35
ĐỀ ÁN TUYỂN SINH BẬC ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG HỆ CHÍNH QUY CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC TDTT BẮC NINH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc DỰ THẢO

De an-tuyen-sinh-dh-tdtt-bac-ninh-2015

Embed Size (px)

Citation preview

ĐỀ ÁN

TUYỂN SINH BẬC ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG HỆ CHÍNH QUY

CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC TDTT BẮC NINH

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập - Tự do - Hạnh phúc

DỰ THẢO

Bắc Ninh, tháng 11/2014

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOBỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCHTRƯỜNG ĐẠI HỌC TDTT BẮC NINH

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập – Tự do – Hạnh phúc

ĐỀ ÁN TUYỂN SINH ĐH, CĐ HỆ CHÍNH QUY NĂM 2015

Phần ICƠ SỞ PHÁP LÝ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

Đề án tuyển sinh của trường Đại học TDTT Bắc Ninh được xây dựng dựa

trên các cơ sở pháp lý sau đây:

- Luật Giáo dục năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009; Luật Giáo dục Đại

học năm 2012;

- Quyết định số 221/2005/QĐ-TTg ngày 09 tháng 09 năm 2005 của Thủ

tướng Chính phủ về việc xây dựng Chương trình Quốc gia phát triển nhân lực đến

năm 2020;

- Quyết định số 711/QĐ-TTg ngày 13 tháng 06 năm 2012 của Thủ tướng

Chính phủ phê duyệt "Chiến lược phát triển giáo dục 2011 - 2020";

- Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 của Ban chấp hành

Trung ương Đảng (Khóa XI) về “Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào

tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị

trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”;

- Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy ban hành kèm theo

Thông tư số 09/2012/TT-BGDĐT ngày 05 tháng 3 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ

GD&ĐT đã được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 24/2012/TT-BGDĐT ngày 29

tháng 6 năm 2012, Thông tư số 03/2013/TT-BGDĐT ngày 20 tháng 2 năm 2013,

Thông tư số 21/2013/TT-GDĐT ngày 18 tháng 6 năm 2013, Thông tư số

2

24/2013/TT-BGDĐT ngày 04 tháng 7 năm 2013, Thông tư số 28/2013/TT-GDĐT

ngày 16 tháng 7 năm 2013 và Thông tư số 06/2014/TT-GDĐT ngày 11 tháng 03

năm 2014 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT; Và Phương hướng, nhiệm vụ công tác TS

ĐH, CĐ hệ chính quy năm 2014 của Bộ GD&ĐT (Công văn số 1260/BGDĐT-

KTKĐCLGD ngày 14 tháng 3 năm 2014);

- Quyết định số 3538/QĐ-BGDĐT ngày 9 tháng 9 năm 2014 về việc Phê

duyệt phương án thi tốt nghiệp trung học phổ thông và tuyển sinh đại học, cao

đẳng từ năm 2015;

- Công văn 5151/BGDĐT-KTKĐCLGD ngày 19 tháng 9 năm 2014 về việc

Tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2015 của Bộ GD-ĐT;

- Căn cứ Quyết định số 542/QĐ-BVHTTDL ngày 06/3/2014 của Bộ trưởng

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và

cơ cấu tổ chức của trường Đại học TDTT Bắc Ninh;

- Căn cứ Quyết định số 66 ngày 09 tháng 01 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ

Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc phê duyệt Đề án phát triển Trường Đại học

TDTT Bắc Ninh giai đoạn 2014 – 2020.

- Chiến lược, Quy hoạch phát triển ngành và phát triển nhân lực ngành Văn

hóa, Thể thao và Du lịch đến năm 2020, tầm nhìn 2030;

3

Phần IIMỤC ĐÍCH VÀ NGUYÊN TẮC LỰA CHỌN

PHƯƠNG ÁN TUYỂN SINH

1. Mục đích của phương án tuyển sinh:

1. Thực hiện mục tiêu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp

ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định

hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.

2. Nhằm tuyển được người học có năng lực và phẩm chất cần thiết, đạt trên

ngưỡng chất lượng đầu vào, đảm bảo đào tạo được đội ngũ lao động có chất lượng

đầu ra, phù hợp ngành nghề đào tạo, thực tiễn địa phương, đáp ứng yêu cầu của xã

hội.

3. Thực hiện chuyển dần phương thức tuyển sinh chung sang phương thức

tuyển sinh riêng theo tinh thần tự chủ và tự chịu trách nhiệm của các cơ sở giáo

dục đại học. Trường Đại học TDTT Bắc Ninh chú trọng sử dụng kết quả kỳ thi

THPT quốc gia (từ năm 2015) do Bộ GD&ĐT tổ chức, coi đây là tiêu chí quan

trọng nhất, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong quá trình xét tuyển. Bên cạnh đó, trường

kết hợp xét kết quả quá trình học tập 3 năm ở bậc THPT của thí sinh. Dựa vào kết

quả này, cho phép tuyển được những thí sinh có học lực từ khá trở lên nhưng do

nhiều nguyên nhân khách quan, sơ suất trong khi thi nên chưa đạt kết quả cao

trong kỳ thi THPT quốc gia (từ năm 2015). Trên cơ sở đó, Trường Đại học TDTT

Bắc Ninh tiến tới tự chủ tuyển sinh riêng từ năm 2017.

4

4. Mở rộng nguồn tuyển sinh nhằm nâng cao chất lượng tuyển chọn đầu vào

phù hợp với đặc điểm và mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực cho ngành Thể dục thể

thao. Tạo điều kiện thuận lợi về thời gian, sự lựa chọn, cơ hội phát huy tài năng về

TDTT cho thí sinh có nguyện vọng thi tuyển vào Trường Đại học TDTT Bắc Ninh.

2. Nguyên tắc lựa chọn phương án tuyển sinh:

- Đổi mới công tác tuyển sinh phải phù hợp với quy định của Luật Giáo dục,

Luật Giáo dục đại học, Chiến lược phát triển giáo dục, Chương trình đổi mới giáo

dục đại học và các văn bản của Nhà nước về giáo dục và đào tạo; đặt trong sự quản

lý nhà nước của Bộ GD&ĐT, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

- Đảm bảo nâng cao được chất lượng đầu vào phù hợp với đặc thù các ngành

đào tạo của trường.

- Tổ chức tuyển sinh nghiêm túc, công khai, minh bạch, đúng quy định, đảm

bảo kết quả tuyển sinh chính xác, khách quan và công bằng; không phát sinh tiêu

cực.

- Phương án tuyển sinh được xây dựng trên cơ sở năng lực thực tế của nhà

trường, phù hợp với các điều kiện về nguồn lực vật chất và con người của trường.

- Hình thức, nội dung tuyển sinh phù hợp với các ngành đào tạo của trường;

các tiêu chí sử dụng trong xét tuyển được xác định có cơ sở khoa học và thực tiễn,

đảm bảo chất lượng nguồn tuyển.

5

Phần IIIPHƯƠNG ÁN TUYỂN SINH

* Mục đích:

- Thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của Trường Đại học TDTT

Bắc Ninh trong công tác tuyển sinh hệ đại học, cao đẳng chính quy sẽ giúp nhà

trường, thí sinh và phụ huynh giảm bớt được thời gian, công sức, chi phí;

- Việc tuyển sinh độc lập sẽ giúp nhà trường tăng thêm nguồn tuyển sinh

và nâng cao chất lượng tuyển chọn đầu vào, góp phần nâng cao chất lượng đào

tạo của Trường Đại học TDTT Bắc Ninh.

* Yêu cầu:

- Quá trình tuyển sinh phải được thiết kế khoa học và khả thi để đánh giá

toàn diện và chính xác năng lực, động cơ học tập của thí sinh, phù hợp với điều

kiện thực tế và đáp ứng mục tiêu đối với từng ngành đào tạo của trường.

- Trường Đại học TDTT Bắc Ninh thực hiện nghiêm túc công tác tuyển

sinh đúng quy chế, đúng đối tượng, đúng tiêu chí, đảm bảo công bằng, công

khai và thực hiện công bố rộng rãi phương thức tuyển sinh để thí sinh, phụ

huynh và xã hội giám sát.

I. Phương thức tuyển sinh:

- Trường Đại học TDTT Bắc Ninh đăng ký tuyển sinh theo phương thức xét

tuyển kết quả học THPT kết hợp thi tuyển môn năng khiếu cho tất các các ngành

đào tạo.

6

- Xét tuyển theo điểm từ trên xuống dưới cho đến hết chỉ tiêu.

