55
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÕ TRƯỜNG TOẢN KHOA Y BÁO CÁO MÔN HỌC THỰC TẬP CỘNG ĐỒNG 1 Chủ đề: “Nghiên cứu Kiến thức, Thực hành về Bệnh Đái Tháo Đường của người dân trong độ tuổi từ 25 đến 69 thuộc xã Phú An, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang năm 2015” GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN Bs. Trần Đỗ Thanh Phong Bs. Nguyễn Trần Phương Thảo Ths. Nguyễn Thị Thanh Thái SINH VIÊN THỰC HIỆN Nhóm 3 – Phú An Lớp: Đại học Y đa khoa Khóa: 5 Hậu Giang, 2015

Thực tập cộng đồng 2015

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Thực tập cộng đồng 2015

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÕ TRƯỜNG TOẢN

KHOA Y

BÁO CÁO MÔN HỌC

THỰC TẬP CỘNG ĐỒNG 1

Chủ đề: “Nghiên cứu Kiến thức, Thực hành về Bệnh Đái Tháo Đường của

người dân trong độ tuổi từ 25 đến 69 thuộc xã Phú An, huyện Châu Thành,

tỉnh Hậu Giang năm 2015”

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

Bs. Trần Đỗ Thanh Phong

Bs. Nguyễn Trần Phương Thảo

Ths. Nguyễn Thị Thanh Thái

SINH VIÊN THỰC HIỆN

Nhóm 3 – Phú An

Lớp: Đại học Y đa khoa

Khóa: 5

Hậu Giang, 2015

Page 2: Thực tập cộng đồng 2015

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÕ TRƯỜNG TOẢN

KHOA Y

Chủ đề: “Nghiên cứu Kiến thức, Thực hành về Bệnh Đái Tháo Đường của

người dân trong độ tuổi từ 25 đến 69 thuộc xã Phú An, huyện Châu Thành,

tỉnh Hậu Giang năm 2015”

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

Bs. Trần Đỗ Thanh Phong

Bs. Nguyễn Trần Phương Thảo

Ths. Nguyễn Thị Thanh Thái

SINH VIÊN THỰC HIỆN

Nhóm 3 – Phú An

Lớp: Đại học Y đa khoa

Khóa: 5

Hậu Giang, 2015

Page 3: Thực tập cộng đồng 2015

LỜI CẢM ƠN

Để có thể hoàn thành bài báo cáo này, nhóm chúng em đã nhận được rất

nhiều sự giúp đỡ của mọi người.

Trước tiên, nhóm chúng em xin chân thành cảm ơn Ban Lãnh đạo cùng

toàn thể giảng viên và cán bộ Khoa Y đã tạo điều kiện thuận lợi cho chúng

em dễ dàng tiếp cận với môn học còn tương đối mới mẻ này.

Với lòng biết ơn sâu sắc nhất, chúng em xin gửi lời cảm ơn đến ba giảng

viên đã tận tâm hướng dẫn chúng em qua từng buổi học trên lớp: Bs. Trần Đỗ

Thanh Phong, Bs. Nguyễn Trần Phương Thảo và đặc biệt là Ths. Nguyễn Thị

Thanh Thái đã đồng hành cùng chúng em trong đợt đi thực tế tại cộng đồng.

Nếu không có sự giúp đỡ của cả ba giảng viên thì chắc hẳn đề tài này khó có

thể hoàn thành được.

Bên cạnh đó cũng gửi lời cảm ơn đến cán bộ nhân viên tại trạm y tế xã

Phú An đã hợp tác và hướng dẫn để nhóm chúng em có thể tiếp cận các hộ gia

đình một cách dễ dàng. Và trong đó, không thể thiếu vai trò của các cộng tác

viên đã trực tiếp đưa chúng em đến từng hộ gia đình. Cũng xin cảm ơn tấm

chân tình của bà con ở xã Phú An đã tiếp đón và dành thời gian quý báu để trả

lời phiếu điều tra, giúp nhóm chúng em hoàn thành đề tài nghiên cứu này.

Bài báo cáo này được hoàn thành trong thời gian khoảng 3 ngày. Đây là

lần đầu tiên chúng em được tiếp cận đến một lĩnh vực mới trong y khoa, kiến

thức của chúng em còn nhiều hạn chế và bỡ ngỡ. Do vậy, không tránh khỏi

những thiếu sót là điều chắc chắn, rất mong được sự những ý kiến đóng góp

quý báu của các Thầy Cô để kiến thức của nhóm chúng em về lĩnh vực này

được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn!

Page 4: Thực tập cộng đồng 2015

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ADA Hiệp hội đái tháo đường Mỹ(American diabetes Association)

CDC Trung tâm kiểm soát và phong chống bệnh tật Mỹ(Centers for Disease Control anh Prevention)

DDCT Nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng về kiểm soát bệnh và biến chứng đái tháo đường

ĐTĐ Đái Tháo ĐườngHbA1c Xét nghiệm Hemoglobin A1cUKPDS Nghiên cứu tiến cứu về đái tháo đường của Vương quốc Anh

(United Kingdom Prospective Diabetes Study)WHO Tổ chức Y tế Thế giới

(World Health Organization)

Page 5: Thực tập cộng đồng 2015

MỤC LỤC

Trang phụ bìa

Mục lục

Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt

Danh mục các bảng

Danh mục các hình vẽ, đồ thị

ĐẶT VẤN ĐỀ...................................................................................................1

Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU................................................................3

1.1.Khái quát về bệnh đái tháo đường...........................................................3

1.2.Nghiên cứu trong và ngoài nước về bệnh đái tháo đường....................10

1.3.Giới thiệu về xã Phú An........................................................................12

Chương 2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU............................................................13

KẾT LUẬN.....................................................................................................23

KIẾN NGHỊ....................................................................................................24

Tài liệu tham khảo

PHỤ LỤC

Page 6: Thực tập cộng đồng 2015

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1. 10 quốc gia có số người mắc đái tháo đường cao nhất năm 2000

và ước tính năm 2030..................................................................................11

Bảng 2.1. Phân bố đối tượng được chẩn đoán bệnh trước đây....................17

Bảng 2.2. Kiến thức của người dân về bệnh ĐTĐ......................................17

Bảng 2.3. Bảng phân bố hình thức tiếp cận thông tin về ĐTĐ...................18

Bảng 2.4. Thực hành của người dân về phòng, ngừa ĐTĐ.........................19

Bảng 2.5. Đánh giá kiến thức – thực hành của người dân về ĐTĐ............20

Page 7: Thực tập cộng đồng 2015

DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ ĐỒ THỊ

Hình 1: Bản đồ hành chánh huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang ..............13

Biểu đồ 2.1. Phân bố theo giới tính.............................................................14

Biểu đồ 2.2. Phân bố theo dân tộc...............................................................14

