19
CHÚNG TÔI THẤY, CHÚNG TÔI NÓI SỬ DỤNG ẢNH KỂ CHUYỆN TRONG CAN THIỆP CỘNG ĐỒNG VỀ GIỚI, BẠO LỰC GIỚI VÀ SKSS-TD Trình bày: Trung tâm Sáng kiến Sức khỏe và Dân số, Hà Nội (CCIHP)

chúng tôi thấy, chúng tôi nói - sử dụng photovoice trong vận động xã hội

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: chúng tôi thấy, chúng tôi nói - sử dụng photovoice trong vận động xã hội

CHÚNG TÔI THẤY, CHÚNG TÔI NÓI SỬ DỤNG ẢNH KỂ CHUYỆN TRONG CAN THIỆP CỘNG ĐỒNG

VỀ GIỚI, BẠO LỰC GIỚI VÀ SKSS-TD

Trình bày: Trung tâm Sáng kiến Sức khỏe và Dân số, Hà Nội (CCIHP)

Page 2: chúng tôi thấy, chúng tôi nói - sử dụng photovoice trong vận động xã hội

Giới thiệu chung

• Bạo lực giới luôn là vấn đề nhức nhối trên toàn cầu, thể hiện dưới các hình thức: lạm dụng tình dục, thể chất, tinh thần và kinh tế, phân biệt đối xử mang tính cấu trúc hoặc kì thị trong cung cấp dịch vụ.

• Chúng tôi thấy, chúng tôi nói là sáng kiến góp phần thúc đẩy bình đẳng giới và phòng chống bạo lực giới do Trung tâm Sáng kiến, Sức khỏe và Dân số phối hợp với Hội Liên Hiệp Phụ nữ huyện A Lưới (tỉnh Thừa Thiên - Huế) thực hiện.

Page 3: chúng tôi thấy, chúng tôi nói - sử dụng photovoice trong vận động xã hội

Mục tiêu

• Hỗ trợ phụ nữ A Lưới chia sẻ về bình đẳng giới, bạo lực giới, từ đó vận động cộng đồng và chính quyền địa phương, ban ngành đoàn thể thực hiện các các hoạt động thúc đẩy bình đẳng giới, phòng chống bạo lực giới

Page 4: chúng tôi thấy, chúng tôi nói - sử dụng photovoice trong vận động xã hội

Phương pháp

• Photovoice là một phương pháp nghiên cứu định tính thông qua việc sử dụng hình ảnh kể chuyện

• Người tham gia: phụ nữ trong nhóm dệt Dzèng, huyện A lưới chụp ảnh và kể chuyện mô tả và phân tích thực trạng về giới, vị thế của phụ nữ, trẻ em gái trong gia đình, cộng đồng.

• Sản phẩm của photovoice được sử dụng trong hội thảo vận động cộng đồng, vận động chính sách về bình đẳng giới tại địa phương

Page 5: chúng tôi thấy, chúng tôi nói - sử dụng photovoice trong vận động xã hội

• Địa bàn: Thị trấn A Lưới huyện A Lưới tỉnh Thừa Thiên Huế

• Thời gian: tháng 2-10 năm 2014

Page 6: chúng tôi thấy, chúng tôi nói - sử dụng photovoice trong vận động xã hội

Tiến trình

• Chọn đối tượng tham gia: nhóm Dệt Dzèng A Lưới• Đánh giá nhu cầu giới của người dân tại huyện A Lưới• Hội thảo tập huấn về giới, bình đẳng giới và bạo lực giới• Hội thảo kể chuyện và kỹ năng chụp ảnh• Tiến hành chụp ảnh, chia sẻ và thảo luận về những nội dung

của ảnh• Chọn và biên tập ảnh, câu chuyện chính• Tổ chức hội thảo vận động cộng đồng (nhóm nữ, nhóm nam

giới, nhóm học sinh)• Tổ chức hội thảo vận động chính sách (cán bộ lãnh đạo huyện,

các ban ngành đoàn thể có liên quan)• Triển lãm ảnh tại cộng đồng (dự kiến tại xã và huyện A Lưới)

