18
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÌNH DƯƠNG Số: /CV-ĐHBD V/v đề án tuyển sinh riêng CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Bình Dương, ngày tháng 9 năm 2014 Kính gửi: - Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Căn cứ thông tư số 06/2014/TT-BGDĐT ngày 11 tháng 3 năm 2014 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy Căn cứ công văn số 4004/BGDĐT-KTKĐCLGD ngày 31 tháng 7 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc Xây dựng đề án tự chủ tuyển sinh. Nay trường Đại học Bình Dương kính gởi Đề án tuyển sinh riêng năm 2015 của trường (đề án kèm theo). Rất mong nhận được sự phản hồi của Bộ giáo dục và đào tạo để nhà trường chủ động xây dựng kế hoạch quảng bá tuyển sinh, nhằm cung cấp kịp thời thông tin đến người học. Trân trọng kính chào./. Nơi nhận: - Như trên; - Hiệp hội các trường ĐH,CĐ NCL; - Thứ trưởng Bùi Văn Ga; - Vụ Giáo dục Đại học; - Vụ Kế hoạch Tài chính; - Cục KT&KĐCLGDĐH; - Lưu: TCHC HIỆU TRƯỞNG Cao Văn Phường 1

Phuong thuc-tuyen-sinh-rieng-cua-truong-dh-binh-duong

Embed Size (px)

Citation preview

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC BÌNH DƯƠNG

Số: /CV-ĐHBD

V/v đề án tuyển sinh riêng

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Bình Dương, ngày tháng 9 năm 2014

Kính gửi: - Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Căn cứ thông tư số 06/2014/TT-BGDĐT ngày 11 tháng 3 năm 2014 về việc sửa đổi, bổ sung

một số điều của Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy

Căn cứ công văn số 4004/BGDĐT-KTKĐCLGD ngày 31 tháng 7 năm 2014 của Bộ Giáo

dục và Đào tạo về việc Xây dựng đề án tự chủ tuyển sinh.

Nay trường Đại học Bình Dương kính gởi Đề án tuyển sinh riêng năm 2015 của trường

(đề án kèm theo). Rất mong nhận được sự phản hồi của Bộ giáo dục và đào tạo để nhà

trường chủ động xây dựng kế hoạch quảng bá tuyển sinh, nhằm cung cấp kịp thời thông

tin đến người học.

Trân trọng kính chào./.

Nơi nhận:- Như trên;- Hiệp hội các trường ĐH,CĐ NCL; - Thứ trưởng Bùi Văn Ga;- Vụ Giáo dục Đại học;- Vụ Kế hoạch Tài chính; - Cục KT&KĐCLGDĐH;- Lưu: TCHC

HIỆU TRƯỞNG

Cao Văn Phường

1

ĐỀ ÁNTUYỂN SINH ĐẠI HỌC- CAO ĐẲNG CHÍNH QUY

ÁP DỤNG TỪ NĂM 2015 CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÌNH DƯƠNG

(đính kèm công văn số: /CV-ĐHBD ngày tháng 9 năm 2014)

PHẦN I

NHỮNG CĂN CỨ PHÁP LÝ

- Căn cứ Luật Giáo dục Đại học năm 2012;

- Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 của Ban chấp hành Trung ương Đảng

(Khóa XI) về “Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công

nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và

hội nhập quốc tế”.

- Căn cứ Quyết định số 711/QĐ-TTg ngày 13 tháng 06 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ

phê duyệt "Chiến lược phát triển giáo dục 2011 - 2020";

- Văn bản hợp nhất số 12/VBHN-BGDĐT ngày 25 tháng 4 năm 2014 về việc hợp nhất quy

chế tuyển sinh đại học, cao đẳng chính quy.

- Căn cứ Quyết định số 3538/QĐ-BGDĐT ngày 9 tháng 9 năm 2014 của Bộ GD&ĐT về việc

Phê duyệt phương án thi tốt nghiệp trung học phổ thông và tuyển sinh đại học, cao đẳng từ

năm 2015;

- Căn cứ công văn số 5151/BGDĐT-KTKĐCLGD của Bộ Giáo dục và Đào tạo ngày 19 tháng

9 năm 2104 về việc tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy năm 2015.

PHẦN II

MỤC ĐÍCH VÀ NGUYÊN TẮC CHỌN PHƯƠNG ÁN TUYỂN SINH

II.1. Mục đích:

- Nhằm thực hiện chủ trương đổi mới phương thức tuyển sinh theo tinh thần tự chủ

tự chịu trách nhiệm của các cơ sở giáo dục.

- Mở rộng nguồn tuyển, đủ số sinh viên theo chỉ tiêu và quy mô đào tạo của trường,

tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình đào tạo là quá trình sàn lọc liên tục đảm bảo chất lượng

đầu ra.

- Tạo điều kiện cho người học có nhiều cơ hội để học tập, góp phần thực hiện chủ

trương xây dựng xã hội học tập để phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội

nhập quốc tế và phát triển kinh tế tri thức.

2

II.2. Nguyên tắc:

- Đảm bảo các nguyên tắc quy định tại Điều 34, Luật Giáo dục Đại học.

- Đảm bảo tuân thủ các quy định hiện hành của nhà nước về công tác tuyển sinh, đào tạo.

- Đảm bảo công bằng, công khai, minh bạch.

- Đảm bảo chất lượng và chỉ tiêu tuyển sinh đối với các ngành đào tạo.

