40
TÌNH TRẠNG THẤT NGHIỆP VÀ VẤN ĐỀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM

Tình trạng thất nghiệp

Embed Size (px)

Citation preview

TÌNH TRẠNG THẤT NGHIỆP VÀ

VẤN ĐỀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM

Khái niệm

Thất nghiệp là những người trong hạn tuổi

lao động, có sức khỏe để tham gia lao động đang tìm việc nhưng không tìm được việc.

Phân loại theo nguồn gốc thất nghiệp

Các dạng thất nghiệp

Thất nghiệp tạm thời: xảy ra khi có một số

người lao động trong thời gian tìm kiếm công

việc hoặc nơi làm việc tốt hơn, phù hợp với ý

muốn riêng( lương cao hơn, gần nhà hơn...)

Thất nghiệp do cơ cấu: xảy ra khi có sự mất

cân đối cung cầu giữa các thị trường lao động

(giữa các ngành nghề, khu vực...) loại này gắn

liền với sự biến động cơ cấu kinh tế và khả

năng điều chỉnh cung của các thị trường lao

động.

Thất nghiệp do thiếu cầu: Do sự suy giảm

tổng cầu. Loại này còn được gọi là thất nghiệp

chu kỳ bởi ở các nền kinh tế thị trường nó gắn

liền với thời kỳ suy thoái của chu kỳ kinh doanh,

xảy ra khắp mọi nơi mọi ngành nghề

Thất nghiệp do yếu tố

ngoài thị trường: là thất

nghiệp theo lý thuyết cổ

điển.nó xảy ra khi tiền

công tiền lương được ấn

định không bởi các lực

lượng thị trường

NGUYÊN NHÂN

Trong hệ thống cấu trúc kinh tế xã hội cũ, chúng ta có những sai lầm, khuyết điểm trong quá trình xây dựng xã hội chủ nghĩa.

Khoảng thời gian thất nghiệp: giả xử rằng thường xuyên có một lượng người thất nghiệp nhất định bổ xung vào đội ngũ tìm kiếm việc làm và nếu mọi người phải chờ đợi quá nhiều thời gian mới tìm được việc làm thì trong một thời gian nào đó số lượng người thất nghiệp tăng lên, tỷ lệ thất nghiệp sẽ bị nâng cao nó phụ thuộc vào:

+cách thức tổ chức thị trường lao động.+cấu tạo nhân khẩu của người thất nghiệp.+cơ cấu các loại việc làm và khả năng sẵn có việc làm.

Do cạnh tranh mạnh mẽ của cơ chế thị trường, việc mở rộng sản xuất tạo viêc làm tốt, thu nhập khá và ổn định luôn gắn với năng suất ngày càng cao, ở mỗi mức tiền công sẽ thu hút nhiều lao động sẽ tăng lên và khoảng thời gian thất nghiệp cũng sẽ giảm xuống.

THỰC TRẠNG THẤT NGHIỆP Ở

NƯỚC TA HIỆN NAY.

1.Tỷ lệ thất nghiệp của Việt Nam (2008).

Tỉ lệ thất nghiệp=(tổng số người thất nghiệp)/(tổng số lao động)

Theo báo cáo của tổng cục thống kê tỷ lệ thất nghiệp của Việt Nam hiện nay (2008) là 4,65%, tăng 0,01% so với năm 2007. Trong khi đó, tỷ lệ lao động thiếu việc làm hiện nay là 5,1%, tăng 0,2% so với năm 2007. Đáng chú ý, tỷ lệ thiếu việc làm nông thôn lên tới 6,1%.

Tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ thiếu việc làm của lực lượng lao động trong độ tuổi lao động 2008 phân theo vùng.Tỷ lệ thất nghiệp ở Việt Nam được Tổng cục Thống kê thực

ra chỉ được tính cho khu vực thành thị, cho những người trong

độ tuổi từ 15 - 60 đối với nam và 15 - 55 đối với nữ. Tuy nhiên, để đánh giá về tình hình lao động và việc làm trong nền kinh

tế, chúng ta cần biết thêm một tiêu chí khác là tỷ lệ lao động thiếu việc làm. Đây là tiêu chí quan trọng được tính cho cả lao

động ở khu vực nông thôn và thành thị nhưng chưa được công bố từ trước đến nay.

