80
THÁNG 04 /2014 www.hoasen.edu.vn

Bản tin Hoa Sen số 9 - Học bằng Trải nghiệm

Embed Size (px)

DESCRIPTION

Học tập là công việc của cả đời người. Khi đã học, dù bất cứ học cái gì,học ở lứa tuổi nào, người học đều mong muốn đạt kết quả tốt nhất. Thế giới ngày càng văn minh, hiện đại, các phương pháp dạy-học cũng ngày càng đa dạng, phong phú. Vai trò của người học cũng như người dạy có những thay đổi nhất định theo chiều hướng phát triển, thích nghi với yêu cầu của thời đại nhằm mang lại hiệu quả cao nhất.

Citation preview

Page 1: Bản tin Hoa Sen số 9 - Học bằng Trải nghiệm

T H Á N G 0 4 / 2 0 1 4

w w w . h o a s e n . e d u . v n

Page 2: Bản tin Hoa Sen số 9 - Học bằng Trải nghiệm

HỘI LUẬT GIA VIỆT NAM - NHÀ XUẤT BẢN HỒNG ĐỨCA2 - 261 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà NộiĐT: 04. 3 926 0024 - Email: [email protected]

BẢN TIN HOA SEN THÁNG 04/2014Chịu trách nhiệm xuất bản: BÙI VIỆT BẮCBiên tập: BÙI TRÂN THÚY - NGUYỄN BÍCH THỦYVẽ bìa & Trình bày: TRẦN ĐẠI ĐÔNG HIỆPSửa bản in: TRẦN THÙY TRANG

In 3000 cuốn, khổ 14 x 20 cm. In tại Nhà in Lê Quang Lộc. Số: ĐKKHXB : 635-2014/CXB/32 - 18/HĐ. In xong nộp lưu chiểu quý II năm 2014.

LỜI MỞ ĐẦU ________________________________________________________________ 3CUỘC SỐNG LÀ MỘT CHUỖI BÀI HỌC ____________________________________________ 4TRƯỜNG LỚP, TRƯỜNG ĐỜI ____________________________________________________ 6CHỌN CÁCH HỌC BẰNG TRẢI NGHIỆM ___________________________________________ 9LỢI ÍCH CỦA VIỆC HỌC BẰNG TRẢI NGHIỆM ______________________________________ 11Ý NGHĨA CỦA HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA TRONG GIẢNG DẠY MÔN LUẬT KINH TẾ _______ 14CHƯƠNG TRÌNH “SERVICE LEARNING” ___________________________________________ 17TRUNG TÂM GIÁO DỤC TRẺ KHUYẾT TẬT THUẬN AN _______________________________ 20DỰ ÁN BIÊN PHIÊN DỊCH TẠI TRUNG TÂM THUẬN AN _______________________________ 22NHỮNG BÀI HỌC KHÔNG ĐẾN TỪ GIẢNG ĐƯỜNG _________________________________ 25HỌC TỪ NHỮNG TRẢI NGHIỆM ________________________________________________ 28HỌC VÀ TRẢI NGHIỆM CÙNG CÁC CÂU LẠC BỘ, ĐỘI NHÓM _________________________ 31HỌC TỪ CÁC HỘI THẢO ______________________________________________________ 33THỰC TẬP NHỮNG TRẢI NGHIỆM QUÝ BÁU_______________________________________ 35THỰC TẬP NƯỚC NGOÀI _____________________________________________________ 37THỰC TẬP-MỘT PHẦN KÝ ỨC… ________________________________________________ 39ĐI HỌC - ĐI THỰC TẬP ________________________________________________________ 40MỘT CHÚT TÂM TÌNH VỀ NGÀNH NHÂN SỰ ______________________________________ 41THỰC TẬP-CƠ HỘI TÌM VIỆC TỐT NHẤT __________________________________________ 43DU HỌC NGẮN HẠN QUA CHƯƠNG TRÌNH TRAO ĐỔI SINH VIÊN _____________________ 44KHÁM PHÁ NHỮNG ĐIỀU TUYỆT VỜI TỪ LỚP HỌC “KHÔNG BẢNG ĐEN, PHẤN TRẮNG” ____ 49“HÀNH” ĐỂ “HỌC” ___________________________________________________________ 54ĐẾN VỚI CÂU LẠC BỘ AMITY __________________________________________________ 56CHO MẦM THÊM XANH ______________________________________________________ 60SERVICE LEARNING “THÉP ĐÃ TÔI THẾ ĐẤY”! ______________________________________ 65ĐI MỘT NGÀY ĐÀNG, HỌC MỘT SÀNG KHÔN  ____________________________________ 68CÂU LẠC BỘ TUỔI XANH, MỘT PHẦN TRONG CUỘC ĐỜI SINH VIÊN CỦA TÔI ____________ 70ĐIỀU KỲ DIỆU Ở NGAY TRONG MỖI CHÚNG TA ____________________________________ 72THỰC TẬP, BUỒN HAY VUI? ____________________________________________________ 74NHỮNG TRẢI NGHIỆM TẠI TRUNG TÂM THUẬN AN _________________________________ 75HẾT LÒNG VÌ CÔNG VIỆC _____________________________________________________ 77

MỤC LỤC

Page 3: Bản tin Hoa Sen số 9 - Học bằng Trải nghiệm

LỜI MỞ ĐẦUHọc tập là công việc của cả đời người. Khi đã học, dù bất cứ học cái gì, học ở lứa tuổi nào, người học đều mong muốn đạt kết quả tốt nhất. Thế giới ngày càng văn minh, hiện đại, các phương pháp dạy-học cũng ngày càng đa dạng, phong phú. Vai trò của người học cũng như người dạy có những thay đổi nhất định theo chiều hướng phát triển, thích nghi với yêu cầu của thời đại nhằm mang lại hiệu quả cao nhất.

Tuy nhiên, việc dạy và học không đơn thuần chỉ tiến hành tại trường lớp theo các phương pháp truyền thống. Có nhiều cách thức học mới mẻ hơn, sinh động hơn mà cho đến nay vẫn còn nhiều tranh luận về cách vận dụng.

Bản tin Hoa Sen số 9 đề cập đến chủ đề “Học bằng trải nghiệm”, nhìn từ góc độ người dạy học, nhìn từ vị trí của doanh nghiệp, đồng thời, cũng có cả những chia sẻ của sinh viên và cựu sinh viên Hoa Sen.

Đây cũng là phương thức đào tạo mà trường Hoa Sen đã kiên trì theo đuổi trong hơn 20 năm, kể từ ngày thành lập đến nay.

Để thực hiện cách thức “Học bằng trải nghiệm”, giáo viên phải xác định vai trò, trách nhiệm, sự hướng dẫn, quan tâm của mình đối với người học. Bên cạnh đó, người học cũng phải chấp nhận dấn thân để trải nghiệm. Sự trải nghiệm sẽ giúp người học vận dụng kiến thức đã có từ trường lớp, có thêm vốn sống, từ đó, thay đổi nhận thức để định hướng nghề nghiệp rõ ràng, sống có trách nhiệm với bản thân và xã hội hơn.

Nội dung Bản tin là những bàn luận về cách vận dụng phương pháp này (tổ chức ngoại khóa, thực tập, hoạt động thiện nguyện, service-learning…), những bài học kinh nghiệm, những trải nghiệm quý báu mà sinh viên có được sau khi tự tìm tòi, tham gia các hoạt động của Câu lạc bộ, của Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên, tham gia các cuộc thi tài năng của Đại học Hoa Sen và các đơn vị khác. Điều có ý nghĩa lớn lao nhất đối với sinh viên sau khi tham gia các hoạt động này là sự thay đổi nhận thức để trưởng thành hơn, để hiểu rằng, những bài học trong sách vở là chưa đủ. Qua quá trình trải nghiệm (trong nước, nước ngoài), sinh viên đã có biết bao vui buồn, với những kỷ niệm không thể phai mờ trong “ký ức của tuổi 20”, những năm tháng đẹp nhất đời người.

Ban Biên tập hy vọng với những bài viết trong Bản tin này, các đồng nghiệp sẽ tiếp tục đồng hành và chia sẻ việc “học bằng trải nghiệm”. Các bạn trẻ sẽ hiểu rõ hơn về lợi ích, những điều thú vị khi dấn thân và khám phá. Các bạn sẽ thấy cuộc sống đang mở ra những chân trời mới, nơi ấy, chính là “trường đời”, nơi các bạn tiếp tục rèn luyện để phát triển nhân cách, phát triển năng lực bản thân từ nền tảng kiến thức đã có qua trường lớp.

Ban Biên tập

Page 4: Bản tin Hoa Sen số 9 - Học bằng Trải nghiệm

Lộc Đức Huy - Ảnh do nhân vật cung cấp

CUỘC SỐNG LÀ MỘT CHUỖI BÀI HỌC

Chia sẻ của tác giả giúp chúng ta cảm nhận, đánh giá toàn diện, sâu sắc hơn về những kiến thức mà chúng ta đã, đang và chưa biết để hướng đến việc hoàn thiện bản thân.

Hiện nay, trong nền kinh tế tri thức với quá trình chọn lọc và đào thải khắc nghiệt, việc được trải nghiệm thực tế song song với quá trình học tập tại nhà trường sẽ là một cơ hội rất tốt để sinh viên định hướng rõ ràng hơn về ngành học của mình, bổ sung những kiến thức còn hạn chế, làm sáng tỏ các lý thuyết đã được học, tích lũy thêm các kinh nghiệm sống. Thông qua đó, chắc chắn sẽ có sự tự nhìn nhận và đánh giá lại chính mình của sinh viên. Điều này rất có ích trong việc giúp các em biết và điều chỉnh kịp thời các thiếu sót về mặt kiến thức, nhận thức cũng như các kỹ năng mềm cần phải có.

Quá trình học tập thông thường được phân loại theo các nhóm riêng biệt như: quan sát, khái niệm hóa, trải nghiệm thực tế và quá trình thử nghiệm. Thực tế, sinh viên hoàn toàn chủ động trong việc ứng dụng các nhóm này tùy thuộc vào tâm lý, hoàn cảnh, điều kiện cũng như năng lực tiếp thu của bản thân trong việc tiếp nhận, phân tích, đánh giá, giải quyết và rút ra bài học kinh nghiệm của mình để có thể nắm bắt được kiến thức một cách sâu sắc nhất.

Cuộc sống là một chuỗi bài học mà bạn cần phải trải nghiệm mới hiểu được (Helen Keller)

Lộc Đức Huy

4 BẢN TIN HOA SEN - THÁNG 04/2014

Page 5: Bản tin Hoa Sen số 9 - Học bằng Trải nghiệm

Chúng ta có thể xem xét một ví dụ về sự tương tác giữa việc học tập tại trường và việc tham gia các cuộc thi, đây là một vấn đề mang tính tương hỗ. Một khi được tham dự, cọ xát với bất kỳ cuộc thi nào mang tính chuyên môn, cạnh tranh cao, sinh viên sẽ có cơ hội vượt lên chính mình. Đây cũng là cơ hội để các em vượt qua khó khăn để đạt được mục tiêu cao nhất. Thắng, thua là lẽ thường tình, nhưng việc các em đánh giá được sự cần thiết của kỹ năng làm việc đội nhóm, lãnh đạo, quản lý thời gian, các chiến thuật để có thể giành thắng lợi cao nhất trong các cuộc thi chính là điều đáng được lưu ý. Ngoài ra, sau mỗi cuộc thi, sự tự nhìn nhận, phấn đấu để bù đắp và củng cố các kiến thức còn thiếu sót trong học tập cũng như trong cuộc sống sẽ giúp sinh viên có điều kiện tiếp cận, cảm nhận rõ hơn mục tiêu học tập mà mình đang hết lòng theo đuổi.

Quá trình toàn cầu hóa sẽ mở ra nhiều cơ hội trải nghiệm mang tính quốc tế, khi đó, sinh viên hoàn toàn chủ động trong việc tiếp cận cũng như nắm bắt các thành tựu mới, hiệu quả của việc kết nối sẽ được cải thiện đáng kể. Những sinh viên tích cực, năng động, có một sự chuẩn bị tốt kiến thức đã được tích lũy từ nhà trường sẽ có nhiều lựa chọn hơn, có thể tạo ra một sự khác biệt rất lớn, xác suất thành công của các em thường có tỉ lệ cao hơn so với các bạn ít có sự chuẩn bị rõ ràng.

Ngoài ra, các yếu tố khác như: tính cách, phẩm chất, năng lực hội nhập và sự sáng

tạo được vận dụng trong quá trình học bằng trải nghiệm cũng cần được xem xét vì những yếu tố này sẽ có ý nghĩa quyết định đến hiệu quả của việc tiếp nhận thêm kiến thức, kinh nghiệm của sinh viên trong tiến trình này. Sự nhiệt tình, chân thật, thái độ học tập tích cực, sự chuyên cần, tinh thần cầu tiến, tác phong làm việc chuyên nghiệp sẽ là hành trang và chìa khóa mở ra thành công lâu dài, bền vững trên con đường mà các em đã chọn.

Học bằng trải nghiệm cũng có thể đến từ các hoạt động ngoại khóa như: đi thực tế, tham gia các dự án đang được triển khai với doanh nghiệp, tham dự các buổi hội thảo chuyên đề, diễn đàn trao đổi học thuật, chia sẻ kinh nghiệm. Qua đó, sinh viên sẽ học tập và tích lũy được rất nhiều kinh nghiệm, học thêm được các kỹ năng mềm, mở rộng và phát triển được các mối quan hệ xã hội, nắm bắt được các yêu cầu thực tế, phương thức hoạt động và vận hành của doanh nghiệp – nơi mà tài năng của các em sẽ được nuôi dưỡng và phát triển. Ngoài ra, chủ động trong việc tham gia các hoạt động này cũng là cơ hội giúp các em vận dụng những gì đã được đào tạo tại trường, kiểm chứng để có nhận thức và đánh giá tốt hơn các vấn đề liên quan. Hơn thế nữa, đây cũng là cơ hội tốt để các em được cập nhật các kiến thức thực tế và thể hiện năng lực của mình trước nhà tuyển dụng. Với các cơ hội được học bằng trải nghiệm, các em thường có xu hướng quan tâm hơn đến các vấn đề mình đã được biết và sẽ được biết. Đây chính là một hướng mở trọng tâm, hướng đến việc tương tác, tăng cường mối quan hệ gắn bó giữa sinh viên-nhà trường-doanh nghiệp ngày càng bền chặt và phát triển. Qua đó, nhà trường sẽ củng cố các định hướng chiến lược và cải tiến nội dung đào tạo để phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp cũng như xã hội theo hướng phát triển bền vững.

Xem tiếp trang 8

55THẾ NÀO LÀ “HỌC BẰNG TRẢI NGHIỆM”:

Page 6: Bản tin Hoa Sen số 9 - Học bằng Trải nghiệm

TRƯỜNG LỚP,TRƯỜNG ĐỜI

1.Ta thường nghe nói một người nào đó học hành bài bản, đã qua trường lớp, nghĩa là họ đã được học trong môi trường học tập chuyên nghiệp, ở đó, thầy ra thầy, trò ra trò, có bảng đen, phấn trắng, hoặc các thiết bị dụng cụ dạy và học hiện đại khác. Kiến thức thu nhận được trong môi trường đó thường được coi là những giá trị phổ biến được đúc kết từ nhiều năm, được truyền trao từ thế hệ này đến thế hệ khác. Đó là những kiến thức trong khuôn khổ, và người học ít nhiều, biết trước mình sẽ trở thành một người “khác trước” như thế nào “sau khi” lĩnh hội các gói kiến thức đó. Rời khỏi trường lớp, bạn sẽ được trang bị những “công cụ” giúp ích nhất định cho việc kiếm sống, tạo nên sự nghiệp, mưu cầu hạnh phúc. Tóm lại, học hành và tốt nghiệp qua trường lớp, ta có rất nhiều cơ hội được làm một thành viên theo những chuẩn chung của xã hội, quốc gia, loài người.

Nhưng học hành ở trường lớp cũng có những nguy cơ: một là, có thể những kiến thức vô bổ, lạc hậu theo năm tháng cứ chồng chất lên tâm trí ta mà vô thức “không biết cách quên đi” khiến ta trở thành nô lệ của sách vở; hai là, nếu học không đúng cách ta dễ trở nên học phiệt, đàn áp những người có tư tưởng học thuật khác mình; ba là, quá tin tưởng vào sách vở, coi sách vở là cứu cánh duy nhất. Người Đông phương thường nói: “Tận tín thư bất như vô thư” nghĩa là tin hoàn toàn vào những điều sách

nói thì thà không đọc sách còn hơn. Câu nói cảnh giác chúng ta không nên tin tuyệt đối vào sách vở mà phải suy xét, phải giữ khoảng cách với cái được gọi là chân lý lý thuyết.

Tương tự, ở phương Tây, Thánh Thomas Aquinas từng nói một câu trứ danh: ‘hominem unius libri timeo’ nghĩa là “tôi sợ những người chỉ đọc một cuốn sách”. Hiểu rộng ra, ta cần cảnh giác với những người cuồng tín chỉ với một lý thuyết mà không cởi mở trước mọi khả năng thách thức cái lý thuyết mà mình đang theo đuổi lâu nay. Lịch sử từng chứng kiến nhiều cuộc lật đổ long trời, lở đất những lý thuyết sai lầm vốn đã định hình lâu năm, có khi hàng thế kỷ. Chẳng hạn thuyết địa tâm, một lý thuyết cho rằng Trái Đất là trung tâm của vũ trụ và Mặt trời cùng các thiên thể khác quay quanh nó. Mô hình địa tâm sai lầm này đã thống trị thời tiền hiện đại; chỉ đến cuối thế kỷ 16 nó mới dần bị thay thế bởi hệ nhật tâm của Copernicus, Galileo và Kepler. Học thuyết gây sốc của Freud về các giai đoạn phát triển của trẻ em xét như là những giai đoạn phát triển

Vinh Huy

6 BẢN TIN HOA SEN - THÁNG 04/2014

Page 7: Bản tin Hoa Sen số 9 - Học bằng Trải nghiệm

tính dục cũng dần dần bị ánh sáng khoa học hiện đại phát hiện những chỗ cường điệu và thiếu cơ sở. Trong triết học, một triết thuyết mới ra đời thường là kết quả của sự kế thừa thành tựu và vượt qua những hạn chế, thậm chí sai lầm của triết thuyết trước đó. Vậy phải chăng ta sẽ dành cả cuộc đời này mài đũng quần trong ghế nhà trường để tranh cãi với chính ta và với mọi người, nhất là với tiền nhân sao?

Người viết bài này từng gặp một cô gái làm báo tự do (freelance). Cô ta đầy tự tin, một mình đi khắp nơi, làm việc cùng lúc cho mấy tòa soạn báo. Khi được hỏi “Sao bạn không tiếp tục học lên cao học?”, cô trả lời không chút lưỡng lự: “Theo tôi những người sau khi tốt nghiệp cử nhân và tiếp tục học đế lấy bằng thạc sĩ, tiến sĩ chẳng qua vì họ không biết làm gì. Họ cứ học vậy đó. Họ không dám ra đời!” Câu nói hơi quá khích, nhưng cũng có phần nào đúng. Quả thật, cũng có khi, sự học hành bài bản trong trường lớp làm thui chột cá tính sáng tạo của những ngành nghề đặc biệt đòi hỏi phẩm chất này.

Có không ít nhà văn, nhà thơ Việt Nam đang viết rất hay, đầy cảm hứng với bút lực dồi dào nhưng sau khi vào trường đại học viết văn Nguyễn Du thì dần dần không viết được gì nữa, hoặc không còn hay so với trước đây. Có lẽ họ sợ. Và tâm trí họ bị đè nặng bởi hệ thống kiến thức hàn lâm, viết cái gì ra cũng sợ không hay, không đúng. Kiến thức khuôn định đã giết chết bản năng sáng tạo tự do. Nhưng nói như thế không có nghĩa là

những ngành nghề đòi hỏi cá tính sáng tạo đều không cần đến trường lớp. Kiến thức nhà trường chí ít cũng là bàn đạp cho sự tiến bộ của mỗi người trong ngành nghề chuyên môn. Và xét cho cùng, bản thân bạn sẽ quyết định thành bại trong việc tiếp nhận học thuật và cân bằng giữa học thuật và cá tính hứng khởi. Có một tấm gương vĩ đại như thế: Alexandre Yersin!

Nhà bác học người Pháp Alexandre Yersin (1863 – 1943) là học trò đầy hứa hẹn của Louis Pasteur, nhưng ông lại mong muốn những hướng đi mới, để khám phá những điều chưa biết, và thế là, thay vì theo đuổi sự nghiệp ở viện Pasteur Paris, ông lại quyết định lao vào khám phá trường đời xa lạ và đặt chân tới những con đường núi hiểm trở của một đất nước trồng lúa - đó là Việt Nam.

Đoạn văn trên đây trong cuốn sách “Yersin: Dịch hạch và thổ tả” của Patrick Deville (nhà xuất bản Trẻ, 2012) cung cấp cho ta một ý niệm về sự khác nhau giữa cái học trường lớp và cái học trong trường đời. Một bên đầy hứa hẹn vinh quang, một bên là những điều chưa biết. Alexandre Yersin đã chọn cái sau, chọn trở thành một nhà thám hiểm. Quyết định của Yersin rời bỏ môi trường học thuật tại Paris để đến một xứ thuộc địa khiến bạn hữu và đồng sự kinh ngạc. Nhưng, nhờ tinh thần phiêu lưu đó của ông với những cuộc thám hiểm đầy bất trắc mà chúng ta có Cao nguyên Lâm Viên và một Đà Lạt như ngày nay. Nếu ông ở lại Paris, sẽ chẳng bao giờ ông được trường đời tặng cho một trải nghiệm vô tiền khoáng hậu này: “Từ trong rừng thông bước ra tôi sững sờ khi đối diện một bình nguyên hoang vu giống như mặt biển tràn đầy những làn sóng màu xanh lá cây. Sự hùng vĩ của rặng Langbiang hòa lẫn vào đường chân trời tây bắc tạo nên bối cảnh tráng lệ, gia tăng vẻ đẹp của vùng đất này.” (Wikipedia).

77THẾ NÀO LÀ “HỌC BẰNG TRẢI NGHIỆM”:

Page 8: Bản tin Hoa Sen số 9 - Học bằng Trải nghiệm

2. Không có cái gì hứa hẹn dâng hiến sẵn cho ta trong trường đời, không có khu vườn đầy trái ngọt nào trong trường đời để ta đến thoải mái hái về. Ngược lại, nó chứa toàn những điều chưa biết, hoặc những điều còn đang tranh cãi, thậm chí những điều thách thức nguy hiểm, đặc biệt trong lĩnh vực đạo đức. Về mặt này, trường lớp, sách vở thường chỉ dạy cho chúng ta những nguyên lý tối cao, những chân lý tổng quát. Và nhiều nhất là những mệnh lệnh vô điều kiện: Hãy làm việc thiện; tránh xa cái ác. Hãy chính trực. Hãy can đảm. Đừng nói dối. Hãy tránh xa tội lỗi.

Nhưng không phải có những “cái lý” vĩ đại đó trong hành trang vào đời là có thể yên tâm. Không phải cứ tuân theo các mệnh lệnh phổ quát đó là sẽ đi tới đích. Không. Ngay cả những lời giáo huấn tưởng là chắc như đá tảng của các triết gia cũng nhiều khi bị thực tế cuộc sống chỉ ra là sai lầm. Khi triết gia Socrates bảo rằng “Không ai làm điều ác một cách cố ý”, ông ngầm bảo chúng ta phải có hiểu biết về cái thiện/cái ác để hành xử đúng trong cuộc sống. Nhưng rồi thực tế đã phơi bày chân dung những nhà đạo đức giả, những kẻ rao giảng đạo đức một đàng và làm việc vô đạo một nẻo; tệ hại hơn nữa, đã quá nhiều lần ta nhìn thấy các bậc trí thức phạm tội ác. Hay như triết gia Aristotle đã nêu ra “qui tắc vàng trung dung” trong khi thể hiện các hành vi luân lý, thì nhiều khi sự trung dung đã tỏ ra lạnh lẽo quá đáng đến mức… cực đoan, không còn giá trị nữa.

Việc học bằng trải nghiệm cần phải được tiến hành thường xuyên hơn để sinh viên có cơ hội được cống hiến và phát huy tốt nhất những kiến thức mình đã được đào tạo. Việc được học tập và đúc kết kiến thức trong các quá trình tương tác tại môi trường làm việc “thực” và dự án thực tế sẽ phát huy tốt nội lực tiềm ẩn của sinh viên. Các em sẽ có nhiều thời gian hơn để nhìn nhận lại những gì mình cần phải thay đổi, cần phải học tập thêm ngay từ khi mình còn đi học. Các em sẽ cảm nhận rõ ràng, đầy đủ hơn các mục tiêu phấn đấu ngắn hạn và dài hạn, nuôi dưỡng sự hăng say học tập và không ngừng cố gắng phát triển năng lực bản thân. Khi quá trình đào tạo được biến đổi thành quá trình tự đào tạo, kỹ năng hội nhập và học tập suốt đời thì lúc ấy, sinh viên mới có thể đạt được đến mục tiêu cuối cùng mà bất kỳ nền giáo dục phát triển nào cũng đang muốn hướng đến.

Bạn sẽ đối mặt với những tình huống lưỡng nan mà chỉ có kinh nghiệm cuộc đời cộng với trực cảm được mài sắc theo tháng năm sống mới giúp bạn phân biệt điều nên làm, và điều có thể tránh được.

Nếu chân lý trường lớp, như đã bàn ở trên, mang tính tương đối, thì chân lý trong trường đời càng không đóng gói sẵn.

Nếu môi trường trường lớp đòi hỏi sự học hỏi, nghiên cứu nghiêm ngặt, thì môi trường cuộc đời đòi hỏi không chỉ nỗ lực khám phá, mà còn cả sự dấn thân, xác tín cá nhân nữa.

Nếu “trường lớp” là giấc mơ bay bổng, thì “trường đời” là thực tại thường khi nghiệt ngã.

Tiếp theo trang 5

8 BẢN TIN HOA SEN - THÁNG 04/2014

Page 9: Bản tin Hoa Sen số 9 - Học bằng Trải nghiệm

Phạm Y Bình - Ảnh do nhân vật cung cấp

Chọn cách họcbằng trải nghiệm

Đã là tháng 3 rồi đấy, tôi sắp đi qua mùa hè cuối cùng trên giảng đường đại học. Nhiều người thường hay ví von thời học đại học là “học đại”.

Gần 4 năm tại Hoa Sen, có lẽ, kiến thức thì sinh viên nào cũng được

học như nhau, nhưng đối với nhiều người, 4 năm, lại là một bước ngoặt lớn trong cuộc đời. Từ đó, mỗi người sẽ tìm thấy một hướng đi riêng cho mình. Điều gì đã tạo nên sự khác biệt? Đó là do trải nghiệm. Bạn sẽ thắc mắc không biết những trải nghiệm ấy ở đâu ra khi đa số sinh viên chúng ta còn chưa làm ra đồng tiền và còn sống trong sự bảo bọc của bố mẹ, thầy cô và xã hội? Tôi nghĩ rằng, cuộc đời chúng ta sẽ không thể khác, nếu không có những trải nghiệm giúp ta không còn do dự khi phải đưa ra quyết định và thực hiện dù biết rõ rằng sự lựa chọn này có thể sẽ gặp vô vàn khó khăn.