PHẦN III

PHƯƠNG ÁN TUYỂN SINH

III.1. Phương thức tuyển sinh:

Nhằm đảm bảo số lượng và chất lượng, đảm bảo tính hiệu quả trong quá trình sàn lọc

đảm bảo chất lượng đầu ra, đảm bảo tính công bằng xã hội, thuận lợi cho sinh viên, tiết kiệm

công sức, đặc biệt là đảm bảo chất lượng đầu vào, kể từ năm tuyển sinh 2015, Đại học Bình

Dương đề xuất áp dụng hai phương thức xét tuyển cụ thể như sau:

Phương thức 1: Xét tuyển hoàn toàn dựa vào kết quả kỳ thi trung học phổ thông quốc gia.

Tiêu chí xét tuyển:

- Căn cứ vào kết quả thi THPT quốc gia (các cụm thi do các trường ĐH chủ trì)

- Căn cứ vào ngưỡng điểm xét tuyển tối thiểu từng môn do Bộ Giáo dục và Đào tạo công

bố;

- Căn cứ đơn xin xét tuyển của thí sinh (có ghi rõ ngành và khối xét tuyển),

Việc xét tuyển theo kết quả kỳ thi THPT Quốc gia được thực hiện theo quy định của Quy

chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy hiện hành của Bộ GD&ĐT.

Chỉ tiêu dành cho phương thức 1: 30% tổng chỉ tiêu

Nguyên tắc xét tuyển:

Điểm trúng tuyển được lấy từ trên xuống theo tổng điểm ba môn thi của kỳ thi THPT quốc gia

tương ứng khối xét tuyển đăng ký (xem bảng 1) cộng với điểm ưu tiên theo khu vực và đối

tượng (theo quy định hiện hành) cho đủ chỉ tiêu đã xác định.

Bảng 1: THÔNG TIN KHỐI XÉT TUYỂNĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG HỆ CHÍNH QUY NĂM 2015

Ngành học Mã ngànhKhối xét

tuyểnGhi chú

Các ngành đào tạo đại học

1. Công nghệ thông tin D480201 A,A1, D1

2. Công nghệ kỹ thuật điện – điện tử D510301 A, A1

3

3. Công nghệ kỹ thuật công trình xây dựng D510102 A, A1, V

4. Kiến trúc D580102 V

5. Công nghệ sinh học D420201 A, A1, B

6. Quản trị kinh doanh D340101 A,A1, D1

7. Kê toán D340301 A,A1, D1

8. Tài chính - Ngân hàng D340201 A,A1, D1

9. Xã hội học D310301 A,A1,C,D1

10. Văn học D220330 A,A1,C,D1

11. Ngôn ngữ Anh D220201 A1, D1

12. Du lịch (Việt Nam học) D220113 A,A1,C,D1

13. Giáo dục Thể chất D140206 T

14. Luật Kinh tế D380107 A,A1,C,D1

Các ngành đào tạo cao đẳng

1. Công nghệ thông tin C480201 A,A1, D1

2. Công nghệ kỹ thuật công trình xây dựng C510102 A,A1,V

3. Công nghệ kỹ thuật điện – điện tử C510301 A,A1

4. Quản trị kinh doanh C340101 A,A1, D1

5. Kế toán C340301 A,A1, D1

6. Tài chính Ngân hàng C340201 A,A1,D1

7. Tiếng Anh C220201 A1,D1

Bảng 2: Khối, môn xét tuyển

Khối Môn 1 Môn 2 Môn 3A Toán Vật lí Hóa họcA1 Toán Vật lí Tiếng AnhB Toán Sinh học Hóa họcC Địa lý Lịch sử Ngữ vănD1 Toán Ngoại ngữ Ngữ vănV Toán Vật lý Vẽ mỹ thuật (*)T Toán Sinh Năng khiếu TDTT (*)

(*) Lưu ý: Thí sinh đăng ký xét tuyển khối V phải dự thi môn Vẽ mỹ thuật, Khối T dự thi môn

năng khiếu TDTT tại Đại học Bình Dương.

4

Phương thức 2: Xét tuyển căn cứ vào kết quả học tập các môn học năm lớp 10,11,12 (theo

học bạ).

Tiêu chí xét tuyển:

- Có bằng tốt nghiệp THPT năm 2015 hoặc của những năm trước.

- Căn cứ vào kết quả học tập các môn học năm lớp 10, 11, 12 theo học bạ. Cụ thể, điểm xét

tuyển sẽ bằng tổng điểm trung bình 3 năm lớp 10,11,12 (trong đó điểm năm lớp 12 có hệ

số 2) của 3 môn theo khối đăng ký xét tuyển (xem bảng 1, 2).

Chỉ tiêu dành cho phương thức 2: 70% tổng chỉ tiêu

Công thức tính điểm:

Dxt=

Trong đó:

Dxt: điểm xét tuyển

Di: Điểm trung bình 3 năm lớp 10,11,12 của môn thứ i

Với D12i=Điểm trung bình môn i năm lớp 12

Với D11i=Điểm trung bình môn i năm lớp 11

Với D10i=Điểm trung bình môn i năm lớp 10

Môn thứ 1, 2, 3 căn cứ vào khối đăng ký xét tuyển của thí sinh, cụ thể theo bảng 1.

