17
CÓ PHẢI THEO ĐẠO TIN LÀNH LÀ BỎ ÔNG BỎ BÀ? Câu trả lời khẳng định là: KHÔNG, xin được giãi bày như sau: Nhiều người Việt Nam vì chưa chịu tìm hiểu đến nơi đã vội cho rằng theo Đạo Tin Lành là bỏ ông bỏ bà. Đây là thành kiến không đúng do hiểu cách người Tin Lành bày tỏ lòng hiếu thảo đối với cha mẹ, tổ tiên. Người Tin Lành biểu lộ sự hiếu thảo đối với ông bà cha mẹ chủ yếu là khi ông bà cha mẹ còn sống, còn khi ông bà mẹ đã qua đời khi con cháu lo chôn cất chu đáo theo nghi lễ trang nghiêm, trong tinh thần tiếc thương, hy vọng, ngoài ra không nhang đèn, không lập bàn thờ bài vị, không van vái, không cúng bái người đã chết. Có lẽ vì người Tin Lành không làm theo phong tục cổ truyền đối với người quá cố như những người Việt Nam khác nên một số đồng bào cứ lầm tưởng như vậy là bỏ ông, bỏ bà, thậm chí có người vậy là bất hiếu. Đạo nào cũng dạy con người biết hiếu kính ông bà, cha mẹ vỉ đó là nền tảng cho sự sinh tồn của nhân loại. Đạo Tin Lành là Đạo KÍNH CHÚA - YÊU NGƯỜI, lấy lời Đức Chúa Trời làm mẫu mực thiêng liêng cho cuộc sống, lại càng khuyên tâm dạy dỗ, khuyên bảo tín hữu hết lòng hiếu kính ông bà, cha mẹ đúng như lời Chúa dạy. Sở dĩ người Tin Lành không làm theo phong tục cổ truyền đối với người quá cố là vì vấn đề niềm tin cùng lý do thực tế. Trong Thánh Kinh Cựu Ước, Đức Chúa Trời dạy rõ: "Phải hiếu kính cha mẹ, như vậy ngươi được sống lâu trên đất Chúa Hằng Hữu, Đức Chúa Trời ban cho” (Xuất hành 20:12) và “Ai đánh... chửi rủa cha mẹ, phải bị sử tử” (Xuất hành 21:15, 17). Trong Thánh Kinh Tân Ước, Chúa 1

Chữ hiếu trong cơ đốc giáo

Embed Size (px)

DESCRIPTION

Chữ hiếu trong Tin Lành

Citation preview

Page 1: Chữ hiếu trong cơ đốc giáo

CÓ PHẢI THEO ĐẠO TIN LÀNH LÀ BỎ ÔNG BỎ BÀ?Câu trả lời khẳng định là:  KHÔNG, xin được giãi bày như sau:Nhiều người Việt Nam vì chưa chịu tìm hiểu đến nơi đã vội cho rằng

theo Đạo Tin Lành là bỏ ông bỏ bà.  Đây là thành kiến không đúng do hiểu cách người Tin Lành bày tỏ lòng hiếu thảo đối với cha mẹ, tổ tiên.  Người Tin Lành biểu lộ sự hiếu thảo đối với ông bà cha mẹ chủ yếu là khi ông bà cha mẹ còn sống, còn khi ông bà mẹ đã qua đời khi con cháu lo chôn cất chu đáo theo nghi lễ trang nghiêm, trong tinh thần tiếc thương, hy vọng, ngoài ra không nhang đèn, không lập bàn thờ bài vị, không van vái, không cúng bái người đã chết.  Có lẽ vì người Tin Lành không làm theo phong tục cổ truyền đối với người quá cố như những người Việt Nam khác nên một số đồng bào cứ lầm tưởng như vậy là bỏ ông, bỏ bà, thậm chí có người vậy là bất hiếu.

Đạo nào cũng dạy con người biết hiếu kính ông bà, cha mẹ vỉ đó là nền tảng cho sự sinh tồn của nhân loại.  Đạo Tin Lành là Đạo KÍNH CHÚA - YÊU NGƯỜI, lấy lời Đức Chúa Trời làm mẫu mực thiêng liêng cho cuộc sống, lại càng khuyên tâm dạy dỗ, khuyên bảo tín hữu hết lòng hiếu kính ông bà, cha mẹ đúng như lời Chúa dạy.  Sở dĩ người Tin Lành không làm theo phong tục cổ truyền đối với người quá cố là vì vấn đề niềm tin cùng lý do thực tế.