Biểu đồ 2.3. Phân bố đối tượng theo nhóm tuổi..........................................15

Biểu đồ 2.4. Phân bố đối tượng theo nghề nghiệp......................................15

Biểu đồ 2.5. Phân bố đối tượng theo trình độ học vấn................................16

Biểu đồ 2.6. Phân bố đối tượng theo kinh tế gia đình.................................16

Biểu đồ 2.7. Tỷ lệ kiến thức đúng – sai của người dân về đái tháo đường. 18

Biểu đồ 2.8. Tỷ lệ kiến thức đúng – sai của người dân vè đái tháo đường. 20

Biểu đồ 2.9. Ảnh hưởng của trình độ học vấn đến kiến thức, thực hành....21

Biểu đồ 2.10. Ảnh hưởng của tuổi tác đến kiến thức, thực hành................21

Biểu đồ 2.11. Ảnh hưởng của nghề nghiệp đến kiến thức, thực hành........22

Biểu đồ 2.12.Ảnh hưởng của thông tin đến kiến thức, thực hành...............22

Page 8: Thực tập cộng đồng 2015

ĐẶT VẤN ĐỀ

“Thế kỷ 21 là thế kỷ của các bệnh Nội tiết và Rối loạn chuyển hoá” -

Dự báo của các chuyên gia y tế từ những năm 90 của thế kỷ XX đã và

đang trở thành hiện thực. Trong đó, đái tháo đường là bệnh không lây

nhiễm được WHO quan tâm hàng đầu trong chiến lược chăm sóc sức khoẻ

cộng đồng [3].

Theo WHO, năm 1985 có khoảng 30 triệu người mắc đái tháo

đường trên toàn cầu, năm 2004 có khoảng 98,9 triệu người mắc, tới nay

khoảng 180 triệu người và con số đó có thể tăng gấp đôi lên tới 366 triệu

người vào những năm 2030. Đây là một trong ba căn bệnh có tốc độ phát

triển nhanh nhất và là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng

đầu ở các nước đang phát triển [1].

Việt Nam không xếp vào 10 nước có tỷ lệ mắc đái tháo đường cao

nhưng lại là quốc gia có tốc độ phát triển bệnh nhanh. Một nghiên cứu của

Bệnh viện Nội tiết Trung ương vào cuối tháng 10 - 2008 cho thấy, tỷ lệ

mắc đái tháo đường ở Việt Nam tăng nhanh từ 2,7% (năm 2001) lên 5%

(năm 2008), trong đó có tới 65% người bệnh không biết mình mắc bệnh

[3].

Bệnh đái tháo đường ngày càng phổ biến nhưng số người được chẩn

đoán sớm còn thấp, số bệnh nhân được điều trị còn ít, trong đó số bệnh

nhân được điều trị đúng phác đồ chưa nhiều. Để có biện pháp phù hợp

nhằm nâng cao hiểu biết của người dân ở nông thôn về bệnh đái tháo

đường, chúng tôi tiến hành khảo sát ở xã Phú An với đề tài: “Nghiên cứu

Kiến thức – Thực hành về Bệnh Đái Tháo Đường của người dân trong

độ tuổi từ 25-69 thuộc xã Phú An – huyện Châu Thành – tỉnh Hậu

Giang năm 2015”.

Page 9: Thực tập cộng đồng 2015

Mục tiêu của đề tài nghiên cứu:

1.  Xác định tỉ lệ người dân có kiến thức đúng về bệnh đái tháo đường

tại xã Phú An, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang năm 2015.

2. Xác định tỉ lệ người dân có thực hành đúng về phòng ngừa bệnh đái

tháo đường tại xã Phú An năm 2015.

Page 10: Thực tập cộng đồng 2015

Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1.Khái quát v b nh đái tháo đ ngề ệ ườ1.1.1. Định nghĩa bệnh đái tháo đường

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, “Đái tháo đường là một hội chứng có đặc

tính biểu hiện bằng sự tăng đường máu do hậu quả của việc mất hoàn toàn

insulin hoặc là do có liên quan đến sự suy yếu trong bài tiết hoặc hoạt động

của insulin" [3].

Tháng 1/2003, các chuyên gia thuộc Uỷ ban chẩn đoán và phân loại

bệnh đái tháo đường Hoa Kỳ, lại đưa ra một một định nghĩa mới về đái tháo

đường: “Đái tháo đường là một nhóm các bệnh chuyển hoá có đặc điểm là

tăng glucose máu, hậu quả của sự thiếu hụt bài tiết insulin; khiếm khuyết

trong trong hoạt động của insulin hoặc cả hai. Tăng glucose máu mạn tính

thường kết hợp với sự hủy hoại, sự rối loạn chức năng của nhiều cơ quan

đặc biệt là mắt, thận, thần kinh, tim và mạch máu” [4].

1.1.2. Sơ lược về lịch sử nghiên cứu bệnh đái tháo đường

Thế kỷ thứ nhất sau công nguyên, Aretaeus đã bắt đầu mô tả về những

người mắc bệnh đái nhiều. Dobson (1775) lần đầu tiên hiểu được vị ngọt

của nước tiểu ở những bệnh nhân đái tháo đường là do sự có mặt glucose [3].

Năm 1869, Langerhans tìm ra tổ chức tiểu đảo, gồm 2 loại tế bào bài

tiết ra insulin và glucagon không nối với đường dẫn tụy. Năm 1889,

Minkowski và Von Mering gây đái tháo đường thực nghiệm ở chó bị cắt bỏ

tụy, đặt cơ sở cho học thuyết đái tháo đường do tụy[10].

Năm 1921, Banting và Best cùng các cộng sự đã thành công trong việc

phân lập insulin từ tụy [3]. Vào các năm 1936, 1976 và 1977 các tác giả

Himsworth, Gudworth và Jeytt phân loại đái tháo đường thành hai type là

đái tháo đường type 1 và type 2 [10].

Nghiên cứu DDCT (được công bố năm 1993) và nghiên cứu UKPDS

Page 11: Thực tập cộng đồng 2015

(được công bố năm 1998) đã mở ra một kỷ nguyên mới cho điều trị bệnh đái

tháo đường, đó là kỷ nguyên của sự kết hợp y tế chuyên sâu và y học dự

phòng, dự phòng cả về lĩnh vực hạn chế sự xuất hiện và phát triển bệnh [3].

Đáng lưu ý là trong nghiên cứu UKPDS, có tới 50% bệnh nhân khi phát

hiện bệnh thì đã có các biến chứng. Điều này nhấn mạnh thêm tầm quan

trọng của việc cần phải phát hiện và điều trị sớm bệnh đái tháo đường [16].

