54
1 LI MĐẦU Cuc kháng chiến ca nhân dân ta chng thực dân Pháp xâm lược kết thúc thng li min Bắc được hoàn toàn giải phóng, bước vào thi kquá độ tiến lên chnghĩa xã hội. Song miền Nam nước ta, đế quc Mthay thế thc dân Pháp, thi ết lp chế độ thc dân kiu mi và lần lược thc hin nhiu loi hình chiến lược chiến tranh chng phá phong trào gii phóng dân tc và chnghĩa xã hội, dẫn đến sđối đầu quyết lit gia nhân dân ta với đế quc Mvà tay sai ca chúng kéo dài trong suốt 21 năm 1954 – 1975. Ngay tkhi ra đời Đảng Cng sn Việt Nam đã đánh dấu bước ngot quan trng ca cách mng Vit Nam, chm dt skhng hong vđường li chính tr, vcon đường cứu nước, cu dân, thng nhất đất nước, thoát khi ách áp bc ca thc dân, phong kiến, thoát khi bn cùng, lc hậu. Chính đường lối này là cơ sở đảm bo cho stp hp lực lượng và sđoàn kết, thng nht ca toàn dân tc có chung tư tưởng và hành động để tiến hành cuc cách mạng vĩ đại giành nhng thng li tolớn sau này. Đây cũng là điều kiện cơ bản quyết định phương hướng phát triển, bước đi của cách mng Vit Nam. Dưới slãnh đạo của Đảng ng sn Việt Nam đã đưa cuộc kháng chiến chng thực dân Pháp xâm lược ca nhân dân Vit Nam kết thúc thng lợi đã đi vào lch sdân tộc như một chuyến công hiển hách. Đó là niềm thào ca nhân dân Vit Nam mt dân tc gan góc “ thà hy sinh tất cchkhông chu mất nước, nhất định không chu làm nô lệ” để bào vmãnh đất ttiên mà cha ông ta đã đổ xương máu để gìn giữ. Đồng thời, cũng là niề m thào và ngun cvũ mạnh mđối vi dân tc báp bc, blê thuc trên toàn thế gii. Lần đầu tiên trong lch s, một nước thuộc địa nhyếu đánh đã đánh thắng một nước thc dân hùng mnh.

Đường lối kháng chiến toàn quốc

  • Upload
    lam-son

  • View
    256

  • Download
    1

Embed Size (px)

Citation preview

1

LỜI MỞ ĐẦU

Cuộc kháng chiến của nhân dân ta chống thực dân Pháp xâm lược kết thúc

thắng lợi miền Bắc được hoàn toàn giải phóng, bước vào thời kỳ quá độ tiến lên

chủ nghĩa xã hội. Song ở miền Nam nước ta, đế quốc Mỹ thay thế thực dân Pháp,

thiết lập chế độ thực dân kiểu mới và lần lược thực hiện nhiều loại hình chiến lược

chiến tranh chống phá phong trào giải phóng dân tộc và chủ nghĩa xã hội, dẫn đến

sự đối đầu quyết liệt giữa nhân dân ta với đế quốc Mỹ và tay sai của chúng kéo dài

trong suốt 21 năm 1954 – 1975.

Ngay từ khi ra đời Đảng Cộng sản Việt Nam đã đánh dấu bước ngoặt quan

trọng của cách mạng Việt Nam, chấm dứt sự khủng hoảng về đường lối chính trị,

về con đường cứu nước, cứu dân, thống nhất đất nước, thoát khỏi ách áp bức của

thực dân, phong kiến, thoát khỏi bần cùng, lạc hậu. Chính đường lối này là cơ sở

đảm bảo cho sự tập hợp lực lượng và sự đoàn kết, thống nhất của toàn dân tộc có

chung tư tưởng và hành động để tiến hành cuộc cách mạng vĩ đại giành những

thắng lợi tolớn sau này. Đây cũng là điều kiện cơ bản quyết định phương hướng

phát triển, bước đi của cách mạng Việt Nam.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng ộng sản Việt Nam đã đưa cuộc kháng chiến

chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân Việt Nam kết thúc thắng lợi đã đi vào

lịch sử dân tộc như một chuyến công hiển hách. Đó là niềm tự hào của nhân dân

Việt Nam – một dân tộc gan góc – “ thà hy sinh tất cả chứ không chịu mất nước,

nhất định không chịu làm nô lệ” để bào vệ mãnh đất tổ tiên mà cha ông ta đã đổ

xương máu để gìn giữ. Đồng thời, cũng là niềm tự hào và nguồn cổ vũ mạnh mẽ

đối với dân tộc bị áp bức, bị lê thuộc trên toàn thế giới. Lần đầu tiên trong lịch sử,

một nước thuộc địa nhỏ yếu đánh đã đánh thắng một nước thực dân hùng mạnh.

2

Đó là thắng lợi vẽ vang của nhân dân Việt Nam, đồng thời cũng là thắng lợi của

lực lượng hòa bình, dân chủ và xã hội chủ nghĩa trên thế giới.

Sau Hiệp định Genève 1954, đất nước Việt Nam bị chia cắt làm hai miền. Ở

miền Nam, lực lượng Pháp và các phe phái chính trị phản động trên toàn quốc dồn

cả về đây, chúng tìm chỗ dựa mới để phục thù và chống phá cách mạng… Hoa Kỳ

đã nhanh chóng nắm bắt cơ hội này, nhảy vào miền Nam Việt Nam, hất cẳng Pháp,

thực hiện chủ nghĩa thực dân mới. Với âm mưu thay chân Pháp, xâm lược Việt

Nam, nhằm thực hiện những ý đồ rất thâm độc: tiêu diệt bằng được phong trào yêu

nước của nhân dân ta, thôn tính miền Nam, chia cắt lâu dài đất nước Việt Nam,

biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mỹ, lập

phòng tuyến ngăn chặn chủ nghĩa xã hội lan xuống Đông Nam Á; đồng thời lấy

miền Nam làm căn cứ để tiến công miền Bắc, tiền đồn của hệ thống xã hội chủ

nghĩa thế giới ở Đông Nam á, hòng đè bẹp phong trào giải phóng ở khu vực này,

bao vây và uy hiếp các nước xã hội chủ nghĩa khác. Mỹ vội vã lập ra khối quân sự

Đông Nam Á, tự ý đặt miền Nam Việt Nam dưới cái ô bảo hội của tổ chức này,

dùng mọi thủ đoạn cố tạo ra “hai Việt Nam”. Ngày 23/10/1954, tổng thống Mỹ đã

trắng trợn tuyên bố, Quyết xây dựng Nam Việt Nam thành một quốc gia riêng biệt.

Trước sự can thiệp của Mỹ vào Việt Nam Đảng Cộng sản Việt Nam trước

vận mệnh sống còn của dân tộc đã quyết tâm lãnh đạo toàn dân tiến hành cuộc

kháng chiến oanh liệt giành và bảo vệ độc lập, thống nhất của dân tộc. Sự nghiệp

đó được hoàn thành trọn vẹn với Đại thắng mùa Xuân 1975, đỉnh cao là Chiến dịch

Hồ Chí Minh lịch sử.

3

CHƯƠNG 1: ĐẢNG LÃNH ĐẠO KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ CỨU

NƯỚC GIẢI PHÓNG MIỀN NAM QUA ĐẠI HỘI, HỘI NGHỊ TRUNG

ƯƠNG GIAI ĐOẠN (1954 – 1964).

1.1. Bối cảnh lịch sử của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước

1.1.1. Bối cảnh quốc tế

Sau chiến tranh thế II kết thúc, trên thế giới xuất hiện hai đặt điểm lớn, chi

phối đời sống chính trị - xã hội của nhân loại, tạo nên một thế giới đối đầu với cuộc

đấu tranh giai cấp dưới hình thức chiến tranh lạnh ở những thập niên 50 – 70 của

thế kỷ XX.

Đặc điểm thứ nhất, lực lượng cách mạng thế giới, bao gồm hệ thống xã hội

chủ nghĩa, phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa và phong

trào đấu tranh cho hòa bình, dân chủ và tiến bộ của nhân dân các nước tư bản chủ

nghĩa đang từng bước phát triển mạnh, giành quyền chủ động tiến công lực lượng

phản cách mạng thế giới. Cách mạng Việt Nam đã hòa nhập và trở thành một trong

những nước tiên phong của ba dòng thác cách mạng thế giới. Nhờ vậy, nếu miền

Bắc là hậu phương to lớn của cách mạng miền Nam thì cách mạng thế giới, đặc

biệt là lực lương cách mạng xã hội chủ nghĩa thế giới gắn liền Với miền Bắc Việt

Nam đã trở thành hậu phương hùng hậu, tạo thuận lợi chưa từng có cho cách mạng

Việt Nam.

Nhưng nguy cơ mà cuộc chiến tranh thế giới vẫn tồn tại, toàn thế giới đứng

trước sự đe doại nghiêm trọng của cuộc chiến tranh hạt nhân. Ở nhiều nước do chịu

hậu quả nặng nề của cuộc chiến tranh thế giới thứ hai, nhiều người lo ngại và

không muốn có bất cứ một cuộc chiến tranh nào xảy ra trên thế giới. Từ đó trong

phong trào cách mạng thế giới nảy sinh nhiều khunh hướng chính trị khác nhau,

đặt biệt đã xuất hiện các khuynh hướng xét lại cơ hội và dân tộc chủ nghĩa… làm

4

cho nội bộ cách mạng thế giới, thậm chí ngay trong hệ thống xã hội chủ nghĩa đã

nảy sinh những bất đồng và mâu thuẫn.

Đặc điểm thứ hai, chủ nghĩa đế quốc đang lâm vào thế bị động, nhiều nước

tư bản đang gặp khó khăn. Riêng đế quốc Mỹ, do phất lênh nhờ buôn bán vũ khí

trong chiến tranh, có âm mưu thực hiện quyền bá chủ thế giới và vai trò “sen đầm

quốc tế”. Trên thực tế, từ những năm 40 của thế kỷ XX đế quốc Mỹ đã và đang thi

hành chiến lược toàn cầu hóa của Mỹ, Việt Nam được chọn làm nơi tí điểm thực

thi các biện pháp chống phá phong trào cách mạng thế giới.

Vì vậy, sau hội Nghị giơnevơ Đông Dương ( tháng 7/ 1954), Việt Nam trở

thành nơi hội tụ của những mâu thuẫn thời đại, việc đế quốc Mỹ quyết định xâm

chiếm Việt Nam càng làm cho những mâu thuẫn đó thêm sâu sắc. Đế quốc Mỹ đã

thực hiện âm mưu xâm lược miền Nam, chia cắt hai miền Nam – Bắc, biến miền

Nam thành căn cứ quân sự kiểu mới, thuộc địa kiểu mới của Mỹ và tạo lập phóng

tuyến ngăn chặn “ làn sóng cộng sản” tràn xuống đông Nam Á. Xâm lược miền

Nam Việt Nam bằng thủ đoạn mới, đế quốc Mỹ đã hất cẳng pháp, sử dụng tập

đoàn tay sai Ngô Đình Diệm đàn áp cách mạng và thống trị nhân dân miền Nam.

Nhân dân miền Nam, với ý chí quyết tâm đấu tranh giành độc lập dân tộc,

dân sinh và dân chủ, đã chấp nhận cuộc đụng đầu quyết liệt của đế quốc Mỹ - cuộc

đùng đầu lịch sử mang tính thời đại.

1.1.2. Bối cảnh trong nước

Đặc điểm nổi bất của nước ta lúc này là đất nước tạm thời bị chia cắt thành

hai miền với hai chế độ chính trị, xã hội khác nhau. Đặc điểm này đòi hỏi Đảng ta

phải nhận thức đầy đủ những khó khăn cũng như thuận lợi của hai miền hoạch định

đúng đường lối chiến lược, sách lược và phương pháp đấu tranh cho mỗi miền,

5

phối hợp sức mạnh của cả hai miền Nam – Bắc nhằm hoàn thành nhiệm cụ chung

của cách mạng Việt Nam.

Ngay sau hiệp định Giơnevơ và suốt trong quá trình tiến hành cuộc kháng

chiến chống Mỹ cứu nước, với tư cách là người lãnh đạo, Đảng ta đã phân tích

khách quan khoa học chính xác đặc điểm tình hình, chỉ ra nhiệm vụ trực tiếp của

từng miền và mối quan hệ tác động giữa hai miền Nam Bắc, giữa hai nhiệm vụ

chiến lược cách mạng cụ thể là:

Ở miền Bắc, sau khi kháng chiến chống Pháp kết thúc, cuộc cách mạng dân

tộc dân chủ nhân dân căn bản hoàn thành, Đảng chủ trương chuyển sang xây dựng

chủ nghĩa xã hội. Trước khi bắt đầu những nhiệm vụ xây dựng chủ nghĩa xã hội,

miền Bắc phải trải qua giai đoạn đấu tranh đòi phía Pháp thi hành nghiêm chỉnh

Hiệp định Giơnevơ, tiếp quản vùng mới giải phóng, hoàn thành cải cách ruộng đất,

hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục kinh tế. Trong quá trình này, Mỹ đã mở

rộng hoạt động ném bom bắn phá, nên miền Bắc phải kết hợp cả với cuộc chiến

đấu chống chiến tranh phá hoại, nhằm bảo vệ miền Bắc và phối hợp với cuộc chiến

đấu giải phóng miền Nam. Xây dựng chủ nghĩa xã hội còn nhằm xây dựng miền

Bắc thành căn cứ địa cách mạng của cả nước và là hậu phương cho cuộc kháng

chiến chống Mỹ, cứu nước của toàn dân tộc.

Ở miền Nam, do vẫn còn dưới ách thống trị của đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai,

Đảng chủ trương tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân. Mở đầu thời

kỳ ta đấu tranh đòi Mỹ-Diệm thi hành nghiêm chỉnh Hiệp định Giơnevơ 1954 về

Việt Nam. Trong quá trình diễn biến, cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân

phát triển thành cuộc chiến tranh nhân dân, chiến tranh giải phóng dân tộc chống

cuộc chiến tranh xâm lược thực dân mới của Mỹ, nhằm giải phóng miền Nam, bảo

vệ miền Bắc, phối hợp với cuộc chiến đấu của nhân dân hai nước Lào và

6

Campuchia... Hai miền đồng thời thực hiện những nhiệm vụ, mục tiêu chung của

cách mạng cả nước là đánh Mỹ và bọn tay sai của chúng, giải phóng miền Nam,

bảo vệ miền Bắc, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước,

thống nhất đất nước, tạo điều kiện để cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội, góp phần

bảo vệ hoà bình ở Đông Nam Á và thế giới.

Trong việc thực hiện những nhiệm vụ, mục tiêu chung của cách mạng cả

nước, cách mạng mỗi miền có vị trí và vai trò khác nhau. Miền Bắc là hậu phương

nên nó có vai trò quyết định nhất đối với sự phát triển của toàn bộ cách mạng cả

nước và sự nghiệp thống nhất đất nước. Miền Nam là tiền tuyến nên nó có vai trò

quyết định trực tiếp trong việc đánh đổ ách thống trị của đế quốc Mỹ và tay sai,

giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Hậu phương và tiền tuyến, cách mạng

hai miền Bắc-Nam, do đó, có quan hệ gắn bó với nhau, phối hợp với nhau, tác

động qua lại và thúc đẩy lẫn nhau, tạo điều kiện cho nhau phát triển.

Như vậy, thời kỳ này, đất nước ta bị tạm thời chia cắt thành hai miền, nhưng

dưới sự lãnh đạo thống nhất của Đảng, phải tiến hành đồng thời hai nhiệm vụ chiến

lược khác nhau, đó là đặc điểm lớn nhất và nét độc đáo chưa từng có trong lịch sử

cách mạng Việt Nam những năm 1954 – 1975, trên thực tế có thể thấy việc thực

hiện chiến lược cách mạng ở hai miền đã tạo ra sự hỗ trợ, thúc đẩy cách mạng hai

miền cùng phát triển, tạo thành sức mạnh tổng hợp đánh bại hoàn toàn đế quốc Mỹ

và bọn tay sai của Mỹ.

