35
Khoa Kinh tế Đối ngoi Lp K15402 TIU LUN HC PHN GIAO DỊCH THƢƠNG MẠI QUC TĐỀ TÀI 6: JOINT VENTURE, TURKEY OPERATION, FDI, WHOLLY OWNED SUBSIDIARY Lp K15402, NHÓM SKY Tp. HChí Minh, ngày 28 tháng 03 năm 2017

JOINT VENTURE, TURKEY OPERATION, FDI, WHOLLY – OWNED SUBSIDIARY

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: JOINT VENTURE, TURKEY OPERATION, FDI, WHOLLY – OWNED SUBSIDIARY

Khoa Kinh tế Đối ngoại

Lớp K15402

TIỂU LUẬN HỌC PHẦN GIAO DỊCH THƢƠNG MẠI QUỐC TẾ

ĐỀ TÀI 6: JOINT VENTURE, TURKEY OPERATION,

FDI, WHOLLY – OWNED SUBSIDIARY

Lớp K15402, NHÓM SKY

Tp. Hồ Chí Minh, ngày 28 tháng 03 năm 2017

Page 2: JOINT VENTURE, TURKEY OPERATION, FDI, WHOLLY – OWNED SUBSIDIARY

Khoa Kinh tế Đối ngoại

Lớp K15402

TIỂU LUẬN HỌC PHẦN GIAO DỊCH THƢƠNG MẠI QUỐC TẾ

ĐỀ TÀI 6: JOINT VENTURE, TURKEY OPERATION,

FDI, WHOLLY – OWNED SUBSIDIARY

Lớp K15402, NHÓM SKY

Tp. Hồ Chí Minh, ngày 28 tháng 03 năm 2017

Page 3: JOINT VENTURE, TURKEY OPERATION, FDI, WHOLLY – OWNED SUBSIDIARY
Page 4: JOINT VENTURE, TURKEY OPERATION, FDI, WHOLLY – OWNED SUBSIDIARY

1

DANH SÁCH THÀNH VIÊN SKY GROUP

STT Họ và tên MSSV

1 Nguyễn Công Đạt K154020095

2 Lê Kim Hoàng K154020104

3 Nguyễn Thu Hồng K154020105

4 Võ Thị Thanh Ngân K154020125

5 Phan Thị Ngâu K154020126

6 Huỳnh Minh Phân K154020132

7 Huỳnh Thanh Phong K154020137

8 Nguyễn Phúc Thắng K154020151

9 Ninh Việt Trí K154020166

Page 5: JOINT VENTURE, TURKEY OPERATION, FDI, WHOLLY – OWNED SUBSIDIARY

2

Lời nói đầu.

Sau hơn 30 năm thực hiện chính sách “Đổi mới”, Việt Nam đã đạt được nhiều

thành tựu quan trọng, từng bước hội nhập khu vực và thế giới. Trong thành tựu trên

lĩnh vực kinh tế, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đóng vai trò quan trọng, trở thành

một trong những động lực tăng trưởng kinh tế đất nước.1 Cùng với nhiều tác động tích

cực tới kinh tế và sự phát triển bền vững của đất nước, FDI cũng có những tác động

tiêu cực đến nền kinh tế: ảnh hưởng đến lượng ngoại hối, giảm đóng góp vào nguồn

thu thuế; có khi biệt lập với các ngành sản xuất trong nước, do đó không có những

hiệu ứng lan truyền có lợi về phổ biến công nghệ sản xuất, quản lý và marketing; có

thể đẩy các nhà sản xuất trong nước vào cuộc cạnh tranh không cân sức; có nguy cơ bị

biến thành bãi rác công nghiệp.

Thực trạng này đặt ra cho Việt Nam những bài toán lớn từ vấn đề luật pháp,

chính sách, quy hoạch lãnh thổ, ngành nghề, kết cấu hạ tầng, nguồn nhân lực, công tác

giải phóng mặt bằng, phân cấp trong quản lý FDI, môi trường... để khai thác lợi thế

cũng như hạn chế những tác động tiêu cực của FDI khi Việt Nam ngày càng hội nhập

sâu rộng vào nền kinh tế thế giới.

Với mục tiêu nghiên cứu phục vụ cho quá trình học tập, lao động và phổ biến

kiến thức về đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, thông qua quá trình lao động miệt mài

ngày đêm, tập thể tác giả cho ra đời bài viết này.

Trong bài phạm vi bài viết này, chúng tôi, tập thể SKY Group, lớp K15402, đi

vào phân tích các loại hình doanh nghiệp thuộc hình thức doanh nghiệp có vốn đầu tư

nước ngoài. Bài viết gồm 6 chương:

Chương I: Tổng quan về tình hình đầu tư nước ngoài vào Việt Nam sau 30 năm

“Đổi mới” (1986-2016); do Nguyễn Phúc Thắng trình bày.

Chương II: Công ty Liên doanh; do Hoàng Minh Nhân, Nguyễn Thu Hồng trình

bày.

Chương III: Hợp đồng chìa khóa trao tay; do Ninh Việt Trí, Huỳnh Thanh

Phong trình bày.

Chương IV: Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài; do Võ Thị Thanh Ngân, Phan

Thị Ngâu trình bày.

Chương V: Đầu tư trực tiếp nước ngoài; do Lê Kim Hoàng, Nguyễn Công Đạt

trình bày.

Chương VI: Tổng kết; do Nguyễn Phúc Thắng trình bày.

1 Trích Ngô Văn Cương: Tạp chí Lí luận Chính trị số 7- 2015,

nguồn Internet: http://lyluanchinhtri.vn/home/index.php/thuc-tien/item/1369-dau-tu-truc-tiep-

nuoc-ngoai-tai-viet-nam-hien-nay.html

Page 6: JOINT VENTURE, TURKEY OPERATION, FDI, WHOLLY – OWNED SUBSIDIARY

3

Mục lục:

Danh sách thành viên nhóm tác giả_______________________________01

Lời nói đầu__________________________________________________02

Chương I: Tổng quan về tình hình đầu tư nước ngoài vào Việt Nam sau 30 năm

“Đổi mới” (1986-2016_________________________________________04

Chương II: Công ty Liên doanh__________________________________07

Chương III: Hợp đồng chìa khóa trao tay___________________________14

Chương IV: Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài____________________18

Chương V: Đầu tư trực tiếp nước ngoài_____________________________23

Chương VI: Tổng kết___________________________________________30

Page 7: JOINT VENTURE, TURKEY OPERATION, FDI, WHOLLY – OWNED SUBSIDIARY

4

Chƣơng I: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH ĐẦU TƢ NƢỚC NGOÀI

VÀO VIỆT NAM SAU 30 NĂM “ĐỔI MỚI”

1. Những con số biết nói1

Đại hội VI của Đảng tháng 12/1986 đã mở ra một giai đoạn mới trong lịch sử phát

triển đất nước theo kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc

tế. Sự kiện này cũng kết thúc giai đoạn 10 năm sau khi đất nước thống nhất với nhiều

thử nghiệm về cơ chế, chính sách kinh tế và những cuộc cải cách không thành công,

vượt qua hai cuộc chiến tranh biên giới tuy thời gian không dài nhưng gây tổn thất về

người và của không hề nhỏ, làm nổi lên vấn đề lợi ích dân tộc và việc bảo đảm an

ninh đất nước ở một khu vực đầy nhạy cảm trong thế giới đang biến động khó lường

trước.

Tuy vậy, từ 1987 đến 1990, cuộc khủng khoảng kinh tế- xã hội vẫn diễn biến đến

mức trầm trọng, “cả nước làm không đủ ăn”, lạm phát phi mã, mỗi năm phải nhập

khẩu khoảng hai triệu tấn lương thực, toàn bộ xăng dầu, phần lớn sắt thép, phân bón

và nguyên liệu.

Từ 1991 đến nay, mặc dù nước ta phải đổi mặt với hai cuộc khủng hoảng khu vực

và thế giới, và hiện vẫn còn nhiều vấn đề đã được phát hiện cần giải quyết nhưng đã

tăng trưởng với tốc độ cao và thu được những thành tựu quan trọng.

Có thể khẳng định điều này qua một vài số liệu kinh tế tổng hợp. Đó là GDP bình

quân đầu người năm 1991 là 188 USD thuộc nhóm thấp nhất, năm 2011 là 1.260

USD, gia nhập nhóm nước có thu nhập trung bình (thấp) của thế giới, năm 2016 là

2.050 USD, bằng 10,9 lần năm 1991.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế giai đoạn 1991- 2016 trung bình gần 7%/năm, có 3 năm

trên 7%, 7 năm trên 8% và 2 năm trên 9%; có hai giai đoạn 6 năm liên tiếp 1992-

1997 và 2002- 2007 đạt được tốc độ tăng trưởng trên 7%.

Kim ngạch ngoại thương năm 1991 là 5.156,4 triệu USD, trong đó xuất khẩu là

2.087,1 triệu USD, các con số tương ứng năm 2000 là 30.119 triệu USD và 14.482,7

triệu USD, năm 2016 là 333 tỷ USD và 167,83 tỷ USD, bằng 60,38 lần và 80,41 lần

năm 1991.

