24

Tam Nhin Phat Giao 02

Embed Size (px)

DESCRIPTION

 

Citation preview

Page 1: Tam Nhin Phat Giao 02
Page 2: Tam Nhin Phat Giao 02
Page 3: Tam Nhin Phat Giao 02

Có con gái nhà họ Mãng ở quận Lũng-tài tên làThị Kính, lớn lên tài sắc đoan trang, được cha mẹ

gả cho Thiện-Sĩ, một thư sinh, con nhà giầu họ Sùng.Hai vợ chồng sống với nhau hoà thuận. Một đêm kiachàng ngồi đọc sách, nàng ngồi khâu áo bên cạnh.Chàng mệt tựa vào ghế ngủ. Nàng nhìn thấy nơi cằmchồng có râu mọc ngược; sẵn nơi tay đang cầm kéo,

nàng toan cắt sợi râu đi. Bỗng người chồng giậtmình thức dậy, tưởng vợ có ý ám hại mình bèn tri hôlên là bị vợ mình mưu sát. Nghe tiếng kêu cứu, chamẹ chồng chạy vội đến, một mực buộc tội nàng cốý giết chồng, rồi sai người làm mời cha mẹ nàngđến để giao trả nàng lại. Về nhà sống với cha mẹ ruột. Ngoài chuyện săn sócsong thân, nàng dành thì giờ nghiền ngẫm về nỗikhổ đau của cuộc đời và tính chất vô thường củavạn hữu. Nàng cảm thấy cuộc sống thoải mái hơntrước, nhưng vẫn băn khoăn về nỗi khổ của conngười. Một buổi sáng kia, ý hướng xuất trần thôithúc, nàng quyết chí lên đường đi tu cầu giải thoát.Để tránh khỏi lộ tông tích vì thời đó không có chùani và người nữ không được phép xuất gia, nên nànggiả dạng nam-nhi, đến chùa xin qui y theo Phật.Được sư cụ trụ trì nhận làm đệ tử, đặt pháp danh làKính-Tâm. Lòng trần tưởng đã rửa sạch do công phu tu tập mỗingày. Nào ngờ việc oan trái lại đến. Một cô gáitrong làng tên Thị Mầu, con của một phú ông giầucó, hiện đương kén chồng, thường hay đến chùa lễPhật. Thị Mầu thấy Kính-Tâm thanh tao tuấn tú,đem lòng say mê, nhưng Kính-Tâm thì vẫn thờ ơ.Trong một giây phút không tự chủ được lòng, trongnỗi say mê khao khát dục tình, cùng với nỗi tuyệtvọng và lòng tự ái bị tổn thương, Thị Mầu đã thôngdâm với người tớ trai trong nhà, sau đó có thai.Chuyện đổ bể, làng biết, gọi ra tra hỏi thì Thị Mầuđổ lỗi cho Kính-Tâm. Kính-Tâm bị hội đồng làngbắt tra tấn, hạch hỏi nhưng Kính Tâm quyết mộtmực nói rằng chưa từng bao giờ phạm giới dâm dụcvới bất cứ ai. Động mối từ tâm Sư phụ của KínhTâm bảo lãnh đệ tử về chùa, cho dựng một lều tranhngoài cổng chùa để tiếp tục tu hành, nhằm tránh dưluận của dân làng phản đối.

CAÙC VAÁN ÑEÀ TUỔI TREÛ QUAN TAÂM DÖÔÙI GOÙC NHÌN PHAÄT GIAÙO

NGÀY PHỤ NỮ VIỆT NAM 20.10

Có lẽ không một ai trong chúng ta khôngbiết đến sự tích Quan Âm Thị Kính. Sựtích Quan Âm Thị Kính được lưu truyềntrong dân gian từ lâu là hình ảnh của mộtlòng tha thứ bao la và một đức nhẫn nhụckhông bờ bến.

OAN ỨC

KHÔNG CẦN BIEÄN BAÏCH

3/24

Page 4: Tam Nhin Phat Giao 02

Thị Mầu sinh được một đứa con trai, không biết đemđi đâu, liền đem đứa bé tới bỏ trước cổng tam quanchùa. Vì tấm lòng từ bi và đức hiếu sinh, Kính-Tâmẩn nhẫn nuôi đứa hài nhi mặc cho mọi người cườichê. Khi đứa bé lên ba tuổi thì Kính Tâm viên tịch.Trước khi chết, Kính Tâm viết một bức thư để lại chocha mẹ, trong ấy Kính Tâm kể rõ đầu đuôi mọi việc. Khi chùa tẩm liệm thi hài mới phát giác Kính-Tâm làgái giả trai, mới khám phára nỗi oan ức mà KínhTâm đã nhẫn chịu baonăm nay. Và trong lúc tràtỳ mọi người đều trôngthấy một vầng hào quangngũ sắc trên bầu trời và trênvầng hào quang là một toàsen nhiều cánh có hình ảnhBồ Tát Kính Tâm. Câu chuyện Quan Âm ThịKính trên cho thấy Thị Kính tức Kính Tâm đã thể hiệntấm lòng từ bi và đức tính nhẫn nhục. Thị Kính làhình ảnh của một lòng tha thứ bao la và một đức nhẫnnhục không bờ bến. Mặc dù bị tới hai nỗi oan ức rồibị tra tấn đánh đập, nhưng Kính Tâm vẫn một lòngnhẫn chịu, không hề la lên một tiếng rằng tôi bị oan,rằng tôi là phận gái. Kính Tâm biết nếu mình nói làgái thì chắc chắn hội đồng làng sẽ ngưng tra khảo vàđược giải oan ngay, nhưng Kính Tâm đủ sức nhẫnchịu một cách bình thản không nổi niệm sân giậnnhững nghịch cảnh, những cái mà người đời thườnggọi là những điều bất công và những nỗi oan ức.Kính Tâm nghĩ rằng “Tất cả chúng sinh vì có nhânduyên tội lỗi mới xâm hại nhau. Hôm nay ta nhậnthọ mọi khổ não này, ấy bởi nhân duyên đời trướccảm ứng nên mới vậy. Tuy đời này ta không tội lỗi,nhưng quả báo gieo đời trước đã đến mùa chín trái, taphải trả nợ đó một cách vui vẻ. Ví dụ như có người

mắc nợ của người, nay hạn kỳ đã mãn, chủ nợ đếnđòi, kẻ ấy đương nhiên vui vẻ mà trả.” Nàng thấy ai cũng ngập tràn nỗi khổ đau riêng, ai

cũng đang lặn ngụp trong sông mê biển ái, trong thamdục, trong hận thù và si mê. Như vậy, nỡ lòng nào lạigây thêm khổ cho họ. Cũng không khác gì người bịtai nạn gẫy tay, ta đã không chăm sóc băng bó vếtthương mà lại can tâm bẻ luôn chân họ sao đành?

Nếu nói rằng mình là gái, là kẻ bịoan ức, thì biết bao điều đau khổsẽ đổ ụp xuống cho Thị Mầu vớiđứa con trong bụng nàng, chongười tớ trai của gia đình ThịMầu đang phải lẩn trốn và ngaycả cha mẹ Thị Mầu nữa. Có quánhiều người liên luỵ sẽ phải đaukhổ và từ đau khổ sẽ sinh ra oánthù và cứ như thế chồng chất lênmãi. Kính Tâm vui vẻ nhẫn chịu

một mình để thay cho những người kia khỏi khổ vàcũng là để gỡ mối dây ràng buộc oán thù với nhau.Chỉ một nút dây được tháo gỡ là tất cả được tháo gỡ. Kính Tâm vẫn nhớ lời dạy của đấng Từ phụ: hận thùkhông thể diệt được bằng hận thù. Chỉ có lòng từ bimới hoá giải được hận thù. Nếu không có lòng từ bithì hận thù sẽ chồng chất từ kiếp này sang kiếp khác.Chỉ có lòng từ bi mới cởi trói được những nỗi oan ứcvà những khổ đau của đời mình. Quả là như vậy,trong lễ trà tỳ Sư Kính Tâm có đông đủ mọi ngườitrong chùa và dân trong làng tham dự, chắc khôngcòn trái tim nào mang oán thù và chắc tâm người nàocũng rung một nhịp thương yêu và tha thứ cho nhau. Trái tim Bồ tát của Kính Tâm đã đi vào trái tim mọingười từ thân đến sơ, từ thù đến bạn. Xin một lòng cung kính chắp tay niệm: Nam MôQuan Âm Thị Kính Bồ Tát.

CAÙC VAÁN ÑEÀ TUỔI TREÛ QUAN TAÂM DÖÔÙI GOÙC NHÌN PHAÄT GIAÙO

NGÀY PHỤ NỮ VIỆT NAM 20.10

Nàng thấy ai cũng ngập trànnỗi khổ đau riêng, ai cũng đang lặnngụp trong sông mê biển ái, trongtham dục, trong hận thù và si mê.

Như vậy, nỡ lòng nào lại gâythêm khổ cho họ.

“ “

4/24

Page 5: Tam Nhin Phat Giao 02

Thông thường, lập gia đình là rất cần thiết vì đó làtrách nhiệm của mọi người đối với bản thân cũng

như xã hội để làm cho thế giới tồn tại và phát triển.Niềm hạnh phúc trong hôn nhân có thể nói là nguyênnhân chính của cuộc sống thăng hoa và nhiều phấnkhởi. Sau hôn nhân, sự bận rộn trong công ăn việclàm với niềm hy vọng duy trì mái ấm gia đình lại cóthể chính là nguyên nhân làm phai mờ tình cảm, mấtdần hạnh phúc. Và cuối cùng đưa đến những cảnh bạohành trong gia đình, ảnh hưởng đến đời sống văn hóa,đạo đức của xã hội.

1. Tình trạng bạo hành gia đình có thể bắt đầu từsự thiếu thời gian bên nhau, sự ít gắn bó và nghèocảm thông. Từ sáng sớm, vợ chồng mạnh ai nấy đilàm, có khi đến nửa đêm mới về đến nhà. Bảy ngàytrong tuần chỉ có một buổi cơm gia đình vào chiềuchủ nhật- Phụ nữ dồn hết thời gian vào việc chăm sóc choriêng mình, một số người dùng hết thời gian vào cáctrò chơi thể thao, những thú vui giải trí, cờ bạc.

2. Uống rượu cũng là nguyên nhân dẫn đến tìnhtrạng bạo hành gia đình. Con người có thể trở nênhung dữ sau khi uống rượu.

3. Quen biết với một phụ nữ khác cũng là lý dokhiến người chồng trở thành vũ phu.

4. Sự bất bình đẳng giữa phụ nữ và nam giới khởisinh từ tư tưởng trọng nam, khinh nữ cũng là mộtnguyên nhân. Những người phụ nữ bị hành hạ chủ

CAÙC VAÁN ÑEÀ TUỔI TREÛ QUAN TAÂM DÖÔÙI GOÙC NHÌN PHAÄT GIAÙO

NGÀY PHỤ NỮ VIỆT NAM 20.10

TS. Thích Nữ Huệ LiênGiảng viên Học Viện PGVN

BẠO HÀNH

GIA ĐÌNH

NGUYEÂN NHAÂN NGUYEÂN NHAÂN GIAÛI PHAÙP GIAÛI PHAÙP

1. Hầu hết phụ nữ đều nhẫn nhục chịuđựng vì thể diện. Nếu đi báo công an,mọi người sẽ biết và cười chê, bấthạnh hơn nữa, nếu biết thì chồng sẽđánh nhiều hơn. Thêm vào đó, họ chorằng xung đột gia đình nên tự giảiquyết, nhẫn nhịn để trong ấm ngoàiêm. Khi có hậu quả nghiêm trọng thìmọi sự việc mới được biết đến.