Bảng tỉ lệ thất nghiệp theo từng vùng

Ở Việt Nam, tỷ lệ lao động thiếu việc làm thường cao hơn nhiều so với tỷ lệ thất

nghiệp; trong đó tỷ lệ thiếu việc làm nông thôn thường cao hơn thành thị. Tỷ lệ

lao động thiếu việc làm ở khu vực nông thôn cao hơn khu vực thành thị là do diện

tích đất nông nghiệp đang bị thu hẹp dần trong khi lao động nông thôn lại chưa

được đào tạo nghề phù hợp để thích nghi với sự biến đổi quá nhanh này.Lượng lao động trên cả nước vào khoảng 45 triệu người trong đó tỷ lệ lao động

nông thôn chiếm khoảng 70%, trong khi mỗi năm lại có thêm hơn 1 triệu

người nữa tham gia vào lực lượng này, khiến cho áp lực đối với chính phủ

phải tạo thêm nhiều việc làm ngày một gia tăng.

Dự báo tỷ lệ thất nghiệp năm 2009

Theo bản báo cáo mới đây của bà Nguyễn Thị Hải Vân, phó cục trưởng Cục Việc làm, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, nói rằng theo dự đoán của Bộ Lao động thì khoảng 300,000 công nhân sẽ mất việc trong nửa đầu năm 2009, và khoảng hơn 100,000 công nhân nữa sẽ bị giảm biên chế trong nửa cuối năm 2009. Một quan chức khác còn cho biết tỷ lệ thất nghiệp trong năm nay sẽ tăng cao gấp 5 lần so với con số 80,000 công nhân mất việc làm trong năm 2008

2.Tỷ lệ thất nghiệp của Việt Nam (2012)

CHỈ SỐ GIÁ HÀNG CƠ BẢN

SỰ TÁC ĐỘNG ĐẾN CÁC

DOANH NGHIỆP

SO SÁNH CHỈ SỐ LẠM PHÁT

GIỮA CÁC NƯỚC

• CIEM (2009). Dựa trên thay đổi về lao động Gói kích cầu của Chính phủ đã góp phần thực hiện được mục tiêu ngăn chặn suy giảm kinh tế, ổn định kinh tế vĩ mô; các cân đối thu chi ngân sách Nhà nước, tiền tệ, cán cân thanh toán quốc tế... được đảm bảo; lạm phát được kiềm chế ở mức thấp nhất; tốc độ tăng trưởng được duy trì hợp lý và bền vững. Cụ thể, GDP trong quý I có tốc độ tăng trưởng 3,14%, sang quý II tăng 4,46%, quý III ước tăng 5,67% và quý IV dự báo tăng 6,8%, cả năm dự báo GDP tăng khoảng 5,2%, vượt chỉ tiêu Quốc hội đề ra. Trong các yếu tố giúp tăng trưởng kinh tế thì biên pháp tác dụng vào nhu cầu là nhanh nhất vì nó rất nhạy, hiệu quả nhanh nhưng nó cũng tiềm ẩn những mối nguy hiểm bất ngờ vì thế về lâu về dài thì không thể sử dụng biện pháp này được mà phải đi từ cội nguồn phần gốc rễ của vấn đề. Lâu dài bố trí sắp xếp lại cơ cấu lao động đồng thời nâng cao trình độ cho người lao động. Việt Nam có dân số trẻ nguồn lao động dồi dào, chi phí rẻ thế nhưng do cơ cấu bố trí chưa hợp lý nên việc khai thác lao động kém hiệu quả. Tăng nguồn vốn đầu tư( chủ yếu lấy từ dự trữ quốc gia, vay nợ nước ngoài) đẩy nhanh tiến bộ xây dựng cơ sở hạ tầng, làm thủy lợi, thủy điện giao thông... nhằm tạo việc làm mới cho người lao động. Đồng thời nới lỏng các chính sách tài chính, cải cách thủ tục hành chính nhằm thu hút vốn đầu tư của nước ngoài tạo nguồn việc làm cho người dân.Bên cạnh đó chúng ta phải khuyến khích phát tiển các doanh nghiệp vừa và nhỏ, cho các doanh nghiệp vay vốn để mua sắm trang thiết bị, mở rộng quy mô sản xuất.