1.1.3. Chẩn đoán bệnh đái tháo đường

Tiêu chuẩn chẩn đoán đái tháo đường theo ADA năm 2010: chẩn đoán

đái tháo đường khi có 1 trong các tiểu chuẩn dưới đây:

Đường huyết tương bất kỳ > 11,1 mmol/l kèm theo các triệu chứng

của tăng đường huyết (khát nhiều, tiểu nhiều, ăn nhiều, gầy sút).

Đường huyết tương lúc đói (nhịn ăn > 8-14 giờ) > 7,0 mmol/l trong 2

buổi sáng khác nhau.

Đường huyết tương 2 giờ sau khi uống 75g glucose > 11,1 mmol/l

(Nghiệm pháp tăng dường huyết).

HbA1c > 6,5% [6].

1.1.4. Phân loại bệnh đái tháo đường

Đái tháo đường type 1

Đái tháo đường type 1 chiếm tỷ lệ khoảng 5 - 10% tổng số bệnh nhân

đái tháo đường thế giới. Nguyên nhân do tế bào bê - ta bị phá hủy, gây

nên sự thiếu hụt insulin tuyệt đối cho cơ thể (nồng độ insulin giảm thấp

hoặc mất hoàn toàn). Các kháng nguyên bạch cầu người (HLA) chắc chắn

có mối liên quan chặt chẽ với sự phát triển của đái tháo đường type 1 [10].

Đái tháo đường type 1 phụ thuộc nhiều vào yếu tố gen và thường được

phát hiện trước 40 tuổi. Nhiều bệnh nhân, đặc biệt là trẻ em và trẻ vị thành

niên biểu hiện nhiễm toan ceton là triệu chứng đầu tiên của bệnh. Đa số các

trường hợp được chẩn đoán bệnh đái tháo đường type 1 thường là người có

Page 12: Thực tập cộng đồng 2015

thể trạng gầy, tuy nhiên người béo cũng không loại trừ. Người bệnh đái tháo

đường type 1 sẽ có đời sống phụ thuộc insulin hoàn toàn.

Có thể có các dưới nhóm:

- Đái tháo đường qua trung gian miễn dịch.

- Đái tháo đường type 1 không rõ nguyên nhân

Đái tháo đường type 2

Đái tháo đường type 2 chiếm tỷ lệ khoảng 90% đái tháo đường trên thế

giới, thường gặp ở người trưởng thành trên 40 tuổi. Nguy cơ mắc bệnh tăng

dần theo tuổi. Tuy nhiên, do có sự thay đổi nhanh chóng về lối sống, về thói

quen ăn uống, đái tháo đường type 2 ở lứa tuổi trẻ đang có xu hướng

phát triển nhanh.

Đặc trưng của đái tháo đường type 2 là kháng insulin đi kèm với thiếu

hụt tiết insulin tương đối. Đái tháo đường type 2 thường được chẩn đoán rất

muộn vì giai đoạn đầu tăng glucose máu tiến triển âm thầm không có triệu

chứng. Khi có biểu hiện lâm sàng thường kèm theo các rối loạn khác về

chuyển hoá lipid, các biểu hiện bệnh lý về tim mạch, thần kinh, thận…, nhiều

khi các biến chứng này đã ở mức độ rất nặng.

Đặc điểm lớn nhất trong sinh lý bệnh của đái tháo đường type 2 là có

sự tương tác giữa yếu tố gen và yếu tố môi trường trong cơ chế bệnh sinh.

Người mắc bệnh đái tháo đường type 2 có thể điều trị bằng cách thay đổi

thói quen, kết hợp dùng thuốc để kiểm soát glucose máu, tuy nhiên nếu

quá trình này thực hiện không tốt thì bệnh nhân cũng sẽ phải điều trị

bằng cách dùng insulin.

Đái tháo đường thai nghén

Đái đường thai nghén thường gặp ở phụ nữ có thai, có glucose máu

tăng, gặp khi có thai lần đầu. Sự tiến triển của đái tháo đường thai nghén

sau đẻ theo 3 khả năng: Bị đái tháo đường, giảm dung nạp glucose, bình

Page 13: Thực tập cộng đồng 2015

thường [5].

Các thể đái tháo đường khác

Nguyên nhân liên quan đến một số bệnh, thuốc, hoá chất.

Khiếm khuyết chức năng tế bào bê – ta.

Khiếm khuyết gen hoạt động của insulin.

Bệnh tụy ngoại tiết: Viêm tụy, chấn thương, carcinom tụy…

Các bệnh nội tiết: Hội chứng Cushing, cường năng tuyến giáp…

Thuốc hoặc hóa chất.

Các thể ít gặp qua trung gian miễn dịch.

1.1.5. Các yếu tố nguy cơ đái tháo đường

Tuổi

90% bệnh nhân đái tháo đường type 2 có tuổi thọ trung bình 60 – 65

tuổi.

Theo WHO: tỷ lệ người mắc bệnh đái tháo đường lớn hơn 70 tuổi cao

gấp 3 – 4 lần so với tỷ lệ mắc đái tháo đường chung ở người lớn.

Có xu hướng ngày càng trẻ hóa (> 20 tuổi).

Từ 65 tuổi trở lên, nguy cơ đái tháo đường tăng 18% [3].

Giới

Tỷ lệ mắc đái tháo đường ở hai giới nam và nữ thay đổi tuỳ thuộc

vào các vùng dân cư khác nhau. Ảnh hưởng của giới tính đối với bệnh đái

tháo đường không theo quy luật, nó tuỳ thuộc vào chủng tộc, độ tuổi,

điều kiện sống, mức độ béo phì.

Ở các vùng đô thị Thái Bình Dương tỷ lệ nữ/nam là 3/1, trong khi

ở Trung Quốc, Malaysia, Ấn Độ, tỷ lệ mắc đái tháo đường ở cả hai giới

tương đương nhau.

Tại Việt Nam, theo nghiên cứu của Hoàng Kim Ước và cộng sự, tỷ lệ

mắc đái tháo đường ở nam là 3,5%; ở nữ là 5,3% [13].

Page 14: Thực tập cộng đồng 2015

Địa dư

Các nghiên cứu tỷ lệ mắc đái tháo đường đều cho thấy lối sống công

nghiệp hiện đại ảnh hưởng rất lớn đến khả năng mắc bệnh đái tháo đường.

Tỷ lệ mắc đái tháo đường tăng gấp 2 - 3 lần ở những người nội thành so

với những người sống ở ngoại thành theo các công bố nghiên cứu dịch

tễ Tunisia, Úc... Một số nghiên cứu của Việt Nam cũng cho kết quả tương

tự. Nghiên cứu của Nguyễn Huy Cường tại Hà Nội cho thấy tỷ lệ mắc đái

tháo đường ở nội thành là 1,4%, ngoại thành là 0,6%. Nghiên cứu của Trần

Hữu Dàng tại Quy Nhơn thấy tỷ lệ mắc bệnh ở nội thành là 9,5% cao hơn

so với ngoại thành là 2,1% có ý nghĩa thống kê với p <0,01[7].

