30
3.2 Các lý thuyết về tăng dân số Trong phần này, chúng ta sẽ tiến hành phân tích quá trình chuyển dịch dân số đã trình bày trong chương trước nhìn từ khía cạnh các học thuyết kinh tế. 3.2.1 Mô hình Malthus Thomas Robert Malthus (1766-1834) được biết đến là người đi tiên phong trong lý thuyết kinh tế về dân số. Tác phẩm Nguyên lý dân số ([1798] 1926) của ông là sự phản ánh tình hình nước Anh khi bước vào giai đoạn chuyển dịch dân số hiện đại. Có thể tóm tắt lý thuyết dân số của ông như sau: giống như các động vật khác, con người có một bản năng tự nhiên là sinh con đến mức tối đa; với "sự ham muốn" này con người thường sinh con ở cấp số nhân; trong khi đó sản lượng lương thực bị giới hạn bởi trữ lượng tài nguyên thiên nhiên cố định, đặc biệt là đất đai, nên chỉ có thể tăng lên ở cấp số cộng; bất kỳ lượng lương thực nào thừa ra ngoài mức tối thiểu cần thiết cho mọi người đều sẽ bị tiêu dùng hết do dân số tăng lên; dân số cứ tiếp tục tăng lên thì cuối cùng con người sẽ phải đối mặt với nạn đói, dịch bệnh, và chiến tranh để tranh giành nhau thực phẩm; vì vậy, mức sống và mức thu nhập đầu người không thể nào vượt qua được mức tối thiểu cần thiết trong dài hạn. Lý thuyết này có thể được biểu diễn bằng đường GG trong hình 3.3. Hình này biểu diễn mối quan hệ giữa tiền lương (W) hay mức thu nhập bình quân của mỗi lao động và tốc độ tăng dân số ( N ¿ / N ) trong đó N là số dân và N ¿ mức tăng dân số tuyệt đối. Đường GG cắt trục hoành tại 68

Chap3 m1-tv

  • Upload
    hoa-dao

  • View
    208

  • Download
    0

Embed Size (px)

DESCRIPTION

Chap3 m2-tv

Citation preview

Page 1: Chap3 m1-tv

NN/

(W)H

W

Tốc độ tăng dân

số

Tiền lương

G

G

3.2 Các lý thuyết về tăng dân số

Trong phần này, chúng ta sẽ tiến hành phân tích quá trình chuyển dịch dân số

đã trình bày trong chương trước nhìn từ khía cạnh các học thuyết kinh tế.

3.2.1 Mô hình Malthus

Thomas Robert Malthus (1766-1834) được biết đến là người đi tiên phong

trong lý thuyết kinh tế về dân số. Tác phẩm Nguyên lý dân số ([1798] 1926) của ông

là sự phản ánh tình hình nước Anh khi bước vào giai đoạn chuyển dịch dân số hiện

đại.

Có thể tóm tắt lý thuyết dân số của ông như sau: giống như các động vật khác,

con người có một bản năng tự nhiên là sinh con đến mức tối đa; với "sự ham muốn"

này con người thường sinh con ở cấp số nhân; trong khi đó sản lượng lương thực bị

giới hạn bởi trữ lượng tài nguyên thiên nhiên cố định, đặc biệt là đất đai, nên chỉ có

thể tăng lên ở cấp số cộng; bất kỳ lượng lương thực nào thừa ra ngoài mức tối thiểu

cần thiết cho mọi người đều sẽ bị tiêu dùng hết do dân số tăng lên; dân số cứ tiếp tục

tăng lên thì cuối cùng con người sẽ phải đối mặt với nạn đói, dịch bệnh, và chiến tranh

để tranh giành nhau thực phẩm; vì vậy, mức sống và mức thu nhập đầu người không

thể nào vượt qua được mức tối thiểu cần thiết trong dài hạn.

Lý thuyết này có thể được biểu diễn bằng đường GG trong hình 3.3. Hình này

biểu diễn mối quan hệ giữa tiền lương (W) hay mức thu nhập bình quân của mỗi lao

động và tốc độ tăng dân số (N¿

/ N ) trong đó N là số dân và N¿

là mức tăng dân số

tuyệt đối. Đường GG cắt trục hoành tại điểm W−

. Tiền lương đo bằng khoảng cách

giữa O và W−

được định nghĩa là mức tiền lương tối thiểu cần thiết chỉ đủ cho một

người lao động và gia đình của anh ta tồn tại và vì thế giữ cho quy mô gia đình trung

bình và tổng số dân không thay đổi.

68

Page 2: Chap3 m1-tv

Hình 3.3 Lý thuyết dân số của Malthus và sự sửa đổi

Đường GG dốc lên để chỉ mối tương quan nếu như tiền lương tăng lên trên

mức W−

(do cầu lao động tăng lên hoặc cung lao động giảm đi) thì tốc độ tăng dân số

sẽ lớn hơn không. Mức tăng lực lượng lao động theo cấp số nhân do tốc độ tăng dân

số dương cuối cùng sẽ đáp ứng hết cầu lao động tăng lên và làm cho tiền lương quay

trở về mức W−

.

Nếu dân số và lực lượng lao động tiếp tục tăng lên tạo ra cung lao động dư thừa

thì tiền lương sẽ bị đẩy xuống dưới mức tối thiểu cần thiết và dân số sẽ giảm đi do các

nguyên nhân khác nhau và làm cho cung cầu lao động trở về mức cân bằng ở mức tiền

lương tối thiểu cần thiết. Chính vì vậy, trong mô hình của Malthus, mức tiền lương

luôn được duy trì ở mức W−

.

Cho dù Malthus nổi tiếng là một người dị giáo trong Trường phái cổ điển Anh

nhưng lý thuyết dân số của ông được chấp nhận rộng rãi bởi ngay cả những người đối

lập với ông như David Ricardo. Tuy nhiên, tiên đoán của Malthus đã không trở thành

hiện thực. Theo mô hình chuyển dịch dân số chung nhất quan sát được thì cả tỷ lệ sinh

và tốc độ tăng dân số tự nhiên đều giảm trong giai đoạn 3, tương ứng với thời kỳ mức

tiền lương thực tế tăng lên. Mối tương quan dân số giảm và tiền lương tăng lên cho

thấy mối quan hệ giữa N¿

/ N và W không phải là quan hệ tuyến tính tỷ lệ thuận như

đường GG mà lại dốc xuống tới điểm H sau một ngưỡng nhất định như đường cong

nét rời trong hình 3.3.

3.2.2 Mô hình tối đa hoá lợi ích hộ gia đình

Cho dù mô hình của Malthus không giải thích được sự thay đổi dân số sau này

nhưng nó đúng đối với nền kinh tế của nước Anh trong những năm 1770 và những

năm 1780 khi lý thuyết này được đưa ra. Trong giai đoạn này, Cách mạng công

nghiệp diễn ra sau cuộc Cách mạng nông nghiệp đã tạo ra một số lượng việc làm lớn.

Cho dù mức tiền lương mỗi giờ lao động có thể không tăng lên nhiều nhưng mức thu

nhập của hộ gia đình tăng lên do thời gian lao động tăng lên và có nhiều việc làm hơn

cho phụ nữ và trẻ em. Chính điều này đã làm cho người lao động lập gia đình sớm hơn

và có nhiều con hơn. Xu hướng này kết hợp với tỷ lệ tử giảm đi (do mức sống tăng

lên) đã dẫn tới sự bùng nổ dân số lần đầu tiên trong lịch sử phát triển kinh tế hiện đại

ở Anh. Tỷ lệ sinh tăng lên do thu nhập tăng lên là hiện tượng xảy ra đúng như lý

69

Page 3: Chap3 m1-tv

n0 n1n2

a

b

c

MD0

MD0

Lợi ích/C

hi phí biên của cha mẹ MU2

MU2

MU0

MU1

MU1

MU0

MD2

MD2

MD1

MD1

Số người con

thuyết của Malthus. Sự thay đổi về độ tuổi kết hôn và tỷ lệ kết hôn là hiện tượng phổ

biến xảy ra ở nhiều xã hội tiền hiện đại, ví dụ như nghiên cứu của Wrigley và

Schofield (1981) về nước Anh, và của A.Hayami (1992) về Nhật Bản. Xu hướng tỷ lệ

sinh tăng lên trong giai đoạn 1 ở Anh phản ánh sự thay đổi tiền hiện đại trong giai

đoạn đầu của quá trình công nghiệp hoá.