2.1. Tiêu chí xét tuyển:

- Thí sinh có nguyện vọng, làm đơn và nộp hồ sơ xét tuyển.

- Thí sinh tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT)

- Thí sinh có hạnh kiểm xếp loại khá trở lên.

2.2. Phương pháp tuyển sinh: Xét tuyển kết quả học THPT kết hợp thi

tuyển môn năng khiếu

- Xét tuyển: Xác định ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào (sàn xét tuyển -

điều kiện để được xét tuyển).

+ Hệ đại học: Xét tuyển theo kết quả học THPT. Điều kiện xét tuyển: Đã tốt

nghiệp THPT năm 2015 (hoặc các năm trước); Có trung bình cộng điểm TRUNG

BÌNH CẢ NĂM ở lớp 10,11 và học kỳ 1 lớp 12 của môn Toán và môn Sinh (làm

tròn đến một chữ số thập phân) >=5,5 hoặc Tổng của trung bình cộng điểm lớp

10,11 và học kỳ 1 lớp 12 của môn Toán và môn Sinh (làm tròn đến một chữ số

thập phân) >=11.

+ Hệ cao đẳng: Xét tuyển theo kết quả học THPT. Điều kiện xét tuyển: Đã

tốt nghiệp THPT năm 2015 (hoặc các năm trước); Có trung bình cộng điểm

TRUNG BÌNH CẢ NĂM ở lớp 10,11 và học kỳ 1 lớp 12 của môn Toán và môn

Sinh (làm tròn đến một chữ số thập phân) >=5,0 hoặc Tổng của trung bình cộng

điểm lớp 10,11 và học kỳ 1 lớp 12 của môn Toán và môn Sinh (làm tròn đến một

chữ số thập phân) >=10.

- Thi tuyển môn năng khiếu theo quy chế tuyển sinh Đại học và Cao đẳng hiện hành.

- Cộng điểm ưu tiên đối tượng và khu vực theo quy chế TS hiện hành.

2.3. Tính điểm xét tuyển cho các thí sinh đạt sàn xét tuyển.

+ Môn xét tuyển hệ số 1.

+ Các môn thi năng khiếu hệ số 2.

TT Ngành đào tạo Mã ngànhMôn xét tuyển Môn thi Chỉ

tiêuM1 M2 M3

Hệ đại học1 Giáo dục thể chất D140206 Toán Sinh NK 5002 Huấn luyện thể thao D140207 Toán Sinh NK 2503 Y sinh học TDTT D720305 Toán Sinh NK 75

7

4 Quản lý TDTT D220343 Toán Sinh NK 75Hệ liên thông Cao đẳng lên Đại học

1 Giáo dục thể chất Theo thông tư 55/2012/TT-BGD 150Hệ Cao đẳng

1 Giáo dục thể chất C51140206 Toán Sinh NK 200

Nội dung thi môn Năng khiếu:

Thi tuyển môn năng khiếu theo Quy chế tuyển sinh của Bộ GD&ĐT. Quy

trình, nội dung thi gồm:

a. Nội dung thi năng khiếu ngành Giáo dục thể chất:

Bật xa tại chỗ + chạy Luồn cọc + Chạy 100m

b. Nội dung thi năng khiếu ngành Huấn luyện thể thao

Bật xa tại chỗ + chạy Luồn cọc + Chạy 400m

c. Nội dung thi năng khiếu ngành Quản lý Thể dục thể thao

Bật xa tại chỗ + Chạy 100m

d. Nội dung thi năng khiếu ngành Y sinh học Thể dục thể thao

Bật xa tại chỗ + Chạy 100m

e. Nội dung thi năng khiếu hệ cao đẳng

Bật xa tại chỗ + Chạy 100m

Ghi chú:

- Thí sinh dự thi phải đạt yêu cầu về thể hình: Nam cao từ 1,65m; nặng từ

45kg trở lên. Nữ cao từ 1,55; cân nặng từ 40kg trở lên. Thể hình cân đối, không bị

dị tật, dị hình, không bị bệnh tim mạch.

- Thí sinh thi hệ Liên thông cao đẳng lên đại học dự thi tuyển theo quy

định Thông tư 55/2012/TT-BGD ngày 25/12/2012 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT.

Cách tính điểm xét tuyển:

Điểm xét tuyển = M1 + M2 + M3*2 + Điểm ưu tiên

+ M1: điểm trung bình trung ở lớp 10,11,học kỳ 1 lớp 12 môn Toán

+ M2: điểm trung bình trung ở lớp 10,11, học kỳ 1 lớp 12 môn Sinh

+ M3: kết quả thi môn năng khiếu

+ Điểm ưu tiên: là Điểm ưu tiên Khu vực và Đối tượng (theo quy chế TS).

2.4. Xác định điểm trúng tuyển:

8

+ Khi thỏa mãn tất cả các điều kiện để được xét tuyển thì điểm xét tuyển và

điểm thi tuyển được tính để xét trúng tuyển.

+ Chính sách ưu tiên trong tuyển sinh theo quy định hiện hành áp dụng cho

các đối tượng và khu vực;

+ Căn cứ chỉ tiêu tuyển sinh được xác định, kết quả thi của thí sinh và chính

sách ưu tiên, Trường xét trúng tuyển vào các hệ, ngành đào tạo của trường. Quá

trình xét tuyển được thực hiện theo nguyên tắc từ cao xuống thấp đến khi đủ chỉ

tiêu dự kiến.

Ghi chú: Thí sinh dự thi vào hệ đại học chính quy không trúng tuyển đại học

được xét tuyển nguyện vọng 2 vào hệ cao đẳng.

2.5. Hồ dự xét tuyển theo kết quả học THPT kết hợp thi tuyển môn năng

khiếu gồm có:

(1) Hồ sơ đăng ký dự thi đại học năm 2015 (theo mẫu của Bộ GD&ĐT);

(2) Đơn xin dự tuyển, theo mẫu của trường Đại học TDTT Bắc Ninh (phụ

lục 1);

(3) Học bạ THPT (Bản photo công chứng); Các giấy tờ chứng nhận ưu tiên

nếu có (bản photo công chứng);

(4) Bằng tốt nghiệp THPT (bản photo công chứng) hoặc giấy chứng nhận tốt

nghiệp tạm thời.

(5) 2 ảnh chân dung cỡ 3x4;

(6) Hai phong bì đã dán sẵn tem có ghi rõ địa chỉ và số điện thoại liên lạc

của thí sinh để trường thông báo kết quả xét tuyển;

Thí sinh nộp hồ sơ dự tuyển trước khi thi tốt nghiệp THPT sẽ bổ sung Giấy

chứng nhận tốt nghiệp THPT khi đến trường tham dự thi tuyển môn năng khiếu.

2.6. Quy trình xét tuyển kết hợp thi tuyển: Việc tổ chức xét tuyển kết hợp

thi tuyển được thực hiện theo các quy định tại Quy chế tuyển sinh đại học, cao

đẳng hệ chính quy do Bộ GD&ĐT ban hành.

3. Nguồn tuyển: Thí sinh trong cả nước

4. Thời gian và địa điểm thi:

- Thời gian thi môn năng khiếu: 14 - 15/7/2015.

9

- Địa điểm: Trường Đại học TDTT Bắc Ninh, Đường Nguyễn Văn Cừ, Thị

xã Từ Sơn, Tỉnh Bắc Ninh.

- Kết quả xét tuyển được công bố từ ngày 25/7 đến 20/8/2015.

5. Thời gian nộp hồ sơ đăng ký dự tuyển

- Thời gian: Từ ngày 01 - 4 - 2015 đến hết ngày 30 - 6 - 2015.

- Địa điểm: Phòng Đào tạo, Trường Đại học TDTT Bắc Ninh.

- Phương thức:

+ Nộp trực tiếp tại Phòng Đào tạo, Trường Đại học TDTT Bắc Ninh.

+ Gửi qua đường bưu điện về địa chỉ: Phòng Đào tạo, Trường Đại học

TDTT Bắc Ninh, Đường Nguyễn Văn Cừ, Thị xã Từ Sơn, Tỉnh Bắc Ninh. ĐT:

0241.2217221

6. Lệ phí tuyển sinh

Lệ phí tuyển sinh: thực hiện theo Thông tư liên tịch của Bộ Tài chính và Bộ

GD&ĐT quy định về chế độ thu và sử dụng lệ phí tuyển sinh đại học, cao đẳng và

trung cấp chuyên nghiệp.

