92
1 PHƯỜNG TRUNG DŨNG HAI THỜI KỲ KHÁNG CHIẾN NHÀ XUẤT BẢN TỔNG HỢP ĐỒNG NAI

PHƯỜNG TRUNG DŨNG HAI THỜI KỲ KHÁNG CHIẾN

  • Upload
    lekiet

  • View
    219

  • Download
    1

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: PHƯỜNG TRUNG DŨNG HAI THỜI KỲ KHÁNG CHIẾN

1

PHƯỜNG TRUNG DŨNG HAI THỜI

KỲ KHÁNG CHIẾN

NHÀ XUẤT BẢN TỔNG HỢP ĐỒNG NAI

Page 2: PHƯỜNG TRUNG DŨNG HAI THỜI KỲ KHÁNG CHIẾN

2

PHƢỜNG TRUNG DŨNG HAI THỜI KỲ KHÁNG CHIẾN

Chỉ đạo biên soạn:

ĐẢNG ỦY PHƢỜNG TRUNG DŨNG

THÀNH PHỐ BIÊN HÒA

Ngƣời viết:

ĐÀO TIẾN THƢỞNG - NGUYỄN YÊN TRI

Với sự cộng tác của ông Hai Thành (Dƣơng Văn Bồi)

Page 3: PHƯỜNG TRUNG DŨNG HAI THỜI KỲ KHÁNG CHIẾN

3

LỜI NÓI ĐẦU

Phƣờng Trung Dũng thành phố Biên Hòa mới thành lập sau ngày giải

phóng. Trƣớc năm 1975, phƣờng là một trong các khu nội ô của xã Bình Trƣớc (là

tỉnh lị tỉnh Biên Hòa cũ). Xƣa kia dân cƣ địa bàn này rất ít. Từ sau ngày 25 - 10 -

1945 đến 30 - 4 - 1975 mới đông dân. Suốt 30 năm, phƣờng Trung Dũng là vùng

địch kềm chặt. Nhƣng nhân dân địa phƣơng dù ngƣời cố cựu hay đến vào các thời

điểm khác sau này, đã biểu lộ lòng yêu nƣớc nồng nàn bằng nhiều cách.

Đảng ủy phƣờng Trung Dũng đƣợc sự chỉ đạo của Thành ủy Biên Hòa đã

tiến hành tổ chức sƣu tầm, ghi lại các thành tích - chƣa thật đầy đủ của những bậc

đi trƣớc không quản hy sinh gian khổ, dám đổ xƣơng máu, cống hiến sức lực, của

cải góp phần vào ngày nay đƣợc hƣởng độc lập, tự do. Các sự kiện lịch sử xảy ra

cách nay hơn nửa thế kỷ, thời gian đã xoá mờ nhiều điều, trí nhớ các nhân chứng

trực tiếp tham gia nay đã cao tuổi bị lãng quên nhiều khiến việc biên soạn khó đầy

đủ.

Máu và nƣớc mắt của các liệt sĩ và quần chúng yêu nƣớc đổ ra ba mƣơi năm

cuối cùng đã nở hoa độc lập, kết quả tự do. Bộ mặt của phƣờng Trung Dũng ngày

nay càng khang trang đẹp đẽ “Thắng giặc Mỹ ta sẽ xây dựng hơn mười ngày nay”

(Hồ Chí Minh: di chúc 1969).

Tập lƣợc thảo này là nén nhang tƣởng niệm các liệt sĩ, các ngƣời quá cố xả

thân vì nhiệm vụ, vì dân.

ĐẢNG ỦY VÀ UBND

PHƢỜNG TRUNG DŨNG TP BIÊN HÒA

Page 4: PHƯỜNG TRUNG DŨNG HAI THỜI KỲ KHÁNG CHIẾN

4

PHẦN MỞ ĐẦU

KHÁI QUÁT VỀ PHƯỜNG TRUNG DŨNG THÀNH PHỐ BIÊN HÒA

Phƣờng Trung Dũng đƣợc thành lập đầu năm 1976, là một phần của xã Bình

Trƣớc cũ - tỉnh lỵ Biên Hòa xƣa - ở đông bắc nội ô. Xã Bình Trƣớc thời thuộc

Pháp nằm trong quận Châu Thành (do chính quyền Sài Gòn chia quận Châu Thành

ra hai quận mới: Đức Tu và Công Thanh).

Phƣờng Trung Dũng rộng 72 ha (0,72km2) thuộc loại có diện tích nhỏ nhất

so hơn 20 phƣờng, xã của thành phố Biên Hòa. Đại để, phƣờng hình thang: đáy

nhỏ dài 0,9km là đƣờng Hƣng Đạo Vƣơng từ Ngã Ba Thành tới ga Biên Hòa; đáy

lớn từ cổng 2 sân bay Biên Hòa tới giao điểm đƣờng 51 (15 cũ) và đƣờng sắt dài

1,5km; một cạnh bên là đoạn đƣờng Phan Đình Phùng từ Ngã Ba Thành tới cổng 2

sân bay; cạnh kia là đoạn đƣờng sắt từ ga Biên Hòa tới giao điểm đƣờng 51 và

đƣờng sắt (ngang chợ Cao su phƣờng Thống Nhất).

Phía bắc, phƣờng Trung Dũng giáp sân bay Biên Hòa; phía đông bắc giáp

Vƣờn Mít phƣờng Tân Tiến; phía đông giáp phƣờng Thống Nhất; phía nam giáp

phƣờng Thanh Bình; phía tây giáp phƣờng Quang Vinh.

Từ phƣờng Trung Dũng, ta có thể đi các tỉnh và thành phố bằng đƣờng bộ,

đƣờng sắt, đƣờng sông Đồng Nai.

Suốt hai thời kỳ kháng chiến dài 30 năm, phƣờng Trung Dũng - cũng nhƣ

toàn bộ nội ô Biên Hòa - là vùng địch kềm chặt, song ta đã gây dựng đƣợc một số

cơ sở mật để hoạt động trong lòng địch, ngoài ra còn vận động nhân dân nuôi giấu,

tiếp tế cho cách mạng liên tục.

Vào thủa xa xƣa, mảnh đất phƣờng Trung Dũng gọi là gì, chƣa tài liệu nào

nói tới. Chỉ biết khi làng Bình Trƣớc chƣa trở thành trấn lỵ dinh Trấn Biên, ngƣời

Chơro đã gọi đây là Bù Blih, ngƣời Việt hầu nhƣ không biết đến tên này. Sách Gia

Định thành thông chí của Trịnh Hòai Đức (năm 1820) là cuốn đầu tiên viết trấn

Biên Hòa có phủ Phƣớc Long, huyện Phƣớc Chánh, tổng Phƣớc Vinh. Tổng này có

46 thôn, trong đó có thôn Bình Trúc (vì đọc trại nên Trúc đọc thành Trƣớc). Theo

sách Biên Hòa sử lược của Lƣơng Văn Lựu (1972) thì năm 1878 chính quyền Pháp

đổi thôn Bình Trƣớc thành làng, nhập với một số làng khác thành xã Bình Trƣớc

gồm 8 ấp: Lân Thành, Tân Lân, Lân Thị, Vinh Thạnh, Bàu Hang, Đồng Lách,

Page 5: PHƯỜNG TRUNG DŨNG HAI THỜI KỲ KHÁNG CHIẾN

5

Sông Mây. Dƣới chế độ Sài Gòn, ngoài 5 khu nội ô thì 8 ấp vùng ven của xã Bình

Trƣớc là: Vĩnh Thị, Lân Thành, Tân Mai (nay thuộc phƣờng Thống Nhất), Núi

Đất, Tân Hiệp (nay thuộc phƣờng Tân Tiến), Bàu Hang (nay thuộc phƣờng Tân

Phong), Đồng Lách, Sông Mây (nay thuộc huyện Thống Nhất).

Phƣờng Trung Dũng là một phần đất ấp Lân Thành tách ra vào đầu thế kỷ

20 rộng 125 ha. Lúc đó chỉ khu chợ Biên Hòa (phƣờng Thanh Bình bây giờ) mang

dáng vẻ đô thị, còn khu vực phƣờng Trung Dũng vẫn là quang cảnh nông thôn, có

các xóm với tên gọi nôm na: xóm Lò Than (một phần ba dân phố 3), xóm Cống

đƣờng lội (phía trong cổng 2), xóm Lò Rèn (dốc trƣờng trung học Ngô Quyền),

xóm Gò Lăng (dọc đƣờng rầy có mộ Trịnh Hòai Đức). Thời thuộc Pháp, nội ô

Biên Hòa chia làm hơn 10 hộ (quartiers) thì địa bàn phƣờng Trung Dũng gồm các

hộ 9, 10. Thời 9 năm kháng chiến, Pháp đặt các hộ này thành khu 3. Sau 1954 đổi

thành khu 4. Phƣờng Trung Dũng hiện chia làm 6 ban dân phố.

Địa hình phƣờng Trung Dũng chia thành hai phần rõ rệt, đƣờng rầy xe lửa

cũ từ ga Biên Hòa chạy vào sân bay đặt theo bình độ 4m là ranh giới. Đài Kỷ niệm

và Nhà văn hóa lao động có cốt đất + 9 m là khu vực cao nhất phƣờng. Đất đai ở

đây là phù sa cổ bạc màu, cứng, nhiều sạn sỏi nhỏ, một số chỗ chỉ đào sâu 1m đã

gặp đá ong. Trƣớc khi Pháp mở sân bay Biên Hòa, giữa 2 xóm Bánh Tráng và

Cống đƣờng lội có bàu Ông Son khá lớn, nƣớc bàu chảy xuống đầm trũng ở sau

lƣng công viên Biên Hùng bây giờ. Bàu Ông Son đã bị lấp kín vào đầu những năm

1920, khi sân bay thành lập.

Khu đất thấp có cốt đất khoảng 3m, trƣớc kia là ruộng và hồ, đầm lầy lội, đã

bị san lấp dần để làm nhà cửa, đƣờng xá. Dãy hồ đầm cạnh công viên Biên Hùng

chỉ có đƣờng cống thoát nƣớc nhỏ nên sau mỗi trận mƣa lớn thì bùng binh ngã năm

lại ngập ít nhất vài giờ. Công viên Biên Hùng quản lý cải tạo khu hồ trũng thành

nơi thả cá, bơi thuyền.

Cách nay trên dƣới trăm năm, rừng rậm mịt mù phủ kín hầu hết thôn Bình

Trƣớc. Hồi đó, một số dân sống ở địa bàn phƣờng Trung Dũng ngày nay làm nghề

rừng: khai thác gỗ, đốn củi, hầm than…. Còn chứng tích là xóm Lò Than. Đầu thế

kỷ 20, khi Pháp mở đƣờng sắt từ Sài Gòn ra Bắc, lập nhà máy cƣa BIF Biên Hòa

năm 1907, nhất là khi chúng thực hiện khai thác thuộc địa, mở hàng loạt đồn điền

cao su trong xã Bình Trƣớc thì rừng bị chặt hạ rất nhanh. Từ cổng 1 sân bay tới

dốc Hố Nai có nhiều sở cao su. Khu vực ban dân phố 1 bây giờ cũng là một vạt cao

su. Mãi tới năm 1954, các sở cao su bị mất đi nhƣờng cho các lầu phố san sát.

Page 6: PHƯỜNG TRUNG DŨNG HAI THỜI KỲ KHÁNG CHIẾN

6

Quang cảnh chung của địa bàn các hộ 9, 10 biến đổi chậm chạp trong nửa

đầu thế kỷ này. Quốc lộ I chạy dọc phƣờng theo hƣớng Bắc - Nam là con đƣờng

cong queo rải đá, sau mới tráng nhựa, bề ngang hẹp 5 m. Hai ven đƣờng, nhà cửa

thƣa thớt xa lề đƣờng hàng chục mét thấp thoáng ẩn hiện giữa các vƣờn tƣợc um

tùm cây lá. Đƣờng Hƣng Đạo Vƣơng vốn là ruộng đầm, Pháp san tƣờng Thành

Biên Hòa, lấy đất đá, gạch bờ thành lấp chỗ trũng để mở đƣờng. Hai bên đƣờng,

ruộng lúa và rau muống liền khoảnh. Công viên Biên Hùng cũng là ruộng lúa, có

chỗ tắm ngựa; một khoảnh bãi cỏ mang tên Bãi dây thép gió vì có dựng cột anten

rađio cao hàng chục mét (trƣớc năm 1945).

Nhà cửa ở gần bùng binh đông hơn khúc trên dốc, hầu hết là nhà trệt, mái

lợp ngói âm dƣơng, vách ván. Khoảng năm 1937, ông Sáu Sử mua mảnh đất gần

trạm Thủy lâm, xây một dãy phố cho mƣớn. Phía trên dãy phố Sáu Sử có nhà ông

kinh lý Tàng, nhà bà phủ Nga… Ngang trụ sở Ủy ban nhân dân phƣờng hiện này,

có dãy nhà của anh em ông giáo Hồ Văn Thể, Hồ Văn Tam… Nhà văn hóa phƣờng

Trung Dũng là nhà hàng Vidal (restaurant et moustique - bar Vidal) của ngƣời

Pháp lấy vợ Việt (bà Hồ Thị Lực - con ông Huỳnh Của). Nhà dƣỡng lão dựng trên

bãi đất hoang cây mọc lúp xúp, đến năm 1956 mới mở trƣờng trung học Ngô

Quyền. Trƣờng Mỹ thuật Biên Hòa năm 1933 đặt lò nung ở ngang Đài Kỷ niệm

chứ chƣa xây dựng trƣờng. Trƣờng Trần Hƣng Đạo là nghĩa trang của đồng bào

theo đạo Thiên Chúa, thƣờng gọi là đất thánh Tây. Khu nhà văn hóa lao động là

nhị tì chôn tù binh và ngƣời chết vô thừa nhận. Từ nhà bƣu điện tỉnh đến hết ban

dân phố 1 là sở cao su. Hai ven lộ 15 nhỏ hẹp cán đá trồng hai hàng vây sao cao

vút, tán lá xum xuê giao nhau, bóng che rợp mặt đƣờng. Từ chiều tà, đƣờng vắng

hoe, ngƣời yếu bóng vía không dám qua lại.

Đƣờng Phan Đình Phùng cũng thƣa thớt nhà cửa. Nhà thờ Tin Lành cất bằng

gỗ năm 1924 trên miếng đất của ông Trần Văn Kiêu hiến tặng, sau năm 1945 mới

xây gạch và tu sửa nhiều lần.

Tuy thuộc nội ô Biên Hòa nhƣng các hộ 9, 10 trƣớc Cách mạng tháng Tám

1945 vẫn là vùng quê mộc mạc, bình dị, yên ả. Trong thời kỳ kháng chiến 9 năm,

khu 3 (các hộ 9, 10) bắt đầu thay đổi. Nhà cửa đông lên. Bãi đất trống từ nhà hàng

Vidal tới chợ Kỷ niệm mọc lên bót Vidal và dựng dãy trại gia binh. Bót Vidal có

số quân chừng một trung đội, một trong các xếp bót là Minh Lớn (Dƣơng Văn

Minh) sau này trở thành đại tƣớng, tổng thống cuối cùng của chế độ Sài Gòn.

Sau năm 1945, khu 4 (tức khu 3 cũ) thay đổi nhanh, mang dáng vẻ thành thị

thật sự. Những lầu, cửa hàng mọc san sát ven lộ 1 và 15, xoá nhanh dấu vết nông

thôn. Ban dân phố 1 vốn là vƣờn cao su. Một số thợ máy nhà máy cƣa BIF mua đất

Page 7: PHƯỜNG TRUNG DŨNG HAI THỜI KỲ KHÁNG CHIẾN

7

dựng nhà, đầu tiên là ông Tƣ Trác, Nhạc, Nghìn, bà Cậy… Năm 1956, trƣờng

trung học Ngô Quyền thay thế nhà dƣỡng lão cũ. Năm 1969, trƣờng Khiết Tâm

xây cất trên đất thánh Tây. Năm 1970, trƣờng Mỹ nghệ dời từ sau lƣng Tòa Hành

chánh tỉnh về địa điểm hiện nay. Đoạn xa lộ 1K (xa lộ Đại Hàn) từ Đài Kỷ niệm

tới cầu Mới (cầu Hoá An) làm khoảng năm 1970.

Trƣớc Cách mạng tháng Tám 1945, hai hộ 9, 10 có chừng 1.000 dân. Tuy ở

tỉnh lỵ nhƣng phần đông bà con sống bằng nghề làm ruộng. Nhiều ngƣời phải

mƣớn ruộng, nộp tô cho chủ điền. Có ngƣời mƣớn ruộng chùa Thanh Long, có

ngƣời mƣớn ruộng ở cánh đồng Dinh (từ ga xe lửa tới hãng dầu Quyết Thắng bây

giờ). Có ngƣời xuống làm ruộng miệt Tam An, Tam Phƣớc; có ngƣời mƣớn ruộng

của ông cả Lục tận Bảo Chánh. Dân xóm Cống đƣờng lội trồng hàng chục ha mía;

dăm bảy sân lãng (lò ép mía) hoạt động tấp nập từ tháng 10 âm lịch tới sau tết, làm

đƣờng tán và mật. Xóm Bánh Tráng chuyên làm bánh tráng bán đi khắp nơi. Một

số bà con làm củi, đốt than… sống lần hồi, ngày càng phải đi xa do rừng thu hẹp.

Thợ nhà máy cƣa BIF khá đông: Bảy Đắc, Định, Hƣớng, Lựu, Phò, Vững,

Sáu Quản, Trí, Chiến… Dân thầy máy cƣa có Hoàng Đình Cận. Thợ lò gốm

trƣờng Mỹ nghệ có: Sáu Dần, Tƣ Dĩ, Tƣ Lấm, Ngôi, Thăng… Viên chức Nhà nƣớc

có ông kinh lí Tàng, thày giáo Thể, thày giáo Tam, ông vệ Cảnh… Phần đông thợ

thuyền và viên chức nói trên là ngƣời có tinh thần dân tộc, sau này một số đi thoát

ly tham gia kháng chiến, một số là cơ sở mật nội thành, gần một chục liệt sĩ đã hy

sinh cho sự nghiệp cách mạng của dân tộc.

Thời chín năm, do chính sách bình định khủng bố của giặc, dân các vùng

nông thôn bị dồn về nội ô nên khu 3 tăng lên khoảng 6.000 ngƣời.

Sau Hiệp định Giơ - ne - vơ 1954 dân di cƣ vào đây rất đông. Từ năm 1965

Mỹ đổ quân vào miền Nam thực hiện “chiến tranh cục bộ”, huỷ diệt tàn bạo vùng

giải phóng và vùng tranh chấp thì khu 4 càng đông dân. Địa phương chí tỉnh Biên

Hòa năm 1973 ghi: khu 4 có 17.717 ngƣời (khu 1: 8.250 ngƣời; khu 2: 7.604

ngƣời; khu 3: 12.550 ngƣời; khu 5: 11.674 ngƣời).

Sau ngày giải phóng (tháng 4 - 1975) ta có chủ trƣơng giãn dân, đƣa một số

về quê cũ, một số đi kinh tế mới nên số dân phƣờng Trung Dũng giảm. Theo điều

tra dân số tháng 1 - 1989, số dân phƣờng Trung Dũng là 15.566 (2.940 hộ) thuộc

bốn dân tộc, trong đó có 43 ngƣời Nùng (4 hộ), 278 ngƣời Hoa (53 hộ), 22 ngƣời

Khmer (4 hộ). Ngƣời Hoa có mặt tại đây từ lâu đời. Nay phƣờng Trung Dũng có 6

ban dân phố.

Page 8: PHƯỜNG TRUNG DŨNG HAI THỜI KỲ KHÁNG CHIẾN

8

Phần lớn cƣ dân phƣờng Trung Dũng thờ cúng tổ tiên ông bà theo truyền

thống “uống nƣớc nhớ nguồn” để tƣởng nhớ các bậc sinh thành. Phƣờng không có

đình riêng, dân cố cựu tham gia cúng kỳ yên ở đình Bình Trƣớc ấp Lân Thành.

Đình thờ thần hoàng bổn cảnh có sắc triều đình Huế cấp. Lễ kì yên tổ chức hàng

năm từ đêm 15 đến hết ngày 16 tháng 11 âm lịch. Dân góp tiền mua heo, bò, gà,…

làm lễ, trƣớc cúng sau ăn. Đây là nét đẹp đoàn kết nên duy trì. Vài năm một lần, có

ngƣời hảo tâm - đƣợc tôn vinh là Mạnh Thƣờng quân - bỏ tiền rƣớc gánh hát bội

về diễn vài đêm cho dân làng giải trí.

Địa bàn phƣờng Trung Dũng có ba ngôi chùa. Chùa Thanh Long gọi nôm là

chùa xóm ở gần ga Biên Hòa; thoạt đầu vào năm 1881 trẻ em chăn trâu dựng một

am nhỏ lợp lá, lấy đất sét nặn tƣợng phật đặt vào. Dân xóm đem nhang đèn đến

cúng ngày rằm, mùng một, ngày vía, ngày Tết… Lâu dần, bà con chung góp sửa

sang am khang trang hơn. Năm 1916, bà con thỉnh thày về trụ trì, am trở thành

chùa. Hòa thƣợng Pháp Tuyên kiến thiết nhƣ hiện nay. Chùa Thanh Long có pho

tƣợng Phật 18 tay, mỗi tay cầm một bửu bối. Đây là một sáng tác nghệ thuật độc

đáo của thợ thủ công. Các vị sƣ trụ trì có một số đóng góp trong hai thời kỳ kháng

chiến. Chùa Hƣng Bình trên đƣờng Hƣng Đạo Vƣơng do ông Phạm Văn Cầm và

bà Võ Thị Phƣờng cùng ban trị sự hội Tịnh độ cƣ sĩ phật học xây cất năm 1953.

Lúc trƣớc, đây là vùng đìa bùn trũng, không trồng trọt gì. Hội bỏ tiền đổ đất đá lấp

trũng, xây cất mấy đợt mới thành cơ ngơi ngày nay. Ông Cầm và bà Phƣờng đều

tham gia hội Liên Việt, tiếp tế ủng hộ kháng chiến trong thời kỳ chín năm. Chùa

Kim Quang thuộc hội Phật học Nam kỳ ở đƣờng Nguyễn Văn Trỗi, đƣợc cất hồi

Mỹ vào miền Nam. Sau ngày giải phóng, công an khám phá đây có nhiều tài liệu

phản động, ngƣời trụ trì phải đi cải tạo. Chùa trở thành trụ sở công an thành phố

Biên Hòa.

Đạo Tin Lành đƣợc truyền giảng ở Biên Hòa từ năm 1921. Ngƣời truyền

đạo mƣớn một căn phố ở tiệm rƣợu ngang rạp Biên Hòa (Lido cũ) làm nơi hành

đạo. Năm 1924, hội thánh Tin Lành mƣớn căn phố của ông đốc công Đồng ở Cây

Chàm. Tín đồ Trần Văn Kiêu hiến thửa đất ở đƣờng Phan Đình Phùng, hội cất nhà

thờ bằng gỗ ván. Sau năm 1945 thánh thất mới xây gạch, qua một số lần tu sửa có

diện mạo nhƣ bây giờ. Số tín đồ Tin Lành và đạo Thiên Chúa trong phƣờng ít.

Tháng 9 - 1945, thực dân Pháp quay trở lại xâm lƣợc nƣớc ta một lần nữa.

Thực hiện âm mƣu thâm độc “dùng ngƣời Việt đánh ngƣời Việt” chúng mua chuộc

những ngƣời cầm đạo Cao Đài phái Tây Ninh chống lại kháng chiến. Số tay chân

của Tòa thánh Tây Ninh lập ra Khâm châu đạo Biên Hòa (cơ quan lãnh đạo cấp

tỉnh của đạo Cao Đài) và Tổng hành dinh lính Cao Đài ở Chợ Đồn (Bửu Hòa). Khi

Ngô Đình Diệm chấp chính, lính Cao Đài nhập vào “quân đội quốc gia”. Khâm

Page 9: PHƯỜNG TRUNG DŨNG HAI THỜI KỲ KHÁNG CHIẾN

9

châu đạo dời về số nhà 139 đƣờng Quốc lộ I. Căn nhà này do một nữ tín đồ hiến

tặng. Năm 1983, bộ phận cầm đầu Tòa thánh Tây Ninh chống phá chế độ ta bị

trừng trị theo pháp luật. Nhà nƣớc phối hợp với Mặt trận Tổ quốc tiến hành cải tạo,

trụ sở Khâm châu đạo Biên Hòa trở thành trụ sở Hội đồng nhân dân và Ủy ban

nhân dân phƣờng Trung Dũng.

Đất Đồng Nai ẩn chứa kho tàng vật khảo cổ cực kỳ phong phú. Ngƣời tiền

sử từng sinh sống ở Bình Đa (phƣờng An Bình), Gò Me (phƣờng Thống Nhất)

cách nay khoảng ba ngàn năm. Gò Me cách đây 2km, Bình Đa cách 5km. Con

ngƣời là loài động vật ƣa hoạt động, ƣa tò mò tìm hiểu môi trƣờng chung quanh

phục vụ cho việc săn bắn, hái lƣợm. Không bị núi cao, sông rộng ngăn cách, còn

rừng là ngôi nhà quen thuộc của họ. Ta có thể đoán định: bàn chân người tiền sử

từng in dấu trên đất phường Trung Dũng này.

Từ thế kỷ 16, 17 chế độ phong kiến tập quyền Việt Nam lâm vào khủng

hoảng triền miên. Các tập đoàn vua chúa Lê - Mạc rồi Trịnh - Nguyễn vì quyền lợi

ích kỷ của dòng họ, gây cảnh đao binh liên miên. Đông đảo nông dân lao động

Đàng Ngoài cũng nhƣ Đàng Trong sống điêu đứng trăm nỗi. Ruộng đất của họ lần

hồi bị giai cấp địa chủ phong kiến kiêm tính chiếm đoạt nên từ địa vị ngƣời nông

dân tự do, chủ sở hữu nhỏ về đất đai, họ rơi xuống thân phận nông nô làm mƣớn,

bị bóc lột đến cùng cực. Tệ nạn tham ô nhũng lạm hoành hành, bọn cƣờng hào

nông thôn mặc sức tác oai tác quái. Nạn mất mùa đói kém xảy ra khắp nơi. Mặt

khác họ còn chịu cảnh binh dịch suốt đời: “… Cứ mỗi năm vào khoảng tháng 3,

tháng 4, lính ra các làng bắt dân từ 16 trở lên, thể chất cƣờng tráng, xiềng cổ bằng

một cái gông tre… đem về sung quân, cho học một nghề chuyên môn, học thành

nghề rồi phân bắt vào đội chiến thuyền để tập luyện, lúc hữu sự ra trận để đánh

giặc, lúc vô sự bắt làm công dịch trong quan phủ, chƣa đƣợc 60 tuổi chƣa cho về

làng…” (Thích Đại Sán: Hải ngoại ký sự, trang 43, Viện đại học Huế dịch, Xb.

1963).

Dải dất từ Thanh Hoá đến Quảng Bình là bãi chiến trƣờng bị tàn phá nặng

nề. Ruộng đồng hoang hoá, dân cƣ xiêu giạt tứ tán. Mâu thuẫn xã hội lên đến tột

đỉnh làm bùng nổ vô số cuộc khởi nghĩa nông dân.

Phƣơng Nam xa vời có một vùng đất trù phú mênh mông hoang hoá đã thu

hút đám dân xiêu tán vào đây. Thành phần di dân khá phức tạp: một số ít là những

ngƣời có tiền bạc, giống vốn, xuồng ghe; một số là ngƣời trốn lính; một số là kẻ tội

đồ lƣu đày viễn xứ; nhƣng phần đông là nông dân mất hết ruộng đất. Những ngƣời

khẩn hoang tiên phong ra đi tự phát lẻ tẻ, mãi về sau chính quyền Đàng Trong của

Chúa Nguyễn mới khuyến khích và tổ chức. Những chuyến ghe giƣơng buồm theo

Page 10: PHƯỜNG TRUNG DŨNG HAI THỜI KỲ KHÁNG CHIẾN

10

gió mùa đông bắc vƣợt biển vào vùng đất hứa này, sau cuộc hải hành ngàn dặm

trùng dƣơng sóng gió, cặp bến nghỉ chân đầu tiên ở đất Mô Xoài (Bà Rịa). Rồi họ

ngƣợc dòng Đồng Nai, định cƣ ở Long Thành, Bến Gỗ, Cù lao Phố, Bến Cá (Tân

Triều), Tân Uyên,… Nông dân lao động Việt đã kề vai sát cánh với đồng bào dân

tộc bản địa Chơro, Mạ, Xtiêng, Kơho phá rừng, dựng làng, lập ấp, chung sống

thuận hòa, thổi luồng sinh khí vào vùng đất hoang hóa mênh mông.

Ở Trung Quốc, nhà Mãn Thanh lên thay nhà Minh. Một số bày tôi nhà Minh

vƣợt biển tới Đàng Trong xin tị nạn chính trị. Hơn ba ngàn ngƣời chia thành hai

nhóm do các tƣớng Trần Thƣợng Xuyên và Dƣơng Ngạn Địch cầm đầu đƣợc Chúa

Hiền (Nguyễn Phúc Tần) cho vào định cƣ, làm ăn sinh sống tại vùng Cù lao Phố và

Mỹ Tho. Ngƣời Tàu vốn thạo nghề buôn. Trần Thƣợng Xuyên cho các bộ hạ khai

phá đất hoang, lập chợ, mở cảng giao thƣơng với ngƣời Tàu, ngƣời Nhật, ngƣời

Tây dƣơng, ngƣời Đồ bàn… Cảng đại phố Nông Nại ra đời “đường phố lớn bằng

phẳng lát đá trắng, đường ngang lát đá nhỏ (đá ong), đường hẻm lát đá xanh”,

“có nhiều nhà lầu là cửa hàng đồng thời là kho chứa hàng, là khách sạn cũng là

nơi giải trí” (Trịnh Hoài Đức - Gia Định thành thông chí).

Trịnh Hội - nguyên quán huyện Trƣờng Lạc, Phúc Châu - là một trong số di

thần nhà Minh đến cƣ trú ở thôn Bình Trƣớc. Do thạo buôn bán, ông trở thành một

trong những ngƣời giàu có nức tiếng đất Đồng Nai, danh vang tận chúa Nguyễn.

Con Hội là Trịnh Khánh, học rộng, tài cao, viết chữ lớn (đại tự) đẹp, sở trƣờng về

làm câu đối. Vì vậy Khánh đƣợc các thân hào nhân sĩ quý trọng. Ông đƣợc Chúa

Võ vƣơng (Nguyễn Phúc Khoát) ƣu đãi. Sau khi nộp một khoản tiền, ông đƣợc cử

làm cai thủ An Dƣơng (cai thầu cửa biển An Tràng) rồi đổi ra Quy Nhơn, Quy

Hóa, Bả Canh làm chức cai đội chấp canh tam tƣờng. Gia đình họ Trịnh ngày càng

thịnh vƣợng. Năm 1775, Trịnh Khánh lâm bệnh qua đời. Lúc này tình hình Đàng

Trong rối ren. Cuộc khởi nghĩa Tây Sơn bùng nổ và lan rộng. Thoạt đầu, Lý Tài

cầm đầu toán quân Nghĩa Hòa nổi dậy ở Quảng Nam theo nghĩa quân Tây Sơn.

Sau y phản, đi theo chúa Nguyễn, vào đóng ở núi Châu Thới. Quân Tây Sơn kéo

vào đánh chúa Nguyễn, đánh bại Lý Tài. Tránh binh lửa, gia đình Trịnh Khánh rời

đất Bình Trƣớc về sống ở Phiên trấn (thành phố Hồ Chí Minh bây giờ) năm 1776.

Trịnh An là con Trịnh Khánh sinh năm 1767, lúc này mới 10 tuổi, đƣợc mẹ

cho theo học thày Võ Trƣờng Toản ở thôn Hòa Hƣng, huyện Bình Dƣơng. Thông

minh lại chăm học, An đƣợc thày yêu mến, đặt tên là Trịnh Hoài Đức (tên chữ: Chỉ

Sơn, hiệu: Cấn Trai). Trịnh An học cùng Lê Quang Định, Ngô Nhơn Tịnh kết làm

bè bạn, sau này trở thành bộ ba nổi tiếng về văn thơ (Gia Định tam gia).

Page 11: PHƯỜNG TRUNG DŨNG HAI THỜI KỲ KHÁNG CHIẾN

11

Năm 1778, Nguyễn Ánh lấy lại đƣợc đất Gia Định, mở khoa thi tuyển lựa

nhân tài. Bộ ba Trịnh Hoài Đức, Lê Quang Định, Ngô Nhơn Tịnh đều thi đậu.

Trịnh Hoài Đức đƣợc bổ nhiệm làm Hàn lâm chế cáo, năm sau sung chức Điền

tuấn huyện Tân Bình, trông coi việc khai khẩn đất đai ở Gia Định, lập chế độ

ruộng đất để giải quyết quân lƣơng. Ngoài ra, ông còn dự văn án bộ Hình, tháng 11

năm 1993 sung chức Đông cung thị giảng dạy Hoàng tử Cảnh, phò tá Đông cung

Cảnh trấn giữ thành Diên Khánh (Khánh Hòa). Khi đạo quân của Cảnh ra đánh

Phú Xuân, ông ở trong bộ tham mƣu bàn việc quân. Năm 1794, ông thăng chức Ký

lục Trấn dinh (Mỹ Tho). Năm 1801, ông sung chức Tham tri bộ Hộ, đƣợc cử làm

chánh sứ dẫn dầu phái đoàn sang nhà Thanh xin sắc phong.

Năm 1806, ông đƣợc cử tiếp làm Hiệp tổng trấn Gia Định. Năm 1812, ông

thăng Thƣợng thƣ bộ Lễ kiêm trông coi tòa Khâm thiên giám (đài thiên văn). Năm

sau ông đƣợc cử làm Thƣợng thƣ bộ Lại. Năm 1816 ông lại làm Hiệp tổng trấn Gia

Định, tháng chạp 1819 làm quyền Tổng trấn. Tháng 6 năm 1820 ông lại đƣợc triệu

về kinh giữ chức Thƣợng thƣ bộ Lai kiêm Phó tổng tài Quốc tử giám. Chẳng bao

lâu, ông đƣợc thăng Hiệp biện đại học sĩ, kiêm Thƣợng thƣ hai bộ Lại và Binh.

Tháng 3 năm 1825 ông qua đời tại kinh đô Huế. Linh cữu đƣợc chở về Gia Định,

Tả quân Tổng trấn Lê Văn Duyệt đến phúng viếng, rồi đƣa về an táng ở xóm Gò

Lăng, thôn Bình Trƣớc (nay thuộc ban dân phố 3) là quê mẹ, cũng là nơi ông ra

đời.

Mộ ông xây theo lối xƣa, song song với mộ Trịnh phu nhân nằm giữa vòng

thành lớn, cửa vào có trụ búp sen, có bình phong mặt trƣớc. Bia mộ viết: “Hoàng

Việt, Ất Dậu, trọng đông, cát nhật. Hiệp biện đại học sĩ tặng đặc tiến Vinh Lộc đại

phu hữu trụ quốc, Thiếu bảo Cần chánh điện đại học sĩ Trịnh công chi mộ - hiếu tử

Hàn lâm viện biên tu Trịnh Xuyên tử, Trịnh Thiên Nhiên lập thạch” (Hoàng Việt,

ngày lành tháng 2 năm Ất Dậu - phần mộ ông Trịnh chức hiệp biện đại học sĩ, đặc

biệt đƣợc tặng thêm tƣớc đại phu Vinh Lộc, cột trụ bên phải nhà nƣớc, tƣớc Thiếu

bảo Cần chánh điện đại học sĩ - con là Trịnh Thiên Nhiên chức Hàn lâm viện biên

tu tƣớc Trình Xuyên tử lập bia).

Trịnh Hoài Đức là ngƣời đức tài toàn vẹn, làm quan cực phẩm vẫn sống giản

dị thanh cao, quên mình vì việc nƣớc. Ông còn là nhà thơ, nhà sử học nổi tiếng với

các tác phẩm Gia Định thành thông chí, Minh bột di ngư, Lịch đài kỷ nguyên,

Khương tế lục, Cấn Trai thi tập. Ông là danh nhân đất Đồng Nai, đóng góp phong

phú cho nền văn hóa đất nƣớc.

Đầu năm 1916, trên đất Đồng Nai xuất hiện một số hội kín chống Pháp.

Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) đang ở vào giai đoạn ác liệt. Thực dân

Page 12: PHƯỜNG TRUNG DŨNG HAI THỜI KỲ KHÁNG CHIẾN

12

Pháp ráo riết bắt thanh niên thuộc địa sang làm bia đỡ đạn ở mẫu quốc. Nguyễn Ái

Quốc mô tả cảnh bắt lính: “Thoạt tiên, chúng (thực dân – NYT. chú thích) tóm

những người khoẻ mạnh, nghèo khổ, những người này chỉ chịu chết thôi không còn

kêu cứu vào đâu được. Sau đó chúng mới đòi đến con cái nhà giàu. Những ai cứng

cổ thì chúng tìm ngay ra dịp để sinh chuyện với họ hoặc gia đình họ, và nếu cần,

thì giam cổ họ lại cho đến khi họ dứt khoát chọn lấy một trong hai con đường: “đi

lính tình nguyện hoặc xì tiền ra”(1)

. Lối bắt lính ấy tất dẫn đến phản ứng quyết liệt

của dân.

5 giờ chiều ngày 25 - 1 - 1916, Mƣời Sóc và Mƣời Tiết cầm đầu các ngƣời

tù nổi dậy cƣớp súng của lính gác bắn vào nhà Tham biện chủ tỉnh và phá khám

lớn Biên Hòa. Bị đàn áp, họ rút về làng Tân Trạch. Một số ngƣời nhƣ Hai Sở, Ba

Nghi, Ba Hầu, Tƣ Hổ…tổ chức hội kín trại Lâm Trung ở Thiện Tân đã lãnh đạo

nghĩa quân tấn công các nhà việc (trụ sở) Tân Trạch, Tân Khánh, Tân Lƣơng.. đêm

25 - 1 - 1916. Số hội tề và hƣơng chức bỏ chạy tán loạn. Nhiều thanh niên bị bắt

lính đƣợc giải thoát. Hồi 11 giờ đêm cùng ngày, một toán chừng 50 ngƣời xông

vào làng Tân Uyên (quận Tân Uyên) giết một tên lính, đánh bị thƣơng viên đồn

thủy lâm và phá chợ. Địch đem quân đàn áp. Chúng bắt nhiều ngƣời, kết 9 án tử

hình, mang số này ra bắn ở khu đất gần đình Bình Thành (thuộc ban dân phố 5

phƣờng Trung Dũng bây giờ), rồi đem chôn ở bãi Mả thuộc địa phận phƣờng

Quang Vinh. Dân chúng dựng miễu Cô Hồn để hƣơng hoa cúng viếng các liệt sĩ

(qua trùng tu, miễu chùa Cô Hồn và bây giờ là Bửu Hƣng tự).

