258
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN BÀI GIẢNG PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG (Dùng cho sinh viên ngành Khuyến nông và Phát triển nông thôn) Biên soạn Th.S. Phí Thị Hồng Minh 1

Bài giảng phát triển cộng đồng

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Bài giảng phát triển cộng đồng

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN

BÀI GIẢNG

PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG(Dùng cho sinh viên ngành Khuyến nông và Phát triển nông thôn)

Biên soạnTh.S. Phí Thị Hồng Minh

THÁI NGUYÊN 2005

1

Page 2: Bài giảng phát triển cộng đồng

BÀI MỞ ĐẦU

Quan tâm lớn hiện nay đối với công cuộc phát triển là tìm kiếm những chiến lược phát triển “Lấy con người làm trung tâm”. Phương thức này nhấn mạnh sự tham gia với vai trò ngày càng cao của người dân ở cơ sở vào tất cả các giai đoạn của tiến trình phát triển. Đó là sự phát triển dựa vào sáng kiến của người dân và sự tự lực của họ. Những nỗ lực như vậy dẫn đến thay đổi phương pháp: từ cung cấp phúc lợi xã hội cho người dân, coi họ như là những người hưởng lợi thụ động, sang phát triển cộng đồng nhằm giúp họ nâng cao năng lực để giải quyết vấn đề của họ. Phương pháp phát triển cộng đồng lấy con người làm trung tâm là tăng tính tự quyết và phát huy tiềm năng của họ. Nó dựa trên triết lý rằng: người dân có thể tự định hướng và điều khiển sự phát triển của chính họ khi họ nhận thức được giá trị và sức mạnh của chính mình. Sự tham gia tích cực và chủ động của cộng đồng vào hoạt động phát triển được coi là phương tiện và cũng là mục tiêu của phát triển.

Hoạt động phát triển cộng đồng mang tính chất đa dạng và liên ngành. Tuỳ thuộc vào bối cảnh thực hiện chương trình, các vấn đề trọng tâm của môic huyên ngành có thể được nhấn mạnh. Chương trình phát triển cộng đồng có thể bắt đầu với các dự án mở rộng sản xuất tăng thu nhập, chăm sóc sức khoẻ, cải thiện dinh dưỡng, cung cấp nước sạch, vệ sinh môi trường, phát triển lãnh đạo, hỗ trợ tín dụng, xoá mù chữ, phát triển cơ sở hạ tầng…Tuy nhiên mục tiêu bao quát của các dự án phát triển cộng đồng là hướng đến tạo lập chuyển biến xã hội tích cực trong cộng đồng nông thôn, làm cơ sở cho tăng trưởng kinh tế – xã hội, cải thiện đời sống người dân và đóng góp vào công cuộc phát triển chung của quốc gia. ở Việt Nam, khái niệm phát triển cộng đồng đã được áp dụng từ lâu nhưng mới được đưa vào chương trình giáo dục trong những năm gần đây nên chưa có tính hệ thống và định hướng rõ rệt. Tài liệu này được biên soạn từ những tài liệu khác nhau, đáp ứng cho nhu cầu đào tạo chuyên ngành Khuyến nông, Phát triển nông thôn và các ngành liên quan trong Trường Đại học. Xin giới thiệu với bạn đọc quan tâm và mong nhận được ý kiến góp ý để tài liệu được hoàn chỉnh hơn

CHƯƠNG 1:

2

Page 3: Bài giảng phát triển cộng đồng

NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ

PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG

1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀ CỘNG ĐỒNG:

Cộng đồng được khái niệm như là một hệ thống xã hội, một nhóm người cùng có

những đặc điểm chung. Ví dụ: đặc quyền, đặc lợi, sống với nhau, cùng chia sẻ những tài

nguyên và lợi ích chung…Nói một cách khác, cộng đồng là một nhóm người cùng sống

với nhau trong một khu vực nhất định, họ có chung đặc điểm về tâm lý, tác động qua

lại và sử dụng các tài nguyên vốn có để đạt được mục đích chung.

1.1.1. Những thành tố cơ bản của cộng đồng:

- Con người: Dân cư hay một nhóm người có mối quan hệ qua lại riêng biệt do họ có

những mối quan tâm chung nhằm đáp ứng nhu cầu chung của họ.

- Lãnh thổ: Khu vực, xét về đặc điểm tâm lý và không gian, mà con người sinh sống có

thể là làng, xã, huyện, tỉnh, trong một khu vực địa lý nhất định.

- Tương tác xã hội: là mối quan hệ mà trong đó hành động của người này có ý nghĩa và

chi phối đến người khác.

- Ràng buộc chung: Con người có văn hoá, chuẩn mực, niềm tin, truyền thống chung

trong các hoạt động hàng ngày.

- Nhu cầu chung: Con người tập trung lại với nhau là do họ có cùng mối quan tâm đáp

ứng nhu cầu chung cho tất cả mọi người, như là: Dịch vụ chăm sóc sức khoẻ, các

phương tiện cộng cộng…

1.1.2. Quá trình hình thành cộng đồng:

Quá trình hình thành cộng đồng gồm các bước sau:

+ Quá trình tập hợp lại theo một hình thức tổ chức nào đó: Ví dụ con người di

chuyển đến nơi có điều kiện để làm việc và sinh sống

+ Sự tập trung hoá, quyết định bởi chức năng cơ bản của yếu tố trung tâm chung.

Ví dụ: Hoạt động sinh kế, đường giao thông, trung tâm thương mại, và những cái khác

xung quanh thành phố hoặc cộng đồng.

3

Page 4: Bài giảng phát triển cộng đồng

+ Chuyên môn hoá: Là phân loại sử dụng, chức năng các loại hình hoạt động ở

vùng nông thôn và thành thị.

+ Sự phân tán: Con người cùng với chức năng vùng đô thị di chuyển đến vùng

ngoại ô thành phố hoặc vùng dân cư mới, nói một cách khác, đây là sự di chuyển ra xa

trung tâm.

+ Sự phân vùng: một số dạng người hoặc loại hình hoạt động nào đó được tập

trung ở một vùng cụ thể.

1.1.3. Đặc điểm xã hội cộng đồng:

Mô tả đặc điểm xã hội Cộng đồng bao gồm các nội dung sau:

+ Cấu trúc xã hội: loại cấu trúc và vai trò có quan hệ với nhau.

+ Mục đích chung: nó rạo ra tinh thần đoàn kết trong cộng đồng.

+ Tài nguyên: Một cộng đồng không thể sống nếu không có tài nguyên

+ Thứ bậc xã hội: Không phải mọi người đều như nhau trong cộng đồng; Các cộng

đồng khác nhau có những tiêu chí phân loại khác nhau.

+ Sự thưởng phạt: là cần thiết để cộng đồng thực hiện tốt chức năng của nó.

+ Quyền lực/sự ảnh hưởng: Bạn có thể không có quyền lực nhưng bạn có một sức

mạnh (sự ảnh hưởng) để kiểm soát người khác.

+ Lãnh thổ: nó bao gồm cả lãnh thổ về mặt không gian và lãnh thổ về mặt tâm lý.

1.1.4. Khái niệm về phát triển và phát triển cộng đồng

Thách thức hiện nay đối với những người làm công tác phát triển là tìm kiếm

những chiến lược phát triển “Lấy con người làm trọng tâm” nhấn mạnh sự tham gia tích

cực của người dân. Những nỗ lực trong lĩnh vực này hầu hết dựa vào phương pháp phát

triển dựa trên sáng kiến từ cơ sở và sự tự lực. Những nỗ lực như thế đã dẫn tới kết quả là

chuyển từ phương pháp hướng về cung cấp an sinh xã hội đối với người dân là những

người thụ hưởng sang phương pháp phát triển cộng đồng, nhằm giúp cộng đồng có nghĩa

là họ tự giúp họ bằng cách tham gia tích cực.

Phát triển là quá trình biến đổi về chất lượng. Về số lượng thì đó là sự tăng tưởng,

còn về mặt phẩm chất thì nhất định phải có sự biến động về mặt chất lượng theo hướng

4

Page 5: Bài giảng phát triển cộng đồng

tiến bộ. Vận dụng vào phát triển xã hội thì phát triển xã hội có nghĩa là sự tăng trưởng,

đặc biệt là sự tăng trưởng kinh tế cùng với sự biến chất xã hội theo chiều hướng tiến bộ

xã hội, nghĩa là theo hướng đúng hơn, tốt hơn và đẹp hơn.

Phát triển là một quá trình chuyển biến xã hội mà qua đó con người dần dần có khả

năng kiểm soát (điều khiển) được điều kiện vật chất, xã hội và môi trường quyết định đến

cuộc sống, công việc và lợi ích mà họ có được do sự kiểm soát đó tạo nên. Đồng thời

giúp họ có khả năng tự quyết định và tổ chức thực hiện.

Phát triển cộng đồng và tổ chức cộng đồng là một bộ môn mới hình thành, đang

trên con đường hoàn thiện, do đó việc định nghĩa chúng là một quá trình hoàn thiện dần

dần. Nhìn chung các định nghĩa đều nhất trí trên những nội dung cơ bản sau:

Phát triển cộng đồng là một qúa trình chuyển biến xã hội trong cộng đồng mà

thông qua đó con người phát triển và trưởng thành trong phạm vi tiền năng vốn có của

họ. Đó là những nỗ lực có kế hoạch, có tổ chức nhằm giúp cho những cá nhân có được

những thái độ và quan niệm phù hợp, kỹ năng tốt để họ tham gia tích cực và dân chủ vào

việc đưa ra các giải pháp cải thiện có hiệu quả các vấn đề chung theo thứ tự ưu tiên được

xác định. Các khái niệm cụ thể là:

“Những tiến trình qua đó nỗ lực của người dân kết hợp với nỗ lực của chính quyền

để cải thiện các điều kiện kinh tế, văn hoá, xã hội của các cộng đồng và giúp các cộng

đồng này hội nhập và đồng thời góp vào sự phát triển của quốc gia” Theo định nghĩa

này Phát triển cộng đồng có hai nội dung chủ yếu. Một là sự tham gia của người dân với

sự tự lực tối đa. Hai là hỗ trợ về kỹ thuật và các dịch vụ để khuyến khích sáng kiến, sự

tương thân tương trợ để nỗ lực của người dân có hiệu quả cao hơn.

“Là một tiến trình giải quyết vấn đề của cộng đồng qua đó cộng đồng được tăng

sức mạnh do nâng cao kiến thức và kỹ năng phát hiện phân tích vấn đề , ưu tiên hoá

chúng, huy động tài nguyên để giải quyết và hành động chung. Phát triển cộng đồng

không phải là một cứu cánh, là một kỹ thuật. Nó tăng sức mạnh cho cộng đồng để tự

quyếtt định về sự phát triển của mình. Mục đích cuối cùng là sự tham gia chủ động của

người dân vào tiến trình phát triển”.

5

Page 6: Bài giảng phát triển cộng đồng

Người ta thừa nhận rằng phương pháp phát triển cộng đồng có khả năng giải quyết

những vấn đề, những thách thức mà những cộng đồng ở nông thôn và thành thị của các

nước đang phát triển gặp phải. Phương pháp này cũng giúp giải quyết những vấn đề của

các nhóm bị thiệt thòi và đang bị lãng quên ở những nước đang phát triển. Phương pháp

phát triển cộng đồng là phương pháp lấy con người làm trung tâm và quan tâm trước tiên

đến nhân phẩm và tiềm năng của họ. Phương pháp này giả định rằng: để người dân có thể

tự kiểm soát và định hướng cho số phận của họ thì trước hết họ phải nhận thức được giá

trị và sức mạnh của mình. Phương pháp phát triển cộng đồng tạo điều kiện cho các thành

viên trong cộng đồng được tham gia vào mọi phương diện liên quan tới quá trình phát

triển. Tuy nhiên, kinh nghiệm trong quá khứ ở các nước đang phát triển cho thấy phương

pháp phát triển cộng đồng lấy toàn bộ cộng đồng làm nhóm đối tượng đã không tác động

nhiều đến những người nghèo nhất trong số những người nghèo. Từ những nhận thức

này đã dẫn tới việc hình thành phương pháp hướng về đối tượng, tập trung trực tiếp vào

những nhóm bị thiệt thòi..

1.2. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG

Phương pháp phát triển cộng đồng bắt đầu hình thành vào thập kỷ 50 ở những

vùng nông thôn còn mang tính truyền thống và gần như tự cung tự cấp. Các đặc điểm văn

hoá xã hội của người dân rất đồng nhất và mối quan hệ giữa họ thật chặt chẽ và thân mật.

Quyền lợi và nhu cầu của họ cũng giống nhau, nên làng xã là đối tượng đầu tiên của phát

triển cộng đồng. Nhưng với quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá, đơn vị làng xã

không thể sinh hoạt cô lập được nhất là về mặt kinh tế. Mà chúng phải hoà nhập vào tiến

trình phát triển chung. Vả lại làng xã không thể tự phát triển nếu không có một chính

sách phát triển chung.

Khi chuyển biến từ nông thôn đến thành thị thì thôn xóm có thể trở thành một khu

phố nếu đông dân cư, hay một phường hoặc một đơn vị rộng hơn. Ngoài ra với điều kiện

sống như ngày nay những người có những lợi ích chung chưa chắc gì đã cư trú gần nhau,

nhưng họ lại liên kết với nhau trên cơ sở nghề nghiệp, sở thích hoặc dưới hình thức hợp

6

Page 7: Bài giảng phát triển cộng đồng

tác xã hay hiệp hội. Đây là những cộng đồng chức năng, như các tổ chức quần chúng

hoặc nhóm xã hội có thể được coi là “Cộng đồng”.

Phát triển cộng đồng được dịch từ tiếng Anh Community Development xuất hiện

vào những năm 1940 tại các cựu thuộc địa đầu tiên của Anh. ở Ghana một người Anh tốt

bụng đã nảy ra ý kiến giúp dân cư cải thiện đời sống nằng nỗ lực chung của chính quyền

và người dân. Một bên góp công, một bên góp của để đắp đường, xây trường học, trạm

xá…Điều gây ngạc nhiên là người dân nghèo đã tích cực tham gia đóng góp công sức và

tiền của vào các chương trình, dự án có mục đích cải thiện cho chính cuộc sống của họ.

Kinh nghiệm này cũng cho thấy phát triển phải đồng bộ. Kinh tế, sức khoẻ, văn hoá phải

được nâng lên cùng một lúc. Nếu chỉ tiến công vào một khía cạnh thì không thể nào phá

vỡ cái vòng luẩn quẩn của nghèo đói, dốt nát, bệnh tật…

Kinh nghiệm tích cực này sớm được lan rộng ở hầu hết các cựu thuộc điạ ở châu Á

và châu Phi. Năm 1950 Liên hợp quốc công nhận khái niệm Phát triển cộng đồng và

khuyến khích các quốc gia sử dụng Phát triển cộng đồng như một công cụ để thực hiện

các chương trình phát triển quốc gia. Thập kỷ 60 – 70 được chọn là thập kỷ phát triển thứ

nhất với những chương trình viện trợ qui mô lớn về kỹ thuật, phương pháp và vốn liếng.

Vào thời điểm ấy dân cư nông thôn chiếm 80- 90% các nước cựu thuộc địa nên Phát triển

cộng đồng chủ yếu và phát triển nông thôn và các cộng đồng nông thôn (làng xã).

Năm 1970 Liên hợp quốc đánh giá thập kỷ phát triển đầu tiên của phát triển cộng

đồng. Kết quả cho thấy có một số tiến bộ rõ rệt như sự thay đổi bộ mặt nông thôn, với hạ

tầng cơ sở, tiện nghi công cộng phục vụ người dân. Tuy nhiên, phong trào rầm rộ này tỏ

ra máy móc và tốn kém. Thành quả tích cực nhất là có được một số cơ sở vật chất nhưng

chúng không được sử dụng tốt và không đáp ứng được nhu cầu thực sự của người dân.

Phong trào không đạt được kết quả mong muốn, nhất là không tạo được sự chuyển biến

đáng kể về mặt xã hội. Ví dụ: Như chưa có sự thay đổi về hành vi, tập quán từ người dân

để tiếp nhận tiến trình hiện đại hoá và phát triển của xã hội. Chưa có sự công bằng xã hội

vì có một số ít khá lên, nhưng người nghèo vẫn nghèo thậm chí nghèo hơn. Sự tham gia

7

Page 8: Bài giảng phát triển cộng đồng

của người dân theo nghĩa đích thực, nghĩa là vào quá trình lấy quyết định, phát huy sáng

kiến…còn rất hạn chế.

1.3. NGUYÊN LÝ, MỤC TIÊU VÀ QUI TẮC HÀNH ĐỘNG TRONG PHÁT

TRIỂN CỘNG ĐỒNG

1.3.1. Các nguyên lý trong phát triển cộng đồng

Như một đặc tính của phát triển xã hội, phát triển cộng đồng thực chất là quá trình

tăng trưởng kinh tế cộng đồng cùng với tiến bộ cộng đồng theo hướng hoàn thiện các giá

trị chân, thiện, mỹ. Trên cơ sở riêng của lý thuyết phát triển cộng đồng, nguyên lý là tam

vị nhất thể. Có nghĩa là coi cộng đồng như là một thực thể có 3 mặt như hình bên.

Ngoài ra triết lý tham gia (participation) là một

trong những quan điểm quan trọng của phát

triển cộng đồng, được dịch thành 2 từ,

nhìnchung là thống nhất: một là tham dự, hai là

tham gia. Cả hai từ này đều có mức độ ngữ

nghĩa có khác nhau đôi chút. Tham dự là tham

gia với mức thấp, còn tham gia là mức cao. Ví

dụ trong một cuộc họp, các đại biểu là người

tham dự, còn khi

phát biểu là người tham gia, tham gia phát biểu quá 3 lần là tham gia tích cực. Đây là sự

phân biệt có tính chất để chỉ ra các mức độ tham dự mà thôi, nhìn chung ở nước ta gọi đó

là Triết lý tham gia. Triết lý này được thể hiện như sau: thừa nhận rằng để cho một cộng

đồng phát triển tốt đẹp, bền vững thì phải có sự hợp đồng tác chiến của tất cả các lực

lượng xã hội, của các tổ chức và thiết chế xã hội, mà tạm hình dung là có 4 lực lượng chủ

chốt sau đây tham dự vào phát triển cộng đồng, đó là: Bản thân cộng đồng; Nhà nước;

Thị trường; và các nhân tố xã hội khác.

8

Page 9: Bài giảng phát triển cộng đồng

Về quan điểm, mấy thập kỷ xây dựng và hoàn thiện lý thuyết phát triển cộng đồng

và thực hành trong đời sống, trưước hết là ở các cộng đồng nông thôn, đã định hình cho

chúng ta một số quan điểm hoạt động, đó là:

1. Phát triển cộng đồng dựa trên phương pháp luận từ dưới lên (Bottom – up) xuất

phát từ nhu cầu của chính người dân. Muốn tự phát triển chính người dân phải tự ý thức

cũng như tự tổ chức để bảo vệ quyền lợi của mình.

2. Phát triển phải đồng bộ trên mọi khía cạnh của đời sống xã hội: kinh tế, xã hội,

văn hoá…phải cùng được nâng lên. Chỉ tiến công vào một khía cạnh thì không thể nào

phá vỡ được cái vòng luẩn quẩn của nghèo đói, dốt nát và bệnh tật. Nguồn lực thì có hạn

nhưng tính đồng bộ của sự phát triển luôn đòi hỏi các chương trình phải có tính tính toán

các điểm đột phá, từ đó tìm ra chìa khoá của sự phát triển. Phát triển cộng đồng chỉ có

hiệu quả kinh nằm trong một chiến lược phát triển quốc gia đúng đắn.

3. Tham gia của quần chúng là quan điểm cơ bản của đường lối phát triển cộng

đồng. Yếu tố tổ chức là hết sức quan trọng. Các tổ chức thuộc chính quyền địa phương

phải được điểu chỉnh để thực hiện chức năng phát triển, cũng như phải hỗ trợ để xây

dựng và củng cố các tổ chức của chính người dân tại cộng đồng. Sự tham gia của chính

quyền phải được coi như một nhân tố bên trong, không phải là một lực lượng đứng bên

ngoài hoặc bên trên cộng đồng mà là thành phần quan trọng của cộng đồng.

4. Tạo được chuyển biến xã hội mới là quan trọng. Đó là sự thay đổi nhận thức,

hành vi của người dân nhằm mục đích phát triển; là tạo được chuyển biến trong cơ cấu tổ

chức, các mối tương quan lực lượng trong chính cộng đồng đó.

5. Phát triển năng lực trên cơ sở không “làm thay”, “làm cho” người dân. Người

dân không thể hành động nếu thiếu năng lực. Họ cũng không thể hành động đơn phương,

riêng lẻ mà phải kết hợp với các cá nhân, tổ chức cùng một chí hướng và quyền lợi để tạo

thành quyền lực chung. Muốn cho người dân tự làm thì tổ chức thông qua huấn luyện là

then chốt.

6. Các nghiên cứu làm nền tảng cho việc triển khai các dự án phải được đặt ngang

tầm với vị trí cần có của nó trong công tác phát triển cộng đồng. Hoạt động đánh giá

9

Page 10: Bài giảng phát triển cộng đồng

(Evaluation) là một bước đo lường hiệu quả xã hội của các dự án và mở ra những vấn đề

mới cho cộng đồng. Chúng tăng tính hiệu quả của các dự án.

1.3.2. Mục tiêu của phát triển cộng đồng

Trọng tâm của phát triển cộng đồng là con người (thành viên của cộng đồng) và

phát triển con người vì con người. Điều này có nghĩa là mục tiêu của phát triển là tăng

khả năng của con người để làm chủ đời sống và môi trường của mình. Những tiến bộ về

vật chất không kèm theo sự phát triển khả năng con người và cải tiến định chế xã hội mà

chỉ là thay đổi tạm bợ. Tăng trưởng kinh tế chỉ là một trong những khía cạnh của phát

triển.

Mục tiêu bao trùm của phát triển cộng đồng là tạo ra những chuyển biến xã hội

trong cộng đồng để cải thiện đời sống vật chất và tinh thần, mang lại sự bền vững về môi

trường. Phát triển cộng đồng còn góp phần mở rộng và phát triển các nhận thức và hành

động có tính chất hợp tác trong cộng đồng, phát triển năng lực tự quản cộng đồng. Mục

tiêu trên được thể hiện dưới 4 khía cạnh sau:

1. Hướng tới cải thiện chất lượng cuộc sống của cộng đồng, với sự cân bằng về

vật chất và tinh thần, qua đó tạo những chuyển biến xã hội trong cộng đồng.

2. Tạo sự bình đẳng trong tham gia của mọi nhóm xã hội trong cộng đồng, kể cả

các nhóm thiệt thòi nhất đều có quyền nêu lên nguyện vọng của mình và được

tham gia vào hoạt đồng phát triển, góp phần đẩy mạnh công bằng xã hội.

3. Củng cố các thiết chế/tổ chức để tạo điều kiện thuận lợi cho chuyến biến xã hội

và tăng trưởng.

4. Gia tăng và phát huy sự tham gia tích cực chủ động của người dân vào tiến trình

phát triển.

1.3.3. Qui tắc tiến hành hoạt động phát triển cộng đồng

1. Tin tưởng vào năng lực người dân và cộng đồng: Phát triển cộng đồng hoàn toàn có

khả năng quản lý cuộc sống và các vấn để của mình trừ khi họ bị đè nặng bởi mối lo âu

để sống còn.

10

Page 11: Bài giảng phát triển cộng đồng

2. Đảm bảo công bằng xã hội: Công bằng phải dẫn tới sự tái phân phối tài nguyên, bao

gồm: tiền của, tiện nghi, kiến thức, quyền lực ở cấp vi mô cũng như vĩ mô. Điều này rất

quan trọng vì không ít chương trình phát triển đã tạo thêm khoảng cách giàu – nghèo.

3. Tạo các hình thức hợp tác thuận lợi để phát huy tinh thần trách nhiệm cộng đồng.

4. Đối tượng ưu tiên của phát triển cộng đồng là người nghèo và người thiệt thòi.

5. Bắt đầu với con người: Không nên có thái độ “Đỗ lỗi cho nạn nhân” với những lập

luận như ”Dân trí thấp”, “Người ít học khó tiếp thu”, “Người nghèo hay an phận”.

6. Phát triển chỉ có thể Nội sinh nghĩa là xuất phát từ một ý chí và nội lực từ bên trong.

Sự hỗ trợ bên ngoài về chuyên môn và nguồn lực là rất cần thiết nhưng chỉ xúc tác.

7. Mọi chương trình hành động đều phải thông qua tiến trình do cộng đồng tự quyết.

8. Dân chủ là một nguyên tắc phải hướng tới để đảm bảo rằng lợi ích chung sẽ được tôn

trọng. Nhưng dân chủ đòi hỏi một quá trình rèn luyện và có qui tắc.

1.4.TIẾN TRÌNH CHUNG CỦA PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG

Phát triển cộng đồng được hình thành nhằm tạo ra những điều kiện cải thiện về

kinh tế và xã hội cho cộng đồng, nhấn mạnh tầm quan trọng sự tham gia của quần chúng,

biết định hướng nhu cầu, tự lực, nâng cao ý thức, phương pháp phát triển từ cơ sở và tăng

quyền lực cho cộng đồng. Trọng tâm của phương pháp này từ sự hội nhập và tính bền

vững. Phát triển cộng đồng đặt nền tảng trên sự giả định rằng phát triển bắt đầu ở cấp

thấp nhất và sáng kiến, tính sáng tạo và năng lực của quần chúng có thể được sử dụng để

cải thiện chính cuộc sống của họ thông qua những tiến trình dân chủ và những nỗ lực tự

nguyện. Nó bao hàm việc nâng cao ý thức quần chúng ở cấp thấp nhát khi họ được đánh

thức để nhận ra năng lực của mình. Trong hoàn cảnh lý tưởng, những thành viên cộng

đồng tự tổ chức lại một cách dân chủ để:

a. Xác định nhu cầu, khó khăn, vấn đề.

b. Triển khai kế hoạch và những chiến lược nhằm đáp ứng được những nhu cầu

này.

11

Page 12: Bài giảng phát triển cộng đồng

c. Thực hiện những kế hoạch như vậy với sự tham gia tối đa của cộng đồng để đạt

được thành quả.

Tiến trình chung của phát triển cộng đồng có thể được tóm tắt trong sơ đồ dưới

đây:

TIẾN TRÌNH CHUNG CỦA DỰ ÁN PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG

12

Page 13: Bài giảng phát triển cộng đồng

Kết quả của tiến trình phát triển cộng đồng nhằm xây dựng năng lực cộng đồng

theo các giai đoạn như sau:

Cộng đồng thức tỉnh: Là cộng đồng hiểu rõ thực trạng, nhu cầu thiết thực và những vấn

đề của chính họ. Việc làm đầu tiên là phải giúp cộng đồng hiểu về chính mình thông qua

các cuộc trao đổi thảo luận, điều tra về các nhu cầu và những vấn đề khó khăn cũng như

những tiềm năng và thuận lợi.

Cộng đồng đã gia tăng năng lực: Cộng đồng hiểu rõ và biết cách khai thác huy động

những gì mình có mà chưa sử dụng (đất đai, cơ sở, nhân tài), những nguồn hỗ trợ bên

ngoài (kiến thức chuyên môn, tín dụng, đầu tư, cơ quan viện trợ…) Thông qua học tập,

huấn luyện cộng đồng khắc phục những hạn chế, tăng cường kiến thức và kỹ năng để

hành động. Ngoài ra còn biết cách liên kết tổ chức lại để hành động chung có hiệu quả.

Cộng đồng tự lực: Thông qua hành động cộng đồng đã thay đổi và phát triển đó là sự tự

lực. Mục đích cuối cùng không phải là giải quyết các khó khăn, khủng hoảng trước mắt

13

Page 14: Bài giảng phát triển cộng đồng

mà mỗi khi khó khăn nảy sinh, cộng đồng tự huy động tài nguyên bên trong và bên ngoài

để giải quyết. Mỗi lần như vậy cộng đồng sẽ tăng trưởng và tự lực hơn. Tiến trình phát

triển cộng đồng luôn tiếp diễn và tái diễn vì cuộc sống là một quá trình giải quyết vấn đề

liên tục.

1.5. ĐÁNH GIÁ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CỘNG ĐỒNG

Tất cả chúng ta đề đã có những ý niệm nhất định về sự “Phát triển”, đó là sự thay

đổi mang lại sự cải thiện tốt hơn, sự thoả mãn hơn cho nhu cầu sống của con người. Điều

đáng đề cập ở đây là sự tác động, ảnh hưởng đến các thành viên cộng đồng không giống

nhau,mà thường là đem đến lợi ích cho một cá nhân hay tầng lớp nhất định, đồng thời

đem đến sự thiệt hại cho các bộ phận cộng đồng khác. Phát triển phải là một quá trình

mang lại sự cải thiện cho hầu hết mọi người, phát triển không đơn thuần mang lại lợi ích

cho một cá nhân, hay chỉ một bộ phận nào đó.

Mục đích tối cao của phát triển là cải thiện chất lượng cuộc sống cho mọi thành

viên của cộng đồng, bởi vậy chúng ta chỉ có thể giành được sự phát triển đúng nghĩa của

nó theo cách như vậy. Thế giới xung quanh ta luôn thay đổi, sự đổi mới là tiền đề cho sự

phát triển chỉ khi nào nó mang lại sự cải thiện cho toàn thể cộng đồng. Chúng ta tác động

để tạo ra sự thay đổi (đẩy mạnh sản xuất, xây dựng hạ tầng cơ sở, công trình phúc lợi,

kích thích phát triển kinh tế…)nhưng phải đánh giá xem những thay đổi đó có đóng góp

cho sự phát triển của cộng đồng hay không. Theo đúc kết của nhiều công trình nghiên

14

Page 15: Bài giảng phát triển cộng đồng

cứu, những thay đổi ở vùng nông thôn mang lại sự phát triển khi những thay đổi đó có

đặc tính như sau:

- Mang lại cải thiện điều kiện sống cho hầu hết mọi người

- Số người bị thiệt hại ít hơn đáng kể so với số người được hưởng lợi, hoặc đã

hạn chế đến mức tối thiểu số người bị thiệt hại.

- Phải đảm bảo thoả mãn được nhu cầu tối thiểu cho mọi người

- Phải phù hợp với nhu cầu, ý muốn đặc thù của mọi người trong cộng đồng.

- Kích thích và tăng được khả năng tự chủ của cộng đồng

- Mang lại sự cải thiện lâu dài, bền vững

- Không làm tổn hại mà không thể khắc phục được đối với môi trường thiên

nhiên.

Đánh giá phát triển cộng đồng thực chất là đánh giá chuyển biến xã hội trong cộng

đồng và tác động của các chuyển biến này đến năng lực giải quyết vấn đề, cải thiện đời

sống vật chất, tinh thần, bảo vệ môi trường, cũng như giải quyết các xung đột và đảm bảo

công bằng xã hội đem lại những thành quả trên đây. Các chuyển biến đó là:

- Chuyển biến để tổ chức cộng đồng

- Thay đổi về nhận thức, thái độ, hành vi, tinh thần trách nhiệm cộng đồng.

- Cải tiến về thể chế, các qui ưước, quy định trong hoạt động cộng đồng. Cải

thiện về giá trị tập tục giúp nâng cao đời sống và đảm bảo công bằng.

Phát triển cộng đồng không chỉ nói tới các cộng đồng thể. Đó chỉ là thực thể tác

động hơn là mục tiêu của phát triển cộng đồng. Tạo sự chuyển biến xã hội, trong đó tăng

cường năng lực tổ chức, khả năng đoàn kết xã hội, hướng tới khả năng nâng cao tính

cộng đồng mới là đích cuốic cùng của phát triển cộng đồng. Do đó, khi nói đến phát triển

cộng đồng là phải nói đến cả cộng đồng tính và cộng đồng thể, nó có mối quan hệ hữu

cơ, không thể tách rời. Trong một số tài liệu viết về phát triển và tổ chức cộng đồng, khái

niệm cộng đồng được hiểu theo nghĩa là những cộng đồng nhỏ,ở nông thôn thì đó là

những dòng họ, gia đình, làng - xã, còn ở đô thị thì đó là nhóm thân hữu cho đến như cấu

trúc nhỏ như là câu lạc bộ, nhóm người nghèo…

15

Page 16: Bài giảng phát triển cộng đồng

+ Cộng đồng tính là một thuộc tính hay một quan hệ xã hội được các nhà xã hội

học xác định và cụ thể hoá trong các nghiên cứu của mình.

+ Cộng đồng thể là là những nhóm người có phạm vi tập hợp và đặc trưng nhóm

rất khác nhau. Tốt nhất là chúng ta nên chọn một khái niệm làm việc với một số đặc

trưng nào đó mà ta có thể làm việc được.

Trong báo cáo phát triển hàng năm của Ngân hàng thế giới chúng ta thấy trong đó

có tới hơn 200 chỉ số về sự phát triển xã hội để so sánh giữa các nước, giữa các khu vực

về sự phát triển. Trong đó nếu gom lại thị có các nhóm chỉ số cơ bản sau đây:

+ Nhóm chỉ số tăng trưởng kinh tế, đặc biệt là chỉ số về bình quân thu nhập đầu

người so sánh giữa các cộng đồng và các khu vực.

+ Nhóm chỉ số phát triển xã hội, người ta quan tâm nhiều nhất đến chỉ số phát triển

xã hội, đặc biệt là chỉ số phát triển dịch vụ xã hội, trong đó có 2 dịch vụ cơ bản nhất là

dịch vụ giáo dục và dịch vụ y tế được đặc biệt quan tâm. Chỉ số phát triển con người hay

chỉ số phát triển nhân bản (HID – Human Development Index) là chỉ số tổng hợp kinh tế

– xã hội của sự phát triển, bao gồm (1) Thu nhập bình quân đầu người, (2) Tuổi thọ trung

bình, (3) Trình độ học vấn trung bình và một số chỉ báo khác.

Và cuối cùng là quan niệm rất hiện đại mà chúng ta vừa mới tiếp cận. Đó là những

chỉ số phát triển bền vững – một quan niệm rất hiện đại. Lâu nay chúng ta mới chỉ quan

tâm đến những chỉ số phát triển kinh tế, xã hội, con người, văn hoá…nhưng ít đề cập tới

quan hệ giữa con người và xã hội với tự nhiên trong xã hội học. Lâu nay trong giới khoa

học xã hội và nhân văn cho thấy rằng đó là vấn đề của các khoa học khác, nhưng chính

xã hội theo nghĩa rộng của nó là phải nghiên cứu quan hệ giữa con người và tự nhiên,

giữa xã hội và môi trường tự nhiên. Đó là những quan niệm mở rộng, có một loạt các chỉ

số có liên quan như chỉ số bảo vệ môi trường, phát triển con người. Phát triển kinh tế –

xã hội mà không bảo vệ môi trường thì có nguy cơ sẽ dẫn tới mặt trái của nó, tức là suy

thoái mà thế giới hiện đại đã có quá nhiều bài học. Ví dụ các chỉ số dưới đây:

1. Kinh tế/nguồn lực

- Sử dụng ít tài nguyên sẵn có để tăng thu nhập

16

Page 17: Bài giảng phát triển cộng đồng

- Cơ hội việc làm lớn

2. Xã hội:

- Tiếp cận với kỹ thuật và các dịch vụ xã hội như văn hoá, y tế, cơ sở hạ tầng.

- Có chỗ ở tốt hơn với đầy đủ các phương tiện (điện, đường,…)

- Nâng cao vị thế tổ chức

3. Văn hoá tinh thần

- Sự thống nhất cao hơn và tham gia nhiều hơn vào việc giải quyết các vấn đề cộng

đồng

- Số người tuân thủ pháp luật nhiều hơn

4. Chính trị

- Cuộc sống và tài sản được bảo đảm hơn (hoà bình, ổn định và trật tự)

- Tham gia nhiều hơn trong việc ra quyết định và hoạt động cộng đồng

- Con người không còn thoả mãn với điều kiện hiện tại

5. Sinh thái

- Bảo tồn và khôi phục tài nguyên thiên nhiên (lưu vực, rừng…)

- Tài nguyên nước trên đất liền và ven biển

- Đối với nông nghiệp, phương pháp canh tác không ảnh hưởng xấu đến môi

trường sinh thái.

17

Page 18: Bài giảng phát triển cộng đồng

CHƯƠNG 2

PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG

2.1. CỘNG ĐỒNG NÔNG THÔN VÀ NHU CẦU PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Cộng đồng nông thôn dưới con mắt của các nhà xã hội học là một hệ thống xã hội

gắn với hình thái kinh tế nông nghiệp, đối lập với một hệ thống xã hội khác là đô thị gắn

với nền thương nghiệp và công nghiệp. Nông thôn tồn tại và chiếm một vị trí quan trọng

trong lịch sử nhân loại như một kiểu xã hội có những đặc thù riêng. Phân loại của

Tonnies là một cách nhìn có tính khái quát về lịch sử phát triển các cộng đồng người.

Bảng phân loại của P.A sorokin và C.C zimnerman

Đặc trưng Nông thôn Đô thị

1. Nghề

nghiệp

Dân cư chủ yếu gắng với trồng

trọt, chăn nuôi, đánh bắt, nuôi

trồng thuỷ sản và các nghề nông

nghiệp khác

Dân cư chủ yếu gắn với thương

mại – dịch vụ, quản trị, công

chức, nghề tự do và các nghề

phi nông nghiệp khác

2. Môi

trường

Môi trường tự nhiên ưu trội hơn

môi trường xã hội – nhân văn.

Con người quan hệ trực tiếp với tự

nhiên.

Sự tách biệt với thiên nhiên lớn

hơn. Môi trường nhân tạo lấn át

môi trường tự nhiên

3. Kích cỡ

cộng đồng

Các cộng đồng nhỏ gồm nông trại

và xóm – làng gắn với văn minh

Kích cỡ cộng đồng lớn hơn

nhiều gắn vưói văn minh công

18

Page 19: Bài giảng phát triển cộng đồng

nông nghiệp nghiệp

4. Mật độ

dân số

Thấp hơn cộng đồng đô thị, hình

thành 2 khái niệm tương phản:

tính nông thôn và mật độ dân cư

Lớn hơn cộng đồng nông thôn.

Tính đô thị và mật độ dân cư là

2 khái niệm tương ứng nhau

5. Tính hỗn

tạp và thuần

nhất về dân

Thuần nhất hơn về đặc điểm

chủng tộc và tâm lý

Tính không đồng nhất lớn hơn

so với các cộng đồng nông

thôn. Tính không thuần nhất và

tính đô thị là hai khái niệm

tương ứng nhau

6. Phân tầng

xã hội

Khoảng cách khác biệt và phân

tầng xã hội ít hơn xo với đô thị

Sự khác biệt và phân tầng xã

hội lớn hơn. Sự khác biệt và

phân tầng xã hội là những khái

niệm tương ứng với tính đô thị.

7. Hướng di

động xã hội

Những kiểu di động xã hội theo

lãnh thổ, nghề và những kiểu khác

thường có cường độ không lớn,

thường là di động cá nhân từ nông

thôn ra thành thị

Gia tăng mạnh hơn. Tính độ thị

và tính di động là 2 khái niệm

tương ứng nhau. Chỉ trong giai

đoạn/hoàn cảnh đặc biệt mới có

sự di động từ đô thị về nông

thôn

8. Hệ thống

tương tác

Quan hệ xã hội thường là các quan

hệ sơ cấp, dựa trên tình thân láng

giềng, huyết thống và ít phức tạp

hơn

Quan hệ xã hội ẩn danh, được

tiêu chuẩn hoá và hình thức hoá

Trong tiến trình thay đổi và phát triển chung thì cộng đồng mang các đặc thù nông thôn

và cộng đồng đô thị hoá. Các đặc thù này liên quan đến việc xác định các cộng đồng

nông thôn ưu tiên cho các hoạt động phát triển hiện nay. Về khái niệm chung nhất, cộng

đồng nông thôn có hoạt động kinh kế chính là trực tiếp khai thác tài nguyên thiên nhiên

19

Page 20: Bài giảng phát triển cộng đồng

và sống dựa vào các nguồn tài nguyên này. Trên thế giới người ta dựa vào hai tiêu chí

chính để phân biệt vùng nông thôn và thành thị là mật độ dân số và phát triển hạ tầng cơ

sở. Tuy nhiên tiêu chí này rất tương đối và thay đổi tuỳ theo từng nước. ở Việt Nam việc

phân biệt các cộng đồng đô thị và nông thôn được thực hiện theo các quyết định về tổ

chức đơn vị hành chính. Một cộng đồng là đối tượng của phát triển nông thôn gồm các

thành viên được xác định theo ba tiêu chí chính:

+ Là cộng động mang tính xã hội nông thôn

+ Thành viên cộng đồng có cùng đơn vị hành chính

+ Thành viên cộng đồng có cùng khu vực cư trú tại vùng nông thôn

Tóm tắt các đặc điểm xã hội phân biệt cộng đồng nông thôn và thành

thị

Cộng đồng nông thôn Cộng đồng thành thị

1. Sự thân thiện và quan hệ trao đổi thân

thuộc hàng ngày

Mối quan hệ bình thường giữa các cá

nhân có tính chất giao kèo và lý luận

2. Quan hệ ruột thịt mạnh mẽ theo hình

thức phả hệ gia đình

Quan hệ tồn tại theo các hội, đoàn có chủ

đích

3. Sự tự phát, cùng giúp đỡ lẫn nhau,

cùng chia sẻ niềm vui và nỗi buồn

Sự ràng buộc xã hội hướng theo các mục

tiêu cụ thể

4. Sự thồng nhất cao theo các tập tục, ý

tưởng và những mong đợi của nhóm

Thống nhất theo phân chia lao động,

chuyên môn hoá theo chức năng có sự

phục thuộc lẫn nhau

5. Sự thống nhất dựa trên cơ sở sự giống

nhau về đặc thù

Sự thống nhất đạt được dựa trên cơ sở

phụ thuộc mục tiêu do chuyên môn hoá

Trong quá trình phát triển chung thì cộng đồng nông thôn có quá trình thay đổi

theo hướng đô thị hoá. Chỉ tiêu quan trọng nhất của quá trình này là giảm dần sự lệ thuộc

trực tiếp vào khai thác tài nguyên thiên nhiên. Sinh kế của cộng đồng được đa dạng hoá

cùng với tiếp cận trao đổi với thị trường ngày càng tăng. Quá trình đó làm cơ sở cho tích

20

Page 21: Bài giảng phát triển cộng đồng

luỹ cài tiến điều kiện hạ tầng cơ sở, thay đổi đặc điểm xã hội truyền thống và thu hút lực

lượng lao động lập nghiệp theo phương thức công nghiệp.

Về nhu cầu Phát triển nông thôn: Trong quá trình phát triển của thế giới , trong lịch sử

cho thấy sự cách biệt giữa các vùng nông thôn và thành thị ngày càng cách biệt vì sự thay

đổi và tăng trưởng trong các vùng đã đô thị hoá nhanh hơn rất nhiều. Thực tế cho thấy

rằng cần phải chú trọng hơn nữa đến sự phát triển của các cộng đồng nông thôn. Đó

chính là phải phát triển cân đối giữa nông thôn và thành thị, và cân đối giữa các lĩnh vực.

Như vậy, không chỉ cần đầu tư phát triển ở nông thôn về nguồn lực mà còn cần có các

phương pháp phù hợp.

2.2. PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG NÔNG THÔN VÀ NHU CẦU CỦA PHÁT

TRIỂN NÔNG THÔN

Phát triển nông thôn theo khái niệm chung nhất là hoạt động phát triển cộng đồng

xã hội con người ở các vùng nông thôn, nó chú trọng nhiều đến phát triển con người.

Theo ngân hàng thế giới (1975): “Phát triển nông thôn là một chiến lược được hoạch

định để cải thiện đời sống kinh tế – xã hội của một tầng lớp người đã được xác định –

tầng lớp người nghèo ở nông thôn. Nó chú trọng đến việc phân phối lợi ích của phát triển

đến những người nghèo nhất đang kiếm sống trong các vùng nông thôn. Tầng lớp này

bao gồm nông dân sản xuất nhỏ, những người thuê đất sản xuất và những ngưồi làm

công không có đất”

Theo UmaLele: “Phát triển nông thôn được khái niệm như là một quá trình cải

thiện mức sống của hầu hết những người thu nhập thấp đang sinh sống trong các vùng

nông thôn, đồng thời tạo lập tiến trình phát triển bền vững của họ”.

Theo Guy Hunter: “Mục đích cơ bản của phát triển nông thôn là phải làm cho hầu

hết dân cư nông thôn nghèo được thoả mãn nhu cầu sống thiết yếu bằng sự nỗ lực của

chính bản thân họ”.

Mục đích lâu dài của phát triển nông thôn đề cập chủ yếu đến sự cải thiện về chất

lượng cuộc sống của dân cư nông thôn. Có nghĩa rằng, phát triển nông thôn nhằm giúp

những người nông thôn làm cho điều kiện sống ở làng mạc thôn quê trở lên hấp dẫn đối

21

Page 22: Bài giảng phát triển cộng đồng

với mọi người. Muốn đạt được mục tiêu lâu dài, phát triển nông thôn cần phải giành được

những mục đích gần hơn, cụ thể hơn, thiết thực hơn hay còn gọi là mục tiêu cấp bách

trước mắt. Đó là phải tăng được năng lực của dân cư nông thôn, đặc biệt là tầng lớp

nghèo, để họ tự kiếm thêm, tiến tới kiếm đủ thu nhập, trang trải cho nhu cầu sống thiết

yếu của họ. Đảm bảo đáp ứng nhu cầu về dinh dưỡng, nhu cầu về mặc và nhà ở, nhu cầu

về chăm sóc sức khoẻ và giáo dục, nhu cầu về nguồn nước và vệ sinh, nhu cầu về ánh

sáng và giải trí, nhu cầu đi lại và sinh hoạt văn hoá tín ngưỡng.

Một trong những nhân tố quyết định đảm bảo cho những cải thiện trên là môi

trường xã hội có khả năng cung cấp đầu đủ cơ hội kiến dược việc làm phù hợp vho tất cả

mọi người. Bên cạnh tăng thu nhập, mạng lưới cung ứng đầy đủ các loại dịch vụ và

phương tiện cần thiết ở nông thôn cũng mục tiêu cần đạt được, đặc biệt là đối với các

vùng nông thôn xa xôi. Cơ sở giáo dục, y tế, mạng lưới giao thông và thương nghiệp…

phải được cải tiến, tổ chức phù hợp, hoạt động có hiệu quả thoả mãn nhu cầu dân cư trên

cơ sở quan hệ bình đẳng.

Tóm lại: Mặc dù có những chú trọng khác nhau, nhưng nhìn chung phát triển nông

thôn nhằm xoá đói giảm nghèo thông qua việc tăng năng lực của dân cư nông thôn thực

hiện các mục đích cụ thể sau đây:

+ Mở rộng sản xuất và tăng năng lực sản xuất

+Thúc đẩy để đạt một mức thu nhập cao hơn

+ Tạo ra công ăn việc làm ở nông thôn, đổi nghề nhưng không đổi chỗ ở.

+ Phân phối hợp lý và công bằng các lợi ích thu được từ phát triển.

+ Ưu tiên cải thiện điều kiện sống cho người nghèo.

+ Tạo lập được phát triển bền vững, phát triển từ những tiềm năng tại chỗ.

+ Tạo được sự tự chủ cho những người nghèo ở nông thôn hay tự phát triển.