VD: Điểm trung bình môn Toán=(điểm trung bình môn Toán lớp 10+ điểm trung

bình môn Toán lớp 11+ điểm trung bình môn Toán lớp 12*2)/4

+ Khối A:

Điểm xét tuyển = Điểm TB môn Toán + Điểm TB môn Lý + Điểm TB môn Hóa

+ Khối A1:

Điểm xét tuyển = Điểm TB môn Toán + Điểm TB môn Lý + Điểm TB môn Tiếng Anh

+ Khối B:

Điểm xét tuyển = Điểm TB môn Toán + Điểm TB môn Hóa + Điểm TB môn Sinh

+ Khối C:

Điểm xét tuyển = Điểm TB môn Văn + Điểm TB môn Sử + Điểm TB môn Địa

+ Khối D1:

5

Điểm xét tuyển = Điểm TB môn Toán + Điểm TB môn Văn + Điểm TB môn Tiếng Anh

+ Đối với khối V: Tổng điểm trung bình các môn học Vật Lý và môn Toán năm lớp 10, lớp 11

và lớp 12 của thí sinh đạt từ 12.0 điểm trở lên.

Điểm xét tuyển = Điểm TB môn Toán + Điểm TB môn Vật lý + Điểm thi Vẽ mỹ thuật*2

+ Đối với khối T: Tổng điểm trung bình các môn học Sinh học và môn Toán năm lớp 10, lớp

11 và lớp 12 của thí sinh đạt từ 12.0 điểm trở lên.

Điểm xét tuyển = Điểm TB môn Toán + Điểm TB môn sinh học + Năng khiếu thể dục

thể thao*2

VD: Thí sinh đăng ký xét tuyển theo khối A có điểm trung bình môn học 3 năm THPT như bảng

phía dưới, thì điểm xét tuyển được tính là:

Đxt=(7+5+8*2)/4+(6+6+682)/4+(8+9+8*2)/4=21,25

Môn Lớp 10 Lớp 11 Lớp 12Toán 7 5 8Vật Lý 6 6 6Hóa học 8 9 8

* Quy định về điểm xét tuyển đối với phương thức 2

Theo công thức ở trên, điểm Dxt đạt tối đa là 30 điểm

Điểm sàn đủ điều kiện nộp hồ sơ là 16,5 điểm.

Điểm sàn trúng tuyển đại học là 18 điểm (riêng khối T và V là 20 điểm).

Điểm sàn trúng tuyển cao đẳng là 16,5 điểm

Nguyên tắc xét tuyển:

Điểm trúng tuyển được lấy từ trên xuống theo tổng điểm trung bình ba môn học theo học bạ

THPT (theo công thức phía trên) của khối thi đăng ký tương ứng cộng với điểm ưu tiên theo khu

vực và đối tượng (theo quy định hiện hành) từ cao trở xuống cho đủ chỉ tiêu đã xác định.

Đối tượng dự tuyển:

Mọi công dân Việt Nam không phân biệt dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, giới tính, nguồn gốc gia

đình, địa vị xã hội hoặc hoàn cảnh kinh tế, nếu có đủ các điều kiện sau đây đều được đăng ký xét

tuyển vào ĐH, CĐ chính quy:

a) Đã tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) theo hình thức giáo dục chính quy hoặc giáo dục

thường xuyên.

b) Có đủ sức khoẻ để học tập theo quy định hiện hành. Đối với người khuyết tật, con đẻ của

người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học được Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh công

nhận bị dị dạng, dị tật, suy giảm khả năng tự lực trong sinh hoạt, học tập do hậu quả của chất độc

hoá học, Hiệu trưởng xem xét, quyết định cho đăng ký xét tuyển tuỳ tình trạng sức khoẻ và yêu

cầu của ngành học;

6

c) Nộp đầy đủ, đúng thủ tục, đúng thời hạn các giấy tờ và lệ phí đăng ký xét tuyển theo quy định;

Những người không đủ các điều kiện kể trên và những người thuộc diện dưới đây không

được dự tuyển:

a) Không chấp hành Luật nghĩa vụ quân sự;

b) Đang trong thời kỳ thi hành án hình sự;

c) Bị tước quyền dự thi tuyển sinh hoặc bị kỷ luật buộc thôi học chưa đủ hai năm (tính từ năm bị

tước quyền dự thi hoặc ngày ký quyết định kỷ luật đến ngày dự thi);

d) Học sinh, sinh viên chưa được Hiệu trưởng cho phép dự tuyển (bằng văn bản); cán bộ, công

chức, người lao động thuộc các cơ quan, doanh nghiệp Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức

chính trị xã hội, lực lượng vũ trang nhân dân chưa được thủ trưởng cơ quan cho phép đi học.

Trên cơ sở điều kiện thực tế về nhân lực và cơ sở vật chất, quy mô đào tạo của nhà trường từ nay

đến năm 2015 là 15.000 sinh viên hệ chính quy (Thạc sĩ, Đại học, Cao đẳng, THCN) cho 4 năm.

III.1.2. Lịch tuyển sinh:

Trường Đại học Bình Dương đã chuyển sang đào tạo theo học chế tín chỉ từ năm tuyển sinh

2013, do đó trường sẽ tổ chức xét tuyển 2 lần/năm, cụ thể như sau:

Đợt 1: nhận hồ sơ xét tuyển từ ngày 2/1 đến 15/2 hàng năm, công bố kết quả xét tuyển vào ngày

20/03, thí sinh trúng tuyển nhập học vào đầu tháng 4.