7. Chính sách ưu tiên trong tuyển sinh

- Thí sinh được hưởng các chế độ ưu tiên về đối tượng và khu vực theo quy

định, tổng điểm ưu tiên tối đa không quá 1,5 với bậc đại học, 1,0 với bậc cao đẳng.

- Đối tượng ưu tiên : thực hiện theo điều 7 của Quy chế tuyển sinh đại học, cao

đẳng hệ chính quy (ban hành theo Thông tư số 09/2012/TT- BGDĐT ngày 05/03/2012

và Thông tư số 24/2012/TT- BGDĐT ngày 29/06/2012 về sửa đổi, bổ sung một số điều

của Quy chế tuyển sinh đại học , cao đẳng hệ chính quy ban hành theo Thông tư số

09/2012/TT- BGDĐT ngày 05/03/2012 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT).

- Ngoài ra trường còn ưu tiên tuyển thẳng các thí sinh tham gia tập huấn đội

tuyển dự thi Olympic khu vực và Quốc tế.

Học sinh là người dân tộc thiểu số, học sinh có hộ khẩu thường trú từ 3 năm

trở lên (tính đến ngày nộp hồ sơ xét tuyển) tại các huyện nghèo theo quy định tại

Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ và học

sinh 20 huyện nghèo biên giới, hải đảo thuộc khu vực Tây Nam Bộ, được ưu tiên

xét tuyển vào học và phải học dự bị một năm.

10

Thí sinh đã tốt nghiệp THPT hoặc bổ túc THPT là Vận động viên được

Tổng cục TDTT hoặc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xác nhận đã hoàn thành

nhiệm vụ thi đấu, hoặc đạt được huy chương trong các giải thi đấu thể thao Quốc

tế chính thức, bao gồm: Giải vô địch thế giới, Cúp thế giới, Thế vận hội Olympic,

Đại hội thể thao Châu Á (ASIAD), Giải vô địch Châu Á, Cúp châu Á, Giải vô địch

Đông Nam Á, Đại hội thể thao Đông Nam Á (SEA GAME, Cúp Đông Nam Á) .

8. Triệu tập thí sinh trúng tuyển

Lập danh sách thí sinh trúng tuyển, thông báo công khai điểm trúng tuyển

trên website và trang thông tin nhà trường. Triệu tập thí sinh trúng tuyển từ ngày

25/8 – 15/9/2015

9. Điều kiện thực hiện phương án tuyển sinh

9.1 Điều kiện về đội ngũ cán bộ, giảng viên (có phụ lục kèm theo)

Hiện nay, số cán bộ giảng viên Trường Đại học TDTT Bắc Ninh là: Năm

2014, Trường có 184 giảng viên, có 3 cán bộ quản lý cấp trường và 60 cán bộ quản

lý cấp phòng, khoa, trung tâm và bộ môn.

Hiện nay, số cán bộ giảng viên có trình độ thạc sỹ là 99 người chiếm 53.8%;

có 41 giảng viên có trình độ tiến sĩ chiếm 22%. Đặc biệt số nhà khoa học có học vị

Phó Giáo sư, Giáo sư đã tăng lên, năm 2014 nhà trường đã có 02 Giáo sư và 07

Phó Giáo sư đại diện cho các lĩnh vực chuyên môn của trường.

9.2 Điều kiện về cơ sở vật chất (có phụ lục kèm theo):

Trong những năm gần đây, nhà trường đã xây mới khu Hiệu bộ, 02 khu giảng

đường (trong đó có nhiều phòng học được trang bị hiện đại), khu nhà ở cho VĐV. Số

lượng phòng học, giảng đường đáp ứng được quy mô 3500 – 4000 sinh viên.

b/ Về sân bãi tập, nhà tập, thiết bị, ký túc xá:

Với hệ thống sân tập, nhà tập được xây dựng hiện đại đáp ứng việc giảng

dạy thực hành và huấn luyện cho khoảng 3000 học sinh, cụ thể:

- Sân điền kinh: 02 - Nhà tập cầu lông: 02- Sân bóng đá: 03 - Sân bóng chuyền: 06(có 1 bãi biển)- Nhà tập võ: 01 - Nhà thể dục dụng cụ: 02

- Nhà tập vật: 01 - Nhà tập tổng hợp: 02

- Nhà tập bóng bàn: 02 - Sân bóng rổ: 03

11

- Sân bóng ném: 02 - Sân quần vợt: 03

- Bể bơi 50m: 02 - Trường bắn: 01

c/ Cơ sở vật chất phục vụ đào tạo và nghiên cứu khoa học:

- 02 Khu giảng đường (01 nhà 5 tầng, 01 nhà 03 tầng).

- 02 nhà thi đấu tổng hợp.

- Có hệ thống mạng Internet và mạng nội bộ.

- Dụng cụ tập luyện tương đối hiện đại, không quá lạc hậu so với các thiết bị

đang sử dụng ở Việt Nam và thế giới.

- Các thiết bị ở Trung tâm thông tin tư liệu, Viện Khoa học và công nghệ

TDTT, phòng đánh máy đáp ứng tốt nhu cầu in các ấn phẩm tạp chí phục vụ đào

tạo và NCKH.

- Hệ thống máy tính: có trên 200 máy tính, trong đó 103 máy phục vụ đào

tạo, 26 máy phục vụ nghiên cứu khoa học và 50 máy phục vụ cho công tác quản

lý.

- Hiện nay 100% cán bộ giáo viên giảng bài có ứng dụng công nghệ thông

tin.

- Ký túc xá đáp ứng được 40% tổng số vận động viên và sinh viên nhà

trường, trang thiết bị trong mỗi phòng còn hạn chế.

- Phòng thí nghiệm huyết học (gồm các thiết bị phân tích máu, xác định

nồng độ các thành phần của máu);

- Phòng thí nghiệm y – sinh học (gồm các thiết bị đo và xác định khả năng

chức phận của hệ tuần hoàn, hô hấp và thần kinh cơ...);

- Phòng thí nghiệm phục hồi chức năng (hệ thống ENRAF);

- Phòng thí nghiệm thể lực - thể hình (hệ thống NAUNIUS).

- Phòng thí nghiệm lưu động (Mobile Biomedical Laboratory).

II. Phân tích ưu nhược điểm của phương thức tuyển sinh riêng

1. Ưu điểm

- Sự phù hợp của phương thức tuyển sinh với các ngành đào tạo của trường

với chương trình giáo dục phổ thông và với phương thức kỳ thi THPT quốc gia

hiện hành.

12

- Thuận lợi: Về đội ngũ, kinh nghiệm và cơ sở vật chất, thiết bị, thông tin

quảng bá của trường rất đảm bảo cho phương thức xét tuyển kết hợp thi tuyển của

trường.

- Các hiện tượng tiêu cực có thể phát sinh: Không làm phát sinh tiêu cực.

- Điều kiện về nguồn lực để thực hiện phương thức tuyển sinh: Đủ điều kiện.

Với phương thức tuyển sinh như trên của trường xem xét đến năng lực của thí

sinh trong cả quá trình học THPT, vừa tăng thêm yếu tố khách quan, chính xác,

giúp trường tuyển chọn được các thí sinh có năng lực, có kiến thức và phẩm chất

tốt vừa coi trọng chính sách vì quyền lợi của người học đối với ngành đặc thù đào

tạo năng khiếu Thể dục thể thao.

2. Nhược điểm

Thí sinh có thể tham gia xét tuyển kêt hợp thi tuyển có thể dẫn đến số lượng

hồ sơ ảo lớn, quá trình xử lý phức tạp.

13

Phần IV

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

4.1. Nội dung công việc thực hiện trong quy trình tổ chức tuyển sinh

4.1.1 Công tác chuẩn bị tuyển sinh:

Trường Đại học TDTT Bắc Ninh xây dựng kế hoạch cho các công việc

chính trong công tác tuyển sinh hằng năm như sau:

- Tháng 3: Thành lập Hội đồng tuyển sinh; ra thông báo tuyển sinh trên

các phương tiện thông tin đại chúng, báo và đài truyền hình, đăng tải trên

website của nhà trường;

- Tháng 4: Tổ chức tư vấn tuyển sinh tại các Trường THPT, các tỉnh, thành

phố.

- Tháng 5: Thu nhận, tổng hợp hồ sơ đăng kí dự thi, Gửi giấy báo dự thi

môn năng khiếu cho thí sinh.

