10
CÁC GIẢI PHÁP HUY ĐỘNG VỐN TRONG NƯỚC ĐỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ -XÃ HỘI VÙNG DUYÊN HẢI NIỀN TRUNG TS MAN NGỌC LÝ S ở Khoa học và Công nghệ Tỉnh Bình Định 1. Thực trạng và mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội vùng Duyên hải miền Trung . 1.1 Thực trạng kinh tế -xã hội vùng Duyên hải miền Trung . Vùng Duyên hải miền Trung gồm 13 tỉnh, thành phố kéo dài khoảng 1.230km dọc theo Quốc lộ 1A , có diện tích 81.430km 2 , chiếm 23,4% diện tích cả nước , gồm :1,5 triệu ha đất nông nghiệp , chiếm 13,5% diện tích đất nông nghiệp cả nước (81,7 vạn ha trồng cây hàng năm ; 63,7 vạn ha đất trồng lúa ; 49.4 nghìn ha đất trồng cây lâu năm ); 3,5 triệu ha đất lâm nghiệp chiếm 31,7% diện tích đất lâm nghiệp cả nước (2,7 triệu ha đất rừng tự nhiên ); 20,5 vạn ha mặt nước có khả năng nuôi trồng thuỷ sản và 2,9 triệu ha đất chưa sử dụng chiếm 25% diện tích cả nước . dân số toàn vùng khá đông , năm 1999 có 17,3 triệu người , chiếm 22,2% dân số cả nước Duyên hải miền Trung là vùng có nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế- xã hội : -Vị trí địa lý thuận lợi , nằm trên trục giao thông xuyên quốc gia về đường sắt , đường bộ , đường biển và đường hàng không , có hệ thống cảng biển , sân bay , cửa ngõ ra biển của Tây Nguyên , Nam Lào và Đông Bắc Campuchia và tương lai không xa là cả Đông Bắc Thái lan , Myanma . - Có nhiều tiềm năng biển và ven biển , hải đảo để phát triển nuôi trồng và khai thác hải sản ; có chùm cảng nước sâu để xây dựng các cảng lớn , lại có nhiều

Các giải pháp huy động vốn trong nước để phát triển du lịch

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Các giải pháp huy động vốn trong nước để phát triển du lịch

CÁC GIẢI PHÁP HUY ĐỘNG VỐN TRONG NƯỚC ĐỂPHÁT TRIỂN KINH TẾ -XÃ HỘI VÙNG DUYÊN HẢI NIỀN TRUNG                                                                           

TS MAN NGỌC LÝ                                                      Sở Khoa học và Công nghệ

Tỉnh Bình Định  1. Thực trạng và mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội vùng Duyên hải miền Trung .     1.1  Thực trạng kinh tế -xã hội vùng Duyên hải miền Trung .      Vùng Duyên hải miền Trung gồm 13 tỉnh, thành phố kéo dài khoảng 1.230km dọc theo Quốc lộ 1A , có diện tích 81.430km2 , chiếm 23,4% diện tích cả nước , gồm :1,5 triệu ha đất nông nghiệp , chiếm 13,5% diện tích đất nông nghiệp cả nước (81,7 vạn ha trồng cây hàng năm ; 63,7 vạn ha đất trồng lúa ; 49.4 nghìn ha đất trồng cây lâu năm ); 3,5 triệu ha đất lâm nghiệp chiếm 31,7% diện tích đất lâm nghiệp cả nước (2,7 triệu ha đất rừng tự nhiên ); 20,5 vạn ha mặt nước có khả năng nuôi trồng thuỷ sản và 2,9 triệu ha đất chưa sử dụng chiếm 25% diện tích cả nước . dân số toàn vùng khá đông , năm 1999 có 17,3 triệu người , chiếm 22,2% dân số cả nước       Duyên hải miền Trung là vùng có nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế- xã hội :     -Vị trí địa lý thuận lợi , nằm trên trục giao thông xuyên quốc gia về đường sắt , đường bộ , đường biển và đường hàng không , có hệ thống cảng biển , sân bay , cửa ngõ ra biển của Tây Nguyên , Nam Lào và Đông Bắc Campuchia và tương lai không xa là cả Đông Bắc Thái lan , Myanma .     - Có nhiều tiềm năng biển và ven biển , hải đảo để phát triển nuôi trồng và khai thác hải sản ; có chùm cảng nước sâu để xây dựng các cảng lớn , lại có nhiều mặt bằng đất cát ven biển gần cảng , gần hệ thống điện quốc gia , gần nguồn nước ngọt , là cơ sở thuận lợi để phát triển các khu công nghiệp tập trung , khu chế xuất , khu du lịch và dịch vụ, phát triển vận tải và dịch vụ biển , kêu gọi đầu tư trong nước và  ngoài nước .     - Tài nguyên thiên nhiên trong vùng đa dạng .Đây cũng là vùng có triển vọng về dầu khí trên biển với trữ lượng lớn ,có thể khai thác để phát triển kinh tế .