Đợt 2: nhận hồ sơ xét tuyển từ ngày 01/7 đến 30/8 hàng năm, công bố kết quả xét tuyển vào

ngày 05/9, thí sinh trúng tuyển nhập học vào cuối tháng 9. Thí sinh nộp bổ sung hồ sơ đăng ký

xét tuyển đợt 2 (nếu có): từ ngày 10/09 đến trước ngày 30/09, công bố kết quả xét tuyển vào

ngày 05/10 nhập học vào cuối tháng 10.

III.1.3. Phương thức đăng ký của thí sinh

• Nguồn tuyển: trong phạm vi cả nước

• Cách thức nộp hồ sơ:

o Chuyển phát nhanh qua đường bưu điện.

o Nộp trực tiếp tại trường.

Nơi nhận:

Phòng Tuyển sinh, Trường Đại học Bình Dương

Số 504 Đại lộ Bình Dương – P.Hiệp thành – TP.Thủ Dầu Một – Bình Dương.

Điện thoại: (0650) 3822 058 - 3820 833

• Hồ sơ dự tuyển, bao gồm:

- 01 Bằng tốt nghiệp THPT hoặc Giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời (có

công chứng) (có thể bổ sung sau)

7

- 01 Bản sao (có công chứng) giấy chứng nhận điểm thi tốt nghiệp PTTH

hoặc kết quả kỳ thi THPT quốc gia; (có thể bổ sung sau)

- 01 Học bạ THPT (có công chứng)

- Giấy chứng nhận ưu tiên (nếu có)

- 01 Giấy khai sinh (bản sao)

- 01 Đơn đăng kí học (theo mẫu)- download tại website www.bdu.edu.vn.

- 02 ảnh 4×6 (sau ảnh ghi rõ họ tên, ngày, tháng, năm sinh)

- 02 phong bì dán sẵn tem và ghi rõ địa chỉ liên lạc của thí sinh.

Lưu ý: với những giấy tờ còn thiếu khi nộp hồ sơ thí sinh phải bổ túc trước khi

thời gian kết thúc xét tuyển.

III.1.4. Chính sách ưu tiên trong tuyển sinh:

Áp dụng đúng theo quy định của Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy hiện hành.

Thí sinh thuộc diện ưu tiên được cộng điểm ưu tiên theo mức điểm được hưởng vào tổng điểm

chung để xét tuyển

III.1.5. Lệ phí tuyển sinh: thực hiện theo quy định hiện hành của Nhà nước.

III.1.6. Quy trình xét tuyển

Bước 1: Tổ chức nhận hồ sơ đăng ký của thí sinh đăng ký.

Bước 2: Nhập dữ liệu đăng ký dự thi vào phần mềm tuyển sinh.

Bước 3: Thống kê điểm, chuẩn bị dữ liệu trình hội đồng tuyển sinh.

Bước 4: Họp Hội đồng tuyển sinh để quyết định điểm xét tuyển.

Bước 5: Tổng hợp và công bố kết quả xét tuyển.

Bước 6: Gọi thí sinh trúng tuyển làm hồ sơ nhập học.

Bước 7: Thống kê, báo cáo kết quả xét tuyển.

III.2. Phân tích hiệu quả của đề án

1. Tính khả thi: đề án của trường được xây dựng căn cứ vào nhiều cơ sở khoa học, pháp lý và

thực tiễn có tính khả thi cao. Nhà trường có nhiều kinh nghiệm trong công tác tuyển sinh và

đào tạo, có thể triển tốt đề án sau khi được phê duyệt.

2. Tính công bằng: khi được phê duyệt đề án, nhà trường cam kết công khai các tiêu chí, và

thời gian xét tuyển trên các phương tiện thông tin đại chúng và website của nhà trường.

Công tác xét tuyển được thực hiện theo nguyên tắc xét điểm từ cao xuống thấp, đảm bảo cho

thí sinh có điểm xét tuyển cao có cơ hội trúng tuyển nhiều hơn. Dữ liệu điểm xét tuyển của

thí sinh được nhập vào phần mềm tuyển sinh và thống kê theo nguyên tắc khuyết danh để

phục vụ việc quyết định điểm chuẩn trúng tuyển.

3. Tính khách quan: Hội đồng xét tuyển của nhà trường được thành gồm những thành viên theo

quy định của quy chế tuyển sinh hiện hành và mời đại diện lãnh đạo Sở giáo dục và đào tạo

8

tỉnh Bình Dương, lãnh Đạo Cục khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục, Lãnh đạo Vụ

giáo dục Đại học, Lãnh đạo thanh tra Bộ tham gia vào hội đồng với vai trò là giám sát.

4. Tránh tốn kém: việc nộp hồ sơ xét tuyển của thí sinh có thể thực hiện thông qua đường bưu

điện hoặc nộp trực tiếp tại trường. Không tổ chức thi riêng do đó sẽ giảm được rất nhiều chi

phi đi lại, ăn ở của thí sinh và thân nhân.

5. Tính đơn giản, không gây phức tạp, căng thẳng: việc xét tuyển thí sinh căn cứ vào kết quả

học trung học phổ thông và kết quả thi tốt nghiệp trung học phổ thông là có cơ sở khoa học

và khá đơn giản, không gây phức tạp, căng thẳng, bởi thí sinh không phải trãi qua nhiều kỳ

thi.

