27
Routing là mt khái nim dùng để mô ttiến trình chôn mt tuyến (route) phù hp trong mt danh sách các tuyến. Mc đích ca vic chn tuyến là để chuyn các gói dliumng đến đích mong mun. 1/- Gii thiu vRouting, NAT và Remote Access 1.1/- Routing Để thc hin chc năng routing, người ta thường sdng thiết brouter. Tuy nhiên, bn cũng có thsdng mt máy tính chy hđiu hành htrrouting để thc hin chc năng này. Các thiết brouter (hoc máy tính htrrouting) da vào bng định tuyến (route table) để xác định con đường cho các gói gói tin đi đến đích. Mt bng định tuyến gm có nhiu bn ghi. Mi bn ghi cha các trường thông tin như network destination, subnet mask (netmask), gateway, interface và metric. Thông tin trên bng định tuyến 1.2/- NAT NAT (Network Address Translation) là khái nim liên quan đến vic kết ni các hthng mng LAN vào Internet. NAT cho phép nhiu máy tính trong LAN chia smt địa chIP thc (public IP) để kết ni Internet. Vnguyên tc hot động, khi mt máy tính trong LAN gi gói tin đến NAT Server, bao gm phn header cha địa chIP ca máy trm và cng tương ng. Tiếp theo, NAT Server schuyn địa chIP và cng ca máy trm thành địa chIP thc và cng ca nó, sau đó gi gói tin đến địa chđích trên Internet. Khi nhn được kết qutrvtInternet, NAT Server thay thế địa chIP thc và cng trong header ca gói tin thành địa chIP và cng ca máy trm ban đầu. Cui cùng, gói tin được chuyn vcho máy trm. Người ta chia NAT thành các loi sau đây : • Static IP (one-to-one) : mt địa chIP o được ánh xđến mt địa chIP thc. Loi NAT này thường được dùng để hosting các dch vtrong ni blên Internet như Web, DNS, …

15 routing và remote access services

Embed Size (px)

Citation preview

Routing là một khái niệm dùng để mô tả tiến trình chôn một tuyến (route) phù hợp trong một danh sách các tuyến. Mục đích của việc chọn tuyến là để chuyển các gói dữ liệu mạng đến đích mong muốn. 1/- Giới thiệu về Routing, NAT và Remote Access

1.1/- Routing

Để thực hiện chức năng routing, người ta thường sử dụng thiết bị router. Tuy nhiên, bạn cũng có thể sử dụng một máy tính chạy hệ điều hành hỗ trợ routing để thực hiện chức năng này.

Các thiết bị router (hoặc máy tính hỗ trợ routing) dựa vào bảng định tuyến (route table) để xác định con đường cho các gói gói tin đi đến đích. Một bảng định tuyến gồm có nhiều bản ghi. Mỗi bản ghi chứa các trường thông tin như network destination, subnet mask (netmask), gateway, interface và metric.

Thông tin trên bảng định tuyến

1.2/- NAT

NAT (Network Address Translation) là khái niệm liên quan đến việc kết nối các hệ thống mạng LAN vào Internet. NAT cho phép nhiều máy tính trong LAN chia sẻ một địa chỉ IP thực (public IP) để kết nối Internet.

Về nguyên tắc hoạt động, khi một máy tính trong LAN gởi gói tin đến NAT Server, bao gồm phần header chứa địa chỉ IP của máy trạm và cổng tương ứng. Tiếp theo, NAT Server sẽ chuyển địa chỉ IP và cổng của máy trạm thành địa chỉ IP thực và cổng của nó, sau đó gởi gói tin đến địa chỉ đích trên Internet. Khi nhận được kết quả trả về từ Internet, NAT Server thay thế địa chỉ IP thực và cổng trong header của gói tin thành địa chỉ IP và cổng của máy trạm ban đầu. Cuối cùng, gói tin được chuyển về cho máy trạm.

