26
KHÁM PHỤ KHOA LẠI NHƯ MAI TỐP 1 DÂN Y 10A1

Khám phụ khoa

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Khám phụ khoa

KHÁM PHỤ KHOA

LẠI NHƯ MAI TỐP 1 DÂN Y 10A1

Page 2: Khám phụ khoa

NỘI DUNG BÀI HỌC I. ĐẠI CƯƠNG

II. CHUẨN BỊ DỤNG CỤ VÀ BỆNH NHÂN1. Chuẩn bị dụng cụ2. Chuẩn bị bệnh nhânIII. KHÁM PHỤ KHOA

1. Hỏi bệnh2. Khám thực thể2.1 Khám âm hộ tầng sinh môn2.2 Khám bằng mỏ vịt2.3 Khám bằng tay kết hợp nắn bụng2.4 Khám vú2.5 Gõ2.6 Nghe2.7 Đo buồng tử cung2.8 Siêu âm

Page 3: Khám phụ khoa

Đại cương

Khám phụ khoa là khám bộ phận sinh dục nữ ngoài thời kỳ có thai. Mục đích để kiểm tra, phát hiện những bệnh tật, dị tật ở âm hộ, âm đạo, cổ tử cung, thân tử cung, 2 phần phụ… Đồng thời xem có gì bất thường trong tiểu khung hay không?

Page 4: Khám phụ khoa

I. CHUẨN BỊ DỤNG CỤ VÀ BỆNH NHÂN1. CHUẨN BỊ DỤNG CỤPhòng khám phụ khoa đảm bảo: Kín đáo, thoáng, ấm về mùa đông.Bàn khám phụ khoa đúng quy cách.Đèn soi âm đạo và cổ tử cung.Mỏ vịt, kìm cặp bông, kìm sinh thiết, kìm cặp cổ tử cung, thước đo buồng tử cung.Bông thấm nước, gạc vô khuẩn, bông khô, găng cao su.Dầu Parafin, dung dịch axit Acetic 3%, dung dịch Lugol 3%, Iode 1-2 %, dung dịch Betadin, cồn 700, cồn 900 và Ether.Phiến kính.Que gỗ Bay Ayre.Tuyp vô trùng lấy bệnh phẩm.Nếu phòng khám hiện đại thì phải có máy siêu âm, máy soi cổ tử cung…

Page 5: Khám phụ khoa

2. CHUẨN BỊ BỆNH NHÂN Được giải thích để yên tâm khám, nằm thoải mái, thở

đều, không co cứng thành bụng. Phải được đại tiện và tiểu tiện trước khi khám. Nếu táo

bón thì phải thụt tháo, nếu không tự đi tiểu được thì phải được thông tiểu trước khi khám

Nếu thầy thuốc là nam giới cần tôn trọng quy tắc khám 3 người : thầy thuốc, bệnh nhân và nữ y tá hoặc hộ lý

Page 6: Khám phụ khoa

II. KHÁM PHỤ KHOA 1.Hỏi bệnh

Tên tuổi, nghề nghiệp của bệnh nhân. Lý do đến khám. Tiền sử kinh nguyệt: Tiền sử sản khoa: Tiền sử phụ khoa: Tiền sử bệnh lý khác: như bệnh tim, phổi, thận, viêm gan, xơ gan…. Tiền sử gia đình. Khí hư âm đạo: Số lượng, màu sắc (bình thường vẫn có một

ít dịch do các tuyến ở cổ tử cung, âm đạo tiết ra), khi tiết nhiều dịch gây khó chịu, có mùi hôi là bất thường.

Có ngứa âm hộ, âm đạo không? Đau bụng không: Đau chỗ nào, đau đến mức nào, có lan

xuyên xuống đùi hoặc ra sau lưng không? Đau có liên quan đến chu kỳ kinh không?

Có khối u hạ vị không? Hỏi về tiết niệu: Có đái khó, đái buốt, đái dắt hay không? Hỏi về sự thay đổi ở tuyến vú: Có sốt không? Hỏi về hồ sơ khám bệnh trước, các xét nghiệm cũ, các

thuốc hoặc các phương pháp điều trị trước đây như thế nào?

Page 7: Khám phụ khoa

2. Khám thực thể

2.1 Khám toàn thân Quan sát toàn thân: Da, niêm mạc, cơ thể phát

triển cân đối không, giọng nói , lông, có phù không?

Có sẹo mổ cũ ở bụng không? Có u cục nổi lên ở đâu không?