2. Sự thờ ơ của các cơ quan chứcnăng, và các hình thức xử lý quá nhẹở mức cảnh cáo, khuyên răn, giáo dụcnên hiệu quả giải trừ bạo lực gia đìnhcòn quá kém. Khi nào nạn nhân đượcchứng minh là có thương tích nặngmới được truy cứu. Song, không phảilúc nào nạn nhân cũng được đi giámđịnh.

I. NGUYÊN NHÂNI. NGUYÊN NHÂN

II. LÝ DO CÒN TỒN ĐỌNGII. LÝ DO CÒN TỒN ĐỌNG

5/24

Page 6: Tam Nhin Phat Giao 02

yếu là sống phụ thuộc vào người chồng. Cũng cótrường hợp phụ nữ kiếm được nhiều tiền hơn vẫn bịchồng đánh. Nguyên nhân tình trạng này được chorằng vì người nam ỷ vào thể lực mạnh hơn.

5. Chứng kiến hoặc là nạn nhân của bạo lực khiếncác trẻ em có thể đi đến niềm tin rằng, bạo lực làphương thức hữu lý để giải quyết xung đột giữa conngười với nhau. Các cậu bé trai học hỏi rằng, phụ nữkhông có giá trị đáng tôn trọng Các bé gái diện kiếnbạo lực gia đình ở trong chính nhà mình thì về sau dễtrở thành nạn nhân của chồng.

6. Hôn nhân cưỡng ép từ việc cha mẹ gả bán congái còn nhỏ cũng là nguyên nhân đưa đến bạo hànhgia đình. Những gia đình nghèo xem con gái như mộtgánh nặng kinh tế và cho rằng, gả bán con gái làphương sách sinh tồn cho gia đình.

Theo Phật giáo, phương cách giải quyết những bất ổntrong gia đình là con người cải tiến nhận thức để tựchuyển hóa thành những thành viên tốt thông qua sựthực hành những quy luật đạo đức nhất định.

1. Ý thức được gia đình là tổ ấm của chính mình.Dành trọn thời gian cho sự họp mặt gia đình ít nhấtmột lần trong ngày.

2. Học hỏi cách thức tôn trọng lẫn nhau, bình đẳngtrong cư xử, xoá chủ nghĩa trọng nam khinh nữ.Trong xã hội, sự hiện diện của người nam và người nữnhư một người có hai vai trái và phải đều có vị tríngang tầm, trách nhiệm tương thích. Kinh Thiện Sanh dạy cách cư xử giữa người chồngđối với người vợ là phải hòa nhã thương yêu, đi vềđúng giờ đừng để đợi chờ. Một lòng chung thủy,không tạo nghi ngờ, giao phó việc nhà cho người vợtùy sức sắm sửa áo quần, đồ đạc trong nhà. Người vợ đối với người chồng phải hòa nhã kínhnhường, dậy trước ngủ sau, công dung ngôn hạnh,giỏi việc nhà, bếp núc, vá may khéo léo, giữ gìn tàisản, không xa xỉ phung phí, dạy dỗ cháu con biết kínhtrên nhường dưới, hiếu thảo mẹ cha, tạo dựng mộtmái nhà hạnh phúc, ấm êm.

3. Thương yêu nhau cũng là nền tảng để thành lậphạnh phúc gia đình. Yêu thương được biểu lộ quanhững cử chỉ hành động lời nói, cách cư xử và lònghy sinh, chấp nhận thiệt thòi. Những bất hòa trong giađình là vì thiếu sự yêu thương nhau. Nếu không cóyêu thương thì không thể hy sinh cho nhau, không thể

chịu đựng nhữn tính xấu lẫn nhau. Thiếu yêu thươngdù có giàu sang, học thức, chức phận, sức khỏe vẫnbực bội nhau, con cái bất hòa, đổ nát cho gia đình.Trái lại, gia đình đơn sơ nghèo thiếu nhưng biết yêuthương, hy sinh, chia sẻ thì vẫn có hạnh phúc. Câuchuyện sau đây là một điển hình.Có một gia đình nọ rất nghèo, gồm hai vợ chồng vàmột đứa con trai. Một hôm, người vợ được cô hàngxóm biếu cho trái lê, bà nghĩ ngay đến đứa con vốn rấtưa thích lê nhưng đã lâu chưa được ăn, bà liền đemcho nó. Nhận được trái lê, đứa bé mừng lắm. Đangđịnh ăn thì nó chợt nhớ đến ba nó đang dầm mưa dãinắng ngoài đồng ruộng. Nó chạy nhanh ra đồng vàtặng trái lê cho ba. Ba nó cũng muốn ăn cho đã khátnhưng lại nhớ đến người vợ của mình suốt ngày tấtbật ở nhà, ông nghĩ tới niềm vui hớn hở của bà mỗilần ông tặng cho bà món quà nhỏ. Thế là trái lê xuấtphát từ tay người vợ lại trở về tay người vợ (VnEx-press).

4. Năm quy tắc đạo đức của người Phật tử để tựhoàn thiện chính mình cũng là nền tảng cho nguồnhạnh phúc gia đình và bình an xã hội. Sau đây là nămquy tắc đạo đức mà mọi người nên gìn giữ: Không sát sinh là nếp sống tôn trọng sự sống, yêuquý và bảo vệ sự sống của mọi người và mọi sinh vật,trong đó có chính mình, thành viên trong và ngoài giađình, tránh mọi sự bất ổn và tổn hại. Phát triển ý thứctôn trọng sự sống, không nỡ hành hạ và bạo hành đốivới người khác. Khi chất liệu tình thương được gieotrồng, một hành động bạo ngược trên thân thể củangười khác đồng nghĩa mang lại nỗi đau vật lý và tâmlý của bản thân.Không trộm cắp hay không lấy của không cho làquy tắc đạo đức thứ hai. Trộm cắp là hành động phipháp đưa đến bất hạnh cho tự thân, gia đình và làm rốiloạn xã hội. Phát triển ý thức bảo vệ sở hữu tài sản củangười khác, thiết lập sự cảm thông với người thânthương. Chia sẻ tài sản qua hình thức quà tặng trongnhững dịp sinh nhật, lễ tiết và lễ hội văn hoá, làm tăngcường và hâm nóng chất liệu thương yêu. Không tà hạnh là nếp sống đem lại hạnh phúc chogia đình. Một vợ một chồng sẽ tránh được nguy cơđổ vỡ, đồng thời góp phần đẩy lùi tệ nạn xã hội vàcác loại bệnh truyền nhiễm dẫn đến sự suy vong bảnthân và gia đình như HIV, AIDS. Khế ước hôn nhânluôn đòi hỏi sự độc quyền về tình cảm và quan hệ.Hình ảnh của người thứ ba xuất hiện dù chỉ trong tâmtưởng cũng đủ tăng cường sức ép cho tình trạng quanhệ hôn nhân càng thêm căng thẳng. Không nói lời gian dối, hung dữ là để giúp tạo sự

CAÙC VAÁN ÑEÀ TUỔI TREÛ QUAN TAÂM DÖÔÙI GOÙC NHÌN PHAÄT GIAÙO

NGÀYPHỤ NỮ VIỆT NAM 20.10

III. GIẢI PHÁP THEO NHÀ PHẬTIII. GIẢI PHÁP THEO NHÀ PHẬT

6/24

Page 7: Tam Nhin Phat Giao 02

hiểu biết, cảm thông và tin tưởng giữa con người vớicon người. Mỗi lời nói nặng nhẹ với người thân làlàm tan nát thế giới hạnh phúc của cả hai. Phát ngôntừ ái không chỉ thiết lập tình thân thương trong giaotế, còn tạo cho nhau những cảm giác ngọt ngào, trìumến. Khi thực tập lời nói ái ngữ, ta cảm thấy ngườithân người thương là trọng điểm của sự phát triển đạođức và tâm linh. Từ đó, không nói dối với ngườithương dù là lời vô hại. Không cường điều hoá, tôhồng hay bôi đen vấn đề vì hiểu rõ mọi thứ đều tươngđối. Không đứng hai phía, châm chọc lẫn nhau vì biếtbên nào cũng có nỗi đau niềm uất. Không nói nhữngđiều vô nghĩa vì biết rằng những lời như thế làm chongười thân thương trở nên bi quan và mất phươnghướng. Không uống rượu giúp con người luôn sáng suốt, tựchủ trong hành động, công việc của mình. Khi mộtngười bị rượu khống chế, sự lệ thuộc về tâm lý, vật lý

cũng như sự mất tự chủ bản thân sẽ làm cho ngườinghiện rượu không còn thấy biết sự vật xung quanhthì làm sao chăm sóc người thân thương trong giađình. Do vậy, sự làm chủ thói quen này có nghĩa làlàm chủ được cảm xúc và những nhu cầu giao tế xãhội. Năm quy tắc trên có thể được xem là năm tráchnhiệm đạo đức giúp mọi người xây dựng một nếpsống hạnh phúc và an lạc cho tự thân, gia đình và xãhội.

KẾT LUẬN: Những điều đạo đức nêu trên đượcthực hành đầy đủ trong mỗi gia đình thì chắc chắn tấtcả thành viên trong gia đình sẽ đồng lòng yêu thươngnhau, biết nghĩ đến nhu cầu của nhau, biết hy sinh chonhau. Đây cũng chính là hình ảnh của hạnh phúc.Vậy, muốn gia đình được hạnh phúc lâu bền, khônggì hơn là xây dựng lại tình yêu thương, củng cố lạiđạo đức của mỗi thành viên trong gia đình.

CAÙC VAÁN ÑEÀ TUỔI TREÛ QUAN TAÂM DÖÔÙI GOÙC NHÌN PHAÄT GIAÙO

NGÀY PHỤ NỮ VIỆT NAM 20.10

Kinh Thiện Sanh dạy cách cư xử giữa người chồng đối với người vợ là phải hòanhã thương yêu, đi về đúng giờ đừng để đợi chờ. Một lòng chung thủy, khôngtạo nghi ngờ, giao phó việc nhà cho người vợ tùy sức sắm sửa áo quần, đồ đạctrong nhà.

Người vợ đối với người chồng phải hòa nhã kính nhường, dậy trước ngủ sau,công dung ngôn hạnh, giỏi việc nhà, bếp núc, vá may khéo léo, giữ gìn tài sản,không ăn xài xa xỉ phung phí, dạy dỗ con cháu biết kính trên nhường dưới, hiếuthảo cha mẹ, tạo dựng một mái nhà hạnh phúc, ấm êm.

7/24

Page 8: Tam Nhin Phat Giao 02

Liên hệ của mọi cá thể trong vũ trụ này là liên hệduyên sinh. Cái này có mặt là nhờ sự có mặt của

những cái khác, không có cá thể nào tự tồn tại riêngbiệt dù đó là một hạt điện tử. Cũng như một con onggắn liền với bầy ong, một giọt nước gắn liền với dòngnước, hay một tế bào thần kinh gắn liền với hàng triệutế bào trong não bộ, chúng luôn hòa điệu với nhau đểtín hiệu truyền thông xảy ra liên tục và tạo nên sứcsống ổn định cho cộng đồng mà nó đang nương tựa.Một con ong không bao giờ đùn đẩy trách nhiệm chocon ong khác, một giọt nước không bao giờ nằm đóđể dòng nước kéo đi, một tế bào cũng không bao giờngưng sự liên hệ đến các tế bào khác dù chỉ trong giâylát. Bất kỳ sự đình trệ nào cũng dẫn đến sự ách tắchay phá vỡ hệ thống điều hành của một tổ chức.