Để dự đoán về xu hướng sự thay đổi dân số trong tương lai ở các nước đang

phát triển, cần phải có một mô hình tổng quát hơn nữa để có thể giải thích tại sao lý

thuyết của Malthus hợp lý trong giai đoạn đầu nhưng lại sai lệch trong giai đoạn sau

cuả quá trình phát triển. Các nhà kinh tế học đã xây dựng một mô hình sử dụng

phương pháp tiếp cận tối đa hoá hàm lợi ích của mọi thành viên trong gia đình

(Leibenstein, 1957; Easterlin, 1975; Becker, 1976). Hình 3.4 thể hiện mô hình theo

cách tiếp cận của Leibenstein vì nó tương đối dễ hiểu cho dù mô hình của Becker có

tính tổng quát cao hơn khi kết hợp sự lựa chọn giữa hàng hoá tiêu dùng, số lượng và

chất lượng của con cái trong hàm lợi ích của cha mẹ.

Hình 3.4 Mô hình tối đa hoá lợi ích hộ gia đình trong việc quyết định số lượng con sinh ra

Mô hình trong hình 3.4 giả định rằng cha mẹ có toàn quyền quyết định trong

gia đình đồng thời chồng và vợ đều có chung một hàm lợi ích. Lợi ích cận biên và chi

phí cận biên của hai vợ chồng từ việc có thêm một người con được thể hiện bởi đường

MU và MD. Khoảng cách giữa MU và MD là lợi ích cận biên thuần của cha mẹ.

Lợi ích của cha mẹ từ việc có con là từ (a) sự thoả mãn bản năng ví dụ như tình

yêu con trẻ và sự hài lòng khi có con cái; (b) thu nhập kỳ vọng từ con cái cho gia đình;

và (c) được chăm sóc khi về già. Có thể giả định rằng những lợi ích có được sẽ tăng

lên với tốc độ chậm dần tương ứng với số con tăng lên.

70

Page 4: Chap3 m1-tv

Mặt khác, chi phí khi có con có thể phát sinh từ (a) sự khó khăn về mặt thể chất

và tâm lý khi mang thai và khi sinh con; (b) chi phí khi mang thai và sinh con; và (c)

chi phí cơ hội về việc làm của cha mẹ khi phải mang thai và sinh con. Chi phí cận biên

sinh ra từ nhóm thứ nhất có thể tăng lên khi số lượng con tăng lên. Chi phí cận biên từ

nhóm thứ hai và thứ ba có thể vừa tăng lên và vừa giảm đi. Trong hình 3.4, các đường

MD được vẽ dốc lên nhưng những kết luận về mặt lý thuyết là không thay đổi nếu như

các đường này nằm ngang hoặc dốc xuống.

Giả định rằng trong giai đoạn đầu tiên lợi ích và chi phí cận biên nằm trên

đường MU0 và MD0. Lợi ích thuần của cha mẹ sẽ là tối đa khi số lượng con là On0.

Trong giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hoá, công ăn việc làm và các cơ hội

kiếm tiền có thể tăng lên khi thị trường bảo hiểm và tài chính cũng như các hệ thống

an sinh xã hội chưa phát triển đối với phần lớn các hộ gia đình. Trong một môi trường

thể chế như vậy, bất cứ một sự gia tăng biên nào trong thu nhập của hộ gia đình sẽ tạo

ra nhu cầu có thêm con và được thể hiện bằng sự dịch chuyển từ đường MU0 sang

đường MU1. Sự dịch chuyển này không phải là quá nhỏ vì số lượng con tăng lên sẽ

làm gia tăng mức an tâm khi về già và sự an tâm được coi là hàng hoá cao cấp với nhu

cầu tăng nhanh hơn so với thu nhập.

Mặt khác, trong giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hoá, khi luật lao động

và hệ thống trường tiểu học chưa được xây dựng, thu nhập kỳ vọng từ con cái sẽ tăng

lên vì có nhiều cơ hội việc làm và cơ hội kiếm tiền hơn. Lợi ích này sẽ bù trừ cho chi

phí cơ hội lao động của người mẹ khi mà các cơ hội làm việc trên thị trường tăng lên.

Tổng hợp lại, sự chuyển dịch lên phía trên của đường chi phí cận biên sẽ là rất nhỏ thể

hiện bằng sự chuyển dịch của MD0 sang MD1. Thậm chí đường MD có thể dịch

chuyển xuống phía dưới.

Có thể kỳ vọng rằng sự dịch chuyển lên trên của đường MU lớn hơn sự dịch

chuyển của đường MD và điều này làm tăng số lượng con tối ưu trong giai đoạn đầu

của quá trình phát triển công nghiệp (Giai đoạn 1). Tác động này tương tự như trường

hợp cơ hội việc làm tăng lên do cung lao động giảm đi bởi các nguyên nhân như nạn

đói, dịch bệnh, và chiến tranh trong thời kỳ tiền hiện đại trong lý thuyết của Malthus.

Khi tăng trưởng kinh tế hiện đại tiếp diễn, những sự thay đổi cơ bản trong hệ

thống kinh tế xã hội sẽ xuất hiện. Như đã đề cập ở trên, cùng với sự ra đời của hệ

thống trường học, chi phí cho con cái tăng lên. Đồng thời, chi phí cơ hội của người mẹ

tăng lên khi cầu lao động trên thị trường tăng. Những tiến bộ về công nghệ tránh thai

đã làm giảm chi phí biên của việc phải sinh ít con và điều này hàm ý chi phí biên của

việc sinh nhiều con tăng lên. Nếu tính tổng tất cả các yếu tố này lại thì chi phí cận

71

Page 5: Chap3 m1-tv

biên của việc sinh thêm con sẽ dịch chuyển lên trên từ MD1 lên MD2 trong giai đoạn

sau của quá trình công nghiệp hoá (giai đoạn 3).

Điều quan trọng hơn là đường lợi ích cận biên trước đây đã từng dịch chuyển

lên trên trong giai đoạn đầu sẽ dịch chuyển xuống dưới trong giai đoạn sau. Lợi ích

của việc có con để được chăm sóc lúc về già giảm đi khi hệ thống an sinh xã hội và

các thị trường bảo hiểm tư nhân phát triển. Khi xã hội ngày càng thay đổi nhanh hơn

thì khả năng con cái sống cùng và chăm sóc cha mẹ khi về già sẽ giảm. Điều quan

trọng nhất là tỷ lệ tử giảm sẽ làm cho lợi ích của việc có con giảm đi xét trên cả khía

cạnh của sự thoả mãn bản năng và khía cạnh mong được chăm sóc khi về già. Vì vậy,

khi nền kinh tế tăng trưởng đạt tới một mức độ mà các hệ thống kinh tế và xã hội hoàn

toàn được hiện đại hoá thì mức tiền lương và thu nhập đầu người tăng lên sẽ làm cho

đường lợi ích của cha mẹ dịch chuyển từ MU1 xuống MU2 và số lượng trẻ sinh ra

giảm từ On1 xuống On2.

