18
NGÔN NGỮ TÍT CỦA BÁO CHÍ

Ngôn ngữ tít của báo chí

Embed Size (px)

DESCRIPTION

Slide mình làm về đặc điểm ngôn ngữ Tít của báo chí, cụ thể là dòng báo Thị trường và báo Chính trị- Xã hội. Đặc điểm, so sánh và đề xuất dành cho cách sử dụng ngôn ngữ khi đặt tiêu đề cho báo chí.

Citation preview

Page 1: Ngôn ngữ tít của báo chí

NGÔN NGỮ TÍT CỦA BÁO CHÍ

Page 2: Ngôn ngữ tít của báo chí

TÍT BÁO LÀ GÌ?

• Tít ( đầu đề ) là tên gọi của tác phẩm, là cơ sở để phân biệt bài báo này với bài báo khác, giúp người đọc xác định mức độ quan trọng của thông tin và chọn đọc.

• Nếu nhìn từ góc độ makét báo, có nhiều cách gọi tít như sau: tít đầu trang, tít chính, tít phụ, tít phụ trên, tít phụ dưới, tít lớn, tít nhỏ…

• Nếu xét về phương diện thể loại của bài báo, có tít tin, tít phóng sự, tít tiểu phẩm, tít ký, tít bài bình luận….

• Có thể nói tít là câu quan trọng nhất trong một bài viết trên báo, Tít cho độc giả biết chuyện gì đã xảy ra và vì sao độc giả quan tâm tới nó.Tít là phần độc giả đọc trước tiên và nó quyết định số phận bài báo. Nếu tít hay độc giả tiếp tục đọc bài báo, nếu tít dở có 50% khả năng bài của bạn sẽ bị bỏ qua.

Mỗi loại tít như thế có đặc điểm, tính chất và đặc trưng riêng. Chính cái riêng ấy có tác dụng hai mặt: một mặt nó giúp độc giả nhận diện ngay được nội dung, chủ đề mà bài báo thể hiện. Mặt khác, nó chế định và đòi hỏi sự trình bày theo những cỡ chữ, kiểu chữ và tông màu nhất định.

Page 3: Ngôn ngữ tít của báo chí

100% luôn hứng thú đọc những bài có tít hấp

dẫn

35,4% lo khái quát nội dung bài

29,16% muốn mạ cho tít hấp dẫn

27,08% thích thể hiện cho tít độc đáo

8,3% chú ý tìm ngôn từ cho Tít

Page 4: Ngôn ngữ tít của báo chí

Đặc điểm

• Số lượng tít báo là rất lớn. • Vì số lượng tít báo lớn như vậy nên ngoại trừ những tít rất

đặc biệt, rất hấp dẫn, khó có thể được độc giả lưu nhớ và nhắc lại. Khi đã không nhớ được tít họ cũng khó có thể nhớ được tên bài.

• Đời sống của tít báo rất ngắn ngủi, xét vào mặt nào đó, nó chỉ “ sống “ trong  khoảng thời gian giữa hai kì báo ra.

• Tít đòi hỏi một sự hấp dẫn cao, có khả năng níu mắt người đọc với tác phẩm báo chí đó.

Chức năng

• Bắt mắt độc giả• Phân biệt bàii mới và thông tin quan trọng hơn• đầu đề phải nêu được chủ đề, nếu có thể được thì nêu vả góc

độ của bài báo nữa. Đầu đề phải nhấn mạnh có gì mới, có gì hay để độc giả có thể lựa chọn ngay khi xem lướt qua tờ báo.

• Tít báo là một bộ phận hữu cơ của tác phẩm báo chí, cho nên nó cũng có những chức năng chung của tác phẩm báo chí. 

Tính chất

• Đầu đề phải rõ ràng, dễ hiểu, nghĩa là làm thế nào để độc giả có thể hiểu ngay lập tức. Tránh các từ trừu tượng, từ viết tắt, từ chuyên môn hay từ gây hiểu lầm.

