141

Cẩm nang bán lẻ - 101 bí quyết bán lẻ thành công

Embed Size (px)

DESCRIPTION

Hangtotpos.com giới thiệu 101 bí quyết giúp bạn bán lẻ thành công

Citation preview

Page 1: Cẩm nang bán lẻ -  101 bí quyết bán lẻ thành công
Page 2: Cẩm nang bán lẻ -  101 bí quyết bán lẻ thành công

1 Cẩm nang bán lẻ : 101 bí quyết bán lẻ thành công

Ờ Ớ Ệ ......................................................................................................................................................... 3

ƯƠ Ổ Ẻ ...................................................................................................................... 4

Bán lẻ hàng hóa là gì? .............................................................................................................................. 4

Các hình thức bán lẻ? .............................................................................................................................. 5

Các mô hình bán lẻ tại Việt Nam thời hiện đại ................................................................................ 8

Xu hướng của ngành bán lẻ ............................................................................................................... 10

ƯƠ Ế Ẻ ...................................................................................... 13

10 bí quyết thành công của các tỉ phú.................................................................................................. 13

10 bước để mở một cửa hàng bán lẻ .................................................................................................. 19

10 chiêu hút khách của cửa hàng bán lẻ ............................................................................................. 22

6 bước nâng cao năng lực cạnh tranh của cửa hàng bán lẻ ............................................................ 25

4 bí quyết tăng doanh thu cho cửa hàng bán lẻ ................................................................................. 29

Bí quyết thành công trong quản lý chuỗi cửa hàng ............................................................................ 31

5 lỗi chết người trong bán lẻ hiện đại .............................................................................................. 34

6 yếu tố quan trọng trong kinh doanh bán lẻ hiện đại ....................................................................... 37

5 yếu tố cốt lõi trong quản trị bán lẻ...................................................................................................... 42

Cắt giảm 3M và kiến tạo 3P trong kinh doanh bán lẻ ........................................................................ 44

Quy tắc 4c trong kinh doanh bán lẻ ...................................................................................................... 47

3 chiến lược mới trong kinh doanh bán lẻ ........................................................................................... 49

Xây dựng niềm tin là chiến lược kinh doanh hiệu quả nhất .............................................................. 52

9 độc chiêu lấy lòng khách hàng cho các doanh nghiệp kinh doanh nhỏ ....................................... 57

Phục vụ khách hàng – yếu tố cốt lõi trong quản trị bán lẻ ................................................................ 60

Ứng dụng công nghệ trong hệ thống quản trị bán hàng hiện đại .................................................... 62

Ứng dụng công nghệ điện toán đám mây trong ngành bán lẻ ......................................................... 64

Page 3: Cẩm nang bán lẻ -  101 bí quyết bán lẻ thành công

2 Cẩm nang bán lẻ : 101 bí quyết bán lẻ thành công

Sử dụng phần mềm bán hàng hiệu quả cho cửa hàng bán lẻ ......................................................... 67

Tối ưu hiệu quả bán hàng của nhân viên bằng phần mềm .............................................................. 69

7 cách quản lý nhân sự hiệu quả .......................................................................................................... 71

6 bí quyết thành công trong TMĐT ....................................................................................................... 76

Đón đầu xu hướng công nghệ và thương mại điện tử ...................................................................... 81

Những bước cơ bản để lập kế hoạch kinh doanh .............................................................................. 86

5 bước đơn giản để khởi nghiệp kinh doanh online .......................................................................... 89

ƯƠ ƯỞ Ẻ ............................................................................................ 92

Lên kế hoạch cho ý tưởng kinh doanh thời trang ............................................................................... 92

Ý tưởng kinh doanh thời trang cho người ít vốn ................................................................................ 95

Ý tưởng kinh doanh ngành phụ kiện thời trang .................................................................................. 97

Quy trình mở shop thời trang trẻ em .................................................................................................... 99

Bước khởi đầu cho ý tưởng kinh doanh nhà hàng .......................................................................... 103

4 ý tưởng kinh doanh ít vốn nhưng có lãi .......................................................................................... 108

4 ý tưởng giúp tăng doanh thu nhanh chóng .................................................................................... 113

Ý tưởng kinh doanh khởi nghiệp khi không có vốn ......................................................................... 116

ƯƠ Ệ ................................................................................................ 120

Bí quyết thành công của chuỗi cửa hàng bán lẻ Wal-mart ............................................................. 120

Chính sách quản lý mới – bí quyết thành công của Samsung ....................................................... 123

Văn hóa hạnh phúc – bí quyết thành công của Zappos .................................................................. 127

McDonald‟s và câu chuyện thành công về thương hiệu ................................................................. 129

Điểm nổi bật tạo nên thành công của Target .................................................................................... 134

Bí quyết thành công của Saigon Co-op Mart .................................................................................... 136

Ờ Ế .................................................................................................................................................................... 140

Page 4: Cẩm nang bán lẻ -  101 bí quyết bán lẻ thành công

3 Cẩm nang bán lẻ : 101 bí quyết bán lẻ thành công

Ờ Ớ Ệông việc kinh doanh đang trên đà phát triển, thương hiệu của công ty bạn đã bám

những chiếc rễ đầu tiên trong lòng khách hàng, nhưng sự lớn mạnh của các thế

lực cạnh tranh khiến điều đó bị đe dọa, làm thế nào để có thể duy thì chỗ đứng

của thương hiệu mình không bị lấn át bởi các đối thủ đáng gườm?

Là một doanh nghiệp kinh doanh quy mô nhỏ, bạn đang cực kỳ đau đầu trong việc tính toán

làm sao để tiếp cận khách hàng một cách hiệu quả với nguồn vốn eo hẹp của mình?

Chuẩn bị bước chân vào kinh doanh, bạn rất háo hức với vô vàn những ý tưởng đang “phát

sáng” trong đầu, nhưng bất thình lình chính những phát hiện mang tính đột phá đó khiến bạn bị

sa lầy và chững lại bởi biết bao câu hỏi đại loại như “công việc tiếp theo là gì?”, “khó khăn này

phải xử lý như thế nào?”…

Và còn nhiều, nhiều lắm những câu hỏi, thắc mắc mà bất cứ một doanh nhân, một nhà kinh

doanh trẻ hay thậm chí một bạn sinh viên mới ra trường đang lên kế hoạch hiện thực hóa ý

tưởng kinh doanh của mình trong lĩnh vực bán lẻ đang gặp phải.

Hơn thế nữa, trong điều kiện hiện nay, khi mà thị trường bán lẻ Việt Nam đang diễn ra cuộc

chiến khốc liệt giữa các đại gia ngoại và các doanh nghiệp nội trong việc tranh giành miếng

bánh bán lẻ thì vấn đề làm thế nào để có thể thành công vang dội trên thương trường lại khiến

cho các câu hỏi cấp bách cần được giải đáp nhanh chóng.

POS.Hangtot.com xin giới thiệu đến các nhà kinh doanh bán lẻ bộ cẩm nang “101 bí quyết bán

lẻ thành công” hội tụ đầy đủ những hướng dẫn về khởi nghiệp bán lẻ, các bước chuẩn bị cho

đến việc quản trị bán lẻ, quản trị chuỗi cửa hàng… Chúng tôi mong muốn đóng góp một phần

sức lực nhỏ bé của mình để hỗ trợ giải đáp những câu hỏi thường gặp trong kinh doanh từ đó

giúp các nhà bán lẻ nỗ lực đi đến thành công bằng con đường ngắn nhất.

C

Page 5: Cẩm nang bán lẻ -  101 bí quyết bán lẻ thành công

4 Cẩm nang bán lẻ : 101 bí quyết bán lẻ thành công

ƯƠ Ổ Ẻ

Bán lẻ hàng hóa là gì?

Bán lẻ hàng hoá là phương thức bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng hoặc các tổ chức kinh

tế hoặc các đơn vị kinh tế tập thể mua về mang tính chất tiêu dùng nội bộ. Bán hàng theo

phương thức này có đặc điểm là hàng hoá đã ra khỏi lĩnh vực lưu thông và đi vào lĩnh vực tiêu

dùng, giá trị và giá trị sử dụng của hàng hoá đã được thực hiện. Bán lẻ thường bán đơn chiếc

hoặc bán với số lượng nhỏ, giá bán thường ổn định. Tuy nhiên, tùy vào mỗi cách tiếp cận khác

nhau mà ta có khái niệm về bán lẻ hàng hóa khác nhau, cụ thể :

- Tiếp cận góc độ kinh tế

Bán lẻ là bán hàng hoá dịch vụ trực tiếp cho người tiêu dùng cuối cùng làm thay đổi giá trị hàng

hoá từ hàng sang tiền nhằm mục đích thoả mãn tối đa nhu cầu khách hàng và thực hiện hiệu

quả trong quá trình bán hàng.

- Tiếp cận góc độ khoa học kỹ thuật – Công nghệ

Bán lẻ hàng hoá là một tổ hợp các hoạt động công nghệ, dịch vụ phức tạp được tính từ khi

hàng hoá được nhập vào doanh nghiệp bán lẻ, hàng hoá được chuyển giao danh nghĩa cho

người tiêu dùng cuối cùng, biến giá trị cá biệt của hàng hoá thành giá trị xã hội, biến giá trị sử

dụng tiềm năng thành giá trị thực hiện của hàng hoá.

- Tiếp cận ở góc độ Marketing

Hành vi bán lẻ là bộ phận kết thúc về cơ bản của quá trình Marketing, trong đó các chức năng

của người bán thường là một cửa hàng, một cơ sở dịch vụ và người mua, người tiêu dùng chủ

yếu được trao đổi hàng hoá và dịch vụ kinh tế nhằm mục đích cho người tiêu dùng trực tiếp của

cá nhân, gia đình hoặc nhóm tổ chức xã hội.

Page 6: Cẩm nang bán lẻ -  101 bí quyết bán lẻ thành công

5 Cẩm nang bán lẻ : 101 bí quyết bán lẻ thành công

Các hình thức bán lẻ?

Các tổ chức bán lẻ rất đa dạng và những hình thức mới vẫn tiếp tục xuất hiện. Chúng ta sẽ

xem xét các hình thức bán lẻ chủ yếu: bán lẻ tại cửa hàng, bán lẻ không qua cửa hàng và các

tổ chức bán lẻ.

1. Cửa hàng bán lẻ

Cửa hàng chuyên doanh. Cửa hàng chuyên doanh bán một chủng loại hẹp sản phẩm, nhưng

rất đa dạng. Ví dụ như các cửa hàng quần áo, cửa hàng dụng cụ thể thao, cửa hàng đồ gỗ,

cửa hàng sách, cửa hàng bán hoa…

Cửa hàng bách hóa tổng hợp. Cửa hàng bách hóa tổng hợp bán một số loại sản phẩm, thường

là quần áo, giày dép, mỹ phẩm, đồ trang sức, đồ gia dụng và đồ đạc trang bị nội thất, trong đó

mỗi loại được bán ở những gian hàng riêng biệt do chuyên viên thu mua hay bán hàng quản lý.

Siêu thị . Đây là một loại cửa hàng tự phục vụ, qui mô tương đối lớn, có chi phí bán hàng thấp

và mức lời thấp, được thiết kế để phục vụ tất cả mọi nhu cầu của người tiêu dùng về thực

phẩm, bột giặt, các sản phẩm bảo trì nhà cửa,… Ở các nước phát triển, mỗi siêu thị bán

khoảng chừng từ 10 đến 15 nghìn mặt hàng.

Cửa hàng hạ giá. Cửa hàng hạ giá bán những sản phẩm tiêu chuẩn (không phải sản phẩm

kém phẩm chất) thường xuyên với giá thấp hơn do chấp nhận mức lời thấp hơn và bán với

khối lượng lớn hơn. Để giảm chi phí họ sử dụng những cơ sở ở những khu vực tiền thuê nhà

rẻ, nhưng đông người qua lại. Họ cắt giảm mạnh mức giá, quảng cáo rộng rãi và bán những

loại sản phẩm có chiều rộng và chiều sâu vừa phải.

Cửa hàng bán giá thấp. Khác với những người bán hạ giá thường xuyên mua hàng với giá sỉ

và chấp nhận mức lời thấp để giữ giá bán lẻ ở mức thấp, những người bán giá thấp thường

xuyên mua hàng với giá thấp hơn giá sỉ và bán cho người tiêu dùng với giá thấp hơn giá bán lẻ

bình quân trên thị trường. Hình thức phổ biến nhất của cửa hàng bán giá thấp là cửa hàng của

nhà máy thuộc quyền sở hữu của người sản xuất và do người sản xuất điều hành, thường bán

các loại sản phẩm dư thừa, mặt hàng đã chấm dứt sản xuất hay sai qui cách.

Page 7: Cẩm nang bán lẻ -  101 bí quyết bán lẻ thành công

6 Cẩm nang bán lẻ : 101 bí quyết bán lẻ thành công

Phòng trưng bày catalog. Phòng trưng bày catalog cho người mua xem và lựa chọn mua sản

phẩm qua catalog. Họ bán với giá hạ rất nhiều các loại sản phẩm có nhãn hiệu, lưu thông

nhanh, giá trị cao như đồ kim hoàn, dụng cụ điện, máy ảnh, túi xách, thiết bị nhỏ, đồ thể

thao,… Họ kinh doanh theo cách cắt giảm chi phí và mức lời để có thể bán được giá thấp hơn

nhưng khối lượng bán lớn hơn.

Các hình thức cửa hàng bán lẻ trên đây có thể chọn một trong bốn mức độ dịch vụ để đa dạng

hóa sự lựa chọn và thỏa mãn khách hàng :

- Bán lẻ tự phục vụ đối với nhữn sản phẩm thông dụng và trong chừng mực nào đó dối với sản

phẩm mua có lựa chọn. Tự phục vụ là yếu tố cơ bản của các cửa hàng hạ giá. Nhiều khách

hàng muốn tự mình lựa chọn, so sánh tại chỗ để tiết kiệm chi phí.

- Bán lẻ tự chọn, trong đó khách hàng tham gia tìm kiếm sản phẩm và hoàn tất việc mua bán

của mình sau khi thanh toán tiềnhang cho nhân viên bán hàng.

- Bán lẻ phục vụ hạn chế có mức độ hỗ trợ bán hàng cao hơn, kể cả các dịch vụ bán trả góp và

nhạn lại hàng đã mua.

- Bán lẻ phục vụ đầy đủ có nhân viên bán hàng sẵn sàng giúp đỡ trong quá trình lựa chọn, so

sánh tại chỗ. Bán lẻ phục vụ đầy đủ có chi phí cao để duy trì nhân viên phục vụ, và thường áp

dụng cho những sản phẩm có nhu cầu đặc biệt (hàng thời thượng, đồ kim hoàn, máy ảnh,…)

vói chính sách cho phép trả lại hàng đã mua, bán trả góp, giao hàng tại nhà miễn phí, phục vụ

tại chỗ đối với hàng lâu bền, và những tiện nghi dành cho khách hàng như phòng ngồi nghỉ và

giải khát không mất tiền.

2. Bán lẻ không qua cửa hàng

Loại hình bán lẻ không qua cửa hàng ngày càng phát triển nhanh chóng và chiếm tỉ trọng ngày

càng tăng trong doanh số bán lẻ. Những hình thức chủ yếu của bán lẻ không qua cửa hàng

bao gồm:

Bán trực tiếp. Hình thức bán trực tiếp ra đời cách đây nhiều thế kỷ do những người bán hàng

rong thực hiện, và ngày nay vẫn còn được sử dụng khá phổ biến, nhất là đối với hàng tiêu

Page 8: Cẩm nang bán lẻ -  101 bí quyết bán lẻ thành công

7 Cẩm nang bán lẻ : 101 bí quyết bán lẻ thành công

dùng. Một cách bán hàng trực tiếp được gọi là marketing nhiều cấp hay hình thức “bán hàng

hình tháp”, theo đó một doanh nghiệp tuyển mộ những người kinh doanh đọc lập làm người

phân phối các sản phẩm của mình, những người này lại tuyển mộ và bán hàng cho những

người phân phối phụ, rồi những người cuối cùng sẽ tuyển mộ những người khác để bán sản

phẩm của mình, thường là tại nhà khách hàng. Tiền thù lao của người phân phối bao gồm một

tỉ lệ phần trăm doanh thu của toàn bộ nhóm bán hàng do người phân phối tuyển mộ cũng như

số tiền kiếm được trong mọi trường hợp bán trực tiếp cho các khách hàng bán lẻ. Bán trực tiếp

là hình thức bán hàng rất tốn kếm và phải chi phí vào những việc thuê, huấn luyện, quản lý và

động viên lực lượng bán hàng.

Marketing trực tiếp. Marketing trực tiếp xuất phát từ marketing đơn hàng qua bưu điện, nhưng

ngày nay cách tiếp cận công chúng đã khác đi, chứ không phải viếng thăm tại nhà hay công

sở, và bao gồm marketing qua điện thoại, marketing

giải đáp trực tiếp trên truyền hình và mua hàng qua

hệ thống internet.

Bán hàng tự động. Hình thức bán hàng tự động đã

dược áp dụng cho những loại sản phẩm khác nhau

từ những sản phẩm thông dụng mua ngẫu hứng

(thuốc lá, nước giải khát, đồ uống nóng, bánh

kẹo,đồ điểm tâm, báo chí) và những sản phẩm và dịch vụ khác (đồ lót, áo phông, sơ mi, sách

vở, anbum nhạc, băng hình, đổi và rút tiền tự động,…). Bán hàng tự động là một hình thức

bán hàng tiện lợi nhưng khá tốn kém và giá hàng thường cao vì phải thường xuyên nạp hàng

ở những địa điểm phân tán, tỉ lệ mất cắp cao, và không phải bao giờ cũng làm hài lòng người

mua, vì một thực tế là họ không thể trả lại hàng.

Dịch vụ mua hàng. Đây là hình thức người bán lẻ không có kho hàng, phục vụ những khách

hàng đặc biệt, thường là nhân viên của các tổ chức lớn như trường học, bệnh viện, các tổ

chức của nhà nước. Những thành viên của dịch vụ mua này được quyền mua theo một danh

sách chọn lọc nào đó của người bán lẻ với giá chiết khấu. Chẳng hạn một người cần mua một

máy vi tính cá nhân sẽ nhận được một phiếu ở cơ sở làm dịch vụ mua này, đem đến người

Page 9: Cẩm nang bán lẻ -  101 bí quyết bán lẻ thành công

8 Cẩm nang bán lẻ : 101 bí quyết bán lẻ thành công

bán lẻ đã hợp đồng trước đó và mua với giá chiết khấu. Người bán lẻ sẽ trả một khoản một

khoản lệ phí nhỏ cho cơ sở dịch vụ mua hàng.

3. Các tổ chức bán lẻ

Ngoài các cửa hàng bán lẻ thuộc quyền sở hữu độc lập, còn có các tổ chức bán lẻ như mạng

lưới bán lẻ của doanh nghiệp, hợp tác xã tiêu thụ…

Các mô hình bán lẻ tại Việt Nam thời hiện đại

Trong những năm gần đây, thị trường bán lẻ Việt Nam luôn được xếp vào danh sách thị

trường tiềm năng nhất thế giới, thị trường bán lẻ nội địa vốn đã sáng giá lại càng trở nên hấp

dẫn hơn. Cũng trong thời điểm hiện tại, bên cạnh sự tồn tại các mô hình kinh doanh bán lẻ

đặc trưng đã dần hình thành nhiều hình thức kinh doanh bán lẻ thú vị mới hấp dẫn.

4. Các mô hình kinh doanh bán lẻ đặc trưng

Tại Việt Nam, mô hình bán lẻ hoạt động đặc trưng bao gồm chợ truyền thống và các siêu thị.

Tuy nhiên, hiện nay đang có sự chiến đấu khốc liệt giữa hai mô hình kinh doanh này tại thị

trường bán lẻ Việt Nam.

Sau hơn một thập kỷ phát triển, bất chấp tỉ trọng trong tổng doanh thu bán lẻ thấp, siêu thị vẫn

là nỗi ám ảnh đối với các chợ truyền thống, nhất là khu vực đô thị, vì độ phát triển của chúng.

Trên thực tế, các siêu thị đang ngày càng chăm chút hơn về sản phẩm, dịch vụ, ngay cả với

khâu bán thực phẩm tươi sống. Điều này cho thấy siêu thị không chỉ mong muốn thu hút người

đi mua sắm hàng tuần mà còn cả những người đi chợ hàng ngày.

Trong khi đó, hoạt động kinh doanh ở chợ đang ngày càng chịu một sức ép nặng hơn, tuy sức

mua của người tiêu dùng tăng nhưng doanh số của kênh phân phối ở chợ giảm mạnh. Một vấn

đề lớn cần đặt ra là mạng lưới chợ từ nhiều năm qua đã phát triển lớn và sâu rộng và văn hóa

chợ đã trở nên hết sức gần gũi, ăn sâu vào đời sống văn hóa, tập quán tiêu dùng của người

dân, chưa kể, nếu biết khai thác, chợ còn là khẩu vị lạ độc đáo đối với du khách quốc tế.

Page 10: Cẩm nang bán lẻ -  101 bí quyết bán lẻ thành công

9 Cẩm nang bán lẻ : 101 bí quyết bán lẻ thành công

5. Các mô hình kinh doanh mới mẻ thời hiện đại

Ngoài việc kinh doanh ở chợ truyền thống, mở các siêu thị thì trong thời hiện đại, lại xuất hiện

nhiều hình thức kinh doanh mới mẻ và hiệu quả.

Kinh doanh online là một trong số đó. Trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế, nhiều doanh nghiệp,

cá nhân có vốn nhàn rỗi không dám đầu tư kinh doanh mà giữ an toàn cho mình bằng việc gửi

vào ngân hàng. Tuy nhiên, cũng

có nhiều người mạo hiểm đầu tư

vào mô hình kinh doanh online

mới mẻ và hiệu quả.

Theo thống kê, các sàn giao dịch

thương mại điện tử lớn tại Việt

Nam như Chodientu.vn,

enbac.com, hangtot.com… số

lượng người bán đã tăng khoảng

50% so với năm trước. Thực tế

cho thấy, bên cạnh việc áp dụng

các hình thức quảng cáo online hỗ trợ quá trình bán hàng, nhiều doanh nghiệp đã đạt được

hiệu quả trong kinh doanh. Thông thường, mọi người thường kinh doanh thời

trang online, kinh doanh thời trang trẻ em, cửa hàng mỹ phẩm…

Mở tiệm tạp hóa không phải là một hình thức mới mẻ, nhưng nó trở nên lạ lẫm hơn khi được áp

dụng các hình thức quản lý mới. Đó là thông qua phần mềm quản lý bán hàng. Tại đây, các

phương thức kiểm kê, quản lý, bán hàng, thanh toán, báo cáo… đều được thực hiện một cách

nhanh chóng và hiện đại, giảm bớt được thất thoát về hàng hóa và các khâu quản lý cồng kềnh

khác.

Một hình thức mới nữa đó là kinh doanh nhượng quyền, mô hình này đã có nền tảng phát triển

lâu năm trên thế giới và hiện đang du nhập vào Việt Nam rất thành công. Mô hình mới này

đang góp phần tạo ra cơ hội kinh doanh hiệu quả, hạn chế được những rủi ro, chi phí ban đầu,

vốn đầu tư cho tiếp thị…mà lại có khả năng mở rộng thị trường.

Page 11: Cẩm nang bán lẻ -  101 bí quyết bán lẻ thành công

10 Cẩm nang bán lẻ : 101 bí quyết bán lẻ thành công

Xu hướng của ngành bán lẻ

Ranh giới giữa thương mại điện tử và bán lẻ đang dần biến mất, và thương mại điện tử cùng

kinh doanh trực tuyến sẽ trở thành một phần thiết yếu của Thế giới bán lẻ.

Hệ quả sẽ lớn đến mức mà từ Thế giới mạng 500 tỷ USD sẽ biến thành thị trường thương mại

bán lẻ quy mô lên tới 8-10 ngàn tỷ USD.

Điều này đặt ra nhiều câu hỏi rằng thị trường bán lẻ sẽ như thế nào trong tương lai. Chuyện gì

sẽ xảy ra với những cửa hàng “bằng xương bằng thịt”? Loại hình kinh doanh nào sẽ thành

công? Ai sẽ “sống sót” và ai phải “bỏ mạng”?

Chỉ chắc chắn một điều: Kinh doanh bán lẻ sẽ vô cùng khác trong 10 năm tới.

1. Sự già hóa và am hiểu về công nghệ

Nhu cầu cho các cơ hội buôn bán qua mạng đang tăng cao khi các thế hệ am hiểu về công

nghệ đang có xu hướng già hóa. Theo tờ The Economist, ¼ khách hàng ở Mỹ trong độ tuổi 24-

35 có ¼ lượt mua bán là qua mạng Internet.

Các con số được đóng góp bới thế hệ Y (những người sinh trong thập niên 80 - đầu thập niên

90) và Z (những người sinh sau năm 1990) đang dần tăng và sẽ sớm chiếm phần lớn lượng

khách hàng.

Điều này làm tăng doanh số bán hàng trực tuyến và sẽ tiếp tục tăng trong 10 năm tới. Cùng lúc

đó, thế hệ “baby boomer” (những người sinh ra trong thời kì bùng nổ dân số) với mức lương

hưu khá cũng đang đến tuổi về hưu. Họ không có ý định tiết kiệm cho con cháu như các thế hệ

trước mà dùng số tiền này để nâng cấp cuộc sống của bản thân.

Điều này rất dễ thấy ở những nước như Đan Mạch, khi chi tiêu xa xỉ trong năm 2005-2010 tăng

gấp 3 lần ở các cặp vợ chồng trên 60 tuổi, so với các hộ gia đình trung bình ở Đan Mạch. Họ

hay sử dụng smartphone, máy tính và internet hơn bố mẹ họ. Họ cũng sử dụng phương thức

giao hàng thường xuyên vì ngày càng già đi và cần đến sự hỗ trợ khi vận chuyển đồ đạc về

nhà.

Page 12: Cẩm nang bán lẻ -  101 bí quyết bán lẻ thành công

11 Cẩm nang bán lẻ : 101 bí quyết bán lẻ thành công

2. Mang về nhà – đáp ứng kịp thời nhu cầu cá nhân

Có bằng chứng cho thấy số người không buồn đặt chân ra đường để mua đồ đang ngày càng

tăng. Chỉ vài năm trước, Netflix mở dịch vụ thuê băng đĩa trực tuyến sau đó gửi bưu phẩm tận

nhà cho khách hàng.

Và thật bất ngờ là nhiều khách hàng thích dịch vụ này hơn là phải xuống phố tìm cửa hàng

băng đĩa. Nó cho thấy một chiều hướng mới trong thái độ của khách hàng. Họ chỉ cần online và

đặt hàng mà không phải hối hả lái xe tới cửa hàng để mua món đồ nào đó. Xu hướng này còn

tồn tại trong cả kinh doanh thực phẩm, khi đồ ăn và rau quả tươi có thể được đưa tới tận cửa

nhà bạn.

3. Thường xuyên online

Trước đây không lâu, rất dễ để ta tách biệt hoạt động online với các hoạt động thực tế bên

ngoài. Việc con người sử dụng internet thế nào có thể thấy được rõ. Họ lên mạng vào buổi

sáng, tới trưa thì giảm đi, rồi chiều lại online. Sau giờ làm, thời gian sử dụng ít hơn vì họ còn

phải ăn tối, rồi sau đó mới online thêm vài tiếng nữa.

Giờ thì việc này đã biến mất vì có quá nhiều người sử dụng máy tính bảng và smartphone. Việc

đầu tiên một người sẽ làm vào buổi sáng là lên Facebook, và việc cuối cùng vào buổi tối là

check profile của mình. Họ không bận tâm tới việc gõ một địa chỉ trực tuyến hay tra google nữa,

mà họ sẽ chỉ nhớ tới bạn khi bạn sản xuất ra một ứng dụng "hay ho" nào đó.

4. Bán lẻ qua di động (Thương mại di động)

Mobile retailing hay là m-commerce, đang tăng trưởng nhanh hơn bất cứ loại hình bán lẻ nào

khác. Doanh thu bán hàng qua di động của eBay đã đạt gần 2 tỷ USD trong năm 2010. Năm

2011, con số này gần tăng hơn 2 lần, 5 tỷ USD.

Ở Mỹ, thương mại di động chiếm 9,8% doanh thu của thương mại điện tử trong 1 ngày (số liệu

mùa thu năm 2013), theo IBM Core Metrics, con số này gấp 3 lần năm 2012. Một xu hướng mới

là người ta ngày càng thích mua hàng qua các ứng dụng điện thoại.

Họ cũng thích các dịch vụ di động liên quan tới những địa điểm mua sắm ưa thích. Trong đó có

thẻ tích lũy trên điện thoại và ứng dụng quét mã vạch để so sánh giá cả.

Page 13: Cẩm nang bán lẻ -  101 bí quyết bán lẻ thành công

12 Cẩm nang bán lẻ : 101 bí quyết bán lẻ thành công

5. Thương mại xã hội

Thương mại xã hội (Social commerce) ra đời khi các mạng xã hội và các nhóm hoạt động được

kết hợp với thương mại điện tử và (hoặc) bán lẻ trực tiếp. Mấu chốt của thương mại xã hội là

tạo sự vui thích cho khách hàng để họ tuyên truyền cho những người khác thông qua mạng xã

hội.

Điều này được nhiều công ty áp dụng cho chiến lược kinh doanh và đã thành công. Một ví dụ

điển hình là Groupon, họ cung cấp cho khách hàng các ưu đãi khi có nhiều người khác cùng

tham gia mua.

6. Bán lẻ đa kênh

Bán lẻ đa kênh là một xu hướng mạnh mẽ và dễ phát triển. Phần lớn các nhà bán lẻ truyền

thống đang chuyển sang, hoặc buộc phải chuyển sang hướng này trong tương lai gần. Bán lẻ

đa kênh tồn tại nhờ 5 xu hướng trên.

Nhưng có một số nhà bán lẻ nhỏ sẽ vẫn phải phụ thuộc vào cửa hàng “bằng xương thịt” của

mình trong 10 năm tới. Vậy nên ta có thể hi vọng những nhà bán lẻ giá phải chăng như Tiger

hay Jysk sẽ tiếp tục bày bán những sản phẩm giá rẻ cho chúng ta.

Còn ở những mặt hàng xa xỉ hơn, các công ty đang dần đưa sản phẩm của mình lên mạng trực

tuyến, điều mà trước đây không hề có. Một ví dụ là De Beers, giờ họ đang bán những chiếc

nhẫn kim cương giá 10.000USD qua mạng, việc mà chỉ vài năm trước khó ai mà nghĩ tới.

Kết luận

Khi khách hàng không bị giới hạn về cách thức mua bán, những nhà bán lẻ online như eBay

hay Amazon có vẻ chiếm lợi thế ban đầu, vì họ không phải tốn tiền để xây gian hàng thật.

Nhưng nó không có nghĩa là chỉ những nhà buôn trực tuyến mới thành công trong tương lai.

Những gian hàng truyền thống sẽ vẫn tồn tại trong 10 năm tới, nhưng sẽ không giống với bây

giờ. Nhiều nhà bán lẻ sẽ biến mất bởi sự cạnh tranh khốc liệt và chi phí ngày càng tăng. Những

người khác sẽ không đủ khả năng để chuyển sang kiểu bán hàng đa kênh và sẽ thất bại.

Page 14: Cẩm nang bán lẻ -  101 bí quyết bán lẻ thành công

13 Cẩm nang bán lẻ : 101 bí quyết bán lẻ thành công

ƯƠ Ế Ẻ

10 bí quyết thành công của các tỉ phú

Đầu năm 2005, tạp chí Forbes đã công bố Danh sách những tỷ phú của thế giới. Danh sách

này của Forbes hàng năm đều tăng lên, năm sau cao hơn năm trước. Lần này, theo Forbes, số

lượng các nhà tỷ phú sẽ tăng lên mức kỷ lục là 691 người với tổng tài sản là 2,2 nghìn tỷ USD.

Để có mặt trong Danh sách này của Forbes thì các nhà tỷ phú phải có trong tay ít nhất 1 tỷ

USD.

Khi danh sách trên được công bố là một lần nữa để các chuyên gia có cơ hội phân tích và tìm

ra những bí quyết đưa những tỷ phú đến thành công ngày hôm nay. Các câu hỏi đặt ra là: Tại

sao họ thành công nhanh chóng đến như vậy? Bên trong họ là những tính cách gì? Một nhóm

các chuyên gia của tạp chí Nihon Keizai đã tổng hợp, phân tích, đánh giá tính cách và phương

pháp làm việc của các tỷ phú trên toàn thế giới để đưa ra 10 công thức thành công của họ.

1. Nuôi dưỡng ý chí kinh doanh

Ý chí kinh doanh được nuôi dưỡng và phát triển khi các nhà tỷ phú tiếp thu được các kiến thức

quản trị kinh doanh và các kỹ năng chuyên môn cần thiết trong quá trình làm việc hồi còn trẻ.

Một biểu hiện qua phân tích kết quả khảo sát là những tỷ phú luôn có ý chí kinh doanh đáng

khâm phục và họ quyết tâm để thực hiện cho được những mục tiêu mà mình đã đề ra.

Page 15: Cẩm nang bán lẻ -  101 bí quyết bán lẻ thành công

14 Cẩm nang bán lẻ : 101 bí quyết bán lẻ thành công

Kinh doanh đồng nghĩa với rủi ro. Nếu ý chí kinh doanh được hiểu theo nghĩa là ý định khởi sự

và mở rộng các hoạt động kinh doanh thì những ý đinh này được các tỷ phú xác định dựa trên

phán đoán về lợi nhuận thu được với một mức độ mạo hiểm kèm theo trong quá trình kinh

doanh. Độ rủi ro càng lớn thì các nhà doanh nghiệp bình thường càng e ngại đầu tư nhưng đối

với các tỷ phú thành công thì họ không hề e ngại. Sự tồn tại của các rủi ro trong kinh doanh

không hề làm suy giảm ý chí kinh doanh của nhiều nhà doanh nghiệp.

2. Luôn suy nghĩ và động não

Ivan Lamprad, chủ tịch IKEA nói: “Nếu không có ý tưởng, đôi khi hoạt động kinh doanh trở nên

đơn điệu. Một ý tưởng kinh doanh táo bạo, dám nghĩ dám làm, đồng nghĩa với thành công

trong kinh doanh”.

Các nhà tỷ phú đều không phải là những nhà khoa học có những phát minh vĩ đại nhưng họ

đều có những khả năng nhạy bén và ra những quyết định lớn trong kinh doanh, đem lại những

khoản lợi nhuận khổng lồ có giá trị tương đương với các phát minh lớn của các nhà khoa học.

Sở dĩ Bill Gates trở thành người

giàu nhất thế giới trong một thời

gian dài đến như vậy là nhờ Bill

Gates đã biết phát huy sáng tạo về

hệ thống điều hành của máy tính

DOS.

Trên thực tế, hệ thống điều hành

này không phải là của Bill Gates

mà là của một người anh em kết

nghĩa. Ông này đã chết vì tai nạn

xe hơi sau khi đã uống rượu say

Với sự hỗ trợ thích hợp của các đối tác kinh doanh cộng với đầu óc sáng tạo, linh hoạt của các

tỷ phú, có thể nói phần lớn các sản phẩm của họ đều hứa hẹn một tiềm năng lớn tại thị trường

mới.

Page 16: Cẩm nang bán lẻ -  101 bí quyết bán lẻ thành công

15 Cẩm nang bán lẻ : 101 bí quyết bán lẻ thành công

3. Một cách nhìn hoàn toàn mới mẻ, mạnh bạo

Khác với các bậc đàn anh đi trước, các tỷ phú ngày nay không chấp nhận "trói mình" trong một

ngành nào đó. Ngày nay, ít có các tỷ phú chỉ bám mãi một ngành, họ không ngại thay đổi và

biết tạo ra những thành tựu kỳ diệu, gây được ấn tượng mạnh ngay trong các ngành nghề

truyền thống. Nhà doanh nhân trẻ Denis Lerrien rời bỏ công ty con của Amagon để lãnh đạo

Sanford Enrope. Anh đã gánh lấy trách nhiệm đứng đầu 3000 cán bộ công nhân và đối mặt với

những vấn đề mới về chiến lược trong kinh doanh các loại bút máy Waterman hoặc Parker.

Carlos Slim, tỷ phú viễn thông của đất nước trung Mỹ Mexico cũng có cách thức xâm nhập thị

trường Mỹ một cách rất sáng tạo khi lập phòng viễn thông tại đây: Ông chỉ góp vốn bằng cách

đưa nhân sự của mình sang công ty Mỹ mới thành lập mang tên Maxel Tech. Vốn của Maxel

góp là tiền lương năm đầu tiên trả cho các nhân sự đó. Sau một năm, hãng mới phải trả lương

cho các nhân sự. Với vốn góp bằng 1 năm tiền lương của mình, các nhân viên của Carlos và

chính bản thân ông vẫn được bảo toàn trong số vốn đầu tư và sẽ được chia lời khi làm ăn có

hiệu quả.

4. Mạo hiểm để thành công

Warren Buffet đã từng nói: “Nếu bạn không dám mạo hiểm trên thương trường thì tốt nhất là

bạn nên loại bỏ khỏi ý muốn của mình về những khoản lợi nhuận khổng lồ”. Quả thật, một trong

những tính cách mà bạn có thể tìm gặp ở bất kể nhà tỷ phú nào đó là dám chấp nhận mạo

hiểm.

Những năm đầu thập niên 80, Micheal Dell, chủ tịch Dell Computer lúc đó còn là sinh viên đã

phát minh ra mạch từ tính của các máy điều khiển tự động. Sau đó, Dell đem bán phát minh

cho một công ty cơ khí của Mỹ. Nhận thấy rằng kỹ thuật máy tính đang ngày một phát triển và

sẽ rất hưng thịnh trong nay mai, Dell không hề do dự sử dụng số tiền bán phát minh của mình

mở công ty máy tính Dell Computer. Dưới sự trợ giúp của nhiều người cùng với sự phân tích

đánh giá đúng đắn về các nguồn thông tin, Dell đã quyết định một cách khác người, mạo hiểm

mở các công ty phát triển máy tính cỡ lớn bỏ qua các công ty máy tính nhỏ, đồng thời chuyển

sang kinh doanh các thiết bị máy tính văn phòng và đã đạt được thành công bất ngờ. Sau đó

hàng năm mức doanh thu bình quân của Dell Computer tăng từ 40-50% và Micheal Dell trở

thành một trong những tỷ phú trẻ nhất nước Mỹ.

Page 17: Cẩm nang bán lẻ -  101 bí quyết bán lẻ thành công

16 Cẩm nang bán lẻ : 101 bí quyết bán lẻ thành công

Đến những năm 90, nhận ra tiềm

lực to lớn của thị trường máy

tính PC, Micheal Dell đã kiên

quyết lao vào lĩnh vực mới, chấp

nhận mạo hiểm mặc dù chưa có

nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực

này. Chỉ vài năm sau, máy tính

của Dell Computer đã có mặt

hầu hết các nước trên thế giới

với doanh thu hàng năm hơn

chục tỷ USD. Dell Computer trở thành một trong những hãng máy tính lớn nhất thế giới và

Micheal Dell cũng được xếp vào một trong 10 người giàu nhất thế giới. Chính cá tính mạo hiểm

đã giải thích tại sao các đối thủ cạnh tranh cho đến nay vẫn không bắt chước được Micheal

Dell. Theo nhà phân tích chiến lược công nghệ Steven Milunuovic của Merrill Lynch thì việc

dám đương đầu với mạo hiểm của Dell có thể vì như siêu sao bóng rổ Micheal Jordan: tất cả

mọi người đều biết, đều hiểu nhưng không ai có thể bắt chước được anh.

5. Sức bền và tính kiên nhẫn

Trong số 500 người giàu nhất thế giới năm 2004, có gần 30 người đã từng bỏ học giữa chừng

mặc dù bạn bè và gia đình can ngăn để theo đuổi sở thích làm giàu của mình. Một trường hợp

đặc biệt khác là Sam Walton, chủ tịch tập đoàn bán lẻ lớn nhất nước Mỹ Wal- Mart, nổi tiếng

với vai trò “Ông vua bán lẻ” nước Mỹ. Ông là người bỏ học rất sớm để đi kiếm tiền. Khi đã

thành công, Sam Walton lại gặp rất nhiều chỉ trích vì sự bánh trướng quá lớn của mình, thậm

chí có nhiều người còn cố “moi móc” các tật xấu của Walton đề nhằm bôi nhọ ông. Tuy nhiên,

Walton vẫn rất kiên nhẫn, không hề có phản ứng nào thái quá. Đối với ông, thành công của

Wal- Mart luôn là những phần thưởng đáng giá nhất đề bù đắp và xoá tan mọi sự chỉ trích

6. Tỉnh táo và tự tin

Một trong những nguyên nhân khiến Bill Gates luôn giữ được vị trí người giàu nhất thế giới là

ông có khả năng quản lý đồng vốn và đầu tư một cách hợp lý và sáng suốt. “Phải thắng được

nỗi sợ hãi bằng vũ khí: Đó là tự tin. Thành công tạo niềm tin, vì thế nếu bạn thiếu tự tin, hãy

Page 18: Cẩm nang bán lẻ -  101 bí quyết bán lẻ thành công

17 Cẩm nang bán lẻ : 101 bí quyết bán lẻ thành công

đưa ra mục tiêu. Sau đó nên công bố lễ kỷ niệm khi bạn đạt được mục tiêu đó. Ví dụ như gửi

những thông cáo báo chí cho tờ báo địa phương khi lượng hàng hóa bán ra vượt dự định, khi

tin tức đó được đăng thì gửi nó cho các khách hàng quan tâm của mình”, Bill Gates đã nhận xét

như vậy trong một buổi nói chuyện với các sinh viên Mỹ sắp ra trường.