Vào đầu những năm 1920, ở Biên Hòa thực dân Pháp cho dựng Đài kỷ niệm

ngƣời Việt trận vong (bà con gọi tắt là đài Kỷ niệm, ở đây có ngã ba Kỷ niệm, rồi

một chợ nhỏ gần đó cũng mang tên chợ Kỷ niệm). Cuốn Bản án chế độ thực dân

Pháp của Nguyễn Ái Quốc viết về việc dựng đài Kỷ niệm đó nhƣ sau:

“Theo tục lệ Việt Nam, khi trong làng có ngƣời chết thì những ngƣời xay

lúa, giã gạo phải tỏ lòng kính trọng vong linh ngƣời chết và thông cảm nỗi đau

buồn của tang gia bằng cách im lặng không hát hò trong khi xay giã nhƣ họ vẫn

thƣờng làm. Nhƣng nền văn minh hiện đại đƣợc đƣa vào nƣớc chúng tôi bằng bạo

lực có cần gì phải tế nhị đến nhƣ thế. Xin đọc câu chuyện sau đây đăng trên một tờ

báo ở Nam kỳ:

NHỮNG NGÀY HỘI Ở BIÊN HÒA

(1)

Hồ Chí Minh toàn tập, tập 1, trang 324-325, Nxb Sự thật, H.1980.

Page 13: PHƯỜNG TRUNG DŨNG HAI THỜI KỲ KHÁNG CHIẾN

13

Để lấy tiền bỏ vào quỹ xây dựng đài Kỷ niệm ngƣời Việt trận vong của tỉnh

Biên Hòa, ban tổ chức đang tích cực chuẩn bị một chƣơng trình tuyệt diệu.

Ngƣời ta bàn tán nào là sẽ có yến tiệc giữa vườn theo kiểu Anh (garden -

party) nào là khiêu vũ ngoài trời… tóm lại sẽ có nhiều và đủ thứ trò chơi để ai ai

cũng có thể góp phần làm việc nghĩa một cách thú vị nhất đời.

Quý ông phi công ở sân bay Biên Hòa có nhã ý sẽ góp phần vào cuộc vui, và

ngay từ bây giờ ban tổ chức đã có thể khẳng định rằng sự có mặt của các quan

chức cao cấp nhất Sài Gòn sẽ làm cho ngày hội thêm phần rực rỡ.

Xin tin thêm cho các bạn nam nữ ở Sài Gòn lên dự hội biết rằng, các bạn sẽ

không cần phải bỏ dở cuộc vui để về nhà dùng cơm, vì ngay tại chỗ, sẽ có phòng

ăn tổ chức cực kỳ chu đáo và đặc biệt đầy đủ, các bạn sành ăn nhất cũng sẽ đƣợc

hài lòng.

Ngày 21 tháng giêng tới, tất cả chúng ta sẽ đi Biên Hòa, chúng ta sẽ vừa

đƣợc dự những hội hè linh đình vui tươi, vừa đƣợc dịp tỏ cho những gia đình tử sĩ

Việt Nam ở Biên Hòa thấy rằng chúng ta biết tƣởng nhớ đến sự hy sinh của con em

họ.

“Thật là thời đại khác, phong tục khác. Nhƣng phong tục kỳ quái làm sao!”

Ông Nguyễn Khắc Điềm (Nguyễn Văn Pha) sinh năm 1888 ở Nghệ Tĩnh.

Năm 1905, ông đƣợc cụ Phan Bội Châu đƣa ra Hải Phòng, tính đƣa sang Nhật

trong phong trào Đông du. Cụ Phan giao ông Điềm cho ông Lý Tuệ - nấu bếp trên

tàu biển chạy đƣờng Hải Phòng - Hồng Kông, hƣớng dẫn thực hiện một số nhiệm

vụ: mua vũ khí, tuyên truyền giác ngộ ngƣời tốt, nếu có thời cơ thì phá hoại… Nhờ

mẹ ông quen biết với một bà lấy chồng Pháp, ông lấy trộm đƣợc 15 súng và 500

viên đạn giao cho các ông Tƣ Ngôn và hàn Kiệm ở Quỳnh Đôi (huyện Quỳnh Lƣu,

Nghệ An). Việc đi Nhật rất khó khăn, năm 1915, ông xin làm bồi sang Pháp. Năm

1921, ông về Biên Hòa sinh sống, đƣợc ông Deneau (Đơnô) - đảng viên cộng sản

Pháp - đƣa vào làm ở sở Thủy lâm Biên Hòa. Gần Cách mạng Tháng Tám 1945,

ông là cơ sở của các đồng chí Hà Huy Giáp, Lê Đình Nhơn (do đó ông là ngƣời

duy nhất trong phƣờng đƣợc Hội đồng Nhà nƣớc tặng bằng có công với nƣớc).

Nhà máy cƣa BIF Tân Mai chính thức thành lập năm 1907, là một trong

những vƣờn ƣơm cách mạng của tỉnh Biên Hòa từ trƣớc khi Đảng Cộng sản Đông

Dƣơng ra đời. Phong trào đấu tranh tại đây diễn ra khá sôi nổi. Thời kỳ Mặt trận

Dân chủ Đông Dƣơng (1 936 - 1939), số thợ máy nhà máy cƣa BIF cƣ ngụ tại các

Page 14: PHƯỜNG TRUNG DŨNG HAI THỜI KỲ KHÁNG CHIẾN

14

hộ 9, 10 nhƣ các anh Bảy Đắc, Định, Hƣớng, Hoàng Đình Cận… nhiều lần tham

gia lãn công, bãi công, đòi tăng lƣơng, đòi thực hiện chế độ ngày làm việc 8 giờ…

thu thắng lợi.

Giữa năm 1937, anh Ba Do - ngƣời Cù lao Phố, là học sinh trƣờng Mỹ nghệ

Biên Hòa - theo gợi ý của đồng chí Nghĩa Xƣợc (Nguyễn Văn Nghĩa) đã vác búa

đanh, đứng gần đài Kỷ niệm ngăn thợ lò nung của trƣờng không làm việc, ngăn thợ

máy cƣa tới hãng để ủng hộ một cuộc đấu tranh của anh em BIF (Sau vụ này, anh

bị cảnh sát bắt giam rồi trƣờng Mỹ nghệ đuổi học).

Hộ 9 có gia đình thày giáo Thể (Hồ Văn Thể) là gia đình có nhiều ngƣời

sớm giác ngộ cách mạng. Anh Tƣ Công (Hồ Văn Công), em ruột thày Thể, làm

nhân viên sở đoan (douane: hải quan) Sài Gòn. Anh quen biết, bắt mối với một số

thủy thủ tiến bộ trên các tàu biển đi Pháp, đã nhờ mua một số sách báo cấm: Chủ

nghĩa cộng sản sơ giải của Polizet, Biện chứng pháp… Tủ sách riêng của nhà anh

có tƣơng đối đủ các số báo La lutte (tranh đấu). Anh chẳng may bị bệnh chết sớm,

năm 1940 phulít xét nhà, tịch thu toàn bộ tủ sách.

Anh Sáu Lèo (Hồ Văn Leo) cũng là em ruột thày Thể. Là thanh niên trí thức

có tƣ tƣởng tiến bộ - do ảnh hƣởng của anh Tƣ Công - anh làm thƣ ký cho đồng chí

Dƣơng Bạch Mai hồi đồng chí viết cho tờ La Lutte. Sau đó, anh tham gia báo Dân

chúng (Le peuple) của Đảng Cộng sản Đông Dƣơng năm 1938. Báo ra không xin

phép nhà chức trách, tròn 80 số, vài ngày một số, từ 22 - 7 - 1938 đến 30 - 8 -

1939. Anh làm nhiệm vụ phát hành báo. Mỗi lần báo in xong, từ 2 giờ sáng, anh

cùng đồng chí Nguyễn Văn Kỉnh lo giao cho trẻ bán dạo và phân cho các sạp. Sau

đó 2 ngƣời cƣỡi xe đạp đi thăm các sạp để nắm tình hình báo có tồn đọng không,

nắm đạo quân bán báo “không để cho báo mình phất phơ trước gió, mặt mũi vàng

khè” (Nguyễn Văn Trấn: Chúng tôi làm báo). Anh Sáu Lèo đƣợc kết nạp Đảng

thời kỳ này. Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ 9 - 1939, thực dân Pháp trở mặt

đàn áp phong trào cách mạng nƣớc ta. Anh Sáu Lèo bị bắt, đày đi Tà Lài ma thiêng

nƣớc độc. Anh bị bệnh lao. Thƣơng con, má anh bán chiếc vòng vàng lo lót chủ

tỉnh cho anh về. Sau Cách mạng tháng Tám 1945, anh đƣợc cử phụ trách trƣờng

Mỹ nghệ thời gian ngắn, bị lao nặng đã qua đời.

Tháng 6 - 1940, nƣớc Pháp đầu hàng phát xít Hítle. Cuối tháng 9 - 1940,

phát xít Nhật xâm lƣợc Đông Dƣơng. Thực dân Pháp tại đây đầu hàng Nhật. Từ

đây nhân dân ta chịu cảnh một cổ đôi tròng. Bọn thực dân Pháp và lũ quân phiệt thi

nhau vơ vét tài nguyên, bóc lột dân ta đến tận xƣơng tủy. Chiến tranh thế giới ngày

càng lan rộng, hàng hóa các nƣớc không vào đƣợc, làm đời sống nhân dân cùng

cực. Vải mặc hiếm hoi, khó mua. Một số dân các hộ 9, 10 phải dùng bao bố, bao

Page 15: PHƯỜNG TRUNG DŨNG HAI THỜI KỲ KHÁNG CHIẾN

15

hàng làm quần áo. Diêm, quẹt, dầu hôi đắt nên ngƣời ta đành phải đi ngủ sớm.

Thiếu thốn vật chất gây bao nỗi buồn phiền cho mọi nhà. Ngoài ra còn cảnh máy

bay Đồng Minh ném bom cầu và sân bay…làm một số dân Biên Hòa chết oan.

Ngày 9 – 3 -1945, Nhật đảo chính Pháp. Chỉ trong một đêm, cơ đồ thống trị

gần 100 năm của thực dân Pháp sụp đổ tan tành. Phát xít Nhật ve vãn, lôi kéo bà

con ta bằng thuyết Đại Đông Á “người Nhật và người Việt cùng da vàng máu đỏ,

cùng chung nền văn hóa”, “người Nhật trả độc lập cho Việt Nam”,…

Nhƣng hàng ngày, bà con các hộ 9, 10 gặp sĩ quan Nhật với bộ mặt vênh váo

hống hách, chứng kiến nhiều cảnh đối xử tàn tệ với dân mình nên nhanh chóng

hiểu rõ bản chất của chúng. Tinh thần dân tộc bị xúc phạm đã gây mối căm thù

ngày càng sâu sắc. Lời đƣờng mật không che giấu đƣợc bản chất của loài sói.

Sau ngày Nhật đảo chính, xã Bình Trƣớc - tỉnh lỵ Biên Hòa - và các xã

chung quanh có nhiều đảng viên cộng sản bí mật về hoạt động, gây cơ sở chờ thời

cơ.

Tháng 5 - 1945, phong trào Thanh niên Tiền phong dấy lên ở Sài Gòn (do

bác sĩ Phạm Ngọc Thạch làm thủ lĩnh) và nhanh chóng lan tỏa ra các tỉnh Nam kỳ.

Phong trào Thanh niên Tiền phong trở thành một hình thức Mặt trận dân tộc thống

nhất tập hợp, đoàn kết rộng rãi các tầng lớp thanh thiếu niên, trung niên... Các đảng

viên cộng sản kịp thời nắm tổ chức này, đẩy mạnh hoạt động công khai hợp pháp.

Ở Biên Hòa, thày giáo Huỳnh Thiện Nghệ là thủ lĩnh Thanh niên Tiền phong. Xã

Bình Trƣớc là nơi có phong trào vào loại mạnh trong tỉnh. Hộ 9 thoạt đầu có hơn

10 anh: Nguyễn Chức Sắc, Hoàng Đình Cận (đảng viên cộng sản), Hoàng Đình

Trác, Hoàng Lập Chung, Phạm Văn Tƣ, Nguyễn Văn Cơ, Nguyễn Văn Hòa (thợ

bá nghệ), Huỳnh Văn Giao (thợ bá nghệ), Nguyễn Văn Tâm, Nguyễn Văn Mùi,

Nguyễn Văn Khôi, Dƣơng Quốc Phong, Đinh Quang Dữa. Anh Giao giỏi võ, làm

huấn luyện viên. Anh em tập tành ở bãi trồng hoa nhà dƣỡng lão (trƣờng trung học

Ngô Quyền bây giờ), đêm chia nhau đi canh gác đƣờng phố. Trụ sở Thanh niên

Tiền phong hộ 9 là nhà sàn của ông Bƣởi. Hộ 10 có một số Thanh niên Tiền phong

là: Hồ Thế, Dƣơng, Tám Phƣớc, Kiết, Huỳnh Văn Hải, Nguyễn Thị Hải, Ba Sĩ,

Hai Lân, quản Báo, ách Luyến… khoảng hai chục ngƣời. Huấn luyện viên là ách

Luyến.

Một số thanh niên lúc đó lầm tƣởng Thanh niên Tiền phong là tổ chức của

Cao Đài thân Nhật nên hồi đầu chƣa tham gia, sau hiểu rõ mới nhập cuộc.

Page 16: PHƯỜNG TRUNG DŨNG HAI THỜI KỲ KHÁNG CHIẾN

16

Tháng 5 - 1945, tại làng Vĩnh Cửu (Tam Hiệp), Liên tỉnh ủy miền Đông họp

với đại biểu các Đảng bộ Biên Hòa, Gia Định, Thủ Dầu Một, Tây Ninh để phổ biến

tình hình và nhiệm vụ mới.

Tháng 7 - 1945, đồng chí Hà Huy Giáp họp với các đồng chí Hoàng Minh

Châu, Huỳnh Văn Hớn, Đặng Nguyên, Phạm Văn Búng… tại chùa Tân Mai. Đại

diện Xứ ủy Nam kỳ phổ biến chủ trƣơng: gấp rút xây dựng lực lượng, phát triển

lực lượng chính trị và vũ trang để chuẩn bị khởi nghĩa giành chính quyền. Các

đồng chí bàn việc nhanh chóng tổ chức đoàn thể Việt Minh, nắm chắc lực lƣợng

Thanh niên Tiền phong, vận động nhân dân đấu tranh chống phát xít Nhật và lũ tay

sai phản động.

Cao trào cách mạng dâng lên cuồn cuộn trong cả nƣớc. Đội du kích Ba Tơ

lập ở Quảng Ngãi. Khu giải phóng Việt Bắc ngày càng mở rộng. Đội Việt Nam

tuyên truyền giải phóng quân nam tiến về đồng bằng Bắc bộ. Phát xít Nhật liên tiếp

thua và lui rất nhanh trên chiến trƣờng châu Á - Thái Bình Dƣơng.

Ngày 15 - 8 - 1945, Nhật đầu hàng Đồng Minh không điều kiện. Ngày 19 - 8

tổng khởi nghĩa thắng lợi ở thủ đô Hà Nội. Lần lƣợt chính quyền về tay nhân dân ở

nhiều tỉnh từ Bắc vào Trung…

Ở Biên Hòa, quân Nhật rã rời, án binh bất động tại các nơi chúng đóng quân.

Chính quyền bù nhìn tê liệt hoàn toàn. Các đảng viên cộng sản đã nắm và vận động

một số viên chức, binh lính tham gia hoạt động cách mạng.

Để chuẩn bị cƣớp chính quyền ở Biên Hòa, các đồng chí Hoàng Minh Châu,

Huỳnh Văn Hớn… chỉ đạo Thanh niên Tiền phong Biên Hòa tổ chức mít tinh tại

trƣờng nam tiểu học (trƣờng Nguyễn Du bây giờ) vào ngày 20 - 8 - 1945 nhằm

thăm dò thái độ của Nhật đối với cách mạng ta. Các đoàn Thanh niên Tiền phong

nội ô và các xã lân cận kéo về, đông tới vài ngàn ngƣời. Lính Nhật và bảo an lặng

lẽ nhìn dòng ngƣời ùn ùn đi qua. Anh Hồ Thế - cán bộ Thanh niên cứu quốc - đƣợc

cử lên nói chuyện. Anh khơi gợi ý thức dân tộc, tinh thần yêu nƣớc của thanh niên

và hô hào anh chị em chờ đợi giờ hành động sắp đến, đất nƣớc đang có những biến

chuyển cực kỳ to lớn…

Ngày 23 - 8 - 1945, tại căn nhà số 2 dãy phố Sáu Sử - do đồng chí Ngô Hà

Thành mƣớn - có cuộc họp lịch sử bàn kế hoạch khởi nghĩa ở Biên Hòa. Đồng chí

Hoàng Minh Châu chủ trì, tham dự có các đồng chí: Huỳnh Văn Hớn, Phạm Văn

Búng, Lê Nguyên Đạt, Đặng Nguyên, Ngô Hà Thành,… Theo hƣớng dẫn của Xứ

ủy, hội nghị quyết định mấy vấn đề lớn:

Page 17: PHƯỜNG TRUNG DŨNG HAI THỜI KỲ KHÁNG CHIẾN

17

- Tiến hành khởi nghĩa trước hết ở tỉnh lỵ Biên Hòa vì đây là đầu

não tập trung mọi cơ quan chính quyền địch.

- Phân công một số đảng viên về các quận huy động lực lượng

quần chúng tham gia cướp chính quyền ở tỉnh lỵ; cử người vận động lính

Nhật không can thiệp khi ta cướp chính quyền; vận động ông kinh lý

Tàng thuyết phục tỉnh truởng Nguyễn Văn Quý êm thấm giao nộp chính

quyền cho ta; cử đồng chí Sáu Đại (Hồ Ngọc Đại) và một số đồng chí

khác vận động lính mã tà, lính thủ hộ,.. nộp súng cho cách mạng…

- Lập Ủy ban khởi nghĩa tỉnh Biên Hòa do đồng chí Hoàng Minh

Châu làm trưởng ban; dự kiến danh sách Ủy ban nhân dân cách mạng

lâm thời tỉnh…

- Giao đồng chí Lê Ngọc Liệu và anh Nguyễn Đình Ưu chỉ huy

500 quần chúng Biên Hòa về tham gia cướp chính quyền ở Sài Gòn.

- Vận động nhân dân may cờ, làm băng khẩu hiệu, huy động lực

lượng Thanh niên Tiền phong làm nòng cốt xung kích, sẵn sàng hành

động khi có lệnh khởi nghĩa.

Cách mạng diễn tiến cực kỳ nhặm lẹ.

Ngày 23 - 8, Tân An là tỉnh Nam bộ đầu tiên khởi nghĩa thành công.

Ở Biên Hòa, từ sáng sớm 24 - 8, cờ đỏ sao vàng của Việt Minh và cờ vàng

sao đỏ của Thanh niên Tiền phong xuất hiện ở nhà máy cƣa BIF, ga Biên Hòa… 2

giờ chiều, nhân dân quận Long Thành khởi nghĩa thắng lợi. Tối đó, tại rạp hát Trần

Điển (nay thuộc phƣờng Hòa Bình) đồng chí Sáu Đại hô hào mọi ngƣời tham gia

Việt Minh, vùng lên khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân.

Suốt đêm 24 - 8, anh em Thanh niên Tiền phong các hộ 9, 10 rầm rập đi tuần

tra bảo vệ an ninh đƣờng phố, xóm làng. Không khí sôi động lạ thuờng.

Ngày 25 - 8 - 1945, tin Sài Gòn tổng khởi nghĩa bay về càng làm dân nội ô

thêm náo nức. Các hoạt động cách mạng diễn ra công khai. Lính Nhật và lính Việt

gác công sở với vẻ thờ ơ, uể oải. Các viên chức đến sở cho có mặt rồi lại về ngay.

Trạm Thủy lâm của đội Kiệp - cạnh dãy phố Sáu Sử - đóng cửa im ỉm suốt mấy

bữa trƣớc. Chiều tối 26 - 8, anh em Thanh niên Tiền phong hộ 9, 10 nhắc nhau

sớm mai vận động bà con đi mít tinh đông đảo.

Page 18: PHƯỜNG TRUNG DŨNG HAI THỜI KỲ KHÁNG CHIẾN

18

Mờ sáng 27 - 8, dân các hộ 9, 10 - với lực lƣợng Thanh niên Tiền phong làm

nòng cốt - đi theo hàng ngũ về quảng trƣờng sau dinh Tham biện dự lễ ra mắt

chính quyền cách mạng. Sau bài diễn thuyết hùng hồn của ông Dƣơng Bạch Mai,

đồng chí Hoàng Minh Châu công bố danh sách Ủy ban nhân dân cách mạng lâm

thời tỉnh Biên Hòa trong tiếng hô vang dội của hàng chục ngàn đồng bào. Các

khẩu hiệu: “Việt Nam độc lập muôn năm! Việt Minh muôn năm! Đả đảo Chính

phủ bù nhìn Trần Trọng Kim!” vang lên nhƣ những làn sóng không dứt. Cuộc mít

tinh kết thúc bằng lễ tuyên thệ: “sẵn sàng hy sinh để bảo vệ độc lập, tự do của Tổ

quốc!”. Xế trƣa, các đoàn tuần hành biểu dƣơng lực lƣợng qua các đƣờng phố rồi

mới tỏa về các địa phƣơng.

Lịch sử của phƣờng cũng nhƣ đất nƣớc mở qua một trang mới.

Page 19: PHƯỜNG TRUNG DŨNG HAI THỜI KỲ KHÁNG CHIẾN

19

PHẦN THỨ NHẤT

PHƯỜNG TRUNG DŨNG THỜI KHÁNG CHIẾN CHÍN NĂM

Cách mạng tháng Tám 1945 thành công xoá bỏ bộ máy thống trị cũ của thực

dân phong kiến. Chính quyền cách mạng tỉnh Biên Hòa và quận Châu Thành ra

đời, Ủy ban nhân dân cách mạng lâm thời xã Bình Trƣớc đƣợc thành lập ngay sau

đó. Ông xã Vệ (Bảy Phệ, Nguyễn Văn Vệ, Nguyễn Thế Phƣơng) - nguyên xã

trƣởng, một nhân sĩ có uy tín - đƣợc cử làm Chủ tịch xã. Các đoàn thể quần chúng:

Mặt trận Việt Minh, dân quân tự vệ, thanh niên cứu quốc, phụ nữ cứu quốc, thiếu

nhi cứu quốc.. lần lƣợt đƣợc hình thành từ hộ, ấp đến xã.

Những ngày đầu cách mạng thật sự là ngày hội cực kỳ sôi động của quần

chúng. Trong không khí độc lập tự do của chế độ dân chủ cộng hòa, già trẻ, gái trai

thảy đều vui mừng náo nức vì sự đổi đời. Họ công tác, sinh hoạt tập thể không biết

mệt, khuôn mặt ai cũng bừng sáng rạng rỡ. Niềm hân hoan tràn đầy tăng thêm sức

mạnh cho mỗi ngƣời. Hầu nhƣ số thanh niên nam nữ các hộ 9, 10 ngoài lúc bận đi

làm kiếm sống, đều giành số thời gian còn lại vào việc: hội họp, tập quân sự, vui

chơi ca hát… đêm đêm chia nhau tuần tra canh gác khắp nơi.

Anh Nguyễn Chức Sắc - một viên chức cũ - đứng ra lập một đơn vị vũ trang

hơn hai chục ngƣời - nòng cốt là số Thanh niên Tiền phong hộ 9 - gọi là bộ đội anh

Sắc. Phân đội trƣởng: Hoàng Lập Cung, phân đội phó: Dƣơng Quốc Phong, chánh

trị viên: Nguyễn Văn Cơ, huấn luyện viên võ: Huỳnh Văn Giao… Đơn vị có 12

súng mút thì 3 cây do tỉnh đƣa xuống, 9 cây còn lại do anh em mua hoặc đổi thực

phẩm cho lính Nhật. Các anh vài lần tổ chức đột nhập các kho súng Nhật song

không thành công. Anh Hồ Thế và anh Truyện, quê ở Bình Thung (nay là xã Bình

An, huyện Thuận An, Bình Dƣơng) đƣợc cử lên B’lao (Bảo Lộc, Lâm Đồng) thu

một kho súng Nhật chôn giấu trong rừng. Anh Hồ Thế từng hoạt động tại đây nên

rành địa bàn. Anh Truyện có công thu thập vũ khí đã hy sinh thời kháng chiến chín

năm.

Lúc này, tại tỉnh Biên Hòa cũng ra đời nhiều đơn vị vũ trang khác: đội du

kích Hồ Hòa, bộ đội Sáu Ngọc của quận Châu Thành, bộ đội Tám Nghệ của tỉnh

Biên Hòa… Mỗi đơn vị vũ trang nhỏ bé đã thu hút số thanh niên yêu nƣớc, sẵn

sàng chiến đấu bảo vệ chế độ dân chủ cộng hòa non trẻ.

Page 20: PHƯỜNG TRUNG DŨNG HAI THỜI KỲ KHÁNG CHIẾN

20

Ngày 2 - 9 - 1945, nhiều thanh niên các hộ 9, 10 về Sài Gòn dự lễ mừng

ngày độc lập. Một số tên thực dân Pháp núp ở các lầu cao nổ súng vào biển ngƣời

biểu tình. Chúng đã bị quần chúng tóm cổ. Theo chân quân Anh vào giải giới quân

Nhật, thực dân Pháp lộ rõ dã tâm xâm lƣợc nƣớc ta một lần nữa.

Trƣớc tình hình đó, ngay sáng 3 - 9, anh Hồ Thế - em ruột ông giáo Thể - là

Bí thƣ thanh niên cứu quốc tỉnh, đã đƣa bộ đội anh Sắc về sở đất Bà Bao thôn Vĩnh

Cửu (Tam Hiệp) để luyện tập quân sự. Việc tiếp tế ăn uống cho đơn vị do anh Hồ

Thế và gia đình ông giáo Thể lo giúp. Anh em chỉ ra sức học lăn, lê, bò, trƣờn và

học cách sử dụng súng đạn ở khu vực mả thày Cự gần suối Linh. Đêm đêm các anh

sinh hoạt tập thể những bài hát cách mạng hào hùng, bầu máu nóng của tuổi trẻ

càng sôi sục. Lần đầu tiên sống có tổ chức, các anh ráng giữ nghiêm kỷ luật do chỉ

huy đề ra. Tiếp xúc với một số phụ lão Vĩnh Cửu, sau khi nghe kể về hoạt động

của nhà nho yêu nƣớc Đoàn Văn Cự, anh Ba Dữa (Đinh Quang Dữa) xúc động làm

bài thơ:

Nước sông Phố dạt dào sóng vỗ

Đỉnh non Châu ngất thủa oai phong

Biên Hòa một tỉnh miền Đông

Có trang dã sử vô cùng bi ai

Không cam chịu cuộc đời nô lệ

Viên chỉ huy tài lược hiên ngang

Nổi danh thày Cự họ Đoàn

Mảnh rừng Vĩnh Cửu hiên ngang chốn thù

Cùng đồng chí tạo gom vũ khí

Rèn gươm dao chuẩn bị binh lương

Gươm thiêng noi dấu quật cường

Lập ra hội kín bốn phương hẹn ngày

Page 21: PHƯỜNG TRUNG DŨNG HAI THỜI KỲ KHÁNG CHIẾN

21

Hàng bộ hạ lẫn tay phản trắc

Bọn thực dân mang lính áp vây

Trong làn đạn giặc đua bay

Thôn dân hoảng hốt, cỏ cây tan tành

Lui rừng thẳm hùng anh cố thủ

Lửa bạo tàn cháy rụi một phương

Xông ra huyết chiến tử thương

Nấm mồ thảm bại gió sương lạnh lùng

Máu căm tức tràn vùng hoang địa

Mối thâm cừu há dễ quên ru

Những đêm mưa gió vi vu

Hồn ai gào thét chiến khu điêu tàn

Thu 1945

Ngày 6 - 9 - 1945, quân Anh đổ bộ vào Sài Gòn tƣớc khí giới quân Nhật

theo thỏa ƣớc Posdam giữa các nƣớc Đồng Minh. Theo gót lính Anh, có một số

đơn vị bộ binh và xe bọc thép của quân viễn chinh Pháp. Bọn quan lại và 1.500

lính Pháp trƣớc đây bị Nhật giam giữ, nay đƣợc trả tự do và đƣợc trang bị súng

ống. Ngày 23 - 9 - 1945, quân Pháp đƣợc lính Anh yểm trợ, ngang nhiên nổ súng,

mở màn cuộc xâm lƣợc nƣớc ta một lần nữa. Quân dân Sài Gòn - Chợ Lớn dù

trang bị hết sức thô sơ và chƣa có kinh nghiệm chiến đấu đã dũng cảm đứng lên

đƣơng đầu với máy bay, xe tăng, đại bác giặc. Cuộc kháng chiến Nam bộ bắt đầu.

Nhà hội Bình Trƣớc đƣợc một số cơ quan tỉnh và quận thƣờng xuyên sử

dụng. Ủy ban nhân dân cách mạng lâm thời xã Bình Trƣớc dời trụ sở về Miễu ba

làng ấp Vĩnh Thị.

Tại nhà hội, ngày 26 - 9, có cuộc họp quan trọng gồm khoảng 40 cán bộ

Đảng tỉnh Biên Hòa. Hội nghị Bình Trƣớc bầu ra Tỉnh ủy lâm thời gồm 11 đồng

Page 22: PHƯỜNG TRUNG DŨNG HAI THỜI KỲ KHÁNG CHIẾN

22

chí (Bí thƣ: Trần Công Khanh) quyết định một số công việc cần kíp trƣớc mắt: gấp

rút xây dựng lực lƣợng vũ trang, củng cố Mặt trận Việt Minh và các đoàn thể cứu

quốc để phát triển lực lƣợng chính trị, hình thành các Quận ủy để tăng cƣờng hạt

nhân lãnh đạo. Đây là hội nghị về xây dựng tổ chức và lực lƣợng khá toàn diện

trƣớc khi Pháp lấn chiếm.

Đơn vị bộ đội anh Sắc đang huấn luyện ở sở đất Bà Bao đột nhiên có lệnh

tỉnh đƣa xuống: “Tối nay anh em ra mặt trận Cầu Kiệu Sài Gòn”. Anh em về trụ

sở Thanh niên Tiền phong hộ 9 - ở đƣờng quốc lộ I, thì có lệnh tiếp theo “Để súng

ở đây, chờ lệnh”. Một đơn vị cộng hòa vệ binh đã thu gọn 12 cây súng của đơn vị.

Bộ đội anh Sắc trắng tay, lại kéo xuống Bình Đa, An Hảo đóng quân, tìm cách mua

và ăn trộm súng đạn Nhật chôn giấu trong các sở cao su gần đó.

Anh Đinh Quang Dữa về nội ô kiếm việc làm để sinh sống, ngày ngày ra

Phòng thông tin tỉnh, thấy các bản tin đánh máy chƣa có dấu - hồi đó máy chữ

chƣa có dấu chữ Việt - bỏ bừa trên mặt bàn. Anh hý hoáy điền dấu để mọi ngƣời

dễ đọc, rồi treo lên. Tình cờ anh gặp anh Lan - bạn cũ - anh này đƣa về ban tuyên

truyền giới thiệu với ông phán Nhựng - thƣ ký thông tin Biên Hòa. Ông cấp cho

anh Ba Dữa một giấy chứng nhận là nhân viên ban tuyên truyền. Anh cùng anh

Lan lên quận Tân Uyên, anh xem cách anh Lan phát biểu trƣớc quần chúng. Nội

dung tuyên truyền là hô hào toàn dân đoàn kết đánh thực dân Pháp xâm lƣợc. Rồi

anh về các xã Mỹ Lộc, Tân Ba, Tân Hòa, Khánh Vân tìm chọn ngƣời địa phƣơng

lập các ban tuyên truyền xã. Anh tổ chức đƣợc anh Hồ ở chợ Uyên Hƣng, lập ban

tuyên truyền quận Tân Uyên.

Tháng 10 - 1945, ông Nguyễn Khắc Điềm (Nguyễn Văn Pha) ủng hộ một xe

ô tô traction Citroen cho đồng chí Nguyễn Thanh Sơn. Xe này chở một số máy

móc từ Biên Hòa ra Phan Thiết lập binh công xƣởng. Em ruột ông là Nguyễn Khắc

Khoan coi giữ số vật tƣ máy móc cất giấu ở Thiện Tân (Tây lên, chúng bắn chết

anh Khoan ngày 4 - 3 - 1946).

Đồng chí Hồ Hòa - Chủ nhiệm Việt Minh tỉnh - lập đội du kích hơn 40

ngƣời. Một số thanh niên hộ 10 đi học lớp huấn luyện ở Gành Rái: Nguyễn Thị

Hải, Huỳnh Văn Hải, Hồng Văn Kiết, Trịnh Văn Phƣớc. Mãn khóa, hai anh Tám

Phƣớc và Hải đƣợc phái về Tân Phong, làm công tác vận động thanh niên. Các anh

đi một vòng từ Bình Hòa, Cây Đào, Bến Cá… tổ chức đƣợc một số tổ dân quân du

kích và thanh niên cứu quốc.

Page 23: PHƯỜNG TRUNG DŨNG HAI THỜI KỲ KHÁNG CHIẾN

23

Tháng 10 - 1945, Tỉnh uỷ Biên Hòa nhận định: chẳng chóng thì chầy, giặc

sẽ đến đây. Các cơ quan, đoàn thể của tỉnh và quận Châu Thành cũng nhƣ phần lớn

nhân dân nội ô tản cƣ về các vùng nông thôn Tân Uyên, Bình Đa, Bến Gỗ,…

Nhờ có quân tiếp viện và vũ khí trang bị từ chính quốc đƣa sang, quân Pháp

nống ra các tỉnh Nam bộ. Ngày 25 - 10 - 1945, lợi dụng quân Anh đi giải giáp vũ

khí quân Nhật ở Biên Hòa, lính Pháp theo sau chiếm tỉnh lỵ bỏ ngỏ. Các lực lƣợng

ta đƣợc lệnh rút khỏi đây để “tránh va chạm với Đồng Minh”. Đoàn xe quân sự

địch tiến vào một nội ô với những đƣờng phố vắng tanh vắng ngắt, cửa mọi nhà

đóng im ỉm. Súng lớn súng nhỏ của chúng đều đạn lên nòng, sẵn sàng bắn vào các

ổ kháng cự, nhƣng địch chỉ thấy các công sở trống rỗng với ít bàn ghế chỏng chơ

và mấy đống tro giấy. Nội ô Biên Hòa không điện, không nƣớc… Lính Anh và

quân Pháp chia nhau đóng ở một số địa điểm: Tòa bố, tòa án, ty cảnh sát, nhà hàng

Hạnh Phƣớc, sân bay,…

Anh Tƣ Trác (Hoàng Đình Trác) - em ruột Hoàng Đình Cận - tham gia bộ

đội anh Sắc. Một thời gian ngắn sau đó, mấy anh em bàn tính, để anh Tƣ Trác về

thành trông coi gia đình, kiếm công ăn việc làm và nhận nhiệm vụ mật trong vùng

địch. Anh từ Thiện Tân đi xe đạp theo lộ 24 về. Nhờ vẫn giữ đƣợc thẻ thuế thân,

anh qua trạm gác sân bay, chúng hỏi giấy, anh đƣa ra thì chúng cho đi. Đạp xe

ngang dãy phố Sáu Sử, anh thấy lính da đen đóng lố nhố trong đó. Dãy phố bốn

căn tan hoang. Anh lên tạm trú nhà ngƣời chú là ông Hoàng Đình Lâm ở Dốc Sỏi,

tìm thấy vợ. Lúc này chủ nhà máy cƣa BIF bắt đầu khôi phục sản xuất, rất thiếu

công nhân. Chúng đƣa anh lên xe về hãng, cấp giấy tờ, bắt ở trong sở, nhƣng anh

xin về ở nhà ông Lâm tại Dốc Sỏi.

Anh Năm Hóa (Nguyễn Minh Hóa) vào bộ đội anh Sắc, sau đó chuyển qua

Quốc gia tự vệ cuộc (công an). Khi Pháp chiếm tỉnh lỵ, đơn vị rút về Tân Phong.

Là ngƣời quen thuộc ấp Lân Thành và nội ô, anh cùng vài đồng chí đêm đêm

thƣờng về hoạt động tại đây. Tháng 12 - 1945, nhóm anh đụng Tây càn bố khu vực

miễu Bình Trƣớc. Chúng bắn anh bị thƣơng nặng. Anh em ráng khiêng anh lên

điều trị tại trạm cứu thƣơng Bến Vịnh (Trị An). Mấy tháng sáu, vết thƣơng lành,

anh đƣợc cấp chỉ huy cho về thành làm ăn. Có tay nghề, anh xin làm thợ điện nhà

máy cƣa BIF.

Chiếm đƣợc tỉnh lỵ, địch kêu gọi số viên chức cũ ra làm việc. Ban ngày, lính

địch lùng sục, bố ráp liên miên hòng quét sạch lực lƣợng kháng chiến trong vùng

chiếm đóng. Báo chí, đài phát thanh Sài Gòn liên tục rêu rao: “sẽ bình định Nam

kỳ trong vòng ba tháng”. Chúng kêu dân họp lại chợ Biên Hòa để có nguồn tiếp tế

lƣơng thực, thực phẩm cho chúng.

Page 24: PHƯỜNG TRUNG DŨNG HAI THỜI KỲ KHÁNG CHIẾN

24

Đội xung phong cảm tử gồm 43 thiếu niên từ 13 đến 16 tuổi do đồng chí Hai

Ký chỉ huy, thành lập theo chủ trƣơng của Quận ủy Châu Thành, đã mƣu trí đột

nhập nội ô diệt một số Việt gian mới ló mòi: Ba Lê, Bảy Thống… Tại ngã ba

Vƣờn Mít, thỉnh thoảng đội bất ngờ xuất hiện, dùng súng lục và lựu đạn diệt địch

đi lẻ rồi rút lui nhanh. Các vụ diệt trừ gian này có tác dụng răn đe ngăn chặn phần

nào bọn lăm le nhảy ra làm tay sai cho giặc. Ngƣời dân khu 3 (gồm các hộ 9, 10)

cũng nhƣ cả xã Bình Trƣớc rất vui mừng khi nghe tin các tên tay sai, chỉ điểm vừa

ló ra bị đàng mình diệt hoặc tóm liền. Địch chiếm đƣợc đất nhƣng hành động tàn

bạo của chúng làm mất lòng dân. Bà con thấm thía cảnh cá chậu chim lồng, càng

luyến tiếc hai tháng sống trong độc lập tự do tƣởng nhƣ mơ.