Trong tiến trình phát triển chung của toàn xã hội, phát triển nông thôn còn được

xem như là một quá trình thay đổi bền vững có chủ ý về xã hội, kinh tế, văn hoá và môi

trường, nhằm nâng cao chất lượng đời sống của người dân địa phương. Nhấn mạnh vào

quá trình có chủ ý và bền vững. Phát triển nông thôn không phảilà một công việc làm

22

Page 23: Bài giảng phát triển cộng đồng

trong một thời gian ngắn. Nó cần được theo đuổi trong một thời gian dài nhiều năm và có

chủ ý.

Phát triển nông thôn nhấn mạnh nâng cao đời sống của người dân địa phương. Một

số phát triển “Địa phương” hoặc “Khu vực” trước đây được khuyến khích do nhu cầu

quốc gia (như điện, nước hoặc quốc phòng), hơn là nhu cầu của bản thân người dân địa

phương. Nhu cầu quốc gia tất nhiên có thể được đáp ứng thông qua phát triển nông thôn,

và bất cứ sự đáp ứng thành công nào nhu cầu địa phương sẽ đóp góp gián tiếp cho sự

phồn thịnh của quốc gia. Nhưng khái niệm hiện đại về phát triển nông thôn nhấn mạnh

hàng đầu vào việc đáp ứng nhu cầi của người dân nông thôn.

* Tổng hoà phát triển cộng đồng và phát triển nông thôn

Sơ đồ biểu diễn mối quan hệ giữa PTCĐ và PTNT

Khái niệm phát triển cộng đồng và phát triển nông thôn có một số điểm tương

đồng và một số trọng tâm như nhau chính vì vậy việc sử dụng hai khái niệm này trong

những hoàn cảnh cụ thể có thể thay thế nhau. Việc phân biệt hai khái niệm này nhằm

giúp cho cán bộ chuyên ngành và cán bộ nghiên cứu phát triển nông thôn thấy rõ hơn

trọng tâm hoạt động ở hai khái niệm này.

Điểm tương đồng quan trọng nhất: Là phát triển cộng đồng và phát triển nông thôn có 2

nguyên lý chung là hướng đến tăng năng lực của cộng đồng và tạo ra các chuyến biến xã

hội trong cộng đồng, đặc biệt là các cộng đồng nghèo, để giúp cải thiện đời sống vật chất

và tinh thần, duy trì công bằng xã hội, và bảo vệ được tài nguyên môi trường của họ.

Điểm phân biệt chính: là phát triển nông thôn có các hợp phần hoạt động rộng hơn và

tập trung chủ yếu vào đối tượng nghèo ở nông thôn. Trong khi đó phát triển cộng đồng

23

Page 24: Bài giảng phát triển cộng đồng

xem xét toàn thể cộng đồng nghèo trong một tiến trình phát triển liên tục có thời kỳ mang

đặc thù thành thị. Các điểm tương đồng và phân biệt chính giữa phát triển cộng đồng và

phát triển nông thôn có thể tóm tắt như sau:

Tóm tắt các đặc điểm chính phân biệt phát triển cộng đồng và phát

triển nông thôn

Đặc trưng của

Phát triển cộng đồng

Đặc trưng của

Phát triển nông thôn

Khái

niệm

Là tiến trình có kế hoạch và có tổ

chức, hỗ trợ cộng đồng tăng năng

lực để cải thiện điều kiện kinh tế,

xã hội và môi trường thông qua

nội lực là chính

Là chiến lược có kế haọch và có tổ

chức, hỗ trợ tầng lớp người nghèo ở

nông thôn để cải thiện điều kiện

sống về vật chất và tinh thần

Mục

tiêu

Cải thiện đời sống của toàn thể

cộng đồng như là một đơn vị mục

tiêu

Ưu tiên cải thiện đời sống của người

nghèo của các cộng đồng nông thôn

Nguyên

lý cơ

bản

Lấy con người làm trung tâm, thúc

đẩy tham gia, tăng sức mạnh và

đảm bảo công bằng, thông qua

hợp tác tương trợ lẫn nhau

Lấy con người làm trung tâm, thúc

đẩy tham gia, tăng sức mạnh và đảm

bảo công bằng, thông qua hợp tác

tương trợ lẫn nhau

Cấu trúc

hoạt

động

Phối hợp các cấp (trung ương, địa

phương) các ngành và các loại

hình tổ chức (cá nhân, nhà nước,

và các tổ chức phi nhà nước)

Phối hợp các cấp (trung ương, địa

phương) các ngành và các loại hình

tổ chức (cá nhân, nhà nước, và các tổ

chức phi nhà nước)

Đối

tượng

mục

tiêu

Cộng đồng nghèo (tổ chức, nhóm,

cộng đồng) ở vùng nông thôn và

thành thị

Người nghèo (cá nhân, nhóm, cộng

đồng) ở vùng nông thôn

2.3. TIẾP CẬN PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TOÀN DIỆN, BỀN VỮNG VÀ DỰA

VÀO CỘNG ĐỒNG

24

Page 25: Bài giảng phát triển cộng đồng

2.3.1. Phát triển nông thôn toàn diện

- Nhấn mạnh các khía cạnh về Xã hội, kinh tế và môi trường

- Phải triển phải là cả “Từ trên xuống” và “Từ dưới lên”. Nó phải bao trùm chính

sách, tiền tệ và hỗ trợ của Chính phủ (ở mọi cấp) và năng lực, tài nguyên và sự tham gia

của người dân

- Phải có sự tham gia của mọi khu vực đối tượng (nhà nước, tư nhân)

- Phải dựa trên tinh thần hợp tác và cộng tác

Nông, Lâm, Ngư nghiệp là một hệ thống sản xuất ở nông thôn, do người nông dân

thực hiện. Trong Nông, lâm, ngư nghiệp thì sản xuất chế biến – lưu thông – tiêu thụ sản

phẩm, cũng là một hệ thống sản xuất kinh doanh, trong đó người nông dân thực hiện

nhiều công đoạn. Trong kinh tế nông thôn, nông nghiệp, các ngành nghề tiểu thủ công

nghiệp, công nghiệp và dịch vụ nông thôn cũng là một hệ thống, do người nông dân thực

hiện. Tiếp cận phát triển nông thôn toàn diện đòi hỏi kiến thức đa ngành.

Phát triển nông thôn đòi hỏi kiến thức đa ngành về các lĩnh vực kỹ thuật và xã hội.

2.3.2. Phát triển bền vững

25

Page 26: Bài giảng phát triển cộng đồng

Những nguyên tắc này nhấn mạnh vào một cách nhìn lâu dài về xã hội con người

và việc con người sử dụng tài nguyên thiên nhiên của thế giới. Trong bối cảnh như vậy,

phát triển bền vững được khái niệm như sau: “Phát triển nhằm thoả mãn nhu cầu của thế

hệ ngày nay mà không làm hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai”

(Báo cáo Brunđtlan 1987). Một định nghĩa khác về phát triển bền vững cũng được sử

dụng thường xuyên là : “Phát triển tạo ra dòng chảy liên tục các lợi ích về xã hội, kinh tế

và môi trường”.

Các định nghĩa trên có thể là một điểm xuất phát có ích để suy nghĩ về sự bền vững

có ý nghĩa trong phát triển nông thôn. Để có thể đưa ra cơ sở đánh giá một chương trình

hoặc một dự án cụ thể có thực sự bền vững hay không. Chúng ta cần có một định nghĩa

có thể hỗ trợ cho việc đánh giá đó, và phản ánh tầm quan trọng của cách tiếp cận toàn

diện và phát triển dựa vào cộng đồng.

Phát triển bền vững được khái niệm là sự cải thiện chất lượng cuộc sống của con

người đang sinh sống trong khả năng chịu đựng của các hệ sinh thái duy trì cuộc sống đó.

Trên cơ sở đó, một nền kinh tế bền vững là một nền kinh tế duy trì cơ sở tài nguyên thiên

nhiên, tiếp tục phát triển bằng cách nâng cao nhận thức, cải thiện tổ chức, hiệu năng kỹ

thuật và công bằng xã hội.

Trên thực tế, nếu hiệu quả của tăng trưởng kinh tế không được phân phối đồng đều

trong xã hội, và nếu sự chênh lệch thu nhập di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, thì

không những mức độ tăng trưởng sản xuất có thể suy giảm mà ngay cả xã hội cũng trở

nên mất ổn định và có thể sụp đổ trong dài hạn. Tương tự, tăng trưởng kinh tế một cách

thiển cận có khả năng làm cạn kiệt các tài nguyên không thể tái sinh quá nhanh, hay huỷ

hoại môi sinh quá đà và do đó gây nhiều vấn đề nghiêm trọng cho sự sinh tồn của con

người. Trong chiều hướng này, tăng trưởng bền vững cần hội đủ 3 yếu tố: Những chủ đề

trên đã được thảo luận tại 2 Hội nghị Thượng đỉnh về Phát triển bền vững tại Rio de

Janeiro năm 1992 và tại Johannesburg năm 2002.

+ Tổng sản phẩm chia đầu người gia tăng với mức độ tốt từ năm này sang năm

khác (nhất là khi nền kinh tế còn trong vòng đang phát triển);

26

Page 27: Bài giảng phát triển cộng đồng

+ Thành quả tăng trưởng được san sẻ tương đối đồng đều và mọi tầng lớp dân

chúng đều có cơ hội bình đẳng như nhau; và

+ Môi trường thiên nhiên (như một phương tiện để sinh sống và sản xuất) được

duy trì thoả đáng.

Một hệ thống canh tác bền vững, bao gồm các biện pháp nuôi chồng nhằm đảm

bảo nhu cầu nông lâm sản của con người nhưng cũng góp phần cải thiện môi trường và

tài nguyên, sử dụng hiệu quả các tài nguyên không tái tạo, duy trì hiệu quả kinh tế của

sản xuất và cải thiện đời sống nông dân trong bối cảnh xã hội chung. Khái niệm về phát

triển nông nghiệp bền vững đều hướng đến mục tiêu là dung hoà và kết hợp giữa 2 lĩnh

vực đang phát sinh nhiều mâu thuẫn – ít nhất trong giai đoạn nông nghiệp đang chuyển

mình theo hướng sản xuất hàng hoá tập trung - đó là ý chí phát triển sản xuất, cải thiện

đời sống với bảo vệ tài nguyên, môi trường.

*Phát triển bền vững xem xét các khía cạnh:

1, Con người: để bền vững, phát triển phải tuân theo các nguyên tắc:

- Dân chủ và an toàn;

- Bình đẳng và đối xử công bằng;

- Chất lượng cuộc sống cho mọi người dân;

- Hành động của người dân trong hợp tác với Chính phủ; và

- Tôn trọng tổ tiên và quyền lợi của những người chưa sinh ra.

2, Kinh tế: Để bền vững, phát triển phải:

- Hỗ trợ để tăng cường và đa dạng hoá nền kinh tế nông thôn;

- Đảm bảo cho người dân có lợi ích đáng kể từ hoạt động địa phương;

- Thúc đẩy phồn vinh lâu dài ở nông thôn, hơn là vào lợi ích trước mắt; và

- Tránh gây tác động xấu đến các khu vực khác trong nền kinh tế quốc dân và đến

các khu vực và địa phương khác trên lãnh thổ địa lý

3, Môi trường: Để bền vững, phát triển phải:

- Tôn trọng nguồn tài nguyên và tính toàn vẹn của môi trường

- Giảm thiểu sử dụng nguồn tài nguyên không có khả năng tái tạo

27

Page 28: Bài giảng phát triển cộng đồng

- Sử dụng tài nguyên với tốc độ phù hợp với khả năng tái tạo;

- Sử dụng tài nguyên có hiệu quả; và

- Tránh gây ô nhiễm và ảnh hưởng xấu đến môi trường.

4, Tổ chức: Để bền vững, phát triển phải:

- Nằm trong giới hạn năng lực của các tổ chức kinh tế để khống chế và quản lý, để

có thể đáp ứng các tiêu chí nêu trên;

- Không gây ra loại chi phí không được hỗ trợ trong tương lai.

*Những tiêu chí Phát triển bền vững trong Chiến lược của Chính phủ đến năm 2010 đề

cập đến các cân nhắc về xã hội, kinh tế và môi trường.

Xã hội:

- Tạo điều kiện cho sự phân bố lại sức lao động địa phương theo hướng giảm dần

số người lao động chỉ đơn thuần làm nghề nông, và tăng số người lao động

tham gia vào ngành công nghiệp và dịch vụ.

- Hạn chế và tiến tới xoá bỏ, di chuyển tự phát sức lao động nông thôn ra thành

phố kiếm sống.

- Thành lập những điểm công nghiệp, thương mại và dịch vụ gắn liền với nông

nghiệp và nông thôn, đẩy mạnh quá trình đô thị hoá.

- Nâng cao tiêu chuẩn văn hoá, tri thức và xã hội của người dân nông thôn theo

hướng văn minh và hiện đại, dần dần thu hẹp khoảng cách giữa nông thôn và

thành thị.

Kinh tế:

- Tạo điều kiện cho các cơ sở công nghiệp gắn chặt với vùng nguyên liệu, giảm

chi phí vận tải, và giá thuê nhân công rẻ hơn.

- Tận dụng điều kiện thuận lợi về đất đai ở nông thôn, nơi mà giá thuê đất rẻ hơn

ở thành phố.

- Thúc đẩy chuyển hướng nhanh chóng của kinh tế nông thôn theo hướng có

nhiều hơn cơ sở vệ tinh sản xuất công nghiệp và dịch vụ khác.

28

Page 29: Bài giảng phát triển cộng đồng

- Khuyến khích phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao thu nhập và điều kiện sống

ở cộng đồng nông thôn.

Môi trường

- Tận dụng điều kiện thuận lợi và việc xử lý chất thải ở nông thôn dễ dàng hơn so

với thành phố bởi vì có nhiều đất trống và mật độ dân cư thấp.

- Đảm bảo chất thải công nghiệp có thể tận dụng được: ví dụ, chất thải công

nghiệp sau quá trình chế biến nông lâm sản có thể sử dụng như phân bón vi sinh

hoặc thức ăn gia súc.

2.3.3. Phát triển dựa vào cộng đồng

Với ý nghĩa này, phát triển nông thôn là cho người dân. Nhưng nó cũng phải được

theo đuổi với con người, và do con người. Đó là phát triển nông thôn phải dựa trên lợi

ích, sự tham gia của cộng đồng sống trong khu vực đó. Họ là cở sở phát triển nông thôn

bền vững vì :

- Họ biết rõ nhất những khó khăn và nhu cầu của mình.

- Họ quản lý nguồn tài nguyên như đất đai, nhà xưởng, sản phẩm địa phương mà

quá trình phát triển phải dựa vào đó.

- Kỹ năng, truyền thống, kiến thức vă năng lực của họ là tiềm năng chính để phát

triển; và

- Sự cam kết của họ là sống còn (nếu như họ không ủng hộ kế hoạch nào, kế

hoạch đó sẽ không thực hiện được).

Cộng đồng nông thôn truyền thống ở Việt Nam là làng xã xuất hiện từ khi tổ tiên

biết làm nông nghiệp, đặc biệt là từ khi biết trồng lúa nước. Cộng đồng làng xóm, cùng

nhau chung lưng đấu cật, khai phá đất đai, xây dựng đồng ruộng, làm thuỷ lợi, phòng lụt,

chống hạn, để trồng lúa nước và nông nghiệp, và văn minh nông nghiệp lúa nước lại làm

cho cộng đồng làng xã có mối quan hệ bền vững thêm.

Cộng đồng làng xã là một cơ cấu kinh tế xã hội bền vững trải qua những biến thiên

của lịch sử đất nước vẫn tồn tại và phát triển. Trải qua mấy nghìn năm lịch sử, đến nay

nước ta có trên 9000 đơn vị xã, với khoảng 50.000 làng, ấp, buôn, bản…Làng xã không

29

Page 30: Bài giảng phát triển cộng đồng

chỉ là đơn vị hành chính cơ sở đơn thuần, mà còn là một đơn vị xã hội dân sự truyền

thống. Trong cộng đồng làng xã, trải qua các thế hệ đã hình thành những cung cách làm

ăn, nếp sống, phong tục tập quán thích ứng với điều kiện từng vùgn nông thôn khác nhau

(đồng bằng, miền núi, ven biển…)

Chính cộng đồng làng xã, do đòi hỏi của thực thể sản xuất và đời sống, đã sáng tạo

ra các hình thức tương trợ, hợp tác giúp nhau cấy, gặt, lo việc hiếu hỷ…Những loại hình

hợp tác đa dạng, đơn giản, không thành văn, những có hiệu quả thiết thực, được các thế

hệ nông dân trong cộng đồng làng xã tự nguyện thực hiện, không cần có bất cứ mệnh

lệnh nào. Đây là những tiền để của các tổ chức hoạt động kinh tế hợp tác hiện nay.

Trong cộng đồng làng xã cũng hình thành và phát triển các mối quan hệ văn hoá xã

hội truyền thống, mang tính nhân văn sâu sắc, đậm đà bản sắc dân tộc, cần được tiếp tục

vun đắp và phát huy. Phát triển nông thôn và nông nghiệp trong thời gian tới muốn phát

triển mạnh mẽ và vững chắc, không thể không quan tâm đến việc phát huy sức mạnh của

cộng đồng làng xã.

2.4. THÁCH THỨC VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG BỀN VỮNG

Ở VIỆT NAM

Kể từ ngày cải tổ kinh tế, nông nghiệp Việt Nam đã đạt được nhiều thành quả tốt

đẹp. Sản lượng nông lâm thuỷ sản tăng nhanh, không những đảm bảo an toàn lương thực

cho cả nước mà còn góp phần xoá đói giảm nghèo ở nông thôn. Xuất khẩu nông nghiệp

đã trở thành nguồn thu ngoại tệ đáng kể từ đầu thập kỷ 1990. Hiệp định thương mại Việt

– Mỹ cũng như các hiệp ưước tương tự trong tương lai sẽ tiếp tục khuyến khích sản xuất

nông nghiệp tại Việt Nam.

Tuy nhiên, sự gia tăng sản lượng cũng như năng suất đạt được một phần là nhờ vào

các phương pháp sản xuất có xu hướng gây ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng môi sinh.

Các hoạt động trực tiếp hay gián tiếp trong nông nghiệp đã gây ra nhiều sự suy thoái môi

trường nghiêm trọng mà điển hình hơn hết là mức phá rừng cao, sử dụng phân hoá học và

thuốc diệt sâu bọ bừa bãi, và khai thác quá độ hải sản dọc theo bờ duyên hải. Những sự

suy thoái này đã dẫn đến các vấn đề quan hệ trực tiếp tới nông nghiệp như lũ lụt, đất xói

30

Page 31: Bài giảng phát triển cộng đồng

mòn, nhiễm mặn, phèn hoá, tăng nồng độ hoá chất độc, ô nhiễm nguồn nước, đất mất hoa

màu và suy giảm đa dạng sinh học.

Với dân số gia tăng và diện tích canh tác giới hạn, năng suất nông nghiệp tính trên

đất canh tác phải tăng khoảng 20% trong 20 năm tới để thoả mãn nhu cầu lương thực của

dân chúng với mức tiêu thụ như hiện tại. Điều này đòi hỏi 3 điều kiện: đầu tư vốn nhân

tạo, cải tiến kỹ thuật sản xuất và chất lượng môi trường được duy trì tốt. Bốn thách thức

to lớn cho phát triển nông thôn Việt Nam là:

1, Phải tiếp tục chuyển đổi từ kinh tế kế hoạch sang kinh tế thị trường;

2, Chuyển từ sản xuất tự cung tự cấp đóng kín sang sản xuất hàng hoá phục vụ thị

trường mở toàn cầu hoá;

3, Chuyển từ sản xuất tăng trưởng theo chiều rộng lấy khai thác tự nhiên và tăng

đầu tư tài nguyên làm động lực sang phát triển theo chiều sâu lấy chất lượng hiệu quả; và

4, Lấy phát triển bền vững làm mục tiêu, từ kinh tế nông nghiệp dang công nghiệp

hoá.

Cần có chính sách và thể chế vĩ mô thuận lợi

Những vấn đề về tính ổn định, hiệu quả và độ bền vững của sản xuất nông nghiệp

hầu như bắt nguồn từ sự mất đồng bộ giữa sản xuất với các yếu tố: thị trường tiêu thụ,

giải quyết vấn đề tài nguyên môi trường, xây dựng cơ sở hạ tầng, cải thiện nông thôn,

chuẩn bị nguồn nhân lực, đề xuất các chính sách và giải pháp. Như vậy, vấn đề phát triển

bền vững nông nghiệp cần đặt trong trong bài toán vĩ mô kinh tế – xã hội, được xác định

trong bối cảnh phát triển bền vững và mối quan hệ giữa 3 khu vực kinh tế.

Trưước tốc độ đổi mới nhanh chóng về kinh tế xã hội, câu hỏi về quan hệ công

nghiệp – nông nghiệp, về tương quan giữa kinh tế nông thôn và kinh tế thành thị dường

như chưa có lới đáp thoả đáng. Biểu hiện rõ nhất là tỷ lệ đầu tư cho nông nghiệp nông

thôn là không tương xứng với vai trò quan trọng của lĩnh vực này. Mức đầu tư hạn hẹp

kéo dài làm cơ sở hạ tầng nông thôn nghèo nàn. Tỷ trọng đầu tư cho nông lâm ngư

nghiệp trong tổng vốn đầu tư của toàn xã hội giảm từ năm 1990 là 17% xuống 7,4% trong

giai đoạn 1995 – 1997. Trong khi đó một số nước phát triển và đang phát triển ở Châu á,

31

Page 32: Bài giảng phát triển cộng đồng

vào giai đoạn có cơ cấu nông nghiệp trong tổng thu nhập quốc dân (GDP) tương tự như

Việt Nam như Hàn Quốc, Malaysia, Philippines…đều có tỷ trọng đầu tư vào nông lâm

nghiệp và thuỷ lợi trên 20%. Đầu tư không công bằng giữa nông thôn và thành thị, cùng

với một số vấn đề cần tiếp tục hoàn thiện trong chính sách vĩ mô như tỷ giá, sản xuất

hàng thay thế nhập khẩu công nghiệp…có lẽ là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng “cánh

kéo giá” làm cho tốc độ tăng giá nông sản chậm hơn so với tốc độ tăng giá hàng tiêu

dùng, hàng công nghiệp và dịch vụ.

Đổi mới thể chế và chính sách trong nội bộ ngành nông nghiệp

Các chính sách quan trọng nhất trong quá trình đổi mới trưước đây chủ yếu nhằm

tháo bỏ các ràng buộc của cơ chế kế hoạch hoá tập trung như chính sách đất đai, tự do

hoá thương mại, từ bỏ vai trò quản lý sản xuất của hợp tác xã…nhưng thực tế mới đang

đòi hỏi việc hoạch định chính sách và xây dựng thể chế phải đáp ứng những yêu cầu về

mở rộng cơ hội cho người sản xuất, kinh doanh, tăng cường năng lực và tạo điều kiện

pháp lý để học thực hiện những sự lựa chọn đó.

+ Để thích ứng với sự biến động của thị trường và đáp ứng xu hướng sản xuất hàng

hoá, người sản xuất phải có khả năng sử dụng nguồn lợi tự nhiên theo hướng chủ động

hơn, đa dạng hơn, bền vững hơn.

+ Cơ chế tổ chức ngân hàng và hệ thống tín dụng cần phải được cải thiện. Để

chuyển đổi cơ cấu sản xuất, áp dụng công nghệ kỹ thuật mới, thực sự làm sản xuất kinh

doanh chuyển sang phát triển theo chiều sâu thì phải tăng khả năng thiếp cận của nông

dân, nhất là người nghèo với thị trường tín dụng.

+ Sự chậm trễ của cải cách thể chế còn tạo nên mâu thuẫn giữa yêu cầu cấp bách

về nâng cao chất lượng, hiệu quả của sản xuất kinh doanh và cách thức tổ chức chỉ đạo

thiên về khuyến khích tăng sản lượng.

+ Nông dân chưa có đời sống văn hoá xã hội với chất lượng tốt so với những đóng

góp to lớn cho nền kinh tế.

+ Tình trạng thiếu việc làm có thu nhập xứng đáng dẫn đến tình trạng kéo dài trong

một bộ phận đáng kế dân cư nông thôn. Để con người phát triển, nhu cầu có việc làm và

32

Page 33: Bài giảng phát triển cộng đồng

có thu nhập ngày càng tăng thông qua lao động là nhu cầu tối quan trọng và chính đáng.

Làm thế nào để thực thi được những quyền đó trong hoàn cảnh tài nguyên hạn hẹp, khả

năng cạnh tranh của nông sản kém, thiếu thị trường là câu hỏi mà quá trình đổi mới cần

tiếp tục giải quyết.

Công nghiệp hoá nông thôn

Hai vấn đề quan trọng cần đặt ra. Đầu tiên là tìm cách tiến hành công nghiệp hoá

ngay tại nông thôn, bao gồm 2 việc chính đó là tích luỹ tư bản để tài trợ thúc đẩy công

nghiệp và tìm thị trường cho đầu ra. Sau đó là phát triển mối liên hệ mật thiết giữa công

nghiệp và nông nghiệp. Theo mô hình trên, nông nghiệp sẽ là khu vực truyền thống cung

cấp lương thực và lao động vơi năng suất và đồng lương thấp, ít có khả năng tích luỹ,

nhưng lại là thị trường quan trọng cho hàng công nghiệp. Đồng thời, phát triển khu vực

công nghiệp sẽ thu hút lao động dư thừa từ khu vực nông nghiệp, cung cấp các sản phẩm

công nghiệp tiêu dùng hay đầu tư (máy móc, vốn) cũng như các sản phẩm đầu vào (phân

bón hoá học, thuốc trừ sâu…)Sự phát triển khu vực công nghiệp ở nông thôn sẽ đòi hỏi

các yếu tố đặc trưng sau đây:

- Cần khởi động nguồn vốn ban đầu lấy từ thặng dư trong nông nghiệp và sau

này sẽ là tích luỹ ngay từ các xí nghiệp ở nông thôn;

- Các xí nghiệp trên cần hướng vào các ngành sử dụng nhiều lao độngvà tài

nguyên là lợi thế so sánh của nông thôn;

- Lúc ban đầu có thể khuyến khích phát triển các doanh nghiệp nông thôn bao

gồm cả sở hữu tập thể lẫn tư nhân, nhưng để mau đạt hiệu quả kinh tế cần

hướng ngay từ sớm đếm các sở hữu tư nhân;

- Tạo sự liên kết chặt chẽ giữa các xí nghiệp công nghiệp nông thôn và thành thị

về công nghệ, máy móc và nhân lực, cũng như khuyến khích cạnh tranh giữa

các xí nghiệp này để làm giảm giá thành và tăng chất lượng; và

- Các xí nghiệp công nghiệp nông thôn không nhất thiết phải được phân bổ đồng

đều trong cả nước, trái lại sẽ thay đổi tuỳ theo các điều kiện ban đầu của từng

địa phương, vị trí địa lý và lợi thế so sánh. Tuy nhiên và trên hết, các đầu tư

33

Page 34: Bài giảng phát triển cộng đồng

chính phủ hay tài trợ quốc tế ODA vào cơ sở hạ tầng nông thôn là yếu tố cốt lõi

sự sự phát triển và phân bổ nói trên.

Cải câch các doanh nghiệp nhà nước ở khu vực nông thôn

Đa dạng hoá sản xuất nông nghiệp rất quan trọng trong phát triển nông thôn. Tuy

nhiên, nông dân Việt Nam không nên sản xuất các loại cây trồng không có lợi thế cạnh

tranh. Mía đường là một ví dụ. Năm 1994, Chính phủ Việt Nam mục tiêu đến năm 2000

tự túc về mía đường đã đầu tư phát triển ngành đường. Nhà nước khuyến khích nông dân

trồng mía đường để cung cấp nguyên liệu thpp cho nhiều nhà máy tinh luyện. Mặc dù

tổng diện tích trồng mía đường giai đoạn 2000 – 2001 là 320.000ha nhưng chưa đủ khả

năng cung cấp cho nhu cầu của các nhà máy. Thiếu mía đã đẩy giá lên cao và kết quả là

nông dân chuyển sang trồng mía ở những vùng đất không thích hợp. Hậu quả là năng suất

rất thấp, chỉ khoảng 50 tấn/ha. Theo báo cáo của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) năm 1999,

giá đường nội địa hiện cao hơn 25% so với giá đường nhập khẩu.

Kiếm soát độc quyền và chống cạnh tranh không lành mạnh

Đổi mới kinh tế ở Việt Nam với đường lối phát triển kinh tế nhiều thành phần được

bắt đầu trưước hết trong lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn, đã tạo điều kiện cho thị

trường hàng hoá, dịch vụ được hình thành và vận động theo cơ chế thị trường. Kết quả

quan trọng này làm tiền đề cho các yếu tố cạnh tranh xuất hiện là làm thay đổi cấu trúc

thị trường theo hướng phi tập trung, theo đó các loại hình thị trường cạnh tranh ra đời và

phát triển.

Tuy nhiên vẫn chưa có một cơ chế cho sư vận hành đầy đủ của cạnh tranh lành

mạnh. Độc quyền và những tác động tiêu cực của nó vẫn được khắc phục. Nhà nước vẫn

chưa ban hành luật khuyến khích cạnh tranh và Kiếm soát độc quyền. Vì vậy tình trạng

cạnh tranh không lành mạnh và độc quyền đã trở thành đặc quyền gây không ít trở ngại

cho quá trình phát triển.

Trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn, cạnh tranh không lành mạnh và độc lập thể

hiện ở việc phân biệt đối xử về chính sách bảo hộ, vay vốn tín dụng, tiếp cận các nguồn

lực và dịch vụ điện, thuỷ lợi, đất đai, thông tin, độc quyền mua nguyên liệu nông sản, độc

34

Page 35: Bài giảng phát triển cộng đồng

quyền xuất khẩu, giành giật thị trường, ép cấp, ép giá, ấn định mức giá độc quyền cao,…

đang là những vấn đề cần được tháo gỡ. Trên cơ sở đó sẽ cần tìm một số giải pháp kiểm

soát độc quyền và chống cạnh tranh khônglànhmạnh trong quá trình chuyển đổi kinh tế ở

Việt Nam, nhằm tạo dựng một môi trường cạnh tranh lành mạnh, thuận lợi cho sự phát

triển bền vững của nông thôn Việt Nam.

Tín dụng nông thôn

Những bài học đúc kết từ một số nghiên cứu và khảo sát gần đầy về tín dụng nông

thôn trên thế giới và ở Việt Nam là: mang ngân hàng đến với người dân, kết nói nguồn

cung cấp tín dụng với việc huy động tiết kiệm, cho vay không nên là hoạt động biệt lập

với những chương trình phát triển nông thôn, giảm thiểu chi phí giao dịch đối với người

cho vay lần người đi vay, cho vay theo nhóm chịu trách nhiệm chung cho thấy có nhiều

mặt tích cực, chú trọng đến khả năng sinh lợi để đảm bảo tính ổn định về dài hạn.

Hiện trạng tín dụng nông thôn ở Việt Nam được phân tích chi tiết về 3 mảng chính:

khu vực chính thức (gồm những định chế như Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông

thôn, Ngân hàng phục vụ người nghèo, các quĩ tín dụng nhân dân, các ngân hàng cổ phần

nông thôn); Khu vực bán chính thức (Bao gồm các tổ chức quần chúng và các tổ chức phi

chính phủ; và Khu vực phi chính thức (vay vốn từ gia đình, bà con, bạn bè và láng giềng,

người cho vay lại, họ/hụi)

Cải tiến y tế, xã hội và giáo dục

Lĩnh vực y tế nông thôn được đầu tư thích đáng trong nhiều năm. Hệ thống trạm xá

y tế chỉ nhận phần nhỏ ngân sách trong khi hệ thống này phải lo cho 73% dân chúng sống

ở nông thôn. Đóng góp của dân trong y tế gấp 8 lần đóng góp của nhà nước và chỉ dưới

12% dân được bảo hiểm y tế – an sinh xã hội. Lĩnh vực y tế chưa được hữu hiệu vì các

chính sách phát triển vùng và chính sách chi tiêu nhà nước chưa thoả đáng, và ít có cạnh

tranh trong việc cung cấp các dịch vụ xã hội. Việt Nam không có một mạng lưới y tế an

sinh xã hội đúng mức. Các dịch vụ xã hội – y tế tại nông thôn bị đe doạ vì các gia đình

không có tiền trả lệ phí.

35

Page 36: Bài giảng phát triển cộng đồng

Việt Nam cần tái xét chính sách y tế, chú trọng vào việc xây dựng một mạng lưới y

tế bao trung nông thôn. Việt Nam cần xây dựng và đa dạng hoá các nguồn tài trợ của các

quỹ y tế . Cải tổ cơ cấu hành chính y tế sẽ giúp tăng các dịch vụ y tế nông thôn. Những

ưu tiên gồm: (1)củng cố mạng lưới y tế xã phục vụ cho đa số nhằm phòng hơn chữa; (2)

cải cách chính sách y tế; hợp tác giữa khu vực công và tư nhằm có cạnh tranh trong việc

cung cấp các dịch vụ xã hội; (4) khuyến khích hợp tác quốc tế và trợ giúp nhân đạo về

nông thôn.

Với một nửa dân số trong lứa tuổi dưới 25, và trên 1 triệu người gia nhập thị

trường công nhân hàng năm, cho thấy tầm quan trọng của giáo dục và đào tạo trọng việc

huấn luyện người nông dân nông thôn, để họ có thể có đầy đủ khả năng và kiến thức

chuyên môn để thu hút được các dự án đầu tư về những vùng họ sinh sống. Chính vì nhu

cầu đào tạo cấp thiết đó cho nên những yểm trợ giáo dục từ bên ngoài, nếu muốn có tác

dụng tối đa và nhanh chóng, cần phải hướng vào chương trình huấn luyện và đào tạo Đại

học, đặc biệt là những chương trình đào tạo 2 năm theo mô hình đào tạo cộng đồng. Vì

nhu cầu cấp thiết cho nên những chu kỳ đào toạ rút ngắn 2 năm sẽ giúp huấn luyện kịp

thời đội ngũ chuyên viên làm nền móng cho việc đẩy mạnh các chương trình phát triển

tại nông thôn. Vì là chế độ Đại học, sinh viên các cơ sở đại học cộng đồng không những

được hấp thụ kiến thức chuyên môn, mà còn đựơc đào tạo để tự phát triển khả năng phân

tích và hành động độc lập, đồng thời với việc trau dồi phương pháp suy luận và quyết

định độc lậo, để phát huy khả năng dáng tạo cho sinh viên. Ngoài ra, một cơ sở đại học

cộng đồng còn trở thành một trung tâm cung cấp thông tin và số liệu chuyên môn cập

nhật và một cơ quan tư vấn chi những công trình nghiên cứu và phát triển trong tầm hoạt

động của địa phương.

2.5. Vai trò của chính phủ và các tổ chức khác trong phát triển cộng đồng

“Chương trình phát triển cộng đồng” cho rằng vai trò của Chính phủ trong phát

triển cộng đồng là tổ chức, chỉ đạo và phối hợp các hoạt động”. đồng thời công nhận:

- Vai trò chủ chốt của bản thân người dân. Sự cần thiết giao trách nhiệm, ở nơi

thích hợp, cho các chính quyền tỉnh và cơ sở.

36

Page 37: Bài giảng phát triển cộng đồng

- Vai trò của các tổ chức quần chúng, các nhóm tự giúp đỡ nhau và các hợp tác

xã kiểu mới; và

- Hoạt động đang phát triển của khu vực tư nhân.

2.5.1. Vai trò của chính phủ

Vai trò của Chính phủ trong phát triển cộng đồng là vai trò lãnh đạo, nhưng không

phải chỉ là vai trò diễn xuất. Chính phủ tổ chức, chỉ đạo và phối hợp hành động của hàng

loạt các cơ quan, tổ chức và các lợi ích, những người đóng góp cho quá trình phát triển

cộng đồng to lớn này. Trong bối cảnh này, các hoạt động của Chính phủ trong phát triển

cộng đồng tập trung vào:

- Đề ta chiến lược và các chính sách phát triển cộng đồng

- Xây dựng khung luật pháp, tài chính, thuế khoá và các luật lệ…để khuyến

khích các hình thức phát triển mong muốn;

- Làm dễ dàng quá trình chuyển tiếp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã

hội chủ nghĩa.

- Đẩy mạnh nghiên cứu và áp dụng công nghiệp mới

- Phát triển năng lực của nhân dân và các tổ chức thông qua việc mở rộng các

dịch vụ, thông tin, đào tạo và các hoạt động liên quan khác.

- Sử dụng một cách khôn ngoan quyền lực của mình với tư cách là người mua,

người cung cấp và người chủ.

- Đầu tư ngân sách nhà nước vào cơ sở hạ tầng, các dịch vụ xã hội, tái định cư và

một số lĩnh vực khác.

- Đàm phán với các cơ quan tài trợ và viện trợ nước ngoài

- Hỗ trợ những người và những vùng bị thiệt thòi; và

- Giám sát nỗ lực tổng quan của phát triển cộng đồng

Đề ra chiến lược và chính sách phát triển cộng đồng

Vai trò trưước tiên của Đảng và Chính phủ là xây dựng chiến lược quốc gia về phát

triển cộng đồng, và làm rõ chiến lược này về:

37

Page 38: Bài giảng phát triển cộng đồng

- Chính sách của Chính phủ áp dụng đối với các ngành khác nhau, và đối với

hành động ở cấp quốc gia, tỉnh, huyện và cơ sở.

- Nêu rõ những ưu tiên và mục tiêu để đảm bảo rằng các nguồn lực hiện có sẽ

được sử dụng với hiệu quả tốt nhất.

Chiến lược và nưhngx chính sách này cần phải dựa vào sự phân tích sâu sắc và

thường xuyên được cập nhật tình trạng xã hội, kinh tế và môi trường ở các vùng cần phát

triển. Sự phân tích này bao gồm việc giám sát thường xuyên, thu nhập một cách có hệ

thống các dữ liệu, cấc thông tin phản hồi về kinh nghiệm và đề nghị từ cấp cơ sở, cấp

huyện, tỉnh cho Chính phủ trung ương.

Quá trình chuẩn bị, thực hiện và giám sát các chính sách cso thể được cai là một

“Thác ý tưởng” chuén động từ dưới lên trên và từ trên xuống dưới giữa các cấp Trung

ương, tỉnh, huyện và cơ sở. Quá trình đạt tới đỉnh cảo với mõi kế hoạch 5 năm. ở năm

hiện tại, nó được tập trung vaof Chiến lược nông nghiệp và phát triển nông thôn trong

giai đoạn đến năm 2010, đã được đại hội 9 thông qua vào năm 2001. Trong các cẩm nang

này, nó được gọi là “Chiến lược đến năm 2010”

38

Page 39: Bài giảng phát triển cộng đồng

“Thác ý tưởng” này có thể coi là hệ thống dọc đi từ cấp trung ương đến cơ sở. Nó

được xây dựng phù hợp với nhu cầu về hệ thống ngang giữa các ngành khác nhau của

Chính phủ. Tài liệu của ngân hàng Thế giới “Việt Nam năm 2010: Bưước vào thế kỷ

21”lưu ý rằng:”Nhiều yếu tố hướng dẫncác đầu tư ra nằm ở ngoài phạm vi tổ chức của

Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn và đòi hỏi của các Bộ khác phải có nưhngx

quyết định đúng đắn: Ví dụ: “Chiến lược phát triển ngành thuỷ sản do Bộ Thuỷ sản xây

dựng…”

Chiến lược đến năm 2010 nêu sự “đồng bộ” của các chính sách áp dụng đối với

nông nghiệp và nông thôn; và sự chỉ đạo cải tiến từ Chính phủ tới các tổ chức sẽ thực

hiện các chính sách này.

Chỉ đạo việc sang nền kinh tế thị trường

Vấn đề cần giải quyết là:

- Những người sản xuất có thể không đưa được hàng hoá và dịch vụ của họ vào

các thị trường có thể trả cho họ giá cả hợp lý hơn;

- Các hàng hoá và dịch vụ của họ có thể bị giảm giá do ccs hàng hoá và dịch vụ

nhập khẩu từ các nước khác; hoặc

- Họ có thể thấy rằng nhu cầu đối với hàng hoá của họ biến động thất thường

năm này sang năm khác, trong khi họ lại thiếu các nguồn tài chính để tồn tại ở

cấc thời kỳ giá thấp hoặc thiên tai.

Vì vậy, hiện nay Việt Nam không thể chỉ dựa vào nền kinh tế thị trường để duy trì

thu nhập có thể tồn tại và công ăn việc làm đầy đủ cho mọi người dân. Trong khi đó, việc

chuyển sang nền kinh tế thị trường lại gây ra đau đớn cho hàng triệu hộ và doanh nghiệp.

Không thể đảo ngược những chuyển động hướng tới nền kinh tế thị trường. Những cái

thu được trong tương lai, thông qua việc tạo ra một nền kinh tế vững mạnh và tham gia

vào mậu dịch tự do của thế giới là rất lớn để không phải vứt bỏ chúng để rồi rút về sự cô

lập hoặc nền kinh tế chỉ huy.

39

Page 40: Bài giảng phát triển cộng đồng

Tất nhiên, trong thời gian ngắn, một số hình thức bảo vệ (như kiểm soát nhập khẩu,

thuế quan, hoặc hạn ngạch) có thể được chứng minh là đúng. Nhưng câu trả lời chính

nằm ở ssự kết hợp:

- Các biện pháp đẩy mạnh nền kinh tế thị trường, bao gồm:

+ Đẩy mạnh hơn nữa các hệ thống thông tin mà nền kinh tế thị trường có hiệu quả

dựa vào nó để phát triển;

+ Nâng cao kỹ thuật và các tiềm năng của các doanh nghiệp hiện có; và

+ Khuyến kích sự phát triển và đa dạng hoá nền kinh tế trên khắp đất nước.

- Khắc phục những nhược điểm của nền kinh tế thị trường bằng cách:

+ Sử dụng quyền lực Chính phủ với tư cách là người mua, người cung cấp và

người chủ.

+ Tạo hệ thống hỗ trợ đối vưío nưhngx người và vùng bị thiệt thòi.

Nghiên cứu khoa học và công nghệ

Nghiên cứu khoa học và công nghệ có thể đóng góp quan trọng vào quá trình hiện

đại hóa nông nghiệp và kinh tế nông thôn. Chiến lược đến năm 2010 nhấn mạnh chủ yếu

đến nỗ lực sâu rộng của nghiên cứu và triển khai do Chính phủ thực hiện và theo đuổi với

sự cộng tác với tất cả các khu vực có liên quan. Chiến lược thừa nhận rằng, tới nay:

- Đầu tư nghiên cứu khoa học và công nghệ và công nghệ chuyển giao còn ít.

- Tổ chức của hệ thóng nghiên cứu khoa học còn phân tán. Hầu hết các thiết bị

nghiên cứu đã lạc hậu. Các nhóm nghiên cứu khoa học và kỹ thuật không đủ

mạnh. Một số lĩnh vực nghiên cứu thiếu các chuyên gia đầu ngành.

- Công tác thông tin khoa học còn yếu kém.

Đầu tư ngân sách nhà nước cho nghiên cứu nông nghiệp còn quá ít so với các nước

khác. Trong những năm 1998 và 1999 lĩnh vực này chỉ nhận được 80 tỉ đồng, bằng 1,7%

tổng chi phí cho nông nghiệp và 0,08% tổng sản phẩm quốc nội từ nông nghiệp. Cùng

với thời gian trên, Trung Quốc đầu tư 6% tổng chi cho nông nghiệp, Malaysia và Thái

Lan 10% và các nước châu á khác tối thiểu là 3%.

40

Page 41: Bài giảng phát triển cộng đồng

Trong tương lai, chiến lược đã nêu rõ: Hiện đại hoá nông thôn là một quá trình

phát triển và đầu tư nghiên cứu khoa học và áp dụng công nghệ mới…Nưhngx khoa học

và công nghệ mới ảnh hưởng rất lớn tới tốc độ tăng trưởng nông nghiệp và các chương

trình nông nghiệp, công nghiệp chế biến nông lâm sản, phát triển tiểu htị công nghiệp và

dịch vụ. Việc hiện đại hoá sẽ tập trung vào bốn lĩnh vực chính sau:

- Nhanh chóng phát triển và áp dụng công nghệ sinh học vào sản xuất.

- Từng bưước áp dụng công nghệ tự động hoá

- Áp dụng công nghệ thông tin

- Áp dụng công nghệ vật liệu mới

Áp dụng công nghệ

Công nghệ sinh học: Đưa nhanh các tiên bộ mới trong công nghệ sinh học vào sản

xuất nhằm tạo ra sự đột phá mới về năng suất và chất lượng cây trồng, vật nuôi. Chuyển

giao công nghệ, xây dựng ngành công nghệ sinh học hiện đại trong nông nghiệp có khả

năng giải quyết những vấn đề mà thực tế đặt ra.

Công nghệ tự động hoá: áp dụng những thành tựu trong nước và nước ngoài

trong tự động hoá vào các lĩnh vực sau:

- Chế biến nông sản, trong đó ưu tiên cho sản phẩm xuất khẩu.

- Chăn nuôi gia súc, bao gồm sản phẩm thức ăn gia súc, thịt và chế biến thịt, sữa.

- Thủy lợi: hệ thống điều khiển, an toàn cho các thiết bị tưới tiêu, các trạm bơm,

ngăn ngừa lũ lụt…

Công nghệ thông tin: Ngành nông nghiệp đã được trang bị hàng nghìn máy vi

tính và các máy chủ cỡ lớn…và một mạng toàn quốc kết nối Bộ với gần 200 đơn vị

trong ngành và được nối mạng Internet. Hàng nghìn người đã được đào tạo có khả năng

sử dụng và khai thác mạng lưới máy tính này…NHưng hệ thống này còn nhiêu nhược

điểm. Cơ sở dữ liệu còn hạn chế, số lượng các nhân viên chuyên về công nghệ thông tin

còn ít, việc sử dụng và trao đổi thông tin giữa các các cơ quan còn rất hạn chế. Trong

tương lai, cần tập trung vào việc hoàn thiện mạng lưới thông tin, hiện đại hoá các cơ quan

41

Page 42: Bài giảng phát triển cộng đồng

thông tin trong ngành nông nghiệp, phát triển phần mềm và các cơ sở dữ liệu liên quan

đến thiết kế máy móc, thiết bị nông nghiệp và các công trình thuỷ lợi…

Công nghệ vật liệu mới: áp dụng những thành tựu trong nước và nước ngoài trong

công nghệ vật liệu mới vào sản xuất nông nghiệp và đời sống nông thôn, bao gồm:

- Các máy móc, thiết bị phục vụ cơ khí hoá nông nghiệp, thuỷ lợi, chăn nuôi gia

súc, bảo quản và chế biến nông sản, sản xuất và chế biến muối, các ngành nghề

khác ở nông thôn.

- Đóng gói các sản phẩm nông nghiệp

- Thuỷ lợi, Ví dụ: Sử dụng kỹ thuật địa chất tổng hợp trong các bộ phận cốt lõi

của các đập, hoặc dùng vật liệu mới trong chế tạo các ống.