- Tháng 6: Chuẩn bị các điều kiện cơ sở vật chất và nhân sự để phục vụ

cho kỳ thi tuyển sinh;

- Tháng 7: Tổ chức tuyển sinh; Tổng hợp kết quả; Xây dựng điểm chuẩn

tối thiểu để xét tuyển; Báo cáo kết quả kỳ thi tuyển sinh lên Bộ Văn hóa, Thể

thao và Du lịch, và Bộ GD&ĐT; Công bố kết quả kỳ thi tuyển sinh lên website

của nhà trường và các phương tiện thông tin đại chúng;

- Tháng 8: Gửi giấy báo nhập học tới thí sinh trúng tuyển;

- Tháng 9: Tiếp nhận sinh viên mới.

4.1.2. Phân công trách nhiệm:

Trường Đại học TDTT Bắc Ninh phân công trách nhiệm (thực hiện theo

Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy của Bộ GD&ĐT) trong kỳ

thi tuyển sinh như sau:

- Hiệu trưởng Trường Đại học TDTT Bắc Ninh (giữ chức vụ Chủ tịch Hội

đồng Tuyển sinh): Chỉ đạo chung, thực hiện các nhiệm vụ theo quy chế tuyển

14

sinh, ra quyết định thành lập HĐTS để điều hành các công việc liên quan đến

công tác tuyển sinh.

4.1.2.1.Thành phần của HĐTS gồm có:

- Chủ tịch: Hiệu trưởng

- Phó Chủ tịch: Phó Hiệu trưởng

- Thường trực HĐTS + Thư ký : Trưởng Phòng đào tạo.

- Các uỷ viên: Trưởng/Phó các phòng, khoa chuyên môn, các giảng viên

cùng các nhân viên bộ phận tuyển sinh và cán bộ công nghệ thông tin,...

4.1.2.2.Nhiệm vụ và quyền hạn của HĐTS trường

- HĐTS thực hiện công tác tuyển sinh theo đề án tuyển sinh của Trường Đại

học TDTT Bắc Ninh đã được Bộ GD&ĐT phê duyệt.

- HĐTS có nhiệm vụ và quyền hạn thực hiện các khâu:

* Xét tuyển môn văn hóa, tổ chức thi môn năng khiếu và kiểm tra thể hình,

chấm thi môn năng khiếu của các ngành đào tạo, xét kết quả tuyển sinh;

* Giải quyết thắc mắc và khiếu nại, tố cáo liên quan đến tuyển sinh;

* Thu và sử dụng lệ phí tuyển sinh, lệ phí xét tuyển;

* Tổng kết công tác tuyển sinh; quyết định khen thưởng, kỷ luật theo quy định;

* Truyền dữ liệu tuyển sinh về Bộ GD&ĐT theo quy định; báo cáo kịp thời

kết quả công tác tuyển sinh cho Bộ GD&ĐT và cơ quan chủ quản.

4.1.2.3.Nhiệm vụ và quyền hạn của Chủ tịch HĐTS:

- Quán triệt, chỉ đạo, tổ chức thực hiện Quy chế Tuyển sinh của Bộ

GD&ĐT, Phương thức xét tuyển theo đề án tuyển sinh riêng của trường.

- Quyết định và chịu trách nhiệm toàn bộ các mặt công tác liên quan đến tuyển

sinh;

- Chỉ đạo thực hiện báo cáo kịp thời với Bộ GD&ĐT và cơ quan chủ quản

về công tác tuyển sinh của trường;

- Ra quyết định thành lập bộ máy giúp việc cho HĐTS trường bao gồm các

tiểu ban: Tiểu ban xét tuyển, Tiểu ban tiếp nhận hồ sơ, Tiểu ban cơ sở vật chất,

Tiểu ban năng khiếu và thể hình, Tiểu ban chấm thi...

4.1.2.4. Nhiệm vụ của các phòng ban liên quan:

15

- Phòng Đào tạo: Huy động nhân sự tham gia tuyển sinh, thực hiện công

tác thư ký của kỳ thi tuyển sinh; Lập báo cáo về công tác tuyển sinh;

- Ban Thanh tra tuyển sinh: Tổ chức thanh tra, giám sát kỳ thi tuyển sinh;

Tiếp nhận các đơn thư khiếu nại về kỳ thi và chuyển các đơn thư này tới Chủ

tịch Hội đồng tuyển sinh để giải đáp thỏa đáng (nếu có);

- Phòng Quản trị: Chuẩn bị cơ sở vật chất, đảm bảo an ninh trật tự, công

tác y tế và vệ sinh môi trường cho kỳ thi tuyển sinh;

- Phòng Tài vụ: Thu lệ phí, thực hiện các công việc tài chính trong kỳ thi

tuyển sinh.

- Đối với các đơn vị khác của nhà trường thực hiện nhiệm vụ theo các

quyết định về công tác tuyển sinh của Chủ tịch Hội đồng tuyển sinh.

4.2. Công tác thanh tra, giám sát, giải quyết khiếu nại về kỳ thi tuyển

sinh

Thành lập Ban Thanh tra tuyển sinh của Trường Đại học TDTT Bắc Ninh.

Ban Thanh tra tuyển sinh có nhiệm vụ tổ chức hoạt động thanh tra, giám sát kỳ

thi tuyển sinh, tiếp nhận các đơn thư khiếu nại về kỳ thi và chuyển các đơn thư

này tới Chủ tịch Hội đồng tuyển sinh để giải đáp thỏa đáng (nếu có).

Các hoạt động của Ban Thanh tra tuyển sinh thực hiện theo quy định của

Bộ GD&ĐT.

4.3. Công tác báo cáo về kỳ thi tuyển sinh

Nhà trường thực hiện nghiêm túc chế độ thông tin, báo cáo kịp thời trong

từng giai đoạn triển khai nội dung đề án tuyển sinh năm 2015 theo Quy chế tuyển

sinh đại học và cao đẳng của Bộ GD&ĐT.

Kết thúc kỳ thi tuyển sinh, Trường tiến hành tổng kết, đánh giá và rút kinh

nghiệm, báo cáo tổng hợp kỳ thi tuyển sinh, trình Ban chỉ đạo Thi tuyển sinh - Bộ

Văn hóa, Thể Thao & Du Lịch, Bộ GD&ĐT.

Hội đồng tuyển sinh họp đánh giá, tổng kết rút kinh nghiệm kỳ thi.

4.4. Sự phối hợp và hỗ trợ của các ban, ngành địa phương trong kỳ thi

tuyển sinh.

- Nhà trường phối hợp với các Sở GD&ĐT các tỉnh, thành phố, các Phòng

Giáo dục chuyên nghiệp, giáo dục thường xuyên, các Trường Phổ thông, đài phát

16

thanh các tỉnh, thành phố để phối hợp tuyên truyền, quảng bá thông tin tuyển sinh

và tư vấn trong công tác tuyển sinh.

- Nhà trường phối hợp với chính quyền địa phương, phòng PA83 Công an

tỉnh Bắc Ninh để đảm bảo công tác an ninh trong quá trình tổ chức tuyển sinh và

hậu kiểm tuyển sinh.

17

Phần V

LỘ TRÌNH VÀ CAM KẾT CỦA TRƯỜNG

5.1. Lộ trình

Sau khi lấy ý kiến góp ý trên các phương tiện thông tin đại chúng cho đề

án theo quy định, trường sẽ hoàn thiện và thực hiện từ năm 2015. Hàng năm,

sau kỳ tuyển sinh, trường sẽ tổ chức rút kinh nghiệm và sẽ có các điều chỉnh

(nếu cần thiết) để nâng cao chất lượng tuyển chọn cho những năm sau.

5.2. Cam kết

- Trường Đại học TDTT Bắc Ninh tổ chức tuyển sinh theo đề án được phê

duyệt dưới sự chỉ đạo, hướng dẫn và giám sát của Bộ GD&ĐT, Bộ Văn hóa, Thể

thao và Du lịch.

- Trường Đại học TDTT Bắc Ninh cam kết và chịu trách nhiệm thực hiện

nghiêm túc, an toàn, đúng quy định trong tất cả các khâu của công tác tuyển

sinh.

- Tạo mọi điều kiện thuận lợi tối đa cho các thí sinh tham gia đăng ký xét

tuyển, đảm bảo nghiêm túc, công bằng, khách quan, không có hiện tượng tiêu

cực.

- Các thông tin về hoạt động tuyển sinh của trường được công bố rộng rãi,

công khai, để xã hội, phụ huynh và thí sinh theo dõi, giám sát.

- Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo kịp thời. Kết thúc kỳ tuyển sinh năm

2015, Trường tiến hành tổng kết, đánh giá và rút kinh nghiệm, báo cáo Bộ

GD&ĐT, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

- Xử lí nghiêm túc, đúng quy định của pháp luật các hiện tượng tiêu cực,

hành vi vi phạm Quy chế.

Căn cứ vào tình hình thực tế và năng lực của Trường về cơ sở vật chất,

đội ngũ giảng viên, cơ chế và kinh nghiệm quản lý về hoạt động giảng dạy,

hoạt động kiểm tra đánh giá, kinh nghiệm trong công tác tuyển sinh,... Trường

Đại học TDTT Bắc Ninh kính trình Bộ GD&ĐT Đề án tuyển sinh đại học, cao

đẳng hệ chính quy năm 2015 của trường. Trường Đại học TDTT Bắc Ninh rất

18

mong Bộ GD&ĐT xem xét và sớm phê duyệt đề án để nhà trường kịp thời tổ

chức thực hiện trong kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2015.

Trân trọng cảm ơn!

Nơi nhận: HIỆU TRƯỞNG

- Bộ Giáo dục và Đào tạo

- Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;

- Lưu VT, ĐT (T10)

19

Phụ lục 1 - Mẫu đơn đăng ký dự tuyển sinh riêng

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOBỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCHTRƯỜNG ĐẠI HỌC TDTT BẮC NINH

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập - Tự do - Hạnh phúc

ĐƠN ĐĂNG KÝ DỰ THIĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG HỆ CHÍNH QUY NĂM 2015

(Sử dụng theo kết quả học ở bậc THPT)

Kính gửi: Hội đồng tuyển sinh trường Đại học TDTT Bắc Ninh.

1. Họ và tên thí sinh (Viết như giấy khai sinh bằng chữ in hoa có dấu):…………………………..……………………………………………………………………………………………………...2. Giới tính (đánh dấu vào ô bên trong): Nam , Nữ 3. Ngày tháng năm sinh:……/……/………..

4. Nơi sinh: ………………………………………………………………………………………...5. Dân tộc:………………………………………………………………………………………….6. Thuộc đối tượng ưu tiên nào: 01, 02, 03, 04, 05, 06, 07 (Khoanh tròn vào ký hiệu của đối tượng ưu tiên và ghi ký hiệu ưu tiên vào 2 ô, nếu không thuộc diện ưu tiên thì để trống).7. Hộ khẩu thường trú (Ghi rõ huyện/quận, tỉnh/thành phố và mã tỉnh, mã huyện ):

………………………………………………………………………………… Mã tỉnh Mã huyện

8. Tên trường học THPT hoặc tương đương (ghi tên trường và địa chỉ nơi trường đóng: xã/phường, huyện/quận, tỉnh/thành phố và ghi mã tỉnh, mã trường):

Năm lớp 10 …………………………………………………………………....

Năm lớp 11: ………………………………………………..……………….…

Năm lớp 12: ………………………………………..……………….…………9. Thuộc đối tượng ưu tiên nào thì khoanh tròn vào ký hiệu khu vực đó: KV1, KV2-NT, KV2, KV310. Năm tốt nghiệp THPT hoặc tương đương:11. Giấy chứng minh nhân dân số:

12. Địa chỉ và số điện thoại liên lạc (để trường ĐH TDTT Bắc Ninh báo tin):…………………….

……………………………………………………………………………………………………...Sau khi nghiên cứu và tìm hiểu rõ các quy định về tiêu chí, điều kiện dự thi của nhà

trường tôi đăng ký dự tuyển vào ngành:

13. Tên ngành:…….………………………………………. Mã ngành:14. Tên chuyên ngành:…………………………………………………………..15. Điểm trung bình cả năm các môn học ở THPT:

Môn 1: Toán Môn 2: SinhLớp 10 ………………… …………………Lớp 11 ………………… …………………

Học kỳ 1 Lớp 12 ………………… …………………Trung bình cộng: ………………… …………………

Tổng trung bình cộng điểm 3 môn:……………………… điểm.

Tôi xin cam đoan những thông tin nêu trên là đúng. Nếu sai, tôi sẽ hoàn toàn chịu trách nhiệm.

………….., ngày ……..tháng …..năm ……Người làm đơn

(Ký và ghi rõ họ tên)

20

Mã tỉnh Mã trường

Phụ lục 2

KẾT QUẢ TUYỂN SINH HỆ ĐH, CĐ CHÍNH QUY

TỪ NĂM 2010 ĐẾN NĂM 2014

(Đính kèm Đề án tuyển sinh ĐH-CĐ 2015 của trường Đại học TDTT Bắc Ninh)

TT BẬC HỌC TÊN NGÀNHNĂM 2010

NĂM 2011

NĂM 2012

NĂM 2013

NĂM 2014

1Đại học

chính quy

Giáo dục thể chất 446 392 391 373 454

Huấn luyện thể thao 327 360 271 143 251

Quản lý TDTT 26 33 67 73 25

Y học TDTT 14 20 28 70 23

Tổng 813 805 757 659 753

2 Liên thông Giáo dục thể chất 74 89 74

3 Cao đẳng Giáo dục thể chất 205 195 13 111 13

21

Phụ lục 3CƠ SỞ VẬT CHẤT

(Đính kèm Đề án tuyển sinh ĐH-CĐ 2015 của trường Đại học TDTT Bắc Ninh)

TTNội dung Đơn vị

tínhSố lượng

I Diện tích đất đai ha 29.3

II Diện tích sàn xây dựng 119.170

1

Giảng đường

Số phòng phòng 30

Tổng diện tích m2 2070

2

Phòng học máy tính

Số phòng phòng 3

Tổng diện tích m2 180

3

Phòng học ngoại ngữ

Số phòng phòng 2

Tổng diện tích m2 80

4 Thư viện m2 1475

5

Phòng thí nghiệm

Số phòng phòng 1

Tổng diện tích m2 498

6

Xưởng thực tập, thực hành

Số phòng phòng 0

Tổng diện tích m2 0

7

Ký túc xá thuộc cơ sở đào tạo quản lý

Số phòng phòng 384

Tổng diện tích m2 18608

8 Diện tích nhà ăn của cơ sở đào tạo m2

9

Diện tích khác:

Diện tích hội trường m2 1140

Diện tích nhà văn hóa m2 30

Diện tích nhà thi đấu đa năng m2 22511

Diện tích bể bơi m2 3718

Diện tích sân vận động m2 61490

22

Phụ lục 4

ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN CƠ HỮU (Đơn vị tính: người)

(Đính kèm Đề án tuyển sinh ĐH-CĐ 2015 của trường Đại học TDTT Bắc Ninh)

TT Nội dungTổng

số

Học hàm/học vị

Giáo sư

Phó Giáo

TSKH tiến

sỹ

Thạc sĩ

Cử nhân

1 2 3 4 5 6 7

Tổng số 184 2 7 42 99 34

1 Bộ môn Điền kinh 15 1 3 7 5

2 Bộ môn Bắn súng 7 2 3 2

3 Bộ môn Bóng đá 11 1 3 5 2

4 Bộ môn Bóng bàn 6 1 5

5 Bộ môn Bóng chuyền 8 2 3 3

6 Bộ môn Bóng ném 7 3 4

7 Bộ môn Bóng rổ 7 3 3 1

8 Bộ môn Cầu lông 8 1 6 1

9 Bộ môn Cờ vua 9 1 4 3 1

10 Bộ môn Lý luận đại cương

17 1 13 3

11 Bộ môn Lý luận TDTT 10 2 2 4 2

12 Bộ môn Quản lý 8 1 4 2 1

13 Bộ môn Quần vợt 8 1 5 2

14 Bộ môn Tâm lý 5 4 1

15 Bộ môn Thể dục 13 1 3 6 2

16 Bộ môn bơi lội 8 7 1

17 Bộ môn Võ 14 5 6 3

18 Bộ môn Vật 7 1 3 3

19 Bộ môn Y sinh 16 1 1 3 10 1

Ghi chú: Các Tiến sỹ khoa học và tiến sỹ nếu đã tính trong số giáo sư và phó giáo sư thì không tính trùng trong cột 5 nữa.

