657

Bai hoc cua lich su | Will & Ariel

Embed Size (px)

Citation preview

BÀI HỌC CỦALỊCH SỬ

Tên sách: Bài học của lịchsử

Tác giả: Will & Ariel DurantNgười dịch: Nguyễn Hiến Lê

Thể loại: Lịch sửNhà xuất bản: Tổng Hợp, TP.

HCM – 1/2006Khổ: 13,5×20,5 cm

Đánh máy (TVE):quocdung, okal, dqskiu, h2203,

chụtSửa chính tả (TVE): Nambun

Chuyển sang eBook (TVE):tovanhung

Tạo lại eBook (31/10/10): QuocSan

http://www.e-thuvien.comMỤC LỤC:

Tựa§I: Do dư §II: Lich sử và Trai đất§III: Sinh vật học lịch sử§IV: Nòi giống và Lich sử§V: Tính tình và Lich sử§VI: Luân lí và Lich sử§VII: Tôn giáo và Lich sử§VIII: Kinh tế và Lich sử§IX: Chủ nghĩa Xã hội và Lich sử§X: Chính thể và Lich sử§XI: Lich sử và Chiến tranh

Lời người dịch

§XII: Tiến bộ và Suy tànChú thích của người dịch

§XIII: Loài người có thực sự tiến bộ không?PHỤ LỤC: Loài người khôn hơn mỗi người

Sức khoẻTính dụcTư cáchTôn giáoKinh tếTrí tuệMột di sản đương khuếch trương

T

Cuốn này chỉ là một kết luậnnên không cần lời tựa. Sau khiin xong bộ Lịch sử Văn minh từthời nguyên thủy tới năm 1789,chúng tôi đã đọc lại hết để sửanhiều lỗi khi viết hoặc khi in,cả những lỗi bỏ sót nữa. Vừalàm công việc đó chúng tôi vừaghi những biến cố, những lờiphê phán có thể giúp độc giảhiểu những đại sự của thế giới,đoán được đại khái, tương lai

ra sao, biết được tính conngười và chính sự các Quốcgia. Độc giả sẽ thấy chúng tôighi nhiều xuất xứ ở trong cáccuốn của bộ Lịch sử Văn minh,như vậy, không phải để dẫnchứng đâu mà chỉ là để đưa raít nhiều thí dụ và lời giải thíchthôi. Chúng tôi đã rán đợi đọchết trọn bộ rồi mới kết luận,nhưng chắc chắn là những ýkiến chúng tôi có từ lúc đầu đãảnh hưởng tới cách chúng tôilựa chọn thí dụ. Do đó mà có

lập tiểu luận này. Chúng tôi đãlập lại nhiều ý mà chính chúngtôi hoặc những nhà khác trướcchúng tôi, đã diễn rồi: mụcđích chúng tôi không phải làtìm sự tân kì mà chỉ mong đượchoàn bị, đừng thiếu sót, chúngtôi tóm tắt kinh nghiệm củaloài người, chứ không trình bàymột phát kiến cá nhân.

CHƯƠNG I: DO DƯ

Sư gia, khi làm xong mộtcông việc nghiên cứu nào rồi,thường tự hỏi câu này: công laokhó nhọc của mình có cốnghiến được chút gì không? Haylà mình chỉ tìm thấy được cáithú kể lại những thăng trầm củacác dân tộc, các tư tương, chéplại những “truyện buồn về cáichết của các vua chúa”? Mìnhđã hiểu bản tính con người hơnnhững người thường chưa bao

giờ đọc một trang sách nàokhông? Lịch sử có giúp mìnhhiểu thêm được thân phận conngười không, có hướng dẫnmình trong sự phán đoán vàhành động không, có chỉ chomình cách đối phó với những sựbất ngờ trong đời sống hoặcnhững nỗi phù trầm của thời đạikhông? Trong sự liên tục củacác biến cố, mình có tìm đượcnhững nhịp điệu đều đều giúpmình tiên đoán được nhữnghành động sau này của nhân

loại hay vận mạng của cácQuốc gia không? Hay là rất cóthể, rốt cuộc, “lịch sử chẳng cóý nghĩa gì cả”[1]. Chẳng dạy chota được gì cả, mà thơi dĩ vãngmênh mông chỉ là một chuỗi dàichán ngắt gồm những lỗi lầmsau này sẽ tái hiện nữa mộtcách đại qui mô hơn?

Đôi khi chúng tôi có cảmtưởng đó mà đâm ra hoài nghi.Trước hết, chúng ta có biếtthực sự dĩ vãng ra sao không,cái gì đã thực sự xảy ra không,

hay là lịch sử chỉ như “một ngu ngôn” không hẳn ai cũng “chấpnhận”. Bất kì là về biến cố nào,sự hiểu biết của chúng ta về dĩvãng luôn luôn thiếu sót và cóphần chắc là sai lầm nữa: Nódựa trên những chứng cứ hàmhồ, khả nghi của những sử giathiên kiến, và có lẽ nó còn chịunhững ý kiến chính trị hay tôngiáo của chính ta nữa. “Phầnlớn lịch sử là những điều phỏngđoán, phần còn lại là nhữngthành kiến”[2]. Ngay một sử gia

tự cho rằng mình đã vượt đượcnhững thiên kiến về xứ sở,chủng tộc, tín ngưỡng hoặc giaicấp, cũng để lộ những thiên áithầm kín của mình trong cáchlựa chon tai liêu va dung hinhdung tư. “Sư gia luôn luôn đơngian hoa qua mưc (cac biên cô)va trong cac đam đông tâm hônva biên cô phưc tap mênh môngkhông lam sao bao quat đươc,ông ta đanh phai vôi vang lưachon môt sô nho sư kiên vanhân vât dê sư dung, trinh

bay”[3].Va lai thơi nay ma rut nhưng

kêt luân tư di vang đê dungtrong tương lai thi nguy hiêmhơn thơi nao nưa, vi tôc đô biênchuyên bây giơ tăng qua mau.Năm 1909 Charles Peguy baorăng “Thê giơi đa thay đôi trongba chuc năm gân đây nhiêu hơnla tư thơi chua Ki Tô”, va môttiên sy vât ly con tre bây giơ cothê noi thêm răng môn vât ly tư1909 đên nay đa thay đôi nhiêuhơn la trong suôt lich sư thê

giơi. Môi năm - trong thơi chiênthi co khi la môi thang - lai xuâthiên môt phat minh mơi, môtphương phap mơi, môt tinh thêmơi, va chung ta băt buôc phaithay đôi lê lôi cung y nghi cuata.

Sau cung, hinh như co môtyêu tô ngâu nhiên, co thê la môtyêu tô tư do, trong sư tac đôngcua vât chât va cua con ngươi.Ngay nay chung ta không contin răng cac nguyên tư, chưđưng noi la cac cơ thê, sau nay

se phan ưng lai như thơi trước.Các điện tử di chuyển một cáchbí mật, như Thượng Đế củaCowper[4], và chỉ một chướngngại về tính tình hoặc về hoàncảnh là có thể làm cho một dântộc bị xáo trộn, như khi vuaAlexandre (cổ Hy Lạp) vì quásay rượu mà chết[5], khiến chocả đế quốc mới thành lập củaông bị tan rã (323 trước T.L),hoặc như khi Đại đế Frederickthoát khỏi cảnh quốc gia sụp đổnhờ sự lên ngôi của một Nga

hoàng say mê lối sống củaPhổ[6] (1762).

Hiển nhiên là môn soạn sửkhông thể là một khoa họcđược mà chỉ là một hoạt động,một nghệ thuật và một triết lí:Nó là một hoạt động khi tìm tòicác sự kiện, một nghệ thuật khisắp đặt cái mớ sự kiện hỗn độnthành một trật tự có ý nghĩa,một triết lí khi đi tìm viễn cảnhvà sự giải minh. “Hiện tại tức làdĩ vãng đã cuốn lại để cho tahành động, ma di vang tưc la

hiên tai mơ ra đê cho ta hiêubiêt” - it nhât la chung tôi nghinhư vây va ươc mong như vây.Triêt ly giup chung ta nhin thâybô phân dươi anh sang cua toanthê, con “triêt ly cua sư” thigiup chung ta thây hiên tai dươianh sang cua di vang. Khôngbao giơ đat đươc sư hoan toan,chung tôi biêt vây! Viên anhtông quat chi la môt thi ao giac.Chung ta không thê biêt đươctoan thê lich sư nhân loai, chăcla trươc Sumer[7] va Ai Câp đa

co nhưng nên văn minh khac.Chung ta chi mơi khai quât cacdi tich hôi gân đây! Chung taphai lam viêc băng nhưng kiênthưc cuc bô, không tron ven, vachung ta chi tam thơi phongđoan thôi, vê sư hoc cung nhưvê khoa hoc, chinh tri hoc, phaithân trong đưng tin cac quy tăc,cac đinh thưc, bât ky đinh thưcnao. “Lich sư bât châp cai thamvong cua ta muôn dôn dong lichsư vao nhưng đương vach săncua luân ly, no thoat ra khoi

nhưng quy nap khai quat cua ta,no pha tan nhưng quy tăc cuata, no ky cuc lăm”. Chưa biêtchưng, trong nhưng giơi han đo,chung ta lai hoc đươc cua lichsư tam đu đê kiên nhân chiuđưng đươc thưc tai va tôn trongnhưng ao tương cua nhau.

Con ngươi la môt khoanhkhăc trong thơi gian của cáctinh tú, một khách qua đườngtrên địa cầu, một bào tử củachủng loại, một miêu duệ củanòi giống, một phức hợp gồm

thể xác và tinh thần, một phầntử của một gia đình và một cộngđồng, một tín đồ hay một kẻhoài nghi, một đơn vị kinh tế vàcó lẽ là công dân một quốc giahoặc là binh sĩ trong một quânđội nữa. Vậy thì chúng ta cóthể lần lượt đứng về phươngdiện thiên văn, địa chất, địa lí,sinh ly, nhân chủng, tâm lí, luânlí, tôn giáo, kinh tế, chính trị vàchiến tranh, mà tự hỏi lịch sử vềmỗi phương diện đó, dạy chochúng ta biết được những gì về

bản thể, thái độ và tương lai củacon người. Đem cả trăm thế kỷlịch sử mà gom lại trong mộttrăm trang kết luận liều lĩnh, thìquả là một việc làm bấp bênh vàđiên khung! Nhưng chung tôicung lam thư xem.

CHƯƠNG II: LICH SỬ VATRAI ĐẤT

Lịch sử có tính cách mơ hồ(khó định nghĩa cho đúngđược), nhưng nếu chúng ta chonó là sự diễn tiến của các biếncố đã qua và sự ghi lại các biếncố ấy thì lịch sử của nhân loạichỉ là một khoảnh khắc trongkhông gian, và bài học đầu tiêncủa lịch sử là ta nên khiêm tốn.Bất cứ lúc nào, một ngôi saochổi cũng có thể đến quá gần

địa cầu nhỏ bé của chúng ta,làm cho nó đảo lộn, lôi cuốn nóvào một quy đạo vô trật tự màtừ người đến rệ, rận đều tanthành khói hết: Hoặc một mảnhtrời rực rỡ có thể văng ra - có lẽhành tinh của chúng ta cũng đãtừ mặt trời văng ra mới gần đây,so với thời gian vô biên - và rớtxuống đầu chúng ta một cáchkhủng khiếp, làm tiêu tan hếtmọi nỗi đau khổ của nhân loại.

Trên đường đời chúng tachấp nhận những sự có thể xảy

ra được đó và mượn lời củaPascal để thách thức vũ trụ:“Ngay cả khi vũ trụ đè bẹp conngười, con người vẫn cao cảhơn vũ trụ vì con người biếtrằng mình đang chết, còn vũ trụđâu có biết đến chiến thắng củanó”[8].

Lịch sử lệ thuộc vào địa chấthọc. Ngày nào biển cũng lấnvào đất hoặc đất cũng lấn rabiển ở một nơi nào đó, nhữngthành phố chìm sâu dưới lànnước và những giáo đường ở

đáy biển vẫn tiếp tục vangnhững hồi chuông thê thảm.Núi mọc lên và sụp đổ theonhịp điệu của đất trồi đất lở,sông dâng lên và làm ngập lụt,hoặc cạn đi, hoặc đổi dòng,thung lũng trở thành sa mạc, vàeo đất biến thành eo biển. Dướicon mắt địa chất gia, tất cả bềmặt trái đất chỉ là một dịch thể(chất lỏng) người ta di chuyểntrên đó một cách kém an toàncũng như thánh Pierre lướt trênsóng mà đi đến chúa Ki Tô.

Khí hậu không còn nhồi nặnchúng ta như Montesquieu[9] vàBuckle đã nói, nhưng vẫn còngiới hạn chúng ta. Oc tinh xảocủa con người thường vượt quanhững trở ngại địa chất: Conngười có thể đưa nước vào samạc hoặc điều hòa không khícả trong sa mạc Sahara, conngười có thể san bằng hoặcvượt qua núi, hoặc xẻ đồi thànhtừng bực để trồng nho, conngười có thể xây dựng cả mộtthành phố nổi để qua đại

dương, hoặc chế tạo cả nhữngcon chim khổng lồ để bay trêntrời. Nhưng một trận cuồngphong có thể tàn phá trong mộtgiờ một thành phố mất côngxây cất hằng thế ky, một băngđảo có thể lật đổ hoặc phá vỡmột lâu đài nổi và đưa hằngngàn du khách xuống đáy biển.Chỉ cần thiếu mưa là cả mộtnền văn minh bị chôn vùi dướicát, như ở trung bộ A châu; chỉcần mưa tầm tã là cả một nềnvăn minh sẽ bị chết nghẹt trong

rừng già như ở Trung Mĩ. Nhiệtđộ trung bình ở các miền trùmật hiện tại chỉ cần lên haimươi độ[10] là chúng ta sẽ lâmvào cảnh u mê man dại. Trongkhí hậu bán nhiệt đới, một nướccó nửa tỷ người có thể sinh sôinhư kiến nhưng sức nóng tànhại có thể khiến họ luôn luôn bịcác toán dân hiếu chiến ởnhững vùng khí hậu lành mạnhhơn chinh phục.

Qua nhiều thế hệ con ngườiđã càng ngày càng chế được

trái đất, nhưng rồi con ngườicũng sẽ chỉ là một nắm xươngkhô trong lòng đất.

Địa lý học là khuôn đúc,đồng thời cũng là mẹ nuôi và kẻtrừng phạt lịch sử. Sông hồ, ốcđảo và đại dương thu hút ngườitới sinh cơ lập nghiệp ở ven bờ,vì nước là mạch sống của cơthể và của thành phố, và cungcấp nhưng đường vận tải vàmậu dịch ít tốn kém. Ai Cập là“tặng vật của sông Nil”, và vùngMésopotamie đã xây dựng biết

bao nền văn minh kế tiếp “giữahai dòng sông”[11] và dọc theocác chi nhánh. Ân Độ là con đẻcủa sông Indus, sôngBrahmapoutre và sông Gange.Trung Hoa sống được mà cũngđiêu đứng vì các con sônglớn[12] thường đi lang thang (nhưchúng ta) ra khỏi lòng sông,đưa phù sa mầu mỡ vào miềnlân cận. Y Đại Lợi đã tô điểmcho các thung lũng sông Tibre,sông Amo và sông Po. Nước Aophát triển dọc sông Danube,

Đức dọc theo sông Elbe và sôngRhin, Pháp dọc theo sôngRhône, sông Loire và sôngSeine. Petra và Palmyre đượccác ốc đảo trong sa mạc nuôidưỡng.

Khi dân Hi Lạp trở nên quáđông, họ lập nghiệp ven bờ ĐịaTrung Hải “như ếch ở ven bờao”[13] và dọc theo Pont Euxintức Hắc Hải. Suốt trong 2000năm - từ trận Salamine (180trước T.L.) tới trận đại bại củahạm đội bách chiến bách thắng

Y Pha Nho (1588)[14] - bờ bểphía bắc và phía nam ĐịaTrung Hải là những trung tâmtranh giành ngôi thứ của dân datrắng. Nhưng từ năm 1492 trởđi, các cuộc hành trình củaColomb và Vasco de Gama đãkhuyến khích người ta mạohiểm vượt đại dương, do đómiền Địa Trung Hải mất địa vịbá chủ: Gênes, Pise, Florence,Venise suy tàn, thời đại Phụchưng (ở châu Âu) mai một, cácquốc gia ven bờ Đại Tây dương

trở nên thịnh vượng và sau hếtgiành quyền bá chủ trên khắpnửa thế giới. Khoảng năm1730, George Berkeley đã viết:“Đế quốc có khuynh hướngbành trướng về phương tây”. Sựbành trướng đó có sẽ tiếp tụcbăng qua Thái Bình dương, dunhập những ky thuật, ky nghệvà thương mại Âu châu và Mỹchâu vào Trung Hoa, như đãtừng vào Nhật trước kia[15]

không? Dân số rất đông củaphương Đông biết lợi dụng nền

kĩ thuật mới nhất của phươngTây có sẽ gây nên sự suy tàncủa phương Tây không?

Sự phát triển của thuật phihành cũng sẽ lại làm thay đổibản đồ của nền văn minh. Càngngày các đường mậu dịch trênsông và biển sẽ càng ít đi, hànghóa sẽ càng được đưa thẳng tớinơi bằng máy bay. Các nướcnhư Anh, Pháp, sẽ mất ưu thếthương mại do hình thể bờ biểnthuận lợi, các nước như Nga,Trung Hoa và Ba Tây, tới nay

bị trở ngại vì diện tích quá lớnmà lại ít bờ biển, sẽ đỡ bị thiệtthòi một phần nào nhờ dùngđường hàng không. Các thànhphố ven bờ biển sẽ giảm bớtnguồn lợi tức vì việc chuyểnhàng từ tàu thủy lên xe lửa hoặctừ xe lửa xuống tàu thủy thật làbất tiện. Khi nào đường biển đãnhường bước cho đường hàngkhông trên lãnh vực vận tải vàchiến tranh thì chúng ta sẽ đượcchứng kiến một trong nhữngcuộc cách mạng lớn lao của lịch

sử.Anh hương của các yếu tố

địa ly giảm dần theo sự trưởngthành của kỹ thuật. Địa thế vàvị trí của một vùng có thể thuậnlợi cho nông nghiệp, khai tháchầm mỏ hoặc thương mại,nhưng chỉ có trí tưởng tượng vàóc sáng kiến của người lãnh đạovà sự cần cù của kẻ được lãnhđạo mới có thể biến những tiềmnăng thành thực tại, và chỉ cósự phối hợp các sức mạnh đó(óc sáng kiến và sự cần cù) như

ở Do Thái hiện nay mới có thểkhiến một nền văn hóa vượt quabao trở ngại để thành hình.Chính người, chứ không phảitrái đất, mới tạo ra văn minh.

CHƯƠNG III: SINH VẬTHỌC LỊCH SỬ

Lịch sử chỉ là một phần nhỏcủa sinh vật học: Cuộc đời conngười chỉ là một trong vô số cácbiến hóa của các sinh vật trênđất và dưới bể. Đôi khi đi thơthẩn một mình trong rừng vàomột ngày mùa hạ, ta nhìn hoặcnghe thấy sự di động của hằngtrăm loài bay, nhảy, bò hoặcchui rúc dưới đất. Chúng giậtmình chạy đi khi thấy ta đến.

Con thì trốn trong cành lá bụicây, con thì lặn dưới suối, conthì bay vút lên không. Bỗngnhiên ta cảm thấy mình chỉthuộc vào một thiểu số luônluôn sống trong đe dọa trên tráiđất vô tình này, và đi bên cạnhnhững loài ấy, mình đã làm náođộng nơi chúng ở trong giây lát,chắc chúng cũng bực mình lắm.Lúc đó, tất cả những thành tíchvẻ vang của con người đều trởvề cái vị trí tầm thường tronglịch sử và sự biến hóa của một

cuộc sống muôn hình vạn trạng.Tất cả các sự cạnh tranh kinhtế, tranh giành trai gái, sự đóikhát yêu thương, buồn khổ vàchinh chiến của chúng ta, tất cảcó khác gì những cuộc săn mồi,giao cấu, chiến đấu và đau khổđang âm thầm diễn ra dưới thâncây đổ, chiếc lá rụng, dướinước hoặc trên cành kia không?

Do đó, các định luật sinh lýlà bài học căn bản của lịch sử.Chúng ta phải chịu những diễntrình thử thách của tiến hóa,

phải chịu sự cạnh tranh để tồntại, ưu thắng liệt bại. Sở dĩ mộtsố người chúng ta bề ngoài cóvẻ thoát khỏi luật đào thải tựnhiên tàn khốc đó là nhờ đoànthể đã che chở cho chúng ta,nhưng chính đoàn thể đã phảiđương đầu với những thử tháchđó để tồn tại

Do đó có bài học đầu tiênnày của lịch sử: Đời là mộtcuộc cạnh tranh. Cạnh tranhkhông phải chỉ là việc làm ănmà là việc sinh tử. Cuộc cạnh

tranh đó ôn hòa khi có nhiềuthức ăn, và trở nên tàn bạo khisố miệng ăn nhiều hơn thức ăn.Các loài vật ăn sống nuốt tươilẫn nhau mà không biết ân hậngì cả, còn con người văn minhthì thủ tiêu nhau một cách hợppháp. Sự hợp tác quả thật cóđấy, và gia tăng theo sự pháttriển xã hội đấy, nhưng phầnlớn chính vì nó là một công cụvà hình thức cạnh tranh. Chúngta hợp tác trong đoàn thể củachúng ta, trong gia đình, xã hội,

hội ái hữu, giáo hội, đảng,chủng tộc hoặc quốc gia củachúng ta, để làm tăng cường tưthế cạnh tranh của tập thểchống với các tập thể khác. Tậpthể cũng như cá nhân, khi cạnhtranh thì đều tham lam, hiếuchiến, thiên vị và kiêu căng.Quốc gia gồm nhiều người nhưchúng ta, nên chúng ta ra saothì quốc gia cũng vậy. Chỉ kháclà bản chất của quốc gia đậmhơn, rõ rệt hơn, và cái thiện cáiác của quốc gia cũng lớn hơn

của cá nhân rất nhiều. Chúng tatham lam, hay gây lộn bởi vìtrong huyết quản còn dòng máucủa ngàn thế hệ đã phải sănđuổi, chiến đấu, giết chóc đểsinh tồn, và đã phải ăn đếnphình bụng ra vì sợ còn lâu mớikiếm được con mồi khác. Chiếntranh là cách săn mồi để ăn củamột quốc gia. Nó tạo ra sựđoàn kết chính vì nó là hìnhthức cạnh tranh tối cao. Khinào các quốc gia chưa trở nênthành phần của một tập thể lớn

hơn và được tập thể che chởhữu hiệu thì chúng còn tiếp tụchành động như cá nhân và giađình trong thời kì săn mồi.

Đây là bài học sinh lý thứ haicủa lịch sử: Đời là một cuộcđào thải. Trong sự cạnh tranhđể có thức ăn, thỏa mãn tínhdục hoặc có quyền hành, mộtsố sinh vật thành công, một sốthất bại. Trong cuộc đấu tranhđể sinh tồn, một số người đượctrang bị kĩ hơn các người khác.Vì tạo hóa (ở đây có nghĩa là

toàn bộ thực tại và các diễntrình của nó) chưa đọc kỹ bảnTuyên ngôn Độc lập của HoaKỳ hoặc Tuyên ngôn Nhânquyền của Cách mạng Pháp,nên sinh ra chúng ta đã khôngtự do, bình đẳng: Ta phải chịunhững di truyền về thể xác vàtinh thần, chịu sự chi phối củatập quán cùng truyền thống củatập thể, mỗi người một khác vềsức khỏe, sức mạnh, khả năngtinh thần và tính khí. Tạo hóathích dùng sự dị biệt đó làm

chất liệu cần thiết cho sự đàothải và tiến hóa. Ngay cả anhem sánh đôi cũng khác nhau rấtnhiều, và không có hai hạt đậunào hoàn toàn giống nhau cả.

Sự bất bình đẳng khôngnhững chỉ tự nhiên và bẩm sinhmà còn gia tăng cùng với sựphức tạp của nền văn minh. Sựbất bình đẳng vì di truyền gâynên sự bất bình đẳng nhân tạotrong xã hội. Bất cứ một phátminh hoặc khám phá nào cũngđều do những cá nhân xuất sắc

tạo ra và lợi dụng khiến chongười khỏe lại khỏe thêm và kẻyếu hóa ra yếu hơn. Phát triểnkinh tế gây ra sự chuyên mônhóa các chức vụ, dị biệt hóakhả năng, do đó mà có kẻ quínđối với tập thể. Nếu biết rất kĩcác người đồng loại thì chúng tacó thể chọn ba mươi phần trămsố người mà khả năng gom lạicũng nhiều bằng tất cả số bảychục phần trăm kia. Cuộc sốngvà lịch sử đã lựa chọn, đào thảinhư vậy đấy, sự bất công vĩ đại

đó làm cho ta nhớ tới ThượngĐế của Calvin[16].

Tạo hóa mỉm cười chế nhạosự phối hợp giữa tự do và bìnhđẳng trong thế giới không tưởngcủa chúng ta. Bởi vì tự do vàbình đẳng vĩnh viễn là hai kẻthù không đội trời chung. Khicái này mạnh thì cái kia phảichết. Cho con người được tự dothì sự bất bình đẳng tự nhiêngiữa họ với nhau sẽ gia tăngtheo cấp số nhân, như đã xảy ratại Anh và Mỹ vào thời kỳ tự do

kinh doanh ở thế kỉ mười chín.Muốn chặn bớt sự bất bìnhđẳng thì phải hy sinh tự do, nhưở Nga sau 1917. Ngay cả khi bịkiềm chế, sự bất bình đẳng vẫncứ gia tăng. Chỉ những người ởdưới mức trung bình về khảnăng kinh tế mới muốn có bìnhđẳng. Những người nào cảmthấy tài giỏi thì lại muốn tự do.Rốt cuộc hạng tài năng thườngđược toại nguyện. Xét vềphương diện sinh lí, những quanniệm không tưởng về bình đẳng

không thể nào đứng vững được.Và các nhà hiền triết đầy hảo ýchỉ có thể ước ao được một tìnhtrạng gần như bình đẳng vềpháp luật và giáo dục thôi. Mộtxã hội trong đó mọi khả năngtiềm tàng được tự do phát triểnvà hoạt động sẽ có ưu thế tồntại đối với các nhóm cạnh tranhkhác. Ngày nay (vì phương tiệngiao thông và truyền tin rất tiếnbộ) các quốc gia hóa ra gầnnhau hơn, tiếp xúc, xung độtnhau nhiều hơn, nên sự cạnh

tranh càng trở nên gay go hơn.Bài học sinh lí thứ ba của

lịch sử là: Cuộc sống phải sinhsản, tăng gia lên. Tạo hóakhông chấp nhận những cơ thể,biến trạng hoặc tập thể khôngbiết sinh sôi nảy nở. Tạo hóađòi hỏi phải có nhiều về lượngrồi mới lựa chọn về phẩm. Tạohóa thích những đàn con đôngvà say mê những cuộc đấutranh để giành sự sống còn chomột số ít kẻ mạnh. Tạo hóachắc hẳn phải hài lòng được

chứng kiến hằng ngàn tinh trùngđua nhau vượt lên để gieo tinhcho một cái noãn. Tạo hóa chútrọng đến chủng loại nhiều hơnlà cơ thể và cũng không cầnphân biệt giữa văn minh và mọirợ. Tạo hóa không cần biết rằngsinh suất cao thường đi đôi vớimột nền văn minh thấp và sinhsuất thấp thường đi đôi với mộtnền văn minh cao, và Tạo hóa(hiểu theo nghĩa toàn thể cácdiễn trình sinh nở, biến thể,cạnh tranh, đào thải và sinh tồn)

lại còn cố tình để cho các quốcgia có sinh suất thấp lâu lâu đềuđều bị chinh phạt bởi các tậpthể khỏe mạnh và sinh sảnnhiều hơn. Dưới thời César,dân xứ Gaule chống lại đượcvới dân Đức nhờ các đạo quânLa Mã, và ngày nay. [Pháp]chống lại được Đức nhờ cácđạo quân Anh, Mĩ. Khi La Mãsuy tàn, dân Franc từ Đức kéosang và biến xứ Gaule thànhnước Pháp. Giả sử Anh và Mĩlại suy tàn (như La Mã) thì

nước Pháp với số gần nhưkhông thay đổi trong suốt thể kỉXIX, có thể lại bị chinh phục.

Nếu loài người trở nên đôngquá không kiếm đủ thức ăn thìTạo hóa có ba cách để lập lạithế quân bình: nạn đói, bệnhdịch và chiến tranh. Trong tácphẩm nổi danh Luận về Dân số(1798) Thomas Malthus chorằng nếu không có những sựkiềm chế định kì đó thì sinhsuất sẽ cao hơn tử suất đến nỗisố miệng ăn gia tăng sẽ lấn át

cả số gia tăng thực phẩm. Tuylà một nhà tu và một người cóthiện ý, nhưng Malthus chorằng cấp phát tiền và phẩm vậtcứu trợ cho người nghèo làkhuyến khích họ sinh đẻ bừabãi, và do đó, làm cho vấn đềthêm trầm trọng. Trong lần xuấtbản thứ nhì (1803) ông cònkhuyên nên tiết chế giao hợptrừ khi muốn sinh sản, nhưngông lại không chấp nhận cácphương pháp kiểm soát sinh đẻkhác. Biết rằng lời khuyên

thánh đức này khó được chấpnhận, nên ông tiên đoán là sựquân bình giữa số miệng ăn vàsố thức ăn trong tương lai sẽđược duy trì bằng nạn đói, bệnhdịch và chiến tranh như đã từngxảy ra trong quá khứ.

Những tiến bộ về kĩ thuậtcanh tác và cách ngừa thaitrong thể kỉ XIX có vẻ đã bácbỏ lập luận của Malthus: tạiAnh, Hoa Kì, Đức và Pháp, sốcung thực phẩm đã theo kịp đàsinh sản, và mức sinh hoạt cao

đã trì hoãn tuổi thành hôn, giảmsố con trong gia đình. Có thêmngười ăn thì cũng có thêmngười sản xuất: những bàn taymới đã khai thác đất nước đểcó thêm thực phẩm. Mới đây,Gia Nã Đại và Hoa Kì đã xuấtcảng hằng triệu giạ lúa mì màtrong nước lại không bị nạn đóivà bệnh dịch. Đó là câu trả lờiMalthus sống động nhất. Nếuáp dụng kiến thức canh tác hiệnnay khắp mọi nơi thì trái đất cóthể nuôi sống một dân, số đông

gấp đôi số hiện tại.Lẽ dĩ nhiên Malthus sẽ trả lời

là giải pháp này chỉ làm trì hoãncơn đại họa. Đất màu mỡ cógiới hạn, chẳng sớm thì muộncác tiến bộ về kĩ thuật canh táccũng mất hiệu lực vì số sanhnhiều hơn số tử. Trong khi đó ytế, vệ sinh và các công cuộccứu trợ làm luật đào thải trởnên vô hiệu, khiến cho kẻ yếusống sót để sinh thêm ra kẻ yếukhác. Để trả lời lập luận này,người ta hi vọng rằng các tiến

triển trong lĩnh vực kĩ nghệ, đôthị hóa, giáo dục, và mức sinhhoạt tại các nước hiện nay đanglà mối đe dọa cho thế giới vìquá đông dân cư, có lẽ sẽ đưatới hậu quả làm giảm sinh suấtnhư đã xảy ra tại Bắc Mĩ và ÂuChâu. Cho tới khi đạt đượcmức bình quân giữa sản xuất vàsinh sản, thì vì lí do nhân đạo,ta nên khuyến cáo việc phổbiến các kiến thức và phươngpháp ngừa thai. Theo lẽ thường,sự sinh con đẻ cái phải là đặc

quyền của những người khỏemạnh chứ không phải là phósản của sự kích thích tính dục.

Có bằng chứng nào cho thấykiểm soát sinh đẻ sẽ làm chonòi giống suy nhược không?Chắc là các người thông minhđã hạn chế sinh đẻ nhiều hơnngười thường và cơ trong mỗithế hệ, sức sinh sản quá mứccủa những người kém hiểu biếtđã làm cho nỗ lực của các nhàgiáo dục hóa ra công dã tràng.Nhưng cái chúng ta gọi là óc

thông minh phần lớn do kết quảcủa giáo dục, cơ hội và kinhnghiệm mỗi cá nhân, và khôngcó bằng chứng nào cho thấy trítuệ đã luyện được đó sẽ ditruyền cho con cái. Ngay cảcon các tiến sĩ cũng phải đượcgiáo dục, phải trải qua những lỗilầm và những cơn khủng hoảngvề giáo điều, về niềm tin củatuổi trưởng thành. Chúng takhông thể nói là có bao nhiêukhả năng hoặc thiên tài tiềm ẩntrong nhiễm sắc thể của những

người nghèo sống chật vật vàthiếu thốn. Về sinh lí, sức mạnhvề thể xác lúc sơ sinh có thể qúihơn dòng dõi trí thức.Nietzsche cho rằng dòng giốngtốt nhất tại Đức ở trong huyếtquản của nông dân. Các triếtgia không phải là vật liệu tốtnhất để giữ cho nòi giống sinhsôi nảy nở.

Hạn chế sinh đẻ đã dự mộtphần trong lịch sử của Hi Lạpvà La Mã. Thật là một chuyệnbuồn cười khi thấy César (năm

59 trước TL) thưởng cho ngườidân La Mã nào đông con vàcấm những đàn bà hiếm hoi đikiệu hoặc đeo đồ trang sức.Khoảng bốn chục năm sau,Auguste lại áp dụng chiến thuậtấy nhưng cũng bất lực. Hạn chếsinh đẻ tiếp tục lan tràn tronggiới thượng lưu, trong khi đódân di cư gốc Đức ở phươngBắc, dân Hi Lạp hoặc TrungĐông thay đổi dần thành phầndân số Ý. Rất có thể sự thayđổi chủng tộc này đã làm giảm

khả năng và ý chí của dânchúng ngăn chặn ngoại xâm vàchống lại sự bất lực của chínhquyền.

Tại Mỹ, sinh suất thấp củadân gốc Anglosaxon đã làmgiảm quyền hành kinh tế vàchính trị của họ. Trong khi đósinh suất cao hơn của các giađình theo đạo Ki Tô cho thấycó lẽ vào năm 2000, Giáo hộiKi Tô sẽ là lực lượng mạnhnhất trong các chính phủ liênbang, cũng như tiểu bang và thị

xã. Một diễn trình tương tựcũng đang giúp đạo Ki Tô phụchồi tại Pháp, Thụy Sĩ và Đức.Quê hương của Voltaire, Calvinvà Luther chẳng bao lâu nữa cóthể trở về vùng ảnh hưởng củaGiáo hoàng. Thế là sinh suấtcũng như chiến tranh, có thểđịnh đoạt số mệnh của cáckhoa thần học. Năm 732, nếuHồi giáo không đại bại ởTours[17] thì kinh Coran đã thaythế kinh Thánh tại Pháp và YPha Nho rồi, ngày nay cũng

vậy, ưu thế về tổ chức, kĩ thuật,tinh thần, đức tin và sức sinhsản của dân Ki Tô giáo có thểtiêu diệt cả cuộc Cải Cách Thệphản (Tin Lành) và công trìnhkhai hóa của Pháp. Lịch sử quảlà nhà hài hước độc đáo.

CHƯƠNG IV: NÒI GIỐNGVÀ LỊCH SỬ

Trên địa cầu có khoảng hai tỉngười da màu và chín trăm triệungười da trắng. Nhưng có nhiềukẻ da trắng[] mừng lắm khi bátước Joseph Arthur dễGobineau trong cuốn Luận vềsự bất bình đẳng giữa các giốngngười (1855-1958), bảo rằngnhân loại gồm nhiều nòi giốngkhác nhau về di truyền từ cơthể tới khả năng tinh thần và

tính nết, và chỉ có mỗi mộtgiống người, giống “aryen” làbản chất cao quí hơn các giốngkhác.

Cái gì vĩ đại, cao thượng,phong phú trong công trình củaloài người về khoa học, nghệthuật, văn minh, đều do mộtkhởi điểm duy nhất, đều từ mộtphôi chủng phát ra…, chỉ thuộcvề mỗi một nòi giống mà cácchi đã ngư trị trên hết thảy cácxứ văn minh trong vũ trụ… Lịchsử cho ta thấy rằng mọi nền văn

minh đều phát sinh từ giống datrắng, không một nền văn minhnào không được giống đó giúpđỡ mà có thể tồn tại được, vàmột xã hội có còn giữ đượcdòng máu của tập thể caothượng đã tạo ra nó thì mới cònlớn lao và rực rỡ.

