở Giao dịch BIDV căn cứ Quyết định thi hành.

Nơi nhận (170b):- Như Điều 3;- NHNN (để báo cáo);- HĐQT (để báo cáo);- Các PTGĐ, KTT (để chỉ đạo);

TỔNG GIÁM ĐỐC

Page 2: Quy định về trinh tự, thủ tục cấp tín dụng bán lẻ của BIDV

- Lưu VP, PC. Trần Anh Tuấn

1

Page 3: Quy định về trinh tự, thủ tục cấp tín dụng bán lẻ của BIDV

QUY ĐỊNH VỀ TRÌNH TỰ, THỦ TỤC CẤP TÍN DỤNG BÁN LẺ

(Ban hành kèm theo Quyết định số 4321 /QĐ-TD3 ngày 27/8/2008 của Tổng Giám đốc Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam)

Chương INHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Mục đích, yêu cầu:

- Đảm bảo cơ sở cho việc cấp tín dụng bán lẻ được thống nhất, đồng bộ trong hệ thống BIDV và từng bước hướng theo thông lệ.

- Việc cấp tín dụng bán lẻ được nhanh chóng, thuận lợi, tạo điều kiện nâng cao doanh số tín dụng bán lẻ và hiệu quả, an toàn.

- Xác định rõ trách nhiệm, quyền hạn của từng bộ phận, từng cấp và từng cá nhân tham gia trong quy trình cấp tín dụng bán lẻ.

Điều 2. Đối tượng và phạm vi áp dụng:

2.1. Văn bản này được áp dụng tại Hội sở chính và các Chi nhánh, Sở Giao dịch của BIDV.

2.2. Văn bản này quy định về nội dung, trình tự và thủ tục cấp tín dụng (bằng các nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, bảo lãnh và các nghiệp vụ khác) đối với khách hàng là cá nhân (cá nhân Việt Nam và cá nhân nước ngoài), hộ gia đình vay vốn tại các Chi nhánh của BIDV, nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đầu tư và đời sống (theo hình thức đã được hoặc chưa được quy định tại các Sản phẩm tín dụng bán lẻ).

2.3. Những trường hợp không áp dụng Quy định này:

- Các khoản vay của các khách hàng là pháp nhân, doanh nghiệp tư nhân và tổ hợp tác.

- Các khoản vay của các khách hàng là cá nhân, hộ gia đình nhưng có mức vay vượt mức tối đa theo quy định tại các Sản phẩm tín dụng bán lẻ thì thực hiện theo quy trình cấp tín dụng đối với khách hàng là doanh nghiệp.

Điều 3. Căn cứ pháp lý và tài liệu tham khảo:

1. Bộ luật Dân sự năm 2005.

2. Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc ban hành Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng và các văn bản sửa đổi, bổ sung.

3. Quyết định số 203/QĐ-HĐQT ngày 16/07/2004 của Hội đồng quản trị Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam về việc ban hành Quy chế cho vay đối với khách hàng và các văn bản sửa đổi, bổ sung.

2

Page 4: Quy định về trinh tự, thủ tục cấp tín dụng bán lẻ của BIDV

Điều 4. Giải thích từ ngữ:

1. "BIDV" là Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.

2. “Bộ phận quan hệ khách hàng cá nhân” (viết tắt là PQHKH) là Phòng Quan hệ khách hàng cá nhân, Phòng Giao dịch và các Bộ phận khác tại Chi nhánh có chức năng cấp tín dụng bán lẻ.

3. “Bộ phận quản trị tín dụng” (viết tắt là PQTTD) là Phòng/Tổ quản trị tín dụng tại Chi nhánh.

4. “Cán bộ quan hệ khách hàng cá nhân” (viết tắt là CBQHKH) là cán bộ thuộc PQHKH trực tiếp thực hiện nhiệm vụ tiếp thị khách hàng, đề xuất tín dụng và chăm sóc khách hàng...

5. “Cán bộ quản trị tín dụng” (viết tắt là CBQTTD) là cán bộ thuộc PQTTD.

6. "Chi nhánh" là các Chi nhánh, các Sở Giao dịch của BIDV (Chi nhánh hỗn hợp và Chi nhánh bán lẻ).

7. "Khách hàng" là cá nhân, hộ gia đình có nhu cầu vay vốn tại BIDV.

8. “Lãnh đạo” là các chức danh Giám đốc, Phó Giám đốc Chi nhánh.

9. “Trưởng Bộ phận quan hệ khách hàng cá nhân” (viết tắt là TPQHKH) là các chức danh Trưởng/Phó PQHKH tại Chi nhánh.

10. “Trưởng Bộ phận quản trị tín dụng” (viết tắt là TPQTTD) là các chức danh Trưởng/Phó PQTTD tại Chi nhánh.

11. “Sản phẩm tín dụng bán lẻ” là các quy định, hướng dẫn cụ thể về cho vay đối với từng đối tượng khách hàng cá nhân, hộ gia đình và từng lĩnh vực cho vay cụ thể.

Điều 5. Trách nhiệm của các đơn vị:

1- Trụ sở chính:

- Phân giao kế hoạch phát triển, giới hạn tín dụng bán lẻ cho từng Chi nhánh, từng Sản phẩm tín dụng bán lẻ và theo dõi, quản lý các nghiệp vụ tín dụng bán lẻ toàn hệ thống theo từng Sản phẩm tín dụng bán lẻ cụ thể.

- Hướng dẫn các Chi nhánh trong việc triển khai, phát triển các Sản phẩm tín dụng bán lẻ của BIDV.

- Ban Phát triển Sản phẩm bán lẻ và Marketing đầu mối quản lý và tiếp nhận các khó khăn, vướng mắc của Chi nhánh trong quá trình triển khai thực hiện.

Chỉ đạo hoặc trực tiếp kiểm tra việc chấp hành quy định, quy trình cấp tín dụng bán lẻ của các cấp.

- Ban Quản lý Tín dụng là đầu mối thực hiện quản lý các khoản vay phải cơ cấu lại hoặc chuyển sang nợ xấu theo quy định.

2. Chi nhánh:

3

Page 5: Quy định về trinh tự, thủ tục cấp tín dụng bán lẻ của BIDV

- Tổ chức triển khai các Sản phẩm tín dụng bán lẻ tại Chi nhánh. Chi nhánh phải tổ chức một Bộ phận chuyên trách (Phòng hoặc Tổ) có trách nhiệm theo dõi, phát triển, triển khai nghiệp vụ tín dụng bán lẻ tại Chi nhánh.

- Báo cáo những khó khăn, vướng mắc trong việc triển khai Sản phẩm tín dụng bán lẻ, đề xuất sửa đổi, bổ sung hoặc phát triển mới hoặc đặc thù các Sản phẩm tín dụng bán lẻ về Hội sở chính để kịp thời chỉnh sửa.

- PQHKH có chức năng thẩm định, trình duyệt cho vay theo đúng quy định về chức năng nhiệm vụ, quy định về phân cấp uỷ quyền trong hoạt động tín dụng của BIDV và quy định này.

Đầu mối tổng hợp báo cáo, đề xuất phát triển nghiệp vụ tín dụng bán lẻ tại Chi nhánh.

- Trên cơ sở quy định, quy trình cấp tín dụng bán lẻ, Chi nhánh xác định rõ trách nhiệm, quyền hạn của từng bộ phận, cá nhân và mối quan hệ tác nghiệp giữa các bộ phận, đảm bảo việc xử lý cấp tín dụng được nhanh chóng, thuận tiện, an toàn và hiệu quả.

- PQTTD là đầu mối trình quyết định giải ngân và nhập dữ liệu, theo dõi các khoản vay trên hệ thống và lưu giữ hồ sơ theo quy định.

- Phòng dịch vụ khách hàng cá nhân thực hiện giải ngân, thu hồi nợ theo đề nghị của PHQKH, PQTTD theo đúng quy định của BIDV.

- Thường xuyên hoặc đột xuất rà soát, kiểm tra việc thực hiện quy định, quy trình của các bộ phận, cá nhân liên quan, đảm bảo phát hiện kịp thời mọi vi phạm để kịp thời khắc phục, xử lý.

Điều 6. Nguyên tắc cấp tín dụng bán lẻ:

- Nghiêm túc tuân thủ quy định hiện hành liên quan đến cấp tín dụng và quản lý tín dụng và quy định này.

- Trình tự cấp tín dụng được thực hiện nhanh chóng, thuận lợi, hướng theo thông lệ và đảm bảo an toàn và hiệu quả.

- Không áp dụng trình tự, thủ tục trình vượt giới hạn của các Sản phẩm tín dụng bán lẻ.

Điều 7. Thẩm quyền quyết định cấp tín dụng, ký kết hợp đồng liên quan và quyết định giải ngân:

1. Thẩm quyền quyết định cấp tín dụng bán lẻ:

- Hội đồng tín dụng cơ sở.

- Giám đốc, Phó Giám đốc Chi nhánh phụ trách Bộ phận quan hệ khách hàng cá nhân.

- Trưởng, Phó trưởng Phòng Quan hệ khách hàng cá nhân.

- Giám đốc, Phó Giám đốc Phòng Giao dịch.

- Đối tượng khác theo phân cấp, uỷ quyền của Tổng Giám đốc và phân công của Giám đốc Chi nhánh.

4

Page 6: Quy định về trinh tự, thủ tục cấp tín dụng bán lẻ của BIDV

2. Thẩm quyền ký kết các hợp đồng liên quan đến cấp tín dụng bán lẻ:

- Giám đốc, Phó Giám đốc Chi nhánh phụ trách Bộ phận quan hệ khách hàng cá nhân.

- Giám đốc, Phó giám đốc Phòng giao dịch.

- Trưởng, Phó trưởng Phòng Quan hệ khách hàng cá nhân.

- Đối tượng khác theo phân cấp, uỷ quyền của Tổng Giám đốc và phân công của Giám đốc Chi nhánh.

3. Thẩm quyền quyết định giải ngân:

- Giám đốc, Phó Giám đốc Chi nhánh phụ trách tác nghiệp.

- Giám đốc, Phó Giám đốc Phòng giao dịch phụ trách tác nghiệp.

- Trưởng, Phó trưởng Phòng Quản trị tín dụng.

- Đối tượng khác theo phân cấp, uỷ quyền của Tổng Giám đốc và phân công của Giám đốc Chi nhánh.

4. Phạm vi thẩm quyền quyết định:

- Căn cứ các đối tượng quy định tại Khoản 1,2,3 Điều này được Tổng Giám đốc phân cấp, uỷ quyền quyết định cấp tín dụng, ký kết hợp đồng, quyết định giải ngân, giao Giám đốc Chi nhánh phân công cụ thể bằng văn bản quy định về đối tượng, mức… được quyết định cấp tín dụng, ký kết hợp đồng, quyết định giải ngân.

- Thẩm quyền quyết định cấp tín dụng bán lẻ của các đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều này được quyết định mức, thời hạn tối đa theo quy định tại từng Sản phẩm tín dụng bán lẻ. Trong trường hợp các Sản phẩm cụ thể không quy định về mức, thời hạn cho vay thì thực hiện theo quy định phân cấp, uỷ quyền trong hoạt động tín dụng chung của Tổng Giám đốc cho Chi nhánh.

Điều 8. Giới hạn, mức cho vay:

- Giới hạn tín dụng bán lẻ của từng Chi nhánh, của từng Sản phẩm tín dụng bán lẻ sẽ được Trụ sở chính giao cụ thể theo từng thời kỳ, phù hợp với chính sách phát triển tín dụng bán lẻ của BIDV.

- Mức cho vay tối đa được quy định tại các Sản phẩm tín dụng bán lẻ cụ thể. Trường hợp cho vay mà chưa có sản phẩm cho vay thì mức cho vay tối đa đối với khách hàng cá nhân, hộ gia đình theo phân cấp, uỷ quyền của Tổng Giám đốc cho Giám đốc Chi nhánh tại từng thời kỳ.

Điều 9. Thời gian thẩm định, xét duyệt cho vay:

Thời gian thẩm định, xét duyệt cho vay thực hiện theo Quy định tại từng sản phẩm cụ thể. Trong trường hợp tại từng sản phẩm cụ thể không quy định về thời gian thẩm định, xét duyệt cho vay thì thực hiện theo quy định sau:

- Đối với các sản phẩm cho vay CBCNV, thấu chi tài khoản tiền gửi, cầm cố, chiết khấu giấy tờ có giá: thời gian xem xét, trả lời khách hàng trong vòng 03

5

Page 7: Quy định về trinh tự, thủ tục cấp tín dụng bán lẻ của BIDV

ngày làm việc kể từ ngày khách hàng cung cấp đầy đủ hồ sơ vay vốn theo quy định.

- Đối với các sản phẩm cho vay mua ôtô, cho vay hỗ trợ nhu cầu về nhà ở, cho vay CBCNV mua cổ phần trong các doanh nghiệp cổ phần hoá: trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày khách hàng cung cấp đầy đủ hồ sơ vay vốn theo quy định, Chi nhánh phải có ý kiến trả lời khách hàng về quyết định có hoặc không cấp tín dụng.

- Đối với các Sản phẩm tín dụng bán lẻ khác không quá 07 ngày làm việc khi khách hàng gửi đủ hồ sơ vay vốn theo quy định.

Điều 10. Cách thức thực hiện Quy định về tín dụng bán lẻ

Quy định về tín dụng bán lẻ được xây dựng làm cơ sở chung nhất để áp dụng đối với tất cả các loại hình cho vay bán lẻ và áp dụng cho khách hàng mới có quan hệ tín dụng lần đầu. Do đó trong quá trình thực hiện theo Quy định này, tuỳ đối tượng khách hàng (khách hàng mới quan hệ lần đầu và khách hàng đã có quan hệ tín dụng tại Chi nhánh), Chi nhánh áp dụng linh hoạt từng bước quy trình, như: tiếp thị khách hàng, cung cấp Hồ sơ khách hàng, kiểm tra tài sản bảo đảm… đảm bảo tính đầy đủ, nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hoạt động.

Chương IICÁC QUY ĐỊNH CỤ THỂ

Điều 11. Tiếp thị khách hàng và phỏng vấn ban đầu:

1- Tiếp thị khách hàng:

Tất cả CBQHKH có trách nhiệm làm đầu mối tiếp thị sản phẩm, dịch vụ Ngân hàng tới khách hàng. Căn cứ vào đối tượng khách hàng đã, đang hoặc chưa sử dụng sản phẩm, dịch vụ Ngân hàng để tiếp thị hoặc chăm sóc khách hàng đảm bảo phù hợp chính sách, an toàn và hiệu quả. Trong quá trình tiếp thị, nếu khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ Ngân hàng khác thì CBQHKH có trách nhiệm thực hiện chức năng bán chéo sản phẩm theo quy định của BIDV.

Việc tiếp thị khách hàng được thực hiện thông qua 02 hình thức: tiếp thị trực tiếp đến khách hàng và tiếp thị phổ thông:

- Tiếp thị trực tiếp được áp dụng đối với một nhóm khách hàng thuộc cùng một tổ chức hoặc khách hàng lớn, khách hàng VIP, khách hàng đem lại thu nhập lớn, thường xuyên cho Ngân hàng… và có tiềm năng phát triển dịch vụ đa dạng, dịch vụ cao cấp.

- Tiếp thị phổ thông được thực hiện thông qua các hình thức tờ rơi, quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng, tại Trụ sở Ngân hàng… hoặc qua bên thứ ba.

2- Phỏng vấn ban đầu:

TPQHKH phân công CBQHKH tiến hành phỏng vấn sơ bộ khách hàng cá nhân, hộ gia đình và trên cơ sở nhu cầu tín dụng của khách hàng, kế hoạch, chiến

6

Page 8: Quy định về trinh tự, thủ tục cấp tín dụng bán lẻ của BIDV

lược phát triển tín dụng bán lẻ và điều kiện cho vay trong từng Sản phẩm tín dụng bán lẻ… sẽ xác định loại hình dịch vụ, sản phẩm Ngân hàng phù hợp.

Trường hợp, nếu CBQHKH có đủ thông tin chi tiết về khách hàng như thu nhập, tài sản, các điều kiện khác… không phù hợp với chính sách tín dụng, điều kiện của Sản phẩm tín dụng… và có thể ra quyết định từ chối thì báo cáo TPQHKH xem xét, quyết định trước khi thông báo cho khách hàng biết.

Điều 12. Hướng dẫn khách hàng và tiếp nhận hồ sơ vay vốn:

1- CBQHKH làm đầu mối hướng dẫn khách hàng về hồ sơ vay vốn, kiểm tra tính đầy đủ, hợp pháp, hợp lệ, gồm:

- Thông tin về khách hàng, như: chứng minh thư nhân dân hoặc Hộ chiếu; hộ khẩu; nghề nghiệp; thu nhập…

- Hồ sơ khoản vay theo quy định tại từng Sản phẩm tín dụng bán lẻ cụ thể.

Đối với những khoản vay không thuộc phạm vi áp dụng của các Sản phẩm tín dụng bán lẻ hiện có thì hồ sơ khoản vay gồm: Giấy đề nghị vay vốn, phương án vay vốn và trả nợ, các giấy tờ tài liệu chứng minh mục đích sử dụng vốn vay, các giấy tờ chứng minh nguồn trả nợ, Hợp đồng tín dụng…

- Hồ sơ bảo đảm tiền vay: các giấy tờ tài liệu chứng minh quyền sử dụng, quyền sở hữu theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của BIDV; Hợp đồng bảo đảm tiền vay (nếu có).

2- Khi tiếp nhận hồ sơ, CBQHKH lập Phiếu tiếp nhận có đầy đủ chữ ký của khách hàng và CBQHKH.

Điều 13. Thẩm định các điều kiện tín dụng và lập Báo cáo đề xuất thẩm định và phê duyệt tín dụng:

1- Thẩm định khách hàng:

Trên cơ sở hồ sơ khách hàng, hồ sơ khoản vay, TPQHKH phân công CBQHKH nghiên cứu, thẩm định khoản vay theo những nội dung sau:

- Đối chiếu, xác minh các thông tin khách hàng, thông tin khoản vay, thông tin tài sản, khả năng vay trả… Trên có sở đó thực hiện chấm điểm xếp hạng đối với khách hàng mới và sửa đổi, bổ sung điểm xếp hạng đối với khách hàng cũ theo quy định của BIDV (nếu có).

- Đối chiếu, đánh giá các điều kiện theo quy định của từng Sản phẩm tín dụng bán lẻ cụ thể. Đối với những khoản vay chưa được quy định theo một Sản phẩm tín dụng đặc thù thì Chi nhánh thẩm định các điều kiện tín dụng theo đúng các quy định hiện hành của BIDV.

- Phân tích, đánh giá về phương án/dự án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đầu tư và đời sống và khả năng vay trả của khách hàng để xác định hạn mức, thời gian, điều kiện… vay trả cho phù hợp.

- Bảo đảm tiền vay: Việc thẩm định về bảo đảm tiền vay thực hiện theo quy định của BIDV và các hướng dẫn tại các Sản phẩm tín dụng bán lẻ cụ thể.

7

Page 9: Quy định về trinh tự, thủ tục cấp tín dụng bán lẻ của BIDV

- Đánh giá toàn diện rủi ro đối với khách hàng (khách quan, chủ quan), rủi ro sản phẩm tín dụng… Trên cơ sở đó đề xuất các biện pháp, điều kiện phòng ngừa của khách hàng, của BIDV phù hợp, giảm tối đa rủi ro có thể xảy ra.

2- Lập Báo cáo đề xuất thẩm định và phê duyệt tín dụng:

Sau khi nghiên cứu, căn cứ vào kết quả thẩm định khách hàng và các điều kiện vay vốn, CBQHKH lập Báo cáo đề xuất thẩm định và phê duyệt tín dụng theo Mẫu số 01-PLI, kèm hồ sơ vay vốn, có ý kiến độc lập về việc đồng ý hoặc không đồng ý cho vay và trình TPQHKH có ý kiến trước khi trình cấp có thẩm quyền phê duyệt cho vay.

Điều 14. Phê duyệt cho vay:

1- Trên cơ sở Báo cáo đề xuất thẩm định và phê duyệt tín dụng của CBQHKH kèm hồ sơ vay vốn, TPQHKH xem xét kiểm tra, có ý kiến độc lập vào Báo cáo đề xuất thẩm định và phê duyệt tín dụng và quyết định cho vay nếu khoản vay nằm trong thẩm quyền phán quyết hoặc trình Lãnh đạo Chi nhánh xem xét quyết định cho vay theo thẩm quyền.

2- Trường hợp thuộc thẩm quyền quyết định cho vay của Lãnh đạo Chi nhánh: Trên cơ sở ý kiến trình của TPQHKH, Lãnh đạo Chi nhánh xem xét:

- Duyệt đồng ý cho vay hoặc đề nghị bổ sung thông tin trước khi quyết định cho vay.

- Không đồng ý (nêu rõ lý do từ chối). Trong trường hợp này, CBQHKH có trách nhiệm thông báo cho khách hàng biết về việc từ chối cho vay.

- Đưa ra Hội đồng tín dụng cơ sở xem xét, quyết định theo thẩm quyền được quy định.

3- Phê duyệt của cấp có thẩm quyền quyết định cấp tín dụng trên Báo cáo đề xuất thẩm định và phê duyệt tín dụng là Quyết định cấp tín dụng.

Điều 15. Ký kết các Hợp đồng và thực hiện thủ tục liên quan

1- Soạn thảo Hợp đồng:

Trên cơ sở quyết định cấp tín dụng tại Báo cáo đề xuất thẩm định và phê duyệt tín dụng của cấp có thẩm quyền và Hợp đồng mẫu, CBQHKH soạn thảo Hợp đồng tín dụng và Hợp đồng bảo đảm tiền vay phù hợp để trình TPQHKH ký kiểm soát trước khi trình cấp có thẩm quyền ký Hợp đồng, cụ thể:

- Hợp đồng tín dụng ngắn hạn kiêm bảo đảm tiền vay (trong trường hợp tài sản bảo đảm là tài sản của Bên vay) thực hiện theo Mẫu 03-PLI.

- Hợp đồng tín dụng và Hợp đồng bảo đảm tiền vay (đối với trường hợp tài sản bảo đảm là tài sản của Bên thứ ba) thực hiện theo Mẫu 04-PLI.

- Các mẫu biểu cụ thể khác theo hướng dẫn của từng sản phẩm.

Lưu ý: đối với các sản phẩm có mẫu biểu tín dụng cụ thể, áp dụng mẫu biểu tại hướng dẫn đối với từng sản phẩm đó.

8

Page 10: Quy định về trinh tự, thủ tục cấp tín dụng bán lẻ của BIDV

2. Ký kết Hợp đồng:

- Đối với khách hàng, Hợp đồng phải được khách hàng vay hoặc đại diện hợp pháp của Hộ gia đình trực tiếp ký.

- Đối với Ngân hàng, Hợp đồng do người có thẩm quyền quy định tại Khoản 2 Điều 7 Quy định này và theo phân cấp, uỷ quyền của Tổng Giám đốc, phân công của Giám đốc Chi nhánh trong từng thời kỳ.

3. CBQHKH cùng với khách hàng thực hiện việc công chứng, chứng thực và đăng ký giao dịch bảo đảm theo đúng quy định hiện hành.

Điều 16. Giao, nhận hồ sơ và nhập thông tin vào hệ thống SIBS:

1- Khi hoàn tất các nội dung nêu trên, CBQHKH bàn giao toàn bộ hồ sơ liên quan đến khoản vay cho CBQTTD, hồ sơ gồm:

- Hồ sơ đề xuất, phê duyệt cấp tín dụng.

- Hợp đồng tín dụng, Hợp đồng bảo đảm tiền vay.

- Các loại giấy tờ, tài liệu liên quan khác.

Riêng đối với hồ sơ gốc liên quan đến tài sản bảo đảm tiền vay của khách hàng được bàn giao cho Bộ phận kho quỹ để lưu giữ theo quy định của BIDV.

Việc giao nhận hồ sơ, giấy tờ phải được lập thành Biên bản bàn giao có chữ ký của bên bàn giao và bên nhận bàn giao.

2- Trên cơ sở hồ sơ, giấy tờ nhận được từ PQHKH, TPQTTD phân công CBQTTD để nhập thông tin vào hệ thống SIBS. Việc nhập thông tin vào hệ thống SIBS theo hướng dẫn tại từng Sản phẩm tín dụng bán lẻ (trường hợp chưa có hướng dẫn cho từng sản phẩm thì việc nhập thông tin vào hệ thống thực hiện theo quy định hiện hành).

Sau đó, PQTTD thực hiện việc lưu trữ hồ sơ theo quy định hiện hành của BIDV.

Điều 17. Giải ngân:

- CBQHKH hướng dẫn khách hàng hoàn chỉnh nội dung chứng từ giải ngân, gồm: Bảng kê rút vốn vay, Uỷ nhiệm chi… theo quy định và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt đề xuất giải ngân trước khi chuyển cho PQTTD.

- TPQTTD phân công CBQTTD nhận hồ sơ, chứng từ giải ngân từ PQHKH, kiểm tra tính hợp lệ, đầy đủ của thông tin... và trình cấp có thẩm quyền quyết định giải ngân.

- Trên cơ sở quyết định giải ngân, CBQTTD nhập thông tin giải ngân vào hệ thống SIBS theo quy định và chuyển 01 bản gốc hồ sơ, chứng từ (Bảng kế rút vốn/hợp đồng cụ thể/giấy lĩnh tiền mặt...) cho Phòng dịch vụ khách hàng (cá nhân) để thực hiện giải ngân cho khách hàng.

- Hồ sơ đã giải ngân được luân chuyển và lữu trữ theo quy định về lưu trữ chứng từ kế toán.

Điều 18. Theo dõi, kiểm tra, đánh giá khách hàng, khoản vay:

9

Page 11: Quy định về trinh tự, thủ tục cấp tín dụng bán lẻ của BIDV

1- CBQHKH có trách nhiệm (thường xuyên hoặc định kỳ) theo dõi, đánh giá khách hàng vay, khoản vay, theo các nội dung:

- Kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay (chi tiết quy định tại các Sản phẩm); kiểm tra tình hình thực hiện cam kết, thực trạng tài sản bảo đảm tiền vay; khả năng trả nợ của khách hàng…và kịp thời phát hiện các rủi ro tiềm ẩn. Việc kiểm tra phải được lập thành Văn bản và chuyển 01 bản lưu tại PQTTD.

- Thực hiện phân loại nợ và thông báo cho PQTTD để tính toán, trích lập Dự phòng rủi ro theo quy định của BIDV.

- Đánh giá lại tài sản bảo đảm tiền vay theo quy định của BIDV.

Trong quá trình đánh giá, nếu phát hiện các dấu hiệu rủi ro, CBQHKH phải đề xuất biện pháp phòng ngừa và báo cáo TPQHKH và cấp có thẩm quyền quyết định tín dụng chỉ đạo, xử lý kịp thời.

2- Căn cứ hợp đồng và hệ thống SIBS, CBQTTD theo dõi, thông báo danh sách các khoản nợ đến hạn cho PQHKH để phân công CBQHKH đôn đốc khách hàng trả nợ gốc, lãi đúng quy định tại Hợp đồng; khi phát hiện dấu hiệu rủi ro đề nghị PQHKH thực hiện kiểm tra, rà soát kịp thời và báo cáo cấp có thẩm quyền quyết định cấp tín dụng chỉ đạo, xử lý kịp thời.

CBQTTD thực hiện tính toán trích lập Dự phòng rủi ro theo kết quả phân loại nợ của CBQHKH và theo quy định của BIDV.

Điều 19. Điều chỉnh tín dụng

Khi khách hàng có nhu cầu thay đổi các điều kiện của khoản vay như thay đổi hạn mức, gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, điều chỉnh điều kiện của tài sản bảo đảm thì CBQHKH là đầu mối tiếp nhận các yêu cầu của khách hàng và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo đúng trình tự phê duyệt khoản vay mới.

Điều 20. Thu nợ, lãi, phí

1- Thu nợ tự động: Trong trường hợp Hợp đồng tín dụng quy định Ngân hàng được thu nợ gốc, lãi vay tự động khi đến hạn và nếu tài khoản tiền gửi của khách hàng đủ tiền để trả nợ thì việc thu nợ sẽ được thực hiện tự động.

2- Thu nợ thủ công:

- CBQTTD thường xuyên theo dõi thông qua hợp đồng tín dụng, các báo cáo và chương trình phần mềm để thông báo cho PQHKH đôn đốc thu hồi nợ từ khách hàng và lập đề nghị Phòng dịch vụ khách hàng cá nhân thực hiện thu nợ gốc, nợ lãi, phí… theo đúng quy định tại Hợp đồng.

Trường hợp trên tài khoản tiền gửi của Khách hàng đủ tiền trả nợ và trong Hợp đồng tín dụng có quy định Ngân hàng được chủ động thu nợ gốc và lãi vay thì CBQTTD lập đề nghị Phòng Dịch vụ khách hàng cá nhân thực hiện thu nợ gốc, lãi vay theo đúng Hợp đồng và thông báo cho PQHKH.

- Trường hợp khách hàng chủ động trả nợ đúng hạn hoặc trả nợ trước hạn hoặc trả nợ một phần… thì CBQHKH lập đề xuất thu nợ trình TPQHKH phê duyệt và chuyển cho PQTTD rà soát, nhập thông tin vào hệ thống SIBS và

10

Page 12: Quy định về trinh tự, thủ tục cấp tín dụng bán lẻ của BIDV

chuyển Phòng Dịch vụ khách hàng cá nhân thực hiện thu nợ gốc, nợ lãi, phí… theo đúng quy định tại Hợp đồng và đề nghị của Khách hàng.

3- Khi phát sinh nợ đến hạn nhưng Khách hàng không có khả năng trả nợ, CBQHKH đề xuất các biện pháp xử lý trình cấp có thẩm quyền quyết định tín dụng xem xét, quyết định, như:

- Đối với chiết khấu giấy tờ có giá có hoàn lại, hoặc cho vay cầm cố giấy tờ có giá, lập đề nghị xuất kho tài sản bảo đảm trình cấp có thẩm quyền phê duyệt để thu hồi nợ.

- Đối với các khoản vay có tài sản bảo đảm khác: thực hiện các biện pháp để xử lý tài sản bảo đảm theo đúng quy định của pháp luật và hướng dẫn của BIDV…

4- CBQTTD có trách nhiệm theo dõi thực hiện những nghĩa vụ khác trong hợp đồng tín dụng như nghĩa vụ mua bảo hiểm, nghĩa vụ bổ sung tài sản bảo đảm… (nếu có) để thông báo cho PQHKH đôn đốc khách hàng thực hiện đúng các nghĩa vụ đã cam kết.

Điều 21. Xử lý phát sinh

- Trường hợp khách hàng không trả nợ (gốc, lãi) đúng kỳ hạn đã thoả thuận trong Hợp đồng tín dụng và có văn bản đề nghị thì CBQHKH xem xét, đề xuất điều chỉnh kỳ hạn nợ, gia hạn nợ. Cấp nào duyệt vay thì cấp đó có quyền phê duyệt điều chỉnh kỳ hạn nợ, gia hạn nợ.

- Khi khoản vay được phân loại là nợ xấu thì được bàn giao sang bộ phận quản lý nợ xấu tại Chi nhánh và thực hiện theo các hướng dẫn về quản lý nợ xấu có liên quan.

- Việc xử lý tranh chấp hợp đồng tín dụng theo hướng dẫn về xử lý tranh chấp của BIDV.

Điều 22. Thanh lý hợp đồng tín dụng và lưu hồ sơ

1- Tất toán khoản vay:

Khi khách hàng trả hết nợ, CBQHKH phối hợp với CBQTTD và CBDVKH đối chiếu, kiểm tra về số tiền trả nợ gốc, lãi, phí... để tất toán khoản vay, thanh lý hợp đồng.

2- Giải toả các hợp đồng bảo đảm tiền vay: Thực hiện theo hướng dẫn về bảo đảm tiền vay của BIDV.

3- CBQTTD thực hiện lưu trữ quản lý hồ sơ theo quy định của BIDV.

Điều 23. Các Phụ lục kèm theo

Quy định này gồm các Phụ lục kèm theo sau, quy định chi tiết về các Sản phẩm tín dụng bán lẻ cụ thể và các mẫu biểu liên quan:

- Phụ lục - TDBL: Lưu đồ.

- Phụ lục I/TDBL: Mẫu biểu trong hoạt động tín dụng bán lẻ.

11

Page 13: Quy định về trinh tự, thủ tục cấp tín dụng bán lẻ của BIDV

- Phụ lục II/TDBL: Sản phẩm cho vay CBCNV.

- Phụ lục III/TDBL: Sản phẩm cho vay theo hình thức thấu chi tài khoản tiền gửi của khách hàng cá nhân

- Phụ lục IV/TDBL: Sản phẩm cho vay hỗ trợ nhu cầu về nhà ở

- Phụ lục V/TDBL: Sản phẩm cho vay mua ôtô phục vụ mục đích tiêu dùng

- Phụ lục VI/TDBL: Sản phẩm cho vay du học

- Phụ lục VII/TDBL: Sản phẩm cho vay CBCNV mua cổ phiếu lần đầu trong doanh nghiệp nhà nước cổ phần hoá.

- Phụ lục VIII/TDBL: Sản phẩm cho vay người lao động đi làm việc tại nước ngoài.

Chương III

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 24. Tổ chức thực hiện

1- Giám đốc các Ban, Trung tâm tại Trụ sở chính, Giám đốc các Đơn vị thành viên, Trưởng các đơn vị và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện Quy định này.

2- Để đảm bảo các Sản phẩm tín dụng bán lẻ của BIDV được triển khai thống nhất trong toàn hệ thống, yêu cầu Giám đốc Chi nhánh thực hiện nghiêm túc các quy định tại các Sản phẩm tín dụng bán lẻ, không ban hành văn bản hướng dẫn riêng tại Chi nhánh. Trường hợp cần sửa đổi, bổ sung các Sản phẩm tín dụng bán lẻ, Chi nhánh đề xuất, báo cáo Hội sở chính xem xét, quyết định.

3- Sau 30 ngày, kể từ ngày Quy định này có hiệu lực, Chi nhánh phải hoàn tất việc triển khai theo mô hình TA2 để áp dụng theo quy định này. Trong thời gian triển khai chuyển đổi, Chi nhánh có thể áp dụng các quy định, trình tự, thủ tục theo quy định này hoặc quy định tại các văn bản ban hành trước Quy định này.

Điều 25. Sửa đổi, bổ sung

Việc sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế Quy định này do Tổng Giám đốc xem xét, quyết định.

TỔNG GIÁM ĐỐC

12

Page 14: Quy định về trinh tự, thủ tục cấp tín dụng bán lẻ của BIDV

Trần Anh Tuấn

13

Page 15: Quy định về trinh tự, thủ tục cấp tín dụng bán lẻ của BIDV

Phụ lục - TDBL

LƯU ĐỒ

BƯỚC 1: TIẾP THỊ KHÁCH HÀNG VÀ LẬP BÁO CÁO ĐỀ XUẤT THẨM ĐỊNH VÀ PHÊ DUYỆT TÍN DỤNG

CBQHKH

(Đồng ý)

(Từ chối)

T P.QHKH

12

- Thu thập, phân tích thẩm định khách hàng, phương án sản xuất, trả nợ…- Lập báo cáo đề xuất thẩm định và phê duyệt tín dụng…

- Tiếp thị Khách hàng:

- Phỏng vấn Khách hàng

- Đối chiếu với chiến

lược, chính sách, Sản

phẩm tín dụng… để

xác định dịch vụ, sản

phẩm phù hợp…

Khách hàng

- Hướng dẫn

hồ sơ vay vốn

- Tiếp nhận

hồ sơ từ

Khách

hàng…

Có ý kiến độc lập đồng ý hoặc từ chối cho vay

Chuyển thực hiện Bước 2

Quyết định không xem xét cho vay và thông báo cho

khách hàng

Page 16: Quy định về trinh tự, thủ tục cấp tín dụng bán lẻ của BIDV

BƯỚC 2: PHÊ DUYỆT CẤP TÍN DỤNG

TPQHKH

(đồng ý hoặc từ chối)

(đồng ý)

(vượt thẩm quyền)

GĐ/PGĐ phụ trách PQHKH

hoặc HĐTD

(đồng ý hoặc từ chối)

(đồng ý)

13

Chuyển thực hiện Bước 3

Quyết định cho vay theo thẩm

quyền

Khách hàng

Quyết định cho vay theo thẩm

quyền

Chuyển thực hiện Bước 3

Page 17: Quy định về trinh tự, thủ tục cấp tín dụng bán lẻ của BIDV

BƯỚC 3: SOẠN THẢO, KÝ KẾT HỢP ĐỒNG VÀ NHẬP VÀO HỆ THỐNG SIBS:

CBQHKH

(ký hợp đồng)

TPQHKHGĐ/PGĐ phụ trách PQHKH

CBQTTD

14

Khách hàng

- Soạn thảo các hợp đồng.

- Thực hiện các thủ tục liên quan đến TSĐB…

Bàn giao toàn bộ Hồ sơ liên quan đến khoản vay

Nhập thông tin

vào Hệ thống SIBS

Lưu giữ hồ sơ

theo quy định

Ký các Hợp đồng liên quan theo thẩm quyền

- Công chứng, chứng thực các Hợp đồng- Đăng ký giao dịch bảo đảm…

Chuyển thực hiện Bước 4

Page 18: Quy định về trinh tự, thủ tục cấp tín dụng bán lẻ của BIDV

BƯỚC 4: GIẢI NGÂN

PQHKH

Không

đủ điều kiện

PQTTD

PDVKH

15

Trình Trưởng

Phòng kiểm soát

Nhận hồ sơ đề nghị giải ngân từ khách hàng; kiểm tra mục đích và điều kiện, lập Đề xuất giải ngân

- Kiểm tra chứng từ làm căn cứ giải ngân.

- Kiểm tra nội dung các chứng từ giải ngân của NH

- Lập tờ trình giải ngân

Trả lại hồ sơ, chứng từ cho khách hàng

Cấp cóthẩm quyền phê duyệt

Trả lại hồ sơ, chứng từ cho khách hàng

Khách hàng

Nhập thông tin

vào Hệ thống SIBS

Lưu giữ hồ sơ

Theo quy định

Thực hiện thanh toán/Hạch toán kế toán

Page 19: Quy định về trinh tự, thủ tục cấp tín dụng bán lẻ của BIDV

BƯỚC 5: THEO DÕI, KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ KHÁCH HÀNG, KHOẢN VAY

CBQHKH

CBQTTD

16

CBQHKH Thực hiện:

- Kiểm tra, đánh giá khoản vay.

- Thực hiện phân loại nợ.

- Theo dõi, rà soát phát hiện rủi ro…

- Thông báo nợ đến hạn.

- Thông báo trạng thái các khoản nợ quá hạn.

- Tính toán trích lập DPRR

- Đề nghị CBQHKH kiểm tra, rà soát đánh giá khoản vay/khách hàng vay.

