65
Bµi tiÓu luËn Trường Đại học Văn hoá Hà Nội Khoa Văn hoá dân tộc LỄ HỘI ĐỀN HẢ (Trích Tiểu luận tốt nghiệp) Sinh viên: Bùi Thị Hoa Giáo viên hướng dẫn: TS. Phạm Việt Long Bïi ThÞ Hoa Líp VHDT 10A 1

Lễ hội đền Hả

Embed Size (px)

DESCRIPTION

Tiểu luận của Nguyễn Thị Hoa

Citation preview

Page 1: Lễ hội đền Hả

Bµi tiÓu luËn

Trường Đại học Văn hoá Hà Nội

Khoa Văn hoá dân tộc

LỄ HỘI ĐỀN HẢ (Trích Tiểu luận tốt nghiệp)

Sinh viên: Bùi Thị Hoa

Giáo viên hướng dẫn: TS. Phạm Việt Long

Bïi ThÞ Hoa Líp VHDT 10A

1

Page 2: Lễ hội đền Hả

Bµi tiÓu luËn

CHƯƠNG 1.

MÔI TRUỜNG HÌNH THÀNH

VÀ NHỮNG NÉT KHÁI QUÁT VỀ LỄ HỘI ĐỀN HẢ

1.1. Môi trường hình thành lễ hội

1.1.2. Môi trường tự nhiên

Xã Hồng Giang nằm trong toạ độ địa lí từ 21 o đến 21o27’ Bắc và

105o53’ đến 106o11’ kinh độ Đông. Vị trí của xã cách trung tâm thành

phố Bắc Giang 42 km đến 50 km với đường cách ranh giới như sau: phía

Đông giáp xã Giáp Sơn, nơi cư trú tập trung của đồng bào Tày- Nùng,

phía Tây giáp xã Thanh Hải, phía Bắc giáp xã Biên Sơn, phía Nam giáp

xã Nghĩa Hồ và Tân Lập. Những xã trên là nơi cư trú của cộng đồng các

dân tộc thiểu số gồm đồng bào: Tày, Nùng, Hoa, Sán Dìu, Dao cùng cư

trú xen kẽ với người Kinh tạo ra một cộng đồng văn hoá rất đặc sắc, đặc

biệt là về lễ hôi.

Địa hình của xã là vùng trung du. Đây là dải đường cong phân giới

của các chân núi vùng cao xuống với độ cao từ 30 m đến 50 m, thỉnh

thoảng có ngọn cao trên 100 m như núi Trống, núi Chiêng - nơi gắn với

chiến tích của tướng Thân Cảnh Phúc. Địa hình đồi thấp như vậy đã tạo

ra những cánh đồng nhỏ, dân cư tập trung từ lâu đời, là cơ sở để hình

thành những lễ hội cộng đồng với qui mô làng, xã.

Do vị trí địa lí và địa hình qui định mà khí hậu của xã mang đặc

điểm nhiệt đới nóng ẩm và tính chất Á nhiệt đới. Nhiệt độ trung bình

hàng năm là 23o C, lượng mưa khá phong phú từ 1500-> 1700 mm một

năm đáp ứng nhu cầu trồng trọt nhiều vụ trong năm. Do địa hinhg chi

phối, những đợt gió mùa từ phía Bắc theo dọc những cánh cung tràn

xuống làm nhiệt độ giảm xuống khá thấp tháng 12 và tháng 1, đồng thời Bïi ThÞ Hoa Líp VHDT 10A

2

Page 3: Lễ hội đền Hả

Bµi tiÓu luËn

do nằm sâu trong đất liền nên những cơn bão và áp thấp từ biển chuyển

vào đã bị rừng núi che chắn bớt, ít gây tác hại.

Điều kiện khí hậu như trên rất thích hợp cho sản xuất nông nghiệp

trông cây ăn quả, đồng thời cũng tạo ta thời vụ và những tháng nông

nhàn là điều kiện lí tưởng để đồng bào tổ chức vui chơi, hội hè.

Nguồn nước cung cấp cho hoạt động sản xuất và sinh hoạt văn hoá

có đóng góp quan trọng của sông Lục Nam (Minh Đức Giang). Đây là

một trong những con sông đẹp nhất của đất nước, nguồn sông ở miền núi

Đình Lập, tỉnh Lạng Sơn chảy qua địa phận các huyện: Sơn Động, Lục

Ngạn, Lục Nam, Yên Dũng rồi đổ vào sông Thương ở phía trên Phả Lại.

Lòng sông Lục Nam khá sâu, tàu thuỷ nhỏ có thể qua lại từ hạ lưu đến

Chũ (Lục Ngạn) mùa mưa, nước lũ đổ về lưu tốc khá mạnh đến Yên

Dũng thì lại êm ả xuôi về Đông Nam. Có thể nói dòng sông Lục Nam là

sợi dây nối văn hoá suốt từ Lạng Sơn xuống các huyện của Bắc Giang

mà xã Hồng Giang là một điểm nối. Dòng sông vừa tạo ra sự giao thoa

văn hoá của cộng đồng các dân tộc ở Hồng Giang với xung quanh, vừa lầ

nhân chứng lịch sử ghi lại chiến công của cha ông xưa, bằng chứng là

dọc theo sông Lục Nam có tới 73 ngôi đền thờ tướng quân Vũ Thành

(Thân Cảnh Phúc) mà xã Hồng Giang là điển hình.

Ngoài ra xã còn có hệ động thực vật khá phong phú, đặc biệt là vải

thiều rất thích hợp với điều kiện tự nhiên ở đây. Vải thiều đã trở thành

một nét văn hoá đặc trưng của đồng bào trong xã.

Nằm trên quốc lộ 31 và tỉnh lộ 290, 279 ngày nay, xã Hồng Giang là

điểm nối với huyện Sơn Đông, tiếp giáp với Lạng Sơn, nơi trấn thủ giặc

phương Bắc của cha ông ta. Trong lịch sử, nhân dân Hồng Giang đã cùng

nhân dân cả nước kiên cường chặn giặc, đánh phá đường tiến của giặc

phương Bắc xuống Thăng Long và đã ghi biết bao chiến công hiển hách.

Bïi ThÞ Hoa Líp VHDT 10A

3

Page 4: Lễ hội đền Hả

Bµi tiÓu luËn

Những chiến công trong lịch sử chống giặc ngoại xâm là tiền đề chủ yếu của

hệ thống lễ hội ở Hồng Giang và các xã trong huyện Lục Ngạn.

Những đặc điểm tự nhiên như trên đã tạo cho xã Hồng Giang

những điều kiện nhất định hình thành nên nền văn hoá nông nghiệp.

Truyền thống cố kết cộng đồng các dân tộc trong xã cũng như hình thành

những dịp lễ, lễ hội qui tụ cộng đồng với qui mô khá tập trung thống nhất

trong phạm vi làng xã, thậm chí là cả vùng. Lễ hội Đền Hả cũng là một

điển hình được hình thành từ những tiền đề trên.

1.1.2. Môi trường văn hoá xã hội

1.1.2.1. Thành phần dân tộc

Chủ nhân của những giá trị văn hoá của xã Hồng Giang là cộng

đồng các dân tộc: Kinh, Tày, Nùng, Sán Dìu, Hoa, Dao. Các dân tộc

trong xã trải qua những chặng đường lịch sử đã cùng nhau xây dựng nên

nền văn hoá đặc sắc mà đến nay vẫn còn nhiều chứng tích, đặc biệt là lễ

hội Đền Hả. Lễ hội Đền Hả là một hiện tượng văn hoá thống nhất trong

sự đa dạng của cộng đồng các dân tộc trong xã Hồng Giang. Tuy thống

nhất nhưng mỗi dân tộc trong xã lại có những bản sắc riêng:

Dân tộc Kinh (Việt)

Người Việt có mặt ở đây từ nhiều ngàn năm trước. Họ luôn là trung

tâm đoàn kết các dân tộc, đóng vai trò chủ đạo trong quá trình phát triển kinh

tế, xã hội, văn hoá ở Hồng Giang. Hiện nay người Việt có dân số chiếm

76,66% trong tổng số 8.998 dân số toàn xã.

Dân tộc Tày

Đây là dân tộc có mặt sớm nhất trong các dân tộc thiểu số ở Hồng

Giang, cách đây hàng ngàn năm cùng với người Việt. Trong thành phần

của người Tày hiện nay không ít những người gốc Việt di cư từ miền

Bïi ThÞ Hoa Líp VHDT 10A

4

Page 5: Lễ hội đền Hả

Bµi tiÓu luËn

xuôi lên với những thời gian và nguyên nhân khác nhau dần dần đã Tày

hoá, nhưng họ vẫn là một dân tộc chứ không phải là một nhóm hỗn hợp.

Nguời Tày ở Hồng Giang cư trú khá phân tán nhưng từ xưa tới nay vẫn

là một dân tộc thống nhất, có một nền văn hoá phong phú và đa dạng,

không phân chia thành từng nhóm.

Dân tộc Nùng

Có nguồn gốc từ Trung Quốc di cư đến đây khoảng vài thế kỷ.

Người Nùng có số dân trong xã đông thứ 2 sau người Kinh cư trú xen kẽ

trong từng thôn. ở Hồng Giang. Trong thành phần dân tộc Nùng có cả

một số nhóm người Việt từ miền xuôi lên, lâu nay hoà vào người Nùng

và tự nhận là người Nùng.

Dân tộc Sán Dìu

Người Sán Dìu ở Hồng Giang có nguồn gốc từ Trung Quốc. Họ di

cư vào đây khoảng 3, 4 thế kỷ trước. Cư trú ở nơi tiếp giáp giữa trung du

và miền núi giống Sán Dìu trong cả nước. Đồng bào Sán Dìu thường cư

trú thành làng, xóm chỉ khoảng mươi, mười lăm nóc nhà. Lục Ngạn là

nơi tập trung nhiều người Sán Dìu nhất ở Bắc Giang.

Dân tộc Hoa

Có nguồn gốc từ Trung Quốc, trong xã không có nhiều người Hoa

cư trú, nhưng số lượng ít biến động, các xã xung quanh lại có nhiều

người Hoa sinh sống. Tuy ít nhưng họ có những nét văn hoá rất đặc sắc

góp phần tạo nên bản sắc văn hoá của cộng đồng các dân tộc ở đây.

Dân tộc Dao

Chủ yếu là người Dao đỏ, có nguồn gốc từ Trung Quốc, di cư sang,

và cư trú tại đây vào thời nhà Lê. Họ cư trú phân tán nhưng lại tập trung

Bïi ThÞ Hoa Líp VHDT 10A

5

Page 6: Lễ hội đền Hả

Bµi tiÓu luËn

thành từng làng bản riêng của người Dao, bảo lưu khá tốt những sinh

hoạt văn hoá đặc trưng của mình.

Cộng đồng các dân tộc trên đây, qua quá trình lịch sử định cư lâu

đời, đã cùng nhau xây dựng nên một nền văn hoá đa dạng, phong phú và

đặc sắc ở vùng Hồng Giang.

1.1.2.2. Về kinh tế

Đồng bào các dân tộc ở Hồng Giang chủ yếu sống bằng sản xuất

nông nghiệp. Cây trồng chính là lúa nước, ngoài ra có sắn, ngô, đậu. Từ

lâu đời đồng bào đã lưu truyền nghề trồng vải thiều. Vải thiều là đặc sản

của Lục Ngạn cũng như Hồng Giang. Đây cũng trở thành sản phẩm chính

phục vụ cho hoạt động giao thương với các vùng khác tạo điều kiện giao

lưu và phát triển kinh tế, văn hoá. Chăn nuôi chủ yếu là gia súc nhỏ và

gia cầm. Sản xuất nông nghiệp chủ yếu theo mùa vụ và phụ thuộc vào

thời tiết nên tạo ra những chu kì nông nhàn là điều kiện để đồng bào tập

trung tổ chức lễ hội, vui chơi, múa hát. Những lễ vật dâng lên thần linh,

tổ tiên cũng từ nền sản xuất nông nghiệp mà ra.