Yếu tố địa dư ảnh hưởng đến tỷ lệ mắcđái tháo đường thực chất là sự

thay đổi lối sống: ít vận động, ăn uống nhiều dẫn đến béo phì gây ra.

Các yếu tố khác

- Uống rượu bia quá mức

- Hút thuốc lá

- Dùng thuốc: corticoide, hydantoin, thuốc hạ áp, thuốc chống thải ghép

- Mắc bệnh tự miễn

- Hội chứng buồng trứng đa nang

1.1.6. Biến chứng bệnh đái tháo đường

Biến chứng cấp tính:

Do đường huyết tăng cao, có thể gây hôn mê nhiễm cetone hay hôn mê

do tăng áp lực thẩm thấu. Nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử

vong. Hạ đường huyết là biến chứng cấp tính, thường do quá liều thuốc,

insulin gây ra. Có thể do bệnh nhân nhịn đói kiêng khem quá mức hay do

uống nhiều rượu.

Biến chứng mạn tính:

Page 15: Thực tập cộng đồng 2015

- Biến chứng tim mạch: đái tháo đường làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ

tim, đột quị, tai biến mạch máu não và mạch máu ngoại biên đưa đến đoạn chi

- Biến chứng mắt: Bệnh lý võng mạc do đái tháo đường là nguyên nhân

hàng đầu gây mù lòa, giảm thị lực.

- Biến chứng thận: Là biến chứng mãn tính thường gặp của bệnh đái tháo

đường gây bệnh thận giai đoạn cuối, suy thận. Điều trị cần chạy thận nhân tạo

hay phân phúc mạc để duy trì cuộc sống.

- Biến chứng thần kinh: Biến chứng thần kinh ngoại biên do đái tháo

đường gây mất cảm giác ở chân, tay hay dị cảm, tê, gây đau nhức…là nguy

cơ của nhiễm trùng chân đưa đến đoạn chi.

- Biến chứng bàn chân: là một biến chứng phổ biến ở người bị đái tháo

đường, khi biến chứng diễn biến nặng người bệnh sẽ phải cắt cụt chi.

- Suy giảm chức năng sinh dục [2].

1.1.7. Hướng điều trị

Mục tiêu điều trị

Mục tiêu kiểm soát đường huyết theo ADA 2010:

- HbA1c < 7% được coi là mục tiêu chung cho cả đái tháo đường typ 1

và typ 2.

- Glucose máu lúc đói nên duy trì ở mức 3,9 – 7,2 mmol/l.

- Glucose máu sau ăn 2 giờ < 10mmol/l

- Điều trị các yếu tố nguy cơ đi kèm: tăng huyết áp, rối loạn lipid máu

[6].

Phác đồ điều trị

- Chế độ ăn:

Thực hiện chế độ ăn hợp lí cân đối các thành phần: glucid 50-60%,

protid 15-20%, lipid 20-30% tổng số calo trong ngày, nên chọn loại thực

phẩm có chỉ số tăng đường huyết thấp, nhiều chất xơ (rau 100-200g/bữa),

Page 16: Thực tập cộng đồng 2015

kiêng đồ ngọt. Đái tháo đường typ 2 ăn 3 bữa chính (sáng, trưa, tối). Bệnh

nhân đang tiêm insulin có thể chia thành 4-5 bữa phòng hạ đường huyết.

- Hoạt động thể lực:

Tối thiểu 30 phút/ngày, 5 ngày/tuần, lưu ý kiểm tra đường huyết, HA,

tình trạng tim mạch trước tập. Lựa chọn chương trình tập luyện phù hợp với

thể lực, tuổi tác, bệnh lý đi kèm.

- Điều trị bằng insulin:

Chỉ định:

- Là bắt buộc với đái tháo đường typ 1, đái tháo đường thai kì.

- Đái tháo đường typ 2 khi có:

Mất bù do stress, nhiễm trùng, vết thương cấp, tăng đường huyết với

tăng ceton máu cấp nặng. Mất cân không kiểm soát được.

Can thiệp ngoại khoa.

Có thai.

Suy gan, thận.

Dị ứng với các thuốc viên hạ đường huyết.

Thất bại với thuốc viên hạ đường huyết.

Chỉ định tạm thời ngay khi có đường huyết tăng cao > 250 –

300mg/dl (14 – 16,5mmol/l), HbA1c > 11%.

- Đái tháo đường có hôn mê toan ceton hoặc tăng áp lực thẩm thấu.

- Đái tháo đường do bệnh lí tụy: viêm tụy mạn, sau phẫu thuật cắt tụy…

- Trong một số trường hợp nhu cầu insulin của bệnh nhân tăng cao: điều

trị một số thuốc gây tăng đường huyết (corticoid) [14].

1.1.8. Dự phòng

- Dự phòng cấp 1: Làm giảm tỷ lệ có yếu tố nguy cơ, giảm tỷ lệ mắc.

Chẩn đoán sớm, theo dõi chặt chẽ tiến triển bệnh.

- Dự phòng cấp 2: Nâng cao chất lượng điều trị, dự phòng biến chứng.

Page 17: Thực tập cộng đồng 2015

Phục hồi chức năng các cơ quan bị tổn thương. Nâng cao chất lượng hiểu biết

về bệnh cho người bệnh.

- Dự phòng cấp 3: Lồng ghép chương trình đái tháo đường quốc gia vào

kế hoạch phát triển chung chương trình sức khỏe quốc gia. Đánh giá mức độ

gánh nặng, ảnh hưởng của bệnh đến kinh tế - xã hội đất nước. Thúc đẩy kiện

toàn mạng lưới quản lý chăm sóc, điều trị bệnh. Hoàn thiện chính sách xã hội

dành cho bệnh nhân đái tháo đường [12].

1.2.Nghiên cứu trong và ngoài nước về bệnh đái tháo đường

1.2.1. Tình hình bệnh đái tháo đường trên thế giới

Trong những năm gần đây, tỷ lệ đái tháo đường gia tăng mạnh mẽ trên

toàn cầu, WHO đã lên tiếng báo động vấn đề nghiêm trọng này trên toàn thế

giới.

Năm 1992, ở Pháp tác giả Marie Laure Auciaux và cộng sự ước tính

có khoảng 2 triệu người đái tháo đường type 2.

Ở Mỹ, theo Trung tâm kiểm soát bệnh tật CDC, bệnh đái tháo đường

tăng 14% trong hai năm từ 18,2 triệu người (2003) lên 20,8 triệu người (2005)

[3].

Theo một thông báo của Hiệp hội đái tháo đường quốc tế, năm 2006 ước

tính khoảng 246 triệu người mắc bệnh, trong đó bệnh đái tháo đường type 2

chiếm khoảng 85 - 95 % tổng số bệnh nhân đái tháo đường ở các nước phát

triển và thậm chí còn cao hơn ở các nước đang phát triển [8].