Lý thuyết này vừa có thể giải thích xu hướng gia tăng dân số khi kinh tế tăng

trưởng trong thời kỳ tiền hiện đại như lý thuyết của Malthus vừa có thể giải thích xu

hướng ngược lại trong nền kinh tế hiện đại. Ngày nay, các nước đang phát triển gặp

phải khó khăn là do tỷ lệ tử giảm nhanh chóng do các nguyên nhân bên ngoài trong

khi đó vì sự thay đổi chậm của các thể chế xã hội cũng như các hệ thống giá trị nên tỷ

lệ sinh chưa thay đổi theo mô hình hiện đại khi kinh tế tăng trưởng. Câu hỏi chính đặt

ra là các thể chế và hệ thống giá trị sẽ tự điều chỉnh trong bao lâu và các chương trình

như giáo dục cho phụ nữ và phổ biến kiến thức kế hoạch hoá gia đình có tác động như

thế nào đến việc tự điều chỉnh ở các nước đang phát triển trong ngắn hạn và trung hạn.

3.3 Các lý thuyết về sự giới hạn của tài nguyên đối với sự tăng trưởng kinh tế

Dù dân số ở các nước đang phát triển đã tăng chậm lại kể từ thập kỷ 70 nhưng

nó vẫn tiếp tục "bùng nổ" ở các nước có thu nhập thấp ít nhất là trong một vài thập kỷ

tới. Liệu các nước có thu nhập thấp (những nước phụ thuộc nhiều vào tài nguyên thiên

nhiên) có thể đạt được mức tăng trưởng thu nhập đầu người bền vững không khi mà

trữ lượng tài nguyên thiên nhiên trên đầu ngươì đang ngày càng giảm? Chúng ta có

thể tìm thấy căn cứ để trả lời cho câu hỏi này trong các lý thuyết được sử dụng để

phân tích tác động của trữ lượng tài nguyên thiên nhiên cố định đến sự phát triển kinh

tế trong điều kiện dân số tăng lên.

3.3.1 Từ Malthus đến Câu lạc bộ Rome

Như đã trình bày ở trên, chính Malthus là người đầu tiên cho rằng sự khan

hiếm ngày càng tăng của tài nguyên thiên nhiên sẽ cản trở tăng trưởng kinh tế. Lý

72

Page 6: Chap3 m1-tv

thuyết của Malthus dựa trên giả định về sự thoả mãn bản năng của con người và

nguồn tài nguyên thiên nhiên cố định. Lý thuyết này đã có ảnh hưởng lớn tới quan

điểm của nhiều người vì nó đơn giản và có ý nghĩa.

Cho dù nạn đói được Malthus dự đoán là một hậu quả tất yếu khi dân số tăng

nhanh nhưng nó đã không xảy ra ở các nước công nghiệp hoá trong suốt thế kỷ 19.

Tuy nhiên, khả năng về cuộc khủng hoảng theo kiểu của Malthus vẫn có thể xảy ra.

Dự đoán của Malthus được nhắc đi nhắc lại trong những cuộc khủng hoảng thiếu hụt

lương thực và giá cả tăng trên thị trường thế giới khi mất mùa, chiến tranh và các vấn

đề khác xảy ra. Vào cuối thế kỷ thứ 19, Ấn Độ (trước đó từng là một nước xuất khẩu

bột mỳ) đã trở thành một nước nhập khẩu bột mỳ và mất mùa ở Mỹ đã làm cho giá bột

mỳ trên thế giới tăng cao. Vào thời điểm đó ngài William Crookes (một nhà khoa học

hàng đầu của Anh nổi tiếng vì đã phát hiện ra nguyên tố Tali) đã nhắc tới hiểm hoạ về

một cuộc khủng hoảng lương thực theo kiểu của Malthus (Crooks, 1899).

Lý thuyết của Malthus đã nhanh chóng quay trở lại dưới nhiều hình thức khác

nhau được trình bày trong một báo cáo tại Câu lạc bộ Rome do Meadows cùng cộng

sự viết (1972) với tiêu đề Những giới hạn của sự tăng trưởng. Báo cáo này không chỉ

đề cập tới cuộc khủng hoảng lương thực-dân số mà còn đề cập tới cuộc khủng hoảng

vì sự cạn kiệt của tài nguyên thiên nhiên và sự xuống cấp của môi trường do khai thác

quá mức và lãng phí các nguồn lực xuất phát từ việc tăng trưởng kinh tế quá nhanh.

Báo cáo này dự đoán rằng nếu tăng trưởng kinh tế vẫn tiếp tục quá nhanh thì quá trình

công nghiệp hoá sẽ bị dừng lại và các hoạt động kinh tế sẽ thu hẹp trong vòng hai thập

kỷ đầu tiên của thế kỷ 21 do sự cạn kiệt của tài nguyên. Tiếp đó, dân số thế giới sẽ

giảm đi do tỷ lệ tử tăng lên vì thiếu lương thực và ô nhiễm môi trường.

Báo cáo này nhận được sự quan tâm đặc biệt của công luận vì năm 1973, một

năm sau khi báo cáo được đưa ra, một cuộc "khủng hoảng lương thực trên toàn thế

giới" do mất mùa trên toàn thế giới và cuộc khủng hoảng dầu mỏ đầu tiên do sự cấm

vận OPEC trong chiến tranh vùng vịnh lần thứ 4 đã xảy ra. Giá lương thực và nhiên

liệu tăng vài lần. Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng đã qua đi và giá cả hàng hoá đã giảm.

Báo cáo này đã giảm dần sự thu hút đối với công luận. Những cơ sở lý thuyết và thống

kê của báo cáo bắt đầu bị chỉ trích.2

Hạn chế cơ bản của việc phân tích mô phỏng là giả thuyết cho rằng dân số sẽ

tiếp tục tăng lên với cấp số nhân, sản lượng công nghiệp và các hoạt động kinh tế khác

sẽ tiếp tục tăng lên với tốc độ trung bình như những năm trước (1900-70) đồng thời

tiêu dùng lương thực và tiêu dùng nguyên vật liệu cũng tăng lên tương ứng. Phân tích

này không tính tới động thái ngày càng tiết kiệm các nguồn lực khan hiếm của các chủ

thể kinh tế. Việc tính toán chỉ dựa trên xu hướng trong quá khứ mà không tính tới

73

Page 7: Chap3 m1-tv

những thay đổi có thể xảy ra đối với các hệ số của hàm sản xuất sẽ dẫn tới kết luận

tăng trưởng kinh tế bị giới hạn bởi trữ lượng tài nguyên thiên nhiên cố định. Vì thế

việc phân tích "các hệ thống trong trạng thái động" dựa trên một loạt các phương trình

về cơ bản cũng giống như cách tiếp cận của Malthus cho rằng dân số tăng theo cấp số

nhân vì "sự thoả mãn bản năng" cuối cùng sẽ mâu thuẫn với diện tích đất đai cố định.

Cách phân tích này có ưu điểm là nó tập trung nêu bật được các nguy cơ tiềm

ẩn một cách rõ nét dựa trên xu hướng hiện tại và thúc giục mọi người ngăn ngừa hiểm

họa nảy sinh. Ví dụ như Crooks (1899) – người đã chỉ ra sự nguy hiểm của cuộc

khủng hoảng lương thực theo lập luận của Malthus - đã đưa ra khái niệm về một loại

công nghệ mới có thể tổng hợp Amôniắc từ không khí và coi đây như là một giấc mơ.

Giấc mơ của ông đã trở thành hiện thực khi phương pháp tổng hợp Amôniắc từ không

khí được Haber và Bosch phát minh ra trong Thế chiến 1. Phương pháp này là một

phát minh quan trọng giúp cho con người thoát khỏi cuộc khủng hoảng theo kiểu

Malthus.