Trải nghiệm của mỗi người là điều mới mẻ mà chúng ta nhìn thấy, trải qua mỗi ngày. Những điều mới mẻ đó sẽ trở thành kinh nghiệm khi chúng ta nghiêm túc nhìn nhận, đánh giá nó. Là sinh viên, và là sinh viên Hoa Sen, tôi tìm thấy cho mình nhiều điều thú vị từ những cơ hội đã được trải nghiệm. Thật lấy làm vui khi giờ đây, sắp rời trường, tôi đã học được nhiều hơn ngoài giáo trình công nghệ, và nhận ra rằng có rất quá nhiều điều mà bản thân muốn học được thì phải dấn thân, vì không có sách vở nào nói với bạn điều đó. Thầy cô có thể chia sẻ với bạn những kinh nghiệm làm việc, nhưng khi thật sự làm việc, đâu phải bạn chỉ trải qua qua

Phạm Y Bình

99THẾ NÀO LÀ “HỌC BẰNG TRẢI NGHIỆM”:

Page 10: Bản tin Hoa Sen số 9 - Học bằng Trải nghiệm

những điều tương tự???

Không lúc nào là muộn nếu bạn muốn học hỏi bằng cách trải nghiệm. Hãy tận dụng tối đa thời gian này. Là sinh viên, những trải nghiệm sẽ là bài học quý giá để bạn tiếp tục rèn luyện, phát hiện, nâng cao khả năng đặc biệt của bản thân với một tiến trình nhất định.

Tôi đã trưởng thành nhờ môi trường Đoàn- Hội của Đại học Hoa Sen. Thật ra, tôi tiếp xúc với tổ chức này từ nhỏ, nhưng những gì tôi đã học được không bao giờ trùng lắp cả. Nền tảng của sự tự tin giúp tôi hòa nhập nhanh với môi trường mới, tham gia công tác Đoàn- Hội, tôi có rất nhiều bạn. Làm việc với họ, tôi hiểu biết thêm nhiều.Và giờ đây, dù mang cái “mác” “sinh viên công nghệ” nhưng tôi cảm thấy mình “được” rất nhiều thứ. Tính cách, cách nhìn nhận vấn đề, giải quyết vấn đề của tôi đã khác. Khi làm việc trong một tập thể, bạn bắt buộc phải suy nghĩ cho nhiều người, nhiều khía cạnh. Có nhiều việc không phải chỉ là “đúng” hay “sai” mà là “phù hợp” hay “không phù hợp”. Bạn sẽ học được cách sống và trưởng thành hơn ở đây, trong một môi trường lành mạnh, những người anh, chị, người bạn luôn sẵn sàng giúp đỡ bạn. Bạn có thể theo học các lớp kĩ năng mềm, nhưng từ hiểu biết đến thực tế khác nhau rất xa nên bạn cần có môi trường để thử sức và rèn luyện.

Bốn năm qua, chỉ từ những chương trình lớn, nhỏ ở trường, ở lớp và CLB, tôi đã biết cách lập kế hoạch cho một chương trình, tìm kinh phí hoạt động, biết sử dụng nguồn nhân lực và chạy chương trình…

Trường còn tạo cho bạn điều kiện để tiếp cận với cái mới thông qua những buổi hội thảo dành cho

sinh viên nhiều ngành học khác nhau, tại sao bạn không dành một chút thời gian để chia sẻ vấn đề mà bạn hứng thú.

Tôi đã đặc biệt yêu thích việc được đi thực tập. Tôi yêu nghề, tâm huyết với lựa chọn công việc trong tương lai từ những ngày đi thực tập. Đến môi trường thực tế, bạn, tôi đều sẽ rất bỡ ngỡ, vì chúng ta còn rất non nớt, những anh chị đi trước cũng chỉ giới thiệu với chúng ta một vài cách thức thực hiện công việc mà thôi, quan trọng là bạn phải nhìn thấy, đặt câu hỏi, làm và tự rút ra bài học. Dù bạn trải qua điều gì, đang là ai và đang ở đâu thì vẫn hãy luôn biết học hỏi, cầu tiến. Điều đó sẽ giúp chúng ta đi qua khó khăn nhẹ nhàng hơn và đủ tự tin để “đứng dậy” theo đúng nghĩa của nó.

Hãy học bằng cách trải nghiệm, không ở đâu xa, chính tại Đại Học Hoa Sen. Chúc các bạn thành công.

10 BẢN TIN HOA SEN - THÁNG 04/2014

Page 11: Bản tin Hoa Sen số 9 - Học bằng Trải nghiệm

Lưu Thị Anh Loan - Ảnh do nhân vật cung cấp

Lợi ích của việcHỌC BẰNG TRẢI NGHIỆM

Học bằng trải nghiệm là một những phương pháp giảng dạy chủ động được áp dụng phổ biến ở các nước phát triển. Lý thuyết đầu tiên của phương pháp này được khởi xướng từ giữa thế kỷ 19. Và đây phương pháp được xem như là một nỗ lực lớn để thay đổi mô hình giáo dục truyền thống- giảng viên thao thao bất tuyệt với những khái niệm hay những lý thuyết khô khan- thành mô hình giáo dục hướng dẫn.

Học bằng trải nghiệm được chia thành 2 nhóm chính: trải nghiệm thực

tế và học ở trường lớp. Trải nghiệm thực tế thông qua các chương trình ngoại khoá, thực tập tại các doanh nghiệp, các cơ sở xã hội, hoặc cộng đồng. Học ở trường cũng có nhiều hình thức sinh động như: sắm vai, nêu điển hình, thuyết trình, và làm việc nhóm. Nếu nhà trường kết hợp chặt chẽ 2 loại hình này thì kiến thức và kỹ năng của sinh viên sẽ hoàn thiện hơn để có thể tự tin bước tiếp vào thị trường lao động đang có sự cạnh tranh khốc liệt.

Phương pháp này cũng bắt đầu được áp dụng ở một số trường đại học ở Việt Nam bởi vì học trải nghiệm không chỉ gắn kết sinh viên bằng những việc làm mô phỏng thực tế, có tính thực hành và vận dụng cao mà còn giúp sinh viên tự đúc kết thành những kinh nghiệm cho bản thân, làm sáng tỏ hơn cho các lý thuyết được học, đồng thời phát triển những kỹ năng cần thiết cũng như có thể tự đánh giá năng lực để tiếp tục học hỏi, rèn luyện. Với phương pháp học bằng trải nghiệm, sinh viên chú ý đến việc tự quản lý việc học của mình hơn là

Lưu Thị Anh Loan - Trung tâm DRD

1111THẾ NÀO LÀ “HỌC BẰNG TRẢI NGHIỆM”:

Page 12: Bản tin Hoa Sen số 9 - Học bằng Trải nghiệm

Trung tâm DRD - Ảnh do nhân vật cung cấp

chịu sự điều khiển, kiểm soát từ giảng viên; chính vì thế mà mối quan hệ của sinh viên và giảng viên cũng khác so với trước đây. Theo phương pháp này, giảng viên chỉ đóng vai trò hướng dẫn, .

Mặc dù vậy, vai trò của người hướng dẫn cũng rất quan trọng trong quá trình học bằng trải nghiệm. Nó đòi hỏi người giảng viên sử dụng vai trò trung tâm ít hơn trong lớp học; cụ thể là, nếu áp dụng tích cực phương pháp này thì sẽ không có sự áp đặt. Vì thế, giảng viên phải hiểu rõ những mối quan tâm và sự cam kết của sinh viên. Trong quá trình học từ thực tế, giảng viên luôn đồng hành và chia sẻ những suy nghĩ và cảm nhận để sinh viên được học từ kinh nghiệm của giảng viên. Ngoài ra, giảng viên cũng nên giới thiệu những mối quan hệ khác, ngoài trường lớp để giúp sinh viên dễ thành công hơn trong việc học và nghiên cứu của mình.

Chất lượng của việc học bằng trải nghiệm là do chính sinh viên quyết định; vì vậy, vai trò cũng như sự tự chịu trách nhiệm của sinh viên không kém phần quan trọng. Sinh viên được tham gia vào các vấn đề thực tế, xã hội, và con người. Sinh viên cũng có thể được trực tiếp giải quyết các tình huống hay các vấn đề đang được thách thức. Điều quan trọng là sinh viên sẽ tự đánh giá những bước tiến hay sự thay đổi của bản thân trong quá trình học từ thực tế.

12 BẢN TIN HOA SEN - THÁNG 04/2014

Page 13: Bản tin Hoa Sen số 9 - Học bằng Trải nghiệm

Để sinh viên có cơ hội học tập và trải nghiệm, một số trường đã bắt đầu kế hoạch kết hợp hoạt động trải nghiệm vào các môn học. Trước tiên, nhà trường nên nghiên cứu, phân tích để định hướng cho sinh viên, mỗi sinh viên có nhu cầu khác nhau, từ đó, chọn đối tượng phục vụ khác nhau. Vì vậy, giảng viên phải hiểu rõ mong muốn của sinh viên để đặt họ vào môi trường phù hợp. Kế tiếp, là chọn hoạt động với nội dung những công việc mà họ có thể chia sẻ. Như vậy, sẽ đáp ứng nhu cầu phát triển nhận thức và kỹ năng cho sinh viên. Cuối cùng là xác định các vấn đề tiềm năng khi tích hợp kinh nghiệm học tập cũng như phối hợp với các đối tác.

Hiện nay, Đại học Hoa Sen đã có sự phối kết hợp với Trung tâm Khuyết tật và Phát triển (DRD) trong các môn học liên quan đến phương pháp học tập phục vụ cộng đồng (chương trinh Service Learning).

Xin giới thiệu sơ lược về DRD, đây là tổ chức của người khuyết tật và là tổ chức đầu tiên tại Việt Nam áp dụng mô hình và cách tiếp cận đến các hoạt động công tác xã hội theo định hướng hoà nhập cho NKT. Thay vì tập trung vào các giới hạn chức năng của NKT, DRD áp dụng mô hình xã hội nhằm hỗ trợ người khuyết tật nhận thức rõ những rào cản ảnh hưởng đến quá trình hoà nhập của họ, bao gồm rào cản phi vật thể, thái độ tiêu cực, và các chính sách liên quan.

Về cách tiếp cận các dịch vụ xã hội, NKT là trung tâm trong quá trình giải quyết

vấn đề của chính họ. Dựa vào mô hình trên, DRD áp dụng phương pháp trao quyền cho NKT thay vì duy trì trạng thái vô dụng. Song song đó, DRD cũng áp dụng phương pháp xây dựng nội lực cộng đồng (ABCD). Phương pháp ABCD giúp NKT sử dụng những nguồn lực sẵn có trong cộng đồng để vận động chính sách và thay đổi nhận thức của cộng đồng về NKT.

Khi sinh viên đến thực tập tại DRD, các em sẽ có điều kiện áp dụng được những kiến thức học được trong lớp vào môi trường thực tế. Đồng thời, cũng sẽ vận dụng kiến thức đã học để đáp ứng nhu cầu phục vụ cho cộng đồng. Ngoài ra, sinh viên còn có cơ hội giao lưu và chia sẻ với những người có hoàn cảnh khó khăn và học thêm những kỹ năng để có thể hỗ trợ người khuyết tật hiệu quả.

Ưu điểm của chương trình học tập tại cộng đồng là giúp sinh viên làm phong phú kiến thức của mình từ lý thuyết đến thực tế và ngược lại. Nhờ vậy, người học có điều kiện bổ sung kiến thức học thuật, rèn luyện và phát triển các kỹ năng mềm như: tư duy phản biện, làm việc nhóm, giao tiếp, thuyết trình, có thêm kỹ năng sống, biết phát hiện và giải quyết vấn đề.

Tóm lại, phương pháp học bằng trải nghiệm được đánh giá cao vì có sự tham gia, tương tác, và áp dụng. Phương pháp này cho phép sinh viên hoà nhập vào môi trường thực tế để khám phá những điều xung quanh mình. Sinh viên dường như phải sử dụng toàn bộ giác quan để học và cảm nhận. Tuy nhiên, kinh nghiệm thực tế mà sinh viên tiếp nhận được còn tuỳ thuộc môi trường sống và văn hoá của từng sinh viên. Vì vậy, để việc học bằng trải nghiệm đạt kết quả cao, mục tiêu học tập cần được xác định và nhu cầu trải nghiệm cũng cần được theo dõi và đánh giá.

1313THẾ NÀO LÀ “HỌC BẰNG TRẢI NGHIỆM”:

Page 14: Bản tin Hoa Sen số 9 - Học bằng Trải nghiệm

Phạm Xuân Thành - Ảnh do nhân vật cung cấp

Ý NGHĨA CỦA hoạt động ngoại khóa TRONG giảng dạy môn

LUẬT KINH TẾ

Ý nghĩa của hoạt động ngoại khóaThông thường, trong môi trường giáo dục, “hoạt động ngoại khóa“ được hiểu là tất cả các hoạt động mang tính sư phạm, được thực hiện nhằm mục tiêu hỗ trợ cho các hoạt động chính khóa, để cho các hoạt động này đạt kết quả cao hơn, đầy đủ hơn, hợp với thực tế và được yêu thích hơn …

Việc chọn lựa địa bàn để thực hiện hoạt động ngoại khóa (HĐNK) rất linh hoạt. Có thể thực hiện ngay trong lớp học, hoặc bên ngoài lớp học như: công viên, câu lạc bộ, sân vận động, rạp chiếu phim, buổi sinh hoạt văn nghệ, thậm chí tại một quán kem, quán cà phê, quán bán thức ăn nhẹ v.v…Cũng có thể chọn một cánh đồng cỏ rợp bóng mát, hay trên bãi biển, trên một ngọn đồi…nơi mà sinh viên có thể vừa cắm trại vừa sinh hoạt ngoại khóa.

Phạm Xuân Thành

14 BẢN TIN HOA SEN - THÁNG 04/2014

Page 15: Bản tin Hoa Sen số 9 - Học bằng Trải nghiệm

Tùy theo đặc tính và mục tiêu của HĐNK mà ta chọn một địa điểm thích hợp. Chẳng hạn như nếu chơi game, nên chọn mặt bằng thoáng mát, rộng. Nếu tổ chức trò chơi “đố vui để học”, hoặc cho sinh viên xem các video clips minh họa cho bài học, có thể thực hiện ngay tại lớp. Cũng có thể tổ chức cho sinh viên tham quan doanh nghiệp. Đặc biệt, đối với sinh viên các ngành kinh tế và quản trị, các công ty hay doanh nghiệp, công trường, các cơ xưởng, nhà máy… được xem như là môi trường sinh hoạt ngoại khóa rất cần thiết trong quá trình rèn luyện kiến thức và kỹ năng cho các em.

Tại một vài trường đại học ở bang Texas (Mỹ), nhà trường tổ chức các hoạt động ngoại khóa cho sinh viên và buộc sinh viên, trước khi tốt nghiệp, phải làm một “công việc mang tính xã hội” (social work) cho trường. Chẳng hạn: phục vụ tại canteen của trường được trả thù lao ngang bằng với thù lao phục vụ canteen ở bên ngoài.

HĐNK là một sân chơi lành mạnh và bổ ích cho sinh viên, sau những giờ học tập căng thẳng và mệt mỏi. Đó là nơi “xả stress” cho sinh viên, tinh thần của các em sẽ thoải mái, hưng phấn, để sẵn sàng tiếp thu kiến thức mới hiệu quả hơn.

Nhờ có những buổi sinh hoạt ngoại khóa mà sinh viên học cùng lớp có dịp hiểu nhau hơn, đoàn kết và gắn bó với nhau hơn. Có thể nói, không cường điệu rằng: hoạt động ngoại khóa tạo ra tinh thần tập thể, sinh viên có nhiều khả năng trở thành một tập thể đoàn kết, gắn bó, cảm thấy gần giũ, thân thiện với nhau và kính mến thầy cô hơn.

HĐNK còn có một hiệu ứng tích cực khác là lôi cuốn các em vào những hoạt động tập thể lành mạnh, bổ ích.

1515THẾ NÀO LÀ “HỌC BẰNG TRẢI NGHIỆM”:

Page 16: Bản tin Hoa Sen số 9 - Học bằng Trải nghiệm

Việc triển khai các hoạt động ngoại khóa trong giảng dạy môn Luật Kinh tếHình thức HĐNK thích hợp nhất cho việc giảng dạy luật kinh tế là tham quan các doanh nghiệp,

hướng đến nhiều mục đích khác nhau:

Giúp các em có dịp so sánh các văn bản pháp luật, văn bản dưới luật, nghị định, thông tư… đã học trong lớp với thực tiễn áp dụng các văn bản đó tại các công ty/doanh nghiệp.

Đối chiếu việc thiết lập, điều hành các chế định pháp luật của các công ty, doanh nghiệp với lý thuyết đã học.

Trong lãnh vực tư pháp, nếu được tham dự một phiên tòa xét xử một doanh nghiệp vi phạm luật kinh tế, sinh viên sẽ chứng kiến được cách tiếp cận và xử lý của các thẩm phán có trách nhiệm trông coi việc áp dụng pháp luật kinh tế của các doanh nghiệp.

Hiểu được phương cách chấp hành các chế tài vi phạm luật kinh tế mà doanh nghiệp đã vi phạm.

Sinh viên cũng được chứng kiến tận mắt hoạt động hòa giải của trọng tài kinh tế, việc ký kết các hợp đồng kinh tế song phương và đa phương với đối tác trong và ngoài nước của các doanh nghiệp.

Đồng thời, sinh viên cũng có cơ hội thấy tận mắt, nghe tận tai những lời thuyết minh hay giải thích của các cấp lãnh đạo doanh nghiệp về cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp, nhiệm vụ và chức năng của các phòng ban chức năng .

Sinh viên có thể có cơ hội tham dự phiên họp của đại Hội đồng cổ đông của cộng ty cổ phần. Từ đó, sẽ hiểu được thủ tục bàn thảo và quyết định của các thành viên trong Hội đồng Quản trị về việc: phát hành cổ phiếu, ấn định mệnh giá cho cổ phiếu, thủ tục chi trả cổ tức…

Tại một công ty trách nhiệm hữu hạn, sinh viên sẽ học hỏi được cách điều hành của một công ty đối nhân, đồng thời sẽ hiểu rõ thêm về chế độ trách nhiệm hữu hạn, về tư cách pháp nhân của công ty.

Tại công ty 100% vốn nước ngoài, sinh viên sẽ có dịp tiếp cận với các doanh nhân nước ngoài, học hỏi thêm về kinh nghiệm trong kinh doanh cùng với phong thái lãnh đạo của họ v.v. …

Nhìn chung, việc hướng dẫn sinh viên tham quan thực tế, tổ chức các HĐNK sẽ tạo được hứng thú cho sinh viên khi phải làm quen với những lý thuyết khô khan của môn Luật kinh tế. Việc chuẩn bị những hoạt động này đòi hỏi thầy cô phải có những nỗ lực nhất định nhưng bù lại, thầy cô cũng sẽ tạo được niềm hứng khởi cho chính mình và chắc chắn, một không khí học tập sôi nổi sẽ diễn ra sau khi sinh viên được tiếp cận với những thực tế chưa được thể hiện đầy đủ trong các qui định, điều lệ.

16 BẢN TIN HOA SEN - THÁNG 04/2014

Page 17: Bản tin Hoa Sen số 9 - Học bằng Trải nghiệm

Chương trình“Service Learning”

Service Learning (hay còn gọi là Học tập phục vụ cộng đồng) một mô hình giáo dục đang được nhiều nơi trên thế giới áp dụng (từ mẫu giáo đến đại học). Thông qua phương pháp học tập phục vụ cộng đồng “làm để học”, nhiều bạn trẻ (từ khi là học sinh mẫu giáo đến khi trở thành sinh viên) không chỉ sử dụng được những gì được học trong nhà trường để giải quyết những vấn đề thực tế từ cuộc sống mà còn có thể trở thành những công dân tích cực, đóng góp cho cộng đồng, xã hội, thông qua các hoạt động mang tính phục vụ.

Service Learning là gì?“Service Learning - Học tập phục vụ cộng đồng là một phương pháp giảng dạy và học tập có sự kết hợp với các hoạt động phục vụ cộng đồng, thông qua sự hướng dẫn của người dạy và sự tự phản ánh (reflection) của người học để từ đó, làm giàu thêm những trải nghiệm học tập, giúp xây dựng trách nhiệm công dân và làm vững mạnh cộng đồng”. (Trích: vietnamservicelearning).

Theo định nghĩa của Bộ giáo dục Florida (Florida Department of Education), “Service Learning là một phương pháp giảng dạy mà ở đó, kiến thức học trên lớp được làm giàu thêm và được ứng dụng thông qua việc hoạt động cung cấp dịch vụ cho người khác”.

Hiểu một cách đơn giản, Service Learning là một phương pháp dạy và học kết hợp việc giảng dạy với các hoạt động cộng đồng. Nói cách khác, đây là phương pháp ứng dụng trực tiếp những kiến thức đã được dạy và học vào thực tiễn, trong những hoàn cảnh xã hội thích hợp, thông qua việc thực hiện các hoạt động phục vụ cộng đồng có ý nghĩa.

Hữu Thức

1717NHỮNG HÌNH THỨC HỌC “NGOÀI GIẢNG ĐƯỜNG”

Page 18: Bản tin Hoa Sen số 9 - Học bằng Trải nghiệm

Những hoạt động cụ thể của Service LearningKhác với những hoạt động thiện nguyện, không đòi hỏi bạn phải làm gì để đóng góp cho cộng đồng, không yêu cầu những điều lớn lao, vì đơn giản đây là phương pháp học thông qua phục vụ cộng đồng dành cho học sinh, thanh thiếu niên và sinh viên. Cơ bản, Service Learning đòi hỏi sự tham gia của tình nguyện viên xuyên suốt quá trình thực hiện công việc cộng đồng, từ khi chuẩn bị dự án đến kết thúc dự án, sau đó, tự nhìn nhận, đánh giá về việc sử dụng những kiến thức học được trong quá trình phục vụ cộng đồng.

Xin được minh họa bằng một ví dụ:

Khi các bạn học sinh, sinh viên thu nhặt rác ở những bờ kênh, sông, biển nghĩa là các bạn đang cung cấp một dịch vụ có giá trị cho cộng đồng. Tuy nhiên, việc làm của các bạn chưa dừng lại ở đó. Vì, sau khi thu nhặt rác, các bạn sẽ còn tiếp tục phân tích, nghiên cứu để xác định các nguồn ô nhiễm xung quanh khu vực đó rồi chia sẻ với cư dân. Hoạt động này được xem là Service Learning –Học tập từ hoạt động phục vụ cộng đồng.

Một ví dụ khác, đề án “Thiết kế, giảng dạy và đánh giá khóa học tiếng Anh cơ bản” của nhóm giảng viên và sinh viên Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa học Đại học Hoa Sen với trẻ em mồ côi tại Tịnh thất Linh Sơn Q.12 chính là một trong những hoạt động của Service Learning. Các bạn sinh viên ngành Ngôn ngữ Anh không chỉ tham gia giúp đỡ, chăm sóc các em nhỏ mồ côi tại Tịnh thất mà còn xây dựng và áp dụng một đề án giảng dạy tiếng Anh cho trẻ em.

Hiệu quả từ mô hình Service Learning Có thể nói, Service Learning là một phương pháp hiệu quả để phát triển kỹ năng và có được những bài học trải nghiệm khó có thể tìm thấy trong việc giảng dạy trên lớp. Tham gia chương trình này, các bạn trẻ sẽ được rèn luyện các kỹ năng: quản lý, giao tiếp hiệu quả, làm việc nhóm, v.v...

Đây cũng là phương pháp học giúp học sinh, sinh viên có được những bài học từ cuộc sống bổ ích, như bài học về ý nghĩa của việc “cho” và “nhận”, ý thức trách nhiệm đối với cộng đồng…

Tóm lại, với mô hình Service Learning, các bạn trẻ sẽ khám phá được nhiều điều thú vị từ đam mê, nhiệt huyết của các bạn. Đến với Service Learning, không phải chỉ để học và thi, rồi quên tất cả, mà các bạn phải thực hiện dự án bằng kiến thức, kỹ năng của mình để tích lũy kinh nghiệm và, những thứ quý giá ấy, sẽ mãi mãi sống cùng với bạn.

18 BẢN TIN HOA SEN - THÁNG 04/2014

Page 19: Bản tin Hoa Sen số 9 - Học bằng Trải nghiệm

SERVICE LEARNING TẠI ĐẠI HỌC HOA SEN

Tại Đại học Hoa Sen chương trình Service learning đang dần được hình thành và triển khai trong chương trình giảng dạy tại một số Khoa trong những học kỳ gần đây. Đặc biệt, một số dự án có sự tham gia của sinh viên các nước khác như: Singapore, Hongkong. Trong học kỳ bắt đầu vào tháng 3 năm 2014, một môn học lý thuyết hướng đến trang bị cho sinh viên các kiến thức và kỹ năng cần cho các dự án service learning bắt đầu được giảng dạy. Dự kiến, một môn học theo hướng thực hành tiếp theo phần lý thuyết này sẽ được giới thiệu vào mùa hè năm 2014. Phần thực hành cho phép sinh viên từ nhiều chuyên ngành khác nhau làm việc với giảng viên, đại diện tổ chức phi lợi nhuận (NGO) và thành viên cộng đồng gặp khó khăn để hỗ trợ giải quyết.

Có nhiều định nghĩa “service learning”: 1979, theo Robert Sigmon: đây là một loại hình giáo dục trải nghiệm (experiential learning), dựa trên học tập qua lại (reciprocal learning). Sigmon thì cho rằng hình thức học tập này bắt nguồn từ các hoạt động thực hành, trong quá trình thực hành, cả 2 bên “cho” và “nhận” đều được “học” từ trải nghiệm ấy, vì thế, service-learning chỉ xảy ra khi cả hai bên đều hưởng lợi ích từ hoạt động ấy.

Ngày nay, khái niệm “service learning” đang được sử dụng để định nghĩa

một loạt các phương pháp giáo dục trải nghiệm thông qua các hoạt động đa dạng: hoạt động tình nguyện, dự án phục vụ cộng đồng (community service), các chuyến đi thực tế (field study) và thực tập. Ở Việt Nam, một số hoạt động được Đoàn thanh niên và Hội sinh tổ chức có thể được xem là service learning.

Chương trình này đặc biệt hơn các loại hình học tập trải nghiệm khác vì việc đem lại lợi ích như nhau giữa người cung cấp và người nhận dịch vụ. Để thực hiện điều này, các chương trình service-learning mang tính học thuật, được thiết kế để cung cấp dịch vụ cho cộng đồng, nâng cao chất lượng học tập của sinh viên và đồng thời, kiến thức của sinh viên cũng góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ. Điều này khác với các hoạt động thiện nguyện, vì việc học tập của sinh viên được xem trọng. Cũng không giống với chuyến tham quan thực tế, vì không chỉ dừng lại ở việc bổ sung kiến thức, service-learning kết hợp việc thực hành vào khóa học.

Ví dụ, một sinh viên y học dự bị sau khi học một khóa Sinh lí học Lão hóa có thể áp dụng những lí thuyết và kĩ năng học được để hỗ trợ việc đi lại cho người cao. Ngoài ra, khóa học cũng cho sinh viên thấy được sự khác biệt trong quá trình lão hóa giữa nam và nữ, việc lão hóa ảnh hưởng như thế nào cũng như người cao tuổi có thể học cách giải quyết những khó khăn trong việc đi lại. Mục đích của chương trình là nâng cao kiến thức của sinh viên, đồng thời, cung cấp một loại hình dịch vụ cần thiết.

Sự cân bằng lợi ích giữa người “cho” và người “nhận” là điểm nổi bật của service learning, tạo nên sự khác biệt với các chương trình giáo dục trải nghiệm khác.