7. Khả năng suy tính và phán đoán

Phương thức lựa chọn tài sản và hàng hoá để mua được với giá rẻ của các tỷ phú không phải

là cứ nhất thiết đợi đến khi mọi người đều cho rằng giá không thể xuống thấp hơn được nữa thì

mới đi mua. Trên thực tế, họ cho rằng khi giá hiện hành của một loại tài sản nào đó đã hạ

xuống đến mức “giá tiềm tàng” của nó thì đó chính là thời cơ tốt nhất để nhập cuộc.

Paul Getty, một tỷ phú trên thị trường bất động sản Mỹ, đã nổi lên nhờ áp dụng chiêu thức này.

Khi một số nhà đầu cơ bất động sản đang chờ giá khách sạn Pierr trên đường số 5 của thành

phố New York hạ xuống thì Paul Getty đã bất ngờ bỏ tiền ra mua khách sạn này. Mọi người

đều cho rằng Paul bỏ tiền ra quá sớm mà không ngờ được rằng sau khi mua lại khách sạn, ông

đã tân trang lại và tìm cách kéo những người nổi tiếng đến nghỉ tại đây với giá ưu đãi và biến

nó thành trung tâm giao lưu của giới thượng lưu New York. 5 năm sau, ông bán khách sạn này

với giá cao cấp 17 lần giá mua.

8. Bình tĩnh và không nôn nóng để nắm bắt thời cơ

Trên thương trường, nhờ sự bình tĩnh và không nôn nóng, các tỷ phú luôn thành công trong

các hoạt động đầu tư. Bill Gates cũng nhận xét: “Chúng ta không thể thoát khỏi thua lỗ, chúng

ta chỉ có thể biến nó thành bạn đồng hành trong mọi nỗ lực.

Nôn nóng khi thua lỗ là một trong những cảm giác cơ bản nhất của xúc cảm con người, song

nó không thể chỉ dẫn cho những doanh nhân mới chớm lập kế hoạch hay làm ngưng trệ sự

phát triển doanh nghiệp của họ.

Nếu bạn nhận thấy nơm nớp lo âu về kinh doanh thì hãy nhớ rằng hầu hết những doanh nhân

thành đạt nhất cũng đã từng mất bình tĩnh một hoặc nhiều lần, nhưng dù thua lỗ có níu kéo họ

xuống thì nó chẳng bao giờ có thể bắt họ dừng lại”.

Page 19: Cẩm nang bán lẻ -  101 bí quyết bán lẻ thành công

18 Cẩm nang bán lẻ : 101 bí quyết bán lẻ thành công

9. Tận dụng thời cơ

Warren Buffet nói: “Doanh nhân nào nắm bắt nhiều thông tin, dự đoán được vận may đang tới

với doanh nghiệp trong ít phút, ít tiếng hoặc ít ngày thì phải quyết định ngay, bởi nếu chậm trễ

là sẽ bỏ lỡ cơ hội quý giá. Điều này đòi hỏi bãn lĩnh xử trí cao của người chủ doanh nghiệp, đòi

hỏi họ biết chấp nhận thua lỗ để giành phần thắng cho doanh nghiệp”.

Các tỷ phú thành công ngày nay đều là những doanh nhân tận dụng tốt những thời cơ dù nhỏ

nhất. Warren Buffet cũng nói thêm: “Bạn có biết trước khi con hổ muốn bắt loại hươu nai bao

giờ nó cũng ngồi yên quan sát để nắm bắt thời cơ thuận lợi rồi mới vồ mồi. Vì thế trong kinh

doanh để có quyết định nhanh, táo bạo thì một doanh nhân thành công là một người trước hết

phải biết dự báo đúng, thông tin phải đầy đủ cũng như phải có khả năng marketing giỏi”.

10. Sự chuẩn xác và nghiêm túc trong kinh doanh

Hầu như bất kể tỷ phú nào cũng đều là người rất tự do, ghét công thức gò bó và rất coi trọng

người có cá tính, nhưng họ lại rất tôn trọng pháp luật. Trong giao tiếp, làm ăn, các tỷ phú thích

sự chính xác, cụ thể, việc nói chuyện vòng vo bị coi làm mất thời gian. Một doanh nhân nước

ngoài đã mất một đối tác kinh doanh là tỷ phú người Mỹ chỉ vì sơ suất không hiểu tâm lý này.

Sau khi bàn bạc thống nhất một dữ án hợp tác làm ăn, doanh nhân trẻ mời đối tác nhà tỷ phú

người Mỹ đi chơi. Nhà tỷ phú người Mỹ hỏi: “Đi đâu?”. Doanh nhân nói: “Ông cứ đi khắc biết”.

Tỷ phú người Mỹ gặng hỏi: “Nhưng chúng ta sẽ đi đâu mới được chứ”. “Cứ đi quanh quẩn thấy

gì chúng ta sẽ vào”. Sau chuyến đi đó, tỷ phú người Mỹ trở về nước và … không thấy quay trở

lại, ông cho rằng đối tác của ông là người không có triển vọng vì một người hoạt động không có

mục đích trong đời thường thì trong kinh doanh anh ta sẽ không có kế hoạch, chiến lược gì cả.

Page 20: Cẩm nang bán lẻ -  101 bí quyết bán lẻ thành công

19 Cẩm nang bán lẻ : 101 bí quyết bán lẻ thành công

10 bước để mở một cửa hàng bán lẻ

Sau đây là 10 bước để bắt xây dựng một cửa hàng bán lẻ tuy mất thời gian nhưng việc này

giúp bạn có cái nhìn tổng quan nhất về việc thiết lập của hàng bán lẻ giúp việc kinh doanh có

hiệu quả và trong tầm kiểm soát

1. Chọn mô hình kinh doanh

Lựa chọn mô hình pháp lý cho doanh nghiệp là một trong những quyết định quan trọng nhất để

bắt đầu công việc kinh doanh. Mô hình pháp lý có thể thay đổi kết cấu của doanh nghiệp trong

tương lai, gây ra sự khó khăn và tốn kém cho doanh nghiệp của bạn, do đó tốt hơn hết nên đưa

ra quyết định về việc lựa chọn mô hình pháp lý trước khi bắt đầu công việc kinh doanh.

2. Chọn sản phẩm kinh doanh

Việc tìm kiếm mặt hàng kinh doanh có tiềm năng và phù hợp với thời điểm, với thị trường là

một trong những quyết định khó khăn với chủ doanh nghiệp bán lẻ. Vậy nên, trước khi quyết

định dòng sản phẩm mà mình kinh doanh, các chủ cửa hàng nên xem xét các yếu tố liên quan

đến thị trường, đến nhu cầu tiêu thụ, đến tiềm lực phát triển trong tương lai của dòng sản phẩm

đó để công việc kinh doanh được phát triển thuận lợi nhất.

3. Chọn tên cửa hàng/doanh nghiệp

Tên cửa hàng, doanh nghiệp nên dễ nhớ nhưng phải ấn tượng với mọi người, đặc biệt nó nên

có một ý nghĩa nhất định nào đó và gắn liền với mặt hàng mà bạn đang kinh doanh, để khi nhắc

đến mặt hàng đó, người ta sẽ nghĩ đến cửa hàng của bạn.

4. Chọn địa điểm mở cửa hàng

Địa điểm mở cửa hàng là một trong những yếu tố tối quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến doanh

thu bán hàng của cửa hàng bạn, chọn địa điểm không phù hợp rất có thể khiến công việc kinh

doanh của bạn thất bại. Tùy vào kinh phí để lựa chọn địa điểm mở cửa hàng, tuy nhiên, cửa

hàng mặt tiền các đường lớn và tập trung đông dân cư thường mang lại hiệu quả kinh doanh rõ

rệt.

Page 21: Cẩm nang bán lẻ -  101 bí quyết bán lẻ thành công

20 Cẩm nang bán lẻ : 101 bí quyết bán lẻ thành công

Việc lựa chọn một phần mềm quản lý nhiều tính năng hỗ trợ các công việc của cửa hàng với

giá thành phải chăng là điều cần thiết đối với một doanh nghiệp mới xây dựng

5. Tìm hiểu về pháp luật liên quan

Trước khi bắt đầu công việc kinh doanh của mình, cần phải hoàn thiện các thủ tục pháp lý như

giấy phép kinh doanh, các hình thức kinh doanh của cửa hàng để cửa hàng để không bị sai

phạm về mặt pháp luật; ngoài ra bạn nên tìm hiểu những quy định của pháp luật đối với mặt

hàng, dòng sản phẩm mà mình sẽ kinh doanh.

Nếu cần, hãy xin ý kiến tư vấn của luật sư và sự trợ giúp của kế toán để công việc kinh doanh

của bạn được trôi chảy và hạn chế mắc những sai lầm đáng tiếc với luật pháp.

6. Tìm nguồn hàng, nhà cung cấp hàng hóa

Đầu mối cung cấp hàng hóa là một mắt xích quan trọng liên quan đến các khâu sau này của

bán hàng như: giá thành bán ra của sản phẩm, số lượng hàng hóa nhập về có đáp ứng được

sức tiêu thụ của cửa hàng,… Vậy nên, đầu mối cung cấp hàng hóa là yếu tố tối quan trọng đối

với sự thành công của cửa hàng. Khi lựa chọn đầu mối cung cấp nguồn hàng, cần phải chú ý

đến giá thành sản phẩm mà họ cung cấp, chất lượng hàng hóa, thời gian giao hàng,… để

không làm ảnh hưởng đến công việc bán hàng của cửa hàng bạn.

7. Viết kế hoạch kinh doanh

Cho dù đó là chính thức hay không chính thức, trên giấy tờ hay trên phần mềm, quá trình xây

dựng một kế hoạch kich doanh sẽ giúp cửa hàng của bạn thành công – đây là một trong những

bước quan trọng nhất trong việc bắt đầu một doanh nghiệp bán lẻ. Hãy tìm hiểu cách làm thế

nào để lên được một kế hoạch kinh doanh cho doanh nghiệp, tại sao lại cần phải có một kế

hoạch kinh doanh, các phần mềm xây dựng kế hoạch kinh doanh hoặc có thể tìm kiếm và xem

các kế hoạch kinh doanh mẫu miễn phí trên Internet.

8. Xây dựng chính sách cho doanh nghiệp

Thời gian tốt nhất để xây dựng các chính sách là quy định cho doanh nghiệp chính là trong giai

đoạn lập lên kế hoạch cho việc mở cửa hàng. Việc xây dựng các chính sách, quy định cho

Page 22: Cẩm nang bán lẻ -  101 bí quyết bán lẻ thành công

21 Cẩm nang bán lẻ : 101 bí quyết bán lẻ thành công

doanh nghiệp dựa trên những dự đoán về các tình huống phát sinh trong quá trình bán hàng,

trong mối quan hệ giữa nhân viên với nhau, giữa nhân viên với khách hàng, cách bạn sẽ xử lý

trong các tình huống đặc biệt đó – điều này giúp cửa hàng của bạn có được sự quy cũ ngay từ

đầu, tránh những sai lầm đáng tiếc trong quá trình giao dịch với khách hàng.

9. Xây dựng kế hoạch tiếp thị

Tiếp thị là hoạt động nhằm đưa khách hàng đến gần hơn với cửa hàng của bạn, để những sản

phẩm của doanh nghiệp được nhiều người biết đến, để xây dựng và quảng bá thương hiệu của

doanh nghiệp đến người dùng – đây là một công việc cần thiết đối với mọi cửa hàng và doanh

nghiệp. Hiện nay, có rất nhiều cách thức để tiếp thị cho sản phẩm, cho cửa hàng của bạn, có

thể dùng các kênh tiếp thị truyền thống hoặc các kênh qua Internet, các kênh tiếp thị này sẽ

giúp tăng doanh số bán hàng của doanh nghiệp bạn.

Ngoài ra, nên tham khảo các cách làm tiếp thị của những doanh nghiệp có cùng mô hình và rút

ra những bài học kinh nghiệm cho cửa hàng của mình.

10. Ứng dụng công nghệ vào kinh doanh

Sự ra đời của máy tính và Internet đã tạo ra bước ngoặt lớn cho nhân loại, trong đó có cả

ngành bán lẻ. Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào bán lẻ là một điều tất yếu, lưu trữ thông

tin về hàng hóa, về doanh số bán hàng, thông tin khách hàng,… theo cách thủ công bằng ghi

chép và trí nhớ đã không còn phù hợp với công việc bán hàng hiện nay, do đó các phần mềm

hỗ trợ bán hàng bắt đầu ra đời, giải quyết những khó khăn cho công tác bán lẻ.

Việc lựa chọn một phần mềm quản lý bán hàng đảm bảo độ an toàn, nhiều tính năng hỗ trợ các

công việc của cửa hàng với giá thành phải chăng là một điều cần thiết đối với một doanh

nghiệp mới xây dựng, kinh nghiệm con non kém.

Phần mềm quản lý bán hàng của Hangtotpos.com là một sự lựa chọn tin cậy và vô cùng đúng

đắn cho công tác quản lý bán lẻ. Với nhiều tính năng đáp ứng được hầu hết các nhu cầu của

các chủ cửa hàng, Hangtotpos.com đang là phần mềm được nhiều người tin dùng

Ngoài ra POS.Hangtot.com còn tích hợp với website bán hàng Online giúp bạn gia tăng cơ hội

bán hàng với website bán hàng trực tuyến

Page 23: Cẩm nang bán lẻ -  101 bí quyết bán lẻ thành công

22 Cẩm nang bán lẻ : 101 bí quyết bán lẻ thành công

10 chiêu hút khách của cửa hàng bán lẻ

Phát hành thẻ hội viên, đặt giá bán là số lẻ, giảm giá kép... là những biện pháp đang được

nhiều cửa hàng, hệ thống bán lẻ áp dụng để thu hút khách hàng.

1. Giảm giá 'giả vờ'

Nếu bạn không muốn hoặc không thể giảm giá vì đó là hàng cao cấp hoặc tránh khách hàng

nghi ngại về chất lượng sản phẩm, dịch vụ sau khi giảm giá, bạn có thể sử dụng phương thức

giảm giá "giả vờ", chỉ ưu đãi giảm giá một chút ít so với giá trị của sản phẩm.

2. Thanh lý

Chỉ với 99.000-199.000 bạn có thể sở hữu các sản phẩm nằm trong danh mục giảm giá trong

dịp khuyến mại của cửa hàng. Các điểm kinh doanh đồ thời trang hay áp dụng cách này khi vào

thời kỳ cuối vụ hoặc giai đoạn cạnh tranh cao điểm.

3. Giờ (ngày hoặc tuần lễ) vàng

Đây là cách các nhà bán lẻ thường áp dụng để thu hút khách hàng đến với cửa hàng, siêu thị

của mình. Theo đó sản phẩm chỉ giảm giá vào một khung thời gian nhất định. Chiêu này thì hầu

Page 24: Cẩm nang bán lẻ -  101 bí quyết bán lẻ thành công

23 Cẩm nang bán lẻ : 101 bí quyết bán lẻ thành công

hết các nhà bán lẻ đều áp dụng, nhất là các nhà bán lẻ điện máy ở Việt Nam thường xuyên áp

dụng.

4. Khuyến mại giá sốc

"Mua 1 sản phẩm, tặng 1 sản phẩm cùng mức giá, bán sản phẩm trị giá 499.000 với giá 10.000

đồng"… với số lượng hạn chế là những lời các cửa hàng bán lẻ dùng để thu hút khách hàng

đến với các sản phẩm của mình nhiều hơn.

5. Kỹ thuật đặt giá lẻ

Kỹ thuật đặt giá lẻ do các nhà bán lẻ lớn trên thế giới đưa ra từ rất lâu, ở Việt Nam gần đây mới

áp dụng vào công việc kinh doanh. Với mức giá bán lẻ như 14,99 USD cho một sản phẩm thời

trang hay 990.000 cho một sản phẩm thiết bị điện tử được bán tạo cảm giác cho khách hàng

cảm thấy được rẻ hơn khi giá bước sang đầu số tiếp theo.

6. Giảm giá theo thời gian

Bạn có thể đưa ra chương trình giảm giá theo

thời gian nhưng không báo trước cho khách

hàng và không tiết lộ cho khách hàng biết.

Khách hàng chỉ được biết mức giảm giá của

ngày hôm đó. Nhưng giá của bạn luôn giảm

theo từng ngày.

Ví dụ, bạn có thể đưa ra chương trình giảm

giá trong một tuần để xả hàng. Ngày đầu tiên

bạn giảm giá 10%, ngày thứ 2 bạn giảm giá

20%, ngày thứ 3 bạn giảm giá 30% và tiếp

đến ngày thứ 7 bạn giảm giá 70% và bạn bán

hết sạch hàng.

Mấu chốt của vấn đề là không được tiết lộ cho

khách hàng biết trước kịch bản giảm giá.

Page 25: Cẩm nang bán lẻ -  101 bí quyết bán lẻ thành công

24 Cẩm nang bán lẻ : 101 bí quyết bán lẻ thành công

7. Giảm giá khi mua nhiều sản phẩm

Rất nhiều nhà bán lẻ khi bán một sản phẩm họ không giảm giá hoặc có nhưng rất ít cho riêng

sản phẩm đó. Họ thường đề ra chương trình giảm giá tới 30%, 40% khi bạn mua từ 2 hoặc 3

sản phẩm cùng loại trở lên.

8. Giảm giá kép

Bạn có thể vừa giảm giá theo số % cho khách hàng, đồng thời nếu như hóa đơn của khách

hàng đạt một mức thanh toán nào đó (ví dụ 5 triệu đồng) bạn có thể trừ tiếp một số tiền ưu đãi

cho khách hàng (giảm giá thêm 100.000, 200.000...) hoặc tặng thêm cho khách hàng một món

quà nhỏ để khuyến khích người mua chi nhiều hơn.

9. Chương trình bốc thăm trúng thưởng

Hiện nay có nhiều nhà bán lẻ tổ chức các chương trình bốc thăm trúng thưởng cho khách hàng

tại cửa hàng hoặc tại hệ thống của công ty. Với loại hình này, các điểm kinh doanh có thể đưa

ra chương trình bốc thăm may mắn 100% trúng thưởng với hóa đơn thanh toán có giá trị từ một

số tiền cụ thể trở lên (ví dụ 500.000 đồng), tất cả các phiếu bốc thăm đều là những phần quà

nhỏ giúp cho khách hàng cảm thấy may mắn và kích thích họ thanh toán nhiều hơn cho hóa

đơn.

Hoặc một số nhà bán lẻ có chương trình quay số dự thưởng trúng những sản phẩm có giá trị

cao như ô tô, xe máy, vàng, bạc… cho cả hệ thống trên toàn quốc. Ví dụ các ngân hàng với

chương trình dự thưởng khi gửi tiền tiết kiệm, siêu thị điện máy với chương trình "vào hè"”,

"khai trương chi nhánh mới"…

10. Ưu đãi dành cho hội viên

các nhà bán lẻ lớn như trung tâm thương mại, siêu thị và các hệ thống bán lẻ lớn khác thường

xuyên áp dụng phương thức phát hành thẻ hội viên (miễn phí hoặc có phí) để ưu đãi, giảm giá

cho hội viên của mình. Đối với loại hình này có rất nhiều cách giảm giá, ví dụ như "ngày hội

thành viên" (chỉ giảm giá cho thành viên của hệ thống), hoặc là những đặc quyền ưu đãi khác

(ưu tiên, tích điểm, đổi quà) cho thành viên, hội viên của các nhà bán lẻ.

Page 26: Cẩm nang bán lẻ -  101 bí quyết bán lẻ thành công

25 Cẩm nang bán lẻ : 101 bí quyết bán lẻ thành công

6 bước nâng cao năng lực cạnh tranh của cửa

hàng bán lẻ

Mặc dù nền kinh tế chưa khởi sắc nhưng thị trường bán lẻ Việt Nam vẫn rất sôi động và là một

mảnh đất đầy sức hút. Minh chứng cho điều đó là sự tấn công ồ ạt của nhiều đại gia bán lẻ

ngoại như BigC, Lotte Mart, Parkson… đang lấn sân thị trường Việt Nam, thực tế này khiến các

doanh nghiệp bán lẻ nội đang hết sức lo lắng và tìm mọi cách để nâng cao năng lực cạnh tranh

của mình nhằm giành lại thế áp đảo. Vậy, các cửa hàng bán lẻ nên làm như thế nào để có

được thế thượng phong trên thương trường khốc liệt này? Cùng tham khảo 6 bước dưới đây

nhé!

1. Nâng cao trình độ quản lý cửa hàng bán lẻ

Nhiều năm qua, ở Việt Nam vẫn duy trì kênh phân phối truyền thống thông qua các đại lý, cửa

hàng bán lẻ nhỏ và vừa hình thành tự phát là chính, còn kênh phân phối hiện đại như các dạng

siêu thị, kênh phân phối trực tuyến gắn liền với thương mại điện tử tại thị trường bán lẻ Việt

Nam mặc dù đang diễn ra sôi động nhưng vẫn còn chiếm một tỷ lệ rất nhỏ.

Page 27: Cẩm nang bán lẻ -  101 bí quyết bán lẻ thành công

26 Cẩm nang bán lẻ : 101 bí quyết bán lẻ thành công

Do đó, nếu chưa thực sự phát triển và thay thể được phương thức bán lẻ truyền thống thì việc

nâng cao trình độ quản lý cửa hàng là rất cần thiết. Một trong số những cách thức thay đổi có

hiệu quả nhất là việc áp dụng các thành tựu về công nghệ vào hoạt động bán lẻ. Sử dụng công

nghệ POS hiện nay đang trở nên phổ biến và được áp dụng nhiều tại các công ty cũng như các

tập đoàn lớn (G7, các siêu thị)

Sử dụng công nghệ POS giúp nâng cao tính cạnh tranh cho thị trường bán lẻ bằng việc thay

thế các các thức quản lý cũ như cộng sổ hay ghi chép hàng ngày bằng phần mềm. Một cách

nhanh chóng và chính xác hơn rất nhiều. Đồng thời với một hệ thống quản lý bán hàng gồm

phần mềm, máy đọc mã vạch, máy in hóa đơn… những bất cập của phương pháp quản lý thủ

công được khắc phục như có tính chyên nghiệp cao, giảm thiểu nhầm lẫn về thanh toán, đặc

biệt là tạo nên sự đồng bộ cho hệ thống cửa hàng cả về mặt dữ liệu lẫn phương thức quản lý.

2. Theo dõi đối thủ cạnh tranh

Không chỉ dừng lại ở phân tích mà luôn cần phải theo dõi đối thủ cạnh tranh, biết được từng cử

động nhỏ của đối thủ để có những chiến lược kịp thời.

Tuy nhiên, tùy theo quy

mô kinh doanh của mình

mà doanh nghiệp của

bạn nên áp dụng các

hình thức theo dõi đối

thủ cho phù hợp. Đối với

doanh nghiệp nhỏ, bạn

không cần tốn quá nhiều

thời gian và tiền bạc mà

chỉ cần tạo nên một quá

trình thường xuyên thì sẽ

theo dõi được các đối

thủ của bạn một cách dễ

dàng.

Page 28: Cẩm nang bán lẻ -  101 bí quyết bán lẻ thành công

27 Cẩm nang bán lẻ : 101 bí quyết bán lẻ thành công

Một số cách thức theo dõi được áp dụng phổ biến như sử dụng công cụ Google Alerts, kết nối

trực tiếp với đối thủ trên các phương tiện truyền thông xã hội, đăng ký danh sách nhận thư và

tin khuyến mãi của đối thủ, trở thành người mua hàng bí mật, theo dõi các trang web của các

đối thủ…

3. Đi nghiên cứu thị trường

Nghiên cứu thị trường là bước thiết yếu cần thực hiện để nhằm tạo nên lợi thế cạnh tranh trên

thương trường kinh doanh với mục tiêu thu hút được sự ủng hộ của khách hàng đối với sản

phẩm và dịch của mình.

Qua nghiên cứu thị trường, bạn có thể hình thành nên ý tưởng phát triển một sản phấm mới và

lựa chọn chiến lược định vị đúng cho sản phẩm đó tại từng thị trường. Ví dụ như, qua nghiên

cứu, bạn có thể thấy được thực tế là một sản phẩm có thể sẽ rất phổ biến ở thị trường này

nhưng lại được coi là đặc biệt ở một thị trường khác.

Nghiên cứu thị trường cũng hỗ trợ cho bạn tìm ra những thị trường lớn nhất cho sản phẩm của

bạn, cho phép thu gọn tầm nhìn và nỗ lực hiệu quả vào một lĩnh vực nhất định. Từ đó, cho ra

những thủ thuật giới thiệu sản phẩm một cách tốt nhất và tạo nên lợi thế cạnh tranh lớn.

4. Liên tục Đề xuất chương trình khuyến mãi – Quảng cáo Sản phẩm

Trong khi thị trường đang bước vào giai đoạn bão hòa, cạnh tranh khốc liệt thì ngoài yếu tố

nâng cao chất lượng, các nhà kinh doanh bán lẻ cũng áp dụng nhiều chiêu thức khuyến mãi để

câu khách.

Nhắm vào mục đích tăng doanh thu, cách thức quảng cáo sản phẩm từ đơn giản đến phức tạp

đều được áp dụng, đó có thể là treo poster, gửi email, giảm giá, chiết khấu tặng kèm…

Tuy nhiên, dù khuyến mãi gì thì cũng nên sử dụng một cách luân phiên, thay đổi liên tục thì mới

mong thu hút được khách hàng. Các hình thức khuyến mãi áp dụng như thẻ mua hàng thường

xuyên, giảm giá, chiết khấu, quà tặng, nhóm quà thưởng, gửi email cảm ơn…

Tất cả những cách đó đều sẽ giúp doanh nghiệp của bạn tạo được ưu thế trong việc xây dựng

lòng trung thành khách hàng đối với sản phẩm của mình.

Page 29: Cẩm nang bán lẻ -  101 bí quyết bán lẻ thành công

28 Cẩm nang bán lẻ : 101 bí quyết bán lẻ thành công

5. Đào tạo nhân viên bán hàng, truyền thông văn hoá phục vụ khách hàng

Bên cạnh việc nghiên cứu thị trường, theo dõi đối thủ cạnh tranh, áp dụng nhiều chương trình

khuyến mãi thì việc đào tạo nhân viên bán hàng để họ có được văn hóa phục vụ khách hàng

một cách chuyên nghiệp và thân thiện nhất luôn là điều cần đặc biệt lưu ý.

Một nhân viên được đào tạo tốt là một người có những hiểu biết sâu sắc về sản phẩm. Ví dụ

như, nếu doanh nghiệp của bạn đang kinh doanh một phần mềm quản lý bán hàng thì nhất

định, nhân viên bán hàng của bạn phải có một sự hiểu biết chuyên môn cơ bản nhất về sản

phẩm và cách sử dụng nó để có những kiến thức kịp thời tư vấn cho thắc mắc của khách hàng.

6. Chăm sóc khách hàng

Chăm sóc khách hàng là tất cả những gì doanh nghiệp phải làm để thỏa mãn nhu cầu và mong

mỏi của khách hàng. Điều đó đồng nghĩa với việc, nếu có một sản phẩm hay dịch vụ nào không

tốt thì vẫn phải giữ lại được khách hàng thông qua công tác chăm sóc khách hàng. 3 yếu tố

then chốt quyết định đến sự thỏa mãn khách hàng đó là các yếu tố liên quan đến sản phẩm

(đúng giá, đúng hàng); các yếu tố thuận tiện (đúng lúc, đúng nơi); các yếu tố về con người

(đúng cách).

Đảm bảo thực hiện tốt 3 yếu tố trên thì công tác chăm sóc khách hàng sẽ thực sự đem đến

hiệu quả.

Hiện nay, ở Việt Nam đang có nhiều kênh phân phối phổ biến có hiệu quả vì thế, các doanh

nghiệp nội nên có sự nghiên cứu để phát triển các mô hình này một cách hiệu quả nhằm nâng

cao lợi thế cạnh tranh của mình trên thị trường.

Page 30: Cẩm nang bán lẻ -  101 bí quyết bán lẻ thành công

29 Cẩm nang bán lẻ : 101 bí quyết bán lẻ thành công

4 bí quyết tăng doanh thu cho cửa hàng bán lẻ

Trong ngành bán lẻ, bán được nhiều hàng sẽ góp phần tăng doanh thu cho các đơn vị sản xuất

và các cửa hàng bán lẻ. Muốn vậy, cần phải có cách thức để dẫn dắt khách mua sắm tại cửa

hàng của bạn và phải tạo được sự gắn kết giữa người mua hàng và cửa hàng. Trên thực tế,

tăng doanh số là điều trăn trở lớn nhất mà chủ cửa hàng nào cũng mong muốn đạt được, tăng

doanh số thì mới tăng lợi nhuận và mới có thể quay vòng vốn sản xuất một cách nhanh chóng.

Vậy, làm thế nào để kinh doanh hiệu quả, dưới đây sẽ là những bí quyết tăng doanh thu

cho cửa hàng bán lẻ mà bạn có thể tham khảo.

1. Đa dạng hàng hóa, mở rộng mặt bằng kinh doanh

Đôi khi, khách hàng đến với bạn để hỏi thăm về một mặt hàng nào đó, nhưng thật đáng tiếc khi

bạn không có nó, đồng nghĩa với việc bạn để tuột mất một cơ hội kinh doanh. Do đó, hãy bổ

sung thêm để đa dạng ngành hàng buôn bán nhé.

Tăng ngành hàng cũng đi đôi với việc mở rộng diện tích trưng bày, đương nhiên, với cách sắp

xếp hợp lý hàng hóa sẽ khắc phục được vấn đề tiêu tốn chi phí về mặt bằng.

2. Mở rộng kênh phân phối các cửa hàng bán lẻ

Tổ chức các kênh tiếp thị, phân phối là một trong những chiến lược, chiến thuật để tạo lợi thế

cho những doanh nghiệp nhỏ trước các đối thủ lớn. Phân phối cũng là một trong những yếu tố

chủ chốt trong toàn bộ chiến lược marketing giúp các cửa hàng bán lẻ mở rộng tiếp cận với

khách hàng và tăng doanh thu.

Mở thêm các kênh đại lý, bán hàng liên kết, nhượng quyền thương mại, kênh kinh doanh

Online… là cách thức thường thấy khi thực hiện mở rộng kênh phân phối.

Lấy ví dụ về Pepsi – Cola, doanh nghiệp này hiện có một mạng lưới phân phối rộng nhất cho

sản phẩm nước giải khát của mình với hơn 900 công ty đang vận hành và các nhà máy

nhượng quyền thương mại đóng chai trên thế giới. Pepsi củng cố hệ thống phân phối để nâng

cao hiệu quả hoạt động và đáp ứng tốt hơn cho những người bán lẻ nước giải khát. Hơn nữa,

việc mở rộng mạng lưới phân phối còn tạo lợi thế cạnh tranh trong việc đưa sản phẩm mới

Page 31: Cẩm nang bán lẻ -  101 bí quyết bán lẻ thành công

30 Cẩm nang bán lẻ : 101 bí quyết bán lẻ thành công

nhanh chóng ra thị trường, đó là các sản phẩm nước uống, sữa ít chất béo hoặc không có chất

béo, nước trái cây không thêm đường được bán ở các trường tiểu học.

Bên cạnh đó, một phần lợi nhuận khổng lồ của hãng Pepsi cũng thu được từ việc bán sản

phẩm từ hệ thống siêu thị và máy bán hàng tự động. Ngoài ra, PepsiCo còn dựa vào những

nhà hàng của mình, để đem sản phẩm nước giải khát Pepsi đến với người tiêu dùng, đây

thường là những địa điểm phân phối độc quyền sản phẩm của Pepsi.

Không chỉ dừng lại ở đó, chiến lược kinh doanh của Pepsi chuyển hướng sang mua lại hệ

thống các nhà hàng lớn nhất thế giới để chuyển mình thành hãng thực phẩm, bán kèm đồ

uống. Nhóm nhà hàng của tập đoàn PepsiCo bao gồm : Gà rán KFC, Pizza Hut, Taco bell…

3. Tăng lượng nhân viên bán hàng

Đội ngũ bán hàng và doanh thu họ đem lại cũng giống như huyết mạch của một doanh nghiệp,

khi doanh thu tăng trưởng, mọi thứ sẽ tiến triển theo màu hồng, ngược lại doanh nghiệp sẽ bị

bao trùm một màu xám xịt. Do vậy, việc tăng nhân viên bán hàng cũng đồng nghĩa với việc

những nhân viên đó cần phải có sự chuyên nghiệp, được đào tạo bài bản kỹ lưỡng về nghiệp

vụ bán hàng và đem lại sự phục vụ hiệu quả nhất đối với công ty và khách hàng.

Tăng nhân viên bán hàng phải song song về cả số lượng lẫn chất lượng.

4. Tăng khách hàng mới, bán nhiều hơn cho khách hàng cũ

Một trong những cách tăng doanh thu cho cửa hàng bán lẻ là thu hút được nhiều khách hàng

mới tiêu thụ sản phẩm và vẫn giữ mức độ thường xuyên thậm chí hơn nữa lượng hàng bán ra

cho khách hàng cũ.

Muốn vậy, cần thực hiện tích cực các hình thức Marketing. Thông thường, cái gì đã quá quen

thuộc thì thường trở nên nhàm chán và không được để ý đến. Do vậy, các hình thức tiếp thị

quảng cáo cũng phải thay đổi thường xuyên mới mong có được hiệu quả. Ngoài các hình thức

như áp dụng các cách thức quảng cáo Google Adword, gửi Email marketing, triển khai các

chính sách về giá cả (định giá hợp lý), khuyến mãi(tặng kèm, chiết khấu), phân phối thì việc chú

trọng vào việc nâng cao chất lượng hàng hóa dịch vụ, đa dạng mẫu mã, khai thác tốt nguồn

Page 32: Cẩm nang bán lẻ -  101 bí quyết bán lẻ thành công

31 Cẩm nang bán lẻ : 101 bí quyết bán lẻ thành công

hàng bán ra… đều sẽ giúp các

doanh nghiệp thu được lượng

khách hàng mới lớn hơn mà vẫn

phục vụ tốt khách hàng trung

thành.

Nói tóm lại, muốn tăng doanh thu,

các cửa hàng bán lẻ có thể áp

dụng nhiều cách thức nhưng điều

cốt yếu cần chú trọng vẫn là về

chất lượng sản phẩm sao cho đảm

bảo nhất, đem lại sự hài lòng nhất

cho khách hàng.

Bí quyết thành công trong quản lý chuỗi cửa hàng

Muốn kinh doanh bán lẻ thành công thì phải phát triển theo chuỗi – đó gần như là phương thức

tất yếu trong ngành bán lẻ thế giới. Trên thực tế, tỉ lệ thuận với sự gia tăng về số lượng cửa

hàng là sự khó khăn trong việc quản lý chuỗi cửa hàng thật hiệu quả. Không thể nhắc đến các

doanh nghiệp bán lẻ đã thành công với hình thức chuỗi cửa hàng trên thế giới cũng như Việt

Nam như Metro, BigC, Parkson, Co-op mart… họ thực sự là những nhà quản lý có kinh

nghiệm.

Tuy nhiên, trong khi các cửa hàng cách xa nhau về mặt địa lý và nhà bán lẻ không thể lúc nào

cũng có mặt tại tất cả các cửa hàng để giám sát công việc hàng ngày, thì cách quản lý hiệu quả

nhất chuỗi cửa hàng này là gì và phải thực hiện như thế nào để thành công? Cùng tham khảo

bài viết dưới đây để có được hướng giải quyết hợp lý nhất.

1. Quản lý hiệu quả bán hàng của nhân viên

Các chuỗi cửa hàng trên thực tế thường được đặt ở những vị trí địa lý khác nhau, và người chủ

cửa hàng đó chắc chắn không thể có mặt thường xuyên ở tất cả mọi cửa hàng để điều hành

Page 33: Cẩm nang bán lẻ -  101 bí quyết bán lẻ thành công

32 Cẩm nang bán lẻ : 101 bí quyết bán lẻ thành công

công việc buôn bán được. Vì thế, có không ít những nhà bán lẻ đã chịu thất thoát lớn khi phó

mặc cửa hàng cho sự trung thực và đạo đức của nhân viên.

Tuy nhiên, với phần mềm quản lý bán hàng, hiệu quả bán hàng của nhân viên như thế nào đều

được các chủ cửa hàng dễ dàng quản lý. Mọi hoạt động liên quan đến bán hàng của nhân viên

được nhà quản lý quan sát mọi lúc mọi nơi mà không cần đến trực tiếp tại cửa hàng. Với n

u n l bán hàng, mỗi việc làm của nhân viên hay các hóa đơn được tạo ra đều được

ghi dấu ở sự thay đổi về các số liệu trên phần mềm, do đó, không dễ dàng gì để từng nhân viên

bán hàng có thể trốn việc, hay gian dối trong việc bán hàng. Từ đó, ý thức và trách nhiệm của

mọi thành viên được nâng cao rõ rệt.

2. Đơn giản hơn trong việc quản lý tài chính của công ty

Với cách quản lý truyền thống theo sổ sách, thu chi tài chính của từng n n l và cả

chuỗi cửa hàng sẽ không được kiểm soát chặt chẽ. Và sẽ mất quá nhiều thời gian để tính toán

thủ công bằng tay. Tuy nhiên, khi sử dụng phần mềm quản lý bán hàng, những khó khăn

thường gặp sẽ được hạn chế. Chỉ với một vài thao tác đơn giản, ngân sách thu chi của từng

cửa hàng đã được kiểm soát và hơn hết, nhà quản lý sẽ có cái nhìn tổng quát về sức tiêu thụ

của từng cửa hàng và chuỗi cửa hàng.

Không chỉ dừng lại ở đó, tùy theo tình hình kinh doanh của cửa hàng vào từng thời điểm được

thống kê, tổng hợp, báo cáo doanh số theo thời gian thực mà các nhà bán lẻ sẽ có cái nhìn

đúng đắn hơn và đưa ra được những phân tích, nhận định và thay đổi ế n

doanh kịp thời cho phù hợp với từng thời điểm, nâng cao hiệu quả kinh doanh của chuỗi cửa

hàng.

3. Giảm thất thoát trong khâu quản lý nguyên vật liệu

Nguyên vật liệu và bài toán quản lý nguyên vật liệu là bài toán khó khăn nhất trong quản lý kinh

doanh bán lẻ. Việc thừa hay thiếu nguyên vật liệu đều gây ảnh hưởng đến quá trình bán hàng

và gây thất thoát cho cửa hàng. Vậy làm thế nào để khắc phục khó khăn này?

Page 34: Cẩm nang bán lẻ -  101 bí quyết bán lẻ thành công

33 Cẩm nang bán lẻ : 101 bí quyết bán lẻ thành công

Sử dụng phần mềm bán hàng là trợ giúp đắc lực cho bạn.

Với chức năng trừ trực tiếp nguyên vật liệu đã sử dụng trên phần mềm kho giúp cập nhật số

lượng nguyên vật liệu trong kho nhanh và hoàn toàn sát với thực tế, vì thế nhân viên nhà bếp

và quản lý dễ dàng kiểm tra được số lượng hàng tồn, biết được hàng đó nhập khi nào và hạn

sử dụng đến ngày bao nhiêu – để có kế hoạch cho đợt mua hàng tiếp theo hoặc tiêu hủy hàng

hư hỏng, hết hạn sử dụng để không ảnh hưởng đến sức khỏe của khách hàng.

p dụng ở chuỗi cửa hàng, phần mềm này sẽ giúp các cửa hàng nhanh chóng kiểm tra lượng

hàng hóa còn, hết trong kho để giúp việc chuyển kho liên cửa hàng không còn quy trình rắc rối,

phức tạp và trở nên nhẹ

nhàng trong cả quản lý và di

chuyển.

4. Quản lý d liệu

khách hàng

Dữ liệu khách hàng sẽ giúp

đỡ các doanh nghiệp rất

nhiều trong công tác

marketing. Tuy nhiên, từ

trước tới nay, các nhà kinh

doanh bán lẻ thường không

để tâm đến vấn đề này. Phải

chăng vì lý do số lượng các khách hàng đến với chuỗi cửa hàng quá lớn nên việc thu thập

thông tin và quản lý dữ liệu khách hàng để “chăm sóc” là cực kỳ khó khăn.

Giờ đây, với phần mềm quản lý bán hàng, bạn không phải mất nhiều thời gian và công sức mà

vẫn có đủ danh sách khách hàng với các thông tin được tổng hợp đầy đủ trên phần mềm như:

họ tên, sđt, email, ngày sinh…

Hơn thế, tùy theo quy định của từng cửa hàng mà khách hàng đến quán từ bao nhiêu lần trở

lên sẽ được xếp vào nhóm khách hàng thân thiết. Theo đó, nhóm khách hàng thân thiết này sẽ

nhận được chế độ đãi ngộ tốt hơn những khách hàng bình thường khác.

Page 35: Cẩm nang bán lẻ -  101 bí quyết bán lẻ thành công

34 Cẩm nang bán lẻ : 101 bí quyết bán lẻ thành công

Nhờ vào chức năng này của phần mềm, nhiều cửa hàng còn có chính sách ưu đãi, quà tặng

cho các khách hàng có sinh nhật trong tháng, kích thích sự gắn bó lâu dài với cửa hàng của

mình.

Nói tóm lại, để góp phần vào sự thành công của chuỗi cửa hàng, người chủ cửa hàng cần

nhanh chóng ứng dụng phần mềm quản lý vào công việc kinh doanh của mình. Như thế mới

mong có được sự kiểm soát chặt chẽ các khâu để tránh được thất thoát trong kinh doanh.

5 lỗi chết người trong bán lẻ hiện đại

Trong môi trường kinh doanh không ngừng biến đổi và phát triển nhanh chưa từng có như hiện

nay, những cạm bẫy luôn ẩn hiện rình rập bạn. Hãy tăng những cơ hội thành công của bạn

bằng việc tránh những cạm bẫy tiềm ẩn và những lỗi “chết người” sau.

