87
1 BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG CỤC VIỄN THÔNG --------- BÁO CÁO ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ KHẢO SÁT, PHÂN TÍCH CÁCH THỨC QUẢN LÝ PHƠI NHIỄM ĐIỆN TỪ TRƯỜNG ĐÀI PHÁT THANH, ĐÀI TRUYỀN HÌNH CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI TỪ ĐÓ ĐỀ XUẤT HÌNH THỨC QUẢN LÝ TRONG LĨNH VỰC NÀY TẠI VIỆT NAM Mã số: 12-14-KHKTCS-QL Đơn vị chủ trì: Chủ trì nhiệm vụ: Phòng Chất lượng Phạm Mạnh Hà Cộng tác viên: Nguyễn Quý Hiếu Vũ Hoàng Hiếu Lê Tiến Hiệu Trần Quốc Bình Lưu Trường Sơn Vương Mạnh Tuấn Nguyễn Minh Trang 2014

De tai quan ly phoi nhiem ptth 3 11

  • Upload
    pham-ha

  • View
    129

  • Download
    15

Embed Size (px)

Citation preview

1

BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG CỤC VIỄN THÔNG

---------

BÁO CÁO ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

KHẢO SÁT, PHÂN TÍCH CÁCH THỨC QUẢN LÝ PHƠI NHIỄM ĐIỆN TỪ TRƯỜNG ĐÀI PHÁT THANH, ĐÀI

TRUYỀN HÌNH CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI TỪ ĐÓ ĐỀ XUẤT HÌNH THỨC QUẢN LÝ TRONG LĨNH VỰC

NÀY TẠI VIỆT NAM

Mã số: 12-14-KHKTCS-QL

Đơn vị chủ trì: Chủ trì nhiệm vụ:

Phòng Chất lượng Phạm Mạnh Hà

Cộng tác viên: Nguyễn Quý Hiếu Vũ Hoàng Hiếu Lê Tiến Hiệu Trần Quốc Bình Lưu Trường Sơn Vương Mạnh Tuấn Nguyễn Minh Trang

2014

2

BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG CỤC VIỄN THÔNG

---------

BÁO CÁO ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

KHẢO SÁT, PHÂN TÍCH CÁCH THỨC QUẢN LÝ PHƠI NHIỄM ĐIỆN TỪ TRƯỜNG ĐÀI PHÁT THANH, ĐÀI

TRUYỀN HÌNH CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI TỪ ĐÓ ĐỀ XUẤT HÌNH THỨC QUẢN LÝ TRONG LĨNH VỰC

NÀY TẠI VIỆT NAM

Mã số: 12-14-KHKTCS-QL

Xác nhận của đơn vị chủ trì nhiệm vụ

Chủ trì nhiệm vụ

Nguyễn Quý Hiếu Phạm Mạnh Hà

2014

3

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 6

DANH MỤC BẢNG BIỂU 7

DANH MỤC HÌNH VẼ 8

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN 9

1.1 Đặt vấn đề 9

1.2 Tính cấp thiết của nội dung nghiên cứu 9

1.3 Mục tiêu 10

1.4 Nội dung nghiên cứu 10

1.5 Đối tượng nghiên cứu 10

CHƯƠNG 2. KHÁI QUÁT VỀ BỨC XẠ TRƯỜNG ĐIỆN TỪ VÀ MỘT SỐ TÀI LIỆU ĐƯỢC ÁP DỤNG RỘNG RÃI TRÊN THẾ GIỚI 11

2.1 Khái quát về phơi nhiễm RF 11

2.1.1 Bản chất của bức xạ RF..................................................................................... 11

2.1.2 Ảnh hưởng đến sức khỏe ................................................................................... 11

2.2 Các khuyến nghị, tiêu chuẩn về giới hạn an toàn phơi nhiễm trường điện từ được áp dụng rộng rãi trên thế giới 14

2.2.1 Hướng dẫn của ICNIRP .................................................................................... 14

2.2.2 Khuyến nghị của ITU ........................................................................................ 14

2.3 Các khuyến nghị về công cụ, phần mềm xác định, đánh giá mức phơi nhiễm trường điện từ 14

2.3.1 Khuyến nghị ITU-T K.70 .................................................................................. 15

2.3.2 Khuyến nghị ITU-T K.91 .................................................................................. 17

2.3.3 Các văn bản của Hội đồng Châu Âu .................................................................. 18

2.3.4 Các tiêu chuẩn của IEC-CENELEC .................................................................. 19

2.3.5 Các tiêu chuẩn của ETSI ................................................................................... 19

2.3.6 Các tiêu chuẩn của IEEE ................................................................................... 20

2.4 Nhận xét 20

CHƯƠNG 3. KHẢO SÁT, NGHIÊN CỨU HÌNH THỨC QUẢN LÝ CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI 22

3.1 Canada 22

3.1.1 Cơ quan quản lý ................................................................................................ 22

3.1.2 Văn bản quản lý ................................................................................................ 22

3.1.3 Hình thức quản lý.............................................................................................. 27

3.2 Pháp 28

3.2.1 Cơ quan quản lý ................................................................................................ 28

3.2.2 Văn bản quản lý ................................................................................................ 28

4

3.2.3 Cách thức quản lý ............................................................................................. 29

3.3 Thụy Sỹ 29

3.3.1 Cơ quan quản lý ................................................................................................ 29

3.3.2 Văn bản quản lý ................................................................................................ 29

3.3.3 Hình thức quản lý.............................................................................................. 30

3.4 Anh 32

3.4.1 Cơ quan quản lý ................................................................................................ 32

3.4.2 Văn bản quản lý ................................................................................................ 32

3.4.3 Hình thức quản lý.............................................................................................. 33

3.5 Úc 34

3.5.1 Cơ quan quản lý ................................................................................................ 34

3.5.2 Văn bản quản lý ................................................................................................ 34

3.5.3 Hình thức quản lý.............................................................................................. 35

3.6 Malaysia 38

3.6.1 Cơ quan quản lý ................................................................................................ 38

3.6.2 Văn bản quản lý ................................................................................................ 39

3.6.3 Hình thức quản lý.............................................................................................. 39

3.7 Hongkong 40

3.7.1 Cơ quan quản lý ................................................................................................ 40

3.7.2 Văn bản quản lý ................................................................................................ 40

3.7.3 Hình thức quản lý.............................................................................................. 41

3.8 Li Băng 41

3.8.1 Cơ quan quản lý ................................................................................................ 42

3.8.2 Văn bản quản lý ................................................................................................ 42

3.8.3 Hình thức quản lý.............................................................................................. 42

3.9 Arab Saudi 42

3.9.1 Cơ quan quản lý ................................................................................................ 42

3.9.2 Văn bản quản lý ................................................................................................ 43

3.9.3 Hình thức quản lý.............................................................................................. 43

3.10 Các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất (UAE) 45

3.10.1 Cơ quan quản lý .............................................................................................. 45

3.10.2 Văn bản quản lý .............................................................................................. 45

3.10.3 Hình thức quản lý ............................................................................................ 45

3.11 Đánh giá chung về hình thức thức quản lý an toàn bức xạ đài PTTH ở các nước được khảo sát 46

CHƯƠNG 4. KHẢO SÁT CÁC QUY ĐỊNH HIỆN TẠI CỦA VIỆT NAM 49

4.1 Luật Tần số vô tuyến điện 2009 49

5

4.2 Luật Viễn thông 2009 49

4.3 Nghị định 25/2011/NĐ-CP 49

4.4 Các Thông tư do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành 49

4.4.1 Thông tư 16/2011/TT-BTTTT quy định về kiểm định thiết bị viễn thông và đài vô tuyến điện ............................................................................................................. 49

4.4.2 Thông tư số 17/2011/TT-BTTTT ban hành Danh mục thiết bị viễn thông và đài vô tuyến điện bắt buộc kiểm định .............................................................................. 50

4.5 Tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật 50

4.5.1 Tiêu chuẩn TCVN 3718-1:2005 ........................................................................ 50

4.5.2 Quy chuẩn kỹ thuật QCVN 78:2014/BTTTT .................................................... 50

4.5.3 Đánh giá sự tương thích của Thông tư 17/2011/TT-BTTTT với QCVN 78:2014/BTTTT ........................................................................................................ 50

4.6 Nhận xét về nội dung kiểm định đài PTTH tại các quy định hiện hành 52

CHƯƠNG 5. KHẢO SÁT, ĐÁNH GIÁ THỰC TẾ ĐỘ AN TOÀN PHƠI NHIỄM TRƯỜNG ĐIỆN TỪ CỦA ĐÀI PTTH TRONG NƯỚC 53

5.1 Khảo sát thực tế về các đài phát thanh, truyền hình trong nước 53

5.1.1 Các cấp đài phát thanh trong nước .................................................................... 53

5.1.2 Các cấp đài phát hình trong nước ...................................................................... 53

5.1.3 Phân tích số liệu đài phát thanh, truyền hình ..................................................... 53

5.2 Đo kiểm, đánh giá thực tế tại một số đài PTTH trong nước 54

5.2.1 Kết quả khảo sát, đo kiểm tại đài PTTH Thái Bình ........................................... 55

5.2.2 Kết quả khảo sát, đo kiểm tại đài Truyền hình Việt Nam................................... 56

5.2.3 Phân tích kết quả khảo sát, đo kiểm................................................................... 57

5.3 Nhận xét về nguy cơ mất an toàn phơi nhiễm trường điện từ 57

CHƯƠNG 6. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 58

6.1 Kết luận chung và đề xuất hình thức kiểm định đài PTTH 58

6.1.1 Kết luận chung .................................................................................................. 58

6.1.2 Đề xuất hình thức kiểm định đài PTTH ............................................................. 58

6.1.3 Diễn giải hình thức kiểm định được đề xuất ...................................................... 58

6.2 Một số công việc cụ thể để triển khai hình thức kiểm định mới 59

6.2.1 Điều chỉnh và ban hành một số văn bản quy phạm pháp luật ............................. 59

6.2.2 Chỉ định phòng đo kiểm và chi phí đo kiểm ...................................................... 60

6.2.3 Chi phí phục vụ kiểm tra, đo kiểm của cơ quan quản lý nhà nước ..................... 60

TÀI LIỆU THAM KHẢO 61

PHỤ LỤC. SỐ LIỆU KHẢO SÁT CÁC ĐÀI PTTH TẠI VIỆT NAM 64

6

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt APRANSA

Australian Radiation Protection and Nuclear Safety Agency

Cục an toàn hạt nhân và bức xạ điện từ Úc

ACMA

Australian Communications and Media Authority

Cục Thông tin và Truyền thông Úc

ANFR The National Agency of Frequencies Cục Tần số quốc gia Pháp

BTS Base Transceiver Station Trạm gốc điện thoại di động mặt đất công cộng

CITC

Communications and Information Technology Commission

Ủy ban Truyền thông và Công nghệ thông tin (Ảrập Xê út)

HSE Health and Safety Executive Cơ quan quản lý về sức khỏe và an toàn Anh quốc

ITU International Telecommunication Union Liên minh viễn thông quốc tế

ICNIRP International Commission on Non-Ionizing Radiation Protection

Ủy ban quốc tế phòng chống bức xạ phi ion hóa

IEEE Institute of Electrical and Electronics Engineers

Viện Kỹ nghệ Điện và Điện tử (Mỹ)

MCMC

Malaysian Communications and Multimedia Commission

Ủy ban truyền thông Malaysia

OFCOM (Swiss)

The Federal Office of Communications

Cơ quan quản lý truyền thông liên bang (Thụy Sĩ)

OFCOM (UK) Office of Communications Cơ quan quản lý truyền thông

Anh quốc

OFCA Office of the Communications Authority

Cục Quản lý truyền thông (Hồng Công)

PTTH Phát thanh, truyền hình SAR Specific Absorption Rate Chỉ số hấp thụ đặc trưng

TRA The Telecommunications Regulatory Authority Cục điều hành viễn thông

7

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1. Quy định của Canada về mẫu báo cáo thông tin chung về trạm ....................... 25

Bảng 2. Quy định của Canada về mẫu mô tả vị trí lắp đặt đài PTTH ............................ 25

Bảng 3. Quy định của Canada về mẫu báo cáo các thông số kỹ thuật đài PTTH........... 25

Bảng 4. Quy định của Canada về mẫu bản kết quả đo phơi nhiễm ............................... 26

Bảng 5. Mức giới hạn phơi nhiễm trường điện từ của Pháp .......................................... 28

Bảng 6. Thống kê hình thức quản lý của các nước được khảo sát ................................. 47

Bảng 7. Kết quả khảo sát, đo kiểm Đài PTTH Thái Bình ............................................ 55

Bảng 8. Kết quả khảo sát, đo kiểm Đài Truyền hình Việt Nam .................................... 56

8

DANH MỤC HÌNH VẼ

Hình 1. Phổ sóng điện từ .............................................................................................. 11

Hình 2. Hấp thụ bức xạ trường điện từ của cơ thể người theo tần số ............................ 12

Hình 3. Giao diện chính của phần mềm EMF-estimator (ITU-R K.70) ........................ 15

Hình 4. Kết quả tính toán trường điện từ bằng EMF-estimator (ITU-T K.70).............. 16

Hình 5. Vùng ảnh hưởng của trường điện từ xác định bằng phần mềm EMF-estimator khi kết hợp với bản đồ Google Map ............................................................................. 17

Hình 6. Giao diện phần mềm Watt Guard (ITU-T K.91) ............................................. 18

Hình 7. Giao diện phần mềm Uncertainty calculator (ITU-T K.91) ............................. 18

Hình 8. Quy định của Canada về mẫu thông báo, cảnh báo .......................................... 24

Hình 9. Cơ sở dữ liệu vị trí các đài PTTH của Thụy Sĩ ................................................ 31

Hình 10. Cơ sở dữ liệu thông tin kỹ thuật các đài PTTH của Thụy Sĩ .......................... 32

Hình 11. Cơ sở dữ liệu thông số kỹ thuật, vị trí các đài vô tuyến điện của Anh ............ 34

Hình 12. Quy định của Úc về mẫu bản công bố hợp quy đối với đài PTTH ................. 36

Hình 13. Cơ sở dữ liệu thông số kỹ thuật, vị trí các đài PTTH của Úc ......................... 38

Hình 14. Công cụ đánh giá trực tuyến vùng tuân thủ của Úc ........................................ 38

Hình 15. Quy định của Malaysia về mẫu thông báo, cảnh báo ..................................... 40

Hình 16. Quy định của Hongkong về mẫu cảnh báo..................................................... 41

Hình 17. Quy định của Arab Saudi về mẫu thông báo, cảnh báo .................................. 44

Hình 18. Quy định của UAE về công thức tính vùng tuân thủ ...................................... 46

Hình 19. Anten đài PTTH đặt trên địa hình cao (tháp truyền hình Tam Đảo) ............... 54

Hình 20. Anten đài PTTH đặt trên công trình cao tầng (đài PTTH Hà Nội) ................. 54

Hình 21. Sơ đồ khảo sát, đo kiểm tại Đài PTTH Thái Bình .......................................... 55

Hình 22. Sơ đồ khảo sát, đo kiểm tại Đài Truyền hình Việt Nam ................................. 56

9

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN

1.1 Đặt vấn đề Đài phát thanh và đài truyền hình là các đối tượng thuộc danh mục “Thiết

bị viễn thông và đài vô tuyến điện bắt buộc phải kiểm định” ban hành kèm theo Thông tư 17/2011/TT-BTTTT [6] thời hạn phải triển khai công tác kiểm định với các đài PTTH là từ 01/01/2013.

Bên cạnh đó, theo quy định thì đài phát thanh, đài truyền hình được kiểm định theo các quy định tại Thông tư 16/2011/TT-BTTTT của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành ngày 30/6/2011 (quy định về kiểm định thiết bị viễn thông và đài vô tuyến điện). Hiện nay trong các đối tượng thuộc danh mục “Thiết bị viễn thông và đài vô tuyến điện bắt buộc phải kiểm định” ban hành kèm theo Thông tư 17/2011/TT-BTTTT, thì mới chỉ có trạm gốc điện thoại di động mặt đất công cộng (trạm BTS) là đang được triển khai kiểm định theo Thông tư 16/2011/TT-BTTTT.

Do việc kiểm định đài PTTH không hoàn toàn giống với việc kiểm định trạm BTS vì trong một số trường hợp có thể có khối lượng công việc đo kiểm tại hiện trường có thể rất lớn (số lượng điểm đo nhiều) cho nên không thể áp dụng các quy định về phí và lệ phí nói riêng cũng như áp dụng hình thức kiểm định như đang áp dụng với trạm gốc BTS (theo Thông tư 16/2011/TT-BTTTT) nói chung. Bên cạnh đó, theo định hướng của Bộ Thông tin và Truyền thông thì công tác kiểm định nói chung sẽ dần dần chuyển từ hình thức tiền kiểm như hiện tại sang hình thức hậu kiểm, do đó cần có nghiên cứu để xây dựng chính sách kiểm định mới cho đối tượng đài PTTH.

Vì lĩnh vực kiểm soát bức xạ trường điện từ đòi hỏi nhiều về khoa học công nghệ nên các đề xuất liên quan đến hình thức quản lý lĩnh vực này tại Việt Nam cần có sự tham khảo, nghiên cứu kinh nghiệm, hình thức quản lý của các nước trên thế giới đã triển khai công tác này trong nhiều năm nay.

1.2 Tính cấp thiết của nội dung nghiên cứu Do thời hạn bắt đầu phải kiểm định đối với đối tượng đài PTTH theo

Thông tư 17/2011/TT-BTTTT (ban hành Danh mục thiết bị viễn thông và đài vô tuyến điện) bắt đầu từ 01/01/2013 và thời điểm có hiệu lực của QCVN 78:2014/BTTTT (về an toàn phơi nhiễm trường điện từ của đài PTTH) bắt đầu từ 29/8/2014 nên việc nghiên cứu và đề xuất chính sách kiểm định đối với đài PTTH là vấn đề cấp thiết nhằm triển khai công tác này theo đúng quy định và thời hạn có hiệu lực của các văn bản quy phạm pháp luật.

Bên cạnh đó, mặc dù chưa có bằng chứng nào về khả năng ảnh hưởng của bức xạ trường điện từ đến sức khỏe nhưng vấn đề này vẫn đang được người dân quan tâm đồng thời việc triển khai các biện pháp quản lý, đảm bảo an toàn bức xạ điện từ của các đài PTTH nhằm tạo sự yên tâm cho người dân thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Thông tin và Truyền thông. Vì những lý do nêu trên nên việc nghiên cứu, ban hành chính sách quản lý an toàn phơi nhiễm đối với đài PTTH là rất cần thiết.

10

1.3 Mục tiêu Mục tiêu của đề tài nhằm đề xuất hình thức kiểm định cho đài phát thanh,

đài truyền hình thỏa mãn các tiêu chí sau: - Phù hợp với các quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật có liên

quan. - Phù hợp với thông lệ quốc tế. - Phù hợp với thực tế mức độ tác động của điện từ trường của các đài

PTTH đến sức khỏe con người. - Phù hợp với định hướng của Bộ Thông tin và Truyền thông về công tác

kiểm định. 1.4 Nội dung nghiên cứu - Khảo sát và nghiên cứu các văn bản quy phạm pháp luật, các tiêu chuẩn,

quy chuẩn liên quan đến công tác kiểm định, từ đó đánh giá các hình thức kiểm định có khả năng áp dụng một cách phù hợp theo quy định đối với đài PTTH.

- Khảo sát và phân tích chính sách quản lý phơi nhiễm trường điện từ của các đài PTTH của một số nước trên thế giới, từ đó đánh giá chung về hình thức quản lý độ phơi nhiễm trường điện từ của các nước.

- Khảo sát và phân tích các số liệu thực tế về các đài PTTH tại Việt Nam, từ đó có các nhận xét về mức độ an toàn phơi nhiễm trường điện từ của các đài PTTH.

- Đề xuất hình thức kiểm định phù hợp với các đánh giá, phân tích ở các nội dung đã nghiên cứu đồng thời đề xuất một số công việc cụ thể cần triển khai trước mắt.

1.5 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là chính sách quản lý an toàn phơi nhiễm

trường điện từ của các đài phát thanh, đài truyền hình của một số tổ chức và một số nước trên thế giới để áp dụng vào Việt Nam.

Để đảm bảo kết quả nghiên cứu khách quan, khoa học và đủ độ tin cậy khi xây dựng chính sách kiểm định đài phát thanh, truyền hình ở Việt Nam, trong nội dung của các chương 2 và 3 của báo cáo đề tài này, chủ trì đề tài trình bày kết quả khảo sát các quy định, chính sách của 06 tổ chức bao gồm: ICNIRP, ITU, EC, IEC-CENELEC, ETSI, IEEE và 10 nước bao gồm: Canada, Pháp, Thụy Sĩ, Anh, Úc, Malaysia, HongKong, Li Băng, Arab Saudi, UAE (tổng cộng 33 tài liệu quốc tế và 49 website).

11

CHƯƠNG 2. KHÁI QUÁT VỀ BỨC XẠ TRƯỜNG ĐIỆN TỪ VÀ MỘT SỐ TÀI LIỆU ĐƯỢC ÁP DỤNG RỘNG RÃI TRÊN THẾ GIỚI Chương này giới thiệu khái quát về trường điện từ, các khả năng ảnh

hưởng có thể của trường điện từ và một số tài liệu để quản lý mức an toàn phơi nhiễm trường điện từ được áp dụng rộng rãi trên thế giới.

2.1 Khái quát về phơi nhiễm RF 2.1.1 Bản chất của bức xạ RF Bức xạ trường điện từ sinh ra ở mức cao trong khi phát thanh, truyền hình

và lan truyền đi trong không gian nhờ đó tất cả các tín hiệu quảng bá được truyền đến khán, thính giả. Các đài phát thanh, truyền hình cũng sinh ra trường điện từ ở mức cao hơn so với các đài vô tuyến điện của ngành viễn thông do sử dụng các tần số thấp hơn và đòi hỏi vùng phủ sóng rộng hơn nhiều.

Hình 1. Phổ sóng điện từ

Bức xạ RF bao gồm cả trường điện và trường từ. Việc mở rộng của cả hai trường cần được biết đến trong mối liên quan với các hiệu ứng sinh ra trong cơ thể. Trong trường gần (gần với nguồn bức xạ) cần phải đo cả trường điện và trường từ, tuy nhiên, trong trường xa, quan hệ giữa hai trường là quan hệ tuyến tính nên chỉ cần đo một trường.

Bức xạ tần số radio là bức xạ không ion hóa. Bức xạ RF không làm thay đổi cấu trúc phân tử của cơ thể theo cách như bức xạ ion hóa.

2.1.2 Ảnh hưởng đến sức khỏe Ảnh hưởng trước tiên của việc phơi nhiễm trong trường RF cao là tăng

nhiệt độ cơ thể. Tuy nhiên, ảnh hưởng lâu dài của việc tăng nhiệt này vẫn còn đang được xem xét.

Ảnh hưởng thứ hai rõ rệt hơn đến sức khỏe là bỏng RF, xảy ra khi tiếp xúc với chấn tử anten, fiđơ hoặc bộ phận ghép nối có điện áp RF cao.

2.1.2.1 Ảnh hưởng nhiệt Trong trường RF có thể chia thành các dải sau:

BỨC XẠ PHI ION HÓA BỨC XẠ ION HÓA

12

- Mật độ dòng năng lượng cao, thường là cơ hơn 10mW/cm2, tại đó xuất hiện hiệu ứng về nhiệt rõ rệt;

- Mật độ dòng năng lượng trung bình, từ 1mW/cm2 đến 10mW/cm2, tại đó có các hiệu ứng nhiệt yếu nhưng đáng kể; và

- Mật độ dòng năng lượng thấp, dưới 1mW/cm2, không tồn tại các hiệu ứng nhiệt nhưng có các hiệu ứng khác.