Nếu không xem xét tới tính tin cậy về mặt khoa học và khả năng dự đoán thì

cần phải thừa nhận báo cáo tại Câu lạc bộ Rome đã giúp nâng cao nhận thức của mọi

người về vấn đề tiết kiệm và bảo vệ môi trường và các nguồn tài nguyên thiên nhiên.

Tuy nhiên, nếu chỉ dựa vào xu hướng của quá khứ để dự đoán về tương lai sẽ dẫn tới

những dự đoán khác xa so với thực tế.3

3.3.2 Mô hình Ricardo

Như đã giải thích trong chương 1, sự phát triển của xã hội loài người gắn liền

với sự phát triển của công nghệ và các thể chế thúc đẩy việc thay thế tài nguyên thiên

nhiên bằng vốn do con người tạo ra. Lý thuyết của Malthus tập trung vào hành vi của

con người bị chi phối bởi bản năng sinh học mà không đề cập tới các hoạt động tạo ra

vốn nên có thể được coi là một lý thuyết về dân số nhưng không thể được coi là một

lý thuyết về phát triển kinh tế.

Chính David Ricardo (1772-1823) là người đã làm rõ cơ chế trong đó tăng

trưởng kinh tế bị giới hạn bởi tài nguyên thiên nhiên với lý thuyết của ông đã thực sự

trở thành một lý thuyết về phát triển kinh tế. Tác phẩm Các nguyên lý về kinh tế chính

trị và thuế khoá của ông được xuất bản năm 1817 vào thời điểm cuộc Cách mạng

công nghiệp ở Anh gần hoàn thành. Đây là thời kỳ tốc độ tăng dân số đạt mức cao

nhất (xem hình 3.1).

Lý thuyết phát triển của Ricardo chỉ rõ tích luỹ vốn trong các ngành công

nghiệp hiện đại ra đời từ cuộc Cách mạng công nghiệp là động lực tăng trưởng kinh

tế. "Vốn" theo ông là "quỹ tiền lương" được hiểu là tổng số tiền trả cho người lao

74

Page 8: Chap3 m1-tv

động trước khi bán được hàng hoá và tổng số tiền bỏ ra để mua công cụ, nhà xưởng và

thuê người lao động. Vì vậy, cầu lao động tăng lên tương ứng so với quỹ tiền lương.

Mặt khác, cung lao động do số lượng người lao động hiện có, những người sẵn sàng

làm việc ở bất kỳ mức tiền lương nào, quyết định. Điều này hàm ý rằng cung lao động

là không đổi trong "ngắn hạn" (là khoảng thời gian dân số không thay đổi). Khi quỹ

lương tăng lên, cầu lao động tăng lên và tiền lương tăng lên dọc theo đường cung

không co giãn trong ngắn hạn. Nếu tiền lương tăng lên trên mức tối thiểu cần thiết

theo lập luận của Malthus (ở mức W−

trong hình 3.3) thì dân số sẽ tăng lên làm cho lực

lượng lao động tăng lên. Vì vậy, cung lao động là hoàn toàn co giãn trong dài hạn

(khoảng thời gian đủ dài để dân số và lực lượng lao động thay đổi) và tiền lương luôn

bị đẩy lùi về mức tối thiểu cần thiết. Trong dài hạn, chi phí tiền lương trong công

nghiệp không tăng lên và lợi nhuận tăng tỷ lệ thuận với vốn. Vì tỷ suất lợi nhuận

không giảm đi nên động lực tái đầu tư được duy trì làm cho sản lượng và công ăn việc

làm tiếp tục tăng lên trong khu vực công nghiệp hiện đại.

Tuy nhiên, mức tiền lương tối thiểu cần thiết của lao động công nghiệp phụ

thuộc vào giá lương thực. Không như sản xuất công nghiệp, sản xuất nông nghiệp

không thể tránh khỏi xu thế lợi tức giảm dần vì nó bị hạn chế bởi đất đai. Nếu như

việc sản xuất lương thực được tiến hành trên những mảnh đất màu mỡ "nhất" vẫn đáp

ứng đủ nhu cầu thì chi phí cận biên là không đổi. Tuy nhiên, nếu như nhu cầu lương

thực tăng lên (khi dân số tăng) vượt quá sản lượng lương thực sản xuất ra trên những

mảnh đất màu mỡ nhất thì con người sẽ phải tiến hành canh tác trên những mảnh đất

kém màu mỡ hơn. Khi đó, chi phí cận biên sẽ tăng lên vì cần phải sử dụng nhiều vốn

và lao động hơn để sản xuất ra một lượng lương thực nhất định trên những mảnh đất

kém màu mỡ hơn. Người canh tác trên các mảnh đất có độ màu mỡ cao hơn sẽ phải

trả cho địa chủ tiền thuê đất nhiều hơn và khoản chênh lệch này bằng với khoản chênh

lệch giữa chi phí sản xuất trên những "mảnh đất cận biên" (mảnh đất kém màu mỡ

nhất) và chi phí sản xuất trên những mảnh đất màu mỡ.

Vì giá lương thực tăng lên do chi phí sản xuất lương thực tăng, tiền lương danh

nghĩa trả cho công nhân công nghiệp phải tăng lên để duy trì mức sống tối thiểu cần

thiết của họ. Khi chi phí tiền lương tăng lên, lợi nhuận không tăng lên tương ứng với

vốn. Vì vậy, khi nhu cầu lương thực tăng lên do tích luỹ vốn và số lượng việc làm

tăng lên thì giá lương thực sẽ tăng lên tới mức tỷ suất lợi nhuận còn rất thấp và các

nhà tư bản không còn động lực để đầu tư nữa. Kinh tế sẽ ngừng tăng trưởng ở điểm

này.

75

Page 9: Chap3 m1-tv

0

G

LSW C

D2(K2)

D1(K1)

d1

d2

Giá ngũ cốc

Q

c

ba

N1

d0

Q2Q10

P0=P1

P2

HS

P

WS

N0 N2

Thị trường sản phẩm nông nghiệp

Sản lượng/Tiêu dùng ngũ cốc

Tiền lương

L0 L1

L2

Thị trường lao động công nghiệp

Lao động

Ws'W G

D0(K0)

B A

E

SS (W)

D

Trong kinh tế học hiện đại, lý thuyết của Ricardo có thể được thể hiện trong

Hình 3.5. Biểu đồ bên trái thể hiện thị trường lao động trong khu vực công nghiệp

hiện đại tương ứng với mô hình cân bằng bộ phận của Marshall. Đường DD thể hiện

đường cầu lao động giả định bằng với giá trị sản phẩm biên của lao động tương ứng

với mỗi mức vốn nhất định.4

Mặc dù biểu đồ này được xây dựng theo trường phái tân cổ điển nhưng mô

hình Ricardo mang đặc điểm cổ điển thể hiện ở đường cung lao động. Vận dụng quy

luật của Malthus (đường GG trong hình 3.3), Ricardo giả định đường cung lao động

nằm ngang ở mức tiền lương tối thiểu cần thiết (OW−

) trong dài hạn, được thể hiện

bằng đường LS. Tuy nhiên, vì lực lượng lao động không đổi trong ngắn hạn và vì chi

phí cận biên của lao động so với lợi ích cận biên của thu nhập là không đáng kể đối

với những lao động đang làm việc mức tiền lương tối thiểu cần thiết nên đường cung

lao động trong ngắn hạn có thể giả định là không co giãn theo tiền lương và được thể

hiện bằng đường SS.