Là những dân cư nông nghiệp, cộng đồng 6 dân tộc ở xã Hồng

Giang đã xây nên những giá trị văn hoá vật chất rất quan trọng.

Về nhà ở

Truyền thống của đồng bào vùng này là ở nhà sàn, nhà đất lợp

ngói ngang (Nùng), nhà trình tường (Sán Dìu, Kinh) nhà dài hình ống lợp

ngói máng, trình tường (Hoa). Nổi trội nhất là các công trình kiến trúc

của người Việt như Đền Hả, chùa và miếu.

Về trang phục

Tuy có sự khác nhau nhưng trang phucj của 6 dân tộc ở đây rất gần

gũi về kiểu dáng và màu sắc.

Bïi ThÞ Hoa Líp VHDT 10A

6

Page 7: Lễ hội đền Hả

Bµi tiÓu luËn

Người Tày và người Nùng mặc màu chàm sẫm. Phụ nữ Tày mặc

quần dài, áo dài. Người Sán Dìu đàn ông xưa kia mặc áo dài quá gối, đầu

đội khăn xếp hoặc vấn khăn nhiễu, phụ nữ có áo dài, áo ngắn, váy cộc,

khăn đội đầu, dây lưng và xà cạp; cách ăn mặc của họ khá đặc trưng so

với các dân tộc khác.

Ẩm thực

Các món ăn ở đây không cầu kỳ, kiểu cách nhưng lại mang đặc

trưng của đất và người Hồng Giang. Rượu được nấu từ men vải thiều

thơm và say nồng, lợn quay, gà quay, bò quay khau nhụ, xá xíu đặc trưng

của người Hoa…

Bên cạnh những giá trị văn hoá vật chất thì những giá trị văn hoá

tinh thần cũng đã góp phần quan trọng tạo nên đặc trưng của nền văn hoá

Hồng Giang, là cơ sở hình thành và lưu giữ những lễ hội trong vùng,

trong đó có lễ hội Đền Hả. Qua khảo cứu thì ngôn ngữ của đồng bào ở

Hồng Giang hầu hết đã thống nhất với nhau. Đồng bào dân tộc thiểu số

đều nói được tiếng Việt, mặc dù vẫn sử dụng tiếng nói của dân tộc mình

nhưng chỉ trong phạm vi gia đình. Hầu hết đều dùng chữ Nôm và chữ

Hán để lưu giữ các tài liệu cổ xưa, còn ngày nay đồng bào dùng chữ quốc

ngữ. Những tài liệu có ghi chép về Đền Hả và tướng quân Thân Cảnh

Phúc cũng dùng chữ Hán và sau này là chữ Nôm. Cùng với ngôn ngữ thì

tôn giáo, tín ngưỡng của đồng bào cũng tương đối đa dạng, phản ánh tư

duy và sinh hoạt của đồng bào. Tín ngưỡng đa thần tồn tại trong tất cả

các dân tộc ở đây, biểu hiện là ở các bản làng đều có các đình đền, miếu

thờ nhân thần, thổ thần. Đồng bào ở đây quan niệm vạn vật hữu linh.

Trong tâm thức người dân còn tồn tại nhiều tàn dư của tôn giáo nguyên

thuỷ, nhất là ở nhóm người Dao. Đạo phật và đạo giáo sớm đã có ảnh

hưởng tới nền văn hoá nơi đây, thấm sâu vào lối sống, suy nghĩ, quan

Bïi ThÞ Hoa Líp VHDT 10A

7

Page 8: Lễ hội đền Hả

Bµi tiÓu luËn

niệm cũng như các công trình kiến trúc của người dân nơi đây như đền,

chùa, miếu.

Tín ngưỡng sùng bái con người lan truyền rộng rãi trong cộng

đồng dân cư ở đây, đặc biệt là sùng bái những vị tướng tài giỏi có công

trong chiến tranh đuổi quân xâm lược. Vũ Thành là một vị tướng đời Lý

có công dẹp giặc Tống được nhân dân thờ như một vị thánh, tôn làm

phúc thần của nhân dân, hang năm mở hội để nhớ ơn công lao đánh giặc.

Chính tín ngưỡng sung bái con người này đã trở thành trục xương sống

cốt lõi tạo nên linh hông của lễ hội Đền Hả từ những nghi thức cúng lễ

cho đến các hoạt động hội. Vốn văn hoá cổ truyền phi vật thể được lưu

truyền rất phong phú. Hàng năm đồng bào ở Hồng Giang vẫn tổ chức lễ

hội Đền Hả rất qui mô, thu huts được rất nhiều người dân trong vùng

tham gia cũng như khách tập phương. Bên cạnh hội Đền Hả trong vùng

còn có hội đền Khánh Vân (thờ Vi Hùng Thắng), hội Lồng Tồng của

người Tày… đã tạo nên những giá trị văn hoá và lịch sử có giá trị cao.

Vốn văn hoá văn nghệ cũng rất đa dạng phong phú. Người Việt có các

làn điệu dân ca như quan họ, hát ống, hát đúm, hát trống quân. Người

Nùng có hát sli, hát lượn, hát song hầu, nhì hào từng tốp trai gái trong

dịp hội hè, chợ phiên. Hát then lưu truyền trong dân gian người Tày, hát

soong cô (Sán Dìu), hát soong hao… Những làn điệu dân ca trên được

lưu truyền trong dân gian và thường được hát kèm với nhạc cụ như trống,

thanh la, não bạt, kèn, xập xoè… nhịp vỗ tay. Cùng với dân ca thì kho

tàng truyện cổ, tri thức dân gian được lưu truyền khá nhiều, đó là các

thần tích, truyện nôm khuyết danh của người Tày, Nùng, Viêt,… những

bài thuốc, bài cúng, ca dao, tục ngữ được lưu truyền, … Nhũng điệu múa

của các dân tộc ở đây tương đối đa dạng, mỗi dân tôc lại lưu giữ những

chất liệu diễn xướng riêng của bộ môn nghệ thuật này. Trong truyền

thống cộng đồng các dân tộc ở Hồng Giang sống đoàn kết chan hoà

Bïi ThÞ Hoa Líp VHDT 10A

8

Page 9: Lễ hội đền Hả

Bµi tiÓu luËn

tương trợ lẫn nhau, trong đó người Việt là chủ thể, là trung tâm cố kết

cộng đồng. Trong từng dân tộc cũng sống với nhau hoà thuận, gia đình,

làng xóm cộng đồng đàon két tốt đẹp bao đời nay.

Chính những giá trị văn hoá nói trên đã tạo động lực cho đồng bào

Hồng Giang tiếp nối truyền thống xây dựng tương lai với đời sống ổn

định, giàu bản sắc văn hoá. Nó cũng là cơ sở vững chắc để hình thành,

tồn tại và phát triển của một hiện tượng văn hoá mang qui mô vùng, đó là

lễ hội Đền Hả.

1.2. Đôi nét về lễ hội Đền Hả

1.2.1. Tên gọi và nguồn gốc của lễ hội

Lễ hội Đền Hả hay lễ hội Từ Hả đều là những tên gọi quen thuộc

của người dân Hồng Giang cũng như người dân trong vùng Lục Ngạn từ

lâu đời. Lễ hội Đền Hả được diễn ra tại ngôi đền thờ danh tướng Vũ

Thành có tên là Đền Hả nên người ta gọi là tên lễ hội trùng với tên đền.

Còn cái tên lễ hội Từ Hả thì cũng không có gì khác bởi vì từ chính là

đền, đây chỉ là cách gọi khác nhau bằng âm Hán Việt, do sự ảnh hưởng

của văn hoá Trung Quốc. Nói chung trong dân gian tồn tại hai cách gọi

tên lễ hội là Đền Hả và Từ Hả là hoàn toàn thống nhất với nhau.

Lễ hội Đền Hả bắt nguồn từ một nhân vật lịch sử cùng với những

chiến công của ông, đó là Vũ Thành.

Qua khảo sát cho thấy Vũ Thành là con trai một vị tù trưởng xứ

Đông giáp vùng Đông Bắc nước ta. Thời Lý, triều đình muốn kết mối

bang giao đoàn kết với các tù trưởng miền ngược nên thường gả công

chúa cho họ. Thân phụ của Vũ Thành (là Vũ Tỉnh) cũng được vua Lý gả

công chúa cho, sinh ra Vũ Thành, rồi sau đó đổi sang họ Thân, Vũ Thành

được mang tên là Cảnh Phúc. Nhân dân trong vùng vẫn gọi với cái tên

kính trọng là Vũ Thành tướng quân. Ông là một danh tướng đời nhà Lý

Bïi ThÞ Hoa Líp VHDT 10A

9

Page 10: Lễ hội đền Hả

Bµi tiÓu luËn

có tài thao lược quân sự như một thiên thần xứ Đông Giáp này. Khi xưa

giặc Tống tràn sang cướp nước ta, cả vùng Đông Giáp ngập bóng quân

thù, nhân dân đau khổ chia li do giặc đốt phá, chém. giết. Cả đất nước

Đại Việt đã vùng lên giết giặc, đoàn kết một lòng, không để lũ cướp

nước tàn phá giang sơn. Vũ Thành là một vị tướng trấn giữ vùng đồi núi

xứ Đông Giáp rộng lớn chủ yếu tấn công giặc bằng lối đánh du kích để

ngăn cản đường tấn công của giặc và quấy phá sau lưng chúng khi chúng

tiến sâu vào đất Việt. Khi quân Tống do Quách Quỳ dẫn đầu tiến sát

Thăng Long đối chọi với quân của Lý Thường Kiệt ở phòng tuyến sông

Như Nguyệt thì Vũ Thành đã tài tình lãnh đạo quân dân các đội dân binh

người Tày, Nùng, Dao, Kinh, Sán Dìu… đánh phá địch ở vùng sau lưng

ngăn cản đưòng tiếp lương thực của chúng. Trước mặt bị đánh, đằng sau

bị đánh làm cho giặc ăn không ngon ngủ không yên. Bằng tài năng quân

sự của mình Vũ Thành đã dựa vào núi rừng, thoắt ẩn, thoắt hiện, đánh

trận bách chiến bách thắng làm cho tướng giặc kinh hồn mà kêu lên rằng:

“Thân Cảnh Phúc ở Đông Giáp nắm cưòng binh”, còn nhân dân trong

vùng thì tôn ngài là chúa đông Giáp, các cụ còn truyền lại rằng ngài là

thiên xứ Đông Giáp.1

Sau này, trong một trận chiến đấu không cân sức, Vũ Thành bị

thương và hi sinh anh dũng, ngài tạ thế tại thôn Kép II, xã Hồng Giang.

Nhân dân thương tiếc lập đền thờ để tỏ long biết ơn công lao đánh giặc

bảo vệ quê hương của ngài.

Sau này đất nước hoà bình, nhân dân không chỉ thờ phụng mà còn

tổ chức cả lễ hội nhằm tái hiện những công đức của vị tướng Vũ Thành

cũng như những chiến công của ông. Nhân dân thờ Vũ Thành như là vị

thành hoàng làng, vị thánh nhân, phúc thần che chở cho họ. Chính sự

1 Theo lời kể của ông Giáp Văn Bê 71 tuổi, thôn Kép II xã Hồng Giang

Bïi ThÞ Hoa Líp VHDT 10A

10

Page 11: Lễ hội đền Hả

Bµi tiÓu luËn

thần thánh hoá con người cùng với những chiến công phi thường của

nhân dân đã tạo nên một nhân thần lịch sử, một lễ hội mang tính lịch sử.

Như vậy lễ hội đền Từ Hả là một lễ hội dân gian có nguồn gốc lịch

sử và mang bản chất lịch sử rõ ràng. Hiện tượng văn hóa ấy được tạo nên

từ cộng đồng các dân tộc ở Hồng Giang cho tới ngày nay.

