10
Tiểu luận NNLCBCCNMLN2 I. Bản chất của chủ nghĩa tư bản Chủ nghĩa tư bản là một hình thái kinh tế – xã hội của xã hội loài người, xuất hiện đầu tiên tại châu Âu phôi thai và phát triển từ trong lòng xã hội phong kiến châu Âu và chính thức được xác lập như một hình thái xã hội tại Anh và Hà Lan ở thế kỷ thứ 17. Sau cách mạng Pháp cuối thế kỷ 18 hình thái chính trị của "nhà nước tư bản chủ nghĩa" dần dần chiếm ưu thế hoàn toàn tại châu Âu và loại bỏ dần hình thái nhà nước của chế độ phong kiến, quý tộc. Và sau này hình thái chính trị – kinh tế – xã hội tư bản chủ nghĩa lan ra khắp châu Âu và thế giới. Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản (với tư cách một hình thái kinh tế) từ chủ nghĩa phong kiến không do một lý thuyết gia nào xây dựng. Tuy nhiên A.Smith là người có đóng góp to lớn nhất xây dựng một hệ thống lý luận tương đối hoàn chỉnh về chủ nghĩa tư bản tự do hay tự do kinh tế. Chủ nghĩa tư bản không đồng nhất với chủ nghĩa tự do dù nền tảng là kinh tế tư hữu, nói cách khác chủ nghĩa tư bản là một trong các hình thái kinh tế của sản xuất tư hữu, và đối lập với chủ nghĩa xã hội trên nền tảng sở hữu công cộng. Các chính sách an sinh xã hội trong nền kinh tế tư bản không phải là thành tố của chủ nghĩa tư bản, và cũng không phải biểu hiện đặc trưng của chủ nghĩa xã hội. Chính xác hơn là nó là một biểu hiện của một nền kinh tế được điều chỉnh ít nhiều bởi nhà nước. Đặc điểm đặc trưng nhất của chủ nghĩa tư bản là nhìn nhận quyền sở hữu tư nhân và quyền tự do sản xuất và kinh doanh được xã hội bảo vệ về mặt luật pháp và được coi như một quyền thiêng liêng bất khả xâm phạm của con người . Trong nền kinh tế tư bản chủ nghĩa không loại trừ hình thức sở hữu nhà nước và sở hữu toàn dân và đôi khi ở một số nước tại một số thời điểm tỷ trọng của các hình thức sở hữu này chiếm không nhỏ (hay còn gọi là mô hình kinh tế hỗn hợp), nhưng điều cơ bản phân biệt xã hội của chủ nghĩa tư bản với xã hội đối lập với nó là xã hội cộng sản là trong xã hội tư bản chủ nghĩa quyền tư hữu đối với phương tiện sản xuất được xã hội và pháp luật bảo vệ, sự chuyển đổi quyền sở hữu phải thông qua giao dịch dân sự được pháp luật và xã hội quy định. Còn chủ nghĩa cộng sản và phần lớn trường phái chủ nghĩa xã hội công nhận quyền sở hữu tập thể và nhà nước đối với phương tiện sản xuất. Trong hình thái kinh tế tư bản chủ nghĩa các cá nhân dùng sở hữu tư nhân để tự do kinh doanh bằng hình thức các công ty tư nhân để thu lợi nhuận thông qua cạnh tranh trong các điều kiện của thị trường tự do: mọi sự phân chia của cải đều thông qua quá trình mua bán của các thành phần tham gia vào quá trình kinh tế. Các công ty tư nhân tạo thành thành phần kinh tế tư nhân là thành phần kinh tế chủ yếu của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa. Có thể nói các yếu tố quyền tư hữu, thành phần kinh tế tư nhân, kinh doanh tự do, cạnh tranh, động lực lợi nhuận, tính tự định hướng tự tổ chức, thị trường lao động, định hướng thị LTA 1

Nd nnlcb2

  • Upload
    l-ta

  • View
    210

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Nd nnlcb2

Tiểu luận NNLCBCCNMLN2

I. Bản chất của chủ nghĩa tư bản

Chủ nghĩa tư bản là một hình thái kinh tế – xã hội của xã hội loài người, xuất hiện đầu tiên tại châu Âu phôi thai và phát triển từ trong lòng xã hội phong kiến châu Âu và chính thức được xác lập như một hình thái xã hội tại Anh và Hà Lan ở thế kỷ thứ 17. Sau cách mạng Pháp cuối thế kỷ 18 hình thái chính trị của "nhà nước tư bản chủ nghĩa" dần dần chiếm ưu thế hoàn toàn tại châu Âu và loại bỏ dần hình thái nhà nước của chế độ phong kiến, quý tộc. Và sau này hình thái chính trị – kinh tế – xã hội tư bản chủ nghĩa lan ra khắp châu Âu và thế giới. Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản (với tư cách một hình thái kinh tế) từ chủ nghĩa phong kiến không do một lý thuyết gia nào xây dựng. Tuy nhiên A.Smith là người có đóng góp to lớn nhất xây dựng một hệ thống lý luận tương đối hoàn chỉnh về chủ nghĩa tư bản tự do hay tự do kinh tế. Chủ nghĩa tư bản không đồng nhất với chủ nghĩa tự do dù nền tảng là kinh tế tư hữu, nói cách khác chủ nghĩa tư bản là một trong các hình thái kinh tế của sản xuất tư hữu, và đối lập với chủ nghĩa xã hội trên nền tảng sở hữu công cộng. Các chính sách an sinh xã hội trong nền kinh tế tư bản không phải là thành tố của chủ nghĩa tư bản, và cũng không phải biểu hiện đặc trưng của chủ nghĩa xã hội. Chính xác hơn là nó là một biểu hiện của một nền kinh tế được điều chỉnh ít nhiều bởi nhà nước.