23

Phụ lục 5

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOBỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCHTRƯỜNG ĐẠI HỌC TDTT BẮC NINH

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập - Tự do - Hạnh phúc

DỰ THẢO QUY CHẾTuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy từ năm 2015

(Ban hành kèm theo Quyết định số /QĐ-TDTTBN ngày tháng năm 2015 của Hiệu trưởng trường Đại học TDTT Bắc Ninh)

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Quy chế này quy định về tuyển sinh đại học (ĐH), cao đẳng (CĐ) hệ

chính quy năm 2015 của trường Đại học TDTT Bắc Ninh, bao gồm: Tổ chức,

nhiệm vụ, quyền hạn của trường trong công tác tuyển sinh; chuẩn bị và tổ chức cho

kỳ tuyển sinh; xét tuyển, tổ chức thi tuyển, triệu tập thí sinh trúng tuyển; chế độ

báo cáo và lưu trữ.

2. Quy chế này áp dụng đối với các thí sinh đủ điều kiện xét tuyển kết hợp thi

tuyển theo quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ hiện hành của Bộ GD&ĐT và quy chế tuyển

sinh riêng của trường Đại học TDTT Bắc Ninh.

Điều 2. Hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát tuyển sinh

1. Thực hiện theo quy định hiện hành về tổ chức và hoạt động thanh tra

tuyển sinh của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT.

2. Trường tổ chức thanh tra, kiểm tra, giám sát các khâu khâu của công tác

tuyển sinh tại trường mình theo quy định tại Thông tư số 51/2012/TT- BGDĐT

ngày 18 tháng 12 năm 2012.

3. Những người có người thân (vợ, chồng, con, anh, chị, em ruột) dự thi đại

học, cao đẳng không được tham gia công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát các khâu

công tác tuyển sinh trong năm đó.

24

Điều 3. Tuyển sinh

1. Trường công bố các ngành và chỉ tiêu tuyển sinh ĐH, CĐ hệ chính quy

trong năm tuyển sinh, thực hiện số lần tuyển sinh và thời gian tuyển sinh theo quy

định của Bộ GD&ĐT.

2. Trường xét tuyển kết quả điểm các môn học ở bậc THPT. Điểm xét tuyển

được tính căn cứ trên điểm trung bình cả năm các môn học tương ứng với tổ hợp

môn xét tuyển ở bậc THPT.

4. Ngưỡng điểm xét tuyển vào trường được xác định căn cứ quy chế tuyển

sinh ĐH, CĐ hiện hành của Bộ GD&ĐT;

5. Căn cứ hồ sơ đăng ký xét tuyển, căn cứ điểm xét tuyển (xác định theo

Điều 4 của quy chế này) của thí sinh, căn cứ điểm thi tuyển, căn cứ ngưỡng điểm

xét tuyển của trường, nhà trường sẽ tổ chức thực hiện việc xét tuyển, xác định

điểm trúng tuyển và triệu tập thí sinh trúng tuyển nhập học.

Điều 4. Xác định điểm xét tuyển

- Xét tuyển văn hóa theo kết quả học THPT:

+ Hệ đại học: Xét tuyển theo kết quả học THPT. Điều kiện xét tuyển: Đã tốt

nghiệp THPT năm 2015 (hoặc các năm trước); Có trung bình cộng điểm TRUNG

BÌNH CẢ NĂM ở lớp 10,11 và học kỳ 1 lớp 12 của môn Toán và môn Sinh (làm

tròn đến một chữ số thập phân)>=5,5 hoặc Tổng của trung bình cộng điểm lớp

10,11 và học kỳ 1 lớp 12 của môn Toán và môn Sinh (làm tròn đến một chữ số

thập phân)>=11.

+ Hệ cao đẳng: Xét tuyển theo kết quả học THPT. Điều kiện xét tuyển: Đã

tốt nghiệp THPT năm 2015 (hoặc các năm trước); Có trung bình cộng điểm

TRUNG BÌNH CẢ NĂM ở lớp 10,11 và học kỳ 1 lớp 12 của môn Toán và môn

Sinh (làm tròn đến một chữ số thập phân)>=5,0 hoặc Tổng của trung bình cộng

điểm lớp 10,11 và học kỳ 1 lớp 12 của môn Toán và môn Sinh (làm tròn đến một

chữ số thập phân)>=10.

- Thi môn năng khiếu: Thi tuyển môn năng khiếu theo Quy chế tuyển sinh

của Bộ GD&ĐT. Quy trình, nội dung thi gồm:

25

a. Nội dung thi năng khiếu ngành Giáo dục thể chất:

Bật xa tại chỗ + chạy Luồn cọc + Chạy 100m

b. Nội dung thi năng khiếu ngành Huấn luyện thể thao

Bật xa tại chỗ + chạy Luồn cọc + Chạy 400m

c. Nội dung thi năng khiếu ngành Quản lý Thể dục thể thao

Bật xa tại chỗ + Chạy 100m

d. Nội dung thi năng khiếu ngành Y sinh học Thể dục thể thao

Bật xa tại chỗ + Chạy 100m

e. Nội dung thi năng khiếu ngành hệ Cao đẳng

Bật xa tại chỗ + chạy Luồn cọc + Chạy 100m

Ghi chú:

- Thí sinh dự thi phải đạt yêu cầu về thể hình: Nam cao từ 1,65m; nặng từ

45kg trở lên. Nữ cao từ 1,55; cân nặng từ 40kg trở lên. Thể hình cân đối, không bị

dị tật, dị hình, không bị bệnh tim mạch.

- Thí sinh thi hệ Liên thông cao đẳng lên đại học dự thi tuyển theo quy định

Thông tư 55/2012/TT-BGD ngày 25/12/2012 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT.

- Thực hiện quy định ưu tiên xét tuyển và tuyển thẳng hiện hành của Bộ

GD&ĐT về chế độ ưu đãi đối với vận động viên.

- Điểm xét tuyển hệ ĐH, CĐ được xác định theo công thức:

Điểm xét tuyển = M1 + M2 + M3* 2

+ M1: điểm trung bình trung ở lớp 10,11 và học kỳ 1 lớp 12 môn Toán

+ M2: điểm trung bình trung ở lớp 10,11 và học kỳ 1 lớp 12 môn Sinh

+ M3: Môn năng khiếu

+ Điểm ưu tiên: là Điểm ưu tiên Khu vực và Đối tượng (theo quy chế TS).

- Cộng điểm ưu tiên: Thực hiện theo quy chế Tuyển sinh ĐH, CĐ hiện hành

của Bộ GD&ĐT.

Điều 5. Điều kiện của thí sinh tham gia tuyển sinh

1. Mọi công dân không phân biệt dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, giới tính,

nguồn gốc gia đình, địa vị xã hội hoặc hoàn cảnh kinh tế, nếu có đủ các điều kiện

sau đây đều được ĐKXT vào trường:

26

a) Đã tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) theo hình thức giáo dục chính

quy hoặc giáo dục thường xuyên, trung cấp chuyên nghiệp, trung học nghề, trung

cấp nghề (sau đây gọi chung là trung học);

Người đã tốt nghiệp trung cấp nghề phải là người đã tốt nghiệp trung học cơ

sở, đã học đủ khối lượng kiến thức và kỳ thi các môn văn hóa THPT đạt yêu cầu

theo quy định của Bộ GD&ĐT;

b) Điểm xét tuyển của thí sinh phải từ ngưỡng điểm xét tuyển của trường

(như Điều 4);

c) Có đủ sức khoẻ để học tập theo quy định hiện hành.

d) Nộp đầy đủ, đúng thủ tục, đúng thời hạn các giấy tờ và lệ phí ĐKXT theo quy định;

e) Quân nhân hoặc công an nhân dân tại ngũ được ĐKXT theo quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ hiện hành của Bộ GD&ĐT;

Quân nhân tại ngũ sắp hết hạn nghĩa vụ quân sự theo quy định, nếu được

Thủ trưởng từ cấp trung đoàn trở lên cho phép, thì được ĐKXT theo nguyện vọng

cá nhân, nếu trúng tuyển phải nhập học ngay năm đó, không được bảo lưu sang

năm học sau.

2. Những người không đủ các điều kiện kể trên và những người thuộc diện

dưới đây không được ĐKXT:

a) Không chấp hành Luật nghĩa vụ quân sự;

b) Đang trong thời kỳ thi hành án hình sự;

c) Bị tước quyền dự thi tuyển sinh hoặc bị kỷ luật buộc thôi học chưa đủ hai

năm (tính từ năm bị tước quyền dự thi hoặc ngày ký quyết định kỷ luật đến ngày

dự thi);

d) Học sinh, sinh viên chưa được Hiệu trưởng cho phép ĐKXT (bằng văn

bản); cán bộ, công chức, người lao động thuộc các cơ quan, doanh nghiệp Nhà

nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội, lực lượng vũ trang nhân dân chưa

được thủ trưởng cơ quan cho phép đi học.