Khi cơ thể hấp thụ đủ bức xạ RF, lượng bức xạ này sẽ chuyển thành nhiệt dẫn đến tăng nhiệt độ của cơ thể. Lượng năng lượng mà cơ thể hấp thụ và sau đó chuyển thành nhiệt phụ thuộc vào một số yếu tố. Các yếu tố đó là:

- Cường độ trường; - Tần số bức xạ; - Kích thước và hình dáng con người; - Hướng của trường điện và trường từ so với trục dọc của cơ thể; và - Người đó có đứng trên mặt đất hay không. - Phản ứng tạo ra trong người tùy thuộc vào vị trí được phân bố nhiệt

trên cơ thể và điều này phụ thuộc vào: - Thể tích và loại mô chiếu (nghĩa là vùng cụ thể của cơ thể bị bức xạ

đến); - Cơ chế làm mát của cơ thể; và - Điều kiện môi trường (ví dụ thời tiết nóng hay lạnh). Việc hấp thụ bức xạ vào cơ thể được quy định theo mức hấp thụ riêng

(SAR - là mức theo thời gian mà năng lượng RF truyền vào một đơn vị khối lượng sinh học, biểu thị bằng Oát trên kilôgam W/kg). Mức SAR trung bình theo tần số đối với con người được vẽ trên biểu đồ hình 2.

Hình 2. Hấp thụ bức xạ trường điện từ của cơ thể người theo tần số

Các hiệu ứng sinh học của việc gia nhiệt này đã được quan sát trên động

13

vật (ở mức phơi nhiễm rất cao) và bao gồm các thương tổn ở các bộ phận cụ thể, thân nhiệt tăng rất cao và chết. Phơi nhiễm nhiều ở tần số vi sóng cũng có thể gây thương tổn cho mắt, gây đục nhân mắt và các thương tổn võng mạc làm hỏng mắt.

Các thí nghiệm trên động vật, chủ yếu là loài gặm nhấm và động vật linh trưởng cho thấy ngưỡng SAR đối với các hiệu ứng nhiệt nguy hiểm là khoảng 4W/kg. Các hiệu ứng nhiệt cũng xảy ra ở rmức SAR thấp hơn và trong khi các hiệu ứng này chưa có tác hại rõ rệt nhưng chúng có thể coi là đáng kể.

Gia nhiệt cục bộ nhiều bộ phận khác nhau của cơ thể sẽ xảy ra tùy thuộc vào tần số của bức xạ như cho trên hình 2.

Có hai cơ chế cơ bản mà cơ thể người có thể phải chịu sự hấp thụ năng lượng RF trong thực tiễn ngành quảng bá. Trường hợp thứ nhất là khi cơ thể người nằm trong trường có chênh lệch điện thế đáng kể. Ví dụ như người vận hành có thể vào trong một máy phát hoặc hộp đấu nối anten và bị đặt giữa một linh kiện lớn có điện tích cao ví dụ như cuộn cảm RF và một khung kim loại có điện thế thấp hoặc điện thế đất.

Trường hợp thứ hai là con người tiếp cận hoặc đặt trong trường điện từ của hệ thống bức xạ, cơ thể người đóng vai trò như một cực thẳng đứng và hấp thụ năng lượng như một anten thu thẳng đứng. Trong trường hợp này, cơ thể có các thuộc tính giống như một anten thẳng đứng, bao gồm trở kháng đặc trưng, điện trở nền và điện kháng tại điểm tiếp xúc với mặt đất.

Chiều cao của cơ thể người và tần số liên quan sẽ xác định khả năng của cơ thể người như một bộ tiếp nhận năng lượng và trong hầu hết các ví dụ về quảng bá, chiều cao về điện của con người sẽ nhỏ hơn so với bước sóng. Vì lý do này nên "trở kháng nền" giữa cơ thể người và đất thường có điện dung cao và do đó việc cách ly với đất bằng cách mang giày cách điện sẽ làm giảm đôi chút dòng điện chạy xuống đất.

2.1.2.2 Bỏng RF Bỏng RF có thể xảy ra do hồ quang hình thành giữa một bộ phận của cơ

thể người và một phần tử của hệ thống phát có điện thế cao so với đất. Bỏng cũng có thể xảy ra do dòng điện cảm ứng trong cơ thể khi phơi nhiễm trong trường tự do.

Nói chung, bỏng RF xảy ra trên bàn tay người khi tiếp xúc với nhiều phần tử. Khi đó dòng điện RF chạy qua cơ thể người xuống đất. Khi hồ quang hình thành thì gây bỏng sâu và rất lâu lành. Trong một số trường hợp bị bỏng nặng dẫn đến hỏng cả chân lẫn tay.

Bỏng RF cũng có thể xảy ra khi tiếp xúc với các phần tử không dẫn hướng. Ví dụ một đoạn dây căng gần một anten bức xạ AM/FM có thể có dòng điện cảm ứng trong đó và tạo điện thế gây bỏng khi tiếp xúc với dây.

Ngưỡng thu ở dải trung tần điển hình là từ 25mA đến 40mA, trong khi dòng điện khoảng 90mA có thể gây giật. Để tránh bị bỏng RF do mật độ dòng điện vượt quá quy định, mức 100mA thường được chấp nhận là giới hạn đối với dòng điện chạy qua chi bất kỳ của cơ thể người.

14

Do đó, ảnh hưởng nhiệt nói chung trên cơ thể không chỉ xét đến ảnh hưởng về sức khỏe mà còn cần có chú ý đặc biệt đến an toàn của con người ở những nơi có thể xảy ra bỏng RF. Thông thường, nếu một người trong trạng thái có thể bị bỏng RF thì người đó cũng đang ở trong trường RF cao và khu vực đó cần phải bị cách ly.

2.2 Các khuyến nghị, tiêu chuẩn về giới hạn an toàn phơi nhiễm trường điện từ được áp dụng rộng rãi trên thế giới

Do nội dung của đề tài này chỉ tập trung vào việc nghiên cứu, đề xuất về chính sách quản lý nên trong phần này chủ trì đề tài chỉ giới thiệu sơ lược về các văn bản được khảo sát.

2.2.1 Hướng dẫn của ICNIRP - Tên tài liệu: Hướng dẫn về mức giới hạn phơi nhiễm trường điện, từ

trường và điện từ (đến 300 GHz). - Tên tiếng Anh: “Guidelines for Limiting Exposure to Time-Varying

Electric, Magnetic, and Electromagnetic Fields (up to 300 GHz)”. - Năm ban hành: 1998. - Nội dung: Trong tài liệu này Ủy ban quốc tế phòng chống bức xạ phi

ion hóa (ICNIRP) công bố các giới hạn phơi nhiễm trường điện từ cho phép trong dải tần đến 300 GHz và cho đến nay các giới hạn này vẫn là nền tảng để các quốc gia trên thế giới áp dụng, xây dựng nên các văn bản quản lý của mình nhằm đảm bảo mức giới hạn này.

2.2.2 Khuyến nghị của ITU - ITU-T Recommendation K.61 (2003): Guidance to measurement and

numerical prediction of electromagnetic fields for compliance with human exposure limits for telecommunication installations. (Hướng dẫn đo kiểm và dự kiến thông số trường điện từ để tuân thủ giới hạn phơi nhiễm cho con người đối với các công trình viễn thông)

- ITU-T Recommendation K.52 (2004): Guidance on complying with limits for human exposure to electromagnetic fields (Hướng dẫn tuân thủ giới hạn phơi nhiễm trường điện từ đối với con người).

- ITU-R Recommendation BS.1698 (2005): Evaluating fields from terrestrial broadcasting transmitting systems operating in any frequency band for assessing exposure to non-ionizing radiation (Xác định các trường do hệ thống phát quảng bá mặt đất hoạt động trong mọi băng tần để đánh giá phơi nhiễm do phát xạ phi ion hóa).

Khuyến nghị ITU-T BS.1698 hướng dẫn kỹ thuật để giảm thiểu mức phơi nhiễm do các hệ thống vô tuyến, đặc biệt là môi trường có nhiều nguồn vô tuyến cùng phát. Trong Khuyến nghị này ITU đưa ra phương pháp đánh giá tỷ lệ phơi nhiễm, cách xác định nguồn phát xạ chính và đưa ra các giới hạn tham khảo gồm: cường độ trường điện, cường độ trường từ và mật độ công suất, các giới hạn này có tham khảo theo các giới hạn đã được ICNIRP khuyến nghị.

2.3 Các khuyến nghị về công cụ, phần mềm xác định, đánh giá mức

15

phơi nhiễm trường điện từ 2.3.1 Khuyến nghị ITU-T K.70 2.3.1.1 Giới thiệu tài liệu - Tên tài liệu: Các kỹ thuật giảm thiểu phơi nhiễm cho con người do

trường điện từ ở khu vực lân cận đài vô tuyến điện. - Tên tiếng Anh: ITU-T Recommendation K.70, Mitigation techniques to

limit human exposure to EMFs in the vicinity of radiocommunication stations. - Năm ban hành: 2007. 2.3.1.2 Nội dung Khuyến nghị này gồm 2 nội dung chính: a. Hướng dẫn việc đánh giá, đảm bảo sự tuân thủ đối với giới hạn phơi

nhiễm RF cho con người cũng như các kỹ thuật để giảm nhẹ mức phơi nhiễm này trong vùng lân cận của đài vô tuyến điện.

b. Kèm theo khuyến nghị này, ITU cũng cung cấp bộ công cụ “EMF-estimator” để giúp người sử dụng có thể đánh giá được các mức giới hạn phơi nhiễm đối với đài PTTH, cụ thể ứng dụng của công cụ này gồm:

- Ước lượng cường độ trường điện từ nhằm thực hiện các phương thức được mô tả trong Khuyến nghị.

- Ước lượng vùng tuân thủ của đài PTTH. - Chứa thư viện các mẫu phát xạ của các đài PTTH.

Hình 3. Giao diện chính của phần mềm EMF-estimator (ITU-R K.70)

16

Hình 3 mô tả việc sử dụng phần mềm EMF-estimator để đánh giá các trường điện từ đối với đài phát FM đẳng hướng có các thông số kỹ thuật chính gồm:

- Công suất phát 2000 W; - Độ cao anten: 32,2 m; - Tổng suy hao: 0,67 dB; - Độ khuếch đại: 10,66 dBi; - Tần số phát: 98 MHz; Từ các thông số kỹ thuật trên, phần mềm EMF-estimator sẽ ước lượng

được các thông tin liên quan đến trường điện từ của đài phát này như sau: - Cường độ trường điện: 1,67 V/m. - Mật độ công suất: 7,356 mW/m2. - Bán kính vùng tuân thủ đối với công chúng: 24,08 m. - Bán kính vùng tuân thủ đối với người lao động: 12,75 m. Sau đó, kết quả tính toán kết hợp với các thông tin về tọa độ địa lý của đài

vô tuyến điện sẽ được EMF-estimator thể hiện trên bản đồ Google Map để tăng độ trực quan cho phương pháp đánh giá trường điện từ của đài (hình 4 và hình 5).

Hình 4. Kết quả tính toán trường điện từ bằng EMF-estimator (ITU-T K.70).

17

Hình 5. Vùng ảnh hưởng của trường điện từ xác định bằng phần mềm EMF-

estimator khi kết hợp với bản đồ Google Map. 2.3.2 Khuyến nghị ITU-T K.91 2.3.2.1 Giới thiệu tài liệu - Tên tài liệu: Hướng dẫn đánh giá, thẩm định và giám sát mức phơi

nhiễm đối với con người do trường điện từ tần số vô tuyến điện. - Tên tiếng Anh: ITU-T Recommendation K.91, Guidance for assessment,

evaluation and monitoring of human exposure to radio frequency electromagnetic fields.

- Năm phát hành: 2012. 2.3.2.2 Nội dung Trong khuyến nghị này ITU giới thiệu 02 phần mềm để đánh giá trường

điện từ là Watt Guard và Uncertainty calculator: a. Phần mềm Watt Guard do Cơ quan mạng lưới Liên bang Đức

Bundesnetzagentur đề xuất. Phần mềm này giúp đánh giá nhanh vùng tuân thủ của đài vô tuyến điện (hình 6).

18

Hình 6. Giao diện phần mềm Watt Guard (ITU-T K.91)

b. Phần mềm Uncertainty calculator là công cụ ứng dụng phương pháp đánh giá các vùng có thể bị ảnh hưởng phơi nhiễm trường điện từ xung quanh đài vô tuyến điện đã được khuyến nghị trong ITU-T K.91.

Hình 7. Giao diện phần mềm Uncertainty calculator (ITU-T K.91) 2.3.3 Các văn bản của Hội đồng Châu Âu 2.3.3.1 Khuyến nghị 1999/519/EC

19

- Tên tài liệu: "Khuyến nghị 1999/519/EC về giới hạn phơi nhiễm trường điện từ của công chúng (dải tần từ 0Hz to 300GHz)".

- Tên tiếng Anh: "Council recommendation 1999/519/EC on the limitation of exposure of the general public to electromagnetic fields (0Hz to 300GHz)"

- Năm ban hành: 1999. - Nội dung: Khuyến nghị này đưa ra giới hạn phơi nhiễm trường điện từ

và phương thức đánh giá mức SAR áp dụng cho các quốc gia thuộc Liên minh Châu Âu.

2.3.3.2 Quyết định 2004/40/EC - Tên tài liệu: "Quyết định 2004/40/EC về yêu cầu tối thiểu để bảo vệ sức

khỏe và an toàn liên quan đến phơi nhiễm của người lao động do các yếu tố vật lý gây ra (trường điện từ)".

- Tên tiếng Anh: "Directive 2004/40/EC of European Parliament and of the Council on the minimum health and safety requirements regarding the exposure of workers to the risks arising from physical agents (electromagnetic fields)".

- Năm ban hành: 2004. - Nội dung: Quyết định này điều chỉnh một phần khuyến nghị giới hạn

phơi nhiễm RF an toàn do nghề nghiệp và không do nghề nghiệp của Khuyến nghị 1999/519/EC (mục 2.3.3.1), đưa ra các nguyên tắc đánh giá mức phơi nhiễm RF, các biện pháp giảm thiểu rủi ro có thể do RF gây ra đồng thời hướng dẫn các biện pháp đảm bảo an toàn cho người lao động trong môi trường RF.

2.3.4 Các tiêu chuẩn của IEC-CENELEC - EN 50413 (2007): Basic standard on measurement and calculation

procedures for human exposure to electric, magnetic and electromagnetic fields 0 Hz - 300 GHz (Tiêu chuẩn cơ sở về thủ tục đo kiểm và tính toán mức phơi nhiễm với con người do trường điện, trường từ và trường điện từ trong dải tần 0 Hz - 300 GHz).

- EN 62311 (2008): Assessment of electronic and electrical equipment related to human exposure restrictions for electromagnetic fields 0 Hz - 300 GHz (Đánh giá các thiết bị điện, điện tử liên quan đến phơi nhiễm với con người do trường điện từ trong dải tần 0 Hz - 300 GHz).

- EN 50383 (2010): Basic standard for the calculation and measurement of electromagnetic field strength and SAR related to human exposure from radio base stations and fixed terminal stations for wireless telecommunication systems 110 MHz - 40 GHz (Tiêu chuẩn cơ sở để tính toán và đo kiểm cường độ trường điện từ và giá trị SAR liên quan đến phơi nhiễm với con người do trạm gốc vô tuyến điện và và trạm đầu cuối cố định dùng trong các hệ thống liên lạc vô tuyến dải tần từ 110 MHz - 40 GHz).

2.3.5 Các tiêu chuẩn của ETSI - ETSI TR 101 870 (2001): Fixed radio transmitter sites; Exposure to non-

20

ionising electromagnetic fields; Guidelines for working conditions. - ETSI EG 202 373 (2005): Electromagnetic compatibility and Radio

spectrum Matters (ERM); Guide to the methods of measurement of Radio Frequency (RF) fields.

* Đánh giá: Hai tài liệu này của ETSI được áp dụng rộng rãi tại các nước thuộc Liên minh Châu Âu, nhằm đưa ra giới hạn phơi nhiễm trường điện từ cũng như cách đánh giá độ an toàn cho các đài vô tuyến điện.

2.3.6 Các tiêu chuẩn của IEEE - IEEE Std C95.1-2005 - Tiêu chuẩn về an toàn phơi nhiễm đối với người

trong các trường điện từ tần số radio, dải tần số từ 3 kHz đến 300 GHz (IEEE Standard for Safety Levels with Respect to Human Exposure to Radio Frequency Electromagnetic Fields, 3 kHz to 300 GHz).

- IEEE C95.2-1999 - Tiêu chuẩn về các ký hiệu tần số vô tuyến điện và dòng điện (IEEE Standard for Radio Frequency and Current Flow Symbols).

- IEEE Std C95.3-2002 - Khuyến nghị về đo kiểm và tính toán các trường điện từ tần số radio liên quan đến phơi nhiễm của con người, dải tần số từ 3 kHz đến 300 GHz (IEEE Recommended Practice for the Measurement and Computations of Radio Frequency Electromagnetic Fields with Respect to Human Exposure to such Fields, 100 kHz to 300 GHz).

- IEEE Std C95.4-2002 - Khuyến nghị về cách xác định khoảng cách an toàn từ anten phát sóng vô tuyến bằng cách sử dụng kíp nổ trong các quá trình vận hành dễ gây nổ (Recommended Practice for Determining Safe Distances from Radio Frequency Transmiting Antennas When Using Electric Blasting Caps During Explosive Operations).

- IEEE Std C95.5-2002 - Khuyến nghị về đo kiểm các trường điện từ gây nguy hiểm - tần số radio và vi ba (IEEE Standard Recommended Practice for the Measurement of Hazardous Electromagnetic Fields - RF and Microwave).

- IEEE Std C95.6-2002 - Tiêu chuẩn về an toàn phơi nhiễm trường điện từ, dải tần từ 0 đến 3 kHz (IEEE Standard for Safety Levels With Respect to Human Exposure to Electromagnetic Fields, 0-3 kHz).

- IEEE Std 1460-1996 - Hướng dẫn về đo kiểm các trường điện và trường từ gần như tĩnh (IEEE Guide for the Measurement of Quasi-Static Magnetic and Electric Fields).

- IEEE Std C95.7-2007 - Khuyến nghị về chương trình an toàn tần số vô tuyến điện, 3 kHz đến 300 GHz (IEEE Recommended Practice for Radio Frequency Safety Programs, 3 kHz to 300 GHz).

* Đánh giá: Các tài liệu nói trên chủ yếu được áp dụng ở Bắc Mĩ, nội dung các tài liệu này nhằm đưa ra giới hạn và phương thức đánh giá an toàn cho các đài vô tuyến điện.

2.4 Nhận xét Có thể thấy thế giới đã đưa việc nghiên cứu, quản lý để đảm bảo an toàn

phơi nhiễm trường điện từ cho con người đã được một thời gian và các văn bản

21

nói trên được các tổ chức có uy tín nghiên cứu, đưa ra nhằm định hướng các chính sách quản lý về phơi nhiễm trường điện từ của các quốc gia, do vậy vô hình chung hầu hết các nước sẽ có những điểm tương đồng về cách đánh giá phơi nhiễm cũng như các quy định về quản lý.

Trong quá trình xây dựng cụ thể chính sách kiểm định cũng như thực thi công tác này, có thể tham khảo các công cụ mà ITU khuyến nghị: “EMF-estimator” (theo ITU K.70), “Watt Guard” và “Uncertainty calculator” (theo ITU K.91).

Qua các khảo sát về hình thức quản lý độ an toàn phơi nhiễm trường điện từ của các đài PTTH của một số tổ chức như trong nội dung Chương 3 dưới đây có thể thấy hầu như các nước trên thế giới và trong khu vực đều đã ban hành các quy định về quản lý độ an toàn phơi nhiễm trường điện từ của các đài PTTH. Điều này đặt ra đòi hỏi cấp thiết về việc cần sớm có các văn bản quy định nhằm cụ thể hóa công tác quản lý an toàn bức xạ trường điện từ tại Việt Nam.

22

CHƯƠNG 3. KHẢO SÁT, NGHIÊN CỨU HÌNH THỨC QUẢN LÝ CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

Chương này nhằm giới thiệu và phân tích hình thức quản lý phơi nhiễm RF của một số nước trên thế giới. Để đảm bảo tính khách quan, tin cậy, các thông tin dùng để khảo sát, nghiên cứu được trích dẫn từ website chính thức cũng như các văn bản đã công bố của cơ quan quản lý chuyên ngành của các nước được khảo sát.

Do quản lý phơi nhiễm trường điện từ đài PTTH là một lĩnh vực mới, có yếu tố công nghệ, kỹ thuật phức tạp, nên nội dung Chương này được trình bày kỹ để làm rõ được kinh nghiệm cũng như thông lệ của các nước trên thế giới trong lĩnh vực này.

3.1 Canada 3.1.1 Cơ quan quản lý a. Bộ Y tế Canada - Tên tiếng Anh: Health Canada. - Website: www.hc-sc.gc.ca. - Nhiệm vụ quản lý nhà nước: Bộ Y tế Canada thực hiện nhiệm vụ

nghiên cứu, ban hành các văn bản quy đinh về giới hạn phơi nhiễm trường điện từ do nghề nghiệp và không do nghề nghiệp.

b. Bộ Công nghiệp Canada - Tên tiếng Anh: Industry Canada. - Website: www.ic.gc.ca. - Nhiệm vụ quản lý nhà nước: Bộ Công nghiệp Canada dựa trên các giới

hạn an toàn mà Bộ Y tế Canada đã ban hành để xây dựng các quy định, hướng dẫn triển khai liên quan đến việc đảm bảo an toàn phơi nhiễm trường điện từ.

3.1.2 Văn bản quản lý 3.1.2.1 Quy phạm an toàn số 6 a. Tên văn bản: "Quy phạm an toàn số 6: Giới hạn an toàn phơi nhiễm

trường điện từ cho con người trong dải tần từ 3 kHz tới 300 GHz". b. Tên tiếng Anh: “Safety Code 6: Limits of Human Exposure to

Radiofrequency Electromagnetic Fields in the Frequency Range from 3 kHz to 300 GHz”.

c. Cơ quan ban hành: Bộ Y tế Canada. d. Năm ban hành: 2009 (phát hành lần 2). e. Các nội dung chính: - Quy phạm này quy định mức độ phơi nhiễm và thời gian tiếp xúc lớn

nhất cho phép đối không do nghề nghiệp gây ra bởi trường điện từ của tần số vô tuyến điện trong dải từ 3 kHz đến 300 GHz.

- Quy định giới hạn phơi nhiễm lớn nhất cho phép đối do nghề nghiệp trong môi trường điện từ.

- Khuyến nghị một số yêu cầu chung để đảm bảo mức phơi nhiễm cho do

23

và không do nghề nghiệp trong khu vực xung quanh nguồn vô tuyến điện không vượt quá giới hạn đã quy định.

- Khuyến nghị các điều kiện làm việc trong môi trường điện từ để đảm bảo an toàn tối đa cho công nhân vận hành và bảo dưỡng đài vô tuyến điện trong đó có các đài PTTH.

