25
TỔNG CỤC MÔI TRƯỜNG TRUNG TÂM ĐÀO TẠO VÀ TRUYỀN THÔNG MÔI TRƢỜNG TÀI LIỆU BỒI DƢỠNG NGHIỆP VỤ VỀ BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG DÀNH CHO CÁN BỘ VÀ NHÂN VIÊN TRỰC TIẾP KINH DOANH KHÍ DẦU MỎ HOÁ LỎNG HÀ NỘI, 2014 www.sosmoitruong.com

Tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ về bảo vệ môi trường dành cho cán bộ và nhân viên trực tiếp kinh doanh khí dầu mỏ hoá lỏng

Embed Size (px)

Citation preview

TỔNG CỤC MÔI TRƯỜNG

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO VÀ TRUYỀN THÔNG MÔI TRƢỜNG

TÀI LIỆU

BỒI DƢỠNG NGHIỆP VỤ VỀ BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG

DÀNH CHO CÁN BỘ VÀ NHÂN VIÊN TRỰC TIẾP

KINH DOANH KHÍ DẦU MỎ HOÁ LỎNG

HÀ NỘI, 2014

www.sosmoitruong.com

3

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU ..................................................................................................................... 7

CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ MÔI TRƢỜNG, CÁC VẤN ĐỀ CHUNG

VỀ KHÍ DẦU MỎ HOÁ LỎNG ............................................................... 8

I. TỔNG QUAN VỀ MÔI TRƯỜNG ................................................................................ 8

1.1. Môi trường là gì? ..................................................................................................... 8

1.2. Ô nhiễm môi trường là gì? ...................................................................................... 8

1.3. Các nguyên tắc cơ bản về bảo vệ môi trường .......................................................... 9

II. CÁC VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KHÍ DẦU MỎ HOÁ LỎNG ......................................... 10

2.1. Khái niệm chung về khí dầu mỏ hoá lỏng ............................................................ 10

2.2. Một số đặc tính kỹ thuật và tính chất vật lý của LPG thương mại ........................ 10

2.3. Tình hình chế biến và sử dụng LPG ở Việt Nam ................................................. 12

CHƢƠNG 2. SỰ CỐ TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

KHÍ DẦU MỎ HOÁ LỎNG ..................................................................... 15

I. SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG DO KHÍ DẦU MỎ HOÁ LỎNG .......................................... 15

1.1. Sự cố môi trường ................................................................................................... 15

1.2. Phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường ............................................................. 16

1.3. Sự cố do khí dầu mỏ hoá lỏng ............................................................................... 17

II. NHỮNG TÁC ĐỘNG TỚI MÔI TRƯỜNG VÀ CON NGƯỜI

DO SỰ CỐ KHÍ DẦU MỎ HOÁ LỎNG GÂY RA .................................................... 23

2.1. Những tác động tới môi trường do sự cố LPG gây ra ........................................... 23

2.2. Các ảnh hưởng của sự cố LPG đối với sức khỏe con người .................................. 24

2.3. Cách xử lý các tai nạn khi tiếp xúc với LPG ......................................................... 27

III. XỬ LÝ CÁC TÌNH HUỐNG KHẨN CẤP KHI SỬ DỤNG GAS ............................. 28

3.1. Nghi ngờ có rò rỉ gas - Chưa xác định được vị trí ................................................. 28

3.2. Gas xì - Chưa phát hỏa ......................................................................................... 28

3.3. Bình gas bị đặt vào sức nóng quá mức .................................................................. 28

3.4. Thiết bị hoặc bình gas bị rò rỉ - Đã phát hỏa ........................................................ 28

3.5. Chỉ dẫn an toàn cho bình gas ................................................................................. 29

3.6. Phòng chống rò rỉ, cháy nổ .................................................................................... 30

CHƢƠNG 3. AN TOÀN TRONG QUÁ TRÌNH NẠP VÀ

VẬ ......................................... 32

I. AN TOÀN TRONG QUÁ TRÌNH NẠP KHÍ DẦU MỎ HOÁ

LỎNG VÀO CHAI ....................................................................................................... 32

1.1. An toàn trạm nạp LPG vào chai............................................................................. 32

www.sosmoitruong.com

4

1.2. An toàn cửa hàng LPG ........................................................................................... 37

II. AN TOÀN TRONG QUÁ TRÌNH VẬN CHUYỂN

KHÍ DẦU MỎ HOÁ LỎNG ......................................................................................... 39

2.1. An toàn môi trường trong vận chuyển khí dầu mỏ hoá lỏng ................................. 40

2.2. An toàn trong việc sử dụng và vận chuyển chai chứa LPG ................................... 45

CHƢƠNG 4. QUẢN LÝ CHẤT THẢI TRONG KINH DOANH

..................................................................... 49

I. QUẢN LÝ CHẤT THẢI ............................................................................................. 49

1.1. Khái niệm chung .................................................................................................... 49

1.2. Tình hình chung về quản lý chất thải .................................................................... 49

1.3. Một số quy định hiện hành về quản lý chất thải .................................................... 50

II. CHẤT THẢI TRONG KINH DOANH KHÍ DẦU MỎ HOÁ LỎNG ......................... 53

2.1. Chất thải từ các hoạt động của ngành dầu khí ....................................................... 53

2.2. Các loại chất thải từ hoạt động kinh doanh LPG ................................................... 53

III. QUẢN LÝ CHẤT THẢI, GIẢM THIỂU Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG ....................... 56

3.1. Kiểm soát khí thải .................................................................................................. 56

3.2. Kiểm soát ô nhiễm nước ....................................................................................... 57

3.3. Kiểm soát ô nhiễm do chất thải.............................................................................. 58

3.4. Giảm thiểu các tác động khác ................................................................................ 58

CHƢƠNG 5. HỆ THỐNG VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT

BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG LIÊN QUAN ĐẾN HOẠT ĐỘNG

KINH DOANH KHÍ DẦU MỎ HOÁ LỎNG ......................................... 60

I.

MÔI TRƯỜNG LIÊN QUAN ĐẾN KINH DOANH KHÍ DẦU MỎ HOÁ LỎNG ..... 60

1.1. Luật và Nghị định .................................................................................................. 60

1.2. Một số văn bản hướng dẫn thi hành pháp luật bảo vệ môi trường

kinh doanh hoá ................................................ 60

1.3. Quy định về an toàn phòng cháy chữa cháy ......................................................... 61

1.4. Quy định về an ninh cảng biển ............................................................................. 61

1.5. Một số quy chuẩn, tiêu chuẩn quốc gia ................................................................. 62

II. MỘT SỐ QUY ĐỊNH CỤ THỂ VỀ QUẢN LÝ, BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

LIÊN QUAN ĐỀN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH KHÍ DẦU MỎ HOÁ LỎNG ..... 63

2.1. Nghị định số 179/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định về

xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường ............................. 63

2.2. Nghị định số 13/2011/NĐ-CP ngày 11/2/2011 của Chính phủ về an toàn

công trình dầu khí trên đất liền .............................................................................. 64

2.3. Nghị định số 107/NĐ-CP n về kinh doanh

khí dầu mỏ hoá lỏng ............................................................................................. 65

www.sosmoitruong.com

5

2.4. Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT ngày 18/7/2011 của Bộ Tài nguyên và

Môi trường Quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 29/2011/NĐ-CP

ngày 18/4/2011 của Chính phủ về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá

tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường ................................................. 66

2.5. -

hoá .................................... 67

2.6. Thông tư số 12/2010/TT-BKHCN ngày 30/7/2010 của Bộ Khoa học và

Công nghệ hướng dẫn về quản lý chất lượng, đo lường trong kinh doanh LPG .. 68

2.7. Thông tư số 41/2011/TT-BCT ngày 16/12/2011 của Bộ Công Thương quy định

về quản lý an toàn trong lĩnh vực khí dầu mỏ hoá lỏng, áp dụng đối với cơ sở

kinh doanh khí dầu mỏ hoá lỏng ........................................................................... 69

III. QUY ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH ................................................... 69

3.1. Hành vi vi phạm quy định về điều kiện xuất khẩu, nhập khẩu LPG ..................... 70

3.2. Hành vi vi phạm quy định về điều kiện sản xuất, chế biến LPG ........................... 70

3.3. Hành vi vi phạm quy định về điều kiện thương nhân phân phối LPG cấp I ......... 71

3.4. Hành vi vi phạm quy định về điều kiện tổng đại lý kinh doanh LPG ................... 71

3.5. Hành vi vi phạm quy định về điều kiện đại lý kinh doanh LPG ........................... 72

3.6. Hành vi vi phạm quy định về điều kiện cửa hàng bán LPG chai .......................... 72

3.7. Hành vi vi phạm quy định về điều kiện trạm nạp LPG vào chai ........................... 73

3.8. Hành vi vi phạm quy định về điều kiện trạm nạp LPG vào ô tô ........................... 74

3.9. Hành vi vi phạm quy định về điều kiện trạm cấp LPG ......................................... 74

3.10. Hành vi vi phạm quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ cho thuê kho,

cảng xuất, nhập LPG ............................................................................................ 75

3.11. Hành vi vi phạm quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ vận chuyển LPG ... 75

IV. QUY ĐỊNH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG KINH DOANH

KHÍ DẦU MỎ HOÁ LỎNG ....................................................................................... 76

4.1. Cửa hàng kinh doanh: Yêu cầu thiết kế và đảm bảo an toàn trong thiết kế .......... 76

4.2. Quy định về an toàn phòng cháy chữa cháy .......................................................... 78

V. TRÁCH NHIỆM, NGHĨA VỤ CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN BẢO VỆ

MÔI TRƯỜNG TRONG KINH DOANH KHÍ DẦU MỎ HOÁ LỎNG .................... 80

TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................ 83

www.sosmoitruong.com

6

www.sosmoitruong.com

7

LỜI NÓI ĐẦU

Hiện nay, khí dầu mỏ hoá lỏng (LPG) là một trong những loại nhiên liệu quan

trọng và phổ biến tại Việt Nam. Đây là mặt hàng thiết yếu đối với sản xuất, đời sống

và đang được sử dụng rộng rãi trong sinh hoạt, công nghiệp, thương mại và giao thông

vận tải. Theo quy định của pháp luật, khí dầu mỏ hoá lỏng là một trong những mặt

hàng kinh doanh có điều kiện, vì vậy các chủ thể tham gia kinh doanh khí dầu mỏ hoá

lỏng (không phân biệt thành phần kinh tế) phải có trách nhiệm thực hiện nghiêm ngặt

và đầy đủ các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường.