Các thông số sinh tồn: mạch, nhiệt độ, huyết áp, nhịp thở

Page 8: Khám phụ khoa

Tư thế khám phụ khoa- Bệnh nhân: nằm tư thế sản phụ khoa. Trong điều kiện lý tưởng thì bệnh

nhân được trải drap che kín bụng đùi.

- Người khám:

+ Ngồi: khi quan sát vùng âm hộ và khi đặt mỏ vịt

+ Đứng: khi thăm khám âm đạo bằng tay

Page 9: Khám phụ khoa

2.1. Khám âm hộ - tầng sinh môn Vùng xương vệ, tầng sinh môn, hậu môn, môi lớn: có

viêm nang lông, viêm da, mụn nước, trĩ… Hai môi nhỏ, âm vật, lỗ niệu đạo, lỗ âm đạo: Dùng 2 ngón

tay tách các môi lớn ra để quan sát. Quan sát xem có viêm loét, tiết dịch, sưng phồng hoặc có u, nốt,màng trinh còn hay đã rách….nếu có tổn thương mô tả kỹ

Page 10: Khám phụ khoa
Page 11: Khám phụ khoa

2.3 KHÁM BẰNG MỎ VỊTChú ý : Áp dụng cho bệnh nhân nữ đã giao hợp Mang găng vô khuẩn Bôi trơn mỏ vịt bằng paraffin Đặt nhẹ nhàng, không gây đau, không gây tổn thương âm đạo và cổ tử cung Phải quan sát được các thành của âm đạo và môi cổ tử cung

Page 12: Khám phụ khoa

Các bước tiến hànhDùng hai ngón tay tách hai môi nhỏBàn tay còn lại cầm mỏ vịt, mỏ vịt đóng. Mỏ vịt được đặt nghiêng 45o so với mặt phẳng ngang, tránh đưa mỏ vịt vào vị trí 6-12 giờ vì sẽ chạm vào lỗ tiểu và hõm thuyền là hai nơi nhạy cảm gây đau cho bệnh nhân.Xoay mỏ vịt về tư thế ngangTiếp tục đưa mỏ vịt vào sâu trong âm đạo, theo hướng ra sau và xuống dướiMở mỏ vịt, bộc lộ CTC để quan sát

Page 13: Khám phụ khoa

- Cố định mỏ vịt để quan sát: Có huyết trắng: số lượng? màu sắc?… Có máu: số lượng? màu sắc? Dùng kềm cặp gòn lau

máu để xác định vị trí chảy máu (từ kênh CTC, hay từ âm đạo, polyp…)

Nếu âm đạo có nhiều huyết trắng hoặc máu, cần lau sạch để quan sát niêm mạc âm đạo và CTC

Niêm mạc âm đạo: màu sắc? có loét sùi, chảy máu?…Ở thành âm đạo có thể thấy u nang thành âm đạo, nhân Chorio, các dị tật như vách ngăn ngang âm đạo, vách ngăn dọc âm đạo, có thể thấy lỗ rò bàng quang âm đạo, rò trực tràng âm đạo….

Niêm mạc CTC: màu sắc? trơn láng hay có lộ tuyến? có loét sùi, chảy máu? polyp CTC?…

Page 14: Khám phụ khoa

Có thể lấy bệnh phẩm hoặc làm các xét nghiệm:Vị trí lấy bệnh phẩm ở cùng đồ sau: Dùng tăm bông, que gỗ Ayre…để soi tươi, cấy nấm, cấy khuẩn, tìm song cầu hoặc xét nghiệm tế bào âm đạo để chẩn đoán sớm nghi ngờ ở cổ tử cung.

Page 15: Khám phụ khoa

- Thực hiện các nghiệm pháp sau khi quan sát khí hư âm

đạo để phát hiện các tổn thương lành tính và nghi ngờ

của cổ tử cung: Lau sạch âm đạo và chất nhày ở cổ tử

cung bằng bông thấm nước muối sinh lý. Nghiệm pháp Hinselmann: Bôi axit Acetic 3% vào cổ

tử cung. Nếu tổn thương sẽ rớm máu, còn vùng lộ

tuyến sẽ trắng lại, bớt chế tiết. Axit Acetic chỉ có tác

dụng trong khoảng 1-2 phút, do đó có thể bôi axit

Acetic 2-3 lần vào cổ tử cung để xem cho rõ. Tiến

hành soi cổ tử cung để phát hiện tổn thương lành tính

và nghi ngờ bằng máy soi cổ tử cung.