3.1.2.2 Hướng dẫn GL-01 a. Tên văn bản: "Hướng dẫn đo kiểm trường điện từ trong dải tần từ 3 kHz

đến 300 GHz". b. Tên tiếng Anh: “GL-01: Guidelines for the Measurement of Radio

Frequency Fields at Frequencies from 3 kHz to 300 GHz”. c. Cơ quan ban hành: Bộ Công nghiệp Canada. d. Năm ban hành: 2005. e. Các nội dung chính: Hướng dẫn việc thực hiện Quy phạm an toàn số 6

trong đó bao gồm một số khuyến nghị về thủ tục đo kiểm cho các loại hình dịch vụ vô tuyến khác nhau bao gồm cả đo trường gần (near field) và trường xa (far field). Tài liệu này không áp dụng đối với việc đo kiểm trường điện từ tại các băng tần rất thấp (dưới 1 kHz).

3.1.2.3 Hướng dẫn GL-02 a. Tên văn bản: "Hướng dẫn bảo vệ công chúng nhằm tuân thủ theo Quy

phạm an toàn số 6". b. Tên tiếng Anh: “GL-02: Guidelines for the Protection of the General

Public in Compliance with Safety Code 6”. c. Cơ quan ban hành: Bộ Công nghiệp Canada. d. Năm ban hành: 2005. e. Các nội dung chính: - Hướng dẫn phương pháp khắc phục trong những trường hợp đài PTTH

không đảm bảo mức an toàn theo Quy phạm an toàn số 6. Theo đó, do việc giảm công suất máy phát hoặc điều chỉnh hạ tầng phát sóng để đảm bảo việc tuân thủ Quy phạm an toàn số 6 có thể rất tốn kém hoặc không khả thi về mặt kỹ thuật nên một trong các giải pháp đáng lưu ý trong hướng dẫn GL-02 giúp chủ quản đài PTTH có thể khắc phục vấn đề trên là xác định phạm vi giới hạn an toàn xung quanh cột anten và lắp đặt các biển hiệu dùng để thông báo, cảnh báo khu vực có nguy cơ phơi nhiễm trường điện từ để người dân được biết (hình 8).

- Yêu cầu đối với biển hiệu dùng để thông báo, cảnh báo: + Biển hiệu có kích thước tối thiểu 20cm x 30cm. + Phải lắp đặt đủ biển hiệu tại tất cả các hướng có thể tiếp cận đối với con

người. + Chiều cao, kích thước và vị trí của biển hiệu phải dễ thấy, dễ quan sát từ

mọi góc độ và trong mọi điều kiện thời tiết, không bị che phủ bởi cây cối hoặc các chướng ngại vật.

+ Không nên đặt biển hiệu bằng kim loại gần các đài phát AM.

24

Hình 8. Quy định của Canada về mẫu thông báo, cảnh báo

3.1.2.4 Thông tư CPC-2-0-03 a. Tên văn bản: "Thông tư CPC-2-0-03: Hệ thống anten quảng bá và

thông tin vô tuyến điện". b. Tên tiếng Anh: “CPC-2-0-03: Radiocommunication and Broadcasting

Antenna Systems”. c. Cơ quan ban hành: Bộ Công nghiệp Canada. d. Năm ban hành: 2007. e. Các nội dung chính: Thông tư này nhằm mục đích luật hóa cho Quy phạm an toàn số 6 nêu

trên, trong đó quy định các nội dung sau đây: - Quy định về việc tham vấn, xin ý kiến của người dân trong khu vực

cũng như của cơ quan nhà nước có thẩm quyền của chủ quản đài PTTH trước khi lắp đặt anten của đài.

- Giới hạn phơi nhiễm do nghề nghiệp và không do nghề nghiệp. - Quy định về cách thức đánh giá độ an toàn phơi nhiễm trường điện từ

của đài PTTH trước khi đưa vào hoạt động. 3.1.2.5 Hướng dẫn GL-08 a. Tên văn bản: "Hướng dẫn thực hiện báo cáo sự phù hợp mức phơi

nhiễm trường điện từ của hệ thống anten thông tin vô tuyến và quảng bá". b. Tên tiếng Anh: “GL-08: Guidelines for the Preparation of Radio

Frequency Exposure Compliance Reports for Radiocommunication and Broadcasting Antenna Systems”.

c. Cơ quan ban hành: Bộ Công nghiệp Canada. d. Năm ban hành: 2010. e. Các nội dung chính: - Hướng dẫn nêu rõ việc chấp hành Quy tắc an toàn số 6 là yêu cầu

thường xuyên và bắt buộc, do đó tổ chức quản lý đài PTTH có trách nhiệm báo cáo mức phơi nhiễm trường điện từ theo yêu cầu của Bộ Công nghiệp Canada nhằm chứng minh sự tuân thủ tại mọi thời điểm.

25

- Chủ quản đài PTTH phải lưu giữ toàn bộ các tài liệu chứng minh sự tuân thủ Quy phạm an toàn số 6, bao gồm :

+ Thông tin chung về trạm (bảng 1); + Mô tả vị trí lắp đặt đài PTTH (bảng 2); + Thông số kỹ thuật của đài PTTH (bảng 3); + Bản kết quả đo kiểm độ phơi nhiễm trường điện từ (bảng 4).

Bảng 1. Quy định của Canada về mẫu báo cáo thông tin chung về trạm

Bảng 2. Quy định của Canada về mẫu mô tả vị trí lắp đặt đài PTTH

Bảng 3. Quy định của Canada về mẫu báo cáo các thông số kỹ thuật đài PTTH

26

Bảng 4. Quy định của Canada về mẫu bản kết quả đo phơi nhiễm

3.1.2.6 Lưu ý kỹ thuật TN-261 a. Tên văn bản: " Thủ tục đơn giản đánh giá sự phù hợp Quy phạm an

toàn số 6 đối với phơi nhiễm tần số vô tuyến điện (giới hạn phơi nhiễm môi trường không được kiểm soát)".

b. Tên tiếng Anh: “TN-261– Safety Code 6 (SC6) Radio Frequency Exposure Compliance Evaluation Template (Uncontrolled Environment Exposure Limits)”.

c. Cơ quan ban hành: Bộ Công nghiệp Canada. d. Năm ban hành: 2012 (phát hành lần 2). e. Nội dung chính:

27

Mục đích của tài liệu này nhằm cung cấp công cụ đánh giá nhanh sự tuân thủ về phơi nhiễm trường điện từ của các đài vô tuyến đơn giản và thống nhất cách đánh giá này trên toàn quốc (Canada). Phương pháp được nêu trong tài liệu này chỉ áp dụng đối với việc đánh giá trường xa của anten và không khuyến nghị cho việc phân tích chi tiết sự tuân thủ trường điện từ. Với mục đích như vậy nên tài liệu này sử dụng kỹ thuật phân tích sóng âm sử dụng mô hình anten thực tế có tính đến tác động của mỗi anten trong tổng thể ảnh hưởng của đài vô tuyến điện bao gồm cả môi trường vô tuyến điện.

3.1.2.7 Lưu ý kỹ thuật TN-261 a. Tên văn bản: " Thủ tục đo kiểm an toàn theo Quy phạm an toàn số 6

(Môi trường không được kiểm soát)”. b. Tên tiếng Anh: “TN-329 - Safety Code 6 (SC6) Measurement

Procedures (Uncontrolled Environment)” c. Cơ quan ban hành: Bộ Công nghiệp Canada. d. Năm ban hành: 2011. e. Nội dung chính: Mục đích của lưu ý kỹ thuật này nhằm mô tả các thủ tục đo lường với

nhiều loại đài vô tuyến, PTTH khác nhau đánh giá tuân thủ theo các giới hạn "môi trường không kiểm soát " được quy định trong Quy phạm an toàn số 6.

3.1.3 Hình thức quản lý Qua tìm hiểu các văn bản quản lý nêu trên và thông tin được công bố tại

website của các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan, chủ trì đề tài nhận thấy hình thức quản lý của Canada đối với vấn đề an toàn phơi nhiễm trường điện từ của đài PTTH như sau:

- Cơ quan quản lý nhà nước ban hành quy định về giới hạn an toàn phơi nhiễm trường điện từ đồng thời ban hành các văn bản pháp quy, văn bản hướng dẫn việc tuân thủ đảm bảo an toàn phơi nhiễm trường điện từ.

- Các đài vô tuyến điện nói chung và các đài PTTH nói riêng cần phải tiến hành đo kiểm, đánh giá độ an toàn phơi nhiễm trường điện từ trước khi đưa vào hoạt động.

- Chủ quản đài PTTH tự đo kiểm, đánh giá sự phù hợp nếu có đủ trang thiết bị đo hoặc đề nghị tổ chức đo kiểm đủ năng lực thực hiện và việc đo kiểm, đánh giá này phải được tiến hành theo các hướng dẫn đã được quy định của cơ quan quản lý nhà nước.

- Sau khi đo kiểm, đánh giá sự phù hợp, chủ quản đài PTTH có trách nhiệm nộp các tài liệu, văn bản theo quy định tới cơ quan quản lý nhà nước để chứng minh sự phù hợp, đảm bảo an toàn phơi nhiễm trường điện từ của đài trước khi đưa vào hoạt động.

- Theo đánh giá của Canada thì mức phơi nhiễm trường điện từ tại hầu hết các đài vô tuyến điện nói chung và đài PTTH nói riêng đều ở mức rất thấp so với giới hạn an toàn cho phép, do đó cơ quan quản lý nhà nước chỉ tiến hành kiểm tra, đo kiểm, đánh giá lại sự phù hợp của một số đài tại các khu vực lắp đặt

28

nhiều máy phát hoặc lắp máy phát công suất cao. 3.2 Pháp 3.2.1 Cơ quan quản lý a. Cục sức khỏe và an toàn thực phẩm, môi trường, nghề nghiệp - Tên tiếng Anh: National Agency for Sanitary Safety of Food,

Environmental and Occupational (ANSES). - Website: www.anses.fr. - Nhiệm vụ quản lý nhà nước: Nghiên cứu và ban hành tiêu chuẩn về ảnh

hưởng sinh học của bức xạ điện từ phi ion hóa. b. Cục Tần số quốc gia Pháp - Tên tiếng Anh: The National Agency of Frequencies (ANFR). - Website: www.anfr.fr. - Nhiệm vụ quản lý nhà nước: + Ban hành các hướng dẫn tuân thủ theo các giới hạn an toàn phơi nhiễm

trường điện từ. + Kiểm tra việc chấp hành quy định pháp luật của tổ chức quản lý đài vô

tuyến điện được cấp phép phát sóng. + Đo kiểm, đánh giá sự phù hợp của các đài vô tuyến điện trong trường

hợp có nghi vấn không đảm bảo an toàn phơi nhiễm hoặc có khiếu nại của người dân.

+ Lập cơ sở dữ liệu kiểm định đài vô tuyến điện và công bố tại địa chỉ website www.anfr.fr/fr/protection-controle/exposition-du-public.

3.2.2 Văn bản quản lý 3.2.2.1 Nghị định 2002-775 a. Tên văn bản: "Giới hạn phơi nhiễm trường điện từ đối với công chúng". b. Tên tiếng Anh: “Decree 2002-775: Limit values for public exposure to

electromagnetic fields”. c. Cơ quan ban hành: Chính phủ Pháp. d. Năm ban hành: 2002. e. Các nội dung chính: Các giá trị trong Nghị định này được thống nhất

với hướng dẫn của ICNIRP năm 1998 (mục 2.2.1) cũng như Khuyến nghị 1999/519/EC của Hội đồng Châu Âu năm 1999 về giới hạn mức phơi nhiễm cho công chúng bởi trường điện từ trong dải tần 0 Hz đến 300 GHz (mục 2.3.3.1). Cụ thể mức quy định của Pháp như tại bảng 5.

Bảng 5. Mức giới hạn phơi nhiễm trường điện từ của Pháp Mức SAR trung bình Mức SAR cục bộ (tại

đầu và thân người) Mức SAR cục bộ (tại

chân, tay) 0,08 W/kg 2 W/kg 4 W/kg

29

3.2.2.2 Tài liệu ANFR/DR 15-2.1 a. Tên văn bản: "Kinh nghiệm và phương pháp đo vô tuyến tại chỗ – Giao

thức đo kiểm". b. Tên tiếng Anh: “ANFR/DR 15-2.1: On site radio measurements and

experstise - Measurement protocol”. c. Cơ quan ban hành: Cục Tần số quốc gia Pháp ANFR. d. Năm ban hành: 2004. e. Các nội dung chính: Tài liệu này công bố các phương pháp đo được

Cục Tần số quốc gia Pháp sử dụng để đánh giá trường điện từ của các đài vô tuyến cố định (mạng di động GSM hoặc các đài PTTH) để đánh giá sự phù hợp với các quy định tại Nghị định số 2002-775 (mục 3.2.2.1).

3.2.3 Cách thức quản lý - Cơ quan quản lý nhà nước ban hành quy định về giới hạn an toàn phơi

nhiễm trường điện từ đồng thời ban hành các văn bản pháp quy, văn bản hướng dẫn việc tuân thủ đảm bảo an toàn phơi nhiễm trường điện từ.

- Pháp để các đài PTTH được chủ động trong việc đảm bảo độ an toàn phơi nhiễm trường điện từ những khi có yêu cầu của cơ quan quản lý có thẩm quyền, phải báo cáo bằng văn bản các tài liệu chứng minh sự phù hợp về giới hạn phơi nhiễm của đài.

- Trong một số trường hợp cần thiết (có khiếu nại hoặc có nghi vấn vượt mức giới hạn an toàn cho phép), Cục Tần số quốc gia sẽ tiến hành đo kiểm, đánh giá sự phù hợp của đài PTTH với các quy định.

- Các đài vô tuyến nói chung và đài PTTH nói riêng phải đảm bảo khoảng cách từ anten của đài tới các cơ sở y tế, trường học, nhà trẻ ít nhất 100m và mức phơi nhiễm đối với công chúng của đài phải càng thấp càng tốt nhưng vẫn đảm bảo được chất lượng kỹ thuật phát sóng.

3.3 Thụy Sỹ 3.3.1 Cơ quan quản lý - Cục truyền thông liên bang. - Tên tiếng Anh: Federal Office of Communications (OFCOM). - Website: www.bakom.admin.ch. 3.3.2 Văn bản quản lý a. Tên văn bản: "Pháp lệnh về bức xạ phi ion hóa". b. Tên tiếng Anh: "Ordinance on Protection from Non-ionising

Radiation". c. Cơ quan ban hành: Hội đồng Liên Bang Thụy Sỹ (The Swiss

Bundesrat). d. Năm ban hành: 1999. e. Nội dung: - Pháp lệnh này quy định giới hạn phơi nhiễm do bức xạ trường điện từ

trong dải tần 0 Hz đến 300 GHz do các nguồn vô tuyến điện sinh ra.

30

- Hướng dẫn về việc kiểm soát, đánh giá bức xạ của trường điện từ. - Các yêu cầu an toàn bổ sung liên quan đến khu vực xung quanh anten

đài PTTH. 3.3.3 Hình thức quản lý a. Các đối tượng được điều chỉnh bởi Pháp lệnh nêu trên gồm: - Cáp truyền tải điện treo hoặc chôn. - Trạm biến áp. - Trạm hạ áp và trạm chuyển mạch. - Tàu điện. - Trạm thu phát sóng điện thoại di động. - Đài phát thanh, truyền hình. - Đài radar. b. Kèm theo mỗi đối tượng trên, pháp lệnh cũng quy định mức giới hạn

cường độ trường điện từ. c. Các đài PTTH được phân biệt thành hai loại: - Loại cũ: đã lắp đặt và hoạt động trước thời điểm Pháp lệnh này có hiệu

lực. - Loại mới: lắp đặt và hoạt động tính sau thời điểm Pháp lệnh có hiệu lực

hoặc có sự thay đổi về vị trí lắp đặt, công suất phát. d. Các đối tượng thuộc loại mới phải đảm bảo mức giới hạn cường độ

trường điện từ như quy định. e. Các đài PTTH thuộc loại cũ phải được đánh giá sự phù hợp với mức

quy định, việc đánh giá này sẽ do Cục môi trường FOEN của Bộ Môi trường, Vận tải, Năng lượng và Truyền thông Thuỵ Sỹ quyết định hình thức, phương pháp cũng như tiến hành việc đo đánh giá.

f. Cơ quan quản lý sẽ kiểm tra sự phù hợp mức phát xạ của các nguồn phát vô tuyến này và đặc biệt sẽ đo kiểm lại mức phát xạ nếu có nghi vấn vượt quá mức giới hạn cho phép quy định.

g. Tổ chức quản lý nguồn vô tuyến điện có trách nhiệm cung cấp các tài liệu sau khi cơ quan quản lý kiểm tra:

- Dữ liệu hoạt động và kỹ thuật hiện tại của nguồn vô tuyến. - Tài liệu đo kiểm, đánh giá sự phù hợp. - Thông tin cụ thể về mức phát xạ của nguồn vô tuyến tại vị trí có thể tiếp

cận của người dân, tại vị trí nhạy cảm mà có khả năng vượt mức an toàn cho phép.

- Sơ đồ hiện trường của các vị trí nêu trên. h. Ngoài ra, Thụy Sĩ cũng công bố cơ sở dữ liệu về vị trí (hình 9) và thông

tin kỹ thuật (hình 10) của các đài vô tuyến điện (trạm BTS, đài phát thanh, đài truyền hình…) với độ chính xác đến phạm vi 10m, nhằm công khai vị trí các đài đã được kiểm soát an toàn. Cơ sở dữ liệu này được công bố tại địa chỉ website:

31

www.map.geo.admin.ch

a. Tổng thể vị trí các đài PTTH của Thụy Sĩ

b. Vị trí một đài PTTH với độ chính xác vị trí đến 10m (vị trí hình tròn)

Hình 9. Cơ sở dữ liệu vị trí các đài PTTH của Thụy Sĩ

32

Hình 10. Cơ sở dữ liệu thông tin kỹ thuật các đài PTTH của Thụy Sĩ 3.4 Anh 3.4.1 Cơ quan quản lý a. Cơ quan quản lý về sức khỏe và an toàn - Tên tiếng Anh: Health and Safety Executive (HSE). - Website: www.hse.gov.uk. - Nhiệm vụ quản lý nhà nước: Nghiên cứu, ban hành các tiêu chuẩn về

giới hạn an toàn phơi nhiễm trường điện từ của các đài vô tuyến điện. b. Văn phòng truyền thông - Tên tiếng Anh: Office of Communications (OFCOM). - Website: www.ofcom.org.uk. - Nhiệm vụ quản lý nhà nước: Ban hành các chính sách quản lý, kỹ thuật

để kiếm soát độ an toàn phơi nhiễm trường điện từ của các đài vô tuyến điện theo các giới hạn đã được quy định.

3.4.2 Văn bản quản lý 3.4.2.1 Quy định về giới hạn phơi nhiễm trường điện từ a. Tên văn bản: "Đánh giá tính chính xác của các phép đo và tính toán

trường điện từ EMF". b. Tên tiếng Anh: “Assessment uncertainties relating to electromagnetic

fields (EMF) measurement and computation”. c. Cơ quan ban hành: Cơ quan quản lý về sức khỏe và an toàn HSE. d. Năm ban hành: 2008. e. Các nội dung chính: Văn bản này đưa ra quy định về giới hạn phơi nhiễm điện từ do các đài vô

tuyến gây ra (bao gồm đài PTTH) trên cơ sở các khuyến nghị của ICNIRP năm 1998 (mục 2.2.1), đồng thời hướng dẫn phương pháp đo kiểm trường điện từ

33

liên quan đến các giới hạn này. 3.4.2.2 Các hướng dẫn kỹ thuật cụ thể và quy định quản lý - Quy định kỹ thuật “Ofcom Site Engineering Code for Analogue Radio

Broadcast Transmission Systems” do OFCOM ban hành năm 2013 nhằm hướng dẫn các vấn đề về kỹ thuật, quy định quản lý đối với các đài vô tuyến tương tự.

- Quy định kỹ thuật “Digital Technical Code” do OFCOM ban hành năm 2014 nhằm hướng dẫn các vấn đề về kỹ thuật, quy định quản lý đối với các đài vô tuyến kỹ thuật số.

3.4.3 Hình thức quản lý a. Đài PTTH trước khi hoạt động phải tiến hành thủ tục đo kiểm, đánh giá

sự phù hợp với các giới hạn phơi nhiễm đã quy định, việc đo kiểm này có thể được đài PTTH đề nghị OFCOM hoặc một tổ chức đo kiểm được công nhận tiến hành.

b. Trước thời hạn hoạt động ít nhất 20 ngày, đài vô tuyến phải báo cáo cho OFCOM các văn bản, tài liệu, kết quả đo để chứng minh sự phù hợp của mình. Nếu kết quả đo không đạt thì đài vô tuyến đó phải ngừng hoạt động cho tới khi đảm bảo được các giới hạn đã quy định.

c. OFCOM cũng khuyến nghị các đài vô tuyến sau khi được cấp phép hoạt động nên có thời gian ít nhất 02 tuần phát sóng thử nghiệm để kiểm tra sự tương thích với các đài vô tuyến khác trong khu vực.

d. Mọi thay đổi về thiết bị phát trong thời gian hoạt động của đài đều phải báo cáo cho OFCOM để đánh giá xem có cần đo kiểm lại không.

e. OFCOM sẽ lên kế hoạch kiểm tra, đo kiểm để đánh giá lại sự phù hợp của một số đài vô tuyến. Kế hoạch này có thể không thông báo cho chủ quản đài PTTH đó biết.

f. Chủ quản đài PTTH phải đảm bảo tính sẵn sàng của các tài liệu kỹ thuật, quản lý kèm theo đài cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho công tác đo kiểm, thanh tra của OFCOM.

g. Ngoài ra, OFCOM còn công khai cơ sở dữ liệu trực tuyến tại địa chỉ website www.sitefinder.ofcom.org.uk nhằm công bố các đài vô tuyến điện (trạm gốc điện thoại di động mặt đất công cộng BTS, các đài PTTH) đã được kiểm định - hình 11.

34

Hình 11. Cơ sở dữ liệu thông số kỹ thuật, vị trí các đài vô tuyến điện của Anh

3.5 Úc 3.5.1 Cơ quan quản lý a. Cục an toàn hạt nhân và bức xạ điện từ - Tên tiếng Anh: Australian Radiation Protection and Nuclear Safety

Agency (APRANSA). - Website: www.arpansa.gov.au. b. Cục Thông tin và Truyền thông - Tên tiếng Anh: Australian Communications and Media Authority

(ACMA). - Website: www.acma.gov.au. 3.5.2 Văn bản quản lý 3.5.2.1 Văn bản quy định về giới hạn an toàn a. Tên văn bản: "Mức phơi nhiễm lớn nhất đảm bảo an toàn bức xạ do

trường điện từ của dải tần 3 kHz – 300 GHz ". b. Tên tiếng Anh: " Maximum Exposure Levels to Radiofrequency Fields

- 3 kHz to 300 GHz". c. Cơ quan ban hành: Cục an toàn hạt nhân và bức xạ điện từ

(APRANSA). d. Năm ban hành: 2002. e. Nội dung chính: Tài liệu này đưa ra mức giới hạn phơi nhiễm do công

việc và phơi nhiễm ngẫu nhiên cho cơ thể con người trong dải tần số 3 kHz tới 300 GHz, đồng thời tài liệu này cũng đưa ra các công thức và phương pháp để đánh giá sự phù hợp này.

3.5.2.2 Văn bản hướng dẫn đánh giá độ an toàn phơi nhiễm

35

a. Tên văn bản: "Mức phơi nhiễm cho con người do bức xạ điện từ - Thông tin dành cho đơn vị được cấp phép".

b. Tên tiếng Anh: "Human exposure to radiofrequency electromagnetic energy - Information for licensees".

c. Cơ quan ban hành: Cục Thông tin và Truyền thông (ACMA). d. Năm ban hành: 2013. e. Nội dung chính: Nội dung văn bản này phân loại các loại đài vô tuyến

điện, trong đó có đài PTTH, thủ tục đánh giá sự phù hợp với từng loại và thủ tục công bố hợp quy cũng như các quy định về thanh tra, kiểm tra của ACMA khi cần thiết để quản lý việc chấp hành các quy định của đài PTTH.