Trong khi liên hệ của con nguời rất đặc biệt, nhữnglúc chị ngã thì em nâng, lúc con dại thì cái mang vàkhi người này như lá rách thì sẽ được người kia nhưlá lành đùm bọc chở che. Con người có thể đem cảcuộc đời mình ra để ôm lấy số phận đen đủi của đốitượng thương yêu mà không hề than oán.

Trong mọi sự khởi đầu hay trong lúc khó khăn, thậtkhông có gì sung sướng cho bằng khi có một bàn tay

từ ái dịu dàng nâng đỡ hay một bờ vai vững chắc chotta tựa vào. Ta cảm thấy thật ấm áp tình người và nghĩrằng mình rất may mắn. Ta yêu thích cảm giác sungsướng đó nên đã không ngần ngại để cho người kiasẵn sàng làm mọi thứ giúp ta lấy lại sự ổn định, miễnđừng kèm theo điều kiện gì buộc ta phải trả ngay bâygiờ hoặc mai sau.

Đôi khi ta đã qua rồi giai đoạn ban đầu hay khó khănnghịch cảnh, ta đã thật sự đủ sức để có thể tự đi trênđôi chân của mình, nhưng vì thiếu tự tin, nhút nhát,lười biếng và bản năng thích hưởng thụ hơn tự thânvận động, nên ta đã không can đảm khước từ sự nângđỡ nhiệt tình của đối phương. Thái độ nương tựa đãbiến thành thói quen dựa dẫm.

Cuộc sống luôn xảy ra tình trạng mất cân đối trongcác mối liên hệ như thế. Nhiều khi ta chẳng có bất cứkhó khăn gì để phải cầu viện kẻ khác, nhưng nếu có

CAÙC VAÁN ÑEÀ TUỔI TREÛ QUAN TAÂM DÖÔÙI GOÙC NHÌN PHAÄT GIAÙO

NGÀYPHỤ NỮ VIỆT NAM 20.10

sỐNG

DỰA DẪMwww.phatphap.wordpress.com www.phatphapnhiemmau.com

Xuất phát từ tính tham, luôn tranh giành lấy phần lợivề phía mình, nên ta chẳng cần suy xét đến hệ quả tấtyếu của thái độ sống dựa dẫm vào kẻ khác sẽ như thếnào. Đôi khi ta còn nghĩ là mình rất khôn ngoan và bảnlĩnh vì đã nắm được người kia, bắt nguời kia phải phụcdịch cho mình.

8/24

Page 9: Tam Nhin Phat Giao 02

ai sẵn sàng mở lòng thì ta không thể bỏ lỡ cơ hội.Xuất phát từ tính tham, luôn tranh giành lấy phần lợivề phía mình, nên ta chẳng cần suy xét đến hệ quả tấtyếu của thái độ sống dựa dẫm vào kẻ khác sẽ như thếnào. Đôi khi ta còn nghĩ là mình rất khôn ngoan vàbản lĩnh vì đã nắm được người kia, bắt nguời kia phảiphục dịch cho mình.

Số phận của những đóa hoa chùm gửi luôn tùy thuộcvào những loài cây mà chúng đang nương tựa, tạo hóađã buộc chúng với kiếp sống cậy nhờ nên chúng đànhphải chấp nhận mà không có sự chọn lựa nào khác.Còn ta nếu phải ngả theo đối tượng mà mình đangbám víu, để mất cả tuổi thanh xuân hay tàn phế nửađời người thì ta có đành lòng không? Tại vì khi ngườikia ngã xuống hay không còn là chỗ dựa dẫm của tathì ta sẽ không đứng vững được, ta không biết cáchnào để đứng trên đôi chân của chính mình. Đó là bikịch luôn xảy ra đối với những người nghèo nàn vềđời sống tâm linh.

Cái giá đắt nhất của sự dựa dẫm không phải là ta đánhmất niềm tin với người kia, để họ phải hoảng sợ bỏchạy hay vì ta mà kiệt sức. Cái tổn thất đó còn có thểkhôi phục dễ hơn rất nhiều so với sự xói mòn và lụibại bản năng sinh tồn của một con người.

Từ việc lớn đến việc nhỏ cái gì người kia cũng làmthay cho ta, hoặc mỗi khi gặp tình huống hơi khókhăn là người kia kịp thời có mặt cho ta. Cảm giác dễchịu đó dần dần đã trở thành một phần hạnh phúckhông thể thiếu trong đời sống của ta.

Nhưng trí não của chúng ta thường tự động nhờ vàtìm cách lặp lại sự việc đã xảy ra để mong muốn cóđược cảm xúc tốt ấy thêm một lần nữa. Nhiều lần lặpđi lặp lại như vậy trở thành một thói quen mà ta khônghề ý thức, đến khi thói quen đó bị thay đổi, cảm xúctốt thường ngày không còn nữa, ta liền rơi vào tìnhtrạng nghiện cảm xúc.

Mọi việc dù lắm khó khăn, hoàn cảnh dù nhiều xáotrộn, với năng lực tiềm tàng của một con người đượcphát huy đúng mức thì vẫn luôn dư sức vượt qua. Tahãy quan sát những kẻ đã đi ngang qua cuộc chiếnhay những biến cố lớn lao trong cuộc đời thì đôi châncủa họ rất vững, ánh mắt của họ rất sáng, ý chí vàniềm tin của họ cũng rất kiên cường.Vấn đề là ta códám cho phép mình đối đầu với những cảm xúc xấu

trong quá trình phấn đấu hay không. Thành công nàocũng phải từ gian nan rèn luyện chứ không thể trôngchờ vào may mắn. Những gì vốn không thuộc về ta,dù có miễn cưỡng thì nó cũng sẽ tan biến trong bấtngờ.

Càng dựa dẫm thì ta càng nhút nhát, ngay cả nhữngkhó khăn bế tắc trong lòng ta cũng không dám đốiđầu. Mỗi lần trong tâm ngập tràn cảm xúc giận hờn,ghen tức vì tự ái hay tổn thương là ta vội tìm ngườikia để la hét, than vãn hay khóc lóc cho vơi cạn nỗilòng, mà thực chất là giải tỏa cơn cảm xúc xấu đểmong đón nhận một lời khuyên, một thái độ an ủi vỗ về một câu nói bênh vực…

Chính những lần ta không đủ can đảm nhìn lại nhữngphiền não của mình như thế, cứ tìm cách trốn ngụ vàosự che chở của kẻ khác, là những lúc ta biến thànhcon ma đói cảm xúc đi tìm những loại thức ăn xoa dịutâm hồn.

Càng dựa dẫm thì ta càng lười biếng, mất hết ý chí vàkhả năng điều khiển bản thân mình. Thức dậy phải cóngười gọi, học hành phải có người nhắc, cơm nướcphải có người dọn sẵn, việc làm phải nhờ người nângđỡ, tiêu xài phải cần người chu cấp, muốn vui vẻ phảicó người khen thưởng, đang buồn khổ phải có ngườichịu lắng nghe, yêu thương phải có người rộng lượngban bố…

Vì bản năng hưởng thụ quá lớn nên ta rất ngại cựcngại khó, luôn lẩn tránh những công việc đòi hỏi phảinỗ lực, đùn đẩy trách nhiệm cho người khác để rồidần dần đánh mất cả lòng tự trọng mà không hay. Khiđánh mất lòng tự trọng, ta sẽ dễ dàng tìm mọi cách đểthỏa mãn nhu cầu của mình như lừa dối hay lợi dụngkẻ khác chứ không muốn lao động bằng chính đôi taymình.

Lẽ dĩ nhiên những kẻ thích núp mình trong vỏ ốc rấtdễ chấp nhận an bài cuộc đời mình trong tay kẻ khácnhư thế, nhưng chính đối tác cũng phải chịu một phầntrách nhiệm trong đó. Phải có nguời nuông chiều thìmới có kẻ dựa dẫm. Do phía nâng đỡ không biết cáchquản lý năng lượng cảm xúc, luôn biểu hiện ra ngoàisự yếu mềm và cảm tính của mình trước những đòihỏi hay lấn lướt của đối phương. Nếu điểm nương tựathật sự vững chãi, không vì kế khổ nhục của đốiphương mà phá vỡ nguyên tắc hay thay đổi lập trường,

CAÙC VAÁN ÑEÀ TUỔI TREÛ QUAN TAÂM DÖÔÙI GOÙC NHÌN PHAÄT GIAÙO

NGÀY PHỤ NỮ VIỆT NAM 20.109/24

Page 10: Tam Nhin Phat Giao 02

CAÙC VAÁN ÑEÀ TUỔI TREÛ QUAN TAÂM DÖÔÙI GOÙC NHÌN PHAÄT GIAÙO

NGÀYPHỤ NỮ VIỆT NAM 20 10

chắc chắn kẻ dựa dẫm sẽ không có cơ hội phát huy. Vậy muốn giúp một người thoát khỏi thói quen dựadẫm thì trước tiên chính điểm tựa, dù là một ngườihay cả gia đình hoặc cả đoàn thể, phải có khả năngchấp nhận cảm giác xót xa khi thấy người thân chịunhiều khó nhọc trong những bước đi tập tễnh ban đầu.

Nếu cần, ta cũng nên học cách im lặng làm ngơ trướcnhững khó khăn bế tắc của người ấy. Phải để họ tựquyết định, tự trải nghiệm, tự chịu trách nhiệm và tựrút ra bài học cho chính bản thân mình. Cũng như conchim mẹ chỉ an lòng rời tổ khi thấy chúng con thật sựvững cánh một mình bay vào bầu trời mênh mông.

Ý thức được sự nguy hại của thói quen dựa dẫm, tahãy quyết định thực tập quay về nương tựa chính bảnthân để phát huy năng lực tiềm ẩn trong tâm hồn.Song mọi thứ đều phải bắt đầu từ những chuyện nhỏnhặt nhất mỗi ngày. Trừ phi những tình huống xảy rangoài kinh nghiệm và kiến thức có sẵn nên không trởtay kịp thì ta mới quyết định lên tiếng nhờ ngườikhác.

- Còn nếu ta đã chuẩn bị tinh thần đối đầu với nhữngđiều mới mẻ để khám phá nội lực của mình thì cứthản nhiên chấp nhận sự thất bại xảy ra. Dù sao sựthất bại đó cũng sẽ dạy cho ta một kinh nghiệm, nóvẫn là của ta, còn hơn nhờ vả mãi kẻ khác thì ta chẳng

bao giờ biết được con người thật của mình ra sao . - Ta hãy tập ngồi một mình trong không gian yên tĩnhmà không nhất thiết phải tìm thêm một người nữa mớithấy an tâm. Ta hãy tập đối diện với những cảm xúcbuồn vui trong lòng, hay theo dõi những biến hóakhông ngừng của dòng tâm ý mà không cần phải tìmthêm một người nữa để giải tỏa tâm tư.