• Đầu đề phải ngắn gọn, năng động, nghĩa là phải viết trực tiếp, loại bỏ các yếu tố thừa, yếu tố lặp.

• Đầu đề phải chính xác và chứa thông tin, không quá mơ hồ, chung chung.

• Đầu đề phải thích đáng, phải nêu được thông tin độc đáo và nhất thiết phải phù hợp với nội dung bài báo

Page 5: Ngôn ngữ tít của báo chí

DẠNG TÍT CHÍNH

Đầu đề thông báo

Đầu đề hỗn hợp

Đầu đề kích thích

Cung cấp tóm tắt thông tin chính tới độc giả

Phản ánh cái thần của bài báo, chứa vài yếu tố liên quan tới chủ đề, làm người đọc tò mò muốn đọc ngay lập tức

Vừa thông tin, vừa gợi tò mò của độc giả

Page 6: Ngôn ngữ tít của báo chí

Cấu trúc tít có thề là một từ, một ngữ, một câu, một kết cấu cố định, thậm chí một kết cấu đặc biệt:

• Tít báo có cấu trúc một từ ít được ưa dùng chỉ chiếm 1,6%.• Tít có cấu trúc một ngữ là loại phổ biến nhất chiếm khoảng 54,94%. Trong số ba kiểu

ngữ chính của tiếng Việt là danh ngữ, động ngữ, và tính ngữ, thì danh ngữ là thích hợp hơn cả đối với cấu trúc của tít báo chiếm 41,02%.

• Tít có cấu trúc là một câu có tỉ lệ khá cao là 31,35% nhưng không phải cấu trúc đắc dụng cho tít do khả năng định dạng của nó rất kém.

• Tít báo có cấu trúc là một kết cấu cố định tuy không phổ biến (chỉ chiếm 1,18%) nhưng rất hiệu quả trong trường hợp cần định danh sắc thái biểu cảm.

Cấu trúc Tít

Page 7: Ngôn ngữ tít của báo chí

Việt Nam

>800 ấn phẩm/ ngày

Page 8: Ngôn ngữ tít của báo chí

Cấu trúc bỏ lửng dấu lửng giữa Tít

Đặt câu hỏi

Dùng thành ngữ, tục ngữ

Dựa tên tác phẩm văn học, ca khúc

nổi tiếng

Dùng con số nhấn mạnh

Dập khuôn cấu trúc mẫu tít có sãn

Tạo cấu trúc mới lạ, bất thường

Tu từ so sánh, ẩn dụ, nhân hóa,…

Mệnh đề ngược

Đặt tít báo

Page 9: Ngôn ngữ tít của báo chí
Page 10: Ngôn ngữ tít của báo chí

Khảo sát tít dòng báo thị trường

Báo “thị trường” là một dòng báo mang tính tự cung tự cấp, do một cơ quan, đơn vị nào đó tiếp quản, báo thị trường thường quan tâm đến doanh thu, phụ thuộc vào doanh số bán báo (đối với báo giấy), lượt đọc (đối với báo mạng).“Thị trường” là tên gọi ví von cho dòng báo này, bởi thông tin đăng tải sử dụng ngôn ngữ thường không chuẩn báo chí và mang tính khẩu ngữ nhiều hơn, nhất là với tiêu đề Tít.VD: Tiền phong, Thanh niên,Ngôi sao, Kênh14…

Page 11: Ngôn ngữ tít của báo chí

• Từ ngữ lệch chuẩn báo chí:

- Bắt quả tang 2 vợ chồng hành nghề “2 ngón” trên xe buýt

- Bán bún đậu trong ngõ, doanh thu cực “Khủng” (kenh14)- “Cò” dẫn xe trên cao tốc Nội Bài- Lào Cai (vnnet)• Vay mượn tiếng nước ngoài

- Sốc với “clip” đánh vợ dã man của diễn viên hài (baomoi.com)