Đặc điểm đặc trưng nhất của chủ nghĩa tư bản là nhìn nhận quyền sở hữu tư nhân và quyền tự do sản xuất và kinh doanh được xã hội bảo vệ về mặt luật pháp và được coi như một quyền thiêng liêng bất khả xâm phạm của con người. Trong nền kinh tế tư bản chủ nghĩa không loại trừ hình thức sở hữu nhà nước và sở hữu toàn dân và đôi khi ở một số nước tại một số thời điểm tỷ trọng của các hình thức sở hữu này chiếm không nhỏ (hay còn gọi là mô hình kinh tế hỗn hợp), nhưng điều cơ bản phân biệt xã hội của chủ nghĩa tư bản với xã hội đối lập với nó là xã hội cộng sản là trong xã hội tư bản chủ nghĩa quyền tư hữu đối với phương tiện sản xuất được xã hội và pháp luật bảo vệ, sự chuyển đổi quyền sở hữu phải thông qua giao dịch dân sự được pháp luật và xã hội quy định. Còn chủ nghĩa cộng sản và phần lớn trường phái chủ nghĩa xã hội công nhận quyền sở hữu tập thể và nhà nước đối với phương tiện sản xuất.

Trong hình thái kinh tế tư bản chủ nghĩa các cá nhân dùng sở hữu tư nhân để tự do kinh doanh bằng hình thức các công ty tư nhân để thu lợi nhuận thông qua cạnh tranh trong các điều kiện của thị trường tự do: mọi sự phân chia của cải đều thông qua quá trình mua bán của các thành phần tham gia vào quá trình kinh tế. Các công ty tư nhân tạo thành thành phần kinh tế tư nhân là thành phần kinh tế chủ yếu của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa. Có thể nói các yếu tố quyền tư hữu, thành phần kinh tế tư nhân, kinh doanh tự do, cạnh tranh, động lực lợi nhuận, tính tự định hướng tự tổ chức, thị trường lao động, định hướng thị

LTA 1

Page 2: Nd nnlcb2

Tiểu luận NNLCBCCNMLN2

trường, bất bình đẳng trong phân phối của cải là các khái niệm gắn liền với nền kinh tế tư bản chủ nghĩa.

1. Cơ chế bóc lột tư bản chủ nghĩa

C. Mác đã vạch ra rằng, tư bản không hề phát minh ra lao động thặng dư, rằng: "Nơi nào mà một bộ phận xã hội chiếm độc quyền về những tư liệu sản xuất thì nơi đó người lao động, tự do hay không tự do, đều buộc phải thêm vào thời gian lao động cần thiết để nuôi sống bản thân mình một số thời gian lao động dôi ra dùng để sản xuất những tư liệu sinh hoạt cho người chiếm hữu tư liệu sản xuất". Quy luật kẻ chiếm hữu tư liệu sản xuất bóc lột người lao động không có tư liệu sản xuất, được thực hiện dưới những hình thức và cơ chế khác nhau trong những hình thái xã hội khác nhau.

Trong xã hội chiếm hữu nô lệ, giai cấp nô lệ bị lệ thuộc hoàn toàn về thân thể vào giai cấp chủ nô, thì ngoài việc bị bóc lột lao động thặng dư, nô lệ còn bị chiếm một phần lớn sản phẩm cần thiết của giai cấp nô lệ. Trong chế độ phong kiến, giai cấp nông nô đã có một phần tự do về thân thể đối với giai cấp địa chủ và chế độ bóc lột lao động thặng dư biểu hiện dưới hình thức bóc lột địa tô, lao động thặng dư và lao động cần thiết được phân chia rõ ràng. Bởi vậy, theo C. Mác cơ chế bóc lột thời phong kiến có nhiều tiến bộ hơn chiếm hữu nô lệ.

Giai cấp tư sản bước lên vũ đài lịch sử cũng là giai cấp độc chiếm tư nhân những tư liệu sản xuất chủ yếu của xã hội. Khác với cơ chế bóc lột trong hai hình thái kinh tế – xã hội trước chủ yếu dựa trên quan hệ hiện vật, cơ chế bóc lột tư bản chủ nghĩa dựa trên quan hệ giá trị; nói cách khác là quan hệ trao đổi những vật ngang giá (tức là tuân theo quy luật giá trị). Quan hệ này che dấu sự bóc lột trong một cơ chế trao đổi với vẻ bề ngoài như là tự do và bình đẳng, chính vì vậy mà các nhà kinh tế học trước C. Mác đã không thành công trong việc lý giải bản chất bóc lột tư bản chủ nghĩa.