1.2.2 Quá trình phát triển và không gian diễn ra lễ hội

Lễ hội Đền Hả là một lễ hội cổ, hàng năm người dân lại tụ tập vui

hội ở đền vào dịp mồng 8 tháng Giêng. Trước đây những người dân trong

vùng cứ đến ngày này là đến đền thắp hương, khấn vái, tập trung vui hội,

chơi trò chơi, hát đối đáp, gặp gỡ… Lễ hội này đã hình thành vững chắc

từ con đường dân gian cùng với cả đạo sắc phong của triều đình phong

kiến từ trên xuống. Đến năm 1988 – 1960, trong công cuộc cải tạo xã hội

chủ nghĩa, do có những nhận thức và hành động cực đoan về chống

phong kiến, chống mê tín dị đoan, nên nhiều tài kiệu ghi chép cổ bị huỷ,

sự tập trung tổ chức lễ hội cũng bị kìm hãm.

Từ năm 1991 ngôi đền được nhà nước cấp bằmg di tích lịch sử văn

hoá cấp trung ương, được sự quan tâm của chính quyền và các đoàn thể,

lễ hội ngày càng mở rộng về qui mô, thời gian và sự tham gia của quần

chúng nhân dân trong vùng.

Đến nay lễ hội được tổ chức định kỳ vào ngày 3 ngày 6, 7, 8 tháng

Giêng, ngày hội chính là ngày mồng 8. Người dân chọn ngày mồng 8 là

ngày hội chính không phải là theo ý muốn chủ quan của ai đó đặt ra mà

đồng bào kỉ niệm một trận thắng vang dội, một chiến công hiển hách của

vị tướng Vũ Thành trên vùng đất quê hương mình năm xưa vào ngày 8

tháng Giêng. Khi lễ hội diễn ra cũng là thời gian người dân nghỉ ngơi vui

chơi xuân, là dịp nông nhàn chuẩn bị bước vào vụ sản xuất. Lễ hội diễn

ra vào thời gian này đáp ứng được nhu cầu vui chơi sau bao ngày lao

Bïi ThÞ Hoa Líp VHDT 10A

11

Page 12: Lễ hội đền Hả

Bµi tiÓu luËn

động vất vả của người dân, làm cân bằng mối quan hệ giữa người và siêu

nhiên, người và thế giới tự nhiên, người và người, là dịp để những giá trị

văn hoá được bộc lộ và thưởng thức.

Lễ hội Đền Hả được tổ chức hàng năm theo thời gian như trên tại

Đền Hả và gò Bãi Bông. Hầu hết các hoạt động nghi lễ được diễn ra tại

đền kết hợp với một trò chơi, diễn xướng; gò Bãi Bông cũng là nơi tổ

chức vui chơi, tụ hội thi đấu… Nơi tụ hội chính vẫn là ngôi đền thờ danh

tướng Vũ Thành vương. Ngôi đền nằm ở đỉnh một gò đồi của thôn Kép

II, đối diện với núi Trống núi Chiêng bên bờ sông Lục Nam gắn liền với

chiến tích của ngài. Truyền thuyết kể rằng năm xưa tướng quân chinh

chiến sau bao trận bách chiến bách thắng, trong một trận không cân sức

tướng quân bị chém trọng thương vào đầu. Ngài cưõi ngựa phi về làng,

về đến gốc đa đầu làng gặp bà hàng nước ngồi đó, ngài hỏi: “ Tướng bị

đánh vỡ đầu thì sống hay chết ?”. Bà hàng nước trả lời rằng: “Tướng vỡ

đầu thì chết chứ sống làm sao”.Ngài cưỡi ngựa đi được một đoạn đến

đỉnh gò cạnh đó thì hoá.

Nhân dân tiếc thương và ghi nhớ công ơn nên lập đền thờ tại nơi

ngài hoá. Sau này lễ hội đều được tổ chức tại đền. Lễ hội được tổ chức

tại đây mang một ý nghĩa tâm linh rất lớn, lại vừa mang ý nghĩa lịch sử

giáo dục truyền thống cho đồng bào trong vùng. Cách đền không xa lắm

Bãi Bông được làm nơi hội tụ cũng là nơi ghi dấu chiến thắng của ngài,

cho đến nay người dân vẫn làm lễ rước diễn tả lại chiến thắng đó. Ngôi

đền và Bãi Bông đã trở thành không gian thiêng liêng, là địa chỉ in sâu

vào tâm thức đồng bào ở Hồng Giang và quanh vùng.

1.2.3. Tiến trình của lễ hội

Để có thể tổ chức thành công lễ hội, nhân dân địa phương phải

chuẩn bị rất chu đáo từ lễ vật cúng cho đến sân khấu, các tiết mục… Tất

Bïi ThÞ Hoa Líp VHDT 10A

12

Page 13: Lễ hội đền Hả

Bµi tiÓu luËn

cả các tổ chức chính quyền, đoàn thể, quần chúng cùng bắt tay vào chuẩn

bị tổ chức lễ hội từ trước đó nhiều ngày.

Trong lễ hội người ta phải chuẩn bị và bày cúng những lễ vật gồm:

Bánh dày khổ to, bánh chè lam, hoa quả, oản, bánh, kẹo, rượu, nước

mưa, trầu cau, xôi. Tất cả những đồ chay được cúng trong 3 ngày 6, 7 và

8. Sáng ngày mồng 9 thì người ta ngả mặn cúng thịt lợn, gà khao quân

kết thúc lễ hội.

Lễ hội được diễn ra với những nghi thức tế lễ như lễ dâng thánh, lễ

rước thánh, lễ tắm thánh. Trong địa phương cử ra một ông chủ tế là

người cao tuổi, biết chữ nho, biết viết sớ, am hiểu phong tục tập quán…

cùng đó họ tổ chức một đội tế có đủ đạo cụ, trang phục văn tế phục vụ

các màn tế.

Lễ dâng, trình diện thành được thực hiện bởi ông chủ tế và đội tế: Ông

Nguyễn Văn Bê làm chủ tế quỳ trước thánh đường, phía sau là 5 ông quỳ lạy

theo, tất cả đều mặc lễ phục. Có 3 nhạc công đánh một chiếc trống nhỏ, một

chiếc xập xoè, một ông chủ nhạc kêu lệnh ông chủ tế lạy theo. Sau 3 hồi

chiêng trống ông chủ tế đọc văn tế và tấu sớ đấu trình trước bài vị tướng

quân, cầu xin những điều tốt lành cho nhân dân, mong được che chở, mọi

người mạnh khoẻ, làm ăn phát đạt, mưa thuận gió hoà…

Lễ rước thánh là phần được nhân dân mong chờ nhất và cũng quan

trọng nhất trong lễ hội này. Vào buổi sáng sớm ngày mồng 8, sau khi tất

cả đã được chuẩn bị kĩ lưỡng, ông chủ tế ra lệnh nổi chiêng, trống đúng

giờ qui định. Họ làm lễ xuất kiệu, ngựa, cờ, binh khí… ra khởi đền, diễn

tả lại cảnh ra quân của một đoàn quân xưa kia. Tất cả người dân tập

trung đông đúc ở đền cùng đi theo đám rước. Người ta rước qua đoạn

đường từ đền Hả cho đến Bãi Bông. Trong đoạn đường đầu người ta rước

đi thật lặng lẽ, bí mật. Khi đoàn rước đến chân gò Bãi Bông thì dừng lại,

ông chủ đám rước ra hiệu lệnh chiêng trống nổi lên rầm rầm, cờ tung

Bïi ThÞ Hoa Líp VHDT 10A

13

Page 14: Lễ hội đền Hả

Bµi tiÓu luËn

bay, người và ngựa chồm lên mãnh liệt, vũ khí tua tủa tiến thẳng về đỉnh

gò. Tất cả mọi người đều cố gắng diễn tả thật hùng tráng cảnh ngài tấn

công quân giặc như vũ bão và giành thắng lợi. Tất cả các bộ kiệu, ngựa,

binh khí được đặt ở đỉnh gò, các đội tế làm các động tác ở phía dưới

kiệu, múa võ dâng hương... Tại bãi Bông lúc này cũng chính thức diễn ra

các trò chơi dân gian và thể thao, biểu diễn... Kiệu và các đồ rước được

đặt ở đỉnh gò cho đến khi nào gió quay hướng Đông Nam thổi ngược về

đến thì làm lề thu kiệu và binh tướng trở về. Người dân quan niệm rằng

đó là lúc ngài đã chiến thắng giặc trở về, lúc này người ta rước cỗ ngựa

đỏ đi trước, biểu tượng cho chiến thăng của trận đánh.

Nghi lễ tắm thánh được thực hiện vào buổi tối ngày 8/1 sau khi

ngài đã chiến thắng trở về. Ông chủ tế cùng các vị bô lão làm lễ rước

kiệu, các binh khí đồ rước... xuống hồ sen làm lễ tẩy uế mộc dục, rửa

sạch mọi bụi trần, tanh hôi của chiến tranh. Những đồ đó được rước vào

chùa với ý nghĩa quy y và siêu độ cho tướng sỹ, sau đó lại được rước trở

lại về đền. Ngày 9/1 người ta làm lễ cúng mặn tại đền và liên hoan bữa

cơm cộng cảm, những lễ vật được ban phát một cách bình đẳng.

Trong suốt 3 ngày 6, 7, 8 tháng Giêng diễn ra các hoạt động vui

chơi giải trí, diễn văn nghệ, thi đấu thể thao, trò chơi dân gian song song

cùng với các nghi lễ. Những nghi lễ được diễn ra tại đền nhưng dân làng

vẫn vui chơi tại Bãi Bông và ở đền, ngày mồng 8 người ta tụ hội cho đến

tối mới chịu ra về. Lễ hội Đền Hả với quy mô vùng khá lớn, kéo dài

trong 3 ngày, 3 đêm, có tầm ảnh hưởng rộng lớn đối với cộng đồng dân

cư ở Hồng Giang, là một lễ hội lịch sử cần được lưu giữ, phát triển và

quan tâm chặt chẽ hơn.

Bïi ThÞ Hoa Líp VHDT 10A

14

Page 15: Lễ hội đền Hả

Bµi tiÓu luËn

CHƯƠNG 2. NHỮNG TRÒ CHƠI VÀ TRÒ DIỄN TRONG HỘI ĐỀN HẢ

2.1. Một số khái niệm công cụ

Trong phạm vi đề tài này, để đi sâu tìm hiểu phần hội của lễ hội

Đền Hả, người viết xin đưa ra một số khái niệm công cụ để đề tài được

khai thác sâu hơn, chính xác hơn. Đề tài khai thác sâu ở phần hội nên cần

phải hiểu rõ ràng về khái niệm “lễ”, “khái niệm “hội”, khái niệm “lễ hội”

một cách khoa học. Hiểu rõ khái niệm các yếu tố tạo nên hội trong một lễ

hội như trò chơi dân gian, trò diễn dân gian….

Lễ là gì? Lễ là những nghi thức tiến hành nhằm đánh dấu hoặc kỉ

niệm một sự việc, sự kiện có ý nghĩa nào đó, là cách cư xử của con người

với thế giới tự nhiên bí ẩn, thế giới siêu nhiên kỳ ảo.

Có ý kiến khác cho rằng lễ là những nghi thức ảo của con người

nhằm hướng đến một thế giới ngoài hiện thực và mong mỏi nó tác động

trở lại hiện thực theo ý muốn chủ quan của con người.

Hội là gì? Hội là cuộc vui được tổ chức chung cho một cộng đồng

đông đảo người tham dự theo phong tục hoặc nhân dịp đặc biệt. Hội là

đám vui đông người, tức đông người tập trung trong một địa điểm và vui

chơi với nhau.

Khái niệm hội trong dân tộc học được hiểu là việc tổ chức nhân

dân kỉ niệm một sự kiện quan trọng, nó đem lại lợi ích tinh thần cho mọi

thành viên của cộng đồng, nơi có nhiều trò vui đến mức như hỗn độn, là

nơi cộng cảm, giải toả dồn nén, thăng bằng trở lại cho cộng đồng.

Lễ hội là cuộc vui chơi bằng vô số hoạt động giải trí công cộng

diễn ra tại một điểm nhất định vào dịp lễ kỉ niệm một sự kiện xã hội hay

tự nhiên nhằm diễn đạt sự phấn khích, hoan hỉ của công chúng dự lễ hội.