Từ 1991 đến 2016, nước ta đã tiếp nhận được nguồn vốn quốc tế khá lớn, trong đó

vốn đầu tư nước ngoài thực hiện khoảng 165 tỷ USD, chiếm khoảng 22% tổng vốn

đầu tư xã hội.

Những con số thống kê đã nói rất rõ thành tựu của công cuộc đổi mới và hội nhập

quốc tế, làm cho tiềm lực kinh tế của đất nước tăng lên gấp nhiều lần. Chúng ta đã có

trên 650 nghìn doanh nghiệp trong nước, hơn 20 nghìn doanh nghiệp FDI, đã xuất

hiện những doanh nghiệp được xếp hạng trong khu vực. Một đội ngũ lao động được

đào tạo và rèn luyện trong môi trường cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc

tế.

1 Những số liệu trong phần này được lấy từ website của Tổng cục Thống kê Việt Nam,

http://gso.gov.vn/default.aspx?tabid=217

Page 8: JOINT VENTURE, TURKEY OPERATION, FDI, WHOLLY – OWNED SUBSIDIARY

5

Những kinh nghiệm tích lũy được trong ba thập niên chuyển hướng theo kinh tế thị

trường đã bảo đảm cho chúng ta có thể đưa đất nước tiến lên những nấc thang cao

hơn.

2. Trăn trở và kỳ vọng1

Khẳng định thành tựu kinh tế- xã hội rất đáng khích lệ của công cuộc đổi mới và

hội nhập quốc tế, nhiều người có tâm huyết vẩn băn khoăn khi nhìn sang những nước,

vùng lãnh thổ đã làm nên “sự thần kỳ Đông Á”.

Cuốn sách của Angus Maddison: “Kinh tế thế giới- Một thiên niên kỷ phát triển” 2đã cung cấp những tư liệu về kinh tế của các nước trong thế kỷ XX. Con số thống kê

của 23 năm đầu (1950-1973) công nghiệp hóa của một số nền kinh tế Đông Á có thể

so sánh với tình hình phát triển kinh tế Việt Nam từ 1991 đến 2016 để gợi ra một số

vấn đề đáng suy ngẫm.

Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm trong thời kỳ 1950-1973 của Nhật

Bản là 9,29%, của Hồng Công là 8,13%, của Đài Loan là 9,81%, của Hàn Quốc là

8,13% và của Singapore là 7,93%.

GDP bình quân đầu người của Nhật Bản năm 1950 là 1.926 USD (quy đổi theo tỷ

giá hối đoái sức mua tương đương - PPP), năm 1973 là 11.439 USD. Các con số

tương ứng của Hồng Công là 2.218 và 7.104, của Đài Loan là 936 và 4.117, của Hàn

Quốc là 770 và 2.841 và của Singapore là 938 và 4.117.

Cũng như Việt Nam, các nền kinh tế này phát triển trong điều kiện không mấy

thuận lợi khi bắt đầu vào vạch xuất phát. Chưa tính đến hiệu quả kinh tế-xã hội của

tăng trưởng được thế hiện bằng hệ số sử dụng vốn đầu tư-ICOR, giá trị gia tăng, năng

suất lao động tổng hợp mà một số công trình nghiên cứu đã coi là nhược điểm lớn của

Việt Nam, chúng tôi chỉ nhấn mạnh đến tốc độ tăng trưởng 7%/năm của nước ta trong

26 năm, thấp hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng của nhiều nước trong giai đoạn đầu

công nghiệp hóa.

Trên thực tế trong 26 năm, nước ta đã có 9 năm đạt được mức tăng trưởng trên

8%, cao nhất là 9,45%; từ đó có thể khẳng định tiềm năng để tăng trưởng cao hơn

mức trung bình 7% là khá lớn, vấn đề là làm thế nào để khai thác tối đa tiềm năng đó.

Trong khuôn khổ một bài báo, chúng tôi muốn lưu ý việc nước ta đã lãng phí khá

nhiều thời gian để hoàn thiện thể chế và điều hành kinh tế vĩ mô khi nhiều vấn đề

quan trọng đã được đặt ra nhưng lại giải quyết chậm. Có thể kể ra vài ví dụ điển hình.

Mất 10 năm sau khi đất nước thống nhất mới đoạn tuyệt được cơ chế kinh tế dẫn

đến tình trạng “cả nước làm không đủ ăn”. Khi đã lựa chọn phát triển kinh tế thị

trường năm 1986 thì 14 năm sau đó mới chuyển được từ tư duy người dân và doanh

1 Một số nội trong phần này được trích dẫn từ bài viết Năm 2016 đánh dấu 30 năm đổi mới và

hội nhập của đất nước cũng là năm có nhiều chuyển động mạnh mẽ với quyết tâm xây dựng

Chính phủ liêm chính, kiến tạo, phục vụ, hành động của GS.TSKH. Nguyễn Mại, đăng tải

trên website của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam VCCI, ngày 03/01/2017 2 của Angus Maddison: “Kinh tế thế giới- Một thiên niên kỷ phát triển”, NXB Chính trị Quốc

gia

Page 9: JOINT VENTURE, TURKEY OPERATION, FDI, WHOLLY – OWNED SUBSIDIARY

6

nghiệp được hành nghề “khi nhà nước cho phép” sang “ khi luật pháp không cấm” thể

hiện tại Luật Doanh nghiệp năm 2000, từ đó đã có trên 600 nghìn doanh nghiệp tư

nhân ra đời.

Chủ trương cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước đã bắt đầu từ 1995 đến nay nhưng

vẫn còn rất nhiều việc phải làm. Khoa học và giáo dục được coi là quốc sách hàng đầu

nhưng nhiều nhược điểm cố hữu vẫn kéo dài. Cải cách nền hành chính quốc gia đã

được bắt đầu từ thời cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt nhưng vẫn cần tiếp tục cải cách mạnh

mẽ, quyết liệt hơn.

Nằm trong khu vực phát triển năng động nhất thế giới, Việt Nam cần tận dụng lợi

thế về thông tin của nước công nghiệp hóa chậm hơn, đẩy nhanh hơn đổi mới tư duy

để tiếp cận với lý thuyết phát triển hiện đại, trong đó “tri thức cũng mang đặc điểm

kinh tế đặc thù giữ vai trò là điều kiện tiên quyết đối với hoạt động đổi mới”; “công

nghệ nước ngoài và hoạt động R&D trong nước là các nhân tố hỗ trợ lẫn nhau trong

chiến lược phát triển quốc gia” và “những ý tưởng mới là nguồn lực quan trọng tạo

động lực cho tiến bộ kinh tế, bởi xét theo tính phi cạnh tranh của nó thì ý tưởng là

nguồn lực quan trọng nhất không bị suy kiệt” 1.

Năm 2016 được mở đầu bằng Đại hội XII của Đảng, tiếp đó là bầu Quốc hội và

Hội đồng nhân dân các cấp, thành lập Chính phủ mới và các cơ quan hành chính địa

phương. Chúng ta vẫn còn nhiều việc phải làm, nhất là cải cách bộ máy nhà nước và

thay đổi tư duy và hành động của công chức nhà nước - đang là trở lực chính trên con

đường xây dựng Chính phủ kiến tạo.

Đúng 30 năm sau ngày khởi đầu công cuộc đổi mới, những ý tưởng và hành động

về Chính phủ kiến tạo, liêm chính, phục vụ được thể hiện, triển khai nhất quán trong 9

tháng vừa qua đã tạo chuyển động theo hướng tích cực, tạo niềm tin cho người dân và

doanh nghiệp. Có cơ sở để tin rằng, chúng ta có thể đẩy nhanh tốc độ và giảm thiểu

thời gian thực hiện từng chủ trương, giải pháp để đạt được những mục tiêu kinh tế- xã

hội đã đề ra, xích lại gần và tiến tới đuổi kịp trình độ phát triển của những nước tiên

tiến trong khu vực.

1 Indermit Gill và Homi Kharas: Đông Á phục hưng - Ý tưởng phát triển kinh tế, Nxb Thông

tin, 2007

Page 10: JOINT VENTURE, TURKEY OPERATION, FDI, WHOLLY – OWNED SUBSIDIARY

7

Chƣơng II: CÔNG TY LIÊN DOANH ( JOINT VENTURE )

“ Joint Ventures and Alliances can deliver more shareholder value than Mergers

and Acquisitions can, but getting them off the ground can trip you up in

unpredictable ways”6 --- Harvard Business Review

1. Khái niệm:

Hiện nay Liên doanh được coi là một trong những hình thức, một biện pháp bảo vệ

hiệu quả khi thâm nhập vào một thị trường mới. Nếu tại thị trường đó hạn chế đầu tư

từ nước ngoài thì, chỉ có liên doanh mới giúp cho doanh nghiệp của bạn tiếp cận thị

trường. Trong đó các cổ đông có tỉ lệ góp vốn khác nhau, vị trí của các thành viên

được đánh giá qua tỉ lệ góp vốn. Vậy công ty liên doanh là gì?

