14
Sáng to (Bài 1) : Ai cũng sáng to được. (Hiếu hc). Sáng to là gì: hu như ai cũng biết và hiu squan trng ca sáng to. Đặc bit trong cuc sng hin đại, khi máy vi tính và kthut cơ gii cáng đáng hu hết nhng công vic mà trước kia con người phi bra nhiu thi gian để hoàn thành, thì nhng “lao động sáng to” mà máy móc không th(hoc chưa th) thay thế con người, sto nên mt giá trrt khác bit so vi nhng công vic chthun túy da vào knăng kiến thc. Sáng to có ý nghĩa rt ln trong vic ci thin các vn đề thuc đời sng hàng ngày ca chúng ta. Vì thế, sáng to không chthu hút và trao đặc quyn dành riêng cho mt nhóm người nào đó, mà phi là, nên là, cho tt cmi người. Nhng người sáng to và nhng người ssáng tao: Ai cũng sáng to được, nếu bn mun và tht stin rng các ý tưởng đang quanh đây chchbn túm ly nó. Chcn mt ln mkhóa cho năng lc sáng to khai sinh, bn cht nhn ra rng: bn được ban tng mt bóc sáng to tuyt vi nhưng im ng tby lâu chvì bn đã thiếu can đảm khơi dy nó. Tt cchúng ta đều có khnăng sáng to tim Nn, hiu quca nó tùy người, tùy lúc có thkhác nhau vì chúng ta khác nhau bi di truyn, bi tác động ca không gian và thi gian, bi nh hưởng ca hoàn cnh và môi trường xã hi nơi ta sng. Sc sáng to ca mt nông dân nghèo tht hc khi tchế to ra mt nông cthì sc sáng to đó không thua kém gì vi bt kmt sc sáng to nào khác. Nếu người nông dân đó có được trình độ ca mt ksư, mt nhà khoa hc thì snhư thế nào? Và nếu bn thc hin mt cú nhy trong tư duy để khai phá tim năng sáng to ca chính mình thì cuc sng ca bn sthay đổi đến đâu? Trước khi tìm hiu các trình tđể tìm ra ý tưởng sáng to, vn đề quan trng nht là bn phi can đảm. Nhn biết khnăng sáng to tim Nn ca mình, biết mình có nhng ý tưởng mun truyn đạt nhưng bn shãi vì lo lng, quan tâm đến nhng gì người khác nghvmình thì khnăng sáng to ca bn sbthui cht. Cho dù bn có nghiên cu, hc hi rt nhiu, rt nhiu các knăng, bí quyết sáng to nào chăng na, thì nó cũng chng có ích gì. Nếu bn không vượt qua được sshãi thì bn skhông bao giđược ý tưởng sáng to mà đáng lra bn có khnăng làm được. Bn phi luôn biết rng: Mi người, ai ai cũng đều có quyn được sáng to và ai cũng sáng to được. Chúng ta luôn luôn có khnăng tìm ra nhng ý tưởng khác, không có ý tưởng nào là ý tưởng cui cùng c, ý tưởng ni tiếp ý tưởng và ý tưởng mi có thstt hơn, phù hp hơn mà thôi.

Sáng tạo

Embed Size (px)

DESCRIPTION

Xem thêm tại http://STruyện.Com Học tiếng Anh online tại http://EnglishVT.Com - Cam kết bạn giỏi tiếng Anh sau 4 tuần học miễn phí. Bạn muốn mua hosting hoặc VPS, Domain với giá rẻ nhất, hãy tham khảo các coupon mã giảm giá tại http://hostingaz.info ............... http://STruyện.Com - Tất cả những gì bạn cần: Kỹ năng sống, làm việc, học tập, giải trí, đọc truyện.....

Citation preview

Page 1: Sáng tạo

Sáng tạo (Bài 1) : Ai cũng sáng tạo được.

(Hiếu học). Sáng tạo là gì: hầu như ai cũng biết và hiểu sự quan trọng của sáng tạo. Đặc biệt trong cuộc sống hiện đại, khi máy vi tính và kỹ thuật cơ giới cáng đáng hầu hết những công việc mà trước kia con người phải bỏ ra nhiều thời gian để hoàn thành, thì những “lao động sáng tạo” mà máy móc không thể (hoặc chưa thể) thay thế con người, sẽ tạo nên một giá trị rất khác biệt so với những công việc chỉ thuần túy dựa vào kỹ năng kiến thức.

Sáng tạo có ý nghĩa rất lớn trong việc cải thiện các vấn đề thuộc đời sống hàng ngày của chúng ta. Vì thế, sáng tạo không chỉ thu hút và trao đặc quyền dành riêng cho một nhóm người nào đó, mà phải là, nên là, cho tất cả mọi người. Những người sáng tạo và những người sẽ sáng tao: Ai cũng sáng tạo được, nếu bạn muốn và thật sự tin rằng các ý tưởng đang ở quanh đây chỉ chờ bạn túm lấy nó.

Chỉ cần một lần mở khóa cho năng lực sáng tạo khai sinh, bạn chợt nhận ra rằng: bạn được ban tặng một bộ óc sáng tạo tuyệt vời nhưng im ắng tự bấy lâu chỉ vì bạn đã thiếu can đảm khơi dậy nó.

Tất cả chúng ta đều có khả năng sáng tạo tiềm Nn, hiệu quả của nó tùy người, tùy lúc có thể khác nhau vì chúng ta khác nhau bởi di truyền, bởi tác động của không gian và thời gian, bởi ảnh hưởng của hoàn cảnh và môi trường xã hội nơi ta sống. Sức sáng tạo của một nông dân nghèo thất học khi tự chế tạo ra một nông cụ thì sức sáng tạo đó không thua kém gì với bất kỳ một sức sáng tạo nào khác. Nếu người nông dân đó có được trình độ của một kỹ sư, một nhà khoa học thì sẽ như thế nào? Và nếu bạn thực hiện một cú nhảy trong tư duy để khai phá tiềm năng sáng tạo của chính mình thì cuộc sống của bạn sẽ thay đổi đến đâu?

Trước khi tìm hiểu các trình tự để tìm ra ý tưởng sáng tạo, vấn đề quan trọng nhất là bạn phải can đảm. Nhận biết khả năng sáng tạo tiềm Nn của mình, biết mình có những ý tưởng muốn truyền đạt nhưng bạn sợ hãi vì lo lắng, quan tâm đến những gì người khác nghỉ về mình thì khả năng sáng tạo của bạn sẽ bị thui chột. Cho dù bạn có nghiên cứu, học hỏi rất nhiều, rất nhiều các kỹ năng, bí quyết sáng tạo nào chăng nữa, thì nó cũng chẳng có ích gì. Nếu bạn không vượt qua được sự sợ hãi thì bạn sẽ không bao giờ có được ý tưởng sáng tạo mà đáng lẽ ra bạn có khả năng làm được.