A. Smith và D. Ri-các-đô đã quan niệm một cách hời hợt, bề ngoài rằng, mua bán giữa tư bản và công nhân hình như là mua bán lao động nên cả hai ông đều gặp bế tắc trong việc lý giải một cách khoa học bản chất và nguồn gốc của lợi nhuận. Chẳng hạn, nếu lao động là hàng hóa thì nó phải được kết tinh vào vật, như vậy là công nhân bán hàng hóa chứ không bán lao động; lao động được xác định là thước đo của mọi giá trị thì không thể tự lấy nó để đo lường giá trị của bản thân nó. Mặt khác, nếu mua bán lao động mà trao đổi ngang giá thì không còn cơ sở tồn tại của lợi nhuận, nhưng thực tế lợi nhuận tồn tại một cách khách quan. Vậy, theo các cách giải thích đó, quy luật giá trị mâu thuẫn với quy luật sản xuất ra lợi nhuận và ngược lại.

LTA 2

Page 3: Nd nnlcb2

Tiểu luận NNLCBCCNMLN2

C. Mác đã phát hiện rằng, quan hệ mua bán giữa công nhân và tư bản không phải là mua bán hàng hóa lao động mà là mua bán một loại hàng hóa đặc biệt – hàng hóa sức lao động. Hàng hóa này có giá trị và giá trị sử dụng khác với các hàng hóa thông thường. Giá trị của hàng hóa sức lao động là giá trị những tư liệu sinh hoạt tối thiểu cần thiết để tái sản xuất sức lao động của công nhân và bao hàm những yếu tố tinh thần, lịch sử và dân tộc… Giá trị sử dụng của hàng hóa này (tức là tiêu dùng nó trong quá trình sản xuất) có khả năng tạo ra một lượng giá trị lớn hơn giá trị của chính nó là sức lao động. Do đó dù nhà tư bản trả đủ giá trị sức lao động cho công nhân trên cơ sở trao đổi ngang giá thì vẫn thu được phần giá trị dôi ra, biến thành lợi nhuận. Như vậy, quy luật giá trị và quy luật sản xuất ra lợi nhuận không phủ định lẫn nhau mà song song tồn tại: trao đổi giữa tư bản và công nhân tuân theo quy luật ngang giá (quy luật giá trị sức lao động) nhưng nhà tư bản vẫn thu được phần dôi ra ngoài giá trị sức lao động; phần dôi ra đó được C. Mác gọi là giá trị thặng dư. Như vậy, bóc lột lao động thặng dư biểu hiện thành bóc lột giá trị thặng dư là quy luật bóc lột đặc thù của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa và là quy luật tuyệt đối của phương thức sản xuất đó.

Tỷ số giữa giá trị thặng dư và tư bản khả biến hay tỷ số giữa lao động thặng dư và lao động cần thiết là tỷ suất giá trị thặng dư; tỷ suất đó nói lên mức độ bóc lột giai cấp công nhân. Giá trị thặng dư có biểu hiện bề ngoài là một số tiền dôi ra ngoài tư bản ứng trước; số tiền đó có tên gọi là lợi nhuận. Phạm trù lợi nhuận che dấu quan hệ bóc lột vì nó làm cho người ta dễ lầm tưởng là con đẻ của tư bản ứng trước (c + v) chứ không phải là con đẻ của tư bản khả biến (v).

Tổng số giá trị thặng dư bóc lột được phân chia thành các loại thu nhập ăn bám trong xã hội tư bản: lợi nhuận công nghiệp, lợi nhuận thương nghiệp, lợi nhuận ngân hàng; nó còn được phân chia nhỏ hơn nữa thành lợi nhuận doanh nghiệp, lợi tức cho vay v.v.. Quá trình phân chia đó tuân thủ theo quy luật cạnh tranh bình quân hóa tỷ suất lợi nhuận. Giá trị thặng dư còn phải phân chia cho chủ sở hữu ruộng đất dưới hình thức địa tô. Như vậy, tổng số giá trị thặng dư do toàn bộ giai cấp vô sản, công nhân tạo ra trong các ngành sản xuất bị toàn bộ giai cấp tư bản và địa chủ phân chia nhau trong cuộc đấu tranh không khoan nhượng.