Công ty liên doanh 7 là Công ty do hai bên hoặc nhiều bên hợp tác thành lập tại Việt

Nam trên cơ sở hợp đồng liên doanh hoặc hiệp định ký kết giữa Chính phủ nước cộng

6 Tạm dịch là: Các liên doanh và liên minh có thể mang lại nhiều giá trị cho cổ đông hơn việc

hợp nhất và sáp nhập có thể, nhưng làm cho họ rơi xuống dốc, có thể khiến bạn gặp nhiều

khó khăn.

7 Theo khoản 7, Điều 2 Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam ban hành ngày 12/11/1996

Page 11: JOINT VENTURE, TURKEY OPERATION, FDI, WHOLLY – OWNED SUBSIDIARY

8

hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam với hoặc Công ty có vốn đầu tư hợp tác với Công ty

Việt Nam, hoặc Công ty liên doanh hợp tác với nhà đầu tư nước ngoài trên cơ sở hợp

đồng liên doanh.

-

Công ty liên doanh được thành lập theo hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn.

Mỗi bên liên doanh chịu trách nhiệm trong phạm vi phần vốn cam kết góp vào vốn

pháp định của Công ty. Công ty liên doanh có tư phương pháp pháp nhân theo pháp

luật Việt Nam, được thành lập và hoạt động kể từ ngày được cấp Giấy phép đầu tư.

Như vậy các đối tác trong liên doanh doanh với nước ngoài bao gồm:

Một bên Việt Nam và một bên nước ngoài

Một bên Việt Nam và nhiều bên nước ngoài

Nhiều bên Việt Nam và 1 bên nước ngoài

Nhiều bên Việt Nam và nhiều bên nước ngoài

Theo Luật đầu tư nước ngoài thì doanh nghiệp liên doanh được tổ chức dưới dạng

công ty TNHH hoặc chuyển hoá thành công ty cổ phần. Thời gian hoạt động của

doanh nghiệp liên doanh không quá 50 năm trong trường hợp đặc biệt không quá 70

năm.

Vốn pháp định của doanh nghiệp liên doanh ít nhất phải bằng 30% vốn đầu tư. Đối

với các dự án xây dựng công trình kết cấu hạ tầng, dự án đầu tư vào địa bàn khuyến

khích đầu tư, dự án trồng rừng, dự án quy có quy mô lớn, tỷ lệ này có thể thấp hơn,

nhưng không dưới 20% vốn đầu tư và phải được cơ quan cấp giấy phép đầu tư chấp

thuận. Tỷ lệ góp vốn của bên hoặc các bên liên doanh nước ngoài do các bên liên

doanh thoả thuận, nhưng không được thấp hơn 30% vốn pháp định của doanh nghiệp

liên doanh. Căn cứ vào lĩnh vực kinh doanh, công nghệ, thị trường, hiệu quả kinh

doanh và các lợi ích kinh tế - xã hội khác của dự án, Cơ quan cấp giấy phép đầu tư có

thể xem xét cho phép bên liên doanh nước ngoài có tỷ lệ góp vốn thấp hơn, nhưng

không dưới 20% vốn pháp định. Đặc điểm nổi bật của doanh nghiệp liên doanh là có

Page 12: JOINT VENTURE, TURKEY OPERATION, FDI, WHOLLY – OWNED SUBSIDIARY

9

sự phối hợp cùng góp vốn đầu tư sản xuất kinh doanh của các nhà đầu tư nước ngoài

và các nhà đầu tư Việt Nam. Tỷ lệ góp vốn của mỗi bên sẽ quyết định tới mức độ

tham gia quản lý doanh nghiệp, tỷ lệ lợi nhuận được hưởng cũng như rủi ro mỗi bên

tham gia liên doanh phải gánh chịu.

2. Ví dụ:

a) Công ty Honda Việt Nam8

Được thành lập vào năm 1996, công ty Honda Việt Nam là liên doanh giữa Công ty

Honda Motor (Nhật Bản), Công ty Asian Honda Motor (Thái Lan) và Tổng Công ty

Máy Động Lực và Máy Nông nghiệp Việt Nam với 2 ngành sản phẩm chính: xe máy

và xe ô tô. Sau gần 20 năm có mặt tại Việt Nam, Honda Việt Nam đã không ngừng

phát triển và trở thành một trong những công ty dẫn đầu trong lĩnh vực sản xuất xe

gắn máy và nhà sản xuất ô tô uy tín tại thị trường Việt Nam.

8 là liên doanh giữa Công ty Honda Motor (Nhật Bản), Công ty Asian Honda Motor (Thái

Lan) và Tổng Công ty Máy Động Lực và Máy Nông nghiệp Việt Nam

Page 13: JOINT VENTURE, TURKEY OPERATION, FDI, WHOLLY – OWNED SUBSIDIARY

10

b) Công ty TNHH Nhà Máy Bia Việt Nam9

Nhà Máy Bia Heineken Việt Nam là liên doanh giữa Tổng Công ty Thương Mại Sài

Gòn (Satra - 40%) và Heineken Asia Pacific (60%). Từ nhiều năm qua, VBL được

biết đến như là một trong những công ty liên doanh hoạt động hiệu quả tại Việt Nam,

một đơn vị tích cực trong các hoạt động xã hội và phát triển giáo dục và luôn đi đầu

trong công tác bảo vệ môi trường.

c) Công ty TNHH Dầu thực vật Cái Lân10

Công ty TNHH Dầu thực vật Cái Lân (CALOFIC) là công ty liên doanh giữa Tổng

công ty Công Nghiệp Dầu thực vật Việt Nam (VOCARIMEX), trực thuộc Bộ Công

thương và Tập đoàn Wilmar, Singapore.

Thành lập năm 1996 với số vốn ban đầu 22 triệu đô la và tổng vốn đầu tư cho tới nay

lên tới 138 triệu đô la, Công ty TNHH Dầu thực vật Cái Lân là một trong những công

ty liên doanh hàng đầu đã đặt nền móng cho ngành công nghiệp sản xuất và chế biến

dầu thực vật tại Việt Nam. Hiện nay, CALOFIC có 2 nhà máy sản xuất tại Quảng

Ninh, Hồ Chí Minh, hai văn phòng chi nhánh tại Hà Nội và Hồ Chí Minh, với gần

1.000 nhân viên tính trên toàn quốc.

9 liên doanh giữa Tổng Công ty Thương Mại Sài Gòn (Satra - 40%) và Heineken Asia Pacific

(60%). 10

liên doanh giữa Tổng công ty Công Nghiệp Dầu thực vật Việt Nam (VOCARIMEX), trực

thuộc Bộ Công thương và Tập đoàn Wilmar, Singapore.

Page 14: JOINT VENTURE, TURKEY OPERATION, FDI, WHOLLY – OWNED SUBSIDIARY

11

3. Ƣu điểm:

- Các công ty liên doanh với nhau sẽ chia sẻ công nghệ cùng tài sản sở hữu trí tuệ có

tính chất bổ sung liên quan đến sản phẩm đó, phân phối và dịch vụ sáng tạo.

- Nếu là tổ chức nhỏ, nguồn tài chính yếu hoặc khả năng quản lý chuyên môn, thì

liên doanh giúp cho tổ chức bổ xung được nguồn vốn để thâm nhập vào thị trường

mới. Điều này rất đúng với thị trường hấp dẫn mà có các đối tác địa phương, tiếp

cận với hệ thống phân phối…; từ đó hình thức liên doanh sẽ được ưu tiên hơn, hay

là một trong những hình thức có tính pháp lý cần thiết.

- Liên doanh còn được sử dụng để giảm căng thẳng

chính trị và nâng cao khả năng tiếp nhận của quốc gia

hay địa phương đối với công ty của bạn.

- Ngoài ra liên doanh còn cung cấp kiến thức chuyên

môn cho các thị trường địa phương.

- Tại nhiều quốc gia, liên doanh ngày càng trở lên quan

trọng đối với chính phủ. Công ty liên doanh có thể

được thành lập trực tiếp với các doanh nghiệp nhà nước hoặc hướng tới các doanh

nghiệp mạnh nhất của quốc gia.

- Đối với các tập đoàn thì liên doanh sẽ được hình thành để tập chung thực hiện dự

án lớn nào đó.

- Việc kiểm soát giao dịch có thể cản trở công ty xuất khẩu vốn và như vậy sẽ khiến

cho nguồn vốn của các chi nhánh mới ở nước ngoài trở nên khó khăn hơn. Vì thế,

việc cung cấp bí quyết kỹ thuật có thể được sử dụng nhằm giúp công ty có được

một số cổ phần nhất định trong liên doanh, trong khi đó đối tác địa phương có thể

tiếp cận được với nguồn vốn cần thiết.

Page 15: JOINT VENTURE, TURKEY OPERATION, FDI, WHOLLY – OWNED SUBSIDIARY

12

4. Nhƣợc điểm:

- Hình thức doanh nghiệp liên doanh cũng có sự bất lợi là có sự ràng buộc chặt chẽ

trong một pháp nhân chung giữa các bên hoàn toàn khác nhau không chỉ về ngôn

ngữ mà còn về truyền thống, phong tục, tập quán, phong cách kinh doanh, do vậy

có thể phát sinh những mâu thuẫn không dễ gì giải quyết.

