37
BI THUYT TRNH Đ ti Ha Gii trong t tng dân s Sinh viên thc hin Nhm 3- Lut K35D

Bài thuyết trình powerpoint hòa giải trong tố tụng dân sự - Hiệu ứng đẹp

Embed Size (px)

DESCRIPTION

☞ Đề tài: Bài thuyết trình powerpoint hòa giải trong tố tụng dân sự - Hiệu ứng đẹp By Phạm Anh Tài - Law K35D My Fb: https://www.facebook.com/akirahitachi1992 Web: http://akirahitachi.blogspot.com

Citation preview

Page 1: Bài thuyết trình powerpoint hòa giải trong tố tụng dân sự - Hiệu ứng đẹp

BAI THUYÊT TRINH

Đê tai Hoa Giai trong

tô tung dân sư

Sinh viên thưc hiên

Nhom 3-Luât K35D

Page 2: Bài thuyết trình powerpoint hòa giải trong tố tụng dân sự - Hiệu ứng đẹp

B. N I DUNGÔ A. PHÂN MƠ ĐÂU C. KÊT LU NÂ

NÔI DUNG THUYÊT TRINH

Chương 1: Một sô vấn

đê lý luân vê hoa giai

trong Tô tung dân sư

Chương 2: Thưc tiễn

thưc hiên hoạt động

hoa giai

Dân gian co câu “dĩ hoa

vi quý”. Co thể thấy,

hoa giai đã trở thanh

một truyên thông tôt

đẹp, rất đáng khuyến

khích khi giai quyết

những mâu thuẫn tranh

chấp trong đời sông xã

hội.

Hoa giai la hoạt động

tô tung được Toa án

thưc hiên trong quá

trình giai quyết vu án

dân sư, nhằm đam

bao cho đương sư

thưc hiên quyên tư

định đoạt của mình.

Page 3: Bài thuyết trình powerpoint hòa giải trong tố tụng dân sự - Hiệu ứng đẹp

01A. PHÂN MƠ ĐÂU

✎ Dân gian có câu “dĩ hòa vi quý”. Có thể thấy, hòa giải đã trở

thành một truyền thống tốt đẹp, rất đáng khuyến khích khi

giải quyết những mâu thuẫn tranh chấp trong đời sống xã hội.

Trong pháp luật tố tụng dân sự, hòa giải đã trở thành hoạt

động tố tụng có tính bắt buộc đối với hầu hết các vụ án dân

sự. Thông qua hòa giải, Tòa án giúp đỡ các đương sự tự

nguyện thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án phù hợp

quy định của pháp luật, rút ngắn quá trình tố tụng, nâng cao

hiệu quả giải quyết các vụ án dân sự.

Page 4: Bài thuyết trình powerpoint hòa giải trong tố tụng dân sự - Hiệu ứng đẹp

02B. PHÂN N I DUNGÔ

1. Khái niệm, đặc điểm và ý nghĩa của hòa

giải trong tố tụng dân sự

1.1. Khái niệm hòa giải

“Hòa giải là biện pháp giải quyết tranh

chấp, mà theo đó các bên trong quá trình

thương lượng có sự tham gia của bên thứ ba

độc lập làm vai trò trung gian để hỗ trợ cho

các bên nhằm tìm kiếm những giải pháp thích

hợp cho việc giải quyết xung đột, chấm dứt

các tranh chấp, bất hòa”.

CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HÒA GIẢI TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ

Page 5: Bài thuyết trình powerpoint hòa giải trong tố tụng dân sự - Hiệu ứng đẹp

0103CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HÒA GIẢI TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ

Hòa giải là một nguyên tắc thủ tục giải quyết các vụ án dân sự do Tòa án tiến

hành nhằm giúp đỡ các đương sự tự nguyện thỏa thuận với nhau về việc giải

quyết vụ án phù hợp với quy định của pháp luật và đạo đức xã hội . Các vấn đề

liên quan tới hòa giải được pháp luật tố tụng dân sự quy định bao gồm: Nguyên

tắc hòa giải, chủ thể hòa giải, phạm vi hòa giải và thủ tục tiến hành hòa giải.

1.2. Đ c điểmă1.2.1. Hòa giải là một nguyên tắc trong quá trình giải quyết vụ án dân sự

Điều 180, Điều 220 và Điều 268 BLTTDS 2004 quy định hòa giải có tính bắt buộc

phải tiến hành trước khi mở phiên tòa sơ thẩm, trừ những vụ án không

được tiến hành hòa giải hoặc không hòa giải được và ở các giai đoạn tố tụng tiếp

theo, nếu thấy có khả năng hòa giải thành thì tòa án cũng tiến hành hòa giải.