TS. Nguyễn Lưu Bảo Đoan- Nguyễn Trung Huy

1919NHỮNG HÌNH THỨC HỌC “NGOÀI GIẢNG ĐƯỜNG”

Page 20: Bản tin Hoa Sen số 9 - Học bằng Trải nghiệm

TRUNG TÂM GIÁO DỤCTRẺ KHUYẾT TẬTTHUẬN AN

Nhân sự:Hiện nay, Trung tâm có 66 cán bộ - viên chức - người lao động; trong đó có 01 Giám đốc, 01 Phó Giám đốc phụ trách chuyên môn, 25 nhân viên, 39 giáo viên.

Nhiệm vụ:Tư vấn gia đình, giáo dục và nuôi dưỡng nội trú khoảng 350 người khiếm thính gồm những bé được can thiệp sớm từ 0 đến 5 tuổi, mỗi tuần đến Trung tâm 1-2 lần hoặc 1 – 2 buổi, những học sinh tiểu học, trung học cơ sở và cả những trại viên mồ côi hoặc có hoàn cảnh khó khăn, có người tuổi đời đã trên 70.

Tập huấn chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên dạy trẻ khiếm thính.

Trung tâm Giáo dục Trẻ khuyết tật Thuận An, tiền thân là Viện Câm điếc Lái Thiêu, do linh mục Azemar ( người Pháp ) thành lập năm 1886 tại giáo xứ Lái Thiêu, thuộc tỉnh Bình Dương. Sau nhiều lần thay đổi cơ quan chủ quản, đến năm 1999, Trung tâm Giáo dục Trẻ khuyết tật Thuận An trực thuộc Trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh, tọa lạc tại: B 43 khu phố Bình Đức II, phường Lái Thiêu, thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương

Sứ mệnh: Huấn luyện – giáo dục người khiếm , hướng tới việc hoà nhập với cộng đồng về giáo dục và tạo cơ hội việc làm.

Cơ sở vật chất: Trung tâm có 05 khu vực:

Khu A: các phòng học cấp Trung học cơ sở, các phòng ban Hành chính và Trại Nam;

Khu B: các phòng học Tiểu học và Trại Nữ; Khu C: các phòng học Dự bị và Tiểu học; Khu D: Ký túc xá dành cho giáo viên từ các tỉnh

thành khác đến lưu trú để theo học các đợt bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ;

Khu E: các phòng học Mẫu giáo và Can thiệp sớm.

Nguyễn Thanh Thu Thủy (Giám đốc)

20 BẢN TIN HOA SEN - THÁNG 04/2014

Page 21: Bản tin Hoa Sen số 9 - Học bằng Trải nghiệm

Trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật Thuận An - Ảnh từ internet

Các hoạt động:Từ khi thành lập, mục tiêu chủ yếu của Trung tâm là nuôi dạy trẻ khiếm thính bậc tiểu học. Từ năm 2005, Trung tâm từng bước mở thêm khối trung học cơ sở. Đến nay đã có nhiều đợt học sinh được công nhận hoàn thành chương trình trung học cơ sở. Từ năm 2006, Trung tâm tập trung phát triển chương trình can thiệp sớm mạnh mẽ hơn.

Ngoài giờ học trên lớp, Trung tâm có tổ chức các buổi sinh hoạt ngoại khóa với sự hỗ trợ của một số nhà giáo dục giới trẻ đến từ quận 12 TP. HCM.

Trung tâm còn hỗ trợ cho công tác điều tra những vụ án có liên quan đến người khiếm thính của Tòa án các huyện – thị thuộc tỉnh Bình Dương và tỉnh Bình Phước.

Trung tâm thường xuyên nhận được những sự giúp đỡ về công tác quản lý, về trang thiết bị, về tài chính của các Phòng Ban – các Khoa thuộc Trường Đại học Sư phạm TP. HCM, của các ban ngành đoàn thể ở địa phương, các cá nhân và tập thể là những nhà hảo tâm trong và ngoài nước và gần đây là sự hỗ trợ của Trường Đại học Hoa Sen về công tác biên phiên dịch để thực hiện Chương trình Giáo dục Người khiếm thính Việt Nam.

Trong quan hệ hợp tác quốc tế, Trung tâm cũng nhận được sự hỗ trợ của chính phủ các nước bạn như: Nhật Bản, Úc, các tổ chức phi chính phủ như: Saigon Children’s Charity,Global Foundation For Children with Hearing Loss.

Trung tâm Giáo dục Trẻ khuyết tật Thuận An đang phấn đấu để huấn luyện – giáo dục những học sinh khiếm thính có những kiến thức và kỹ năng nhất định có thể hoà nhập với trẻ nghe – nói bình thường ở các trường học theo hệ thống giáo dục quốc dân ở địa phương hoặc có thể hội nhập bình đẳng với xã hội về cơ hội việc làm.

2121NHỮNG HÌNH THỨC HỌC “NGOÀI GIẢNG ĐƯỜNG”

Page 22: Bản tin Hoa Sen số 9 - Học bằng Trải nghiệm

DỰ ÁN BIÊN PHIÊN DỊCH TẠI TRUNG TÂM THUẬN AN

Với sinh viên, có lẽ không còn gì hào hứng bằng khi ngoài giờ học, được tham gia và tự mình trải nghiệm cùng những hoạt động thực tế với cộng đồng. Khác với việc làm thêm, thực tập hay hoạt động thiện nguyện, dự án của chương trình “Học tập phục vụ cộng đồng” tại đại học Hoa Sen giúp sinh viên có cơ hội trải nghiệm trong sự tương tác với nhà trường và đối tác xã hội chặt chẽ hơn. Tham gia để sinh viên có thể đóng góp chút công sức của mình cho xã hội, để thấy được trách nhiệm của bản thân, để sống tử tế và trưởng thành hơn. Đó cũng chính là mục tiêu chính của chương trình học tập phục vụ cộng đồng: phục vụ xã hội để học và học để phục vụ xã hội (serve to learn and learn to serve).

Được sự hỗ trợ của Quỹ trẻ em khiếm thính toàn cầu thông qua Chương trình Câm điếc Việt Nam, năm 2012, Đại học Hoa Sen và Trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật tại Thuận An tỉnh Bình Dương cùng kí kết hợp tác để cung cấp các phương pháp học tập hiệu quả nhất, tạo niềm đam mê cho sinh viên trong công tác xã hội phục vụ cộng đồng.

Dự án Biên phiên dịch tại Trung tâm là một trong những dự án đầu tiên tạo điều kiện để sinh viên Hoa Sen tiếp cận với một phương pháp học tập mới mẻ. Trong đó, sinh viên sẽ tham gia 2 công

việc chính: phiên dịch trực tiếp tại lớp khi các chuyên gia nước ngoài hướng dẫn giáo viên, phụ huynh, học sinh; biên dịch tài liệu từ tiếng Anh sang tiếng Việt và ngược lại. Chương trình được thực hiện theo các dự án khác nhau của trung tâm, mỗi dự án thường kéo dài từ 1đến 4 tuần.

Mặc dù việc di chuyển từ thành phố Hồ Chí Minh đến Thuận An không dễ dàng, nhưng khi chương trình được

Kế Tường

22 BẢN TIN HOA SEN - THÁNG 04/2014

Page 23: Bản tin Hoa Sen số 9 - Học bằng Trải nghiệm

Nhóm dự án biên phiên dịch trung tâm Thuận An - Ảnh do tác giả cung cấp

P.Hỗ Trợ Sinh Viên thông báo lần đầu tiên vào tháng 5/2012 thì đã có hơn 10 sinh viên hăng hái đăng kí tham gia. Còn nhớ, trong một lần trên đường từ TP.HCM đến trung tâm bằng xe máy, bạn Nguyễn Phạm Thanh Hằng, (một trong 9 bạn đầu tiên được chọn), bị té xe phải khâu đến 8 mũi trên mặt. Thế nhưng, với quyết tâm của mình, Hằng vẫn tiếp tục tham gia cho đến khi hoàn tất dự án. Cô Thủy, Giám đốc trung tâm cho biết, Hằng là một trong những tình nguyện viên xuất sắc và nhiệt tình nhất, vừa có trách nhiệm với việc đã nhận, vừa là một nữ sinh viên trẻ, đam mê cống hiến.

Không chỉ có Hằng mà Quách Thị Mai Thy, lớp TA111, cũng là thành viên của nhóm đã chân thành chia sẻ: “Trong một tháng làm việc với lòng yêu thương và sự đam mê, tôi đã muốn bật khóc khi chứng kiến những nỗ lực phi thường của cô Paige, cô Thủy, những chuyên gia cũng tất cả những thành viên khác đã nỗ lực giúp đỡ những trẻ em khiếm thính.” Sau này, Mai Thy tiếp tục xung phong tham gia dự án, Thy cũng nhiệt tình hướng dẫn và giúp đỡ cho những thành viên đến sau.

Nguyễn Minh Phượng, SV lớp TM1111, thì cho rằng, sau một tháng tại Trung tâm, những điều bạn học được còn nhiều hơn những gì bạn có thể cống hiến. Càng biết thêm về thính học và phương pháp giáo dục dành cho người khiếm thính, Phượng càng kính trọng những bác sĩ, giáo viên và các sơ (ở nhà

2323NHỮNG HÌNH THỨC HỌC “NGOÀI GIẢNG ĐƯỜNG”

Page 24: Bản tin Hoa Sen số 9 - Học bằng Trải nghiệm

thờ) đã không ngừng cống hiến để giúp những trẻ em khiếm thính chống chọi với khuyết tật của mình. Với Phượng, dự án này đã giúp bạn vận dụng những kiến thức từ nhà trường vào thực tế, và đó sẽ là một động lực lớn để bạn nỗ lực hơn nữa trong học tập. Tháng 1/2014 vừa qua, Phượng đã xuất sắc đạt được suất học bổng toàn phần cho một học kì trao đổi sinh viên tại Đại học Chiang Mai, Thái Lan.

Đồng chia sẻ, Lâm Thị Ánh Hồng, SV lớp TA091, cho rằng, dự án Biên phiên dịch tại Thuận An, một phần của chương trình Service Learning tại ĐH Hoa Sen, đã mang đến cho sinh viên không chỉ là điểm thực tập nhận được, mà còn là những kĩ năng mềm cần thiết cho công việc trong tương lai. Theo Hồng, trải nghiệm mà sinh viên có được khi còn đang học tại trường sẽ giúp các bạn học được cách làm việc nhóm, cải thiện khả năng sử dụng tiếng Anh, tạo dựng mối quan hệ để tự tin hơn và nhất là có thêm được niềm vui khi đóng góp cho xã hội. Năm nay, Ánh Hồng đang tham gia kì thực tập tốt nghiệp tại công ty Bosh Việt Nam.

Có lẽ Chương trình thực tập: Biên phiên dịch tại Thuận An Bình Dương là chương trình mang lại nhiều cảm xúc nhất cho cả sinh viên lẫn người hướng dẫn. Không như những chương trình thiện nguyện thông thường, sinh viên tham gia đã được giảng viên và người phụ trách hướng dẫn trong suốt quá trình làm việc. Khi kết thúc, sinh viên phải báo cáo trước hội đồng để được đánh giá và công nhận tín chỉ. Trong một lần họp kết thúc dự án, khi được hỏi, 100% sinh viên cho rằng chương trình thực sự ý nghĩa và các bạn sẵn sàng tham gia lần nữa. Trong tổng số 15 sinh viên tham gia dự án từ đầu cho đến nay, có gần 10 sinh viên đã tiếp tục tham gia lần 2, lần 3.

Có lẽ không ít người đã từng tự hỏi: thế nào là hạnh phúc, và sống như thế nào để được hạnh phúc? Chắc chắn sẽ có nhiều câu trả lời khác nhau. Tuy nhiên, theo tôi, khi làm cho người khác hạnh phúc và mỉm cười, đó chính là lúc mà bạn sẽ hân hoan nhất, thoải mái nhất.

Cũng theo thông tin từ trung tâm Thuận An, với sự hợp tác của tổ chức quốc tế Quỹ trẻ em khiếm thính toàn cầu và Chương trình Câm điếc Việt Nam, dự án sẽ kết thúc vào năm 2014. Mong rằng sinh viên Hoa Sen sẽ tiếp tục một lần nữa với trải nghiệm tuyệt vời và ý nghĩa này.

24 BẢN TIN HOA SEN - THÁNG 04/2014

Page 25: Bản tin Hoa Sen số 9 - Học bằng Trải nghiệm

Kim Ngân MK111 - Ảnh do nhân vật cung cấp

NHỮNG BÀI HỌC KHÔNG ĐẾN TỪ GIẢNG ĐƯỜNG

Tôi, một sinh viên năm ba tại trường Đại Học Hoa Sen, nơi được nhiều người đánh giá là đào tạo những sinh viên có năng lực, năng động sáng tạo. Như các bạn cùng trang lứa khác, khi mới bước vào môi trường Đại học, tôi bỡ ngỡ, chưa định hướng được mình phải làm gì sau khi ra trường. Thậm chí, tôi đã không xác định được ngành học của mình khi đăng kí thi, mà phải nhờ đến sự lựa chọn của ba mẹ. Đến khi học hết năm nhất ngành Tài chính ngân hàng, tôi mới chợt nhận ra rằng nó không hề phù hợp với mình, và tôi quyết định chuyển sang ngành Marketing.

Ở đây, tôi tìm thấy được con người thật của mình, những kỹ năng có sẵn của tôi đã hỗ trợ rất nhiều khi tôi học Marketing. Và tôi đã được rèn luyện nhiều hơn qua những lớp chuyên ngành của trường. Tuy nhiên, để có những kinh nghiệm làm việc như bây giờ tôi đã phải có những trải nghiệm từ những công việc bên ngoài. Điều ấy, không phải quá khó nhưng cũng không là dễ. Khi va chạm với thực tế, tôi mới nhận ra: không phải chỉ có thầy cô và trường học cho ta những bài học bổ ích, mà chính những trải nghiệm thực tế mới mang lại nhiều bài học quí báu cho hành trang vào đời.

Kim Ngân MK111

2525NHỮNG HÌNH THỨC HỌC “NGOÀI GIẢNG ĐƯỜNG”

Page 26: Bản tin Hoa Sen số 9 - Học bằng Trải nghiệm

Công việc đầu tiên đến với tôi tình cờ, qua sự giới thiệu của một người bạn. Tôi có dịp làm quen với một công ty dịch vụ giải trí nước ngoài. Điều này thật sự hấp dẫn tôi, vì tôi muốn được tiếp cận với môi trường quốc tế và muốn trau dồi ngoại ngữ. Thật bất ngờ, sau khi phỏng vấn, tôi chỉ được giao việc phát name card của công ty cho các tài xế taxi để giới thiệu vì công ty mới thành lập. Tôi nghĩ rằng mình đã không được đánh giá cao khi phải làm công việc này. Đề xuất của tôi trong CV là vị trí Hotline và Sales. Nhưng, sau vài phút suy nghĩ, tôi đã quyết định chấp nhận với thái độ “bằng mặt không bằng lòng”. Vì là sinh viên như tôi, công việc partime có mức lương 2.500.000vnđ không dễ tìm. Những ngày đầu, tôi chưa quen , còn ngại ngùng và không tự tin khi phải lang thang ngoài đường 4 tiếng, phải gõ cửa từng chiếc taxi để phát name card. May mắn lắm thì được tài xế nhận và xin được số liên lạc để làm báo cáo cho công ty, ngược lại, thì chỉ nhận được những lời khó nghe. Là con gái, lại được gia đình chăm lo từ nhỏ, tôi không nghĩ có lúc, tôi lại phải làm việc này. Đơn giản, tôi nghĩ, sau khi tốt nghiệp đại học, sẽ có được một công việc tốt tại văn phòng. Điều mà tôi đang trải nghiệm, hoàn toàn khác xa với mong đợi. Mặc dù vậy, tôi vẫn cố gắng thực hiện tốt công việc mình được giao, và tuân thủ các qui định của công ty. Tôi đã học được cách giao tiếp tốt với mọi người và rèn cho mình tính kiên nhẫn.

Vào một ngày , đến công ty nhận lịch làm việc mới, tôi đã gặp và nói chuyện với một người Pháp, trao đổi nhiều với ông về những mong đợi của mình khi làm việc ở đây và những việc mà tôi có thể thực hiện được. Thật bất ngờ, đó chính là Giám đốc của công ty. Tự hỏi: “Không biết may hay là xui?”, vì tôi trình bày những hoài bão của mình trong khi tôi chỉ là một cô sinh viên năm ba. Nhưng đúng là may mắn, 3 ngày sau, tôi nhận được thông báo tuyển dụng cho vị trí Sales. Đây là niềm vui lớn của tôi trong 3 năm học đại học.

Công việc này , tuy không phải là quá đặc biệt, nhưng với tôi, nó rất quan trọng vì đó là một thành công trong quá trình nỗ lực tìm việc khi tôi còn là sinh viên. Tôi đã vận dụng một số kiến thức học ở trường như: nghiên cứu về các dịch vụ, và marketing online để hoàn thành tốt nhiệm vụ. Hơn cả mong đợi, tôi được tăng lương trong tháng tiếp theo . Quả thật, những nỗ lực của tôi đã được đền bù xứng đáng. Tôi hiểu rằng: các công việc , từ nhỏ đến lớn, đều có tầm quan trọng và công việc nào cũng mang đến cho ta kinh nghiệm. Đấy là bài học đầu tiên của tôi ở trường đời, không nên nghĩ mình hễ mình học cao thì không chấp nhận làm những việc tầm thường, vì không phải ai cũng có thể chỉ một bước mà đến mây! Tất cả đều phải trải qua sự rèn luyện và nỗ lực của bản thân. Điều quan trọng nhất là hãy tự tin vào chính mình, vào những gì mình có thể làm được, tập lắng nghe và tập tính kiên nhẫn. Muốn thành công thì đừng quên những điều này.

26 BẢN TIN HOA SEN - THÁNG 04/2014

Page 27: Bản tin Hoa Sen số 9 - Học bằng Trải nghiệm

Công ty mà tôi đã làm việc bảo trì trong vòng 3 tháng, nên tôi đã tạm ngừng làm việc để tập trung cho việc học. Thời điểm đó, số môn học còn lại tôi không nhiều, thời gian đến trường cũng ít, và tôi vẫn còn rảnh rỗi. Vì thế, tôi quyết định thử sức mình ở một công việc mới. Tôi tình cờ lên mạng, và được một người quen giới thiệu vị trí trợ lí của Event manager cho một công ty tổ chức sự kiện. Đây là công việc mà tôi đã yêu thích từ lâu, với có ước mơ trở thành một nhà tổ chức sự kiện. Dĩ nhiên với một nhân viên mới như tôi thì đây là một công việc không đơn giản vì phải thiết lập nhiều mối quan hệ. Để trở thành một thành viên của công ty, tôi phải trải qua một thử thách về lòng trung thực. Người quản lý của tôi đã đưa ra một đơn đặt hàng để giải quyết, sau đó, sẽ nhận tiền hoa hồng là 1.000.000 đ. Lại có một người quản lý khác, đưa cho tôi một đơn đặt hàng giống như đơn đặt hàng trước nhưng lại trả hoa hồng gấp đôi là 2.000.000 đ.Tôi đã rất phân vân, vì mức chênh lệch cao cho cùng một công việc, tôi mơ hồ cảm thấy việc sẽ không đơn giản nếu tôi chọn giải quyết đơn đặt hàng có hoa hồng 2.000.000đ . Cuối cùng, tôi chọn giải quyết công việc mà sếp đã đưa ra. Quả đúng như suy nghĩ của tôi , đây là một “chiêu” thử lòng trung thành của nhân viên mà các sếp hay thỏa thuận với nhau để tìm ra được ứng viên xứng đáng. Cách hành xử của tôi đã tạo được niềm tin cho sếp. Đây là bài học thứ hai của tôi: khi làm việc, phải biết giữ đạo đức nghề nghiệp, lấy lòng trung thành làm công cụ thì mới mong nhận được sự tin cậy của mọi người.

Những điều tôi chia sẻ chính là những bài học đắt giá mà tôi đã có được qua những công việc thực tế. Tôi đã vô cùng ngạc nhiên với những kinh nghiệm mà tôi đã có được chỉ trong thời gian 4 tháng khi đi làm, những điều không có trong sách vở mà tôi đã may mắn học được từ những việc làm tưởng chừng rất nhỏ của đời thường. Đôi khi, những điều ta học được từ trường đời lại hoàn toàn khác với sách vở. Tôi không phủ nhận những bài học ở trường là quí báu. Chúng tôi đã được thầy cô cung cấp nhiều lý thuyết bổ ich, được rèn luyện một số kỹ năng. Tuy nhiên, nếu trường mong muốn sinh viên Hoa Sen sau khi ra trường sẽ là những công dân có ích cho xã hội, những nhân viên, nhà quản lí, lãnh đạo tài ba thì nhà trường phải tạo điều kiện cho mọi sinh viên được tiếp xúc thường xuyên hơn nữa với môi trường thực tế.

Mong các bạn sinh viên sẽ có thật nhiều trải nghiệm lý thú hơn tôi để chuẩn bị kỹ càng cho hành trình vào đời, những chặng đường dài nhiều gian lao, thử thách.

2727NHỮNG HÌNH THỨC HỌC “NGOÀI GIẢNG ĐƯỜNG”

Page 28: Bản tin Hoa Sen số 9 - Học bằng Trải nghiệm

HỌC TỪ NHỮNGTRẢI NGHIỆM

“Con làm gì mà suốt ngày ở ngoài đường thế? Mẹ thấy con nên bớt tham gia mấy cái câu lạc bộ này nọ, dành thời gian cho việc học đi!” Đó là câu nói tôi vẫn thường nghe mẹ nhắc nhở. Mà cũng không riêng gì tôi, các bạn tôi hầu hết, đều than thở như vậy. Số còn lại hoặc là những con mọt sách chính hiệu, hoặc những bạn vốn dĩ thích la cà và việc “cắm mặt vào sách” của các bạn ấy đã bị phụ huynh “o ép” riết rồi thành quen.

Không biết các bạn có nghĩ như tôi: học không chỉ đơn giản là ghi chép hay tiếp thu kiến thức sách vở mà người xưa truyền dạy mỗi ngày trên bục giảng hoặc thông qua những quyển tài liệu dày cộm đầy những thuật ngữ chuyên ngành khô khan. Học là phải vừa làm, vừa chơi, mở mang đầu óc bằng cả những thứ chẳng thể nào viết thành sách được.

Tôi không phủ nhận đã có hàng tá cuốn sách viết về vốn sống, về kinh nghiệm thực tiễn, nó là những đúc kết đáng giá của những người đi trước. Bạn rất nên đọc nó để mở rộng thêm sự hiểu biết cho bản thân, cũng như rút được vô số bài học mà không cần phải trải qua cả một quá trình dài gian khổ như họ đã từng.

Tuy nhiên, bạn không thể chỉ ngồi ở nhà và đọc sách rồi vỗ ngực tự xưng là bạn đã đi hết thế giới này và có khả năng ứng phó với tất cả các tình huống xảy ra trong công việc hay trong cuộc sống. Mỗi người có một cách sống, đi đến mục tiêu của

mình bằng những bước đi và cuộc đời riêng, bạn có chắc những gì bạn đọc được sẽ xảy ra với bạn không? Cuộc sống là của bạn, vì thế, phải tự đi mà cảm nhận, không ai biết được điều gì sẽ xảy đến để mà dạy bạn trước cách đối phó.

Tôi hiểu rõ điều này bởi tôi đã từng tin tất cả những gì mình cần đều có trong sách vở và những bài giảng trên lớp. Cho đến một ngày, khi tôi bước vào đại học Hoa Sen “của tôi”, tôi mới vỡ lẽ ra rất nhiều điều. Môi trường năng động, sáng tạo, đòi hỏi sinh viên không ngừng tìm tòi, học hỏi ở đây đã giúp tôi trưởng thành rất nhiều. Tôi hiểu được rằng, để học tập và tiếp thu kiến thức, ngoài ghi chép và học thuộc lòng, còn có tham gia trò chơi. Tôi không đùa! Đừng nghĩ các câu lạc bộ, đội nhóm được lập ra chỉ vì phong trào và tham gia chỉ để “lòe” thiên hạ.

Thúy An

28 BẢN TIN HOA SEN - THÁNG 04/2014

Page 29: Bản tin Hoa Sen số 9 - Học bằng Trải nghiệm

Thúy An - Ảnh do nhân vật cung cấp

Ở đó, chúng ta có thể học được rất nhiều thứ: sự hòa đồng, tinh thần đồng đội, sự cạnh tranh công bằng và cả cách xử lý tình huống tưởng chừng như nan giải. Nó giống như môt xã hội thu nhỏ, và mỗi nhóm của bạn có thể được xem như đơn vị mà bạn đang công tác. Vì thế, bạn phải học cách làm sao để đưa ra mục tiêu phù hợp, đi đến nó nhanh và hiệu quả nhất và thành công một cách trung thực và vinh quang.

Đại học Hoa Sen là một môi trường rất tốt để bạn phát triển những kĩ năng sống đó, tất cả các hoạt động ngoại khóa đều được thực hiện nghiêm túc, đúng với mục tiêu đã đề ra ban đầu, điều mà không phải trường nào cũng làm được.

Điển hình như CLB ESB mà tôi tham gia, tính đến nay là đã tròn ba năm tôi lớn lên cùng ESB, nơi đã cho tôi khá nhiều “của để dành” làm hành trang vững bước trong tương lai. “Đi một ngày đàng học một sàng khôn”, ESB đã cho tôi cả một kho tàng với những chuyến đi để có thêm vốn sống, tích lũy kinh nghiệm và có cả những vấp ngã! Từ những hoạt động thực tế, ESB tạo điều kiện cho sinh viên chúng tôi có được cơ hội tốt nhất để thử nghiệm. Tâm lý chung của sinh viên Việt Nam ta là ngại tiếp cận, sợ thử thách, cứ nghĩ “Thuyền tới đầu cầu ắt sẽ thẳng” thế nên các bạn thường tham gia câu lạc bộ chỉ cho vui hay tệ hơn là đăng ký cho “bằng chị, bằng em”. Các bạn ấy cho rằng đó chỉ là những cuộc chơi không đáng để phải bỏ ra nhiều công sức. Nhưng hãy thử nghĩ mà xem, bất kỳ trong cuộc khám phá nào, chúng ta chúng ta cũng có thể sẽ thất bại nhưng cái giá mà chúng ta phải trả để có được bài học đó là hoàn toàn có ích.

2929NHỮNG HÌNH THỨC HỌC “NGOÀI GIẢNG ĐƯỜNG”

Page 30: Bản tin Hoa Sen số 9 - Học bằng Trải nghiệm

Với ESB (tên cũ là SIFE), tôi đã đi hàng trăm cây số, tiếp cận với vô số những dạng người, hiểu được cuộc sống của thế giới ngoài trường lớp. Thâm nhập vào cuộc sống của người dân không phải chỉ để cảm thông mà là một cơ hội vô giá để chúng tôi tập đối nhân xử thế. Với những dự án đã thực hiện, tôi đã biết “lập kế hoạch”, “chạy nước rút”, giải quyết “sự cố ngoài ý muốn”. Khi vượt qua tất cả những thử thách để hoàn thành mục tiêu thì ai mà không sung sướng, tự hào!