- Lập báo cáo phân tích rủi

ro/Nợ xấu

- Đề xuất các biện

pháp phòng ngừa

Trình Lãnh đạo

PQHKH kiểm soát

Cấp cóthẩm quyền phê duyệt

Thực hiện các biện pháp phòng ngừa

Báo cáo thống kê

Page 20: Quy định về trinh tự, thủ tục cấp tín dụng bán lẻ của BIDV

BƯỚC 6: ĐIỀU CHỈNH TÍN DỤNG (Thực hiện quy trình như tại Bước 1, 2)

BƯỚC 7: THU NỢ, LÃI, PHÍ

PQHKH

PQTTD

PDVKH

17

Thông báo và đôn đốc khách hàng trả nợ đúng hạn

- Kiểm tra lại số nợ gốc, lãi, phí phải thu.

- Đôn đốc thực hiện bút toán thu nơ.

- Phối hợp thanh lý hợp đồng.- Lưu trữ hồ sơ.

Nhập vào hệ thống SIBS

Tiếp nhận chứng từ trả nợ từ khách

hàng/Lập giấy đề nghị thu nợ

Trình lãnh đạo Ban, Phòng

- Thực hiện bút toán thu nợ gốc, lãi, phí.

- Các bút toán ngoại bảng có liên quan.

Trả lại Hồ sơ chứng từ cho khách hàng

Trả lại hồ sơ chứng

từ cho khách hàng

Theo dõi trên Hợp đồng và hệ thống… khi nợ đến hạn phải trả…

Khách hàng

Chuyển nợ quá hạn

Page 21: Quy định về trinh tự, thủ tục cấp tín dụng bán lẻ của BIDV

BƯỚC 8: THANH LÝ HỢP ĐỒNG

PQHKH

PQTTD

PDVKH

18

- Đầu mối giao trả tài sản đảm bảo.- Xoá đăng ký giao dịch đảm bảo.- Soạn thảo thanh lý hợp đồng (nếu có)- Rà soát nợ gốc, lãi, phí đã thu…

- Phối hợp rà soát nợ gốc, lãi, phí đã thu…

- Phối hợp rà soát nợ gốc, lãi, phí đã thu- Cập nhật các thông tin vào hệ thống SIBS liên quan đến thanh lý hợp đồng.- Lưu trữ hồ sơ…

Khách hàng

Page 22: Quy định về trinh tự, thủ tục cấp tín dụng bán lẻ của BIDV

Phụ lục I/TDBLMẪU BIỂU CHUNG TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG BÁN LẺ

(Ban hành kèm theo Quyết định số 4321 /TD3 ngày 27/ 8 /2008của Tổng Giám đốc Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam

Mẫu 01-PLI

NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMCHI NHÁNH ………………. Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

…, ngày …tháng …năm …

BÁO CÁO ĐỀ XUẤT THẨM ĐỊNH VÀ PHÊ DUYỆT TÍN DỤNG(áp dụng đối với khách hàng cá nhân, hộ gia đình)

A. Giới thiệu về khách hàng:

1. Tên khách hàng:

2. CMND số: ……………… do CA ………. cấp ………ngày …………….

3. Địa chỉ thường trú: 4. Điện thoại:

5. Tình trạng gia đình:

B. Nhu cầu của khách hàng:

6. Số tiền đề nghị vay:

7. Thời gian vay:

Trong đó thời gian ân hạn:

8. Lãi suất vay:

9. Mục đích:

10. Hình thức trả vốn gốc, lãi:

11. Tài sản bảo đảm:

C. Nguồn trả nợ:

- Các nguồn thu nhập:

- Phần thu nhập được dùng để trả nợ:

D. Kết quả xếp hạng tín dụng nội bộ của khách hàng

E. Tài sản bảo đảm nợ vay:

F. Nhận xét về khách hàng vay, khả năng trả nợ, tài sản bảo đảm

G. Đề xuất của cán bộ quan hệ khách hàng (mức cho vay, lãi suất, thời gian…)

H. Đề xuất của Trưởng Phòng QHKH

I. Quyết định phê duyệt tín dụng của Giám đốc hoặc người được uỷ quyền

19

Page 23: Quy định về trinh tự, thủ tục cấp tín dụng bán lẻ của BIDV

Mẫu 02-PLI

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc Lập - Tự Do - Hạnh phúc

GIẤY ĐỀ NGHỊ VAY VỐNKIÊM PHƯƠNG ÁN TRẢ NỢ

Kính gửi: .........................................................................................

I. THÔNG TIN VỀ NGƯỜI VAY VÀ NHU CẦU VAY:

1- Họ và tên người vay:..................................................................................

Chứng minh thư số: ...................ngày....../....../.......do CA...................cấp

Hộ khẩu thường trú (KT3): ....................................................................................

Địa chỉ liên lạc………………………………………………………………….

Điện thoại nhà riêng:………………… Địa chỉ Email…………………………..

2- Đơn vị công tác: ...........................................................................................

Chức vụ/ công việc hiện tại: ………………………………………………………….

Địa chỉ đơn vị công tác: ..............................................................................

Điện thoại cơ quan:…………………… Địa chỉ Email……………………………

Tổng thu nhập hàng tháng: .......................................................................

Trong đó: + Thu nhập từ lương: ………………………………………..

+ Thu nhập khác: …………………………………………….

3- Các thông tin khác:

+ Trình độ học vấn: Đại học và trên Đại học:……. Cao đẳng: …….. Trung học chuyên nghiệp: ….. Trung học phổ thông: ……. Dưới trung học phổ thông: ...........…

+ Tiền án tiền sự: Không……… Đã từng có tiền sự: …….. Đã từng có tiền án: ……

+ Số người phụ thuộc kinh tế: ……………………….

+ Cơ cấu gia đình: ………………………………….

4- Đề nghị Ngân hàng cho tôi vay số tiền: .......................................................

(bằng chữ:......... .........................................................................................)

Mục đích vay: ..............................................................................................

Thời hạn vay: ...............tháng;

Lãi suất vay: ..............%/tháng.

II. THÔNG TIN VỀ NGƯỜI LIÊN QUAN (vợ/chồng):

1- Họ và tên:..................................................................................

Chứng minh thư số: ...................ngày....../....../.......do CA...................cấp

Hộ khẩu thường trú (KT3): ....................................................................................

Địa chỉ liên lạc………………………………………………………………….

Điện thoại nhà riêng:………………… Địa chỉ Email…………………………..

2- Đơn vị công tác: ...........................................................................................

Chức vụ/ công việc hiện tại: ………………………………………………………….

Địa chỉ đơn vị công tác: ..............................................................................

20

Page 24: Quy định về trinh tự, thủ tục cấp tín dụng bán lẻ của BIDV

Điện thoại cơ quan:…………………… Địa chỉ Email……………………………

Tổng thu nhập hàng tháng: .......................................................................

Trong đó: + Thu nhập từ lương: ……………………………………….. + Thu nhập khác: …………………………………………….

III. PHƯƠNG ÁN TRẢ NỢ

1. Chi phí vốn cho sản xuất, kinh doanh, phục vụ đời sống:....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

2. Vốn tự có tham gia: ..........................................................

3. Dự kiến doanh thu và lợi nhuận (đối với cho vay sản xuất, kinh doanh):

- Doanh thu: ..................................................................................................

- Lợi nhuận: ..................................................................................................

4. Kế hoạch trả nợ:

a) Kỳ hạn trả nợ gốc và lãi: ....................................

b) Nguồn trả nợ:

+ Từ thu nhập ổn định hàng tháng: .................................

+ Từ phương án sản xuất, kinh doanh:……………………………

+ Nguồn khác: .................................................................

III. CAM KẾT:

1. Chấp hành đầy đủ chế độ tín dụng của pháp luật và quy định của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển; sử dụng vốn vay đúng mục đích, trả nợ gốc và lãi đúng hạn.

2. Thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tài sản theo yêu cầu của Ngân hàng nếu sử dụng vốn vay không đúng cam kết trong hợp đồng tín dụng; trả nợ trước hạn nếu vi phạm cam kết trong hợp đồng tín dụng hoặc không thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tài sản theo yêu cầu của Ngân hàng.

3. Tuân thủ mọi xử lý của Ngân hàng trong trường hợp vi phạm các nghĩa vụ của Bên vay theo Hợp đồng tín dụng.

....., ngày.....tháng.....năm..........

NGƯỜI LIÊN QUAN (vợ/chồng)

(ký, ghi rõ họ, tên)

NGƯỜI ĐỀ NGHỊ

(ký, ghi rõ họ, tên)

21

Page 25: Quy định về trinh tự, thủ tục cấp tín dụng bán lẻ của BIDV

Mẫu 03-PLICỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG KIÊM BẢO ĐẢM TIỀN VAY(Áp dụng đối với trường hợp bảo đảm tiền vay bằng tài sản của khách hàng vay)

Số: ..../..../HĐ Số đăng ký tại NH: .../...

- Căn cứ Bộ luật Dân sự năm 2005;- Căn cứ Quy chế cho vay ban hành kèm theo Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN

ngày 31/12/2001 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước và các văn bản sửa đổi, bổ sung,Hôm nay, ngày ..... tháng.... năm ........... tại: ....................................................Chúng tôi gồm có:1- Bên cho vay: Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển ......(sau đây gọi là Ngân hàng)Địa chỉ: ............Điện thoại: ...................... Fax:................Do ông (bà): ...................... Chức vụ: .................. làm đại diện.2- Bên vay:.................................................. (sau đây gọi là Bên vay)Địa chỉ: ...................................... Điện thoại: ...................... CMT số ……………… ngày …../…../…… do CA …………………… cấp

Hai bên thoả thuận ký kết Hợp đồng tín dụng ngắn hạn với các điều khoản sau:Điều 1. Số tiền vay và mục đích vay1. Ngân hàng cho Bên vay vay số tiền là:.......................Bằng chữ..............................2. Mục đích vay:....................................................................................Điều 2. Thời hạn vayThời hạn vay là:............ tháng kể từ ngày Bên vay rút tiền vay lần đầu tiên.Điều 3. Lãi suất3.1 Lãi suất cho vay trong hạn: (chỉ ghi loại lãi suất thực hiện với từng hợp đồng) Lãi suất cho vay là: .........................%/(tháng/năm) cố định trong thời hạn hiệu lực

của Hợp đồng tín dụng; Lãi suất cho vay được điều chỉnh theo thông báo lãi suất của Ngân hàng ĐT&PT

Việt nam từng thời kỳ. Lãi suất áp dụng cho kỳ đầu tiên là: ........................%/(tháng/năm) Lãi suất cho vay thả nổi: bằng lãi suất cơ sở (lãi suất tiết kiệm …... tháng trả sau, lãi

suất cơ bản) + phí ...….%, điều chỉnh định kỳ …..... tháng . Lãi suất áp dụng cho kỳ đầu tiên là: ....................%/(tháng/năm), Ngày điều chỉnh lãi suất là:………

3.2 Lãi suất áp dụng khi cơ cấu lại thời hạn trả nợ:

Trường hợp bên vay không có khả năng trả nợ gốc và lãi đúng kỳ hạn theo quy định tại khoản 1- Điều 4 hợp đồng này và được ngân hàng chấp thuận cơ cấu lại thời hạn trả nợ, Ngân hàng sẽ áp dụng lãi suất cho vay là …… kể từ ngày cơ cấu lại thời hạn trả nợ.

3.3 Lãi suất nợ quá hạn:- Đối với nợ gốc quá hạn, lãi suất quá hạn bằng ….. % lãi suất cho vay quy định tại

khoản 3.1 điều này (tối đa là 150% ). Điều 4. Trả nợ gốc và lãi1-Bên vay cam kết trả nợ gốc và lãi theo lịch như sau:…………………………(Ghi rõ ngày đến hạn trả nợ gốc và ngày đến hạn trả nợ lãi, số tiền phải trả từng kỳ:

nợ gốc hoặc nợ gốc + lãi)2. Phương thức trả nợ:Khi bất cứ một món nợ nào đến hạn theo Hợp đồng này, Bên vay chủ động trả nợ cho

Ngân hàng hoặc Ngân hàng trích tài khoản tiền gửi của Bên vay để thu nợ.Số nợ đến hạn Bên vay không trả được mà không được cơ cấu lại thời hạn trả nợ thì

Ngân hàng chuyển sang nợ quá hạn và áp dụng lãi suất nợ quá hạn.

22

Page 26: Quy định về trinh tự, thủ tục cấp tín dụng bán lẻ của BIDV

3. Lãi được tính từ ngày Bên vay rút tiền vay lần đầu tiên. Tiền lãi được tính trên số dư nợ vay nhân (x) với số ngày vay thực tế nhân (x) với lãi suất tháng chia (:) 30 hoặc nhân (x) với lãi suất năm chia (:) 360.

4. Bên vay có thể trả nợ trước hạn và phải trả phí bằng ………………..Điều 5. Biện pháp bảo đảm tiền vay1- Bên vay dùng các tài sản cầm cố, thế chấp sau đây:-Tài sản thế chấp: ...........................................- Tài sản cầm cố: ...........................................- Chi tiết về tài sản bảo đảm theo phụ lục đính kèm.2- Bên vay cam kết:- Các tài sản bảo đảm tiền vay nói tại Khoản 1 Điều này hoàn toàn thuộc quyền sở

hữu, quyền sử dụng (đối với quyền sử dụng đất) hợp pháp của Bên vay và Bên vay có đầy đủ quyền dùng tài sản đó để cầm cố, thế chấp cho Ngân hàng;

- Các tài sản bảo đảm tiền vay này hiện không bị tranh chấp về quyền sở hữu, quyền sử dụng.

3- Xử lý tài sản bảo đảm tiền vayTrường hợp phải xử lý tài sản bảo đảm tiền vay để thu hồi nợ, Ngân hàng lựa chọn

thực hiện theo một trong các cách sau:a. Bên vay làm thủ tục gán nợ tài sản cho Ngân hàng nếu Ngân hàng yêu cầu. Giá cả

tài sản do hai bên thoả thuận trên cơ sở mặt bằng giá tài sản cùng loại tại địa phương vào thời điểm đó.

b. Bên vay sẽ đứng chủ bán tài sản để trả nợ Ngân hàng. Giá cả tối thiểu của tài sản do hai bên thoả thuận trên cơ sở mặt bằng giá tài sản cùng loại tại địa phương vào thời điểm đó. Giá bán tài sản không được thấp hơn giá tối thiểu đã thoả thuận. Thời hạn bán tài sản do hai bên thống nhất, nếu không thống nhất được thì do Ngân hàng quyết định.

c. Ngân hàng tự mình hoặc cùng với Bên vay tổ chức bán đấu giá tài sản hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền tiến hành đấu giá tài sản.

d. Các cách thức khác theo quy định của pháp luật.4- Xử lý tiền bán tài sản bảo đảm tiền vaya- Toàn bộ tiền đặt cọc của người mua và tiền bán tài sản theo quy định tại Khoản 3

Điều này phải gửi vào tài khoản tiền gửi phong toả mở tại Ngân hàng để xử lý theo Điểm b Khoản 4 Điều này.

b- Tiền bán tài sản dùng để thanh toán các chi phí xử lý tài sản, trả nợ gốc và lãi vay Ngân hàng, nếu còn thừa thì Ngân hàng sẽ chuyển trả cho Bên vay, nếu thiếu thì Bên vay có nghĩa vụ thanh toán đối với khoản nợ (cả gốc và lãi) còn thiếu cho Ngân hàng.

Điều 6. Quyền và nghĩa vụ của Bên vay1. Chấp hành những quy định của pháp luật hiện hành liên quan đến quan hệ tín dụng,

bảo đảm tiền vay.2. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc sử dụng vốn vay đúng mục đích.3. Trả nợ gốc và lãi vay đầy đủ, đúng hạn.4. Các quyền và nghĩa vụ liên quan đến cầm cố, thế chấp tài sản:- Giao tài sản cầm cố liệt kê tại Khoản 1 Điều 5 cho Ngân hàng;- Giao toàn bộ giấy tờ gốc về tài sản bảo đảm liệt kê tại Khoản 1 Điều 5 cho Ngân

hàng giữ;- Tiếp tục sử dụng, khai thác tài sản thế chấp và bảo quản không làm giảm giá trị so

với khi ký hợp đồng. Không thay đổi, sửa chữa... tài sản làm giảm sút giá trị. Việc sửa chữa lớn phải thông báo cho Ngân hàng biết.

Bên vay phải áp dụng các biện pháp cần thiết để tránh nguy cơ giảm sút hoặc mất giá trị tài sản, kể cả việc ngừng khai thác, sử dụng các tài sản đó.

- Không được bán, trao đổi, chuyển nhượng, cho, tặng, cho mượn, cho thuê tài sản do mình giữ khi chưa có biện pháp bảo đảm khác để đảm bảo nghĩa vụ cho Ngân hàng và chưa được sự đồng ý bằng văn bản của Ngân hàng.

23

Page 27: Quy định về trinh tự, thủ tục cấp tín dụng bán lẻ của BIDV

- Thực hiện việc đăng ký và công chứng hợp đồng tại cơ quan có thẩm quyền theo yêu cầu của Ngân hàng (nếu có);

- Chịu mọi chi phí để thực hiện việc cầm cố, thế chấp và xử lý tài sản cầm cố, thế chấp (nếu có).

- Bên vay phải thông báo ngay cho Ngân hàng biết trong trường hợp có bất kỳ sự kiện nào làm giảm sút hoặc có khả năng làm giảm sút giá trị tài sản bảo đảm đối với những tài sản do Bên vay giữ.

- Trường hợp giá trị tài sản bảo đảm bị giảm, Bên vay phải thực hiện bổ sung tài sản bảo đảm theo yêu cầu của Ngân hàng.

- Mua bảo hiểm cho tài sản đảm bảo tiền vay theo yêu cầu của Ngân hàng (tại Công ty Bảo hiểm Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam). Quyền thụ hưởng tiền bồi thường bảo hiểm thuộc Ngân hàng.

- Nhận lại tài sản và giấy tờ gốc đã giao cho Ngân hàng giữ sau khi đã thực hiện xong nghĩa vụ của mình đối với Ngân hàng.

Điều 7. Quyền và nghĩa vụ của Ngân hàng1. Cung ứng vốn vay theo yêu cầu của Bên vay đã ghi trong Hợp đồng này.2. Mở một tài khoản tiền vay cho Bên vay để hạch toán việc rút tiền vay và trả nợ.3. Kiểm tra trước, trong, sau khi cho vay vốn và quá trình thu nợ, thu lãi đến khi kết

thúc Hợp đồng này.4. Đình chỉ cho vay và thu nợ trước thời hạn trong các trường hợp sau:- Bên vay sử dụng vốn vay không đúng mục đích, cung cấp thông tin sai lạc về việc sử

dụng vốn vay;- Tình hình tài chính của Bên vay đe doạ nghiêm trọng đến khả năng trả nợ;- Các biện pháp bảo đảm tiền vay không còn đủ để bảo đảm để trả nợ mà không có

biện pháp bảo đảm thay thế.5. Các quyền và nghĩa vụ liên quan đến tài sản do Ngân hàng giữ:- Giữ, bảo quản các tài sản và giấy tờ gốc và các giấy tờ khác có liên quan đến tài sản

bảo đảm tiền vay mà Bên vay đã giao.- Không khai thác, sử dụng, thay đổi, sửa chữa, bán, trao đổi, chuyển nhượng, cho,

tặng, cho mượn, cho thuê tài sản mà Ngân hàng giữ.- Giao lại cho Bên vay tài sản và toàn bộ giấy tờ liệt kê tại Khoản 1 Điều 5 và các giấy

tờ khác liên quan đã nhận sau khi Bên vay thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình theo Hợp đồng này hoặc thay đổi tài sản cầm cố, thế chấp bằng biện pháp bảo đảm khác và hai bên đã làm thủ tục giải trừ cầm cố, thế chấp.

- Xử lý tài sản bảo đảm tiền vay theo thoả thuận trong Hợp đồng này và theo quy định của pháp luật để thu hồi nợ khi Bên vay không thực hiện đúng nghĩa vụ theo Hợp đồng này.

6. Ngân hàng được quyền xem xét điều chỉnh lãi suất, mức cho vay, thời hạn cho vay do môi trường hoạt động và các chính sách, quy định của pháp luật, Ngân hàng Nhà nước có sự thay đổi ảnh hưởng đến hoạt động của Ngân hàng.

Điều 8. Hiệu lực của Hợp đồng1. Hợp đồng này có hiệu lực từ ngày ký. Hợp đồng kết thúc khi Bên vay trả nợ xong

cả gốc, lãi, lãi quá hạn, phí (nếu có) của toàn bộ những khoản vay đã phát sinh từ Hợp đồng này;

2. Các văn bản, tài liệu liên quan đến Hợp đồng này là bộ phận kèm theo có giá trị pháp lý theo Hợp đồng;

1. Sửa đổi, bổ sung Hợp đồng: Việc sửa đổi, bổ sung các điều khoản của Hợp đồng này phải được cả hai bên thoả thuận bằng văn bản; những sửa đổi, bổ sung đó có hiệc lực thay thế, bổ sung điều khoản tương ứng trong Hợp đồng.

3. Sau khi Bên vay trả hết nợ gốc, lãi, lãi quá hạn, phí (nếu có), Hợp đồng này coi như được thanh lý.

4. Hợp đồng này được lập thành 02 bản chính, có giá trị pháp lý như nhau: Ngân hàng giữ 01 bản, Bên vay giữ 01 bản.

Đại diện Bên vay Đại diện Ngân hàng

24

Page 28: Quy định về trinh tự, thủ tục cấp tín dụng bán lẻ của BIDV

Mẫu 04-PLI

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập - Tự do - Hạnh phúc

HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG (Áp dụng đối với trường hợp bảo đảm tiền vay bằng tài sản của Bên thứ ba)

Số: ..../..../HĐ Số đăng ký tại NH: .../...

- Căn cứ Bộ luật Dân sự năm 2005;- Căn cứ Quy chế cho vay ban hành kèm theo Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN

ngày 31/12/2001 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước và các văn bản sửa đổi, bổ sung,Hôm nay, ngày ..... tháng.... năm ........... tại: ....................................................Chúng tôi gồm có:1- Bên cho vay: Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển ......(sau đây gọi là Ngân hàng)Địa chỉ: ............Điện thoại: ...................... Fax:................Do ông (bà): ...................... Chức vụ: .................. làm đại diện.2- Bên vay:.................................................. (sau đây gọi là Bên vay)Địa chỉ: ...................................... Điện thoại: ...................... CMT số ……………… ngày …../…../…… do CA …………………… cấp

Hai bên thoả thuận ký kết Hợp đồng tín dụng ngắn hạn với các điều khoản sau:Điều 1. Số tiền vay và mục đích vay1. Ngân hàng cho Bên vay vay số tiền là:....................Bằng chữ..............................2. Mục đích vay:....................................................................................Điều 2. Thời hạn vayThời hạn vay là:............ tháng kể từ ngày Bên vay rút tiền vay lần đầu tiên.Điều 3. Lãi suất3.1 Lãi suất cho vay trong hạn: (chỉ ghi loại lãi suất thực hiện với từng hợp đồng) Lãi suất cho vay là: .........................%/(tháng/năm) cố định trong thời hạn hiệu lực

của Hợp đồng tín dụng; Lãi suất cho vay được điều chỉnh theo thông báo lãi suất của Ngân hàng ĐT&PT

Việt nam từng thời kỳ. Lãi suất áp dụng cho kỳ đầu tiên là: ........................%/(tháng/năm) Lãi suất cho vay thả nổi: bằng lãi suất cơ sở (lãi suất tiết kiệm …... tháng trả sau, lãi

suất cơ bản) + phí ...….%, điều chỉnh định kỳ …..... tháng . Lãi suất áp dụng cho kỳ đầu tiên là: ....................%/(tháng/năm), Ngày điều chỉnh lãi suất là:………

3.2 Lãi suất áp dụng khi cơ cấu lại thời hạn trả nợ:

Trường hợp bên vay không có khả năng trả nợ gốc và lãi đúng kỳ hạn theo quy định tại khoản 1- Điều 4 hợp đồng này và được ngân hàng chấp thuận cơ cấu lại thời hạn trả nợ, Ngân hàng sẽ áp dụng lãi suất cho vay là …… kể từ ngày cơ cấu lại thời hạn trả nợ.

3.3 Lãi suất nợ quá hạn:- Đối với nợ gốc quá hạn, lãi suất quá hạn bằng ….. % lãi suất cho vay quy định tại

khoản 3.1 điều này (tối đa là 150% ). Điều 4. Trả nợ gốc và lãi1-Bên vay cam kết trả nợ gốc và lãi theo lịch như sau:…………………………(Ghi rõ ngày đến hạn trả nợ gốc và ngày đến hạn trả nợ lãi, số tiền phải trả từng kỳ:

nợ gốc hoặc nợ gốc + lãi)2. Phương thức trả nợ:Khi bất cứ một món nợ nào đến hạn theo Hợp đồng này, Bên vay chủ động trả nợ cho

Ngân hàng hoặc Ngân hàng trích tài khoản tiền gửi của Bên vay để thu nợ.

25

Page 29: Quy định về trinh tự, thủ tục cấp tín dụng bán lẻ của BIDV

Số nợ đến hạn Bên vay không trả được mà không được gia hạn hoặc thời gian gia hạn đã hết, thì Ngân hàng chuyển sang nợ quá hạn và áp dụng lãi suất nợ quá hạn.

3. Lãi được tính từ ngày Bên vay rút tiền vay lần đầu tiên. Tiền lãi được tính trên số dư nợ vay nhân (x) với số ngày vay thực tế nhân (x) với lãi suất tháng chia (:) 30 hoặc nhân (x) với lãi suất năm chia (:) 360.

4. Bên vay có thể trả nợ trước hạn và phải trả phí bằng ………………..Điều 5. Biện pháp bảo đảm tiền vayCác nghĩa vụ của Bên vay theo Hợp đồng này được bảo đảm bằng Hợp đồng thế chấp

(cầm cố) ngày ……….. giữa Ngân hàng và …………….Điều 6. Quyền và nghĩa vụ của Bên vay1. Chấp hành những quy định của pháp luật hiện hành liên quan đến quan hệ tín dụng,

bảo đảm tiền vay.2. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc sử dụng vốn vay đúng mục đích.3. Trả nợ gốc và lãi vay đầy đủ, đúng hạn.4. Trường hợp giá trị tài sản bảo đảm bị giảm sút vì bất cứ lý do gì, Bên vay phải thực

hiện bổ sung tài sản bảo đảm theo yêu cầu của Ngân hàng.5. Mua bảo hiểm cho tài sản đảm bảo tiền vay theo yêu cầu của Ngân hàng (tại Công

ty Bảo hiểm Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam). Quyền thụ hưởng tiền bồi thường bảo hiểm thuộc Ngân hàng.

Điều 7. Quyền và nghĩa vụ của Ngân hàng1. Cung ứng vốn vay theo yêu cầu của Bên vay đã ghi trong Hợp đồng này.2. Mở một tài khoản tiền vay cho Bên vay để hạch toán việc rút tiền vay và trả nợ.3. Kiểm tra trước, trong, sau khi cho vay vốn và quá trình thu nợ, thu lãi đến khi kết

thúc Hợp đồng này.4. Đình chỉ cho vay và thu nợ trước thời hạn trong các trường hợp sau:- Bên vay sử dụng vốn vay không đúng mục đích, cung cấp thông tin sai lạc về việc sử

dụng vốn vay;- Tình hình tài chính của Bên vay đe doạ nghiêm trọng đến khả năng trả nợ;- Các biện pháp bảo đảm tiền vay không còn đủ để bảo đảm để trả nợ mà không có

biện pháp bảo đảm thay thế.5. Ngân hàng được quyền xem xét điều chỉnh lãi suất, mức cho vay, thời hạn cho vay

do môi trường hoạt động và các chính sách, quy định của pháp luật, Ngân hàng Nhà nước có sự thay đổi ảnh hưởng đến hoạt động của Ngân hàng.

Điều 8. Hiệu lực của Hợp đồng1. Hợp đồng này có hiệu lực từ ngày ký. Hợp đồng kết thúc khi Bên vay trả nợ xong

cả gốc, lãi, lãi quá hạn, phí (nếu có) của toàn bộ những khoản vay đã phát sinh từ Hợp đồng này;

2. Các văn bản, tài liệu liên quan đến Hợp đồng này là bộ phận kèm theo có giá trị pháp lý theo Hợp đồng;

1. Sửa đổi, bổ sung Hợp đồng: Việc sửa đổi, bổ sung các điều khoản của Hợp đồng này phải được cả hai bên thoả thuận bằng văn bản; những sửa đổi, bổ sung đó có hiệc lực thay thế, bổ sung điều khoản tương ứng trong Hợp đồng.

3. Sau khi Bên vay trả hết nợ gốc, lãi, lãi quá hạn, phí (nếu có), Hợp đồng này coi như được thanh lý.

4. Hợp đồng này được lập thành 02 bản chính, có giá trị pháp lý như nhau: Ngân hàng giữ 01 bản, Bên vay giữ 01 bản.

Đại diện Bên vay Đại diện Ngân hàng

26

Page 30: Quy định về trinh tự, thủ tục cấp tín dụng bán lẻ của BIDV

Phụ lục II/TDBL

SẢN PHẨM CHO VAY CÁN BỘ CÔNG NHÂN VIÊN (Ban hành kèm theo Quyết định số: 4321 /QĐ-TD3 ngày 27/8 /2008

của Tổng giám đốc Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam)

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Sản phẩm này quy định về cho vay đối với khách hàng là cán bộ công nhân viên (CBCNV) nhằm phát triển kinh tế phụ gia đình và/hoặc đáp ứng nhu cầu phục vụ đời sống của CBCNV mà nguồn thu nợ là thu nhập thường xuyên của CBCNV.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Các Chi nhánh, các Sở Giao dịch Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.

2. Khách hàng vay vốn là CBCNV đang làm việc trong các cơ quan Đảng, cơ quan quản lý Nhà nước, các tổ chức đoàn thể chính trị xã hội, Doanh nghiệp Nhà nước, Công ty cổ phần, Công ty hợp danh, Công ty trách nhiệm hữu hạn, Doanh nghiệp tư nhân, Doanh nghiệp liên doanh, Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài (bao gồm cả các Chi nhánh, Văn phòng đại diện của các đơn vị nêu trên) đóng Trụ sở trên cùng tỉnh, thành phố với Chi nhánh cho vay.

3. Các trường hợp không thuộc đối tượng vay vốn theo quy định này, gồm:

3.1 CBCNV mắc phải các tệ nạn xã hội như: cờ bạc, nghiện hút đã bị đơn vị công tác xử lý kỷ luật, cơ quan có thẩm quyền phạt vi phạm hành chính.

3.2 CBCNV công tác tại các đơn vị lâm vào tình trạng phá sản hoặc thuộc đối tượng xem xét giải thể, chấm dứt hoạt động.

3.3 Đối tượng quy định tại Điều 77 Luật các Tổ chức tín dụng.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Quy định này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. CBCNV là cán bộ công nhân viên, khách hàng vay vốn được quy định tại Khoản 2 Điều 2 Quy định này.

2. Chi trả thu nhập qua tài khoản tiền gửi là việc Đơn vị công tác thực hiện dịch vụ chi trả tiền lương của CBCNV qua tài khoản tiền gửi thanh toán của CBCNV mở tại BIDV.

3. Đơn vị công tác là cơ quan, đơn vị nêu tại Khoản 2 Điều 2 Quy định này mà CBCNV vay vốn đang công tác, làm việc.

4. Thu nhập trung bình được tính trên cơ sở thu nhập 2-3 tháng liên tiếp của khách hàng, sát thời điểm xem xét cho vay.

5. Thu nhập thường xuyên của CBCNV bao gồm tiền lương, tiền thưởng, tiền công lao động ổn định và các khoản thu nhập hợp pháp khác.

27

Page 31: Quy định về trinh tự, thủ tục cấp tín dụng bán lẻ của BIDV

6. Người đại diện là Chủ tịch công đoàn cơ sở hoặc một CBCNV khác đang làm việc tại cùng đơn vị công tác theo đề nghị của CBCNV vay vốn.

7. Thủ trưởng Đơn vị công tác xác nhận là việc xác nhận của cấp Trưởng đơn vị hoặc người được cấp Trưởng ủy quyền vào giấy đề nghị vay vốn của CBCNV đơn vị mình. Trường hợp cấp Trưởng là CBCNV vay vốn thì cấp Phó xác nhận. Đối với các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang thì Trưởng đơn vị quản lý nhân sự và trả lương trực tiếp xác nhận.

8. Cán bộ lãnh đạo, quản lý gồm:

- Tổng Giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng Giám đốc (Phó Giám đốc), thành viên Hội đồng Quản trị hoặc Chủ tịch (Phó Chủ tịch) các công ty là khách hàng thường xuyên, liên tục của Chi nhánh và các doanh nghiệp này được xếp hạng từ BBB trở lên.

- Là lãnh đạo các đơn vị là các cơ quan Đảng, Nhà nước, các tổ chức đoàn thể chính trị xã hội ở Trung ương và địa phương (tương đương cấp Giám đốc, Phó Giám đốc Sở thuộc UBND cấp tỉnh trở lên) đóng trụ sở trên cùng địa bàn với Chi nhánh.

Điều 4. Điều kiện vay vốn

Khách hàng vay vốn phải đảm bảo các điều kiện sau:

1. CBCNV có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự đầy đủ, đã được Đơn vị công tác tuyển dụng chính thức (có Quyết định tuyển dụng - theo pháp luật cán bộ công chức hoặc đã ký hợp đồng lao động chính thức có thời hạn từ 1 năm trở lên - theo pháp luật lao động).

2. Có dự án (phương án) làm kinh tế phụ gia đình khả thi hoặc có phương án trả nợ (đối với trường hợp vay vốn phục vụ đời sống).

3. Có thu nhập ổn định về tiền lương, trợ cấp hoặc thu nhập khác mà CBCNV được chi trả thường xuyên đảm bảo khả năng trả nợ trong suốt thời gian vay vốn.

Điều 5. Thời hạn cho vay

Thời hạn cho vay do Chi nhánh và khách hàng vay thoả thuận phù hợp với thời gian còn lại của Hợp đồng lao động, thời gian công tác còn lại của CBCNV (hoặc CBCNV có cam kết và đơn vị công tác xác nhận thời hạn làm việc còn lại tương ứng với thời gian đề nghị vay vốn) theo quy định sau:

1. Đối với CBCNV đang công tác tại các đơn vị chưa thực hiện chi trả lương qua tài khoản thì thời hạn cho vay tối đa là 36 tháng.

2. Đối với CBCNV đang công tác tại các đơn vị đã thực hiện chi trả thu nhập qua tài khoản tiền gửi của CBCNV mở tại BIDV hoặc là CBCNV của BIDV thì thời hạn cho vay tối đa không quá 60 tháng.

Điều 6. Lãi suất cho vay

Lãi suất cho vay do Chi nhánh và khách hàng thoả thuận phù hợp với quy định của BIDV và chính sách lãi suất của Chi nhánh trong từng thời kỳ.

28

Page 32: Quy định về trinh tự, thủ tục cấp tín dụng bán lẻ của BIDV

Điều 7. Mức cho vay

1. Chi nhánh căn cứ vào mức thu nhập thường xuyên trung bình hàng tháng, thời hạn cho vay và khả năng trả nợ của khách hàng để xác định mức cho vay như sau:

1.1. Đối với CBCNV công tác tại các đơn vị có thực hiện chi trả lương qua tài khoản tiền gửi tại BIDV hoặc CBCNV là cán bộ lãnh đạo, quản lý thì mức cho vay tối đa bằng 1/3 tổng thu nhập dự kiến của CBCNV có được trong thời gian vay. Riêng đối với CBCNV công tác tại BIDV thì mức cho vay tối đa bằng 1/2 tổng thu nhập dự kiến của CBCNV có được trong thời gian vay.

1.2. Đối với CBCNV công tác tại các đơn vị chưa thực hiện chi trả lương qua tài khoản tiền gửi tại BIDV:

a) Đối với CBCNV có mức thu nhập dưới 3 triệu đồng/tháng, số tiền cho vay tối đa 20 triệu đồng.

b) Đối với CBCNV có mức thu nhập từ 3 đến dưới 6 triệu đồng/tháng, số tiền cho vay tối đa 40 triệu đồng.

c) Đối với CBCNV có thu nhập từ 6 triệu đồng/tháng trở lên, số tiền cho vay tối đa 50 triệu đồng.

2. Trường hợp CBCNV có nhu cầu vay vốn ở các thời điểm khác nhau thì Chi nhánh xem xét, quyết định việc cho vay nhiều lần nhưng phải đảm bảo tổng dư nợ của một CBCNV không vượt mức cho vay quy định tại khoản 1 Điều này, đồng thời phải đảm bảo tổng mức trả nợ hàng tháng, quý phù hợp với thu nhập hàng tháng, quý của khách hàng vay vốn.

3. Tổng hạn mức cho vay CBCNV theo Quy định này và cho vay theo hình thức thấu chi đảm bảo bằng lương đối với CBCNV tối đa bằng hạn mức của hình thức cho vay có hạn mức cao nhất trong hai hình thức cho vay này.

4. Mức cho vay đối với CBCNV nêu tại Khoản 1 Điều này chỉ được cấp tại duy nhất một Chi nhánh.

Điều 8. Trả nợ gốc và lãi

1. Chi nhánh và khách hàng vay thoả thuận việc trả nợ gốc và lãi tiền vay theo tháng, quý phù hợp với thu nhập và nguồn trả nợ của khách hàng (tuyệt đối không được quy định việc trả nợ gốc và lãi một lần vào ngày đến hạn của hợp đồng tín dụng)

2. Việc trả nợ Chi nhánh thoả thuận theo các cách sau đây:

a) Khách hàng trực tiếp trả nợ bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản.

b) Khách hàng trả nợ thông qua Người đại diện.

c) Đối với trường hợp CBCNV được đơn vị công tác thực hiện chi trả thu nhập qua tài khoản tiền gửi của CBCNV mở tại Chi nhánh thì Chi nhánh thoả thuận với khách hàng tự động trích tài khoản tiền gửi của CBCNV để thu hồi nợ vay theo hợp đồng tín dụng. Đối với kỳ hạn trả nợ vay theo quý thì Chi nhánh phải kiểm soát việc sử dụng tài khoản của khách hàng để đảm bảo khả năng trả nợ.

3. Khách hàng vay có thể trả nợ trước hạn và phải trả phí (nếu có).

29

Page 33: Quy định về trinh tự, thủ tục cấp tín dụng bán lẻ của BIDV

Điều 9. Phương thức cho vay

1. Cho vay trực tiếp đến từng khách hàng: Chi nhánh trực tiếp thẩm định, quyết định cho vay và ký hợp đồng tín dụng đối với từng CBCNV.