- Scandal tình, tiền của sao Việt (Kenh14)- Street style thế giới quay về gam màu cơ bản (Ngoisao)• Sử dụng quá nhiều thuật ngữ, từ viết tắt

- DNNN VN không thể áp dụng mô hình chaebol Hàn Quốc (Vietnamnet)

- Mô hình PPP là giải pháp tối ưu cho đô thị ở Việt Nam (vnnet)

- Làn sóng M&A bất động sản

- Hoàng Thùy Linh diện váy 300 triệu làm Vedette• Sử dụng từ địa phương

• Sử dụng chất liệu văn học- “Làng Vũ Đại ngày ấy” kiếm bạc tỷ nhờ cá kho (vnexpress)- “ Chí Phèo” chạy xe, đánh võng trêu chọc ôtô• Sử dụng thành ngữ, tục ngữ

- “ kẻ khóc người cười” với kết quả trưng cầu dân ý ở Scotland- “ chuột sa chĩnh gao?” (báo Phụ Nữ)• Chơi chữ

- Thay “chưa” bằng “không” (vnnet)

- Bất động sản…bất động (thanhnien)

Page 12: Ngôn ngữ tít của báo chí

• Sử dụng dấu câu (ngoạc kép, chấm lửng, dấu cảm, dấu hỏi…)- Siêu lãng phí! (thanhnien)- Bất động sản…bất động (thanhnien)- “Nông dân” bầu Đức lãi khủng (datviet.vn)• Trích dẫn câu- Tony Blair: ‘ không thể chống lại IS mà không sử dụng vũ lực’- GS Đào Trọng Thi: “ sẽ phải trả giá nếu thay đổi hệ thống giáo dục” (thanhnien)• Sử dụng chất liệu từ âm nhạc- Nhạc sĩ “ Gửi em chiếc nón bài thơ” qua đời (kenh14)- “ Hà Nội mùa thu” và những niềm vui bé nhỏ (kenh14)• Ẩn dụ, nhân hóa, so sánh- Ngọc Trinh bị ‘dìm’ khi đọ sắc cùng chân dài đàn em- Gia điệu bí ẩn thay áo mới (kenh14)• Tiêu đề quá đà- Khi các “gái hư” chán “hở” (kenh14)- Sao bóng đa Việt đổ xô đi đá “phủi” cuối tuần (kenh14)

Page 13: Ngôn ngữ tít của báo chí

• Tính hấp dẫn:

Những tít báo trên dòng báo thị trường chủ yếu mang tính gợi tò mò đơn thuần đối với độc giả. Có thể dễ dàng

nhận thấy tít trên báo thị trường hiện nay thường được sử dụng các biện pháp như: các biến thể của thành ngữ,

sử dụng dấu chấm lửng, sử dụng những con số, sử dụng dấu ngoạc kép để để nhấn mạnh hoặc trích dẫn.

• Tít trung thực của các dòng báo thị trường hiện nay không được cao lắm, thường thì các tít báo nói quá hoặc

đề cập một phần nhỏ nội dung tác phẩm, mang tính gợi tò mò, giật gân, câu khách hơn là thể hiện nội dung tác

phẩm.

• Thực tế khi khảo sát các tít trên báo hiện nay ta có thể thấy một hiện tượng đó, một số tít thường gần giống

nhau.

Ví dụ: Bé 8 tuổi bỗng dưng bị siết cổ

Bỗng dưng…bị thôi việc (Vietnamnet)

Nhà văn Lê Anh Hoài – Tay chơi thứ thiệt!

Đỗ Chu – Một tài năng chín sớm (Thể thao & Văn hóa)

Những kiểu tít này thường theo một khuôn mẫu nào đó, nếu như để riêng thì độc giả sẽ không có cảm giác gì,

nhưng nếu đặt gần nhau thì sẽ có cảm giác nhàm chán. Trong khi lý thuyết đưa ra là “sáng tạo tác phẩm báo

chí” và thực tế thì việc “sáng tạo” đó mang tính rập khuôn nhiều hơn.