Bạn phải luôn biết rằng: Mọi người, ai ai cũng đều có quyền được sáng tạo và ai cũng sáng tạo được. Chúng ta luôn luôn có khả năng tìm ra những ý tưởng khác, không có ý tưởng nào là ý tưởng cuối cùng cả, ý tưởng nối tiếp ý tưởng và ý tưởng mới có thể sẽ tốt hơn, phù hợp hơn mà thôi.

Page 2: Sáng tạo

Thực ra, hiểm trở khó vượt qua nhất, chướng ngại đầu tiên trên con đường đi tìm sáng tạo của bạn chính là sự lo lắng, quan tâm đến những gì người khác nghỉ về mình. Chính nó đã bóp chết, tàn phá những ý tưởng sáng tạo của bạn ngay từ lúc vừa mới manh nha. Đó là sự sợ hãi, có thể bạn đã không nhận biết: Bạn đã làm việc chăm chỉ, rất muốn có những ý tưởng sáng tạo và đôi lúc dường như bạn có được nó nhưng rồi bạn buông xuôi, chẳng thà chấp nhận mình là người kém cõi, bình thường còn hơn là phải nhìn thấy cái nhếch mép mĩa mai của một ai đó và thế là nhà máy sáng tạo của bạn đóng cửa từ đây, có thể là vĩnh viễn.

Tại sao bạn lại phải lo lắng, quá quan tâm đến sự đánh giá của người khác đối với mình? Chẳng có ai rổi hơi lập kế hoạch theo dõi, dò xét bạn cả. Họ có hàng ngàn vấn đề của riêng họ cần phải giãi quyết đã là quá đủ đối với họ rồi. Có ai thật sự quan tâm đánh giá bạn đâu?

Thi thoảng cũng có thể bạn gặp phải trêu chọc, cười chê nhưng đàng sau sự chế giễu đó phần nhiều lại là sự nể nang, e sợ trước những sáng tạo, cho dù đó là sáng tạo “điên rồ”. Bạn hãy thử nhớ lại xem, lúc bạn giễu cợt “sáng tạo” của ai đó, một chút cảm phục và e sợ mới là cảm giác thật sự chứ không phải hoàn toàn chỉ là sự cười chê.

Có lẽ bạn cũng còn sợ, sợ tất cả mọi người sẽ cười bạn, sợ ý tưởng chưa tốt nên công ty sẽ cho bạn nghỉ việc, sợ gia đình trách móc, sợ người yêu xấu hổ vì bạn nên sẽ chia tay, sợ suốt đời phải mang tiêng là tên thất bại….Thế thì, bạn hãy sáng tạo thật nhiều ý tưởng vào, bạn sẽ là “Bách khoa sáng tạo- Thiên tài ý tưởng”, bạn là người dám chơi hết mình thì thất bại chỉ là cái đinh gỉ.

Bạn hãy làm điều mà người khác không dám làm: Tạo ra sự khác biệt, sáng tạo để thay đổi, để đạt hạnh phúc. Bạn sẽ khác liền và bạn sẽ có những nụ cười, bạn sẽ không còn bận tâm người khác nghỉ gì về mình, chuyện vặt vãnh ! Bạn sẽ tự tin và tự hào về bản thân hơn nữa.

Bạn đi câu, thường là chỉ tóm được những chú cá nhỏ. Nhưng cũng chính nhờ vậy, bạn sẽ vui sướng hơn khi có được con cá lớn. Rồi một hôm, cầm chàng cá đặc biệt trên tay, bạn sẽ có dịp tận hưởng niềm hạnh phúc đặc biệt. Hãy tự do, hãy là trẻ thơ, hãy luôn tươi mới! Trẻ thơ chỉ đi tìm niềm vui và luôn có được niềm vui. Trẻ thơ không bị ai trêu ghẹo là gàn dỡ vì chúng không quan tâm đến sự gàn dỡ. Bạn hãy như trẻ thơ, hãy can đảm vượt qua chướng ngại đầu tiên: sự lo lắng và xấu hổ. Bằng không, bạn sẽ mãi mãi đứng ngoài nhìn vào khu vườn sáng tạo với ánh mắt nghi ngại, e dè nhưng thèm muốn.

Page 3: Sáng tạo

Sáng tạo (Bài 2) : Tâm hồn sáng tạo.

(Hiếu học). Bạn đã học, đã biết, có thể là rất nhiều các phương pháp để rèn luyện kỹ năng sáng tao như: Những nguyên tắc thủ thuật sáng tạo, lập bản đồ tư duy, phương pháp đột kích não, phương pháp SAEDI, SIMPLEX, nghệ thuật sáng tạo theo DOIT…v.v. Nhưng bạn không hài lòng vì chẳng thu được một chút xíu kết quả nào. Bạn kết luân: Sáng tạo là chỉ để cho “những người sáng tạo”. Bạn đúng, sáng tạo là việc chỉ dành cho người sáng tạo, nhưng bạn chưa biết một điều: Chỉ khi nắm được yếu quyết sáng tạo, bạn mới có khả năng hiểu rõ và thực hành các phương pháp sáng tạo. Khi đó vấn đề sáng tạo “được hay không” chỉ còn tùy thuộc vào động cơ của bạn: bạn có thật sự muốn thay đổi? “Đời thay đổi khi ta thay đổi”. Ai cũng có thể sáng tạo được, chấp nhận nó đi, cứ tin đi, chắc chắn bạn phải là người sáng tạo.

Trong các phương pháp sáng tạo, phương cách thực hiện tức là những thủ tục, các bước, các trình tự phải theo để sáng tạo được diễn giãi rất nhiều cùng với những ứng dụng và ích lợi của nó. Nhưng không ai nói về các yêu cầu nằm ngoài kiến thức, nghĩa là vấn đề “Tâm hồn sáng tạo” đã rất ít khi được đề cập đến ! Các tài liệu huấn luyện cho người học sáng tạo phần nhiều chỉ dựa theo và mô tả “phần xác” của những bậc thiên tài sáng tạo đi trước đã để lại, bỏ qua “phần tâm hồn” của họ, nên chúng ta thiếu mất một điều kiện cần và đủ để có thể sáng tạo.