2. Cho vay thông qua Người đại diện:

a) Trên cơ sở danh sách CBCNV đề nghị Người đại diện đứng vay (có chữ ký của từng CBCNV và xác nhận của Thủ trưởng đơn vị công tác - theo Biểu mẫu 02), Chi nhánh thẩm định khả năng vay trả đối với từng CBCNV, quyết định cho vay và trực tiếp ký hợp đồng tín dụng với Người đại diện. Theo phương thức này có thể ký thêm một thỏa thuận với Thủ trưởng đơn vị công tác về trách nhiệm của đơn vị trong quá trình cho vay và thu nợ.

b) Sau khi ký hợp đồng tín dụng, Chi nhánh phối hợp với Người đại diện để giải ngân đến từng khách hàng vay vốn, lập danh sách CBCNV nhận vốn (theo Biểu mẫu 05).

Việc giải ngân được thực hiện như giải ngân trực tiếp đến khách hàng vay. Cán bộ tín dụng phải trực tiếp cùng Người đại diện phát vốn vay đến từng CBCNV, kiểm tra, đối chiếu CMND, chữ ký của người nhận vốn và chữ ký trên Đơn đề nghị vay vốn để đảm bảo vốn vay được phát đúng đến cá nhân vay vốn.

Điều 10. Bảo đảm tiền vay

1. Trong thời hạn vay vốn nếu CBCNV có các thay đổi dưới đây thì Chi nhánh áp dụng các biện pháp bảo đảm nêu tại Khoản 2 Điều này:

a) Thay đổi đơn vị công tác như nghỉ việc không hưởng lương, đi nghĩa vụ quân sự, nghỉ hưu trước thời hạn,…

b) Giảm thu nhập ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng trả nợ hoặc theo yêu cầu của BIDV;

2. Thế chấp, cầm cố tài sản của khách hàng vay hoặc của bên thứ ba.

3. Tài sản đảm bảo và trình tự, thủ tục nhận tài sản bảo đảm tiền vay thực hiện theo quy định hiện hành.

Điều 11. Hồ sơ vay vốn

1. Giấy đề nghị vay vốn kiêm phương án trả nợ của khách hàng vay (kể cả trường hợp cho vay thông qua Người đại diện vay vốn) (theo Biểu mẫu 01A, 01B). Đối với các khách hàng vay vốn đã được trả lương qua tài khoản tại BIDV thì có thể không có xác nhận của Đơn vị công tác về mức thu nhập hàng tháng.

2. Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu - bản phô tô (có xác nhận, đối chiếu với bản gốc);

3. Danh sách CBCNV vay vốn có chữ ký của từng CBCNV đề nghị Người Đại diện đứng vay - đối với phương thức cho vay thông qua đại diện (theo Biều mẫu 02);

4. Quyết định tuyển dụng hoặc Hợp đồng lao động (bản gốc hoặc sao y của đơn vị công tác);

30

Page 34: Quy định về trinh tự, thủ tục cấp tín dụng bán lẻ của BIDV

5. Hợp đồng tín dụng (theo Biểu mẫu 03, 04);

6. Hồ sơ tài sản bảo đảm (trường hợp bổ sung tài sản bảo đảm);

7. Các loại giấy tờ khác (nếu có).

Điều 12. Trình tự, thủ tục cho vay

1. Chi nhánh tiếp nhận yêu cầu và hướng dẫn CBCNV vay vốn lập hồ sơ; hướng dẫn Người đại diện lập danh sách CBCNV đề nghị vay vốn (đối với trường hợp cho vay thông qua Người đại diện) theo quy định tại Điều 11 Quy định này.

2. Chi nhánh thực hiện việc đánh giá, thẩm định hồ sơ vay vốn theo quy định tại Quy định này.

3. Trường hợp một nhóm khách hàng tại cùng một đơn vị công tác có nhu cầu vay vốn theo phương thức thông qua người đại diện với tổng số tiền từ 500 triệu đồng trở lên, việc quyết định cho vay phải thông qua Hội đồng tín dụng cơ sở tại Chi nhánh.

Điều 13. Kiểm tra sử dụng vốn vay

1. Chi nhánh trực tiếp hoặc phối hợp với Người đại diện (trường hợp cho vay thông qua người đại diện) thực hiện việc kiểm tra khách hàng vay vốn.

2. Khi CBCNV chậm trả nợ gốc và lãi tiền vay từ 1-2 kỳ (theo hợp đồng tín dụng) mà không có lý do chính đáng thì Chi nhánh phải phối hợp với đơn vị và/hoặc tổ chức công đoàn nơi CBCNV công tác để kiểm tra tình hình thu nhập, công tác… của CBCNV).

3. Kiểm tra tài sản bảo đảm tiền vay theo quy định trong trường hợp bổ sung tài sản bảo đảm theo yêu cầu của BIDV.

4. Việc kiểm tra phải được thực hiện bằng văn bản.

Điều 14. Xử lý trường hợp phát sinh

1. Khi khách hàng vay có những thay đổi quy định tại Khoản 1 Điều 10 Quy định này, Chi nhánh yêu cầu khách hàng thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tài sản hoặc yêu cầu khách hàng thanh toán nợ trước hạn.

2. Trường hợp người đại diện có thay đổi về công tác (không còn công tác tại đơn vị) thì Chi nhánh phối hợp với Thủ trưởng đơn vị để lựa chọn người thay thế.

Điều 15. Chi hoa hồng

1. Các đối tượng chi hoa hồng, gồm:

- Người đại diện vay vốn (trường hợp cho vay thông qua Người đại diện).

- Đơn vị công tác, tổ chức đoàn thể phối hợp và hỗ trợ Chi nhánh trong quá trình cho vay, thu nợ.

2. Chi hoa hồng: Chi nhánh căn cứ vào mức độ đóng góp của cá nhân, tổ chức trong quá trình cho vay của mình và hiệu quả kinh doanh của việc cho vay để quyết định việc chi hoa hồng phù hợp với quy định về chi hoa hồng, môi giới của BIDV.

31

Page 35: Quy định về trinh tự, thủ tục cấp tín dụng bán lẻ của BIDV

Điều 16. Tổ chức thực hiện

1. Việc cho vay theo Quy định này không bị hạn chế về thẩm quyền cho vay không có bảo đảm theo Quy định về phân cấp, ủy quyền phán quyết tín dụng hiện hành của BIDV.

2. Các Ban có liên quan tại Hội sở chính theo chức năng nhiệm vụ được phân công chịu trách nhiệm hướng dẫn Chi nhánh triển khai thực hiện và kiểm tra, giám sát quá trình cho vay theo quy định của BIDV.

3. Giám đốc Chi nhánh chịu trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện, trong quá trình thực hiện Chi nhánh báo cáo kịp thời những vướng mắc về Hội sở chính để xử lý./.

32

Page 36: Quy định về trinh tự, thủ tục cấp tín dụng bán lẻ của BIDV

Mẫu 01A-PLII

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc Lập - Tự Do - Hạnh phúc

GIẤY ĐỀ NGHỊ VAY VỐNKIÊM PHƯƠNG ÁN KINH TẾ PHỤ GIA ĐÌNH, PHƯƠNG ÁN TRẢ NỢ

(Vay trực tiếp)

Kính gửi: .........................................................................................

I. THÔNG TIN VỀ NGƯỜI VAY VÀ NHU CẦU VAY:

1-Họ và tên người vay:..................................................................................

Chứng minh thư số: ...................ngày....../....../.......do CA...................cấp

Hộ khẩu thường trú: ....................................................................................

Đơn vị công tác: ...........................................................................................

Điện thoại liên hệ:………………………………………………………….

Địa chỉ đơn vị công tác: ..............................................................................

Địa chỉ liên hệ:…………………………………………………………….

Tổng thu nhập hàng tháng đơn vị công tác trả: ............................................

Đề nghị Ngân hàng cho tôi vay số tiền: .......................................................

(bằng chữ:......... .........................................................................................)

Mục đích vay: ..............................................................................................

Thời hạn vay: ...............tháng;

Lãi suất vay: theo quy định của Ngân hàng.

2-Họ và tên người liên quan (vợ/chồng):.............................................................

Chứng minh thư số: ...................ngày....../....../.......do CA...................cấp

Hộ khẩu thường trú: ....................................................................................

Đơn vị công tác: ...........................................................................................

Điện thoại liên hệ:………………………………………………………….

Địa chỉ đơn vị công tác: ..............................................................................

Địa chỉ liên hệ:…………………………………………………………….

Tổng thu nhập hàng tháng đơn vị công tác trả: ............................................

II. PHƯƠNG ÁN LÀM KINH TẾ PHỤ GIA ĐÌNH, PHƯƠNG ÁN TRẢ NỢ

1. Chi phí vốn cho sản xuất, kinh doanh, phục vụ đời sống:.............................................................................................................................................................................................................................................

2. Vốn tự có tham gia: ..........................................................

3. Dự kiến doanh thu và lợi nhuận (đối với cho vay sản xuất, kinh doanh):

- Doanh thu: ..................................................................................................

- Lợi nhuận: ..................................................................................................

4. Kế hoạch trả nợ:

33

Page 37: Quy định về trinh tự, thủ tục cấp tín dụng bán lẻ của BIDV

a) Kỳ hạn trả nợ gốc và lãi: ....................................

b) Nguồn trả nợ:

+ Từ thu nhập ổn định hàng tháng: .................................

+ Nguồn khác: .................................................................

III. CAM KẾT VÀ UỶ QUYỀN:

1. Chấp hành đầy đủ chế độ tín dụng của pháp luật và quy định của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển; sử dụng vốn vay đúng mục đích, trả nợ gốc và lãi đúng hạn.

2. Thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tài sản theo yêu cầu của Ngân hàng nếu sử dụng vốn vay không đúng cam kết trong hợp đồng tín dụng; trả nợ trước hạn nếu vi phạm cam kết trong hợp đồng tín dụng hoặc không thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tài sản theo yêu cầu của Ngân hàng.

3. (1) Bằng văn bản này, tôi đề nghị ………. là đơn vị tôi đang công tác xác nhận cho tôi và tôi uỷ quyền cho ..................................... là đơn vị tôi đang công tác được toàn quyền trích thu nhập hàng (tháng hoặc quý) của tôi với số tiền là: ..................... đồng để thanh toán nợ gốc và lãi cho Ngân hàng (trong trường hợp chưa trả lương qua tài khoản).

(2) Bằng văn bản này, tôi uỷ quyền cho Ngân hàng được toàn quyền trích thu nhập hàng tháng của tôi …. với số tiền theo thoả thuận trong Hợp đồng tín dụng để thanh toán nợ gốc và lãi cho Ngân hàng. (áp dụng trong trường hợp khách hàng được trả lương qua tài khoản tại BIDV)

4. Tuân thủ mọi xử lý của Ngân hàng trong trường hợp vi phạm các nghĩa vụ của Bên vay theo Hợp đồng tín dụng.

....., ngày.....tháng.....năm..........

NGƯỜI LIÊN QUAN (vợ/chồng)

(ký, ghi rõ họ, tên)

NGƯỜI ĐỀ NGHỊ

(ký, ghi rõ họ, tên)

XÁC NHẬN VÀ CAM KẾT CỦA ĐƠN VỊ CÔNG TÁC

Xác nhận Ông (Bà) ................................. hiện đang công tác tại đơn vị chúng tôi với thu nhập hàng tháng được đơn vị chi trả là ………/tháng. Đề nghị ngân hàng giải quyết cho vay như đề nghị trên đây.

(1) Hàng .........., chúng tôi sẽ trích thu nhập của ông (bà) ................với số tiền là: ................... để trả nợ Ngân hàng theo uỷ quyền trên đây. Đơn vị chúng tôi xin xác nhận khoản thu nhập hàng tháng mà đơn vị chúng tôi chi trả cho ông (bà)............................. dùng để trả nợ cho Quý Ngân hàng mà không dùng vào mục đích nào khác cho đến khi trả hết nợ gốc và lãi cho Ngân hàng. (đối với trường hợp chưa trả lương qua tài khoản)

(2) Hàng .........., chúng tôi sẽ trả lương và các khoản thu nhập khác của ông (bà) ...................... vào tài khoản …………... của ông (bà) ………….… tại Ngân hàng. (đối với trường hợp trả lương qua tài khoản tại Ngân hàng)

Trong thời gian chưa trả hết nợ, nếu ông (bà) ...................... có bất kỳ thay đổi hoặc dự định thay đổi nào về công tác, chúng tôi sẽ thông báo kịp thời cho quý Ngân hàng bằng văn bản về những thay đổi/dự định thay đổi đó của cán bộ và khấu trừ nợ mọi quyền lợi vật chất mà ông (bà)......... được hưởng theo chế độ của đơn vị (nếu có) để trả nợ Ngân hàng, đồng thời phối hợp với Ngân hàng theo yêu cầu để xử lý từng trường hợp cụ thể.

..............., ngày.........tháng........năm.........THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

(ký tên, đóng dấu)

34

Page 38: Quy định về trinh tự, thủ tục cấp tín dụng bán lẻ của BIDV

35

Page 39: Quy định về trinh tự, thủ tục cấp tín dụng bán lẻ của BIDV

Mẫu 01B-PLII

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc Lập - Tự Do - Hạnh phúc

GIẤY ĐỀ NGHỊ VAY VỐNKIÊM PHƯƠNG ÁN KINH TẾ PHỤ GIA ĐÌNH, PHƯƠNG ÁN TRẢ NỢ

(Vay qua người đại diện)

Kính gửi: .........................................................................................

I. THÔNG TIN VỀ NGƯỜI VAY VÀ NHU CẦU VAY:

Họ và tên người vay:..................................................................................

Chứng minh thư số: ...................ngày....../....../.......do CA...................cấp

Hộ khẩu thường trú: ....................................................................................

Đơn vị công tác: ...........................................................................................

Điện thoại liên hệ:………………………………………………………….

Địa chỉ đơn vị công tác: ..............................................................................

Địa chỉ liên hệ:…………………………………………………………….

Tổng thu nhập hàng tháng đơn vị công tác trả: ...........................................

Đề nghị Ngân hàng cho tôi vay số tiền: .......................................................

(bằng chữ:......... .........................................................................................)

Mục đích vay: ..............................................................................................

Thời hạn vay: ...............tháng;

Lãi suất vay: theo quy định của Ngân hàng.

II. PHƯƠNG ÁN LÀM KINH TẾ PHỤ GIA ĐÌNH, PHƯƠNG ÁN TRẢ NỢ

1. Chi phí vốn cho sản xuất, kinh doanh, phục vụ đời sống:......................................................................................................................

2. Vốn tự có tham gia: ..........................................................

3. Dự kiến doanh thu và lợi nhuận (đối với cho vay sản xuất, kinh doanh):- Doanh thu: ..................................................................................................- Lợi nhuận: ..................................................................................................4. Kế hoạch trả nợ:a) Kỳ hạn trả nợ gốc và lãi: ....................................b) Nguồn trả nợ:

+ Từ thu nhập ổn định hàng tháng: .................................+ Nguồn khác: .................................................................

III. CAM KẾT VÀ UỶ QUYỀN:

1. Chấp hành đầy đủ chế độ tín dụng của pháp luật và quy định của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển; sử dụng vốn vay đúng mục đích, trả nợ gốc và lãi đúng hạn.

2. Thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tài sản theo yêu cầu của Ngân hàng nếu sử dụng vốn vay không đúng cam kết trong hợp đồng tín dụng; trả nợ trước hạn nếu vi phạm cam kết trong hợp đồng tín dụng hoặc không thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tài sản theo yêu cầu của Ngân hàng.

36

Page 40: Quy định về trinh tự, thủ tục cấp tín dụng bán lẻ của BIDV

3. Bằng văn bản này tôi uỷ quyền cho ông (bà) .................................... là người đại diện ký hợp đồng tín dụng với Ngân hàng theo đề nghị tại mục I trên đây và tôi sẽ thực hiện vô điều kiện nghĩa vụ của người vay theo hợp đồng tín dụng được ký kết giữa người được uỷ quyền và Ngân hàng.

4. (1) Bằng văn bản này, tôi đề nghị ………. là đơn vị tôi đang công tác xác nhận cho tôi và tôi uỷ quyền cho ............................. là đơn vị tôi đang công tác được toàn quyền trích thu nhập hàng (tháng hoặc quý) của tôi với số tiền là: ............. đồng để thanh toán nợ gốc và lãi cho Ngân hàng (trong trường hợp chưa trả lương qua tài khoản).

(2) Bằng văn bản này, tôi uỷ quyền cho Ngân hàng được toàn quyền trích thu nhập hàng tháng của tôi với số tiền theo thoả thuận trong Hợp đồng tín dụng để thanh toán nợ gốc và lãi cho Ngân hàng. (áp dụng trong trường hợp khách hàng được trả lương qua tài khoản tại BIDV)

5. Tuân thủ mọi xử lý của Ngân hàng trong trường hợp vi phạm các nghĩa vụ của Bên vay theo Hợp đồng tín dụng.

....., ngày.....tháng.....năm..........

NGƯỜI ĐƯỢC UỶ QUYỀN(ký, ghi rõ họ, tên)

NGƯỜI ĐỀ NGHỊ

(ký, ghi rõ họ, tên)

XÁC NHẬN VÀ CAM KẾT CỦA ĐƠN VỊ CÔNG TÁC

1. Xác nhận Ông (Bà) ................................. hiện đang công tác tại đơn vị chúng tôi với thu nhập hàng tháng được đơn vị chi trả là ………/tháng. Đề nghị ngân hàng giải quyết cho vay như đề nghị trên đây.

(1) Hàng .........., chúng tôi sẽ trích thu nhập của ông (bà) ................với số tiền là: ................... để trả nợ Ngân hàng theo uỷ quyền trên đây. Đơn vị chúng tôi xin xác nhận khoản thu nhập hàng tháng mà đơn vị chúng tôi chi trả cho ông (bà)............................. dùng để trả nợ cho Quý Ngân hàng mà không dùng vào mục đích nào khác cho đến khi trả hết nợ gốc và lãi cho Ngân hàng. (đối với trường hợp chưa trả lương qua tài khoản)

(2) Hàng .........., chúng tôi sẽ trả lương và các khoản thu nhập khác của ông (bà) ................................ vào tài khoản ………..….. của ông (bà) ………….… tại Ngân hàng. (đối với trường hợp trả lương qua tài khoản)

Trong thời gian chưa trả hết nợ, nếu ông (bà) ...................... có bất kỳ thay đổi hoặc dự định thay đổi nào về công tác, chúng tôi sẽ thông báo kịp thời cho quý Ngân hàng bằng văn bản về những thay đổi/dự định thay đổi đó của cán bộ và khấu trừ nợ mọi quyền lợi vật chất mà ông (bà)......... được hưởng theo chế độ của đơn vị (nếu có) để trả nợ Ngân hàng, đồng thời phối hợp với Ngân hàng theo yêu cầu để xử lý từng trường hợp cụ thể.

2. Xác nhận Ông (bà)……………… là người đại diện được uỷ quyền (nếu trên) hiện đang công tác tại đơn vị chúng tôi.

Trường hợp có bất kỳ thay đổi nào về công tác của người đại diện, chúng tôi sẽ thông báo kịp thời cho quý Ngân hàng bằng văn bản để chủ động thay đổi người đại diện phù hợp.

..............., ngày.........tháng........năm.........THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

(ký tên, đóng dấu)

37

Page 41: Quy định về trinh tự, thủ tục cấp tín dụng bán lẻ của BIDV

Mẫu 02-PLII

TÊN ĐƠN VỊ XÁC NHẬN

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc Lập - Tự Do - Hạnh phúc

DANH SÁCH CÁN BỘ CÔNG NHÂN VIÊNĐỀ NGHỊ VAY VỐN THÔNG QUA NGƯỜI ĐẠI DIỆN

Kính gửi: Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển ..........................

Chúng tôi, những người đứng tên dưới đây là CBCNV đang công tác tại .................... (tên đơn vị công tác) có nhu cầu vay vốn đồng ý để ông (bà) ........................... hiện là ………….. đang công tác tại ……….. có số chứng minh thư số …………. là người đại diện đứng ra thay mặt chúng tôi ký hợp đồng tín dụng và nhận, trả vốn vay tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển..........................

Chúng tôi cam kết sẽ thực hiện vô điều kiện nghĩa vụ của người vay theo hợp đồng tín dụng được ký kết giữa Người đại diện và Ngân hàng.

DANH SÁCH CBCNV ĐỀ NGHỊ VAY VỐN

STT Họ và tên Số CMND Số tiền xin vay Chữ ký

NGƯỜI ĐẠI DIỆN

(ký, ghi rõ họ tên)XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

(Ký tên, đóng dấu)

38

Page 42: Quy định về trinh tự, thủ tục cấp tín dụng bán lẻ của BIDV

Mẫu 03-PLII

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập - Tự do - Hạnh phúc

HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG(Vay tiêu dùng, làm kinh tế phụ gia đình của CBCNV)

Số: ...... / ....... /HĐ Số đăng ký tại NH ......./.......

- Căn cứ Bộ luật Dân sự năm 2005;

- Căn cứ Quy chế cho vay ban hành kèm theo Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước và các văn bản sửa đổi bổ sung;

- Căn cứ văn bản số 34/CV-NHNN1 ngày 07/01/2000 và văn bản số 98/CV-NHNN1 ngày 28/01/2000 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về cho vay không có bảo đảm bằng tài sản đối với CBCNV và thu nợ từ tiền lương, trợ cấp và các khoản thu nhập khác.

Hôm nay, ngày ...... tháng ...... năm .......

Tại .........................................................................

Chúng tôi gồm có:

1. Bên cho vay:

Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển ...............................(Ngân hàng)

Địa chỉ: ....................................................................

Điện thoại: ...............................................................

Do ông (bà): .......................................;Chức vụ: .......................... làm đại diện.

2. Bên vay:

Họ và tên: ............................................................... CMC số ……….. ngày cấp………

Đơn vị công tác: .........................................................................................

Địa chỉ đơn vị công tác:…………………………

Điện thoại: .....................................

Hai bên thoả thuận ký kết hợp đồng tín dụng .......... với các điều khoản sau:

Điều 1. Số tiền vay và mục đích vay

1. Ngân hàng cho bên vay vay số tiền là: ..........................................

( Bằng chữ: ..........................................................................................................)

2. Mục đích vay: ..................................................................................................

Điều 2. Thời hạn vay.

Thời hạn vay là: ...........tháng, kể từ ngày bên vay rút tiền vay lần đầu tiên.Điều 3. Lãi suất3.1 Lãi suất cho vay trong hạn: (chỉ ghi loại lãi suất thực hiện với từng hợp đồng)

39

Page 43: Quy định về trinh tự, thủ tục cấp tín dụng bán lẻ của BIDV

Lãi suất cho vay là: .........................%/(tháng/năm) cố định trong thời hạn hiệu lực của Hợp đồng tín dụng;

Lãi suất cho vay được điều chỉnh theo thông báo lãi suất của Ngân hàng ĐT&PT Việt nam từng thời kỳ. Lãi suất áp dụng cho kỳ đầu tiên là: ........................%/(tháng/năm)

Lãi suất cho vay thả nổi: bằng lãi suất cơ sở (lãi suất tiết kiệm …... tháng trả sau, lãi suất cơ bản) + phí ...….%, điều chỉnh định kỳ …..... tháng . Lãi suất áp dụng cho kỳ đầu tiên là: ....................%/(tháng/năm), Ngày điều chỉnh lãi suất là:………

3.2 Lãi suất áp dụng khi cơ cấu lại thời hạn trả nợ:

Trường hợp bên vay không có khả năng trả nợ gốc và lãi đúng kỳ hạn theo quy định tại khoản 1- Điều 4 hợp đồng này và được ngân hàng chấp thuận cơ cấu lại thời hạn trả nợ, Ngân hàng sẽ áp dụng lãi suất cho vay là …… kể từ ngày cơ cấu lại thời hạn trả nợ.

3.3 Lãi suất nợ quá hạn:- Đối với nợ gốc quá hạn, lãi suất quá hạn bằng ….. % lãi suất cho vay quy định tại

khoản 3.1 điều này (tối đa là 150% ).

Điều 4. Rút vốn vay

1. Bên vay lập bảng kê rút vốn theo mẫu của Ngân hàng.

2. Bên vay làm thủ tục ký nhận và rút tiền tại Ngân hàng hoặc tại...................

Điều 5. Trả nợ gốc1-Bên vay cam kết trả nợ gốc theo lịch như sau:…………………………

(Ghi rõ ngày đến hạn trả nợ gốc và số nợ gốc phải trả từng kỳ)

2. Khi bất cứ một món nợ nào đến hạn, bên vay chủ động trả nợ cho Ngân hàng; nếu Bên vay không chủ động trả nợ thì Ngân hàng sẽ chủ động thu nợ và phối hợp với đơn vị công tác của Bên vay để thu nợ. Số nợ đến hạn không thu đủ mà không được gia hạn thì Ngân hàng sẽ chuyển toàn bộ số dư nợ còn lại sang nợ quá hạn.

3. Bên vay có thể trả nợ trước hạn và phải trả phí bằng ………...

Điều 6. Trả lãi tiền vay

1. Lãi tiền vay được trả: Cùng với kỳ hạn trả nợ gốc.

2. Lãi được tính từ ngày Bên vay rút tiền vay lần đầu tiên.

3. Tiền lãi được tính trên số dư nợ vay nhân (x) với số ngày vay thực tế nhân(x) với lãi suất tháng chia (:) cho 30 hoặc nhân (x) với lãi suất năm chia (:) cho 360.

4. Đến ngày trả lãi, Bên vay chủ động trả lãi cho Ngân hàng, nếu Bên vay không chủ động trả thì Ngân hàng sẽ phối hợp với đơn vị công tác của Bên vay để thu lãi. Số nợ lãi đến hạn của bất kỳ một kỳ trả lãi nào nếu bên vay không trả được mà không được ngân hàng cho gia hạn nợ hoặc điều chỉnh kỳ hạn nợ thì toàn bộ dư nợ của khoản vay sẽ bị chuyển sang nợ quá hạn.

Điều 7. Biện pháp bảo đảm nghĩa vụ hoàn trả vốn vay

1. Bên vay cam kết dùng toàn bộ thu nhập hàng tháng của mình do đơn vị công tác trả và các khoản thu nhập khác trong thời gian còn dư nợ vay Ngân hàng để bảo đảm nghĩa vụ hoàn trả vốn vay theo hợp đồng này.

2. Trường hợp Bên vay không thực hiện đúng cam kết trong hợp đồng này, Ngân hàng có quyền yêu cầu Bên vay thực hiện các biện pháp bảo đảm bắt buộc như thế chấp, cầm cố tài sản của Bên vay hoặc của bên thứ ba.

Điều 8. Quyền và nghĩa vụ của bên vay1. Được cung ứng vốn vay theo theo thỏa thuận sau khi Bên vay hoàn thành các thủ

tục và điều kiện vay vốn theo quy định của Ngân hàng

2. Trả nợ gốc và lãi vay đầy đủ, đúng hạn. Bên vay có thể trả nợ trước hạn.

3. Chấp hành những quy định của pháp luật hiện hành liên quan đến quan hệ tín dụng và các chế độ, hướng dẫn của Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt nam.

4. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc sử dụng vốn vay đúng mục đích.

40

Page 44: Quy định về trinh tự, thủ tục cấp tín dụng bán lẻ của BIDV

5. Thông báo trước cho Ngân hàng biết những thay đổi về công tác (đi nghĩa vụ quân sự, chuyển đơn vị công tác, nghỉ việc không hưởng lương, nghỉ hưu trước hạn, …) hoặc bất kỳ sự kiện nào ảnh hưởng đến việc trả nợ của Bên vay.

6. Thực hiện các nghĩa vụ khác ghi trong hợp đồng này.

Điều 9. Quyền và nghĩa vụ của Ngân hàng

1. Có trách nhiệm cung ứng vốn vay theo yêu cầu của Bên vay đã ghi trong hợp đồng này.

2. Mở tài khoản tiền vay cho Bên vay để hạch toán việc rút tiền vay và trả nợ vay.

3. Kiểm tra trước, trong, sau khi cho vay vốn và quá trình thu nợ, thu lãi đến khi kết thúc hợp đồng này.

4. Đình chỉ cho vay và thu nợ trước thời hạn trong các trường hợp sau:

- Phát hiện Bên vay sử dụng vốn vay không đúng mục đích;

- Bên vay cung cấp thông tin sai lạc về việc sử dụng vốn vay;

- Tình hình sản xuất, tình hình tài chính của Bên vay đe doạ nghiêm trọng đến khả năng trả nợ Ngân hàng;

- Bên vay không báo trước cho Ngân hàng những thay đổi theo quy định tại khoản 5 Điều 7 Hợp đồng này.

5. Yêu cầu Bên vay thế chấp, cầm cố tài sản của mình hoặc bên thứ ba trong trường hợp Bên vay có những thay đổi về công tác hoặc vi phạm hợp đồng này.

6. Áp dụng các biện pháp cần thiết theo thoả thuận trong hợp đồng này và theo quy định của pháp luật để thu hồi nợ gốc và lãi tiền vay.

7. Ngân hàng được quyền xem xét điều chỉnh lãi suất, mức cho vay, thời hạn cho vay do môi trường hoạt động và các chính sách, quy định của pháp luật, Ngân hàng Nhà nước có sự thay đổi ảnh hưởng đến hoạt động của Ngân hàng.

Điều 10. Giải quyết tranh chấp

Mọi tranh chấp phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng được giải quyết trên cơ sở thương lượng bình đẳng giữa hai bên. Trường hợp không tự thương lượng được, hai bên có thể tiến hành các biện pháp hoà giải. Nếu không hoà giải được thì sẽ đưa ra Toà án có thẩm quyền để giải quyết. Quyết định của Toà án có hiệu lực bắt buộc đối với các bên theo quy định của pháp luật.

Điều 11. Hiệu lực của hợp đồng

1. Hợp đồng này có hiệu lực từ ngày ký. Hợp đồng kết thúc khi Bên vay trả nợ xong cả gốc, lãi, lãi phạt quá hạn, phí (nếu có) phát sinh từ hợp đồng này.

2. Các văn bản, tài liệu liên quan đến hợp đồng này là bộ phận kèm theo có giá trị pháp lý theo hợp đồng.

3. Sau khi Bên vay trả hết nợ (Gốc, lãi, lãi phạt quá hạn, phí (nếu có)), Hợp đồng này coi như được thanh lý.

4. Hợp đồng này được lập thành 03 bản chính, có giá trị pháp lý như nhau: Ngân hàng giữ 02 bản, Bên vay giữ 01 bản.

BÊN VAY(Họ, tên, chức vụ, ký, đóng dấu)

ĐẠI DIỆN NGÂN HÀNG

(Họ, tên, ký, đóng dấu)

41

Page 45: Quy định về trinh tự, thủ tục cấp tín dụng bán lẻ của BIDV

Mẫu 04-PLII

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập - Tự do - Hạnh phúc

---------------------------------------

HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG(Vay tiêu dùng, làm kinh tế phụ gia đình của CBCNV)

Số: ......./.........../HĐSố đăng ký tại NH ......./.....

- Căn cứ Bộ luật Dân sự năm 2005;

- Căn cứ Quy chế cho vay ban hành kèm theo quyết định số 1627/2001/QĐ- NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước và các văn bản sửa đổi bổ sung;

- Căn cứ văn bản số 34/CV-NHNN1 ngày 07/01/2000 và văn bản số 98/CV-NHNN1 ngày 28/01/2000 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về cho vay không có bảo đảm bằng tài sản đối với CBCNV và thu nợ từ tiền lương, trợ cấp và các khoản thu nhập khác.

Hôm nay, ngày ........ tháng.........năm 200... Tại ..........................................................

Chúng tôi gồm có:

1. Bên cho vay:

Ngân hàng Đầu tư và Phát triển........................(sau đây gọi là Ngân hàng)

Địa chỉ: ........................................................................................................

Điện thoại: .........................................

Do ông: ........................................; Chức vụ: ......................... làm đại diện.

2. Bên vay:

Là các cán bộ công nhân viên (các khách hàng vay) thuộc cơ quan, đơn vị ..................................có nhu cầu vay vốn theo giấy đề nghị vay vốn (sau đây gọi là bên vay)

Đại diện ký hợp đồng tín dụng ................................ theo giấy đề nghị vay vốn của Bên vay (sau đây gọi là Người đại diện ), CMT số ………… ngày cấp …………..

Điện thoại: .....................................

Hai bên thoả thuận ký kết hợp đồng tín dụng với các điều khoản sau:

Điều 1. Số tiền vay và mục đích vay

1. Ngân hàng cho bên vay vay với tổng số tiền là: ..................

( Bằng chữ: ....................................................................................................)

2. Danh sách khách hàng và số tiền vay cụ thể của từng khách hàng vay ký nhận nợ vay theo phụ lục đính kèm hợp đồng này.

3. Mục đích vay: Làm kinh tế phụ gia đình và phục vụ đời sống của bên vay. Mục đích vay vốn cụ thể của từng khách hàng vay được chi tiết trong phụ lục nói tại khoản 2 điều này.

Điều 2. Thời hạn vay, lãi suất

1.Thời hạn vay: ................... tháng, kể từ ngày bên vay rút tiền vay lần đầu tiên.

Điều 3. Lãi suất

42

Page 46: Quy định về trinh tự, thủ tục cấp tín dụng bán lẻ của BIDV

Lãi suất áp dụng chung cho tất cả các Bên vay là:

3.1 Lãi suất cho vay trong hạn: (chỉ ghi loại lãi suất thực hiện với từng hợp đồng) Lãi suất cho vay là: .........................%/(tháng/năm) cố định trong thời hạn hiệu lực

của Hợp đồng tín dụng; Lãi suất cho vay được điều chỉnh theo thông báo lãi suất của Ngân hàng ĐT&PT

Việt nam từng thời kỳ. Lãi suất áp dụng cho kỳ đầu tiên là: ........................%/(tháng/năm) Lãi suất cho vay thả nổi: bằng lãi suất cơ sở (lãi suất tiết kiệm …... tháng trả sau, lãi

suất cơ bản) + phí ...….%, điều chỉnh định kỳ …..... tháng . Lãi suất áp dụng cho kỳ đầu tiên là: ....................%/(tháng/năm), Ngày điều chỉnh lãi suất là:………

3.2 Lãi suất áp dụng khi cơ cấu lại thời hạn trả nợ:

Trường hợp bên vay không có khả năng trả nợ gốc và lãi đúng kỳ hạn theo quy định tại khoản 1- Điều 4 hợp đồng này và được ngân hàng chấp thuận cơ cấu lại thời hạn trả nợ, Ngân hàng sẽ áp dụng lãi suất cho vay là …… kể từ ngày cơ cấu lại thời hạn trả nợ.

3.3 Lãi suất nợ quá hạn:- Đối với nợ gốc quá hạn, lãi suất quá hạn bằng ….. % lãi suất cho vay quy định tại

khoản 3.1 điều này (tối đa là 150% ).

Điều 4. Rút vốn vay

1. Các khách hàng vay lập chung bảng kê rút vốn theo mẫu của Ngân hàng, có chữ ký của Người đại diện trên hợp đồng này.

2. Từng khách hàng vay làm thủ tục ký nhận nợ và rút tiền tại Ngân hàng hoặc tại..........

Điều 5. Trả nợ gốc1-Bên vay cam kết trả nợ gốc theo lịch như sau:…………………………

(Ghi rõ ngày đến hạn trả nợ gốc và số nợ gốc phải trả từng kỳ)

2. Định kỳ hàng tháng (quý), Ngân hàng lập bảng thu nợ và lãi gửi cho Người đại diện để Thủ trưởng đơn vị công tác xác nhận chuyển cho Phòng .......... của đơn vị công tác trích thu nhập của các bên vay chi trả cho Ngân hàng. Số nợ đến hạn không thu đủ mà không được gia hạn thì Ngân hàng sẽ chuyển toàn bộ số dư nợ còn lại sang nợ quá hạn.

3- Bất kỳ một khách hàng vay nào cũng có thể trả nợ trước hạn và phải trả phí bằng …

Điều 6. Trả lãi tiền vay

1. Lãi tiền vay được trả: .......................

2. Lãi được tính từ ngày bên vay rút tiền vay lần đầu tiên.

3. Tiền lãi được tính trên số dư nợ vay nhân (x) với số ngày vay thực tế nhân (x) với lãi suất tháng chia (:) cho 30 hoặc nhân (x) với lãi suất năm chia (:) cho 360.

4. Đến ngày trả lãi, các khách hàng thực hiện trả lãi như quy định tại khoản 2 điều 3 Hợp đồng này hoặc chủ động trả lãi cho Ngân hàng; nếu không chủ động trả thì Ngân hàng sẽ phối hợp với đơn vị công tác của bên vay để thu lãi. Số nợ lãi đến hạn của bất kỳ một kỳ trả lãi nào nếu các khách hàng vay không trả được mà không được ngân hàng cho gia hạn nợ hoặc điều chỉnh kỳ hạn nợ thì toàn bộ dư nợ khoản vay của khách hàng đó sẽ bị chuyển sang nợ quá hạn.

Điều 7. Biện pháp bảo đảm nghĩa vụ hoàn trả vốn vay

1. Bên vay cam kết dùng toàn bộ thu nhập hàng tháng của mình do đơn vị công tác trả và các khoản thu nhập khác trong thời gian còn dư nợ vay Ngân hàng để bảo đảm nghĩa vụ hoàn trả vốn vay theo hợp đồng này. Đơn vị công tác có trách nhiệm trích thu nhập của Bên vay để trả nợ đến hạn nếu Ngân hàng có yêu cầu.

43

Page 47: Quy định về trinh tự, thủ tục cấp tín dụng bán lẻ của BIDV

2. Trường hợp bất kỳ một khách hàng vay không thực hiện đúng cam kết trong hợp đồng này, Ngân hàng có quyền yêu cầu khách hàng vay đó thực hiện các biện pháp bảo đảm bắt buộc như thế chấp, cầm cố tài sản của mình hoặc của bên thứ ba.

Điều 8. Quyền và nghĩa vụ của bên vay

1. Được cung ứng vốn vay theo theo thỏa thuận sau khi Bên vay hoàn thành các thủ tục và điều kiện vay vốn theo quy định của Ngân hàng

2. Trả nợ gốc và lãi vay đầy đủ, đúng hạn. Bên vay có thể trả nợ trước hạn.

3. Chấp hành những quy định của pháp luật hiện hành liên quan đến quan hệ tín dụng và các chế độ, hướng dẫn của Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam.

4 Chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc sử dụng vốn vay đúng mục đích.

5. Thông báo trước cho Ngân hàng khi có thay đổi về công tác (chuyển công tác, đi nghĩa vụ quân sự, nghỉ hưu sớm, …) hoặc bất kỳ một sự kiện nào làm ảnh hưởng đến việc trả nợ của bên vay.