Tỷ lệ bệnh đái tháo đường thay đổi theo từng nước có nền công nghiệp

phát triển hay đang phát triển và thay đổi theo từng vùng địa lý khác nhau.

Trong đó, nơi có tỷ lệ đái tháo đường cao nhất là khu vực Bắc Mỹ

(7,8%), khu vực Địa Trung Hải và khu vực Trung Đông (7,7%), châu Âu

(4,9%) và châu Phi (1,2%) [1].

Tỷ lệ đái tháo đường ở châu Á cũng gia tăng mạnh mẽ, đặc biệt ở

Page 18: Thực tập cộng đồng 2015

khu vực Đông Nam Á (5,3%) [1].

2000 2030

STT Quốc gia Số người mắc

(triệu)

Quốc gia Số người mắc

1 Ấn Độ 31.7 Ấn Độ 79.4

2 Trung Quốc 20.8 Trung Quốc 42.3

3 Mỹ 17.7 Mỹ 30.3

4 Indonesia 8.4 Indonesia 21.3

5 Nhật Bản 6.8 Pakistan 13.9

6 Pakistan 5.2 Brazil 11.3

7 Nga 4.6 Bangledesh 11.1

8 Brazil 4.6 Nhật Bản 8.9

9 Ý 4.3 Philippines 7.8

10 Bangledesh 3.2 Ai Cập 6.7

B ng 1.1. 10 qu c gia có s ng i m c đái tháo đ ng cao nh t nămả ố ố ườ ắ ườ ấ

2000 và c tính năm 2030ướ [12].

1.2.2. Tình hình đái tháo đường ở Việt Nam

Theo điều tra đái tháo đường toàn quốc cuối năm 2008, tỷ lệ mắc đái

tháo đường tăng gần gấp đôi năm 2002 (5,0% so với 2,7%) và tỷ lệ này tăng

nhanh ở các thành phố lớn (4.0% năm 2000 so với 7,2% năm 2008) [1].

Năm 2002, theo điều tra trên phạm vi toàn quốc ở lứa tuổi từ 30 - 64 của

Bệnh viện Nội tiết Trung ương, tỷ lệ mắc đái tháo đường chung cho cả nước

là 2,7%, ở các thành phố 4,4%, vùng đồng bằng ven biển 2,2% và miền núi

2,1% [3].

Một nghiên cứu được tiến hành trên 2394 đối tượng từ 30 - 64 tuổi đang

sinh sống tại 4 thành phố lớn là Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng và Thành phố

Page 19: Thực tập cộng đồng 2015

Hồ Chí Minh thấy rằng tỷ lệ mắc đái tháo đường là 4,6% - 4,9%. Đa số bệnh

nhân đái tháo đường không được chẩn đoán và điều trị [1].

1.2.3. Tình hình đái tháo đường ở Hậu Giang

Tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường ở Hậu Giang được điều trị nội trú là

42,48% [9]. Nhìn chung trên toàn tỉnh Hậu Giang, tỷ lệ này tương đối cao so

với các bệnh khác. Do đó cần được quan tâm chú ý nhiều hơn.

1.3.Gi i thi u v xã Phú Anớ ệ ềHậu Giang là một tỉnh ở đồng bằng sông Cửu Long, được thành lập vào

năm 2004 do tách ra từ tỉnh Cần Thơ cũ. Gồm 1 thành phố (Vị Thanh), 2 thị

xã (Long Mỹ, Ngã Bảy) và 5 huyện (Châu Thành, Châu Thành A, Long Mỹ,

Phụng Hiệp, Vị Thủy).

Châu Thành là một huyện ở phía Đông Bắc của tỉnh Hậu Giang. Gồm 2

thị trấn (Ngã Sáu và Mái Dầm); 7 xã (Đông Phước, Đông Phước A, Phú Hữu,

Phú Tân, Phú An, Đông Phú và Đông Thạnh).

Phú An là một xã thuộc huyện Châu Thành, phía Bắc giáp thành phố

Cần Thơ, phía Nam giáp thị trấn Ngã sáu, phía Đông giáp xã Đông Phú, phía

Tây giáp xã Đông Thạnh, phía Tây Nam giáp xã Đông Phước A. Có diện tích

8,15 km², dân số năm 1999 là 4116 người, mật độ dân số đạt 505 người/km².

Nền kinh tế địa phương chủ yếu là nông nghiệp và cây hoa màu, đời sống

nhân dân nói chung chưa cao do đó điều kiện tiếp cận chăm sóc y tế còn hạn

chế.

Page 20: Thực tập cộng đồng 2015

Hình 1: B n đ hành chánh huy n Châu Thành, t nh H u Giangả ồ ệ ỉ ậ [11].

Page 21: Thực tập cộng đồng 2015

Chương 2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

2.1. Hành chính

Bi u đ 2.1. Phân b theo gi i tínhể ồ ố ớNhận xét: Trong số 50 đối tượng được phỏng vấn, nữ giới (76%) chiếm tỷ lệ

cao hơn nam giới (24%).

Biểu đồ 2.2. Phân bố theo dân tộc

Nhận xét: Dân tộc Kinh chiếm đa số là 98% và thấp hơn là dân tộc Khmer

2%.

Page 22: Thực tập cộng đồng 2015

Bi u đ 2.3. Phân b đ i t ng theo nhóm tu iể ồ ố ố ượ ổNhận xét: Trong 50 đối tượng được phỏng vấn, nhóm tuổi trung niên (30-59

tuổi) chiếm tỷ lệ cao nhất (74%), nhóm tuổi thanh niên (25-29 tuổi) chiếm tỷ

lệ trung bình (10%) và nhóm cao tuổi (≥60 tuổi) chiếm tỷ lệ thấp nhất (16%).

Bi u đ 2.4. Phân b đ i t ng theo ngh nghi pể ồ ố ố ượ ề ệNhận xét: Trong 50 đối tượng phỏng vấn, nông dân chiếm tỷ lệ cao nhất

46%, người nghỉ hưu chiếm tỷ lệ thấp nhất 4%, công nhân chiếm 8%, buôn

bán chiếm 18% và các nghề khác chiếm 24%.

Page 23: Thực tập cộng đồng 2015

Bi u đ 2.5. Phân b đ i t ng theo trình đ h c v nể ồ ố ố ượ ộ ọ ấNhận xét: Tỷ lệ người dân có trình độ trung học cơ sở cao nhất 40%, tiếp đó

là tiểu học 38%, trung học phổ thông 12%, không biết chữ 8%, thấp nhất là

cao đẳng đại học 2%.

Bi u đ 2.6. Phân b đ i t ng theo kinh t gia đìnhể ồ ố ố ượ ếNhận xét: Hộ không nghèo chiếm tỷ lệ cao nhất 92%, hộ nghèo và hộ cận

nghèo có tỷ lệ bằng nhau 4%.