SỐ LƯỢNG VÀ CƠ CẤU LAO ĐỘNG

THEO BA NHÓM NGÀNH CHÍNH

• Để nâng cao hiệu quả sử dụng lao động cần chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp và dịch vụ, hướng người lao động đến những việc làm ở những ngành nghề, đem lại giá trị cao trong các chuỗi giá trị, với điều kiện lao động phải có hiểu biết, có kỹ năng chuyên môn để dần thay thế khu vực kinh tế nông nghiệp kém hiệu quả bằng khu vực kinh tế có giá trị cao hơn, thông qua đó mà nâng cao đời sống và thu nhập của người lao động, tao ra một thị trường lao động cạnh tranh→ giảm nguy cơ thất nghiệp khi có khủng hoảng . Lao động nông thôn rất cần được đào tạo, dạy nghề, họ cần có trình độ chuyên môn và cập nhật kiến thức để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế của đất nước. Cần đẩy nhanh tiến độ đô thị hóa và phát triển mạnh các khu kinh tế vệ tinh, các khu công nghiệp và các làng nghề, tăng cường mới quan hệ giữa sản xuất công nghiệp với nông nghiệp và dịch vụ, đặc biệt khai thác mỗi liên kết kinh tế giữa các thành phố lớn với các khu vực phụ cận nhằm tạo ra tạo ra nhiều việc làm tại chỗ Cần có sự phát triển bền vững và đồng bộ TT hàng hóa, TT đất đai, TT vốn, TT lao động và TT tín dụng

2.Tỷ lệ thất nghiệp của Việt Nam (2010)

• Tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị năm 2010 giảm 0,17% so 2009, trong khi tỷ lệ này tại khu vực nông thôn tăng 0,02%.

• Tại cuộc họp báo ngày 31/12, Tổng cục thống kê cho biết, lực lượng lao động trong độ tuổi của nước ta năm 2010 khoảng 46,21 triệu người, tăng 2,12% so với năm 2009.

• Tuy nhiên, tỷ lệ thất nghiệp năm 2010 là 2,88%, giảm 0,02% so với 2009. Trong đó, tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị năm 2010 là 4,43%, giảm 0,17%. Tỷ lệ thất nghiệp khu vực nông thôn là 2,27%, tăng 0,02% so với năm ngoái.

• Bên cạnh tỷ lệ thất nghiệp, tỷ lệ thiếu việc làm năm 2010 của lao động trong độ tuổi là 4,5%, giảm 1,11% so với 2009. Trong đó, khu vực thành thị là 2,04%, giảm 1,29%, khu vực nông thôn là 5,47%, giảm 1,04% so với 2009.

• Cũng theo Tổng cục thống kê, tỷ lệ dân số cả

nước từ 15 tuổi trở lên tham gia lực lượng lao

động tăng từ 76,5% lên 77,3% năm 2010.

• Trong đó, tỷ lệ lao động khu vực nông - lâm -

thủy sản giảm từ 51,9% năm 2009 xuống

48,2% năm 2010. Khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 21,6% lên 22,4%. Khu vực dịch vụ

tăng từ 26,5% lên 29,4%.

TỶ LỆ THẤT NGHIỆP NĂM 2011 LÀ: 2,27%

• So với năm 2010 (tỷ lệ thất nghiệp là 2,88%) thì tỷ lệ thất nghiệp năm nay có giảm chút ít.