6. Đảm bảo chất lượng đào tạo: theo phương án thì cả hai phương thức xét tuyển đều có

ngưỡng tối thiểu để xét như vậy đảm bảo khi trúng tuyển thí sinh có đủ kiến thức cơ bản để

theo học chương trình đào tạo đại học, cao đẳng.

Bên cạnh đó để giúp sinh viên có đủ các kiến thức, kỹ năng cần thiết để bước vào học

chương trình chính thức nhà trường bổ sung thêm các chuyên đề: Phương pháp học đại học,

Kỹ năng giao tiếp ...và chương trình tiếng Anh, Tin học tăng cường.

PHẦN IV

ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN PHƯƠNG ÁN TUYỂN SINH

Trường Đại học Bình Dương đáp ứng đầy đủ các điều kiện về nhân lực, cơ sở vật chất quy định

tại Thông tư số 57/2011/TT-BGDĐT ngày 02 tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT.

Cụ thể như sau:

IV.1. Điều kiện về tổ chức, nhân sự:

Bộ máy tổ chức cán bộ:

Trường Đại học Bình Dương được tổ chức từ các đơn vị sau:

1. Hội đồng Quản trị: 7 người

2. Ban Giám hiệu: 5 người

3. Hội đồng khoa học đào tạo: 65 Giáo sư, PGS, TS, trong đó có 12 Viện sĩ.

4. Đảng ủy

5. Đoàn TNCSHCM

6. Hội Sinh viên

7. Công đoàn

Tổng số cán bộ khoa học giảng viên làm việc thường xuyên với trường: 1.233 người, trong

đó có 654 cán bộ cơ hữu (83 cán bộ quản lý chuyên trách), trình độ trên đại học chiếm 78.14%.

Trường có 15 khoa đào tạo bậc đại học và sau đại học thuộc các lĩnh vực kinh tế luật, khoa

học công nghệ, xã hội nhân văn, giáo dục thể chất, kiến trúc văn hóa nghệ thuật; 7 phòng chức

năng; Trung tâm Khảo thí; Trung tâm Việt Nga; Phân hiệu Đại học Bình Dương Cà Mau; 15

9

trung tâm đào tạo từ xa tại các tỉnh thành trên cả nước; 17 cơ sở trường viện liên kết các nước:

Hoa Kỳ, Nga, Thái Lan, Trung Quốc, Lào, Hàn Quốc, Ba Lan.

IV.2. Cơ sở vật chất

Tổng số diện tích đất của trường: 36,72ha

• Diện tích đã xây dựng: 24.750 m2

• Diện tích phòng học: 31.414 (m2)

• Tổng đầu sách thư viện: 8.492 , 740 đĩa CD, 3.008 files sách điện tử

• Tổng số máy tính của trường: 569

+ Dùng cho công tác quản lý: 221

IV.3. Công tác đào tạo, khảo thí, kiểm định chất lượng giáo dục

Hoạt động giáo dục đào tạo của nhà trường được thực hiện trong nhà trường (trong lớp

học) và ngoài nhà trường thông qua các hoạt động văn hóa nghệ thuật, thể dục thể thao, đi thực

tế, tham gia các hoạt động xã hội dựa trên nguyên tắc Học – Hỏi – Hiểu - Hành, các chương

trình mục tiêu đào tạo của trường được tổ chức triển khai theo hệ thống tín chỉ, hai giai đoạn,

giai đoạn I gồm những môn cơ bản và những môn bắt buộc theo quy định của Bộ Giáo dục và

Đào tạo, trong quá trình học tập giai đoạn I sinh viên dựa vào năng lực và khả năng được sự hỗ

trợ của đội ngũ tư vấn sẽ lựa chọn những ngành nghề mình yêu thích để đăng ký chính thức. Quá

trình đào tạo là quá trình sàn lọc để đảm bảo chất lượng đào tạo từ năm 2003 nhà trường đã xây

dựng Trung tâm Khảo thí, nhiệm vụ của trung tâm hình thành các ngân hàng đề thi với hai hình

thức tự luận và trắc nghiệm. Từng bước công tác lượng giá và giảng dạy được tin học hóa nhằm

đảm bảo tính chính xác, công bằng.

Tổng số sinh viên nhà trường đào tạo trong 15 năm qua trên 45.000, trong đó có hơn

14.200 em ra trường, phần lớn các em có đều có việc làm, được xã hội chấp nhận, nhiều em giữ

những cương vị chủ chốt trong các cơ quan xí nghiệp.

Hiện tổng số sinh viên đang theo học các chương trình của trường là 16.700, trong đó có

10.087 học viên hệ chính quy các cấp: cao học trong nước và chương trình MBA liên kết với Đại

học Benedictine Hoa kỳ, đại học, cao đẳng, THCN.

Đặc biệt hệ đào tạo từ xa qua phát thanh truyền hình, qua mạng internet và đào tạo không

chính quy đạt 5.783 học viên.

Trường đã triển khai công tác tự đánh giá và đang trong giai đoạn hoàn tất hồ sơ để đăng

ký kiểm định chất lượng giáo dục (đánh giá ngoài).

PHẦN V

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

V.1. Công tác chuẩn bị tuyển sinh

10

- Ban hành quyết định thành lập Hội đồng xét tuyển:

+ Hội đồng xét tuyển của nhà trường do Hiệu trưởng làm chủ tịch Hội đồng, các phó hiệu

trưởng là phó chủ tịch hội đồng và Trưởng phòng đào tạo làm Ủy viên thường trực. Hội

đồng xét tuyển chịu trách nhiệm tổ chức và chỉ đạo toàn bộ hoạt động tuyển sinh của

trường.