3.5.3 Hình thức quản lý a. Đài PTTH trước khi hoạt động phải tiến hành đánh giá sự phù hợp theo

các giới hạn phơi nhiễm đã quy định. Việc đo kiểm để đánh giá sự phù hợp phải được tiến hành bởi tổ chức đo kiểm được công nhận bởi Cơ quan công nhận phòng thử nghiệm quốc gia Australia (NATA).

b. Sau khi đo kiểm, đánh giá, chủ quản đài PTTH lập bộ hồ sơ tuân thủ gồm các nội dung sau đây để chứng minh sự tuân thủ quy chuẩn của đài PTTH:

- Bản công bố sự phù hợp theo mẫu tại hình 12. - Báo cáo đánh giá thể hiện việc tuân thủ của đài PTTH với các yêu cầu

về mức phơi nhiễm trường điện từ của ACMA. Báo cáo này phải nêu ra phương thức đánh giá sự phù hợp, các bảng, biểu, công thức tính toán có liên quan cũng như tên và chứng chỉ của tổ chức đánh giá sự phù hợp của đài PTTH đó.

- Nếu đài PTTH được thuộc chi nhánh của một tổ chức thì đài đó phải có bản thỏa thuận cho phép hoạt động của tổ chức đó.

36

Hình 12. Quy định của Úc về mẫu bản công bố hợp quy đối với đài PTTH

c. ACMA sẽ kiểm tra đài vô tuyến điện được cấp phép và hồ sơ tuân thủ

kèm theo để đảm bảo việc chấp hành các quy định về an toàn phơi nhiễm trường điện từ. Việc lựa chọn đài vô tuyến điện để kiểm tra sẽ căn cứ vào một trong các nguồn sau:

- Lựa chọn từ cơ sở dữ liệu cấp phép. - Tiếp nhận các đơn khiếu nại bằng văn bản.

37

- Các trường hợp gây nhiễu với các đài vô tuyến điện khác. d. Đài vô tuyến điện được cấp phép có tối thiểu 20 ngày trước ngày kiểm

tra để chuẩn bị hồ sơ tuân thủ. Nếu hồ sơ tuân thủ đạt yêu cầu thì ACMA cấp cho đài PTTH đó bản “Thông báo đạt yêu cầu kiểm tra”. Trong trường hợp cần thiết ACMA có quyền yêu cầu một tổ chức đo kiểm được công nhận để tiến hành đo phơi nhiễm của đài đó và báo cáo kết quả cho ACMA.

e. Các trường hợp dưới đây thi đài PTTH bị coi là không phù hợp theo quy định:

- Hoạt động của đài PTTH không tuân thủ các điều kiện của giấy phép được cấp.

- Công bố sự phù hợp không chính xác. - Không có hoặc không duy trì hồ sơ tuân thủ. f. Ngoài ra, Úc công khai cơ sở dữ liệu trực tuyến của các đài PTTH tại

địa chỉ website www.acma.gov.au/Citizen/Consumer-info/Broadcasting-in-my-area/Broadcasters-by-postcode/search-for-broadcasters-by-postcode-whos-broadcasting-acma, tại website này người dân có thể theo dõi được vị trí, thông tin kỹ thuật của các đài PTTH đã được đánh giá an toàn (hình 13)

a. Thông tin kỹ thuật của đài phát thanh Canberra RA1

38

b. Vị trí của đài phát thanh Canberra RA1

Hình 13. Cơ sở dữ liệu thông số kỹ thuật, vị trí các đài PTTH của Úc g. Úc cũng cung cấp công cụ trực tuyến để giúp người dân hoặc chủ quản

đài PTTH tự đánh giá vùng tuân thủ tại địa chỉ website archive.acma.gov.au/ExclusionZoneCalculator (hình 14).

Hình 14. Công cụ đánh giá trực tuyến vùng tuân thủ của Úc

3.6 Malaysia 3.6.1 Cơ quan quản lý - Ủy ban truyền thông Malaysia.

39

- Tên tiếng Anh: Malaysian Communications and Multimedia Commission (MCMC).

- Website: www.skmm.gov.my. 3.6.2 Văn bản quản lý a. Tên văn bản: "Quyết định của Ủy ban về tiêu chuẩn bắt buộc đối với sự

phát xạ trường điện từ của các đài thông tin vô tuyến". b. Tên tiếng Anh: "Commission Determination on the Mandatory

Standard for Electromagnetic Field Emission from Radio-communications Infrastructure".

c. Cơ quan ban hành: Ủy ban truyền thông Malaysia (MCMC). d. Năm ban hành: 2010. e. Nội dung chính: - Giới hạn mức phơi nhiễm do trường điện từ của các đối tượng nêu trên

gây ra. Giới hạn này được Malaysia chấp thuận hoàn toàn theo quy định của ICNIRP (theo bảng 1 và bảng 2 của Quyết định này).

- Hướng dẫn phương thức đo kiểm, cách xác định các khu vực bị ảnh hưởng do bức xạ điện từ xung quanh cột ăng ten. Phương thức đo kiểm, xác định này được áp dụng theo các khuyến nghị ITU-T K.52, K.61 và K.70 (các mục 2.2.2 và 2.3.1).

3.6.3 Hình thức quản lý a. Cơ quan quản lý quy định các giới hạn phơi nhiễm trường điện từ. b. Việc tuân thủ các giới hạn này được xác nhận thông qua công tác đo

kiểm tại hiện trường tuân theo các hướng dẫn đã quy định tại tài liệu phần trên. Việc đo kiểm này không phân biệt đài vô tuyến được lắp đặt trước hay sau khi ban hành quyết định nêu trên của MCMC.

c. Việc đo kiểm để chứng nhận sự phù hợp được thực hiện bởi cơ quan có thẩm quyền.

d. Kết quả đo kiểm phải được lưu trữ trong hồ sơ quản lý đài vô tuyến điện.

e. Kết quả đo kiểm chỉ có giá trị trong thời hạn xác định hoặc theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền. Mọi thay đổi của đài vô tuyến điện sẽ phải thực hiện lại việc đo kiểm này.

f. Các mẫu báo hiệu, cảnh báo nguy hiểm (hình 15) cần lắp đặt tại đài phát để cảnh báo cho người dân và người lao động được biết.

40

a. Mẫu thông báo niêm yết tại lối vào quanh anten đài PTTH

b. Mẫu cảnh báo niêm yết xung quanh khu vực có nguy cơ phơi nhiễm mức cao

Hình 15. Quy định của Malaysia về mẫu thông báo, cảnh báo 3.7 Hongkong 3.7.1 Cơ quan quản lý - Cục Quản lý truyền thông. - Tên tiếng Anh: Office of the Communications Authority (OFCA). - Website: www.ofca.gov.hk. 3.7.2 Văn bản quản lý a. Tên văn bản: "Quy phạm thực hành về việc bảo vệ người dân và người

lao động khỏi ảnh hưởng của các nguy cơ bức xạ điện từ phi ion hóa do các thiết bị phát vô tuyến."

b. Tên tiếng Anh: “Code of Practice for the Protection of Workers and Members of Public Against Non-Ionising Radiation Hazards from Radio

41

Transmitting Equipment”. c. Cơ quan ban hành: Cục Quản lý truyền thông OFCA. d. Năm ban hành: 1998. e. Nội dung chính: - Việc áp dụng hướng dẫn này không phân biệt thiết bị vô tuyến lắp trước

hay sau khi có hướng dẫn. Giới hạn phơi nhiễm cho công chúng và người lao động áp dụng theo hướng dẫn của ICNIRP 1998 về bức xạ phi ion hóa (mục 2.2.1).

- Hướng dẫn vận hành an toàn cho thiết bị phát vô tuyến cũng như các yêu cầu đối với việc đảm bảo an toàn xung quanh khu vực cột anten đài PTTH.

3.7.3 Hình thức quản lý a. Thiết bị phát vô tuyến phải được đo kiểm bởi OFCA hoặc bởi tổ chức

đo kiểm được OFCA thừa nhận. b. Chủ quản đài PTTH phải có đủ cơ sở dữ liệu về mức điện từ của đài

phát, bao gồm: - Kế hoạch triển khai số máy phát tại vị trí lắp trong hiện tại và tương lai. - Vị trí cột anten, chiều cao và hướng. - Trường hợp phơi nhiễm xấu nhất. - Đặc tính phát xạ và chủng loại anten. - Các phép đo để xác định độ an toàn phơi nhiễm được áp dụng theo IEEE

C95.3 (xem tại mục 2.3.6). - Niêm yết các biển cảnh báo khu vực có trường điện từ xung quanh cột

anten (hình 16).

Hình 16. Quy định của Hongkong về mẫu cảnh báo

c. Chủ quản đài PTTH phải báo cáo kết quả đo phơi nhiễm cho OFCA trong vòng 01 tháng kể từ ngày có yêu cầu.

d. OFCA sẽ đo kiểm trực tiếp tại một số đài đã yêu cầu báo cáo để thẩm định lại sự phù hợp của đài PTTH.

3.8 Li Băng

42

3.8.1 Cơ quan quản lý - Cục điều hành viễn thông - Tên tiếng Anh: The Telecommunications Regulatory Authority (TRA). - Website: www.tra.gov.lb. 3.8.2 Văn bản quản lý a. Tên văn bản: "Quy chuẩn giới hạn phơi nhiễm EMF đối với con

người." b. Tên tiếng Anh: “Human EMF Exposure Limit Regulation”. c. Cơ quan ban hành: Cục Quản lý truyền thông OFCA. d. Năm ban hành: 2010. e. Nội dung chính: - Quy định các giới hạn phơi nhiễm trường điện từ trong dải tần 3 kHz

đến 300 GHz cho khu vực công cộng mà người dân có thể tiếp cận và cho công nhân làm việc trong môi trường điện từ. Các giới hạn được quy định tại tài liệu này chấp thuận các giới hạn đã được ICNIRP khuyến nghị (xem mục 2.2.1).

- Ngoài ra quy chuẩn này cũng hướng dẫn cách đánh giá sự phù hợp của đài PTTH với mức giới hạn đã quy định.

3.8.3 Hình thức quản lý a. Li Băng yêu cầu chủ quản của các đài PTTH (kể cả đài lắp đặt trước và

sau thời điểm ban hành quy định này) phải chứng minh sự phù hợp của mình với các giới hạn phơi nhiễm đã quy định bằng việc làm thủ tục đo kiểm, đánh giá với TRA hoặc tại các phòng thử nghiệm quốc gia được công nhận.

b. TRA sẽ xác minh việc tuân thủ của đài vô tuyến điện theo quy định bằng việc đo kiểm trực tiếp tại hiện trường.

c. Đài PTTH phải tiến hành thủ tục đánh giá theo quy định này đối với bất cứ sự thay đổi nào về công suất phát hoặc độ khuếch đại anten.

d. Đài vô tuyến điện phải được xác định các vùng cấm xâm nhập (vùng tuân thủ) đối với công chúng và đồng thời phải có niêm yết cảnh báo để người dân biết.

e. Nếu mức phơi nhiễm vượt quá giới hạn an toàn cho phép thì đài vô tuyến điện phải dừng hoạt động hoặc điều chỉnh công suất phát cho phù hợp.

f. Chủ quản của đài PTTH phải đảm bảo rằng mọi công nhân làm việc trong phạm vi có thể ảnh hưởng của trường điện từ do đài của mình gây ra đều phải được đào tạo đầy đủ về tính năng điện từ của hệ thống cũng như các tác hại có thể đồng thời biết cách phòng tránh các nguy cơ mất an toàn do phơi nhiễm trường điện từ.

3.9 Arab Saudi 3.9.1 Cơ quan quản lý - Ủy ban Truyền thông và Công nghệ thông tin - Tên tiếng Anh: Communications and Information Technology

Commission (CITC).

43

- Website: www.citc.gov.sa. 3.9.2 Văn bản quản lý a. Tên văn bản: "Hướng dẫn về phơi nhiễm cho con người do trường điện

từ tần số vô tuyến điện". b. Tên tiếng Anh: “National Guidelines for Human Exposure to

Radiofrequency Electromagnetic Fields”. c. Cơ quan ban hành: Ủy ban Truyền thông và Công nghệ thông tin. d. Năm ban hành: 2009. e. Nội dung chính: - Văn bản này quy định các yêu cầu tối thiểu để bảo vệ công chúng và

người lao động khỏi các nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe phát sinh hoặc có thể phát sinh do phơi nhiễm trường điện từ trong dải tần từ 3 kHz đến 300 GHz. Về cơ bản các giới hạn của Arab Saudi áp dụng theo khuyến nghị của ICNIRP (xem mục 2.2.1).

- Ngoài ra, quy định nêu trên cũng yêu cầu chủ quản đài PTTH tổ chức thực hiện việc xây dựng quy trình quản lý an toàn về phơi nhiễm trường điện từ, kèm theo việc đào tạo kỹ thuật, kỹ năng cho người lao động hoạt động trong môi trường điện từ theo các hướng dẫn tại quyết định này.

3.9.3 Hình thức quản lý a. Mỗi đài vô tuyến điện phù hợp theo hướng dẫn này phải có bộ hồ sơ

kiểm soát trường điện từ để mô tả mọi khu vực cấm xâm nhập xung quanh đài cũng như các biện pháp để giảm thiểu nguy cơ phơi nhiễm dựa trên các giới hạn của bản hướng dẫn nêu trên. Một bộ hồ sơ kiểm soát trường điện từ phải bao gồm các thông tin sau:

- Tên và thông tin liên hệ của người quản lý đài vô tuyến điện. - Tên đơn vị được cấp phép khai thác đài vô tuyến này. - Trạng thái phù hợp của đài vô tuyến (“cần đánh giá”, “phù hợp” hoặc

“không phù hợp”). - Ngày phát hành và phiên bản của bộ hồ sơ kiểm soát. - Danh mục các thay đổi của phiên bản hiện tại so với các phiên bản

trước. - Mục lục. - Chi tiết nhận dạng đài vô tuyến, bao gồm: tên đài, mã số của đài, địa chỉ

đài, kinh độ và vĩ độ của đài. - Chi tiết mọi nguồn vô tuyến được cấp phép được lắp trên cột anten, bao

gồm: loại anten, vị trí lắp đặt trên cột, góc phương vị, góc ngẩng cơ và điện, các băng tần hoạt động, công suất phát trên từng cổng anten, tổng công suất phát, cấu trúc phụ trợ của cột anten (tòa nhà, cột cao, tường…), ảnh hiện trường của cột anten,

- Mô tả mọi nguồn vô tuyến khác không liên quan đến các nguồn vô tuyến được cấp phép đài vô tuyến điện nhưng được lắp tại cùng vị trí, bao gồm: loại

44

anten, vị trí anten trên cột. - Phương thức cụ thể để đánh giá sự phù hợp của đài vô tuyến điện, bao

gồm: tên tiêu chuẩn đánh giá hoặc hướng dẫn được dùng để đánh giá sự phù hợp của các nguồn vô tuyến của đài, các mức tham chiếu và/hoặc giới hạn được áp dụng để xác định sự phù hợp, tên, chủng loại, ngày hiệu chỉnh của mọi thiết bị đo đánh giá phơi nhiễm của đài, mô tả phương pháp tính hoặc phần mềm dùng để tính toán độ phơi nhiễm trường điện từ, quy trình làm việc an toàn áp dụng cho đài, mô tả các báo hiệu, cảnh báo cho các khu vực cấm xâm nhập xung quanh đài.

- Bản công bố sự phù hợp của đài vô tuyến điện b. Hồ sơ kiểm soát điện từ của đài vô tuyến phải được cung cấp cho bất cứ

ai quan tâm đến sự an toàn của nguồn vô tuyến trên đài, bao gồm người sở hữu, người quản lý, các đơn vị liên quan, nhà thầu và nhân viên làm việc tại đài.

c. Việc tiến hành các phép đo để xác định phơi nhiễm của đài vô tuyến được thực hiện bởi phòng thử nghiệm được cơ quan đo kiểm quốc gia công nhận.

d. Chủ quản đài vô tuyến điện phải niêm yết các thông báo, cảnh báo theo quy định (hình 17) cho người dân và người lao động theo quy định tại khu vực lắp đặt đài.

e. Trong trường hợp cần thiết, CITC sẽ đo kiểm lại để xác định sự phù hợp.

Hình 17. Quy định của Arab Saudi về mẫu thông báo, cảnh báo

f. Đài PTHT được đánh giá là phù hợp khi đáp ứng được các yêu cầu sau: - Mọi vùng cấm đối với người dân và người lao động được xác định.

45

- Các đo kiểm kiểm soát bức xạ cần thiết đã được thực hiện để đảm bảo: + Không có công nhân được đào tạo về phơi nhiễm điện từ nào bị phơi

nhiễm ở mức cao hơn mức quy định. + Không có công nhân chưa được đào tạo về phơi nhiễm điện từ nào bị

phơi nhiễm ở mức cao hơn với mức giới hạn cho người dân. - Các cảnh báo, báo hiệu theo quy định được niêm yết tại đài. - Các hồ sơ cần thiết để chứng minh sự phù hợp được chấp thuận bởi

CITC. 3.10 Các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất (UAE) 3.10.1 Cơ quan quản lý - Cục điều hành viễn thông. - Tên tiếng Anh: Telecommunications Regulatory Authority (TRA). - Website: www.tra.gov.ae. 3.10.2 Văn bản quản lý a. Tên văn bản: "Giới hạn bức xạ phi ion hóa của các mạng viễn thông". b. Tên tiếng Anh: “Non-Ionizing Radiation Limits For

Telecommunication Networks”. c. Cơ quan ban hành: Cục điều hành viễn thông. d. Năm ban hành: 2010. e. Nội dung chính: Nội dung văn bản này quy định giới hạn phơi nhiễm

lớn nhất do trường điện từ của các thiết bị viễn thông và đài vô tuyến điện hoạt động trong dải tần từ 0 – 300 GHz. Các giới hạn này chấp thuận hoàn toàn theo hướng dẫn của ICNIRP năm 1998 (mục 2.2.1). Đồng thời văn bản cũng quy định các thủ tục để chủ quan đài vô tuyến điện đáp ứng được các giới hạn này.

3.10.3 Hình thức quản lý a. Mỗi đài vô tuyến được cấp phép hoạt động phải gửi bản công bố chính

thức tới TRA thông báo rằng đài vô tuyến đó tuân thủ theo mức giới hạn của hướng dẫn của ICNIRP.

b. Mọi thay đổi đài vô tuyến hoặc việc lắp mới đài vô tuyến đều phải tuân thủ theo hướng dẫn này.

c. Nếu có bất kỳ thay đổi nào trong hướng dẫn của ICNIRP thì trong vòng 90 ngày kể từ này có thay đổi đó, đài vô tuyến điện đều phải cập nhật lại bản công bố.

d. Trong vòng 10 ngày làm việc kể từ khi có yêu cầu bằng văn bản của TRA, chủ quản đài vô tuyến điện phải cung cấp tài liệu chứng minh đài vô tuyến đó phù hợp với hướng dẫn của ICNIRP.

e. Chủ quản đài vô tuyến phải hạn chế tối đa việc lắp đặt gần tòa nhà văn phòng, trường học, bệnh viện…, trong trường hợp không có lựa chọn khác, chủ quan phải thực hiện các biện pháp để giảm thiểu nguy cơ phơi nhiễm do trường điện từ vượt mức cho phép. Các biện pháp này được hướng dẫn tại phụ lục D khuyến nghị ITU-T K.70 của ITU (mục 2.3.1), bao gồm:

46

- Giảm công suất phát. - Tăng độ cao anten. - Giảm góc ngẩng anten. - Thay đổi góc phương vị. f. Chủ quản phải xác định các vùng cấm xâm nhập theo công thức tại hình

18 do nguy cơ phơi nhiễm đối với công chúng, đồng thời phải có biện pháp ngăn chặn xâm nhập. Bán kính các vùng được xác định bằng công thức đã cho trong tài liệu này.

Hình 18. Quy định của UAE về công thức tính vùng tuân thủ

g. TRA sẽ tiến hành kiểm tra các đài PTTH để xác minh sự phù hợp của đài với các giới hạn đã quy định.

3.11 Đánh giá chung về hình thức thức quản lý an toàn bức xạ đài PTTH ở các nước được khảo sát

a. Trong Chương này, chủ trì đề tài đã khảo sát và nghiên cứu hình thức quản lý của 10 quốc gia (tại các khu vực khác nhau) trên thế giới như thống kê tại bảng 6 dưới đây.

47

Bảng 6. Thống kê hình thức quản lý của các nước được khảo sát

TT Quốc gia Ban hành tiêu chuẩn, phương pháp đánh gia an toàn phơi

nhiễm trường điện từ

Đo kiểm trước khi đưa vào hoạt động Công bố sự phù

hợp

Cơ quan QLNN đo

kiểm, đánh giá lại để

xác minh sự phù hợp

Công bố cơ sở dữ liệu kiểm

định

Đài PTTH chủ động công tác đo kiểm

Cơ quan QLNN đo

kiểm Đề nghị bất cứ tổ chức

nào có thiết bị tiến hành đo

Đề nghị tổ chức đo kiểm được chỉ định tiến hành đo

1 Canada x x x x (*) 2 Pháp x x x x (*)

3 Thụy Sỹ x x x x

4 Anh x x x x x

5 Úc x x x x x

6 Malaysia x x x

7 Hongkong x x x

8 Li Băng x x x x

9 Arap Saudi x x x x (*)

10 UAE x x x x

Ghi chú: - QLNN: Cơ quan nhà nước có trách nhiệm quản lý chuyên ngành đối với lĩnh vực an toàn phơi nhiễm trường điện từ. - (*): Cơ quan quản lý nhà nước chỉ tiến hành đo kiểm lại khi có nghi vấn hoặc khi có khiếu nại về khả năng không đảm

bảo an toàn phơi nhiễm trường điện từ.

48

Việc khảo sát phong phú về cả số lượng các quốc gia cũng như khu vực như trên sẽ góp phần đánh giá một cách khách quan, đầy đủ nhất về tình hình cũng như hình thức quản lý an toàn phơi nhiễm trường điện từ của thế giới.

b. Qua kết quả khảo sát như tại bảng 6 nói trên có thể thấy đa phần các nước có hình thức quản lý phơi nhiễm trường điện từ như sau:

- Nhà nước ban hành quy định về giới hạn an toàn phơi nhiễm trường điện từ của các đài PTTH và các hướng dẫn kèm theo để đánh giá sự phù hợp với các giới hạn đó. Các đài PTTH chịu trách nhiệm về việc tuân thủ giới hạn an toàn phơi nhiễm trường điện từ trước cơ quan quản lý và xã hội.

- Chủ quản đài PTTH chủ động trong việc đo kiểm, đánh giá sự phù hợp của đài (đài PTTH tự đo hoặc đề nghị một tổ chức đo kiểm có đủ năng lực đo kiểm hoặc đề nghị tổ chức đo kiểm được chỉ định để tiến hành đo kiểm).

- Sau khi đo kiểm, đánh giá, đài PTTH làm thủ tục công bố sự phù hợp với cơ quan quản lý nhà nước hoặc lập hồ sơ để báo cáo, công khai thông tin khi có yêu cầu.