Nhằm góp phần tăng cường đảm bảo việc thực thi đầy đủ các quy định pháp luật về

bảo vệ môi trường trong hoạt động kinh doanh khí dầu mỏ hoá lỏng, thực hiện chỉ đạo

của Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ Công Thương, Tổng cục Môi trường đã giao

Trung tâm Đào tạo và Truyền thông môi trường tổ chức biên soạn tài liệu bồi dưỡng

nghiệp vụ bảo vệ môi trường dành cho đối tượng là cán bộ và nhân viên trực tiếp kinh

doanh khí dầu mỏ hoá lỏng.

Nội dung tài liệu gồm 5 chương:

Chương 1. Tổng quan về môi trường, các vấn đề chung về khí dầu mỏ hoá lỏng.

Chương 2. Sự cố trong hoạt động kinh doanh khí dầu mỏ hoá lỏng.

Chương 3. An toàn trong quá trình nạp và vận chuyển khí dầu mỏ hoá lỏng.

Chương 4. Quản lý chất thải trong kinh doanh khí dầu mỏ hoá lỏng.

Chương 5. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật bảo vệ môi trường liên quan đến

hoạt động kinh doanh khí dầu mỏ hoá lỏng.

Các nội dung trên được biên soạn nhằm trang bị cho đội ngũ cán bộ và nhân

viên trực tiếp kinh doanh khí dầu mỏ hoá lỏng những kiến thức cơ bản về lĩnh vực

bảo vệ môi trường nói chung, lĩnh vực bảo vệ môi trường trong hoạt động kinh

doanh khí dầu mỏ hoá lỏng nói riêng, góp phần đẩy mạnh công tác tuyên truyền

nâng cao hiểu biết, nhận thức của cộng đồng trong hoạt động sản xuất, kinh doanh

cũng như trong việc nhận thấy rõ trách nhiệm tuân thủ các quy định của pháp luật.

Trong quá trình biên soạn tài liệu, do có một số văn bản mới đang được xây dựng

hoặc sửa đổi và sắp ban hành nên chúng tôi chưa có điều kiện cập nhật một cách đầy

đủ. Hơn nữa, đây là tài liệu lần đầu tiên được xây dựng nên chắc chắn không tránh

khỏi nhiều thiếu sót. Ban Biên tập rất mong nhận được những ý kiến đóng góp từ các

bộ, ngành, các chuyên gia trong lĩnh vực môi trường và xăng dầu để tài liệu sớm được

hoàn thiện và phổ biến rộng rãi, phục vụ công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng

lực cán bộ trong thời gian tới.

Xin trân trọng cảm ơn!

Ban Biên tập

www.sosmoitruong.com

8

CHƢƠNG 1

TỔNG QUAN VỀ MÔI TRƢỜNG,

CÁC VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KHÍ DẦU MỎ HOÁ LỎNG

I. TỔNG QUAN VỀ MÔI TRƢỜNG

1.1. Môi trƣờng là gì?

“Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con

người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và

sinh vật". (Theo Ðiều 3, Luật Bảo vệ môi trường 2005).

Từ định nghĩa này, khái niệm về môi trường có thể được hiểu theo các nghĩa sau:

- Môi trường tự nhiên bao gồm các nhân tố thiên nhiên như vật lý, hoá học, sinh

học, tồn tại ngoài ý muốn của con người, nhưng cũng ít nhiều chịu tác động của con

người. Đó là ánh sáng mặt trời, núi sông, biển cả, không khí, động, thực vật, đất,

nước... Môi trường tự nhiên cho ta không khí để thở, đất để xây dựng nhà cửa, trồng

cấy, chăn nuôi, cung cấp cho con người các loại tài nguyên khoáng sản cần cho sản

xuất, tiêu thụ và là nơi chứa đựng, đồng hoá các chất thải…

- Môi trường xã hội là tổng thể các quan hệ giữa người với người. Đó là những luật

lệ, thể chế, cam kết, quy định, ước định... Môi trường xã hội định hướng hoạt động của

con người theo một khuôn khổ nhất định, tạo nên sức mạnh tập thể thuận lợi cho sự

phát triển, làm cho cuộc sống của con người khác với các sinh vật khác.

Ngoài ra, người ta còn phân biệt khái niệm môi trường nhân tạo, bao gồm các nhân

tố do con người tạo nên, làm thành những tiện nghi trong cuộc sống, như ô tô, máy

bay, nhà ở, công sở, các khu vực đô thị...

- Môi trường theo nghĩa rộng là tất cả các nhân tố tự nhiên và xã hội cần thiết cho

sự sinh sống, sản xuất của con người, như tài nguyên thiên nhiên, không khí, đất,

nước, ánh sáng, cảnh quan, quan hệ xã hội...

- Môi trường theo nghĩa hẹp không xét tới tài nguyên thiên nhiên, mà chỉ bao gồm

các nhân tố tự nhiên và xã hội trực tiếp liên quan tới chất lượng cuộc sống con người.

Vậy chất lượng môi trường là gì? Đó là những thứ tối cần thiết cho cuộc sống hằng

ngày của mỗi người, được mọi người quan tâm hơn cả như số m2 nhà ở, chất lượng

bữa ăn hằng ngày, nước sạch, điều kiện vui chơi giải trí... Ví dụ, trung bình mỗi ngày

mỗi người đều cần khoảng 4 m3 không khí sạch để hít thở; 2,5 lít nước sạch để uống,

một lượng lương thực, thực phẩm tương ứng với 2000 - 2400 Calo...

Tóm lại, môi trường là tất cả những gì có xung quanh ta, cho ta cơ sở để sống và

phát triển.

1.2. Ô nhiễm môi trƣờng là gì?

“Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi các thành phần môi trường không phù hợp với

tiêu chuẩn môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người, sinh vật. (Theo Ðiều 3,

Luật Bảo vệ môi trường 2005).

Một cách khác để diễn đạt sự ô nhiễm môi trường: Ô nhiễm môi trường là hiện

tượng làm thay đổi trực tiếp hoặc gián tiếp các thành phần và đặc tính vật lý, hoá học,

www.sosmoitruong.com

9

sinh học... của bất kỳ thành phần nào của môi trường vượt quá mức cho phép đã được

xác định, gây tổn hại hoặc có tiềm năng gây tổn hại đến sức khoẻ, sự an toàn hay sự

phát triển của sinh vật và tính bền vững của vật liệu. Ô nhiễm môi trường được hiểu là

việc chuyển các chất thải hoặc năng lượng vào môi trường tới mức có khả năng tác

động xấu đến sức khoẻ con người, đến sự phát triển sinh vật hoặc làm suy giảm chất

lượng môi trường. Các tác nhân gây ô nhiễm môi trường được gọi chung là “chất ô

nhiễm”. Chất ô nhiễm là những chất không có trong tự nhiên, hoặc vốn có trong tự

nhiên nhưng nay có hàm lượng lớn hơn và gây tác động có hại cho môi trường thiên

nhiên, cho con người cũng như các sinh vật khác.

Chất gây ô nhiễm có thể có nguồn gốc tự nhiên (núi lửa, cháy rừng, bão lụt...) hoặc

do các hoạt động của con người tạo ra (hoạt động sản xuất công nghiệp, nông nghiệp,

giao thông vận tải, sinh hoạt...). Các tác nhân ô nhiễm bao gồm các chất thải ở dạng

khí (khí thải), lỏng (nước thải), rắn (chất thải rắn) chứa hoá chất hoặc tác nhân vật lý,

sinh học và các dạng năng lượng như nhiệt độ, bức xạ.

* Đặc tính của chất gây ô nhiễm:

- Thể tồn tại: Các chất gây ô nhiễm có thể tồn tại ở thể rắn, lỏng, khí, có thể

chuyển hoá từ thể này sang thể khác. Các chất thải ở một thể này khi gia nhập môi

trường có thể biến đổi sang thể khác và gây tác động mạnh tới môi trường.

- Tính độc: Gây hại cho sinh vật, con người và môi trường, ví dụ như DDT, axít,

chất phóng xạ, kim loại nặng...

- Tính trơ: Nhiều vật chất gây ô nhiễm có khả năng tồn tại bền vững trong môi

trường, gây nguy cơ tích luỹ trong môi trường tới mức vượt quá ngưỡng cho phép, gây

hại cho môi trường. Ví dụ như Clorofluorocacbon (CFC) là những hoá chất do con

người tổng hợp để sử dụng trong nhiều ngành công nghiệp kể cả các bộ phận làm lạnh

và từ đó nó xâm nhập vào khí quyển. Ở trong môi trường, chúng tồn tại rất bền vững ở

dạng sol khí và không sol khí và dạng sol khí thường làm tổn hại tầng ôzôn.

- Tính kém bền vững hoá học: Nhiều chất có khả năng dễ biến đổi trong môi

trường thành những chất khác có nguy cơ gây độc cao hơn. Đặc điểm, tốc độ phản ứng

hoá học biến đổi chất và sản phẩm cuối phản ứng phụ thuộc vào chất tham gia phản

ứng và các điều kiện môi trường. Do vậy, trong những điều kiện môi trường khác

nhau, cùng một chất gia nhập có thể gây nên những hệ quả môi trường khác nhau.

- Tính nhân tạo và ngoại lai: Môi trường tự nhiên chỉ có khả năng đồng hoá các

chất thải tự nhiên của chính hệ. Do vậy, khi chất thải từ nơi khác mang đến hoặc có

bản chất nhân tạo thì môi trường có khả năng không thể đồng hoá, xử lý được chúng.

Để đánh giá về mức độ ô nhiễm môi trường, cần phải dựa vào tiêu chuẩn, quy

chuẩn chất lượng môi trường, đó là các quy định về nồng độ tối đa (nồng độ cho phép)

của các chất ô nhiễm tồn tại trong từng thành phần môi trường, từng vùng, từng khu

vực cụ thể và đối với từng mục đích sử dụng. Mỗi quốc gia, căn cứ vào đặc điểm tự

nhiên, kinh tế và xã hội của đất nước mình để thiết lập danh mục các tiêu chuẩn, quy

chuẩn chất lượng riêng như các tiêu chuẩn, quy chuẩn chất lượng môi trường không

khí cho khu dân cư, cho khu sản xuất; tiêu chuẩn, quy chuẩn nước ăn uống; tiêu chuẩn,

quy chuẩn nước tưới cho nông nghiệp...