Page 2: Các giải pháp huy động vốn trong nước để phát triển du lịch

     - Đã hình thành một “ chuỗi đô thị “ với các thành phố , thị xã , thị trấn gắn với các cụm công nghiệp và các trung tâm du lịch , dịch vụ theo dọc Quốc lộ 1A và các trục giao thông nối với Tây Nguyên .    - Nguồn nhân lực dồi dào , con người cần cù , sáng tạo trong lao động , biết vượt khó để vươn lên . Có thể coi đây là nguồn nhân lực quan trọng để đáp ứng cho nhu cầu thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước , phục vụ sự nghiệp CNH-HĐH đất nước trong thời gian tới .     Tuy nhiên việc phát triển kinh tế - xã hội ở vùng Duyên hải miền Trung cũng gặp không ít khó khăn :

-         Địa bàn miền Trung hình vòng cung , có độ dốc lớn , hướng ra biểnĐông nên  thiên tai , lũ lụt thường xảy ra , gây thiệt hại lớn , ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của nhân dân .    - Đa số các tỉnh Duyên hải miền Trungcó nền kinh tế kém phát triển , cơ cấu kinh tế lạc hậu , tỷ lệ công nghiệp còn thấp trong khi tỷ lệ nông nghiệp lại rất cao .    - Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội còn nhiều yếu kém , thiếu đồng bộ , đặc biệt là vùng nông thôn , miền núi .    - Tốc độ tăng dân số tự nhiên cao là sức ép đối với nền kinh tế của vùng .    - Đời sống nhân dân còn thấp , số hộ đói nghèo còn nhiều .    - Chưa tạo được môi trường hấp dẫn để kêu gọi đầu tư nước ngoài và các thành phần kinh tế trong nước cho đầu tư phát triển .     Chính vì vậy tốc độ tăng trưởng và phát triển kinh tế toàn vùng trong 10 năm (1991-2000) mới chỉ đạt 6% ( thời kỳ 5 năm 1991-1995là 6,29% ; 1996- 2000 là 5,83% ) , trong khi đó , tốc độ tăng trưởng bình quân của cả nước là 7,4%/ năm . Đồng thời , nảy sinh một số vấn đề về xã hội như: việc làm và nâng cao mức sống ; sự chênh lệch đáng kể trong thu nhập và chi tiêu của dân cư giữa khu vực đô thị và nông thôn ; xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn còn hạn chế , hệ thống y té - chăm sóc sức khoẻ cộng đồng chưa phát triển đồng đều giữa các tỉnh và các cụm dân cư .    1.2. Mục tiêu và nhu cầu huy động vốn     Căn cứ vào Qui hoạch tổng thể phát triển KT-XH vùng Bắc Trung Bộ và vùng Duyên hải Nam Trung Bộ đã được Chinh phủ phê duyệt , mục tiêu phát triển KT-XH của vùng Duyên hải miền Trung là :    - Phấn đấu đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế vùng thời kỳ 2001-2010 đạt mức 13%-13,9%