Bïi ThÞ Hoa Líp VHDT 10A

15

Page 16: Lễ hội đền Hả

Bµi tiÓu luËn

Lễ hội dân gian là nơi chứa đựng, giải toả những ước muốn tâm

linh của người nông dân, hội làng được lập ra để người dân lập lại một

sự cân bằng trong quan hệ nhiều chiều giữa người với người, người với

vạn vật, người với thần linh, người với vũ trụ. Đọng trong lễ hội dân gian

là niềm tin dân dã được lịch sử hình thành những tín ngưỡng dân gian.

Quan hệ giữa lễ và hội là mối quan hệ tương hỗ, tồn tại trong sự

thống nhất với nhau không tách rời. Lễ và hội đều là cuộc sống đích thực

của con người được phản ánh qua tâm linh của cộng đồng. Niềm tin tín

ngưỡng chi phối mạnh mẽ phần lễ và các nghi thức tế lễ. Chính tín

ngưỡng lắng đọng trong lễ hội là trục xương sống để qui tụ tất cả mọi

hoạt động hội, trò diễn nghi thức thờ cúng của cả lễ hội.

Như vậy, dựa vào những khái niệm về lễ hội, có thể thấy rõ rằng:

nội hàm của khái niệm hội chính là đông đảo quần chúng tụ tập lại cùng

vui chơi, biểu diễn hay chia sẻ, cộng cảm với những trò chơi biểu diễn

đó. Làm nên phần hội chính là những trò chơi dân gian và diễn xướng

dân gian.

Trò chơi dân gian là những trò chơi thu hút từ 2 người trở lên tuân

theo nguyên tắc nhất định và đem lại cảm giác vui vẻ, thoải mái cho

người chơi.

Diễn xướng là toàn bộ những hành động của con người mà nó tách

khỏi môi trường lí thuyết để hoà hợp với thực tế. Diễn xướng là một mức

độ trong các giai đoạn phát triển khác nhau của nghệ thuật biểu diễn dân

gian từ diễn xướng sơ khai (rước, hát cuộc) đến trò diễn và sân khấu dân

gian.

Những trò chơi và diễn xướng được đề cập thông qua khái niệm

trên sẽ chủ yếu là mang tính dân gian, những trò chơi tồn tại từ lâu năm

Bïi ThÞ Hoa Líp VHDT 10A

16

Page 17: Lễ hội đền Hả

Bµi tiÓu luËn

trong nhân dân và những điệu múa, bài hát, lối hát, lối trình diễn hình

thành và tồn tại ở trong nhân dân.

2.2. Những trò chơi dân gian trong hội

Trong hội Đền Hả tập trung một số lượng lớn các trò chơi dân gian

của cộng đồng các dân tộc ở Hồng Giang. Có những trò chơi chỉ chơi ít

người, một nhóm người, có trò chơi thu hút cả cộng đồng đông đảo, họ

chơi một cách say mê tuân theo qui luật đơn giản để thoả mãn nhu cầu

tham gia thể hiện và giải toả những nhọc nhằn bao lâu nay của cuộc

sống. Ở đây có cả những trò chơi của người Việt, Tày, Nùng có trò chơi

vui vẻ, có trò chơi trí tuệ.

Chọi gà

Nhân dân ở đây vẫn gọi là trò chơi đá gà. Người ta tổ chức chơi

chọi gà ở sân Bãi Bông sau khi kiệu thánh đã được rước ra. Thành phần

chơi không hề phân biệt, miễn là chủ gà có gà chọi khoẻ, đủ tiêu chuẩn

thi đấu là thoả thuận cho thi đấu. Trò chơi này không có tổ chức giải

thưởng cụ thể như một giải thi đấu mà chủ yếu do các chủ gà thoả thuận

bằng miệng với nhau rồi cho đấu. Để chọn được gà chọi tốt, người ta

phải tìm những giống gà chọi nòi. Họ nuôi và huấn luyện cho con gà rất

công phu, qua thử nghiệm luyện tập, đấu thử nhiều lần mới có thể chọn

được những con gà để sử dụng vào hội thi. Khi vào cuộc thi chọi gà

người ta so các cặp đấu có chiều cao và cân năng tương đồng nhau. Mỗi

hiệp đấu gà gọi là “hồ” diễn ra trong 15 phút, cho nghỉ một lúc lại đấu

tiếp, một số chủ gà có thể cho chọi gà chọi đến cùng, gọi là: “Kỳ tẩu, kỳ

tử” tức là đấu đến khi có con bỏ chạy hoặc gục chết. Trò chơi chọi gà

luôn là niềm thích thú của nhiều người, những hiệp chọi gà thường có rất

đông người vây quanh hò reo cổ vũ, nhất là nam giới. Chọi gà mang một

Bïi ThÞ Hoa Líp VHDT 10A

17

Page 18: Lễ hội đền Hả

Bµi tiÓu luËn

vẻ đẹp văn hoá của con người nơi đây, thể hiện tinh thần thượng võ vũ

dũng, tín nghĩa truyền tục từ bao đời nay.

Cờ tướng

Đây là trò chơi trí tuệ có từ rất lâu đời vẫn được lưu giữ vững bền

cho đến ngày nay trong hội Đền Hả. Cờ này được xem như là một trong

bốn mặt tài năng của người xưa (cầm, kỳ, thi, hoạ). Chơi cờ là một sinh

hoạt truyền thống tồn tại trong lễ hội Đền Hả. Đối tượng tham dự thường

là những người cao tuổi hoặc trung niên có kiến thức chơi cờ rất tốt.

Người ta chơi cờ ở cửa và sân đền thờ trong ngày hội. Bàn cờ kẻ ô chia

làm hai, ở giữa có hàng ngàn cách gọi là “sông”, tất cả có 64 ô cờ. Quân

cờ mỗi bên có 16, gồm 1tướng, 2 sĩ, 2 tượng, 2 xe, 2 pháo, 2 mã, 5 tốt.

Bàn cờ và quân cờ có thể làm bằng sừng, ngà, gồ, giấy... Cờ tướng chơi

theo nguyên tắc: mã lệch, tương điền, xe liền, pháo cách, tốt chưa sang

sông chỉ được đi thẳng, sang sông có thể đi ngang, không được lui, khi

tướng bị chiếu không che chắn được là hết cờ. Ở hội Đền Hả người ta

còn chơi cờ thành 2 loại là cờ người và cờ bỏi.

Cờ người

Được chơi trên sân đền. Ở sân cờ các quân cờ do người thật thủ

vai, mỗi bên 16 người chưa lập gia đình (có thể một bên nam, một bên

nữ), tướng ông và tuớng bà có lọng che. Người đánh cờ trong tư thế

trang nghiêm, ăn mặc theo quy định, tay cầm cờ lệnh, trước khi đi quân

nào phải chỉ cờ lệnh vào quân ấy rồi mới phất cờ.

Cờ bỏi

Là chơi cờ tướng trên sân rộng có trong các ngày hội ở Hồng

Giang. Các quân cờ thay bằng người thủ vai thật, người ta thay bằng 1

biển gồ hay chất liệu khác. Họ khắc hay viết các quân cờ, buộc hay gắn

vào 1 cán gỗ, tre cắm lên vị trí các quân cờ ở bàn cờ. Ứng với vị trí các

Bïi ThÞ Hoa Líp VHDT 10A

18

Page 19: Lễ hội đền Hả

Bµi tiÓu luËn

quân cờ người ta khoét lỗ và chôn những ống tre để cắm quân. Trò chơi

nay được chơi ngay trên sân đền thờ và thu hút được rất nhiều người cổ

vũ đấu trí. Trò chơi này thể hiện trí tuệ của nhân dân, là sinh hoạt văn

hoá tao nhã được nhiều người ưa thích.

Đánh đáo

Đây là trò chơi dân gian phổ biến không chỉ những ngày thường

mà rất được yêu thích trong ngày hội Đền Hả. Người ta chơi nhiều loại

đáo như: đáo đĩa, đáo cạc, đáo cõng, đáo đá, đáo lỗ, đáo ném, đáo ô....

Đáo đĩa

Người ta lấy một cái đĩa đặt vào giữa một chiếc nia (mẹt) để làm

đích. Người chơi đứng ở ngòi vạch chấm cách đích khoảng vài mét tay

cầm “cả cái” (làm bằng đồng tiền xu) ném vào trúng đĩa sao cho cả cái

nằm trọn trong đĩa. Người bày đĩa gọi là “người cái”, người chơi đáo gọi

là “người con” đồng tiền do người con bỏ ra, nếu ném vào đĩa thì con sẽ

được cái thưởng theo thoả thuận trước, nếu con ném vào nia thì cái được

thưởng.

Đáo cọc

Trên sân rộng ở Bãi Bông người ta cắm một cái cọc, trên ngọn có

cờ, đáo là những viên đá tròn, người chơi đứng bên kia bãi đất cầm viên

đá ném sao cho nó nằm ngay ở chân cọc càng gần càng tốt. Người chơi

cũng có thể dùng viên đá của mình phá những viên đá của người khác

nằm vào vị trí đoạt giải. Số lượng những viên đá được sử dụng tuỳ từng

ván chơi. Trò chơi đáo này thu hút rất đông nam thanh niên chơi hội vào

tham gia.

Đáo ô

Giống như cách chơi của đáo đĩa nhưng người ta thay đĩa và nong

bằng khay gỗ vuông có gờ, mặt khay kẻ các ô vuông bôi 2 mầu khác

Bïi ThÞ Hoa Líp VHDT 10A

19

Page 20: Lễ hội đền Hả

Bµi tiÓu luËn

nhau và quy định một màu là ô ăn, người chơi đi đồng tiền vào khay nếu

đúng ô ăn thì được ăn theo tỷ lệ đã thoả thuận trước, nếu đi chệch khỏi ô

ăn thì nhà cái sẽ được. Trò chơi này mang tính thưởng phạt rõ ràng, được

thua theo quy định, được nhiều người ưa thích vì tính chất vui vẻ hào

hứng và khéo léo của nó vẫn nhiều hơn tính chất kinh tế, người ta thưởng

phạt chỉ mang tính chất vui vẻ chứ không to tát hay có thể kinh doanh

được.

Đánh phết

Là trò chơi được duy trì khá lâu bền trong dân gian và cả trong hội

Đền Hả trước kia.

Bãi phết được chơi trên gò bãi Bông, mỗi đầu người ta đào một hố

tròn sâu ngập đầu gối, giữa bãi đào một lỗ để làm vị trí đặt quả phết. Các

đấu thủ cầm một gậy tre dài bằng đòn gánh, gốc đẽo vát thành hình thừa

gọi là cây phết. Quả phết có thể làm bằng gỗ hoặc chất liệu khác to bằng

quả bóng da. Người chơi chia thành 2 phe dùng gậy hay tay hất quả phết

ở vị trí ban đầu rồi dùng gậy phết (đưa sệt hoặc hất bổng) để đánh quả

phết, nếu đưa quả phết vào lỗ của phe mình là thắng cuộc.

