34
Thuốc chống độc Nguyễn Thị Thanh Bình Đại học Lạc Hồng Khoa Dược

Thuoc chong doc

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Thuoc chong doc

Thuốc chống độc

Nguyễn Thị Thanh Bình

Đại học Lạc Hồng

Khoa Dược

Page 2: Thuoc chong doc

2

Nguyên nhân

Ngộ độc

● Nhầm lẫn khi sử dụng:

- Sai liều, sai thuốc

- Thường được phát hiện sớm, nhanh chóng tìm được nguyên nhân

- Thường được xử lý chính xác, kịp thời

-> Khả năng cứu chữa, giải độc tốt

● Cố ý:

- Đầu độc, tự vẫn

- Khó phát hiện sớm, khó điều tra nguyên nhân, liều thường khá cao

-> Xử lý, cứu chữa kém hiệu quả

Page 3: Thuoc chong doc

3

Xử lý

Ngộ độc

● Có rất ít thuốc giải độc đặc hiệu và phác đồ điều trị đặc hiệu

● Cách xử lý thông dụng:

- Nhanh chóng loại trừ chất độc khỏi cơ thể

- Trung hòa phần chất độc đã hấp thu vào máu

- Điều trị triệu chứng và hồi sức cho bệnh nhân

● Tất cả các trường hợp nghi ngờ bị ngộ độc cần phải được theo dõi

cẩn thận tại bệnh viện để xử lý và điều trị kịp thời

● Đặc biệt chú ý đến các chất có thể gây ngộ độc chậm: aspirin, sắt,

lithium, paracetamol, paraquat, warfarin, thuốc chống trầm cảm 3

vòng, thuốc tác dụng chậm,…

Page 4: Thuoc chong doc

4

Qua đường tiêu hóa

Loại trừ chất độc

● Các phương pháp: gây nôn, rửa dạ dày

● Gây nôn:

- Cho uống apomorphin, ipeca, mùn thớt, ngoáy họng

- Chỉ thực hiện ở người còn tỉnh táo

- Dùng đối với các chất không hấp phụ vào than hoạt tính,

khi các cách khác không thực hiện được

- Không thực hiện khi ngộ độc các chất có tính ăn mòn, xăng dầu

Page 5: Thuoc chong doc

5

Qua đường tiêu hóa

Loại trừ chất độc

● Rửa dạ dày:

- Bằng nước ấm, dd KMnO4 1/1000

- Uống than hoạt tính sau khi rửa giúp ngăn tái ngộ độc do các chất

thải theo đường mật

- Thuốc hấp thu nhanh: rửa trong vòng 0->6h

- Thuốc hấp thu chậm: rửa trong vòng 0->12-24h

- Không thực hiện khi ngộ độc các chất có tính ăn mòn

Page 6: Thuoc chong doc

6

Qua đường hô hấp

Loại trừ chất độc

● Tăng nhanh quá trình hô hấp bằng:

- Các thuốc kích thích hô hấp như cardiazol

- Hô hấp nhân tạo

● Loại các chất dễ bay hơi:

- Thuốc mê

- Rựu

- Khí đốt

- Dung môi hữu cơ dễ bay hơi

- …

Page 7: Thuoc chong doc

7

Qua đường tiết niệu

Loại trừ chất độc

● Dùng thuốc lợi tiểu

- Chủ yếu là thuốc lợi tiểu thẩm thấu: manitol 25%, glucose 10-30%,

dd ringer lactat

- Không dùng với người suy thận nặng, suy tim, phù phổi cấp, cao

huyết áp, trụy tim mạch nặng

● Kiềm hóa nước tiểu

- Tăng sự đào thải các chất có tính acid yếu: salicilat, barbiturat,…

- Thường truyền dịch NaHCO3 (thận trọng với người cao huyết áp)

hoặc trihydroxymethyl methylamin

Page 8: Thuoc chong doc

8

Qua đường tiết niệu

Loại trừ chất độc

● Acid hóa nước tiểu

- Tăng sự đào thải các chất có tính acid yếu: cloroquin, mecamylamin,

imipramin, quinolein,…

- Thường dùng amonium clorid 3-6g, acid phosphoric 15-100 giọt/ngày

- Khó thực hiện hơn kiềm hóa nước tiểu do khó dung nạp hơn

● Chạy thận nhân tạo

Page 9: Thuoc chong doc

9

Qua đường máu

Loại trừ chất độc

● Lọc máu

● Thẩm phân phúc mạc

● Thay máu

Page 10: Thuoc chong doc

10

Trung hòa tại dạ dày

Trung hòa chất độc

● Cản trở hấp thu các chất độc từ dạ dày

● Sử dụng các chất hấp phụ hoặc tạo phức, tạo kết tủa với chất độc

● DD tanin 1-2% (hoặc nước trà): kết tủa alkaloid (strychnin, quinin,

alkaloid khác của cây quinquina, cocain), ion kim loại nặng (Hg, Pb,

Co, Zn, Cu,…)