Theo Gobineau, những hoàncảnh thuận lợi không đủ giảithích sự phát sinh của một nềnvăn minh, vì những hoàn cảnhtương tự (chẳng hạn nhữngdòng sông có phù sa làm cho

đồng ruộng phì nhiêu) đã tướinhuần các nền văn minh Ai Cậpvà Cận Đông, lại không tạođược một nền văn minh nàocho giống người da đỏ ở BắcMĩ mặc dầu họ sống trên mộtmiền đất cát màu mỡ, dọc theonhững dòng sông đẹp đẽ. Cácchế độ cũng vậy, không tạo rađược văn minh, vì văn minhphát sinh trong những chế độkhác nhau, có khi trái ngượcnhau nữa, chẳng hạn chế độquân chủ ở Ai Cập và chế độ

“dân chủ” ở Athènes. Sự sinhtrưởng, thịnh, suy rồi tàn củamột nền văn minh tùy thuộcnhững đặc tính di truyền củanòi giống. Sự degeneration(thoái hóa) của một nền vănminh, theo đúng nghĩa gốc củachữ là sự suy nhược của cáigenus (chủng loại), dòng dõihay nòi giống. “Các dân tộc chỉthoái hóa vì dòng máu của họ bịpha với dòng máu các dân tộchọ đã chiến thắng”, thườngthường là do các hôn nhân giữa

một nòi giống mạnh và nhữngnòi giống bị xâm lăng. Do đómà người da trắng ở Huê Kì vàGia Nã Đại (không kết hôn vớingười da đỏ) mới phú cường,văn minh hơn người da trắng ởChâu Mĩ La tinh (kết hôn vớingười da đỏ). Chỉ bọn con cháusuy đồi của những tạp chủng đómới nói tới sự bình đẳng giữacác giống người hoặc nghĩ rằng“tứ hải giai huynh đệ”. Trái lạinhững người và những dân tộcmạnh nhận thức được nòi giống

của mình và tự nhiên chống lạicác cuộc hôn nhân với giốngngười khác.

Năm 1899, Houston StewartChamberlain, một người Anhcoi nước Đức là tổ quốc củamình, xuất bản cuốn DieGrundlagen des neunzchntenJahrhunderts diễn tảng của thếkỉ XIX), trong đó ông ta rángchứng minh rằng giống ngườicó óc sáng tạo không phải làtoàn thể giống Aryen mà chỉgồm riêng giống Teuton [19]. Lịch

sử thực sự bắt đầu từ khi bàntay mạnh mẽ của người NhậtNhĩ Mãn chiếm lấy di sản thờithượng cổ để lại”: TheoChamberlain thì khuôn mặt củaDante[20] có những nét đặc biệtcủa giống Nhật Nhĩ Mãn, ông tacũng nhận ra được giọng NhậtNhĩ Mãn trong thư của thánhPhút gởi dân xứ Galatie, và tuykhông xác nhận rằng chúa KiTô là một người Nhật Nhĩ Mãn,nhưng ông quả quyết rằng “kẻnào bảo chúa Ki Tô gốc Do

Thái thì “phi ngu tắc vu”(không ngu xuẩn cũng giandối). Các văn sĩ Đức nhã nhặnquá nên không cãi lại vị kháchkiều cư của họ: Treitschke vàBernhardi bảo người Đức làdân tộc lớn nhất thời cận đại,Wagner đem thuyết đó phổ vàonhạc, Alfređ Rosenberg chodòng máu và đất đai Nhật NhĩMãn là “truyền kì gợi hứng củathế kỉ XX”, sau cùng AdolfHitier, dựa vào lí thuyết căn bảnđó mà lôi cuốn dân Đức trong

cuộc diệt chủng tộc Do Thái vàxâm chiếm châu Âu.

Trong cuốn The Passing ofthe Great Race 1916 một ngườiMĩ, ông Madison Grant bảo chỉcó mỗi một chi nhánh Aryen,mà ông gọi là “chi nhánh bắc” -gồm những dân tộc Scandinave,Scythe, Nhật Nhĩ Mãn ở miềnBaltique, Anh và MĩAnglosaxon[21] - là tạo nền vănminh. Những giống người tócvàng, mắt xanh dương, quen vớimùa đông lạnh gắt ấy đã tràn

qua Nga, miền Balkan màxuống chiếm miền Nam biếngnhác, u mê, và cuộc xâm lăngđó đánh dấu buổi bình minhcủa lịch sử. Cũng vẫn theoGrant, giống Sace (Scythe?)chiếm ấn Độ, tạo ra tiếng Phạn,mà người ta gọi là “tiếng Ấn -Âu”, và thành lập chế độ tậpcấp (caste) để dòng máu khỏilai các giống thổ dân da đen.Giống Cimmérien vượt dãyCaucase và tràn qua Ba Tư,giống Phrygien tràn qua Tiểu Á,

giống Acliéen và Dorien tràn vôHi Lạp và đảo Crète, giốngOmbrien và Osque tràn vô Ý.Giống Nordique (phương Bắc)ở đâu cũng là bọn mạo hiểm,hiếu chiến, có kỉ luật, họ ức chếcác giống người phương Nambiếng nhác và bất thường, họhợp chủng với giống Alpine [22],hậu quả là Sparte thắngAthènes trong chiến tranhPéloponnèse, và các dân tộcphương Bắc thuần chủng hơn ởMacédoine [phía Bắc Hi Lạp]

và ở La Mã thời Cộng Hòachiếm được Hi Lạp.

Tiếp theo là nhiều cuộc xâmlăng khác của giống phươngBắc, xuất phát từ Scandinavievà Bắc Germanie: Các giốngGom và Vandale chiếm trọn đếquốc La Mã, các giống Ang levà Saxon chiếm xứ Anh và đặtcho nó một tên mới, giốngFranc chiếm xứ Gaule và xứnày mang tên của họ [Francetức Pháp: xứ của người Franc].Sau đó, các giống Normand,

Nordique lại chiếm Pháp, Anh,đảo Sicile. Giống Lombard râudài và giống Nordique vô Ý,hợp chủng với nhau làm choMilan và Florence thêm sinh khínhờ đó mà có thời kì Phụchưng ở Ý. Giống Varange,giống Nordique chiếm Nga vàthống trị Nga cho tới năm 1917.Giống Anh và giống Nordiquekhai thác châu Mĩ và châu ÚmẤn Độ, và dựng đồn canh ởkhắp các hải cảng lớn của châuÁ.

Grant than thở rằng ngày naygiống người phương Bắc đóđương mất ưu thế. Ở Pháp, nóđã hỏng chân từ năm 1789, nhưCamille Desmoullns tuyên bốtrong các quán cà phê, cuộcCách mạng 1789 là cuộc nổiloạn của giống thổ dân Gaulois(tức người Alpin) chống lạigiống Franc Teuton (gốc Đức)đã thống trị họ dưới trào Clovisvà Charlemagne. Thập tự chiến,chiến tranh Ba mươi năm, cácchiến tranh của Napoléon và

thế chiến thứ nhất đã làm chogiống Nordique kiệt quệ, từ naynó suy nhược quá rồi, khôngchống lại nổi sinh suất cao hơncủa các dân tộc Alpin và ĐịaTrung Hải ở Âu cũng như ở Mĩ.Theo lời dự đoán của Grant thìvào khoảng năm 2000, giốngNordique đã mất ưu thế rồi, vàsự suy đồi của họ sẽ làm chovăn minh phương Tây tiêu diệttrong một cảnh dã man mới,xuất hiện khắp nơi, từ trongcũng như từ ngoài. Nhưng ông

sáng suốt nhận rằng “giống ĐịaTrung Hải” mặc dầu sinh lựckém giống Nordique (phươngBắc) và giống Alpin, lại hơn vềphương diện trí tuệ và nghệthuật, nhờ giống đó nên mới cóthời cổ đại ở Hi Lạp và La Mã,tuy một phần lớn cũng do họhợp chủng với giống phươngBắc.

Ai cũng nhận thấy được mộtsố nhược điểm của thuyếtchủng tộc. Một học giả TrungHoa sẽ nhắc nhở chúng ta rằng

dân tộc ông đã tạo được nềnvăn minh lâu bền nhất trong lịchsử - các nhà chính trị, nhà phátminh, nghệ sĩ, thi sĩ, khoa họcgia, triết gia, thánh hiền, từ2000 năm trước Tây lịch tớinay. Một học giả Mễ Tây Cơ sẽchỉ cho ta những công trìnhkiến trúc uy nghi của ngườiMaya, người Aztèque và ngườiInca ở Mĩ châu từ thờiChristophe Colombo chưa đặtchân lên xứ họ. Một học giả ẤnĐộ tuy nhận rằng giống người

Aryen đã xâm nhập Bắc Ấnkhoảng mười sáu thế kỉ trướcTây lịch, nhưng sẽ nhắc chúngta rằng dân tộc Dravidien dađen ở Nam Ấn đã sản xuấtđược nhiều đại kiến trúc sư vànhiều thi hào, những đền ởMadras, Madoura vàTrichinopoll là những kiến trúcđẹp nhất thế giới. Tháp điệnAngkor Vat của người Khmerlại còn làm cho ta kinh dị hơnnữa. Lịch sử không biết tới màuda, và một nền văn minh có thể

phát triển ở bất cứ nơi nào miễnlà có đủ hoàn cảnh thuận lợi.

Dù chỉ giới hạn thuyết chủngtộc về các giống người da trắngthôi thì vẫn còn nhiều điểm khógiải thích: Giống Sémite sẽ nhắcchúng ta những nền văn minhcủa Babylone, Assyrie, Syrie,Palestine, Phénicie, Carthage vàHồi giáo. Người Do Thái đãtặng châu Âu Thánh kinh và KiTô giáo, tặng Mahomet mộtphần quan trọng của kinhCoran[23]. Còn người Hồi giáo

thì có thể kê một loạt vua chúa,nghệ sĩ, thi sĩ, nhà bác học, triếtgia đã chinh phục và tô điểmmột phần thế giới da trắng từBagdad tới Cordoue, trong khiTây Âu (vào khoảng từ 565 tới1095) còn đang mò mẫm giữathời đại Tối tăm

Văn minh cổ Ai Cập, Hi Lạpvà La Mã hiển nhiên là sảnphẩm của hoàn cảnh địa líthuận lợi và của sự phát triểnkinh tế, chính trị, hơn là của thểchất một chủng tộc, và trong

các nền văn minh đó, người tathấy nhiều nguồn gốc phươngĐông. Nghệ thuật và Vănchương Hi Lạp đã vay mượncủa Tiểu Á, Crète, Phénicie vàAi Cập. ở thiên niên kỉ thứ IItrước Tây lịch, nền văn minh HiLạp gọi là “văn minh ởMycènes”[24] phát sinh mộtphần từ nền văn minh ở Crète,mà nguồn gốc nền văn minhnày chắc là từ Tiểu Á. Khigiống Dorien “ở phương Bắc”vượt qua miền Balkan vào

khoảng 1.100 trước Tây lịch,họ tàn phá gần hết nền vănminh Hi Lạp cổ sơ đó, và mãinhiều thế kỉ sau, nền văn minhHi Lạp thời hữu sử mới xuấthiện với Lycurguen ở Sparte,Thalès ở Milet, Héraclite ởEphèse, Sapppho ở Lesbos vàSa lon ở Athènes. Từ thế kỉ thứVI trước Tây lịch, người Hi Lạptruyền bá văn hóa của họ theobờ Địa Trung hải ở Durazzo,Tarente, Crotone, Reggio deCalabre, Syracuse, Naples,

Nice, Monaco, Marseille,Malaga. Nền văn minh La Mãphát sinh từ các thị trấn thuộcHi Lạp ở Nam Ý, và cũng từnền văn hóa Étrusque mà nguồngốc có lẽ từ châu Á, rồi nền vănminh Tây Âu lại phát sinh từnền văn minh La Mã, và saucùng nền văn minh Bắc, NamMĩ phát sinh từ nền văn minhTây Âu. Từ thế kỉ thứ III, cácgiống Celte, Teuton hoặc Á tànphá Ý và các nền văn minh cổđiển. Người ta có thể nói rằng

miền Nam tạo ra văn minh,miền Bắc thắng và tiêu diệt cácnền văn minh ấy, rồi vay mượncủa chúng để truyền bá chúng.Đại cương lịch sử là vậy.

Người ta đã thử đo tỉ lệ củabộ óc với mặt hoặc sức nặng,để giải thích sự liên hệ, giữa vănminh và chủng tộc, nhưng cũngchẳng làm sáng tỏ thêm vấn đề.Sở dĩ người da đen châu Phikhông tạo nên được nền vănminh lớn nào, có lẽ là vì nhữnghoàn cảnh và địa lí bất lợi: Thử

hỏi có “giống” da trắng nào ởhoàn cảnh như vậy mà làm hơnhọ được không? Và ta nên chúý đến điều này là trong trămnăm gần đây, mặc dầu gặp mọitrở ngại xã hội, nhiều người dađen ở Huê Kì đã thành côngrực rỡ trong nghề nghiệp, trongnghệ thuật và văn chương.

Sự thực trong lịch sử, nòigiống giữ vai trò khai đoan chứkhông kiến tạo nên văn minh.Nhiều giống người tới cùng mộtmiền vào những thời đại khác

nhau, hòa hợp huyết thống,truyền thống, tục lệ của nhau -hoặc hòa hợp với thổ dân -cũng như hai nguồn di thể (tinhchủng) tiếp xúc với nhau màsinh ra cái thai. Như vậy saumấy thế kỉ, sự pha trộn nòigiống ấy sản xuất được mộtgiống mới, có thể một dân tộcmới nữa, như người La Mã,Celte Angle, Saxon, Jute,Danois, Normand đã hỗn hợpvới nhau mà sinh nòi giốngAnh. Khi một giống mới đã

thành hình thì những biểu hiệnvăn hóa của họ không giốngmột dân tộc nào khác và tạonên một nền văn minh mới -mới về nét mặt, tính tình ngônngữ, văn chương, luân lí, nghệthuật. Không phải nòi giống tạonên văn minh, mà chính vănminh tạo nên con người: Nhữnghoàn cảnh địa lí, kinh tế, chínhtrị, tạo nên một nền văn hóa vànền văn hóa lại tạo nên mộtkiểu người. Người Anh tạo nênvăn minh Anh ít hơn văn minh

của họ ra ngoài quê hương họ,chẳng hạn khi họ ởTombouetou[25] mà cũng bận lễphục để ăn bữa tối, không phảilà họ tái tạo văn minh của họ ởnơi ấy đâu, mà chỉ chứng tỏrằng, ngay cả ở nơi ấy, vănminh của họ vẫn chế ngự họ.Lần lần những dị biệt về truyềnthống và nòi giống phải chịuthua ảnh hưởng của hoàn cảnh.Sống vài thế hệ ở miền nhiệt đớirồi, những người gốc gác ởphương Bắc theo tính tình

người phương Nam, và nhữngđứa cháu hai đời của nhữngngười đã rời miền Nam nhànnhã [để lên phương Bắc], lạitheo cái nhịp sống, suy nghĩmau lẹ hơn mà họ thấy ởphương Bắc.

Theo quan điểm ấy thì nềnvăn minh Huê Kì hiện còn ởgiai đoạn hợp chủng. Từ 1700đến 1848, những người da trắngsống ở phía bắc miền Flondehầu hết là người Anglo-saxon,và văn học của họ như một

bông hoa của nước Anh cổtrồng trên đất nước Anh mới(New England)[26]. Từ năm1848, Huê Kì mở cửa tiếp đónmọi người da trắng bất kì gốcgác ở đâu, và một cuộc hợpchủng mới lại bắt đầu, tới nayvẫn chưa hết, có lẽ vài thế kỉnữa mới hết. Khi nào sự hợpchủng đó tạo nên một giốngngười thuần nhất, có thể rằngHuê Kì sẽ có ngôn ngữ riêng(khác hẳn tiếng Anh, cũng nhưhiện nay tiếng Y Pha Nho khác

tiếng Ý) văn chương riêng vànhững nghệ thuật đặc biệt, ngaybây giờ, cũng đã thấy có nhữngbiến chuyển về phía đó, hoặc rõràng hoặc lờ mờ rồi.

Những hiềm kị về chủng tộcmột phần dựa trên nguồn gốcnhân chủng, nhưng cũng cónguyên nhân khác có phầnquan trọng hơn: Sự dị biệt vềvăn hóa đã thâu nhận, tức ngônngữ, y phục, thói quen, luân lí,tôn giáo. Không có cách nàodiệt trừ những hiềm kị đó được,

ngoài cách quảng bá một nềngiáo dục bao dung. Kiến thứcvề lịch sử có thể dạy cho chúngta rằng văn minh là một côngtrình hợp tác mà hầu hết cácdân tộc đều đã góp sức, nó là disản và món nợ chung của chúngta, con người văn minh là conngười biết coi bất kì một ngườiđàn ông, đàn bà nào, dù tầmthường tới đâu, cũng là nhữngđại diện của một trong nhữngtập thể đã góp sức sáng tạo đểcho nhân loại được như ngày

nay.

CHƯƠNG V: TÍNH TÌNHVÀ LỊCH SỬ

Xã hội không xây dựng trênmột lí tưởng mà trên bản tínhcon người, và chính cái thể chấtcon người viết lại chính thể của[27]. Nhưng thể chất của conngười ra sao?

Chúng ta có thể cho bản tínhcon người gồm những xu hướngvà tình cảm căn bản của nhânloại Chúng ta sẽ gọi những xuhướng căn bản đó là bản năng

mặc dầu ngày nay chúng ta biếtrằng chưa chắc bản năng đã cótính cách thiên phú. Muốn phântích bản tính con người, chúngta có thể dùng “bảng yếu tố củatính tình” chép ở dưới đây:

Theo sự phân tích đó, thìbình thường con người đượcThiên nhiên (ở đây Thiên nhiêncó nghĩa là di truyền) phú chosáu bản năng tích cực và sáubản năng tiêu cực, tác dụng làđể duy trì cá nhân, gia đình, tậpthể hoặc chủng loại. Ở những

người có cá tính tích cực thì xuhướng tích cực thắng xu hướngtiêu cực; nhưng hầu hết mọingười đều có đủ hai nhóm bảnnăng đó để tránh né hoặc thíchứng với (tùy theo khí chất hoặchoàn cảnh) những thách đốquan trọng hoặc cơ hội thuậntiện của đời sống. Mỗi bản nănggây một số thói quen và kéotheo một số tình cảm. Tất cảnhững cái đó tạo nên bản tínhcon người.

Nhưng bản tính con người đã

biến đổi ra sao theo dòng lịchsử? Theo lí thuyết thì nó phảibiến đổi vì luật đào thải tự nhiênchắc đã gây nên những biến đổivề sinh lí cũng như tâm lí. Vậymà lịch sử hiện nay ta được biếtkhông cho thấy rằng tính tìnhcủa con người đã thay đổinhiều. Người Hi Lạp thời Platoncư xử một phần lớn cũng nhưngười Pháp thời hiện đại, vàngười La Mã cũng chẳng khácgì người Anh. Phương tiện cóthể thay đổi nhưng lí do và mục

tiêu thì vẫn vậy: Người ta hànhđộng hoặc nghỉ ngơi, chiếm hữuhoặc cho, chiến đấu hoặc bỏchạy, tìm bạn bè hoặc sự côliêu, kiếm bạn trăm năm hoặc ởđộc thân, săn sóc con cái hoặcbực tức về thái độ của cha mẹ.Ngay từ giai cấp này tới giaicấp khác, bản tính con ngườicũng không thay đổi; xét chungthì kẻ nghèo cũng có những bảnnăng của người giàu; chỉ kháclà họ ít cơ hội thuận tiện, ít khảnăng hơn người giàu để thỏa

mãn bản năng của họ thôi. Đốivới sử gia thì thật là hiển nhiên,bọn phản nghịch khi thắng rồi,lại dùng ngay những phươngpháp của kẻ thù mà trước kiahọ mạt sát.

Suốt trong thời gian mà lịchsử đã ghi chép được, sự biếnđổi của con người có tính cáchxã hội hơn là tính cách sinh lí:Người ta không thể bảo rằng đãcó những sự biến đổi di truyềncủa chủng loại, mà chỉ cónhững sự canh tân về kinh tế,

chính trị, tinh thần, và luân líđược truyền lại đời sau nhờ sựbắt chước, nhờ tục lệ và giáodục. Phong tục và truyền thốngở trong một tập thể cũng nhưđặc trưng và di truyền trongmột chủng loại hoặc những bảnnăng trong cá nhân: Chúng lànhững giải pháp sẵn sàng đểthích ứng với các hoàn cảnhđặc biệt và thường gặp. Nhưngcũng có khi một tình thế mớimẻ xuất hiện và đòi hỏi nhữngphản ứng bất thường, khác hẳn

những phản ứng cố hữu quenthuộc. Vì vậy mà ở các sinh vậtcao đẳng, sự tiến hóa cần cómột khả năng thí nghiệm vàcanh tân, khả năng đó trênphương diện xã hội tươngđương với sự biến chuyển. Sựtiến hóa của xã hội là hậu quảcủa sự hỗ tương phản ứng giữatập tục và óc tưởng tượng sángtạo.

Lúc đó, cá nhân có sáng kiến(“vĩ nhân”, “anh hùng” hoặc“thiên tài”) tái xuất hiện thành

một động lực quyết định củalịch sử. Cá nhân ấy không hoàntoàn là vị thần như Carlyle bảođâu, mà chỉ là đứa con của thờiđại, xứ sở, là sản phẩm màcũng là biểu hiện của một sốbiến cố, cũng như người giúpviệc hoặc người phát ngôn chocác biến cố đó thôi; nếu khônggặp một hoàn cảnh nhất địnhcần một phản ứng hoàn toànmới lạ, thì những ý nghĩ tân kìcủa họ sẽ hóa ra không hợpthời hoặc không thực hiện

được. Nếu là một người hoạtđộng thì cái thế của họ và tâmtrạng trong thời khủng hoảng sẽtạo cho họ một sự quan trọngvà những quyền hành mà ở thờibình thường tất còn tiềm tàng,không có chỗ dùng. Nhưnghạng người ấy không phải chỉ làsản phẩm của thời đại; biến cốxảy ra nhờ họ cũng ngang nhờhoàn cảnh; những ý tưởng,quyết định của họ làm cho lịchsử chuyển hướng. Ở vào mộtvài thời đại, tài hùng biện của

họ có thể mạnh bằng cả ngànsư đoàn, như trường hợpChurchill; trực giác về chiếnlược hoặc chiến thuật của họ cóthể giúp họ thắng trận và dựngnên những quốc gia mới nhưtrường hợp Napoléon. Nếu họlà một nhà tiên tri và có nghệthuật cổ xúy quần chúng thì lờinói của họ, như trường hợpMahomet có thể khêu gợi mộttham vọng bất ngờ, và phát khởimột sinh lực phi thường tronglòng một dân tộc nghèo khổ,

thua sút. Một Pateur, mộtMorse, một Edison, một Ford,một Wright [28], một Marx, mộtLénine hoặc một Mao TrạchĐông đều là hậu quả của vô sốnguyên nhân và nguyên nhâncủa vô số hậu quả.

Trong bảng kê những yếu tốcủa tính tình, hai thói quen sángkiến và bắt chước đã được coinhư trái ngược nhau, nhưngthực ra hai yếu tố đó hợp tácvới nhau một cách thiết yếu.Những bản tính phục tùng hợp

với các cá nhân thống trị để choxã hội có trật tự, hoạt động điềuhòa; cũng vậy phần đa số bắtchước theo sau phần thiểu sốcanh tân mà phần thiểu số nàylại theo sau cá nhân có sángkiến, thành thử mọi người đềuphản ứng theo cách của mìnhđể thích hợp với những nhu cầumới của hoàn cảnh. Xét chungthì lịch sử là sự xung đột củacác thiểu số; phần đa số vỗ tayhoan nghênh kẻ thắng và cungcấp số người cần dùng cho

cuộc thí nghiệm xã hội.V trí tuệ là một trong những

sức mạnh căn bản của lịch sử,nhưng nó cũng có thể là mộtyếu tố gây ra tan rã, suy tàn.Cứ một trăm ý mới đưa ra đểthay những giải pháp cổ truyềnthì ít nhất có chín mươi chín ýsau này mới thấy là kém nhữnggiải pháp đó. Không một ngườinào dù thông minh, biết nhiềutới đâu, mà có thể chỉ trong mộtđời người có kiến thức rộng rãiđủ để phán xét, bài xích tục lệ

hoặc chế độ của xã hội mìnhmà không dễ bị lầm lỗi nặng: vìnhững tục lệ, chế độ đó là sựkhôn ngoan của biết bao thế hệsuốt bao thế kỉ thí nghiệm trongphòng thí nghiệm của lịch sứ.Một thanh niên đầy nhựa sốngcó lẽ tự hỏi tại sao xã hội lạikhông để cho dục vọng củamình tự do phát ra; nhưng nếuchàng ta không bị tục lệ, luân líhoặc luật pháp ngăn cấm, thìđời chàng sẽ hư hỏng trước khitinh thần chàng đủ già dặn để

hiểu rằng sinh lực đó là mộtdòng sông bừng bừng lửa đỏ,phải tìm cả trăm cách ngăn nólại, làm cho nó nguội đi, nếukhông muốn cho nó tàn phá cánhân lẫn tập thể.

Vì vậy người thủ cựu chốnglại sự thay đổi cũng ích lợi choxã hội như người cấp tiến đềnghị thay đổi; có lúc còn ích lợihơn nữa nếu ta nghĩ rằng gốc rễquan trọng hơn cành tháp. Cácý mới nên được ta chú ý tới vìcó vài ý có thể dùng được;

nhưng cũng nên bị bác bỏchống đối, thảo luận; đó là cuộcthử lửa mà các cuộc canh tânphải đủ sức chịu đựng trước khiđược chấp nhận làm gia sản củanhân loại. Nên có những ngườigià chống lại bọn trẻ, và cónhững bọn trẻ nói khích hạnggià; do sự căng thẳng đó, cũngnhư sự căng thẳng giữa nam nữ,giữa các giai cấp, mà phát sinhra một sinh lực sáng tạo dẻodai, một sức kích thích sự pháttriển, một sự hợp nhất và vận

hành thầm kín, căn bản chotoàn thể.

CHƯƠNG VI: LUÂN LÍ VÀLỊCH SỬ

Luân lí là toàn thể những quitắc một xã hội khuyên mỗingười nên theo trong việc cư xửvới nhau để xã hội được anninh, có trật tự và phát triểnđiều hòa; mặt khác, luật pháp làtoàn thể những qui tắc xã hộibắt buộc mỗi người phải theo.Nhờ tuân một đạo cươngthường nghiêm và tinh tườngmà trong mười sáu thế kỉ,

những thiểu số Do Thái trongxã hội Ki Tô giáo đã giữ đượcsự liên tục và an ổn, và gần nhưchẳng cần tới quốc gia cùngluật pháp.

Người nào biết sử một cáchnông nổi thì cho rằng luân líkhông có giá trị gì cả vì luônluôn thay đổi theo từng xứ vàtheo thời đại, nhiều khi cònmâu thuẫn nhau nữa. Nhưngnếu biết sử dụng một cách sâusắc hơn thì người ta sẽ thấy cónhững qui tắc luân lí phổ biến,

cần thiết.Sở dĩ luân lí thường khác

nhau vì phải thích nghi với tìnhthế lịch sử và hoàn cảnh xã hội.Chúng ta cứ hãy tạm chấp nhậnrằng lịch sử kinh tế chi thời đại:thời đại săn bắn, thời đại nôngnghiệp và thời đại kĩ nghệ; vànhư vậy dĩ nhiên mỗi thời đại cómột nền luân lí khác với thời đạisau. Trong thời đại săn bắn, conngười phải biết đuổi bắt, đánhvà giết; khi bắt được mồi rồi thìăn cho tới hết sức chứa của bao

tử vì không biết bao giờ mới lạicó thịt để ăn nữa; sự bất an toàngây ra tính tham lam, cũng nhưsự tàn bạo là do người ta nhớ lại(ít nhất là nhớ lại trong huyếtquản) cái thời mà chỉ những kẻnào giỏi giết nhất là tồn tại đượcthôi (đó là trường hợp hiện naycủa mọi quốc gia). Vì săn bắnlà việc nguy tới tính mạng chonên tử suất của đàn ông cao, họphải có nhiều vợ và mỗi ngườivợ phải đẻ cho nhiều. Trongcuộc chiến đấu để sinh tồn, hễ

hiếu chiến, tàn bạo, tham lam,nhiều nhục dục là có lợi thế. Cólẽ cái gì ngày nay ta gọi là tậtxấu thì xưa kia đều là đức tốt,hiểu theo nghĩa một đặc tínhgiúp cho cá nhân, gia đình hoặctập thể tồn tại được. Có thểrằng tội lỗi là một di tích của sựthăng tiến, chứ không phải củasự sa đọa của nhân loại[29].

Lịch sử không cho ta biếtđúng vào thời nào thì loài ngườitừ thời đại săn bắn bước quathời đại nông nghiệp; có lẽ là

trong thời tân thạch khí, khi loàingười phát kiến ra rằng có thểgieo hạt để bổ túc sự sinhtrưởng tự nhiên của lúa. Lốisống mới đó đòi hỏi những đứctính mới, và một số đức tính cũbiến thành tật xấu. Sự kĩ xảohóa ra cần cho sự sống hơn làđức can đảm; sự siêng năng, tiếtkiệm có lợi hơn là sự bạo tàn,và hòa bình lại thắng đượcchiến tranh. Từ nay con cáithành món lợi về kinh tế và sựhạn chế sinh sản hóa ra vô

luân[30]. Tại trại ruộng, gia đìnhlà một đơn vị sản xuất tuân lệnhgia trưởng và sinh hoạt theo thờitiết; quyền của người cha dựngtrên những luật kinh tế. Ngườicon trai bình thường nào cũngsớm già dặn về tư cách và cónhững kiến thức cần thiết để tựtúc; hồi mười lăm tuổi đã hiểunhững bổn phận vật chất củacuộc sống, như hồi bốn mươituổi; hắn chỉ cần một miếng đất,một lưỡi cày và một cánh taysiêng năng. Cho nên hắn cưới

vợ sớm, gần như ngay từ tuổidậy thì; do đó không phải chịunhững bực bội vì những hạn chếmà xã hội mới bắt trai gái phảitheo trước khi lập gia đình. Cònthiếu nữ thì phải giữ chữ trinh vìnếu không thì con sanh rakhông được người thừa nhận,che chở. Khi số nam và nữ gầnngang nhau thì tự nhiên có chếđộ một chồng một vợ. Trongmười lăm thế kỉ, lối sống nôngnghiệp đó: tiết dục, tảo hôn,một chồng một vợ, không được

li dị, gia đình đông con, tồn tạitrong các xứ châu Âu theo KiTô giáo và các thuộc địa datrắng. Nền luân lí nghiêm khắcđó đào tạo được một số ngườitính tình cương quyết nhấttrong lịch sử.

Lần lần, rồi mỗi ngày mỗimau, mỗi phố biến, cuộc cáchmạng kĩ nghệ thay đổi hìnhthức kinh tế và cơ cấu luân lílàm nòng cốt cho đời sống củangười Âu và người Mĩ. Đànông, đàn bà và trẻ em thoát li

gia đình, quyền uy của giatrưởng, sự thống nhất của giatộc, để vô làm việc trong cácxưởng, lãnh công riêng và sốngriêng; những xưởng này xây cấtđể chứa máy móc chứ khôngphải để con người đoàn tụ. Cứmươi năm thì máy móc lạinhiều hơn, phức tạp hơn; cáituổi già dặn về kinh tế (nghĩa làcái khả năng nuôi được giađình) lùi lại[31]; trẻ con khôngcòn là mối lợi về kinh tế nữa,hôn nhân trễ hơn và con người

khó tiết dục được trong thời kìchưa lập gia đình. Đời sống ởcác thị trấn lớn có đủ thứ trởngại cho hôn nhân mà lại có đủthứ kích thích, đủ cơ hội cho sựphóng túng về tính dục. Ngườita giải phóng phụ nữ, để cho họlàm trong các xưởng kĩ nghệ;các thuốc ngừa thai cho họ thỏamãn tính dục mà khỏi có con.Uy quyền của người cha mấtcăn bản kinh tế rồi, vì kĩ nghệlàm cho chủ nghĩa cá nhân càngngày càng mạnh. Hạng thanh

niên hay phản kháng không cònbị coi chừng, giam hãm như ởtrong làng nữa mà có thể sốnghoang tàn lẫn lộn trong đámđông mà không ai biết. Do sựtiến bộ khoa học, mục sư khôngcó uy tín bằng nhà nghiên cứutrong phòng thí nghiệm; sự cơgiới hóa các phương tiện sảnxuất gợi ra những triết lí duyvật, như cơ giới luận; sự giáodục khuyến khích người ta hoàinghi về tôn giáo; luân lí càngngày càng mất căn bản siêu

nhiên đi. Do đó, nền luân lí cổcủa xã hội nông nghiệp bắt đầutàn.

Ở thời đại chúng ta cũng nhưở thời đại Socrate (mất năm399) hoặc thời đại Auguste(mất năm +14), chiến tranh làmcho phong hóa suy đồi. Saunhững cuộc bạo động và tìnhtrạng xã hội lộn xộn trong chiếntranh Péloponnèse, Alcibiade [32]

tự cảm thấy được tự do nhạobáng nền luân lí của tổ tiên, vàThrasymaque[33] tuyên bố rằng

sức mạnh là hình thức duy nhấtcủa pháp luật. Sau những chiếntranh giữa Marius và Syla, giữaCésar và Pompée, giữa Antoinevà Octave, “La Mã đầy nhữngngười mất cơ sở kinh tế, đạođức lung lay, tinh thần hỗnloạn; đầy những lính tráng đãnếm cái thú mạo hiểm và đã tậpgiết người; đầy những công dânbị thuế khóa và sự lạm phát thờichiến nuốt hết số tiền dành dụmđược… đầy những phụ nữ saymê tự do, tha hồ li dị, phá thai

và gian dâm… Một số ngườingụy biện nông nổi, tự hào vềchủ trương yếm thế, vô liêm sỉcủa mình”. Đọc đoạn đó, chúngta tưởng đâu như tả các thị trấnlớn ở Âu và Mĩ sau hai thếchiến vừa rồi.

Lịch sử an ủi chúng ta mộtchút vì nó nhắc nhở ta rằngchẳng phải chỉ riêng chúng tamới tội lỗi. Mà thế hệ chúng tacòn thua Hi Lạp và La Mã thờithượng cổ hoặc Ý thời PhụcHưng về sự phổ biến của tật

đồng tình ái nữa. “Các nhà cổđiển học viết về tật đó với tinhthần khoan dung của các họcgiả, còn Aristote thì cho rằngchẳng ai là không mài miệttrong thói trụy lạc đó”. Arétinkhông ngại ngùng chút gì, xinquận công Mantoue gởi chomình một thanh niên đẹp trai.Thời nào, xứ nào cũng có cái tệmãi dâm, từ những nhà chứacủa Quốc gia ở Assyrie thờithượng cổ, tới những “hộpđêm” tại các thị trấn lớn Tây

Âu và Mĩ thời nay. Theo Lutherthì năm 1544, ở Đại họcWittenberg, “bọn con gái bạodạn chạy theo các sinh viên, từphòng này qua phòng khác, bấtkì ở đâu để hiến họ tấm thânngà ngọc mà chẳng đòi hỏi gìhết”. Montaiglle (1533 - 1592)bảo rằng thời ông, loại sáchkhiêu. dâm bán chạy như tômtươi; sự vô luân ở thời chúng takhác sự vô luân ở thời TrùngHưng của Anh về bản chất chứkhông về cường độ; tập

Memoirs of a Woman ofPleasure (Bút kí của một ngườiđàn bà trác táng), tiểu thuyếtcủa John Cleland mà cốt truyệnlà một loạt dài những cảnh dâmđãng sống sượng, năm 1749được hoan nghênh ra sao thìnăm 1970 cũng vậy. Chúng tađã biết rằng các nhà khảo cổhọc đã khai quật được nhữngcon thò lò ở chung quanhNinive[34]; thời nào đàn ông vàđàn bà cũng ham đánh bạc. Vàthời nào cũng vậy, con người

thì bất lương, chính quyền thìtham nhũng có lẽ thời nay cònkém thời trước. Ớ châu Âu, thếkỉ XVI, thứ văn chương phúngthích cũng bêu xấu bọn conbuôn trâng tráo bán các thức ănpha hoặc hóa phẩm giả. Loàingười không bao giờ theo đượcThập giới của Chúa[35]. Chúngta đã biết Voltaire bảo lịch sửtrước hết là “một mớ tội lỗi,điên khùng và đau khổ” củanhân loại; Gibbon cũng nghĩvậy.