6. Thực hiện các nghĩa vụ khác ghi trong hợp đồng này.

Điều 9. Quyền và nghĩa vụ của người đại diện

1. Phối hợp với Ngân hàng trong việc giải ngân và thu hồi nợ.

2. Theo dõi, giám sát Bên vay sử dụng vốn vay và trả nợ Ngân hàng; Định kỳ báo cáo Ngân hàng tình hình của Bên vay và khả năng trả nợ của Bên vay, phản ảnh kịp thời cho Ngân hàng các khả năng ảnh hưởng đến việc thu hồi nợ của Ngân hàng (Như Bên vay bị kỷ luật, chuẩn bị chuyển công tác, ốm đau nặng...).

3. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc nhận vốn của Ngân hàng để phát vốn vay đến từng khách hàng vay.

4. Được Ngân hàng trả một khoản phí hoa hồng sau khi ký hợp đồng là .............Sau khi kết thúc Hợp đồng, căn cứ vào kết quả thu nợ, thu lãi Ngân hàng sẽ chi thêm một khoản không quá.........% trên tổng số tiền lãi thu được.

Điều 10. Quyền và nghĩa vụ của Ngân hàng

1. Có trách nhiệm cung ứng vốn vay theo yêu cầu của Bên vay đã ghi trong hợp đồng này.

2. Mở tài khoản tiền vay cho từng khách hàng vay để hạch toán việc rút tiền vay và trả nợ vay.

3. Giám sát Người đại diện trong quá trình phát vốn vay tới từng khách hàng.

4. Kiểm tra trước, trong, sau khi cho vay vốn và quá trình thu nợ, thu lãi đến khi kết thúc hợp đồng này.

5. Đình chỉ cho vay và thu nợ trước thời hạn trong các trường hợp sau:

- Phát hiện Bên vay sử dụng vốn vay không đúng mục đích; vi phạm các cam kết trong hợp đồng này.

- Bên vay cung cấp thông tin sai lạc về việc sử dụng vốn vay;

- Tình hình sản xuất, tình hình tài chính của Bên vay đe doạ nghiêm trọng đến khả năng trả nợ Ngân hàng;

- Không thông báo trước cho Ngân hàng biết những thay đổi theo khoản 5 Điều 8 Hợp đồng này.

6. Yêu cầu Bên vay thế chấp, cầm cố tài sản hoặc bảo lãnh bằng tài sản của Bên thứ ba trong trường hợp Bên vay có những thay đổi về công tác hoặc vi phạm hợp đồng này.

44

Page 48: Quy định về trinh tự, thủ tục cấp tín dụng bán lẻ của BIDV

7. Áp dụng các biện pháp cần thiết theo thoả thuận trong hợp đồng này và theo quy định của pháp luật để thu hồi nợ gốc và lãi tiền vay.

8. Ngân hàng được quyền xem xét điều chỉnh lãi suất, mức cho vay, thời hạn cho vay do môi trường hoạt động và các chính sách, quy định của pháp luật, Ngân hàng Nhà nước có sự thay đổi ảnh hưởng đến hoạt động của Ngân hàng.

Điều 11. Phương thức ký hợp đồng

1. Các khách hàng vay ký Hợp đồng tín dụng với Ngân hàng thông qua người đại diện được tất cả các khách hàng vay uỷ quyền và được Thủ trưởng đơn vị công tác ký xác nhận.

2. Từng khách hàng vay trực tiếp ký nhận nợ vay trên danh sách CBCNV nhận nợ vay Ngân hàng kèm theo Hợp đồng này. Danh sách CBCNV nhận nợ vay Ngân hàng do người đại diện lập và được Thủ trưởng đơn vị công tác ký xác nhận.

Điều 12. Giải quyết tranh chấp

Mọi tranh chấp phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng được giải quyết trên cơ sở thương lượng bình đẳng giữa hai bên. Trường hợp không tự thương lượng được, hai bên có thể tiến hành các biện pháp hoà giải. Nếu không hoà giải được thì sẽ đưa ra Toà án có thẩm quyền để giải quyết. Quyết định của Toà án có hiệu lực bắt buộc đối với các bên theo quy định của pháp luật.

Điều 13. Hiệu lực của hợp đồng

1. Hợp đồng này có hiệu lực từ ngày ký. Hợp đồng kết thúc khi các Bên vay trả nợ xong cả gốc, lãi, lãi phạt quá hạn, phí (nếu có) phát sinh từ hợp đồng này.

2. Các văn bản, tài liệu liên quan đến hợp đồng này là bộ phận kèm theo có giá trị pháp lý theo hợp đồng.

3. Sau khi các Bên vay trả hết nợ (Gốc, lãi, lãi phạt quá hạn, phí (nếu có)), Hợp đồng này coi như được thanh lý.

4. Hợp đồng này được lập thành 03 bản chính, có giá trị pháp lý như nhau: Ngân hàng giữ 02 bản, người đại diện cho bên vay giữ 01 bản.

BÊN VAY ĐẠI DIỆN NGÂN HÀNG

( Họ, tên, ký ) ( Họ, tên, chức vụ, ký, đóng dấu )

45

Page 49: Quy định về trinh tự, thủ tục cấp tín dụng bán lẻ của BIDV

Mấu 05-PLII

TÊN ĐƠN VỊ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc Lập - Tự Do - Hạnh phúc

DANH SÁCH CBCNV NHẬN VỐN VAY

STT Họ và tên khách hàng vay

Số CMND Số tiền vay Chữ ký người nhận tiền

12345678910111213141516171819202122232425

Tổng cộng

(Số tiền bằng chữ:.......................................................................................

..........................................................................................................................)

XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ(Ký tên, đóng dấu)

NGƯỜI ĐẠI DIỆN(Ký, ghi rõ họ tên)

46

Page 50: Quy định về trinh tự, thủ tục cấp tín dụng bán lẻ của BIDV

Phụ lục III/TDBL

SẢN PHẨM THẤU CHI TÀI KHOẢN TIỀN GỬI THANH TOÁN CỦA KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN

(Ban hành kèm theo Quyết định số 4321 /QĐ-TD3 ngày 27/ 8 /2008của Tổng Giám đốc Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam)

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Sản phẩm này quy định về việc cho vay theo hình thức thấu chi tài khoản tiền gửi thanh toán bằng Đồng Việt Nam đối với các khách hàng là cá nhân tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Các Chi nhánh, các Sở Giao dịch Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam

2. Khách hàng thấu chi là cá nhân có yêu cầu và được Chi nhánh cấp hạn mức thấu chi thì được chi vượt số tiền có trên tài khoản tiền gửi mở tại Chi nhánh đó để thực hiện mục đích chi tiêu cá nhân, cụ thể:

2.1. CBCNV làm việc trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, các tổ chức đoàn thể chính trị xã hội ở Trung ương và Địa phương đóng trụ sở trên cùng địa bàn với Chi nhánh cấp hạn mức thấu chi.

2.2. CBCNV làm việc trong các Doanh nghiệp Nhà nước, Công ty Cổ phần, Công ty TNHH, Doanh nghiệp tư nhân, Doanh nghiệp liên doanh, Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài đóng trụ sở trên cùng địa bàn với Chi nhánh cấp hạn mức thấu chi.

2.3. Cá nhân ngoài đối tượng quy định tại Điểm 2.1, 2.2 Khoản này, hiện đang sống, làm việc trên cùng địa bàn với Chi nhánh cấp hạn mức thấu chi.

2.4. Đối tượng quy định tại Điều 77 Luật các Tổ chức tín dụng thì không được cấp hạn mức thấu chi.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

1. “Thấu chi” là hình thức BIDV cho khách hàng được chi số tiền vượt quá số tiền có trên tài khoản tiền gửi của mình mở tại BIDV.

2. “Hạn mức thấu chi” là số tiền tối đa BIDV chấp thuận cho khách hàng được thấu chi trong thời hạn theo quy định.

3. “Tài khoản tiền gửi” là tài khoản tiền gửi thanh toán (CA) của cá nhân bằng đồng Việt Nam khách hàng mở tại các Chi nhánh.

4. “Đơn vị công tác” là các cơ quan, đơn vị nêu tại Điểm 2.1, 2.2 Khoản 2 Điều 2 mà khách hàng đề nghị được sử dụng hạn mức thấu chi của BIDV đang công tác, làm việc.

47

Page 51: Quy định về trinh tự, thủ tục cấp tín dụng bán lẻ của BIDV

5. “Thẻ ATM” là công cụ thanh toán do BIDV phát hành cho người sử dụng thẻ để rút tiền mặt và thực hiện các giao dịch khác tại máy ATM (máy giao dịch tự động), gồm các loại thẻ ATM do BIDV phát hành.

6. “Thu nhập trung bình” được tính trên cơ sở thu nhập 2 - 3 tháng liên tiếp của khách hàng, sát thời điểm đề nghị cấp hạn mức thấu chi.

Điều 4. Điều kiện cấp hạn mức thấu chi

Khách hàng được cấp hạn mức thấu chi phải đảm bảo các điều kiện về vay vốn theo quy định tại Quy chế cho vay của Tổ chức tín dụng đối với khách hàng ban hành kèm theo Quyết định số 1627/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 và các văn bản sửa đổi, bổ sung của Ngân hàng Nhà nước và các hướng dẫn của BIDV. Ngoài ra, khách hàng phải đáp ứng các điều kiện sau:

1. Điều kiện chung:

- Thuộc đối tượng quy định tại Khoản 2 Điều 2;

- Có thu nhập thường xuyên đảm bảo khả năng trả nợ;- Mở tài khoản tiền gửi cá nhân tại Chi nhánh cấp hạn mức thấu chi.

2. Điều kiện đối với các đối tượng khách hàng cụ thể:

2.1. Đối với khách hàng quy định tại Điểm 2.1, 2.2 Khoản 2 Điều 2 không thuộc đối tượng quy định tại Khoản 2.2. Điều này:

- CBCNV đã được Đơn vị công tác tuyển dụng chính thức (có Quyết định tuyển dụng - theo pháp luật cán bộ công chức hoặc đã ký Hợp đồng lao động chính thức có thời hạn từ một (1) năm trở lên - theo pháp luật lao động).

- Đơn vị công tác thực hiện dịch vụ chi trả thu nhập của CBCNV qua tài khoản tiền gửi của CBCNV mở tại Chi nhánh cấp hạn mức thấu chi.

2.2. Đối với khách hàng quy định tại Điểm 2.1, 2.2 Khoản 2 Điều 2 là cán bộ quản lý, lãnh đạo:

- Là Tổng Giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng Giám đốc (Phó Giám đốc), Chủ tịch và các thành viên Hội đồng quản trị và Chủ tịch (Phó Chủ tịch) của các doanh nghiệp là khách hàng thường xuyên, liên tục của Chi nhánh và các doanh nghiệp này được xếp hạng từ BBB trở lên.

- Là lãnh đạo các đơn vị là các cơ quan Đảng, Nhà nước, các tổ chức đoàn thể chính trị xã hội ở Trung ương và Địa phương (tương đương cấp Giám đốc, Phó Giám đốc Sở thuộc UBND tỉnh trở lên) đóng trụ sở trên cùng địa bàn với Chi nhánh cấp hạn mức thấu chi.

2.3. Đối với khách hàng quy định tại Điểm 2.3 Khoản 2 Điều 2:

- Có tài sản đảm bảo theo quy định tại Điều 9 dưới đây.

- Cam kết hàng tháng chuyển thu nhập vào tài khoản tiền gửi của mình mở tại Chi nhánh cấp hạn mức thấu chi.

Điều 5. Hạn mức thấu chi

1. Đối với khách hàng quy định tại Điểm 2.1, 2.2 Khoản 2 Điều 2:

48

Page 52: Quy định về trinh tự, thủ tục cấp tín dụng bán lẻ của BIDV

Căn cứ vào mức thu nhập thường xuyên trung bình hàng tháng của khách hàng để xác định hạn mức thấu chi, cụ thể:

1.1. Đối với khách hàng quy định tại Điểm 2.1, 2.2 Khoản 2 Điều 2: Hạn mức thấu chi tối đa bằng năm (5) tháng thu nhập trung bình.

1.2. Riêng đối với CBCNV của BIDV và cán bộ quản lý, lãnh đạo quy định tại Khoản 2 Điều 4 thì mức thấu chi tối đa 50 triệu đồng hoặc bằng năm (5) tháng thu nhập trung bình tuỳ thuộc mức nào cao hơn.

Trường hợp khách hàng thuộc đối tượng quy định tại Điểm 2.1, 2.2 Khoản 2 Điều 2 có tài sản đảm bảo theo quy định tại Điều 9 thì hạn mức thấu chi tối đa được xác định căn cứ vào giá trị tài sản bảo đảm.

2. Đối với khách hàng quy định tại Điểm 2.3 Khoản 2 Điều 2:

Hạn mức thấu chi được xác định theo tỷ lệ cho vay trên tài sản bảo đảm theo quy định hiện hành của BIDV.

3. Khách hàng không được sử dụng vượt hạn mức thấu chi đã ký kết với Chi nhánh và hạn mức nêu tại Khoản 1 và 2 Điều này, trừ trường hợp BIDV tự động hạch toán thu nợ lãi khi đến hạn.

4 Hạn mức thấu chi của một khách hàng chỉ được cấp và sử dụng cho một tài khoản tiền gửi của khách hàng đó.

Tổng hạn mức cho vay theo hình thức thấu chi và cho vay CBCNV và các hình thức cho vay khác có bảo đảm bằng lương, thu nhập thường xuyên tối đa bằng hạn mức của hình thức cho vay có hạn mức cao nhất.

5. Khách hàng có nhu cầu thay đổi Hạn mức thấu chi, thì gửi giấy đề nghị đến ngân hàng để được xem xét. Việc thay đổi Hạn mức thấu chi phải lập thành Hợp đồng mới hoặc ký kết phụ lục sửa đổi, bổ sung Hợp đồng.

6. Chi nhánh thẩm định, đánh giá khả năng chi trả tiền lương, tiền công lao động và thu nhập khác cho khách hàng vay của Đơn vị công tác, các điều kiện khác đảm bảo khả năng thanh toán nợ và trong phạm vi hạn mức tín dụng chung của Chi nhánh để quyết định hạn mức thấu chi đối với từng khách hàng cụ thể.

Điều 6. Phương thức sử dụng Hạn mức thấu chi

Khách hàng có thể sử dụng thấu chi bằng một hoặc các hình thức sau:

1. Rút tiền mặt, chuyển khoản, thanh toán từ máy ATM/POS bằng các loại thẻ ATM của BIDV.

2. Rút tiền mặt, chuyển khoản thanh toán từ Quầy giao dịch tại Chi nhánh cấp hạn mức thấu chi và các Chi nhánh đã tham gia hệ thống SIBS có chương trình quản lý chữ ký mẫu của khách hàng (SVS).

3. Thanh toán tại các điểm chấp nhận thẻ POS của BIDV.

Điều 7. Thời hạn hạn mức thấu chi

1. Thời hạn hạn mức thấu chi tối đa không quá 12 tháng.

49

Page 53: Quy định về trinh tự, thủ tục cấp tín dụng bán lẻ của BIDV

2. Trường hợp ký hợp đồng lao động, thời hạn hạn mức thấu chi phải phù hợp với thời hạn còn lại của hợp đồng lao động và tối đa không quá thời hạn nêu tại Khoản 1 Điều này.

Điều 8. Điều kiện bảo đảm

1. Tài sản bảo đảm bao gồm: Giấy tờ có giá (Kỳ phiếu, Trái phiếu do các Tổ chức tín dụng phát hành, Trái phiếu công trình, đô thị và Trái phiếu, Công trái của Chính phủ…), Giấy tờ có giá và Sổ tiết kiệm do BIDV phát hành.

2. Trình tự, thủ tục nhận cầm cố giấy tờ có giá, sổ tiết kiệm thực hiện theo quy định hiện hành.

Điều 9. Lãi suất và phí

1. Lãi suất:

- Lãi suất thấu chi do Chi nhánh và khách hàng thoả thuận phù hợp với quy định của BIDV và chính sách lãi suất của Chi nhánh trong từng thời kỳ.

- Tiền lãi được tính theo ngày trên cơ sở số ngày thấu chi thực tế (một tháng là 30 ngày và một năm là 360 ngày).

- Lãi suất quá hạn: Tối đa bằng 150% lãi suất trong hạn khi thời hạn hạn mức thấu chi bị chấm dứt theo quy định tại Khoản 2 Điều 12 mà khách hàng vẫn không trả được nợ.

2. Phí:

- Phí cấp hạn mức thu một lần khi được cấp hạn mức, mức phí tối đa 100.000 đồng Việt Nam.

- Phí gia hạn hạn mức: Tối đa bằng 50% phí cấp hạn mức.

Điều 10. Hồ sơ

1. Giấy đề nghị cấp hạn mức thấu chi (theo Biểu mẫu số 01, 02);

2. Chứng minh thư nhân dân hoặc Hộ chiếu - Bản sao và bản chính để đối chiếu;

3. Quyết định tuyển dụng hoặc Hợp đồng lao động - Bản gốc hoặc bản sao y của Đơn vị công tác (đối với khách hàng quy định tại Điểm 2.1, 2.2 Khoản 2 Điều 2);

4. Hồ sơ tài sản bảo đảm (nếu có);

5. Hợp đồng cấp hạn mức thấu chi (theo Biểu mẫu số 03, 04);

6. Các giấy tờ khác (nếu có).

Điều 11. Trả nợ gốc và lãi

- Nợ lãi được trả vào ngày cuối hàng tháng và được BIDV tự động hạch toán thu nợ từ tài khoản tiền gửi của khách hàng.

Trường hợp tài khoản tiền gửi của khách hàng đang ở trạng thái thấu chi thì số lãi đó sẽ tự động nhập vào dư nợ thấu chi và phải chịu lãi suất thấu chi như dư nợ thấu chi.

50

Page 54: Quy định về trinh tự, thủ tục cấp tín dụng bán lẻ của BIDV

- Nợ gốc được trả vào ngày phát sinh giao dịch ghi có vào tài khoản tiền gửi của khách hàng và được BIDV tự động hạch toán thu nợ. Trường hợp khách hàng bị chấm dứt thời hạn hạn mức theo quy định tại Khoản 2 Điều 12 thì nợ gốc được trả vào ngày chấm dứt thời hạn hạn mức.

Điều 12. Chấm dứt thời hạn hạn mức

1. Hết thời hạn hạn mức: Hết thời hạn hạn mức ghi trong Hợp đồng cấp hạn mức thấu chi mà không được gia hạn.

2. Chấm dứt trước thời hạn hạn mức:

- Theo yêu cầu bằng văn bản của khách hàng.

- Khách hàng chấm dứt Hợp đồng lao động (đối với khách hàng quy định tại Điểm 2.1, 2.2 Khoản 2 Điều 2).

- Khách hàng vi phạm các cam kết trong Hợp đồng cấp hạn mức thấu chi.- Khi tài khoản tiền gửi ở trạng thái thấu chi mà trong thời gian hai (2)

tháng liên tiếp không có phát sinh ghi Có vào tài khoản tiền gửi.- Đơn vị công tác bị phá sản, giải thể hoặc mất khả năng thanh toán lương

cho CBCNV (đối với khách hàng quy định tại Điểm 2.1, 2.2 Khoản 2 Điều 2).- Khách hàng bị bắt, bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

- Khách hàng bị chết, mất tích hoặc không liên lạc được tối đa hai (2) tháng.

3. Khi chấm dứt thời hạn hạn mức theo quy định tại Khoản 1 và 2 nêu trên, khách hàng phải trả toàn bộ nợ gốc thấu chi và lãi. Nếu khách hàng không trả thì Ngân hàng sẽ tự động chuyển nợ quá hạn và tính lãi suất quá hạn, đồng thời tiến hành xử lý tài sản đảm bảo theo quy định của pháp luật để thu hồi nợ.

Điều 13. Sửa đổi, bổ sung, chấm dứt Hợp đồng cấp hạn mức thấu chi, gia hạn Hạn mức thấu chi

1. Khách hàng có nhu cầu sửa đổi, bổ sung, chấm dứt Hợp đồng cấp hạn mức thấu chi thì phải gửi Giấy đề nghị đến Ngân hàng không muộn hơn 15 ngày trước khi hết hạn Hạn mức thấu chi.

2. Trong thời hạn quy định tại Khoản 1 Điều này, khách hàng không có ý kiến, ngân hàng sẽ xem xét việc gia hạn Hạn mức thấu chi. Nếu khách hàng vẫn đảm bảo các điều kiện quy định tại Điều 4, Ngân hàng sẽ tự động gia hạn Hạn mức thấu chi. Trường hợp này, Hạn mức thấu chi và toàn bộ số dư thấu chi của Hợp đồng cũ được chuyển sang thời hạn hạn mức mới. Khách hàng và Ngân hàng không cần phải ký lại Hợp đồng cấp hạn mức thấu chi.

Trường hợp Ngân hàng không đồng ý gia hạn Hạn mức, Ngân hàng sẽ tự động đóng hạn mức khi hết hạn.

Điều 14. Quy trình cấp hạn mức thấu chi

1. Bước 1: Bộ phận QHKH tiếp nhận yêu cầu và hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ cấp hạn mức thấu chi và tiếp nhận đầy đủ hồ sơ theo đúng quy định tại Điều 10.

51

Page 55: Quy định về trinh tự, thủ tục cấp tín dụng bán lẻ của BIDV

2. Bước 2: Bộ phận QHKH tiến hành thẩm định hồ sơ, điều kiện vay vốn theo hình thức thấu chi, có ý kiến trình người có thẩm quyền quyết định cấp hạn mức thấu chi cho khách hàng.

3. Bước 3: Người có thẩm quyền quyết định cấp hạn mức thấu chi tại Chi nhánh phê duyệt hạn mức thấu chi cho khách hàng. Thẩm quyền quyết định cấp hạn mức thấu chi thực hiện theo quy định hiện hành về phân cấp, uỷ quyền phán quyết tín dụng.

Trường hợp không cấp hạn mức thấu chi cho khách hàng thì PQHKH phải thông báo lý do cho khách hàng biết.

4. Bước 4: Trên cơ sở phê duyệt hạn mức thấu chi cho khách hàng, PQHKH thông báo cho khách hàng để ký kết hợp đồng cấp hạn mức thấu chi, hợp đồng đảm bảo… theo quy định và chuyển cho PQTTD để thực hiện.

5. Bước 5: Trên cơ sở hợp đồng cấp hạn mức thấu chi, PQTTD trình cấp có thẩn quyền phê duyệt việc cập nhật số liệu, hạn mức, thời hạn… vào chương trình trên hệ thống SIBS.

6. Bước 6: PQHKH đầu mối phối hợp với PQTTD theo dõi những phát sinh trên tài khoản tiền gửi của khách hàng được cấp hạn mức thấu chi để kịp thời xử lý những phát sinh (nếu có).

7. Bước 7: Trên cơ sở đề nghị của khách hàng hoặc những phát sinh trong quá trình sử dụng hạn mức thấu chi của khách hàng, PQHKH kịp thời đề xuất việc gia hạn hoặc chấm dứt hạn mức hoặc các biện pháp xử lý khác (nếu có).

Điều 15. Hướng dẫn thiết lập hạn mức thấu chi và khai báo trên màn hình BDS

1. PQTTD thực hiện tạo A/A cho khách hàng (Đối với khách hàng chưa có quan hệ tín dụng). Vào menu 80100: Nhấn phím Add.

Tìm theo số CIF hoặc tên khách hàng, nhấn OK.

52

Page 56: Quy định về trinh tự, thủ tục cấp tín dụng bán lẻ của BIDV

* Nhập hạn mức thấu chi của khách hàng vào trường customer limit, nhấn OK.

* Nhập hạn mức thấu chi - Chọn facility.

53

Page 57: Quy định về trinh tự, thủ tục cấp tín dụng bán lẻ của BIDV

Chọn mã Facility 108 – HAN MUC THAU CHI, chọn loại tiền VND. Nhấn OK

Nhập các thông tin về hạn mức thấu chi: Số tiền, lãi suất, thời hạn... Nhấn OK

54

Page 58: Quy định về trinh tự, thủ tục cấp tín dụng bán lẻ của BIDV

Lưu ý: Hệ thống không sử dụng các thông tin về lãi suất và thời hạn tại facility để tính lãi thấu chi.

Sau khi nhập đầy đủ các thông tin trên, nhấn OK.

Cấp có thẩm quyền phụ trách Phòng QTTD thực hiện phê duyệt hạn mức thấu chi.

55

Page 59: Quy định về trinh tự, thủ tục cấp tín dụng bán lẻ của BIDV

2. Bộ phận QTTD thực hiện nhập các thông tin về hạn mức.

Vào menu 20102-OD Tier Maintenance.

Nhập số tài khoản tiền gửi thanh toán được cấp hạn mức thấu chi.

56

Page 60: Quy định về trinh tự, thủ tục cấp tín dụng bán lẻ của BIDV

Nhập thông tin về hạn mức thấu chi:Lãi suất thấu chi: chọn mã lãi suất chủ 50000 – VND – Lai suat cho vay thau chi.Nhập phí (variance), chọn code (+).Nhập lãi suất sàn, trần: Rate floor, Rate Celling.Ngày đáo hạn (Expiration date): Nhập ngày đáo hạn hạn mức.Rate review date: Nhập ngày xem lại lãi suất.Rate review term/code: Nhập thời hạn xem lại lãi suất.

Nhập ngày đáo

Chọn mã LS chủ: 50000

57

Page 61: Quy định về trinh tự, thủ tục cấp tín dụng bán lẻ của BIDV

* Liên kết tài khoản thanh toán với hạn mức thấu chi (có thể phối hợp với Phòng DVKH để thực hiện):

Tại màn hình dưới đây nhấn Link – Liên kết.

Nhấn select, chọn mã facility tương ứng.

58

Page 62: Quy định về trinh tự, thủ tục cấp tín dụng bán lẻ của BIDV

Nhấn Link.

Nhập hạn mức thấu chi: Từ màn hình dưới đây chọn Limit (hạn mức)

59

Page 63: Quy định về trinh tự, thủ tục cấp tín dụng bán lẻ của BIDV

Nhập hạn mức vào mục Pending Approval: Nhấn OK.

Phê duyệt hạn mức thấu chi: Phụ trách bộ phận QTTD vào menu 20117- OD Tier Maintenance – Approval. Nhấn Approve.

60

Page 64: Quy định về trinh tự, thủ tục cấp tín dụng bán lẻ của BIDV

Kiểm tra các thông tin về hạn mức thấu chi, chọn * Yes. Nhấn OK.

3. Nhập lãi suất vượt hạn mức (lãi phạt):

Phụ trách bộ phận QTTD vào menu 20100 – CA Maintenance.

Chọn Fixed Excess Rate: *Yes.

Nhập lãi suất vượt hạn mức (Excess Rate): Bằng 150% lãi suất thấu chi.

Ví dụ lãi suất thấu chi là 12% thì nhập lãi vượt hạn mức là 18%.

Excess Rate Floor/Celling: Nhập lãi suất sàn, lãi suất trần.

Chọn * Yes

Kiểm tra các thông tin về hạn mức thấu chi

61

Page 65: Quy định về trinh tự, thủ tục cấp tín dụng bán lẻ của BIDV

Vấn tin kiểm tra lại hạn mức: Vào menu 20200

Chọn Fixed Excess Rate: *Yes

Nhập lãi phạt: 150% Ls thấu chi

Hạn mức thấu chiSố dư khả dụng

62

Page 66: Quy định về trinh tự, thủ tục cấp tín dụng bán lẻ của BIDV

4. Chấm dứt hạn mức thấu chi:

Vào menu 20102 OD Tier Maintenance.

Trường Pending Approval (Draw limit, Auth Limit): Nhập 0.

Chọn Limit

63

Page 67: Quy định về trinh tự, thủ tục cấp tín dụng bán lẻ của BIDV

Phụ trách bộ phận QTTD vào menu 20117 OD Tier Maintenance – Approval. Nhấn Approve.

Chọn Approval: * Yes. Nhấn OK.

Vào menu 20200 vấn tin kiểm tra lại hạn mức.

64

Page 68: Quy định về trinh tự, thủ tục cấp tín dụng bán lẻ của BIDV

Kiểm tra hạn mức

65

Page 69: Quy định về trinh tự, thủ tục cấp tín dụng bán lẻ của BIDV

Mẫu 01-PLIII

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập-Tự do-Hạnh phúc

GIẤY ĐỀ NGHỊ CẤP HẠN MỨC THẤU CHI(Áp dụng đối với khách hàng thuộc đối tượng CBCNV)

Kính gửi : .........................................................................................

I. THÔNG TIN VỀ KHÁCH HÀNG:

Họ và tên: ................................................................................................................

CMND/Hộ chiếu số: .....…................. do.........................Cấp ngày......………..............

Hộ khẩu thường trú:................................................…………Điện thoại: ………….

Đơn vị công tác: ........................................................................................................

Tổng thu nhập hàng tháng đơn vị công tác trả: .........................................................

Tài khoản số: .............................................. tại Ngân hàng: ………………….…...........

Đề nghị Quý ngân hàng cấp cho tôi Hạn mức thấu chi với nội dung sau:

Trị giá hạn mức: ....................................... VNĐ (Bằng chữ : ......................................)

Mục đích sử dụng hạn mức: bù đắp nguồn tiền thiếu hụt tạm thời để phục vụ nhu cầu tiêu dùng.

Thời hạn hạn mức : ……….........…………....tháng kể từ ngày cấp hạn mức.

Lãi suất:......................................................................................................................Phí: ...............................................................................................................Nguồn trả nợ: Thu nhập ổn định hàng tháng: ........................................đồng.

II. CAM KẾT VÀ UỶ QUYỀN:

1. Tôi cam kết sử dụng vốn vay theo Hạn mức thấu chi trên đây phù hợp với các quy định của pháp luật và đúng với thoả thuận ký kết với Ngân hàng. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm nếu không sử dụng vốn của Ngân hàng đúng với nội dung cam kết.

2. Nếu được Ngân hàng cấp Hạn mức thấu chi, tôi xin cam kết dùng thu nhập hàng tháng của tôi để hoàn trả số tiền vay theo Hạn mức thấu chi và tiền lãi, phí phát sinh và không để số tiền vay theo Hạn mức thấu chi và tiền lãi, phí phát sinh vượt quá Hạn mức thấu chi nói trên.

3. Thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tài sản theo yêu cầu của Ngân hàng nếu sử dụng vốn vay không đúng cam kết trong Hợp đồng cấp hạn mức thấu chi, trả nợ trước hạn nếu không thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tài sản theo yêu cầu của Ngân hàng.

4. Bằng văn bản này, tôi uỷ quyền cho .......................... là đơn vị tôi đang công tác được toàn quyền chuyển toàn bộ thu nhập của tôi về tài khoản số ...................... của tôi tại Ngân hàng để thanh toán nợ gốc và lãi, phí phát sinh cho Ngân hàng.

Tôi xin cam kết những thông tin trên đây là đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu không thực hiện đúng hoặc không đầy đủ các cam kết đã ký với Ngân hàng.

XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)

............ , ngày ….. tháng …. năm 200…

NGƯỜI ĐỀ NGHỊ(Ký, ghi rõ họ tên)

66

Page 70: Quy định về trinh tự, thủ tục cấp tín dụng bán lẻ của BIDV

Mẫu 02-PLIIICỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập-Tự do-Hạnh phúc

GIẤY ĐỀ NGHỊ CẤP HẠN MỨC THẤU CHI(Áp dụng đối với khách hàng có tài sản bảo đảm)

Kính gửi : .........................................................................................

I. THÔNG TIN VỀ KHÁCH HÀNG:Họ và tên: ...................................................................................................................CMND/ Hộ chiếu số: .................... do ...............................Cấp ngày......……….......Hộ khẩu thường trú:..................................................…………Điện thoại:………....Tài khoản số: ................................... tại Ngân hàng: …….....................……...........Thu nhập trung bình tháng: ........................................................................................

Đề nghị Quý ngân hàng cung cấp cho tôi Hạn mức thấu chi với nội dung sau: Trị giá hạn mức: .......................................... VNĐ (Bằng chữ : ...................................)Mục đích sử dụng hạn mức: bù đắp nguồn tiền thiếu hụt tạm thời nhu cầu thanh toán, tiêu

dùng….Thời hạn hạn mức : ……………….............tháng kể từ ngày cấp hạn mức. Lãi suất: ......................................................................................................................Phí: .............................................................................................................................Nguồn trả nợ: Thu nhập hàng tháng.Tài sản đảm bảo: ........................................................................................................……………………………..................................………………………………….Hồ sơ tài sản đảm bảo gồm: ....................................................................…………….…………………………………………….......................……...................................II. CAM KẾT VÀ UỶ QUYỀN:1. Tôi cam kết sử dụng vốn vay theo Hạn mức thấu chi trên đây phù hợp với các quy

định của pháp luật và đúng với thoả thuận ký kết với Ngân hàng. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm nếu không sử dụng vốn của Ngân hàng đúng với nội dung cam kết.

2. Nếu được Ngân hàng cung cấp Hạn mức thấu chi, tôi xin cam kết dùng thu nhập hàng tháng của mình để hoàn trả số tiền vay theo Hạn mức thấu chi và tiền lãi, phí phát sinh và không để số tiền vay theo Hạn mức thấu chi và tiền lãi, phí phát sinh vượt quá Hạn mức thấu chi nói trên.

3. Tôi uỷ quyền cho Ngân hàng được toàn quyền xử lý, bán tài sản đảm bảo để trả số tiền cho vay theo Hạn mức thấu chi và tiền lãi, phí phát sinh trong trường hợp tôi không trả được nợ Ngân hàng.

4. Tôi xin cam kết những thông tin trên đây là đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu không thực hiện đúng hoặc không đầy đủ các cam kết đã ký với Ngân hàng.

................ , ngày ….. tháng …. năm 200…

NGƯỜI ĐỀ NGHỊ(Ký, ghi rõ họ tên)

67

Page 71: Quy định về trinh tự, thủ tục cấp tín dụng bán lẻ của BIDV

Mẫu 03-PLIII

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập - Tự do - Hạnh phúc

HỢP ĐỒNG CẤP HẠN MỨC THẤU CHI(áp dụng đối với khách hàng là CBCNV)

Số: ........../............/HĐSố đăng ký tại NH:

......./.......

- Căn cứ Bộ luật Dân sự ngày 14/06/2005;- Căn cứ Quy chế cho vay ban hành kèm theo Quyết định số 1627/2000/QD-NHNN ngày

31/12/2000 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các văn bản sửa đổi, bổ sung.

Hôm nay, ngày …..... tháng ...... năm ......... Tại ……………… ............................,Chúng tôi gồm có:BÊN CHO VAY: (Dưới đây gọi tắt là “Ngân hàng”)

- Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh ................

- Địa chỉ: …………………………Điện thoại : …………………Fax: ………………...

- Do Ông/Bà: ..................................…….Chức vụ:.….……….......... làm đại diện

BÊN VAY: (Dưới đây gọi tắt là “Bên vay”)

- Họ và tên:

- CMTND/ Hộ chiếu số…………….do..............................cấp ................……………

- Đơn vị công tác: ................……........ - Điện thoại:.......................................................

- Tài khoản số: .......................................tại Ngân hàng: ………….........................……….…

Hai bên thoả thuận ký Hợp đồng cấp Hạn mức thấu chi với các điều khoản sau:

Điều 1: Hạn mức thấu chi, mục đích sử dụng hạn mức:

1. Bằng Hợp đồng này, Ngân hàng đồng ý cho Bên vay được rút số tiền vay tối đa từ tài khoản số: ...............tại Ngân hàng là .................... Bằng chữ: ................................ (sau đây gọi là Hạn mức thấu chi).

Bên vay không được rút tiền theo Hợp đồng này vượt quá giá trị Hạn mức thấu chi nêu trên (trừ trường hợp vượt hạn mức vì lý do Ngân hàng tự động nhập số tiền lãi, phí vào gốc vay cho Bên vay nêu tại Khoản 2 Điều 5 Hợp đồng này).

2. Mục đích sử dụng hạn mức: bù đắp nguồn tiền thiếu hụt tạm thời để phục vụ đời sống, nhu cầu tiêu dùng.

Ngân hàng không chịu trách nhiệm về tính xác thực và hợp pháp của mục đích sử dụng Hạn mức thấu chi theo Hợp đồng này của Bên vay.

Điều 2: Phí, Lãi suất

1. Phí: - Phí cấp hạn mức: .......…

- Phí gia hạn hạn mức: bằng 50% phí cấp hạn mức.

2. Lãi suất thấu chi: - Lãi suất trong hạn: Lãi suất thả nổi: bằng lãi suất cơ sở (lãi suất tiết kiệm …... tháng

trả sau, lãi suất cơ bản) + phí ...….%, điều chỉnh định kỳ …..... tháng . Lãi suất áp dụng cho kỳ đầu tiên là: ....................%/(tháng/năm), Ngày điều chỉnh lãi suất là:………

68

Page 72: Quy định về trinh tự, thủ tục cấp tín dụng bán lẻ của BIDV

- Lãi suất quá hạn: bằng 150 % lãi suất thấu chi.

- Tiền lãi được tính dựa trên số dư tiền vay thực tế và thời gian ứng tiền thực tế, trên cơ sở 1 tháng là 30 ngày, 1 năm là 360 ngày. Tiền lãi được tính theo ngày thấu chi thực tế.

Điều 3 : Thờì hạn của Hạn mức thấu chi

Thời hạn của Hạn mức thấu chi là ............. tháng kể từ ngày ký Hợp đồng này. Bên vay có trách nhiệm hoàn trả lại cho Ngân hàng toàn bộ số tiền vay và tiền lãi phát sinh trước khi hết thời hạn theo Hợp đồng này.

Hạn mức thấu chi sẽ được gia hạn theo quy định tại Điều 10 Hợp đồng này.

Điều 4 : Phương thức rút vốn

Bên vay được quyền rút tiền bằng một hoặc tất cả các phương thức sau:- Rút tiền mặt, chuyển khoản thanh toán từ máy ATM bằng các loại thẻ ATM của Ngân

hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.- Rút tiền mặt, chuyển khoản thanh toán tại Quầy giao dịch của Ngân hàng.- Thanh toán tại các điểm chấp nhận thẻ POS của BIDV.

Điều 5. Trả nợ gốc và lãi, phí:

1. Nợ lãi được trả vào ngày cuối hàng tháng và được Ngân hàng tự động hạch toán thu nợ từ tài khoản tiền gửi của Bên vay.

Trường hợp tài khoản tiền gửi của Bên vay đang ở trạng thái thấu chi thì số lãi đó sẽ tự động nhập vào dư nợ thấu chi và phải chịu lãi suất thấu chi như dư nợ thấu chi.

2. Nợ gốc được trả vào ngày phát sinh giao dịch ghi có vào tài khoản tiền gửi của Bên vay và được Ngân hàng tự động hạch toán thu nợ. Trường hợp khách hàng bị chấm dứt thời hạn hạn mức theo quy định tại Khoản 2 Điều 9 Hợp đồng này thì nợ gốc được trả vào ngày chấm dứt thời hạn hạn mức.