Page 6: Bài thuyết trình powerpoint hòa giải trong tố tụng dân sự - Hiệu ứng đẹp

0104CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HÒA GIẢI TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ

1.2.2. Hòa giải là hoạt động do Tòa án tiến hành

Sự có mặt của Tòa án trong hòa giải khẳng định vị trí trung gian của Tòa án

trong việc hòa giải các vụ án dân sự. Đặc điểm này là dấu hiệu để phân biệt

hòa giải trong tố tụng dân sự với hòa giải ngoài tố tụng dân sự và trường hợp

các đương sự tự hòa giải.

Còn trong trường hợp các bên tự hòa giải và không yêu cầu Tòa án tiếp tục giải

quyết thì Tòa án có thể ra quyết định đình chỉ việc giải quyết vụ án.

1.2.3. Hòa giải là sự thỏa thuận của các đương sự Việc thỏa thuận giữa các đương sự sẽ đạt được kết quả trung thực, hợp tình

hợp lý nếu quá trình thỏa thuận được diễn ra trên cơ sở tự nguyện, không bị một ai với bất kỳ hình thức nào cưỡng ép, can thiệp vào thỏa thuận của các đương sự.

Sự thỏa thuận của chính các đương sự là đặc trưng cơ bản của hòa giải, đồng thời cũng là điểm khác biệt giữa hòa giải và xét xử

Page 7: Bài thuyết trình powerpoint hòa giải trong tố tụng dân sự - Hiệu ứng đẹp

01CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HÒA GIẢI TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ 051.3 Ý nghĩa

Ý nghĩa đối với Tòa án: Trong trường hợp hòa giải thành, Tòa án sẽ giảm bớt được nhiều thời gian, công sức cho việc giải quyết vụ án. Trong trường hợp hòa giải không thành thì Tòa án cũng có điều kiện nắm vững nội dung tranh chấp, tâm tư, nguyện vọng của đương sự để xác định đường lối xét xử đúng đắn.

Ý nghĩa đối với các đương sự: Hòa giải các vụ án dân sự giúp các đương sự hiểu biết và thông cảm với nhau, góp phần khôi phục lại tình đoàn kết giữa họ. Trường hợp không hòa giải thành thì quá trình hòa giải cũng giúp cho các đương sự ngồi lại với nhau, hiểu rõ hơn nguyên nhân tranh chấp, được bày tỏ ý chí của mình.

Ý nghĩa đối với trật tự xã hội: hòa giải góp phần vào việc giữ gìn an ninh, trật tự, công bằng xã hội, làm cho mối quan hệ xã hội phát triển không phải bằng mệnh lệnh mà bằng giáo dục thuyết phục và sự cảm thông của các thành viên trong xã hội.

Page 8: Bài thuyết trình powerpoint hòa giải trong tố tụng dân sự - Hiệu ứng đẹp

061.4. Điểm mới của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004, sửa đổi bổ sung năm 2011.

CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HÒA GIẢI TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ

Về thành phần phiên hoà giải: bổ sung quy định về thẩm phán trong công việc

thông báo việc hoãn phiên hoà giải và việc mở lại phiên hoà giải cho đương sự

biết. Thêm vào đó, Thẩm phán có thể yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên

quan tham gia phiên hoà giải nếu xét thấy cần thiết.

Về trình tự hoà giải: BLDS sửa đổi bổ sung các quy định mới về trình tự hoà giải

(được quy định tại Điều 185a BLTTDS sửa đổi 2011).

Ngoài quy định tại BLTTDS 2004, công tác hòa giải còn được điều chỉnh bởi các văn

bản pháp luật sau:

Pháp lệnh về tổ chức và hoạt động hoà giải ở cơ sở năm 1998

Nghị định số 160/1999/NĐ-CP ngày 18/10/1999 của Chính phủ quy định chi tiết

một số điều của Pháp lệnh về tổ chức và hoạt động hòa giải ở cơ sở

Luật Hòa giải ở cơ sở năm 2013.

Page 9: Bài thuyết trình powerpoint hòa giải trong tố tụng dân sự - Hiệu ứng đẹp

CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HÒA GIẢI TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ 071.5. Quy định của BLTTDS 2004 về hòa giải

1.5.1 Các nguyên tắc trong “hòa giải” Điều 180 BLTTDS 2004 quy định về nguyên tắc tiến hành hòa giải như sau:

“1. Trong thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án, Tòa án tiến hành hòa giải để các

đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án, trừ những vụ án không

được hòa giải hoặc không tiến hành hòa giải được quy định tại Điều 181 và Điều

182 của Bộ luật này.

2. Việc hòa giải được tiến hành theo các nguyên tắc sau đây:

a, Tôn trọng sự thỏa thuận của các đương sự, không được dùng vũ lực hoặc đe

dọa dùng vũ lực, bắt buộc các đương sự phải thỏa thuân không phù hợp với ý chí

của mình;

b, Nội dung thỏa thuận giữa các đương sự không được trái pháp luật hoặc trái

đạo đức xã hội.”