27

Điều 6. Diện trúng tuyển

Những thí sinh có hồ sơ ĐKXT hợp lệ (căn cứ nội dung Điều 5 và Điều 8)

và đạt điểm trúng tuyển do trường quy định cho từng đối tượng, theo từng khu vực

thì thuộc diện trúng tuyển.

Điều 7. Chính sách ưu tiên khu vực và đối tượng trong tuyển sinh

Thực hiện theo quy chế tuyển sinh hiện hành của Bộ GD&ĐT.

Điều 8. Thủ tục và hồ sơ đăng ký dự thi

1. Đăng ký xét tuyển: Thí sinh có có điểm xét tuyển (xác định ở Điều 4) từ

ngưỡng điểm xét tuyển trở lên thì đủ điều kiện nộp hồ sơ đăng ký dự thi vào trường.

2. Hồ sơ đăng ký dự thi theo kết quả học THPT gồm có:

(1) Hồ sơ đăng ký dự thi đại học năm 2015 (theo mẫu của Bộ GD&ĐT);

(2) Đơn xin dự tuyển, theo mẫu của trường Đại học TDTT Bắc Ninh (phụ

lục 1);

(3) Học bạ THPT (Bản photo công chứng); Các giấy tờ chứng nhận ưu tiên

nếu có (bản photo công chứng);

(4) Bằng tốt nghiệp THPT (bản photo công chứng) hoặc giấy chứng nhận tốt

nghiệp tạm thời.

(5) 2 ảnh chân dung cỡ 3x4;

(6) Hai phong bì đã dán sẵn tem có ghi rõ địa chỉ và số điện thoại liên lạc

của thí sinh để trường thông báo kết quả xét tuyển;

Thí sinh nộp hồ sơ dự tuyển trước khi thi tốt nghiệp THPT sẽ bổ sung Giấy

chứng nhận tốt nghiệp THPT khi đến trường dự thi năng khiếu.

* Thí sinh bắt đầu nộp hồ sơ xét tuyển về trường Đại học TDTT Bắc Ninh

theo địa chỉ: Phòng Đào tạo, Trường Đại học TDTT Bắc Ninh, Đường Nguyễn

Văn Cừ, Thị xã Từ Sơn, Tỉnh Bắc Ninh từ ngày 01/4/2015 đến 30/6/2015. Thí sinh

cần tiếp tục bổ sung hồ sơ còn thiếu trong thời gian xét tuyển của trường. Chỉ

những thí sinh đã nộp hồ sơ đầy đủ từ mục (1) đến mục (6) mới được xét tuyển.

Hồ sơ đăng ký dự tuyển của thí sinh nộp qua đường bưu điện hoặc nộp trực

tiếp tại trường trong thời hạn quy định đều hợp lệ và có giá trị như nhau.

28

Không được rút lệ phí đăng ký dự thi đối với thí sinh rút hồ sơ và thí sinh

không trúng tuyển.

Chương II

TỔ CHỨC, NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN

CỦA TRƯỜNG TRONG CÔNG TÁC TUYỂN SINH

Điều 9. Tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng Tuyển sinh

(HĐTS) và Ban Thư ký HĐTS trường

Thực hiện theo quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ hiện hành của Bộ GD&ĐT.

Chương III

XÉT TUYỂN VÀ TRIỆU TẬP THÍ SINH TRÚNG TUYỂN

Điều 10. Quy định về việc xây dựng điểm trúng tuyển

1. Khung điểm ưu tiên theo đối tượng và khu vực tuyển sinh:

Thực hiện theo quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ hiện hành của Bộ GD&ĐT.

2. Trình tự xây dựng điểm trúng tuyển

a) Nguyên tắc chung

- Căn cứ chỉ tiêu tuyển sinh đã xác định; căn cứ vào thống kê điểm của thí

sinh đăng ký dự thi, căn cứ vào đối tượng và khu vực ưu tiên của thí sinh của thí

sinh đăng ký dự thi; căn cứ quy định về khung điểm ưu tiên và vùng tuyển; căn cứ

ngưỡng điểm xét tuyển của trường, ban Thư ký TS trình HĐTS trường xem xét

quyết định phương án điểm trúng tuyển.

- Nguyên tắc xét trúng tuyển là lấy thí sinh có điểm xét tuyển (đã cộng điểm

ưu tiên) từ cao đến thấp cho đến khi đủ chỉ tiêu.

- Điểm xét trúng tuyển của đợt xét sau không thấp hơn điểm xét trúng tuyển

của đợt xét trước.

- Trường xây dựng điểm trúng tuyển theo ngành đào tạo.

b) Quy định cụ thể

- Điểm trúng tuyển của trường không thấp hơn ngưỡng điểm xét tuyển.

- Trường công bố điểm trúng tuyển, danh sách thí sinh trúng tuyển; gửi cho

thí sinh giấy triệu tập trúng tuyển, trong đó ghi rõ kết quả điểm của thí sinh.

29

- Công bố chỉ tiêu và điều kiện xét tuyển bổ sung (nếu còn chỉ tiêu để xét

tuyển).

Điều 11. Công bố điểm trúng tuyển

Căn cứ biên bản điểm trúng tuyển do ban Thư ký HĐTS trường dự kiến,

HĐTS quyết định điểm trúng tuyển sao cho số thí sinh trúng tuyển đến trường

nhập học không vượt chỉ tiêu đã được Bộ GD&ĐT phê duyệt. Điểm trúng

tuyển, danh sách thí sinh trúng tuyển công bố công khai trên website của

trường: www.upes1.edu.vn và các phương tiện thông tin đại chúng khác.

Điều 12. Xét tuyển và triệu tập thí sinh trúng tuyển đến trường

1. Chủ tịch hội đồng tuyển sinh trường trực tiếp xét duyệt danh sách thí sinh

trúng tuyển do Ban Thư ký trình và ký giấy triệu tập thí sinh trúng tuyển nhập học.

Trong giấy triệu tập có ghi rõ kết quả thi của thí sinh và những thủ tục cần thiết đối

với thí sinh khi nhập học.

2. Trên cơ sở chỉ tiêu tuyển sinh đã xác định, ngưỡng điểm xét trúng tuyển

của trường, trường có thể thực hiện nhiều đợt xét tuyển, thời gian xét tuyển mỗi

đợt và thời gian kết thúc việc xét tuyển tuân thủ theo quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ

hiện hành của Bộ GD&ĐT. Các chi tiết liên quan đến điều kiện xét tuyển và thời

gian xét tuyển được công bố công khai trên trang thông tin điện tử của trường và

trên các phương tiện thông tin đại chúng.

3. Trước khi xét tuyển chính thức, sinh viên phải qua kiểm tra sức khoẻ toàn

diện do trường tổ chức. Việc khám sức khoẻ phải theo hướng dẫn của Liên Bộ Y tế

và Bộ GD&ĐT. Giấy khám sức khoẻ do Hội đồng khám sức khoẻ của trường cấp

và được bổ sung vào hồ sơ quản lý sinh viên.

4. Thí sinh trúng tuyển nhập học vào trường cần nộp những giấy tờ sau đây:

a) Học bạ THPT;

b) Giấy chứng nhận tốt nghiệp trung học tạm thời đối với những người trúng

tuyển ngay trong năm tốt nghiệp hoặc bằng tốt nghiệp đối với những người đã tốt

nghiệp các năm trước. Những người mới nộp giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời,

đầu năm học sau phải xuất trình bản chính bằng tốt nghiệp để đối chiếu kiểm tra;

30

c) Giấy khai sinh;

d) Các giấy tờ xác nhận đối tượng ưu tiên như giấy chứng nhận con liệt sĩ,

thẻ thương binh hoặc được hưởng chính sách như thương binh của bản thân hoặc

của bố mẹ thí sinh...

Các giấy tờ quy định tại điểm a, b, c, d của khoản này là bản sao có công

chứng của cơ quan có thẩm quyền, được nhà trường kiểm tra, đối chiếu với bản

chính;

e) Giấy triệu tập trúng tuyển;

5. Các thí sinh đến trường nhập học chậm so với thời gian quy định được xử

lý theo quy chế tuyển sinh hiện hành của Bộ GD&ĐT.