1. Không thể lên kế hoạch kinh doanh hiệu quả và khách quan

Hiện nay có rất nhiều thương nhân bán lẻ mới dấn thân vào con đường kinh doanh cùng với

một chút cầu may và mang trong mình tràn đầy niềm lạc quan. Vậy hãy dành thời gian để

chuẩn bị kế hoạch kinh doanh và đánh giá nhu cầu tài chính của bạn. Thiếu vốn, đây chính là

nhân tố nguy hiểm hàng đầu đưa doanh nghiệp bán lẻ của bạn tiến gần bên bờ vực thẳm. Lên

kế hoạch cho kinh doanh cũng là một yếu tố không kém phần quan trọng, cụ thể bạn cần ổn

định địa điểm, mặt hàng sản phẩm kinh doanh và tìm hiểu khối thị trường dân cư.

2. Quá tập trung vào sản phẩm và bỏ qua thị trường

Page 36: Cẩm nang bán lẻ -  101 bí quyết bán lẻ thành công

35 Cẩm nang bán lẻ : 101 bí quyết bán lẻ thành công

Một thực tế là không ít các doanh nghiệp bán lẻ rơi vào tình trạng trì trệ do người sở hữu nhất

quyết chỉ tập trung thiên về một sản phẩm hay mặt hàng sản phẩm, ngay cả khi thị trường đã

bỏ qua chúng. Cần phải ghi nhớ một điều rằng bạn đang kinh doanh để kiếm lợi nhuận chứ

không đơn thuần chỉ bán một sản phẩm cụ thể. Đừng chọn giải pháp “kết hôn” với sản phẩm

của bạn. Hay nói cách khác bạn không nên bán độc quyền một mặt hàng sản phẩm bởi nó dễ

bị mất giá sau mùa vụ hay ngay sau những dịp đặc biệt. Có một số cách để làm mới liên tục

những mặt hàng sản phẩm

của bạn mà không cần hạ

giá chúng hoàn toàn. Ví dụ

như, nếu bạn muốn mở một

cửa hàng chuyên về những

sản phẩm trang trí nhà cửa,

bạn cần cập nhật việc giảm

giá sản phẩm của mình

thường xuyên để giữ đúng

nhịp trong việc thay đổi các

phong cách trang trí.

Một điều cần nhận ra rằng

thương nhân bán lẻ nhỏ khó

cạnh tranh hiệu quả với những thương nhân tầm cỡ, vậy họ nên tập trung vào việc liên kết

nhiều sản phẩm mua bán thẳng đạt tiêu chuẩn như các thiết bị nhỏ, đồ điện tử thay vì dành

nhiều thời gian cho những sản phẩm, dịch vụ mang tính chất đặc thù. Bạn có thể dành ưu tiên

cho những dịch vụ cá nhân mang lại cho người tiêu dùng nhiều sự lựa chọn, những mặt hàng

có đặc thù giống nhau, ví như đèn chiếu sáng, chăn ga gối đệm, nội thất, những mặt hàng sản

xuất mang tính địa phương.

3. Khó thích nghi với thay đổi của thị trường

Đây cũng là điều liên quan đến điều thứ hai nói trên, nhưng ở đây tập trung nhiều vào phương

pháp bán hàng và cách truyền thông hơn. Một ví dụ điển hình dễ nhận thấy, vài năm về trước,

các đĩa, băng điện ảnh được thuê khá rầm rộ tại các cửa hàng phim đĩa địa phương, nhưng

ngày nay, hầu như người xem có thể xem trực tuyến hay tải trực tiếp từ trên mạng về máy tính.

Page 37: Cẩm nang bán lẻ -  101 bí quyết bán lẻ thành công

36 Cẩm nang bán lẻ : 101 bí quyết bán lẻ thành công

Sự xuất hiện của Internet đã làm thay đổi đáng kể thói quen của người xem, và các cửa hàng

cũng như người thuê đĩa phim ngày càng đòi hỏi nhiều dịch vụ, sản phẩm theo yêu cầu của họ

và chuyên biệt hơn, nơi bán hàng cũng tiện nghi hơn.

4. Đánh giá thấp nhu cầu bán lẻ

Công việc bán lẻ không dành cho những người yếu đuối. Bởi yêu cầu đối với việc điều hành

một doanh nghiệp, cửa hàng bán lẻ thành công là tập hợp nhiều yếu tố: kiên định, thẳng thắn

và tiêu tốn nhiều thứ bất kể lúc nào. Một số người mong muốn trở thành thương gia bán lẻ

trong tương lai đã sai lầm khi cho rằng họ có thể thành lập, điều hành một doanh nghiệp, cửa

hàng bán lẻ trong thời gian rảnh rỗi của họ.

Công việc bán lẻ là một chu kỳ liên tục của các công việc: mua hàng, chào hàng và bán hàng.

Đây là công việc cực kỳ mệt mỏi và đòi hỏi cao, đặc biệt phù hợp đối với những người có cá

tính. Và tất nhiên, thành công của doanh nghiệp chính là tăng chất lượng cuộc sống, và bạn

cần thuê nhiều nhân viên hơn để trợ giúp, nhưng bản thân sự thay đổi này sẽ mang lại những

vấn đề và nhiều đòi hỏi hơn.

Vậy nếu bạn chưa sẵn sàng thay đổi một phần không nhỏ trong cuộc sống của bạn, ít nhất

ngay từ ban đầu, có thể bạn nên xem xét thời gian làm việc bán thời gian tại một doanh nghiệp

có tên tuổi.

5. Sao nhãng dịch vụ khách hàng

Đây có thể coi là nguyên nhân lớn nhất của sự thất bại đối với doanh nghiệp bán lẻ. Một số

thương gia bán lẻ cho rằng khách hàng mua sản phẩm là vì lợi ích của chính họ. Và các doanh

nghiệp bán lẻ đó thất bại bởi vì họ đã “đóng đô” tại những khu bất lợi cho công việc kinh doanh

và bởi họ không điều chỉnh thời gian kinh doanh phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Ví dụ,

nếu đối tượng khách hàng của bạn hướng tới người đi làm, bạn không thể kinh doanh thành

công nếu bạn mở cửa lúc 10h sáng và đóng cửa hàng lúc 3h chiều.

Một cửa hàng thường xuyên đóng cửa trong thời gian kinh doanh đã được công bố và ông chủ

của họ dường như không nhận ra một điều rằng những thông lệ này quá xa lạ với khách hàng.

Page 38: Cẩm nang bán lẻ -  101 bí quyết bán lẻ thành công

37 Cẩm nang bán lẻ : 101 bí quyết bán lẻ thành công

Một thương gia bán lẻ khác mở một cửa hàng tại một toà nhà cao ốc khá tiện nghi và rẻ với họ

và cho rằng khách hàng sẽ tìm ra họ! Nhưng đã thất bại!

Và còn một lỗi chết người nữa trong dịch vụ chăm sóc khách hàng, đó là không thể đối xử với

tất cả khách hàng một cách lịch sự và tôn trọng. Những điều cơ bản như không chào hỏi khách

hàng khi họ bước vào cửa hàng, không tận tình giúp họ lựa chọn sản phẩm, hay bỏ qua những

nội quy của cửa hàng là những chuyện thường thấy. Vậy nếu doanh nghiệp của bạn hay xảy ra

những chuyện như vậy, hãy đào tạo lại đội ngũ nhân viên của mình và bản thân dựa trên nền

tảng: tôn trọng và lịch sự, nhã nhặn với khách hàng.

Cho dù có tránh được 5 lỗi chết người nói trên cũng không hoàn toàn đảm bảo sự thành công

của doanh nghiệp bán lẻ, nhưng nếu mắc phải những lỗi đó chắc chắn bạn sẽ nhanh chóng

đưa doanh nghiệp của bạn tiến gần tới bờ vực của sự thất bại. Trong thời buổi thị trường đang

thay đổi từng ngày từng giờ như hiện nay không ít những rủi ro và cạm bẫy vẫn tiềm tàng đâu

đó, do vậy cần chú ý đến việc tăng lợi thế thành công của bạn bằng cách tránh những lỗi nói

trên.

6 yếu tố quan trọng trong kinh doanh bán lẻ hiện

đại

Trở thành thành viên của WTO, Việt Nam thực hiện cam kết mở cửa thị trường nói chung và thị

trường các dịch vụ phân phối nói riêng. Cũng kể từ đó, ngành bán lẻ hiện đại Việt Nam trở

thành một trong những lĩnh vực được cho là hấp dẫn và có mức tăng trưởng cao nhất. Tuy

nhiên, vì không còn nhiều những hạn chế đối với các nhà bán lẻ nước ngoài nên làm sóng đầu

tư ngoài nước đang bổ bộ vào Việt Nam một cách rầm rộ, còn những doanh nghiệp bán lẻ nội

địa vì cuộc chiến giữ và tranh giành thị phần trên thương trường bán lẻ ngày càng khốc liệt nên

họ nhanh chóng xây dựng và thực thi nhiều chiến lược “không giống ai”.

Và để giành được phần thắng trong kinh doanh bán lẻ hiện đại, các doanh nghiệp Việt Nam cần

phải đảm bảo 6 yếu tố quan trọng dưới đây :

1. Hệ thống bán hàng trong kinh doanh bán lẻ

Page 39: Cẩm nang bán lẻ -  101 bí quyết bán lẻ thành công

38 Cẩm nang bán lẻ : 101 bí quyết bán lẻ thành công

Nói đến hệ thống bán hàng, để tạo được lợi thế cạnh tranh thì cần phải áp dụng triệt để cả kinh

doanh online lẫn offline. Tức là cần phải có cả cửa hàng và website bán sản phẩm để phục vụ

nhu cầu mua sắm trực tuyến cho khách hàng. Nói đến bán lẻ thông thường chúng ta sẽ nghĩ

ngay đến các cửa hàng tiện lợi và hệ thống các siêu thị nhưng trong thời hiện đại, khi mà số

lượng khách hàng thực hiện các giao dịch mua sắm qua internet là chủ yếu thì việc xây dựng

hệ thống website bán hàng kèm theo các dịch vụ giá trị gia tăng sẽ đánh vào tâm lý mua sắm

của người tiêu dùng.

Hoặc lấy ví dụ về Amazon, Apple đều là những thương hiệu kinh doanh online nổi tiếng nhưng

họ không bỏ qua việc mở các cửa hàng offline để khách hàng thỏa mãn với nhu cầu được sờ,

nắm và trải nghiệm sản phẩm.

Tuy vậy, khi kết hợp bán hàng Online và Offline sẽ gặp phải khá nhiều vấn đề phức tạp nên cần

đảm bảo đồng bộ dữ liệu bán hàng, kiểm soát kho, điều phối hàng hóa hợp lý và quản lý bán

hàng chặt chẽ.

2. Áp dụng kết hợp các hình thức Marketing

Dù bạn là doanh nghiệp kinh doanh lĩnh vực nào thì Marketing vẫn là phương thức quan trọng

giúp bán được hàng. Tuy

nhiên, giải pháp để tiếp thị

hiệu quả mà bài viết đưa

ra vẫn là kết hợp cả

online và offline. Thực tế

cho thấy, những doanh

nghiệp kinh doanh online

đều có thể được hưởng

lợi từ các hình thức

marketing truyền thống và ngược lại, một cửa hàng bán lẻ đều có thể quảng bá cho mình

thông qua internet.

Đơn giản chỉ là việc chèn thêm link website vào business card, email, tờ rơi, banner… cũng đã

là một sự kết hợp. Tuy nhiên, nếu như bạn muốn lôi kéo khách hàng ghé thăm website của bạn

Page 40: Cẩm nang bán lẻ -  101 bí quyết bán lẻ thành công

39 Cẩm nang bán lẻ : 101 bí quyết bán lẻ thành công

thì cần phải đảm bảo tính chuyên nghiệp cho nó, đạt được điều đó, khách hàng mới lưu giữ địa

chỉ của bạn trong đầu và tìm đến mỗi khi cần thiết.

Chìa khóa để thực hiện thành công phương pháp marketing kết hợp là sự kết hợp một cách

nhất quán và liên tục. Ví dụ một thông tin về chương trình khuyến mãi giảm giá lớn được gửi đi

cho khách hàng thì kèm theo đó là việc trưng thông tin đó trên website hoặc cửa hàng của bạn

để khách hàng biết được. Kết hợp các phương pháp marketing một cách hợp lý sẽ giúp bạn tiết

kiệm được chi phí quảng cáo và khi kết hợp đồng thời online và offline thì hiệu quả của cả hai

hình thức tiếp thị đều được nâng cao.

3. Quản trị tài chính chặt chẽ

Một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển lâu dài cần xây dựng cơ chế tài chính thống nhất,

phù hợp với quy mô và mô hình của công ty, kế hoạch tài chính cũng cần được xây dựng một

cách tổng thế và chi tiết.

Trong từng thời kỳ phát triển thì mỗi doanh nghiệp đều có những mục tiêu khác nhau, tuy

nhiên, quản trị tài chính hướng tới mục tiêu tối đa hóa giá trị cho những người chủ sở hữu

doanh nghiệp. Đó là về tối đa hóa chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế và tối đa hóa lợi nhuận trên vốn

cổ phần.

Ngoài ra, từ thực tế cho thấy, ở các doanh nghiệp hiện nay, nhiều nhà kinh tế đã nhấn mạnh

ngoài mục tiêu giá trị thì họ còn theo đuổi mục tiêu gia tăng trách nhiệm xã hội của các lãnh đạo

doanh nghiệp, cụ thể là các vấn đề liên quan đến trả lương cho nhân viên, an toàn lao động,

bảo vệ người tiêu dùng, nâng cao trình độ, ý thức bảo vệ môi trường…

4. Quản trị nhân lực có hiệu quả

Trong thời điểm hiện tại, quản trị nhân lực dần dần thay thế cho quản trị nhân sự với quan điểm

chủ đạo : con người không đơn thuần chỉ là một yếu tố của quá trình kinh doanh mà là một

nguồn tài sản quý báu của tổ chức, doanh nghiệp. Các doanh nghiệp chuyển từ tình trạng “tiết

kiệm chi phí lao động để giảm giá thành “sang“ đầu tư vào nguồn nhân lực để có lợi thế cạnh

tranh cao hơn, có lợi nhuận cao hơn và hiệu quả cao hơn”.

Page 41: Cẩm nang bán lẻ -  101 bí quyết bán lẻ thành công

40 Cẩm nang bán lẻ : 101 bí quyết bán lẻ thành công

Từ quan điểm này, quản trị nguồn nhân lực được phát triển trên cơ sở của các nguyên tắc chủ

yếu sau:

Nhân viên cần được đầu tư thỏa đáng để phát triển các năng lực riêng nhằm thỏa mãn các nhu

cầu cá nhân, đồng thời tạo ra năng suất lao động, hiệu quả làm việc cao và đóng góp tốt nhất

cho tổ chức.

Các chính sách, chương

trình và thực tiễn quản trị

cần được thiết lập và thực

hiện sao cho có thể thỏa

mãn cả nhu cầu vật chất

và tinh thần của nhân

viên.

Môi trường làm việc cần

được thiết lập sao cho có

thể kích thích nhân viên

phát triển và sử dụng tối

đa các kỹ năng của mình.

Vấn đề chức năng nhân sự cần được thực hiện phối hợp và là một bộ phận quan trọng trong

chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.

Nhiệm vụ quản trị con người là của tất cả các quản trị gia, không còn đơn thuần của trưởng

phòng nhân sự hay tổ chức cán bộ.

5. Hệ thống kho bãi và vận chuyển

Trong kinh doanh bán lẻ, hệ thống kho bãi và vận chuyển là một vấn đề cần được quan tâm.

Nếu nhưkinh doanh truyền thống luôn lo lắng về kho bãi mỗi khi có ý định mở rộng kinh doanh

thì hiện nay, vấn đề đó không còn là mối lo ngại.

Thời hiện đại, hệ thống kho bãi có thể được xây dựng trực tiếp nhờ các ứng dụng công nghệ

tiên tiến như điện toán đám mây, phần mềm quản lý kho, quản lý bán hàng. Còn khâu vận chuyển

Page 42: Cẩm nang bán lẻ -  101 bí quyết bán lẻ thành công

41 Cẩm nang bán lẻ : 101 bí quyết bán lẻ thành công

thì được thực hiện nhanh chóng và đảm bảo an toàn chính xác đến tận tay người mua hàng

trong thời gian sớm nhất thông qua các đơn vị trung gian gọi là logitics.

6. Văn hóa và giá trị nền tảng

Văn hóa công ty hay còn gọi là văn hóa doanh nghiệp là nền tảng bền vững trong quản trị

doanh nghiệp.

Nhiều đại gia bán lẻ đã áp dụng thành công và thực sự biến văn hóa công ty trở thành cốt lõi

của sự phát triển doanh nghiệp, ví dụ như Wal-mart, Target…

Văn hóa doanh nghiệp là tinh

thần doanh nghiệp và quan điểm

giá trị của doanh nghiệp, quyết

định sự trường tồn của doanh

nghiệp. Văn hóa doanh nghiệp

góp phần tạo động lực làm việc

cho nhân viên, giúp họ cảm thấy

rõ mục tiêu và bản chất công

việc mình làm. Tạo được một

môi trường làm việc lành mạnh,

thoải mái và giúp mối quan hệ

giữa các nhân viên tốt đẹp hơn.

Thậm chí có nhiều người sẵn sàng đánh đổi chọn mức thu nhập thấp hơn để được làm việc

trong một môi trường hòa đồng, thoải mái, được đồng nghiệp tôn trọng.

Ta có thể hiểu văn hóa doanh nghiệp giống như “cá tính” của doanh nghiệp, ở đó mỗi cá nhân,

cá tính giúp phân biệt người này với người khác, văn hóa cũng chính là bản sắc riêng giúp một

doanh nghiệp không thể lẫn với các doanh nghiệp khác dù có cùng hoạt động trong một lĩnh

vực và cung cấp những sản phẩm tương tự ra thị trường.

Văn hóa doanh nghiệp có 3 nét đặc trưng, đó là tính nhân sinh, tính giá trị và tính ổn định.

Page 43: Cẩm nang bán lẻ -  101 bí quyết bán lẻ thành công

42 Cẩm nang bán lẻ : 101 bí quyết bán lẻ thành công

Như vậy, muốn kinh doanh bán lẻ thành công thì phải đảm bảo thực hiện triệt để 6 yếu tố quan

trọng mà chúng tôi đã đề cập đến trong bài viết trên đây. Hi vọng rằng, với mỗi hình thức kinh

doanh thì các yếu tố trên sẽ được áo dụng và thay đổi thật phù hợp và hiệu quả.

5 yếu tố cốt lõi trong quản trị bán lẻ

Văn hóa doanh nghiệp, dịch vụ chăm sóc khách hàng, hệ thống quản trị hiện đại… là một trong

số những yếu tố cốt lõi trong quản trị bán lẻ đem đến thành công cho nhiều đơn vị kinh doanh

trên thị trường bán lẻ Việt Nam.

1. Hàng hóa đa dạng, luôn có hàng

Một cửa hàng với đa dạng sản phẩm, đáp ứng được nhu cầu hàng ngày là yếu tố khiến khách

hàng cảm thấy rất an tâm. Tiện lợi hơn bao nhiêu khi khách tìm đến cửa hàng của bạn và thấy

được sản phẩm mà mình cần tìm kiếm, lại có thể ké thêm một vài thứ đồ gì đó trong giỏ hàng

bởi lỡ quên mất một thứ cần thiết.

Không chỉ đầy đủ nguồn hàng mà việc cập nhật tình trạng hàng hóa theo ngày sẽ giúp chủ cửa

hàng buôn bán thuận lợi hơn. Đặc biệt, khi lượng sản phẩm bày trên kệ luôn được cập nhật

mới và theo xu thế sử dụng của người tiêu dùng thì không lý do gì khách hàng lại bỏ quên cửa

hàng bán lẻ của bạn cả.

Hãy nhớ, đừng bao giờ để khách rơi vào tình trạng khó chịu khi đã mất công đến tận cửa hàng

của bạn để mua hàng nhưng lại không sẵn có. Thử hỏi nhân viên bán hàng của bạn sẽ cảm

thấy tội lỗi đến mức nào khi phải chứng kiến vẻ mặt tiu ngỉu, thất vọng tràn trề của khách hàng.

2. Giá bán hàng hóa hợp lý

Giá cả luôn là một vấn đề nhạy cảm, đó là chưa kể đến tâm lý thích mua hàng rẻ đã ăn sâu vào

tư tưởng của các vị khách người Việt chúng ta. Do vậy, các doanh nghiệp kinh doanh bán lẻ

nhất định không nên sử dụng các phương pháp thu lợi nhuận bằng cách tăng giá bán. Vì thực

tế cho thấy rằng, sau khi gõ google tìm kiếm và hoặc trực tiếp vi hành so sánh giá ở các cửa

hàng bán lẻ khác nhau, khách hàng sẽ cân nhắc rất kỹ trước khi đi đến quyết định mua hàng.

Page 44: Cẩm nang bán lẻ -  101 bí quyết bán lẻ thành công

43 Cẩm nang bán lẻ : 101 bí quyết bán lẻ thành công

Các doanh nghiệp có thể triển khai hình thức cạnh tranh thông qua các dịch vụ gia tăng như:

giao hàng miễn phí, tích điểm, giảm giá ưu đãi…

3. Phục vụ khách hàng bằng cả trái tim

Bản thân người bán hàng cũng là một vị khách, do đó, những điều bạn muốn nhận được trong

khi mua hàng cũng chính là các công việc bạn nên làm để có thể phục vụ tốt nhất cho “thượng

đế” của mình.

Ngoài những yếu tố cơ bản như nghệ thuật giao tiếp với khách hàng, mức độ quan trọng của

khách hàng, coi khách hàng

như người thân để mang đến

cho họ sự an tâm tin tưởng…

thì việc áp dụng các dịch vụ

mua hàng tiện lợi nhất cũng là

một giải pháp.

Hiện nay, các cửa hàng bán lẻ

thường sử dụng các dịch vụ

như : Cho phép đổi trả hàng

trong vòng 7 ngày, miễn phí

vận chuyển Nội thành, ưu đãi tri

ân khách hàng…Tất cả đều

đem lại những giá trị nhất định cho doanh nghiệp.

4. Hệ thống quản trị bán lẻ hiện đại ứng dụng công nghệ thông tin

Thời hiện đại nên cái gì cũng phải hiện đại, kể cả trong quản trị bán hàng. Ứng dụng một tư duy

mới thì cửa hàng mới được quản lý tốt. Tư duy hiện đại có nghĩa là đề cao kỹ năng của một

nhân viên bán hàng, thay đổi cách thức quảng cáo sản phẩm, tận dụng sự sáng tạo trong sắp

xếp trung bày sản phẩm, bố trí cửa hàng. Đánh giá các cấp độ dịch vụ khách hàng hay xây

dựng các KPIs đo lường hiệu quả hoạt động của cửa hàng. Áp dụng các phần mềm quản lý

bán hàng để chống thất thoát hàng hoá.

Page 45: Cẩm nang bán lẻ -  101 bí quyết bán lẻ thành công

44 Cẩm nang bán lẻ : 101 bí quyết bán lẻ thành công

5. Văn hóa doanh nghiệp

Công ty nào có văn hóa doanh nghiệp tốt thì mỗi cá nhân làm việc trong tập thể đó sẽ luôn vui

vẻ, thoải mái trong công việc, từ đó gắn bó lâu dài với doanh nghiệp.

Văn hóa doanh nghiệp được thể hiện ở các khía cạnh như : mỗi cá nhân đều được tôn trọng,

nhân viên được đào tạo, giao lưu học hỏi ; các thành viên luôn có tinh thần đoàn kết, gắn bó,

đồng nhất; luôn phát triển vì sự ưu tú và sẵn sàng thay đổi, vượt qua mọi khó khăn để cùng

nhau đi đến thành công.

Như vậy, để tạo nên sự thành công trong kinh doanh thì các doanh nghiệp ít nhiều cũng nên

đáp ứng đầy đủ 5 yếu tố cốt lõi trong quản trị bán lẻ trên đây trước khi tìm hiểu các yếu tố khác.

Đặc biệt, tùy theo mỗi hình thức kinh doanh của từng doanh nghiệp và cá nhân mà áp dụng cho

phù hợp.

Cắt giảm 3M và kiến tạo 3P trong kinh doanh bán lẻ

“Công ty không phải là vườn trẻ, không phải trại tế bần. Phải mạnh dạn cắt bỏ những cái sâu, những

cành tốt nhưng mọc không đúng chỗ”. Vậy, những cái nào là cái tốt nên giữ lại còn những yếu tố

nào cần phải loại bỏ đi để một doanh nghiệp kinh doanh bán lẻ có thể hoạt động một cách hiệu

quả?

1. Cắt giảm 3M

3M ở đây bao gồm

- Mura : Cắt những thứ chi phí tăng lên, hiệu quả giảm xuống

- Muli : Cắt cái vô lý, không đúng luật

- Muda : Cắt cái không bình thường, không kiểm soát được.

Muda là thuật ngữ truyền thống của Nhật Bản chỉ hoạt động lãng phí và không tăng thêm giá trị

hoặc không hiệu quả. Nó cũng là một khái niệm quan trọng trong hệ thống sản xuất Toyota và

là một trong ba loại chất thải (Muda, Mura, Mur).

Page 46: Cẩm nang bán lẻ -  101 bí quyết bán lẻ thành công

45 Cẩm nang bán lẻ : 101 bí quyết bán lẻ thành công

Tuy nhiên, hiểu theo nghĩa đơn giản nhất, 3M ở đây ám chỉ đến các chi phí không cần thiết (chi

phí hao tổn) hoặc các chi phí không nằm trong kế hoạch. Cắt giảm 3M gắn liền với hoạt động

cải thiện chi phí để nâng cao năng lực cạnh tranh về chi phí và tăng lợi nhuận.

Nhưng vấn đề ở đây là cần phải cẩn trọng và thực hiện việc cắt giảm 3M một cách khôn ngoan

mà không gây thiếu hụt. Giả sử, một bộ phận lớn trong giá trị của một công ty là đội ngũ nhân

viên lâu năm có nhiều kinh nghiệm làm việc, họ có thể giúp những nhân viên mới vào nghề xử

trí những tình huống bất

ngờ. Thế nhưng, nếu bạn

sa thải họ và thay thế bằng

những người làm việc bán

thời gian và thiếu kinh

nghiệm có thể giúp giảm

chi phí trong một thời gian

nhưng lại làm xói mòn giá

trị cơ bản của công ty mình

trong mắt khách hàng.

Cắt giảm chi phí nhân

công (cải thiện năng suất,

nâng cao năng lực và hiệu

suất lao động), giảm chi

phí nguyên vật liệu mua

về. Nhất là nên giảm lượng

hàng tồn kho, chi phí sai

hỏng không kiểm soát

được. Muốn vậy, cần trực

quan hóa các hoạt động kinh doanh, dự trù chi tiêu một cách sâu sát để quản lý áp dụng vào

hiện trường. Thậm chí, đôi khi, cách cắt giảm tốt nhất chính là “sa thải” những khách hàng đắt

giá và có cách cư xử không tốt. Best Buy – một nhà bán lẻ có tiếng tăm đã cắt giảm khách

hàng của mình khi họ thường xuyên mua đi mua lại và trả lại những món hàng đã tạo ra chi phí

khổng lồ đối với hoạt động quản lý và kiểm kê. Do vậy Best Buy theo dõi và hạn chế những loại

hành vi này.

Page 47: Cẩm nang bán lẻ -  101 bí quyết bán lẻ thành công

46 Cẩm nang bán lẻ : 101 bí quyết bán lẻ thành công

2. Kiến tạo 3P

Song song với việc cắt giảm những chi phí không cần thiết thì việc thiết lập và kiến tạo nên các

giá trị khác trong hoạt động kinh doanh là rất cần thiết. Đó là kiến tạo 3P bao gồm:

a. Program (Chương trình hành động)

Một doanh nghiệp cần lên phương án hành động cho các ý tưởng kinh doanh của mình và

thống nhất mọi khâu trong toàn bộ các thành viên của công ty. Phải làm sao để tất cả mọi

người đều tham gia. Phải sẵn sàng hành động luôn và ngay để mọi kế hoạch đều được thâm

nhập đến từng người một trong đội ngũ, nhóm làm việc. Đưa mọi người cùng tham gia theo

đuổi mục tiêu hoạt động để đạt hiệu quả.

b. Policy (Chính sách)

Policy ở đây là các hướng dẫn hỗ trợ các quyết định, phát huy lợi thế của mỗi thành viên trong

doanh nghiệp từ đó hướng đến tác dụng lớn trong hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Có

những chính sách phù hợp, khuyến khích được nhân viên trong công việc thì sẽ kéo theo hiệu

quả của cam kết làm việc, gắn bó lâu dài, trung thành và sẵn sàng sống chết cùng nhau.

c. Process (Quy trình)

Một doanh nghiệp hoạt động hiệu quả khi có quy trình làm việc hiện đại, hợp lý. Điều đó thể

hiện ở quy trình vận hành, đào tạo hay tuyển dụng…

Đã nói đến quy trình thì mọi thứ đều phải thực hiện một cách bài bản và khoa học. Trong khâu

tuyển dụng và đào tạo phải được thực hiện theo quy trình chuẩn.

Ray Kroc, sáng lập McDonald, đã dựng lên cả một đế chế nhượng quyền hùng mạnh, một phần

rất lớn, là nhờ vào khả năng tạo dựng một qui trình thực hành kinh doanh đồng bộ. Tất cả các

bước vận hành hàng ngày của một cửa hàng McDonald đều được viết rõ ràng và đầy đủ trong

bản qui trình vận hành.

Một bản qui trình vận hành tốt là tiền đề quan trọng cho thành công của tổ chức kinh doanh.

Viết qui trình vận hành chính là một công việc chuẩn bị quan trọng cho quá trình chuẩn bị khởi

nghiệp kinh doanh. Sản phẩm, dịch vụ sẽ cung cấp cho thị trường được định nghĩa chính xác.

Page 48: Cẩm nang bán lẻ -  101 bí quyết bán lẻ thành công

47 Cẩm nang bán lẻ : 101 bí quyết bán lẻ thành công

Các công việc cần thực hiện để đảm bảo cung cấp đúng và đủ đầu ra của doanh nghiệp được

mô tả đầy đủ. Từ đó, có thể xác định được các nhu cầu về nguồn lực cần chuẩn bị và huy động

để triển khai hoạt động kinh doanh.

Tương tự quy trình vận hành, quy trình đào tạo, tuyển dụng… cũng cần phải tuân thủ theo

những quy tắc, chuẩn mực, và chỉ dẫn của người làm công việc chuyên môn. Từ đó, hiệu quả

làm việc của doanh nghiệp được nâng cao mà không vướng mắc đến những chi phí không cần

thiết khác.

Quy tắc 4c trong kinh doanh bán lẻ

Cũng đều là những doanh nghiệp kinh doanh bán lẻ nhưng tại sao đối thủ của bạn lại có doanh

số cao hơn và được lòng khách hàng hơn trong lĩnh vực bán lẻ? Bí quyết của họ là gì?

1. Change: Dám thay đổi trong kinh doanh bán lẻ

Cuộc sống luôn là sự biến động không ngừng, môi trường kinh doanh bán lẻ cũng vậy, thường

xuyên có những sự thay đổi về xu hướng, công nghệ, và hình thức, phương thức kinh doanh.

Do vậy, doanh nghiệp của bạn không thể nằm ngoài vòng xoáy đó mà phải tìm cách thay đổi để

thích nghi và tìm lối đi đúng đắn cho công ty của mình.

Sự thay đổi có thể là về định hướng kinh doanh, chiến lược kinh doanh, về lĩnh vực hoạt động,

thậm chí còn phải thay đổi cả về nguồn lực con người.

Một ví dụ về sự thay đổi giải pháp kinh doanh, Viettel – tập đoàn viễn thông quân đội đã vươn

lên vị trí thứ nhất trên thị trường viễn thông, chiếm tới hơn 45% thị phần sau khi ra một quyết

định kinh doanh táo bạo khác với cách tư duy phổ biến thường thấy. Đó là chiến lược hướng

đầu tư về nông thôn và từ bỏ thành phố. Sau khi Viettel thành công, các nhà mạng khác mới

tìm đến thị trường này.

Một ví dụ nữa về TH True Milk, họ đã thành công trong sáng tạo khi đưa ra chiến lược kinh

doanh với cách thức kinh doanh và định vị thương hiệu sáng tạo. Với họ, một sản phẩm khác

biệt với ý tưởng đắt giá mới là phương cách thích hợp để chiến thắng những vị tiền bối thống trị

hùng mạnh đi trước. TH True Milk đã phần nào tạo được khác biệt hóa với những nhãn hàng

sữa khác trên thị trường và gắn tên tuổi của mình với ý niệm “sạch”.

Page 49: Cẩm nang bán lẻ -  101 bí quyết bán lẻ thành công

48 Cẩm nang bán lẻ : 101 bí quyết bán lẻ thành công

2. Chance: Tìm kiếm cơ hội mới

Bên cạnh sự thay đổi, mỗi đơn vị, cá nhân kinh doanh bán lẻ cũng phải nhạy bén hơn với

những cơ hội và tìm kiếm cho mình khả năng mới.

Nhiều doanh nghiệp, công ty bị hạn chế về vị trí cửa hàng, mặt bằng và diện tích trưng bày sản

phẩm nhưng nếu phát huy tốt việc giới thiệu sản phẩm thông qua các phương tiện thông tin đại

chúng thì vẫn đạt được doanh số bán hàng cao. Thậm chí, nên áp dụng hình thức lập website

bán hàng để trưng bày sản phẩm lên

đó, sản phẩm sẽ nhanh chóng được

giới thiệu đến khách hàng.

Cơ hội mới còn là tìm kiếm thị trường

mới, nhắc lại ví dụ về tập đoàn

Viettel, việc hướng đầu tư về nông

thôn cũng chính là một sự tìm kiếm

cơ hội mới khi mà các thành phố lớn

đã bị chiếm đóng bởi các đại gia viễn

thông khác nên cơ hội cạnh tranh thu

hẹp dần, hướng đến một thị trường

khác là tìm cơ hội khác cho chính

mình.

3. Co – Operate: Liên kết kinh tế

Phải hợp tác, liên kết, liên minh chiến lược với các đối tác trong lĩnh vực bạn cần để tạo nên

thành công trong kinh doanh bán lẻ.

Sự liên kết này có thể là ở các khâu như thông tin, nguồn lực, giá trị, công việc, hay kinh doanh.

Là một doanh nghiệp, bạn không thể một mình làm hết tất thảy mọi việc được, dù sao cũng cần

phải có đồng môn chiến lược để thuận lợi hơn khi kinh doanh. Do đó, liên kết với các đối tác

cũng chính là đem lại hiệu quả cao nhất trong kinh doanh.

Page 50: Cẩm nang bán lẻ -  101 bí quyết bán lẻ thành công

49 Cẩm nang bán lẻ : 101 bí quyết bán lẻ thành công

Thành lập nên các hiệp hội cũng chính là cách thức liên kết phổ biến của các doanh nghiệp Việt

Nam.

Cuộc điều tra 7.820 doanh nghiệp trên cả nước được Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt

Nam (VCCI) và Dự án Nâng cao năng lực cạnh tranh Việt Nam (VNCI) tiến hành tháng 5/2008

cho thấy vai trò của các hiệp hội kinh doanh trong việc góp phần cải thiện môi trường kinh

doanh và phát triển doanh nghiệp được đánh giá rất cao.

Hiện tại có khá nhiều hiệp hội được thành lập và đang hoạt động rất có hiệu quả như hiệp hội

xăng dầu, hiệp hội nhựa Việt Nam, hiệp hội các nhà bán lẻ, hiệp hội dệt may, hiệp hội các nhà

bán lẻ…

4. Challenge: Thách thức, vượt qua các khó khăn.

Trong kinh doanh, gặp phải khó khăn thách thức là chuyện hết sức bình thường. Tuy nhiên,

vấn đề là ở chỗ các doanh nghiệp đối mặt với nó như thế nào. Nên suy nghĩ theo hướng tốt bởi

trong mỗi thách thức đều tiềm ẩn những cơ hội mà không phải lúc nào chúng ta cũng có thể

nhìn thấy được.

Điều quan trọng nhất là khi có khó khăn, sự đoàn kết, tương trợ lẫn nhau là một điều hết sức

cần thiết và có lợi. Mà người Việt Nam thì thiếu nhất chính là đoàn kết. Khi nói về tính cách của

người Việt, người Nhật đã nhận xét: “Các anh là những viên kim cương, còn chúng tôi là đất

sét, đất sét kết dính với nhau được, còn kim cương thì không”! Điều đó cũng giải thích tại sao

Nhật Bản, một đất nước nhỏ bé, thiếu thốn mọi bề về tài nguyên lại có sự phát triển vượt bậc

và bền vững đến vậy.

3 chiến lược mới trong kinh doanh bán lẻ

Kinh doanh giống như một trận đánh khốc liệt trên thương trường bán lẻ, cũng phải có chiến

lược tính toán linh hoạt.

Thông thường, các đại gia bán lẻ thường bắt tay thực hiện sau khi đã chắc chắn, còn ở Việt

Nam, các doanh nghiệp kinh doanh bán lẻ thường linh hoạt hơn, vướng đâu, giải quyết đấy và

cũng có những chiến lược hợp lý cho mỗi giai đoạn, hình thức kinh doanh.

Page 51: Cẩm nang bán lẻ -  101 bí quyết bán lẻ thành công

50 Cẩm nang bán lẻ : 101 bí quyết bán lẻ thành công

1. Thâm nhập thị trường ngách

Thay vì tập trung vào thị trường lớn “đại dương đỏ”, có nhiều đối thủ cạnh tranh, mạnh thì nên

chuyển hướng đến chiến lược „đại dương xanh” – thâm nhập thị trường ngách, tập trung vào

những đối tượng chưa phải là khách hàng, đạt được sự thắng lợi duy nhất trong môi trường

cạnh tranh để khai thác và thu hút được cả những khách hàng trước đó chưa bao giờ có ý định

bước chân vào thị trường.

Thị trường ngách là những nơi chưa được khai phá, đầy giá trị tiềm năng, còn vô số cơ hội

phát triển hứa hẹn lợi nhuận cao.

Nếu như phải kể đến 1 ví dụ về công ty đã rất thành công trong thị trường ngách thì phải kể

đến Warby Parker. Không chỉ dừng ở việc thiết kế kính với giá rẻ, nhà đồng sáng lập Jeff

Raider của Warby Parker còn hướng đến 1 thị trường nhỏ hơn: đó chính là làm đẹp cho nam

giới. Bắt đầu bằng cửa hàng cạo râu kiêm thương mại điện tử Harry‟s, Raider đã lên kế hoạch

để hướng đến thị trường làm đẹp, cũng giống như những gì anh và đồng sáng lập của anh đã

làm với kính.

Vì sản phẩm mà Raider đã chọn không có gì đặc sắc, vì thế anh phải tìm ra cách độc đáo làm

cho doanh nghiệp của mình nổi bật. Và anh phát hiện ra rằng các nam giới sử dụng dao cạo

râu cực kỳ… truyền thống. Vì vậy, Raider tập trung vào việc cung cấp một trải nghiệm khách

hàng độc đáo với mức giá phải chăng – 2 USD một lưỡi dao cạo, 10 USD cho tay cầm và 8

USD cho kem cạo râu. Bên cạnh đó anh cũng thêm vào một số yếu tố xã hội, như làm từ thiện

1 lưỡi dao hoặc 1 USD mỗi khi một hộp dao cạo bán được.

Còn ở Việt Nam, các thị trường đầy giá trị tiềm năng nhưng mới chỉ được khai phá ví dụ như

các sản phẩm dành cho Mẹ và bé, dụng cụ thể thao, quần áo thể thao…Hay một thị trường

ngách khác hiện đang làm ăn rất phát đạt ngay cả trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế đó là các

quán ăn, quán café dành riêng cho cộng đồng những người đồng tính luyến ái.

2. Nông thôn bao vây thành thị

Trong kinh doanh bán lẻ, nhất là việc xác định thị trường kinh doanh, nơi đầu tiên mà các

startup nghĩ đến là ở thành thị, những nơi tập trung đông dân cư. Nhưng tại sao không thử thay

Page 52: Cẩm nang bán lẻ -  101 bí quyết bán lẻ thành công

51 Cẩm nang bán lẻ : 101 bí quyết bán lẻ thành công

đổi hướng đầu tư về nông thôn? Nơi vẫn đang thiếu thốn mọi bề về các loại hình kinh doanh,

trong khi nhu cầu tiêu thụ của người dân cũng cao không kém gì ở thành thị?

Thành công nhất là ví dụ về sự thay đổi giải pháp kinh doanh của Viettel – tập đoàn viễn

thông quân đội, họ đã vươn lên vị trí thứ nhất trên thị trường viễn thông, chiếm tới hơn 45% thị

phần sau khi ra một quyết định kinh doanh táo bạo khác với cách tư duy phổ biến thường thấy.

Đó là chiến lược hướng đầu tư về nông thôn và từ bỏ thành phố. Sau khi Viettel thành công,

các nhà mạng khác mới tìm đến thị trường này.

Hay về huyền thoại Wal-mart – một nhà phân phối bán lẻ có tầm ảnh hưởng toàn thế giới,

khoảng gần 50 năm trước, nó chỉ là một cửa hàng 5 xu và 1 hào, và Sam Walton – chủ nhân

của nó đã không tìm được người cùng chí hướng với mình về một chuỗi bán lẻ rộng khắp.

Walton cũng nhận ra một điều tưởng như rất đơn giản rằng bán rẻ hơn và bán tập trung vào thị

trường nông thôn nhỏ lẻ sẽ đem lại nhiều lợi nhuận. Cũng chính từ cái nôi Arkansas – một khu

Page 53: Cẩm nang bán lẻ -  101 bí quyết bán lẻ thành công

52 Cẩm nang bán lẻ : 101 bí quyết bán lẻ thành công

vực nông thôn mà tới nay, Wal-mart đã phát triển lên thành một công ty lớn nhẩt và là một nhà

bán lẻ mạnh nhất thế giới.