Trong Thánh Kinh Cựu Ước, Đức Chúa Trời dạy rõ:  "Phải hiếu kính cha mẹ, như vậy ngươi được sống lâu trên đất Chúa Hằng Hữu, Đức Chúa Trời ban cho” (Xuất hành 20:12) và “Ai đánh... chửi rủa cha mẹ, phải bị sử tử” (Xuất hành 21:15, 17).  Trong Thánh Kinh Tân Ước, Chúa Giê-xu đã lên án thái độ giải hình của những người mượn lý do tôn giáo để bỏ bê bổn phận hiếu thảo đối với cha mẹ.  Thánh Phao-lô cũng liệt kê hành động bội nghịch cha mẹ như là tội ác của nhân loại.  Ông khuyên “Con cháu trước phải học làm điều hiếu thảo với nhà riêng mình và báo đáp cha mẹ” (I Ti-mô-thê 5:4).  Ông cũng nhắc lại điều răn Chúa dạy:  “Phải hiếu kính cha mẹ, là điều răn đầu tiên có kèm theo lời hứa nhớ đó con mới được phúc và sống lâu trên đất” (Ê-phơ-sô 6:1-3).  Nói cách khác, một người Tin Lành muốn phước và sống lâu trên đất phải thực lòng hiếu kính cha mẹ theo như lời Đức Chúa Trời dạy.

Thế tại sao Tin Lành không cúng bái, không thờ lạy cha mẹ quá cố?  Người Tin lành cũng là người Việt Nam biết tôn trọng những truyền thống van hóa tốt đẹp của tiền nhân để lại, nhưng những phong tục nào không phù hợp với lời Chúa dạy người Tin Lành không thể vâng theo.

Thánh Kinh dạy rõ các tín hữu Tin Lành:  "Lúc trước anh em đương còn tối tăm, nhưng bây giờ đã trở nên người sáng láng trong Chúa.   Hãy

1

Page 2: Chữ hiếu trong cơ đốc giáo

bước đi như các con sáng láng, vì bông trái của sự sáng láng ở tại mọi điều nhân từ, công bình và thành thật.   Hãy xét điều chỉ vừa lòng Cúứa và chớ dựu vào công việc vô ích của sự tối tăm" (Ê-phơ-sô 5:8-11).  Dựa trên lời Chúa dạy, người Tin Lành phải hết lòng thành thật yêu thương cha mẹ, vâng lời cha mẹ, giúp đỡ cha mẹ, phụng dưỡng cha mẹ khi tuổi già, sức yếu, đồng thời tôn kính tổ tiên, giữ danh thơm tiếng tốt cho gia đình, dòng họ.  Người Tin Lành qua niệm chữ hiếu chỉ có giá trị đích thực khi con cháu bày tỏ lòng hiếu thảo, báo đáp công ơn ông bà, cha mẹ khi các cụ còn sống.

Một món ăn ngon lúc đói lòng, một cái áo ấm khi trời lạnh, một lon sữa, thuốc men khi ốm đau, một lời thăm hỏi ân cần khi buồn bã mà con cháu dâng tặng ông bà cha mẹ lúc còn sống, thiết tưởng có giá trị muôn phần hơn môn cao cổ đầy và tiếng khóc than thảm thiết lúc ông bà cha mẹ đã khuất.  Khi các cụ qua đời thì lập tức bước vào một thế giới khác do Chúa định.  Trường hợp nếu các cụ đã tin thờ Chúa thì được về với Chúa hưởng nước thiêng đàng.  Chúa Giê-xu phán "Hỡi các ngươi được Cha ta ban phước, hãy đến mà nhận lấy nước thiêng đàng đã sắm sẵn trước cho các ngươi từ khi dựng nên trời đất." (Ma-thi-ơ 25:34).  Nếu các cụ trước kia không tin thờ Chúa thì nay chờ ngày Chúa phán xét công bình như Kinh Thánh khẳng định:  "Theo như đã định cho loài người phải chết một lần rồi chịu phán xet" (Hê-bơ-rơ 9:27).  Ông bà, cha mẹ dù yêu thương chứng ta bao nhiêu đi nữa, một khi đã qua đời, thì không còn liên lạc gì với trần gian, không có quyền ban phước hay giáng họa, không nhận hưởng được lễ vật gì từ sự chúng bái hay van vái của chúng ta.  Tất cả những phước hạnh tươi đẹp chúng ta đã có, đang có và sẽ có được đều hoàn toàn do Đức Chúa Trời ban cho mà thôi.  Chúng ta phải hết lòng biết ơn Ngài, thờ phượng Ngài, cầu khẩn với Ngài và vâng lời Ngài mới là phải lẽ.  Người xưa có câu nói mỉa mai:  "Sống không cho ăn, chết làm cỗ, làm văn tế ruồi".  Không bao giờ có bậc cha mẹ dạy như thế cả.  Vả lại khi con cháu cúng giỗ, không hể có chuyện người chết về ăn cả chỉ có người sống ăn uống với nhau, đôi khi trở thành dịp nhậu nhẹt, rồi sanh ra cãi cọ rầy rà, thắc mắc không hay.  Giả sử người chết có hưởng được của cúng thì liệu người sống có còn bình tĩnh ngồi ăn không?  Nếu bảo phải thắp nhang đèn, phải lập bàn thờ, bài vị, phải cúng giỗ theo lối cổ truyền mới có hiếu, thế thì có bao nhiêu dân tộc khác ở Âu châu, Mỹ châu, Úc châu và cả Phi châu đã không làm như vậy, thì họ bất hiếu cả sao?  Trong cả năm, con cháu không cúng thì người chết lấy gì ăn, lấy gì hưởng để chờ đến ngày cún giỗ?