Cũng như các bạn khác, lúc đầu, tôi ái ngại khi phải đương đầu với thử thách, và xử lý mọi tình huống một cách vụng về. Chính các anh chị đi trước đã tiếp thêm cho tôi niềm tin và sức mạnh, họ giúp tôi thấy được thất bại của tôi chẳng là gì cả, ai cũng đã từng trải qua. Nhìn họ tự tin, năng nổ, tràn đầy sức sống, tôi đã quyết tâm cố gắng để một ngày nào đó, cũng sẽ được như vậy.

Rồi thì ESB cũng lớn lên từng ngày, chúng tôi xây dựng thêm tour tham  quan Doanh Nghiệp. Được tiếp cận với môi trường làm việc thực tế, được học cách “tự thân vận động” trong một guồng máy kinh tế. Phải làm sao để liên hệ với đối tác, gây ấn tượng trước những đối thủ cạnh tranh, tạo niềm tin và kết thân với họ? Bị từ chối, đón nhận sự thờ ơ... không có gì mà chúng tôi chưa trải qua. Tuy nhiên, những kinh nghiệm xương máu đó không những không đánh bại chúng tôi mà còn là chất xúc tác khiến mỗi thành viên trong câu lạc bộ trưởng thành hơn lên và đặc biệt là gắn kết lại

với nhau như một gia đình. Chúng tôi hiểu được rằng đoàn kết là sức mạnh, sự cố gắng và ăn ý của một tập thể luôn hiệu quả hơn rất nhiều so với việc mỗi cá nhân tự phát triển theo hướng mà mình muốn. Làm việc tập thể không có nghĩa là dựa hẳn vào người khác, cái gì cũng nghe theo, chính kiến của bản thân vẫn phải giữ nhưng làm cách nào để dung hòa nó với mọi người mới là điều cần phải học.

Làm việc với ESB, tôi “được” nhiều hơn tôi tưởng. Chỉ sau một năm, tôi không còn cảm thấy nhàm chán mỗi lần nghĩ đến việc đi học. Tôi được áp dụng ngay mớ lý thuyết cứng nhắc vào thực tế để hiểu một cách sâu rộng và khái quát hơn. Thế là việc tiếp thu và ghi nhớ của tôi đã được cải thiện đáng kể thông qua những hoạt động ngoại khóa bổ ích như vậy.

Bây giờ việc viết báo cáo, trình bày theo tiêu chuẩn ISO không còn xa lạ với tôi nữa nhờ sự chỉ bảo, hướng dẫn rất tận tình của các anh chị khóa trên trong câu lạc bộ. Sinh hoạt ở đây, phạm vi giao lưu của tôi cũng được nhân rộng ra với cả những anh chị lớn và các em khóa dưới, rồi cả các Khoa khác trong trường nữa. Mối quan hệ rộng rãi đó cũng mang đến cho tôi rất nhiều bài học.

Bên cạnh việc tham gia câu lạc bộ ESB, trong thời gian học ở đại học Hoa Sen, tôi còn làm thêm những công việc freelancer như: thông dịch viên cho các triển lãm về công nghệ và du lịch Việt Nam, cộng tác viên cho các sự kiện triển lãm hay đơn giản chỉ là nhập data khách hàng, gọi điện thoại mời tham gia sự kiện. Mỗi một công việc là một thử thách, một trải nghiệm, cung cấp cho tôi kha khá những kiến thức, kinh nghiệm, những điều mà giáo trình của ngành học Nhân sự không thể nào dạy hết được.

Xem tiếp trang 36

30 BẢN TIN HOA SEN - THÁNG 04/2014

Page 31: Bản tin Hoa Sen số 9 - Học bằng Trải nghiệm

HỌC VÀ TRẢI NGHIỆM CÙNG CÁCCÂU LẠC BỘ, ĐỘI NHÓM

Trở thành sinh viên của một trường đại học, ngoài việc học tập những kiến thức từ sách vở, việc tham gia câu lạc bộ, đội nhóm thật sự là một trải nghiệm thú vị. Tại Đại học Hoa Sen, các câu lạc bộ (CLB) chính là “cầu nối”, có thể giúp gắn kết với cộng đồng, gặp gỡ những người cùng sở thích và khám phá năng lực cũng như giá trị bản thân…

Tích lũy kiến thức, trải nghiệm thực tếRất nhiều các CLB được các bạn sinh viên lập ra với mục đích giúp các bạn trải nghiệm thực tế trong những lĩnh vực nhất định, gắn bó với ngành học:

CLB FOL dành cho SV nhóm ngành Khách sạn-Nhà hàng-Du lịch

CLB Kế toán – Kiểm toán CLB Tiếng Anh Let’s Rendezvous…

Đây là những CLB có tính chất học thuật, tạo ra một sân chơi bổ ích, lành mạnh dành cho các sinh viên yêu thích và quan tâm đến ngành học của mình. Chính vì vậy, nếu bạn cảm thấy kiến thức lý thuyết được học ở lớp là chưa đủ thì việc tham gia một CLB học thuật sẽ giúp bạn có được những trải nghiệm thực tế cũng như tích lũy thêm kiến thức chuyên ngành.

Hiện nay, CLB FOL của nhóm sinh viên ngành Khách sạn- Nhà hàng-Du lịch đang là một CLB thu hút nhiều sự quan tâm của sinh viên, cũng như đã có những hoạt động nổi bật được giảng viên bộ môn đánh giá cao. Những buổi hội nghị, hội thảo hoặc chương trình campus tour đón tiếp học sinh các trường THPT đến tham quan Đại học Hoa Sen đều do chính các thành viên trong CLB FOL tổ chức chiêu đãi các bạn học sinh.

Hữu Tri

3131NHỮNG HÌNH THỨC HỌC “NGOÀI GIẢNG ĐƯỜNG”

Page 32: Bản tin Hoa Sen số 9 - Học bằng Trải nghiệm

Thỏa sức với đam mê, trưởng thành từ các hoạt động Ngoài những CLB trang bị cho các bạn sinh viên kiến thức và kinh nghiệm thực tế liên quan đến ngành học đào tạo của trường thì cũng có không ít các CLB khác được thành lập nhằm và trở thành nơi hội tụ những bạn sinh viên có cùng sở thích, đam mê: CLB Nhiếp ảnh Hoa Sen, CLB Bóng chuyền; CLB Bóng rổ, CLB văn nghệ…Với các hoạt động định kỳ, các CLB đã giúp sinh viên Hoa Sen có những khoảnh khắc thư giãn, gắn bó với nhau trong học tập cũng như cuộc sống.

Bên cạnh đó, còn có những CLB cộng đồng với nhiều hoạt động thiện nguyện đã thu hút được sự quan tâm của đông đảo sinh viên, GV-NV:

CLB Tuổi xanh Nhóm Tình thương CLB đọc sách…

Là thành viên của các CLB, các bạn sinh viên đã thể hiện tinh thần tương thân tương ái, biết quan tâm, chia sẻ đối với những người có hoàn cảnh khó khăn, bất hạnh và trưởng thành hơn sau mỗi hoạt động, mỗi chuyến đi. Các bạn đã hăng hái tham gia “Tiếp sức mùa thi” hằng năm, cùng nhau “Hiến máu nhân đạo”, không ngại khó, ngại khổ để đến với vùng sâu, vùng xa trong chiến dịch Mùa hè xanh, quyên góp giúp đỡ trẻ em nghèo trong các dịp Trung Thu, lễ Tết…

Mỗi CLB với những nét đặc thù là một môi trường học tập đa dạng với nhiều bài học thú vị, bổ ích mà các bạn sinh viên nên trải nghiệm. Nếu bạn mong muốn có được cơ hội tích lũy kiến thức, được trải nghiệm thực tế hay thoả sức với đam mê, thì, đừng ngần ngại và do dự, hãy đăng ký tham gia vào câu lạc bộ mà bạn yêu thích.

Vòng quanh câu lạc bộ, đội nhóm của ĐH Hoa SenTại Đại học Hoa Sen, mô hình câu lạc bộ (CLB) và đội nhóm là một phần quan trọng trong mục tiêu đào tạo những con người toàn diện, nhằm tạo điều kiện cho sinh viên có cơ hội trải nghiệm thực tế, cũng như phát triển tối đa năng lực và sở thích của mỗi cá nhân. Đại học Hoa Sen tự hào hiện đang có gần 20 CLB, chia làm 4 nhóm: Nhóm hoạt động Cộng đồng, Nhóm học thuật, Nhóm Kỹ năng và Nhóm thể thao. Các nhóm này không chỉ cung cấp thông tin, ý tưởng cho các hoạt động mà còn phát triển tính năng động, sáng tạo của sinh viên, xây dựng các chương trình gắn kết giữa hoạt động trong và ngoài nhà trường. Mỗi CLB là một mô hình học tập khác nhau, giúp sinh viên tích lũy nhiều kiến thức, kỹ năng, trưởng thành để có thể thành công hơn trong tương lai.

Để tham gia hoạt động các CLB & Đội, nhóm, các bạn xem thông tin chi tiết và đăng ký tại: http://sinhvien.hoasen.edu.vn/vi/doi-song-sinh-vien/clb-doi-nhom hoặc liện hệ:

Chị Lê Thị Vân Anh Phòng Hỗ trợ sinh viên

Email: [email protected]

32 BẢN TIN HOA SEN - THÁNG 04/2014

Page 33: Bản tin Hoa Sen số 9 - Học bằng Trải nghiệm

Giao lưu với ông Đinh Văn Phước (nguyên Tổng Giám đốc-Công ty Tsubaki Yamakyu Chain Co.Nhật) Ảnh do ban tổ chức cung cấp

Học từ cácHỘI THẢO

Với thời gian công tác tại Đại học Hoa Sen gần 7 năm trong vai trò của người tổ chức các hoạt động, sự kiện và hội thảo dành cho sinh viên, tôi đã nhận được rất nhiều chia sẻ bổ ích từ các diễn giả.

Tại Hoa Sen, trung bình chúng tôi tổ chức hoặc phối hợp thực hiện 2 sự kiện/tháng, trong đó, sẽ có một buổi giao lưu với các diễn giả nổi tiếng trong nhiều lĩnh vực.

Cụ thể, trong năm 2013, chúng tôi đã tổ chức giao lưu với Đạo diễn Nguyễn Quang Dũng, Ông Đinh Văn Phước (Nguyên Tổng Giám Đốc – Công ty Tsubaki Yamakyu Chain Co. Nhật), nhà Văn Vu Gia, Ông Justin Nguyễn (Giám đốc Marketing của Công ty JobStreet Vietnam); GS.Trần Văn Thọ (Giáo sư kinh tế, Trường Đại học Waseda, Tokyo) Thạc Sĩ Nguyễn Thành Hưng (Chuyên viên Nhân Sự Tập đoàn AceCook )

Lê Thị Vân Anh

3333NHỮNG HÌNH THỨC HỌC “NGOÀI GIẢNG ĐƯỜNG”

Page 34: Bản tin Hoa Sen số 9 - Học bằng Trải nghiệm

Thông qua các chủ đề liên quan đến phim ảnh, kỹ năng sống, cách làm đơn xin việc, cách trả lời phỏng vấn ….tôi cũng như bao sinh viên tham dự, cảm thấy mình rất nhỏ bé trước các diễn giả vì tất cả đều là những chuyên gia trong các lĩnh vực mà họ đang hoạt động.

Tất cả những chia sẻ của họ đều đến từ những kinh nghiệm được đúc kết từ bản thân bằng công sức và những trải nghiệm quý báu của họ ở xứ người. Nhưng có lẽ điều tôi ngưỡng mộ nhất nơi những con người ấy, chính là sự nhiệt tình. Họ là những người có vị trí trong xã hội, Việt Nam và trên quốc tế. Vậy mà, khi đến với sinh viên, họ vẫn rất giản dị và chân thành. Trong khoảng thời gian tiếp xúc ngắn ngủi, họ đã dành hết ân tình cho các bạn sinh viên, những mong các bạn sẽ thành công và phát huy hết tiềm lực của mình. Những cố gắng của các bạn sẽ góp phần vào việc củng cố, phát triển đất nước, sao cho ngang tầm với các nước bạn, trước hết là các nước trong khu vực.

Mỗi khi tổ chức các sự kiện cho sinh viên, ngoài trách nhiệm với công việc, tôi vẫn luôn có niềm hứng khởi, sự háo hức vì qua những chương trình này, chúng tôi sẽ gặp được những con người tuyệt vời, vừa có tâm, vừa có tầm. Những bài học mà chúng tôi may mắn có được, không phải từ giảng đường, sẽ là hành trang vào đời quý báu của chúng tôi. Chúng tôi không mất thời gian, công sức, tiền bạc, không phải đắng cay trải nghiệm mà vẫn có thể vận dụng vào công việc và cuộc sống.

Tôi cũng đã có cơ hội được gặp Đạo diễn Hollywood Phillip Noyce, Giáo sư Phan Văn Trường, Nhà Văn Nguyễn Nhật Ánh, Tiến Sĩ Nguyễn Xuân Xanh, Tiến Sĩ Vũ Minh Khương, Nhà Văn Lý Lan, Bà Tôn Nữ Thị Ninh, Nhà Văn Dạ Ngân, Nhà Văn Wayne Karlin, và bao nhiêu con người tuyệt vời khác.

Thú thật, tôi không thể nào nhớ hết những nội dung quý báu mà các diễn giả đã chia sẻ, nhưng mỗi lần gặp được họ, tôi cảm thấy mình như được tiếp thêm lửa và niềm tin. Như lời TS. Nguyễn Xuân Xanh chia sẻ với các tân sinh viên vào đầu niên học 2013: “Người ta hay nói lấy ngắn nuôi dài, nhưng tôi thật sự khuyên các em hãy lấy dài nuôi ngắn. Nuôi chí lớn để làm từng việc nhỏ”. Và, thật tình cờ, đến niên học 2014, Giáo sư Trần Văn Thọ cũng chia sẻ với tân sinh viên thông điệp tương tự qua 04 chữ “Chí tại thiên lý”, tôi nghĩ nó cũng không khác mấy với câu slogan mà các bạn hay thấy “Think global, Act local” của các công ty thương mại.

Thay lời kết, nếu như bạn đang là sinh viên Hoa Sen, hay bạn mong muốn trở thành “sinh viên Hoa Sen”, thật sự, tôi khuyên bạn nên tận dụng việc “học tại các hội thảo”, bởi vì đây là những cơ hội học tập mà không phải ai cũng tiếp cận được. Cuộc đời chúng ta có thể thay đổi bởi những người chúng ta gặp, chứ không phải chỉ nhờ vào những gì mà chúng ta thấy.

34 BẢN TIN HOA SEN - THÁNG 04/2014

Page 35: Bản tin Hoa Sen số 9 - Học bằng Trải nghiệm

Hải Yến - Ảnh do nhân vật cung cấp

THỰC TẬP NHỮNG TRẢI NGHIỆM QUÝ BÁUVới phương châm “học đi đôi với hành”, tiếp nhận và áp dụng mô hình “đào tạo xen kẽ” của Pháp, từ khi thành lập đến nay, Trường Hoa Sen đã có qui định về việc thực tập của sinh viên. Thực tập, sinh viên sẽ tích lũy nhiều kinh nghiệm, học hỏi thêm những kỹ năng mềm và trình độ chuyên môn cũng được nâng cao hơn. Sinh viên học theo hệ thống tín chỉ sẽ đi thực tập 2 lần trong suốt khóa học:

Với kỳ thực tập nhận thức, sinh viên có 8 tuần làm việc toàn thời gian tại doanh nghiệp trước khi bắt đầu học các môn chuyên ngành. Chủ yếu, sinh viên được làm quen với môi trường doanh nghiệp, bước đầu, hiểu được cơ cấu tổ chức, các mối quan hệ trong doanh nghiệp và có thể trợ giúp, xử lý những công việc đơn giản, chưa đòi hỏi chuyên môn sâu.

Kết thúc thực tập, sinh viên phải viết và báo cáo trước hội đồng về quá trình thực tập, những thay đổi về nhận thức, kinh nghiệm thành công và thất bại đã có được trong quá trình thực tập. Đợt thực tập tuy không dài nhưng đã tạo ra những chuyển biết nhất định cho sinh viên, giúp sinh viên hiểu biết sâu hơn về ngành nghề đã chọn, nhận ra những khiếm khuyết của bản thân về kiến thức, kỹ năng. Từ đó, sẽ định hướng học tập tốt hơn.

Trước khi tốt nghiệp, sinh viên sẽ tham gia kỳ thực tập tốt nghiệp với thời gian làm việc 15 tuần toàn thời gian tại doanh nghiệp. Kỳ thực tập này nhằm giúp sinh viên:

Hải Yến (Trưởng BP. Quan hệ doanh nghiệp- P. HTSV)

3535NHỮNG HÌNH THỨC HỌC “NGOÀI GIẢNG ĐƯỜNG”

Page 36: Bản tin Hoa Sen số 9 - Học bằng Trải nghiệm

Chủ động tìm hiểu và có thể độc lập xử lý những công việc thường nhật tại doanh nghiệp thông qua việc vận dụng những kiến thức đã học, cũng có thể góp phần vào việc đề xuất những cải tiến giúp nâng cao hiệu quả công việc cho doanh nghiệp

Có cơ hội được doanh nghiệp tuyển dụng

Qua hơn 20 năm triển khai mô hình đào tạo này, chúng tôi, những người trực tiếp làm công tác hỗ trợ việc thực tập của sinh viên nhận thấy: Thực tập, quả thật, là một hành trinh trải nghiệm quý báu của sinh viên.

Đầu năm thứ tư vừa rồi, tôi được trúng tuyển làm giáo viên của chương trình “Tự tin bừng sức trẻ” do Unilever tài trợ. Tôi và các anh chị em khác có dịp đi đến các trường cấp hai trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh để dạy cho các em khối 8, 9 tự tin khi giao tiếp trước đám đông. Rất thú vị, bởi vì, không phải chúng tôi chỉ giúp cho các em mà đây cũng là cơ hội để kiểm tra lại sự tự tin của chính mình. Đứng trước hàng trăm học sinh, đối với tôi, là một thách thức rất lớn. Dần về sau, tôi dạn dĩ hơn, năng động hơn rất nhiều. Nhìn những ánh mắt ngây thơ đang ghi nhớ từng lời mà chúng tôi nói ra, tôi cảm thấy hãnh diện vì đã chia sẻ được đôi chút kinh nghiệm với thế hệ đàn em.

Ước mơ trở thành một nhà Giám Đốc Nhân Sự tài ba vẫn còn cháy bỏng trong tôi, nhưng có đôi khi cuộc sống lại lèo lái ta qua một hướng khác mà ở đó, ta lại khám phá ra một chân trời mới phù hợp với mình hơn. Hiện tôi đang là nhân viên tại Team Event của công ty VNG với một công việc chẳng liên

Tiếp theo trang 30

Hằng năm, chúng tôi đều có thực hiện khảo sát một số doanh nghiệp đã tiếp nhận sinh viên Hoa Sen đến thực tập, (từ nhận thức đến tốt nghiệp), họ đã có những nhận xét khá tốt về sinh viên Hoa Sen. Những kết quả đáng phấn khởi ấy cho phép chúng tôi khẳng định lợi ích của việc thực tập.

Chúng tôi mong rằng tất cả sinh viên Hoa Sen nhận thức được điều này và tham gia thực tập một cách chủ động, tích cực vì đây chính là cơ hội để trải nghiệm và học hỏi những điều không có trong sách vở, cũng là điều kiện để rút ngắn khoảng cách giữa nhà trường-doanh nghiệp. Sau khi thực tập, chắc chắn sinh viên sẽ trưởng thành hơn để có thể vững vàng vào đời, khởi nghiệp

quan gì đến nhân sự nhưng tôi thực sự đã vững vàng hơn bằng chính những kinh nghiệm thực tế mà tôi có được trong quá trình làm thêm, những tính cách mà tôi đã được rèn luyện khi tham gia ESB và tất nhiên là cả những lời khuyên quý báu từ các thầy cô. Tất cả những điều đó đã giúp tôi trở thành “tôi” của ngày hôm nay, mạnh mẽ, tự tin, không chùn bước trước thử thách, chông gai của cuộc đời.

Tôi tin rằng một ngày nào đó các bạn cũng sẽ làm được như tôi, tìm ra một câu lạc bộ bổ ích để các bạn có thể hòa mình vào nó, biết sống có ý nghĩa với quãng đời sinh viên để rồi trưởng thành hơn, vững bước hơn trong tương lai do chính mình chọn. Hạnh phúc của sự thành công sẽ thật tuyệt vời khi bạn tìm ra được niềm đam mê của chính mình và hiện thực hóa nó. Chúc bạn thành công!

36 BẢN TIN HOA SEN - THÁNG 04/2014

Page 37: Bản tin Hoa Sen số 9 - Học bằng Trải nghiệm

THỰC TẬPNƯỚC NGOÀI

Thực tập ở những nước phát triển trong khu vực và trên thế giới đã từ lâu là niềm khát khao của nhiều sinh viên Việt Nam vì đây là cơ hội để học tập, tiếp xúc thực tế, và là chuyến du lịch vô cùng lý thú.

Lợi ích đầu tiên của việc đi thực tập ở xứ người là được học và làm quen với văn hóa, cách làm việc của họ. Trong đợt thực tập vừa rồi, tôi đã được đi thực tập ở Singapore và Malaysia trong 2 tháng. Thời gian tuy ngắn ngủi nhưng cũng đủ để tôi "học" được những điều tuyệt vời nhất trong cách làm việc, cách sống của con người nơi đây. 

Ấn tượng đầu tiên của tôi về cách làm việc của người Singapore là: giải quyết công việc rất nhanh và chuẩn xác. Họ luôn có kế hoạch tháng, tuần, và mỗi ngày làm việc. Họ biết chính xác ngày hôm đó họ cần phải làm những gì, làm xong trong bao lâu. Đối với họ, luôn có giờ bắt đầu làm việc nhưng không có giờ kết thúc. Họ cố gắng hoàn tất công việc theo đúng mục tiêu mà họ đề ra trong ngày hôm đó. Điều này giúp họ luôn tuân thủ tiến độ làm việc và sắp xếp công việc một cách khoa học. Họ làm việc rất nghiêm túc, ít khi ăn, uống, trò chuyện hay "dạo chơi" trong văn phòng. Nói như vậy, không có nghĩa họ chỉ là những con người của công việc. Sau giờ làm việc, họ vẫn tụ tập, vui chơi giải trí, đi ăn uống, mua sắm, thư giãn, và chơi thể thao. Người Singapore có thể chơi đến tận đêm khuya nhưng vẫn có mặt và làm việc hiệu quả vào ngày hôm sau.

 Điều tôi tâm đắc nhất trong quá trình "học" ở đây có lẽ là cuốn sách "7 habits of highly effective people" của Stephen R.Covey, bản dịch với tựa đề "7 Thói Quen của Người Làm Việc Có Hiệu Quả Cao" mà Giám đốc đã đưa cho tôi trước khi tôi vào thực tập.

7 thói quen mà tôi đúc kết được sau khi  đọc là: (1) Luôn luôn chủ  động - không bao giờ chờ  đợi người khác sai khiến hay nhắc nhở mình làm những điều mà lẽ ra mình phải tự giác làm; (2) Luôn lên kế hoạch trước - bản thân phải biết mình cần làm những gì, khi nào, và như thế nào; (3) Ưu tiên thứ tự công việc - cân nhắc độ quan trọng và tính cấp thiết của vấn đề để quyết định bản thân nên làm việc gì trước và việc gì sau; (4) Đối nhân xử thế - phải biết cách giúp đỡ mọi người và biết cách kêu gọi giúp đỡ khi cần thiết; (5) Hiểu người khác trước khi yêu cầu họ hiểu mình - điều quan trọng khi sống và làm việc là lắng nghe, thấu hiểu những người xung quanh, sau đó mới yêu cầu họ lắng nghe

Trần Đình Thuận, Ngành Tiếng Anh, Lớp TA09

3737NHỮNG HÌNH THỨC HỌC “NGOÀI GIẢNG ĐƯỜNG”

Page 38: Bản tin Hoa Sen số 9 - Học bằng Trải nghiệm

Đình Thuận - Ảnh do nhân vật cung cấp

và thấu hiểu mình; (6) Nắm bắt, phát huy, và sử dụng thế mạnh của những người xung quanh; (7) Luôn suy gẫm về những điều đã quan sát, học hỏi được để có thể áp dụng một cách thành thạo và thông minh hơn.

Ngoài ra, khi làm việc tại văn phòng Kuala Lumpur, tôi lại học thêm  được một  điều tâm đắc khác, đó là luôn xem xét sự việc, vấn  đề  ở nhiều góc  độ, giống như ghép nhiều phần của một bức tranh để có được cái nhìn toàn diện, sau đó, mới tìm hướng giải quyết. Điều này tôi đã được học được trong môn Tư duy phản biện khi còn là sinh viên năm nhất. Nhưng  bây giờ tôi mới thực sự hiểu cách vận dụng nó vào thực tế. 

Ngoài những giờ làm việc, tôi tự đi khám phá đất nước, con người, và văn hóa ẩm thực tại hai quốc gia này. Đây không chỉ là khoảng thời gian vui chơi, thư giãn, mà còn là những

thử thách về sự tự tin, hòa nhập, sự thích nghi của bản thân khi phải sống và làm việc ở một môi trường xa lạ, với những người chưa hề quen biết mà lại còn bất đồng ngôn ngữ nữa.

 Hiện tại, tôi đã tốt nghiệp và làm trong một công ty tại Việt Nam. Tôi áp dụng những gì mình đã học được trong trường đại học và cả những kinh nghiệm quý giá từ những chuyến đi. Tôi thích ứng nhanh hơn với công việc mới mặc dù đó không phải là chuyên ngành tôi học. Tôi giải quyết công việc kịp thời, khoa học và hiệu quả hơn. Nhờ vậy, tôi luôn có thời gian cho bản thân và gia đình. Tôi không hoang mang, lo ngại không biết mình sẽ làm gì và sống như thế nào sau khi tốt nghiệp mà lại hạnh phúc, tự hào với sự tự tin sẽ vượt qua những thử thách tiếp theo trong cuộc đời.

38 BẢN TIN HOA SEN - THÁNG 04/2014

Page 39: Bản tin Hoa Sen số 9 - Học bằng Trải nghiệm

Đức Minh - Ảnh do nhân vật cung cấp

Thực tập-một phần ký ức…

Em đã thực tập nhận thức tại phòng Tín dụng Doanh Nghiệp – Sở Giao Dịch 1 – Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam – Eximbank.

Trước khi đi thực tập, em có chút lo lắng, chút háo hức và chút tự tin. Không biết mình có làm tốt mọi việc không, có thể hòa nhập không? Nhưng với những gì đã được học, được tích lũy thì em cảm thấy rất tự tin về các kỹ năng mềm, trình độ ngoại ngữ cũng như kiến thức cơ bản mà mình đã có. Tất cả những điều đó khiến em bồn chồn trước ngày đi thực tập.

Kỳ thực tập với em là cả một phần ký ức trong quãng đời sinh viên. Trong suốt khoảng thời gian hơn 2 tháng đó, em rất biết ơn các anh chị nhân viên Ngân Hàng phòng Tín Dụng Doanh Nghiệp của Sở giao dịch 1 – Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam – Eximbank đã tận tình hướng dẫn. Quan trọng hơn hết là em có được cơ hội trải nghiệm để trưởng thành. Em cũng rất cảm ơn phòng Hỗ trợ Sinh Viên, các thầy cô Khoa Kinh Tế Thương Mại, cô Nguyễn Phương Quỳnh và Trường Đại Học Hoa Sen, tất cả những người đã hỗ trợ em hoàn thành kỳ thực tập của mình. Với em những tháng ngày thực tập là những hồi ức đáng quý nhất.