3. Kết hợp kinh doanh bán lẻ offline và online

Kinh doanh online kết hợp với offline là cực kỳ khó, vậy nên đại gia bán lẻ lừng lẫy nhất thế

giới Wal–marlt mặc dù sừng sỏ và đầy kinh nghiệm về bán lẻ trực tiếp nhưng vẫn chưa thể tiếp

cận tốt được với hình thức bán online.

Tuy nhiên, ở Việt Nam, có rất nhiều đơn vị làm offline thành công và cũng có tham vọng bành

trướng trên môi trường online và đã gặt hái được một số thành tựu nhất định, điển hình như

công ty Thế giới di động.

Tới tháng 8/2014, Thế giới di động đã có 251 cửa hàng hoạt động tại khắp 63 tỉnh thành trên

toàn quốc, bên cạnh đó là các mô hình kinh doanh bán lẻ thiết bị gia dụng và điện tử tại một

số tỉnh thành. Không dừng lại ở đó, công ty cũng đưa vào dịch vụ bán hàng trực tuyến với hơn

450.000 lượt truy cập mỗi ngày trên website thegioididong.com. Nhờ số lượng truy cập này mà

Thế giới di động đã trở thành nhà bán lẻ điện tử trực tuyến lớn nhất tại Việt Nam. Tận dụng

được lợi thế hệ thống cửa hàng trên toàn quốc mà công ty cũng đã cung cấp dịch vụ giao hàng

nhanh trong 30 phút cho các đơn hàng trực tuyến của các khách hàng tại nhiều địa bàn khác

nhau.

Xây dựng niềm tin là chiến lược kinh doanh hiệu

quả nhất

Trong quá trình kinh doanh, nền tảng để xây dựng nên những mối quan hệ hợp tác thành công

chính là niềm tin. Xây dựng niềm tin chính là chiến lược kinh doanh phù hợp để tạo nên hiệu quả

trong kinh doanh. Dưới đây là những cách thức xây dựng lòng tin mà POS.Hangtot.com gợi ý

cho bạn.

1. Tổ chức thông tin một cách rõ ràng

Trong quá trình kinh doanh, việc xây dựng lòng tin của hai bên mua – bán đều phải lưu ý đến

việc tổ chức thông tin một cách khoa học, rõ ràng.

Page 54: Cẩm nang bán lẻ -  101 bí quyết bán lẻ thành công

53 Cẩm nang bán lẻ : 101 bí quyết bán lẻ thành công

Bạn nên sắp xếp trước các thông tin tài chính, tài liệu liên quan đến việc hợp tác gọn gàng

trước khi đàm phán nhằm giúp đối phương hiểu và đánh giá đúng doanh nghiệp của bạn. Điều

này chứng minh công ty của bạn hoạt động minh bạch, công khai. Từ đó đối tác sẽ có lòng tin

vào những thông tin bạn cung cấp.

Mặt khác, các thông tin tài chính rõ ràng, minh bạch cũng sẽ làm cho người mua dễ dàng nhận

được tài trợ từ các nguồn huy động vốn. Điều này sẽ là chất xúc tác giúp mối quan hệ mua –

bán diễn ra thuận lợi hơn.

2. Không nên là người lỡ hẹn

Việc phát hành các thông tin nhạy cảm như khai thuế, báo cáo tài chính… nên được sắp xếp

thứ tự công bố thích hợp, tùy

thuộc vào mức độ phát triển

trong mối quan hệ của bạn và đối

tác.

Tuy nhiên không nên chậm trễ

với các mốc thời gian hai bên đã

cùng nhau định ra. Điều này sẽ

kéo theo sự trì hoãn không cần

thiết trong quá trình hợp tác về

sau.

3. Đừng tập tành làm kẻ nói dối là chiến lược kinh doanh hiệu quả

Che giấu, nói dối về tình trạng kinh doanh hiện thời có thể xem là “thẻ đỏ” trong quan hệ hợp

tác bền vững. Bạn không nên thổi phồng quá mức những điểm mạnh hoặc cố gắng che lấp đi

điểm yếu của sản phẩm hoặc công ty. Cách tốt nhất là bạn hãy cởi mở và trung thực chia sẻ về

những thất bại sản phẩm đã từng có trong quá khứ và triển vọng phát triển có thể có trong

tương lai.

Trung thực về những hạn chế của sản phẩm, dịch vụ sẽ giúp người mua tin tưởng vào những

điểm mạnh còn lại của doanh nghiệp khi hợp tác.

Page 55: Cẩm nang bán lẻ -  101 bí quyết bán lẻ thành công

54 Cẩm nang bán lẻ : 101 bí quyết bán lẻ thành công

4. Nỗ lực chăm sóc khách hàng để tạo lòng tin

Theo dõi và hỗ trợ đối tác kịp thời là điều kiện tiên quyết để xây dựng lòng tin. Cho dù là trả lời

một cuộc điện thoại hoặc cung các tài liệu yêu cầu đúng hạn, khi bạn nỗ lực chăm sóc khách

hàng từ những điều nhỏ nhất thì dần dần người mua sẽ gia tăng sự tin tưởng và hợp tác với

bạn nhiều hơn trong tương lai.

5. “Trăm nghe không bằng một thấy”

“Trăm nghe không bằng một thấy”. Tổ chức cho người mua một chuyến tham quan trực tiếp

các sản phẩm, hoạt động của doanh nghiệp là cách tốt để gia tăng mức độ tin tưởng, thay vì

chỉ tương tác trên bàn đàm phán và qua các tài liệu bán hàng.

Những chuyến tham quan này cũng là cơ hội để hai bên xây dựng mối quan hệ hợp tác lâu dài.

Điều cần lưu ý là hoạt động này nên đến sau khi việc hợp tác đã dần thành hình và bạn đã hiểu

rõ về đối tác của mình.

Cuối cùng, hãy nỗ lực để đáp ứng cho tất cả các câu hỏi và yêu cầu của người mua trên tinh

thần tôn trọng lẫn nhau, khi đó sự tin tưởng sẽ phát triển dần trong quá trình hợp tác về sau.

Duy trì thương hiệu, yếu tố quan trọng giúp tiếp

cận khách hàng

Jeff Bezos – người sáng lập Amazon đã ví von : “Thương hiệu của bạn là những gì người ta nói về

bạn khi bạn vắng mặt trong phòng”. Thực vậy, thương hiệu thật sự là một yếu tố quan trọng trong

tiếp cận khách hàng, bạn nên khiến cho khách hàng mỗi khi nhắc đến bạn sẽ có những ấn

tượng tốt về trải nghiệm sản phẩm.

1. Trăn trở về duy trì thương hiệu

Có rất nhiều doanh nhân luôn trăn trở trong đầu để làm thế nào có thể tạo dựng và duy trì được

thương hiệu của mình trong lòng người tiêu dùng. Mỗi khi khách hàng có nhu cầu về sản phẩm,

doanh nghiệp của mình phải được họ nghĩ đến ngay đầu tiên, đó chính là đạt được thành công

trong thương hiệu. Khác với ngày nay, trước đây, khi internet chưa phát triển, vấn đề về

thương hiệu chưa phải là vấn đề áp lực bởi lúc đó, cộng đồng chưa có nhiều kênh thông tin để

Page 56: Cẩm nang bán lẻ -  101 bí quyết bán lẻ thành công

55 Cẩm nang bán lẻ : 101 bí quyết bán lẻ thành công

tìm hiểu và cũng chưa có nhiều mạng lưới quan hệ nhận biết và đánh giá thương hiệu. Như

bây giờ, mối quan tâm của khách hàng đã chuyển dần lên internet, đặc biệt là khu vực trung

tâm, nơi kinh tế và đời sống phát triển hơn hẳn. Với một chiếc điện thoại thông minh, chỉ cần

ngồi quán caffee wifi là khách hàng có thể ghé thăm cửa hàng của bạn thông qua website,

đánh giá một banner quảng cáo mà bạn không hề hay biết. Đó cũng chính là điều mà khách

hàng nói về bạn “khi bạn không có mặt ở trong phòng”

2. Duy trì thương hiệu phải chăng là bài toán về tư duy?

Hầu hết các doanh

nghiệp đều có

website riêng để giới

thiệu về công ty, sản

phẩm và dịch vụ. Còn

một số khác thì kết

hợp sử dụng mạng xã

hội và các thủ thuật

quảng bá trực tuyến

để duy trì thương

hiệu. Việc tiếp cận

các công cụ này đều

không phải vấn đề

phức tạp, nhưng tại sao nhiều doanh nhân vẫn không thể thành công trong cuộc chiến thương

hiệu. Phải chăng vấn đề là ở tư duy làm việc vẫn còn nhiều những nguyên tắc và lối suy nghĩ

cũ kỹ khiến cho bản thân doanh nghiệp vướng lầy trong vũng bùn được tạo ra bởi chính mình.

Website bán hàng bây giờ không chỉ là công cụ giới thiệu doanh nghiệp mà là cánh cửa trực

tiếp đi vào công ty và cửa hàng. Có nhiều doanh nghiệp lập nên một website xong cứ kệ nó

đấy, không cập nhật, theo dõi thị trường biến động ra sao, công nghệ thay đổi thế nào để cải

tiến cửa hàng online của mình. Một số khác thì thể theo yêu cầu của đông đảo khách hàng,

cũng lập fanpage, cũng câu like… nhưng rồi lại vứt xó nó với một đống những nhận xét tiêu

cực khiến khách hàng phải chạy dài. Và còn một bộ phận thì không có đủ nhân sự đảm trách

Page 57: Cẩm nang bán lẻ -  101 bí quyết bán lẻ thành công

56 Cẩm nang bán lẻ : 101 bí quyết bán lẻ thành công

nên phó mặc lại cho các công ty thuê ngoài tự xử lý. Như vậy thì thử hỏi tại sao mà thương

hiệu có thể duy trì được?

3. Giải pháp tạm thời là gì?

Theo các nhà nghiên cứu về thương hiệu, một website nên có các yếu tố nhận diện thương

hiệu mà khách hàng ở nhiều phân khúc đều có thể tiếp cận được. Chẳng hạn, hiện nay khách

hàng mở rộng sử dụng hoạt động trên di động (mobile) nên các doanh nghiệp không nên thiếu

cách tiếp cận khách hàng ở phân khúc này. Hiện nay các doanh nhân trẻ đang rất năng động

trong vấn đề này do đó, tạo dựng thương hiệu phần nào có hiệu quả.

Nếu như trước đây, điều tạo nên ấn tượng của một doanh nghiệp đối với khách hàng là Slogan

hay logo thì hiện nay, việc tạo cho mình một từ khóa riêng biệt chính là tăng cơ hội để nhận biết

thương hiệu trực tuyến. Khách hàng giờ đây đã quá lệ thuộc vào công cụ tìm kiếm nhanh, do

đó duy trì thương hiệu qua tìm kiếm trực tuyến cũng quan trọng tương tự như Slogan hay logo

doanh nghiệp vậy.

Trên thực tế, một fanpage hiệu quả chính là cơ hội để thương hiệu của bạn được đông đảo

khách hàng biết đến hơn. Do đó, đừng bao giờ theo xu thế để lập nên một fanpage rồi bỏ quên

nó, hãy kiên trì tìm hiểu thói quen online (trực tuyến) của khách hàng mục tiêu và tìm hiểu

phương thức thu hút sự chú ý. Ví dụ, một mẩu quảng cáo ngắn, độc đáo và đúng thời điểm sẽ

thu hút có khi đến cả hàng ngàn người. Và để hiệu quả hơn, bạn nên sử dụng một đoạn video,

hay hình ảnh, cuộc thi để tăng tính tương tác.

Điều tất yếu, một doanh nghiệp thành công gắn liền với việc thương hiệu của họ được khách

hàng ưu ái và biết đến đầu tiên. Do đó, trong thời đại mà khách hàng ngày càng chủ động hơn

trong việc tìm kiếm thông tin và lựa chọn dịch vụ thì việc liên tục tạo ra những trải nghiệm kết

nối tích cực với khách hàng sẽ giúp bạn tạo ra được nhiều giá trị gắn liền với thương hiệu của

mình và đương nhiên, sẽ đi đến thành công.

Page 58: Cẩm nang bán lẻ -  101 bí quyết bán lẻ thành công

57 Cẩm nang bán lẻ : 101 bí quyết bán lẻ thành công

9 độc chiêu lấy lòng khách hàng cho các doanh

nghiệp kinh doanh nhỏ

Bạn là một doanh nghiệp kinh doanh quy mô nhỏ, bạn đang cực kỳ đau đầu trong việc tính toán

làm sao để tiếp cận khách hàng một cách hiệu quả với nguồn vốn eo hẹp của mình? Liệu

khách hàng có hứng thú với các cách quảng cáo theo hình thức dội bom bằng email đến khách

hàng, dán các mẩu quảng cáo lên trạm chờ xe bus, phát những poster quảng cáo đến tận tay

người tiêu dùng thông qua đội ngũ nhân công thuê theo giờ? Trong một số trường hợp thì các

cách này sẽ mang lại hiệu quả, tuy nhiên, thất bại là dễ thấy nhất, bởi các cách thức tiếp thị kể

trên có thể sẽ gây hiệu ứng ngược, trở thành hình thức “marketing cưỡng bức” làm cho khách

hàng khó chịu.

Vậy, các doanh nghiệp kinh doanh nhỏ muốn lấy lòng khách hàng bằng hình thức tiết kiệm nhất

mà phải mang đến hiệu quả thì phải làm như thế nào? Đây là những gợi ý mà bạn có thể áp

dụng, hãy cùng tham khảo nhé!

1. Thường xuyên áp dụng các hình thức tiếp thị khác nhau

Một chiến lược marketing được lặp đi lặp lại nhiều sẽ không chỉ khiến khách hàng cảm thấy

nhàm chán mà bản thân bạn cũng không thể chấp nhận được điều này. Do vậy, trước vô số

những chiêu thức marketing đang được các đơn vị doanh nghiệp kinh doanh thời trang, cửa

hàng mỹ phẩm, cửa hàng kinh doanh thời trang trẻ em sử dụng, bạn nên có sự lựa chọn và lên

Page 59: Cẩm nang bán lẻ -  101 bí quyết bán lẻ thành công

58 Cẩm nang bán lẻ : 101 bí quyết bán lẻ thành công

kế hoạch kỹ càng, bởi nếu biết tận dụng tối đa thì marketing sẽ đem lại những hiệu quả đáng

ngạc nhiên.

Bên cạnh đó, khi áp dụng các cách thức tiếp thị tới khách hàng, việc lắng nghe phản hồi để rút

kinh nghiệm là công việc cần thiết nhẩt cho bất kỳ doanh nghiệp nào, tiếng nói khách hàng

chính là điểm mấu cho thực hiện thành công marketing.

2. Quảng cáo thông qua các nhãn thông điệp nhỏ

Gửi các thông điệp ngắn cho khách hàng bằng sticker, tem và các loại giấy dán khác để dán

bên ngoài tất cả những thư trực tiếp và thư thương mại sẽ có hiệu quả. Với chức năng như

những bảng hiệu quảng cáo thu nhỏ, khi khách nhận thư, những thông điệp ngắn gọn, súc tích

này sẽ gây được chú ý và khiến khách hàng phải đọc nó đầu tiên. Chỉ mất 10 giây để lướt qua

thôi nên chắc chắn khách hàng sẽ không lãng phí 10 giây của cuộc đời mình cho thông điệp

của bạn.

3. Tiết kiệm chi phí marketing bằng các bản tin điện tử

Một nghiên cứu mới đây cho thấy rằng, chi phí để tạo ra một giao dịch với khách hàng mới

nhiều hơn gấp 6 lần so với khách hàng cũ. Vì vậy, nếu tận dụng được lượng khách hàng cũ và

biết cách chăm sóc để họ trở lại với mình thì công việc marketing là cần thiết. Do đó, việc gửi

các bản tin đến khách hàng cũng là điều nên làm. Tuy nhiên, nếu việc in các bản tin quá tốn

kém thì nên giảm bớt tần số và thu hẹp số lượng của các bản tin này bằng cách gửi qua email

các bản tin điện tử. Bạn sẽ được thấy hiệu quả của việc này như thế nào!

4. Kèm bảng chào hàng vào thư cảm ơn gửi cho khách sau khi họ mua hàng.

Sẽ ngạc nhiên biết mấy nếu như khách hàng chỉ vừa mua tại shop thời trang của bạn một chiếc

áo và nhận được thư cảm ơn của bạn vì họ đã ủng hộ bạn. Cũng thuận lợi hơn nữa cho nhà

kinh doanh nếu như trong thư cảm ơn, bạn có ghim vào thêm một bảng chào hàng với nội

dung, sẽ có những ưu đãi cho khách trong lần quay trở lại thứ hai thông qua việc chiết khấu

20% giá sản phẩm trong một khoảng thời gian nhất định. Và theo lẽ đương nhiên, nếu có ý định

mua sắm hàng thời trang nữa, cửa hàng của bạn, kèm voucher giảm giá sẽ là lựa chọn đầu

tiên của khách hàng đó.

Page 60: Cẩm nang bán lẻ -  101 bí quyết bán lẻ thành công

59 Cẩm nang bán lẻ : 101 bí quyết bán lẻ thành công

5. Trao đổi sản phẩm, dịch vụ

Đây là một công cụ rất hữu hiệu để bạn xúc tiến việc bán hàng hoá, dịch vụ . Bạn có thể trao

đổi sản phẩm hay dịch vụ của mình với các đối tác khác để gia tăng khả năng nhận biết của

khách hàng đối với sản phẩm của bạn. Việc trao đổi này sẽ đặc biệt có ý nghĩa khi cả hai công

ty tham gia trao đổi đều có ngân sách hạn chế.

6. Gửi bưu thiếp cho khách hàng tiềm năng

Chắc bạn đã có lúc nhận được một tấm bưu thiếp chúc mừng từ nhiều nhà kinh doanh khác

nhau. Chiến lược marketing thường được áp dụng chính là đánh vào sự mềm lòng của khách

hàng. Đương nhiên, nếu vào ngày sinh nhật mà hầu như mọi người đều lỡ quên nhưng lại

nhận được những lời chúc mừng thật ý nghĩa từ bạn thì khách hàng sẽ cảm thấy vui mừng thế

nào. Với những tấm thiệp có lời lẽ ngắn gọn, súc tích nho nhỏ được ghi khéo léo ở góc của bức

thiệp, khách hàng sẽ tò mò và truy cập vào website của bạn để thỏa mãn trí tò mò của mình

muốn biết được bạn là ai.

Tuy nhiên, khả năng khách hàng tìm kiếm bạn nhờ vào tấm thiệp là rất thấp, nhưng không sao,

đem đến niềm vui cho khách hàng cũng là một việc nên làm cơ mà! Mình nên tận dụng triệt để

thôi.

7. Tiếp thị hiệu quả thông qua việc kết hợp với đối tác

Chẳng hạn, khi gửi các tờ gấp quảng cáo của công ty, bạn hãy gửi kèm theo tờ rơi hoặc danh

thiếp của một công ty khác, đổi lại, họ cũng sẽ phải đính kèm các tờ rơi của công ty bạn vào

brochure gửi khách hàng.. Bằng cách này, bạn đã tận dụng đươc them kênh tiếp thị hiệu quả

nhưng đơn giản và tiện lợi để có được những khách hàng tiềm năng.

8. Biết cách trả lời điện thoại

Hãy tranh thủ gửi một chào hàng đặc biệt của công ty khi bạn trả lời điện thoại của khách

hàng sao cho họ buộc phải hỏi về nó. Ví dụ, khi nhấc điện thoại, bạn có thể nói “Xin chào, tôi là

A – Công ty B ! Rất vui lòng được tư vấn cho quý khách về dịch vụ của chúng tôi”.

Page 61: Cẩm nang bán lẻ -  101 bí quyết bán lẻ thành công

60 Cẩm nang bán lẻ : 101 bí quyết bán lẻ thành công

Để đỡ phải nói quá nhiều, một số công ty chọn cách ghi âm lại, khách hàng dĩ nhiên cũng khó

biết được đó chỉ là một thông điệp đã được ghi âm.

9. Nh ng cuộc hội thảo, hội nghị khách hàng

Tổ chức các cuộc hội thảo, hội nghị khách hàng chính là phương thức tiếp cận khách hàng tiềm

năng và khách hàng trực tiếp hiệu quả nhất. Đây cũng chính là cách để công ty truyền bán

danh tiếng của mình. Nếu là hội thảo, hãy giới hạn số lượng khách mời và thu một khoản phí

nào đó. Khoản chi phí phải trả này sẽ làm cho khách hàng của bạn đánh giá cao về tính giá trị

của cuộc hội thảo đó. Nếu hội thảo được tổ chức miễn phí, cho dù khách hàng có tham dự hay

không thì thông thường họ sẽ nghĩ mình sắp phải chịu đựng một cuộc rao bán hàng của bạn

mà thôi.

Tựu chung lại, việc thực hiện các hình thức marketing nhằm thu lại lợi nhuận cho công ty đều

cần phải áp dụng ở cả các doanh nghiệp lớn và nhỏ. Tuy nhiên, vì số lượng vốn không nhiều

cho nên hãy áp dụng 9 độc chiêu lấy lòng khách hàng trên đây để vừa tiết kiệm chi phí vừa

đảm bảo đem lại hiệu quả cho công việc nhé!

Phục vụ khách hàng – yếu tố cốt lõi trong quản trị

bán lẻ

Đã bao giờ bạn đi mua hàng và gặp phải một nhân viên bán hàng khó chịu đến mức không thể

chấp nhận được? Có khi nào bạn đặt mua trên một website bán hàng online và bị nhỡ hẹn giao

hàng trong hơn 1 ngày?… Một điều chắc chắn là khi gặp phải những tình huống đó, bạn sẽ

cảm thấy khó chịu, bực bội đến mức muốn nổ tung. Khách hàng cũng vậy, dù “thượng đế” mua

hàng có điềm tĩnh ra sao thì dịch vụ khách hàng kém cỏi của bạn cũng sẽ khiến họ cảm thấy

không hài lòng. Do vậy, phục vụ khách hàng bằng cả trái tim chính là yếu tố cốt lõi trong quản

trị bán lẻ và giúp các doanh nghiệp kinh doanh hay chủ cửa hàng bán lẻ sớm tiếp cận được

thành công.

Một số phương pháp phục vụ khách hàng đạt hiệu quả

Khách hàng sẽ có ấn tượng với các doanh nghiệp chú trọng đến việc chăm sóc các thượng đế

của mình theo cách chu đáo nhất. Điều đó đồng nghĩa với sự hấp dẫn trong việc tạo ấn tượng

Page 62: Cẩm nang bán lẻ -  101 bí quyết bán lẻ thành công

61 Cẩm nang bán lẻ : 101 bí quyết bán lẻ thành công

của các chủ kinh doanh trong phong cách phục vụ khách hàng. Phong cách ở đây chính là sự

riêng biệt, độc đáo tạo nên uy tín và lòng tin cho khách hàng.

- Chú trọng trong giao tiếp với khách hàng

Luôn giữ nụ cười trên môi hay sử dụng lợi thế của chất giọng ấm, nhẹ nhàng để giao tiếp với

khách hàng là một nghệ thuật giao tiếp có sức mạnh ghê gớm. Tuy nhiên, đừng cười nói như

một người máy đã được lập trình sẵn mà hãy gửi đến khách hàng một nụ cười chân thật từ trái

tim, không giả tạo. Điều này chắc chắn sẽ khiến “thượng đế” của chúng ta cảm thấy được chào

đón và luôn an tâm, tin tưởng hơn trong quá trình mua hàng.

- Khách hàng luôn quan trọng nhất

Đương nhiên, mỗi một doanh nghiệp đều có nhiều hơn một khách hàng do đó việc chăm sóc

chu đáo tất cả những vị khách đó là điều không dễ dàng. Tuy nhiên, hãy cố gắng hết sức nhé,

bởi bất kỳ một quý khách nào cũng muốn mình thực sự là một thượng đế quan trọng của cửa

hàng.

- Có những ưu đãi hấp dẫn như

Cho phép đổi trả hàng trong vòng 7 ngày

Miễn phí vận chuyển Nội thành

Giảm giá khi mua hàng online

Trên đây chỉ là một vài gạch đầu

dòng để bạn áp dụng trong quá

trình chăm sóc khách hàng cho

công ty mình. Còn rất nhiều các gợi

ý khác như lên kế hoạch, hoạch

định chiến lược, giải pháp kinh

doanh… nhưng nói chung tất cả

đều phải hướng đến mục tiêu phục

vụ khách hàng bằng tất cả trái tim.

Chỉ có vậy mới có thể có được những khách hàng trung thành với doanh nghiệp của mình.

Hãy nhớ, lợi nhuận là quan trọng, nhưng lợi nhuận đắt nhất chính là giá trị. Cùng nỗ lực để tạo

nên giá trị hữu ích nhất cho doanh nghiệp nhé!

Page 63: Cẩm nang bán lẻ -  101 bí quyết bán lẻ thành công

62 Cẩm nang bán lẻ : 101 bí quyết bán lẻ thành công

Ứng dụng công nghệ trong hệ thống quản trị bán

hàng hiện đại

Trong thời đại ứng dụng công nghệ thông tin trong mọi lĩnh vực như hiện nay, các doanh

nghiệp bán lẻ cũng không thể mãi duy trì các hình thức quản trị bán hàng từ thời sơ khai, mà

phải nhanh chóng cập nhật các xu hướng bán lẻ tiến bộ trên thế giới để góp phần nâng cao giá

trị của mình.

Dưới đây sẽ là một vài định hướng quản trị bán hàng hiện đại mà bạn có thể tham khảo

1. Tư duy Bán hàng Hiện đại

Tư duy bán hàng hiện đại ví dụ như thay đổi cách thức tiếp cận hàng hóa của khách hàng. Nếu

trước đây, hầu hết các nhà bán lẻ đều quan niệm quá trình mua hàng chỉ diễn ra một cách đơn

giản, đó là khách hàng hiểu rõ sản phẩm, họ cần mua và sẽ đến trực tiếp cửa hàng để mua

món hàng đó. Nhưng, một nghiên cứu cho thấy, có đến 40% khách hàng sẵn sàng nghe tư vấn

và bị thuyết phục tại cửa hàng, ngay cả khi họ đã tìm hiểu rất kỹ về sản phẩm trước đó thông

qua các kênh thông tin khác nhau. Như vậy có nghĩa, để tăng doanh thu, những cửa hàng bán

lẻ cần có chính sách phát triển đội ngũ bán hàng, số lượng chỉ cần vừa phải, không quá nhiều

nhưng phải am hiểu về mặt hàng đang bán, được rèn luyện kỹ càng và biết tư vấn với khách

hàng một cách hợp lý.

Một ví dụ về thay đổi cách thức mua hàng, trong thời hiện đại, khách có thể đến trực tiếp cửa

hàng để lựa chọn sản phẩm nhưng sự ra đời của website, các trung gian bán hàng trực tuyến

sẽ giúp họ tiết kiệm thời gian đi lại mà chỉ cần ngồi ở nhà, click chuột một vài cái và sẽ có dịch

vụ giao hàng đưa sản phẩm đến tận nơi.

Và nhiều các tư duy bán hàng hiện đại cần cập nhật như sử dụng hình thức marketing online,

quảng cáo…

2. Quản trị cửa hàng tốt

Quản trị cửa hàng tốt thể hiện ở việc quản lý tốt các khâu về tài chính, quản lý nhân sự, hoạt

động cửa hàng và quản trị sự hài lòng của khách hàng. Là một người quản lý, cần phải nắm

được các chỉ số về tài chính căn bản như về lãi lỗ, tài sản – hiệu quả đầu tư, dòng tiền vào – ra.

Page 64: Cẩm nang bán lẻ -  101 bí quyết bán lẻ thành công

63 Cẩm nang bán lẻ : 101 bí quyết bán lẻ thành công

Áp dụng việc xây dựng các KPIs đo lường hiệu quả hoạt động của cửa hàng, thông qua các chỉ

số đo hiệu quả được báo cáo định kỳ, thường xuyên giúp cán bộ lãnh đạo kịp thời được cảnh

báo sớm và có quyết định chính xác, kịp thời hơn. Đó là những đo lường về kết quả thực hiện

theo từng cá nhân, đơn vị, kiểm soát được dữ liệu, số liệu báo cáo trước khi nhập hàng vào hệ

thống. KPIs được xây dựng trên nền công nghệ hiện đại nhất đem lại hiệu suất mạnh mẽ, hỗ

trợ nhiều người dùng đồng thời.

Bên cạnh đó, chống thất thoát hàng hóa chính là một cách quản trị cửa hàng tốt nhất. Muốn

vậy, có thể áp dụng phần mềm quản lý vào hoạt động của cửa hàng. Những nguyên nhân gây

ra thất thoát có thể là do sai lệch hàng hóa trong quản lý kho, sai lệch trong khi bán hàng, thất

thoát do chưa sử dụng hết năng suất nhân viên. Khi áp dụng phần mềm quản lý bán hàng,

những nguyên nhân gây thất thoát kế trên có thể bị chặn đứng.

Quản lý kho ra vào bằng mã vạch, định lượng nguyên vật liệu giúp thắt chặt đầu ra vào của kho

hàng hóa, nguyên vật liệu. Các điểm bán hàng được kiếm soát chặn chẽ bởi các ứng dụng như

bán hàng bằng mã vạch, hóa đơn bán hàng, in bill, in phiếu order nhà bếp, in kết quả xuất nhập

tồn…

Và cuối cùng, quản trị bán hàng hiện đại là đem lại cho khách hàng một chất lượng phục vụ

tuyệt vời nhất.

Page 65: Cẩm nang bán lẻ -  101 bí quyết bán lẻ thành công

64 Cẩm nang bán lẻ : 101 bí quyết bán lẻ thành công

Hầu hết các nhà bán lẻ đều cho rằng “khách hàng là thượng đế”. Song thượng đế vào cửa

hàng của chúng ta rồi về như thế nào, hành xử như thế nào khi lựa chọn hàng hóa, yếu tố nào

quyết định họ lựa chọn chúng ta chứ không phải là cửa hàng của nhà khác? Chính sự hài lòng

khi mua hàng khiến họ quay lại với chúng ta sau lần mua sắm đầu tiên. Do đó, hãy sử dụng tất

cả các phương pháp như lên kế hoạch, hoạch định chiến lược, giải pháp, kinh doanh… để

hướng đến mục tiêu đem lại dịch vụ khách hàng tốt nhất. Chỉ khi làm được điều đó mới có

được các khách hàng trung thành với doanh nghiệp của mình và đem lại lợi nhuận cho công ty.

Ứng dụng công nghệ điện toán đám mây trong

ngành bán lẻ

Ngày nay ngành bán lẻ đang có những bước tiến vượt bậc, đó là sự áp dụng các tiến bộ khoa

học kỹ thuật vào phương thức quản lý và quá trình hoạt động , trong đó có công nghệ điện toán

đám mây. Tuy nhiên, mức độ áp dụng công nghệ này ở Việt Nam đang chưa phổ biến, nó mới

chỉ đang tồn tại ở dạng tiềm năng. Nhưng với sự phát triển như hiện nay, dự đoán trong

khoáng vài năm tới, hầu hết các doanh nghiệp, công ty lớn nhỏ đều có sự tiếp xúc với công

nghệ này.

Vậy, hãy cùng tìm hiểu xem trên thực tế, công nghệ điện toán đám mây tác động như thế nào

đến ngành bán lẻ?

Mô hình điện toán đám mây đang là xu hướng công nghệ nổi bật trên thế giới. Ở mô hình này,

mọi khả năng liên quan đến công nghệ thông tin đều được cung cấp dưới dạng các dịch vụ,

cho phép người sử dụng truy cập các dịch vụ công nghệ từ nhà cung cấp mà không cần phải

có các kiến thức, kinh nghiệm về công nghệ, cũng như không cần quan tâm đến các cơ sở hạ

tầng phục vụ công nghệ đó.

1. Tiết kiệm chi phí cho ngành bán lẻ

Lợi ích rõ nhất của các giải pháp điện toán đám mây là tiết kiệm được chi phí từ việc triển khai

và tốc độ để một giải pháp có thể thiết lập. Khác với các hệ thống triển khai mang hình thức

truyền thống, khi áp dụng điện toán đám mây, bạn không cần phải lo lắng nhiều đến vấn đề cơ

Page 66: Cẩm nang bán lẻ -  101 bí quyết bán lẻ thành công

65 Cẩm nang bán lẻ : 101 bí quyết bán lẻ thành công

sở hạ tầng, đóng gói, không phải trả trước lệ phí giấy phép và không có chương trình phần

mềm nào phải lắp đặt, bảo dưỡng. Công ty của bạn sẽ tiết kiệm được nhiều hơn bởi các bộ

phận nội bộ, các đối tác và các nhà cung ứng cũng có thể kết nối qua đám mây, giúp bạn rút

ngắn thời gian hoàn vốn cho công ty của mình.

Ví dụ như, trên thực tế, khi công ty của bạn cần xây dựng một nhà kho mới, bạn có thể tận

dụng ngay giải pháp điện toán đám mây để tích hợp một nhà kho mới mà không cần phải xây

dựng cơ sở hạ tầng cho công ty. Giảm thiểu được một phần lớn chi phí phát sinh trong việc đầu

tư xây dụng thêm kho bãi.

Page 67: Cẩm nang bán lẻ -  101 bí quyết bán lẻ thành công

66 Cẩm nang bán lẻ : 101 bí quyết bán lẻ thành công

2. Tối ưu hóa trong khâu quản lý bán lẻ

Quản lý bán lẻ sẽ chặt chẽ hơn nếu sử dụng phầm mềm điện toán đám mây. Một điều thuận lợi

là với sự tiện lợi của công nghệ chạm của các thiết bị di động, nó mang lại sự tiện lợi, cơ động

và sành điệu hơn cho người dùng. Đối với kinh doanh bán lẻ, công nghệ chạm giúp giảm thao

tác không cần thiết, quá trình thao tác sẽ nhanh hơn và chính xác hơn nữa mang lại sự chuyên

nghiệp hơn trong quản lý cửa hàng bán lẻ.

Trên thực tế, quá trình quản lý trong ngành bán lẻ không phải là điều dễ dàng. Một chủ cửa

hàng nếu không có kinh nghiệm hay cách quản lý kinh doanh hiệu quả sẽ khiến dự án kinh

doanh gặp thua lỗ, thậm chí dẫn đến phá sản. Khi sử dụng công nghệ ứng dụng điện toán đám

mây, các quy trình quản lý được thực hiện thường xuyên vào sát sao hơn. Các nghiệp vụ như

quản lý hàng hóa, quản lý năng suất bán hàng hay quản lý dòng tiền sẽ được thực hiện thường

xuyên mà bạn không phải bỏ ra nhiều thời gian và công sức.

Hơn nữa, khi sử dụng các phần mềm có tích hợp công nghệ điện toán đám mây, các chủ cửa

hàng chỉ cần thực hiện một vài thao tác nhỏ là đã nắm rõ được tình hình kinh doanh của cửa

hàng, số lượng hàng còn trong kho, chủ động kiểm soát dòng tiền mặt mà không cần có mặt

trực tiếp tại cửa hàng. Công việc quản lý nhân viên cũng hiệu quả hơn, hạn chế được thất thoát

không đáng có.

3. n toàn trong quản lý d liệu ngành bán lẻ

Trong kinh doanh bán lẻ, các vấn đề về an toàn về thông tin và dữ liệu là rất quan trọng; nếu vì

một lý do nào đó, việc mất hoặc sai dữ liệu sẽ khiến cho kinh doanh thực sự gặp khó khăn – đối

với những “mối hiểm họa” này, chỉ duy nhất công nghệ điện toán đám mây mới thực sự giải

quyết được vấn đề. Phần mềm quản lý bán hàng POS được phát triển trên mô hình điện toán

đám mây đảm bảo cho khách hàng một sự an toàn tuyệt đối với dữ liệu của tất cả các cửa

hàng. Việc ứng dụng công nghệ trong ngành bán lẻ giúp đảm bảo hiệu quả kinh doanh và an

toàn

Page 68: Cẩm nang bán lẻ -  101 bí quyết bán lẻ thành công

67 Cẩm nang bán lẻ : 101 bí quyết bán lẻ thành công

Sử dụng phần mềm bán hàng hiệu quả cho cửa

hàng bán lẻ

Hiện nay với mô

hình bán hàng

truyền thống nhiều

chủ cửa hàng vẫn

chưa sử dụng công

nghệ vào việc quản

lý bán hàng dẫn đến

gặp khó khăn trong

các vấn đề như :

- Thất thoát hàng

hóa

- Báo cáo chậm gây

ảnh hưởng đến quyết định kinh doanh với những tình huống xấu

- Rủi ro về mặt tài chính khi quản lý trên sổ sách

- Mất nhiều thời gian trong việc quản lý bán hàng và quản lý kho

Vì vậy việc lựa chọn và sử dụng phần mềm quản lý bán hàng là việc cấp thiết và khắc phục

được những khó khăn mà mô hình bán hàng truyền thống đang gặp phải. Tuy nhiên, sử dụng

phần mềm bán hàng cho cửa hàng bán lẻ như thế nào mới hiệu quả?

1. Chọn phần mềm bán hàng như thế nào?

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại phần mềm quản lý bán hàng hay POS , vậy làm thế

nào để có thể lựa chọn phần mềm một cách đúng đắn nhất, tránh được các sai lầm nghiêm

trọng dẫn đến những thiệt hại lớn về kinh tế là một điều không hề đơn giản. Tùy vào hình thức

kinh doanh mà bạn có thể lựa chọn các phần mềm như:

Page 69: Cẩm nang bán lẻ -  101 bí quyết bán lẻ thành công

68 Cẩm nang bán lẻ : 101 bí quyết bán lẻ thành công

- Chọn phần mềm Online xem báo cáo thời gian thực, tính năng này hiệu quả nhất thể hiện ở

việc giúp người quản lý có cái nhìn tổng quát về hoạt động kinh doanh của cửa hàng. Với sự

tổng hợp chi tiết về doanh số, lợi nhuận, tồn kho, công nợ… được phân tích theo cửa hàng,

kho hàng, nhân viên, khoảng thời gian…Toàn bộ dữ liệu hàng hóa ở các kho hàng sẽ được cập

nhật liên tục lên kho tổng theo thời gian thực, nên nhà quản lý dễ dàng biết được tình trạng

hàng hóa ở các kho để có những kế hoạch xuất nhập hàng cho hợp lý.

- Phần mềm bán hàng trên di động là xu hướng của công nghệ trong thời gian sắp tới, việc áp

dụng công nghệ điện toán đám mây vào quản lý đơn đặt hàng, lịch sử giao dịch, bán hàng một

cách nhanh chóng và hiệu quả nhất.

-.Phần mềm linh động cũng là một dạng ứng dụng được sử dụng phổ biến

2. Sử dụng phần mềm bán hàng như nào để hiệu quả?

Phần mềm có chức năng phân quyền cho người dùng đúng từng bộ phận như bán hàng, nhập

hàng, quản lý… nên đúng bộ phận nào cũng chỉ làm đúng nhiệm vụ của mình chứ không làm

sang nhiệm vụ của bộ phận khác.

Ví dụ như trong việc quản lý kho, nhân viên quản lý của kho này có thể được phân quyền xem

được tình trạng hàng hóa ở kho kia, theo đó dễ dàng biết được kho hàng mình quản lý đang

thừa thiếu những mặt hàng gì và các kho khác còn những mặt hàng gì để đưa ra những đề

xuất chuyển kho tránh ảnh hưởng đến công tác bán hàng do thiếu hàng hóa.

- Thực hiện đúng quy trình bán lẻ kể từ khâu nhập hàng, dán mã vạch, kiểm kê, giá,

marketing…sẽ giúp cho quá trình bán hàng cũng như sử dụng phần mềm bán hàng không gặp

bất kỳ khó khăn nào.

3. Kết luận

Nói tóm lại, việc sử dụng phần mềm bán hàng giúp các chủ cửa hàng tiết kiệm thời gian và

nguồn lực cho cửa hàng. Mặt khác, sử dụng phần mềm cũng như là một giải pháp tiết kiệm chi

phí, hợp lý mà đem lại hiệu quả vượt trội hơn so với hình thức quản lý theo hướng truyền

thống.

Page 70: Cẩm nang bán lẻ -  101 bí quyết bán lẻ thành công

69 Cẩm nang bán lẻ : 101 bí quyết bán lẻ thành công

Tối ưu hiệu quả bán hàng của nhân viên bằng

phần mềm

Một trong những nhân tố quan trọng đóng góp vào sự thành công của cửa hàng bán lẻ là nhân

viên bán hàng. Ngoài việc lựa chọn những cá nhân có hội tụ các phẩm chất tối thiểu như trung

thực, nhanh nhẹn, trách nhiệm, chăm chỉ… thì người quản lý cần có các cách thức để quản lý

nhân viên thông qua những chính sách hợp lý nhằm nâng cao ý thức và trách nhiệm của họ để

đem lại hiệu quả tối đa cho hoạt động của cửa hàng.

Tuy nhiên, mỗi mô hình

bán lẻ và mỗi cửa hàng

có những quy định khác

nhau nên người quản lý

cũng có những yêu cầu

khác nhau về hiệu quả

của nhân viên bán hàng.

Đối với những quán

karaoke, quán café hay

những cửa hàng tuyển

nhân viên bán hàng theo

ca thì hiệu quả bán hàng

của nhân viên sẽ được

tính theo giờ; còn đối với những cửa hàng thời trang hiệu quả bán hàng thường được tính theo

sản lượng hàng hóa được bán ra.