Ném còn

Đây là trò chơi dân gian lưu truyền chủ yếu ở cộng đồng người

Tày ở Hồng Giang. Qua thời gian nó trở thành trò chơi chung của mọi

người trong hội Đền Hả. Người ta chôn trước cây còn ở Bãi Bông, cây

còn là một cây mai dài, có lá, ngọn, uốn cong thành hình tròn, đường

kính khoảng 40cm, một bên hình tròn phía Đông dán giấy đỏ tượng trưng

mặt trời, một bên phía Tây của hình tròn dán giấy vàng tượng trưng cho

mặt trăng, thân được kết thêm một cành lá đao. Nếu không là một cây

mai thì người ta chôn 1 cây tre cao, trên buộc một vòng tròn có tua màu,

hay vòng tròn được bịt bằng giấy màu được viết chữ Nhật và Nguyệt ở

Bïi ThÞ Hoa Líp VHDT 10A

20

Page 21: Lễ hội đền Hả

Bµi tiÓu luËn

hai phía. Quả còn được làm bằng vải nhiễu màu đỏ, có đuôi tua màu đỏ

để khi tung và ném đi được đúng hướng. Trong quả còn người ta nhồi

thóc, hạt bông, cát. Bắt đầu chơi ném còn sẽ có ông chủ tế ra tung một

quả còn đầu tiên lên trời rồi tất cả thanh niên lao vào cướp lấy vui vẻ náo

nhiệt. Ai cướp được quả còn sẽ là người ném quả còn đầu tiên mở cuộc

vui. Người chơi chia thành 2 phe ném sao cho quả còn qua hình tròn trên

ngọn tre là người thắng cuộc. Các quả còn liên tiếp bay lên hạ xuống hai

bên nam nữ, chàng trai ném qua phông còn cho thiếu nữ bắt. Các thiếu

nữ tung còn cho các chàng trai. Ai cũng náo nức thi nhau ném chúng

phông còn. Ai ném chúng phông còn thủng sẽ được thưởng. Quả còn

ném thủng phông còn sẽ được rạch ra lấy hạt bông, hạt thóc trộn với

thúng thóc rang, tung lên đám đông người dự hội, mọi người chen lấn, xô

đẩy, giơ vạt áo hứng lấy cho bằng được vài hạt thóc rang, mong nhận

được nhiều may mắn sức khoẻ dồi dào, cả năm làm ăn phát đạt, cây cối

gia súc sinh sôi, nảy nở, mùa màng tốt hơn. Sau khi tung còn qua vòng

trai gái còn tung còn vào nhau vui chơi.

Trò đu quay

Đây là trò chơi được nhiều bạn trẻ yêu thích. Trò chơi này vẫn

được duy trì đều đặn, bền vững mỗi khi hội diễn ra. Để có thể chơi được,

người ta phải dựng lên cây đu rất chắc chắn và công phu. Giàn đu được

làm bằng tre, thiết kế theo kiểu khung xà nhà rất chắc chắn. Bàn đu bằng

cả hai sào tre có thể dao động rất lớn. Trai gái đứng lên bàn đu, thường là

đứng một đôi trai gái với nhau, ở dưới thanh niên nam nữ đẩy bàn đu bay

qua bay lại. Những lúc đu bay dao động với tốc độ cao mọi người ở dưới

lại hò reo, cổ vũ rộn ràng cả một góc hội. Người đứng trên đu thì vừa

bám chắc vừa vui vẻ cười đùa. Nhiều đôi trai gái đu giỏi được mọi

người trầm trồ khen ngợi, còn những đôi khác thì luôn tìm cơ hội để

Bïi ThÞ Hoa Líp VHDT 10A

21

Page 22: Lễ hội đền Hả

Bµi tiÓu luËn

được thử tài trên đu. Trò chơi này vừa khỏe khoắn vui vẻ lại làm cho các

đôi trai gái gần nhau hơn nên người dự hội hầu hết lúc nào cũng tập

trung đông đúc ở bên giàn đu. Trước kia người ta vừa chơi đu vừa hát

giao duyên, hát song hao với nhau. Trò chơi này có ý nghĩa giải trí, vui

nhộn và mang ý nghĩa phồn thực dân gian. Sức hấp dẫn và khán giả,

người tham dự hầu như không bao giờ suy giảm.

Trò đập niêu

Người ta treo niêu đất lên một sợi dây ở độ cao 2 – 2,5m, từng

nhóm thanh niêm phải xếp hàng từng người một, buộc khăn sao cho

không thể nhìn thấy bình thường được. Sau khi mắt được che kín bằng

vải, người chơi cầm một thanh kiếm gỗ hoặc gậy gỗ tre tiến về phía trước

từ 1 vạch xuất phát đã quy định. Người chơi, phải ước lượng khoảng

cách từ điểm xuất phát đến chỗ treo niêu để tung ra cú đập chính xác.

Người chơi nếu đập trượt thì sẽ đến lượt người dưới hàng thay thế, nếu

đi đúng quy định và đập vỡ niêu thì sẽ được thưởng. Trò chơi này kích

thích tinh thần thượng võ của thanh niên trong làng bản. Sau này người

ta thay niêu sành bằng củ chuối có khắc thành hình mặt người, rất sinh

động nhưng mở màn trò chơi không thể thiếu chiếc niêu sành. Chơi trò

này vừa vui vẻ lại không tốn kém, thử thách sự khéo léo và độ chính xác

của từng người. Trong mỗi dịp mở hội trò chơi này đều thu hút được rất

nhiều người tham gia cả nam lẫn nữ, cả thanh niên lẫn rung niên, thiếu

nhi, mọi người cũng chơi bình đẳng tuân theo quy định của trò chơi.

Trò đánh quay

Đánh quay phổ biến trong tất cả các dân tộc ở Hồng Giang trong

ngày hội cũng như những ngày thường. Vào dịp hội Đền Hả mỗi người

thanh niên, mỗi người chơi quay lại có dịp trổ tài đánh quay và đẽo con

quay giải trước những bạn bè trẩy hội.

Bïi ThÞ Hoa Líp VHDT 10A

22

Page 23: Lễ hội đền Hả

Bµi tiÓu luËn

Người ta làm con quay to bằng hoặc nhỏ hơn cổ tay người lớn 1 tí dài

khoảng 15cm, một đầu tiện bằng, đầu kia vót nhọn, người ta thả quay bằng 1

sợi dây mềm, dài hơn sải tay, 1 đầu dây được buộc vào một chiếc gậy to

bằng ngón tay cái dài từ 40 – 50cm, đầu dây kia được cuốn tròn thật đều vào

thân con quay rồi tiến hành thả quay. Khi thả quay một tay cầm vào một gậy

không buộc dây rồi đánh ngang thân người thật mạnh thì quay rơi xuống đất

và sẽ quay tít rất hay. Người Tày ở đây làm quay hơi khác một chút. Họ đẽo

con quay to bằng cổ tay người lớn, một đầu vót tròn, đầu kia vót nhỏ để dài

khoảng 4 – 7cm tuỳ thuộc vào độ lớn của đầu tròn. Người ta thả quay bằng

sợi dây mềm, dài hơn sải tay, một đầu dây buộc vào ngón tay, đầu kia cuốn

vào đầu nhỏ của con quay giữ chặt đầu buộc vào ngón tay rồi giật thật mạnh,

con quay sẽ rơi xuống đất và quay tít.

Chơi quay được chia thành phe, mỗi bên một người hoặc mỗi phe

từ 2-10 người. Người ta chơi quay rất đông ở trên sân Bãi Bông. Nếu

chơi kiểu mỗi bên 3 người thì trước tiên có một bên thả, một bên chém

bên thả phải cùng lúc 3 người cùng thả, bên chém cũng cùng lúc 3 người

cùng chém. Bên chém nếu chỉ có một trong 3 người chém trúng con quay

thì đối thủ mà 2 người kia chém trượt thì cả nhóm vẫn thắng và được

chém tiếp. Trường hợp cả ba cùng chém trượt quay của đối phương thì

phải đổi lại thả quay cho đối phương chém. Tuy nhiên cũng có lối chơi

chỉ một người thả quay cho cả nhóm chém theo lần lượt, đến lượt người

nào chém trượt thì người đó phải thảy quay, cách chơi như vậy rất hấp

dẫn có thể thu hút sự tham gia của rất đông nam giới dự hội. Do chơi

đông người nên nhiều khi phải thả quay rất lâu nhưng ai cũng hào hứng

chờ đợi và vui chơi. Mới đầu vào chơi cả 2 bên hoặc chỉ chọn lấy một và

người thả cùng lúc xem con quay của bên nào quay được lâu hơn thì bên

đó được chém. Có trường hợp mọi người dùng một mảnh tre tung lên cao

để rơi xuống đất xem đúng xấp hay ngửa mà bên đó chọn là được chém

Bïi ThÞ Hoa Líp VHDT 10A

23

Page 24: Lễ hội đền Hả

Bµi tiÓu luËn

hay không được chém con quay của đối phương. Lối chơi thành phe

đông người thường là những người lớn, những người đã lập gia đình.

Cách chơi đông người rất vui vẻ, nhiều khi lôi kéo cả một đám người lớn

tham gia chơi và hò reo cổ vũ làm cho không khí hội vui tươi, náo nhiệt.

Trò kéo co

Kéo co là trò chơi dân gian phổ biến trong rất nhiều lễ hội cũng như

các dịp sinh hoạt cộng đồng khác của người dân Bắc Bộ. Trước kia trong hội

Đền Hả người ta chơi kéo co rất đậm màu nghi lễ. Các đội chơi phải để dây

kéo nằm dọc theo chiều dài của sông Lục Nam để thi đấu. Trong các lần thi

đấu đội kéo đứng ở phía trên dòng chảy, đứng trên gò Bãi Bông bao giờ

cũng được để là đội thắng trận. Người ta quan niệm rằng có như vậy thì năm

đó thánh Vũ Thành mới phù hộ cho mưa thuận gió hoà không bị thiên tai lụt

lội, người người mạnh khoẻ, cây cối sinh sôi nảy nở. Nếu ngược lại thì năm

đó sẽ bị mất mùa, bệnh tật. Ngày nay thì tính chất tín ngưỡng trong trò chơi

dường như đã phai nhạt, người ta tổ chức thi kéo co từng đội và có vòng, có

giải chung kết hẳn hoi. Đội nào lọt vào chung kết giành giải sẽ được thưởng

một phần thưởng của dân làng.

2.2.1. Những biến đổi của các trò chơi dân gian trong hội Đền

Hả

Những trò chơi dân gian được lưu truyền trong nhân dân và được

tụ hội biểu hiện ở hội Đền Hả. Thời gian và sự tác động của đời sống

kinh tế đã làm cho các trò chơi dân gian bị biến đổi đi. Nguyên nhân của

sự biến đổi đó là do kinh tế thị trường phát triển, lợi ích kinh tế xâm

nhập vào mọi hoạt động của con người. Các trò chơi được đưa ra để làm

phương tiện sinh lợi nhuận. Hơn nữa, do hoạt động kinh tế mà con người

luôn bận rộn không có nhiều thời gian để tham gia những trò chơi dân

gian nữa. Yếu tố văn hoá tiên tiến ảnh hưởng làm biến đổi những trò

Bïi ThÞ Hoa Líp VHDT 10A

24

Page 25: Lễ hội đền Hả

Bµi tiÓu luËn

chơi dân gian và ra đời nhiều trò chơi hiện đại khác. Nhiều trò chơi dân

gian hiện nay ở hội Đền Hả đã bị biến dạng về cách chơi, mục đích chơi,

thành phần tham dự, một số trò đã không còn tồn tại nữa, có trò thì

không duy trì liên tục được nữa. Biểu hiện như trò chọi gà, hầu hết các

cặp chọi gà đều cược nhau một số tiền khá lớn, có khi lên tới vài chục

triệu đồng. Cùng với đó là các khán giả dự hội cũng a dua đặt cược với

hi vọng tìm kiếm may mắn, lợi nhuận.

Trò đánh cờ vẫn duy trì và bảo tồn được giá trị của mình. Tuy thế,

chỉ có những người cao tuổi và trung niên yêu thích, ham mê, còn lớp

thanh niên thì rất nhiều người hờ hững, thậm chí không hiểu biết gì.

Trò ném còn không còn được tổ chức thường xuyên nữa, năm có,

năm không. Tính chất vui vẻ đã giảm bớt đi mà thay vào đó là thách đố

lấy tiền, đòi hỏi giải thưởng, không còn nhiều người hiểu về ý nghĩa quả

còn, các hình vẽ lối chơi còn.

Trò đu quay vẫn được duy trì và nhiều người yêu thích nhưng nam

nữ chơi đu quay không còn biết hát đối đáp như ngày xưa.

Trò đánh đáo đã hoàn toàn trở thành thương mại, người ta đứng ra

làm chủ cái là để thu lợi từ những người chơi, người chơi cũng cố gắng

chơi thật giỏi để thu thật nhiều tiền thưởng.

Đánh phết, hầu như không còn được tổ chức chơi nữa.

Trò đánh quay đã có sự đánh cược, nếu thua phải trả tiền người

thắng...