- Cơ quan quản lý nhà nước tiến hành kiểm tra, đo kiểm lại, thẩm định sự phù hợp của đài PTTH đã công bố sự phù hợp.

c. Như vậy có thể thấy thông lệ quản lý nói trên của các nước về độ an toàn phơi nhiễm trường điện từ đài PTTH giống với hình thức “đo kiểm và công bố” như quy định tại Nghị định 25/2011/NĐ-CP [4] (như trình bày tại mục 4.3 dưới đây). Đây chính là một yếu tố thuận lợi trong việc lựa chọn hình thức quản lý phơi nhiễm trường điện từ của Việt Nam nhằm cả hai mục tiêu: vừa đảm bảo tuân thủ theo các văn bản pháp quy đã ban hành và vừa phù hợp với thông lệ quốc tế.

49

CHƯƠNG 4. KHẢO SÁT CÁC QUY ĐỊNH HIỆN TẠI CỦA VIỆT NAM Nội dung của Chương này trình bày kết quả khảo sát, phân tích các văn

bản quy định về công tác kiểm định đài PTTH và đề xuất phương án kiểm định đài PTTH theo các quy định của Việt Nam.

4.1 Luật Tần số vô tuyến điện 2009 Khoản 4 và khoản 5 điều 14 của Luật Tần số vô tuyến điện quy định: “4. Tổ chức, cá nhân trước khi đưa đài vô tuyến điện thuộc Danh mục đài

vô tuyến điện bắt buộc kiểm định về an toàn bức xạ vô tuyến điện vào sử dụng phải thực hiện việc kiểm định.

5. Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông (Bộ TTTT) ban hành Danh mục thiết bị vô tuyến điện, thiết bị ứng dụng sóng vô tuyến điện có khả năng gây mất an toàn bức xạ vô tuyến điện phải chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy và sử dụng dấu hợp quy; Danh mục đài vô tuyến điện bắt buộc kiểm định về an toàn bức xạ vô tuyến điện; quy định thủ tục kiểm định và công bố danh sách tổ chức đủ điều kiện kiểm định về an toàn bức xạ vô tuyến điện đối với đài vô tuyến điện.”

4.2 Luật Viễn thông 2009 Tại khoản 2 điều 52 của Luật Viễn thông quy định: “Doanh nghiệp viễn

thông trước khi đưa các thiết bị mạng, thiết bị đo lường tính giá cước thuộc Danh mục thiết bị viễn thông bắt buộc kiểm định vào hoạt động phải thực hiện việc kiểm định”.

Tại điểm c khoản 6 điều 52 quy định: “Bộ TTTT có trách nhiệm ban hành Danh mục thiết bị viễn thông có khả năng gây mất an toàn, Danh mục thiết bị viễn thông bắt buộc kiểm định”.

4.3 Nghị định 25/2011/NĐ-CP Khoản 2 Điều 35 Nghị định 25/2011/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi

tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Viễn thông quy định: “2. Kiểm định thiết bị viễn thông là việc đo kiểm, chứng nhận hoặc công

bố sự phù hợp với các quy chuẩn kỹ thuật viễn thông của thiết bị viễn thông đã được lắp đặt trước khi đưa vào hoạt động...

c) Đài vô tuyến điện thuộc Danh mục đài vô tuyến điện bắt buộc kiểm định về an toàn bức xạ vô tuyến điện do Bộ TTTT ban hành trước khi đưa vào sử dụng phải thực hiện việc đo kiểm và chứng nhận sự phù hợp hoặc đo kiểm và công bố sự phù hợp theo quy định”.

4.4 Các Thông tư do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành 4.4.1 Thông tư 16/2011/TT-BTTTT quy định về kiểm định thiết bị

viễn thông và đài vô tuyến điện - Tại khoản 2 điều 1 Thông tư 16/2011/TT-BTTTT quy định “Thông tư này

áp dụng đối với các tổ chức, doanh nghiệp quản lý, khai thác thiết bị viễn thông, đài vô tuyến điện thuộc “Danh mục thiết bị viễn thông và đài vô tuyến điện bắt buộc kiểm định” quy định tại Điều 5 của Thông tư này…”.

50

- Tại điều 5 Thông tư 16/2011/TT-BTTTT quy định “Theo từng thời kỳ, Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành “Danh mục thiết bị viễn thông và đài vô tuyến điện bắt buộc kiểm định” phù hợp với chính sách, yêu cầu quản lý và thực tế phát triển cơ sở hạ tầng chuyên ngành viễn thông”.

- Tại khoản 3 điều 2 Thông tư 16/2011/TT-BTTTT quy định: “3. Kiểm định thiết bị viễn thông và đài vô tuyến điện (sau đây gọi tắt là kiểm định) là việc đo kiểm và chứng nhận thiết bị viễn thông và đài vô tuyến điện phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia. Việc kiểm định không thay thế và không làm giảm trách nhiệm của tổ chức, doanh nghiệp đối với chất lượng, an toàn của thiết bị viễn thông, đài vô tuyến điện theo quy định của pháp luật.”

4.4.2 Thông tư số 17/2011/TT-BTTTT ban hành Danh mục thiết bị viễn thông và đài vô tuyến điện bắt buộc kiểm định

Theo Thông tư số 17/2011/TT-BTTTT thì đài phát thanh, đài truyền hình thuộc Danh mục thiết bị viễn thông và đài vô tuyến điện bắt buộc kiểm định (hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2013) và Thông tư này chỉ áp dụng đối với các đài phát thanh, truyền hình có công suất phát cực đại từ 150W trở lên.

Nhận xét: Như vậy có thể thấy đài phát thanh, đài truyền hình là hai đối tượng bắt buộc kiểm định theo danh mục quy định tại Thông tư số 17/2011/TT-BTTTT và theo Thông tư 16/2011/TT-BTTTT thì việc kiểm định đối với hai đối tượng này được triển khai theo hình thức “đo kiểm và chứng nhận”.

4.5 Tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật 4.5.1 Tiêu chuẩn TCVN 3718-1:2005

a. Tên tiêu chuẩn: “TCVN 3718-1:2005 Quản lý an toàn trong trường bức xạ tần số radio – Phần 1: Mức phơi nhiễm lớn nhất trong dải tần từ 3 kHz đến 300 GHz”.

b. Nội dung: Tiêu chuẩn này đưa ra mức giới hạn an toàn phơi nhiễm trường điện từ cho con người trong dải tần số nói trên.

4.5.2 Quy chuẩn kỹ thuật QCVN 78:2014/BTTTT a. Tên quy chuẩn: “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phơi nhiễm trường điện

từ của các đài phát thanh, truyền hình - QCVN 78:2014/BTTTT”. b. Nội dung: Quy chuẩn này đưa ra giới hạn phơi nhiễm trường điện từ

không do nghề nghiệp và phương pháp đo, đánh giá sự phù hợp giới hạn đã quy định đối với các đài phát thanh, truyền hình.

4.5.3 Đánh giá sự tương thích của Thông tư 17/2011/TT-BTTTT với QCVN 78:2014/BTTTT

4.5.3.1 Đặt vấn đề Theo Thông tư 17/2011/TT-BTTTT (mục 4.4.2) thì Thông tư này chỉ áp

dụng đối với các đài phát thanh, truyền hình có công suất phát cực đại từ 150W trở lên. Để đánh giá xem việc quy định như trên còn phù hợp không khi quy chuẩn kỹ thuật QCVN 78:2014/BTTTT được ban hành, ta sẽ tính toán vùng tuân thủ, vùng liên quan theo các hướng dẫn, công thức được nêu trong QCVN 78:2014/BTTTT.

51

4.5.3.2 Tính toán Theo công thức số (2) tính công suất bức xạ đẳng hướng tương đương

trong QCVN 78: 2014/BTTTT thì 푃 = 푃 × 10( )/ (W). Nếu công suất bức xạ cực đại của đài PTTH là Pt = 150W. Tổng suy hao từ các máy phát đến anten của đài PTTH (có chiều cao cột

anten trung bình 100m – theo bảng số liệu các đài PTTH trong nước tại Phụ lục) thường là L = 2 dB.

a. Đối với đài PTTH sử dụng anten đẳng hướng: Đối với đài PTTH sử dụng anten đẳng hướng thì độ lợi G có dải khoảng 7-

8 dBi, ta chọn G = 8 dBi để đưa vào xét đối trường hợp ảnh hưởng nặng nhất của đài PTTH tới xung quanh.

Thay các giá trị của Pt, L và G vào công thức tính công suất bức xạ đẳng hướng tương đương ta có 푃 = 150 × 10( )/ = 597 (푊)

Theo công thức (10) trong QCVN 78: 2014/BTTTT thì bán kính vùng tuân

thủ của anten đài PTTH này bằng 푅 = (m)

Với 푃 = 474 푊 và SL = 2 W/m2 (là giá trị mật độ công suất giới hạn theo bảng 1 của QCVN 78: 2014/BTTTT trong dải tần hoạt động của đài PTTH

từ 10 đến 3000 MHz) thì bán kính vùng tuân thủ 푅 =× , ×

= 4,5 (m) và giá

trị này còn bé hơn nếu công suất bức xạ cực đại của đài PTTH bé hơn 150W. b. Đối với đài PTTH sử dụng anten định hướng: Đối với đài PTTH sử dụng anten định hướng thì độ lợi G có dải khoảng 11-

14 dBi, ta chọn G = 14 dBi để đưa vào xét đối trường hợp ảnh hưởng nặng nhất của đài PTTH tới xung quanh.

Thay các giá trị của Pt, L và G vào công thức tính công suất bức xạ đẳng hướng tương đương ta có 푃 = 150 × 10( )/ = 2377 (푊)

Theo công thức (13) trong QCVN 78: 2014/BTTTT thì đường kính vùng

tuân thủ của anten đài PTTH này bằng 퐷 = (m).

Với 푃 = 2377 푊 và SL = 2 W/m2 (là giá trị mật độ công suất giới hạn theo bảng 1 của QCVN 78: 2014/BTTTT trong dải tần hoạt động của đài PTTH

từ 10 đến 3000 MHz) thì đường kính vùng tuân thủ 퐷 =× , ×

= 9,7 (m) và

giá trị này còn bé hơn nếu công suất bức xạ cực đại của đài PTTH bé hơn 150W. 4.5.3.3 Đánh giá

Có thể thấy trong các điều kiện ảnh hưởng xấu nhất thì các đài PTTH có công suất cỡ 150W hoặc bé hơn có vùng tuân thủ rất nhỏ (bán kính ≤ 4,5m đối với đài PTTH có anten phát đẳng hướng hoặc đường kính ≤ 9,7 m đối với đài PTTH có anten phát định hướng) và nguy cơ vùng thâm nhập giao nhau với vùng tuân thủ gần như không có trong thực tế.

52

Vì vậy quy định chỉ kiểm định đối với các đài PTTH có công suất phát cực đại từ 150 W trở lên như tại Thông tư 17/2011/TT-BTTTT vẫn còn phù hợp với QCVN 78: 2014/BTTTT và đây cũng là một sở cứ quan trọng để phục vụ việc khoanh vùng đối tượng điều chỉnh khi xây dựng chính sách kiểm định đài PTTH.

4.6 Nhận xét về nội dung kiểm định đài PTTH tại các quy định hiện hành

Theo quy định hiện tại thì việc kiểm định đài PTTH được tóm tắt ở các điểm như sau:

a. Đài PTTH thuộc Danh mục thiết bị viễn thông và đài vô tuyến điện bắt buộc phải kiểm định thì phải tiến hành kiểm định trước khi đưa vào hoạt động. Việc kiểm định này đang được triển khai theo Thông tư 16/2011/TT-BTTTT.

b. Danh mục thiết bị viễn thông và đài vô tuyến điện bắt buộc phải kiểm định do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành. Hiện nay danh mục này đang được quy định tại Thông tư 17/2011/TT-BTTTT.

c. Theo Thông tư 16/2011/TT-BTTTT nêu trên thì công tác kiểm định đài phát thanh, truyền hình hiện đang được quy định triển khai theo hình thức “đo kiểm và chứng nhận”. Tuy nhiên, theo Nghị định 25/2011/NĐ-CP thì ngoài hình thức kiểm định “đo kiểm và chứng nhận” còn có thể áp dụng hình thức “đo kiểm và công bố” trong việc nghiên cứu, lựa chọn hình thức kiểm định cho đài PTTH.

d. Như kết luận tại mục 4.5.2 thì chủ trì đề tài đề xuất chỉ nên áp dụng chính sách kiểm định đối với các đài PTTH có công suất phát cực đại từ 150W trở lên.

53

CHƯƠNG 5. KHẢO SÁT, ĐÁNH GIÁ THỰC TẾ ĐỘ AN TOÀN PHƠI NHIỄM TRƯỜNG ĐIỆN TỪ CỦA ĐÀI PTTH TRONG NƯỚC

Chương này trình bày và phân tích số liệu khảo sát về các đài PTTH đang

hoạt động tại Việt Nam cũng như một số kết quả đo thử nghiệm về độ phơi nhiễm trường điện từ tại một số đài PTTH mà Cục Viễn thông đã tiến hành trong năm 2013, từ đó đưa ra những đánh giá sơ bộ về mức độ an toàn của các đài PTTH trong diện cần phải kiểm định theo Thông tư số 17/2013/TT-BTTTT[6].

5.1 Khảo sát thực tế về các đài phát thanh, truyền hình trong nước 5.1.1 Các cấp đài phát thanh trong nước a) Phát thanh tương tự (tính theo từng kênh tần số), phát thanh số mạng

đơn tần: - Máy phát thanh của Đài Tiếng nói Việt Nam. - Máy phát thanh của đài tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương - Máy phát thanh của đài huyện, thị xã. - Máy phát thanh do phường, xã quản lý. - Máy phát thanh của các cơ quan, doanh nghiệp ngoài ngành phát thanh,

truyền hình. - Máy phát thanh của các cơ quan, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thương

mại. b) Phát thanh tương tự có phát kèm theo các dữ liệu phụ, phát thanh số

mạng đa tần. 5.1.2 Các cấp đài phát hình trong nước a) Truyền hình tương tự (tính theo từng kênh tần số), truyền hình số mạng

đơn tần - Máy phát hình của Đài Truyền hình Việt Nam. - Máy phát hình của đài tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. - Máy phát hình của đài huyện, thị xã. - Máy phát hình do phường, xã quản lý. - Máy phát hình của các cơ quan, doanh nghiệp ngoài ngành phát thanh -

truyền hình. - Máy phát hình của các cơ quan, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thương

mại. b) Truyền hình tương tự có phát kèm theo các dữ liệu phụ, truyền hình số

mạng đa tần. 5.1.3 Phân tích số liệu đài phát thanh, truyền hình Hiện nay trên cả nước có khoảng trên 3.000 đài phát thanh, truyền hình,

các đài này phân bố theo địa giới hành chính và địa hình khác nhau nhưng vẫn phải đảm bảo yêu cầu phủ sóng tốt đến các địa bàn dân cư, do đó mỗi đài phát

54

thanh, truyền hình có công suất khác nhau và độ cao anten khác nhau (số liệu chi tiết xem tại Phụ lục kèm theo).

Về lý thuyết, để đảm bảo vùng phủ sóng là tối ưu thì cột anten của các đài PTTH thường được đặt tại địa hình cao, trống trải (hình 19) hoặc phải được đặt trên nóc các công trình cao tầng (hình 20), ít bị địa hình xung quanh hoặc các công trình cao tầng che chắn.

Hình 19. Anten đài PTTH đặt trên địa hình cao (tháp truyền hình Tam Đảo)

Hình 20. Anten đài PTTH đặt trên công trình cao tầng (đài PTTH Hà Nội)

Qua khảo sát số liệu về độ cao cột anten của các đài PTTH (do các đài PTTH cung cấp – số liệu cụ thể xem tại Phụ lục) và thực tế khảo sát tại hiện trường các đài PTTH tiến hành đo thử nghiệm nêu tại mục 5.2 dưới đây cũng cho thấy cột anten của các đài PTTH có độ cao vượt trội so với các công trình cao tầng khác trong khu vực.

5.2 Đo kiểm, đánh giá thực tế tại một số đài PTTH trong nước

55

Trong năm 2013, Cục Viễn thông đã tiến hành khảo sát, đo kiểm thử nghiệm độ an toàn bức xạ trường điện từ tại đài PTTH Thái Bình và đài Truyền hình Việt Nam. Để đánh giá mức phơi nhiễm trường điện từ của các đài PTTH này thu được kết quả một cách khách quan nhất, việc khảo sát và đo kiểm được lựa chọn và tiến hành tại các công trình, tòa nhà thỏa mãn cả 02 tiêu chí sau:

- Là công trình, tòa nhà có người dân sinh sống. - Là công trình, tòa nhà có độ cao lớn nhất trong khu vực xung quanh cột

anten của đài PTTH được khảo sát, đo kiểm. Điều này giúp đánh giá chính xác mức phơi nhiễm tại các địa điểm gần với anten phát của đài PTTH nhất.

Kết quả khảo sát, đo kiểm cụ thể như sau: 5.2.1 Kết quả khảo sát, đo kiểm tại đài PTTH Thái Bình 5.2.1.1 Thông tin chung - Vị trí lắp cột anten của Đài PTTH Thái Bình: Số 195, Lê Lợi, Thái Bình. - Chiều cao cột anten của đài PTTH: 80 m. - Địa điểm khảo sát, đo kiểm phơi nhiễm được tiến hành tại tầng cao nhất

của các tòa nhà VNPT Thái Bình, tòa nhà Dầu khí Thái Bình và tòa nhà Đại học Y Thái Bình. Đây là các tòa nhà thỏa mãn cả 02 tiêu chí của công tác khảo sát, đo kiểm đã nêu trên.

- Minh họa sơ đồ khảo sát, đo kiểm: hình 21.

() Vị trí các địa điểm khảo sát, đo kiểm

Hình 21. Sơ đồ khảo sát, đo kiểm tại Đài PTTH Thái Bình 5.2.1.2 Kết quả khảo sát, đo kiểm

Bảng 7. Kết quả khảo sát, đo kiểm Đài PTTH Thái Bình

TT Địa điểm đo Độ cao công trình gần cột

anten (m)

Khoảng cách đến cột anten

(m)

Cường độ điện trường tổng

cộng max

56

(V/m)

1 Nóc tòa nhà VNPT Thái Bình 30 200 1,34

2 Nóc tòa nhà Dầu khí Thái Bình 60 300 2,09

3 Nóc tòa nhà Đại học Y Thái Bình 42 250 1,15

5.2.2 Kết quả khảo sát, đo kiểm tại đài Truyền hình Việt Nam 5.2.2.1 Thông tin chung

- Vị trí lắp cột anten: Số 43, Nguyễn Chí Thanh, Hà Nội. - Chiều cao cột anten của đài PTTH: 135 m. - Địa điểm khảo sát, đo kiểm phơi nhiễm được tiến hành tại tầng cao nhất

của các tòa nhà số 71 Nguyễn Chí Thanh, tòa nhà số 01 Phạm Huy Thông và tòa nhà Vit Tower Kim Mã. Đây là các tòa nhà thỏa mãn cả 02 tiêu chí của công tác khảo sát, đo kiểm đã nêu trên.

- Minh họa sơ đồ khảo sát, đo kiểm: hình 22.

Vị trí các địa điểm được khảo sát, đo kiểm được khoanh tròn

Hình 22. Sơ đồ khảo sát, đo kiểm tại Đài Truyền hình Việt Nam 5.2.2.2 Kết quả khảo sát, đo kiểm

Bảng 8. Kết quả khảo sát, đo kiểm Đài Truyền hình Việt Nam

TT Địa điểm đo Độ cao công trình gần cột

anten (m)

Khoảng cách đến cột anten

(m)

Cường độ điện trường

tổng cộng max (V/m)

57

1 Tòa nhà 71 Nguyễn Chí

Thanh 95 300 4,45

2 Tòa nhà số 01

Phạm Huy Thông

110 180 9,38

3 Tòa nhà Vit Tower Kim Mã 75 370 2,15

5.2.3 Phân tích kết quả khảo sát, đo kiểm Trong số các giá trị cường độ điện trường tổng cộng đã đo được tại các đài

PTTH như liệt kê trong hai bảng trên thì giá trị lớn nhất (mức 9,38 V/m đo được tại vị trí số 2 nêu trong bảng 8) còn thấp hơn nhiều so với ngưỡng giới hạn an toàn bức xạ trường điện từ cho phép (27,5 V/m) được quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 78:2014/BTTTT về phơi nhiễm trường điện từ của các đài phát thanh, truyền hình.

5.3 Nhận xét về nguy cơ mất an toàn phơi nhiễm trường điện từ a. Từ các phân tích tại mục 5.1.3 và 5.2.3 có thể đánh giá về nguy cơ mất

an toàn phơi nhiễm trường điện từ của các đài PTTH như sau: - Anten đài PTTH thường được lắp đặt ở vị trí cao so với khu vực xung

quanh, không bị che chắn bởi các công trình khác và do đó không có hoặc ít có khả năng gây mất an toàn phơi nhiễm trường điện từ cho người dân sinh sống ở khu vực xung quanh đài.

- Thực tế kết quả đo kiểm thử nghiệm cho thấy mức phơi nhiễm tại xung quanh đài PTTH thấp hơn nhiều so với mức giới hạn mà quy chuẩn kỹ thuật cho phép.

- Bên cạnh đó, cho đến nay chưa có bất kỳ khiếu nại nào của người dân liên quan đến ảnh hưởng của bức xạ trường điện từ của các đài PTTH.

b. Từ đó, có thể đánh giá nguy cơ mất an toàn phơi nhiễm trường điện từ xung quanh đài PTTH về cơ bản là rất thấp. Vì vậy chủ trì đề tài nhận thấy chính sách quản lý, kiểm định đài PTTH cần xây dựng theo chiều hướng hài hòa, không nhất thiết phải theo hướng “đo kiểm và chứng nhận” như đang quy định tại Thông tư 16/2011/TT-BTTTT quy định về kiểm định thiết bị viễn thông và đài vô tuyến điện, đồng thời cũng sẽ góp phần giảm nhẹ gánh nặng cho quản lý nhà nước cũng như cho chủ quản đài PTTH.

58

CHƯƠNG 6. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT

6.1 Kết luận chung và đề xuất hình thức kiểm định đài PTTH 6.1.1 Kết luận chung Từ kết quả khảo sát tại các mục 2.4, 3.11, 4.6 và 5.3 nêu trên có thể thấy

rằng: - Theo thông lệ quốc tế thì các nước trên thế giới quản lý độ an toàn phơi

nhiễm trường điện từ theo cách thức đo kiểm và công bố, nghĩa là nhà nước quy định về an toàn phơi nhiễm; doanh nghiệp tự đo kiểm và công bố sự phù hợp; cơ quan quản lý nhà nước tiến hành kiểm tra, đánh giá lại.

- Nghị định 25/2011/NĐ-CP [4] cũng quy định “đo kiểm và công bố” là một trong hai hình thức kiểm định đài vô tuyến điện.

- Thực tế khảo sát tại Việt Nam cho thấy nguy cơ vượt ngưỡng an toàn phơi nhiễm trường điện từ xung quanh đài PTTH là rất thấp vì vậy cần có hình thức quản lý, kiểm định đài PTTH hài hòa, không nhất thiết phải theo hướng “đo kiểm và chứng nhận” như đang quy định tại Thông tư 16/2011/TT-BTTTT [5]. Đặc biệt là chỉ nên áp dụng chính sách quản lý, kiểm định đối với các đài PTTH có công suất phát cực đại từ 150 W trở lên.