Người ta chia NAT thành các loại sau đây :

• Static IP (one-to-one) : một địa chỉ IP ảo được ánh xạ đến một địa chỉ IP thực. Loại NAT này thường được dùng để hosting các dịch vụ trong nội bộ lên Internet như Web, DNS, …

Mô hình Static NAT

• Dynamic NAT (many-to-one) : một nhóm địa chỉ IP ảo được ánh xạ đến một địa chỉ IP thực. Đây là loại hình NAT được sử dụng phổ biến hiện nay, đặc biệt là với mục đích chia sẻ kết nối Internet.

Mô hình dynamic NAT

• Port Address Translation (PAT) : tương tự với Dynamic NAT nhưng có thêm tham số cổng đi kèm.

Mô hình PAT

1.3/- Remote Access

Remote Access là dịch vụ cho phép người sử dụng kết nối từ xa vào hệ thống mạng LAN của đơn vị mình. Để triển khai dịch vụ này, chúng ta có thể sử dụng hai phương pháp : dial-up và VPN.

• Dial-up : đây là phương pháp kết nối truyền thống. Các máy trạm sử dụng thiết bị modem để quay số kết nối trực tiếp đến hệ thống mạng của mình thông qua đường điện thoại.

• VPN (Virtual Private Network) : là giải pháp kết nối hiện đại với nhiều ưu điểm như kết nối thông qua Internet, tiết kiệm chi phí triển khai và quản lý. Sự gia tăng nhanh chóng của các kết nối băng thông rộng đã làm cho VPN ngày càng trở nên phổ biến hơn so với dial-up. Mặc dù việc sử dụng hạ tầng Internet để truyền nhận dữ liệu sẽ tiềm ẩn các rủi ro về bảo mật nhưng VPN cũng làm cho người dùng tin tưởng nhờ vào hàng loạt các công nghệ bảo mật và mã hóa được tích hợp trong quá trình triển khai.

2/- Cài đặt Routing and Remote Access Services

Để cài đặt Routing and Remote Access Services (RRAS), bạn thực hiện các bước như sau :

1/- Mở cửa sổ Server Manager. Trong khung Roles Summary ở bên phải, bạn bấm nút Add Roles.

Khởi chạy Add Roles Wizard

2/- Trong màn hình Select Server Roles, chọn Network Policy and Access Services và bấm nút Next.

Chọn Network Policy and Access Services

3/- Trong màn hình Network Policy and Access Services, bạn sẽ có cơ hội tiếp cận với thông tin giới thiệu tổng quan về dịch vụ cùng tên. Đồng thời, bạn cũng nên đọc kỹ phần chú ý (Things to Note) để nắm rõ những khuyến cáo trong khi triển khai dịch vụ này. Sau đó, bấm nút Next.

4/- Trong màn hình Select Role Services, đánh dấu chọn mục Routing and Remote Access Services và bấm nút Next.

5/- Trong màn hình Confirm Installation Selections, bạn xem lại các thiết lập vừa thực hiện và bấm nút Install để bắt đầu cài đặt.

6/- Sau khi tiến trình cài đặt kết thúc, trong màn hình Installation Results, bạn sẽ nhận được thông báo "Installation succeeded". Bấm nút Close để hoàn thành thao tác cài đặt.

Thông tin tổng quan về Network Policy and Access Services

Chọn Routing and Remote Access Services

Xác nhận lại các thiết lập đã thực hiện trên dịch vụ

Tiến trình cài đặt dịch vụ đã hoàn thành

   

Để kiểm tra routing đã hoạt động chính xác hay chưa, bạn sử dụng hai máy trạm, kết nối vào hai switch 

tương ứng với hai card mạng trên RRAS Server vừa cấu hình ở trên. 

3/- Cấu hình Routing với RRAS

Trước khi cấu hình routing trên Windows Server 2008, bạn cần đảm bảo rằng máy tính của mình có ít nhất hai card mạng.