Trong giai đoạn chủ nghĩa tư bản độc quyền, đỉnh cao của nó là độc quyền nhà nước là chủ nghĩa đế quốc, đã có nhiều biến đổi trong hình thức và cơ chế bóc lột tư bản chủ nghĩa. Quy luật sản xuất giá trị thặng dư biểu hiện thành quy luật tỷ suất lợi nhuận bình quân trong thời kỳ tự do cạnh tranh thì nay, trong chủ nghĩa tư bản độc quyền, nó biểu hiện thành quy luật tỷ suất lợi nhuận độc quyền cao; quy luật giá trị biểu hiện thành quy luật giá cả sản xuất trong thời kỳ tự do

LTA 3

Page 4: Nd nnlcb2

Tiểu luận NNLCBCCNMLN2

cạnh tranh nay biểu hiện thành quy luật giá cả độc quyền với hệ thống giá bán độc quyền cao, giá mua độc quyền thấp do tư bản độc quyền can thiệp và áp đặt v.v.. Những bộ phận cấu thành lợi nhuận độc quyền cao là: lao động thặng dư, thậm chí một phần lao động cần thiết của công nhân trong xí nghiệp độc quyền; một phần lao động thặng dư của các xí nghiệp nhỏ và vừa do xí nghiệp độc quyền xén bớt thông qua hệ thống giá cả độc quyền; lao động thặng dư, thậm chí một phần lao động cần thiết của nông dân và thợ thủ công cũng bị bóc lột thông qua hệ thống giá cả độc quyền; phần quan trọng là siêu lợi nhuận thuộc địa dựa trên sự bóc lột nặng nề lao động thặng dư và một phần lao động cần thiết của nhân dân lao động ở những nước thuộc địa hay phụ thuộc.

Cùng với sự phát triển của cách mạng khoa học – kỹ thuật và của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước, cơ chế bóc lột đã trở nên phức tạp và tinh vi hơn (chủ nghĩa Taylor, chủ nghĩa Fayol, chủ nghĩa Ford, chủ nghĩa Ford mới v.v., lần lượt xuất hiện để biện minh cho tính công bằng, sòng phẳng trong quan hệ giữa tư bản với lao động). Trên thực tế trong chủ nghĩa tư bản hiện đại, ngày càng có nhiều thủ đoạn và hình thức bòn rút lợi nhuận tinh vi để không ít người còn lầm tưởng đến một thứ chủ nghĩa tư bản mới "nhân văn" hơn trước đây, như "chủ nghĩa tư bản nhân dân", "xã hội tham dự"… Điều không thể che dấu được đó là sự hình thành một tầng lớp tư sản ăn bám, quý tộc, thực lợi, tài phiệt; sự thao túng có tính chất toàn cầu của các tập đoàn xuyên quốc gia, tình trạng bất bình đẳng trong các quan hệ thương mại quốc tế; sự xuất hiện của cái gọi là chủ nghĩa thực dân kinh tế; sự áp đặt chính sách giữa Đông và Tây, giữa các nước giàu với các nước nghèo…

2. Đào sâu sự phân cực xã hội – hệ quả tất yếu của quy luật bóc lột tư bản chủ nghĩa

Sự phân hóa xã hội thành giai cấp không lao động nhưng giàu có, đầy quyền lực, thống trị, áp bức đa số người trong xã hội và giai cấp lao động sản xuất ra của cải xã hội nhưng nghèo khổ, bị tước mọi quyền và bị áp bức là sản phẩm tất yếu của mọi xã hội có chế độ người bóc lột người dựa trên chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất. Nhưng sự phân cực xã hội với hình thức biểu hiện kinh tế của nó là sự phân hóa giàu – nghèo trong các xã hội nô lệ và phong kiến, mặc dù các chế độ bóc lột siêu kinh tế này biểu hiện ra là dã man, tàn bạo, nhưng là có hạn độ.

Trong chế độ bóc lột tư bản chủ nghĩa, sự phân cực xã hội là vô cùng sâu sắc, sự phân hóa giàu nghèo được đẩy tới cực độ. Ở đây của cải ngày càng tập trung vào một số nhỏ các cá nhân là những triệu phú và tỉ phú; ở cực đối lập là những người sống dưới mức nghèo khổ ở các nước tư bản phát triển và đông đảo những người cùng khổ, đói rét ở các nước tư bản đang phát triển. Chế độ

LTA 4

Page 5: Nd nnlcb2

Tiểu luận NNLCBCCNMLN2

bóc lột tư bản chủ nghĩa đã sớm chớp lấy những thành tựu mới của khoa học, kỹ thuật và công nghệ để không ngừng nâng cao năng suất lao động xã hội, do đó năng suất lao động thặng dư cũng ngày càng tăng theo; cơ chế bóc lột tư bản chủ nghĩa đã chuyển hướng sang dựa chủ yếu trên sự tăng năng suất lao động. Cũng trên cơ sở kỹ thuật đã phát triển mà cơ chế bóc lột dựa trên tăng cường độ lao động thái quá và kéo dài ngày lao động một cách che dấu cũng phát triển. Của cải xã hội ngày càng được tạo ra nhiều, nhưng lại chỉ tập trung vào một cực. Mặt khác, nội dung vật chất của chế độ bóc lột tư bản chủ nghĩa là giá trị thặng dư mang hình thức giá trị trao đổi (tức là vàng bạc hay tiền tệ); trong quan hệ bóc lột dựa trên hình thức giá trị trao đổi, lòng thèm khát tăng lao động thặng dư và khát vọng làm giàu trên cơ sở đó được đẩy tới cực độ. Sở dĩ như vậy là vì giá trị trao đổi với hình thức biểu hiện vật chất của nó là vàng, tức tiền tệ, về mặt chất lượng có sức mạnh vô hạn (có tiền là có tất cả), về mặt số lượng bao giờ cũng có hạn. Mâu thuẫn giữa chất lượng có sức mạnh vô hạn và số lượng có hạn đó làm tăng lòng thèm khát vơ vét được nhiều tiền. Do tất cả những điều kiện lịch sử và tình hình trên, quy luật bóc lột tư bản chủ nghĩa đã đẩy sâu quá trình phân cực xã hội mà các xã hội bóc lột trước kia không thể sánh kịp.