Trường hợp khi hết hạn hạn mức thấu chi mà Bên vay vẫn chưa trả hết số tiền vay theo hạn mức thấu chi (tài khoản có số dư âm) thì toàn bộ số tiền vay theo hạn mức thấu chi đó sẽ tự động chuyển sang nợ quá hạn. Khi đó, Bên vay phải chịu lãi suất quá hạn bằng 150% lãi suất thấu chi.

3. Bên vay thanh toán đầy đủ phí cấp hạn mức hoặc phí gia hạn hạn mức một lần cho Ngân hàng ngay sau khi được cấp hạn mức.

4. Phí phạt vượt hạn mức được thu vào bất cứ khi nào tài khoản của Bên vay phát sinh giao dịch ghi Có hoặc vào ngày thu lãi.

Điều 6 : Biện pháp bảo đảm nghĩa vụ hoàn trả vốn vay:

1. Bên vay cam kết dùng toàn bộ thu nhập hàng tháng của mình do đơn vị công tác trả và các khoản thu nhập khác trong thời gian còn số dư thấu chi tại Ngân hàng để bảo đảm nghĩa vụ hoàn trả tiền vay theo Hợp đồng này.

2. Trường hợp Bên vay không thực hiện đúng cam kết trong Hợp đồng này, Ngân hàng có quyền yêu cầu Bên vay thực hiện biện pháp bảo đảm bắt buộc bằng cầm cố giấy tờ có giá (Kỳ phiếu, Trái phiếu do các Tổ chức tín dụng phát hành, Trái phiếu công trình, đô thị và Trái phiếu, Công trái của Chính phủ…) hoặc sổ tiết kiệm do BIDV phát hành của Bên vay hoặc của Bên thứ ba.

Điều 7 : Quyền và nghĩa vụ của Bên vay:

1. Chấp hành những quy định của pháp luật hiện hành liên quan đến quan hệ tín dụng và chế độ, hướng dẫn của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.

2. Cam kết sử dụng tiền vay theo Hợp đồng này phù hợp với các quy định của pháp luật và đúng với thoả thuận ký kết với Ngân hàng. Bên vay hoàn toàn chịu trách nhiệm nếu không sử dụng vốn vay của Ngân hàng đúng với nội dung cam kết.

3. Vào cuối tháng, nếu tài khoản có dư nợ thấu chi, Bên vay cam kết duy trì doanh số ghi Có vào tài khoản trong thời gian 2 tháng liên tiếp trước đó.

69

Page 73: Quy định về trinh tự, thủ tục cấp tín dụng bán lẻ của BIDV

4. Bên vay cam kết hiện tại và trong thời gian còn hiệu lực của Hợp đồng không cầm cố lương và các khoản thu nhập đảm bảo cho nghĩa vụ khác tại các Tổ chức tín dụng khác, không uỷ quyền cho Đơn vị công tác trích thu nhập hàng tháng trả nợ cho các tổ chức và cá nhân khác.

5. Cam kết dùng lương và thu nhập hàng tháng khác của Bên vay để ưu tiên hoàn trả số vay theo Hợp đồng này và tiền lãi phát sinh cho Ngân hàng khi hết thời hạn của Hạn mức thấu chi như quy định tại Điều 3 Hợp đồng này hoặc khi Hạn mức thấu chi bị chấm dứt trước thời hạn.

6. Thông báo cho Ngân hàng biết về việc chuyển đơn vị công tác trước ít nhất 01 tháng.7. Có quyền yêu cầu Ngân hàng thay đổi Hạn mức thấu chi8. Phải bồi thường mọi thiệt hại cho Ngân hàng nếu Bên vay vi phạm Hợp đồng này. 9. Những nghĩa vụ khác theo Hợp đồng này.

Điều 8. Quyền và nghĩa vụ của Ngân hàng

1. Có trách nhiệm cung ứng vốn vay theo yêu cầu của Bên vay theo đúng cam kết đã ghi trong Hợp đồng này.

2. Kiểm tra, theo dõi, giám sát việc sử dụng Hạn mức thấu chi của Bên vay.3. Được quyền đơn phương chấm dứt trước hạn Hợp đồng này khi Bên vay vi phạm

một trong các trường hợp được quy định tại Khoản 2, Điều 9 Hợp đồng này.4. Ngân hàng được toàn quyền yêu cầu Bên vay sử dụng mọi tài sản và nguồn thu khác

của Bên vay để trả số tiền vay theo Hợp đồng này và tiền lãi phát sinh cho Ngân hàng trong trường hợp Hợp đồng này hết hạn mà Bên vay vẫn còn số dư thấu chi theo Hợp đồng này tại Ngân hàng.

5. Xem xét và chấp thuận yêu cầu thay đổi Hạn mức thấu chi của Bên vay. 6. Yêu cầu Bên vay hoặc bên thứ ba cầm cố giấy tờ có giá hoặc sổ tiết kiệm do BIDV

phát hành trong trường hợp Bên vay thay đổi đơn vị công tác hoặc vi phạm Hợp đồng này. 7. Áp dụng các biện pháp cần thiết theo thoả thuận trong Hợp đồng này và theo quy

định của pháp luật để thu hồi nợ gốc và lãi tiền vay.

Điều 9 : Chấm dứt Hạn mức thấu chi

1. Hạn mức thấu chi chấm dứt hiệu lực trong những trường hợp sau:- Hết thời hạn của Hạn mức thấu chi theo quy định tại Điều 3 Hợp đồng này và Bên vay

đã thanh toán đầy đủ số tiền vay theo Hạn mức thấu chi, các khoản tiền lãi, phí phát sinh cho Ngân hàng;

- Bên vay thanh toán đầy đủ số tiền vay, các khoản tiền lãi và phí phát sinh cho Ngân hàng và được Ngân hàng đồng ý chấm dứt Hợp đồng;

- Các trường hợp khác do hai bên thỏa thuận.

2. Hạn mức thấu chi sẽ bị chấm dứt trước hạn khi xảy ra một trong các trường hợp sau đây:

- Vào cuối tháng, nếu tài khoản có dư nợ thấu chi mà trong thời gian hai (2) tháng liên tiếp trước đó không có phát sinh ghi Có vào tài khoản tiền gửi.

- Sử dụng tiền vay không đúng mục đích đã thoả thuận trong Hợp đồng này;- Bên vay cung cấp thông tin sai lạc về việc sử dụng vốn vay- Tình hình tài chính của Bên vay đe doạ nghiêm trọng đến khả năng trả nợ Ngân hàng. - Bên vay bị bắt và bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc để chấp hành bản án hình sự.- Bên vay chấm dứt Hợp đồng lao động với Đơn vị công tác.- Bên vay chết, mất tích hoặc không liên lạc được ít nhất 02 tháng.- Bên vay thay đổi đơn vị công tác mà không báo trước cho Ngân hàng- Bên vay vi phạm các cam kết khác được quy định trong Hợp đồng này, các Hợp đồng

khác có liên quan.- Đơn vị công tác của Bên vay bị phá sản, giải thể hoặc mất khả năng thanh toán lương

cho CBCNV.- Bên vay vi phạm các cam kết trong Hợp đồng này.

70

Page 74: Quy định về trinh tự, thủ tục cấp tín dụng bán lẻ của BIDV

Khi xảy ra một trong các trường hợp trên đây, Ngân hàng có quyền đơn phương chấm dứt Hạn mức thấu chi và thông báo cho Bên vay biết lý do. Bên vay phải hoàn trả cho Ngân hàng toàn bộ số tiền đã thấu chi theo Hợp đồng này và tiền lãi, phí phát sinh ngay sau khi Hạn mức bị chấm dứt. Nếu Bên vay không trả hoặc trả không đủ số tiền đã thấu chi theo Hợp đồng này và lãi, phí phát sinh thì toàn bộ số tiền còn lại này sẽ bị chuyển quá hạn và phải chịu lãi suất phạt bằng 150% lãi suất thấu chi.

Điều 10. Gia hạn thời hạn hạn mức

1. Khách hàng có nhu cầu sửa đổi, bổ sung, chấm dứt Hợp đồng cấp hạn mức thấu chi thì phải gửi Giấy đề nghị đến Ngân hàng nhưng chậm nhất không muộn hơn 15 ngày trước khi hết hạn Hạn mức thấu chi.

2. Trong thời hạn quy định tại Khoản 1 Điều này, khách hàng không có ý kiến, ngân hàng sẽ xem xét việc gia hạn Hạn mức thấu chi. Nếu khách hàng vẫn đảm bảo các điều kiện theo quy định của ngân hàng, Ngân hàng sẽ tự động gia hạn Hạn mức thấu chi. Trường hợp này, Hạn mức thấu chi và toàn bộ số dư thấu chi của Hợp đồng cũ được chuyển sang thời hạn hạn mức mới. Khách hàng và Ngân hàng không cần phải ký lại Hợp đồng cấp hạn mức thấu chi nhưng Ngân hàng có quyền thay đổi lãi suất thấu chi theo mức lãi suất áp dung đối với các khoản thấu chi tại thời điểm gia hạn hạn mức theo quy định của Ngân hàng.

3. Trường hợp Ngân hàng không đồng ý gia hạn Hạn mức, Ngân hàng sẽ tự động đóng hạn mức khi hết hạn, Bên vay sẽ không tiếp tục được rút tiền theo Hạn mức thấu chi. Bên vay có trách nhiệm hoàn trả lại Ngân hàng toàn bộ số tiền vay và tiền lãi phát sinh trước khi Hạn mức thấu chi hết hiệu lực.

Điều 11: Thoả thuận khác

Mọi tranh chấp phát sinh trong quá trình thực hiện Hợp đồng này được giải quyết trên cơ sở thương lượng bình đẳng giữa hai bên. Trường hợp không tự thương lượng được, hai bên đưa ra Toà án có thẩm quyền để giải quyết. Quyết định của Toà án có hiệu lực bắt buộc đối với các bên theo quy định của pháp luật.

Điều 12: Hiệu lực của Hợp đồng

Hợp đồng này có hiệu lực kể từ ngày ký cho đến khi Bên vay trả hết số dư tiền vay theo Hợp đồng này và tiền lãi, phí phát sinh cho Ngân hàng. Hợp đồng này có thể được gia hạn theo quy định tại Điều 10 Hợp đồng này.

Hợp đồng được lập thành 03 (ba) bản, có giá trị pháp lý như nhau, Bên vay giữ 01 bản, Ngân hàng giữ 02 bản.

BÊN VAY NGÂN HÀNG

71

Page 75: Quy định về trinh tự, thủ tục cấp tín dụng bán lẻ của BIDV

Mẫu 04-PLIIICỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

HỢP ĐỒNG CẤP HẠN MỨC THẤU CHIKIÊM ĐẢM BẢO TIỀN VAY

(Áp dụng đối với khách hàng có tài sản bảo đảm)

Số:........../............Số đăng ký tại

NH: ......./.........

- Căn cứ Bộ luật Dân sự ngày 14/06/2005;- Căn cứ Quy chế cho vay ban hành kèm theo Quyết định số 1627/2000/QD-NHNN ngày

31/12/2000 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các văn bản sửa đổi, bổ sung.

Hôm nay, ngày …..... tháng ...... năm ......... Tại ………………………… ..................,Chúng tôi gồm có:

BÊN CHO VAY: (Dưới đây gọi tắt là “Ngân hàng”)

- Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh ................- Địa chỉ: ………...............……Điện thoại : ……….……………Fax: ……………...- Do Ông/Bà: .........................…….Chức vụ:.….……….......... làm đại diện

BÊN VAY: (Dưới đây gọi tắt là “Bên vay”)

- Họ và tên: ...............................................................................................................- CMND/ Hộ chiếu số: ......................... do ...........................cấp ngày.........…………..- Hộ khẩu thường trú: ...................……...........……...........Điện thoại: …………....- Tài khoản số: ................................. tại Ngân hàng:…..............................……….…

Hai bên thoả thuận ký Hợp đồng cấp Hạn mức thấu chi với các điều khoản sau:

Điều 1: Hạn mức thấu chi, mục đích sử dụng hạn mức:

1. Bằng Hợp đồng này, Ngân hàng đồng ý cho Bên vay được rút số tiền tối đa từ tài khoản số.....................tại Ngân hàng là ....................... Bằng chữ: .............................. (sau đây gọi là Hạn mức thấu chi)

Bên vay không được rút tiền theo Hợp đồng này vượt quá giá trị Hạn mức thấu chi nêu trên (trừ trường hợp vượt hạn mức vì lý do Ngân hàng tự động nhập tiền lãi, phí vào gốc vay cho Bên vay nêu tại Khoản 2 Điều 5 Hợp đồng này).

2. Mục đích sử dụng hạn mức: bù đắp nguồn tiền thiếu hụt tạm thời trong hoạt động kinh doanh và phục vụ đời sống.

Ngân hàng không chịu trách nhiệm về tính xác thực và hợp pháp của mục đích sử dụng Hạn mức thấu chi theo Hợp đồng này của Bên vay.

Điều 2: Phí, Lãi suất

1. Phí: - Phí cấp hạn mức: .............. - Phí gia hạn hạn mức: bằng 50% phí cấp hạn mức.2. Lãi suất thấu chi: - Lãi suất trong hạn: Lãi suất thả nổi: bằng lãi suất cơ sở (lãi suất tiết kiệm …... tháng

trả sau, lãi suất cơ bản) + phí ...….%, điều chỉnh định kỳ …..... tháng . Lãi suất áp dụng cho kỳ đầu tiên là: ....................%/(tháng/năm), Ngày điều chỉnh lãi suất là:………

- Lãi suất quá hạn: bằng 150 % lãi suất thấu chi. - Tiền lãi được tính dựa trên số dư tiền vay thực tế và thời gian ứng tiền thực tế, trên cơ

sở 1 tháng là 30 ngày, 1 năm là 360 ngày. Tiền lãi được tính theo ngày thấu chi thực tế.

72

Page 76: Quy định về trinh tự, thủ tục cấp tín dụng bán lẻ của BIDV

Điều 3 : Thờì hạn của Hạn mức thấu chiThời hạn của Hạn mức thấu chi là ............. tháng kể từ ngày ký Hợp đồng này. Bên vay

có trách nhiệm hoàn trả lại cho Ngân hàng toàn bộ số tiền vay và tiền lãi, phí phát sinh trước khi hết thời hạn theo Hợp đồng này.

Hạn mức thấu chi sẽ được gia hạn theo quy định tại Điều 10 Hợp đồng này.

Điều 4 : Phương thức rút vốn

Bên vay được quyền rút tiền bằng một hoặc tất cả các phương thức sau:- Rút tiền mặt hoặc chuyển khoản thanh toán từ máy ATM bằng các loại thẻ ATM của

Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.- Rút tiền mặt hoặc chuyển khoản thanh toán tại Quầy giao dịch của Ngân hàng.- Thanh toán tại các điểm chấp nhận thẻ POS của BIDV.

Điều 5. Trả nợ gốc và lãi, phí:

1. Nợ lãi được trả vào ngày cuối hàng tháng và được Ngân hàng tự động hạch toán thu nợ từ tài khoản tiền gửi của Bên vay.

Trường hợp tài khoản tiền gửi của Bên vay đang ở trạng thái thấu chi thì số lãi đó sẽ tự động nhập vào dư nợ thấu chi và phải chịu lãi suất thấu chi như dư nợ thấu chi.

2. Nợ gốc được trả vào ngày phát sinh giao dịch ghi có vào tài khoản tiền gửi của Bên vay và được Ngân hàng tự động hạch toán thu nợ. Trường hợp khách hàng bị chấm dứt thời hạn hạn mức theo quy định tại Khoản 2 Điều 9 Hợp đồng này thì nợ gốc được trả vào ngày chấm dứt thời hạn hạn mức.

Trường hợp khi hết hạn hạn mức thấu chi mà Bên vay vẫn chưa trả hết số tiền vay theo hạn mức thấu chi (tài khoản có số dư âm) thì toàn bộ số tiền vay theo hạn mức thấu chi đó sẽ tự động chuyển sang nợ quá hạn. Khi đó, Bên vay phải chịu lãi suất quá hạn bằng 150% lãi suất thấu chi.

3. Bên vay thanh toán đầy đủ phí cấp hạn mức hoặc phí gia hạn hạn mức một lần cho Ngân hàng ngay sau khi được cấp hạn mức.

4. Phí phạt vượt hạn mức được thu vào bất cứ khi nào tài khoản của Bên vay có phát sinh giao dịch ghi Có hoặc vào ngày thu lãi.

Điều 6 : Biện pháp bảo đảm nghĩa vụ hoàn trả vốn vay:

Để đảm bảo cho nghĩa vụ hoàn trả số tiền vay theo Hợp đồng này, hai bên thống nhất áp dụng biện pháp đảm bảo sau đây:

1.Bên vay tự nguyện cầm cố giấy tờ có giá hoặc sổ tiết kiệm do BIDV phát hành thuộc sở hữu hợp pháp của mình cho Ngân hàng.Số TT

Loại, số xê ry giấy tờ có giá

Mệnh Chủ Lãi Tổ chức phát hành

Ngày đến hạn thanh

toángiá sở

hữuLãi suất

Trả trước (sau)

Tổng mệnh giá:...........................................................................................................................

2. Bên vay cam kết:- Các tài sản đảm bảo tiền vay nói tại Khoản 1 Điều này hoàn toàn thuộc quyền sở hữu hợp

pháp của bên vay và Bên vay có đầy đủ quyền sử dụng tài sản đó để cầm cố cho Ngân hàng.- Các tài sản đảm bảo tiền vay này hiện không sử dụng để cầm cố cho bất kỳ một nghĩa

vụ nào khác hoặc bị tranh chấp về quyền sở hữu.3. Ngân hàng được toàn quyền xử lý tài sản đảm bảo trong trường hợp Bên vay không

thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ theo Hợp đồng này (nợ gốc, lãi, phí ).4. Số tiền từ việc xử lý tài sản đảm bảo được sử dụng để thanh toán các chi phí xử lý tài

sản đảm bảo, trả nợ gốc và lãi, phí cho Ngân hàng. Nếu còn thừa thì Ngân hàng sẽ chuyển cho

73

Page 77: Quy định về trinh tự, thủ tục cấp tín dụng bán lẻ của BIDV

Bên vay, nếu thiếu thì Bên vay có nghĩa vụ thanh toán đối với khoản nợ gốc, lãi, phí còn thiếu cho Ngân hàng (thứ tự thanh toán do Ngân hàng quyết định).

5. Ngân hàng chấp thuận việc Bên thứ ba là: ………….….............…… dùng tài sản là: ………………………... .. cầm cố cho ngân hàng để bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ của Bên vay vay vốn.

Trị giá tài sản đảm bảo là: …………..……………………………………..Chi tiết việc bảo đảm bằng tài sản của Bên thứ ba được quy định cụ thể trong Hợp

đồng cầm cố số… ngày…/…/…giữa Ngân hàng và Bên thứ ba, Bên vay (nếu có).

Điều 7 : Quyền và nghĩa vụ của Ngân hàng

1. Được quyền kiểm tra, theo dõi, giám sát việc sử dụng Hạn mức thấu chi của Bên vay.2. Xem xét và chấp thuận yêu cầu thay đổi Hạn mức thấu chi của Bên vay.3. Được quyền đơn phương chấm dứt trước hạn Hạn mức thấu chi (chấm dứt sớm Hạn

mức thấu chi) khi Bên vay vi phạm một trong các trường hợp được quy định tại Khoản 2, Điều 9 dưới đây.

4. Ngân hàng được toàn quyền trích mọi tài khoản của Bên vay tại Ngân hàng hoặc được quyền yêu cầu Bên vay sử dụng mọi tài sản và nguồn thu khác của Bên vay để trả số tiền vay theo Hạn mức thấu chi và tiền lãi phát sinh cho Ngân hàng trong trường hợp hết hạn Hạn mức thấu chi theo Hợp đồng này mà Bên vay vẫn còn số dư theo Hạn mức thấu chi.

5. Được toàn quyền xử lý tài sản đảm bảo của Bên vay, Bên thứ ba (nếu có), nếu khi hết hạn Hạn mức thấu chi theo Hợp đồng này mà Bên vay không hoàn trả lại cho Ngân hàng toàn bộ số tiền vay theo Hạn mức thấu chi và tiền lãi phát sinh. Đồng thời Ngân hàng được quyền yêu cầu Bên vay sử dụng mọi tài sản và nguồn thu khác của Bên vay để trả lãi và gốc cho Ngân hàng trong trường hợp tài sản đảm bảo của Bên vay và Bên thứ ba không đủ để trả nợ gốc và lãi cho Ngân hàng.

Điều 8. Quyền và nghĩa vụ của Bên vay

1. Được đề nghị Ngân hàng cấp Hạn mức thấu chi mới khi hết thời hạn Hạn mức thấu chi này.

2. Cam kết sử dụng tiền vay theo Hạn mức thấu chi phù hợp với các quy định của pháp luật và đúng với thoả thuận ký kết với Ngân hàng. Bên vay hoàn toàn chịu trách nhiệm nếu không sử dụng vốn vay của Ngân hàng đúng với nội dung cam kết.

3. Vào cuối tháng, nếu tài khoản có dư nợ thấu chi, Bên vay cam kết ít nhất một lần có phát sinh ghi Có vào tài khoản trong thời gian 2 tháng liên tiếp trước đó.

4. Cam kết dùng doanh thu và thu nhập hàng tháng của Bên vay để ưu tiên hoàn trả số vay theo Hạn mức thấu chi và tiền lãi phát sinh cho Ngân hàng khi hết thời hạn của Hạn mức thấu chi như quy định tại Khoản 1.2 Điều 1 Hợp đồng này hoặc khi Hạn mức thấu chi chấm dứt sớm trước hạn. Trường hợp Bên vay không trả hết số tiền vay theo Hạn mức thấu chi và tiền lãi phát sinh khi hết thời hạn Hạn mức thấu chi theo Hợp đồng này thì Bên vay phải chịu lãi suất quá hạn bằng 150% lãi suất thấu chi quy định tại Khoản 2 Điều 2 Hợp đồng này.

5. Bên vay cam kết vô điều kiện dùng mọi nguồn thu và tài sản của mình và gia đình để trả đủ số tiền vay theo Hạn mức thấu chi và tiền lãi, phí phát sinh cho Ngân hàng, kể cả việc tự nguyện bàn giao tài sản cầm cố hoặc bất kỳ tài sản nào khác thay thế, bổ sung cho tài sản cầm cố cho Ngân hàng để xử lý tài sản lấy tiền hoàn trả số tiền vay theo Hạn mức thấu chi và tiền lãi phát sinh theo Hợp đồng này và các Hợp đồng khác có liên quan; đồng thời Bên vay cam kết tôn trọng và tạo mọi điều kiện để Ngân hàng xử lý các tài sản nói trên vào các mục đích thu hồi nợ theo Hạn mức thấu chi và các khoản nợ có liên quan.

6. Bên vay chấp thuận vô điều kiện việc Ngân hàng hoặc Bên nhận chuyển nhượng hợp pháp của Ngân hàng áp dụng các biện pháp thu hồi nợ, kể cả xiết nợ tài sản đảm bảo và khởi kiện Bên vay theo các quy định của pháp luật hiện hành để thu hồi số tiền Bên vay đã vay theo Hạn mức thấu chi và tiền lãi phát sinh mà Bên vay chưa hoàn trả.

7. Được quyền yêu cầu thay đổi Hạn mức thấu chi.8. Phải bồi thường mọi thiệt hại cho Ngân hàng nếu Bên vay vi phạm Hợp đồng này.

74

Page 78: Quy định về trinh tự, thủ tục cấp tín dụng bán lẻ của BIDV

9. Những nghĩa vụ khác theo Hợp đồng này.

Điều 9 : Chấm dứt Hạn mức thấu chi

1. Hạn mức thấu chi chấm dứt hiệu lực trong những trường hợp sau:- Hết thời hạn của Hạn mức thấu chi theo quy định tại Điều 3 Hợp đồng này và Bên vay

đã thanh toán đầy đủ số tiền vay theo Hạn mức thấu chi, các khoản tiền lãi phát sinh cho Ngân hàng;- Bên vay thanh toán đầy đủ số tiền vay theo Hạn mức thấu chi, các khoản tiền lãi phát

sinh cho Ngân hàng và được Ngân hàng đồng ý chấm dứt Hợp đồng;- Các trường hợp khác do hai bên thỏa thuận. 2. Hạn mức thấu chi sẽ bị chấm dứt trước hạn khi xảy ra một trong các trường hợp sau đây- Vào cuối tháng, nếu tài khoản có dư nợ thấu chi mà trong thời gian (2) tháng liên tiếp

trước đó không phát sinh ghi Có vào tài khoản tiền gửi.- Sử dụng tiền vay theo Hạn mức thấu chi không đúng mục đích đã thoả thuận trong

Hợp đồng này;- Hoạt động sản xuất kinh doanh bị ngừng trệ hoặc bị rút giấy đăng ký kinh doanh;- Tài sản đảm bảo không còn hoặc không đủ giá trị theo các quy định về đảm bảo tiền

vay theo Hợp đồng này.- Bên vay có phát sinh nợ lãi quá hạn hoặc có khoản vay quá hạn khác tại Ngân hàng. - Bên vay bị bắt và bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc để chấp hành bản án hình sự.- Bên vay chết, mất tích hoặc không liên lạc được ít nhất 02 tháng.- Bên vay vi phạm các cam kết khác được quy định trong hợp đồng cung cấp Hạn mức

thấu chi này và/hoặc các Hợp đồng có liên quan.Khi xảy ra một trong các trường hợp trên đây, Ngân hàng có quyền đơn phương chấm

dứt Hạn mức thấu chi và thông báo cho Bên vay biết lý do. Bên vay phải hoàn trả cho Ngân hàng toàn bộ số tiền đã thấu chi theo Hợp đồng này và tiền lãi, phí phát sinh ngay sau khi Hạn mức bị chấm dứt. Nếu Bên vay không trả hoặc trả không đủ số tiền đã thấu chi theo Hợp đồng này và lãi, phí phát sinh thì toàn bộ số tiền còn lại này sẽ bị chuyển quá hạn và phải chịu lãi suất phạt bằng 150% lãi suất thấu chi.

Điều 10. Gia hạn thời hạn Hạn mức thấu chi

1. Khách hàng có nhu cầu sửa đổi, bổ sung, chấm dứt Hợp đồng cấp hạn mức thấu chi thì phải gửi Giấy đề nghị đến Ngân hàng nhưng chậm nhất không muộn hơn 15 ngày trước khi hết hạn Hạn mức thấu chi.

2. Trong thời hạn quy định tại Khoản 1 Điều này, khách hàng không có ý kiến, ngân hàng sẽ xem xét việc gia hạn Hạn mức thấu chi. Nếu khách hàng vẫn đảm bảo các điều kiện theo quy định của ngân hàng, Ngân hàng sẽ tự động gia hạn Hạn mức thấu chi. Trường hợp này, Hạn mức thấu chi và toàn bộ số dư thấu chi của Hợp đồng cũ được chuyển sang thời hạn hạn mức mới. Khách hàng và Ngân hàng không cần phải ký lại Hợp đồng cấp hạn mức thấu chi.

3. Trường hợp Ngân hàng không đồng ý gia hạn hạn mức, Ngân hàng sẽ tự động đóng hạn mức khi hết hạn, Bên vay sẽ không tiếp tục được rút tiền theo hạn mức thấu chi. Bên vay có trách nhiệm hoàn trả lại Ngân hàng toàn bộ số tiền vay và tiền lãi phát sinh trước khi hạn mức thấu chi hết hiệu lực.

Điều 11: Thoả thuận khác

Mọi tranh chấp phát sinh trong quá trình thực hiện Hợp đồng này được giải quyết trên cơ sở thương lượng bình đẳng giữa hai bên. Trường hợp không tự thương lượng được, hai bên đưa ra Toà án có thẩm quyền để giải quyết. Quyết định của Toà án có hiệu lực bắt buộc đối với các bên theo quy định của pháp luật.

Điều 12: Hiệu lực của Hợp đồng

Hợp đồng này có hiệu lực kể từ ngày ký cho đến khi Bên vay trả hết số dư tiền vay theo Hợp đồng này và tiền lãi, phí phát sinh cho Ngân hàng. Hợp đồng này có thể được gia hạn theo quy định tại Điều 10 Hợp đồng này.

75

Page 79: Quy định về trinh tự, thủ tục cấp tín dụng bán lẻ của BIDV

Hợp đồng được lập thành 03 (ba) bản, có giá trị pháp lý như nhau, Bên vay giữ 01 bản, Ngân hàng giữ 02 bản.

BÊN VAY NGÂN HÀNG

76

Page 80: Quy định về trinh tự, thủ tục cấp tín dụng bán lẻ của BIDV

Phụ lục IV/TDBL

SẢN PHẨM CHO VAY NHU CẦU VỀ NHÀ Ở ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG LÀ CÁ NHÂN, HỘ GIA ĐÌNH

(Ban hành kèm theo Quyết định số 4321 /QĐ-TD3 ngày 27 /8 /2008 của Tổng Giám đốc Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt nam)

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Sản phẩm này quy định về cho vay để mua nhà đất ở, xây dựng nhà ở mới, sửa chữa nhà ở và mua sắm trang trí nội thất nhà ở phục vụ nhu cầu đời sống (không phục vụ mục đích kinh doanh) đối với khách hàng cá nhân, hộ gia đình tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Các Chi nhánh, Sở giao dịch Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.

2. Khách hàng là cá nhân, hộ gia đình mà các thành viên đang sinh sống thường xuyên và làm việc, kinh doanh trên cùng địa bàn với Chi nhánh cho vay.

Điều 3. Giải thích từ ngữ1. "Khách hàng” là cá nhân, hộ gia đình có nhu cầu vay vốn tại BIDV để

mua nhà đất ở, xây dựng mới và mua sắm trang trí nội thất nhà ở và được xác định tại Khoản 2 Điều 2 Quy định này.

2. "Thu nhập ổn định” gồm tiền lương, thưởng, tiền công lao động và các khoản thu khác thường xuyên hàng tháng của khách hàng và các thành viên trong gia đình đối với trường hợp vay theo hộ gia đình.

3. “Giá trị nhà đất ở” là giá do BIDV định giá được xác định căn cứ vào Hợp đồng mua bán, Hợp đồng xây dựng, mặt bằng giá nhà đất ở thị trường, khung giá đất theo quy định của UBND tỉnh, thành phố.

Điều 4. Điều kiện vay 1. Điều kiện đối với khách hàng:Khách hàng vay vốn phải đảm bảo các điều kiện vay vốn theo quy định

tại Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng ban hành kèm theo Quyết định số 1627/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 và các văn bản sửa đổi bổ sung của Ngân hàng Nhà nước, các văn bản hướng dẫn của BIDV. Ngoài ra, khách hàng phải đáp ứng các điều kiện sau:

1.1 Khách hàng là người đứng tên (hoặc sẽ đứng tên) chủ sở hữu nhà, quyền sử dụng đất ở được Ngân hàng cho vay mua, xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, trang trí nội thất (trừ trường hợp người đứng tên chủ sở hữu nhà, quyền sử dụng đất được Ngân hàng cho vay là bố, mẹ, vợ, chồng, con của người vay vốn.)

1.2 Có mức thu nhập bảo đảm khả năng trả nợ trong suốt thời gian vay vốn.

1.3 Trường hợp khách hàng vay vốn và bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay thì phải có mức vốn tự có tham gia bằng tiền và/hoặc tài sản bảo đảm

77

Page 81: Quy định về trinh tự, thủ tục cấp tín dụng bán lẻ của BIDV

khác (theo tỷ lệ cho vay trên giá trị tài sản bảo đảm theo quy định của BIDV) tối thiểu bằng 30% giá trị nhà đất ở.

2. Điều kiện đối với nhà đất ở:2.1 Đối với đất ở phải có đầy đủ giấy tờ hợp pháp chứng minh là đất ở và

được phép chuyển nhượng theo quy định của Luật đất đai, không thuộc diện bị quy hoạch không được làm nhà ở, giải toả, thu hồi.

2.2 Đối với nhà ở phải có đầy đủ giấy tờ về cấp phép xây dựng, sửa chữa, cải tạo theo quy định của pháp luật (trường hợp xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo), có hợp đồng mua bán hợp pháp theo quy định của pháp luật (trường hợp mua nhà ở). Đồng thời, đất xây dựng nhà ở phải đảm bảo điều kiện quy định tại Điểm 2.1 Khoản này.

2.3. Đối với việc xây nhà trên đất thuộc quy hoạch của dự án khu đô thị mới: người vay vốn phải có Hợp đồng mua đất, xây dựng nhà ở trên nền đất dự án phù hợp với quy định của từng dự án và pháp luật. Trong trường hợp này, chủ đầu tư dự án, khách hàng vay vốn và Ngân hàng phải có thoả thuận về quản lý tài sản bảo đảm tiền vay là tài sản hình thành từ vốn vay (theo mẫu kèm theo).

Điều 5. Đối tượng cho vayCác chi phí hợp lý liên quan đến việc mua nhà ở, mua quyền sử dụng đất ở,

xây dựng mới nhà ở, sửa chữa, cải tạo và mua sắm trang trí nội thất nhà ở phù hợp với quy định của pháp luật.

Điều 6. Mức cho vayChi nhánh căn cứ vào nhu cầu vay vốn để mua nhà đất ở, xây dựng mới,

sửa chữa, cải tạo, trang trí nội thất nhà ở, vị trí thương mại của nhà đất ở và khả năng trả nợ của khách hàng để xác định và quyết định mức cho vay, cụ thể:

1. Về tỷ lệ cho vay trên tài sản bảo đảm: 1.1 Trường hợp khách hàng vay vốn và bảo đảm bằng tài sản hình thành

từ vốn vay thì mức cho vay tối đa 50% giá trị nhà đất ở. Trường hợp đặc biệt mức cho vay tối đa bằng 70% giá trị nhà đất ở và do Hội đồng tín dụng cơ sở quyết định.

1.2 Trường hợp khách hàng vay vốn và bảo đảm bằng tài sản của khách hàng hoặc tài sản của bên thứ ba (các loại tài sản theo quy định của BIDV) hoặc kết hợp với hình thức bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay thì Chi nhánh xem xét quyết định mức cho vay trên cơ sở giá trị tài sản bảo đảm và tỷ lệ cho vay trên giá trị tài sản bảo đảm theo đúng quy định của BIDV, nhưng mức cho vay tối đa cũng không quá 85% giá trị nhà đất ở.

2. Về mức cho vay tối đa:2.1 Căn cứ vào khả năng trả nợ của khách hàng vay và vị trí nhà đất ở

theo từng khu vực thì mức cho vay tối đa không được vượt quá các mức sau:a) Đối với khu vực nội thành (thuộc các quận) của Thành phố Hà Nội và

Thành phố Hồ Chí Minh: Mức cho vay tối đa là 7.000 triệu đồng. b) Đối với khu vực khác của Thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh,

các khu vực nội thành của các Thành phố trực thuộc Trung Ương khác: Mức cho vay tối đa là 5.000 triệu đồng.

78

Page 82: Quy định về trinh tự, thủ tục cấp tín dụng bán lẻ của BIDV

c) Đối với khu vực nội thành của các Thành phố khác và khu vực nội thị của các Thị xã: Mức cho vay tối đa là 3.000 triệu đồng.

d) Đối với các khu vực khác: Mức cho vay tối đa là 1000 triệu đồng.e) Trường hợp đối với khách hàng vay mua nhà ở tại các Dự án khu đô thị

được BIDV tài trợ vốn cho Chủ đầu tư thì mức cho vay tối đa được cộng thêm 20% mức đã quy định tương ứng nêu trên.

2.2 Trường hợp cho vay bảo đảm bằng tài sản là sổ tiết kiệm, giấy tờ có giá thì mức cho vay tối đa bằng 100% mệnh giá của sổ tiết kiệm, giấy tờ có giá, nhưng không vượt quá giá trị nhà đất ở.

Điều 7. Lãi suất cho vay

1. Theo cơ chế lãi suất của Ngân hàng Nhà nước, hướng dẫn của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam trong từng thời kỳ;

2. Trường hợp khách hàng vay mua nhà ở thuộc các dự án do BIDV tài trợ vốn cho Chủ đầu tư, Chi nhánh được xem xét áp dụng mức lãi suất khuyến khích giảm so với mức lãi suất cho vay cùng loại.

Điều 8. Thời hạn cho vay

1. Thời hạn cho vay do Chi nhánh quyết định phù hợp với khả năng trả nợ của khách hàng nhưng tối đa:

1.1- Đối với mục đích sửa chữa, cải tạo nhà ở, mua sắm nội thất: đến 5 (năm) năm.

1.2- Đối với mục đích xây dựng mới nhà ở: đến 10 (mười) năm.

1.3- Đối với mục đích mua nhà ở chung cư cao cấp, biệt thự, nhà vườn hoặc mua đất và xây dựng nhà ở thuộc qui hoạch mới hiện đại hoặc mua nhà đất ở thuộc các dự án được BIDV tài trợ vốn cho Chủ đầu tư: đến 15 (mười lăm) năm.

2. Trường hợp thời hạn cho vay theo quy định tại Khoản 1 Điều này vượt quá thời hạn cho vay tối đa đối với Chi nhánh theo quy định hiện hành của BIDV, thì Chi nhánh áp dụng thời hạn cho vay theo Quy định này.

Điều 9. Trả nợ gốc và nợ lãi

1. Nợ gốc và lãi được trả theo từng kỳ hạn phù hợp với thu nhập và khả năng trả nợ của khách hàng.

2. Trường hợp vay để mua đất ở và/hoặc xây nhà mới, sửa chữa, cải tạo nhà ở thì thời gian ân hạn nợ tối đa bằng thời gian thi công (xây dựng, sửa chữa, cải tạo), nhưng tối đa không quá 18 tháng.

Điều 10. Phương thức cho vay

1. Đối với khách hàng là cá nhân: khách hàng trực tiếp ký các thủ tục vay với ngân hàng.

2. Đối với khách hàng là hộ gia đình: Những người đồng sở hữu phải trực tiếp ký thủ tục vay hoặc ký văn bản uỷ quyền cho Chủ hộ hoặc người đã thành

79

Page 83: Quy định về trinh tự, thủ tục cấp tín dụng bán lẻ của BIDV

niên trong gia đình (có xác nhận của chính quyền địa phương hoặc công chứng nhà nước) là người đại diện đứng tên vay để ký các thủ tục vay với ngân hàng.

Điều 11. Bảo đảm nợ vay

1. Thế chấp, cầm cố bằng tài sản hình thành từ vốn vay áp dụng đối với trường hợp khách hàng vay để mua đất ở và/hoặc xây dựng nhà ở.