1.3. Các nguyên tắc cơ bản về bảo vệ môi trƣờng

Điều 4, Luật Bảo vệ môi trường 2005 quy định các nguyên tắc bảo vệ môi trường:

www.sosmoitruong.com

10

1) Bảo vệ môi trường phải gắn kết hài hoà với phát triển kinh tế và bảo đảm tiến bộ

xã hội để phát triển bền vững đất nước; bảo vệ môi trường quốc gia phải gắn với bảo

vệ môi trường khu vực và toàn cầu.

2) Bảo vệ môi trường là sự nghiệp của toàn xã hội, quyền và trách nhiệm của cơ

quan nhà nước, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân.

3) Hoạt động bảo vệ môi trường phải thường xuyên, lấy phòng ngừa là chính kết

hợp với khắc phục ô nhiễm, suy thoái và cải thiện chất lượng môi trường.

4) Bảo vệ môi trường phải phù hợp với quy luật, đặc điểm tự nhiên, văn hoá, lịch

sử, trình độ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong từng giai đoạn.

5) Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân gây ô nhiễm, suy thoái môi trường có trách

nhiệm khắc phục, bồi thường thiệt hại và chịu các trách nhiệm khác theo quy định

của pháp luật.

II. CÁC VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KHÍ DẦU MỎ HOÁ LỎNG

2.1. Khái niệm chung về khí dầu mỏ hoá lỏng

Khí dầu mỏ hoá lỏng hay Khí hoá lỏng (tiếng Anh: Liquefied Petroleum Gas; viết

tắt là LPG) được chế biến từ dầu mỏ, khí đồng hành hoặc khí tự nhiên là khí hoặc hỗn

hợp khí có thành phần chủ yếu là hyđrôcacbon no dạng prafin, công thức tổng quát:

CnH2n+2 như: Propane (C3H8), Butane (C4H10)... có thể tồn tại vết Ethane (C2H6),

Pentane (C5H12), Ethylene (C2H4), Butadiene 1,3 (C4H6).

LGP thương mại là propane (C3) hoặc butane (C4) hoặc hỗn hợp Propane và

Butane (tỷ lệ thường là 30:70, 40:60 hoặc 50:50 thể tích tùy theo mục đích sử dụng),

trong đó chỉ có hỗn hợp Propane và Butane là thích hợp cho việc chế biến thành sản

phẩm khí đốt gia dụng vì chúng có áp suất hơi bão hoà và nhiệt độ bay hơi thích hợp

trong điều kiện cụ thể.

Propane (R290) và Butane (R600) là những môi chất lạnh tự nhiên, không phá hủy

tầng ôzôn và cũng không gây hiệu ứng nhà kính. Về mặt sinh thái học, chúng không

gây ô nhiễm môi trường, nhưng có nhược điểm là nguy cơ cháy nổ cao, khi đó hậu quả

của cháy nổ lại gây ô nhiễm môi trường. Hỗn hợp R600a/R290 được coi là môi chất

lạnh tương lai.

Khí hoá lỏng gồm 3 loại tùy thuộc vào công dụng của nó: Khí hoá lỏng dân dụng,

khí hoá lỏng được nén ở áp suất cao (200kg/cm2) dùng trong giao thông vận tải, khí

nhiên liệu hyđrôcacbon.

2.2. Một số đặc tính kỹ thuật và tính chất vật lý của LPG thƣơng mại

* Trạng thái tồn tại: Ở điều kiện nhiệt độ và áp suất thường, LPG tồn tại ở trạng

thái hơi. LPG có tỷ số giãn nở lớn, 1 đơn vị thể tích khí gas lỏng tạo 250 đơn vị thể

tích hơi, vì vậy để thuận tiện và kinh tế trong tồn chứa, vận chuyển, LPG được lỏng

bằng cách nén vào các bình chứa chịu áp lực ở nhiệt độ thường hoặc lạnh hoá lỏng để

tồn chứa ở áp suất thấp. Đặc trưng lớn nhất của LPG là chúng được tồn chứa ở trạng

thái bão hoà, tồn tại cả dạng lỏng và dạng hơi.

Khi chuyển từ pha lỏng sang pha hơi, LPG sẽ thu nhiệt. Năng lượng cần thiết này

lấy từ bản thân LPG và môi trường xung quanh, vì vậy nhiệt độ LPG trong bình chứa

www.sosmoitruong.com

11

giảm xuống. Đặc biệt khi quá trình hoá hơi xảy ra, do giảm áp đến áp suất khí quyển,

LPG làm lạnh không khí, bình chứa nên hiện tượng tạo sương xảy ra khi nhiệt độ đạt

đến nhiệt độ điểm sương. Ngược lại, khi hơi LPG ngưng tụ chuyển sang pha lỏng,

LPG tỏa nhiệt làm tăng nhiệt độ LPG và thiết bị công nghệ tồn chứa dẫn tới tăng áp

suất LPG.

* Tính cháy, nổ: Đặc trưng nguy hiểm cháy, nổ là nhiệt độ tự bốc cháy và khoảng

cháy, nổ. Giới hạn và thông số cháy, nổ của LPG trong không khí:

- Giới hạn cháy nổ: Giới hạn cháy nổ của hơi gas trong hỗn hợp không khí – gas

hay trong hỗn hợp oxygen – gas là phần trăm về thể tích gas tự bắt cháy, nổ. Giới hạn

cháy nổ của hỗn hợp gas trong không khí là khoảng 1,8 + 10%, là một khoảng khá hẹp

so với nhiều khí nguy hại khác.

- Nhiệt trị: LPG có nhiệt cháy cao, trong khoảng 11.300 – 12.000 Kcal/kg, tương

đương nhiệt trị của 1,5 – 2 kg than củi, 1,3 lít dầu hỏa hoặc 1,5 lít xăng.

- Nhiệt độ tự bắt cháy: LPG là loại nhiên liệu dễ cháy khi kết hợp với không khí

tạo thành hỗn hợp cháy nổ. Nhiệt độ cháy của LPG rất cao, từ 1900oC - 1950

oC, có

khả năng đốt cháy và nung nóng chảy hầu hết các chất cháy dẫn đến làm phá hủy thiết

bị, cơ sở vật chất.

- Vận tốc bay hơi, vận tốc ngọn lửa: Vận tốc bay hơi của ngọn lửa hỗn hợp LPG -

không khí ở áp suất khí quyển trong ống dẫn đường kính 30,4 cm đạt vận tốc 216 cm/s

nên khi xảy ra cháy, ngọn lửa sẽ lan nhanh, rộng và mãnh liệt, gây khó khăn cho chữa

cháy và gây thiệt hại lớn.

* Tính giãn nở: LPG có hệ số giãn nở thể tích rất lớn, ở nhiệt độ lớn hơn 0oC trong

môi trường không khí bình thường với áp suất bằng áp suất khí quyển, LPG bị biến đổi

từ thể lỏng thành thể hơi theo tỉ lệ thể tích 1 lít LPG thể lỏng hoá thành khoảng 250 lít

ở thể hơi do vậy trong các bồn chứa LPG không bao giờ được nạp đầy mà chỉ được

phép từ 80 – 85% dung tích toàn bình để có không gian cho LPG lỏng giãn nở khi

nhiệt độ tăng.

* Độ nhớt: Ở 200C độ nhớt của LPG là 0,3 cSt. Do có độ nhớt rất thấp nên LPG có

tính linh động cao, rất dễ rò rỉ.

* Đặc tính ăn mòn: LPG tinh khiết không ăn mòn kim loại.

* Nhiệt độ sôi: Ở áp suất khí quyển, Propane sôi ở nhiệt độ ts= -42oC, Butan sôi ở

nhiệt độ ts= -0,5oC. Vì vậy, tại nhiệt độ và áp suất thường LPG hoá hơi rất mạnh, rất

dễ thoát ra ngoài môi trường khi thiết bị chứa không kín hoặc bị rò rỉ.

* Tỷ trọng:

- Tỷ trọng của LPG thể lỏng: Ở điều kiện nhiệt độ 15oC và áp suất 760 mmHg, tỷ

trọng của Butane bằng 0,575 và của Propane bằng 0,51. Như vậy, ở thể lỏng tỷ trọng

LPG xấp xỉ bằng một nửa tỷ trọng của nước.

- Tỷ trọng của LPG thể hơi: Ở điều kiện nhiệt độ 15oC và áp suất 760 mmHg, tỷ

trọng của Butane bằng 2,01 và của Propane bằng 1,52. Như vậy tỷ trọng của LPG gấp

2 lần không khí. Do đó, nếu thoát ra ngoài hơi của LPG sẽ lan truyền dưới mặt đất ở

nơi trũng, rãnh nước, hố gas. Tuy nhiên, hơi của LPG phân tán ngay khi có gió.

* Áp suất hơi bão hoà: Áp suất hơi bão hoà của Propane và Butane phụ thuộc vào

nhiệt độ bão hoà của nó. Do vậy, áp suất hơi bão hoà của LPG phụ thuộc vào nhiệt độ

www.sosmoitruong.com

12

bên ngoài của thiết bị và tỷ lệ thành phần Butane: Propane. Ở cùng điều kiện nhiệt độ,

khi thay đổi thành phần hỗn hợp, áp suất hơi bão hoà cũng thay đổi. Ở 15oC, áp suất

hơi của Propane là 6.5 bar, của Butane là 0.8 bar.

* Màu sắc, mùi vị: LPG ở trạng thái nguyên chất không có màu, không có mùi,

nên thường được pha thêm chất tạo mùi mercaptan để tạo mùi đặc trưng dễ phát hiện

được hơi LPG khi có rò rỉ.