Phát triển nguồn nhân lực

Quá trình hiện đại hoá nông nghiệp và kinh tế nông thôn phụ thuộc vào việc phát

triển nguồn nhân lực: nông dân, công nhân, những người quản lý và các nhà doanh

nghiệp để họ có thể sử dụng được công nghệ và đáp ứng các yêu cầu của kinh tế thị

trường. Do đó, chiến lược đến năm 2010 nhấn mạnh đến việc xây dựng năng lực ở các

lĩnh vực như dịch vụ khuyến nông, thông tin và đào tạo. Chiến lược nêu nên sự cần thiết

phải tăng cường và mở rộng hệ thống các dịch vụ cho nông dân và cố vấn, hỗ trợ các

doanh nghiệp nông thôn ở các khu vực khác. Nhằm mục đích này, chiến lược phát thảo

các đề xuất:

- Xây dựng các trung tâm chuyển giao công nghệ chuyên ngành hoặc công nghệ

chung ở các vùng các các huyện.

- xây dựng các tổ chức mới của nhà nước hặoc các tổ chức của những người tình

nguyện tham gia về nông nghiệp và công tác khuyến nông. Những tổ chức này

sẽ liên kết các cơ quan nghiên cứu và dạy nghề với các đơn vị sản xuất (hộ dân,

các trang trại và hợp tác xã);

- Giúp đỡ chuyển giao công nghệ mới, thông qua các trung tâm, trường dạy nghề,

trong đào tạo lực lượng lao động kỹ thuật ở nông thôn;

42

Page 43: Bài giảng phát triển cộng đồng

- Giúp các nhà đầu tư thuộc các thành phần kinh tế lựa chọn những lĩnh vực và

phương án kinh doanh;

- Mở các trung tâm tư vấn để cố vấn chgo các trang trại gia đình và các cơ sở sản

xuất và giúp họ phát triển sản xuất kinh doanh.

- Hình thành các trung tâm thông tin huỵện và xã gắn với công tác khuyến nông

(gồm cả nông,lâm nghiệp, nghề cá và tiểu thủ công nghiệp); và các tổ chức

cung cấp thông tin và hướng dẫn kỹ thuật về các giống mới, và về nhu cầu của

thị trường cho các hộ và các cơ sở kinh doanh ở nông thôn.

Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đang xây dựng một trang Web và lắp đặt

mạng máy tính kết nối Bộ với các Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn ở 64 tỉnh,

thành phố, rồi sau đó tới các huyện, để giúp các tổ chức này tiếp cận với các thông tin về

thị trường. Bộ có ý định mua các tìn từ các cơ quan, tổ chức trên thế giới về giá cả, thị

trường, quy cách và tiêu chuẩn của các hàng háo nông nghiệp trên thị trường thế giới để

giúp các doanh nghiệp Việt Nam định hướng hoạt động sản xuất của họ.

Hỗ trợ những người và nưhgnx vùng bị thiệt thòi

Nền kinh tế thị trường không đáp ứng tốt nhu cầu của những người nghèo, những

người thất nhghiệp hoặc nói cách khác những người bị thiệt thòi. Những người này

không thể cạnh tranh được với nưhngx người giàu về hàng hoá dịch vụ. Do thiếu phương

tiện vận chuyển hoặc thông tin nên họ có thể không tiếp cận được các thị trường mà tại

đó họ có thể bán hàng hoá hoặc mua những thứ mà họ cần với giá phải chăng. Do thiếu

tín dụng, họ có thể không mua được máy móc để cải thiện thu nhập của bản thân.

Do Chính phủ đã cam kết, vì lợi ích bình đẳng và đoàn kết dân tộc, giúp đỡ những

người và những vùng bị thiệt thòi. Điều này, bao gồm xoá đói giảm nghèo, quan tâm

nhiều hơn đến hạnh phúc của phụ nữ, trẻ em, các dân tộc thiểu số và những người bị thiệt

thòi khác. Chính sách này nhận được hỗ trợ của nhiều cơ quan viện trợ quốc tế và các tổ

chức phi Chính phủ, những người đang tài trợ những dự án ở các vùng nông thôn bị ảnh

hưởng nhiều nhất bởi nạ nghèo khó, suy dinh dưỡng và những thiệt thòi khác.

43

Page 44: Bài giảng phát triển cộng đồng

Chương trình 135: Cộng cụ của Chính phủ trong lĩnh vực này là chương trình 135

bắt đầu từ năm 1998. Chương trình này nhằm cải thiện đời sống của những người

dân ở các xã miền núi xa xôi ít được ưu tiên, và để tạo điều kiện cho họ khắc phục

sự nghèo khó và hoà nhập tốt hơn vào xu thế phát triển chung của người Việt Nam.

Chương trình bao gồm 5 hoạt động chính nhằm vào mục tiêu này:

- Tạo việc làm và cỉa thiện sinh kế ằng cách đẩy mạnh việc sử dụng bền vững các

nguồn tài nguyên thiên nhiên và chế biến sản phẩm ở cùng xa;

- Phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn, đặc biệt chý ý đến sự tiếp cận và vận

chuyển, cung cấp nước, điện khí hoá;

- Cải thiện trung tâm dịch vụ y tế, giáo dục, tiêu thụ sản phẩm và trao đổi thông

tin;

- Đào tạo cán bộ ở cấp xã (thôn, ấp, làng, bản…) để quản lý tốt hơn sự phát triển

kinh tế xã hội của địa phương họ; và

- Di chuyển dân ở các vùng cực kỳ khó khăn đến nưhngx nơi có điều kiện thuận

lợi hơn.

Chính phủ đã có thu hút sự đóng góp to lớn của những nhà tài trợ nước ngoài, các

cơ quan viện trợ và các tổ chức phi Chính phủ để thực hiện chương trình 135.

2.5.2. Vai trò của các tổ chức khác trong phát triển nông thôn

Phát triển nông thôn phụ thuộc vào sự đóng góp tích cực của cấc tổ chức khác nhau

trong cáckhu vực công cộng, tư nhân và tình nguyện. Những tổ chức này có vai trò bổ

sung cho vai trò của Chính phủ và của các tổ chức viện trợ nước ngoài. Trong bối cảnh

của chính sách “đổi mới” vá của việc giao một số chức năng của Chính phủ cho địa

phương, tính chất của nhiều trong số những tổ chức này, và tầm quan trọng tương đối vai

trò của họ ở Việt Nam đang thay đổi dần. Các loại tổ chức quan trọng nhất là:

44

Page 45: Bài giảng phát triển cộng đồng

- Chính quyền tỉnh, huiyện và cơ sở có thể đóng vai trò ngày càng tăng không chỉ

trong việc cung cấp và bảo dưỡng các cơ sở hạ tầng vật chất và xã hội mà còn

trong việc quản lý các chương trình phát triển.

- Các tổ chức quần chúng, bao gồm những tổ chức đại diện cho nông dân, phụ

nư, thanh niên và cựu chiến binh: họ có thể giúp huy động công sức và tiền tiết

kiệm của các thành viên trong tổ chưc của họ và có thể cung cấp các dịch vụ

mở rộng, đào tạo và tín dụng.

- Các hợp tác xã kiểu mới có thể có vai trò chủ yếu trong việc giúp đỡ các thành

viên về tiêu thụ sản phẩm của họ và có được các thông tin…

- Các ngân hàng và hiệp hội tín dụng đang đương đầu với thách thức để có thể

huy động thêm tiền tiết kiệm và cung cấp tín dụng là nưhngx thứ thiết yếu đối

với nông dân và các doanh nghiệp nhỏ khác.

- Khu vực tư nhân đang phát triển cả về số lượng lẫn sự đa dạng,. đóng vai trò

then chốt trong vịec đa dạng hoá nền kinh tế nông thôn; nó bao gồm cả các liên

doanh với các công ty nước ngoài.

- Các doanh nghiệp nhà nước đang thay đổi, chuyển động hướng tới môt thị

trường mở hơn.

- Nguồn viện trợ nước ngoài, kể cả các tổ chức của liên hợp quốc, cả các tổ chức

đa biên hoặc song phương, tổ chức phi Chính phủ và các tổ chức khác.

Chính quyền tỉnh, huyện và cơ sở

Chính quyền đang tăng cương giao trách nhiệm cho cấc Uỷ ban nhân dân và chính

quyền cấp tỉnh và các cấp cơ sở về:

- Việc thực hiện các chương trình kinh tế xã hội của địa phương của họ, kể cả

việc cung cấp cơ sở hạ tầng;

- Quy hoạch việc sử dụng đất cho mục đích nông nghiệp và các mục đích khác

theo đúng với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội tổng thể của tỉnh;

- Phân bổ ngân sách, tín dụng và nguồn lao động

45

Page 46: Bài giảng phát triển cộng đồng

- Hỗ trợ đầu tư nâng cấp, mở rộng và xâu dựng các cơ sở chế biến ở các vùng sản

xuất tập trung, chuyên anh, ở những nơi thích hợp; và

- Quản lý hoạt động xuất nhập khẩu và tiếp cận các thị trường

Để các cấp chính quyền tỉnh và cơ sở có thể đảm đương vai trò ngày càng cao này,

Chính phủ đề ra các biện pháp phát triển kỹ năng cho cán bộ chính quyền của các cấp đó

và cán bộ lãnh đạo của Đảng.

Hợp tác xã

Quá trình được bắt đầu từ chính sách “Đổi mới”, đã mang lại sự thay đổi chủ yếu về

tính chất và vai trò của các hợp tác xã nông nghiệp và các hợp tác xã khác ở Việt Nam.

Luật Hợp tác xã (1997) quy định việc thành lập các hợp tác xã kiểu mới. Những hợp tác

xã kiểu mới này dựa trên cơ sở tự nguyện gia nhập của nông dân và những người và các

tổ chức khác. Các hợp tác xã không quản lý các hoạt động canh tác chính. Thay vì đó, họ

cung cấp các dịch vụ cho nông dân, như cung cấp giống và phân bón, cấp vốn để mua các

máy móc đắt tiền, quản lý các hệ thống thuỷ lợi hoặc cung cấp điện và tín dụng. Các hợp

tác xã cũng hành động để khắc phục những mặt tiêu cực của nền kinh tế thị trờng, thí dụ

bằng cách mua và tích trữ các sản phẩm nông nghiệp trong những thời kỳ giá hạ.

Một số hợp tác xã nông nghiệp kiểu mới tham gia vào những hình thức hoạt động đa

dạng hơn. Ví dụ, HTX Duy Sơn 2 ở tỉnh Quảng Nam đã xây dựng và quản lý điều hành

các nhà máy thuỷ điện, nhà máy sản xuất thức ăn gia súc, các xí nghiệp sản xuất giầy,

hàng dệt và các hàng hoá khác.

Vài nghìn hợp tác xã kiểu mới đã đi vào hoạt động, nhiều vùng nông thôn có thể

hưởng lợi từ các hợp tác xã như vậy. Nhưng ở nhiều địa phương, các hợp tác xã kiểu

mới chưa được hình thành, các vấn đề tồn đọng của hợp tác xã kiểu cũ chưa được giải

quyết triệt để.

46

Page 47: Bài giảng phát triển cộng đồng

Ngân hàng và các hiệp hội tín dụng

Những người muốn thành lập hoặc mở rộng các doanh nghiệp hoặc dịch vụ trong

nông nghiệp và kinh tế nông thôn thường rất cần tín dụng. Do đó, việc cung cấp tín dụng,

với các điều kiện mà cá nhân và các tổ chức có thể quản lý được, có tầm quan trọng sống

còn đối với chương trình phát triển nông thôn của đất nước. Các nguồn tín dụng chính

phục vụ mục đích này là:

* Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (BARD)

* Ngân hàng chính sách xã hội.

* Các Hiệp hội hoặc các Quỹ tín dụng, bao gồm cả những quỹ do các tổ chức quần

chúng điều hành (phục vụ các hội viên của họ).

* Một số tổ chức xã hội khác, kể cả tổ chức phi Chính phủ, trong đó một số cấp

những vốn vay rất nhỏ mà các ngân hàng khó điều hành được: một thí dụ về tín dụng nhỏ

này được nêu ở trang sau.

Các số liệu của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho thấy tháng 8

năm 2000 chỉ có trên 4,5 triệu người vay của ngân hàng này. Tất cả, trừ 50.000 trong số

những người vay này, là các hộ gia đình hoặc cá nhân tham gia sản xuất nông nghiệp,

lâm nghiệp, nông nghiệp, hoặc hàng thủ công. Những người vay khác gồm 27.000 trang

trại, 24.000 tổ hợp tác và 2.300 hợp tác xã, trong đó chỉ có 280 hợp tác xã nông nghiệp.

Xét đến tín dụng mà bản thân ngân hàng và những tổ chức cho vay khác cung cấp,

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ước tính: khoảng 40% số hộ nông thôn

đã vay được vốn; 36% số hộ không có nhu cầu cần vay; nhưng chỉ có trên 20% (3 triệu

hộ) cần vay vốn nhưng không vay được, chủ yếu do lãi suất quá cao hoặc do họ không có

giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

cũng ước tính rằng một tỷ lệ lớn các hợp tác xã nông nghiệp muốn vay vốn, nhưng không

vay được do lãi xuất quá cao hoặc (đối với đại đa số) do không có giấy chứng nhận quyền

sử dụng đất và họ không biết rõ là tài sản nào của họ có thể dùng để thế chấp vốn vay.

47

Page 48: Bài giảng phát triển cộng đồng

Để vượt qua những khó khăn này. Chiến lược đến năm 2010 đề ra phải hoàn thành

sớm việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các nông hộ, các hợp tác xã có thể

dùng tài sản của mình để thế chấp vốn vay; và nếu có thể cần điều chỉnh lãi suất vay.

Khu vực tư nhân

Chính phủ mong muốn khu vực t nhân ngày càng tham gia vào kinh tế nông nghiệp

và nông thôn nh là một phần của chuyển động hướng tới kinh tế thị trờng. Con số nổi bật

trong khu vực tư nhân là hàng triệu hộ và các doanh nghiệp hoạt động ở quy mô nhỏ

trong nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, thủ công, dịch vụ v..v và khoảng 120.000

trang trại lớn hơn. Chính phủ muốn khuyến khích phát triển hoạt động, kinh tế của các hộ

và doanh nghiệp này, đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất hàng hoá và chế biến, tiểu công

nghiệp và thủ công và trong việc sử dụng hiệu quả đất bỏ hoang và đất khai hoang.

Chính phủ cũng sẽ khuyến khích phát triển của hoạt động thương mại trên quy mô

lớn hơn, đặc biệt ở các ngành chế biến, chăn nuôi gia súc quy mô lớn và các ngành khác

không sử dụng nhiều đất nông nghiệp. Luật doanh nghiệp năm 2000 đã kích thích đáng

kể việc thành lập các doanh nghiệp mới. Luật này cũng thúc đẩy cả việc tăng đầu tư trực

tiếp của nước ngoài (FDI). Vào cuối năm 1999, có 286 dự án đầu tư trực tiếp của nước

ngoài vào với tổng số vốn cam kết là 1,3 triệu USD (đô la) cho ngành nông nghiệp và

lâm nghiệp. Nhằm khuyến khích đầu tư trực tiếp của nước ngoài, Chính phủ sẽ xem xét

lại các điều kiện đang làm hạn chế hoạt động này.

Quá trình cổ phần hoá hoặc đa dạng hoá chủ sở hữu các doanh nghiệp nhà nước sẽ

cung cấp thêm cơ hội cho khu vực tư nhân đầu tư vào kinh tế nông thôn.

Chính phủ cũng sẽ huy động tiền tiết kiệm của các cá nhân, các hộ và doanh nghiệp

để đầu tư vào nông thôn. Dự kiến là khoảng 30.000 tỷ đồng hiện đang được lưu giữ ở

dạng tiền gửi, tiền mặt, vàng, đô la Mỹ, thóc gạo…Huy động một tỷ lệ các khoản tiết

kiệm này có thể đáp ứng phần lơn nhu cầu về vốn ở các vùng nông thôn.

48

Page 49: Bài giảng phát triển cộng đồng

Các doanh nghiệp nhà nước

Các công ty nhà nước sở hữu, được gọi là các doanh nghiệp nhà nước - nắm phần

sản lượng công nghiệp chủ yếu trong thời kỳ kinh tế chỉ huy. Thực hiện chính sách “đổi

mới”, vai trò của các doanh nghiệp nhà nước đang chuyển đổi dần trong các cải cách bắt

đầu từ 1989. Nhiều doanh nghiệp nhà nước đã trở thành công ty cổ phần, hoặc được bán,

hoặc sát nhập hoặc đóng cửa. Trong thời kỳ 1990 và 2000 số doanh nghiệp nhà nước

giảm từ khoảng 12.000 xuống còn khoảng 5.300; tỷ trọng về sản lượng công nghiệp của

những doanh nghiệp này đã giảm từ 62% xuống 42%; và lực lượng lao động giảm từ 2.5

triệu người xuống còn 1.6 triệu người.

Từ năm 1998,Chính phủ đã đánh giá lại tất cả các nghiệp nhà nước và đã ra một

chương trình cải cách chi tiết. Chủ trương này nhằm cải thiện năng suất của các doanh

nghiệp nhà nước; giảm thiểu tình trạng lỗ nặng và nợ nần mà nhiều doanh nghiệp nhà

nước mắc phải và xem xét lại vai trò của chúng với tư cách là một bộ phận của động lực

quốc gia để hiện đại hoá Việt Nam. Để thực hiện những mục tiêu này, Chính phủ dự

định:

* Đa dạng hoá chủ sở hữu các doanh nghiệp nhà nước thông qua việc cổ phần hoá

tức là bán các cổ phần của nhà nước) hoặc bán hoàn toàn hoặc chuyển nhượng tự do cho

khu vực tư nhân;

* Giải thể các doanh nghiệp nhà nước không có hiệu quả.

* Cơ cấu lại những doanh nghiệp nhà nước vẫn thuộc Chính Phủ quản lý;

* Xây dựng một hệ thống an toàn xã hội cho những công nhân mất việc làm do

thực hiện những chính sách này.

Trong nông nghiệp và phát triển nông thôn, dự kiến là các doanh nghiệp nhà nước

vẫn là lực lượng lãnh đạo trong những lĩnh vực quan trọng, đặc biệt là việc tiêu thụ sản

phẩm và chế biến gạo, đường muối, cao su, cà phê, chè và các sản phẩm chủ yếu khác.

Những doanh nghiệp nhà nước này sẽ phải hoạt động có hiệu quả hơn. Nhiều doanh

49

Page 50: Bài giảng phát triển cộng đồng

nghiệp trong số này sẽ được củng cố thành một số ít các công ty chủ chốt. Các doanh

nghiệp chế biến sẽ được cổ phần hoá và từng bước sẽ bán cổ phần cho các nông dân sản

xuất nguyên liệu. Như vậy sẽ gắn kết quyền lợi của các doanh nghiệp chế biến với nông

dân sản xuất nông sản nguyên liệu.

Lĩnh vực lâm nghiệp cũng đã có cải cách tương tự. Trước năm 1999, có 412 doanh

nghiệp lâm nghiệp nhà nước, nắm các hạn ngạch đốn gỗ trên diện tích 3.5 triệu ha đất

rừng và thu hoạch khoảng 3.5 triệu m3 gỗ mỗi năm. Do nhu cầu bảo tồn các nguồn lợi gỗ

của quốc gia và xây dựng lại rừng quốc gia, các doanh nghiệp, lâm nghiệp nhà nước đã

được cải tổ theo quyết định của Thủ tướng Chính Phủ năm 1999 - 130 doanh nghiệp, lâm

nghiệp nhà nước tiếp tục quản lý các rừng tự nhiên để phục vụ các mục đích sản xuất,

với sản lượng giảm đi rất nhiều. Còn 120 doanh nghiệp lâm nghiệp quốc doanh khác

được giao trách nhiệm bảo vệ rừng cho tới khi các khu rừng phát triển tới mức độ có thể

thu hoạch được. Các doanh nghiệp còn lại được chuyển thành các Ban Quản Lý rừng

phòng hộ, rừng đặc dụng với vai trò chính là bảo vệ rừng quốc gia.

2.6. Những bài học phát triển nông thôn từ nông nghiệp

Trải qua hàng vạn năm hình thành và phát triển, qua các bước thăng trầm của lịch

sử, nông nghiệp nước ta với những người nông dân áo vải cần cù, chịu thương, chịu khó,

thông minh, sáng tạo từ đời này sang đời khác đã có những đóng góp vô cùng to lớn,

đồng thời để lại những kinh nghiệm làm nông nghiệp quý báu mà cho đến nay vẫn có ý

nghĩa thiết thực. Kinh nghiệm, bài học phát triển nông nghiệp nước ta gồm nhiều mặt: tổ

chức, kỹ thuật canh tác, đấu tranh chống thiên nhiên, thể chế…

Phát triển nông nghiệp, bắt đầu từ nông nghiệp là một trong những vấn đề mang

tính quy luật đối với những nước mang tính lạc hậu, kém phát triển đi lên. Nghiên cứu

lịch sử phát triển của một số nước công nghiệp phát triển, hay của một số nước công

nghiệp mới ở Châu á hay sự chuyển tiếp thành công của một số nước xã hộp chủ nghĩa cũ

từ kinh tế kế hoạch hoá tập chung sang kinh tế thị trường đều thấy rõ một kinh nghiệm

chung là bắt đầu từ nông nghiệp.

50

Page 51: Bài giảng phát triển cộng đồng

Cách đây hơn 200 năm, ở nước anh rồi đến Tây Âu đã diễn ra cuộc cách mạng công

nghiệp đầu tiên của loài người, mở đường cho sự hình thành nền công nghiệp tư bản chủ

nghĩa. Nhưng trước đó đã có sự chuyển động cơ bản của nông nghiệp Tây Âu, mà nhiều

nhà kinh tế học gọi là cuộc cách mạng thức ăn gia súc, đã tạo điều kiện để cho cách mạng

công nghiệp ra đời và phát triển.

Mỹ cũng đã khởi đầu xây dựng nông nghiệp tiến thẳng lên nông nghiệp tư bản chủ

nghĩa, bỏ qua giai đoạn phong kiến với tô và tức. Nông nghiệp bắt đầu với những trang

trại lớn và nhỏ, những cơ sở khai thác rừng hay chế biến nông sản. Một điểm đáng chú ý

là, Mỹ đã biết mua công nghệ của Anh và Đức, gửi người đi các nước này đào tạo những

cán bộ chuyên ngành và công nhân chủ chốt.Mỹ cũng bắt đầu mua ở Tây Âu một số thiết

bị để làm nông nghiệp và khai thác rừng.

Nhật Bản có nông nghiệp truyền thống lâu đời. Để cách tân đất nước, Nhật Bản

cũng đã hướng về Tây Âu và học tập kinh tế t bản chủ nghĩa. Nhật Bản đã bắt đầu canh

tân nông nghiệp với việc phát triển và nâng cao những kinh nghiệm truyền thống, thúc

đấy chế biến và sử dụng các loại phân bón địa phơng, sau này sử dụng nhiều phân hoá

học để thâm canh nông nghiệp; và với phơng pháp khoa học thực nghiệm đã hình thành

được một nền nông nghiệp và khoa học nông nghiệp vào loại cao ở châu á. Trước chiến

tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản đã có một số nhà khoa học Nông nghiệp giỏi về lúa.

Đài loan chủ trơng phát triển nông nghiệp để có cơ sở phát triển công nghiệp, sau

đó dựa vào công nghiệp để phát triển thêm nông nghiệp được đề ra. Sau đó trong đờng lối

được bổ sung thêm: phát triển cả nông nghiệp và công nghiệp xuất khẩu. Cải cách ruộng

đất đã tiến hành một cách ôn hoà theo 3 bước: giảm tô từ 1949, tô tối đa không qua

37,5%(trước đây là 50%) và thời hạn lĩnh canh không dới 6 năm. Bước hai bán ruộng cho

nông dân ( năm 1951 ); và bước ba thực hiện người cày có ruộng. Chủ đất chỉ được giữ

lại 3ha ở đất thấp và 6ha ở đất cao; ngoài ra phải bán cho nhà nước và được trả bằng 7%

khế ước hàng hoá và 3/10 bắng cố phiếu các xí nghiệp quốc doanh. Chính phủ bán lại cho

51

Page 52: Bài giảng phát triển cộng đồng

nông dân đất với giá rẻ: bằng 2/5 sản lượng cây trồng chính vụ trong 1 năm và được trả

dần trong 10 năm.

Hàn Quốc cách đây35 năm, thu nhập quốc dân/ đầu người ở Hàn Quốc là 80 USD.

Năm 1994 số thu nhập quốc dân đầu ng àn Quốc đã tăng hơn 100 lần là 8.600 USD/ đầu

người. Hàn Quốc cũng đã có một nền nông nghiệp phát triển, năng suất lúa của Hàn

Quốc nhiều năm đã vượt 62 tạ/ha, đứng hàng đầu châu á.

Malaysia cũng rất tích cực chăm lo đến phát triển nông nghiệp, nhất là cọ dầu và

cao su là hai mặt hàng mà Malasia có u thế trên thị trờng thế giới. Đã tích cực thâm canh

cây lơng thực, đã đạt năng suất lúa gần 30 tạ/ ha, vào loại khá ở Đông Nam á đang tích

cực sản xuất hàng công nghiệp xuất khẩu, có thể cạnh tranh trên thị trờng thế giới.

Trung Quốc thi hành chính sách cải cách và mở của cũng đã bắt đầu từ nông

nghiệp. Từ 1978 với cải cách mở cửa, Trung Quốc bắt đầu giải tán các công xã nhân dân.

Ruộng đất được giao cho xã viên sử dụng 15 năm, cùng với nhiều chính sách hỗ trợ nông

nghiệp khác. Năm 1993, Trung Quốc đã sản xuất được 450 triệu tấn lơng thực cho gần 2

tỷ dân. đã mở nhiều xí nghiệp ở nông thôn. Các xí nghiệp hơng trấn được thành lập với

phơng châm: “Rời ruộng, không rời làng”; và “Vào xởng chử không vào thành” để mong

giử lại dân ở nông thôn, tránh hiện tợng dân dồn về thành thị. Xí nghiệp hơng trấn phát

triển nhanh, kể cả công nghệ chính xác và sản xuất hàng xuất khẩu, đã chiếm gần 50%

tổng giá trị xuất khẩu cả nước.

Kinh nghiệm xây dựng thể chế phát triển nông nghiệp, nông thôn ở nước ta là yếu

tố mở đờng đảm bảo cho nông thôn phát triển. Trước cách mạng tháng tám đã hình thành

và tồn tại một thể chế nông nghiệp và nông thôn với nền kinh tế phông kiến tiểu nông cổ

truyền bao gồm các hình thức tổ chức quản lý hành chính từ trung ơng đến làng xã, các tổ

chức kinh tế xã hội dân sự, cũng nh cac phong tục, tập quán, với những quy định thành

văn và không thành văn. Hệ thống thể chế cổ truyền được xay dựng trên cơ sở quyền tự

chủ của các hộ tiểu nông và mối quan hệ giữa chính quyền phong kiến trung ơng và cộng

đồng làng xã.

52

Page 53: Bài giảng phát triển cộng đồng

Thời kỳ hợp tác hoá nông nghiệp theo mô hình tập thể hoá, một thể chế nông

nghiệp và nông thôn mới ra đời dựa trên nề kinh tế nông nghiệp tập thể hoá, kế hoạch hoá

tập chung, quyền tự chủ sản xuất của hộ nông dân gần nh bị xoá bỏ.

Trong trời kỳ đổi mới, thể chế nông nghiệp và nông thôn được hình thành thông

qua các nghị quyết của Đảng, luật pháp cơ bản nh Hiến pháp(1992) Luật ruộng đất(1993)

Luật hợp tác xã (1996) và các quy định về Nhà nước. thể chế mới, về mặt tổ chúc, đang

hình thành, tiến tới hoàn thiện qua các hệ thống tổ chức quản lý hành chính của nhà nước,

hệ thống tổ chức dân sự và hệ thống kinh tế thị trờng. Hệ thống tổ chức dân sự đang được

xây dựng bao gồm 2 loại hình:1) tổ chức dân sự về kinh tế nh các hình thức tổ chức hợp

tác, tơng trợ trong sản xuất nông nghiệp và ngành nghề nông thôn; 2)tổ chức dân sự về xã

hội nh các tổ chức quần chúng, các tổ chức xã hội, nhân đạo …Hệ thống kinh tế thị trờng

bao gồm các chợ nông thôn, các tụ điểm thơng mại, các tổ chức dịch vụ kinh tế kỹ thuật

thuộc các thành phần kinh tế.

Kinh tế hộ nông dânvà kinh tế hợp tác xã là lực lượng chủ yếu quyết định sự phát

triển chủ yếu nông nghiệp và nông thôn. Kinh tế hộ nông dân là hình thức tổ chức sản

xuất thích ứng với đặc thù của sản xuất nông nghiệp, thích ứng với những biến động của

nền kinh tế thị trờng, cạnh tranh gay gắt. Ngay ở các nước t bản công nghiệp phát triển,

kinh tế hộ nông dân vẫn tồn tại, không hề bị tiêu vong, Khi cạnh tranh với các doanh

nghiệp t bản quy mô lơn, nó vẫn tồn tại trong các trang trại gia đình quy mô khác nhau:

nhỏ, vừa và lớn.

ở nước ta trong thời kỳ đổi mới, hộ nông dân trở thành hộ kinh tế tự chủ và kinh tế

hộ nông dân được hình thành. Với các quyền tự chủ về sản xuất, cụ thể là tự chủ về đất

đai, lao động, vốn, t liệu sản xuất, kế hoạch hoá sản xuất và phân phối sản phẩm, kinh tế

hộ nông dân đã trở thành một chủ thể phát triển nông nghiệp và công nghệ, thiết bị, các

hộ nông dân đã huy động được mọi tiềm năng, nguồn lực có thể để phát triển sản xuất

trồng trọt, chăn nuôi, nghề rừng,nghề cá và các ngành luỹ, và điều quan trọng là chuyển

từ sản xuất tự túc dần sang sản xuất nông sản hàng hoá.

53

Page 54: Bài giảng phát triển cộng đồng

Trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, sản xuất nông nghiệp và kinh tế

nông thôn sẽ có những biến động: đa dạng hoá, chuyên môn hoá, hợp tác háo sản xuất.

Do đó nảy sinh nhu cầu phát triển kinh tế hợp tác trong nông nghiệp và nông thôn. Tác

dụng của các hợp tác xã là hỗ trợ, tăng thêm sức mạnh cho nông dân, để giúp nông dân

tạo ra u thế cạnh tranh trên thị trờng, bảo vệ quyền lợi củ nông dân, hạn chế sự lũng đoạn

của t bản t nhân. Kinh tế hợp tác xã có lớn mạnh thì mới hỗ trợđắc lực cho kinh tế hộ

nông dân phát triển trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Đa khoa học công nghệ vào nông nghiệp và nông thôn là yêu cầu cấp thiết. Đối với

nước ta, một nước nông nghiệp lạc hậu đi lên thực hiện công nghiệp hoá. Việc đa khoa

học công nghệ để phát triển kinh tế là tất yếu. Mục tiêu của việc đa khoa học công nghệ

vào nông nghiệp là nhằm thúc đẩy sản xuất tăng trởng, phát triển nhanh, cải biến nền

nông nghiệp lạc hậu, thành nền nông nghiệp tiên tiến, tăng năng suất cây trồng, vật nuôi,

tăng sản lượng và giá trị thu nhập trên đơn vị đất đai, mặt nước, tăng năng suất, sản lượng

và giá trị thu nhập trên lao động nông nghiệp và nông thôn và cuối cùng là nâng cao mức

sống và thu nhập của nông dân. Phơng hướng đa khoa học công nghệ vào nông nghiệp

nước ta là lựa chọn và ứng dụng kỹ thuật thích hợp với đặc điểm tự nhiên kinh tế xã hội

của nước ta, kết hợp cổ truyền và hiện đại, vừa tuần tự, vừa nhảy vọt, vừa đuổi theo, vừa

đón đầu, lấy hiệu quả tổng hợp làm thước đo. Nội dung khoa học công nghệ trong từng

thời kỳ phải toàn diện. Phải coi trọng cả công nghệ sinh học và công nghệ cơ điện, hoá

học đồng thời hết sức coi trọng bảo vệ môi trờng sinh thái.

54

Page 55: Bài giảng phát triển cộng đồng

CHƠNG 3. MỘT SỐ NỘI DUNG QUAN TRỌNG TRONG PHÁT TRỂN

CỘNG ĐỒNG

3.1 Xây dựng phát triển tổ chức cộng đồng.

3.1.1 Khái niệm

Xây dựng tổ chức cộng đồng là một quá trình theo đó cộng đồng tăng sức mạnh

bằng cách lamg việc để xác định nhu cầu của mình và xác định các vấn đề của cộng

đồng theo phương pháp tập thể trong một tổ chức hiện có hoạec hình thành một tổ chức

mới trong cộng đồng. Quá trình kiện toàn tổ chức có hoặc hình thành tổ chức mới trong

cộng đồng xây dựng niềm tin và năng lực của các thành viên bằng cách:

* Tạo điều kiện cho cộng đồng nhận thức rõ hơn về thực trạng và môi trờng của họ,

ý thức được trách nhiệm và khả năng chung để tự phát triển.

* Tạo cơ hội cho cả nam giới và nữ giới tham gia vào các quyết định và những hành

động sẽ ảnh hởng đến cuộc sống của họ, chính vì lẽ đó mà phát triển được ý thức làm chủ

và trách nhiệm tập thể đối với những quyết định và hành động đó.

* Củng cố năng lực của cộng đồng để tiếp cận nguồn lực bên trong cũng nh bên

ngoài nhằm hỗ trợ cho các dự án kinh tế xã hộ bền vững và quan trọng.

* Tạo điều kiện cho cộng đồng liên kết và hình thành các nhóm cụ thể để chia sẻ

công cụ và ủng hộ lẫn nhau.

* Xây dựng và duy trì cơ cấu tổ chức lâu dài cho phát triển cộng đồng.

Cán bộ tổ chức cộng đồng là người đóng vai trò quyết định trong việc thúc đấy

toàn bộ quảtình xây dựng tổ chức cộng đồng. Người tổ chức cộng đồng có khả năng:

* Hiểu biết các khái niệm về phát triển và quảtình xây dựng tổ chức cộng đồng.

* Có kỹ năng liên kết vận động cộng đồng để thúc đẩy sự thống nhất xã hội trong

cộng đồng.

55

Page 56: Bài giảng phát triển cộng đồng

* Khả năng làm việc với những nhóm cộng đồng khác nhau.

*Có kiến thức và kỹ nănggiúp cộng đồng tiếp cận sự trợ giúp kỹ thuật

*Nhạy cảm với văn hoá địa phơng và vấn đề giới .

Xây dựng và phát triển tổ chức cộng đồng là cả một quá trình, thời gian, mục đích

và kết quả do mọi người và cán bộ tổ chức cộng đồng đề ra. Thời gian này có thể koé dài

đến vài năm và có các bước sau:

* Đào tạo và định hướng việc xây dựng tổ chức cộng đồng cho mục tiêu cụ thể.

* Tiếp xúc xã giao với lãnh đạo hiện tại và xác định những lãnh đạo tiềm năng.

* Thu thập số liệu thông qua những hoạt động sinh kế và xã hội của cộng đồng.

* Thành lập nhóm trung tâmcó thể khởi xớng những hoạt động. Đào tạo khả năng

lãnh đạo của nhóm trung tâm.

* Thành lập ban lãnh đạo và xây dựng đội ngũ.

* Phát triển hình thức tổ chức phù hợp cho quản lý và hành chính để hỗ trợ những

dự án tạo sinh kế và kinh tế cụ thể.

* Tăng cờng và chính thức hoá tổ chức bằng việc đăng ký tổ chức này với một cơ

quan thíh hợp, thông qua quá trình công nhận của chính quyền địa phơng nếu thấy thích

hợp.

* Củng cố tổ chức đóng vai trò quyết định trong việc hoạt động của tổ chức. Việc

này đòi hỏi phải xây dựng năng lực cho lãnh đạo và các thành viên để đảm nhiệm được

vai trò của tổ chức trong cộng đồng.

3.1.2 Thành lập một tổ chức tại cộng đồng.

Tổ chức là một thể thống nhất gồm những người hoặc những tổ chức có chung

mục đích, nội quy, quy định…Có nhiều loại hình tổ chức khác nhau, từ các tổ chức chính

xác chính thức ( nh chính phủ, ngân hàng) đến những tổ chức không chính thức ( mạng l-

56

Page 57: Bài giảng phát triển cộng đồng

ới, gia đình). Một số tổ chức phân cấp bậc (nh nhóm bạn bè, mạng lới). Có những tổ chức

văn bản nội quy, quy định, nh một số nhóm nông dân, cũng có những tổ chức không có

(hầu hết các gia đình không có vì mọi người đều biết vị trí của mình và những quy tắc

chung). Một số tổ chức có kế hoạch hoạt động lau dài, một số khác chỉ tập chung vào các

hoạt động hằng ngày.

Phát triển thể chế: Là sự phát triểnmối quan hệ giữa các tổ chức ( thành lạp mạng

lới) để đạt được mục tiêu đề ra một cách hiệu quả và bề vững. Ví dụ là sự cải thiện mối

quan hệ giữa một tổ chức nông dân với các tổ chức khuyến nông, hay sự phát triển mối

quan hệ giữa các dơn vị tín dụng, tiết kiệm với nông dân (nhóm nông dân) được vay vốn.

Mạng lới cũng có thể hiểu nh một thể chế.

Thành lập một tổ chức gồm các bước nh sau:

Bước 1: Định hướng chiến lược

* Đánh giá cơ hội, vấn đề khó khăn, và nhu cầu của đối tợng hởng lợi của tổ chức.

* Xác định xứ mệnh của các tổ chức: lý do thành lập, những giá trị đem lại khi hình

thành tổ chức.

* Xác định chiến lược: tổ chức sẽ hoạt động cùng với đối tợng nào? Những thành

viên của tổ chức sẽ đóng góp và hởng lợi ích gì?

* Xác định mục tiêu chính: tổ chức đạt được gì trong một vài năm tới? Những mục

tiêu cần mang tích tổng thể cho phép sự sửa đổi linh hoạt.

* Xác định nhiệm vụ chính của tổ chức.

Bước 2: Cơ cấu tổ chức

Cơ cấu tổ chức được thể hiện trong sơ đồ tổ chức, thể hiện vị trí của bạn quản lý,

các chức năng khác hoặc các nhóm thành viên. Để đảm bảo tính dân chủ, cơ quan cao

nhất của một tổ chức phải là hội đồng các thành viên, hoặc đại hội đồng, cho phép mọi

57

Page 58: Bài giảng phát triển cộng đồng

thành viên tham gia ban hành những quyết định chính, nh định hướng chiến lược hay

những vấn đề liên quan đến quản lý.

Một tổ chức có thể bổ nhiệm một ban quản lý. Ban quản lý bao gồm ít nhất trởng

ban, một th ký ( ghi chép sổ sách, chuẩn bị họp) và một kế toán ( hay th ký tài chính).

Những vị trí khác cũng có thể được bổ nhiệm, nh một cố vấn chẳng hạn.

Bước 3: Hệ thống thông tin

Hệ thống thông tin chỉ ra cách thức tiến hành đăng ký thành lập tuỳ thuộc vào loại

hình tổ chức và có thể có các hướng dẫn cụ thể tại cơ quan quản lý ở địa phơng. Ví dụ

khi thành lập hợp tác xã, cấn đáp ứng một số yêu cầu pháp lý nh:

* Trong số các thành viên phải có ít nhất một “ Cán bộ chuyên môn”

* Cần có kế hoạch hoạt động dựa trên mục tiêu kinh tế chính, nh kế hoạch năm ,

bao gồm kinh phí dự trù cho các hoạt động.

* Có tài khoản ngân hàng và một khoản tiền gửi gấp 1.5 lần so với kinh phí dự trù

trong kế hoạch hoạt động.

* Cần có trụ sở làm việc, có thể là một địa điểm làm việc của chính quyền xã.

* Đơn xin đăng ký thành lập gửi lên UBND huyện, và lệ phí đăng ký khoảng từ

700.000 đến 1.000.000 đồng ( bao gồm các chi phí hành chính)

3.1.3 Đánh giá nhanh một tổ chức

* Đánh giá về thể chế

Là xem xét mối quan hệ quan trọng, phân tích, phân loại các mối quan hệ theo đầu

vào và đầu ra của tổ chức.

* Những mối quan hệ nhằm cải thiện đầu vào là những mối quan hệ có thể đem lại

ngững trợ giúp về kỹ thuật, tổ chức hoặc tài chính.

58

Page 59: Bài giảng phát triển cộng đồng

* Nhưng mối quan hệ liên quan đến đầu ra với các thành viên của tổ chức, hay

những người hởng lợi ích luôn là mối quan hệ quan trọng nhất. vì nó chứng minh sự tồn

tại và lý do tồn tại của tổ chức.

* Bên cạnh mối quan hệ với các tổ chức cung cấp đầu vào và liên quan đến đầu ra.

Có những tổ chức mối quan hệ chưa hình thành nhưng có triển vọng hợp tác hoặc là

thách thức đối với tổ chức.

Những kía cạnh quan trọng đánh giá đầu ra của một tổ chức

- Danh tiếng hay vị trí của tổ chức đối với các thành viên (khách hàng, những người

hởng lợi ích, nhóm chủ chốt): hoạt động trong tổ chức có nâng cao vị trí của học không ?

- Chất lượng các dịch vụ, dựa trên ý kiến các thành viên.

- Khả năng đáp ứng nhu cầu của thành viên, các u tiên (nếu có)

- Hiệu quả của các dịch vụ (phạm vi, số lượng thành viên được cung cấp)

- Cơ hội mở rộng các dịch vụ (cung cấp thêm các dịch vụ khác)

- Cơ hội mở rộng tổ chức (sang địa bàn mới, tăng số hội viên)

Những kía cạnh liên quan đến đầu vào của một tổ chức

- Cơ hội thức đẩy các thành viên, tăng khả năng và ảnh hởng của tổ chức.

- Cơ hội tăng nguồn tài chính nhờ đóng góp của thành viên.

- Tham gia mạng lới để có thể điều chỉnh được giá cả sản phẩm và đầu vào.

- Mối quan hệ với các cơ quan có thể đảm bảo cho việc cung cấp tài liệu hay trả thù

lao cho nông dân tiếp sức.

- Mối quan hệ với các nhóm ở các địa phơng khác có thể đem lại cơ hộ trao đổi

kinh nghiệm.

- Mối quan hệ với các nhóm tín dụng hay các nhà tài trợ dự án có thể đem lại cơ hội

vay vốn.

59

Page 60: Bài giảng phát triển cộng đồng

* Đánh giá về tổ chức:

Có năm khía cạnh có thể là chủ đề đánh giá

* Về chiến lược: Ví dụ các thành viên có thống nhất với phơng pháp để đạt mục

tiêu không ?

* Nguồn nhân lực: Ví dụ sử dụng kinh nghiệm của các thành viên có hiệu quả

không ?.

* Cơ cấu tổ chức: Các thành viên có hiểu rõ được ban quản lý được giám sát nh

thế nào ? Ban lãnh đạo nên được bầu hay chỉ định ?

* Hệ thống quản lý: Ví dụ cuộc họp có được chuẩn bị đủ thời gian cho phép thảo

luận kết qủa và kế hoạch tơng lai không ?

* Dân chủ và tham gia: Các thành viên có hài lòng với Ban lãnh đạo về cách tổ

chức họp, đa ra các quyết định không ? Các thành viên có muốn được biết, tham gia hơn

nữa trong các quyết định ?

3.2. Sự tham gia của cộng đồng vào phát triển

Một nội dung quan trọng trong PTCĐ và PTTN là “sự tham gia của người dân”, là

một thành tố chính của phát triển trong thời gian gần đây vì nhiều lý do. Mộtu là, sự tham

gia của quần chúng là phơng tiện hữu hiệu nhất để huy động tài nguyên địa phơng, tổ

chức và tận dụng năng lực sự khôn ngoan, tính sáng tạo của quần chúng vào các hoạt

động phát triển. Hai là, nó giúp xác định nhu cầu tiền khởi của cộng đồng và giúp tiến

hành những hoạt động phát triển đê đáp ứng những nhu cầu này. Quan trọng hơn cả là sự

tham gia của quần chúng giúp cho dự án hay hoạt động được công nhận, khuyến khích

người dân tham gia thc hiện, và đảm bảo khả năng bền vững. Kinh nghiệm gần đây trong

những hoạt động phát triển cho thấy rằng có một mối liên hệ quan trọng giữa mức độ và

cờng độ tham gia của người dân với sự thành công của những hoạt động phát triển.

60

Page 61: Bài giảng phát triển cộng đồng

Sự tham gia có nghĩa là cùng thực hiện một hoạt động nào đó. Hàng ngày con

người “tham gia” vào sự phát triển địa phơng thông qua cuộc sống gia đình, các hoạt

động sinh kế và trách nhiệm đối với cộng đồng. Không có một ví dụ đơn lẻ đúng đắn nào

về sự tham gia. Tuy nhiên, việc kiểm soát hoạt động và mức độ của sự tham gia luôn là

sự lựa chọn của các cá nhân. Theo nghĩa chung nhất, sự tham gia là sự gắn kết một cách

lâu dài, chủ động có vai trò ngày càng cao vào quá trình phát triển ộng đồng từ việc xác

định vấn đề đến việc lập kế hoạch, thực hiện, giám sát đánh giá các hoạt động nâng cao

đời sống cộng đồng và bảo đảm sự phân chia công bằng lơị ích của sự phát triển.

Tại sao phải tham gia: Sự tham gia là đầu vào cần thiết nhằm tạo cơ hội thành

công cho những sáng kiến về phát triển. Không những thế, sự tham gia và tiến trình tham

gia bản thân nó đã là một mục tiêu và không đơn giản chỉ là một phơng tiện để đạt được

các mục tiêu phát triển. áp dụng phơng pháp tham gia sẽ tạo ra nhiều lợi ích có ý nghĩa

đối với PTCĐ, những lợi ích đó là:

+ Nâng cao ý nghĩa về sở hữu trong các sáng kiến về PTCĐ ở địa phơng

+ Nâng cao hiệu suất và năng suất (lợi ích lớn hơn trên một đơn vị nguồn lực).

+ Tăng cờng việc xem xét các tác động

+ Nâng cao tính công bằng và tính tự quyết định.

+ Tăng cờng khả năng tiếp tục, duy trì sau khi dự án hỗ trợ kết thúc.

+ Tăng cờng chia sẻ chi phí và tính hiệu quả của sáng kiến phát triển.

+ Nhấn mạnh các hình thức phi bạo lực của những hoạt động và thay đổi xã hội.

+ Coi trọng nhu cầu và quyền lợi của con người.

Tuy nhiên sự tham gia bản thân nó cũng gặp phải các vấn đề và những yêu cầu:

+ Cơ quan trung ơng hay địa phơng có thể chưa tin vào nhận thức và năng lực cộng

đồng dẫn đến trở ngại cho việc phân cấp và trao quyền.

61

Page 62: Bài giảng phát triển cộng đồng

+ Đòi hỏi nhiều thơi gian để các bên liên quan có thể tham gia và xây dựng năng

lực cho nhóm người này nhằm có được lợi thế trong phơng pháp tham gia.

+ Tăng cờng thêm chi phí lập kế hoạch, điều phối thực hiện hoạt động.

+ Làm tăng phức lợi của các giải pháp là kết quả của quá trình thích ứng.

