16
Dự án: . . . . .IUCN TÀI LIỆU HỘI THẢO TÂP HUẤN VỀ FLEGT LÀM THẾ NÀO ĐỂ VIỆT NAM ĐÁP ỨNG NHU CẦU THỊ TRƯỜNG QUỐC TẾ ĐỐI VỚI CÁC SẢN PHẨM GỖ HỢP PHÁP TP Nam Định 8-10 tháng 10 năm 2009 Soạn thảo : Hoàng xuân Tý GreenField consulting Ltd. Tư vấn về rừng và môi trường

FlegT Lecture

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: FlegT Lecture

Dự án: . . . . .IUCN

TÀI LIỆU HỘI THẢO TÂP HUẤN VỀ FLEGT

LÀM THẾ NÀO ĐỂ VIỆT NAM ĐÁP ỨNG NHU CẦU THỊ TRƯỜNG QUỐC TẾ ĐỐI VỚI

CÁC SẢN PHẨM GỖ HỢP PHÁP

TP Nam Định 8-10 tháng 10 năm 2009

Soạn thảo : Hoàng xuân Tý

GreenField consulting Ltd.

Tư vấn về rừng và môi trường

Page 2: FlegT Lecture

Bài 1: Giới thiệu chung về FLEGT

1. FLEGT là gì? Ai đề xướng và nhằm mục đích gì?

2. Nội dung FLEGT bao gồm những gì?

3. Tại sao chúng ta quan tâm FLEGT ?

Câu hỏi thảo luận:

Câu 1: Sau khi hiểu rõ mục tiêu, nội dung của EU-FLEGT, anh/ chị thấy Việt nam được gì và mất gì

khi FLEGT-EU có hiệu lực? (Từ phía nhà nước, doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu đồ mộc,

lâm trường và nông dân trồng rừng . . . )

Câu 2: Việt Nam có nên tham gia không và bây giờ đã nên tham gia FLEGT chưa? Nếu tham gia thì

trách nhiệm của phía nhà nước, doanh nghiệp, người trồng rừng là gí?

Câu 3: Để có chứng chỉ gỗ hợp pháp của FLEGT, các khó khăn chính của Việt Nam sẽ là gì?

Câu 4: Nhận thức của cơ quan nhà nước, doanh nghiệp, công chúng về FLEGT ở mức độ nào ?

Phản ứng của doanh nghiệp xuất khẩu đồ mộc, người trồng rừng sẽ như thế nào nếu Việt

nam tham gia EU-FLEGT ?

Page 3: FlegT Lecture

1. FLEGT là gì ? Do ai đề xướng và nhằm mục đích gì?

FLEGT- Viết tắt của các từ tiếng Anh: Forest Law Enforcement, Governance and Trading)

FLEGT là gì và lý do ra đời? :

Là chương trình hành động của Liên minh Châu Âu - EU, nhằm ngăn chặn việc khai thác và buôn bán gỗ bất hợp pháp vào thị trường EU.

(Đừng nhầm lẫn FLEGT-EU với FLEG trong các tuyên bố Hội nghị Bộ trưởng BaLi và các vùng khác) c

Hậu quả của buôn bán gỗ bất hợp pháp là gì ?

Làm suy giảm môi trường toàn cầu và đa dạng sinh học.

Gây thiệt hại kinh tế lớn, khoảng 10 tỷ USD/năm.

Quan ngại của cộng đồng quốc tế và quá trình ra đời của FLEGT-EU :

Hội nghị Bộ trưởng G8 năm 1998 với “Chương trinh hành động lâm nghiệp”.

Hội nghị thượng đỉnh về Phát triển bền vững (Yohannesburg 1998) EC cam kết chống buôn bán gỗ bất hợp pháp.

EU chính thức khởi xướng FLEGT tháng 5/ 2003.

Các sáng kiến ủng hộ khác như WB/ FLEG tuyên bố Bali/ của vùng Đông nam Á, Châu Phi, bắc Á & Châu Âu, chính sách mua sẵm công xanh tại nhiều nước EU.

Page 4: FlegT Lecture

1. FLEGT là gì? (tiếp theo 1)

Hiện trạng của FLEGT:

Mới bắt đầu đàm phán từ 2006.

Có 4 nước ngoài EU có thể là thành viên tự nguyện vào 2009. (Gana, Công gô, Malaysia…)

Tình hình đàm phán tham gia FLEGT hiện nay ra sao?

Thống nhất được với Ghana: Tháng 9.2008.

Thống nhất được với Malaysia và Cameroon: Cuối 2008 – đầu 2009.

Thống nhất được với Congô: Tháng 4.2009.

Đang triển khai đàm phán với Indonesia…, đã hoàn thiện hệ thống “Đảm bảo tính pháp lý”.