Page 10: Bài thuyết trình powerpoint hòa giải trong tố tụng dân sự - Hiệu ứng đẹp

08CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HÒA GIẢI TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ

1.5.2. Tôn trọng sự thỏa thuận của các đương sự, không được dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực, bắt buộc các đương sự phải thỏa thuân không phù hợp với ý chí của mình.

Nguyên tắc này nhằm bảo đảm quyền tự định

đoạt của các bên có tranh chấp trong việc giải

quyết các vi phạm pháp luật và tranh chấp nhỏ.

Pháp luật tố tụng dân sự quy định trách nhiệm

hòa giải thuộc về Tòa án là để giúp các đương

sự thỏa thuận với nhau về giải quyết vụ việc

dân sự nhưng không có nghĩa là bắt buộc các

đương sự mà chỉ tạo điều kiên để các đương

sự hòa giải với nhau.

Page 11: Bài thuyết trình powerpoint hòa giải trong tố tụng dân sự - Hiệu ứng đẹp

0109CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HÒA GIẢI TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ

1.5.3. Nội dung thỏa thuận giữa các đương sự không được trái pháp luật hoặc trái đạo đức xã hội.

Đây là một nguyên tắc quan trọng trong

hòa giải, các chủ thể có quyền thỏa thuận

với nhau bất kì những gì mà pháp luật

không cấm hoặc không trái thuần phong

mỹ tục. Tòa án nhân danh Nhà nước chỉ có

thể công nhận những thỏa thuận của các

đương sự nếu các thỏa thuận đó phù hợp

với quy định của pháp luật. Sự tuân thủ

theo pháp luật là yêu cầu bắt buộc trong

mọi lĩnh vực đời sống xã hội

Page 12: Bài thuyết trình powerpoint hòa giải trong tố tụng dân sự - Hiệu ứng đẹp

10CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HÒA GIẢI TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ

1.6. Các trường hợp “không được hòa giải” và không tiến hành hòa giải được

1.6.1. Những vụ án dân sự không được hòa giải (Điều 181 BLTTDS)

Thứ nhất, yêu cầu đòi bồi thường gây thiệt hại đến tài sản của nhà nước.

Thứ hai, những vụ án dân sự phát sinh từ giao dịch trái pháp luật hoặc trái đạo

đức xã hội.1.6.2. Những vụ án dân sự không tiến hành hòa giải được.

Thứ nhất, bị đơn đã được Tòa án triệu tập hợp

lệ đến lần thứ 2 mà vẫn cố tình vắng mặt.

Thứ hai, đương sự không thể tham gia hòa giải

được vì lý do chính đáng.

Thứ ba, đương sự là vợ hoặc chồng trong vụ

án ly hôn là người mất năng lực hành vi dân

sự.

Page 13: Bài thuyết trình powerpoint hòa giải trong tố tụng dân sự - Hiệu ứng đẹp

CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HÒA GIẢI TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ 111.7. Thành phần phiên hòa giải

Điều 184 BLTTDS quy định về thành phần phiên hoà giải gồm:

- Thẩm phán chủ trì phiên hoà giải.

- Thư ký Toà án ghi biên bản hoà giải.

- Các đương sự hoặc người đại diện hợp pháp của các đương sự.

- Trong trường hợp cần thiết, Thẩm phán có thể yêu cầu cá nhân,

cơ quan, tổ chức có liên quan tham gia phiên hòa giải.

- Người phiên dịch, nếu đương sự không biết tiếng Việt.

1.8. Thủ tục hoà giải 1.8.1. Thủ tục hòa giải trước khi mở phiên tòa sơ thẩm1.8.1.1 Triệu tập đương sự Điều 183 BLTTDS quy định trách nhiệm của Tòa án trong việc

thông báo về phiên hòa giải.

Page 14: Bài thuyết trình powerpoint hòa giải trong tố tụng dân sự - Hiệu ứng đẹp

01CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HÒA GIẢI TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ 12 Theo đó thì trước khi tiến hành hòa giải, Tòa án phải thông báo cho các đương

sự, người đại diện hợp pháp của đương sự biết về thời gian, địa điểm tiến hành

phiên hòa giải, nội dung các vấn đề cần hòa giải.

Page 15: Bài thuyết trình powerpoint hòa giải trong tố tụng dân sự - Hiệu ứng đẹp

13CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HÒA GIẢI TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ

Nếu có đương sự vắng mặt thì tùy từng trường hợp mà Tòa án quyết định giải

quyết theo các hướng sau:

Trường hợp vắng mặt bị đơn: Nếu bị đơn đã được Tòa án triệu tập hợp lệ đến lần

thứ hai mà vẫn cố tình vắng mặt thì sẽ thuộc trường hợp vụ án không tiến hành

hòa giải được theo quy định tại khoản 1 Điều 182 BLTTDS.