Đánh giá mức độ tham gia dựa vào các chỉ tiêu được chấp nhận hoặc tiêu chí

phản ánh của sự tham gia. Một số chỉ tiêu được sử dụng phổ biến bao gồm:

+ Thời gian tham gia (khi nào sự tham gia bắt đầu) Có thể thực hiện sự tham gia tại

bất kỳ giai đoạn nào của chu trình dự án, song sự tham gia cao nhất phải có trong tất cả

các thời kỳ của dự án.

+ Ai là người tham gia. Đó có phải là các quan chức địa phơng, chỉ là nam giới,

những người có học vấn, những người sống gần vung trung tâm của làng nhất, ai là

những người tham gia ? Những câu hỏi này gợi ra một điểm vô cùng quan trọng về tính

công bằng của sự tham gia.

+ Quy mô của sự tham gia. Số người tham gia trong các hoạt động, và cả chỉ tiêu

định lượng về thời gian, về sự đóng góp …

+ Mức độ kiểm soát việc ra quyết định liênquan đến hoạt động cộng đồng/ hộ gia

đình hoặc cá nhân. Ai là người khởi xớng dự án ? Nhu cầu của ai đang được thoả mãn,

bản thiết kế dự án của người nào sẽ được sử dụng ? Ai sẽ là người giám sát nguồn lực ?

Ai sẽ là người xem xét xu hướng phát triển của dự án ? Những câu hỏi này xác định mức

độ mà các thành viên (ai, số lượng) trong cộng đồng có quyền kiểm soát hoặc được tăng

quyền lực. Với những chỉ tiêu này, ta có thể đánh giá tổng quan về mức độ tham gia được

tiến hành trong dự án hoặc một hoạt động.

Phân loại sự tham gia trong quá trình phát triển

62

Page 63: Bài giảng phát triển cộng đồng

Phân loại Mô tả thành phần và hình thức tham gia

1. Tham gia bị

động

Mọi người tham gia được cho biết cái gì sẽ xảy ra, hoặc đã xảy

ra. Chỉ là sự thông tin một cách đơn phơng của các cơ quan

hành chính hay cơ quan quản lý.

2. Tham gia

bằng cách cấp

thông tin

Mọi người tham gia bằng cách trả lời các mẫu câu hỏi do các

nhà nghiên cứu đa ra, sử dụng các phiếu điều tra hoặc những

cách tiếp cận tơng tự.

3. Tham gia

bằng cách tham

vấn

Mọi người tham gia bằng cách tham vấn. Những người bên

ngoài lắng nghe các quan điểm và xác định vấn đề và giải pháp

đồng thời sửa đổi chúng theo phản ứng của mọi người.

4. Tham gia do

vật chất

Mọi người tham gia bằng cách cung cấp nguồn lực, ví dụ, lao

động để được cấp lơng thực hoặc khuyến khíc vật chất.

5. Tham gia

mang tính chất

chức năng

Mọi người tham gia bằng cách xây dựng các nhóm nhằm thoả

mãn mục tiêu dự án liên quan đến sự phát triển hoặc thúc đẩy

những tổ chức xã hội được khởi xớng từ bên ngoài. Những tổ

chức này có khuynh hướng phụ thuộc vào những người khởi x-

ớng và hướng dẫn từ bên ngoài, song có thể trở thành tự lập.

6. Sự tham gia

có tác động qua

lại

Mọi người tham gia vào phân tích để xây dựng kế hoạch hành

động và thiết lập nên các tổ chức mới ở địa phơng hoặc củng cố

các tổ chức đã có từ trước. Các nhóm này kiểm soát những

quyết định của địa phơng do đó mọi người sẽ có những đóng

góp của riêng mình vào việc duy trì cơ cấu hoặc thực hành.

7. Tự vận động Mọi người tham gia bằng cách tự khởi xớng độc lập với các tổ

chức ở bên ngoài để thay đổi các hệ thống. Họ hình thành hợp

đồng với các tổ chức bên ngoài để có được nguồn lực và cố vấn

kỹ thuật mà họ cần, nhưng vẫn duy trì sự kiểm soát cách sử

63

Page 64: Bài giảng phát triển cộng đồng

dụng các tài nguyên

Các loại hình nông dân tham gia nghiên cứu*

Phân loại Mô tả thành phần và hình thức tham gia

Bằng hợp đồng Các nhà khoa học hợp đồng với nông dân để họ cung cấp đất

đai và dịch vụ.

Bằng t vấn Các nhà khoa học t vấn cho nông dân về các vấn đề của họ và

sau đó đa ra giải pháp

Bằng cộng tác Các nhà khoa học và nông dân hợp tác với nhau nh là các đối

tác trong tiến trình nghiên cứu

Bằng cách phối

hợp

Các nhà khoa học làm việc nhằm nâng cao những nghiên cứu

không chuyên của nông dân và hình thành hàng loại các hệ

thống phát triển ở nông thôn.

64

Page 65: Bài giảng phát triển cộng đồng

Những trở ngại trong khi tham gia: Có rất nhiều nhân tố có thể thúc đẩu sự tham

gia hoặc là cản trở nó. Những nhân tố có thể là nhân tố bên ngoài cộng đồng nh loại nhân

tố thuộc hệ thống chính trị, hoặc cũng có thể là nhân tố bên trong nh các phong tục văn

hoá địa phơng. Oakley (1991) xác định 3 loại trở ngại chính đối với sự tham gia.

* Trở ngại chính trị có thể xuất hiện ở những quốc gia kế hoạch tập trung hoặc trên

thực tế ở các chế độ độc đoán. Sự tham gia tăng quyền lực những nhóm người địa phơng

theo hướng đi của chính mình tạo nên sự nhạy cảm.

* Trở ngại chính trị, những hệ thống hành chính mang tính tập trung cao và phụ

thuộc vào cách tiếp cận lập kế hoạch trên xuống và kế hoạch rập khuôn hỗ trợ cho tiếp

cận tham gia.

* Trở ngại về văn hoá, xã hội và lịch sử có thể trở thành những thách đố to lớn đặc

biệt là đối với câu hỏi “ai tham gia”. Để có được sự tham gia công bằng của các nhóm bị

thiệt thòi (nh phụ nữ, dân tộc thiểu số, những người thất học .v.v..) thì càng phi nỗ lực

xác định các phong tục văn hoá hạn chế tham gia của các nhóm này.

3.3. Giáo dục cộng đồng

GDCĐ là giúp cho một cộng đồng được trang bị tốt hơn kiến thức, ý thức, thái độ và

năng lực để hành động chung, hành động cộng đồng để giải quyết những vấn đề của

mình. Nó không chỉ đơn thuần là giáo dục công dân hay nâng cao ý thức cho những cá

nhân riêng lẻ. Hai khái niệm chủ yếu trong GDCĐ là xây dựng năng lực (capacity

builidng) và tạo sức mạnh (empowerment) cho người dân. Không chỉ hiểu biết có khả

năng, kỹ năng tác động vào hoàn cảnh sống, người dân phải liên kết với nhau để tạo

thành sức mạnh. GDCĐ là để biến đổi xã hội trong cộng đồng.

* Đối tợng học là thành viên tham gia vào chơng trình phát triển, nhưng học viên cần

được chọn lọc và triệu tập đúng với yêu cầu của chơng trình. Có những lớp cho thành

niên, cho các bà mẹ, phụ lão, các lãnh tụ cộng đồng…

* Học bằng cách thực hành. Hình thức học cao nhất là chính trong hành động có rút

kinh nghiệm, có đánh giá, phân tích, phê phán việc đã làm. Học là một chuỗi dài t duy –

hành động .. trên hoàn cảnh, tình huống cụ thẻ.

65

Page 66: Bài giảng phát triển cộng đồng

Con người, tự bản tự bản thể luôn có thiên hướng học tập qua việc phát triển và giải

qiuyết vấn đề, quan sát các cá thể khác, nhờ sự giúp đĩ của bạn bè và đồng nghiệp, và tiếp

cận những kinh nghiệm được lu lại của nhân loại nh sách vở, những câu chuyện, TV hay

truyền thanh.

Trong khi nhiều người liên hệ khái niêm học tập với đào tạo trờng lớp, thực ra hầu

hết quá trình học tập lại diễn ra bên ngoài trờng lớp, vì mỗi cá nhân đều phải trải qua thử

thách hàng ngày họ phải đổi diện trong cuộc sống và công việc.

Người lớn, so với trẻ em, học tập nhiều hơn qua kinh nghiệm. Người lớn luôn hướng

đến việc học thêm những điều họ cho là có ích cho việc thực thi những nhiệm vụ của

mình, hoặc để giải quyết những vấn đề mà họ phải đối mặt trong cuộc sống. (theo

Malcolm Knowles, một trong những nhà sán lập các lý thuyết căn bản về đào tạo cho

người lớn). Đâu cũng là nguyên tắc chung đối với từ người dân thôn bản, nông dân cho

đến cán bộ nhà nước và cán bộ hành chính, đến đại diện của các tổ chức lớn hay các

chính trị gia .v…

Điều này mang một ý nghĩa đáng kể trong việc xác định cách thức làm việc với học

viên của một giảng viên hay một giáo viên. Thay vì giảng bài và truyền đạt thông tin theo

những cách thức truyền thống, người giáo viên phải công nhận những kinh nghiệm của

học viên và biết tin cạy, dựa vào kiến thức cũng nh quyền được u tiên của họ. Trong số

các nguyên tắc chung, hai nguyên tắc quan trọng nhất là: tạo điều kiện cho các học viên

trao đổi kinh nghiệm và tạo cơ hội để học viên thu nhận những kinh nghiệm mới thông

qua các bài tập thực hành trên lớp và đào tạo lại chỗ (nh ngày trên đồng ruộng hay rừng

của người nông dân).

Các nghiên cứu tâm lý học cho thấy rằng việc tiếp thu một kiến thức phụ thuộc vào

hình thức học.

***** Hình (52)

Do đó, các nguyên tắc đào tạo hiệu quả là:

66

Page 67: Bài giảng phát triển cộng đồng

Hỗ trợ việc trao đổi kinh nghiệm giữa các học viên (ví dụ nh những nhóm làm

việc, hay thảo luận theo nhóm).

Tạo cơ hội nắm bắt được những kinh nghiệm mới (các bài tập thực hành, các

chuyến thăm thực địa).

Suy ngẫm về những kinh nghiệm đã đạt được và những gì chúng ta có thể học hỏi

được từ chính những kinh nghiệm đó (phần bài giảng về suy ngẫm và đóng góp ý kiến

phản hồi).

3.4. Vấn đề giới trong phát triển cộng đồng

3.4.1. Khái niệm

Phụ nữ chiếm 1/2 dân số thế giới, nhưng phải làm 2/3 công việc, hưởng 1/10 thu

nhập và sở hữu dới 1/100 tài sản thế giới. (LHQ 1985). Phần lớn công việc của nữ giới

không xuất hiện trên các tài liệu thống kê dù chúng mang một giá trị to về vật chất nh xã

hội. Vì đó là những công việc không tên nh lao động nông nghiệp, buôn bán nhỏ trong

khuôn khổ gia đình nên khó đo lường. Trong lúc đó có thể nói họ đóng góp 53% lương

thực cho gia đình. Nếu tính thành tiền, lao động nội trợ đóng góp 1/3 tổng thu nhập gia

đình. Vì vậy, phụ nữ và phát triên hay giới và phát trienẻ là nội dung, phơng pháp hành

động của những năm gần đây nhấn mạnh răng vấn đề của phụ nữ là trung tâm của phát

triển. Không thể đặt vấn đề phát triển mà không đồng thời đặt vấn đề phụ nữ.

Giới là các quan niệm, hành vi, các mối quan hệ và tơng quan về địa vị xã hội của

phụ nữ và nam giới trong một bối cảnh xã hội cụ thể. Nói cách khách, nói đến giới là nói

đến sự khác biệt giữa phụ nữ và nam giới từ giác độ xã hội.

3.4.2. Những đặc trng về giới

Do dạy và học mà có

Khác với giới tính, những đặc trng về Giới là do dạy và học mà có. Đứa trẻ phải học

để làm con trai hoặc con gái. Bắt đầu t khi đứa trẻ sinh ra nó đã được đối xử và dạy dỗ

tuỳ theo việc nó là trẻ trai hay gái. Đó là sự khác biệt về quần áo, đồ chơi, màu sắc, cánh

nói năng, thái độ và có thể cả về thức ăn và tình cảm của chưa mẹ, anh chị.

67

Page 68: Bài giảng phát triển cộng đồng

Đứa trẻ cũng được dạy dỗ để trở thành phụ nữ hay nam giới theo quan niệm, khuôn

mẫu của xã hội. Ví dụ, con trai không được khóc, phải tỏ ra mạnh mẽ, dũng cảm, không

chơi búp bê; con gái không được cáu kỉnh, nói to, phải dịu dàng, phải giúp mẹ cơm nước,

nội trợ .v.v..

Các quan niệm vốn có này và các dự định, mong đợi của chưa mẹ, anh chị em, họ

hàng, bạn bè và xã hội đối với đứa trẻ trai và gái đã trở thành khuôn mẫu cụ thể đối với

mỗi giới, khiến nó luôn luôn phải điều chỉnh hành vi sao cho phù hợp. Bởi vậy, sở dĩ phụ

nữ làm việc nội trợ hay đi cày cấy thì không phải vì họ là phụ nữ mà vì họ đã được dạy

để làm những việc đó từ khi còn là đứa trẻ.

Tiếp đó nhà trờng và quan niệm về tập quán xã hội tiếp tục củng cố các khuôn mẫu

cụ thể về giới tính. Ví dụ: nam sinh học thêm các môn kỹ thuật, xây dựng; nữ sinh học

môn nữ công. Các thể chế nh chính sách, pháp luật .v.v.. cũng có ý nghĩa làm tăng hoặc

giảm sự khác biệt giữa hai giới. Ví dụ: u tiên nhận phụ nữ vào các nghề th ký, đánh máy,

lễ tân…

Đa dạng và luôn biến đỗi

Giới thể hiện các đặc trng của những quan hệ xã hội giữa phụ nữ và nam giới cho

nên rất đa dạng. Địa vị của phụ nữ Việt Nam trong xã hội Việt Nam khác xa với địa vị

của phụ nữ ở các nước hồi giáo. Ngay ở Việt Nam, địa vị xã hội của phụ nữ nông thôn

cũng không hoàn toàn giống phụ nữ thành thị.

Quan hệ giới luôn luôn biến đổi cùng với xã hội và các yếu tố xã hội nh chính trị,

kinh tế, văn hoá, các phong tục tập quán .v.v.. Ví dụ quan niệm của đạo Khổng nghĩa; gia

đình truyền thống thờng thích con trai hơn con gái nhưng điều đó đang có những thay đổi

ở những gia đình trẻ.

Có thể thay đổi được

Các quan niệm, hành vi, chuẩn mực xã hội là hoàn toàn có thể thay đổi được. Quan

niệm các công việc “bếp núc” là “thiên chức” của phụ nữ đang được xem xét lại khi rất

nhiều đầu bếp giỏi, các thợ giặt tinh xảo là nam giới. Trong nhiều gia đình hạt nhân, khi

cả vợ và chồng cùng phải tham gia một cách tích cực vào quá trình sản xuất nhằm tăng

68

Page 69: Bài giảng phát triển cộng đồng

thu nhập thì nam giới đang tham gia một cách tích cực vào các công việc nội trợ nh nấu

ăn, chăm sóc con cái .v.v..

Thậm chí trong một số gia đình, khi người vợ tham gia vào các công việc quản lý,

điều hành xã hội, tham gia công việc sản xuất nhiều hơn người chồng, người chồng đã

thay vai trò của người vợ đảm đơng các công việc gia đình, người vợ có điều kiện tham

gia những công việc sản xuất làm các công tác lãnh đạo, các công việc quản lý xã hội

nhiều hơn.

Các phơng pháp tiếp cận phụ nữ và phát triển ngày càng được hình thành một cách

đa dạng trong những năm gần đây. ‘”Giới” đã được sử dụng nh một thứ thuốc bách bệnh

của những người làm việc trong lĩnh vực phụ nữ và phát triển. Tuy nhiên “giới” được áp

dụng nh một công cụ hoạch định chính sách và lập kế hoạch còn ít được phân tích.

Việc nhấn mạnh vấn đề nâng cao quyền lực cho phụ nữ trong các nghiên cứu được

coi là sự phát triển tự nhiên hướng về phân tích các quan hệ xã hội. Hay nói cách khác,

nội dung phân tích các quan hệ xã hội phải kể đến việc nâng cao quyền lực cho phụ nữ.

3.4.3. Nâng cao địa vị phụ nữ

Tăng cờng quyền lực

Phát triển là sự tiếp cận ngày càng tăng với các nguồn lực và phúc lợi ngày càng

được cải thiện. Quá trình phát triển là việc lôi cuốn các thành viên trong nhóm đối tợng

trở thành những người thamgia vào quá trình này, chứ không chỉ là những người thụ

động hởng lợi. Để có một định nghĩa hữu ích về vấn đề phát triển phụ nữ cần kết hợp các

khái niệm về bình đẳng giới và khái niệm nâng cao quyền lực cho phụ nữ để họ tham gia

vào quá trình phát triển.

Tăng phúc lợi

Đây là cấp độ phúc lợi vật chất của phụ nữ trong tơng quan với nam giới trong các

lĩnh vực nh tình trạng dinh dỡng, nguồn cung cấp lơng thực và thu nhập khoảng cách về

giới có thể được nhận biết thông qua sự chênh lệch về chỉ số nam giới và nữ giới trong

tình trạng dinh dỡng, tỷ lệ tử vong .v.v.. Việc tăng quyền lực cho phụ nữ không thể diễn

69

Page 70: Bài giảng phát triển cộng đồng

ra thuần tuý ở cấp độ về phúc lợi – hành động để nâng cao phúc lợi chỉ đa việc tăng thêm

sự tiếp cận với nguồn lực.

Tăng khả năng tiếp cận tài nguyên

Khoảng cách về giới trong cấp độ phúc lợi xuất phát từ bất bình đẳng về khả năng

tiếp cận với các nguồn lực. Khả năng sản xuất của phụ nữ thấp hơn do sự tiếp cận hạn

chế của họ đối với các nguồn lực dành cho phát triển và sản xuất trong xã hội nh đất đai,

tín dụng, lao động và dichhj vị. So với nam giới phụ nữ ít có cơ hội tiếp cận hơn tới giáo

dục và công việc được trả lơng, các dịch vụ và đào tạo kỹ năng – những yếu tố làm cho

lao động đạt hiệu quả hơn. “Khoảng cách về giới” đề cập đến khả năng sử dụng thấp hơn

các cơ hội và nguồn lực, kể cả sự tiếp cận lao động của chính họ.

Tăng quyền lực cho phụ nữ có nghĩa là giúp cho phụ nữ nhận thức được các hoàn

cảnh khác nhau và hăng hái hành động để được phân chia công bằng và hợp lý các nguồn

lực có trong gia đình cũng nh trong hệ thống cung cấp của nhà nước “bình đẳng về khả

năng tiếp cận với các nguồn lực” là bước tiến bộ của phụ nữ. Thực trạng hiện nay phụ nữ

ít có cơ hội tiếp cận với các nguồn lực là hậu quả của chế độ phân biệt đối xử về giới.

Nâng cao nhận thức

Sự cách biệt giới trong nhận thức không phải xuất phát từ kinh nghiệm thực tế mà do

sự cách biệt trong quan niệm rằng phụ nữ ở địa vị kinh tế –xã hội thấp hơn và sự phân

công lao động truyền thống về giới là một phần của trật tự tự nhiên hoặc đó là do “trời

sắp đặt”.

Quan niệm này về sự cách biệt giới thờng được phản ánh và truyền đi hàng ngày trên

các phơng tiện thông tin đại chứng và trong sách giáo khoa. Tăng quyền lực cho phụ nữ

nghĩa là cho phụ nữ nhạy cảm hơn và bác bỏ những quan niệm này. Điều đó có nghĩa

không công nhận sự lệ thuộc của phụ nữ là một phần của trật tự tự nhiên, mà nó được áp

đặt bởi một chế độ và nh vậy nó có thể thay đổi tốt hơn.

ở cấp độ bình đẳng này, người phụ nữ sẽ nhận thức rằng các vấn đề của họ không bắt

nguồn chủ yếu từ những vấn đề không thích hợp của riêng họ, mà thực ra họ đè nén bởi

một hệ thống phân biệt đối xử mang tính chất cơ chế của xã hội đối với mọi phụ nữ. Vấn

70

Page 71: Bài giảng phát triển cộng đồng

đề này đòi hỏi khả năng phân tích có phê phán đối với xã hội và thừa nhận những gì tr-

ước đây vốn được coi là ‘chuyện bình thờng” hoặc là “một phần của thế giới vĩnh cửu

nào đó” có thể thay đổi được ví dụ nh những hành động phân biệt đối xử. Nó cũng đòi

hỏi phải phân biệt được các vai trò giới tính với vai trò giới – vai trò giới mang tính văn

hoá - xã hội và có thể thay đổi được.

Vì vậy, bình đẳng trong phân chia lao động theo giới có thể phù hợp cả hai phía và

không đa đến sự thống trị về kinh tế hay chính trị của một giới đối với giới khác. Bình

đẳng giới là mục đích của sự phát triển trên cơ sở coi nhận thức về giới là yếu tố t tởng cơ

bản trong quá trinh nâng cao quyền lực cho phụ nữ.

Tăng khả năng tham gia

Sự khác biệt về giới trong sự tham gia của phụ nữ là một hiện tợng rõ ràng và dễ

nhận thấy nhất. ở hầu hết các nước đang phát triển, tỷ lệ phụ nữ trong cơ quan nhà nước

và khu vực t nhất rất nhỏ. Sự khác biệt này rất dễ dàng để xác định về định lượng. Sự

tham gia theo nghĩa ở đây là người phụ nữ tham gia tích cực vào quá trình phát triển một

cách bình đẳng với nam giới.

Bình đẳng giới ở đây là sự tham gia ngang bằng của phụ nữ vào quá trình ra quyết

định. Trong một dự án phát triển, điều đó có nghĩa là phụ nữ có đại diện của mình trong

đánh giá các nhu cầu và xử lý vấn đề trong quá trình lập kế hoạch, quản lý, thực hiện và

đánh giá dự án. “Bình đẳng về tham gia” nghĩa là lôi cuốn phụ nữ trong cộng đồng dân c

chịu tác động của dự án và đa họ tham gia vào qúa trình ra quyết định với tỷ lệ tơng đơng

với tỷ lệ của họ trong cộng đồng ở phạm vi rộng. Việc huy động phụ nữ ngày càng nhiều

vào quá trình ra quyết định vừa là kết quả của quá trình nâng cao quyền lực cho phụ nữ,

vừa là sự đóng góp tiềm tàng thúc đẩy quá trình này.

Tăng khả năng kiểm soát

ở cấp độ kiểm soát, sự khác biệt về giới được nêu ra nh mối quan hệ không bình

đẳng về quyền lực giữa nam và nữ. Phụ nữ được tham gia nhiều hơn ở cấp độ ra quyết

định sẽ thúc đẩy quá trình phát triển và tăng quyền lực của phụ nữ khi sự tham gia này

71

Page 72: Bài giảng phát triển cộng đồng

đạt tới quyền kiểm soát cao hơn đối với các yếu tố sản xuất. Điều này đảm bảo sự tiếp

cận bình đẳng tới các nguồn lực và phân phối bình đẳng các lợi ích.

Bình đẳng trong kiểm soát nghĩa là có sự cân bằng về quyền lực giữa nam và nữ và

nh vậy không ai chiếm vị trí thống trị. Điều này có nghĩa là cả phụ nữ và nam giới đều

cùng có quyền về số phận của họ cũng nh vận mệnh của xã hội mà họ đang sống. Chính

quyền bình đẳng trong kiểm soát cho phép phụ nữ đạt được sự tiếp cận cao hơn đối với

các nguồn lực và do vậy cho phép cải thiện phúc lợi cho bản thân và con cái họ.

3.5. Các bộ phát triển cộng đồng

Cán bộ phát triển cộng đồng là cán bộ làm công tác phát triển cộng đồng. Phải là nhà

tổ chức am hiểu về con người, xã hội của cộng đồng, nắm vững các kỹ năng tác động vào

xã hội để đẩy mạnh tiến trình phát triển cộng đồng. Vai trò cán bộ phát triển cộng đồng là

người đa cộng đồng đến tự lực trong thời gian ngắn nhất và chuyển giao vai trò của mình

cho cộng đồng. Tuy nhiên vai trò của cán bộ PRCĐ ít đi để tăng tính chủ động cho cộng

đồng nhưng không bao giờ chấm dứt vì cộng đồng phát triển sẽ nảy sinh nhu cầu mới.

Vai trò của cán bộ

Phát triển

Vai trò của

cộng đồng

- Người thúc đẩy:Là tạo điều kiện để cộng đồng thực hiện tốt hoạt động. Vai trò này

rất khó vì người ta có khuynh hướng làm giúp, làm thay cho dân thay vì làm cùng, làm

với dân.

72

Page 73: Bài giảng phát triển cộng đồng

- Nhà nghiên cứu: phải biết tìm hiểu các khía cạnh khác nhau của cộng đồng, phải có

kỹ năng thu thập, phân tích các dự kiện về cộng đồng. Điêu quan trong là tạo điều kiện

cho người dân tham gia ngay từ đầu.

- Người huấn luyện: Phải có kỹ năng tổ chức các lớp tập huấn, sử dụng các phơng

pháp thông tin, huấn luyện khác nhau bằng lời nói, chữ viết, hình ảnh, sắm vai .v.v..

- Lập kế hoạch: Là giúp người dân vạch ra kế hoạch. Kế hoạch phải từ cơ sở đa lên,

xuất phát từ nhu cầu và những vấn đề của cộng đồng.

* Phẩm chất:

- Có năng lực: PTCĐ là một khoa học và nghệ thuật.

- Phong cách hoà đồng: cùng ăn cùng ở cùng làm với dân

- Trung thực: tự khám phá mình và không e ngại người khác góp ý

- Kiên trì, nhẫn nại.

- Khiêm tốn, biết học hỏi ở người dân

- Khách quan, vô t

- Có lối sống đạo đức phù hợp được mọi người chấp nhận.

73

Page 74: Bài giảng phát triển cộng đồng

CHƠNG 4: NGHÈO ĐÓI VÀ XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO

4.1. Các khái niệm về nghèo khổ

Thế nào là nghèo khổ thì hiện nay lại đang có rất nhiều cách tiếp cận khác nhau. Tựu

trung, có hai cách tiếp cận chính là phơng pháp tuyệt đối và phơng pháp tơng đối (mang

nghĩa so sánh). Theo cách tiếp cận tơng đối, nghèo khó là một phạm trù chỉ mức sống của

một cộng đồng hay một nhóm dân c khác so với cộng đồng hay nhóm dân cơ khác. Cách

tiếp cận này có phần phiếm diện, chưa bao quát được tính chất tuyệt đối của nghèo đói,

nghĩa là chỉ đánh giá nghèo đói, mà trên thực tế thì lúc nào cũng tồn tại trong xã hội hiện

đại, cho dù ở nước giàu nhất. Nếu đứng trên phơng diện so sánh mức sống, mức thu nhập

của các nhóm dân c (chẳng hạn mỗi nhóm là 20% dân số và xếp theo mức thu nhập), thì

lúc nào cũng có một nhóm thấp nhất, nhóm cao nhất và các nhóm trung bình.

Theo phơng pháp tiếp cận tuyệt đối, thì nghèo khổ là tình trạng cuộc sống mà con

người không đáp ứng các nhu cầu tối thiểu. Ví dụ đó là một cuộc sống cùng cực, chạy ăn

từng bữa .. mà con số thống kê bình quân không thể phản ánh đầy đủ. Nghèo tuyệt đối

được đánh giá thông qua một hệ thống hay các chuẩn nghèo được xây dựng dựa trên việc

đánh giá nhu cầu tối thiểu của con người trong hoàn cảnh kinh tế xã hội và lịch sử cụ thể.

Trong thực tế việc đánh giá thuực trạng nghèo khổ thờng kết hợp các phơng phá tơng đối

và phơng pháp tuyệt đối.

4.2 Tình trạng nghèo trên thế giới.

Nếu can cứ vào năm mức giàu nghèo khác nhau, nghĩa là theo thu nhậ và phân chia

toàn bộ dân số thế giới ra năm nhóm bằng nhau, mỗi nhóm chiếm 20% dân số, mỗi nhóm

tơng ứng với một mức độ tơng ứng với một mức độ chiếm hữu của cải vật chất và sản

phẩm phát triển, thì tình trạng bất bình đẳng thể hiện rất rõ. Các chỉ tiêu được chọn để

mô tả là GNP; thơng mại thế giới; tích luỹ và đầu t. Nếu coi toàn bộ thế giới theo từng

chỉ tiêu là 100% thì bức tranh ấy sẽ là: 20% dân số giàu nhất thế giới chiếm dụng 87.5%

74

Page 75: Bài giảng phát triển cộng đồng

GNP; 84,2% thơng mại thế giới; 85,0% tích luỹ; 85,0% đầu t, 20% dân số nghèo nhất

chiếm các chỉ tiêu tơng ứng là 1,4%; 0,9%; 0,7% và 0,9%. Rõ ràng là mộtnhóm người thì

có tất cả còn nhóm kia coi nh không có gì.

Tình trạng cùng cực đang đè nặng lên đầu của 2/3 dân số thế giới. Trong một vài

năm gần đây thu nhập thực tế của 1,6 tỉ người (chiếm 1/4 dân số thế giới) đã bị giảm đi.

Trong vòng 30 năm lại đây khoảng cách giàu nghèo tăng thêm 2 lần. Vào những năm

cuối thế kỷ XX tình trạng phân hoá giữa người nghèo và người giàu càng tồi tệ hơn. Rõ

ràng đang diễn ra quá trình của cái gọi là bần cùng hoá kể cả tơng đối và tuyệt đối.

Theo số liệu thống kê của UNDP, tính đến hết năm 2000, toàn thế giới có 48 nước bị

xếp vào hàng ngũ những nước kém phát triển nhất, nghèo nhất. Theo số liệu thống kê của

Liên Hợp Quốc tại thời điểm 1998, tình trạng nghèo đói của các nước và các khu vực

khác nhau trên thế giới thể hiện nh sau: Khu vực Nam Phi và cận Xa – ha – ra, còn 215

triệu người thuộc diện nghèo đói. Trong số các nước nghèo ở Châu Phi, thì Ru – an – da

hiện đang là nước nghèo nhất và cũng là nghèo nhất thế giới hiện nay, thu nhập GDP

bình quân đầu người hàng năm chỉ đạt 80 USD, bằng 1/5 mức 1 USD/người/ngày, chuẩn

nghèo cỷa WB và IMF. Tại các nước A – rập, hiện có khoảng 73 triệu người nghèo và

trên 60 triệu người mù chữ. Tại Mỹ Latinh và Caribee có khoảng 150 triệu người nghèo,

trên dới 50% tài sản quốc dân. Khu vực Đông á cũng còn khoảng 170 triệu người còn

phải sống trong cảnh nghèo đói. Khu vực Nam á, 560 triệu người không được sống trong

những điều kiện vệ sinh cơ bản, 1/3 số trẻ sơ sinh chưa đủ trọng lượng tối thiểu, 48 triệu

trẻ em không được tới trờng.

Nghèo đói còn phân biệt giữa các giới, tỉ lệ người nghèo trong giới phụ nữ vẫn trầm

trọng hơn nam giới. Chẳng hạn: Phụ nữ chiếm 60% lực lượng lao động trên thế giới

nhưng họ chỉ được hởng 10% thu nhập và sử dụng chưa đầy 1% ruộng đất của thế giới.

1/6 trong tổng số 6 tỷ người của thế giới hiện đang thiếu dinh dỡng. Có từ 20 – 40% phụ

nữ ở các nước đang phát triển không thể có chế độ ăn phù hợp, 350 triệu phụ nữ không

được hởng dịch vụ chăm sóc sức khoẻ cần thiết, riêng khu vực Nam á được đánh giá là

75

Page 76: Bài giảng phát triển cộng đồng

nơi có sự phân hoá giàu nghèo chậm hơn cả, thì vẫn còn tới 80% số phụ nữ mang thai thị

thiếu máu. Số người thiếu dinh dỡng lêntới 841 triệu.

4.3. Phơng pháp đánh giá tình trạng nghèo khổ

Cách tiếp cận tơng đối thống nhất về đánh giá mức độ nghèo khổ là định ra một tiêu

chí hay một điều kiện chung nào đó, gọi là chuẩn nghèo. Trên cơ sở đó mà xác định và

phân biệt người nghèo hay không nghèo. Thế nhưng khi đi sâu vào tính toán chuẩn nghèo

thì có nhiều cách xác định rất khác nhau theo cả thời gian lẫn không gian. Chẳng hạn ở

Mỹ năm 1983 lấy chuẩn nghèo là 5024 USD/người/năm, trong khi đó WB lại cho rằng

bất kỳ ai thuộc thế giới thứ ba có thu nhập dới 370 USD/năm thì được liệt vào diện nghèo

đói.

4.3.1. Xây dựng chuẩn nghèo

* Phơng pháp xây dựng ngỡng nghèo của Ngân hàng thế giới

a) Ngân hàng thế giới (WB) chọn thước đo phúc lợi là mức chi tiêu bình quân đầu

người bao gồm cả ăn uống, học hành, mặc, thuốc men, dịch vụ y tế, nhà ở, giá trị hàng

hoá lâu bền.

b) Tính toán người nghèo hay chuẩn nghèo.

- Ngờng nghèo LTTP: là số tiền cần thiết để đáp ứng nhu cầu lơng thực. Xây dựng

ngỡng nghèo LTTP là xác định lượng thức ăn cần thiết cho nhu cầu dinh dỡng tơng đơng

2100 calo/người/ngày. Tính số tiền để mua một rổ lơng thực đủ cung cấp 2100 Kcalo.

- Người nghèo chung là bao gồm cả chi tiêu cho lơng thực và sản phẩm phi lơng

thực. Dùng ngỡng nghèo LTTP vừa xác định ở trên để tính ngỡng nghèo chung.

Ngỡng nghèo chung = Ngờng nhèo LTTP + chi tiêu phi lơng thực

76

Page 77: Bài giảng phát triển cộng đồng

c) Phơng pháp tính giá trị phần phi lơng thực: Tính toán giá trị phần chi này ở Việt

Nam năm 1998, WB lấy mức chi tiêu cho sản phẩm phi lơng thực năm 1993 nhân với hệ

số 1,225 tức là mức lạm phát lấy từ nguồn số liệu thống kê. Ngỡng nghèo phi lơng thực

năm 1998 là 503.038 đồng (410.640 x 1,255). Ngỡng nghèo chung năm 1998 là

1.789.871 đồng (503.308 + 1.286.833)/người/năm.

* Phơng pháp xây dựng ngỡng nghèo của Tổng cục Thống kê Việt Nam

Bước 1: Xác định rổ LTTP thiết yếu để duy trì năng lượng 2100 calo/người/ngày.

Dựa vào điều tra mức sống dân c băn 1993, lấy nhóm thu nhập thứ ba có mức tiêu dùng

với lượngKcalo khoảng 2100 calo. Rổ LTTP này gồm 12 nhóm hàng khác nhau cho

thành thị và nông thôn.

Bước 2: Tính giá trị rổ LTTP của 12 nhóm hàng. Kết quả tính toán.

- Thành thị: 64,45 ngàn đồng/người/tháng

- Nông thôn: 47,0 ngàn đồng/ người/tháng

Bước 3: Tính tỷ trọng chi phí của 12 nhóm hàng LTTP so với tổng mức chi tiêu cho

đời sống thấy rằng chi cho LTTP chiếm 92% tổng mức chi tiêu. Chuẩn nghèo chung là

chuẩn nghèo được đuều chỉnh bằng cách nhân trị giá rổ hàng LTTP với hệ số 100/92

(1,086).

* Phơng pháp xây dựng ngỡng nghèo của Bộ lao động – Thơng binh và xã hội

Bộ LĐTBXH xác định chuẩn mực nghèo đói là từ năm 1993 dựa vào mức thu nhập:

+ Căn cứ nhu cầu năng lượng tốoi thiểu 2100 calo/ngày/người quy ra lượng gạo và

tính thành tiền để có thể mua được lượng gạo nói trên.

+ Từ cac cuộc điều tra năm 1990, 1991, 1992, 1993, Bộ LĐTBXH đa ra tỷ lệ chi cho

ăn ở nông thôn là 80% và ở thành thị là 75% so với tổng chi tiêu. Bộ LĐTBXH xác định

chuẩn nghèo được hình thành bằng nhu cầu tối thiểu dành cho ăn nhân (x) với hệ số tổng

chi/nhu cầu ăn (100/80 x 100/75).

77

Page 78: Bài giảng phát triển cộng đồng

Chuẩn nhèo dựa vào thu nhập của hô gia đình, áp dụng trước năm 2001 nh sau:

- Hộ đói: là hộ có mức thu nhập bình quân đầu người trong một tháng quy ra gạo dới

13 kg tơng đơng 45.000 VNĐ (giá năm 1997 tính cho mọi vùng)

- Hộ nghèo: là hộ có mức thu nhập tuỳ theo từng vùng:

+ Vùng nông thôn, miền núi, hải đảo dới 15 kg (tơng đơng 55.000 VNĐ)

+ Vùng nông thôn đồng bằng, trung du dới 20 kg (tơng đơng 70.000 VNĐ)

+ Vùng thành thị dới 25 kg (tơng đơng 90.000 VNĐ/người/tháng)

Chuẩn nghèo dựa vào thu nhu nhập của hộ gia đình, áp dụng từ năm 2001 nh sau:

Hộ nghèo là hộ có mức thu nhập tuỳ theo từng vùng:

+ Vùng nông thôn, miền núi, hải đảo dới 80.000 VNĐ

+ Vùng nông thôn đồng bằng, trung du dới 100.000 VNĐ

+ Vùng thành thị dới 150.000 VNĐ

4.3.2. Tiến trình xac định hộ nghèo

Bộ Lao động Thơng binh và xã hội quy định thực hiện nh sau:

Bước 1: Phổ biến hướng dẫn chuẩn nghèo theo phơng pháp kết hợp hộ tự kê khai và

rà soát của ban xoá đói giảm nghèo (XĐGN). Tiến hành tập huấn, hướng dẫn biểu mẫu

cho cán bộ địa phơng và cho các hộ.

Bước 2: Thôn, bản tổ chức điều tra, khảo sát lên danh sách các hộ nghèo đói, tổ chức

rà soát lại việc kê khai của hộ, đa ra hội nghị thảo luận, lập sổ hộ nghèo đói.

Bước 3: Ban XĐGN xã, phờng kiểm tra xác định lại lần cuối để báo cáo lên UBND

huyện. Huyện tổng hợp báo cáo lên Sở LĐTBXH. Bộ LĐTBXH tổng hợp các báo cáo

của các sở để trình Chính phủ.

Các địa phơng có thể xác định ngỡng nhgèo riêng cho tỉnh mình với 3 điều kiện:

78

Page 79: Bài giảng phát triển cộng đồng

- Thu nhập bình quân đầu người của địa phơng đó cao hơn cả nước.

- Có tỷ lệ hộ nghèo đói thấp hơn tỷ lệ bình quân cả nước.

- Có đủ nguồn lực cân đối cho các giải pháp XĐGN ở địa phơng.

4.3.3. Phân loại hộ đa vào cộng đồng

Phơng pháp này được áp dụng rất rộng rãi trong các chơng trình và dự án nghiên cứu

về nông thôn. Phơng pháp này đòi hỏi sự tham gia của người dân và áp dụng phơng pháp

so sánh để phân loại hộ. Vì rất có hiệu quả cho xác định nhóm mục tiêu trong các chơng

trình hay dự án có u tiên xoá đói giảm nhèo.

- Người tham gia thờng là 2 cán bộ và 8 – 15 cốt cán là người am hiểu trong cộng

đồng.

- Công cụ chuẩn bị gồm bảng và các bìa cắt nhỏ để ghi tên hộ trong cộng đồng.

Các bước thực hiện nh sau

1. Thảo luận về mục tiêu, chỉ tiêu phân loại và hộ và thống nhất qui trình phân loại.

2. Ghi tên hộ lên bìa đỏ, mỗi tên hộ trên một miếng bìa.

3. Phân loại sơ lược các miếng bìa có tên theo nhóm khác nhau.

4. Nhóm cùng thảo luận và di chuyển, thay đỏi vị trí các miếng bìa đến khi nào họ

thoả mãn và thống nhất về số nhóm cũng nh tên các hộ trong từng nhóm.

5. Thảo luận để tìm hiểu sự khác biệt quan trọng nhất giữa các nhóm và giữa các

nhóm là gì.

6. Các thảo luận về nguyên nhân nghèo, giải pháp cho từng nhóm hoặc các hoạt

động dự án cho các nhóm cụ thể.

4.4. Đặc điểm của người nghèo và nghiên cứu xoá đói giảm nghèo.

4.4.1. Đặc điểm nhân khẩu học.

79

Page 80: Bài giảng phát triển cộng đồng

Người nghèo phổ biến thuộn những hộ có quy mô gia đình lớn, nhưng chỉ 1-2 thế hệ

trong gia đình, mỗi hộ có rất nhiều con và tuổi còn nhỏ. Tình trạng các cặp vợ chồng trẻ

hoặc đang tuổi sinh đẻ ở các hộ nghèo lại không thực hiện được kế hoạch giá gia đình,

trong lúc sản xuất của gia đình rất kém phát triển.

Nhân khẩu bình quân 1 hộ theo nhóm chi tiêu. Đơn vị tính: người/hộ.

ChungNhóm hộ (theo mc chi tiêu)

1-nghèo 2 3 4 5 -giàu

Cả nước 4,7 5,6 5,1 4,6 4,3 4,1

Khu vực: - Thành thị 4,4 5,7 5,4 4,8 4,6 4,1

- Nông thôn 4,8 5,6 5,1 4,6 4,3 4,0

- Miền núi phía bắc 4,9 5,8 5,2 4,6 4,1 3,7

- Đồng bằng sông Hồng 4,0 4,5 4,4 4,0 3,9 3,7

- Bắc Trung bộ 4,7 5,6 4,9 4,5 4,0 3,8

- Duyên hải miền Trung 4,9 5,6 5,5 4,9 4,6 4,3

- Tây Nguyên 5,7 6,4 5,6 5,4 5,3 4,5

- Đông Nam bộ 4,8 6,1 5,2 5,3 5,4 4,5

- Sông Cửu Long 5,0 6,2 5,9 5,1 4,4 3,8

Nguồn: TCTK: VLSS 1998

Hộ nghèo số nhân khẩu bình quân thờng cao hơn hộ giàu từ 1,5 người trở lên, nhân

khẩu bình quân/hộ vùng nông thôn thờng cao hơn thành thị, cao nhất là đông bằng sông

Cửu Long: hộ nghèo nhiều hơn hộ giàu tới 2,4 người. Vùng núi phía bắc là 2,1 người.

80

Page 81: Bài giảng phát triển cộng đồng

Tây nguyên là 1,9 người, Băc Trung bộ là 1,8 người. Tình trạng phổ biến của cả nước là

các hộ đã thuộc diện nghèo đói lại thờng có nhiều trẻ em, thiếu lao động.

Số liệu của các cuộc điều tra mức sống dân c của Tổng cục thống kê cho thấy rằng tỷ

lệ trẻ em trên mỗi trờng lao động ở nhóm hộ nghèo cao nhất và tỷ lệ này giảm dần khi

nhóm mức chi tiêu bình quân đầu người tăng dần. Tóm lại, nhiều con và sinh con quá dày

là bạn động hành của tình trạng nghèo đói.

Số trẻ em dới 15 tuổi theo hộ gia đình . Đơn vị tính: trẻ em/1 lao động.

Nhóm hộ

1 (nghèo nhất) 2 3 4 5 (giàu nhất)

Chung 2,8 2,2 1,7 1,4 1,2

Nông thôn 2,8 2,2 1,8 1,4 1,3

Thành thị 2,7 2,9 1,6 1,3 1,1

Nguồn: Việt Nam – Tấn công nghèo đói. WB ước tính trên số liệu của VLSS 98

4.4.2. Đặc điểm về trình độ văn hoá

Trong nhóm hộ nghèo (nhóm 1), số người chưa bao giờ đến trờng học chiếm tỷ lệ

cao nhấ, trong số chưa tốt nghiệp cấp 1 một số người do cuộc sống khó khăn nên phải bỏ

dở không tốt nghiệp được cấp 1, đáng chú ý là trình độ từ cấp III trở lên chiếm tỷ lệ rất ít.

Người nghèo thờng không được đào tạo nghề nghiệp. Đây là điều đáng lo ngại nhất đối

với người nghèo và là mối quan tâm của toàn xã hội.

Trình độ học vấn của các hộ Đơn vị: (%).

ChungNhóm hộ (theo mc chi tiêu)

1-nghèo 2 3 4 5 -giàu

81

Page 82: Bài giảng phát triển cộng đồng

Chung 100 19,98 20,00 20,01 20,01 20,00

- Chưa bao giờ đến trờng 100 39,86 19,99 16,19 15,01 8,94

- Chưa tốt nghiệp cấp I 100 23,33 23,03 21,14 19,38 13,13

- Tốt nghiệp cấp I 100 21,37 21,24 19,75 16,63 18,11

- Tốt nghiệp cấp II 100 17,63 20,96 23,57 20,87 16,97

- Tốt nghiệp cấp II 100 10,54 13,03 20,33 19,55 36,55

- Nghề cơ sở 100 10,13 15,86 19,32 25,23 29,54

- Trung học chuyên nghiệp 100 6,98 14,31 15,41 23,60 39,69

- Đại học và cao đẳng 100 1,45 4,57 3,59 20,24 70,15

Nguồn: TCTK: VLSS, 1998

Nh vậy, tỷ lệ nghèo giảm xuống khi trình độ học vấn tăng lên và gần 90% người

nghèo có trình độ phổ thông cơ sở hoặc thấp hơn. Tỷ lệ chưa hoàn thành chơng trình giáo

dục tiểu học ở nhóm hộ nghèo cao nhất (57%), ngợc lạo tỷ lệ tốt nghiệp đại học thuộc

diện hộ nghèo đói chỉ chiếm 4%. Theo kết quả điều tra này, nhóm hộ nghèo có tới 24,3%

chưa biết chữ, trên 53% chỉ có trình độ học vấn cấp I. Trong lúc đó, nhóm hộ giàu phần

lớn đạt trình độ học vấn cấp II, cấp III. Các hộ nghèo không có điều kiện học tập văn hoá,

các con em họ không có nhiều cơ hội đến trờng, nhất là con em vùng dân tộc ít người,

miền núi, vùng sâu, vùng xa.

4.4.3. Đặc điểm về tài sản, nhà ở, đời sống tinh thần

Mức độ chênh lệch giữa hộ nghèo với hộ giàu, không những chỉ biểu hiện ở thu

nhập hay chi tiêu, mà còn thấy ở sự gia tăng khá nhanh khoảng cách về mức độ mua sắm

tài sản, phơng tiện phục vụ sản xuất và đời sống tinh thần, đa số các hộ nghèo và người

nghèo vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Kết quả điều tra năm 1993 của Bộ Nông nghiệp và

CNTP về tình trạng giàu nghèo trong nông thôn cho thấy: Nhà ở của hộ nghèo còn đơn

82

Page 83: Bài giảng phát triển cộng đồng

sơ: mới chỉ có 15,7% số hộ có nhà ngói, 72% còn ở nhà tranh vách đất, 11,7% số hộ ở lều

tạm. Đồ dùng sinh hoạt trong gia đình còn quá thiết thốn, bình quân mỗi hộ có 1 chiếc gi-

ờng gỗ hoặc tre, 0,3 chiếc xe đạp. Tại thời điểm này, các hộ nghèo trong số các hộ điều

tra không có tivi, xe máy. Về t liệu sản xuất, bình quân 10 hộ mới có 1 con trâu hoặc bò,

ngay cả cày, bừa bằng gỗ cũng còn thiếu thốn.