Chúng ta đừng quên rằnglịch sử người ta thường viếtkhác xa lịch sử xảy ra thật: Sửgia ghi chép những gì đặc biệtvì cái đó mới khiến người ta chúý tới. Nếu trong các bộ sử, tấtcả những người vô danh màđược chiếm một số trang tươngxứng với số đông của họ, thìchúng ta có được một đạicương đúng hơn nhưng kém rựcrỡ về quá khứ của nhân loại.Sau cái bề mặt đậm màu sắcgồm nào là chiến tranh, chính

trị, hoạn nạn, đau khổ, giandâm, li dị, giết chóc, tự tử, cóhằng triệu gia đình êm ấm, vợchồng hòa thuận, hằng triệu đànông và đàn bà nhân từ âu yếm,vui về con cái mà cũng khổ vìchúng. Cả trong lịch sử thànhvăn chúng ta được biết, cũng cóbiết bao trường hợp hiền từ, caothượng nữa, khiến chúng tamặc dầu không quên được thìcũng tha thứ được nhữngtrường hợp tội lỗi. Những cửchỉ nhân từ cũng gần nhiều

bằng những hành động tàn bạotrên chiến trường hoặc trongkhám đường. Trong bộ sử mặcdầu vắn tắt của chúng tôi, độcgiả đã thấy biết bao lần loàingười cưu mang lẫn nhau:

Farinelli nuôi con củaDomenico Scarlatti, nhiềungười trợ cấp cho chàng thanhniên Haydn, bá tước Litta trảtiền học cho Jean - ChrétienBach ở Pologne, Joseph Blackluôn luôn ứng trước tiền choJames Watt, Puchberg cho

Mozart mượn tiền hoài màkhông ngán. Ai có can đảm viếtmột bộ sử về lòng nhân từ củaloài người đây?

Vậy không có gì bảo rằng sựphóng túng về luân lí ở thời đạichúng ta báo hiệu một thời suyđồi; có thể nó là giao thời - đauđớn hay thú vị, tùy theo quanniệm mỗi người - từ một nềnluân lí đã mất cơ sở nôngnghiệp, qua một nền luân líkhác mà văn minh kĩ nghệ củachúng ta sau này sẽ phải tạo

nên, thành một trật tự mới, bìnhthường của xã hội. Trong khichờ đợi thì lịch sử xác nhậnrằng các nền văn minh tan rãrất chậm. Nền luân lí của HiLạp bắt đầu lung lay vì bọnngụy biện, vậy mà hai trăm rưởinăm sau, văn minh Hi Lạp vẫntiếp tục sản xuất các tác phẩmvăn chương, nghệ thuật bất hủ;luân lí La Mã cũng bắt đầu suyvi sau khi Ý bị lây cái sa đọacủa dân tộc Hi Lạp bại trận (-416), nhưng La Mã vẫn có

những chính trị gia đại tài,những triết gia, thi sĩ, nghệ sĩcho tới khi Marc Aurèle chết (-180). Xét về phương diện chínhtrị thì La Mã suy nhất khi Césarđược bầu lên chức Chấp chính,(-60). Vậy mà mãi đến năm465, nó mới bị các Rợ diệt.Ước gì sự suy bại của chúng[36]

cũng có thể kéo dài như sự suybại của đế quốc La Mã!

Có thể rằng nền văn minhcủa chúng ta sẽ có kỉ luật hơnnhờ sự huấn luyện quân sự cần

cho những chiến tranh sau này.Xã hội càng yên ổn thì cá nhâncàng được tự do. Khi sự cô lậpvề địa thế không còn che chởcho Hoa Kì và Anh nữa thì chủnghĩa cá nhân ở hai nước đócũng sẽ bớt mạnh. Có thể rằngvì cái hại túng dục quá độ màngười ta sẽ thôi không phóngtúng nữa; có thể rằng bọn concháu phóng đãng của chúng tasẽ đổi mốt mà hóa ra thích sựtrật tự và tính e lệ, và cho quầnáo có phần lại kích thích hơn là

da thịt hở hang. Hiện nay thì sựtự do về luân lí của chúng ta kểra cũng tốt về vài phương diện:cởi bỏ được nỗi khiếp sợ dothần học gây nên, được hưởngnhững thú vui chẳng có hại gìcho chúng ta và cho người khácmà chẳng ân hận thắc mắc,được phơi da thịt ra mà đón gióbốn phương, chẳng có chút mặccảm gì cả, thú đấy chứ.

CHƯƠNG VII: TÔN GIÁOVÀ LỊCH SỬ

Dù có óc hoài nghi đi nữa thìsử gia cũng phải tập kínhngưỡng tôn giáo, vì dưới gầmtrời nào, ở thời đại nào, sử giacũng thấy nó làm tròn nhiệm vụcủa nó, và bề ngoài nó có vẻnhư cần thiết cho nhân loại. Nóđem lại cho những người khốnkhổ, số phận hẩm hiu và ngườigià một niềm an ủi siêuà hằngtriệu người thích hơn bất kì sự

cứu trợ tự nhiên vào. Nó giúpđỡ cha mẹ và các nhà giáo dụcdạy dỗ thanh niên vào khuônvào phép. Nó làm cho nhữngcuộc đời hèn mọn nhất có mộtý nghĩa, một phẩm cách, nó làmcho những giao ước của loàingười có tính cách thiêng liêngnhư giao ước với Thượng Đế,nhờ vậy mà xã hội được ổnđịnh. Napoléon bảo chính tôngiáo đã ngăn kẻ nghèo giết kẻgiàu, vì do sự bất bình đẳnggiữa loài người mà đa số chúng

ta phải nghèo túng, thất bại, vàchỉ có mỗi một cách để khỏituyệt vọng là nuôi một niềm hivọng siêu nhiên; mất niềm hivọng này thì sự tranh đấu giữacác giai cấp sẽ thành chiếntranh. Thiên đường và khôngtưởng[37] như hai cái gầu trongmột cái giếng: cứ cái này lên thìthì cái kia xuống, khi tôn giáomất đất thì cộng sản lấn đất.

Mới xét thì ta thấy cơ hồ tôngiáo không có chút liên quan gìvới luân lí. Có vẻ như (chúng tôi

nói vậy vì đây chỉ là giả thuyết,nếu chúng tôi không muốn dẫnlời của Pétrone, mà chínhPétrone lại dẫn lời củaLucrècei)[38], có vẻ như “sự sợhãi đã tạo nên các thần linh”: sợnhững sức mạnh ẩn náu tronglòng đất, dòng sông, dưới biển,trên cây, trong ngọn gió và trêntrời. Vậy tôn giáo là để thờphụng các sức mạnh đó, cúngtế, cầu nguyện, đọc phù chúcho chúng đừng làm hại mình.Khi các tu sĩ dùng những kinh

hãi cùng lễ nghi đó để phù trợluân lí và luật pháp thì lúc đótôn giáo mới thành một tổ chứcgiúp đỡ đắc lực cho quốc gianhưng cũng kình địch với quốcgia. Nó tuyên bố với các dântộc rằng luân lí và luật pháptrong xứ đều do các thần linhkhải thị cho. Theo tôn giáo thìthần Thot đã đọc cho Ménèschép những luật của Ai Cập,thần Shamash đã gợi choHammourabi thảo luật củaBabylone, Yahvé (Thượng đế

của Do Thái) đã đọc cho MoiseMười giới luật (Thập giới) vàsáu trăm mười ba qui tắc đểdân tộc Israel theo, và Nữ thầnEgérie đã truyền cho NumaPompilius luật của La Mã. Cácmục sư Ki Tô giáo hay ngoạiđạo đều bảo rằng các vua chúatrên cõi trần đều thụ mệnh củacác thần linh và được thần linhche chở. Được nâng đỡ nhưvậy, hầu hết các Chính quyềnđều rất mang ơn và chia đấtcùng lợi tức với giai cấp tu sĩ.

Một số người không theo tôngiáo không nhận rằng tôn giáolà nguồn gốc của luân lí vì cảtrong những thế kỉ tôn giáothống trị, con người cũng vẫn vôluân. Chắc chắn thời Trung cổ[thời tôn giáo mạnh nhất ở châuÂu] cũng có cái tệ dâm đãng,say rượu, thô tục, tham lam, bấtlương, cướp bóc, tàn bạo;nhưng rất có thể rằng sự thácloạn về tinh thần, hậu quả củanăm thế kỉ bị các rợ xâm lăng,năm thế kỉ chiến tranh, tàn phá,

tan rã về chính trị, còn tai hạihơn nữa nếu không được nềnđạo đức Ki Tô giáo hãm bớt lại,được các mục sư đăng đànkhuyên răn, được các vị thánhnêu gương và một nghi lễ làmdịu lòng và đoàn kết con người.Giáo hội La Mã đã có công diệtchế độ nô lệ, những thù nghịchgiữa các quí tộc, những xungđột giữa các quốc gia, kéo dàicác thời hưu chiến và thái bình,dùng lối phán xử của tòa án đểthay lối phán xét bằng cách

quyết đấu một chọi một, hoặccách thử tội như đốt lửa, đổchì[39]. Sau cùng nó đã mở rộngkhu vực bác ái và sự tổ chứccác cơ quan từ thiện.

Tuy giúp được việc choQuốc gia, nhưng Giáo hội lại tựcho là mình ở trên hết thảy cácQuốc gia vì luân lí cao cả hơnquyền hành. Nó dạy rằng áiquốc mà không trung thành vớicác giá trị siêu việt [tức các giátrị luân lí do thần thánh chỉ bảo]thì có thể thành lợi khí của lòng

tham lam vô độ hoặc của tội ác.Nó ban bố một luật luân lí duynhất, bắt tất cả các chính quyềnkình địch trong giáo hội Ki Tôphải theo. Lấy lẽ rằng nó cónguồn gốc thần thánh, nó đòimột thứ quyền tối thượng vềtinh thần, tự coi mình là mộtthứ tòa án quốc tế và tất cả cácvua chúa đều phải chịu tráchnhiệm về tinh thần trước tòa ánđó. Vua Pháp Henri IV chịunhận quyền đó của Giáo hội khiông cúi đầu phục tòng Giáo

hoàng Grégoire VII năm 1077;một thế kỉ sau, Giáo hoàngInnocent III (mất năm 1216)đưa uy danh và quyền vị củaGiáo hoàng tới một mức rất caokhiến người ta tưởng rằng cái lítưởng thành lập một Siêu Quốcgia tinh thần của Grégoire đệnhất (?) đã thực hiện được.

Tinh thần quốc gia, tinh thầnhoài nghi và sự nhu nhược củacon người làm cho cái mộng vĩđại đó sụp đổ. Giáo hội gồmnhững phàm nhân và nhiều kẻ

đầy thiên kiến vụ lợi và bạongược. Nước Pháp mạnh lên,giàu lên, dùng Giáo hội làm mộtlợi khí chính trị; các vua saucùng đủ mạnh để buộc mộtGiáo hoàng phải giải tán GiòngTên trước đã tận tâm ủng hộGiáo hoàng. Giáo hội lại tự hạtới mức lừa gạt tín đồ, chẳnghạn bằng những truyện hoangđường mà họ gọi là truyện kínhtín, bằng những thánh tích ngụytạo, và những phép màu khảnghi; trong mấy thế kỉ, nó lợi

dụng một truyền thuyết gọi là“tặng địa của Constantin”[40],theo thuyết đó thì Constantin đãtặng cho Sylvestre đệ nhất (làmGiáo hoàng từ 314 đến 335) tấtcả Tây Âu, lại lợi dụng nhữngNgụy Giáo lệnh (khoảng 842)tức những giấy tờ giả mạo là cótừ thời thượng cổ để chứngminh quyền hành tuyệt đối củacác Giáo hoàng. Càng ngàyGiáo hội càng dùng quyền lợiđể truyền bá chính giáo chứkhông phải luân lí, và Pháp đình

tôn giáo [vì quá lạm bạo hành]suýt làm cho Ki Tô giáo mấtthanh thế: Giáo hội một mặtkhuyến cáo hòa bình, một mặtgây chiến tranh tôn giáo tạinước Pháp trong thế kỉ XVI, vàchiến tranh Ba mươi năm[41] tạiĐức trong thế kỉ XVII. Nó chỉgóp công một cách khiêm tốnvào sự tiến bộ đáng kể nhất vềluân lí cận đại, tức vào sự phếtrừ chế độ nô lệ. Nó nhườngcho các triết gia cầm đầu nhữngphong trào nhân đạo làm giảm

bớt những đau khổ của thời đạichúng ta.

Lịch sử nhận rằng Giáo hộicó lí khi nó bảo đại đa số nhânloại muốn một tôn giáo có nhiềuphép màu, nhiều bí mật, nhiềuhuyền thoại. Đã có vài sự thayđổi nho nhỏ về phương diệnnghi lễ, tăng phục và quyền củagiáo chủ; nhưng Giáo hội khôngdám sửa đổi những thuyết vô lí,vì như vậy thì hằng triệu ngườitin những truyện huyền hoặckhích lệ, an ủi sẽ phật ý và thất

vọng chua chát. Không thể hòagiải tôn giáo và triết lí được, trừkhi các triết gia thú rằng khôngđưa ra được cái gì để thay thếnhiệm vụ luân lí của Giáo hội,và Giáo hội chịu nhận sự tự dotín ngưỡng và tư tưởng.

Lịch sử có xác nhận lòng tinở Thượng Đế không? Nếuchúng ta cho Thượng Đế khôngphải là sức sáng tạo của Thiênnhiên, mà là một đấng tối cao,toàn trí, toàn nhân, thì chúng tabuộc lòng phải đáp: “Không”.

Như các ngành khác của mônsinh vật học, lịch sử thực ra làmột sự đào thải tự nhiên giữacác cá nhân, các tập thể tài giỏinhất trong một cuộc cạnh tranhmà cái thiện chẳng được ưu thếgì cả, cái ác thì rất nhiều, vàtiêu chuẩn tối hậu là khả năngtồn tại. Nếu chúng ta đem cácthiên tai do “Thượng Đế” gâynên để trừng trị loài người, nhưđộng đất, dông tố, gió lốc, nướcdâng, bệnh dịch khiến cho tráiđất của chúng ta cứ lâu lâu lại

bị tiêu điều, nếu chúng ta đemnhững cái đó cộng vào nhữngtội lỗi, chiến tranh và các tànbạo khác của loài người, thìchúng ta tự nhiên nghĩ tới mộtsố phận tàn nhẫn hoặc mùquáng, hoặc vô tư, và lâu lâumới hiện ra những cảnh có vẻnhư ngẫu nhiên, mà óc chủquan của ta cho là có trật tự,đẹp đẽ, rực rỡ, hoặc hoàn mĩnữa. Nếu lịch sử xác nhận mộtthứ thần học nào, thì thần họcđó chắc phải là một nhị nguyên

luận, tựa như nhị nguyên luậncủa Bái hỏa giáo[42] hoặc củagiáo phái do Manès sáng lập[cũng gọi là Thiện ác nhịnguyên giáo][43]: một ông Thiệnmột ông Ác tranh nhau ngự trịvũ trụ và tâm hồn con người.Những tôn giáo đó và Ki Tôgiáo (thực ra cũng có tính cáchthiện ác nhị nguyên giáo) xácnhận với tín đồ rằng rốt cuộccái thiện sẽ thắng; lịch sử khôngbảo đảm cho giả thuyết đó. Cảthiên nhiên lẫn lịch sử đều

không chấp nhận quan niệmcủa chúng ta về thiện và ác; màcho cái gì tồn tại được là“thiện”, cái gì bị đào thải là“ác”; vũ trụ không thiên vị vớiChúa Ki Tô, mà ghét GengisKhan (Thành Cát Tư Hãn).

C thấy địa vị cực nhỏ củamình trong vũ trụ, con ngườicàng mất thêm lí do để tintưởng. Tại các nước theo Ki Tôgiáo, có thể nói rằng sự suy viđó bắt đầu từ thời Copernic[44](1543). Sự diễn biến đó xảy ra chậm chạp,

nhưng ngay từ năm 1611, John Donne đãrầu rĩ nhận thấy rằng trái đất chỉ là một“ngoại ô” ở giữa vũ trụ, mà “tân triết líhoài nghi tất cả”; còn Francis Bacon mặcdầu vẫn ngả mũ chào các vị chủ giáo màlại tuyên bố rằng khoa học là tôn giáo củacon người tiến bộ. Sau cùng thế hệ chúngta có thể là thế hệ “Thượng Đế đã chết”,Thượng Đế hiểu theo nghĩa vị thần ở ngoàithế giới.

Một hậu quả lớn lao như vậytất phải có nhiều nguyên nhânngoài sự tiến bộ của kiến thứcvề sử và khoa học. Trước hết,phải kể phong trào Cải cách tôngiáo mới đầu đã đưa ra quy tắc

này là con người có quyền tựdo xác tín[45]. Rồi tới vô số giáophái phát sinh từ đạo Thệ phản (Tin Lành)và các thần học mâu thuẫn nhau, mà giáophái nào cũng căn cứ vào cả Thánh thư lẫnlí trí. Rồi tới sự phê bình Thánh kinh, chorằng bộ sách thiêng liêng, kì diệu đó thựcra là một tác phẩm không hoàn hảo củanhững người có thể lầm lẫn. Rồi tới phongtrào tự nhiên thần giáo ở Anh, cho tôn giáochỉ là một sự tín ngưỡng mơ hồ một vịThượng Đế không khác Thiên nhiên làbao[46]. Rồi người ta lần lần phát giácđược các tôn giáo khác, mà các thần thoạinhiều khi có trước Ki Tô giáo nữa, và taihại thay, rất giống các điều căn bản của KiTô giáo mà người ta bảo là có tính cáchlịch sử. Rồi đạo Thệ phản chỉ trích các

phép màu bên Thiên Chúa giáo, còn Tựnhiên thần giáo thì chỉ trích các phép màutrong Thánh kinh, và mọi người đều chỉtrích những gian lận, những vụ giam bắtlạm quyền, tàn sát trong lịch sử Giáo hội.Canh nông trước kia khiến cho người ta tincó Thượng Đế vì thấy cái bí mật của sựsinh trưởng, thấy sự sống cứ mỗi năm lạihồi xuân, bây giờ kĩ nghệ ngày ngày lảinhải đọc lời thần chú của máy móc, gợicho ta thấy rằng thế giới chỉ là một bộ máy(chứ chẳng do Thượng Đế nào điều khiểncả). Chúng ta nên kể thêm những tiến bộtáo bạo của khoa học hoài nghi (Bayle),của triết thuyết phiếm thần (Spinoza), sựtấn công đại quy mô vào Ki Tô giáo ởPháp, trong “thế kỉ ánh sáng”[47] và cuộcnổi loạn của Paris chống Giáo hội trongcuộc Cách mạng Pháp. Ngày nay lại thêm

những cuộc đại tàn sát thường dân trongcác chiến tranh hiện đại. Sau cùng chúngta phải kể những thắng lợi lớn lao của kĩthuật, làm cho con người vừa có quyềnnăng tuyệt vời lại vừa có khả năng tự hủy,thành thử những giới luật từ trên trời banxuống phải xét lại hết.

Xét theo một phương diệnnào đó thì Ki Tô giáo đã tự đưaroi cho người ta quất mình vì nóđã gây cho nhiều người một ýthức đạo đức không thể chấpnhận được một dạng ThượngĐế thù vặt trong thần giáotruyền thống nữa. Ý niệm vềđịa ngục mất hẳn trong tư tưởng

các người có học thức, ngay cảtrong những bài thuyết giáonữa. Các người theo pháiTrưởng giáo (Presbytérianisme)thấy ngượng vì Tín điềuWestminster buộc họ phải tincó một Thượng Đế đã sinh rahằng tỉ con người mặc dầu Ngàibiết rằng họ có đức hay có tộithì cũng phải vĩnh viễn đày địangục. Đi thăm tiểu giáo đườngSixtine, các tín đồ Ki Tô giáocó học thức thấy chướng mắtkhi nhìn một bức Michel Ange

vẽ chúa Ki Tô đày hỗn độn mộtđám người có tội xuống địangục để họ vĩnh viễn bị thiêuđốt, họ nghĩ bụng phải đó là“em bé Ki Tô dễ thương dịudàng” mà hồi nhỏ họ muốn noigương không. Thời cổ Hi Lạp,những tấn bộ của luân lí đã làmlung lay lòng tin các vị thần tànbạo và dâm dật trên núi Olympe(Platon bảo: “Một phần nhânloại không tin có các thần linhnữa”), thì ngày nay cũng vậy,những tấn bộ của đạo đức Ki

Tô giáo chầm chậm gậm nhấmthần học của Giáo hội. Chúa KiTô đã truất ngôi Jéhovah.

Hậu quả đáng chú ý nhất vànguy hại [cho tôn giáo] nhấtcủa cuộc cách mạng kĩ nghệ lànó đã thay thế những cơ quanKi Tô giáo bằng những cơ quanthế tục. Một trong những nhậnxét căn bản làm óc ta thắc mắcvà buộc ta phải suy nghĩ lại lốisống là nhận xét này: Các Quốcgia phải ráng đừng nhờ thầnhọc biện chính cho mình nữa.

Xưa kia, luật pháp là những sắclệnh của một quốc vương doThượng Đế trao quyền; bây giờngười ta nhận rằng luật phápchỉ là những lệnh mập mờ, hỗnđộn do những người có thể lầmlẫn soạn thảo ra. Trước kia giáodục ở trong tay các mục sưđược ơn thiên khải, ngày naygiao phó cho những ngườithường, đàn ông và đàn bà,không bận áo nhà tu, không cócái hào quang của nhà thầnhọc, và những nhà giáo đó chỉ

trông vào lí trí và sự thuyếtphục để khai hóa những thiếuniên nổi loạn, bọn này chỉ sợhiến binh và rất có thể chẳngbao giờ tập dùng tới lí trí. Cáccơ quan giáo dục trước kia liênkết với Giáo hội, bây giờ đãthuộc về phạm vi hành độngcủa các nhà kinh doanh và cácnhà bác học. Xưa kia người tatiêm cho thanh niên một giáo lívà một hệ thống luân lí siêunhiên thì bây giờ người ta tuyêntruyền cho tinh thần ái quốc,

cho chế độ tư bản hay cộngsản. Ngày nghỉ không phải là“ngày lễ” nữa mà là ngày “khỏiphải làm việc mà vẫn ăn lương”.Rạp hát nào cũng đông nghẹt,và ngay ngày chủ nhật nữa,giáo đường cũng vắng tanh.Trong các gia đình anglosaxon,tôn giáo là một tập tục xã hội vàmột thứ mặt nạ tiện lợi; trongcác gia đình công giáo ở Mĩ, nóđược tôn trọng, nhưng tronggiới trung và đại tư sản Pháp vàÝ, tôn giáo là “một đặc tính

phụ của nữ tính”. Có cả ngàn dấuhiệu chứng tỏ rằng Ki Tô giáo suy tàn y hệttôn giáo Hi Lạp sau khi xuất hiện bọn ngụybiện trong “thế kỉ ánh sáng” của Hi Lạp.

Thiên chúa giáo sở dĩ còntồn tại là vì nó gợi óc tưởngtượng, niềm hi vọng và giácquan của con người, nhờ thầnthoại của nó an ủi kẻ nghèo,làm cho đời sống của họ đẹplên, và cũng vì sức sinh sản mauchóng có tính cách bắt buộc (?)của tín đồ lần lần chiếm lạiđược khu vực bị mất trong cuộcCải cách tôn giáo. Thiên chúa

giáo đã bỏ cái ý dụ dỗ giới tríthức và càng ngày càng mất ảnhhưởng do sự tiếp xúc với giáodục và văn chương thế tục, tráilại nó thu phục được một sốtâm hồn chán ngán những thayđổi bất thường của lí trí, vànhững tâm hồn hi vọng rằngGiáo hội sẽ ngăn được sự hỗnloạn và làn sóng cộng sản.

Nếu một thế chiến thứ ba tànphá nền văn minh phương tây,tới nỗi các thị trấn lớn tiêu tanhết, mọi người đều khốn cùng,

khoa học cũng không còn, thìrất có thể, như năm 476, Giáohội sẽ là niềm hi vọng duy nhất,cơ quan chỉ đạo duy nhất củanhững kẻ sống sót sau đại taibiến đó.

Một trong những bài học củalịch sử là tôn giáo có nhiều đờisống và vẫn thường tái sinh. Đãbao lần rồi, Thượng đế và tôngiáo đã chết để rồi từ đám trotàn lại sống lại! Akhenaton dùngtất cả quyền hành của mộtPharaon (vua Ai Cập thời cổ)

để diệt sự thờ phụng thầnAmon; ông ta chết năm trướcthì năm sau sự thờ phụng đóđược tái lập. Thời Thích Ca còntrẻ, thuyết vô thần hoành hànhở Ấn Độ, và chính ngài đãthành lập một “tôn giáo vôthần”; khi ngài tịch, Phật giáotạo ra một thần học phức tạp,gồm đủ thần, thánh và một địangục. Triết học, khoa học và sựgiáo dục làm cho đền miếu ở HiLạp mất hết thần, nhưng sựtrống rỗng đó thu hút cả tá tôn

giáo phương Đông có rất nhiềuthần thoại về sự phục sinh. Năm1793, Hébert và Chaumettohiểu lầm Voltaire [49] mà dựng ởParis một đền thờ nữ thần Lítrí; một năm sau Robespierre sợcảnh hỗn loạn và chịu ảnhhưởng của Rousseau, lập đềnthờ Đấng Tối cao; năm 1801,Napoléon, giỏi về sử, kí mộtđiều ước Hòa thân với Giáohoàng Pie VII, thế là trả lạiThiên Chúa giáo cho nướcPháp. Thế kỉ XVIII của Anh là

thế kỉ vô tín ngưỡng[50], nhưngqua triều đại Nữ hoàngVictoria[51] thì Quốc gia và Giáohội mặc nhiên thỏa hiệp vớinhau: Quốc gia chịu duy trì,chu cấp cho Giáo hội Anh [52] vàcác giớ thức chịu giấu thái độhoài nghi của họ; bù lại Giáohội phải phục tòng Quốc gia vàbọn tăng đồ Anh phải kính cẩnphục vụ giới quí tộc trong giáokhu. Ở Hoa Kì, chủ trương duylí của các vị lập quốc, qua thếkỉ XIX nhường bước cho phong

trào phục sinh tôn giáo.Suốt dòng lịch sử, người ta

nhận thấy phong trào thanhgiáo nghiêm khắc và phong tràotà ngụy, vô tôn giáo, tác độnglẫn nhau, thay phiên nhau,nghĩa là cứ sau một thời ức chếgiác quan và thị dục thì lại tớimột thời phóng dục. Xét chungthì tôn giáo và chủ trươngnghiêm khắc thắng vào nhữngthời luật pháp bất lực, và luân líphải lãnh nhiệm vụ giữ trật tựxã hội; còn chủ nghĩa hoài nghi

và phong trào tà ngụy xét chungthì phát đạt khi luật pháp vàchính quyền mạnh lên, Quốcgia có thể để cho Giáo hội, giađình, luân lí suy vi mà khônghại gì lắm cho sự bền vững củaQuốc gia. Ở thời đại chúng ta,sức mạnh của Quốc gia hợp vớicác sức mạnh kể trên [khoahọc, kĩ thuật, tinh thần tự dohoài nghi], gây nên sự suy đồivề tín ngưỡng và luân lí, mà sựtà ngụy lại tự nhiên phát triển.Có thể rằng sự phóng túng của

chúng ta sẽ gây nên một phảnứng mới; có thể rằng sự hỗnloạn về luân lí sẽ làm cho tôngiáo phục hồi; có thể rằng, nhưở Pháp sau cuộc đại bại năm1870[53]. Người ta sẽ thấy nhữngngười theo chủ nghĩa vô thần,gởi con vô học các trườngThiên Chúa giáo để chúng đượckỉ luật của tín ngưỡng rèn cho.Chúng ta hãy nghe lời kêu gọinăm 1866 của triết gia chủtrương bất khả tri Renan:

“Chúng ta nên vui mừng về

cái tự do mà với tư cách concủa Thượng Đế, chúng ta đượchưởng, nhưng phải coi chừng,đừng a tòng, làm cho đạo đứcsuy giảm đi mà sẽ nguy hại choxã hội nếu Ki Tô giáo suy tàn.Không có tôn giáo đó thì chúngta sẽ ra sao?… Nếu chủ nghĩaduy lí muốn ngự trị thế giới màchẳng cần biết những nhu cầutôn giáo của linh hồn, thì kinhnghiệm cuộc Cách mạng Phápcòn đó để chỉ cho ta thấy hậuquả của sự nhầm lẫn đó”.

Lịch sử có xác nhận kết luậncủa Renan không, tôn giáo cócần thiết cho luân lí không, vìmột nền đạo đức tự nhiên yếuquá không đủ thắng những bảnnăng tiềm tàng dưới cái lớp sơnvăn minh và lâu lâu lại biểu lộtrong những mộng tưởng, tội lỗivà chiến tranh của chúng ta.Joseph de Maistre trả lời câu đónhư sau: “Tôi không biết lòngmột tên vô lại ra sao; nhưng tôibiết lòng một chính nhân: Thậttởm!”. Cho tới ngày nay, trong

lịch sử chưa có một trường hợpquan trọng nào mà một xã hộikhông cần tôn giáo cũng duy trìđược đạo đức[54]. Pháp, Hoa Kìvà vài xứ khác đã làm cho chnhquyền tách ra, độc lập đối vớicác Giáo hội, nhưng vẫn nhờtôn giáo giúp đỡ để duy trì trậttự xã hội. Chỉ có vài n cộng sảnlà không những đoạn tuyệt vớitôn giáo mà còn không thèmnhờ tôn giáo giúp đỡ nữa; màcó thể rằng kinh nghiệm đó hiệnnay có vẻ thành công ở Nga là

vì họ đã tạm thời dùng chủnghĩa cộng sản làm tôn giáo (kẻhoài nghi bảo là thuốc phiện)của dân chúng, thành thử chủnghĩa đó thay tôn giáo mà banbố niềm an ủi và hi vọng chodân chúng. Nếu chế độ cộngsản thất bại trong việc gắng sứcdiệt sự nghèo khổ, thì tôn giáomới đó sẽ mất nhiệt thành vàhiệu quả; lúc đó có thể rằngQuốc gia lại ước mong trở vềnhững tín ngưỡng siêu nhiên, đểđược giúp sức mà bịt miệng phe

đối lập. “Hễ còn cảnh khốn khổthì còn thần linh”.

CHƯƠNG VIII: KINH TẾVÀ LỊCH SỬ

Karl Marx cho lịch sử là sựtác động của kinh tế; sự cạnhtranh giữa các cá nhân, các tậpđoàn, các giai cấp và các Quốcgia để giành nhau thực phẩm,nhiên liệu, nguyên liệu và sứcmạnh về kinh tế. Các chế độchính trị, các giáo đoàn giáohội, các công trình văn hóa, hếtthảy đều xây dựng trên sự kiệnkinh tế. Chẳng hạn, chính cuộc

cách mạng kĩ nghệ đã lôi kéotheo chế độ dân chủ, chủ nghĩanữ quyền, sự hạn chế sinh dục,chủ nghĩa xã hội, sự suy tàn củatôn giáo, sự đồi bại của phonghóa và một văn chương thoát likhỏi sự bảo trợ của quí tộc, màchủ trương hiện thực đã thaythế chủ trương lãng mạn; và saucùng… cuộc cách mạng kĩ nghệđã lôi kéo theo quan niệm dùngkinh tế để giải thích lịch sử - tứckinh tế sử quan.

Những nhân vật siêu quần

trong các phong trào đó là hậuquả, chứ không phải là nguyênnhân[55]: nếu người Hi Lạpkhông muốn chiếm eo biểnDardanelles để buôn bán thìkhông khi nào người ta đượcnghe nhắc tới những tên nhưAgamemnon, Achille, Hector;chính tham vọng kinh tế chứkhông phải dung nhan của nàngHélène “đẹp hơn trời chiều cóngàn ngôi sao trang điểm” đãkhiến cho người Hi Lạp đemmột hạm đội vĩ đại tấn công

thành Troie; họ giảo hoạt lắm,đã khéo dùng những mĩ từ đểche đậy một sự thực kinh tếtrần truồng như các nhà điêukhắc thượng cổ dùng lá nho đểthay bộ phận sinh dục của đànông[56].

Không ai chối cãi rằng kinhtế sử quan giảng cho ta hiểuđược nhiều biến cố lịch sử.Chính nhờ tiền của Hội nghịLiên bang ở đảo Délos [biển HiLạp] mà người Hi Lạp đã dựngnên đền Panthénon [ở Athènes,

thế kỉ thứ V trước T.L.]; chínhnhờ kho vàng của nữ hoàng AiCập Cléopâtre mà nền tài chínhcủa Auguste mới hồi sinh màông ta mới cấp dưỡng được thihào Virgile và tặng Horaceđược một cái trại. Thời thượngcổ La Mã tấn công Ba Tư rồithời trung cổ Thập tự quân quađánh chiếm Jrusalem cũng là đểkiểm soát các con đườngthương mại sang phương Đông;và hậu quả sự thất bại của Thậptự chiến là người Âu đã tìm con

đường khác qua phương Đôngmà khám phá ra được châu Mĩ.Chính nhờ tài chính của dònghọ Médicis [ở Ý, thế kỉ XIV]mà mới có phong trào Phụchưng văn nghệ ở Florence; nhờkĩ nghệ và thương mại ởNuremburg phát đạt, nên tỉnhđó mới sinh được họa sĩ lớnnhất của Đức: Durer [1471-1528]. Cách mạng Pháp phátsinh không phải vì Voltaire đãviết những tác phẩm phúngthích rất hay, và Rousseau đã

viết những tiểu thuyết tình cảm,mà vì các giai cấp trung lưu đãchiếm được địa vị quan trọngnhất trong đời sống kinh tế, cầnđược tự do về pháp luật để xínghiệp của họ có thể hoạt độngđược và họ muốn có một địa vịvề xã hội và chính trị xứng vớisự quan trọng thực sự của họ.

Marx không hề bảo rằng cánhân luôn luôn bị quyền lợikinh tế thúc đẩy; ông ta khôngkhùng đến nỗi nghĩ rằng vìnhững lí do vật chất mà

Abélard[57] yêu nàng Héloise,Phật Thích Ca thuyết pháphoặc thi hào Keats[58] làm thơ.Nhưng có lẽ ông đã đánh giáquá thấp vai trò của các độngcơ không phải là kinh tế tronghành động của quần chúng: Vaitrò của lòng tín ngưỡng cuồngnhiệt trong những đạo quân Hồigiáo hoặc Y Pha Nho chẳnghạn; vai trò của lòng ái quốcmãnh liệt trong hàng ngủ quânđội của Hitler hoặc trong cácđội “thần phong” (Kamikaze)

của Nhật Bản; vai trò của sựcuồng loạn tập thể, như trongcác cuộc bạo động củaGordon[59] ở Londres từ mùnghai đến mùng tám tháng sáunăm 1870, hoặc trong các cuộctàn sát từ mùng hai đến mùngbảy năm 1872 ở Paris. Trongnhững trường hợp ấy, động cơcủa hạng cầm đầu (hạng nàythường ở trong bóng tối) có thểlà một nguyên nhân kinh tế,nhưng hậu quả tùy thuộc mộtphần lớn vào sự cuồng nhiệt

của đám đông. Trong nhiềutrường hợp quyền hành chínhtrị hoặc võ bị hiển nhiên lànguyên nhân chứ không phải làhậu quả của các hoạt động kinhtế; chẳng hạn trường hợp đảngBôn-sơ-vich lật đổ Nga hoàngnăm 1917, hoặc trường hợp cáccuộc đảo chính của quân nhânxảy ra thường trong lịch sử cácnước Nam Mĩ. Ai dám bảo rằngngười Maure[60] chiếm Y PhaNho, người Mông Cổ chiếmTây Á, hoặc người Mogol[61]

chiếm Ấn Độ vì kinh tế của họmạnh hơn? Trong tất cả nhữngtrường hợp đó, những dân tộcnghèo lại tỏ ra mạnh hơn nhữngdân tộc giàu; họ thắng lợi vềquân sự mà có được quyềnhành về chính trị, rồi quyềnhành về chính trị đã đem lại chohọthống trị về kinh tế. Cáctướng lãnh có thể đưa ra mộtthuyết giải thích lịch sử bằngquân sự được.

Đưa ra những hạn chế nhưtrên rồi, chúng ta có thể rút ra

một bài học quí báu trong sựphân tích kinh tế của các thờitrước. Chúng ta nhận thấy rằngkhi bị các rợ xâm chiếm thì LaMã đã suy nhược vì không cònhạng nông dân trước kia cungcấp cho các quân đoàn La Mãnhững lính ái quốc, cươngquyết chiến đấu để bảo vệruộng đất, mà chỉ có một hạngnô lệ miễn cưỡng cày cấynhững đồn điền rộng lớn thuộcvề một thiểu số địa chủ. Ngàynay những trại nhỏ không thể

lợi dụng những máy nôngnghiệp tốt nhất được, thành thửnông dân lại phải làm việc dướiquyền một địa chủ lớn hay mộtgiám đốc một Kolkhoze [nôngtrường ở Nga] để sản xuất đạiqui mô. Có lần tôi đã nói rằngvăn minh không còn là một vậtkí sinh sống bám vào người cầmcuốc nữa: Chỉ có những ngườicầm tay lái một máy kéo haymột máy gặt và đập lúa thôi.Chính canh nông đã thành mộtkĩ nghệ và người tá điền phải

lựa chọn, hoặc là làm thuê chomột nhà tư bản, hoặc là làmcông cho Chính phủ.