- Cuộc đời dù có dang rộng đôi tay chào đón, nhưngta hãy khôn ngoan và mạnh dạn khước từ nhữngquyền lợi không công, bởi nó chỉ đem lại chút hưngphấn nhất thời nhưng sẽ bào mòn tiềm năng sáng tạovà khả năng làm chủ cuộc đời của ta.

- Hãy trở thành chính khách cho sứ mệnh của cuộcđời mình, chỉ có ngôi vị ấy mới đem lại cho ta thậtnhiều tự do và hạnh phúc vững bền.

Xin được làmchính khách

Tự tại giữa cuộc đờiThuyền xưa không bến đổ

Vẫn một mình êm trôi.

Cái giá đắt nhất của sự dựa dẫmCái giá đắt nhất của sự dựa dẫmkhông phải là ta đánh mất niềmkhông phải là ta đánh mất niềmtin với người kia, để họ phảitin với người kia, để họ phảihoảng sợ bỏ chạy hay vì ta màhoảng sợ bỏ chạy hay vì ta màkiệt sức. Cái tổn thất đó còn cókiệt sức. Cái tổn thất đó còn cóthể khôi phục dễ hơn rất nhiềuthể khôi phục dễ hơn rất nhiềuso với sự xói mòn và lụi bại bảnso với sự xói mòn và lụi bại bảnnăng sinh tồn của một connăng sinh tồn của một conngười. người.

10/24

Page 11: Tam Nhin Phat Giao 02

CAÙC VAÁN ÑEÀ TUỔI TREÛ QUAN TAÂM DÖÔÙI GOÙC NHÌN PHAÄT GIAÙO

NGÀY PHỤ NỮ VIỆT NAM 20.10

Duø ñuïc duø trong con soâng vaãn chaûy

Duø cao duø thaáp caây laù vaãn xanh

Duø ngöôøi phaøm tuïc hay keû tu haønh

Ñeàu phaûi soáng töø nhöõng ñieàu raát nhoû

Ta cheâ raèng cuoäc ñôøi meùo moù

Sao ta khoâng troøn ngay töï trong taâm

Ñaát oâm caây cho moïi haït naåy maàm

Nhöng choài töï vöôn leân tìm aùnh saùng

Neáu taát caû ñöôøng ñôøi ñeàu trôn laùng

Chaéc gì ta ñaõ nhaän ra ta?

Ai trong ñôøi chaúng coù luùc tieán xa

Neáu nhö bieát töï mình ñöùng daäy

Haïnh phuùc nhö baàu trôøi naøy vaäy

Ñaâu chæ daønh cho moät rieâng ai

LOÁI ÑI LOÁI ÑI NGAY DÖÔÙINGAY DÖÔÙICHAÂN MÌNHCHAÂN MÌNH

11/24

Page 12: Tam Nhin Phat Giao 02

I. Đi Chùa Mục đích đi chùa không phải là để cúng lạy, mà vìhọc hỏi chánh pháp, tập tu đức hạnh. Người Phật tửmới đến với đạo chưa thấm thuần Phật pháp, nếukhông được sự chỉ dạy của Tăng Ni thì làm sao hiểuđạo tu hành. Muốn hiểu đạo lý, Phật tử tới lui Tự Viện( chùa, thiền viện) để thưa hỏi học tập là sự đươngnhiên không thể thiếu. Vì sự sống bận rộn ngoài xãhội, Phật tử đâu đủ thì giờ nghiên cứu giáo lý, chỉ gặpTăng, Ni trong nửa giờ một giờ, Phật tử có thể họcđược nhiều điều trước kia chưa biết. Vì thế, đến chùađể gặp Tăng, Ni là điều thiết yếu không thể thiếu, đốivới mỗi Phật tử tại gia. Đi chùa có hai trường hợp, đichùa ngày thường và đi chùa ngày lễ vía. Đến chùa ngày thường. Bất cứ ngày nào thấy rảnhviệc nhà, người Phật tử có thể đi chùa. Khi đi chùaPhật tử phải nhắm thẳng mục đích thưa hỏi đạo lý. Vìhỏi đạo lý, Phật tử phải ghi lại những điều gì mìnhchưa hiểu để đem ra hỏi. Mỗi lần đến chùa, Phật tửphải có ít nhất đôi ba vấn đề thưa hỏi Tăng, Ni.Biếtthưa hỏi như vậy người Phật tử học đạo rất chóngtiến. Đi chùa hỏi đạo là đúng tinh thần học vấn củangười Phật tử. Nhưng cũng có những khi không vì hỏi đạo và vẫn đichùa. Đây là trường hợp vì đua chen trong cuộc sống,người Phật tử thần kinh bị căng thẳng, bỏ việc đếnchùa. Đến đây để ngồi yên trên tảng đá dưới bóng máttàng cây, trong khung cảnh tịch mịch của nhà chùa, khiến tâm hồn lắng xuống, thần kinh dịu lại. Chínhcảnh cô liêu tịch mịch của nhà chùa đã giải tỏa xoadịu phần nào nỗi bực dọc não phiền của Phật tử.

Đến chùa ngày lễ vía: Cùng Phật tử với nhau nhưcon chung một cha, những ngày lễ vía là ngày huynh đệsum họp. Ngày thường mỗi Phật tử có hoàn cảnhriêng gia đình riêng, ít khi gặp được nhau. Nhân ngàylễ vía, toàn thể Phật tử tụ hội về cùng thăm hỏi nhau trong tình đạo bạn, cùng giải bày nhau về kinhnghiệm tu hành, thật là một cơ hội quí báu. Ông chachúng ta đã nói "ăn cơm có canh, tu hành có bạn". Dùđã quy y mấy mươi năm, không chịu học hỏi giáo lý,không siêng nghe giảng dạy, Phật tử nầy vẫn mờ mịtkhông hiểu gì về đạo Phật. Là Phật tử phải tỏ ra xứngđáng với danh nghĩa của mình, nghĩa là học và hànhđúng với đường lối Phật dạy. Vì thế, đi chùa nghegiảng là điều tối cần thiết của người Phật tử.

II. Lễ Phật Lạy Phật không vì van xin tha tội, không vì cầu mongban ân, chỉ vì quý kính một đấng lòng từ bi tràn trề,trí giác ngộ viên mãn. Vì quý kính công đức trí tuệcủa Phật nên chúng ta lạy Ngài. Lạy Phật để thấymình còn thấp kém ty tiện, bỏ hết những thói ngạomạn hống hách. Quý kính gương cao cả của Phật đểmình noi theo. Phước đức lạy Phật là ở chỗ đó. LễPhật vì dẹp ngã mạn - Bản chất con người chúng talúc nào cũng tự cao tự đắc, vênh váo nghênh ngang.Đó là tính xấu khiến mọi người chán ghét, tiêu mòncông đức. Phật tử biết được cái dở này, kính lạy Phật,Bồ Tát, để diệt trừ tâm ngã mạn của mình. Kính lạy

CAÙC VAÁN ÑEÀ TUỔI TREÛ QUAN TAÂM DÖÔÙI GOÙC NHÌN PHAÄT GIAÙO

NGÀYPHỤ NỮ VIỆT NAM 20.10

ĐI CHÙA ĐI CHÙA LỄ PHẬTLỄ PHẬT

THEÁ NAØOHT. Thích Thanh Từ

(Trích: "Bước Đầu Học Phật")

?

12/24

Page 13: Tam Nhin Phat Giao 02

các Ngài là tự mình thấy mình không bì kịp các Ngài,biết mình thấp kém thì tính ngạo mạn từ từ biến mất.Khi lạy các ngài không mong một ân sủng nào, chỉ vìmột lòng kính trọng đức hạnh của các Ngài, tự thấymình hèn hạ thấp kém, thế là mọi công đức từ đó phátsinh. Bởi đứa ăn trộm thì phục kẻ ăn trộm giỏi, chàngvõ sĩ thì nể tay vô địch, kính trọng Phật Bồ Tát, cácbậc tôn túc tự nhiên chúng ta có dự phần trong ấy rồi.Quả như câu nói "kính thầy mới được làm thầy".Chúng ta muốn dẹp bỏ những tính xấu, tập tành đứchạnh, kính lễ những bậc đức hạnh là điều cần thiết vậy. Lễ Phật vì noi gương - Kính lạy Phật, chính vì chúngta muốn học hỏi noi theo gương của Ngài. Tại saochúng ta phải học hỏi theo gương Đức Phật? Bởi vì,Phật đã đầy đủ mọi công đức, trí tuệ từ bi viên mãn,nên chúng ta phải học hỏi theo. Đây chúng tôi đơn cửmột công hạnh nhỏ xíu của Ngài, thử xem chúng ta cótheo kịp không. Một hôm, đức Phật một mình mang bình bát vào thônxóm khất thực, bỗng có một người ngoại đạo biết Ngàivà biết rõ Phật đi đến đâu ắt đệ tử của chúng đều bỏđạo quy kính Phật. Nổi giận, ông đi theo sau lưng Phậtmạ lỵ đủ điều, Phật vẫn chậm rãi tiến bước đều đềukhông một lời đối đáp. Đến đầu đường, ông ta chạyđón trước mặt Phật, chặn lại hỏi: Cồ Đàm thua tachưa? Phật ung dung trải tọa cụ xuống đất, ngồi kiếtgià đọc bài kệ: Kẻ hơn thì thêm oán Người thua ngủ chẳng yên Hơn thua hai đều xả Ấy được an ổn ngủ (Kinh Trung A Hàm)Ngoại đạo hối lỗi ăn năn lễ tạ. Thử hỏi hành động này của Đức Phật, chúng ta có aidám tự hào cho mình làm được. Nếu đem danh vọnggiá trị so sánh, Đức Phật là một vị giáo chủ trong tôngiáo, một vị Thái Tử ở thế gian, chúng ta hiện nay làmột tín đồ trong tôn giáo, một kẻ tay trắng ở thế gian,Đức Phật bị mạ lỵ mà không tức giận, chúng ta bị mạlỵ có tức giận chăng? Nếu chúng ta không tức giậncũng chưa dám bì với Đức Phật, vì giá trị danh vọngcủa chúng ta chưa tới đâu. Huống là, bị mạ lỵ chúng taliền nổi giận ầm ầm. Nhìn lại Đức Phật thử xem chúngta cách ngài bao xa? Thế thì lạy Ngài bao nhiêu mớixứng đáng trong việc noi gương theo Ngài? Đến nhưviệc so sánh tâm từ bi, trí giác ngộ của Phật với chúngta thực là trời cao vực thẳm. Đời đời kính nể Ngài,cũng là cái hãnh diện của chúng ta, biết kính ngườiđáng kính. Thế mà, có một ít người thấy chúng ta lạyPhật, họ có vẻ ngạo nghễ. Hãy nghe câu chuyện đối

đáp này: Một em gái đi chùa lễ Phật, lễ xong em vừa ra đến sânchùa, gặp một quân nhân đứng ngắm cảnh. Thấy em,quân nhân liền hỏi: em đi đâu thế? Bé gái đáp: em đichùa lễ Phật. Quân nhân hỏi: tượng Phật bằng gỗ bằngxi măng, em lễ cái gì? Bé gái hỏi lại: ở doanh trại anhmỗi sáng có chào cờ không? Quân nhân đáp: sáng nàocũng chào cờ. Bé gái hỏi: cờ bằng vải bằng màu, tạisao anh phải nghiêm trang chào? Quân nhân đáp: chàotinh thần Tổ quốc được tượng trưng qua lá cờ, chứkhông phải chào vải màu. Bé gái nói: Cũng thế, em lạytinh thần từ bi giác ngộ của Phật được tượng trưng quahình tượng chứ không phải lạy gỗ lạy xi măng. Quânnhân đành thôi.