Trong lúc đó, các hộ giàu đã có tích luỹ khá, đã mua sắm được nhiều loại máy móc

phục vụ sản xuất kinh doanh, phơng tiện sinh hoạt. Đã có 16,1% số hộ giàu có nhà mái

bằng hoặc từ 2 tầng trở lênl 77% số hộ có nhà ngói, chỉ còn 6,9% ở nhà tranh. Số hộ có

tivi các loại là 47%, trong đó 16,8% số hộ có tivi màu, 79% số hộ có radio các loại,

87,8% số hộ có xe đạp. Kết quả điều tra năm 1998 cũng cho thấy nhóm nghèo đã có cải

thiện về mặt nhà ở rất đáng kể so với năm 1993, nhưng tỷ lệ hộ nghèo chủ yếu ở nhà bán

kiên cố, nhà tạm vẫn còn cao (33,51% nhà tạm và 17,75% nhà bán kiên cố). Tuyệt đạu

các hộ ở nông thôn hiện còn ở nhà bán kiên cố, nhà tạm.

4.4.4. Người nghèo thờng rất dễ bị tổn thơng

Nguy cơ dễ bị tổn thơng của người nghèo thể hiện ở chỗ, những khó khăn, đột biến,

rủi ro ập đến với gia đình, những cuộc khủng hoảng xảy ra với cộng đồng… thờng gây

thiệt hại lớn nhất trong số những người nghèo đói, đó là nét đặc trng rất cơ bản của các xã

hội khác nhau. Những hộ gia đình nghèo chỉ có khả năng trang trải được với mức hạn

chế, tối thiểu các chi phí lơng thực và phi lơng thực thiết yếu khác, họ rất dễ bị tổn thơng

trước mọi biến cố xảy ra, họ thờng phải bỏ thêm chi phí không đáng có hoặc bị giảm thu

nhập vì khó tiếp cận các cơ hội của tăng trờng kinh tế. Đối với hộ nghèo, nếu có một

thành viên trong gia đình bị ôm đau, thì đó là một sự cố nghiêm trọng có thể làm đảo lộn

cuộc sống và sinh hoạt của gia đình và phải đến hàng năm sau mới có thể phục hồi. Và

nếu trong cùng một thời gian có vài sự việc nghiêm trọng xảy ra liên tiếp thì sự suy sụp

đến cùng kiệt là đều khó tránh khỏi đối với người nghèo

Cơ cấu tiêu dùng chia theo nhóm hộ Đơn vị tính: (%)

83

Page 84: Bài giảng phát triển cộng đồng

ChungNhóm hộ

1-nghèo 2 3 4 5 -giàu

Chi đời sống 100 100 100 100 100 100

- Chi ăn uống 52,95 70,69 65,64 61,67 56,11 43,54

+ Lơng thực 15,30 35,37 26,84 21,72 16,05 7,57

+ Thực phẩm 24,93 26,28 28,97 29,45 27,96 21,19

+ Chất đốt 3,77 4,11 4,08 4,02 3,89 3,52

+ Ăn uống ngoài gia đình 5,19 0,70 1,86 2,74 4,48 7,65

+ Uống và hút 3,76 4,23 3,89 3,84 3,74 3,64

- Chi không phải ăn uống 47,05 29,31 34,36 38,33 43,91 56,45

+ May mặc 4,34 5,79 5,71 5,38 4,76 3,34

+ ở 7,51 4,00 4,62 5,29 6,44 9,81

+ Đồ dùng lâu bền 12,10 4,08 6,26 8,79 10,84 16,47

+ Y tế 5,22 4,64 5,21 5,45 5,71 5,01

+ Giao thông bu điện 1,26 0,48 0,65 0,77 0,94 1,79

+ Giáo dục 6,37 3,22 3,95 4,52 5,53 8,29

+ Văn hoá thể thao 0,65 0,08 0,10 0,17 0,37 1,12

+ Khác 9,54 7,03 7,87 8,77 9,32 10,61

Nguồn: TCTK: VLSS, 1998

Những số liệu điều tra về mức sống cho thấy, ngoài chi cho ăn uống (70%) các hộ

nghèo cũng phải dành một số khoản khá lớn (về tỷ trọng trong ngân quỹ gia đình) cho

84

Page 85: Bài giảng phát triển cộng đồng

việc chưa bệnh và giáo dục (đóng tiền học phí, xây dựng trờng học cho con cái …). Các

khoản chi tiêu cho việc đi lại, văn hoá, thể thao chiếm tỷ lệ ít nhất trong các khoản chi

tiêu của gia đình và trong các hộ phân theo thu nhập. Một nghịch lý là số người nghèo tự

chữa bệnh chiếm tỷ lệ khá lớn do không đủ tiền chạy chữa, hoặc thiên về các liệu pháp rẻ

tiền. Theo báo cáo của ngân hàng thế giới (tháng 1/1995), người nghèo điều trị ở các cơ

sở y tế công cộng chiếm tỷ lệ ít nhatá 11,5% so với con số đó của người giàu là 19,5%.

Tỷ lệ bác sĩ chăm sóc đối với người bệnh thuộc nhóm nghèo chỉ có 3,7%, trong khi đó tỷ

lệ này của người giàu là 18,2%.

Một nét đặc trng khác nữa là mặc dù thu nhập thấp, nhưng người nghèo cũng phải

trang trải các khoản chi cần thiết cho đời sống. Sinh hoạt tuy khiêm tốn nhưng mục nào,

khoản nào cũng phải có. Ngoài ra người nghèo cung phải chi phí các khoản đóng góp

khác, nh: an ninh địa phơng, khắc phục bão lụt, quốc phòng, xây dựng trờng học .v.v..

Qua đây, chúng ta thấy rằng, đời sống của người nông thôn ở nước ta chủ yếu còn dựa

vào sản xuất nông nghiệp, do đó họ phụ thuộc rất nhiều vào thiên nhiên. Thiên tai, đặc

biệt là hạn hán kéo dài, lũ lụt … sẽ ảnh hởng trực tiếp đến đời sống của đông đảo nông

dân, giảm tốc độ phát triển kinh tế của đất nước. Giá cả hàng hoá và các dịch vụ khác,

theo đó, cũng tăng lên cao càng gây thêm nhiều khó khăn cho đời sống của mọi người,

đặc biệt là người nghèo.

Thu nhập thấp => ăn uống không đầy đủ => sức khoẻ kém => năng suất lao động

thấp => làm không đủ ăn => thiếu đói => vay miựn nợ nần nhiều nên thu nhập lại thấp …

đó là cái vòng luẩn quẩn của người nghèo

Có một nghịch lý là: vốn ngân hàng cho người nghèo vay còn nhiều, nhu cầu vay

vốn của các hộ nghèo đói lại lớn, mà các hộ nghèo vẫn phải đi vay mợn t nhân, chịu cảnh

vay nặng lãi. Thực tế nhu cầu vay vốn thờng có tính chất đột xuất trong số các hộ nghèo

và nhu cầu phi sản xuất thờng không phù hợp với cơ chế vay của ngân hàng hiện nay, đây

là một bất cập về cơ chế vay vốn và là một thực tế nghiệt ngã trong cuộc sống của người

ngheò đói. Không ít hộ đã phải bán lúa non để lo lót các khoản chi tiêu không thể chối từ

85

Page 86: Bài giảng phát triển cộng đồng

trong gia đình.. đang dồn họ vào thế bị: đã nghèo lại nghèo thêm. Số liệu dới đây phản

ánh phần nào nhu cầu vay vốn của các hộ nghèo và mức độ đáp ứng trên thực tế.

4.4.5. Nghèo đói là kết quả của nhiều yếu tố

Đã có nhiều cuộc điều tra, nghiên cứu xác định yếu tố nghèo đói, trong đó có cuộc

điều tra của Bộ Nông nghiệp (Bộ NN – PTNN) năm 1993, tại 17 tỉnh thuộc 7 vùng trong

cả nước đã xác định có 9 yếu tố dẫn đến nghèo đói, đó là: Đông con, Thiếu lao động;

Thiếu ruộng đất sản xuất; Thiếu vốn; Rủi ro tai nạn; Không có kinh nghiệm làm ăn; Chi

tiêu không có kế hoạch; Bệnh tật ốm đau; Không có nghề gì khác ngoài nông nghiệp và

yếu tố khác. Trong đó, số hộ rơi vào cảnh nghèo đói do từ 3 – 5 yếu tố chiếm tỷ lệ cao

nhất.

Trên thực tế cũng khó xác định được đâu là yếu tố đầu tiên gây ra tình trạng nghèo

đói. Nguyên nhân và hậu quả của nghèo đói thề hiện rất đa dạng, muôn hình muôn vẻ

trong cuộc sống hiện tại. Tuy nhiên, cách tiếp cận hợp lý hơn cả để có thể nhìn nhận

nghèo đói là do nhiều yếu tố gây ra, bắt nguồn từ kinh tế cả ở tầm vĩ mô và vi mô. Kinh

tế kém phát triển, tăng trởng chậm, sẽ không có cơ hội việc làm cho người nghèo để tăng

thu nhập. Tăng trởng không cao, năng suất lao động thấp, ngân sách hạn chế, thì việc

đảm bảo cung cấp đầy đủ các dịch vụ xã hội, đặc biệt là giáo dục tiểu học, y tế cơ sở cho

người nghèo cũng sẽ rất khó khăn …

Theo tác giả Robert Chưamber, những bất lợi của người nghèo gồm 5 yếu tố chính,

đó là: nghèo nàn, yếu kém về thể chất, dễ bị tổn thơng, bị cô lập và vô quyền. Quả vậy,

có thể coi những vấn đề này là bức tranh khá tổng hợp về hộ gia đình nghèo. Các yếu tố

dẫn đến đói nghèo có liên quan chặt chẽ với nhau. Bản thân “nghèo nàn” lại là nhân tố

dẫn dến các nhân tố khác. Nghèo nàn góp phần vào sự yếu kém về thể chất do ăn uống

thiếu thốn, dáng người nhỏ bé, suy dinh dỡng dẫn tới ít có khả năng miễn dịch với các

bệnh lây lan và không có khả năng tiếp cận hoặc trả tiền cho các dịch vụ y tế, nó góp

phần làm cho tình trạng người nghèo bị cô lập với các dịch vụ xã hội cơ bản vì không có

khả năng nộp tiền học phí, viện phí, thiếu thông tin, thiếu phơng tiện đi lại để tìm kiếm

86

Page 87: Bài giảng phát triển cộng đồng

việc làm hoặc để sống gần trung tâm thôn xã hoặc gần đờng cái, nó làm cho tình trạng dễ

bị tổn thơng càng trầm trọng hơn do không đủ khả năng chi trả những khoản tốn kém

những rủi ro bất thờng và làm cho tình trạng vô quyền càng tồi tệ hơn vì của cải ít ỏi

cùng với địa vị thấp, người nghèo không có tiếng nói.

4.5. Xoá đói giảm nghèo ở Việt Nam

Thực hiện đổi mới quản lý kinh tế trong nông nghiệp, hộ nông dân được xác định là

đơn vị kinh tế tự chủ, cùng với nhiều chính sách kinh tế vĩ mô cởi mở, thông thoáng, nh:

chính sách đầu t phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp kinh tế nông thôn,

chính sách cho vay trực tiếp tới hộ nông dân với nhiều kênh chuyển vốn; chính sách thị

trờng, giá cả, tỷ giá xuất nhập khẩu và bảo hộ sản xuất; chính sách khuyến nông, chuyển

giao công nghệ … đã tạo động lực mạnh mẽ thúc đẩy nên kinh tế phát triển. Kinh tế tăng

trởng nhanh, nhịp độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) bình quân hàng năm trong

suốt miơì năm 1991 – 2000 là 7,2%. Thành tựu nổi bật là sản lượng lơng thực tăng liên

tục và ổn định, trung bình 4,8% năm, từ 21,5 triệu tấn năm 1989 tăng lên 35,6 triệu tấn

năm 2000. Hơn thế nữa, nước ta từ chỗ hàng năm phải nhập khẩu trên dới 1 triệu tấn lơng

thực để cứu đói, nay đã đứng hàng thứ hai trên thế giới về xuất khẩu gạo.

Để thực hiện xoá đói giảm nghèo, Chính phủ đã đa ra nhiều chơng trình mục tiêu,

chính sách lớn để hỗ trợ phát triển kinh tế, trợ giúp người nghèo, nh chơng trình mục tiêu

quốc gia về việc làm (Quyết định 126/1998/QĐ-TTg, 1998).

Chơng trình 327 về phủ xanh đất trống, đòi núi trọc (Quyết định số 327/CT của Chủ

tịch Hội đồng Bộ trờng, ngày 15/9/1992), sau này phát triển lên và được thay thế bằng

Dự án trồng 5 triệu héc ta rừng và niều chính sách quan trọng khác. Đặc biệt tháng 7 năm

1998 Chính phủ đã phê duyệt Chơng trình mục tiêu quốc gia xoá đói giảm nghèo giai

đoạn 1998 – 2000 (Quyết định số 133/1998/QĐ-TTg, ngày 23/7/1998) với 9 nội dung:

(1) Hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng xã nghèo; (2) Hỗ trợ đồng bào dân tộc đặc biệt khó

khăn ; (3) Định canh, định c, di dân kinh tế mới; (4) Hướng dẫn người nghèo cách làm

ăn; (5) Hỗ trợ tín dụng; (6) Y tế cho người nghèo; (7) Giáo dục cho người nghèo; (8) Hỗ

87

Page 88: Bài giảng phát triển cộng đồng

trợ phát triển sản xuất, ngành nghề; và (9) Đào tạo cán bộ làm xoá đói giảm nghèo, cán

bộ chính quyền các xã nghèo.

Tiếp đó, Chính phủ đã phê duyệt chơng trình phát triển kinh tế – xã hội các xã đặc

biệt khó khăn miền núi vùng sâu, vùng xa (Quyết định số 135/1998/QĐ- TTg, ngày

31/07/1998), theo đó, Chính phủ sẽ tập trung đầu t cho 1715 xã đặc biệt khó khăn (gồm

1658 xã miền núi, 147 xã vùng đồng bằng sông Cửu Long, thuộc 267 huyện của 46/61

tỉnh, thành phố trong cả nước. Có 2 mục tiêu là (a) Đầu t xây dựng cơ bản và (b) Đầu t

phát triển sản xuất.

Ngày 26/03/2001 Thủ tớng Chính phủ lại có Quyết định số 42/2001/QĐ-TTg về việc

bổ sung các xã đặc biệt khó khăn của Chơng trình 135. Theo quyết định này, cả nước bổ

sung thêm 447 xã thuộc 192 huyện của 33 tỉnh thành phố trực thuộc Trung ơng vào diện

xã đặc biệt khó khăn và được hởng các chính sách dành cho Chơng trình từ kế hoạch năm

2001. Đa tổng số xã đặc biệt khó khăn của các nước lên 2162 xã.

Phân bố nghèo theo các vùng ở Việt Nam các năm 1993 – 1998

Nghèo ở các vùng so

với cả nước (%)

Tỷ lệ dân c

(%)

Dân số triệu

người

1993 1998 1998 1998

- Miền núi phía Bắc 21 28 18 13,5

- Đồng bẳng sông Hồng 23 15 20 14,9

- Bắc Trung bộ 16 18 14 10,5

- Duyên hải miền Trung 10 10 11 8,1

- Tây Nguyên 4 5 4 2,8

- Đông Nam bộ 7 3 13 9,7

88

Page 89: Bài giảng phát triển cộng đồng

- Đồng bằng sông Cửu

Long

18 21 21 16,3

Cả nước 100,0 100,0 100,0 100,0

Nguồn: Việt Nam – Tấn công nghèo đói, Báo cáo phát triển của Việt Na m, 12/1999.

Thách thức trong xoá đói giảm nghèo ở nước ta hiện nay

1. Trong tiến trình hội nhập, nền kinh tế Việt Nam phải cạnh tranh gay gắt trên thị tr-

ờng quốc tế, trong khi chất lượng sản phẩm còn thấp.

2. Đất sản xuất nông nghiệp bị hạn chế, trong khi tiến trình đô thị hoá đang ngày

càng tăng. Lao động thiếu việc làm ngày càng tăng, thời gian nông nhàn còn lớn, chiếm

30 – 40% quỹ thời gian lao động nông thôn, trong khi đó tỷ lệ lao động qua đào tạo còn

thấp.

3. Xu hướng gia tăng chênh lệch về mức sống giữa thành thị, nông thôn, giữa các

vùng vẫn còn lớn, đòi hỏi phải kết hợp hài hoà phát triển giữa các vùng để có tốc độ phát

triển cao, vừa hỗ trợ đầu t nhiều hơn cho các vùng còn nhiều khó khăn.

4. Nguồn vốn trong nước còn hạn hẹp, lại vừa phải đầu t lớn cho phát triển knh tế,

vừa đầu t cho xoá đói giảm nghèo, trong khí đó việc khai thác các nguồn lực chưa được

nhiều và chưa có hiệu quả

5. Người nghèo còn gặp nhiều hạn chế trong việc tiếp cận và hởng thị các dịch vụ xã

hội cơ bản và lợi ích của tăng trởng kinh tế đem lại.

6. Nhận thức về trách nhiệm đối với công tác xoá đói giảm nghèo ở một số bộ,

ngành, địa phơng cơ sở thiếu nhất quán nên điều tra, phối – kết hợp còn lúng túng, chậm

chạp.

7. Công tác điều tra, khảo sát để nắm chắc số lượng người nghèo, hộ nghèo, xã

nghèo, xây dựng kế hoạch còn nhiều bất cập, chưa được đầu t nguồn lực đúng mức để

thực hiện.

89

Page 90: Bài giảng phát triển cộng đồng

8. Vai trò quản lý của cán bộ xã, vai trò hỗ trợ, t vấn của các tổ chức đoàn thể xã hội

trong việc thông hiểu các thủ tục giải ngân từ các nguồn vốn của Ngân hàng phục vụ

người nghèo rất mờ nhạt.

90

Page 91: Bài giảng phát triển cộng đồng

CHƠNG 5: CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Để tạo được các chuyển biến xã hội nông thôn giúp đem lại cải thiện đời sống vật

chất tinh thần và thực hiện các mục tiêu xoá đói giảm nghèo, PTCĐ nông thôn áp dụng

các phơng pháp PTNT nói chung và lấy con người làm trung tâm. Các phơng pháp sau đã

được áp dụng rộng rãi xuất phát từ các đặc điểm về sinh kế và kinh tế xã hội của cộng

đồng. Trên thực tế các phơng pháp này thờng kết hợp với nhau trong các chơng trình

PTNT.

5.1. Phát triển nông thôn

Do nông nghiệp là nguồn thu nhập chính của các động đồng nông thôn nên phát

triển nông nghiệp là phơng thức có hiệu quả và tạo điều kiện cho nhiều người hởng lợi

nhất vì phần lớn dân c nông thôn đều tham gia sản xuất nông nghiệp. Ngoài ra đây còn là

phơng thức để phát huy và khai thác nguồn lực con người trong nông thôn. Phát triển

nông nghiệp chính là tạo cơ hội để người nông dân sử dụng và phát triển kiến thức và kỹ

năng tại chỗ của họ. Phát triển nông nghiệp là phơngthức trực tiếp cung cấp việc làm và

tạo thu nhập cho cộng đồng nông thôn làm cơ sở ổn định đời sống xã hội và các ngành

sản xuất khác.

Phát triển nông nghiệp trong các chợng trình PTNT không phải là u tiên giải quyết

các vấn đề về công nghệ nh trồng trọt, chăn nuôi .. Phơng pháp này phải hỗ trợ và thúc

đẩy các chuyển biến xã hội trong cộng đồng nhằm thực hiện đọc các mục tiêu phát triển

cộng đồng nông thôn và u tiên xoá đói giảm nghèo. Các vấn đề chính cho phát triển nông

nghiệp trong các chơng trình phát triển nông thôn là: (1) tạo lập sự tự chủ thông qua huy

động nội lực và cải thiện hợp tác, hoạt động tập thể trong cộng đồng; (2) tăng khả năng

phát triển bền vững nhờ xem xét tổng hợp các yếu tố năng suất; hiệu quả, xã hội và môi

trờng; và (3) tăng bình đẳng về cung cấp cơ hội sinh kế và các dịch vụ xã hội nhờ việc

lựa chọn các loaị hình công nghệ phù hợp và sử dụng được kiến thức bản địa.

91

Page 92: Bài giảng phát triển cộng đồng

Đánh giá phát triển nông nghiệp trong các chơng trình PTNT không chỉ xem xét

năng lực sản xuất và hiệu quả của một giải pháp công nghệ cụ thể hoặc trên một đơn vị

tài nguyên hay vật đầu vào (ví dụ: năng suất lúa/ha hay tăngg 30% năng suất do bón

phân) mà còn đánh giá năng lực sản xuất và hiệu quả của các nhóm cộng đồng khác nhau

(ví dụ: sản lượng hay thu nhập từ lúa/khẩu hoặc của một hộ nghèo). Tác động nhiều mặt

của quá trình sản xuất nông nghiệp cũng được xem xét nh tác động xã hội (ai hởng lợi, ai

bị hại); tác động môi trờng (thâm cnh dần đến tác hại gì ?); vấn đề làm, công bằng, mâu

thuẫn và cơ hội sinh kế đã được giải quyết thế nào trong quá trình sản xuất nông nghiệp

đó.

5.2. Tạo việc làm

Thiếu việc làm đang xảy ra thờng xuyên ở các vùng nông thôn. Hiện tợng lao động

nông thôn di chuyển đến các thành phố lớn để kiếm việc làm gây nên nhiều vấn đề xã

hội. Thiếu việc làm cũng dẫn đến thực trạng thu nhập thấp, không có khả năng chi trả cho

học hành, khám chữa bệnh và các nhu cầu thiết yếu khác. Việc làm cho người nghèo

trong các cộng đồng nông thôn xem xét các đặc thù chính sau đây:

- Lực lượng lao động dồi dào nhưng trình độ văn hoá cũng nh tay nghề rất thấp. Vì

vậy các giải pháp tạo việc làm cần có đầu t đào tạo nghề phù hợp, đồng thời loại hình

công nghệ áp dụng cũng cần phù hợp với lao động kỹ năng thấp. Qui mô tổ chức nhỏ và

đa dạng.

- Lao động có thời vụ là đặc điểm lao động gắn với đặc thù sản xuất nông nghiệp

trong các cộng đồng nông thôn. Trong khi chưa tạo được việ làm ổn định thì tạo việc làm

ở nông thôn cần xem xét các khả năng làm giảm căng thẳng về thời vụ trong các hoạt

động tạo việc làm cũng nh trong các hoạt động sản xuất và sinh kế khác.

Đa dạng hoá các hoạt động tạo việc làm trong các ngành sản xuất khác nhau (kể cả

phát triển kinh tế hộ) và đa dạng hoá hình thứcvà qui mô tổ chức tạo việc làm là hướng đi

quan trọng. Việc phục hồi các làng nghề truyền thống, hỗ trợ tiếp thị và hợp tác giữa các

92

Page 93: Bài giảng phát triển cộng đồng

thành viên cộng động ngày càng được chú ý trong tạo việc làm cho người nghèo ở nông

thôn. Vai trò t nhân và các hình thức tổ chức kinh doanh, cung ứng dịch vụ linh hoạt theo

kiểu gia công cũng cần được đánh giá và khai thác.

5.3. Đáp ứng các nhu cầu cơ bản

Phơng pháp này là xác định và xây dựng các hình thức tổ chức đáp ứng một cách

nhanh nhất các nhu cầu cơ bản của người dân trong cộng đồng với một chi phí thấp, ví dụ

nh cung cấp dịnh dỡng hợp lý, nhu cầu nước sạch, vệ sinh môi trờng, chăm sóc sức khoẻ

tại chỗ, giáo dục người lớn … Việc đáp ứng các nhu cầu này ở nông thôn thờng bị trở

ngại do nhiều yếu tố khác nhau. Ngoài vấn đề thu nhập mức sống thấp, thì hình thức tổ

chức cung ứng, chi phí giá thành, duy tu sửa chữa các công trình dịch vụ và tói quen tập

quán của cộng đồng cũng cần được xem xét. Trong thực tế các chơng trình phát triển

nông thôn đã có chú trọng đầu t xây dựng và cải thiện kết cấu hạ tầng cơ sở. Các hoạt

động này cung cấp cơ hội và điều kiện tốt để giải quyết các nhu cầu cơ bản ở cộng đồng.

Tuy nhiên chỉ cải thiện các điều kiện về cơ sở thì hiệu quả đáp ứng các nhu cầu cơ bản sẽ

rất thấp vì mối quan hệ trong các trờng hợp này là người kinh doanh và người sử dụng.

Cộng đồng không có vai trò cần thiết trong các hoạt động này.

Chính vì vậy các hoạt động xây dựng và phát triển cộng đồng trong các chơng trình

phát triển hạ tầng cơ sở nông thôn đang được chú trọng. Đó là các hoạt động giáo dục

cộng đồng tăng cờng trình độ dân trí và ý thức trong quản lý và sử dụng các công trình

phúc lợi công cộng. Các hình thức tổ chức cộng đồng trong tham gia lựa chọn, xây dựng,

sử dụng, quản lý và đóng góp duy t sửa chữa các công trình phúc lợi công cộng đã tỏ ra

có nhiều kết quả tốt. Cùng với giáo dục cộng đồng và tổ chức cộng đồng, việc xây dựng

và thực hiện các quy định quy chế về quản lý và sử dụng các công trình công cộng đã tạo

ra chuyển biến xã hội rõ nét trong cộng đồng. Các chuyển biến này giúp cải thiện và duy

trì hiệu quả sử dụng các công trình công cộng và làm tăng chất lượng cuộc sống.

Ngoài các hoạt động và xây dựng kết cấu hạ tầng cơ sở, phơng pháp này còn hỗ trợ

cộng đồng xác định và nhận thức các nhu cầu cơ bản khác và xây dựng giải pháp giải

93

Page 94: Bài giảng phát triển cộng đồng

quyết tại chỗ, ví dụ giải quyết suy dinh dỡng trẻ em, xoá mù chữ hoặc giáo dục sinh sản

… Khả năng nhận thức nhu cầu cơ bản và phù hợp của cộng đồng cũng cần được cải

thiện.

5.4. Phát triển nông thôn tổng hợp

Đó là chơng trình phát triển có nhiều hoạt động lồng ghép để bổ sung và hỗ trợ

nhau dựa trên việc giải quyết các vấn đề nhiều mặt ở nông thôn. các khía cạnh khác nhau

cần phải được xem xét khi thiết kế xây dựng các chơng trình và hoạt động. Phát triển

tổng hợp là để đảm bảo phát triển hài hoà cân đối các mặt kinh tế, xã hội, bảo vệ tài

nguyên và môi trờng. Thông thờng khi mở rộng một hoạt động sản xuất, cùng với tăng

năng lực sản xuất và thu nhập thì tác động có hại đến môi trờng cũng có thể xảy ra.Một

số vấn đề xã hội mới cũng có thể nảy sinh, ví dụ nh tăng cạnh tranh và mâu thuẫn giữa

các nhóm trong cộng đồng và tăng khoảng cách mức sống giữa các nhóm.

Phát triển tổng hợp không đơn thuần là thực hiện đồng thời nhiều hoạt động. Điểm

quan trọng là làm sao để các hoạt động đó có thể phối hợp và hỗ trợ nhau làm tăng hiệu

quả hoạt động và đecasm lại kết quả cao nhất cho cộng đồng. Đó có thể là các hoạt động

liền nhau, nối kết nhau, lồng ghép hoặc được thực hiện song song với nhau. Các dự án tín

dụng phát triển tổng hợp có thể coi là một ví dụ về hoạt động tổng hợp. Việc đào tạo về

kỹ thuật, tổ chức nhóm hoạt động tín dụng cùng với hỗ trợ về tài chính và kiện toàn các

qui chế hoạt động sản xuất mới có tác động đồng thời đến các khía cạnh sinh kế khác

nhau trong cộng đồng, đó là: vốn tài chính, vốn xã hội, vốn con người. Các cải tiến ở ba

loại vốn sinh kế trên góp cải thiện đời sống giúp tích luỹ tăng vốn cơ sở vật chất. Những

thay đổi đó đòi hỏi phải duy trì được vốn tài nguyên thiên nhiên, ví dụ tăng mức đầu t

bảo vệ môi trờng hoặc duy trì cơ hội sử dụng tài nguyên cho các thành viên cộng đồng.

5.5. Phát triển nông thôn có sự tham gia

Ngày nay phơng pháp tham gia đang được áp dụng rộng rãi và trở thành yêu cầu

quan trọng của các chơng trình phát triển nông thôn. Phơng pháp này coi mức độ tham

94

Page 95: Bài giảng phát triển cộng đồng

gia của cộng đồng vừa là mục tiêu vừa là phơng tiện của sự phát triển. Phát triển có sự

tham gia là áp dụng các tiến trình và công cụ phù hợp để tăng cờng vai trò của người dân

và cộng động vào hoạt động phát triển nông thôn. Đó là sự tham gia chủ động với vai trò

ngày càng cao của cộng đồng vào việc xác định vấn đề, lựa chọn giải pháp, đa ra các

quyết định, lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, phân phối lợi ích và dánh giá quá trình phát

triển.

Gia tăng sự tham gia của cộng đồng là để đảm bảo cho hoạt động

phát triển thực tế hơn và không áp đặt từ bên ngoài nên huy động

được nguồn liực và trách nhiệm của cộng đồng. Tuy nhiên đây là phơng

pháp mới đòi hòi cán bộ phát triển phải có kiến thức, kỹ năng và thái

độ đúng đắn mới có thể thực hiện được. Phát triển có sự tham gia là

xây dựng hoạt động lấy người dân làm trung tâm, dựa vào dân và bắt

đầu với người dân. Hoạt động đầu tiên là kế hoạch hoá hay lập kế

hoạch hoạt động phát triển đòi hỏi phải có sự thay đổi lớn so với phơng

pháp truyền thống. Cùng với việc tham gia của người dân vào xây

dựng kế hoạch thì việc sử dụng kiến thức bản địa cũng cần coi trọng,

đặc biệt là lựa chọn và đa ra các giải pháp. Tổ chức thực hiện, giám sát

và đánh giá các hoạt động đòi hỏi phát huy tính tự chủ của cộng đồng

với vai trò ngày càng cao.

95

Page 96: Bài giảng phát triển cộng đồng

Giải quyết vấn đề quản lý theo Phơng pháp dựa vào cộng đồng

áp dụng phơng pháp cộng đồng hay nâng cao sự tham gia của người dân

vào hành động quản lý ở hệ dầm phá Tam Giang – Cầu Hai ngày càng được chú

ý vì hiệu quả của nó trong việc tổ chức lại khai thác đầm phá và chia sẻ gắng

nặng quản lý của chính quyền các cấp. Mô hình này ở một số địa phơng đã tạo

điều kiện cho người dân phát huy dân chủ cơ sở để tự quản lý nguồn lợi, môi tr-

ờng thuỷ sinh cũng chính là bảo đảm kế sinh nhai lâu dài của cộng đồng. Kết quả

ban đầu cho thấy việc giải quyết vấn đề dựa vào cộng đồng có khả năng thực thi.

Tuy nhiên, việc áp dụng phơng pháp này không chỉ có ý chí, quyết tâm mà còn

cần xây dựng được nhận thức của cộng đồng về quyền lợi sử dụng chung.

Vấn đề quản lý hiện nay ở hệ dầm phá Thừa Thiên Huế: Thay đổi chính và

những vấn đề nảy sinh trong quản lý hệ dầm phá Tam Giang – Cầu Hai xuất phát

chủ yếu là phát triển nuôi trồng thuỷ sản và gia tăng cờng độ khai thác quá mức.

Một phần diện tích thuỷ vực đầm phá và đất nông nghiệp vẹn phá đã chuyển

thành ao hồ và được quản lý nh “đất nông nghiệp”. Việc chiếm dụng mặt nước để

sử dụng trái phép tràn lan, ví dụ dùng lới khoanh một vùng thuỷ vực đầm phá để

độc quyền khai thác dới hình thức nuôi đăng chắn, làm giảm mặt nước chung,

làm nảy sinh mâu thuẫn giữa những nhóm sử dụng tài nguyên. Không những diện

tích mặt nước bị lấn chiếm mà còn tác dụng xấu đến môi trờng do làm giảm dòng

chảy, ô nhiêm mước và lây lan bệnh thuỷ sinh. Vấn đề trọng tâm cho quản lý

hiện nay là đã bỏ lấn chiếm trái phép và qui hoạch khai thác hợp lý. Đã có nhièu

nỗ lực thực hiện những kết quả rất hạn chế vì chính quyền địa phơng gặp nhiều

khó khăn về tài chính và phơng pháp, đặc biệt chưa huy động sự tham gia của

người dân và thiếu phơng cách duy trì sinh kế cho cộng đồng trong qui hoạch.

Nội dung: Dựa vào cộng đồng để giải quyết vấn đề là tạo ra chuyển biến xã

hội làm cho mọi thành viên trong cộng đồng cùng quan tâm, chia sẻ, và cùng

hành động. Giải quyết vấn đề quản lý để quản lý tốt hơn tài nguyên chung nên

96

Page 97: Bài giảng phát triển cộng đồng

không có hộ sử dụng tài nguyên hnào là người ngoài cuộc.Tuy nhiên để tạo được

chuyển biến xã hội nh v ậy, trước hết cộng đồng cần được cung cấp quyền tự chủ

và tự quyết phù hợp nh là tiền đề cho hạnh động cộng đồng. áp dụng thành công

phơng pháp cộng đồng phải tuân thủ 3 yêu cầu có tính nguyên tắc, đó là (1) xây

dựng hiểu biết của cộng đồng về lợi ích khi tham gia giải quyết nh là nền tảng

hành động, (2) có tiến trình hay bước đi hợp lý không nóng vội áp đặt và (3) có

hình thức tổ chức hay công cụ phù hợp để người dân có thể tham gia với vai trò

ngày càng cao tất cả các bước của tiến trình giải quyết vấn đề.

Tạo chuyển biến xã hội trong cộng đồng bao gồm việc củng cố hoặc xây

dựng mới tổ chức ng dân, các tổ, nhóm sử dụng tại nguyên phù hợp với vấn đề

quản lý đặt ra. Các cấp tổ chức cộng đồng (chi hội, tổ, nhóm … )đề cử người hụ

trách và xây dựng qui ước đặc thù của họ. Mạng lới tổ chức này sẽ thực hiện chỉ

đạo của chính quyền địa phơng tổ chức tìm hiểu nângh cao hiểu biết, lựa chọn

giải pháp và vận động thực hiện. Ví dụ, ở Quảng Thái và Quảng Lợi, Chi hội

Nghề cá, các nhóm nuôi cá lồng, nhóm nò sáo đã được thành lập và đảm nhận tốt

vai trò chủ đạo trong qiu hoạch. Tại một số xã của huyện Phú Vang, một số nhóm

cũng được tổ chức để giao trách nhiệm quản lý hệ thống thuỷ đạo. Cũng cần nhận

thức rằng, khi mới bắt đầu áp dụng phơng pháp cộng đồng, năng lực của cán bộ

cơ sở và các tổ chức cộng đồng còn rất hạn chế, vì vậy các hỗ trợ từ chơng trình

và dự án bên ngoài là rất quan trọng.

Tiến trình: Cùng với việc củng cố tổ chức cộng đồng thì việc giải quyết vấn

đề cũng cần được phân cấp. Các tổ chức cộng đồng chia sẻ trách nhiệm giải quyết

vấn đề quản lý bẳng cách xây dựng sự đồng thuận về mục đích, giải pháp và cách

thức hoạt động giữa các bên liên quan trên cơ sở phân cấp của Chính quyền. Ph-

ơng thức chung là hỗ trợ cho các cấp tổ chức cộng đồng đảm nhận vai trò chủ đạo

trong hoạt động nâng cao hiểu biết, lựa chọn phơng án và vận động thành viên

cộng đồng, với phơng châm “cùng chia sẻ và cùng có lợi” hoặc “mình vì cộng

97

Page 98: Bài giảng phát triển cộng đồng

đồng và cộng đồng vì mình”. Một số kinh nghiệm thành công ở Quảng Thái,

Quảng Lợi và một số địa phơng ở Phú Vang cho thấy cộng đồng cần được hỗ trợ

để lựa chọn giải pháp tốt u nhằm giải quyết vấn đề đồng thời duy trì sinh kế của

các thành viên. Cộng đồng cũng quyết định hình thức chia sẻ đóng góp công

bằng giữa các thành viên. Việc áp đặt giải pháp từ bên ngoài thờng nóng vội và

phiếm diện, thờng chỉ căn cứ pháp lý đã vô tình đặt cộng đồng ra ngoài cuộc nên

khả năng thực thi rất thấp.

Ph ơng pháp – Công cụ: Tiêu chí của phơng pháp cộng đồng thể hiện vai trò

của người dân cao trong tất cả các giai đoạn của tiến trình giải quyết vấn đề.

Quan trọng nhất là sự tham gia của các nhóm mục tiêu vào nhận thức vấn đề, vận

động cộng đồng, quyết định lựa chọn giải pháp và đề xuất phơng án hành động.

Tham gia hành động chia sẻ và đóng góp của các thành viên vì lợi ích chung của

cộng đồng là chỉ tiêu quan trọng nhất. Tiến trình, phơng pháp và công cụ tạo điều

kiện và thu hút sự tham gia của người dân vào hoạt động cộng đồng,tham gia

quản lý đã được phát triển và áp dụng có hiệu quả cho nhiều hoạt động quản lý

tài nguyên. Tuy vậy, việc nâng cao năng lực áp dụng các phơng pháp tham gia

cho cán bộ và tổ chức nhân dân tại cơ sở cũng cần được đánh giá và có kế hoạch

cải thiện ngày một tốt hơn.

Về ưu điểm: Quản lý nguồn lợi dựa vào cộng đồng giúp người dân cải thiện

hiểu biết về thực trạng vấn đề suy giảm nguồn lợi, môi trờng và sinh kế của họ.

Yếu tố này đóng vai trò quan trọng trong phát huy kiến thức và sức mạnh địa ph-

ơng để giải quyết các vấn đề quản lý. Nó còn là cơ sở để chính quyền địa phơng

xây dựng được quy hoạch quản lý và khai thác nguồn lợi dầm phá theo phơng

pháp từ dới lên, đáp ứng nhu cầu của nhân dân.

Các giải pháp và phơng án do người dân địa phơng đề xuất thờng đã được

xem xét hài hoà giữa nhu cầu quản lý với duy trì sinh kế của cộng đồng nên tăng

98

Page 99: Bài giảng phát triển cộng đồng

được trách nhiệm và khả năng thực thi trong tổ chức hành động tại cơ sở.

Phơng pháp cộng đồng có vai trò của các thành viên cộng đồng trong lựa

chọn phơng án hoạt động nên giải quyết được mâu thuẫn trong khai thác và tăng

được ý thức tự chủ vì họ nhận thức được quyền lợi và trách nhiệm của mình

trong quản lý.

Yếu điểm:

* Đòi hỏi các cơ quan quản lý có sự phân cấp rõ ràng và hỗ trợ xây dựng

năng lực cộng đồng trong bối cảnh niềm tin của các cấp chính quyền đối với cộng

đồng chưa cao.

* Đòi hỏi nhiều thời gian xây dựng dân trí cộng đồng, xây dựng năng lực cán

bộ, và vận động được các bên tham gia vào quản lý một cách chủ động và có kiến

thức.

* Tăng thêm chi phí trong lựa chọn phơng án, vận động và điều phối hoạt

động.

* Những trở ngại khác liên quan đến thói quen chủ đạo hoạt động vZà các

qui định hành chính tập trung, bao cấp cứng nhắc đặt từ trên xuống còn sót lại.

Chơng 6: Kinh tế hợp tác trong PTNT

6.1. Tính tất yếu khách quan của

Lý do đầu tiên để đi đến kết luận là con người chỉ dựa vào nhau, hợp tác với nhau

mới chinh phục được sự khắc nghiệt của thiên nhiên. Điều này có thể được chứng minh

bằng thực tế lao động sản xuất của người nguyên thuỷ. Trong thời kỳ sơ khai của loài

99

Page 100: Bài giảng phát triển cộng đồng

người, con người hoang dã muốn chống chọi với thiên nhiên và thú dữ để kiếm kế sinh

nhau, đã phải hợp tác với nhau, sống thành bầy đàn. Sản xuất càng phát triển, con người

càng cần đến sự hợp tác lao động và nhờ đó những kim tự tháp, những công trình đồ sộ

của thế giới hiện nay đã được xây dựng trên sự hợp tác lao động của những người nô lệ.

Mặt khác, đặc tính của lao động là việc sử dụng và chế tạo công cụ lao động. Chính

điều đó làm cho con người liên hệ hợp tác với nhau ngày càng chặt chẽ. Người ta không

thể tiến hành lao động mà không có sự hợp tác với người khác để có được những công cụ

sản xuất cần thiết cho mình. Thật ra người ra cũng có thể dùng công cụ lao động do mình

sản xuất ra để lao động. Song không ai có thể chế tạo ra đầy đủ các loại công cụ để đáp

ứng nhu cầu sản xuất. Vì vậy, họ có nhu cầu sử dụng công cụ lao động của người khác.

Nhu cầu đó làm cho con người phải hợp tác trao đổi sản phẩm cho nhau.

Theo đà phát triển ngày càng cao của phân công lao động xã hội và chuyên môn

hoá sản xuất, nhu cầu hợp tác lao động của con người ngày càng tăng lên. Xã hội ngày

càng phát triển, phân công lao động càng sâu sắc, càng chi tiết thì mối quan hệ hợp tác

lao động ngày càng chặt chẽ và rộng rãi. Ngày nay trong xã hội hiện đại, sự hợp tác lao

dộng của con người không chủ dừng lại ở từng gia đình, từng xí nghiệp, từng địa phơng,

từng ngành, trong một nước, và trên thế giới.

Hợp tác trong lao động sản xuất của con người rất đa dạng. Song nhìn chung có 2

loại hợp tác: hợp tác với nhau để cùng sản xuất ra một loại sản phẩm và hợp tác trao đổi

sản xuất cho nhau. Hai loại hợp tác lao động này xuất phát từ hai loại hình phân công lao

động là phân công lao động trong nội bộ doanh nghiệp và phân công lao động xã hội.

Phân công lao động trong nội bộ doanh nghiệp là phân công giữa những người sản

xuất ra cùng một loại sản phẩm trong phạm vi một chủ thể sản xuất hàng hoá. Do sự phân

công này, mỗi người chỉ sản xuất một chi tiết sản phẩm nào đó và phối hợp tất cả những

chi tiết đó sẽ được mộr sản phẩm toàn vẹn. Do mỗi người chỉ đảm nhận thực hiện một

phần công việc, nên trong quá trình tạo ra sản phẩm, những người lao động bộ phận phải

có sự tác hợp với nhau.

100

Page 101: Bài giảng phát triển cộng đồng

Phân công lao động xã hội phân chia người sản xuất vào các ngành nghề khác nhau

của xã hội. Do sự phân công này, mỗi người sản xuất ra một sản phẩm toàn vẹn. Song

nhu cầu của con người rất đa dạng, phong phú, nên họ phải trao đổi sản phẩm cho nhau

để thoả mãn mọi nhu cầu. Chẳng hạn, do phân công lao động xã hội, người nông dân

chuyên việc trồng lúa, người thợ thủ công chuyên dệt vải. Người nông dân trồng lúa cũng

có nhu cầu cần vải để mặc. Ngợc lại, người thợ thủ công có vải song nhu cầu của họ

không chỉ cần vải để mặc mà phải có lơng thực để sống. Điều đó đòi hỏi những người sản

xuất độc lập do phân công lao động xã hội phải thực hiện trao đổi sản phẩm với nhau,

hợp tác với nhau để thoả mãn nhu cầu sản xuất

Nh vậy, dù phân công lao động xã hội hay phân công lao động trong nội bộ doanh

nghiệp, người lao động đều phải có mối quan hệ hợp tác với nhau trong sản xuất và tiêu

dùng: Hợp tác trong phạm vi một doanh nghiệp để cùng trao đổi cho nhau nhằm đáp ứng

nhu cầu của mỗ người sản xuất độc lập. Vì thế, hợp tác thể hiện đặc tính xã hội của con

người.

Trên phạm vi toàn xã hội, hợp tác lao động giữa các chủ thể độc lập đáp ứng nhu

cầu đa dạng về sản phẩm cho sản xuất và tiêu dùng của con người. Từ đó, nó có tác động

mạnh mẽ trở lại thúc đẩy sự phát triển của phân công lao động xã hội, làm xuất hiện

những ngành nghề mới, mở rộng mối quan hệ giao lu kinh tế. Đồng thời, nó cũng tạo ra

sự cạnh tranh về sản xuất và tiêu thụ sản phẩm có hiệu quả nhất

6.2. Những đặc thù của hợp tác trong nông nghiệp, nông thôn

Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất gắn với sự tồn tại và phát triển của loài

người. Có nghĩa là ngay từ khi con người xuất hiện thì ngành sản xuất đầu tiên mang lại

sự sống cho họ là nông nghiệp. Chính vì vậy hợp tác lao động trong nông nghiệp là hình

thức hợp tác lao động đầu tiên của loài người. Sản xuất càng phát triển, phân công lao

động càng sâu sắc đã xuất hiện các hình thức hợp tác lao động trong các ngành nghề

khác.

101

Page 102: Bài giảng phát triển cộng đồng

Mặc dù hợp tác lao động là thuộc tính nói chung của lao động sản xuất, song trong

từng lĩnh vực có đặc thù riêng biệt. Đặc thù này do đặc điểm từng ngành sản xuất qui

định. Trong lĩnh vực nông nghiệp, hợp tác lao động có những đặc thù sau đây:

Một là, sản xuất nông nghiệp gắn liền với cơ thể sống mà sự tồn taij và phát triển

của nó tuân theo các qui luật sinh học. Nh đã biết, quá trình sản xuất trong nông nghiệp

được phân chia thành nhiều khâu, trong đó có những khâu cần thiết phải có sự hợp tác lao

động. Song cũng có khâu từng người làm riêng biệt sẽ hiệu quả hơn. Chăngt hạn trong

ngành trồng trọt, quá trình sản xuất trực tiếp có thể được chia thành ba giai đoạn: (1) Giai

đoạn cày cấy, gieo trồng; (2) Giai đoạn chăm sóc; và (3) Giai đoạn thu hoạch.

Trong giai đoạn đầu , do tính chất thời vụ, người lao động cần có sự hợp sức với

nhau, làm việc theo phơng thức đổi công cho nhau để đảm bảo cấy cày, gieo trồng kịp

thời vụ. Trong thời kỳ chăm bón, có những công việc chỉ cần từng người làm việc nh bón

phân, làm cỏ. Song cũng có việc cần phải có lao động hợp tác nh tới tiêu, chống ứng,

chống hạn … ở giai đoạn thu hoạch, rõ ràng cần s sự hợp tác lao động giữa những người

sản xuất để khắc phục những thiệt hại do thu hoạch chậm.