3.1/- Cấu hình LAN routing và kích hoạt RRAS services

Để cấu hình chức năng LAN routing và kích hoạt RRAS services, bạn thực hiện các bước sau :

1/- Mở cửa sổ Routing and Remote Access từ menu Administrative Tools.

2/- Kích chuột phải lên tên server, chọn Configure and Enable Routing and Remote Access.

Khởi chạy Routing and Remote Access Server Setup Wizard

3- Trong màn hình Welcome, bấm nút Next.

4/- Trong màn hình Configuration, chọn Custom Configuration và bấm nút Next.

5/- Trong màn hình Custom Configuration, đánh dấu chọn mục LAN routing và bấm nút Next.

Chọn kiểu cấu hình Custom

Chọn dịch vụ LAN routing

6/- Trong màn hình Completing, bấm nút Finish.

Hoàn thành tiến trình cấu hình LAN routing

7/- Trong hộp cảnh báo xuất hiện ngay sau đó, bạn chọn Start Service để kích hoạt dịch vụ RRAS.

Kích hoạt dịch vụ RRAS

3.2/- Cấu hình các card mạng

Tiếp theo, bạn cần cấu hình trên các card mạng để thực hiện chức năng routing. Các bước như sau :

1/- Trong cửa sổ Routing and Remote Access, dưới mục IPv4, bạn kích chuột phải lên mục Static Routes, chọn New Static Route.

Tạo một static route

2/- Trong hộp thoại IPv4 Static Route, bạn chọn card mạng thứ nhất và nhập vào các thông số tương ứng. Sau khi hoàn thành, bấm nút OK.

Điền thông tin cho static route

3/- Thực hiện tương tự với các card mạng còn lại trên hệ thống.

Điền thông tin cho static route tiếp theo

4/- Sau khi kết thúc, bạn sẽ nhận được kết quả tương tự như sau :

Kết quả tạo lập các staic route

3.3/- Kiểm tra kết nối

Để kiểm tra routing đã hoạt động chính xác hay chưa, bạn sử dụng hai máy trạm, kết nối vào hai switch tương ứng với hai card mạng trên RRAS Server vừa cấu hình ở trên.

Tiếp theo, bạn cấu hình địa chỉ IP lần lược cho các máy trạm sao cho một máy thuộc lớp mạng thứ nhất (10.238.200.0) và máy còn lại thuộc lớp mạng thứ hai (192.168.5.0).

Cấu hình địa chỉ IP ho máy trạm thứ nhất

Cấu hình địa chỉ IP cho máy trạm thứ hai

Sau đó, bạn sử dụng lệnh ping giữa hai máy để kiểm tra. Nếu kết quả trả về là các dòng Reply from … thì bạn đã thành công.

Xem lại địa chỉ IP đã cấu hình

Ping từ máy trạm thứ nhất sang máy trạm thứ hai và ngược lại

Ở đây, chúng ta sẽ cấu hình một card mạng dùng để giao tiếp bên ngoài (external interface) và một card mạng được dùng để kết nối với mạng nội bộ (internal interface). Sau đó, ta sẽ thiết lập để cho phép các máy tính trong mạng nội bộ có thể đi ra ngoài nhờ vào các địa chỉ IP thực tương ứng.  

4/- Cấu hình NAT với RRAS

Các bước thực hiện như sau :

1/- Trong cửa sổ Routing and Remote Access, dưới mục IPv4, bạn kích chuột phải lên mục General, chọn mục New Routing Protocol.

2/- Trong hộp thoại New Routing Protocol, chọn NAT và bấm nút OK.

Mở hộp thoại New Routing Protocol

Chọn giao thức NAT

3- Tiếp theo, trong cửa sổ Routing and Remote Access, dưới mục IPv4, bạn kích chuột phải lên mục NAT, chọn New Interface.

Tạo interface tương ứng với mạng nội bộ

4/- Chọn một card mạng tương ứng với mạng nội bộ, trong trường hợp này là Local Area Connection. Bấm nút OK.