7

1.2. Đảng lãnh đạo kháng chiến chống Mỹ cứu nước giải phóng miền Nam qua

đại hội, hội nghị trung Ương Đảng giai đoạn (1954 – 1964)

1.2.1. Các Đại hội, hội nghị lãnh đạo nhân dân đấu tranh chính trị, giữ gìn lực

lượng cách mạng từ (1954 – 1958)

Ngay sau khi hiệp định Giơnevơ được ký kết đế quốc Mỹ và tập đoàn tay sai

Ngô Đình Diệm thực hiện chiến lược Aixenhao, gấp rút áp đặt chủ nghĩa thực dân

kiểu mới ở miền Nam Việt Nam, tiêu diệt lực lượng cách mạng miền Nam và

chuẩn bị tiến công miền Bắc, để đạt mục tiêu đã định, đế quốc Mỹ nhanh chóng

xây dựng bộ máy ngụy quyền đứng đấu là Ngô Đình Diệm, tên tay sai tiêu biểu

cho các thế lực phản động cực đoan nhất trong giai cấp địa chủ phong kiến và tư

sản mại bản ở miền Nam. Đồng thời chúng ra sức xây dựng quân đội ngụy với hơn

20 vạn quân chính quy. Bộ máy ngụy quân, ngụy quyền đã trở thành công cụ đặt

lực trong việc thi hành chính sách thực dân kiểu mới của Mỹ. Chúng mạo danh là

“cách mạng quốc qia” nêu chiêu bài “ đã thực”, “ bài phong” để che đậy bộ mặt

buôn dân bán nước. Chúng ráo riết thực hiện chiến lược “ tố cộng diệt cộng”, lập

“khu trù mật”, “ khu dinh điền”, nhằm mục đích bắt bớ, trả thù cho tất cả những

người yêu nước kháng chiến cũ, đàn áp khóc liệt phong trào đấu tranh của nhân

dân đòi hiệp thương với miền Bắc, gây nên nhiều cuộc tàn sát đấm máu ở miền

Nam Việt Nam.

Sau khi ta thực hiện chuyển quân, tập kết cán bộ ra miền Bắc theo hiệp định

Giơnevơ, so sánh lực lượng giữa ta và địch ở miền Nam có sự thay đổi lớn, ta tuy

có ưu thế về chính trị và lực lượng quần chúng nhân dân đông đảo nhưng không

còn lực lượng vũ trang, không còn chính quyền. Trong khi đó, có đầy đủ sức mạnh

kinh tế, quân sự, nắm trong tay bộ máy ngụy quân, ngụy quần đồ sộ. Chúng ra sức

thi hành chính sách tiêu diệt phong trào cách mạng, gây cho ta nhiều tổn thất nặng

nề, đây có thể xem là một trong những phong trào khó khăn nhất của cách mạng

8

miền Nam Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng nhân dân miền Nam từ 7/ 1954 –

đến những năm 1958, nhân dân miền Nam đấu tranh chính trị, giữ gìn lực lượng,

sự lãnh đạo đó của Đảng được thể hiện qua các Hội nghị trung ương sau:

1.2.1.1. Hội nghị Ban chấp hành Trung ương lần thứ sáu mở rộng từ

ngày 15 đến ngày 17 – 7 – 1954

Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ sáu mở rộng họp từ ngày 15 –

7 – 1954, đến ngày 17 – 7 – 1954, nghe Chủ tịch Hồ Chí Minh báo cáo về "Tình

hình mới và nhiệm vụ mới", Trường Chinh báo cáo về "Hoàn thành nhiệm vụ mới

và đẩy mạnh công tác trước mắt"; Đại tướng Võ Nguyên Giáp báo cáo về "Sự tiến

triển của Hội nghị Giơnevơ". Hội nghị nhận định:

Do tình hình mới ở trong nước và ở thế giới hiện nay, Hội nghị hoàn toàn

đồng ý với đường lối của Hồ Chủ tịch và của Bộ Chính trị trong thời gian vừa qua:

dùng phương pháp thương lượng để lập lại hoà bình ở Đông Dương. Hội nghị

quyết định về phương châm, sách lược đấu tranh của ta trong giai đoạn mới là chĩa

mũi nhọn đấu tranh vào đế quốc Mỹ và hiếu chiến Pháp, dựa trên cơ sở những

thắng lợi đã đạt được mà phấn đấu để thực hiện hoà bình ở Đông Dương, phá tan

âm mưu của đế quốc Mỹ kéo dài và mở rộng chiến tranh Đông Dương củng cố hoà

bình và thực hiện thống nhất, hoàn thành độc lập và dân chủ trong toàn quốc1.

Khẩu hiệu của ta là: “hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ. Để thực hiện

khẩu hiệu ấy, ta phải củng cố công nông liên minh, đoàn kết các tầng lớp nhân dân

khác, tranh thủ những nhân sĩ yêu nước, yêu hoà bình và dân chủ, lập thành mặt

trận rộng rãi chống đế quốc Mỹ, hiếu chiến Pháp và những bọn Việt gian tay sai

1)

Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đảng toàn tập,(tập 15) NXB ( nhà xuất bản), Chính

trị quốc gia, Hà Nội, str 225

Gia tran nhua

9

của chúng”2.Hội nghị cũng đề ra nhiệm vụ và công tác trước mắt của toàn Đảng và

toàn dân ta là:

Thứ nhất, “Tranh thủ và củng cố hoà bình, thực hiện thống nhất hoàn

thành độc lập, dân chủ trong toàn quốc.

Thứ hai, tǎng cường lực lượng quân sự, xây dựng một quân đội nhân dân

hùng mạnh, thích hợp với yêu cầu của tình thế mới.

Thứ ba, tiếp tục thực hiện người cày có ruộng; ra sức phục hồi sản xuất,

chuẩn bị điều kiện kiến thiết nước nhà”3.

Như vậy, hội nghị nêu cao tinh thần đấu tranh để giành lấy và củng cố hoà

bình, thực hiện thống nhất, hoàn thành độc lập, dân chủ trong toàn quốc là một quá

trình đấu tranh gian khổ và phức tạp. Chúng ta phải luôn luôn tỉnh táo trước mọi

âm mưu của đế quốc Mỹ, hiếu chiến Pháp và phe lũ. Chúng ta phải ra sức đấu

tranh đến cùng, luôn luôn bồi dưỡng và nâng cao tinh thần phấn đấu, nắm vững

ngọn cờ hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ để hoàn thành nhiệm vụ nặng nề và

vẻ vang trong giai đoạn trước mắt.

1.2.1.2. Hội nghị lần thứ bảy (mở rộng) Ban Chấp hành Trung ương

Đảng khoá II từ ngày 3 đến ngày12 – 3 – 1955

Trước tình hình đế quốc Mỹ trực tiếp can thiệp ngày càng sâu, thực hiện âm

mưu phá hoại đình chiến, phá hoại hoà bình ở Đông Dương, phá hoại thống nhất ở

Việt Nam. Trước tình hình đó, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã họp Hội nghị

lần thứ bảy (mở rộng) từ ngày 3 đến ngày 12 – 3 – 1955, tại Thủ đô Hà Nội để

2 )

Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đảng toàn tập,(tập 15) NXB ( nhà xuất bản), Chính

trị quốc gia, Hà Nội, str 226. 3 )

Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đảng toàn tập,(tập 15) NXB ( nhà xuất bản), Chính

trị quốc gia, Hà Nội, str 226.

Gia son cua go

10

phân tích tình hình thế giới và trong nước, kiểm điểm việc thi hành những nhiệm

vụ từ sau ngày hoà bình lập lại và đề ra những nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân

trong năm 1955, Hội nghị cũng đã định rõ:

Kể thù cụ thể trước mắt của nhân dân ta hiện nay là: “đế quốc Mỹ, Phái

Thực dân Pháp phản hiệp định và bọn Ngô Đình Diệm, đế quốc Mỹ là kể thù đầu

sỏ và nguy hại nhất”4.

Mục tiêu đấu tranh trước mắt của nhân dân ta trong giai đoạn này là:“hoà

bình, thống nhất, độc lập, dân chủ”5.

Khẩu hiệu chung của cuộc đấu tranh ái quốc của ta hiện nay là: "Củng cố

hoà bình, thực hiện thống nhất, hoàn thành độc lập, dân chủ trong toàn quốc".

"Củng cố hoà bình, thực hiện thống nhất" là khẩu hiệu mấu chốt6.

Tính chất cuộc đấu tranh:”cho hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ của ta

là lâu dài, gian khổ, phức tạp, nhưng nhất định thắng lợi”7.

Sách lược của ta hiện nay là: “chĩa mũi nhọn đấu tranh vào đế quốc Mỹ,

triệt để lợi dụng mâu thuẫn giữa Mỹ và Pháp, giữa bọn thân Mỹ và bọn thân Pháp,

giữa phái thực dân Pháp thân Mỹ và những phần tử thực dân Pháp chống Mỹ,

đoàn kết bất cứ người nào ta có thể đoàn kết được, tranh thủ bất cứ người nào ta

có thể tranh thủ được, trung lập bất cứ người nào ta có thể trung lập được, cốt

4)

Đảng Cộng sản Việt Nam (2002),Văn kiện Đảng toàn tập,(tập 16) NXB ( nhà xuất bản), Chính

trị quốc gia, Hà Nội, str 207. 5 )

Đảng Cộng sản Việt Nam (2002),Văn kiện Đảng toàn tập,(tập 16) NXB ( nhà xuất bản), Chính

trị quốc gia, Hà Nội, 207. 6 )

Đảng Cộng sản Việt Nam (2002),Văn kiện Đảng toàn tập,(tập 16) NXB ( nhà xuất bản), Chính

trị quốc gia, Hà Nội, str 207. 7 )

Đảng Cộng sản Việt Nam (2002),Văn kiện Đảng toàn tập,(tập 16) NXB ( nhà xuất bản), Chính

trị quốc gia, Hà Nội, str 207

Gia son nha

11

nhằm phân hoá kẻ thù đến cao độ và cô lập chúng, đồng thời kiếm thêm nhiều bạn

cả trong nước và ngoài nước”8.

Hội nghị khẳng định nhiệm vụ chung của Đảng do Hội nghị Ban chấp hành

Trung ương lần thứ sáu mở rộng từ ngày 15 đến ngày 17 – 7 – 1954, Hội nghị Bộ

Chính trị tháng 9 – 1954, đã quyết định vẫn hoàn toàn chính xác. Nhiệm vụ chung

đó là: “đoàn kết và lãnh đạo nhân dân đấu tranh thực hiện Hiệp định đình chiến, đề

phòng và khắc phục mọi âm mưu phá hoại Hiệp định đình chiến, để củng cố hoà

bình; ra sức hoàn thành cải cách ruộng đất, phục hồi và nâng cao sản xuất, tăng

cường xây dựng quân đội nhân dân, để củng cố miền Bắc; giữ vững và đẩy mạnh

cuộc đấu tranh chính trị của nhân dân miền Nam; nhằm củng cố hoà bình, thực

hiện thống nhất, hoàn thành độc lập, dân chủ trong toàn quốc”9. Để chấp hành

nhiệm vụ chung ấy, Hội nghị đề ra những nhiệm vụ cụ thể trong năm 1955:

Một là, tiếp tục đấu tranh để thi hành hiệp định đình chiến, củng cố hoà

bình và tiến tới thực hiện thống nhất nước nhà bằng tổng tuyển cử tự do.

Hai là, củng cố miền Bắc về mọi mặt.

Ba là, giữ vững và đẩy mạnh cuộc đấu tranh chính trị của nhân dân miền

Nam.

Bốn là, thực hiện mở rộng và củng cố Mặt trận dân tộc thống nhất trong

toàn quốc.

Năm là, đẩy mạnh công tác ngoại giao, tăng cường đoàn kết hữu nghị với

các nước bạn và tranh thủ sự đồng tình và ủng hộ của nhân dân thế giới.

8 )

Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Văn kiện Đảng toàn tập,(tập 16) NXB ( nhà xuất bản),

Chính trị quốc gia, Hà Nội, str 207. 9 )

Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Văn kiện Đảng toàn tập,(tập 16) NXB ( nhà xuất bản),

Chính trị quốc gia, Hà Nội, str 207 – 208.

Son nha cau giay son nha long bien mau son gia da dep

12

Để đảm bảo thực hiện những nhiệm vụ trên, Hội nghị vạch rõ, cần phải tăng

cường và củng cố sự lãnh đạo của Đảng trên các mặt chính trị, tư tưởng, tổ chức;

cần chú trọng cải tiến tác phong và phương pháp lãnh đạo. Cụ thể:

Về lãnh đạo chính trị và tư tưởng, cần điều tra nghiên cứu thêm về tình hình

thực tế, tổng kết kinh nghiệm đặng bổ sung một số chính sách. Đồng thời lãnh đạo

các cấp, các ngành nghiêm chỉnh chấp hành các chính sách của Đảng và Chính

phủ.

Về mặt tư tưởng, giữ vững và bồi dưỡng ý chí chiến đấu, nâng cao công tác

tư tưởng và công tác lý luận lên một bước, kết hợp với việc giáo dục chính sách mà

nâng cao trình độ chính trị và lý luận của cán bộ, củng cố lập trường, trau dồi đạo

đức cách mạng, nâng cao ý thức tổ chức và kỷ luật của cán bộ và đảng viên.

Về mặt lãnh đạo tổ chức, cần đặc biệt chú ý vấn đề lựa chọn cán bộ và thực

hiện kiểm tra. Mạnh dạn đề bạt cán bộ, bồi dưỡng cán bộ (nhất là cán bộ công,

nông), lựa chọn cán bộ cho thích hợp với từng công tác. Thực hiện việc thống nhất

quản lý cán bộ. Cần lập Ban kiểm tra Trung ương và ngành nào cũng phải tự tổ

chức việc kiểm tra của mình để kiểm tra việc thi hành những chính sách của Đảng

và Chính phủ.

Về tác phong và phương pháp lãnh đạo, cần thực hiện việc lãnh đạo tập thể

và dân chủ, trên cơ sở tập thể và dân chủ mà thống nhất và tập trung lãnh đạo, cá

nhân phụ trách; mở rộng phê bình và tự phê bình, nhất là phê bình từ dưới lên.

Khắc phục tư tưởng chủ quan, tự mãn và tác phong quan liêu, sự vụ. Thực hiện lối

làm việc có kế hoạch, có trọng tâm, sát thực tế, sát quần chúng.

Như vậy, xuất phát từ thực tế ( đặc điểm chính trị xã hội miền Nam, so sánh

tương quan lực lượng giữa ta và địch…) và những quy định cụ thể của hiệp định

Gơnevơ, Thông qua các Hội Nghị Hội nghị Ban chấp hành Trung ương lần thứ sáu

13

mở rộng từ ngày 15 đến ngày 17 – 7 – 1954, Nghị quyết Bộ chính trị 9/ 1954, Hội

nghị lần thứ bảy (mở rộng) Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá II từ ngày 3

đến ngày12 – 3 – 1955, Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng

khóa II từ ngày 13 đến ngày 20 – 8 – 1955, Hội nghị lần thứ 10 (mở rộng) Ban

chấp hành Trung ương Đảng khoá II từ ngày 25 – 8, đến ngày 5 – 10 – 1956. Đảng

ta chủ trương chuyển từ đấu tranh vũ trang chống pháp sang đấu tranh bằng

phương pháp hòa bình, đấu tranh chính trị không vũ trang để thi hành hiệp định

Giơnevơ, vừa khéo che giấu và gìn giữ lực lượng cách mạng.

Trước những tính hình Mỹ - Diệm tăng cường các thủ đoạn “ tố cộng, diệt

cộng” để tiêu diệt lực lượng cách mạng miền Nam. Bọn chúng khủng bố, đàn áp,

vô cùng dã man đối với những người yêu nước và kháng chiến cũ cùng với gia

định của họ. Để che giấu bộ mặt thật của chủ nghĩa thực dân mới, chúng thực hiện

chính sách lừa mị dân miền Nam như: “ cải cách điền địa”, “ trưng cầu dân ý”, “

cộng đồng dân tiến”. Nhưng phong trào đấu tranh của nhân dân miền Nam vẫn tiếp

tục phát triển, để giành thắng lợi Mỹ - Diệm thực hiến phát xít hóa các chính sách

chống cộng diệt cộng, đặt biệt chúng ban hành và thi hành luật 10/59 hết sức dã

man. Bằng các hành động trên, Mỹ - Diệm bộ lộ rõ bản chất phản động của chúng,

phơi bày bộ mặt thật chủ nghĩa thực dân kiểu mới mà chúng che đậy.