Những trò chơi dân gian cùng với sự thương mại hoá bị biến đổi đi

thì tính chất dân gian thuần khiết vui tươi trong sáng ngày càng bị mất

đi, người ta chơi không chỉ vì lợi ích tinh thần nữa mà còn vì lợi ích vật

chất, tuy thế sự biến đổi trên là khó tránh khỏi.

2.3. Diễn xướng dân gian trong hội Đền Hả

Bïi ThÞ Hoa Líp VHDT 10A

25

Page 26: Lễ hội đền Hả

Bµi tiÓu luËn

Hội Đền Hả là nơi trình diễn những tinh hoa văn hoá nghệ thuật

của các dân tộc trong vùng. Người dân nơi đây rất yêu văn nghệ và có

một vốn văn nghệ rất đa dạng phong phú mà không kém phần đặc sắc.

Người dân lưu truyền vốn văn nghệ dân gian luôn có nhu cầu được biểu

hiện và sáng tạo nghệ thuật. Trong hội Đền Hả có khá nhiều diễn xướng

dân gian được cộng đồng các dân tộc ở đây thể hiện như múa sênh tiền,

hát soong hao, hát quan họ, rước thánh, múa dân gian, biểu diễn sân khấu

dân gian ngoài trời…

Múa sênh tiền

Là điệu múa dân gian mở đầu cho đám rước trong lễ hội Đền Hả.

Tên gọi đầy đủ là múa sênh tiền – mổ lợn. Tham gia múa là một đôi diễn

viên nam, một người ăn mặc sặc sỡ, hai tay gõ sênh tiền nhún nhảy, chân

theo nhịp nhạc bát âm, một thanh niên khác trang phục múa đối xứng tay

gõ mõ gỗ hoà nhịp với động tác nhảy lộn ngược chiều với người múa

sênh tiền. Tuy động tác múa của 2 người đối xứng nhau nhưng phải hoà

hợp trong bước nhảy trong di chuyển đội hình và trong các động tác tay

chân. Người múa sênh tiền động tác uyển chuyển, người múa mõ lộn hai

tay luôn di chuyển vị trí gõ, khi lên đầu khi sau lưng, lúc trái, lúc phải,

khi sấp khi ngửa… Những động tác phải dứt khoát và khớp nhịp. Điệu

múa này mang đậm màu sắc tím ngưỡng được bảo lưu vững chắc mỗi khi

hội diễn ra.

Rước thánh diễn trận

Hội rước được thực hiện để miêu tả lại chiến thắng của danh tướng

Vũ Thành khi xưa. Buổi sáng sớm ngày 8 tháng Giêng ông chủ tế ra hiệu

lệnh tất cả chiêng trống, cờ, binh khí chiến đấu, kiệu, ngựa chiến… vốn

đặt thờ trong đền được huy động thành một đám rước. Người ta dùng tới

98 thanh niên và đàn ông khoẻ mạnh vào đám rước. Đội rước mỗi người

Bïi ThÞ Hoa Líp VHDT 10A

26

Page 27: Lễ hội đền Hả

Bµi tiÓu luËn

một nhiệm vụ, người cầm cờ, người đánh cỗ ngựa gỗ, người khiêng kiệu,

người cầm binh khí đao, kíp... người đánh trống xập xoè theo nhịp. Đội

rước đi thành đội hình nghiêm chỉnh, trang phục rực rỡ, đi trước là cỗ

ngựa trắng (lúc rước đi) rồi đến kiệu, phía sau là cờ và các loại binh khí,

trống nhạc... Ông chủ tế luôn luôn điều chỉnh cho đám rước đi đúng đội

hình. Tất cả dân làng đi sau dự hội rước. Trong đoạn rước đầu tiên đi từ

đền ra tất cả mọi người phải im lặng, đám rước không được phất cờ, nổi

trống, thể hiện sự nghiêm nghị của một đoàn quân đang hành quân bí mật

tới chiến trường tiêu diệt quân thù. Khi đến gò Bãi Bông tất cả đoàn rước

dừng lại, ông chủ tế ra hiệu lệnh tất cả cờ tung ra, trống chiêng nổi lên

rầm rầm, cỗ ngựa chiến lao vụt lên, kiệu và các binh khí xốc tới ào ạt

như cảnh một đại quân đang dốc sức mạnh vũ bão nghiền nát quân thù.

Đội hình rước tập kết ở gò Bãi Bông, một ông già trong đám rước cầm

cây Thanh long đao múa những đường đao kỳ ảo, tất cả bà con quây tròn

làm khán giả trầm trồ khen ngợi. Trước đám rước ngự ở bệ, nơi không

gian linh thiêng chỉ để dành cho dịp lễ hội, các cụ bô lão đồng loạt múa

dâng hương, trình diễn bằng những động tác nghiêm trang đầy tôn kính.

Đám rước và những người phục vụ lễ rước ở Bãi Bông cùng vui hội cho

đến khi nào nhìn thấy gió Đông Nam thổi về hướng đền thì phải tổ chức

rước thánh về đền. Lúc rước về, đám rước tưng bừng rộn rã, ngựa đỏ đi

trước, lúc này là tướng quân đã chiến thắng giặc trở về. Chiêng, trống

nổi rầm rầm, cờ bay phấp phới rước trở lại đền và tập kết ở sân. Hội rước

thánh này do truyền thuyết về chiến công của Vũ Thành qui định, nó

mang đậm màu lịch sử, là một hình thức diễn xướng dân gian sơ khai có

giá trị văn hoá lâu đời.

Múa võ dân tộc

Bïi ThÞ Hoa Líp VHDT 10A

27

Page 28: Lễ hội đền Hả

Bµi tiÓu luËn

Đây là một màn biểu diễn rất hấp dẫn, được duy trì đều đặn mỗi

dịp hội Đền Hả mở ra. Sau khi rước thánh lên Bãi Bông, mọi hoạt động

vui chơi được chính thức bắt đầu, trong đó có cả múa võ dân tộc. Người

ta lựa chọn một số thanh niên Tày, Nùng hay Kinh có võ nghệ xuất

chúng trong địa phương lên biểu diễn trước quần chúng tại sân bãi.

Những bài biểu diễn là những bài quyền cước đặc sắc của đồng bào các

dân tộc trong địa phương, những bài múa đao, kiếm... rất đặc sắc. Sau

những màn biểu diễn cá nhân là màn đồng diễn của các cụ cao tuổi múa

kiếm. Với những màn biểu diễn võ thuật đầy ấn tượng, múa võ dân tộc

đã thực sự cổ vũ được tinh thần thượng võ của người dân Hồng Giang,

phát huy tinh thần độc lập tự chủ, truyền thống anh hùng của mình.

Hát Quan họ

Người dân đi trẩy hội Đền Hả luôn ấn tượng bởi những lời ca và

điệu nhạc dân ca Quan họ. Hát quan họ không phải là vốn văn nghệ của

người dân Hồng Giang. Hát quan họ trong hội Đền Hả là do những đoàn

quan họ từ các địa phương khác về dự hội, chủ yếu từ Bắc Ninh và các

địa phương ở Bắc Giang. Lễ hội Đền Hả đã thu hút được những đoàn

quan họ về biểu diễn, tụ hội. Đây thực sự là một hiện tượng giao lưu văn

hoá mạnh mẽ giữa các vùng văn hoá với nhau. Rất nhiều bài dân ca quan

họ được trình diễn trong suốt đêm ngày mồng 6, 7, 8, như: vào chùa, mời

trầu, cây trúc xinh.... có cả những ca cảnh như: cánh bèo xinh, rừng cây

xanh mãi, quà ra trận địa....

Hiện tượng giao lưu văn hoá này tạo ra sự tiếp thu mạnh mẽ văn

hoá các vùng khác làm đa dạng hơn, bổ sung cho văn hoá cộng đồng các

dân tộc ở Hồng Giang.

Hát soong hao

Bïi ThÞ Hoa Líp VHDT 10A

28

Page 29: Lễ hội đền Hả

Bµi tiÓu luËn

Đây là một hình thức hát theo cách Sli, lượn, là dân ca trữ tình

Tày, Nùng. Sli và lượn là hai từ mà người Nùng và Tày dùng để chỉ hầu

hết vốn dân ca trữ tình của mình (do người Tày – Nùng không có từ hát).

Người ta có các điệu lượn, then, lượn nàng ới, luợn cọi... với những nội

dung trữ tình về tình yêu, gọi bạn tình, đối đáp tìm hiểu nhau giữa nam

và nữ.... Người Tày, Nùng đến dự hội Đền Hả không phân biệt tuổi tác,

mặc áo đẹp đi trẩy hội kín hai bên đường từ rẻo cao Lục Ngạn xuống.

Những bộ trang phục màu chàm rải kín 2 bên đường, dọc đường đi dự

hội người ta hát đối đáp với nhau vui vẻ tự nhiên. Ở những quán hàng tại

lễ hội trai ngồi một dãy, gái ngồi một dãy đối diện nhau, vừa ăn vừa

uống rượu, vừa hát. Cuộc hát soong hao thường bắt đầu từ 9h sáng đến

3h chiều. Nhiều khi vì quá lưu luyến mà trên đường về họ vẫn hát dọc

đường. Sau Tết Nguyên Đán lại là mùa hát soong hao kéo dài cả tháng

trời, lễ hội Đền Hả vào đúng mùa hát soong hao nên càng thu hút đông

đảo người về dự hội. Tại hội Đền Hả thanh niên Tày, Nùng với những bộ

quần áo khăn mũ đẹp nhất tụ hội về đây. Họ sôi nổi tham gia các cuộc

vui tung còn và các trò chơi dân gian khác. Nổi bật nhất là họ tụ tập lại

thành từng nhóm nam nữ hát sli, lượn. Như vậy biểu diễn soong hao ở

hội Đền Hả của người Tày, Nùng đã thực sự tạo nên ngày hội văn hoá

dân tộc của họ cùng cộng đồng các dân tộc ở Hồng Giang, chính những

làn điệu dân ca này đã làm cuộc sống miền núi có đầy chất nhạc, thơ;

tinh thần, người miền núi được nuôi dưỡng trong niềm tin yêu phơi phới.

Biểu diễn văn nghệ trên sân khấu dân gian

Vào dịp lễ hội, năm nào người ta cũng dựng một sân khấu ngoài

trời tại sân đền. Tại sân khấu này nhân dân biểu diễn văn nghệ vào các

buổi tói chơi hội (tối ngày 6, ngày 7. Trên sân khấu người dân biểu diễn

các điệu múa dân gian của người Tày, Nùng, Dao, Sán Dìu...)

Bïi ThÞ Hoa Líp VHDT 10A

29

Page 30: Lễ hội đền Hả

Bµi tiÓu luËn

Những bài múa ấy các thôn trong xã chọn, tập luyện trên cơ sở đội

văn nghệ thôn bản và biểu diễn tại lễ hội. Những bài múa được dựng

theo chất liệu dân gian của từng dân tộc, nhóm dân tộc, Tày thì dựng

múa Tày, Dao thì dựng múa Dao, Sán Dìu thì múa Sán Dìu...

Tại sân khấu người dân không chỉ múa mà còn tự dựng những tiểu

phẩm để diễn một cách vui vẻ bình đẳng.

Có thể nói những diễn xướng dân gian trong hội Đền Hả là rất đa

dạng, có cả những diễn xướng đậm màu tín ngưỡng, có cả những diễn

xướng đậm tính chất sinh hoạt thường ngày.

2.3.1. Những biến đổi của diễn xướng dân gian trong hội Đền

Hả

Cùng với sự biến đổi của những trò chơi dân gian thì những diễn

xướng dân gian ở lễ hội Đền Hả cũng có sự biến đổi do chịu sự chi phối

của kinh tế xã hội.