Lịch sử cho ta thấy rằng ởtrên ngọn thang xã hội, “hạngngười điều khiển người chỉ điềukhiển những người điều khiểnsự vật thôi, còn hạng người điềukhiển tiền bạc mới điều khiểntất cả”. Vì vậy mà các chủ ngânhàng theo dõi các khuynhhướng của canh nông, kĩ nghệ,thương mại, thu hút và chi phốitư bản, mà kinh doanh sao cho

số tiền chúng ta kí thác sinh lợiở hai ba chỗ một lúc; do đóhạng người làm mưa làm gió vềngành cho vay lấy lời, cũng làmmưa làm gió trong mọi xínghiệp, dám mạo hiểm để kiếmthật nhiều lời, và leo lên đượccái ngọn kim tự tháp kinh tế. Từdòng họ Médicis ở Florence,qua các dòng họ Fugger ởAugsburg, Rothschild ở Paris vàLondres, sau cùng tới dòng họMorgan hiện nay ở New York,các ông chủ ngân hàng thời nào

cũng dự các cuộc hội họp chínhtrị, cấp tiền cho chính quyềntrong các chiến tranh, và chocác Giáo hội, đôi khi gây ra cáccuộc án mạng nữa. Có lẽ mộttrong những bí quyết quyềnhành của họ là nhờ họ nghiêncứu sự lên xuống của giá cả màđoán được lịch sử có khuynhhướng lạm phát, và biết rằngcon người khôn ngoan thìkhông bao giờ lại nghĩ tới việctích lũy tiền bạc.

Nghiên cứu dĩ vãng, chúng ta

thấy rõ ràng rằng bất kì chế độkinh tế nào, tới một lúc nào đó,cũng phải dùng cái lợi để thúcđẩy cá nhân và đoàn thể tăngnăng suất lên. Các phương phápkhác (bóc lột bọn nô lệ, đàn ápkẻ phản kháng, kích thíchngười ta bằng ý thức hệ) đều íthiệu quả, tốn kém quá, hoặckhông thể dùng lâu được. Bìnhthường ra và xét chung thì tùytheo khả năng sản xuất màchúng ta định giá trị của mộtngười (trừ trong chiến tranh, lúc

đó giá trị mới tùy theo khả năngphá hoại).

Mà những khả năng thực tếcủa mỗi người đều khác nhau,và trong h hết các xã hội, đa sốcác khả năng đều tập trung vàomột số người tối thiểu. Sự tậptrung tài sản [vào một số ítngười] là hậu quả tự nhiên củasự tập trung các khả năng đó,nó tái hiện hoài hoài trong lịchsử. Nếu mọi điều kiện, hoàncảnh như nhau, thì sự tự dokinh tế - do luật pháp và đạo

đức cho phép - càng cao, mứcđộ tập trung tài sản cũng càngcao. Chế độ độc tài có thể hãmlại sự tập trung đó trong mộtthời gian; chế độ dân chủ chocon người được tự do tối đa,trái lại xúc tiến sự tập trung đó.Cho tới năm 1776, người Mĩtương đối bình đẳng với nhau;rồi từ năm đó trở đi, có cả ngànyếu tố khiến cho họ cách biệtnhau về thể chất, trí tuệ hoặckinh tế, thành thử hiện nay cáihố giữa người giàu và kẻ nghèo

càng sâu rộng hơn bao giờ hết,từ cái thời La Mã còn là đếquốc ở trong tay một bọn phúhào.

Trong các xã hội tiến bộ, sựtập trung tài sản có thể đạt tớimột mức mà hạng người nghèovì đông đảo, cũng mạnh nhưhạng giàu sang nhiều khả năng;sự quân bình bấp bênh ấy gâynên một nguy cơ có thể giảiđược bằng hai cách: Hoặc sửađổi luật pháp để phân chia lạitài sản, hoặc phát sinh một cuộc

cách mạng để chia đều sự khốncùng.

Năm 594 trước T.L., ởAthènes, theo lời Plutarque[62]

thì “sự cách biệt về tài sản giữakẻ nghèo và ngưi giàu đã đạt tớicái mức mà Athènes cơ hồ nhưở trên bờ một vực thẳm; chỉ cómỗi một cách để tránh nhữngcuộc nổi loạn… là thành lậpmột chính thể chuyên chế”.Nhận thấy rằng tình cảm củamình mỗi ngày một thêm khốnđốn, vì chính quyền ở trong tay

bọn chủ nhân mà tòa án thìthiên vị, luôn luôn xử ức họ,hạng người nghèo bàn tínhchuyện làm cách mạng. Hạngngười giàu nổi đóa vì hạngngười nghèo có ý không chịuthừa nhận quyền chủ nhân củamình, bèn chuẩn bị phản ứng lạibằng bạo động. Nhưng rồilương tri đã thắng; các phần tửôn hòa vận động mà bầu Solonlàm thống đốc (archonte).Solon là một nhà kinh doanhtrong giới quí tộc, lên cầm

quyền bèn phá giá đồng bạc,làm nhẹ gánh của mọi ngườimắc nợ (nên nhớ, chính ông làmột chủ nợ!); giảm tất cả cácmón nợ của tư nhân, bỏ lệ nhốtkhám vì thiếu nợ; hủy hết cácsố thuế chưa đóng và các số lờimà người cầm cố phải trả; đặtmột thứ thuế lợi tức có tínhcách lũy tiến; làm cho ngườigiàu phải chịu một thuế suấtgấp mười hai lần thuế suất đánhvào người nghèo; tổ chức lại tòaán cho dân chủ hơn; sau cùng

ban sắc lệnh rằng con cái các tửsĩ hi sinh cho Athènes đượcchính phủ nuôi nấng, dạy dỗ.Bọn người giàu la ó cho rằngnhư vậy không khác gì tịch thutài sản mà không bồi thườngcho họ; còn bọn cấp tiến thìtrách Solon [ôn hòa quá],không phân chia lại ruộng đất;nhưng chỉ ít năm sau, mọingười đều nhận rằng cải cáchcủa Solon đã tránh cho Athènesmột

Thế kỉ thứ hai trước T.L.,

khi sự tập trung tài sản ở Ý tớimột mức nguy hại, Viện Quítộc La Mã vấn nổi tiếng là khônkhéo, lại không chịu hòa giải.Tibère Gracchus (160-133),một nhà quí tộc được bầu làm“tribun” - một chức bảo hộquyền lợi của dân chúng - đềnghị chia lại ruộng đất, cho mỗingười giữ được tối đa là 13hecta, còn bao nhiêu thì tịchthu, chia cho bọn vô sản ở LaMã. Viện Quí tộc bác bỏ đềnghị ấy, cho là trái phép. Tibère

bèn hô hào dân chúng: “Cácanh em chiến đấu và hi sinhtính mạng để cho kẻ khác làmgiàu và sống xa xỉ; người ta bảocác anh làm chủ thế giới, nhưngkhông một người nào trong sốcác anh làm chủ được một tấcđất”. Rồi bất chấp luật pháp LaMã, ông vận động để ứng cử“tribun” một khóa nữa; trongcuộc bầu cử, một cuộc nổi loạndấy lên, ông bị giết (133 trướcT.L.). Em ông là Caius cũngtheo chủ trương của ông nhưng

cũng không ngăn được bạođộng xảy ra một lần nữa, và ralệnh cho tên nô lệ đâm chếtmình; tên nô lệ vâng lời rồi tự tử(121 trước T.L.); Viện Quí tộcra lệnh tàn sát ba ngàn đồngđảng của Caius. Sau đó, Mariuscầm đầu giới bần dân; nhưngrút lui khi thấy phong tràomuốn hướng về cách mạng.Catilina đề nghị hủy bỏ hết cácmón nợ, tổ chức một đạo quâncách mạng gồm các “cùngdân”, nhưng ông ta thua tài

hùng biện như dông tố củaCicéron, rồi chết trong khi đấutranh chống lại nhà nước (62trước T.L.) sau năm năm nộichiến. Marc Antoine làm bộủng hộ chính sách của César đểthỏa mãn tham vọng cùngnhững mạo hiểm riêng tư củaông; Octave đánh bại ông ta ởActium và thành lập chế độ“principat” (hoàng đế) trong haitrăm mười năm (từ -30 tới 180),chế độ ấy duy trì cuộc “Tháibình La Mã” (Pax Romana)

giữa các giai cấp trong xã hội vàcác dân tộc sáp nhập vào đếquốc.

Sau khi đế quốc phương Tâyvà tổ chức chính trị của nó sụpđổ (476), tiếp theo là hai thế kỉbăng hoại, rồi tài sản lại lần lầnđược phục hưng, tái tập trung,phần lớn ở trong tay các giáochức đạo Ki Tô. Một phươngdiện của cuộc Cải cách tôn giáo(thời Trung cổ) là chia lại tàisản bằng cách một mặt chấmdứt ở Đức và Anh sự góp tiền

cho Giáo hội La Mã, mặt khácthế tục hóa các của cải, lợi tứccủa Giáo hội. Cách mạng Phápgây những cuộc nông dân bạođộng và những tàn sát ở thànhthị để tính chia lại tài sản mộtcách chuyên hoành, nhưng hậuquả chung là của cải cùng đặcquyền chỉ chuyển từ giai cấpquí tộc xuống giai cấp trung lưuhữu sản thôi. Từ 1933 đến1952, rồi 1960 đến 1965, chínhquyền Mĩ hai lần dùng lạiphương pháp hòa bình của

Solon, đã chia tài sản lại mộtcách hòa dịu; có lẽ một vị nàođó trong chính quyền đã chịunghiên cứu sử! Giới đại tư sảnMĩ đã lớn tiếng mạt sát nhưngsau cũng chịu khuất phục, đểrồi lại tập trung tài sản trở lại.

Tất cả những sự kiện lịch sửấy cho ta rút ra được kết luậngì? Sự tập trung tài sản có vẻ làmột điều tự nhiên và không saotránh được; để bù lại, cứ lâulâu, đều đều lại có một cuộcphân chia lại một phần tài sản,

hoặc bằng cách bạo động, hoặcbằng cách ôn hòa. Xét theokhía cạnh đó, thì lịch sử kinh tếkhông khác gì trái tim của xãhội nó đập chậm chậm: trongthời gian trái tim phồng ra, củacải được một thiểu số tập trunglại, để rồi tới thời gian trái timbóp lại thì nhất định sẽ phảiphân phát ra để lưu thông.

CHƯƠNG IX: CHỦ NGHĨAXÃ HỘI VÀ LỊCH SỬ

Sự xung đột giữa chủ nghĩaxã hội và chủ nghĩa tư bản làmột trong những yếu tố của cáinhịp điệu tập trung và phân tántài sản chúng tôi đã nói trongchương trên. Hiển nhiên là giớitư bản đã đóng vai trò kiến tạotrong lịch sử; họ đã gom góp sốtiền dành dụm của nhiều ngườiđể gây nên một số vốn sinh lợi,bằng cách hứa chia lời cho mỗi

người; họ đã xuất vốn để cơgiới hóa kĩ nghệ, canh nông,hợp lí hóa cách thức phân phốisản vật; hậu quả của tất cả cáchoạt động đó là cả cái khối traođổi sản phẩm giữa người sảnxuất và người tiêu thụ tăng vụtlên, lớn lao chưa từng thấy. Chếđộ tư bản đã lợi dụng nguyêntắc kinh tế tự do, chủ trươngrằng các nhà kinh doanh màkhông bị những thuế chuyênchở, những luật lệ hành chínhđè bẹp thì có thể tặng cho dân

chúng nhiều thực phẩm hơn,nhiều tiện nghi trong nhà hơn,nhiều thì giờ nhàn hạ hơn cácxí nghiệp do các chính trị giadùng công chức để điều khiển,hầu mong thoát được sự chiphối của sự cung cầu. Trong sựtự do kinh doanh, tinh thầnganh đua và lòng ham tư hữuthúc đẩy người ta làm việc bằngtay chân và bằng trí óc, gần hếtcác thiên tư về kinh tế, khôngsớm thì muộn cũng sẽ đượcdùng và được thưởng công, vì

có sự di động các người tài giỏi,có sự đào thải tự nhiên các tàinăng, vả lại khi mà các sảnphẩm và các dịch vụ được cungcấp tùy theo nhu cầu của dânchúng, chứ không tùy theo mộtsắc lệnh của chính phủ thì sựdiễn tiến của kinh tế mới có thểnói là dân chủ từ căn bản được.

Tất cả những lí lẽ kể trênchứa một phần chân lí, nhưngkhông giảng được tại sao tronglịch sử lại có nhiều cuộc phảnkháng, nổi loạn để chống những

sự quá lạm của sự áp chế trongkỹ nghệ, sự gian trá về giá cả,thuật trốn tránh luật pháp củabọn kinh doanh và tinh thần vôtrách nhiệm của bọn phú gia.Những quá lạm đó chắc đã xảyra từ thời thượng cổ rất xa xămvì chúng ta thấy những thínghiệm chế độ xã hội xuất hiệntrong mấy chục quốc gia vàmấy chục thế kỉ. Ở Sumer[63]

vào khoảng 2.100 trước T.L.Kinh tế được quốc gia tổ

chức, phần lớn các đất cày cấy

được đều thuộc về hoàng gia,nông dân gặt hái xong chở lúalại kho lẫm của hoàng gia vàđược chia cho một phần. Đquản trị kinh tế thuộc về quốcquyền đó, người ta đã tạo mộttổ chức quan lại rất nhiều đẳngcấp, nhiệm vụ là ghi tất cảnhững vật đem vô kho và nhữngvật phát từ kho ra. Người sauđã tìm lại được ở Ur, kinh đôSumer, ở Lagash và Umma cảchục ngàn tấm bằng đất sét ghinhững xuất nhập đó… Ngoại

thương cũng vậy, do hành chínhtrung ương điều khiển[64].

Ở Babylone bộ luậtHammourabi[65] (khoảng 1750trước TL) qui định số lượng củacác người chăn cừu, của cácthợ thủ công và cả số tiền mà ysĩ được lãnh mỗi lần mổ xẻ.

Ở Ai Cập dưới các triều đạiPtolémée (323-30 trước T.L).Quốc gia làm chủ đất đai vàđiều khiển canh nông, chínhquyền cho biết người dân nàophải cấy khu ruộng nào, gieo

thứ hạt giống nào, tới khi gặt,các thư kí của chính quyền lạixem xét, ghi vào sổ, thóc lúađược sàng sảy trên các sân đạplúa của hoàng gia, rồi do nôngdân đứng nối nhau thành hàngchuyền tay nhau đưa vô kholẫm của nhà vua. Mỏ, quặngcũng thuộc về chính quyền.Chính quyền quốc hữu hóa sựsản xuất và bán dầu, muối, sợivải, giấy làm bằng vỏ câypapyrus. Tất cả thương mại đềudo Quốc gia kiểm soát, quy

định, ngay một phần lớn sự bánlẻ cũng ở trong tay các nhânviên bán lại sản phẩm của nhànước. Ngân hàng cũng vậy,thuộc về độc quyền của chínhphủ, nhưng chính phủ có thểgiao cho các hội tư nhân làmđại lí. Có nhiều thứ thuế, nhưthuế thân, thuế kĩ nghệ, thuếđánh vào sản phẩm, thuế buônbán, thuế xử án, thuế dùng cáctài liệu hợp pháp. Muốn lưu lạivết tích của tất cả các giao dịch,lợi tức có thể đánh thuế được,

chính quyền phải dùng một đạoquân thư kí một hệ thống kiểmtra người và tài sản rất phứctạp. Nhờ chế độ đó, Ai Cậpdưới các triều đại Ptoléméethành quốc gia giàu nhất đươngthời, thực hiện được nhữngcông tác lớn lao, cải thiện canhnông và dùng một phần lớn sốlời để xây những kiến trúc lộnglẫy trong khắp nước, xuất tiềncho các hoạt động văn hóa.Vào khoảng 290 trước T.L., họxây cất bảo tàng viện và thư

viện nổi danh ở Alexandrie.Khoa học và văn học được tôntrọng, chính trong thời đại ấy,không rõ vào năm nào, họ đãdịch những thiên đầu trong bảnHi Lạp của Cựu ước, gọi là bảncủa Bảy mươi hai dịch giả DoThái (Septante). Nhưng chẳngbao lâu các vua Ai Cập gâynhững chiến tranh tốn kém taihại, đam mê rượu chè, săn bắn,phó thác các việc kinh tế và caitrị cho một bọn cướp ngày,chúng tha hồ vơ vét của bần

dân tới sạch sành sanh. Từ triềuvua trước đến triều vua sau, sựlạm thu cứ tăng lên, mà cáccuộc đình công cũng mỗi ngàymột nhiều, một dữ dội. Tại kinhđô Alexandrie, người ta pháttiền, tổ chức các cuộc diễnnghệ để vỗ về bọn dân đen,nhưng dân bị vô số công an,cảnh sát coi chừng kĩ, khôngđược dự vào việc nvà rốt cuộcthành một khối bạo động chốngchính quyền. Canh nông và kĩnghệ không thịnh nữa vì dân

không làm việc, luân lí suy đồi,và tới khi Octave qua tròng cáiách La Mã vào cổ dân chúng AiCập (30 trước T.L.), lúc đó trậttự mới được tái lập.

Dưới thời hoàng đếDioclétien, La Mã cũng đã theomột chế độ xã hội. Ở trongnước thì dân chúng nổi loạn vìmỗi ngày một nghèo thêm, ởngoài thì các rợ lăm le xâmchiếm, Hoàng đế Dioclétien ởgiữa hai nguy cơ đó, ban bốnăm 301 sau T.L., một sắc lệnh

gọi là Edictum de Prettis cấmcác nhà buôn có độc quyềnkhông được rút hàng về để tănggiá, qui định giá tối cao cho mỗimón hàng và tiền công tối caocho mỗi công việc quan trọng.Ông phát động nhiều công tácxây cất lớn lao để cho bọn thấtnghiệp có việc làm, phát chẩnthức ăn cho người nghèo, hoặcbán rẻ cho họ. Chính phủ lúcđó đã làm chủ hầu hết các mỏ(kim thuộc, đá) và các khomuối; từ nay Dioclétien kiểm

soát kĩ lường hầu hết các kĩnghệ và công nghệ lớn. PaulLouis trong cuốn Le travail dansle monde romain (Sự lao độngtrong thế giới La Mã) bảo:“Trong hết thảy các thành thịlớn, Quốc gia thành một cốchủ[66] rất mạnh… mạnh hơncác nhà kinh doanh tư, mà hạngnày lại còn bị đánh thuế nặng”.Dĩ nhiên, các nhà kinh doanhtiên đoán thế nào Quốc giacũng sẽ phá sản. Dioclétien đáprằng các rợ đương dòm ngó ở

cửa ngõ Đế quốc thì phải tạmthời từ bỏ tự do cá nhân đi, chotới khi tự do quốc gia đượcvững vàng đã. Chế độ xã hộicủa Dioclétien là một chínhsách kinh tế chiến tranh chỉ cóthể áp dụng được khi dân chúngsợ bị ngoại xâm. Bao giờ cũngvậy, nỗi nguy bị xâm lăng cànglớn thì sự tự do trong nước cànggiảm đi.

Việc kiểm soát kinh tế tỉ mỉtỏ ra quá nặng nề đối với tổchức hành chính vốn đã qua lớn

lao, tốn kém, và tham nhũngcủa Dioclétien. Để duy trì cáccơ quan hành chính (quân đội,tòa án, công tác, phát chẩn),phải tăng thuế lên tới nỗi dânLa Mã không muốn làm việc,không muốn kiếm tiền nữa;kinh tế băng hoại vì một bênluật sư tìm mọi cách bênh vựcthân chủ để họ khỏi đóng thuế,một bên các nhà lập pháp nghĩra các đạo luật ngăn chặn cácmưu mô trốn thuế đó. Hằngngàn người La Mã trốn các

nhân viên thu thuế, vượt biêngiới, qua ẩn náu tại những xứthuộc về các rợ. Để chấm đứttình trạng ấy và cho nhân viênkiểm thuế làm việc được dễdàng, chính phủ ra những sắclệnh cấm nông dân không đượcrời ruộng đất, thợ thủ côngkhông được rời cửa hàng nếuchưa đóng đủ thuế. Những sắclệnh ấy cùng vài sắc lệnh khácnữa mở đầu cho chế độ nôngnô ở thời Trung cổ.

Trung Hoa cũng đã có nhiều

lần thử áp dụng chế độ xã hội.Tư Mã Thiên (sinh khoảng 145trước T.L. bảo rằng “vua HánVũ Đế (giữ ngôi từ 140 đến 87trước T.L.) muốn ngăn tư nhânchiếm tài nguyên của núi, bểmà làm giàu… muốn bắt dânchúng phải phục tòng triềuđình”, ra lệnh quốc hữu hóa tàinguyên của đất đai, sự chởchuyên và thương mại, đặt rathứ thuế đánh vào lợi tức, phátđộng công việc xây cất, đàokinh nối các con sông với nhau

và dẫn nước vào ruộng. Triềuđình lập những kho chứa hànghóa, khi giá hạ thì mua vào, khigiá cao thì bán ra; như vậy,theo Tư Mã Thiên, “những phúthương và các nhà bán lẻ khôngkiếm lời nhiều được… màchính phủ bình giá hàng hóađược”. Người ta bảo Trung Hoanhờ vậy thịnh vượng hơn baogiờ hết trong một thời gian.Nhưng khi Vũ đế băng, vì“mệnh trời” và lòng hiểm áccủa con người mà thí nghiệm

đó phải bỏ. Trong nước hết lụtthì đến hạn hán, đói kém thêthảm và giá cả tăng vọt lên. Cácnhà làm ăn buôn bán cho rằngnhững số thuế họ phải đóng chỉđể nuôi bọn ở không và bất tài.Kiệt lực vì vật giá leo thang,người nghèo đồng thanh kêu ca,và cũng như người giàu, đòiphục hồi chính sách kinh tế cũ;có người đòi luộc sống kẻ nàođã bày đặt ra chính sách kinh tếmới nữa. Thế là các cải cáchlần lượt bị bãi bỏ, và khi dân

chúng gần quên hẳn rồi thì mộtông vua hiền triết lại đem rathực hành.

Vương Mãng (làm vua từ 9đến 23 sau T.L.) là một học giả,bảo trợ văn nghệ, một đại phúgia thường giúp đỡ bạn bè vàngười nghèo. Khi tiếm đượcngôi rồi[67], ông trọng dụng cácvăn nhân thi sĩ, triết gia và cácngười giỏi về khoa học. Ôngquốc hữu hóa đất đai[68], phânphát đều cho nông dân[69], chấmdứt chế độ nô tì. Cũng như Vũ

Đế, ông ráng kiểm soát giá cảbằng cách trữ hàng hóa để bánra hợp lúc. Ông cho các tưnhân kinh doanh vay tiền với lãinhẹ. Những biện pháp ấy làmthiệt hại một số người cho vaynặng lãi, họ liên kết nhau để lậtđổ ông đúng vào lúc trong nướcbị nạn lụt rồi hạn hán, mà lại bịngoại nhân xâm lăng[70]. Một họgiàu có, họ Lưu[71] cầm đầucuộc nổi loạn, giết VươngMãng và hủy bỏ chế độ củaVương. Mọi việc lại trở lại như

cũ.Một ngàn năm sau, Vương

An Thạch làm tể tướng từ 1068đến 1085 (đời Tống) lại rángquốc hữu hóa hoàn toàn kinh tếTrung Hoa. Ông cho rằng chỉQuốc gia mới được tổ chứcthương mại, kĩ nghệ, canh nôngđể cho bọn giàu có khỏi bóc lộtbọn nghèo. Ông cho dân vaynhẹ lời để khỏi bị bọn vay nặnglãi cứa cổ[]. Ông khuyến khíchsự khẩn hoang, phát trước chonông dân lúa giống và nhiều vật

khc nữa, rồi những mùa gặt saudân mới phải trả. Ông phátđộng nhiều công tác lớn lao đểgiảm bớt nạn lụt và nạn thấtnghiệp. Trong mỗi quận, huyệncó một nha kiểm soát giá cả vàtiền công. Thương mại bị quốchữu hóa. Người già cả, ngườithất nghiệp và người nghèođược trợ cấp. Ông tổ chức lạigiáo dục và chế độ khoa cử đểtuyển quan lại; một sử giaTrung Hoa[73] bảo “học sinhkhông học làm thi làm phú nữa

mà học sử, địa, kinh”. Thí nghiệm đó bị tấn công ởba mặt. Trước hết là mặt thuếmá quá cao: Triều đình phảidùng thêm nhiều quan lại nênphải tăng thuế để trả lương chohọ. Rồi về mặt trưng binh, mỗinhà một người[74] vì triều đìnhcần có một đạo quân đông đểchống các rợ[75] xâm lăng. Saucùng, bị tấn công vì nạn thamnhũng của quan lại; như mọinước khác, Trung Hoa phảichịu sự cướp bóc của tư nhân

hoặc sự cướp bóc chính thứccủa chính quyền. Phe thủ cựudo một người em của VươngAn Thạch[76] cầm đầu, cho rằngcon người vốn tham nhũng vàbất tài, triều đình không thể điukhiển lấy việc kinh doanh được;chế độ kinh tế hữu hiệu nhất làchế độ “tự do kinh doanh”,không can thiệp vào công việclàm ăn của dân, như vậy hợpvới bản năng tự nhiên của conngười. Bọn phú gia bất bình vìphải đóng thuế quá nặng, và vì

triều đình nắm độc quyềnthương mại, họ tung tiền ra gâymột cuộc vận động bôi nhọ tânchế độ, không cho nó thi hànhđược, rồi diệt nó. Cuộc vậnđộng ấy tổ chức rất hoàn hảo,luôn luôn gây áp lực với nhàvua. Khi xảy ra những nạn hạnhán và lụt, tiếp theo là sao chổixuất hiện làm cho mọi ngườihoảng sợ, thiên tử[77] đành phảibãi chức Vương An Thạch, hủybỏ các đạo dụ và kêu cựu đảngtrở li cầm quyền.

Cho tới ngày nay, chế độ xãhội tồn tại lâu nhất là chế độ docác vua chúa dân tộc Incasthành lập ở thế kỉ XIII, khôngrõ từ năm nào, tại miền ngàynay chúng ta gọi là Pérou. Cácvua chúa Incas tin rằng ThầnMặt Trời trao quyền cho họ đểtrị dân; họ tổ chức và điềukhiển hoàn toàn nông nghiệp,tiểu công nghệ và thương mại.Chính quyền làm kế toán tinhxác về nguyên liệu, dân chúngvà lợi tức; xây cất những đường

sá rất hoàn hảo, dùng một hạngphu trạm chuyên môn mà tạođược một hệ thống giao thôngcần thiết cho một chế độ cai trịtinh mật như vậy trong toàn cõi.Người dân nào cũng là mộtcông chức của Quốc gia và cóvẻ thỏa mãn về chế độ đó vìđược Quốc gia bảo đảm cho antoàn, khỏi lo đói rét. Chế độ tồntại mãi tới khi Pizarro [người YPha Nho] xâm chiếm Pérounăm 1933[78].

Pérou ở bờ biển phía tây, thì

ở bờ biển phía đông Nam Mĩ,trên bờ sông Uruguay, vàokhoảng 1620-1750, một trămnăm mươi Thầy tu dòng Tên(Jésuite) cũng thành lập mộtcộng đồng theo chủ nghĩa xãhội gồm 200.000 người Da đỏ.Những nhà cai trị tu hành ấy tổchức tất cả đời sống kinh tế:nông nghiệp, kĩ nghệ, thươngmại. Họ cho phép mỗi thiếuniên được lựa một nghề trongsố những nghề họ dạy, nhưngbắt buộc người nào khỏe mạnh

cũng phải làm việc tám giờ mộtngày. Họ tổ chức các trò tiêukhiển (thể thao, vũ hội), điềukhiển những đội hợp xướnggồm ngàn người hát, thành lậpcả những nhạc đội tấu nhạc Âuchâu. Họ vừa là nhà giáo, y sĩ,vừa là thẩm phán; hình luật củahọ không có tử hình. Về mọiphương diện, thổ dân đều thỏamãn, cho nên tỏ ra rất nhuthuận. Khi cộng đồng bị tấncông, thổ dân chống cự rấthăng và rất giỏi, khiến kẻ xâm

lăng (Y Pha Nho) phải ngạcnhiên. Năm 1750, Bồ Đào Nhanhường cho Y Pha Nho nhữngđất đai gồm bảy khu thực dânY Pha Nho ở Mĩ muốn chiếmliền; chính quyền Bồ Đào Nhado Pombal (1699-1782) làm tểtướng – ông này xung đột vớidòng Tên thời đó - ra lệnh chocác thầy tu và thổ dân phải rờingay những đồn điền ấy; thổdân chống cự lại không nổi vàthí nghiệm đó chấm dứt.

Ở Đức sau thời Cải cách tôn

giáo, xảy ra một cuộc cáchmạng xã hội, và nhiều thủ lãnhphong trào tung ra những khẩuhiệu cộng sản phỏng theoThánh kinh. Một nhà truyềngiáo tên là Thomas Munzer (?-1525) hô hào dân chúng lật đổcác vua chúa, giai cấp tăng lữvà giai cấp tư bản mà thành lậpmột “xã hội hoàn hảo hơn”,trong đó mọi tài sản là củachung[79]. Ông ta tuyển một đạoquân nông dân, thuyết cho họnghe về chế độ cộng sản thi các

Sứ đồ Ki Tô, làm cho lòng họbừng bừng lên rồi đưa họ ramặt trận, và Munzer bị chặt đầu(1525) Hans Hut thích tư tưởngcủa Munzer, tổ chức ởAusterlitz một cộng đồng“anabaptiste”[80] theo chủtrương cộng sản trong gần mộtthế kỉ (từ 1530 đến khoảng1622). Jean de Leyde cầm đầumột nhóm anabaptiste, cầmquyền ở Munster, kinh đô xứWestphalie, thi hành một chếđộ cộng sản trong mười bốn

tháng (1534-35).Thế kỉ XVII, một nhóm “san

bằng”[81] trong đạo quân củaCromwel1[82] yêu cầu Cromwellnhận thành lập ở Anh một xãhội lí tưởng thuộc loại cộng sản.

Phong trào xã hội dịu xuốngtrong thời Phục Hưng rồi lại táihiện khi cuộc cách mạng kĩnghệ làm cho dân chúng thấysự tham lam tàn nhẫn của giaicấp tư bản đương lên: Đàn bàvà trẻ con phải làm việc mườimấy giờ một ngày, tiền công

quá thấp, xưởng và những túplều lụp xụp của họ là những ổbệnh tật. Karl Marx vàFriedrich Engels thảo chophong trào một hiến chương,tức bản Tuyên ngôn của đảngCộng sản năm 1847, và một bộThánh kinh, tức bộ Tư bản luận(1867- 1895).

Hai nhà đó nghĩ rằng chế độxã hội sẽ thực hiện trước hết ởAnh vì nước đó là nước kĩ nghệphát triển nhất; tổ chức kĩ nghệở đó tập trung quá rồi, thế nào

cũng gây ra phong trào quốchữu hóa. Họ không được sốngthêm ít chục năm để ngạc nhiênthấy rằng chế độ Cộng sản bắtđầu ở Nga chứ không phải ởAnh.

Tại sao chế độ xã hội hiệnđại bắt đầu ở chính trong cái xứmà chế độ tư bản gần như chưacó ấy, trong cái xứ thiếu hẳnnhững nghiệp đoàn mạnh mẽbắc cầu cho hai chế độ tư bảnvà xã hội ấy? Đành rằng nôngdân Nga thời ấy đã chịu mấy

thế kỉ khốn khổ, và đã có mấythế hệ trí thức Nga nổi loạn đểmở đường, nhưng nông dânNga đã dược giải thoát khỏi tìnhtrạng nô lệ từ năm 1861, còncác nhà trí thức thì có khuynhhướng vô chính phủ - trái hẳnvới chế độ Quốc quyền. Sở dĩcách mạng 1917 thành công cólẽ là vì chính quyền Nga hoàngđã mất tín nhiệm vì chiến bạimà lại cai trị dở; kinh tế Ngachìm đắm trong cảnh hỗn loạn,nông dân ở mặt trận đem theo

khí giới về, mà chính quyềnĐức lại cho Lénine và Trotskymọi phương tiện cần thiết đểtrốn ra ngoại quốc, không bịngăn cản, bắt bớ gì cả. Cuộccách mạng đã có tính cáchcộng sản vì tân Quốc gia phảiđương đầu với nội loạn và ngoạixâm. Dân tộc Nga đã phản ứngnhư mọi dân tộc khác trong tìnhtrạng bị bao vây, nghĩa là tạm từbỏ tự do cá nhân trong khi chờđợi trật tự và an toàn được táilập. Ớ đó cũng vậy, chế độ

cộng sản là một chế độ kinh tếthời chiến. Nó tồn tại được cólẽ nhờ dân chúng sợ nguy cơchiến tranh, nỗi sợ đó hiện nayvẫn còn ở Nga; nhưng chỉ saumột thế hệ hòa bình là chắcchắn chế độ cộng sản sẽ bị bảntính con người làm cho suy sụplần lần.

Hiện nay các người Nga theochủ nghĩa xã hội lại đánh vàolòng ham tư lợi của con ngườiđể chế độ sản xuất được nhiềuhơn, và cũng vì dân chúng đòi

hỏi nhiều tự do thể chất và tinhthần hơn. Ngược lại, chế độ tưbản lại hạn chế tư sản cá nhân:luật pháp đã có một nửa tínhcách chế độ xã hội rồi, mà tàinguyên thì do “Quốc gia Phùtrì”[83] phân phối lại rồi. Marxnhận là môn đệ của Hégel màđã phản Hégel. Theo ông ta, binchứng pháp[84] của Hégel cónghĩa là chế độ tư bản và chếđộ xã hội tranh đấu nhau thì rấtcuộc chế độ xã hội sẽ toànthắng; nhưng nếu chúng ta áp

dụng thuyết Hégel (chính,phản, hợp) như vầy: Cuộc cáchmạng kĩ nghệ là chính đề: sựxung đột giữa chế độ tư bản vàchế độ xã hội là phản đề, thì rốtcuộc phải đưa tới sự tổng hợpcủa chế độ tư bản và chế độ xãhội; vả lại hiện nay rõ ràng làTây phương đương tiến tới sựhòa giải giữa hai chế độ tráinhau ấy. Từ năm này qua nămkhác, các chính quyền Tâyphương càng ngày càng xen vàođời sống kinh tế của dân, và

chức vụ giao phó cho khu vựckinh doanh của tư nhân bị gậmnhấm thêm mỗi ngày một chút.Trong số các yếu tố cổ truyền,chế độ tư bản còn giữ lạinguyên tắc tư sản nó là mộtkích thích tố, nguyên tắc tự dokinh doanh và nguyên tắc ganhđua; nó lại tặng chúng ta nhiềusản phẩm cùng loại mà khácnhau để ta lựa chọn. Đồng thờinhờ chính sách thuế khóa đánhnặng vào giai cấp giàu có, chínhquyền có đủ tiền giúp cho một

dân số đã biết tự hạn chế sinhsản được hưởng nhiều dịch vụhơn bao giờ hết về giáo dục, ytế, tiêu khiển. Vì sợ chế độ tưbản mà chế độ xã hội phải trảcho dân chúng một chút tự do;vì sợ chế độ xã hội mà chế độtư bản đã bắt buộc phải giảmbớt sự bất bình đẳng giữa cácgiai cấp. Phương Đông (cộngsản) đã giống phương Tây (tưbản), phương Tây đã giốngphương Đông, và chẳng bao lâuhai chế độ sẽ gặp nhau ở giữa

đường.

CHƯƠNG X: CHÍNH THỂVÀ LỊCH SỬ

Thi sĩ Anh Alexand er Pope(1688-1744) bảo chỉ có hạngngốc mới thảo luận về cácchính thể. Vì lịch sử cho ta thấychính thể nào cũng có cái hayvà xét chung thì sự “thống trị”nào cũng có lợi. Con người vốnyêu tự do mà muốn được tự dothì các phần tử trong một xã hộiphải theo một số phép tắc cư xửnào đó, cho nên điều kiện đầu

tiên để được tự do là sự tự dophải bị hạn chế; để cho tuyệtđối tự do thì sẽ sinh ra hỗn loạnmà tự do sẽ chết nghẹt. Vậynhiệm vụ đầu tiên của mộtchính quyền là thiết lập trật tự;nếu người ta muốn ngăn sứcphá hoại mạnh vô cùng của tưnhân thì chỉ có mỗi một cách làlập một chính quyền trung ươngcó tổ chức. Quyền hành tựnhiên phải tập trung vào mộttrung tâm vì nó sẽ bất lực nếucó bị phân tán, loãng ra, phổ

cập, như xứ Ba Lan dưới chếđộ Liberum Veto [85]; cho nêncác sử gia vẫn hoan nghênh sựtập trung quyền hành có lợi chochế độ quân chủ, như Richelieuhoặc Bismark đã thực hiện ởPháp và Phổ, bất chấp sự phảnkháng của bọn phong kiến. Đócũng chính là lí do khiến dânchúng Hoa Kì đã giao hết cảquyền hành cho chính phủ liênbang; nói tới “quyền của cáctiểu bang” làm gì khi mà kinh tếđâu biết tới ranh giới của mỗi

tiểu bang, mà việc điều khiểnkinh tế chỉ có một cơ quantrung ương mới làm nổi. Ngàynay, kĩ nghệ, thương mại, tàichính, đương vượt khỏi biêngiới các quốc gia mà lần lần cóhình thức quốc tế.