Page 3: Các giải pháp huy động vốn trong nước để phát triển du lịch

    - Chuyển đổi cơ cấu kinh tế của vùng theo hướng CNH-HĐH . Đến năm 2010 tỷ trọng công nghiệp - xây dựng trong GDP chiếm 38,9-43,4% , dịch vụ du lịch chiếm 46,9-48,4%, nông nghiệp chiếm 9,8-11,8% .    - Giá tri kim ngạch xuất khẩu tăng với nhịp độ 20-25% / năm .    - Phát triển mạnh các lĩnh vực giáo dục - đào tạo , y tế , văn hoá - xã hội bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực , đặt biệt là về mặt chất lượng lao động theo yêu cầu của CNH-HĐH ,tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế và cải thiện rõ rệt cho đời sống vật chất và tinh thần của người dân .    - Để đạt được các mục tiêu phát triển KH-XH như trên , trong giai đoạn 2001-2010 cần phải có lượng vốn đầu tư tương đối lớn . Theo ước tính của chúng tôi , nhu cầu về huy động vốn như sau    - Phương án 1 ( ứng với tốc độ tăng trưởng bình quân 13%/ năm ).    Tổng nhu cầu vốn đầu tư theo phương án này là 266.848 tỷ đồng ( Tính theo giá so sánh 1994) tương đương với 22.903,5 triệu USD. Trong đó vốn tự đảm bảo trong vùng là 10.316,2 triệu USD, chiếm tỷ lệ 45% nhu cầu ; phần còn thiếu sẽ được bù đắp từ ngân sách Trung ương , từ liên doanh , liên kết ngoài vùng là 1.092 triệu USD , chiếm tỷ trọng 48% yêu cầu ; còn lại là vốn nước ngoài , trong đó vốn ODA chiếm 50% và vốn FDI chiếm 50% . Theo phương án này thì hệ số ICOR của vùng giai đoạn 2001-2010sẽ là 2,3.    - Phương án 2 (ứng với tốc độ tăng trưởng bình quân 13,9%/năm)      Tổng nhu cầu vốn đầu tư theo phương án này là 280.049,4 tỷ đồng (tính theo giá so sánh 1994) tương đương với 24.036,5 triệu USD . Trong đó , vốn tự đảm bảo trong vùng là 10.857,7 triệu USD chiếm 45,2% nhu cầu vốn ; phần còn thiếu sẽ được bù đắp từ ngân sách Trung ương , vốn liên doanh liên kết ngoài vùng là 1.442,2 triệu USD chiếm tỷ trọng 6% nhu cầu ; còn lại là vốn đầu tư , trong đó vốn ODA chiếm 51% , vốn FDI chiếm 49%. 2. Các giải pháp huy động vốn để phát triển kinh tế - xã hội vùng Duyên hải miền Trung     2.1.Các giải pháp huy động vốn trong vùng      Hiện nay tiềm năng vốn trong vùng còn rất lớn . Vấn đề đặt ra là cần tìm ra giải pháp để biến tiềm năng thành hiện thực , huy động triệt để vốn trong vùng để phát triển KT-XH cụ thể :     *  Giải pháp huy động vốn qua kênh ngân sách nhà nước