Đêm 1 - 1 - 1946, bộ đội ta mở cuộc tập kích lớn vào nội ô Biên Hòa. Một

mũi theo hƣớng Dốc Sỏi, một mũi qua ngã ba Kỷ niệm, một mũi theo đƣờng Tân

Mai lên, một mũi đi đƣờng sông đổ lên ấp Vĩnh Thị… Súng ta nổ dồn dập vào các

trạm gác, nhà lao, đầu cầu.. Anh em làm chủ đƣờng phố, đốt cháy chợ Biên Hòa…

Địch cố thủ trong thành Xăng đá và các tua bót… vãi đạn ra cốt tự trấn an tinh

thần.

Cuộc tập kích đêm đầu năm 1946 gây niềm tin tƣởng lớn lao cho nhân dân

Biên Hòa vào sự nghiệp kháng chiến dƣới sự lãnh đạo của Chính phủ Cụ Hồ. Hàng

trăm thanh niên từ Sài Gòn và một số tỉnh đã kéo về xin gia nhập Vệ quốc đoàn

Biên Hòa. Anh Nguyễn Văn Thạc ở hộ 10 là lính tập cũ trong sân bay cũng xin đi

thoát ly trong dịp này (Anh tập kết tháng 8 - 1954 ở sƣ đoàn 338. Anh hồi kết

chiến đấu trên chiến trƣờng miền Nam, hy sinh tại Lò Gò, Tây Ninh tháng 8 -

1964).

Anh Ba Dữa từ Tân Uyên về, tìm cơ quan tuyên truyền đóng ở bến đò Kho

(Bình Đa). Lúc này ta đang tích cực chuẩn bị cho cuộc tổng tuyển cử đầu tiên bầu

Quốc hội khoá I. Cơ quan họp bàn, phân công từng ngƣời đi làm công tác vận

động, tổ chức bầu cử, đồng thời vận động nhân dân ủng hộ bộ đội ăn tết. Các anh

đi từng nhà, bà con dù giàu hay nghèo đều góp gạo, tiền, dừa, hoa quả, bánh trái

(bánh tét, bánh tổ)… Anh em phải huy động xe bò chở quà. Ban tiếp tế ở Chợ Đồn

(Bửu Hòa) dùng một ghe xuôi Tân Vạn, băng qua An Hảo, chở hai cần xé cá khô

và một cần xé hột vịt. Anh Ba Dữa đến nhà anh Bảy Hẹ - thanh niên cứu quốc

Bình Đa - kiếm xe bò. Xe thực phẩm theo đƣờng Kiểm - đƣờng mở trong rừng để

kiểm soát việc khai thác gỗ củi - đi tới Đá Mài, giao cho chị Hớn và chị Châu.

Hàng vừa giao xong, lính địch đi càn tới. Mọi ngƣời chạy tán loạn vào rừng.

Chúng bắt đƣợc hai chị Tƣ và Dung (chị Dung con bác sĩ Hoài, Giám đốc nhà

thƣơng điên). Khi lính rút, anh Ba Dữa dẫn đƣờng cho hơn một chục ngƣời trở về

Tam Hiệp, trong đó có các đồng chí Ba Thuận (Phạm Văn Thuận), Lê Nguyên Đạt,

Page 25: PHƯỜNG TRUNG DŨNG HAI THỜI KỲ KHÁNG CHIẾN

25

anh Nhì, các chị Hớn, Châu… đi lộn đƣờng, anh suýt bị giết vì nghi là dẫn đƣờng

vào ổ phục kích của Tây. May mà tới chiều tối đoàn ngƣời bình yên về tới nhà ông

giáo Thể ở Bà Bao thôn Vĩnh Cửu.

Đất Bình Đa, An Hảo là cái túi chứa nhiều cơ quan, đơn vị bộ đội và các ủy

ban xã bạn li hƣơng đứng chân ở đây. Việc tiếp tế có nhiều khó khăn. Do đó ban

tuyên truyền dời qua Tân Vạn. Bà con tín đồ Cao Đài nói: “Các anh cứ ở đây, Tây

đến, chúng tôi đánh trống báo, Tây đi chúng tôi đánh một hồi…”. Dân cho ăn uống

khá đầy đủ, các anh chỉ còn lo chuyện công tác. Một bữa Tây tới, bà con thúc mấy

tiếng trống. Toàn ban lên một chiếc xuồng, tạm lánh vào rạch Bà Lồ ven núi Châu

Thới. Anh Ba Dữa tức cảnh, làm bài thơ ngắn:

Tạch tạch, đùng đùng nổ quanh đây.

Người kêu “giặc tới”, kẻ la “Tây”

Gom đồ, tất cả toàn ban chạy

Tài liệu, nhân viên một ghe đầy.

Pháp lập bót lính Cao Đài ở Tân Vạn. Ban tuyên truyền liệu thế không ở

đƣợc nữa, bèn quyết định dời về ấp Bình Dƣơng (nay thuộc Long Bình Tân). Đêm

đó, các anh nhịn đói ở bến Lái Dầm chờ đò qua sông. Gọi là bến Lái Dầm vì nƣớc

sông quãng này chảy xoáy, ngƣời chèo đò phải dùng dầm cho khéo kẻo lật ghe.

Anh Ba Dữa ghi lại cái đêm đáng nhớ suốt đời đó:

QUA BẾN LÁI DẦM

Đêm hôm ấy sao lưa thưa lấp lánh

Trời dông cuồng, sông lạnh sóng lô xô

Vẻ băn khoăn, hò mãi bặt tăm đò

Quanh bến vắng, cảnh hoang vu thấm thía

Sớm đi sương, chiều hẹn về quá trễ

Ôi tràng giang! Đành ở lại đêm nay

Lại một đêm lán cỏ dưới tàn cây

Page 26: PHƯỜNG TRUNG DŨNG HAI THỜI KỲ KHÁNG CHIẾN

26

Nằm thao thức nhớ chuỗi ngày đã sống

Hò thêm tiếng, tiếng tan thành thất vọng

Nhìn mây trời: mảnh đọng mảnh tan trôi

Gió rít cơn càng trút đổ sương hàn

Giun dế khóc tiếng ngân vang bốn cõi

Buồn ý lạc vẩn vơ khôn tìm lối

Trở lại, lòng quặn thắt nhớ hơi cơm

Trước gian nan cố nén nỗi căm hờn

Thu tàn lực dưới màn sương chờ sáng

Trong bóng đêm bỗng mặt sông thấp thoáng

Lách ngược dòng chiếc tam bản băng qua

Giữa hai em chèo lái có một bà

Đò cặp bến cất giọng nua đuôi đuối

“Biển gió đưa vẳng tiếng hò ôi ối

Vì sóng to, trời tối, chúng nhát qua

Nghĩ thương vì sương gió đứng bơ vơ

Nên hối trẻ ráng chèo qua chớ ngại!”

Đang rời rã, lắng nghe liền hăng hái

Vội chuyên tay chèo lái chống giông to

Nhìn thôn làng chìm đắm dưới sương mờ

Tình dân tộc trỗi hồn thơ quyến luyến.

Page 27: PHƯỜNG TRUNG DŨNG HAI THỜI KỲ KHÁNG CHIẾN

27

Địa bàn xã Bình Trƣớc đƣợc địch chia thành bốn khu, tám ấp giữ nhƣ cũ

nhƣng chúng chỉ kiểm soát có mức độ vào ban ngày. Khu 3 gồm các hộ 9, 10 cũ,

địch thƣờng xuyên bố ráp. Chúng đóng bót nhà thƣơng điên, từ đây bung ra càn

quét Bàu Hang và xã Tân Phong. Sở chỉ huy tiểu khu Biên Hòa đặt tại nhà máy

cƣa BIF Tân Mai. Tỉnh lỵ Biên Hòa đầy lính, chúng thực hiện chiến thuật “tằm ăn

rỗi” mở rộng chiếm đóng bình định vùng ven, một số lần tập trung quân đánh

chiến khu Đ với ý đồ tiêu diệt gọn đầu não lực lƣợng kháng chiến và gom dân vào

vùng địch chiếm.

Trƣớc đây Tỉnh ủy và Tỉnh bộ Việt Minh có chủ trƣơng đƣa dân đi tản cƣ thì

nay lại cho bà con về thành làm ăn. Các thợ thuyền cũng đƣợc vận động hồi cƣ sau

khi Chính phủ ta ký với Pháp hiệp định sơ bộ ngày 6 - 3 - 1946 và bản tạm ƣớc

ngày 14 - 9 (mà báo chí và dân hồi đó gọi là thỏa hiệp án). Chủ nhà máy cƣa BIF

và các chủ sở cao su đều muốn kinh doanh tiếp tục nên sẵn sàng thu nhận ngƣời

đến xin việc. Liên hiệp công đoàn tỉnh cử cán bộ luồn vào xây dựng tổ chức công

đoàn bí mật trong công nhân.

Ông Sáu Sử (Nguyễn Văn Sử) có một số xe đò, chạy đƣờng Biên Hòa - Sài

Gòn. Lúc Tây lên, gia đình ông đi tản cƣ ở Bàu Tre. Khi ông hồi cƣ, xe cộ và đồ

đạc trong nhà bị lính và lƣu manh lấy hết. Ông chỉ còn một chiếc, lại chở khách

kiếm sống. Cán bộ ta móc nối, mời qua chợ Đồn rồi dẫn vào hóc Ông Che (Hóa

An) gặp anh Nguyễn Chức Sắc. Ông hứa ủng hộ bộ đội tiền gạo. Trót lọt một số

lần, ông bị một tên quan hai Cao Đài để ý theo dõi. Một buổi chiều, vào hồi 5 giờ,

một ngƣời mặc bộ quần áo đen vừa bƣớc vào nhà ông (số 25 Trịnh Hòai Đức, nay

là đƣờng 30 - 4) thì lính kín ập vào bắt. Chúng đánh ngƣời này tại chỗ. Bị đòn đau,

anh ta khai: đến nhận tiền ủng hộ của ông Sáu Sử. Ông liền bị cảnh sát bắt về bót.

Gia đình lo lót rất tốn kém mới cứu ông đƣợc tha mƣời ngày sau đó. Nhờ thày Ba

Hiệp ở Cù lao Phố giúp móc nối, con gái ông là cô Tƣ Ngọc (Nguyễn Thị Ngọc) đi

thoát ly kháng chiến và đã hy sinh năm 1946.

Anh Thái Văn Khuyên là ngƣời đạo gốc Thiên Chúa đi phu contrat sở cao su

Suzannah (Dầu Giây). Cách mạng tháng Tám 1945 thành công, anh tham gia hoạt

động tại sở. Khi Pháp trở lại, chúng bắt anh về bót Dầu Giây và đốt tiêu nhà anh.

Bị khủng bố anh càng căm tức giặc, bọn quỷ dữ mang danh cùng đạo Chúa. Anh

thấm thía cảm nhận rằng chỉ có cách mạng mới đem lại quyền sống cho ngƣời lao

động nghèo khổ. Khi đƣợc tha, anh về cƣ ngụ ở ga Biên Hòa, hớt tóc rồi sửa xe

đạp kiếm sống. Sau mở quán cho mƣớn ghế bố để khách tạm nghỉ chờ tàu. Anh

Chín và một số anh khác về móc nối, anh ngầm đứng ra quyên tiền gom nộp cho

cán bộ ta. Phần đóng góp của anh tuy nhỏ, đã chứng minh anh là ngƣời công dân

kính Chúa, yêu nƣớc.

Page 28: PHƯỜNG TRUNG DŨNG HAI THỜI KỲ KHÁNG CHIẾN

28

Ông Hai Lân (Lâm Văn Lân) là thợ máy nhà máy cƣa BIF từ năm 1928. Hồi

Nhật đảo chính (9 - 3 - 1945) nhiều quan chức Pháp ở Biên Hòa bị tập trung giam

giữ ở trong hãng. Ông Hai Lân đi chợ Biên Hòa mua một số thực phẩm và hàng

hóa về bán lại cho số này. Sau tháng 8 - 1945, ông vào Quốc gia tự vệ cuộc (công

an). Khi Pháp quay lại chiếm Biên Hòa, đơn vị ông rút lên Tân Uyên. Năm 1946,

đồng chí Năm Bối (Trịnh Trọng Tráng) yêu cầu ông về nội thành với nhiệm vụ:

làm nghề thầu khoán, tùy điều kiện mà ủng hộ kháng chiến nhƣng nhất thiết không

làm việc cho Tây.

Từ chiến khu về, ông ngã bệnh. Bọn Pháp quen biết trƣớc đây đánh ô tô tới

nhà thăm. Một tên hỏi: “Mày không theo Việt Minh nữa à?” Ông trả lời: “Đau

bệnh nên không theo đƣợc, còn khoẻ thì đã theo rồi”. Khỏi bệnh, ông vào nhà chủ

nhà máy cƣa BIF. Tình cờ, ông gặp cả viên chánh án và quan năm Rioux (Ri - u),

chỉ huy trƣởng tiểu khu Biên Hòa. Viên chánh án Pháp nhắc lại chuyện cũ, khen

ông là ân nhân của ngƣời Pháp hồi đó. Quan năm Rioux hỏi: “Ông muốn làm chức

gì?”. Chủ nhà máy cƣa BIF nói: “Côlônen (colonel) cho nó làm quan một, sếp bót

máy cƣa”. Nhớ lời đồng chí Năm Bối, ông trả lời: Chỉ muốn làm nghề mộc. Chúng

cho ông một món tiền, ông mở trại mộc ở đầu xóm Cống đƣờng lội (khu vực Nhà

văn hóa lao động tỉnh bây giờ), cạnh nhà ông Sáu Quản. Chiến khu thƣờng cho

ngƣời về liên lạc với ông. Anh em cán bộ thỉnh thoảng về công tác, nắm tình hình

địch ở xã Bình Trƣớc, nhờ ông mua giùm một số hàng cần thiết, rồi lại theo đƣờng

xóm Đồng Tràm (Tân Phong) về căn cứ Hố Cạn hoặc lên chiến khu Đ. Cai Hồ, cai

Đán, cai Hoa thƣờng rình mò định bắt ông chủ Lồi (Nguyễn Văn Truy, hƣơng chủ

cũ, cán bộ xã Bình Trƣớc) và một số cán bộ thỉnh thoảng lui tới. Vì vậy, nhà ông

Hai Lân nằm trong khu vực lính thƣờng để ý, phục kích. Anh Đễ - thợ mộc của trại

- mỗi lần phát hiện lính từ xa, lại quét vun đống vỏ bào, lá cây “để tránh rắn rết”,

báo hiệu cho anh em ta không vào nhà.

Cán bộ từ chiến khu Đ hoặc căn cứ Bình Đa về công tác, có lúc ngủ trà trộn

với số thợ. Một lần, một anh hỏi ông: “Có cách gì đƣa một cán bộ vào Sài Gòn thật

an toàn không?”. Ông suy nghĩ rất lung rồi trình bầy cách làm, đƣợc anh đồng ý.

Ông vào nhà quan năm Rioux trong hãng cƣa, ngồi chờ ở xa-lông để bàn với

y một vụ thầu sửa nhà cửa của nhà binh. Nhân lúc vắng ngƣời, ông kẹp lƣỡi lam

vào ngón tay, khía nhẹ lên lớp vải bọc mặt ghế. Bữa sau, vợ Rioux cho lính kêu

ông vào, bảo thay lớp bọc mặt ghế bị rách. Ông nhận lời: “Muốn nhanh, bà nói với

ông Côlônen cho xe chở tôi đi Sài Gòn mua vật liệu, chớ đi xe đò thì lâu, từ Biên

Hòa tới Sài Gòn có chín mƣời chặng nhà binh xét giấy..” Quan năm đồng ý, cấp

giấy phép cho ông và ngƣời “giúp việc”.

Page 29: PHƯỜNG TRUNG DŨNG HAI THỜI KỲ KHÁNG CHIẾN

29

Mấy bữa sau, chiếc xe Jeep chở ông chủ thầu Hai Lân và một ngƣời ôm cặp,

không phải dừng ở trạm kiểm soát nào vì lính đã quen chiếc xe của ngài chỉ huy

tiểu khu Biên Hòa. Xe chạy lòng vòng một số đƣờng phố Sài Gòn để ông chủ thầu

tìm nơi bán thứ simili hảo hạng, trong khi ngƣời ôm cặp tha hồ quan sát. Tới đầu

đƣờng Trần Hƣng Đạo, ngƣời giúp việc xin phép xuống, nhanh chóng hòa lẫn

trong dòng ngƣời đông đảo. Ông Hai Lân mua vật liệu rồi cho tài xế ăn uống no nê

trƣớc khi quay về Biên Hòa. Ít lâu sau ông mới đƣợc rỉ tai rằng ngƣời đi cùng ông

bữa trƣớc là Khu bộ trƣởng khu 7 Nguyễn Bình.

Thầu sửa chữa trong sân bay, ông rủ rê một số lính nhậu nhẹt, tạo cho chúng

thói quen ăn xài riết đến độ ăn cắp cả phụ tùng máy móc bán lạc xon.

Mỗi lần nhận thƣ của bác sĩ Võ Cƣơng từ chiến khu gửi về, ông lại thu xếp

tiền bạc nhờ thày ký Hiệp, bác sĩ Bá… tới nhà thuốc Lâm ở chợ Biên Hòa mua kí

ninh, thuốc kháng sinh và một số dụng cụ y tế cần thiết, đêm có anh em về mang

đi. Bác sĩ mua giúp hai bộ đồ mổ - rất quý đối với quân dân y lúc đó - thì một bộ

mang đi trót lọt lên chiến khu Đ, một bộ bị lính phục kích bắt trên đƣờng chuyển

xuống Bình Đa. Các chị Ngô Thị Hiếu, Ngô Thị Rớt vận chuyển thuốc và dụng cụ

y tế sa tay giặc bị chúng mang ra toà xử, bỏ tù đến tháng 8 - 1954 mới đƣợc trao

trả.

Lợi dụng bọn Pháp tin vậy, ông Hai Lân còn xin chúng tha một số ngƣời bị

bắt trong các cuộc bố ráp.

Ủy ban kháng chiến hành chánh xã Bình Trƣớc và các cơ quan đoàn thể

khác của xã đều ly hƣơng. Ở Bình Đa, cán bộ, du kích thoát ly đêm đêm vẫn về

công tác bằng ngã Tân Mai, cầu Vạt (nay gọi là cầu Mƣơng Sao) hoặc qua Hiệp

Hòa rồi dùng xuồng chèo qua rạch Cát. Địch cố tìm cách ngăn ta đột nhập, chúng

thƣờng tổ chức phục kích các nẻo đƣờng anh em đi lại.

Đêm 4 - 11 - 1947, Chủ tịch xã Bảy Vệ cùng một số công an, cán bộ từ Bình

Đa, qua Gò Me về Vĩnh Thị. Khi tới lò gạch, nhóm đi đầu lọt vào ổ phục kích của

địch. Chủ tịch Vệ hy sinh, một ngƣời khác bị thƣơng (ông Sáu Phu ở ấp Lân Thành

lên thay làm Chủ tịch xã). Trụ sở xã từ Bình Đa dời về Hố Cạn (Tân Phong). Cán

bộ Ủy ban xã, Mặt trận Việt Minh và các đoàn thể quần chúng lần lƣợt đƣợc cắm

về các khu và ấp trong xã. Khi Chủ nhiệm Việt Minh xã Phan Thu Hà (Hà Xuân

Phấn) chuyển công tác thì anh Ba Dữa lên thay.

Cán bộ ta xây dựng nhiều cơ sở mới, một mặt làm nhiệm vụ tiếp tế cho

kháng chiến, một mặt làm tai mắt cho ta.

Page 30: PHƯỜNG TRUNG DŨNG HAI THỜI KỲ KHÁNG CHIẾN

30

Một số anh em thợ lò nung trƣờng Mỹ nghệ Biên Hòa đƣợc tổ chức thành tổ

trinh sát do anh Phạm Văn Nghiêm làm tổ trƣởng. Tổ gồm các anh: Lâm Văn

Xiêm, Đặng Văn Cử, Tân, Nguyễn Văn Dần, Huỳnh Văn Chiêm, Lƣu Khánh Bon,

Nguyễn Văn Ninh, Phạm Văn Sáng. Các anh theo dõi hoạt động của lính và cảnh

sát ở khu đài Kỷ niệm gần trƣờng Mỹ nghệ, ngã ba Vƣờn Mít tới nhà máy cƣa BIF

để báo cáo thƣờng xuyên ra căn cứ. Các anh còn tổ chức quyên góp hàng gửi ra

theo đƣờng dây giao liên, nhận truyền đơn từ ngoài gửi vào để rải trên đƣờng phố.

Bọn đội Xọ, cai Hồ, cai Đán, cai Hoa chịu khó lùng sục lập công với chủ Tây.

Chúng hay chặn ngƣời đi đƣờng để xét giấy, có lúc bắt đàn ông tháo giày, lột vớ để

khám. Tổ trinh sát anh Nghiêm có lần nhét truyền đơn giấu trong bụng pho tƣợng

Phật bằng gốm, đàng hoàng qua mặt bọn chúng. Một lần, tổ đƣợc giao nhiệm vụ

ném một trái lựu đạn ở chợ Biên Hòa vào ban đêm để gây tiếng nổ nhân dịp lễ kỷ

niệm. Tiếng nổ ấy có tác dụng nhắc nhở bà con: kháng chiến còn có mặt ở đây,

giữa lòng địch. Anh Dần bị chúng bắt tình nghi, toàn tổ tƣởng bị lộ đã rút xuống

căn cứ Bình Đa. Gan dạ chịu đựng đòn thù dã man của ách Năm tại phòng nhì máy

cƣa, anh không khai báo gì. Qua tin tức bên trong đƣa ra, tổ trinh sát mật gồm toàn

thợ lò nung trƣờng Mỹ nghệ lại về bám địa phƣơng để sinh sống và tiếp tục hoạt

động.

Chị Bảy Đen (Phạm Thị Chừng) ở xóm ga Biên Hòa là cơ sở của ban công

tác thành số 7, các anh Dinh, Cơ, Dặm, Dọt… thỉnh thoảng đột vô công tác lại ghé

nhà chị. Ga Biên Hòa có bót lính, là nơi qua lại của các đoàn tàu Sài Gòn - Nha

Trang, phần lớn chở lính và vũ khí. Chị thu thập tin tức rồi báo cho cơ sở Ba Mập

ở vƣờn chuối ấp Lân Thị, từ đó anh tìm cách báo ngay xuống Bình Đa để bộ đội

đánh phá giao thông vận tải địch. Chị còn vận động bà con góp tiền, lƣơng thực,

vải vóc… kể cả số buôn bán ở chợ, nhờ đƣờng dây chuyển ra ngoài. Chị nhận các

thƣ cám ơn của kháng chiến trao tận tay những ngƣời đóng góp ủng hộ. Do bị bể,

chị thoát ly ra chiến khu, lấy anh Nguyễn Văn Lực (tức Trọng) - nhân viên ban

công tác số 7. (Năm 1952, tình hình chung rất khó khăn, lúc đó chị có bầu đƣợc

cấp trên cho về).

Ông kinh lý Nguyễn Văn Tàng và các con sống ở hộ 9 (khu 3) đều thoát ly

tham gia kháng chiến từ đầu. Trƣớc tổng khởi nghĩa, ông có công vận động tỉnh

trƣởng Nguyễn Văn Quý giao nộp chính quyền cho cách mạng, tránh đổ máu vô

ích. Ông kinh lý Tàng đảm nhận chức Phó chủ tịch Ủy ban kháng chiến hành

chánh tỉnh vào giai đoạn Tây vừa đánh tới, ta gặp rất nhiều khó khăn. Tuy tuổi già

sức yếu, ông ráng chịu dựng gian nan vất vả, trở thành nhân sĩ yêu nƣớc có tên tuổi

trong toàn tỉnh. Theo gƣơng ông, một số ngƣời có tiếng tăm cũng tham gia kháng

Page 31: PHƯỜNG TRUNG DŨNG HAI THỜI KỲ KHÁNG CHIẾN

31

chiến. Ông qua đời vì bệnh nặng trong vùng tự do của ta ở Long Thành, đƣợc mọi

ngƣời hết sức kính phục.

Năm 1947, Ủy ban kháng chiến hành chánh Nam bộ ra chỉ thị 4 - NV mời

các nhân sĩ trí thức thoát ly ra bƣng biền. Để địch không có cớ khủng bố gia đình

các vị này, ta tổ chức các cuộc “bắt cóc” thày giáo Năm Ngũ (Hoàng Minh Viễn),

hiệu trƣởng trƣờng Mỹ nghệ Võ Kim Đôi, ông Năm Lâm (Hoàng Đình Lâm) -

nhân viên kỹ thuật nhà máy cƣa BIF (ông làm trƣởng phòng kỹ thuật quân giới

quân khu 7, hy sinh trong kháng chiến ở chiến khu Đ).

Có anh ruột và hai ngƣời em gái chồng tham gia cách mạng, vợ chồng chị

Hai Cậy (Nguyễn Thị Cậy) bị Pháp trục xuất khỏi nội ô Biên Hòa, bắt lên Trảng

Bom. Tháng 7 - 1947, cán bộ ta móc nối, yêu cầu chị mua một tạ gạo (chuẩn bị cho

bộ đội đánh đƣờng sắt ở Bàu Cá). Chị về chợ Biên Hòa mua một bao gạo chỉ xanh,

nhờ xe be nhà máy cƣa BIF chở lên một sáng sớm, đổ xuống gốc cây trƣớc cửa

đềpô của hãng. Lính địch đi tuần bắt gặp, tên quan hai ra lệnh tịch thu, mang về

bót. Chị Hai Cậy gặp hơn một chục công nhân cao su, năn nỉ họ cho mƣợn thẻ, dặn

họ nếu sếp bót có hỏi thì nói nhờ chị mua giùm gạo. Sau đó chị nhờ làm đơn mang

vào gặp viên quan ba chỉ huy, nó xem và hỏi vài câu rồi ký vào đơn cho chị lĩnh

bao gạo về. Do đó chị thoát, không bị nghi ngờ gì.

Nội ô Biên Hòa đƣợc địch đánh giá là vùng an ninh tốt nhƣng tiếng súng trừ

gian thỉnh thoảng vẫn nổ. Tên tuổi các chiến sĩ Hai Dự, Ba Cơ, Út Một… đƣợc

đông đảo bà con biết đến. Có lần anh Ba Cơ từ Bình Đa vào sân banh Biên Hòa

xem đá bóng rồi ra về vô sự. Giữa năm 1947, đồng chí Út Một (Đỗ Văn Thi) chỉ

huy một nhóm công an xung phong phối hợp với tổ quân báo Châu Thành ném 1

lựu đạn vào nhà hàng Vidal (nay là nhà văn hóa phƣờng) diệt 2 sĩ quan Pháp, làm

một số tên khác bị thƣơng. Bọn địch lùng sục truy tìm song anh em đã rút lui an

toàn. Sau đó chúng đóng bót Vidal gần nhà hàng để kiểm soát luôn ngã ba Vƣờn

Mít (có một hồi Big Minh – Dƣơng Văn Minh - là sếp bót Vidal này).

Ở các vùng tranh chấp và vùng căn cứ, thực dân Pháp thực hiện thủ đoạn

nham hiểm. Chúng ra sức bắn giết trâu bò để phá hoại sản xuất của ta, định hãm

lực lƣợng kháng chiến vào cảnh đói. Xã Bình Trƣớc có nhiều bò bô chuyên kéo xe

củi khai thác dọc đƣờng 15 và đƣờng số 1. Theo chủ trƣơng của tỉnh, cán bộ và cơ

sở các khu – trong đó có khu 3 vận động chủ xe cho bộ đội và cơ quan mƣợn bò để

tăng gia sản xuất. Ủy ban kháng chiến hành chánh xã Bình Trƣớc đƣa hàng trăm

trâu bò cho chi đội 10 và ban kinh tài tỉnh.

Page 32: PHƯỜNG TRUNG DŨNG HAI THỜI KỲ KHÁNG CHIẾN

32

Anh Tám Phƣớc (Trịnh Văn Phƣớc) ở nhà một ít ngày, nhờ một ngƣời bạn

dẫn đi làm bồi cho viên đốctơ Pháp ở trạm xá sân bay. Anh biết tiếng Pháp lại

chăm chỉ cẩn thận nên viên bác sĩ tin và mến. Biết cán bộ, bộ đội ta ghẻ lở nhiều,

anh làm quen viên đội coi thuốc, xin thuốc đỏ và dagénan đƣa cho Phạm Văn Đăng

chuyển cho giao liên mang ra ngoài. Anh em ta trộn dagénan với thuốc đỏ, xức sau

khi tắm mau hết ghẻ ngứa.

Anh làm bồi đƣợc 3 tháng thì viên đốctơ mãn hạn về Pháp. Ông ta hỏi: “Anh

có nghề gì không?” anh nói: “biết sửa máy”. Ông ta giới thiệu anh qua xƣởng

(atelier) coi hai máy phát điện và giới thiệu thêm anh Đăng vào làm thợ máy. Coi

máy phát điện một thời gian, anh Tám Phƣớc xin sang sửa chữa máy bay vận tải.

Qua một kỳ sát hạch, anh trúng tuyển chân thủ kho. Một số lần anh tìm cách gây

chậm trễ việc sửa máy bay bằng cách trả lời món phụ tùng ấy hết hoặc chƣa có…

Tháng 3 - 1948, anh Tám Phƣớc và anh Đăng bị một tên đầu thú, dân miệt

Cây Đào, chỉ điểm bắt ngay ở cổng sân bay. Bọn an ninh không quân Pháp xoáy

vào hỏi: “Ai tổ chức đốt nhà ông Tƣ Bền, nhân viên hãng máy cƣa BIF? Nhà ổng

là nhà tô thì cháy, sao nhà mày là nhà lá kế bên, cách con hẻm nhỏ lại không

cháy?”… Bị đòn đau, anh Tám Phƣớc vẫn một mực nói: “Không biết ai đốt nhà

ông Tƣ” nhƣng nhận “có đóng 5 cắc mỗi tháng ủng hộ kháng chiến”. Chúng nhốt

anh ở sân bay hai ngày, sau đó đƣa giam ở khám lớn Biên Hòa. Rồi chúng bắt anh

và nhiều ngƣời tù khác vác đạn cho lính đi càn quét vùng Đại An, Trị An… Anh

chứng kiến sự tàn bạo man rợ của giặc với cảnh đốt sạch, phá sạch, giết sạch. Sau

đó anh bị tù ở Thủ Đức với danh nghĩa là tù binh PM, qua Tết 1949 thì đƣợc tha.

Nhà máy cƣa BIF Tân Mai hoạt động trở lại, nhiều thợ cũ ở khu 3 xin vào

làm việc: Tƣ Nghìn, Tƣ Trác, Bảy Đắc... Anh Thành (Biển, Trần Đại Thiện) là cán

bộ công đoàn luồn vào hoạt động trong trại cƣa của hãng. Anh Quách Xu (Tây lai)

là cán bộ công vận cũng thƣờng từ căn cứ Bình Đa đột về Vĩnh Thị, tận tuỵ cùng

anh Thành đẩy mạnh hoạt động công đoàn bí mật. Công đoàn nhà máy cƣa BIF lấy

tên là công đoàn Hồ Hòa - để nhớ tới Chủ nhiệm Việt Minh đầu tiên tỉnh Biên Hòa

- có 43 tổ có từ ba đến sáu nhóm ba ngƣời. Các đoàn viên công đoàn đóng tiền

hàng tháng ủng hộ kháng chiến, cung cấp tin tức địch cho ta, một số lần lãn công,

bãi công đòi chủ hãng tăng lƣơng và phụ cấp gia đình, cải thiện điều kiện làm việc

cho thợ… Trại cƣa, nơi anh Nghìn (Nguyễn Viết Nghìn) làm việc, dƣới sự chỉ đạo

trực tiếp của anh Thành (Biển) đã tổ chức phá hoại ngầm, gây thiệt hại cho chủ

hãng bằng cách: cƣa cắt gỗ sai kích thƣớc, bỏ ván thành phẩm lẫn với củi, làm

cháy một máy cƣa mâm, phá hƣ palăng chuyển gỗ cây… Anh em bên cơ xƣởng thì

làm hỏng nồi súp de, máy phát điện…

Page 33: PHƯỜNG TRUNG DŨNG HAI THỜI KỲ KHÁNG CHIẾN

33

Các công binh xƣởng của ta thiếu thốn đủ thứ: dụng cụ (lƣỡi cƣa, đục thép,

dũa, mũi khoan… ), kim loại (đồng, thau, thiếc hàn…). Ủy ban kháng chiến hành

chánh tỉnh đã động viên nhân dân các địa phƣơng hiến mâm đồng, lƣ đồng… để

chế tạo vũ khí. Hƣởng ứng chủ trƣơng trên, anh em thợ máy nhà máy cƣa BIF

bằng nhiều cách lấy cắp nguyên vật liệu, dụng cụ trong hãng tuồn ra căn cứ. Nhà

máy cƣa BIF có hàng chục xe ôtô các loại. Anh Tƣ Trác là trƣởng toán coi 20 thợ

chuyên sửa ôtô. Xe sửa xong, anh em chạy thử. Anh Tƣ lén lấy mỗi lần một vài

món đồ: lƣỡi cƣa, dũa, thau... bỏ lên xe, tới nơi hẹn trƣớc có ngƣời đón lấy. Anh

còn nhờ chị Ngô Thị Ngọc xin toa bác sĩ Cao mua thuốc chống sốt rét mỗi lần hai

lọ (lọ 500 viên) để gửi ra ngoài căn cứ.

Bọn chủ Pháp biết thợ lấy cắp nhiều thứ gửi ra ủng hộ kháng chiến. Để ngăn

chặn, chúng cài tay sai chỉ điểm vào các phân xƣởng, lục soát khám xét gắt gao

vào giờ tan sở… Có lần tên quản đốc Généteau (Giênêtô) suồng sã thọc tay vào túi

áo anh cai Minh ở xƣởng đồ mộc: “Nào, mày có phiếu lĩnh đồ nào, đƣa tao ký;

chúng mày muốn lấy gì cho Việt Minh cứ nói tao…”. Dù địch có nhiều biện pháp

đối phó song dụng cụ, nguyên vật liệu cứ rỉ rả lọt ra tuồn về các binh công xƣởng,

góp phần sửa chữa vũ khí hƣ hỏng, làm ra nhiều súng đạn mới giết giặc.

Lúc đầu chƣa có kinh nghiệm hoạt động bí mật, tổ chức lại lỏng lẻo nên địch

cài đƣợc tay sai vào. Phòng nhì Pháp bắt giam một số ngƣời tra tấn khai thác hòng

phăng ra toàn bộ tổ chức công đoàn Hồ Hòa. Nhƣng chúng không moi đƣợc tin tức

quan trọng nào. Chừng nửa tháng sau vụ bắt hai chục ngƣời đó, để thực hiện âm

mƣu “thả con săn sắt, bắt con cá rô” chủ nhà máy cƣa BIF bảo lãnh cho số này,

nhằm mấy ý đồ: có thợ lành nghề làm việc, ngƣời đƣợc tha sẽ biết ơn chủ, nếm trải

cảnh tù tội họ sẽ tởn mà không dám theo kháng chiến nữa… Nhƣng địch tính lầm,

đội ngũ công nhân nhà máy cƣa BIF giàu lòng yêu nƣớc vẫn tham gia đánh địch

bằng cách riêng của mình.

Hoạt động công đoàn thiên về bề nổi dễ bị địch theo dõi phát hiện đánh phá,

cán bộ ta rút kinh nghiệm cân nhắc kỹ lƣỡng từng vụ việc… Các anh đi sâu sát

trong việc chỉ đạo từng phân xƣởng, từng bộ phận đấu tranh bảo vệ quyền lợi và

đời sống của thợ… Có lần chủ hãng đuổi một số thợ trại cƣa vì nghi họ cầm đầu

các cuộc đấu tranh. Chúng điều ngƣời từ các phân xƣởng khác thay, không ai chịu

làm. Chủ mƣớn một số thợ ngoài lấp chỗ trống, anh em ngầm vận động số thợ này

từ chối. Cùng lúc đó, thợ trại cƣa lãn công, sản xuất giảm sút đáng kể. Bị thiệt hại,

chủ hãng phải nhận lại số thợ đã thải, phải trả đúng lƣơng cho những ngày họ đã bị

nghỉ việc. Đƣợc giác ngộ qua thực tế, đông đảo anh chị em dễ dàng tham gia các

đợt đấu tranh mới: đòi phụ cấp đắt đỏ, đòi chủ bán gỗ rẻ để thợ sửa nhà riêng, đòi

cấp hòm (quan tài) khi gia đình họ có ngƣời qua đời… Chủ hãng nói chung nhân

Page 34: PHƯỜNG TRUNG DŨNG HAI THỜI KỲ KHÁNG CHIẾN

34

nhƣợng vì xét cho cùng, chúng vẫn thu những món lãi khổng lồ nhờ đôi bàn tay

thợ của hãng.

Anh Năm Hợp sống bằng nghề làm củi. Anh nhận nhiệm vụ liên lạc và

chuyển tiền từ ông chủ Lồi (Nguyễn Văn Truy - cán bộ xã Bình Trƣớc) tới đồng

chí Mai Sơn Việt. Một lần lính bót nhà thƣơng điên khám xét, bắt đƣợc anh mang

4.800 đồng, món tiền to hồi đó. Chúng giải anh về ty cảnh sát Biên Hòa. Cò

Hƣơng hỏi: “Mang tiền đi đâu?” Anh trả lời: “Trả tiền công cho ngƣời làm củi”…

Vì quen biết anh, cò Hƣơng tha. Lính commando (biệt kích) của Parel (Pa ren)

đóng giả du kích, hỏi mấy ngƣời đánh xe bò: “Đã đóng thuế (cho Việt Minh)

chƣa?” Họ thật thà trả lời: “Đóng rồi”. Chúng hỏi tiếp: “Các anh đóng cho ai?”