- Do tiếp cận một thị trường mới lên rất khó để hội nhập vào chiến lược kinh doanh

toàn cầu. Trong đó doanh nghiệp khó tránh khỏi là sự chuyển giá, nguồn xuất khẩu,

hỗ trợ chi nhánh công ty tại quốc gia khác.

- Với xu hướng chuyển đến hệ thống quản lý tiền tệ toàn cầu, phải thông qua một

quy trung ương, do đó sẽ dẫn đến mâu thuẫn các đối tác với nhau, công ty mẹ áp

đặt giới hạn.

- Có thể mục tiêu của các đối tác liên doanh khác nhau từ đó trở lên mâu thuẫn. Các

đối tác có thể bị thay đổi theo thời gian hay khi thành lập chi nhánh do công ty sở

hữu toàn bộ thay thế cho liên doanh để tiếp cận thị trường diễn ra với đối tác công

ty đa quốc gia.

- Vấn đề liên quan đến cơ cấu quản lý và nhân số của liên doanh.

- Nhiều liên doanh thất bại vì mâu thuẫn về lợi tức thuế giữa các bên tham gia.

Page 16: JOINT VENTURE, TURKEY OPERATION, FDI, WHOLLY – OWNED SUBSIDIARY

13

5. Lƣu ý:

Nền kinh tế thị trường đã đưa các nhà đầu tư đối diện với những cơ hội mới nhưng

cũng không ngoại trừ việc đối mặt với nhiều thách thức mới trong hoạt động đầu tư

kinh doanh.

Nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam luôn nắm giữ lợi thế về mặt công nghệ, quy

trình quản lý và mối quan hệ rộng lớn với các đối tác, các bạn hàng trong và ngoài

nước. Còn các nhà đầu tư trong nước lại am hiểu sâu sắc về thị trường và tập quá kinh

doanh ở Việt Nam, cộng thêm việc sở hữu khối lượng lớn bất động sản là một tiền đề

không thể thiếu trong việc triển khai dự án đầu tư tại Việt Nam. Bởi vậy mô hình công

ty liên doanh đang là hướng hợp tác phổ biến, hướng lựa chọn an toàn và hiệu quả đối

với các nhà đầu tư.

Tuy nhiên khi hợp tác theo hình thức công ty liên doanh thì có thể gặp một số rủi ro:

- Nguy cơ bên nước ngoài khai khống vốn, rút lãi về qua chênh lệch giá (price

tranfering), rút lãi về qua lương bổng quá cao cho nhân viên nước ngoài.

- Nguy cơ bên nước ngoài ép mua vật tư, bao tiêu sản phẩm, dìm giá bán hàng trong

khi bao tiêu sản phẩm.

-Nguy cơ bên nước ngoài thao túng sổ sách, không tiết lộ thông tin, không cung cấp

thông tin cho cổ đông việt nam, buộc công ty liên doanh quản cáo bằng chi phí công

ty con cho danh tiếng của công ty mẹ, thua lỗ, ép bên việt nam bán lại cổ phần sau khi

công ty thua lỗ.

- Các mục đích du nhập quản trị công ty hiện đại, du nhập công nghệ qua liên doanh

quốc tế khó có thể thực hiện được, bởi khối tài sản của doanh nghiệp thường được

tách làm hai phần, phần đem góp vào liên doanh và phần giữ nguyên sở hữu và quản

trị lạc hậu

- Các rủi ro về môi trường sống, đầu tư kém chất lượng biến nước ta trở thành bãi rác

công nghệ lạc hậu.

Vì thế để có thể phát triển, học hỏi và tiếp thu khoa học công nghệ để không bị lạc

hậu thì mỗi loại hình hình công ty liên doanh thì công ty trong nước cần phải xác định

được những ưu và nhược của mình. Cần phải biết cách hoạt động, điều hành mô hình

công ty đúng đắn, để chúng ta không để các công ty nước ngoài lợi dụng, gây thiệt

hại.

Page 17: JOINT VENTURE, TURKEY OPERATION, FDI, WHOLLY – OWNED SUBSIDIARY

14

Chƣơng III. HỢP ĐỒNG CHÌA KHÓA TRAO TAY

(TURKEY OPERATION )

At completion of the contract, the foreign client is handed the “key” to a plant

that is ready for full operation- hence, the term TURNKEY. This is a means of

exporting process technology to other countries. Turnkey projects are most

common in the chemical, pharmaceutical, petroleum-refining, and metal-

refining industries, all of which use complex, expensive production

technologies.11

1. Khái niệm:

- Là một thỏa thuận theo đó một doanh nghiệp trong nước hay một liên doanh (chủ

thầu) thực hiện từ khâu lập dự án, khảo sát, thiết kế, mua sắm, lắp đặt thiết bị công

trình, thi công xây dựng, đào tạo đội ngũ cán bộ, công nhân thực hiện dự án ở nước

ngoài và sau đó giao nó cho một khách hàng nước ngoài.

- Các bên thực hiện hợp đồng này thường là các doanh nghiệp trong các lĩnh vực về

xây dựng, công trình, thiết kế và kiến trúc. Trong một dự án chìa khóa trao tay điển

hình, cơ sở vật chất chính (như nhà máy năng lượng hạt nhân hay hệ thống tàu điện

ngầm) sẽ được xây dựng, đưa vào hoạt động, và sau đó sẽ được bàn giao lại cho

chủ dự án, thường là chính phủ của một quốc gia. Thỏa thuận này bao gồm việc

xây dựng, lắp đặt, huấn luyện và có thể bao gồm cả những dịch vụ sau hợp đồng

như thử nghiệm và hỗ trợ hoạt động.

- Phần lớn nội dung các dự án chìa khóa trao tay là mở rộng và nâng cấp các hệ

thống giao thông như cầu cảng, đường bộ và đường sắt. Các dự án chìa khóa trao

11

Pradip Kumar Sinha, Sanchari Sinha: International Business Management A Globle

Perspective, trang 232.( có thể dịch ra là: Khi hoàn thành hợp đồng, khách hàng nước ngoài

được giao "chìa khóa" cho một nhà máy đã sẵn sàng để vận hành đầy đủ - do đó, thuật ngữ

TURNKEY. Đây là một phương tiện xuất khẩu công nghệ xử lý sang các nước khác. Các dự

án chìa khóa trao tay phổ biến nhất trong ngành hóa học, dược phẩm, lọc dầu và tinh luyện

kim loại, tất cả đều sử dụng các công nghệ sản xuất phức tạp, đắt tiền)

Page 18: JOINT VENTURE, TURKEY OPERATION, FDI, WHOLLY – OWNED SUBSIDIARY

15

tay còn được sử dụng trong xây dựng các sân bay, bến cảng, nhà máy lọc và bệnh

viện.

2. Ví dụ:

a) Dự án Delhi Metro Ấn Độ12

Một trong những dự án phục vụ cộng đồng được cấp vốn nhiều nhất là ở Delhi Ấn độ.

Dự án ước tính có giá trị 2,3 tỷ đôla này được công ty Delhi Metro Rail Ltd đảm

nhiệm nhằm xây dựng đường bộ và đường hầm chạy qua một quận trung tâm buôn

bán của thành phố. Liên doanh của dự án này bao gồm các doanh nghiệp địa phương

và Skanska AB, một trong những công ty xây dựng lớn nhất thế giới có trụ sở tại

Thụy Điển.

12 Theo thông tin đăng tải trên Chuyên trang môi trƣờng giao thông vận tải, Cổng thông tin điện tử Bộ

Giao thông Vận tải Việt Nam, ngày 23/06/2011 với tiêu đề Công ty Bombardier giúp Ấn Độ phát triển

hệ thống tầu điện;

http://mt.gov.vn/moitruong/Pages/ChiTietQuyChuanChatLuong.aspx?IDNews=21268&tieude=cong-ty-

bombardier-giup-an-do-phat-trien-he-thong-tau-dien-.aspx

Page 19: JOINT VENTURE, TURKEY OPERATION, FDI, WHOLLY – OWNED SUBSIDIARY

16

b) Dự án tuyến Metro Bến Thành - Suối Tiên

Dự án tuyến ga Metro do nhà thầu Sumitomo

(Nhật Bản) và Tổng công ty Xây dựng công trình

giao thông 6 (Cienco 6) thực hiện dự án. Được thi

công bởi liên doanh Sumitomo - Cienco 6 trong

hơn 4 năm. Dọc tuyến đường sắt trên cao dài 17,5

km sẽ có 11 nhà ga. Tổng đầu tư 62,5 tỷ yên

(tương đương 15.300 tỷ đồng). Ngoài ra, dự án

còn có gói thầu xây dựng 2,2 km đi ngầm với 3

nhà ga ngầm (quận 1).

c) Các dự án khác

Trong những năm trở lại đây, các công ty trong các ngành xây dựng, công trình, kiến

trúc và thiết kế đã trở thành những nhân vật chính trong các dịch vụ hợp đồng toàn

cầu. Các doanh nghiệp này gồm có Hochtief AG

của Đức và Skanska AB của Thụy Điển. Các

công ty này đã từng đảm nhiệm một vài trong số

các dự án xây dựng trọng yếu nhất trên thế giới

như Đập Tam Hiệp của Trung Quốc và đường

hầm Chunnel nối liền giữa Anh và Pháp. Công ty

Bechtel có trụ sở tại California tham gia vào các

dự án như cải tạo hệ thống tàu điện ngầm 140

năm tuổi của London. Tại Hong Kong, một liên

doanh bao gồm gã khổng lồ của Pháp Bouygues, đã ký một hợp đồng trị giá 550 triệu

đôla để xây một đường cao tốc chính chạy từ Hồng Kông đến đại lục Trung Quốc.