* Độc tính: LPG không phải là chất có độc tính cao đối với con người và môi

trường. Tuy nhiên, do hơi LPG nặng hơn không khí, nếu rò rỉ trong không gian kín,

LPG sẽ chiếm chỗ của không khí, gây ngạt cho người và sinh vật. LPG có thể bị rò rỉ

từ đường ống, van, chỗ nối hoặc do nổ, vỡ thiết bị, đường ống. Do nhiệt độ bay hơi ở

áp suất khí quyển khá thấp, nên nếu bị rò rỉ ra môi trường, LPG sẽ nhanh chóng hoá

hơi, gây bỏng lạnh, đồng thời tạo hỗn hợp nổ với không khí.

Trường hợp đặc biệt nguy hiểm là hiện tượng nổ hơi do chất lỏng giãn nở sôi

(BLEVE). Do LPG trong thiết bị ở dạng lỏng, nếu bị gia nhiệt từ bên ngoài (ánh nắng

mặt trời, ngọn lửa, các nguồn nhiệt khác…), nhiệt độ LPG trong bình tăng tới nhiệt độ

sôi, LPG sẽ bay hơi, làm tăng áp suất, dẫn tới sự cố nổ thiết bị nếu không có các thiết

bị bảo vệ. Khi nổ thiết bị chứa LPG, có thể gây hiệu ứng “Domino”, nổ thiết bị chứa

LPG, phá hủy máy móc, thiết bị, nhà cửa, công trình xung quanh.

2.3. Tình hình chế biến và sử dụng LPG ở Việt Nam

2.3.1. Tình hình chế biến LPG ở Việt Nam

LPG được chế biến từ dầu mỏ và khí thiên nhiên. Việt Nam có trữ lượng tiềm năng

khoảng gần 3.000 tỷ m3, tập trung chủ yếu tại thềm lục địa. Trữ lượng khí thiên nhiên

phân bố phần lớn tại 4 bể: Sông Hồng, Cửu Long, Nam Côn Sơn, Malay – Thổ Chu,

có thể tạm chia ra 4 cụm khai thác khí quan trọng tại nước ta:

- Cụm mỏ khí thứ nhất nằm ở vùng đồng bằng Bắc Bộ, gồm nhiều mỏ khí nhỏ,

trong đó có Tiền Hải - Thái Bình, trữ lượng khoảng 250 tỷ m3 khí, được bắt đầu khai

thác năm 1981 phục vụ cho công nghiệp địa phương.

- Cụm mỏ khí thứ 2 thuộc vùng biển Cửu Long, gồm có 4 mỏ dầu Bạch Hổ, Rồng,

Rạng Đông, Ru Bi.

- Cụm mỏ khí thứ 3 ở vùng biển Nam Côn Sơn gồm mỏ Đại Hùng đang khai thác và

các mỏ khí đã phát hiện khu vực xung quanh Lan Tây, Lan Đỏ, Hải Thạch, Mộc Tinh.

- Cụm mỏ khí thứ 4 tại thềm lục địa Tây Nam gồm có mỏ Bunga Kewa - Cái Nước.

Hiện nay, LPG được chế biến tại nhà máy lọc dầu Dung Quất và nhà máy xử lý khí

Dinh Cố (bằng công nghệ chưng cất).

Cơ cấu các nguồn cung cấp LPG tại Việt Nam:

- Nhập khẩu: 54,96%.

- Nhà máy xử lý khí Dinh Cố: 20,27%.

- Nhà máy lọc dầu Dung Quất: 24,77%.

Năm 2012, nhà máy xử lý khí Dinh Cố và nhà máy lọc dầu Dung Quất đều tăng

sản lượng LPG sản xuất so với 2011, đã đáp ứng được trên 50% nhu cầu toàn thị

trường. Theo số liệu thống kê, tổng lượng LPG nhập khẩu phục vụ thị trường nội địa

www.sosmoitruong.com

16

* Chiến lược II: Phòng ngừa để giảm sự cố đến mức thấp nhất, cách xa ngưỡng an

toàn tạm thời. Chiến lược này bao gồm các hành động ưu tiên có chọn lọc.

* Chiến lược III: Phòng ngừa toàn diện để đưa quá trình sự cố đến ngưỡng an toàn

lâu dài. Chiến lược này bao gồm các hành động tổng hợp, tác động lên tất cả các yếu

tố của quá trình sự cố. Các hành động có tính phòng ngừa lâu dài như quy hoạch,

truyền thông môi trường, hoàn thiện cơ sở luật pháp… thích hợp với chiến lược này.

1.2. Phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trƣờng

Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 quy định về phòng ngừa, ứng phó sự cố môi

trường như sau:

Điều 86. Phòng ngừa sự cố môi trường

1. Chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, phương tiện vận tải có nguy cơ gây ra

sự cố môi trường phải thực hiện các biện pháp phòng ngừa sau đây:

a) Lập kế hoạch phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường;

b) Lắp đặt, trang bị các thiết bị, dụng cụ, phương tiện ứng phó sự cố môi trường;

c) Đào tạo, huấn luyện, xây dựng lực lượng tại chỗ ứng phó sự cố môi trường;

d) Tuân thủ quy định về an toàn lao động, thực hiện chế độ kiểm tra thường xuyên;

đ) Có trách nhiệm thực hiện hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền thực hiện kịp thời

biện pháp để loại trừ nguyên nhân gây ra sự cố khi phát hiện có dấu hiệu sự cố môi

trường.

2. Nội dung phòng ngừa sự cố môi trường do thiên tai gây ra bao gồm:

a) Xây dựng năng lực dự báo, cảnh báo về nguy cơ, diễn biến của các loại hình

thiên tai có thể gây sự cố môi trường;

b) Điều tra, thống kê, đánh giá nguy cơ các loại thiên tai có thể xảy ra trong phạm

vi cả nước, từng khu vực;

c) Quy hoạch xây dựng các công trình phục vụ mục đích phòng ngừa, giảm thiểu

thiệt hại ở những nơi dễ xảy ra sự cố môi trường.

3. Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh

trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện các nội dung quy định tại

khoản 2 Điều này.

Điều 90. Ứng phó sự cố môi trường

1. Trách nhiệm ứng phó sự cố môi trường được quy định như sau:

a) Tổ chức, cá nhân gây ra sự cố môi trường có trách nhiệm thực hiện các biện

pháp khẩn cấp để bảo đảm an toàn cho người và tài sản; tổ chức cứu người, tài sản và

kịp thời thông báo cho chính quyền địa phương hoặc cơ quan chuyên môn về bảo vệ

môi trường nơi xảy ra sự cố;

b) Sự cố môi trường xảy ra ở cơ sở, địa phương nào thì người đứng đầu cơ sở, địa

phương đó có trách nhiệm huy động khẩn cấp nhân lực, vật lực và phương tiện để ứng

phó sự cố kịp thời;

c) Sự cố môi trường xảy ra trong phạm vi nhiều cơ sở, địa phương thì người đứng

đầu các cơ sở, địa phương nơi có sự cố có trách nhiệm cùng phối hợp ứng phó;

www.sosmoitruong.com

17

d) Trường hợp vượt quá khả năng ứng phó sự cố của cơ sở, địa phương thì phải

khẩn cấp báo cáo cơ quan cấp trên trực tiếp để kịp thời huy động các cơ sở, địa

phương khác tham gia ứng phó sự cố môi trường; cơ sở, địa phương được yêu cầu huy

động phải thực hiện các biện pháp ứng phó sự cố môi trường trong phạm vi khả năng

của mình.

2. Nhân lực, vật tư, phương tiện được sử dụng để ứng phó sự cố môi trường được

bồi hoàn chi phí theo quy định của pháp luật.

3. Việc ứng phó sự cố môi trường đặc biệt nghiêm trọng được thực hiện theo quy

định của pháp luật về tình trạng khẩn cấp.

4. Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do sự cố môi trường gây ra được thực hiện theo

quy định tại mục 2 Chương XIV của Luật này, Bộ luật Dân sự và các quy định khác

của pháp luật có liên quan.

Điều 91. Xây dựng lực lượng ứng phó sự cố môi trường

1. Nhà nước có trách nhiệm xây dựng lực lượng, trang bị, thiết bị dự báo, cảnh báo

về thiên tai, thời tiết, sự cố môi trường.

2. Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có trách nhiệm xây dựng năng lực phòng

ngừa và ứng phó thiên tai, sự cố môi trường.

1.3. Sự cố do khí dầu mỏ hoá lỏng

1.3.1. Đặc tính nguy hiểm của LPG

Các hệ thống chiết nạp, sử dụng LPG là các hệ thống kín, chứa LPG bão hoà dưới

áp suất cao ở nhiệt độ môi trường. Từ đó có thể thấy hai mối nguy hiểm chính liên

quan đến hệ thống LPG là:

- Hệ thống luôn có áp suất, khi áp lực của môi chất vượt quá khả năng chịu lực của

bồn chứa, đường ống sẽ gây ra nổ vỡ.

- LPG chứa bên trong hệ thống là môi chất có nguy cơ cháy nổ cao, khi xảy ra sự

cố nổ hoặc rò rỉ, LPG thoát ra ngoài có thể gây ra cháy, nổ dây chuyền rất nguy hiểm

cho con người và môi trường. Kết quả nghiên cứu 100 tai họa sự cố hyđrôcacbon lớn

nhất trong 30 năm trên thế giới cho thấy cứ 10 năm thì có khoảng 3 sự cố lớn liên quan

đến các cơ sở tàng trữ và nén khí hyđrôcacbon. Xác suất xảy ra sự cố lớn cho bất cứ cơ

sở khí hoá lỏng nào là từ 1/2000 cho tới 1/3333.

Tính chất của LPG liên quan đến hai mối nguy hiểm trên gồm một số điểm sau:

- LPG được tồn trữ ở trạng thái lỏng ở áp suất cao, khi áp suất trong bình bị giảm

hoặc nếu LPG bị rò rỉ ra ngoài không khí, chúng nhanh chóng hoá hơi ở điều kiện khí

quyển và tạo hiệu ứng lạnh.

- LPG là chất lỏng dễ bay hơi nên khi rò rỉ ra môi trường sẽ bốc hơi rất nhanh và

hoà trộn với không khí tạo thành hỗn hợp chất nổ.