1. Quản lý hiệu quả theo giờ

Quản lý hiệu quả bán hàng theo giờ ngoài vấn đề quản lý thời gian nhân viên làm việc, thì còn

bao gồm quản lý số tiền mặt của cửa hàng và doanh thu bán hàng. Rõ ràng việc kiểm đếm và

trao tay tiền mặt cần được hạn chế vì rủi ro có thất thoát hoặc nhầm lẫn rất cao, nhất là vào

thời điểm cuối ca mệt mỏi.

Page 71: Cẩm nang bán lẻ -  101 bí quyết bán lẻ thành công

70 Cẩm nang bán lẻ : 101 bí quyết bán lẻ thành công

Với phần mềm bán hàng POS, mỗi nhân viên sẽ được cấp một tài khoản bán hàng, chủ cửa

hàng có quyền kiểm tra thời gian đăng nhập của từng tài khoản và biết được thời gian mà nhân

viên bán hàng làm việc trong ngày.

Hơn nữa, để mở đầu một phiên bán hàng thuận lợi, phần mềm POS giúp bạn kết phiên chỉ với

3 bước rất đơn giản: bấm nút kết phiên, bàn giao lại số dư tiền trong két, thông báo các đơn

hàng tạm dừng (đơn hàng chưa thanh toán) trên hệ thống. Như vậy trong ít phút là giao ca đã

hoàn thành, nhân viên ca trước có thể nhanh chóng ra về và nhân viên ca tiếp theo có đầy đủ

thông tin cho phiên bán hàng của mình.

2. Quản lý hiệu quả theo sản lượng hàng hóa bán ra

Với mỗi tài khoản được cấp riêng tương ứng với mỗi nhân viên bán hàng, các chủ cửa hàng có

thể dễ dàng kiểm tra được hiệu quả bán hàng của nhân viên, giám sát được mọi hoạt động liên

quan đến bán hàng của nhân viên mà không cần tốn thời gian cho việc quan sát. Với mọi tác

nghiệp của nhân viên, các số liệu sẽ được thay đổi ngay trên phần mềm giúp quản lý dễ dàng

biết được nhân viên nào đang làm gì, kiểm soát được hóa đơn từng nhân viên tạo ra, qua đó

có thể nâng cao được ý thức và trách nhiệm của từng nhân viên bán hàng.

Do đó, sản lượng hàng hóa mà nhân viên bán ra cũng dễ dàng được thống kê và kiểm tra theo

ngày, theo tuần, theo tháng hoặc theo quý.

3. Dễ dàng tính lương và thưởng cho nhân viên

Chức năng báo cáo doanh số bán hàng theo nhân viên của phần mềm quản lý được thống kê

theo thời gian thực, theo ngày, theo tuần, theo tháng hoặc quý. Do đó, chủ cửa hàng có thể dễ

dàng kiểm tra được hiệu quả công việc cũng như sự cố gắng của nhân viên bán hàng, theo đó

chủ động đưa ra mức thưởng phù hợp với năng suất và sự cố gắng nhằm khích lệ tinh thần

nhân viên để họ ngày càng tâm huyết hơn với công việc của mình.

Chức năng báo cáo theo nhân viên bán hàng này sẽ giúp giảm thiểu thời gian thống kê để tính

lương hàng tháng cho nhân viên bán hàng, hỗ trợ đắc lực cho nghiệp vụ kế toán.

Page 72: Cẩm nang bán lẻ -  101 bí quyết bán lẻ thành công

71 Cẩm nang bán lẻ : 101 bí quyết bán lẻ thành công

7 cách quản lý nhân sự hiệu quả

Một trong những câu hỏi đau đầu mà ai làm sếp rồi ai làm Nhân sự đề phải phải trả lời. Đó là

“cách quản lý nhân sự như thế nào cho hiệu quả ?” Thực ra để trả lời được câu này là cả 1 nỗ

lực lớn và trường kỳ. Vì đơn giản, mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh. Và công ty cũng vậy.

Mỗi công ty, mỗi lĩnh vực một kiểu. Rồi thì mỗi nhân viên một kiểu. Làm sao đây?

Quản lý nhân sự thế nào cho hiệu quả ? Nếu bạn đang là sếp tổng của 1 công ty thì theo tôi

bạn nên phân cho 1 ai đó chuyên về quản lý nhân sự. Như thế cho nhẹ đầu. Mình còn phải làm

việc khác. Tiền có tự về đâu mà suốt ngày quản mới chả lý, nhân với chả sự. (Một chút tự

ngẫm vào thân). Nhưng thuê thêm 1 thằng thì lại tốn thêm chi phí. Tôi nghĩ tốn cũng được. Nó

lo cho mình thì mình đỡ tốn thời gian. Vấn đề chính ở đây là kiếm được đứa được việc. Mà đứa

được việc đó nó phải hiểu mình, phải chủ động, phải biết nghĩ ra việc. Chứ tuyển 1 đứa về chỉ

để làm bảo hiểm xã hội, chấm công không thì quá chán.

Đấy quản lý nhân sự hiệu quả đối với Big boss là vậy.

Nhưng với sếp nhỡ và anh em phòng nhân sự thì ra sao ? Đó chính là:

1. Hệ thống theo dõi thông tin nhân sự rõ ràng và tốt – BigData:

hệ thống thông tin nhân sự mà không thể trả lời các câu hỏi về nhân sự trong vòng 5 phút thì

hệ thống đó không phải hoàn hảo. Cũng không cần thiết phải phần mềm phần mềm nọ. Nhưng

Page 73: Cẩm nang bán lẻ -  101 bí quyết bán lẻ thành công

72 Cẩm nang bán lẻ : 101 bí quyết bán lẻ thành công

nếu có thì tốt thơn. Tôi nghĩ quản lý trên excel cũng ổn với quy mô công ty tầm 200 người. Hệ

thống thông tin nhân sự sẽ bao gồm:

- Bảng theo dõi thông tin nhân sự: đây là bảng gồm rất rất nhiều trường từ họ tên, mã số cho

đến kinh nghiệm làm việc, thời gian hết hạn hợp đồng …

- Bảng theo dõi tuyển dụng: là bảng cho thấy được ai vào công ty, mức lương bao nhiêu, ai qua

thử việc, ai không qua thử việc ….

- Bảng theo dõi đào tạo: là một cái bảng khác cho thấy hết các thông tin về kinh nghiệm, chứng

chỉ, các khóa học đã trải qua và những khóa học nào nên học.

- Bảng theo dõi lương: bảng cho thấy thông tin về lương, ai lương bao nhiêu, tăng lương lúc

nào, tại sao lại tăng lương, lý do điều chuyển, giảm lương, thưởng ….

- Bảng theo dõi bảo hiểm xã hội: ai đã có sổ, tham gia BHXH được bao năm, sổ để đâu ….

2. Quy trình nhân sự tốt và đầy đủ:

“Do mô hình mỗi doanh nghiệp khác nhau nên việc xây dựng quy trình nhân sự cần căn cứ vào

quy mô, cơ cấu tổ chức, chiến lược kinh doanh mà có thể dựa vào đó để xây dựng quy trình

nhân sự phù hợp .

Thông thường quy trình nhân sự sẽ bao gồm:

1. Tuyển dụng nhân sự

2.Đào tạo, phát triển và hoạch định nguồn nhân sự.

3.Các chế độ chính sách: bao gồm: lương thưởng, chế độ phúc lợi…

4.Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật áp dụng trong công ty. (Phần này bao gồm cả các vấn

đề Luật lao động, luật bảo hiểm…các luật liên quan đến nhân sự. Và những văn bản dựa theo

pháp luật mà xây dựng riêng cho công ty.

5.Xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp.

Page 74: Cẩm nang bán lẻ -  101 bí quyết bán lẻ thành công

73 Cẩm nang bán lẻ : 101 bí quyết bán lẻ thành công

Thông thường là vậy, trên thực tế còn tùy thuộc vào doanh nghiệp, với đặc thù kinh doanh có

thể xây dựng quy trình phù hợp…

Mỗi một bước quy trình lại bao gồm những mục nhỏ, ví dụ như:

Tuyển dụng: bao gồm: các bước tuyển dụng: Xây dựng hệ thống bản mô tả công việc cho từng

vị trí chức danh công việc, các form mẫu tuyển dụng, các bước tuyển dụng theo hoạt động thực

tiễn, thường thì các doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ rút ngắn các bước tuyển dụng…Nhưng tiêu

chí chung của các DN là: tuyển dụng nhanh, đáp ứng được đủ số lượng và chất lượng mà chi

phí tuyển dụng thấp…

Do vậy, để xây dựng được 1 quy trình tuyển dụng khả thi, áp dụng vào thực tiễn thì cần xem

mô hình kinh doanh của công ty bạn, tính chất và các vấn đề khác có liên quan mới có thể xây

dựng quy trình hoàn chỉnh nhất.”

3. Hệ thống chính sách được phổ biến rộng rãi và đầy đủ. Các bạn xem thêm ở đây:

Danh sách các quy chế, quy định cần có trong công ty … ?

Tùy vào từng lĩnh vực và ngành nghề mà công ty sẽ có những chính sách và quy định khác

nhau. Tuy nhiên dù thế nào thì công ty vẫn phải có chính sách vẫn phải có nội quy và … vẫn

nên có cái máy chấm công. Máy chấm công là một thứ phiền hà nhưng nó giúp ích rất nhiều

cho quản lý nhân sự. Sẽ không còn kiểu đi muộn về sớm. Nhưng nó lại nảy sinh việc đi sớm

làm muộn. Đến điểm danh 1 cái rồi đi ăn sáng. Sự thực là như thế. Công ty nào cũng mắc phải.

Công ty nào cũng có người đến sớm, điểm danh 1 cái rồi đi ăn sáng. Điểm qua 1 chút các loại

quy chế, quy định chính sách công ty nên có:

Quy chế chất lượng

Quy chế đánh giá năng xuất làm việc của nhân viên

Quy chế đào tạo

Quy chế điều động và điều chuyển nhân sư

Quy chế kỷ luật nhân sự

Page 75: Cẩm nang bán lẻ -  101 bí quyết bán lẻ thành công

74 Cẩm nang bán lẻ : 101 bí quyết bán lẻ thành công

Quy chế nâng cấp và cấp mới máy tính

Với tôi chỉ cần 3 yếu tố này tôi đã cho rằng quản lý nhân sự như vậy là hiệu quả. Nhưng ở đời

người ta còn muốn hơn nữa. Và rồi người đời sẽ yêu cầu, cách quản lý nhân sự hiệu quả là

làm sao cho nhân viên làm việc đạt hiệu quả làm việc, năng suất làm việc cao … Tức là liên

quan đến những cái thu được. Vậy thì chúng ta thêm :

4. Mô tả công việc, mục tiêu, mục đích rõ ràng:

Mô tả công việc rất quan trọng: nó xác định ai là người có trách nhiệm thực hiện công việc và ai

là người đảm bảo nhiệm vụ lớn được hoàn thành. Một hệ thống mô tả công việc hợp lý, phân

chia nhiệm vụ “ đúng người đúng việc” sẽ là biện pháp quản lý hiệu quả.

Một người quản lý xuất sắc là người cần đảm bảo mỗi nhân viên của mình nhận thức rõ ràng

về công việc được giao. Anh em sẽ hiểu rõ vai trò của mình, làm việc với năng suất và đạt hiệu

quả cao nhất nếu có sự ủng hộ cũng như hướng dẫn của sếp. Đây cũng chính là yếu tố quan

trọng nâng cao mối quan hệ giữa nhân viên và sếp.

5. Hướng dẫn cụ thể, nâng cấp liên tục các kinh nghiệm và công cụ làm việc cho

anh em nhân viên

Anh em có mô tả công việc, có

mục tiêu mục đích nhưng không

có hướng dẫn và được cung cấp

các công cụ cần thiết thì tôi tin là

anh em nếu có làm thì cũng chỉ

được 1 hiệu quả. Các nhân viên

mới thì thôi rồi khỏi phải nói.

Chắc chắn là phải cần hướng

dẫn. Còn các nhân viên đã có

kinh nghiệm, mặc dù chúng ta có

đôi phần yên tâm hơn nhưng vẫn nên có một buổi trao đổi cụ thể về cách làm để chắc chắn.

Page 76: Cẩm nang bán lẻ -  101 bí quyết bán lẻ thành công

75 Cẩm nang bán lẻ : 101 bí quyết bán lẻ thành công

Tất yếu, nhân viên phải có tất cả công cụ vật chất và cá nhân để thực hiện công việc của họ.

Chúng bao gồm dụng cụ, không gian làm việc thích hợp, sự ủng hộ của người quản lý, khả

năng tiếp cận những kỹ năng và khóa học cần thiết. Ngoài ra, sự hướng dẫn cũng là điều

không thể thiếu, đặc biệt trong những ngày đầu đi làm của nhân viên. Nó giúp nhân viên thích

nghi với vai trò mới, hòa đồng với đồng nghiệp và môi trường làm việc một cách thoải mái.

6. Công cụ đánh giá công việc rõ ràng nhất quán.

Nên tiến hành đánh giá hiệu quả công việc của nhân viên thường kì, đây là nơi nhân viên và

sếp có thể thảo luận bất cứ vấn đề gì đã xảy ra và chấm điểm cho hoạt động của nhân viên.

Thêm vào đó, người quản lý nên sáng tạo một diễn đàn cho những thảo luận trong công ty và

giải quyết các vấn đề của nhân viên. Cuối cùng, nhân viên sẽ thỏa mãn hơn nếu lương bổng

cũng được đánh giá thường kì. Rõ ràng, họ sẽ làm việc tốt hơn nếu cảm thấy được hưởng

xứng đáng về mặt tài chính.

Tốt nhất là nên dùng KPI và có một buổi trao đổi cụ thể, tầm 6 tháng nên có 1 lần. Coi như là

buổi xúc tiến lại.

7. Thưởng phạt chắc chắn.

Điều cuối cùng rất đơn giản: trao thưởng xứng đáng cho nhân viên vì làm việc tốt và những

cống hiến của họ. Phần thưởng không nhất thiết phải là các khoản tiền hậu hĩnh. Nhân viên

cũng sẽ rất cảm động nếu được thời gian nghỉ ngơi để xem các trận đấu World Cup chẳng hạn,

hay tham gia các hoạt động ngoại khóa bổ ích, hoặc đơn giản hơn nữa là bữa trưa được phục

vụ miễn phí. Họ sẽ hạnh phúc vì thấy được coi trọng và sẽ làm việc chăm chỉ, hiệu quả hơn

nữa.

Và có thưởng phải có phạt, tôi nghĩ nên phạt một cách chắc chắn. Nói là làm. Đi muộn thì trừ

phạt là điều đương nhiên. Không hoàn thành công việc giảm thu nhập là đúng. Nếu không có

phạt anh em sẽ có xu hương mặc kệ công việc nhiều hơn.

Một công ty mà có đủ 7 điều này thì quá ổn rồi. Có vẽ thêm hoa lá cành thì cũng chỉ là mấy cái

như: từ điển năng lực, quản trị tri thức, lộ trình công danh vv và vv. Đó chính là 7 cách để quản

lý nhân sự hiệu quả.

Page 77: Cẩm nang bán lẻ -  101 bí quyết bán lẻ thành công

76 Cẩm nang bán lẻ : 101 bí quyết bán lẻ thành công

6 bí quyết thành công trong TMĐT

Thương mại điện tử là một ngành thương mại “phi truyền thống” đang bùng nổ ở Việt Nam, tuy

nhiên, ngành này lại đang được ví như là “món ngon khó nuốt” bởi những bất cập do chính nó

gây nên. Chính kiểu làm ăn chộp giật của một số người tham gia khiến cho không gian buôn

bán trên mạng vô hình chung trở thành lừa đảo.

Do đó, để phát triển ngành thương mại điện tử thực sự bền vững và thành công, cần có những

phương hướng cụ thể. Dưới đây là 6 bí quyết thành công trong thương mại điện tử

mà POS.Hàngtot.com gợi ý cho bạn!

1. Xây dựng kế hoạch kinh doanh

Một kế hoạch kinh doanh toàn diện có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với một doanh nghiệp

mới thành lập. Kế hoạch này thể hiện rõ tầm nhìn của chủ doanh nghiệp và được coi là bản lý

lịch của doanh nghiệp.

Có nhiều lý do phải lập kế hoạch kinh doanh, đó có thể là để khẳng định ý tưởng, sau đó là để

quản lý và lập kế hoạch dài hạn, thu hút các nhà huy động vốn, để giới thiệu doanh nghiệp đến

các doanh nghiệp khác nhằm thành lập liên minh hoặc ký hợp đồng…

Page 78: Cẩm nang bán lẻ -  101 bí quyết bán lẻ thành công

77 Cẩm nang bán lẻ : 101 bí quyết bán lẻ thành công

Zacharakis là giáo sư ngành kinh doanh tại Đại học Babson, ông cho rằng mục đích hàng đầu

của kế hoạch kinh doanh là giúp các doanh nhân hiểu rõ hơn những cơ hội mà họ đã lường

trước. Ông lý giải rằng: “Quá trình lập kế hoạch kinh doanh giúp doanh nhân định hình rõ hơn

tầm nhìn ban đầu của mình thành những cơ hội chắc chắn hơn bằng cách đặt những câu hỏi

mang tính phản biện, tự nghiên cứu câu trả lời và rồi tự trả lời các câu hỏi này”.

Xem thêm bài viết về các bước cơ bản để lập kế hoạch kinh doanh

2. Xây dựng website bán hàng

Trong thương mại điện tử, một website bán hàng là yếu tố không thể thiếu, cũng như một cửa

hàngkinh doanh truyền thống, sản phẩm của bạn cần có nơi để trưng bày cho khách hàng thăm

quan, và website sẽ đảm nhận vai trò như một cửa hàng.

Muốn cửa hàng online

của mình thành công cần

phải có nhiều khách hàng

ghé thăm và mua hàng.

Do đó, website của bạn

phải đem đến những

thông tin hữu ích, giải đáp

những thắc mắc mắc của

khách khi họ tìm hiểu về

sản phẩm của bạn. Tối

thiểu là về giá cả, chất

liệu, chất lượng dịch vụ…

Bên cạnh đó, một website

thành công là đem lại cảm giác tin tưởng cho người mua hàng về tất cả các khâu như sản

phẩm, tiến trình mua hàng, phương thức thanh toán, dịch vụ giao hàng, bảo hành. Đảm bảo tin

tưởng những điều trên đều giúp khách hàng đưa ra quyết định và chấp nhận mua hàng.

Muốn có một website bán hàng thành công, bạn phải có logo rõ ràng, cửa hàng phải thường

xuyên cập nhật thông tin và sản phẩm được ưa chuộng, sản phẩm có thương hiệu sẽ khiến

Page 79: Cẩm nang bán lẻ -  101 bí quyết bán lẻ thành công

78 Cẩm nang bán lẻ : 101 bí quyết bán lẻ thành công

khách hàng rất tin tưởng… Không những thế, một website thân thiện, dễ dàng thao tác và sử

dụng các giao dịch là một sự thuận lợi và giúp bạn giữ chân khách hàng.

Doanh nghiệp của bạn có thể tự mình thiết kế một website, hoặc nếu muốn chuyên nghiệp hơn

nữa thì bạn nên nhờ đến các dịch vụ thiết kế web hoặc đơn giản nhất là đến với bizweb – giải

pháp bán hàng trực tuyến của các doanh nghiệp, chỉ mất 30s thôi là bạn đã có thể sở hữu cho

mình một cửa hàng online với đầy đủ tính năng và sử dụng miễn phí trong 15 ngày.

3. Xây dựng đội ngũ phát triển website

Nếu đã có một website hấp dẫn về giao diện thì việc phát triển, duy trì nó để website đó thực sự

có sức ảnh hưởng là một quá trình lâu dài. Vấn đề ở đây không chỉ là sự kiên trì và cố gắng

đơn thuần mà các đòi hỏi các webmaster cần có sự hợp lý và cân bằng.

Hiện nay có quá nhiều các dịch vụ hỗ trợ website và nhiều khi, các chủ web đã lao đầu vào các

thủ thuật SEO mà bỏ quên nội dung và giao diện, đó chính là sự mất cân bằng.

Vì vậy, để duy trì, phát triển một website thực sự vững mạnh, thu hút người xem thì cần phải có

một chiến lược lâu dài, hợp lý.

Điều đầu tiên từ xuất phát điểm đó là cần chú ý đến nội dung website, người ta thường nói

“content is king” là vì thế, có một nội dung tuyệt vời mới giữ được khách hàng, từ đó các công

cụ hỗ trợ website của bạn mới có cơ hội phát huy tác dụng.

Sau nội dung là giao diện, điều này quyết định đến sự chuyên nghiệp của website.

Khi đã có giao diện đẹp và nội dung hấp dẫn cũng là lúc SEO phát huy tác dụng. Tiếp sau đó

mới tính đến các chiến lược Social media, quảng cáo… Làm tốt tất cả các khâu trên đều dẫn

đến điều cuối cùng là bạn sẽ thu được rất nhiều tiền từ website của mình và đạt được thành

công.

4. Xây dựng quy trình vận hành

Một doanh nghiệp hoạt động hiệu quả khi có quy trình làm việc hiện đại, hợp lý. Điều đó thể

hiện ở quy trình vận hành, đào tạo hay tuyển dụng,quy trình bán hàng tại cửa hàng…

Page 80: Cẩm nang bán lẻ -  101 bí quyết bán lẻ thành công

79 Cẩm nang bán lẻ : 101 bí quyết bán lẻ thành công

Đã nói đến quy trình thì mọi thứ đều phải thực hiện một cách bài bản và khoa học. Trong khâu

tuyển dụng và đào tạo phải được thực hiện theo quy trình chuẩn.

Ray Kroc, sáng lập McDonald, đã dựng lên cả một đế chế nhượng quyền hùng mạnh, một phần

rất lớn, là nhờ vào khả năng tạo dựng một qui trình thực hành kinh doanh đồng bộ. Tất cả các

bước vận hành hàng ngày của một cửa hàng McDonald đều được viết rõ ràng và đầy đủ trong

bản qui trình vận hành.

Một bản qui trình vận hành tốt là tiền đề quan trọng cho thành công của tổ chức kinh doanh.

Viết qui trình vận hành chính là một công việc chuẩn bị quan trọng cho quá trình chuẩn bị khởi

nghiệp kinh doanh. Sản phẩm, dịch vụ sẽ cung cấp cho thị trường được định nghĩa chính xác.

Các công việc cần thực hiện để đảm bảo cung cấp đúng và đủ đầu ra của doanh nghiệp được

mô tả đầy đủ. Từ đó, có thể xác định được các nhu cầu về nguồn lực cần chuẩn bị và huy động

để triển khai hoạt động kinh doanh.

Tương tự quy trình vận hành, quy trình đào tạo, tuyển dụng… cũng cần phải tuân thủ theo

những quy tắc, chuẩn mực, và chỉ dẫn của người làm công việc chuyên môn. Từ đó, hiệu quả

làm việc của doanh nghiệp được nâng cao mà không vướng mắc đến những chi phí không cần

thiết khác.

5. Marketing và bán hàng

Marketing trong thương mại

điện tử là sự khai thác các

phương tiện và công cụ tin

học – viễn thông để nhằm đạt

được những mục tiêu về kinh

doanh. Phillips Kotler, một

trong những nhà nghiên cứu

hàng đầu về Marketing cho

rằng, với sự phát triển nhanh

đến chóng mặt của internet

và thương mại điện tử thì

hành vi mua của người tiêu

Page 81: Cẩm nang bán lẻ -  101 bí quyết bán lẻ thành công

80 Cẩm nang bán lẻ : 101 bí quyết bán lẻ thành công

dùng cũng như của các doanh nghiệp sẽ có những thay đổi cơ bản và các nguyên lý cũng như

các công cụ marketing truyên thống trong thể kỷ trước đây cũng sẽ hoàn toàn bị thay thế.

Với các phương tiện marketing truyền thống, chúng ta không thể tiếp cận với từng cá nhân để

đáp ứng nhu cầu của họ mà chỉ có thể quảng cáo tới số đông nằm trong phân khúc thị trường

của mình. Chính vì thế, người tiêu dùng luôn bị nhiễu với các loại hình quảng cáo hiện nay,

phải nghe và bị nhồi nhét nhiều thứ không thực sự phù hợp với mình.

Thế nhưng trong những mô hình thương mại điện tử thông qua mạng Internet hiện nay, chúng

ta có thể tiếp cận được từng cá nhân, biết được những nhu cầu và sở thích riêng của từng

người.

Trước đây bộ phận búp bê Barbie của Mattel chỉ cho sản xuất ra những mẫu búp bê có màu

da, màu tóc, kiểu quần áo theo những mẫu có định.

Nhưng hiện nay, thông qua website, người mua có thể tùy chọn mẫu búp bê nhưng thay đổi

màu da, màu tóc, quần áo theo ý thích của mình.

Amazon cũng là một mô hình điển hình cho việc nắm bắt nhu cầu của khách hàng. Website này

có thể dễ dàng nhận diện ra bạn là ai sau khi bạn đã đăng ký làm thành viên của wesite. Lần

sau khi truy cập, bạn được chào bằng tên của mình, được giới thiệu những cuốn sách nằm

trong “gu” của bạn và giới thiệu cả những cuốn sách của những người có cùng sở thích như

bạn thường tìm đọc. Các website mua hàng thường có mục wishlist để bạn có thể lưu những

sản phẩm ưa thích của mình trong danh sách này.

6. Chăm sóc khách hàng và hậu bán hàng

Chăm sóc khách hàng là công đoạn rất quan trọng nhằm tạo nên mối liên hệ tốt giữa khách

hàng và doanh nghiệp. Thường thấy nhất trong khâu này là việc liên lạc, theo dõi với khách

hàng, tặng quà, vật liệu, viết thư cảm ơn, chủ đông tiếp cận phục vụ khách hàng, có các chính

sách ưu đãi cho khách hàng trung thành, nhiệt tình giải quyết những phàn nàn, bức xúc (nếu

có) của khách hàng.

Hậu bán hàng còn gọi là dịch vụ chăm sóc khách hàng sau bán hàng. Nói đến các dịch vụ sau

bán hàng là nói đến các quy trình khác nhau để đảm bảo khách hàng hài lòng với sản phẩm và

Page 82: Cẩm nang bán lẻ -  101 bí quyết bán lẻ thành công

81 Cẩm nang bán lẻ : 101 bí quyết bán lẻ thành công

dịch vụ của doanh nghiệp. Đây là một khâu không thể thiếu trong quy trình Marketing của nhà

sản xuất hay cung ứng dịch vụ. Dịch vụ chăm sóc khách hàng sau bán hàng thường bao gồm

việc hướng dẫn sử dụng, kiểm tra miễn phí sản phẩm, bảo dưỡng định kỳ, duy tu, sửa chữa,

tặng miễn phí cho khách hàng những vật tư, linh kiện, vật liệu liên quan đến sản phẩm và các

dịch vụ miễn phí khác.

Những doanh nghiệp nào thực hiện tốt khâu chăm sóc khách hàng và hậu bán hàng sẽ nhận

được sự ủng hộ lớn từ khách hàng, gây dựng được uy tín và lòng tin cho khách hàng. Do đó,

hoạt động ở lĩnh vực thương mại điện tử luôn cần chú trọng về vấn đề này.

Đón đầu xu hướng công nghệ và thương mại điện

tử

Thị trường thương mại điện tử (TMĐT) Việt Nam có cả tấn tiềm năng, điều đó cũng giải thích

tại sao hàng loạt những tay chơi chuyên nghiệp trong làng Thương mại điện tử đang xâm nhập

vào thị trường như Lazada của Rocket Internet ; BigC, VinEcom, FPT, VNG …

Tuy nhiên không vì thế mà miếng bánh thương mại điện tử lại không có phần cho các đơn vị

mới khởi nghiệp. Bằng cách áp dụng các hình thức dưới đây vào kinh doanh, các nhà startup

trẻ vẫn sẽ có cơ hội trở thành người khổng lồ trong tương lai của ngành thương mại điện tử

Việt Nam.

1. Thương mại điện tử trên mobile

Năm 2014 Việt Nam có hơn 20 triệu người sử dụng điện thoại thông minh, nên đây sẽ là mảnh

đất màu mỡ cho các doanh nghiệp kinh doanh TMĐT trên nền tảng di động.

Cũng trong thời đại hiện nay, thói quen mua sắm trực tuyến trên máy tính cá nhân đang dần

chuyển sang các thiết bị di động, gồm máy tính bảng và điện thoại thông minh. Các ông lớn

trong ngành bán lẻ đã lần lượt đầu tư mạnh mẽ vào thương mại điện tử trên di động và đã gặt

hái được rất nhiều thành công. Vậy thì không có lý do nào để những nhà khởi nghiệp kinh

doanh trẻ của chúng ta lại không thử sức ở thị trường tiềm năng này. TMĐT trên mobile có

những mảng tiềm năng như rao vặt trên mobile, chợ mua bán hàng cũ, thương mại điện tử

ngành dọc (Vertical Ecommerce)

Page 83: Cẩm nang bán lẻ -  101 bí quyết bán lẻ thành công

82 Cẩm nang bán lẻ : 101 bí quyết bán lẻ thành công

2. Sản phẩm hỗ trợ Thương mại điện tử

Khách hàng tìm đến các hình thức mua sắm trực tuyến với mong muốn rút ngắn được các

khâu mua hàng không cần thiết và nhanh chóng hơn trong quá trình thanh toán. Do đó, việc áp

dụng các hình thức thanh toán online luôn là cách thức phù hợp nhất trong kinh doanh trực

tuyến.

Có các hình thức

thanh toán Online

như thanh toán bằng

các loại thẻ; thanh

toán qua các cổng

thanh toán điện tử;

thanh toán bằng ví

điện tử như Payoo,

Mobivi, VnMart;

thanh toán bằng điện

thoại di động bởi các

mô hình liên kết với

ngân hàng…

Bên cạnh việc thanh toán nhanh chóng tiện lợi thì việc giao hàng cũng phải được chú trọng để

hỗ trợ cho kinh doanh.

Khách hàng chỉ cần click “đặt mua” trên website hoặc liên hệ qua điện thoại với người bán,

ngay lập tức, sản phẩm đó sẽ được đưa đến tận tay người tiêu dùng một cách nhanh chóng,

thuận lợi không mất thời gian.

3. Phân tích d liệu lớn

Data mining và Big Data là các lĩnh vực chúng ta đang nói đến.

Data mining là quá trình phân tích dữ liệu thông qua việc theo dõi hành vi mua hàng của khách

hàng, từ đó đem ra các gợi ý mua hàng thông minh và dẫn đến quyết định cuối cùng của khách

hàng là mua hàng. Dễ hiểu nhất là ví dụ về Facebook và Google, họ thu thập dữ liệu cá nhân

Page 84: Cẩm nang bán lẻ -  101 bí quyết bán lẻ thành công

83 Cẩm nang bán lẻ : 101 bí quyết bán lẻ thành công

của khách hàng như sở thích, tuổi tác, giới tính… Sau đó để hiển thị những quảng cáo phù hợp

nhất giúp đỡ khách hàng tìm kiếm được sản phẩm gần với nhu cầu mua hàng của mình.

Ngày nay, các công nghệ data mining được ứng dụng rộng rãi trong các công ty lấy khách hàng

làm trung tâm như truyền thông, tài chính, marketing, bán hàng, các nghành công nghiệp sản

xuất v.v… Nó cho phép các công ty xác định được các mối quan hệ giữa các yếu tố nội tại như

giá thành, mẫu mã, cách thức quảng cáo, thậm chí là kỹ năng của nhân viên công ty… các yếu

tố bên ngoài như đối thủ cạnh tranh, chính sách kinh tế hay nhu cầu thị trường v.v.. Và nó còn

hỗ trợ việc xác định được sự tác động của các chính sách khuyến mại, giảm giá, độ hài lòng

của khách hàng và lợi nhuận của doanh nghiệp…

Còn BigData là thuật ngữ để chỉ một tập hợp dữ liệu rất lớn và phức tạp đến nỗi những công cụ

ứng dụng xử lý dữ liệu truyền thống không thể nào đảm đương được. Có 4 lợi ích mà Big Data

có thể mang lại đó là cắt giảm chi phí, giảm thời gian, tăng thời gian phát triển và tối ưu hóa sản

phẩm, đồng thời hỗ trợ con người đưa ra những quyết định đúng và hợp lý hơn.

Nếu để ý một chút, bạn sẽ thấy khi mua sắm online trên eBay, Amazon hoặc những trang

tương tự, trang này cũng sẽ đưa ra những sản phẩm gợi ý tiếp theo cho bạn, ví dụ khi xem

điện thoại, nó sẽ gợi ý cho bạn mua thêm ốp lưng, pin dự phòng; hoặc khi mua áo thun thì sẽ

có thêm gợi ý quần jean, dây nịt… Do đó, nghiên cứu được sở thích, thói quen của khách hàng

cũng gián tiếp giúp doanh nghiệp bán được nhiều hàng hóa hơn.

Vậy những thông tin về thói quen, sở thích này có được từ đâu? Chính là từ lượng dữ liệu

khổng lồ mà các doanh nghiệp thu thập trong lúc khách hàng ghé thăm và tương tác với trang

web của mình. Chỉ cần doanh nghiệp biết khai thác một cách có hiệu quả Big Data thì nó không

chỉ giúp tăng lợi nhuận cho chính họ mà còn tăng trải nghiệm mua sắm của người dùng, chúng

ta có thể tiết kiệm thời gian hơn nhờ những lời gợi ý so với việc phải tự mình tìm kiếm.

4. Sản phẩm hỗ trợ người bán hàng

Hiện nay, để hỗ trợ người bán hàng một cách đầy đủ nhất, các đơn vị trung gian về thiết kế

web, quản trị bán hàng.. đã ra đời. Bizweb là một ví dụ, tại đây, các chủ doanh nghiệp chỉ cần

đợi 30s là sẽ có một Website bán hàng trực tuyến trọn gói, uy tín, chất lượng với tất cả những

thứ mà một website bán hàng online cần phải có theo cách chuyên nghiệp nhất.

Page 85: Cẩm nang bán lẻ -  101 bí quyết bán lẻ thành công

84 Cẩm nang bán lẻ : 101 bí quyết bán lẻ thành công

Bên cạnh đó, những phần mềm online cũng rất cần thiết cho những doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Đó có thể là phần mềm kế toán online, phần mềm quản lý bán hàng… Tuy nhiên hiện nay,

được tin tưởng và sử dụng nhiều nhất vẫn là phần mềm quản lý bán hàng, bởi nó thực sự khắc

phục được những hạn chế mà các phần mềm online khác gặp phải như thống kê báo cáo,

quản lý trực tuyến mọi lúc mọi nơi, kiểm soát tồn hàng tồn kho…

Tựu chung lại, trở ngại lớn nhất khi các doanh nghiệp mới bước vào kinh doanh là đối đầu ngay

với những người khổng lồ đã hoạt động lâu năm trong lĩnh vực thương mại điện tử. Điều này ít

nhiều làm họ cảm thấy chùn bước, tuy nhiên, lợi thế mà những nhà khởi nghiệp trẻ cần phải

tận dụng ngay đó là việc đón đầu xu hướng công nghệ vào hoạt động của mình, chỉ có vậy mới

có thể thành công.

Văn hóa doanh nghiệp, nền tảng bền v ng trong

quản trị bán lẻ

Làm thế nào để những nhân viên, ngay cả đối tượng “cứng đầu nhất” cũng phải ngả mũ theo

người lãnh đạo và các đồng nghiệp làm việc hết lòng, cống hiến nhiều giá trị cho công ty? Làm

thế nào để phòng hành chính, phòng nhân sự không phải đau đầu để lên những quy định, quy

chế, kỷ luật xử phạt… quản lý nhân viên mỗi giây mỗi phút còn giám đốc khó tính thì xét nét,

thúc ép nhân viên làm việc?

Văn hóa công ty hay còn gọi là văn hóa doanh nghiệp sẽ là nền tảng bền vững trong quản trị

bán lẻ và giúp các nhà quản lý không cần phải “cai trị” mà thực hiện công việc đúng nghĩa

“quản trị”.

Cai trị tức là sử dụng quyền lực, mệnh lệnh, còn quản trị là dùng văn hóa, quy chế để tạo nên

những giá trị cho công ty. Khiến “đám đông” trở thành một “tập thể”, “đội ngũ”; biến một “lực

lượng” thành “nhân viên” và dần trở thành “người của công ty”.

Vậy, ngoài những yếu tố như triết lý quản lý, kinh doanh, quy trình quy định, gây dựng niềm tin

với khách hàng… thì làm thế nào để xây dựng văn hóa doanh nghiệp, giúp mỗi cá nhân trong

tập thể luôn vui vẻ, thoải mái và gắn bó lâu dài với doanh nghiệp?

Page 86: Cẩm nang bán lẻ -  101 bí quyết bán lẻ thành công

85 Cẩm nang bán lẻ : 101 bí quyết bán lẻ thành công

1. Tôn trọng mỗi cá nhân.

Một tập thể được tạo nên từ nhiều cá nhân, một khi cá nhân được tôn trọng, tập thể sẽ liên kết

chặt chẽ. Văn hóa công ty cũng được hình thành nên từ yếu tố này. Tôn trọng mỗi cá nhân có

nghĩa là chấp nhận mọi thứ vốn có ở một người kể cả mặt tốt, không tốt, mặt yếu mặt mạnh…

Luôn lắng nghe, tôn trọng mọi ý kiến để mỗi một thành viên khi làm việc ở công ty, họ luôn

được là chính mình.

Bạn không được sa thải ai

chỉ vì người đó khác biệt với

người khác. Cách bạn đối xử

với những khác biệt của các

cá nhân, cách bạn lựa chọn

nhiệm vụ và lựa chọn người

phù hợp để thực hiện nhiệm

vụ mới là điều quan trọng.

Tất cả chúng ta không ai

giống ai. Nếu như thế giới

này ai cũng giống như tôi thì

quả là tồi tệ. Chính sự khác

biệt đã làm cho nhóm hợp

tác với nhau một cách hiệu

quả.

Vậy ví dụ như bạn quản lý một nhóm bán hàng và hầu hết các thành viên trong nhóm đều ăn mặc đúng

kiểu cách, nói năng đúng mực (như bạn) với khách hàng, tuy nhiên một thành viên trong nhóm lại thích

ăn mặc khác lạ và hay tán gẫu với khách hàng thì bạn cũng đừng coi anh ta là người “không hòa hợp với

nhóm”. Bạn hãy đánh giá anh ta dựa vào kết quả công việc của anh ta. Nếu như anh ta đạt được mục

tiêu của mình và được khách hàng quý mến thì bạn hãy tôn trọng sự khác biệt của anh ấy.

Trích: “Những nguyên tắc trong quản lý” – nguyên tắc thứ 24 : tôn trọng sự khác biệt của từng

cá nhân

Page 87: Cẩm nang bán lẻ -  101 bí quyết bán lẻ thành công

86 Cẩm nang bán lẻ : 101 bí quyết bán lẻ thành công

2. Nhân viên được đào tạo, giao lưu học hỏi.

Không có một cá nhân nào mới bước vào công ty của bạn đã biết được hết tất cả các công việc

mà mình phải làm. Anh ta luôn cần phải được đào tạo, giao lưu học hỏi để quen việc và quen

với môi trường mới. Do đó, tiến hành các buổi đào tạo về văn hóa công ty không những giúp

cho các thành viên cũ một lần nữa được thổi bùng ngọn lửa đam mêm cống hiến trong công

việc mà còn là cơ hội để “nhân viên” dần trở thành “người của công ty” theo cách nhanh chóng

nhất. Công tác đào tạo cũng là một giải pháp kinh doanh hiệu quả cho các doanh nghiệp kinh

doanh bán lẻ và các ngành hàng khác.

3. Tinh thần đoàn kết, gắn bó, đồng nhất.

Văn hóa công ty được bắt đầu và kết thúc bởi các nhà lãnh đạo, nhưng lại được thực hiện bởi

tất cả các nhân viên trong doanh nghiệp. Bởi vậy, với một đội ngũ nhân viên đông đảo như vậy,

nếu sự đoàn kết, gắn bó, đồng nhất liên kết họ lại với nhau thì không gì có sức mạnh bằng.

Người xưa đã nói “Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao”, điều này

đúng trong mọi hoàn cảnh. Ở một doanh nghiệp cũng vậy, họ sẽ không bao giờ phát triển và

đứng vững được nếu như đội ngũ nhân sự mất đoàn kết. Từ ban lãnh đạo cho đến cán bộ,

công nhân viên trong cùng một hệ thống, nếu không có sự thống nhất, gắn bó với nhau nhất

định sẽ để tuột mất nhiều cơ hội thành công.

Ngược lại, ở môi trường làm việc đầy ắp sự trao đổi, hợp tác giữa các thành viên sẽ thu về kết

quả đáng mừng. Sở dĩ khẳng định như vậy vì đó là khi sức mạnh tinh thần đoàn kết đã được

vận dụng phát huy một cách đúng đắn, hợp lý. Hơn bao giờ hết nó là tiền đề cho mọi thành

công trong công việc. Đoàn kết nội bộ do vậy rất đựơc coi trọng, là điều kiện cần và đủ để phát

triển thương hiệu của công ty

Nh ng bước cơ bản để lập kế hoạch kinh doanh

Đã bao giờ trong đầu bạn lóe lên thật nhiều ý tưởng và háo hức bắt đầu công việc kinh doanh

của mình nhưng rồi, bất thình lình, bạn lại bị sa lầy với chính những phát hiện mang tính đột

phá và chững lại bởi biết bao câu hỏi đại loại như “công việc tiếp theo là gì?”, “khó khăn này

phải xử lý như thế nào?”… Trên thực tế, một khi bạn đã xác định được rằng mình đủ điều kiện

Page 88: Cẩm nang bán lẻ -  101 bí quyết bán lẻ thành công

87 Cẩm nang bán lẻ : 101 bí quyết bán lẻ thành công

để khởi sự kinh doanh bất chấp rủi ro thì việc bắt tay vào viết một bản kế hoạch kinh doanh tỉ

mỉ chi tiết sẽ giúp bạn có được mục tiêu rõ ràng và không bị chững lại.