Một nghệ sĩ múa, một tay xiếc uốn dẽo có thể mau chóng học và thực hiện tất cả các tư thế của Yoga, không những họ có thể trồng chuối, đi bằng tay mà còn có thể ngoáy mũi, móc lỗ tai bằng ngón chân cái chẳng hạn. Nhưng họ vẫn không phải thật sự là nhà Yoga, họ chẳng thu được ích lợi gì với sự bắt chước hình thức như vậy. Có thể cũng có chút kết quả hời hợt, nhưng muốn thành công trên con đường tu đạo, điều trọng yếu nhất của họ là phải nhận biết và sống như một người có “tâm hồn Yoga”.

Cũng vậy, các phương cách sáng tạo chỉ hướng dẫn các chiêu thức, các phương pháp, cách thực hiên tổng quát, đó là những điều cần thiết nhưng chưa đủ. Muốn là người sáng tạo, chúng ta phải học và sống với một “Tâm hồn sáng tạo” trước đã. Ở nhũng người sáng tạo, có thể họ đã may mắn có sẵn một tâm hồn như vậy, việc của họ chỉ là tiếp tục học hỏi, tìm kiếm để phát huy sáng tạo mỗi ngày một tốt hơn. Riêng với chúng ta, phải cần nhận biết và thay đổi mới có thể gây dựng cho mình một tâm hồn sáng tạo. Nhưng chúng ta sẽ thành công, nếu muốn.

Tâm hồn sáng tạo là gì? Như đã giãi thích ở trên, các phương pháp sáng tạo không gầy dựng nên tâm hồn sáng tạo, bắt chước theo lối sống lập dị cho dù là của một thiên tài sáng tạo cũng không thể giúp bạn có tâm hồn sáng tạo. Vậy, làm thế nào để có một tâm hồn sáng tạo? Tùy thuộc vào quan niệm, thái độ và phong cách mỗi người, sống một cách tự do thoát khỏi mọi thành kiến, một tâm hồn không còn bị giam cầm trong những ước lệ và quy định, sống một cách nhận biết: đó chính là một tâm hồn sáng tạo.

Page 4: Sáng tạo

Người có tâm hồn sáng tạo luôn lạc quan, vui vẻ. Thái độ lạc quan giúp sáng tạo thêm linh hoạt, tích cực sáng tạo trở thành những hoạt động hàng ngày. Đươc vui thú với công việc của mình thì người đó sẽ làm việc tốt hơn.

Người có tâm hồn sáng tạo thì tự tin, can đảm, không khuất phục trước những thành kiến, không sợ hãi khi phải từ bỏ lối mòn quen thuộc để khám phá con đường mới. Tin điều không thể là hoàn toàn có thể, kiên trì với lý tưởng bản thân để phá vỡ hình thức cũ, dựng nên cột mốc mới.

Người có tâm hồn sáng tạo là người có tâm hồn trẻ thơ, luôn tươi mới, luôn tò mò khám phá, dám phá lệ, không e dè, sẵn sàng làm những điều chưa bao giờ làm, chưa bao giờ thích nên có thể thấy được điều kỳ diệu của những sự việc mà ta cho là bình thường, hiển nhiên.

Người có tâm hồn sáng tạo có tầm nhìn rộng mở, biết lắng nghe nên thu nạp được nhiều thông tin, dữ liệu cả “thô” l ẫn “tinh” hơn. Họ không thành kiến, không đánh giá, không vội vã duy chỉ chọn các giải pháp đúng đắn, các sự vật tốt đẹp. (Vì một khi đã kết luận điều gì đó là tốt đẹp, là đúng đắn rồi thì khó mà vượt qua để tốt đẹp hơn, đúng đắn hơn.) Đồng thời, họ cũng không thành kiến, nên không phê phán, không bỏ lỡ những ý tưởng, những sự việc tưởng chừng như thô kệch, tầm thường. (Thật ra là rất phù hơp, giá trị). Như vậy, người có tâm hồn sáng tạo không bị rơi vào trạng thái quy kết, phê phán một cách tiêu cực, không dựa vào yêu ghét nhất thời nên họ có thể phát hiện nhiều cái đẹp bất ngờ.

Người có tâm hồn sáng tạo tin vào khả năng tiềm Nn của bản thân. Biết lắng nghe trực giác để có thể sáng tạo theo cách riêng của mình, tìm cách làm sao cho mọi thứ hợp được với nhau. Họ coi sức mạnh sáng tạo như một quan năng phổ quát của con người, được mọi người thụ hưởng ở mức độ nhiều hơn hay ít hơn. Thế giới rộng lớn và đa dạng, Nn chứa trong đó một kho tàng tri thức vô tận, chỉ là tự tin tìm kiếm thì sẽ thấy được.

Tóm lại, bạn phải luôn luôn bắt đầu với một cái gì, với tất cả mọi thứ, đừng tự vây hãm bản thân mình trong phạm vi nhỏ hẹp, buồn chán. Hãy đến với sáng tạo, vì sáng tạo là một quá trình liên tục, khi bạn bắt đầu hoàn tất nó, nó lại trở thành một vấn đề khác và rồi bạn lại muốn sáng tạo lại một lần nữa. Sự sáng tạo không đợi tuổi, cũng không cứ phải chờ trình độ. Hẳn nhiên, đối với mỗi người, ý chí càng lớn sẽ càng có điều kiện để thăng hoa sáng tạo, song tuổi tác và bằng cấp không phải là yếu tố quyết định.

Chính thái độ sống của mỗi người sẽ góp phần chủ yếu vào sự quyết định số phận của người đó, chứ không phải trí thông minh. Dám chấp nhận và sẵn sàng cho sự thay đổi sẽ góp phần tạo thêm sức mạnh sáng tạo. Phần lớn sự thành công của chúng ta tùy thuộc vào khả năng đảo ngược tình thế, khả năng ứng biến để xoay chuyển tình hình, đó là thái độ tích cực sáng tạo trong cuộc sống. Tâm hồn sáng tạo cần phải được duy trì suốt cả cuộc đời, bởi vì sáng tạo là một hoạt động không bao giờ ngưng, một mục tiêu không bao giờ hoàn mỹ, không có sự kết thúc.

Sáng tạo � (Bài 3) : Tìm hiểu, thu thập và xác định vấn đề.