Những diễn xướng dân gian mang đậm màu tín ngưỡng như múa

sênh tiền và rước thánh thì rất ít có sự biến đổi và hầu như được nhân

dân ở Hồng Giang bảo lưu nguyên vẹn do niềm tin và truyền thống vẫn

còn rất mạnh mẽ, sức mạnh văn hoá bản địa rất sâu rộng. Tuy nhiên

những diễn xướng khác lại đang chịu sự chi phối mạnh mẽ của nền kinh

tế thị trường, các dòng văn hoá ngoại lai và đang có sự biến đổi mạnh mẽ

từ nội dung đến hình thức. Cụ thể như hát soong hao, giờ đây nhiều

thanh niên người Tày, Nùng đã không còn biết hát nữa, những người hát

giỏi soong hao chủ yếu là những người cao tuổi. Người dân đi trẩy hội

hát soong hao ngày một ít đi, người ta còn không dám hát vì sợ sự kỳ thị

của người khác. Nam nữ không còn hát đối đáp ở hội nữa mà chỉ dám hát

dọc đường đi hội, nơi ít có người qua lại. Người ta cũng dần dần quên

lãng những lời, những điệu hát lưu truyền trong dân gian. Sự mai một

Bïi ThÞ Hoa Líp VHDT 10A

30

Page 31: Lễ hội đền Hả

Bµi tiÓu luËn

của soong hao là một hiện trạng đáng quan tâm, cần phải có biện pháp để

bảo tồn phát huy, góp phần phát huy truyền thống văn hoá dân tộc miền

núi.

Những điệu múa dân gian của các dân tộc ngày càng bị mai một,

người biết múa ngày một ít đi và người dân không say mê biểu diễn như

trước kia. Trên sân khấu biểu diễn lặp đi lặp lại một số điệu múa của các

dân tộc trong khi vốn của họ có rất nhiều, chưa được khai thác đúng

mức. Cùng với những tiết mục văn nghệ dân gian trên sân khấu hầu hết

đã được biểu diễn những bài hát, điệu múa hiện đại, diễn kịch bằng kịch

bản hiện đại với nội dung về kế hoạch hoá gia đình, phát triển kinh tế

VAC, chống tệ nạn xã hội...

Những biến đổi trên là khó tránh khỏi. Tuy vậy, cần biết lựa chọn

những yếu tố văn hoá tích cực trên cơ sở kế thừa truyền thống để xây

dựng văn hoá Hồng Giang tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.

2.4. Sự xuất hiện những trò chơi, diễn xướng hiện đại và sự

tiếp nhận của công chúng trong lễ hội Đền Hả

Theo những phân tích ở trên thì sự tác động của nền kinh tế thị

trường cùng với sự giao lưu văn hoá làm xuất hiện những trò chơi mới và

diễn xướng hiện đại, bên cạnh những trò chơi dân gian và diễn xướng

dân gian. Ở một chừng mực nhất định, những trò chơi và diễn xướng

hiện đại ấy có tác động hai chiều, cả tích cực lẫn tiêu cực, đến đời sống

nhân dân cũng như nền văn hoá của cộng đồng các dân tộc ở Hồng

Giang. Có thể kể một số trò chơi và diễn xướng hiện đaị như: bóng đá,

điện tử xèng, bi a, bi lắc, phi tiêu, ném ống bơ, hát karaokê…

Điện tử xèng

Là một trò chơi kinh doanh kiếm tiền của một số chủ kinh doanh

dựa vào kỹ thuật điện tử. Chủ kinh doanh mua những chiếc máy điện tử

Bïi ThÞ Hoa Líp VHDT 10A

31

Page 32: Lễ hội đền Hả

Bµi tiÓu luËn

đã được lập trình sẵn cách chơi, người chơi muốn tham gia phải có đồng

xu điện tử. Chủ máy bán những đồng xu ấy cho người chơi thu lấy tiền

mặt. Người chơi dùng xèng chơi với máy điện tử nhằm tìm kiếm sự may

mắn, nếu thắng nhiều xèng thì bán lại cho chủ lấy tiền mặt mang về còn

thua thì lợi nhuận thuộc về chủ kinh doanh.

Những quán điện tử xèng mọc lên rất nhiều ở các hộ xung quanh

đền. Về bản chất nó là một trò chơi kinh doanh vì đồng tiền, trò chơi này

thu hút được số đông nam thanh niên chơi hội vào tham gia, nhiều người

đã có gia đình rồi cũng tham gia chơi. Tham gia trò chơi này tạo cho con

người sự phấn khích hồi hộp, ít nhiều giải toả những lo lắng, căng thẳng

tạo không khí vui tươi trong ngày hội. Tuy nhiên đây là một trò chơi kinh

doanh mang tính cờ bạc, phuơng hại đến kinh tế của từng cá nhân tham

dự. Những người thua cuộc nhiều gây cảm giác cay cú phục thù, chơi

ham quá thành ra nghiện, coi trò chơi này như một hình thức cờ bạc.

Trong hội vui chơi một cách có văn hoá là điều đáng khuyến khích

nhưng điện tử xèng cần phải có sự quản lý của chính quyền.

Bóng đá

Đây là trò chơi tập thể được tiếp thu vào Hồng Giang khá muộn.

Hầu hết nam thanh niên ở đây đều rất thích chơi bóng đá, hâm mộ bóng

đá. Các tầng lớp nhân dân ở đây rất say mê bóng đá, họ muốn được tham

dự, cổ vũ cho những giải bóng đá tại địa phương. Mặc dù tiếp thu muộn

nhưng phong trào bóng đá ở Hồng Giang phát triển rất mạnh mẽ. Bãi

Bông đã được cải tạo thành một sân vận động rất rộng rãi và phẳng tạo

điều kiện lý tưởng cho thanh niên chơi và luyện tập bóng đá. Người dân

chơi bóng đá đúng như cách mà cả thế giới hiện nay chơi trò này. Mỗi

năm đến dịp mở hội là xã Hồng Giang lại mở một giải bóng đá thi đấu

giữa các thôn, giữa các xã hoặc cụm xã với nhau. Các đội đá vòng loại và

Bïi ThÞ Hoa Líp VHDT 10A

32

Page 33: Lễ hội đền Hả

Bµi tiÓu luËn

trận chung kết sẽ được thi đấu vào chiều mồng 8 tại sân vận động Bãi

Bông. Trò chơi này cùng với giải đấu của nó thu hút hầu hết quần chúng

tham dự cổ vũ nồng nhiệt. Tham dự hội và cổ vũ bóng đá mới biết người

dân ham mê trò chơi này thế nào. Đây là một trò chơi thể thao lành mạnh

trong sáng đem lại lợi ích sức khoẻ cho người luyện tập và mang lại niềm

hứng khởi, vui mừng thích thú cho bao người dự hội. Bóng đá làm hội

Đền Hả thêm sôI nổi, mang thêm một màu sắc mới, màu sắc thể thao.

Những lợi ích to lớn mà trò chơi này mang lại cho từng người chơi cũng

như cổ vũ cho cả lễ hội là rất to lớn, chính quyền, đoàn thể địa phương

cần đẩy mạnh phát triển trò chơi này cũng như các giải đấu bóng đá

trong lễ hội Đền Hả phục vụ nhu cầu tham gia của nhân dân, thúc đẩy

nhân dân luyện tập thể thao rèn luyện sức khoẻ.

Trò phi tiêu trúng thưởng

Trò chơi này cũng mở ra nhằm mục đích kiếm tiền từ các ông bà

chủ kinh doanh. Người ta dùng những phi tiêu và bảng gỗ có ghi các

phần thưởng trên đó. Người chơi sẽ phải dùng tiền mua phi tiêu để phi.

Người ta bán phi tiêu khoảng 1000đ một chiếc tương đương với mỗi lần

phi. Ai phi trúng ô có phần thưởng thì được thưởng chính vật ghi ở ô đó.

Có biển gỗ là vòng tròn phi tính điểm, nếu phi được điểm cao thì được

hưởng. Hầu hết người chơi đều không phi trúng được các phần thưởng

như ý. do trò chơi này đòi hỏi sự khéo léo và mạnh mẽ. Trò chơi này

cũng đem lại những lợi ích tinh thần nhất định, sau những lượt phi làm

cho người ta vui vẻ thích thú. Tuy nhiên, tính chất thương mại của nó

được đặt lên hàng đầu, chơi nhiều thành nghiện và phương hại không

nhỏ đến kinh tế của người chơi. Trò chơi này cũng cần có sự kiểm tra

quản lý của chính quyền.

Đánh bi a

Bïi ThÞ Hoa Líp VHDT 10A

33

Page 34: Lễ hội đền Hả

Bµi tiÓu luËn

Là trò chơi hiện đại du nhập muộn vào Hồng Giang. Chủ bàn mở

trò chơi này để thu tiền lệ phí bàn theo tiếng. Nó thu hút số đông nam

thanh niên tham gia để vui chơi giải trí và đánh thi tài. Trò chơi này

mang tính văn hoá, sự khéo léo và tài năng rất cao. Tuy vậy nó rất dễ

được sử dụng vào mục đích chơi ăn tiền sau mỗi ván thắng thua hoặc

những hình thức khác. Rất nhiều nam thanh niên nghiện trò này và chơi

kiếm tiền. Trò này cần được quản lý tốt của chính quyền.

Cùng với các trò chơi hiện đại kể ở trên thì một số diễn xướng hiện

đại cũng xuất hiện như hát karaoke.

Hát karaoke kết hợp với khiêu vũ là một sinh hoạt văn hoá vui tươi

mang tính giải trí cao làm con người tươi trẻ sảng khoái sau những vất vả

của cuộc sống. Trong ngày hội lại là dịp tụ tập vui vẻ với bạn bè, gắn kết

mọi người lại gần nhau, làm cân bằng tâm lý con người. Những ngày lễ

hội diễn ra thì bên ngoài đền một số các rạp karaoke mọc lên và hoạt

động rất mạnh, suốt ngày đêm. Cùng với những lợi ích ở trên thì tụ tập

hát karaoke và nhảy suốt đêm sẽ tổn hại sức khoẻ của nam nữ thanh niên

dự hội. Trong lúc vui hát thường say rượu bia dễ gây ra ẩu đả và tệ nạn

xã hội. Trò này được mở ra nhằm mục đích kinh tế, làm ảnh hưởng đến

môi trường âm thanh của người dân vào đêm khuya, ảnh hưởng đến vẻ

linh thiêng của ngôi đền.

Tóm lại, những trò chơi và diễn xướng hiện đại xuất hiện và tồn tại

trong lễ hội Đền Hả ngày một nhiều hơn. Chúng có cả những giá trị tích

cực và mặt tiêu cực. Bên cạnh việc khai thác những giá trị tích cực, chính

quyền địa phương cần kiểm soát hạn chế mặt tiêu cực.

Bïi ThÞ Hoa Líp VHDT 10A

34

Page 35: Lễ hội đền Hả

Bµi tiÓu luËn

CHƯƠNG 3

NHẬN XÉT VÀ KHUYẾN NGHỊ

3.1. Những giá trị văn hoá của các trò chơi, diễn xướng trong lễ

hội Đền Hả

Các trò chơi và diễn xướng trong lễ hội Đền Hả mang nhiều giá trị,

đặc biệt là những giá trị về văn hoá mà nó đem lại.

Tính thẩm mỹ

Những trò chơi và diễn xướng dân gian ngoài mục đích là tạo ra

sân chơi giúp đông đảo nhân dân tham gia vui chơi giải trí, biểu diễn, tạo

cảm giác thoải mái thì bên cạnh đó nó còn mang tính nghệ thuật cao.