Trường hợp vắng mặt nguyên đơn và người có quyền lơi, nghĩa vụ liên quan: Nếu

nguyên đơn và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có lý do chính đáng không

thể tham gia hòa giải được thì Tòa án sẽ mở phiên tòa xét xử theo thủ tục chung

(khoản 2, điều 182 BLTTDS). Tuy nhiên, nếu nguyên đơn đã được triệu tập hợp lệ

lần thứ hai mà vắng mặt không có lí do chính đáng thì Tòa án sẽ căn cứ vào điểm e

khoản 1 Điều 192 BLTTDS để ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án.

Page 16: Bài thuyết trình powerpoint hòa giải trong tố tụng dân sự - Hiệu ứng đẹp

0114CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HÒA GIẢI TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ

Trường hợp có đương sự vắng mặt trong vụ án có

nhiều đương sự. Khoản 3 Điều 184 BLTTDS quy

định:“Trong vụ án có nhiều đương sự, mà có đương sự

vắng mặt, nhưng các đương sự có mặt vẫn đồng ý

tiến hành hòa giải và việc hòa giải đó không ảnh

hưởng đến quyền, nghĩa vụ của đương sự vắng mặt

thì Thẩm phán tiến hành hòa giải giữa các đương sự

có mặt; nếu các đương sự đề nghị hoãn phiên hòa giải

để có mặt tất cả các đương sự trong vụ án thì Thẩm

phán phải hoãn phiên hòa giải”.

Vấn đề này đã được giải thích cụ thể hơn tại Mục 4

Phần II Nghị quyết 02/2006/NQ-HĐTP ngày 12/5/2006.

Page 17: Bài thuyết trình powerpoint hòa giải trong tố tụng dân sự - Hiệu ứng đẹp

15CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HÒA GIẢI TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ

1.8.1.2. Tổ chức phiên hòa giải

Gồm các hoạt động sau:

Thẩm phán kiểm tra căn cước của những người tham gia hòa giải, giới thiệu Thẩm phán chủ trì phiên hòa giải và thư ký.

Thẩm phán công bố nội dung vụ án, phổ biến cho các đương sự biết các quy định của pháp luật có liên quan đến giải quyết vụ án, phân tích hậu quả pháp lý của việc hòa giải thành.

Các bên đương sự thoả thuận về việc giải quyết vụ án.

Thư ký phiên tòa phải ghi biên bản hòa giải với những nội dung quy định tại Điều 186 BLTTDS. Sau đó, các đương sự có mặt tại phiên hòa giải, Thẩm phán và thư ký ký vào biên bản hòa giải.

Khi các đương sự thỏa thuận được với nhau về tất cả nội dung vụ án và án phí thì Tòa án lập biên bản hòa giải thành. Biên bản này được gửi ngay cho các đương sự tham gia hòa giải.

Page 18: Bài thuyết trình powerpoint hòa giải trong tố tụng dân sự - Hiệu ứng đẹp

01CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HÒA GIẢI TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ 161.8.1.3. Xử lý kết quả hòa giải

Thủ tục áp dụng trong trường hợp hòa giải không thành: Trong thời hạn chuẩn

bị xét xử, tùy từng trường hợp, Tòa án ra một trong bốn quyết định: Công nhận

sự thỏa thuận của các đương sự; tạm đình chỉ giải quyết vụ án; đình chỉ giải

quyết vụ án hoặc đưa vụ án ra xét xử (khoản 2 Điều 179 BLTTDS).

Thủ tục áp dụng trong trường hợp hòa giải thành

Tòa án sẽ ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự nếu thỏa mãn

các điều kiện sau:

+ Thứ nhất, các bên thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết toàn bộ

vụ án.

+ Thứ hai, các bên không thay đổi ý kiến về sự thỏa thuận theo hướng

phản đối thỏa thuận đã lập.

Page 19: Bài thuyết trình powerpoint hòa giải trong tố tụng dân sự - Hiệu ứng đẹp

17CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HÒA GIẢI TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ

1.8.2. Thủ tục hòa giải tại phiên tòa sơ thẩm

- Những vụ án dân sự Tòa án áp dụng thủ tục hỏi các đương sự về sự thỏa thuận giải quyết vụ án tại phiên tòa sơ thẩm dân sự.+ Những vụ án Tòa án đã tiến hành hòa giải trước khi mở phiên tòa xét xử sơ thẩm nhưng không thành.+ Những vụ án không tiến hành hòa giải được quy định tại khoản 1 vàkhoản 2 Điều 182 BLTTDS.- Hậu quả pháp lý của việc Tòa án hỏi các đương sự về sự thỏa thuận của các bên tại phần thủ tục ở phiên tòa sơ thẩm dân sự: Điều 220 BLTTDS quy định“Chủ tọa phiên tòa hỏi các đương sự có thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án hay không. Trong trường hợp các đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án và thỏa thuận của họ là tự nguyện, không trái pháp luật hoặc đạo đức xã hội thì Hội đồng xét xử ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của đương sự về việc giải quyết vụ án”.