2

Page 3: Chữ hiếu trong cơ đốc giáo

Vì quan niệm như vậy, nên người Tin Lành không cúng giỗ.  Khi có họp mặt truyền thống gia đình, người Tin Lành thường nhắc đến công ơn ông bà cha mẹ, cầu nguyện tạ ơn Chúa, xin Chúa ban bình an, sức khỏe cho người thân còn sống.  Người Tin Lành tôn trọng và thường xuyên thăm viếng chăn sóc mồ mả của ông bà cha mẹ và người thân.  Do ảnh hưởng của lời Chúa dạy mà nghĩa trang của các nước Âu Mỹ theo đạo Tin Lành được chăm sóc thật chu đáo, đẹp đẽ chẳng khác nào những côn viên đầy hoa lá.  Người Tin Lành cũng tôn trọng bà con ruột thịt, yêu thương và sẵn sàng giúp đỡ bà con và những ai đang cần giúp đỡ, những vấn đề gì liên quan đến tín ngưỡng, đức tin thì không dám làm trái Lời Chúa dạy.

Mặt khác, thử xem phong tục về thờ cúng.  Trên bàn tờ tổ tiên, người ta thờ Ngũ Đại gồm có 5 bài vị thờ vị:  Cao Tằng, Tổ, Hiển.  Khi có người trong tộc qua đời, thì con cháu mang tên người mới chết đặt vào chỗ ông Hiển, đưa ông Hiển lên ông khảo, đưa ông khảo lên ông Tổ đưa ông Tổ lên ông Tằng, đưa ông Tằng lên ông Cao.  Như thế phải bỏ ông Cao ra khỏi bàn thờ.  Thờ phượng như vậy làm sao đủ được thỉnh thoảng cứ phải bỏ bớt các vị trên trước, không thờ nữa.  Người Tin Lành tin rằng loài người phải hết lòng thờ phượng Đức Chúa Trời theo như lời Chúa dạy trong Kinh Thánh mới là thờ đầy đủ.  Chúa là Đấng Tạo Hóa và bảo tồ n vạn vật, cũng là Đấng cần quyết họa phước trên đời sống chúng ta.  Thờ phượng Đức Chúa Trời giống như tưới gốc cây là tưới được cả cậy, chứ không phải chỉ tưới cành, tưới ngọn.  Và lại người Tin Lành rất kính sợ điều răn của Chúa dạy, "Các ngươi không được thờ thần nào khác ngoài ta" (xuất hành 20:3)

Như vậy quí vị thấy người Tin Lành là người hiểu thảo theo phương cách đúng và thực tế không bỏ ông bà.  Mong quí vị mau trở lại thờ phượng Đức Chúa Trời là Đấng Chân Thần, như người con đi xa trở về nhà Cha, vang lời Thiên Phụ chúng ta.  Đó mới là hiếu thật, đó mới là sự thờ phượng đẹp lòng Chúa, đẹp lòng tổ tiên và ích lợi cho bản thân vậy.

3

Page 4: Chữ hiếu trong cơ đốc giáo

CHỮ HIẾU TRONG CƠ-ĐỐC GIÁOLời Mở ĐầuNhiều người nghĩ rằng khi một người tin Chúa Giêxu, thì người đó sẽ

phải lỗi đạo làm con vì không được phép thờ cúng ông bà cha mẹ nữa. Nói cách khác, đạo Chúa không phù hợp với tinh thần hiếu thảo của Đông phương.