6.1.2 Đề xuất hình thức kiểm định đài PTTH Dựa trên các kết luận tại mục 6.1.1, nhóm chủ trì đề tài đề xuất triển khai

việc kiểm định đài PTTH theo hình thức: “đo kiểm và công bố”, việc kiểm định theo hình thức này có các ưu điểm như sau:

- Tương đồng với hình thức quản lý của các nước trên thế giới. - Phù hợp với Luật Viễn thông và Nghị định 25/2011/NĐ-CP [4]. - Đảm bảo được trách nhiệm quản lý của nhà nước của Bộ TTTT và tạo

được sự yên tâm, tin tưởng về an toàn phơi nhiễm trường điện từ cho người dân. - Giảm nhẹ được gánh nặng cho quản lý nhà nước và cho cơ quan chủ

quản của đài PTTH. - Phù hợp với định hướng của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc kiểm

định đài PTTH theo hình thức hậu kiểm. 6.1.3 Diễn giải hình thức kiểm định được đề xuất Căn cứ vào Luật Tiêu chuẩn quy chuẩn 2006 và Luật Chất lượng sản

phẩm, hàng hóa 2007, thì việc kiểm định đài PTTH theo hình thức “đo kiểm và công bố” bao gồm các bước sau đây:

a. Đối với các đài PTTH có công suất phát cực đại từ 150W trở xuống thì đài không phải đo kiểm cũng như công bố sự phù hợp mà chỉ làm thủ tục thông báo cũng như tự chịu trách nhiệm về điều này (sở cứ xem tại mục 4.5.3).

b. Đối với các đài PTTH có công suất phát cực đại từ 150W trở lên thì phải làm thủ đo kiểm và công bố sự phù hợp. Đài PTTH đề nghị tổ chức đo kiểm được Bộ TTTT chỉ định, tiến hành đo mức phơi nhiễm trường điện từ của đài.

59

c. Nếu kết quả đo kiểm, đánh giá phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia áp dụng (ở đây là QCVN 78:2014/BTTTT về mức phơi nhiễm trường điện từ của đài PTTH) thì đài PTTH làm thủ tục công bố sự phù hợp:

- Đài PTTH gửi bộ hồ sơ công bố sự phù hợp (công văn, bản công bố, kết quả đo kiểm…) tới cơ quan quản lý nhà nước về an toàn phơi nhiễm trường điện từ (Cục Viễn thông).

- Sau khi xem xét tính hợp lệ của bộ hồ sơ công bố sự phù hợp, Cục Viễn thông cấp cho đài PTTH bản tiếp nhận công bố sự phù hợp.

d. Mọi sự thay đổi về máy phát, vị trí lắp đặt cột anten … của đài PTTH đều phải được tiến hành đo kiểm, đánh giá lại sự phù hợp cũng như làm lại thủ tục công bố sự phù hợp.

e. Hàng năm, Cục Viễn thông sẽ lên kế hoạch và tiến hành kiểm tra, có thể kết hợp đo kiểm (nếu cần thiết) để đánh giá sự phù hợp của đài PTTH đó.

6.2 Một số công việc cụ thể để triển khai hình thức kiểm định mới Để triển khai được hình thức kiểm định nêu trên, chủ trì đề tài nhận thấy

cần phải triển khai các công việc cụ thể như sau: 6.2.1 Điều chỉnh và ban hành một số văn bản quy phạm pháp luật 6.2.1.1 Điều chỉnh, thay thế Thông tư 17/2011/TT-BTTTT Theo Thông tư 17/2011/TT-BTTTT [6] thì đài phát thanh, đài truyền hình

thuộc “Danh mục thiết bị viễn thông và đài vô tuyến điện bắt buộc kiểm định” mà các đối tượng thuộc Danh mục này được quy định thực hiện việc kiểm định theo hình thức “đo kiểm và chứng nhận” (theo Thông tư 16/2011/TT-BTTTT [5]).

Vì vậy để chuyển hình thức kiểm định đài PTTH từ “đo kiểm và chứng nhận” sang “đo kiểm và công bố” chủ trì đề tài nhận thấy cần phải ban hành Thông tư điều chỉnh, thay thế cho Thông tư 17/2011/TT-BTTTT theo hướng quy định đài phát thanh và đài truyền hình sẽ tiến hành kiểm định theo hình thức “đo kiểm và công bố”, các đối tượng còn lại thuộc Danh mục kèm theo Thông tư 17/2011/TT-BTTTT sẽ kiểm định theo hướng “đo kiểm và chứng nhận”. Hai hình thức kiểm định nêu trên sẽ được quy định cụ thể tại Thông tư điều chỉnh, thay thế Thông tư 16/2011/TT-BTTTT như trình bày tại mục 6.2.1.2 dưới dây.

6.2.1.2 Điều chỉnh, thay thế Thông tư 16/2011/TT-BTTTT Do Thông tư 16/2011/TT-BTTTT chỉ quy định một hình thức kiểm định

duy nhất là “đo kiểm và chứng nhận” nên cần điều chỉnh Thông tư này theo hướng quy định bổ sung thêm hình thức kiểm định “đo kiểm và công bố” (để áp dụng với đài PTTH). Các quy định liên quan đến hình thức kiểm định “đo kiểm và công bố” trong Thông tư này được xây dựng dựa trên các nội dung chính đã trình bày tại mục 6.1.3.

6.2.1.3 Ban hành quy trình đo kiểm đài PTTH Để xác định được chi phí phục vụ việc đo kiểm đài PTTH cần phải có

định mức đo kiểm đài PTTH và để xây dựng định mức này cần có quy trình đo kiểm, do đó chủ trì đề tài đề xuất cần xây dựng và ban hành quy trình đo kiểm

60

đài PTTH. 6.2.2 Chỉ định phòng đo kiểm và chi phí đo kiểm a. Về việc chỉ định phòng đo kiểm: Để phục vụ cho việc tự đo kiểm và

công bố sự phù hợp của đài PTTH thì Bộ TTTT cần chỉ định các phòng đo kiểm đủ năng lực đo kiểm theo QCVN 78:2014/BTTTT – “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phơi nhiễm trường điện từ của các đài phát thanh, truyền hình”.

b. Về chi phí đo kiểm: Theo quy định tại Điều 31 của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa 2007 thì “Người sản xuất phải trả chi phí thử nghiệm, chứng nhận hợp chuẩn, chứng nhận hợp quy theo thỏa thuận với tổ chức thử nghiệm, tổ chức chứng nhận hợp chuẩn, hợp quy” vì vậy chủ trì đề tài nhận thấy kinh phí để phục vụ việc đo kiểm nên quy định trong Thông tư mới theo hướng đài PTTH thỏa thuận với tổ chức đo kiểm.

6.2.3 Chi phí phục vụ kiểm tra, đo kiểm của cơ quan quản lý nhà nước

Theo Điều 41 của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa 2007 thì: “1. Chi phí lấy mẫu và thử nghiệm để kiểm tra chất lượng sản phẩm trong

sản xuất và hàng hóa trên thị trường do cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa quyết định việc lấy mẫu và thử nghiệm chất lượng sản phẩm, hàng hóa chi trả. Chi phí lấy mẫu và thử nghiệm được bố trí trong dự toán kinh phí hoạt động của cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

2. Căn cứ kết quả thử nghiệm, cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa kết luận người sản xuất, người bán hàng vi phạm quy định về chất lượng sản phẩm, hàng hóa thì người sản xuất, người bán hàng phải trả chi phí lấy mẫu và thử nghiệm chất lượng sản phẩm, hàng hóa cho cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa”

Vì vậy để đảm bảo tính chủ động, khách quan trong công tác đánh giá sự phù hợp của đài PTTH thì nên quy định chi phí phục vụ kiểm tra, đo kiểm được bố trí trong kinh phí hoạt động thường xuyên của cơ quan quản lý nhà nước. Bên cạnh đó nếu kết quả kiểm tra, đo kiểm xác định đài PTTH đó không phù hợp thì đài PTTH đó phải trả chi phí phục vụ việc kiểm tra, đo kiểm của cơ quan quản lý nhà nước.

----------

61

TÀI LIỆU THAM KHẢO

A. VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT [1] Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa 2007; [2] Luật Viễn thông 2009; [3] Luật Tần số vô tuyến điện 2009; [4] Nghị định 25/2011/NĐ-CP ngày 06/4/2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Viễn thông; [5] Thông tư 16/2011/TT-BTTTT ngày 30/6/2011 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định về kiểm định thiết bị viễn thông và đài vô tuyến điện; [6] Thông tư 17/2011/TT-BTTTT ngày 30/6/2011 của Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành danh mục thiết bị viễn thông và đài vô tuyến điện bắt buộc kiểm định. B. TÀI LIỆU TIẾNG ANH [7] Recommendation ITU-T K.61 (2003): Guidance to measurement and numerical prediction of electromagnetic fields for compliance with human exposure limits for telecommunication installations; [8] Recommendation ITU-T K.52 (2004): Guidance on complying with limits for human exposure to electromagnetic fields; [9] Recommendation ITU-R BS.1698 (2005): Evaluating fields from terrestrial broadcasting transmitting systems operating in any frequency band for assessing exposure to non-ionizing radiation; [10] Recommendation ITU-T K.70 (2007): Mitigation techniques to limit human exposure to EMFs in the vicinity of radiocommunication stations; [11] Recommendation ITU-T K.91 (2012), “Guidance for assessment, evaluation and monitoring of human exposure to radio frequency electromagnetic fields”; [12] ICNIRP, 1998, “Guidelines for Limiting Exposure to Time-Varying Electric, Magnetic, and Electromagnetic Fields (up to 300 GHz)”; [13] European Council, 1999, "Council recommendation 1999/519/EC on the limitation of exposure of the general public to electromagnetic fields (0Hz to 300GHz)"; [14] European Council, 2004, "Directive 2004/40/EC of European Parliament and of the Council on the minimum health and safety requirements regarding the exposure of workers to the risks arising from physical agents (electromagnetic fields)"; [15] IEEE C95.1, 1999, “Standard for Safety Levels with Respect to Human Exposure to Radio Frequency Electromagnetic Fields, 3 kHz to 300 GHz”; [16] IEEE C95.3, 1991, “Standard Recommended Practice for the Measurement of Potentially Hazardous Electromagnetic Fields - RF and Microwave”;

62

[17] Health Canada, 1999, “Safety Code 6: Limits of Human Exposure to Radiofrequency Electromagnetic Fields in the Frequency Range from 3 kHz to 300 GHz”; [18] Industry Canada, 2008, “Circular CPC-2-0-03: Radiocommunication and Broadcasting Antenna Systems”; [19] Industry Canada, 2005, “GL01: Guidelines for the Measurement of Radio Frequency Fields at Frequencies from 3 kHz to 300 GHz”; [20] Industry Canada, 2005, “GL 02: Guidelines for the Protection of the General Public in Compliance with Safety Code 6”; [21] Industry Canada, 2010, “GL08: Guidelines for the Preparation of Radio Frequency Exposure Compliance Reports for Radiocommunication and Broadcasting Antenna Systems”; [22] MCMC - Malaysian , 2010, “Commission Determination on the Mandatory Standard for Electromagnetic Field Emission from Radio-communications Infrastructure”; [23] OFCA - Hongkong, 2000, “Code of Practice for the Protection of Workers and Members of Public Against Non-Ionising Radiation Hazards from Radio Transmitting Equipment”; [24] ACMA - Australian, 2013, “Human exposure to radiofrequency electromagnetic energy- Information for licensees”; [25] APRANSA - Australian, 2013, “Maximum Exposure Levels to Radiofrequency Fields - 3 kHz to 300 GHz"; [26] Ofcom - UK, 2013, “Ofcom Site Engineering Code for Analogue Radio Broadcast Transmission Systems”; [27] Jean Chartier – ANFR, 2011,“Public exposure to electromagnetic fields”, PITA 15th Annual General Meeting. [28] French, 2002, "Decree 2002-775: Limit values for public exposure to electromagnetic fields”. [29] ANFR - France, 2004, “ANFR/DR 15-2.1: On site radio measurements and experstise - Measurement protocol”. [30] The Swiss Federal Council, 2000, “Ordinance relating to Protection from Non-Ionising Radiation”. [31] TRA - Lebanon, 2010, “Human EMF Exposure Limit Regulation”. [32] CITC - Saudi Arabia, 2009, “National Guidelines for Human Exposure to Radiofrequency Electromagnetic Fields”. [33] TRA - UAE, 2010, “Non-Ionizing Radiation Limits For Telecommunication Networks”. C. ĐỊA CHỈ WEBSITE [34] www.itu.int [35] www.icnirp.de

63

[36] www.european-council.europa.eu [37] www.ieee.org [38] www.etsi.org [39] www.citc.gov.sa [40] www.skmm.gov.my [41] www.ic.gc.ca [42] www.ofca.gov.hk [43] www.acma.gov.au [44] www.ofcom.org.uk [45] www.bakom.admin.ch [46] www.anfr.fr [47] www.tra.gov.lb [48] www.tra.gov.ae [49] www.vnta.gov.vn.

64

PHỤ LỤC. SỐ LIỆU KHẢO SÁT CÁC ĐÀI PTTH TẠI VIỆT NAM I. Số liệu khảo sát các đài phát thanh, truyền hình trên địa bàn TP Hà Nội

TT Tên đài phát Độ cao anten (m)

Hệ tiêu chuẩn

Công suất phát (W)

Địa điểm đặt thiết bị Tần số (MHz) Tên

kênh Hình Tiếng

1. Đài phát thanh huyện Đông Anh. 35 200 Tổ 4, thị trấn huyện Đông Anh, huyện Đông Anh 99,4

2. Đài phát thanh huyện Đông Anh. 35 200 Tổ 4, thị trấn huyện Đông Anh, huyện Đông Anh. 99,4

3. Đài phát thanh Huyện Gia Lâm 26 100 Thị trấn Trâu Quì, huyện Gia Lâm 91,5

4. Đài phát thanh Huyện Gia Lâm 26 100 Thị trấn Trâu Quì, huyện Gia Lâm 91,5

5. Đài phát thanh huyện Sóc Sơn. 27 200 Khu C, thị trấn Sóc Sơn, huyện Sóc Sơn. 93,8

6. Đài phát thanh huyện Sóc Sơn. 27 200 Khu C, thị trấn Sóc Sơn, huyện Sóc Sơn. 93,8

7. Đài phát thanh huyện Thanh Trì. 35 300 Xã Tứ Hiệp, huyện Thanh Trì. 94,3

8. Đài phát thanh Từ Liêm 25 300 Khu liên cơ quan huyện Từ Liêm, Mỹ Đình - Từ Liêm 91,8

9. Đài phát thanh Từ Liêm 25 300 Khu liên cơ quan huyện Từ Liêm, Mỹ Đình- Từ Liêm 91,8

10. Đài phát thanh Từ Liêm 25 300 Khu liên cơ quan huyện Từ Liêm, Mỹ Đình - Từ Liêm 91,8

11. Đài phát thanh Từ Liêm 25 300 Khu liên cơ quan huyện Từ Liêm, Mỹ Đình- Từ Liêm 91,8

12. Đài phát thanh và truyền hình Hà nội 83 2.000 Số 32 đường Tô Hiệu, quận Hà Đông 96

13. Đài phát thanh và truyền hình Hà nội 83 2.000 Số 32 Tô Hiệu, quận Hà Đông 96

14. Đài phát thanh và truyền hình Hà nội 102 Pal D/K 10.000 Số 32 Tô Hiệu, quận Hà Đông. 495,25 501,75 24

15. Đài phát thanh và truyền hình Hà nội 125 10.000 Số 05 - Đường Huỳnh Thúc Kháng, Láng Hạ, Đống Đa 90

16. Đài phát thanh và truyền hình Hà nội 125 Pal D/K 10.000 Đài phát sóng Giảng Võ, 43 Nguyễn Chí Thanh 175,25 181,75 6

17. Đài phát thanh và truyền hình Hà nội 102 Pal D/K 10.000 Số 32 Tô Hiệu, quận Hà Đông. 495,25 501,75 24

18. Đài phát thanh và truyền hình Hà nội 250 Pal D/K 30.000 Mễ Trì, Từ Liêm 695,25 701,75 49

19. Đài phát thanh và truyền hình Hà nội 60 2 Đài PTTH Hà Nội, 3 - 5, Láng Hạ, Đống Đa

65

TT Tên đài phát Độ cao anten (m)

Hệ tiêu chuẩn

Công suất phát (W)

Địa điểm đặt thiết bị Tần số (MHz) Tên

kênh Hình Tiếng

20. Đài truyền thanh huyện Ba Vi 34 300 Thị trấn Tây Đằng, huyện Ba Vì 207,25 213,75 10

21. Đài truyền thanh huyện Ba Vì 34 300 Thị trấn Tây Đằng, huyện Ba Vì 94,6

22. Đài truyền thanh huyện Chương Mỹ 35 150 Thị trấn Chúc Sơn, huyện Chương Mỹ 98

23. Đài truyền thanh huyện Chương Mỹ 35 150 Thị trấn Chúc Sơn, huyện Chương Mỹ 98

24. Đài truyền thanh huyện Đan Phượng 30 100 Thị trấn Phùng, huyện Đan Phượng 98,2

25. Đài truyền thanh huyện Đan Phượng 30 100 Thị trấn Phùng, huyện Đan Phượng 98,2

26. Đài truyền thanh huyện Hoài Đức 40 150 Thị trấn Trạm Trôi, huyện Hoài Đức 88,5

27. Đài truyền thanh huyện Hoài Đức 40 150 Thị trấn Trạm Trôi, huyện Hoài Đức 88,5

28. Đài truyền thanh huyện Mê Linh 50 100 Xã Thanh Lâm, huyện Mê Linh 103,5

29. Đài truyền thanh huyện Phú Xuyên 39 150 Thị trấn Phú Xuyên, huyện Phú Xuyên 95,8

30. Đài truyền thanh huyện Phúc Thọ. 18 200 Cụm 1, thị trấn Phúc Thọ, huyện Phúc Thọ 92,4

31. Đài truyền thanh huyện Phúc Thọ. 18 200 Cụm 1, thị trấn Phúc Thọ, huyện Phúc Thọ 92,4

32. Đài truyền thanh huyện Quốc Oai 33 150 Thị trấn Quốc Oai, huyện Quốc Oai 102

33. Đài truyền thanh huyện Quốc Oai 33 150 Thị trấn Quốc Oai, huyện Quốc Oai. 102

34. Đài truyền thanh huyện Thạch Thất 35 150 Thị trấn Liên Quan, huyện Thạch Thất 95,1

35. Đài truyền thanh huyện Thạch Thất 35 300 Thị trấn Liên Quan, huyện Thạch Thất 95,1

36. Đài truyền thanh huyện Thanh Oai 25 100 Thị trấn Kim Bài, huyện Thanh Oai 103,7

37. Đài truyền thanh huyện Thường Tín 30 100 Thị trấn Thường Tín, huyện Thường Tín 104,9

38. Đài truyền thanh huyện Ư'ng Hoà 27 100 Thôn Hoàng Xá, xã Liên Bạt, huyện Ư'ng Hoà 92

39. Đài truyền thanh huyện Ư'ng Hoà 27 100 Thôn Hoàng Xá, xã Liên Bạt, huyện Ư'ng Hoà 92

40. Đài truyền thanh Quận Hà Đông 24 150 Số 39, phố Lê Lợi, quận Hà Đông. 106,4

66

TT Tên đài phát Độ cao anten (m)

Hệ tiêu chuẩn

Công suất phát (W)

Địa điểm đặt thiết bị Tần số (MHz) Tên

kênh Hình Tiếng

41. Đài truyền thanh Sơn Tây 28 150 Phố Phó Đức Chính, phường Ngô Quyền, Sơn Tây 93,6

42. Đài truyền thanh Sơn Tây 28 150 Phố Phó Đức Chính, phường Ngô Quyền, Sơn Tây 93,6

II. Số liệu khảo sát các đài phát thanh, truyền hình trên địa bàn TP Hồ Chí Minh

TT Tên đài phát

Độ cao

anten (m)

Hệ tiêu chuẩn

Công suất

phát (W) Địa điểm đặt thiết bị

Tần số (MHz) Tên kênh

Hình Tiếng

1. Đài truyền hình thành phố Hồ Chí Minh 180 Pal D/K 10.000 Số 09, Nguyễn thị Minh Khai, Bến Nghé, Quận 1 183,25 189,75 7

2. Đài truyền hình thành phố Hồ Chí Minh 180 Pal D/K 10.000 Số 09, Nguyễn Thị Minh Khai, Bến Nghé, Quận 1 199,25 205,75 9

3. Đài truyền hình thành phố Hồ Chí Minh 218 Pal D/K 20.000 Số 09, Nguyễn Thị Minh Khai, Bến Nghé, Quận 1 199,25 205,75 9

4. Đài truyền hình thành phố Hồ Chí Minh 218 Pal D/K 20.000 Số 09, Nguyễn Thị Minh Khai, Bến Nghé, Quận 1 183,25 189,75 7

5. Đài truyền hình thành phố Hồ Chí Minh 90 Pal D, K

250 Sunwah Tower, số 115 Nguyễn Huệ, Quận 1 543,25 549,75 30

6. Đài truyền hình thành phố Hồ Chí Minh 90 Pal D, K

250 Sunwah Tower, 115 Nguyễn Huệ ,Quận 1 503,25 509,75 25

7. Trung tâm văn hoá huyện Nhà bè 40 500 Thị trấn Nhà bè, huyện Nhà Bè 96,5

8. Đài truyền thanh Huyện Củ chi 50 500 Tỉnh lộ 8, thị trấn huyện Củ Chi 106,5

9. Đài truyền thanh Huyện Củ chi 40 500 Thị trấn huyện Củ Chi 106,5

10. Đài Tiếng nói nhân dân TP Hồ Chí Minh 125 20.000 Phường Tăng Nhơn Phú A, quận 9 95,6

11. Đài Tiếng nói nhân dân TP Hồ Chí Minh 110 50.000 Xã Tăng Nhơn Phú, Quận 9 610kHz

12. Đài Tiếng nói nhân dân TP Hồ Chí Minh 100 20.000 Phường Tăng Nhơn Phú A, quận 9 99,9

13. Đài truyền thanh huyện Bình chánh 40 500 Thị trấn Tân Túc, huyện Bình Chánh 103,4

67

14. Đài truyền thanh huyện Bình chánh 48 500 Thị trấn Tân Túc, huyện Bình Chánh 103,4

15. Đài Tiếng nói nhân dân TP Hồ Chí Minh 94 20.000 357/1 Lê Hồng Phong, thị xã Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng 103,2

16. Đài truyền thanh huyện Hóc môn 35 300 01 Lý Nam Đế, Thị trấn Hóc Môn, Huyện Hóc Môn 93

17. Đài truyền thanh huyện Hóc môn 35 100 01 Lý nam Đế, Thị trấn Hóc môn, Huyện Hóc môn 93

18. Trung tâm văn hoá Huyện Cần giờ 60 500 Đường Duyên Hải - thị trấn Cần Thạch, huyện Cần giờ 105

19. Trung tâm văn hoá Huyện Cần giờ 60 500 Thị trấn Cần giờ, huyện Cần giờ 105

III. Số liệu khảo sát các đài phát thanh của Đài Tiếng nói Việt Nam

TT Tỉnh đặt máy phát Độ cao anten (m)