Page 20: Bài thuyết trình powerpoint hòa giải trong tố tụng dân sự - Hiệu ứng đẹp

0118CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HÒA GIẢI TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ

Thủ tục ra quyết định công nhận việc tự hòa giải của các đương sự khoản 2

và khoản 3 Điều 210 BLTTDS quy định:

“2. Quyết định thay đổi người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên

dịch, chuyển vụ án, tạm đình chỉ hoặc đình chỉ giải quyết vụ án, hoãn phiên toà

phải được thảo luận, thông qua tại phòng nghị án và phải được lập thành văn

bản.

3. Quyết định về các vấn đề khác được Hội đồng xét xử thảo luận và thông qua tại

phòng xử án, không phải viết thành văn bản, nhưng phải được ghi vào biên bản

phiên toà.”

Phần III tiểu mục 8.2 Nghị quyết 02/2006/NQ-HĐTP hướng dẫn: “Sự thỏa

thuận của các đương sự phải được ghi vào biên bản phiên tòa. Theo quy định

tại Điều 210 Bộ luật Tố tụng Dân sự thì Hội đồng xét xử thảo luận và ra quyết

định công nhận sự thỏa thuận của đương sự tại phòng xử án.”

Page 21: Bài thuyết trình powerpoint hòa giải trong tố tụng dân sự - Hiệu ứng đẹp

CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HÒA GIẢI TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ 191.8.3. Thủ tục hòa giải tại cấp phúc thẩm

Theo Điều 258 BLTTDS thì Tòa án cấp phúc thẩm

không bắt buộc phải hòa giải trước khi mở phiên tòa

phúc thẩm.

Theo hướng dẫn tại Mục 5 Phần III Nghị quyết

05/2006/NQ-HĐTP ngày 1/8/2006 về phúc thẩm dân

sự thì trường hợp trước khi mở phiên tòa phúc

thẩm, các đương sự đã tự thỏa thuận được với nhau

về việc giải quyết vụ án và các đương sự yêu cầu Tòa

án cấp phúc thẩm công nhận sự thỏa thuận của họ,

thì Tòa án cấp phúc thẩm yêu cầu các đương sự làm

văn bản ghi rõ nội dung thỏa thuận và nộp cho Tòa

án cấp phúc thẩm để đưa vào hồ sơ vụ án.

Page 22: Bài thuyết trình powerpoint hòa giải trong tố tụng dân sự - Hiệu ứng đẹp

01CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HÒA GIẢI TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ 201.9. Biên bản hòa giải (Điều 186 BLTTDS 2004)

Việc hòa giải được Thư ký Tòa án ghi vào biên bản. Biên bản hòa giải phải có các nội dung chính sau đây:

a) Ngày, tháng, năm tiến hành phiên hòa giải;b) Địa điểm tiến hành phiên hòa giải;c) Thành phần tham gia phiên hòa giải;d) Ý kiến của các đương sự hoặc người đại diện hợp pháp của các đương sự;đ) Những nội dung đã được các đương sự thỏa thuận, không thỏa thuận.

Biên bản hòa giải phải có đầy đủ chữ ký hoặc điểm chỉ của các đương sự có mặt trong phiên hòa giải, chữ ký của Thư ký Tòa án ghi biên bản và của Thẩm phán chủ trì phiên hòa giải.

Khi các đương sự thỏa thuận được với nhau về vấn đề phải giải quyết trong vụ án dân sự thì Tòa án lập biên bản hòa giải thành. Biên bản này được gửi ngay cho các đương sự tham gia hòa giải.

Page 23: Bài thuyết trình powerpoint hòa giải trong tố tụng dân sự - Hiệu ứng đẹp

21CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HÒA GIẢI TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ

ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMQUẬN: …….. Độc lập – Tự do – Hạnh phúcỦY BAN NHÂN DÂN -------------PHƯỜNG (XÃ) …… ------------ …….., ngày …. tháng … năm …..BIÊN BẢN HÒA GIẢIHôm nay, lúc …. giờ … ngày …. tháng …. năm …..Tại UBND phường: ………………………………………………………………………………………………Chúng tôi là: …………………………………………………………………………………………………………Chức vụ: ………………………………………………………………………………………………………………Công tác tại UBND phường: ………………………………………………………………………………Có lập biên bản về việc: ………………………………………………………………………………………•Một bên là: ……………………………………………………………………………………………………..…Nghề nghiệp: ………………………………………………………………………………………………………Ngụ tại: ………………………………………………………………………………………………………………•Một bên là: ………………………………………………………………………………………………………Nghề nghiệp: ………………………………………………………………………………………………………Ngụ tại: ………………………………………………………………………………………………………………Ngoài ra đến dự còn có: ………………………………………………………………………………………NÔI DUNG SỰ VIỆC……………………………………………………………………………………………………………………………KÊT QUẢ HÒA GIẢI……………………………………………………………………………………………………………………………Biên bản đã đọc lại cho mọi người cùng nghe công nhận là đúng và cùng ký tên.Phần ký tên