Công ty Bovis Lend Lease của Anh chịu trách nhiệm xây tòa tháp đôi Petronas tại

Luala.

3. Ƣu điểm:

- Giảm nhẹ đến mức cao nhất của chủ đầu tư trong việc quản lý triển khai thực

hiện dự án, vì vậy theo thông lệ quốc tế, hình thức hợp đồng này còn được gọi

Page 20: JOINT VENTURE, TURKEY OPERATION, FDI, WHOLLY – OWNED SUBSIDIARY

17

là hình thức tổng thầu quản lý dự án (Project Management Contractor -PMC)

một trong 4 hình thức tổng thầu làm quản lý dự án (Conventional) Chủ đầu tư

sử dụng tư vấn làm quản lý dự án (Project Management Unit): tổng thầu làm

quản lý dự án (PMC) và cuối cùng là hình thức tự làm (Chủ đầu tư tự thực hiện

dự án). Loại hợp đồng PMC được pháp luật Việt Nam công nhận và cho phép

thực hiện đối với các dự án sử dụng vốn nhà nước.

4. Nhƣợc điểm:

- Các nhà tổng thầu thực hiện hợp đồng chìa khóa trao tay của các nước phát

triển thường giữ lại những bí quyết công nghệ không chuyển giao cho chủ đầu

tư nhằm duy trì mối ràng buộc lệ thuộc về vật tư thiết bị, kỹ thuật vào nhà tổng

thầu trong quá trình vận hành dự án. Đối với các nhà thầu trong nước có đủ

nghiệm và năng lực khi thực hiện loại hợp đồng này có thể áp dụng đối với các

dự án thông dụng như: cao ốc văn phòng, trụ sở cơ quan...

- Việc thực hiện dự án tại nước ngoài thì tìm ẩn nhiều rủi ro. Tốn thời gian và chi

phí cho việc đào tạo cán bộ công nhân đi thi công ở bên ngoài

5. Lƣu ý:

- Hợp đồng chìa khóa trao tay là loại hợp đồng đem lại nhiều lợi ích cho bên tổng

thầu. Và tổng thầu có toàn quyền quyết định trong quá trình thực hiện dự án.

- Loại hợp đồng này khá rủi ro.

- Chi phí cao do phải đào tạo các cán bộ công nhân viên đi thực hiện dự án bên

ngoài.

- Tạo điều kiện việc làm cho nguồn lao động trong nước thông qua việc đem cán bộ

công nhân sang nước khác để thi công.

Page 21: JOINT VENTURE, TURKEY OPERATION, FDI, WHOLLY – OWNED SUBSIDIARY

18

Chƣơng IV: DOANH NGHIỆP 100% VỐN NƢỚC NGOÀI

A wholly owned subsidiary is a company whose common stock is 100% owned by

another company, the parent company.13

1. Khái niệm

- Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài là doanh nghiệp thuộc sở hữu

của Nhà nước đầu tư nước ngoài do Nhà đầu tư nước ngoài thành lập tại

Việt Nam tự quản lý và tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh.

- Hình thức: Doanh nghiệp có 100% vốn đầu tư nước ngoài thường được

thành lập dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, công

ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên, công ty hợp danh hoặc công ty cổ

phần theo quy định của Luật Doanh nghiệp

- Mục đích: doanh nghiệp loại này được thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài

với mục đích chính là thu lợi nhuận.

- Đặc điểm công ty 100% vốn nước ngoài:

+ Có thể do một tổ chức, một cá nhân nước ngoài đầu tư hoặc có thể do

nhiều tổ chức, cá nhân nước ngoài cùng đầu để thành lập doanh nghiệp và

thực hiện hoạt động kinh doanh.

+ Có tư cách pháp nhân theo pháp luật hiện hành của Việt Nam, chịu sự

điều chỉnh của pháp luật nước ta, là chủ thể pháp lý độc lập và hoàn toàn

bình đẳng với các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế.

13

Read more: Wholly Owned

Subsidiary http://www.investopedia.com/terms/w/whollyownedsubsidiary.asp#ixzz4dA1c9

MLi

Tạm dịch là: Công ty con thuộc sở hữu nước ngoài (Công ty 100% vốn nước ngoài) là công

ty trong nước có 100% cổ phần phổ thông thuộc sở hữu của một công ty khác gọi là công ty

mẹ tại nước ngoài

Page 22: JOINT VENTURE, TURKEY OPERATION, FDI, WHOLLY – OWNED SUBSIDIARY

19

+ Được thành lập dưới hình thức công ty TNHH, chỉ chịu trách nhiệm bằng

số vốn đưa vào kinh doanh.

+ Tài sản của doanh nghiệp có 100% vốn đầu tư nước ngoài thuộc quyền sở

hữu của một hoặc nhiều tổ chức cá nhân nước ngoài.

+ Doanh nghiệp có 100% vốn đầu tư nước ngoài do tổ chức, cá nhân nước

ngoài tự đứng ra quản lý và tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động kinh

doanh. (Nhà nước Việt Nam chỉ quản lý qua việc cấp giấy phép đầu tư và

kiểm tra có thực hiện đúng pháp luật hay không, không can thiệp vào việc

tổ chức quản lý của doanh nghiệp).

2. Ví dụ

Một số công ty có 100% vốn đầu tư nước ngoài lớn ở Việt Nam

Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh:

Lễ thi công xây dựng Nhà máy gang thép Formosa Hà Tĩnh (tháng 12/2012)

Page 23: JOINT VENTURE, TURKEY OPERATION, FDI, WHOLLY – OWNED SUBSIDIARY

20

Với vốn đầu tư 7.879 triệu USD từ Đài Loan, Formosa có mục tiêu hoạt động

về luyện kim,sản xuất bán Xuât nhập khẩu gang thép; KD cảng; sản xuất sản

phẩm từ xỉ lò; xi măng, sản phẩm ép

Công ty TNHH POSCO-Việt Nam

Nhà máy sản xuất Posco SS Vina

Với đầu tư 1.128 triệu USD của Hàn Quốc Posco đang hoạt động sản xuất để

phấn đấu đạt mục tiêu: Trở thành dây chuyền cán nguội tối tân nhất trên thế

giới, cung cấp hàng hóa cho khách hàng với giá thành thấp nhất, trở thành nhà

máy xanh nhằm giữ gìn bảo vệ môi trường, nhanh chóng thích nghi với sự

thay đổi môi trường thông qua hoạt động cải tiến, đào tạo nhân tài tương xứng

với Global Posco

3. Ƣu điểm

- Vốn đầu tư dài hạn ít biến động.

- Doanh nghiệp chịu sự điều hành quản lý trực tiếp hoặc gián tiếp từ nhà đầu tư

nước ngoài và họ sẽ có cách thức quản lý khác với các doanh nghiệp trong

nước, thường đem đến hiệu quả kinh tế cao hơn.

- Sử dụng công nghệ, trình độ quản lý tại nước ngoài

Page 24: JOINT VENTURE, TURKEY OPERATION, FDI, WHOLLY – OWNED SUBSIDIARY

21

4. Nhƣợc điểm

- Quản lý và sữ dụng nhân công phãi có hệ thống phù hợp,dể phát sinh bất

đồng.

- Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài khi vào Việt Nam sẽ có sự khác biệt về

văn hóa kinh doanh với những doanh nghiệp trong nước đây cũng là một trong

những khó khăn khi tiếp cận thị trường Việt Nam.

-Pháp luật Việt Nam mặc dù đã có sự mở rộng cho các nhà đầu tư nhưng vẫn

trong một khuân khổ nhất định, một phần nhằm bảo vệ nhà đầu tư trong nước.

5. Điều cần lƣu ý khi thành lập doanh nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài

Thứ nhất, là người nước ngoài có ý định đầu tư tại Việt Nam thông qua hoạt

động thành lập doanh nghiệp thì phải được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu

tư. Trong đó, một số trường hợp nhà đầu tư nước ngoài cần phải đăng ký chủ

trương đầu tư với UBND cấp tỉnh.