Tháng 6/ 1956, Bộ chính trị ra “ Nghị quyết về tính chất, nhiệm vụ, phương

châm của cách mạng miền Nam”. Nghị quyết vạch rõ: “ hình thức đấu tranh của ta

trong toàn quốc hiện nay là đấu tranh chính trị, không phải đấu tranh vũ trang

nhưng cần cũng cố các lực lượng vũ trang và bán vũ trang hiện có, xây dựng các

căn cứ làm chỗ dựa, xây dựng cơ sở quần chúng vững mạnh làm điều kiện cơ bản

để duy trì và phát triển lực lượng vũ trang, tổ chức tự vệ trong quần chúng và giải

14

thoát cán bộ khi cần thiết…”10

Bộ chính trị nhấn mạnh củng cố Đảng ở miền Nam

là công tác trọng tâm, có tính chất quyết định đối với phong trào cách mạng. Phải

nắm vững phương châm tinh giản, bí mật, trọng chất lượng hơn số lượng…

Trước tình hình địch không chịu thực hiện tổng tuyển cử tự do, thống nhất

đất nước, đồng chí Lê Duẩn, ủy viên Bộ chính trị, Bí thư xứ ủy và một số đồng chí

trong xứ ủy Nam Bộ đã soạn thảo “ Đề cương về đường lối cách mạng miền Nam”

đề cương đã được thảo luận và thông qua tại Hội Nghị xứ ủy Nam Bộ vào cuối

năm 1956. Đề cương chỉ rõ:

Vì sao không có tổng tuyển cử tự do như hiệp định Giơnevơ quy định, đồng

thời phân tích tính chất xã hội miền Nam cùng những mâu thuẫn của nó và xu thế

phát triển tất yếu của cách mạng. Đề cương, “một mặt xác định cách mạng Việt

Nam phải tiến hành đồng thời hai chiến lược cách mạng ở hai miền và mối quan

hệ của cuộc cách mạng đó, mặt khác khẳng định hiện chúng ta phải chọn con

đường hòa bình, vì con đường đó có khả năng đi đến thắng lợi, song giữ vững

ngọn cờ hòa bình không có nghĩa là vấn đề vũ trang khởi nghĩa cũng như chiến

tranh chống xâm lược không đặt ra khi tình hình thay đổi. Trong đấu tranh chính

trị có vũ trang tự vệ, nhưng không phải là vũ trang toàn diện, việc tổ chức vũ trang

tự về là nhằm bảo vệ cơ sở, bảo toàn lực lượng”11

… đề cương cách mạng miền

Nam của xứ ủy Nam Bộ đã góp phần chuẩn bị cơ sở lý luận tư tưởng chỉ đạo cho

đường lối đấu tranh cách mạng miền Nam trong những năm tiếp theo.

10 )

Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Văn kiện Đảng toàn tập,(tập 17) NXB ( nhà xuất bản),

Chính trị quốc gia, Hà Nội, str 255. 11 )

Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh ( khu vực II), Khoa lịch sử Đảng ( 2006), đề cương

bài giảng Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam, NXB ( nhà xuất bản), lý luận chính trị, str 80.

Bang mau son dau | tuổi thọ của trần thạch cao

15

1.2.2. Đại hội, hội nghị lãnh đạo kháng chiến của Đảng trong thời kỳ chuyển

từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công

1.2.2.1. Hội nghị ban chấp hành trung ương Đảng lần thứ 15

Từ những năm 1957 – 1959, nhân dân miền Nam đã tiến hành cuộc đấu

tranh đầu gian khổ, hy sinh lớn để bảo toàn lực lượng và phong trảo cách mạng,

nhiều cán bộ đảng viên và quần chúng nêu cao khí phách anh hùng, dũng cảm hy

sinh cho sự nghiệp giải phóng miền Nam. Đứng trước tình hình đó Hội nghị ban

chấp hành trung ương lần thứ 15 ( khóa II), họp từ ngày 12 đến ngày 22 – 1 – 1959

(đợt 1) và ( đợt 2) họp từ ngày 10 – 15 tháng 7 năm 1959. Chủ tịch Hồ Chí Minh

khai mạc và tổng kết hội nghị suốt hai đợt họp và đề nghị các đại biểu thẳng thắn

nêu rõ ý kiến của mình. Người khẳng định: “ hòa bình thống nhất nước nhà là

nguyện vọng tha thiết của toàn dân, vì vậy phải tranh thủ mọi thời cơ để thống nhất

đất nước một cách hòa bình. Vũ trang đấu tranh là đều mà toàn dân ta buộc phải

thực hiện một khi không có con đường nào khác. Người đề ngị phải nhận rõ quan

điểm xây dựng và phát triển miền Bắc làm cơ sở cho cách mạng giải phòng miền

Nam, thống nhất đất nước. Người cũng yêu cầu phải hết sức chú trọng các quan

điểm đoàn kết thực tiễn, độc lập, tự chủ, sáng tạo, kiên định, dân chủ và dân tộc.

Nửa cuối năm 1959, Nghị quyết chính thức của hội nghị trung ương lần thứ

15 ( mở rộng) về tăng cường đoàn kết, kiên quyết đấu tranh giữ vững hòa bình,

thực hiện thống nhất nước nhà, đã hoàn chỉnh và đi vào thực tiễn cách mạng.

Nghị quyết xác định nhiệm vụ chung của cách mạng Việt Nam giai đoàn này

là: “cách mạng Việt Nam do Đảng ta lãnh đạo bao gồm hai nhiệm vụ chiến lược:

cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở

miền Nam. Hai nhiệm vụ chiến lược đó tuy tính chất khác nhau, nhưng quan hệ

hữu cơ với nhau, song song tiến hành, ảnh hưởng sâu sắc lẫn nhau, trợ lực mạnh

16

mẽ cho nhau, nhằm phương hướng chung là giữ vững hoà bình, thực hiện thống

nhất nước nhà, tạo điều kiện thuận lợi để đưa cả nước Việt Nam tiến lên chủ nghĩa

xã hội. Vì vậy, Hội nghị Trung ương đề ra nhiệm vụ chung của cách mạng Việt

Nam trong giai đoạn hiện nay là: Tăng cường đoàn kết toàn dân, kiên quyết đấu

tranh để giữ vững hoà bình; thực hiện thống nhất nước nhà trên cơ sở độc lập và

dân chủ, hoàn thành nhiệm vụ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả

nước; ra sức củng cố miền Bắc và đưa miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội; xây

dựng một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh;

tích cực góp phần bảo vệ hoà bình ở Đông Nam Á và thế giới”12

.

Trên cơ sở phân tích thái độ các giai cấp ở miền Nam, Hội nghị Trung ương

lần thứ 15 đề ra nhiệm vụ cách mạng Việt Nam ở miền Nam như sau:

Thứ nhất, “nhiệm vụ cơ bản là giải phóng miền Nam khỏi ách thống trị của

đế quốc và phong kiến, thực hiện độc lập dân tộc và người cày có ruộng, hoàn

thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam, xây dựng một nước Việt

Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh”13

.

Thứ hai, “nhiệm vụ trước mắt là đoàn kết toàn dân, kiên quyết đấu tranh

chống đế quốc Mỹ xâm lược và gây chiến, đánh đổ tập đoàn thống trị độc tài Ngô

Đình Diệm, tay sai của đế quốc Mỹ, thành lập một chính quyền liên hợp dân tộc

dân chủ ở miền Nam, thực hiện độc lập dân tộc và các quyền tự do dân chủ, cải

thiện đời sống của nhân dân, giữ vững hoà bình, thực hiện thống nhất nước nhà

12 )

Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Văn kiện Đảng toàn tập,(tập 20) NXB ( nhà xuất bản),

Chính trị quốc gia, Hà Nội, str 63. 13 )

Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Văn kiện Đảng toàn tập,(tập 20) NXB ( nhà xuất bản),

Chính trị quốc gia, Hà Nội, str 81.

17

trên cơ sở độc lập và dân chủ, tích cực góp phần bảo vệ hoà bình ở Đông Nam Á

và thế giới”14

.

Trước những nhiệm vụ cơ bản của cách mạng miền Nam, Hội nghị ban chấp

hành trung ương lần thứ 15 cũng đề ra phương hướng phát triển của cách mạng ở

miền Nam như sau:Vì chế độ miền Nam là một chế độ thực dân và nửa phong kiến

cực kỳ phản động và tàn bạo, vì chính quyền miền Nam là chính quyền đế quốc và

phong kiến độc tài, hiếu chiến, cho nên ngoài con đường cách mạng, nhân dân

miền Nam không có con đường nào khác để tự giải phóng khỏi xiềng xích nô lệ.

Chỉ có sự thắng lợi của cách mạng mới chấm dứt cảnh cùng khổ của nhân dân

miền Nam, mới triệt để đánh bại mọi chính sách nô dịch, chia cắt và gây chiến của

đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai ở miền Nam. Cách mạng Việt Nam ở miền Nam nói

chung không thể đi ra ngoài quy luật chung của cách mạng ở các nước thuộc địa và

nửa thuộc địa từ trước đến nay, cho nên con đường phát triển cơ bản của cách

mạng Việt Nam ở miền Nam là khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân.

Theo tình hình cụ thể và yêu cầu hiện nay của cách mạng thì con đường đó là:“lấy

sức mạnh của quần chúng, dựa vào lực lượng chính trị của quần chúng là chủ yếu,

kết hợp với lực lượng vũ trang để đánh đổ quyền thống trị của đế quốc và phong

kiến, dựng lên chính quyền cách mạng của nhân dân”15

. Đó là mục tiêu phấn đấu

của nhân dân miền Nam hiện nay. Vì chế độ thống trị của Mỹ - Diệm dựa vào vũ

lực để tồn tại, mà chúng ta thì phải dựa vào lực lượng quần chúng, lấy lực lượng

quần chúng đánh đổ chúng, cho nên muốn đạt được mục tiêu đó, “cần phải có một

quá trình đấu tranh lâu dài và gian khổ, phải tích cực xây dựng, củng cố và phát

14 )

Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Văn kiện Đảng toàn tập,(tập 20) NXB ( nhà xuất bản),

Chính trị quốc gia, Hà Nội, 81 – 82.

15 ) Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Văn kiện Đảng toàn tập,(tập 20) NXB ( nhà xuất bản),

Chính trị quốc gia, Hà Nội, str 82.

18

triển lực lượng cách mạng, thì mới có thể có điều kiện nắm lấy thời cơ thuận lợi và

giành lấy thắng lợi cuối cùng”16

.

Hội nghị ban chấp hành trung ương lần thứ 15 dự kiến: “Trong quá trình

tiến hành đấu tranh cách mạng chống Mỹ - Diệm, cũng có thể nảy ra những hình

thức quá độ nhằm phục vụ cho đấu tranh thực hiện thống nhất nước nhà, như đặt

quan hệ kinh tế, văn hoá, đi lại, v.v. giữa hai miền Nam - Bắc mà Cương lĩnh Mặt

trận Tổ quốc Việt Nam đã đề ra. Chúng ta cần tranh thủ và triệt để sử dụng các

hình thức ấy để đưa cách mạng tiến lên, thực hiện thống nhất trên cơ sở độc lập và

dân chủ”17

.

Tình hình cũng có thể diễn biến phức tạp khi phong trào cách mạng đã đánh

đổ chính quyền Mỹ - Diệm. Để tránh bớt những khó khăn không cần thiết cho cách

mạng, triệt để lợi dụng mâu thuẫn trong phe đế quốc, phân hoá hàng ngũ kẻ thù và

cô lập cao độ đế quốc Mỹ, thì trên bước đường tiến lên của cách mạng việc thành

lập một chính quyền liên hợp dân tộc dân chủ rộng rãi bao gồm đại biểu các giai

cấp và tầng lớp chống Mỹ - Diệm là cần thiết. Nhưng điều căn bản là Đảng phải

giữ vững vai trò lãnh đạo và nắm chặt cơ sở quần chúng. Các chính sách nội trị và

ngoại giao của chính quyền đó cần một mặt nhằm đưa cách mạng tiến lên, mặt

khác phải nhằm triệt để cô lập đế quốc Mỹ và tay sai.

Nhưng đế quốc Mỹ là đế quốc hiếu chiến nhất, cho nên trong những điều

kiện nào đó, cuộc khởi nghĩa của nhân dân miền Nam cũng có khả năng chuyển

thành cuộc đấu tranh vũ trang trường kỳ. Trong tình hình đó, cuộc đấu tranh sẽ

chuyển sang một cục diện mới:“đó là chiến tranh trường kỳ giữa ta và địch, và

16 )

Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Văn kiện Đảng toàn tập,(tập 20) NXB ( nhà xuất bản),

Chính trị quốc gia, Hà Nội, str 82. 17 )

Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Văn kiện Đảng toàn tập,(tập 20) NXB ( nhà xuất bản),

Chính trị quốc gia, Hà Nội, str 84.

19

thắng lợi cuối cùng nhất định về ta. Trong khi lãnh đạo, Đảng ta phải thấy trước

khả năng ấy để chuẩn bị chu đáo và chủ động đối phó trong mọi tình thế”18

.

Từ đó hội nghị ban chấp hành trung ương lần thứ 15 chĩ rõ phương hướng và

yêu cầu ở miền Nam:

“Để đảm bảo cho cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam

thành công, sự lãnh đạo của một đảng Mác-Lênin vững mạnh là một nhân tố quyết

định. Không ngừng củng cố và phát triển Đảng, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng,

tăng cường mối quan hệ khăng khít giữa Đảng và quần chúng, đó là vấn đề chủ

yếu có tính chất quyết định cho sự thắng lợi của cách mạng”19

.

“Đảng phải đẩy mạnh công tác dân vận, tiến tới thành lập một Mặt trận dân

tộc thống nhất chống Mỹ - Diệm thật rộng rãi lấy liên minh công nông làm cơ sở,

bao gồm tất cả những lực lượng yêu nước ở miền Nam, tranh thủ mọi người có thể

tranh thủ được, ngay cả những phần tử có khuynh hướng chống Mỹ - Diệm trong

chính quyền của đối phương. Đảng phải xúc tiến đặc biệt công tác binh vận, kiên

trì, bí mật và khéo léo đi sâu tranh thủ cho được đa số binh lính đồng tình với cách

mạng, tiến tới xây dựng khối công nông binh liên hiệp”20

.

Về mặt sách lược:“trong tình hình phức tạp của cách mạng ở miền Nam,

Đảng phải theo dõi sát phong trào, nắm vững tình hình, đánh giá đúng lực lượng

so sánh giữa ta và địch, dự đoán đúng chuyển biến của phong trào, để định hình

thức đấu tranh và hình thức tổ chức cho thích hợp và kịp thời. Phải biết triệt để lợi

dụng mâu thuẫn nội bộ của chế độ Mỹ - Diệm, luôn luôn chủ động và tranh thủ

18 )

Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Văn kiện Đảng toàn tập,(tập 20) NXB ( nhà xuất bản),

Chính trị quốc gia, Hà Nội, str 85. 19 )

Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Văn kiện Đảng toàn tập,(tập 20) NXB ( nhà xuất bản),

Chính trị quốc gia, Hà Nội, str 85 20 )

Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Văn kiện Đảng toàn tập,(tập 20) NXB ( nhà xuất bản),

Chính trị quốc gia, Hà Nội, str 85 – 86.

20

thêm bạn, bớt thù, làm cho hàng ngũ cách mạng ngày càng lớn mạnh, thế lực của

địch ngày càng suy yếu và bị động”.

“Trong công tác, phải làm cho tổ chức của Đảng không ngừng ăn sâu trong

quần chúng, bám chặt vào quảng đại quần chúng; nắm vững các phương châm

khéo công tác, khéo che giấu lực lượng, bảo tồn cơ sở và tích trữ lực lượng để có

thể đấu tranh lâu dài và giành thắng lợi cuối cùng, càng đấu tranh càng mở rộng

cơ sở và mở rộng phong trào, chứ không thể làm tiêu hao lực lượng và bó hẹp

phong trào, phải khéo kết hợp các hình thức đấu tranh hợp pháp, nửa hợp pháp và

không hợp pháp; tuỳ nơi tuỳ lúc phải biết khéo kết hợp các khẩu hiệu kinh tế, văn

hoá với khẩu hiệu chính trị; khéo kết hợp các hình thức đấu tranh chính trị với vũ

trang tuyên truyền, vũ trang tự vệ; phải phối hợp chặt chẽ phong trào ở thành thị,

ở nông thôn và vùng căn cứ, phong trào ở miền Nam và ở miền Bắc, phong trào

trong nước với phong trào cách mạng thế giới. Việc nắm lấy thời cơ cách mạng là

vấn đề rất quan trọng cho sự thành công của cách mạng, nắm không kịp thời cơ

hoặc đi quá sớm cũng đều đưa đến tổn thất cho cách mạng. Để có thể sử dụng

được thời cơ, vấn đề căn bản là phải tích cực xây dựng cơ sở, bảo tồn cơ sở, tích

trữ lực lượng, phát triển phong trào và cô lập kẻ địch”21

.