Page 7: chúng tôi thấy, chúng tôi nói - sử dụng photovoice trong vận động xã hội

Kết quả

• Các phát hiện về giới/ bình đẳng giới và bạo lực giới• Nâng cao năng lực cho nhóm chị em trong tổ hợp

dệt Dzèng và những người bạn về giới, kỹ năng kể chuyện bằng hình ảnh

• Thúc đẩy người dân, cán bộ cơ sở và chính quyền/ ban ngành địa phương quan tâm đến bình đẳng giới và bạo lực giới

• Góp phần giới thiệu về phụ nữ A Lưới và các vấn đề của họ với những người quan tâm, người xem trên các mạng truyền thông xã hội

Page 8: chúng tôi thấy, chúng tôi nói - sử dụng photovoice trong vận động xã hội

1. Các phát hiện về giới/ bình đẳng giới và bạo lực giới• Phát hiện từ đánh giá nhu cầu• Phát hiện từ quá trình chụp hình về kể chuyện của chị em

trong tổ hợp dệt Dzèng• Ghi nhận:

– Tình trạng bất bình đẳng còn phổ biến– Người phụ nữ lao động nặng, nhiều thời gian nhưng không có

quyền kiểm soát và gia quyết định giống như nam giới– Chăm sóc phụ nữ, trẻ em đặc biệt thời kỳ mang thai, sau sinh còn

rất nhiều hạn chế– SKSS-TD còn có nhiều trở ngại do bất bình đẳng giới: phụ nữ không

được chủ động áp dụng biện pháp tránh thai, bị ép quan hệ tình dục không an toàn, tình trạng nạo phá thai vẫn còn phổ biến…

Page 9: chúng tôi thấy, chúng tôi nói - sử dụng photovoice trong vận động xã hội

2. Nâng cao năng lực cho nhóm chị em dệt Dzèng và những người bạnNhóm dệt Dzèng đã có thể • kể trao đổi về những câu chuyện của họ, đặc biệt

nhiều câu chuyện về bất bình đẳng giới, bạo lực giới• chụp hình để kể ra những câu chuyện của mình• cung cấp hình ảnh mang tính bằng chứng của bạo

lực giới• Trình bày, trao đổi về những thực trạng giới, bình

đẳng giới và bạo lực với người dân (phụ nữ, nam giới, chính quyền cơ sở…)

Page 10: chúng tôi thấy, chúng tôi nói - sử dụng photovoice trong vận động xã hội
Page 11: chúng tôi thấy, chúng tôi nói - sử dụng photovoice trong vận động xã hội

3. Thúc đẩy người dân, cán bộ cơ sở và chính quyền/ ban ngành địa phương quan tâm đến bình đẳng giới và bạo lực giới• Vấn đề bạo hành giới đang tồn

tại ở A Lưới, có xu hướng tăng lên được ghi nhận từ phía người dân, cán bộ địa phươngMột học sinh THPT trao đổi: “nói về bạo lực giới, mẹ em là một nạn nhân… từ 16 năm rồi”; học sinh THNT: “bà (phụ nữ) say, bà chỉ cười… nam giới say thì về đập vợ…”, và gần >95% các em tham gia hội thảo đã chứng kiến tình trạng này

Page 12: chúng tôi thấy, chúng tôi nói - sử dụng photovoice trong vận động xã hội

3. Thúc đẩy người dân, cán bộ cơ sở và chính quyền/ ban ngành địa phương quan tâm đến bình đẳng giới và bạo lực giới (tiếp)• Nguyên nhân của bạo lực giới

được người dân và cán bộ địa phương trao đổi và ghi nhận: “do chúng ta còn bao che, tình cảm lấn át pháp luật; phối hợp ban ngành không tốt… vẫn coi bạo lực giới là việc riêng của mỗi gia đình…, thông tin, giáo dục về pháp luật chưa thực hiện tốt; quan niệm trọng nam khinh nữ còn cao trong cư dân”

Page 13: chúng tôi thấy, chúng tôi nói - sử dụng photovoice trong vận động xã hội