Điều 13. Kiểm tra hồ sơ của thí sinh trúng tuyển

1. Sau kỳ thi tuyển sinh, Hiệu trưởng giao cho Phòng hoặc Ban chức năng tiến

hành kiểm tra tính hợp pháp hồ sơ xét tuyển của tất cả số thí sinh đã trúng tuyển vào

trường. Nếu phát hiện thấy các trường hợp vi phạm quy chế hoặc các trường hợp nghi

vấn, lập biên bản kiến nghị Hiệu trưởng có biện pháp xác minh, xử lý.

2. Khi sinh viên trúng tuyển đến trường nhập học, trường cử cán bộ thu nhận

hồ sơ theo quy định tại Điều 12 của Quy chế này. Sau khi đối chiếu kiểm tra bản

chính học bạ, văn bằng tốt nghiệp, giấy khai sinh và các giấy tờ xác nhận khu vực,

đối tượng ưu tiên của thí sinh, cán bộ trường ghi vào các giấy tờ nói trên: ngày,

tháng, năm, "đã đối chiếu bản chính" rồi ghi rõ họ tên và ký.

Trong quá trình thu nhận hồ sơ hoặc trong thời gian sinh viên đang theo học

tại trường, nếu phát hiện hồ sơ giả mạo thì báo cáo Hiệu trưởng xử lý theo quy định

của Quy chế.

3. Sau khi được xét tuyển chính thức, Chủ tịch Hội đồng tuyển sinh ra Quyết

định công nhận danh sách thí sinh trúng tuyển.

Chương IV

CHẾ ĐỘ BÁO CÁO VÀ LƯU TRỮ

Điều 14. Chế độ báo cáo

Thực hiện theo quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ hiện hành của Bộ GD&ĐT.

31

Điều 15. Chế độ lưu trữ

Thực hiện theo quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ hiện hành của Bộ GD&ĐT.

Tất cả hồ sơ đăng ký dự thi của thí sinh trúng tuyển, các tài liệu liên quan đến

kỳ tuyển sinh, trường phải bảo quản và lưu trữ trong suốt khoá đào tạo theo quy

định của Pháp lệnh lưu trữ. Hết khoá đào tạo, Hiệu trưởng ra quyết định thành lập

Hội đồng xét huỷ. Các tài liệu và kết quả tuyển sinh (tên thí sinh, điểm các môn thi,

điểm trúng tuyển) phải lưu trữ lâu dài.

Chương VI

KHEN THƯỞNG VÀ XỬ LÝ VI PHẠM

Điều 16. Khen thưởng

1. Những người có nhiều đóng góp, tích cực hoàn thành tốt nhiệm vụ tuyển

sinh được giao, tuỳ theo thành tích cụ thể, được Chủ tịch HĐTS trường khen

thưởng hoặc đề nghị Bộ GD&ĐT, UBND tỉnh, thành phố khen thưởng theo quy

định.

2. Quỹ khen thưởng trích trong lệ phí tuyển sinh.

Điều 17. Xử lý cán bộ tuyển sinh và thí sinh dự thi vi phạm quy chế

Thực hiện theo quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ hiện hành của Bộ GD&ĐT.

Bắc Ninh, ngày tháng năm 2015

HIỆU TRƯỞNG

32

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOBỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCHTRƯỜNG ĐẠI HỌC TDTT BẮC NINH

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập - Tự do - Hạnh phúc

THÔNG TIN TUYỂN SINHĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG HỆ CHÍNH QUY NĂM 2015

Tên trường.Ngành học

Kýhiệu

trườngMã ngành

Tổ hợp mônxét tuyển, thi tuyển (khối)

Dự kiến chỉ tiêu

Ghi chú

(1) (2) (3) (4) (5) (6)TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỂ DỤC

THỂ THAO BẮC NINHTDB

I. Tuyển sinh trong cả nước.II. Phương thức tuyển sinh: Xét tuyển theo kết quả học THPT kết hợp thi tuyển năng khiếu.Xét tuyển (XT) theo kết quả học THPT kết hợp thi tuyển năng khiếu:- Điều kiện XT: + Hệ Đại học: Đã tốt nghiệp THPT năm 2015 (hoặc các năm trước); Có trung bình cộng điểm TRUNG BÌNH CẢ NĂM ở lớp 10,11 và học kỳ 1 lớp 12 của môn Toán và môn Sinh (làm tròn đến một chữ số thập phân)>=5,5 hoặc Tổng của trung bình cộng điểm lớp 10,11 và học kỳ 1 lớp 12 của môn Toán và môn Sinh (làm tròn đến một chữ số thập phân)>=11.+ Hệ Cao đẳng: Đã tốt nghiệp THPT năm 2015 (hoặc các năm trước); Có trung bình cộng điểm TRUNG BÌNH CẢ NĂM ở lớp 10,11 và học kỳ 1 lớp 12 của môn Toán và môn Sinh (làm tròn đến một chữ số thập phân)>=5,0 hoặc Tổng của trung bình cộng điểm lớp 10,11 và học kỳ 1 lớp 12 của môn Toán và môn Sinh (làm tròn đến một chữ số thập phân)>=10.- Thi tuyển môn năng khiếu theo quy chế tuyển sinh Đại học và Cao đẳng hiện hành.- Cộng điểm ưu tiên đối tượng và khu vực theo quy chế TS hiện hành.- Ngoài những quy định chung Thí sinh dự thi phải đạt yêu cầu về thể hình: Nam cao từ 1,65m;

Đường Nguyễn Văn Cừ, Thị xã Từ Sơn, Tỉnh Bắc Ninh

ĐT: 02413.831.609Website: www.upes1.edu.vn

Các ngành đào tạo đại học: 9001. Giáo dục thể chất (Gồm 14 chuyên ngành: Điền kinh, Bắn súng, Bóng đá-Đá cầu, Bóng bàn, Bóng chuyền, Bóng ném, Bóng rổ, Cầu lông, Cờ, Quần vơt, Thể dục, Thể thao dưới nước, Vật-Judo, Võ-Quyền anh )

D140206

Toán, Sinh, Năng khiếu (Bật xa tại chỗ, Chạy luồn cọc, Chạy 100m) – Khối T

500

2. Huấn luyện thể thao (Gồm 14 chuyên ngành: Điền kinh, Bắn súng, Bóng đá-Đá cầu, Bóng bàn, Bóng chuyền, Bóng ném, Bóng rổ, Cầu lông, Cờ, Quần vơt, Thể dục, Thể thao dưới nước, Vật-Judo, Võ-Quyền anh )

D140207

Toán, Sinh, Năng khiếu (Bật xa tại chỗ, Chạy luồn cọc, Chạy 400m) – Khối T

250

3. Quản lý Thể dục thể thao D220343

Toán, Sinh, Năng khiếu (Bật xa tại chỗ, Chạy 100m) – Khối T

75

4. Y sinh học Thể dục thể thao D720305

Toán, Sinh, Năng khiếu (Bật xa tại chỗ, Chạy 100m) – Khối T

75

Ngành đào tạo Liên thông (Cao đẳng lên đại học):

150

1. Giáo dục thể chất

Toán, Sinh, Năng khiếu (Bật xa tại chỗ, Chạy luồn cọc, Chạy 100m) – Khối T

150

Ngành đào tạo Cao đẳng: 2001. Giáo dục thể chất C51140206 Toán, Sinh, Năng

khiếu (Bật xa tại chỗ, Chạy 100m) – Khối T

200

33

Tên trường.Ngành học

Kýhiệu

trườngMã ngành

Tổ hợp mônxét tuyển, thi tuyển (khối)

Dự kiến chỉ tiêu

Ghi chú

(1) (2) (3) (4) (5) (6)

nặng từ 45kg trở lên. Nữ cao từ 1,55; cân nặng từ 40kg trở lên. Thể hình cân đối, không bị dị tật, dị hình, không bị bệnh tim mạch.- Thực hiện quy định ưu tiên xét tuyển và tuyển thẳng năm 2015 của Bộ GD&ĐT về chế độ ưu đãi đối với vận động viên.

Điểm trúng tuyển theo ngành, lấy từ cao xuống thấp cho đến khi hết chỉ tiêu.* Trường có đào tạo liên thông từ CĐ lên hệ ĐH; Đào tạo Cao đẳng hệ chính quy. Thí sinh thi hệ Liên thông cao đẳng lên đại học dự thi tuyển theo quy định Thông tư 55/2012/TT-BGD ngày 25/12/2012 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT.

MỤC LỤC

34

35