Tuy nhiên, nếu đọc kỹ Kinh Thánh, chúng ta thấy người tin Chúa không lỗi đạo làm con, cũng không bỏ ông bỏ bà. Bằng chứng là, Mười Điều Răn của Chúa được chia làm hai nhóm. Nhóm đầu có bốn điều răn, dạy về bổn phận con người đối với Đức Chúa Trời. Còn nhóm sau dạy về bổn phận con người đối với nhau gồm có sáu điều răn. Trong nhóm sau này, điều răn đầu tiên (tức điều răn thứ năm) dạy rằng “Hãy hiếu kính cha mẹ ngươi” (Xuất ê díp tô ký 20:12).

Theo Nho giáo, thứ tự ưu tiên trong các bổn phận mà con người phải giữ là “quân, sư, phụ”. Tức là trước hết chúng ta phải kính trọng vua (quân), hay là những người lãnh đạo đất nước. Kế đến là bổn phận đối với những người thầy (sư) có công dạy dỗ chúng ta. Rồi sau cùng mới đến bổn phận đối với cha mẹ (phụ). Trái lại, đạo của Chúa dạy rằng chúng ta phải chu toàn bổn phận đối với Đức Chúa Trời trước tiên vì Ngài là Đấng dựng nên chúng ta, sau đó là bổn phận đối với cha mẹ, rồi mới đến những bổn phận khác. Điều này một lần nữa cho thấy, theo sự dạy dỗ Chúa, bổn phận của con cái đối với cha mẹ là điều quan trọng, phải được chú ý đến trước nhất.

Một bằng chứng nữa cho thấy Đạo Chúa đặt nặng bổn phận con cái đối với cha mẹ đó là những lời dạy của sách Châm Ngôn trong Thánh Kinh Cựu Ước. Sau đây là một số những lời dạy tiêu biểu:

“Con ơi, phải nghe lời cha khuyên dạy, đừng bỏ khuôn phép của mẹ con” (1:8).

“Này con, nghe cha khuyên dạy, lắng tai để có sự hiểu biết” (4:1).“Hành hung cha và xô đuổi mẹ, là con làm điều nhục gia phong”

(19:26).“Ngọn đèn của kẻ chửi cha mắng mẹ, phụt tắt đi giữa đêm tối âm u”

(20:20).“Lắng tai nghe lời khuyên dạy của cha, khi mẹ yếu già con chớ khinh

khi” (23:22).Nói tóm lại, Đạo Chúa không bao giờ là một đạo “bỏ ông bỏ bà” như

nhiều người lầm tưởng, mà còn ngược lại.Thế nhưng, có những khác biệt trong sự dạy dỗ của Thánh Kinh về

chữ Hiếu so với quan niệm hiếu thảo mà chúng ta đang có.

4

Page 5: Chữ hiếu trong cơ đốc giáo

I. Ý NGHĨA CỦA CHỮ HIẾU.Điều răn thứ năm dạy phải “hiếu kính cha mẹ” có nghĩa là gì? Và

“hiếu kính cha mẹ” là phải làm gì? Nói một cách cụ thể, Thánh Kinh dạy rằng một người con hiếu kính cha mẹ là người làm tròn những bổn phận sau đây:

1. Yêu thương cha mẹ.Bổn phận đầu tiên của con cái là yêu thương cha mẹ. Cũng như tất cả

những liên hệ khác giữa con người với con người, phải có tình yêu thương thì chúng ta mới có thể làm tròn bổn phận đối với nhau, và những điều chúng ta làm cho nhau mới có ý nghĩa. Hơn nữa, chúng ta yêu thương cha mẹ vì ngoài Chúa ra, không ai yêu thương chúng ta bằng cha mẹ. Người ta thường nói, khi có con chúng ta mới hiểu được tình thương của cha mẹ đối với mình. Câu nói này thật đúng. Vì thế, chúng ta sẽ không làm điều gì khiến cha mẹ buồn lo, nhưng trái lại, tìm cách làm cho cha mẹ vui lòng.

2. Biết ơn cha mẹ.Cha mẹ là người sinh ra chúng ta và nuôi dạy chúng ta nên người. Đức

Chúa Trời ban cho chúng ta sự sống, nhưng cha mẹ là người truyền sự sống đó cho chúng ta. Hơn thế nữa, cha mẹ phải chịu bao khó nhọc để nuôi nấng chúng ta từ lúc sơ sinh cho đến khi khôn lớn. Người xưa đã mô tả thật đúng khi nói: “Công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.” Do đó, chúng ta phải biết ơn cha mẹ, và bày tỏ lòng biết ơn đó qua lời nói, hành động và cách xử sự.