Điển hình như trò chơi đánh quay: Đánh quay là trò được rất nhiều

người yêu thích, nó tạo nên không khí vui tươi cho ngày hội. Để làm nên

một con quay có thể chơi tốt trong hội thì đòi hỏi người tham gia phải

chuẩn bị từ trước và để có một con quay quay tốt buộc người làm quay

phải có kinh nghiệm trong việc làm quay từ các khâu chọn gỗ làm quay,

phải chọn loại gỗ nào để khi đẽo, gọt quay không bị nứt, vỡ. Và quan

trọng nhất là người làm quay phải biết một con quay có kích thước như

thế nào là hợp lí và hình dáng phải đẹp mắt để tạo ra một con quay đạt

yêu cầu. Quay được đẽo gọt công phu rồi người chơi phải biết chọn dây

thả quay làm sao để sợi dây đó vừa mềm, vừa dai lại phải có độ dài, rộng

phù hợp cho quay được thả dễ dàng, thuận lợi. Người chơi quay có vai

trò rất quan trọng, khi thả quay đòi hỏi người chơi phải thật khéo léo lại

phải thật dứt khoát, động tác mạnh mẽ khi thả quay. Để có những màn

trình diễn quay hấp dẫn, thu hút người xem, tạo sự náo nhiệt vui vẻ cho

ngày hội thì việc chuẩn bị cho trò chơi đó phải có sự chuẩn bị chu đáo từ

trước. Quay được làm ra và trổ tài trong hội bởi những đôi tay khéo léo

Bïi ThÞ Hoa Líp VHDT 10A

35

Page 36: Lễ hội đền Hả

Bµi tiÓu luËn

trước đông đảo quần chúng thì càng làm cho người làm quay có thêm sự

phần khích, họ sẵn sàng đem sự khéo léo của đôi bàn tay để tạo ra những

con quay vừa tít vừa đẹp góp phần vào không khí vui tươi của lễ hội.

Diễn xướng dân gian trong lễ hội Đền Hả cũng giống như những

trò chơi nhằm thu hút người dự hội tham gia vui chơi, biểu diễn, tạo sự

thoải mái, vui vẻ khi tham dự lễ hội thì diễn xướng dân gian trong hội

Đền Hả cũng mang trong nó tính nghệ thuật cao.

Múa là một trong những hình thức diễn xướng dân gian ở hội Đền

Hả. Để có thể tái hiện những sinh hoạt hàng ngày của con người không

qua lời nói mà bằng những động tác của cơ thể nhằm phản ánh một cách

sinh động, hấp dẫn cuộc sống lao động và sinh hoạt hàng ngày của một

con người thì đòi hỏi người tham gia múa vừa phải thực sự khéo léo,

động tác phải mềm dẻo, uyển chuyển, nhịp nhàng mà lại phải dứt khoát

và khớp nhịp.

Hầu hết những trò chơi hiện đại thâm nhập vào dịp lễ hội Đền Hả

thiếu tính thẩm mỹ cho nên muốn nâng cao tính thẩm mỹ của lễ hội, Đền

Hả, cần tìm mọi biện pháp để phục hồi, phát triển các trò chơi, diễn

xướng truyền thống.

Tính cố kết cộng đồng

Các trò chơi và diễn xướng trong lễ hội bên cạnh tính thẩm mỹ mà

nó đem lại thì nó còn mang tính cố kết cộng đồng cao. Hồng Giang là

một xã có nhiều dân tộc anh em cùng làm ăn, sinh sống ở đây từ lâu đời.

Tuy không cùng dân tộc song họ sống rất chan hoà, đoàn kết, bình đẳng,

không có mâu thuẫn giữa các dân tộc với nhau. Để có được điều này thì

lễ hội là một trong những yếu tố quan trọng góp phần làm nên tính cố kết

cộng đồng các dân tộc nơi đây. Đến lễ hội ngoài việc cầu khấn ra người

ta còn tham gia vào hội qua các trò chơi, trò diễn. Như vậy có thể thấy

Bïi ThÞ Hoa Líp VHDT 10A

36

Page 37: Lễ hội đền Hả

Bµi tiÓu luËn

các trò chơi và diễn xướng chính là linh hồn của hội. Các trò chơi và

diễn xướng tại hội là nơi mà đông đảo quần chúng nhân dân cùng nhau tụ

tập chơi vui, biểu diễn không phân biệt dân tộc, già trẻ, trai gái... đều có

thể tham gia.

Trong trò chơi ném còn, trước đây nó vốn là trò chơi của người

Tày ở Hồng Giang nhưng qua thời gian được chơi trong mỗi kỳ hội thì

nó đã trở thành trò chơi chung đối với tất cả những người dự hội. Tham

gia trò chơi này, tất cả mọi người đều có thể chen lấn cố lấy được vài hạt

thóc rang mong có được chút lộc về nhà.

Đập niêu cũng thu hút được đông đảo mọi người tham dự, không

phân biệt nam, nữ, kể cả trẻ em, người lớn tuổi cũng có thể chơi chỉ cần

tuân theo đúng luật chơi.

Hát soong hao là một hình thức diễn xướng dân gian của người

Tày, Nùng, tạo nên không khí sôi động cho ngày hội chung của các dân

tộc ở địa phương.

Trong số những trò chơi hiện đại được du nhập vào hoạt động lễ

hội Đền Hả, bóng đá là loại hình có khả năng cố kết cộng đồng khá cao,

cần được phát huy. Qua việc tổ chức thi đấu, mối quan hệ làng xã được

tăng cường, tinh thần thi đấu lành mạnh khiến cho cuộc sống cộng đồng

càng thêm sôi động và khi cùng theo dõi đường chạy của quả bóng, mọi

người cùng được sống trong bầu không khí vui tươi, đoàn kết. Điều cần

lưu ý là phải cổ vũ cho tinh thần thể thao lành mạnh, tránh tư tưởng ăn

thua, cay cú, dẫn đến sự mất đoàn kết trong cộng đồng.

Như vậy các trò chơi và diễn xướng trong hội Đền Hả tuy có

những phương thức khác nhau song đều mang những giá trị văn hoá sâu

sắc mà cho đến ngày nay vẫn còn nguyên giá trị.

3.2. Khuyến nghị giải pháp bảo tồn và quản lý các trò chơi và

diễn xướng trong hội Đền Hả

Bïi ThÞ Hoa Líp VHDT 10A

37

Page 38: Lễ hội đền Hả

Bµi tiÓu luËn

Qua việc nghiên cứu, tìm hiểu về phần hội trong lễ hội Từ Hả gồm:

Những trò chơi và diễn xướng dân gian cùng những biến đổi của chúng

qua thời gian, những trò chơi hiện đại, là một sinh viên, tôi nhận thấy các

cấp, ban ngành và đoàn thể quần chúng cần có những biện pháp thích

hợp nhằm bảo tồn và phát huy những trò chơi, diễn xướng trong hội Đền

Hả.

Đối với cộng đồng và đoàn thể quần chúng

Đây là một tập hợp đông đảo quần chúng có vai trò hết sức quan

trọng đến việc bảo tồn và phát huy những trò chơi, diễn xướng. Do đó

cần được tuyên truyền, giáo dục một cách sâu rộng bằng các hình thức

khác nhau. Cần hướng sự hứng thú của quần chúng vào những hoạt động

lành mạnh, có tính thẩm mỹ và tính cố kết cộg đồng cao.

Ví dụ: Hàng năm nên phát động các cuộc thi tìm hiểu, thi biểu diễn

các làn điệu dân ca của các dân tộc trong vùng. Xây dựng các câu lạc bộ

chuyên đề về bảo tồn văn hoá truyền thống nhằm thu hút tất cả các tầng

lớp nhân dân có thể tham dự. Khuyến khích thế hệ trẻ học hỏi các bậc

cao tuổi về văn hoá truyền thống của dân tộc mình, đồng thời động viên

các nghệ nhân, người cao tuổi có hiểu biết về văn hoá truyền thống, đặc

biệt là những người có hiểu biết sâu sắc về các trò chơi và diễn xướng

dân gian để họ sẵn sàng truyền đạt lại cho thế hệ trẻ.

Tổ chức các câu lạc bộ thể thao mà trong đó có những môn thể

thao được diễn ra ở hội, đặc biệt là bóng đá, đây là môn thể thao hiện đại

thu hút được nhiều người hưởng ứng. Sự góp mặt của một số môn thể

thao hiện đại trong hội sẽ góp phần làm tăng sự đa dạng trong phần hội,

góp phần làm cho không khí ngày hội thêm sôi động, hấp dẫn.

Đối với ngành Văn hoá – Thể thao – Du lịch

Ngành Văn hoá - Thông tin có vai trò quan trọng trong việc bảo

tồn và phát triển các giá trị văn hoá dân tộc, đặc biệt là các trò chơi, diễn

Bïi ThÞ Hoa Líp VHDT 10A

38

Page 39: Lễ hội đền Hả

Bµi tiÓu luËn

xướng trong hội Đền Hả. Ngành Văn hoá - Thông tin cần điều tra, nghiên

cứu các trò chơi, diễn xướng dân gian và hiện đại để thấy được những

giá trị tích cực. Từ đó sẽ có phương hướng cụ thể trong việc tổ chức và

quản lý các trò chơi, diễn xướng một cách hợp lý nhất. Đồng thời ngành

văn hoá thông tin phải tham mưu cho các cấp Đảng, chính quyền và phối

hợp với địa phương mở các lớp đào tạo nghiệp vụ bảo tồn văn hoá truyền

thống của địa phương.

Đối với các cấp chính quyền

Các cấp chính quyền cần có những quyết định hành chính liên

quan đến lễ hội, đặc biệt cần đầu tư mọi mặt để bảo tồn và phát huy các

trò chơi, diễn xướng trong hội.

Đẩy mạnh phát triển kinh tế địa phương nhằm nâng cao đời sống

cho nhân dân trong vùng. Khi đời sống kinh tế được phát triển thì nhu

cầu đời sống tinh thần của họ càng cao.

Hàng năm vào ngày hội, các cấp chính quyền nên tổ chức các trò

chơi và diễn xướng với quy mô phù hợp, đồng thời có những phần

thưởng cho nhứng người thạm dự những trò chơI, diễn xướng có tính

thẩm mỹ và tính cố kết cộng đồng cao, nhằm thu hút đông đảo người dân

tham gia. Như vậy, các trò chơi và diễn xướng trong hội sẽ không bị mất

đi mà vẫn được bảo tồn, phát huy có hiệu quả.

Ngày nay do đời sống kinh tế phát triển, xuất hiên nhiều trò chơi

có hậu quả xấu như: đánh đáo ăn tiền, đánh bạc dưới mọi hình thức, chọi

gà ăn tiền, các cấp chính quyền cần phải có biện pháp loại trừ sự biến

tướng của những trò chơi trên thay vào đó nên khuyến khích các trò thi

tài, giải trí phù hợp và chiếu cố tất cả các giới để ai đến cũng có thể tham

dự một, hai trò nào đó.

Trong phần nghi lễ: Cần duy trì ở mức độ vừa phải việc dâng

hương, dâng rượu. Chúc văn viết bằng chữ phổ thông mỗi năm cần thay

Bïi ThÞ Hoa Líp VHDT 10A

39

Page 40: Lễ hội đền Hả

Bµi tiÓu luËn

đổi nội dung cho phù hợp, cập nhật với tình hình làng xóm. Tinh thần hội

nhờ đó sẽ năng động hơn, ý nghĩa hội sẽ thiết thực hơn.

Bïi ThÞ Hoa Líp VHDT 10A

40

Page 41: Lễ hội đền Hả

Bµi tiÓu luËn

KẾT LUẬN

Lễ hội Đền Hả là một lễ hội có từ lâu đời và được cộng đồng nhân

dân bảo tồn cho đến ngày nay, hàng năm vẫn được tổ chức vào ngày 8

tháng Giêng, nhân dân trong vùng cứ đến dịp này là nô nức kéo về đến

thắp hương, khấn vái, vui hội, tham gia hát đối và chơi các trò chơi... Hội

Đền Hả ngày càng được mở rộng về quy mô, thời gian, đã thu hút được

không chỉ nhân dân trong vùng mà còn đông đảo nhân dân các nơi khác

về dự.

Những trò chơi và diễn xướng ngoài việc phục vụ cho nhu cầu

tham gia vui chơi giải trí cho nhân dân, còn có những giá trị văn hoá có

tác động tích cực đối với việc xây dựng đời sống hiện nay.

Ngày nay, tuy các trò chơi và diễn xướng trong hội Đền Hả có xuất

hiện những mặt tiêu cực, nhưng những mặt tích cực vẫn là mặt cơ bản,

cần được bảo tồn và phát huy, góp phần làm phong phú đời sống văn hoá

ở cơ sở.

Bïi ThÞ Hoa Líp VHDT 10A

41