III. Kết Luận Chọn một hành động có ý nghĩa là con người tỉnhsáng. Khi đã nhận định kỹ việc làm của mình, dù có bịchê khen, chúng ta vẫn an ổn thực hành. Chỉ có nhữngkẻ xu thời, thấy ai khen gì chạy theo cái nấy, mới bànghoàng khi bị ai phê bình hành động của mình. Đi chùalạy Phật đã mang sẵn những ý nghĩa của nó, dù có aichê là mê tín..., ta vẫn an nhiên. Đạo đức có hay không,là do lòng ta có biết kính trọng người đạo đức haykhông. Do lòng kính trọng mới thúc đẩy chúng ta họchỏi và bắt chước theo người đức hạnh.

CAÙC VAÁN ÑEÀ TUỔI TREÛ QUAN TAÂM DÖÔÙI GOÙC NHÌN PHAÄT GIAÙO

Là Phật tử phải tỏ ra xứng đángvới danh nghĩa của mình, nghĩalà học và hành đúng với đườnglối Phật dạy. Vì thế, đi chùa nghegiảng là điều tối cần thiết củangười Phật tử.

13/24

Page 14: Tam Nhin Phat Giao 02

Hãy nôn nó ra! Hãy nôn ra lòng sân hận độc hại khỏi cõi lòng bạn.Sự sân hận đầu độc và bóp nghẹt tất cả những gìchân thiện mỹ nơi bạn.Tại sao bạn phải hành động chỉ vì con quái vật độc hạidấu mặt này? Hãy nôn nó ra, vứt hết đi, không chừalại một chút gì cả. Bạn sẽ cảm thấy dễ chịu khi vứt bỏnó đi.

PHÁP ĐỐI TRỊ SÂN HẬN1. Quy luật đầu tiên – Giữ chánh niệmChánh niệm là người bảo vệ đầu tiên và hữu hiệuchống lại sân hận cùng với những bất ổn của tâm. Thếnào là chánh niệm? Đó là sự hiện diện của tâm, thứcgiác, biết rõ những gì đang xảy ra ngay thời điểm khởiphát. Do đó, giây phút sân hận khởi lên, ta phải ápdụng chánh niệm. Ta phải nhanh chóng nhận thức rasự khởi lên của cơn sân hận trong ta. Ta phải chú ý,xác định hoặc nhủ thầm: “ A! Cơn giận ở trong ta.Cơn giận đang khởi lên ở trong ta”. Hoặc ngắn gọnnhư “sân hận, sân hận”. Và nếu không thích nhủ thầmnhư thế, ta chỉ cần ý thức sự hiện hữu của sân hận làđược.

Cơn sân hận khởi lên đây đó và sự hiện diện của nóđược xác nhận, đơn giản chỉ cần nhận biết nó, cũngmang lại lợi ích trong việc kiểm soát cơn sân hận. Tạisao? Bởi vì, bất cứ khi nào sự bực tức khởi lên, baogiờ nó cũng nhận chìm chúng ta trước khi chúng taphát hiện ra nó. Nó tạo ra đám mây mù che kín tâm ta và làm tê liệt sự xét đoán nhạy bén của chúng ta.Nói cách khác, sự giận dữ hoàn toàn chế ngự tâm thứcta. Vào lúc này, hầu như chúng ta thực sự không còntỉnh giác nữa, nếu có còn chăng chỉ là tâm trạng phẫnnộ trong ta. Thay vì đáp trả, phản ứng với nó, chúngta lại để cho nó nuốt chửng mình. Sắc mặt ta biến đổi,

chúng ta bắt đầu ăn nói hằn học, khoa chân múa tay,thậm chí chửi mắng người nào đó. Chánh niệm giúpta giải quyết tất cả vấn đề này; nó ngăn chặn cơn giậnnhấn chìm chúng ta. Nó lập nên sự hiện hữu tối cầncủa thức giác. Chỉ cần nhận biết rõ cũng giúp giải toảđược cảm xúc sôi sục. Thay vì đáp trả, phản ứng vớicơn sân hận, chúng ta lặng lẽ quan sát nó, theo dõicảm xúc bực tức nóng nảy. Và trong quá trình quansát như thế, cơn sân hận lắng dần. Thoạt đầu, nó suyyếu rồi từ từ tan biến đi.

Hơn nữa, trong khi quan sát cơn sân hận, ta không hềmảy may đến người, vật, hoặc bối cảnh khiến ta phẫnnộ. Chúng ta hướng vào bên trong, chú tâm đến trạngthái tâm thức của mình, chú ý dõi theo sự hiện diệncủa cảm xúc giận dữ. Thật hợp lý, khi chúng tachuyển dịch sự chú ý từ nguyên nhân gây phẫn nộsang sự nhận biết chân thực chính cơn phẫn nộ đó, vìlà một cảm xúc nên cơn giận sẽ giảm dần. Nếu chúngta chỉ tiếp tục chú ý đến nguyên nhân (chẳng hạn nhưmột kẻ nào đó) làm ta bực tức thì dĩ nhiên ta sẽ trởnên giận dữ hơn. Nhưng khi chánh niệm loé sáng, sựbực tức không còn phát triển được nữa. Nó bị chặnđứng, và nếu ta tiếp tục chú ý quan sát, nó sẽ lắngxuống dần, cuối cùng tan biến đi.

Điều kỳ diệu là sự tức giận tự tan biến mà không cầnphải đè nén hoặc chống lại nó. Bạn không cần nghiếnrăng, nắm chặt bàn tay lại hoặc dùng toàn thể sức mạnhtinh thần để kiềm chế nó, chỉ cần lặng lẽ quan sát, nósẽ giảm dần và biến mất. Đây là phép lạ của chánhniệm. Điều này thật rõ ràng, nhất là trong giai đoạn tậptrung tư tưởng cao độ của thiền giả, chánh niệm đặcbiệt nhạy bén, có thể hạ gục sân hận hoặc bất kỳ sự bấtổn nào của tâm bằng biện pháp đơn giản: Chú Tâm.

CAÙC VAÁN ÑEÀ TUỔI TREÛ QUAN TAÂM DÖÔÙI GOÙC NHÌN PHAÄT GIAÙO

NGÀYPHỤ NỮ VIỆT NAM 20 10

HAÏN CHEÁ SAÂN HAÄNTRAÛI ROÄNG

TÌNH THÖÔNGPhần 2

Tỳ Kheo VISUDDHÀCÀRA

14/24

Page 15: Tam Nhin Phat Giao 02

CAÙC VAÁN ÑEÀ TUỔI TREÛ QUAN TAÂM DÖÔÙI GOÙC NHÌN PHAÄT GIAÙO

NGÀYPHỤ NỮ VIỆT NAM 20 10

Điều lợi nữa của chánh niệm là cho ta cơ hội lắng tâmvà đưa ra quyết định đúng đắn. Khi chú tâm để nhậnra sự hiện diện của sân hận, chúng ta không bị cuốnhút theo cảm xúc. Chánh niệm cho ta thời gian đểquán chiếu và quyết định hướng giải quyết sáng suốt.Trong quá trình quán, sân hận sẽ tự yếu dần và khimà càng lúc ta lại càng chẳng muốn sân nữa thì sânhận sẽ thoái lui. Ý niệm không tức giận hoặc ý niệmkhông còn tiếp tục nữa sẽ sinh khởi và cuối cùng sânhận tan biến. Do đó, quy luật đầu tiên là thực tậpchánh niệm. Nếu chánh niệm trở thành thói quen luônchú tâm đến những thay đổi đầy ý nghĩa trong tâmthức, thì bạn sẽ trởthành người có bảnlĩnh đến độ có thể“chộp bắt” sự bực tứcngay thời điểm nósanh khởi. Bạn có thểcảm nhận và biết rõ nóđang lớn dần, và bằngvào nhận thức chânthực đó, bạn bóp tannó ngay từ trong trứngnước, loại trừ nó hoàntoàn trước khi nó hiệntrên nét mặt hoặc bộclộ qua cử chỉ của bạn.Đó là điều kỳ diệu củachánh niệm – có khảnăng đốn ngã tức khắcsự bất ổn của Tâm.Chúng tôi nghĩ rằngđọc đến đây, bạn sẽkhông còn muốn bựctức, cau có nữa vànhận thức rõ sự tức giận chẳng mang đến lợi lạc nàocả. Bạn sẽ không bao giờ muốn nổi nóng nữa. Chỉriêng sự tin chắc này thôi, cũng đủ mang lại lợi lạctrong việc đưa tinh thần bạn đến sự cảm nhận mốiquan hệ bạn bè thân thiết, chấm dứt bực tức, khó chịu,hướng đến sự an tịnh và thanh thản. Bằng sự quyếttâm và ước muốn tốt đẹp này, bạn khó lòng mà chấpnhận nhượng bộ cơn sân hận, chịu sự sai sử của nónhư trước đây bạn đã từng làm. Hơn nữa nếu sân hậnsanh khởi hết lần sang lần khác có vẻ như nó vẫn tiếptục kiên trì nhưng không còn mạnh bạo nữa. Bạn cóthể nhớ lại và áp dụng các phương pháp đối trị màchúng ta sẽ thảo luận ở đây.

Một điều cần lưu ý là trong khi áp dụng chánh niệm vàquán chiếu sáng suốt, tuyệt đối không được đè nén cơngiận. Sự bực tức tự thoái lui trong quá trình tỉnh giáchơn là quán chiếu. Ở phương Tây, đôi khi người ta chorằng khi cơn giận bị đè nén thì nó tác hại cho sức khoẻ.Vì thế, theo trường phái tư tưởng này, điều tốt nhất làbộc lộ cơn giận để giảm bớt căng thẳng. Theo trườngphái khác, có nhiều sự nghiên cứu ở phương Tây chorằng việc bộc lộ cơn giận công khai sẽ có hại. Dù thếnào đi nữa thì đối với Phật giáo, việc tự cho phép mìnhbộc phát cơn giận nhằm giảm sự căng thẳng là điềukhông thích hợp chút nào cả. Đức Phật không hề đề

nghị hoặc cho phépnhư thế; ngược lại,Ngài kêu gọi chúngta biến oán giậnthành tình thương.Cho sự tức giậnđược tự do bộcphát có nghĩa làchúng ta để chotâm thức mình bị ônhiễm nặng hơn vàtạo thêm nhiều ácnghiệp, đồng thờita lại làm cho kẻkhác đau khổ.Trong vài trườnghợp cực đoan,người ta đã gây raán mạng chỉ vìcuồng nộ mà nạnnhân đôi khi lànhững người vôtội.

Phương pháp giải quyết của Phật giáo mà chúng tađang thảo luận không hề có tính cách đè nén sự bựctức. Chánh niệm như đã đề cập, hoàn toàn không cógì là đè nén mà đơn thuần chỉ là sự nhận thức trạngthái tâm khi cơn giận xảy đến trong ta. Bằng nhậnthức và quan sát, cơn thịnh nộ lắng dần theo chiềuhướng tự nhiên của nó. Và việc áp dụng sự quán chiếusáng suốt cũng không dính dấp gì đến vấn đề đè nén.