Page 24: Bài thuyết trình powerpoint hòa giải trong tố tụng dân sự - Hiệu ứng đẹp
Page 25: Bài thuyết trình powerpoint hòa giải trong tố tụng dân sự - Hiệu ứng đẹp
Page 26: Bài thuyết trình powerpoint hòa giải trong tố tụng dân sự - Hiệu ứng đẹp

0122CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HÒA GIẢI TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ

1.10. Một số vấn đề cần lưu ý trong hòa giải

Thứ nhất, đối với người hòa giải – thì từng loại tranh

chấp khác nhau sẽ có kĩ năng “hòa giải” khác nhau.

Thứ hai, khi hòa giải cần tranh thủ sự đồng tình, ủng

hộ của các cá nhân, tổ chức có liên quan đến vụ việc

hoà giải đặc biệt là những người có vai trò quan trọng

và uy tín cao trong gia đình, họ tộc và trong cộng

đồng dân cư.

Thứ ba, một số lưu ý đối với đương sự trong hòa giải.

Nếu là tình huống hòa giải không thành, thì cũng

không có gì quan trọng lắm. Tuy nhiên, nếu là hòa giải

thành, thì các bên cần phải về suy nghĩ lại thật kỹ.

Page 27: Bài thuyết trình powerpoint hòa giải trong tố tụng dân sự - Hiệu ứng đẹp

0123CHƯƠNG II: THỰC TIỄN THỰC HIỆN HOẠT ĐỘNG HÒA GIẢI

2.1. Những bất cập tồn tại trong hoạt động “hòa giải”

Thứ nhất, năng lực của đội ngũ hòa giải viên nhìn chung chưa đáp ứng được

yêu cầu, còn nhiều hòa giải viên hạn chế về trình độ nghiệp vụ, kiến thức pháp

luật. Việc khen thưởng, chế độ đãi ngộ, thù lao đối với hòa giải viên chưa

được ghi nhận, chưa kịp thời tôn vinh các hòa giải viên giỏi.

Thứ hai, vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (MTTQVN) và các tổ chức

thành viên của Mặt trận trong công tác hòa giải ở cơ sở chưa được quy định

rõ.

Thứ ba, Bộ Tư pháp là cơ quan chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện

quản lý nhà nước về hòa giải ở cơ sở nhưng các quy định bảo đảm cho việc

thực hiện chức năng này của Bộ Tư pháp nói riêng và Tư pháp địa phương nói

chung chưa được quy định đầy đủ.

B. PHÂN N I DUNGÔ

Page 28: Bài thuyết trình powerpoint hòa giải trong tố tụng dân sự - Hiệu ứng đẹp

24CHƯƠNG II: THỰC TIÊN THỰC HI N HOAT Đ NG HÒA GIẢIÊ Ô

Thứ tư, công tác quản lý Nhà nước về hòa giải ở

một số xã, phường, thị trấn còn chưa đồng bộ,

chưa thực hiện tốt chế độ thống kê, kiểm tra,

báo cáo, theo dõi sự biến động về tổ chức hòa

giải ở cơ sở.

Thứ năm, một số nơi tồn tại nhiều mô hình tự

quản, như tổ liên gia tự quản, tổ an ninh, tổ hòa

giải... dẫn đến có vụ việc tranh chấp xảy ra, nhiều

tổ chức tự quản cùng tham gia hòa giải.

Thứ sáu, các quy định về hòa giải quá cứng nhắc

ở thủ tục hoà giải có thể làm một bên tham gia

tranh chấp trục lợi.

Page 29: Bài thuyết trình powerpoint hòa giải trong tố tụng dân sự - Hiệu ứng đẹp

0125CHƯƠNG II: THỰC TIÊN THỰC HI N HOAT Đ NG HÒA GIẢIÊ Ô

2.2. Nguyên nhân và kiến nghị hoàn thiện.

Một là, các quy định về tổ chức, hoạt động, quản lý hòa giải ở cơ sở chưa đầy đủ,

cụ thể và thống nhất.

Hai là, ở một số địa phương, cấp ủy, chính quyền chưa thực sự nhận thức đầy đủ

bản chất, ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác hòa giải ở cơ sở đối với đời sống

xã hội nên thiếu sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, đầu tư kinh phí, cơ sở vật chất

cho công tác này.

Ba là, sự phối hợp giữa cơ quan Tư pháp các cấp và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt

Nam cùng cấp trong quản lý công tác hòa giải ở cơ sở chưa hiệu quả.