Trả lời: “Cho anh Năm Hợp”. Parel cho kêu anh đến bót Cây Chàm. Lúc đó bọn ác

ôn đang tra khảo bà Bông (ở đƣờng Hàm Nghi). Parel để anh ngồi ở phòng chờ

đến trƣa, nhằm tác động tinh thần anh. Nghe tiếng đòn roi, tiếng la hét của ngƣời

đàn bà, anh thấy ớn, cũng lo cho thân mình. Mặt trời đứng bóng, Parel bƣớc vào,

chửi thề: “Đ.m mày thu thuế cho Việt Minh hả?” Anh chối phắt. Nó hầm hè với vẻ

dữ dằn một hồi, rồi đòi ăn 15 ngàn (quãng một chục cây vàng). Gia đình mang tiền

đến, nó tha ngay.

Một lần khác, hai anh Bê (Việt) và Tƣ Điện mang thƣ của đồng chí Mai Sơn

Việt cho ảnh, bị bọn công an liên bang bắt. Chúng đánh, lòi ra anh Năm Hợp. Tên

Lecor (Lơco) điều tra. Gia đình chạy tiền lo lót. Bảy ngày sau, anh đƣợc tha.

Thu đông năm 1947, giặc Pháp tập trung quân thực hiện chiến dịch Clo -

Clo. Chúng cho hàng chục ngàn lính nhảy dù xuống Việt Bắc và hai cánh quân

phối hợp: cánh quân bộ chạy theo đƣờng số 4 đánh lên Cao Bằng, Bắc Cạn; cánh

quân thủy ngƣợc sông Lô lên Tuyên Quang. Mở chiến dịch này, chúng định tiêu

diệt bộ máy đầu não kháng chiến cấp cao nhất và các đơn vị bộ đội chủ lực của ta.

Song chúng thất bại nặng, và một bộ phận quan trọng sinh lực địch bị tiêu hao.

Đầu năm 1948, chúng tập trung quân quay về bình định miền Bắc hòng vét sức

ngƣời, sức của thực hiện chủ trƣơng “dùng ngƣời Việt đánh ngƣời Việt, lấy chiến

tranh nuôi chiến tranh”. Ở Biên Hòa, chúng ra sức đánh phá các căn cứ vùng ven:

Hố Cạn (Tân Phong), Bình Đa (Tam Hiệp) để gom dân vào vùng chiến đóng và

xóa mối uy hiếp của ta.

Anh Ba Dữa (Đinh Quang Dữa) làm Chủ nhiệm Việt Minh xã Bình Trƣớc

(thay anh Hà Xuân Phấn); ông quản Bổn làm Phó chủ nhiệm; anh Phan Văn Hai

làm thƣ ký; anh Trịnh Văn Thời là ủy viên tuyên huấn. Trụ sở Mặt trận Việt Minh

đƣợc bí mật đặt ở căn nhà kế đƣờng rầy (nay là trạm y tế phƣờng). Bị lính kín để ý,

trụ sở dời vô xóm Gò Lăng (nay thuộc ban dân phố 3). Mặt trận Việt Minh lúc này

Page 35: PHƯỜNG TRUNG DŨNG HAI THỜI KỲ KHÁNG CHIẾN

35

có vai trò lãnh đạo rất quan trọng, tƣơng tự vai trò chi bộ Đảng sau này. Hàng

ngày, các anh nhận công văn, chỉ thị của tỉnh, quận Châu Thành gửi về (do anh

Phụng làm giao liên). Đọc xong, đồng chí Đinh Quang Dữa phân loại, chuyển cho

Chủ tịch xã Sáu Phu hoặc ngƣời phụ trách từng đoàn thể.

Trƣa chủ nhật 1 - 2 - 1948, cuộc họp ba ngƣời: anh Đinh Quang Dữa, Phan

Văn Hai và Phụng vừa xong, thì anh Hai về trƣớc. Mƣời phút sau, ba tên mặc đồ

đen vào nhà. Anh Phụng chạy thoát. Chúng bắt anh Đinh Quang Dữa, lấy đƣợc cái

cặp trong đó có danh sách đoàn thể các ấp và con dấu (mộc). Chúng giải anh về ty

cảnh sát. Căn cứ vào danh sách tổ công đoàn, chúng bắt thêm các anh Phạm Văn

Điền - làm bồi, Vũ Đình Bƣởi - hớt tóc cho Tây, Chà, Phụng, một ngƣời hàng

xóm và chị Ba Dữa. Bảy ngƣời bị bắt trong lần này. Tất cả không khai báo gì, chỉ

nhận “đóng 5 cắc mỗi tháng để khỏi bị Việt Minh gây khó dễ”, nên lần lƣợt đƣợc

tha về. Lúc điều tra, tên Tây hỏi: “Chủ nhiệm là gì? Chef noteble (đứng đầu xã)

phải không?” Anh Ba Dữa trả lời: “Là chef de la jeunesse (đứng đầu thanh niên)”.

Anh nói thêm: “Xƣa tôi làm bồi cho ông bà Balick ở trƣờng Mỹ nghệ, tôi sợ kháng

chiến bắt nên tôi chỉ ký tên thôi…”. Anh bị giam 4 tháng rồi đƣợc tha. Anh lên Sài

Gòn tạm lánh. Ông chủ Lồi (Nguyễn Văn Truy) thay làm Chủ nhiệm Việt Minh xã

một thời gian ngắn (khi thị xã Biên Hòa thành lập thì chủ nhiệm Việt Minh và Liên

Việt là thày giáo Trần Vũ Nguyên tức Nguyễn Văn Trừ).

Tháng 7 - 1948, Đại hội đại biểu Đảng bộ Nam bộ họp ở chiến khu Đồng

Tháp Mƣời. Đánh giá tình hình ba năm kháng chiến, đại hội nhận định: Nam bộ đã

trở thành trung tâm hoạt động chính trị, vị trí quân sự quan trọng đối với giặc;

chúng ra sức đánh vào dự trữ của ta để kéo dài chiến tranh xâm lƣợc. Đại hội chủ

trƣơng phải ra sức bảo vệ dự trữ của ta; xây dựng ngƣời, xây dựng của; giành

ngƣời, giành của với địch; giữ ngƣời, giữ của của ta.

Căn cứ vào sự lãnh đạo của Xứ ủy Nam bộ phân vạch lại địa giới hai quận

Châu Thành và Tân Uyên cho phù hợp với việc chỉ đạo chiến trƣờng. Xét xã Bình

Trƣớc là trung tâm tỉnh lỵ, có vị trí chiến lƣợc quan trọng cần đƣợc coi trọng đúng

mức, tỉnh quyết định chia quận Châu Thành làm đôi: địa bàn xã Bình Trƣớc là thị

xã Biên Hòa, các xã còn lại lập thành huyện Vĩnh Cửu.

Bộ máy thị xã gồm: Bí thƣ - Võ Văn Mén, Chủ tịch Ủy ban hành chánh

kháng chiến - Nguyễn Bảo Yến, Chủ nhiệm Việt Minh - Trần Vũ Nguyên, Trƣởng

công an - Phan Thu Hà, Thị đội trƣởng - Nguyễn Bảo Đức, Đoàn trƣởng thanh

niên cứu quốc - Phạm Văn Phụng, Đoàn trƣởng phụ nữ cứu quốc - Dƣơng Bảo

Hƣơng, Trƣởng nông dân cứu quốc - Trƣơng Phi Điểu, phụ trách công đoàn -

Trần Đại Thiện (Thành, Biển). Thị xã có ba căn cứ: căn cứ cơ động ở Hóc Bà

Page 36: PHƯỜNG TRUNG DŨNG HAI THỜI KỲ KHÁNG CHIẾN

36

Thức, một căn cứ ở Bình Đa, căn cứ cơ bản ở Khánh Vân. Thị đội và các đoàn thể

đều bám ở căn cứ Hóc Bà Thức, từ đó đột vào ấp Bàu Hang, lấy đây làm bàn đạp

vƣơn vào nội ô.

Anh Sáu Hợp (Phạm Văn Hợp) quê ở Hà Nam Ninh vào Long Thành từ năm

1938 làm ăn. Anh tham gia Thanh niên Tiền phong ở Long Thành. Khi Pháp quay

trở lại, trong một cuộc càn, chúng bắn chết vợ anh, đốt nhà và bắt giam anh hai

tháng. Năm 1948, anh lên sở cao su Đờ La ở Tam Phƣớc làm rẫy. Anh chơi bài tứ

sắc giỏi, thƣờng đánh bài với vợ viên ách Tây - sếp bót Đờ La - nhờ vậy anh quen

với chồng cô ta.

Tổ quân báo của đơn vị 309 nhờ anh Hợp móc nối với một lính Cao Đài là

anh Âu, xây dựng anh này thành cơ sở nội tuyến. Anh Âu đã lén gửi một số đạn và

lựu đạn ra cho ta. Thời gian này, đạn rất hiếm, quý, mỗi cây súng của bộ đội ta chỉ

có dăm viên đến một chục. Tại trận, anh em bắn dè sẻn, thực hiện khẩu hiệu “mỗi

viên đạn, một quân thù”. Anh Sáu Hợp tổ chức đƣa cán bộ ta - dƣới cái vỏ ngƣời

cờ bạc - vào sở Đờ La nghiên cứu đánh bót và phá hoại cây cao su - theo chỉ đạo

của cấp trên. Các anh làm quen với viên cai chuyên cắt gác, vạch xong kế hoạch

tập kích.

Quân bót Đờ La phục kích bắt đƣợc ngƣời liên lạc của đơn vị. Anh ta khai ra

anh Sáu Hợp. Anh bị viên ách bắt với giấy tờ trong ngƣời. Nó lấy đƣợc cái thƣ

trong đó viết: “Đánh bót Đờ La, không giết sếp bót…”. Do đó nó cho giải anh đi

Long Thành, rồi đƣa về nhốt khám lớn Biên Hòa. Parel hỏi: “Thằng nào ngƣời Bắc

kỳ?”. Nó hù anh bằng cách sai cai Hảo vờ đƣa anh đi mổ bụng thủ tiêu. Rồi nó ép

anh đi lính commando (biệt kích). Anh bị đƣa đi càn quét căn cứ du kích Bình Đa.

Khi lâm trận, anh toàn bắn chỉ thiên. Tên chỉ huy đánh anh, chửi thề ầm ĩ, sau đó

nó không cho anh làm gì nữa. Khi mãn lính năm 1951, anh đi làm củi mƣớn ở cúp

số 7 Trảng Bom.

Vợ chồng thày y tá Phát (huyện hàm) có đứa con nuôi là tên Phƣớc lai Tây -

sếp bót Cây Đào - Tên này rất khát máu và háo sắc. Trong các cuộc càn, tự tay nó

chặt đầu nhiều dân thƣờng ở Tân Phong, Thiện Tân… Tại bót Cây Đào, chính tay

nó tra tấn nhiều ngƣời rồi sai lính mang đi thủ thiêu. Nghe tin nó hãm hiếp hàng

trăm phụ nữ, bà Phát rầu rĩ quở trách khi nó về thăm: “Mày làm bậy quá xá, riết rồi

tới má sao?”… Nghe khuyên răn, tên ác ôn không lay chuyển, tiếp tục nhúng tay

vào tội lỗi mới. Quá căm giận đứa con nuôi ác đức, bà Phát nhắn tin ra căn cứ treo

thƣởng năm ngàn đồng cho ai diệt đƣợc nó.

Page 37: PHƯỜNG TRUNG DŨNG HAI THỜI KỲ KHÁNG CHIẾN

37

Ngày 30 - 8 - 1948, đƣợc cơ sở mật báo, một phân đội của đại đội Bắc Sơn

phục kích tại xóm Cây Quéo (xã Bình Thạnh, Vĩnh Cửu). Khi nó ngồi trên xe bò

cùng một số lính đi càn về, anh em bộ đội nổ súng. Tên Phƣớc đền tội, ta thu hai

súng ngắn. Vui sƣớng vì tên hung thần bị diệt, nhân dân các xã Tân Phong, Bình

Ý, Bình Phƣớc, Tân Triều tới ấp ủng hộ gạo, đậu, đƣờng, thực phẩm cho kháng

chiến.

Chị Năm Gấm (Lâm Thị Gấm) là em ruột ông Hai Lân. Lúc nhà chị còn ở

trong khu nhà máy cƣa BIF, chị nhận nhiệm vụ liên lạc cho công đoàn bí mật. Một

số lần chị mang tài liệu của ông Bảy Sung - ba của chị Hƣờng dân quân ở Tân Mai

- chuyển cho ông Huỳnh Văn Sĩ - anh ruột ông Bảy Đắc - làm nghề chạy xe ngựa,

để chuyển tiếp đến một địa điểm.

Sau chị ra mở quán bán hủ tiếu, bún bì, cà phê… đầu xóm Cống đƣờng lội.

Chị thu thập tin tức của địch báo ra ngoài. Thỉnh thoảng có anh chị em cán bộ ghé

qua nhờ mua giùm một số thứ cần thiết hoặc nhờ chuyển thƣ từ, tài liệu, nhận tiền

bà con ủng hộ kháng chiến. Bọn rờsẹc (truy tầm) để ý theo dõi.

Một bữa, đầu năm 1949, một giao liên dẫn chị Bạch là cán bộ về công tác

trong nội ô. Giao liên đƣa tài liệu cho chị Năm Gấm cất xong thì lính kín ập vào.

Mang về nơi điều tra, chúng xét hỏi thì chị Bạch trả lời: “Tôi vừa rẽ vào quán đi vệ

sinh…”. Chị Năm Gấm thì nói: “Cô ấy là khách hàng, tôi không quen biết…” nên

chị không hề hấn gì. Chị Bạch là ngƣời có nhan sắc bị Parel ép lấy. Chị không

chịu, nên lũ ác ôn đánh đến mất trí đến bây giờ.

Sau vụ đó, chị Tân lại đến liên lạc, thu nguyệt liễm… Quan hệ kéo dài tới

khi ông chủ Lồi bị bắt, địch đốt một số nhà ở đầu xóm Cống đƣờng lội, kể cả quán

của chị Năm.

Em ruột chị Năm Gấm là chị Sáu Vóc (Lâm Thị Vóc) cũng là cơ sở của

công đoàn. Chị đôi lần tham gia rải truyền đơn, hàng tháng chị thu tiền ủng hộ của

các ông Hai Cơ, Xuân, Thịnh, Vinh, Tỉnh, Mạ… họ đều là thợ trại mộc của ông

Cơ. Đi buôn bán vặt, chị đƣa thƣ lên Bình Ý, Cây Đào cho chị Sáu Hậu (vợ đồng

chí Năm Khoai). Chồng chị là anh Mƣu làm nghề thợ hớt tóc cũng lập một tổ gồm

anh em cùng nghề, hàng tháng thu nguyệt liễm. Tiền đƣợc mua gạo, thuốc…

chuyển vào căn cứ Hố Cạn.

Vợ chồng ông bà Phạm Văn Cầm và Võ Thị Phƣờng đều tham gia hội Liên

Việt thị xã Biên Hòa. Ông bà tổ chức quyên góp đƣợc bao nhiêu đều nhờ giao liên

chuyển ra. Đƣợc giao công trái kháng chiến, bà Năm Phƣờng trực tiếp vận động cò

Page 38: PHƯỜNG TRUNG DŨNG HAI THỜI KỲ KHÁNG CHIẾN

38

Hƣơng mua ba tấm, 3.000 đồng tiền xanh. Lúc này thực dân Pháp đánh ta về tài

chánh, chúng bỏ tiền cũ, đổi tiền xanh. Nhờ sự đóng góp của hàng trăm cơ sở, ta

vƣợt qua khó khăn này. Thị xã Biên Hòa mỗi tháng đóng góp cho tỉnh hàng chục

ngàn đồng Đông Dƣơng phục vụ cho nhu cầu kháng chiến.

Một ngƣời làm công cho ông Cầm bị bắt vì địch nghi tiếp tế cho Việt Minh.

Ông làm đơn bảo lãnh. Lính giữ ông trong một căn phòng trống trải ở bót Cây

Chàm từ sáng đến trƣa. Quan hai Sung cho bƣng ra một mâm dụng cụ tra tấn:

mangéto, kềm, roi cá đuối, cây vuông… Biết nó hù làm tiền, bà Năm Phƣờng bán

vàng nhờ thày Ba Miên lo lót cho Sung và Parel. Nhận tiền rồi, chúng nói: “Trông

ông có vẻ đạo cốt, hiền lành nên các quan tha; không đƣợc cho cô giáo Mỹ tới nhà,

nếu trái lệnh tôi cho lính bắt…”. Hai ông bà tiếp tục âm thầm tiếp tế cho kháng

chiến.

Hai căn cứ Hố Cạn và Bình Đa nhƣ những lƣỡi dao nhọn của kháng chiến

chĩa thẳng vào nội ô Biên Hòa - hậu cứ an toàn của giặc - Địch lập hệ thống tháp

canh De Latour (Đờ Latua) chia cắt chiến trƣờng Nam bộ thành các ô nhỏ, gây trở

ngại lớn cho ta. Nhiều cán bộ, bộ đội hy sinh trên đƣờng số 1, 15, 16, 24 vì địch

phục kích các lối mòn qua lại.

Rạng sáng 22 - 3 - 1950, các tổ đặc công tỉnh Biên Hòa đồng loạt hạ 50 tháp

canh (tua) dọc các lộ 1, 15, 16, 24 làm địch rúng động hoang mang. Đêm 27 - 3,

Thị đội và Mặt trận Liên Việt thị xã Biên Hòa kết hợp mở cuộc tuyên truyền vũ

trang ở Bàu Hang, đội vũ trang thị xã dùng kỹ thuật đặc công đốt cháy kho dầu

Phƣớc Lƣ. Các hoạt động trên có ảnh hƣởng mạnh mẽ đến tƣ tƣởng đồng bào nội

ô. Nhiều bà con khu 3 bàn tán công khai về những thắng lợi của cách mạng.

Rạng sáng 21 - 5, lập thành tích kỷ niệm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh,

các cán bộ, lực lƣợng vũ trang và cơ sở mật đã rải truyền đơn, dán khẩu hiệu, treo

cờ đỏ sao vàng ở nhiều nơi: đài Kỷ niệm, trƣờng Mỹ nghệ, đƣờng phố, ga Biên

Hòa… Dân nội ô rất phấn khởi vì lực lƣợng kháng chiến vẫn có mặt ngay trong

lòng địch. Giặc chiếm thị xã và nhiều nơi khác, nhƣng lòng dân vẫn hƣớng về Cụ

Hồ. Uy tín của Chính phủ ta ngày càng cao.

Tháng 9 - 1950, để kỷ niệm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh, thị xã

Biên Hòa lại tổ chức đợt xung phong tuyên truyền, treo cờ, dán khẩu hiệu, rải

truyền đơn. Giặc càng bị bất ngờ. Khí thế cách mạng lên cao giúp cho việc củng cố

và phát triển cơ sở.

Page 39: PHƯỜNG TRUNG DŨNG HAI THỜI KỲ KHÁNG CHIẾN

39

Tối chủ nhật 17 - 12 - 1950, một tổ vũ trang thị xã đánh nhà hàng Kim Thoa

ở Vƣờn Mít, nơi các sĩ quan Pháp và tay sai đến ăn nhậu, nhảy đầm. Thị đội trƣởng

Nguyễn Bảo Đức trình bày phƣơng án trận địa, đƣợc Thƣờng vụ Thị ủy thông qua.

Mấy chiến sĩ vóc nhỏ thó hóa trang nhƣ trẻ đánh giày, bán báo tiếp cận nghiên cứu

kỹ mục tiêu. Đêm ấy, anh em trà trộn trong đám đông, ném lựu đạn OF qua cửa sổ

vào bàn rƣợu, giết và làm bị thƣơng 4 tên. Cò Phƣớc, phó ty cảnh sát Biên Hòa

mới tu nghiệp bên Pháp về, suýt chết.

Sau trận này, ta mở tiếp đợt tuyên truyền vũ trang về các chiến thắng Biên

giới Cao - Lạng và Bến Cát. Chiến thắng Bến Cát là chiến dịch quy mô lớn đầu

tiên của ta ở chiến trƣờng Đông Nam bộ.

Đầu năm 1951, đội vũ trang thị xã phối hợp với cơ sở mật diệt đội Thiện -

trung sĩ rờsẹc gian ác. Nhà đội Thiện ở Dốc Sỏi, ngày ngày y ra ngồi quán ngã ba

Vƣờn Mít nhìn mặt khách qua đƣờng, bắt ngƣời tình nghi. Thị đội trƣởng Nguyễn

Bảo Đức trực tiếp chỉ đạo nhóm hành động. Anh Danh đóng vai ngƣời làm công

cho quán, đƣợc 6 đồng đội hỗ trợ, dùng vũ khí thô sơ (tránh gây tiếng nổ) bất ngờ

đánh gục đội Thiện. Y ngã lăn, giãy đành đạch rồi lịm đi tƣởng chết. Anh Danh gỡ

cây súng ngắn ở thắt lƣng y, ung dung băng qua lô cao su về căn cứ an toàn. Đồng

bào thị xã Biên Hòa hả dạ - kể cả một số viên chức công sở. Nhƣng y đƣợc đồng

bọn mang đi nhà thƣơng cứu sống, trở về tàn phế, bị thải hồi, sống vất vƣởng thêm

vài năm.

Mất quyền chủ động trên chiến trƣờng chính Bắc bộ, quân Pháp lại tập trung

lực lƣợng bình định Nam bộ, vơ vét sức ngƣời, sức của để kéo dài cuộc chiến tranh

xâm lƣợc. Thị xã Biên Hòa cũng nhƣ toàn tỉnh và cả miền Đông Nam bộ đứng

trƣớc thử thách mới. Tình thế ngày càng khó khăn. Căn cứ Hố Cạn mất, xã Tân

Phong trở thành vùng trắng. Ấp Vĩnh Cửu không còn dân, căn cứ Bình Đa ngày

càng bị uy hiếp nặng hơn.

Page 40: PHƯỜNG TRUNG DŨNG HAI THỜI KỲ KHÁNG CHIẾN

40

Ở ĐÂY CÓ 4 TRANG HÌNH

Page 41: PHƯỜNG TRUNG DŨNG HAI THỜI KỲ KHÁNG CHIẾN

41

Liệt sĩ Trần Trọng Nhạc

Liệt sĩ Nguyễn Kim Cúc

Liệt sĩ Lê Trung Cang

Liệt sĩ Lƣơng Thị Xuyến

Liệt sĩ Nguyễn Văn Truy

Đồng chí Cẩm Y

Bí thƣ chi bộ 4 Võ Phƣơng Dung

Bà Mƣời Hoa (Nguyễn Thị Chuyên)

Ông Nguyễn Khắc Pha

Bà Nguyễn Thị Sế

Bà Nguyễn Thị Bằng

Bà Nguyễn Thị Thai

Ông Lâm Văn Để

Ông Hồ Văn Thể

Ban Chấp hành Đảng bộ phƣờng nhiệm kỳ VII (1996 - 2000), trong đó:

- Ông Vũ Đình Phùng, Bí thƣ Đảng ủy (đứng thứ ba hàng trên);

- Bà Phạm Thị Tuyết, Phó bí thƣ, Chủ tịch UBND phƣờng (đứng thứ năm

hàng dƣới);

- Ông Đặng Minh Hân, Ủy viên Thƣờng vụ, Chủ tịch MTTQ phƣờng (bìa

phải hàng dƣới)

Trƣa 8 - 2 - 1951 (3 tết Tân Mão), quân Pháp đột kích vào căn cứ Hóc Bà

Thức. Số cán bộ thị xã bám trụ tại đây phân tán tránh giặc. Lợi dụng sơ hở, tên

Tƣờng, phó ban tình báo thị xã làm gián điệp cho Pháp bắn chết đồng chí Võ Văn

Page 42: PHƯỜNG TRUNG DŨNG HAI THỜI KỲ KHÁNG CHIẾN

42

Mén, Bí thƣ Thị ủy. Đây là tổn thất nặng của Đảng bộ và lực lƣợng kháng chiến thị

xã Biên Hòa. Tỉnh chỉ đạo các cán bộ dân, chính, đảng tạm rút về căn cứ Khánh

Vân để chấn chỉnh tổ chức. Tại Hóc Bà Thức, Thị đội vẫn bám trụ, tiếp tục hoạt

động và công tác. Tỉnh ủy Biên Hòa củng cố tổ chức của thị xã, cử Ban cán sự

gồm: đồng chí Năm Bối (Trịnh Trọng Tráng) làm Bí thƣ; đồng chí Mai Sơn Việt -

Phó ban cán sự; Trần Minh Chánh - Ủy viên thƣờng trực. Ban cán sự đóng tại căn

cứ cơ bản Khánh Vân.

Ngày 16 - 4 - 1951 (11 tháng ba âm lịch) địch mở cuộc bố ráp xóm Cống

đƣờng lội (gần cổng 1 sân bay bây giờ). Chúng bắt đƣợc ông chủ Lồi (Nguyễn Văn

Truy) nguyên là Chủ nhiệm Mặt trận Liên Việt xã Bình Trƣớc cũ và anh Ba Sĩ về

đây công tác. Chúng mang về tra tấn khai thác 5 ngày. Ông hy sinh trong tù ngày

21 - 4 - 1951. Chúng chở thi hài ra nhà xác nhà thƣơng Biên Hòa. Các con ông

phải vất vả xin phép mới đƣợc mang về chôn cất.

Giữa năm 1951, Trung ƣơng Cục miền Nam tổ chức lại chiến trƣờng Nam

bộ. Hai tỉnh Biên Hòa, Thủ Dầu Một nhập thành tỉnh Thủ Biên. Các cấp tỉnh,

huyện, xã đều đƣợc kiện toàn, tinh giản, tăng cƣờng chất lƣợng lãnh đạo. Ở thị xã

Biên Hòa, Ban cán sự đƣợc thay thế bằng Đội vũ trang tuyên truyền (gọi tắt là

VT.3). Bộ chỉ huy Đội vũ trang tuyên truyền gồm 3 đồng chí: Trịnh Trọng Tráng,

Bùi Trọng Nghĩa, Mai Sơn Việt. Đội vũ trang tuyên truyền làm chức năng tổng

hợp của Thị ủy, Thị đội, công an, Mặt trận, phụ nữ, thanh niên. Nhiệm vụ cơ bản

của đội: lấy hoạt động vũ trang hỗ trợ tuyên truyền, xây dựng cơ sở trong vùng

địch tạm chiếm. Số cán bộ thị xã chia ra 5 đoàn, đứng chân ở các bàn đạp vùng

ven. Tỉnh ủy Thủ Biên quyết định mở rộng địa bàn thị xã Biên Hòa thêm 7 xã

chung quanh: Tân Bình (Bình Ý + Tân Phong), Tân Bửu (Tân Thành + Bửu Long),

Tam Hiệp, Biên Hòa, Hóa An, Bửu Hòa, Tân Vạn để Đội vũ trang tuyên truyền có

bàn đạp đứng chân vƣơn vào nội ô.

Đầu năm 1952, đoàn vũ trang tuyên truyền số 1 do anh Nguyễn Bảo Đức chỉ

huy, từ căn cứ Hóc Bà Thức thọc sâu tập kích nhà hàng La Plage (La Plagiơ) ở bờ

sông, diệt một số sĩ quan địch. Ít bữa sau các anh lại tập kích nhà hàng Vidal, dùng

lựu đạn diệt hơn một chục tên, làm bị thƣơng sáu tên. Hai trận đánh tuy nhỏ song

có tác động mạnh tới tinh thần đồng bào khu 3, nhắc nhở rằng lực lƣợng kháng

chiến vẫn tồn tại ngay giữa sào huyệt kẻ thù, thắp sáng niềm tin vào Chính phủ Cụ

Hồ.

Đầu quý 2 - 1952, đồng chí Hoàng Tam Kỳ về thay đồng chí Mai Sơn Việt.

Tỉnh bổ sung đồng chí Hoàng Đình Cận làm đội trƣởng Đội vũ trang tuyên truyền

thị xã Biên Hòa kiêm đặc trách công vận (Đồng chí Cận là thợ điện nhà máy cƣa

Page 43: PHƯỜNG TRUNG DŨNG HAI THỜI KỲ KHÁNG CHIẾN

43

BIF, vào Đảng trƣớc Cách mạng tháng Tám 1945, thoát ly từ đầu kháng chiến, lần

lƣợt giữ các cƣơng vị: đại đội trƣởng đại đội Đống Đa thuộc trung đoàn 310, huyện

đội trƣởng Vĩnh Cửu, trong Ban chỉ huy liên quân khu 7 trƣớc khi về Đội vũ trang

tuyên truyền thị xã Biên Hòa).

Bám căn cứ Hóc Bà Thức, anh nhiều lần đột nhập nội ô tìm hiểu tình hình,

móc nối với cơ sở.

Thời kỳ này, địch đẩy mạnh càn quét bình định vùng ven thị xã. Hạn hán

kéo dài khiến căn cứ ta thiếu trầm trọng lƣơng thực thực phẩm. Tiếp đó, trận bão

lụt lịch sử năm Nhâm Thìn (tháng 10 - 1952) càng làm tăng gấp bội khó khăn gian

khổ của lực lƣợng kháng chiến. Căn cứ Bình Đa áp sát nội ô bị địch chiếm tháng

11 - 1952. Trƣớc những thử thách quyết liệt, một số cán bộ, bộ đội hoang mang,

mất tinh thần đã bỏ ngũ hoặc đầu hàng giặc, trở mặt chống phá cách mạng. Nhƣng

nhân dân khu 3 cũng nhƣ nhân dân thị xã Biên Hòa vẫn tỏ lòng yêu nƣớc, hƣớng

về kháng chiến qua việc quyên góp tiền gạo, thuốc men… gửi ra ngoài.

Tháng 3 - 1953, Tỉnh ủy Biên Hòa họp tại chiến khu Đ đề ra chủ trƣơng: đẩy

mạnh vũ trang tuyên truyền, diệt tề trừ gian, xây dựng cơ sở, mở những vùng bàn

đạp để lực lƣợng vũ trang thọc sâu hoạt động trong thị xã, tăng cƣờng công tác

địch ngụy vận… chú trọng các đồn bót do lính nguỵ và lính giáo phái đóng giữ.

Căn cứ chủ trƣơng trên, đội trƣởng Hoàng Đình Cận một mặt củng cố căn cứ

Hóc Bà Thức, một mặt liên hệ phối hợp với đoàn cán bộ dân, chính, đảng khu 2

huyện Vĩnh Cửu về bám trụ địa bàn. Anh chuẩn bị một trận thọc sâu vào thị xã,

gây thoái động đối với địch và củng cố niềm tin ở đồng bào sống trong lòng địch.

Ngày 5 - 1 - 1953, anh về tiệm gỗ Oderra meubles (Ođera mớp), chủ tiệm là

ông Hai Cơ (Nguyễn Văn Cơ) - cơ sở ta, anh ruột của trung đoàn trƣởng trung

đoàn 310 Nguyễn Văn Lung. Anh nhắn gặp bà Khả là mẹ của Thƣ - thợ máy nhà

máy cƣa BIF, trƣớc tham gia công đoàn Hồ Hòa, sau ngầm theo Tây mà lúc này

anh chƣa biết. Anh gặp bà Khả buổi trƣa, bà ra về thì khoảng 1 giờ chiều tên Ly -

mật thám - dẫn sáu tên nữa ập đến vây nhà ông Cơ, kêu anh đầu hàng. Ngồi trên

gác xép, anh trông rõ ba tên, biết là có kẻ phản - đó là tên Thƣ - anh nhảy từ gác

xuống phía sau nhà nhƣng không may vết thƣơng cũ ở chân làm anh không chạy

đƣợc. Chúng xông vào bắt trói anh, giải về phòng nhì máy cƣa điều tra. Địch dụ

hàng, anh không thèm nói một lời; bị tra tấn đủ kiểu cũng vô ích. Chúng bê cơm

vào, anh hất tung, chỉ uống nƣớc. Một buổi trƣa, lừa chúng sơ hở, anh tông cửa

phòng giam, chạy ra phía trạm bơm bờ sông, định thà để chúng bắn chết.

Page 44: PHƯỜNG TRUNG DŨNG HAI THỜI KỲ KHÁNG CHIẾN

44

Bảy ngày sau, biết không thể dụ dỗ mua chuộc đƣợc ngƣời cán bộ cộng sản

kiên cƣờng, chúng đƣa đến một xe Dodge 4x4 bít bùng, chở anh đi thủ tiêu phía

Trảng Bom.

Cũng trong vụ này, chúng bắt ông Hai Cơ và lan dây chuyền hơn một chục

cơ sở ta. Chúng tra tấn dã man những ngƣời bị bắt hòng phá sạch mạng lƣới cơ sở

nội ô. Em ruột anh Cận là anh Tƣ Trác bị bắt cùng ngày. Ách Năm, đội Diễn mang

anh ra bót Cây Chàm điều tra, tối nhốt vào Thành Kèn. Anh Tƣ bị ách Hội đánh

gãy xƣơng sƣờn. Anh Nguyễn Văn Mƣu cũng bị đánh không đi lại đƣợc, chỉ có lết

mà thôi. Vợ anh - chị Sáu Vóc, cũng gọi là chị Sáu Lé - đang có bầu bị một ngƣời

vì đòn đau khai ra: cô Sáu Lé làm liên lạc cho xã Bình Ý. Nhƣng nghe không rõ,

tên điều tra cho lính đi tìm bà Sáu Le cùng khu vực cạnh đƣờng rầy xe lửa (nay

thuộc ban dân phố 2). Thấy bà này trên 60 tuổi lại điếc, ngờ nghệch nên nó không

bắt. Chị Sáu Lé nhờ vậy thoát. Chị đã vận động một số chị em, bà con quen biết

gom góp tiền mua đồ thăm nuôi số cơ sở bị bắt tháng 4 - 1953.

Pháp nhiều lần mở rộng sân bay Biên Hòa kể từ năm 1947. Năm 1951,

chúng đuổi hai xóm Bánh Tráng và Cống đƣờng lội (cổng 1 và 2 sân bay). Năm

1953, chúng đuổi đến xóm Dốc Sỏi. Một số “ngoan ngoãn” chấp hành lệnh, lẻ tẻ

dỡ nhà đi nơi khác. Ông Bảy Lịnh (Nguyễn Văn Lịnh) bàn bạc với một số bà con

lối xóm, sau đó nhờ ông Tám Phƣớc (Trịnh Văn Phƣớc) làm đơn gửi lên tận Sài

Gòn yêu cầu nhà chức trách không đuổi nhà, để bà con có chỗ sinh sống. Lúc này

Pháp cũng đang bị động trên các chiến trƣờng Đông Dƣơng, nên chúng không sử

dụng lính đuổi nhà ráo riết mà dùng số hội tề đến truyền lệnh. Anh Ba Dữa làm bài

thơ đăng báo vụ này:

CHỐNG ĐUỔI NHÀ

Xóm nhà gần sở không quân

Lý do phòng thủ nên cần tản cư.

Mấy lần trước lệnh ban ra,

Có quan Tây tới mỗi nhà hỏi biên

Giếng, nhà, cây trái có tên

Luống rau, cụm sả,… thường tiền hẳn hoi.

Page 45: PHƯỜNG TRUNG DŨNG HAI THỜI KỲ KHÁNG CHIẾN

45

Tuy nhiên kỳ đuổi vừa rồi

Quan Tây giao lại cho người Việt Nam.

Các ông “nghị sĩ” trong làng

Cũng đi biên chép dềnh dàng như ai

Tuy nhiên số bạc thường bồi

Có phần eo hẹp với người tản cư.

Xóm làng kẻ ngóng người chờ

Nghe làng thường ít, họ lơ cả rồi.

Đương cơn chật đất xa trời

Ở lỳ cũng khốn mà dời thì hao.

Đất châu thành dễ kiếm làm sao?

Vùng quê cách trở, ai nào có ham.

Vả không: tiền, chỗ làm ăn

Họ bèn tụ ngũ quần tam bàn vầy:

“Làm đơn xin ở lại đây”.

Tƣớng Navarre (Nava) sang thay tƣớng Salan làm tổng chỉ huy quân viễn

chinh, lớn tiếng tuyên bố: sẽ đánh thắng Việt Minh trong vòng 18 tháng, không

chấp nhận một sự rút lui nào hết.

Thị xã Biên Hòa là vùng địch chiếm đóng, chúng kềm kẹp dân khá chặt

hòng ngăn chặn ảnh hƣởng của kháng chiến. Chúng coi đây là hậu cứ an toàn của

chúng. Nhƣng tiếng súng của bộ đội và du kích vẫn hàng ngày vang vọng về, nhắc

nhở sự tồn tại và lớn mạnh của kháng chiến.

Page 46: PHƯỜNG TRUNG DŨNG HAI THỜI KỲ KHÁNG CHIẾN

46

Đêm 19 - 5 - 1953, đội biệt động Thủ Biên đƣợc cơ sở mật giúp đỡ đã tập

kích hãng dầu Phƣớc Lƣ, thiêu hủy hàng triệu lít, lập thành tích xuất sắc mừng thọ

Bác Hồ.

Tháng 12 - 1953, bộ đội Thủ Biên luồn sâu đánh bót Cẩm Vinh (Tân Triều),

hôm sau diệt tiếp một trung đội commado của Parel ở sở cao su Phủ Thanh (Tân

Phong). Các chiến công này đã đập tan luận điệu tuyên truyền huênh hoang của

địch, củng cố niềm tin của ngƣời dân thị xã Biên Hòa.

Các trận đánh dữ dội ác liệt diễn ra ở thung lũng Điện Biên xa xôi đƣợc báo

chí, đài phát thanh nhắc đến từng ngày. Bà con nhân dân khu 3 cũng nhƣ dân toàn

thị xã Biên Hòa và cả nƣớc chăm chú theo dõi, mới đầu chỉ bàn tán xầm xì, sau

công khai. Ngày 7 - 5 - 1954, tin Điện Biên Phủ “thất thủ” - chữ dùng của Pháp -

bay về đã gây niềm xúc động trong lòng mọi ngƣời. Nhƣ vậy là Pháp thua lớn, trái

với những lời huênh hoang khoác lác của tổng chỉ huy lực lƣợng viễn chinh

Navarre khi mới sang nhậm chức.

Hội nghị Genève bàn việc lập lại hòa bình trên toàn cõi Đông Dƣơng khai

mạc. Bà con khu 3 nhiều ngƣời càng theo dõi xít xao diễn biến hội nghị. Ngày 20 -

7 - 1954, Hiệp định đình chiến đƣợc ký. Bà con khu 3 cũng nhƣ cả nƣớc hân hoan

đón chào tin vui lớn này.

