18

Click here to load reader

PPNCKT_Chuong 2 p1

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: PPNCKT_Chuong 2 p1

1KHOA KINH TẾ - QTKD ĐẠI HỌC CẦN THƠKHOA KINH TẾ - QTKD ĐẠI HỌC CẦN THƠ

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KINH TẾ

CHƯƠNG 2

ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU

Page 2: PPNCKT_Chuong 2 p1

2KHOA KINH TẾ - QTKD ĐẠI HỌC CẦN THƠ

KHÁI NIỆM ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU

Là một kế hoạch được viết ra nhằm hướng dẫn thựchiện một nghiên cứu.

TẠI SAO PHẢI VIẾT ĐỀ CƯƠNG?

Nhận được sự chấp thuận của người tài trợ nghiên cứu

Cho phép nhà nghiên cứu hoạch định và đánh giá các bước của quátrình nghiên cứu.

Là một chỉ dẫn trong suốt quá trình nghiên cứu.

Cơ sở cho hoạch định nguồn lực cần thiết cho nghiên cứu (thời gianvà ngân sách).

Page 3: PPNCKT_Chuong 2 p1

3

Các nội dung có trong một đề cươngTrang bìa: tên đơn vị/cơ quan, tên đề tài, người hướng dẫn, người thực hiện, thời gian hoàn thành

Tóm tắt (bao gồm từ khóa) (sẽ viết sau cùng)

Mục lục

Danh sách bảng

Danh sách hình

Danh sách từ viết tắt

1) Giới thiệu (background/introduction)

2) Lược khảo tài liệu (literature review)

3) Mục tiêu nghiên cứu (research objectives)

4) Câu hỏi/giả thuyết nghiên cứu (resesarch questions/hypothesis)

5) Phạm vi nghiên cứu (research limitation)

6) Phương pháp nghiên cứu (research methodology)

1) Phương pháp luận/Phương pháp tiếp cận

2) Địa bàn (và đối tượng) nghiên cứu

3) Phương pháp thu thập số liệu

4) Phương pháp phân tích số liệu

7) Kế hoạch thời gian

8) Kế hoạch kinh phí (estimateed budget)

Tài liệu tham khảo (reference)

Phụ lục (appendices)

KHOA KINH TẾ - QTKD ĐẠI HỌC CẦN THƠ

Page 4: PPNCKT_Chuong 2 p1

4

Theo Quy định trình bày luận văn Khoa Kinh tế - QTKD

KHOA KINH TẾ - QTKD ĐẠI HỌC CẦN THƠ

Page 5: PPNCKT_Chuong 2 p1

5

Tóm tắt:

Bao gồm các nội dung: i) lý do tiến hành nghiên cứu, ii) các vấn đềnghiên cứu, iii) các giả thuyết (nếu có), iv) phương pháp nghiên cứu vàv) những kết quả mong đợi của nghiên cứu (trường hợp tóm tắt mộtđề cương nghiên cứu) hoặc những kết luận chính của đề tài/dự án.

Trong phần phương pháp nghiên cứu (iv) có thể bao gồm thiết kế, phương pháp lấy mẫu, số quan sát và các công cụ phân tích được sửdụng

Khoảng 200-300 từ và chỉ viết ngắn gọn trong một đoạn văn mà ít khixuống dòng

Không được viết tắt

Được viết sau cùng

=>theo format của đơn vị tài trợ hoặc nhà xuất bản sách hoặc bài

báo

KHOA KINH TẾ - QTKD ĐẠI HỌC CẦN THƠ

Page 6: PPNCKT_Chuong 2 p1

6

Từ khóa (key words) Dưới phần tóm tắt thường có qui định các từ khóa

Từ khóa là những từ quan trọng và thường xuyên xuấthiện và lặp đi lặp lại

Từ khóa thường qui định ít hơn 10 từ, thông thường từ 5-7 từ.

Từ khóa thường được sắp xếp theo thứ tự ABC của chữViết phần từ khóa đầu tiên trong các cụm từ

theo format của đơn vị tài trợ hoặc nhà xuất bản sáchhoặc bài báo

KHOA KINH TẾ - QTKD ĐẠI HỌC CẦN THƠ

Page 7: PPNCKT_Chuong 2 p1

7

1) Giới thiệu = Đặt vấn đề nghiên cứu, bao gồm dẫn nhập

và sự cần thiết phải nghiên cứu đề tài.

Trả lời được nội dung dẫn nhập và hai câuhỏi chính là nghiên cứu cái gì và tại sao phảinghiên cứu (What và Why).