Page 16: Khám phụ khoa

Nghiệm pháp Schiller: Bôi Lugol 3% vào cổ tử cung gọi là

chứng nghiệm Schiller, Iode trong dung dịch Lugol sẽ tác động

với Glycogen trong tế bào lớp giữa và lớp bề mặt của biểu mô lát

cổ tử cung sẽ tạo thành màu nâu sẫm, đó là bình thường và gọi

là nghiệm pháp Schiller dương tính. Vùng nào mất biểu mô lát,

mất Glycogen sẽ không bắt màu nâu và vẫn giữ màu hồng nhạt,

gọi là nghiệm pháp Schiller âm tính: cần soi cổ tử cung. Chứng

nghiệm Schiller giúp ta nhận định sau khi bôi axit Acetic phát hiện

các vùng Iode âm tính thực sự, nhận định rõ ranh giới của các tổn

thương nhưng nó không phân biệt được tổn thương lành tính và

ác tính.

- Nếu nghi ngờ, cần cắt sinh thiết cổ tử cung.

Page 17: Khám phụ khoa

Tháo mỏ vịt: trước khi tháo mỏ vịt nên dùng bông thấm nước lau sạch âm đạo và cổ tử cung, sau đó tháo chốt cố định, khép mỏ vịt lại quay chốt mỏ vịt sang ngang rồi nhẹ nhàng bỏ mỏ vịt ra khỏi âm đạo

Page 18: Khám phụ khoa

2.4 . KHÁM ÂM ĐẠO BẰNG TAYCách khám: Người khám phải đứng bên cạnh hoặc đứng giữa hai

chân BN Mang găng vô khuẩn. Có thể bôi trơn 2 ngón trỏ và

giữa, đưa vào âm đạo trong tư thế ấn nhẹ xuống thành sau âm đạo.

Tay còn lại để trên vùng hạ vị đẩy các cơ quan xuống thấp hướng về tay trong âm đạo.

Hai tay phải phối hợp để xác định thể tích, mật độ, tư thế, độ di động của tử cung và các bất thường của tử cung và hai phần phụ của tử cung( vòi trứng và buồng trứng)

Page 19: Khám phụ khoa
Page 20: Khám phụ khoa

Khi khám chú ý:Thành âm đạo: có trơn láng? có khối u hoặc đau?Cổ tử cung: vị trí? Mật độ? Kích thước? Di động ngang hay trước sau có đau hay không? Tử cung;

• Kích thước: bình thường hay to bằng thai bao nhiêu tuần?• Tư thế: ngả trước, trung gian, ngả sau?• Bề mặt: trơn láng hay lổn nhổn• Mật độ: bình thường, chắc hay mềm?• Di động dễ hay khó, đau?

Page 21: Khám phụ khoa

Hai phần phụ: tay trên bụng ấn vùng hố chậu xuống, về hướng tay trong cùng đồ bên âm đạo. Bình thường 2 pp không sờ thấy, ngoại trừ trường hợp bệnh nhân quá gầy.• Nề, đau: nghi ngờ viêm phần phụ• Nếu có khối u, mô tả các đặc điểm của khối u: vị trí, bề mặt,

mật độ, đau, kích thước, di động, giới hạn

Page 22: Khám phụ khoa

2.5 Khám vú- Bệnh nhân ở tư thế ngồi để khám.- So sánh kích thước 2 vú, hình dáng, màu sắc da, núm vú và màu sắc núm vú.- Sờ nắn nhẹ nhàng bằng các đầu ngón tay phát hiện tuyến vú, có u cục không?

Page 23: Khám phụ khoa

2.6 . Gõ Trong trường hợp nghi ngờ có dịch cổ chướng trong ổ bụng, có máu trong ổ bụng (hội chứng chảy máu trong do chửa ngoài tử cung vỡ, ngập lụt ổ bụng): đục ở vùng thấp, còn khối u choán chỗ hết ổ bụng thì gõ đục không thay đổi theo tư thế.

2.7. Nghe Trường hợp khối u to, cần phân biệt với thai thì cần siêu âm hay máy Doppler để phát hiện tim thai.

2.8. Đo buồng tử cung Để thăm dò trong u xơ tử cung, sa sinh dục… Bình thường đo buồng tử cung khoảng 7 cm.

2.9. Siêu âm Phát hiện bệnh lý phụ khoa kết hợp với khám lâm sàng phụ khoa. 

Page 24: Khám phụ khoa
Page 25: Khám phụ khoa
Page 26: Khám phụ khoa

THANK YOU