3. Tôn kính cha mẹ.Có người yêu thương cha mẹ nhưng thiếu lòng tôn kính, xem cha mẹ

như ngang hàng với mình, không có lời nói lễ phép, thái độ kính trọng. Cũng có người xem thường cha mẹ khi cha mẹ già yếu, không còn đóng góp được gì cho gia đình, hoặc khi cha mẹ đau ốm trở thành gánh nặng cho mình. Trái lại, lời Thánh Kinh trích dẫn bên trên dạy rằng: “. . ., khi mẹ già yếu, con chớ khinh khi” (Châm ngôn 23:22).

Thật ra, Thánh Kinh còn dạy rất nghiêm khắc về việc phải tôn kính cha mẹ. Theo luật của Thánh Kinh Cựu Ước được áp dụng cho dân Do Thái thời xưa, tội này được xử lý như sau: “Ai đánh cha hay mẹ mình, phải bị xử tử. Ai chửi rủa cha mẹ phải bị xử tử” (Xuất ê díp tô ký 21:15, 17).

4. Vâng phục cha mẹ.Vâng phục cha mẹ là điều dễ nhưng cũng khó. Khi còn nhỏ chúng ta

dễ vâng lời cha mẹ, cha mẹ bảo gì làm nấy, vì lúc đó chúng ta thường thấy cha mẹ là giỏi nhất trên đời. Nhưng khi khôn lớn hơn một chút, người ta dễ bắt đầu không vâng phục cha mẹ nữa.

5

Page 6: Chữ hiếu trong cơ đốc giáo

Theo tinh thần dạy dỗ của Thánh Kinh thì con cái phải lắng nghe lời khuyên dạy của cha mẹ và phải vâng phục cha mẹ. Sách Êphêsô trong Thánh Kinh Tân Ước dạy rằng: “Con cái phải luôn luôn vâng lời cha mẹ vì điều đó đẹp lòng Chúa.” (3:20).

Thật ra, đây là điều hợp lý, vì nói chung hiếm có cha mẹ nào lại dạy bảo con cái mình làm điều xấu hoặc có hại.

Một người con hiếu thảo sẽ làm theo lời dạy của Thánh Kinh như sau: “Con ơi, phải nghe lời cha giáo huấn, đừng bỏ khuôn phép mẹ con. Phải luôn luôn ghi lòng tạc dạ, đeo những lời ấy vào cổ con. Nó sẽ dẫn dắt con khi đi, gìn giữ con lúc ngủ, trò chuyện khi con thức dậy” (Ch 6:20-22).

5. Phụng dưỡng cha mẹ.Còn khi đã lớn và đã có công ăn việc làm, chúng ta phải lo phụng

dưỡng cha mẹ, nghĩa là chu cấp cho cha mẹ về tài chánh, chăm sóc sức khỏe, đời sống của cha mẹ, vì cha mẹ khi già yếu không thể làm việc nuôi sống chính mình được nữa.

Thánh Kinh Tân Ước khuyên: “Hội Thánh nên săn sóc những quả phụ không còn nơi nương tựa. Quả phụ nào còn con cháu, trước hết con cháu phải lo phụng dưỡng mẹ già và người thân thuộc, vì điều đó đẹp lòng Đức Chúa Trời” (I Ti-mô-thê 5:3-4).

Chúa Giêxu cũng từng quở trách rất nặng những người dạy rằng: “Nếu người nào lấy tiền phụng dưỡng cha mẹ đem dâng cho đền thờ, người đó khỏi phụng dưỡng cha mẹ nữa” (Mác 7:9-13).

Một người con hiếu thảo là người biết lo phụng dưỡng cha mẹ.

6

Page 7: Chữ hiếu trong cơ đốc giáo

II. TẠI SAO NGƯỜI TIN CHÚA KHÔNG THỜ CÚNG ÔNG BÀ CHA MẸ?

Người tin Chúa không thờ cúng ông bà cha mẹ vì những lý do sau đây:

1. Người đã chết không thể hưởng hay nhận lễ vật gì từ nơi người còn sống.Khi cha mẹ còn sống, nếu chúng ta làm cho cha mẹ vui vẻ, thỏa lòng,

đó là chúng ta đã hiếu kính cha mẹ và làm trọn điều răn của Chúa. Còn lúc cha mẹ đã qua đời, chúng ta không thể làm gì được nữa, vì lúc đó họ đã bước vào một thế giới khác.

Lời Thánh Kinh ở sách Truyền đạo 12:7 cho biết rằng khi một người chết thì “bụi tro trở về đất y như cũ; và thần linh trở về nơi Đức Chúa Trời, là Đấng đã ban nó.” Tức là khi chúng ta qua đời, thân xác sẽ trở thành bụi đất, còn phần linh hồn của chúng ta sẽ phải trình diện Đấng Tạo Hóa. Đó là một thế giới khác mà con người còn trên trần gian này không thể can thiệp vào được.