+ Hội đồng xét tuyển có các Ban giúp việc, bao gồm: Ban thư ký, Ban xét tuyển, Ban

thanh tra; Ban cơ sở vật chất.

- Thông báo công khai trên trang thông tin điện tử www.bdu.edu.vn và các phương tiện thông tin

đại chúng phương án tuyển sinh. Thông tin tuyển sinh của trường bao gồm: tên trường, ký hiệu

trường, địa chỉ liên hệ, trình độ đào tạo, ngành đào tạo, chỉ tiêu tuyển sinh, phương thức tuyển

sinh, khối xét tuyển, ngành xét tuyển, thời gian xét tuyển và các thông tin khác liên quan.

- Ban hành các Quyết định thành các Ban giúp việc cho Hội đồng (ban thư ký, ban xét tuyển, ban

thanh tra, ban cơ sở vật chất); các văn bản quy định, hướng dẫn về công tác tuyển sinh; mẫu

đăng ký xét tuyển.

- Chuẩn bị nhân lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị, văn phòng phẩm... cho việc tổ chức xét tuyển.

V.2. Tổ chức xét tuyển

- Dưới sự chỉ đạo của Hội đồng xét tuyển, các Ban như thư ký, xét tuyển, thanh tra, cơ sở

vật chất sẽ thực hiện theo nhiệm vụ, quyền hạn và chức năng của mình theo Quy chế tuyển sinh

hiện hành.

- Ban thư ký tập hợp hồ sơ đăng ký của thí sinh, thống kê và nhập dữ liệu, báo cáo Hội

đồng xét tuyển để tổ chức xét tuyển. Việc xét tuyển được tiến hành trong hai đợt như lịch phía

trên.

- Quy trình xét tuyển thực hiện như sau:

+ Căn cứ vào dữ liệu điểm của thí sinh đã được Ban thư ký nhập vào máy tính.

+ Căn cứ vào chỉ tiêu của ngành xét tuyển, lấy điểm trung bình từ cao xuống đến hết chỉ

tiêu của ngành xét tuyển. Trong trường hợp đợt 1 xét tuyển không đủ chỉ tiêu thì các chỉ

tiêu còn lại sẽ chuyển để xét tuyển cho đợt 2.

+ Tổng hợp thông tin và công bố kết quả xét tuyển cho thí sinh, như lịch đã thông báo.

- Ban Thanh tra tuyển sinh chịu trách nhiệm giám sát quá trình thu nhận hồ sơ, thống kê,

nhập dữ liệu hồ sơ, cũng như công tác xét tuyển để ngăn ngừa và xử lý kịp thời các hiện tượng

tiêu cực (nếu có).

- Ban cơ sở vật chất có trách nhiệm chuẩn bị đầy đủ các phòng thu nhận hồ sơ, phòng họp

hội đồng xét tuyển và các phương tiện phục vụ cho quá trình nhập dữ liệu hồ sơ cũng như quá

trình xét tuyển.

11

- Nhà trường sẽ mời lực lượng công an PA83, Đại diện lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo

tỉnh Bình Dương tham gia giám sát quá trình tuyển sinh, đặc biệt là thời gian xét tuyển, để công

tác tuyển sinh được an toàn, bảo mật và tăng tính khách quan.

V.3. Công tác thanh tra, kiểm tra và giám sát quá trình thực hiện công tác tuyển sinh.

Trường thành lập Ban thanh tra tuyển sinh, gồm những cán bộ có tinh thần trách nhiệm

cao, có uy tín với đồng nghiệp và có kinh nghiệm trong công tác thanh tra, Trưởng ban thanh tra

do Phó Hiệu trưởng đảm trách, phó Ban là Trưởng ban thanh tra của trường, chịu trách nhiệm

thực hiện theo sự chỉ đạo của Chủ tịch Hội đồng tuyển sinh trường.

Ban thanh tra tuyển sinh của trường chịu trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ thanh tra, kiểm

tra, giám sát chặt chẽ, nghiêm túc, đúng quy định trong tất cả các khâu của công tác tuyển sinh;

kịp thời phát hiện những sai sót, vi phạm và đề xuất các hình thức xử lý theo đúng quy định.

V.4. Việc giải quyết các khiếu nại, tố cáo liên quan

- Nơi tiếp nhận thông tin, bằng chứng về các hiện tượng tiêu cực trong công tác tuyển sinh:

+ Hội đồng tuyển sinh của trường.

+ Ban thanh tra công tác tuyển sinh.

+ Hòm thư góp ý của nhà trường.

- Trách nhiệm của người tố cáo các hiện tượng tiêu cực phải có bằng chứng cụ thể và được

xác minh về tính chính xác.

- Các cá nhân và tổ chức tiếp nhận thông tin tố cáo phải bảo vệ nguyên trạng bằng chứng

và xác minh tính chân thực của bằng chứng, có biện pháp ngăn chặn kịp thời và báo cáo với Hội

đồng tuyển sinh để có biện pháp xử lí thích hợp.

V.5. Chế độ thông tin, báo cáo trước, trong và sau khi kết thúc tuyển sinh theo qui định

Thực hiện nghiêm túc chế độ thông tin, báo cáo kịp thời trong từng giai đoạn triển khai nội

dung đề án tuyển sinh 2015. Kết thúc kỳ tuyển sinh, nhà trường tiến hành tổng kết, đánh giá và

rút kinh nghiệm, báo cáo Bộ GD&ĐT.