Hầu hết mọi loại hình kinh doanh đều được thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Đánh giá bản thân

Bạn cần phải rà soát lại bạn thân và vị trí hiện tại của mình để tìm ra loại hình kinh doanh nào là

phù hợp. Tại sao bạn muốn bắt đầu kinh doanh? Có phải vì tiền bạc, sự tự do, tính năng động

hay vì một lý do nào khác? Bạn phải xem xét những thứ gì? Bạn cần phải có những kỹ năng

gì? Lĩnh vực công nghiệp nào bạn am hiểu nhiều nhất? Bạn thích cung cấp sản phẩm hay dịch

vụ? Bạn thích làm gì? Mức vốn mà bạn sẵn sàng chấp nhận rủi ro là bao nhiêu? Bạn sẽ làm

toàn thời gian hay là bán thời gian? Bạn có thuê nhân viên hay không?

Trả lời các loại câu hỏi này sẽ giúp bạn thu hẹp phạm vi để tập trung lựa chọn loại hình kinh

doanh phù hợp với mình.

Page 89: Cẩm nang bán lẻ -  101 bí quyết bán lẻ thành công

88 Cẩm nang bán lẻ : 101 bí quyết bán lẻ thành công

Bước 2: Phân tích đánh giá lĩnh vực kinh doanh

Khi bạn quyết định lựa chọn được một loại hình kinh doanh phù hợp với mục tiêu và sở thích

của mình, bạn sẽ cần phải phân tích đánh giá lại ý tưởng của mình. Ai sẽ mua sản phẩm, dịch

vụ của bạn? Ai sẽ là đối thủ cạnh tranh?

Bước 3: Phát thảo kế hoạch kinh doanh

Nếu bạn cần nguồn tài chính bên ngoài, bạn sẽ phải cần có một bản kế hoạch kinh doanh.

Nhưng ngay cả khi bạn chỉ sử dụng vốn của mình, có bản kế hoạch kinh doanh cũng sẽ giúp

bạn rất nhiều trong việc xác định được số tiền bạn cần để kinh doanh, những công việc cần

phải thực hiện…

Bước 4: Xem xét tính pháp lý

Về mặt pháp lý thì bạn có thể lựa chọn một vài hình thức tổ chức kinh doanh như sau: công ty

trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh, công ty cổ phần và doanh nghiệp tư nhân. Bạn có thể

tham khảo thêm về Luật doanh nghiệp và các nghị định liên quan để biết thêm chi tiết cho từng

loại hình.

Ngoài ra, bạn còn cần phải quan tâm đến các vấn đề pháp lý khác trong quá trình kinh doanh

như giấy phép kinh doanh, các loại giấy chứng nhận hành nghề, bằng sáng chế, vấn đề bản

quyền, thủ tục khai báo thuế… Đây cũng là lúc bạn xem xét đến các vấn đề về bảo hiểm và tìm

một kế toán giỏi để hỗ trợ.

Bước 5: Thu xếp tài chính

Tùy thuộc quy mô doanh nghiệp của bạn mà bạn có thể tìm nguồn tài chính từ các nhà tài trợ

hoặc từ các ngân hàng/ công ty tài chính. Hầu hết các cơ sở kinh doanh nhỏ đều bắt đầu bằng

nguồn tài chính cá nhân như tiền tiết kiệm, thẻ tín dụng, giúp đỡ của gia đình, vay người quen,

vay thế chấp …

Bước 6: Triển khai xây dựng công ty

Tìm địa điểm đặt công ty, lắp đặt điện thoại, in prochure, thuê mướn nhân sự, mua hàng hoá

lưu kho/ mua nguyên liệu sản xuất, đưa ra giá bán… và cuối cùng là mở một buổi tiệc khai

trương rầm rộ.

Page 90: Cẩm nang bán lẻ -  101 bí quyết bán lẻ thành công

89 Cẩm nang bán lẻ : 101 bí quyết bán lẻ thành công

Bước 7: Thử và sai

Thường phải mất một khoảng thời gian thì bạn mới xác định được khâu nào đang vận hành tốt,

khâu nào không tốt. Hãy bám sát kế hoạch kinh doanh, nhưng hãy cởi mở và sáng tạo. Đừng

ngại mắc sai lầm. Trên hết là bạn được điều hành việc kinh doanh của chính mình. Đó mới là

điều thú vị nhất trong cuộc đời bạn.

5 bước đơn giản để khởi nghiệp kinh doanh

online

Kinh doanh online là một lĩnh vực phổ

biến nhưng khi bắt tay vào thực hiện

thì lại không hề đơn giản. Tuy nhiên,

với 5 bước mà bài viết đề cập đến

dưới đây sẽ giúp bạn có những gây

dựng bền vững cho quá trình kinh

doanh trực tuyến của mình.

1. Xác định lĩnh vực kinh doanh

Bước đầu tiên trong một kế hoạch kinh

doanh là việc xác định lĩnh vực mà

mình sẽ hoạt động.

Muốn vậy, bạn cần phải trả lời các câu

hỏi như : Lĩnh vực nào mình yêu thích

nhất? Kinh nghiệm trước đây của bạn là kinh doanh về cái gì? Bạn có những thế mạnh nào để

tiến hành công việc kinh doanh này? Đối thủ của bạn là ai? Tình hình kinh doanh của họ như

thế nào?… Sau khi trả lời được các câu hỏi đó, bạn có thể có những hướng đi để xây dựng mô

hình phù hợp cho mình.

Lấy ví dụ, nếu bạn có những am hiểu về thời trang, đã từng đi làm thêm ở các shop quần áo

hay bạn thực sự là một tín đồ mê váy vóc, quần áo các kiểu thì không còn nghi ngờ gì nữa, việc

kinh doanh hàng thời trang online thực sự là phù hợp với bạn.

Page 91: Cẩm nang bán lẻ -  101 bí quyết bán lẻ thành công

90 Cẩm nang bán lẻ : 101 bí quyết bán lẻ thành công

2. Xây dựng website bán hàng Online

Sau khi định hướng được lĩnh vực sẽ kinh doanh, bạn cần có một website bán hàng.

Trong kinh doanh Online website bán hàng như là cửa hàng trong kinh doanh truyền thống.

Tuy nhiên, cần xây dựng website phù hợp với đối tượng khách hàng, mô hình kinh doanh

(website bán hàng B2C; C2C, du lịch dịch vụ ..) để thuận tiện hơn trong giao dịch.

Nhưng, dù bạn xây dựng một website như thế nào thì cũng đừng quên điều cốt yếu, quan trọng

nhất đó là luôn đem lại cho khách hàng những thao tác đơn giản và dễ dàng đến mức có thể

trong việc tra cứu và thực hiện giao dịch trong cửa hàng trực tuyến của bạn.

3. Marketing bán hàng

Có một website bán hàng đẹp, có sản phẩm hấp dẫn nhưng nếu không làm marketing đúng

kiểu thì chưa chắc bạn đã bán được hàng. Do vậy, bước tiếp theo là tiến hành tiếp thị, quảng

cáo đến đông đảo khách hàng để họ biết đến sản phẩm của bạn và thực hiện mua hàng. Cũng

như kinh doanh theo hình thức truyền thống, bán hàng online cũng phải quảng cáo, treo

banner, tờ rơi…để thu hút khách hàng. Tuy nhiên, sự khác biệt ở đây là các hình thức

marketing, bạn có thể sử dụng phương pháp SEO để quảng bá website, sử dụng hình thức

đăng bài quảng cáo trên báo mạng, sử dụng các pop – up, video, banner, chương trình khuyến

mãi…

Thực tế cho thấy, một kế hoạch marketing xuất sắc sẽ đem lại nhiều lợi nhuận cho cửa hàng

online của bạn, vậy nên, tận dụng sự phát triển mạnh mẽ của internet và xu hướng phát triển

của ngành bán lẻ hiện đại, hãy sáng tạo và thực hiện những phương thức truyền thông tiếp thị

hữu hiệu nhất.

4. Xây dựng đội ngũ nhân viên

Với mỗi mô hình kinh doanh khác nhau cần một đội ngũ nhân viên phù hợp. Chẳng hạn với mô

hình kinh doanh Online bán lẻ trực tuyến cần các nhân sự trong các bộ phận

- Bán hàng: là đội ngũ chịu trách nhiệm chính trong việc tìm kiếm khách hàng, tư vấn cho khách

hàng về sản phẩm. Là những cá nhân có hiểu biết sâu sắc về lĩnh vực kinh doanh của công ty,

sẵn sàng xử lý được các thông tin cần thiết nhất để truyền đạt và khiến khách hàng đi đến

Page 92: Cẩm nang bán lẻ -  101 bí quyết bán lẻ thành công

91 Cẩm nang bán lẻ : 101 bí quyết bán lẻ thành công

quyết định mua hàng. Đây cũng là đội ngũ liên tục có sự tiếp xúc với khách hàng nên cần phải

thường xuyên đào tạo về sản phẩm, cũng như đào tạo về văn hóa ứng xử đối với người mua

hàng.

- Nhập hàng: Là bộ phận chuyên trách việc tìm kiếm nhà cung cấp, kịp thời nắm bắt các xu

hướng của người tiêu dùng, là người có những sự nhạy bén nhất thời về thị hiếu khách hàng,

về giá cả để đi đến quyết định nhập những mặt hàng chắc chắn sẽ bán chạy về cho công ty.

- Phát triển nội dung: Một sản phẩm bán online sẽ thu hút được khách hàng nếu như hình ảnh

của nó rõ nét, kèm theo đó là các thông tin tư vấn về chất liệu, cách sử dụng, các thông tin bên

lề về giá cả, kích thước… đầy đủ. Không những thế, khi tìm hiểu về sản phẩm, đội ngũ nội

dung sẽ là những người góp phần đem đến những kho nội dung chuẩn nhất giúp khách hàng

tin tưởng hơn khi đặt mua sản phẩm.

- Marketing: thực hiện công việc tìm kiếm khách hàng thông qua việc quảng bá hình ảnh của

công ty, của sản phẩm thông qua các hình thức tiếp thị trực tuyến lẫn tiếp thị truyền thống.

- Giao hàng: đây là bộ phận chuyên trách công việc vận chuyển sản phẩm đến tận tay khách

hàng. Kinh doanh online không thể không áp dụng hình thức giao hàng. Bởi một khi đã mua

hàng trực tuyến thì chắc chắn khách hàng không có thời gian hoặc sẽ ngại phải đi đến tận nơi

để xem sản phẩm, do đó, họ cũng không thể đến tận nơi đế lấy sản phẩm sau khi đã đặt mua.

Do đó, để đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng, tiết kiệm thời gian cho khách hàng, bộ phận

giao hàng sẽ thực hiện khâu vận chuyển này một cách hữu hiệu nhất.

Tùy thuộc vào quy mô của công ty mà bố trí nhân lực phù hợp

5. Chăm sóc khách hàng

Thông thường, các hình thức bán lẻ truyền thống thường quên mất một khâu cuối cùng nhưng

vô cùng quan trọng trong quá trình kinh doanh của mình đó là chăm sóc khách hàng. Theo như

thống kê của các doanh nghiệp kinh doanh online, lợi nhuận thu được từ việc quay lại mua sắm

của các khách hàng cũ chiếm số % rất lớn. Đó là chưa kể đến, nếu dịch vụ và hàng hóa của

bạn thực sự tốt, lượng khách cũ này sẽ gián tiếp là kênh marketing truyền miệng đến những

khách hàng tiềm năng tương lai sẽ tìm đến cửa hàng của bạn. Do vậy, lên kế hoạch chăm sóc

khách hàng thật tốt sẽ giúp chiến lược kinh doanh của bạn đi đến thành công.

Page 93: Cẩm nang bán lẻ -  101 bí quyết bán lẻ thành công

92 Cẩm nang bán lẻ : 101 bí quyết bán lẻ thành công

ƯƠ ƯỞ Ẻ

Lên kế hoạch cho ý tưởng kinh doanh thời trang

Dưới đây sẽ là một số bước chuẩn bị được đúc kết từ nhiều người đã có kinh nghiệm bán

hàng trong lĩnh vực thời trang mà bạn phải bổ sung trong bảng kế hoạch kinh doanh của mình

trước khi bắt tay vào thực hiện.

Thời trang là một lĩnh vực luôn vận động và thay đổi theo thời gian. Nó có thể thay đổi theo

mùa, xu thế, theo lĩnh vực, nghành nghề hay thậm chí có thể thay đổi theo phong trào. Do vậy,

khi thực sự muốn dấn thân vào lĩnh vực kinh doanh hàng thời trang online thì bạn phải thực sự

đầu tư cho việc nghiên cứu và chuẩn bị kế hoạch triển khai nếu không muốn cầm chắc 50%

thất bại.

Page 94: Cẩm nang bán lẻ -  101 bí quyết bán lẻ thành công

93 Cẩm nang bán lẻ : 101 bí quyết bán lẻ thành công

1. Xác định mặt hàng kinh doanh

Bạn là người am hiểu về thời trang? gu thời trang của bạn luôn được bạn bè nức lòng khen

ngợi? Vậy không còn nghi ngờ gì nữa, những mặt hàng thời trang sẽ thực sự thích hợp cho

việc kinh doanh của bạn. Hãy thự sự hiểu được bản thân mình thích hợp nhất để bán gì, từ đó

lựa chọn sản phẩm phù hợp.

2. Nghiên cứu và tìm hiểu thị trường

Người Việt có câu châm ngôn : “Buôn có bạn, bán có phường”, nếu bạn bán quần áo, hãy tìm

hiểu xem ở ngoài kia, người ta đang bán như thế nào, chất lượng ra sao, kiểu dáng, chất liệu

có đảm bảo. Để từ đó đánh giá và rút kinh nghiệm cho mình khi chuẩn bị mở shop.

3. Địa điểm bán hàng

Đây là yếu tố có ảnh hưởng nhiều nhất đến việc thu hút khách hàng cho những shop kinh

doanh theo hình thức cửa hàng. Sẽ thuận lợi hơn nếu như shop có chỗ để xe, đường hai chiều,

dân cư sống đông đúc. Nếu đối tượng của bạn là nhắm vào sinh viên thì đương nhiên địa điểm

thuận lợi nhất là những khu ký túc xá, khu trọ có nhiều bạn trẻ đang theo học tại các trường cao

đẳng, đại học sinh sống…

4. Điều tra về giới tính, độ tuổi, dân dư… khu vực kinh doanh.

Ví dụ như bạn dự định mở shop quần áo trẻ em :

Hãy tìm hiểu xem nhu cầu của cha mẹ về đồ dùng cho con như thế nào, lứa tuổi nào được các

bố các mẹ đầu tư nhiều nhất về quần áo, giày dép làm đẹp và nhu cầu cụ thể cho từng lứa tuổi

như thế nào. Các bố mẹ thích loại hàng gì, quần áo Việt Nam xuất khẩu, Cambodia, Trung

Quốc, Thái Lan hay Hàn Quốc… Các bố các mẹ cần mặt hàng gì nhiều thì bạn hãy nhập nhiều

mặt hàng đó, mặt hàng nào ít được quan tâm thì cần hạn chế nhập. Điều này sẽ giúp bạn phân

chia vốn kinh doanh một cách hợp lý nhất.

5. Xác định vốn kinh doanh

Sau khi lựa chọn được ngành hàng muốn kinh doanh thì bạn sẽ bắt đầu xác định số vốn thích

hợp cho ngành hàng tương ứng và qui mô mà các bạn muốn.

Page 95: Cẩm nang bán lẻ -  101 bí quyết bán lẻ thành công

94 Cẩm nang bán lẻ : 101 bí quyết bán lẻ thành công

Với một khu tập trung buôn bán quần áo thì bạn nên mở một shop nhỏ, theo đó, vốn tối thiểu sẽ

từ 30 đến 60 triệu cho việc nhập hàng, thuê mặt bằng trang trí shop, bảng hiệu, quảng cáo

online. Còn kinh doanh thời trang Online thì các bạn chỉ tập trung vốn vào nhập hàng và quảng

cáo online thôi thì từ 10 đến 30 triệu.

Có câu nói “ Buôn tài không bằng dài vốn ” bước chân vào kinh doanh nên chuẩn bị nhiều vốn

thì tốt hơn nhưng đôi khi nhiều vốn cũng… chết vì có nhiều vốn nên khi lấy hàng thường không

tính toán kỹ. Bởi vậy, khi đi nhập hàng, nếu không ưng hàng hoặc thấy hàng không có gì đặc

biệt thì đừng nhập vội mà hãy mang tiền về, chờ khi nào có hàng đẹp mới lấy. Đôi khi cũng

phải lưu ý tới thời tiết muà vụ hay các ngày lễ mà có kế hoạch nhập hàng hợp lý.

Ví dụ như : hàng mùa đông sẽ khó bán khi thời tiết ấm lên, nếu bạn thường xuyên cập nhật

thông tin thời tiết để biết giảm lượng nhập hàng thì vốn sẽ không bị đọng.

Ngoài ra, ngốn

không ít vốn

đầu tư ban đầu

là giá kệ thời

trang : Để tiết

kiệm đến mức

tối đa, bạn có

thể sử dụng kệ

treo quần áo

dưới mặt sàn

và móc treo thời

trang trên

tường. Bên

cạnh đó là tìm

mua giá kệ cũ

của những cửa

hàng, shop thời trang khác.

Page 96: Cẩm nang bán lẻ -  101 bí quyết bán lẻ thành công

95 Cẩm nang bán lẻ : 101 bí quyết bán lẻ thành công

Ý tưởng kinh doanh thời trang cho người ít vốn

Trong thời đại hiện nay, khi mạng internet bùng nổ mạnh mẽ và tác động tới nhiều loại

hình kinh doanh thì ngành công nghiệp thời trang cũng không nằm ngoài quy luật đó. Với mô

hình này, bạn có thể lựa chọn cho mình nhiều hình thức thực hiện để thỏa mãn ước mơ làm

chủ cửa hàng kinh doanh thời trang của riêng bản thân mình. Đó có thể là việc mở cửa hàng và

thả sức sáng tạo để dựng nên một shop đồ mang phong cách của riêng bạn, hay thuê một kiot

nào đó và nhập về những mặt hàng thời trang “hợp thời, hợp thị hiếu” với mục tiêu thu hút

khách hàng.

Tuy nhiên, với nhiều nhà kinh doanh trẻ, mới chập chững bước vào nghề thì trở ngại lớn nhất

là tài chính, phải làm như thế nào khi tiềm lực kinh tế của bạn rất hạn hẹp, và trong túi của bạn

chỉ có vài triệu đồng? Mách nhỏ cho bạn nhé, kinh doanh trời trang online chính là hướng đi mà

bạn cần thực hiện bây giờ đấy! Đặc biệt kinh doanh dưới dạng mở shop online làm trung gian

nhận đặt hàng, mua hàng sỉ với số lượng ít tại các chợ hoặc các web bán hàng sỉ online.

Hình thức phổ biến nhất trong mô hình bán hàng thời trang online đó là việc mở shop trung

gian chuyên đăng hình ảnh sản phẩm trên các chợ ảo và nhận order sản phẩm. Tại đây, khách

mua hàng sẽ thanh toán tiền cho bạn bằng hình thức chuyển khoản (có thể là 100% hoặc 50%)

dưới dạng tiền cọc cho chủ shop, sau đó họ chỉ cần chờ để nhận hàng. Còn bạn, với tư cách

shop trung gian, bạn sẽ phải order trực tiếp với nguồn cung sản phẩm để liên hệ lấy hàng trao

cho khách.

Với ưu điểm là mẫu mã, kích thước đa dạng, đặc biệt là không cần vốn và không sợ bị tồn

hàng, đây thực sự sẽ là một kinh nghiệm bán hàng quý báu cho những ai đang bắt đầu bước

vào kinh doanh thời trang online.

Tuy nhiên, ngoài những ưu thế có được, hình thức kinh doanh này cũng có nhiều hạn chế, đó

là trước khi nhận hàng thì khách hàng phải thanh toán trước cho chủ shop, mặt khác do không

được trực tiếp kiểm tra sản phẩm ở bên ngoài nên khách sẽ rất lo lắng về chất lượng. Hơn

nữa, người bán trung gian sẽ phải chịu trách nhiệm đổi trả cho khách khi xảy ra các tình trạng

như sản phẩm chất lượng kém, màu sắc và kiểu dáng không đúng như hình ảnh,…

Page 97: Cẩm nang bán lẻ -  101 bí quyết bán lẻ thành công

96 Cẩm nang bán lẻ : 101 bí quyết bán lẻ thành công

Do vậy, để khắc phục những bất lợi trên, và dễ dàng hơn trong việc quản lý sản phẩm, rút ngắn

thời gian giao hàng, thuận tiện cho khách hàng muốn xem hàng trực tiếp thì nhiều bạn đã lựa

chọn việc nhập sẵn hàng về shop của mình. Đương nhiên, muốn tận dụng hình thức này thì

bạn phải có môt lượng vốn nhất định để có thể nhập một lượng hàng không nhỏ với số lượng

và kích thước quy định. Ngoài ra, nếu nhập hàng về bán, mặc dầu hàng bán rất chậm và có

hàng tồn kho, nhưng không còn cách nào bạn vẫn phải cập nhật thêm các mẫu mã mới để có

sự đa dạng về sản phẩm và thu hút sự chú ý của khách hàng.

Vậy, giải quyết thế nào với những vấn đề này đây? Theo kinh nghiệm bán hàng thời trang

online của một số bạn thì vấn đề quan trong là phải tìm được mối hàng chất lượng, có nhiều ưu

đãi, có hỗ trợ tối đa cho bạn trước, trong và sau khi mua hàng. Công việc kinh doanh của bạn

sẽ dễ dàng hơn nếu được cộng tác với những nhà cung cấp hàng sỉ này.

Với mức độ nhộn nhịp của thị trường cung cấp quần áo online giá sỉ như hiện nay, việc tìm

được các mối hàng tốt là điều không khó, tuy nhiên, bạn phải hết sức tuân thủ những quy định

của họ trong những lần lấy hàng đầu tiên, trình bày cho họ biết thiện chí mua hàng của mình,

nói rõ hướng kinh doanh của bạn cũng như số lượng hàng cần lấy, tần suất lấy hàng trong

Page 98: Cẩm nang bán lẻ -  101 bí quyết bán lẻ thành công

97 Cẩm nang bán lẻ : 101 bí quyết bán lẻ thành công

tương lai của bạn ra sao… Để tạo dựng một mối quan hệ thân thiết với nhà bán sỉ thì đây sẽ là

những thông tin cực kỳ quan trọng, và nó sẽ giúp bạn dễ dàng đàm phán về những ưu đãi sẽ

nhận được trong những lần mua hàng tiếp theo.

Bên cạnh đó, bạn cần phải có những giao kèo rõ ràng về việc đổi và trả những sản phẩm bị lỗi

do nhà sản xuất, hoặc chính sách hỗ trợ đổi mẫu mã trong trường hợp hàng bán chậm. Tốt

nhất là bạn nên tìm cho mình một nhà cung cấp sỉ uy tín, có chế độ bảo hành sản phẩm rõ

ràng, làm việc có trách nhiệm với khách hàng, tận tình và uy tín.

Ý tưởng kinh doanh ngành phụ kiện thời trang

Bài viết ngày hôm nay sẽ giới thiệu đến bạn một ý tưởng kinh doanh không hẳn là mới mẻ

nhưng thực sự là một loại hình kinh doanh tiềm năng và nên được thử sức.

Bắt đầu khởi nghiệp, ý tưởng kinh doanh độc đáo đầu tiên mà bạn nghĩ đến là gì? Quá cà

phê, shop thời trang, mở quán ăn, cửa hàng điện thoại di động hay quán cafe nhạc Trịnh?… Dù

là kinh doanh cái gì cũng đều đòi hỏi một lượng vốn đầu tư nhất định với sự cạnh tranh của

hàng loạt đối thủ ở xung quanh. Đối với ngành phụ kiện thời trang cũng vậy….

1. Tại sao nói: “kinh doanh phụ kiện thời trang rất tiềm năng”?

Mỗi một ý tưởng kinh doanh phụ kiện thời trang cần ít vốn. Cơ bản là vì sản phẩm nhỏ nên diện

tích trưng bày không cần rộng: mặt bằng ngang 3-4m, dài 5-6m là có thể kinh doanh tốt. Bạn

không phải tốn nhiều chi phí để thuê mướn mặt bằng rộng, đầu tư trang trí, lắp dựng cửa hàng

như các shop quần áo hay sản phẩm khác.

Ngoài ra, bán phụ kiện rất có lãi, 1 lời 1. Sức mua trung bình của 1 lượt khách là 40.000đ. Để

có lãi như kỳ vọng, bạn chỉ cần 40 lượt khách/ngày

2. Ưu điểm lớn của ý tưởng kinh doanh ngành phụ kiện thời trang

Vượt qua cả lĩnh vực sản xuất và bất động sản, thời trang đang là một trong những ngành tạo

ra nhiều tỉ phú nhất trên thế giới. Công nghiệp thời trang, may mặc nói chung đã có hàng trăm

năm nay và sẽ còn tiếp tục phát triển cho tới khi nào con người không còn nhu cầu làm đẹp. Và

chuyện này có lẽ sẽ còn rất lâu nữa mới xảy ra! Ngày nay, với nhu cầu làm đẹp càng lúc càng

Page 99: Cẩm nang bán lẻ -  101 bí quyết bán lẻ thành công

98 Cẩm nang bán lẻ : 101 bí quyết bán lẻ thành công

đi vào chiều sâu, thời trang không chỉ đơn giản là quần áo, nó còn là những sản phẩm phụ kiện

đi kèm như: vòng tay, vòng cổ, khuyên tai, túi xách, đồng hồ, mắt kính v.v… nhằm tạo ra điểm

nhấn hấp dẫn hơn cho người mặc.

Một “mảnh đất kinh doanh màu mỡ” vừa được mở ra, ít người khai phá nhưng lại đầy tiềm

năng, đó là ngành kinh doanh phụ kiện thời trang (fashion accessories).

Khái niệm “phụ kiện thời trang” đang dần trở nên quen thuộc với người tiêu dùng và không còn

bị nhầm lẫn với “trang sức” hay “vàng giả” như trước kia. Bỏ qua giá trị thật, nếu đem so sánh,

phụ kiện thời trang vẫn có nhiều ưu điểm hơn hẳn trang sức:

Rẻ tiền, dễ mua: phụ kiện thời trang được làm từ nhiều vật liệu khác nhau, chú trọng vào sự độc

đáo và khả năng tạo dựng phong cách cho chủ nhân, chứ không thiên về phương diện giá trị

vật chất, nên giá bán của các sản phẩm phụ kiện khá “mềm”, phù hợp với nhu cầu của nhiều

đối tượng khách hàng khác nhau.

Page 100: Cẩm nang bán lẻ -  101 bí quyết bán lẻ thành công

99 Cẩm nang bán lẻ : 101 bí quyết bán lẻ thành công

Đa dạng mẫu mã: phụ kiện thời trang rất đa dạng về thiết kế, kiểu dáng, chất liệu, nên có thể ứng

dụng được trong nhiều trường hợp, kết hợp với nhiều loại trang phục khác nhau.

Kinh doanh phụ kiện thời trang có tính độc đáo riêng và rất ít khi bị “đụng hàng”.

Chính vì thế, mặc dù sản phẩm phụ kiện có giá bán không cao nhưng tần suất mua hàng của

một khách hàng trong năm là không nhỏ. Theo một ước tính không chính thức, sức mua của

ngành phụ kiện thời trang ở Việt Nam là hơn 100 triệu USD/năm.

Nhu cầu về phụ kiện thời trang ngày càng lớn, nhưng hiện nay “cung không gặp cầu”. Rải rác

có nhiều cửa hàng quần áo, quà lưu niệm có bán kèm phụ kiện, nhưng không chuyên nghiệp,

hàng hóa không đa dạng, mẫu mã không cập nhật, và nhất là vấn đề thương hiệu: người ta chỉ

biết rỉ tai nhau đi mua chỗ này, chỗ kia. Các cửa hàng phần đông không có tên tuổi và không

được đầu tư bài bản về tiếp thị để được nhiều người biết đến.

Quy trình mở shop thời trang trẻ em

Ý tưởng kinh doanh shop thời trang trẻ em để thành công, cần hội tụ nhiều yếu tố như niềm

đam mê, tâm huyết, sự may mắn, duyên bán hàng, kiến thức thẩm mỹ, một chút đầu óc tính

toán, kinh nghiệm bán hàng…Không điêu khi nói rằng kinh doanh thời trang trẻ em là một

nghề “hái ra tiền” song cũng là một nghề “con mọn”. Vì vậy, nếu không đầu tư tỉ mỉ với tất cả

tâm huyết của mình thì bạn đừng hi vọng sẽ thành công. Dưới đây sẽ là bài viết giới thiệu đến

bạn quy trình mở shop thời trang trẻ em giới thiệu đến những ai đang chuẩn bị bước chân vào

lĩnh vực này.

1. Khảo sát thị trường

Khảo sát thị trường sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều trong việc định hướng kinh doanh. Để làm tốt

công việc này, bạn hãy tìm hiểu và trả lời những câu hỏi như:

- Có bao nhiêu cửa hàng bán quần áo trẻ em và trong số đó thì số lượng thành công là bao

nhiêu? bao nhiêu cửa hàng đang hoạt động chậm và có nguy cơ phá sản? Lý do của những

vấn đề đó là gì?

Page 101: Cẩm nang bán lẻ -  101 bí quyết bán lẻ thành công

100 Cẩm nang bán lẻ : 101 bí quyết bán lẻ thành công

- Tìm hiểu về nhu cầu quần áo thời trang trẻ em hiện nay. Các bố mẹ chuộng những mặt hàng

nào, hàng Việt Nam, Thái Lan, Hồng Kông, hay Hàn Quốc? Nhu cầu về quần áo, giày dép cho

từng lứa tuổi như thế nào? Từ đó bạn sẽ phân bổ nguồn vốn của mình hợp lý để nhập hàng.

- Tìm hiểu về mức độ sẵn sàng bỏ tiền của phụ huynh cho việc sắm sửa quần áo cho con như

thế nào? Các mẹ chỉ quan tâm đến chất lượng còn giá tiền thì không quan trọng? Hay vấn đề

giá cả là điều các mẹ để ý nhất?

2. Sau khi khảo sát

Sau khi thực hiện khảo sát bạn hãy lên kế hoạch cho mình để việc kinh doanh rõ ràng hơn. Bạn

cần chú ý đến các vấn đề:

Nguồn vốn sẵn có

Lựa chọn đia điểm

Xác định mặt hàng bán

Chọn nguồn nhập hàng

3. Chuẩn bị mở shop

Gây dựng được cửa hàng thì bạn sẽ phải thực sự dồn tâm huyết để tạo nên bộ mặt cho shop

của mình. Bán được hàng hay không phần lớn cũng phụ thuộc vào hoạt động của Shop.

Đầu tiên, bạn sẽ cần một vài nhân viên giúp sức cho bạn trong việc quản lý và phục vụ khách

hàng. Cần nhất là một nhân viên biết việc, nhanh nhẹn, nhiệt tình với công việc, lựa chọn tốt

nhất cho bạn là tuyển dụng người quen.

Thứ hai là khâu trang trí, nên nhớ rằng một cửa hàng thực sự hấp dẫn nếu như cách bài trí

càng độc, lạ, thực sự nổi bật và không bị đụng hàng. Được như vậy thì chắc chắn cửa hàng

của bạn sẽ tạo được ấn tượng sâu sắc đối với khách hàng. Biển quảng cáo ấn tượng sẽ thu

hút được người đi qua đường. Khi lắp các giá bày hàng, bạn nên sắp xếp xen kẽ một cách hợp

lý, không nên để một không gian hoàn toàn là tủ xếp, một không gian hoàn toàn là mắc treo.

Phân chia khu vực treo đồ body, quần sooc, quần dài, áo váy, chân váy, tránh để tình trạng lộn

Page 102: Cẩm nang bán lẻ -  101 bí quyết bán lẻ thành công

101 Cẩm nang bán lẻ : 101 bí quyết bán lẻ thành công

xộn, cái dài, cái ngắn trông rất xấu. Vị trí trung tâm của cửa hàng nên dành cho những món đồ

bắt mắt nhất. Hãy nhờ bạn bè và người thân góp ý và tự làm nếu có thể.

Về kinh nghiệm bài trí cửa hàng, chị Thu Hà, chủ shop Made in Vietnam, 27 Nguyễn Viết Xuân,

Khương Mai, Thanh Xuân, Hà Nội chia sẻ: “Tôi phân chia cửa hàng thành hai khu vực: khu vực

quần áo cho bé trai và khu vực quần áo cho bé gái, mỗi khu vực lại có ngăn riêng dành cho

từng hạng mục hàng hóa nhỏ như áo đầm, áo khoác, áo thun, quần sooc nên khách rất dễ tìm.

Khu vực trung tâm cửa hàng thường dành cho những món hàng mới nhất, nổi bật nhất. Tôi

cũng tận dụng cửa kính để treo hàng cho dễ thu hút khách”.

Số lượng hàng hóa

nhập tuỳ theo ý định

kinh doanh của bạn

(bán lẻ hay bán

buôn, bán trực tiếp

cho khách quen,

vãng lai hãy bán cả

online trên mạng

hay là tất cả các

kiểu kinh doanh

trên). Nếu nhập

hàng với số lượng

nhiều bạn sẽ có

được giá rẻ và tạo

được uy tín với khách hàng khi đến mua và chọn lựa… Tuy nhiên, bạn cần tính đến hạn chế là

vốn tồn đọng và có thể bạn không bán được hết số hàng.

Một khâu quan trọng nữa là bạn cần chuẩn bị in túi nilong đựng hàng, in hoá đơn bán hàng, in

card, in mác bắn vào áo để đính giá sao cho thật chuyên nghiệp và giúp đỡ bạn quản lý hàng,

quản lý nhân viên. Bạn nên lắp đặt một chiếc camera online để quản lý vì không phải lúc nào

bạn cũng trực tiếp có mặt ở cửa hàng. Điều này sẽ giúp bạn xem xét thái độ làm việc của nhân

viên, quản lý hàng hoá ở mức tối đa nhất có thể. Nếu bạn có điều kiện để đầu tư phần mềm

Page 103: Cẩm nang bán lẻ -  101 bí quyết bán lẻ thành công

102 Cẩm nang bán lẻ : 101 bí quyết bán lẻ thành công

bán hàng, máy mã số mã vạch thì rất tốt, nhưng nếu không có điều kiện bạn cũng vẫn có cách

để khắc phục.

4. Chuẩn bị lễ khai trương

Trước khi khai trương, bạn nên lưu dấu ấn của mình đối với khách hàng thông qua các hình

thức marketing như : báo, đài, truyền hình, phát tờ rơi, quảng cáo qua bạn bè, gia đình, cơ

quan và tất nhiên nếu có mối quan hệ họ sẽ giúp bạn. Một lưu ý nữa là bạn đừng tham lợi

nhuận trong ngày khai trương, điều này sẽ làm bạn mất nhiều hơn được.

Khi shop đã khai trương xong, đừng nghĩ rằng bạn yên tâm ngồi chơi xơi nước. Giữ được

khách mới là khó. Cái bạn cần nghĩ đến là làm sao khách đến một lần rồi thì sẽ quay lại và dẫn

theo bạn bè. Khách chỉ tới một lần rồi không quay lại nghĩa là shop bạn chẳng có ấn tượng hay

thế mạnh gì cả. Bạn sẽ sớm phá sản mất thôi. Vậy thì phải làm thế nào đây?

5. Duy trì hình ảnh của shop

Hình ảnh của shop thể hiện ở thái độ của nhân viên, kỹ năng bán hàng đem lại sự thoải mái

nhất cho người mua hàng, đặc biệt ở chỗ, khách mua hàng với giá cao nhưng vẫn vui vẻ và

thoải mái khi ra về.

Thường xuyên có các chương trình khuyến mãi, giảm giá cho khách hàng. Ghi lại thông tin của

khách hàng để đề phòng những vấn đề phát sinh

Có những món quà hay lời chúc nhân các ngày đặc biệt của mẹ và bé. Bạn nhớ là đôi khi

không tốn tiền đâu mà bạn sẽ có được nhiều tình cảm của khách hàng đấy. Nhưng hãy thật

lòng và chân thành nhé, điều này sẽ giữ được tình cảm lâu dài với khách hàng.

6. Thường xuyên thông báo khi có hàng mới về.

Đối với những người có con nhỏ, nhu cầu mua online rất lớn vì họ rất khó thu xếp thời gian để

trực tiếp tới shop lựa mua đồ cho bé. Điều đó đồng nghĩa với việc bạn nên bỏ chút thời gian để

chăm sóc website, mô tả thông tin cơ bản về sản phẩm hiện có tại shop phục vụ đối tượng

khách hàng này.

Page 104: Cẩm nang bán lẻ -  101 bí quyết bán lẻ thành công

103 Cẩm nang bán lẻ : 101 bí quyết bán lẻ thành công

Bước khởi đầu cho ý tưởng kinh doanh nhà hàng

Bên cạnh việc mở shop thời trang, mở cửa hàng bán hoa tươi, cửa hàng lưu niệm hay cửa

hàng bán đồ trang sức thì mở nhà hàng cũng là một ý tưởng kinh doanh cực hot hiện nay.

Nếu trước đây, người ta chú trọng nhiều đến vấn đề “ăn no mặc ấm” thì đến thời đại hiện nay,

“ăn ngon, mặc đẹp” mới là điều cần quan tâm. Do vậy, nhu cầu ăn uống được chú ý đến nhiều

hơn, không chỉ ăn ngon mà phải có một không gian thoáng đẹp, được phục vụ tận tình, tương

xứng với đồng tiền mà họ phải bỏ ra. Cũng từ đó mà việc đi nhà hàng đã trở thành một nét văn

hóa, nó lan dần từ các thành phố lớn về các tỉnh thành. Một khi nền kinh tế được cải thiện thì

việc đi nhà hàng, quán ăn không phải là điều quá xa vời với nhiều người so với trước kia.

Dưới đây sẽ là một vài chia sẻ nếu bạn đang nhen nhóm cho mình ý tưởng kinh doanh nhà

hàng

1. Kinh doanh nhà hàng và nh ng điều bạn nên biết

Thế giới nhà hàng với muôn hình vạn trạng của chúng tạo ra nhiều điều bí ẩn và hào nhoáng.

Ngày càng có nhiều loại nhà hàng xuất hiện để đáp ứng nhu cầu ăn uống đa dạng của con

người.

Page 105: Cẩm nang bán lẻ -  101 bí quyết bán lẻ thành công

104 Cẩm nang bán lẻ : 101 bí quyết bán lẻ thành công

Nhà hàng chính là một cỗ máy sản xuất và nếu không nhìn nhận theo cách này, bạn khó mà

thành công được. Nhiều người có ý định mở nhà hàng sau khi cùng người thân hay bạn bè đến

một nhà hàng đông khách nào đó. Họ nghĩ rằng với số lượng khách và mức giá như thế, hẳn

ông bà chủ tha hồ mà hốt bạc. Nhưng bạn có biết rằng, kinh doanh nhà hàng chính là một trong

những công việc khiến tiền bạc “đội nón” ra đi nhanh nhất không?

Với tư cách là chủ/quản lý nhà hàng, bạn đóng một vai trò quan trọng trong các khâu, từ lúc lên

kế hoạch, xây dựng cho đến việc tuyển chọn nhân viên, lên thực đơn…của nhà hàng. Công

việc này không chỉ đòi hỏi ở bạn lòng say mê mà còn cả kiến thức sâu rộng về mọi mặt. Khách

hàng của bạn xuất thân từ nhiều tầng lớp xã hội với trình độ văn hóa khác nhau. Nói cách khác,

bạn là người “làm dâu trăm họ,” đáp ứng ở mức tốt nhất mọi yêu cầu của khách. Hơn nữa, sự

cạnh tranh khốc liệt trên thương trường buộc bạn phải tìm cách để chiến thắng trong cuộc đua

giành thị phần với đối thủ. Bạn thấy mình đã đủ sức bước vào cuộc chiến không khoan nhượng

này chưa hay việc mở nhà hàng đối với bạn chỉ là dịp để có chỗ bù khú với bạn bè, phô trương

hình ảnh của mình hoặc chiều theo một sở thích nhất thời? Nếu thế thì bạn nên xem lại ý định

của mình trước khi bắt tay vào việc.

2. Để ý tưởng kinh doanh nhà hàng đi đến thành công

a. Tính kiên nhẫn

Khả năng giữ bình tĩnh dưới mọi áp lực trong các tình huống lộn xộn và cách xử lý vấn đề với

các quan điểm khác nhau hay các tính cách phức tạp sẽ được coi là yếu tố quan trọng giúp bạn

thành công trong công việc. Cho dù có làm việc với ai: khách hàng, nhà cung cấp hay ứng viên

xin việc, và dẫu các xu hướng ẩm thực hay cung cách kinh doanh có luôn thay đổi … thì bạn

cũng phải thể hiện đức tính kiên nhẫn, bình tĩnh của mình. Cũng giống như bất cứ lĩnh vực kinh

doanh dịch vụ nào, kinh doanh nhà hàng là môi trường khá nhạy cảm, nơi mà sự căng thẳng

trong các mối quan hệ luôn được ví như quả bom nổ chậm. Trách nhiệm chính của người điều

hành nhà hàng là lập lại trật tự ở những nơi đang xảy ra lộn xộn, làm dịu đi sự căng thẳng và

xóa nhòa những bất đồng.

b. Nghị lực

Dấn thân vào kinh doanh nhà hàng cũng giống với việc một người lao xuống dòng sông đang

chảy xiết. Thoạt đầu, bạn có thể bị chìm nghỉm xuống đáy nhưng nếu biết cách điều hoà hơi

Page 106: Cẩm nang bán lẻ -  101 bí quyết bán lẻ thành công

105 Cẩm nang bán lẻ : 101 bí quyết bán lẻ thành công

thở và phối hợp các động tác, bạn có thể nổi lên bơi theo dòng nước. Nghị lực chính là cái

phao giúp bạn có thể nổi lên và cầm cự trong dòng xoáy. Nó giúp bạn kiên nhẫn bước tiếp con

đường đã chọn mà không nghĩ đến chuyện đầu hàng.

c. Sự say mê

Chẳng có một thành công nào mà lại không gắn liền với niềm đam mê. Nó như một ngọn lửa

truyền nhiệt lượng và linh hồn cho công việc. Điều hành nhà hàng thực ra là một công việc khó

khăn, nhọc nhằn mà nếu thiếu đi ngọn lửa đó, bạn không có cách gì để tiến xa được. Lòng yêu

nghề cũng được ví như một vùng đất trũng với quả bóng tròn, dù có chuyện gì xảy ra, rốt cuộc

quả bóng cũng sẽ lăn về điểm thấp nhất.