3. Thúc đẩy người dân, cán bộ cơ sở và chính quyền/ ban ngành địa phương quan tâm đến bình đẳng giới và bạo lực giới (tiếp)

• Thúc đẩy những hành động hướng đến giải quyết bạo lực giới, ngay trong hội thảo các chiến lược chính bao gồm:– Giáo dục pháp luật, giới, bình

đẳng giới cần được lồng ghép trong các hoạt động thông tin truyền thông tại cơ sở

– Xây dựng và bổ sung các nội dung liên quan đến giới đưa vào hương ước

– Xử lý hành chính, pháp lý kết hợp với giáo dục

Page 14: chúng tôi thấy, chúng tôi nói - sử dụng photovoice trong vận động xã hội

3. Thúc đẩy người dân, cán bộ cơ sở và chính quyền/ ban ngành địa phương quan tâm đến bình đẳng giới và bạo lực giới (tiếp)

• Tăng cường bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân

• Chiến lược chính sách của địa phương: ủy ban nhân dân đã giao nhiệm vụ cho phòng LDTBXH-hội LHPN huyện phối hợp xây dựng đề án của huyện về bình đẳng giới và phòng chống bạo lực giới

Page 15: chúng tôi thấy, chúng tôi nói - sử dụng photovoice trong vận động xã hội

4. Góp phần giới thiệu về phụ nữ A Lưới và các vấn đề của họ với những người quan tâm

• Phụ nữ và phân công lao động• Phụ nữ và sinh hoạt cộng đồng; • Chăm sóc phụ nữ trẻ em, • Phụ nữ với truyền thông dân tộc và • Phụ nữ với vấn đề giới, bình đẳng giới, bạo lực

giới • Đã được giới thiệu với người quan tâm qua

(triển lãm và trên mạng thông tin truyền thông xã hội)

Page 16: chúng tôi thấy, chúng tôi nói - sử dụng photovoice trong vận động xã hội
Page 17: chúng tôi thấy, chúng tôi nói - sử dụng photovoice trong vận động xã hội

Bàn luận

• Phương pháp sử dụng hình ảnh – kể chuyện là một phương pháp có hiệu quả trong việc vận động cộng đồng, người dân và cán bộ địa phương trong các vấn đề liên quan đến vấn đề xã hội, trong đó có các vấn đề giới, tác động vấn đề giới với chăm sóc SKSS-TD của người dân thông qua:– Cung cấp bằng chứng thực tiễn (nghiên cứu trường hợp)– Ấn tượng, tác động trực tiếp vào cảm xúc của người xem– Tăng cường năng lực cộng đồng/ người tham gia– Tăng cường sự tham gia của nhóm bị thiệt thòi trong việc nói

ra các vấn đề của chính họ

Page 18: chúng tôi thấy, chúng tôi nói - sử dụng photovoice trong vận động xã hội

Bàn luận (tiếp)

• Nghiên cứu can thiệp cho thấy rằng, tình trạng bất bình đẳng giới tại A Lưới là khá phổ biến, gánh nặng trong lao động và vị thế thấp của người phụ nữ có ảnh hưởng rất lớn đến sự ra quyết định của họ trong gia đình, cộng đồng, đặc biệt, tình trạng này có ảnh hưởng không nhỏ đến tiếp cận các dịch vụ SKSS-TD của phụ nữ tại địa phương.

Page 19: chúng tôi thấy, chúng tôi nói - sử dụng photovoice trong vận động xã hội

Khuyến nghị

• Để tìm hiểu sâu về từng vấn đề/ chủ đề, lĩnh vực… thì người tham gia (phụ nữ trong nhóm và các cán bộ địa phương) cần có thêm những kiến thức để có thể tìm hiểu

• Nên tiếp tục triển khai tiếp tục nghiên cứu với các chủ đề sâu hơn về SKSS-TD đặc biệt là các rào cản có liên quan đến giới tới việc chăm sóc phụ nữ, trẻ em, nâng cao vị thế của phụ nữ

• Phổ biến phương pháp với các nghiên cứu viên, cán bộ chương trình làm việc trong lĩnh vực giới, SKSS-TD và phát triển cộng đồng