Ngoài ra, trong điều kiện kinh tế thị trờng, sản xuất nông nghiệp của nông dân phải

gắn liền với thị trờng. Do vậy, ngoài ba khâu trực tiếp trên đây, còn có các khâu cung ứng

t liệu sản xuất nh vốn, phân bón, thuốc trừ sâu và tiêu thụ sản phẩm trên thị trờng. Những

khâu này nếu được tổ chức lao động hợp tác thì hiệu quả của sản xuất nông nghiệp sẽ cao

hon. Chính vì vậy, hợp tác lao động trong nông nghiệp là hợp tác từng khâu, từng công

việc cụ thể.

Hai là, sản xuất nông nghiệp mang tính thời vụ, lúc thời vụ khẩn trơng phảui hợp

lực với nhau để sản xuất. Ngày nông nhàn thì phát huy tính cần cù của lao động t nhân.

Ba là, do sản xuất nông nghiệp chịu ảnh hởng của điều kiện tự nhiên nên hợp tác

lao động cũng tuỳ thuộc vào tình hình thời tiết. Chẳng hạn, trong điều kiện bão lụt cần

thu hoạch nhanh hơn, hợp tác lao động trở nên khẩn trơng hơn.

102

Page 103: Bài giảng phát triển cộng đồng

Thêm vào đó, sản xuất nông nghiệp lại diễn ra ngoài trời, không gian rộng lớn, lao

động và t liệu sản xuất luôn di động và thay đổi theo thời gian và không gian. Vì vậy hợp

tác lao động trong nông nghiệp cần tổ chức cho thích hợp với sự di chuyển của các yếu tố

sản xuất.

6.3. Quan điểm mới về kinh tế hợp tác trong nông nghiệp, nông thôn

Trước đây, nói đến hợp tác lao động trong nông nghiệp người ta thờng đồng nhất

hợp tác lao động trong nông nghiệp và kinh tế hợp tác trong nông nghiệp với hợp tác xã

hội trong nông nghiệp. Vì thế trong tổ chức chỉ đạo thực tiễn, để phát huy u thế lao động

hợp tác trong nông nghiệp, người ta thờng coi trọng việc củng cố phát triển HTX nông

nghiệp về qui mô và trình độ. Về qui mô, đã chuyển từ qui mô HTX từ một xóm lên một

thôn rồi qui mô về xã. Về trình độ, đẩy nhanh từ đổi công lên HTX bậc thấp và HTX bậc

cao.

Thực tiễn phát triển kinh tế hợp tác xã ở nước ra trong những năm trước đổi mới đã

khẳng định việc đồng nhất kinh tế hợp tác với HTX, hơn nữa lại thúc đẩy nhanh mở rộng

qui mô và nâng cao trình độ tổ chức hợp tác trong điều kiện lực lượng sản xuất chưa có

sự tiến bộ rõ đã làm cho u thế của kinh tế hợp tác không được phát huy, dẫn đến có sự

nhận thức sai lệch về vai trò của hợp tác lao động. Chính vì vậy, trong thời kỳ đổi mới, có

lúc, có nơi đã bỏ qua vai trò kinh tế hợp tác lao động trong nông nghiệp và nông thôn.

Thực tiễn phát triển của các nước chỉ ra rằng, hợp tác lao động trong nông nghiệp,

nông thôn nói riêng, cũng nh trong nền kinh tế nói chung có ý nghĩa to lớn. Vấn đề là ở

chỗ phải hiểu kinh tế hợp tác nh thế nào. Trong những năm đổi mới kinh tế hợp tác và

HTX vừa qua ở nước ra có nhiều quan điểm khác nhau về kinh tế hợp tác và HTX . Có

thể nêu lên một số quan điêm nh sau:

Kinh tế hợp tác là kinh tế của người sản xuất tự nguyện hợp tác với nhau để

tổ chức hoạt động kinh tế.

103

Page 104: Bài giảng phát triển cộng đồng

Kinh tế hợp tác là sự tự nguyện của những người sản xuất độc lập trong hoạt

động kinh tế.

Kinh tế hợp tác là phơng thức hoạt động kinh tế trong lao động sản xuất của

con người.

Vì vậy, kinh tế hợp tác là quan hệ kinh tế giữa các đối tac, các chủ thể hợp tác tự

nguyện. Mặc dù cách diễn đạt có khác nhau, song nhìn chung các quan điểm về kinh tế

hợp tác đều chú ý tới các vấn đề sau đây:

Kinh tế hợp tác là sự liên kết tự nguyện của những chủ thể độc lập trong sản

xuất, lu thông hoặc tiêu dùng.

Trong hoạt động kinh tế chung, kinh tế hợp tác đòi hòi phải tồn tại ít nhất hai

chủ thể độc lập, có t cách pháp nhân.

Các chủ thể này hợp tác với nhau thông qua nhiều mức độ khác nhau, song

nhìn chung có thể có 3 mức độ sau:

- Hợp tác từng công việc trong quá trình sản xuất và nh vậy không tạo

nên chủ thể độc lập, không có t cách pháp nhân. Mỗi chủ thể hợp tác

độc lập hoàn toàn với nhau, nhưng phối hợp, hợp tác với nhau khi cần

thiết nh trong thời vụ khẩn trơng (cầy, cấy, thu hoạch).

- Độc lập trong sản xuất nhưng hợp tác trong một số khâu nh dịch vụ tới

tiêu, cung ứng giống cây trồng vật nuôi, cung ứng vốn, tổ chức tiêu thụ

sản phẩm. Trong trờng hợp này, những người sản xuất chịu trách

nhiệm hoàn toàn trong lĩnh vực sản xuất. Song các khâu đó có thể lập

ra các tổ chức HTX có tính chất pháp nhân độc lập. Theo hình thức

này có các HTX dịch vụ đầu vào hoặc đầu ra.

Liên kết nhau lại thành tổ chức kinh tế có t cách pháp nhân độc lập chịu

trách nhiệm cả về sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Thuộc hình thức này có

các HTX nông nghiệp, HTX chế biến nông sản.

104

Page 105: Bài giảng phát triển cộng đồng

Nh vậy, kinh tế hợp tác là sự liên kết tự nguyện, đa dạng, đa mức độ của người sản

xuất độc lập, những người lao động trong lĩnh vực lu thông, những người tiêu dùng để

phối hợp, hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau, kết hợp sức mạnh của từng thành viên với u thế và

sức mạnh của tập thể nhằm giải quyết tốt hơn những vấn đề của sản xuất, kinh doanh và

đời sống, đảm bảo hiệu quả của sản xuất kinh doanh và lợi ích của mỗi thành viên.

Kinh tế hợp tác rộng hơn so với kinh tế HTX. Kinh tế hợp tác xã bao gồm cả HTX

và hợp tác lao động ở từng khâu công việc. Sự hợp tác này rất cần thiết trong điều kiện

sản xuất nông nghiệp vẫn mang tính chất thủ công, lạc hâu. Kinh tế hợp tác xã chỉ là một

hình thức của kinh tế hợp tác, trong đó, HTX là tổ chức kinh tế có t cách pháp nhân độc

lập, còn mỗi người lao động là thành viên của tổ chức đó.

Chừng nào nền kinh tế còn là sản xuất nhỏ thì vẫn cần phải khuyến khích sản xuất

của những người nông dân cá thể hay còn gọi là kinh tế hộ. Chính những người sản xuất

này là chủ thể của sản xuất, là lực lượng chủ yếu để cung cấp sản phẩm cho xã hội trong

nền kinh tế thủ công, lạc hậu.

Song nh đã nêu, sản xuất của những người nông dân cá thể không thể biệt lập mà

phải có sự hợp tác lao động. Họ chỉ có thể sản xuất được khi có sự hỗ trợ của những

người sản xuất khác. Vì vậy, việc tổ chức hợp tác lao động ở từng khâu công việc để hỗ

trợ kinh tế của mỗi hộ phát triển là ans đề cần thiết. Thông qua đó, họ mới có được những

phơng tiện sản xuất cần thiết, giải quyết được những công việc thời vụ, chống thiên tai.

Theo đà phát triển của sản xuất hàng hoá, cần tổ chức các HTX để cung ứng các yếu

tố sản xuất đầu vào và giải quyết đầu ra cho nông dân. Nh vậy, trong điều kiện sản xuất

nhỏ, một mặt cần tập trung đẩy mạnh kinh tế hợp tác dới nhiều hình thức khác nhau nh

HTX, dịch vụ cung cấp đầu vào và tiêu thụ sản phẩm. HTX chế biến nông sản giúp cho

kinh tế hộ phát triển

6.4. Các hình thức kinh tế hợp tác xã trong nông nghiệp, nông thôn

105

Page 106: Bài giảng phát triển cộng đồng

Kinh tế tập thể (dới hình thức các HTX) là một hình thức biểu hiện của kinh tế hợp

tác, là kết quả tất yếu của quá trình hợp tác. Nó qui đọnh bản chất của chế độ kinh tế.

Trong tất cả các hình thức hợp tác, chỉ những sự hợp tác đạt tới yêu cầu khách quan làm

nảy sinh sự liên kết các chủ thể kinh tế mới đòi hỏi sự liên kết các chủ thể kinh tế mới đòi

hỏi sự kiến lập kinh tế tập thể (kinh tế hợp tác xã). Trong trờng hợp này, để hình thành

chủ thể kinh tế mới hình thức các HTX, hợp tác hoá đã không thủ tiêu các chủ thể kinh tế

độc lập, mà trên các chủ thể đó đã hình thành các chủ thể kinh tế mới với tối u mới.

Kinh tế gia đình (dới hình thức tiểu nông hay trạng trại – nông trại gia đình), nó là

hình thức tồn tại lâu dài trong lịch sử. Vì vậy, hợp tac hoá không phải là xoá bỏ kinh tế

gia đình, mà phải xuất phát từ kinh tế gia đình và phục vụ cho nền kinh tế gia đình. Kinh

tế gia đình ở giai đoạn kinh tế tiểu nông sản xuất được khép kín cho từng gia đình và

phục vụ cho nhu cầu của gia đình. Trong trờng hợp này, sự hợp tác được thể hiện dới

hình thức hợp tác lao động trong nội bộ gia đình và hợp tác dới hình thức đổi mới công

giữa các gia đình nông dân

Khi kinh tế gia đình vượt khỏi giới hạn của kinh tế tự nhiên, sự hợp tác được nảy

sinh ở nhiều khâu, nhiều lĩnh vực của tín dụng và kỹ thuật. Tuy nhiên, các quá trình thuần

tuý sinh học trong trồng trọt và chăn nuôi đòi hỏi sự chăm sóc rất chu đáo của từng cá

nhân. Vì vậy, hộ nông dân vẫn là chủ thể thích hợp nhất đối với các quá trình ấy. Người

nông dân sẽ liên kết các quá trình và các ngành tách rời nhau, ngoài quá trình sinh học.

Họ cùng nhau mua sắm t liệu sản xuất, thành lập các nhóm sử dụng máy móc và tiêu thụ

sản phẩm, các HTX cải tạo đất, cung cấp vật t, tín dụng … Toàn hệ thống ấy dần biến

thành hệ thống kinh tế hợp tác ở nông thôn.

Về lịch sử phát triển nông nghiệp ở một số nước có nền kinh tế phát triển nh Mỹ,

ngay từ những năm đầu của thế kỷ XX, khi nông nghiệp nảy sinh những yêu cầu tất yếu

của hợp tác thông qua hình thức hợp tác hoá, các nông trại đã liên kết với nhau ở các

HTX buôn bán hoặc tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, thực hiện công việc thu hoạch, bảo

quản, đóng gói, vận chuyển các sản phẩm. Ngoài ra, có các HTX sản xuất, bán hoặc cung

106

Page 107: Bài giảng phát triển cộng đồng

cấp máy móc thiết bị cho các chủ trại và cấp vốn cho các hoạt động trên (các HTX này

giống nh các HTX tiểu thủ công nghiệp và tín dụng ở nước ta). Những HTX kiểu này tồn

tại và duy trì cho đến tận ngày nay.

Về mục đích, có các HTX chế biến, tiêu thụ nông sản bảo vệ quyền lợi của các chủ

trại trước các tổ chức buôn bán hay các nhà công kỹ nghệ; các HTX cung ứng dịch vụ và

các vật t kỹ thuật nhằm cung ứng kịp thời bảo đảm chất lượng cho các yêu cầu sản xuất

nông nghiệp của các chủ trại. Nh vậy trên thực tế mục đích của các HTX không phải là

lợi nhuận, mà nhằm hợp lực hoạt động để thực hiện các mục tiêu kinh tế của các nông

trại. Ngoài ra, việc thành lập các HTX còn xuất phát từ yêu cầu tồn tại của các nông trại

trong điều kiện về ruộng đất, về các lĩnh vực cung ứng t liệu sản xuất và tiêu dùng sản

phẩm nông nghiệp, những chủ trại liên kết với nhau thành cac HTX. Các HTX loại này

được gọi là các nông trại liên doanh (tất nhiên, sự liên doanh của các nông trại thực hiện

cả ở khâu sản xuất nông nghiệp, chế biến, tiêu thụ sản phẩm, cung ứng t liệu sản xuất …

nhưng thờng theo một loại sản phẩm nông nghiệp và đây không phải là các HTX nông

nghiệp thuần tuý).

6.5. Tổ chức quản lý HTX trong nông nghiệp, nông thôn

Các HTX nông nghiệp có vị trí quan trọng trong nền kịnh tế của mọi nước, bởi vì sự

hình thành của và phát triển của các hình thức kinh tế hợp tác là tất yếu khách quan. Tuy

nhiên, để kinh tế HTX phát huy được tính u việt của nó, cần phải lựa chọn các mô hình

HTX phù hợp với đặc điểm và trình độ phát triển kinh tế xã hội của nông nghiệp, nông

thôn. Cần xác định hình thức tổ chức và quản lý có hiệu quả theo từng mô hình HTX lựa

chọn. Về lựa chọn mô hình các HTX: Từ việc nghiên cứu các đặc điểm của nông nghiệp,

nông thôn, chúng ta đã xác định một hệ thống các HTX với các mô hình sau:

HTX nông nghiệp làm dịch vụ: Về mặt hình thức, đây là tổ chức kinh tế trong nông

nghiệp được tách hẳn để làm chức năng dịch vụ nông nghiệp, bao gồm: Dịch vụ các yếu

tố đầu vào (các HTX cung ứng vật t) , dịch vụ các quá trình tiếp theo của sản xuất nông

nghiệp (của HTX làm đất, tới nước, bảo vệ thực vật…) dịch vụ quá trình tiếp theo của

107

Page 108: Bài giảng phát triển cộng đồng

sản xuất nông nghiệp (các HTX chế biến và tiêu thụ sản phẩm). Về thực chất các HTX

loại này được tổ chức với mục đích phục vụ cho khâu sản xuất nông nghiệp cuả các hộ

nông dân. Vì vậy, sự ra đời của các HTX dịch vụ hoàn toàn xuất phát từ yêu cầu khách

quan của sản xuất nông nghiệp. Trong đó đặc điểm sản xuất của ngành, trình độ sản xuất

của các hộ nông dân chi phối một cách trực tiếp nhất. Tuy nhiên, phải tuỳ theo tính chất

của từng ngành, từng mức độ, yêu cầu của hợp tác và phân công lao động để lựa chọn các

hình thức HTX cho thích hợp. Bởi vì, ngay mô hình HTX dịch vụ cũng được phân thành

nhiều hình thức: HTX dịch vụ chuyên khâu và HTX dịch vụ tổng hợp. HTX dịch vụ

chuyên khâu là các HTX chỉ thực hiện chức năng dịch vụ một khâu cho sản xuất nông

nghiệp. Bao gồm:

- HTX dịch vụ thuỷ nông

- HTX dịch vị điện nông thôn

- HTX cung ứng vật t

- HTX tín dụng nông nghiệp

- HTX tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp…

HTX dịch vụ tổng hợp là các HTX thực hiện chức năng dịch vụ nhiều khâu cho sản

xuất nông nghiệp, đôi khi cả cho đời sống nông dân.

HTX sản xuất kết hợp với dịch vụ: Các HTX loại này thờng dới dạng các HTX

chuyên môn hoá theo sản phẩm. Đó là các HTX dịch vụ chuyên ngành gắn sản xuất với

chế biến và tiêu thụ. Trong đó, trực tiếp sản xuất là hộ nông dân, HTX hợp đồng bao tiêu

chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Ví dụ: các HTX sản xuất rau, HTX sản xuất sữa … ở Việt

Nam, các HTX nông nghiệp trong quá trình chuyển đổi tồn tại dới hình thức này là chủ

yếu, bởi vì tính chủ động, độc lập của người nông dân chưa được xác lập một cách đầy

đủ. Đa số các HTX, hộ vẫn phải đóng quỹ theo mức tiêu thụ trên đầu diện tích được giao

để tạo nguồn trả thù lao cho Ban quản lý HTX. Nếu thiếu nguồn này, các HTX không

được cơ sở kinh tế để tồn tại.

108

Page 109: Bài giảng phát triển cộng đồng

HTX sản xuất nông nghiệp thuần tuý: HTX loại này giống nh sau HTX nông nghiệp

ở nước ta trước khi đổi mới. Tức là, những người sản xuất liên kết với nhau ở khâu sinh

học của sản xuất nông nghiệp với mục đích tạo ra qui mô sản xuất thích hợp nhằm chống

lại sự chèn ép của t thơng, tạo ra những u thế mới ở những ngành khó tách riêng nh chăn

nuôi cá ở các hồ đầm lớn…

Với những hình thức HTX trên, cần lựa chọn mô hình phù hợp với đặc điểm của

ngành, trình độ sản xuất của các hộ nông dân và đặc thù ở từng địa phơng. Mô hình đó

hoạt động sẽ có hiệu quả. Một mô hình có hiệu quả được biểu hiện trên các mặt sau:

Về tổ chức: Phải có xã viên rõ ràng. Sự rõ ràng về xã viên thông qua sự tự nguyện,

cho phép HTX xác định rõ đối tợng phục vụ. Bởi vì, mục tiêu của tổ chức HTX là phục

vụ cho sản xuất của các hộ nông dân. Các thành viên tham gia trực tiếp các hoạt động của

HTX, đồng thời lại phục vụ chính những hoạt động sản xuất của gia đình mình. Vì vậy

nếu không xác định rõ đối tợng phục vụ sẽ rất dễ có những thiên vị trong phục vụ. Thực

tế hoạt động của các xã viên ở các khâu HTX đảm nhiệm trong thời kỳ khoán sản phẩm

chứng minh điều này rất rõ. Phải có một tổ chức rõ ràng, hợp lý. Sự rõ ràng của tổ chức

bao gồm: Về mặt pháp lý, về cơ cấu tổ chức, về chức năng hoạt động … điều này cho

phép HTX hoạt động vừa thông suốt, vừa có hiệu quả cao. Phải có bộ máy gọn nhẹ, có

hiệu lực, được phân định rõ ràng theo từng chức năng công tác. Đặc biệt, phải có một đội

ngũ cán bộ vừa có năng lực, trình độ vừa nhiệt tình với công việc chung.

Về quản lý: HTX phải xây dựng được kế hoạch hoạt động và thực sự hoạt động theo

kế hoạch đã xây dựng. Phải quản lý vốn và tài sản chặt chẽ. Thực hiện chế độ kế toán

mới, xử lý lãi, lỗ rõ ràng công khai.

Đánh giá hiệu quả hoạt động :

Hiệu quả về mặt kinh tế: Đối với HTX, phải bảo toàn được vốn, tăng qui mô quỹ,

đảm bảo cổ tức. Không những vậy HTX phải đảm bảo cho những thành viên tham gia

trực tiếp các hoạt động của HTX có mức thu nhập hợp lý, các thành viên đóng góp cổ tức

109

Page 110: Bài giảng phát triển cộng đồng

phải có mức lãi tức ít nhất bằng mức lãi tiền gửi ngân hàng. Đối với xã viên, hoạt động

của HTX phải có sự hoạt động tích cực: sản xuất và thu nhập của hộ nông dân xã viên

phải tăng so với điều kiện không tham gia HTX.

- Hiệu quả về mặt xã hội: Mục địch thành lập các HTX NN là để trợ giúp cho hoạt

động của hội nông dân. Vì vậy, vấn đề chủ yếu là xem xét sự tác động của HTX đến hộ

nông dân. Nhưng cũng không thể coi nhẹ hiệu quả về mặt xã hội của nó. Hiệu quả xã hội

trong hoạt động của qui mô HTX NN được xem xét ở sự tác động của nó đến các mặt nh:

xây dựng các cơ sở hạ tầng, thực hiện xoá đói giảm nghèo thông qua sự tác động của nó

đến phát triển kinh tế, quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế … đối với nhà nước, thể hiện

ở việc đảm bảo lợi ích đối với nhà nước thông qua các khoản đóng góp theo qui định và

luật định.

6.6. Tình hình phát triển HTX từ sau đổi mới

Sự thay đổi của nông nghiệp nông thôn Việt Nam được kể đến nh là một thành tựu

từ sau khi có nghị quyết 10 BCT (13/4/1988) của Bộ chính trị về đổi mới cơ chế quản lý

kinh tế trong nông nghiệp. Theo tinh thần đó, hộ nông dân được coi là một đơn vị kinh tế

tự chủ, được tự quyết định lấy mọi hoạt động kinh tế của mình. Từ đây mọi hoạt động

của hộ trở nên thiết thực hơn và mọi nhu cầu hợp tác hoá của nông dân cũng bắt nguồn từ

yêu cầu sản xuất của họ theo tinh thân Nghị quyết 10 BCT, hoạt động của các HTX NN

đã có sự thay đổi căn ban:

+ Hộ xã viên được quyền tự chủ trong sản xuất kinh doanh với diện tích đất được

giao tạm thời (5 năm), được quyền lựa chọn các yếu tố đầu vào, tự quyết định việc bán

sản phẩm .. quan hệ giữa HTX và xã viên không phải là quan hệ chỉ huy và bị chỉ huy nh

trước mà xã viên được chủ động lựa chọn dịch vụ từ HTX hoặc từ các thành phần kinh tế

khác;

110

Page 111: Bài giảng phát triển cộng đồng

+ HTX không quản lý tập trung các t liệu sản xuất nh trước, không điều hành từng

khâu, từng việc, từng thời gian nh trước mà chức năng chỉ huy đã được thay bằng chức

năng dịch vụ cho kinh tế hộ;

+ Bộ máy quản lý của HTX gọn nhẹ hơn (phổ biến giảm 40 – 50% cán bộ quản lý),

tử đó chi phí quản lý giảm, tệ tham ô lãng phí giảm, hiệu quả sản xuất kinh doanh của xã

viên tăng lên.

+ Quy mô HTX được điều chỉnh (chia tác các HTX quá lớn hay xác nhập một số

HTX nhỏ).

Trong những năm đầu thực hiện nghị quyết 10 BCT kinh tế hộ phát triển khá nhanh

chóng nhưng vẫn không còn ít HTX khá lúng túng trước cơ chế quản lý mới.

Năm 1993 cả nước có khoảng 64% nông hộ HTX NN. Các HTX sản xuất nông

nghiệp được phân hoá thành 3 loại:

+ Những HTX đã nhanh chóng chuyển sang kinh doanh dịch vụ, phát huy vai trò của

kinh tế hộ đã thu được kết quả tốt (2.870 HTX, chiếm 17,5%).

+ Những HTX mới tổ chức được một vai khâu dịch vụ nhưng hiệu quả thấp, khó

khăn về vốn quỹ, ban quản lý kém năng động (8.621 HTX, chiếm 41,7%).

+ Những HTX chỉ tồn tại trên hình thức chờ giải thể (6.650 HTX, chiếm 40,8%).

Sau khi ban hành luật đất đai (năm 1993) và sau Nghị định 64 CP của Chính phủ về

việc Giao đất cho nông dân sử dụng lâu dài, tính tự chủ trong hoạt đônggj kinh tế hộ

được phát huy một cách cao độ.

Năm 1997 Luật hợp tác xã được ban hành, các hợp tac xã trên mọi vùng của đất

nước đều được sự hướng dẫn chuyển đổi theo Luật. Sự chỉ đạo về việc chuyển đổi hợp

tác xã theo Luật được quán triệt tới mọi vùng nông thôn. Cán bộ các cấp được phổ biến

tinh thần chuyển đổi, được tập huấn cách làm trong chuyển đổi và các bước chuyển đổi

hợp tác xã đều được tổ chức thực hiện theo qui trình thống nhất.

111

Page 112: Bài giảng phát triển cộng đồng

Cho đến nay Luật Hợp tác xã có hiệu lực cả nước 13.782 hợp tác xã nông nghiệp,

trong đó vùng miền núi và trung du phía Bắc cpó 6.075 hợp tác xã, vùng đồng bằng sông

Hồng có 2.588 hợp tác xã, vùng Khu 4 cũ có 3.479 hợp tác xã, vùng Tây Nguyên có 295

hợp tác xã, vùng Duyên hải miền Trung có 917 hợp tác xã, vùng đồng bằng miền Đông

Nam Bộ có 398 hợp tác xã, vùng đồng bằng sông Cửu Long có 60 hợp tác xã. Số hợp tác

xã làm thủ tục giải thể hoặc yếu kém không tồn tại trên thực tế (nhưng vẫn có thống kê

trong danh sách) là 6.355 , số hợp tác xã thuộc diện chuyển đổi là 7.349.

112

Page 113: Bài giảng phát triển cộng đồng

Bảng: Kết quả thực hiện Luật Hợp tác xã đến tháng năm 1999

Vùng

Số HTX

đến cuối

năm 1996

Số HTX

đã

chuyển

đổi và

được cấp

ĐKKD

Tỷ lệ (%)

Số HTX

thành lập

mới

Tổng số

HTX

năm 1999

Cả nước 13.782 3.525 39,4 1.037 10.044

Miền Bắc 12.113 2.632 34,9 681 411

Miền Nam 1.670 893 69,9 356 1.633

Miền núi và Trung du 6.075 812 21,7 92 3.836

Đồng bằng sông

Hồng

2.558 1.226 55,1 406 2.632

Khu 4 cũ 3.479. 594 33,0 13 1.943

Duyên hải miền

Trung

917 648 6,5 5 754

Tây Nguyên 295 72 41,9 6 178

Đông Nam Bộ 398 137 45,4 33 335

ĐBSCL 60 36 66,7 312 366

Nguồn: Vụ Chính sách (nay là Cục HTX và PRNT) Bộ Nông nghiệp và PTNT

+ Vùng đồng bằng sông Hồng: Nhiều hợp tác xã đã hình thành và hoạt động dịch vụ

trong nhiều năm nay, cơ sở vật chất kỹ thuật (trước hết là thuỷ lợi và điện) tơng đối khá,

nhiều hợp tác xã còn vỗn quĩ, cán bộ ít nhiều đã qua đào tạo.

+ Vùng miền núi và Trung du phía Bắc: Nhiều nơi sản xuất còn mang nặng tính tự

sản tự tiêu, phân tán nên chủ yếu là xây dựng các tổ hợp tác nhằm quản lý sử dụng tốt các

công trình xây dựng cơ bản, đồng thời tiếp nhận sự hỗ trợ về vốn và vật t cho nông dân.

113

Page 114: Bài giảng phát triển cộng đồng

+ Vùng khu 4 cũ và Duyên hải miền Trung: Là vùng có điều kiện sản xuất khó khăn,

cơ sở vật chất kỹ thuật và điều kiện sản xuất của nông hộ còn thấp kém nên một số nơi có

điều kiện sẽ phát triển hợp tác xã dịch vụ đa dạng, còn lại chủ yếu xây dựng các tổ hợp

tác;

+ Vùng đồng bằng miền Đông Nam Bộ và Tây nguyên: Là vùng phát triển mạnh cây

công nghiệp, cây ăn quả, chăn nuôi hàng hoá .. nên nông dân được khuyến khích xây

dựng các tổ hợp tác giúp nhau vay vốn, chế biến tiêu thụ sản phẩm, tiếp nhận sự hỗ trợ

của Nhà nước, nơi có đủ điều kiện thị hướng nông dân xây dựng hợp tác xã.

+ Vùng đồng bằng sông Cửu Long: Tiếp tục phát triển các tổ hợp tác đa dạng làm cơ

sở để xây dựng các hợp tác xã mới nhằm thực hiện các dịch vụ sau thu hoạch và tiêu thụ

sản phẩm cho nông dân.

- Về cách thức tổ chức, xét theo chức năng nhiệm vụ có thể phân loại các hình thức

hợp tác xã theo các mô hình sau:

+ Hợp tác xã chuyên làm dịch vụ.

+ Hợp tác xã dịch vụ sản xuất – kinh doanh tổng hợp.

Các hình thức kinh tế hợp tác giản đơn (Tổ liên kết vay vốn ngân hàng; Tổ hợp tác

đờng nước; Tổ hợp tác từng khâu công việc; Tổ hợp tác cung ứng dịch vụ đầu vào; Tổ

chăn nuôi; Tổ hợp tác trồng và bảo vệ rừng; Tổ hợp tác góp vốn, góp sức cùng nhau xây

dựng cơ sở hạ tầng mới ..)

Đại bộ phận và hợp tác xã có qui mô trên 100 xã viên, đặc biệt là ở miền Trung, Tây

Nguyên và miền Bắc. ở miền Nam nhóm hợp tác xã có qui mô từ 51 – 100 xã viên và

nhóm trên 100 xã viên là chủ yếu và tơng đơng nhau.

Qui mô HTX chuyển đổi xét theo số lượng xã viên

Tính chung Miền Bắc Miền Trung &

Tây Nguyên

Miền Nam

114

Page 115: Bài giảng phát triển cộng đồng

S.lg

(HTX)

Tỷ lệ

(%)

S.lg

(HTX)

Tỷ lệ

(%)

S.lg

(HTX)

Tỷ lệ

(%)

S.lg

(HTX)

Tỷ lệ

(%)

Số HTX báo

cáo

2.127 100 1.795 100 313 100 19 100

Số HTX có từ

50-70 xã viên

215 10,1 212 11,8 1 0,3 2 10,5

Số HTX có từ

51-100 xã viên

131 6,1 122 6,8 1 0,3 8 42,1

Số HTX có trên

100 xã viên

1.781 83,8 1.461 81,4 311 99,4 9 47,3

Nguồn: Tài liệu khảo sát của Bộ NN & PTNT

Kết quả, sản xuất kinh doanh của các HTX chuyển đổi (%)

Các hoạt động

Tỷ lệ từng dịch vụ Tỷ lệ

hộ

được

dịch

vụ

Tỷ lệ hợp tác xã có lãi

Cả

nước

10

tỉnh

điều

tra

HTX

chuyển

đổi

HTX

mới

lập

10

tỉnh

điều

tra

HTX

chuyển

đổi

HTX

khá

HTX

mới

lập

1. Định hướng

sản xuất, áp

dụng tiến bộ kỹ

thuật

100 100 100 100 100 100

2. Thuỷ nông 94,9 92,7 100 100 96,7 72,0 73,9 82,0 100

3. Điện 52,2 47,5 66,7 25,0 82,0 68,1 94,4 87,0 100

4. Giống 41,3 45,2 46,6 50,0 59,6 48,9 75,0 66,6 100

5. Vật t 36,0 39,2 40,0 25,0 63,1 95,8 69,2 66,6 100

6. Làm đất 14,4 25,5 16,7 58,5 75,8 75,0 66,6

115

Page 116: Bài giảng phát triển cộng đồng

7. Bảo vệ thực

vật

61,2 66,4 56,6 50,0 94,4 34,2 60,0 80,0 50,0

8. Thú y 37,7 21,7 22,3 64,6 40,0 33,3

9. Tín dụng 10,3 20,0 25,0 4,4 98,7 100 100 100

10. Chế biến 0,4 2,0 6,6 4,4 91,0 66,6 100

11. Tiêu thụ SP 10,3 12,6 12,2 16,2 66,6 100

12. Ngành

nghề

1,0 33,3 2,4 100 100 100

Nguồn: Tài liệu khảo sát của Bộ NN & PTNT

Rải rác trong 10 tỉnh điều tra các hợp tác xã có 12 loại dịch vụ, trong đó các hợp tác

xã chuyển đổi có 11 loại dịch vụ, các hợp tác xã mới thành lập có 7 loại dịch vị, các hợp

tác xã chuyển đổi, hợp tác xã khá và hợp tác xã mới thành lập đều có lãi. Điều đáng lu ý

là 100% các hợp tác xã đều đã định hướng sản xuất, áp dụng tiến bộ kỹ thuật có lãi từ các

hợp tác xã chuyển đổi, hợp tác xã khá và hợp tác xã mới thành lập cao hơn tỷ lệ chung.

ĐIều rất nổi bật là 100% các hợp tác xã khá có các dịch vụ tín dụng, chế biến, tiêu

thụ sản phẩm và ngành nghề.Đây là những lĩnh vực khó hoạt động nhưng rất thiếy thực

đối với kinh tế hộ. Mặt khác một số loại dịch vụ ở các hợp tác xã mới thành lập tuy

không nhiều nhưng 100% các hợp tác xã đều có lãi khi làm dịch vụ (trừ dịch vụ bảo vệ

thực vật).

Kết quả phát triển hợp tác xã đã đạt được

Đã hình thành nên mô hình hợp tác xã kiểu mới và hợp tác xã đó đã bước đầu phát

huy vai trò của mình trong quá trình phát triển kinh tế – xã hội nông thôn, trước hết đối

với kinh tế hộ, cung cấp dịch vụ cần thiết cho nông hộ. Trên thực tế trong quá trình thực

hiện Luật hợp tác xã ở một số địa phơng đã xuất hiện một số hợp tác xã kiểu mới (các

hợp tác xã chuyên về dịch vụ điện, nước, chế biến nông sản, các hợp tác xã dịch vụ vật t

116

Page 117: Bài giảng phát triển cộng đồng

kỹ thuật nông nghiệp, tiêu thụ sản phẩm, xã viên của hợp tác xã không phải là tất cả mọi

người từ 18 tuổi trở lên trong gia đình nh trước mà chỉ cần chủ hộ là đủ…).

+ Hầu hết các hợp tác xã đã kế thừa, tiếp nhận, quản lý sử dụng các công trình thủy

lợi, điện, đờng giao thông, vỗn quĩ và kinh nghiệm tổ chức hoạt động dịch vụ từ những

năm trước. Nhiều hợp tác xã đã làm tốt công tác tăng cờng cơ sở hạ tầng nông thôn;

+_ Công tác quản lý được hoàn thiện hơn, nhất là quản lý tài chính nên đã từng bước

khắc phục tình trạng yếu kém trước đây.

+ Nội dung hoạt động của hợp tác xã được tổ chức lại. sắp xếp theo hơng nâng cao

hiệu quả trong kinh doanh, phục vụ thiết thực cho kinh tế hộ;

+ Thực hiện các chuyển giao kỹ thuật cho nông dân trên cơ sở liên kết với các cơ

quan nghiên cứu khoa học kỹ thuật;

+ Các hợp tác xã mới thành lập, nhất là các hợp tác xã ở vùng đồng bằng sông Cửu

Long, vùng chuyên canh sản xuất nguyên liệu đã gắn các nhà máy chế biến nên hiệu quả

sản xuất của nông hộ và hiệu quả kinh doanh của hợp tác xã được nâng lên rõ rệt;

+ Góp phần ổn định an ninh chính trị, xã hội và an ninh nông thôn.

Những yếu kém cần giải quyết

+ Phần lớn nông dân còn chưa hiểu rõ bản chất hợp tác xã kiểu mới;

+ Nhiều hợp tác xã còn chuyển đổi chậm, chưa phát huy được tính u việt của kinh tế

tập thể, sức mạnh kinh tế của hợp tác xã còn nhỏ bé, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển

kinh tế hàng hoá của nông hộ.

+ Một số hợp tác xã chuyển đổi mang tính hình thức, chưa chuyển biến về nội dung

hoạt động. Số đông chưa chuyển đổi được vớng mắc về tài chính, thủ tục và có cả những

hợp tác xã quá kém chỉ tồn tại trên danh nghĩa.

+ Nội lực yếu, trình độ và hiệu quả sản xuất kinh doanh dịch vụ thấp (ở vìng đồng

bằng sông Cửu Long, dịch vụ t nhân chiếm trên 80%); Năng lực tài chính yếu, ít được bổ

117

Page 118: Bài giảng phát triển cộng đồng

sung, chủ yếu là giá trị tài sản cũ (trên 70%), các hợp tác xã không có khả năng thế chấp,

bình quân 1 hợp tác xã chỉ có 64,7 triệu đồng tài sản lu động (69,6 nghìn đồng/ xã viên,

trong khi đó xã viên đã nợ 42,6 nghìn đồng), nhiều hợp tác xã bàn giao tài chính cho

chính quyền quản lý; Mới có 28,1% hợp tác xã có lãi. Hiện nay hầu hết nông dân bị ràng

buộc, chịu sự chi phối của hợp tác xã trong cơ chế quản lý điều phối cung ứng điện và

nước (thuỷ lợi), nhưng hợp tác xã đâu có giải quyết được yêu cầu của nông dân về kỹ

thuật canh tác, vốn và thị trờng tiêu thụ sản phẩm. Điều kiện sản xuất của đại bộ phận

nông dân Việt Nam hiện nay là yếu kém, nông dân muốn dựa vào hợp tác xã nhưng hầu

nh các hợp tác xã chẳng làm gì được cho họ ngoài sự chi phối về quản lý điện, nước. “Cái

khó bó cái khôn”, bản thân hợp tác xã cũng non yếu về mọi mặt nên khó có thể hỗ trợ cho

nông dân.

+ Chất lượng hoạt đông dịch vụ của hợp tác xã còn thấp;

+ Quan hệ quản lý ở nhiều hợp tác xã ít thay đổi, phần đông cán bộ không được đào

tạo những kiến thức quản lý mới, còn chịu ảnh hởng nặng của cơ chế bao cấp, 51,2% chủ

nhiệm hợp tác xã chưa qua đào tạo chuyên môn nghiệp vụ, chỉ có 20% cán bộ quản lý có

trình độ trung câp, 8% đại học.

+ Quan hệ phân phối đơn giản kiểu hành chính, chưa thực hiện phân phối theo cổ

phần và mức độ sử dụng, dịch vị của xã viên.

+ Điều cần lu ý là vấn đề chuyển đổi chức năng của hợp tác xã (đã được đề cập đến

từ khi có “khoản 10”) nhưng chuyển biến trong thực tiễn còn rất khó khăn. Định hướng

đã chỉ rõ chức năng của hợp tác xã là dịch vụ phục vụ sản xuất và đời sống của nông dân

nhưng các hợp tác xã thờng chạy theo lợi nhuận trước mắt nên chưa làm tốt các chức

năng đó;

+ Nhiều hợp tác xã chưa xác định phơng án sản xuất kinh doanh, nhiều nơi xã viên

không làm đơn vào hợp tác xã, không đóng thêm cổ phần mà chỉ hởng phân bổ theo tài

sản cũ.

118

Page 119: Bài giảng phát triển cộng đồng

+ ở không ít hợp tác xã (43%) xã viên không góp thêm vốn cổ phần mới mà xác định

vốn góp mang tính hình thức;

6.7. Định hướng phát triển Hợp tác xã nông nghiệp

6.7.1. Phát huy vai trò của hợp tác xã trong nền kinh tế nhiều thành phần

Nghị quyết Đại hội VI của Đảng chỉ rõ: “kinh tế tập thể phát triển với nhiều hình

thức hợp tác đa dạng, trong đó hợp tác xã là nòng cốt”. Kinh tế tập thể là một trong các

thành phần kinh tế, có vai trò đặc biệt quan trọng trong nông thôn vì kinh tế hộ sẽ được

phát triển tốt khi có sự hỗ trợ của nền kinh tế tập thể. Kinh tế tập thể có thể giải quyết tốt

vấn đề cung ứng vật t kỹ thuật, cung cấp tín dụng và tiêu thụ sản phẩm cho nông dân. Sức

mạnh của kinh tế tập thể được biểu hiện ở chức năng huy động và cung cấp tài chính,

điều kiện tiếp cận với các cơ quan khoa học kỹ thuật, thị trờng tiêu thụ, khả năng tổ chức

quản lý trong việc áp dụng các yếu tố mới cho sản xuất của nông hộ.

6.7.2. Phát triển hợp tác xã đa dạng về hình thức, qui mô ở từng địa phơng

Hợp tác hoá là sự vận động đa dạng, sự kết hợp phong phú các kiểu chung sức,

chung vốn, chung nguồn lực … để thoả mãn yêu cầu nhiều vẽ đối với sản xuất kinh

doanh của nông hộ. Vì vậy sự đa dạng về qui mô, hình thức, trình độ là vấn đề tất yếu.

Điều cơ bản là sự đa dạng đó có nằm trong khuôn khổ của các nguyên tắc xây dựng hợp

tác xã hay không và phù hợp với tình hình thực tế của địa phơng.

6.7.3. Phát triển kinh tế hợp tác xã đáp ứng yêu cầu kịnh tế hộ, gắn liền với công

nghiệp hoá, hiện đại hoá nông thôn.

Nếu không có nhu cầu của kinh tế hộ sẽ không có nhu cầu hợp tác và vì vậy nếu tách

khỏi nhiệm vụ đáp ứng nhu cầu kinh tế hộ thì sự tồn tại của hợp tác xã trở nên mất hết ý

nghĩa đích thực của nó. Mặt khác cũng cần phải thấy rằng hướng phát triển kinh tế tập thể

không tách rời yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông

thôn. Vì vậy kinh tế tập thể sẽ phát triển theo xu hướng hiện đại, hướng dẫn kinh t ế hộ

và ngày càng thoả mãn tốt hơn yêu cầu của kinh tế.

119

Page 120: Bài giảng phát triển cộng đồng

6.7.4. Phát triển hợp tác xã trên cơ sở nghiên cứu và nhân rộng mô hình hoạt

động tốt và tôn trọng tính đặc thù của từng địa phơng

Nông dân là người có đầu óc thực tế. Những mô hình phát triển kinh tế hợp tác trong

nông thôn là những bằng chứng thuyết phục nông dân một cách có hiệu quả. Tuy nhiên

khi nhân rộng mô hình cần chú ý đến các điều kiện thực hiện mô hình, gắn với đặc điểm

của từng nơi nhằm bảo đảm tính bền vững của sự phát triển.

6.7.6. Phát huy vai trò Nhà nước trong quản lý, hỗ trợ cho kinh tế tập thể

Nhà nước là một trong bốn “nhà” trong quá trình phát triển kinh tế nông hộ. Mời tr-

ờng kinh doanh tạo nên bởi các chính sách của Chính phủ sẽ giúp cho các thành phần

kinh tế cạnh tranh bình đẳng trước pháp luật. Với sức mạnh kinh tế của mình Nhà nước

sẽ hỗ trợ tích cực cho nông dân trong việc khắc phục thiên tai, áp dụng kỹ thuật mới, tiêu

thụ sản phẩm.

6.8. Một số giải pháp chủ yếu phát triển Hợp tác xã

6.8.1. Hỗ trợ về tài chính cho các hợp tác xã và nông dân

Hiện nay ở Việt Nam sức mạnh kinh tế của Nhà nước còn non yếu, trình độ quản lý

của hợp tác xã còn kém nên khả năng hỗ trợ tài chính của Nhà nước bị hạn chế nhưng

không nên tạo ra cơ chế độc quyền chi phối hoạt động buộc nông dân phải chịu sự ràng

buộc nào đó. Xét theo nghĩa đó, Nhà nước phải giảm giá điện, tăng cờng cho thuỷ lợi,

giảm mức thủy lợi phí … và tạo cơ sở hạ tầng cho các hoạt động kinh tế – xã hội nông

thôn, trước hết là các công trình giao thông, thuỷ lợi, điện, nghiên cứu ứng dụng tiến bộ

kỹ thuật mới, tiêu thụ sản phẩm…

6.8.2. Hỗ trợ, nâng đỡ các hợp tác xã trong các hoạt động phi sản xuất nông

nghiệp (trước hết là chế biến nông lâm sản), hướng dẫn vầ hỗ trợ tiêu chuẩn hoá sản

phẩm trong đăng ký nhãn hiệu sản xuất kinh doanh để giữ bản quyền cho người sản

xuất.

120

Page 121: Bài giảng phát triển cộng đồng

Để hỗ trợ tích cực cho các hoạt động này cần tạo môị trờng kinh doanh trong nông

thôn và có biện pháp hữu hiệu trong việc loại bỏ gian lận thơng mại …

6.8.3. Tăng cờng đào tạo cán bộ cho cơ sở, nguồn nhân lực cho sự nghiệp công

nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn.

6.8.4. Khuyến khích đầu t của các doanh nghiệp vừa và nhỏ về nông thôn

Giải pháp này vừa khai thác các nguồn nhân lực trong nông thôn hiệu quả hơn, góp

phần giải quyết vấn đề d thừa lao động, mở mang ngành nghề trong nônhg thôn, vừa tạp

nên các quan hệ kinh tế mới, thúc đẩy quá trình phát triển hợp tác hoá, từng bước biến

nông thôn thành một bộ phận kinh tế không thể tách rời của nền kinh tế quốc dân.

6.8.5. Quản lý và sử dụng có hiệu quả các công trình công cộng với sự tham gia

của người dân

Đây là một biện pháp thiết thực nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm của nông dân

trong cộng đồng và giải quyết tốt hơn các vấn đề phát sinh trong quan hệ xã hội trong

nông thôn.

6.8.6. Sử đổi, hoàn thiện và ban hành một hệ thống chính sách đồng bộ

Hệ thống chính sách đồng bộ sẽ làm chỗ dựa để giải quyết các vấn đề phát sinh trong

nông thôn và hướng kinh tế nông thôn phát triển theo con đờng công nghiệp hoá, hiện đại

hoá theo mục tiêu phát triển kinh tế xã hội nói chung của đất nước. Một số chính sách

chủ yếu cần tập trung hoàn thiện trước mắt là:

+ Chính sách cán bộ và đào tạo nguồn nhân lực

+ Chính sách đất đai

+ Chính sách tài chính – tín dụng

+ Chính sách khuyến nông và hỗ trợ về khoa hoc, công nghệ

+ Chính sách hỗ trợ tiếp thị và mở rộng thị trờng

121

Page 122: Bài giảng phát triển cộng đồng

+ Chính sách đầu t phát triển cơ sở hạ tầng

Chương 7: Sơ lược về khảo sát và tìm hiểu cộng đồng

Khảo sát tìm hiểu cộng đồng là một tiến trình có hệ thống để cung cấp cơ sở cho

việc xây dựng và thực hiện các chơng trình dự án phát triển cộng đồng nông thôn. Những

tiến trình này được thực hiện thờng xuyên, cũng nh hiểu biết là một sự khám phá không

ngừng, tìm hiểu cộng đồng là khám phá liên tục. Trong cộng ồng luôn luôn có những

nhân tố mới, thuận lợi và khó khăn mới cũng nh các mối tơng tác mới. Người làm công

tác PTCĐ cần có một thái độ lắng nghe để sẵn sàng đón nhận những thông tin mới,

không sợ nghe điều trái tai, bất ngờ hay những sai sót đòi hỏi mình phải xem xét lại công

việc hay ngay cả bản thân mình. Khảo sát tìm hiểu cộng đồng là một quá trình học hỏi mà

bản thân cán bộ là một thành tố.