Page 4: Các giải pháp huy động vốn trong nước để phát triển du lịch

      Huy động vốn trong nước có rất nhiều kênh , nhưng kênh có tính chất quyết định tới khối lượng vốn đầu tư để phát triển KT-XH chính là kênh ngân sách nhà nước. Việc huy động vốn qua kênh ngân sách nhà nước phải dựa chủ yếu vào : thuế , phí và lệ phí , phát huy tiềm năng vốn từ các nguồn tài nguyên quốc gia , từ nguồn tài sản công còn bỏ phí , từ vay nợ …Trong đó thu thuế và phí vẫn là nguồn quan trọng nhất cần phải tiến hành đồng bộ trên 2 mặt : chính sách , biện pháp quản lý và hành thu .       - Các tỉnh trong vùmg cần tiến hành rà soát lại số lượng các doanh nghiệp , các hợp tác xã , các tổ sản xuất , các hộ kinh tế gia đình …đã ra kinh doanh nhưng chưa kê khai nộp thuế để đưa vào diện quản lý thu thuế , chống thất thu về đối tượng nộp thuế . Đồng thời , điều tra xem xét các loại hình kinh doanh : hoa hồng buôn bán môi giới nhà đất , môi giới kinh doanh bất động sản , dịch vụ tư vấn … để đưa vào diện quản lý thu thuế . Điều chỉnh kịp thời mức thuế cho sát với khả năng và nghĩa vụ trả thuế của các đối tượng nộp thuế . Tăng cường chống thất thu thông qua các biện pháp kiểm tra nắm chắt các nguồn thu , đối tượng phải thu có liên quan đến nhà đất tài sản . Quản lý chặt chẽ quỹ đất , xoá bỏ bao cấp về nhà ở , mở rộng diện bán nhà thuộc sở hữu Nhà nước cho người có nhu cầu nhằm tăng thu cho ngân sách .     - Về cơ chế quản lý thu , chuyển mạng sang cơ chế đối tươngk nộp thuế tự khai và trực tiếp nộp thuế vào kho bạc Nhà nước . Thực hiện triệt để công tác đôn đốc chống dây dưa nợ đọng thuế nhằm đảm bảo tiền thuế phải được thu về cho ngân sách kịp thời và đầy đủ nhất .     * Phát huy tiềm năng vốn từ các nguồn tài nguyên quốc gia và tài sản công còn bỏ phí .      - Phải có quy hoạch trong khai thác , biết cách tổ chức trong khai thác , sử dụng để đem lại hiệu quả kinh tế cao . Cần mở rộng việc đấu thầu khai thác các nguồn tài nguyên với sự tham gia bình đẳng của các doanh nghiệp , các thành phần kinh tế trong nước , của Việt kiều ở nước ngoài     - Cần chú trọng giải pháp “ đổi đất lấy vốn “ cho phép lập quy hoạch và cấp quyền sử dụng , thu tiền một lần những khu đất mới và những khu đất đang có công trình xây dựng …theo phương thức đấu giá công khai .    - Khai thác cao nhất, hiệu quả nhất nguồn vốn từ tài sản công do các cơ quan hành chính sự nghiệp , các đơn vị lực lượng vũ trang quản lý .

Page 5: Các giải pháp huy động vốn trong nước để phát triển du lịch

     * Phát hành trái phiếu địa phương ( tỉnh , thành phố ) để tạo nguồn vốn đầu tư phát triển kinh tế - xã hội )     Trong thời gian tới , Chính phủ , Bộ tài chính cần mở rộng thẩm quyền , cho phép các chính quyền địa phương (tỉnh , thành phố trực thuộc Trung ương ) được phát hành trái phiếu công trình địa phương với điều kiện:    - Địa phương tự chịu trách nhiệm trả nợ cho khoản vay này .    - Chỉ phát hành cho mục đích đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng .    - Việc phát hành có dự án rõ ràng và được Bộ tài chính chấp thuận .    * Huy động vốn qua các tổ chức tài chính , tín dụng    - Tiếp tục mở rộng  mạng lưới tiết kiệm qua bưu điện. Từng bước nghiên cứu áp dụng biện pháp tiết kiệm bắt buộc đối với mọi người có thu nhập như một dạng bảo hiểm lúc về già thông qua qui định hàng năm mỗi người phải giành một khoảng thu nhập nhất định để mua trái phiếu hoặc cổ phiếu .    - Phát triển mạng lưới của hệ thống ngân hàng thương mại , tạo ra một cơ cấu hợp lý trong toàn vùng , chú ý các khu công nghiệp , khu kinh tế mở , vùmg kinh tế trọmg điểm , các khu vực đông dân cư , các vùng nông thôn…Đồng thời đa dạng hoá các hình thức huy động vốn và dịch vụ của các ngân hàng thương mại .    - Phát triển mạnh mẽ hơn nữa các hợp tác xã tín dụng , đậc biệt là mở rộng các quỹ tín dụng nhân dân đến các xã , thị trấn để đáp ứng nhu cầu tiền gửi và đi vay của nông dân , hộ buôn bán , hộ tiểu thủ công nghiệp ở nông thôn … khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho việc thiết lập quỹ đầu tư phát triển của từng vùng , mở rộng các loại hình bảo hiểm , các công ty bảo hiểm , công ty tài chính … để thu hút có hiệu quả các nguồn vốn .    - Triển khai rộng rãi  hình thức tín dụng thuê mua đối với các nhân hàng thương mại và công ty tài chính , tạo thêm khả năng cung cấp vốn trung và dài hạng cho các doanh nghiệp .       * Xúc tiến nhanh việc hình thành trung tâm giao dịch chứng khoáng trong vùng .    - Cần tiếp tục đẩy mạnh quá trình cổ phần hoá , đặc biệt là các DNNN.    - Chuẩn bị sẵng sàng các điều kiện vật chất kỹ thuật cần thiết cho thị trường chứng khoáng đi vào hoạt động . Xây dựng một đội ngũ cán bộ quản lý điều hành có chuyên môn cao đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của thị trường chứng khoán .    - Tăng cường công tác giáo dục , phổ biến trên mọi thông tin đại chúng.