Bốn là, việc huy động nguồn lực cho công tác hòa giải ở cơ sở chưa được tiến

hành một cách đồng bộ và thống nhất. Đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý nhà

nước về hòa giải phải kiêm nhiệm nhiều việc. Việc bồi dưỡng kiến thức pháp luật

và nghiệp vụ hòa giải ở một số địa phương chưa được thực hiện thường xuyên.

Page 30: Bài thuyết trình powerpoint hòa giải trong tố tụng dân sự - Hiệu ứng đẹp

26CHƯƠNG II: THỰC TIÊN THỰC HI N HOAT Đ NG HÒA GIẢIÊ Ô

Năm là, bố trí kinh phí dành cho công tác hòa giải (chế độ bồi dưỡng, tập

huấn, trang bị tài liệu nghiệp vụ cho Tổ hòa giải, Hòa giải viên) ở các huyện,

thành phố chưa thực hiện thống nhất theo quy định của tỉnh, thậm chí có nơi

chưa bố trí kinh phí cho công tác này.

Sáu là, pháp luật về tổ chức và hoạt động hòa giải ở cơ sở chưa hoàn thiện,

một số quy định trong Pháp lệnh và Nghị định về công tác hòa giải ở cơ sở

còn chung chung, không rõ ràng, cụ thể dẫn đến việc áp dụng chưa được

thống nhất; quản lý nhà nước về tổ chức và hoạt động hòa giải ở cơ sở có nơi,

có lúc chưa được quan tâm.

Bảy là, về cơ cấu thành viên ở một số tổ hòa giải chưa hợp lý, chưa thực hiện

tốt việc vận động, tranh thủ được người cao tuổi, có uy tín trong cộng đồng

dân cư tham gia với tư cách là hòa giải viên để giải quyết các vụ việc hòa giải.

Page 31: Bài thuyết trình powerpoint hòa giải trong tố tụng dân sự - Hiệu ứng đẹp

27CHƯƠNG II: THỰC TIÊN THỰC HI N HOAT Đ NG HÒA GIẢIÊ Ô

2.3. Kiến nghị hoàn thiện

2.2.1 Hoàn thiện Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành

Thứ nhất, sửa đổi Điều 10 BLTTDS theo hướng Tòa

án chỉ hòa giải “vụ án dân sự” thay vì “vụ việc dân

sự”.

Thứ hai, cần quy định rõ sự tham dự của người bảo

vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong

phiên hòa giải

Thứ ba, cần bổ sung vào BLTTDS quy định thế nào là

trường hợp đương sự vắng mặt có lý do chính đáng.

Thứ tư, cần bổ sung vào BLTTDS quy định về thủ tục

trong trường hợp các đương sự có thỏa thuận lại sau

khi Tòa án đã lập biên bản hòa giải thành.

Page 32: Bài thuyết trình powerpoint hòa giải trong tố tụng dân sự - Hiệu ứng đẹp

28CHƯƠNG II: THỰC TIÊN THỰC HI N HOAT Đ NG HÒA GIẢIÊ Ô

Thứ năm, cần quy định vấn đề hòa giải trong giai đoạn giám đốc thẩm, tái thẩm

Thứ sáu, về thủ tục hoà giải, các văn bản hướng dẫn thi hành BLTTDS nên được

bổ sung theo hướng đơn giản hoá thủ tục hoà giải và triệu tập các đương sự

đến buổi hoà giải.

Thứ bảy, về hiệu lực của biên bản hoà giải (quy định tại điều 187 BLTTDS), biên

bản hoà giải nên được coi là thoả thuận giữa các bên và có hiệu lực thi hành

ngay.

2.2.2. Củng cố hoạt động hoà giải tại cơ sở. Tăng cường sự phối hợp giữa Tổ hòa giải với Tổ công tác Mặt trận, Chi hội phụ

nữ, Chi hội cựu chiến binh, Chi hội nông dân trong hoạt động hòa giải.

Huy động và khuyến khích đội ngũ luật sư, luật gia và những người am hiểu

pháp luật tham gia tích cực vào các hoạt động hòa giải ở cơ sở.

Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, kinh phí cho công tác hòa giải ở cơ sở.

Page 33: Bài thuyết trình powerpoint hòa giải trong tố tụng dân sự - Hiệu ứng đẹp

29CHƯƠNG II: THỰC TIÊN THỰC HI N HOAT Đ NG HÒA GIẢIÊ Ô

Thực hiện tốt công tác kiểm tra và chế độ thông tin, báo cáo, thống kê; định kỳ

sơ kết, tổng kết, khen thưởng đối với tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc

trong công tác hòa giải ở cơ sở.

Thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng nâng cao trình độ lý luận, chuyên

môn, nghiệp vụ, kiến thức pháp luật và kỹ năng hòa giải cho đội ngũ làm công

tác hòa giải.

Tăng cường phổ biến pháp luật về hòa giải ở cơ sở nhằm nâng cao nhận thức,

trách nhiệm của các cấp, các ngành và toàn xã hội về lĩnh vực công tác này.