Thứ hai, Nhà đầu tư nước ngoài cần xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

trong các trường hợp sau:

- Dự án đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài

-Dự án đầu tư của tổ chức kinh tế

- Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư

- Đề xuất dự án đầu tư bao gồm các nội dung: nhà đầu tư thực hiện dự án, mục

tiêu đầu tư, quy mô đầu tư, vốn đầu tư và phương án huy động vốn, địa điểm,

thời hạn, tiến độ đầu tư, nhu cầu về lao động, đề xuất hưởng ưu đãi đầu tư,

đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án;

- Bản sao một trong các tài liệu sau: Báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà

đầu tư, Cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ, Cam kết hỗ trợ tài chính của

tổ chức tài chính, Bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư, Tài liệu thuyết

minh năng lực tài chính của nhà đầu tư; Đề xuất nhu cầu sử dụng đất, Giải trình

Page 25: JOINT VENTURE, TURKEY OPERATION, FDI, WHOLLY – OWNED SUBSIDIARY

22

về sử dụng công nghệ gồm các nội dung: tên công nghệ, xuất xứ công nghệ, sơ

đồ quy trình công nghệ. thông số kỹ thuật chính, tình trạng sử dụng của máy

móc, thiết bị và dây chuyền công nghệ chính đối với Dự án có sử dụng công

nghệ thuộc Danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao; Hợp đồng BCC đối với

dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC.

Thứ ba, thành lập doanh nghiệp sau khi có giấy đăng ký đầu tư: Sau khi có

giấy chứng nhận đăng ký đầu tư nhà đầu tư cần chuẩn bị hồ sơ để thành lập

doanh nghiệp.

Thứ tư, báo cáo thành lập doanh nghiệp: Doanh nghiệp sau khi được cấp Giấy

chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, phải thông báo công khai trên Cổng thông

tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp theo trình tự, thủ tục và phải trả phí theo

quy định.

Page 26: JOINT VENTURE, TURKEY OPERATION, FDI, WHOLLY – OWNED SUBSIDIARY

23

Chƣơng V: ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI

( FOREIGN DIRECT INVESTMENT)

Foreign direct investment (FDI) is an investment in a business by an investor from

another country for which the foreign investor has control over the company

purchased.14

1. Khái niệm:

- Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài (tiếng

Anh: Foreign Direct Investment,

viết tắt là FDI) là hình thức đầu tư

dài hạn của cá nhân hay công ty

nước này vào nước khác bằng cách

thiết lập cơ sở sản xuất, kinh doanh.

Cá nhân hay công ty nước ngoài đó sẽ nắm quyền quản lý cơ sở sản xuất kinh

doanh này.

- Tổ chức thương mại thế giới (WTO) đưa ra định nghĩa như sau về FDI: Đầu tư trực

tiếp nước ngoài (FDI) xảy ra khi một nhà đầu tư từ một nước (nước chủ đầu tư) có

được một tài sản ở một nước khác (nước thu hút đầu tư) cùng với quyền quản lý tài

sản đó. Phương diện quản lý là thứ để phân biệt FDI với các công cụ tài chính

khác. Trong phần lớn trường hợp, cả nhà đầu tư lẫn tài sản mà người đó quản lý ở

nước ngoài là các cơ sở kinh doanh. Trong những trường hợp đó, nhà đầu tư

thường hay được gọi là "công ty mẹ" và các tài sản được gọi là "công ty con" hay

"chi nhánh công ty".

2. Ví dụ:

14

Nguồn: http://study.com/academy/lesson/what-is-foreign-direct-investment-definition-

advantages-disadvantages.html

Dịch là: Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là sự đầu tư vào kinh doanh của một nhà đầu tư từ

một quốc gia khác mà nhà đầu tư nước ngoài có quyền kiểm soát công ty mua.

Page 27: JOINT VENTURE, TURKEY OPERATION, FDI, WHOLLY – OWNED SUBSIDIARY

24

- Điển hình Nhật Bản là một trong số các nhà đầu tư nước ngoài chiến lược quan

trọng nhất của Việt Nam. Các doanh nghiệp Nhật Bản được đánh giá là hoạt động

hiệu quả, nghiêm túc, chấp hành tốt các quy định pháp luật của Việt Nam, góp phần

giải quyết việc làm và thúc đẩy tăng trưởng

cho nền kinh tế.

- Một số dự án lớn của Nhật Bản tại Việt

Nam:

Dự án Công ty Lọc hóa dầu Nghi Sơn,

liên doanh giữa các đối tác Idemitsu

Kosan Co., Ltd; Mitsui Chemicals, Inc

của Nhật Bản; Kuwait Petroleum Europe

B.V của Cô Oét và Tập đoàn dầu khí Việt

Nam; tổng vốn đầu tư là 9 tỷ USD; mục

tiêu: sản xuất dầu mỏ tinh chế, sản xuất

hoá chất cơ bản, sản xuất plastic, bán

buôn xăng dầu. Dự án được cấp phép vào ngày 14/4/2008.

Page 28: JOINT VENTURE, TURKEY OPERATION, FDI, WHOLLY – OWNED SUBSIDIARY

25

Dự án Công ty TNHH Sản xuất lốp xe Bridgestone Việt Nam dự án này đầu tư

vào KCN Đình Vũ – Hải Phòng với tổng vốn đầu tư là 1,22 tỷ USD dự án được

cấp phép ngày 01/2/2012.

Dự án Công ty TNHH Becamex Tokyu (DA khu đô thị Tokyu Bình Dương) với

tổng vốn đầu tư là 1,2 tỷ USD dự án được cấp phép 01/03/2012.

Dự án Công ty TNHH Sắt xốp Kobelco Việt Nam với tổng vốn đầu tư của dự

án là 1 tỷ USD; mục tiêu sản xuất phôi thép. Dự án được cấp phép từ năm 2010,

dự án được đầu tư tại KCN Hoàng Mai, Nghệ An.

3. Ƣu điểm:

So với những hình thức đầu tư nước ngoài

khác, đầu tư trực tiếp nước ngoài có những

ưu điểm:

- Bổ sung cho nguồn vốn trong nước trong

các lý luận về tăng trưởng kinh tế, nhân

tố vốn luôn được đề cập. Khi một nền

kinh tế muốn tăng trưởng nhanh hơn, nó

cần nhiều vốn hơn nữa. Nếu vốn trong

nước không đủ, nền kinh tế này sẽ muốn có cả vốn từ nước ngoài, trong đó có vốn

FDI.

- Tiếp thu công nghệ và bí quyết quản lý trong

một số trường hợp, vốn cho tăng trưởng dù

thiếu vẫn có thể huy động được phần nào

bằng "chính sách thắt lưng buộc bụng". Tuy

nhiên, công nghệ và bí quyết quản lý thì

không thể có được bằng chính sách đó. Thu

hút FDI từ các công ty đa quốc gia sẽ giúp

một nước có cơ hội tiếp thu công nghệ và bí

quyết quản lý kinh doanh mà các công ty này

đã tích lũy và phát triển qua nhiều năm và bằng những khoản chi phí lớn. Tuy

Page 29: JOINT VENTURE, TURKEY OPERATION, FDI, WHOLLY – OWNED SUBSIDIARY

26

nhiên, việc phổ biến các công nghệ và bí quyết quản lý đó ra cả nước thu hút đầu tư

còn phụ thuộc rất nhiều vào năng lực tiếp thu của đất nước.

- Tham gia mạng lưới sản xuất toàn cầu khi thu hút FDI từ các công ty đa quốc gia,

không chỉ xí nghiệp có vốn đầu tư của công ty đa quốc gia, mà ngay cả các xí

nghiệp khác trong nước có quan hệ làm ăn với xí nghiệp đó cũng sẽ tham gia quá

trình phân công lao động khu vực. Chính vì vậy, nước thu hút đầu tư sẽ có cơ hội

tham gia mạng lưới sản xuất toàn cầu thuận lợi cho đẩy mạnh xuất khẩu.

- Tăng số lượng việc làm và đào tạo nhân công vì một trong những mục đích của

FDI là khai thác các điều kiện để đạt được chi phí sản xuất thấp, nên xí nghiệp có

vốn đầu tư nước ngoài sẽ thuê mướn nhiều lao động địa phương. Thu nhập của một

bộ phận dân cư địa phương được cải thiện sẽ đóng góp tích cực vào tăng trưởng

kinh tế của địa phương. Trong quá trình thuê mướn đó, đào tạo các kỹ năng nghề

nghiệp, mà trong nhiều trường hợp là mới mẻ và tiến bộ ở các nước đang phát triển

thu hút FDI, sẽ được xí nghiệp cung cấp. Điều này tạo ra một đội ngũ lao động có

kỹ năng cho nước thu hút FDI. Không chỉ có lao động thông thường, mà cả các nhà

chuyên môn địa phương cũng có cơ hội làm việc và được bồi dưỡng nghiệp vụ ở

các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

- Nguồn thu ngân sách lớn đối với nhiều nước đang phát triển, hoặc đối với nhiều địa

phương, thuế do các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nộp là nguồn thu ngân

sách quan trọng. Chẳng hạn, ở Hải Dương riêng thu thuế từ công ty lắp ráp ô tô

Ford chiếm 50 phần trăm số thu nội địa trên địa bàn tỉnh năm 2006.