Nhận thức rõ hơn về niềm đam mê, mong muốn của bản thân về nghề nghiệp chính là điều em tâm đắc nhất sau khi đi thực tập. Và em đã hiều vì sao nhà trường yêu cầu sinh viên phải thực tập đến 2 lần.

Em vẫn còn nhớ điều em đã khẳng định khi báo cáo sau khi kết thúc thực tập : “Em biết rằng công việc này đòi hỏi không chỉ kỹ năng, kiến thức mà còn đòi hỏi đam mê và nghị lực. Nếu có thể, em xin được chọn trở thành một nhân viên Tín Dụng Ngân Hàng”. Quả thật cho đến khi đã trải nghiệm, có nhận thức khá đầy đủ về nghề nghiệp của mình, em mới nhẹ nhõm để bước đi tiếp…

Em nghĩ các bạn sinh viên hãy tận dụng học kỳ thực tập mà trường đã quan tâm hỗ trợ cho chúng ta.

Trần Phương Đức Minh (Ngành Tài chính ngân hàng)

3939NHỮNG HÌNH THỨC HỌC “NGOÀI GIẢNG ĐƯỜNG”

Page 40: Bản tin Hoa Sen số 9 - Học bằng Trải nghiệm

Đình Lộc - Ảnh do nhân vật cung cấp

ĐI HỌCĐI THỰC TẬP

Tôi đã thực tập nhận thức tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) – chi nhánh Cống Quỳnh. Trước khi đi thực tập, đối với tôi, học đơn giản hơn đi thực tập. Mặc dù trong kỳ thực tập nhận thức, chỉ là bước đầu tiếp nhận những công việc đơn giản, và chịu trách nhiệm về cách xử lý. Trong khi đó, học chỉ cần đến lớp, nghe thầy cô giảng, chuẩn bị tài liệu đầy đủ cho những buổi thuyết trình và kiến thức cần thiết cho những đợt thi học kì. Vắng trong buổi học thì chỉ bị dấu “vắng”, vắng liên tục nhiều buổi so với quy định thì rớt và đăng ký học lại. Nhưng đi thực tập, nếu làm sai quy định, gây ra những hậu quả nghiêm trọng thì phải nhận những hình thức khiển trách nặng. Chính vì vậy, bắt đầu kỳ thực tập nhận thức, tôi lo lắng khi phải tiếp nhận những công việc mà mình chưa một lần được trải qua. Thiếu tự tin, e ngại khi giao tiếp với những anh chị tại nơi làm việc. Khi đi học, xung quanh chỉ là bạn bè, thầy cô, khi đi làm thì phải hòa đồng, tương tác hai chiều và tương tác rất nhiều để cùng giải quyết công việc. Rất lo lắng khi chuẩn bị đi thực tập…

Ngày đầu tiên, Trưởng bộ phận Kinh doanh yêu cầu tôi làm quen, nhớ tên và xin số điện thoại của các anh chị trong phòng. Mãi cho đến khi kết thúc thực tập nhận thức, tôi mới hiểu vì sao phải làm như vậy.

Tôi rất may mắn khi được thực tập tại SCB, đây là môi trường làm việc mở. Tại đây, tôi đã được học hỏi, rèn luyện rất nhiều về kỹ năng mềm, kiến thức chuyên ngành, được làm những công việc thực

tế. Môi trường này có sức hấp dẫn đối với tôi, những công việc chuyên ngành khiến tôi say mê. Tôi mong muốn, sau này, sẽ được làm việc tại SCB.

Nguyễn Đình Lộc (ngành Tài chính Ngân hàng)

40 BẢN TIN HOA SEN - THÁNG 04/2014

Page 41: Bản tin Hoa Sen số 9 - Học bằng Trải nghiệm

Nguyễn Phan Kim Ngân

MỘT CHÚT TÂM TÌNH VỀ NGÀNH NHÂN SỰ

Tôi vừa hoàn thành kỳ thực tập tốt nghiệp vào cuối năm 2013 tại Công ty Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ). Tôi luôn quan niệm “học” phải đi đôi với “hành”. Tôi muốn áp dụng những điều đã học vào thực tế. Tôi luôn tự hỏi: một phòng Nhân sự thật sự hoạt động như thế nào? Có “lý tưởng” như tôi nghĩ không? Ngành nghề nhân sự có hợp với tôi hay không? Vô vàn câu hỏi xuất hiện và là động lực thúc đẩy tôi đi tìm câu trả lời. Chính vì vậy, tôi đã chọn thực tập tốt nghiệp, vì tôi biết, chỉ có cách tiếp cận thực tế này mới có thể trả lời cho những băn khoăn của mình.

Khi thực tập tại PNJ tôi có dịp quan sát thực tế phòng Nhân sự của một công ty lớn. May mắn hơn nữa là tôi được làm việc tại phòng Nhân sự chính ngay tại Hội sở của công ty gồm đủ 3 bộ phận: Tuyển dụng, Lương thưởng và Đào tạo. Sau 4 tháng làm việc, tôi mới hiểu được công việc hằng ngày của phòng Nhân sự bao gồm những việc gì và được thực hiện như thế nào. Và nhờ có kỳ thực tập này, tôi có thể khẳng định: tôi đã chọn và học đúng ngành nghề.

Một chút tâm tình…Thật lòng, sau 4 năm học, tôi mới nhận ra rằng ngành Nhân sự còn non trẻ ở Việt Nam, người ta chưa biết nhiều về nó. Tôi đã từng bắt gặp những ánh mắt ngạc nhiên của một vài người khi biết tôi học ngành Quản trị nhân lực. Thậm chí, người ta còn hỏi tôi Nhân sự là học về cái gì? Tôi thấy hơi buồn cười, vì, một người từ lúc nộp hồ sơ xin việc tại công ty cho đến lúc nghỉ việc (hoặc về hưu) là một quãng thời gian mà họ luôn cần đến phòng Nhân sự, nhưng không ai thật sự muốn tìm hiểu

hay quan tâm đến phòng ban này. Tuy nhiên, khi gặp một “sự cố” nào đó của bản thân thì họ mới tìm kiếm xem ai là người phụ trách nhân sự. Bây giờ tôi không còn buồn phiền khi nghe những thắc mắc về ngành mà tôi theo học. Nó mới, nhưng lại rất độc đáo bởi vì nó liên quan đến tất cả những người đi làm việc nhưng lại ít ai tìm hiểu kỹ.

Hãy học từ những điều nhỏ nhất!Công việc “lặt vặt” dành cho thực tập sinh ở phòng Nhân sự nhiều vô số kể. Tôi thực tập chung với một bạn khác nhưng kể cả khi hai chúng tôi chia nhau làm hết năng suất cũng không hết việc. Nào là sắp xếp giấy tờ, hồ sơ, nhập liệu, photocopy, đến trực điện thoại, gọi điện hẹn ứng viên, … và ... Một trong hai chúng tôi lúc nào cũng phải túc trực ở văn phòng. Những việc chúng tôi đã làm

4141NHỮNG HÌNH THỨC HỌC “NGOÀI GIẢNG ĐƯỜNG”

Page 42: Bản tin Hoa Sen số 9 - Học bằng Trải nghiệm

Kim Ngân - Ảnh do nhân vật cung cấp

thường là những việc không-ai-muốn-làm nhưng không có nghĩa là nó không nhiều hay không quan trọng. Đôi khi anh hướng dẫn yêu cầu cho chúng tôi hỗ trợ hậu cần để tổ chức khóa đào tạo hoặc tham gia phỏng vấn. Đây là những cơ hội học hỏi và quan sát rất tuyệt vời. Nhìn lại, có lẽ tôi học được nhiều nhất chính là từ những công việc tưởng chừng như vụn vặt ấy. Làm sao để sắp xếp hồ sơ của hơn 6000 nhân viên một cách ngăn nắp và dễ tìm kiếm nhất cũng là một điều rất đáng để học hỏi đấy bạn ạ.

Hãy tận dụng mọi cơ hội mà bạn có!Một điều khá lý thú nữa trong kỳ thực tập này là tôi đã có dịp dùng đến những kiến thức và kỹ năng mà trước nay chưa từng sử dụng nhưng nó lại cực kỳ quan trọng và hữu ích. Điển hình là việc photocopy! Ở môn Quản trị và Điều hành văn phòng 1, tôi đã được học cách sử dụng máy photocopy, nhưng tại PNJ, họ dùng máy photocopy chuyên dụng với nhiều chức năng, có rất nhiều khay đựng giấy. Nói như vậy không có nghĩa là nó hiện đại. Mật độ kẹt giấy và hư thanh cuộn nhiều không đếm xuể. Rất vui là sau 4 tháng, tôi trở thành chuyên gia photocopy! Tôi tự hào về điều này. Nếu bạn hỏi: làm chuyên gia photocopy thì có gì đáng tự hào chứ? À, bạn chỉ nói như vậy khi bạn chưa phải photocopy 160 quyển sổ Bảo hiểm xã hội trong một ngày. Vậy mà tôi đã xuất sắc hoàn thành việc này. Khi sử dụng máy photocopy, cũng là lúc tôi làm quen được nhiều anh chị nhân viên nhất. Tôi tận dụng cơ hội này để giao lưu với nhiều người, sự thân tình giúp tôi tạo được ấn tượng tốt với mọi người.

Hãy học từ những điều mà người khác không dạy bạn!Tôi thật sự kính trọng người hướng dẫn tôi, xem anh như bậc tiền bối, mặc dù anh chỉ hơn tôi 2 tuổi. Anh là người giới thiệu tôi vào công ty PNJ

thực tập và tạo mọi điều kiện để chúng tôi có thể trải nghiệm nhiều công việc đặc thù của phòng Nhân sự. Tôi học từ anh nhiều điều, và tôi thật sự ngưỡng mộ anh, không phải từ kiến thức mà từ chính con người của anh: cách làm việc, giao tiếp với đồng nghiệp, quan tâm đến người khác. Anh tự nguyện tăng ca ngày thứ 7 không lương, để hoàn thành nốt công việc còn tồn đọng trong tuần. Anh không ngại khó, không ngại làm thêm việc để giúp đồng nghiệp. Anh có mục tiêu rõ ràng , luôn biết anh muốn gì và phải làm gì. Anh không dạy tôi cách sống, nhưng từ việc quan sát cách hành xử của anh, tôi cũng đã rút ra được những bài học quý báu.

Kỳ thực tập đã mang đến cho tôi nhiều cơ hội, được hòa mình vào một môi trường làm việc năng động và chuyên nghiệp. Nhờ vậy, tôi có thể ứng dụng các kiến thức đã học vào môi trường thực tế, tích lũy cho bản thân một số kinh nghiệm từ những người đi trước.

42 BẢN TIN HOA SEN - THÁNG 04/2014

Page 43: Bản tin Hoa Sen số 9 - Học bằng Trải nghiệm

Khôi Nguyên - Ảnh do nhân vật cung cấp

THỰC TẬP-CƠ HỘI TÌM VIỆC TỐT NHẤT

Là sinh viên ngành Tài chính-Ngân hàng khóa 2010-2014, tôi vừa tốt nghiệp với số điểm cao nhất của khóa 10 là 9,3. Khoảng một tháng sau, tôi nhận lời mời làm việc tại công ty Kiều hối Đông Á, trực thuộc NH Đông Á, bộ phận Phát triển kinh doanh. Đây là nơi tôi đã đến thực tập tốt nghiệp.

Với cả hai kỳ thực tập nhận thức và tốt nghiệp, tôi đã tích góp được nhiều kĩ năng xử lí công việc rất thực tế, hiểu thêm cách vận

hành của doanh nghiệp và các phòng ban, cá nhân khi phối hợp làm việc để đạt hiệu quả cao nhất. Ngoài ra, tôi còn được liên tục cập nhật những thay đổi của văn bản luật, chính sách liên quan đến công việc thường ngày và đề tài báo cáo của chính mình.

Quả thật, tôi đến với doanh nghiệp chỉ có một tờ giấy giới thiệu nhưng khi tạm biệt họ, tôi có cả một hành trang trĩu nặng của một

sinh viên đã trưởng thành, vững vàng hơn cả về nhận thức cũng như kinh nghiệm.

Điều tôi tâm đắc nhất sau khi đi thực tập chính là việc nhận ra sự quan trọng và hữu ích của phương pháp “học đi đôi với hành”, chúng tôi được tạo điều kiện để trải nghiệm. Tôi đã may mắn được thực hiện các công việc thường nhật và đặc biệt là được hỗ trợ hoàn thành đề tài báo cáo về việc thiết kế sản phẩm tài chính để đón đầu một văn bản pháp quy vừa có hiệu lực vào đầu năm 2014.

Khi nhìn vào cách sinh viên Hoa Sen chuẩn bị báo cáo tốt nghiệp, thu thập tài liệu, cố gắng phân tích, tìm tòi và mạnh dạn chọn đề tài mới mẻ để sẵn sàng thử thách bản thân, luôn nói “không” với đạo văn, chắc chắn doanh nghiệp đã tiếp nhận chúng tôi sẽ thấy hài lòng.

Tôi nghĩ rằng với kiến thức vững vàng, kĩ năng thuần thục, nhất là giữ được thái độ nghiên cứu, khám phá tri thức cũng như thế giới xung quanh một cách nghiêm túc, đúng đắn sẽ là những bí quyết thành công của sinh viên. Đại Học Hoa Sen đã cho tôi những vốn liếng quý báu ấy.

Lê Trung Khôi Nguyên (Ngành Tài chính-ngân hàng)

4343NHỮNG HÌNH THỨC HỌC “NGOÀI GIẢNG ĐƯỜNG”

Page 44: Bản tin Hoa Sen số 9 - Học bằng Trải nghiệm

DU HỌC NGẮN HẠN QUA CHƯƠNG TRÌNH TRAO ĐỔI SINH VIÊNChương trình trao đổi sinh viên (Student exchange programs) là chương trình đào tạo hiện đại và bổ ích đang được nhiều nước trên thế giới áp dụng và đang dần phổ biến ở Việt Nam. Thông qua chương trình này, sinh viên các trường đại học sẽ có cơ hội học tập, thực tập ở một nước khác trong một thời gian ngắn.

Tại Đại học Hoa Sen, chương trình trao đổi sinh viên đã thu hút ngày càng nhiều sinh viên quốc tế đến học tập, trao đổi, giao lưu văn hóa tại trường đồng thời tạo điều kiện và cơ hội cho sinh viên Hoa Sen học tập, thực tập tại các trường đối tác trên khắp thế giới. Hiện nay. Chương trình trao đổi của Đại học Hoa Sen hiện có tại 18 quốc gia khác nhau với nhiều hoạt động như trao đổi sinh viên, giao lưu văn hóa và thực tập.

Thông thường, chương trình trao đổi sinh viên này sẽ kéo dài một học kỳ hoặc một năm. Khi tham gia chương trình, tùy theo trường đối tác mà sinh viên sẽ được miễn học phí, ưu tiên hỗ trợ chỗ ở trong ký túc xá hoặc hỗ trợ tìm chỗ ở bên ngoài với chi phí thấp, được cấp học bổng, và nếu có nhu cầu, sẽ được chuyển đổi tín chỉ để nhận bằng tốt nghiệp của trường đối tác.

Tham gia chương trình, các bạn sẽ có cơ hội để nâng cao khả năng ngoại ngữ, hiểu biết thêm về cuộc sống, của đất nước mà bạn đến học tập, có nhiều bạn bè từ khắp nơi trên thế giới. Bạn sẽ được mở rộng tầm mắt với những xã hội hiện đại, văn minh, với bề dày văn hóa lịch sử truyền thống. Ngoài việc học tập, nghiên cứu, tham gia các hoạt động giao lưu văn hóa, homestay….

Tóm lại, chương trình trao đổi sinh viên là cơ hội quý báu để sinh viên được thỏa mãn giấc mơ du học và có được những trải nghiệm thực tế thú vị

Để biết thêm thông tin về Chương trình trao đổi sinh viên của Đại học Hoa Sen, bạn có thể truy cập vào Website: http://www.hoasen.edu.vn/vi/8013/hop-tac-quoc-te/co-hoi-trai-nghiem-quoc-te-danh-cho-sinh-vien

44 BẢN TIN HOA SEN - THÁNG 04/2014

Page 45: Bản tin Hoa Sen số 9 - Học bằng Trải nghiệm

Du học sinh - Ảnh từ Internet

4545NHỮNG HÌNH THỨC HỌC “NGOÀI GIẢNG ĐƯỜNG”

Page 46: Bản tin Hoa Sen số 9 - Học bằng Trải nghiệm

CHIA SẺ CỦA NHỮNG BẠN TRẺ

ĐÃ THAM GIA CHƯƠNG TRÌNH

TRAO ĐỔI SINH VIÊN

Chương trình Trao đổi Sinh viên của Đại học Hoa Sen đã thu hút ngày càng nhiều sinh viên. Qua các học kỳ trao đổi và thực tập tại các trường quốc tế, nhiều bạn trẻ đã có được những trải nghiệm quý báu. Đây là chương trình mà sinh viên tham gia sẽ học tại trường đối tác của HSU ở nước ngoài trong 1 học kỳ mà chỉ đóng theo mức học phí của Đại học Hoa Sen. Một số đối tác còn khuyến khích sự tham gia của sinh viên Việt Nam bằng cách cấp học bổng. Hiện nay, đối tác của HSU bao gồm các trường lớn của Pháp: Sciences Po Paris, ESG Management School, ESC La Rochelle Business School, trường lớn của Malaysia: University of Malaysia và Taylor’s University, và nhiều trường ở các quốc gia khác: Thailand, Bỉ, Phần Lan.

Trong mỗi học kỳ, có khoảng 5-8 sinh viên Hoa Sen tham gia chương trình này. Qua các học kỳ trao đổi và thực tập tại các trường quốc tế, nhiều bạn trẻ đã có được những trải nghiệm quý báu, giúp họ tiếp tục thành công hơn trên đường học vấn và nghề nghiệp tương lai. So với một chương trình du học hoàn chỉnh, chương trình Trao đổi sinh viên có chi phí thấp hơn nhiều nhưng vẫn cho phép sinh viên tìm hiểu khả năng hội nhập thế giới của bản thân. Do đó, sinh viên có thể cân nhắc những gì mình cần có trước khi theo đuổi một bậc học cao hơn tại nước ngoài.

46 BẢN TIN HOA SEN - THÁNG 04/2014

Page 47: Bản tin Hoa Sen số 9 - Học bằng Trải nghiệm

Châu Hồng Đức – SV Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa học“Tôi đến Pháp trong một ngày cuối tháng 8. Thời tiết chớm thu ở Paris vào buổi tối với cái lạnh 10oC cùng với sư hiện đại nhưng cổ kính của Paris khiến tôi càng hứng thú hơn với hành trình trao đổi của mình. Về đến Troyes sau 1h30’ đi tàu, một thành phố nhỏ, lặng lẽ và yên bình chào đón tôi cùng với sự thân thiện của 3 bạn sinh viên trong Nhóm Giao lưu sinh viên Quốc tế ESC Troyes (Erasmus Student Network).

Tại đây, tôi may mắn tìm được chỗ ở chung với các anh chị du học sinh Việt Nam đang sinh sống ở Pháp. Chính vì thế, những trở ngại của một du học sinh lần đầu xa nhà cũng giảm đi rất nhiều. Hội Sinh viên Việt Nam tại Troyes rất thân thiện, mọi người xem nhau như thành viên trong gia đình, bất kể tuổi tác hay học vị.

Troyes là một thành phổ nhỏ, cổ kính và vô cùng xinh xắn. Các bạn có thể thưởng thức ẩm thực Pháp cũng như các nước khác trên thế giới tại khu trung tâm với một phong

cách phục vụ và bài trí tinh tế và lịch lãm, vốn là một đặc trưng của người Pháp. Phong cách phục vụ, cùng sự niềm nở, tôn trọng khách hàng của các quán ăn Pháp, bất kể là nhà hàng sang trọng hay một quán ăn bình thường khiến tôi vô cùng ngạc nhiên và ao ước các nhà hàng Việt Nam cũng được như thế. Pháp là một nơi lý tưởng để các bạn chuyên ngành du lịch- khách sạn – nhà hàng đến để có cơ hội mở mang tầm mắt, trau dồi thêm kiến thức chuyên môn. Ngoài nét cổ kính, Troyes còn là một trung tâm thời trang lớn nhất châu Âu, nơi hội tụ tất cả các nhãn hiệu quần áo, giày dép và phụ kiện lớn trên thế giới, được bán với mức giá rẻ bất ngờ trong những mùa giảm giá (solde).

ESC Troyes là một ngôi trường mang tính quốc tế rất cao. Tuy chỉ mới 20 năm tuổi nhưng trường đã có danh tiếng không với chương trình đào tạo chất lượng cao. Tại đây, tôi được làm quen hơn 200 bạn sinh viên trao đổi đến từ mọi nơi trên thế giới. Tuần đầu tiên, tôi hơi ngỡ ngàng vì môi trường học tập khá hiện đại và năng động. Các bạn hăng say phát biểu và chia sẻ kinh nghiệm. Tôi thấy hứng thú vì mình được học với rất nhiều giáo sư của nhiều nước trên thế giới, làm việc trong mọi lĩnh vực và có kiến thức uyên thâm cũng như phương pháp giảng dạy thu hút. Từ đó, tôi nhận thấy, sinh viên Việt Nam còn thiếu nhiều thứ lắm (kiến thức lẫn kỹ năng hội nhập quốc tế), tuy nhiên, cũng rất tự hào khi có cơ hội giới thiệu Việt Nam, về Hoa Sen, để thế giới được biết đến chúng ta. Việc học tuy không khác tại Hoa Sen là mấy nhưng tôi phải đọc sách nhiều hơn, tìm tòi thêm các kiến thức bên ngoài cũng như phải tự thể hiện được trong những giờ lên lớp thì mới có thể được điểm B hoặc A. Tôi cũng đã phát triển được khả năng ngoại ngữ (tiếng Anh, Pháp và Tây Ban Nha, vì trường có dạy ngoại ngữ 3). Hiện tại, tôi có thể giao tiếp tiếng Anh lưu loát, tiếng Pháp ở mức trung bình và có thể nói chuyện cơ bản bằng tiếng Tây Ban Nha. Không chỉ học, chúng tôi còn có những buổi giao lưu văn hóa vui nhộn và bổ ích.

4747NHỮNG HÌNH THỨC HỌC “NGOÀI GIẢNG ĐƯỜNG”

Page 48: Bản tin Hoa Sen số 9 - Học bằng Trải nghiệm

Nguyễn Thanh Thảo – SV Khoa Kinh tế - Thương mại“Chuyến đi xa nhà lần đầu tiên trong đời tôi là một cuộc phiêu lưu hơn 9000km tới thành phố Gent bình yên và xinh đẹp của Vương quốc Bỉ. Tôi thực sự rất trân trọng cơ hội trở thành sinh viên trao đổi tại ArteveldeHogeschool, để được học tập trong nền giáo dục tiên tiến, khám phá những vùng đất mới, tiếp xúc với con người trong môi trường đa văn hóa, quan trọng hơn hết là có cơ hội rèn luyện bản thân trở nên độc lập và mạnh mẽ hơn.

Tôi cũng có dịp trao đổi với các giảng viên tại đây về những vấn đề của sinh viên trao đổi, và nhận thấy họ rất coi trọng việc đón các sinh viên quốc tế tham gia học tập vì điều này sẽ giúp các sinh viên bản xứ có cái nhìn rộng hơn về thế giới, tôn trọng sự khác biệt giữa các dân tộc, giao lưu văn hóa và học hỏi những điều hay của mọi người đến từ khắp mọi nơi. Thực tế, giảng viên luôn khuyến khích sinh viên của mình hãy

dấn thân vào các môi trường mới khi còn trẻ để có được những trải nghiệm và cái nhìn đa chiều hơn về cuộc sống. Tôi chợt thấy mình quá may mắn! Thực vậy, kiến thức, kỹ năng mới, tính độc lập và tình bạn là tài sản quý giá mà tôi có được từ chuyến đi này.

Ngoài ra, lần đầu trong đời, tôi được trải nghiệm nhiều thứ. Tôi vẫn nhớ rõ ràng sự phấn khích của mình khi giơ tay đón những hạt tuyết đầu mùa, uống những chai bia chính gốc của Bỉ trong những quán bia cổ với bạn bè, thưởng thức ẩm thực của nhiều nước qua những buổi họp mặt, liên hoan... Quan trọng nhất là tôi có cơ hội tiếp xúc với môi trường đa văn hóa cũng như học cách để thích nghi và hòa nhập mà vẫn giữ gìn bản sắc Á Đông.

Sau gần năm tháng ở đất khách quê người, tôi đã trải qua từ sự sợ hãi, cô đơn cho đến niềm vui, cũng như rèn luyện sự độc lập, tự chủ trong cuộc sống. Tất cả là những trải nghiệm hoàn toàn mới mẻ và rất đáng giá với một người chưa bao giờ rời xa vòng tay bảo bọc của gia đình như tôi. Tôi thật sự cảm thấy hạnh phúc vì được đi để nhìn ra thế giới và trải nghiệm.

Có thể nói trở thành sinh viên trao đổi là khoảng thời gian vô giá trong cuộc đời sinh viên của Đức, Thảo. Các bạn đã có được những trải nghiệm thực tế đầy bổ ích và trưởng thành hơn rất nhiều.

48 BẢN TIN HOA SEN - THÁNG 04/2014

Page 49: Bản tin Hoa Sen số 9 - Học bằng Trải nghiệm

Khám phá những điều tuyệt vời

từ lớp học “không bảng đen,

phấn trắng”

Tại Đại học Hoa Sen, việc học không chỉ gói gọn hay dừng lại trong phạm vi lớp học mà

còn được mở rộng ở những hoạt động ngoại khóa. Trong đó, nổi bật nhất là những cuộc thi được tổ chức đều đặn hằng năm, giúp sinh viên phát triển kỹ năng nghề nghiệp,

vận dụng được những kiến thức đã học vào thực tế và sinh viên sẽ trưởng thành hơn sau mỗi lần tham gia các hoạt động này.

