5
MẸ CẦN LÀM GÌ ĐỂ CẢI THIỆN TÌNH TRẠNG TRẺ LƯỜI ĂN? Vấn đề trẻ lười ăn luôn làm cha mẹ lo lắng. Vậy khi trẻ lười ăn mẹ cần làm gì để cải thiện tình trạng này? Các mẹ cùng tham khảo qua bài viết dưới đây: 1. Vì sao trẻ lười ăn? Trẻ lười ăn do sinh lý Biếng ăn sinh lý là giai đoạn trẻ phát triển những kĩ năng mới như tập lẫy, tập bò, tập đi hay học nói. Trong giai đoạn này, trẻ mải tập trung và học những kĩ năng mới nên không chú tâm vào ăn uống. Thật may, giai đoạn lười ăn ở trẻ này thường không kéo dài lâu, chỉ trong 1- 2 tuần. Mẹ có thể theo dõi và chăm sóc con trong và sau thời kì biếng ăn sinh lý này thật bình tĩnh và vui vẻ. Trẻ mọc răng dẫn đến lười ăn Trẻ lười ăn do mọc răng Khi trẻ được 5 hay 6 tháng tuổi, trẻ sẽ bắt đầu mọc răng. Biểu hiện của bé lúc này sẽ bị sưng nướu, sốt cao, lười ăn và quấy khóc. Ngoài ra, trẻ cũng chảy rất nhiều nước miếng và hay gặm mút ngón tay. Trẻ lười ăn do chế độ dinh dưỡng chưa khoa học

Mẹ cần làm gì để cải thiện tình trạng trẻ lười ăn?

Embed Size (px)

DESCRIPTION

Trẻ lười ăn, quấy khóc phải làm sao? Mẹ cần làm gì để cải thiện? Các cha mẹ cùng xem bài viết dưới đây để giúp trẻ ăn ngon miệng hơn và ngoan hơn nhé.

Citation preview

Page 1: Mẹ cần làm gì để cải thiện tình trạng trẻ lười ăn?

MẸ CẦN LÀM GÌ ĐỂ CẢI THIỆN TÌNH TRẠNG TRẺ LƯỜI ĂN?

Vấn đề trẻ lười ăn luôn làm cha mẹ lo lắng. Vậy khi trẻ lười ăn mẹ cần làm gì để cải thiện tình trạng này? Các mẹ cùng tham khảo qua bài viết dưới đây:

1. Vì sao trẻ lười ăn?

Trẻ lười ăn do sinh lý

Biếng ăn sinh lý là giai đoạn trẻ phát triển những kĩ năng mới như tập lẫy, tập bò, tập đi hay học nói. Trong giai đoạn này, trẻ mải tập trung và học những kĩ năng mới nên không chú tâm vào ăn uống. Thật may, giai đoạn lười ăn ở trẻ này thường không kéo dài lâu, chỉ trong 1- 2 tuần. Mẹ có thể theo dõi và chăm sóc con trong và sau thời kì biếng ăn sinh lý này thật bình tĩnh và vui vẻ.

Trẻ mọc răng dẫn đến lười ăn

Trẻ lười ăn do mọc răng

Khi trẻ được 5 hay 6 tháng tuổi, trẻ sẽ bắt đầu mọc răng. Biểu hiện của bé lúc này sẽ bị sưng nướu, sốt cao, lười ăn và quấy khóc. Ngoài ra, trẻ cũng chảy rất nhiều nước miếng và hay gặm mút ngón tay.

Trẻ lười ăn do chế độ dinh dưỡng chưa khoa học- Thói quen sinh hoạt của gia đình và chế độ dinh dưỡng mẹ dành cho con ảnh

hưởng rất lớn tới hành vi ăn uống của trẻ:

Nhiều gia đình có thói quen vừa cho trẻ ăn vừa cho xem ti vi hay điện thoại để dụ trẻ ăn được nhiều hơn. Điều này dẫn đến việc trẻ ăn một bữa ăn rất lâu và hay bỏ lại đồ ăn. Do trẻ không tập trung ăn nên không cảm nhận được vị ngon của món ăn, chỉ ăn và xem tivi một cách thụ động. Lâu dần, khiến trẻ không thích các món ăn và lười ăn hơn.

Page 2: Mẹ cần làm gì để cải thiện tình trạng trẻ lười ăn?