Trong đó, Chi nhánh lưu ý:1.1 Tài sản hình thành từ vốn vay phải nằm trên cùng địa bàn (tỉnh, thành

phố) với Chi nhánh cho vay và có vị trí thuận lợi cho giao dịch, dễ chuyển nhượng: Chi nhánh kiểm tra các thoả thuận/hợp đồng giữa người mua và người bán, tính hợp pháp của nhà đất ở (không vi phạm quy hoạch, có giấy phép xây dựng hoặc quyết định phê duyệt dự án đầu tư nhà ở,...), có đủ điều kiện để mua bán, chuyển quyền sở hữu nhà, quyền sử dụng đất ở cho khách hàng vay theo quy định của pháp luật.

1.2 Khách hàng phải sử dụng vốn tự có để đặt cọc (nếu có) theo hợp đồng mua bán nhà đất ở.

1.3 Chi nhánh cùng (hoặc hướng dẫn) Bên mua thoả thuận với Bên bán về hoàn tất thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất và/hoặc quyền sở hữu nhà ở cho Bên mua theo đúng quy định của pháp luật và giao thẳng giấy tờ mua bán nhà đất ở cho Chi nhánh.

1.4 Trường hợp khách hàng vay mua nhà ở của Bên bán là Đơn vị đầu tư kinh doanh xây dựng nhà ở theo hợp đồng mua bán thanh toán nhiều lần thì khách hàng phải ký với Chi nhánh hợp đồng bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay và phải có cam kết (bằng văn bản) của Bên bán về việc chỉ chuyển giao bản gốc giấy tờ sở hữu nhà đất ở của Bên mua cho ngân hàng.

1.5 Sau khi nhận được bản gốc giấy tờ sở hữu nhà đất ở, Chi nhánh tiến hành hoàn thiện thủ tục đăng ký thế chấp, công chứng, chứng thực hợp đồng thế chấp và lưu giữ giấy tờ thế chấp theo quy định của pháp luật hiện hành.

2. Thế chấp, cầm cố bằng tài sản của khách hàng hoặc của bên thứ baTrường hợp thế chấp, cầm cố tài sản thuộc sở hữu hợp pháp của khách

hàng hoặc của bên thứ ba để bảo đảm cho khoản vay thì trình tự, thủ tục nhận tài sản bảo đảm, Chi nhánh thực hiện theo quy định pháp luật hiện hành và hướng dẫn của BIDV về bảo đảm tiền vay.

3. Trường hợp thế chấp tài sản hình thành từ vốn vay kết hợp với hình thức thế chấp, cầm cố tài sản thuộc sở hữu hợp pháp của khách hàng hoặc của bên thứ ba thì trình tự, thủ tục nhận tài sản bảo đảm, Chi nhánh thực hiện theo khoản 1 và 2 Điều này.

4. Trường hợp tài sản bảo đảm pháp luật quy định phải mua bảo hiểm, khách hàng vay phải mua bảo hiểm cho tài sản với giá trị tối thiểu bằng 100% giá trị vốn vay tại BIDV trong suốt thời hạn vay vốn tại Công ty bảo hiểm BIDV (BIC); Hợp đồng Bảo hiểm phải ghi rõ BIDV là người thụ hưởng số tiền bảo hiểm đầu tiên.

Điều 12. Chứng minh tính khả thi của nguồn trả nợ

80

Page 84: Quy định về trinh tự, thủ tục cấp tín dụng bán lẻ của BIDV

Nguồn trả nợ dựa trên cơ sở thu nhập của người đứng tên vay và người thân trong gia đình đóng góp. Người vay chứng minh nguồn trả nợ gồm các nguồn thu hợp pháp, hợp lý, thuyết minh rõ ràng phương án trả nợ. Cụ thể :

1. Đối với nguồn thu nhập chính từ hoạt động kinh doanh của cá nhân/hộ gia đình:

- Có giải trình về hiệu quả kinh doanh và nguồn trả nợ từ hoạt động kinh doanh cũng như các nguồn trả nợ khác.

- Các tài liệu khác chứng minh nguồn thu nhập và khả năng trả nợ.

2. Đối với nguồn thu nhập chính từ lương: Các thủ tục, xác nhận nguồn trả nợ từ lương đối với khách hàng vay và các thành viên tham gia trả nợ vay... của đơn vị công tác.

3. Giải trình về nguồn trả nợ khác là hợp pháp, hợp lý và có căn cứ.Điều 13. Thủ tục giải ngân1- Điều kiện chung khi giải ngân:- Khách hàng đã sử dụng toàn bộ vốn tự có để đặt cọc và hoặc thanh toán

cho Bên bán trước hoặc đồng thời với tiền vay Ngân hàng;- Khách hàng phải hoàn tất thủ tục cầm cố, thế chấp tài sản bảo đảm theo

quy định của BIDV;- Khách hàng thanh toán cho Bên bán tối đa đến 90% giá trị mua bán (đã

bao gồm toàn bộ vốn tự có của khách hàng và tiền vay ngân hàng), 10% giá trị mua bán còn lại Ngân hàng giải ngân để thanh toán khi Bên bán hoàn thiện thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất, sở hữu nhà cho Bên vay và chuyển giao Giấy chứng nhận để Ngân hàng giữ.

2- Trình tự giải ngân cụ thể:2.1- Đối với cho vay mua nhà, đất trong Dự án khu đô thị, quy hoạch...

với Đơn vị kinh doanh nhà, đất thì tiến độ giải ngân phù hợp với tiến độ của Dự án và được quy định cụ thể trong Hợp đồng mua bán nhà, đất.

2.2- Đối với cho vay xây dựng mới, sửa chữa nhà và mua sắm trang trí nội thất... thì tiến độ giải ngân phù hợp với tiến độ xây dựng, sửa chữa nhà và mua sắm trang trí nội thất.

2.3- Đối với cho vay mua nhà, đất khác thì thanh toán sau khi Hợp đồng mua bán đã được công chứng, chứng thực theo quy định.

Điều 14. Hồ sơ vay vốn1. Giấy đề nghị vay vốn; Bảng dự trù chi phí; Phương án trả nợ vốn vay.Trường hợp khách hàng vay có vợ (chồng) thì Giấy đề nghị vay vốn phải

có đủ chữ ký của cả vợ và chồng.Trường hợp khách hàng vay vốn là hộ gia đình thì Giấy đề nghị vay vốn

phải có đủ chữ ký của các thành viên hộ gia đình.2. Giấy chứng minh nhân dân của khách hàng vay là cá nhân và của vợ

hoặc chồng (nếu có), Sổ hộ khẩu và Giấy chứng minh nhân dân của tất cả các thành viên đã thành niên nếu khách hàng vay là hộ gia đình, Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn đối với khách hàng vay vốn có vợ (chồng).

81

Page 85: Quy định về trinh tự, thủ tục cấp tín dụng bán lẻ của BIDV

3. Các giấy tờ xác định mục đích vay vốn: Giấy phép xây dựng, Hợp đồng mua bán nhà ở, các văn bản thoả thuận và hồ sơ liên quan đến đất và nhà ở cần mua, xây dựng, sửa chữa;

4. Các giấy tờ xác định thu nhập cá nhân của người vay vốn: Hợp đồng lao động, Bản xác nhận thu nhập từ lương, thưởng của đơn vị công tác, Giấy chứng nhận góp vốn, đầu tư cổ phiếu, hợp đồng cho thuê nhà...

5. Hồ sơ tài sản bảo đảm nợ vay: Giấy tờ về quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất ở; Biên bản định giá tài sản theo quy định của BIDV, hợp đồng cầm cố, thế chấp...

Điều 15. Trình tự, thủ tục xem xét cho vay

1. Chi nhánh tiếp nhận yêu cầu và hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn theo danh mục tại Điều 14 Quy định này.

2. Việc thẩm định, xem xét và quyết định cho vay Chi nhánh thực hiện theo quy định tại Quy định này.

Điều 16. Kiểm tra sử dụng vốn vay 1. Trong giai đoạn thi công, cán bộ tín dụng phải kiểm tra thường xuyên.

Ngoài nội dung kiểm tra theo quy định, Chi nhánh tập trung thêm vào những điểm sau:

1.1 Mức dư nợ, lãi vay;1.2 Tiến độ thực hiện công việc sửa chữa, xây dựng mới nhà ở;1.3 Tình trạng tài sản hình thành do được đầu tư bằng vốn vay ngân hàng;2. Sau khi đã thi công xong, thực hiện kiểm tra tài sản bảo đảm nợ vay,

đánh giá tình hình trả nợ theo quy định;3. Trong quá trình kiểm tra (đặc biệt lưu ý đối với trường hợp mua đất và xây

dựng nhà ở) nếu phát hiện khách hàng không thực hiện đúng các cam kết và/hoặc tình hình pháp lý của khách hàng có diễn biến xấu, Chi nhánh dừng giải ngân và yêu cầu khách hàng khắc phục các vi phạm đó hoặc thực hiện các biện pháp để thu hồi nợ trước hạn.

82

Page 86: Quy định về trinh tự, thủ tục cấp tín dụng bán lẻ của BIDV

Mẫu 01/PLIV

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập - Tự do - Hạnh phúc

BIÊN BẢN THOẢ THUẬN VAY VỐN VÀ QUẢN LÝ TÀI SẢN

- Căn cứ Bộ luật Dân sự năm 2005,- Quy chế cho vay của Ngân hàng đối với khách hàng ban hành kèm theo Quyết định

1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của Ngân hàng Nhà nước và các văn bản sửa đổi, bố sung,

Hôm nay, ngày …../…./….. t ại .........................................................................

Chúng tôi gồm có:

1. Bên cho vay: Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển ......................(Ngân hàng)

Địa chỉ: ..................................................Điện thoại: ...................................................

Do ông (bà): ............................................Chức vụ: .......................... làm đại diện.

2. Bên vay (sau đây gọi là Khách hàng):

Họ và tên: ...............................CMT: ……… ngày …./…./….. do CA…….….. cấp

Địa chỉ thường trú: ……………………………… Điện thoại: ........................... 3. Bên bán: ……………………………… (sau đây gọi là Công ty)Địa chỉ: ……………………………………………Điện thoại: ………………Do ông (bà): ……………………………… Chức vụ: …………………. làm đại diệnthoả thuận như sau:

Điều 1. Thoả thuận chungNgân hàng cho khách hàng vay số tiền là ……………. (bằng chữ:

…………………….) để mua nhà (đất) ………………………. tại ……………………… do Công ty là chủ đầu tư.

Điều 2. Trách nhiệm của Công ty:- Thực hiện xây dựng, bàn giao nhà (đất) theo đúng Hợp đồng mua bán đã ký với khách hàng.- Quản lý tài sản trong quá trình chưa hoàn tất thủ tục chuyển nhượng nhà, đất cho khách hàng.- Sau khi hoàn tất thủ tục chuyển nhượng nhà, đất cho khách hàng, Công ty chuyển

toàn bộ Giấy tờ quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà cho Ngân hàng.Điều 3. Trách nhiệm của Khách hàng:- Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đã cam kết với Bên bán, Ngân hàng tại các Hợp đồng

mua bán (chuyển nhượng) nhà (đất), Hợp đồng tín dụng.- Sau khi Công ty bàn giao nhà (đất), khách hàng thực hiện các thủ tục thế chấp nhà

(đất) với Ngân hàng.Điều 4. Trách nhiệm của Ngân hàng:- Cung cấp vốn vay đầy đủ và đúng hạn theo thoả thuận trong Hợp đồng tín dụng phù

hợp với quy định tại Hợp đồng mua bán (chuyển nhượng) nhà (đất) và giải ngân vào tài khoản ……… ………. của Công ty tại Ngân hàng.

- Được quyền giữ lại 5%/số tiền khách hàng phải trả cho Công ty đến khi Công ty hoàn tất thủ tục chuyển nhượng nhà, đất cho khách hàng và bàn giao cho Ngân hàng.

Điều 5. Điều khoản chung- Thoả thuận này có ý nghĩa ràng buộc với tất cả các bên.- Thoả thuận này được lập thành 03 bản, mỗi bên giữ 01 bản.

Đại diện Ngân hàng Đại diện Công ty Khách hàng (họ tên, ký, đóng dấu) (họ tên, ký, đóng dấu) (họ tên, ký)

83

Page 87: Quy định về trinh tự, thủ tục cấp tín dụng bán lẻ của BIDV

Phụ lục V/TDBL

SẢN PHẨM CHO VAY MUA Ô TÔ PHỤC VỤ ĐỜI SỐNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN

(Ban hành kèm theo quyết định số: 4321 /QĐ-TD3 ngày 27 /8 /2008của Tổng giám đốc Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt nam)

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh:

Sản phẩm này quy định việc cho vay mua ô tô phục vụ nhu cầu đời sống (không phục vụ mục đích kinh doanh) đối với khách hàng là cá nhân tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.

Điều 2. Đối tượng áp dụng:

1. Các Chi nhánh, Sở giao dịch Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.

2. Khách hàng là cá nhân đang sinh sống thường xuyên hoặc làm việc, kinh doanh trên cùng địa bàn với Chi nhánh cho vay.

Điều 3. Giải thích từ ngữ:

Trong quy định này các từ, cụm từ dưới đây được hiểu như sau:

1. "Khách hàng" là cá nhân có nhu cầu vay vốn tại BIDV để mua ô tô phục vụ đời sống và được xác định tại Khoản 2 Điều 2 Quy định này.

2. "Thu nhập ổn định" gồm tiền lương, thưởng, tiền công lao động và các khoản thu khác thường xuyên hàng tháng của khách hàng và các thành viên trong gia đình (nếu có).

3. “Giá trị xe ô tô” là giá do BIDV định giá được xác định căn cứ vào biểu giá công bố của từng hãng xe, giá hải quan để tính thuế nhập khẩu, mặt bằng giá xe trên thị trường, hợp đồng mua bán, hoá đơn... nhưng không bao gồm: chi phí đăng ký (lệ phí trước bạ, phí đăng ký, đăng kiểm) và phí bảo hiểm.

Điều 4. Đối tượng cho vay.

Các chi phí khách hàng (bên mua ô tô) phải trả cho bên bán ô tô theo thỏa thuận trong hợp đồng mua bán ô tô.

Điều 5. Điều kiện vay vốn

1. Điều kiện đối với khách hàng.

Khách hàng vay vốn phải đảm bảo các điều kiện vay vốn theo quy định tại Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng ban hành kèm theo Quyết định số 1627/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 và các văn bản sửa đổi bổ sung của Ngân hàng Nhà nước, các văn bản hướng dẫn của BIDV. Ngoài ra, khách hàng vay phải đáp ứng các điều kiện sau:

1.1 Đứng tên chủ thể sở hữu xe ô tô được Ngân hàng cho vay (trừ trường hợp người đứng tên chủ sở hữu xe ôtô được Ngân hàng cho vay là bố, mẹ, vợ, chồng, con của người vay vốn.)

84

Page 88: Quy định về trinh tự, thủ tục cấp tín dụng bán lẻ của BIDV

1.2 Có mức thu nhập bảo đảm khả năng trả nợ trong suốt thời gian vay vốn.

1.3 Trong trường hợp khách hàng vay vốn và bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay thì phải có mức vốn tự có tham gia bằng tiền và/hoặc giá trị tài sản bảo đảm (theo tỷ lệ cho vay đối với từng loại bảo đảm) tối thiểu bằng 30%.

2. Điều kiện đối với ô tô.

2.1 Ô tô từ bốn (04) đến chín (09) chỗ ngồi.

2.2 Ô tô mới 100% (nhập khẩu hoặc sản xuất trong nước) hoặc ô tô cũ nhập khẩu (lần đầu) đã qua sử dụng không quá 5 năm (tính từ năm sản xuất đến năm nhập khẩu) và được phép nhập khẩu vào Việt Nam.

2.3 Có đầy đủ giấy tờ chứng minh nguồn gốc rõ ràng và hợp pháp của xe theo quy định.

Điều 6. Mức cho vay

1. Trường hợp khách hàng vay vốn và bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay thì mức cho vay tối đa bằng 70% giá trị xe.

2. Trường hợp khách hàng vay vốn và bảo đảm bằng tài sản khác của khách hàng thì Chi nhánh xem xét quyết định mức cho vay trên cơ sở giá trị tài sản bảo đảm và tỷ lệ cho vay trên giá trị tài sản bảo đảm theo quy định của BIDV. Trường hợp này Chi nhánh có thể cho vay tối đa đến 85% giá trị xe.

Điều 7. Thời hạn cho vay

Chi nhánh căn cứ vào nguồn thu nhập ổn định và khả năng trả nợ của khách hàng để xác định thời hạn cho vay cho phù hợp, cụ thể:

1. Đối với xe ô tô mới, thời hạn cho vay tối đa 5 năm.

2. Đối với xe ô tô cũ nhập khẩu thì thời hạn cho vay tối đa 3 năm.

Điều 8. Lãi suất cho vay.

Lãi suất cho vay do Chi nhánh và khách hàng thoả thuận phù hợp với quy định của BIDV và chính sách lãi suất của Chi nhánh.

Điều 9. Bảo đảm tiền vay.

1. Thế chấp bằng tài sản hình thành từ vốn vay.

Hồ sơ tài sản hình thành từ vốn vay được thế chấp tại Ngân hàng gồm:

- Đăng ký xe (bản gốc).

- Hợp đồng bảo hiểm hoặc Giấy chứng nhận bảo hiểm vật chất xe (bản gốc hoặc bản sao công chứng).

Khách hàng phải mua bảo hiểm toàn bộ xe tại Công ty bảo hiểm BIDV trong suốt thời gian vay vốn với mức bằng 100% giá trị xe.

Lưu ý: Chi nhánh lưu ý về điều kiện bảo hiểm ngay từ khi tiếp cận khách hàng, tránh để xảy ra trường hợp khách hàng đã mua bảo hiểm tại một Công ty bảo hiểm khác mới nhận được yêu cầu về bảo hiểm của Ngân hàng.

85

Page 89: Quy định về trinh tự, thủ tục cấp tín dụng bán lẻ của BIDV

2. Thế chấp, cầm cố bằng tài sản của khách hàng hoặc của bên thứ ba

Trường hợp thế chấp, cầm cố tài sản thuộc sở hữu hợp pháp của khách hàng hoặc của bên thứ ba để bảo đảm cho khoản vay thì trình tự, thủ tục nhận tài sản bảo đảm, Chi nhánh thực hiện theo quy định hiện hành.

Điều 10. Chứng minh tính khả thi của nguồn trả nợ

Nguồn trả nợ dựa trên cơ sở thu nhập của người đứng tên vay và người thân trong gia đình đóng góp. Người vay chứng minh nguồn trả nợ gồm các nguồn thu hợp pháp, hợp lý, thuyết minh rõ ràng phương án trả nợ. Cụ thể :

1. Đối với nguồn thu nhập chính từ hoạt động kinh doanh của cá nhân/hộ gia đình:

- Có giải trình về hiệu quả kinh doanh và nguồn trả nợ từ hoạt động kinh doanh cũng như các nguồn trả nợ khác.

- Các tài liệu khác chứng minh nguồn thu nhập và khả năng trả nợ.

2. Đối với nguồn thu nhập chính từ lương: Các thủ tục, xác nhận nguồn trả nợ từ lương đối với khách hàng vay và các thành viên tham gia trả nợ vay... của đơn vị công tác.

3. Giải trình về nguồn trả nợ khác là hợp pháp, hợp lý và có căn cứ.

Điều 11. Hồ sơ vay vốn

1. Giấy đề nghị vay vốn mua ô tô kiêm phương án trả nợ (Biểu mẫu số 01).

2. Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu (Bản photo và bản gốc để đối chiếu).

3. Hợp đồng mua bán xe, hoá đơn giá trị gia tăng.

4. Hồ sơ bảo đảm tiền vay theo quy định tại Điều 9 Quy định này.

Điều 12. Trình tự, thủ tục xem xét cho vay

1. Chi nhánh tiếp nhận yêu cầu và hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn theo danh mục tại Điều 11 Quy định này.

2. Việc thẩm định, xem xét và quyết định cho vay Chi nhánh thực hiện theo quy định tại Quy định này.

Điều 13. Ký hợp đồng tín dụng, hợp đồng thế chấp, cầm cố và giải ngân vốn vay

1. Chi nhánh và khách hàng ký hợp đồng tín dụng:

Trong hợp đồng tín dụng phải ghi rõ:

1.1 Tại mục Cam kết của bên vay:

Bên vay cam kết mua bảo hiểm 100% giá trị xe trong suốt thời gian vay vốn tại Công ty bảo hiểm BIDV. Số tiền bảo hiểm trong trường hợp phát sinh rủi ro sẽ được chuyển thẳng vào tài khoản tiền gửi của bên vay mở tại chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển... (bên cho vay) và Ngân hàng được toàn quyền quyết định việc sử dụng số tiền bảo hiểm này, kể cả việc giữ lại trên tài khoản để dùng vào mục đích trả nợ vay theo Hợp đồng này.

86

Page 90: Quy định về trinh tự, thủ tục cấp tín dụng bán lẻ của BIDV

Lưu ý:

- Tại Hợp đồng bảo hiểm/ giấy bảo hiểm phải ghi rõ số tiền bảo hiểm trong trường hợp phát sinh rủi ro phải được chuyển đến tài khoản số... của bên vay tại Chi nhánh.

- Chi nhánh phải kiểm soát được số tiền bảo hiểm trên tài khoản của khách hàng.

1.2 Tại mục Quyền và nghĩa vụ của bên vay:

- "Khi xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ vay thì thuế và lệ phí phát sinh từ việc chuyển giao tài sản cho chủ sở hữu mới (nếu có) sẽ do bên vay chịu”.

2. Giải ngân:

2.1 Trường hợp Bên bán xe ô tô chấp thuận việc Chi nhánh sẽ thanh toán sau khi khách hàng đã nhận xe và hoàn tất thủ tục đăng ký xe:

a) Sau khi ký hợp đồng tín dụng, Chi nhánh gửi thông báo chấp thuận số tiền cho vay đến đại lý bán xe (Biểu mẫu số 02).

b) Chi nhánh thực hiện giải ngân vốn vay, chuyển thẳng vào tài khoản tiền gửi của Bên bán đã được ghi rõ trong hợp đồng mua bán xe sau khi khách hàng hoàn tất thủ tục đăng ký xe, mua bảo hiểm toàn bộ xe và bàn giao bản chính cho Ngân hàng (nếu khách hàng thế chấp bằng tài sản hình thành từ vốn vay).

2.2 Trường hợp Bên bán xe không chấp thuận phương án thanh toán nêu tại Điểm 2.1 Khoản này:

a) Trường hợp bảo đảm bằng tài sản của khách hàng hoặc tài sản của bên thứ ba: Chi nhánh giải ngân sau khi đã hoàn thành các thủ tục cầm cố, thế chấp theo quy định hiện hành của BIDV.

b) Trường hợp bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay hoặc kết hợp giữa bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay với cầm cố, thế chấp bằng tài sản của khách hàng hoặc tài sản của bên thứ ba:

- Khi giải ngân, Chi nhánh yêu cầu Bên bán xe ô tô phải chuyển giao toàn bộ giấy tờ ô tô (gồm hoá đơn bán hàng, hồ sơ xe ô tô… theo quy định) cho Chi nhánh và khách hàng (hai bên cùng nhận, đồng thời giao cho Chi nhánh giữ).

- Sau đó, Chi nhánh phối hợp với khách hàng làm thủ tục kiểm định, đăng ký xe, mua bảo hiểm toàn bộ xe… Chi nhánh lưu ý: việc đăng ký xe sẽ cần một khoảng thời gian để cơ quan có thẩm quyền tiến hành các thủ tục cấp đăng ký. Do vậy, Chi nhánh phải giữ giấy hẹn cấp giấy đăng ký. Khi đến hẹn, Chi nhánh phối hợp với khách hàng nhận giấy đăng ký xe (đồng thời Chi nhánh giữ). Trong mọi trường hợp, Chi nhánh phải luôn đảm bảo việc kiểm soát tài sản bảo đảm.

3. Thực hiện các thủ tục bảo đảm tài sản:

3.1 Hợp đồng thế chấp tài sản hình thành từ vốn vay, hợp đồng thế chấp, cầm cố tài sản của khách hàng vay hoặc của bên thứ ba (nếu có) được Chi nhánh và khách hàng ký kết đồng thời với việc ký kết hợp đồng tín dụng.

87

Page 91: Quy định về trinh tự, thủ tục cấp tín dụng bán lẻ của BIDV

3.2 Trường hợp khách hàng thế chấp bằng tài sản hình thành từ vốn vay thì sau khi khách hàng hoàn tất các thủ tục: nộp thuế trước bạ, đăng ký xe, đăng ký lưu hành, mua bảo hiểm toàn bộ xe, Chi nhánh và khách hàng ký phụ lục bổ sung hợp đồng thế chấp tài sản hình thành từ vốn vay; đề nghị khách hàng đăng ký giao dịch bảo đảm theo quy định và thực hiện các bước tiếp theo:

a) Chi nhánh và khách hàng làm thủ tục giao nhận hồ sơ xe theo danh mục quy định tại khoản 1 Điều 10 quy định này.

b) Ngân hàng gửi thông báo cho Phòng cảnh sát giao thông để cùng phối hợp quản lý xe (Biểu mẫu số 03).

c) Ngân hàng xác nhận vào 01 bản sao duy nhất giấy đăng ký xe và hợp đồng bảo hiểm/giấy chứng nhận bảo hiểm (có chứng nhận của công chứng nhà nước) làm cơ sở để khách hàng lưu hành xe (Biểu mẫu số 05). Hiệu lực của giấy xác nhận bản sao công chứng đăng ký xe tối đa bằng thời gian còn lại của hợp đồng bảo hiểm (giấy chứng nhận bảo hiểm). Hết thời hạn trên, nếu khách hàng trả nợ đầy đủ, đúng hạn theo lịch trả nợ của hợp đồng tín dụng và tiếp tục mua bảo hiểm theo quy định sẽ được Ngân hàng xác nhận vào một bản sao mới.

Điều 14. Trả nợ gốc, lãi.

1. Việc trả nợ gốc và lãi tiền vay do Ngân hàng và khách hàng vay thoả thuận phù hợp với thu nhập và nguồn trả nợ của bên vay.

2. Khách hàng vay có thể trả nợ trước hạn và phải trả phí cam kết nếu có thoả thuận trong hợp đồng tín dụng.

Điều 15. Kiểm tra sử dụng vốn vay.

Định kỳ hoặc đột xuất, Chi nhánh tiến hành kiểm tra tình hình khách hàng vay, đánh giá khả năng trả nợ; kiểm tra tài sản bảo đảm.

Trong quá trình kiểm tra, giám sát, nếu xét thấy tài sản hình thành từ vốn vay có dấu hiệu hỏng hóc dẫn đến giảm sút nghiêm trọng về giá trị, Chi nhánh yêu cầu khách hàng vay bổ sung tài sản thế chấp, cầm cố hoặc thực hiện thu nợ trước hạn.

Điều 16. Tất toán khoản vay, thanh lý hợp đồng tín dụng.

Sau khi khách hàng trả hết nợ (gốc, lãi, lãi quá hạn và phí - nếu có), hợp đồng tín dụng kết thúc và coi như được thanh lý. Chi nhánh thực hiện các bước sau:

1. Bàn giao lại tài sản thế chấp, cầm cố cho khách hàng vay

2. Thông báo cho Phòng cảnh sát giao thông về việc giải chấp tài sản bảo đảm (Biểu mẫu số 04).

88

Page 92: Quy định về trinh tự, thủ tục cấp tín dụng bán lẻ của BIDV

Mẫu 01-PLV

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập- Tự do- Hạnh phúc

……, ngày … tháng … năm 200…

GIẤY ĐỀ NGHỊ VAY VỐN MUA Ô TÔ KIÊM PHƯƠNG ÁN TRẢ NỢ

Kính gửi: Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển ……..

I. Thông tin về người vay và nhu cầu vay1- Họ và tên người vay: ……………………….........................................… .................Giấy CMND số……........…….........do CA:…………………cấp ngày:…/……/...........Hộ khẩu thường trú:…………… Nơi ở hiện nay: …………...... Điện thoại: ...............Đơn vị công tác......................Đề nghị Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển…cho tôi vay số tiền: .....đồng(Bằng chữ: ………………......................................................)Mục đích vay: mua ô tô phục vụ đời sống. Thời hạn vay:……… tháng. 2- Họ và tên người liên quan (vợ/chồng):….........................................… .................Giấy CMND số……........…….........do CA:…………………cấp ngày:…/……/...........Hộ khẩu thường trú:…………… Nơi ở hiện nay: …………...... Điện thoại: ...............Đơn vị công tác......................II. Phương án mua ô tô, phương án trả nợ1. Phương án mua ô tô: Tổng vốn đầu tư: ..................................Trong đó vốn vay Ngân hàng:………………...2. Phương án trả nợ:a. Các nguồn thu nhập thường xuyên hàng tháng/quý/năm:a1. Của người vay:

- Nguồn thu nhập chính:………………………........- Thu nhập khác:……………………a2. Của người liên quan (vợ/chồng…):- Nguồn thu nhập chính:………………………......- Thu nhập khác:…………………….Tổng cộng thu nhập của các thành viên trong gia đình………………………………b. Tổng nguồn trả nợ hàng tháng/quý/năm: …..................………………………….III. Bảo đảm tiền vayIV. Cam kết của người vay1. Chấp hành đầy đủ chế độ tín dụng của pháp luật và quy định của Ngân hàng Đầu tư

và Phát triển Việt Nam, sử dụng vốn vay đúng mục đích, trả nợ gốc và lãi đúng hạn.2. Thực hiện thế chấp, cầm cố bằng tài sản của cá nhân hoặc của bên thứ ba (nếu có).3. Các thông tin kê khai nêu trên là đúng sự thật, nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách

nhiệm trước Ngân hàng và pháp luật.

CHỒNG (VỢ) NGƯỜI VAY (nếu có)

(Ký, ghi rõ họ tên)

……, ngày …. tháng ….năm ….NGƯỜI VAY VỐN(Ký, ghi rõ họ tên)

89

Page 93: Quy định về trinh tự, thủ tục cấp tín dụng bán lẻ của BIDV

90

Page 94: Quy định về trinh tự, thủ tục cấp tín dụng bán lẻ của BIDV

Mẫu 02-PLV

NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAMCHI NHÁNH……….

Số: …../CV-(V/v xác nhận cho vay mua ô tô)

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập - Tự do - Hạnh phúc

……, ngày… tháng… năm 200……

Kính gửi: Công ty ..................................... (tên đại lý bán xe)

Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển ............. (tên Chi nhánh) gửi tới Quý công ty lời chào trân trọng và hợp tác.Căn cứ Giấy đề nghị vay vốn của Ông/Bà........................ (tên khách hàng), Địa chỉ đăng ký/Hộ khẩu thường trú tại ...................................................... gửi Ngân hàng chúng

tôi để mua chiếc xe ôtô .............................. (nhãn hiệu xe). Sau khi xem xét và thẩm định, Ngân hàng chúng tôi nhận thấy Ông/Bà........................... (tên

khách hàng) đủ điều kiện vay vốn tại ngân hàng chúng tôi.Bằng văn bản này, chúng tôi xin thông báo để quý Công ty được biết, chúng tôi đồng ý cho

Ông/Bà..................(tên khách hàng) vay số tiền:……...................( bằng chữ…......) để mua xe ôtô nói trên.

Việc giải ngân vốn vay để thanh toán tiền mua ôtô sẽ được chúng tôi chuyển khoản vào tài khoản của Quý công ty sau khi các bên thực hiện đầy đủ các điều kiện sau:

1. Hoàn thành các thủ tục đăng ký xe ô tô, mua bảo hiểm toàn bộ xe theo quy định của pháp luật.2. Ông/Bà ...................(tên khách hàng) cùng với ngân hàng hoàn tất thủ tục thế chấp xe và đăng

ký giao dịch bảo đảm theo quy định.

Trân trọng!

Nơi nhận:- Như trên;- Tên khách hàng; - Lưu....

GIÁM ĐỐCCN. NGÂN HÀNG ĐT & PT……..

91

Page 95: Quy định về trinh tự, thủ tục cấp tín dụng bán lẻ của BIDV

Mẫu 03-PLV

NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM

CHI NHÁNH……….

Số: …../CV-(V/v: Đăng ký quản lý tài sản thế

chấp của Ông/Bà .........)

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập - Tự do - Hạnh phúc

………, ngày … tháng… năm 200……

Kính gửi: Phòng cảnh sát giao thông ………...........…..

- Căn cứ Điều 342 Bộ luật dân sự nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

- Căn cứ Hợp đồng thế chấp số ....................... ký ngày ...../...../200.... giữa Ông/Bà/Công ty (tên khách hàng) với Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển……… tại Phòng Công chứng ..... về việc thế chấp tài sản vay vốn Ngân hàng.

Ngân hàng chúng tôi trân trọng thông báo với Quý Phòng về tài sản …………có đặc điểm dưới đây đã được thế chấp cho Ngân hàng chúng tôi để đảm bảo nợ vay:

TTHọ tên chủ

xeĐịa chỉ

Nhãn hiệu xe

Số khung Số máy Biển sốSố đăng

KýNgày cấp đăng ký

1 ................ ................. ................ …………. ………….. ............. ............. ..............

2 ................ ................. ................ ………….. ………… ............. ............. ..............

Đồng thời Ngân hàng chúng tôi kính đề nghị Quý Phòng không làm thủ tục mua bán, chuyển nhượng, sang tên đổi chủ, góp vốn kinh doanh... hay cấp lại đăng ký của chiếc xe nói trên trong bất cứ trường hợp nào khi chưa có công văn giải chấp của Ngân hàng chúng tôi gửi đến Quý Phòng.

Ngân hàng chúng tôi rất mong sự hỗ trợ, giúp đỡ của Quý Phòng trong việc quản lý phương tiện giao thông thuộc diện thế chấp nói trên.

Xin trân trọng cảm ơn !

Nơi nhận : - Như trên; - Lưu.....

GIÁM ĐỐCCN. NGÂN HÀNG ĐT & PT …………

Phần Ký xác nhận của Phòng CSGT

92

Page 96: Quy định về trinh tự, thủ tục cấp tín dụng bán lẻ của BIDV

Mẫu 04-PLV

NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM

CHI NHÁNH……….

Số: …../CV-(V/v: giải chấp tài sản bảo đảm

của Ông/Bà.......)

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập - Tự do - Hạnh phúc

……, ngày… tháng… năm 200……

Kính gửi: Phòng cảnh sát giao thông ………..................……..

Ngân hàng Đầu tư và Phát triển .…….đã có văn bản số ………./CV- ….. ngày …../…./….. đề nghị Quý phòng giúp đỡ chúng tôi trong việc quản lý tài sản ............có đặc điểm dưới đây trong thời gian đang được thế chấp để bảo đảm nợ vay.

TT Họ tên chủ xe Địa chỉ Nhãn hiệu xe Số khung Số máy Biển sốSố đăng

kýNgày cấp đăng ký

1 ................ ................. ................ …………. ………….. ............. ............. ..............

2 ................ ................. ................ ………….. ………… ............. ............. ..............

Đến nay Ông/Bà ............................... đã đã thanh toán đầy đủ nợ cho chúng tôi.Chúng tôi đã tiến hành bàn giao lại toàn bộ giấy tờ xe cho Ông/Bà và thông báo đến Quý

phòng được biết về các tài sản trên hiện không còn thế chấp tại Ngân hàng ................. Xin chân thành cám ơn sự hợp tác giúp đỡ của Quý phòng trong thời gian qua!

Nơi nhận:- Như trên;- Lưu:.....

GIÁM ĐỐC CN. NGÂN HÀNG ĐT & PT …………

93

Page 97: Quy định về trinh tự, thủ tục cấp tín dụng bán lẻ của BIDV

Mẫu 05-PLV

CHI NHÁNH NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN ……….

Bản chính của đăng ký xe đang được lưu giữ tại Ngân hàng để đảm bảo tiền vay. Bản sao này chỉ có giá trị sử dụng đến hết ngày… tháng… năm 200..... Hết thời hạn lưu hành trên, đề nghị các cơ quan pháp luật thực hiện việc giữ xe và thông báo cho Ngân hàng chúng tôi theo số điện thoại: ...............

Hà Nội, ngày...... tháng........năm 200...

GIÁM ĐỐC CN. NGÂN HÀNG ĐT & PT ………………

GIẤY ĐĂNG KÝ XE(Mặt sau)

GIẤY ĐĂNG KÝ XE(Mặt trước)

Xác nhận bản sao củaPhòng công chứng

94

Page 98: Quy định về trinh tự, thủ tục cấp tín dụng bán lẻ của BIDV

Phụ lục VI/TDBLSẢN PHẨM CHO VAY ĐI DU HỌC

(Ban hành kèm theo Quyết định số 4321/QĐ-TD3 ngày 27 /8 /2008của Tổng giám đốc Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt nam)

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Sản phẩm này quy định về việc cho vay đối với khách hàng là cá nhân người đi du học hoặc thân nhân của người đi du học, nhằm đáp ứng nhu cầu trang trải các chi phí của du học sinh ở trong nước hoặc ở nước ngoài tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Các Chi nhánh, Sở Giao dịch I, II Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam .

2. Khách hàng vay vốn:

2.1 Trường hợp đi du học nước ngoài: Khách hàng vay là cha đẻ, mẹ đẻ, anh chị em ruột, cha nuôi, mẹ nuôi, vợ hoặc chồng của người đi du học và hiện đang sinh sống thường xuyên, làm việc, kinh doanh trên cùng địa bàn với Chi nhánh cho vay.

2.2 Trường hợp đi du học theo hình thức tại chỗ: Khách hàng vay vốn là người đi du học và các đối tượng nêu tại Khoản 2.1 Điều này.

3. Đối tượng quy định tại điều 77 Luật các Tổ chức tín dụng không thuộc đối tượng vay vốn theo Quy định này.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong quy định này các từ, cụm từ dưới đây được hiểu như sau:

1. "Khách hàng” là cá nhân người đi du học, thân nhân của người đi du học có nhu cầu vay vốn tại BIDV để trang trải các chi phí du học và được xác định tại Khoản 2 Điều 2 Quy định này.

2. "Thu nhập ổn định” gồm tiền lương, thưởng, tiền công lao động và các khoản thu khác thường xuyên hàng tháng của khách hàng.

3. "Sinh sống thường xuyên” là khách hàng có hộ khẩu thường trú hoặc tạm trú dài hạn (đã được cấp giấy đăng ký tạm trú từ 1 năm trở lên (KT3)) trên cùng địa bàn (tỉnh, thành phố trực thuộc Trung Ương) với Chi nhánh cho vay.

4. “Người đi du học” là học sinh, sinh viên Việt Nam có đủ điều kiện đi du học tại chỗ hoặc ở nước ngoài theo quy định của trường học (tùy ngữ cảnh gọi là “Du học sinh”).

5. “Đi du học nước ngoài” là việc du học sinh học toàn bộ thời gian tại các trường ở nước ngoài.