Công suất phát(W) Địa điểm đặt thiết bị Tần số

1. An Giang 55 20.000 Núi Cấm, An Thảo, Tịnh Biên, An Giang 91,5MHz

2. Bình Định 97 50.000 Nhơn hưng, An nhơn, Bình định. 738kHz

3. Bình Định 97 50.000 Nhơn hưng, An nhơn, tỉnh Bình định. 648kHz

4. Bình Định 40 10.000 Núi Vũng chua, Qui nhơn, tỉnh Bình định. 103,1MHz

5. Bình Thuận 98 5.000 Thành phố Phan Thiết, Bình Thuận 102MHz

6. Cần Thơ 90 2.000.000 Nông trường sông Hậu, huyện Ômôn, tỉnh Cần thơ. 1242kHz

7. Cần Thơ 90 500.000 Nông trường sông Hậu, huyện Ômôn, tỉnh Cần thơ. 873kHz

8. Cần Thơ 90 500.000 Nông trường sông Hậu, huyện Ômôn, tỉnh Cần thơ. 783kHz

9. Cần Thơ 90 500.000 Nông trường sông Hậu, huyện Ômôn, tỉnh Cần thơ. 711kHz

10. Cao Bằng 60 10.000 Xóm Khau Hân, Phường Đề Thám, huyện Hoà An, Tỉnh Cao Bằng 1089kHz

11. Cao Bằng 75 10.000 Xã Phan Thanh, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng 97MHz

12. Đà Nẵng 105 50.000 Số 42, Nguyễn trung Trực, Sơn trà, TP.Đà nẵng. 594kHz

13. Đà Nẵng 105 50.000 Số 42, Nguyễn Trung Trực, Sơn trà, TP.Đà nẵng. 702kHz

14. Đà Nẵng 75 10.000 Khu du lịch Bà Nà, xã Hoà Ninh, huyện Hoà Vang, Đà Nẵng. 100MHz

68

TT Tỉnh đặt máy phát Độ cao anten (m)

Công suất phát(W) Địa điểm đặt thiết bị Tần số

15. Đà Nẵng 75 10.000 Khu du lịch Bà Nà, xã Hoà Ninh, huyện Hoà Vang, Đà Nẵng. 102,5MHz

16. Đắc Lắc 30 20.000 Êtăm, Buôn ma Thuột, tỉnh Đắc lắc. 7210kHz

17. Đắc Lắc 30 20.000 Êtăm, Buôn ma Thuột, tỉnh Đắc lắc. 6020kHz

18. Đắc Lắc 186 20.000 Êtăm, Buôn ma Thuột, tỉnh Đắc lắc. 819kHz

19. Đắc Lắc 75 20.000 Đèo Hoà Lan, Krông Búk, Đắc Lắc 104,5MHz

20. Đắc Lắc 30 1.000 101-103 Lý Thường Kiệt, thành phố Buôn Mê Thuột, Đắc Lắc 90MHz

21. Đắc Lắc 85 5.000 Trạm phát sóng Đắc Lắc, thành phố Buôn Mê Thuột, Đắc Lắc 102,7MHz

22. Đắc Lắc 80 5.000 Trạm phát sóng Đắc Lắc, thành phố Buôn Mê Thuột, Đắc Lắc 100MHz

23. Đắc Nông 80 5.000 Trạm phát sóng Đắc Nông, thị trấn Gia Nghĩa, Đắc Nông 101,5MHz

24. Điện Biên 100 2.000 Thành phố Điện Biên, tỉnh Điện Biên. 98MHz

25. Hà Giang 75 10.000 Trạm phát sóng Cổng Trời Quản Bạ, thị xã Hà Giang, tỉnh Hà Giang 103,2MHz

26. Hà Nội 45 1.000 Đài phát sóng phát thanh Mễ Trì, Hà Nội 101,5MHz

27. Hà Nội 45 1.000 Đài phát sóng phát thanh Mễ Trì, Hà Nội 810kHz

28. Hà Nội 15 50.000 Mễ trì, Từ liêm, Hà nội. 9875kHz

29. Hà Nội 15 50.000 Mễ trì, Từ liêm, Hà nội. 5975kHz

30. Hà Nội 45 100.000 Lễ khê, thị xã Sơn tây, Hà Nội 12020kHz

31. Hà Nội 30 100.000 Lễ khê, Thị xã Sơn tây,Hà Nội 9840kHz

32. Hà Nội 31 50.000 Xã Tân tiến, huyện Chương mỹ, Hà Nội 6165kHz

33. Hà Nội 31 50.000 Xã Tân tiến, huyện Chương mỹ, Hà Nội 5925kHz

34. Hà Nội 31 50.000 Xã Tân tiến, huyện Chương mỹ,Hà Nội 9530kHz

35. Hà Nội 45 100.000 Lễ khê, thị xã Sơn tây, Hà Nội 9730kHz

36. Hà Nội 100 10.000 Mễ trì, Từ liêm, Hà nội 100MHz

69

TT Tỉnh đặt máy phát Độ cao anten (m)

Công suất phát(W) Địa điểm đặt thiết bị Tần số

37. Hà Nội 100 5.000 Mễ trì, Từ liêm, Hà nội. 105,5MHz

38. Hà Nội 37 50.000 Mễ trì, quận Từ Liêm, Hà Nội . 7285kHz

39. Hà Nội 13 50.000 Xã Tân Tiến, huyện Chương Mỹ, Hà Nội 9850kHz

40. Hà Nội 23 100.000 Thôn Lễ Khê, xã Xuân Sơn, thị xã Sơn Tây, Hà Nội 9550kHz

41. Hà Nội 23 100.000 Thôn Lễ Khê, Xuân Sơn, thị xã Sơn Tây, Hà Nội 7220kHz

42. Hà Nội 16 100.000 Lễ Khê, Xuân Sơn, thành phố Sơn Tây, Hà Nội 7435kHz

43. Hà Nội 38 100.000 Lễ khê, Xuân Sơn, thành phố Sơn Tây, Hà Nội 11720kHz

44. Hà Nội 23 100.000 Lễ khê, Xuân Sơn, thành phố Sơn tây, Hà Nội. 9635kHz

45. Hà Nội 40 5.000 Trạm phát sóng Mễ Trì, Mễ Trì, Từ Liêm, Hà Nội 91MHz

46. Hà Tĩnh 100 10.000 Trạm phát sóng Thiên Tượng, thị xã Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh 102,7MHz

47. Hưng Yên 189 500.000 Xã Phùng chí Kiên, huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên. 675kHz

48. Hưng Yên 199 200.000 Xã Phùng chí Kiên, huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng yên. 549kHz

49. Khánh Hoà 110 10.000 Phường Vĩnh Hải, Đồng Đế, Nha Trang, Khánh Hòa. 101MHz

50. Khánh Hoà 110 50.000 Đồng đế, Vĩnh hải, Nha trang, Khánh hoà. 666kHz

51. Khánh Hoà 110 50.000 Đồng đế, Vĩnh hải, Nha trang, tỉnh Khánh hoà. 576kHz

52. Kontum 75 10.000 Thị xã Kon Tum, tỉnh Kon Tum 91,5MHz

53. Lai Châu 80 2.000 Trạm PTTH Mường Tè, Mường Tè, Lai Châu 101,5MHz

54. Lai Châu 80 10.000 Thị xã Điện biên, tỉnh Lai châu 909kHz

55. Lâm Đồng 60 10.000 Trạm phát sóng Cầu Đất, huyện Cầu Đất, Lâm Đồng 100MHz

56. Lạng Sơn 60 10.000 Trạm phát sóng Mẫu Sơn, huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn 101MHz

57. Nghệ An 75 5.000 Trạm phát sóng Quì Hợp, huyện Quì Hợp Nghệ An. 101,5MHz

58. Ninh Thuận 90 5.000 trạm phát sóng FM, thành phố Phan Rang, Ninh Thuận 102,7MHz

70

TT Tỉnh đặt máy phát Độ cao anten (m)

Công suất phát(W) Địa điểm đặt thiết bị Tần số

59. Phú Yên 75 5.000 núi Chóp Chài, Bình Kiến, thị xã Tuy Hoà, Phú Yên 102,7MHz

60. Quảng Bình 142 200.000 Phường Đồng phú, thị xã Đồng hới, tỉnh Quảng bình. 729kHz

61. Quảng Bình 142 200.000 Phường Đồng phú, thị xã Đồng hới, tỉnh Quảng bình. 630kHz

62. Quảng Ninh 100 5.000 Phường Hồng Hải, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh 104MHz

63. Quảng Ninh 100 2.500 Thị xã Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh. 96,6MHz

64. Quảng Trị 60 2.000 Đài Phát thanh thị trấn Lao Bảo, Quảng Trị 101MHz

65. Sơn La 50 20.000 Trạm phát sóng Đèo Pha Đin, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La. 93,5MHz

66. Sơn La 50 10.000 Trạm phát sóng Đèo Pha Đin, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La. 104,3MHz

67. Tây Ninh 35 20.000 Ninh sơn, thị xã Tây ninh, tỉnh Tây ninh. 101MHz

68. Thanh Hoá 90 5.000 Xã Kỳ Tân, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hoá. 94,9MHz

69. Thanh Hoá 90 5.000 Xã Kỳ Tân, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hoá. 93,1MHz

70. Thanh Hoá 85 10.000 Núi Hàm rồng, tỉnh Thanh hoá. 105,1MHz

71. Thừa Thiên Huế 70 2.000 Đài phát thanh huyện A Lưới, huyện A Lưới, thành phố Huế 102,7MHz

72. Thừa Thiên Huế 100 10.000 Đài PTTH Huế, đường Hùng Vương, thành phố Huế 106,1MHz

73. TP Hồ Chí Minh - 500 Số 7, Nguyễn thị Minh Khai, Thành phố Hồ Chí Minh 101,5MHz

74. TP Hồ Chí Minh 125 100.000 Đông hưng Thuận, Hóc môn, TP. Hồ Chí Minh. 558kHz

75. TP Hồ Chí Minh 125 100.000 Đông hưng Thuận, Hóc môn, TP. Hồ Chí Minh. 657kHz

76. TP Hồ Chí Minh 100 10.000 Đông Hưng Thuận, Hóc Môn, TP. Hồ Chí Minh. 105,7MHz

77. TP Hồ Chí Minh 100 10.000 Đông hưng Thuận, Hóc môn, TP. Hồ Chí Minh. 104,5MHz

78. TP Hồ Chí Minh 90 10.000 Đông Hưng Thuận, Hóc Môn, TP. Hồ Chí Minh. 89MHz

79. TP Hồ Chí Minh 90 10.000 Đông Hưng Thuận, Hóc Môn, TP. Hồ Chí Minh. 94MHz

80. TP Hồ Chí Minh 90 5.000 Đài Quán Tre, Đông Hưng Thuận, Hồ Chí Minh 91MHz

71

TT Tỉnh đặt máy phát Độ cao anten (m)

Công suất phát(W) Địa điểm đặt thiết bị Tần số

81. TP Hồ Chí Minh 104 100.000 Phường Đông Hưng Thuận 747kHz

82. Trà Vinh 80 10.000 Đài PTTH Trà Vinh, 18A, phường 1, thị xã Trà Vinh, Trà Vinh 102,5MHz

83. Vĩnh Phúc 30 20.000 Thị trấn Tam đảo, tỉnh Vĩnh phúc. 102,7MHz

84. Vĩnh Phúc 70 10.000 Thị trấn Tam đảo, tỉnh Vĩnh phúc. 96,5MHz

IV. Số liệu khảo sát các đài truyền hình của Đài Truyền hình Việt Nam

TT Tỉnh đặt máy phát Độ cao anten (m)

Công suất phát (W)

Hệ tiêu chuẩn Địa điểm đặt thiết bị

Tần số Tên kênh Hình Tiếng

1. An Giang 110 5.000 Pal D, K Đài PTTH An Giang,Thành phốLong Xuyên, An Giang 495,25 501,75 24

2. Bà Rịa Vũng Tàu 125 5.000 Pal D/K Trung tâm phát sóng truyền hình Việt Nam tại Bà Rịa Vũng Tàu, Thị xã Bà Rịa, Bà Rịa Vũng Tàu

495,25 501,75 24

3. Bà Rịa Vũng Tàu 125 5.000 Pal D, K Thị xã Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu 607,25 613,75 38

4. Bà Rịa Vũng Tàu 125 5.000 Pal D/K Trung tâm phát sóng truyền hình Việt Nam tại Bà Rịa Vũng Tàu, Thị xã Bà Rịa, Bà Rịa Vũng Tàu

791,25 797,75 61

5. Bắc Cạn 100 2.000 Pal D/K Đài PTTH Bắc Cạn, tổ 6, phường Phùng Chí Kiên, Thị xã Bắc Cạn, Bắc Cạn

207,25 213,75 10

6. Bắc Cạn 100 5.000 Pal D, K Tổ 1A, phường Phùng Chí Kiên, thị xã Bắc Cạn 503,25 509,75 25

7. Bạc Liêu 125 5.000 Pal D/K Đài phát thanh truyền hình Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu 471,25 477,75 21

8. Bạc Liêu 125 5.000 Pal D, K Quốc lộ 1A, Phường 8,Thị xã Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu. 519,25 525,75 27

9. Bạc Liêu 125 5.000 Pal D/K Đài phát thanh truyền hình Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu 679,25 685,75 47

10. Bến Tre 125 5.000 Pal D, K Số 98/1 Trần Quốc Tuấn, Phường 4, Thị xã Bến tre, Tỉnh Bến tre.

599,25 605,75 37

11. Bến Tre 100 5.000 Pal D, K 98/1 Trần Quốc Tuấn,Phường 4 Thị xã Bến Tre, Tỉnh Bến Tre 623,25 629,75 40

72

TT Tỉnh đặt máy phát Độ cao anten (m)

Công suất phát (W)

Hệ tiêu chuẩn Địa điểm đặt thiết bị

Tần số Tên kênh Hình Tiếng

12. Bến Tre 100 5.000 Pal D, K 98/1 Trần Quốc Tuấn,Phường 4 Thị xã Bến Tre, Tỉnh Bến Tre 719,25 725,75 52

13. Bình Định 100 2.000 Pal D, K Phường Quang Trung, thành phố Qui Nhơn, tỉnh Bình Định. 223,25 229,75 12

14. Bình Dương 180 50.000 Pal D, K Xã An Thạnh, huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương 471,25 477,75 21

15. Bình Dương 180 50.000 Pal D, K Xã An Thạnh, huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương 527,25 533,75 28

16. Bình Phước 47 2.000 Pal D, K Trạm phát hình núi Bà Rá, tỉnh Bình Phước 191,25 197,75 8

17. Bình Phước 100 10.000 Pal D, K Trạm phát sóng Bà Rá - huyện Phước Long - tỉnh Bình Phước 487,25 493,75 23

18. Bình Thuận 125 2.000 Pal D, K Thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận 191,25 197,75 8

19. Cà Mau 105 10.000 Pal D, K Số 413, đường Nguyễn Trãi, tỉnh Cà Mau 615,25 621,75 39

20. Cần Thơ 110 20.000 Pal D, K Số 213, đường 30/4 thành phố Cần Thơ, tỉnh Cần Thơ 175,25 181,75 6

21. Cần Thơ 94 10.000 Pal D, K Số 213, đường 30/4 thành phố Cần Thơ, tỉnh Cần Thơ 671,25 677,75 46

22. Cần Thơ 94 10.000 Pal D, K Số 213, đường 30/4 thành phố Cần Thơ, tỉnh Cần Thơ 695,25 701,75 49

23. Cần Thơ 180 30.000 Pal D, K Số 232, đường 30 tháng 4, thành phố Cần Thơ. 711,25 717,75 51

24. Cao Bằng 100 2.000 Pal D, K Đường Bế Văn Đàn, phường Hợp Giang, thị xã Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng.

175,25 181,75 6

25. Cao Bằng 100 500 Pal D, K Đường Bế Văn Đàn, phường Hợp Giang, thị xã Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng.

191,25 197,75 8

26. Đà Nẵng 76 10.000 Pal D, K 258 Bạch Đằng, thành phố Đà Nẵng. 199,25 205,75 9

27. Đà Nẵng 100 5.000 Pal D, K 258 Bạch Đằng, thành phố Đà Nẵng 223,25 229,75 12

28. Đà Nẵng 76 10.000 Pal D, K 258 Bạch Đằng, thành phố Đà Nẵng. 471,25 477,75 21

29. Đà Nẵng 100 10.000 Pal D, K Số 258, Bạch Đằng, p. Phước Ninh, q. Hải Châu, Đà Nẵng. 511,25 517,75 26

30. Đắc Lắc 100 5.000 Pal D, K Đèo Hà lan, tỉnh Đắc Lắc 223,25 229,75 12

73

TT Tỉnh đặt máy phát Độ cao anten (m)

Công suất phát (W)

Hệ tiêu chuẩn Địa điểm đặt thiết bị

Tần số Tên kênh Hình Tiếng

31. Đắc Lắc 100 10.000 Pal D, K Đèo Hà Lan - xã Thống Nhất - huyện Krông Buk - Tỉnh Đắc Lắc 527,25 533,75 28

32. Đắc Lắc 100 10.000 Pal D, K Đèo Hà Lan -xã Thống Nhất - huyện Krông Buk - Tỉnh Đắc Lắc 551,25 557,75 31

33. Gia Lai 50 10.000 Pal D/K Núi Hàm Rồng, Thành phố Pleiku, Gia Lai 503,25 509,75 25

34. Gia Lai 50 5.000 Pal D, K Núi Hàm Rồng, thị xã Plâycu,tỉnh Gia Lai 199,25 205,75 9

35. Hà Giang 65 500 Pal D, K Thị xã Hà Giang,tỉnh Hà Giang 191,25 197,75 8

36. Hà Nội 110 750 T-DMB Số 43, đường Nguyễn Chí Thanh, quận Ba Đình, Hà Nội 9D

37. Hà Nội 110 750 T-DMB Số 43, đường Nguyễn Chí Thanh, quận Ba Đình, Hà Nội 10A

38. Hà Nội 110 750 T-DMB Số 43, đường Nguyễn Chí Thanh, quận Ba Đình, Hà Nội 10B

39. Hà Nội 125 10.000 Pal D/K; DVB-T

Số 43, đường Nguyễn Chí Thanh, quận Ba Đình, Hà Nội 54

40. Hà Nội 110 10.000 Pal D, K Số 43, đường Nguyễn Chí Thanh, quận Ba Đình, Hà Nội 199,25 205,75 9

41. Hà Nội 135 10.000 Pal D, K Số 43, đường Nguyễn Chí Thanh, quận Ba Đình, Hà Nội 215,25 221,75 11

42. Hà Nội 135 20.000 Pal D, K Số 43, đường Nguyễn Chí Thanh, quận Ba Đình, Hà Nội 479,25 485,75 22

43. Hà Tĩnh 110 2.000 Pal D, K Đường Phan Đình Phùng,thị xã Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh 471,25 477,75 21

44. Hải Phòng 115 5.000 Pal D, K Đường Lạch Tray, thành phố Hải Phòng 207,25 213,75 10

45. TP Hồ Chí Minh 110 750 T-DMB Bộ chỉ huy quân sự thành phố Hồ Chí Minh, Số 291, Phường 12, Quận 10, TP Hồ Chí Minh

9D

46. TP Hồ Chí Minh 110 750 T-DMB Bộ chỉ huy quân sự thành phố Hồ Chí Minh, Số 291, Phường 12, Quận 10, TP Hồ Chí Minh

10A

47. TP Hồ Chí Minh 110 750 T-DMB Bộ chỉ huy quân sự thành phố Hồ Chí Minh, Số 291, Phường 12, Quận 10, TP Hồ Chí Minh

10B

48. TP Hồ Chí Minh 93 10.000 Pal D, K Cao ốc SaiGon Centre, số 65, đường Lê Lợi, Quận 1, thành 687,25 693,75 48

74

TT Tỉnh đặt máy phát Độ cao anten (m)

Công suất phát (W)

Hệ tiêu chuẩn Địa điểm đặt thiết bị

Tần số Tên kênh Hình Tiếng

phố Hồ Chí Minh

49. TP Hồ Chí Minh 80 10.000 Pal D, K Số 9, đường Nguyễn Thị Minh Khai, Quận 1, thành phố Hồ Chí Minh

559,25 565,75 32

50. TP Hồ Chí Minh 93 10.000 Pal D, K Cao ốc SaiGon Centre, số 65, đường Lê Lợi, Quận 1, thành phố Hồ Chí Minh

639,25 645,75 42

51. TP Hồ Chí Minh 93 2.000 Pal D/K Cao ốc Saigon Centre, 65, đường Lê Lợi, Quận 1, TP Hồ Chí Minh

783,25 789,75 60

52. TP Hồ Chí Minh 93 2.000 Pal D/K Cao ốc Saigon Centre, 65, đường Lê Lợi, Quận 1, TP Hồ Chí Minh

799,25 805,75 62

53. Hoà Bình 100 5.000 Pal D/K Đài PTTH Hòa Bình, Thị Xã Hòa Bình, Hoà Bình 527,25 533,75 28

54. Hoà Bình 100 5.000 Pal D/K Đài PTTH Hòa Bình, Thịxã Hòa Bình, Hòa Bình 567,25 573,75 33

55. Khánh Hoà 10 2.000 Pal D, K Đài PTTH Khánh Hoà - Số 70, Trần Phú, thành phố Nha Trang, Khánh Hoà

175,25 181,75 6

56. Khánh Hoà 100 2.000 Pal D, K Đài PTTH Khánh Hoà - Số 70, Trần Phú, thành phố Nha Trang, Khánh Hoà

223,25 229,75 12

57. Kiên Giang 130 10.000 Pal D, K Đường Đống Đa, phường Vĩnh Lạc, thị xã Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang

527,25 533,75 28

58. Kiên Giang 100 10.000 Pal D, K Trạm phát sóng Hòn Me -Thị xãRạch Giá - Tỉnh Kiên Giang 543,25 549,75 30

59. Kiên Giang 125 5.000 Pal D, K Thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang 679,25 685,75 47

60. Kontum 100 5.000 Pal D/K Đài Phát thanh truyền hình Kon Tum, Thị xã Kon Tum, Kontum 471,25 477,75 21

61. Kontum 100 2.000 Pal D, K Đài PTTH tỉnh Kon Tum, thị xã Kon Tum, tỉnh Kon Tum 191,25 197,75 8

62. Kontum 100 5.000 Pal D, K 258A Phan Đình Phùng , Thị xã Kon Tum, Tỉnh Kon Tum 487,25 493,75 23

63. Lai Châu 75 2.000 Pal D, K Thị xã Điện Biên,tỉnh Lai Châu 183,25 189,75 7

75

TT Tỉnh đặt máy phát Độ cao anten (m)

Công suất phát (W)

Hệ tiêu chuẩn Địa điểm đặt thiết bị

Tần số Tên kênh Hình Tiếng

64. Lâm Đồng 86 1.000 Pal D, K Số 10, Trần Hưng Đạo, thành phố Đà lạt, tỉnh Lâm đồng. 191,25 197,75 8

65. Lâm Đồng 75 5.000 Pal D, K Trạm tiếp sóng Cầu Đất, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng 199,25 205,75 9

66. Lâm Đồng 75 5.000 Pal D, K Trạm tiếp sóng Cầu Đất, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng 215,25 221,75 11

67. Lâm Đồng 75 10.000 Pal D, K Trạm tiếp sóng Cầu Đất, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng 503,25 509,75 25

68. Lạng Sơn 100 2.000 Pal D, K Số 09, đường Hoàng Văn Thụ, thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn.

183,25 189,75 7

69. Lạng Sơn 100 500 Pal D, K Số 09, đườngHoàng Văn Thụ, thị xã Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn 223,25 229,75 12

70. Lào Cai 100 5.000 Pal D/K; DVB-T

Đài Phát thanh truyền hình Lào Cai, 200, Cốc Lếu, thành phố Lào Cai, Lào Cai

25

71. Lào Cai 100 2.000 Pal D/K Số 200, đường Hoàng Liên, Cốc Lếu, thành phố Lào Cai 175,25 181,75 6

72. Lào Cai 100 5.000 Pal D/K Đài Phát thanh truyền hình Lào Cai, Thị xã Lào Cai, Lào Cai 487,25 493,75 23

73. Lào Cai 100 2.000 Pal D, K Thị xã Lào Cai,tỉnh Lào Cai 223,25 229,75 12

74. Nam Định 180 10.000 Pal D/K; DVB-T

Đài Phát thanh truyền hình Nam Định, Nguyễn Viết Xuân, Thành phố Nam Định, Nam Định