(Hiếu học). Chúng ta hãy bắt đầu từ một điều mà mọi người đều nhất trí với nhau: “Nhận thức vấn đề” là bước thứ nhất và là bước rất quan trọng trong chu trình của tất cả các phương pháp sáng tạo từ trước đến nay. Các bạn có thể gọi giai đoạn đầu tiên này là định nghĩa vấn đề, chuNn bị vấn đề, phát biểu vấn đề, xác định vấn đề v.v…tùy bạn. Nhưng tất cả cũng chỉ cùng chung một mục đích, như Einstein đã viết: “Vi ệc phát biểu vấn đề, nhiều khi còn thiết yếu hơn giải pháp, vốn có thể chỉ là chuyện kỹ năng toán học hoặc kỹ năng thực nghiệm. Muốn nêu lên những câu hỏi mới, vấn đề mới, muốn nhìn vấn đề cũ dưới góc độ mới, ta phải có trí tưởng tượng sáng tạo và tiến bộ thật sự”.

Page 5: Sáng tạo

Hẳn nhiên là như thế, nhưng làm sao có thể có “tiến bộ thật sự” khi hầu hết chúng ta đều được giáo dục chỉ đi tìm những giải pháp được gọi là đúng đắn? Làm sao có được “trí tưởng tượng sáng tạo” khi chúng ta phải nghe theo rằng: “chỉ những sự vật mới mẻ và có ích cho đời sống con người mới được thừa nhận là sáng tạo”? Làm sao biết được sáng tạo nào là có ích, là có hại? Dựa vào đâu để phê phán một ý tưởng là có và không có ý nghĩa? Tại sao ta lại phải giới hạn sáng tạo bằng cách “tự giam cầm” mình lại chỉ vì những chuNn mực chi chi của một ai đó?

Vậy ta có thể làm gì cho việc: Tìm hiểu, thu thập và xác định vấn đề, giai đoạn thứ nhất và cũng là bước quan trong nhất trong chu trình sáng tao?

Không cần phải dẫn chứng vì có quá nhiều bằng chứng: Cuộc sống của chúng ta hiện tại đang được thừa hưởng từ các “sáng tạo”, trong đó có những sáng tạo mà xưa kia từng bị xem là những ý tưởng điên rồ, ngu ngốc, vô tích sự…, thậm chí còn bị xử giảo bởi những “giáo sư khả kính và uyên bác”!

Vì thế, để cho nguồn cảm hứng sáng tạo không bị lụi tàn, bạn phải vượt qua và chấm dứt sự e dè. Bạn hãy sẳn sàng biểu lộ và sáng tạo cho dù người ta sẽ thích nó hay họ sẽ không thích nó: điều đó không thành vấn đề!

Sáng tạo của bạn, ý tưởng của bạn có thể sẽ là phù hợp, rất phù hợp hoặc chưa phù hợp. Có thể bạn sẽ phải điều chỉnh sáng tạo của mình để bán hoặc sử dụng nó, cũng có thể bạn phải tìm một ý tưởng khác, nhưng đó là việc “l ựa chọn và đánh giá” khi đã có được ý tưởng rồi, “xem xét” phải là bước sau cùng trong chu trình sáng tạo.

Vì thế, trong bước đầu tiên của quá trình sáng tạo: Nhận định vấn đề, tìm hiểu và thu thập dữ liệu, điều lưu ý quan trọng nhất là bạn hãy thật sự quên đi các lời giáo huấn, các phương pháp, các kinh nghiệm, bất kỳ cái gì cho dù là của một ai. Bạn sẽ tự do khi xóa đi ranh giới xấu- đẹp, đúng- sai, bạn sẽ không bị bỏ lỡ một dữ liệu nào cả vì thành kiến, có thể đó sẽ là một dữ liệu tuyệt vời cho sáng tạo sau này.

Bạn không mơ tưởng sáng tạo của bạn sẽ là rất quan trọng, mọi người sẽ đứng dậy và hoan hô thì đồng thời, cũng không vì lý do gì để bạn phải tự quy định cho mình chỉ đi tìm cái đẹp, cái hữu ích. Thật buồn cười khi quy định sáng tạo phải là những ý tưởng hữu ích. Làm sao biết được như thế nào là sáng tạo hữu ích? Vì có rất nhiều ý tưởng bị xem là điên rồ, vô dụng nay lại rất hữu ích và không thiếu những việc làm gây tác hại cho nhiếu người, tác hại cho môi trường sống, thậm chí đe dọa cho sự sinh tồn của cả nhân loại nhưng vẫn được gọi là sáng tạo đó thôi.

Page 6: Sáng tạo

Vấn đề ở đây không phải là tranh luận, là định nghĩa cho đúng thế nào là sáng tạo, mà là nhận biết để không tiếp tục lầm lNn chạy theo những định kiến tẻ nhạt, buồn chán như: phải mới, phải đẹp, phải đúng, phải hữu ích, phải, phải và phải phải phải…

Sáng tạo không nhất thiết là những thành quả to lớn, phức tạp, kỳ lạ để cho mọi người yêu quý, kính trọng và chiêm ngưỡng. Sáng tạo là đơn giản, sáng tạo là tự nhiên, sáng tạo là tự do, sáng tạo là cảm hứng và ngược lại. Nó có thể có khi ta làm mộc, làm gạch, nuôi trẻ, chơi thể thao, nấu ăn, thậm chí khi đánh bài, chơi cờ và cả trong sinh hoạt tình dục nữa, có phải thế không?

Bạn hãy sáng tạo để có niềm vui sống. Dù sao chăng nữa, tính sáng tạo là một trong những lý do giải thích sự tồn tại của bạn trên thế gian này. Do đó, bạn gạt bỏ mọi thành kiến khi tiếp nhận, thu thập các thông tin để làm chất liệu cho sáng tạo. Không có gì là hữu ích hay vô ích, chỉ là phù hợp hay không mà thôi, chuyện đó, bạn hãy để qua một bên.

Bạn là nhà kinh doanh, vấn đề của bạn hiện nay là khách hàng chẳng hạn: Và để có một giải pháp nào đó cho phù hợp thì việc trước tiên bạn làm là “thấu hiểu” khách hàng, thật sự thấu hiểu, thật sự lắng nghe để thấu hiểu. Một khi đã thấu hiểu kỷ càng, nắm được cái rắc rối của vấn đề thì các giải pháp, các hành động tiếp theo nên làm thế nào, thế nào không còn là chuyện quá khó. Rõ ràng, mức độ thấu hiểu khách hàng của bạn càng lớn thì cơ hội sáng tạo các giải pháp để nâng cao kết quả kinh doanh của bạn càng nhiều.