6. “Đi du học theo hình thức tại chỗ” là việc du học sinh học toàn bộ hoặc một phần thời gian tại các trường ở trong nước và một phần thời gian tại các trường ở nước ngoài.

95

Page 99: Quy định về trinh tự, thủ tục cấp tín dụng bán lẻ của BIDV

Điều 4. Đối tượng và đồng tiền cho vay

1. Đối tượng cho vay:

1.1 Các chi phí mua vé máy bay (một chiều đi và một chiều về), tiền học phí theo thông báo của trường học, tiền bảo hiểm theo yêu cầu của nước sở tại, tiền ăn ở, tiền tài liệu học tập của du học sinh trong thời gian du học (không bao gồm tiền làm visa, hộ chiếu, lệ phí tư vấn...).

Trường hợp du học theo hình thức tại chỗ và toàn bộ thời gian học tập ở trong nước thì Chi nhánh chỉ cho vay để trả học phí theo thông báo của trường học.

1.2 Tiền vay để mở sổ tiết kiệm chứng minh năng lực tài chính theo yêu cầu của cơ quan cấp Visa.

2. Đồng tiền cho vay:

Căn cứ vào từng loại chi phí cụ thể nêu trên và theo yêu cầu của bên cung cấp dịch vụ, Chi nhánh xem xét, quyết định cho vay bằng Đồng Việt Nam. Trường hợp, khách hàng vay có nhu cầu chuyển đổi thành ngoại tệ, Chi nhánh xem xét, ưu tiên bán ngoại tệ theo đúng quy định về quản lý ngoại hối.

Điều 5. Điều kiện cho vay

1. Điều kiện đối với khách hàng vay vốn:

Khách hàng vay vốn phải đảm bảo các điều kiện vay vốn theo quy định tại Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng ban hành kèm theo Quyết định số 1627/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 và các văn bản sửa đổi bổ sung của Ngân hàng Nhà nước, các văn bản hướng dẫn của BIDV. Ngoài ra, khách hàng vay phải đáp ứng các điều kiện sau:

1.1 Có nguồn thu nhập đảm bảo khả năng trả nợ đầy đủ, đúng hạn.

1.2 Thực hiện bảo đảm tiền vay theo đúng quy định tại Điều 6 Quy định này.

2. Điều kiện đối với người đi du học nước ngoài:

2.1 Đi học theo một trong các chương trình thuộc bậc học sau đây: cao đẳng, đại học hoặc sau đại học.

2.2 Có Thư chấp thuận đủ điều kiện nhập học của trường mà du học sinh dự định học ở nước ngoài.

2.3 Du học sinh thuộc diện tự túc một phần hoặc toàn bộ chi phí.

Điều 6. Bảo đảm tiền vay

Khách hàng vay phải có tài sản bảo đảm tiền vay.

Việc bảo đảm tiền vay thực hiện theo đúng quy định của pháp luật và hướng dẫn của BIDV.

Điều 7. Phương thức cho vay

1. Cho vay chi phí du học: Chi nhánh trực tiếp cho vay đối với khách hàng để trang trải các chi phí nêu tại Khoản 1 Điều 4 Quy định này.

96

Page 100: Quy định về trinh tự, thủ tục cấp tín dụng bán lẻ của BIDV

2. Cho vay mở sổ tiết kiệm chứng minh năng lực tài chính: Chi nhánh trực tiếp cho vay đối với khách hàng để mở sổ tiết kiệm theo quy định của cơ quan cấp Visa các nước.

Điều 8. Mức cho vay

1. Căn cứ vào mức ủy quyền phán quyết cho vay hiện hành của BIDV, nguồn trả nợ của khách hàng, giá trị tài sản bảo đảm, tỷ lệ cho vay/giá trị tài sản bảo đảm theo quy định của BIDV và nhu cầu vay vốn của khách hàng, Chi nhánh xác định mức cho vay, cụ thể như sau:

1.1 Đối với cho vay chi phí du học: Chi nhánh cho vay trên cơ sở giá vé máy bay tới từng nước, các chi phí học tập do trường học ở nước ngoài thông báo, mức chi phí ăn ở trung bình của từng nước, từng địa danh nơi có trường học, thời gian học tương ứng với cấp đào tạo và khả năng trả nợ của khách hàng, nhưng:

a) Tiền vé máy bay không vượt quá thông báo của Đại lý bán vé.

b) Tiền bảo hiểm mua ở mức tối thiểu theo quy định của nước sở tại.

c) Chi phí học tập không vượt quá thông báo của trường học.

d) Trường hợp không có thông báo về chi phí học tập của trường thì mức cho vay đối với chi phí học tập và chi phí ăn ở tối đa như sau:

TT

Nước Chi phí học tập Chi phí ăn ở

Cao đẳng Đại học Sau đại học

1 Úc (AUD) 8.000/năm 15.000/năm 26.000/khoá 14.000/năm

2 Mỹ (USD) 10.000/năm 20.000/năm 26.000/khoá 10.000/năm

3 Singapore (SGD) 7.000/năm 12.000/năm 21.000/khoá 10.000/năm

3 NewZealand(NZL) 8.000/năm 15.000/năm 26.000/khoá 12.000/năm

5 Anh (USD) 30.000/năm

1.2 Đối với cho vay mở sổ tiết kiệm: mức cho vay tối đa bằng mức theo yêu cầu của cơ quan cấp Visa.

2. Mức cho vay tương ứng với thời gian học tập của các cấp đào tạo được quy định như sau:

2.1 Học bậc cao đẳng: tối đa 3 năm.

2.2 Học bậc đại học: tối đa 4 năm.

2.3 Học bậc cao học: tối đa 2 năm.

2.4 Học bậc tiến sỹ: tối đa 3 năm.

Điều 9. Lãi suất cho vay

97

Page 101: Quy định về trinh tự, thủ tục cấp tín dụng bán lẻ của BIDV

Chi nhánh xem xét, xác định mức lãi suất cho vay đối với khách hàng phù hợp với cơ chế lãi suất của Ngân hàng Nhà nước, hướng dẫn của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam trong từng thời kỳ.

Điều 10. Thời hạn cho vay

Chi nhánh căn cứ vào nguồn thu nhập thường xuyên, khả năng trả nợ của khách hàng để xác định thời hạn cho vay cho phù hợp, cụ thể:

1. Cho vay các chi phí đi du học tối đa 5 năm. Trường hợp thời gian học tập của du học sinh ở nước ngoài của cấp đào tạo từ 4 năm trở lên thì thời gian cho vay tối đa cũng không quá 7 năm.

2. Cho vay mở sổ tiết kiệm: phù hợp với quy định của cơ quan cấp Visa của từng nước nhưng tối đa không quá thời gian học của du học sinh.

Điều 11. Chứng minh tính khả thi của nguồn trả nợ

Nguồn trả nợ dựa trên cơ sở thu nhập của người đứng tên vay và người thân trong gia đình đóng góp. Người vay chứng minh nguồn trả nợ gồm các nguồn thu hợp pháp, hợp lý, thuyết minh rõ ràng phương án trả nợ. Cụ thể :

1. Đối với nguồn thu nhập chính từ hoạt động kinh doanh của cá nhân/hộ gia đình:

1.1 Có giải trình về hiệu quả kinh doanh và nguồn trả nợ từ hoạt động kinh doanh cũng như các nguồn trả nợ khác.

1.2 Các tài liệu khác chứng minh nguồn thu nhập và khả năng trả nợ.

2. Đối với nguồn thu nhập chính từ lương:Các thủ tục, xác nhận nguồn trả nợ từ lương đối với khách hàng vay và

các thành viên tham gia trả nợ vay như hướng dẫn cho vay có bảo đảm bằng nguồn thu nợ từ lương của ngân hàng.

3. Giải trình về nguồn trả nợ khác là hợp pháp, hợp lý và có căn cứ.

Điều 12. Hồ sơ vay vốn

1. Hồ sơ vay vốn:

1.1 Đơn đề nghị vay vốn kiêm phương án trả nợ

1.2 Bản sao hộ khẩu thường trú hoặc giấy tạm trú dài hạn của người vay (KT3).

1.3 Bản sao hộ khẩu, hộ chiếu, Visa (khi có Visa) của người đi du học.

1.4 Giấy tờ chấp thuận việc nhập học và chứng minh chi phí du học: thông báo đóng học phí, phí sinh hoạt, thư tiếp nhận du học sinh của phía nước ngoài.

1.5 Văn bản yêu cầu của cơ quan cấp Visa về việc chứng minh năng lực tài chính (trường hợp cho vay mở sổ tiết kiệm).

1.6 Văn bản cam kết cùng trả nợ của thân nhân, có xác nhận của UBND phường, xã (trường hợp các bên liên quan đồng ý tham gia đóng góp trả nợ vay).

98

Page 102: Quy định về trinh tự, thủ tục cấp tín dụng bán lẻ của BIDV

1.7 Các giấy tờ chứng minh nguồn trả nợ quy định tại Điều 11 Quy định này.

1.8 Hồ sơ tài sản bảo đảm nợ vay: Giấy tờ về quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất ở; Giấy tờ có giá; Biên bản định giá tài sản, hợp đồng cầm cố, thế chấp,...

1.9 Giấy tờ chứng minh quan hệ nhân thân.

2. Giấy tờ chuyển tiền thanh toán:

2.1 Giấy đề nghị mua, chuyển ngoại tệ ra nước ngoài hoặc thanh toán cho đơn vị thụ hưởng trong nước hoặc nước ngoài (theo mẫu).

2.2 Giấy phép của Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố chấp thuận chuyển, mang ngoại tệ ra nước ngoài nếu số ngoại tệ chuyển hoặc mang ra nước ngoài lớn hơn mức quy định (nếu có).

2.3 Giấy phép của Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố chấp thuận cho Công ty tư vấn được chuyển ngoại tệ ra nước ngoài và Giấy ủy quyền chuyển ngoại tệ của khách hàng vay vốn hoặc du học sinh nếu Công ty tư vấn du học thực hiện việc thanh toán cho trường học nước ngoài mà các bên đã cam kết.

Điều 13. Ký kết Hợp đồng, giải ngân và thanh toán

1. Ký kết Hợp đồng: Chi nhánh và khách hàng ký Hợp đồng tín dụng, Hợp đồng thế chấp, cầm cố tài sản theo quy định hiện hành của BIDV.

Lưu ý trường hợp cho vay mở sổ tiết kiệm, trong Hợp đồng tín dụng cần ghi rõ:

- Tại mục Cam kết của khách hàng:

+ Cam kết số tiền vay được sử dụng với mục đích mở sổ tiết kiệm chứng minh năng lực tài chính theo yêu cầu của cơ quan cấp Visa.

+ Ngân hàng được quyền phong tỏa tài khoản tiết kiệm.

- Tại mục quyền và nghĩa vụ của Bên vay:

+ Bên vay ủy quyền cho ngân hàng được trích tài khoản tiền gửi tiết kiệm để thu nợ trong trường hợp Bên vay không thực hiện đúng nghĩa vụ trả nợ cho ngân hàng.

2. Giải ngân: Việc giải ngân chỉ được tiến hành khi các bên đã hoàn tất mọi thủ tục về hợp đồng tín dụng, hợp đồng thế chấp, cầm cố tài sản theo đúng quy định.

Trước lần giải ngân đầu tiên, khách hàng vay phải xuất trình Visa của du học sinh (bản copy và bản gốc để đối chiếu). Trừ trường hợp theo yêu cầu của nhà trường phải đặt cọc một phần tiền học phí hoặc chi phí khác phù hợp với quy định tại Khoản 1 Điều 4 Quy định này trước khi cấp Visa hoặc cho vay để mở sổ tiết kiệm thì không cần phải xuất trình Visa.

2.1 Đối với cho vay mở sổ tiết kiệm: Chi nhánh thực hiện giải ngân một lần khi khách hàng vay yêu cầu. Đồng thời, Chi nhánh phối hợp và hướng dẫn khách hàng mở sổ tiết kiệm tại Chi nhánh và tiến hành phong tỏa tài khoản tiết kiệm.

2.2 Đối với cho vay chi phí du học: Việc giải ngân phải theo tiến độ thanh toán các chi phí học tập ở trong nước và ở nước ngoài, cụ thể: Tiền học phí, bảo hiểm giải ngân theo yêu cầu nhà trường, của cơ quan bảo hiểm; Tiền mua vé

99

Page 103: Quy định về trinh tự, thủ tục cấp tín dụng bán lẻ của BIDV

máy bay giải ngân tại thời điểm du học sinh đi hoặc về; Tiền ăn ở được giải ngân hàng tháng hoặc quý.

Thời gian giải ngân tương ứng với thời gian học tập của du học sinh nhưng tối đa không quá thời gian xác định mức cho vay quy định tại Khoản 2 Điều 8 Quy định này kể từ lần giải ngân đầu tiên.

3. Thanh toán:

Chi nhánh thực hiện thanh toán các chi phí du học như sau:

3.1 Tiền vé máy bay: Thanh toán trực tiếp cho Đại lý bán vé theo đề nghị của khách hàng vay hoặc cho Công ty tư vấn du học nếu đơn vị này đầu mối tổ chức đi du học cho du học sinh theo đúng quy định.

3.2 Tiền học phí:

a) Thanh toán trực tiếp cho trường ở trong nước hoặc nước ngoài (nếu trường có yêu cầu).

b) Hoặc, thanh toán cho Công ty tư vấn du học nếu trường ở nước ngoài có ký kết với Công ty tư vấn.

c) Hoặc, thanh toán trực tiếp cho khách hàng vay vốn nếu không thể thanh toán được theo các hình thức nêu trên.

3.3 Trường hợp chuyển ngoại tệ ra nước ngoài với mức mà theo quy định pháp luật về quản lý ngoại hối phải xin phép thì khách hàng vay và/hoặc Công ty tư vấn phải thực hiện theo đúng quy định pháp luật.

Điều 14. Trả nợ gốc, lãi

1. Việc trả nợ gốc và lãi tiền vay do Ngân hàng và khách hàng vay thoả thuận phù hợp với thu nhập và nguồn trả nợ của khách hàng.

Đối với cho vay chi phí du học: Do đặc thù của loại hình cho vay này, nên khách hàng vừa trả nợ (gốc, lãi), đồng thời vừa tiếp tục giải ngân theo hợp đồng tín dụng.

2. Khách hàng vay có thể trả nợ trước hạn và phải trả phí nếu có thoả thuận trong hợp đồng tín dụng.

Điều 15. Kiểm tra, giám sát vốn vay

1. Khi du học sinh chưa làm thủ tục xuất cảnh ra nước ngoài, Chi nhánh phối hợp với khách hàng vay kiểm tra, giám sát quá trình vay vốn và sử dụng vốn vay phù hợp với các chi phí theo quy định.

2. Khi du học sinh đã xuất cảnh đi học tập ở nước ngoài, Chi nhánh thực hiện kiểm tra việc trả nợ vốn vay của khách hàng. Đồng thời, thường xuyên theo dõi quá trình học tập của du học sinh: Yêu cầu khách hàng vay cung cấp kết quả học tập học kỳ hoặc cả năm hoặc các chứng chỉ môn học đã hoàn thành.

3. Trường hợp phát hiện vốn vay không được sử dụng đúng mục đích, du học sinh đã hoàn thành khoá học về nước trước thời hạn hoặc không thể theo học vì bất kỳ lý do nào, Chi nhánh ngừng ngay việc giải ngân và yêu cầu khách

100

Page 104: Quy định về trinh tự, thủ tục cấp tín dụng bán lẻ của BIDV

hàng vay trả nợ đúng hạn, kể cả việc yêu cầu trả nợ trước hạn (trường hợp này, khách hàng không phải chịu phí trả nợ trước hạn (nếu có)).

101

Page 105: Quy định về trinh tự, thủ tục cấp tín dụng bán lẻ của BIDV

Phụ lục VII/TDBL

SẢN PHẨM CHO VAY CBCNV MUA CỔ PHIẾU PHÁT HÀNH LẦN ĐẦUTRONG CÁC DNNN CỔ PHẦN HÓA

(Ban hành kèm theo Quyết định số 4321 /QĐ-TD3 ngày 27/ 8 /2008 của Tổng Giám đốc Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt nam)

Điều 1- Đối tượng, phạm vi điều chỉnh:1. Văn bản này quy định về cho vay CBCNV để mua cổ phiếu phát hành lần

đầu trong các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa;2. Việc cho vay CBCNV mua cổ phiếu thực hiện theo quy định tại văn bản

này. Trong trường hợp có những quy định khác nhau trong các văn bản thì áp dụng các quy định tại văn bản này.

Điều 2- Đối tượng, phạm vi áp dụng:1. C ác Sở giao dịch, Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển (sau đây gọi

chung là Chi nhánh).2. Khách hàng là CBCNV của Công ty Nhà nước thuộc diện cổ phần hóa có

nhu cầu vay vốn để mua cổ phiếu phát hành lần đầu của chính Công ty cổ phần đó.Điều 3- Điều kiện cho vay:1. Điều kiện đối với cổ phiếu:Cổ phiếu phải đáp ứng đủ c ác điều kiện sau:- Cổ phiếu được phát hành lần đầu.- Không bị cấm chuyển nhượng.Trường hợp đối với cổ phiếu bán theo giá ưu đãi, khi cầm cố để vay vốn thì

phải có ý kiến đồng ý bằng văn bản của Hội đồng Quản trị Công ty cổ phần chấp thuận việc cầm cố (hoặc chuyển nhượng) cổ phiếu ưu đãi trong thời gian giới hạn chuyển nhượng;

2. Điều kiện đối với doanh nghiệp phát hành cổ phiếu:- Doanh nghiệp phải xếp loại từ nhóm A trở lên theo hệ thống xếp hạng tín

dụng nội bộ của BIDV.- Phải có lãi trong 2 năm liền kề với thời điểm xem xét cho vay, đến thời

điểm xem xét cho vay hoạt động sản xuất, kinh doanh có hiệu quả, không có sự kiện phát sinh làm ảnh hưởng bất lợi nghiêm trọng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

- Doanh nghiệp phải xác nhận bằng văn bản về danh sách CBCNV, thời gian công tác, thời hạn hợp đồng.

3. Đối với CBCNV:CBCNV khi có nhu cầu vay để mua cổ phiếu phải đáp ứng được các điều

kiện sau đây:- Tính đến thời điểm đề nghị vay vốn, CBCNV phải có thời gian công tác ít

nhất là đủ 01 năm tại doanh nghiệp cổ phần hoá đó (không tính thời gian công tác tại các đơn vị khác);

102

Page 106: Quy định về trinh tự, thủ tục cấp tín dụng bán lẻ của BIDV

- Không thuộc diện chấm dứt Hợp đồng lao động trước thời hạn do giảm chỗ làm trong vòng 01 năm kể từ thời điểm đề nghị vay vốn;

- Tại thời điểm xem xét cho vay không có sự kiện phát sinh dẫn đến khả năng CBCNV bị chấm dứt hợp đồng lao động dưới hình thức sa thải;

- Thời hạn còn lại của Hợp đồng lao động phải phù hợp với thời hạn cho vay, trường hợp CBCNV có thời hạn còn lại của Hợp đồng lao động nhỏ hơn thời hạn cho vay thì phải được bảo lãnh bằng tài sản (có thể không phải thế chấp, cầm cố) của doanh nghiệp cổ phần hoá cam kết hoàn trả toàn bộ gốc và lãi vay khi chấm dứt Hợp đồng lao động.

Điều 4- Thời hạn vay:Chi nhánh và Bên vay thỏa thuận trên cơ sở xem xét thu nhập và khả năng

hoàn trả vốn vay của CBCNV, nhưng tối đa không quá 5 năm. Mọi trường hợp có thời hạn vay lớn hơn 5 năm, Chi nhánh phải báo cáo Hội sở chính xem xét, phê duyệt trước khi cho vay.

Điều 5- Mức cho vay:1- Do Chi nhánh thỏa thuận với Bên vay, cụ thể đối với mỗi CBCNV là 20

triệu đồng, trường hợp đặc biệt theo quy định của pháp luật hoặc theo quyết định của cơ quan quản lý nhà nước về cổ phần hoá cho phép một số được mua cao hơn mức 20 triệu đồng và những CBCNV đó có nhu cầu vay trên 20 triệu thì Chi nhánh xem xét, quyết định cho vay trên cơ sở số cổ phần được mua nhưng tối đa không quá 50 triệu đồng.

2- Đối với các chức danh quản lý trong doanh nghiệp cổ phần hóa (Chủ tịch, Phó Chủ tịch, các Uỷ viên Hội đồng Quản trị và Ban Giám đốc điều hành) tối đa không quá 70 triệu đồng.

3. Điều kiện đối với phần vay vượt quá 20 triệu:3.1. Khi nhu cầu vay vượt quá 20 triệu, Bên vay phải có vốn tự có tham gia

ít nhất là 50%/tổng số tiền mua cổ phiếu cho phần vượt quá, Chi nhánh sẽ cho vay thêm tối đa 50% giá trị cổ phiếu muốn mua còn lại nhưng tổng số tiền cho vay không vượt quá quy định tại điểm 5.1, 5.2 nêu trên;

3.2. Hoặc Bên vay phải có tài sản đảm bảo đối với phần chênh vượt quá 20 triệu đồng hoặc bảo lãnh bằng tài sản của Bên thứ ba tương ứng với tỷ lệ vốn tự có tham gia theo quy định tại điểm a nêu trên.

4 Tổng mức cho vay CBCNV mua cổ phiếu lần đầu trong một doanh nghiệp cổ phần không vượt quá 50%/tổng vốn điều lệ của doanh nghiệp cổ phần hóa đó và không quá 10 tỷ đồng.

Điều 6- Lãi suất cho vay:Thực hiện theo quy định của BIDV trong từng thời kỳ.Điều 7- Bảo đảm tiền vay:1- Trong mọi trường hợp, CBCNV vay vốn phải cầm cố toàn bộ cổ phiếu

mua bằng vốn vay tại Chi nhánh nơi cho vay (do Chi nhánh giữ); Chi nhánh phải định giá lại giá trị cổ phiếu theo giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán tập trung (khi cổ phiếu niêm yết và giao dịch trên TTCK tập trung), trường hợp giá trị tài sản

103

Page 107: Quy định về trinh tự, thủ tục cấp tín dụng bán lẻ của BIDV

đảm bảo nhỏ hơn nghĩa vụ trả nợ do cổ phiếu làm đảm bảo bị giảm giá thì Bên vay phải bổ sung giá trị bảo đảm.

2- Trường hợp CBCNV vay trên 20 triệu đồng:- Phải cầm cố toàn bộ số cổ phiếu đối với phần vay vượt trên 20 triệu đồng

sau khi Bên vay đáp ứng đầy đủ các điều kiện quy định tại điểm 5.3 văn bản này.- Hoặc phải có tài sản đảm bảo khác (ngoài cổ phiếu), hoặc có bảo lãnh bằng

tài sản của Bên thứ 3 (kể cả bảo lãnh của chính doanh nghiệp cổ phần hóa đó) đối với phần vay vượt trên 20 triệu đồng theo quy định hiện hành.

Điều 8- Các điều kiện ràng buộc khi cho vay vốn:1. Đối với CBCNV (Bên vay vốn):Khi cổ phiếu được niêm yết, giao dịch trên thị trường chứng khoán tập trung:- Thực hiện lưu ký toàn bộ số cổ phiếu đã dùng làm đảm bảo tại Công ty

Chứng khoán Đầu tư (BSC) hoặc tại các Chi nhánh BIDV được phép lưu ký chứng khoán;

- Thực hiện giao dịch bán, lĩnh cổ tức và các giao dịch khác có liên quan đến cổ phiếu qua BSC hoặc tại các Chi nhánh BIDV phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành;

2- Đối với Doanh nghiệp cổ phần hoá:2.1. Mở tài khoản tiền gửi (hoặc tài khoản trả lương cho CBCNV) tại Chi

nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển nơi cho vay;2.2. Cam kết bảo lãnh hoàn trả toàn bộ gốc và lãi cho CBCNV khi chấm dứt

Hợp đồng lao động đối với số CBCNV có Hợp đồng lao động mà thời hạn còn lại dưới 01 năm theo quy định tại điểm 3.3 quy định về điều kiện cho vay.

2.3. Khi doanh nghiệp cổ phần phát hành thêm cổ phiếu, sửa đổi Điều lệ liên quan đến cổ phiếu phải thông báo trước cho BIDV hoặc phải bảo lãnh đối với số tiền vay còn lại của CBCNV hoặc phải thực hiện ngay lập tức nghĩa vụ bảo lãnh (nếu có).

Điều 9- Ký kết và thực hiện hợp đồng:1. Chi nhánh tham khảo, áp dụng mẫu Giấy đề nghị vay vốn kiêm phương án

trả nợ (Biểu mẫu số 01) và Hợp đồng tín dụng kiêm cầm cố cổ phiếu (Biểu mẫu số 02) kèm theo văn bản này.

2. Chi nhánh thực hiện việc ký thỏa thuận phối hợp với Công ty về các nội dung:

- Xác nhận danh sách CBCNV thuộc đối tượng được vay vốn theo điều kiện và yêu cầu được quy định tại văn bản này;

- Phối hợp với Chi nhánh trong việc giải ngân cho vay để mua cổ phiếu;- Giao ngay và giao trực tiếp cổ phiếu (kể cả số cổ phiếu hình thành từ vốn

vay và từ vốn tự có của Bên vay) cho Chi nhánh.- Thông báo trong trường hợp tạm hoãn hợp đồng, đình chỉ thực hiện hợp

đồng, chấm dứt hợp đồng lao động hoặc bị sa thải.- Các nội dung tại điểm 8.2 nêu trên.- Phối hợp với Chi nhánh trong việc:

104

Page 108: Quy định về trinh tự, thủ tục cấp tín dụng bán lẻ của BIDV

+ Trích thu nhập của Bên vay để trả nợ cho Chi nhánh theo lịch trả nợ đã được các Bên thỏa thuận, ký kết.

+ Thực hiện các thủ tục có liên quan khi cổ phiếu của Công ty chính thức được niêm yết, giao dịch trên thị trường chứng khoán tập trung.

3. Ngay sau khi Công ty hoàn tất thủ tục cổ phần hóa (khi pháp nhân mới là Công ty cổ phần có đăng ký kinh doanh), Chi nhánh và đại diện theo pháp luật của Công ty cổ phần ký Biên bản xác nhận lại toàn bộ nội dung tại điểm 9.2 nêu trên với nguyên tắc kế thừa toàn bộ quyền và nghĩa vụ của Công ty nhà nước (pháp nhân cũ) theo quy định tại Điều 8 Chương I Nghị định số 187/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 của Chính phủ về chuyển Công ty Nhà nước thành Công ty cổ phần.

Điều 10- Thu nợ:1 Việc thu nợ và xử lý nợ vay thực hiện theo thỏa thuận trong Hợp đồng tín

dụng phù hợp với các quy định của pháp luật hiện hành.2. Khi chuyển nhượng cổ phiếu, thì tiền thu được từ việc chuyển nhượng

phải được hoàn trả nợ vay (cả gốc và lãi) của Bên vay tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển.

Điều 11- Theo dõi nợ, xử lý nợ:1. Khi cổ phiếu chưa được niêm yết, giao dịch trên thị trường chứng khoán

tập trung, thì hàng tháng Chi nhánh phải theo dõi, phân tích, đánh giá, kiểm tra:1.1. Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp để kịp thời xử lý khi có những

sự kiện phát sinh bất lợi cho hoạt động của doanh nghiệp hoặc ảnh hưởng bất lợi đối với số cổ phiếu đang cầm cố tại Chi nhánh.

1.2. Nguồn thu nhập của CBCNV vay vốn, để kịp thời xử lý khi có những sự kiện phát sinh làm ảnh hưởng đến thu nhập của CBCNV hoặc khi có sự vi phạm hợp đồng của CBCNV vay vốn.

2. Khi cổ phiếu được niêm yết:2.1. Chi nhánh yêu cầu CBCNV vay vốn thực hiện cam kết về việc lưu ký

và giao dịch tại BSC (hoặc Chi nhánh được phép lưu ký của BIDV) theo quy định hiện hành về giao dịch, kinh doanh chứng khoán niêm yết;

2.2. Việc phối hợp giữa BSC (hoặc Chi nhánh BIDV nhận lưu ký cổ phiếu) và Chi nhánh cho vay trong việc cung cấp thông tin và xử lý cổ phiếu để thu hồi nợ cũng như xử lý các vấn đề liên quan được thực hiện theo quy định về cho vay có đảm bảo bằng cầm cố cổ phiếu, quy định về chứng khoán và thị trường chứng khoán hiện hành.

105

Page 109: Quy định về trinh tự, thủ tục cấp tín dụng bán lẻ của BIDV

Mẫu 01-PLVII

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập - Tự do - Hạnh phúc

------------------------o0o----------------------

GIẤY ĐỀ NGHỊ VAY VỐN MUA CỔ PHIẾU KIÊM PHƯƠNG ÁN TRẢ NỢ

Kính gửi : ............................................................

I. THÔNG TIN VỀ NGƯỜI VAY VÀ NHU CẦU VAY:

1- Họ và tên người vay:....................................................................................................Chứng minh thư số:...............................ngày........./....../....... do CA..........................cấpHộ khẩu thường trú:................................... Chỗ ở hiện nay:.............................................Đang làm việc tại:................................... Địa chỉ đơn vị:................................................Tổng thu nhập hàng tháng đơn vị trả:..............................và đề nghị Ngân hàng cho tôi

vay:Bằng số.........................................Bằng chữ: ........ .......................................................

Mục đích vay: Mua cổ phiếu của Công ty (1) ............................................................. Thời hạn vay..........tháng; Lãi suất vay:.........................................2- Họ và tên người liên quan (vợ /chồng):.....................................................................Chứng minh thư số:................................ngày........./....../....... do CA..........................cấpHộ khẩu thường trú:.................................... Chỗ ở hiện nay:.........................................Đang làm việc tại:................................... Địa chỉ đơn vị:...............................................

II. PHƯƠNG ÁN VAY, TRẢ NỢ

1. Vốn tự có tham gia:............................................................2. Kế hoạch trả nợ:.................................................................a) Kỳ hạn trả nợ gốc và lãi: ...................................................b) Nguồn trả nợ:

+ Từ thu nhập ổn định hàng tháng:..............................+ Cổ tức thu được: .......................................................+ Nguồn khác:..............................................................

II. CAM KẾT VÀ UỶ QUYỀN:

1. Chấp hành đầy đủ chế độ tín dụng của pháp luật và quy định của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển; sử dụng vốn vay đúng mục đích, trả nợ gốc và lãi đúng hạn.

2. Sử dụng toàn bộ số cổ phiếu thuộc sở hữu của mình (kể cả số cổ phiếu mua bằng vốn tự có) cầm cố tại Ngân hàng để đảm bảo nghĩa vụ trả nợ vay.

106

Page 110: Quy định về trinh tự, thủ tục cấp tín dụng bán lẻ của BIDV

3. Bằng văn bản này, tôi uỷ quyền vô điều kiện và không huỷ ngang cho Công ty (1)

được toàn quyền trích thu nhập hàng tháng của tôi với số tiền là: ......................... đồng và các khoản thu nhập hợp pháp khác để thanh toán nợ gốc và lãi cho Ngân hàng theo lịch trả nợ tôi đã cam kết với Ngân hàng cho đến khi trả hết nợ.

Tôi hoàn toàn nhất trí với đề nghị và cam kết của chồng (vợ) tôi trên đây. Nếu được Ngân hàng cho vay, tôi cam kết sẽ cùng chồng (vợ) tôi có trách nhiệm chung để trả nợ gốc và lãi tiền vay đầy đủ, đúng hạn.

Chồng (vợ) Người đề nghị vay vốn(ký, ghi rõ họ, tên)

..........., ngày .... tháng .... năm.......

Người đề nghị(ký, ghi rõ họ, tên)

Ghi chú: (1): Tên Công ty Cổ phần;

XÁC NHẬN VÀ CAM KẾT CỦA ĐƠN VỊ CÔNG TÁC

Xác nhận ông (bà)..................... hiện đang công tác tại đơn vị chúng tôi, đề nghị Ngân hàng giải quyết cho vay như đề nghị trên đây. Hàng .........., chúng tôi sẽ trích thu nhập của ông (bà).................. với số tiền là...................................... để trả nợ Ngân hàng theo uỷ quyền trên đây cho đến khi trả hết nợ gốc, lãi cho Ngân hàng.

Trong thời gian chưa trả hết nợ, nếu ông (bà) ......................... có nhu cầu chuyển công tác, chúng tôi chỉ giải quyết khi có ý kiến đồng ý bằng văn bản của Ngân hàng.

............, ngày.... tháng..... năm............

Tổng Giám đốc/Giám đốc (ký tên, đóng dấu)

107

Page 111: Quy định về trinh tự, thủ tục cấp tín dụng bán lẻ của BIDV

Mẫu 02-PLVII

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập - Tự do - Hạnh phúc

HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG KIÊM CẦM CỐ CỔ PHIẾU(Vay vốn mua cổ phiếu trong các Doanh nghiệp cổ phần hóa của CBCNV)

Số: ..../..../HĐSố đăng ký tại NH: .../...

- Căn cứ Bộ luật Dân sự ngày 28/10/1995;- Căn cứ Nghị định số 178/1999/NĐ-CP ngày 29/12/1999 của Chính phủ về bảo đảm tiền

vay và các văn bản hướng dẫn thi hành;- Căn cứ Quy chế cho vay ban hành kèm theo Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày

31/12/2001 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước và Quyết định số 127/2005/QĐ-NHNN ngày 03/02/2005 về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001, các văn bản hướng dẫn thi hành;

- Căn cứ các quy định hiện hành về cho vay không có bảo đảm bằng tài sản đối với CBCNV và thu nợ từ tiền lương, trợ cấp và các khoản thu nhập khác.

Hôm nay, ngày ..... tháng.... năm ...........Tại: ........................

Chúng tôi gồm có:

1- Bên cho vay:Ngân hàng Đầu tư và Phát triển ..........................Địa chỉ: .................................................................Điện thoại: ...................... Fax:................Do ông (bà): ...................................... Chức vụ: .................. làm đại diện.

2- Bên vay:Họ và tên: ............................................................Địa chỉ:................................................................Đơn vị công tác: ................................................................Điện thoại: ......................

Hai bên thoả thuận ký kết Hợp đồng tín dụng ......................... với các điều khoản sau:

Điều 1.- Số tiền vay và mục đích vay1. Ngân hàng cho Bên vay, vay số tiền là:.........................................................

Bằng chữ............................................................................................................

2. Mục đích vay: Mua cổ phiếu của Công ty..................................(sau đây gọi chung là Công ty)

Điều 2.- Thời hạn vay.1. Thời hạn vay là:............ tháng kể từ ngày Bên vay rút tiền vay lần đầu tiên.

Điều 3. Lãi suất3.1 Lãi suất cho vay trong hạn: (chỉ ghi loại lãi suất thực hiện với từng hợp đồng )

108

Page 112: Quy định về trinh tự, thủ tục cấp tín dụng bán lẻ của BIDV

Lãi suất cho vay là: .........................%/(tháng/năm) cố định trong thời hạn hiệu lực của Hợp đồng tín dụng;

Lãi suất cho vay được điều chỉnh theo thông báo lãi suất của Ngân hàng ĐT&PT Việt nam từng thời kỳ. Lãi suất áp dụng cho kỳ đầu tiên là: ........................%/(tháng/năm)

Lãi suất cho vay thả nổi: bằng lãi suất cơ sở (lãi suất tiết kiệm …... tháng trả sau, lãi suất cơ bản) + phí ...….%, điều chỉnh định kỳ …..... tháng . Lãi suất áp dụng cho kỳ đầu tiên là: ....................%/(tháng/năm), Ngày điều chỉnh lãi suất là:………

3.2 Lãi suất áp dụng khi cơ cấu lại thời hạn trả nợ:

Trường hợp bên vay không có khả năng trả nợ gốc và lãi đúng kỳ hạn theo quy định tại khoản 1- Điều 4 hợp đồng này và được ngân hàng chấp thuận cơ cấu lại thời hạn trả nợ, Ngân hàng sẽ áp dụng lãi suất cho vay là …… kể từ ngày cơ cấu lại thời hạn trả nợ.

3.3 Lãi suất nợ quá hạn:- Đối với nợ gốc quá hạn, lãi suất quá hạn bằng ….. % lãi suất cho vay quy định tại

khoản 3.1 điều này (tối đa là 150% ).

Điều 4.- Rút vốn vay1. Bên vay lập bảng kê rút vốn theo mẫu của Ngân hàng.2. Bên vay làm thủ tục ký nhận nợ vay, tiền vay sẽ được Ngân hàng chuyển thẳng tới đơn

vị phát hành cổ phiếu của Bên vay.3. Trong mọi trường hợp, với bất kỳ lý do (khách quan, chủ quan) nào phát sinh dẫn đến

Bên vay không mua được cổ phiếu thì số tiền Ngân hàng đã giải ngân để mua cổ phiếu theo Hợp đồng này phải được chuyển trả lại Ngân hàng. Trong trường hợp này Bên vay vẫn phải thanh toán cho Ngân hàng số tiền lãi phát sinh cho những ngày thực tế vay.

Điều 5.- Trả nợ gốc, lãi1-Bên vay cam kết trả nợ gốc và lãi theo lịch như sau:…………………………(Ghi rõ ngày đến hạn trả nợ gốc và ngày đến hạn trả nợ lãi, số tiền phải trả từng kỳ:

nợ gốc hoặc nợ gốc + lãi)2. Lãi được tính từ ngày Bên vay rút tiền vay đầu tiên, tiền lãi được tính trên số dư nợ

vay nhân (x) với số ngày vay thực tế nhân (x) với lãi suất tháng chia (:) cho 30 hoặc nhân (x) với lãi suất năm chia (:) cho 360.

3. Bên vay uỷ quyền vô điều kiện và không huỷ ngang cho Công ty trích thu nhập hàng tháng của Bên vay để trả nợ Ngân hàng và không thay đổi uỷ quyền này khi chưa có sự chấp thuận bằng văn bản của Ngân hàng. Khi bất cứ một món nợ gốc, lãi nào đến hạn, Công ty sẽ tự động trích thu nhập hàng tháng của Bên vay do Công ty trả cho Bên vay để trả nợ đủ nợ gốc và lãi cho Ngân hàng theo lịch trả nợ kèm theo Hợp đồng này, Công ty sẽ chuyển trả trực tiếp cho Ngân hàng mà không cần bất kỳ sự đồng ý nào của Bên vay và không phải thông báo trước cho Bên vay biết.

Trong mọi trường hợp, việc trích thu nhập không đủ để thanh toán trả nợ gốc và lãi hàng tháng thì Bên vay phải chủ động sử dụng các nguồn khác để trả nợ. Khi bất cứ một món nợ nào đến hạn mà Bên vay không trả được nợ thì Ngân hàng sẽ chuyển sang nợ quá hạn theo quy định của pháp luật hiện hành.