Chế độ quân chủ có vẻ làchính thể tự nhiên nhất, vì nóáp dụng vào dân chúng qui tắcnày: quyền hành thuộc về giatrưởng hoặc thủ lãnh một đoànchiến sĩ. Và nếu dùng hai tiêuchuẩn: Đa số và trường cửu để

thẩm định các chính thể, thìnhất định chúng ta phải tặnggiải nhất cho chế độ quân chủ;đem ra so sánh thì các chế độdân chủ chỉ là những lớp tuồngphụ cuồng loạn thôi.

Khi chế độ quân chủ La Mãsụp đổ vì các cuộc đấu tranhgiai cấp (anh em Gracchus,Marius, César) thì Auguste [86]

lập lại trật tự, dưới chế độ quânchủ, thực hiện được một việclớn lao nht trong lịch sử chínhtrị, tức tạo nên được cảnh

Thăng bình La Mã (PaxRomana), suốt từ năm -30 đếnnăm 180 trên toàn cõi một đếquốc từ Đại Tây dương tới sôngEuphrate và từ xứ Ecosse tớiHắc hải. Sau ông, các hoàng đếCaligula, Néron và Domitienlàm cho chế độ quân chủ mấtthanh thế, nhưng họ đượcnhững người kế vị: Nerva,Trajan, Hadrien, Antonin vàMarc Aurèle, mà Renan phảikhen là “thế giới chưa bao giờđược một loạt minh quân tài

giỏi như vậy”. Sử gia Gibbonbảo: “Nếu phải chỉ ra một thờiđại mà nhân loại được sungsướng nhất, thịnh vượng nhất,thì người ta nghĩ ngay tới thời từkhi Nerva lên ngôi tới khi MarcAurèle chết”. Mấy triều đại đógom lại thành một thời đại duynhất trong lịch sử mà nhà cầmquyền chỉ chuyên lo tới hạnhphúc một đại dân tộc[87] Trongthời rực rỡ đó các dân tộc quiphục La Mã, lấy làm sungsướng về thân phận của họ, chế

độ quân chủ không có tính cáchthế tập mà có tính cách lập tự,nghĩa là ngôi vua không truyềntử mà truyền hiền; nhà vua lựangười nào có tài năng nhất mànhận làm con nuôi, chỉ bảo choviệc trị nước rồi tuần tự giaophó quyền hành cho. Chínhsách đó không gặp trở ngại, mộtphần vì cả Trajan lẫn Hadrienđều không có con trai, còn cáccon trai của Antonin thì lại chếtsớm. Marc Aurèle có một ngườicon trai tên là Commode, nối

ngôi ông vì vị hoàng đế hiềntriết đó quên không chỉ địnhmột người kế vị; tức thì cảnhhỗn loạn phát ra liền[88].

Xét toàn thể thì chế độ quânchủ đã thành công một cáchtrung bình chứ không hơn. Tínhcách liên tục - cũng gọi là“chính thống” của nó có lợi baonhiêu thì những chiến tranh kếvị do nó gây ra cũng có hại chonhân loại bấy nhiêu. Khi ngôivua mà cha truyền con nối thìhạng vua ngu độn, vô trách

nhiệm, cuồng bạo, lạm dụngquyền hành để cất nhắc ngườithân thích nhiều hơn hạng minhquân tâm hồn cao thượng hoặccó tài chính trị. Người ta thườngđưa vua Louis XIV làm gươngcho các ông vua cận đại, nhưngkhi ông băng thì dân Phápmừng rỡ. Còn các quốc gia hiệnđại thì việc nước phức tạp quá,không một người nào dám mộtmình đảm đương lấy hết được.

Vì vậy hầu hết các chínhquyền đều là những chính thể

thiểu số, thiểu số cai trị nàyđược tuyển hoặc do dòng dõi(như trong chế độ quí tộc),hoặc do giáo hội (như trong chếđộ thần quyền), hoặc theo tàisản (chế độ dân chủ). Đa số màcầm quyền thì không phải làđiều tự nhiên; ngay Rousseaucũng đã nhận thấy vậy. Vì rấthiếm thấy một đa số có thể tổchức được để đồng tâm nhất trítrong một hoạt động đặc biệt,còn một thiểu số thì có thể nhưvậy được. Nếu quả thực là một

thiểu số có gần hết các tài năng,thì thiểu số đó cầm quyền làđiều không thể tránh được cũngnhư sự tập trung của cải vào taymột nhóm người; đa số chỉ còncó mỗi một cách là lâu lâu lạilật đổ thiểu số khác lên cầmquyền. Bọn quí tộc cho rằngcách tuyển lựa chính trị gia theohuyết thống có phần sáng suốthơn cách tuyển lựa theo củacải, theo thần học hoặc bằngbạo động.

Chế độ quí tộc lựa một số ít

người, tránh cho họ sự tranhđua về kinh tế nó làm kiệt lựccon người, khiến con người hóara thô lỗ, và chuẩn bị cho họ từhồi nhỏ - bằng cách nêu gươngcho họ, đặt họ vào những hoàncảnh thuận tiện, tập cho họ làmnhững chức vụ phụ thuộc - đểlớn lên họ đảm nhiệm việc trịnước được; công việc trị nướcnày cần một sự chuẩn bị đặcbiệt, không phải một gia đình,một giới tầm thường nào cũngthực hiện được. Chế độ quí tộc

không phải chỉ là một trườngđào tạo chính trị gia, mà cònduy trì, truyền bá văn hóa, phéptắc lịch sự, phép phán đoán vàgiám thức nữa; nó ngăn chặnbớt những mốt mới điên khùngtrong xã hội hoặc nghệ thuật,những thay đổi quá thường củaluân lí. Giới quí tộc bảo: “Luânlí, phép lịch sự, bút pháp, kiểuthức và nghệ thuật từ thời Cáchmạng Pháp đã suy đồi ra sao,các ông thấy không?”.

Giới quí tộc đã gợi hứng,

nâng đỡ và hướng dẫn nghệthuật nhưng rất ít khi sản xuấtnghệ phẩm. Họ coi các nghệ sĩ,như hạng lao động tay chân; họthích nghệ thuật sống hơn là đờisống nghệ sĩ, và không bao giờcó cái ý tự hạ mình xuống sốngmột cuộc đời cần cù cực nhọcđể thành một thiên tài. Họkhông làm văn thơ vì cho rằngviết để xuất bản là một hìnhthức phô trương có tính cáchthương mại. Cho nên bọn quítộc cận đại thường theo chủ

nghĩa hưởng lạc, sống một cáchtài tử; họ coi cuộc đời nhưnhững kì nghỉ lâu dài, cứ hưởngcho thật nhiều đặc quyền do địavị của mình, mà nhiều khichẳng cần biết tới trách nhiệm.Vì vậy một số quí tộc đã suyđồi. Đời ông nói: “Quốc gia làtrẫm” thì đời cháu đã nói:“Trẫm chết rồi, đời sau thế nàothì mặc”[89]. Thành thử công laocủa giới quí tộc không đủ miễntội cho họ khi họ nắm hết quynhành và đặc quyền, áp bức, bóc

lột dân chúng, chỉ thấy cái lợitrước mắt mà không nghĩ tới cáilợi dài hạn, khi họ đui mù ươngngạnh cố giữ những thủ tục củatổ tiên, làm cho sự tiến hóa củaquốc gia chậm lại, khi họ hisinh biết bao nhân mạng tài sảnvào cái trò chơi của các “ônglớn”, tức cái trò chiến tranhvương thống hoặc chiến tranhchiếm đất. Lúc đó, những kẻ bịhi sinh đoàn kết nhau lại, nổiloạn; bọn tân phú gia liên kếtvới bần dân để lật đổ bọn cầm

quyền ích kỉ làm cho quốc giangưng trệ; máy chém làm rơihàng ngàn đầu quí tộc, và chếđộ dân chủ lên thay thế, cũnglại tỏ ra bất lực trong việc trịnước.

Lịch sử có chứng minh rằngcác cuộc cách mạng thật là cầnthiết không? Không phải ngàynay người ta mới đặt câu hỏiđó. Luther đã cả gan đoạn tuyệtvới Giáo hội Thiên chúa, trongkhi Erasme chỉ muốn kiên nhẫntuần tự cải cách tôn giáo thôi;

Charles James Burke[90] muốnbảo vệ sự liên tục của truyềnthống chứ không muốn tạo ranhững thuyết mới, chế độ mới.Trong vài trường hợp, có nhữngchế độ vừa lỗi thời vừa cứngnhắc, bất di bất dịch, cơ hồ phảidùng tới bạo động để lật đổ,như trường hợp của Nga năm1917. Nhưng thường thì sự pháttriển về kinh tế có một áp lựcmỗi ngày mỗi mạnh đủ thay đổimột chế độ mà chẳng cần phảinhờ tới cách mạng. Hoa Kì có

một cuộc cách mạng nào đâumà cũng thành quốc gia chủyếu trong phần thế giới nóitiếng Anh. Cuộc Cách mạngPháp đưa giai cấp tư sản kinhdoanh lên thay giai cấp quí tộcchủ điền; nhưng nước Anh ởthế kỉ XIX cũng đạt được kếtquả đó mà không phải đổ máu,xã hội không phải xáo trộn. Độtnhiên đoạn tuyệt với quá khứtức là khêu gợi sự cuồng loạn,nó thường xảy ra sau một cuộckhích động chém giết đột phát.

Sức khỏe tinh thần của cá nhânnhờ sự liên tục của kí ức, thìsức khỏe tinh thần của một tậpthể cũng vậy, phải nhờ vào sựliên tục của truyền thống; trongcả hai trường hợp đó, sự giánđoạn mất liên tục sẽ gây mộtphản ứng về thần kinh, nhưthành phố Paris trong các cuộctàn sát tháng chín năm 1792[91].

Một nước giàu có là nhờ sảnxuất nhiều, khéo giao hoán, chứkhông nhờ sự tích lũy (của cảinào, tích lũy lâu thì cũng hư

hại, mất mát); nhờ sự tin cậy ởngười và chế độ, (chế độ tíndụng) chứ không nhờ cái giá trịcố hữu của các chiếu và củagiấy bạc, vì vậy các cuộc cáchmạng tàn bạo chỉ hủy diệt tàisản chứ không phân phối lại tàisản. Có thể chia đất lại đấy,nhưng do sự bất bình đẳng tựnhiên giữa con người mà chẳngbao lâu sau, sự bất bình đẳng vềtài sản và đặc quyền sẽ phụchồi, và một thiểu số lại lên cầmquyền, cũng có những bản năng

căn bản của bọn cầm quyềntrước [cũng ích kỉ, ham quyền,ham lợi]. Chỉ có mỗi một cuộccách mạng thực sự là mở mangtrí tuệ, cải thiện tư cách; chỉ cómỗi một sự giải phóng thực sựlà sự giải phóng con người, vàcác nhà cách mạng chân chínhlà các triết gia và các vị thánh.

Nếu ta theo cái nghĩa hẹpcủa danh từ “dân chủ” thì chỉthời hiện đại, gần như là chỉ từcuộc Cách mạng Pháp, nhânloại mới có chế độ dân chủ.

Nếu ta lấy sự phổ thông đầuphiếu của riêng phái nam làmtiêu chuẩn thì ở Hoa Kì bắt đầucó chế độ dân chủ từ thời tổngthống Andrew Jackson [92];nhưng nếu ta lấy sự phổ thôngđầu phiếu đích thực [cho cảnam lẫn nữ] làm tiêu chuẩn thìchế độ dân chủ mới có từ khithế hệ tôi còn trẻ[93].

Ở Attique [94] toàn thể dân sốlà 315.000 người, mà 115.000người là nô lệ, chỉ có 43.000người được quyền bầu cử, có tư

cách công dân. Đàn bà, hầu hếtcác thợ thuyền, hầu hết các tiểuthương gia và thợ thủ công, vớitất cả các ngoại kiều, đềukhông được quyền bầu cử. Cònthiểu số công dân kia thì chialàm hai phe: một phe nhỏ cầmquyền gồm hầu hết là giới quítộc chủ đất và giới đại tư sản,một phe bình dân gồm nhữngtiểu điền chủ, tiểu thương gia vànhững công dân phải làm việcđể kiếm ăn nhưng vẫn giữ đượcquyền công dân. Dưới trào

Périclès (từ -460 đến -430), bọnquí tộc cầm quyền và Athènescực thịnh về phương diện vănhọc, kịch và các nghệ thuậtkhác. Sau khi Périclès mất, vàAthènes bị thất bại trong chiếntranh Péloponnèse (từ -430 đến

-404), làm cho giới quí tộcmất uy tín, thì bọn Démos (bìnhdân) tức bọn công dân hạ cấplên cầm quyền, khiến choSocrate và Platon rất thất vọng.Từ thời Solon[95] tới khi Hi Lạpbị La Mã chiếm (-146) hai phe

quí tộc và bình dân đả kíchnhau bằng sách, kch, diễnthuyết, khuynh loát nhau bằnglá phiếu, lưu đày nhau, ám sátnhau, gây ra nội chiến liênmiên. Ở Coreyre (nay làCorfou), năm 427, bọn thiểu sốquí tộc lên cầm quyền ám sátsáu chục nhà lãnh đạo đảngphedân chủ lật họ, đưa năm chụcngười trong bọn họ ra trướcmột ủy ban tựa như ủy ban cứuquốc, hành hình họ, không thamột người, rồi bắt giam mấy

trăm quí tộc, để họ chết đóitrong khám. Thucydide chép lạivụ đó, làm cho ta nhớ tới khôngkhí ở Paris trong những năm1792, 1793:

“Trong bảy ngày, dân chúngCorcyre chỉ lo giết những côngdân mà họ coi là kẻ thù… Sựchết chóc dưới mọi hình thức,lan tràn một cách dữ dội, vànhư vẫn thường xảy ra trongnhững thời như vậy, sự tàn bạochẳng bao lâu đạt tới cực độ;con bị cha giết; những kẻ đương

cầu nguyện cũng bị lôi ra khỏichỗ làm lễ hoặc bị cứa cổ ngayở dưới chân bàn thờ… Thế làcuộc cách mạng lan từ thị trấnnày qua thị trấn khác, và tạinhững nơi cách mạng tới saucùng, người ta học được kinhnghiệm của các nơi trước, càngtrả thù nhau một cách tàn khốchơn nữa… Corcyre nêu gươngtội ác đầu tiên… bọn bị trịtrước kia bị đối xử luôn luôn bấtcông và tàn nhẫn bây giờ trả thùlại… Con người bị lòng căm

thù, oán ghét kích thích, hóa ratàn nhẫn, man rợ… Các phầntử ôn hòa đều bị cả hai nhóm[chiến đấu] kia thủ tiêu… Toànthể xã hội Hi Lạp giãy giụa, lêncơn động kinh”.

Trong cuốn Cộng hòa,Platon cho Socrate diễn nhữngý của chính ông, mạt sát nềndân chủ Athènes thành công:Ông bảo nó là cảnh hỗn loạn vìnạn giai cấp đấu tranh, cảnhsuy đồi về văn hóa, thoái hóa vềđạo đức. Bọn dân chủ khinh

miệt đức điều độ mà chúng cholà thiếu hùng dũng… Chúng gọilà sự xấc láo là có giáo dục, sựvô trật tự là tự do, sự phung phílà tráng lệ, sự vô liêm sỉ là canđảm… Cha quen tự hạ mìnhxuống ngang hàng với con và sợcon, còn con thì tự đặt mìnhngang hàng với cha, chẳng sợsệt gì, có thái độ vô liêm sỉ đốivới cha mẹ… Thầy sợ và nịnhtrò, trò khinh thầy… Bọn giàbắt chước bọn trẻ, sợ bị chúngchê là hay càu nhàu, hách

dịch… Chúng ta cũng đừngquên ghi thêm điều này: Namnữ tự do và bình đẳng trong sựgiao thiệp với nhau… Nhà cầmquyền hơi muốn dùng quyềnhành là các công dân đã bấtbình rồi và rốt cuộc… họ khinhmiệt cả luật pháp thành văncũng như bất thành văn… Sựđộc tài phát sinh từ tình trạngđẹp đẽ vẻ vang ấy… Trong mọiviệc, sự quá khích luôn luôngây một phản ứng ngược lại…Chế độ dân chủ tự nhiên gây ra

sự độc tài, và những hình thứctự do quá mức luôn luôn gây ranhững hình thức áp chế, nô lệtrầm trọng nhất.

Khi Platon mất (-347) thìlịch sử gần như xác nhận mộtcách hiển nhiên lời ông chỉ tríchchế độ dân chủ Athènes,Athènes lại khôi phục được sựphong phú nhưng nhờ thươngmại chứ không nhờ đất đai; ởtrên chóp cái xã hội đã được cảitổ lại ấy, là bọn kĩ nghệ gia,thương gia và chủ ngân hàng.

Hoàn cảnh mới đó gây ra mộtcuộc tranh đấu cuồng nhiệt vìtiền, một sự thèm khát, thamlam vô độ mà người Hi Lạp gọilà pleonexia. Bọn tân phú gia -neoploutoi - sai xây cất nhữngdinh thự lộng lẫy, sắm cho vợquần áo và câu báu để đeo đầyngười, tặng họ hằng tá nô lệ, vàganh đua nhau đãi đằng kháchkhứa. Cái hố phân cách kẻ giàungười nghèo càng ngày cànglớn rộng ra; như Platon nói,Athènes chia thành “hai khu:

khu giàu và khu nghèo, hai khuchiến đấu với nhau”. Ngườinghèo lập kế hoạch tước đoạtkẻ giàu bằng luật pháp, thuếkhóa, cả bằng một cuộc cáchmạng nữa; kẻ giàu đoàn kếtnhau để tự bảo vệ, chống cự lạivới người nghèo. Theo Aristote,hội viên của vài đoàn thể quítộc long trọng thề rằng: “Tôi sẽlà kẻ thù của bọn bình dân (tứccủa bọn không phải là quí tộc)và ở Quốc hội, tôi sẽ làm hại họcàng nhiều càng tốt”. Isocrate

viết vào khoảng năm -366:“Bọn giàu đã mất hết ý thứcnhân quần tới nỗi những kẻ códư thà liệng của xuống biển[96]

chứ không chịu giúp đỡ kẻ túngthiếu, còn bọn nghèo giá tìmđược một kho vàng thì cũngkhông thích bằng tước đoạt củacải của bọn giàu”. Hạng côngdân nghèo chiếm được đa số ởQuốc hội và dùng luật pháp bắtbọn giàu phải nộp hết tiền bạcvào quốc khố, để chính phủphân phát cho dân nghèo bằng

cách tạo công việc cho họ làmvà trợ cấp cho họ. Các chínhkhách khôn lanh dùng mọi cáchđể phát giác những nguồn lợimới của quốc gia. Trong vài thịtrấn, sự phân tán kinh tế[97]

được thực hiện một cách trựctiếp hơn: Ở Mytilène bọn connợ giết hết bọn chủ nợ, ởArgos, bọn dân chủ thình lìnhtấn công bọn giàu có, giết hằngmấy trăm mạng và tịch thu tàisản của họ. Trong các tiểu bangHi Lạp vốn kình địch nhau, các

gia đình giàu có liên kết ngầmvới nhau để giúp đỡ lẫn nhaumà đương đầu với các cuộc nổiloạn của bọn bình dân. Giai cấptrung lưu cũng như giai cấp phúhào bắt đầu nghi kị chế độ dânchủ, cho nó là chế độ của bọnnghèo ghen ghét bọn giàu; rồichính bọn nghèo cũng hết tinchế độ dân chủ vì quyền bầu cửbề ngoài có vẻ cho mọi ngườibình đẳng, nhưng thực ra khôngche đậy được sự bất bình đẳngrất tàn nhẫn về tài sản. Càng

ngày càng mất tinh thần vì cuộcgiai cấp đấu tranh đó, khi bị vuaPhilippe ở Macédoine[98] xâmlăng năm 338, dân tộc Hi Lạphoàn toàn chia rẽ cả về nội bộlẫn trên phương diện quốc tế;nhiều người Hi Lạp phong lưucho rằng bị xâm lăng như vậycòn hơn là bị một cuộc cáchmạng. Vì vậy mà chế độ dânchủ Athènes bị chế độ độc tàicủa Macédoine thay thế.

Theo Platon, các chính thểdiễn tiến từ chế độ quân chủ

qua chế độ quí tộc, rồi dân chủ,sau cùng là độc tài; luật đó cũngđược lịch sử La Mã minhchứng. Trong hai thế kỉ thứ bavà thứ hai trước tây lịch, mộtchế độ quí tộc La Mã thi hànhmột chính sách ngoại giao vàtạo một đạo quân có kỉ luật đểxâm chiếm và bóc lột các nướcchung quanh Địa Trung hải.Bọn quí tộc chia nhau của cảichiếm được, còn bọn đại tư sảnlàm giàu quá độ nhờ thươngmại phát triển. Dân các nước bị

chiếm: Hi Lạp, các nước Cậnđông và Ả Rập bị bắt đưa về Ýđể làm nô lệ trong các điền địa(Latifundia) mênh mông của LaMã; những người Ý trước kialàm ruộng, [bây giờ thất nghiệpvì có bọn nô lệ đó] ùa ra các thịtrấn, do giai cấp vô sản tănglên, sinh sản mau, hóa ra bướngbỉnh, gây gổ, và Caius Gracchusnăm -123 phải xin chính phủmỗi tháng phát chẩn lúa cho họ.Tướng lĩnh và tổng trấn ở tỉnhvề[99], rương đầy nhóc của cải

họ cướp bóc của dân để tiêudùng và tặng giai cấp thống trị;số người triệu phú rất đông;trước kia chỉ bọn có nhiều đấtmới có quyền hành chính trị,nay bọn có nhiều tiền thay thếhọ; các đảng phái kình địchnhau, tranh nhau bỏ tiền ra muachuộc ứng cứ viên và cử tri;năm -53, chỉ một nhóm cử triđược đút lót 10.000.000sesterce[100]. (l) Và tới khi thiếutiền thì vẫn còn cách khác làgiết: Có những công dân bỏ

phiếu bậy bị đánh đập tới chết,còn nhà cửa thì bị đốt. Chưabao giờ thời Thượng cổ có mộtchính quyền giàu như vậy,mạnh như vậy mà thối nát nhưvậy. Bọn quí tộc dựa vàoPompée để giữ quyền thống trị;bọn bần dân đứng về phíaCésar, lần này thắng bại khôngdo tiền nhiều hay ít nữa mà domay rủi của chiến tranh; Césarthắng và thành lập chế độ độctài nhân dân. Bọn quí tộc ámsát ông ta, nhưng rốt cuộc cũng

phải nhận sự độc tài củaAuguste, vừa là cháu [gọi Césarbằng ông chú hay ông bác], vừalà con rể của César. (-27). Thếlà chế độ dân chủ sụp đổ, chếđộ quân chủ được phục hưng.Cái vòng kể trên của Platon đãkhép lại.

Mấy thí dụ cổ điển đó chophép ta suy luận rằng chế độdân chủ thời thượng cổ bị chếđộ nô lệ, thói tham tiền vụ lợi,và chiến tranh làm cho bại hoạitừ căn bản, nên không đáng

mang cái danh dân chủ; nókhông cho ta dược một ý niệmđúng về một chính quyền nhândân. Ở Hoa Kì, chế độ dân chủcó nền móng rộng hơn. Nó đãđược hưởng hai di sản của Anh:Luật anglo-saxon từ hồi ĐạiHiến chương[101] đã bênh vựccông dân chống với Chính phủ;và đạo Thệ phản (Tin Lành) đãmở đường cho tự do tín ngưỡngvà tư tưởng. Cuộc Cách mạngHoa Kì không phải chỉ là mộtcuộc nổi loạn của dân thuộc địa

chống mẫu quốc ở xa, mà cònlà cuộc nổi dậy của giới tư sảnbản xứ chống lại giới quí tộc ởAnh qua. Nhờ nhiều đất còntrống và nhờ một pháp chế rấtsơ sài, cuộc nổi loạn hóa dễdàng và mau thành công.Những người làm chủ khu đấthọ trồng trọt đó, và chỉ bị thiênnhiên hạn chế thôi, tự tạo lấyhoàn cảnh sinh hoạt cho mình,nên có được cái căn bản kinh tếcho sự tự do và chính trị; tưcách, tính khí của họ đâm rễ

trong lòng đất. Chính nhữngngười như vậy đã bầu Jeffersonlàm tổng thống, ông này cũnghoài nghi ngang Voltaire vàcách mạng không kémRousseau. Một chính quyềncan thiệp rất ít vào việc dân,làm cho sinh lực cá nhân đượcgiải phóng để biến đổi hẳn HoaKì: từ một miền hoang vu thànhmột cõi thiên đường cho hạngtheo chủ nghĩa duy vật; từ thânphận một đứa con bị bảo hộcủa châu Âu thành ra kình địch

và giám hộ cho châu Âu. Sự côlập ở thôn quê[102] khiến cho cánhân được tự do, và sự cô lậpcủa quốc gia, hai bên có hai đạidương che chở, bảo đảm cho sựtự do và sự an ninh của Hoa Kì.Đó là vài trong vô số yếu tốkhiến Hoa Kì có một nền dânchủ có căn bản hơn, phổ biếnhơn tất cả những nền dân chủtừ trước tới thời đó.

Đa số những yếu tố ấy ngàynay không còn nữa. Sự bànhtrướng của các thị trấn lớn đã

làm cho cá nhân không còn côlập nữa. Sự độc lập của cá nhâncũng mất: Người lao động phảilệ thuộc các dụng cụ và một tưbản không phải của họ, lệ thuộcnhững điều kiện làm việc họkhông thay đổi được. Chiếntranh càng ngày càng có tínhcách tàn phá và cá nhân khônglàm sao hiểu được nguyênnhân, hoặc tránh được hậu quả.Không còn đất trống nữa, tuynhiên tư sản đã được phổ biến(với tối thiểu thổ địa). Xưa kia

thợ thủ công tự làm chủ mình,ngày nay thành một khí cụtrong tay các nhà đại phân phối,và có thể tán thành lời phảnkháng của Marx khi ông bảorằng cái gì cũng bị lung lạc hết.Cả trong giai cấp trung lưu,cũng càng ngày càng hiếm thấynhững người được tự do về kinhtế và người ta tự an ủi rằng cònđược chút bề ngoài tự do vềchính trị. Mà trái với điều chúngta nghĩ khi còn đương ở tuổithanh xuân bồng bột, tất cả tình

trạng đó không do bọn giàu cóbại hoại gây ra đâu, mà do hậuquả không tránh được của sựphát triển kinh tế và do chínhbản tính con người. Mọi sự tấnbộ trong guồng máy phức tạpcủa kinh tế đều làm cho hạngngười tài giỏi có thêm cơ hộithành công, làm gia tăng tốc độtập trung tài sản, trách nhiệm vàquyền hành chính trị.

Trong mọi chế độ chính trị,chế độ dân chủ khó thực hiệnnhất vì nó cần một điều kiện là

sự thông minh càng được phổbiến càng tốt; mà khi chúng tatự đặt mình lên địa vị lãnh đạothì chúng ta quên đi, khôngmuốn thành người thông minh.Giáo dục được phổ biến đấy,nhưng sự thông minh luôn luônthua sự ngây ngô, nó sinh sảnrất mạnh[103]. Một người cựcnửa đời đã nói: “Không phải vìlẽ sự ngu xuẩn rất phổ thôngmà phải đặt nó lên ngai vàng”.Thực ra, sự ngu xuẩn không giữđược ngôi lâu vì nó bị những

sức mạnh gây nên dư luận lunglạc. Có lẽ đúng như Lincoln nói,“người ta không thể lừa gạt tấtcả mọi người hoài được”,nhưng người ta có thể gạt đượcmột số người đủ để ước lớn.

Chế độ dân chủ có chịutrách nhiệm về tình trạng sa đọahiện tại của nghệ thuật không?Dĩ nhiên, không phải ai cũngcho rằng nghệ thuật ngày naysa đọa; đó là vấn đề phê phánchủ quan. Người nào thấy ghêtởm trước những thái quá của

nghệ thuật đó (những vết sơn vônghĩa, những mảnh vụn dán bậyvới nhau, những cái chuông mắthỗn độn), thì nhất định là còn lệthuộc quá khứ, không có canđảm thí nghiệm cái mới. Nhữngngười sáng tác các nghệ phẩmvô lí ấy đâu có nhắm đại chúng(đại chúng khinh họ là bấtthường, sa đọa, lừa gạt) mà cốtđể bán cho bọn giàu có dễ bịphỉnh, dễ chóa mắt vì lời raohàng của người bán đấu giá, vàphục sát đất tất cả những cái gì

mới mẻ, dù dị dạng tới đâu.Chế độ dân chủ có chịu tráchnhiệm về sự sa đọa đó thì chỉ ởđiểm này: nó không biết đưa ranhững giá trị, những giám thứccó thể thay thế những cái màgiới quí tộc thời trước đã dùngđể ngăn chặn bớt óc tưởngtượng và tinh thần cá nhân củacác nghệ sĩ mà giữ cho nghệphẩm của họ dễ hiểu đối vớingười thưởng ngoạn, diễn đượcđời sống và sự điều hòa của cácbộ phận theo một thứ tự hợp lí,

một toàn thể có mạch lạc chặtchẽ. Sở dĩ nghệ thuật này naycó vẻ “kì cục”, không phải chỉvì nó được đại chúng gợi ý, chiphối, phổ biến[104], mà còn vì nóđã tận dụng những khả năngcủa các môn phái và các hìnhthức thời trước rồi; thành thửnó lúng túng trong một giaiđoạn chuyển tiếp, đương tìmnhững hình thức, phong thể, quitắc và khuôn phép mới.

Trừ mấy điểm kể trên ra,chế độ dân chủ đã ít hại mà lại

nhiều lợi hơn tất cả các chế độkhác. Nó làm cho đời sống xãhội thêm hứng thú, nó tạo nêntinh thần bạn bè, những cái đóđủ bù những bước vụng về cùngnhược điểm của nó rồi. Nó đãcho ta sự tự do cần thiết cho sựphát triển của tư tưởng, khoahọc và kinh doanh. Nó đả phánhững hàng rào đặc quyền vàgiai cấp, và trong mỗi thế hệ nóđã cho hạng người tài giỏi xuấtđầu lộ diện bất kì ở trong giaicấp nào. Nhờ nó kích thích mà

Athènes và La Mã đã thànhnhững thị trấn có tài sáng tạonhất trong lịch sử; nhờ nó màHoa Kì trong hai thế kỉ đã làmcho tỉ số dân phong lưu tăng lênrất cao, trong lịch sử chưa từngthấy. Từ nay trở đi, chế độ dânchủ cương quyết tận lực phổbiến giáo dục, kéo dài thời gianđi học, đồng thời lo bảo vệ sứckhỏe của dân chúng. Nếu nólàm cho mọi người đều có cơhội ngang nhau để học hành, thìnó thực sự là “dân chủ”, và sự

tồn tại của nó thực là chínhđáng. Vì đây là phần đúngtrong những khẩu hiệu của nó:Không phải mọi người có thểbình đẳng với nhau, nhưng cóthể làm cho càng ngày người tacàng bình đẳng hơn trong cơhội được giáo dục. Quyền củacon người không phải là quyềnđược giữ chức vụ này, nắmquyền hành nọ, mà là cái quyềnđược thử mọi cách để phát triểnkhả năng lãnh một nhiệm vụhoặc một quyền hành. Quyền

lợi không phải là của ThượngĐế, hoặc của Thiên nhiên bancho, mà phải là một đặc quyền[do xã hội ban] mà cá nhânphải dùng vào việc ích cho xãhội.

Ngày nay ở Anh, Hoa Kì,Đan Mạch, Na Uy, Thụy Điển,Thụy Sĩ, Gia Nã Đại, chế độdân chủ mạnh mẽ, vững vànghơn bao giờ hết. Nó đã canđảm, cương quyết chống lại sựtấn công của các chế độ độc tàingoại lai, và nó vẫn chưa chịu

nhường bước cho các mưu môđộc tài nội tại. Nhưng nếu chiếntranh tiếp tục nuốt nó, chi phốinó, hoặc nếu cái tham vọng xấuxa muốn chiếm cả thế giới làmcho nó quân đội hóa hơn nữa,thì rất có thể các tự do dân chủlần lượt mất hết. Nếu các chiếntranh chủng tộc, giai cấp chia rẽchúng ta thành những phe đảngthù nghịch nhau, không còntranh luận về chính trị với nhaunữa mà mù quáng căm hậnnhau, thì rất có thể một trong

những phe đảng sẽ thay chế độtuyển cử bằng uy lực của lưỡigươm. Và nếu chế độ kinh tế tựdo của chúng ta không phânphối tài sản một cách cũngthông minh như khi sản xuất tàisản, thì con đường độc tài sẽmở rộng cho kẻ nào khéothuyết phục quần chúng rằngmình có thể bảo đảm sự an toàncho mọi người; mà một chínhphủ quân nhân, dù có tự cheđậy, tô điểm bằng những lờihấp dẫn ra sao đi nữa, thì cũng

vẫn có nghĩa là chế độ dân chủđã cáo chung.

CHƯƠNG XI: LỊCH SỬ VÀCHIẾN TRANH

Chiến tranh là một trongnhững sự thực lịch sử thời nàocũng xảy ra, khi loài người bắtđầu văn minh nó đã không bớt,mà khi chế độ dân chủ xuấthiện, nó cũng không giảm.Trong 3421 năm gần đây chỉ có268 năm là không có chiếntranh. Chúng ta đã chấp nhậnrằng chiến tranh là hình thứcphát triển nhất của sự ganh đua,

sự đào thải tự nhiên trong loàingười với nhau. Triết gia Hi LạpHéraclite (thế kỉ thứ VI trướcT.L.) đã nói rằng chiến tranh(hoặc sự ganh đua) là mẹ củamọi sự (Polemos pater panton),nguồn gốc của mọi ý tưởng,phát minh, chế độ, cả của cácQuốc gia nữa. Hoà bình chỉ làmột thế thăng bằng không bền,và chỉ có thể duy trì được khihai bên lực lượng ngang nhau,hoặc một bên chịu nhận ưu thếcủa bên kia.

Nguyên nhân của chiếntranh cũng vẫn là những nguyênnhân của sự ganh đua giữa cánhân, tức bản năng thủ đắc,tính hiếu chiến, tính tự tôn, tựphụ; nói cách khác, là cái lòngham muốn chiếm thức ăn, đấtđai, nguyên liệu, nhiên liệu vàlòng ham thống trị. Quốc giacũng có những bản năng đó nhưchúng ta, nhưng lại không cónhững cấm chỉ của chúng ta.Cá nhân chấp nhận những hạnchế do luân lí và luật pháp đặt

ra, bắt mọi người phải theo; cánhân chịu thôi không đánh nhaunữa mà ngồi thảo luận với nhau,sở dĩ vậy chỉ nhờ Quốc gia bảođảm cho cá nhân được hưởngmột sự bảo vệ tối thiểu về sinhmạng, của cải và quyền lợi. CònQuốc gia thì không chịu chấpnhận một sự hạn chế quantrọng nào cả, hoặc vì nó khámạnh để bất chấp mọi sự ngăncản ý muốn của nó[105], hoặc vìkhông có một siêu quốc gia nàocó thể bảo đảm cho nó một sự

bảo vệ tối thiểu[106], không cómột bộ luật nào, một luân líquốc tế nào có đủ thực lực.

Ở cá nhân, lòng tự phụ gâyra các cuộc cạnh tranh; còn cácdân tộc thì tinh thần quốc giađưa tới hoặc mưu thuật (ngoạigiao) hoặc là chiến tranh. Khicác quốc gia châu Âu đã trút bỏđược sự giám hộ của các giáohoàng[107] thì Quốc gia nào cũngkhuyến khích tinh thần quốcgia, để hỗ trợ cho lục quânhoặc hải quân. Khi một nước

nào đoán trước sẽ có xung độtvới một nước khác thì chínhquyền nước đó khêu trong lòngquốc dân ngọn lửa oán ghétnước kia, rồi tìm ra những khẩuhiệu kích thích nỗi oán ghét ấytới cực độ; đồng thời người takhông ngớt tuyên bố hoài rằngmình chỉ muốn hoà bình.