53

75. Nghệ An 100 10.000 Pal D/K; DVB-T

Đài Phát thanh truyền hình Nghệ An, 01, Lê Mao, Thành phố Vinh, Nghệ An

43

76. Nghệ An 100 5.000 Pal D, K Số 01, đường Nguyễn ThịMinh Khai, thành phố Vinh, Nghệ An 191,25 197,75 8

77. Nghệ An 108 10.000 Pal D, K Số 01, đường Nguyễn ThịMinh Khai, thành phố Vinh, Nghệ An 487,25 493,75 23

78. Ninh Bình 125 5.000 Pal D, K Quốc lộ 1A, phuờng Đông Thành, TP Ninh Bình,tỉnh Ninh Bình 519,25 525,75 27

79. Ninh Thuận 115 2.000 Pal D, K 285A, đường 21, tháng 8, thị xã Phan Rang, tỉnh Ninh Thuận 175,25 181,75 6

80. Phú Yên 75 5.000 Pal D/K; DVB-T

Trung tâm truyền hình Việt Nam tại Phú Yên, núi Chóp Chài, Bình Yên, Tuy Hoà, Phú Yên

41

76

TT Tỉnh đặt máy phát Độ cao anten (m)

Công suất phát (W)

Hệ tiêu chuẩn Địa điểm đặt thiết bị

Tần số Tên kênh Hình Tiếng

81. Phú Yên 75 500 Pal D/K Trung tâm THVN tại Phú Yên, thành phố Tuy Hoà, Phú Yên 215,25 221,75 11

82. Phú Yên 75 2.000 Pal D/K Núi Chóp Chài, Thị xã TuyHoà; Tỉnh Phú yên. 199,25 205,75 9

83. Phú Yên 75 2.500 Pal D, K Trạm phát lại núi Chóp Chài, Thành phố Tuy Hoà, Phú Yên 183,25 189,75 7

84. Phú Yên 420 50 Pal D, K Trạm Vi ba Đèo cả, Tỉnh Phú yên. 223,25 229,75 12

85. Quảng Bình 80 5.000 Pal D, K Số 52 Quang Trung, Thị xã Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình 223,25 229,75 12

86. Quảng Nam 125 10.000 Pal D, K Đường Hùng Vương, thị xã Tam Kỳ, Quảng nam. 487,25 493,75 23

87. Quảng Ngãi 60 5.000 Pal D, K Đại lộ Hùng Vương, thị xã Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi. 207,25 213,75 10

88. Quảng Ninh 100 5.000 Pal D, K Phuờng Ninh Dương, thị xã Móng Cái,tỉnh Quảng Ninh 175,25 181,75 6

89. Quảng Ninh 100 10.000 Pal D, K Thị xã Móng Cái - Tỉnh Quảng Ninh 487,25 493,75 23

90. Quảng Ninh 100 10.000 Pal D, K Thị xã Móng Cái - Tỉnh Quảng Ninh 503,25 509,75 25

91. Quảng Ninh 125 10.000 Pal D, K Đồi truyền hình, thành phố Hạ Long,tỉnh Quảng Ninh 551,25 557,75 31

92. Quảng Ninh 125 10.000 Pal D, K Đồi truyền hình, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh 567,25 573,75 33

93. Quảng Trị 100 2.000 Pal D, K Khu phố 4, đường Nguyễn Trãi, TX Đông Hà, tỉnh Quảng Trị. 175,25 181,75 6

94. Sơn La 80 2.000 Pal D, K Thị xã Sơn La,tỉnh Sơn La 191,25 197,75 8

95. Tây Ninh 77 2.000 Pal D, K Trạm phát hình núi Bà Đen, thị xã Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh 479,25 485,75 22

96. Thái Bình 125 5.000 Pal D, K Phuờng Đề Thám, thành phố Thái Bình,tỉnh Thái Bình 559,25 565,75 32

97. Thanh Hoá 115 10.000 Pal D/K; DVB-T

Đài Phát thanh truyền hình Thanh Hoá, Đồi Quyết Thắng, Hàm Rồng, Thành phố Thanh Hoá, Thanh Hoá

40

98. Thanh Hoá 108 5.000 Pal D, K Đồi quyết Thắng, thành phố Thanh Hoá, tỉnh Thanh Hoá 183,25 189,75 7

99. Thanh Hoá 85 5.000 Pal D, K Đồi quyết Thắng, thành phố Thanh Hoá, tỉnh Thanh Hoá 495,25 501,75 24

100. Thừa Thiên Huế 140 10.000 Pal D/K; Trung tâm truyền hình Việt Nam tại Phú Yên, 02, Vĩnh Ninh, 41

77

TT Tỉnh đặt máy phát Độ cao anten (m)

Công suất phát (W)

Hệ tiêu chuẩn Địa điểm đặt thiết bị

Tần số Tên kênh Hình Tiếng

DVB-T thành phố Huế, Thừa Thiên Huế

101. Thừa Thiên Huế 140 10.000 Pal D/K Trung tâm THVN tại thành phố Huế, Số 02, Vĩnh Ninh, thành phố Huế, Thừa Thiên Huế

503,25 509,75 25

102. Thừa Thiên Huế 140 10.000 Pal D/K Trung tâm THVN tại thành phố Huế, Số 02, Vĩnh Ninh, thành phố Huế, Thừa Thiên Huế

671,25 677,75 46

103. Thừa Thiên Huế 95 5.000 Pal D, K Số 04Lý Thường Kiệt, thành phố Huế. 183,25 189,75 7

104. Thừa Thiên Huế 105 5.000 Pal D, K Số 04Lý Thường Kiệt, thành phố Huế. 199,25 205,75 9

105. Thừa Thiên Huế 115 10.000 Pal D, K Số 04 Lý Thường Kiệt, thành phố Huế. 479,25 485,75 22

106. Vĩnh Phúc 127 20.000 Pal D, K Thị trấn Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc 77,25 83,75 3

V. Số liệu khảo sát các đài truyền hình kỹ thuật số của Tập đoàn Truyền thông đa phương tiện (VTC)

TT Tỉnh đặt máy phát Độ cao anten (m)

Hệ tiêu chuẩn

Công suất phát (W) Địa điểm đặt thiết bị Tên

kênh

1. Bà Rịa Vũng Tàu 125 DVB-T 1.000 Đài PTTH Bà Rịa - Vũng Tàu, thị xã Bà Rịa, Bà Rịa Vũng Tàu 29

2. Bà Rịa Vũng Tàu 125 DVB-T 1.000 Đài PTTH Bà Rịa - Vũng Tàu, thị xã Bà Rịa, Bà Rịa Vũng Tàu 31

3. Bà Rịa Vũng Tàu 45 DVB-T 100 Đài PTTH huyện Côn Đảo, núi Thánh Giá, huyện Côn đảo 6

4. Bà Rịa Vũng Tàu 45 DVB-T 100 Đài PTTH huyện Côn Đảo, núi Thánh Giá, huyện Côn đảo 7

5. Bắc Cạn 60 DVB-T 100 Trạm phát sóng Nà Rì, thị trấn Yên Lạc, Nà Rì, Bắc Cạn 23

6. Bắc Cạn 60 DVB-T 100 Trạm phát sóng Nà Rì, thị trấn Yên Lạc, Nà Rì, Bắc Cạn 22

7. Bình Định 80 DVB-T 200 Số 117, đường Phan Bội Châu, Tp Qui Nhơn, Bình Định. 29

8. Bình Định 80 DVB-T 200 Số 117, đường Phan Bội Châu, Tp Qui Nhơn, Bình Định. 30

9. Bình Phước 125 DVB-T 1.000 Trạm phát sóng Đồng Xoài, Đài PTTH Bình Phước, Bình Phước 30

10. Bình Phước 125 DVB-T 1.000 Trạm phát sóng Đồng Xoài, Đài PTTH Bình Phước, Bình Phước 29

78

TT Tỉnh đặt máy phát Độ cao anten (m)

Hệ tiêu chuẩn

Công suất phát (W) Địa điểm đặt thiết bị Tên

kênh

11. Bình Thuận 80 DVB-T 200 Đài PTTH Bình Thuận, 339, Phan Thiết, Bình Thuận 37

12. Bình Thuận 80 DVB-T 200 Đài PTTH Bình Thuận, 339, Phan Thiết, Bình Thuận 36

13. Cà Mau 80 DVB-T 200 Trạm truyền dẫn VTN Cà Mau, Xã Lý Văn Lắm, Cà Mau. 35

14. Cà Mau 80 DVB-T 200 Trạm truyền dẫn VTN Cà Mau, Xã Lý Văn Lắm, Cà Mau. 36

15. Cần Thơ 100 DVB-H 1.000 Phường An Thới, quận Bình Thuỷ, Cần Thơ. 39

16. Cần Thơ 100 DVB-T 400 Phường An Thới, Bình Thuỷ, Cần Thơ 54

17. Cần Thơ 100 DVB-T 400 Phường An Thới, Bình Thuỷ, Cần Thơ 38

18. Cao Bằng 80 DVB-T 1.000 Đài PTTH Cao Bằng, đường Bế Văn Đàn, TX Cao Bằng. 30

19. Cao Bằng 80 DVB-T 1.000 Đài PTTH Cao Bằng, đường Bế Văn Đàn, TX Cao Bằng. 29

20. Đà Nẵng 40 DVB-H 1.000 Trạm phát sóng Hải Vân, đèo Hải Vân, Đà Nẵng 39

21. Đà Nẵng 40 DVB-T 400 Hải Vân - Đà Nẵng 37

22. Đà Nẵng 40 DVB-T 400 Hải Vân - Đà Nẵng 36

23. Đắc Lắc 70 DVB-T 200 Số 310, Lê Thánh Tông, Buôn Mê Thuột, Đăk Lăk. 36

24. Đắc Lắc 70 DVB-T 200 Số 310, Lê Thánh Tông, Buôn Mê Thuột, Đắc Lắc 35

25. Đồng Tháp 80 DVB-T 200 Đài PTTH Đồng Tháp, Cao Lãnh, Đồng Tháp. 57

26. Đồng Tháp 80 DVB-T 200 Đài PTTH Đồng Tháp, Cao Lãnh, Đồng Tháp. 56

27. Hà Giang 80 DVB-T 1.000 Đài phát xạ Núi Cấm, thị xã Hà Giang, tỉnh Hà Giang 30

28. Hà Giang 80 DVB-T 1.000 Đài phát xạ Núi Cấm, thị xã Hà Giang, tỉnh Hà Giang 29

29. Hà Nội 120 DVB-H 1.000 P. Vân Hồ, Hai Bà Trưng, Hà Nội 31

30. Hà Nội 150 DVB-T 10.000 Số nhà 55A - Vân Hồ 3 - P. Lê Đại Hành - Q. Hai Bà Trưng 34

31. Hà Nội 150 DVB-T 10.000 Số nhà 55A- Vân Hồ 3 - P. Lê Đại Hành - Q. Hai Bà Trưng 26

32. Hà Tĩnh 60 DVB-T 100 Đài Truyền thanh truyền hình Kỳ Anh, Kỳ Anh, Hà Tĩnh 8

79

TT Tỉnh đặt máy phát Độ cao anten (m)

Hệ tiêu chuẩn

Công suất phát (W) Địa điểm đặt thiết bị Tên

kênh

33. Hà Tĩnh 60 DVB-T 100 Đài Truyền thanh truyền hình Kỳ Anh, Kỳ Anh, Hà Tĩnh 7

34. Hải Phòng 10 DVB-H 1.000 Đồi Phủ liễn, Hải Phòng 21

35. Hải Phòng 30 DVB-T 200 Trạm phát sóng Phủ Liễn, đồi Thiên Văn, Kiến An, Hải Phòng 30

36. Hải Phòng 30 DVB-T 200 Trạm phát sóng Phủ Liễn, đồi Thiên Văn, Kiến An, Hải Phòng 29

37. TP Hồ Chí Minh 11 DVB-H 8M 1.000 Số nhà 553/1 - Bầu Cát - P. 10 - Q. Tân Bình - TP. Hồ Chí Minh 39

38. TP Hồ Chí Minh 110 DVB-T 400 Số nhà 553/1 - Bầu Cát - P. 10 - Q. Tân Bình - TP. Hồ Chí Minh 56

39. TP Hồ Chí Minh 110 DVB-T 400 Số nhà 553/1 - Bầu Cát - P. 10 - Q. Tân Bình - TP. Hồ Chí Minh 55

40. Hoà Bình 60 DVB-T 150 Đài PTTH Hoà Bình, Thành phố Hoà Bình, Hoà Bình 7

41. Hoà Bình 60 DVB-T 150 Đài PTTH Hoà Bình, Thành phố Hoà Bình, Hoà Bình 6

42. Khánh Hoà 83 DVB-T 200 Số nhà 04 - Đường Lê Lợi - TP. Nha Trang - Khánh Hòa 36

43. Khánh Hoà 83 DVB-T 200 Số nhà 04 - Đường Lê Lợi - TP. Nha Trang - Khánh Hòa 35

44. Kiên Giang 40 DVB-T 200 Trạm phát sóng Hòn Me, huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang. 26

45. Kiên Giang 40 DVB-T 200 Trạm phát sóng Hòn Me, huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang. 25

46. Lâm Đồng 100 DVB-T 250 Đài PTTH Lâm Đồng, tp Đà Lạt, Lâm Đồng 30

47. Lâm Đồng 100 DVB-T 250 Đài PTTH Lâm Đồng, tp Đà Lạt, Lâm Đồng 29

48. Lạng Sơn 20 DVB-T 100 Đồi Văn Vỉ, thành phố Lạng Sơn, Lạng Sơn 30

49. Lạng Sơn 20 DVB-T 100 Đồi Văn Vỉ, thành phố Lạng Sơn, Lạng Sơn 29

50. Lào Cai 80 DVB-T 1.000 Đường Hoàng Liên, thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai 30

51. Lào Cai 80 DVB-T 1.000 Đường Hoàng Liên, thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai 29

52. Nghệ An 100 DVB-T 200 Đài PTTH Nghệ An, số 11, Nguyễn Thị Minh Khai, Vinh, Nghệ An 35

53. Nghệ An 100 DVB-T 200 Đài PTTH Nghệ An, số 11, Nguyễn Thị Minh Khai, Vinh, Nghệ An 36

54. Nghệ An 50 DVB-T 100 Đài TTTH Đô Lương, huyện Đô Lương, Nghệ An 32

80

TT Tỉnh đặt máy phát Độ cao anten (m)

Hệ tiêu chuẩn

Công suất phát (W) Địa điểm đặt thiết bị Tên

kênh

55. Nghệ An 50 DVB-T 100 Đài TTTH Đô Lương, huyện Đô Lương, Nghệ An 31

56. Nghệ An 50 DVB-T 200 Đài TT Thị xã Thái Hoà, Thị xã Thái Hoà, Nghệ An 30

57. Nghệ An 50 DVB-T 200 Đài TT Thị xã Thái Hoà, Thị xã Thái Hoà, Nghệ An 29

58. Ninh Bình 80 DVB-T 200 Số 1, Trần Hưng Đạo, Tp Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình 29

59. Ninh Bình 80 DVB-T 200 Số 1, Trần Hưng Đạo, Tp Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình 30

60. Ninh Thuận 80 DVB-T 1.000 Đài PTTH Ninh Thuận, Thị xã Phan Rang, Ninh Thuận 36

61. Ninh Thuận 80 DVB-T 1.000 Đài PTTH Ninh Thuận, Thị xã Phan Rang, Ninh Thuận 35

62. Phú Thọ 40 DVB-T 100 Đài TTTH huyện Thanh Ba, Thanh Ba, Phú Thọ 9

63. Phú Thọ 40 DVB-T 100 Đài TTTH huyện Thanh Ba, Thanh Ba, Phú Thọ 8

64. Quảng Bình 80 DVB-T 100 Đài PTTH Quảng Bình, đường Quang Trung, Thành phố Đồng Hới 35

65. Quảng Bình 70 DVB-T 100 Đài PTTH Quảng Bình, đường Quang Trung, Thành phố Đồng Hới 36

66. Quảng Ngãi 100 DVB-T 1.000 Đài PTTH Quảng Ngãi, 165, Hùng Vương, Quảng Ngãi 30

67. Quảng Ngãi 100 DVB-T 1.000 Đài PTTH Quảng Ngãi, 165, Hùng Vương, Quảng Ngãi 29

68. Quảng Ninh 60 DVB-T 300 Đài PTTH Quảng Ninh, đồi phát sóng Cọc 5, thành phố Hạ Long 6

69. Quảng Ninh 60 DVB-T 300 Đài PTTH Quảng Ninh, đồi phát sóng Cọc 5, thành phố Hạ Long 9

70. Quảng Trị 80 DVB-T 200 Số 18, Trần Hưng Đạo, thị xã Đông Hà, Quảng Trị 35

71. Quảng Trị 80 DVB-T 200 Số 18, Trần Hưng Đạo, thị xã Đông Hà, Quảng Trị 36

72. Sóc Trăng 100 DVB-T 200 Đài PTTH Sóc Trăng, 357/1, Phường 3, Sóc Trăng 42

73. Sóc Trăng 100 DVB-T 200 Đài PTTH Sóc Trăng, 357/1, Phường 3, Sóc Trăng 41

74. Sơn La 80 DVB-T 100 Đài TTTH Mộc Châu, Huyện Mộc Châu, Sơn La 22

75. Sơn La 80 DVB-T 100 Đài TTTH Mộc Châu, Huyện Mộc Châu, Sơn La 21

76. Sơn La 80 DVB-T 1.000 Thị xã Sơn La, tỉnh Sơn La. 30

81

TT Tỉnh đặt máy phát Độ cao anten (m)

Hệ tiêu chuẩn

Công suất phát (W) Địa điểm đặt thiết bị Tên

kênh

77. Sơn La 80 DVB-T 1.000 Thị xã Sơn La, tỉnh Sơn La. 29

78. Thái Bình 80 DVB-T 150 Đài PTTH Thái Bình, Số 195, Lê Lợi, thành phố Thái Bình, Thái Bình 30

79. Thái Bình 80 DVB-T 150 Đài PTTH Thái Bình, Số 195, Lê Lợi, thành phố Thái Bình, Thái Bình 29

80. Thái Nguyên 80 DVB-T 150 Đài PTTH Thái Nguyên, đồi Chu Văn Tấn, thành phố Thái Nguyên 30

81. Thái Nguyên 80 DVB-T 150 Đài PTTH Thái Nguyên, đồi Chu Văn Tấn, thành phố Thái Nguyên 29

82. Thái Nguyên 50 DVB-T 100 Đài Truyền thanh truyền hình Định Hoá, Định Hoá, Thái Nguyên 12

83. Thái Nguyên 50 DVB-T 100 Đài Truyền thanh truyền hình Định Hoá, Định Hoá, Thái Nguyên 11

84. Thanh Hoá 80 DVB-T 200 Đài PTTH Thanh Hoá, đồi Quyết Thắng, thành phố Thanh Hoá 36

85. Thanh Hoá 80 DVB-T 200 Đài PTTH Thanh Hoá, đồi Quyết Thắng, thành phố Thanh Hoá 35

86. Thừa Thiên Huế 110 DVB-T 200 Số nhà 58 - Đường Hùng Vương - TP. Huế 34

87. Thừa Thiên Huế 110 DVB-T 200 Số nhà 58 - Đường Hùng Vương - TP. Huế 33

88. Tuyên Quang 60 DVB-T 100 Đài TTTH Chiêm Hoá, Huyện Chiêm Hoá, Tuyên Quang 22

89. Tuyên Quang 60 DVB-T 100 Đài TTTH Chiêm Hoá, Huyện Chiêm Hoá, Tuyên Quang 21

90. Tuyên Quang 80 DVB-T 1.000 Đường Tân Trào, thị xã Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang. 42

91. Tuyên Quang 80 DVB-T 1.000 Đường Tân Trào, thị xã Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang. 41

92. Vĩnh Long 125 DVB-T 200 Trạm phát sóng Vĩnh Long, thành phố Vĩnh Long, Vĩnh Long 53

93. Vĩnh Long 125 DVB-T 200 Trạm phát sóng Vĩnh Long, thành phố Vĩnh Long, Vĩnh Long 55

94. Yên Bái 90 DVB-T 100 Đài TTTH Nghĩa Lộ, Huyện Nghĩa Lộ, Yên Bái 22

95. Yên Bái 90 DVB-T 100 Đài TTTH Nghĩa Lộ, Huyện Nghĩa Lộ, Yên Bái 21

96. Yên Bái 80 DVB-T 1.000 Đài PTTH Yên Bái, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái 30

97. Yên Bái 80 DVB-T 1.000 Đài PTTH Yên Bái, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái 29

82

VI. Số liệu khảo sát các đài truyền hình kỹ thuật số của Đài Truyền hình Việt Nam và Công ty cổ phần Nghe nhìn Toàn Cầu (AVG)

TT Tỉnh đặt máy phát Độ cao anten (m)

Hệ tiêu chuẩn

Công suất phát (W) Địa điểm đặt thiết bị Tên

kênh

Đài Truyền hình Việt Nam

1. Hà Nội 125.0 DVB-T 10.000 Đài phát sóng Giảng Võ, 43, Ngọc Khánh, Đống Đa, Hà Nội 54

2. Nam Định 180.0 DVB-T 10.000 Đài Phát thanh truyền hình Nam Định, Thành phố Nam Định 53

3. Nghệ An 100.0 DVB-T 10.000 Đài Phát thanh truyền hình Nghệ An, 01, Lê Mao, Thành phố Vinh 43

4. Lào Cai 100.0 DVB-T 5.000 Đài Phát thanh truyền hình Lào Cai, 200, Cốc Lếu, thành phố Lào Cai 25

5. Phú Yên 75.0 DVB-T 5.000 Trung tâm TH Việt Nam tại Phú Yên, núi Chóp Chài, Tuy Hoà 41

6. Thừa Thiên Huế 140.0 DVB-T 10.000 Số 02, Vĩnh Ninh, thành phố Huế, Thừa Thiên Huế 41

7. Thanh Hoá 115.0 DVB-T 10.000 Đài PTTH Thanh Hoá, Đồi Quyết Thắng, Thành phố Thanh Hoá 40

Công ty cổ phần Nghe nhìn Toàn Cầu (AVG)

8. Hà Nội 80.0 DVB-T 6.000 Đài PTTH Hà Nội, số 05, Huỳnh Thúc Kháng, Láng Hạ 59

9. Hồ Chí Minh 230.0 DVB-T 6.000 Đài PTTH TP Hồ Chí Minh, số 09, Nguyễn Thị Minh Khai, Quận 1 58

10. Hà Nội 80.0 DVB-T 6.000 Đài PTTH Hà Nội, số 05, Huỳnh Thúc Kháng, Láng Hạ 58

11. Hà Nội 80.0 DVB-T 6.000 Đài PTTH Hà Nội, số 05, Huỳnh Thúc Kháng, Láng Hạ 57

12. Hồ Chí Minh 230.0 DVB-T 6.000 Đài PTTH TP Hồ Chí Minh, số 09, Nguyễn Thị Minh Khai, Quận 1 57

13. Hồ Chí Minh 230.0 DVB-T 2.000 Đài PTTH TP Hồ Chí Minh, số 09, Nguyễn Thị Minh Khai, Quận 1 59

83

84

85

86

87