Hình 3.5 Mô hình của Ricardo về phát triển kinh tế

Giả định rằng trong giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hoá đường cầu lao

động cho trước là DD0 tương ứng với lượng vốn là K0 của các nhà doanh nghiệp-tư

bản công nghiệp và điểm cân bằng dài hạn lúc đầu nằm tại A với một lượng lao động

đang làm việc OL0 ở mức tiền lương tối thiểu cần thiết. Tổng giá trị sản phẩm trong

khu vực công nghiệp là diện tích ADOL0 trong đó AW−

OL0 là phần trả cho người lao

động và phần còn lại ADW−

là lợi nhuận hay lợi tức của vốn.

76

Page 10: Chap3 m1-tv

Dựa trên một giả định thường thấy cả trong kinh tế học cổ điển và kinh tế học

của Marx là người lao động làm việc với mức lương tối thiểu cần thiết sẽ tiêu dùng

toàn bộ thu nhập của mình và các nhà tư bản giàu có (luôn tìm kiếm lợi nhuận cao

hơn) tái đầu tư hầu hết lợi nhuận thu được, có thể thấy rõ lượng vốn sẽ tăng từ K 0 lên

K1 (K0+diện tích ADW−

). Vì thế, sản phẩm biên của lao động dịch chuyển lên trên tạo

ra sự dịch chuyển sang bên phải của đường cầu lao động từ DD0 sang DD1 và mức tiền

lương tăng từ OW−

lên OWs.5 Tuy nhiên, khi mức tiền lương tăng lên trên mức tiền

lương thực tế, quy luật Malthus bắt đầu hoạt động (dân số và lực lượng lao động tăng

lên). Sau một khoảng thời gian nhất định, đường cung lao động trong ngắn hạn SS sẽ

dịch chuyển sang phải làm cho tiền lương giảm đi dọc theo đường DD1 tới điểm B tại

đó mức cân bằng dài hạn mới về số lượng việc làm OL1 được thiết lập.

Nếu sử dụng giả định sản xuất thay đổi đều theo quy mô và giả định quy luật

của Say về sản xuất tạo ra nhu cầu thì sản phẩm, lượng vốn và số lượng việc làm sẽ

tăng với tốc độ bằng nhau trong dài hạn trong điều kiện mức tiền lương tối thiểu cần

thiết được đo bằng đơn vị sản phẩm không thay đổi.6 Tổng tiền lương (wL) và tổng lợi

nhuận (Y-wL) tăng với tốc độ bằng tốc độ tăng của tổng sản lượng (Y) và vốn (K) vì

thế tỷ suất lợi nhuận hay lợi tức của vốn [(Y-wL)/K] không thay đổi. Vì vậy, đường

cung lao động nằm ngang (theo quy luật dân số của Malthus) giúp cho động lực đầu tư

của các nhà doanh nghiệp-tư bản không bị mất đi và sự tích luỹ vốn và tăng trưởng

sản lượng được đảm bảo trong khu vực công nghiệp hiện đại.

Hạn chế đối với sự tăng trưởng của khu vực hiện đại chính là lợi tức giảm dần

của việc sản xuất lương thực trong khu vực nông nghiệp. Biểu đồ bên phải của hình

3.5 thể hiện thị trường lương thực (ngũ cốc) trong đó trục hoành là sản lượng/tiêu

dùng ngũ cốc và trục tung là giá ngũ cốc. Đường HS thể hiện cung của ngũ cốc chính

là chi phí biên của việc sản xuất ngũ cốc. Theo Ricardo, đường cung tăng theo hình

bậc thang vì đất đai có nhiều loại từ loại màu mỡ nhất đến loại khô cằn nhất và diện

tích của mỗi loại đất là cố định. Chi phí biên của việc sản xuất ngũ cốc là không đổi ở

mức OP0 = (OP1) với mức sản lượng tối đa là mức sản lượng có thể trồng trên diện

tích đất màu mỡ nhất (OQ1). Chi phí biên sẽ tăng lên mức OP2 nếu muốn sản lượng

vượt quá mức này vì lúc đó phải tiến hành canh tác trên những mảnh đất kém màu mỡ

hơn. Đường cung tăng lên theo hình bậc thang liên tiếp khi phải tiếp tục canh tác trên

những phần đất đai kém màu mỡ hơn nữa.

Vì người lao động chủ yếu tiêu dùng nhiều ngũ cốc và vì thu nhập đầu người

của họ chỉ ở mức tiền lương tối thiểu cần thiết trong dài hạn nên đường cầu dd sẽ dịch

chuyển khi dân số tăng. Giả định rằng d0d0 trong biểu đồ bên phải là đường cầu về ngũ

77

Page 11: Chap3 m1-tv

cốc tương ứng với số lượng việc làm trong khu vực công nghiệp OL0. Khi số lượng

việc làm tăng lên mức OL1, và sau đó lên mức OL2, kéo theo dân số tăng lên tương

ứng sẽ làm cho đường cầu về ngũ cốc dịch chuyển lên d1d1 và sau đó lên d2d2. Nếu

như việc canh tác trên những mảnh đất màu mỡ nhất vẫn đáp ứng được cầu về ngũ cốc

như trong trường hợp d1d1 thì giá của ngũ cốc giữ nguyên ở mức OP0 (= OP1). Khi cầu

về ngũ cốc tăng lên mức d2d2 thì giá ngũ cốc sẽ tăng lên OP2 tương ứng với chi phí

biên của việc trồng ngũ cốc trên những mảnh đất kém màu mỡ hơn. Chúng ta giả định

rằng chi phí biên tăng lên khi phải trồng ngũ cốc trên những mảnh đất kém màu mỡ

hơn cũng giống như việc phải sử dụng nhiều vốn và lao động hơn để trồng ngũ cốc

trên những mảnh đất màu mỡ nhất.

Vì giá ngũ cốc tăng từ OP0 lên OP2 nên mức tiền lương tối thiểu cần thiết OW−

trước đây vẫn đủ cho người lao động mua ngũ cốc để duy trì mức sống tối thiểu của

mình thì nay không còn đủ nữa. Vì thế, tiền lương trong khu vực công nghiệp cần phải

tăng lên trong dài hạn tới mức OW−

' để đảm bảo cho người lao động có thể mua đủ

ngũ cốc để tồn tại. Lợi nhuận trong khu vực công nghiệp, với việc sử dụng một lượng

vốn K2, giảm từ CDW−

xuống GDW−

'. Vì thế, tỷ suất lợi nhuận trong khu vực công

nghiệp giảm khi buộc phải tiến hành canh tác trên những mảnh đất kém màu mỡ hơn.

Điều này làm cho thu nhập và động lực đầu tư của các nhà doanh nghiệp-tư bản giảm.

Mặt khác, khi giá ngũ cốc tăng từ OP1 lên OP2, người trồng ngũ cốc trên những

mảnh đất màu mỡ nhất có thể thu được lợi nhuận siêu ngạch P1P2 trên mỗi đơn vị sản

lượng. Vì lợi nhuận siêu ngạch có được là do canh tác trên những mảnh đất màu mỡ

nhất nên những người trồng ngũ cốc sẽ cạnh tranh nhau để được canh tác trên những

mảnh đất này và điều này làm cho tiền thuê đất tăng thêm P1P2 với phần thu nhập của

địa chủ bằng diện tích (P1P2xOQ1). Vì vậy, địa chủ chính là người thu lợi từ việc tích

luỹ vốn trong khu vực công nghiệp nhờ dân số và nhu cầu lương thực tăng lên.