Một số ngƣời dân khu 3 bị bắt trong kháng chiến, nay đƣợc trao trả về sống

với gia đình. Nhiều gia đình có ngƣời thân đi tham gia cách mạng đã tìm đƣờng lên

chiến khu Đ và ra khu tập kết Hàm Tân - Xuyên Mộc gặp gỡ bố, chồng, anh em,

con… trƣớc khi họ lên tàu ra Bắc. Biết bao cảnh tiễn đƣa đầy lƣu luyến đã diễn ra

với hai ngón tay giơ cao, ngƣời ra đi động viên “ở lại vinh quang” còn ngƣời ở lại

thì chúc “ra đi thắng lợi”.

Suốt cuộc kháng chiến chín năm, nhân dân khu 3 nội ô Biên Hòa tham gia

chống xâm lƣợc bằng nhiều hình thức: có ngƣời trực tiếp cầm súng, có ngƣời âm

thầm bền bỉ làm công tác vận động xây dựng cơ sở quần chúng hƣớng về chính

nghĩa của Chính phủ Cụ Hồ, một số trải qua tù đày vẫn giữ lòng kiên trung bất

khuất… Phần lớn ngƣời dân thƣờng mang trong mình dòng máu yêu nƣớc đã nuôi

giấu ủng hộ kháng chiến, góp gió thành bão cùng nhân dân cả nƣớc đánh bại chủ

nghĩa thực dân cũ. Nhƣng lý tƣởng độc lập tự do còn là cái đích ở phía trƣớc, trận

chiến mới đang chờ đón ngƣời dân khu 3, nhân dân thị xã Biên Hòa và cả miền

Nam “đi trƣớc về sau”.

Page 47: PHƯỜNG TRUNG DŨNG HAI THỜI KỲ KHÁNG CHIẾN

47

PHẦN THỨ NHÌ

PHƯỜNG TRUNG DŨNG TRONG THỜI KỲ CHỐNG MỸ CỨU NƯỚC

Hiệp định Giơ-ne-vơ tháng 7 - 1954 lập lại hòa bình ở Đông Dƣơng đánh

dấu bƣớc ngoặt trong lịch sử đất nƣớc. Miền Bắc hoàn toàn giải phóng bƣớc vào

thời kỳ quá độ xây dựng chủ nghĩa xã hội, trở thành hậu phƣơng lớn vững chắc của

cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân.

Miền Nam về danh nghĩa tạm thời thuộc quyền quản lý của phía Liên hiệp

Pháp. Lợi dụng tình trạng kiệt quệ mòn mỏi của thực dân Pháp vì cuộc chiến tranh

xâm lƣợc Việt Nam, đế quốc Mỹ hất cẳng “anh bạn vàng” hòng làm chủ vĩnh viễn

đất này. Ngô Đình Diệm đƣợc Mỹ nuôi dƣỡng, đào tạo lâu năm ở Hoa Kỳ, nay

đƣợc đƣa về làm Thủ tƣớng “chánh phủ quốc gia” bù nhìn, lần lƣợt gạt bỏ những

phần tử thân Pháp ra khỏi bộ máy chính quyền từ cấp trung ƣơng tới địa phƣơng.

Ông ta một mặt dùng tiền mua chuộc, một mặt dùng thủ đoạn vũ lực dẹp các phe

phái Cao Đài, Hòa Hảo, Bình Xuyên muốn cát cứ xƣng hùng xƣng bá một cõi. Mỹ

giúp cải tổ, xây dựng, huấn luyện và trang bị hiện đại quân đội Diệm theo kiểu Mỹ.

Gần một triệu đồng bào miền Bắc - phần lớn theo đạo Thiên Chúa - bị dụ dỗ cƣỡng

ép di cƣ vào Nam để tạo hậu thuẫn chính trị (cho Mỹ - Diệm) nhằm chia cắt lâu dài

đất nƣớc ta, biến vĩ tuyến 170 Bắc thành biên giới quốc gia, biến miền Nam thành

thuộc địa kiểu mới của đế quốc Mỹ.

Hội nghị Trung ƣơng Đảng lần thứ 6 khóa 2 (7 - 1954) chỉ rõ: đế quốc Mỹ

trở thành kẻ thù chính và trực tiếp của nhân dân Đông Dƣơng.

Ngày 22 - 7 - 2954, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi: Đấu tranh để củng

cố hòa bình, thực hiện thống nhất, hoàn toàn độc lập, dân chủ cũng là một cuộc

đấu tranh lâu dài và gian khổ. Để giành lấy thắng lợi, toàn thể nhân dân, quân đội

và cán bộ ta từ miền Bắc đến miền Nam cần phải đoàn kết chặt chẽ, tư tưởng phải

thống nhất, hành động phải nhất trí.

Tỉnh ủy Thủ Biên và các Thị ủy, Huyện ủy, tổ chức học tập nhiều đợt về

“Tình hình mới, nhiệm vụ mới” cho những cán bộ, đảng viên ở lại bám trụ địa

phƣơng. Thị ủy Biên Hòa về ở hẳn nhà cơ sở trong nội ô. Các đồng chí trở thành

hạt nhân giáo dục tổ chức đồng bào thực hiện nhiệm vụ đấu tranh chính trị đòi

chính quyền miền Nam thi hành đúng đắn Hiệp định Giơ-ne-vơ 1954: hiệp thƣơng

với miền Bắc tiến tới tổng tuyển cử thống nhất đất nƣớc vào tháng 7 - 1956.

Page 48: PHƯỜNG TRUNG DŨNG HAI THỜI KỲ KHÁNG CHIẾN

48

Anh Hai Thành (Dƣơng Văn Bồi) đƣợc đồng chí Tƣ Lũy trực tiếp chỉ đạo về

sống với gia đình ở xóm Gò Lăng. Trƣớc khi chia tay, đồng chí Ba Thuận (Phạm

Văn Thuận) ân cần dặn dò anh và một số anh em khác: phải ráng giữ tƣ cách ngƣời

cán bộ, đảng viên trong bất kỳ hoàn cảnh khó khăn gian khổ nào.

Anh Chín Nghị (Nguyễn Thành Nghị) - bộ đội ba lần bị thƣơng - sức khoẻ

kém, cũng đƣợc cấp trên bố trí ở lại, về sống cùng gia đình (tại khóm 4).

Anh Tƣ Để (Lâm Văn Để) ở lại vì còn cha già, em nhỏ, trong khi anh ruột

Lâm Văn Đáo đi tập kết…

Bom đạn vừa im tiếng, hòa bình trở lại thì bà con các nơi trƣớc đây giạt lên

sinh sống ở khu 3 nội ô nay nao nức trở về quê. Ông Năm Đĩ (Lê Văn Đĩ) cùng

ngƣời con gái lớn về Tân Nhuận xã Uyên Hƣng, quận Tân Uyên tiếp tục công việc

ruộng đồng. Bà Năm ở lại, làm bún bán, nuôi sắp nhỏ đi học.

Nhƣng vui hơn, có lẽ là số bà con Tân Phong. Thời chín năm, quân Pháp mở

hàng trăm cuộc càn quét, bố ráp vào xã ven sân bay này - chỉ cách nội ô chừng

2km - Chúng dốc sức xóa căn cứ Hố Cạn, biến cả xã thành vành đai trắng từ năm

1950. Phần lớn dân bị gom tát vào nội ô. Nay hết chiến tranh, sáng sáng bà con lũ

lƣợt vác rựa, phảng, cuốc… về phá hoang khôi phục ruộng vƣờn, chiều tối lại về

nội ô ngủ. Dần dà nhiều nhà “một chốn đôi nơi”, nửa gia đình vẫn ở lại nội ô làm

ăn, nửa về làng lấy nghề nông làm gốc, bám quê hƣơng chôn nhau cắt rún.

Các lô cao su (ở khóm 1) đƣợc chủ đồn điền chia nhỏ bán dần. Một số thợ

nhà máy cƣa BIF nhƣ các ông Tƣ Trác, Tƣ Nghìn, Sáu Hào (Trần Trọng

Nhạc)…bỏ tiền mua đất, dựng những căn nhà đầu tiên.

Đồng chí Lê Văn Nhiễu - Ủy viên thƣờng trực Thị ủy Biên Hòa - chỉ đạo

ông Hai Trang (Phạm Văn Trang) - công nhân nhà máy cƣa BIF lâu năm, theo đạo

Thiên Chúa - và một số cán bộ, đoàn viên công đoàn Hồ Hòa cũ đã đứng ra xin

phép nhà chức trách cho lập nghiệp đoàn. Để tạo bộ mặt tự do dân chủ kiểu Mỹ

cho chế độ Diệm. Ở Sài Gòn lúc này có nhiều tổ chức nghiệp đoàn: Tổng liên đoàn

lao động, Tổng liên đoàn lao công (với biểu trƣng con trâu của Trần Quốc Bửu)…

Nghiệp đoàn nhà máy cƣa BIF Tân Mai bề ngoài trực thuộc Tổng liên đoàn lao

công, theo thuyết “lao tƣ lƣỡng lợi” của Giáo hoàng Léo 13 (Lê-ô) nhƣng thực chất

chịu sự chỉ đạo sát sao của Thị ủy Biên Hòa. Nghiệp đoàn nhà máy cƣa BIF thu

hút các công nhân các phân xƣởng trong nhà máy, còn có thêm thợ các phân trại

cƣa tƣ nhân thị xã cũng tham gia. Chủ tịch nghiệp đoàn, ông Hai Trang; Phó chủ

tịch, ông Sáu Hào; Thƣ ký, ông Trần Tìm (Hà Minh Hiếu); thủ quỹ, ông Bảy Xim

Page 49: PHƯỜNG TRUNG DŨNG HAI THỜI KỲ KHÁNG CHIẾN

49

và hai ủy viên Hảo, Bảy Oanh thuộc bộ phận các xƣởng mộc tƣ nhân. Chủ Pháp

cho nghiệp đoàn sử dụng nơi chiếu bóng cũ của hãng làm trụ sở hội họp, gặp gỡ

giữa ban lãnh đạo với anh em thợ thuyền. Để cải thiện đời sống công nhân, nghiệp

đoàn yêu cầu chủ sở cho vay vốn 50 ngàn đồng, lập hợp tác xã mua bán do ông

Chín Phiêu - cán bộ công đoàn cũ - phụ trách. Gạo, đƣờng, mắm, muối, cá khô, vải

mặc… bán giá rẻ, anh chị em rất hoan nghênh. Do mang lại lợi ích cụ thể, nghiệp

đoàn tập hợp đƣợc hơn 900 thợ.

Cán bộ nghiệp đoàn trực tiếp nhận chỉ thị của Thị ủy Biên Hòa, đã tìm mọi

cách, ở mọi nơi, tùy đối tƣợng mà rỉ tai tuyên truyền đòi Mỹ - Diệm thi hành

nghiêm chỉnh Hiệp định Giơ-ne-vơ 1954, đòi nhà cầm quyền miền Nam hiệp

thƣơng cùng miền Bắc tiến tới tổng tuyển cử thống nhất đất nƣớc.

Tế Ất Mùi 1955 là cái tết hòa bình đầu tiên sau chín năm chiến tranh đau

thƣơng tang tóc. Cán bộ nghiệp đoàn gợi ý, hƣớng dẫn các đoàn viên nòng cốt đến

chúc Tết, thăm viếng bà con bè bạn đều nói đến ƣớc vọng hòa bình lâu dài, mong

Nam Bắc chóng xum họp một nhà.

Quân Pháp rút dần về nƣớc. Tháng 4 - 1955 quân đội Diệm đánh quận Bình

Xuyên làm cháy hàng ngàn ngôi nhà ở các khu lao động Sài Gòn - Chợ Lớn.

Hƣởng ứng lời hô hào cứu trợ nạn nhân của phong trào bảo vệ hòa bình (do luật sƣ

Nguyễn Hữu Thọ và nhiều nhân sĩ lập ra), các ông Hai Trang, Sáu Hào, Tƣ

Nghìn… tổ chức đoàn viên nghiệp đoàn nhà máy cƣa BIF đi dọn dẹp và dựng lại

nhà cửa cho đồng bào. Anh chị em mới làm đƣợc một ngày, hôm sau địch cấm

không cho đi nữa.

Gần đến ngày Quốc tế lao động 1-5, nghiệp đoàn lao công nhà máy cƣa BIF

vận động thợ làm đơn yêu cầu chủ hãng: trả lƣơng sao cho đủ nuôi một vợ, ba con;

thực hiện ngày làm 8 giờ, tuần làm 6 ngày, nếu làm chủ nhật hoặc ngày lễ thì

hƣởng phụ trội gấp đôi… Pháp đã thất thế ở miền Nam, bọn chủ Pháp thấy nhân

nhƣợng một số yêu sách này cũng không ảnh hƣởng đến lợi nhuận bao nhiêu nên

chúng đồng ý. Một thời gian sau, nghiệp đoàn yêu cầu chủ xây trƣờng cho con em

thợ có nơi học hành. Chúng cho dựng mấy lớp học ngay gần văn phòng hãng.

Sáng 1-5 nghiệp đoàn lao công nhà máy cƣa Tân Mai vận động đƣợc khoảng

600 thợ và dân kéo về sân banh Biên Hòa dự cuộc mít tinh do Tổng liên đoàn lao

động tổ chức. Đoàn biểu tình mang nhiều băng khẩu hiệu đòi quyền dân sinh dân

chủ cho ngƣời lao động, đòi nhà cầm quyền hiệp thƣơng tổng tuyển cử… Với đội

ngũ trật tự, chặt chẽ, đoàn biểu tình liên tiếp hô vang các khẩu hiệu. Ở ngã ba

Vƣờn Mít, cảnh sát gác đƣờng chặn lại, Chủ tịch nghiệp đoàn Hai Trang giải thích

Page 50: PHƯỜNG TRUNG DŨNG HAI THỜI KỲ KHÁNG CHIẾN

50

cho họ hiểu: “Tổng liên đoàn lao công của Trần Quốc Bửu “thuộc phe Ngô Tổng

thống”, nghiệp đoàn đã đƣợc chánh phủ cho phép hoạt động…”. Ít phút sau đoàn

biểu tình tiếp tục tiến vào nội ô với khí thế mạnh mẽ.

Ông Nguyễn Kim Cúc quê ở tỉnh Hà Đông cũ, phiêu bạt làm thợ mộc một

trại cưa ở Đồng Hỉn tỉnh Pắc Xế, Hạ Lào. Ông tham gia cách mạng từ giữa thập

niên 30, cưới bà Nguyễn Thị Sế rồi dìu dắt bà hoạt động trong tổ chức Việt kiều

yêu nước. Ông bị địch bắt vài lần, tháng 10 - 1949 Pháp trục xuất về Biên Hòa.

Móc nối được với Liên hiệp công đoàn tỉnh Thủ Biên, ông sống hợp pháp và công

tác bí mật. Ông mở quán cà phê ở khóm 43 (nay thuộc ban dân phố 5). Nhà ông là

trạm giao liên của thị xã Biên Hòa. Các đồng chí Năm Nhiễu, Năm Dũng nhiều lần

qua lại, giao nhiệm vụ chuyển tài liệu, công văn đi Sài Gòn. Bà Xế (Nguyễn Thị

Xế) - vợ ông Cúc - thường nhét vào gấu váy của con gái nhỏ, lúc dắt lúc bồng đứa

nhỏ, qua mặt bọn lính và cảnh sát an toàn.

Chị Út Hạnh cùng chồng là anh Năm Thuận (Phạm Tấn Thuận, Thanh

Tùng) về ở khu ga Biên Hòa sinh sống bằng nghề buôn bán vặt. Đồng chí Năm

Nhiễu gặp gỡ, chuyện trò, anh chị nhận lãnh nhiệm vụ giao liên chuyển công văn,

thƣ từ đến các cơ sở. Anh chị nghe radio, chép bản tin đọc chậm của đài Hà Nội rồi

in truyền đơn bằng bột, giao cho một số cơ sở đem rải ở nội ô.

Ông Bảy Lịnh (Nguyễn Văn Lịnh), anh Hai Thành (Nguyễn Tấn Thành,

Dƣơng Văn Bồi), ông Ba Cẩm (Phạm Văn Cẩm)… bắt liên lạc với số cán bộ kháng

chiến cũ ở Tân Phong nhƣ các anh Hai Cáo (Lê Minh Cảnh, Hoàng Ngọc Ẩn), Ba

Cheo, Chín Du (Huỳnh Văn Tống), chị Năm Hiền (Nguyễn Thị Thanh Vân). Tin

đấu tranh và chủ trƣơng của cấp trên kịp thời phổ biến cho số nòng cốt này. Ông

Bảy Lịnh làm quen với một số ngƣời cùng khóm: ông Cúc (bán quán), ông Phạm

Văn Cống (dân Tân Thành làm ruộng), ông Trần Văn Sang (đánh xe bò), ông Trần

Văn Tƣ (công nhân quân giới bị thƣơng cụt tay), anh Trần Văn Hòn (thƣơng binh

cũ), anh Tám Phƣớc… Qua gặp gỡ, trao đổi, ông Bảy Lịnh lồng chuyện Hiệp định

Giơ-ne-vơ 1954: mong có quan hệ bình thƣờng giữa hai miền, cho thân nhân hai

miền Nam Bắc đi thăm nhau trao đổi kinh tế, văn hóa, không mở rộng căn cứ quân

sự, không dùng cố vấn nƣớc ngoài nắm quân đội quốc gia… Ông nhận truyền đơn

của anh Hai Thành, Hai Cáo đem rải ở một số đƣờng phố vào các ngày kỷ niệm

lớn. Những lúc đi liên hệ với anh em, ông mặc nhƣ ngƣời làm ruộng, cột cái cuốc

vào sƣờn xe đạp, gặp gỡ rất nhanh, trao đổi vắn tắt rồi chia tay luôn. Để mở rộng

lực lƣợng quần chúng, ông tham gia vận động tổ chức hội tƣơng tế phúng viếng

đám ma, mừng đám cƣới… Do hoạt động hơi lộ liễu, ông bị tên Sửu - cảnh sát -

theo dõi. Ông phải tạm ngƣng. Châu Văn Thông là an ninh quân đội ở gần nhà

Page 51: PHƯỜNG TRUNG DŨNG HAI THỜI KỲ KHÁNG CHIẾN

51

ông, nhận xét: ông Bảy mắc mần giá đậu (xanh) lúc rảnh lại đánh tứ sắc với mấy

đứa con gái làm sở Mỹ, chớ có gì đâu!.

Anh Hai Thành chạm trán Võ Tánh (Sáu Nghệ) - cán bộ quân báo đầu hàng

Pháp, làm mật vụ. Y hỏi: “Mày không đi tập kết, ở lại nằm vùng hả?” Anh trả lời:

“Cha mẹ tôi mất sớm, bây giờ hòa bình rồi, tôi ở lại nuôi các em”. Xã Bình Trƣớc

mời anh tham gia phong trào cách mạng quốc gia, anh từ chối: “Mấy em tôi còn

nhỏ, ông già tôi dặn ráng giúp đỡ các em nên ngƣời”. Để tạo điều kiện hoạt động,

anh đi chích thuốc cho bà con. Anh Tƣ Dẻo chạy xích lô bị đau, nhức mỏi toàn

thân, không đi làm đƣợc. Anh chích cho anh Tƣ với lời an ủi: “Khi nào anh chạy

xe, có tiền thì trả”. Anh tham gia lập hội banh Tân Phong - do xã Hiếu đứng đầu -

để có tiếng nói trong làng, cũng để xây dựng cơ sở nòng cốt ngay quê hƣơng mình.

Anh viết và in truyền đơn, đƣa cho ông Bảy Lịnh rải ở đƣờng Hƣng Đạo Vƣơng và

đƣờng Phan Đình Phùng.

Tháng 6 - 1955, anh Hai Thành bị tên Diễn - cán bộ công đoàn thị xã cũ, đầu

hàng giặc - chỉ điểm bắt. Y từng vài lần rủ anh đi uống cà phê, ăn hủ tiếu… Chiều

hôm đó, anh Nguyên (Trừ) ở gần nhà anh, thấy bọn lính kín lảng vảng từ đƣờng

quốc lộ 1 vào tới trong xóm. Khi nhà anh Hai Thành tắt đèn đi ngủ, chúng đập cửa,

bắt luôn. Ở ty cảnh sát, ách Ất hỏi lũ đàn em: “Bắt đủ hai thằng không?” Một tên

đáp: “Bắt một tên còn thằng xe ngựa đi đâu mất tiêu”. Bọn điều tra đánh anh Hai

Thành, hỏi dồn dập: “Biết Hai Cáo không? Biết Chín Tôn không? Bọn nó giờ ở

đâu? Làm gì?” Bị đòn đau song anh Hai Thành vẫn nhớ bài học kinh nghiệm đối

phó với địch khi bị bắt. Các anh đi trƣớc từng phổ biến: “ráng chịu đòn bƣớc đầu,

khai chút đỉnh là nó tấn mãi, moi sạch trơn bí mật trong ruột mình”. Do đó anh cắn

răng chịu trận, chỉ một mực: “Biết họ nhƣng bây giờ không biết họ làm gì”. Trong

khám lớn Biên Hòa, anh nói với bạn tù: “Đừng có khai, chịu đòn hai, ba tua mới

xin bảo lãnh đƣợc”.

Sáng hôm sau anh Chín Tôn chạy xe ngựa đi chợ Biên Hòa. Anh bị lính kín

chặn bắt, giải về ty cảnh sát. Anh vừa cột ngựa xong, nó lôi vào đánh liền. Hỏi về

mối quan hệ giữa anh và các anh Hai Cáo, Hai Thành, anh trả lời: “họ cùng làng,

quen nhau từ bé, từ ngày hòa bình chỉ lo làm ăn, ít gặp nhau…”

Vì không có chứng cứ gì nên chúng không thể đƣa hai anh ra tòa. Một thời

gian sau, gia đình các anh nhờ ông Năm Thùng - dân biểu - bảo lãnh, nên các anh

đƣợc tha. Anh Chín Tốn về quê làm ăn và tiếp tục hoạt động. Anh Hai Thành tạm

lánh đi Sài Gòn một thời gian. Trở về, anh đi làm cho trại cƣa Tám Thiền. Bọn

công an chìm thƣờng rình nghe trộm lúc anh tiếp khách ở bàn giấy. Một bữa, anh

gặp ngay đồng chí Hoàng Tam Kỳ - Bí thƣ Thị ủy - ngay ở xƣởng. Đồng chí lắc

Page 52: PHƯỜNG TRUNG DŨNG HAI THỜI KỲ KHÁNG CHIẾN

52

đầu ra hiệu đừng hỏi, làm nhƣ không quen biết nhau để tránh con mắt theo dõi của

địch.

Ông Ba Cẩm (Phạm Văn Cẩm) là thƣ ký trại cƣa Ba Hiệp cũng tham gia

hoạt động ngầm. Ông là cơ sở của ông Sáu Nhàn - quân báo - trong thời gian dài.

Do tính cẩn thận, ông không hề bị địch theo dõi, tuy chúng biết ông là ngƣời kháng

chiến cũ.

Anh Tƣ Để về sống cùng cha mẹ, học nghề làm nệm xe ô tô, sau làm vỏ xe

con đội (cric) xe be. Đã từng tham gia kháng chiến, làm nhân viên liên lạc và ấn

loát huyện căn cứ Đồng Nai, nhân viên quản trị trại thƣơng binh tỉnh Thủ Biên nên

anh mong ngóng đƣợc gặp cán bộ, bắt liên lạc với cách mạng. Anh Ngân - cán bộ

mật làm thợ mộc - ở trọ nhà chị của Tƣ Để. Qua nhiều lần chuyện trò, anh Ngân

xác định Tƣ Để là ngƣời tốt, hỏi vòng vo đại ý: “Có thích làm việc cho cách mạng

không?” Đƣợc trả lời “Có”, anh Ngân cho xem và nhờ cất giữ giùm hai bộ ảnh:

Chiến thắng Điện Biên Phủ và bộ đội miền Nam đi tập kết. Từ đó anh Ngân giáo

dục cặn kẽ cho chàng thanh niên hăng hái này: phải sống hòa mình với quần

chúng, chỉ nên giao du với ngƣời tốt, phát triển lực lƣợng vào các ngƣời đƣợc thử

thách tin cậy… Anh Ngân giao cho Tƣ Để và vài nòng cốt khác rải truyền đơn, viết

và dán khẩu hiệu phục vụ đấu tranh chính trị: đòi Diệm thi hành đúng đắn Hiệp

định Giơ-ne-vơ 1954, hiệp thƣơng tổng tuyển cử, đòi các quyền dân sinh, dân

chủ… và treo cờ Đảng trên cây sao ở đƣờng phố trong một số ngày lễ lớn. Ngày 1

- 5 - 1955, anh Tƣ Để đƣợc kết nạp vào Đoàn Thanh niên lao động (gọi tắt là đoàn

thanh lao). Anh ở cùng tổ với anh Mai Trần và chị Ngộ (Ngọc Anh - ngƣời yêu của

anh ruột Ba Đáo). Tất cả đều hăng hái làm tròn nhiệm vụ do anh Ngân trực tiếp chỉ

đạo, dù công tác có lúc khó khăn nguy hiểm.

Thực hiện “bài phong”, ngày 23 - 10 - 1955, Diệm bày trò trƣng cầu dân ý

để phế truất Bảo Đại, tóm thâu mọi quyền lực vào tay họ Ngô. Nhằm chia cắt vĩnh

viễn đất nƣớc, Mỹ đạo diễn tổ chức bầu cử riêng rẽ “Quốc hội” khóa I vào ngày 4 -

3 - 1956, dƣới sự chỉ đạo của Thị ủy Biên Hòa, các cơ sở ta đẩy mạnh tuyên truyền

chống lại và tẩy chay bằng nhiều cách: rỉ tai nhau không đi bỏ phiếu, rải truyền

đơn, viết khẩu hiệu bằng khoai môn trên mặt đƣờng nhựa, dán áp phích nơi đông

ngƣời qua lại…

Diệm lên làm “Tổng thống Việt Nam cộng hòa”, bắt tay vào việc sửa đổi

hành chánh: chia nhỏ các tỉnh và quận, cử các sĩ quan làm tỉnh trƣởng, quận trƣởng

phục vụ cho ý đồ đàn áp cách mạng; đổi tên hội đồng hƣơng chánh (ban hội tề 12

ngƣời) thành hội đồng xã…

Page 53: PHƯỜNG TRUNG DŨNG HAI THỜI KỲ KHÁNG CHIẾN

53

Khu 3 Bình Trƣớc đổi thành khu 4, đứng đầu là một khu trƣởng. Khu gồm

nhiều khóm, mỗi khóm chia làm nhiều tổ, mỗi tổ có một số liên gia, mỗi liên gia

gồm dăm mƣời hộ gia đình. Các hộ trong liên gia phải dòm chừng nhau, liên đới

chịu trách nhiệm tập thể. Hệ thống thang bậc hành chánh tỉ mỉ này do chính quyền

Diệm mô phỏng kiểu nhà Thanh (Trung Quốc xƣa) tƣởng có thể kềm kẹp chặt dân

nội ô, cán bộ cách mạng không sao thâm nhập nổi. Song với lòng yêu nƣớc tiềm

ẩn, ngƣời dân bình thƣờng chí ít thấy cán bộ không bao giờ báo cho địch, ở mức

cao hơn sẵn sàng đóng góp tiền bạc, của cải, mức cao nhất là nuôi giấu, che chở và

tham gia hoạt động ngay những lúc khó khăn gian khổ nhất.

Ngoài các thủ đoạn chính trị và bạo lực quân sự, Mỹ - Diệm ráo riết thực

hiện chủ trƣơng “đoàn ngũ hoá nhân dân”, gom quần chúng vào các tổ chức chính

trị phản động của chúng. Ở khu 4 một số thanh niên bị ép buộc vào “thanh niên

cộng hòa”, phải luyện tập quân sự và canh gác đƣờng phố. Một số thiếu nữ, phụ nữ

bị úp bộ vào “phụ nữ liên đới”; có bà có chị bị chỉ định là tổ trƣởng nhất định từ

chối. Số công chức và nhân viên công sở mặc nhiên có chân trong “phong trào

cách mạng quốc gia”. Trừ một số ít tay sai phản động thâm thù cách mạng thì hăng

hái tâng công, còn phần đông hoạt động chiếu lệ. Họ vịn cớ đau yếu, bận làm ăn,

mắc công chuyện gia đình… làm bọn cầm đầu không gây khó dễ. Một số dự họp

nắm đƣợc tin tức, âm mƣu, thủ đoạn giặc, kịp thời báo cho cán bộ ta tìm cách đối

phó.

Giữa năm 1956, quân Pháp rút hết về nƣớc. Bảo Đại đã bị truất phế. Các thế

lực chống đối bị dẹp. Họ Ngô hoàn thành hai mục tiêu “đả thực” và “bài phong”.

Quốc sách “tố cộng, diệt cộng” đặt lên hàng đầu. Mỹ - Diệm trắng trợn tuyên bố:

không ký Hiệp định Giơ-ne-vơ 1954, không hiệp thƣơng, càng không có tổng

tuyển cử. Tháng 7 - 1956, Diệm mở “chiến dịch Trƣơng Tấn Bửu” phá dữ dội

phong trào cách mạng các tỉnh miền Đông Nam bộ mà trọng điểm là hai tỉnh Biên

Hòa, Bà Rịa. Chúng lùng bắt các đảng viên cộng sản, cán bộ kháng chiến cũ và các

cơ sở cách mạng hòng tiêu diệt cơ sở hạ tầng của ta. Không khí chung rất nặng nề.

Một số tên đầu hàng tƣởng đây là cơ hội của chúng, nghênh ngang sục sạo lập

công với chủ để lĩnh thƣởng.

Chín Vạn - đầu hàng, làm ở phòng nhì - chỉ điểm cho đặc cảnh miền Đông

PSE ban đêm vây nhà, bắt ông Bảy Đắc (Huỳnh Văn Đắc) - thợ mộc nhà máy cƣa

BIF trƣớc có tham gia kháng chiến - Đòn của đặc cảnh PSE khét tiếng tàn bạo dã

man, bất cứ ai không may lọt vào tay bọn đồ tể này nếu nhẹ thì bầm dập, nặng thì

tàn phế hoặc chết. Ông Bảy Đắc bị bọn này ra sức khai thác nhƣng ông chỉ khai

nhận: trƣớc kia tham gia kháng chiến theo phong trào chung; sau này về lo làm ăn

Page 54: PHƯỜNG TRUNG DŨNG HAI THỜI KỲ KHÁNG CHIẾN

54

nuôi gia đình; không liên hệ với ai. Không làm đƣợc hồ sơ chúng thả ông ra. Về

nhà, ông lâm bệnh nặng, một thời gian rồi qua đời ngày 22 - 7 - 1957.

Tháng 2 - 1957, tên Diễn - cán bộ công đoàn cũ - chỉ điểm bắt anh Năm

Thuận (Phạm Tấn Thuận) - chồng chị Út Hạnh - vào một đêm thứ bảy. Bị đòn đau,

anh nhận trƣớc đó có tham gia kháng chiến, ở Liên hiệp công đoàn tỉnh Thủ Biên.

Anh nhận có quen ông Ba Hạt (thủ kho nhà máy cƣa BIF), ông Cúc bán quán…

Ông Cúc bị bắt tại nhà vào ban đêm. Ông bị giam giữ, tra tấn ở nhiều nơi:

Khám lớn Biên Hòa, trại cải huấn Phú Lợi… Tuy không khai thác đƣợc gì, nhƣng

căn cứ hồ sơ cũ, địch vẫn bỏ tù ông gần ba năm, ông đƣợc thả tháng 12 - 1959.

Tháng 5 - 1957 Diệm chính thức ban hành luật “Đặt cộng sản ra ngoài vòng

pháp luật”. Chúng mở các đợt tố cộng, lùng sục bố ráp các hẻm phố, xóm ấp… Kết

hợp khủng bố trắng với mua chuộc lừa phỉnh, chúng cố ly gián quần chúng với cán

bộ, đảng viên, bôi lem các gia đình cách mạng. Chúng tiếp tục truy nã diệt trừ tận

gốc rễ những ngƣời “ăn cơm quốc gia, thờ ma cộng sản”.

Trƣớc tình hình này, các hoạt động rải truyền đơn, dán khẩu hiệu, treo cờ

Đảng của ta ở nội ô giảm đi. Nhƣng cán bộ ta vẫn len lỏi, bám chắc cơ sở, gây

dựng lực lƣợng, giữ vững phong trào. Đồng chí Sáu Hành trao đổi kỹ với ông Sáu

Hào (Trần Trọng Nhạc) dùng em Trần Trọng Quang - con ông - vào việc mang

truyền đơn. Lúc này Quang đang học lớp 7, một số lần đi xe đạp từ đây lên Tân

Ba, tới nhà cơ sở nói với chủ nhà: “Cho ba con xin chậu quất kiểng”. Mang về nhà,

giở bọc giấy ra, em thấy bó truyền đơn gói trong đất. Ông Sáu Hào đôi lúc nhét cả

gói lên nóc nhà. Quang biết, nói: “Ba làm thế này nó thấy thì chết!”

Cán bộ nghiệp đoàn nhà máy cƣa Tân Mai bề ngoài đấu tranh cho quyền lợi

hàng ngày của thợ, song bên trong kín đáo hƣớng vào mục tiêu đấu tranh chính trị

của Đảng.

Bà Mƣời Hoa (Mƣời Gạo, Nguyễn Thị Chuyên) trong thời kháng chiến

chống Pháp công tác ở huyện hội phụ nữ Vĩnh Cửu. Là cán bộ đoàn thể, bà đƣợc

bố trí ở lại hoạt động tại Tân Phƣớc, Tân Triều. Đầu năm 1957 bà bị bệnh nặng

đúng vào lúc địch càn bố ráo riết do đó đồng chí Năm Trị giải quyết cho bà về

chữa bệnh và sống hợp pháp.

Tháng 6 - 1957 bà Mƣời Hoa về xóm Đƣờng rầy xe lửa (khóm 2 bây giờ).

Khi sức khoẻ hồi phục, bà móc nối đƣợc với chị Năm Hiền - cán bộ Huyện ủy

Vĩnh Cửu. Hai ngƣời dắt nhau lên Bình Chánh liên hệ với đồng chí Tƣ Lũy. Bà xin

Page 55: PHƯỜNG TRUNG DŨNG HAI THỜI KỲ KHÁNG CHIẾN

55

tiếp tục thoát ly, song đồng chí yêu cầu bà về buôn bán, tạo vỏ bọc hợp pháp, có

điều kiện sẽ tham gia công tác tiếp trong vùng kềm.

Qua bọn đầu hàng, địch nắm đƣợc bà Mƣời Hoa là cán bộ kháng chiến cũ.

Chúng cử ngƣời rình mò bám chặt. Một dân vệ xã Bình Trƣớc hở ra: “Nếu có

ngƣời đến nhà bả, tôi sẽ bắt”. Một bà theo đạo Thiên Chúa ở gần đó cho biết: “Hai

vợ chồng cảnh sát ngầm đang để ý bả, nhƣng tôi đâu có thấy bả làm gì”. Bà Mƣời

phải cắt hết mọi liên hệ, im hơi lặng tiếng một thời gian dài. Cuối cùng, chúng thôi

theo dõi bà.

Ông giáo Thể (Hồ Văn Thể) là nhân sĩ có tinh thần dân tộc. Mấy em trai

ông: Hồ Văn Leo, Hồ Thế tham gia cách mạng từ trƣớc tháng 8 - 1945. Anh Ba

Ngôn (Hồ Văn Ngôn) - con ông - đi bộ đội hồi kháng chiến chống Pháp, lúc còn là

thiếu niên học sinh, sau Hiệp định Giơ-ne-vơ 1954 đi tập kết. Tháng 9 - 1945, ông

làm nhiều công tác khác: trƣởng ban tiếp tế, trƣởng ban tiêu thổ kháng chiến,

trƣởng ban thông tin tuyên truyền và bình dân học vụ… Từ năm 1946 - 1948, ông

bị Pháp bắt giam mấy lần, bị tra tấn dã man nên cuối năm 1948 phải tạm lánh qua

Campuchia và Lào khoảng một năm. Khi địch kêu gọi dân xã Tam Hiệp hồi cƣ, lập

lại xã (1954), ta vận động ông ra làm Chủ tịch hội đồng xã Tam Hiệp. Gia đình

ông ở khóm 2, khu 4, sáng sáng ông xuống trụ sở làm việc, chiều lại về nhà. Làng

Vĩnh Cửu - nổi tiếng đầu thời kỳ chống Pháp - có nhiều ngƣời kháng chiến cũ về

làm ăn sinh sống. Ông mời ông Mƣời Hậu, Năm Sang, Ba Đảo…tham gia công

việc của xã, tạo điều kiện cho ta cài ngƣời tốt vào bộ máy chính quyền và tự vệ

hƣơng thôn. Nhờ vậy, nhiều cán bộ tỉnh Biên Hòa, huyện Vĩnh Cửu có thể về đây

hoạt động, gây dựng cơ sở, tổ chức chỉ đạo đấu tranh chính trị. Trong giai đoạn

ông giáo Thể làm Chủ tịch hội đồng xã (1954 - 1959), chính quyền xã Tam Hiệp

có tính chất “hai mang” làm lợi cho dân, lơ đi hoạt động cách mạng ngay cả lúc

“chiến dịch Trƣơng Tấn Bửu” diễn ra.

Sau trận tổ đặc công đơn vị C.250 tập kích Nhà Xanh diệt tại chỗ hai nhân

viên quân sự Mỹ (7 - 7 - 1959), địch phản ứng điên cuồng. Do có sự phản bội,

chúng bắt đƣợc Bí thƣ chi bộ Tam Hiệp là anh Ba Đảo (Ngô Văn Đảo, Nguyễn

Văn Dặn) và vài cơ sở khác. Chúng rà soát lại và đánh giá: Chủ tịch hội đồng xã

không nắm đƣợc tình hình địa phƣơng, vô hình chung bao che cho cộng sản.

Chúng bãi chức ông giáo Thể và một số nhân viên, thay bằng một số ngƣời di cƣ

mới đến cƣ ngụ.

Luật 10 - 59 của Diệm đã dìm phong trào cách mạng miền Nam trong biển

máu. Ba Chánh, Tƣ Cƣờng và Hà Tƣ đầu hàng phản bội làm hầu hết các chi bộ và

Page 56: PHƯỜNG TRUNG DŨNG HAI THỜI KỲ KHÁNG CHIẾN

56

cơ sở cách mạng toàn tỉnh Biên Hòa bị vỡ. Khoảng 500 cán bộ, đảng viên, cơ sở bị

bắt bớ, giam cần, tù đày. Các nhà lao chật ních.