Trẻ vừa ăn vừa xem tivi khiến trẻ lười ăn

- Thức ăn không được thường xuyên thay đổi hay không hợp khẩu vị của trẻ.- Khẩu phần ăn của trẻ thiếu cân bằng giữa các nhóm chất dinh dưỡng và các

vitamin, vi chất.- Số lượng bữa ăn của trẻ dày đặc. Với tâm lý, sợ con nhỏ bị đói nên các mẹ

liên tục cho con ăn hoặc đút món ăn khi con mải chơi gì đó. Việc này dẫn tới con luôn trong tình trạng không đói, không có cảm giác thèm ăn hay đến bữa chính thì ăn không ngon miệng.

2. Hậu quả của chứng lười ăn ở trẻTrẻ lười ăn hay biếng ăn lâu ngày sẽ ảnh hưởng đến quá trình phát triển thể chất và trí tuệ của trẻ, cụ thể như sau:

- Trẻ biếng ăn lâu ngày cũng dẫn tới thiếu hụt lượng lớn dưỡng chất cần thiết cho não bộ phát triển như omega 3, omega 6, protein, DHA… Não và hệ thần kinh làm việc kém hiệu quả khiến trẻ hay quấy khóc, tỉnh dậy lúc nửa đêm.

- Thiếu hụt dưỡng chất cho nhu cầu phát triển và thiếu các vitamin cũng có thể gây ra các bệnh liên quan như: thiếu vitamin A dẫn đến các trường hợp bệnh về mắt, thiếu vitamin D gây còi xương, thiếu sắt gây thiếu máu…

- Suy giảm hệ miễn dịch nên trẻ dễ bị ảnh hưởng bới các bệnh liên quan đến đường hô hấp.

Biếng ăn lâu ngày sẽ khiến trẻ chậm tăng cân hay suy dinh dưỡng

Page 3: Mẹ cần làm gì để cải thiện tình trạng trẻ lười ăn?

3. Mẹ cần làm gì để cải thiện tình trạng trẻ lười ăn? Các mẹ cùng tham khảo những điều sau đây để giúp cải thiện tình trạng bé lười ăn nhé!

- Tạo thói quen tốt cho trẻ:

Hạn chế cho trẻ sử dụng đồ uống có ga

Đồ ngọt như các loại nước uống có ga, bánh kẹo, hay đồ chiên rán nên hạn chế cho trẻ nhỏ ăn. Những đồ ăn này chất lượng dinh dưỡng thấp và lại khiến trẻ không có cảm giác thèm ăn món ăn bữa chính.

- Khuyến khích trẻ vận động:

Khuyến khích trẻ vận động

Trẻ nhỏ được tham gia các hoạt động thể thao lành mạnh là cơ hội tốt giúp con tăng cường trao đổi chất. Vận động sẽ đặc biệt giúp trị lười ăn ở trẻ và kích thích tăng cảm giác thèm ăn, hấp thụ chất dinh dưỡng tối đa. Thêm vào đó, sức đề kháng của trẻ cũng được tăng cường, giảm thiểu các bệnh ốm vặt thường gặp.

- Đa dạng món ăn, cách chế biến:

Để trẻ phát triển toàn diện, các bữa ăn trong ngày của trẻ nên được cân bằng giữa các nhóm chất dinh dưỡng. Thực đơn các bữa ăn thường xuyên được thay đổi, trang trí bắt mắt giúp trẻ có hứng thú ăn uống, kích thích sự tò mò khám phá cho trẻ.

Page 4: Mẹ cần làm gì để cải thiện tình trạng trẻ lười ăn?

Đa dạng thực đơn cho trẻ

- Không nên ép hay dọa nạt để trẻ phải ăn:

Khi con nhỏ không muốn ăn, quấy khóc, cha mẹ không nên dùng mọi cách để ép con phải ăn. Nên chia nhỏ các bữa cho trẻ, ăn từng chút một. Có thể bổ sung thêm hoa quả, sữa và váng sữa ở các bữa phụ.

Mẹ nên sử dụng thêm sản phẩm hỗ trợ giúp con ăn ngon miệng hơn

Ngoài ra, mẹ có thể bổ sung thêm cho trẻ các sản phẩm hỗ trợ giúp trẻ ăn ngon miệng hơn, hấp thu được nhiều vitamin, dưỡng chất và tăng đề kháng. Mẹ nên ưu tiên chọn lựa cho trẻ các sản phẩm có thành phần chiết xuất từ tự nhiên và có các vi chất như canxi, kẽm, lysine…