Say mê công việc chưa

đủ, bạn cần có khả năng

truyền niềm đam mê đó

cho những người xung

quanh, nhất là cho các

nhân viên của bạn. Vì

chính họ chứ không phải

bạn, sẽ là người tiếp xúc

trực tiếp với khách hàng.

Nhân viên nhà hàng sẽ

rất dễ có tâm trạng bực

dọc: phải chiều lòng

nhiều khách hàng trong cùng một lúc, phải bê từng chồng bát đũa, thức ăn nóng, lạnh, phải

chạy như con thoi giữa nhà bếp, bàn ăn và khu rửa chén bát… Hơi nóng, tiếng ồn và những đòi

hỏi của khách … là những thứ dễ làm người ta cáu kỉnh nhất.

Vậy bạn là ai nếu không phải là người chỉ với một nụ cười hoặc một lời hướng dẫn đơn giản có

thể làm “hạ nhiệt” anh chàng nhân viên đang bực bội kia khiến anh ta cảm thấy lòng mình “mát”

lại để dịu dàng đon đả với khách hàng? Nếu một nhà thơ từng nói, chỉ tình yêu chỉ tình yêu lên

tiếng, thì trong trường hợp này ông đã hoàn toàn đúng, sự say mê trong công việc là một trong

những điều kiện tiên quyết trong vai trò này.

Page 107: Cẩm nang bán lẻ -  101 bí quyết bán lẻ thành công

106 Cẩm nang bán lẻ : 101 bí quyết bán lẻ thành công

Gợi ý cho ý tưởng kinh doanh mỹ phẩm

Kinh doanh mỹ phẩm thực sự là một xu hướng đang nở rộ, vậy nên, làm thế nào để có được

bước khởi đầu hoàn hảo cho ý tưởng kinh doanh mỹ phẩm của mình? Hãy cùng tham khảo bài

viết này nhé!

Mỹ phẩm từ trước đến nay đều là “vũ khí tối thượng” trong việc làm đẹp của chị em. Do vậy,

mặt hàng mỹ phẩm luôn được các chị em săn đón theo cách nhiệt tình nhất. Nói như vậy không

có nghĩa là các chàng trai của chúng ta không có hứng thú với nó, dầu gội, sữa tắm, sữa rửa

mặt, trị mụn…cũng là những mỹ phẩm cần thiết cho các quý ông trong quá trình chăm chút cho

vẻ đẹp nam tính của mình.

1. Trước tiên, cũng như mở một shop thời trang, bạn cần xác định rõ mình sẽ phục vụ cho đối

tượng nào là chủ yếu. Xác định tiếp những đối tượng nào khác vào cửa hàng mỹ phẩm của

bạn. Bạn nên định hình một phần nào đó, cho dù chưa chính xác.

2. Chọn địa điểm mở cửa hàng mỹ phẩm cũng khá quan trọng. Cho dù học sinh cấp 2, 3 đi nữa

thì những bạn gái hiện nay đều có nhu cầu (ít nhất là đi làm tóc – có lẽ đã trở thành là xu

hướng rồi, chứ tầm 5, 6 năm trước thì cái này chưa phổ biến). Tuy nhiên, bạn cần cân nhắc giá

Page 108: Cẩm nang bán lẻ -  101 bí quyết bán lẻ thành công

107 Cẩm nang bán lẻ : 101 bí quyết bán lẻ thành công

cả của địa điểm thuê. Xem xét lượng tiền của mình bỏ ra thuê được bao lâu. Tránh trường hợp

giá thuê nhà không phù hợp, được vài tháng mới làm ăn đã hết tiền thuê nhà thì …

3. Xác định quy mô cửa hàng, ước lượng số tiền đầu tư ban đầu thì quy mô cửa hàng cũng từa

tựa như vậy. Nơi thuê cửa hàng nên phù hợp với quy mô của mình. Tính toán cho kỹ, đừng để

quy mô nhỏ mà cửa lại to đùng, nhìn rất loãng và trống vắng.

4. Cửa hàng mỹ phẩm mới mở, chú trọng việc quảng cáo cho cửa hàng. Có nhiều hình thức

như phát tờ rơi, giới thiệu qua các mối quan hệ người thân, bạn bè. Bạn nên tìm nhiều cách và

chịu khó tiếp thị cho cửa hàng mình để mọi người biết đến. Cửa hàng mới mở, không nên im

lìm ngồi chờ khách vãng lai, mà phải chủ động tìm tới khách hàng.

5. Đưa ra giá cả hấp dẫn, khuyến mại… thu hút khách hàng mới. Chuyên môn phải thật chắc,

theo mình nghĩ thì làm với giá rẻ nhất đi nữa, bạn cũng nên làm thật đẹp cho khách. Mục tiêu là

phải giữ được khách và tạo một hệ thống những khách hàng quen cho cửa hàng. Đây sẽ là

nguồn thu duy trì sự sống cửa hàng bạn lúc ban đầu này.

6. Giao tiếp với khách hàng đến cửa hàng bạn cũng rất quan trọng. Nên cố gắng cởi mở, vui vẻ

và nhẹ nhàng với khách hàng của bạn. Bỏ qua mọi thứ, bạn chỉ luôn nghĩ làm sao để khách

vừa lòng và chắc chắn rằng lần sau khách hàng sẽ quay lại với bạn

7. Nếu cửa hàng mỹ phẩm bạn có đối thủ cạnh tranh, bằng cách nào đó, bạn cần tìm hiểu

những đối thủ đó, xem họ ưu điểm nào, nhược điểm nào. Sau đó bạn cố gắng làm cho cửa

hàng bạn có những ưu điểm đó và khắc phục những nhược điểm của họ. Cái này là tùy theo

hoàn cảnh và nguồn tài chính của bạn. Điều đặc biệt, bạn cũng cần có một sắc thái riêng cho

cửa hàng – điều này sẽ làm cho cửa hàng bạn khác với những cửa hàng khác. Mọi người sẽ

chú ý.

8. Quản lý tài chính phải thật rõ ràng. Sổ sách phải ghi đầy đủ, khoa học. Phải biết ngày hôm

nay mình làm được bao nhiêu tiền, lời bao nhiêu. Tính toán chi phí bỏ ra hàng ngày, hàng

tháng như: tiền ăn, điện, nước, mỹ phẩm, chi phí ngoài ý muốn …

9. Bạn nên ghi chép những đối tượng vào cửa hàng mình nên thống kê số đối tượng này. Xem

đối tượng nào nhiều nhất, ít nhất. Tìm hiểu vì sao lại như thế . Từ đó bạn sẽ có được kế hoạch

phát triển cho cửa hàng đối với những đối tượng đó.

Page 109: Cẩm nang bán lẻ -  101 bí quyết bán lẻ thành công

108 Cẩm nang bán lẻ : 101 bí quyết bán lẻ thành công

10. Điều cuối cùng, trước khi bạn làm những điều trên thì bạn cần lập cho mình một bộ kế

hoạch thật chi tiết – phải trung thực với chính mình.

Trên đây là những vấn đề cần lưu ý trước khi bắt tay vào thực hiện ý tưởng kinh doanh mỹ

phẩm cho các bạn. Hy vọng các bạn sẽ tìm được một số hướng nhất định cho mình để công

việc kinh doanh thực sự đạt hiệu quả nhé!

4 ý tưởng kinh doanh ít vốn nhưng có lãi

Bạn đam mê kinh doanh, bạn muốn mở một cửa hàng cho riêng mình nhưng lượng vốn ban

đầu hạn hẹp. Vậy, làm cách nào để có được lãi với số tiền đầu tư ít ỏi của mình bây giờ. Hãy

cùng tham khảo 4 ý tưởng kinh doanh ít vốn nhưng có lãi sau đây để có được lời giải đáp cho

mình nhé!

1. Shop quần áo thời trang

Kinh doanh quần áo thời trang đang là xu thế so hot hiện nay, có nhiều bạn không lựa chọn

hình thức buôn bán online mà muốn mở cho mình mình một cửa hàng. Thông thường, shop

quần áo thời trang đòi hỏi diện tích phải rộng, ít nhất cũng từ 40m2 trở lên mới tạo được cảm

giác thoải mái cho khách hàng. Vốn đầu tư cho shop quần áo cũng là khá nhiều. Do vậy, 30

triệu đồng chỉ là số vốn tạm đủ ban đầu, sau đó bạn phải vừa kinh doanh vừa nạp thêm vốn

vào để làm phong phú nguồn hàng.

Nguồn hàng sỉ, tùy theo địa chỉ bạn đang sinh sống mà có thể lựa chọn khác nhau. Tại TP.HCM

có 3 chợ sỉ chuyên cung cấp quần áo may sẵn (hàng VN, hàng Trung Quốc, Hồng Kông, Thái

Lan…). Trong đó, chợ Tân Bình (Q.Tân Bình) là chợ bình dân nhất, hàng ở đây giá rẻ nhưng

chủ yếu là để phục vụ cho thương lái ở các tỉnh, chợ Bình Tây (Q.6) cũng vậy. Nếu kinh doanh

ở TP lớn bạn nên lấy hàng ở chợ An Đông (Q.5). Đây là nơi cung cấp quần áo thời trang đủ

các đẳng cấp và nguồn hàng phong phú (trong & ngoài nước).

Chị Nguyễn Thị Thanh Thủy, Chủ cửa hàng thời trang Action (Q.Bình Thạnh) cho biết kinh

nghiệm: “Bán hàng thời trang phải siêng đi lấy hàng và mỗi lần chỉ lấy ít thôi như vậy sẽ không

bị ôm hàng nhiều và dễ thay đổi mẫu mã mới,” – chị Thủy nói.

Page 110: Cẩm nang bán lẻ -  101 bí quyết bán lẻ thành công

109 Cẩm nang bán lẻ : 101 bí quyết bán lẻ thành công

Ngoài ra, theo chị Thủy, kinh doanh áo quần cũng nên có ý tưởng kinh doanh thêm phụ kiện

thời trang như kẹp tóc, dây nịt, túi xách hoặc trang phục lót… để khách hàng có nhiều sự lựa

chọn. Được biết, mức lợi nhuận của mặt hàng quần áo thời trang từ 30 – 80%.

2. Cửa hàng kinh doanh trang sức

Theo các chủ cửa hàng trang sức, ngoài vàng, bạc truyền thống, hiện nay giới trẻ rất chuộng

trang sức thời trang được làm từ hạt đá, cườm, gỗ…bởi các đặc tính model, rẻ tiền và dễ thay

đổi (chưng diện theo trang phục).

Số vốn khoảng 30 triệu đồng sẽ đủ để bạn bắt đầu kinh doanh loại hình này, điều quan trọng

hơn là phải có năng khiếu thẩm mĩ và đôi bàn tay khéo léo.

Điều quan trọng trong việc chọn địa điểm kinh doanh cần thiết phải lưu ý, đây là mặt hàng xa xỉ

không phù hợp với khu dân cư lao động hay dân bình dân. Do đó, địa điểm lý tưởng nhất đó là

gần khu vực có nhiều nhân viên văn phòng hoặc có thể thuê mặt bằng tại siêu thị, trung tâm

thương mại.

Ban đầu bạn chỉ cần thuê mặt bằng chừng 25 – 35m2 trên một con đường vừa phải, có giá

khoảng từ 3-5 triệu đồng/tháng. Chi phí trang trí cửa hàng khoảng 6 triệu đồng (bao gồm cả tủ

Page 111: Cẩm nang bán lẻ -  101 bí quyết bán lẻ thành công

110 Cẩm nang bán lẻ : 101 bí quyết bán lẻ thành công

kính). Bạn đến các cửa hàng bán ma-nơ-canh (người mẫu) mua một số cổ nhựa mẫu dùng để

treo đồ trang sức. Ngoài ra, nên dùng thêm các tấm màn sáo (màn tăm tre) để treo trang sức,

vừa đẹp vừa rẻ (đỡ phải đầu tư đóng nhiều tủ kính).

Muốn kinh doanh trang sức đã được làm sẵn bạn có thể đến các chợ lớn để tìm hàng. Tuy

nhiên, đối với mặt hàng thời trang khách hàng ít thích các sản phẩm đại trà, bày bán hàng loạt

trên thị trường. Do vậy, bạn nên mua nguyên liệu sau đó về tự thiết kế sản phẩm (tham khảo

mẫu trên các tạp chí thời trang, phim ảnh…).

Hiện hầu hết các shop kinh doanh mặt hàng này thường nhập nguyên liệu (đá màu, đá thiên

nhiên, phalê, dây…) từ nước ngoài (Thái Lan, Thượng Hải, Hồng Kông…). Tuy nhiên, đó chỉ

là cách nói cho sang chứ phần lớn các nguyên liệu làm trang sức có xuất xứ từ Trung Quốc.

Tại VN mặt hàng này được bán sỉ với số lượng lớn tại nhiều chợ sỉ. Bạn chỉ cần cầm vài triệu

đồng đến đây là đã có thể tha về rất nhiều nguyên nguyên liệu lạ, sau đó tuỳ óc thẩm mĩ và

khéo léo của mỗi người để cho ra sản phẩm trang sức “không đụng hàng”. Do đặc tính của

ngành hàng, mức lãi thông thường của một món đồ trang sức thời trang là 100% hoặc hơn (giá

trị gia tăng do công bạn sưu tầm nguyên liệu lạ và thực hiện sản phẩm thủ công).

3. Kinh doanh mặt hàng quà lưu niệm

Theo giới kinh doanh tại TP.HCM đánh giá, kinh doanh mặt hàng quà lưu niệm đang rất tiềm

năng. Khi đời sống vật chất đã khá lên người ta quan tâm nhiều hơn đến các món ăn tinh thần,

trong đó có quà lưu niệm.

Một cách tạo hiệu quả cho việc kinh doanh mặt hàng này đó là bạn phải chịu khó đi “lùng” hàng

“độc” để tạo phong cách riêng cho shop. Nguồn hàng quà lưu niệm chủ yếu vẫn là hàng Trung

Quốc đổ về chợ Kim Biên & Bình Tây. Miền Bắc thì có chợ Đồng Xuân, Hàng Ngang, Hàng

Đào… Hoặc bạn có thể chọn một sản phẩm nào đó để tập trung đi chuyên sâu như shop Đèn

Xinh chẳng hạn, chỉ chuyên bán các mặt hàng đèn rất ấn tượng.

Ngoài số vốn đầu tư khoảng 20 – 30 triệu đồng cho shop nếu có khả năng bạn nên xây dựng

một trang web kinh doanh qua mạng. Đây là một trong những mặt hàng dễ dàng kinh doanh

qua mạng nhất. Chỉ cần bạn chụp hình sản phẩm, post lên web kèm giá và tính năng sản phẩm

để chào hàng. Với những người làm việc bận rộn chọn quà lưu niệm qua mạng là giải pháp tiết

Page 112: Cẩm nang bán lẻ -  101 bí quyết bán lẻ thành công

111 Cẩm nang bán lẻ : 101 bí quyết bán lẻ thành công

kiệm thời gian đáng được quan tâm. Chi phí để xây web ban đầu khoảng 15 triệu đồng, ngoài

ra phải có nhân viên biết quản lí website và nhận đơn hàng trên mạng.

Hàng lưu niệm thông thường có mức lãi từ 30 – 70%, nếu giao hàng tận nơi tính thêm 30%.

4. Ý tưởng kinh doanh cửa hàng hoa tươi

Công việc kinh doanh hoa tươi sẽ đem lại nhiều thú vị, nhất là với các bạn gái yêu hoa tươi.

Tiệm hoa nên ở các địa điểm đông người qua lại như các ngã tư đường, gần chợ, cao ốc văn

phòng… Mặt bằng kinh doanh hoa không cần lớn, chỉ cần khoảng 30m2.

Kinh doanh hoa tươi đòi hỏi bạn phải có tay nghề, bạn có thể thuê nhân viên biết cắm hoa học

theo học các lớp cắm hoa để có thể tạo ra được những sản phẩm tuyệt vời thu hút khách mua

hàng. Đó cũng sẽ trở thành nét đặc trưng tạo nên thương hiệu của bạn.

Khác với trang sức, hay thời trang, kinh doanh hoa tươi lại là nghề khá nặng nhọc, muốn có

hoa đẹp và rẻ bạn phải ra chợ sỉ từ 3-4 giờ sáng. Sau khi chuyên chở hoa về bạn còn phải làm

sạch hoa như cắt gai (hoa hồng), tỉa lá, cành…

Page 113: Cẩm nang bán lẻ -  101 bí quyết bán lẻ thành công

112 Cẩm nang bán lẻ : 101 bí quyết bán lẻ thành công

Số vốn đầu tư vào shop hoa nếu khéo chi tiêu chỉ tốn khoảng 20 triệu đồng, chủ yếu là tiền thuê

mặt bằng, mua đồ trang trí và một số vật liệu cần thiết… Tiền vốn lưu động để lấy hoa hằng

ngày chỉ cần 3 – 4 triệu đồng.

Mức lời thông thường của một giỏ hoa tươi từ 100 – 200%. Nếu khéo léo bạn có thể làm tăng

giá trị giỏ hoa lên đến vài trăm phần trăm, ví dụ một lẵng hoa có 20 hoa Tulip giá thông thường

trên thị trường là 350.000đ nhưng lẵng hoa của bạn được trang trí cầu kỳ hơn: trên mỗi cánh

hoa Tulip được phun màu lên thành nhiều màu, thậm chí còn gắn cả hạt đá, hạt bẹc (ngọc trai

giả) trên mỗi đoá hoa… thì bạn có thể bán bó hoa này với giá 600 – 700.000đ.

Trên đây là những ý tưởng kinh doanh độc đáo chỉ cần một số nhỏ nhưng sẽ đem lại nhiều lợi

nhuận cho bạn. Tuy nhiên, dù kinh doanh mặt hàng hay lĩnh vực nào thì hãy tin rằng, chỉ cần

theo đuổi với niềm đam mê của mình thì chắc chắn sẽ đem lại thành công. Chúc cho các bạn

trẻ hay những người mới bắt tay vào dự án kinh doanh đầu tiên của mình sẽ có thêm được

nhiều kinh nghiệm hơn nữa khi đọc bài viết này nhé!

Page 114: Cẩm nang bán lẻ -  101 bí quyết bán lẻ thành công

113 Cẩm nang bán lẻ : 101 bí quyết bán lẻ thành công

4 ý tưởng giúp tăng doanh thu nhanh chóng

Tồn tại một nguyên tắc không thể phá vỡ cho sự tăng trưởng trong kinh doanh, đó là doanh

thu!

Chính nó! Mỗi ngày, có hàng ngàn nhiệm vụ bạn phải thực hiện để cạnh tranh, nhưng tăng

doanh thu luôn là một vấn đề đứng đầu trong danh sách đó.

Bạn không thể bỏ vốn kinh doanh và một mình làm những công việc khó khăn. Bạn cũng không

thể thanh toán các hóa đơn bằng sự lạc quan vốn có. Trong sự nghiệp kinh doanh của mình,

nếu không muốn doanh nghiệp đi đến đường chết, bạn chỉ còn cách tăng doanh thu.

Vậy, làm thế nào để các doanh nghiệp tầm trung vẫn duy trì và tăng trưởng mức doanh thu?

Dưới đây là bốn ý tưởng kinh doanh giúp tăng trưởng doanh thu nhanh chóng mà Jeff Shore –

Một diễn giả, tác giả cuốn sách “Get Out of Your Comfort Zone and Boost Your Performance” ,

một chuyên gia tư vấn kinh doanh… đã xác định cho công ty của mình trong quý sắp tới :

1. Tận dụng nh ng khách hàng trung thành hiện tại của bạn.

Nguồn doanh thu tốt nhất và đáng tin cậy nhất đến từ những khách hàng thực sự trung thành

với sản phẩm và nhãn hiệu của bạn. Họ đã yêu thương và tin tưởng bạn. Bây giờ chính là thời

gian để tạo nên những giá trị mới cho họ để nâng cao thu nhập.

Bắt đầu bằng cách đặt câu hỏi , “Khách hàng sẽ sẵn sàng trả tiền một cách nhanh chóng để

nhận được điều gì? Những giá trị mới mà chúng ta đang nói đến từ đâu?

Có một dịch vụ mới hỗ trợ một cái gì đó bạn đã bán trước đây? Nó là một phiên bản cải tiến

của một sản phẩm hoặc dịch vụ trước đó ? Có lẽ nó ở đây là một dòng sản phẩm hoàn toàn

mới mà bạn có thể sớm tung ra thị trường.

Điều quan trọng là phải biết tận dụng các mối quan hệ với khách hàng hiện có. Như vậy, bạn

đã rút ngắn được một quá trình mua hàng, tỷ lệ chuyển đổi cao hơn và tăng trưởng doanh thu

nhanh hơn.

Page 115: Cẩm nang bán lẻ -  101 bí quyết bán lẻ thành công

114 Cẩm nang bán lẻ : 101 bí quyết bán lẻ thành công

2. Đăng cai tổ chức một buổi hội thảo là ý tưởng kinh doanh hay

Bạn đã thực sự tận dụng chuyên môn của mình , hay bạn giữ nó lại cho một số ít khách hàng?

Bây giờ, đối với bạn, điều này chính là ” giữ lại” để tăng doanh thu. Có phải vậy không…?

Tôi biết điều này là cách tư duy mới (out of the box), một suy nghĩ mới đối với nhiều người,

nhưng nếu bạn có kiến thức chuyên môn mà mọi người ngay lập tức có thể được hưởng lợi từ

đó, hãy xem xét một lời mời tiến hành tổ chức hội thảo giáo dục . Có vô số các nguồn tài

nguyên trực tuyến (và trong các hiệu sách) mô tả làm thế nào để lên kế hoạch, xúc tiến và giới

thiệu các cuộc hội thảo.

Hãy làm một bài toán : Tìm 200 người sẵn sàng trả mỗi người 100$ cho cuộc hội thảo và chỉ

cần tăng trưởng doanh thu của 20,000$ đã là mở đầu tốt. Sau hội thảo đó, nhờ tiêu thụ sản

phẩm , hợp đồng tư vấn và tài trợ… một cách rất ấn tượng, doanh thu của công ty bạn đã

nhanh chóng tăng lên.

Điều quan trọng là phải có một ý tưởng tuyệt vời để có thể thu hút đông đảo khán giả nhất có

thể . Ngành chuyên môn của bạn là gì?Làm thế nào để bạn xác định sức mạnh trong các thông

điệp của bạn ? Những gì bạn có thể nói với thế giới?

Page 116: Cẩm nang bán lẻ -  101 bí quyết bán lẻ thành công

115 Cẩm nang bán lẻ : 101 bí quyết bán lẻ thành công

Hãy diễn giải nó ra thôi nào!

( Lưu ý sự tín nhiệm của tác giả : Tôi đang làm 11 sự kiện như vậy trong quý IV năm nay. )

3. Quảng cáo chéo đến các đối tượng mới .

Bạn đang quảng bá đến chỉ riêng khách hàng của mình? Sai lầm lớn! Hãy tìm một người nào

đó (hoặc nhiều ” ai đó “) với một lượng khách hàng lớn hơn và hãy cung cấp sản phẩm của bạn

để họ chia sẻ với mọi người.

Nếu bạn đã từng nhận được một email từ một chuyên gia nổi tiếng ủng hộ sản phẩm hoặc dịch

vụ của” người bạn rất tốt của tôi”, bạn có khả năng đọc được một cơ hội bán hàng qua quảng

cáo chéo.

Tin tốt là bạn có thể có được một khán giả hoàn toàn mới. Và khi bạn bán cho họ một lần, cơ

hội bán hàng lần thứ 2 cho người đó trong tương lai là hoàn toàn có thể. Lúc này, bạn sẽ tiếp

cận được doanh thu định kỳ!

4. Sử dụng lại một sản phẩm hiện có

Bạn có blog? Thu thập và tập hợp một cách hợp lý các bài đăng trên blog của bạn thành một

ebook và bán trực tuyến .

Hàng tồn kho đang bày la liệt xung quanh bạn? Hãy đóng gói lại và kết hợp với một cái gì đó

khác để có thể đem bán như một sản phẩm mới. Hãy xem xét mở rộng một dịch vụ mà bạn

cung cấp hoặc tung ra chiêu khuyến mại độc đáo để dọn sạch hàng tồn kho cũ.

Điều quan trọng là nhìn vào các sản phẩm và dịch vụ của bạn một cách hoàn toàn mới. Tìm

một cái nhìn khác hơn về sản phẩm hiện có và hỏi làm thế nào nó có thể tạo ra doanh thu ngay

bây giờ. Miễn là sản phẩm của bạn có thêm giá trị cho khách hàng thì sản phẩm đó vẫn sẽ

được bán đi bán lại nhiều lần.

Vì thế, hãy làm việc với một tư duy mới ngay từ bây giờ! Tôi tin tưởng, doanh nghiệp của bạn

có phát triển hay không là phụ thuộc vào nó. Và, bằng cách này – nó thực sự thú vị.

Page 117: Cẩm nang bán lẻ -  101 bí quyết bán lẻ thành công

116 Cẩm nang bán lẻ : 101 bí quyết bán lẻ thành công

Ý tưởng kinh doanh khởi nghiệp khi không có

vốn

Bạn sẽ khởi nghiệp như thế nào nếu như trong tay không hề có một đồng vốn nào? Kinh

doanh online, làm việc tại nhà, xin tài trợ… là một trong những ý tưởng kinh doanh phù hợp

cho bạn! Hãy cùng POS.Hangtot.com tìm hiểu thêm về những gợi ý này qua bài viết dưới đây!

1. Tự trau dồi kiến thức cho bản thân

Để bắt đầu kinh doanh trong khi có ít hoặc không có chút vốn nào cả, bạn cần phải suy nghĩ về

tất cả những công việc mà bạn có thể làm mà không cần thuê người khác. Hãy nỗ lực để tìm

hiểu và học tập thật nhiều những kỹ năng cần thiết như : Học cách tạo một website bằng cách

lựa chọn template có sẵn, thiết lập một website miễn phí thông qua WordPress, học cách sử

dụng css… Tìm hiểu cách thức SEO, viết nội dung chuẩn seo.

Kèm theo đó, bạn cũng cần trang bị cho mình những thao tác về Photoshop căn bản…Trên

thực tế, những kiến thức cơ bản này không hề quá khó để tự học, có vô số những bài hướng

Page 118: Cẩm nang bán lẻ -  101 bí quyết bán lẻ thành công

117 Cẩm nang bán lẻ : 101 bí quyết bán lẻ thành công

dẫn trên mạng mà bạn có thể theo dõi để thực hành. Còn nếu như tự học nghe vẻ hơi khó khăn

thì bạn có thể nhờ ai đó có sự am hiểu trực tiếp hướng dẫn, sẽ rất dễ dàng trong việc tiếp thu

đấy nhé!

2. Làm việc tại nhà

Chi phí thuê một không gian văn phòng làm việc có thể là một trở ngại lớn để bắt đầu công việc

kinh doanh mới của bạn. Giải pháp là tận dụng ngôi nhà đang sinh sống bắt đầu từ tầng hầm,

nhà để xe, phòng khách, bàn ăn… đều rất hợp lý để làm việc tại gia. Không những thế, có

nhiều người bắt đầu khởi nghiệp chỉ với một chiếc laptop có kết nối internet nhưng vẫn có thể

thành công trong công việc. Điều cần lưu ý là nếu như muốn kinh doanh một cái gì đó tại nhà

thì bạn cũng nên thông báo với chủ nhà (nếu thuê trọ) hoặc thông qua các cơ quan có liên

quan ở địa phương để chắc chắn rằng doanh nghiệp của bạn được phép hoạt động.

3. Mở một dịch vụ kinh doanh

Đánh giá kỹ năng của bạn và suy nghĩ về dịch vụ mà nhờ vào kỹ năng đó, bạn có thể cung cấp

cho người khác. Nhiều cá nhân và các doanh nghiệp bận rộn sẽ lựa chọn phương án trả tiền

cho ai đó để xử lý công việc hàng ngày của họ. Từ việc dắt chó đi bộ hay dọn dẹp nhà cửa để

họ có thời gian để nhập dữ liệu và tiến hành các dự án nghiên cứu trực tuyến. Thông thường,

các dịch vụ này thường được trả lương khá hậu hĩnh và không hề liên quan đến việc phát sinh

Page 119: Cẩm nang bán lẻ -  101 bí quyết bán lẻ thành công

118 Cẩm nang bán lẻ : 101 bí quyết bán lẻ thành công

thêm chi phí. Nên lựa chọn những dịch vụ kinh doanh tốn kém nhiều chi phí và liên quan đến

thu thập, lưu trữ hàng tồn kho sản phẩm.

4. Mở một cửa hàng online

Nếu bạn có một niềm đam mê kinh doanh một sản phẩm nào đó, tại sao không thử suy nghĩ về

việc phát triển một cửa hàng trực tuyến và cộng tác với các nhà cung cấp sản phẩm để bán

hàng. Nhiều nhà sản xuất hoặc nhà phân phối hàng hóa sẽ sẵn sàng hợp tác với bạn để quảng

bá trực tuyến sản phẩm của họ và trực tiếp cung cấp cho khách hàng thông qua đơn đặt hàng

mà bạn kiếm được. Không những thế, khách hàng có thể trả tiền trực tiếp cho bạn khi mua

hàng, còn nhà cung cấp sẽ chiết khấu phần trăm cho mỗi đơn hàng mà bạn bán được. Công

việc này sẽ đơn giản hơn rất nhiều bởi bạn không phải lo về các chi phí tồn kho sản phẩm hay

về công đoạn giao hàng. Đây là một mô hình kinh doanh cạnh tranh cao với tỷ suất lợi nhuận

khá hấp dẫn.

Tuy nhiên, với các sản phẩm thích hợp và đúng chất lượng dịch vụ khách hàng , cách tiếp cận

này cho phép bạn mở một cửa hàng trực tuyến mà không khắt khe về vốn và các chi phí khác

như giao hàng.

5. Thu hút tài trợ thông qua các ý tưởng kinh doanh

Để thay thế cho các hình thức vay vốn, nhiều website hỗ trợ khởi nghiệp thường cung cấp tài

chính cho phép các doanh nghiệp mới thành lập khởi động một dự án tiềm năng nào đó. Nói

chung, các website này thường cho phép các cá nhân khởi tạo nên một dự án nào đó với mục

tiêu thu lợi nhuận, tạo ra lợi ích thông qua các website truyền thông xã hội và tìm kiếm những

cam kết để đổi lấy phần thưởng như % lợi nhuận hoặc bất kỳ một cơ hội nào đó để nhận sản

phẩm mẫu, chẳng hạn như một cuốn sách điện tử.

Nói chung, đầu tư tài chính cũng chính là cách để kiểm tra tính khả thi của dự án và kích thích

sự quan tâm đến ý tưởng của các phương tiện truyền thông xã hội. Xu hướng đầu tư thu hút

nghiêng về các dự án sáng tạo như phim ảnh, âm nhạc, sách, trò chơi video… Nhiều doanh

nhân và các tổ chức phi lợi nhuận cũng đang sử dụng mô hình này để thu hút vốn đầu tư cho

các dự án của họ. Do đó, nếu bạn đang có trong tay một dự án mang tính đột phá nào đó, đừng

ngần ngại mà hãy tìm đến các nguồn đáng tin cậy để xin tài trợ và phát triển thành công dự án

đó.

Page 120: Cẩm nang bán lẻ -  101 bí quyết bán lẻ thành công

119 Cẩm nang bán lẻ : 101 bí quyết bán lẻ thành công

6. Áp dụng hình thức trao đổi hàng hóa với một doanh nghiệp khác.

Trong nhiều thế kỷ, đổi hàng là phương pháp thương mại duy nhất giữa các cá nhân và doanh

nghiệp. Trước sự phát triển của hệ thống tiền tệ, đổi hàng cho phép các bên tham gia trao đổi

sản phẩm và dịch vụ mà không cần đến tiền.

Nhưng trong thời đại ngày nay, doanh nghiệp của bạn có thể áp dụng lại hình thức truyền thống

này bằng cách dùng sản phẩm hoặc dịch vụ của mình để đổi lấy hàng hóa và dịch vụ của

người khác.

Ví dụ, doanh nghiệp thiết kế web của bạn có thể tạo ra website cho một luật sư địa phương để

đổi lấy dịch vụ chuyên nghiệp đó cho doanh nghiệp của bạn.

Một số lượng lớn các giao dịch đổi hàng có thể xảy ra ở cấp địa phương giữa người kinh

doanh, nhưng các doanh nghiệp cũng có thể kết nối trực tuyến với hình thức này thông qua

dịch vụ trực tuyến hoặc các sàn giao dịch.

Page 121: Cẩm nang bán lẻ -  101 bí quyết bán lẻ thành công

120 Cẩm nang bán lẻ : 101 bí quyết bán lẻ thành công

ƯƠ Ệ

Bí quyết thành công của chuỗi cửa hàng bán lẻ

Wal-mart

Walt-mart là một công ty cổ phần công khai Hoa Kỳ, hiện là một trong những công ty bán lẻ lớn

nhất thế giới (theo doanh số) theo công bố của tạp chí Forturne 500 năm 2013. Được thành lập

bởi Sam Walton năm 1962, Wal-mart đã trở nên rất thành công bởi công thức làm ăn bao gồm :

“Cắt giảm chi phí + giảm giá + dịch vụ tối ưu + khai thác hiệu quả công nghệ thông tin + đảm

bảo cuộc sống nhân viên”. Và bên cạnh cách thức kinh doanh khác biệt thì điều khiến Walmart

từ một cửa hàng bán lẻ nhỏ đã mở rộng ra với 10.000 đại siêu thị tất cả là nhờ cả văn hóa công

ty độc đáo chỉ có ở Walmart.

Tìm hiểu về bí quyết thành công của văn hóa Walmart, POS.Hangtot.com xin phép được chia

thành các kỳ với các chủ đề riêng biệt để quá trình nghiên cứu được cặn kẽ và kỹ càng hơn.

Page 122: Cẩm nang bán lẻ -  101 bí quyết bán lẻ thành công

121 Cẩm nang bán lẻ : 101 bí quyết bán lẻ thành công

Kỳ I : Tìm hiểu văn hóa Wal-mart

Đọc thêm:

- Kỳ 2 : 10 nguyên tắc cơ bản định nghĩa văn hóa Walmart

- Kỳ 3 : Huấn luyện – chính sách động viên con người tại Wal-mart

- Kỳ 4 : Tại sao nhân viên trung thành với WalMart

Ngay từ những ngày đầu khởi nghiệp, Sam Walton – CEO Walmart đã nhận ra tầm quan trọng

của việc xây dựng văn hóa công ty. Ông đã xác định ý tưởng xây dựng văn hóa Walmart phải

là 1 ý tưởng vừa dễ tiếp nhận nhưng lại cần phải đủ độ “độc nhất vô nhị”. Và dưới đây chính là

những ý tưởng độc đáo đó.

1. Luôn động viên nhân viên

“Chúng tôi luôn làm việc sát cánh với nhau, đó chính là một bí quyết”, Walton đã nói như vậy về

đội ngũ nhân viên của mình.

Walton là một ông chủ rất nổi tiếng về việc luôn tôn trọng và tin tưởng nhân viên để nuôi dưỡng

lòng trung thành của họ.   Mô hình chia sẻ lợi nhuận với các nhân viên quản lý của Wal-Mart

cũng có thể được xem là một bài học đối với nhiều doanh nghiệp.

2. Xem khách hàng là ưu tiên hàng đầu

“Chúng tôi thể hiện cho khách hàng biết rằng chúng tôi quan tâm đến họ và rằng họ rất quan

trọng đối với chúng tôi. Bởi vì họ thật sự là như vậy”, Walton nói. Xây dựng quan hệ rất tốt với

khách hàng đã trở thành một trong những điểm nổi bật trong văn hóa của Wal-Mart. Nguyên tắc

đầu tiên của công ty này là: “Khách hàng luôn luôn đúng”. Nguyên tắc thứ hai: “Nếu khách hàng

sai, hãy xem lại nguyên tắc 1”. Walton cũng đã từng nói: “Chỉ có một ông chủ. Đó là khách

hàng”.

3. Theo đuổi niềm đam mê

Walton yêu thích được làm việc mỗi ngày và xây dựng một doanh nghiệp tốt nhất có thể. Mặc

dù cũng đã trảiqua những thất bại lúc đầu, nhưng chính niềm đam mê này đã kéoWalton trở lại

với công việc. Với kinh nghiệm này, Walton đã xây dựng văn hóa cho đội ngũ nhân viên bằng

Page 123: Cẩm nang bán lẻ -  101 bí quyết bán lẻ thành công

122 Cẩm nang bán lẻ : 101 bí quyết bán lẻ thành công

cách truyền lửa đam mê với công việc cho mỗi cá nhân từ nhà quản lý cấp cao cho đến những

nhân viên bán hàng. Khi làm việc với niềm đam mê thực sự, công việc sẽ hiệu quả hơn đồng

thời lòng trung thành với công việc cũng sẽ tăng lên.

4. Nắm bắt nh ng công nghệ mới

Walton là một trong những người đi tiên phong của thời đại thông tin. “Anh không thể cứ làm

hoài một cách cũ, bởi tất cả mọi thứ xung quanh luôn luôn thay đổi. Để thành công, anh phải là

người đi đầu trong những thay đổi đó”, Walton nói. Ngày nay hệ thống bán lẻ Wal-Mart cũng là

một trong

những hệ

thống đi đầu

về việc cập

nhật ứng

dụng công

nghệ mới một

cách nhanh

chóng và

sáng tạo, tạo

nên một nét

văn hóa hiện

đại cho đội

ngũ nhân viên

phát triển trí

lực một cách

toàn diện.

5. Có đầu óc khôi hài

“Đừng nên tỏ ra quá nghiêm trọng. Nên thoải mái một chút và mọi người xung quanh anh cũng

sẽ cảm thấy nhẹ nhàng. Tôi luôn thấy tự hào khi phá vỡ những nguyên tắc của người khác và

tôi cũng luôn ủng hộ những người muốn thay đổi các nguyên tắc của tôi”, Walton nói. Với quan

niệm này, Walton đã làm cho các nhân viên của mình cảm thấy thoải mái, vui vẻ khi đi làm mỗi

ngày.

Page 124: Cẩm nang bán lẻ -  101 bí quyết bán lẻ thành công

123 Cẩm nang bán lẻ : 101 bí quyết bán lẻ thành công

Chính sách quản lý mới – bí quyết thành công của

Samsung

Samsung được thành lập vào năm 1983 và hoạt động trong khoảng 80 lĩnh vực. Sau những

khoảng thời gian đầu phát triển ì ạch, chậm chạp, chủ tịch Lee Kun Hee đã thay đổi tập đoàn

này trở thành một thương hiệu lớn mạnh rộng khắp toàn cầu không thua kém gì các đại gia

Nokia, Sony, Panasonic… Cũng bởi một cuộc họp kéo dài 3 ngày với cái tên đi vào lịch sử

“Tuyên ngôn Frankfurt 1993” và cuốn sách huyền thoại 200 trang mang tên “Chính sách quản lý

mới” chính là bí quyết kinh doanh thành công mà “một Samsung không sợ thay đổi” đã đạt

được.

1. Đào tạo đội ngũ nhân sự có chất lượng

Thành lập năm 1938

với khởi nguồn là 1

công ty thương mại

chuyên kinh doanh bột

gạo và len… Đến

những năm thập niên

60, Samsung mới bước

vào ngành hàng điện

tử. Đến mãi tận đầu

những năm 90, các sản

phẩm của Samsung

hầu như chỉ có ý nghĩa

tiêu dùng trong nước vì

khi xuất khẩu ra những thị trường khó tính hơn như Châu Âu, Mỹ, sản phẩm của Samsung

thường “lép vế” vì chất lượng thấp dù giá thành rẻ mạt.

Năm 1987, chủ tịch sáng lập Samsung qua đời, và sau đó Lee Kun Hee, con trai thứ 3 của ông

này tiếp quản đế chế Samsung. Đứng trước 1 Samsung đang khá trì trệ của những năm 80,

Lee Kun Hee quyết định bắt đầu chiến dịch thay đổi cách làm việc của Samsung bằng cách…

không đến công ty.

Page 125: Cẩm nang bán lẻ -  101 bí quyết bán lẻ thành công

124 Cẩm nang bán lẻ : 101 bí quyết bán lẻ thành công

Bằng cách không chịu nghe điện thoại và ngồi ở nhà làm việc, Lee Kun Hee muốn buộc các

nhà quản lý cấp dưới của mình phải tự ra quyết định và tự chịu trách nhiệm trước các quyết

định đó. Dưới sự lãnh đạo của Lee, giá trị vốn hóa của Samsung tăng gấp 2,5 lần sau 6 năm từ

1988 – 1993. Chưa hài lòng với kết quả đó, năm 1993, Lee Kun Hee đã mang theo bộ phận

lãnh đạo cao cấp của Samsung đi tới Mỹ và Châu Âu để “mở mắt” cho cấp dưới của mình về

sức cạnh tranh yếu kém của các sản phẩm trên thị trường quốc tế và mong muốn thức tỉnh đội

ngũ lãnh đạo của mình và đặt ra mục tiêu đến năm 2000 phải đạt tăng trưởng gấp 2,5 lần. Tuy

nhiên, trên thực tế, với tư duy của những người đã quen tâm lý thỏa mãn, bộ phận lãnh đạo

Samsung chỉ biết gãi đầu gãi tai với mục tiêu tăng trưởng mà chủ tịch Lee đề ra.