- LPG khi bị rò rỉ ra môi trường sẽ hoà trộn với không khí tạo thành hỗn hợp

cháy. Một galon (3,785 lít) khí Butane tinh khiết thoát ra ngoài môi trường có thể

trộn với không khí tạo thành 46 m3 hỗn hợp dễ cháy ở giới hạn cháy dưới. Như vậy,

chỉ cần một lượng nhỏ LPG cũng có thể tạo thành một lượng lớn hỗn hợp dễ cháy và

tuy không phải là chất có độc tính cao nhưng khi cháy sẽ tạo ra các hợp chất thứ cấp

gây ô nhiễm môi trường.

www.sosmoitruong.com

21

1.3.2.3. Nguyên nhân gây ra sự cố

Để xác định nguyên nhân và hậu quả các sự cố trong sử dụng LPG có các phương

pháp như:

- Phương pháp phân tích vận hành và xác định mối nguy hại, phân tích các kiểu

hỏng hóc và tác động.

- Phân tích khẩn cấp và những tác động của các kiểu hỏng hóc, sơ đồ nguyên nhân

- hậu quả.

- Phương pháp phân tích cây sự kiện (Event tree analysis - ETA), phương pháp

phân tích cây sai lầm (Fault tree analysis – FTA) (Hình 4).

a) Do người sử dụng LPG

Thực tế sử dụng LPG ở Việt Nam cho thấy người sử dụng không nhận thức được

đầy đủ mức độ nguy hại của LPG nên đã xảy ra nhiều sai sót trong lắp đặt bồn chứa

LPG như: Vị trí đặt bồn và trạm nạp không đảm bảo khoảng cách an toàn, nằm gần

khu dân cư, gần trạm cung cấp xăng, lắp đặt các bồn chứa gần đầu nạp.

Hình 5, 6, 7 cho thấy người sử dụng không nhận thức được mức độ nguy hiểm của

việc sử dụng LPG không đúng quy định. Hình 5 là hình ảnh của việc san chiết gas trái

phép. Trong khi nạn san chiết gas giả vẫn chưa được giải quyết triệt để thì việc các

phụ kiện, bình gas không được kiểm định cũng đã, đang và sẽ gây ra những hiểm họa

khó lường cho người sử dụng LPG. Hình 6 chỉ rõ việc sử dụng dây dẫn gas sai quy

định. Hình 7 giới thiệu hình ảnh sử dụng gas không đúng mục đích.

Hình 5. San gas trái phép Hình 6. Dây dẫn gas

sai quy định

Hình 7. Sử dụng gas

không đúng mục đích

. Hình 8, 9, 10 cho thấy hình ảnh sử

dụng chai gas thương mại trong nhà hàng không bảo đảm an toàn do người sử dụng

không tuân thủ đúng các quy định an toàn. Ý thức coi thường pháp luật của một số cơ

sở kinh doanh gas cùng với sự kém hiểu biết, thiếu ý thức của chính những người sử

dụng LPG ở Việt Nam là nguyên nhân dẫn đến một số sự cố đã xảy ra và nguy cơ tiềm

ẩn sẽ xảy ra những thảm họa trong sử dụng LPG nếu không có biện pháp phòng ngừa

thích hợp.

www.sosmoitruong.com

24

Thành phần chủ yếu của LPG là hyđrôcacbon, đây chính là những chất gây ô nhiễm

không khí. Các hyđrôcacbon ở nồng độ cao sẽ làm giảm khả năng hấp thu ôxy của thực

vật và tạo phản ứng quang hoá làm mất đi nguyên tắc cơ bản về loài, sự tàn phá môi

trường tự nhiên rộng. Khi LPG có mặt với nồng độ cao trong không khí sẽ làm giảm

nồng độ ôxy trong không khí xuống dưới ngưỡng có thể hô hấp, gây tử vong cho người

và động vật. Khí hyđrôcacbon thoát ra ngoài có thể do các nguyên nhân như xả khí

trong trường hợp giảm áp sự cố, rò rỉ khí đường ống, van và các chỗ nối hoặc do vỡ

đường ống.

* Đối với rò rỉ đường ống dưới nước:

Khí hyđrôcacbon rò rỉ từ đường ống dẫn khí dưới nước sẽ làm xáo trộn trầm tích

đáy, gây đục nước, làm tăng hàm lượng hyđrô trong nước, cản trở sự hô hấp và phát

triển của các loài sinh vật sống dưới nước do sự tạo váng trên bề mặt, nhưng chủ yếu

gây ảnh hưởng cục bộ trong một thời gian ngắn đối với sinh vật đáy và sinh vật nổi do

khí thoát ra sẽ nhanh chóng bay hơi và phát tán.

2.1.2. Tác động tới môi trường do cháy, nổ

- Sự cố nổ thiết bị chứa LPG gây tác động cơ học, tác động do quá áp, bức xạ nhiệt

đối với thiết bị, công trình, tạo khói gây ô nhiễm môi trường.

- Hậu quả của sự cố cháy nổ là để lại một lượng lớn các chất ô nhiễm không khí như

NOx, COx, SOx, peroxit hữu cơ, gốc tự do hữu cơ, bụi cácbon… trong môi trường khu

vực xảy ra đám cháy. Sự cố cháy cũng sẽ tạo ra bức xạ nhiệt quá giới hạn chịu đựng của

con người và sinh vật xung quanh, nếu không được cứu chữa kịp thời có thể phát triển

lan rộng.

- Trong trường hợp vỡ đường ống đi qua khu rừng ngập mặn, rừng tràm vào mùa

khô… đám cháy có thể lan vào những khu vực này gây ra những vụ cháy rừng ảnh

hưởng trực tiếp đến cây rừng và các loài sinh vật dẫn đến sự di cư của các loài sinh vật

sống trong rừng làm mất cân bằng sinh thái.

- Trong trường hợp vỡ đường ống khí dưới nước, khí thoát ra vào môi trường nước

sẽ gây các tác động như:

+ Làm tăng hàm lượng mêtan trong nước từ 10 – 100 lần so với ban đầu.

+ Thay đổi đặc tính hoá học của nước như làm giảm hàm lượng ôxy hoà tan…

+ Gây xáo trộn trầm tích, có thể gây chết các động vật đáy, động vật nổi, cá và các

loài sinh vật nước khác…

2.2. Các ảnh hƣởng của sự cố LPG đối với sức khỏe con ngƣời

2.2.1. Những ảnh hưởng do sự cố rò rỉ LPG

a) Các ảnh hưởng của LPG lên hệ hô hấp:

- Ở nồng độ thấp dưới 0,1% khí LPG không phải là chất độc hại.

- Ở nồng độ dưới 1% khí LPG không gây ra triệu chứng đặc biệt nào.

- Nồng độ LPG cho phép làm việc lâu dài là 0,25%.

- Nồng độ khí LPG trên 1% có thể gây ra choáng nhẹ sau vài phút, tuy nhiên không

gây kích thích rõ rệt lên mũi và họng. Nồng độ LPG quá cao có thể chiếm chỗ của ôxy

trong không khí và gây ngạt. Sự thiếu ôxy bắt đầu xảy ra khi nồng độ ôxy thấp hơn

18%. Các triệu chứng khi thiếu ôxy thường gặp: Từ 12 - 16%: Thở gấp; Từ 10 - 14%:

www.sosmoitruong.com

27

người sẽ bị kích thích mắt, rối loạn tiêu hoá, viêm phê quản, tổn thương răng, có thể

dẫn đến tử vong..

c) Tác động của nhiệt độ

Do ảnh hưởng bởi việc tăng nhiệt độ không khí xung quanh, nhiệt độ cơ thể tăng

lên cao hơn mức bình thường sẽ dẫn đến nhanh chóng làm suy kiệt cơ thể, khi nhiệt độ

cơ thể tăng tới 40oC, có thể dẫn tới mất ý thức.

d) Hạn chế tầm nhìn

Lượng khói phát sinh từ sự cố cháy nổ sẽ có thể làm giảm tầm nhìn dẫn tới làm

giảm đáng kể tốc độ thoát hiểm và có các ảnh hưởng tương đương như ảnh hưởng của

bức xạ nhiệt ở cường độ 5 KW/m2 với lượng khói chiếm 15% thể tích không khí, sẽ

gây khó khăn cho việc tìm đến đường thoát hiểm do ảnh hưởng của độ độc và tầm

nhìn. Nó cũng có những ảnh hưởng đến con người tương tự như bức xạ nhiệt ở cường

độ 12,5 KW/m2.

e) Hư hỏng thiết bị

Người ta đã xác định được vùng nguy hiểm khi xảy ra sự cố cháy các bồn chứa

LPG do tác động của việc tăng quá áp suất như thể hiện ở Bảng 3.

Bảng 3. Ảnh hƣởng của áp suất bồn chứa LPG khi xảy ra cháy nổ

Mức độ

(bar) Ảnh hƣởng

0,35 Gây thiệt hại nghiêm trọng tới nhà xưởng và thiết bị công nghệ

0,21 Gây sụp đổ công trình bằng gạch, mức gây tử vong 100% cho những người bên

trong công trình và 30% cho những người ở bên ngoài công trình

0,1 Gây thiệt hại nhà xưởng và thiết bị có thể sửa chữa được; mức độ gây tử vong

30% cho những người ở bên ngoài công trình

0,05 Gây vỡ các kính cửa sổ gây thương thương tích cho người

0,02 Vỡ 10% kính cửa sổ; có khả năng gây thương vong do các mảnh kính văng

2.3. Cách xử lý các tai nạn khi tiếp xúc với LPG

a) Nếu có người bị choáng khi làm việc trong môi trường LPG:

- Người vào cấp cứu phải mang đầy đủ mặt nạ phòng độc.

- Nhanh chóng đưa người bị nạn ra nơi thoáng khí.

- Thực hiện thao tác hô hấp nhân tạo nếu nạn nhân bị ngừng thở.

- Thông báo ngay cho nhân viên y tế.

b) Nếu bị LPG lỏng phun vào da:

- Nhanh chóng đưa nạn nhân ra ngoài, dùng nước đổ nhẹ lên vùng da bị bỏng cho

đến khi hết LPG.

- Cấm làm nóng, lau hay phun khí nóng lên vùng da bị bỏng.

www.sosmoitruong.com

28

- Nhẹ nhàng gỡ (hoặc cắt) bỏ quần áo và quấn nhẹ quanh vùng bị bỏng bằng băng

vải tiệt trùng.