Đặc điểm của sản xuất tư bản chủ nghĩa còn là tái sản xuất mở rộng nhằm mở rộng bóc lột và ngày càng tích tụ tập trung tư bản để cải tiến kỹ thuật, tăng năng suất lao động làm cho giá trị cá biệt thấp hơn giá trị xã hội với mục đích thu lợi nhuận cao hơn lợi nhuận trung bình và thắng trong cạnh tranh. Do đó, tư bản tích lũy ngày càng giành đầu tư nhiều hơn vào việc hiện đại hóa guồng máy sản xuất, làm cho kết cấu hữu cơ (c/v) của tư bản thay đổi theo hướng: tư bản bất biến (c) tăng lên cả về giá trị tuyệt đối và tương đối trong khi tư bản khả biến (v) tăng lên tuyệt đối, nhưng giảm tương đối do kỹ thuật hiện đại vừa đắt tiền vừa làm giảm số lượng công nhân vận hành máy móc. Quy luật kết cấu của tư bản thay đổi theo hướng tăng lên như vậy dẫn đến giảm mức cầu về sức lao động trong khi số lượng của giai cấp công nhân tăng lên cùng với sự phát triển của sản xuất tư bản chủ nghĩa. Từ đó dẫn đến nạn nhân khẩu thừa tương đối hay nạn thất nghiệp và hình thành đội quân công nghiệp trù bị.

Tích tụ, tập trung tư bản trong quá trình tích lũy cũng đưa đến kết quả một số ít nhà tư bản tước đoạt của số đông nhà tư bản nhỏ và vừa qua con đường cạnh tranh "cá lớn nuốt cá bé". Nạn nghèo khổ, áp bức, nô dịch, bóc lột càng tăng lên. Vậy là, sự tập trung tư liệu sản xuất và xã hội hóa lao động đạt đến cái điểm mà chúng không còn thích hợp với cái vỏ tư bản chủ nghĩa của chúng nữa…

3. Ý nghĩa ngày nay của Học thuyết về giá trị thặng dư đối với nước ta

LTA 5

Page 6: Nd nnlcb2

Tiểu luận NNLCBCCNMLN2

Trong Học thuyết về giá trị thặng dư, C. Mác đã có một nhận định có tính chất dự báo khoa học trong xã hội hiện nay, đó là: "Mục đích thường xuyên của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa là làm thế nào để với một tư bản ứng trước tối thiểu, sản xuất ra một giá trị thặng dư hay sản phẩm thặng dư tối đa; và trong chừng mực mà kết quả ấy không phải đạt được bằng lao động quá sức của những người công nhân, thì đó là một khuynh hướng của tư bản, thể hiện ra trong cái nguyện vọng muốn sản xuất ra một sản phẩm nhất định với những chi phí ít nhất về sức lực và tư liệu, tức là một khuynh hướng kinh tế của tư bản dạy cho loài người biết chi phí sức lực của mình một cách tiết kiệm và đạt tới mục đích sản xuất với một chi phí ít nhất về tư liệu" .

Từ việc nghiên cứu Học thuyết giá trị thặng dư của C. Mác, chúng ta thấy rõ ít nhất ba vấn đề lớn trong giai đoạn phát triển hiện nay của đất nước.

Một là, trong thời kỳ quá độ nền kinh tế ở nước ta, trong một chừng mực nào đó, quan hệ bóc lột chưa thể bị xóa bỏ ngay, sạch trơn theo cách tiếp cận giáo điều và xơ cứng cũ. Càng phát triển nền kinh tế nhiều thành phần chúng ta càng thấy rõ, chừng nào quan hệ bóc lột còn có tác dụng giải phóng sức sản xuất và thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển, thì chừng đó chúng ta còn phải chấp nhận sự hiện diện của nó.