Phẫn nộ trước sự thờ ơ của các nhân viên dưới quyền trong hoạt động sản xuất kinh doanh,

Lee đã triệu tập một cuộc họp khẩn cấp đối với các lãnh đạo cao cấp của Samsung tại ngay

Frankfurt kéo dài 3 ngày và nội dung của cuộc họp mang tên “tuyên ngôn Frankfurt” được cô

đọng lại thành cuốn sách dài 200 trang “Chính sách quản lý mới” để phát đến tận tay từng công

nhân.

Kể từ đó, “Chính sách quản lý mới” được coi như kinh thánh của Samsung và là vật chứng để

nhắc nhở mọi nhân viên không bao giờ tự thỏa mãn và luôn khát khao hướng đến chất lượng

sản phẩm để chinh phục thị trường quốc tế.

Trong những năm sau “Tuyên ngôn Frankfurt”, Samsung trở thành 1 trường đại học khổng lồ.

“Trường dạy CEO Samsung” ra đời tháng 9/1993, 3 tháng sau “Tuyên ngôn Frankfurt” đón 850

học viên là tất cả số quản lý cấp cao của Samsung tại thời điểm đó đến đào tạo trong 6 tháng, 3

tháng tại chỗ và 3 tháng ở nước ngoài.

2. Nghiên cứu thị trường là bí quyết thành công

Khi các học viên thực tập ở nước ngoài Lee cấm họ không được di chuyển bằng máy bay mà

phải sử dụng các phương tiện đường bộ như ô tô, tàu, bus để cảm nhận rõ ràng hơn văn hóa

nước sở tại.

Trong 5 năm từ 1994 đến 1999 mỗi năm Samsung chọn ra 400 người trẻ tuổi có ít nhất 3 năm

kinh nghiệm, nhét vào tay họ 1 nắm tiền và tung đội ngũ này ra nước ngoài trong 1 năm, mặc

cho họ đi đâu, làm gì thì tùy. Lee hi vọng đội ngũ hạt giống này có thể trở về với hiểu biết và

kinh nghiệm sâu sắc về thị trường bản địa mà họ tới “nằm vùng”.

Page 126: Cẩm nang bán lẻ -  101 bí quyết bán lẻ thành công

125 Cẩm nang bán lẻ : 101 bí quyết bán lẻ thành công

Sau khi trở về từ nước ngoài, đội ngũ hạt giống này sẽ trở thành chủ lực cho chính sách “tập

đoàn toàn cầu, thấu hiểu địa phương” của Samsung. Trong 5 năm từ 1994 đến 1999 chỉ riêng

chương trình gieo giống của Samsung ước tính đốt hết 100 triệu USD để đào tạo 2000 hạt

nhân chủ chốt cho kế hoạch đánh chiếm thị trường thế giới của mình.

Đến tận bây giờ Trung tâm phát triển nhân lực của Samsung đóng ở Hàn Quốc vẫn tiếp nhận

khoảng 50 ngàn học viên mỗi năm. Công cuộc “luyện quân” của Samsung kéo dài suốt hơn 20

năm đến bây giờ vẫn không hề có dấu hiệu “lão suy”.

3. Làm ra nh ng sản phẩm đảm bảo chất lượng

Chính sách quản lý mới” được coi như thánh kinh của Samsung, thậm chí cả căn phòng khách

sạn nơi diễn ra cuộc họp năm 1993 cũng được Lee cho “bốc” về tổng hành dinh của Samsung

ở Hàn Quốc và tái tạo nguyên bản để làm nơi “thờ phụng”, tồn tại như 1 vật chứng nhắc nhở

nhân viên Samsung không bao giờ tự thỏa mãn và luôn khát khao hướng đến chất lượng sản

phẩm để chinh phục thị trường quốc tế.

Samsung sản xuất mẫu điện thoại đầu tiên SH (1988) và hiện nay là tân vương của làng sản

xuất điện thoại toàn cầu smartphone thuộc dòng Galaxy S và Galaxy Note được đón nhận nồng

nhiệt. Bên cạnh đó, Samsung là bá chủ thị trường về tấm nền LCD (1991), chi nhớ Flash

(1994), Nhà thầu Samsung cũng xây dựng tháp Petronas ở Malaisia, tháp Taipel 101 Đài Loan,

tòa nhà Buji Khalifa tại Dubai đều là một trong số 10 công trình cao và ấn tượng nhất thế giới.

Tất cả những thành công ấy không đến trong ngày 1 ngày 2 sau “Tuyên ngôn Frankfurt”. Ngay

cả khi đã áp dụng những biện pháp huấn luyện cực kỳ quyết liệt, Samsung vẫn chưa thể thực

sự loại bỏ toàn bộ “tàn dư” của lối làm việc cũ.

Tháng 11/1993, khi Samsung cho ra đời mẫu SH-700, Lee-Kun-Hee đã rất tự hào đem một số

máy đi làm quà tặng năm mới. Khi Lee biết rằng 1 số máy mình tặng bị hỏng khi vừa ra khỏi

hộp, ông yêu cầu nhân viên dưới quyền tập trung tất cả 150 ngàn máy SH-700 trong kho thành

1 đống, triệu tập hơn 2000 nhân viên Samsung đến và đốt tất cả đống sản phẩm lỗi. Khi lửa tắt,

máy ủi được điều đến cày xới tan nát phần còn lại. “Nếu các anh tiếp tục làm ra những sản

phẩm chất lượng kém, tôi sẽ quay lại và làm y như vừa nãy”.

Page 127: Cẩm nang bán lẻ -  101 bí quyết bán lẻ thành công

126 Cẩm nang bán lẻ : 101 bí quyết bán lẻ thành công

Tháng 5/2012, 3 tuần trước khi Galaxy S3 lên kệ, có người phàn nàn rằng chất lượng lớp sơn

ở sản phẩm sắp bán không đẹp được như sản phẩm mẫu. Sau khi điều tra rằng lời phàn nàn

này là đúng sự thực “phần vân xước không được mịn như hàng mẫu”, 100 ngàn ốp lưng

Galaxy S3 đang ở trong kho và cả hàng chờ xuất ở sân bay bị lôi ra tiêu hủy và thay thế.

4. Quyết tâm lớn của nhà lãnh đạo tài ba

Lee Kun Hee là con trai út trong nhà nhưng

được danh chính bước lên ngai vàng nắm

quyền điều hành công ty chính bởi tính cách

khá trầm lặng nhưng lại vô cùng quyết liệt.

Có lẽ chính vì sự quyết liệt ấy mà khi Lee

Kun Hee tuyên bố mình sẽ đổi giờ làm việc

của Samsung sang khung 7h sáng đến 4h

chiều, không 1 ai trong số hơn 50 ngàn

nhân viên của Samsung năm 1993 dám cãi

lời chủ tịch.

Trong khi giờ làm việc của người Hàn Quốc

bắt đầu lúc 9h sáng và kết thúc lúc 6h chiều,

Lee Kun Hee yêu cầu tất cả nhân viên của

mình rời nhiệm sở lúc 4h chiều để giành

thời gian cho các hoạt động xã hội cũng

như tha liệt đó, khi Lee ra quyết định đưa ra

các chính sách đào tạo của mình, ông đã dự tính sẵn “5-10% nhân sự không thể thay đổi sẽ

phải ra đi, 25-30% thấy sự thay đổi khó khăn sẽ được giao ít trách nhiệm hơn (giáng chức), chỉ

5-10% quản lý “cải tạo tốt” mới trở thành hạt nhân của chế độ mới”. Kết quả là trong suốt

những năm cuối thập niên 90, không 1 công ty nào trên thế giới có tốc độ thay đổi nhân sự ở

các vị trí lãnh đạo cao cấp nhanh như Samsung.

Page 128: Cẩm nang bán lẻ -  101 bí quyết bán lẻ thành công

127 Cẩm nang bán lẻ : 101 bí quyết bán lẻ thành công

Văn hóa hạnh phúc – bí quyết thành công của

Zappos

Đã bao giờ bạn nghe đến “một nơi hạnh phúc nhất để làm việc”?. Thực sự có một nơi như thế,

đó là ở Zappos – nơi tập trung hơn 1.500 nhân viên và được tạp chí Fortune đánh giá là công

ty đứng thứ 23 trong danh sách 100 công ty có môi trường làm việc tốt nhất năm 2009. Đây

cũng là một trường hợp đặc biệt thú vị về quản lý nhân sự, văn hóa công ty.

Bài viết dưới đây sẽ cùng bạn tìm hiểu rõ hơn về bí quyết thành công mà nhà kinh doanh

bán lẻ Zappos đã thực hiện để có được thương hiệu như ngày hôm nay.

1. Lãnh đạo sáng tạo, nhân viên vui vẻ là bí quyết thành công

Zappos.com là cửa hàng trực tuyến bán giày và hàng may mặc có trụ sở tại Henderson,

Navada, Hoa Kỳ. Tháng 7/2009, công ty công bố Amazon.com mua lại toàn bộ cổ phần của

Page 129: Cẩm nang bán lẻ -  101 bí quyết bán lẻ thành công

128 Cẩm nang bán lẻ : 101 bí quyết bán lẻ thành công

công ty với giá trị khoảng 1,2 tỷ USD. Từ khi được thành lập vào năm 1999, Zappos đã phát

triển thành cửa hàng bán giày trực tuyến lớn nhất thế giới. Giám đốc điều hành của Zappos

hiện nay là Tony Hsieh, hiện cuốn sách của anh với tên gọi “Tỷ phú bán giày” đang được bán

rộng rãi ở các nhà sách trên toàn quốc.

Tốt nghiệp đại học Harvard, Hsieh có thâm niên về thương mại điện tử, anh thừa nhận chỉ có

10 đôi giày trong đó đi một đôi cho đến lúc thủng rùi lại mua đôi khác y như vậy.

Ở Zappos, chỉ những người thực sự yêu thích công việc, coi thành công của công ty cũng

chính là thành công của mình mới ở lại làm việc. Công ty sẵn sàng chi trả 2.000 USD cho nhân

viên mới nghỉ việc sau đợt đào tạo miễn phí, nếu nhân viên đó không phù hợp văn hóa công ty

và không hạnh phúc với công việc. Trên thực tế, Tony Hsieh cho biết, khi nhân viên vui vẻ với

công việc thì họ sẽ đóng góp ở mức cao nhất cho công ty và cung cấp các dịch vụ một cách

hoàn hảo cho khách hàng. Và lý thuyết đầy hiệu quả mà Zappos theo đuổi là : khi một doanh

nghiệp đặt yếu tố con người (nhân viên) lên hàng đầu thì các nhà lãnh đạo có thêm hạnh phúc,

có thinh thần sáng tạo cho nhân viên và đem về lợi nhuận cho công ty.

2. Văn hóa trao quyền

Một lý thuyết quan trọng về kỹ năng lãnh đạo là “thay vì làm mọi việc, lãnh đạo nên trao quyền

cho nhân viên”. Cũng chính vì lẽ đó mà ở Zappos, mọi nhân viên đều rất trung thành , ở đây,

mỗi con người đều được coi trọng, cá tính của họ được phát huy.

Dĩ nhiên zappos.com cũng không bỏ lỡ việc sử dụng truyền thông xã hội như một công cụ để

nhân viên tương tác với thị trường và khách hàng. Blog và Twitter là hai thứ được sử dụng

nhiều nhất. Bên cạnh lối tiếp cận thị trường mang tính minh bạch, truyền thông xã hội là một

cách để nhân viên chia sẻ thông tin nội bộ về các sự kiện đang diễn ra tại công ty, thậm chí cả

những xu hướng có thể ảnh hưởng tới công việc của họ, những lời khuyên để giữ gìn sức

khỏe, hạnh phúc gia đình.

3. Dịch vụ khách hàng độc đáo

“Dịch vụ khách hàng chính là thương hiệu công ty nên không thể thuê ngoài được”. Nhờ vào

các mục tiêu trọng tâm đánh vào dịch vụ khách hàng mà Zappos đã tạo nên được một cơ sở

khách hàng trung thành. Đó là những chính sách như:

Page 130: Cẩm nang bán lẻ -  101 bí quyết bán lẻ thành công

129 Cẩm nang bán lẻ : 101 bí quyết bán lẻ thành công

- Vận chuyển hàng trong một ngày :

Chính sách này đã góp phần tạo nên lợi

thế lớn trong cạnh tranh của Zappos với

các doanh nghiệp bán lẻ khác. Hiệu quả

hơn nữa khi dịch vụ giao hàng 1 ngày

được thực hiện một cách bất ngờ khi họ

không hề có bất kỳ thông báo nào về

dịch vụ đó trên website.

- Chính sách gửi trả hàng: Một yếu tố

thành công khác nữa là chính sách đổi

trả hàng miễn phí trong thời gian 365

ngày. Chính điều này đã giúp người

mua xoa dịu mối lo ngại trong việc mua

hàng trực tuyến và biến Zappos thành

nơi thực sự tin tưởng của khách hàng.

- Các dịch vụ khách hàng khác như trung tâm trả lời điện thoại khách hàng hoạt động 24/7 tại

trụ sở chính của công ty, điều hành nhà kho hoạt động 24/7, đào tạo 4 tháng dịch vụ chăm sóc

khách hàng cho mọi nhân viên mới.

McDonald’s và câu chuyện thành công về thương

hiệu

Nhắc đến McDonald‟s dễ thấy việc liên tưởng đến biểu tượng chữ M hình vòng cung màu vàng,

đây thực sự là một thành công “huyền thoại” mà chuỗi cửa hàng đồ ăn nhanh này đã đạt được

về thương hiệu. “Số người nhận ra chữ M màu vàng của McDonald‟s còn nhiều hơn là với cây

thánh giá” là ví von điển hình nhất để khẳng định chỗ đứng của hãng này trong lòng người tiêu

dùng.

Tuy nhiên, không có thành công nào mà không phải trải qua những lần thất bại và McDonald‟s

cũng không ngoại lệ, trong bài viết này, hãy cùng blog.hangtotpos.com tìm hiểu về câu chuyện

thành công về thương hiệu của người khổng lồ McDonald‟s.

Page 131: Cẩm nang bán lẻ -  101 bí quyết bán lẻ thành công

130 Cẩm nang bán lẻ : 101 bí quyết bán lẻ thành công

1. Khởi đầu từ ý tưởng nhỏ và phát triển thành thương hiệu lớn.

Nhắc đến lịch sử hình thành nên thương hiệu McDonald‟s nhất thiết phải nói về những người

khởi xướng ý tưởng kinh doanh và những người đã phát triển để thương hiệu có được tầm vóc

như hiện nay.

Nói về người khởi xướng McDonald‟s, đó là hai anh em Maurice và Richard McDoald, hai

người con của một công nhân nhà máy giày bị thất nghiệp ở New Hampshire đã rời bỏ quê

hương đến California để kiếm sống với mong muốn tránh được số phận của kẻ thất nghiệp. Tại

đây, hai người đã bắt đầu bằng việc mở một cửa hiệu bán bánh mỳ kẹp xúc xích nhỏ chủ yếu

phục vụ cho ô tô qua lại tiện thì ghé vào mua và cầm đi luôn. Những cửa hiệu kinh doanh kiểu

này vào thời điểm đó thường nhan nhản ở California, do đó, để tạo lợi thế kinh doanh cho

mình, hai anh em nhà McDonald‟s đã phát kiến ra một ý tưởng khác biệt và tạo ra sự khởi đầu

của tập đoàn McDonald‟s ngày nay đó là : bán bánh mì kẹp thịt xay rán.

Cùng với sự phát triển nhanh chóng của thị trường và sự thích ứng, thay đổi hình thức kinh

doanh thành “hệ thống phục vụ nhanh”, McDonald‟s một lần nữa lại tăng trưởng mạnh mẽ. Tuy

nhiên, không phải là những doanh nhân có tham vọng lớn nên cửa hàng đồ ăn nhanh này chỉ

Page 132: Cẩm nang bán lẻ -  101 bí quyết bán lẻ thành công

131 Cẩm nang bán lẻ : 101 bí quyết bán lẻ thành công

phát triển ở một chỗ và không được mở rộng lãnh địa kinh doanh, chỉ chuyển nhượng bản

quyền trong một số ít trường hợp nên nhanh chóng bị sao chép mô hình và làm giả sản phẩm

làm ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh.

Chính thời điểm này đã xuất hiện người đưa McDonald‟s trở thành thương hiệu nổi tiếng khắp

thế giới. Khoảng 50 năm trước đây ở San Bernadio, bang California, miền Tây nước Mỹ có một

người đàn ông đã gần 52 tuổi tên là Raymond Albert Kroc đang làm nghề tiếp thị cho một cửa

hàng bán máy sinh tố. Vào một ngày, Ray Kroc bỗng nhiên nhận được đơn đặt hàng mua máy

xay sinh tố lên tới hàng chục chiếc của anh em nhà Richard và Maurice McDonald. Kroc có

chút tò mò và sau khi tìm hiểu thì ông được biết anh em nhà Richard và Maurice McDonald

đang mở cửa hàng đồ ăn nhanh. Cửa hàng tuy nhỏ nhưng lượng khách xếp hàng lại rất đông,

dài tới hơn 20 mét. Khi ăn thử bánh hamburger, Ray Kroc thấy rất ngon, mà giá cả lại phù hợp.

Tiếp tục quan sát kỹ hơn, Raymond thấy hai anh em nhà McDonald tổ chức chế biến và phục

vụ có vẻ rất chuyên nghiệp. Ray Kroc chợt loé lên ý tưởng hợp tác cùng hai anh em nhà

Richard và Maurice McDonald.

Theo đó, ông đã thuyết phục hai anh em Richard và Maurice McDonald nhượng lại quyền sử

dụng tên thương hiệu McDonald‟s cũng như hệ thống ăn nhanh của mình, bù lại hai anh em

nhà McDonald vẫn sẽ được hưởng 1% doanh số bán hàng của các cửa hàng này. Và công ty

McDonald‟s System Inc. do Ray Kroc điều hành đã được thành lập như thế.

2. Đối đầu với các đối thủ cạnh tranh

McDonald‟s là thương hiệu có tốc độ tăng trưởng lớn nhất trong thị trường đồ ăn nhanh ở hơn

100 quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, sự thành công này cũng trải qua nhiều khó khăn và phải

đương đầu với nhiều đối thủ cạnh tranh.

Đầu tiên phải kể đến Burger King, vào thập niên 70, hãng này đã thành công trong việc định vị

mình trong tâm trí khách hàng : “chất lượng bánh của Burger King cao hơn chất lượng bánh

của McDonald‟s”.

Page 133: Cẩm nang bán lẻ -  101 bí quyết bán lẻ thành công

132 Cẩm nang bán lẻ : 101 bí quyết bán lẻ thành công

Chiến lược cơ bản khi muốn giành lấy thị trường từ tay “kẻ khổng lồ” là tìm ra 1 điểm yếu và

tấn công toàn lực vào điểm yếu đó. McDonald‟s có rất nhiều điểm mạnh như hoạt động theo

chuỗi bài bản, sản phẩm phù hợp với chi phí đa số người dân. Sản phẩm Big Mac độc đáo của

McDonald‟s đã gặt hái thành công rực rỡ đưa doanh số của McDonald‟s tăng vọt. Tuy nhiên, dù

sao thì họ vẫn có một điểm yếu. Giả sử, khách hàng muốn một chiếc bánh burger đặc biệt hơn

thì sao? Rất khó có thể gọi một chiếc bánh theo ý thích của mình tại McDonald‟s. Burger King

đã nhắm trúng điểm yếu này với chiến dịch: “Ăn theo cách của bạn – Have it your way”. Bạn

đến nhà hàng Burger King và có thể gọi

một chiếc bánh burger theo ý thích của

mình. Tiếp sau đó là chiến dịch “Nướng

chứ không rán – Broiling not Frying” khiến

Burger liên tục gặt hái thành công. Tuy

nhiên, sau hai chiến thắng vang dội đó, thì

sự thiếu kiên trì và sai lầm trong chiến lược

khiến Burger cảm thấy hụt hơi trong cuộc

đua này, tạo cơ hội cho Wendy‟s và

Subway chen chân giành thị phần.

Năm 1969, Dave Thomas, phó Chủ tịch

của chuỗi nhà hàng ăn nhanh KFC quyết

định ra kinh doanh riêng với thương hiệu

Wendy‟s. Với kinh nghiệm nhiều năm làm

việc tại KFC và nghiên cứu các đối thủ

khác, Dave Thomas đã thực hiện

những chiến lược kinh doanh rất khác biệt

cho Wendy‟s.

Khởi điểm ra đời của Wendy‟s là một nhà hàng burger dành cho người lớn và định vị thương

hiệu bằng chiến lược “Nóng và Cay – Hot „n‟ Juicy”. Cùng với đó là việc thể hiện rõ hơn sự

khác biệt về kích cỡ và hình dáng của chiếc bánh kẹp. Với sự khác biệt về định vị thương hiệu

này, Wendy‟s đã tăng trưởng rất ấn tượng và chỉ sau chưa đầy 2 năm, lợi nhuận ròng của hãng

này đã bắt kịp Burger King.

Page 134: Cẩm nang bán lẻ -  101 bí quyết bán lẻ thành công

133 Cẩm nang bán lẻ : 101 bí quyết bán lẻ thành công

Gần như cùng thời điểm, Subway cũng đã nổi lên và đón đầu một xu hướng ẩm thực mới, trở

thành chuỗi nhà hàng ăn nhanh có tốc độ phát triển nhượng quyền nhanh nhất thế giới. Thành

tựu đó đặt trên nền tảng chiến lược phát triển xoay quanh chiến lược “Ăn đồ tươi – Eat fresh”.

Điểm mạnh của Subway là sự kiên trì theo đuổi chiến lược với một tầm nhìn chuẩn xác. Đó là

điểm khác biệt của Subway và Burger King. Sau khi có chiến dịch “Nướng không Rán”, Burger

King lại xoay sang những định hướng khác, mở rộng menu, thêm nhiều món, đuổi theo chiến

lược của McDonald‟s khiến định vị “Nướng chứ không Rán” trở nên nhạt nhòa thì Subway rất

kiên định phát triển xung quanh trục “Ăn đồ tươi”. Sự kiên định này đã giúp Subway khẳng định

mạnh mẽ vị thế của mình trong lòng khách hàng.

3. “Phong độ là nhất thời, đẳng cấp mới là mãi mãi”

Đứng trước những thương hiệu mới nổi thông minh và hiếu thắng, người khổng lồ McDonald‟s

đã lùi bước nhưng không sụp đổ và tiếp tục dẫn đầu. Tận dụng sức mạnh và lợi thế của mình,

tập đoàn này đã đối đầu với từng cuộc chiến một cách hiệu quả.

Với Burger King, McDonald‟s thay đổi menu, nâng cấp sản phẩm và sau một thời gian, Burger

King mất đi tính tập trung và bắt chước chiến lược của McDonald‟s. McDonald‟s tạo ra linh vật

chú hề Ronald McDonald‟s, Burger King giới thiệu ngay linh vật Magical Burger King. Khi

McDonald‟s tung ra menu bánh sandwich, Burger King cũng thêm vào sandwich (mà không

nhận ra rằng tên thương hiệu là Burger King chứ không phải là Sandwich King).

Trước cuộc tấn công của Wendy‟s, McDonald‟s chỉ đơn giản là không làm gì bởi McDonald‟s

biết rằng phân khúc khách hàng trẻ em vẫn là phân khúc tạo thành lợi nhuận tốt nhất và đó

cũng là điểm mạnh nhất của mình, thà rằng nắm giữ phân khúc của mình còn hơn đuổi theo

phân khúc khác không phải và không bao giờ là của mình.

Với Subway, McDonald‟s mở rộng một số món trên menu với sản phẩm ít béo, nhiều rau và cả

những menu dành cho người ăn chay.

“Phong độ là nhất thời, đẳng cấp là mãi mãi”, McDonald‟s thực sự đã giữ được đẳng cấp của

mình và trở thành một người khổng lồ không thể quật ngã.

Page 135: Cẩm nang bán lẻ -  101 bí quyết bán lẻ thành công

134 Cẩm nang bán lẻ : 101 bí quyết bán lẻ thành công

Điểm nổi bật tạo nên thành công của Target

Văn hóa doanh nghiệp ở Target không khác nhiều so với tập đoàn bán lẻ Walmart nhưng với vị

trí đứng thứ 2, Target cũng đã xây dựng nên cho mình một phong cách văn hóa doanh nghiệp

độc đáo với những bí quyết thành công kinh doanh nhất định.

Tiền thân của Target là một tập đoàn bán lẻ danh tiếng của Mỹ: “Tập đoànDayton-Hudson” –

thành lập năm1918.

Đầu tiên, Target chỉ là một phần nhỏ của Tập đoàn Dayton-Hudson. Nhưng đến năm2000, do

có một số thay đổi nên tập đoàn đã đổi tên thành Tập đoànTarget. Từ đầu Thế kỷ 21, sau khi

xây dựng lại hệ thống nhận diện thương hiệu mới, tập đoànTarget đã tiếp tục xây dựng

nhiều cửa hàng bán lẻ mới và leo lên đứng thứ hai trong các chuỗi cửa hàng bán lẻ tại Mỹ sau

Wal-Mart.

Trong Target, sức mạnh làm việc lan truyền qua mỗi cá nhân và khi trở thành thành viên, mỗi

cá nhân được làm việc trong môi trường tốc độ, sáng tạo và có văn hóa, bên cạnh đó, mỗi

người đều có mục tiêu rõ ràng và cần phải sẵn sàng đối đầu với thử thách.

Dưới đây là những bí quyết kinh doanh thành công của Target trong việc tạo lập nên văn hóa

doanh nghiệp trong công ty.

Page 136: Cẩm nang bán lẻ -  101 bí quyết bán lẻ thành công

135 Cẩm nang bán lẻ : 101 bí quyết bán lẻ thành công

1. Nhanh, vui và thân thiện (bí quyết thành công 3F)

Khẩu hiệu củaTarget là “Nhanh, vui và thân thiện” – hay 3F: “Fast, fun and friendly” . Khẩu hiệu

này được thể hiện ở nhịp độ làm việc nhanh, không khí vui vẻ và con người thân thiện. Mỗi cá

nhân ở Target đều được trao quyền, động viên để đổi mới, đóng góp sáng kiến và những cách

giải quyết vấn đề. Con người ở đây thì luôn được tôn trọng và họ luôn biết rằng mỗi người là

một nhân tố duy nhất và là một phần quan trọng của cả nhóm làm việc với đẳng cấp thế giới.

2. Tốc độ là cuộc sống

Target đã lớn mạnh và trở thành tập đoàn bán lẻ đứng thứ hai trên

toàn nước Mỹ – sau WalMart. Trong môi trường bán lẻ cạnh tranh vô

cùng khốc liệt, mỗi thành công phải hỗ trợ cho những thành công tiếp

theo, tốc độ là vô cùng quan trọng. Tập đoàn luôn phải hướng tới

việc đạt hiệu quả cao hơn, thông minh hơn, và cung cấp dịch vụ tốt

nhất cho khách hàng cả mua hàng trực tiếp lẫn dịch vụ online.

3. Sức mạnh của tập thể, quyền lực của một người

Target tôn trọng giá trị của mỗi cá nhân đối với tất cả các thành viên và khách hàng. Sức mạnh

của mỗi cá nhân sẽ tạo ra sức mạnh của toàn nhóm, sức mạnh này sẽ được đẩy bật lên khi

duy trì một người lãnh đạo có khả năng và kinh nghiệm cần thiết.

Tựu chung lại, mỗi một công ty đều có cách thức khác nhau để hình thành nên nét riêng biệt và

đặc biệt trong văn hóa doanh nghiệp, tất cả cũng đều hướng tới mục tiêu đem lại sự phục vụ tốt

nhất cho khách hàng và tạo không gian làm việc thật thoải mái cho nhân viên, có như vậy mới

có thể kinh doanh thành công.

4. Không gian làm việc hợp tác, đổi mới và trẻ trung

Trên mỗi tầng, có một khu vực nghỉ ngơi dành cho các thành viên vừa uống cà phê vừa thảo

luận và cập nhật những thông tin, dự án mới. Trong các phòng họp cũng luôn có những khẩu

hiệu thể hiện văn hóa làm việc như “Nhanh, vui và thân thiện” (3F) – hoặc “Tốc độ là cuộc

sống” (Speed is life).

Page 137: Cẩm nang bán lẻ -  101 bí quyết bán lẻ thành công

136 Cẩm nang bán lẻ : 101 bí quyết bán lẻ thành công

Tổ chức các phòng hoạt động thể thao văn hóa để các thành viên có thể chơi cờ, đánh bia

hoặc bóng bàn. Các thành viên có thể tập trung tại quán cà phê của Target để giải khát hoặc ăn

điểm tâm trong giờ nghỉ. Target còn có một trung tâm thể dục với đầy đủ trang thiết bị tiện nghi

và huấn luyện viên để tập luyện giữ gìn vóc dáng.

Ngoài ra các thành viên còn có thể đăng ký các lớp học Aerobic được tổ chức thường xuyên.

Bí quyết thành công của Saigon Co-op Mart

Là một trong những nhà bán lẻ hàng đầu Việt Nam, lọt vào top 500 nhà bán lẻ hàng đầu khu

vực Châu Á – Thái Bình Dương. Bí quyết nào giúp cho Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại TP

HCM (Saigon Co.op) ngày càng thành công trong mô hình phân phối trước áp lực cạnh tranh

hội nhập và trong giai đoạn kinh tế khó khăn, sức mua sụt giảm? Sau đây là Bí quyết bán lẻ

thành công của Saigon Co.op Mart

1. Bán thứ người tiêu dùng cần

Với mô hình bán lẻ đa dạng hơn 300 điểm bán gồm: hệ thống siêu thị Co-op Mart, chuỗi cửa

hàng thực phẩm tiện lợi Co.op Food, đại siêu thị Co.opXtra, kênh mua sắm qua truyền hình

HTVCo.op… Saigon Co.op đã đáp ứng khá toàn diện nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng ở

nhiều phân khúc thị trường, đảm bảo sự kết hợp hài hòa xu hướng bán lẻ truyền thống và hiện

đại, phù hợp với thị hiếu tiêu dùng của người Việt.

Nói về bí quyết thành công của doanh nghiệp mình, ông Nguyễn Thành Nhân, Phó tổng giám

đốc Saigon Co.op khẳng định: Để đạt được hiệu quả kinh doanh thì phải bán được hàng mà

muốn bán được hàng phải biết cái mà người tiêu dùng cần mua để đáp ứng. Do đó, bên cạnh

yếu tố chất lượng thì Saigon Co.op còn quan tâm chọn lọc hàng hóa theo thị hiếu của người

tiêu dùng, đảm bảo hiệu quả cao nhất trên từng quầy kệ kinh doanh. Vì vậy, theo định kỳ 3-6

tháng, Saigon Co.op sẽ thẩm định xem hàng nào bán không tốt, người tiêu dùng không quan

tâm nhiều để đưa ra khỏi kệ hàng nhường chỗ cho những hàng hóa mới vào. Việc này vừa

giúp tăng hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp vừa giúp người tiêu dùng có được hàng hóa

muốn mua.

Page 138: Cẩm nang bán lẻ -  101 bí quyết bán lẻ thành công

137 Cẩm nang bán lẻ : 101 bí quyết bán lẻ thành công

Hiện nay, trước áp lực

cạnh tranh quyết liệt của thị

trường bán lẻ bởi sự xâm

nhập của các nhà bán lẻ

nước ngoài, có ưu thế về

quy mô, vốn, phương thức

tiếp thị so với các nhà bán

lẻ trong nước, Saigon Co-

op định hướng tận dụng lợi

thế am hiểu khách hàng và

nguồn hàng ở từng vùng

trong nước để chiếm lĩnh

thị phần. Đi sâu vào sở

thích, nhu cầu tiêu dùng

từng vùng miền để đáp ứng tốt nhất nhu cầu của người dân; tạo mối liên kết chặt chẽ cùng

phát triển với các nhà cung cấp nhằm gắn chặt quá trình phát triển của mình với lợi ích chung

của các địa phương có cơ sở bán lẻ của Saigon Co.op trú đóng.

Saigon Co.op cũng không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ, phát triển nguồn nhân lực, đa

dạng hóa mô hình kinh doanh, chủng loại sản phẩm và tăng cường áp dụng các chính sách tối

ưu về giá để thu hút người tiêu dùng. Gia tăng các dịch vụ chăm sóc tiện ích cho khách hàng

tham gia mua sắm tại hệ thống của mình như: điện thoại chăm sóc khách hàng, giao hàng tại

nhà, tặng quà, thiệp, gói quà miễn phí trong các dịp lễ tết, tích điểm thưởng cho khách hàng

thân thiết…

Ở một khía cạnh đạo đức kinh doanh, ông Võ Hoàng Anh, Giám đốc Marketing Saigon Co.op

cho rằng, trong kinh doanh chữ tín giữ vai trò quan trọng. Nếu mất uy tín thì sẽ mất khách hàng.

Do đó, với phương châm kinh doanh hàng hóa an toàn, chất lượng, Saigon Co.op luôn ý thức

rõ trách nhiệm của nhà cung ứng, đặc biệt nghiêm khắc với chất lượng hàng hóa bán lẻ ở hệ

thống mình. Đó là lý do chất lượng hàng hóa của Saigon Co.op được khách hàng tin tưởng,

đón nhận.

Page 139: Cẩm nang bán lẻ -  101 bí quyết bán lẻ thành công

138 Cẩm nang bán lẻ : 101 bí quyết bán lẻ thành công

Ngay từ những khâu đầu tiên là lựa chọn nhà cung cấp, Saigon Co.op cũng đã chặt chẽ lựa

chọn những doanh nghiệp uy tín, chất lượng hàng hóa đảm bảo. Đơn cử mặt hàng rau củ quả,

Saigon Co.op ưu tiên chọn hàng của những hợp tác xã có chứng nhận Vietgap, Global Gap về

quy trình sản xuất rau an toàn, ký hợp đồng bao tiêu nông sản và tiến hành ứng vốn cho các

hợp tác xã này để đầu tư nâng cao kỹ thuật, trang thiết bị cũng như con giống và phân bón. Hệ

thống siêu thị Co.opmart còn hợp tác với dự án “Xây dựng kiểm soát chất lượng nông sản thực

phẩm” (FAPQDC) do Chính phủ Canada tài trợ nhằm cải thiện chất lượng nông sản thực phẩm

theo phương pháp tiếp cận tổng thể trong chuỗi giá trị ngành hàng từ “trang trại đến bàn ăn”.

Không chỉ kiểm tra hàng hóa về mặt giấy tờ, Saigon Co.op còn có một bộ phận chuyên trách

theo sát quy trình thực hiện kiểm nghiệm với từng dòng sản phẩm, đi thực tế kiểm tra tại đơn vị

sản xuất, nếu thấy có dấu hiệu làm hàng giả, hàng nhái thì kiên quyết từ chối nhận hàng.

2. Ưu tiên hàng Việt

Là đơn vị tiên phong trong cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” do Bộ

Chính trị phát động. Kiên trì với mục tiêu “làm cầu nối của hàng Việt và người tiêu dùng Việt”.

Từ năm 2012, hệ thống bán lẻ của Saigon Co.op đã thực hiện chiến lược nội địa hóa nhằm hỗ

trợ doanh nghiệp Việt trong việc quảng bá và phân phối sản phẩm tới tay người tiêu dùng trong

nước. Đây cũng là một trong những chiến lược kinh doanh lâu dài, tạo nên bản sắc riêng của

Saigon Co.op nhằm phát huy nội lực, lợi thế cạnh tranh so với các doanh nghiệp nước ngoài.

Chiến lược này đã cho thấy sự thành công khi hàng hóa mà Saigon Co.op phân phối được

người tiêu dùng ưa chuộng.

Đến nay, tỷ lệ hàng Việt chiếm 90-95% trong cơ cấu hàng hóa của hệ thống bán lẻ của Saigon

Co.op. Riêng các mặt hàng bình ổn giá và hàng hóa bán trực tuyến qua HTVCo.op chiếm 100%

là hàng Việt. Đồng thời, mỗi năm hệ thống Co.op Mart thực hiện hàng nghìn chuyến bán hàng

lưu động đưa hàng Việt đến với người tiêu dùng ở vùng sâu, vùng xa thì 100% hàng hóa là

hàng sản xuất trong nước, giúp người tiêu dùng trong nước tiếp cận nguồn hàng Việt chất

lượng tốt, giá hợp lý.

Do là hệ thống phân phối hiệu quả cao nên rất nhiều nhà sản xuất trong nước muốn hàng hóa

của mình được vào phân phối trong hệ thống bán lẻ của Saigon Co.op. Vừa qua, trong một hội

thảo kết nối doanh nghiệp tổ chức tại TP HCM, nhiều nhà sản xuất trong nước bày tỏ sự quan

Page 140: Cẩm nang bán lẻ -  101 bí quyết bán lẻ thành công

139 Cẩm nang bán lẻ : 101 bí quyết bán lẻ thành công

tâm tìm hiểu về tiêu chuẩn hàng hóa và các chính sách ưu tiên cho hàng Việt của Saigon

Co.op.

Saigon Co.op tiếp tục

dành nhiều chính sách

ưu đãi cho doanh

nghiệp Việt có hàng hóa

đảm bảo chất lượng vào

hệ thống bán lẻ của

mình như: ưu tiên diện

tích, vị trí trưng bày; hỗ

trợ quảng bá sản phẩm

mới của doanh nghiệp;

thực hiện đầu tư hoặc

hỗ trợ vốn, kỹ thuật để

doanh nghiệp tiếp cận

với các công nghệ mới, nâng cao năng lực cạnh tranh; chia sẻ thông tin phản hồi từ người tiêu

dùng giúp doanh nghiệp có định hướng cải tiến, phát triển sản phẩm, đáp ứng tốt hơn thị hiếu

của người tiêu dùng.

Qua quá trình làm đầu mối phân phối hàng hóa cho nhiều doanh nghiệp Việt, ông Nhân nhận

định, hạn chế lớn nhất của doanh nghiệp Việt hiện nay, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và

nhỏ sản xuất hàng thực phẩm thủ công là chất lượng hàng hóa không ổn định, khi sản xuất với

số lượng ít thì rất tốt nhưng khi yêu cầu tăng số lượng thì chất lượng lại không đảm bảo. Mặc

dù có chính sách ưu tiên cho hàng Việt nhưng cũng là một doanh nghiệp Saigon Co.op phải

đảm bảo hiệu quả kinh doanh là trên hết. Do đó, một mặt liên kết, hỗ trợ hàng Việt nhưng mặt

khác Saigon Co.op cũng nghiêm khắc trong chọn lọc hàng hóa về chất lượng và cả thị hiếu để

đảm bảo hiệu quả kinh doanh.

Với chính sách kinh doanh nhất quán, chặt chẽ, hệ thống quản trị tốt, biết phát huy những lợi

thế riêng,… Saigon Co.op đã khẳng định mình bằng hiệu quả kinh doanh và sự phát triển ngày

càng lớn mạnh, tự tin đứng vững trước những biến động của thị trường bán lẻ, đặc biệt là áp

lực cạnh tranh của rất nhiều nhà bán lẻ nước ngoài đang tranh giành thị trường tại Việt Nam.

Page 141: Cẩm nang bán lẻ -  101 bí quyết bán lẻ thành công

140 Cẩm nang bán lẻ : 101 bí quyết bán lẻ thành công

Ờ ẾThị trường bán lẻ là một trong những thị trường khốc liệt vào loại bậc nhất trong kinh doanh.

Tại đây, mọi chiến lược kinh doanh đều hoàn toàn hướng về khách hàng, khi khách hàng

không bị giới hạn về cách thức mua bán, những nhà bán lẻ yếu kém sẽ biến mất bởi sự cạnh

tranh khốc liệt và chi phí ngày càng tăng, chắc hẳn bạn không hề muốn mình nằm trong danh

sách đó và chí ít, sẽ có nhiều doanh nhân có tham vọng thành công hơn nữa và trở thành một

ông vua bán lẻ của Việt Nam. Vậy làm thế nào để luôn đáp ứng được nhu cầu và thị hiếu luôn

luôn thay đổi của khách hàng?

Hầu hết các nhà bán lẻ đều có thể được chia thành 2 loại đó là những người chống lại thay đổi

và những người luôn chào đón thay đổi. Những nhà bán lẻ thành công nhất là những người

thuộc loại thứ hai. Họ không những luôn chào đón mà còn sẵn sàng thay đổi.

Nếu áp dụng “101 bí quyết bán lẻ thành công”, bạn sẽ đơn giản hóa được công việc của mình,

tăng lợi nhuận và khả năng kinh doanh thành công. Các bí quyết này được POS.Hangtot.com

tổng hợp lại từ nhiều nguồn dựa trên nhiều năm kinh nghiệm và thực tiễn của hàng trăm nhà

bán lẻ ở khắp nơi trên thế giới, những người đã đạt được thành công đáng kinh ngạc. Mỗi phần

nhỏ tương ứng với mỗi câu hỏi để các bạn tự đánh giá quá trình kinh doanh của mình từ đó rút

ra được bài học áp dụng cho doanh nghiệp của mình.

Hi vọng cuốn Cẩm nang “101 bí quyết bán lẻ thành công” sẽ được đón nhận và đem lại

nhiều thông tin hữu ích cho người đọc.