Page 6: Các giải pháp huy động vốn trong nước để phát triển du lịch

    Về bước đi , trước mắt có thể chọn thành phố Đà Nẵng làm địa bàn để triển khai trước , sau khi thị trường chứng khoáng Đà Nẵng hình thành và phát triển thì tiếp tục mở rộng ở những tỉnh có đủu điều kiện như đã chuẩn bị nói trên .    * Các giải pháp đẩy mạnh huy động vốn qua các doanh nghiệp     - Đảm bảo sự bình đẳng vá nghĩa vụ  nộp thuế giữa các doanh nghiệp trong nước với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài .    - Thực hiện ưu đãi hơn nữa về thuế thu nhập cho các doanh nghiệp mới đầu tư với thời gian miễn giảm dài hơn như các nước trong khu vực ASEAN     - Ưu đãi khuyến khích hơn nữa về thuế thu nhập đối với các doanh nghiệp sử dụng thu nhập sau thuế , huy động lợi tức của cổ đông để tái đầu tư sản xuất kinh doanh .     - Sửa đổi chế độ khấu hao cơ bản theo hướng cho phép các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả cao và đã đảm bảo nghĩa vụ đối với ngân sách , được trích khấu hao gắn với các điều khoản của chính sách vay và trả nợ vốn    - Có qui chế bắt buộc các doanh nghiệp nhà nước sử dụng phần lợi nhuận sau thuế , đậc biệt là quỹ đầu tư phát triển để thực hiện tái đầu tư cho sản xuất .     Về phía các tỉnh trong vùng, UBND các tỉnh cần khuyến khích và thúc đẩy các doanh nghiệp nhà nước đầu tư bằng cách cấp lại các khoản thuế thu vượt từ các doanh nghiệp để đổi mới thiết bị , công nghệ nhằm mở rộng quu mô , nâng cao chất lượng sản phẩm , đảm bảo đủ sức cạnh tranh trên thị trường trong quá trình hội nhập quốc tế , góp phần phát triển kinh tế -xã hội của vùng .     Sử dụng linh hoạt có hiệu quả các nguồn vốn hiện có tại doanh nghiệp để phục vụ sản xuất kinh doanh . Để đạt được điều này , cơ chế tài chính của Nhà Nước và các tỉnh trong vùng cần chú trọng :     - Cho phép các doanh nghiệp được chủ động thay đổi cơ cấu , vốn , tài sản cho phù hợp với mục tiêu kinh doanh trong mỗi thời kỳ .    - Xác định , đánh giá lại các nguồn tài nguyên quốc gia giao cho doanh nghiệp quản lý và sử dụng theo sát với giá trị sinh lời .     - Nhà nước cần xây dựng một cơ chế bảo toàn vốn áp dụng thống nhất cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế .    - Cho phép các doanh nghiệp được phát hành cổ phiếu , trái phiếu thông qua bảo lãnh của ngân hàng để tìm kiếm và huy động vốn của dân cư và các nhà đầu tư trong và ngoài nước .    * Huy động vốn qua dân cư