Điểm mấu chốt là “thật sự”: Thật sự lắng nghe, lắng nghe với sụ thích thú, với sự vô tư khi tìm hiểu, chắc chắn bạn sẽ có sự nhận biết, sự thấu hiểu. Trong khi, nếu lắng nghe với những định kiến đúng sai, đẹp xấu có sẵn, bạn chỉ sẽ chọn những ý kiến mà bạn cho là hữu ích mà thôi. Làm sao biết được những dữ liệu tầm thường vô dụng lại có thể kết hợp nên sáng tạo tuyệt vời?

Bởi thế nên những phương pháp sáng tạo được nhiều người ưa thích sử dụng đều có yếu quyết “Không thành kiến”, yếu quyết “Vô chiêu” này. Đó là: hãy sáng tạo như trẻ thơ, hãy viết vẽ ra giấy tất cả suy nghỉ của mình-không chọn lựa, mũ xanh mũ đỏ, thu thập ngẫu nhiên, đảo lộn vấn đề v.v…Nhưng chúng ta hầu như không thể chú ý đúng mức về yếu quyết này, chạy theo cái gọi là “trí tuệ đám đông” thì dễ dàng hơn. Như thế này là đẹp, đẹp, đẹp. Như kia là hữu ích ích ích. Chúng ta e dè, lo lắng, quan tâm về việc người khác phản ứng như thế nào nên chúng ta chỉ có thể đi theo một khuôn mẫu định sẵn.

Cho đến nay vẫn chưa có phương pháp nào gọi là hoàn hảo để khơi dậy khả năng sáng tạo Nn chứa trong mỗi con người. Tùy theo đặc tính của đối tượng làm việc và môi trường tại chỗ mà mỗi cá nhân hay tập thể có thể tìm thấy các phương pháp riêng thích hợp. Trong đó, giai đoạn tìm hiểu, thu thập và xác dịnh vấn đề là then chốt nhất. Và để nhận thức vấn để cho đầy đủ, yếu quyết đầu tiên của cảm hứng sáng tạo là Tự Do, can đảm phá bỏ mọi tư duy thành kiến, gầy dựng lại tâm hồn sáng tạo đã có sẵn trong con người.

Page 7: Sáng tạo

Hãy quan sát thiên nhiên, vì thiên nhiên là ông thầy vĩ đại nhất. Thiên nhiên luôn dịch chuyển, tuôn chảy và lại tiếp tục dịch chuyển. Trong đó có vẻ đẹp sáng tạo lạ thường của núi lửa, bão giông…. Hãy im lặng, đừng phê phán vì sợ hãi thì có thể thấy được vẻ đẹp tuyệt vời dù là hãi hùng của nó.

Sáng tạo: Bước nhảy đột phá diệu kỳ.

(Hiếu học). Sáng tạo không có gi ới hạn, không có rào ch ắn. Sáng t ạo không phân bi ệt đúng - sai, h ữu ích và không h ữu ích. Một sáng t ạo nào đó sẽ nảy sinh, làm sao bi ết được rằng nó s ẽ có ho ặc không có giá tr ị? Sáng tạo không dành cho riêng ai, ai cũng sáng t ạo được, điều cần phải có chỉ là tinh thần ham muốn sáng tạo, và đây chính là cái đẹp tuyệt vời của sáng tạo.

Có sự khác biệt lớn giữa tư duy trí tuệ và nguồn cảm hứng sáng tạo, nhưng thường bởi quá tin vào các chuẩn mực, các ước định, các quy định và sự sợ hãi khi phải vượt qua những thông lệ đó, khiến cho sáng tạo riêng có của mỗi người bị mai một đi.

Hầu hết con người đều luôn muốn sáng tạo, ngay từ thuở trẻ thơ mới học đi đã biết líu lo ca hát, vung chân múa tay theo nhịp, bôi bôi xóa xóa vẽ những thứ không thành hình. Nhưng tại sao, khi dần dần lớn lên lại từ bỏ khả năng sáng tạo tiềm ẩn của mình, hứng thú của mình? Tự đánh mất rất nhiều niềm vui của mình, cho rằng: sáng tạo là đặc quyền dành riêng của một số người, của những nghệ sĩ và những thiên tài, riêng mình thì không?

Bạn có sẵn lòng cho câu trả lời, làm thế nào để thực hiện điều đó, bắt đầu từ nơi nào bất kỳ, và sau đó thì nhảy vào không? Đôi khi để đạt được những điều mới, bạn cần có một cú nhảy của lòng tin.

Nhận biết cho được: Nguyên nhân là do thành kiến, do sự quy định của con người về đúng và sai, về hữu ích và không hữu ích khi giải quyết vấn đề. Nó đã làm nên một hố sâu ngăn cách giữa bạn và sáng tạo, bạn cần một sự can đảm để có bước nhảy đột phá diệu kỳ vượt qua nó và bạn sẽ hài lòng.

Page 8: Sáng tạo

“Một cậu bé, khó khăn lắm mới tìm được cách leo rào vào vườn cây ăn trái của người khác, cuối cùng thì cậu cũng vào được, người mướt mồ hôi. Không may, chưa được bao lâu thì người chủ vườn xuất hiện, cậu bỏ chạy và “phóc”, cậu đã vượt qua hàng rào một cách dễ dàng, nhanh chóng, để ở bên ngoài”.

Có lẽ các bạn đã từng gặp những trường hợp tương tợ: Chính sự bối rối khi tìm phương cách hữu ích nhất để vượt qua trở ngại, nó lại trở thành phức tạp và ngăn trở khả năng tiềm ẩn của con người.

Vấn đề bởi: ở thái độ, ở tinh thần, ở quan niệm cũ rich là phải đẹp, phải hữu ích, phải đúng…đã cản trở không cho ý tưởng sáng tạo lộ diện. Chính bởi quan niệm hẹp hòi đó khiến bạn cảm thấy sợ hãi, lo lắng, loay hoay chạy theo cái đẹp, cái đúng nào đó để rồi không thể vượt qua cái đẹp, cái đúng đó được. Có chăng chỉ là sự sao chép hoặc thay đổi nhàm chán từ đỏ ra xanh thế thôi.

Tuy nhiên, thành ki ến đã sâu đậm thì khó mà thay đổi để tiếp thu cái m ới.

Vì vậy, trong nhiều phương pháp sáng tạo của những người đi trước và đã thành công, họ đề nghị: ” Nên có một giai đoạn thảnh thơi sau căng thẳng”, nghĩa là “quên ph ức nó đi” sau khi đã tìm hi ểu, thu th ập và xác định vấn đề trong quá trình đi tìm ý tưởng.