Sự khiêu động, điều lí tinhthần bài ngoại ấy chỉ xảy ratrong những cuộc xung đột tầmthường nhất; ở châu Âu ngườita ít khi dùng tới cách đó từ

những chiến tranh tôn giáo ởthế kỉ XVI tới những chiếntranh của cuộc Cách mạngPháp thế kỉ XVIII. Trongkhoảng thời gian đó, dân chúngcác nước lâm chiến được tự dotôn trọng nền văn minh củanhau; Pháp đánh nhau với Anhmà người Anh vẫn được đi lạithong thả trên đất Pháp; trongchiến tranh bảy năm [chiếntranh giữa Anh, Phổ và Pháp,Áo, Nga: 1756-1763] ngườiPháp và đại đế Fréđérick [vua

Phổ, bạn thân của Voltaire] vẫntiếp tục ngưỡng mộ lẫn nhau. Ởthế kỉ XVIII và XVIII, chiếntranh là sự xung đột giữa cácquí tộc (tức các vua chúa), chứkhông phải là giữa các dântộc[108]. Tới thế kỉ XX, do sự cảithiện các phương tiện giaothông, chuyên chở, cải thiện khígiới và các cách tuyên truynnhồi sọ, mà chiến tranh thànhsự xung đột giữa các dân tộc,chẳng những chiến sĩ ở mặt trậnmà cả thường dân ở hậu tuyến

cũng phải liên luỵ, và từ đó“chiến thắng” có nghĩa là tiêudiệt một cách triệt để mọi củacải và sinh mạng. Ngày nay chỉmột cuộc chiến tranh thôi cũngđủ phá huỷ trọn kết quả củamấy thế kỉ xây dựng: thị trấn,nghệ phẩm và tất cả những íchlợi của văn minh. Để bù lại, vàcũng tựa như để được miễn tội,chiến tranh làm cho khoa họcvà kĩ thuật tiến bộ, và nhữngphát minh sát nhân có thể mộtngày kia[109] giúp cho các thực

hiện vật chất trong thời bìnhmau phát triển, miễn là từ naytới đó, thế giới không bị tàn pháhoàn toàn, nhân loại không trởvề tình trạng dã man mà cácphát minh đó không bị chôn vùiluôn, không còn ai nhớ nữa.

Ở thế kỉ nào cũng vậy, cáctướng lĩnh và các quốc trưởngtrừ vài trường hợp rất hiếm nhưAcoka và Auguste [110], đều chếgiễu các lời phản kháng rụt rècủa các triết gia đối với chiếntranh. Theo thuyết giải thích

lịch sử bằng chiến tranh thìchiến tranh là sự điều đình tốihậu; nó được mọi người, trừbọn hèn nhát ngây thơ, cho làtự nhiên, cần thiết. CharlesMartel [Charlemagne] thắngquân Hồi giáo ở Poitiers (732)đã chẳng tránh cho Pháp và YPha Nho khỏi bị Hồi hoá đấyư? Nền văn minh cổ điển củachúng ta nếu không được bảovệ bằng khí giới, chống với cáccuộc xâm lăng Mông Cổ vàHung Nô thì phương Tây chúng

ta đã ra sao? Chúng ta mỉa maicác tướng lĩnh chết trên giườngbệnh giữa vợ con (mà quênrằng sống, họ có ích cho ta hơnlà chết chứ), nhưng chúng tadựng tượng cho họ khi họ hạđược một Hitler, một ThànhCát Tư Hãn. Bọn tướng lĩnhbảo có biết bao thanh niên chếttrên chiến trường, điều đó đángtiếc thật, nhưng số thanh niênchết vì tai nạn xe hơi còn nhiềuhơn, mà nhiều thanh niên vìthiếu kỉ luật mà hay chống đối

chính quyền, nổi loạn hoặcsống một đời truỵ lạc; tính hamchiến đấu, mạo hiểm, ghê tởmcuộc sống bình thường của họcần có một lối thoát; mà sớmmuộn gì họ cũng sẽ chết thì tạisao lại chẳng để họ say mê chếtcho quốc gia trong sự vinhquang rực rỡ? Ngay một triếtgia nếu thuộc sử tất cũng phảinhận rằng hòa bình mà kéo dàilâu quá thì tinh thần chiến đấucủa một dân tộc có nhiều phầnchắc sẽ suy giảm không sao

cứu được. Hiện nay luật phápquốc tế còn thiếu sót quá, ýthức bốn bể một nhà còn ítđược phổ biến quá, vậy thì dântộc nào cũng phải chuẩn bị sẵnsàng để tự bảo vệ bất kì lúcnào; và khi những quyền lợi cốtyếu cho sinh mệnh của mình bịlâm nguy thì mình phải cóquyền dùng bất kì phương tiệnnào thấy nó cần thiết cho sựsống còn của mình. Thập giới[Thượng Đế ban cho Moise]phải làm thinh đi, khi khi giết

người là một vấn đề sinh tử[111].Bọn tướng lĩnh nói tip: Hiển

nhiên là ngày nay Mĩ phải lãnhcái nhiệm vụ mà Anh đã làmmột cách rất hoàn hảo ở thế kỉXIX - bảo vệ văn minh phươngTây khỏi bị những tai hoạ từngoài vô. Các chính quyền cộngsản nhờ giữ được mức sinh suấtcũ[112] và có được những khígiới mới, không giấu giếm gì cả,nói thẳng ngay rằng họ quyếttâm diệt chế độ kinh tế và sựđộc lập của các nước không

cộng sản. Các quốc gia tân lậpvẫn ao ước một cuộc cáchmạng kĩ nghệ để mạnh lên, bịmê hoặc và choá mắt khi thấyNga áp dụng chính sách kinh tếdo Quốc gia chỉ huy mà kĩ nghệphát triển rất mau; chế độ tưbản phương Tây rốt cuộc có thểlà sản xuất được nhiều hơn,nhưng phương pháp của họ cóvẻ chậm chạp hơn; những chínhquyền mới muốn sử dụng tàinguyên và nhân lực trong nước,dễ bị sự tuyên truyền của cộng

sản cám dỗ, hậu quả là cộngsản xâm nhập lần lần rồi pháhoại. Vậy nếu không ngăn chặnlại bước tiến của cộng sản thìÁ, Phi và Nam Mĩ sớm muộn gìcũng sẽ đứng vào khối cộngmất, chỉ là một vấn đề thời gianthôi. Trong hoàn cảnh ấy, Úc,Tân Tây Lan, Bắc Mĩ và TâyÂu sẽ bị kẻ thù bao vây mọiphía. Ta thử tưởng tượng tìnhtrạng ấy sẽ ảnh hưởng tới Nhật,Phi Luật Tân và Ấn Độ, hoặctới đảng cộng sản mạnh mẽ ở Ý

ra sao; mà một thắng lợi củacộng sản Ý sẽ tác động tớiphong trào cộng sản ở Pháp rasao? Anh, Thuỵ Điển, Na Uy,Phần Lan, Hoà Lan, Tây Đứcsẽ phải tuỳ thuộc một lục địađại đa số theo cộng, cộng bắtsao họ phải chịu vậy Bắc Mĩhiện nay quyền lực lên tới tộtđỉnh, có chịu qui phục, nhận taihoạ ấy không, thu hình trongcái vỏ sò, để cho các nước kìnhđịch kia bao vây, chặn đườngtiếp tế nguyên liệu, cắt đứt các

thị trường và như mọi dân tộc bịbao vây, bắt buộc phải bắtchước kẻ thù, thiết lập chế độđộc tài về mọi khu vực kinh tếmà kinh tế hết được tự do, kíchthích nữa, Bắc Mĩ có chịu nhậntình thế ấy không? Các chínhquyền Mĩ có nên chỉ quan tâmtới ý kiến của thế hệ hiện naychỉ ham hưởng lạc, không chịunhìn thẳng vào vấn đề sinh tửđó; hay là cũng nên nghĩ tớinhững thế hệ sau này nữa, màhành động như họ ao ước ông

cha họ hành động? Chống cự lạingay đi có phải là khôn hơnkhông? Đem ngay chiến tranhvào nội địa của địch đi, chiếmđất tại nước họ, nếu cần thì hisinh một trăm ngàn sinh mạngMĩ, và có lẽ một triệu thườngdân không chiến đấu nữa, đểđược trở lại thành một nước Mĩtự do, sống theo ý mình, trongsự độc lập và an toàn, như vậycó phải là khôn hơn không?Chính sách dài hạn đó chẳnghoàn toàn phù hợp với những

bài học của lịch sử đấy ư?Phe triết gia đáp: Phải, phù

hợp đấy, nhưng hậu quả tai hạicũng sẽ phù hợp với lịch sửnữa, chỉ khác là những hậu quảấy sẽ tăng lên theo số đông vàtốc độ di động của các lựclượng chiến đấu, và theo sứctàn phá kinh khủng phi thườngcủa các khí giới. Còn có cái gìlớn lao hơn lịch sử nữa chứ. Cónhững lúc mà nhân danh nhânloại, chúng ta phải từ chốikhông bắt chước cả ngàn những

việc đáng tiếc đã xảy ra, và canđảm áp dụng Hoàng kim quitắc[113] vào các dân tộc như vuaPhật giáo Acoka đã làm năm262 trước T.L. hoặc ít nhất thìcũng như Auguste khi ông ralệnh cho Tibre[114] đừng tiến sâuvào xứ Germanie nữa (năm 9sau T.L.).

Dù phải trả giá nào chăngnữa, chúng ta cũng không đượcphạm cái tội gây ra cả trăm vụHiroshima ở Trung Hoa.Edmund Burke đã nói: “Về

chính trị, đức đại độ nhiều khimới thực là khôn khéo, sángsuốt, và không có một sự thíchhợp giữa một đại đế quốc vàmột tinh thần ti tiểu”[115]. Chúngta thử tưởng tượng một vị tổngthống Mĩ nói với các nhà lãnhđạo Nga và Trung Hoa:

“Nếu chúng tôi cứ theonhững luật truyền thống củalịch sử thì chúng tôi phải tuyênchiến với các ông liền, vì e rằngchỉ trong một thế hệ nữa, cácông cũng sẽ tuyên chiến với

chúng tôi. Hoặc giả nếu khôngvậy thì chúng tôi phải noi cáigương ô nhục của Đồng MinhThần thánh năm 1815[116] màdùng tiền bạc cùng tinh hoa củathanh niên chúng tôi để đàn ápmọi cuộc nổi loạn chống trật tựhiện tại trên khắp thế giới[117].Nhưng chúng tôi đã quyết địnhthử một giải pháp khác. Chúngtôi tôn trọng dân tộc và nền vănminh của các ông mà chúng tôicho là vào hàng đáng chú ýnhất trong lịch sử. Chúng tôi sẽ

ráng tìm hiểu cảm nghĩ cùng ýmuốn thực hiện chế độ cộngsản của các ông, mà không sợbị các ông tấn công. Phía cácông và phía chúng tôi, chúng tađừng nên để cho niềm sợ sệtlẫn nhau thúc đẩy mà gây rachiến tranh, vì sức hiệu nghiệmphi thường của khí giới đôi bênsẽ làm cho vấn đề mang mộtyếu tố chưa từng thấy. Đây,chúng tôi đề nghị với các ôngnhư vầy: Các nhà đại diện củacác ông và các nhà đại diện của

chúng tôi sẽ họp nhau trongmột hội nghị thường trực để giảinhững mối xung đột của chúngta, chấm dứt hành động cừuđịch, phá hoại lẫn nhau, và tàigiảm binh bị. Mỗi khi chúng tôiganh đua với các ông để thuphục một nước thứ ba nào thìchúng tôi chịu tuân theo kết quảcuộc đầu phiếu tự do của dânchúng nước đó. Chúng ta mởcửa nước chúng ta cho nhau vô,chúng ta tổ chức các cuộc traođổi văn hoá để hiểu biết thêm

nhau. Chúng tôi không sợ chínhsách kinh tế của các ông thaythế chính sách của chúng tôi, vàcác ông cũng đừng sợ chínhsách kinh tế của chúng tôi mộtngày kia sẽ thay thế chính sáchcủa các ông; chúng tôi tin rằngmỗi chính sách hễ tiếp xúc vớichính sách kia thì sẽ tự cải thiệnđi và cả hai có thể sống chungvới nhau, hợp tác một cách hoàbình với nhau nữa. Có thể mỗinước chúng ta vừa giữ nhữngphương tiện tự bảo vệ thích

đáng, vừa kí kết với các nướckhác những hiệp ước bất tươngxâm, bất tương phá hoại; nhữnghiệp ước như vậy có thể tạo nênmột sự thăng bằng trên khắpthế giới, mà mỗi quốc gia đượctự chủ, độc lập, chỉ phải giữnhững lời cam kết mà mình đãtự do kí thôi. Chúng tôi mời cácông hợp sức với húng tôi đểchống lại cái luật định mệnhlịch sử, để đem các luật lễ độ,văn minh áp dụng vào sự giaothiệp giữa các Quốc gia xem

sao. Chúng tôi lấy danh dự thềtrước toàn thể nhân loại rằngchúng tôi hoàn toàn tin tưởng vàthành thực thử mạo hiểm xemsao. Dù chúng tôi có thua trongcuộc đánh cá lịch sử này thìtương lai cũng không thể tệ hơncái tương lai nó chờ đợi chúngtôi nếu chúng tôi cứ khăngkhăng theo chính sách truyềnthống. Nhưng nếu các ông vàchúng tôi mà thành công thìchúng ta đáng được hậu thếmang ơn”.

Tới đây phe tướng lĩnh mỉmcười: “Các ông quên tất cảnhững bài học của lịch sử, ngayđến bản tính con người như cácông đã tả, các ông cũng quênnữa. Có một số xung đột sâusắc quá không thể giải quyếtbằng cách thương nghị được; vảlại lịch sử cho ta thấy rằng trongcác cuộc thương nghị kéo dài,hai bên cũng vẫn tiếp tục pháhoại lẫn nhau. Một trật tự chocả thế giới không thể thành lậpbằng một gentleman's

agreement (giao ước bằng lời,lấy danh dự bảo đảm) mà chỉcó thể thành lập sau một cuộcđại thắng có tính cách quyếtđịnh tới nỗi một đại cường cóthể bắt buộc các quốc gia khácphải theo luật của mình đưa ranhư một luật quốc tế trên nhưLa Mã từ thời hoàng đếAuguste tới thời hoàng đế MarcAurèle[118]. Những màn thế giớithăng bình đó trái với tự nhiên,vậy là lệ ngoại, chẳng bao lâulại có một sự phân phối mới về

vũ lực và cảnh thăng bình phảichấm dứt. Các ông đã nói vớichúng tôi rằng phải chấm dứt.Các ông đã nói với chúng tôirằng bản tính con người là thíchganh đua, rằng những xã hộiloài người thành lập nhất địnhcũng mang tính cách ganh đuaấy và luật đào thải tự nhiên từnay chuyển lên cương vị quốctế. Chỉ khi nào các quốc gia đềubị tấn công từ ngoài vào thì họmới đoàn kết với nhau và hợptác từ căn bản.

Có lẽ ngày đó đương tiến lạigấp đấy; có thể chúng ta sẽ phảiđương đầu với những giốngngười tham lam, có dã tâm, từcác hành tinh khác hoặc từ cácthái dương hệ khác đổ bộxuống địa cầu chúng ta; rồingay sau đó sẽ có một chiếntranh giữa các tinh cầu. Lúc đóvà chỉ lúc đó, loài người trên địacầu này mới đoàn kết với nhaumà đồng cam cộng khổ.

Ngay triết gia Bergson năm1936 cũng viết: “Cứ để cho nữ

thần ái tình Vénus hành độngthì chúng ta sẽ thấy thần chiếntranh Mars xuất hiện nghĩa làloài người sinh sản nhiều quáthì sẽ có chiến tranh.

Chúng tôi nhớ Napoléon saumột cuộc bại trận ở Áo (?) thấysĩ tốt chết nhiều quá, bảo:“Không sao! Chỉ một đêm ái âncủa dân Paris là đủ bù được”.

Và Bouthoul kết luận rằngtài giảm binh bị không có bằng“tài giảm sinh sản (désarmenentđémographique - trang 137) vì

ông cho sự thăng hoa(sublimation) bản năng ganhđua, chiến đấu, nghĩa là hướngtinh thần chiến đấu của loàingười vào những mục tiêu caocả, không có hiệu quả lớn:nguyên nhân của chiến tranhkhông do bản năng ganh đuachiến đấu, mà do bản năng tựsát, tự hủy kia. Nếu vậy thì biđát thật!

Lời người dịch

Gaston Bouthoul, nhà xã hộihọc nổi danh ở Pháp hiện naytrong cuốn Le phénonèneguerre (Hiện tượng chiến tranh)Payot 1962, tiến thêm mộtbước nữa, cho rằng nhân loạikhông những có bản năng tànphá mà còn có bản năng tự sát,mà nguyên nhân các cuộc tựsát đại qui mô, tức chiến tranh,là để lập lại một sự thăng bằngvề nhân khẩu (équilibre

démographique – trang 97) vàông nhận thấy rằng - ít nhất làtrong các thế kỉ đã qua - cứ saumột thời có nạn nhân mãn là cómột chiến tranh lớn (trang 144)để loài người chết bớt đi, đỡphải dùng chính sách giết trẻcon (infanticide différé - trang151). Nếu có thể di cư được đểbớt nạn nhân mãn thì chiếntranh có thể tạm tránh được.

CHƯƠNG XII: TIẾN BỘ VÀSUY TÀN

Chúng tôi đã định nghĩa vănminh là “một tổ chức xã hộigiúp cho văn hóa xuất hiện”.Chúng ta có thể phân biệt mộttổ chức chính trị do tập tục,luân lí và pháp luật, và một tổchức kinh tế do sự liên tục sảnxuất và trao đổi; còn muốn tạolập một nền văn hóa thì phải cósự tự do; phải khuyến khích sựsáng kiến, phát biểu, nhận định

và hưởng thụ các tư tưởng, cáctập tục, văn chương và nghệthuật. Tất cả những cái đóthành một hệ thống quan hệnhân văn phức tạp và tế nhị,phải gắng sức lâu mới tạo nênđược mà muốn phá hoại thìkhông khó[119]

Làm sao mà suốt dòng lịchsử ta thấy ri rác những cảnh tànphế của biết bao nền văn minh,và lịch sử cơ hồ muốn nhủ tarằng chết là số phận chung,trong vũ trụ như lời của Shelley

trong bài “Ozymandias”.[120]

Trong sự diễn tiến thịnh rồi suyđó, chúng ta có tìm ra đượcmột luật biến chuyển đều đặnnào giúp ta ôn cố rồi tri tân màđoán được tương lai nền vănminh của chúng ta sẽ ra saokhông?

Nhiều người giàu tưởngtượng tin là có thể được, tới nỗihọ tả tỉ mỉ cái tương lai đó.Trong bài ca thứ tư của mụcđồng (Eglogue) Virgile[121] tuyênbố rằng một ngày kia, toàn thể

vũ trụ đã canh tân, biến đổi hếtcách rồi, sẽ cố ý hoặc ngẫunhiên trở lại một tình trạng yhệt một tình trạng rất xa xămtrong dĩ vãng, rồi do một địnhmệnh không sao tránh được, sẽdiễn lại đúng từng tiểu tiết mộtcác biến cố xảy ra từ thời trướcđó.

“Rồi sẽ có một Tiphus (nhàtiên tri) khác, và một chiếc tàukhác tên là Argo sẽ chở cácđấng anh hùng nổi danh khác[như Jason…]; lại sẽ có những

chiến tranh khác, mà Achille vĩđại lại sẽ được phái qua đánhdân thành Troie”[122].

Fredench Nietzsehe[123] vìngắm cái ảo tượng “phản phụcbất tuyệt đó” mà hóa điên;không có ý tưởng nào điênkhùng bằng ý tưởng đó, vậy màta có thể gặp nó trong tác phẩmnhiều triết gia đấy.

Lịch sử trùng diễn, đúng,nhưng chỉ trùng diễn một cáchđại khái thôi. Chúng ta có thểtiên đoán không sai rằng trong

tương lai cũng như trong quákhứ, có nhiều tân Quốc giathành lập, trong khi nhiều quốcgia khác bị tiêu diệt: rằng sẽ cónhững nền văn minh mới theochế độ mục súc và canh nôngrồi lần lần phát triển nhờthương mại và kĩ nghệ, mà cựcthịnh nhờ tài chánh; rằng các tưtưởng sẽ biến chuyển (như Vicovà Comte[124] đã nghĩ) từ siêunhiên tới hoang đường, saucùng đạt tới khoa học; rằng đờisống tinh thần gồm các lí

thuyết, phát minh, phát kiến vànhiều lầm lẫn mới; rằng các thếhệ trẻ sẽ phản kháng các thế hệgià rồi từ thái độ phản động quathái độ thích nghi và phản ứng;rằng các thí nghiệm trong khuvực luân lí sẽ khiến truyềnthống phải lung lay, nhưng lạilàm cho những kẻ được hưởngnhững thí nghiệm đó đâm rahoảng sợ; và sau cùng, sự hấpdẫn của cái gì mới mẻ sẽ lần lầnbị thời gian làm nhạt, mờ đi, màthời gian chẳng coi trọng một

cái gì cả.Phải, về đại cương thì lịch sử

trùng diễn vì bản tính con ngườithay đổi chậm tới nỗi làm chota nghĩ tới các thời đại địa tầng(1); con người đã được tạo hóasinh ra để phản ứng - thời nàocũng y hệt nhau - với nhữnghoàn cảnh hoặc kích thích xuấthiện như nạn đói, sự nguy hiểm,hoặc ý muốn truyền chủng. Tuynhiên, trong một nền văn minhđã tiến hóa, nghĩa là đã phứctạp, thì cá nhân này khác cá

nhân khác, có tính cách độcnhất hơn là trong một xã hộibán khai, và nhiều hoàn cảnhcó những yếu tố mới mẻ khiếncho cách phản ứng bẩm sinhphải thay đổi đi; tập tục phải lùibước mà tinh thần lí luận đượcphổ cập; cũng những nguyênnhân đó càng ngày càng ít phátsinh ậu quả đó. Tóm lại, khôngcó gì chứng tỏ rằng tương lai sẽy hệt với quá khứ. Mỗi mộtnăm mới là một cuộc mạo hiểmmới.

Một số người thông minhđặc biệt, muốn tìm trong nhữngcái bất thường của lịch sửnhững qui luật lớn lao. Claude-Henri de Rouvroy, bá tướcSaint-Simon (1760-1825), nhàsáng lập chủ thuyết xã hộiPháp, chia quá khứ và vị laithành những thời đại “tổ chức”và “khủng hoảng” luân phiênnhau xuất hiện:

[Luật phát triển của nhânloại… cho ta thấy hai trạng tháiphân biệt và luân phiên của xã

hội: Một trạng thái mà chúng tôigọi là trạng thái tổ chức, trongtrạng thái đó mọi hành vi, hoạtđộng của con người được xếpđặt, dự tính, chỉnh đốn theo mộtlí thuyết tổng quát; mục đíchcủa hoạt động xã hội đượcminh định; còn trong trạng tháikia mà chúng tôi gọi là trạngthái khủng hoảng thì không cósự cảm thông tư tưởng, khôngcó sự thống nhất, sự phối tríhoạt động và xã hội chỉ còn làmột tụ họp các cá nhân cách

biệt nhau, kẻ nọ tranh đấu vớikẻ kia.

Mỗi trạng thái đó đã chiếmhai thời đại trong lịch sử. Mộttrạng thái tổ chức đã xuất hiệntrước thời đại của người Hi Lạpmà người ta gọi là thời đại triếtlí, còn chúng tôi thì gọi là thờiđại khủng hoảng cho đúng hơn.Sau đó, một thuyết mới phátsinh, trải qua các giai đoạn khaiđoan rồi cải thiện, và rốt cuộckhống chế tất cả phương Tây vềchính trị. Sự thành lập Giáo hội

mở màn cho một thời đại tổchức mới kéo dài tới thế kỉ XV,tới lúc mà các nhà cải cách tôngiáo đưa phương Tây vào mộtthời đại khủng hoảng còn tiếptục tới ngày nay…]

[Tất cả những thời đại tổchức đều là những giải pháp - ítnhất là tạm thời- cho các vấn đềcăn bản đó, tín ngưỡng, chínhtrị, kinh tế, luân lí; nhưng rồichẳng bao lâu, do những tiến bộthực hiện được nhờ những giảipháp đó - nghĩa là nhờ những

chế độ xã hội thành lập theogiải pháp đó, mà chính giảipháp đó hóa ra bất túc, lại cầncó những giải pháp mới nữa;những thời đại khủng hoảng,những thời tranh luận, phảnkháng, chờ đợi, chuyển tiếp,bèn tới trám khoảng trống: conngười hóa ra hoài nghi, lãnhđạm với các vấn đề lớn lao đó,và có tính vị là, hậu quả tấtnhiên của lòng hoài nghi và lãnhđạm].

Mỗi khi mà những vấn đề xã

hội trọng đại đó được giải quyếtthì có một thời đại tổ chức; cònnhững khi nào các vấn đề đókhông có cách giải quyết thì làmột thời đại khủng hoảng…

[Trong tất cả các thời đạicùng một bản chất, cùng là tổchức, hoặc cùng là khủnghoảng, thì bất kì ở nơi nào, ởthời nào, loài người cũng luônluôn hành động như nhau: họxây dựng trong suất các thời đạitổ chức, và phá hoại trong suấtcác thời đại khủng hoảng…][125]

Saint Simon cho rằng chế độxã hội mà thành lập thì sẽ mởmàn cho một kỉ nguyên “tổchức” mới, ổn định, trong đócác tín ngưỡng, sự tổ chức, sựhợp tác sẽ được thống nhất.Nếu chế độ cộng sản mà thắng,tạo được một trật tự mới, thìnhững phân tích cùng dự ngôncủa Saint Simon sẽ được chứngthực một cách rực rỡ.

Oswald Spengler (sử gia Đức1880-1936) sửa đổi thuyết củaSaint Simon, chia lịch sử thành

một số văn minh, mỗi nền vănminh đó gồm bốn “mùa”, kéodài một thời gian nào đó; vàtheo một quĩ đạo nào đó; trongsố bốn “mùa” đó, có hai mùaquan trọng hơn hai mùa kia:một mùa là thời đại tổ chứchướng tâm (centripète) nó gomtất cả những giai đoạn của mộtnền văn minh thành một hìnhthức duy nhất, liên tục, mạchlạc, đẹp đẽ; một mùa là thời đạitan rã, li tâm, trong thời đó cáctín ngưỡng và văn hóa phân giải

do sự chia rẽ và sự chỉ trích lẫnnhau, rồi đưa tới sự hỗn độncủa chủ nghĩa cá nhân, chủnghĩa hoài nghi, sự thác loạncủa nghệ thuật. Saint Simoncho rằng chế độ xã hội sẽ là giaiđoạn tổng hợp mới; cònSpengler thì, nhưTalleyrand[126], tiếc thời đại giớiquí tộc (tức vua chúa) cầmquyền, thời mà đời sống và tưtưởng được chỉnh đốn một cáchkhéo léo, đời sống được coi làmột công trình nghệ thuật.

Đối với phương Tây thì cósự đứt quãng vào khoảng 1800.Trước năm đó, con người tựtín, sống một cách sung mãn;cuộc sống là một sự phát triểntừ trong ra, suất một thời tiếnhóa không hề gián đoạn từ thờigô-tích (gothique)[127] cho tớiGoethe[128] và Napoléon. Saunăm đó, chúng ta sống cuộc đờihoàng hôn, giả tạo, mất gốctrong các thành phố lớn, tuântheo những hình thức do trí tuệtạo ra… Người nào không thấy

rằng các kết quả đó nhất địnhphải xảy ra và không sao sửađổi được thì đừng nên tìm hiểubất kì một cái gì trong lịchsử.[129]

Mọi người đều đồng ý vềđiểm này: Các nền văn minhphát sinh, nảy nở, tàn rồi chết,trừ phi là sống lây lất như lànnước tù mà những dòng sông đãcạn rồi còn để lại. Vậy thìnguyên nhân của sự tiến bộ ởđâu, và nguyên nhân của sự suytàn ở đâu

Không một nhà khoa họcnào ngày nay mà lại chấp nhậnthuyết của thế kỉ XVII về Quốcgia: Quốc gia sở dĩ thành lập làdo một “khế ước xã hội” kí kếtgiữa cá nhân với nhau hoặcgiữa dân chúng và nhà vua. Cóthể tin rằng hầu hết các Quốcgia (nghĩa là những xã hội cómột tổ chức chính trị) đã đượcthành lập vì một nhóm nào đóđã thắng một nhóm khác rồitiếp tục dùng uy quyền để trịnhóm khác đó. Những mệnh

lệnh của nhóm thứ nhất thànhnhững luật đầu tiên của cộngđồng mới thành lập ấy; nhữngluật đó cùng với các tục lệ củadân chúng tạo nên trật tự xã hộimới. Hiển nhiên là nhiều Quốcgia ở châu Mĩ La tinh đã thànhlập theo cách ấy. Khi bọn chủnhân tổ chức sự làm việc củabọn bề tôi để lợi dụng, khai thácmột nguồn lợi thiên nhiên nào(chẳng hạn những con sông ởAi Cập, ở châu Á) thì sự dựtính, dự trữ về kinh tế tạo nên

một cơ sở khác cho nền vănminh. Một tình trạng khẩntrương nguy hiểm giữa ngườicầm quyền và kẻ bị trị chắc đãkích thích sự hoạt động tinhthần và cảm xúc của các bộ lạcnguyên thủy tới một mức quácái độ thường ngày [do đó màcó sự tiến bộ]. Sự tiến bộ cũngcó thể phát sinh do bất kì mộtsự thay đổi nào của hoàn cảnhkhiến con người phải phản ứnglại[130], chẳng hạn một cuộcngoại xâm hoặc một cơn nắng

hạn kéo dài; nếu là ngoại xâmthì người ta cải thiện nghệ thuậtvõ bị, nếu là nắng hạn thì ngườita đào các kênh dẫn nước vôruộng.

Chúng ta thử xét vấn đề sâuhơn nữa và tự hỏi tại sao mộtphản ứng cần thiết có lúc xảyra, có lúc không xảy ra. Đây làlời đáp: cái đó là do có haykhông có những cá nhân có ócsáng tạo, sáng kiến, sáng suốtvà cương quyết (có thể gọi nhưvậy là thiên tài), có khả năng

phản ứng một cách hiệu quả vớimột tình thế mới (và có thể gọinhư vậy là thiên tài), có khảnăng phản ứng một cách hiệuquả với một tình thế mới (và cóthể gọi như vậy là trí tuệ minhmẫn). Nếu chúng ta lại tự hỏilàm sao có được những cá nhânnhư vậy thì chúng ta phải rờiphạm vi sử học mà bước quaphạm vi tâm lí, sinh lí, ảnhhưởng của hoàn cảnh và tácđộng bí mật của các nhiễm sắcthể (chromosome)[131]. Dù sao

thì một phản ứng hiệu quả (nhưphản ứng của Mĩ năm 1917,1933 và 1941)[132] nếu khônglàm cho kẻ thắng bị kiệt sức(như Anh năm 1945) thì chínhlà một yếu tố tiến bộ, khiến chodân tộc có khả năng phản ứnghơn nếu cần phải phản ứng mộtlần nữa.

Chúng ta đã biết nguyênnhân của sự tiến bộ rồi; cònnguyên nhân của sự suy tàn?Chúng ta có nghĩ như Spenglervà nhiều à khác rằng mỗi nền

văn minh là một cơ thể đượcphú bẩm một cách bí mật cáikhả năng biến hóa lần lần để tớimột lúc nào đó nhất định phảichết không? Chúng ta dễ bị cáiý này cám dỗ: Ví một xã hộivới một cơ thể rồi dùng cáchloại suy về sinh lí hoặc vật chấtmà giảng đời sống các xã hội,cho rằng xã hội [cũng như mộtcơ thể] suy tàn vì một luật nộitại nào đó hạn chế đời sống củanó, hoặc vì một sự xuất tiết sinhlực nội tại không sao bồi bổ lại

được. Những loại suy kiểu đócó thể cho ta một lối “giảnggiải” tạm thời, như khi chúng taso sánh các tập hợp cá nhân vớicác tập hợp tế bào hoặc so sánhsự lưu hành tiền bạc từ ngânhàng phát ra rồi lại trở về ngânhàng với nhịp bóp rồi phồng củatrái tim. Nhưng một đoàn thểkhông phải là một cơ thể lắpvào các cá nhân phần tử; nókhông có óc, không có bao tử;cho nên nó phải suy tư bằng bộóc, cảm xúc bằng bộ thần kinh

của các phần tử trong đoàn thể.Khi một đoàn thể, một nền vănminh suy tàn, không phải là vìđời sống vật chất của nó cónhững giới hạn bí mật mà vì cácnhà chỉ huy chính trị hoặc tinhthần không biết thích ứng vớihoàn cảnh mới.

Có thể có nhiều lí do thúcđẩy ta phải thích ứng với hoàncảnh mới; nếu một lí do lặp đilặp lại nhiều lần hoặc hai ba lído khác nhau cùng xuất hiệnmột lúc, thì sự khuyến dụ có

thể hóa ra thúc bách như mộttối hậu thư. Tôi xin kể vài ví dụ.Trời không mưa nữa, các dòngnước tại các ốc đảo ở sa mạccạn hết, đất hóa ra khô cằn. Vìkhông biết cách cày cấy hoặc vìkhông biết lo xa mà đất hết màumỡ. Sự thay thế hạng nông dântự do bằng hạng nông dân nô lệlàm cho người ta không hamlàm việc nữa; đất bị bỏ hoang,dân các thành thị chết đói. Đôikhi, do thay đổi các phươngtiện chở chuyên hoặc con

đường thương mại (chẳng hạnkhông dùng đường bộ nữa màdùng đường biển, hoặc khôngdùng đường biển nữa mà dùngđường hàng không) mà một cựutrung tâm văn minh bỗng nhiênhết thịnh vượng, như trườnghợp hai thị trấn Pise và Venise(ở Ý) sau năm 1492. Thuế mátăng lên quá mức, thì khiến chongười ta chán nản không muốnsản xuất hoặc đầu tư nữa. Thịtrường và các nguyên liệu ngoạiquốc bỏ mặc cho kẻ khác có

tinh thần mạo hiểm hơn cạnhtranh; hoặc cán cân thương mạinghiêng về phía nhập cảng làmcho vàng, bạc trong nước chạyra nước ngoài. Sự tập trung tàisản có thể gây ra đấu tranh giaicấp hoặc chiến tranh chủng tộc.Sau cùng, đôi khi sự tập trungdân chúng và tình trạng nghèokhổ của dân thành thị có thểbuộc chính quyền phải dùngphương pháp trợ cấp mà làmsuy nhược nền kinh tế, nếukhông thì dân sẽ nổi loạn, cách

mạng có thể phát sinh.Vì kinh tế càng phát triển thì

kẻ giàu người nghèo càng cáchbiệt nhau, cho nên xã hội nào,tới một ngày nào đó, cũng sẽchia thành hai giai cấp, mộtthiểu số có học thức và một đasố, vì bẩm sinh hoặc vì hoàncảnh, bị nhiều nỗi bất lợi quá,không thể có một trình độ vănhóa, giám thức cao được. Đa sốđó mỗi ngày mỗi đông thêm ltình trạng san bằng từ dưới,nghĩa là cách nói năng, ăn mặc,

tiêu khiển, cảm xúc, phán đoán,cả suy tư của họ nữa, mỗi ngàymỗi phổ biến, lan tới giai cấpthiểu số. Thiểu số này dĩ nhiênnắm then chốt của giáo dục vàkinh tế, nhưng phải trả giá đặcquyền đó, và một cách trả giá làhọ thành nạn nhân của đa số,lây đa số, hóa ra dã man mỗingày một chút mà khônghay[133].

Giáo dục càng phổ biến thìcác thuyết thần học càng đượcít người tin; người ta vẫn làm bộ

theo tôn giáo đấy nhưng khôngvì vậy mà người ta không hànhđộng, hi vọng theo xu hướng tựnhiên của người ta. Lối sống vàtư tưởng có tính cách phàm tụcmỗi ngày một đậm; người takhông tin các lời giảng linh dịnữa, cũng không sợ thần linhnữa. Người ta càng ý thức đượcnguồn gốc nhân tinh, phàm tụccủa mình thì luân lí đạo đứccàng mất uy thế: không còn mộtđức Thượng Đế giám thị loàingười, thưởng hay phạt mỗi

hành động nữa. Các triết gia HiLạp thời cổ đã làm cho tôn giáomất thanh thế trong giới họcthức; các triết gia ở nhiều nướcchâu Âu thời cận đại cũng vậy.Protagoras đã thành Voltaire;Diogène thành Rousseau;Démocrite thành Hobbes;Platon thành Kant;Thrasymaque thành Nietzsche;Aristote thành Spencer vàEpicure thành Diderot[134].

Dù trong thời thượng cổ haytrong thời cận đại thì tư tưởng

phân tích cũng đã phá hoại nềntảng của tôn giáo, mà tôn giáokhông còn bảo đảm cho luân lí,đạo đức được nữa. Có nhiềutôn giáo mới xuất hiện, nhưngkhông có liên hệ đặc biệt nàogiữa các tôn giáo đó với các giaicấp cầm quyền, thành thửnhững tôn giáo đó chẳng ích lợigì cho Quốc gia cả. [Thờithượng cổ] chủ nghĩa duy lí đảđảo được thần thoại rồi thìđược tôn trọng trong thế kỉ cuốicùng trước kỉ nguyên Ki Tô;

nhưng sau sự thắng lợi đó, tiếptheo là một thời đại hoài nghimệt mỏi, và hưởng lạc; ngàynay, nghĩa là từ thế kỉ đầu tiênsau Ki Tô, sau một thắng lợitương tự cũng tiếp theo một tâmtrạng như vậy.