Lý thuyết của Ricardo dự đoán rằng, với trữ lượng tài nguyên thiên nhiên cố

định ví dụ như diện tích của mỗi loại đất là cố định, giá cả lương thực tăng lên do dân

số tăng sẽ đẩy nền kinh tế vào "trạng thái trì trệ" với mức lợi nhuận thấp làm triệt tiêu

động lực đầu tư trong khi mức tiền lương thực tế của người lao động vẫn không cao

hơn mức tối thiểu cần thiết vì địa chủ chiếm toàn bộ phần tiền thuê đất đắt đỏ và tiêu

dùng hoang phí phần thu nhập này. Cơ chế trong đó diện tích đất đai cố định hạn chế

sự tăng trưởng của kinh tế trong giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hoá thường

được gọi là "cái bẫy Ricardo" hoặc là "vấn đề lương thực" theo cách gọi của

T.W.Schultz (1953).

78

Page 12: Chap3 m1-tv

Chính sách mà Ricardo đề xuất để giúp nền kinh tế Anh thoát khỏi nguy cơ này

là tự do hoá việc nhập khẩu ngũ cốc mà cụ thể hơn là xoá bỏ đạo luật Ngũ Cốc, đạo

luật đã đánh thuế nhập khẩu vào ngũ cốc giá rẻ nhập từ nước ngoài trong hệ thống

trọng thương. Ricardo cho rằng các miếng đất màu mỡ với số lượng không giới hạn

nằm ở khắp nơi trên toàn thế giới bao gồm cả ở các lục địa mới. Nếu cho phép tự do

hoá thương mại, tổng lượng cung ngũ cốc từ nội địa và từ nước ngoài sẽ trở thành

đường nằm ngang như đường WS với mức giá lương thực thấp ở mức OP0. Cung lao

động lúc đó trong khu vực công nghiệp hiện đại sẽ tiếp tục là đường nằm ngang ở

mức tiền lương OW−

giúp duy trì quá trình tích lũy vốn và tăng trưởng kinh tế. Xoá bỏ

đạo luật Ngũ cốc là điều kiện cần để duy trì tăng trưởng kinh tế bền vững sau cuộc

Cách mạng công nghiệp. Vì vậy, Ricardo đã cung cấp cho tầng lớp tư sản mới một

công cụ lý thuyết để đấu tranh chống lại tầng lớp địa chủ và quý tộc.

Mô hình Ricardo đã đặt ra vấn đề về sự hạn chế của tài nguyên thiên nhiên mà

các nước có thu nhập thấp phải đối mặt khi tiến hành phát triển công nghiệp khi nông

nghiệp bị trì trệ. Nếu cung lương thực không đáp ứng đủ cho dân số tăng nhanh trong

giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hoá thì giá lương thực sẽ tăng nhanh làm tăng

chi phí sinh hoạt của những người có thu nhập thấp, những người có hệ số Engel rất

cao. Điều này sẽ tạo ra áp lực lớn làm tiền lương tăng lên khi người lao động đấu

tranh hoặc khi khủng hoảng lương thực diễn ra. Tiền lương tăng lên sẽ có tác động

nghiêm trọng tới các ngành công nghiệp trong giai đoạn đầu khi vẫn còn phụ thuộc

vào công nghệ sử dụng nhiều lao động.

Cái bẫy Ricardo mà các nước đang phát triển có thu nhập thấp phải đối mặt

ngày nay không thể chỉ được giải quyết bằng cách tự do hoá nhập khẩu lương thực.

Đề xuất tự do hoá thương mại của Ricardo thích hợp với nước Anh vào đầu thế kỷ 19

khi dân số của nước Anh chỉ là một phần rất nhỏ của dân số thế giới và vị trí số một

của nước này trong công nghiệp giúp cho nước Anh có thể dễ dàng có đủ ngoại tệ để

nhập khẩu lương thực. Có được ngoại tệ thông qua xuất khẩu các sản phẩm công

nghiệp là một điều không dễ dàng đối với các nước đang phát triển ngày nay trong

giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hoá. Đồng thời, nếu như tất cả các nước đông

dân cư đều cạnh tranh để nhập khẩu lương thực thì giá cả quốc tế cũng sẽ tăng lên và

giá cả trong nước tất yếu phải tăng theo.

Đối với các nước đang phát triển, không còn con đường nào khác là phải phát

triển công nghệ trong nông nghiệp đồng thời với quá trình công nghiệp hoá. Ricardo

không loại trừ khả năng cải tiến công nghệ trong nông nghiệp nhưng cho rằng rất khó

có thể giải quyết được vấn đề lợi tức giảm dần trong sản xuất nông nghiệp về lâu dài.

79

Page 13: Chap3 m1-tv

Quan điểm này được đưa ra khi mà những tiến bộ về công nghệ trong nông nghiệp

hầu hết mới chỉ dưạ trên kinh nghiệm và thử nghiệm của người nông dân. Lịch sử đã

chứng minh rằng bằng việc áp dụng khoa học một cách có hệ thống để giải quyết vấn

đề nông nghiệp (được tiến hành từ cuối thế kỷ 19), sản xuất nông nghiệp ở các nước

phát triển đã tăng nhanh hơn mức tăng của dân số. Rõ ràng là để thoát khỏi cái bẫy

Ricardo, các nước đang phát triển phải học tập kinh nghiệm nâng cao năng suất sản

xuất nông nghiệp như các nước phát triển đã từng làm trước đây.

3.3.3 Mô hình nền kinh tế hai khu vực

W.Arthur Lewis (1954) đã sử dụng mô hình của Ricardo để xây dựng một mô

hình lý thuyết phát triển kinh tế hai khu vực cho các nước đang phát triển. Mô hình

của ông phân tích quá trình phát triển thông qua sự tương tác giữa khu vực truyền

thống (nông nghiệp) và khu vực hiện đại (công nghiệp) với những nguyên lý hoạt

động khác nhau. Trong khu vực công nghiệp hiện đại, tiền lương được giả định bằng

với năng suất biên của lao động như trong kinh tế học tân cổ điển trong khi đó tiền

lương trong khu vực nông nghiệp truyền thống được định trước ở mức tối thiểu cần

thiết như trong kinh tế học cổ điển, bao gồm cả lý thuyết của Ricardo.

Mô hình của Lewis giống như mô hình của Ricardo ở chỗ cung lao động cho

khu vực công nghiệp có đặc điểm hoàn toàn co giãn. Điều này đảm bảo cho việc tích

luỹ vốn và lợi nhuận tăng lên. Hai mô hình khác nhau ở cơ chế tạo ra đường cung lao

động nằm ngang. Trong khi mô hình của Ricardo dựa trên quy luật dân số Malthus thì

mô hình của Lewis dựa trên lực lượng lao động dư thừa hiện có trong khu vực truyền

thống.

Theo Lewis, lao động dư thừa trong khu vực nông thôn ở các nước đang phát

triển là do truyền thống giúp đỡ lẫn nhau và truyền thống chia sẻ thu nhập trong gia

đình, dòng họ, và/hoặc làng xóm nên sản phẩm biên của lao động thấp hơn nhiều so

với mức tiền lương tối thiểu cần thiết và thậm chí còn bằng không. Người lao động tạo

ra sản lượng nông nghiệp biên thấp hơn nhiều so với mức tiền lương tối thiểu cần thiết

nên luôn sẵn sàng làm việc trong khu vực công nghiệp nếu như khu vực này có việc

làm ở mức tiền lương tối thiểu cần thiết. Đồng thời, đường cung lao động cho khu vực

công nghiệp tiếp tục nằm ngang cho tới điểm tại đó tất cả lao động dôi dư trong khu

vực nông nghiệp đã di chuyển sang khu vực công nghiệp. Trước đó, quá trình tăng

vốn và lợi nhuận theo mô hình của Ricardo vẫn tiếp diễn.