“Quên phức nó đi” để tư duy không còn bận rộn với những thành kiến, những tính toán so đo hữu ích và không hữu ích...; để sự sáng tạo, trí tưởng tượng được tự do bay bổng theo tự nhiên của nó..

“Quên phức nó đi” để phát triển khả năng làm chủ tâm trí, để xóa bỏ mọi thái độ tiêu cực ảnh hưởng từ những thất bại trong quá khứ, để vượt qua được nỗi sợ hãi và làm bạn với chúng.

“Quên phức nó đi” để tâm hồn sáng tạo được biểu lộ, để đón nhận sự diệu kỳ của bước nhảy đột phá, để thoát khỏi những quy định, những ước định, những hành vi xưa cũ vô vị.

Hãy mở rộng cửa Tâm hồn sáng t ạo để óc tưởng tượng có đủ điều kiện phát huy những hình ảnh trong tâm trí trở thành sức mạnh sáng tạo. Sự sáng tạo này có khả năng nhìn thấu suốt một cách tinh tế, nó hướng dẫn bạn trên con đường riêng của mình, giúp bạn biết cách giải quyết vấn đề, giúp bạn vượt thoát khỏi những ước lệ, những lề thói xưa cũ lạc hậu và bế tắc. Đó là sự thay đổi, đánh thức sự sáng tạo để cảm nhận cái mới mỗi lúc mỗi khác, muôn màu muôn vẻ…

Với cái nhìn rộng mở, cuộc sống của bạn sẽ mở rộng. Sống để làm gì , chẳng phải hứng thú sáng tạo là một trong những lý do cho sự có mặt của bạn trên đời này sao?

Sáng tạo: Hòa hợp, phá lệ và hành động.

Page 9: Sáng tạo

. (Hiếu học). Bởi không cần phải sáng tạo trong mọi việc, mọi lúc, mọi nơi và cũng vì thói quen chỉ cần tìm được một câu trả lời đúng là đã bằng lòng. Nên chúng ta thường không đi xa thêm để tìm câu trả lời chính xác thứ hai hoặc những đáp án hiệu quả khác.

Tiếc rằng, chúng ta đã học được cách để có những điều cụ thể, logic nhưng mất đi rất nhiều trí tưởng tượng tự nhiên của óc sáng tạo.

Thật ra, phương thức suy nghĩ và tâm hồn sáng tạo đều cần thiết và rất tốt khi đi đôi với nhau. “Thực tế” và “tưởng tượng” đều đóng vai trò quan trọng đối với cuộc sống, cả hai dạng tư duy này cần hòa hợp để bổ sung những điểm mạnh yếu cho nhau trong quá trình sáng tạo.

1. Hòa hợp.

Để có nhiều ý tưởng hơn và hay hơn, điều quan trọng trước tiên là quên đi tư duy phê phán và thành kiến. Đặc biệt trong giai đoạn đầu của quá trình sáng tạo, nếu suy nghĩ logic quá mạnh mẽ, nó sẽ nhanh chóng hạn chế sự tưởng tượng, giết chết các ý tưởng sáng tạo vừa mới manh nha.

Chấp nhận sự mâu thuNn, sự không nhất quán là “thông minh sáng tạo” cao nhất của con người. Trí tuệ, tư duy con người không phải là cỗ máy “logic”; máy móc chỉ có thể phán đoán, xác định: đúng hoặc sai, hoặc có hoặc không. Nhưng con người có thể đồng thời chấp nhận tất cả, biết cách khoan dung với sự mơ hồ để tìm thấy ý tưởng ngay trong mâu thuNn, có thể gọi đó là linh cảm trực giác. “Đường đi lên và đi xuống là một” (Triết gia Heraclitus).

Tuy nhiên, khi đánh giá và chuNn bị đưa ý tưởng vào thực hiện thì tư duy “logic” lại là phù hợp. Nó là công cụ phán xét cần thiết cho sự chắc chắn và chính xác của thực tế. Vì thế, hãy sử dụng loại tư duy “thích hợp” cho từng giai đoạn.

Page 10: Sáng tạo

Tránh tư duy logic, thực tế xen vào quá trình đang tìm ý tưởng mới. Sự đánh giá hấp tấp do định kiến có thể ngăn cản trí tưởng tượng và làm hư tổn nhận thức sáng tạo. Sự “hữu ích” chỉ nên được xem xét sau khi đã có nhiều ý tưởng.

2. Phá lệ.

Để có những ý tưởng mới, chúng ta đã lắng nghe, quan sát, tò mò, đặt ra câu hỏi, giải quyết vấn đề và những gì cần làm là phá vỡ chúng, hãy phá lệ. Vì nếu các ý tưởng mới, các sáng tạo đều theo khuôn mẫu có sẵn, thì tất cả chúng ta đã là những thiên tài sáng tạo!

Bởi hấp thụ quá nhiều vào tư duy của mình: những lề luật, những thành kiến, những quy định…, chúng đã hạn chế sự đổi mới, khiến cho tư duy sáng tạo bị cùn nhụt chỉ còn là sự sao chép buồn tẻ theo lề thói. Khi rủ bỏ được ý tưởng đã từng được yêu mến trước đó, bạn sẽ được tự do để tìm kiếm những ý tưởng khác từ nhiều hướng khác nhau.

Tuy nhiên, không có gì là mãi mãi, sự vật nào cũng đều có thời kỳ phục hưng, chu kỳ của nó. Sáng tạo của ngành thời trang chẳng hạn, sau khi đã thành công rồi, không được tiếp tục sử dụng nữa, nay lại có thể nâng cao, tái sử dụng để thành công trong một bối cảnh mới.

Vì thế, hãy linh hoạt! Phá lệ không có nghĩa là sẽ chắc chắn dẫn tới ý tưởng sáng tạo, nhưng nó là một hướng đi. Hẳn nhiên bạn không phá lệ bằng cách dùng thuật toán giải tích để viết nên công thức cho một món bánh. Nhưng chắc chắn lần này bạn sẽ dùng thêm “vị quế” vào món bánh theo linh cảm mách bảo mặc dù xưa nay bạn vẫn rất ghét mùi quế?