Vì vậy, Thánh Kinh không dạy chúng ta phải dâng cúng điều gì cho cha mẹ ông bà khi họ đã qua đời, nhưng lại nhấn mạnh đến bổn phận hiện nay của con cái đối với ông bà cha mẹ, và ngược lại, Thánh Kinh cũng dạy về trách nhiệm cha mẹ phải làm gì cho con cái.

Thiết tưởng đây là sự dạy dỗ rất thực tế mà Chúa muốn chúng ta vâng theo. Có nhiều người khi cha mẹ còn sống không làm trọn bổn phận hiếu thảo của con cái, nhưng khi cha mẹ chết rồi lại cúng tế linh đình trang trọng, mà nhiều lúc điều đó trở thành gánh nặng đối với kinh tế của một số gia đình. “Giết trâu tế mộ chẳng bằng giết con gà lúc cha mẹ sanh tiền.”

Thánh Kinh cũng không dạy chúng ta phải làm hình tượng hay bài vị của ông bà cha mẹ để thờ phụng vì cớ những điều đó cũng không có ý nghĩa đích thực. Thánh Kinh viết: “Hình tượng của các dân bằng bạc bằng vàng, là công việc tay loài người làm ra. Hình tượng có miệng mà không nói, có mắt mà chẳng thấy, có tai mà không nghe, và miệng nó không hơi thở.” (Thi thiên 135:15-17).

Sự thờ cúng người đã chết, vì thế, không thể là một yêu cầu của Thánh Kinh và cũng không thể là một thực hành hiệp lẽ.

2. Người đã chết không còn quan hệ tinh thần hay tình cảm gì với người còn sống.Ngày xưa, theo gia lễ người ta thờ phụng ông bà cha mẹ dựa trên

nguyên tắc: “Ngũ đại mai thần chủ” (chữ “mai” có nghĩa là “chôn”; còn

7

Page 8: Chữ hiếu trong cơ đốc giáo

“thần chủ” là “bài vị” tức là cái thẻ ghi tên người chết đặt trên bàn thờ gia tiên). Nguyên tắc này có nghĩa là hễ đến đời thứ năm thì lại đem chôn bài vị của cao tổ đi, rồi đôn lên và thêm bài vị của ông khảo vào (“khảo” là chữ để gọi người cha vừa chết).

Như thế, theo truyền thống “cửu tộc” (9 đời), mỗi người trong chúng ta chỉ có thể chăm lo cho bốn đời trên mình là cao, tằng, tổ, phụ và bốn đời sau mình là tử, tôn, tằng tôn, huyền tôn, với bản thân mình nữa là chín đời.

Thế thì, sự thờ phụng ông bà cha mẹ chỉ có tính tượng trưng mà không có ý nghĩa chính xác trong thực tế. Nếu thật sự những người chết ở thế giới bên kia cần đến sự thờ phượng và những thức ăn thức uống chúng ta dâng cúng, thì sẽ có một sự thiếu sót vô cùng lớn ở phía chúng ta. Ai sẽ cung cấp những nhu cầu thiết yếu đó cho biết bao thế hệ người đã qua đời, và bao nhiêu sẽ là đủ. Những tiên tổ trên cấp “cao” trở lên thì mỗi năm chỉ được “chu cấp” tượng trưng trong những kỳ lễ chung như kỳ “xuân tế” hoặc kỳ “phụ tế” vào lúc giỗ thủy tổ, v.v. . . Đó là mới kể đến gia đình, còn biết bao người chết trong các thiên tai, những cuộc thảm sát. . .

Do đó, nói về bản chất, thì sự thờ cúng ông bà chỉ có ý nghĩa biểu trưng về mặt tinh thần và tình cảm để con cháu bày tỏ tình thương và lòng hiếu kính với những người đã khuất, qua các lễ nghi như giỗ, cúng, khấn, vái, lạy, v.v. . .

Tuy nhiên, khi nói về quan hệ của người đã chết với cõi đời này, Thánh Kinh cho chúng ta biết: “Kẻ sống biết mình sẽ chết, nhưng kẻ chết chẳng biết chi hết, và cũng chẳng còn phần thưởng gì nữa, vì kỷ niệm về họ đã bị quên đi. Tình yêu, sự ganh ghét, và lòng tranh cạnh của họ đều đã tiêu mất từ lâu; họ chẳng còn có phần gì nữa trong những điều đang được thực hiện dưới mặt trời” (Truyền đạo 9:5-6).