Hải Triều

4949Ở NGOÀI GIẢNG ĐƯỜNG, CHÚNG TÔI ĐÃ TRƯỞNG THÀNH

Page 50: Bản tin Hoa Sen số 9 - Học bằng Trải nghiệm

SV tham gia cuộc thi I-Hotelier - Ảnh do nhân vật cung cấp

Cuộc thi “Nhà Nhân sự tài năng) - Ảnh do nhân vật cung cấp

Từ những cuộc thi đầy thử thách…Những năm gần đây, Trường Đại học Hoa Sen đã liên tục tổ chức những cuộc thi đầy thử thách và thu hút hàng ngàn sinh viên tham gia:

Năm 2010, Khoa Kinh tế - Thương mại với cuộc thi “Sáng tạo phim quảng cáo –TV Create” dành cho những sinh viên đam mê quảng cáo. Khởi đầu, đây chỉ là một cuộc thi riêng cho sinh viên Trường Đại học Hoa Sen, thu hút được 150 bạn sinh viên tham gia. Đến năm 2011, cuộc thi đã mở rộng trên phạm vi trên toàn Thành phố Hồ Chí Minh. Hiện nay, cuộc thi đã trở thành một hoạt động thường niên của Khoa Kinh tế - Thương mại và nhận được nhiều sự quan tâm của sinh viên. Ngoài ra, cuộc thi “Nhà Nhân sự tài năng” của Khoa cũng đã thu hút được đông đảo sinh viên tham gia (sinh viên ngành Quản trị Nhân lực của ĐH Hoa Sen và sinh viên của các trường khác). Có thể xem đây la sân chơi năng động và chuyên nghiệp để các bạn

sinh viên yêu thích lĩnh vực nhân sự có cơ hội nâng cao kiến thức, kỹ năng về lĩnh vực nhân sự - hiểu được vấn đề liên quan đến nhân sự trong một tổ chức. Bên cạnh đó, Câu lạc bộ AAC (Accounting & Auditing Club) của sinh viên Ngành Kế toán – Kiểm toán cũng đã tổ chức cuộc thi kế toán - kiểm toán dành cho toàn thể sinh viên Hoa Sen. Cuôc thi hứa hẹn sẽ mang đến nhiều thú vị, là cơ hội để các bạn tìm hiểu, học hỏi và phát triển kiến thức, kỹ năng kế toán - kiểm toán, luật doanh nghiệp, các vấn đề liên quan đến thuế…

Với Khoa Ngôn ngữ văn hóa học, có một sân chơi học thuật khác không kém phần sôi nổi là cuộc thi I-Hotelier do các sinh viên Bộ môn Du lịch- Khách sạn- Nhà hàng tổ chức. Từ năm 2008, vốn chỉ là đề án môn học do sinh viên Bộ môn Du lịch-Khách sạn-Nhà hàng thực hiện nhằm tạo cơ hội để sinh viên được rèn luyện kỹ năng; trau dồi thêm kiến thức chuyên ngành, định hướng, phát triển năng lực của bản thân trong lĩnh vực khách sạn, nhà hàng. Đến nay, cuộc thi ngày càng phát triển quy mô cả về chất lượng lẫn số lượng đăng ký tham

50 BẢN TIN HOA SEN - THÁNG 04/2014

Page 51: Bản tin Hoa Sen số 9 - Học bằng Trải nghiệm

Cuộc thi ảnh “SV ĐH Hoa Sen & môi trường

Cuộc thi “Đại sứ môi trường”

gia (quy mô toàn thành phố). Ngoài ra, còn có cuộc thi Fututre Chef và Grand Tour. Đây cũng là cơ hội thi thố tài năng bổ ích cho sinh viên các nhóm ngành: Quản trị Du lịch & Lữ hành, Quản trị Nhà

hàng – Khách sạn. Ban tổ chức cuộc thi hầu hết là các bạn sinh viên. Qua những dự án này, các bạn đã học hỏi được rất nhiều, không chỉ riêng về cách lập kế hoạch, tổ chức sự kiện, xin tài trợ… mà ý nghĩa nhất là bài học về cách giải quyết những vấn đề bất cập, cách thức điều phối công việc, sử dụng nhân lực, đặc biệt là cách quản lí tài chính sao cho hợp lí

so với dự kiến…

Hưởng ứng vấn đề bảo vệ tài nguyên và môi trường, hai năm liên tục 2012, 2013, CLB Nhiếp ảnh Hoa Sen đã tổ chức cuộc thi ảnh: “Sinh viên Đại học Hoa Sen và môi trường” thu hút sự quan tâm của nhiều bạn trẻ, đặc biệt là sinh viên của Khoa Khoa học &công nghệ. Mỗi năm, cuộc thi đã nhận được gần 200 bức ảnh thể hiện những suy nghĩ, cảm nhận của các bạn sinh viên về vấn đề môi trường. Năm 2013, CLB G.E.O (Tổ chức Môi trường xanh) cũng đã tổ chức cuộc thi “Đại sứ môi trường Hoa Sen” và chọn được 20 sinh viên xuất sắc, đại diện cho hơn 10.000 sinh viên của trường phát động dự án “Đại học xanh” và truyền thông hoạt đồng môi trường của CLB G.E.O. Cuộc thi thật sự là cơ hội dành cho những bạn trẻ quan tâm đến môi trường, qua đó tìm kiếm những sinh viên tiêu biểu cho những giá trị tốt đẹp của Hoa Sen; giúp các bạn trẻ gắn kết để cùng thực hiện mục tiêu: bảo vệ môi trường…

Ngoài những cuộc thi trên, sinh viên Hoa Sen cũng đã tham gia tranh tài cùng các trường bạn ở những cuộc thi có quy mô lớn và đã giành được nhiều giải thưởng giá trị:

Năm 2012, Nguyễn Huỳnh Trí Phú – Sinh viên Khoa Kinh tế - Thương mại đã đạt giải khuyến khích trong cuộc thi “Chinh phục đỉnh cao nghề nghiệp Kế toán – Kiểm toán” do trung tâm đào tạo Nguồn Lực Việt tổ chức. Cuộc thi này

5151Ở NGOÀI GIẢNG ĐƯỜNG, CHÚNG TÔI ĐÃ TRƯỞNG THÀNH

Page 52: Bản tin Hoa Sen số 9 - Học bằng Trải nghiệm

Cuộc thi “SV với an toàn tông tin”

do Tập đoàn Vietsourcing phối hợp với Hội Kiểm toán viên Hành nghề Việt Nam (VACPA) và Tạp chí Thế Giới Mới đồng tổ chức. Trí Phú đã vượt qua hơn 1100 thí sinh trong cả nước để được vào vòng chung kết. Với bạn, “Cuộc thi là một sự trải nghiệm về nhận thức, những kiến thức lý thuyết được học từ trường cho đến những va chạm thực tế trong lĩnh vực kế toán – kiểm toán – tài chính”.

Tại vòng chung kết cuộc thi “Nhà thiết kế trẻ - Youth Designer 2012” diễn ra đầu năm 2013 tại Trường Đại học Tôn Đức Thắng, nhóm Trần Lan Anh và Nguyễn Thị Hà Thu – sinh viên năm III

ngành Thiết kế thời trang (Khoa Đào tạo chuyên nghiệp) đã xuất sắc vượt qua nhiều sinh viên đến từ các trường đại học khác để giành giải Quán quân, với phần thưởng trị giá 30,000,000đ. Lan Anh và Hà Thu chia sẻ: “Hơn bốn năm học ở ĐH Hoa Sen là khoảng thời gian vô cùng giá trị để em học hỏi, làm việc và tiếp

cận với ngành công nghiệp thời trang của thế giới. Chính từ cách đào tạo chuyên nghiệp của trường, cùng những trải nghiệm từ cuộc thi đã giúp khơi lên nhiều ý tưởng, sức sáng tạo và niềm đam mê thời trang trong chúng em. Nhờ vậy, chúng em thêm tự tin về sự chọn lựa đúng đắn của mình.”

“Sinh viên với An toàn thông tin” là một cuộc chuyên sâu về sự bảo mật, đánh giá an ninh của hệ thống mạng, an toàn trong lĩnh vực bảo mật thông tin do Cục Công Nghệ thông tin (Bộ Giáo Dục - Đào Tạo), Hiệp Hội An Toàn Thông tin sáng lập và phối hợp tổ chức. Lần đầu tiên được tổ chức vào năm 2008 trên toàn quốc, quy tụ sinh viên từ tất cả các trường đại học, học viện của Việt Nam. Cuộc thi giúp nâng cao nhận thức về an toàn thông

tin (ATTT) cho học viên, sinh viên; qua đó, khuyến khích, thúc đẩy hoạt động ứng dụng CNTT và đảm bảo ATTT trong đổi mới phương pháp dạy và học; bồi dưỡng nguồn nhân lực chất lượng cao về ATTT đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn của quốc gia. Sinh viên Khoa Khoa học&Công nghệ Hoa Sen đã có cơ hội tiếp cận với sân chơi trí tuệ này từ năm đầu tiên và cũng đã gặt hái được nhiều kết quả rất đáng khích lệ: Vô địch miền Nam (2010), giải ba toàn quốc (2010), giải ba miền Nam(2012), giải tư toàn quốc (2012) và giải 3 vòng sơ khảo (2013). Đây là một sân chơi công nghệ

thiết thực và bổ ích cho các bạn sinh viên ngành Mạng máy tính nói riêng và Khoa Khoa học&Công nghệ nói chung cùng những người đam mê lĩnh vực an ninh mạng và truyền thông, bảo mật hệ thống; góp phần thúc đẩy các phong trào học thuật cũng như nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực này.

52 BẢN TIN HOA SEN - THÁNG 04/2014

Page 53: Bản tin Hoa Sen số 9 - Học bằng Trải nghiệm

Đến những chuyến đi thực tếChương trình đào tạo của ĐH Hoa Sen đã vượt qua những hạn chế của sách vở. Thông qua những chuyến đi thực tế, mắt thấy, tai nghe và tương tác trực tiếp: tham quan các nhà máy, công ty; sinh viên đã bước đầu, nhận thức được cách vận hành của một tổ chức, doanh nghiệp. Từ đó, hiểu rõ hơn các yêu cầu tuyển dụng để có thể chuẩn bị tốt nhất cho việc khởi nghiệp trong tương lai.

Ngoài ra, những hoạt động trao đổi, kết nối cùng sinh viên quốc tế cũng mang lại cho sinh viên Đại học Hoa Sen những trải nghiệm bổ ích. Hằng năm, có khoảng trên dưới 10 sinh viên tham gia các chương trinh trao đổi này tại các nước: Pháp, Bỉ, Phần Lan, Thái Lan. Là một trong sinh viên đã có trải nghiệm tuyệt vời này, Nguyễn Thu Tuyết Sương, sinh viên ngành Du lịch, Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa học chia sẻ: “Tham gia chương trình trao đổi sinh viên quốc tế, mình đã được tiếp xúc với sự đa dạng của nhiều nền văn hóa khác nhau, được trau dồi thêm ngoại ngữ”.

Thể hiện cảm xúc khi được tham gia chương trình đón SV Đại học Tohoku Fukushi đến “homestay” tại Hoa Sen, Đoàn Bảo Trâm- SV Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa học cho biết: “Đó là những trải nghiệm quý báu nhất trong cuộc đời sinh viên của mình. Chương trình đã tạo điều kiện và cơ hội cho mình tìm hiểu cũng như trao đổi văn hóa và tìm hiểu phong tục, tập quán của Việt Nam-Nhật Bản và khám phá những điều thú vị”.

Với tinh thần luôn chung tay vì cộng đồng, ĐH Hoa Sen đã tích cực truyền thông và kêu gọi sinh viên tham gia những chương trình vì cộng đồng: hiến máu nhân đạo, chạy bộ gây quỹ giúp đỡ học sinh nghèo Việt Nam (chương trình chạy bộ Terry Fox, chương trình đi bộ “Bàn chân hạnh phúc nâng bước đến trường”). Các hoạt động cộng đồng này

đã giúp các sinh viên Hoa Sen có được những trải nghiệm thực tế ý nghĩa cũng như những bài học về tình người thật sâu sắc.

Tại Hoa Sen, chúng tôi tin rằng, học ở trường lớp chỉ là một phần trong quá trình học tập của các bạn. Việc tham gia các hoạt động ngoại khóa, hoạt động cộng đồng và chấp nhận vượt qua những cuộc thi đầy thử thách sẽ giúp vốn liếng sống của một sinh viên thêm đa dạng, phong phú và mãi mãi là những trải nghiệm quý báu mà nếu không dấn thân, các bạn sẽ không có cơ hội tìm thấy.

5353Ở NGOÀI GIẢNG ĐƯỜNG, CHÚNG TÔI ĐÃ TRƯỞNG THÀNH

Page 54: Bản tin Hoa Sen số 9 - Học bằng Trải nghiệm

Khánh Vân (bìa phải) - Ảnh do nhân vật cung cấp

“HÀNH” ĐỂ “HỌC”

Mới đó, đã gần 3 năm, từ ngày tôi trở thành sinh viên ngành Quản trị nhân lực - Đại học Hoa Sen. Đôi lần ngồi nói chuyện với bạn bè, tôi cảm nhận được trong lời nói, từ sâu thẳm, trong đôi mắt của họ là sự nuối tiếc. Vài người nói với tôi: “Giá thời gian quay ngược lại, ngay từ khi còn là tân sinh viên, mình đã tham gia các hoạt động của ngành, của trường để biết nhiều hơn, cảm nhận cuộc sống nhiều hơn…”. Cuộc đời sinh viên trôi thật nhanh, khi dừng lại một chút để hồi tưởng, có lẽ cũng là lúc bạn sắp phải rời xa mái trường…

Tôi cảm thấy mình vô cùng may mắn khi học tại Hoa Sen để gặp được những giảng viên tận tụy, yêu thương học trò. Chúng tôi luôn được khuyến khích thể hiện sự năng động của bản thân không chỉ trong các giờ học. Tôi từng nghĩ rằng chỉ cần học thật giỏi, điểm số thật cao là đã nắm được chiếc chìa khóa thành công trong tương lai. Mong rằng

các bạn cũng như tôi, hãy thử vài lần bước ra khỏi trường lớp, tham gia các hoạt động xã hội thì có thể bạn sẽ thay đổi suy nghĩ. Tham gia nhiều hoạt động khác nhau, sự trải nghiệm giúp tôi mạnh mẽ hơn, trưởng thành hơn trong suy nghĩ. Có lẽ bài học sẽ không thật sự bổ ích nếu chỉ dừng lại ở những trang sách.

Tôi nhớ buổi đầu làm cộng tác viên cho hoạt động từ thiện của trường, nhìn các anh chị khóa trên hết sức năng động, tự tin, tôi nể phục vô cùng. Và, tôi đã xin gia nhập vào Ban tổ chức. Từ đó, chúng tôi đã cùng nhau đi một quãng đường dài, trải qua nhiều khó khăn để tổ chức nhiều hoạt động từ thiện, những cuộc thi cho sinh viên. Chúng tôi đã bán hàng, gây quỹ, sau đó, tìm đến những người khó khăn để tặng cho họ những phần quà, bữa ăn ngon hay đơn giản chỉ là cái ôm

Vũ Trần Thiên Hỷ Khánh Vân (NL111)

54 BẢN TIN HOA SEN - THÁNG 04/2014

Page 55: Bản tin Hoa Sen số 9 - Học bằng Trải nghiệm

nhẹ. Tôi cảm nhận rõ được sự thay đổi đang diễn ra từng ngày trong tôi. Cho dù xem đến một lần, mười lần, thậm chí hàng trăm lần những hoàn cảnh đáng thương trên truyền hình, báo chí, cũng không bằng một lần được tận mắt chứng kiến, được nói chuyện với họ, được cảm nhận niềm vui lúc trông thấy nụ cười của họ khi có người đến thăm. Tôi đã từng lặng người, đau xót chứng kiến cụ già bệnh phong rụng hết tứ chi... Tôi học được cách để yêu thương người khác, học cách cho đi tình cảm thật nhiều để nhận lại hạnh phúc, học được thói quen cân nhắc kỹ lưỡng trước khi tiêu xài tiền vì đâu đó, còn rất nhiều người nhọc nhằn mưu sinh mà chẳng đủ no ấm. Tôi thấy mình sống có trách nhiệm với bản thân và những người xung quanh hơn, ý thức học tập tốt hơn …

Là một sinh viên, tôi rất vinh dự khi được tham gia vào Ban tổ chức cuộc thi Nhà nhân sự tài năng lần II vừa qua, một cuộc thi học thuật có quy mô lớn. Ngành Nhân lực của ĐH Hoa Sen đã tổ chức cuộc thi này để sinh viên có cơ hội trao đổi kiến thức, và tiếp cận với doanh nghiệp. Gần hai tháng trời thầy trò “lăn lộn”, nỗ lực để khi các vòng thi bắt đầu thì mọi thứ đều được chuẩn bị kỹ càng. Áp lực, mệt mỏi cũng thường xảy ra. Tuy nhiên, càng khó khăn thì chúng tôi càng cố gắng, luôn động viên nhau. Hạnh phúc khi nhìn lại thành quả, những bài học có được càng nhiều hơn. Tôi nghĩ, nếu chỉ lựa chọn việc dễ dàng để làm, lùi bước khi gặp khó khăn thì sẽ chẳng bao giờ “lớn lên” được.

Đây là bài học quý giá chính từ chính trải nghiệm mà tôi đang “nhặt nhạnh, ki cóp”. Ngày qua ngày, tôi nhìn cuộc đời lạc quan hơn, rèn luyện được khả năng đối mặt với thử thách để tìm ra được lý tưởng sống cho riêng mình. Trước đây, khi học môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lê Nin, tôi từng tâm đắc đoạn :“Thực tiễn là cơ sở, động lực và mục đích của nhận thức còn là vì nhờ có hoạt động thực tiễn mà các giác quan của con người ngày càng được hoàn thiện; năng lực tư duy logic không ngừng được củng cố và phát triển; các phương tiện nhận thức ngày càng hiện đại, có tác dụng “nối dài” các giác quan của con người trong việc nhận thức thế giới…., học đi đôi với hành” . Tôi đã tự chứng minh được rằng, kinh nghiệm từ mỗi công việc thực tế sẽ được tích lũy dần. Nếu biết lựa chọn cách “Học bằng trải nghiệm” qua các công việc lành mạnh sẽ có ý nghĩa nhất định cho bản thân, kết quả sẽ là những vốn liếng quý với cảm giác như khi được thưởng thức trái ngọt.

Ai đó nói rằng, cuộc đời mỗi người giống như một cuốn sách, ta có thể là tác giả, hoặc là nhân vật. Tôi cũng từng được nghe “không việc gì là quá muộn nếu ta biết bắt đầu”. Để không phải thốt lên “giá như” khi nhìn lại quãng đời sinh viên ngắn ngủi, quý giá này, bạn hãy tự mình chọn lựa sẽ viết gì khi thức dậy vào sớm mai! Sẽ rất thú vị các bạn ạ!

5555Ở NGOÀI GIẢNG ĐƯỜNG, CHÚNG TÔI ĐÃ TRƯỞNG THÀNH

Page 56: Bản tin Hoa Sen số 9 - Học bằng Trải nghiệm

Minh Trang - Ảnh do nhân vật cung cấp

Đến với câu lạc bộ AMITY

Đại học là ngưỡng cửa mở ra một chân trời mới với hầu hết sinh viên. Khi học tại Hoa Sen, tôi đã có những trải nghiệm thật mẻ. Trường có nhiều cơ sở rải các quận của một trong hai thành phố lớn nhất nước. Bạn bè tôi đến từ nhiều vùng miền khác nhau. Tôi bắt đầu cuộc sống xa nhà. Điều mà tôi ghi nhớ sâu sắc nhất trong quãng đời sinh viên của mình, chính là những tháng ngày được hoạt động trong CLB Amity. Đó là nơi đã trao cho tôi biết bao tình thương, sự giúp đỡ cũng như dạy tôi cách làm việc, và tôi đã trưởng thành từng ngày.

Để giới thiệu CLB Amity, tôi có thể ví von: Amity như là một công ty tư nhân, mà những người quản lý là sinh viên. Công

ty này tổ chức các sự kiện cho thành viên CLB cũng như sinh viên Hoa Sen giao lưu với Sinh viên quốc tế. Những sự kiện thường mang chủ đề quảng bá hình ảnh Sài Gòn nói riêng và văn hóa Việt Nam nói chung. Ngoài ra, công ty còn tổ chức những buổi workshop, team-building giúp sinh viên phát triển các kĩ năng. Đó là hình ảnh của một Amity hiện tại, và, để tạo nên hình ảnh ấy, toàn thể thành viên, trong đó có tôi, đã trải qua một chặng đường rất dài, thấm đượm đủ buồn, vui, nước mắt và cả nụ cười.

Đặc điểm của công ty tư nhân là gì? Ít nhân viên! Mỗi nhân viên lại kiêm nhiệm rất nhiều công việc. Điều này tạo cho tôi nhiều cơ hội trải nghiệm, song song đó là những khó khăn và thách thức. Những ngày đầu mới vào Amity, tôi vẫn còn là một sinh viên mới toanh, tràn đầy nhiệt huyết nhưng thiếu kinh nghiệm. Cho nên, tất cả mọi thứ đều phải học. Từ những việc tưởng rất nhỏ như viết email, cho đến việc lập một kế hoạch hoàn chỉnh để thực hiện.

Huỳnh Phan Minh Trang

56 BẢN TIN HOA SEN - THÁNG 04/2014

Page 57: Bản tin Hoa Sen số 9 - Học bằng Trải nghiệm

Câu lạc bộ AMITY - Ảnh do nhân vật cung cấp

Kinh nghiệm được tích góp dần dần…Trải nghiệm đầu tiên của tôi, chính là sự khác biệt văn hóa giữa các quốc gia. Khi tham gia cùng các đoàn sinh viên quốc tế đã đến Hoa Sen: Mỹ, Pháp, Nhật, Singapore, tôi tích góp được một số kiến thức. Không thể nói là biết nhiều, nhưng ít ra, cũng đủ để tôi bình tĩnh tiếp nhận và xử lý một số tình huống.

Với City Tour, tôi có cơ hội khám phá nhiều địa điểm đẹp, lạ của Sài Gòn. Có thể nói, đây là một trong những điều làm tôi tự hào nhất trong quãng đời sinh viên. Vốn không phải là một người Sài Gòn, nhưng tôi đã tự hào khi biết được kha khá các địa điểm ở Sài Gòn để đưa bạn bè quốc tế đi tham quan. Bên cạnh những nét hiện đại đang làm cho Saigon ngày càng thay đổi, đâu đó, vẫn còn một Sài Gòn cổ kính, với những nét thuần Á Đông, xen lẫn những ảnh hưởng thời Pháp thuộc, nằm im lìm ở những ngóc ngách của thành phố, vững vàng trước dòng chảy lịch sử. Sài Gòn đẹp lắm!

Thẳng thắn để đoàn kết. Đây cũng là điều mà tôi không thể quên, đặc biệt là vào những lúc chạy chương trình. Mặc dù các thành viên trong CLB khá yêu thương nhau, nhưng vẫn không tránh khỏi việc cãi vã, tranh luận. Tôi nhớ mãi câu nói của anh Hoàn Vũ – người sáng lập ra Amity: “Sẽ có lúc các em rất ghét nhau, đến nỗi không muốn nhìn mặt nữa. Nhưng chính vì vậy, đừng quên khoảnh khắc này- bởi vì sau đó, các em lại yêu thương, tin tưởng và nắm chặt tay nhau một lòng quyết tâm cùng xây dựng CLB”.

5757Ở NGOÀI GIẢNG ĐƯỜNG, CHÚNG TÔI ĐÃ TRƯỞNG THÀNH

Page 58: Bản tin Hoa Sen số 9 - Học bằng Trải nghiệm

Như vậy đấy, chúng tôi có những cuộc cãi nhau nảy lửa, khi phân công không đồng đều, khi có người làm không tốt, đôi khi cân, đo, đong, đếm với nhau từng lời khen. Nhưng cách giải quyết của chúng tôi là sự thẳng thắn. Chúng tôi vẫn quyết định nói thẳng những khuyết điểm của nhau để cùng nhìn nhận, tìm ra cách giải quyết, rồi…thôi, kết thúc và lại tiếp tục cùng nhau làm việc. Không bàn tán xì xào, không nhắc lại với thái độ giễu cợt, hạ thấp đối phương. Chính cách làm việc này, đã tạo nên sự gắn bó bền chặt giữa các thành viên, giúp chúng tôi trờ thành một khối thống nhất, đoàn kết.

Cố gắng làm việc vượt mức. Đến với Amity, khi phải cân bằng giữa khối lượng bài vở trên trường với các hoạt động của CLB, quả thật, chúng tôi có nhiều khó khăn. Nhưng chúng tôi luôn nhớ một câu nói của người Thầy từng chia sẻ với CLB: “Các em đừng nghĩ rằng mình làm gì không ai biết. Các em làm ít hay làm nhiều, làm nhiệt tình hay hời hợt cũng đều được quan sát. Và tất cả sẽ thể hiện ngay trên bản thân các em, tạo nên con người các em.”

Thật vậy, tất cả những gì tôi và các bạn làm, dần dần sẽ tạo nên “Thương hiệu cá nhân” của từng người. Điều mà sau này khi xin việc làm, các nhà tuyển dụng đều coi trọng và mong muốn nhân viên có được. Cho nên, tôi nhận ra, làm nhiều một chút cũng không sao, và khi đã quyết định thì làm, không nên than thở, so đo mà nên làm với thái độ nghiêm túc nhất. Điều này sẽ tạo nên uy tín cá nhân của mỗi chúng ta.

Quản lý thành viên mới. Khi tôi cùng các thành viên khác của CLB đã tích góp được gần như đây đủ kinh nghiệm vận hành các sự kiện trong CLB, chúng tôi chuyển sang một vai trò mới, chính là hướng dẫn các thế hệ tiếp theo của Amity. Tre già thì măng mọc, đó là quy luật. Một tổ chức muốn phát triển bền vững thì phải luôn có thế hệ thừa kế. Công việc này quả thật làm tôi và các bạn đau đầu! Bởi vì khi làm thực sự, tự mình đúc kết kinh nghiệm rồi cải thiện có phần dễ dàng hơn là hướng dẫn lại. Mỗi người một cá tính, một tư duy. Vì thế, để chia sẻ những giá trị vốn có tốt đẹp của Amity, để các thành viên mới hiểu và giữ gìn, là một thách thức lớn nhất. Làm thế nào để đánh giá thành viên mới? Làm thế nào hòa hợp giữa các khóa của Amity? Tất cả vẫn đang là những trăn trở của chúng tôi.

Và trưởng thành…Qua từng chặng đường đồng hành với Amity, bản thân tôi cũng đã trưởng thành rất nhiều. Thay đổi lớn nhất chính là tạo được niềm tin từ phía gia đình. Vì khi tham gia vào CLB, ngoài việc cân đối thời gian học tập và sinh hoạt, tôi còn phải hi sinh những ngày cuối tuần về thăm nhà quý báu. Thời gian đầu ba mẹ không phản đối kịch liệt, nhưng vẫn luôn nhắc nhở. Lúc ấy, tôi lo lắng và không biết làm sao thuyết phục được ba mẹ. Một đàn anh trong CLB đã nói rằng: “Em đừng trách, cha mẹ nào khi thấy con đi nhiều cũng đều lo lắng. Em không thể chỉ nói, mà phải dùng hành động để chứng minh việc mình làm là đúng đắn. Em càng phản ứng quyết liệt, thì ba mẹ sẽ càng xem em vẫn là con nít, không đáng tin tưởng.” Từ ấy, tôi hay kể những hoạt động trong CLB cho ba mẹ nghe, giới thiệu cả những hình ảnh, những tờ giấy chứng nhận. Tôi kiên nhẫn thuyết phục ba mẹ thay vì tranh cãi. Kinh nghiệm sống của tôi ngày càng phong phú, thực tế hơn. Mưa dầm thấm đất, dần dần, tôi đã tạo được niềm tin cho ba mẹ.

58 BẢN TIN HOA SEN - THÁNG 04/2014

Page 59: Bản tin Hoa Sen số 9 - Học bằng Trải nghiệm

Tôi cũng đã trưởng thành từ sự phát triển về nhân sinh quan và thế giới quan. Ba giá trị cốt lõi của Amity chính là : Meeting people ( Gặp gỡ) – Get involve (Dấn thân) – Set sail (Giăng buồm). Có thể hiểu nôm na, càng gặp gỡ nhiều người, sẽ học được rất nhiều. Mỗi người như một cuốn sách. Mà từng câu chuyện về cuộc đời họ, những điều họ biết, những nơi họ từng đi qua, sẽ làm thế giới quan của ta mở rộng hơn. Có một câu nói tôi rất thích: “The people make the place” – “Con người làm nên nơi chốn.” Cho nên, không cần đi đâu xa, những anh chị khóa trên, những anh chị nhân viên Hoa Sen mà tôi có cơ hội tiếp xúc, những cố vấn hay chính những thành viên của CLB, mỗi người đều đã truyền cho tôi cảm hứng cũng như nhiệt huyết để dấn thân nhiều hơn. Và như một người anh đã nói: “Khi em tạo được giá trị của riêng mình, em đã giăng buồm thành công.” Thực vậy, Amity là nơi đã giúp tôi khám phá ra khả năng của bản thân cũng như công việc mà tôi muốn làm trong tương lai – một ngành hoàn toàn khác với ngành học hiện tại. Nhưng tôi biết, lần này mình đã đi đúng hướng.