7.1. Nội dung tìm hiểu cộng đồng

Nội dung tìm hiểu cộng đồng có thể bao gồm nhiều lãnh vực hay phơng diện trong

đời sống một cộng đồng nh sau:

1. Các đặc điểm kinh tế xã hội và đời sống của các thành viên cộng đồng.

- Dân số: Tổng số dân, theo giới tính, độ tuổi, tốc độ tăng dân số, tháp tuổi, các lứa

tuổi đáng quan tâm: Trẻ em, người già, thanh niên, tuổi lao động …

- Kinh tế, mức sống: Cơ cấu ngành nghề (Công – nông – thơng mại – dịch vụ), khoa

học kỹ thuật phục vụ kinh tế, Tiềm năng phát triển …

- Văn hoá xã hội y tế (trình độ dân trí, vấn đề mù chữ, bỏ học, lớp phổ cập, cở sở tr-

ờng học, sức khoẻ, môi trờng, phong tục tập quán, tín ngỡng …).

2. Tổ chức và các mối quan hệ trong cộng đồng

122

Page 123: Bài giảng phát triển cộng đồng

Đây là vấn đề then chốt mà các cuộc điều tra chính quy không phát hiện được. Chính

tính chất của các mối quan hệ trong cộng đồng làm cho cộng đồng mạnh hay yếu. Bởi lẽ

sự đoàn kết, tinh thần hợp tác sức mạnh cho hành động chung, còn mâu thuẫn triền miền

sẽ gây tê liệt. Tìm hiểu các mối quan hệ trong cộng đồng sẽ phát hiện song song với cơ

chế hình thức (nh tổ chức chính quyền, ban ngành, đoàn thể, các tổ chức hợp pháp hay có

t cách pháp nhân hay truyền thống .v…) một cơ chế phi chính thức có thể tác động mạnh

mẽ đến đời sống người dân trong cộng đồng. Ví dụ các nhóm bạn, các nhóm sở thích,

giải trí, các nhóm nhậu, những người chơi hụi, đánh đề, các băng trộm cớp, các đội công

tác xã hội tình nguyện …

Các mối quan hệ cộng đồng kiểm soát hành động con người cần tìm hiểu, ví dụ:

- Ai có quyền lực cao nhất và chi phối được các quyết định trong cộng đồng ? Có thế

lực bằng uy tín, do tài năng và đạo đức, hay bằng sức mạnh của tiền bạc, sự quan hệ với

người có chức, có quyền.

- Ai là những người lãnh đạo không chính thức nghĩa là được sự tín nhiệm của dân.

Họ hay tới hỏi ý kiến ai về đời sống gia đình hay công ăn việc làm ? Ai là chủ nợ chủ

đề ? Ai kết với ai để tới câu lạc bộ, đi xem hát, chơi thể thao ? Ai mâu thuẫn với ai về

lĩnh vực gì ? Ai bị nói xấu hay được đề cao trong câu chuyện thờng ngày ?

- Mối tơng tác giữa các tổ chức, nhóm chính hay phi chính thức trong cộng đồng là

mối quan hệ thân tình, hợp tác, lạnh nhạt hay đố kỵ ?

3. Nhu cầu và các vấn đề của cộng đồng

Các nhu cầu cơ bản ở đây được giải quyết nh thế nào ? Đó là các nhu cầu về ăn,

mặc, ở, đi lại, học hành, chữa bệnh, việc làm, thu nhập .. Ngoài ra ở cộng đồng còn có

vấn đề nào nổi cộm đáng chú ý nhất: Trẻ em thiếu chăm sóc, bị lạm dụng, gia đình rạn

nứt, thanh niên hoang mang, bất đồng về tín ngỡng, an ninh, tệ nạn xã hội .v…?

4. Tài nguyên, tiềm năng và hạn chế của cộng đồng

123

Page 124: Bài giảng phát triển cộng đồng

Nếu phát hiện phải “nội sinh” thì nó phải xuất phát từ bên trong của cộng đồng. Do

đó tìm hiểu và phát huy tiềm năng ấy (từ vật chất đến tinh thần, từ tài nguyên thiên nhiên

đến con người…) là cơ bản. Sự vận hành của cộng đồng không chỉ bị chi phối bởi tính

chất tốt xấu của cơ chế chính thức hay phi chính thức mà còn tuỳ thuộc vào sự tơng tác

giữa hai cơ chế này.

Trong lãnh vực xã hội, tiềm năng con người của cộng đồng cần được tìm hiểu và

đánh giá đầy đủ. Đây chính là tiềm năng và nguồn lực quan trọng giúp cộng đồng vơn lên

giải quyết vấn đề của họ. Đó là cơ sở cho phát triển “nôi lực” của cộng đồng. Trong thực

tế một cộng đồng luôn luôn có nhiều tiềm năng ấy có các trở ngại nên tiềm năng không

được phát huy và sử dụng. Trở ngại lớn nhất là chính các mâu thuẫn tạo ra sức ì của cộng

đồng. Tìm hiểu cộng đồng chính là tìm hiểu các cơ chế hay nguyên nhân cản trở việc sử

dụng và phát triển tiềm năng cộng đồng. Từ đó có thể tìm được giải pháp ngay trong bản

thân cộng đồng cho những tiền măng của họ.

7.2. Các phơng pháp khảo sát và tìm hiểu cộng đồng

1) Điều tra xã hội học

Đây là phơng pháp kinh điển. Đối tợng nghiên cứu rộng và được chọn lựa có phơng

pháp có cấu trúc cao đại diện cho toàn cộng đồng. Các công cụ nh bảng câu hỏi, bảng

phỏng vấn được sự dụng. Kết quả điều tra được tổng hợp và phân tích theo các phơng

pháp thống kê và mang tính chất định tính. Đây là phơng pháp nghiên cứu sử dụng các

công cụ khoa học đòi hỏi những người thực hiện phải có tay nghề nhất định. Bảng câi hỏi

phải được thiết kế kỹ, có cấu trúc tỷ mỷ và được trắc nghiệm rồi mới sử dụng. Điều tra

viên phải được tập huấn kỹ càng. Nếu không có những điều kiện trên thì điều tra xã hội

học có thể mang lại những kết quả cao chất lượng thấp không đáp ứng yêu cầu phát triển.

2) Tìm hiểu cộng đồng qua thông tin t liệu

Trước khi tiếp cận một cộng đồng, cán bộ phát triển có thể tìm hiểu cộng đồng thông

qua sách báo, t liệu liên quan. Ví dụ nh các thống kê về dân số, địa lý, sản xuất kinh tế có

124

Page 125: Bài giảng phát triển cộng đồng

ở cơ quan quản lý cấp đó và cấp cao hơn. Các báo cáo hàng quý, hàng năm, các báo cáo

khoa học, các bài báo về cộng đồng đó và các vùng có liên quan. Các thông tin này có độ

tin cậy và cụ thể ở mức độ khác nhau nhưng cung cấp cho ta một toàn cảnh rất có ích.

Các bài báo, tạp chí về địa phơng đó hay về các vùng lân cận cũng soi sáng thêm. Thông

tin dữ liệu loại này gọi là thông tin thứ cấp.

3) Phỏng vấn lãnh đạo địa phơng và người am hiểu

Một chơng trình PTCĐ có thể do địa phơng hay một cấp cao hơn khởi xớng hoặc

cũng có thể do một tổ chức xã hội bên ngoài triển khai. Chơng trình có thể bắt đầu khi

những người có trách nhiệm ở địa phơng đồng ý. Cán bộ phát triển sau khi sơ khởi nắm

tình hình qua t liệu có thể xin gặp lãnh đạo địa phơng để nghe những thông tin bổ sung,

hỏi về các nhu cầu, hay vấn đề nổi bật nhất. Những câu hỏi phải được chuẩn bị trước theo

cách tiếp cận nội dung chính và đi sâu vào các vấn đề quan trọng. Các vấn đề quan trọng

chỉ được xác định trong quá trình tiếp xúc và trao đổi.các nguồn thông tin khác không thể

cung cấp được. Không chỉ những người đại diện chính quyền, ban ngành đoàn thể mà có

những người am hiểu vấn đề của cộng đồng nuh cán bộ hu trí, giáo viên kỳ cựu, nữ hộ

sinh làm việc lâu năm ở cộng đồng. Họ là những người hiểu rõ bề sâu của cộng đồng.

4) Trao đổi trò chuyện với người dân

Cán bộ tiếp cận chia sẻ những vấn đề trong cuộc sống và công việc hàng ngày của

dân. Chỉ cần hoà đồng, lắng nghe, quan sát sẽ hiểu rất nhiều về tâm t của người dân. Có

những nơi mà người dân hay tụ tập trao đổi.Đó là những nơi lý tởng để nắm thông tin về

cộng đồng, trò chuyện là để tìm hiểu sâu một số vấn đề nào đó có thay đổi theo thời gian.

5) Tổ chức thảo luận trong dân.

Trong khuôn khổ một chơng trình phát triển, chính quyền địa phơng có thể tổ chức

thảo luận theo từng nhóm nhỏ và vai trò của cán bộ là giúp họ tổng hợp, hệ thống hoá các

vấn đề nêu lên. Quan trọng hơn nữa là hỗ trợ để phân tích nguyên nhân, tìm biện pháp

giải quyết và hướng tới hành động. Vấn đề cần quan tâm là làm sao cho các ý kiến mới lạ

125

Page 126: Bài giảng phát triển cộng đồng

không bị loại trừ. Đây là hình thức bắt đầu về nghiên cứu tham gia phù hợp nhất để khơi

dậy ở người dân sự quan tâm, sự hứng thú để hành động đóng góp cho địa phơng mình.

7.3. áp dụng phơng pháp PRA trong khảo sát và tìm hiểu cộng đồng

Đó là việc áp dụng tiến trình và công cụ của phơng pháp “Điều tra nông thôn có sự

tham gia” vào khảo sát tìm hiểu cộng đồng. Phơng PRA cung cấp những hình thức và

công cụ. Điểm khác biệt chính của phơng pháp này so với các phơng pháp truyền thống

là nó giúp cho ngơì dân tham gia tìm hiểu cộng đồng của họ chứ không phải chỉ cán bộ.

Phơng pháp PRA được xem nh là một bộ công cụ. Tuỳ theo mục đích tìm hiểu, con

người với trình độ và hoàn cảnh cụ thể, các công cụ cụ thể được lựa chọn và sử dụng một

cách phù hợp. Có các nhóm công cụ chính nh sau:

1) Nhóm công cụ tìm hiểu và phân tích các yếu tố thời gian, ví dụ lịch thời vụ

2) Nhóm công cụ tìm hiểu và phân tích các yếu tố không gian, ví dụ: bản đồ

3) Nhóm công cụ tìm hiểu phân tích các bên liên quan, ví dụ sơ đồ VEEN

4) Nhóm công cụ phân tích u tiên và lựa chọn

5) Nhóm các công cụ phân tích thành tố và thuộc tính.

126

Page 127: Bài giảng phát triển cộng đồng

Chơng 8: Giới thiệu về dự án PTNT quy mô nhỏ

8.1. Khái niệm về Dự án và Quản lý dự án

Xét theo quan điểm PTNT, thực hiện một dự án là nhằm tạo ra những điều kiện cải

thiện tình trạng kinh tế và xã hội của cộng đồng mà chúng ta muốn giúp đỡ. Thực hiện

một dự án không phải là luôn lyôn mang tiền bạc, vật chất đến cho cộng đồng mà trước

tiên là nhằm phát huy sự tham gia của người dân trong cộng đồng, giúp họ xác định

những nhu cầu đích thực cần phải giải quyết, giúp họ tự lực, gây ý thức, tăng sức mạnh

để họ tự giải quyết những vấn đề của họ. Nh vậy dự án là nhằm giải quyết một vấn đề

hay đáp ứng một nhu cầu của cộng đồng nằm trong khả năng và ý định của các bên liên

quan.

Hình vẽ (trang 94)

Theo sơ đồ trên, dự án là sự can thiệp để tạo một sự thay đổi trong nhận thức người

dân. Nhờ sự thay đổi nhận thức, người dân quyết tâm thực hiện những công việc nhằm

mang lại một sự thay đổi môi trờng sống, lại giúp người dân đổi mới hơn nữa nhận thức

của họ, nghĩa là họ cảm thấy có nhu cầu muốn cải thiện cuộc sống trong cộng đồng và xã

hội.

Dự án có thể định nghĩa nh là sự can thiệp một cách có kế hoạch nhằm đạt một hay

một số mục tiêu cũng nh hoàn thành những chỉ báo thực hiện đã định trước tại một địa

bàn trong và trong một khoảng thời gian nhất định, có huy động sự tham gia thực sự của

những tác nhân và tổ chức cụ thể. Dự án là một tổng thể có kế hoạch những hoạt động

127

Page 128: Bài giảng phát triển cộng đồng

(công việc) nhằm đạt một số mục tiêu cụ thể trong một khoảng thời gian và trong khuôn

khổ chi phí nhất định.

Dự án nhánh là những dự án nhỏ nằm trong một số dự án và thờng được thực hiện

trên một địa bàn hay với một cộng đồng. Chơng trình là tổ hợp các dự án có cùng một

mục đích hay chủ đề. Chơng trình là một loạt những dự án làm cùng một việc tại một nơi

và trong một khoảng thời gian nhất định. Chơng trình cũng có thể chỉ đề ra một số mục

tiêu và tiêu chuẩn chung, còn các dự án được thực hiện ở nhiều nơi khác nhau (trong

phạm vi một vùng) vào những thời điểm khác nhau. Chơng trình có thể bao gồm nhiều

dự án có liên quan với nhau và lồng ghép trong một tổng thể.

Quản lý dự án là việc thực hiện các chức năng quản lý nhằm đảm bảo hoạt động dự

án đạt được các mục tiêu đã đề ra. Các chức năng quản lý gồm:

- Lập kế hoạch

- Tổ chức thực hiện

- Giám sát

- Thúc đẩy- chỉ đạo

Mục tiêu Dự án gồm:

- Mục tiêu tổng quát chỉ ra mục đích cuối cùng của dự án, nói cách khác là chỉ ra

phơng hướng đi tới cho tất cả những người tham gia thực hiện dự án.

- Mục tiêu cụ thể là cụ thể hoá mục tiêu tổng quát theo các yêu cầu sau đây: (1) Về

cái gì? Làm cái gì? (2) Khi nào làm? (3) Có thể làm được hay không (với thời gian, tiền

bạc và nhân sự sẵn có (4) Có thể đo lờng được.

Sau đây là một ví dụ về Dự án phát triển cộng đồng

128

Page 129: Bài giảng phát triển cộng đồng

129

Cơ sở hạ tầng

Chăm sóc sức khoẻ ban đầu

Dinh dỡng

Nớc và vệ sinh môi tr-

ờng

Phát triển lãnh đạo

Xoá mù

Tạo viên làmTín dụng

Dự án PTCĐ

Page 130: Bài giảng phát triển cộng đồng

8.2. Chu trình và Nội dung cơ bản của một dự án quy mô nhỏ

8.2.1. Xác định dự án

Đây là giai đoạn đầu tiên hình thành dự án, trong bước này công việc chủ yếu là

tiến hành khảo sát điều tra (cụ thể đã trình bày ở phần trước), tìm hiểu người dân, thu

thập thông tin dự liệu, xử lý các dữ liệu thu thập được…. Mục đích quan trọng giai đoạn

này là:

* Hiểu rõ thực trạng đang diễn ra ở vùng nông thôn đã lựa chọn

* Tìm ra những khó khăn/và khó khăn nhất đang đối mặt với dân c trong vùng.

trong tất cả các lĩnh vực hay một số lĩnh vực đã xác định.

* Xác định được khía cạnh cụ thể và có khả năng được cải thiện

130

Xác định dự án

Đánh giá dự án

Thực hiện và giám sát dự án

Đánh giá khả năng thực thi

Chuẩn bị tài liệu đề xuất DA

Thẩm định và phê duyệt DA

Page 131: Bài giảng phát triển cộng đồng

* Xác định được những tiềm năng cần được huy động và phát triển.

* Đánh giá đầy đủ năng lực của người dây hay những gì họ có thể làm được.

* Hình thành ý đồ dự án: Những gì có thể làm được và làm nh thế nào.

Tình trạng tơng đối phổ biến là các cán bộ hay những chuyên gia làm công tác phát

triển nông thôn có cảm giác rằng mình có khả năng chọn đúng những gì người dân nông

thôn muốn và quyết định những gì cần phải làm cho họ mà không quan tâm nhiều đến

nhận thức và đồng tình của họ. Thực tế đã khẳng định tri thức và hiểu biết của người dân

thôn quê không phải không đáng phát huy, họ có kém chăng là kém cách diễn đạt những

nhận thức và mong muốn của họ theo cách mà cán bộ làm công tác phát triển muốn nghe.

Nh vậy việc tham gia của người dân vào tiến trình hoạch định các hoạt động phát triển rất

cần được chú ý. Thảo luận nhóm với người dân địa phơng (thờng là đại diện cốt cán) là

cách áp dụng rộng rãi cho việc hoạch định các dự án có quy mô nhỏ.

8.2.2. Đánh giá khả năng thực thi của dự án

Để đánh giá khả năng thực thi của dự án, chúng ta cần một số thông tin cần thiết để

xem xét trên hai khía cạnh chính:

* Dự án có thể thực hiện trong điều kiện hiện tại không ; và

* Dự án có đánh giá hay thực sự cần thiết để tiến hành không.

Mỗi một dự án có bản chất hay mục đích khác nhu cho nên loại thông tin yêu cầu

cho đánh giá khả năng thực thi của mỗi dự án cũng không giống nhau, nhưng nhìn chung

có một số công việc quan trọng và được coi là phổ biến nhất tsrong việc đánh giá khả

năng thực thi dự án phát triển nông thôn, tiến trình được trình bày tóm tắt nh sau:

- Ưước lượng yêu cầu tổng số các lọi vật t, vật liệu cần thiết.

- Ưước lượng chi phí cho toàn bộ các hoạt động chính cũng nh các khoản mục chi

phí quan trọng khác nh vật t; đất; ;lao động, cán bộ, máy móc thiết bị….

131

Page 132: Bài giảng phát triển cộng đồng

- Xem xét các khía cạnh kỹ thuật, cần dùng các loại thiết bị gì, chúng có thật sự cần

không, có nhu cầu lao động và có thể huy động được không.

- Xem xét khả năng đáp ứng yêu cầu về thiết bị, tại chỗ hay từ đâu.

- Xem xét khả năng đáp ứng nhu cầu lao động có kỹ năng và lao động không có kỹ

năng, cán bộ kỹ thuật hay chuyên gia cần thiết.

- Xem xét loại kỹ năng quản lý nào là cần thiết, có thể đáp ứng không.

- Xác định những lợi ích có thể giành được khi thực hiện dự án.

- Xem xét ai là người hởng lợi và phơng thức phân phối lợi ích dự án.

- Xem xét ảnh hởng của dự án đến môi trờng xung quanh.

8.2.3. Chuẩn bị tài liệu đề xuất dự án.

Sau khi phân tích khó khăn, tiềm năng, và các giải pháp có thể, cuối cùng là quyết

định việc gì có thể làm. Bước tiếp theo là nghiên cứu khả năng thực thi bao gồm hai mặt:

Có thể thực hiện và có đáng để thực hiện không. Viết đề xuất dự án là đa những kết quả

của quá trình chuẩn bị trên thành tài liệu có thể đệ trình cho việc xem xét thẩm định dự

án.

- Tên dự án, thể hiện hoạt động hay mục đích chính.

- Mục đích của dự án, cụ thể trước mắt và lâu dài.

- Địa điểm dự án.

- Mô tả những gì được đề xuất thực hiện, hay nội dung dự án.

- Người hởng lợi của dự án. Ai sẽ là người hay nhóm người có lợi ích từ dự án đó là

cả cộng đồng, hoặc những người nghèo, hoặc những người làm thuê, hoặc những người

thất nghiệm, hoặc là phụ nữ…

- Mô tả những lợi có thể có từ những hoạt động của dự án; những lợi ích ảnh hởng

đến mọi người nh thế nào.

132

Page 133: Bài giảng phát triển cộng đồng

- Tổng số chi phí cần thiết cho dự án; chi phí dự kiến cho các bộ phận chủ yếu; đề

xuất những cơ quan nào tài trợ.

- Mô tả loại chuyên gia và trang thiết bị yêu cầu cho dự án.

- Những cơ quan, tổ chức và những người chịu trách nhiệm thi hành các công việc

của dự án.

- Thời điểm bắt đầu thực thi dự án: Thực thi các công đoạn và hoàn thành.

- Một số chỉ tiêu về kinh tế kỹ thuật cần thiết.

8.2.4. Thẩm định và thông qua dự án.

Sau khi chuẩn bị và hoàn thành tài liệu đề xuất dự án. Đề xuất dự án được xem xét

rà soát lại xem nó có phù hợp để đa vào kế hoạch phát triển chung hoặc có phù hợp để có

thể tài trợ hay không. Thông thờng, việc ra xét lại đề xuất dự án được tiến hành bởi

những người hay cơ quan không liên quan đến công việc hoạch định dự án. Nếu dự án có

liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau những chuyên gia có kinh nghiệm trong những

lĩnh vực đó sẽ xem xét những khía cạnh thích hợp. Mục đích của việc xem xét ra soát lại

là đảm bảo các công việc được đề xuất có xứng đáng thực hiện không; có thể thực hiện

được nh dự kiến không và việc thực hiện các hoạt động dự án có mang lại lợi ích mong

muốn không. Các khía cạnh sau đây được coi là quan trọng và cần ra soát lại khi thẩm

định thông qua dự án.

- Khía cạnh tài chính: Các chi phí dự án có sát thực không.

- Khía cạnh kỹ thuật: Các khó khăn về kỹ thuật liên quan đến thực thi dự án đã

được xem xét hết chưa.

- Khía cạnh tổ chức và quản lý: Các tổ chức ở cấp địa phơng có thể điều hành các

hoạt động được không; họ có đủ các kinh nghiệm và năng lực quản lý các hoạt động của

dự án không.

133

Page 134: Bài giảng phát triển cộng đồng

- Về thể chế: Cơ quan nào chịu trách nhiệm pháp lý, t cách pháp nhân và có đủ khả

năng chịu trách nhiệm thực hiện dự án.

- Lợi ích toàn cục của dự án: Loại lợi ích và người được hởng lợi.

8.2.5. Thực hiện dự án

- Xác định các hoạt động dự án: Đó là việc tổ chức thực hiện dự án thành các hoạt

động nhỏ trong một tiến trình cụ thể hơn để dễ dàng điều hành và quản lý, nhưng thực

chất đó là một loạt các hoạt động có liên quan chặt chẽ với nhau.

- Xác định tiến độ thời gian: Dựa trên tiến trình đã được sắp xếp và lựa chọn, chúng

ta tiến hành ước lượng khoảng thời gian cần thiết cho từng công đoạn hay hoạt động cụ

thể. Ngoài ra còn tùy thuộc đặc trng công việc mà xác định thời gian bắt đầu và kết thúc,

ví dụ một số hoạt động trồng trọt, chăn nuôi…. có tính thời thời vụ rất nghiêm ngặt, nên

thời gian thực hiện còn phụ thuộc vào thời tiết.

Sơ đồ tiến độ thực hiện dự án được lập để trình bày các hoạt động cụ thể hay công

đoạn, tiến trình thực hiện các hoạt động đó, khoảng thời gian, thời điểm bắt đầu và hoàn

thành các hoạt động. Nó có ý nghĩa lớn trong việc điều hành, theo dõi và quản lý thực

hiện dự án. Đối với các dự án tơng đối lớn, nhiều công đoạn thì đây là công cụ hết sức

quan trọng để có thể hình dung toàn bộ các hoạt động dự án và giúp cho việc điều hành

thực hiện thống nhất.

8.2.6. Giám sát thực hiện dự án.

Trong thực tế không thể và không cần thiết giám sát tất cả các hoạt động dự án mà

thờng, tuỳ dự án, người ta chọn những hoạt động quan trọng nhất cần giám sát. Các hoạt

động liên quan đến các khía cạnh sau đây thờng được chú ý nhiều nhất khi giám sát thực

hiện dự án.

- Giám sát tài chính: Đầy đủ kinh phí nh dự tón có tầm quan trọng thiết yếu cho các

hoạt động, bởi vậy người điều hành cần phải biết việc phân bổ kinh phí có đúng nh dự

định về khối lượng và thời gian không. Thông thờng những người kiểm soát tìa chính

134

Page 135: Bài giảng phát triển cộng đồng

quan tâm nhiều hơn đến các quy định quản lý tài chính chứ không phải là cho việc thực

hiện dự án, hơn nữa thủ tục tài chính khá phức tạp nên có nhiều chậm trễ về tài chính.

- Giám sát tiến độ thực hiện: Giám sát việc thực hiện các hoạt động hay tiến độ có

phù hợp tiến trình đã dự định không. Thông thờng, các hoạt động dự án bị chậm trễ là do

những khó khăn không lờng trước. Giám sát đầy đủ tiến độ công việc giúp cho người

điều hành nhận thức sớm những khó khăn nảy sinh trước khi chúng trở nên nghiêm trọng.

- Giám sát nhân lực và cán bộ: Giám sát nhân lực phải kiểm tra xem xét trên hai

khía cạnh số lượng nhân viên, số lượng lao động và cả năng lực yêu cầu công việc. Phát

hiện sớm những vấn đề nảy sinh trong lĩnh vực này giúp người điều hành và quản lý dự

án có giải pháp điều chỉnh sớm.

8.2.7 Đánh giá kết quả dự án.

- Đánh giá kết quả trong khi thực hiện. Đánh giá trong khi thực hiện dự án đặc biệt

quan trọng đối với các dự án dự định đem lại một số thay đổi nhất định trong cộng đồng.

Trọng tâm của việc đánh giá kết quả trong khi thực hiện dự án tuỳ thuộc loại, quy mô, và

thời gian dự án gọi là tự đánh giá rồi báo cáo ( internal evaluation) hoặc bởi một cơ quan

bên ngoài dự án ( external evaluation)

- Đánh giá kết quả sau khi hoàn thành. Đây là công việc xem xét kết quả toàn thể

của dự án đã đạt được, bao gồm cả những ảnh hởng trực tiếp trước mắt và lâu dài. Trong

công việc này những lợi ích trực tiếp cũng nh lợi ích gián tiếp và cả những ảnh hởng có

hại của dự án đều phải được xem xét.

- Hai khía cạnh chính trong đánh giá đã được đề cập là ảnh hởng trực tiếp và ảnh h-

ởng gián tiếp của dự án. ảnh hởng trực tiếp của dự án là những sản phẩm trực tiếp hay kết

quả trực tiếp (đầu ra) của tác động (đầu vào). ảnh hởng gián tiếp là kết quả tổng thể lâu

dài của dự án đối với cộng đồng và môi trờng tự nhiên, kinh tế - xã hội. Một số ảnh hởng

gián tiếp của dự án có thể không nhìn thấy được tức thời ngay sau khi hoàn thành thực

135

Page 136: Bài giảng phát triển cộng đồng

hiện dự án. Những ảnh hởng nh vậy chúng cũng có thể là ảnh hởng tích cực hoặc không

tích cực.

Nếu dự án được thực hiện để thay đổi một số điều kiện kinh tế xã hội nhất định,

việc đánh giá sẽ tiến hành so sánh thực trạng sau khi thực hiện dự án với thực trạng trước

khi thực hiện dự án, được xem nh là đối chứng. Bởi vậy để có thể tiến hành đánh giá kết

quả dự án cần biết được thực trạng trước khi thực hiện dự án. Việc này được làm bằng

các cuộc điều tra cơ bản ban đầu. Trong nhiều trờng hợp, những thông tin được thu thập

cho nghiên cứu khả năng thực thi dự án có thể được dùng làm đối chứng trong đánh giá

kết quả thực hiện dự án.

Nhưng việc hết sức quan trọng là phải xác định được những chỉ tiêu (còn gọi là chỉ

báo) có thể phản ánh hay đo được lợi ích, kết quả trực tiếp và các ảnh hởng của dự an,

hay là những chỉ tiêu phản ánh được thực trạng vùng nông thôn. Những chỉ tiêu được

chọn tuỳ thuộc loại dự án, nhưng không những phải phù hợp mục đích của dự án mà còn

phù hợp thực trạng cộng đồng trước khi thực hiện dự án. Dựa trên những thay đổi của các

chỉ tiêu này trước và sau khi thực hiện dự án chúng ta có thể đánh giá kết quả dự án.

Trong dự án phát triển nông thôn việc lựa chọn hệ thống chỉ tiêu phù hợp và khả thi có ý

nghĩa rất quan trọng, thông thờng là những chỉ tiêu chỉ rõ sự thay đổi tổng hợp tình hình

kinh tế xã hội.

Sơ đồ sau đây mô tả khái quát việc đánh giá kết quả dự án. Mỗi một chỉ tiêu được

chọn để phản ánh sự thay đổi tổng hợp tình hình kinh tế xã hội vùng nông thôn đều

được xem xét theo mô hình sau:

Định Lượng

Chỉ tiêu 1

(3) Sau khi hoàn thành và d-

ới ảnh hởng của dự án

136

Page 137: Bài giảng phát triển cộng đồng

(2) Sau khi hoàn thành và

ngoài ảnh hởng của dự án

Chỉ tiêu 1

(1) Trước khi thực hiện dự

án (Baseline Survey)

Khảo sát trơc Khảo sát sau Thời gian

Sơ đồ thiết kế đánh giá dự án: Trước - Sau dự án và có - Không có dự án.

Giải thích: + (1) là dữ liệu, thông tin cho thấy thực trạng trước khi thực hiện dự án

+ (2) cho thấy thực trạng khu vực ngoài ảnh hởng của dự án

+ (3) cho thấy thực trạng trong khu vực ảnh hởng của dự án

- Nếu so sánh (1) và (2) sẽ thấy tiến trình biến đổi “tự nhiên” dới ảnh hởng của

chính sách phát triển kinh tế - xã hội chung.

- Nếu so sánh (2) và (3) sẽ thấy được sự khác biệt do ảnh hởng việc thực hiện dự án

đem lại.

137

Page 138: Bài giảng phát triển cộng đồng

Các bài đọc thêm

Phát triển và chuyển biến xã hội

Nguyễn Thị Oanh , Tạp chí KHPT 6 – 1993

Là hậu quả, lại đồng thời là điều kiện tiên quyết của phát triển kinh tế kỹ thuật, sự

thay đổi trong xã hội hay chuyển biến xã hội là mối quan tâm hàng đầu của khoa học phát

triển đứng từ góc độ xã hội.

Lịch sử phát triển để lại nhiều ví dụ về tính đa dạng và bất ngờ của hậu quả xã hội

của các thành tựu kinh tế kỹ thuật. Trờng hợp thờng được nêu nên là vấn đề kế hoạch hoá

sinh đẻ. Sự phát minh ra các phơng pháp ngừa thai đã đạt được mục đích của nói là kiểm

soát dân số và sinh đẻ có kế hoạch là một bước tiến bộ lớn của loài người. Nhưng đồng

thời xã hội phơng tây đã phải điên đầu với cái gọi là “cách mạng tính dục” đã làm xáo

trộn sâu sắc nhiều mặt trong đời sống xã hội, từ quan hệ nam nữ, nếp sống gia đình cho

tới những quy chuẩn đạo đức đã đứng vững hàng thế kỷ trước đó và ngày nay người ta lại

càng thấm thía khi vấn đề không còn là vận động hạn chế sinh đẻ mà phải làm ngợc lại để

đối phó với một dân số già nua, thiếu tay lao động… Điều này cũng diễn ra tại một số

vùng đô thị hoá ở các nước XHCN. Giờ đây chính các bà trở thành nạn nhân của chính

mình là đứng trước một tuổi già cô đơn hu quạnh. Và còn nhiều cái bất ngờ khác trong

chuỗi dài các hậu quả xã hội của phát minh này cũng nh nhiều thành tựu kinh tế kỹ thuật

lớn khác của nhân loại.

Một ví dụ thông thờng khác là quá trình đô thị hoá nhanh chóng và hỗn độn luôn

luôn kèm theo các tệ nạn xã hội nh nhà ổ chuột, thất nghiệm, trộm cớp, xì ke ma tuý, mại

dâm… Dĩ nhiên quy luật lợi nhuận, chủ nghĩa cá nhân ở xã hội t bản làm cho vấn đề

trầm trọng gấp bội và cuối cùng đi vào bế tắc. ở các nước XHCN trên một cơ sở hoàn

toàn khác biệt, với con người là mục đích của sự phát triển, với trình độ kế hoạch hoá

138

Page 139: Bài giảng phát triển cộng đồng

cao, vấn đề dân số, đô thị hoá và nhiều vấn đề khác nhau nằm trong tầm kiểm soát của xã

hội. Nhưng dù sao, nếu giải quyết vấn đề một cách cơ bản thì cũng không tránh được một

số hậu quả xã hội tiêu cực mà các nhà quản lý xã hội phải quan tâm.

Trên đây là nói về các nước phát triển với trình độ khoa học kỹ thuật và xã hội rất

cao. ở các nước đang phát triển thì vấn đề đặt ra một cách trầm trọng và khẩn trơng hơn

nhiều vì một đàng phải đẩy mạnh phát triển kinh tế kỹ thuật (với những hậu quả xã hội

không lờng được) và đàng khác thì khả năng kiểm soát các quá trình xã hội rất thấp vì

kiến thức xã hội thiết thực và cụ thể còn nghèo nàn và kỹ năng tổ chức gần nh không có.

Chính các nước này lại phải trải qua nhiều biến động xã hội lớn nh chiến tranh, cách

mạng….

Vì những lý do trên, trong lúc các nước phát triển đi tới việc dự báo xã hội để lờng

trước các hậu quả xã hội của các chơng trình kinh tế kỹ thuật, nhằm tăng tối đa các hậu

quả tích cực và giảm tối đa các hậu quả tiêu cực thì các nước chậm phát triển luôn luôn ở

trong cái thế bị động, hứng chịu hết hậu quả này đến hậu quả khác. Những vấn đề xã hội

gay gắt đang chồng chất trước mắt chúng ta đủ nói lên điều đó. Nhưng trong tơng lai nếu

không làm chủ được tình hình thì một phần đáng kể những của cải vật chất do phát triển

kinh tế tạo ra sẽ bị “nuốt” bởi việc giải quyết các tiêu cực xã hội. Vì vậy lờng trước hậu

quả xã hội của mọi chơng trình kinh tế kỹ thuật là hết sức cần thiết và ngày nay công việc

này là một bộ phận không thể thiếu vắng trong các công trình nghiên cứu khả thi của các

dự án phát triển kinh tế xã hội.

Còn một lý do thứ hai khiến cho khoa học phát triển hết sức quan tâm tới chuyển

biến xã hội. Xã hội luôn luôn thay đổi, những khi thì quá nhanh làm cho con người mất

phơng hướng, lúc thì quá chậm, cản trở những tiến bộ cần thiết. Chính sự thay đổi quá

chậm hay sức ì này là mối bận tâm lớn nhất của các nhà phát triển. Và đó cũng là đặc

điểm nổi bật nhất của hiện tợng chậm phát triển. Con người vừa cần sự thay đổi lại vừa

có một sức chống đối khá mãnh liệt đối với cái mới lạ,cái khác mình, cái gì không phải

của mình, cái gì không có lợi cho mình. Thuật ngữ chuyên môn gọi đó là “sức đề kháng

139

Page 140: Bài giảng phát triển cộng đồng

đối với đổi mới” (Resistance to chưange). Chính đó là chướng ngại vật lớn nhất đối với

phát triển. Sức đề kháng này có khi ý thức, ầm ĩ nhưng thờng thì nó vô ý thức, ngấm

ngầm và do đó khó phát hiện, khó khắc phục. Hầu hết các cuộc nghiên cứu xã hội mở đ-

ờng cho phát triển kinh tế kỹ thuật đều nhằm vào việc phá vỡ nó. Nó bắt nguồn từ nhiều

nguyên nhân: Thiếu kiến thức hay thông tin, thiếu giao lu văn hoá, thành kiến, thói quen,

áp lực của số đông… Nhưng hơn hết người ta chống lại sự đổi mới khi nó được xem nh

một “đe doạ” đối với vị trí xã hội và quyền lợi vật chất tinh thần kèm theo. Nhưng thờng

thì chính những người trong cuộc cũng không ý thức về động cơ thật và chúng được

chuyển hoá thành những lý do cao siêu nh cho rằng những sự đổi mới đi ngợc với truyền

thống, chống lại những giá trị “đạo đức”… ở xã hội châu Âu xa kia, anh thợ thủ công

phản đối chiếc máy chuyên dùng và sự phân nhỏ lao động thành những thao tác chuyên

biệt không chỉ vì điều này làm mất đi niềm vui lao động sáng tạo mà vì vị trí trung tâm

của anh trong xã hội đơng thời bị đe doạ. Nhưng rồi anh thợ thủ công cũng phải biến mất

đi, nhờng chỗ cho nhiều ngành nghề mới cũng liên tiếp biến dạng với sự cạnh tân không

ngừng của khoa học kỹ thuật. Quy luật của xã hội là nh thế và ở các nước phát triển sự

chuyển biến nhanh chóng của xã hội trở thành chuyện bình thờng. Một trong các đặc

điểm của con người hiện đại là sự sẵn sàng chấp nhận thay đổi trong xã hội và tự mình

hay được xã hội giúp trang bị để thích ứng với sự đổi mới không ngừng đó. Một trong

các hình thức trang bị đó là sự tái đào tạo (Recyclage) liên tục và ngày nay người ta còn

hay đề cập tới khái niệm học hỏi, giáo dục suốt cuộc đời (Life education). Ngoài ra xã hội

còn phải nghiên cứu, cải tổ các quy chế tổ chức để mỗi lần thay đổi nhiệm vụ và vị trí xã

hội không kéo theo những mất mát quá lớn cho cá nhân hay làm việc cho việc về hu

không phải là một thử thách quá lớn. Nhưng chủ yếu, chính bản thân từng người phải tự

trang bị không ngừng để đối phó với hoàn cảnh mới, đảm nhận nhiệm vụ mới với những

đòi hỏi ngày càng cao về kiến thức và kỹ năng chuyên môn.

Trong lúc xã hội phát triển, chuyển biến nhanh chóng, thậm trí quá nhanh chóng thì

trở ngại lớn ở các nước chậm phát triển vẫn là sức đề kháng hay sức ì vừa nói trên. Du

140

Page 141: Bài giảng phát triển cộng đồng

nhập công nghiệp vào một địa phơng người ta nghĩ tới cơ sở vật chất cần thiết nh đờng

xá, kho bãi, điện nước… Nhưng người ta có khuynh hướng coi thờng cơ sở tâm lý xã hội

nh trình độ kỹ thuật và quản lý, phong cách lao động công nghiệp, tinh thần kỷ luật, tinh

thần công ích của dân c và lãnh đạo địa phơng đó. Và chính đó là nguyên nhân dẫn đến

lỏng lẻo trong quản lý, tham nhũng và phung phí tài nguyên… Nói cách khác tiền đề cho

phát triển xã hội chưa có. Và đây cũng là vấn đề lớn nhất của tất cả các nước chậm phát

triển. Tổ chức và quản lý xã hội không đáp ứng kịp yêu cầu phát triển kinh tế kỹ thuật. ở

các nước phát triển sự việc diễn ra một cách “tự nhiên” và tuần tự: Cơ sở vật chất phát

triển trước và một cách tuần tự kéo theo những thay đổi trong nhận thức và hành vi con

người. ở xã hội chậm phát triển thì không những cơ sở vật chất chưa có đủ mà t tởng, thói

quen phong cách làm ăn lạc hậu còn hạn chế trong phát triển kinh tế kỹ thuật một cách

trầm trọng. Tạo các tiền đề xã hội cho phát triển trong hoàn cảnh cơ sở vật chất còn hạn

chế chính là nỗ lực của khoa học xã hội ứng dụng vào công tác phát triển. ở đây đặt ra,

bằng ngôn ngữ kỹ thuật của khoa học phát triển chúng tôi chỉ minh hoạ nguyên lý “tiến

hành đồng thời ba cuộc cách mạng” đó thôi. Và chúng ta đang bàn về cuộc cách mạng

văn hoá t tởng. Tuy nhiên khi bàn đến nó người ta thờng chỉ nghĩ đến những hoạt động

văn học nghệ thuật hay những hình thức giáo dục tuyên truyền cổ điển. Nhưng ngày nay

khái niệm “kế hoạch hoá sự thay đổi” (The planning of chưange) đã trở thành thông

dụng. Người ta tìm cách tác động có hệ thống vào xã hội với mục đích đạt được những

hiệu quả nhất định nào đó và trên một bình diện rộng lớn. Chơng trình xoá nạn mù chữ ở

các nước mới dành độc lập là một ví dụ tiêu biểu. Việc thứ hai là một chính sách quốc gia

cụ thể về truyền thông đại chúng và tăng cờng giao lu văn hoá (trong nước giữa nông

thôn và thành thị hay với nước ngoài). Việc đầu tiên của công tác phát triển là tạo lập tinh

thần sẵn sàng chấp nhận sự hay đổi, sự tiến bộ. Các chơng trình truyền thông đại chúng

không chỉ nhằm cung ứng kiến thức và thông tin mà còn có một tác dụng khác là tạo sự

“quen mắt” với cái mới (thuật ngữ chuyên môn gọi là “exposure” - một sự phơi bày, một

trình trạng tiếp xúc thờng xuyên). Nếu ta thờng tiếp xúc với cách sống, với những nền

văn hoá khác với cái quen thuộc của ta, lần lần ta bớt giẫy nẩy trước cái mới lạ. Ta sẽ bớt

141

Page 142: Bài giảng phát triển cộng đồng

tuyệt đối hoá những thói quen, tập quán của ta và cho rằng chỉ cái đang có mới tốt nhất,

đúng nhất từ đó ta sẽ dễ dàng chấp nhận sự đổi mới trong nếp sống văn minh, trong khoa

học kỹ thuật, phong cách lao động, quản lý… Thờng thì những chính sách này được

nghiên cứu rất kỹ trên cơ sở khoa học, được điều tiết đúng liều lượng vì ít qúa thì không

có tác dụng, nhiều quá sẽ làm gia tăng nhu cầu và kỳ vọng, nếu không đáp ứng được thì

lại gây bất mãn. Thiết nghĩ không quốc gia nào muốn hiện đại hoá mà không nghĩ tới

việc tăng cờng giao lu văn hoá và truyền thông đại chúng, nhưng hai chữ kế hoạch hoá

nhấn mạnh đây là một việc làm cho nghiên cứu kỹ và có sự đầu t đúng mức.

Trong các chơng trình phát triển nông thôn những hình thức “exposure” khác thờng

được sử dụng là những chơng trình điểm, những chuyến tham quan du lịch tổ chức rộng

rãi cho nông dân vì “trăm nghe không bằng một thấy”. Nông dân Nhật Bản không những

tham quan trong nước mà trong mùa nghỉ người ta còn thấy những tập thể nông dân Nhật

đi khắp các nước á châu. Trong các chơng trình việc trợ kỹ thuật, một ngân sách khá lớn

được dành cho các chơng trình tham quan. Các cơ quan viện trợ biết rõ là tác dụng thu

thập kiến thức có khi chẳng là bao nhưng tác dụng “mở não” vô cùng quý giá cho tiến

trình hiện đại hoá.

Tuy nhiên tăng cờng thông tin, mở mang kiến thức chỉ mới là bước đầu, các khoa

học về hành vi con người nhắc nhở rằng từ hiểu biết tới hành động còn một khoảng cách

khá dài. Và chính sự thay đổi trong hành vi mới là điều mong muốn cho phát triển. Nếu

chỉ cần được giải thích, nhắc nhở mà người khác hành động theo ý ta thì mọi sự dễ dàng

quá. Nếu chỉ một phần của các chủ trơng chính sách của Nhà nước được đem ra áp dụng

đúng mức thì ngày nay nếu không giàu mạnh, thịnh vợng thì ta cũng có cơ sở tối thiểu

cho ấm no. Thực tế hiện nay càng cho thấy rằng sự thông tin một chiều, khơi khơi, chỉ từ

trên xuống mà thôi có tác dụng rất hạn chế. Nó cầ được bổ xung bằng nhiều biện pháp

khác. nếu sự bảo thủ chỉ bắt nguồn tự sự thiếu kiến thức hay thông tin thì nó sẽ dễ khắc

phục. Nhưng nó còn bắt nguồn từ tập quán lâu đời, thói quen, thành kiến, áp lực của xã

hội. Nó càng kiến cố khi xuất phát từ mối lo âu rằng sự thay đổi có thể làm xáo trộn sự ổn

142

Page 143: Bài giảng phát triển cộng đồng

định và an toàn của người trong cuộc. Vì vậy các cuộc nghiên cứu xã hội học ở các nước

phát triển thờng tập trung vào những lãnh vực nói trên để tiến công vào sức đề kháng với

sự đổi mới.

Ngày nay lý luận và thực tiễn khẳng định rằng chỉ có thay đổi trong hành vi khi có

sự tiếp xúc, tơng tác giữa người và người và nhất là khi có áp lực của nhóm nhỏ, hay vì

môi trờng (gia đình, lớp học, tập thể lao động…) Ví dụ ngay nay khoa học đã khẳng định

rằng những chơng trình giáo dục văn bản bằng phơng tiện truyền thông đại chúng chỉ

phát huy hết tác dụng của nó khi được bổ sung bằng những nhóm thảo luận. Khoa học

truyền thông phát hiện vai trò quan trọng của những người gọi là “hướng dẫn du luận”

(opinion leaders) là một thiểu số đặc biệt tích cực trong công chúng truyền thông, thờng

hay chủ động loan tin cho người khác, ảnh hởng đến cách tiếp thu của họ. Từ nhiều chục

năm nay các xí nghiệp phơng tây áp dụng phơng pháp sinh hoạt nhóm để đa vào những

canh tân kỹ thuật mà không phải va trạm vào những sự đề kháng quá lớn. Sau chiến

tranh thứ hai khi thực phẩm hết sức khan hiếm thì các bà nội trợ âu châu lại có thành kiến

đối với lòng bò để phung phí một nguồn lơng thực đáng kể và người ta biết là không có

gì khó thay đổi cho bằng thói quen dinh dỡng. Các nhà khoa học xã hội đã nỗ lực đóng

góp vào việc tạo sự thay đổi cần thiết bằng cách tiến hành vào cuộc thí nghiệm. Một

trong các cuộc thí nghiệm này diễn ra nh sau: Các bà nội trợ được mời đến nghe báo cáo

giải thích về sự bổ ích của lòng bò và khi về mỗi bà về nhà ngay, phân nửa được giữ lại

để thảo luận trọng các nhóm nhỏ dới sự hướng dẫn của các nhà tâm lý thành thạo. Các

chuyên gia này không thúc ép, áp đặt mà để cho các bàn hoàn toàn thoải mái. Các bà

được dành đầy đủ thời gian để trao đổi, giúp nhau khắc phục ngần ngại. Khi các bà tỏ ra

sẵn sàng về mặt tâm lý thì mới bàn tới cách chế biến cụ thể (không đốt giai đoạn). Sau

một thời gian, một cuộc kiểm tra kết quả cho thấy, trong nhóm các bà ra về ngay sau khi

nghe báo cáo chỉ có 3 % sử dụng lòng bò, và trong số các bà ở lại thảo luận nhóm có 37

%. Trong nhóm thảo luận mỗi bà có thể bày tỏ những khó khăn này, được người đồng

143

Page 144: Bài giảng phát triển cộng đồng

cánh khuyến khích. Một khi đã hứa hẹn, cam kết với nhau, về tới nhà họ cảm thấy một sự

ràng buộc, một sự liên đới trách nhiệm nào đó nên đã bắt tay vào hành động.