Mấy câu Kinh Thánh trên không có ý nói về thế giới của những người đã chết, nhưng nói về quan hệ của họ với chúng ta là những người còn sống. “Kẻ chết chẳng biết chi hết” về cõi đời này nữa. “Phần thưởng” tức là được nhiều hay được ít, mất hay còn, cũng không có tác động gì. Chúng ta có cúng nhiều hay ít, hoặc cúng tế hay không cúng tế, cũng không còn ý nghĩa gì đối với họ. Sớm hay muộn rồi “kỷ niệm về họ” cũng sẽ qua đi. Chúng ta có tỏ bày tình cảm của mình với họ thì họ cũng chẳng cảm nhận được, vì “tình yêu, sự ganh ghét, lòng tranh cạnh của họ đã tiêu mất từ lâu”.

Thế thì, sự bày tỏ tấm lòng của chúng ta đối với ông bà cha mẹ chỉ có ý nghĩa khi họ còn ở đời này. Vì vậy, đạo Chúa nhấn mạnh rằng chúng ta phải “hiếu kính cha mẹ” ngay khi họ còn ở cõi đời này.

8

Page 9: Chữ hiếu trong cơ đốc giáo

Sự thờ cúng người đã chết, vì thế, không thể là một yêu cầu của Thánh Kinh và cũng không thể là một thực hành hiệp lẽ.

3. Sự thờ phượng hiệp lẽ duy nhất phải dành cho Đấng nắm giữ và ban phát sự sống.Còn có một lý do quan trọng nữa khiến cho người theo đạo Chúa

không thờ cúng ông bà cha mẹ, đó là lời dạy của Thánh Kinh rằng chỉ có Đức Chúa Trời là Đấng duy nhất mà chúng ta đáng phải thờ phượng.

Ngài là Đấng đã tạo dựng muôn vật trong toàn cõi vũ trụ, trong đó có chúng ta. Ngài tạo ra chúng ta, ban sự sống cho chúng ta, và toàn quyền nắm giữ sự sống đó.

Thánh Kinh rất nhiều lần khẳng định rằng Đức Chúa Trời là Đấng đã tạo dựng nên muôn loài:

“Ngài là Đấng dựng nên trời, đất, biển, và mọi vật ở trong đó. Ngài giữ lòng thành thực đến đời đời.” (Thi thiên 146:6)

“Đức Chúa Trời đã dựng nên thế giới và mọi vật trong đó, là Chúa của trời đất, . . . chính Ngài là Đấng ban sự sống, hơi thở, và mọi sự cho muôn loài.” (Công vụ các sứ đồ 17:24-25)

Bản thân chúng ta cũng như ông bà cha mẹ mình đều nhận sự sống từ Đức Chúa Trời, và không ai có quyền trên chính sự sống hay sự chết của mình, hay là của người khác. Duy chỉ có Đức Chúa Trời là Nguồn Cội của muôn loài vạn vật là có quyền trên tất cả.

Tổ tiên bốn đời hay bốn mươi đời hoặc hơn nữa cũng chưa phải là Nguồn Cội thực sự của chúng ta. Vì vậy, sự thờ phượng đích thực phải là sự thờ phượng Đấng Sáng Tạo, thay vì thờ phượng loài thọ tạo. Sự thờ phượng xứng đáng duy nhất phải được dành cho Đấng Tạo Hóa là Cội Nguồn nguyên thủy của muôn loài.

Chúa Giêxu dạy rằng: “Ngươi phải thờ phượng Chúa là Đức Chúa Trời ngươi, và chỉ phục sự một mình Ngài mà thôi” (Ma-thi-ơ 4:10).

Chúng ta tôn kính ông bà cha mẹ, bày tỏ sự hiếu thảo khi họ còn sống và còn có thể tiếp nhận sự hiếu thảo đó; nhưng dành sự thờ phượng đúng nghĩa duy nhất cho một mình Đức Chúa Trời mà thôi.

Sự thờ cúng ông bà cha mẹ, vì thế, không thể là một yêu cầu của Thánh Kinh và cũng không thể là một thực hành hiệp lẽ.

4. Sự thờ phượng hợp lẽ là sự thờ phượng bằng tấm lòng và chân lý.Ngoài ra, Thánh Kinh còn dạy chúng ta rằng sự thờ phượng đúng đắn

phải xuất phát từ tấm lòng chân thật. Thánh Kinh chú trọng đến tấm lòng của người thờ phượng hơn là nghi lễ bên ngoài.