Trong các công tác và phương châm nói trên, cần phải nắm vững mấy công

tác chính là:“không ngừng củng cố và phát triển Đảng, đẩy mạnh công tác dân

vận, không ngừng củng cố và mở rộng Mặt trận dân tộc thống nhất, xúc tiến đặc

biệt công tác binh vận”22

.

Đặt biệt là vấn đề mặt trận dân tộc thống nhất ở miền Nam – một trong

những nội dung cơ bản phần thứ hai của nghị quyết 15:

21 )

Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Văn kiện Đảng toàn tập,(tập 20) NXB ( nhà xuất bản),

Chính trị quốc gia, Hà Nội, 86. 22 )

Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Văn kiện Đảng toàn tập,(tập 20) NXB ( nhà xuất bản),

Chính trị quốc gia, Hà Nội, str 87.

21

Củng cố hoà bình, thực hiện thống nhất, hoàn thành độc lập và dân chủ trong

cả nước là nhiệm vụ chung của toàn Đảng và toàn dân ta. Nhưng vì nhiệm vụ cơ

bản của mỗi miền khác nhau, cho nên nhiệm vụ, tính chất, thành phần Mặt trận ở

mỗi miền có chỗ khác nhau. Vì vậy, cần có Mặt trận riêng cho miền Nam.

Cách mạng Việt Nam ở miền Nam hiện nay là cách mạng dân tộc dân chủ

nhân dân, cho nên Mặt trận ở miền Nam hiện nay có tính chất dân tộc dân chủ,

nhằm tập hợp tất cả các lực lượng chống đế quốc và phong kiến. Thành phần của

nó bao gồm bốn giai cấp trong nhân dân miền Nam (giai cấp công nhân, giai cấp

nông dân, giai cấp tiểu tư sản, giai cấp tư sản dân tộc) và những nhân sĩ yêu nước,

lấy liên minh công nông làm cơ sở, và do Đảng ta lãnh đạo. Đối với địa chủ và tư

sản mại bản, cần phải phân hoá cao độ, lôi kéo những phần tử chống Mỹ - Diệm,

trung lập những phần tử lừng chừng, để cô lập hơn nữa bọn tư sản mại bản thân

Mỹ và bọn địa chủ phản động nhất, ngoan cố theo Mỹ - Diệm.

Trong tình hình cụ thể hiện nay, để phân hoá triệt để, cô lập và đánh bại kẻ

thù cụ thể trước mắt và nguy hiểm nhất là Mỹ - Diệm, Mặt trận dân tộc thống nhất

ở miền Nam phải rất rộng rãi, phải đoàn kết tất cả các dân tộc đa số và thiểu số, các

đảng phái, các tôn giáo và những cá nhân yêu nước, đoàn kết với ngoại kiều, đặc

biệt là Hoa kiều; không phân biệt chủng tộc, tôn giáo, chính kiến, điều cốt yếu là

chống Mỹ - Diệm, tán thành tự do dân chủ, cải thiện dân sinh và hoà bình thống

nhất Việt Nam. Phải tranh thủ đoàn kết mọi người có thể đoàn kết được, phải trung

lập mọi người có thể trung lập được, kể cả những người có ít nhiều khuynh hướng

chống Mỹ - Diệm trong chính quyền miền Nam, đặc biệt chú ý những tầng lớp bên

dưới trong các cơ quan hành chính và quân đội miền Nam.

Khuynh hướng hoà bình trung lập là một khuynh hướng chính trị đang bắt

đầu nảy nở trong một số tư sản dân tộc và trí thức lớp trên ở miền Nam, cho nên

22

cần phải chú ý tranh thủ và sử dụng khuynh hướng chính trị này để mở rộng mặt

trận chống Mỹ - Diệm. Đảng ta phải theo dõi sát tình hình trong nước và các mặt

phát triển hiện nay của thế giới, để có thể chủ động sử dụng khuynh hướng ấy một

cách có lợi nhất cho cách mạng.

Cách mạng ở miền Nam phải có chính sách đúng đắn đối với các dân tộc

thiểu số để phá âm mưu xây dựng căn cứ quân sự của địch và phá chính sách chia

rẽ dân tộc của địch, để mở rộng Mặt trận dân tộc thống nhất ở miền Nam.

Mặt trận ở miền Nam phải nhằm tập hợp mọi lực lượng nhân dân miền Nam

chung quanh các yêu cầu cấp bách nhất ở miền Nam hiện nay là:

Đòi hoà bình, chống chính sách gây chiến của Mỹ - Diệm.

Đòi thống nhất nước nhà, chống chính sách chia cắt của Mỹ - Diệm.

Đòi độc lập, dân chủ, chống chính sách nô dịch và độc tài hung bạo của

Mỹ - Diệm.

Đòi an ninh, đòi tôn trọng tính mạng, tài sản của nhân dân, chống chính

sách càn quét, khủng bố của Mỹ - Diệm.

Đòi cải thiện đời sống nhân dân: công nhân có công ăn việc làm, nông

dân được giảm tô, giảm tức và tiến tới người cày có ruộng, binh lính

được tăng lương và đối đãi tử tế; chống chế độ độc quyền công thương

nghiệp của tập đoàn thống trị, bảo vệ nội hoá, đòi xây dựng một nền kinh

tế độc lập, tự chủ.

Để nêu rõ những yêu cầu trên đây, Mặt trận ở miền Nam cần phải có một

bản cương lĩnh cụ thể, và phải đề ra những khẩu hiệu thiết thực, phù hợp với tình

hình từng nơi, từng lúc để động viên và tập hợp quảng đại quần chúng, thống nhất

hành động chống Mỹ - Diệm trong mọi trường hợp cụ thể, từ thấp đến cao.

23

Mặt trận miền Nam tuy là riêng cho miền Nam, không nằm trong Mặt trận

Tổ quốc Việt Nam, nhưng phải cùng thực hiện mục tiêu chung với Mặt trận Tổ

quốc là nhằm xây dựng một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ

và giàu mạnh và thực tế phải do Đảng ta lãnh đạo.

Như vậy, Đảng ta đang đứng trước những nhiệm vụ cách mạng rất nặng nề

nhưng rất vẻ vang: tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, đồng thời

đẩy mạnh cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam, thực hiện thống nhất

nước nhà trên cơ sở độc lập và dân chủ, tạo điều kiện cho cả nước tiến lên chủ

nghĩa xã hội. Và có thể nói Nghị quyết Hội nghị lần thứ 15 Ban chấp hành Trung

ương đã mở đường cho nhân dân miền Nam đứng lên đấu tranh chính trị kết hợp

với đấu tranh vũ trang để chuyển cách mạng sang giai đoạn mới.

1.2.2.2. Đại Hội Đảng lần thứ III(9/ 1960)

Từ khi hòa bình lập lại, miền Bắc được hoàn toàn giải phóng, cách mạng

Việt Nam đã chuyển sang giai đoạn mới dưới sự lãnh đạo của Đảng miền Bắc đang

tiến hành những bước vững chắc lên chủ nghĩa xã hội, tăng cường lực lượng về

mọi mặt, trở thành thành trì của cách mạng cả nước. Trong khi đó thì đế quốc Mỹ

và bọn Ngô Đình Diệm dựng kên ở miền Nam một chính quyền độc tài và hiếu

chiến biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới và căng cứ quân sự củ đế quốc Mỹ.

Sự nghiệp thống nhất nước nhà của nhân dân ta đang bị chúng cản trở và phá hoại.

Cho nên cách mạng việt Nam giai đoạn này có hai nhiệm vụ chiến lược:

Một là, tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc.

Hai là, giải phóng miền Nam khỏi ách thống trị của đế quốc Mỹ và bọn tay

sai, thực hiện thống nhất nước nhà, hoàn thành độc lập và dân chủ trong cả nước.

24

Hai nhiệm vụ chiến lược ấy có quan hệ mất thiết với nhau và có tác dụng

thúc đẩy lẫn nhau.

Đưa miền Bắc tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội là một nhiệm vụ tất yếu

sau khi đã hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân. Đưa miền Bắc tiến lên

xây dựng chủ nghĩa xã hội, làm cho miền Bắc được ngày càng vững mạnh về mọi

mặt thì còn có lợi cho cách mạng giải phóng miền Nam, cho sự phát triển của cách

mạng trong cả nước, cho việc gìn giữ và cũng cố hòa bình ở Đông Dương, Đông

Nam – Á, và thế giới. Vì vậy, tiến hành cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền

Bắc là nhiệm vụ quyết định nhất đối với sự phát triển của toàn bộ cách mạng Việt

Nam, đối với sự nghiệp thống nhất nước Nhà. Cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa ở

miền Bắc tiến hành trong khi ở miền Nam phải ra sức tập hợp mọi lực lượng dân

tộc và dân chủ, mở rộng và cũng cố khối đoàn kết dân tộc, cô lập đế quốc Mỹ và

bọn tay sai của chúng, thúc đẩy sự nghiệp đấu tranh củng cố hòa bình, thống nhất

tổ quốc. Vì vậy phương châm tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc là:

“xây dựng miền Bắc, chiếu cố miền Nam”23

.

Trong sự nghiệp hoàn thành cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân trong cả

nước, thực hiện thống nhất nước nhà, đồng bào ta ở miền Nam có nhiệm vụ trực

tiếp đánh đổ thống trị của đế quốc Mỹ và bọn tay sai của chúng để giải phóng miền

Nam. Cuộc đấu tranh cách mạng của đồng bào miền Nam còn có tác dụng ngăn

chặng âm mưu của Mỹ - Diệm gây lại chiến tranh, tích cực giữ gìn hòa bình ở

Đông Dương, Đông Nam Á và thế giới.

Nhiệm vụ cách mạng ở miền Bắc và nhiệm vụ cách mạng ở miền Nam thuộc

hai chiến lược khác nhau, mỗi nhiệm vụ nhằm giải quyết yêu cầu cụ thể của mỗi

miền trong hoàng cảnh nước nhà tạm bị chia cắt, hai nhiệm vụ đó nhằm giải quyết

23 )

Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Văn kiện Đảng toàn tập,(tập 21) NXB ( nhà xuất bản),

Chính trị quốc gia, Hà Nội, str 917.

25

mâu thuẫn chung của cả nước giữa nhân dân ta với đế quốc Mỹ và bọn tay sai của

chúng, thực hiện mục tiêu chung trước mắt là hòa bình thống nhất tổ quốc.

Phân tích tình hình đất nước ta tạm thời bị chia làm 2 miền, có hai chế độ

khác nhau, Đại hội III xác định Nhiệm vụ cách mạng của cách mạng Việt Nam

trong giai đoạn hiện nay là: “tăng cường đoàn kết toàn dân, kiên quyết đấu tranh

giữ vững hòa bình, đẩy mạnh cách mạng xã hội chủ nghĩa miền Bắc, đồng thời đẩy

mạnh cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam, thực hiện thống nhất

nước nhà trên cơ sở độc lập và dân chủ, xây dựng một nước Việt Nam hoà bình,

thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, thiết thực góp phần tăng cường phe xã

hội chủ nghĩa và bảo vệ hoà bình ở Đông Nam Á và thế giới”.

Ở miền Nam chế độ thực dân và nửa phong kiến là trở lực ngăn cản sự

nghiệp hòa bình, thống nhất của dân tộc ta, là nguồn gốc của mọi nỗi đau đớn, khổ

cực đồng bào ta ở miền Nam. Cho nên nhiệm vụ cơ bản của miền Nam là: “ giải

phóng miền Nam khỏi ách thống trị của đế quốc và phong kiến, thực hiện độc lập

dân tộc và người cày có ruộng, góp phần xây dựng một nước Việt Nam hòa bình,

thống nhất, độc lập dân chủ và giàu mạnh”.

Hiện nay, ở miền Nam, mâu thuẫn sâu sắc nhất là mâu thuẫn giữa một bên là

nhân dân miền Nam bao gồm giai cấp công nhân, giai cấp nông dân, giải cấp tiểu

tư sản, giai cấp tư sản dân tộc, các tầng lớp và cá nhân yêu nước khác, và một bên

là đế quốc Mỹ và bọn tay sai của chúng gồm những bạn thân Mỹ phản động nhất

trong giai cấp địa chủ và tư sản mại bản. Chính vì vậy mà nhiệm vụ trước mắt của

cách mạng miền Nam là: “đoàn kết toàn dân, kiên quyết đấu tranh chống đế quốc

Mỹ xâm lược gây chiến, đánh đỗ tập đoàn thống trị Ngô Đình Diệm và tay sai của

đế quốc Mỹ, thành lập một chính quyền liên hợp dân tộc dân chủ ở miền Nam, thực

hiện độc lập dân tộc, các quyền tự do dân chủ, cải thiện đời sống nhân dân, giữ

26

vững hòa bình, thực hiện thống nhất nước nhà trên cơ sở độc lập và dân chủ, tích

cực góp phần bảo vệ hòa bình ở Đông Nam Á – Thế giới”.

Đại hội III, nhận định cuộc đấu tranh cách mạng ở miền Nam là: “một quá

trình đấu tranh lâu dài, gian khổ, phức tạp, kết hợp nhiều hình thức đấu tranh linh

hoạt từ thấp đến cao, lấy việc xây dựng củng cố, phát triển lực lượng cách mạng

của quần chúng làm cơ sở”. Để đảm bảo cho cách mạng miền Nam giành được

toàn thắng, đồng bào ta ở miền Nam cần ra sức xây dựng khối công nông binh liên

hợp và thực hiện một mặt trận dân tộc thống nhất rộng rãi chống Mỹ - Diệm lấy

liên minh công – nông làm cơ sở.

Đai hội tin tưởng rằng đồng bào miền Nam sẽ tăng cường đoàn kết, tiếp tục

phát huy truyền thống chiến đấu anh dũng của dân tộc, hoàn thành thằng lợi nhiệm

vụ của cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam, luôn luôn xứng đáng là

thành đồng của tổ quốc. Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một, ý chí

thống nhất tổ quốc của nhân dân cả nước ta không bao giờ lay chuyển, cuối cùng

chúng ta nhất định sẽ thắng lợi.

1.2.2.3. Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá III,

tháng 12 – 1963, ra sức chiến đấu, tiến lên giành thắng lợi ở

miền Nam.

Cuối năm 1963, tình hình cách mạng thế giới có những thay đổi nhanh

chóng theo hướng có lợi cho nhân dân các nước, hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới

được thành lập sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai đã không ngừng lớn mạnh và

thu được nhiều thắng lợi quan trọng. Ở trong nước, quân và dân miền Nam đã vượt

qua khó khăn, làm thất bại từng bước chiến lược “chiến tranh đặc biệt” mà đế quốc

Mỹ đang tiến hành. Tình hình mới đặt ra những yêu cầu đòi hỏi Đảng ta phải có

những đối sách mới trong quan hệ với quốc tế và nhằm đẩy mạnh phong trào đấu

27

tranh cách mạng của nhân dân miền Nam. Vì vậy, tháng 12-1963, tại Hà Nội,

Trung ương Đảng đã triệu tập Hội nghị lần thứ chín. Hội nghị đã thông qua hai

Nghị quyết đó là: Nghị quyết Về tình hình thế giới và nhiệm vụ quốc tế của Đảng

ta và Nghị quyết Ra sức phấn đấu, tiến lên giành những thắng lợi ở miền Nam.

Hội nghị đánh giá kể từ năm 1961, khi đế quốc Mỹ tiến hành chiến lược

“chiến tranh đặc biệt” ở miền Nam, nhân dân miền Nam, dưới sự lãnh đạo của

Đảng, đã vượt qua nhiều khó khăn gian khổ, sáng tạo ra nhiều hình thức đấu tranh

phong phú và đã giành được nhiều thắng lợi. Cuối năm 1962, Kế hoạch Stalây -

Taylo của địch nhằm bình định miền Nam trong vòng 18 tháng đã bị thất bại.