V.6. Công tác phối hợp và hỗ trợ của các ban, ngành địa phương trong các khâu của công

tác tuyển sinh

Để thực hiện tốt công tác tuyển sinh, nhà trường sẽ gởi văn bản đề nghị hỗ trợ cho các cơ quan

liên quan trong tỉnh như:

- UBND tỉnh Bình Dương để nhận được sự quan tâm hỗ trợ và giúp đỡ.

- Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bình Dương;

- Công an tỉnh Bình Dương

- Các cơ quan truyền thông như: Đài phát thanh và Truyền hình Bình Dương, Báo Bình

Dương, cũng như các đơn vị truyền thông khác.

12

PHẦN VI

CAM KẾT VÀ ĐỀ XUẨT

VI.1. Cam kết

- Tổ chức tuyển sinh theo đúng Quy chế và dưới sự chỉ đạo, hướng dẫn và giám sát của Bộ

GD&ĐT.

- Thực hiện nghiêm túc, an toàn, đúng quy định trong tất cả các khâu của công tác tuyển

sinh.

- Tạo mọi điều kiện thuận lợi tối đa cho các thí sinh tham gia đăng ký xét tuyển, đảm bảo

nghiêm túc, công bằng, khách quan và chống mọi hiện tượng tiêu cực.

- Công bố rộng rãi, công khai các thông tin về hoạt động tuyển sinh của trường để xã hội,

phụ huynh và thí sinh theo dõi, giám sát.

- Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo kịp thời. Kết thúc kỳ tuyển sinh năm 2015, Trường

tiến hành tổng kết, đánh giá và rút kinh nghiệm, báo cáo Bộ GD&ĐT.

- Xử lí nghiêm túc, đúng quy định của pháp luật các hiện tượng tiêu cực, hành vi vi phạm

Quy chế.

VI.2. Đề xuất:

Với mục tiêu hành động của trường Đại học Bình Dương là “Phát huy tiềm năng của xã hội,

quyết tâm xây dựng và phát triển trở thành đại học kinh tế sinh thái đa lĩnh vực, đào tạo Kỹ sư,

Cử nhân thực hành chất lượng cao với chương trình, mục tiêu đào tạo cơ bản, hiện đại, thiết

thực, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - Xã hội Việt Nam, hoà nhập vào nền giáo dục

mở” chúng tôi kính đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo xem xét và phê duyệt đề án để nhà trường

triển khai thực hiện thí điểm trong năm tuyển sinh 2015./.

HIỆU TRƯỞNG

Cao Văn Phường

13

PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Dự thảo Quy chế tuyển sinh riêng của trường; các văn bản hướng dẫn;

- Việc tổ chức xét tuyển theo kỳ thi chung do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức cũng như xử lý các vi phạm của quy chế tuân thủ các quy định trong Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành;

- Tổ chức xét tuyển riêng sử dụng kết quả học tập ở THPT và kết quả kỳ thi THPT quốc gia tuân thủ theo các quy định tại phần nội dung của đề án.

- Sau khi đề án được xác nhận phù hợp, Trường sẽ tiếp tục ban hành các văn bản để hướng dẫn cán bộ, người học nắm vững và tổ chức thực hiện, đồng thời cập nhật lên website của nhà trường tại địa chỉ www.bdu.edu.vn.

Phụ lục 2: Kết quả tuyển sinh ĐH-CĐ chính quy của trường 5 năm qua;

TT Năm Chỉ tiêu Thực tuyển

1 2009 2.200 2.509

2 2010 2.400 1.812

3 2011 2.400 2.294

4 2012 2.400 1.236

5 2013 2.800 1.981

Phụ lục 3: Các ngành, chuyên ngành và trình độ đào tạo của trường;

DANH SÁCH CÁC NGÀNH ĐÀO TẠO CAO HỌC- ĐẠI HỌC- CAO ĐẲNG

Ngành học Mã ngànhKhối xét

tuyểnGhi chú

Các ngành đào tạo cao học

Quản trị kinh doanh 60.34.01.02

Các ngành đào tạo đại học

1. Công nghệ thông tin D480201 A,A1, D1

2. Công nghệ kỹ thuật điện – điện tử D510301 A, A1

3. Công nghệ kỹ thuật công trình xây dựng D510102 A, A1, V

4. Kiến trúc D580102 V

5. Công nghệ sinh học D420201 A, A1, B

14

6. Quản trị kinh doanh D340101 A,A1, D1

7. Kê toán D340301 A,A1, D1

8. Tài chính - Ngân hàng D340201 A,A1, D1

9. Xã hội học D310301 A,A1,C,D1

10. Văn học D220330 A,A1,C,D1

11. Ngôn ngữ Anh D220201 A1, D1

12. Du lịch (Việt Nam học) D220113 A,A1,C,D1

13. Giáo dục Thể chất D140206 T

14. Luật Kinh tế D380107 A,A1,C,D1

Các ngành đào tạo cao đẳng

1. Công nghệ thông tin C480201 A,A1, D1

2. Công nghệ kỹ thuật công trình xây dựng C510102 A,A1,V

3. Công nghệ kỹ thuật điện – điện tử C510301 A,A1

4. Quản trị kinh doanh C340101 A,A1, D1

5. Kế toán C340301 A,A1, D1

6. Tài chính Ngân hàng C340201 A,A1,D1

7. Tiếng Anh C220201 A1,D1

Các ngành đào tạo trung cấp chuyên nghiệp

1. Pháp Luật

2. Tài chính Ngân hàng

3. Kế toán doanh nghiệp

4. Tin học ứng dụng

5. Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử

6. Xây dựng dân dụng và công nghiệp

7. Hướng dẫn du lịch

Phụ lục 4: Danh mục các nguồn lực (cơ sở vật chất và đội ngũ) để thực hiện đề án.