2. Duy trì sự điềm tĩnh Nghệ thuật giữ gìn bình tĩnh và thanh thản là điều gìđó hoàn toàn biến mất trong đời sống hiện đại của

B�n có th� “ch�p b�t” s� b�c t�c ngayth�I đi�m nó sanh khi và b�ng vào nh�nth�c chân th�c đó, b�n bóp tan nó ngay t

trong tr�ng n��c,

15/24

Page 16: Tam Nhin Phat Giao 02

chúng ta. Nhịp sống nhộn nhịp, vội vã, đề cao sự chụpgiật vật chất, sản xuất và tiêu thụ bừa bãi, tất cả nhữngảnh hưởng lan tràn của phương tiện truyền thôngquảng cáo cùng nhiều khía cạnh khác của cuộc sốngtân tiến đã góp phần tạo nên sự xói mòn những giá trịtinh thần và nền tảng đạo đức, đồng thời khiến chotâm chúng ta dễ dàng mất đi sự yên tịnh, luôn hiếuđộng, bồn chồn, lo sợ và giận dữ.

Thực sự đã đến lúc chúng ta cân bằng sự phát triểnvới tính bình dị, điềm tĩnh và thanh thản. Chúng tanói năng ôn tồn, có tỉnh giác, không phải phát biểudo bị kích động, để ý giám sát sự hiếu động, bồn chồnbất cứ khi nào chúng sinh khởi trong tâm. Chúng tagiữ cử chỉ, hành vi điềm đạm, thư thái. Nếu chúng takhởi sự những hoạt động hàng ngày của mình điềmđạm, chánh niệm và có chủ đích, chúng ta sẽ cảmnhận được niềm an lạc thư thái đầy thú vị. Trong cảmgiác tĩnh lặng, thanh thản đó, bạn sẽ tìm thấy nhiềuquyền năng và năng lực để hoàn thành nhiệm vụ cùngmục tiêu của mình. Do đó, “phương pháp đối trị” thứhai là trau dồi, duy trì sự điềm tĩnh và ổn định. Thánh

Abba Dorotheus đã diễn đạt điều này khá chính xáckhi ông nói: “Qua những gì ngươi làm, dù khẩn cấphay quan trọng đi nữa, ta không muốn ngươi gây gổhoặc lo âu. Mọi việc ngươi làm, lớn hoặc nhỏ, chỉchiếm một phần tám công việc, trái lại giữ cho tâm ổnđịnh không rối loạn dù dẫn đến thất bại đi nữa, cũngđã đạt được bảy phần tám còn lại. Tuy nhiên, nếu chỉđể hoàn tất việc mình mà ngươi bị cuốn hút đi khiếntâm ngươi và tâm kẻ khác bất ổn qua việc gây gổ, thếthì ngươi không nên đánh đổi bảy phần tám chỉ vì đểgiữ lại được một phần tám”.

Qua các vấn đề nói ở trên, chúng tôi đã thảo luận vềmột vài thái độ áp dụng trong việc kiềm chế sân hậnvà giữ bình thản. Chúng tôi mong rằng độc giả đọc kỹphần này sẽ được giải toả nhiều hơn từ trước đến giờđể nhắm tới từ bỏ sân hận và trải rộng tình thương.Tuy nhiên chủ đề này còn nhiều phần khác đề cập đếnphương pháp đối trị sân hận mà chúng tôi sẽ gửi tớicác bạn trong các số sau của Tầm Nhìn, mong các bạntiếp tục đón đọc

Còn tiếp

CAÙC VAÁN ÑEÀ TUỔI TREÛ QUAN TAÂM DÖÔÙI GOÙC NHÌN PHAÄT GIAÙO

NGÀY PHỤ NỮ VIỆT NAM 20.10 16/24

Page 17: Tam Nhin Phat Giao 02

CAÙC VAÁN ÑEÀ TUỔI TREÛ QUAN TAÂM DÖÔÙI GOÙC NHÌN PHAÄT GIAÙO

NGÀYPHỤ NỮ VIỆT NAM 20 10

PHỤ NỮTHÀNH ĐẠT

Theo: Văn hóa Phật giáo

Bà Tôn Nữ Thị Ninh: Đối với Phật giáo, mọi sự đềulà tự nguyện, tự giác ngộ

Tôn Nữ Thị Ninh là Đại sứ của Việt Nam tại nướcngoài, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Đối ngoại của Quốchội khoá XIIPV: Nhân nói đến việc bảo tồn di sản và văn hoá nướcnhà, tạp chí Văn Hoá Phật Giáo đã có lần phỏng vấnBộ trưởng Văn hoá - Thông tin Lê Doãn Hợp, Bộtrưởng cũng có một phát biểu về việc này, rằng “tônvinh văn hoá Phật giáo chính là tôn vinh văn hoá dântộc”. Bà nghĩ sao về ý kiến đó?Bà TNTN: Tôi không phải là Phật tử nhưng bản thântôi có thiện cảm với tôn giáo này bởi lẽ đây là tôn giáohoà bình, bao dung độ lượng, gần gũi và hài hoà conngười và thiên nhiên, do đó cũng rất hiện đại.Đối với Phật giáo, mọi sự đều là tự nguyện, tự giácngộ chứ không mang màu sắc của sự lôi kéo. Tôi biếtcó những tôn giáo và tín ngưỡng trên thế giới muốncó thêm tín đồ, thế là họ bèn lôi kéo người khác bằngnhiều biện pháp, cả bằng của cải vật chất. Tôi có mộtvài tranh cãi về vấn đề này với người nước ngoài. Tôibảo, nếu có tín đồ bằng cách đó thì thật là không thoảđáng, và cũng không nói lên được sức hút thật sự củatôn giáo đó.

ÑAÏO PHAÄTÑAÏO PHAÄT

Sau những ngày bận rộn giúp đỡ đạo diễn MỹOliver Stone trong việc khảo sát bối cảnh cho bộphim Pinkville (Mỹ Lai) , bà Phùng Lệ Lý đã dànhcho phóng viên một cuộc trò chuyện dài thú vị. PV: Thưa bà, trong bộ phim Heaven and Earth (Trờivà Đất) mà đạo diễn Oliver Stone dựng phim từ cuốnsách nổi tiếng của bà, hình ảnh ngôi chùa và tượngPhật xuất hiện xuyên suốt bộ phim.Bà có thể nói rõhơn về ý đồ này của đạo diễn Oliver Stone?Bà Phùng Lệ Lý: Thật ra thì ông Oliver tôn trọngcuốn sách của tôi nên dựng lại rất trung thực đó thôi.Trong sách tôi chùa chiền, tượng Phật còn xuất hiệnnhiều hơn nữa. Xuyên suốt quyển sách đạo Phật nhưlà kim chỉ nam dẫn đường cho cuộc đời nhân vậtchính, mà vốn là cuộc đời của chính tôi ở ngoài đời.PV: Như vậy, ông đạo diễn người Mỹ này hẳn cũngphải cảm thụ rất tốt tinh thần Phật giáo trong sách bàthì mới có những cảnh quay về tượng Phật sâu sắcnhư thế?Bà Phùng Lệ Lý: Đúng thế. Và có lẽ nhân duyên củatôi, Phật giáo và ông ấy sâu xa nằm ở đây. Bởi vìsau khi đọc truyện của tôi và làm xong bộ phim ấy,ông Oliver Stone bỗng trở nên yêu đạo Phật, trướcđó ông theo một tôn giáo khác. Tôi và Oliver Stonetrở thành bạn thân với nhau cũng nhờ tôi thường nóichuyện với ông ấy về đạo Phật. PV: Hiện nay bà đang sống giữa xã hội hiện đại vàgiàu có như nước Mỹ, nhưng bà vẫn không bị lunglay đức tin của mình ?Bà Phùng Lệ Lý: Chính nhờ đạo Phật mà tôi sống tốtvà vững vàng giữa xã hội Mỹ. Tôi nghĩ, sống trênđất Mỹ, mình càng giữ gìn truyền thống của mìnhbao nhiêu, thì càng được họ trọng nể bấy nhiêu. Bạnnghĩ tôi đã tiến vào Hollywood chưa? Rồi chứ!Nhưng tôi đến với họ bằng cái nhà quê mộc mạc củamình, bằng tâm hồn của người Phụ nữ Việt Nam,bằng đạo Phật ăn sâu trong tâm hồn tôi…, tôi ở Mỹ37 năm vẫn rất nhà quê mà! Nhưng tôi tự hào vì cáivẻ mộc mạc này. Đó cũng là bởi tôi yêu quê hươngtôi, tinh thần dân tộc luôn đậm đà trong tôi.

17/24

Page 18: Tam Nhin Phat Giao 02

CAÙC VAÁN ÑEÀ TUỔI TREÛ QUAN TAÂM DÖÔÙI GOÙC NHÌN PHAÄT GIAÙO

NGÀYPHỤ NỮ VIỆT NAM 20 10

Việt Trinh: Trong đạo Phật không có số phận

Cũng lâu lắm không gặp Việt Trinh, kể từ bộ phim Duyên Trần Thoát Tục. Cô ngày càng ít xuất hiệntrước công chúng hơn nếu như không muốn nói là “biến mất” hẳn, người bảo thế này, kẻ bảo thế kia... trong bài viết này là một cuộc trò chuyện hiếm hoi của Trinh với Phattuvietnam.net.

PV: Trinh này, hồi trước Trinh có quan tâm đến đạo Phật nhiều không?Việt Trinh: Ngày xưa Trinh nghĩ là mình phải có vấp ngã rồi mới đến với đạo Phật. Giờ nghiệm ra được rằng đạo Phậtgiúp cho tâm mình được giải thoát. Trinh thấy đạo Phật hay ở chỗ là mình tự giảithoát cho mình. Cho nên Trinh rất là tâm đắc một câu rất hay, đó là “Người nàolàm cho mình đau buồn và phiền não, thì mình đừng có nhìn vào người đó mànhìn vào cái tâm đau buồn và phiền não của mình”

PV: Cái tùy duyên là Trinh lý giải là sau một thời gian đến với đạo Phật hay sao?Hay là do bản thân mình chiêm nghiệm lâu nay ngoài đời?Việt Trinh:Hồi đó, Trinh hay có suy nghĩ là tại sao kiếp này mình có làm điều gìxấu và ác đâu mà lại bị nhiều thị phi đến với mình. Sau này Trinh đến với đạo Phật, Trinh mới hiểu là có thể là trong kiếp này mìnhkhông làm gì xấu, nhưng trong tiền kiếp mình đã làm điều không tốt, cho nên kiếpnày mình phải trả là dư âm của kiếp trước.Trinh nghĩ đến đó thì thấy nhẹ lòng,mình sống tốt trong kiếp này thì kiếp sau mình sẽ được tốt hơn. Trinh nghĩ cái gìcũng có cái duyên hết

PV: Nếu nói như vậy thì nhiều người sẽ nói là mình trốn tránh thực tế?Việt Trinh:Không, vì Trinh thấy được điều đó và trong thực tế Trinh phải cốgắng. Trong đạo Phật không có số phận, không có chuyện mặc cho số phận, đạoPhật không cho mình nghĩ về số phận, vì mỗi người có một cái nghiệp chứ không phải mỗi người có một số phận.Thường người ta hay nói là “Ôi mặc cho số phận an bài” thì điều đó đạo Phật không cho phép. Trong đạo Phật có cái nghiệp và mình phải trả. Mình làm nghiệp gì thì tự mình phải trả, không ai trả cho mình hết. Vàmình tự giải thoát mình. Đạo Phật là giải thoát. Cho nên Trinh thấy điều đó là tích cực chứ không tiêu cực. Trong hiêntại và trong tương lai mình phải cố gắng làm tốt.