Chọn card mạng tương ứng

5/- Đánh dấu chọn mục Private interface connected to private network và bấm nút OK.

Sử dụng tùy chọn kết nối với mạng nội bộ

6/- Tiếp tục kích chuột phải lên mục NAT chọn New Interface.

7/- Chọn card mạng tương ứng với mạng bên ngoài, trong trường hợp này là Local Area Connection 2. Bấm nút OK.

Chọn card mạng tương ứng với mạng bên ngoài

8/- Chọn Public interface connected to the Internet và đánh dấu vào mục Enable NAT on this interfae.

Sử dụng tùy chọn kết nối với mạng Internet

9/- Trên tab Address Pool, bấm nút Add. Sau đó nhập dãy địa chỉ IP bên ngoài (dãy địa chỉ này thường được ISP cung cấp khi bạn đăng ký các gói dịch vụ tương ứng).

Điền dãy địa chỉ IP bên ngoài

Kết quả sau khi bổ sung dãy địa chỉ IP bên ngoài

10/- Trên tab Services and Ports, bạn đánh dấu chọn vào những dịch vụ muốn hosting ra bên ngoài nếu có. Ở đây, chúng ta giữ nguyên tắc thiết lập mặc định và bấm nút OK.

Đến đây, bạn đã hoàn thành các bước cấu hình NAT. Trong cửa sổ Routing and Remote Access, bạn có thể quan sát trạng thái hoạt động của NAT ở mục cùng tên.

Đánh dấu chọn các dịch vụ muốn hosting ra ngoài

Quan sát trạng thái hoạt động của NAT

Trong phần này, chúng ta sẽ triển khai RRAS kết hợp với DHCP để cấp phát địa chỉ IP động cho các máy trạm kết nối từ xa đến thông qua dial‐up hoặc VPN. 

5/- Triển khai Remote Access với RRAS

5.1/- Cấu hình Remote Access

Để cấu hình Remote Access, bạn thực hiện các bước như sau :

1/- Trong cửa sổ Routing and Remote Access, bạn kích chuột phải lên tên server, chọn Configure and Enable Routing and Remote Access.

2/- Trong màn hình Welcome, bấm nút Next.

3- Trong màn hình Configuration, chọn Remote access (dial-up or VPN) và bấm nút Next.

Chọn Remote Access

4- Trong màn hình Remote Access, đánh dấu chọn cả hai mục VPN và Dial-up. Bấm nút Next.

5- Trong màn hình VPN Connection, chọn card mạng được dùng để kết nối Internet, đồng thời đánh dấu chọn mục Enable security on the selected interface by setting up static packet filters. Sau đó, bấm nút Next.

Đánh dấu chọn cả dial-up và VPN

Chọn card mạng dùng kết nối Internet

6- Trong màn hình IP Address Assignment, chọn Automatically nếu trong hệ thống của bạn đã có sẵn một DHCP Server. Nếu không, bạn chọn From a specified range of address.

7- Trong màn hình Address Range Assignment, bấm nút Add.

8- Trong hộp thoại New IPv4 Address Range, bạn nhập dãy địa chỉ IP sẽ cấp cho máy trạm và bấm nút OK.

Chọn cách thức gán địa chỉ IP cho máy trạm

Điền dãy địa chỉ IP cấp cho máy trạm

9- Trong màn hình Address Range Assidnment, bấm nút Next.

Điền dãy địa chỉ IP cấp cho máy trạm

10- Trong màn hình Managing Multiple Remote Access Servers, chọn No, use Routing and Remote Access to authenticate connection requests và bấm nút Next.

11- Trong màn hình Completing, bấm nút Finish.

Cấu hình xác thực qua RADIUS Server

Tiến hành cấu hình remote access đã hoàn thành

12- Trong hộp thoại yêu cầu cấu hình DHCP Relay Agent, bấm nút OK.

Đồng ý cấu hình DHCP Relay Agent