Anh Ba Đức - y tá chích dạo - dân kháng chiến cũ tỉnh Vĩnh Long giạt lên

đây ở cùng hẻm 55 khóm 4 với anh Chín Nghị. Các anh thu thập tin tức địch gửi

cho đồng chí Mƣời Hậu. Anh Ba Đức bị cảnh sát tình nghi, bắt hai lần rồi lại thả

(vì gia đình chạy tiền).

Hồi 11 giờ đêm tháng 9 - 1959, bà Nguyễn Thị Xế bị bắt do anh Dƣơng Hữu

Lễ khai ra. Bà chỉ có án mù nhƣng bị giam tới ba năm (năm 1962 mới đƣợc tha).

Tháng 3 - 1960, Thị ủy viên Sáu Hồng bị đội biệt kích 1 bắt ở xóm Gò Me

(ấp Lân Thành). Anh kháng cự, bị chúng đánh gãy tay ở trƣờng tiểu học Chợ Đồn.

Không chịu đựng nổi đòn tra tấn tàn bạo của bọn đồ tể, anh khai ra một số cơ sở.

Cùng bị bắt một đêm có một số cán bộ và đoàn viên nghiệp đoàn nhà máy cƣa Tân

Mai: Chủ tịch Hai Trang, Phó chủ tịch Sáu Hào, các đoàn viên Tƣ Nghìn, Lê Văn

Bỉnh… Anh Ngân cũng bị sa lƣới đợt này. Những ngƣời này bị giải qua nhiều nhà

tù: bót Bà Hòa, Gia Định, Chí Hòa, Phú Lợi…

Giữ vững khí tiết kiên cƣờng, không chịu học nội quy và tố cộng, bị đầy đoạ

đến cùng cực, ông Sáu Hào (Trần Trọng Nhạc) qua đời ngày 9 - 5 - 1961 (tức 25 -

3 Tân Sửu) trong trại tập trung Phú Lợi. Ba ngày sau gia đình ông mới biết tin,

mua hòm kẽm tẩm liệm chở về Biên Hòa chôn cất.

Anh Chín Quang (Lƣu Văn Lê) là phu contrat đồn điền cao su Hớn Quản.

Anh tham gia kháng chiến chín năm, làm cần vụ cho đồng chí Tám Nghệ một thời

gian. Anh đƣợc bố trí ở lại hoạt động mật và chăm sóc má đồng chí Tám Nghệ ở

Tân Tịch. Anh nhiều lần phải né tránh, lẩn trốn các đợt càn quét của địch. Má anh

Tám Nghệ thấy sống vậy không ổn, đƣa anh về xóm Đƣờng rầy khu 4 vào tháng 3

- 1960. Là ngƣời lạ mặt nói tiếng Bắc, anh bị hai tên cảnh sát chìm bắt. Tên điều

tra hỏi dồn dập: “Mày có phải là Việt cộng không? Có biết Nguyễn Bình không?

Biết Huỳnh Văn Nghệ không?” Trƣớc sau, anh chỉ một mực trả lời: “Không phải.

Không biết, tôi chỉ làm ăn”. Tuy chỉ tình nghi song chúng cũng giam anh 14 tháng,

anh đƣợc tha tháng 5 - 1961.

Sân bay Biên Hòa là một trong các sân bay quân sự chiến lƣợc của địch. Để

mở rộng sân bay, Bộ quốc phòng Sài Gòn và Tòa hành chánh Biên Hòa ra thông

báo đuổi dân các xã Bửu Long và Tân Phong từ năm 1958, hạn chót tháng 11 -

1960. Tỉnh uỷ Biên Hòa chỉ đạo huyện Vĩnh Cửu vận động nhân dân chống lại

việc cƣớp đất lập sân bay này. Số dân Bửu Long (trong phạm vi phải dời đi) ít, nên

Page 57: PHƯỜNG TRUNG DŨNG HAI THỜI KỲ KHÁNG CHIẾN

57

chúng giải toả nhanh. Xã Tân Phong đông dân, dân có tinh thần đoàn kết tốt, các

nòng cốt từng đƣợc rèn luyện qua chín năm kháng chiến, do đó cuộc đấu tranh

giằng co, diễn biến phức tạp, có lúc quyết liệt.

Bà con làm đơn kiến nghị gửi đi Sài Gòn yêu cầu giữ hƣớng đƣờng băng

nhƣ cũ. Chúng không chấp nhận, dùng đủ mọi thủ đoạn xoa dịu, lừa bịp, hứa bồi

thƣờng, tiến tới hù doạ, dùng xe ủi sạch mùa màng… Chúng tiến hành đo đạc,

thống kê nhà cửa, ruộng vƣờn, mồ mả từng nhà để lập danh sách bồi thƣờng. Số bà

con ở khu 4 quê Tân Phong nhƣ ông Bảy Lịnh, anh Chín Nghị, chị Út Hạnh…

tham gia đấu tranh bằng cách nhắc nhở bà con kê khai từ từ, kéo dài làm chậm trễ

tới hai năm (tháng 11 - 1962 ngƣời Tân Phong cuối cùng mới dời đi).

Trong giai đoạn “chiến tranh một phía”, Mỹ - Diệm dốc sức đánh ta bằng

binh tính, cảnh sát, tình báo, bằng cả bạo lực chính trị và quân sự. Tuy ta lấy đấu

tranh chính trị là chính song đây đó do “tức nƣớc vỡ bờ” nên đã nổ ra một số cuộc

đấu tranh vũ trang diệt ác phá kềm.

Tháng 1 - 1959, Nghị quyết 15 ra đời. Nhân dân miền Nam tiến hành chiến

tranh cách mạng để lật đổ ách thống trị của Mỹ - Diệm. Từ đầu năm 1960, phong

trào Đồng khởi Bến Tre nhanh chóng lan toả ra nhiều tỉnh Nam bộ. Chiến thắng

Tua Hai (Tây Ninh) củng cố niềm tin vững chắc của nhân dân Biên Hòa vừa trải

qua cuộc khủng bố trắng: cách mạng miền Nam nhất định thắng lợi.

Đƣờng lối cách mạng mới của Đảng hợp lòng dân, nhanh chóng vực dậy

phong trào đấu tranh chống Mỹ - Diệm, nhất là sau khi Mặt trận dân tộc giải phóng

miền Nam thành lập (20 - 12 - 1960). Thực lực cách mạng thị xã Biên Hòa cũng

nhƣ tỉnh Thủ Biên dần dần đƣợc hồi phục.

Ông Tƣ Sen (Nguyễn Văn Sen, Trƣơng Viên) là dân Tân Hóa Khánh Vân

huyện Tân Uyên. Ông vào Đảng từ thời chống Pháp, đƣợc chi bộ cử đi theo khi

dân bị tát chạy về khu 3 năm 1952. Ông tổ chức cất nhà cho dân làm củi và đi xe

bò ở.

Ông làm củi ở sở Đờ La (Long Thành), thƣờng xuyên quyên tiền bà con để

nuôi các đồng chí trong chi bộ Khánh Vân. Địch nghi ngờ, nhiều đêm rình núp ở

bãi đất trống sau nhà. Chó sủa, bà Tƣ Sen thính ngủ, trở ra bảo chúng: “Mấy chú

để cho ông nhà tôi ngủ yên mai ổng đi kiếm gạo”

Qua các đợt khủng bố của giặc, chi bộ quê ông hao mòn dần còn ba đồng

chí. Khi Bí thƣ bị lính bắn chết, ông đứt liên lạc. Bà con, anh em quê Khánh Vân

Page 58: PHƯỜNG TRUNG DŨNG HAI THỜI KỲ KHÁNG CHIẾN

58

ngụ tại khu 4 vẫn gom tiền cho ông. Mỗi lần mang tiền về, ông phải đi kiếm hàng

ngày, nhờ dân chỉ đƣờng mới gặp các đồng chí còn lại. Nếu ông kẹt công việc, bà

Tƣ đi thay. Bà thƣờng lên xe đò ở Biên Hòa, tới đầu cầu Bình Lợi đón xe đi tiếp

Thủ Dầu Một, sau đó sang xe ngựa về Tân Ba. Bót Phú Hòa kiểm soát rất ngặt, bắt

khách xuống hết. Nhƣng lính thú thấy bà Tƣ ăn mặc lam lũ, ôm khƣ khƣ chiếc giỏ

lác rách nhƣ ngƣời ăn xin, không bắt xuống xe, không hề nghi ngờ gì.

Năm 1961, phong trào quê ông hồi phục, mỗi lần về, ông Tƣ Sen lại nhận

một ít truyền đơn của Mặt trận, mang về rải ở nội ô.

Anh Thức ở Thái Hòa xuống đây làm lơ xe. Ông Tƣ Sen giáo dục vận động

anh: “Dứt khoát chú sẽ bị bắt quân dịch, ở đâu cũng chết thì ta kiếm cái chết vinh”.

Hiểu ra, anh đi thoát ly (nay ở Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Đồng Nai). Sau này, anh Bé

- ngƣời Phƣớc Long - đi lính biệt kích Mỹ, ông gặp và nói nhẹ nhàng: “Đi theo

mấy “ổng” (ám chỉ Mỹ) biết đâu mà đi? Mỹ thua ta Mỹ về Mỹ, Thiệu thua ta binh

sĩ về đâu?”. Anh Bé đào ngũ, bà Tƣ Sen đƣa đƣờng anh lên Tân Ba, nhờ du kích

mật móc nối cho anh tham gia cách mạng.

Ông Sáu Tợ là tƣ sản làm be (gỗ cây) ở Biên Hòa. Gỗ chặt hạ ở nhiều khu

rừng Đông Nam bộ. Ông Chín Mợi (Nguyễn Văn Mợi) làm công nhân khai thác,

bà con với ông Sáu Tợ. Từ thời chín năm ông Chín Mợi quen biết một số cán bộ

trong rừng, nhiều lần ủng hộ, mua giúp lƣơng thực, thuốc men, đồ văn phòng.. chở

vào căn cứ. Năm 1961, ông vận chuyển và khai thác gỗ ở Đồng Xoài (Thủ Dầu

Một). Ông Sáu Nhàn - cán bộ tỉnh đội Thủ Biên - móc nối nhờ mua giùm hàng hóa

và thu thập tin tức của địch. Ngày 23 - 6 - 1961, ông Chín Mợi đi xe Jeep của chủ,

tới cầu Nha Bích bị bộ đội ta phục kích bắn lầm, hy sinh tại chỗ.

Ông Năm Hợp tiếp tục nghề làm củi ở Long Thành. Các đồng chí Tƣ Định,

Sáu A, Bảy Phƣợng của Huyện ủy Long Thành nghiên cứu, tìm hiểu rồi móc nối

với ông từ năm 1962. Ông Năm Hợp thƣờng xuyên cung cấp tin tức, ủng hộ tiền,

mua giùm các đồ “quốc cấm” nhƣ gạo, thuốc (trụ sinh, cầm máu, chống sốt rét…)

cho anh em trong rừng.

Đầu năm 1961, chị Lê Thị Nhỏi (Hiền) - con ông Năm Đĩ - đang làm ruộng

ở Tân Nhuận (Uyên Hƣng, Tân Uyên) đƣợc móc nối, đi thoát ly, trở thành cán bộ

tuyên truyền huyện Tân Uyên. Chị quen thuộc địa phƣơng, nhờ cán bộ dìu dắt

hƣớng dẫn tỉ mỉ nên trƣởng thành nhanh, độc lập công tác, gan dạ xông xáo xây

dựng cơ sở (Chị hy sinh vì máy bay bắn ngày 11 - 2 - 1964 ở Tân Mỹ).

Page 59: PHƯỜNG TRUNG DŨNG HAI THỜI KỲ KHÁNG CHIẾN

59

Cô Lê Thị Kim Liên - em gái chị Nhỏi - đƣợc anh Nguyễn Thành Châu

tuyên truyền giáo dục rồi giao làm công tác để thử thách ở ngay khu 4. Cô tiến bộ

nhanh, đƣợc anh kết nạp vào Đoàn Thanh niên lao động. Một bữa tháng 4 - 1962,

em Lâm - giao liên - đột ngột về gia đình, cho biết địch bắt một số cơ sở. Nghĩ

mình bị lộ, cô vội bỏ nhà tránh né tại các cơ sở Cần Giuộc (Long An), Phƣớc Thái

(Long Thành). Cô liên hệ với chị Ba Ve (có bầu sắp đến ngày sinh). Chẳng may

chị bị Hà Tƣ chỉ bắt. Cô vội lánh về Sài Gòn rồi đi Vũng Tàu, sau về Hắc Dịch (Bà

Rịa). Đầu năm 1963, Liên tham gia quân báo Biên Hòa; năm 1964 chuyển qua học

quân y (phụ mổ) đến cuối năm đi phục vụ chiến dịch Bình Giã.

Năm 1962, phong trào cách mạng Biên Hòa phục hồi nhanh. Tỉnh và thị xã

có chủ trƣơng rút thanh niên tốt từ nội ô và vùng kềm ra bổ sung cho lực lƣợng vũ

trang, các cơ quan Đảng và đoàn thể đang thiếu ngƣời nghiêm trọng.

Anh Ba Việt (Lê Hoàng Việt - quân báo tỉnh Biên Hòa - bám trụ nội ô)

móc nối với cơ sở, nghiên cứu rút ra một số học sinh nhƣ Tám Nhỏ, Út Minh, Năm

Cang (Lê Trung Cang)… Cang là con ông Năm Đĩ, đang học lớp 11 trƣờng trung

học Ngô Quyền, ra đi sau Kim Liên không lâu. Một số kẻ xấu miệng đồn thổi: Hai

chị em loạn luân, lấy nhau có bầu, bỏ nhà đi bụi đời. Ông Năm Đĩ bị dƣ luận xúc

phạm nặng, nhƣng đành nín nhịn. Rồi dƣ luận ác độc cũng êm dần, không ai nhắc

đến nữa. Đến năm 1963, các cán bộ Tỉnh đoàn Tƣ Hiếu, Tâm xin một số học sinh

bên quân báo qua làm công tác học sinh. Năm Cang là một trong số này, đứng

chân tại căn cứ Nhơn Trạch - Long Thành, từ đó vƣơn vào nội ô nắm và xây dựng

phong trào học sinh sinh viên thị xã Biên Hòa.

Bị đàn áp khốc liệt ở miền Trung, nhiều ngƣời kháng chiến cũ đổi vùng,

lánh vào Biên Hòa. Trong số này có bà Đỗ Thị Thƣờng và anh Sáu Thời (Trần

Xuân Thời). Bà Thƣờng quê ở Đức Phổ, Quảng Ngãi, là đảng viên, cán bộ phụ nữ

xã, chồng đi tập kết. Năm 1955 địch bắt bà lên trụ sở xã tra hỏi: “Chồng đi rồi, bà

ở lại hoạt động đƣa tiền lên núi cho cộng sản, phải không? Nếu không thật thà khai

báo, sẽ đƣa lên quận nhốt”. Bà trả lời: “Tôi là đàn bà, lúc trƣớc cộng sản bắt tôi

phải theo, bây giờ “quốc gia” về, tôi chỉ lo làm ăn”. Nó tha về. Một thời gian sau,

bà bị ngƣời anh con ông bác ruột làm công an ngụy và ngƣời em con cậu làm

trƣởng thôn tố giác, nên lại bị bắt. Trƣởng công an quận Đức Phổ hỏi: “Ngƣời ta tố

giác bà ở lại hoạt động, đúng không?” Bà đáp: “Ngƣời ta tƣ oán tƣ thù thôi, Đảng

đi hết rồi, còn ai mà hoạt động”. Bà bị bắt và đƣợc tha nhiều lần. Địch cho là bà

ngoan cố, năm 1961, địch bắt đày đi Côn Đảo. Nhờ ngƣời cháu báo, bà chạy vào

Biên Hòa.

Page 60: PHƯỜNG TRUNG DŨNG HAI THỜI KỲ KHÁNG CHIẾN

60

Bà Thƣờng vô đây với hai bàn tay trắng. Để kiếm sống, bà đi ở đợ cho một

viên đại uý khoảng một năm. Sau đó bà đi làm cho ông Tƣ Biển - chủ khách sạn -

nhờ ông này giúp làm thẻ căn cƣớc để có giấy tờ hợp pháp tùy thân. Qua một số

lần tiếp xúc, ông này nghi, hỏi: “Tôi thấy bà là ngƣời có trình độ, không phải dân

di cƣ đi ở, chồng bà đâu?” Bà trả lời: “Ôi, ở cái đời này đàn ông họ lăng nhăng

lắm; ổng có vợ nhỏ, ở cùng hai thằng con trai, tôi theo mấy đứa con gái”. Ông ta

thăm dò: “Tôi kêu bà là Chủ tịch”. Trả lời: “Nếu bị bắt, tôi khai ra ông đó”. Ông ta

vội vã nói: “Chớ…chớ…tôi nói chơi vậy thôi…”.

Bà Thƣờng bắt liên lạc đƣợc với ngƣời anh là Hai Thanh (Trần Dự Hiệp) và

cháu là Hai Trí (Trần Hào) - đều là cán bộ kháng chiến cũ - tổ chức thăm nuôi một

số ngƣời bị bắt.

Anh Sáu Thời chạy vô đây gặp ngƣời quen chạy xe cho một tiệm rƣợu gần

kho bạc Biên Hòa. Rồi anh đi theo xe be của ông Tám Ù. Lên Xuân Lộc, anh gặp

một số thanh niên cùng quê, bị bể ở Sài Gòn, giạt về đây làm cho cơ sở cà phê Ba

Xƣơng. Năm 1962, anh cƣới con gái bà Thƣờng.

Qua con rể, bà Thƣờng gặp gỡ, chuyện trò với số thanh niên đồng hƣơng. Bà

phân tích hai con đƣờng cho anh em: “Cứ làm mƣớn mãi rồi cũng bị bắt đi quân

dịch chống lại nhân dân, hoặc là đi theo cách mạng”. Bà khuyên anh em thoát ly.

Năm anh theo ngã Xuân Sơn gia nhập quân giải phóng. Một anh quê Mộ Đức chạy

vào Sài Gòn rồi lên Biên Hòa hoạt động thành. Bị tù Côn Đảo mấy năm, lúc về, bà

Thƣờng hỏi: “Có muốn đi nữa không?” Anh trả lời: “Đi thôi chớ không ở đƣợc”.

Qua móc nối, bà gặp danh Dỗ Chấn - ngƣời cùng xóm - ở vùng căn cứ Võ

Đắc. Từ đó thỉnh thoảng bà lại lên thăm, mang theo thuốc trụ sinh cho anh, góp 10

thùng gạo ở Võ Xu.

Làm xe be, anh Sáu Thời có điều kiện đi nhiều nơi. Cán bộ ta liên hệ, nhờ

anh mua gạo, dầu, radio, máy cƣa… (Lúc này ta cấm phá rừng bừa bãi, nhờ cơ sở

mua máy cƣa để bộ đội và du kích hạ cây ở những nơi ít ảnh hƣởng đến việc dung

trú, chiến đấu của ta). Do cảnh giác và cũng gặp may, anh chƣa lần nào bị lộ trong

khi hàng chục ngƣời khác bị bắt. Anh đổ hàng cho hậu cần ở nhiều nơi: cây số 125

quốc lộ 20, Võ Đắc, Võ Xu, Bà Rịa,… (Năm 1967 lúc anh chở gỗ ở cây số 125 thì

bị trúng chất độc hóa học Mỹ rải vào ban đêm. Sáng hôm sau mắt anh sƣng húp

không nhìn thấy gì. Đi bệnh viện, bác sĩ chỉ cứu đƣợc một con mắt. Nhờ vậy anh

không bị bắt đi quân dịch, nhƣng sau này anh bị úp hộ vào đảng Dân chủ của

Thiệu).

Page 61: PHƯỜNG TRUNG DŨNG HAI THỜI KỲ KHÁNG CHIẾN

61

Bà Sáu Hậu - vợ đồng chí Năm Khoai - đến liên hệ với bà Mƣời Hoa.

Nhƣng bà cảnh giác vì từng chứng kiến một số cán bộ, đảng viên “trở bộ” đầu

hàng, nên chỉ đón tiếp bà Sáu nhƣ ngƣời quen biết cũ, giúp đỡ gạo, tiền… Phong

trào cách mạng càng lớn mạnh, địch càng tìm cách đánh phá điên cuồng. Không

phải là không có cán bộ tên tuổi nổi tiếng một thời nay bị kẻ thù khuất phục.

Bà Tƣ Hậu móc nối với anh Tƣ Để vì vợ anh là cháu bà. Bà bắt liên lạc đƣợc

với cán bộ ta sau mấy năm đứt quãng, anh Tƣ rất mừng. Nhƣng cũng phải qua một

số lần, anh mới thật tin. Anh vận động đƣợc một số ngƣời quen và thân nhân nhƣ:

ông Sáu Hợp, anh Nguyễn Văn Tài, ông Tƣ Nghìn, các bà Năm Gấm, Sáu Vóc,…

đóng góp cho cách mạng. Lâu không thấy thu tiền, số bà con này lại nhắc nhở anh.

“Lòng dân vùng địch kềm chặt vẫn tốt thế đấy!”.

Anh Ngân - cán bộ hoạt động bí mật - bị địch đánh chỉ còn thoi thóp, chúng

ném xuống nhà xác của nhà thƣơng Biên Hòa. Nghe tin, anh Tƣ Để nhờ bà Năm

Gấm và vợ thăm nuôi cho đến khi lành bệnh. Anh Ngân trở lại đội tiếp tục chiến

đấu.

Ra tù, ông Cúc lại tham gia quân báo quân khu 7. Ông vẫn mở quán cà phê.

Dốc Sỏi là khu vực có nhiều sắc lính và gia đình họ cƣ ngụ, đông nhất là lính sân

bay. Khách hàng của ông chủ yếu là lính, qua câu chuyện họ vô tình để lộ, ông thu

lƣợm đƣợc khá nhiều tin tức, ông gửi theo đƣờng dây ra ngoài. Bà Ba Hửng, vợ

ông Sáu Phát, tới móc nối, nhận tiền, quần áo do bà Xế vận động quyên góp đƣợc

của ông Năm Đanh (Nguyễn Văn Tịch), bà Tám (Trần Thị Bé), bà Thêm…

Đầu năm 1964, sau khi Diệm bị phe đảo chánh giết, có ngƣời từ căn cứ của

Miền về giao nhiệm vụ đặc biệt, ông Cúc mƣợn xe traction của ông Cảnh - bạn

thân - đi Sài Gòn chở mấy ngƣời tù Côn Đảo vừa đƣợc Dƣơng Văn Minh tha, lên

chiến khu Dƣơng Minh Châu. Ông không hề biết đó là mấy đồng chí lãnh đạo cấp

cao và lão thành: Nguyễn Đức Thuận, Phan Trọng Bình…

Cô Thọ (Nguyễn Thị Thọ, Phƣơng Trang) - con gái ông - đang học trung

học đệ nhất cấp, cùng vài ngƣời bạn về Rạch Giá thăm ngƣời cậu. Cô đƣợc gặp

đồng chí Hai Thép, nghe ông nói chuyện, mở rộng tầm hiểu biết, thấy con đƣờng

cha mẹ cô theo là đúng. Cuộc đi này có tính lịch sử đối với một nữ sinh còn ngây

thơ. Cách mạng đã dẫn dắt cô cũng nhƣ bao bạn trẻ theo con đƣờng cứu nƣớc cao

quý của cả dân tộc.

Chiến thắng Bình Giã (12 - 1964) đánh dấu sự thất bại cơ bản của chiến lƣợc

“chiến tranh đặc biệt”. Chính quyền Sài Gòn có nguy cơ sụp đổ vì “quân đội quốc

Page 62: PHƯỜNG TRUNG DŨNG HAI THỜI KỲ KHÁNG CHIẾN

62

gia” - cái xƣơng sống của chế độ tay sai - thua trận liên tiếp, mất nhiều sinh lực. Để

cứu vãn, Mỹ đổ quân ào ạt vào miền Nam Việt Nam. Biên Hòa là một trong các

địa điểm chiến lƣợc của Mỹ và chƣ hầu, tại đây chúng bố trí nhiều đơn vị tinh nhuệ

trang bị đầy đủ các phƣơng tiện hiện đại nhất. Chúng thực hiện chiến lƣợc mới

“chiến tranh cục bộ” với ảo tƣởng chỉ hai mùa khô sẽ làm cuộc chiến tranh Việt

Nam lụi tàn, các đơn vị vũ trang cách mạng bị tan tác xé lẻ phải rút vào vùng rừng

núi hoặc biên giới xa xôi, không còn sức chiến đấu.

Thị ủy Biên Hòa họp đầu tháng 2 - 1965 quyết định: xây dựng và củng cố

các cơ sở nội ô và vùng ven, tạo bàn đạp cho các lực lƣợng vũ trang cách mạng

tiến công các cơ quan đầu não địch cùng các căn cứ, kho tàng, sân bay của chúng.

Cán bộ đƣợc tung vào nội ô để thực hiện nhiệm vụ to lớn nói trên.

Chị Năm Hiền (Nguyễn Thị Thanh Vân) về gặp bà Mƣời Hoa và chị Út

Hạnh là ngƣời thân quen cũ. Hai bên gặp nhau mừng mừng tủi tủi. Chị Năm Hiền

thỉnh thoảng lui tới, ở nhà bà Mƣời Hoa (đang bán gạo). Kho sau nhà là nơi chứa

chị mỗi khi chị từ nơi khác về đây. Lính và cảnh sát thỉnh thoảng xét tờ khai gia

đình và lục soát nhà cửa nên có lúc bà Mƣời phải tạm giấu chị vào tủ quần áo lúc

khẩn cấp. Anh Năm Thuận chồng chị Út Hạnh - bị tù đày, đòn tra tấn, ốm yếu,

không ngủ đƣợc khi chị Năm Hiền về, cho nên chị chỉ ghé qua mỗi khi chị muốn

trao đổi với chị Út Hạnh, nhờ chị đƣa thƣ hoặc tài liệu cho bà Sáu Hậu, anh Hai

Cáo, mà cũng phải giữ kín không để anh biết.

Anh Bảy Ngàn (Lê Văn Ngàn) - cán bộ cơ sở Mỹ Tho giạt lên Biên Hòa, đứt

liên lạc - đi làm mƣớn kiếm sống. Anh lấy vợ ở khóm 2. Anh làm nhà cho bà Mƣời

Hoa, qua trò chuyện, bà thấy anh tốt nên tuyên truyền và giao nhiệm vụ. Anh phát

triển đƣợc ba nòng cốt: bà Đỗ Thị Thƣờng, bà Bảy (Bùi Thị Túc), anh Chín Ra

(Nguyễn Văn Ra). Nhận truyền đơn, tờ bƣớm từ bà Mƣời Hoa anh phân cho số

nòng cốt để họ chủ động mang đi rải ở nơi đông ngƣời. Anh cũng đƣa cho anh Ba

Thăng, anh này có sáng kiến nhét truyền đơn vào ống xả ô tô đậu ở trƣớc ga Biên

Hòa; khi xe nổ máy chạy, truyền đơn tung ra (anh Thăng bị địch bắt, đánh hƣ một

cánh tay).

Quân Mỹ ùn ùn kéo vào Biên Hòa mới đầu cũng làm nhiều ngƣời dân khu 4,

trong đó có cơ sở ta lo lắng thay cho cách mạng. So sánh tƣơng quan lực lƣợng hai

bên, rõ ràng bên ta nhƣ “châu chấu đá voi”. Nhƣng từ nơi sâu trái tim, mọi ngƣời

vẫn tin ở Bác Hồ và Đảng. Hồi chín năm, ta đã chẳng từ gậy tầm vông vạt nhọn mà

lớn mạnh sao? Huống hồ nay ta đã khác xƣa, có hậu phƣơng lớn vững chắc, lại

đƣợc anh em bạn bè năm châu giúp đỡ chí tình.

Page 63: PHƯỜNG TRUNG DŨNG HAI THỜI KỲ KHÁNG CHIẾN

63

Từ khi lính Mỹ vào, các khách sạn, snack - bar, phòng trà… mọc lên nhan

nhản. Sách báo, phim ảnh Mỹ khuyến khích lối sống gấp dẫn đến vô số tệ nạn xã

hội: đĩ điếm, bụi đời, xì ke, ma túy… làm băng hoại tinh thần bộ phận thanh thiếu

niên, đẩy họ vào con đƣờng trụy lạc với kết cục tất yếu: “đi lính để có tiền ăn

chơi”. Do đó ngay ngƣời dân bình thƣờng cũng căm ghét bọn xâm lƣợc.

Trận pháo kích sân bay Biên Hòa đêm 23 - 8 - 1965 là đòn phủ đầu đánh

trúng bọn Mỹ vừa tới, gây cho chúng nhiều thiệt hại: 68 máy bay bị phá hủy, hàng

trăm lính - trong đó có cả nhân viên kỹ thuật và phi công Mỹ - bị diệt… chiến

thắng này gây niềm phấn khởi, tin tƣởng cho nhiều bà con.

Đầu năm 1966 chị Phạm Thị Xuyến đƣợc sự chỉ đạo của cấp trên xin chuyển

từ trƣờng Phú Hội (Long Thành) về dạy ở trƣờng nữ tiểu học Biên Hòa (trƣờng

PTCS Quang Vinh bây giờ). Chị hoạt động trong cánh CZ2 của đồng chí Năm

Thắng. Chị đƣợc bố trí công tác với cô Thọ. Lúc này Thọ học trƣờng Trần Thƣợng

Xuyên (trƣờng PTCS cấp 2 Quyết Thắng bây giờ), tham gia phong trào học sinh

Phật giáo bảo vệ nhân phẩm phụ nữ. Cô vận động quyên tiền đóng góp cho Mặt

trận dân tộc giải phóng. Một số số lần cô đƣợc giao rải truyền đơn, mua văn phòng

phẩm cho giao liên chuyển ra căn cứ. Sau một thời gian thử thách, cô đƣợc kết nạp

Đoàn.

Để thay thế số lính đào ngũ và chết trận ngày càng tăng, địch ra sức đôn

quân bắt lính. Anh Tƣ Để nhiều lần xin hoãn dịch vì cảnh cha già, con đông. Có

lần đi dự đám cƣới con ông Tƣ Nghìn, anh bị một tốp cảnh sát hỗn hợp chặn

đƣờng thu thẻ căn cƣớc và giấy xe. Anh nhờ ngƣời anh rể kịp thời “lì xì” cho

chúng ba ngàn đồng để lấy lại giấy tờ. Tiệm sửa chữa con đội của anh khá phát đạt,

sẵn tiền anh tìm cách làm quen với một số sĩ quan và hạ sĩ quan có máu mặt nhƣ:

Nguyễn Minh Quân (thiếu tá, tổng quản trị quân đoàn 3), Trần Văn Cớ (đại úy nha

cảnh sát vùng 3 chiến thuật), Mai Việt Hùng (đại úy phó ty an ninh quân đội), Trần

Văn Giàu (thƣợng sĩ nhất trƣởng ban hành quân hỗn hợp ty cảnh sát), Phạm Văn

Chính (thƣợng sĩ không quân)… Quen với loại “lớn” này, gia đình anh ít bị xét

hỏi, bản thân anh đƣợc chúng nể, lũ đàn em hầu nhƣ không dám xét giấy. Qua

chuyện trò, anh nắm đƣợc một số tin tức và lợi dụng làm binh vận.

Tháng 10 - 1966 cô Võ Thị Phƣơng Dung - cán bộ thị xã Thủ Dầu Một bị lộ

- đƣợc điều về thị xã Biên Hòa. Anh Ba Đáo - anh ruột Tƣ Để - viết thƣ giới thiệu

với em mình, nhờ chị Ba Ớt dẫn về. Anh Tƣ Để gởi cô xuống cơ sở An Hảo, bố trí

cô học nghề may để tìm dịp xin vào nhà máy giấy Cogido hoạt động. Phƣơng

Dung ở đó mấy tháng, Thị ủy Biên Hòa bỏ tiền cho cô lo lót nhập vào tờ khai gia

đình cơ sở. Rồi cô đƣợc điều về hoạt động trong phong trào học sinh Biên Hòa

Page 64: PHƯỜNG TRUNG DŨNG HAI THỜI KỲ KHÁNG CHIẾN

64

cùng các anh Năm Tuyền, Tám Lộc… Cô ở nhà anh Tƣ Để, nhận là cháu của ba

anh, đóng vai nữ sinh ngày ngày cắp sách đến trƣờng tƣ thục Minh Tân nhƣng thực

ra đi công tác là chính. Thị ủy bỏ tiền cho cô mua căn nhà của bác anh Tám Lộc ở

Cù lao Phố, nói là để “học thi cho yên tĩnh” song đó là địa điểm hội họp của bộ

phận chỉ đạo phong trào học sinh Biên Hòa. Cô cũng nhờ bà Trƣơng Thị Thoàn -

mẹ vợ anh Tƣ Để - mƣớn giúp căn nhà tôn nhỏ của ông Sáu Ngọc trong xóm Gò

Lăng, cũng nói để học thi, kỳ thực làm chỗ cho chị Chín từ Bình Dƣơng qua lại

công tác. Phƣơng Dung và anh Châu (Đinh) đào hầm bí mật trong căn nhà này

chuẩn bị cho trƣờng hợp khẩn cấp.

Theo chỉ đạo của Thị ủy Biên Hòa, cánh CZ2 lập các chi bộ mật nội ô để

phát triển thực lực cách mạng, đón thời cơ. Chi bộ khu 4 có ba đồng chí: Phƣơng

Dung (Bí thƣ), Cẩm Nhung (y tá tƣ), Tôn Trung Thành (học sinh). Chi bộ thực

hiện phƣơng thức hoạt động ngăn cách triệt để, không ai đƣợc biết chỗ ở của đồng

chí mình; muốn họp thì báo qua hòm thƣ mật. Đồng chí Bí thƣ nhận chỉ thị của

lãnh đạo về, phổ biến gọn trong ít phút. Mỗi đảng viên về suy nghĩ cách thực hiện

tốt nhất. Ý thức tuyệt đối phục tùng mệnh lệnh cộng với tinh thần sáng tạo đầy

trách nhiệm là động lực mạnh mẽ thúc đẩy mỗi đảng viên và cơ sở vƣợt mọi khó

khăn, kiên quyết hoàn thành nhiệm vụ đƣợc giao.

Đế quốc Mỹ không thu đƣợc kết quả mong muốn sau hai cuộc phản công

chiến lƣợc mùa khô 1965 - 1966. Đối phƣơng của chúng càng lớn mạnh hơn, giành

quyền chủ động trên các chiến trƣờng, ngƣợc lại, thƣơng vong của chúng ngày

càng tăng, làn sóng phản đối chiến tranh xâm lƣợc ngay ở đất Mỹ và khắp thế giới

ngày càng dâng cao mạnh mẽ. Mỹ lâm vào thế chiến lƣợc phòng ngự bị động tuy

tổng số quân Mỹ, chƣ hầu và ngụy ở mức cao 1 triệu 200 ngàn, trong đó riêng lính

Mỹ khoảng nửa triệu.

Phân tích tình hình chiến trƣờng, Bộ Chính trị quyết định: “chuyển cuộc đấu

tranh cách mạng của nhân dân ta ở miền Nam sang một thời kỳ mới - thời kỳ giành

thắng lợi quyết định”, “dùng phương pháp tổng công kích - tổng khởi nghĩa để

giành thắng lợi quyết định”. Ta quyết tâm đập tan ý chí xâm lƣợc của đế quốc Mỹ,

buộc chúng chấm dứt chiến tranh xâm lƣợc, tạo điều kiện cho ta giành đƣợc độc

lập, dân chủ, hòa bình, trung lập ở miền Nam tiến tới thống nhất nƣớc nhà.

Thị xã Biên Hòa nhỏ bé trở thành tập đoàn trại lính khổng lồ. Sân bay Biên

Hòa ồn ào máy bay cất cánh, hạ cánh xuốt ngày đêm. Không khí chiến tranh nóng

bỏng hòa trộn nhịp làm ăn hối hả và lối sống gấp. Để bảo vệ an toàn hậu cứ quan

trọng này, địch tăng cƣờng mọi biện pháp an ninh, trên đoạn đƣờng ngắn từ bùng

binh ngã năm trƣớc ty cảnh sát tới ngã ba Vƣờn Mít, nhan nhản hàng chục sắc lính:

Page 65: PHƯỜNG TRUNG DŨNG HAI THỜI KỲ KHÁNG CHIẾN

65

bảo an, nghĩa quân, lính dù, lính thuỷ đánh bộ, biệt động quân, quân cảnh, cảnh sát,

cảnh sát dã chiến, an ninh quân đội, an ninh không quân, cảnh sát chìm, mật báo

viên… Gặp ngƣời có nét mặt, dáng điệu khả nghi, chúng chặn bắt liền. Thoát loại

này, có thể lọt vào tay bọn khác. Cán bộ nội thành gặp vô vàn khó khăn trong từng

đƣờng đi nƣớc bƣớc. Tuy vậy, hai cánh CZ1 và CZ2 của thị xã Biên Hòa đều ráo

riết gây dựng cơ sở, phát triển thực lực cách mạng để phục vụ cho ý đồ chiến lƣợc

của Trung ƣơng và Miền.

Tiệm anh Tƣ Để có hai nhóm thợ khoảng 10 ngƣời, khách hàng lui tới giao

dịch đông. Vì vậy cán bộ cánh CZ2 lấy đây làm một trong các chỗ hội họp trao đổi

công tác. Các anh chị Năm Thắng, Năm Hiền, Chín Liêm, Cẩm Nhung… qua lại

một số lần. Một bữa cuối năm 1967, anh chị em đang trao đổi bàn bạc thì cảnh sát

vào xét giấy tờ một số nhà trong khu vực. Một cán bộ lo lắng hỏi: “Nhà có cửa sau

không?”. Nhà anh Tƣ Để bít bùng ba phía. Chủ nhà rất bình tĩnh, anh bảo vợ đi

mua đồ nhậu. Khi bọn chúng tới cửa, anh ra trò chuyện với chúng, khui bia mời,

sau đó đƣa chúng đi quán nhậu tiếp. Anh em ta đóng vai thợ và khách hàng gọi

xích lô chở con đội tản đi an toàn.

Thị ủy Biên Hòa rất coi trọng việc diệt ác phá kềm, vì có trừ khử đƣợc bọn

này thì ta mới bảo vệ và phát triển đƣợc cơ sở và thực lực trong nội ô. Hai tên Hà

Tƣ và Mƣời Lồi đặc biệt nguy hiểm, chúng rình mò đánh phá, bắt cơ sở cũng nhƣ

cán bộ ta. Anh em diệt hụt vài lần. Cánh CZ2 đƣợc giao nhiệm vụ nặng nề này.