• Theo số liệu vừa được Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) công bố, tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi năm 2011 là 2,27%. Trong đó khu vực thành thị là 3,6%, khu vực nông thôn là 1,71% (năm 2010 các tỷ lệ tương ứng là: 2,88%, 4,29%, 2,30%).

• Tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi năm 2011 là 3,34%, trong đó khu vực thành thị là 1,82%, khu vực nông thôn là 3,96% (Năm 2010 các tỷ lệ tương ứng là: 3,57%; 1,82%; 4,26%).

• Cũng theo Tổng cục Thống kê, dân số trung bình cả nước năm 2011 ước tính 87,84 triệu người, tăng 1,04% so với năm 2010.

• Trong đó, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên năm 2011 là 51,39 triệu người, tăng 1,97% so với năm 2010. Lực lượng lao động trong độ tuổi lao động là 46,48 triệu người, tăng 0,12%.

Tỷ lệ thất nghiệp của Việt Nam (2012)

• Theo số liệu Tổng cục thống kê vừa công bố (24/12), năm 2012, tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi là 1,99%, giảm so với mức 2,27% năm 2011.

• Trong đó, tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi tại khu vực thành thị là 3,25%, khu vực nông thôn là 1,42% (Năm 2011 các tỷ lệ tương ứng là: 2,22%; 3,60%; 1,60%).

• Tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi năm 2012 là 2,8%, trong đó khu vực thành thị là 1,58%, khu vực nông thôn là 3,35% (Năm 2011 các tỷ lệ tương ứng là: 2,96%; 1,58%; 3,56%)

• Tổng cục Thống kê cho hay, mặc dù tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ thiếu việc làm năm 2012 giảm nhẹ so với các tỷ lệ tương ứng của năm 2011 nhưng tỷ lệ lao động phi chính thức năm 2012 tăng so với một số năm trước, từ 34,6% năm 2010 tăng lên 35,8% năm 2011 và 36,6% năm 2012.

• Tỷ lệ thất nghiệp giảm do lao động ở khu vực phi chính thức tăng trong những năm gần đây, liên tục 2 năm tỷ lệ lao động phi chính thức tăng 2%.

• Điều này cho thấy mức sống của người dân còn thấp, hệ thống an sinh xã hội chưa phát triển mạnh nên người lao động không chịu cảnh thất nghiệp kéo dài mà chấp nhận làm những công việc không ổn định với mức thu nhập thấp và bấp bênh.

• Tỷ lệ thất nghiệp giảm, song xét về số tuyệt đối, số người thất nghiệp lại tăng.

• Đại diện Vụ thống kê Dân số - Lao động cho biết, năm nay, số người thất nghiệp là 931 nghìn, số người thiếu việc làm là 1,45 triệu, tăng khoảng 195 nghìn người so với năm ngoái.

• Vị này cũng thừa nhận, hiện thanh niên, học sinh ra trường khó tìm việc làm.

• Năm 2012, số người thất nghiệp trong độ tuổi từ 15 - 24 chiếm tới gần 47%, trong đó nhóm thất nghiệp từ 20 - 24 tuổi liên tục tăng lên trong các quý năm qua.

• Tại 1/1/2012, tỷ lệ thất nghiệp của lứa tuổi 20 - 24 là 4,8% thì cuối năm nay ước lên tới 6,04%.

TỶ LỆ THẤT NGHIỆP NĂM 2013

Theo số liệu của Tổng cục thống kê, 6 tháng đầu năm 2013, tỷ lệ thất nghiệp chung của cả nước là 2,28%.

Trước đó, năm 2012 tỷ lệ thất nghiệp chỉ ở 1,99%, giảm so với mức 2,8% và 2,2% của năm 2010 và 2011.

Trong đó, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên của cả nước tại thời điểm 1/7/2013 ước tính 53,3 triệu người, tăng 715,6 nghìn người so với tại thời điểm 1/7/2012 và tăng 308 nghìn người so với tại thời điểm 1/4/2013.