3. Hành động.

Thành công và thất bại đều là sản phNm của cùng một quá trình, kết quả công việc có thể thành công, có thể thất bại. Nhưng hầu hết mọi người đều cho rằng thành công và thất bại là trái ngược. Chúng ta đều không muốn mắc lỗi trước mọi người, chúng ta không dám thử vì sợ thất bại, vì luôn tin rằng “mắc lỗi là sai”, điều này làm mất đi khả năng sáng tạo, mất đi cơ hội thử nghiệm mới.

Để đưa ý tưởng vào hành động, đừng chờ đợi, hãy biến nó thành hiện thực. Tư duy và hành động luôn đi li ền với nhau, suy nghỉ của chúng ta đều có khả năng trở thành sự thật. Những người sáng tạo nghĩ rằng họ sáng tạo, và những người thiếu sáng tạo nghĩ rằng mình không sáng tạo. Bạn sẽ sử dụng sự sáng tạo của mình: thử một số hướng tiếp cận mới, đưa ra những phát kiến mới, có những giải pháp hữu hiệu hơn. Và cuối cùng, bạn có thể tự đánh thức bản thân để thực hiện tất cả những hành động này.

Brainstorming � Kỹ thuật công não để tạo ra ý tưởng mới (Phần đầu)

Page 11: Sáng tạo

(HieuHoc): Có lẽ đã từng có 1 lần bạn so sánh rằng trong khi người ta có thể thao thao về những ý tưởng rất mới lạ thì mình lại im lìm như 1 khúc gỗ? Và cũng đã có lúc bạn tự ti rằng mình không có khả năng sáng tạo. Cho dù có đúng như vậy đi nữa thì vẫn có khắc cách khắc phục bạn ạ. Đó chính là kỹ thuật brainstorming. Brainstorming là gì? Brainstorming (Công não/Tấn công não/tập kích não/Động não) là một kỹ thuật ban đầu được tạo ra để tìm ý tưởng trong làm việc theo nhóm. Kỹ thuật này được sáng tạo từ năm 1941, nhằm giải quyết các vấn đề. Nó được miêu tả trong cuốn sách Applied Imagination do Alex F. Osborn, một nhà quản trị quảng cáo. Xin đặt ra câu hỏi là bao nhiêu ý tưởng thì đủ? Một ý tưởng mới mẻ có thể làm vừa lòng rất nhiều người mà hằng ngày họ luôn làm những công việc bình bình. Tuy nhiên, nếu bạn có hơn một ý tưởng thì sao? Vậy thì quá tuyệt rồi! Câu trả lời cho câu hỏi trên là giới hạn của số ý tưởng đưa ra chính là tất cả những ý tưởng mà bạn còn có thể nghĩ ra và phát triển được. Nói cách khác, hãy bỏ qua những giới hạn và bắt bộ não của bạn hoạt động hết khả năng, khi đó bạn sẽ thật sự bị bất ngờ trước khả năng sáng tạo của chính mình. Khi sử dụng kỹ thuật công não, thật đơn giản, bạn hãy chuNn bị một cây bút và giấy trắng để có thể viết tất cả những điều bạn hay cả nhóm của bạn đang suy nghĩ ra. Hãy viết bất cứ thứ gì có trong đầu bạn ra mặt giấy (brain dumping), không cần phải suy nghĩ nó là một ý tưởng tốt hay chỉ là một suy nghĩ thoảng qua trong đầu. Bạn càng không cần phải bận tâm đến việc mình có viết đẹp, ngay hàng thẳng lối hay không, nếu cần diễn tả một hình ảnh, cứ việc vẽ ra nếu bạn thích, nhưng hãy phác hoạ thật nhanh chóng, hay khi phát hiện ra mình viết sai thì cũng chẳng cần phải quay lại để sửa chữa, hãy để suy nghĩ của bạn liên tục. Đừng chỉ suy nghĩ về chỉ 1 thứ mà hãy suy nghĩ đến tất cả những thứ có liên quan đến nó. Cứ viết và đừng dừng bút để suy nghĩ. Nếu bạn dừng bút trong khoảng thời gian dài hơn 10 giây, điều đó có nghĩa là bạn đã khai thác quá nhiều về ý tưởng đó, hãy lập tức bỏ qua một bên và quay sang những thứ liên quan khác, ta sẽ quay lại với nó sau. Có thể bạn cảm thấy hơi ngớ ngNn, nếu chỉ viết ra tất cả mọi thứ như vậy thì bạn sẽ đạt được cái gì cụ thể ? Mục đích của quá trình Brainstorming này không phải là tìm được chính xác một ý tưởng hoàn thiện mà là đưa ra được càng nhiều ý tưởng càng tốt, do đó e ngại khi viết ra những điều mà bình thường bạn nghĩ sẽ rất ngớ ngNn, ví dụ như xây dựng một ngôi nhà không cần tới mái chẳng hạn, thật sự thì bạn cũng đã thấy bây giờ đã có những ngôi nhà không có mái trong thực tế. Nếu không có ý tưởng thì không thể nào có kết quả. Một người từng nhận giải Nobel đã phát biểu: “Cách tốt nhất để có được một ý tưởng tốt là bạn phải có thật nhiều ý tưởng” (The best way to get a good idea is to get a lot of ideas – Linus Carl Pauling – Nobel hòa bình 1963).

Page 12: Sáng tạo

“Cách tốt nhất để có được một ý tưởng tốt là bạn phải có thật nhiều ý tưởng”

Trong công não thì vấn đề được đào bới từ nhiều khía cạnh và nhiều cách (nhìn) khác nhau. Sau cùng các ý kiến sẽ được phân nhóm và đánh giá. Ngoài việc đưa ra thật nhiều ý tưởng, brainstorming còn giúp ta phân tích kỹ vấn đề, tự xem xét tất cả vấn đề có thể xảy ra khi trong khi ta liên tục đặt ra những câu hỏi: Nếu vậy, giả sử như … Ví dụ: bạn sẽ nhìn thấy rất rõ được chức năng của từng bộ phận trong căn nhà của bạn nếu liên tục đặt ra những câu hỏi nếu như không có nó thì sẽ như thế nào? Hay giả sử nó để vào chỗ khác thì có ảnh hưởng không? Tổng thể sẽ ra sao nếu nó có hình dạng khác với hình dạng chuNn? … Hay khi đặt câu hỏi nếu đang làm mà mất đi một bộ phận của nhà thì sẽ lấy gì để thay thế ?… Những câu hỏi như vậy sẽ giúp bạn hình dung và đưa ra giải pháp xử lý tình huống bất ngờ một cách sáng suốt nhất. Đưa ra nhiều tham số để lựa chọn, bạn sẽ dễ dàng để lựa chọn được cách tối ưu nhất. Như khi bạn chỉ có 2 màu sơn để sơn một căn phòng cho thích hợp, bạn sẽ phải buộc hài lòng với một trong hai, nhưng khi có trong tay tới 20 màu sơn thì bạn hoàn toàn lựa chọn màu sắc nào là thích hợp với tính cách bản thân mình nhất. Bạn chỉ có thể có được kết quả tốt nhất khi bạn có được ý tưởng tốt nhất. Brainstorming được sử dụng trong các công việc sau đây: - Phát triển sản phNm mới - Quảng cáo - Giải quyết vấn đề - Quá trình quản trị - Quản trị dự án - Xây dựng nhóm - Xây dựng kế hoạch kinh doanh Chỉ với các vấn đề trên các bạn đã thấy tầm quan trọng của brainstorming có ý nghĩa rất lớn trong các công việc hàng ngày của chúng ta, quan trọng với các công việc của doanh nghiệp, các dự án kinh tế hay khoa học như thế nào rồi.