Page 24: Thực tập cộng đồng 2015

Được chẩn đoán bệnh trước đây

Tần số(n) Tỷ lệ (%)

Có 25 50Không 25 50Tổng 50 100

B ng 2.1. Phân b đ i t ng đ c ch n đoán b nh tr c đâyả ố ố ượ ượ ẩ ệ ướNhận xét: Tỷ lệ người có bệnh và không có bệnh là bằng nhau.

2.2. Kiến thức

Nội dungKiến thức của người dân về

bệnh ĐTĐ

Biết Không biếtTần số

(n)Tỷ lệ (%)

Tần số (n)

Tỷ lệ (%)

Đã nghe nói về bệnh ĐTĐ 45 90 5 10Có hiểu biết về bệnh ĐTĐ 31 62 19 38Biết ĐTĐ không chữa khỏi 34 68 16 32Biết nguy cơ dẫn đến ĐTĐ 21 42 29 58Biết phòng, ngừa ĐTĐ 38 76 12 24Biết các biến chứng của ĐTĐ 25 50 25 50Biết ĐTĐ gặp ở mọi lứa tuổi 9 18 41 82

B ng 2.2. Ki n th c c a ng i dân v b nh ĐTĐả ế ứ ủ ườ ề ệNhận xét: Trong 50 đối tượng phỏng vấn:

Tỷ lệ người dân đã nghe nói về bệnh ĐTĐ chiếm 90% nhiều hơn tỷ lệ

chưa nghe nói chiếm 10%.

Tỷ lệ người dân có hiểu biết về ĐTĐ chiếm 62% nhiều hơn tỷ lệ người

không biết chiếm 38%.

Tỷ lệ người dân biết ĐTĐ không chữa khỏi chiếm 68% nhiều hơn tỷ lệ

người không biết chiếm 32%.

Tỷ lệ người dân biết nguy cơ dẫn đến ĐTĐ chiếm 42% thấp hơn tỷ lệ

người không biết chiếm 58%.

Tỷ lệ người dân biết phòng, ngừa ĐTĐ chiếm 76% cao hơn nhiều so

với tỷ lệ người không biết chiếm 24%.

Page 25: Thực tập cộng đồng 2015

Tỷ lệ người dân biết các biến chứng của ĐTĐ chiếm 50% bằng với tỷ

lệ người không biết.

Tỷ lệ người dân biết ĐTĐ gặp ở mọi lứa tuổi chiếm 18% thấp hơn tỷ lệ

người không biết chiếm 82%.

Biết thông tin về ĐTĐ từ Tần số (n) Tỷ lệ (%)Bác sĩ, cán bộ y tế 18 36Truyền hình, phát thanh 12 24Sách, báo, tờ rơi 1 2Bạn bè, người thân 19 38Không biết 0 0Tổng 50 100

B ng 2.3. B ng phân b hình th c ti p c n thông tin v ĐTĐả ả ố ứ ế ậ ềNhận xét:

Nhóm đối tượng biết thông tin từ bạn bè, người thân chiếm tỷ lệ

cao nhất 38%.

Nhóm biết thông tin từ sách, báo, tờ rơi chiếm tỷ lệ thấp nhất

2%.

Nhóm biết thông tin từ bác sĩ, cán bộ y tế chiếm 36% và biết

thông tin từ truyền hình, phát thanh chiếm 24%.

Bi u đ 2.7. T l ki n th c đúng – sai c a ng i dân v đái tháo đ ngể ồ ỷ ệ ế ứ ủ ườ ề ườ

Page 26: Thực tập cộng đồng 2015

2.3. Thực hành

Thực hành của người dân về phòng, ngừa ĐTĐ

Biết Chưa biếtTần số

(n)Tỷ lệ (%)

Tần số (n)

Tỷ lệ (%)

Thường xuyên ăn rau, quả 50 100 0 0Hạn chế tiêu thụ mỡ ĐV trong bữa ăn

47 94 3 6

Sử dụng rượu bia 31 62 19 38Thói quen hút thuốc lá 38 76 12 24Luyên tập thể dục/Làm việc 43 86 7 14Mức độ luyện tập thường xuyên 26 52 24 48Thời gian luyện tập (≥30 phút/ lần)

36 72 14 28

B ng 2.4. Th c hành c a ng i dân v phòng, ng a ĐTĐả ự ủ ườ ề ừNhận xét: Trong 50 đối tượng phỏng vấn:

Số người thường xuyên ăn rau quả chiếm 100%.

Số người hạn chế tiêu thụ mỡ ĐV trong bữa ăn chiếm 94% cao hơn số

người sử dụng mỡ ĐV trong bữa ăn chiếm 6%.

Số người không uống rượu bia chiếm 62% cao hơn số người có uống

rượu, bia chiếm 38%.

Số người không hút thuốc lá chiếm 76% cao hơn số người hút thuốc lá

chiếm 24%.

Số người có luyện tập thể dục chiếm 86% cao hơn số người không

luyện tập chiếm 14%.

Số người có mức độ luyện tập thường xuyên chiếm 52% và số người

không luyện tập hoặc luyện tập rất ít chiếm 48%.

Số người có thời gian luyên tập ≥30 phút/ lần chiếm 72% cao hơn số

người luyện tập dưới 30 phút/ lần chiếm 28%.

Page 27: Thực tập cộng đồng 2015

Bi u đ 2.8. T l ki n th c đúng – sai c a ng i dân vè đái tháo đ ngể ồ ỷ ệ ế ứ ủ ườ ườĐánh giá Kiến thức Tổng

Đúng SaiThực hành Đúng 17 20 37

Sai 5 8 13Tổng 22 28 50

B ng 2.5. Đánh giá ki n th c – th c hành c a ng i dân v ĐTĐả ế ứ ự ủ ườ ề

Page 28: Thực tập cộng đồng 2015

Bi u đ 2.9. nh h ng c a trình đ h c v n đ n ki n th c, th c hànhể ồ Ả ưở ủ ộ ọ ấ ế ế ứ ự

Bi u đ 2.10. nh h ng c a tu i tác đ n ki n th c, th c hànhể ồ Ả ưở ủ ổ ế ế ứ ự

Page 29: Thực tập cộng đồng 2015

Bi u đ 2.11. nh h ng c a ngh nghi p đ n ki n th c, th c hànhể ồ Ả ưở ủ ề ệ ế ế ứ ự

Bi u đ 2.12. nh h ng c a thông tin đ n ki n th c, th c hànhể ồ Ả ưở ủ ế ế ứ ự

Page 30: Thực tập cộng đồng 2015

KẾT LUẬN

1. Tình hình kiến thức, thực hành bệnh đái tháo đường ở xã Phú An

Tỷ lệ người dân có kiến thức lẫn thực hành đúng về bệnh đái tháo

đường là 34%.