Diễn viên Hồng Ánh: Dẹp bớt đi cái tôi quá lớn

Rất nhiều người đã ngạc nhiên khi biết lễ cưới của HồngÁnh được tổ chức tại một ngôi chùa, theo nghi thức Phậtgiáo. PV: Vậy ra diễn viên Hồng Ánh đã là Phật tử rồi? Hồng Ánh: Từ lúc quy y tôi thấy mình biết nghĩ đến người khácnhiều hơn, trước đây hay ăn thua đủ lắm (cười). Tuy khôngxuất gia như các thầy nhưng tôi học được nhiều điều tốt đẹp từPhật pháp về đối nhân xử thế. Trong cuộc sống vợ chồng, tôiđược dạy phải biết, hiểu, thương, tha thứ, coi nhau như bạn... Trong hôn nhân, tôi cũng giống những người bình thường khácthôi. Có khác chăng vì mình là Phật tử thì cố gắng thực hiện tốt

ngũ giới (không uống rượu, không sát sinh, không tà dâm, không trộm cắp, không nói dối). Người bìnhthường thực hiện tốt 5 giới này thì cuộc sống cũng tốt hơn. Thêm nữa, tôi có một suy nghĩ, mình đã giới thiệu với đức tin của mình, rằng đây sẽ là người mình gắn bósuốt đời, nên khi xảy ra những mâu thuẫn nào đó, ngoài nghĩ đến ông bà, cha mẹ, con cái..., mình còn có đứctin phải nghĩ đến khi muốn đưa ra những quyết định. Sự “ràng buộc” này sẽ rất tốt. Dẹp bớt đi cái tôi quá lớncủa mình thì cơ hội hàn gắn cũng nhiều hơn.

18/24

Page 19: Tam Nhin Phat Giao 02

Nhiều nhận định về thiền, nào làthiền là sự rỗng lặng, sự đàoluyện tâm tỉnh thức, tâm từ bi, sự

nhận chân về giả hợp và chân ngã... Thật vậy,trong cuộc sống mà con người luôn phải đốimặt với bao nỗi lo âu sợ hãi và bế tắc thì giáolý đạo Phật được xem như một giải pháp khảdĩ đáp ứng những yêu cầu bức xúc của thờiđại

Thật vậy, trong cuộc sống mà con người luônphải đối mặt với bao nỗi lo âu sợ hãi và bế tắcthì giáo lý đạo Phật được xem như một giải

pháp khả dĩ đáp ứng những yêu cầu bức xúc của thờiđại, nhằm tháo gỡ vướng mắc, khổ đau… đã được cáctriết gia, các nhà tư tưởng, nhà khoa học Đông Tâyquan tâm. Thiền đã trở thành một phong cách sốngtỉnh thức có thể áp dụng cho nhiều đối tượng, căn cơkhác nhau, không phân biệt truyền thống văn hóa tôngiáo, được phổ biến trên các phương tiện truyền thôngvà có phạm vi ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vựcnhư thư pháp, thi ca, hội họa, âm nhạc, uống trà, cắmhoa... và cả kỹ thuật làm đẹp. Ở ta, sau một khoảnglặng, thiền cũng đã rộ lên với sách, báo và các bài viếtcủa các thiền sư Việt Nam, Trung Quốc, Tây Tạng...đã giúp nhiều người hiểu biết thêm về thiền, nhưngtiếc thay một số người cũng chỉ dừng lại ở “biết để màbiết”. Họ vẫn nghĩ thiền là lĩnh vực cao siêu thuộc

CAÙC VAÁN ÑEÀ TUỔI TREÛ QUAN TAÂM DÖÔÙI GOÙC NHÌN PHAÄT GIAÙO

NGÀY PHỤ NỮ VIỆT NAM 20.10NGÀYPHỤ NỮ VIỆT NAM 20.10

THIEÀ N

HAÕY THÔÛ ÑI - BAÏN ÑANG SOÁNGVoõ Vaên Laân

19/24

Page 20: Tam Nhin Phat Giao 02

thẩm quyền của các bậc thiền sư, các bậc thức giả cóthiện căn hay ít ra cũng là các thiền sinh trong thiềnviện, chứ không phải là thứ dành cho bất cứ ai, vội vãnhảy vào không khéo thì… tẩu hỏa nhập ma! Vả lại, khi nói đến thiền người ta cũng chỉ nghĩđến ngồi thiền. Thật ra, thiền là một phong cáchsống tỉnh thức trước thực tại và biểu hiện chánhniệm thường trực trong mọi hành động như điđứng nằm ngồi ngủ nghỉ... mà truyền thống Thiềntông đã nói đến như thiền nhặt rau, bổ củi, giãgạo, lau nhà, múc nước...Chính vì vậy, hơn lúc nào hết trong cuộc sống hốihả như ngày nay, con người phải chịu nhiều áplực, thiền không hẳn là việc ngồi tĩnh tọa trongam cốc, trong thiền viện, chùa chiền theo mộtthời khóa nhất định.

Ngày nay thiền đã đi vào cuộc sống*KHI ÑI XE MAÙY chỉ đơn giản là biếtnương theo hơi thở để trở về với mình, không đểtâm lang thang tất sẽ hạn chế bất cẩn, tai nạn.

*KHI MÔÙI NGUÛ DAÄY thay vì vội bướcxuống đất ra ngoài, ta để năm mười phút hít thở,xoa đầu mặt, tay chân... hẳn sẽ tránh được trúnggió do sự thay đổi môi trường đột ngột hay trượtngdập đầu, gãy xương.

* KHI ÑI NGUÛ nằm buông thư hít vào thở rasâu chậm năm bảy lần, đưa tâm trở về tiếp xúcvới mọi bộ phận cơ thể, ta sẽ ý thức được hoạtđộng không ngừng nghỉ suốt ngày đêm của lụcphủ ngũ tạng, ta sẽ biết cách tránh tác hại do hítthở khói thuốc lá, bụi bặm ô nhiễm, thức ăn thứcuống độc hại, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

*NHAÁC MAÙY ÑIEÄN THOAÏI trước khi nóihít thở sâu ba bốn lần, kéo tâm đang rong ruổi trởvề giây phút hiện tại và nở nụ cười, người nghebên kia ắt hẳn sẽ cảm nhận được niềm vui.

*SAU VAØI GIÔØ LAØM VIEÄC MEÄT MOÛIcăng thẳng ta đứng lên, cũng có thể ngồi tại chỗvươn vai thở sâu năm bảy bận, đưa tâm trở về vớithân, sự hưng phấn sẽ trở lại để tiếp tục côngviệc.

*KHI GAËP CHUYEÄN TÖÙC GIAÄN trở vềvới hơi thở ta sẽ nhận diện được cơn giận, cơngiận sẽ từ từ tan biến. Cũng thế, khi gặp chuyệnbất trắc, thay vì vội vã đối phó bằng một thái độ

giận dữ, ta thở sâu năm bảy lần, lấy lại bình tĩnhvà tìm ra cách xử sự phù hợp. Đó là những gì tôi đã làm và chia sẻ với người thân,bạn bè và đã đạt được kết quả tốt đẹp, đến độ khi gặpai đó có vấn đề bức xúc về gia đình con cháu hay đếnthăm người bị bệnh, tôi cứ lấy làm tiếc rằng họ khôngbiết sử dụng thiền và nôn nóng muốn vực họ dậy,hướng dẫn họ sống thiền!Cũng chính vì thế thiền,ngày càng được vận dụng trong mọi lãnh vực đờisống. Trong trường học, thiền giúp học sinh tăng khả năngchú ý, phát huy trí nhớ, óc sáng tạo. Trong bệnh viện, thiền giúp bệnh nhân làm chủ hơithở, điều hòa nhịp tim và khí huyết, nhờ thế máuhuyết tươi nhuận, tăng cường sức đề kháng. Trong trại cải huấn, thiền giúp trại sinh nương theohơi thở để soi rọi lại mình, nhờ đó giảm căng thẳng,bớt bạo động, biết thông cảm và thương yêu. Trong trại cai nghiện, thiền giúp phát triển thái độlạc quan, ổn định tinh thần, thấy được ý nghĩa cuộcsống. Nhờ đó cơ thể kích thích hóc-môn tăng cườnghoạt động, chế ngự tác động của chất gây nghiện.

Đối với tôi, thiền còn có một ý nghĩa đặc biệt, giúp cơthể chuyển hóa được cơn bệnh “bất trị”. Hơn 10 nămtrước, cơ thể gầy còm của tôi là nơi hội tụ nhiềuchứng bệnh mà cần phải tĩnh dưỡng chứ không cóthuốc chữa. Nghe nói thiền có khả năng chữa đượcbệnh, tôi nghi ngờ, y học hiện đại còn bó tay thì liệuthiền có phép mầu nào! Nhưng “hữu sự vái tứphương”, tôi nghĩ nếu không lành bệnh, ít ra cũng cóhiệu quả nào đó, tỉ như cái chết an ổn! Tôi đọc sách,nghe băng đĩa hướng dẫn tập thiền của quý thầy...nhưng do khả năng hạn chế tôi chỉ vận dụng theo cáchphù hợp, ngờ đâu kết quả bất ngờ thật đáng ngạcnhiên. Đó là sự thật, nhưng nếu ai hỏi tại sao ngồithiền lại khỏi bệnh hay ngồi thiền lâu rồi có thấy gìkhông? Tôi chẳng biết trả lời ra sao khi thật sự không(hay chưa) thấy gì và cũng chẳng hiểu vì sao thiền lạichuyển hóa được bệnh tật! Điều có thể thấy rõ là sựthay đổi từ màu da sắc mặt trở nên hồng hào, rồi ănuống biết ngon, ngủ sâu... trí nhớ phục hồi, đầu ócsáng ra. Và ngạc nhiên hơn là không dưng mà các mốiquan hệ được cải thiện rõ rệt! Có thể trong khi ngồiyên, thở ra thở vào, bỗng nhận ra rằng hơi thở là cầunối giữa thân và tâm, vì thật ra lắm lúc thân có đó màtâm rong ruổi đâu đâu. Trạng thái đánh mất tâmthường xảy ra đối với tất cả mọi người, mà ông bàxưa thường bảo nôm na là “ú ớ như ốc lộn hồn”. Vàkhi đem tâm trở về với thân, ta sẽ nhận diện được

CAÙC VAÁN ÑEÀ TUỔI TREÛ QUAN TAÂM DÖÔÙI GOÙC NHÌN PHAÄT GIAÙO

NGÀYPHỤ NỮ VIỆT NAM 20 1020/24

Page 21: Tam Nhin Phat Giao 02

CAÙC VAÁN ÑEÀ TUỔI TREÛ QUAN TAÂM DÖÔÙI GOÙC NHÌN PHAÄT GIAÙO

NGÀYPHỤ NỮ VIỆT NAM 20 10

trạng thái ta đang phải đối mặt thì sự trục trặc, rắc rốisẽ biến mất. Hơi thở cũng giúp ta nhận diện được sựmong manh của đời người, còn thở ra, hít vào là sống,ngược lại là chết. Sống chết chỉ là một quá trình,không liên quan gì đến cái ta hay cái của ta.