- Đưa người bị nạn đến trạm y tế gần nhất.

c) Nếu bị LPG lỏng phun vào mắt:

- Nhanh chóng đưa người bị nạn ra ngoài, dùng nước đổ nhẹ lên mắt cho đến khi

hết LPG.

- Cấm làm nóng, lau mắt.

- Băng cả hai mắt bằng băng vải tiệt trùng.

- Đưa người bị nạn đến trạm y tế gần nhất.

III. XỬ LÝ CÁC TÌNH HUỐNG KHẨN CẤP KHI SỬ DỤNG GAS

3.1. Nghi ngờ có rò rỉ gas - Chƣa xác định đƣợc vị trí

1) Kiểm tra toàn bộ hệ thống để xem có dấu hiệu nào của gas rò rỉ như mùi, hoặc

tiếng xì hơi.

2) Làm động tác thử với nước xà phòng, bôi nước xà phòng vào, bong bóng sẽ nổi

lên ở chỗ xì. Không dùng diêm quẹt hoặc mồi lửa để thử.

3) Nối lại các chỗ nối và thử. Nếu gas xì ở trong nhà, cần phải quạt thông gió hoàn

toàn cho gas xì thoát hết ra khỏi nhà trước khi bật bếp nấu ăn.

4) Không được làm hỏng bất kỳ bộ phận nào của một hệ thống cố định.

3.2. Gas xì - Chƣa phát hỏa

1) Nếu có thể, chấm dứt việc xì gas bằng cách đóng van.

2) Thông gió toàn bộ khu vực xì gas cho đến khi không khí trong lành trở lại.

3) Không để cho gas lỏng dính vào người.

4) Nếu không thể khống chế việc xì gas, thận trọng đem bình gas đến chỗ thông

thoáng an toàn. Giữ cho chỗ xì hướng lên trên để cho chỉ có khí gas xì ra mà lỏng

không trào ra được.

5) Nếu không thể dời được bình gas đi nơi khác, cần phải xua gas đi bằng vòi xịt

hơi nước và làm thông thoáng tối đa.

6) Đặt bình gas cách nguồn lửa ít nhất 20 mét cho tới khi gas thoát hết ra khỏi

bình. Những nguồn lửa này có thể bao gồm các thiết bị điện không chịu lửa, ánh

sáng flash của camera, điện thoại, radio, động cơ xe và bất kỳ thiết bị điện nào có thể

phát ra tia lửa.

3.3. Bình gas bị đặt vào sức nóng quá mức

1) Đứng càng xa càng tốt, dùng vòi nước xịt để làm mát bình gas.

2) Di dời nguồn lửa nếu có thể.

3.4. Thiết bị hoặc bình gas bị rò rỉ - Đã phát hỏa

1) Trường hợp van chưa hỏng, đóng van nếu có thể và để cho lửa thoát ra ngoài.

Không sử dụng lại bình gas hoặc thiết bị cho tới khi kiểm định lại.

www.sosmoitruong.com

38

LPG cho từng cửa hàng bán LPG chai theo mẫu quy định tại Phụ lục II kèm theo Nghị

định này, có thời hạn hiệu lực trong 05 (năm) năm kể từ ngày cấp; khi hết thời hạn

hiệu lực thương nhân phải làm thủ tục theo quy định để được chứng nhận thời gian

tiếp theo; trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do để thương

nhân tiếp tục hoàn thiện hồ sơ theo quy định để được cấp Giấy chứng nhận đủ điều

kiện kinh doanh LPG.

3. Cửa hàng bán LPG chai được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh

LPG chai phải nộp phí và lệ phí theo quy định của Bộ Tài chính.

Điều 31. Quyền của cửa hàng bán LPG chai

1. Lựa chọn, ký hợp đồng bán LPG chai cho tối đa 03 (ba) thương nhân kinh doanh

LPG đáp ứng đủ điều kiện quy định tại Nghị định này.

2. Không mua, bán LPG chai trôi nổi trên thị trường không có nguồn gốc xuất xứ,

không phù hợp với hợp đồng.

3. Không được phép chiếm giữ chai LPG hoặc bán LPG chai của đại lý hoặc tổng

đại lý hoặc của thương nhân kinh doanh LPG khác đang lưu thông trên thị trường.

4. Thực hiện chế độ ghi chép hoá đơn, chứng từ trong các khâu kinh doanh theo

quy định của Bộ Tài chính.

Điều 32. Nghĩa vụ của cửa hàng bán LPG chai

1. Chỉ treo biểu hiệu, lo go của thương nhân kinh doanh LPG đầu mối mà thương

nhân chủ sở hữu cửa hàng ký hợp đồng đại lý; biển hiệu phải ghi đầy đủ, rõ ràng theo

quy định của pháp luật, trong đó có ghi rõ số Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

chủ sở hữu cửa hàng.

2. Niêm yết giá bán và bán đúng giá LPG chai do bên giao đại lý quy định (đại lý

hoặc tổng đại lý hoặc thương nhân kinh doanh LPG đầu mối); chịu sự quản lý, kiểm

tra, giám sát của thương nhân đó và cơ quan chức năng có thẩm quyền.

3. Chỉ bán các loại LPG chai đáp ứng đủ điều kiện lưu thông trên thị trường quy

định tại Điều 21 Nghị định này; không bán LPG chai của thương nhân khác ngoài hợp

đồng; nghiêm cấm bán LPG chai mini nạp lại (đối với chai mini chỉ sử dụng một lần,

không được phép nạp lại).

4. Chỉ bán LPG chai cho thương nhân kinh doanh LPG đáp ứng đủ điều kiện quy

định mà cửa hàng ký hợp đồng làm đại lý.

Thông tư số 41/2011/TT-BCT của Bộ Công Thương cũng quy định từ Điều 28 đến

Điều 30 về điều kiện chung đối với cửa hàng kinh doanh LPG như sau:

Điều 28. Quy định chung đối với cửa hàng LPG

Cửa hàng LPG phải thực hiện các quy định có liên quan từ Điều 3 đến Điều 6

Thông tư này và các yêu cầu sau đây:

1. Phải tuân thủ các điều kiện quy định từ Điều 29 đến Điều 32 Nghị định số

107/2009/NĐ-CP, được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh LPG và các

quy định tại Thông tư này.

2. Kết cấu xây dựng, bậc chịu lửa của cửa hàng tối thiểu bậc II. Thiết bị điện của

cửa hàng phải là loại phòng nổ, cách chai LPG tối thiểu 1,5 m.

www.sosmoitruong.com

42

phải đáp ứng theo quy chuẩn kỹ thuật/

tiêu chuẩn mới nhất của Quốc gia về xi téc vận chuyển LPG, đồng thời phải đáp ứng

yêu cầu kỹ thuật đối với phương tiện vận chuyển:

- Xi téc chứa nhiên liệu phải được làm bằng hợp kim nhôm, thép không gỉ, nếu làm

bằng thép thường phía trong phải phủ bằng lớp phủ (coating) màu sáng được chứng

nhận phù hợp. Mỗi khoang phải có một đường ống xả đáy có lắp van để dễ dàng lấy

mẫu và xả nước. Không được hợp nhất các đường ống xả đáy.

- Các cửa nạp và cấp nhiên liệu phải có các đầu khớp nối (coupling) có kích thước

và thiết kế thích hợp để đảm bảo giao nhận với mức độ an toàn nhất.

- Hai bên thành xe vận chuyển phải ghi rõ tên loại nhiên liệu vận chuyển, có biểu

tượng chất lỏng dễ cháy, cấm lửa, tên công ty chủ quản và số điện thoại đường dây

nóng.

- Xi téc ô tô vận chuyển phải được kiểm tra và làm ,

khi chuyển đổi chủng loại vận chuyển, theo thời gian định kỳ, phát hiện nhiễm bẩn

trong quá trình vận chuyển và sau khi xe được sửa chữa.

b) Vận chuyển bằng đường thủy

Tàu, sà lan vận chuyển LPG phải đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật/tiêu chuẩn của Quốc

gia về phương tiện vận tải chất lỏng đường biển, đường thủy nội địa, đồng thời phải

đáp ứng yêu cầu kỹ thuật đối với phương tiện vận chuyển LPG:

- Khí dầu mỏ hoá lỏng phải được vận chuyển tới kho chứa bằng các tàu chuyên

dụng và tiếp nhận bằng hệ thống riêng biệt hoàn toàn.

- Tàu, sà lan vận chuyển nhiên liệu không được lắp các ống gia nhiệt bằng đồng

hoặc hợp kim đồng.

- Các hầm hàng phải độc lập nhau, không để thẩm thấu nhiên liệu giữa các hầm

chứa nhiên liệu với nhau và giữa các hầm chứa với hầm giữ thăng bằng của tàu. Nắp

của các hầm chứa phải kín, không để lọt nước vào trong quá trình vận chuyển; các nắp

đậy, van nhập, van xuất hoặc đường vào, đường ra phải được đóng kín, phải được

niêm phong khi vận chuyển để quản lý chặt chẽ số lượng và chất lượng nhiên liệu

trong khâu vận chuyển.

- Nếu sử dụng tàu, sà lan chuyên chở nhiều loại nhiên liệu, thì hầm LPG phải có

đường ống nhập, xuất riêng biệt, các hầm chứa phải tách rời nhau bằng một khoang

trống. Người vận chuyển phải làm sạch các hầm hàng theo quy định trước khi vận

chuyển nhiên liệu.

Tổ chức IMO có quy định yêu cầu về mã hoá hàng; quy trình bốc xếp, vận chuyển;

khoảng cách an toàn; ngăn ngừa sự cố; giải quyết tai nạn xảy ra; thông báo cho cảng biết

trước khi nhập cảng các loại hàng hoá nguy hại; lưu kho và vận chuyển hàng v.v…

* Các yêu cầu trước khi giao nhận LPG đối với tàu biển:

- Yêu cầu đối với kho cảng: Phải đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật chất kỹ thuật

như: bồn đủ sức chứa, đủ các điều kiện giao nhận hàng, đủ hệ thống thông tin, đảm

bảo đủ hệ thống chiếu sáng cho các khu vực liên quan đến làm hàng; Các thiết bị phụ

trợ cầu cảng phải đảm bảo chắc chắn cho tàu neo đậu; Các phương tiện không được

phép qua lại khu vực làm hàng; Cấm các công việc sinh nhiệt trên cầu cảng…

www.sosmoitruong.com

45

- Ống dẫn LPG phải đặt cách các đường ống khác 50 cm và sơn màu để dễ dàng

nhận biết.