• Tít dài : Đây là hiện tượng thường thấy trên một số báo và tạp chí.

Ví dụ:

- Thông tin đối ngoại phải làm nổi bật hình ảnh và vị thế Việt Nam

- Malaixia phản đối cáo buộc của Thái Lan về chứa chấp bọn khủng bố

Những tít dài thường làm cho độc giả cảm thấy mệt mỏi khi đọc.Theo lý thuyết thì tít cần ngắn gọn, súc tích,

nhưng dường như nhiều báo thường đặt tít dài, diễn đạt như sợ người đọc không hiểu, hoặc không tìm được từ

thay thế cho ngắn

Page 14: Ngôn ngữ tít của báo chí

Khảo sát dòng báo chính trị- xã hội

Báo chính trị xã hội là dòng báo chính thống, do cơ quan Nhà nước tiếp quản và bao cấp, nên dòng báo này thường quan tâm đến chất lượng thông tin, không chạy theo số lượng.

Page 15: Ngôn ngữ tít của báo chí

Một vài đặc điểm Tít

• Từ ngữ Tít chuẩn, ngắn gọn, trung thực, tính thông tin chính xác (mang tính chính trị).- Mỹ cùng Ỉran bàn việc chống IS- Cứu người là trên hết- Tiết kiệm phụ cấp giúp vợ chống ngô

• Không vay mượn nhiều từ nước ngoài, thay vào đó là sử dụng từ thuần Việt- Ô- lim- pich Việt Nam vào vòng 1/8- Dân từ chối tách khỏi Anh, thủ hiến Xcốt- len từ chức• Không sử dụng ngôn ngữ “Nóng” đặt Tít• Sử dụng chơi chữ hợp lý, từ ngữ sắc nét- Nhật ký ASIAD: ủ- su được vàng- “Thực túc” ở trung đoàn 1• Tít chính không mang hình thức thương mại ( quảng cáo, PR)• Sử dụng hợp lí phép ẩn dụ, so sánh, nhân hóa…

- Chủ động, sáng tạo ở đơn vị “lá cờ đầu”

- Mỹ phát triển công nghệ “nhìn xuyên” thời tiết trên máy bay quân sự

Page 16: Ngôn ngữ tít của báo chí

Khác nhau cơ bản giữa báo thị trường và chính trị xã hội

Báo thị trường Dòng báo chính trị- xã hội

Mang tính giải trí (ngôn ngữ bình dân, khẩu ngữ ) Tính thời sự (ngôn ngữ chuẩn, nghiêm túc, chính xác về thông tin)

Kiến thức chung sơ đẳng Kiến thức chuyên sâu

Lợi nhuận Thông tin

Chính trị vi mô Chính trị vĩ mô

Thông tin công chúng muốn Thông tin công chúng cần

Giật tít mạnh để thu hút độc giả, thu hút quảng cáo, các dự án truyền thông. Nội dung trong bài thường không đáp ứng được nội dung của tít báo. Kiểu đặt tít thường dùng các con số để nhấn mạnh, cấu trúc bỏ lửng tạo sự tò mò cho độc giả, dùng các câu hỏi, dùng các đơn vị ngôn ngữ dân gian (ca dao, tục ngữ…), ví von nhằm kích thích độc giả muốn đọc…các bài báo giật tít mạnh thường gây được sự chú ý của độc giả, câu dự án truyền thông.

Tít của báo chính trị xã hội thường phân tích, bình luận chuyên sâu, đi thẳng ngay vào vấn đề thời sự chính trị- XH, dễ hiểu, gần gũi với thông tin được phản ánh trong bài, phản ánh trung thực những tin tức, sự kiện diễn ra nhằm cung cấp thông tin cho dư luận không có mục đích câu view.