4. Nhƣợc điểm:

Bên cạnh những mặt tích cực, FDI có thể gây ra những bất lợi cho nước tiếp nhận:

- Việc sử dụng nhiều vốn đầu tư FDI có thể dẫn đến việc thiếu chú trọng huy động

tối đa vốn trong nước, gây ra sự mất cân đối trong cơ cấu đầu tư , có thể gây nên sự

phụ thuộc của nền kinh tế vào vốn đầu tư nước ngoài .Do đó, nếu tỷ trọng FDI

chiếm quá lớn trong tổng vốn đầu tư phát triển thì tính độc lập tự chủ có thể bị ảnh

hưởng, nền kinh tế phát triển có tính lệ thuộc bên ngoài, thiếu vững chắc.

Page 30: JOINT VENTURE, TURKEY OPERATION, FDI, WHOLLY – OWNED SUBSIDIARY

27

- Đôi khi công ty 100% vốn nước ngoài thực hiện chính sách cạnh tranh bằng con

đường bán phá giá, loại trừ đối thủ cạnh tranh khác, độc chiếm hoặc khống chế thị

trường, lấn áp các doanh nghiệp trong nước.

- Thực tế đã cho thấy khi thực hiện các dự án liên

doanh, các đối tác nước ngoài đã tranh thủ góp vốn

bằng các thiết bị và vật tư đã lạc hậu, đã qua sử dụng,

hoặc nhiều khi đã đến thời hạn thanh lý, gây ra thiệt

hại to lớn cho nền kinh tế của nước tiếp nhận đầu tư.

- Thông qua sức mạnh hơn hẳn về tiềm lực tài chính, sự có mặt của các doanh nghiệp

có vốn nước ngoài gây ra một số ảnh hưởng bất lợi về kinh tế- xã hội như làm tăng

chênh lệch về thu nhập, làm gia tăng sự phân hóa trong các tầng lớp nhân dân, tăng

mức độ chênh lệch phát triển giữa các vùng.

Với những mặt bất lợi của FDI, nếu có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, đầy đủ và có các biện

pháp phù hợp, nước tiếp nhận FDI có thể hạn chế, giảm thiểu những tác động tiêu cực

này và sử lý hài hòa mối quan hệ của nhà đầu tư nước ngoài với lợi ích quốc gia để

tạo nên lợi ích tổng thể tích cực.

5. Lƣu ý:

Việt Nam cần phải giải quyết đồng thời 3 nhiệm vụ: Phát triển nhanh về kinh tế vùng

và cả nước; Phát triển bền vững, bảo đảm sự ổn định về chính trị, trật tự an toàn xã

hội, sự lành mạnh về môi trường văn hóa và sinh thái; Phát triển có hiệu quả, cả hiệu

quả về kinh tế, xã hội và môi trường, coi hiệu quả tổng thể, lâu dài chi phối hiệu quả

cụ thể, trước mắt. Muốn vậy cần triển khai một số giải pháp cụ thể sau:

- Thứ nhất, xây dựng chiến lược, quy hoạch,

kế hoạch thu hút, sử dụng FDI khoa học,

hợp lý

Tiếp tục thu hút các nhà đầu tư vừa và

nhỏ phù hợp với từng lĩnh vực, từng địa

Page 31: JOINT VENTURE, TURKEY OPERATION, FDI, WHOLLY – OWNED SUBSIDIARY

28

phương; đồng thời, chú ý thu hút và chăm sóc những nhà đầu tư lớn, có sử dụng

công nghệ cao, hiện đại, thân thiện với môi trường.s

Có kế hoạch tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư trong triển khai dự án sau

khi đã được cấp phép, đem lại hiệu quả tốt cho đôi bên.

Định hướng phát triển các khu công nghiệp chuyên ngành, hạn chế phát triển các

khu công nghiệp đa ngành như hiện nay.

Giảm bớt các quy hoạch không cần thiết, tạo một quy hoạch thống nhất, dễ thực

hiện, đạt hiệu quả cao. Đồng thời, phải có kế hoạch định hướng thu hút đầu tư

vào lĩnh vực dịch vụ hoặc lĩnh vực công nghệ chuyển dần sang những ngành có

giá trị tăng cao như công nghiệp hỗ trợ; công nghiệp sản xuất, phát triển hạ tầng

và thị trường tài chính.

- Thứ hai, tạo lập môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi cho FDI.

Đảm bảo ổn định về kinh tế, chính trị cho hoạt động kinh doanh của các

nhà đầu tư nước ngoài.

Giảm tối thiểu các thủ tục hành chính, bỏ những thủ tục không cần thiết,

rút ngắn thời gian cấp phép, giúp doanh nghiệp triển khai dự án nhanh

chóng.

Tập trung nguồn nhân lực phát triển hệ thống kết cấu, hạ tầng về vật

chất và hạ tầng xã hội một cách đồng bộ. Đồng thời, phải có chương

trình kế hoạch phát triển đào tạo đội ngũ lao động trình độ cao, đáp ứng

kịp thời nhu cầu.

- Thứ ba, thúc đẩy xúc tiến đầu tư phù hợp, khoa học và hợp lý.

Không nên hình thức kiểu phong trào, phải thực sự xúc tiến đầu tư có

trọng tâm, trọng điểm và hiệu quả thực sự. Trong xúc tiến phải tránh

cạnh tranh không lành mạnh giữa các địa phương.

Cần tổ chức thực hiện xúc tiến đầu tư một cách đa dạng, phong phú như:

Thông qua các chuyến viếng thăm của các nguyên thủ quốc gia, tổ chức

hội nghị xúc tiến đầu tư trong nước và quốc tế.

Page 32: JOINT VENTURE, TURKEY OPERATION, FDI, WHOLLY – OWNED SUBSIDIARY

29

- Thứ tư, có chính sách ưu đãi, hỗ trợ các nhà đầu tư tùy theo từng lĩnh vực trong

từng thời kỳ

Cần có chính sách ưu đãi về thuế thu nhập, thuế sử dụng đất đai, thuế,

hải quan cho các nhà đầu tư nước ngoài trong một số lĩnh vực như: Các

dự án phát triển công nghiệp phụ trợ, công nghệ cao, phát triển hạ tầng,

thị trường tài chính.

Chính quyền các cấp cần sát cánh với các nhà đầu tư nước ngoài giải

quyết những khó khăn về các thủ tục hành chính cùng những khó khăn

khác phát sinh trong tiến trình hoạt động kinh doanh.

- Thứ năm, tăng cường kiểm tra, kiểm soát hoạt động của các doanh nghiệp FDI

Cần tập trung kiểm tra, kiểm soát và xử lý nghiêm các doanh nghiệp FDI làm gây ô

nhiễm môi trường, cố tình sử dụng những công nghệ lạc hậu, bắt tay với nhau để làm

giá, chuyển giá, trốn lậu thuế, đối xử hà khắc với công nhân nước sở tại, bỏ trốn, xù

nợ… Muốn vậy, cần phải đào tạo, xây dựng đội ngũ kiểm tra, kiểm soát đủ trình độ,

năng lực và phẩm chất; trang bị các phương tiện kỹ thuật tiên tiến, hiện đại để phát

hiện những sai phạm, tạo cơ sở để xử lý nghiêm minh những doanh nghiệp FDI vi

phạm pháp luật Việt Nam.

Page 33: JOINT VENTURE, TURKEY OPERATION, FDI, WHOLLY – OWNED SUBSIDIARY

30

Chƣơng VI: KẾT LUẬN

1. Một số vấn đề đặt ra trong thu hút, sử dụng FDI hiện nay

Thứ nhất, chậm chuyển hướng chính sách thu hút FDI. Từ năm 2001, Đại hội IX

của Đảng đã đề ra chủ trương chuyển đổi mô hình tăng trưởng, nâng cao hiệu quả của

nền kinh tế quốc dân, trong đó có FDI. Tuy vậy, việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cơ

cấu đầu tư của FDI diễn ra chậm; các ưu tiên đầu tư vào công nghệ cao, công nghệ

thân thiện với môi trường, dịch vụ chất lượng cao, giáo dục và đào tạo, nghiên cứu và

phát triển không đạt được như dự kiến.

Thứ hai, các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu công nghệ cao (KKT, KCN,

KCNC) phát triển nhanh ở nhiều địa phương nhưng có cơ cấu gần như nhau, không

tạo ra lợi thế của sự khác biệt từng địa phương, từng vùng lãnh thổ.