Bắt đầu đàm phán với Liberia, CAR, Gabon… vào cuối năm 2008.

Gỗ được cấp phép FLEGT đầu tiên được dự kiến là giữa năm 2010 ?

Page 5: FlegT Lecture

2. Các hoạt động hỗ trợ chính của FLEGT / EU là gì?

2.1. Hỗ trợ cho các nước sản xuất gỗ.

2.2. Khuyến khích buôn bán gỗ hợp pháp.

2.3. Thúc đẩy chính sách mua sắm công xanh.

2.4. Hỗ trợ các sáng kiến của khu vực tư nhân.

2.5. Bảo vệ các nguồn tài trợ và đầu tư.

2.6. Thúc đẩy sử dụng pháp luật hiện có/ hay thông qua luật mới để hỗ trợ cho FLEGT.

2.7. Giải quyết các vấn đề liên quan tranh chấp gỗ.

Page 6: FlegT Lecture

2.1. Hỗ trợ các nước sản xuất gỗ về tài chính, kỹ thuật nhằm:

Cải tiến quản trị rừng và cơ chế xác nhận đáng tin cậy trong thực thi Luật LN.

Cải thiện chính sách qua xây dựng luật và hướng dẫn dưới luật cho phù hợp ở các nước liên quan.

Tăng công khai minh bạch và chia sẻ thông tin giữa các quốc gia buôn bán gỗ.

Xây dựng năng lực cho thể chế quản lý mới.

Đẩy mạnh việc quản lý rừng dựa vào cộng đồng.

2.2. Khuyến khích buôn bán gỗ hợp pháp.

Với đối tác xuất gỗ vào EU: Thông qua hiệp định đối tác tự nguyện (VPA)

- Cải thiện quản lý rừng bền vững (nhờ áp dụng các công cụ hiệu quả hơn trong thực thi Luật)

- Cải thiện khả năng tiếp cận thị trường và nguồn vốn phát triển từ các nước EU,

- Tăng thu nhập cho chính phủ các nước đối tác.

Hợp tác nhiều bên (với các nước xuất gỗ chủ yếu).

- Đối thoại với các quốc gia nhập khẩu gỗ chủ yếu ( Mỹ, Nhật, Trung quốc).

- Củng cố các hiệp định đối tác chiến lược nhằm chống buôn bán gỗ bất hợp pháp.

Page 7: FlegT Lecture

2.3. Thúc đẩy chính sách mua sắm công xanh/ bền vững:

Mua sắm công chiếm tỷ trọng 30-50% ở nước phát triển và 60-70% ở nước đang phát triển. (WB)

FLEGT thúc đẩy chính sách “mua sắm công bền vững” về môi trường và xã hội,

Sản phẩm gỗ trong mua sẵm công phải là “sản phẩm xanh”, có nguồn gốc hợp pháp.

Hiện có 6 nước EU đã thục hiện chính sách này (Pháp, Đức, Hà lan, Bỉ, Anh, Đan mạch)

2.4. Hỗ trợ các sáng kiến của khu vực tư kinh tế nhân.

Phát triển tiêu chuẩn quản lý phù hợp luật pháp.

Cải tiến “chuổi hành trình sản phẩm“ gỗ. (CoC)

Áp dụng tiêu chí “Trách nhiệm doanh nghiệp” đối với môi trường và xã hội.

EC đã hỗ trợ “Mạng lưới buôn bán gỗ toàn cầu” và “Chương trình hành động gỗ nhiệt đới”

2.5. Bảo vệ các nguồn tài trợ và đầu tư.

Khuyến khích Ngân hàng ưu tiên các dự án đầu tư liên quan cung cấp gỗ bền vững.

Chống các đầu tư sẽ kéo theo sự gia tăng phá rừng bất hợp pháp.

Page 8: FlegT Lecture

2.6. Sử dụng công cụ pháp luật hiện có/ hay thông qua luật mới:

EU đang xem xét để vận dụng các công cụ pháp luật hiện có sau đây cho FLEGT:

Luật chống rửa tiền.

Công Ước chống buôn bán các loài bị đe dọa (CITES)

Luật chống hối lộ / cấp phép cho gỗ lậu.

EU dự kiến xây dựng các bộ luật bao trùm về buôn bán gỗ phi pháp mà chưa được đề cập trong

hiệp định Đối tác Tình nguyện (VPA)

2.7. Giải quyết các vấn đề liên quan tranh chấp gỗ. (Gỗ liên quan vùng nội chiến, mâu thuẫn

sắc tộc)

Phát triển định nghĩa “gỗ tranh chấp” thiết thực hơn.

Nhận thức rõ hơn trong các chương trình phát triển.