Theo phương pháp từ tổng quát đến cụ thểcác vấn đề có liên quan và được quan tâmcủa đề tài

(phương pháp cái phểu (quặng).

KHOA KINH TẾ - QTKD ĐẠI HỌC CẦN THƠ

Page 8: PPNCKT_Chuong 2 p1

8KHOA KINH TẾ - QTKD ĐẠI HỌC CẦN THƠ

Lưu ý:

+ Ngắn gọn, rõ ràng

+ Chỉ ra ý nghĩa của vấn đề nghiên cứu theo một hoặc mộtsố những tiêu chuẩn:

Tính thời sự của vấn đề

Bổ sung vào những “lỗ hổng” trong nghiên cứu

Mở rộng các ứng dụng trong thực tiễn về vấn đề nghiên cứu

Page 9: PPNCKT_Chuong 2 p1

9

2) Viết lược khảo tài liệu• Xác định từ khóa

• Tìm kiếm nghiên cứu liên quan

• Liệt kê một số tài liệu (khoảng 50 tài liệu) liên quan mật thiết

• Đọc nhanh, đặc biệt là phần tóm tắt, và chọn lại các bài viếtquan trọng

• Thiết kế sơ đồ tổng kết tài liệu (literature map), biểu diễn bứctranh tổng thể của chủ đề nghiên cứu

• Tóm tắt các bài báo cáo quan trọng, trích dẫn và liệt kê tài liệutham khảo. [i) tác giả, ii) thời gian, iii) tên bài nghiên cứu, iv) cácmục tiêu nghiên cứu, v) phương pháp nghiên cứu, vi) kết quảnghiên cứu vii) hạn chế của nghiên cứu]

• Tổng kết lại các phần đã tóm tắt, tổ chức theo danh mục cáckhái niệm quan trọng đã được tổng kết.

Tóm tắt những hướng chính đã được nghiên cứu và nêu ra sựcần thiết cho nghiên cứu của mình.

KHOA KINH TẾ - QTKD ĐẠI HỌC CẦN THƠ

Page 10: PPNCKT_Chuong 2 p1

10

Tổng kết lý thuyết/ lược khảo tài liệu (literature review)

Về mặt phương pháp tổng kết/lược khảo, có 2 nhóm chính

1) Định tính dùng từ ngữ (naratives) để tổng kết lý thuyết và nghiên cứu vềvấn đề cần tổng kết và

2) Kỹ thuật định lượng (meta analysis) để tổng kết và so sánh các kết quảnghiên cứu đã có.

Lược khảo tài liệu không chỉ là việc mô tả những gì đã làmmà còn đánh giá chúng lược khảo tài liệu cũng là mộtcông trình khoa học.

Lược khảo tài liệu phục vụ nhiều giai đoạn trong quá trìnhnghiên cứu.

KHOA KINH TẾ - QTKD ĐẠI HỌC CẦN THƠ

Page 11: PPNCKT_Chuong 2 p1

11

Lược khảo tài liệu phục vụ nhiều giai đoạn trong quátrình nghiên cứu

Xác định vấn đề nghiên cứu nhận dạng những gì đã làm vàchưa làm (lỗ hổng nghiên cứu) giúp không làm những gìkhông có ý nghĩa khoa học và những gì người khác đã làm rồi.

Cơ sở lý thuyết xây dựng được nền tảng lý thuyết cho môhình tăng cường kiến thức trong lĩnh vực nghiên cứu đây làcơ sở lý thuyết cho nghiên cứu của mình

Chọn lựa phương pháp giúp đánh giá (ưu nhược điểm => lựa chọn phương pháp thích hợp) các phương pháp đã được sửdụng

So sánh kết quả có cơ sở biện luận, so sánh kết quả nghiêncứu, đặc biệt là những gì mang tính bổ sung và những gì mangtính đối kháng với các kết quả đã có

KHOA KINH TẾ - QTKD ĐẠI HỌC CẦN THƠ

Page 12: PPNCKT_Chuong 2 p1

12

Để lược khảo tài liệu, cần phải trả lời các câu hỏi cơbản sau:

Nguồn tài liệu nào cần tham khảo về chủ đề nghiên cứu?

Những vấn đề, câu hỏi nghiên cứu về chủ đề nghiên cứu?

Những vấn đề, tranh luận chính về chủ đề nghiên cứu?

Những ý tưởng, khái niệm, lý thuyết về chủ đề nghiên cứu?