Nhận thức đó có vai trò thật hết sức quan trọng, đãlàm thái độ, hành vi, cử chỉ của ta trở nên nhẹ nhàng,cởi mở. Khi tâm không còn lo lắng, buồn phiền, sợhãi thì thân khỏe ra, hết bệnh là hệ quả tất yếu. Vàtheo nghiên cứu của khoa học tâm lý trị liệu, bằng hơithở sâu và dài, máu sẽ được biến đổi, tế bào nãokhông ngừng được đổi mới và nếu cứ lặp lại đều đặnmỗi ngày cơ thể sẽ được làm mới, vô hình trung takhai thác được nguồn năng lượng vô biên tiềm ẩn sẵntrong ta, tất mọi trục trặc sẽ được điều chỉnh, rối loạnsẽ được điều hòa.

Như thế - từ một pháp môn tu học trong thiền môn -thiền bước vào cuộc đời, phổ biến thành một phongcách sống tỉnh thức. Đấy cũng chính là quá trìnhtương tác qua lại nhân quả, quả nhân giữa thân vàtâm, giữa tâm và cảnh, cảnh và thân do tác động bởi

mức độ tinh tấn thực hành và tự nguyện thực hiện tâmtừ, bi, hỷ, xả Điều này giải thích lý do tại sao PhápPhật được gọi là lương dược và Đức Phật được gọi làbậc đại y vương. Và có thể liên hệ một số Tăng Ni,mặc dù sống đạm bạc nhưng hầu hết có sức khỏe tốt,đặc biệt các bậc cao tăng, các vị thiền sư có phongthái nhẹ nhàng, tuổi thọ cao nhưng trí tuệ mẫn tiệp,bền bỉ thuyết giảng, viết sách, dịch kinh...

Trong cuộc sống đầy bất trắc và lo âu như hiện nay,thiền đã trở thành một phong cách sống tỉnh thức.Bằng hơi thở, thiền đưa ta trở về thực tại bây giờ vàở đây, ta sẽ nhận diện được trạng thái của tâm, nỗikhổ niềm đau sẽ được ôm ấp và hóa giải. Tâm sẽ đượcgiải phóng khỏi mọi ràng buộc của tham sân si, thânsẽ biết cách tự đối phó với bệnh! Như thế phải chăngthiền quán hơi thở tỉnh thức mang lại cho con ngườihôm nay con đường giải thoát khổ đau! Và may mắnthay, một người đã từng bị bệnh, từng khổ sở vì bệnh,tôi mới nhận ra sự mầu nhiệm của Phật pháp. Và vôcùng biết ơn khi thiền giúp tôi trở về nhận diện đượcđiều mầu nhiệm đó, tuy đơn giản nhưng quý giá biếtdường nào!

NGÀYPHỤ NỮ VIỆT NAM 20.10

Nếu mình làm tốt cái hiện tại chính là mình đã làm tốt cho tương lai. Chúng ta phải an trú trên

mảnh đất của thực tại để thiết kế tương lai. Trở về với hiện tại là để quản lý những gì đang xảy ratrong hiện tại, Nếu mình khỏe mạnh, thư thái, nhẹ nhàng thì những tư tưởng, sáng tạo mới mẻ sẽtới rất dễ dàng. Nếu mình cứ căng thẳng, sợ hãi thì mình khó mà tạo được căn bản để thành côngtrong tương lai. Một cú đánh trúng thành công tốt hơn 100 cú đánh mà vẫn thất bại. Và chúng tachỉ đánh trúng được khi có trí tuệ. Trí tuệ chỉ có được khi mình trở về với giây phút hiện tại. Và từcăn bản đó mà những ý thức sáng tạo và ý kiến hay xuất hiện rất thường xuyên. Chỉ 1, 2 ý kiến haythôi chúng ta đã vượt qua người khác. Tuệ giác giúp chúng ta có khả năng biết được cái gì đang vàsắp xảy ra cho mình khi mình biết thở để thân tâm về làm một.

TRÍ TUEÄ COÙ ÑÖÔÏC KHITRÔÛ VEÀ HIEÄN TAÏI

21/24

Page 22: Tam Nhin Phat Giao 02

Bất lực trước các trò quậy phá, bấttrị, nghiện game của con, nhiều bậc

phụ huynh đã phải cậy nhờ Thiền việnTrúc Lâm Tây Thiên (Vĩnh Phúc). CửaPhật này hiện có hàng trăm “quý tử” tutập: học thiền, học đạo oai nghi (cách ănnói, đi đứng, nằm ngồi…).

Cách trung tâm Thủ đô Hà Nội gần 90 km, Thiền việnTrúc Lâm Tây Thiên nằm tách biệt trên núi với rừngthông xanh, khí hậu quanh năm dịu mát. Chỉ trongvòng chưa đầy hai tháng hè, hàng trăm “quý tử” từcác tỉnh Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Hà Nội, TP HCMđã tới đây để tu tập. Nhiều “tu sĩ” trẻ, sau khi mãnhạn tu tập, “xuống núi” lại xin cha mẹ cho quay trở lạivới… bữa cơm chay, mặc áo nâu sòng thêm một thờigian nữa....

CAÙC VAÁN ÑEÀ TUỔI TREÛ QUAN TAÂM DÖÔÙI GOÙC NHÌN PHAÄT GIAÙO

NGÀYPHỤ NỮ VIỆT NAM 20 10NGÀYPHỤ NỮ VIỆT NAM 20 10

QUÝ TỬ QUÝ TỬ LÊN CHÙA LÊN CHÙA

TU TẬPTU TẬP

Tuyết Trịnh (Báo Đất Việt)

22/24

Page 23: Tam Nhin Phat Giao 02

CAÙC VAÁN ÑEÀ TUỔI TREÛ QUAN TAÂM DÖÔÙI GOÙC NHÌN PHAÄT GIAÙO

Bó tay dạy con, gõ cửa Phật“Trăm sự con xin nhờ các thầy dạy dỗ. Cháu nhà conmới chưa đầy 10 tuổi đầu mà ham chơi, không phảichỉ nghiện game đâu, nó còn xem cả phim sex nữa!”.Người phụ nữ với dáng vẻ sang trọng, dắt theo cậucon trai da trắng, mắt cận, mở đầu việc xin cho convào lớp tập tu với lý do đặc biệt như thế. Sư thầy Pháp Xương cho biết, nhà chùa không có chủtrương mở lớp, nhưng trước tệ nạn xã hội và nỗi khổcủa bậc cha mẹ không dạy được con, phải mang tớinhờ cửa Phật, nhà chùa sẵn lòng tiếp nhận để giáohóa. “Ở môi trường tốt, những đức tính tốt của cáccháu sẽ được phát triển”, sư thầy nói.Mặc dù là con gái, nhưng Tú Anh (11 tuổi, ở PhạmNgọc Thạch, Đống Đa, Hà Nội) lại khiến bố mẹ phảibất lực trước thói cứng đầu, “siêu quậy”. Trước khilên đây, Tú Anh đã được mẹ gửi qua rất nhiều lớp họctâm lý của các trung tâm, thậm chí còn sang Pháp mộtthời gian để “cải tạo”, mà cũng không khá hơn được.Ni cô Thích Đàm Đạo kể, ngày đầu đưa con lên đây,bị con gái cào cấu, la hét hỗn hào, mẹ Tú Anh chỉ biếtlắc đầu, nói: “Cháu bướng lắm, con không dạy được”.Trong 3 ngày đầu, cô bé mở miệng ra là nói nhữngcâu cộc lốc, trống không và thi gan bằng cách khôngtắm rửa, nằng nặc đòi về. Tuy nhiên, sau những buổihọc ngồi thiền, những giờ sám hối, những lời khuyênnhủ thấu tình của sư thầy, chỉ trong 10 ngày, Tú Anhđã thay đổi bản tính của mình. Cô bé học được cáchhòa đồng, sống tự lập và đặc biệt đã được “mềm hóa”tính cách ngay trong những câu “thưa dạ”, biết lễphép cúi đầu chào người trên.Không phải “cai quậy” như Tú Anh, cậu bé 12 tuổiĐỗ Kim Sơn (Hoàng Mai, Hà Nội), được gia đình gửilên Thiền viện để cai… game. Khi phải cách ly vớimáy vi tính, điện thoại di động, tránh xa thế giới ảo,không ai ngờ Sơn lại “tu” được lâu như thế. Thậmchí, khi hết hạn, Sơn đã 3 lần xin quay trở lại chùa để“tu” tiếp. “Ở đây, cháu được học cách làm người vàthích nhất nghe giảng về đạo hiếu, để thấu hiểu côngơn của bố mẹ”, Sơn tâm sự.

Khi quý tử quỳ sám hối…Các “tu sĩ” trẻ, khi nhập học tại đây, ngoài việc mangtheo vài bộ áo quần, đồ dùng cần thiết, sẽ không đượcphép sử dụng tiền bạc, điện thoại di động, máy vi tính.Một ngày của học viên bắt đầu từ 4h sáng, mặc àonâu sò ng ngồi thiền và kết thúc bằng buổi sám hối saukhi mặt trời lặn. Ngoài những giờ học giáo lý nhà Phật, các em cònđược học hát, diễn kịch và nhiều hoạt động giúp vậnđộng cơ thể thoải mái. “Tu sĩ” nhỏ tuổi nhất, bé TrầnĐức Mạnh (7 tuổi, ở Đại Từ, Thái Nguyên), hồnnhiên kể: “Ở đây, cháu thích ăn cơm chay, thích đượcvận động cho khỏe người”. Sau 5 tuần, Mạnh đãthuộc làu làu nhiều đoạn giáo lý trong đạo Phật, đượccác sư thầy khen từ việc ngồi thiền tới học đạo oainghi. Nhưng bài học chân thực nhất mà cậu bé họcđược là: không được ky bo, phải biết chia sẻ với mọingười, lễ phép, không nên gây sự với người khác...Sư thầy Pháp Xương cho biết nhiều trường hợp dođược gia đình quá nuông chiều, nên khi tới đây rấtkhó bảo, phải dùng tới những “hình phạt” để các cháunhận lỗi. Nặng nhất là “hình phạt” quỳ sám hối trướctrai đường đại chúng. Tuy nhiên, rất ít trường hợpmắc tội phải quỳ sám hối, nếu có thì thầy quản chúng(người trông nom) cũng sẽ quỳ chịu hình phạt chungvới các em, vì: “lời nói của thầy chưa đủ uy lực dạybảo các em”. “Nhiều lúc vì thương thầy nên các emđã nhận ra lỗi và thay đổi”, sư thầy nói. Những đối tượng được gia đình gửi tới Thiền việnhầu hết là thành phần cá biệt, con nhà đại gia, nêncông việc quản lý, giáo dục gặp rất nhiều khó khăn.Tệ nạn xã hội, lối quen sống với thế giới ảo đã khiếncác em đánh mất thực tại. “Nhà chùa muốn các emhọc cách cư xử, lắng nghe người khác nói, nhận diệnđược những điều màu nhiệm ngay trong cuộc sốngthực tại”, Sư thầy Pháp Xương chia sẻ.

NGÀYPHỤ NỮ VIỆT NAM 20.10 23/24

Page 24: Tam Nhin Phat Giao 02

24/24