Tìm mối quan hệ giữa lâm nghiệp và gỗ tranh chấp.

Page 9: FlegT Lecture

3. Tại sao Việt nam quan tâm FLEGT ?

Vì lợi ích thương mại trước mắt và lâu dài:

Triển vọng lớn trong xuất khẩu sản phẩm gỗ ở Việt Nam.

- Tăng trưởng rất nhanh vì có nhiều lợi thế về lao động.

- 2,8 tỷ USD năm 2008 và dự kiến lên 5 tỷ USD vào năm 2015 (xem hình H1).

- Tạo ra nhiều việc làm, thu ngoại tệ lớn và ít gây ô nhiễm môi trường.

Thị trường đồ gỗ Việt nam là EU và Bắc Mỹ, nơi hàng rào chống gỗ lậu đang được dựng lên.

- Hàng đồ mộc vào châu Âu phải có chứng chỉ FLEGT từ 2010.

- Đạo luật “Lacey Act” sửa đổi 2008 của Hoa Kỳ bắt buộc khai báo xuất xứ và chứng minh sản phẩm gỗ nhập khẩu vào Hoa kỳ là hợp pháp.

- Gần 80% đồ mộc của Việt nam được xuất khẩu cho EU và Bắc Mỹ.

- Chính sách mới của Úc về chống buôn bán gỗ khai thác bất hợp pháp năm 2009

Tăng lợi thế cạnh tranh.

- Nhiều đối thủ cạnh tranh đồ mộc với Việt nam đều có nguyên liệu trong nước dồi dào (Indonesia, Malaysia, Congo).

- Các nước này đang đàm phán FLEGT-EU và có thể là thành viên chỉ trong vài năm tới.

- Đứng ngoài FLEGT sẽ mất lợi thế cạnh tranh trong tương lai rất gần.

Page 10: FlegT Lecture

3. Tại sao Việt nam quan tâm FLEGT ? (tiếp theo1)

Hạn chế được khai thác gỗ lậu trong nước và bảo vệ môi trường.

Nhờ hệ thống truy xuất nguồn gôc gỗ và cơ chế giám sát độc lập.

Tăng tính công khai minh bạch trong quản lý rừng.

Khuyến khích dân trồng rừng để có đủ gỗ hợp pháp làm hàng xuất khẩu.

- Trong nước hiện đang thiếu gỗ nghiêm trọng.

- Khoảng 80% nhu cầu gỗ cho hàng xuất khẩu được nhập từ bên ngoài.

- Khi đồ gỗ xuất khẩu buộc phải có chứng chỉ FLEGT thì giá gỗ rừng trồng tăng và khuyến khích

được nghề rừng.

Nâng cao năng lực quản lý rừng của nhà nước.

- “Hệ thống đảm bảo tính hợp pháp” của gỗ và “truy xuất nguồn gốc gỗ” của FLEGT sẽ góp

phần quan trọng cho bảo vệ rừng và thực hiện Luật Lâm nghiệp trong nước.

- Các thành viên hiệp định VPA sẽ được hỗ trợ nâng cao năng lực và ưu đãi khác.

Khởi động chiến lược “sản phâm xanh” và nâng uy tín quốc tế của Chính phủ.

- Sản xuất và tiêu thụ “sản phẩm xanh” thân thiện với môi trường đang là chiến lược trong phát

triển bền vững.

- Mua sắm công xanh là một biện pháp phát triển bền vững về môi trường và xã hội mà nhiều

quốc gia đã và đang đẩy mạnh.

- Thực hiện cam kết của FLEGT là khởi đầu cho các chiến lược này.

Page 11: FlegT Lecture

Kế hoạch xuất khẩu sản phẩm từ gỗ của

Việt nam

0

1

2

3

4

5

6

7

8

2004 2005 2006 2007 2008 2010 2020

Tỷ Đ

ô-La

Page 12: FlegT Lecture

1,0541,517 1,904

2,3642,837

4,085

7,517

10,544

44% 26% 24% 20% 20% 10% 7%-

2,000

4,000

6,000

8,000

10,000

12,000

2004 2005 2006 2007 2008 2010 2015 2020

Furniture Export (Million USD) Growth rate (%)

DỰ BÁO XUẤT KHẨU ĐỒ MỘC VIỆT NAM

Page 13: FlegT Lecture

Gỗ tròn nhập nội tại các xưởng chế biến gỗ tỉnh Bắc Ninh (photo 1/3/2009)

Page 14: FlegT Lecture

Công nghiệp gỗ Việt Nam có thể phải đương đầu với

Luật chống bán phá giá của Hoa Kỳ

Page 15: FlegT Lecture

Nguy cơ thương mại do gỗ không có chứng chỉ

Page 16: FlegT Lecture

Cảm ơn !!!