Page 7: Các giải pháp huy động vốn trong nước để phát triển du lịch

     Thứ nhất , UBND các tỉnh trong vùng căn cứ vào chiến lược phát triển KT- XH 10 năm 2001-2010 của Nhà nước , kế hoạch phát triển KT-XH 5 năm 2001-2005 của từng tỉnh để :     - Xác lập cơ cấu kinh tế từ đó xác định cơ cấu đầu tư cho từng ngành , từng khu vực trong tỉnh    - Định hướng và phối hợp giữa đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài vào địa phương .    - Hoạch định chính sách đầu tư đúng đắn nhằm khuyến khích , hạn chế hoặc điều chỉnh đầu tư vào các ngành , các khu vực theo cơ cấu dự kiến .   -  Qui hoạch đầu tư và lập danh mục đầu tư cụ thể các dự án “ chào hàng “      Thứ hai , UBND các tỉnh trong vùng cần có chính sách ưu đãi, bảo hộ khuyến khích người dân bỏ vốn đầu tư vào các dự án đã được “ chào hàng” , nhất là khuyến khích bỏ vốn đầu tư tận thôn , xã để lập các xí nghiệp như kiểu các xí nghiệp hương trấn ở Trung Quốc .     Để làm việc này , UBND các tỉnh cần tạo những điều kiện tối thiểu về điện , nước , giao thông , cung cấp tốt các dịch vụ đầu tư  như điều tra thị trường , tư vấn đầu tư , giới thiệu đối tác , hỗ trợ thành lập doanh nghiệp … Để thuận tiện cho việc đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh . Khuyến khích các hộ gia đình phát triển các ngành nghề phụ , đặc biệt là những nơi có ngành nghề truyền thống .     Thứ ba , cần đa dạng hoá các hình thức , công cụ phương tiện tích tụ và tập trung vốn sao cho mọi người dân ở mọi chỗ , mọi nơi đều có cơ hội thuận tiện để đưa những đồng vốn tiết kiệm của mình vào dòng chảy đầu tư .     Thứ tư , phát triển mạnh mẽ hơn nữa hệ thống các tổ chức tài chính - tiền tệ , các ngân hàng thương mại trong và ngoài nước .     2.2. Các giải pháp huy động vốn ngoài vùng      Huy động vốn ngoài vùng được thực hiện thông qua các hình thức liên doanh , hợp tác giữa các doanh nghiệp trong vùng với các doanh nghiệp ngoài vùng .      Để đẩy mạnh liên doanh , hợp tác này , cần thực hiện các biện pháp sau :      - Các tỉnh trong vùng căn cứ vào điều kiện KT-XH , đặc điểm và vị trí địa lý để xác định lợi thế về phát triển ngành , lĩnh vực để từ đó lựa chọn các địa phương , doanh nghiệp ngoài vùng cần đến sự liên doanh , hợp tác , đầu tư trực tiếp để xúc tiến việc kêu gọi đầu tư .

Page 8: Các giải pháp huy động vốn trong nước để phát triển du lịch

     - Tạo môi trường liên doanh , hợp tác , đầu tư thuận lợi như: tạo điều kiện về mặt bằng , ưu đãi giá cho thuê đất , có chính sách  phát triển vùng nguyên liệu , thị trường tiêu thụ , tháo gỡ kịp thời những khó khăn , vướng mắc trong quá trình liên doanh , hợp tác , đầu tư …      Hình thức liên doanh , hợp tác đầu tư có khó khăn vì vốn trong nước của các vùng đều thiếu do đó sẽ hạn chế mức độ thực hiện , nhưng đó là giải pháp giúp việc khai thác lợi thế các bên tham gia và góp phần huy động vốn cho vùng để phát triển kinh tế . Vì vậy , các tỉnh trong vùng cũng cần quan tâm đến kênh huy động vốn này.