Tập trung xây dựng, hoàn thiện thể chế và thực hiện pháp luật về hòa giải ở cơ

sở.

Củng cố, kiện toàn hệ thống tổ chức và nâng cao năng lực cho công chức quản lý

và tổ viên Tổ hòa giải ở cơ sở.

Page 34: Bài thuyết trình powerpoint hòa giải trong tố tụng dân sự - Hiệu ứng đẹp

0130CHƯƠNG II: THỰC TIÊN THỰC HI N HOAT Đ NG HÒA GIẢIÊ Ô

2.2.3 Bồi dưỡng và nâng cao trình độ chuyên môn và kỹ năng hòa giải cho Thẩm phán Thẩm phán là người chịu trách nhiệm chủ trì phiên hòa giải do đó việc bồi

dưỡng và nâng cao trình độ chuyên môn và kỹ năng hòa giải cho Thẩm phán là yêu cầu cấp thiết trước mắt cũng như lâu dài.

Đòi hỏi người làm công tác xét xử phải thường xuyên được bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, ví dụ như tham gia các lớp học nghiệp vụ, lớp bồi dưỡng, hội thảo, tập huấn…do ngành cấp trên tổ chức.

Tòa án nhân dân cần tiếp tục quan tâm bố trí nhân sự để kiện toàn củng cố tổ chức bộ máy, tạo điều kiện về cơ sở vật chất, thông tin văn bản pháp luật để các Thẩm phán nắm bắt và vận dụng vào công tác hòa giải.

Thẩm phán phải tìm hiểu kỹ nội dung vụ án, nguyên nhân tranh chấp cũng như yêu cầu, đòi hỏi của mỗi bên, xác định các nội dung cần phải hòa giải để việc hoà giải có hiệu quả tốt.

Về mặt lý thuyết, khi các đương sự đã không thể tự thương lượng và phải khởi kiện ra Tòa án thì mâu thuẫn giữa các đương sự đã ở mức độ cao. Do đó, Thẩm phán cần phải kiên trì, tích cực để làm cầu nối cho các bên tìm được tiếng nói chung.

Page 35: Bài thuyết trình powerpoint hòa giải trong tố tụng dân sự - Hiệu ứng đẹp

0131CHƯƠNG II: THỰC TIÊN THỰC HI N HOAT Đ NG HÒA GIẢIÊ Ô

2.2.4 Nâng cao ý thức pháp luật cho nhân dân

Tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng,

tuyên truyền thông qua các hội nghị, tuyên truyền thông

qua công tác hòa giải ở cơ sở, qua công tác xét xử, qua

tủ sách pháp luật…

Thành lập các trung tâm thông tin pháp luật gắn với hoạt

động của các trung tâm học tập cộng đồng; tổ chức nói

chuyện thường xuyên về pháp luật ở các tụ điểm dân cư.

Trong đó, cần tuyên truyền phổ biến ý nghĩa của công tác

hòa giải để nâng cao nhận thức của nhân dân về vai trò,

ý nghĩa của hòa giải trong đời sống cũng như trong tố

tụng dân sự để hiệu quả hòa giải được cao hơn.

Page 36: Bài thuyết trình powerpoint hòa giải trong tố tụng dân sự - Hiệu ứng đẹp

32C. PHÂN KÊT LU NÂ

✎ Hòa giải là hoạt động tố tụng được Tòa án thực hiện trong quá trình giải

quyết vụ án dân sự, nhằm đảm bảo cho đương sự thực hiện quyền tự định đoạt

của mình. Thực hiện hòa giải cũng là việc tận dụng tối đa cơ hội rút ngắn quá

trình tố tụng, nâng cao hiệu quả hoạt động xét xử, thể hiện trách nhiệm của

Nhà nước trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Không

những thế, hòa giải còn mang ý nghĩa xã hội sâu sắc trong việc củng cố tình

tương thân, tương ái, giữ gìn khối đoàn kết cộng đồng. Với tầm quan trọng

như vậy, cần thiết phải xây dựng một cơ sở pháp lý vững chắc để công tác hòa

giải có thể được thực hiện toàn vẹn như ý nghĩa sâu sắc vốn có của nó.

“CAM ƠN CÔ VA CAC BAN TRONG LƠP LĂNG NGHE BAI THUYÊT TRINH CUA NHOM MINH”

Page 37: Bài thuyết trình powerpoint hòa giải trong tố tụng dân sự - Hiệu ứng đẹp

01668847358

[email protected]

Bạn có thể tai Free PowerPoint tại hệ thống dưới đây:

www.facebook.com/Akirahitachi

www.inbound.vn/Akirahitachi

www.Akirahitachi.blogspot.com

www.youtube.com/taikute204

www.akirahitachi.wordpress.com

www.twitter.com/Taikute204

www.slideshare.net/Akirahitachi

www.linkedin.com/in/Akirahitachi