• Lực lượng lao động trong độ tuổi lao động là 47,2 triệu người, tăng 2,49,2 nghìn người so với tại thời điểm 11/7/2012 và tăng 98,5 nghìn người so với thời điểm1/4/2013.

• Lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc 6 tháng đầu năm ước tính 52,2 triệu người, tăng 0,97% so với năm 2012.

• Lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc của khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 47,4% tổng số, không biến động so với năm trước; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 20,7% giảm 0,5%; khu vực dịch vụ chiếm 31,9%, tăng 0,5%.

• Tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi 6 tháng đầu năm 2013 ước tính là 2,28%, trong đó khu vực thành thị là 3,85%, khu vực nông thôn là 1,57%.

• Tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi ước tính là 2,95%, trong đó khu vực thành thị là 1,76%, khu vực nông thôn là 3,47%.

• Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên ước tính 6,07% (15- 24 tuổi), trong đó khu vực thành thị là 11,45%, khu vực nông thôn là 4,41%.

• Tỷ lệ thất nghiệp của người lớn là 1,34 ( từ 25 tuổi trở lên), trong đó khu vực thành thị là 2,55%, khu vực nông thôn là 0,8%.

• Tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị của thanh niên gấp 4,5 lần tỷ lệ thất nghiệp của người lớn

Giải pháp giải quyết việc làm.

Tiếp tục giảm tỷ lệ dân số, sớm ổn định quy

mô dân số ở mức hợp lí (trong khoảng 83 triệu

dân vào năm 2005, 88 triệu dân vào năm 2010

giải quyết đồng bộ từng bước và có trọng điểm

chất lượng dân số, cơ cấu dân số và phân bố

dân cư). Chú trọng công bằng xã hội, xóa đói giảm nghèo giảm sự chênh lệch giữa các tầng

lớp nâng cao nhận thức của người dân.

Giải quyết việc làm là một hướng ưu tiên trong

toàn bộ chính sách kinh tế-xã hội. Đến năm 2013 khoảng 40 triệu việc làm, giảm tỷ lệ thất

nghiệp xuống 5-6%, nâng cao tỷ lệ sử dụng

thời gian lao động ở nông thôn lên 80% đồng

thời ưu tiên đầu tư các công trình xây dựng cơ

sở hạ tầng nông thôn như thủy lợi, kiên cố hóa

kênh mương, giao thông nông thôn, các công

trình phúc lợi xã hội chương trình phát triển

việc làm tại chỗ nâng cao năng suất chất lượng

và hiệu quả của lao động làm việc trong khu vực nông nghiệp.

Thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa, hình thành rõ nét những sản phẩm mũi nhọn, những vùng kinh tế trọng điểm.

Phân bổ lao động một cách hợp lí: 56,5 –20,0- 23,5 tương ứng 22,600 ngàn người trong khu vực nông lâm ngư nghiệp; 8000 người trong khu vực công nghiệp và xây dung; 9400 ngàn người trong khu vực dịch vụ

Gắn phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường

Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với an ninh quốc phòng an ninh chính trị, kinh tế cụ thể trên từng địa bàn từng khu vực trọng điểm

Tăng thêm hoạt động xuất khẩu lao động ra các nước trên thế giới nhằm giải quyết việc làm và thu hút ngoại tệ đầu tư về nước nhà, và các khu công nghiệp trong nước.

Thực hiện đào tạo và đào tạo lại lực lượng lao động có trình độ hợp lí và cân đối .

Áp dụng KHKT vào sản xuất nông nghiệp hình thành các vùng chuyên canh hiệu quả cao

Phát triển mạnh các ngành phi nông nghiệp, xây dựng cơ cấu kinh tế nông thôn hợp lí.

Phát triển nền kinh tế nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa nhằm giải phóng triệt để sức sản xuất trong đó có tiề năng về lao động.

Mọi ngành nghề phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội không trái với pháp luật đều đáng tôn trọng được nhà nước khuyến khích.