Các cơ sở mật của ta theo dõi chặt, nắm đƣợc quy luật đi lại, ăn ở của chúng.

Phƣơng án trận đánh đƣợc giao cho hai tổ biệt động cùng tiến hành một tối.

7 giờ tối 12 - 12 - 1967, anh Châu (Đinh) chở chị Phƣơng Dung đến nhà

Mƣời Lồi ở Tân Thành. Chị chƣa hề biết mặt y, bƣớc vô nhà giữa lúc y và khoảng

một chục đồng bọn đang nhậu ở góc nhà. Với cách xử lý thông minh, nhanh nhạy,

chị phát hiện đúng Mƣời Lồi, nổ súng bắn chết tại chỗ. Rồi chị ra xe an toàn, về

ngôi nhà (mua) ở Cù lao Phố báo cáo với lãnh đạo: nhiệm vụ đã hoàn thành. Với

thành tích này, chị đƣợc thƣởng Huân chƣơng Chiến công giải phóng. Nhóm kia

do anh Tôn Trung Thành chỉ huy cũng diệt gọn Hà Tƣ cùng tối đó.

Trƣa mùng Một tết Mậu Thân (theo lịch Sài Gòn là 30 - 1 - 1968), một số

anh em trong đội biệt động thị xã Biên Hòa đi xe lam về thị xã Biên Hòa. Anh em

trà trộn vào dân nội ô đi thăm nhau, chúc Tết dịp đầu xuân. Tối 1 Tết, các anh tập

hợp tại một số nhà cơ sở. Gia đình bà Hai Thai - lao công trƣờng Trịnh Hoài Đức,

cơ sở của chị Huỳnh Lang Anh và anh Lê Thanh Hải - đón tiếp sáu, bảy anh mặc

đồ đen lúc đã khuya. Căn nhà bà khá kín đáo, xa đƣờng quốc lộ, sát đƣờng rầy xe

lửa. Trƣớc Tết, anh Ba Hải bảo bà mua trữ mấy tạ gạo phòng lúc cần.

Page 66: PHƯỜNG TRUNG DŨNG HAI THỜI KỲ KHÁNG CHIẾN

66

Rạng sáng mùng 2 Tết (31 - 1 - 1968) pháo ĐKB đặt ở Hóc Bà Thức (Tân

Phong) nã vào sân bay Biên Hòa và Tổng kho Long Bình… làm hiệu lệnh cho đợt

tập kích chiến lƣợc xuân Mậu Thân ở thị xã Biên Hòa. Bộ đội ta vào đƣợc một góc

sân bay và vào đƣợc góc phía tây sở chỉ huy quân đoàn 3. Bộ đội đặc công đánh

vào Long Bình, diệt kho bom đồi 53 làm bom đạn nổ mấy ngày liền. Địch phản

ứng dữ dội khắp nơi. Bộ đội sƣ đoàn 5 chủ lực của Miền không vào đƣợc thị xã

Biên Hòa, các lực lƣợng vũ trang ta không chiếm đƣợc các mục tiêu quan trọng:

sân bay, Tổng kho Long Bình, sở chỉ huy quân đoàn 3, tòa hành chánh, ty cảnh

sát,…

Ban đêm, địch choáng váng vì đòn bất ngờ. Sáng 3 Tết đã hoàn hồn, chúng

gom lực lƣợng phản kích. Bộ đội thƣơng vong nhiều, tình hình diễn biến không có

lợi cho ta, Bộ chỉ huy mặt trận Biên Hòa cho lệnh rút, ở nhà bà Hai Thai không

đƣợc, bèn rút qua lò gốm trƣờng Mỹ nghệ ở kế bên. Các anh trú trong khu lò nung

bỏ trống. Bộ phận thƣờng trực ngày Tết có mấy ngƣời: thày Ba Ngôn (Võ Thành

Ngôn) là trƣởng ban, thày Tƣ Dạng (Nguyễn Trí Dạng), anh Năm Thanh… Khi

súng nổ rầm trời thì chỉ còn anh Năm Thanh gác đan. Anh là dân kháng chiến cũ

huyện Vĩnh Cửu, quê ở miệt ven sông Đồng Nai. Khi anh em biệt động yêu cầu

giúp đỡ, anh nhận lời không chút đắn đo.

Xe tăng, thiết giáp địch chốt chặn các đƣợc phố. Lính bắt đầu lùng sục, truy

tìm cán binh Việt cộng. Một tốp vào trƣờng Mỹ nghệ đòi khám xét. Anh Năm

Thanh dẫn chúng đi coi một số phòng, tất cả đều trống vắng, chỉ có bàn ghế, đồ

đạc mà thôi. Gần đến nhà kho và lò nung, anh bình tĩnh nói với chúng: “Các ông

thấy đó, đến Tết thì trƣờng vắng hoe, chỉ còn mình tôi gác thôi; nhà kho phía sau

có một số vật liệu, máy móc, ông hiệu trƣởng đã cho niêm phong kỹ, bây giờ muốn

mở phải chờ ổng tới kẻo ổng rầy tôi phá niêm lấy đồ ở trỏng…”. Bọn lính nghe có

lý, bỏ đi. Anh Năm Thanh thở phào, trút đƣợc gánh nặng trong lồng ngực.

Chiều 4 Tết, chị Út Thu - cán bộ thị xã nhờ cu Đen (Lê Minh Tâm) - con bà

Bảy Vết ở ấp Lân Thành - dẫn số anh em này đi qua chợ Biên Hòa, vƣợt sông rút

chạy sang Hóa An về căn cứ.

Anh Ba Sơn (Nguyễn Thanh Sơn) - cán bộ thị xã - đƣợc đồng chí Ba Lễ chở

đến nhà cơ sở ở Lân Thành ngày 29 tháng chạp, hẹn sẽ gặp lại ngày 2 Tết ở Dốc

Sỏi. Khi súng nổ, anh đứt liên lạc. Anh tìm đến nhà chị Ba Bông (Nguyễn Thị

Bông) và chị Bì Thị Năm. Hai chị cùng quê Cù lao Phố, quen biết anh từ trƣớc.

(chị Ba Bông đi buôn bán ở Long Khánh, đƣợc móc nối, trở thành giao liên đƣờng

công khai cho cánh CZ1. Vài lần tham gia rải truyền đơn ở đƣờng Phan Đình

Phùng. Chồng chị Ba Bông là trƣởng toán nhân dân tự vệ khóm 5. Chị Bì Thị Năm

Page 67: PHƯỜNG TRUNG DŨNG HAI THỜI KỲ KHÁNG CHIẾN

67

đi ở đợ, rồi bán bánh, dành dụm chút đỉnh, mua thuốc, khăn… gửi đến căn cứ

Hƣng Lộc).

Chiều tối mùng 3 Tết, chị Năm mƣợn xe đạp. Anh Ba Sơn chở chị từ Dốc

Sỏi xuống ấp Vĩnh Thị. Dọc đƣờng Phan Đình Phùng, đƣờng Hƣng Đạo Vƣơng có

nhiều tốp lính và cảnh sát chốt chặn. Qua mặt chúng, chị Năm ôm eo anh Ba Sơn

với vẻ âu yếm để địch khỏi xét hỏi. Anh đến nhà cơ sở Vĩnh Thị an toàn, rồi tìm

đƣờng bơi qua sông về Cù lao.

(Chồng chị Năm đƣợc một ngƣời quen thuật lại cảnh chị Năm ngồi xe đạp

đã nổi ghen, bỏ về Long Xuyên tới nay. Chồng chị Ba Bông cũng nghi vợ mèo

chuột nên gia đình xảy ra đánh lộn, đập phá đồ đạc. Hai chị không thể thanh minh,

âm thầm chịu đựng. Sự hy sinh tình riêng này rất cao cảm đáng trân trọng!)

Lẫn trong dòng ngƣời tản cƣ từ các xóm ấp ven nội ô vào chợ Biên Hòa có

anh Hai Dũng - cán bộ thị xã - một ngƣời quen móc nối, tính gửi anh vào nhà bà

Mƣời Hoa, nhƣng nhà bà toàn phụ nữ, ở không tiện và không an toàn nên bà gửi

anh qua nhà bà Sáu Vóc. Gia đình bà Sáu mở tiệm hớt tóc, có 10 ghế. Lúc anh Hai

Dũng tới, trong số khách hàng có cả cảnh sát. Một số thợ ra coi dân tản cƣ. Bà Sáu

vờ hỏi: “Anh hớt tóc phải không?”. Anh gật đầu. Bà dẫn anh vào ghế, đƣa tờ báo

cho anh coi. Sau đó bà đƣa anh lên lầu sau. Anh ở lại hai bữa, đƣợc anh Tƣ Để đón

về ở thêm mấy ngày. Khi tình hình tạm yên, anh Tƣ Để đƣa cho một bộ quần áo

sang trọng, anh mới móc nối liên lạc ra xe tìm đƣờng lên căn cứ Hƣng Lộc an toàn.

Anh Sáu A, cán bộ đội biệt động thị xã Biên Hòa, trúng đạn khi đánh vào sở

chỉ huy quân đoàn 3. Anh rút về xóm công ty vệ sinh gần ngã ba Máy cƣa vào nhà

cơ sở Châu Thị Ngọc Lai, giấu súng xuống giếng. Rồi anh đƣợc đƣa về nhà chị

Tôn Thị Nguyện ở hẻm hông trƣờng trung học Ngô Quyền. Gia đình chị chăm sóc

chu đáo, chị Cẩm Nhung hàng ngày tới chích, thay băng. Hơn một tuần sau vết

thƣơng lành, anh đƣợc giao liên đƣa về căn cứ Hƣng Lộc. Anh Vũ Kế (Vũ Khanh)

gửi một súng lục ở nhà ông Tƣ Nghìn mãi về sau mới về lấy.

Cô Võ Thị Kim Liên - con ông Năm Đĩ - ở đội phẫu thuật phân khu 4 đi

phục vụ chiến trƣờng Nam Thủ Đức dịp Tết Mậu Thân. Khi súng ta nổ, đồng bào

rất vui mừng, ủng hộ bộ đội đủ thứ. Bộ phận quân y của Liên đóng ở ấp Vuông Tre

(vùng bƣng sáu xã) làm nhiệm vụ sơ cứu rồi chuyển anh em về tuyến sau. Các đơn

vị chiến đấu ít bữa thì đƣợc lệnh rút ra. Đội phẫu đƣợc lệnh Bình Trƣớc, chuẩn bị

cho đợt hai. Tỷ lệ thƣơng vong của ta cao hơn dự kiến rất nhiều, nên số bông băng,

thuốc men.. không đủ. Hết thuốc sát trùng và thuốc đỏ, anh chị em phải dùng muối

tinh, hết muối tinh dùng muối ăn, rồi nƣớc chè (nƣớc sông nhiễm mặn) thay thế.

Page 68: PHƯỜNG TRUNG DŨNG HAI THỜI KỲ KHÁNG CHIẾN

68

Hết gạc, nhờ dân mua mùng cắt thành dải băng bó, hết chỉ phẫu thuật phải dùng

dây dù…. Có ca mổ bàng quang hàng chục ngày trong điều kiện ấy mà không

nhiễm trùng, có ca bị trúng sọ não lủng tủy không chết… Thƣơng anh em vô cùng

nhƣng đội quân y không có cách nào làm giảm bớt đau đớn cho anh em, ngoài việc

chăm sóc ân cần, chu đáo, tình cảm. May nhờ dân ấp giúp gạo, thực phẩm nên cả

đội quân y mới làm việc đƣợc. Địch bắn pháo rất dữ vào vùng kênh, rạch sát ấp,

nơi đội đứng chân. Dân ngán sợ bom pháo rầm trời, nhất là chúng quy định: “nếu

mất cây cao (Việt cộng chặt làm hầm) hoặc chứa Việt cộng, chúng sẽ bắn 100 trái

pháo”. Khó khăn gian khổ không sao kể xiết! Chính trị viên đơn vị có biểu hiện

giao động. Đội trƣởng đội phẫu thuật bảo Kim Liên lấy lại bộ đồ mổ do anh ta giữ

và phải cảnh giác. Cả đơn vị chỉ có 13 ngàn đồng mua ghe và lu làm hầm ở vùng

đất sình lầy này.

Ngày 9 - 3 - 1968, một đơn vị của sƣ đoàn “Anh cả đỏ” Mỹ càn quét ấp

Vuông Tre. Chính trị viên nhảy ra chiêu hồi, dẫn lính đi Mỹ từng hầm bắt toàn bộ

đội phẫu thuật và số thƣơng binh kẹt lại. Vừa nhồm nhoàm nhai kẹo cao su Mỹ, y

vừa gọi loa một cách vô liêm sĩ: “Đầu hàng đi, Mỹ tốt lắm…”. (Cô Liên đƣợc trao

trả sau Hiệp định Paris tháng 1 - 1973).

Sau Tết Mậu Thân, anh Năm Cang (Lê Trung Cang) đƣợc tung về hoạt động

nội thành. Ông bà Năm Đĩ giấu anh trên gác gỗ. Ở bếp, ông làm một hầm bí mật

ngay sát cầu tiêu, cửa hầm ở gần bếp đƣợc nguỵ trang kỹ. Hầm cất giấu bàn in bột,

giấy mực, súng Colt… Một số cán bộ hoạt động nội thành nhƣ các anh chị Cẩm Y,

Cẩm Nhung, Xuyến, anh Năm Tuyền… thỉnh thoảng qua lại, trao đổi công tác với

Cang. Ông Bảy Đĩ còn mua giùm một căn nhà lá ở ấp Vĩnh Thị để cán bộ ta có chỗ

hoạt động. Lê Chí Hòa - em ruột của Cang - thỉnh thoảng chở chị Xuyến đi công

tác, đƣợc kết nạp đoàn.

(Cuối năm 1968, cánh CZ2 bị bể, đồng chí Năm Thắng bị bắt, địch vào xét

nhà ông Bảy Đĩ. Chúng trèo lên cả nóc nhà. Ông bị bắt về ty cảnh sát, nhƣng vì

không có chứng cứ nên chúng phải tha. Đầu năm 1969, do một học sinh bị bắt khai

báo, địch bắt anh Cang tại nhà ông y tá Ba Hoàng ở xóm Lò heo gần chợ Biên

Hòa. Anh bị đày đi Côn Đảo).

Nhóm đoàn viên và thanh niên của cô Thọ gồm: cô Thọ, anh Thành (con

ông Ba Chà), anh Bé, Tình… Tình là học sinh mới lớn, tham gia hoạt động mật,

làm tốt công việc đƣợc giao. Chƣa đƣợc giáo dục kỹ về công tác bí mật trong vùng

địch, chƣa nếm trải thử thách nên anh chị em có nhiều sơ hở. Một ngƣời làm gì hầu

nhƣ cả nhóm đều biết. Chuyện yêu đƣơng bồng bột của tuổi trẻ có lúc dẫn đến kết

cục đáng buồn. Tình phải lòng cô Thọ, “tấn công” liền mấy tháng: “Nếu chúng ta

Page 69: PHƯỜNG TRUNG DŨNG HAI THỜI KỲ KHÁNG CHIẾN

69

cùng chung lý tƣởng thì phải chung cuộc đời”. Nhƣng cô không đáp lại nên anh ta

hăm: “Nếu Thọ không ƣng, sẽ có một số ngƣời của Thọ mất mát”. Tình cũng nói ý

đó cho Thành biết, với vẻ hậm hực.

Tên Sửu, cảnh sát chìm, ở cùng hẻm với ông Bảy Lịnh luôn rình mò nhằm

phát hiện lực lƣợng cách mạng (cán bộ thâm nhập và cơ sở tại chỗ). Một tối gần

cuối tháng 4 - 1968, anh Bé từ xóm Mả Tù khu 5 (phƣờng Quang Vinh ngày nay)

tới nhà Sửu, bắn một phát khiến y gục tại chỗ. Đạn kẹt, Bé phải rút lui. Y chỉ bị

thƣơng, đƣợc chở đi cấp cứu. Tình quen Sửu, vào thăm và cho biết ngƣời bắn. Y

báo ngay cho bọn an ninh không quân. Chúng bao vây xóm Mả Tù, bắt anh Bé,

cha con anh Thành. Chúng dúi một số tài liệu vào nhà ông Ba Chà để có thể kết tội

nặng hơn. Sau đó chúng quay ra tìm Thọ thì cô kịp chạy thoát (về tham gia kháng

chiến ở khu 9).

Chúng mang ba ngƣời về khai thác. Anh Bé bị đày đi Côn Đảo. Chúng đƣa

anh Thành đi các ngả đƣờng, nhận mặt cán bộ ta. Chiều 9 - 5 - 1968, chị Phƣơng

Dung từ Cù lao Phố đi Honda vừa lên dốc cầu Rạch Cát thị bị bọn chúng bắt. Đồng

thời chúng lục soát căn nhà chị mƣớn của ông Sáu Ngọ, phục kích bắt hai chị từ

Bình Dƣơng vừa đến đó. Xét giấy tờ, chúng dẫn chị về xét nhà anh Tƣ Để. Ba anh

nói: “Tôi cho nó (tức Phƣơng Dung) ăn đi học, nó bỏ nhà đi mất tiêu, tôi đuổi đi từ

lâu rồi”. Vợ anh Tƣ Để rất lo vì trong nhà có cái rƣơng sắt của Dung để ở nóc tủ.

Một lần chị vô tình thấy bên trong có súng lục, lựu đạn, máy chữ. May mà chúng

không lục soát tới. Do tinh thần kiên cƣờng chịu đựng của ngƣời nữ đảng viên trẻ

tuổi, tổn thất của chi bộ 5 cũng nhƣ cánh CZ2 không đáng kể vì chị không khai báo

gì.

Trƣờng trung học Ngô Quyền là trƣờng trung học công lập lớn nhất tỉnh,

thành lập năm 1956. Đến năm 1968 trƣờng có đủ hệ nhất cấp (cấp 2) và hệ nhị cấp

(cấp 3) gồm khoảng 40 lớp sáng và chiều gần 2.000 học sinh, với đội ngũ trên 100

thày cô giáo. Thị đoàn Biên Hòa phát triển đƣợc một số đoàn viên học sinh trong

trƣờng qua các năm học. Hoạt động của phong trào học sinh Ngô Quyền tƣơng đối

mạnh với các buổi văn nghệ, làm báo…truyền đơn của ta đƣợc rải nhiều lần ngay

tại trƣờng và vùng chung quanh. Hàng chục học sinh nòng cốt của trƣờng đã chuẩn

bị dẫn đƣờng cho bộ đội vào giải phóng Biên Hòa dịp tết Mậu Thân.

Sau đợt 1 tết Mậu Thân, ta quyết định mở đợt 2 “đánh bồi, đánh nhồi” đập

tan ý chí xâm lƣợc của đế quốc Mỹ, buộc chúng nghiêm chỉnh ngồi vào bàn hội

nghị Paris sắp mở. Thị xã Biên Hòa là một trong các trọng điểm của vùng Đông

Nam bộ. Ta đánh đợt 2 ở đây trong hoàn cảnh: có thuận lợi là các cơ sở nội ô

tƣơng đối nguyên vẹn nhƣng đã mất yếu tố bất ngờ, địch thay đổi kế hoạch phòng

Page 70: PHƯỜNG TRUNG DŨNG HAI THỜI KỲ KHÁNG CHIẾN

70

thủ tuần tra canh gác chặt chẽ hơn, sƣ đoàn 5 chủ lực và lực lƣợng vũ trang U1

thiệt hại nặng (thƣơng vong hơn 2.000 cán bộ, chiến sĩ).

Để phối hợp với chiến trƣờng chung, ban cán sự CZ2 chỉ đạo bộ phận cán

bộ Đoàn thị xã phụ trách công tác học sinh sinh viên mở cuộc tuyên truyền vũ

trang tại trƣờng trung học Ngô Quyền. Phƣơng án đƣợc bàn bạc, nghiên cứu kỹ và

đƣợc thông qua.

2 giờ chiều 3 - 5 - 1968 bốn anh: Năm Tuyền, Trị, Châu, Dự đi hai xe Honda

tới trƣờng. Ngoài anh Năm Tuyền là cán bộ thoát ly, ba anh kia là học sinh.

Nguyễn Thành Trị, học sinh lớp 11, gác cửa phòng hiệu trƣởng và bứt dây điện

thoại. Dự gác ở chân cầu thang lên lầu. Anh Năm Tuyền lên lầu vào lớp 11. Thày

giáo đang dạy hết sức bất ngờ, đứng im cho một Việt cộng trẻ tuổi tuyên truyền và

phát truyền đơn. Châu vào một lớp 10 giữa giờ học tiếng Pháp. Anh phát truyền

đơn cho nữ sinh ngồi bàn đầu. Thày Vƣợng không kịp phản ứng gì. Anh sang lớp

kế bên, tiếp tục phát truyền đơn. Khi Châu xuống thang lầu, giáo sƣ Vƣợng chạy

theo định bắt. Châu nói nhanh với Dự: “Có ông thày đang chạy xuống!”. Dự móc

súng lục, hô to: “Đi lên! Đi lên! Đi lên!”. Ông Vƣợng la lớn: “Việt cộng tới!”. Lúc

này cả trƣờng ồn ào náo động nhƣ bày ong vỡ tổ. Anh Năm Tuyền nói chuyện hơi

dài ở một lớp nào đó. Học sinh các lớp ùa ra hành lang lầu và tầng trệt, háo hức tò

mò dòm mặt Việt cộng thứ thiệt bằng xƣơng bằng thịt, công khai về đây giữa ban

ngày. Các anh phát nốt số truyền đơn, lớn tiếng kêu gọi thày cô giáo và học sinh

ủng hộ Mặt trận Dân tộc giải phóng chống đế quốc Mỹ xâm lƣợc và bọn tay sai

Thiệu Kỳ bán nƣớc. Các anh bị đám đông tràn ngập. Anh Năm Tuyền giơ súng yêu

cầu anh chị em học sinh giãn ra. Cô giám thị Tƣ Giàu hỏi Trị: “Cái gì vậy?”. Châu

dúi vào tay cô tờ truyền đơn: “Em gửi cô!”. Anh Năm Tuyền tung cao mớ truyền

đơn vào đám đông. Hàng trăm cánh giơ lên đón bắt. Bốn anh ra xe, nổ máy vọt

thẳng trong sự bàng hoàng kinh ngạc của hàng ngàn học sinh và thày cô giáo

trƣờng trung học Ngô Quyền chiều hôm đó.

Ông Tám Lạc (Nguyễn Văn Lạc) quê xã Mỹ Lộc - Tân Uyên. Trƣớc Cách

mạng Tháng Tám 1945, ông là nhân viên sở kho bạc Sài Gòn. Cuối năm 1945, ông

tham gia tiếp tế cho bộ đội Tám Nghệ. Pháp đánh chiếm chiến khu Đ, ông chạy ra

Phan Thiết, làm nhân viên tài vụ E.82 Bình Thuận, rồi làm trƣởng ban tài chánh

Ủy ban kháng chiến hành chánh Bình Thuận. Ông vào Đảng Cộng sản năm 1947.

Ủy ban kháng chiến hành chánh tỉnh Biên Hòa xin ông về, cử làm trƣởng phòng

chính trị. Khi sáp nhập Thủ Biên, ông làm trƣởng ban II văn phòng Huyện ủy

huyện Đồng Nai.

Page 71: PHƯỜNG TRUNG DŨNG HAI THỜI KỲ KHÁNG CHIẾN

71

Sau Hiệp định Giơ-ne-vơ 1954, ông ở lại hoạt động ở Biên Hòa, Thủ Dầu

Một, Sài Gòn. Đứt liên lạc từ năm 1959, ông phải trốn tránh lùng sục của địch.

Năm 1963, ông về cất nhà ở hẻm chợ Kỷ niệm. Gia đình ông là ngƣời Nam duy

nhất, chung quanh là dân di cƣ. Trƣớc mặt nhà ông, có viên lục sự toà án. Gần đó

có một cảnh sát và hai công an truy tầm. Hai tên này đôi lúc khoe với ông: đi bố

ráp ở đâu, bắt ai, họ khai ra sao…

Một ngƣời quen ông giới thiệu ông với ngân hàng tƣ nhân Nam Đô. Do tính

chăm chỉ và tinh thông nghiệp vụ, ông đƣợc cử làm quyền giám đốc chi nhánh

Biên Hòa. Ông đƣợc vay tiền sửa nhà cửa khang trang, để tạo uy tín cho ngân

hàng, chủ cho xe hơi đón rƣớc hàng ngày.

Tháng 4 - 1968, đồng chí Năm Trị, Bí thƣ U1, nhờ chị Tƣ Huyền, cán bộ

huyện Long Thành, đƣa thƣ cho ông Tám Lạc. Thƣ giới thiệu anh Tƣ Minh với

ông: tôi có chú Tƣ là bà con sắp về chỗ anh làm ăn mong đƣợc anh hết sức giúp

đỡ… Sau đó không lâu, vào một bữa chiều tối, chị Tƣ Huyền dẫn anh về. Anh Tƣ

Minh có vẻ mặt và tác phong nhƣ “các chú” (ngƣời Tàu), đeo kiếng sậm màu, có

thể dễ dàng hòa trộn vào đám đông dân thƣờng, địch khó phát hiện. Anh bàn bạc

với ông Tám Lạc, rồi đào một hầm bí mật ở góc sân, dƣới cây bông giấy, đàn gà

thƣờng bƣơi đất kiếm ăn (hầm này chƣa dùng lần nào). Anh đề nghị với ông bà mở

tiệm bán gạo. Từ đó, xe gạo, phu khuân vác, khách hàng tấp nập ra vô hẻm nhỏ,

anh dễ trà trộn, tới lui an toàn.

Chị Chín Liêm, cán bộ cánh CZ2, giới thiệu anh Tƣ Minh với anh Tƣ Để. Lá

thƣ viết cuối tháng 9 - 1968 dƣới dạng trao đổi làm ăn: “Tôi làm xong cho ông hai

con đội để cảo xe, quá hạn đã ba tháng, tôi gia hạn một tháng, nếu ông không đến

lấy, tôi sẽ bán để thu hồi vốn”. Bữa anh Tƣ Minh đến, anh Tƣ Để đi vắng. Ông già

anh Tƣ Để nói: “Chờ con tôi”. Khi các anh gặp nhau, anh Tƣ Để nhận cộng tác với

anh Tƣ Minh.

Anh Tƣ Minh còn phát triển cơ sở vào gia đình bà Lƣơng Thị Xuyến, em

ruột đồng chí Lƣơng Văn Nho. Chồng bà là liệt sĩ hy sinh ở Long Thành.

Sau Hiệp định Giơ-ne-vơ 1954, bà Xuyến và em gái là Lƣơng Thị Mãn -

chồng là ông Tám Lạc - về ở quê mẹ tại thị xã Biên Hòa. Cò Hƣơng nắm đƣợc

đồng chí Lƣơng Văn Nho có hai em gái sống ở đây song không tìm ra địa chỉ vì cả

hai đều thay tên đổi họ. Từ hai bàn tay trắng, bà Xuyến làm ăn tần tảo, nuôi con.

Năm 1965, đơn vị hậu cần Quân khu miền Đông Nam bộ móc nối, bà Xuyến nhận

lời tiếp tế cho đơn vị, bề ngoài phao tin đi thầu quân nhu cho lính Sài Gòn.

Page 72: PHƯỜNG TRUNG DŨNG HAI THỜI KỲ KHÁNG CHIẾN

72

Xe chở gạo, xăng dầu, thuốc… thƣờng đổ hàng ở quãng cây số 125 Quốc lộ

20 quận Định Quán. Lái xe là ngƣời tin cậy, chủ động xử lý mọi tình huống. Lúc

xe đi thì gắn biển số giả, lúc về gắn biển số thật. Bữa nào xe gặp lính Mỹ ngụy

hành quân ở quãng đổ hàng thì anh lái xe làm hỏng hóc cái gì đó, vờ tích cực sửa

chữa, kỳ thực kéo dài thời gian. Sắp sụp mặt trời, lính rút thì xe tới chỗ đổ hàng.

Bộ đội ra nhận xong thì xe chạy lên Đà Lạt mua rau chở về bán ở chợ Biên Hòa

hay Sài Gòn. Xe tải đi trƣớc, bà Xuyến đi xe du lịch phía sau nhận tiền. Một số lần,

con gái lớn Phan Thị Ngọc Mai đi thay mẹ giao hàng, nhận tiền.

Một lần hàng vừa đổ xong ở nơi định trƣớc thì có kẻ ngầm báo cho địch. Xe

bà về tới ngã ba Dầu Giây, bị cảnh sát chặn xét. Chúng hỏi: “Tiền cất đâu?”. Và

xét bóp của bà. Trong đó chỉ có ít tiền lẻ, còn tiền bán hàng bà giấu trong cốp xe.

Lừa lúc chúng mải tranh cãi, bà lén nuốt thƣ mật. Chúng đƣa bà về ty cảnh sát

Biên Hòa tiếp tục truy hỏi, song không có bằng cớ, phải tha.

Từ sau tết Mậu Thân, địch phản kích mạnh. Chúng liên tiếp mở các chiến

dịch bình định “ven đô”, “cấp tốc”, “nhổ cỏ” đẩy lui các lực lƣợng vũ trang ta ra xa

các đô thị, thị trấn, đƣờng giao thông quan trọng. Tình hình phong trào cách mạng

U1 hết sức khó khăn. Đây là thời điểm thử thách, sàng lọc quan trọng đội ngũ ta.

Một số kẻ chịu đựng không nổi đã đầu hàng địch. Ngày 20 tháng chạp (27 - 1 -

1970) một tên chiêu hồi dẫn cảnh sát đặc biệt về bắt bà tại nhà. Chúng đƣa lên

giam ở một biệt thự lịch sự ở Chợ Lớn, đối xử niềm nở tử tế. Chúng lấy ra một bản

đánh máy, đọc cho bà nghe lý lịch và các hành động tỉ mỉ của bà. Mới đầu bà

không nhận gì hết, nhƣng trƣớc các chứng cứ cụ thể, bà không thể chối cãi việc

buôn bán với cách mạng. Bà lý luận: “tôi đi buôn để kiếm lời ngƣời ta cần mua

nhiều mà có lời nhiều là tôi làm”. Chúng bắt bà đi gặp, kêu ông Nho tức Nhã về

chiêu hồi “Chính phủ quốc gia, có thƣởng lớn”. chúng đƣa ra một giỏ xách tới 2

triệu đồng (quãng 100 cây vàng) “tạm ứng”. Bà không nhận: “Tôi và anh tôi không

gặp nhau hơn một chục năm nay. Ổng sẽ bắn tôi chết…”. Giam giữ ít ngày, chúng

tha bà về, tiếp tục theo dõi. Bà cho con gái Phan Thị Ngọc Mai đi thay. Bà giúp mở

một tiệm thợ may ở một hẻm khóm 4 làm trạm quân báo, thu thập tin tức sân bay

Biên Hòa.

Anh Tƣ Minh thỉnh thoảng về nhà bà. Nhà này toàn đàn bà, con nít, chồng

chị Mai là “lính kiểng”, nên chúng không sục vô lần nào. Mỗi khi lính và cảnh sát

vào hẻm, một đứa nhỏ lại bắc thang cho anh Tƣ Minh leo lên laphông tạm ẩn

tránh. Anh gửi bà một súng ngắn, bà đem chôn ở sau nhà (sau giải phóng, chị Mai

đào lên, nộp cho công an thành phố Biên Hòa),

Page 73: PHƯỜNG TRUNG DŨNG HAI THỜI KỲ KHÁNG CHIẾN

73

Năm 1971, địch bắt bà Xuyến lần thứ ba, giam ở Thủ Đức. Chúng tra tấn bà

rất dã man. Mật bà bị dập, nội tạng thƣơng tổn nặng nên gần Tết, chúng tha về. Gia

đình chở bà xuống bệnh viện Cơ đốc Sài Gòn mổ, các bác sĩ cho biết không chữa

đƣợc. Bà qua đời ngày 10 tháng 1 âm lịch Nhâm Tý (24 - 2 - 1972).

Bà Ba Bằng (Nguyễn Thị Bằng) là ngƣời tốt, từng tham gia kháng chiến

chống Pháp lúc còn là thiếu nhi ở ngoài Bắc. Theo chồng di cƣ vào Nam, năm

1958 bà về sống ở khu 5 thị xã Biên Hòa (nay thuộc phƣờng Quang Vinh). Năm

1960 chị Hằng là cán bộ gặp bà. Chị tổ chức bà thành cơ sở, đến ở cùng. Năm

1961, do sơ suất, chị làm cháy nhà bà, phải lánh đi nơi khác. Cảnh sát điều tra, cho

là bà chứa cộng sản, để ý theo dõi. Bà lên Hƣng Lộc làm rẫy. Chồng bà lái xe ủi,

chuyên làm đƣờng giao thông, sân bay cho các nhà thầu, ba bốn tháng mới ghé

thăm gia đình ít bữa. Sống trong ấp chiến lƣợc bị kềm kẹp tù túng, chỉ khi vào rẫy,

xa vài km, bà mới thấy thoải mái. Năm 1964, hai cán bộ thị xã Biên Hòa đƣợc cử

lên khu rừng Hƣng Lộc lập căn cứ mới cho Thị ủy. Các anh gặp bà, tuyên truyền

giáo dục. Năm 1965, khi cơ quan Thị ủy chuyển lên Hƣng Lộc thì bà đƣợc gặp các

đồng chí Ba Lễ, Ba Sơn, Bảy Hoàng, Ba Tùng, Năm Hòa…

Qua trao đổi, chuyện trò, Thị ủy Biên Hòa thử thách, giao bà làm nhiệm vụ

giao liên đi công khai hợp pháp từ Hƣng Lộc về nội ô Biên Hòa. Chồng bà là

ngƣời vui tính, chuyện trò hơi nhiều, thiếu kín đáo, nên một số lần lãnh đạo thị xã

gặp nhƣng không đƣợc giao việc gì.

Ta có một cơ sở nội tuyến là chị Cúc (bí danh là Thi Hà) làm nhân viên ở toà

hành chánh tỉnh. Chị là vợ một đƣợc đại uý ta. Bà Ba Bằng đƣợc cử về móc nối,

với tinh thần cảnh giác cao, chị chƣa vội nhận ngay. Qua ba lần gặp gỡ, bà Bằng

đƣa ra ƣớc hiệu là một nửa tờ giấy bạc, chị Cúc cũng lấy ra một nửa tờ, ráp lại vừa

khít, lúc đó chị mới tin thật sự. Chị giao hẹn: “Tôi chỉ tiếp xúc với một mình bà

thôi” (để tránh bị vỡ tổ chức khi địch phát hiện). Từ đó chị liên tục trao cho bà các

tài liệu lấy ở toà hành chánh. Tài liệu đƣợc nhét trong gói bánh. Đồng chí Ba Lễ

dùng tài liệu này để chuẩn bị tƣ tƣởng cho số cán bộ, chiến sĩ thị xã Biên Hòa khi

đụng đầu với quân Mỹ và chƣ hầu.

Một số lần bà mang truyền đơn từ căn cứ Hƣng Lộc về nội ô. Truyền đơn

giấu trong bí đỏ, một cần xé có hai ba trái đầy “nhân”. Mỗi tháng ít nhất có ba

chuyến đi công tác bằng tiền túi. Lúc đó cách mạng rất nghèo, không có tiền chi

cho những công việc nhƣ vậy, cơ sở phải tự lo lấy hết: Lo kiếm sống cho gia đình,

lo tiếp tế cho anh em, lo đi hoạt động… Các hy sinh tuy nhỏ bé, thầm lặng khó

thống kê cho hết.

Page 74: PHƯỜNG TRUNG DŨNG HAI THỜI KỲ KHÁNG CHIẾN

74

Bọn chỉ điểm và bình định nông thôn (áo đen) ở ấp chiến lƣợc Hƣng Lộc ghi

bà tiếp tế cho Việt cộng trong mật khu. Hai lần chúng chặn xét ngang đƣờng, xét

bà, không thấy gì hết ngoài quần áo lao động, lon cơm, can nƣớc uống… Để “trị”

bọn này, bà chuẩn bị bọc quần áo lót dơ. Lần thứ ba, mở quang gánh, chúng gặp

mấy thứ mất vệ sinh, hôi hám, từ đó chúng thôi không khám xét nữa. Lính sƣ đoàn

8 đi càn, vào rẫy thấy bà là dân Bắc di cƣ, không chú ý.

Rừng Hƣng Lộc ở sát xã đồi 61, cách đƣờng xe lửa 2km là nơi cƣ trú đóng

nhiều đơn vị: Thị ủy Biên Hòa, bộ đội đặc công U1, du kích xã Hƣng Lộc… Việc

tiếp tế lƣơng thực nhiều khi khó khăn do địch chốt chặn các ngã ra vào. Bà Ba

Bằng vận động một số dân ấp chiến lƣợc - trong đó có vợ con lính - bán gạo, thực

phẩm cho ta, có lãi hơn bán ở chợ. Em Nguyễn Thị Hải - con gái bà - hơn mƣời

tuổi, cho gạo vào vớ, giấu trong ngƣời để tiếp tế cho mấy chú đằng mình.

Tháng 9 - 1968, bà đƣợc Thị ủy giao nhiệm vụ chuyển một số súng đạn, lựu

đạn, thuốc nổ… vào nội ô. Bà gánh số vũ khí từ rừng về nhà ở ấp chiến lƣợc Hƣng

Lộc rồi xếp xuống đáy hai cần xé lớn; để ngụy trang, phía trên xếp bao than và hoa

quả. Cùng đi “chuyến này” có chị Ba Bông, song chị không hay biết gì. Hai cần xé

xuống ở gần nhà hàng Hạnh Phƣớc, bà đón xe lam chở sang Cù lao Phố (Hiệp

Hòa). Bà đang có bầu, hai cần xé lại nặng, nên rất lúng túng khi chất hàng lên. Một

viên cảnh sát đứng gần đó thấy thế, nói: “Tôi giúp dì, nhƣng phải cho tôi mấy trái”.

Bà hơi hoảng, song tƣơng kế tựu kế, đồng ý ngay: “Cậu chất giùm tôi, mấy trái

nhằm nhò gì…”. Số vũ khí tới nhà bà Bảy Hoa - cơ sở Hiệp Hòa - an toàn, đƣợc

chuyển ngay cho chi bộ xã này.