Những thắng lợi quan trọng của quân và dân ta từ đầu năm 1963, làm cho tình hình

miền Nam có những biến đổi lớn.

Trước tình hình đó, Trung ương ra Nghị quyết Về ra sức phấn đấu tiến lên

giành những thắng lợi mới ở miền Nam nhằm “nói rõ thêm về triển vọng của

phong trào cách mạng miền Nam, về phương châm đấu tranh của đồng bào miền

Nam, đồng thời vạch ra phương hướng và nhiệm vụ tiến lên giành những thắng lợi

mới to lớn hơn nữa trong thời gian sắp tới”.

Sau khi phân tích những âm mưu và chủ trương của địch và những đặc điểm

tình hình của cuộc đấu tranh của nhân dân miền Nam, Nghị quyết chỉ rõ: “Chúng

ta cần phải và có khả năng kiềm chế và thắng địch trong loại “chiến tranh đặc

biệt”. Khả năng này sẽ tăng lên nhiều, nếu chúng ta kiên quyết chống đế quốc Mỹ

và tay sai, đồng thời có sách lược khôn khéo, biết lợi dụng hơn nữa mâu thuẫn

trong nội bộ địch, giữa đế quốc Mỹ và các đế quốc khác...”24

.

24 )

Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Văn kiện Đảng toàn tập,(tập 24) NXB ( nhà xuất bản),

Chính trị quốc gia, Hà Nội, str 819.

28

Hội nghị dự đoán Mỹ có khả năng đưa thêm quân vào đẩy mạnh cuộc chiến

tranh Việt Nam. Vì vậy: “... ta phải luôn luôn nâng cao cảnh giác và tích cực

chuẩn bị để sẵn sàng ứng phó nếu đế quốc Mỹ mạo hiểm mở rộng cuộc chiến tranh

ở miền Nam thành chiến tranh cục bộ”25

.

Từ phân tích so sánh lực lượng giữa ta và địch trong thời gian này, Hội nghị

vạch rõ phương hướng phát triển của cách mạng miền Nam là “... tổng công kích,

tổng khởi nghĩa sẽ là hướng phát triển tất yếu của cách mạng miền Nam để đạt tới

toàn thắng”26

. Tuy nhiên, có thể Mỹ đưa thêm quân vào miền Nam nhằm cứu vãn

tình thế. Vì vậy, “Cách mạng miền Nam cũng có khả năng phải thông qua một

bước quá độ với những hình thức và phương pháp đấu tranh phức tạp mới đạt

được thắng lợi hoàn toàn”27

.

Do đặc điểm của cuộc đấu tranh cách mạng miền Nam, Đảng ta chủ trương:

“phương châm chiến lược chung của cuộc chiến tranh cách mạng của nhân dân

miền Nam là chiến đấu lâu dài, dựa vào sức mình là chính; về phương châm đấu

tranh thì kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang”28

một cách linh hoạt

tuỳ theo từng vùng và từng thời kỳ khác nhau”, trong đó đấu tranh chính trị đóng

một vai trò rất cơ bản và rất quyết định; đấu tranh vũ trang đóng vai trò quyết định

25 )

Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Văn kiện Đảng toàn tập,(tập 24) NXB ( nhà xuất bản),

Chính trị quốc gia, Hà Nội, str 821.

26 )Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Văn kiện Đảng toàn tập,(tập 24) NXB ( nhà xuất bản),

Chính trị quốc gia, Hà Nội, str 822.

27 )Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Văn kiện Đảng toàn tập,(tập 24) NXB ( nhà xuất bản),

Chính trị quốc gia, Hà Nội, str 823.

28 ) Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Văn kiện Đảng toàn tập,(tập 24) NXB ( nhà xuất bản),

Chính trị quốc gia, Hà Nội, str 827.

29

trực tiếp29

. Hội nghị còn nhấn mạnh: trong khi vận dụng phương châm chiến lược

“cần phải thấm nhuần tư tưởng chỉ đạo chiến lược và chiến thuật: tích cực, chủ

động, linh hoạt và phối hợp chặt chẽ các mặt”30

.

Để tạo chuyển biến mới của tình hình, tiến lên giành thắng lợi lớn hơn nữa,

phương hướng cố gắng của chúng ta là: “Trong lúc kiên trì chiến đấu lâu dài, cần

tranh thủ thời cơ thuận lợi, tập trung lực lượng, quyết tâm giành cho được những

thắng lợi có tính chất quyết định trong mấy năm tới”31

.

Để đạt được phương hướng nỗ lực đó, nhiệm vụ chung trước mắt của ta là:

“động viên toàn Đảng, toàn dân vượt mọi khó khăn và trên cơ sở phát triển mạnh

mẽ hơn nữa ý thức giác ngộ chính trị của nhân dân, ra sức phấn đấu xây dựng lực

lượng chính trị và vũ trang (nhất là lực lượng vũ trang), làm thay đổi mau chóng

lực lượng so sánh giữa ta và địch theo chiều hướng có lợi cho ta; tích cực xây

dựng và mở rộng căn cứ địa, đặc biệt là ở những địa bàn chiến lược và cơ động

của quân chủ lực; tiến lên đánh tiêu diệt và làm tan rã từng bộ phận quân đội

địch; phá phần lớn các ấp chiến lược, làm chủ vùng rừng núi và phần lớn xã thôn

vùng đồng bằng, tạo điều kiện cho phong trào quần chúng đô thị nổi dậy mạnh mẽ,

đẩy chế độ của Mỹ và tay sai đến chỗ khủng hoảng sâu sắc hơn và mau suy sụp

29 )

Chú thích:

- Trong đó đấu tranh chính trị đóng một vai trò rất cơ bản và rất quyết định:

Thứ nhất, vì chổ mạnh căn bản của ta và chổ yếu căn bản của địch là chính trị.

Thứ hai, vì địch không thể không dùng thủ đoạn chính trị để mị dân.

Thứ ba, vì quần chúng nhân dân miền Nam đã có truyền thống và có kinh nghiệm đấu tranh

chính trị từ lâu.

- Đấu tranh vũ trang đóng vai trò quyết định trực tiếp

Một là, vì phải đấu tranh vũ trang mạnh thì mới phát huy ưu thế của quần chúng

Hai là, vì địch dùng quân sự làm thủ đoạn chính để duy trì sự thống trị của chúng và chiến

tranh phản cách mạng để chống lại nhân dân 30 )

Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Văn kiện Đảng toàn tập,(tập 24) NXB ( nhà xuất bản),

Chính trị quốc gia, Hà Nội, str 837. 31 )

Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Văn kiện Đảng toàn tập,(tập 24) NXB ( nhà xuất bản),

Chính trị quốc gia, Hà Nội, str 839.

30

hơn, làm cho phong trào giành được chủ động về chiến lược tạo ra thời cơ tốt để

giành những thắng lợi quyết định về ta”32

.

Trong nhiệm vụ trước mắt trên đây có hai nội dung chủ yếu và cũng là hai

mục tiêu chủ yếu mà ta phải quyết tâm thực hiện là:

Thứ nhất, tiêu diệt từng bộ phận quân đội địch, tạo điều kiện làm tan rã hoàn

toàn lực lượng quân sự, chỗ dựa chính của đế quốc Mỹ và tay sai ở miền Nam.

Thứ hai, làm thất bại kế hoạch gom dân, lập ấp chiến lược của địch, phá

phần lớn các ấp chiến lược, giành nhân lực, vật lực cho cách mạng, làm chủ rừng

núi và phần lớn đồng bằng.

Hai nhiệm vụ này, có quan hệ chặt chẽ với nhau và hỗ trợ lẫn nhau. Có tiêu

diệt sinh lực địch, làm tan rã từng bộ phận quân đội địch mới phá các ấp chiến lược

một cách nhanh chóng và có phá được phần lớn các ấp chiến lược mới tạo điều

kiện để tiêu hao và tiêu diệt nhiều sinh lực địch.

Để thực hiện nhiệm vụ chung trước mắt, Hội nghị đã vạch rõ những nhiệm

vụ cụ thể mà ta phải ra sức thực hiện:

Tác chiến để tiêu hao, tiêu diệt địch và làm tan rã từng bộ phận quân

địch.

Phá ấp chiến lược, xây dựng làng chiến đấu.

Xây dựng lực lượng vũ trang.

Đẩy mạnh phong trào đấu tranh chính trị, tăng cường lực lượng chính trị

và mở rộng Mặt trận dân tộc giải phóng.

Tăng cường công tác binh vận.

32 )

Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Văn kiện Đảng toàn tập,(tập 24) NXB ( nhà xuất bản),

Chính trị quốc gia, Hà Nội, str 839.

31

Xây dựng căn cứ địa và tăng cường công tác kinh tế, tài chính.

Tiếp tục tăng cường việc tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ và đoàn kết quốc

tế.

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng.

Hội nghị đã tiến hành bàn về nhiệm vụ của cách mạng miền Bắc. Hội nghị

nhấn mạnh: tiến hành cuộc chiến tranh cách mạng giải phóng miền Nam là nhiệm

vụ của cả nước, vì vậy không những Đảng bộ và nhân dân miền Nam phải có sự cố

gắng vượt bậc, mà Đảng bộ và nhân dân miền Bắc cũng phải có sự cố gắng vượt

bậc. “Vị trí của hai miền trong sự nghiệp cách mạng cả nước do Đại hội toàn quốc

lần thứ III của Đảng đã đề ra vẫn không thay đổi, nhưng đã đến lúc miền Bắc phải

tăng cường chi viện cho miền Nam hơn nữa; miền Bắc phải phát huy hơn nữa vai

trò căn cứ địa cách mạng toàn quốc của mình”33

.

Để thực hiện được điều đó thì: phải có sự chuyển mạnh về lãnh đạo đối với

nhiệm vụ ủng hộ và chi viện cách mạng miền Nam; phải giáo dục mạnh hơn nữa

cho cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân miền Bắc về nhiệm vụ của mỗi

người đối với cách mạng miền Nam để nâng cao tinh thần cách mạng, ý chí chiến

đấu, làm cho ai nấy đều hăng hái thi đua yêu nước, phấn khởi lao động, chịu đựng

khó khăn, gian khổ và khi cần thiết thì sẵn sàng hoàn thành nhiệm vụ của mình đối

với cách mạng miền Nam, bất kể trong điều kiện nào và dưới hình thức nào; phải

có kế hoạch chi viện cho miền Nam về mọi mặt, đáp ứng nhu cầu của cách mạng

miền Nam, phải không ngừng củng cố miền Bắc về mọi mặt, đồng thời khẩn

trương chuẩn bị để đánh bại hành động mở rộng chiến tranh xâm lược của địch;

phải tăng cường các cơ quan nghiên cứu giúp Trung ương chỉ đạo cách mạng miền

33 )

Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Văn kiện Đảng toàn tập,(tập 24) NXB ( nhà xuất bản),

Chính trị quốc gia, Hà Nội, str 860.

32

Nam, phải phối hợp các ngành có liên quan ở miền Bắc để phục vụ cách mạng

miền Nam tốt hơn.

Như vậy, nghị quyết Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng

khoá III về cách mạng miền Nam đánh dấu bước trưởng thành về lý luận và năng

lực tổ chức thực hiện của Đảng ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.

Nghị quyết của Hội nghị đã bổ sung và hoàn chỉnh đường lối cách mạng miền

Nam, chỉ đạo toàn dân ta đánh bại chiến lược “chiến tranh đặc biệt” của đế quốc

Mỹ và tay sai của Mỹ.

1.3. Kết quả thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng trong kháng chiến chống

Mỹ cứu nước giải phóng miền Nam

Chấp hành nghị quyết trung ương lần thứ VI, nghị quyết của bộ chính trị

9/1954, và Hội nghị lần thứ bảy (mở rộng) Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá

II từ ngày 3 đến ngày 12 – 3 – 1955, các Đảng bộ ở miền Nam tiến hành một loạt

các hoạt động rất khẩn trương và phức tạp, mở các đợt tuyên truyền giáo dục sâu

rộng về nghị quyết của Trung ương Đảng và lời kiêu gọi của chủ tịch Hồ Chí Minh

sau khi ký hiệp định Giơnevơ 1954 được ký kết trong toàn Đảng, toàn quân và toàn

dân tập trung lãnh đạo việc chuyển quân tập kết, chuyển hướng về tổ chức Đảng và

các đoàn thể quần chúng Trung kiên, bố trí cán bộ ở lại hoạt động, thực hiện việc

đổi vùng, cất giáu vũ khí, thực hiện chủ trương đưa Đảng vào hoạt động bí mật.

Trước tình hình đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai Ngô Đình Diệm ra sức xuyên

tạc và phá hoại một cách có hệ thống Hiệp định Giơnevơ, bộc lộ dã tâm chia cắt

lâu dài đất nước ta, và ráo riết chủng bị gây lại chiến tranh, các Đảng bộ ở miền

Nam đã lão đạo đồng bào ta tiến hành nhiều phong trào đấu tranh chính trị rộng

lớn xoay quanh mục tiêu đòi đối phương phải thực hiện nghiem chỉnh các điều

khoản đã ký trong hiệp định.

33

Hướng vào mục tiêu đó, mấy ngày sau khi ký hiệp định Giơnevơ, một tổ

chức rộng rãi lấy tên là phong trào bảo vệ hòa bình Sài Gòn chợ lớn ra đời. phần

đông những người đứng đầu phong trào là những tri thức tiến bộ, và có uy tín.

Nhiều khu phố, xí nghiệp, trường học cũng lập ra ủy ban để bảo vệ hòa bình của

mình. Phong trào được nhân dân hưởng ứng nhiệt liệt nên đã phát triển nhanh ở

một số tỉnh và thành phố khác.

Tiếp theo phong trào hòa bình Sài Gòn – Chợ Lớn là phong trào đấu tranh

đòi hiệp thương tổng tuyển cử, ngày 6/ 6/1955, 300 ngày tập kết chuyển quân

chấm dứt, chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa tuyên bố “ sẵn sàng mở hội nghị

hiệp thương với những nhà đương cục có thẩm quyền ở miền Nam bắt đầu từ ngày

20 / 7 / 1955 để bàn về vấn để tổng tuyển cử tự do trong toàn quốc vào tháng 7/

1956, theo những quy định mà hiệp định Giơnevơ đề ra.

Cùng với các phong trào đấu tranh chính trị rộng lớn được mọi người chú ý,

còn có những cuộc đấu tranh đòi dân sinh dân chủ, nhiều khi được kết hợp khéo

léo với các khẩu hiệu chính trị như đòi phải thực hiện các quyền tự do dân chủ cho

nhân dân miền Nam, chống bắt bớ trong những đợ tố cộng, chống bắt lính, chống

cưởng đoạt rộng đất, đòi giữ nguyên canh ruộng đất trong nông dân, đòi tăng

lương, chống xa thải các công nhân…v.v. các hình thức đấu tranh này cũng hết sức

quan trọng, lội kéo được hàng chục, hàng trăm vạn người tham gia, và cùng với

đấu tranh chính trị đã tạo thành một phong trào quần chúng mạnh mẽ.

Từ cuối năm 1956 trở đi, cho đến đầu năm 1959, tuy không còn có những

đợt đấu tranh chính trị rộng khắp đòi thi hành hiệp định Giơnevơ, chống tuyển cử

như trong những năm 1955 – 1956, nhưng lại có nhũng phong trào đấu tranh mạnh

mẽ của nhân dân miền Nam để bênh vững những quyền lợi thiết thực hàng ngày

như: ngày 1/ 5/ 1957 và năm 1958 là những ngày công nhân và lao động miền

34

Nam lên án chế độ bóc lột, đòi cơm áo, tự do và thống nhất, đồng thời biểu dương

lực lượng to lớn của mình trong ngày 1/5/1957, có hơn 20 van người Sài Gòn và

28 vạn người các tỉnh đinh biểu tình. Trong ngày 1/5/1958 có 50 vạn người tham

gia đấu tranh, mỗi ngành có bãn yêu sách riêng, hợp tính, hợp lý, do đại hội đại

biểu của mỗi ngành thông qua trước mũi súng của Mỹ - Diệm. Đã có nhiêu cuộc

đấu tranh tập thể và các vụ tranh chấp cá nhân của công nhân giành được thắng lợi.

phong trào đấu tranh “chống giải tỏa đô thành” cũng thu hút nhiều tầng lớp nhân

dân Sài Gòn tham gia. Như vậy, qua thời kỳ đấu tranh chính trị hết sức rộng lớn từ

tháng 7/ 1954 đến tháng năm 1959, mặt dù địch đánh phá điên cuồng, nhưng cách

mạng miền Nam vẫn đứng vững và giành được những thắng lợi có ý nghĩa.