9

Page 10: Chữ hiếu trong cơ đốc giáo

Chúa Giêxu dạy rằng: “Đức Chúa Trời là thần linh, nên ai thờ phượng Ngài thì phải lấy tâm linh và chân lý mà thờ phượng” (Giăng 4:46).

Tâm linh hay là tấm lòng của con người là quan trọng hơn những nghi thức bên ngoài mà chúng ta có thể thi hành. Còn chân lý là những điều đúng, những điều hợp lý mà chúng ta nên làm.

Đức Chúa Trời là Đấng dựng nên trời đất, muôn vật, và con người cách kỳ diệu lạ lùng phải là một Đấng Toàn Năng, Toàn Tri, khôn sáng tột cùng. Khoa học của con người dù tiến bộ đến đâu cũng chỉ đạt được một số kiến thức vô cùng nhỏ bé chứa đựng trong vũ trụ bao la này. Vì thế, người theo đạo Chúa không thể thờ phượng Ngài bằng những cách thức không hợp lý (hay người ta thường gọi là “mê tín dị đoan”).

Đó là lý do vì sao chúng ta không cần thiết phải làm hình tượng, và cúng tế cho Đức Chúa Trời hay cho bất kỳ người nào, vật nào. Người tin Chúa họp lại để thờ phượng Đức Chúa Trời, là Đấng đang lắng nghe, bằng những bài ca, lời cầu nguyện, sự học hỏi Thánh Kinh là Lời Đức Chúa Trời, và nhất là qua nếp sống của mình.

Thánh Kinh khuyên chúng ta phải thờ phượng Chúa cách đúng đắn:“Khá ca ngợi Đức Giêhôva, vì là điều tốt. Hãy hát ca ngợi Đức Chúa

Trời chúng ta, vì là việc tốt lành. Sự ca ngợi hiệp lễ nghi.” (Thi thiên 147:1-2).

“Hãy hát ca ngợi Đức Chúa Trời, khá hát đi. Hãy hát ca ngợi Vua chúng tôi, khá hát đi. Vì Đức Chúa Trời là vua của cả trái đất, hãy hát ca ngợi cách thông hiểu. Đức Chúa Trời cai trị các nước. Đức Chúa Trời ngự trên ngôi thánh Ngài.” (Thi thiên 47:6-8).

Sự thờ phượng phải lẽ duy nhất, vì thế, phải được dành cho một mình Đức Chúa Trời mà thôi.

KẾT LUẬN.Bổn phận con cái đối với cha mẹ đã được Đức Chúa Trời đặt vào hàng

đầu trong số những bổn phận của con người đối với nhau. Quan hệ với cha mẹ là quan hệ đầu tiên trong cuộc sống.

Tuy nhiên, chúng ta phải làm trọn bổn phận này một cách hiệp lẽ theo như Thánh Kinh dạy. Tỏ bày sự hiếu thảo với ông bà cha mẹ khi những vị này còn sống với chúng ta. Nhưng dành sự thờ phượng cho một mình Đức Chúa Trời mà thôi.

Nếu bổn phận đối với cha mẹ là người sinh thành quan trọng như vậy, thì bổn phận đối với Đức Chúa Trời – Cội Nguồn của muôn vật, Đấng Sáng Tạo của chúng ta còn quan trọng hơn biết dường nào.

Chối bỏ cha mẹ, bất kính đối với ông bà cha mẹ là một tội lớn. Nhưng khước từ Đức Chúa Trời là tội lớn hơn hết.

10

Page 11: Chữ hiếu trong cơ đốc giáo

“Nhưng Đức Chúa Trời tỏ lòng yêu thương của Ngài đối với chúng ta qua điều này: đang khi chúng ta còn là tội nhân thì Đấng Christ đã vì chúng ta mà chịu chết” (Rô-ma 5:8).

Đấng Christ tức là Chúa Giêxu. Chúng ta còn gọi là Chúa Giêxu Christ. Ngài chính là Đức Chúa Trời Ngôi Hai, Đấng đã đến thế gian làm người để bày tỏ cho chúng ta biết về Đức Chúa Trời, về tình yêu của Ngài, và để chết thay cho chúng ta trên thập tự giá, gánh lấy án phạt tội lỗi mà lẽ ra chúng ta phải chịu.

ooOooSau khi đọc những điều này, nếu quí vị nhận biết mình là một người

có tội đối với Đức Chúa Trời và muốn điều chỉnh lại mối quan hệ với Ngài, hãy liên hệ với các chi hội của Hội Thánh Tin Lành để được hướng dẫn thêm trong việc tiếp nhận Chúa Giêxu làm Chúa và Chủ của đời sống mình.

11