Mắc kẹt trong khoảng giaothời bại hoại, nó ngăn cách thờicó qui luật luân lí với cái thờinối tiếp, một thế hệ phóng túngsống một cuộc đời xa hoa, đồibại, không bị cái gì ngăn cản,họ khinh một cách tích cực trật

tự gia đình và xã hội; tôi nói đólà nói chung xã hội, trừ một sốnhỏ tuyệt vọng cố bám lấytruyền thống khắc kỉ. Rất hiếmngười ngày nay còn nghĩ rằng“chết cho tổ quốc là đẹp đẽ vàvinh dự”. Một chính quyền nhunhược có thể để cho quốc giatuột lần xuống cảnh chia rẽ; chỉthua trong một trận quyết địnhhoặc chỉ bị bọn mọi rợ ở ngoàixâm lăng bắt tay với bọn mọi rợở trong nước, là một nền vănminh có thể bị

Bức họa đó có làm cho tathất vọng không? Không, khôngnhất định như vậy! Tại sao sinhmệnh lại có cái quyền đượcvĩnh viễn, bất tuyệt, dù là sinhmệnh của cá nhân hay củaQuốc gia? Chết là luật tự nhiên,nếu nó tới đúng lúc thì nó cóthể tha thứ được, đáng coi là tốtnữa; người nào có tinh thần giàdặn thì không tức giận khi thấynó tới. Nhưng các nền văn minhcó chết thực không? Cũngkhông nhất định như vậy. Văn

minh Hi Lạp có chết không?Không, chỉ cái khung của nó đãmất thôi, còn cái nơi hóa thâncủa nó ngày nay còn vô cùngrộng hơn cái nôi của nó hồixưa. Nó còn sống trong kí ứccủa nhân loại, sống sum suê tớinỗi không một người nào dùsống lâu, sống đầy đủ tới đâu,mà có thể tiêu hóa nó trọn vẹnđược Homère ngày nay cónhiều độc giả hơn thời thượngcổ Hi Lạp. Các thi sĩ, triết giacủa xứ ông được bày trong tất

cả các thư viện, các đại học;hiện nay, Platon được hằngtrăm ngàn người đọc để hưởngcái “thú khả ái” của triết lí, nótỏa vào cuộc nhân sinh ánhsáng của trí tuệ. Sự trường tồncủa các tinh thần sáng tác saucuộc đào thải của thời gian đólà sự bất hủ xác thực nhất, quíbáu nhất.

Nhiều quốc gia chết đi. Cónhững miền xưa có dân cư, nayhóa ra khô cằn hoặc chịu nhữngcuộc tang thương khác. Con

người phản ứng lại, thu thậpdụng cụ và kiến thức của mình,rồi di cư tới nơi khác, đem theocác hồi kí, kỉ niệm. Nếu nềngiáo dục mở rộng và đào sâucác hồi kí, kỉ niệm đó thì tức lànền văn minh cũng di cư theovà lại tìm thấy một quốc gia ởmột nơi nào khác. Trong quốcgia mới này, con người khôngphải xây dựng lại từ đầu, màcũng không phải là không đượcgiúp đỡ: các phương tiện giaothông chuyên chở vẫn liên kết

người ta với quốc gia cũ, màcuống rốn đâu phải đã bị cắtđứt hẳn. La Mã đem văn minhHi Lạp vào cõi rồi truyền nóqua Tây Âu; Mĩ đã được hưởngvăn minh Âu châu và chuẩn bịđể truyền nó lại cho đời sau,bằng những phương tiện từtrước tới nay người ta khôngngờ tới.

Các nền văn minh là nhữngthế hệ của tâm hồn nhân loạiđấy. Sự sinh thắng sự tử nhờ sựtruyền chủng, thì một nền văn

minh già cỗi cũng vậy, để di sảnlại cho kẻ kế thừa xa cách vềthời gian và không gian. Trongkhi chúng tôi viết những hàngnày thì thương mại, ấn loát, cácdây điện, các điện ba, các sứgiả vô hình trong không trung,đương kết những liên lạc giữacác dân tộc, các nền văn minh,để giữ gìn cho mọi người nhữngcái gì mà mỗi người đã cốnghiến được cho di sản của nhânloại.

Chú thích của người dịch

Để đọc giả tham khảo,chúng tôi xin tóm tắt lại dướiđây những thuật tiến bộ sử giaPháp René Gerousset đã trìnhbày trong cuốn Con người vàlịch sử nhân loại (Plon-1954)

1. Trong đời sống các xã hộiloài người, nhiều khi chỉ tiếnbộ về một phương diện nàođó thôi mà phải chịu đau

đớn thụt lùi về nhiều khuvực khác, chẳng hạn tiến bộvề kĩ thuật thì thụt lùi về mĩthuật (trang 64).

2. Sau một thời gian ngắnthắng lợi, nền văn minhchiếm được vài khu vực mớirồi, thì tới một thời đứng lại(như thủy triều khi đã đầy)và con người chỉ khai thácnhững khu vực mới đó thôi(trang 67) như triết họcTrung Hoa ngưng lại sauthời Chiến Quốc, biền văn

Trung Hoa sau thời LụcTriều, thơ Trung Hoa sauđời Tống (thí dụ này củachúng tôi).

3. Sức kháng cự của văn minhvề phương diện tinh thần,ngay cả sức kháng cự củamột đất đai phì nhiêu khôngphải là vô cùng. Chiến tranhmà trở đi trở lại trong mộtthời gian dài thì có thể làmcho đất chết và văn minh bịtiêu diệt, như miềnMésopotamie giữa hai con

sông Tigre và Euphrate xưarất văn minh (Ur, Babylone,Ninive), sau thành hoangtàn ngày nay miền đó vẫncòn úng thủy, rất nghèo,(trang 69)[135].

4. Do đó René Grousset chorằng khi một nền văn minhchết đi thì là tại nó đã tự hạinó. (trang 70). Như miềnMésopotamie kể trên. Mộtthí dụ nữa là đ quốc La Mãsuy tàn vì các nhà cầmquyền lạm dụng chính sách

chỉ huy, đánh thuế nặngquá, phá giá đồng bạc, dùngnhiều công chức quá, quốcgia diệt sự tự do kinhdoanh, các đại điền chủnuốt lần các tư sản nhỏ…(trang 89-90).

5. Không một giống người nàolà thuần túy không lai, trừvài bộ lạc cực kì lạc hậu ởmiền lịch đạo châu Phi,hoặc ở Bắc cực. Dù sao thìcác nền văn minh lớn đềudo công lao hợp tác của

nhiều giống người (trang71). Trường hợp điển hìnhnhất là văn minh Hi Lạp đãchịu ảnh hưởng của các vănminh Crète, Mycène, AiCập, Mésopotamie.

6. Văn minh phát triển trướchết trên những miền hạ dunhiều phù sa (như Ai Cập,Mésopotamie; hạ lưu sôngIndus, sông Gange; sôngHoàng Hà…); rồi trên cácbán đảo, hải đảo hoặc miềnduyên hải như Hi Lạp,

Phénicie, Nhật Bản.Còn những miền đồnghoang và rừng rậm khôngcó văn minh, không phải vìdân chúng thuộc về nhữnggiống người thấp kém màchỉ vì họ tuy đồng thời vớicác dân tộc văn minh ởchung quanh, mà thực ravẫn còn sống như thời tiềnsử.Khi các dân tộc đó xâmchiếm một nền văn minh thìvăn minh này suy tàn như

đế quốc La Mã hồi xưa vàvăn minh Trung Hoa cuốiđời Tống (trang 91-93).

7. Ảnh hưởng của các biến cốlớn trong lịch sử luôn luônxảy ra rất chậm, về phươngdiện chính trị cũng nhưphương diện văn hóa.Chẳng hạn quân đội TrungHoa đời Hán dồn một sốHung Nô về miền hồBalkash (biên giới Sibérievà Turkestan) trong khoảngtừ 40 tới 35, và những người

Hung Nô đó thành dân tộcTây Hung Nô; nhưng mãiđến bốn thế kỉ sau, do Attilachỉ huy, dân tộc đó mớixâm chiếm phương Tây,làm cho đế quốc La Mãhoàn toàn sụp đổ. Một thídụ nữa: đế quốc La Mã theođạo Ki Tô từ năm 325, màmãi đến năm 1.000, Giáohội La Mã mới có đượcnhững giáo đường rất đẹp;cũng vậy, đức Thích Ca tịchnăm 483 mà tới thế kỉ thứ V

trở đi, mới có tượng Phậttuyệt mĩ. (trang 103, l04).

8. Một qui luật nữa là khôngphải cứ một quốc gia bànhtrướng về chính trị tới đâulà văn hóa cũng lan tới đó.Mạnh về chính trị chưa nhấtđịnh là cao về văn hóa. NhưPháp thời Napoléon, bànhtrướng nhất về chính trị màchẳng có một tác giả nàolớn cả, trừ Chateaubriand;mà thời văn học nghệ thuậtthịnh lại là thời đệ tam và đệ

tử Cộng Hòa (trang 105-106). Ngược lại, khi chínhtrị suy vi thì văn hóa lại cóthể rất thịnh. Điển hình nhấtlà Trung Hoa trong đờiTống, kinh tế, võ bị suy vi,chính trị hỗn loạn, mà triếthọc văn học, mĩ thuật (kiếntrúc, họa, đồ sứ) phát triểnrực rỡ hơn cả các thế kỉtrước và các thế kỉ sau. (Coicuốn Tô Đông Pha củaNguyễn Hiến Lê - CaoThơm 1971).

Do đó René Grousset kếtluận rằng một lí tưởng nhânbản, yêu hòa bình có thể có lợicho những hoạt động tinh thần,còn chính sách phát triển thếlực, xâm lăng, nhiều khi làm hạicho sự phát triển tinh thần và mĩthuật của một nước. Những nhàchinh phục vĩ đại nhất của nhânloại không phải là Alexandre,César, Thành Cát Tư Hãn,Napoléon, mà là đức Thích Cavà chúa Ki Tô, những vị mà ảnhhưởng sẽ tồn tại hoài trong lịch

sử nhân loại (trang 106-107).

CHƯƠNG XIII: LOÀINGƯỜI CÓ THỰC SỰ TIẾN

BỘ KHÔNG?

Nhìn các dân tộc, các luânlí, các tôn giáo phát triển rồisuy tàn trên tấm mn phông [lịchsử] thì ý niệm của chúng ta vềtiến bộ hóa ra rất bấp bênh.Phải chăng nó chỉ là sự hợmhĩnh, đời trước truyền cho đờisau, mỗi thế hệ cuối cùng, chứthực ra nó vô nghĩa. Vì chúngta đã nhận thấy rằng suốt các

thời đại lịch sử, bản tính conngười không tiến hóa bao nhiêu,cho nên chúng ta phải gạt bỏ lílẽ tiến bộ kĩ thuật đi, vì một sự“tiến bộ” kiểu đó chỉ là nhữngphương tiện mới để đạt đượcnhững mục tiêu đã nhắm từ lâu:Kiếm của cải, nam giới chinhphục nữ giới, nữ giới chinhphục nam giới (hoặc nam chinhphục nam, nữ chinh phục nữ),ganh đua, gây chiến tranh[136].Một trong những nhận địnhđáng nản lòng nhất của thế kỉ

toàn những vỡ mộng này làkhoa học vô tình: Nó sẵn sàngvì ta mà giết người cũng như nósẵn sàng tr bệnh cho ta, và nógiúp ta phá hoại còn đắc lựchơn là kiến thiết nữa. Lời nóingạo mạn này của FrancisBacon[137]: Knowledge is power(Biết là có thể làm được) thờinày có vẻ huênh hoang làm sao!Đôi khi chúng tôi tự hỏi thờiTrung cổ và thời Văn nghệPhục sinh coi trọng nghệ thuậtvà thần thoại hơn khoa học, sức

mạnh, chưa biết chừng mà đãkhôn hơn thời đại chúng ta đấy,chúng ta chỉ cải thiện hoươngtiện hoạt động của chúng ta màkhông bao giờ xét lại cứu cánhcủa hoạt động.

Những tiến bộ khoa học vàkĩ thuật của chúng ta đã cónhững hậu quả khiến cho cáixấu, cái ác không thể tách rờira khỏi cái tốt, cái thiện [nóicách khác là hễ có lợi thì tấtnhiên có hại]. Chắc chắn là sựtiện nghi mà chúng ta được

hưởng làm cho các “thớ” tinhthần của ta lơi ra, dãn ra cũngnhư các thớ gân của ta vậy!Chúng ta đã cải thiện tới cùngcực các phương tiện di chuyển,nhưng nhiều người dùng nhữngphương tiện đó làm khí giới tấncông người đồng thời hoặc tấncông chính họ. Chúng ta đãtăng tốc độ của chúng ta lêngấp đôi, gấp ba hoặc gấp trăm,nhưng như vậy đã làm hại dâythần kinh, gân cốt của ta, và dùbay được 2000 cây số giờ,

chúng ta cũng vẫn là những conkhỉ bận quần áo như khi chúngta còn dùng tới cặp giò. Chúngta hoan hô những cách trị liệucủa y khoa hiện đại, miễn lànhững cách đó đừng gây nhữngbiến chứng nguy hại hơn bệnhmà chúng trị được; chúng tamang ơn các y sĩ đã tuyệt vọngchạy đua với sức kháng cự củavi trùng, với tài tránh né, biếnchuyển của con ma bệnh tật[138];chúng ta mừng vì y khoa đã chochúng ta sống thêm được ít

năm, miễn là những năm đượchường thọ thêm đó không phảilà thời gian buồn bực kéo dàithêm những nỗi đau khổ, tàn tậthoặc chán đời của ta. Chúng tađã tăng lên gấp trăm khả năngbắt và truyền những tin tức vềcác biến cố xảy ra trong ngàytrên thế giới, nhưng có lúcchúng ta ước ao được yên ổnnhư ông cha chúng ta, chỉ bậntâm về các tin tức trong làngthôi. Chúng ta đã cải thiện đờisống vật chất của các người lao

động chuyên môn, của giai cấptrung lưu, điểm đó đáng khenlắm, nhưng chúng ta vẫn để chotrọn những khu ổ chuột dơ dáyvà những chòi cất bằng thùngsắt, thùng gỗ phát triển trongcác thành phố lớn của chúng ta,thấy mà lợm giọng.

Chúng ta rất mừng rỡ thoátkhỏi sự chi phối của thần học,nhưng chúng ta đã tìm chomình được một luân lí tự nhiênchưa? Tôi muốn nói một luân líkhông lệ thuộc tôn giáo, đủ

mạnh để hãm các bản năng thủđắc, hiếu chiến, và săn đàn bà(hoặc săn đàn ông), để ngănchúng không cho chúng biếnnền văn minh của chúng tathành một vũng ô uế đầy nhữngtham lam, tội ác và chung đụngthể xác. Chúng ta đã thực sựdiệt được tinh thần bất baodung chưa hay là chỉ mới thaynhững căm thù tôn giáo bằngnhững căm thù quốc gia, ý thứchệ và chủng tộc? Thái độ, cửchỉ của chúng ta tốt đẹp hơn

hay xấu hơn của cổ nhân? Mộtnhà du lịch ở thế kỉ XIX đã nói:“Từ Đông càng tiến sang Tâythì thái độ cử chỉ của con ngườicàng kém tốt đẹp đi, và tớinhững tiểu bang ở phía Tâynước Mĩ thì thật là ghêtởm”[139]; ngày nay phươngĐông bắt kịp được phương Tâytrong khu vực đó. Luậthúng tacó cho tội nhân được sự chechở quá rộng rãi chống vớiQuốc gia và xã hội không?Chúng ta có tự cho mình hưởng

nhiều tự do quá mà trí tuệ củata chịu không nổi không? Haylà chúng ta tiến đến một sự hỗnđộn tinh thần và xã hội tới nỗicác bậc cha mẹ hoảng hết sắpphải vội vàng trở vô Giáo hội,nhờ Giáo hội bắt con cái họ vàokhuôn vào phép giùm cho, dùcó thiệt thòi về phương diện tựdo tinh thần thì cũng chịu.Chúng ta có nên ân hận về tấtcả những tiến bộ của triết lí từthời Descartes tới nay không, vìtriết lí đó không thấy rằng thần

thoại có ích cho việc hướng dẫnvà an ủi con người? “Vì, càngbiết nhiều thì người ta càng rầurĩ, và kẻ nào tăng kiến thức lênthì cũng tăng nỗi đau khổ củamình lên”[140].

Có một chút tiến bộ nào vềtriết lí từ thời Khổng tử tới naykhông? Hoặc về văn hc từ thờiEschyle[141] không? Chúng ta códám quả quyết rằng nhạc củachúng ta ngày nay, với nhữnghình thức phức tạp, những độinhạc hùng hậu như vậy, thâm

thuý hơn nhạc củaPalestrina[142], hoặc du dươnghơn, gợi hứng hơn những khúcđộc xướng mà người Ả Rậpthời Trung cổ họa với thanh âmcác nhạc cụ thô sơ của họkhông (Edward Lane trong bộLề lối và phong tục Ai Cập hiệnđại khen các nhạc sĩ ở Caire:“Tôi mê giọng hát của họ…chưa có một âm nhạc nào kháclàm cho tôi mê như vậy”). Kiếntrúc hiện đại của chúng ta dùtáo bạo, tân kì và vĩ đại tới mấy

đi nữa thì chúng ta có dám đemra so sánh với những ngôi đềncủa Ai Cập hoặc của Hi Lạpthời xưa không? Có dám sosánh các công trình điêu khắccủa ta với những tượngChéphren (Ai Cập) và Hermès(Hi Lạp) không? So sánh nhữnghình chạm nổi của chúng ta vớinhững hình ở Persépolis (BaTư) hoặc ở đền Parthénon (HiLạp) không? Hoặc so sánh cácbức họa của ta với những bứccủa Van Eyck (xứ Flandres),

của Holbein (Đức) không? Nếuquả thực “tinh túy của nghệthuật và của văn minh là đemtrật tự thay thế cho hỗn độn”thì môn họa hiện đại của Mĩ vàcủa Tây Âu chẳng đúng là hỗnđộn thay thế cho trật tự đấy ư?Chẳng là một dấu hiệu rànhrành của sự suy vi hỗn độn vàdã man báo trước rằng nền vănminh của chúng ta sắp tiêu diệtđấy ư?

Lịch sử gồm vô số sự kiệntạp đa nhất khiến chúng ta có

thể nếu khéo lựa chọn thí dụ thìchứng minh được bất kì mộtthuyết nào. Nếu chúng ta lựathí dụ theo một định kiến lạcquan hơn thì chúng ta có thể tớinhững kết luận bớt chán nảnhơn một chút. Nhưng trước hếtcó lẽ nên định nghĩa thế nào là“tiến bộ” đã. Nếu tiến bộ cónghĩa là “làm tăng hạnh phúclên” thì chúng ta gần như bắtbuộc phải tuyên bố ngay rằngtiến bộ là chuyện hão. Loàingười vô cùng khó tính, thế nào

cũng không vừa ý: Dù thắngđược những trở ngại nào đi nữa,dù đạt được nhiều mục tiêu rồi,chúng ta vẫn luôn luôn kiếmđược cớ để thấy mình rất mựcđau khổ; chúng ta cảm thấy âmthầm thích thú khi cho rằngnhân loại hoặc vũ trụ khôngxứng đáng với ta. Có vẻ như vôlí, điên khùng nếu định nghĩatiến bộ là làm cho một đứa trẻtrung bình tài giỏi hơn, hoàntoàn hơn một người lớn hoặcmột người minh triết; nhưng

định nghĩa tiến bộ là “làm tănghạnh phúc lên” thì có khác gìvậy đâu, vì đứa bé nhất định làsướng hơn người lớn và hạngngười minh triết. Có thể tìmmột định nghĩa nào khách quanhơn không? Theo thiển kiến củachúng tôi thì tiến bộ là sự tăngtiến cái khả năng mà sinh vậttác động tới ngoại giới. Tiêuchuẩn đó có thể áp dụng chomột cơ thể hạ đẳng nhất cũngnhư cho loài người.

Chúng ta không nên đòi hỏi

sự tiến bộ phải liên tục và phảiphổ cập[143]. Hiển nhiên là cácnền văn minh đã có những thờithụt lùi, cũng như cá nhân đãtrải qua những lúc thất bại, mệtmỏi, nghỉ ngơi; miễn giai đoạnhiện tại khác những giai đoạntrước ở điểm con người có khảnăng tác động tới ngoại giớimạnh hơn, là thực sự có tiến bộrồi. Chắc rằng suốt dòng lịchsử, có một số quốc gia tiến bộtrong khi các quốc gia khác suytàn; chẳng hạn hiện nay Nga

đương tiến mà Anh đương lùi.Lại thêm cùng một quốc gia cóthể tiến trong một khu vực hoạtđộng nào đó mà lùi trong mộtkhu vực khác, chẳng hạn Mĩđương tiến về kĩ thuật mà lùi vềmĩ thuật. Khi nhận định rằngthiên tài của các quốc gia trẻnhư Mĩ và Úc hợp với hạngngười thực tế (nhà sáng chế,nhà bác học, nhà kĩ thuật) hơnlà với hạng nghệ sĩ (họa sĩ thi sĩ,điêu khắc gia, văn sĩ, hùng biệngia), thì chúng ta hiểu được

rằng mỗi thời đại và mỗi miềncần có và sản xuất được một sốkhí chất, tài năng nào đó hơn lànhững khí chất, tài năng khác,có vậy mới dễ khắc phục đượcngoại vật. Chúng ta đừng nên sosánh công trình của một xứ nàođó hoặc một thời đại nào đó vớinhững công trình tốt đẹp nhấtcủa lịch sử trong tất cả các thờiđại đã qua. Chúng ta chỉ cầnbiết hạng trung nhân ngày naycó làm chủ được điều kiện sinhhoạt của mình hơn cổ nhân

không.Nếu chúng ta nhìn bao quát

cả mấy chục thế kỉ, nếu chúngta so sánh cuộc sống hiện thờicủa ta, dù bấp bênh, hỗn độn,cực khổ đến đâu đi nữa, vớicuộc sống của các dân tộc bánkhai, ngu dốt, tin dị đoan, tànbạo, bệnh tật, thì chúng ta nênmừng. Có thể rằng mực sốngthấp nhất ở các nước văn minhkhông khác mực sống các dântộc dã man bao nhiêu, nhưng ởtrên mực đó, có cả ngàn triệu

người đạt tới một trình độ trítuệ và luân lí cao rất hiếm thấytrong các dân tộc cổ lỗ. Đôi khimệt mỏi quá vì mọi sự bó buộccủa đời sống thành thị, chúng taước mơ những tục lệ tự nhiênmà ta tưởng là giản dị cuộckhủng hoảng lãng mạn [về tinhthần] đó qua rồi, chúng ta hiểurõ rằng đó chỉ là một phản ứngtrốn tránh các nhiệm vụ trướcmắt của ta, và như nhiều cáimốt khác, sự lí tưởng hóa đờisống mọi rợ chỉ là biểu lộ một

cách vụng về sự thiếu thích ứngnhất thời và sự thiếu già dặn vềtinh thần. Người “mọi chấtphác” dễ thương thật đấy nếuhắn không có cái thói tệ hại lộtmột mảng da đầu của ngườiđồng thời, nếu thân thể hắnkhông đầy chí rận và cáu ghét.Và nếu người ta nghiên cứu cácbộ lạc bán khai hiện còn sốngthì người ta nhận thấy rằng tửsuất của trẻ con rất cao, hi vọngsống được rất thấp; họ khôngdai sức, chạy không mau bằng

ta, và dễ mắc bệnh hơn ta[144].Nếu sống lâu là một dấu hiệutốt tỏ rằng con người biết thíchứng với ngoại vật, thì cứ nhìncác bảng tử suất. cũng thấyrằng loài người đã tiến bộ, vìđời sống trung bình của ngườida trắng ở Âu và Mĩ đã tăng lêngấp ba trong ba thế kỉ gầnđây[145]. Cách đây không lâu,một hội nghị của bọn đô tùy đãbày tỏ nỗi ngại rằng đoàn thểcủa họ sẽ lâm nguy vì càngngày càng ít người chết[146].

Đoàn thể đó mà sợ thất nghiệpthì sự tiến bộ quả là có thực.

Trong cuộc tranh luận giữahai phe Tân và Cựu, không nhấtđịnh là phe Cựu sẽ thắng. Bộ tacoi thường sự kiện này sao: Tạicác quốc gia tân tiến ngày nay,nạn đói đã bị tận diệt rồi, và từnay, chỉ một nước cũng sảnxuất được đủ thực phẩm để ăntới căng bụng ra mà vẫn còn dưđể gởi cả chục triệu tấn lúa quanhững miền bất hạnh nữa?Khoa học đã thành công rực rỡ

trong việc chống mê tín dị đoan,chống thói ngu dân, thói kì thịtôn giáo, thì chúng ta nên đánhđắm nó, hủy diệt nó không?Hoặc có nên hủy diệt kĩ thuậtđã phổ biến một cách thật là bấtngờ những thực phẩm đủ bổ,những căn nhà sạch sẽ, sự tiệnnghi, sự giáo dục và các thú tiêukhiển? Chúng ta có thực tâmthích những agora ở Athènes,hoặc những comitia La Mã[147]

hơn Quốc hội Anh hoặc Mĩkhông? Chúng ta có chịu nhận

một sự tự do hạn chế như sự tựdo ở miền Attique [148], hoặc mộtchính quyền do bọn lính cận vệ[La Mã] đề cử không? Sốngdưới chế độ luật pháp của CộngHòa Athènes hoặc của Đế quốcLa Mã, chúng ta có sung sướnghơn là dưới chế độ hiến pháphiện nay nó bảo đảm cho ta sựtự do cá nhân nhờ những đoànbồi thẩm ở pháp đình, sự tự dotrí tuệ và tôn giáo, và sự giảiphóng phụ nữ không? Phẩmhạnh của chúng ta dù có buông

thả tới đâu thì có tệ hơnAlcibiade[149] không, và có baogiờ người ta thấy một tổngthống Mĩ cặp một gái điếm cóhọc mà ra mắt công chúng nhưPériclès[150] không? Chúng ta cóxấu hổ về những đại học đồ sộ,những nhà xuất bản nhiều vôkể, những thư viện công cộngđầy sách của chúng ta không?Athènes hồi xưa có những nhàsoạn kịch đại tài nhưng có nhànào vĩ đại hơn Shakespearekhông, và Aristophane [151] có

sâu sắc, nhân bản bằng Molièrekhông? Démosthène, Isocratevà Eschine [thời cổ] có hùngbiện hơn Chatham, Burke,Sheridan [thời cận đạn không?Chúng ta có đặt sử gia Gibbon ởdưới Hérodote hoặc Thucydidekhông? Văn xuôi thời thượngcổ có một bài nào so sánh đượcvề nội dung với tiểu thuyết hiệnđại không? Nhiều lắm là chúngta chỉ có thể nhận rằng thờithượng cổ hơn chúng ta vềphương diện mĩ thuật, mặc dầu

nhiều người thích giáo đườngNotre Dame ở Paris hơn đềnParthénon ở Athènes. Nếu cácQuốc phụ thành lập nước Mẹsống lại ở Mĩ, nếu Fox vàBentham sống lại ở Anh hoặcVoltaire và Diderot sống lại ởPháp, thì các vị ấy có tráchchúng ta là vong ân không, vìchúng ta không nhận thấy cáimay mắn được sống ở thời này,chứ không phải sống vào năm1900, đừng nói chỉ là sống ở thếkỉ Péricìès hoặc Auguste?

Chúng ta đừng nên thắc mắcquá mức về nỗi nền văn minhcủa chúng ta có thể chết nhưmọi nền văn minh khác. VuaPhổ Frédéric hỏi đạo quân củaông đương rút lui ở Kolin: “Cácanh có muốn trường sinh bất tửkhông?”[152] Có lẽ nên mongcho cuộc sống đổi mới hoài, mànhiều nền văn minh khác, nhiềudân tộc khác thay phiên chúngta. Mặt khác phương Tây rất cóthể vượng lên một lần nữa trongkhi gắng sức để khỏi bị phương

Đông dào dạt sinh lực bỏ xamình.

Chúng tôi đã nói rằng cácnền văn minh lớn không hoàntoàn chết hẳn. Có một số phátminh, chinh phục quí báu vẫntồn tại sau mọi cuộc thăng trầm,của các dân tộc: làm chủ đượclửa và ánh sáng, chế tạo đượcbánh xe và các dụng cụ căn bảnkhác, tạo ra ngôn ngữ, chữ viết,nghệ thuật, ca hát, canh nông,chế độ gia đình, bổn phận làmcha, tổ chức xã hội, đạo đức và

tình bác ái, sau cùng dùng giáodục để lưu lại những truyềnthống của gia đình, nòi giốngcho đời sau. Đó là những yếu tốcủa văn mình này chuyển quamột nền văn minh kác, nhữngyếu tố đó vẫn luôn luôn tồn tại.Có thể gọi chúng là những kếtmạc (tissu conjonctiđ)[153] củalịch sử nhân loại.

Nếu giáo dục sự truyền đạtvăn minh thì nhất định là chúngta đã tiến bộ, không thể cãiđược. Loài người không phải

sinh ra là văn minh ngay; mỗithế hệ phải học lại nó, tiếp thunó cho đời mình; sự truyền đạtđó mà gián đoạn trong một thếkỉ thì nền văn minh sẽ chết vàchúng ta sẽ trở lại thành mọi rợ.Vậy công trình đáng kể nhấtcủa thời đại chúng ta là chúngta đã gắng sức phổ biến giáodục hơn mọi thời đại trước.Xưa kia các đại học là một xaxỉ phẩm dành riêng cho namgiới của giai cấp ở không; ngàynay trường đại học nhiều tới nỗi

bất kì ai chịu lăn lóc trong cácđại học ít lâu cũng lượm đượcmột bằng cấp. Có lẽ chúng takhông giỏi gì hơn hạng tinh hoacủa các thiên tài thượng cổ,nhưng chúng ta đã đưa cái mứctrung bình của kiến thức lênmột trình độ cao hơn thờitrước.

Phải non nớt như con nít mớitrách các nhà giáo dục của tachưa xóa bỏ được hết mườingàn năm lầm lẫn và tin dịđoan. Thí nghiệm[154] của chúng

ta mới bắt đầu thôi mà; lại thêmtác dụng của nó có thể bị chậmlại vì sinh suất cao của hạngngười tích cực hoặc tiêu cựcsống trong cảnh ngu dốt. Nhưngnếu đứa trẻ nào cũng được đihọc ít nhất là tới hồi hai mươituổi, được thong thả vô các đạihọc, thư viện, viện bảo tàngchứa những bảo vật tinh thần vànghệ thuật của nhân loại thì kếtquả sẽ tốt đẹp biết bao. Chúngta không nên coi giáo dục lànhồi vào sọ trẻ một cách khó

khăn từng chuỗi dài sự kiện,niên đại, tên các triều đại; cũngkhông nên chỉ coi nó là việcchuẩn bị cần thiết cho trẻ cómột nghề sau này, mà nên chútrọng trước hết tới sự truyềncho chúng di sản tinh thần, luânlí, kĩ thuật và mĩ thuật củachúng ta, truyền một cách thậtđầy đủ và phổ biến càng rộngtrong đám thanh niên thì càngtốt, để cho loài người sau nàyhiểu rộng hơn, chỉ huy khéohơn, tô điểm cho đời và hưởng

đời nhiều hơn.Di sản đó mà từ nay chúng

ta có đủ phương tiện để truyềnđạt hơn, còn quí báu hơn thờitrước nữa. Nó quí hơn di sảncủa Périclès vì nó gồm cả vănminh của Hi Lạp sau Périclès;quí hơn di sản của Léonard deVinci vì ngoài Léonard de Vincira, nó còn gồm cả thời đại Vănnghệ phục hưng ở Ý; quí hơn disản của Voltaire vì nó gồm cảThế kỉ ánh sáng[155] và tất cảnhững gì mà thế kỉ đó đã cống

hiến thế giới. Mặc dầu bị chúngta chê, sự tiến bộ quả là cóthực, mà sở dĩ vậy không phảilà vì chúng ta sinh ra khỏemạnh, thông minh hoc ngoanhơn các em bé thời xưa đâu màvì chúng ta được thấy trong nôicủa chúng ta một di sản lớn laohơn; kiến thức và nghệ thuậttích lũy mỗi ngày một chút,chập chồng mỗi ngày một cao ởdưới chân chúng ta y như cáclớp đất các nhà khảo cổ khaiquật, và loài người càng biết lợi

dụng di sản đó thì càng thăngLịch sử trước hết là nghệ

thuật sáng tạo và bảo vệ di sảnđó; mà sự tiến bộ là làm saocho di sản đó tăng lên, côngdụng của nó được phổ biến.Đối với những người học sửkhông phải chỉ để biết nhữngđiên khùng cùng tội ác của loàingười, mà còn để được phấnkhởi vì nhớ lại các người cócông sáng tác, đối với nhữngngười đó, dĩ vãng không còn làcái kho chứa những xấu xa, bỉ

ổi đáng nản nữa; nó thành mộtthiên quốc, một quốc gia mênhmông của tinh thần, tại đó có cảngàn vị thánh, chính khách, nhàphát minh, nhà bác học, thi sĩ,nghệ sĩ, nhạc sĩ, tình nhân vàtriết gia đương tiếp tục sống, nóinăng, giảng dạy, sáng tác và cahát. Sử gia không có gì phảithan vãn vì thấy rằng loài ngườicho đời sống một ý nghĩa ra saothì đời sống sẽ có ý nghĩa đó,không thể khác được; trái lại,chúng ta nên vinh hãnh rằng

chính chúng ta đã cho cuộcsống của mình một ý nghĩa, ýnghĩa này đôi khi vượt cả sựchết nữa. Sung sướng thayngười nào trước khi chết đãhưởng được đầy đủ di sản vănminh để lại cho mình, và đãtruyền di sản đó lại cho concháu; trên giường bệnh, ngườiđó sẽ mang ơn tất cả tài sản bấttuyệt đó, biết rằng nó vừa nuôita, vừa vĩnh truyền đời sống củata.

PHỤ LỤC: LOÀI NGƯỜIKHÔN HƠN MỖI NGƯỜI

Sau khi rút ra mười hai bàihọc của lịch sử, cuối năm 1968,ông Will Durant lại rút thêmcho chúng ta một bài học vềnhân sinh quan. Đã nghiên cứubốn chục năm về lịch sử vănminh thì dù chẳng muốn, ôngcũng thành một triết nhân, mộtđạo đức gia. Đây, chúng tanghe ông mượn lời khuyênthanh niên để cảnh cáo nền văn

minh hiện đại của thế giới. Bàinày, không kiếm ra bản tiếngAnh, chúng tôi phải dịch theobản tiếng Pháp đăng trong tạpchí Sélection du Reader'sDigest, số tháng ba năm 1969.

Hôm nay nói chuyện với cácbạn, tôi không muốn đóng vaitrò ông lão đầu bạc, tỏa ra mộthào quang minh triết lõi đời.Xin các bạn cứ coi tôi như mộtbạn đồng môn, dĩ nhiên là lớntuổi hơn các bạn nhiều nhưng

lúc nào cũng ham học hỏi thêmnhư các bạn. Nếu các bạn thấycâu chuyện của tôi ý sáo vànhạt nhẽo, thì xin các bạn nêmgiùm cho tôi một hạt muối, chotôi được hưởng lòng khoanhồng của tuổi xanh đối với kẻđầu bạc.[156]

SỨC KHOẺ

Bạn nên gìn giữ sức khỏe: đólà điều tôi khuyên bạn trướchết. Hễ có nghị lực là được.Trừ những bệnh có từ hồi sơsinh hoặc từ tuổi thơ, còn baonhiêu bệnh khác, xét về phươngdiện sinh lí, đều do ta khinhsuất mà mắc phảithiên nhiênkhó bồi bổ lại được.

Cơ thể chúng ta được cấutạo nhờ các thức ăn của chúngta và tổ tiên chúng ta. Đừng

ham những món ngon ở cáctiệm, chỉ tổ vừa làm cho nhẹ túi,vừa khiến cho thân thể thêmnặng nề. Có lẽ một trong nhữnglầm lỗi chính của thời đại và xớsở chúng ta là chỉ ngồi một chỗ,ít vận động mà vẫn tiếp tục ănuống như tổ tiên chúng ta hồixưa cần có nhiều ca-lô-ri vànhững bắp thịt rắn chắc. Dưỡngđường nào cũng đầy nhữngbệnh nhân cơ thể suy nhược vìăn vô nhiều quá mà tiêu hóakhông hết, cũng như một quốc

gia nhập cảng trội hơn xuấtcảng.

Rồi bạn phải vận động nữa!Chức vụ bình thường của tưtưởng là hướng dẫn hành độngchứ không phải là thay thế nó.Thiếu hoạt động để được thăngbằng thì tư tưởng vượt ra ngoàigiới hạn tự nhiên của nó. Bạnphải tự bắt mình mỗi ngày vậnđộng ít nhất là một giờ.