Nghị quyết hội nghị lần thứ 15, của trung ương Đảng đưa vào miền Nam

như bó đuộc ném vào đống rơm khô, nhanh chóng gay thành đám cháy lớn. Cán

bộ, đảng viên và đồng bào miền Nam như mở cờ trong bụng, tiếp thu và thực hiện

nghị quyết đó một cách nhanh chóng và đầy sáng tạo, cục diện cách mạng miền

Nam nhờ đó mà biến chuyển hết sức mau lẹ, đánh dấu một phong trào “ đồng

khởi” hết sức tài tình của đồng bào miền Nam.

Ngọn cờ đầu của phong trào đồng khởi là Bến Tre, rồi sau đó lang rộng ra

các tỉnh khác như: Mỹ Tho, Tân An, Trà Vinh, Bạc Liêu, Rạch Giá, Châu Đốc,

Tây Ninh, pphong trào đồng khởi như nước vỡ bờ, lan nhanh khắp các tỉnh khác ở

Nam Bộ nhiều vùng ở Tây Nguyên và một số vùng ở miền Trung trung Bộ.

Bằng gậy gộc, giáo Mác lực lượng quần chúng được sự lãnh đạo của các

Đảng bộ địa phương ở miền Nam với khí thế sôi sục cách mạng đã uy hiếp tinh

thần của địch, cướp súng địch vũ trang cho mình. Dựa vào uy thế cách mạng của

quần chúng lực lượng thanh niên và lực lượng vũ trang đã tiến hành diệt tề, trừ

35

gian, đánh vào những đơn vị gian ác, những tên tưởng đồn, xếp bốt có nhiều nợ

máu. Cuộc nổi dậy bất ngờ làm cho kẻ địch lang mang hoảng lạn.

Phong trào đồng khởi năm 1960 dựa vào bạo lực cách mạng của quần chúng

tiến công bất ngờ và dồn dập và mãnh liệt vào khâu yếu nhất của địch là chính

quyền cơ sở ở nông thôn, đánh dấu một bước phát triển quan trọng, có tính chất

nhảy vọt, của cách mạng miền Nam. Phong trào đã lan rộng, phá vỡ từng mãn lớn

hệ thống chính quyền địch ở nông thôn Nam Bộ và núi rừng miền Trung, làm thất

bại chiến lược chiến tranh một phía của kẻ thù, đánh dấu bước phát triển nhảy vọt

của cách mạng miền Nam từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công.

Từ năm 1961 – 1965, thực hiện nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần

thứ III ( 9/ 1960), và nghị quyết lần thứ 9, của ban chấp hành trung ương Đảng

(1963), phong trào đấu tranh của quần chúng phát triển khắp ở miền Nam, mở đầu

là những phong trào đấu tranh chính trị của quần chúng, diễn ra các cuộc biểu tình

có hàng chục vạn quần chúng tham gia tiêu biểu như: phong trào Phật giáo chống

chính quyền Diệm lên cao.

Trên mặt trận quân sự chiến thắng vang dội mở đầu là trận Ấp Bắc ( 1963)34

,

sau đó là các trận Bình Giã ( 1964)35

, Ba Gia, Đồng Xoài (1965)36

…v.v

34 )

Sau một ngày chiến đấu, với 5 đợt tấn công bằng những phương pháp tác chiến "tân kì" nhất

như thiết xa vận, trực thăng vận, bủa lưới phóng lao... từ nhiều hướng, kể cả đổ bộ đường không

bằng nhảy dù, song quân đội Việt Nam cộng Hòa đều bị đẩy lùi. Kết quả trong trận này quân

Việt Nam Cộng Hòa có 83 người thiệt mạng trên tổng số gần 200 lính thương vong, 3 cố vấn Mỹ

bị giết và 16 cố vấn, phi công Mỹ bị thương. Phía QGP có 18 người chết 35 )

Ngày 28 tháng 12 năm 1964: Một tiểu đoàn của quân giải phóng miền Nam tấn công và

chiếm làng Bình Giã do 2 trung đội Địa Phương Quân của QLVNCH trấn giữ. Tiểu đoàn 30 Biệt

Động Quân Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa được trực thăng vận đến tái chiếm làng Bình Giã bị

phục kích và thiệt hại nặng, phần còn lại rút và cố thủ trong nhà thờ làng. 36 )

Trận Đồng Xoài hay Đợt II Chiến dịch Đồng Xoài là một trận đánh do Mặt trận Dân tộc Giải

phóng miền Nam Việt Nam, mà phía Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng Hòa cũng gọi là Việt Cộng,

trong thời kỳ chiến dịch Đông-Xuân năm 1965. Đây là trận lớn nhất trong giai đoạn này của

Chiến tranh Việt Nam.

36

CHƯƠNG 2: ĐẢNG LÃNH ĐẠO KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ CỨU

NƯỚC GIẢI PHÓNG MIỀN NAM QUA ĐẠI HỘI, HỘI NGHỊ TRUNG

ƯƠNG GIAI ĐOẠN ( 1965 – 1975).

2.1. Bối cảnh lịch sử của cuộc kháng chiến

Từ năm 1964 đến đầu năm1965, cuộc đấu tranh cách mạng của đồng bào

miền Nam đã phát triển rất nhanh, thu được những thắng lợi ngày càng lớn, chiến

lược “chiến tranh đặc biệt” của đế quốc Mỹ ngày càng bị khủng hoảng và thất bại

nghiêm trọng. Trước tình hình đó, đế quốc Mỹ tìm mọi cách để giữ vững những vị

trí chiến lược và lực lượng, từng bước tăng cường lực lượng chiến đấu của quân

Mỹ và chư hầu vào miền Nam để quyết giữ một số vùng chiến lược quan trọng;

đồng thời, chúng mở rộng hoạt động không quân, ném bom bắn phá miền Bắc để

gây áp lực hòng làm cho ta giảm sức tiến công chúng ở miền Nam. Trong điều

kiện chiến tranh đang lan rộng ra cả nước, một vấn đề lớn đặt ra cho toàn Đảng,

toàn quân và toàn dân ta là: có thể tiếp tục công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở

miền Bắc hay dừng lại.

2.2. Đảng lãnh đạo kháng chiến chống Mỹ cứu nước giải phóng miền Nam qua

Đại hội, Hội nghị Trung ương Đảng giai đoạn (1965 – 1975)

2.2.1. Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá III, từ

ngày 25 đến ngày 27 – 3 – 1965

Trước yêu cầu mới của cách mạng, từ ngày 25 đến 27 – 3 – 1965, tại Hà

Nội, Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp Hội nghị lần thứ 11 và ra Nghị quyết

Về tình hình và nhiệm vụ cấp bách trước mắt.

Hội nghị nhận định: với những hành động mới của đế quốc Mỹ, “rồi đây

địch có thể đưa thêm những đơn vị chiến đấu của Mỹ và của một số nước chư hầu

vào miền Nam ngày càng nhiều hơn, điều ấy sẽ làm cho tính chất “đặc biệt” của

37

cuộc chiến tranh của chúng ở miền Nam từng bước có thể có biến đổi. Và cùng với

việc ấy, chúng có thể tăng cường các hoạt động ném bom, bắn phá miền Bắc

thường xuyên hơn, bằng những lực lượng không quân lớn hơn, trên phạm vi rộng

hơn và nhằm nhiều mục tiêu hơn; và chúng cũng còn có thể dùng tầu chiến để

phong toả đường biển và tập kích một số vùng ở bờ biển miền Bắc”37

.

Để phù hợp với tình hình mới, nhiệm vụ cơ bản của toàn Đảng, toàn quân và

dân ta là: “ tích cực kiềm chế và thắng địch trong cuộc chiến tranh đặc biệt ở mức

cao nhất ở miền Nam, ra sức tranh thủ thời cơ, tập trung lực lượng của cả nước

giành thắng lợi quyết định ở miền Nam trong thời gian tương đối ngắn, đồng thời

chuẩn bị sẵn sàng đối phó và quyết thắng cuộc chiến tranh cục bộ ở miền Nam nếu

địch gây ra; tiếp tục xây dựng miền Bắc, kết hợp chặt chẽ xây dựng kinh tế và tăng

cường quốc phòng, kiên quyết bảo vệ miền Bắc đánh thắng cuộc chiến tranh phá

hoại và phong toả bằng không quân và hải quân của địch, chuẩn bị sẵn sàng để

đánh bại địch trong trường hợp chúng đưa cuộc chiến tranh phá hoại hiện nay đến

một trình độ ác liệt gấp bội, hoặc chuyển nó thành một cuộc chiến tranh cục bộ cả

ở miền Nam lẫn miền Bắc, ra sức động viên lực lượng của miền Bắc chi viện cho

miền Nam; ra sức giúp đỡ cách mạng Lào”38

.

Như vậy, Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa III có

tầm quan trọng đặc biệt đối với cách mạng Việt Nam. Hội nghị đã chủ trương tiếp

tục xây dựng miền Bắc thành một hậu phương lớn với định hướng xã hội chủ nghĩa

trong điều kiện có chiến tranh. Đó là một chủ trương thích hợp, bảo đảm miền Bắc

tiếp tục làm tròn nghĩa vụ của hậu phương lớn đối với tiền tuyến lớn. Dưới ánh

sáng của Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 11, cách mạng miền Bắc đã có

37 )

Đảng Cộng sản Việt Nam, (2003), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 26 (1965), NXB( nhà xuất

bản), Chính trị quốc gia, Hà Nội, str 105. 38 )

Đảng Cộng sản Việt Nam, (2003), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 26 (1965), NXB ( nhà xuất

bản), Chính trị quốc gia Hà Nội, str 109.

38

bước chuyển hướng kịp thời về kinh tế, quốc phòng, tư tưởng và tổ chức để tiến

lên giành thắng lợi mới trong những giai đoạn tiếp theo của cách mạng.

2.2.2. Hội nghị lần thứ 12 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa III , tháng

12 – 1965

Đến năm 1965, dưới sự lãnh đạo của Đảng, quân và dân miền Nam đã chiến

đấu với tinh thần anh dũng, vượt qua khó khăn, liên tiếp đánh bại mọi âm mưu

thâm độc của địch, giành những thắng lợi có ý nghĩa quan trọng. “Chiến lược

"chiến tranh đặc biệt" của địch phát triển đến mức cao nhất đã căn bản bị thất bại”.

Trước nguy cơ bị thất bại hoàn toàn, từ giữa năm 1965, đế quốc Mỹ trong thế bị

động đã đưa vào miền Nam một lực lượng lớn quân đội viễn chinh Mỹ, đồng thời

tiếp tục mở rộng chiến tranh phá hoại chủ yếu bằng không quân ở miền Bắc nước

ta. Cách mạng Việt Nam đứng trước những thử thách cực kỳ nghiêm trọng. Trước

sự chuyển biến của tình hình, trong tháng 12 – 1965, Ban Chấp hành Trung ương

Đảng đã họp Hội nghị lần thứ 12 và ra Nghị quyết Về tình hình và nhiệm vụ mới

cho cách mạng hai miền.

Hội nghị từ chỗ phân tích tình hình cách mạng miền Nam từ sau Hội nghị

Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 11 và nhận định: “Đặc điểm chủ yếu, của tình

hình hiện nay là trong cuộc chiến tranh xâm lược của chúng, đế quốc Mỹ không

chỉ dựa vào lực lượng ngụy quân, ngụy quyền làm công cụ chủ yếu, mà đã trực

tiếp xâm lược miền Nam nước ta, đưa vào miền Nam một lực lượng lớn quân đội

viễn chinh Mỹ, đồng thời tiếp tục mở rộng chiến tranh phá hoại chủ yếu bằng

không quân ở miền Bắc nước ta”39

. Trong chiến lược quân sự của địch đã có sự

thay đổi và đã vượt khỏi khuôn khổ của một cuộc “chiến tranh đặc biệt thì “mục

39 )

Đảng Cộng sản Việt Nam, (2003), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 26 (1965), NXB ( nhà xuất

bản), Chính trị quốc gia Hà Nội, str 624.

39

đích chính trị của đế quốc Mỹ ở miền Nam vẫn là tiếp tục thực hiện chính sách

thực dân kiểu mới, tính chất cơ bản của cuộc chiến tranh của Mỹ ở miền Nam vẫn

là chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới”40

.

Hội nghị nhận định âm mưu trước mắt của địch là: “với lực lượng quân đội

viễn chinh Mỹ và chư hầu ngày càng được tăng thêm, với trên dưới nửa triệu quân

đội ngụy, ra sức mở những cuộc tấn công nhằm tiêu diệt lực lượng của ta, nhất

là các lực lượng vũ trang tập trung của ta; giữ vững và củng cố hoặc chiếm đóng

thêm các vị trí chiến lược quan trọng rồi dựa vào đó mà đẩy mạnh công tác bình

định có trọng điểm, đánh phá vùng giải phóng, khống chế kìm kẹp quần chúng và

chiếm lại một số vùng đã mất; tìm mọi biện pháp để ngăn chặn sự chi viện của

miền Bắc, bao vây và cô lập chiến trường miền Nam; đồng thời tăng cường

chiến tranh phá hoại đối với miền Bắc nước ta. Chúng mong từng bước giành lại

thế chủ động, tạo thế mạnh để ép ta thương lượng theo điều kiện có lợi cho chúng,

đồng thời chuẩn bị cơ sở khi cần thiết thì kéo dài và mở rộng chiến tranh xâm

lược”41

.

Hội nghị phân tích một cách khoa học và toàn diện lực lượng so sánh giữa ta

và địch và cho rằng “sức mạnh mà Mỹ có thể sử dụng trong cuộc chiến tranh ở

Việt Nam vẫn là một sức mạnh bị hạn chế... Chỗ yếu cơ bản nhất của địch từ trước

đến nay vẫn là về chính trị”. Về phía cách mạng, “ dưới sự lãnh đạo sáng suốt và

đúng đắn của Đảng ta, nhân dân ta đã sáng tạo nên những lực lượng to lớn về mọi

mặt và đang ở vào một thế thuận lợi”42

.

40 )

http://dangcongsan.vn/cpv/Modules/News/NewsDetail.aspx?co_id=30577&cn_id=175468 41 )

Đảng Cộng sản Việt Nam, (2003), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 26 (1965), NXB ( nhà xuất

bản), Chính trị quốc gia, Hà Nội, str 626. 42 )

Đảng Cộng sản Việt Nam, (2003), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 26 (1965), NXB ( nhà xuất

bản), Chính trị quốc gia, Hà Nội, str 629.

40

Nhiệm vụ trước mắt của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta là: “động viên

lực lượng của cả nước, kiên quyết đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc

Mỹ trong bất cứ tình huống nào, để bảo vệ miền Bắc, giải phóng miền Nam, hoàn

thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước, tiến tới thực hiện hoà

bình thống nhất nước nhà”43

. Toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta cần cố gắng

vượt bực, tập trung lực lượng của cả nước, kiên quyết đẩy mạnh đấu tranh quân sự

và đấu tranh chính trị, đánh bại đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai trên chiến trường chính

là miền Nam.

Hội nghị nhấn mạnh “Nhiệm vụ chống Mỹ, cứu nước hiện nay là nhiệm vụ

thiêng liêng của cả dân tộc ta, của nhân dân ta từ Nam chí Bắc”44

.

Hội nghị khẳng định “Phương châm đánh lâu dài, dựa vào sức mình là

chính do Đảng ta đề ra, là hoàn toàn chính xác”45

. Dù trong tình hình đế quốc Mỹ

đưa quân viễn chinh vào trực tiếp xâm lược miền Nam, chúng ta vẫn kiên trì

phương châm đấu tranh quân sự kết hợp với đấu tranh chính trị; triệt để vận dụng

ba mũi giáp công (đấu tranh quân sự, đấu tranh chính trị và binh vận). Trong giai

đoạn hiện nay, “đấu tranh quân sự có tác dụng quyết định trực tiếp và giữ một vị

trí ngày càng quan trọng. Nhưng đấu tranh quân sự chỉ thu được kết quả lớn nhất

nếu nó được kết hợp chặt chẽ với đấu tranh chính trị; đấu tranh quân sự và đấu

tranh chính trị tiếp tục phối hợp với nhau, thúc đẩy lẫn nhau”46

.