- Khi xuất nhập sản phẩm từ phương tiện vận chuyển phải kiểm tra khả năng làm

việc của van giảm áp, trước khi mở van đưa LPG vào ống dẫn phải điều chỉnh áp suất

của khí sau khi giảm áp. Khi mở phải mở từ từ.

2.2. An toàn trong việc sử dụng và vận chuyển chai chứa LPG

Việc sử dụng và vận chuyển chai chứa LPG phải tuân thủ các quy định cụ thể từ

Điều 31 đến Điều 40 Thông tư số 41/2011/TT-BCT của Bộ Công Thương với các nội

dung chủ yếu như sau:

Điều 31. Quy định chung trong sử dụng và vận chuyển chai chứa LPG

1. Chai chứa LPG phải:

a) Còn nguyên hình dạng thiết kế ban đầu, đã được kiểm định kỹ thuật an toàn và

chưa quá thời hạn kiểm định;

b) Đăng ký sử dụng, đăng ký nhãn hiệu hàng hoá theo quy định của pháp luật;

c) Được niêm phong đúng quy cách;

d) Có đầy đủ hồ sơ được lưu trữ theo quy định;

đ) Có nguồn gốc xuất xứ, phù hợp với hợp đồng mua, bán hoặc hợp đồng đại lý

kinh doanh LPG và đáp ứng yêu cầu quy định tại Điều 20, Điều 21 Nghị định số

107/2009/NĐ-CP.

2. LPG trong chai phải bảo đảm đúng khối lượng theo thiết kế, nhãn hiệu hàng hoá,

tiêu chuẩn chất lượng đã công bố.

3. Khi cung cấp chai chứa LPG cho khách hàng sử dụng, cửa hàng LPG phải cung

cấp cho khách hàng 01 bản phiếu giao hàng và có 01 bản lưu tại cửa hàng, trong đó

phải có các thông tin tối thiểu: Số sêri chai, loại chai, thời gian kiểm định gần nhất ghi

trên chai, tên, địa chỉ và điện thoại liên hệ của cửa hàng, tên và địa chỉ khách hàng sử

dụng, ngày giao chai cho khách hàng.

Điều 32. Quy định an toàn đối với việc vận chuyển chai chứa LPG tới khách

hàng sử dụng

Xe gắn máy (hai bánh) vận chuyển chai chứa LPG phải có giá đỡ chắc chắn, chai

phải luôn ở vị trí thẳng đứng, van chai hướng lên trên; Nghiêm cấm việc vận chuyển

chai chứa LPG cùng với người trong thang máy.

Điều 33. Quy định về trách nhiệm an toàn của cửa hàng LPG đối với khách

hàng sử dụng

1. Phải cung cấp tài liệu hướng dẫn và hướng dẫn trực tiếp các thông tin cần thiết

về an toàn khi sử dụng LPG, các biện pháp đề phòng, các bước xử lý khi LPG rò rỉ;

Quy trình sử dụng bếp ga, chai chứa và các phụ kiện kèm theo cho khách hàng sử

dụng bếp ga, chai chứa LPG của cửa hàng.

2. Kiểm tra độ kín của van chai, các đầu nối và ống mềm sau khi lắp đặt mới hoặc

thay chai chứa LPG xong, có sự chứng kiến quá trình kiểm tra và ký tên xác nhận vào

biên bản giao nhận của khách hàng sử dụng.

www.sosmoitruong.com

78

- Bố trí cân đối, hợp lý, mỹ quan, vệ sinh và an toàn lao động.

- Bố trí cửa ra vào và thoát nạn theo đúng quy định.

- Phải sử dụng thiết bị chiếu sáng đảm bảo an toàn cháy, nổ.

k) Kho chứa hàng phải đảm bảo những yêu cầu cơ bản sau:

- Không được bố trí kho trong phòng kín, hầm kín.

- Được phép bố trí kho gần phòng bán hàng, hoặc cạnh phòng bán hàng (tùy theo

diện tích và quy mô toàn bộ cửa hàng).

- Kho chứa hàng phải có ít nhất 01 cửa chính và 01 cửa phụ các cánh cửa phải làm

bằng vật liệu có giới hạn chịu lửa ít nhất 30 min.

- Diện tích xếp đặt, tồn chứa chai LPG phải thông thoáng, đảm bảo bất kỳ rò rỉ khí

dầu mỏ hoá lỏng nào cũng không có khả năng gây cháy.

4.1.3. Cung cấp điện

a) Việc lắp đặt hệ thống điện và các thiết bị dùng điện phải tuân thủ theo các tiêu

chuẩn, quy phạm kỹ thuật hiện hành.

b) Toàn bộ thiết bị điện trong tủ điện phải được khống chế chung bằng một thiết bị

đóng ngắt điện (áp tô mát hoặc cầu dao kiêm cầu chì có hộp kín).

c) Hệ thống điện phải là hệ thống phòng nổ; dây dẫn đi trong ống kín; đèn và công

tắc là loại phòng nổ.

d) Các dây dẫn không được đấu nối giữa chừng trên dây, chỉ được đấu nối tại các

hộp phòng nổ.

e) Tất cả các thiết bị điện trong cửa hàng phải lắp đặt cách lớp chai LPG tối thiểu

1,5m.

4.2. Quy định về an toàn phòng cháy chữa cháy

4.2.1. Yêu cầu phòng cháy chữa cháy

a) Nhân viên cửa hàng phải được huấn luyện về PCCC và được cấp giấy chứng chỉ

về PCCC.

b) Cửa hàng phải có biển “CẤM LỬA”, “CẤM HÚT THUỐC”, tiêu lệnh, nội quy

PCCC dễ thấy, dễ đọc.

c) Cửa hàng khí dầu mỏ hoá lỏng phải được trang bị các thiết bị chữa cháy sau:

+ 01 bình chữa cháy CO2, loại 5 kg;

+ 02 bình chữa cháy bằng bột loại 8 kg;

+ 02 bao tải gai hoặc chăn chiên;

+ 01 thùng nước 20 lít;

+ 01 chậu nước xà phòng 2 lít.

d) Tất cả thiết bị chữa cháy phải để ở nơi thuận tiện gần cửa ra vào hoặc tại vị trí

an toàn trên các đường giữa các chồng chai LPG để sẵn sàng sử dụng khi cần thiết.

e) Phát hiện và xử lý chai khí dầu mỏ hoá lỏng khi bị rò rỉ

www.sosmoitruong.com

79

- Phải thường xuyên kiểm tra để phát hiện rò rỉ. Khi phát hiện mùi gas, hoặc thiết

bị báo động phát tín hiệu, phải nhanh chóng xác định nơi bị rò rỉ. Dùng nước xà phòng

bôi lên những nơi nghi rò rỉ để xác định có bị rò rỉ hay không. Tuyệt đối không được

dùng ngọn lửa để tìm chỗ rò rỉ;

- Đánh dấu chai bị rò rỉ và chỗ rò rỉ;

- Phải loại trừ ngay bất kỳ nguồn gây cháy nào gần khu vực chai LPG;

- Bịt chặt chỗ rò rỉ lại và kịp thời di chuyển chai bị rò rỉ ra ngoài, đặt xa nguồn lửa

và nơi đông người;

- Phải thông báo cấm hút thuốc và các nguồn gây cháy;

- Không được tháo bỏ hoặc sửa van chai đã bị hư hỏng, mà chuyển cho cơ sở nạp

xử lý;

- Khoanh vùng xếp đặt các chai bị rò rỉ, có treo biển cấm người qua lại và thông

báo ngay sự cố cho người cung cấp hàng.

f) Cấm tiến hành việc sửa chữa, bảo dưỡng chai LPG tại cửa hàng. Các chai hư

hỏng cần sửa chữa phải được chuyển đến bộ phận có chức năng.

g) Cấm mọi hình thức sang chiết nạp chai LPG tại các cửa hàng.

h) Cấm bán chai khí dầu mỏ hoá lỏng mini nạp lại (đối với chai LPG mini chỉ sử

dụng một lần không được phép nạp lại).

4.2.2. Yêu cầu an toàn đối với việc xếp dỡ, tồn chứa và bày bán chai LPG tại cửa

hàng

- Xếp dỡ chai chứa LPG phải được tiến hành theo từng lô, từng dãy.

- Các loại chai LPG có thể được xếp chồng lên nhau ở tư thế thẳng đứng, vững

chắc. Độ cao tối đa mỗi chồng là 1,5 m. Khi xếp chồng chai LPG có các loại kích

thước khác nhau thì xếp theo nguyên tắc lớp chai nhỏ xếp chồng lên lớp chai lớn hơn.

Khoảng cách giữa các dãy không nhỏ hơn 1,5 m.

- Lượng khí dầu mỏ hoá lỏng trong tất cả các chai được phép tồn chứa tại cửa hàng

là 500 kg đối với diện tích tối thiểu 12 m2 theo quy định ở 5.3 và được phép chứa thêm

60 kg cho mỗi mét vuông diện tích tăng thêm của khu vực kho tồn chứa hoặc cửa hàng

nói chung, không kể khu bán hàng.

- Trong mọi trường hợp tổng trọng lượng khí dầu mỏ hoá lỏng tồn trữ tại cửa hàng

không được vượt quá 1.000 kg.

- Các chai chứa khí dầu mỏ hoá lỏng, khi bán cho khách hàng phải còn nguyên

niêm phong, tuyệt đối kín, bảo đảm chất lượng, khối lượng và nhãn mác đã đăng ký.

- Chỉ cho phép trưng bày lâu dài trên các giá quảng cáo những chai khí dầu mỏ hoá

lỏng rỗng hoặc chai khí dầu mỏ hoá lỏng giả.

- Khi tồn chứa cũng như khi bày bán, van chai luôn đóng kín.

- Không được cất giữ chai khí dầu mỏ hoá lỏng ở khu vực cửa ra vào, ở nơi hay có

người qua lại.