Hai là, trong thực tế nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay, mọi phương án tìm cách định lượng rành mạch, máy móc và xơ cứng về mức độ bóc lột trong việc hoạch định các chủ trương chính sách, cũng như có thái độ phân biệt đối xử với tầng lớp doanh nhân mới đều xa rời thực tế và không thể thực hiện được. Điều có sức thuyết phục hơn cả hiện nay là quan hệ phân phối phải được thể chế hóa bằng luật. Đường lối chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước mỗi khi được thể chế hóa thành luật và các bộ luật thì chẳng những góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, lấy luật làm công cụ và cơ sở để điều chỉnh các hành vi xã hội nói chung, mà còn cả hành vi bóc lột nói riêng. Ai chấp hành đúng pháp luật thì được xã hội thừa nhận và tôn vinh theo phương châm: dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Trong nhận thức, quan điểm chung nên coi đó cũng chính là mức độ bóc lột được xã hội chấp nhận, tức là làm giàu hợp pháp. Trong quản lý xã hội thì phải kiểm soát chặt chẽ thu nhập cá nhân, thu nhập doanh nghiệp để, một mặt, chống thất thu thuế, mặt khác, bảo đảm sự công bằng trong phân phối thông qua Nhà nước và bằng các "kênh" phân phối lại và điều tiết thu nhập xã hội. Thiết nghĩ, đây là một hướng tiếp cận vấn đề bóc lột giúp chúng ta tránh được những nhận thức giáo điều, phi biện chứng về quan hệ bóc lột, cũng như việc vận dụng nó trong một giai đoạn lịch sử cụ thể của việc giải phóng sức sản

LTA 6

Page 7: Nd nnlcb2

Tiểu luận NNLCBCCNMLN2

xuất, tạo động lực phát triển kinh tế và chủ động hội nhập thành công với nền kinh tế quốc tế.

Ba là, mặt khác, cũng phải bảo vệ những quyền chính đáng của cả người lao động lẫn giới chủ sử dụng lao động bằng luật và bằng các chế tài thật cụ thể mới bảo đảm công khai, minh bạch và bền vững. Những mâu thuẫn về lợi ích trong quá trình sử dụng lao động là một thực tế, việc phân xử các mâu thuẫn ấy như thế nào để tránh những xung đột không cần thiết cũng lại là một yêu cầu cấp thiết hiện nay, thể hiện trong bản chất của chế độ mới. Bảo vệ được những quyền lợi chính đáng, những quyền lợi được luật pháp bảo vệ, của tất cả các bên trong quan hệ lao động là một bảo đảm cho việc vận dụng một cách hợp lý quan hệ bóc lột trong điều kiện hiện nay, đồng thời cũng là những đóng góp cơ bản nhất cho cả quá trình hoàn thiện và xây dựng mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.

II. Bản chất đó có thay đổi không? Vì sao?

Đưng trươc nhưng thay đôi cua chu nghia tư ban, nhiêu ngươi cho răng xa hôi tư ban hiên nay không con giông xa hôi tư ban thê ky XIX va đâu thê ky XX như K. Marx - F. Engels va V.I. Lenin mô ta nưa. Ngươi ta tuyên bô hoc thuyêt gia tri thăng dư cua K. Marx đa cao chung và răng, chu nghia tư ban đa phat triên lên một bước mới và không con la no nưa.

Ngươi ta noi đên môt xa hôi “hâu tư ban”, môt “chu nghia tư ban nhân dân” hay “chu nghia tư ban xa hôi”, trong đo phuc lơi ngay cang đươc chia đêu cho môi ngươi. Điêu đo co nghia la xa hôi hiên nay không con phân chia ra ke boc lôt va ngươi bi boc lôt; quy luât gia tri thăng dư không con la quy luât tuyêt đôi cua xa hôi hiên đai. Vây xa hôi tư ban ngay nay co biên đôi hoan toan như những hoc gia tư san cô tinh chưng minh hay không? Chu nghia tư ban ngay nay co thưc sư la “chu nghia tư ban xa hôi” hay không? Quy luât gia tri thăng dư co con la quy luât tuyêt đôi cua xa hôi tư ban hiên đai hay không? Để nhìn nhận về vấn đề này, thiết nghĩ cân phân tich hêt sưc khach quan trên ca ba măt cua quan hê san xuât: quan hê sơ hưu, quan hê tô chưc quan ly va phân phôi san phâm.

Đê biên minh cho luân điêm cua minh cac hoc gia tư san cho răng, khoa hoc ngay nay đã trơ thanh lưc lương san xuât trưc tiêp, kinh tê hiên đai cũng đang chuyển dần sang kinh tê tri thưc. Vi vây, vân đê sơ hưu tư liêu san xuât không con đong vai tro quan trong như đa co trong cac thê ky trươc; sơ hưu tri tuê đa thay thê vai tro cua sơ hưu tư liêu san xuât trong viêc đưa loai ngươi tiên lên; chu thê cua sư phat triên va tiên bô khoa hoc la cac nha khoa hoc chư không phai cac ông chu tư san.