43 )

Đảng Cộng sản Việt Nam, (2003), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 26 (1965), NXB ( nhà xuất

bản), Chính trị quốc gia, Hà Nội, str 634 – 635. 44 )

Đảng Cộng sản Việt Nam, (2003), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 26 (1965), NXB ( nhà xuất

bản), Chính trị quốc gia, Hà Nội, str 635. 45 )

Đảng Cộng sản Việt Nam, (2003), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 26 (1965), NXB ( nhà xuất

bản), Chính trị quốc gia, Hà Nội, str 637. 46 )

Đảng Cộng sản Việt Nam, (2003), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 26 (1965), NXB ( nhà xuất

bản), Chính trị quốc gia, Hà Nội, str 639.

41

Sau khi xác định nhiệm vụ chung và phân tích những nhân tố thắng lợi của

cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Hội nghị đã đề ra những nhiệm vụ cụ thể

và những công tác lớn ở miền Nam và miền Bắc:

Đối với miền Bắc, “nhiệm vụ của quân và dân ta ở miền Bắc là tiếp tục thực

hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11 của Trung ương: vừa sản xuất, vừa chiến đấu

để bảo vệ miền Bắc, đánh bại chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, động viên sức

người, sức của tăng cường chi viện miền Nam, ra sức giúp đỡ cách mạng Lào,

đồng thời tích cực chuẩn bị đánh thắng địch nếu chúng mở rộng chiến tranh cục

bộ ra cả nước”47

. Để làm tròn nhiệm vụ chung đó, Hội nghị đã xác định miền Bắc

cần phải được củng cố vững mạnh về mọi mặt chính trị, quân sự và kinh tế. Trước

mắt, miền Bắc cần tập trung vào một số công việc lớn sau đây:

- Thứ nhất là , bảo vệ miền Bắc, đánh bại chiến tranh phá hoại của đế quốc

Mỹ, đồng thời chuẩn bị đánh thắng địch nếu chúng mở rộng chiến tranh

cục bộ ra cả nước ta.

- Thứ hai là, động viên sức người, sức của, tăng cường chi viện cho miền

Nam.

- Thứ ba là, ra sức xây dựng miền Bắc vững mạnh về kinh tế và quốc

phòng.

- Thứ tư là, tích cực giúp đỡ cách mạng Lào.

- Thứ năm là, tăng cường công tác tư tưởng và công tác tổ chức của Đảng

đáp ứng kịp thời nhu cầu của tình hình mới.

- Thứ sáu là, đẩy mạnh đấu tranh ngoại giao, tích cực tranh thủ sự ủng hộ

và giúp đỡ của phe xã hội chủ nghĩa và của nhân dân thế giới.

47 )

Đảng Cộng sản Việt Nam, (2003), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 26 (1965), NXB ( nhà xuất

bản), Chính trị quốc gia, Hà Nội, str 643 – 644.

42

Như vậy, Hội nghị lần thứ 12 Ban Chấp hành Trung ương Đảng có ý nghĩa

lịch sử quan trọng đối với cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta.

Hội nghị đã phân tích một cách khoa học so sánh lực lượng giữa ta và địch, khẳng

định thất bại tất yếu của đế quốc Mỹ, vạch rõ nhiệm vụ cụ thể cho cách mạng hai

miền, động viên quân đội và nhân dân cả nước giữ vững chiến lược tiến công, nêu

cao ý chí tự lực tự cường và ra sức tranh thủ sự ủng hộ và giúp đỡ của bè bạn

quốc tế, tiến lên đánh thắng hoàn toàn đế quốc Mỹ xâm lược

2.2.3. Hội nghị lần thứ 18 Ban Chấp hành Trung ương Đảng

Qua hơn hai năm tiến công và nổi dậy, kể từ mùa Xuân 1968, quân và dân ta

đã giành được những thắng lợi to lớn về mọi mặt, nhất là về mặt quân sự. Tuy

nhiên, chúng ta cũng gặp một số khó khăn, cục diện chiến trường vẫn chưa có

những thay đổi lớn có lợi cho ta. Tuy bị thất bại về nhiều mặt nhưng với bản chất

cực kỳ ngoan cố và xảo quyệt, chúng tiếp tục đẩy mạnh chiến lược ''Việt Nam hoá

chiến tranh'' ở miền Nam, phá hoại công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền

Bắc và mở rộng chiến tranh sang Lào và Campuchia. Đứng trước tình hình đó, để

lãnh đạo cách mạng hai miền tiếp tục giành thắng lợi trong giai đoạn mới, tháng 1-

1970, Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp Hội nghị lần thứ 18 nhằm kiểm điểm

sự phát triển của cục diện chiến tranh từ đầu Xuân Mậu Thân 1968 và đề ra chủ

trương, nhiệm vụ, công tác mới nhằm đánh bại chiến lược ''Việt Nam hoá chiến

tranh'' của đế quốc Mỹ. Hội nghị ra Nghị quyết Về tình hình và nhiệm vụ.

Trên cơ sở đánh giá tình hình, Hội nghị đã dự đoán âm mưu sắp tới là chúng

sẽ tiếp tục chuyển hướng chiến lược, từng bước rút dần quân Mỹ, ra sức thực hiện

“Việt Nam hoá chiến tranh” để cố tạo nên một thế mạnh trong quá trình xuống

thang hòng kéo dài chiến tranh xâm lược, tiếp tục duy trì chủ nghĩa thực dân mới ở

miền Nam nước ta ở hình thức và mức độ cụ thể.

43

Từ đó, Hội nghị xác định nhiệm vụ trước mắt của cách mạng là: “kiên trì và

đẩy mạnh cuộc kháng chiến, tiếp tục phát triển chiến lược tiến công một cách toàn

diện, liên tục và mạnh mẽ, đẩy mạnh tiến công quân sự và chính trị, kết hợp với

tiến công ngoại giao, vừa tiến công địch vừa ra sức xây dựng lực lượng quân sự và

chính trị của ta ngày càng lớn mạnh; đánh bại âm mưu “Việt Nam hoá chiến

tranh” của đế quốc Mỹ; tạo điều kiện cơ bản để thực hiện một miền Nam độc lập,

dân chủ, hoà bình, trung lập, tiến tới thống nhất đất nước48

”.

Hội nghị đã vạch ra các phương châm chiến lược trong giai đoạn mới của

cách mạng là:

Thứ nhất, “đẩy mạnh tiến công toàn diện về quân sự, chính trị, ngoại

giao; kết hợp tiến công quân sự và nổi dậy của quần chúng; kết hợp việc

tiêu diệt địch với việc giành lấy và giữ vững quyền làm chủ của nhân

dân”49

.

Thứ hai, “Vận dụng đúng đắn phương châm tiến công địch trên cả ba

vùng chiến lược”.

Thứ ba, “vận dụng đúng đắn phương châm chiến lược đánh lâu dài, trên

cơ sở đó tranh thủ giành thắng lợi quyết định trong thời gian tương đối

ngắn”.

Về mặt tác chiến, phải thực hiện cho kỳ được một chuyển biến mạnh mẽ

trong phong trào chiến tranh du kích ở địa phương. Tăng cường sự lãnh đạo của

Đảng, đặc biệt là ở vùng thành thị, đẩy mạnh đấu tranh quân sự và nổi dậy của

quần chúng ở nông thôn, mở rộng vùng giải phóng.

48 ) Đảng Cộng sản Việt Nam (2004), Văn kiện Đảng toàn tập,(tập 31) NXB ( nhà xuất bản),

Chính trị quốc gia, Hà Nội, str

49)http://123.30.190.43/tiengviet/tulieuvankien/tulieuvedang/details.asp?topic=168&subtopic=29

3&leader_topic=743&id=BT1031132369

44

Hội nghị nhấn mạnh để cách mạng miền Nam tiến công thắng lợi, nhiệm vụ

của miền Bắc trước tình hình mới là: “tiếp tục đưa sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa

xã hội tiến lên; ra sức tăng thêm tiềm lực kinh tế và quốc phòng, củng cố hậu

phương vững mạnh; có kế hoạch làm tròn nghĩa vụ thiêng liêng của hậu phương

lớn đối với tiền tuyến lớn; luôn luôn sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu tốt, đánh bại

mọi âm mưu khiêu khích vũ trang hoặc mở rộng chiến tranh xâm lược của đế quốc

Mỹ và tay sai”50

.

Hội nghị kết luận: Cuộc chiến tranh đang ở bước quyết định của giai đoạn

cuối, vấn đề tăng cường hơn nữa sự lãnh đạo chiến tranh của Đảng các cấp có

một ý nghĩa hết sức quan trọng.

Như vậy, Hội nghị lần thứ 18 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa III

đánh dấu bước chuyển biến quan trọng về sự chỉ đạo của Đảng ta. Hội nghị đã dự

kiến đúng tình hình và có chủ trương cụ thể nhằm đối phó với âm mưu địch mở

rộng chiến tranh ra toàn bán đảo Đông Dương. Dưới ánh sáng của Nghị quyết Hội

nghị lần thứ 18 Ban Chấp hành Trung ương khóa III, quân và dân miền Nam có

phương hướng mới trong đấu tranh cách mạng, nhanh chóng khắc phục những khó

khăn trước mắt, tiến tới giành những thắng lợi to lớn trong năm 1970 và những

năm tiếp theo của cách mạng.

2.2.4. Hội nghị lần thứ 21 Ban Chấp hành Trung ương Đảng

Bị thất bại liên tiếp trên chiến trường miền Nam, đế quốc Mỹ leo thang bắn

phá miền Bắc xã hội chủ nghĩa. Cuộc tập kích chiến lược bằng đường không quy

mô lớn bằng máy bay B52 của đế quốc Mỹ trong 12 ngày đêm (từ ngày 18 đến

ngày 29 – 12 – 1972) đã bị quân và dân miền Bắc đập tan, làm nên trận “Điện Biên

50)

http://123.30.190.43/tiengviet/tulieuvankien/tulieuvedang/details.asp?topic=168&subtopic=29

3&leader_topic=743&id=BT1031132369

45

Phủ trên không”. Thắng lợi về quân sự và chính trị tạo điều kiện cho ta giành thắng

lợi trên mặt trận ngoại giao. Ngày 27 – 1 – 1973 , “Hiệp định về chấm dứt Chiến

tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam'' (Hiệp định Pari) đã được ký kết. Nhưng chỉ

mấy tháng sau khi ký Hiệp định Pari, đế quốc Mỹ âm mưu tiếp tục duy trì chế độ

chủ nghĩa thực dân mới ở miền Nam Việt Nam. Chính quyền Sài Gòn được đế

quốc Mỹ tiếp sức thêm. Về phía ta, sau những đợt tiến công chiến lược dài ngày

năm 1972 trên chiến trường miền Nam, thế và lực của cách mạng miền Nam đã

mạnh chưa từng thấy, tuy nhiên quân và dân ta cũng vấp phải những khó khăn về

quân số, vật chất; trong khi đó, một bộ phận cán bộ, chiến sĩ và nhân dân còn đặt

hy bọng vào khả năng thi hành Hiệp định, vào vai trò của Uỷ ban giám sát và kiểm

soát quốc tế.

Trước tình thế mới ở trong nước và trên thế giới, Ban Chấp hành Trung

ương Đảng đã họp Hội nghị lần thứ 21 (Hội nghị được tiến hành trong hai đợt: đợt

l từ ngày 19 – 6 đến ngày 6 – 7 – 1973, và đợt II từ ngày 1 – 10 đến ngày 4 – 10 –

1973). Hội nghị đã ra Nghị quyết Về việc triệu tập Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ

IV Nghị quyết Thắng lợi vĩ đại của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước và

nhiệm vụ của cách mạng miền Nam Việt Nam trong giai đoạn mới.

Hội nghị đã phân tích thắng lợi của 18 năm tiến hành cuộc kháng chiến

chống Mỹ, cứu nước của quân và dân ta từ 1954 đến khi quân đội Mỹ và chư hầu

rút khỏi Việt Nam sau Hiệp định Pari. Hội nghị đánh giá: “cuộc kháng chiến

chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta trở thành cuộc đọ sức điển hình, thành tiêu

điểm của cuộc đấu tranh vô cùng quyết liệt giữa cách mạng và phản cách mạng

trên thế giới, là cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc mang tính

chất thời đại rất sâu sắc”51

. Và Hội nghị khẳng định: “trong cuộc đấu tranh đầy

51 ) Đảng Cộng sản Việt Nam (2004), Văn kiện Đảng toàn tập,(tập 34) NXB ( nhà xuất bản),

Chính trị quốc gia, Hà Nội, str 213.

46

gian khổ, hy sinh ấy, thắng lợi của nhân dân miền Nam đã làm thất bại một bước

quan trọng chiến lược quân sự ''phản ứng linh hoạt'' cuả đế quốc Mỹ. Cuộc kháng

chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta đã góp phần tích cực chống lại và làm

đảo lộn chiến lược toàn cầu cuả đế quốc Mỹ, làm thất bại một bước quan trọng

học thuyết Níchxơn”52

.

Sau khi đánh giá những thắng lợi to lớn của quân và dân ta, Hội nghị đã rút

ra những nguyên nhân dẫn đến thắng lợi, trong đó “Nhân tố quyết định thắng lợi

của chúng ta là luôn luôn giữ vững, củng cố và tăng cường sự lãnh đạo của

Đảng”53

. Đồng thời, Hội nghị đã bước đầu tổng kết những bài học kinh nghiệm của

cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Đó là: giữ vững tư tưởng chiến lược tiến

công, nắm vững quan điểm cách mạng bạo lực; giương cao ngọn cờ dân tộc, dân

chủ và ngọn cờ xã hội chủ nghĩa; biết thắng từng bước, tiến lên giành thắng lợi

hoàn toàn; có phương pháp cách mạng thích hợp.

Hội nghị nhận định về tình hình miền Nam sau Hiệp định Pari, Hội nghị đã

chỉ rõ: mặc dù Mỹ đã rút quân nhưng ở miền Nam vẫn chưa có ngừng bắn, hòa

bình chưa thật sự lập lại; nguỵ quân, nguỵ quyền Sài Gòn được Mỹ giúp đỡ tiếp

tục làm công cụ để thực hiện chủ nghị thực dân mới ở miền Nam Việt Nam. Chính

sách cơ bản của đế quốc Mỹ ở Việt Nam vẫn là thực hiện “học thuyết Níchxơn”,

áp đặt chủ nghĩa thực dân mới kiểu Mỹ ở miền Nam, chia cắt lâu dài đất nước ta.

Về phía ta, “Thế và lực của cách mạng miền Nam hiện nay mạnh hơn bất cứ

thời kỳ nào từ 1954 đến nay”54

. Lực lượng vũ trang nhân dân ở miền Nam là lực

52 )

Đảng Cộng sản Việt Nam (2004), Văn kiện Đảng toàn tập,(tập 34) NXB ( nhà xuất bản),

Chính trị quốc gia, Hà Nội, str 220.

53 ) Đảng Cộng sản Việt Nam (2004), Văn kiện Đảng toàn tập,(tập 34) NXB ( nhà xuất bản),

Chính trị quốc gia, Hà Nội, str 223.

54 ) Đảng Cộng sản Việt Nam (2004), Văn kiện Đảng toàn tập,(tập 34) NXB ( nhà xuất bản),

Chính trị quốc gia, Hà Nội, str 229.

47

lượng chiến thắng đang đứng vững trên các địa bàn chiến lược, Chính phủ Cách

mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam có uy tín cao ở trong nước và trên

thế giới. Hơn nữa, cách mạng miền Nam có chỗ dựa vững chắc là khối liên minh

công - nông, có khả năng thực hiện công - nông – binh liên hiệp... Đồng thời, Hội

nghị cũng đã chỉ ra những hạn chế của cách mạng miền Nam và từ đó nhận định

tình hình miền Nam có thể phát triển theo hai khả năng:

Một là, “do ta tích cực đấu tranh trên 3 mặt trận chính trị, quân sự và ngoại

giao buộc địch từng bước thực hiện Hiệp định Pari”55

.

Hai là, “do địch ngoan cố gây chiến, ta lại phải tiến hành chiến tranh cách

mạng gay go, quyết liệt để đánh bại địch, giành thắng lợi hoàn toàn”56

.