Tỷ lệ người có kiến thức đúng về đái tháo đường là 44%. Trong đó, tỷ

lệ người dân biết phòng, ngừa đái tháo dường là 76% và biết nguy cơ dẫn đến

đái tháo đường là 42%.

Tỷ lệ người có thực hành đúng là 74%. Tỷ lệ người thường ăn rau, quả

mỗi ngày là 100%, vẫn có người tiêu thụ mỡ động vật chiếm 6%, có hút thuốc

lá là 24%, có uống rượu, bia là 38%.

2. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thực hành bệnh đái tháo

đường

Trong tống số người dân có kiến thức – thực hành chưa đúng về đái tháo

đường thì:

Tỷ lệ người ở nhóm tuổi trung niên (30-59 tuổi) chiếm đa số là 75.56%.

Tỷ lệ người có trình độ tiểu học chiếm 39.39%.

Tỷ lệ nông dân chiếm 50%.

Tỷ lệ người nhận thông tin đái tháo tháo đường từ bạn bè, người thân

chiếm 50%, từ truyền hình phát thanh chiếm 37.5% và từ cán bộ y tế chiếm

12.5%.

Qua phân tích, chúng tôi nhận thấy kiến thức, thực hành của người dân

có tương quan với tuổi tác, nghề nghiệp và trình độ học vấn của họ.

Page 31: Thực tập cộng đồng 2015

KIẾN NGHỊ

Để góp phần nâng cao kiến thức và thực hành về bệnh đái tháo đường

cho người dân ở xã Phú An, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang nhóm chúng

em có một số kiến nghị như sau:

1. Tăng cường truyền thông giáo dục sức khỏe về bệnh đái tháo đường

để người dân hiểu được các nguyên nhân gây bệnh và tránh các thói quen, lối

sống có hại (ăn mỡ động vật, hút thuốc lá, uống nhiều rượu bia, không hoặc ít

vận động..) để phòng tránh bệnh đái tháo đường.

2. Chính quyền địa phương đưa ra những quy định nhằm hạn chế các yếu

tố nguy cơ gây bệnh đái tháo đường như rượu bia, hút thuốc lá…

3. Tuyên truyền các biện pháp phòng chống bệnh đái tháo đường qua các

loa phát thanh trên bản tin sức khỏe trong xã hàng ngày.

4. Thường xuyên phát các tờ rơi tuyên truyền về bệnh đái tháo đường

cho các hộ gia đình.

5. Tổ chức các buổi nói chuyện và tư vấn sức khỏe về bệnh đái tháo

đường cho người dân tại trạm y tế xã.

6. Phối hợp với đài truyền hình và phát thanh địa phương xây dựng các

chương trình tuyên truyền về bệnh đái tháo đường.

7. Cán bộ y tế thường xuyên thăm hỏi và tuyên truyền bệnh đái tháo

đường cho các hộ gia đình.

8. Lồng ghép các buổi truyền thông và các tổ chức xã hội tại cộng đồng

như hội người cao tuổi, hội phụ nữ, hội nông dân,… để hướng dẫn cho mọi

người về cách thay đổi lối sống và thực hiện lối sống lành mạnh để phòng

chống và điều trị bệnh đái tháo đường.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Page 32: Thực tập cộng đồng 2015

Tiếng Việt

[1] Tạ Văn Bình (2006), Dịch tễ học bệnh đái tháo đường ở Việt Nam –

Các phương pháp điều trị và biện pháp phòng chống, NXB Y học, Hà Nội.

[2] Tạ Văn Bình (2006), “Bệnh đái tháo đường – tăng đường huyết”,

NXB Y học, tr. 535-538.

[3] Tạ Văn Bình (2007), Những nguyên lý nền tảng đái tháo đường –

tăng glucose máu, NXB Y học, Hà Nội.

[4] Bộ môn Nội, Trường Đại học Y Dược Hà Nội (2005), “Bệnh đái

đường”, “Bệnh học Nội khoa sau Đại học”, tr. 214-229.

[5] Bộ môn Nội, Trường Đại học Y Dược Hà Nội (2005), “Đái tháo

đường thai nghén”, “Bệnh học Nội khoa sau Đại học”, tr. 347-359.

[6] Bộ môn Nội, Trường Đại học Y Dược Hà Nội (2012), Bệnh học Nội

khoa tập 2, tr. 322-341.

[7] Trần Hữu Dàng và cộng sự (2007), “Nghiên cứu tình hình đái tháo

đường ở người 30 tuổi trở lên tại thành phố Qui Nhơn”, Hội nghị khoa học

toàn quốc chuyên ngành nội tiết và chuyển hóa lần thứ 3, tr. 648-660.

[8] Phạm Thị Hồng Hoa (2007), “Đái tháo đường – một đại dịch cần

được quản lý và kiểm soát chặt chẽ”, Hội nghị khoa học toàn quốc chuyên

ngành nội tiết và chuyển hóa lần thứ 3, tr. 888-895.

[9] Số liệu thống kê 9 tháng năm 2013, Sở y tế Hậu Giang. Lấy từ:

http://www.haugiang.gov.vn/Portal/OtherNewsView.aspx?

pageid=2386&ItemID=9857&mid=4216&pageindex=7&siteid=50

[10] Tierney, Mc. Phee, Papadakis (2002), “Đái tháo đường”, Chẩn đoán

và điều trị y học hiện đại, NXB Y học, Hà Nội, tr.733-800.

[11]Giới thiệu chung, Trang thông tin điện tử huyện Châu Thành, tỉnh

Hậu Giang, lấy từ: http://chauthanh.haugiang.gov.vn/Default.aspx?tabid=82

Page 33: Thực tập cộng đồng 2015

[12] Trường Đại học Y Dược Cần Thơ (20013), Giáo trình “Dịch tễ học

bệnh không truyền nhiễm”.

[13] Hoàng Kim Ước và cộng sự (2007), “Thực trạng bệnh đái tháo

đường và rối loạn dung nạp đường huyết ở các đối tượng có nguy cơ cao tại

Thành phố Thái Nguyên năm 2006", Hội nghị khoa học toàn quốc

chuyên ngành nội tiết và chuyển hoá lần thứ 3, tr. 677-693.

Tiếng Anh

 [14] American Diabetes Association. “Standards of medical care in

Diabetes – 2010”. Diabetes care 2010, 33 (Suppl 1): S11 -S61.

[15] Forter Daniel W. (1991), "Diabetes mellitus", Harrison's

principles of internal medicin International edition, Vol. 2, pp. 1739-1759.

[16] Pilvikki Absetz, Brian Oldenburg, (2009), "Type 2 Diabetes

Prevention in the Real World, Three - year results of the GOAL lifestyle

Implemention Trial", American Diabetes Association.