Trong các cơ quan xí nghiệp, áp đặt sự thay đổi từ trên xuống, chỉ định từng chi tiết

sẽ dễ tạo sự chống đối. Ngợc lại, chỉ nêu lên yêu cầu và phơng hướng lớn rồi để cho quần

chúng thảo luận thì không những sự đổi mới được chấp nhận dễ dàng mà họ còn đa ra

nhiều hiến kế quý giá. Tóm lại là phải có trao đổi, tơng tác, phải có sự phản hồi (feed

back) từ dới lên, phải có sự khai thông về t tởng thì mới có thay đổi trong hành vi. Tuy

nhiên cũng nên nhớ rằng không phải cứ nhóm họp là có kết quả. Đó mới là hình thức. Bí

quyết là các phơng pháp, kỹ năng tác động vào tiến trình nhóm trên cơ sở những kiến

thức tâm lý xã hội, và sự nắm vững tâm lý cá nhân và hành vi cá nhân trong nhóm và

những quy luật chi phối nhóm…Nhóm là một công cụ, nó chỉ có tác dụng tốt khi được sử

dụng bởi một chuyên gia thành thạo. Nếu không, nó không những vô dụng mà có thể có

tác hại. ở đây không phải chỗ để trình bày chi tiết về lý thuyết nhóm nhưng có thể nhắc

lại rằng nhóm nhu một phơng tiện và một môi trờng tạo sự thay đổi (the group as a

means and a medium of chưange) đã khẳng định trong lý luận và trong thực tiễn.

Các nước xã hội chủ nghĩa có một lợi thế rất lớn, vì trong cách tổ chức xã hội tập

thể lao động, tổ đội sản xuất có vai trò quyết định trong việc giáo dục các thành viên.

Càng ngày các kiến thức về tâm lý xã hội được áp dụng để hoàn thiện công tác quản lý xã

hội. Biện pháp tổ chức này ngày càng được đề cao trong vấn đề giáo dục. Các nhà quản

lý ở các nước này cũng rất quan tâm đến các phơng pháp học bằng thực hành, học bằng

hành động nh diễn kịch (role playing), những phơng pháp làm việc mới nh “ động não”

( brain storming) …Hầu khai thác tiềm năng tập thể tác động đến hành vi của cá nhân.

Một ví dụ: thay vì giảng dài dòng về phong cách cần thiết để làm việc với dân chúng cho

một nhóm cán bộ cơ sở, chỉ cần mời chính họ đứng ra diễn lại một cuộc tiếp dân hay một

cuộc họp tổ dân phố và sau đó cùng nhau phân tích sự việc vừa diễn ra thì họ sẽ sáng ra

ngay về tâm lý của quần chúng và về phong cách của chính họ trong công tác. Tính cách

144

Page 145: Bài giảng phát triển cộng đồng

vui nhộn của cách học diễn lại những bài học có thể là cay đắng nhưng có kết quả tốt hơn

và những thay đổi cần thiết trong hành vi, phong cách cũng trở nên ít đau hơn.

Trên đây là vài ví dụ còn rời rạc về cố gắng của khoa học xã hộ hiện đại, để song

song với các loạ văn hoá nghệ thuật, và các biện pháp giáo dục tuyên truyền cổ điển, tác

động vào xã hội ở cấp vĩ mô và vi mô nhằm tạo ra những thay đổi cần thiết cho sự phát

triển. Tạo được một sự thay đổi trong thái độ tác phong, tập quán, tổ chức quan trọng cho

đến với nhân viên phát triển thờng được gọi bằng một cái tên chung là “tác nhân biến

đổi” (chưange aent). Họ có thể đào giếng, chấn bịnh, hay làm công tác huấn luyện, điều

chủ yếu thông qua công tác kỹ thuật họ thực hiện là tạo sự thay đổi. Thay đổi trong nếp

sống vệ sinh của dân làng, thay đổi từ một thái độ thờ ơ đến sự hởng ứng tích cực đối với

những áp dụng kỹ thuật của nông dân, từ một tạp hợp thụ động, rời rạc đến một tập thể

đoàn kết, chủ động đạt mục đích chung. Và dĩ nhiên trước khi đi làm cho người khác thay

đổi chính họ là những người được đổi mới. Trong quá trình đào tạo, điểm này được chú

trọng đặc biệt vì không thể làm công tác phát triển ( công tác biến đổi) mà chính mình lại

bảo thủ, thành kiến, thờ ơ. Hơn ai hết những nhân viên phát triển phải tham gia các sinh

hoạt nhóm để ý thức hành vi, phong cách của mình và thay đổi nó cho thích hợp với yêu

cầu công tác.

Sự thay đổi được kế hoạch hoá đúng nghĩa nhất, lớn nhất, toàn diện nhất chính là

cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa. Nó tạo ra cơ sở vật chất cho sự đổi mới triệt để nhất

của xã hội và nó cung ứng một mô hình cụ thể để theo đó theo đó mà xây dựng xã hội

mới. Ngng đó là ở cấp vĩ mô, cấp toàn xã hội. ở cấp vĩ mô, từng tập thể, từng đơn vị xã

hội còn phải làm rất nhiều để thay đổi nếp nhìn, nếp nghĩ, phong cách làm ăn, phong

cách tổ chức và quản lý cho thích hợp với yêu cầu mới. Thiết tởng ở đây đóng góp của

các khoa học xã hội ứng dụng có thể mang một ý nghĩa đặc biệt để hoàn thiện cuộc cách

mạng trong chi tiết.

Tóm lại, chuyển biến xã hội nh tiền đề và hậu quả của phát triển ki h tế kỹ thuật là

mối quan tâm hàng đầu của khoa học phát triển đứng từ góc độ xã hội. Và càng ngày

145

Page 146: Bài giảng phát triển cộng đồng

khoa học càng tạo điều kiện để con người tác động một cách tự giác vào quá trình này.

Nhưng nói thì dễ chứ làm thì không dễ vì nó đồi hỏi một đội ngũ cán bộ chuyên môn

thành thạo trong lý luận và sành sỏi trong thực hành. Ta không thể đặt cái cày trước con

trâu và bắt tay vào việc mà thiếu đội ngũ này vì một lần nữa “ cán bộ là gốc” và trong

thời đại này phải nói rõ là cán bộ chuyên môn mới là gốc. Không có họ, một lần nữa ch-

ơng trình nào cũng chỉ là hình thức và nên nhớ rằng bịnh hình thức cũng là một bịnh trầm

kha, tốn kém, luôn luôn đi đôi với hiện tợng chậm tiến. Ta phải quyết liệt tiêu diệt nó mới

vơn lên nổi. Cho nên không nên nghĩ đến bất cứ một chơng trình nào mà không lo đào

tạo đội ngũ chuyên môn trước đã.

146

Page 147: Bài giảng phát triển cộng đồng

phát triển nông thôn bẵng

những “ Tác nhân đổi mới”

Nguyễn thị oanh, Tạp chí TTCN 6 – 1991

Vấn đề then chốt của các nước đang phát triển không phải là thiếu kỹ thuật. Ngợc

lại nguồn công nghệ học thích nghi hết sức phong phú ngoài cũng nh trong nước lại

không đéen tận nông dân. Gần đây sự tái xuất hiện của công tác khuyến nông chứng

minh sự cần thiết của một loại cán bộ đa kiến thức, kỹ năng đến nông thôn gọi là

Extension, khá phổ biến ở Đài Loan và các nước châu á khác. Extension có nghĩa các

trung tâm khoa học kỹ thuật với xa, với rộng tới quần chúng ở cơ sở. Extension không

chỉ quan tâm đến khía cạnh khoa học kỹ thuật của canh tác mà nó là một mô hình bốn

mặt gồm:

- Khoa học kỹ thuật ( không chỉ trong canh tác mà còn trong tổ chức, quản lý, kế

toán, kinh tế nông nghiệp…)

- Đời sống gia đình ( cải thiện nhà ở, môi sinh, giáo dục con cái, hợp lý hoá tổ chức

gia đình, làm giảm nhẹ công việc của người phụ nữ…)

- Sức khoẻ ( vệ sinh, dinh dỡng, nguồn nước sinh hoạt trong sạch, hố xí, diệt trừ

nguồn lây lan… cái mà hôm nay người ta gọi là săn sóc sức khẻ ban đầu).

- Sản xuất tiểu thủ công nghiệp ( nhằm tận dụng nguyên liệu ở nông thôn và thời

giờ nhàn rỗi ngoài các vụ mùa để tăng thu nhập).

Chơng trình bốn mặt này xuất phát từ nhận thức sâu sắc về nghèo đói nh một cái

vòng lẩn quẩn, khó phá vỡ nếu không tấn công đồng bộ các mặt yếu kém của nông thôn.

147

Nghèo

Trình độ học vấn, tay nghề

Sức khoẻ kém

Sản xuấtNghèo và cái

vòng lẩn quẩn

Page 148: Bài giảng phát triển cộng đồng

ở nhiều nước, cán bộ khuyến nông ( extension worker) có tên tổng hợp hơn là cán

bộ phát triển nông thôn ( rural development worker). Các nước châu phi nói tiếng pháp

gọi đó là linh hoạt viên nông thôn ( animateur rual) để nhấn mạnh khía cạnh xúc tác, khía

cạnh giáo dục gây “ thức tỉnh” của công việc. Vì không phải được thông tin tốt là hành

động tốt.

Cách nghĩ cách làm ở nông thôn còn bị giàng buộc bởi thói quen, tập quán, định

kiến, tác đọng của đại gia đình, tập thể làng mạc. Sức bật cho phát triển là sự đổi mới

trong nhận thức và hành vi, vai trò chủ yếu của tác viên phát triển chính là ở chỗ đó. Sự

xuất hiện của cán bộ khuyến nông ở thành phố và các tỉnh phía Nam khẳng định sự cần

thiết của một mô hình cán bộ mới. Thờng đó là tác viên phát triển ( development agent),

còn có cái tên khác là tác viên đổi mới ( chưange agent), vì không thể có phát triển nếu

không đổi mới.

Trong mọi ngành nghề, chính người cán bộ có “ đầu óc phát triển” đó là yêu cầu

bức thiết. ở một số nước, tác viên phát triển được huấn luyện từ sáu (6) tháng đến bốn (4)

năm và cao hơn nữa về kiến thức cơ bản ( kinh tế, xã hội học, tâm lý học, các vấn đề phát

triển, chính trị, luật pháp…) rồi được trang bị thêm về bốn mặt công tác kể trên. Họ

không cần thiết phải là chuyên gia; vì khi cần chuyên sâu họ có thể gọi đến kỹ s, bác sĩ,

nhà tiểu thủ công nghiệp. Nhưng họ vừa là con em, vừa là chỗ dựa, nhà t vấn, chất xúc

tác cho cộng đồng nông thôn.

148

Page 149: Bài giảng phát triển cộng đồng

Một khuyết điểm được rút kinh nghiệm ở các chơng trình phát triển nông thôn có tr-

ước là công tác bị chia năm, xẻ bảy bởi quá nhiều chuyên viên: nào là y tá, nào là kỹ

thuật viên nông nghiệp…

Chúng ta mới bắt đầu lại, xin đề nghị ở cấp cơ sở chỉ cần một loại cán bộ phát triển

với kiến thức tổng hợp và khả năng chủ yếu là vận động, tổ chức, phối hợp, huấn luyện

để trang bị cho người dân nhiều kiến thức, kỹ năng. Phơng pháp cốt lõi là phát triển cộng

đồng.

Năm 1970 tôi có thực tập ở Trung tâm phát triển cộng đồng Philippin. ở đó tôi đã

gặp hàng trăm bác sĩ, y tá, kỹ s nông nghiệp tới học về kỹ năng làm việc với con người. ở

đó hàng vạn nhân viênhội đồng xã tới để học cách vận động, tổ chức để làm nhiệm vụ

của chính quyền địa phơng. Vì ngày nay hánh chính suông không đủ, phải có hành chính

phát triển. Dĩ nhiên ở ta muốn có người cán bộ mới đó phải có cuộc cách mạng trong đào

tạo.

149

Page 150: Bài giảng phát triển cộng đồng

Khoa học xã hội ứng dụng và đa

khoa học kỹ thuật vào đời sống

Nguyễn Thị Oanh, Tạp chí KHPT 2 – 1993

Thảo luận về vùng lúa năng suất cao, nhà nông học nọ thốt ra một câu chí lý:

“ chúng tôi, những người làm khoa học kỹ thuât nói chuyện với nhau một hồi thì

thấy mình đang làm khoa học xã hội ! Phổ biến khoa học đâu có gì khó, cái kẹt là ở quản

lý, ở cơ chế”. Và dĩ nhiên phía sau vấn đề quản lý hay cơ chế là vấn đề Con người.

Vô số những chơng trình kinh tế kỹ thuật đã khựng lại hay thậm chí phá sản vì

chạm phải những não trạng chưa sẵn sàng, những cơ chế tổ chức ọp ẹp. Nhưng đây

không phải là một khám phá mới, mà từ vài thập niên trở lại, khoa học phát triển công

nhận đó là cái vế xã hội của hiện tợng chậm phát triển và là đối tợng nghiên cứu hàng đầu

nếu muốn nhanh chóng đem khoa học kỹ thuật vào đời sống. Một th viện thành lập xong

rồi không ai tới đọc sách, một chơng trình vệ sinh công cộng im lìm sau khi nhân viên

phát động rút đi, những phụ nữ nông thônchạy trốn khi nhân viên kế hoạch hoá gia đình

xuất hiện, nông dân một làng nọ hoàn toàn thờ ơ với một canh tân kỹ thuật, một công

trình công cộng tốn kém đã tan hoang sau một thời gian hoạt động ngắn ngủi. Đó là

những bài học đã trở thành kinh điển trong khoa học phát triển. Vì sao có những hiện t-

ợng này? Phải chăng vì những phụ nữ ấy thiếu hiểu biết, thích đông con để có thêm tay

lao động, còn mê tín dị đoan hay là họ sợ áp lực của d luận nhất là của chồng họ?

Nguyên nhân nào là chủ yếu trong từng trờng hợp cụ thể? Nếu không biết rõ thì công

cuộc vận động sẽ hết sức vất vả. Th viện kia bị bỏ trống vì người dân xung quanh đó

không biết đọc, không có giờ hay còn những nhu cầu khác bức bách hơn chưa được đáp

ứng? Những nông dân nọ không hởng ứng chơng trình canh tân kỹ thuật vì thói quen, vì

bảo thủ hay vì họ cảm thấy nó sẽ làm lợi cho người khác nhiều hơn hoặc dự đoán rằng nó

sẽ da tới nhiều chuyển biến xã hội có thể xáo trộn địa vị của họ? các nhà phát triển đã

150

Page 151: Bài giảng phát triển cộng đồng

nhiều lần đấm ngực tự kiểm vì đã hiểu biết quá ít về đối tợng mình nhằm tới và có một

cái nhìn quá giản đơn về một thực tiễn vô cùng sinh động và phức tạp. Và trước khi hành

động họ phải tìm cách để trả lời những câu hỏi nh làm sao nắm được tình hình một cách

đầy đủ và khách quan nhất ( nghe người dân nói một cách khoa học) và làm sao thuyết

phục được về lợi ích của một chơng trình ( nói có nghệ thuật), làm sao hiểu được hay

khơi dậy được yêu cầu nhu cấu chính đáng của một cộng đồng, làm sao biết rằng một ch-

ơng trình có hiệu quả…

Cũng vì thế mà khi thập niên phát triển thứ hai của Liên Hợp Quốc được phát động,

khoa học xã hội đã nổi lên hàng đầu. Nhưng khoa học xã hội nào đây? Không quên rằng

kinh tế và kỹ thuật luôn luôn đi đôi, không phủ nhận tầm quan trọng của các khoa học

kinh điển ( Triết, Sử, Văn…) Và trên hết không quênnhấn mạnh rằng duy vật lịch sử là

kim chỉ nam hướng dẫn mọi tìm tòi, phải công nhận rằng ta đang hết sức cần những khoa

học soi rọi về động cơ hành động của con người, về cách ứng xử của con người trong tập

thể, trong những tình huống xã hội khác nhau. Đáp ứng yêu cầu này có tâm lý học, tâm lý

học xã hội, xã hội học, nhân chủng học … Thờng được gọi chung là những khoa hành vi

học (behavioral sciences, hay sciences du comportement humain). Nhưng nói vậy vẫn

còn quá chung chung vì mỗi ngành nói trên còn phân chia ra nhiều cấp hay nhiều ngành.

Ví dụ xã hội học vĩ mô (macrosociologie) cung ứng cho ta những lý luận khái quát về cơ

chế vận hành ở câp toàn xã hội, phát hiện những quy luật xã hội chung nhất, nhưng muốn

tìm hiểu những đơn vị nhỏ nh xí nghiệp, trờng học, gia đình hay đơn vị hành chính thì

cần được tran bị với những kiến thức của xã hội vi mô (microsociologie). Tâm lý học

được chia ra nhiều chuyên ngành: tâm lý học xã hội, tâm lý học giáo dục, tâm lý học lứa

tuổi, tâm lý tội phạm, tâm bệnh học … để đi sâu tìm hiểu từng loại đối tợng. Nhưng nói

chung những khoa học này chỉ có chức năng phân tích, giải thích.

Tại một hội nghị khoa học xã hội về Đồng bằng Sông Cửu Long, vài đại biểu của

Đồng bằng có nói: “chúng tôi được biết nhiều, hiểu nhiều nhưng trở lại địa phơng chúng

tôi làm gì đây ?” Các nhà quản lý có nên đòi hỏi ở khoa học xã hội những phơng thức

151

Page 152: Bài giảng phát triển cộng đồng

hành động ngoài chức năng soi sáng của nó không ? Đó là một đỏi hỏi hoàn toàn chính

đáng. Nh khoa học tự nhiên, khoa học xã hội cũng có ngành cơ bản và ngành ứng dụng

và cũng mang tính chất kỹ thuật trong việc sử dụng toán học, hay những phơng pháp

thăm dò, đo lờng, thí nghệm, kiểm tra.. Nh khoa học kỹ thuật, nó cung ứng những nhà

nghiênm cứu, giảng dạy (các nhà xã hội học, tâm lý học có thể ví dụ nh các nhà sinh học,

hoá học), và những nhà hành động, những “kỹ s xã hội” (các nhà tâm lý ứng dụng), các

nhà giáo dục học, các nhà quản lý học không khác nào những kỹ s, bác sĩ trong lĩnh vực

xã hội), mà quá trình đào tạo nếu có giống nhau ở nền tàng cơ bản chung thì rất khác

nhau ở những kỹ năng dành cho nghiên cứu hay giảng dạy, và những thao tác cụ thể để

tác động có phơng pháp bào các quá trình xã hội, để tổ chức hay để “điều trị” về mặt tâm

lý hay xã hội. Từ đó xuất hiện nhiều khoa học xã hội ứng dụng dựa trên nền tảng chung

là các khoa hành vi học nhưng có hệ thống nội dung riêng biệt và độc lập để đáp ứng

những nhu cầu công tác đặc biệt nh giáo dục học, lao động học, tâm lý ứng dụng chuyên

ngành, công tác xã hội v.v.. Đó là chỉ nêu lên những ngành được biết đến nhiều nhất. Có

những khoa không đa tới một nghề nghiệp riêng biệt nhưng là những trợ lý cần thiết cho

các nhà quản lý, các nhà giáo dục ở mọi cấp, mọi ngành. Ví dụ khoa năng động nhóm

(groupdynamics - dynamique de groupe) giúp cho ta kiến thức để tác động hữu hiệu vào

tập thể, khoa truyền thông học (communication) là cơ sở để hiểu quá trình thông đạt giữa

người nói và người nghe, công chúng và người vận động, để nắm sự phản hồi cần thiết

(fêd back) mà điều chỉnh chơng trình hoạt động. Xã hội học về tổ chức hay tổ chức học

(organization science) là một bộ phận của khoa học quản lý và ngày nat những toán

chuyên gia liên ngành (xã hội và tâm lý học, hành chánh học) được mời đến “chẩn bịnh

và điều trị” những căn bệnh của các tổ chức xã hội: đơn vị hành cánh, xí nghiệp, nhà th-

ơng, tổ chức khoa học .v.v.. Từ 10 - 15 năm nay kế hoạch xã hội (social planning) được

dạy ở cấp sau đại học trong chơng trình chính quy.

Những khoa học về hành vi con người và các ngành ứng dụng kể trên tác chiến

song song với khoa học kỹ thuật nh hình với bóng. Không những chúng dọn đờng cho

152

Page 153: Bài giảng phát triển cộng đồng

khoa học kỹ thuật trong các cuộc điều tra tìm hiểu cơ cấu, nhu cầu, phong tục tập quán

của một cộng đồng dân c trước khi phát động một chơng trình, hay có mặt trong lúc kết

thúc trong động tác lượng giá (evaluation) nhưng nhiều chơng trình phát triển lớn gồm

luôn một bộ phận nghiên cứu xã hội để quan sát, theo dõi, ghi chép suốt tiến trình phát

triển. Những hình thức nghiên cứu gắn chặt với hành động này được gọi là nghien cứu

thao tác (operational research) hay nghiên cứu hành động (action reseach). Nhưng chính

trong hành động khoa học xã hội và kỹ thuật mới lại quấn quýt với nhau một cách hữu cơ

hơn nữa. Để thực hiện những chơng trình phát triển kinh tế xã hội tổng hợp, những toán

liên ngành (kỹ thuật, kinh tế, y tế, xã hội .v..) làm việc dới sự điều động của một tác viên

phát triển (development worke) mà kỹ năng chủ yếu là điều tra, vận động tổ chức phối

hợp. Người này mang nhiều tên khác nhau nh tác viên phát triển cộng đồng (commutity

development worke) ở Phi Luật Tân, ấn Độ, các nước Phi Châu) chịu ảnh hởng (Anglo -

Saxon), tác viên phát triển nông thôn (rural development worrke ở Phi, ấn và một số

nước á Châu khác), linh hoạt viêng nông thôn (animateur rural ở các nước Phi Châu nói

tiếng Pháp). Hoặc thay vì nhiều nhân viên khác nhau thì có nhân viên “khuyến nông”

(extension worker thịnh hành ở Đài Loan và có mặt ở nhiều nước khác) mà chức năng

tổng hợp là giúp đỡ dân làng nân cao mức sống từ mặt canh tác trồng trọt, tổ chức gia

đình, bổ túc văn hoá, tới vệ sinh thờng thức và y tế công cộng. Thay vì đi sâu vào một

ngành, tác viên này phát triển mỗi thứ một ít cộng với nền tảng thành vi học, và các khoa

ứng dụng kể trên. Mô hình đơn giản hơn hết là các kỹ s, bác sĩ, y tá hoạt động trong các

chơng trình phát triển được trang bị thêm về kiến thức và kỹ năng khoa học xã hội. Có rất

nhiều tranh luận về u khuyết điểm của từng mô hình, nhưng vấn đề thiết yếu là mỗi nước

phải chọn lấy mô hình thích hợp nhất với hoàn cảnh cụ thể của mình. Đối với ta vấn đề

không phải chọn mô hình nào vì tổ chức xã hội của ta toàn hoàn khác biệt và chúng ta có

nhiều loại cán bộ hoạt động với quần chúng có thể chỉ cần bồi dỡng thêm về một số kỹ

năng nào đó thôi. Vấn đề đáng ghi nhớ ở đây là các chơng trình kinh tế xã hội đòi hỏi sự

đóng góp đồng bộ của cả hai ngành khoa học kỹ thuật và xã hội. Các chơng trình khoa

học kỹ thuật đòi hỏi đồng thời phải cải tiến tổ chức, tăng cờng năng lực quản lý. Nói đến

153

Page 154: Bài giảng phát triển cộng đồng

hợp tác hoá, hay thậm chí một lãnh vực nhỏ nh khoán nhóm ta không thể coi nhẹ cái vế

xã hội là “nhóm”. Hiểu biết về mối tơng tác giữa nhóm viên, quy luật phát triển nhóm,

cách giải quyết mâu thuẫn trong nhóm, phát huy sự tham gia tích cực của nhóm viên (nội

dung của khoa học về nhóm) dĩ nhiên sẽ giúp không ít vào việc tăng năng suất hay quản

lý các tổ đội sản xuất .v.v.. Điều đáng ghi chú thứ hai là ngay trong lãnh vực khoa học xã

hội vẫn còn một khoảng cách giữa hiểu biết (kiến thức), và biết làm (kỹ năng: nh kỹ thuật

điều tra, tiếp xúc, tổ chức một cách khoa học, vận động, phối hợp, lượng giá …) Là kết

quả của quá trình đào tạo có hệ thốgn thay vì chỉ đúc kết từ kinh nghiệm.

Trong giai đoạn đất nước thống nhất và tiến lên công nghiệp hoá và sản xuất lớn xã

hội chủ nghĩa, viễn cảnh phát triển khoa học thật là phong phú và hứa hẹn. Người làm

khoa học vô cùng phấn khởi mà cũng âu lo về trách nhiệm lớn lao của mình trước lịch sử

vì chậm một chút trong nhận định khoa học có thể làm trì trệ sự tiến tới ấm no của dân

tộc nhiều chục năm. Đặt vấn đề cơ bản hay ứng dụng, cái nào làm trước cái nào làm sau

là đặt một vấn đề giả tạo vì thực tế xã hội đang thôi thúc ta làm cả hai. Vấn đề là phân

công hợp lý. ở các nước tiên tiến có các viện nghiên cứu mà chức năng chủ yếu là nghiên

cứu cơ bản. Nhưng ngày nay nhiều tổ chức Đảng, đoàn, xí nghiệp có bộ phận nghiên cứu

xã hội và tân lý riêng của mình vì các viện không thể gánh hết các nhiệm vụ khoa học và

đáp ứng những nhu cầu hành động bức bách. Thông thờng các khoa học xã hội kinh điển

đi trước, các khoa học hành vi kế đó, và các khoa học ứng dụng phát triển sau cùng.

Chúng ta không nhất thiết phải theo trình tự này miễn là không bao giờ quên rằng cái ứng

dụng chỉ có thể dựa trên cái cơ bản và mặc dù khoa học xã hội ứng dụng mang tính kỹ

thuật nhiều nó không “trung lập” nh người ta thờng tởng mà chỉ trở thành công cụ tốt khi

bám rễ thật sâu từ các khoa học xã hội mác - xít.

Muốn hay không, đó đây những cơ quan hoạt động văn hoá xã hội ngoài các viện

nghiên cứu cũng đã bắt đầu sử dụng phơng pháp xã hội học để điều tra thăm dò, tìm hiểu

đối tợng phục vụ của mình, các ngành y tế mỗi ngày một thấy rõ nhu cầu lôi cuốn các

đồng nghiệp xã hội của mình vào hành động chung. Muốn hay không thực tế sẽ thúc đẩy

154

Page 155: Bài giảng phát triển cộng đồng

sự phát triển của khoa học xã hội ứng dụng. Vấn đề là kịp thời quan tâm, hướng dẫn nó

để cùng với khoa học kỹ thuật nhanh chóng đa đời sống của nhân dân lên tới âm no,

chưan hoà, hạnh phúc.

155

Page 156: Bài giảng phát triển cộng đồng

Những khía cạnh xã hội của

phát triển kinh tế

Nguyễn Thị Oanh, Phát triển kinh tế – 1993

“Có thực mới vực được đạo”, nhiều người vẫn còn nghĩa nh vậy, có nghĩa là hãy lo

làm giàu đã. Có tiền rồi mới có thể giải quyết được các vấn đề xã hội.

Quan điểm này đã bị đánh giá là sai lầm từ hơn hai thập kỷ qua và ngày nay cái giá

mà phát triển kinh tế thiếu quan điểm xã hội phải trả đã rõ. Chỉ cần nêu lên hai trờng hợp

mang tính thời sự nhất.

Đợc nhắc đến thờng là chính sách phát triển du lịch và tác hại kịnh tế – xã hội mà

nạn Sida đem lại cho Thái Lan. Trờng hợp thứ hai là hiện tợng nghèo đói tột cùng ở một

số nước Châu Phi và Châu Mỹ La tinh mà các nhà nghiên cứu về phát triển gọi là sự ô

nhục của nhân loại vào thế kỷ 20. Để thắt lưng buộc bụng trả nợ cho nước ngoài, các

nước này đã giảm đáng kể ngân sách dành cho y tế, giáo dục, phúc lợi xã hội. Hậu quả là

thất học, suy dinh dỡng, bệnh tật đã gây những tổn phí rất lớn và đa các nước này vào

tình trạng nghèo đói tột cùng. Khuyến cáo mới nhất của Liên Hiệp Quốc (LHQ) để giải

quyết vấn đề phát triển của các nước này là tăng mạnh ngân sách xã hội. Một hiện tợng

xã hội nổi bật “làm nghèo đất nước” là sự bùng nổ dân số. Đây chẳng phải là một vấn đề

xã hội sao ? Nhiều quốc gia rất quyết tâm kiểm soát dân số song vẫn bất lực cho tới khi

các nhà khoa học về hành vi con người đóng vai trò then chốt trong công tác vận động

quần chúng.

Khía cạnh văn hoá của kinh tế được các nhà kinh điển nhắc đến từ lâu nh đạo đức

học Cơ đốc giáo với sự phồn vinh của phơng Tây. Gần đây trờng hợp Nhận Bản cho

thấy tinh thần tập thể và tính kỷ luật của dân tộc Nhật là nhân tố khá quyết định trong

phát triển kinh tế Nhật.

156

Page 157: Bài giảng phát triển cộng đồng

Còn Việt Nam ta ? Phong cách cò con, chụp giựt, chủ nghĩa cá nhân, sự bất tuân luật

lệ, sự thiếu ý thức về lợi ích chung, thiếu Know – how xã hội (kỹ năng tổ chức, lãnh đạo,

hợp tác…) Không phải là những nhân tố xã hội đang cản trở kinh tế đó sao?

Do đó từ hai, ba thập kỷ trở lại đây, yếu tố xã hội không chỉ là hậu quả mà còn là

tiền đề cho phát triển kinh tế. Hai mặt kinh tế- xã hội hải được coi trọng nh nhau và

không còn quốc gia nào không gọi kế hoạch phát triển quốc gia của họ là kế hoạch phát

triển kinh tế – xã hội. Tuy nhiên, tại tất cả các nước chậm phát triển, đây mới là khẩu

hiệu. Vì đa hoạch định xã hội (social planning) vào kế hoạch phát triển nh một cơ chế

gắn liền (buit – in mechưanism) là một điều rất khó. Lý do thứ nhất là những nhà kinh tế

học cũ không hiểu biết gì về khía cạnh xã hội và thậm chí còn coi thờng. Lý do thứ hai

cho quan điểm của mình. Rất ít quốc gia có sự hiện diện của chuyên gia xã hội trong uỷ

ban kế hoạch nhà nước, một điều đã được khuyến cáo trên thế giới.

Vài ví dụ về hoạch định phát triển có dành trọng tâm cho yếu tố xã hội:

- Ngân sách tối u và chính sách đúng dàng cho y tế, giáo dục, phúc lợi xã hội.

- Ngân sách đầu t đúng mức và chính sách u tiên cho kế hoạch hoá gia đình và kiểm

soát dân số.

- Các chơng trình phát triển kinh tế có cơ chế ngăn chặn hay giảm bớt hậu quả tiêu

cực về xã hội. Chẳng hạn chính sách phát triển du lịch, ngoại thơng có quan điển nhân

bản và đạo đức. Các nhà chủ trơng “có thực mới vực được đạo” của Thái Lan ngày nay

mới thấy Sex tous, sân golf đã tàn phá môi trờng, nền văn minh và con người của nước

họ nh thế nào.

- Một chính sách phát triển có quan tâm đến tầng lớp nghèo nhất không phải bằng từ

thiện mà bằng cơ chế.

- Chính sách phát triển nhanh chóng các khoa học xã hội ứng dụng để tác động có

hiệu quả vào cơ chế xã hội và hành vi con người.

157

Page 158: Bài giảng phát triển cộng đồng

Một sự thật đã được khẳng định. Các nước đu trước đã vơn lên về măt kinh tế chỉ từ

khi trong khoa học quản lý có sự đóng góp của các khoa học rất quan trọng về hành vi

con người nh xã hội học, tâm lý học và nhân chủng học. Các khoa cơ bản nay đã có cả

trăm năm tuổi. Còn các môn có tính chất ứng dụng hơn nh quản lý học, truyền, truyền

thông học, tâm lý xã hội, xã hội học ứng dụng, phát triển cộng đồng, công tác xã hội .v…

đã có trên 30 – 50 năm tuổi.

Để theo kịp đà phát triển của xã hội, các khoa học mới được hình thành nh khoa Phát

triển tài nguyên con người (Human Resources Development) đã có ở hầu hết các đại học

trên thế giới, khoa Phát triển tổ chức (Oganizational Development) hết sức cần thiết cho

lãnh đạo các cơ quan, khoa Phụ nữ và phát triển (Woman and Development) vì phụ nữ và

trẻ em là những nạn nhân chịu nhiều thiệt thòi nhất trong quá trình phát triển vừa qua,

trong lúc nếu được hỗ trợ họ sẽ trở thành tác nhân quan trọng của phát triển. Trong lãnh

vực sức khoẻ. Nhân chủng học xã hội. Xã hội học sức khoẻ góp phần tích cực để giải

quyết vấn đề sức khoẻ của nhân loại. Các loại hình nhân viên sức khoẻ khác nhau đang

xuất hiện. Điều muốn nói ở đây là khoa học xã hội cũng nh koa học tự nhiên và kỹ thuật

chuyển biến đổi không ngừng và ngày càng đi vào kiến thức, kỹ thuật cụ thể để tác động

vào xã hội chuẩn bị môi trờng thuận lợi cho phát triển kinh tế, giúp chuẩn bị con người

có tác phong công nghiệp, biết làm việc tập thể, biết tổ chức, lãnh đạo .v.v..

Xã hội ra ngày nay đang hụt hẫng trước những vấn đề xã hội rất lớn gây cản trở cho

tiến trình phát triển. Còn nhiều thí dụ nhấn mạnh nhu cầu nhanh chóng đổi mới một nền

khoa học xã hội còn trong dạng “thuyết pháp” thành một nền khoa học xã hội năn động,

đa dạng và lấy yếu tố con người làm chủ thể và mục tiêu của phát triển.

Các bước lập kế hoạch tiến độ hoạt động cho dự án phát triển cộng đồng

Lên kế hoạch tiến độ cho các dự án là yếu tố trung tâm trong tiến trình triển khai dự

án. Khâu này gồm các bước chính yếu nh sau:

1. Xác định các hoạt động

158

Page 159: Bài giảng phát triển cộng đồng

2. Lập trình tự cho các hoạt động

3. Lên khung thời gian cho các hoạt động

4. Phân công trách nhiệm thực hiện các hoạt động

5. Xác định những phơng tiện, thiết bị và dịch vụ cần phải có

6. Chuẩn bị kinh phí

Xác định các hoạt động

Xác định các hoạt động của dự án là bước quan trọng nhất trong giai đoạn lên kế

hoạch cho dự án. Thời gian và nỗ lực đầu t cho bước này giúp dự án có nhiều khả năng

thành công hơn. Việc xác định các hoạt động phải thực hiện trong dự án cần phải có sự

tham gia của tất cả các bên có liên quan. Khi xác định các hoạt động phải dựa trên cơ sở

các mục tiêu cụ thể của dự án, kể cả nguồn tài nguyên và những trở ngại. Chỉ có thể thực

hiện dự án một cách có hệ thống khi các hoạt động được vạch ra một cách chi tiết và kỹ l-

ỡng ở giai đoạn đầu của khâu chuẩn bị dự án. Trong một số dự án. Khi bắt tay thực hiện

một dự án, đôi khi có thể những người có liên quan đến việc lên kế hoạch ban đầu không

còn làm việc nữa. Trong trờng hợp đó, chỉ có thể thực hiện dự án một cách có hệ thống

nếu những người lên kế hoạch cho dự án đã vạch ra các hoạt động một cách chi tiết. Do

đó, điều hết sức quan trọng là xác định và liệt kê những hoạt động chính và những đề

mục phụ trong từng hoạt động.

Khả năng quyết định một loại những hoạt động ăn khớp với nhau và những đề mục

phụ trong từng hoạt động (vì xét cho cùng qua các hoạt động này sẽ đạt được các mục

tiêu cụ thể) là một kỹ năng quan trọng mà các nhà vạch kế hoạch cho dự án cần phải có.

Lập trình tự cho các hoạt động

Một khi đã xác định được các hoạt động thì điều thiết yếu là lên được một trình tự

đúng đắn cho các hoạt động ngay trong giai đoạn lên kế hoạch. Biết lên được một trình tự

đúng đắn sẽ giúp tránh được lãng phí thời gian và tài nguyên. Một số hoạt động phải

159

Page 160: Bài giảng phát triển cộng đồng

hoàn tất được khi tiến hành những hoạt động khác. Cũg vật, một số hoạt động phải được

tiến hành song song với các hoạt động khác. Do đó, nhất thiết phải lên một trìh tự cho các

hoạt động. Thông thờng việc thực hiện một dự án, thì cần phải giám sát và phối hợp

những hoạt động được tiến hành theo một trình tự hợp lý nhất. Để làm việc này một cách

hệ thống nhất, thì cần phải sẵp xếp các hoạt động theo một trình tự ngay trong giai đoạn

đầu của công tác chuẩn bị dự án.

Khung thời gian tiến độ

Sau khi xác định và sắp xếp các hoạt động của một dự án theo một trình tự thì công

việc tiếp theo là xác định khi nào thì tiến hành các hoạt động này. Do đó, các nhà vạch kế

hoạch cho dự án cần triển khai một khung thời gian cho các hoạt động chính và phụ.

ĐIều này giúp tiên liệu trước mỗi hoạt động sẽ khởi sự và hoàn tất trong khuôn khổ

nguồn tài nguyên sẵn có và những trở ngại đã dự kiến trước. Điều này cũng giúp giám sát

các hoạt động của dự án trong quá trình thực hiện và kiểm tra xem công việc có tiến triển.

Biểu đồ GANTT và kỹ thuật lượng giá và duyệt lại chơng trình (PERT) là hai công cụ

chính giúp triển khai một khung thời gian cho một dự án.

Phân công trách nhiệm

Lên kế hoạch các hoạt động của dự án sẽ không hoàn chỉnh nếu không phân công

trách nhiệm cho từng cá nhân thực hiện những hoạt động khác nhau. Việc này cũng phải

làm một cách có phơng pháp đê đảm bảo cộng đồng cùng tham gia. Một trong những yếu

tố quan trọng nhất để dự án thành công chính là động cơ của những người thực hiện các

hoạt động. Các cá nhân sẽ có động lực nếu được phân công trách nhiệm về những công

việc mà họ muốn đảm nhận và hoàn thành. Do đó, điều quan trọng là tìm hiểu về những

kỹ năng và sở thích của các thành viên trong cộng đồng là những người sẽ tích cực tham

gia vào dự án, và biết giao những công việc hợp với kỹ năng và sở thích của từng cá

nhân.

Xác định những phơng tiện, thiết bị và dịch vụ cần phải có

160

Page 161: Bài giảng phát triển cộng đồng

Việc tiến hành các hoạt động của dự án đòi hỏi nhiều loại phương tiện, thiết bị

nguyên vật liệu và dịch vụ khác nhau. Các thành viên trong cộng đồng phải cùng nhau

xác định những thứ này (phơng tiện, thiết bị, nguyên vật liệu và dịch vụ cần phải có) cho

từng hoạt động của dự án. Ví dụ, hầu hết các dự án sẽ cần những phơng tiện để tổ chức

các buổi họp và xe cộ để chuyên chở những nguyên vật liệu cần thiết. Nếu dự án gồm cả

công việc xây cất thì phải thu xếp để mua, mợn hoặc thuê mớn thiết bị. Phải làm những

công việc này trước khi thực hiện dự án. Đối với các dịch vụ cũng vậy. Một dự án có thể

cần tới dịch vụ của nhân viên y tế hay công việc của thợ mộc phải có kế hoạch thu xếp

những dịch vụ nh vậy.

Chuẩn bị kinh phí

Việc chuẩn bị ngân sách rất quan trọng trong việc lập kế hoạch dự án. Ngân sách nói

chung là xác định các khoản thu và cá khoản chi. Trong những năm dự án phát triển cộng

đồng, có thể lập ngân sách dới nhiều hình thức khác nhau. Trong một số dự án, người ta u

tiên ước tính chi phí cho các hoạt động của dự án bởi vì tiền sẽ do một tổ chức tài trợ hay

một tổ chức phát triển cung cấp. Nếu một dự án không có sẵn nguồn tài trợ, thì nên ước

tính ố tiền cần thiết và làm thế nào để vận động trước khi bắt đầu dự án. Kinh phí cần cho

những dự án phát triển cộng đồng có thể vận động bằng nhiều cách. Có thể huy động

kinh phí từ những thành viên trong cộng đồng, các nhà hảo tâm, các tổ chức tài trợ, chính

phủ trung ơng, chính quyền tỉnh thành hay địa phơng. Một ngân sách được chuẩn bị tốt sẽ

tạo thuận lợi cho việc phối hợp các hoạt động và làm tăng động lực nơi những người

tham gia thực hiện dự án.

161

Page 162: Bài giảng phát triển cộng đồng

Tài liệu tham khảo

Lê Xuân Bá, Chu Tiến Quang, Nguyễn Hữu Tiến và Lê Xuân Bình, 2001. Nghèo

đói và xoá đói giảm nghèo ở Việt Nam. Nhà xuất bản nông nghiệp, Hà Nội.

Phạm Đỗ Chí, Đặng Kim Sơn, Trần Nam Bình và Nguyễn Tiến Triển. 2003.

Làm gì cho nông thôn Việt Nam. Nhà xuất bản thành phố Hồ Chí Minh. Trung tâm kinh

tế Châu á - Thái Bình Dơng, và Thời báo kinh tế Sài Gòn.

Bùi Huy Đáp Nguyễn Điền. 1996. Nông nghiệp Việt Nam: Từ cội nguồn đến đổi

mới. Nhà xuất bản chính trị quốc gia.Hà Nội.

Elise Pinners và Nguyễn Thị Mai. 2003. Thành lập một tổ chức nh thế nào. Tổ

chức VECO Việt Nam.

Tô Duy Hợp và Lơng Hồng Quang .2000. Phát triển Cọng đồng: Lý thuyết và vận

dụng. Nhà xuất bản văn hoá thông tin.

International Institute of rural reconstruction (IIRR). 1998. Partiocipatory

menthods in community-based coastal resource managenmet. Volume 1, pp. 12 – 49.

International Institute of rural reconstruction, Silang, Cavite, Philoppines.

Lydia Braakman và Keren Edwards. 2002. Sổ tay tập huấn Nghệ thuật Xây dựng

năng lực thúc đẩy. RECOFTC – Trung tâm đào tạo lâm nghiệp cộng đồng vùng Châu á

và Thái Bình Dơng.

Michưael Dower. 2003. Phát triển nông thôn toàn diện. Bộ cẩm nang đào tạp và

Thôngtin. Nhà xuất bản nông nghiệp.

Nguyễn Thị Oanh. 1995. Phát triển Cộng đồng, Khoa Phụ nữ học. Đại học Mở Bán

công Thành phố Hồ Chí Minh

Trần Thị Quế. 1999. Những khái niệm cơ bản về giới và vấn đề giới ở Việt Nam.

Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.

162

Page 163: Bài giảng phát triển cộng đồng

Lơng Xuân Quỳ và Nguyễn Thế Nhã. 1999. Đổi mới tổ chức và quản lý các hợp

tác xã trong nông nghiệp, nông thôn. Nhà xuất bản nông nghiệp, Hà Nội.

Stanley Gajanayake và Jaya Gajanayke. 1997. Nâng cao năng lực cộng đồng

Phạm Đình Thái dịch. Nhà xuất bản trẻ 1997.

Tomas D. Andres. 1998. Community Development: A Manual. Newday Publisher,

Quezon City, The Philippines.

Tổ chức hợp tác Kỷ luật Đức (GTZ). 2004. Sách TOT, Hướng dẫn chung các kỹ

năng hỗ trợ và đào tạo. Bộ tài liệu đào tạo về CDP/CDP.

Trung tâm nghiên cứu - Đào tạo quản trị NN – PTNT, Trờng đại học nông

nghiệp I. 2004. Quản trị Hợp Tác xã Nông nghiệp. Nhà xuât bản Nông nghiệp.

Trơng Văn Tuyến. 1995. Bài giảng Phát triển nông thôn Trờng đại học Nông lâm

Huế.

163

Page 164: Bài giảng phát triển cộng đồng

CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU VỀ CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG1.1. Nhu cầu phát triển cộng đồng ở thế giới và VIệt Nam1.2. Quá trình hình thành các chương trình phát triển cộng đồng ở Việt Nam

CHƯƠNG 2. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG2.1. Khái niệm về phát triển cộng đồng2.2. Sự tham của người dân trong phát triển cộng đồng2.3. Khái niệm về sự tự lực (tự quản) trong phát triển cộng đồng2.4. Xây dựng thể chế, luật lệ trong phát triển cộng đồng2.5. Các nguyên lý trong phát triển cộng đồng2.6. Nhu cầu và sở thích trong phát triển cộng đồng2.7. Sử dụng nguồn lực phát triển cộng đồng2.8. Cấu trúc và tổ chức trong phát triển cộng đồng2.9. Giới hạn và các mối quan hệ2.10. Sự phối hợp giữa các bưước trong phát triển cộng đồng2.11. Cách nhìn nhận trong sự phát triển cộng đồng2.12. Phạm vi phát triển cộng đồng2.13. Phân biệt sự phát triển cộng đồng với các chương trình phát triển khác 2.14. Nhiệm vụ của phát triển cộng đồng2.15. Đặc điểm cơ bản của phát triển cộng đồng2.16. Mục đích của phát triển cộng đồng2.17. Ý nghĩa của phát triển cộng đồng

CHƯƠNG 3. CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG3.1. Phương pháp phát triển cộng đồng3.2. Một số hưỡng dẫn cho những người tham gia thực hiện

chương trình phát triển cộng đồng.3.3. Những chỉ tiêu đánh giá tính khả thi của chương trình phát triển cộng đồng

CHƯƠNG 4. NHỮNG VẤN ĐỀ VÀ PHƯƠNG HƯỚNG TRONG PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG

4.1. Phát triển cộng đồng và tổ chức cộng đồng 4.2. Phát triển cộng đồng và phát triển quốc gia4.3. Phát triển cộng đồng và phát triển chính trị4.4. Phát triển cộng đồng và sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đô thị hoá4.5. Phát triển cộng đồng với phụ nữ và thanh niên4.6. Phát triển cộng đồng với vấn đề quy hoạch4.8. Phát triển cộng đồng với chính quyền địa phương4.9. Phát triển cộng đồng và hợp tác xã4.10. Xu hướng nảy sinh trong phát triển cộng đồng

CHƯƠNG 5. CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG Ở VIỆT NAM5.1. Chương trình 135.

164

Page 165: Bài giảng phát triển cộng đồng

5.2. Chương trình định canh, định cư và vùng kinh tế mới5.3. Chương trình phổ cấp giáo dục5.4. Chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường5.5. Chương trình đào tạo nguồn nhân lực5.6. Chương trình phát triển ngành nghề

165