Hội nghị nhấn mạnh: “Chúng ta phải hết sức tranh thủ khả năng thứ nhất và

chuẩn bị sẵn sàng cho khả năng thứ hai. Song, dù phát triển theo khả năng nào,

“Con đường cuả cách mạng miền Nam là con đường bạo lực cách mạng. Bất kể

trong tình hình nào, ta cũng phải nắm vững thời cơ, giữ vững đường lối chiến lược

tiến công và chỉ đạo linah hoạt để đưa cách mạng miền Nam tiến lên57

.

Hội nghị xác định nhiệm vụ cơ bản của cách mạng miền Nam trong giai

đoạn mới là: “tiếp tục thực hiện chiến lược cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, ..

55 )

Đảng Cộng sản Việt Nam (2004), Văn kiện Đảng toàn tập,(tập 34) NXB ( nhà xuất bản),

Chính trị quốc gia, Hà Nội, str 231

56 ) Đảng Cộng sản Việt Nam (2004), Văn kiện Đảng toàn tập,(tập 34) NXB ( nhà xuất bản),

Chính trị quốc gia, Hà Nội, str 231

57 )Đảng Cộng sản Việt Nam (2004), Văn kiện Đảng toàn tập,(tập 34) NXB ( nhà xuất bản),

Chính trị quốc gia, Hà Nội, str 232

48

thực hiện một miền Nam Việt Nam hoà bình, độc lập, dân chủ, trong lập, phồm

vinh, tiến tới hoà bình thống nhất nước nhà”58

.

Hội nghị xác định: “Kẻ thù chính của cách mạng miền Nam trong giai đoạn

mới là đế quốc Mỹ và tập đoàn thống trị tư sản mại bản, quan liêu, quân phiệt,

phátxít, tay sai đắc lực của đế quốc Mỹ, đại biểu quyền lợi cho giai cấp tư sản mại

bản và bọn địa chủ phong kiến thân Mỹ phản động nhất. Đế quốc Mỹ là kẻ chủ

mưu và là chỗ dựa của bọn tay sai đang thống trị trong vùng chưa giải phóng ở

miền Nam”59

. Từ đó Hội nghị vạch rõ nhiệm vụ trước mắt của cách mạng miền

Nam là: đoàn kết toàn dân, đấu tranh trên ba mặt trận chính trị, quân sự, ngoại

giao một cách hết sức chủ động, linh hoạt, tuỳ theo từng lúc, từng nơi mà kết hợp

giữa các mặt trận đó cho thích hợp, để buộc địch phải thi hành nghiêm chỉnh mọi

Hiệp định Pari về Việt Nam, không ngừng giữ vững và phát triển lực lượng của

cách mạng về mọi mặt, thắng địch từng bước và chủ động trong mọi tình huống,

đưa cách mạng miền Nam tiến lên”60

. Hội nghị cũng đề ra phương châm, hình thức

và khẩu hiệu đấu tranh của cách mạng miền Nam.

Về cách mạng miền Bắc, Hội nghị chỉ rõ: miền Bắc một mặt phải tranh thủ

những điều kiện thuận lợi hiện có, ra sức khôi phục và phát triển kinh tế quốc dân,

đồng thời “phải tiếp tục làm tròn nhiệm vụ hậu phương lớn đối với cách mạng

miền Nam và tích cực đấu tranh để Hiệp địch Pari về Việt Nam được thi hành

nghiêm chỉnh”61

.

58 )

Vụ công tác chính trị Bộ đại học và trung học chuyên nghiệp,(1980), Đề cương bài giản lịch

sử Đảng cộng sản Việt Nam, NXB (nhà xuất bản), Đại học và trung học chuyên nghiệp,str 363.

59 ) Đảng Cộng sản Việt Nam (2004), Văn kiện Đảng toàn tập,(tập 34) NXB ( nhà xuất bản),

Chính trị quốc gia, Hà Nội, str 233 – 234. 60 )

Vụ công tác chính trị Bộ đại học và trung học chuyên nghiệp,(1980), Đề cương bài giản lịch

sử Đảng cộng sản Việt Nam, NXB ( nhà xuất bản), Đại học và trung học chuyên nghiệp, str 363. 61 )

Đảng Cộng sản Việt Nam (2004), Văn kiện Đảng toàn tập,(tập 34) NXB ( nhà xuất bản),

Chính trị quốc gia, Hà Nội, str 241.

49

Để bảo đảm hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ cơ bản và nhiệm vụ trước mắt,

Hội nghị vạch ra 8 công tác cho cách mạng hai miền:

Một là, nắm vững lực lượng vũ trang đi đôi với xây dựng lực lượng chính trị

mạnh để bảo vệ thành quả cách mạng và đưa cách mạng tiếp tục tiến lên.

Hai là, giành dân và giành quyền làm chủ của nhân dân ở khắp nông thôn và

thành thị miền Nam.

Ba là, công tác binh vận là một mũi tiến công rất quan trọng làm tê liệt và

tan rã chính quyền địch. Phải gắn chặt công tác binh vận với phong trào đấu tranh

chính trị.

Bốn là, đẩy mạnh phong trào đấu tranh ở đô thị đòi hoà bình, dân chủ, dân

sinh, dòi thi hành Hiệp định Pari.

Năm là ra sức xây dựng và củng cố vùng giải phóng.

Sáu là, Tăng cường công tác Mặt trận và công tác của Chính phủ cách mạng

lâm thời.

Bảy là, công tác ngoại giao phải nắm vững pháp lý của Hiệp định Pari, kiên

quyết và kịp thời vạch trần mọi âm mưu và hành động vi phạm Hiệp định của địch

trước dư luận trong nước và dư luận quốc tế.

Tám là, về công tác Đảng, ra sức nâng cao công tác tổ chức của Đảng lên

ngang tầm của nhiệm vụ chính trị trước mắt.

Như vậy, Hội nghị lần thứ 21 Ban Chấp hành Trung ương khoá III là Hội

nghị cơ bản và quan trọng nhất kể từ sau Hiệp định Pari. Trên cơ sở tổng kết cuộc

kháng chiến chống Mỹ, cứu nước sau 18 năm, Hội nghị một mặt rút ra những kinh

nghiệm chủ yếu cho cách mạng miền Nam; mặt khác đề ra chủ trương, biện pháp

50

cơ bản để mở ra con đường đưa cuộc cách mạng dân tộc dân chủ ở miền Nam tiến

sang giai đoạn cuối cùng của cuộc chiến tranh cách mạng giải phóng hoàn toàn

miền Nam.

2.3. Kết quả thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng trong kháng chiến chống

Mỹ cứu nước giải phóng miền Nam

Thực hiện chủ trương đường lối kháng chiến chống Mỹ cứu nước mà hội

nghị ban chấp hành trung ương Đảng lần thứ 11 và lần thứ 12 đề ra miền Bắc anh

dũng đã sáng tạo ra nhiều cách đánh thắng chiến tranh phá hoại của Mỹ, đồng thời

tích cực chi viện cho miền Nam. Quân và dân miền Nam, được sự chi viện hiệu

quả của miền Bắc, đã liên tiếp đánh thắng hai cuộc phản công chiến lược Mùa kho

của Mỹ ( 1965 – 1966) và ( 1966 – 1967).

Sau chiến thắng Vạn Tường (1965), cao trào đánh Mỹ, diệt ngụy dáy lên

mạnh mẽ ở khắp chiến trường miền Nam, buộc Mỹ và tay sai chuyển sang chiến

lược phòng ngự, công cuộc bình định và lấn chiếm nông thôn của chúng bị phá sản

hoàn toàn, cục diện cách mạng mới đã mở ra triển vọng cho cách mạng miền Nam.

Vào cuối năm 1967, Bộ chính trị Trung ương Đảng chủ trương chuyển cuộc

chiến tranh cách mạng miền Nam sang thời kỳ mới, thời kỳ tiến lên giành thắng lợi

bằng phương pháp tổng công kích kết hợp với tổng nổi dậy gión đòn quyết định

vào ý chí xâm lược của đế quốc Mỹ.

Thực hiện quyết tâm chiến lược của Đảng, đêm 30 rạng ngày 31 tháng 1/

1968, vào dịp tết mậu thân, thừa lúc địch hoàn toàn bất ngờ, các lực lượng vũ trang

và nhân dân miền Nam cùng lúc đã tiến công và nổi dậy ở Sài Gòn và các thành

phố, thị xã, thị trấn, huyện lỵ chi khu quân sự, sân bay kho tàng, khu vực hậu cần

của địch… hàng triệu quần chúng nổi dậy diệt ác, phá kiềm, giành chính quyền

làm chủ ở nhiều nơi. Cuộc tập kích bất ngờ đầu xuân 1968 đã gión đòn mạnh, làm

51

địch hoang mang, dao động, sau đó quân và dân miền Nam liên tục mở các cuộc

tiến công tiếp theo trong năm 1968, loại khả vòng chiến đấu hàng chục vạng tên

Mỹ - Ngụy, phá hủy nhiều kho tàng, phương tiện chiến tranh của địch.

Thế chiến lược chiến tranh của Mỹ bị đảo lộn nghiêm trọng, chiến lược

“chiến tranh cục bộ” hoàn toàn phá sản, ý chí xâm lược của đế quốc Mỹ bị lung

lay, chúng buộc phải xuống thang chiến tranh, tuyên bố ngừng ném bom, bắn phá

miền Bắc Việt Nam, tham gia đàm phán với ta trong hội nghị Pari. Như vậy ta có

điều kiện mở mặt trận tiến công mới về ngoại giao, mở ra cục diện “ vừa đánh vừa

đàm” thật sự kết hợp chặt chẽ đấu tranh quân sự - chính trị - ngoại giao để đánh

thắng đế quốc Mỹ.

Thực hiện chủ trương của nghị quyết Trung ương Đảng lần thứ 18 ( khóa

III), trong những năm 1970 – 1971, cách mạng Việt Nam đã vượt qua nhiều khó

khăn gian khổ, kiên trì, xây dựng và phát triển lực lượng chính trị và lực lượng vũ

trang ba thứ quân, tiến công địch trên cả ba vùng chiến lược, đập ta âm mưu bình

định nông thôn của địch. Quân giải phóng miền Nam phối hợp với lực lượng cách

mạng Lào và Campuchia lần lượt đánh bại cuộc hành quân lớn của quân đội Sài

Gòn tại Đông Bắc Campuchia ( 1970), tại đường 9 Nam Lào… mở ra khả năng

thực tế đánh bại chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh của Mỹ. Quân đội Ngụy chỗ

dựa Việt Nam Hóa chiến tranh bị suy yếu trầm trọng, chương trình bình đình nông

thôn bị phá sản hoàn toàn.

Trong thời gian ngắn, cuộc tiến công chiến lược năm 1972 của ta đã gión

đòn mạnh cả về quân sự, chính trị và ngoại giao đối với Mỹ - Ngụy, vung giải

phóng được mở rộng, kết hợp với vùng giải phóng của Lào và Campuchia tạo thế

liên hoàn vững chắc cho cách mạng Việt Nam.

52

Ngoan cố và điên cuồng, đế quốc Mỹ đã “ Mỹ hóa” trở lại cuộc chiến tranh,

đánh phá trở lại toàn bộ miền Bắc Việt Nam bằng cuộc chiến tranh hủy diệt quy

mô lớn. Thắng lợi của cách mạng miền Nam trong năm 1972 cộng với thắng lợi to

lớn của quân dân miền Bắc, đánh bại cuộc tập kích chiến lược bằng B52 của Mỹ

trong 12 ngày đêm, đã làm cho chiến lược “ Việt Nam hóa chiến tranh” với nỗ lực

cố gắng cao của Mỹ bị thất bại nặng nề. Đế quốc Mỹ và tay sai buộc phải ký hiệp

định Pari ( 27 – 1 – 1973), về chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Việt Nam.

Bị thua nặng, buộc phải ký hiệp định Pari song đế quốc Mỹ và tay sai vẫn

ngoan cố không từ bỏ âm mưu kéo dài chiến tranh, áp đăt chủ nghĩa thực dân kiểu

mới và chia cắt lâu dài nước ta. Chúng tiếp tục tổ chức nhiều cuộc hành quân lấn

chiếm vùng giải phóng, không thi hành hiệp định Pari, tăng cường quân đội ngụy,

thực hiện chương trình “ bình định cấp tốc” để mở rộng vùng chúng kiểm soát. Do

ta mất cảnh giác, địch đã lấn chiếm một số vùng giải phóng gây cho ta nhiều khó

khăn mới của việc thống nhất nước nhà.

Thực hiện nghị quyết lần thứ 21 của Đảng các lực lượng vũ trang giải phóng

đã kiên quyết đánh trả cuộc hành quân lấn chiếm của địch, thu hồi và mở rộng

vùng giải phóng, đập ta âm mưu bình định, bình định cấp tốc của Ngụy... Phong

trào đấu tranh ở thành thị có những chuyển biến mạnh mẽ, nhân dân ngày càng

thấy rõ bộ mặt phản động của chính quyền ngụy và đòi hỏi phải lật đổ chúng.

Dưới sự chỉ đạo của Đảng, quân ủy Trung Ương đã tổ chức các quân đoàn

chủ lực trong các năm 1973, 1974. Các quân đoàn chủ lực ta đã giáng những trận

quan trọng tiêu diệt sinh lực địch trong các trận như Chư Nghé, Đắc Pét ( Tây

Nguyên), tháng năm 1974, Thượng Đức ( Quảng Đà), tháng 8/ 1974… thể hiện rõ

sức mạnh vượt trội của quân giải phóng.

53

Những thắng lợi của quân và dân miền Nam trong hai năm 1973 – 1974, đã

dồn địch vào thế bị động lúng túng, đối phó, mở ra thời cơ cho cách mạng miền

Nam tiến lên giành thắng lợi hoàn toàn.

Từ những ngày 18 – 12 – 1974 đến 8 – 1 – 1975, Bộ chính trị Họp bàn về kế

hoạch giải phóng miền Nam, hội nghị đánh giá khách quan thế và lực của ta và

địch, xác định thời cơ chiến lược của cách mạng và nhất thiết đề ra kế hoạch giải

phóng miền Nam trong hai năm 1974 – 1975, Hội nghị quyết định huy động tổng

lực của cả hai miền Nam – Bắc, thực hiện thắng lợi lế hoạch đề ra, ngay cả trường

hợp đế quốc Mỹ quy trở lại can thiệp băng không quân, hải quân ứng cứu quân

ngụy. Bộ chính trị dự kiến: nếu đầu xuân năm 1975, chúng ta đánh thối động toàn

bộ hệ thống phòng ngự của quân ngụy, thời cơ giải phóng miền Nam xuất hiện thì

ta phải hành động táo bạo, kiên quyết giải phòng miền Nam trong năm 1975.

Việc ta giải phóng thị xã Phước Long và toàn tỉnh Phước Long ( 6/ 1/ 1975)

chứng tỏ khả năng chiến đấu của ngụy và thái độ của Mỹ đối với vấn đề Việt Nam

đang suy sụp.

Chấp hành linh hoạt, sáng tạo chủ trương của Đảng, ngày 30 – 4 – 1975,

quân và dân ta tiến công giải phóng thị xã Buôn Mê Thuộc và sau đó là tòn bộ Tây

Nguyên. Tiếp đó, ta giải phóng Huế - Đà Nẵng , bằng hai chiến dịch trên ta đã lần

lượt tiêu diệt hai quân đoàn chủ lực của ngụy, giải phóng Tây Nguyên và Miền

Trung, quân ngụy kinh hoàng, đế quốc Mỹ tỏ ra bất lực lúng túng tìm giải pháp

cứu vãn tình thế. Không để Mỹ - ngụy kịp trở tay, ngày 25 tháng 3, Bộ chính trị

khẳng định thời cơ chiến lược mới đã đến, ta có điều kiện hoàng thành sớm quyết

tâm giải phóng miền Nam… phải tập trung nhanh nhất lực lượng, binh khí, kỹ

thuật, vật chất giải phóng miền Nam trước mùa mưa ( tháng 5/ 1975).

54

Với chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, với phương châm “ thần tốc, táo bạo,

bất ngờ, chắc thắng” qua 55 ngày đêm chiến đấu anh dũng ( từ 9/ 3 đến 30 / 4 /

1975), quân và dân ta đã tiêu diệt và làm tan rã quân đội ngụy, dập tan bộ máy

chính quyền tay sai của đế quốc Mỹ giải phóng hoàn toàn miền Nam.

KẾ LUẬN