Page 34: Thực tập cộng đồng 2015

PHỤ LỤC 1: BỘ CÂU HỎI

BỘ CÂU HỎI

PHIẾU PHỎNG VẤN KIẾN THỨC, THỰC HÀNH VÀ CÁC YẾU TỐ

CÓ LIÊN QUAN ĐẾN KIẾN THỨC VÀ THỰC HÀNH ĐÁI THÁO

ĐƯỜNG

(dùng để phỏng vấn người dân trong độ 25 đến 69 tuổi)

STT NHỮNG THÔNG TIN

THÔNG TIN CHUNG

1 Họ và tên

2 Giới tính1.Nam

2.Nữ

3 Ngày, tháng, năm sinh…………………..

4 Dân tộc

Kinh

Khơme

Hoa

Khác (ghi rõ)……………

5 Địa chỉ

6 Nghề nghiệp

Nông dân

Công nhân

Buôn bán

Nghỉ hưu

Thất nghiệp

Khác (ghi rõ)

…...................................

Page 35: Thực tập cộng đồng 2015

7 Trình độ văn hóa

Không biết chữ

Tiểu học

Trung học cơ sở

Trung học phổ thông

Cao đẳng,Đại học

Sau đại học

8

Kinh tế tế gia đình anh/chị được

xếp vào loại nào

Hộ nghèo

Hộ cận nghèo

Không nghèo

9 Tình trạng hôn nhân

Chưa lập gia đình

Đã lập gia đình

Ly hôn

10Anh ( chị ) có được chẩn đoán

bệnh nào trước đây hay không

Có (ghi rõ)

Không

KIẾN THỨC VỀ BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG

1Anh ( chị ) đã nghe nói về bệnh

ĐTĐ chưa

Không

2

Anh/chị hiểu như thế nào là bệnh

ĐTĐ (nhiều lựa chọn)

Không biết

Đường máu tăng cao hơn bình

thường

Đái ra đường

Tăng cân, Béo phì

Khác (ghi rõ)

……………………

3 Theo anh/chị bệnh ĐTĐ có chữa

khỏi không

Có thể chữa khỏi hoàn toàn

Chữa khỏi một phần

Page 36: Thực tập cộng đồng 2015

Không chữa khỏi

4

Anh ( chị ) có biết nguy cơ dẫn đến

bệnh ĐTĐ?

Không ( nếu Không chuyển

câu 6)

5

Theo anh chị, những nguy cơ nào

có thể dẫn đến ĐTĐ (nhiều lựa

chọn)

Tuổi > 30

Béo phì

Tăng huyết áp

Gia đình có người bệnh ĐTĐ

Phụ nữ có tiền sử sinh con to,

đái tháo đường thai nghén, sẩy

thay hoặc thay chết lưu

Người có bệnh mạch vành hoặc

đột quỵ

Khác ( ghi rõ)…………………

6

Theo anh ( chị ) làm thế nào để

phòng, ngừa bệnh ĐTĐ ( có nhiều

lựa chọn )

Không biết

Ăn uống điều độ

Thường xuyên tập thể dục

Bỏ hút thuốc lá( lào)

Không uống rượu, bia

Điều trị bằng thuốc tân dược

Khác ( ghi rõ)……………

7 Anh/chị có biết các biến chứng của

bệnh ĐTĐ là gì không? (nhiều lựa

chọn)

Không biết

Hôn mê

Bệnh về da

Thần kinh

Mắt

Page 37: Thực tập cộng đồng 2015

Tim mạch

Thận

Các chi, đặc biệt là chân

Khác (ghi rõ)

…………………….

8

Theo anh/chị ĐTĐ có thể gặp ở lứa

tuổi nào

Mọi lứa tuổi

Thanh niên (16-29)

Trung niên (30-59)

Người già (≥60)

9

Anh/chị biết các thông tin về ĐTĐ

hay cách phòng, chống từ đâu

(nhiều lựa chọn),

Bác sĩ, cán bộ y tế ,

Truyền hình, phát thanh

Sách, báo , Tờ rơi, tranh ảnh, áp

phích ,

Bạn bè, người thân ,

Khác (ghi rõ)…….………..

THỰC HÀNH PHÒNG CHỐNG BỆNH ĐTĐ (THÓI QUEN

ĂN,UỐNG)

1 Anh ( chị) có thường ăn rau , quả

Có ăn mỗi ngày

Ăn 3- 6 ngày/tuần

Ăn dưới 3 ngày/ tuần

2Trong gia đình Anh ( chị) sử dụng

loại dầu( mỡ) gì để nấu ăn?

Dầu thực vật

Mỡ động vật

Cả 2

3

Trung bình trong 1 tuần Anh ( chị )

có mấy ngày ăn lẫn mỡ động vật

(trong chế biến thức ăn)

Dưới 3 ngày

Từ 4 ngày trở lên

4 Anh ( chị ) có uống rượu / bia Hàng ngày

Page 38: Thực tập cộng đồng 2015

1 đến 4 ngày/ tuần

1 đến 3 ngày/ tháng

Không bao giờ uống

Uông không xác định

5Anh ( chị ) có hút thuốc lá( lào ) kể

cả trước đây

Không ( nếu Không chuyển

câu 7)

6

Anh ( chị ) có hút thuốc lá, lào ( kể

cả trước đây) bao nhiêu điếu một

ngày.

Hút dưới 5 điếu/ ngày ;

5 đến 10 điếu/ ngày ;

Từ 10 – 19 điếu/ ngày ;

Trên 20 điếu /ngày;

Không hút .

7

Anh ( chị ) có luyện tập hay làm

việc

Đi bộ ;

Chạy bộ ;

Làm vườn ;

Chơi thể thao;

Không luyện tập ;

Khác ( ghi rõ) ………………..

8Anh/chị tập luyện với mức độ như

thế nào

Thường xuyên, mỗi ngày

Thỉnh thoảng (2-3 lần/tuần)

Rất ít (1lần/tuần)

Chỉ tập khi có dịp

9

Thời gian anh chị tập luyện là bao

lâu.............................phút/lần (hoạt

động nhẹ không tính thời gian)

Page 39: Thực tập cộng đồng 2015

ĐIỀU TRA VIÊN

( Ký và ghi rõ họ tên )

Page 40: Thực tập cộng đồng 2015

PHỤ LỤC 2: DANH SÁCH NHÓM 3 – PHÚ AN

1. Phan Duy Hưng 12530100892. Đào Thị Bảo Ngọc 12530100943. Nguyễn Thị Ngọc Anh 12530101734. Giang Quốc Thịnh 12530100165. Trịnh Minh Châu 12530102456. Lê Nguyễn Trường Giang 12530102737. Phạm Văn Vĩ 12530101718. Thái Lê Bá Nghĩa 12530103369. Phạm Nhựt Hoàn 125301000310.Lê Trần Vĩnh Tuệ 1253010001