Page 13: Sáng tạo

Kỹ năng sáng tạo dành cho người không sáng tạo

(HieuHoc): Đừng bao giờ nghĩ rằng mình là người không có khả năng sáng tạo. Nó vẫn đang ngủ quên trong bạn đó. Hiếu Học sẽ giúp bạn đánh thức nó dậy. Biết đâu, sức sáng tạo của bạn còn hơn cả các nghệ sĩ thì sao?

Tại sao bạn không sáng tạo? Khi bạn nghĩ mình không phải là một người có khả năng sáng taọ thì thực chất là bạn chỉ đang để sức ỳ tâm lý hay còn gọi là tư duy theo lối mòi của mình che mất sức sáng tạo tiềm tàng trong bạn mà thôi. Mỗi người làm việc, không thể không suy nghĩ và đòi hỏi cải tiến công việc phải là cơ sở cho mọi suy nghĩ của chúng ta. Nói cách khác, mỗi người chúng ta đều cần suy nghĩ để sáng tạo. Tư duy sáng tạo là tài nguyên cơ bản nhất của mỗi con người. Chúng ta cần sáng tạo vì chúng ta luôn có nhu cầu làm cho mọi việc trở nên đơn giản hơn và tốt hơn. Và bạn đừng bao giờ đặt câu hỏi mình có phải là người sáng tạo hay không mà hãy tự hỏi là cần những gì để sự sáng tạo của mình được phát huy tốt hơn. Bản chất của sự sáng tạo Có thể bạn đã từng nghe qua những khái niệm như phương pháp luận sáng tạo hay khoa học sáng tạo..., nghe thật to tát và bạn nghĩ mình sẽ chẳng bao giờ có thể thay đổi được "định mệnh". Hiếu Học có biết một phương pháp được gọi là SAEDI. Thực chất không phải là từ gì quái dị, nó là từ IDEAS viết lộn ngược. Ðôi khi, sáng tạo chỉ đơn giản là việc bạn nhìn mọi thứ theo chiều khác đi. - S = State of mind (cách suy nghĩ): Tự nói rằng "Tôi chẳng sáng tạo chút nào" hoặc "Tôi chẳng bao giờ có ý tưởng gì hay ho đâu" sẽ huỷ hoại sức sáng tạo của bạn. Nghĩ sáng tạo đòi hỏi nghĩ tích cực. - A = Atmosphere (không khí). Có những người thích ở nơi đông người mới nghĩ ra nhiều thứ. Có những người lại phải ngồi một mình yên tĩnh mới sáng suốt được. Bạn hãy tạo cho căn phòng mình có không khí tuỳ theo sở thích. Nếu bạn có nhiều ý tưởng khi đang... đi, hãy chăm đi dạo ở công viên, bờ hồ... Trang trí phòng bạn bằng những bức ảnh, ánh sáng... mà bạn thích.

Page 14: Sáng tạo

- E = Effective thinking (Nghĩ hiệu quả). Nghĩ hiệu quả tức là hướng suy nghĩ của bạn đến những mục đích cụ thể. Không có mục đích thì bạn sẽ làm rối hết mọi việc lên. - D = Determination (Quyết tâm). Sự sáng tạo đòi hỏi có luyện tập. Bạn nên tạo thói quen tưởng tượng. Những ý tưởng ban đầu của bạn có vẻ hết sức buồn cười và không ai chấp nhận, nhưng đừng bỏ cuộc. - I = Ink (viết). Khi bạn nhìn vào những thứ bạn viết ra, bạn sẽ có nhiều ý tưởng hơn là chỉ nghĩ đến nó. Những bài tập sáng tạo Nếu bạn cần giao tiếp nhưng bạn không thể sử dụng từ ngữ, dù viết hay nói, thì bạn làm cách nào? Một người đã đưa ra những ý sau: ngôn ngữ cử chỉ, dùng trống, dùng đồ vật, dùng đèn nhấp nháy, vẽ... Bạn hãy đặt ra những câu hỏi cho những đồ vật thường ngày, ví dụ: "Nếu thang máy không chỉ đi lên và xuống mà còn từ đầu này sang đầu kia thì sẽ thế nào?", "Nếu mỗi cơ quan yêu cầu mỗi ngày mỗi người phải cười ít nhất 30 phút thì sao?"... Vấn đề của một công ty bán khoai tây chiên: khoai tây chiên thường rất dễ vỡ vụn khi đóng gói, vận chuyển..., vậy làm thế nào? Bạn có thể bắt đầu bằng việc nghĩ ra cách đóng gói và vận chuyển mà không làm khoai tây bị vỡ. Sau đó, suy luận: về bản chất thì cái gì giống miếng khoai tây chiên, chúng có dễ vỡ không?... Với một cuốn sổ tay thì bạn có thể sáng tạo theo cách nào? Sức ỳ tâm lý rất dễ làm cho đa số mọi người nghĩ rằng "sổ tay thì còn gì để sáng tạo nữa!". Nó rõ ràng đến phát bực mình! Nhưng vẫn có những ý tưởng của những người không chịu thua: Sổ tay đổi màu; Sổ biết đọc những thứ mình viết lên; Sổ sửa lỗi chính tả; Sổ hình tròn; Sổ có thể dán giấy lên mà không cần hồ dán; Sổ có thể dịch từ tiếng Việt sang tiếng Anh... Ngoài ra có một số dạng câu đố vui để nâng cao sự linh hoạt trong tư duy, bạn có thể vào mục Giải Trí - Trí Tuệ của Hiếu Học để tham gia giải đố.