- Chỉ cho phép tồn chứa chai khí dầu mỏ hoá lỏng rỗng ngoài trời với điều kiện

trong nhà không còn diện tích. Nghiêm cấm tồn chứa chai khí dầu mỏ hoá lỏng rỗng

trên mái nhà.

www.sosmoitruong.com

80

4.2.3. Yêu cầu an toàn đối với việc vận chuyển chai LPG

- Xe ô tô vận chuyển chai LPG phải có sàn bằng vật liệu không bắt lửa và không

phát lửa do ma sát hặc được lót bằng vật liệu trên. Xe phải được trang bị ít nhất 01

bình chữa cháy bột khô loại 5 kg. Lái xe phải có chứng chỉ đã qua huấn luyện phòng

cháy chữa cháy.

- Xe phải có thùng chắc chắn, có thể có mui hoặc bạt che mà vẫn đảm bảo thông

thoáng tốt.

- Chai khí dầu mỏ hoá lỏng có dung tích chứa trên 100 lít chỉ được chất đứng 01

lớp. Chai có dung tích chứa đến 100 lít có thể chồng đứng từ 02 đến 04 lớp, nhưng

không vượt quá chiều cao thùng xe và chiều cao quy định trong giao thông, phải được

neo buộc chắc chắn và cứ giữa 02 lớp bắt buộc phải có 01 lớp ván lót.

4.2.4. Quy định phòng cháy và chữa cháy, an ninh, trật tự, an toàn lao động, vệ

sinh lao động, bảo vệ môi trường và đo lường, chất lượng

Nghị định 107/NĐ-CP của Chính phủ về kinh doanh khí dầu mỏ hoá lỏng quy định

tại Điều 6. Phòng cháy và chữa cháy, an ninh, trật tự, an toàn lao động, vệ sinh lao

động, bảo vệ môi trường và đo lường, chất lượng:

1. Cơ sở kinh doanh khí dầu mỏ hoá lỏng phải thường xuyên tuân thủ các quy định

của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy; an ninh, trật tự; an toàn lao động, vệ sinh lao

động, bảo vệ môi trường và đo lường, chất lượng trong quá trình hoạt động kinh doanh.

2. Thương nhân kinh doanh khí dầu mỏ hoá lỏng phải tổ chức kiểm tra định kỳ cơ

sở kinh doanh khí dầu mỏ hoá lỏng thuộc mình quản lý tuân thủ các quy định của pháp

luật về an toàn, phòng cháy và chữa cháy; an ninh, trật tự; an toàn lao động, vệ sinh

lao động, bảo vệ môi trường và đo lường, chất lượng.

3. Cán bộ, nhân viên làm việc tại cơ sở kinh doanh khí dầu mỏ hoá lỏng, kinh

doanh dịch vụ khí dầu mỏ hoá lỏng, kể cả người điều khiển phương tiện vận chuyển

khí dầu mỏ hoá lỏng phải được đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ về phòng cháy và chữa

cháy, an toàn lao động, vệ sinh lao động, bảo vệ môi trường, bảo quản, đo lường, chất

lượng khí dầu mỏ hoá lỏng được cấp Giấy chứng nhận theo quy định của pháp luật.

V. TRÁCH NHIỆM, NGHĨA VỤ CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN BẢO VỆ

MÔI TRƢỜNG TRONG KINH DOANH KHÍ DẦU MỎ HOÁ LỎNG

Theo nghị định số 107/NĐ-CP của Chính phủ thì nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân bảo

vệ môi trường trong kinh doanh khí dầu mỏ hoá lỏng được quy định như sau:

Điều 9. Nghĩa vụ của thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu LPG

3. Thực hiện kiểm định kỹ thuật an toàn và đăng ký theo quy định các chai LPG,

thiết bị phụ trợ dùng LPG thuộc sở hữu thương nhân; kiểm tra chất lượng, bảo

dưỡng và thay thế các chai LPG, thiết bị phụ trợ dùng LPG, bảo đảm an toàn cho

người sử dụng.

Điều 10. Điều kiện sản xuất, chế biến LPG

Thương nhân đáp ứng đủ điều kiện sau đây được sản xuất, chế biến LPG:

www.sosmoitruong.com

81

1. Có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, trong đó có đăng ký sản xuất, chế biến

LPG.

2. Có cơ sở sản xuất, chế biến LPG theo đúng quy hoạch, dự án đã được cấp có

thẩm quyền phê duyệt cho phép đầu tư xây dựng.

3. Có Giấy chứng nhận đủ điều kiện kỹ thuật sản xuất, chế biến LPG.

4. Có phòng thử nghiệm chất lượng LPG đủ năng lực để kiểm tra chất lượng LPG

theo quy định hiện hành.

5. Có kho LPG (ngoài sức chứa kho đã được phê duyệt trong dự án đầu tư) với

tổng dung tích các bồn chứa tối thiểu 5.000 m3 (năm nghìn mét khối) được xây dựng

theo quy hoạch, bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật hiện hành để tiếp nhận LPG nhập khẩu từ

tầu hoặc phương tiện vận chuyển khác.

Điều 12. Nghĩa vụ của thương nhân sản xuất, chế biến LPG

1. Trước khi đưa sản phẩm LPG do nhà máy sản xuất vào lưu thông lần đầu trên thị

trường phải được Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp với các Bộ, ngành liên quan

kiểm tra, xác nhận bảo đảm điều kiện quy định về an toàn, tiêu chuẩn chất lượng quy

định và phải tuân thủ quy định về an toàn, bảo đảm chất lượng LPG trong suốt quá

trình sản xuất, chế biến.

2. Thường xuyên kiểm tra an toàn đối với máy, thiết bị, dây chuyền công nghệ để

phát hiện và kịp thời khắc phục các dấu hiệu không bảo đảm an toàn trong quá trình

sản xuất, chế biến LPG.

3. Khu vực sản xuất, chế biến LPG phải có biển đề: “Cấm lửa”, “Cấm hút thuốc”,

“Không có nhiệm vụ miễn vào”, “Nội quy phòng cháy và chữa cháy”, “Nội quy ra vào

khu vực sản xuất, chế biến” treo tại nơi dễ thấy, dễ đọc.

Điều 13. Điều kiện đối với thương nhân phân phối LPG cấp I

1. Có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, trong đó có đăng ký kinh doanh LPG.

2. Có kho LPG với tổng sức chứa các bồn tối thiểu 800 m3 (tám trăm mét khối) để

tiếp nhận LPG từ tầu hoặc phương tiện vận chuyển khác, được xây dựng theo quy

hoạch, bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật hiện hành, thuộc sở hữu thương nhân hoặc đồng sở

hữu góp vốn xây dựng.

3. Có tối thiểu 300.000 (ba trăm nghìn) chai LPG các loại (trừ chai LPG mini)

thuộc sở hữu thương nhân; nhãn hàng hoá và thương hiệu đã đăng ký theo quy định

của pháp luật tại cơ quan chức năng có thẩm quyền.

4. Có trạm nạp LPG vào chai đã được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện nạp LPG

vào chai quy định tại Điều 17 Nghị định này.

5. Có hệ thống phân phối LPG trực thuộc, bao gồm: cửa hàng bán LPG chai hoặc

trạm cấp LPG hoặc trạm nạp LPG vào ô tô và có tối thiểu 20 (hai mươi) đại ký kinh

doanh LPG (tổng đại lý và đại lý hoặc các đại lý) đáp ứng đủ điều kiện quy định tại

Nghị định này.

Điều 15. Nghĩa vụ của thương nhân phân phối LPG cấp I

Thương nhân phân phối LPG cấp I phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ như thương

nhân xuất khẩu, nhập khẩu LPG quy định tại Điều 9 Nghị định này.

www.sosmoitruong.com

82

Điều 43. Nghĩa vụ của thương nhân kinh doanh dịch vụ cho thuê kho, cảng xuất

nhập, giao nhận LPG

1. Thực hiện đúng cam kết hợp đồng với khách hàng; chịu trách nhiệm về khối

lượng, chất lượng LPG và bảo đảm an toàn trong thời gian bảo quản LPG tại kho của

thương nhân.

2. Tuân thủ các điều kiện quy định phòng cháy và chữa cháy; an ninh, trật tự, an

toàn lao động và môi trường trong quá trình thực hiện dịch vụ.

Điều 44. Điều kiện kinh doanh dịch vụ vận chuyển LPG

1. Có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, trong đó có đăng ký kinh doanh dịch

vụ vận chuyển LPG.

2. Có phương tiện vận chuyển LPG thuộc sở hữu hoặc đồng sở hữu theo hợp đồng

liên doanh, liên kết góp vốn, đáp ứng đủ điều kiện quy định và có đủ hồ sơ và giấy tờ

cần thiết theo quy định của pháp luật: Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm, Giấy

chứng nhận kiểm định thiết bị đo kiểm và an toàn, Giấy đăng kiểm về tiêu chuẩn chất

lượng và bảo vệ môi trường, còn hiệu lực thi hành.

Điều 55. Quản lý đo lường, chất lượng LPG

1. Tổ chức và cá nhân kinh doanh LPG chỉ được phép lưu thông tiêu thụ các loại

LPG có chất lượng phù hợp với quy chuẩn hiện hành; cấm nhập khẩu, lưu thông tiêu

thụ các loại LPG không bảo đảm chất lượng gây tác hại đến môi trường và sức khoẻ

con người.

2. Thương nhân kinh doanh LPG phải tuân thủ các quy định hiện hành về quản lý

đo lường, chất lượng LPG trong quá trình nhập khẩu, sản xuất, chế biến, tồn trữ, giao

nhận, vận chuyển và lưu thông LPG trên thị trường; chịu trách nhiệm về khối lượng,

chất lượng LPG thuộc hệ thống phân phối thương nhân quản lý.

3. Bộ Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm tổ chức chỉ đạo thực hiện việc kiểm

định thiết bị đo lường LPG theo quy định hiện hành của pháp luật về đo lường; có kế

hoạch trang bị đầy đủ thiết bị kiểm tra chất lượng LPG đảm bảo độ chính xác, đáp ứng

kịp thời và thuận tiện của công tác kiểm tra./.

1. Pháp luật quy định t ơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ

khí dầu mỏ hoá lỏng (LPG) phải y bảo vệ môi trường

?

2. Anh ( ) hã ơ sở kinh doanh dịch vụ khí dầu mỏ

hoá d

trường?

www.sosmoitruong.com