Page 17: Ngôn ngữ tít của báo chí

Đề xuất lựa chọn ngôn ngữ đặt tiêu đề • Tiêu đề xác nhận mang nhiệm vụ đơn giản xác nhận của sự kiện, hiện tượng hoàn cảnh,… nào đó trong thực

tế. đối với thể loại tin nhất là tin ngắn tiêu đề thường là một thông báo cụ thể và trọn vẹn ngôn ngữ ở đây đòi hỏi sự chính xác về câu từ, cú pháp và cách diễn đạt một cách tuyệt đối.

• Tiêu đề câu hỏi mang nhiệm vụ đặt ra những vấn đề đòi hỏi người đọc cần suy ngẫm, nhằm tạo tính thông điệp sâu hơn của bài viết. Đối với loại tiêu đề này người viết cần sử dụng câu hỏi tu từ, dấu chấm hỏi phù hợp với nội dung của nó. Ví dụ : “ Nếu “xã hội”… biết nói?... Ngôn ngữ ở đây không đơn thuần là cung cấp thông tin nữa mà còn sâu hơn là đặt người đọc vào vấn đề cần suy ngẫm. Các từ ngữ phải thật sự biểu cảm và mang trạng thái của một vấn đề nghi vấn.

• Tiêu đề kêu gọi là những câu khầu khiến. chúng kêu gọi độc giả hãy hướng tới một suy nghĩ, một hành động cần thiết ( theo quan điểm của người viết) nào đó. Do các tiêu đề kiểu này luôn thể hiện một cảm xúc khá tha thiết và chân thành của tác giả có tác động không nhỏ tới tâm tư, tình cảm của người đọc, để rồi từ đó trong long họ nảy sinh ý muốn đọc toàn bộ văn bản nhằm chia sẻ nỗi niềm của tác giả. Chính vì vậy, ngôn ngữ phải thật sự hàm xúc và dung các tính từ mang tình thái cao như: ôi, than ôi, tiếc thay… hay dấu chấm than. Ví dụ như các tít sau của tờ báo mạng Dantri.com. Seria A: Buồn vui lẫn lộn, “Con ơi đừng để hai đứa nhỏ phải mồ côi”, “ Con đau lắm, không nói được đâu mẹ ơi!”…

• Tiêu đề trích dẫn là những cái tít mà nói về việc thật, con người thật mà chính tác giả được chứng kiến. chủ thể của lời nói thường là nhân vật nổi tiếng được nhiều người quan tâm. Vì thế từ ngữ ở đây phải trích dẫn nguyên văn, đúng câu từ. Ví dụ như một số tít sau: Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: “ Nhanh chóng giảm lãi suất cho vay”, …

• Tiêu đề bình luận đây là tác giả bộc lộ nhận xét đánh giá của mình về con người hay sự phận nào đó. Vì thế nên ngôn ngữ chủ chốt là tính từ mang sắc thái đánh giá .

• Tiêu đề giật gân có nhiệm vụ để khiêu gợi khán giả, có tính hiệu quả tạo ra cảm hứng ban đầu khiến cho độc giả phải đọc toàn bộ bài báo để thỏa mãn chí tò mò của mình, cho dù nội dung của nó chưa thực sự thú vị. Vậy nên ngôn ngữ nó sư dụng khá “ nóng”, một loạt các từ mới, cách gọi đầy tính giật gân. Người viết có thể sử dụng những từ ngữ mang sắc thái cảm xúc cao, các động từ mạnh… nhằm sự thu hút tối đa với độc giả

• Tiêu đề gợi cảm là tiêu đề được tạo lập bởi cách diễn đạt, lối nói mới lạ và độc đáo, giàu hình ảnh vì thế rất sinh động và hấp dẫn. Thế nên các từ ngữ hết sức hoa mỹ, giàu tính biểu tượng.

Page 18: Ngôn ngữ tít của báo chí

G6 Thank you!!