● Sữa, lòng trắng trứng: ngăn cản hấp thu phenol, muối kim loại nặng,…

● Than hoạt tính, kaolin: ngăn cản hấp thu alkaloid, muối Hg,…

Page 11: Thuoc chong doc

11

Trung hòa toàn thân

Trung hòa chất độc

Chất gây ngộ độc Thuốc chống độc đặc hiệu

Anticholinergic Physostigmin sulfat

Atropin sulfat Anticholinesterase và pralidoximclorid 2-PAM

Benzodiazepin Flumazenil

Chẹn beta Glucagon

Carbon monoxid Oxygen

Cyanid Amyl nitrit, Na nitrit, thiosulfat, acid mesoxalic

Digoxin Khung mang antigen

Ethylen glycol Ethanol, fomepizol

Kim loại nặng EDTA, BAL, penicillamin

Page 12: Thuoc chong doc

12

Trung hòa toàn thân

Trung hòa chất độc

Chất gây ngộ độc Thuốc chống độc

Heparin Protamin sulfat

Sắt Deferoxamin mesylat

Isoniazid Pyridoxin

Methanol Ethanol, fomepizol

Methemoglobin máu Xanh methylen

Opioid Naloxon HCl

Paracetamol N-acetylcystein

Thalium Xanh phổ (xanh prussian)

Warfarin Vit K1 và huyết thanh động vật khô

Page 13: Thuoc chong doc

13

Điều trị triệu chứng

Điều trị triệu chứng và hồi sức

● Thường không an toàn vì phải dùng chất đối kháng liều cao, có thể

gây ngộ độc mới

● Dùng thuốc kích thích TK trung ương khi ngộ độc thuốc ức chế TK

trung ương: dùng strychnin khi ngộ độc barbiturat

● Dùng thuốc dãn cơ khi ngộ độc thuốc gây co giật: dùng cura khi ngộ

độc strychnin

● Dùng thuốc kích thích hô hấp khi ngộ độc thuốc ức chế TK trung ương:

dùng niketamid, doxapram, pentetrazol, camphor khi ngộ độc barbiturat

Page 14: Thuoc chong doc

14

Điều trị triệu chứng và hồi sức

Hồi sức

● Dùng thuốc trợ tim, ổn định huyết áp, chống trụy mạch: adrealin,…

● Hỗ trợ hô hấp: thở oxy,…

● Bù nước, điện giải: truyền dịch,…

Page 15: Thuoc chong doc

15

Than hoạt tính

Thuốc chống độc không đặc hiệu

● Phân loại: theo nguồn gốc có thạn động vật và than thảo mộc

● Than động vật:

- Thu được từ xương động vật: nung 800oC, loại muối vô cơ (HCl), sấy

- Thành phần 90% C, 5% muối vô cơ không tan trong HCl, 5% tạp khác

- Tỉ trọng lớn, chìm trong nước

● Than thảo mộc

- Thu được từ gỗ không có nhựa: vỏ dừa, cùi bắp, trấu, bã mía, …:

nung đỏ, tán nhỏ, rửa nước sôi, sấy, nung 1000oC +CO2 và hơi nước

(phân hủy tạp hữu cơ)

- Nhẹ, xốp, nổi trên mặt nước, không tan trong dung môi nào, hấp phụ

mạnh các chất hơi, khí, chất hòa tan

Page 16: Thuoc chong doc

16

Than hoạt tính

Thuốc chống độc không đặc hiệu

● Kiểm định: giới hạn acid kiềm, các ion thông thường, các hợp chất S2-,

CN-, khả năng hấp phụ

● Chỉ định:

- Khó tiêu, đầy bụng

- Ngộ độc cấp alkaloid, thuốc trừ sâu, barbiturat, sắt, cyanid, lithium,

rựu, acid, base

- Có thể dùng đồng thời với các thuốc giải độc đặc hiệu, gây nôn uống

● Cách dùng: pha 30g trong 240ml nước hoặc dd sorbitol, uống hoặc

bơm vào dạ dày. < 12 tuổi: 25g/lần, >12 tuổi: 1g/kg/lần

● Thận trọng: người ngủ lơ mơ, hôn mê (nguy cơ hít phải gây viêm phổi)

● Tác dụng phụ: Nôn, táo bón, tiêu chảy, viêm phổi, phân đen

Page 17: Thuoc chong doc

17

Ipeca

Thuốc chống độc không đặc hiệu

● Chỉ định: gây nôn trong nhiễm độc cấp, đặc biệt các chất hấp thu chậm

● Chống chỉ định: BN có nguy cơ hít vào phổi (hôn mê, co giật, sốc,…),

nhiễm độc chất ăn mòn, xăng dầu, thời gian nhiễm độc quá 3h, trẻ em

dưới 6 tháng tuổi

● Thận trọng: Người bị bệnh tim

● Tác dụng phụ: nôn nhiều gây mất nước và điện giải, rối loạn tim (khi

hấp thu). Xử trí: rửa dạ dày, hấp phụ bằng than hoạt

Page 18: Thuoc chong doc

18

Ipeca

Thuốc chống độc không đặc hiệu

● Dạng dùng: siro

● Liều lượng:

- 6-18 tháng tuổi: 10ml

- 18 tháng-12 tuổi: 15ml

- Người lớn: 30ml

● Cách dùng: Uống mỗi liều với 100-200ml nước

- Nếu không nôn trong 20-30 phút: uống liều thứ 2

- Uống than hoạt tính sau khi nôn, hoặc không nôn trong vòng 30 phút

sau khi uống liều thứ 2

- Nếu không nôn trong vòng 30 phút sau khi uống liều thứ 2 mà không

có than hoạt tính phải rửa dạ dày loại ipeca

Page 19: Thuoc chong doc

19

Chống độc kim loại nặng

Thuốc chống độc đặc hiệu

● Dimercaprol (BAL: British Anti Lewisite)

- Cơ chế tác dụng: 2 nhóm –SH tạo phức với kim loại nặng

- Chỉ định: ngộ độc KL nặng (As, Hg, Pd, Cu, Cr,…)

- Tác dụng phụ:

+ Tăng huyết áp, nhịp tim, nhức đầu, chóng mặt, nóng rát miệng,

môi, buồn nôn

+ Đau cơ, co cơ, đau bụng, liều cao có thể gây co giật, hôn mê

Page 20: Thuoc chong doc

20

Chống độc kim loại nặng

Thuốc chống độc đặc hiệu

● Natri caici edetat (EDTA)

- Cơ chế tác dụng: tạo phức chelat với kim loại nặng, thải qua niệu

- Chỉ định: ngộ độc KL nặng, sắt, porphyrin

- Tác dụng phụ: Nhức đầu, buồn nôn, mệt mỏi, khát nươc, sốt, rét

- Chống chỉ định: BN lao, suy thận, dị ứng thuốc, đang dùng digitalis

- IM, truyền TM

Page 21: Thuoc chong doc

21

Chống độc kim loại nặng

Thuốc chống độc đặc hiệu

● Penicilamin HCl

- Cơ chế tác dụng: tạo phức dễ tan với Cu, Hg, Pb

- Chỉ định: ngộ độc Cu (bệnh Wilson) 6 tháng-1 năm, KL khác

- Dạng dùng: uống. Uống kèm K2SO4 để giảm hấp thu đồng

- Tác dụng phụ:

+ Nhức đầu, buồn nôn, chán ăn

+ Thiếu máu, giảm bạch cầu hạt, xuất huyết

+ Tăng men gan

+ Protein niệu, tiểu ra máu (phải ngưng thuốc ngay)

+ Rụng tóc, mỏi cơ, loét miệng

+ Hội chứng Steven Johnson

Page 22: Thuoc chong doc

22

Chống độc kim loại nặng

Thuốc chống độc đặc hiệu

● Penicilamin HCl

- Chống chỉ định, thận trọng:

+ Mẫn cảm, lupus

+ Theo dõi lượng hồng cầu và xét nghiệm nước tiểu trong suốt thời|

gian điều trị

+ Thận trọng với người suy thận, phụ nữ mang thai

+ Tránh dùng đồng thời với cloroquin, thuốc ức chế miễn dịch

- Xử trí quá liều: dùng pirydoxin, điều trị triệu chứng

Page 23: Thuoc chong doc

23

Chống độc sắt, nhôm

Thuốc chống độc đặc hiệu

● Deferoxamin mesilat (DFOM)

- Cơ chế tác dụng: tạo phức ferioxamin với ion sắt, tan trong nước,

bài tiết qua niệu

- Chỉ định: ngộ độc sắt cấp, lắng đọng sắt do truyền máu, thừa sắt,

nhôm mạn tính

- Tác dụng phụ:

+ Sốc phản vệ, mày đay, hạ huyết áp (nếu truyền quá nhanh)

+ Rối loạn tiêu hóa, nhwncs đầu, đau khớp, đau cơ, rối loạn TK

+ Điếc, trẻ chậm phát triển

+ Suy hô hấp cấp ở người lớn

+ Đổi màu nước tiểu (đỏ nâu)

Page 24: Thuoc chong doc

24

Chống độc sắt, nhôm

Thuốc chống độc đặc hiệu

● Deferoxamin mesilat (DFOM)

- Chống chỉ định: vô niệu, nhiễm sắc tố tiên phát

- Thận trọng:

+ Suy thận

+ Khám tai trước khi dùng, mỗi 3 tháng trong thời gian điều trị

+ Bệnh não nhôm có thể tăng rối loạn TK

+ Phụ nữ mang thai, cho con bú

+ Trẻ dưới 3 tuổi có thể bị chậm lớn

- Quá liều: nhịp tim nhanh, hạ huyết áp, triệu chứng tiêu hóa

- Xử trí: Không có thuốc đặc hiệu, giảm liều, ngưng thuốc để triệu

chứng mất dần. Có thể thẩm tách máu

- Dạng dùng: bột đông khô để tiêm bắp, truyền TM chậm

Page 25: Thuoc chong doc

25

Chống độc sắt, nhôm

Thuốc chống độc đặc hiệu

● Polythiol resin

- Nhựa trao đổi ion dương, polymer tan trong nước

- Cơ chế: tạo liên kết với Hg2+ từ mật đổ vào ruột, thải qua phân

- Chỉ định: Điều trị ngộ độc cấp và mạn tính Hg

- Không hấp thu vào máu -> ít tai biến

Page 26: Thuoc chong doc

26

Chống độc chất gây methemoglobin

Thuốc chống độc đặc hiệu

● Xanh methylen

- Cơ chế tác dụng: khử Fe3+ thành Fe2+

- Dạng dùng: uống, truyền TM chậm

- Hấp thu qua tiêu hóa, thải qua niệu, phân

- Chỉ định: ngộ độc nitrit, dẫn chất anilin, nitrobenzen, nitroglycerin,

phenacetin, cloroquin, sulfon, ngộ độc sắn, methemoglobin ở trẻ em

Page 27: Thuoc chong doc

27

Chống độc chất gây methemoglobin

Thuốc chống độc đặc hiệu

● Xanh methylen

- Tác dụng phụ:

+ Buồn nôn, nôn, đau bụng, đau ngực, nhức đầu, chóng mặt, lú lẫn,

vã mồ hôi

+ Tăng/hạ huyết áp, thiếu máu tán huyết nếu thiếu G6PD

+ Methemoglobin khi dùng liều cao

+ Đổi màu da, nước bọt, nước tiểu (xanh)

- Chống chỉ định:

+ BN suy thận nặng, thiếu G6PD, thiếu máu hình liềm

+ Không IM, SC vì gây hoại tử, tổn thương hệ TK trung ương

- Thận trọng:

+ Theo dõi methemoglobin trong suốt thời gian điều trị

+ Phụ nữ có thai, cho con bú

Page 28: Thuoc chong doc

28

Chống độc cyanid

Thuốc chống độc đặc hiệu

● Natri nitrit: NaNO2

- Chỉ định: ngộ độc cyanid

- Tương kỵ: không dùng chung paracetamol, antipyrin, cafein, morphin

- Tác dụng phụ: buồn nôn, nhức đầu, chóng mặt, hạ huyết áp, tím tái,

bất tỉnh, suy tuần hoàn

● Natri thiosulfat: Na2S2O3

- Kết hợp với -CN thành -SCN, thải qua niệu

- Chỉ định: ngộ độc cyanid

- Tác dụng phụ: Buồn nôn, nhức đầu, chóng mặt, hạ huyết áp

Page 29: Thuoc chong doc

29

Chống độc phospho hữu cơ và carbamat

Thuốc chống độc đặc hiệu

● Pralidoxim clorid

- Cơ chế tác động: Hoạt hóa enzyme

cholinesterase đã bị khóa bởi phospho hữu cơ

- Hấp thu chậm qua tiêu hóa, không gắn protein huyết tương, không

qua hàng rào máu não, thải trừ qua thận

- Chỉ định: ngộ độc phospho hữu cơ, thuốc trừ sâu như parathiol, lân

1059, methylparathion, malathiol, DDVP, diazinon,…

- Tác dụng phụ: buồn ngủ, nhức đầu, tim nhanh, mờ mắt, nhìn đôi, liều

cao có thể gây liệt cơ tạm thời

- Chống chỉ định: dùng chung với theophyllin, aminophyllin, succinylcholin

- Thận trọng: người suy gan, dùng chung barbiturat

Page 30: Thuoc chong doc

30

Chống độc phospho hữu cơ và carbamat

Thuốc chống độc đặc hiệu

● Atropin

- Thường dùng dạng sulfat, tiêm bắp

- Chất đối vận muscarinic, làm giảm co thắt cơ trơn, giãn đồng tử,

giảm tiết ở các tuyến ngoại tiết, tăng nhịp tim ở liều cao

- Chỉ định: Nhiễm độc phospho hữu cơ, carbamat. Ngoài ra còn dùng

trong tiền mê, chống co thắt cơ trơn, giãn đồng tử, liệt thể mi

- Tác dụng phụ: khô miệng, rối loạn thị giác (mờ mắt), bí tiểu, mệt

-> giảm liều/ngưng thuốc

- Ngộ độc: suy hô hấp, hôn mê, chết do liệt hô hấp

- Xử trí: thuốc kháng cholinesterase (physostigmin, neostigmin),

thuốc cường cholinergic (pilocarpin)

Page 31: Thuoc chong doc

31

Chống độc phospho hữu cơ và carbamat

Thuốc chống độc đặc hiệu

● Atropin

- Chống chỉ định: Thiên đầu thống, tăng nhãn áp

- Thận trọng:

+ Trẻ em, người cao tuổi

+ người bị hội chứng Down

+ Glocom khép góc

+ Nhược cơ, liệt ruột, liệt môn vị

+ Phì đại tuyến tiền liệt

+ Rối loạn nhịp tim

+ Phụ nữ mang thai

Page 32: Thuoc chong doc

32

Chống độc paracetamol

Thuốc chống độc đặc hiệu

● Chuyển hóa của paracetamol

trong cơ thể:

● Liều cao, đặc biệt khi dùng

chung ethanol có thể gây

tổn thương TB gan, hoại tử

ống thận do bị chuyển hóa

thành N-acetyl-p-benzoqui

-noneimin NAPQI nhưng

cơ thể không tự giải độc kịp

Page 33: Thuoc chong doc

33

Chống độc paracetamol

Thuốc chống độc đặc hiệu

● N-acetyl cystein

- Cơ chế tác dụng: bảo vệ gan do

+ Gia tặng lượng glutathiol dự trữ trong máu

+ Kết hợp trực tiếp với NAPQI

- Chỉ định: quá liều paracetamol

- Tác dụng phụ: phát ban, sốc phản vệ

- Chống chỉ định: Quá mẫn

- Thận trọng: người hen suyễn

- Dạng dùng: Pha loãng trong dd glucose tiêm truyền, giảm thể tích

dịch ở trẻ em

Page 34: Thuoc chong doc

34

Chống độc paracetamol

Thuốc chống độc đặc hiệu

● DL-methionin

- Cơ chế tác dụng:

+ Aa cần thiết, tăng cường tổng hợp glutathion

+ Kết hợp trực tiếp với NAPQI

- Chỉ định: chống độc gan khi ngộ độc paracetamol < 12h

- Tác dụng phụ:

+ Kích ứng dạ dày, gây buồn nôn, nôn

+ Gây buồn ngủ

+ Dễ kích động

- Chống chỉ định: Ngộ độc sau 12h uống paracetamol, dùng chung C hoạt

- Thận trọng: Tổn thương gan nặng, có thể thúc đẩy bệnh não gan

- Dạng dùng: viên, uống kèm thức ăn