Sau đợt này bà đƣợc kết nạp Đảng tại căn cứ Thị ủy Hƣng Lộc. Cuối năm

1968, bà đƣợc chỉ đạo về mua nhà ở nội ô Biên Hòa. Để sinh nhai, bà nấu cơm

tháng cho một số lính không quân. Chị Năm Quý và chị Tƣ ở Bửu Hòa cùng một

số anh em khác đôi lúc lui tới. Bà đứt liên lạc từ sau Hiệp định Paris.

Nixon lên làm tổng thống Mỹ, thực hiện chiến lƣợc “Việt Nam hóa chiến

tranh”, thực chất là dùng ngƣời Việt đánh ngƣời Việt bằng tiền bạc, vũ khí Mỹ, do

Mỹ chỉ huy. Mỹ hy vọng sẽ rút dần quân Mỹ về nƣớc mà vẫn giành thế mạnh trên

chiến trƣờng để cuối cùng kết thúc chiến tranh bằng thƣơng lƣợng theo điều kiện

có lợi cho Mỹ.

Vào các năm 1970 - 1971, tình hình chung ở thị xã Biên Hòa rất khó khăn.

Địch kiểm soát gắt gao hơn trƣớc. Theo lệnh Võ Hải Triều - xã trƣởng Bình Trƣớc

- khu trƣởng khu 4 là Cam (Võ Tấn Ánh) tổ chức lục soát, bắt lính ráo riết. Đàn

ông từ 17 đến 50 phải vào nhân dân tự vệ, đêm đêm vác súng canh tuần. Ai không

Page 75: PHƯỜNG TRUNG DŨNG HAI THỜI KỲ KHÁNG CHIẾN

75

đi gác phải nộp tiền thế: ngƣời nghèo thì dăm bảy trăm, ngƣời khá giả thì nộp

nhiều hơn. Số tiền này phần lớn chui vào túi Cam, một phần nạp lên cho các đàn

anh. Thực hiện chiến dịch “Phƣợng Hoàng”, tên Nai - công an chìm - có vỏ bọc

làm nghề xe ngựa, theo dõi chặt những ai thuộc diện “sổ đen”. Y tham gia lùng

sục, rình bắt những ngƣời tình nghi. Thanh niên trong lứa tuổi quân dịch không

muốn chết uổng mạng trong cuộc chiến tranh phi nghĩa “thay đổi màu da của xác

chết” ra sức trốn lính. Có nhà đóng vách hai ngăn hoặc làm tủ cho anh em trốn khi

cảnh sát ruồng. Hơn một chục thanh niên cạo đầu ở chùa Thanh Long giả đi tu…

Nhân viên công sở và giáo chức trƣờng học bị úp bộ vào đảng Dân chủ của Thiệu.

Một cô giáo hỏi: “Vào đảng Dân chủ có bắt buộc không?”. Một đồng nghiệp trả lời

tƣng tửng: “Không bắt buộc, nhƣng không vào “đảng” thì nằm ở ty cảnh sát!”. Cô

giáo Tuyết hỏi bà Mƣời Hoa: “Mình đi theo giải phóng, vào đảng của Thiệu thì

sao?”. Bà trả lời: “Ăn thua ở mình, mình ghi tên nhƣng lòng mình không theo, có

sao đâu!”.

Số cán bộ, đảng viên còn lại rất ít. Các cơ sở tạm lắng vì thiếu chỉ đạo.

Phong trào nội ô chỉ lâm râm đôi nơi, quy mô nhỏ bé. Bà Mƣời Hoa, chị Xuyến

kiên trì tổ chức một số thanh niên tốt, con em gia đình cách mạng nhƣ: cô Tuyết,

Cúc, Cát Thảo, Hoa, Chi, Lan… Chị Diệp Thị Nguyệt - cán bộ T.7 tăng cƣờng -

cũng xây dựng đƣợc một số cơ sở học sinh trƣờng trung học Ngô Quyền. Các chị

chỉ đạo số nòng cốt thâm nhập vào Ban chấp hành hiệu đoàn học sinh, nắm các học

sinh, sinh hoạt: làm báo tƣờng, báo Xuân…. từ đó khuấy động tinh thần chống

quân sự hóa học đƣờng, đấu tranh lai rai không tập quân sự, tổ chức cắm trại “Đêm

không ngủ”, “Hát cho đồng bào tôi nghe”… Trong cuộc bầu cử tổng thống tháng

10 - 1971, một số bích chƣơng cổ động cho liên danh “dân chủ” của Thiệu - Kỳ

dán ở gần trƣờng học bị học sinh vạch thêm nét, đọc thành liên danh “dân chửi”.

Nữ sinh Huỳnh Thị Kim trƣờng Minh Tân bị lính bắt cóc, hãm hiếp chết. Cán bộ ta

kịp thời tổ chức một cuộc đấu tranh sôi nổi của học sinh và đông đảo cha mẹ các

em, vạch trần tội ác của Mỹ ngụy thức tỉnh tinh thần dân tộc của bà con khu 4 cũng

nhƣ toàn nội ô.

Một bữa, một tên cảnh sát chìm tới nhà anh Tƣ Dạng - thày giáo trƣờng Mỹ

nghệ - ở xóm Miễu ấp Lân Thành. Y dò la, định bắt anh Đạt, cán bộ mật, đóng vai

thợ - con gái anh Tƣ Dạng vội chạy lên trƣờng Mỹ nghệ báo cho thày Ba Ngôn

(Võ Văn Ngôn) - phụ trách lò. Thày xuống, rất thản nhiên hỏi Đạt: “Mày đã in mấy

tƣợng Phật chƣa?”. Anh trả lời: “Dạ, anh Tƣ (Dạng) bảo sơn giùm mấy thứ”. Anh

Ba cắt ngang: “Không đƣợc, phải làm liền, chiều ngƣời ta lấy”. Anh quay qua anh

Tƣ Dạng bảo kiếm đồ nhậu bƣng lên, mời tên cảnh sát. Anh Đạt xuống bếp rồi tìm

Page 76: PHƯỜNG TRUNG DŨNG HAI THỜI KỲ KHÁNG CHIẾN

76

đƣờng nhanh chóng thoát đi nơi khác. Tên cảnh sát say sƣa ra về, quên cả việc “thi

hành công vụ”.

Hiệp định Paris ký ngày 27 - 1 - 1973 nhƣng hòa bình chƣa thực sự trở lại.

quân Mỹ rút về nƣớc, song vẫn còn hàng chục ngàn tên ở lại dƣới danh nghĩa “cố

vấn”, “chuyên viên”… Ta không có ảo tƣởng địch sẽ nghiêm chỉnh thi hành các

điều đã ký kết, do đó tiếp tục đấu tranh mạnh mẽ. Để phát triển phong trào nội ô,

các cán bộ thị xã Biên Hòa - từ Bí thƣ Thị ủy trở xuống - đều lấy giấy tờ hợp pháp

để ra vào Bình Trƣớc bằng con đƣờng hợp pháp và nửa hợp pháp. Chị Ba Định

(Nguyễn Thị Định) về liên lạc với anh Tƣ Để. Tài liệu, truyền đơn về Hiệp định

Paris đƣợc nhét trong trái bí, đu đủ, bánh tét… qua mặt lính và cảnh sát an toàn.

Anh Tƣ Minh viết thƣ yêu cầu anh Tƣ Để làm hầm bí mật, song anh kiên quyết

chối từ vì nếu lộ hầm bí mật thì cơ sở sẽ tổn thất, mà gia đình anh đã có kinh

nghiệm đối phó với địch.

Anh Tƣ Để là cơ sở của ban an ninh thị xã, phát triển chân rết vào anh em

ruột Lâm Văn Kim (bí số H.50) và Tƣ Đắc (bí số A.2) nắm tình hình nội ô báo cáo

ra ngoài kịp thời. Võ Tấn Ánh - trƣởng khu 4 kiêm Chủ tịch đảng Dân chủ khu A

xã Bình Trƣớc - rất mẫn cán “úp bộ” nhiều ngƣời vào “tổ chức của tổng thống

Thiệu”. Ai chƣa chịu vào, Ánh ghi sổ đen, báo cáo lên xã. Xã trƣởng Võ Hải Triều

sai cuộc cảnh sát sƣu tra lý lịch xem có ngƣời thân thuộc tham gia cách mạng

không. Cán bộ ta chỉ đạo để anh Tƣ Để ly gián địch bằng cách gửi bản cảnh cáo

tên ác ôn nầy cho tên khác. Ta cảnh cáo Ánh, buộc y hủy danh sách 90 ngƣời bị

ghi tên vào đảng Dân chủ của Thiệu. Ánh sợ uy thế cách mạng, không gửi nên bị

thanh trừng. Tên Hữu lên thay. Ánh buồn bã khóc lóc vì mất chức, anh Tƣ Để an

ủi: “Thôi đừng luyến tiếc nữa, tôi mừng anh còn đƣợc sống với mẹ và vợ con”.

Theo tinh thần lời văn Hiệp định Paris, hai bên trao trả cho nhau những

ngƣời bị bắt. Nhƣng Thiệu rất ngoan cố, chỉ đạo cấp dƣới thay đổi danh sách, đánh

tráo tù, phân tán họ đi các nơi khác để không trao trả.

Ông Nguyễn Kim Cúc bị tù ở Côn Đảo, đấu tranh không chịu nhận là tù

thƣờng an, bị chúng đánh chết ngày 2 - 5 - 1973.

Cảnh sát Biên Hòa đem hơn ba chục anh em tù tàn phế, phần lớn phải bò lết

chứ không đi đƣợc, bỏ ở chùa Thanh Long. Ni sƣ Huệ Hƣơng và những ngƣời tu

hành chăm sóc, cho ăn uống tử tế. Các cơ sở ta biết tin, cùng với các nhà từ thiện

tổ chức quyên góp gạo tiền, quần áo “của ít, lòng nhiều” xoa dịu bớt đau thƣơng

của anh em. Dòng ngƣời đến thăm đông nghẹt, cảnh sát canh gác ngặt. Trà trộn

vào số ngƣời đến thăm, ông Bảy Đĩ tìm cách tiếp xúc với anh em quen Cang - con

Page 77: PHƯỜNG TRUNG DŨNG HAI THỜI KỲ KHÁNG CHIẾN

77

ông. Các anh trao cho ông một số tài liệu, cha con ông giao cho chị Xuyến để gửi

ra căn cứ.

Anh Lê Trung Cang và nhiều ngƣời đƣợc đƣa từ Côn Đảo về trại giam ở

suối Săng Máu. Một đêm tháng 5 - 1974, bốn anh: Phạm Chánh Trực (cán bộ

Thành đoàn Sài Gòn), hai xã đội trƣởng Nguyễn Bùi, Nguyễn Tấn Ngọc và Lê

Trung Cang vƣợt rào trốn thoát. Bà con huyện Vĩnh Cửu nuôi giấu các anh ít bữa.

Thị ủy Biên Hòa tổ chức đón các anh về căn cứ Bàu Hàm. Anh Cang tiếp tục công

tác. Ngày 14 - 9 - 1974 (28 tháng 7 Giáp Dần) địch càn căn cứ Bàu Hàm, anh hy

sinh vì lính biệt kích bắn.

Tháng 8 - 1974, anh Phục - giao liên - bị bắt ở Phƣớc Thọ. Anh ta dẫn công

an đến tận nhà, bắt ông bà Bảy Đĩ. Tại trung tâm thẩm vấn C.3, chúng tra tấn, hỏi

kỹ về anh Cang. Ông Bảy trả lời: “Con tôi bị mấy ông bắt đi Côn Sơn từ lâu”.

Hỏi: “Ông tiếp xúc với con ông thế nào?”. Trả lời: “Tôi tiếp xúc hợp pháp, lúc con

tôi bị giam ở Chí Hòa, nó đi Côn Sơn thì chỉ có thƣ từ”. Hỏi: “Gởi đồ tiếp tế thế

nào?”. Trả lời: “Gởi đồ vì tình cha con”. Hỏi: “Gởi ai?”. Ông Bảy trỏ Phục: “Gởi

ông này”. Quanh quẩn hỏi và trả lời nhƣ vậy, một thời gian sau chúng tha ông về.

Ngày 11 - 12 - 1974, anh Mƣời Dẹo ở Bình Sơn (Long Thành) bị bắt, khai ra

ba ngƣời: ông Năm Hợp, ông Trần Văn Châu, bà Bùi Thị Giẫm (vợ ông Sáu A).

gia đình ông Năm Hợp chạy tiền, nhờ đại tá Công ở quân đoàn 3 bảo lãnh nên

đƣợc tha ngay. Bà Giẫm bị giam ở Thủ Đức, ông Châu ở Chí Hòa. Một mặt ông

đút tiền cho công an, một mặt ông mƣớn luật sƣ cãi cho hai ngƣời. Do ăn tiền và

thiếu chứng cứ, nên chúng thả hai ngƣời ngày 8 - 1 - 1975.

Từ tháng 3 - 1975, chế độ Thiệu sụp đổ nhanh chóng. Anh Tƣ Minh chỉ đạo

Tƣ Để (A.1) theo dõi đài Hà Nội, đài giải phóng, đọc báo Tin Sáng, nắm chắc tình

hình, chủ động công tác. Anh Tƣ Để ghi tin đọc chậm về chính sách đối với vùng

giải phóng, chính sách khoan hồng đối với binh sĩ Sài Gòn… Anh phân công A.2

(Tƣ Đắc) phụ trách khu Tân Thành, Bửu Long vận động ngƣời thân quen bỏ ngũ,

anh H.50 (Kim) vận động nghĩa quân chốt cầu Mƣơng Sao rã ngũ. Càng gần đến

ngày giải phóng, bọn chóp bu bỏ chạy trƣớc, cấp dƣới mặc cho nhân viên, binh

lính tùy nghi di tản.

Ngày 18 - 4, địch mất Xuân Lộc. Ngày 23 - 4, sân bay Biên Hòa bị pháo ta

uy hiếp, máy bay địch di tản về sân bay Tân Sơn Nhất và Trà Nóc. Lãnh sự quán

Mỹ cuốn gói. Ngày 26 - 4, Bộ tƣ lệnh quân đoàn 3 (ngụy) về Gò Vấp. Lính và

cảnh sát Biên Hòa hoảng loạn.

Page 78: PHƯỜNG TRUNG DŨNG HAI THỜI KỲ KHÁNG CHIẾN

78

Ngày 27 - 4, anh Bảy Ngàn và Chín Ra đƣợc lệnh đi xe máy lên Hố Nai đón

bộ đội. Không thấy, các anh quay về, tạt vào sở chỉ huy quân đoàn hoang vắng, lấy

một chai rƣợu và hai chai bia tới cổng 2 sân bay, các anh thấy lính chờ xe về Sài

Gòn. Các anh đi thẳng lên Tân Triều đón bà Mƣời Hoa.

Các ngày 28, 29 dân lũ lƣợt kéo về Sài Gòn. Không công sở nào làm việc.

Nét mặt những ngƣời có dính dáng đến chế độ Sài Gòn đƣợm vẻ lo âu. Nhà cửa

dọc quốc lộ 1 và các phố chính đóng cửa im ỉm. Một số lƣu manh thừa cơ bẻ trộm

khoá vơ vét của cải nhà vắng chủ. Suốt mấy đêm ngày này, ì ầm tiếng súng lớn

nhỏ quanh thị xã. Đêm đến xe tăng đi lại gầm gừ. Không khí chung căng thẳng

ngột ngạt. Cơ sở ta mừng trong lòng song không tỏ ra nét mặt.

Bà Mƣời Hoa cử anh Tƣ Để, Bảy Ngàn và cô Tuyết đến gặp ông Hai Thành

để lập Ủy ban khởi nghĩa khu 4 song vì dè dặt, ông chần chừ.

Đêm 29 và sáng 30, các đoàn xe chở bộ đội nhƣ nƣớc lũ tràn vào nội ô Biên

Hòa. Cờ nửa xanh nửa đỏ với ngôi sao vàng treo trên toà hành chánh tỉnh, ngã ba

Kỷ niệm và một số nơi. Cửa các nhà mới đầu hé mở, sau mở rộng. Dân đổ ra hai

bên hè phố hân hoan đón chào đoàn quân chiến thắng trở về giải phóng quê hƣơng.

Một cuộc sống mới bắt đầu diễn ra. Lịch sử đất nƣớc cũng nhƣ thành phố Biên

Hòa, trong đó có khu 4 bƣớc sang một trang mới.

Ngay trong ngày 30 - 4 - 1975, số cán bộ kháng chiến cũ: Hai Thành, Ba

Cẩm, Ba Đức, Bảy Ngàn, Chín Nghị, Út Hạnh trao đổi việc lập chính quyền cách

mạng. Ngày 2 - 5, các ông bà trên lên Ủy ban quân quản tỉnh Biên Hòa gặp ông

Năm Trang, Bí thƣ Tỉnh ủy kiêm Phó chủ tịch Ủy ban quân quản. Ông Năm Trang

nói: “Các đồng chí về cứ làm”. Ông viết giấy giới thiệu năm ngƣời về khu 4 còn

ông Ba Đức thì giới thiệu về khu 3 (phƣờng Quyết Thắng bây giờ).

Cả xã Bình Trƣớc lúc này có hàng chục ngàn lính và nhân viên, công chức

chế độ cũ rã ngũ tại chỗ. Súng đạn, quân trang địch quăng vứt bừa bãi các đƣờng

phố. Hàng ngàn lƣu manh trộm cƣớp, gái điếm, xì ke… tụ tập ở Dốc Sỏi, ga Biên

Hòa, Ngã Ba Thành, hẻm Lôi Hổ Vƣờn Mít. Cƣ dân khu 4 có 15.475 ngƣời thì có

tới 90% hộ gia đình có dính dáng đến chế độ cũ.

Để ổn định tình hình, Tỉnh ủy Biên Hòa và Ủy ban quân quản tỉnh chỉ đạo

gấp rút lập bộ máy chính quyền cơ sở. Ngày 17 - 5 - 1975, Ủy ban quân quản tỉnh

quyết định thành lập Ủy ban nhân dân cách mạng lâm thời khu 4 gồm: Chủ tịch

Hai Thành, Phó chủ tịch Ba Cẩm, Ủy viên thƣ ký Tƣ (làm bánh mỳ, sau Tƣ đi học

cải tạo thì bà Nguyễn Thị Cảnh thay), Ủy viên quân sự Chín Nghị, phụ trách an

Page 79: PHƯỜNG TRUNG DŨNG HAI THỜI KỲ KHÁNG CHIẾN

79

ninh Tám Chích (Nguyễn Minh Ngọc), phụ trách thƣơng binh chị Út Hạnh (tháng

5 - 1976 giao lại cho Bảy Ngàn).

Ban nhân dân khóm hình thành. Khóm 1 gồm các ông Tƣ Trác, Tƣ Sen,

Nghiễn. Khóm 2 gồm Bảy Ngàn, Cần, Chƣ. Khóm 3 gồm Khuyên, Xê. Khóm 4

gồm Thuận, Phú, Chín Quang. Khóm 5 gồm Lâm, Ngân, Chín Minh (Cai). Khóm

6 gồm Ân, Bảy Lịnh, Sang. (Năm 1976, khóm 2 nhập với khóm 3, phƣờng còn 5

khóm. Nhƣng gần đây lại thêm khóm mới ở A.42 nên phƣờng lại có 6 ban dân

phố).

Đầu năm 1976, tỉnh Đồng Nai chính thức thành lập thì khu 4 đổi thành

phƣờng Trung Dũng, địa danh này đƣợc khai sinh kể từ đó.

Page 80: PHƯỜNG TRUNG DŨNG HAI THỜI KỲ KHÁNG CHIẾN

80

KẾT LUẬN

Nhân dân Việt Nam ta có truyền thống cao quý: dựng nƣớc và giữ nƣớc. Là

con cháu của những bậc tiên phong đi mở cõi, tạo dựng một vùng đất mới cho Tổ

quốc, ngƣời dân phƣờng Trung Dũng luôn luôn tiềm ẩn lòng yêu nƣớc biểu hiện

bằng hành động lao động cần cù, từng ngƣời, từng nhà đổ mồ hôi trên luống cày,

nhát búa… làm cuộc sống ngày càng ấm no hạnh phúc. Kíp đến khi có giặc xâm

lăng thì mọi ngƣời sẵn sàng đáp lời kêu gọi “quốc gia hƣng vong, thất phu hữu

trách”.

Trong hai cuộc kháng chiến vừa qua, phƣờng Trung Dũng liên tục là vùng

địch chiếm, là vùng địch kềm chặt. So sánh tƣơng quan lực lƣợng, chúng ta thấy

địch bao giờ cũng mạnh hơn ta tuyệt đối. Chúng có súng đạn tối tân, xe tăng, máy

bay… đủ loại. Bộ máy kềm kẹp của chúng tổ chức rất chặt chẽ, tƣởng nhƣ không

có gì có thể chống đối nổi. Chúng đổ vào vô số của cải vật chất với âm mƣu sâu xa

“tranh thủ trái tim, khối óc của dân”. Luận điệu tuyên truyền phản động của chúng

công khai phát suốt ngày đêm. Chúng đã dùng tất cả mọi thủ đoạn từ tàn bạo nhất

đến nham hiểm nhất, song không lừa gạt đƣợc mấy ngƣời. Số kẻ ở địa bàn phƣờng

Trung Dũng táng tận lƣơng tâm làm tay sai cho giặc có thể đếm trên đầu ngón tay.

Ngƣời dân phƣờng Trung Dũng, dù là gốc gác cố cựu hoặc đến vào các thời

điểm sau này, dù có phải làm việc cho chế độ cũ vì miếng cơm manh áo, dù có bị

giặc ép buộc cầm súng chống lại cách mạng đều hiểu rõ bản chất xâm lƣợc là phi

nghĩa, thật tâm chống lại nhân dân là tội lỗi - không thể tha thứ.

Chƣa từng đƣợc gặp Bác Hồ nhƣng ngƣời dân phƣờng Trung Dũng vẫn tin

tƣởng vào Ngƣời, tin tƣởng vào Chính phủ kháng chiến, tin vào Đảng do Ngƣời

sáng lập và lãnh đạo. Tin vào Bác Hồ và Đảng, ngƣời dân phƣờng Trung Dũng

cũng tin vào đội ngũ lãnh đạo cách mạng và hiểu rằng anh em hy sinh, chịu đựng

gian khổ vì lý tƣởng cao quý: độc lập, tự do, thống nhất Tổ quốc. Dân tin Đảng

nên dám chứa chấp, nuôi giấu, ủng hộ giúp đỡ cán bộ Đảng mà không nề gƣơm

súng, nhà tù, chết chóc do địch gây ra. Cán bộ Đảng hoạt động đƣợc là nhờ sự che

chở, đùm bọc của những cơ sở và dân thƣờng trong vùng địch kềm chặt. Trên địa

bàn phƣờng Trung Dũng có tới 90% gia đình có dính dáng ít nhiều với chế độ Sài

Gòn cũ, thế mà cán bộ ta vẫn hoạt động đƣợc, đó chính là lòng yêu nƣớc đã thúc

đẩy mỗi ngƣời dân vùng kềm chở che cho các anh chị. Dân tin Đảng, Đảng cũng

tin dân, đó là hai vế của quá trình chiến đấu gian khổ với kẻ thù mạnh hơn ta gấp

bội.

Page 81: PHƯỜNG TRUNG DŨNG HAI THỜI KỲ KHÁNG CHIẾN

81

Dân tin Đảng, Đảng tin dân, điều đó góp phần vào chiến thắng vĩ đại của

dân tộc. Ngày nay, trong hoàn cảnh xây dựng hòa bình, tình hình đã thay đổi, Cán

bộ, đảng viên trong phƣờng phải đi sát dân, nắm bắt tâm tƣ nguyện vọng của dân,

xóa bỏ tác phong quan cách, vì dân mà làm việc, thiết thực mang lại lợi ích cho

dân, đổi mới cách nhìn đối với dân. “Cán bộ là đầy tớ của nhân dân”.

Bài học ở các nƣớc Đông Âu cách nay trên dƣới mƣời năm còn nóng hổi.

Sức mạnh của Đảng bắt nguồn từ lòng tin của dân. Muốn đƣa phƣờng đi lên, cuộc

sống ngày càng ấm no, hạnh phúc, Đảng bộ phƣờng cần tạo đƣợc lòng tin của dân.

Đó là việc khó nhƣng chúng ta nhất định làm đƣợc.

Page 82: PHƯỜNG TRUNG DŨNG HAI THỜI KỲ KHÁNG CHIẾN

82

PHỤ LỤC

I. CÁC LIỆT SĨ

1 Huỳnh Văn Bạc

2 Nguyễn Văn Báo

3 Võ Văn Bừng

4 Nguyễn Phạm Bƣơng

5 Lê Trung Cang

6 Nguyễn Kim Cúc

7 Huỳnh Văn Đắc

8 Trịnh Đức

9 Lê Văn Hải

10 Phạm Văn Hoằng

11 Ngô Văn Hồng

12 Nguyễn Khắc Khoan

13 Lê Anh Việt

14 Hồ Văn Lèo

15 Lê Tấn Lợi

16 Trần Trọng Nhạc

17 Bạch Văn Nhân

18 Lê Thị Nhời

19 Huỳnh Trọng Nghĩa

20 Nguyễn Văn Oanh

21 Nguyễn Văn Quang

22 Ngô Văn Rồng

23 Huỳnh Xuân Sanh

24 Phạm Văn Sáu

25 Nguyễn Văn Tàng

26 Nguyễn Văn Thạch

27 Trƣơng Văn Thạch

28 Nguyễn Văn Thành

29 Phạm Thành Tiền

30 Phan Quý Toàn

31 Nguyễn Văn Truy

Page 83: PHƯỜNG TRUNG DŨNG HAI THỜI KỲ KHÁNG CHIẾN

83

32 Lƣ Văn Vân

33 Lƣơng Thị Xuyến.

II. CÁC BÀ MẸ VIỆT NAM ANH HÙNG

1. Bà Lƣơng Thị Thìn

2. Bà Nguyễn Thị Én

3. Bà Võ Thị Liếu

III. ANH HÙNG LỰC LƯỢNG VŨ TRANG NHÂN DÂN:

Đại tá Trần Công An

VI. CÁC THƯƠNG BINH:

1. Nguyễn Văn Ba

2. Nguyễn Công Bằng

3. Hồng Văn Đoàn

4. Nguyễn Hùng

5. Đào Văn Khế

6. Phan Bình Minh

7. Nguyễn Công Tòng

V. NHỮNG GIA ĐÌNH VÀ CÁ NHÂN CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG

1. Đoàn Văn Ân

2. Nguyễn Thị Bằng

3. Nguyễn Thị Cậy

4. Nguyễn Thị Dục

5. Tống Thị Đắng

Page 84: PHƯỜNG TRUNG DŨNG HAI THỜI KỲ KHÁNG CHIẾN

84

6. Lê Văn Đĩ

7. Nguyễn Thị Khéo

8. Châu Thị Ngọc Lại

9. Đoàn Văn Minh

10. Lê Văn Ngàn

11. Nguyễn Viết Nghìn

12. Trần Thị Nhị

13. Nguyễn Văn Sen

14. Nguyễn Thanh Sơn

15. Nguyễn Thị Thai

16. Trần Xuân Thời

17. Nguyễn Thị Thơm

18. Lê Thƣơng

19. Đỗ Thị Thƣờng

20. Quang Văn Út

21. Nguyễn Thị Xế

VI. ĐƯỢC TẶNG BẰNG CÓ CÔNG VỚI NƯỚC:

Ông Nguyễn Khắc Pha.

VII. ĐƯỢC TẶNG THƯỞNG HUÂN CHƯƠNG, HUY CHƯƠNG KHÁNG CHIẾN CÁC LOẠI:

1. Nguyễn Thị Chuyên

2. Nguyễn Thị Xế

Page 85: PHƯỜNG TRUNG DŨNG HAI THỜI KỲ KHÁNG CHIẾN

85

3. Đoàn Thị Minh

4. Lê Văn Đĩ và Trần Thị Hớn

5. Hồ Văn Ngôn

6. Nguyễn Văn Lịnh

7. Phạm Văn Cẩn

8. Nguyễn Thị Bằng

9. Trần Minh Châu

10. Quang Văn Út – Nguyễn Thị Khép

11. Nguyễn Thị Hạnh

12. Dƣơng Văn Bồi

13. Nguyễn Văn Lạc

14. Lâm Văn Để

15. Nguyễn Khắc Pha

16. Nguyễn Thị Hiếu

17. Nguyễn Thanh Sơn

18. Nguyễn Thị Thai

19. Đỗ Thị Thƣờng

20. Tống Thị Đáng

21. Trần Xuân Thới

22. Đoàn Văn Ân

23. Trần Văn Sang

Page 86: PHƯỜNG TRUNG DŨNG HAI THỜI KỲ KHÁNG CHIẾN

86

24. Nguyễn Thị Cậy

25. Lê Thƣơng

26. Lê Văn Ngàn

27. Nguyễn Văn Hợp

28. Võ Thành Ngôn

29. Nguyễn Thị Thơm

30. Phạm Kim Long

31. Nguyễn Văn Sử

32. Châu Thị Ngọc Lai

33. Lâm Văn Kim

34. Nguyễn Viết Nghìn

35. Trần Thị Thiệt

36. Lƣu Văn Lê

37. Lƣu Thoại Lang

38. Nguyễn Thị Cấn

39. Lâm Thị Năm

40. Huỳnh Văn Hoa

41. Nguyễn Văn Danh

42. Vũ Văn Mƣu

Page 87: PHƯỜNG TRUNG DŨNG HAI THỜI KỲ KHÁNG CHIẾN

87

CÁC KỲ ĐẠI HỘI ĐẢNG PHƯỜNG TRUNG DŨNG

- Năm 1976: Thành lập chi bộ lâm thời (có 11 đảng viên)

1. Đồng chí Hoàng Thanh – Bí thƣ

2. Đồng chí Huỳnh Văn Danh – Bí thƣ (thay đồng chí Thanh đi học)

- Năm 1979: Đại hội chi bộ (có 17 đảng viên)

1. Đồng chí Vũ Văn Liên – Bí thƣ

2. Đồng chí Nguyễn Văn Mạnh – Phó bí thƣ

3. Đồng chí Võ Kiên – Ủy viên

4. Đồng chí Dƣơng Hổ - Ủy viên

5. Đồng chí Nguyễn Văn Hƣơng – Ủy viên

- Năm 1982: Đại hội Đảng bộ (có 31 đảng viên)

1. Đồng chí Nguyễn Văn Mạnh – Bí thƣ

2. Đồng chí Vũ Đình Lầu – Phó bí thƣ

3. Đồng chí Võ Đình Ba – Ủy viên thƣờng vụ

4. Đồng chí Lê Vƣơng Ngọ - Ủy viên

5. Đồng chí Lê Thị Lý – Ủy viên

6. Đồng chí Lê Đình Trình – Ủy viên

7. Đồng chí Võ Kiên – Ủy viên

8. Đồng chí Hoàng Thị Nghên – Ủy viên

9. Đồng chí Nguyễn Thị Bảy – Ủy viên

Năm 1986: Đại hội Đảng bộ (có 52 đảng viên)

Page 88: PHƯỜNG TRUNG DŨNG HAI THỜI KỲ KHÁNG CHIẾN

88

1. Đồng chí Nguyễn Văn Thính - Bí thƣ

2. Đồng chí Lê Thị Lý - Phó bí thƣ

3. Đồng chí Bạch Văn Điểu - Phó bí thƣ

4. Đồng chí Đào Công Kép - Ủy viên Thƣờng vụ

5. Đồng chí Lê Văn Kỷ - Ủy viên Thƣờng vụ

6. Đồng chí Lê Văn Võ - Ủy viên

7. Đồng chí Lâm Sơn Cao - Ủy viên

8. Đồng chí Phạm Thị Tuyết - Ủy viên

9. Đồng chí Hoàng Hữu Bá - Ủy viên

10. Đồng chí Lê Đình Trình - Ủy viên

11. Đồng chí Nguyễn Công Bằng - Ủy viên

12. Đồng chí Nguyễn Thị Bảy - Ủy viên

13. Đồng chí Phạm Thị Danh – Ủy viên

Năm 1988: Đại hội Đảng bộ (có 53 đảng viên)

1. Đồng chí Lê Thị Lý – Bí thƣ

2. Đồng chí Bạch Văn Hiền – Phó bí thƣ

3. Đồng chí Đào Công Kép – Ủy viên Thƣờng vụ

4. Đồng chí Trần Gia Cát – Ủy viên

5. Đồng chí Lê Văn Kỷ - Ủy viên

6. Đồng chí Phan Thị Thu Hà – Ủy viên

7. Đồng chí Phạm Văn Phi – Ủy viên

Page 89: PHƯỜNG TRUNG DŨNG HAI THỜI KỲ KHÁNG CHIẾN

89

8. Đồng chí Lâm Sơn Cao – Ủy viên

9. Đồng chí Đỗ Thị Lan – Ủy viên

Năm 1992: Đại hội Đảng bộ (có 123 đảng viên)

1. Đồng chí Vũ Đình Phùng – Bí thƣ

2. Đồng chí Bạch Văn Hiền – Phó bí thƣ

3. Đồng chí Phan Thị Thu Hà – Ủy viên Thƣờng vụ

4. Đồng chí Lê Văn Kỷ - Ủy viên

5. Đồng chí Lâm Sơn Cao – Ủy viên

6. Đồng chí Phạm Văn Phi – Ủy viên

7. Đồng chí Lê Thị Lý – Ủy viên

8. Đồng chí Đỗ Thị Lan – Ủy viên

9. Đồng chí Phạm Thị Tuyết – Ủy viên

Năm 1994: Đại hội Đảng bộ (có 185 đảng viên)

1. Đồng chí Vũ Đình Phùng – Bí thƣ

2. Đồng chí Bạch Văn Hiền – Phó bí thƣ

3. Đồng chí Phan Thị Thu Hà – Ủy viên Thƣờng vụ

4. Đồng chí Lê Văn Kỷ - Ủy viên

5. Đồng chí Lâm Sơn Cao – Ủy viên

6. Đồng chí Nguyễn Ngọc Ánh – Ủy viên

7. Đồng chí Phạm Văn Phi – Ủy viên

8. Đồng chí Hồ Văn Hùng – Ủy viên

Page 90: PHƯỜNG TRUNG DŨNG HAI THỜI KỲ KHÁNG CHIẾN

90

9. Đồng chí Đặng Ngọc Tiến – Ủy viên

Năm 1996 - 2000: Đại hội Đảng bộ (có 212 đảng viên)

1. Đồng chí Vũ Đình Phùng – Bí thƣ

2. Đồng chí Phạm Thị Tuyết – Phó bí thƣ

3. Đồng chí Đặng Minh Hân – Ủy viên Thƣờng vụ

4. Đồng chí Nguyễn Ngọc Ánh – Ủy viên

5. Đồng chí Lê Văn Kỷ - Ủy viên

6. Đồng chí Hồ Văn Hùng – Ủy viên

7. Đồng chí Phạm Văn Phi – Ủy viên

8. Đồng chí Đỗ Xuân Nhƣơng – Ủy viên

9. Đồng chí Đặng Ngọc Tiến – Ủy viên

10. Đồng chí Đỗ Thị Lan – Ủy viên

11. Đồng chí Phan Thị Thu Hà – Ủy viên

Ghi chú: Đồng chí Phan Thị Thu Hà, Đồng chí Lê Văn Kỷ chuyển đi, bầu

bổ sung Ban Chấp hành 2 đồng chí:

1. Đồng chí Nho Văn Khánh.

2. Đồng chí Trƣơng Thị Phụng

Page 91: PHƯỜNG TRUNG DŨNG HAI THỜI KỲ KHÁNG CHIẾN

91

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU ................................................................................................................................ 3

PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................................. 4

KHÁI QUÁT VỀ PHƯỜNG TRUNG DŨNG THÀNH PHỐ BIÊN HÒA ............................... 4

PHẦN THỨ NHẤT ...................................................................................................................... 19

PHƯỜNG TRUNG DŨNG THỜI KHÁNG CHIẾN CHÍN NĂM .......................................... 19

PHẦN THỨ NHÌ .......................................................................................................................... 47

PHƯỜNG TRUNG DŨNG TRONG THỜI KỲ CHỐNG MỸ CỨU NƯỚC ......................... 47

KẾT LUẬN ................................................................................................................................... 80

PHỤ LỤC ...................................................................................................................................... 82

I. CÁC LIỆT SĨ ..................................................................................................................... 82

II. CÁC BÀ MẸ VIỆT NAM ANH HÙNG ................................................................................ 83

III. ANH HÙNG LỰC LƢỢNG VŨ TRANG NHÂN DÂN: ..................................................... 83

VI. CÁC THƢƠNG BINH: ........................................................................................................ 83

V. NHỮNG GIA ĐÌNH VÀ CÁ NHÂN CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG ................................. 83

VI. ĐƢỢC TẶNG BẰNG CÓ CÔNG VỚI NƢỚC: .................................................................. 84

VII. ĐƢỢC TẶNG THƢỞNG HUÂN CHƢƠNG, HUY CHƢƠNG KHÁNG CHIẾN CÁC LOẠI:

................................................................................................................................................... 84

CÁC KỲ ĐẠI HỘI ĐẢNG PHƢỜNG TRUNG DŨNG ............................................................ 87

Page 92: PHƯỜNG TRUNG DŨNG HAI THỜI KỲ KHÁNG CHIẾN

92

PHƢỜNG TRUNG DŨNG HAI THỜI KỲ KHÁNG CHIẾN

ĐẢNG UỶ PHƢỜNG TRUNG DŨNG

THÀNH PHỐ BIÊN HÒA

-----------------------------------------------------------------------------------

Chịu trách nhiệm xuất bản: Giám đốc Huỳnh Văn Tới

Tổng Biên tập: Đặng Tấn Hƣớng

Biên tập: Trần Thu Hằng

Bìa &Trình bày: Phú Trang

Sửa bản in: Y.T

----------------------------------------------------------------------------

In: 1.000 bản, khổ 13cmx19cm

In tại: Xƣởng in Chi nhánh NXB Giao thông vận tải.

Số đăng ký KHXB: 07 Ct-209/CXB

Cục xuất bản cấp ngày: 20/03/1999

Quyết định xuất bản số: 713 ngày 29/12/1999

In xong và nộp lƣu chiểu tháng 1 năm 2000.

-----------------------------------------------------------------------------------------

Nhà xuất bản tổng hợp Đồng Nai, số 4 Nguyễn Trãi, Tp Biên Hòa – Đồng

Nai

Điện thọai: (061) 822613- Ban Biên tập: (061) 825892

Ban Giám đốc: (061) 847884, Fax: 061.840031

EMAIL: [email protected]