4. Bên vay có thể trả nợ trước hạn và phải trả phí bằng…...

Điều 6.- Biện pháp bảo đảm nghĩa vụ hoàn trả vốn vay1. Bên vay cam kết dùng toàn bộ thu nhập hàng tháng của mình do đơn vị công tác trả và

các khoản thu nhập khác trong thời gian còn dư nợ vay Ngân hàng để bảo đảm nghĩa vụ hoàn trả vốn vay theo Hợp đồng này.

2. Trường hợp Bên vay không thực hiện đúng cam kết Hợp đồng này, Ngân hàng có quyền yêu cầu Bên vay thực hiện các biện pháp bảo đảm bắt buộc như thế chấp, cầm cố cố tài sản của Bên vay, bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba.

3. Bên vay dùng toàn bộ số cổ phiếu (hình thành từ vốn vay Ngân hàng và vốn tự có của Bên vay) cầm cố tại Ngân hàng, toàn bộ số cổ phiếu này sẽ được Công ty giao trực tiếp cho Ngân hàng. Khi cổ phiếu được niêm yết, Bên vay phải thực hiện lưu ký toàn bộ số cổ phiếu này tại

109

Page 113: Quy định về trinh tự, thủ tục cấp tín dụng bán lẻ của BIDV

Công ty Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BSC) và thực hiện giao dịch mua, bán cổ phiếu tại BSC.

4. Bằng Hợp đồng này, Bên vay đồng ý rằng Ngân hàng có toàn quyền trong việc xử lý cổ phiếu của Bên vay đã cầm cố để thu nợ khi Bên vay vi phạm Hợp đồng này. Văn bản này là cơ sở để BSC thực hiện theo yêu cầu của Ngân hàng khi phải xử lý cổ phiếu để thu hồi nợ.

Điều 7.- Quyền và nghĩa vụ của Bên vay1. Chấp hành những quy định của pháp luật hiện hành liên quan đến quan hệ tín dụng và

các chế độ, hướng dẫn của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.2. Trả nợ gốc và lãi vay đầy đủ, đúng hạn, hoặc có thể trả nợ trước hạn bằng các nguồn thu

khác; trả nợ trước hạn bằng cách chuyển nhượng cổ phiếu phù hợp với khoản 2 Điều này.3. Trường hợp Bên vay chuyển nhượng cổ phiếu thì tiền thu được phải dùng để trả nợ

Ngân hàng;4. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc sử dụng vốn vay đúng mục đích.5. Thông báo trước cho Ngân hàng biết về việc chuyển đơn vị công tác.6. Không có quyền yêu cầu Công ty thay đổi phương thức trả nợ bằng cách hàng tháng

Công ty trích thu nhập của Bên vay để trả nợ đầy đủ gốc và lãi vay cho Ngân hàng trừ trường hợp được Ngân hàng chấp thuận bằng văn bản.

7. Thực hiện các nghĩa vụ khác quy định trong Hợp đồng này.

Điều 8.- Quyền và nghĩa vụ của Ngân hàng1. Có trách nhiệm cung ứng vốn vay theo yêu cầu của Bên vay đã ghi trong Hợp đồng

này.2. Mở cho Bên vay một tài khoản tiền vay để hạch toán việc rút tiền vay và trả nợ vay.3. Kiểm tra trước, trong, sau khi cho vay vốn và quá trình thu nợ, thu lãi đến khi kết thúc

Hợp đồng này.4. Thu nợ trước thời hạn khi khách hàng vay thay đổi đơn vị công tác mà không báo trước

cho Ngân hàng.5. Yêu cầu Bên vay thế chấp, cầm cố tài sản khác hoặc bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ

ba trong trường hợp Bên vay đó thay đổi đơn vị công tác, hoặc giá trị cổ phiếu cầm cố không đủ để đảm bảo nghĩa vụ trả nợ cho Ngân hàng hoặc Bên vay vi phạm hợp đồng này.

6. Xử lý cổ phiếu Bên vay cầm cố tại Ngân hàng để thu hồi nợ nếu Bên vay vi phạm Hợp đồng này.

7. Sau khi Bên vay đã trả hết nợ gốc và lãi vay, Ngân hàng sẽ làm thủ tục giải tỏa và giao trả lại cho Bên vay số cổ phiếu đã cầm cố tại Ngân hàng.

8. Áp dụng các biện pháp cần thiết theo thoả thuận trong các Hợp đồng này và theo quy định của pháp luật để thu hồi nợ gốc và lãi tiền vay.

9. Ngân hàng được quyền xem xét điều chỉnh lãi suất, mức cho vay, thời hạn cho vay do môi trường hoạt động và các chính sách, quy định của pháp luật, Ngân hàng Nhà nước có sự thay đổi ảnh hưởng đến hoạt động của Ngân hàng.

Điều 9.- Xử lý cổ phiếu cầm cố1. Cổ phiếu được xử lý trong các trường hợp:a) Bên vay vi phạm hợp đồng này và Ngân hàng quyết định thu hồi nợ trước hạn;b) Bên vay không trả nợ đúng hạn.2. Phương thức xử lý:a) Khi cổ phiếu chưa đăng ký niêm yết, giao dịch trên thị trường chứng khoán tập trung:Ngân hàng sẽ chủ động bán cổ phiếu (tài sản đảm bảo) theo quy định của pháp luật hiện

hành về tín dụng và xử lý tài sản đảm bảo hoặc phối hợp với Công ty tiến hành các thủ tục cần thiết để để bán cổ phiếu thu hồi nợ theo quy định tại Hợp đồng này.

b) Trường hợp cổ phiếu của Công ty đã được niêm yết, giao dịch trên Thị trường chứng khoán tập trung:

110

Page 114: Quy định về trinh tự, thủ tục cấp tín dụng bán lẻ của BIDV

- Ngân hàng sẽ phối hợp với Công ty Chứng khoán BSC tiến hành các thủ tục theo quy định của pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán và quy định tại Hợp đồng này để xử lý bán cổ phiếu.

- Trường hợp giá trị các cổ phiếu theo giá khớp lệnh tại thời điểm bán cổ phiếu trên Thị trường chứng khoán tập trung lớn hơn số nợ gốc, lãi thì Ngân hàng sẽ chỉ xử lý số cổ phiếu để thanh toán đủ gốc và lãi, số tiền thừa (nếu có) Ngân hàng sẽ chuyển trả lại cho Bên vay.

- Trường hợp Bên vay không muốn bán cổ phiếu thì phải dùng nguồn khác để trả nợ Ngân hàng.

3. Trường hợp giá trị của toàn bộ số cổ phiếu cầm cố được xử lý không đủ thanh toán số nợ gốc và lãi thì Bên vay vẫn phải có trách nhiệm trả nợ đối với số nợ còn thiếu.

Điều 10.- Giải quyết tranh chấp Mọi tranh chấp phát sinh trong quá trình thực hiện Hợp đồng được giải quyết trên cơ sở

thương lượng bình đẳng giữa hai bên. Trường hợp không tự thương lượng được, hai bên có thể tiến hành các biện pháp hoà giải. Nếu không hoà giải được thì sẽ đưa ra Toà án có thẩm quyền để giải quyết. Quyết định của Toà án có hiệu lực bắt buộc đối với các bên theo quy định của pháp luật.

Điều 11.- Hiệu lực của Hợp đồng1. Hợp đồng này có hiệu lực từ ngày ký. Hợp đồng kết thúc khi Bên vay trả nợ xong cả

gốc, lãi, lãi phạt quá hạn, phí (nếu có) phát sinh từ Hợp đồng này;2. Các văn bản, tài liệu liên quan đến Hợp đồng này là bộ phận kèm theo có giá trị pháp lý

theo Hợp đồng;3. Sau khi Bên vay trả hết nợ (gốc, lãi, lãi quá hạn và phí (nếu có), Hợp đồng này coi như

được thanh lý.4. Hợp đồng này được lập thành 03 bản chính, có giá trị pháp lý như nhau: Ngân hàng giữ

02 bản, Bên vay giữ 01 bản.

Bên vay Đại diện Ngân hàng (họ tên, ký) (họ tên, chức vụ, ký, đóng dấu)

111

Page 115: Quy định về trinh tự, thủ tục cấp tín dụng bán lẻ của BIDV

Mẫu 03-PLVIICỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG KIÊM CẦM CỐ CỔ PHIẾU(Vay mua cổ phiếu trong các Doanh nghiệp cổ phần hóa của CBCNV)

Số: ..../..../HĐSố đăng ký tại NH: .../...

- Căn cứ Bộ luật Dân sự ngày 28/10/1995;- Căn cứ Nghị định số 178/1999/NĐ-CP ngày 29/12/1999 của Chính phủ về bảo đảm tiền vay

và các văn bản hướng dẫn thi hành;- Căn cứ Quy chế cho vay ban hành kèm theo Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày

31/12/2001 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước và Quyết định số 127/2005/QĐ-NHNN ngày 03/02/2005 về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001;

- Căn cứ các quy định hiện hành về cho vay không có bảo đảm bằng tài sản đối với CBCNV và thu nợ từ tiền lương, trợ cấp và các khoản thu nhập khác.

Hôm nay, ngày ..... tháng.... năm ...........Tại: ........................

Chúng tôi gồm có:

1- Bên cho vay:Ngân hàng Đầu tư và Phát triển ............................(sau đây gọi là Ngân hàng)Địa chỉ: .................................................................Điện thoại: ...................... Fax:................Do ông (bà): ...................................... Chức vụ: .................. làm đại diện.

2- Bên vay:Là các cán bộ công nhân viên thuộc cơ quan, đơn vị ...................................................... có nhu

cầu vay vốn theo Giấy đề nghị vay vốn (sau đây gọi là Bên vay)Đại diện ký hợp đồng tín dụng:............................................... theo Giấy đề nghị vay vốn của các

Bên vay (sau đây gọi là Người đại diện).

Hai bên thoả thuận ký kết Hợp đồng tín dụng với các điều khoản sau:

Điều 1.- Số tiền vay và mục đích vay1. Ngân hàng cho tất cả các Bên vay với tổng số tiền vay là:..........................................

Bằng chữ...........................................................................................................................................

2. Số tiền vay cụ thể từng Bên vay ký nhận nợ vay theo Phụ lục đính kèm Hợp đồng này.

3. Mục đích vay: Mua cổ phiếu của Công ty.....................................

Điều 2.- Thời hạn vay1. Thời hạn vay đối với mỗi Bên vay được tính kể từ ngày Bên vay đó rút tiền vay lần

đầu tiên đến khi trả xong nợ, quy định tại Điều 12 Hợp đồng này. Điều 3. Lãi suất

Lãi suất áp dụng chung cho tất cả các Bên vay là:3.1 Lãi suất cho vay trong hạn: (chỉ ghi loại lãi suất thực hiện với từng hợp đồng)

112

Page 116: Quy định về trinh tự, thủ tục cấp tín dụng bán lẻ của BIDV

Lãi suất cho vay là: .........................%/(tháng/năm) cố định trong thời hạn hiệu lực của Hợp đồng tín dụng;

Lãi suất cho vay được điều chỉnh theo thông báo lãi suất của Ngân hàng ĐT&PT Việt nam từng thời kỳ. Lãi suất áp dụng cho kỳ đầu tiên là: ........................%/(tháng/năm)

Lãi suất cho vay thả nổi: bằng lãi suất cơ sở (lãi suất tiết kiệm …... tháng trả sau, lãi suất cơ bản) + phí ...….%, điều chỉnh định kỳ …..... tháng . Lãi suất áp dụng cho kỳ đầu tiên là: ....................%/(tháng/năm), Ngày điều chỉnh lãi suất là:………

3.2 Lãi suất áp dụng khi cơ cấu lại thời hạn trả nợ:

Trường hợp bên vay không có khả năng trả nợ gốc và lãi đúng kỳ hạn theo quy định tại khoản 1- Điều 4 hợp đồng này và được ngân hàng chấp thuận cơ cấu lại thời hạn trả nợ, Ngân hàng sẽ áp dụng lãi suất cho vay là …… kể từ ngày cơ cấu lại thời hạn trả nợ.

3.3 Lãi suất nợ quá hạn:- Đối với nợ gốc quá hạn, lãi suất quá hạn bằng ….. % lãi suất cho vay quy định tại

khoản 3.1 điều này (tối đa là 150% ).

Điều 4.- Rút vốn vay1. Các Bên vay lập chung bảng kê rút vốn theo mẫu của Ngân hàng, có chữ ký của người đại

diện ký chính thức trên Hợp đồng này. 2. Bên vay làm thủ tục ký nhận nợ vay, tiền vay sẽ được Ngân hàng chuyển thẳng tới đơn vị

phát hành cổ phiếu của Bên vay.

Điều 5- Trả nợ gốc1. Bên vay cam kết trả nợ gốc theo kỳ hạn ...........2. Định kỳ ......... tháng, Ngân hàng lập Bảng thu nợ và lãi gửi cho Người đại diện để Thủ

trưởng đơn vị công tác xác nhận chuyển cho Phòng tài vụ (hoặc Phòng ..........................) của đơn vị công tác trích thu nhập của các Bên vay chi trả cho Ngân hàng.

3. Bên vay nào cũng có thể trả nợ trước hạn theo quy định tại Hợp đồng này.

Điều 6.- Trả lãi tiền vay1. Lãi được trả: .................2. Lãi được tính từ ngày Bên vay rút tiền vay lần đầu tiên.3. Tiền lãi được tính trên số dư nợ vay nhân (x) với số ngày vay thực tế nhân (x) với lãi suất

tháng chia (:) cho 30 hoặc nhân (x) với lãi suất năm chia (:) cho 360.4. Đến ngày trả lãi, các Bên vay thực hiện trả lãi như quy định tại Khoản 2 Điều 4 Hợp đồng

này hoặc các Bên vay chủ động trả lãi cho Ngân hàng; nếu Bên vay không chủ động trả thì Ngân hàng sẽ phối hợp với đơn vị công tác của Bên vay để thu lãi.

Điều 7.- Biện pháp bảo đảm nghĩa vụ hoàn trả vốn vay1. Tất cả các Bên vay cam kết dùng toàn bộ thu nhập hàng tháng của mình do đơn vị công tác

trả và các khoản thu nhập khác trong thời gian còn dư nợ vay Ngân hàng để bảo đảm nghĩa vụ hoàn trả vốn vay theo Hợp đồng này. Đơn vị công tác có trách nhiệm trích thu nhập của các Bên vay để trả nợ đến hạn nếu Ngân hàng có yêu cầu.

2. Trường hợp bất kỳ một Bên vay không thực hiện đúng cam kết Hợp đồng này, Ngân hàng có quyền yêu cầu Bên vay đó thực hiện các biện pháp bảo đảm bắt buộc như thế chấp, cầm cố cố tài sản của Bên vay, bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba.

3. Tất cả các Bên vay dùng toàn bộ số cổ phiếu (hình thành từ vốn vay Ngân hàng) cầm cố tại Ngân hàng. Khi cổ phiếu được niêm yết, Bên vay phải thực hiện lưu ký toàn bộ số cổ phiếu đã mua bằng vốn vay Ngân hàng tại Công ty Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BSC) và thực hiện giao dịch mua, bán cổ phiếu tại BSC.

4. Bằng Hợp đồng này, Bên vay đồng ý rằng Ngân hàng có toàn quyền trong việc xử lý cổ phiếu của Bên vay đã cầm cố để thu nợ khi Bên vay vi phạm Hợp đồng này. Văn bản này là cơ sở để BSC thực hiện theo yêu cầu của Ngân hàng khi phải xử lý cổ phiếu để thu hồi nợ.

Điều 8.- Quyền và nghĩa vụ của các Bên vay

113

Page 117: Quy định về trinh tự, thủ tục cấp tín dụng bán lẻ của BIDV

1. Trả nợ gốc và lãi vay đầy đủ, đúng hạn, hoặc có thể trả nợ trước hạn bằng các nguồn thu khác; trả nợ trước hạn bằng cách chuyển nhượng cổ phiếu phù hợp với khoản 2 Điều này.

2. Chấp hành những quy định của pháp luật hiện hành liên quan đến quan hệ tín dụng và các chế độ, hướng dẫn của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.

3. Trường hợp Bên vay chuyển nhượng cổ phiếu thì tiền thu được phải dùng để trả nợ Ngân hàng.

4. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc sử dụng vốn vay đúng mục đích.5. Thông báo trước cho Ngân hàng biết về việc chuyển đơn vị công tác.6. Thực hiện các nghĩa vụ khác quy định trong Hợp đồng này.

Điều 9.- Quyền và nghĩa vụ của Người đại diện1. Phối hợp với Ngân hàng trong việc giải ngân; 2. Theo dõi, giám sát các Bên vay sử dụng vốn vay và trả nợ Ngân hàng; định kỳ báo cáo

Ngân hàng tình hình các Bên vay và khả năng trả nợ và phản ánh kịp thời cho Ngân hàng các trường hợp có khả năng ảnh hưởng đến việc thu hồi nợ của Ngân hàng (như bị kỷ luật, chuẩn bị chuyển công tác, ốm đau nặng...);

3. Được Ngân hàng trả một khoản phí hoa hồng sau khi ký hợp đồng là ........................ Sau khi kết thúc hợp đồng, căn cứ vào kết quả thu nợ, thu lãi, Ngân hàng sẽ chi thêm một khoản không quá...........% trên tổng số tiền lãi thu được.

Điều 10.- Quyền và nghĩa vụ của Ngân hàng1. Có trách nhiệm cung ứng vốn vay theo yêu cầu của Bên vay đã ghi trong Hợp đồng này.2. Mở cho mỗi Bên vay một tài khoản tiền vay để hạch toán việc rút tiền vay và trả nợ vay.3. Kiểm tra trước, trong, sau khi cho vay vốn và quá trình thu nợ, thu lãi đến khi kết thúc Hợp

đồng này.4. Đình chỉ cho vay và thu nợ trước thời hạn của bất kỳ một Bên vay nào trong các trường hợp

sau:- Phát hiện Bên vay sử dụng vốn vay không đúng mục đích;- Bên vay cung cấp thông tin sai lạc về việc sử dụng vốn vay.- Tình hình sản xuất, tình hình tài chính của Bên vay đe doạ nghiêm trọng đến khả năng trả nợ

Ngân hàng;- Bên vay thay đổi đơn vị công tác mà không báo trước cho Ngân hàng.5. Yêu cầu Bên vay thế chấp, cầm cố tài sản khác hoặc bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba

trong trường hợp Bên vay đó thay đổi đơn vị công tác hoặc vi phạm hợp đồng này.6. Xử lý cổ phiếu Bên vay cầm cố tại Ngân hàng để thu hồi nợ nếu Bên vay vi phạm Hợp

đồng này.7. Sau khi Bên vay đã trả hết nợ gốc và lãi vay, Ngân hàng sẽ làm thủ tục giải tỏa và giao trả

lại cho Bên vay số cổ phiếu đã cầm cố tại Ngân hàng.8. Áp dụng các biện pháp cần thiết theo thoả thuận trong các Hợp đồng này và theo quy định

của pháp luật để thu hồi nợ gốc và lãi tiền vay.9. Ngân hàng được quyền xem xét điều chỉnh lãi suất, mức cho vay, thời hạn cho vay

do môi trường hoạt động và các chính sách, quy định của pháp luật, Ngân hàng Nhà nước có sự thay đổi ảnh hưởng đến hoạt động của Ngân hàng.

Điều 11.- Xử lý cổ phiếu cầm cố1. Cổ phiếu được xử lý trong các trường hợp:a) Bên vay vi phạm hợp đồng này và Ngân hàng quyết định thu hồi nợ trước hạn;b) Bên vay không trả nợ đúng hạn.2. Phương thức xử lý:Ngân hàng sẽ phối hợp với Công ty Chứng khoán BSC tiến hành các thủ tục theo quy định

của pháp luật và quy định tại Hợp đồng này để bán cổ phiếu thu hồi nợ. Trường hợp giá trị các cổ phiếu theo giá khớp lệnh tại thời điểm bán cổ phiếu trên Thị trường chứng khoán tập trung lớn hơn số

114

Page 118: Quy định về trinh tự, thủ tục cấp tín dụng bán lẻ của BIDV

nợ gốc, lãi thì Ngân hàng sẽ chỉ xử lý số cổ phiếu để thanh toán đủ gốc và lãi, số tiền thừa (nếu có) Ngân hàng sẽ chuyển trả lại cho Bên vay.

Trường hợp giá trị của toàn bộ số cổ phiếu cầm cố được xử lý không đủ thanh toán số nợ gốc và lãi thì Bên vay vẫn phải có trách nhiệm trả nợ đối với số nợ còn thiếu.

Điều 12.- Phương thức ký hợp đồng1. Các Bên vay ký Hợp đồng thông qua Người đại diện được tất cả các Bên vay uỷ quyềnvà

được Thủ trưởng đơn vị công tác xác nhận.2. Từng Bên vay trực tiếp ký nhận nợ vay trên Danh sách CBCNV nhận nợ vay Ngân hàng

kèm theo Hợp đồng này. Danh sách CBCNV nhận nợ vay Ngân hàng do Người đại diện lập và được Thủ trưởng đơn vị công tác ký xác nhận.

Điều 13.- Giải quyết tranh chấp Mọi tranh chấp phát sinh trong quá trình thực hiện Hợp đồng được giải quyết trên cơ sở

thương lượng bình đẳng giữa các bên. Trường hợp không tự thương lượng được, các bên có thể tiến hành các biện pháp hoà giải. Nếu không hoà giải được thì sẽ đưa ra Toà án có thẩm quyền để giải quyết. Quyết định của Toà án có hiệu lực bắt buộc đối với các bên theo quy định của pháp luật.

Điều 14.- Hiệu lực của Hợp đồng1. Hợp đồng này có hiệu lực từ ngày ký. Hợp đồng kết thúc khi tất cả Bên vay trả nợ xong cả

gốc, lãi, lãi phạt quá hạn, phí (nếu có) phát sinh từ Hợp đồng này;2. Các văn bản, tài liệu liên quan đến Hợp đồng này là bộ phận kèm theo có giá trị pháp lý

theo Hợp đồng;3. Sau khi tất cả các Bên vay trả hết nợ (gốc, lãi, lãi quá hạn và phí (nếu có), Hợp đồng này coi

như được thanh lý.4. Hợp đồng này được lập thành 04 bản chính, có giá trị pháp lý như nhau: Ngân hàng giữ 02

bản chính, Đại diện công đoàn cơ sở giữ 01 bản chính, Đơn vị công tác giữ 01 bản chính và có thể sao gửi cho mỗi Bên vay giữ 01 bản.

Đại diện Bên vay Đại diện Ngân hàng (họ tên, ký) (họ tên, chức vụ, ký, đóng dấu)

115

Page 119: Quy định về trinh tự, thủ tục cấp tín dụng bán lẻ của BIDV

Mẫu 04-PLVII

DANH SÁCHCBCNV vay vốn mua Cổ phiếu của Cty..............

tại Chi nhánh Ngân hàng Ngân hàng Đầu tư và Phát triển.....................(Phụ lục kèm theo Hợp đồng tín dụng số ......................)

Stt

Họ và tên Số tiền vay Thời hạn vay Mức trả nợ hàng kỳ

123....

Tổng cộng:

Xác nhận của thủ trưởng đơn vị Đại diện bên vay (họ tên, chức vụ, ký, đóng dấu) (họ tên, chức vụ, ký)

116

Page 120: Quy định về trinh tự, thủ tục cấp tín dụng bán lẻ của BIDV

Phụ lục VIII/TDBL

SẢN PHẨM CHO VAY ĐỐI VỚI NGƯỜI VIỆT NAM ĐI LÀM VIỆC Ở NƯỚC NGOÀI

(Ban hành kèm theo Quyết định số 4321 /QĐ-TD3 ngày 27/8/2008của Tổng Giám đốc Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam )

Điều 1. Đối tượng và phạm vi áp dụng:

1. Sản phẩm này quy định việc cho vay đối với khách hàng vay là người lao động, chuyên gia và tu nghiệp sinh Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo các hình thức sau:

- Thông qua doanh nghiệp Việt Nam được phép cung ứng lao động theo hợp đồng ký kết với bên nước ngoài;

- Thông qua doanh nghiệp Việt Nam nhận thầu, nhận khoán công trình hoặc đầu tư ở nước ngoài;

- Theo hợp đồng lao động do cá nhân người lao động, chuyên gia và tu nghiệp sinh Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài trực tiếp ký kết với người sử dụng lao động ở nước ngoài.

2. Văn bản này được áp dụng trong toàn hệ thống Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, bao gồm: Hội sở chính, các Chi nhánh, Sở giao dịch.

Điều 2. Giải thích từ ngữ:

Trong Quy định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. “Doanh nghiệp được phép đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài” là doanh nghiệp có giấy phép hoạt động xuất khẩu lao động và doanh nghiệp Việt Nam nhận thầu, nhận khoán công trình ở nước ngoài, đầu tư ở nước ngoài có sử dụng lao động Việt Nam.

2. “Khách hàng vay” là người lao động, chuyên gia và tu nghiệp sinh Việt Nam đi làm việc tại nước ngoài có nhu cầu vay vốn tại Ngân hàng.

3. “Khách hàng vay ở nông thôn”: là khách hàng vay có hộ khẩu thường trú ở các vùng nông thôn ngoài các thành phố trực thuộc Trung ương; Thành phố thuộc Tỉnh; thị xã thuộc tỉnh hoặc Thành phố trực thuộc trung ương.

Điều 3. Điều kiện cho vay:

Các khách hàng phải đảm bảo các điều kiện về vay vốn theo quy định tại Quy chế cho vay của Tổ chức tín dụng đối với khách hàng ban hành kèm theo Quyết định số 1627/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001, các văn bản sửa đổi, bổ sung của Ngân hàng Nhà nước và hướng dẫn của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Ngoài ra, khách hàng vay phải đáp ứng các điều kiện sau:

117

Page 121: Quy định về trinh tự, thủ tục cấp tín dụng bán lẻ của BIDV

- Có hợp đồng lao động được ký kết giữa khách hàng vay với doanh nghiệp cung ứng lao động hoặc doanh nghiệp nhận thầu, khoán công trình hoặc đầu tư ở nước ngoài hoặc doanh nghiệp nước ngoài.

- Cam kết chuyển tiền lương, tiền công lao động có được từ làm việc ở nước ngoài về tài khoản mở tại Ngân hàng để đảm bảo trả đầy đủ nợ vay, thông qua hệ thống Ngân hàng nước ngoài do Ngân hàng hướng dẫn hoặc Hộ gia đình cam kết dùng thu nhập của Hộ gia đình (bao gồm cả tiền lương, tiền công của người lao động) để đảm bảo trả đầy đủ nợ vay.

- Cam kết dùng toàn bộ tiền đặt cọc và lãi phát sinh, tiền phí dịch vụ được doanh nghiệp cung ứng lao động trả lại theo quy định và quyền thụ hưởng tiền bảo hiểm các loại (nếu có) để trả nợ vay.

- Thực hiện bảo đảm tiền vay theo quy định tại Điều 9 dưới đây.

- Có văn bản chứng minh là Chủ hộ gia đình hoặc thành viên khác trong gia đình được Chủ hộ uỷ quyền hợp pháp (đối với trường hợp cho vay theo phương thức quy định tại Khoản 1 Điều 5).

Điều 4. Đối tượng cho vay:

Chi nhánh căn cứ vào các chi phí cần thiết, hợp pháp phục vụ cho khách hàng vay đi làm việc ở nước ngoài, quyết định cho vay các đối tượng sau:

- Chi phí các dịch vụ xuất khẩu lao động, số tiền đặt cọc (nếu có), chi phí đào tạo - giáo dục định hướng, số tiền ký quỹ hoặc bảo lãnh (nếu có), vé máy bay lượt đi và các chi phí hợp pháp khác phục vụ cho việc đi lao động ở nước ngoài (Đối với khách hàng vay đi làm việc ở nước ngoài thông qua doanh nghiệp được phép cung ứng lao động theo hợp đồng đã ký kết với bên nước ngoài).

- Chi phí đào tạo - giáo dục định hướng, vé máy bay lượt đi và các chi phí hợp pháp khác phục vụ cho việc đi lao động ở nước ngoài (Đối với khách hàng vay đi làm việc ở nước ngoài thông qua doanh nghiệp nhận thầu, nhận khoán công trình hoặc đầu tư ở nước ngoài).

- Chi phí mua vé máy bay lượt đi và các chi phí hợp pháp khác phục vụ cho việc đi lao động ở nước ngoài (Đối với khách hàng vay đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng cá nhân).

Điều 5. Phương thức cho vay:

1. Cho vay thông qua Hộ gia đình của khách hàng vay mà đại diện là Chủ hộ gia đình hoặc thành viên khác trong gia đình được Chủ hộ uỷ quyền hợp pháp (thành viên khác đó phải là đã thành niên).

2. Cho vay trực tiếp người lao động là độc thân.

Điều 6. Mức cho vay:

Căn cứ vào tổng chi phí cần thiết, hợp pháp phục vụ cho khách hàng vay đi làm việc ở nước ngoài nêu tại Điểm 5 Văn bản này, tài sản bảo đảm (nếu có) và khả năng trả nợ của người lao động, của hộ gia đình người lao động, Chi

118

Page 122: Quy định về trinh tự, thủ tục cấp tín dụng bán lẻ của BIDV

nhánh quyết định mức cho vay cụ thể, nhưng tối đa không vượt quá 70% tổng chi phí cần thiết, hợp pháp nêu trên.

Điều 7. Thời hạn cho vay:

Căn cứ vào mức thu nhập của khách hàng vay, khả năng trả nợ của khách hàng vay, của Hộ gia đình khách hàng vay và thời hạn của hợp đồng lao động đi làm việc ở nước ngoài đã được khách hàng vay ký kết, Chi nhánh quyết định thời hạn cho vay cụ thể, tối đa bằng thời hạn của hợp đồng đi làm việc ở nước ngoài đã được ký kết nhưng không được vượt quá 3 năm.

Điều 8. Ký kết hợp đồng tín dụng, giải ngân và kiểm tra, giám sát vốn vay:

1. Ký hợp đồng tín dụng:

- Trường hợp cho vay thông qua Hộ gia đình thì Chi nhánh ký kết hợp đồng tín dụng với Chủ hộ hoặc thành viên khác của hộ gia đình được chủ Hộ gia đình uỷ quyền hợp pháp.

- Trường hợp cho vay trực tiếp khách hàng vay là độc thân thì Chi nhánh ký kết hợp đồng tín dụng với khách hàng vay.

2. Giải ngân:

Căn cứ vào nhu cầu vay và đề nghị chi trả cho từng loại chi phí cần thiết, hợp pháp phục vụ cho khách hàng vay đi làm việc ở nước ngoài và chứng từ chứng minh đã sử dụng hết phần nguồn tự có cho các chi phí nêu trên, Chi nhánh quyết định hình thức giải ngân phù hợp dưới đây:

- Đối với tiền đặt cọc, phí dịch vụ: Chi nhánh chuyển tiền trực tiếp cho doanh nghiệp cung ứng lao động hoặc chuyển khoản vào tài khoản “Tiền đặt cọc” của doanh nghiệp mở tại Chi nhánh (đối với tiền đặt cọc của khách hàng vay).

- Đối với tiền vé máy bay đi: Chi nhánh chuyển tiền trực tiếp cho doanh nghiệp cung ứng lao động (nếu doanh nghiệp đầu mối mua vé máy bay) hoặc đại lý bán vé máy bay cho khách hàng vay.

- Đối với các chi phí khác: Giải ngân phù hợp với từng trường hợp cụ thể.

3. Kiểm tra, giám sát vốn vay:

- Khi khách hàng vay chưa làm thủ tục xuất cảnh ra nước ngoài, Chi nhánh phối hợp với doanh nghiệp cung ứng lao động/doanh nghiệp nhận thầu, nhận khoán công trình hoặc đầu tư ở nước ngoài kiểm tra, giám sát quá trình vay vốn và sử dụng vốn vay.

- Khi khách hàng vay đã xuất cảnh đi làm việc ở nước ngoài, Chi nhánh thực hiện kiểm tra việc trả nợ vốn vay thông qua hộ gia đình (hoặc người bảo lãnh bằng tài sản) của khách hàng vay ở trong nước.

Điều 9. Đảm bảo tiền vay:

1. Trường hợp cho vay thông qua hộ gia đình của khách hàng vay ở nông thôn thì Chi nhánh quyết định cho vay tối đa đến 20 triệu đồng (hoặc ngoại tệ

119

Page 123: Quy định về trinh tự, thủ tục cấp tín dụng bán lẻ của BIDV

quy đổi tương đương) không cần phải áp dụng biện pháp bảo đảm bằng tài sản. Trường hợp có nhu cầu vay vượt số tiền trên thì phải thực hiện đảm bảo tiền vay theo quy định tại Khoản 2 Điều này.

Trong trường hợp này, hợp đồng bảo đảm tiền vay được ký kết giữa Chi nhánh với Chủ hộ hoặc người được Chủ hộ uỷ quyền hợp pháp và những người đồng sở hữu tài sản.

2. Trường hợp cho vay thông qua hộ gia đình của khách hàng vay không thuộc Khoản 1 Điều này và cho vay đối với khách hàng vay là độc thân thì phải thực hiện các biện pháp bảo đảm tiền vay theo quy định hiện hành của pháp luật và hướng dẫn của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam về đảm bảo tiền vay.

Trường hợp cho vay trực tiếp khách hàng vay là độc thân mà có bảo đảm bằng tài sản, thì hợp đồng bảo đảm tiền vay được ký kết giữa Chi nhánh với khách hàng vay (khi khách hàng vay không trả được nợ thì Chi nhánh có quyền xử lý tài sản đảm bảo để thu hồi nợ theo quy định, kể cả trong trường hợp khách hàng vay vắng mặt) hoặc người được người lao động uỷ quyền hợp pháp.

Điều 10. Đồng tiền, lãi suất cho vay:

- Đồng tiền cho vay: Chi nhánh cho vay bằng đồng Việt Nam, trường hợp khách hàng vay có nhu cầu chuyển đổi thành ngoại tệ, Chi nhánh xem xét, ưu tiên bán ngoại tệ theo đúng quy định về quản lý ngoại hối.

- Lãi suất cho vay do Chi nhánh thoả thuận với khách hàng vay phù hợp với hướng dẫn của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.

Điều 11. Chứng minh tính khả thi của nguồn trả nợ

Nguồn trả nợ dựa trên cơ sở thu nhập của người đứng tên vay và người thân trong gia đình đóng góp. Người vay chứng minh nguồn trả nợ gồm các nguồn thu hợp pháp, hợp lý, thuyết minh rõ ràng phương án trả nợ. Cụ thể :

1. Đối với nguồn thu nhập chính từ hoạt động kinh doanh của cá nhân/hộ gia đình:

1.1 Có giải trình về hiệu quả kinh doanh và nguồn trả nợ từ hoạt động kinh doanh cũng như các nguồn trả nợ khác.

1.2 Các tài liệu khác chứng minh nguồn thu nhập và khả năng trả nợ.2. Đối với nguồn thu nhập chính từ lương:Các thủ tục, xác nhận nguồn trả nợ từ lương đối với khách hàng vay và

các thành viên tham gia trả nợ vay như hướng dẫn cho vay có bảo đảm bằng nguồn thu nợ từ lương của ngân hàng.

3. Giải trình về nguồn trả nợ khác là hợp pháp, hợp lý và có căn cứ.

Điều 12. Trả nợ gốc và lãi, phí:

1. Chi nhánh và Khách hàng vay thoả thuận kỳ hạn trả nợ gốc và lãi tiền vay phù hợp với nguồn thu nhập của khách hàng vay và nguồn trả nợ của hộ gia đình của khách hàng vay, theo hướng:

120

Page 124: Quy định về trinh tự, thủ tục cấp tín dụng bán lẻ của BIDV

- Trả nợ gốc, lãi hàng tháng, quý khi có thu nhập ổn định của khách hàng vay ở nước ngoài gửi về.

- Trả nợ gốc, lãi hàng tháng, quý hoặc mùa vụ phù hợp với nguồn thu của hộ gia đình.

- Kết hợp cả hai hình thức trên.

2. Khách hàng vay có thể trả nợ trước thời hạn.

3. Trong trường hợp vì bất kỳ lý do nào mà khách hàng vay không đi lao động nước ngoài nữa thì phải hoàn trả toàn bộ nợ vay trước hạn.

4. Trường hợp doanh nghiệp được phép cung ứng lao động theo hợp đồng đã ký kết với bên nước ngoài/doanh nghiệp Việt Nam nhận thầu, nhận khoán công trình hoặc đầu tư ở nước ngoài quản lý được thu nhập của khách hàng vay ở nước ngoài thì Chi nhánh có thể thoả thuận với khách hàng vay (hoặc hộ gia đình của khách hàng vay) và doanh nghiệp Việt Nam về việc doanh nghiệp Việt Nam trích thu nhập của khách hàng vay để trả nợ trực tiếp cho Chi nhánh.

Trong trường hợp này, Chi nhánh quyết định việc chi hoa hồng cho các doanh nghiệp đã hỗ trợ thu nợ gốc và lãi từ khách hàng vay, mức chi hoa hồng theo quy định hiện hành của BIDV.

Điều 13. Hồ sơ vay vốn:

Hồ sơ đề nghị vay vốn bao gồm:

- Giấy tờ chứng minh người vay vốn là đại diện của hộ gia đình khách hàng vay đi làm việc ở nước ngoài là sổ hộ khẩu gia đình.

Trường hợp người vay vốn được chủ hộ uỷ quyền thì ngoài sổ hộ khẩu gia đình phải có giấy uỷ quyền của Chủ hộ gia đình.

- Giấy đề nghị vay vốn của Chủ hộ gia đình khách hàng vay hoặc người được Chủ hộ uỷ quyền hợp pháp hoặc của khách hàng vay là độc thân.

- Văn bản chứng minh việc khách hàng vay đi làm việc ở nước ngoài, gồm: Văn bản thông báo hoặc xác nhận của doanh nghiệp cung ứng lao động hoặc hợp đồng lao động ký giữa doanh nghiệp cung ứng lao động với khách hàng vay; hợp đồng lao động ký giữa doanh nghiệp nhận thầu, nhận khoán hoặc đầu tư ở nước ngoài với khách hàng vay; hợp đồng lao động ký giữa khác hàng vay với người sử dụng lao động ở nước ngoài đã đăng ký tại Sở lao động-Thương binh và Xã hội khách hàng vay cư trú.

- Hồ sơ tài sản bảo đảm;

- Các tài liệu cần thiết khác chứng minh đủ điều kiện vay vốn (nếu có).

Điều 14. Trình tự, thủ tục cho vay:

Chi nhánh thực hiện tiếp nhận hồ sơ, thẩm định, xét duyệt cho vay, ký kết hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm nợ vay... theo quy trình tín dụng hiện hành của Ngân hàng.

121