1. Đội ngũ giảng viên cơ hữu

15

Nội dung Giáo sư PGS Tiến sĩ Thạc sĩ Đại học Tổng số

Đội ngũ giảng viên 5 22 34 189 205 455

2. Cơ sở vật chất

Hạng mục Diện tích (m2)

a) Hội trường, giảng đường, phòng học các loại 31.414

b) Thư viện, trung tâm học liệu 1.107

c) Phòng thí nghiệm, phòng thực hành, nhà tập đa năng, xưởng thực tập

2.193,2

Phụ lục 5

THÔNG TIN TUYỂN SINH ĐH, CĐ HỆ CHÍNH QUY NĂM 2015

Tên trường

Ngành học

Ký hiệu

trường

Mã ngành

Khối xét

tuyển

Tổng CT

Ghi chú

(1) (2) (3) (4) (5) (6)

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÌNH DƯƠNG

DBD 2.800- Tuyển sinh trong cả nước.

- Trường sử dụng hai phương thức tuyển sinh:+ Dành 30% chỉ tiêu để xét tuyển dựa vào kết quả thi của Kỳ thi THPT quốc gia (những thí sinh thi ở cụm thi do trường đại học chủ trì): + Dành 70% chỉ tiêu để xét kết quả học tập 3 năm THPT với điều kiện xét tuyển: điểm trung bình 3 môn (theo tổ hợp xét tuyển của trường) của ba năm (lớp 10, lớp 11, lớp 12) từ 18 điểm trở lên (đối với hệ đại học), 16,5 điểm trở lên (đối với hệ cao đẳng)

Số 504 Đại lộ Bình Dương, phường Hiệp Thành, Thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương

Các ngành đào tạo đại học 1.800

Công nghệ thông tin:

• Hệ thống thông tin• Công nghệ tri thức• Mạng máy tính• Công nghệ phần mềm

D480201 A,A1, D1 100

Công nghệ kỹ thuật điện – điện tử

• Tự động và rôbôt công nghiệp

D510301 A, A1 100

16

• Nhiệt lạnh và năng lượng tái tạo

• Điện tử viễn thông• Điện dân dụng và công nghiệp

- Sinh viên từ năm nhất được Nhà trường đưa đến các Doanh nghiệp để kiến tập nhằm giúp sinh viên có định hướng đúng trong quá trình học tập.

- Sinh viên Đại học Binh Dương có cơ hội giao lưu trao đổi học thuật với các trường Quốc.

- Trường cách TP.HCM 30km với hệ thống xe buýt giá rẻ, liên tục hoạt động; là cơ sở đào tạo nguồn nhân lực cho các khu công nghiệp của tỉnh Bình Dương và khu tứ giác kinh tế trọng điểm phía Nam (bao gồm TP.HCM, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu và Bình Dương).

- Trường có hệ thống 30 KTX đảm bảo đủ chỗ ở và sinh hoạt cho hơn 12.000 SV.

- Tỉnh Bình Dương với 28 khu công nghiệp đảm bảo việc làm cho sinh viên sau khi ra trường.

- Trường có các trung tâm: Bảo tồn văn hóa Việt Nam, Tư vấn việc làm sinh viên, Tâm lí trị liệu, … đảm bảo được các mặt sinh hoạt cho sinh viên.

Công nghệ kỹ thuật công trình xây dựng

• Dân dụng và công nghiệp

• Cầu đường

D510102 A, A1, V 100

Kiến trúc D580102 V 100

Công nghệ sinh học

• Thực phẩm• Môi trường• Nông nghiệp ứng dụng

D420201 A, A1, B 200

Quản trị kinh doanh

• Ngoại thương• Doanh nghiệp• Marketing

D340101 A,A1, D1 210

Kê toán

• Tổng hợp• Kiểm toán• Doanh nghiệp

D340301 A,A1, D1 200

Tài chính - Ngân hàng D340201 A,A1, D1 200

Xã hội học D310301 A,A1,C,D1 80

Văn học D220330 A,A1,C,D1 80

Ngôn ngữ Anh

• Thương mại & Văn phòng

• Phiên dịch• Giảng dạy

D220201 A1, D1 100

Du lịch (Việt Nam học) D220113 A,A1,C,D1 80

Luật kinh tế D380107 A,A1,C,D1 150

Giáo dục Thể chất D140206 T 100

Các ngành đào tạo cao đẳng 1000

Công nghệ thông tin C480201 A,A1, D1 100

Công nghệ kỹ thuật công C510102 A,A1,V 100

17

trình xây dựng

Công nghệ kỹ thuật điện – điện tử

C510301 A,A1 100

Quản trị kinh doanh C340101 A,A1, D1 200

Kế toán C340301 A,A1, D1 200

Tài chính Ngân hàng C340201 A,A1,D1 200

Tiếng Anh C220201 A1,D1 100

18