TÍNH DỤC

Ở loài người, nhu cầu tínhdục chỉ kém nhu cầu ăn uốngvề tính cách kịch liệt và gâynhiều vấn đề rắc rối. Hóa côngmuốn cho loài người sinh tồn,đã cho phụ nữ nhiều vẻ kiềudiễm và cho đàn ông kiếm đượctiền, mà đàn ông thấy đàn bàđẹp là động lòng, đôi khi đếnmê mẩn tâm thần. Lửa dục ấyđáng lí ra phải được điều hòacho có thứ tự thì lại bừng bừng

trong huyết quản mà diệt mấtnhân phẩm của họ. Tổ tiênchúng ta nén được sự kích thíchấy, biết rằng nó quá mạnh rồi,không cần phải khêu thêm nónữa. Chúng ta trái lại, dùng cảngàn cách để gợi tình, khêungọn lửa dục cho tới khi nó nổbùng lên. Quá quan trọng hóabản năng tính dục, chúng taquảng cáo nó rầm rộ, bày nó raở khắp nơi. Để biện hộ cho sựtúng dục, chúng ta không ngầnngại tạo ra một thuyết về những

tai hại của sự tiết dục, màkhông biết rằng, chế ngự đượcbản năng là nền tảng của mọivăn minh.

TƯ CÁCH

Tư cách cũng gần quan trọngbằng sức khỏe. Thiên chức caocả nhất của giáo dục là biến đổinhững cá tính thô lỗ thànhnhững con người đáng trọngtrong nhân quần, nghĩa là, nhưnhà tôi có lần đã nói, thànhnhững cá nhân luôn luôn chú ýtới người khác.

Bạn đừng bao giờ nói xấu aicả. Những lời nói xấu, khôngsớm thì muộn, luôn luôn sẽ rớt

xuống đầu chính kẻ thốt ra, vàcó thể làm hại cho sự thànhcông của ta trên đường đời. Nóixấu người khác là một cách bấtlương để tự khoe mình. Nếukhông nói được những lời nhântừ, khuyến khích thì thôi, đừngnói gì cả. Chẳng làm gì cả đôikhi là khôn, nhưng chẳng nói gìcả thì lúc nào cũng là khôn.

TÔN GIÁO

Nếu bạn chỉ học khoa họcthôi thì bạn sẽ khó hiểu đượctôn giáo, trừ phi bạn nghĩ nhưVoltaire rằng sự điều hòa trongvũ trụ tỏ rằng có một thứ trínăng nguyên thủy tối cao nàođó. Chúng ta chỉ là những phầntử nhỏ li ti trong vũ trụ bao latới nỗi không ai có thể hiểu nổinó, mà giải quyết dứt khoát vấnđề ấy lại càng khó hơn nữa.Pascal phải rùng mình khi nghĩ

tới sự nhỏ bé của con người bơvơ giữa sự mênh mông của vũtrụ và sự phức tạp của cácthành phần trong vũ trụ.

Ông viết: “Sự im lặng bấttuyệt của những khoảng vô biênấy làm cho tôi hoảng”. Chúngta hãy nghĩ kĩ đi, trước khi đưanhững thuyết tầm thường quáđỗi ra để tổng hợp vũ trụ vôcùng đa dạng, tế nhị và mênhmông kia.

KINH TẾ

Bạn nên dựng cuộc đời vậtchất của mình trên những nềntảng kinh tế vững chắc, nhưngđừng đem cả tâm trí, tài lực ramà kiếm tiền đấy nhé. Đừng đểmc bẫy. Vì cũng như bản năngtính dục, sự khao khát của cảicó thể biến thành một thứ bệnhsốt nung nấu, chỉ gây cho tađược vài thú vui nhất thời, chứkhông sao tạo được một hạnhphúc lâu bền.

Nếu bạn làm chủ một xínghiệp thì bạn nên tự nhủ rằnglo cho đời sống của nhân viêncòn quan trọng hơn là thêm mộtcon số không vào gia sản củabạn[157]. Bạn nên trả cho mỗingười một số lương tươngđương với sự góp sức của họvào việc sản xuất.

TRÍ TUỆ

Người thời nay quá trọng trítuệ và coi thường tư cách.Chúng ta đã luyện trí tuệ chosắc bén mà để cho cái ý thức tựchủ nhạt đi.

Chúng ta quá khen cái tân kìvề tư tưởng cũng như về cácthực hiện vật chất. Cứ cuồngngôn, vọng động, việc đó rất dễ,giữ được mực thước mới khó!Tập tục, qui ước, tín ngưỡng làcông lao của nhân loại trong

bao nhiêu thế kỉ dò dẫm. Khómà chấp nhận được rằng chỉmột đời người - dù là đời mộtngười thông minh tuyệt trần - làcó được những kiến thức quảngbác, những tư tưởng thâm trầmđủ để phán đoán đúng nhữngtruyền thống có từ mấy thế kỉ.

Nhân loại khôn hơn mỗingười trong chúng ta. Do đó màmột số người nông nổi tự khoetheo thuyết duy trí mới có cáivẻ khó thương: hết một phầnnhỏ thôi, không biết được toàn

thể. Sự nhũn nhặn làm tôn kiếnthức của ta lên cũng như sự e lệlàm tôn vẻ đẹp của phụ nữ.

MỘT DI SẢN ĐƯƠNGKHUẾCH TRƯƠNG

Khoa học, kĩ thuật, luân lí,xã giao, chính trị, văn học, triếthọc, nghệ thuật: đó là di sảncủa các bạn. Di sản đó đã pháttriển vô cùng, không ngờ được,trong bao nhiêu thế kỉ nay, cácbạn tha hồ mà dùng, không baogiờ hết. Cứ uống từng ngụmlớn, cho cạn cái chén đầy tràncủa cuộc sống đi. Các bạn nêncảm ơn Thượng Đế và thiên

nhiên đã khiến cho đời mìnhgặp những nỗi gian nan, thửthách, chịu những hình phạt vàhưởng những phần thưởng. Cácbạn nên cảm ơn đã được hưởngbiết bao cái đẹp, điều khôn, nỗikhó nhọc và tình thương.

HẾT.

[1] Tên một cao luận của Sử giaPháp Sédillot. (Chú thích củatác giả).

[2] Lời của Durant trong bộ Sử(Chú thích của tác giả).

[3] Cũng lời của Durant. (Chúthích của tác giả) Từ đây trở đi,những câu chúng tôi không ghixuất xứ đều là của tác giả, trongbộ sử.

[4] William Cowper (1731-1800)thi si Anh, tac gia bai thơ nôitiêng băt đâu băng câu “Godmoves in a mysterious way”.

[5] Theo Durant trong cuôn VIban tiêng Phap, sau khi chiêmđươc Ba Tư va môt phân ÂnĐô, Alexandre trơ vê Hy Lap,doc đương bi cam han, sôtmươi ngay rôi chêt ơ Babylone.Nhưng co sach bao ông chêt visôt ret nga nươc.

[6] Năm 1762, Frederick, vuaPhô, chiên đâu vơi liên quânPhap, Anh, Nga, tinh hinh nguyngâp, săp đai bai thi Nư hoangElisabe cua Nga mât, Pierre IIIln nôi ngôi. Pierre thich lôi caitri va tô chưc cua Frederick, rutra khoi liên minh, giang hoa vơiFrederick, nhơ đo Phô thoatđươc cơn nguy.

[7] Hạ lưu sông Tigre vàEuphrate (Irak ngày nay), vănminh trước Ai Cập.

[8] Trong tập Pensées (Suy tư)của triết gia và văn hào PhápPascal (1623-1662).

[9] Montesquieu cho rằng khíhậu quyết định bản tính, lốisống của con người.

[10] Farenheit, bằng 11°C.

[11] Tức sông Tigre và sôngEuphrate ở Irak hiện nay.

[12] Đặc biệt là Hoàng Hà từ xưađến nay đã sáu lần thay đổilòng sông ở hạ lưu, lúc thì đổvào Hoàng Hải, lúc thì đổ vàoBột Hải như hiện nay.

[13] Lời của Platon.

[14] Hạm đội của vua Philippe IIđi chinh phạt nước Anh.

[15] Tức cuối thê kỷ trước, khiNhật duy tân dưới triều đạiMinh Trị thiên hoàng.

[16] Nhà cải cách tôn giáo Pháp(1509-1564). Giáo phái của ôngrất nghiêm khắc, chủ trươngrằng Thượng Đế c quyền chíthượng và tuyệt đối.

[17] Sử Pháp gọi trận này là trậnPoitiers. Chiến công đó nhờ vuaPháp Charlemagne.

[18] Nguyên văn là paleface (mặtlợt lạt), danh từ người da đỏchâu Mĩ dùng để trỏ người datrắng.

[19] Đại khái giống Aryen là toànthể giống da trắng, còn giốngTeuton là giống Nhật Nhĩ Mãntức giống Đức, như vậy ông tamuốn bảo rằng giống Đức caoquí hơn các giống Anh, Pháp,Ý, Hy Lạp v.v…

[20] Thi hào bậc nhất của Ý(1265-1321) tác giả tập thơ bấthủ Divine comédie.

[21] Anglo saxon trỏ những dântộc Nhật Nhĩ Mãn (Angle, Jute,Saxon) qua chiếm nước Anh Ởthế kỉ thứ V.

[22] Một miền Ở Hi Lạp mà thịtrấn lớn nhất là Athènes.

[23] Vì Mahomet phỏng theonhiều đoạn trong Thánh kinhcủa Do Thái để soạn kinhCoran.

[24] Một thị trấn ở Hi Lạp.

[25] Một thị trấn ở châu Phi, gầnbờ sông Niger, khí hậu rấtnóng.

[26] Danh từ này trỏ tất cả nhữngthuộc địa cũ người A dựng nênở thế kỉ XVII, hiện nay là cáctiểu bang New Hampshire,Massachusetts, Rhode island,Connecticut, Vermont và Mainecủa Huê Kì trên bờ Đại TâyDương.

[27] Nguyên văn: Theconstitution ofman rewrites thecon- stitutions (cũng có thể dịchlà hiến chương) of states. Tácgiả muốn nói một số chínhkhách theo lí tướng mà lập mtchế độ, một hiến chương choquốc gia nhưng rồi chế độ đó,hiến chương đó phải sửa lại chohợp với tính tình, tâm hồn củadân tộc.

[28] Hai anh em Wright, Wiburvà Orville, sống ở Huê Kì cuốithế kỷ 19, đã sáng chế ra chiếcphi cơ đầu tiên năm 1903.

[29] Theo Ki Tô giáo.

[30] Hiện nay ở Âu, Mĩ, sự hạnchế sinh sản đã gần thành mộtđức tốt.

[31] Nghĩa là hóa ra trễ hơn.

[32] Tướng lãnh và chính kháchHi Lạp: 450-404.

[33] Nhà hùng biện và triết gia HiLạp ở thế kỉ thứ V trước T.L.

[34] Kinh đô xứ Assyrie thờithượng cổ, vào khoảng thế kỉthứ VIII trước Tây lịch.

[35] Theo Thánh kinh, Chúa banThập giới đó cho Moise trên núiSinai. Thập giới là mười điềurăn như phải thờ kính ThượngĐế, có hiếu với cha mẹ, khôngđược trộm cướp, giết người,gian dâm

[36] Tức là Âu, Mĩ, nhất là Mĩ.

[37] Tác giả muốn nói chế độcộng sản.

[38] Pétrone là thi sĩ La tinh ởđầu kỉ nguyên tây lịch -Lucrèce cũng là thi sĩ La tinh ởthế kỉ thứ nhất trước tây lịch.

[39] Thời Trung cổ, có lẽ ở khắpthế giới, và hiện nay tại các dântộc bán khai, có tục xử kiện đó:bên nguyên và bên bị đấu sứcvới nhau, ai thắng là người đóđược kiện, không có tội; hoặc aibị đốt lửa, bị đổ chì sôi vào taymà không cháy bỏng là đượckiện.

[40] Tức Constantin đại đế (274 -3/7) hoàng đế La Mã.

[41] Cũng là chiến tranh tôn giáotừ 1618 tới 1648, cho nên gọi làBa mươi năm.

[42] Zoroastisme: Zoroastre (sinhkhoảng 660) là người cải cáchtôn giáo cổ của Ba Tư.

[43] Manichéisme: Manès, cũnggọi là Manichée, sinh năm 215ở Babylone, mất ở Ba Tư năm276-277. Tôn giáo ông sáng lậpchịu ảnh hưởng của Ki Tô giáovà tôn giáo Ba Tư.

[44] Nhà thiên văn học Ba Lan(1473-1543) là người đầu tiênchứng thực rằng trái đất khôngphải là trung tâm vũ trụ (nhưmọi người thời đó tin tưởng) màlà một hành tinh quay chungquanh mặt trời.

[45] Nghĩa là quyền chỉ tin điềugì lí trí của mình nhận là đúng.

[46] Nghĩa là gần như coiThượng Đế chỉ là thiên nhiên.

[47] Tức thế kỉ XVIII.

[48] Nghĩa là chỉ có đàn bà mớitheo tôn giáo.

[49] Vì Voltaire tuy tôn trọng lítrí nhưng vẫn cho rằng quanniệm Thượng Đế có ích choloài người.

[50] Xã hội Anh thời đó dĩ nhiênvẫn có tôn giáo nhưng chínhquyền và dân chúng có tinhthần hoài nghi, không mộ đạo,không trọng Giáo hội.

[51] Nữ hoàng Victoria (1819-1901) giỏi trị nước và rấtnghiêm, ảnh hưởng rất lớn tớixã hội Anh ở thế kỉ XIX.

[52] Cũng thờ Chúa Ki Tô, giáohội này (Englise anglicane),tách ra khỏi Giáo hội La Mã vàthịnh nhất trong số các giáophái ở Anh.

[53] Pháp thua Phổ.

[54] Vấn đề này thật mênhmông. Chúng tôi chỉ xin đưa ranhận xét này: giới trí thức (kẻsĩ) Trung Hoa, ít nhất là trướcđời Lục Triều (nghĩa là trướckhi ảnh hưởng của đạo Phật đãhơi mạnh), tuy tin có ThượngĐế, có thần linh nhưng khôngthờ Thượng Đế và thần, chỉ thờtổ tiên, cũng không theo mộttôn giáo nào cả (Khổng giáo,Lão giáo đều không phải là tôngiáo mà Mặc giáo chưa có đủhình thức một tôn giáo thì đã

suy, biến thành một triết líthuần túy, tức phái Biệt Mặc),vậy mà vẫn có một đời sốngđạo đức cao không kém mộtdân tộc nào; chắc chắn là hơncác quí tộc thời Trung cổ châuÂu; giới bình dân cũng vậy. Vàkhi Lâm Ngữ Đường thắc mắc:“Nếu không có Thượng Đế thìcòn ai làm điều thiện nữa, màthế giới sẽ điên đảo mất”, mộtngười bạn của ông, theo Khổnggiáo, đáp “Tại sao lại như vậy?Chúng ta phải sống một đời

sống hợp đạo chỉ vì chúng ta lànhững con người hiểu đạo, thếthôi”.(Coi chương XIII cuốn Sốngđẹp của Lâm Ngữ ĐườngNguyễn Hiến Lê dịch, Tao Đànxuất bản - 1965). Nhưng chotới ngày nay, chúng ta phảinhận lời của Durant: “Hễ còncảnh khốn khổ thì còn thầnlinh” là đúng.

[55] Tác giả muốn nói rằng theoMarx thì thời thế tạo anh hùng,chứ không phải anh hùng tạothời thế.

[56] Ở đây tác giả nhắc đếnmột đoạn trong huyền sử HiLạp: chiến tranh Troie. Troie làmột thị trấn ở Tiểu Á. NàngHélène, hoàng hậu Sparte (HiLạp) bị Paris, con vua Troie,bắt cóc. Hi Lạp đem quân quađánh, vây thành Troie mườinăm rồi hạ được. Agamemnoncầm đầu đạo quân Hi Lạp, vàAchil1e là những anh hùng HiLạp trong trận đó. Hector làanh hùng của thành Troie, bịAchille giết.

Các điêu khắc gia Hi Lạp thờicổ tạc nhiều hình khỏa thân vàtạc một lá nho thay bộ phậnsinh dục của đàn ông.

[57] Abélard (1079-1142) là mộttriết gia và thần học gia Pháp,có một cuộc tình duyên trắc trởvới Héloise; còn lưu lại một tậpthư tình rất cảm động của haiông bà.

[58] Thi hào Anh (1795-1821)thơ rất đẹp, rất đa cảm.

[59] Gordon (1751-1798) chínhtrị gia Anh, chống một đạo luậtcủa chính phủ, tổ chức mộtcuộc mít tinh vĩ đại, sau đó làmột cuộc nổi loạn, khám đườngNewgate b quần chúng thiêutrụi.

[60] Tức dân tộc Ả Rập ở BắcPhi.

[61] Cũng là giống Mông Cổ,nhưng chỉ riêng hậu duệ củaTamerlan (Thiết Mộc Nhĩ).

[62] Một trong bảy hiền nhân củaHi Lạp thời cổ; vừa là chính trịgia, vừa là thi sĩ, triết gia(khoảng 640-548 trước T.L.)

[63] Miền Nam xứ Irak ngàynay, trên hạ lưu hai con sôngTigre và Euphrate.

[64] Trích trong bộEncyclopaecha Britannica cuốnII, 962 b (chú thích củaDurant).

[65] Vua Babylonie đã chiếmxứ Sumer, Babylone ở trên bờsông Euphrate.

[66] Chủ mướn người làm công.

[67] Vương Mãng làm chức tểhành (như tể tướng), giết vuaBình Đế nhà Hán, lập Nhụ tửAnh (Nhụ tử nghĩa là em bé)mới hai tuổi làm vua, rồi phếAnh, tự xưng Hong đế, lấyquốc hiệu là Tân, giữ ngôi được14 năm (9-23 sau T.L.).

[68] Gọi là vương điền: ruộng củavua.

[69] Tức chính sách tỉnh điền.

[70] Tức các rợ Hung Nô, ManDi, các nước Cao Li và TâyVực.

[71] Chính ra là các tôn thất nhàHán; hai anh em Lưu Diễn vàLưu Tú khởi binh, tôn LưuHuyền (cháu sáu đời vua CảnhĐế) làm Hán đế.

[72] Tức chính sách thanh niên:triều đình cho dân vay tiền khilúa còn xanh, đến ngày mùa thìthu lại với hai phân lời.

[73] Durant không chỉ rõ là ai,chỉ nói là theo cuốn Phát minhnghề in ở Trung Hoa củaCarter.

[74] Durant muốn nói chính sáchbảo giáp: dùng dân thay lính đểbảo vệ địa phương.

[75] Tức rợ Liêu và Tây hạ.

[76] Tức “cựu đảng” (tân đảng làđảng của Vương). Hai ngườiem của Vương An Thạch làVương An Lễ và Vương AnQuốc. Cầm đầu cựu đảng là TưMã Quang, Âu Dương Tu (coicuốn Tô Đông Pha của NguyễnHiến Lê - Cảo Thơm 1971).

[77] Vua Tống Thần Tôn, năm1076. Sau đó vua Triết Tôn lạidùng tân pháp một thời giannữa (1093-1101) đến đời vuaHuy Tôn (1101) mới bỏ hẳn.

[78] Theo Louis Baudin trongcuốn Đời sống hằng ngày ởthời các Incas cuối cùng(Hachette 1955) thì hồi đó, đầuthế kỉ XVI, xứ Incas gồmkhoảng 15 triệu dân, và ngườiY Pha Nho rất ngạc nhiên về sựtổ chức rất hợp lí của chế độQuốc quyền (Etatisme), quốcsản (capital d'etat) của họ. Côngchức phân phát ruộng đất, hạtgiống, nông cụ hoặc các nguyênliệu cho mỗi người dân để họtrồng trọt hoặc chế tạo các đồ

dùng. Gặt hái hoặc chế tạođược bao nhiêu, họ chở tới chấttrong các kho, lẫm của chínhphủ xây cất thành hàng hai bêncác đường lộ lớn hoặc ở chungquanh các thị trấn. Nhữngngười coi kho, lẫm cũng là côngchức, lo việc kế toán xuất nhập.Trong những kho lẫm ấy luônluôn tích trữ đủ thực phẩm chotoàn quốc trong mấy năm. Theonguyên tắc, nhà vua làm chủ tấtcả những của cải ấy, muốn sửdụng ra sao tùy ý. Mỗi gia đình

được phân phát cho đủ thức ăn,quần áo và đồ dùng, thuốc menkhi đau ốm. Tỉnh nào bị thiêntai thì được tỉnh khác viện trợ;miền nào có những công tác lớnlao thì người miền khác lại giúp.Tóm lại là kinh tế trong nướchoàn toàn kế hoạch hóa. Đượcvậy là nhờ một tổ chức hoànhảo, những cơ quan thống kêđắc lực, những đường sá rất tốt(tốt hơn La Mã thời cổ), vànhững cách thức truyền tin(bằng phu trạm) rất mau. Trong

nước không có người nghèongười giàu, xã hội được quânbình. Nhưng, như mọi chế độkhác, chế độ đó tuy hoàn toànhợp lí, cũng có nhiều điểm bấttiện; kỉ luật nghiêm quá, nhàvua dễ chuyên hoành; - phí tổnrất lớn vì phải nuôi rất nhiềucông chức; - sản phẩm hư hao,lâu lâu phải đổ đi; - sau cùng,những kho lẫm đó, cách phânphối công việc và sản phẩm đólà những trở ngại lớn lao khi bịngười Y Pha Nho xâm lăng.

Một điều lạ lùng là dân tộc ấykhông có chữ viết, chi dùng lối“kết thằng” (thắt nút) để ghinhớ mà tổ chức được một nềnkinh tế kế hoạch hóa, những cơquan kế toán, thống kê tinh vinhư vậy.

[79] Trong cuốn Cộng sản ởTrung Âu thời Cải cách tôngiáo của Kautsky (chú thíchcủa Durant).

[80] Một giáo phái Ki Tô chủtrương rằng tín đồ phải làm tẩylễ hai lần mới đủ.

[81] Leveller: trỏ hạng người chủtrương làm cách mạng để “sanbằng” xã hội, nghĩa là phá bỏhết các giai cấp, mọi người bìnhđẳng như nhau.

[82] Cromwel1 (1599-1653) làmột nhà cách mạng Anh, giỏicầm quân, thắng đảng bảohoàng Anh, thanh trừng quốchội, thành lập một tòa án xử tửvua Charles I, lên cầm quyềnnhưng không xưng vương màchi xưng là Nhiếp chính Đạithần, khéo trị

[83] Nghĩa là Quốc gia che chởcho dân, nhưng bắt dân phảitheo lệnh của mình, như theo ýTrời.

[84] Dialectique: Chúng ta quendịch như vậy, nhưng dịch làluận biện pháp hoặc dịch hóapháp thì có phần đúng hơn.

[85] Nghĩa là tự do phủ nhận: chếđộ này áp dụng ở Ba Lan từnăm 1652, làm cho Ba Lan hỗnloạn, suy nhược, vì cho phépmỗi vị trong Quốc hội có quyềnxin ngưng các cuộc thảo luận vềmột vấn đề nào đó, cả quyềnhủy bỏ các quyết định trongbuổi họp nữa. Mãi đến năm1791 chế độ đó mới bãi bỏ.

[86] Sinh năm 63, mất năm 14.

[87] Trong cuốn “Lịch sử sự suyvi và sụp đổ của đế quốc LaMã”.

[88] Chúng ta nên nói thêm rằngtheo một số sử gia, trong thế kỉcủa dòng Antonin, các hoàngđế cố lập lại trật tự trong cảnhsuy vi của La Mã, nhưng khôngthành công. Coi cuốn Khảoluận về Sử của ArnoldToynbee.

[89] Câu: “Quốc gia là trẫm” làcủa Louis XIV, một ông vuaPháp chuyên chế nhưng siêngnăng, nắm hết cả việc nước.Câu sau, dịch cho đúng từngchữ là: “Sau trẫm là cơn hồngthủy", tương truyền của LouisXV, cháu nội Louis XIV, thốtra trong khi ông ta đương hamvui, bực mình vì có người lạinhắc ông những việc rắc rốitrong nước. Ý ông muốn nóirằng: “Tình trạng khó khăn rasao thì cũng duy trì được suốt

đời ta. Ta chết rồi, kẻ kế vị taxoay sở ra sao thì xoay sở”.Nghĩa là ông ta chẳng quan tâmgì tới việc nước cả. Nhưng cósử gia cho rằng câu đó chính là:“Sau chúng mình là cơn hồngthủy” không phải của LouisXV, mà của bà De Pompadourtình nhân của Louis XV, nói vớiLouis

[90] Burke (1728 hay 1730-1797) là một văn sĩ và chính trịgia Anh, vừa là bạn vừa là thầycủa Charles James Fox. Ông làtác giả cuốn “Suy tư về cuộccách mạng Pháp” xuất bản năm1790. Chê cách mạng Pháp pháhoại các giá trị cổ truyền.

[91] Trong cuốn “Cuộc cáchmạng Pháp", Taine đã ghi chéplại giai đoạn đó, đọc rồi khôngsao quên được.

[92] Tổng thống thứ bảy của HoaKì từ 1828 đến 1836 (haikhóa).

[93] Nghĩa là vào khoảng đầu thếkỉ XX vì tác giả sinh năm 1885.

[94] Một miền của cổ Hi Lạp màthị trấn chính là Athènes.

[95] Chính trị gia đại tài của HiLạp sinh năm -640, mất năm -548 (phỏng chừng).

[96] Y như Hoa Kì trong cuộckhủng hoảng kinh tế năm 1929.

[97] Nghĩa là không cho tài sảntập trung vào một thiểu số nữa.

[98] Macédoine là một xứ ở phíaBắc Hi Lạp. Vua Philippe làcha vua Alexandre, nhà xâmlăng bậc nhất thời thượng cổ đãtiến quân tới Ấn Độ.

[99] Tức thuộc đị

[100] Đồng tiền cổ La Mã.

[101] Do vua Anh Jean sans terreban hành năm 1215.

[102] Vì đất đai rất rộng, trạiruộng nọ cách trại ruộng kia rấtxa.

[103] Nghĩa là người chất phácsinh sản mạnh hơn hạng ngườithông minh.

[104] Tác giả muốn nói tới báochí, màn ánh, truyền thanh,truyền hình chăng, chứ đạichúng đâu có ưa nghệ thuật mớiđó, như tác giả đã nhận định ởtrên.

[105] Như Nga, Mĩ ngày nay

[106] Như Israel và các quốc giaẢ Rập ngày nay

[107] Cuối thế kỷ XVIII và đầuthế kỷ XIX.

[108] Tác giả chỉ xét riêng ở châuÂu. Ở Đông Á chúng ta, chotới thế kỉ XIX, chỉ có chiếntranh xâm lăng. Trung Hoa khimạnh thì xâm lăng các nướcchung quanh (trừ Nhật Bản vìcách biển) để mở mang bờ cõi;khi yếu thì bị các dân tộc chungquanh - nhất là các dân tộc dumục ở phía Bắc và phía Tây -xâm lăng. Dân tộc ta đời Lý,thừa lúc nhà Tống suy vi, cũngtính chiếm Hoa Nam nhưngkhông thành công. Trung Hoa

thời đó vì đất đai quá rộng, vìthiếu phương tiện hoặc vì chưagiỏi tổ chức, nên không biết bóclột, khai thác triệt để các nướcbị họ chiếm, và cơ h chỉ chútrọng tới sự đồng hoá các dântộc chung quanh thôi. Rồi từ thếkỉ XIX, Đông Á (kể cả TrungHoa) lại bị những chiến tranhxâm lăng của người da trắng,tàn nhẫn hơn nhiều, hiện naychưa dứt.

[109] Tác giả viết cuốn này năm1967, vậy lúc đó ông còn chorằng thế giới vẫn chưa hoà bình,thế chiến thứ nhì vẫn còn tiếpdiễn dưới một hình thức khác.

[110] Acoka là một ông vuaẤn Độ rất mộ đạo Phật; dướitriều đại ông (273-232) đạoPhật thịnh hành nhất, bànhtrướng nhất.

(Coi Lịch Sử Văn Minh ẤnĐộ - Lá Bối 1971).Auguste là ông vua đầu tiên củaLa Mã, sinh năm 63, chết năm -14. Cả hai ông vua ấy mới đầuđều dùng binh lực để thống nhấtquốc gia, thành công rồi thì trịdân một cách nhân từ và khôngưa chiến tranh.

[111] Vì trong Thập giới (Mườiđiều cấm), giới thứ năm cấmgiết người.

[112] Vì họ không cấm sự ngừathai, không hạn chế sinh dục,sinh suất của họ vẫn vàokhoảng từ 2 đến 3% mỗi năm,còn ở Âu Mĩ chỉ vào khoảng1%. Nhờ vậy dân số họ tăngmau hơn, gấp hai gấp ba.Nhưng ở Trung Cộng hiện nayngười ta bắt đầu áp dụng chínhsách ngừa thai rồi.

[113] Tức qui tắc: kỉ sở bất dục,vật thi ư nhân (điều gì mìnhkhông muốn thì đừng làm chongười).

[114] Vừa là tướng, vừa là con rểcủa Auguste, kế nghiệpAuguste, thành Hoàng đế thứnhì của La Mã (-42 đến -37).

[115] Do Seebolm dẫn trong cuốnThe age of Johnson (Thời đạiJohnson) - Chú thích củaDurant. Đại ý câu ấy là nướclớn đừng nên tính nhữngchuyện nhỏ mọn.

[116] Sau khi thắng Napoléon ởWaterloo rồi đày ông ta ra đảoThánh Hélène, các đồng minhNga, Anh, Áo, Phổ họp nhau ởVienne (Áo) năm 1915, tự ýchia cắt châu Âu với nhau rồiNga, Áo, Phổ lập ra Đồng minhThần Thánh để giữ tinh thầnhuynh đệ giữa ba quốc gia “màThượng Đế đã giao cho thiênchức đem lại hoà bình cho châuÂu”, nói thẳng ra là để duy trìhiện trạng ở châu Âu sau khi họđã chia phần với nhau, mà bất

chấp quyền lợi của các dân tộckhác.

[117] Mĩ, Anh, Úc đang dùngchính sách đó.

[118] Auguste: coi chú thích ởtrên. Marc Aurèle, một hoàngđế kiêm triết gia La Mã, sinhnăm 121, mất năm 181. Tronghai thế kỉ đầu kỉ nguyên, từAuguste tới Marc Aurèle, đếquốc La Mã cực thịnh, sốngtrong cảnh thanh bình.

[119] Lời này thật đúng. Nền vănminh của Trung Hoa mấy ngànnăm mới xây dựng nên đượcmà chỉ vài ba chục năm từ 1930tới 1960 là sụp đổ gần hết.

[120] Nhan đề một thi phẩm củaShelley, thi hào Anh đầu thế kỉXIX (1792-1822).

[121] Virgile là thi hào bậc nhấtLa Mã, sinh năm -71, mất năm19, làm thơ ca tụng lòng áiquốc, và tình yêu thiên nhiên.

[122] Achille là một vị anhhùng Hi Lạp nổi danh trongchiến tranh Troie (một tỉnh ởTiểu Á), theo truyền thuyết HiLạp. Nhân vật đó được thi hàoHi Lạp Homère (không rõ đờisống) tả trong thiên anh hùng caIliade.Coi “Một khảo luận về lịch sử”của Toynbee (Chú thích của tácgiả).

[123] Nietzsche: triết gia Đức1844-1900, có thuyết siêunhân; tư tưởng mạnh mẽ, mớimẻ. Bắt đầu điên năm 1889.

[124] Vico là triết gia Ý (1668-1744), Comte là triết gia Pháp(1798-1857).

[125] Lời trích dẫn của Bazard,Trình bày thuyết Saint Simontrong Toynbee, cuốn I, trang199 (Lời chú thích của tác giả).

[126] Spengler là một học giảhiện đại, tác giả cuốn Sự suytàn của phương Tây, khá nổitiếng. Talleyrand là nhà ngoạigiao Pháp (1754-1838) có ảnhhưởng rất lớn ở châu Âu đầuthế kỉ XIX.

[127] Tức từ thời Trung cổ. Gothslà tên một dân tộc ở Đức thờiđó.

[128] Thi hào bậc nhất của Đức(1749-1832).

[129] Của Spengler trong cuốn Sựsuy tàn của phương Tây (Chúthích của tác giả).

[130] Thuyết đầu tiên củaToynbee. Cuốn I trang 271 vàcác trang sau. (Chú thích củatác giả).Toynbee là một sử gia danhtiếng hiện đại.

[131] Đây là vấn đề di truyền.

[132] Năm 1917 Mĩ bỏ chínhsách trung lập mà tấn côngĐức; năm 1941, cũng vậy, Mĩđứng về phe đồng mi tấn côngNhật, Đức; còn năm 1933 Mĩthay đổi chính sách kinh tếchấm dứt cuộc khủng hoảngkinh tế.

[133] Hình như hiện tượng nàyđương xảy ra ở nước ta.

[134] Tác giả so sánh các triết giacổ Hi Lạp với các triết giaPháp, Đức, Anh thế kỉ XVIII vàXIX.

[135] Nếu chiến tranh hiện nay ởViệt Nam kéo dài mươi, haichục năm nữa thì chúng ta cũngsẽ bị cái cảnh đó; những chấtkhai quang đã làm chết baonhiêu đất đai rồi, và bao nhiêucon kênh tháo nước trong ĐồngTháp đã bị lấp rồi.

[136] René Grousset trong sáchdã dẫn, trang 130, cũng nhậnrằng sự tiến bộ về vật chấtkhông nhất định là tiến bộ vềtinh thần, nhưng kinh tế giaFourastié cho rằng tiến bộ về vtchất lần lần đưa tới tiến bộ vềtinh thần. Chúng ta nên mongnhư vậy. (Coi cuốn Một niềmtin của Nguyễn Hiến Lê).

[137] Triết gia Anh (1561-1626).

[138] Nghĩa là trị được bệnh nàythì phát ra bệnh khác.

[139] Anon, trong cuốn Vật lí vàChính trị của Bagehot (Chúthích của tác giả).

[140] Trong Truyền đạo thư.(Chú thích của tác giả).

[141] Thi sĩ Hi Lạp (525? - 456).

[142] Nhạc sĩ Ý (1524-1594).

[143] René Grousset trong sáchđã dẫn cũng nhận định như vậy.Trang 145 ông nói: các nền vănminh có thể thụt lùi tạm thời vàsự thụt lùi đó có thể kéo dàihằng mấy thế kỉ, như văn hóachâu Âu đã thụt lùi trong cácthế kỉ VI, VII, VIII hơn bao giờhết. Trang 123-124, ông bảongày nay chẳng những có sựcách biệt rất xa giữa trình độvăn minh của ngườ da đen vàngười da trắng, mà ngay giữangười da trắng, cũng có sự cách

biệt giữa các dân tộcScandinavie và Thụy Sĩ - năm1930 họ cơ hồ đã đạt tới trìnhđộ - và các dân tộc khác ở ÂuMĩ hồi đó vẫn còn tôn trọngnhững ý thức hệ sát nhân.

[144] Coi cuốn Các lí thuyết vềtiến bộ xã hội của Todd (Chúthích của tác giả).

[145] Hiện nay đời sống trungbình của họ là 70 tuổi hoặchơn.

[146] Coi cuốn Nước Mĩ ngàynay của Siegfried (Chú thíchcủa tác giả).

[147] Agora là những công trườngrộng ở Athènes, kinh đô Hi Lạpthời cổ, dân chúng hội họp ở đóđể bàn việc nước. Omitia cũnglà những công trường để họpbàn việc nước ở La Mã.

[148] Một miền ở Hi Lạp cổ, cóthành Athènes.

[149] Một tướng lãnh và chínhkhách Hi Lạp (-450 -404) rấtdâm đãng, rất thích cả nhữngđàn ông và đàn bà đẹp.

[150] Chính trị gia Hi Lạp (-499 -429) có tài hùng biện, giỏi trịdân, trọng mĩ thuật. Dưới thờiông, Hi Lạp cực văn minh.

[151] Nhà soạn hài kịch bằng thơ,nổi danh nhất ở Hi Lạp (-445 -386?).

[152] Trong cuốn lịch sử Hoàngtộc Áo của Coxe - quyển III.(Chú thích của tác giả).

[153] Tức những tổ chức tế bàocó công dụng kết hợp các tổchức tế bào (tissu) khác.

[154] Tức sự phổ biến giáo dục.

[155] Tức thế kỉ XVIII, thế kỉ củaVoltaire.

[156] Ông sinh năm 1885, vậy lúcnày đã 83 tuổi.

[157] Bản tiếng Pháp dịch là:“vào gia sản của nhân viên”chúng tôi e rằng lầm. Thêm mộtsố không vào gia sản là làmtăng nó lên gấp mười lần, ví dụ:100.000.000$ thì thành1.000.000.000$. Nhưng chẳngqua cũng chỉ là con số không.