Khi tất cả lao động dư thừa trong nông nghiệp đã vào làm trong khu vực công

nghiệp, tiền lương trong khu vực nông nghiệp sẽ tăng lên theo đường sản phẩm biên

tương ứng với mức thu hút thêm lao động của khu vực công nghiệp. Vì điểm này đánh

80

Page 14: Chap3 m1-tv

W

W

QR

D0D1

SLSL'

G

F H

S T

O1 W

Tiền lương trong công nghiệp

O2

Sản lượng nông nghiệp

dấu quá trình chuyển dịch từ khu vực truyền thống (theo nguyên lý cổ điển) sang khu

vực hiện đại (theo nguyên lý tân cổ điển) cho nên nó được gọi là "điểm chuyển đổi".

Sau khi đạt tới điểm chuyển đổi, tính hai khu vực của nền kinh tế bị mất đi và nông

nghiệp bắt đầu trở thành một bộ phận của nền kinh tế hiện đại trong đó tiền lương và

thu nhập đầu người tiếp tục tăng dọc theo đường cung lao động dốc lên. Với lý thuyết

này, Lewis chỉ ra rằng cơ chế để xây dựng một nền kinh tế hiện đại luôn tiềm ẩn bên

trong các hệ thống kinh tế truyền thống đặc trưng bởi đói nghèo và lao động dư thừa.

Lewis không đề cập tới vấn đề quá trình tăng trưởng kinh tế có thể bị tác động

tiêu cực bởi vấn đề lương thực theo Ricardo-Schultz trước khi nền kinh tế đạt tới

“điểm chuyển đổi”. Trong mô hình Ranis-Fei mở rộng và chuẩn hoá lý thuyết của

Lewis (Ranis và Fei, 1961; Fei và Ranis, 1964), điều này được chỉ ra rất rõ ràng.

Hình 3.6 minh hoạ mô hình Ranis-Fei. Trục hoành O1O2 thể hiện toàn bộ lực

lượng lao động với lực lượng lao động trong công nghiệp được tính từ O 1 sang phải và

lực lượng lao động trong nông nghiệp được tính từ O2 sang trái. Ví dụ tại điểm S lực

lượng lao động trong công nghiệp là O1S và trong nông nghiệp là O2S. Phần trên của

hình vẽ thể hiện mối quan hệ cung cầu lao động trong công nghiệp trên thị trường và

hoàn toàn tương tự như hình vẽ phía bên trái của Hình 3.5. Phần dưới của hình vẽ thể

hiện sản lượng tương ứng với mức đầu vào lao động (hàm sản xuất) trong khu vực

nông nghiệp với hình dạng quay ngược lại. Đường cong lồi O2R thể hiện sản lượng

nông nghiệp tăng lên với tốc độ giảm dần tương ứng với mức tăng đầu vào lao động

từ điểm gốc tọa độ (O2) cho tới điểm S. Vượt quá điểm S, sản phẩm biên của lao động

bằng không.

81

Page 15: Chap3 m1-tv

Hình 3.6 Mô hình nền kinh tế hai khu vực của Lewis-Ranis-Fei

Nền kinh tế hoàn toàn truyền thống trước khi tiến hành công nghiệp hoá sẽ nằm

tại điểm O1. Tại đó, tất cả lao động đều làm việc trong khu vực nông nghiệp và năng

suất biên của lao động trong nông nghiệp được giả định bằng không. Sản lượng được

chia đều cho tất cả mọi người theo nguyên tắc cùng giúp đỡ lẫn nhau và chia sẻ thu

nhập trong các cộng đồng nông thôn. Vì vậy, thu nhập của mỗi lao động được thể hiện

bằng một đường thẳng từ gốc O2 nối với R. Năng suất lao động bình quân (W−

) là yếu

tố tác động tới chi phí của cuộc sống và tới mức tiền lương tối thiểu cần thiết.

Từ điểm O1, lao động nông nghiệp di chuyển sang khu vực công nghiệp khi

đường cầu lao động trong công nghiệp dịch chuyển sang phải cùng với sự tích lũy vốn

trong khu vực công nghiệp. Tiền lương của lao động trong khu vực công nghiệp sẽ

không thay đổi trước khi lao động trong khu vực công nghiệp di chuyển tới điểm T

(điểm chuyển đổi của Lewis) vì sản phẩm biên của lao động nông nghiệp vẫn thấp

hơn mức tiền lương trong khu vực công nghiệp. Nền kinh tế sẽ đạt tới điểm chuyển

đổi nhờ vào lượng vốn và lợi nhuận tăng lên tương ứng do đường cung lao động hoàn

toàn co giãn.

Tuy nhiên, khi lao động trong khu vực công nghiệp vượt qua điểm S thì sản

phẩm biên của lao động trong khu vực nông nghiệp bắt đầu lớn hơn không. Nếu lao

động tiếp tục chuyển sang khu vực công nghiệp thì tổng sản lượng lương thực (và sản

lượng lương thực đầu người) giảm làm cho giá lương thực tăng tương đối so với giá

sản phẩm công nghiệp. Điểm S được gọi là "điểm khan hiếm" vì nó đánh dấu thời

điểm cung lương thực bắt đầu giảm.

Vượt quá điểm khan hiếm này, tiền lương (tính bằng số đơn vị sản phẩm công

nghiệp) cần phải tăng lên để lao động trong khu vực công nghiệp có thể mua được

một lượng lương thực không đổi nhằm duy trì mức sống tối thiểu. Đồng thời, đường

cung lao động trong khu vực công nghiệp bắt đầu dốc lên tính từ điểm S. Đường cung

này có thể rất dốc bởi vì giá cả lương thực và chi phí sinh hoạt của người lao động có

thể tăng mạnh do sản lượng lương thực giảm sút và cầu lương thực có độ co giãn theo

giá nhỏ. Vì vậy, tỷ suất lợi nhuận trong khu vực công nghiệp có thể giảm mạnh tính từ

điểm S làm cho việc tích luỹ vốn bị dừng lại trước khi nền kinh tế đạt tới điểm T.

82

Page 16: Chap3 m1-tv

Điểm khan hiếm trong mô hình Ranis-Fei cho thấy một cái bẫy Ricardo dưới

hình thức khác mà các nước đang phát triển có thể gặp phải khi các nước này tiến

hành hiện đại hoá nền kinh tế bằng cách phân bổ lại các nguồn lực từ khu vực nông

nghiệp sang khu vực công nghiệp mà không tìm cách tăng năng suất nông nghiệp.

Dale W.Jorgenson (1961) nhấn mạnh nguy cơ này trong mô hình hai khu vực của ông.

Mô hình của ông giống như mô hình Ranis-Fei ngoại trừ việc không có giả định cho

rằng lao động dư thừa trong khu vực nông nghiệp và mức tiền lương trong khu vực

nông nghiệp được xác định dựa trên nguyên lý cận biên tân cổ điển. Khi không có lao

động dư thừa trong khu vực nông nghiệp, cần phải hỗ trợ quá trình công nghiệp hoá

ngay từ đầu bằng tiến bộ công nghệ trong nông nghiệp để tránh giá lương thực và chi

phí sinh hoạt tăng lên nhanh.7

Liệu lao động có dư thừa trong khu vực nông thôn ở các nước đang phát triển

hay không và liệu mức tiền lương được xác định dựa trên các nguyên lý cổ điển hay

tân cổ điển là một chủ đề gây ra nhiều tranh cãi (Hayami và Ruttan, 1985: ch.2). Bất

kể lý thuyết nào được áp dụng chúng ta vẫn có được một kết luận duy nhất đó là quá

trình công nghiệp hoá không thể thành công nếu như sản lượng lương thực không tăng

lên để nền kinh tế tránh khỏi cái bẫy Ricardo.