LTA 7

Page 8: Nd nnlcb2

Tiểu luận NNLCBCCNMLN2

Trên thưc tê, nhưng sang chê phat minh khoa hoc va công nghê đươc nay sinh trong trí não môt nha phat minh nao đo, chi anh ta biêt va thuôc sơ hưu cua anh ta. Song môt sang chê phat minh ơ dang như vây mới chi dừng lại là môt tiêm năng san xuât. Đê trơ thanh môt lưc lương san xuât mơi, phát minh đó phai trai qua môt qua trinh ưng dung, thư nghiêm nhiêu lân trươc khi co thê san xuât đai tra. Tât ca qua trinh đo đoi hoi phai có sự đâu tư, nhiêu khi rât tôn kem. Nêu nha phat minh co tiên, họ tư minh lam thư nghiêm, công bô kêt qua, đăng ky sơ hưu tri tuê rôi đưng ra san xuât theo công nghê mơi thi ngươi đo vưa la nha tư ban vưa la nha phat minh. Tuy nhiên, trong xa hôi tư ban co rât it trương hơp như vây. Phân lơn cac nha khoa hoc, cac nhom nghiên cưu do không co tiền để đầu tư, thử nghiệm nên buôc phai ban san phâm tri tuê cua minh như môt thứ hang hoa cho nha tư ban. Nha tư ban sư dung hang hoa đo như môt công cu hưu hiêu đê tăng năng xuât lao đông, tăng gia tri thăng dư cho mình. Như vây, luc đâu, sang chê, phat minh, thuôc sơ hưu cua nha khoa hoc nhưng thông qua hanh vi mua va ban trên thương trường, nhưng sang kiên, phat minh sau đo đã thuộc sự sở hữu cua các nha tư ban. Điêu đo co nghia là những phát minh trong lĩnh vực khoa hoc va công nghê chi trơ thanh lưc lương san xuât trưc tiêp dươi hinh thưc la tư ban ma thôi.

Trương hơp khac, nêu nha khoa học ban những phat minh, sang chê, tưc là ban hang hoa sưc lao đông tri oc của mình cho nha tư ban nhằm kêt hơp vơi cac thiêt bi nghiên cưu trong cac xí nghiêp khoa hoc do nha tư ban tô chưc, thi phat minh sang chê đo ngay khi mơi ở trong đâu nha khoa học đa thuôc quyền sơ hưu cua nha tư ban. Như vây, trong chu nghia tư ban hiên đai, không thê co viêc sơ hưu tri tuê thay thê cho sơ hưu tư liêu san xuât trong qua trinh tao ra gia tri thăng dư.

Măt khac, trong xa hôi hiên đai, do đoi hoi khach quan, trinh đô văn hoa va nghê nghiêp cua ngươi công nhân cao hơn trươc rât nhiêu. Cung co trương hơp do tinh chuyên nghiêp đăc thu cua môt khâu san xuât do môt ngươi công nhân nao đo đam nhiêm ma anh ta co thê măc ca vơi ông chu. Tư đo, cac hoc gia tư san cho răng, ngay nay quyên lưc cua nha tư ban đôi vơi công nhân đã giam đi bơi vi công nhân cung co tri tuê cua minh va sơ hưu no như môt sự đôi trong vơi sơ hưu tư ban; răng môi quan hê giưa giơi chu va giơi thơ đa thay đôi, môi quan hê đo la quan hê binh đăng, thâm chi co quan điêm cho răng do ngươi công nhân sơ hữu tri tuê nên họ co ưu thê hơn so vơi chu sơ hưu tư liêu san xuât. Cac quan điêm trên la hoan toan xuyên tac bơi le, chưng nao xa hôi hiên đai vân la chế độ tư ban thi moi quyên lưc chi phôi vân thuôc vê giai câp nao năm giư tư ban, đo la giai câp tư san chư không co gi thay đôi. Giai câp tư san

LTA 8

Page 9: Nd nnlcb2

Tiểu luận NNLCBCCNMLN2

vân la giai câp thông tri và ngươi công nhân vân chi la ngươi lam thuê cho ông chu tư san ma thôi.

Ở thơi K. Marx, sư tach rơi giưa tư ban tiên tê va tư ban san xuât ơ cac công ty cô phân đa co song chưa nhiêu. No mơi chi la nhưng hiên tương kinh tê mơi xuât hiên ơ nhưng nganh kinh doanh lơn. Còn ngay nay, công ty cô phân đa trơ thanh phô biên, không chi ơ cac công ty lơn, ma ca ơ cac công ty vưa va nho. Trong cac công ty cô phân không chi cac nha tư ban co cô phân, ma nhưng ngươi công nhân cung co cô phân. Đương nhiên, lơi tưc cô phân đươc chia binh đăng cho moi cô phiêu. Song do lương cô phiêu it oi, ngươi công nhân không thê năm quyên chi phôi hoat đông cua công ty. Măt khac, ngay nay trong cac công ty cô phân, xuât hiên tương đôi phô biên môt tâng lơp giam đôc, điêu hanh, quan ly. Trên thưc tê, nhưng giam đôc đo vân la ngươi lam thuê cho tư ban bơi le, ho điêu hanh công ty dươi sư lanh đao cua hôi đông quan tri. Tuy nhiên, bên canh nhưng giam đôc la ngươi lam thuê, cung co môt lương không nho những giam đôc đông thơi la chu tư ban, ho sơ hưu trong tay môt ty lê cô phiêu không nho, co thê giư đia vi không chê. Như vây, cac giam đôc va chu tư ban đan xen, xâm nhâp lân nhau, hinh thanh môt hinh thưc tư ban tâp thê.