Đôi điều nhắn nhủ…Với những bạn trẻ sắp là sinh viên, điều tôi mong muốn gửi gắm nhất chính là hãy chủ động và đừng e ngại. Chủ động tìm hiểu về nơi mà bạn sắp sửa trải qua những tháng năm tươi đẹp nhất cuộc đời, tìm hiểu những CLB – Đoàn – Hội và đến với các tổ chức này để bản thân có nhiều cơ hội phát triển hơn. Tôi không phủ nhận việc học là quan trọng, nhưng CLB – Đoàn – Hội chính là nơi để bạn tích hợp kiến thức đã học để vận dụng vào thực tế. Có thể sẽ rất vất vả, nhưng tôi tin, sau này, nhìn lại quãng đường đã đi, bạn sẽ không hối hận. Tôi có cơ hội gặp nhiều anh chị khóa trên, như một sự trùng hợp, họ đều nói với tôi rằng: “Nếu quay ngược thời gian, điều mà anh/chị muốn làm nhất là tham gia đội nhóm nhiều hơn. Đó là nơi mình làm sai mà vẫn được chỉ bảo tận tình. Đó là nơi mà mối lo cơm áo gạo tiền chưa hiện diện, không có đồng nghiệp cạnh tranh, đấu đá lẫn nhau.” Đừng e ngại nắm bắt lấy cơ hội. Cơ hội ở xung quanh ta, điều quan trọng là, bạn lựa chọn: Bây giờ – hay – thôi, để từ từ. Đừng vì sợ làm sai mà không bắt tay vào làm. Tất cả đều có hai mặt, như sai/đúng; thất bại/thành công. Sẽ không thể có vế sau nếu thiếu đi vế đầu.Và điều cuối cùng, hãy tin tưởng vào sự mách bảo của trái tim – bạn sẽ chọn được một nơi thuộc về mình. Đó là nơi bạn cảm thấy thoải mái khi nói lên quan điểm của mình. Đó là nơi bạn cảm thấy gắn bó dài lâu và muốn cống hiến thời gian, tâm huyết. Nơi đó luôn hiện hữu, quan trọng là, bạn có sẵn sàng dấn thân tìm kiếm hay không.

5959Ở NGOÀI GIẢNG ĐƯỜNG, CHÚNG TÔI ĐÃ TRƯỞNG THÀNH

Page 60: Bản tin Hoa Sen số 9 - Học bằng Trải nghiệm

CHO MẦMTHÊM XANH

Không thờ ơ đứng ngoài cuộc, tập thể giảng viên, sinh viên các trường đại học cũng đóng góp vật chất, thời gian rất nhiều qua các hoạt động thiện nguyện. Nhưng làm thế nào để việc phục vụ cộng đồng của sinh viên gắn liền với chuyên môn mà các em đang theo học nhiều hơn, sâu hơn vẫn còn là câu hỏi lớn, lơ lửng trong cuộc họp chiến lược của bộ môn Ngôn ngữ Anh (ĐH Hoa Sen). Nhân một lần tôi ghé thăm tịnh thất Linh Sơn (Quận 12, tp.HCM) vào 08.2013, một hoạt động nhỏ đã hình thành trong suy nghĩ của tôi.

Tịnh thất tọa lạc đơn sơ trong một con đường nhỏ ở Quận 12 được người dân địa phương gọi giản dị là chùa Mồ Côi, và nơi đây vẫn thường đầy ắp tiếng cười trẻ thơ. Ban đầu Linh Sơn chỉ là nơi tu hành của các ni cô, nhưng mỗi năm có hai, ba em bé vài tuần tuổi lại bị bỏ lại trước cửa Phật từ bi, và được các cô đưa vào nuôi nấng. Thấm thoát, đã gần 20 năm trôi qua, chưa một lần các em được cha mẹ chính thức đến thăm cũng như đón về. Dù thiếu thốn cả vật chất lẫn tinh thần, nhưng gần ba mươi em đang dần lớn lên

Hoạt động giúp đỡ cộng đồng đang được diễn ra tự nhiên, bình thường như chân lý giản dị “lá lành đùm lá rách”. Trong cuộc sống thường ngày, chúng ta thấy ấm lòng hơn khi biết các bệnh nhi vừa được tặng quà, được tổ chức vui chơi, các cụ già neo đơn được các đoàn tình nguyện đến chăm sóc, hỏi han, những người lầm lỡ được xã hội vị tha, tạo điều kiện để hướng thiện.

trong tình thương yêu chăm sóc của các ni cô, phật tử, và cư dân địa phương. Em lớn nhất hiện đang là sinh viên, các em khác đang học ở các trường tiểu học và trung học trong địa phương và em nhỏ nhất mới vài tháng tuổi.

Vài lần đến chùa cùng với bạn bè tặng quà, bánh, vui chơi cùng các em, tôi luôn cảm thấy vương vấn, băn khoăn mỗi khi chia tay với các em. Liệu mình có thể đóng góp gì đó nhiều hơn chút vật chất đó không?

Và rồi, tôi chợt nảy ra ý tưởng tạo điều kiện cho các em bé tiểu học ở đây được học tiếng Anh với sự giúp đỡ của các sinh viên Hoa Sen. Với sự ủng hộ và góp ý của các đồng nghiệp, Đề án hai của nhóm sinh viên mà tôi phụ trách mang tính nghiên cứu, học tập phục vụ cộng đồng : “Thiết kế chương trình và dạy

Ngọc Dung

60 BẢN TIN HOA SEN - THÁNG 04/2014

Page 61: Bản tin Hoa Sen số 9 - Học bằng Trải nghiệm

tiếng Anh cho các trẻ em ở Tịnh thất Linh Sơn quận 12”. Đây là cơ hội cho sinh viên ngành sư phạm được thực hành và phát triển chuyên môn của mình, đồng thời cũng là dịp cho các em bé mồ côi được tiếp cận với tiếng Anh, một ngôn ngữ cần thiết cho tương lai của các em. Ngoài ra, với các hoạt động học tập và vui chơi đã được tổ chức, cả sinh viên và các em nhỏ đều tự tin, năng động hơn.

Đầu tháng 9/2013, sau khi đã cùng tôi hội ý phác thảo kế hoạch, chương trình học, cách soạn bài, một nhóm gồm 5 sinh viên năm thứ ba đang bắt đầu học các môn chuyên ngành giảng dạy, hàng tuần, đã đến chùa Mồ côi vào các sáng thứ bảy, chủ nhật để dạy tiếng Anh cho các em. Lớp học đơn sơ gồm ba cái bàn tròn, một bảng đen trong khuôn viên của tịnh thất cũng là nơi vui chơi, tiếp khách nên không gian còn bị loãng, bị chi phối bởi các tiếng ồn bên ngoài nên đôi khi, các em cũng hơi khó tập trung.

Lớp học gồm 12 học trò cấp tiểu học từ 6 đến 10 tuổi cùng học tiếng Anh vỡ lòng, mức độ tiếp thu nhanh chậm khác nhau, tạo nên thử thách lớn với các bạn sinh viên. 2 sinh viên dạy mỗi buổi học 1g30p. Vì các sinh viên chỉ thực hiện đề án trong ba tháng, nên chương trình không theo một giáo trình tiếng Anh nào, mà các em chỉ được học từ vựng và các mẫu câu đơn giản theo các chủ đề nhất định. Các em tiểu học còn hồn nhiên, nghịch ngợm, hiếu động nên cứ nhớ nhớ, quên quên, có lúc hăng hái tham gia, có lúc lại thích ngồi làm việc riêng theo ý mình. Mặc dù

không tránh được cảm giác mệt mỏi vì sự thiếu tập trung, chưa ham học của các em, nhưng sinh viên vẫn luôn cố gắng soạn bài sao cho vui nhộn, dễ hiểu và luôn thân thiện với các em. Không gian của tịnh thất vui nhộn với những tiếng cười trong veo vào lúc lớp học nho nhỏ râm ran tiếng ê a luyện đọc, nói, tập hát tiếng Anh, tập viết, tô màu, hay thi đố vui.

Buổi học cuối cùng đầy nụ cười và nước mắt. Hôm ấy cả lớp quây quần thành vòng tròn, năm anh chị sinh viên ngồi xen kẽ với các em, tập hát và ôn lại các từ vựng cho các em, các em ngoan, hiền, học tốt, làm các anh chị càng lưu luyến khi chia tay. Trong nhật ký của mình, các sinh viên chia sẻ những buổi đầu làm việc rất vất vả, chán nản vì nhiều lúc “tụi nhỏ” không vâng lời và không thích học. Sau bao khó khăn tìm giải pháp để soạn bài, để truyền đạt hay hơn, tổ chức lớp học theo nhóm nhỏ hợp lý hơn, mình đã trưởng thành lên rất nhiều. Đã biết cách làm cho lớp học bớt ồn ào, thu hút cho bọn trẻ tập trung, đã thấy lòng mình “mềm” hơn, bớt nóng tính, thấy mình kiên nhẫn và biết yêu thương nhiều hơn. Sau từng buổi học, các em nhỏ ngày càng thích tiếng Anh và yêu mến, quấn quýt mình hơn.

Ước mơ của tôi chưa khép lại ở đó. Với sự quan tâm của Trưởng khoa và đồng nghiệp, chúng tôi đang cùng nghiên cứu, để mở rộng chương trình, không chỉ là một chùa Mồ Côi, ba tháng phục vụ cộng đồng, không chỉ là dạy tiếng Anh. Học tập phục vụ cộng đồng – học để phục vụ, phục vụ để học – không phải là một hoạt động mới mẻ trên thế giới, mà nhiều trường đại học các nước đã lồng ghép nội dung này vào chương trình học của sinh viên. Tin rằng với lòng nhiệt huyết và tinh thần sáng tạo, chúng tôi sẽ sớm tiếp tục xây dựng các hoạt động ý nghĩa, đa dạng và dài hơi hơn để đồng hành cùng các em, những mầm non đang dần lớn lên trong tình thương của cộng đồng.

6161Ở NGOÀI GIẢNG ĐƯỜNG, CHÚNG TÔI ĐÃ TRƯỞNG THÀNH

Page 62: Bản tin Hoa Sen số 9 - Học bằng Trải nghiệm

Buổi dạy của Phượng - Khiêm

Trang vở của một em học sinh

Buổi gặp đầu tiên của các SV với chùa Mồ Côi

Em Minh Tâm (góc trái) từ nhỏ chân bị liệt và không biết nói, nhưng rất thich ngồi học chung, dù chỉ để được tô màu và được cô chấm điểm. Em Khánh Hạ (3 tuổi) cũng xin được học (tô màu, vẽ lung tung thôi)

Buổi dạy của Phượng - Huy

HÌNH ẢNH CÁC SINH VIÊN KHÓA 2011 THAM GIA ĐỀ ÁN 2: DẠY TIẾNG ANH CHO TRẺ EM MỒ CÔI TẠI TỊNH THẤT LINH SƠN (tháng 9 – tháng 12 năm 2013)

Các bạn sinh viên tham gia đề án Lê Ngọc Phượng Nguyễn Trọng Khiêm Phạm Quốc Huy Nguyễn Huỳnh Thảo Nguyên Nguyễn Phạm Hoàng Trầm

62 BẢN TIN HOA SEN - THÁNG 04/2014

Page 63: Bản tin Hoa Sen số 9 - Học bằng Trải nghiệm

Buổi học cuối, tập hát

Ôn tập lại những gì các anh chị năm 3 đã dạy

SV đi thăm các em chùa Mồ côi và tổ chức trò chơi cho các em.

Buổi học cuối, ôn tập

Buổi học cuối, chụp hình lưu niệm

6363Ở NGOÀI GIẢNG ĐƯỜNG, CHÚNG TÔI ĐÃ TRƯỞNG THÀNH

Page 64: Bản tin Hoa Sen số 9 - Học bằng Trải nghiệm

Chụp hình tạm biệt

64 BẢN TIN HOA SEN - THÁNG 04/2014

Page 65: Bản tin Hoa Sen số 9 - Học bằng Trải nghiệm

Hồng Xuân - Ảnh do nhân vật cung cấp

SERVICE LEARNING“THÉP ĐÃ TÔI THẾ ĐẤY”!

Suốt những năm đi học, từ khi còn bé cho đến khoảng thời gian đầu lên đại học, tôi vẫn luôn nghĩ chỉ cần mình cố gắng làm sao để đạt thành tích học tập tốt, dồn tất cả thời gian cho một việc là: nhớ cho hết những kiến thức ở trường, tự khắc tôi sẽ trở thành một sinh viên giỏi mà không cần phải bỏ công bỏ sức tham gia các hoạt động xã hội nào khác. Với tôi, những hoạt động ấy chẳng giúp ích được gì cho việc nâng cao học lực của tôi. Và tôi khư khư giữ lấy cái quan niệm ấy cho đến năm thứ 3,

tình cờ, tôi tham gia đề án “Service Learning”. Khi họp thống nhất đề tài, tôi đã định đăng ký một đề tài khác, tương đối dễ dàng và thoải mái hơn. Nhưng đến khi được thầy giới thiệu về đề án Service Learning đầu tiên của Khoa Ngôn Ngữ Và Văn Hoá Học, mặc dù vẫn còn mơ hồ về khái niệm mới mẻ này nhưng không ngăn được sự tò mò, ham mê thử thách nên tôi đã mạnh dạn đăng ký chọn đề tài. Và tôi gọi đó là một quá trình thay đổi bản thân “ngoạn mục” nhất mà tôi từng trải qua.

Thi Ngọc Hồng Xuân Trưởng ban tổ chức đề án

Service Learning 2013

6565Ở NGOÀI GIẢNG ĐƯỜNG, CHÚNG TÔI ĐÃ TRƯỞNG THÀNH

Page 66: Bản tin Hoa Sen số 9 - Học bằng Trải nghiệm

Thật vậy, việc tham gia vào đề án này là một bước ngoặt lớn cho bản thân tôi. Dù cho đến nay cũng đã gần 1 năm, kể từ ngày đăng ký đề tài cho đề án 2 của trường, nhưng tôi vẫn nhớ như in quyết tâm muốn thay đổi, từ một người thụ động đối với các hoạt động xã hội, tôi đánh liều thử sức mình với vai trò trưởng nhóm của một tập thể gồm 16 thành viên nữ, bắt tay vào thực hiện đề án cộng đồng Service Learning 2013: “Lập kế hoạch phát triển du lịch ở xã Gia Bắc, huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng” dưới sự hỗ trợ từ tổ chức phi chính phủ, phi lợi nhuận EVG (ECO VietNam Group).

Với đề tài này, chúng tôi phải từ những thông tin tìm kiếm được lập một bản kế hoạch, kiểm chứng tính khả thi của nó thông qua chuyến đi thực nghiệm, rồi áp dụng vào thực tế, giúp xã Gia Bắc, một trong những xã nghèo nhất của huyện có thể tận dụng và phát huy những ưu điểm để phát triển du lịch, nhằm tăng thêm thu nhập và cải thiện đời sống của người dân địa phương.

Quả là những trải nghiệm trong cuộc sống sẽ trở nên ý nghĩa và đáng trân trọng hơn khi chúng ta tự thực hiện nó từ đầu đến cuối, bất kể gặp khó khăn hay trở ngại nào trên đường dẫn đến đích. Ngay từ những ngày đầu thực hiện đề án, tôi cũng như các thành viên còn lại trong nhóm đã xảy ra rất nhiều mâu thuẫn. Một trong số đó là việc giữ “lửa” cho cả tập thể và theo đúng tiến độ công việc. Ngay từ khâu chuẩn bị, mọi thứ dường như rối tung lên, công việc cứ thế mà chồng chất theo thời gian. Một ngày 24 tiếng nhưng dường như không bao giờ là đủ để tôi vừa thực hiện đề án, vừa tham gia các giờ học khác ở trường. Tôi thường xuyên phải thức đêm làm việc và không tập trung vào việc học ở trường, tôi thật sự đang rơi vào khủng hoảng. Nhưng khi được thầy Lê Minh Thành, thầy hướng dẫn đề án tư vấn, tôi dần dần nhận ra đâu là vấn đề và từ đó tìm hướng giải quyết.

Tôi bắt tay vào lập kế hoạch làm việc cho cả nhóm theo các mốc thời gian cụ thể, chia sẻ công việc với các thành viên khác, phân công và giải thích thật rõ yêu cầu, thời gian thực hiện. Khi công việc đã được tổ chức rõ ràng theo trình tự mà nhóm đã thống nhất, mọi việc tiến bộ rõ rệt.

Đề án còn khoảng hơn 1 tháng nữa thì kết thúc, đó cũng là lúc chúng tôi lên kế hoạch chuẩn bị cho chuyến đi thực địa của nhóm để có thể đánh giá mức độ ứng dụng của kế hoạch mà chúng tôi đã lập ra trước đó. Điều chúng tôi lo lắng nhất đó chính là chi phí cho chuyến đi. Vì năm 2013 là năm đầu tiên khoa thực hiện đề án Service Learning nên chưa có khoản chi phí dự trù để hỗ trợ cho chuyến đi thực tế của chúng tôi. May mắn là nhà trường hỗ trợ cho chúng tôi một thùng sách góp vào thư viện cộng đồng của tổ chức EVG, nơi chúng tôi sẽ lưu trú và sinh hoạt khi đến Gia Bắc. Đây là một món quà mang ý nghĩa to lớn dành cho trẻ em của xã. Chúng tôi đã tổ chức họp mặt tất cả các thành viên, chọn lọc các ý kiến khả thi nhằm tạo nguồn kinh phí cho chuyến đi. Và sau khi đã cân nhắc và thống nhất với nhau, chúng tôi quyết định tổ chức một tour cho 30 sinh viên với tên gọi “Gia Bắc – Hành trình kỳ diệu”. Đây sẽ là tour thực nghiệm đầu tiên đến Gia Bắc với mong muốn tạo điều kiện cho các bạn sinh viên cùng tham gia các hoạt động cộng đồng, sau đó, sẽ tham quan các phong cảnh đẹp của xã. Đồng thời, các bạn cũng sẽ trải nghiệm, học tập cách sinh hoạt tập thể như: nấu ăn, dọn dẹp, dựng lều trại và các hoạt động vui chơi tập thể khác,..

66 BẢN TIN HOA SEN - THÁNG 04/2014

Page 67: Bản tin Hoa Sen số 9 - Học bằng Trải nghiệm

Trẻ em ở Gia Bắc - Ảnh do nhân vật cung cấp

Sự tham gia của các bạn cũng sẽ giúp nhóm đánh giá được tính khả thi về việc phát triển du lịch của xã Gia Bắc.

Mọi việc tiến triển tốt đẹp hơn sự mong đợi của ban tổ chức, sau chiến dịch quảng bá, rất nhiều sinh viên Hoa Sen cũng như trường bạn đã tham gia chuyến đi rất hào hứng trong tinh thần hợp tác. Tận mắt chứng kiến cuộc sống của người dân địa phương đã khiến tôi hổ thẹn với vì trước đây, tôi đã quá thờ ơ với mọi thứ xung quanh. Ở Gia Bắc, ngoài nét hoang sơ vẫn còn được lưu giữ và không khí trong lành thì người K’ho, tuy cuộc sống vất vả và khó khăn, tỷ lệ người mù chữ vẫn còn cao, nhưng họ luôn giữ cho mình bản chất tốt đẹp thuần tuý, chân thật. “Cái bụng” của họ đơn giản và mộc mạc biết chừng nào.

Trở về thành phố, tôi vẫn bồi hồi khi nhớ lại niềm hân hoan trên gương mặt và những đôi mắt long lanh bừng sáng của các em nhỏ khi cầm trên tay quyển sách, món đồ chơi tuy đã cũ, mẩu bút màu vụn. Xưa nay tôi vẫn quen được “nhận” hơn là “cho”, giờ đây, tôi đã thay đổi. Tôi tự nhắc nhở mình về ý thức trách nhiệm đối với cộng đồng, với xã hội và mọi người xung quanh.

Trải qua gần 4 tháng gắn bó với đề án Service Learning, giải quyết những vấn đề trong nội bộ nhóm và bên ngoài, tưởng chừng như quá sức, trải qua những buồn vui, trong suốt quá trình thực hiện, tôi như được “lột xác” thành một con người mới, trưởng thành hơn và có trách nhiệm hơn. Tôi bây giờ năng động hơn trong các hoạt động ngoại khoá, và luôn nêu cao tinh thần giúp đỡ cộng đồng.

Cảm ơn trường đại học Hoa Sen, tổ chức EVG, thầy Lê Minh Thành và các thành viên khác đã hỗ trợ tôi trong quá trình thực hiện đề án. Và đặc biệt, cảm ơn bản thân tôi, vì đã luôn kiên định, không lùi bước ngay cả những giây phút khó khăn nhất. Thép đã tôi thế đấy!

6767Ở NGOÀI GIẢNG ĐƯỜNG, CHÚNG TÔI ĐÃ TRƯỞNG THÀNH

Page 68: Bản tin Hoa Sen số 9 - Học bằng Trải nghiệm

Hiền Trang- Ảnh do nhân vật cung cấp

ĐI MỘT NGÀY ĐÀNG, HỌC MỘT SÀNG KHÔN 

Đầu năm thứ nhất, sức khỏe cũng như sức trẻ đang “dồi dào”, chúng tôi nói với nhau: “Hè này nhóm mình đi mùa hè xanh nhé!”. Chắc là trải nghiệm thú vị lắm nhỉ, mặc dù chưa biết hè sẽ “xanh” hay “đen”?

Chiến dịch với hơn 45 chiến sĩ của trường Hoa Sen. Mùa hè xanh “dân dã” lắm, từ con người đến những hoạt động giúp đỡ cộng đồng. Qua những cuộc nói chuyện hằng ngày, qua cách mọi người làm việc, chia sẻ với nhau, và qua những con người nơi đất đảo xa xôi này, mình đã hiểu được ý nghĩa của những hoạt động tình nguyện.

Đó là lần đầu tiên mình bước ra môi trường “bên ngoài lớp học”, vẫn là sống và làm việc cùng sinh viên nhưng, tụi mình được sống chân thành hơn và phải học cách để mọi người hiểu nhau hơn, thích ứng với môi trường xa lạ này tốt nhất. Chỉ trong khoảng 3 tuần, nhưng Mùa hè xanh đã mang lại cho mình rất nhiều: những người bạn “trước lạ sau thân”, những bài học, chia sẻ của những anh chị lớn hơn, suy nghĩ của người dân và các dự án mà Hoa Sen đã cùng nhau giúp họ phát triển.

Phải đi xa như thế, mới biết đất nước còn nhiều khó khăn lắm. Từ đó, mình sống tích cực hơn, ý nghĩa hơn. Mùa hè xanh dạy mình cách sống “xanh” hơn, và giúp mình hiểu giá trị trong mối quan hệ giữa con người với nhau.

Hiền Trang MK111

68 BẢN TIN HOA SEN - THÁNG 04/2014

Page 69: Bản tin Hoa Sen số 9 - Học bằng Trải nghiệm

Mình cũng đang là thành viên của tổ chức sinh viên AIESEC – là tổ chức quốc tế, và đang mở rộng tại Hoa Sen.

AIESEC là một tổ chức Sinh viên Thế giới, AIESEC như một công ty thu nhỏ, nơi mình có thể trải nghiệm các công việc: từ tài chính, nhân sự, đến tổ chức sự kiện, bán hàng, gặp gỡ đối tác, marketing, truyền thông và quảng bá…. Những kiến thức mình học được ở trường được áp dụng, cũng từ AIESEC, mình đã mở rộng hiểu biết về ngành nghề.

Đặc biệt, AIESEC là môi trường quốc tế, có mặt tại hơn 124 quốc gia và vùng lãnh thổ, với hơn 86.000 thành viên. AIESEC đã cho mình cơ hội giao lưu với các bạn đến từ: Indonesia, Malaysia, Thailand, Poland, America… qua đó, học được nhiều về cách suy nghĩ, tác phong làm việc cũng như sự đa dạng văn hóa.

AIESEC có 2 chương trình chính dành cho sinh viên: chương trình thành viên và thực tập tại nước ngoài.

Với vai trò là thành viên, AIESEC đã giúp mình phát triển những kĩ năng mềm cơ bản, đến những kiến thức quan trọng cho bản thân và nghề nghiệp tương lai. Mình còn biết cách để định hướng công việc cho phù hợp, làm việc nhóm hiệu quả, giao tiếp thông minh, biết xây dựng kế hoạch và thực hiện. Điều quan trọng nhất, AIESEC cho mình thấy được vai trò của LEADERSHIP – Sự lãnh đạo đối với bản thân cũng như cho việc học và công việc.

Với chương trình đi thực tập tại nước ngoài, đã có hơn 40 bạn sinh viên Hoa Sen tham gia. Bạn có cơ hội được làm những dự án cộng đồng tại các nước Châu Á, Châu Âu như Indonesi, Malaysia, Thailand, Poland, Srilanka, Czech Republic … trong vòng từ 6 đến 8 tuần, về các mảng như giáo dục, dạy học

cho trẻ em nghèo, dự án xã hội: tuyên truyền về HIV, bảo vệ quyền phụ nữ, trẻ em, bảo vệ môi trường, phát triển cộng đồng… Đây là cơ hội giúp bạn làm việc trong môi trường quốc tế cùng nhiều sinh viên đến từ nhiều quốc gia khác nhau, chủ động trong việc học và phát triển những kĩ năng cần thiết, đồng thời tạo ra những ảnh hưởng tích cực đến cộng đồng.

Có nhiều trải nghiệm, bạn sẽ được quen biết nhiều người, có cơ hội phát hiện ra điểm mạnh/yếu của mình. Bạn có nhiều lựa chọn khác nhau: làm partime, tham gia những hoạt động tình nguyện, là thành viên của các câu lạc bộ, tham gia những chuyến phượt hay một vài tháng thực tập ở nước ngoài…Mỗi lựa chọn sẽ cho bạn những bài học, và lợi ích khác nhau; điều cơ bản là từ bạn.

Bạn ơi, cứ “xách ba lô lên và đi” bởi vì “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”, hãy đi và khám phá những chân trời mới với tuổi 20 tràn đầy sức sống!

6969Ở NGOÀI GIẢNG ĐƯỜNG, CHÚNG TÔI ĐÃ TRƯỞNG THÀNH

Page 70: Bản tin Hoa Sen số 9 - Học bằng Trải nghiệm

CLB Tuổi Xanh trong Đêm hội trăng rằm

CÂU LẠC BỘ TUỔI XANH một phần trong CUỘC ĐỜI SINH VIÊN CỦA TÔI

Tôi tham gia Câu lạc bộ Tuổi Xanh ngay từ những ngày đầu chân ướt chân ráo bước vào giảng đường đại học. Điều khiến tôi lựa chọn CLB này chính là cái sự nhí nhố, tươi trẻ, “quậy hết mình” của các anh chị thành viên trong các chương trình có ý nghĩa, mang tính xã hội. Hơn 1 năm đầu tiên, tôi tham gia với tư cách là

một thành viên bình thường. Tuổi Xanh lúc này đối với tôi chỉ đơn giản là nơi để vui chơi ngoài giờ học.