Việc phát triển các KCN, KCNC, KKT trong thời gian qua đã đặt ra một số vấn đề

cần giải quyết: chưa tính đến các yếu tố bảo đảm thành công, thậm chí được xây dựng

theo phong trào; sử dụng lãng phí đất đai và vốn đầu tư; các vấn đề như: nhà ở, trường

học, bệnh viện và các dịch vụ khác chưa đáp ứng nhu cầu chính đáng của người lao

động; việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng lãnh thổ diễn ra chậm chạp, vẫn tập trung

ở các vùng có điều kiện thuận lợi về hạ tầng và nguồn nhân lực; thị trường và đối tác

FDI của Việt Nam chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các nước châu Á. Đầu tư

từ Hoa Kỳ, EU và những nước OECD khác vào Việt Nam còn rất khiêm tốn (so với

FDI của các nước đó vào Thái Lan, Inđônêxia, Xinhgapo, Malaixia); máy móc, thiết

bị cũ, công nghệ lạc hậu tiêu hao nhiều năng lượng, gây ô nhiễm môi trường, không

đảm bảo an toàn lao động; việc chuyển giao công nghệ, sáng chế phát minh, giải pháp

kỹ thuật từ doanh nghiệp FDI vào Việt Nam chưa tương xứng với vốn đầu tư, nhất là

trong những ngành công nghệ cao như: công nghiệp điện tử, ô tô, xe máy.

Thứ ba, tình trạng chuyển giá đã được phát hiện trong những năm gần đây gây thất

thu cho ngân sách nhà nước. Hiện tượng “lỗ giả, lãi thực” còn phổ biến, không ít

doanh nghiệp tuy công bố lỗ trong nhiều năm nhưng vẫn tái đầu tư, mở rộng sản xuất.

Thứ tư, tranh chấp lao động trong các doanh nghiệp FDI có xu hướng gia tăng do

xung đột về lợi ích giữa chủ doanh nghiệp với người lao động. Một số chủ doanh

nghiệp thiếu tôn trọng người lao động, kéo dài thời gian thử việc và thời gian làm việc

vượt quá quy định của Bộ Luật Lao động, trả lương thấp, điều kiện sinh hoạt của

người lao động không được quan tâm. Các tổ chức Công đoàn trong doanh nghiệp

FDI chưa phát huy vai trò là người đại diện quyền lợi hợp pháp, chính đáng của người

lao động.

2. Một số giải pháp, phƣơng hƣớng

Một là, thu hút vốn FDI trong giai đoạn đến năm 2020 phải được điều chỉnh

theo hướng chuyển từ thiên về số lượng sang chú trọng nhiều hơn đến hiệu quả thu

hút và nâng cao chất lượng đầu tư, tận dụng tối đa nguồn FDI để thúc đẩy chuyển dịch

cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại và hiệu quả, thực hiện nâng cao chất lượng tăng

trưởng và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Cần có sự ưu tiên các dự án có công

nghệ và dịch vụ hiện đại, tiết kiệm năng lượng, ít phát thải khí cácbon và các loại khí

gây hiệu ứng nhà kính, công nghệ thân thiện với môi trường, phát triển nguồn nhân

Page 34: JOINT VENTURE, TURKEY OPERATION, FDI, WHOLLY – OWNED SUBSIDIARY

31

lực chất lượng cao góp phần xây dựng “kinh tế xanh” và phát triển bền vững; tập

trung thu hút FDI vào ngành, lĩnh vực ưu tiên về công nghiệp, dịch vụ và nông

nghiệp; hình thành chuỗi giá trị, mạng lưới liên kết sản xuất, kinh doanh; phân loại

các khu kinh tế, khu công nghiệp để xử lý trên nguyên tắc hiệu quả kinh tế - xã hội,

khắc phục tình trạng lãng phí đất đai, đầu tư theo phong trào.

Hai là, sửa đổi, bổ sung chính sách ưu đãi đối với các dự án FDI theo nguyên

tắc không chỉ ưu đãi theo ngành, lĩnh vực mà gắn với vùng, lãnh thổ. Chính sách ưu

đãi đặc biệt được áp dụng đối với dự án FDI lớn của các tập đoàn công nghệ cao, tạo

ra tiềm lực và sức lan toả lớn trong từng sản phẩm, từng ngành kinh tế. Rà soát, sửa

đổi, bổ sung thể thế và triển khai áp dụng hệ thống quy định, yêu cầu bắt buộc về công

nghệ, chuyển giao công nghệ, thu hút, đào tạo kỹ năng cho người lao động. Hỗ trợ các

hoạt động đầu tư có hiệu quả, đồng thời giảm thiểu những mặt hạn chế, tiêu cực như

nhập khẩu nhiều nhưng chỉ tập trung vào gia công, lắp ráp và khai thác thị trường nội

địa là chủ yếu; lợi dụng kẽ hở về chính sách, pháp luật để thực hiện chuyển giá, kê

khai lỗ hoặc lợi nhuận thấp để chuyển lợi nhuận về nước, không có đóng góp hoặc

đóng góp rất thấp cho nguồn ngân sách nhà nước của Việt Nam. Không tiếp nhận

hoặc hạn chế những dự án sử dụng công nghệ thấp, tiêu hao nhiều năng lượng, gây ô

nhiễm môi trường, sinh thái. Có các chính sách, quy định về thuế, phí, đất đai, quản lý

ngoại hối... để thu hút, khuyến khích đầu tư nhiều hơn vào lĩnh vực sản xuất, chế biến

sử dụng đầu vào trong nước. Ban hành văn bản pháp quy nhằm điều chỉnh và quản lý

thống nhất hoạt động xúc tiến đầu tư trên cả nước; xây dựng Chiến lược xúc tiến đầu

tư điều phối tổng thể các hoạt động xúc tiến ở bình diện quốc gia; xây dựng và công

bố danh mục dự án kêu gọi vốn FDI giai đoạn 2011 - 2015 và giai đoạn 2016 -

2020. Rà soát và sửa đổi, bổ sung quy chế phân cấp quản lý đầu tư nước ngoài, bảo

đảm tính chủ động của các địa phương nhưng cần gắn với trách nhiệm giải trình, hoàn

thiện hệ thống chế tài để tăng cường vai trò kiểm tra, giám sát, điều chỉnh của các Bộ,

cơ quan Trung ương trong trường hợp cần thiết.

Ba là, các tỉnh, thành phố cần quan tâm định hướng thu hút FDI, thực hiện tốt

quyền lựa chọn nhà đầu tư và dự án FDI để thực hiện có hiệu quả quy hoạch phát triển

kinh tế - xã hội địa phương, vùng lãnh thổ và ngành kinh tế - kỹ thuật, thiết lập doanh

nghiệp tham gia có hiệu quả vào chuỗi giá trị toàn cầu. Thu hút vốn FDI vào những

ngành cần tăng tỷ trọng đầu tư như: kết cấu hạ tầng, nông nghiệp và nông thôn, tài

chính, tín dụng, giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao, hoạt động phục vụ cá nhân và cộng

đồng; tăng cường quan hệ hợp tác giữa doanh nghiệp trong nước với doanh nghiệp

FDI, đào tạo lao động và chuyển giao công nghệ.

Bốn là, về thị trường và đối tác, coi trọng các doanh nghiệp đang hoạt động tại

Việt Nam, tạo môi trường thuận lợi thu hút các Công ty xuyên quốc gia hàng đầu thế

giới từ Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc...; thực hiện phương thức kết hợp công - tư đối

với dự án hạ tầng kỹ thuật, áp dụng hình thức đầu tư mới, sáp nhập và mua lại.

Page 35: JOINT VENTURE, TURKEY OPERATION, FDI, WHOLLY – OWNED SUBSIDIARY

32

Phụ lục: TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ngô Văn Cương: Tạp chí Lí luận Chính trị số 7- 2015,

nguồn Internet: http://lyluanchinhtri.vn/home/index.php/thuc-tien/item/1369-dau-tu-

truc-tiep-nuoc-ngoai-tai-viet-nam-hien-nay.html

2. Tổng cục Thống kê Việt Nam, http://gso.gov.vn/default.aspx?tabid=217

3. GS.TSKH. Nguyễn Mại: Năm 2016 đánh dấu 30 năm đổi mới và hội nhập của đất

nước cũng là năm có nhiều chuyển động mạnh mẽ với quyết tâm xây dựng Chính phủ

liêm chính, kiến tạo, phục vụ, hành động, đăng tải trên website của Phòng Thương

mại và Công nghiệp Việt Nam VCCI, ngày 03/01/2017

4.Angus Maddison: “Kinh tế thế giới- Một thiên niên kỷ phát triển”, NXB Chính trị

Quốc gia

5. Indermit Gill và Homi Kharas: Đông Á phục hưng - Ý tưởng phát triển kinh tế, Nxb

Thông tin, 2007;

6. Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam ban hành ngày 12/11/1996;

7. Pradip Kumar Sinha, Sanchari Sinha: International Business Management A Globle

Perspective, trang 232.

8. Chuyên trang môi trường giao thông vận tải, Cổng thông tin điện tử Bộ Giao thông

Vận tải Việt Nam, http://mt.gov.vn/moitruong;

9. Wholly Owned

Subsidiary http://www.investopedia.com/terms/w/whollyownedsubsidiary.asp#ixzz4d

A1c9MLi

10. : http://study.com/academy/lesson/what-is-foreign-direct-investment-definition-

advantages-disadvantages.html

11. Giáo trình Giao dịch thương mại quốc tế,Phạm Duy Liên, Đại học Ngoại thương,

NXB Thống kê.

Và một số thông tin khác được tham khảo trên Internet, sách báo, các phương tiện

thông tin đại chúng.