Những phương pháp luận, phương pháp, công cụ nghiêncứu sử dụng và những tranh luận về việc sử dụng chúng?

Cách thức sắp xếp những tri thức đã có về chủ đề nghiêncứu?

KHOA KINH TẾ - QTKD ĐẠI HỌC CẦN THƠ

Page 13: PPNCKT_Chuong 2 p1

13

3) Viết mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu chung: phải bao hàm được nội dung tên đềtài và thực hiện đề tài nhằm mục đích gì

Mục tiêu cụ thể: cụ thể là thực hiện những vấn đề gìđể đạt được mục tiêu chung.

Ví dụ:

+ Hiện trạng nào nổi bật

+ Nguyên nhân chủ yếu nào?

+ Hậu quả/ Hiệu quả kinh tế-xã hội-môi trường

+ Đề xuất giải pháp

KHOA KINH TẾ - QTKD ĐẠI HỌC CẦN THƠ

Page 14: PPNCKT_Chuong 2 p1

14KHOA KINH TẾ - QTKD ĐẠI HỌC CẦN THƠ

Nên bắt đầu bằng động từ.

Mục tiêu phải diễn đạt được kết quả mong đợi mànó có thể quan sát được và đo lường được.không nên có quá nhiều mục tiêu cụ thể.

Mục tiêu có thể được thay đổi và xác định lạitrong quá trình xây dựng đề cương nghiên cứuhoặc quá trình thực hiện NC.

Một số lưu ý

Page 15: PPNCKT_Chuong 2 p1

15KHOA KINH TẾ - QTKD ĐẠI HỌC CẦN THƠ

4) Giả thuyết cần kiểm định

Giả thuyết là một sự diễn đạt/phát biểu được hìnhthành cho mục đích kiểm chứng qua thực nghiệm.

Ví dụ:

Số giờ tự học tăng lên dẫn đến kết quả học tập sẽ cao hơn

Số sinh viên có giờ tự học/giờ học trên lớp theo tỷ lệ 2/1 đạt kết quả caohơn số sinh viên có tỷ lệ này thấp hơn 2/1

Page 16: PPNCKT_Chuong 2 p1

16KHOA KINH TẾ - QTKD ĐẠI HỌC CẦN THƠ

Các loại giả thuyết: (có 3 loại)

1. Giả thuyết mô tả là một sự diễn đạt về vấn đề/hiện tượng, kích cở, hình thức hoặc sự phân bố của các biến.

Ví dụ: Tỷ lệ sinh viên đạt điểm trung bình trở lên của trường đại họcX giảm xuống ở mức 60% trên tổng số

2. Giả thuyết quan hệ là một phát biểu mô tả mối quan hệ giữahai biến trong trường hợp nào đó.

Ví dụ: Xe gắn máy Nhật được người tiêu dùng Việt Nam đánh giá cóchất lượng cao hơn xe được sản xuất trong nước.

3. Giả thuyết giải thích là giả thuyết chỉ ra một sự thay đổi củabiến này sẽ gây ra sự thay đổi của một biến khác

Ví du: mức thu nhập của gia đình tăng lên sẽ dẫn đến sự giảm lượnggạo tiêu dùng trong bữa ăn.

Page 17: PPNCKT_Chuong 2 p1

17

Ví dụ: Giả thuyết 1: việc chăn nuôi gia cầm mang lại hiệu quả tàichính cho người chăn nuôi và các tác nhân tham gia tiêu thụsản phẩm gia cầm.Giả thuyết 2: Có sự khác biệt về các yếu tố ảnh hưởng đếncác nhóm lợi nhuận trong chăn nuôi gia cầm lấy thịt và giacầm lấy trứng

(được trích từ luận văn thạc sĩ của tác giả Nguyễn Thị Ngọc Hoa, Khoa KT-QTKD, ĐHCT)

KHOA KINH TẾ - QTKD ĐẠI HỌC CẦN THƠ

Page 18: PPNCKT_Chuong 2 p1

18KHOA KINH TẾ - QTKD ĐẠI HỌC CẦN THƠ

Vai trò của các giả thuyết:

+ Chỉ dẫn phương hướng của nghiên cứu

+ Nhận dạng các sự kiện, sự thật có liên quan

+ Đưa ra một bối cảnh cho việc tổ chức các kết luận

Đặc tính của giả thuyết tốt:

+ Phải phù hợp với mục đích của nó

+ Phải được kiểm định

+ Phải tốt hơn những giả thuyết thay thế khác