Cung không như trươc đây, cac công ty cô phân cung hoan toan không mang tên môt ông chu nao nưa. Điêu hanh công ty la nhưng liên minh tam thơi cua nhưng nha tư ban. Điêu đo, lam cho công nhân va nhân viên cua cac hang trong công ty nhiêu khi không biêt ông chu thưc sư cua minh la ai. Ngươc lai, cac ông chu cung không biêt công nhân cua minh la ai. Trong cac hê thông đo, dương như giữa chu tư ban, công nhân va nhân viên lam thuê không con ranh giơi nưa; tư ban lam quan ly, giam đôc lam chu sơ hưu va công nhân cung đươc chia lơi tưc cô phiêu như nha tư ban, moi ngươi đêu trơ thanh tư san va đêu phai lao đông va chăng ai boc lôt ai nưa.

Trên thưc tê, không phai thu nhâp cua moi tâng lơp đêu như nhau, do lương cô phiêu khac nhau nên xet vê thu nhâp thưc tê, công nhân vân la công nhân, nha tư ban vân la nha tư ban. Giai câp tư san vân la giai câp boc lôt, vân sông nhơ vao lao đông lam thuê. Chi co khac la trong môt công ty hiên đai, ngươi ta không thê biêt đươc chinh xac gia tri thăng dư do ngươi công nhân nao san xuât va nôp cho ông chu tư ban cu thê nao.

Ngay nay, vơi sư xuât hiên nhưng nha may tư đông hoa cao, lam xuât hiên huyên thoai vê “nha may không ngươi”. Tư đo, cac hoc gia tư san lai xuyên tac, phu nhân hoc thuyêt gia tri thăng dư cua K. Marx tư goc đô khac. Ho cho răng, ngay nay, may moc hiên đai đa thay thê lao đông sông. Ơ nhưng nha may tư đông, “nha may không ngươi” không co lao đông sông va do đo không con boc lôt gia tri thăng dư nưa.

LTA 9

Page 10: Nd nnlcb2

Tiểu luận NNLCBCCNMLN2

Trong phân tich qua trinh san xuât gia tri thăng dư, K. Marx đa phat hiên ra tinh chât hai măt cua lao đông san xuât hang hoa: lao đông cu thê va lao đông trưu tương. Vân dung ly luân đo vao qua trinh san xuât tư ban chu nghia, K. Marx phat hiên ra tư ban bât biên va tư ban kha biên. Trong qua trinh san xuât tư ban chu nghia, vơi tinh chât la lao đông cu thê, lao đông cua ngươi công nhân đa chuyên nguyên ven gia tri cu cua may moc, nguyên nhiên liêu vao san phâm lao đông mơi va lam cho san phâm đo co môt gia tri sư dung xac đinh. Tuy nhiên, vân la qua trinh lao đông đo, nhưng vơi tinh chât lao đông trưu tương, ngươi công nhân đa sang tao ra môt gia tri mơi, trong đo co gia tri thăng dư. Như vây, du cho may moc, cac tư liêu lao đông co hiên đai, co vai tro quan trong, nêu không co chung thi qua trinh san xuât không diên ra thi gia tri thăng dư vân chi do lao đông sông cua công nhân san xuât chư không phai do may moc tao ra.

Măt khac, may moc không thê tư chay ma phai co ngươi công nhân vận hành cho no chay và theo doi qua trinh vân hanh đó đê xư ly lỗi khi gặp sư cô ky thuât. Noi cach khac, vân phai co lao đông sông cua ngươi công nhân lam nhiêm vu giam sat, điêu hanh trong quá trình tự động hóa của máy móc. Hơn nưa, đê một dây chuyên tư đông hoat đông, cân phai co môt bô phân nhân viên lo đâu vao san xuât, tiêp liêu đung thơi han va chât lương; một bộ phận nhân viên khác lo đâu ra san phâm, quang ba, tiêp thi va tiêu thu san phâm. Nêu cac bô phân nay không lam tôt thi nha may không thê hoat đông đươc. Như vây, không thê co cai goi là “nhà máy không ngươi” bởi trong qua trinh san suât vân không thê thiêu đươc lao đông cua ngươi công nhân vơi tư cach la lao đông sông.

Tư nhưng phân tich trên chung ta co thê kêt luân vê hinh thưc quan hê san xuât tư ban chu nghia ngay nay đa co nhưng biên đôi nhât đinh. Song vê ban chât, quan hê san xuât trong xa hôi tư ban hiên đai vân không co gi thay đôi, vân la chê đô sơ hưu tư nhân tư ban chu nghia vê tư liêu san xuât ma thôi. Điêu đo cung co nghia quy luât gia tri thăng dư vân la quy luât tuyêt đôi cua xa hôi tư bản hiên đai.

LTA 10