Mãi đến đầu năm 2012, khi hoạt động của CLB Tuổi Xanh bắt đầu có dấu hiệu đi xuống, số lượng chương trình thưa dần do không có người tổ chức vì những thành viên kì cựu trong ban điều hành hoặc quá bận rộn với việc học của năm 3, năm 4,

hoặc rút khỏi CLB vì những lý do cá nhân. Trong một lần được tâm sự với anh Hưng – chủ nhiệm của CLB nghe anh chia sẻ về thời gian xây dựng CLB, những mục tiêu của Tuổi Xanh mà anh đã ấp ủ, thật hào hứng, tôi như được truyền lửa. Tôi nhận tổ chức chuyến viếng thăm Trung tâm nuôi dạy trẻ khuyết tật Thiên Phước ở Củ Chi. Thành công của chuyến đi là động lực để tôi tìm hiểu thêm về kỹ năng tổ chức các sự kiện và tiếp nối công việc điều hành CLB. Từ đó, với sự hướng dẫn của các anh chị, cùng sự hỗ

Võ Hà Mai Anh - Chủ nhiệm Tuổi Xanh

70 BẢN TIN HOA SEN - THÁNG 04/2014

Page 71: Bản tin Hoa Sen số 9 - Học bằng Trải nghiệm

trợ của các thành viên, CLB Tuổi Xanh được vực dậy, các chương trình ngày càng quy mô, phong phú; cơ cấu nhân sự cũng ổn định và hoạt động quy củ hơn.

Duy trì hoạt động để CLB tồn tại không phải điều dễ dàng. Để hoạt động của CLB liên tục thì phải tổ chức nhiều chuyến đi hơn mà như vậy thì sẽ cần một nguồn nhân lực kế thừa đủ lớn và đủ mạnh; kinh phí cũng phải nhiều hơn, không thể chỉ dựa vào số tiền thành viên quyên góp mà phải nỗ lực tìm kiếm nguồn tài trợ hoặc tự các thành viên phải cùng góp sức làm ra các sản phẩm rồi đem bán để gây quỹ. Có những lúc các bạn phải chịu khó đi bán lồng đèn dưới trời nắng chang chang hoặc thức đến khuya để xếp từng bông hồng bằng giấy, may những chiếc móc khóa bằng vải rồi sáng dậy từ sớm đi giao cho khách đặt hàng.

Tuổi Xanh bây giờ đã trở thành tâm huyết và là một phần không thể thiếu trong cuộc đời sinh viên của tôi. Từ một cô sinh bối rối khi thuyết trình trước đám đông, tôi đã trưởng thành, tự tin hơn. Nhờ Tuổi Xanh, tôi năng động hơn, quen biết nhiều người, đi nhiều nơi, học được từ những điều nhỏ nhặt: cách giao tiếp, kỹ năng làm việc độc lập, làm việc nhóm, quản lý nhân sự, thời gian, chi tiêu đến lãnh đạo cả một tập thể và ý nghĩa nhất là học cách chia sẻ tình yêu thương, mang niềm vui đến những người khó khăn, bất hạnh.

Với định hướng phát triển trong thời gian tới, hy vọng CLB Tuổi Xanh sẽ đem lại nhiều lợi ích thiết thực cho các thành viên, tạo cơ hội và đào tạo cho các thành viên tham gia ở vai trò người tổ chức chương trình để các bạn có thể rèn luyện toàn diện các kỹ năng. Các hoạt động của CLB Tuổi Xanh cũng sẽ được tổ chức thường xuyên hơn, ý nghĩa hơn nữa, tạo điều kiện để nhiều bạn sinh viên được tham gia và trải nghiệm.

CLB Tuổi Xanh được thành lập vào ngày 9/9/2009 với mục tiêu hỗ trợ các công tác, hoạt động, phong trào Đoàn - Hội và tạo sân chơi thiết thực dành sinh viên, tổ chức các sự kiện, hoạt động tình nguyện, công tác xã hội nhằm góp phần rèn luyện các kỹ năng cho các bạn sinh viên . Slogan của CLB là “Xanh mãi sức trẻ” và “Chung tay góp màu xanh”. Hiện nay, CLB có gần 100 thành viên và hơn 150 cộng tác viên. Các hoạt động nổi bật của CLB: từ thiện; hỗ trợ sinh viên; bảo vệ môi trường; rèn luyện kỹ năng sống, kỹ năng truyền thông, tổ chức sự kiện..

Xem thêm thông tin hoạt động của CLB tại Facebook: https://www.facebook.com/clb.tuoixanh

Để tham gia CLB Tuổi Xanh, các bạn vui lòng email về địa chỉ:   [email protected] hoặc [email protected]

7171Ở NGOÀI GIẢNG ĐƯỜNG, CHÚNG TÔI ĐÃ TRƯỞNG THÀNH

Page 72: Bản tin Hoa Sen số 9 - Học bằng Trải nghiệm

ĐIỀU KỲ DIỆU Ở NGAY TRONG MỖI CHÚNG TA

Trên đường từ nơi phỏng vấn về nhà, tôi đã dừng lại ở góc đường và khóc, vỡ òa trong hạnh phúc khi nhận được tin trúng tuyển sau 4 vòng phỏng vấn cho một công việc mà tôi từng mơ ước. Chiều hôm đó, mưa lất phất bay, mưa trong veo như hình ảnh tôi của ngày xưa, trong buổi chào đón tân sinh viên  trường Đại học Hoa Sen những năm trước. Trong thời gian học, tôi không phải là sinh viên xuất sắc, đã nhiều lần bị loại ở một số cuộc thi vì không đáp ứng đủ chỉ số IQ và cũng không phải là một nhân vật “dạn dày trận mạc”. Tôi chỉ là một mũi tên mạo hiểm vì mục tiêu của của chính mình.

Thú thật, tôi đã có những ngày mơ hồ về bản thân cho đến khi tôi được tiếp xúc với môn Tư Duy Phản Biện (Critical Thinking). Tôi như một chai nước ngọt có ga muốn được xốc lên với những động lực rất lớn để ra khỏi những giới hạn của chính mình. Nếu như được chia sẻ chuyện của mình sau khi rời xa giảng đường, tôi xin được bắt đầu:

“Điều kỳ diệu ở ngay trong mỗi chúng ta”Không có con đường hay công thức nào được vẽ sẵn cho đam mê và thành công. Chỉ riêng việc xác định được đam mê của chính mình đã là rất khó. Tôi đã từng lầm tưởng đam mê của người khác là của mình! Có cô bạn chia sẻ niềm vui và thành công ở một lĩnh vực chẳng có gì liên quan đến tôi, tôi cũng muốn thử. Với sự tự tin và nhiệt huyết của một sinh viên mới ra trường, tôi đã có được công việc giống như người bạn ấy, nhưng dù rất cố gắng, tôi vẫn không tìm được điều thú vị nào trong mỗi ngày đi làm. Tuy nhiên, nhờ học hỏi, tôi cũng biết được cách sử dụng một hệ thống quản trị thông tin rất hữu ích. Sau khi tự chất vấn, tôi đã viết ra giấy những khả năng và sở thích riêng để tìm công việc phù hợp.

Theo tôi, niềm đam mê có sức mạnh mang lại động lực rất lớn nhưng không phải là tất cả. Tôi đã có thời gian trải nghiệm ở Luxembourg. Niềm hân hoan khi làm việc tại một đất nước xinh đẹp nhanh chóng mờ đi trong sự bỡ ngỡ với môi trường mới mà trở ngại lớn nhất là ngôn ngữ. Dĩ nhiên, mọi thứ đều có thể học và cần thời gian để thích nghi nhưng nhiều đêm tôi vẫn tự hỏi: liệu đây có phải là mục tiêu mang lại cảm hứng cho tôi, liệu tôi có theo đuổi

Phố

72 BẢN TIN HOA SEN - THÁNG 04/2014

Page 73: Bản tin Hoa Sen số 9 - Học bằng Trải nghiệm

đến tận cùng, dù phải hi sinh? Sự trở về là câu trả lời cho chính tôi. Từ bỏ công việc tại Luxembourg, tôi bị đánh giá là yếu đuối và chóng chán nhưng chỉ có tôi mới hiểu mình đã dũng cảm và bình tĩnh và chịu đựng như thế nào.

Tôi nghĩ rằng, điều gì cũng ẩn chứa hai mặt và bí mật từ những thất bại chính là cơ hội. Khi đi tìm việc, tôi ao ước được tự lực và, tôi đã làm thêm một số việc để có tiền. Tôi cũng tìm cơ hội qua các cuộc thi dành cho các bạn trẻ và phỏng vấn xin việc. Trường có chương trình hỗ trợ việc làm cho sinh viên nhưng tôi muốn khám phá năng lực của mình, muốn nhìn nhận đúng đắn hơn về những điều thường bị cho là bất khả thi nên tôi cố gắng “khác đi”. Tôi trân quý sự “cố gắng khác đi” hơn là “lựa chọn khác đi” vì thành công luôn xuất phát từ sự tập trung, bền bỉ không ngừng, lòng nhiệt thành của trái tim và tâm hồn dành cho công việc. Vì chỉ khi làm những việc mà bản thân phải nỗ lực thì chúng ta mới có cơ hội để được “khác đi”.

Tôi đã có nhiều sai lầm khác nhau, kể cả việc nhỏ nhất là chuẩn bị CV. Đôi lần tôi chán nản vì không được vào vòng tiếp theo ở một số cuộc thi và cũng rất nhiều lần khóc vì trượt phỏng vấn. Nhưng rồi, những khoảnh khắc như vậy lại trở thành “tài sản”, giúp tôi tự tin và hiểu rõ hơn điều tôi cần. Chẳng hạn, việc ghi âm lại khi học nói tiếng Anh để điều chỉnh thì sẽ hiệu quả hơn chỉ thực hành nói đơn thuần. Những lần đầu khi tiếp xúc với người phỏng vấn là người nước ngoài, tôi đã trở về trong sự nuối tiếc: giá như mình trả lời như thế này, phát âm như thế kia thì sẽ tốt hơn. Chỉ khi tôi thực hành nói bằng cách ghi âm lại, luyện tập trước gương cùng những kinh nghiệm từ lần phỏng vấn không thành công đã được điều chỉnh mới giúp tôi hiểu rằng: phỏng vấn chính là được chia sẻ và có được những cơ hội mới. 

Tôi rất ấn tượng với câu nói: “Cuộc sống cũng giống như điện tâm đồ vậy. Nếu chỉ là một đường thẳng trượt dài thì coi như bạn đã chết.” Khi được hỏi về đỉnh điểm của cuộc đời mình là gì, tôi từng trả lời rất khác nhau: đó là ngày tôi tốt nghiệp đại học, là ngày làm việc đầu tiên ở một tập đoàn, ngày tôi kết hôn... Nhưng, sau đó, tôi mới nhận ra, cuộc sống không có đỉnh điểm nào cả, mỗi mục tiêu mà chúng ta đạt được, chính là động lực cho một hành trình phía trước với những thăng trầm, thất bại; thành công, hạnh phúc và đau khổ... Đó là những món quà mà cuộc sống trao ban cho mỗi người và chính chúng ta là người quyết định cách đón nhận.

Bức tranh sẽ đẹp hơn với sự hài hòa của những sắc màu mang tên: hoài bão, trải nghiệm và giá trị mang lại cho cộng đồng. Đại học tuy là vùng đất màu mỡ, nhưng có đơm hoa kết trái, tươi tốt được hay không còn tùy vào sương gió, sự chăm sóc và cả chất lượng của hạt giống.

Những chia sẻ của tôi vẫn rất chung chung trong mong muốn được lắng nghe những câu chuyện kì diệu từ chính các bạn - những người nắm trong tay chiếc chìa khóa bí mật của những khả năng vô hạn và những trải nghiệm từ cuộc sống kỳ diệu, từ “trường đời” cũng sẽ không có giới hạn.

7373GÓC KỶ NIỆM

Page 74: Bản tin Hoa Sen số 9 - Học bằng Trải nghiệm

Anh Khoa - Ảnh do nhân vật cung cấp

THỰC TẬP,BUỒN HAY VUI?

Tôi đã thực tập tốt nghiệp tại Công ty CP Hỗ Trợ Doanh nghiệp Thông Minh. Trước khi thực tập, tâm trạng của tôi như tất cả các sinh viên khác: một chút lo lắng, một chút hứng khởi, háo hức, thích thú với những mới lạ đang chờ đón.

Bốn tháng không quá ngắn cũng không quá dài, thấp thoáng trôi qua với những kỷ niệm tại công ty. Khi kết thúc thực tập, rất vui sướng nhưng cũng có chút bâng khuâng khi nhớ về những ngày tháng được làm việc như một nhân viên thực thụ.

Vui vì sắp tốt nghiệp, qua được một chặng đường khó khăn, thêm tự tin để chuẩn bị hành trang khởi nghiệp cùng với những kinh nghiệm quý báu đã tích luỹ và học hỏi được. Buồn với những hoài niệm về một nơi, mới ngày nào còn lạ lẫm, bỡ ngỡ mà giờ đây, khi xa, mới biết mình đã dành nhiều cảm tình tốt đẹp.

Kỷ niệm trong thời gian thực tập thì rất nhiều, nhưng tôi nhớ mãi việc cả 5 sinh viên thực tập chúng tôi bị Giám đốc công ty yêu cầu họp để góp ý về việc chào hỏi tại công ty. Với tâm lý e dè, chúng tôi chỉ chào hỏi các anh chị bằng một nụ cười nhẹ nhàng, với một lời chào nhỏ mà có khi các anh chị chưa kịp nghe. Chúng tôi bị hiểu lầm là thiếu tôn trọng mọi người, không lịch sự. Thiếu tự tin trong giao tiếp đã dẫn đến hậu quả không mong muốn. Chúng tôi xin lỗi Giám đốc và hiểu sâu hơn về cách vận dụng những bài học Kỹ năng giao tiếp đã học ở trường.

Một kỷ niệm khác cũng rất đáng nhớ, đó là vào ngày sinh nhật của chị N. (người hướng dẫn), chúng tôi đã cùng nhau mua quà mừng sinh nhật chị.Cảm giác ấm cúng, thân tình, mặc dù trong khoảng thời gian thực tập, chúng tôi không tránh được những khoảnh khắc rất bức xúc về thái độ của chị (nói thật, đôi lúc, chúng tôi cũng ghét chị lắm)! Nhưng rồi nghĩ lại, chúng tôi biết mình rất khó tìm lại được những buồn vui mà chỉ khi đi thực tập mới có được.

Nguyễn Huỳnh Anh Khoa (Ngành Kế toán)

Xem tiếp trang 79

74 BẢN TIN HOA SEN - THÁNG 04/2014

Page 75: Bản tin Hoa Sen số 9 - Học bằng Trải nghiệm

Mai Thy - Ảnh do nhân vật cung cấp

Quách Thị Mai Thy (Ngành Ngôn Ngữ Anh)

NHỮNG TRẢI NGHIỆM TẠI TRUNG TÂM THUẬN AN

Mùa hè năm 2012 có lẽ là mùa hè đáng nhớ nhất đối với tôi – một sinh viên vừa kết thúc năm nhất ngành Ngôn ngữ Anh. Đó là khoảng thời gian tôi được dịp thử sức lần đầu tiên trong môi trường làm việc chuyên nghiệp, trải nghiệm những điều mới lạ để thay đổi nhân sinh quan và trưởng thành hơn. Cầu nối để tôi có thể “bén duyên” với chương trình chính là Đại học Hoa Sen. Đây là chương trình hợp tác giữa Quỹ Toàn cầu (Global Foundation for Children with Hearing loss), Trung tâm Giáo dục trẻ khuyết tật

Thuận An và trường Đại học Sư phạm nhằm tạo điều kiện cho trẻ khiếm thính có cơ hội tiếp cận với máy trợ thính hiện đại, can thiệp sớm để có cơ hội học tập cao hơn thay vì chỉ học hết Trung học cơ sở. Vào mỗi mùa hè (từ 2010 đến nay), các chuyên gia nước ngoài về lĩnh vực khiếm thính đã đến Trung tâm Thuận An và trợ giúp các giáo viên miền Nam về một lĩnh vực chuyên môn khá mới mẻ tại Việt Nam.

Khi đăng ký và chuẩn bị phỏng vấn cho vị trí biên phiên dịch của chương trình, tôi rất lo ngại. Nhưng buổi phỏng vấn đã diễn ra thân mật với cô Paige Stringer – người sáng lập Quỹ Toàn cầu và cô Thủy – Giám đốc Trung tâm Thuận An, sau đó, có một buổi training cho chúng tôi để cung cấp những từ vựng chuyên ngành. Tất cả đã giúp tôi giải tỏa sự lo âu. Mặc dù vậy, tôi vẫn rất hồi hộp trong lần đầu tiên là tình nguyện viên, đi phiên dịch, chưa kể, chuyên ngành khiếm thính hoàn toàn mới mẻ đối với tôi. Thế nhưng, nhờ sự thân thiện của các học viên Việt Nam, sự nhiệt tình của các chuyên gia nước ngoài, tôi đã bớt căng thẳng khi phiên dịch cho những người lớn tuổi và lại có nhiều kinh nghiệm hơn tôi.

Điều tôi khâm phục nhất là những người tham gia chương trình đều nỗ lực để tạo điều kiện cho trẻ khiếm thính có thể phát triển tốt nhất. Các chuyên gia nước ngoài không ngại xa xôi, tận tình hỗ trợ các giáo viên Việt Nam. Các giáo viên Việt Nam, việc

7575GÓC KỶ NIỆM

Page 76: Bản tin Hoa Sen số 9 - Học bằng Trải nghiệm

Trung tâm Thuận An

tham gia một khóa học vào kỳ hè mỗi năm chính là điều kiện tích lũy kiến thức để rồi trở về địa phương, họ sẽ lại tiếp tục giúp đỡ các em.

Trong suốt một tháng hè của năm ấy, tôi thực sự nhận ra được nhiều điều mà tôi nghĩ rằng, nếu không tham gia chương trình này, tôi chẳng thể nào trưởng thành được. Tôi học được nhiều điều từ nhiệt tình, tâm huyết của những học viên trong việc cố gắng tiếp thu kiến thức mới từ các chuyên gia. Chia sẻ hạnh phúc với những nụ cười ngây thơ của các em khiếm thính, may mắn được tiếp cận với máy trợ thính hiện đại, và trong tương lai các em có thể nghe, nói như người bình thường; niềm vui của phụ huynh, các học viên vì được hướng dẫn cặn kẽ những kỹ thuật để có thể dạy trẻ khiếm thính thực sự hiệu quả. Chia sẻ nỗi đau với những giọt nước mắt ứa trong đôi mắt của một vị phụ huynh khi các chuyên gia nói rằng em không thể nghe được bằng máy trợ thính mà em đang đeo vì em điếc rất sâu. Em chỉ có thể cấy ốc tai mà chi phí phẫu thuật gấp trăm lần so với chi phí của máy trợ thính.

Đối với nhiều người, hè là thời gian để đi du lịch nhưng với tôi, một tháng làm việc vẫn chưa đủ, mặc dù tiếng Anh tôi khá lên rất nhiều, nhận thức về xã hội được cải thiện, được học thêm những kiến thức mới về ngành khiếm thính.

Chính vì thế, tôi đã quyết định thực tập nhận thức tại trung tâm Thuận An vào mùa hè 2013. Tôi thực sự xúc động vì từ ngày đầu tiên trở lại Trung tâm, thấy các em, những người thụ hưởng từ chương trình đã tiến bộ rất nhiều. Các em nói rõ và nhiều hơn. Đây chính là thành quả to lớn của chương trình mà những người chia sẻ với chương trình đều có thể nhận ra.

“Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”, sau những tuần, tháng làm việc tại Trung tâm Thuận An, tôi đã học được rất nhiều từ công việc biên phiên dịch, từ những người đã tham gia chương trình, mặc dù những đóng góp của tôi không có ý nghĩa lớn lao so với những người khác. Tôi rất may mắn khi được Đại học Hoa Sen tạo điều kiện để tôi có thể đến với với một chương trình mang tính nhân văn và có ý nghĩa thiết thực.

76 BẢN TIN HOA SEN - THÁNG 04/2014

Page 77: Bản tin Hoa Sen số 9 - Học bằng Trải nghiệm

Cẩm Linh- Ảnh do nhân vật cung cấp

HẾT LÒNG VÌCÔNG VIỆC

Mới đó mà tròn hai năm tôi gắn bó với Hoa Sen. Đến với Hoa Sen, tôi xem đó là “hạnh duyên” của mình.

Khi còn công tác ở một đơn vị giáo dục khác, tôi đã hai lần nộp hồ sơ vào Hoa Sen. Nhưng cả hai lần đều nhận được phản hồi: chưa có nhu cầu tuyển dụng. Và lần thứ ba thì tôi được gọi phỏng vấn. Sau 3 tháng chờ kết quả, tôi được thông báo mình chưa trúng tuyển. Nhưng trước ngày đến ký hợp đồng với một công ty khác thì tôi lại nhận được cuộc điện thoại mời đến làm việc với Hoa Sen. Và tôi chính thức bước vào Hoa Sen.

Giờ đây, càng làm việc lâu, tôi mới nhận ra sự lựa chọn của mình là đúng đắn. Trước đây, hình như tôi chưa từng biết “yêu” nghề, cho đến khi tôi vào Hoa Sen.

Bất cứ công việc nào cũng có khó khăn, cũng có thử thách. Dường như áp lực có khắp nơi. Tôi đang phụ trách việc giới thiệu sinh viên ngành Tài chính ngân hàng đi thực tập. Các bạn sẽ đến các ngân hàng, quỹ đầu tư hoặc phòng rủi ro để phân tích số liệu ở các công ty chứng khoán, bảo hiểm…. Những

Cẩm Linh (P.Hỗ trợ sinh viên)

7777GÓC KỶ NIỆM

Page 78: Bản tin Hoa Sen số 9 - Học bằng Trải nghiệm

Tác giả cùng các bạn sinh viên - Ảnh do nhân vật cung cấp

năm gần đây, kinh tế khó khăn, ngân hàng cắt giảm nhân sự đáng kể mà số lượng sinh viên đăng ký học ngành này của những năm trước lại nhiều. Vì thế, cứ đến đợt thực tập, nhận được danh sách sinh viên là tôi lại đau đáu nỗi lo. Lo các em không được thực tập đúng chuyên ngành, làm sao để các em có thể học được những điều bổ ích ở ngân hàng, hoàn thành tốt kỳ thực tập, có thêm đôi chút kinh nghiệm làm hành trang vào đời.

Tuy nhiên, không phải chỉ đưa sinh viên đến đúng nơi thực tập thực tập là xong trách nhiệm. Trước khi sinh viên bắt đầu thực tập, tôi luôn hướng dẫn các em về tác phong, ngôn phong, cách giao tiếp, những điều cần thiết để có thể hòa nhập vào môi trường doanh nghiệp, thể hiện sự tự tin và tinh thần ham học hỏi.

Có những lúc, đã 23g, sinh viên vẫn gọi cho tôi vì có khó khăn với doanh nghiệp. Có khi 5 hay 6 giờ

sáng sinh viên gọi, cũng là chuyện bình thường. Chúng tôi không dám nhắc nhở các bạn về “giờ hành chính” vì tôi biết, trong những khoảnh khắc đó, các bạn cần chúng tôi.

Còn nhớ, có một bạn sinh viên ngành Quản trị kinh doanh đã nói với tôi: “Chị ạ, trong bốn năm học ở Hoa Sen, ngoài giảng viên , bản thân em rất ngại khi tiếp xúc với các anh chị trong văn phòng. Nhưng khi nói chuyện với chị, làm việc với chị, em mới cảm thấy mình yêu Hoa Sen vô cùng. Nhờ chị, em mới hiểu các giáo viên, nhân viên của Hoa Sen đã hết lòng vì sinh viên…”. Tôi thấy ấm lòng và chắc chắn các đồng nghiệp của tôi cũng vậy. Khi khảo sát việc làm của sinh viên, biết tin sinh viên nào có được công việc tốt, mức lương cao, chúng tôi hạnh

78 BẢN TIN HOA SEN - THÁNG 04/2014

Page 79: Bản tin Hoa Sen số 9 - Học bằng Trải nghiệm

phúc. Và đó chính là những động lực giúp chúng tôi có thêm sức mạnh để cố gắng nhiều hơn nữa, tìm cơ hội cho các bạn cũng chính là cơ hội của chính mình.

Cũng có lúc, cả bọn ngồi bần thần, khi có sinh viên gặp khó khăn. Nhìn vẻ mệt mỏi của em, sự thất vọng về những bất cập mà em chưa đủ thời gian để chấp nhận và thích nghi, chúng tôi thật sự ái ngại. Đôi khi, chúng tôi cũng lúng túng nhưng rồi phải bình tâm suy nghĩ, cố gắng tìm giải pháp giúp đỡ để các em yên tâm, tiếp tục thực tập.

Lần lượt sinh viên sẽ tốt nghiệp, chúng tôi luôn mong muốn, các bạn thành công. Sẽ có những lớp sinh viên tiếp theo, công việc của chúng tôi lại tiếp tục. Cho đến bây giờ, tôi vẫn vô cùng yêu quý công việc của mình, yêu quý sinh viên. Dù những cố gắng của tôi có thể chưa đạt như kỳ vọng của bạn, của tôi, nhưng thật tâm, tôi luôn tự hứa sẽ hết lòng vì các bạn, vì sự thành công của các bạn là hạnh phúc của chúng tôi.

Ngày lễ Tốt nghiệp, nhìn những gương mặt, nụ cười hãnh diện, hạnh phúc của sinh viên, những người làm công tác hỗ trợ như chúng tôi thấy ấm lòng. Gặp lại những gương mặt thân quen với cái bắt tay, ôm chào từ biệt. Các bạn nói rằng: “Quãng thời gian với Hoa Sen là quãng thời gian hạnh phúc nhất!”. Tôi tự hào vì mình cũng đã góp một phần rất nhỏ vào sự hạnh phúc đó của các bạn. Chúng tôi cùng các bạn sẽ giữ mãi “Tinh thần Hoa Sen”, các bạn nhé!

Đôi khi, chúng tôi nghĩ rằng mình đang ở “kèo dưới” nên phải biết “nịnh hót” chút chút và cam chịu. Nhưng khi mua quà cho chị, chúng tôi lại rất vui vẻ, thật lòng muốn chúc mừng chị như những người em, không có chút dè dặt hay e ngại nào cả. Chúng tôi sẽ giữ mãi những điều này trong “ký ức vui vẻ” của mình để, khi nhớ lại, sẽ mỉm cười: “Ôi! Sao mà vui đến thế và mình ngây thơ đến vậy!”.

Xin chân thành cảm ơn tất cả các Giảng Viên trường Đại Học Hoa Sen đã dìu dắt, chia sẻ và truyền đạt kiến thức cho tất cả các sinh viên như tôi. Cùng lời cảm ơn sâu sắc, xin gởi đến chị Trang (Bộ phận Quan hệ doanh nghiệp) đã quan tâm, chia sẻ, cùng với các anh chị khác đã tạo điều kiện cho chúng tôi được tiếp xúc với môi trường thực tế, nơi đã để lại nhiều dấu ấn cho chúng tôi.

Tiếp theo trang 74

7979GÓC KỶ NIỆM

Page 80: Bản tin Hoa Sen số 9 - Học bằng Trải nghiệm

08, Nguyễn Văn Tráng, Q.1, TP.HCM ĐT: 1900 1278 ext 11209 - 11283 Email: [email protected]

www.hoasen.edu.vn