Khu vực nông nghiệp không chỉ đơn thuần có vai trò cung cấp lương thực và

lao động cho quá trình công nghiệp hoá mà còn tạo ra thị trường nội địa cho các sản

phẩm công nghiệp, tạo ra nguồn thu ngoại tệ khi xuất khẩu sản phẩm và chuyển các

khoản tiết kiệm sang khu vực công nghiệp thông qua thuế và các thị trường tài chính.

Quá trình công nghiệp hoá và tăng trưởng kinh tế hiện đại không thể thành công nếu

như khu vực nông nghiệp không phát triển và điều này có ý nghĩa then chốt trong giai

đoạn đầu của quá trình phát triển (Mellor, 1966; Johnston và Kilby, 1975; Hayami và

Ruttan, 1985).

Ghi chú:

1. Vào khoảng đầu thiên niên kỷ thứ nhất, dân số thế giới ở mức khoảng 150 đến 300

triệu người với mức ước lượng khoảng 210 đến 250 triệu người theo Woytinsky và

Woytinsky (1953), khoảng 250 triệu người theo Berelson (1974), 170 triệu người theo

McEvedy và Jones (1978), và khoảng 300 triệu người theo Ngân hàng thế giới trong

Báo cáo phát triển thế giới năm 1984.

2. Để biết thêm về một nghiên cứu quan trọng ủng hộ quan điểm của Câu lạc bộ

Rome, xem báo cáo lên thủ tướng Carter viết chung bởi Hội đồng chất lượng môi

83

Page 17: Chap3 m1-tv

trường và nội các chính phủ Mỹ (1980). Để biết thêm về những ý kiến phản đối, xem

Simon và Kahn (1984).

3. Có thể đưa ra những nhận xét tương tự đối với những dự đoán gần đây của Brown

và Kane (1994) về nguy cơ của cuộc khủng hoảng lương thực Malthus trong vòng vài

thập kỷ tới và quan điểm ủng hộ việc kiểm soát chặt chẽ dân số. Tuy nhiên, có một

điều không thể phủ nhận là giá cả lương thực có thể tăng mạnh trong tương lai gần. Lý

do là vì dân số không tăng lên nhiều nhưng năng suất trồng trọt các sản phẩm nông

nghiệp thiết yếu ví dụ như gạo và lúa mỳ đã giảm đi kể từ giữa thập kỷ 80 do đầu tư

nghiên cứu trong lĩnh vực nông nghiệp và đầu tư cho hệ thống tưới tiêu đã giảm đi kể

từ cuối thập kỷ 70. Điều này không chỉ đúng với lương thực mà cũng đúng với năng

lượng. Trên thực tế, do giá lương thực và năng lượng cao trong thập kỷ 70 nên các

khoản đâù tư tăng mạnh làm cho cung lương thực quá nhiều và giá giảm mạnh trong

thập kỷ 80. Trong vòng 10 năm tới đây giá cả có thể tăng cao. Thông thường chính

phủ các nước và các tổ chức quốc tế thường tập trung quá mức để đối phó với những

biến động về giá cả trong ngắn hạn mà quên mất các khoản đầu tư dài hạn vào việc

nghiên cứu và phát triển nhằm tăng sản lượng lương thực và tiết kiệm năng lượng. Chỉ

khi nào những bước đi sai lầm như thế này được khắc phục thì các cuộc khủng hoảng

nhiên liệu và lương thực mới không xảy ra liên miên. Để biết thêm về các số liệu thực

nghiệm, xem phần 4.3.2.

4. Không giống như quan điểm tân cổ điển (của Marshall) về thị trường lao động trình

bày trong hình 3.5, cầu lao động theo lý thuyết của Ricardo và Trường phái cổ điển

Anh do quỹ tiền lương quyết định, nghĩa là quỹ tiền lương chia cho mức tiền lương tối

thiểu cần thiết sẽ quyết định số lượng việc làm trong dài hạn. Số lượng việc làm trong

ngắn hạn bằng với lực lượng lao động hiện có. Tiền lương trong dài hạn bằng mức

tiền lương tối thiểu cần thiết và tiền lương trong ngắn hạn bằng quỹ lương chia cho

lực lượng lao động hiện có. Cho dù có thể rút ra một kết luận tương tự từ lý thuyết về

quỹ tiền lương nhưng đối với những độc giả quen với kinh tế học tân cổ điển thì việc

hiểu bản chất và ý nghĩa của mô hình Ricardo sẽ dễ dàng và chính xác hơn khi nó

được trình bày dưới hình thức tân cổ điển như trong hình 3.5. Để hiểu rõ hơn về lý

thuyết gốc của Ricardo cũng như lý thuyết của Marx (phân tích ở chương tiếp theo),

xem thêm Negishi (1989).

5. Sự xoay chuyển của đường cung lao động từ DD0 sang DD1 với điểm D cố định là

một trường hợp đặc biệt. Lý do là vì đó là cách duy nhất để thể hiện trường hợp của

Ricardo về phần thu nhập cố định của các yếu tố khi sử dụng các đường cầu tuyến

tính. Có thể suy ra trường hợp phổ biến hơn bằng cách sử dụng đường cầu phi tuyến

84

Page 18: Chap3 m1-tv

tính bao gồm các đường thể hiện lợi tức của việc sử dụng lao động tăng dần cũng như

giảm dần. Tuy nhiên điều này sẽ làm cho hình vẽ trở nên phức tạp hơn nhiều.

6. Quy luật của Say loại trừ khả năng giá của bất kỳ sản phẩm nào giảm đi trong dài

hạn. Với giả định tính quy mô không đổi, hàm sản xuất thể hiện mối quan hệ giữa sản

lượng (Y) với lao động (L) và vốn (K) như sau:

Y=F(L,K)

Là hàm đồng nhất tuyến tính và vì thế năng suất lao động (y=Y/L) là một hàm của tỷ

lệ vốn-lao động (k=K/L) như sau:

y=f(k)

Tại mức cân bằng mà lợi nhuận được tối đa, tỷ suất lợi nhuận (r) và tiền lương (w) là:

r=f'(k) và w = f(k) – f'(k).

Vì vậy, nếu w−

, k−

và r−

không đổi thì K và L thay đổi tỷ lệ với nhau và tỷ suất lợi

nhuận không đổi. Giả định về lợi tức không đổi trong sản xuất công nghiệp khá sát với

thực trạng công nghệ trong giai đoạn đầu cuả quá trình công nghiệp hoá. Có thể tưởng

tượng về trường hợp một xưởng sản xuất có 10 thợ dệt với 10 máy dệt quyết định đầu

tư thêm hai máy dệt nữa và tăng quỹ lương lên tương ứng với số tiền lương phải trả

cho hai thợ dệt nữa nhưng sản lượng trung bình của mỗi thợ dệt và của mỗi máy dệt

đều không đổi.

7. Mô hình tân cổ điển của Jorgenson sử dụng cơ chế của Malthus theo đó dân số tăng

lên khi lượng lương thực đầu người vượt qua mức tối thiểu cần thiết do năng suất

trong nông nghiệp tăng lên. Như Birdsall (1988) cho thấy, mô hình tăng trưởng một

khu vực tân cổ điển của Solow-Swan (Solow, 1956; Swan, 1956) cũng theo cơ chế

của Malthus vì mô hình này dự đoán rằng vốn và tiêu dùng đầu người sẽ giảm khi tốc

độ tăng dân số tăng lên cho dù mô hình này ít có ý nghĩa đối với sự phát triển ở các

nước đang phát triển. Ngược lại, mô hình tăng trưởng nội sinh của Romer-Lucas

(Romer, 1986; Lucas, 1988) không theo cơ chế của Malthus vì nó giả định tăng dân số

sẽ làm gia tăng tính kinh tế quy mô và đẩy mạnh tích luỹ vốn. Để biết thêm về hai lý

thuyết này, xem phần 5.3 và 6.3.

85