26
THẨM MỸ LỘT DA HÓA HỌC (PHẦN II) Các bước thực hiện lột da - Chuẩn bị Hình 1: Bước chuẩn bị để lột da hóa học - Bôi chất lột da

THẨM MỸ LỘT DA HÓA HỌC (PHẦN II)

Embed Size (px)

DESCRIPTION

THẨM MỸ LỘT DA HÓA HỌC Da được chuẩn bị trước quá trình lột để làm sạch và tẩy nhờn. Hai phương pháp chính được đề nghị: Phương pháp cơ bản: bao gồm làm sạch da nhẹ nhàng, tiếp đó làm làm sạch với hydroxyl acid và sử dụng astringent toner (làm khít lỗ chân lông) để tẩy nhờn da. Phương pháp tích cực: bao gồm làm sạch da nhẹ nhàng, tiếp đó làm làm sạch với hydroxyl acid, có thể được chùi bởi bàn chải mềm để loại bỏ chất bám bề mặt, và có thể dùng astringent toner hay ethanol để tẩy nhờn da. Phương pháp tích cực đảm bảo toàn vẹn bề mặt da và khả năng thâm nhập của tác nhân. Vùng an toàn trong điều trị lột da là vùng trong đó hóa chất có thể được bôi một cách an toàn nhất lên mặt. Vùng này bao gồm toàn bộ mặt trù vùng ngoài ổ mắt(trên lông mày và khoảng 2-3 mm dưới viền dưới lông mi) và trừ vùng môi.

Citation preview

Page 1: THẨM MỸ LỘT DA HÓA HỌC (PHẦN II)

THẨM MỸ LỘT DA HÓA HỌC (PHẦN II)

Các bước thực hiện lột da

- Chuẩn bị 

Hình 1: Bước chuẩn bị để lột da hóa học

- Bôi chất lột da

Hình 2: Bôi chất lột da

Page 2: THẨM MỸ LỘT DA HÓA HỌC (PHẦN II)

- Kết thúc 

Hình 3: Kết thúc quá trình

- Gia tốc (Tùy chọn)

- Bôi sản phẩm tại chỗ    

Da được chuẩn bị trước quá trình lột để làm sạch và tẩy nhờn. Hai phương pháp chính được đề nghị:

Phương pháp cơ bản: bao gồm làm sạch da nhẹ nhàng, tiếp đó làm làm sạch với hydroxyl acid và sử dụng astringent toner (làm khít lỗ chân lông) để tẩy nhờn da.

Phương pháp tích cực: bao gồm làm sạch da nhẹ nhàng, tiếp đó làm làm sạch với hydroxyl acid, có thể được chùi bởi  bàn chải mềm để loại bỏ chất bám bề mặt, và có thể dùng astringent toner hay ethanol để tẩy nhờn da. Phương pháp tích cực đảm bảo toàn vẹn bề mặt da và khả năng thâm nhập của tác nhân.

Vùng an toàn trong điều trị lột da là vùng trong đó hóa chất có thể được bôi một cách an toàn nhất lên mặt. Vùng này bao gồm

Page 3: THẨM MỸ LỘT DA HÓA HỌC (PHẦN II)

toàn bộ mặt trù vùng ngoài ổ mắt(trên lông mày và khoảng 2-3 mm dưới viền dưới lông mi) và trừ vùng môi.

Hình 4: Vùng an toàn trong lột da

Hóa chất lột da thường là dạng dung dịch loãng và có khuynh hướng đọng lại ở những nếp gấp da để tăng cường khả năng thâm nhập. Những vùng thường đọng lại bao gồm khóe mép, các nếp nhăn vùng khóe miệng, nếp nhăn mũi má đặc biệt ở vùng cánh mũi và khóe mắt ngoài. Bôi dầu ở vùng này để tạo một hàng rào giúp hạn chế những tác dụng quá mức đã được khuyến cáo.

Chia khuôn mặt ra là các phần tư. Hóa chất được bôi ở những vùng ít đáp ứng trước, như trán và sau đó mới tới những vùng da nhạy cảm hơn, như vùng giữa mặt. Bảng 3 cho thấy thứ tự bôi hóa chất. Hóa chất được bôi đầu tiên ở trán và sau đó là ở má.

Page 4: THẨM MỸ LỘT DA HÓA HỌC (PHẦN II)

Tiếp đó bôi hóa chất lên vùng giữa mặt, bắt đầu với mũi, môi trên và sau đó là cằm.

Bảng 3:thứ tự bôi hóa chất trên mặt

Page 5: THẨM MỸ LỘT DA HÓA HỌC (PHẦN II)

Hình 5: Các phần tư mặt

Có nhiều dụng cụ dùng để bôi hóa chất lên da bao gồm gạc vải không dệt (non-woven gauze,cũng được dùng như mảnh vải cotton hay gạc sponges), bàn chải hay tăm gòn. Bàn chải và tăm gòn có khuynh hướng thấm nhiều thuốc và khó kiểm soát hơn.

Phương thức bôi tác nhân lên da có thể được thực hiện theo một số cách,dưới đâu trình bày hai trong các cách đó.

Tầm một tấm gạc vải không dệt kích thước 2×2 với hóa chất bằng cách đặt miếng gạc khô vào tố gốm và sử dụng  một ống drop để nhỏ từng giọt với lượng chỉ định vào tô gốm. Gấp miếng gạc lại làm bốn và ép acid dư khỏi miếng gạc.

Một cách khác là thấm một miếng gạc 4×4 với dung dịch bằng cách gập gạc làm bốn và và đổ trực tiếp dung dịch vào miếng gạc, liều lượng sừ dụng được tính theo đề nghị của nhà sản xuất.

Hóa chất được bôi lên da ở những phần tư mặt theo một trong những phương pháp ở hình 6. Sử dụng lực đều tay khi quét gạc lên da.

Phần tư thứ nhất-trán: Quét miếng gạc từ lông mày lên đường chân tóc. Sau đó thầm dung dịch lại vào miếng gạc.

Phần tư thứ hai-Má: Quét gạc từ thái dương tới xương hàm dưới ở một bên mặt. Má có thể được quét từ gần tới xa hay tử trên xuống dưới. Thấm lại dung dịch vào gạc.

Phần tư thứ ba-Má: Lặp lại ở vùng má bên kia. Không thấm dung dịch lại vào miếng gạc.

Phần tư thứ tư-giữa mặt: Quét gạc xuống sóng mũi, dọc theo mỗi thành bên mũi, ở trên môi trên và sau đó ngang vùng cằm. 

Page 6: THẨM MỸ LỘT DA HÓA HỌC (PHẦN II)

Hình 6: Hướng bôi hóa chất bằng 2 phương pháp

Ở vùng ranh giới giữa da điều trị và không điều trị,sử dụng một miếng gác 1cm quét nhẹ nhàng, điều này sẽ giúp xóa mờ những vùng ranh giới có thể có.

Cảm giác khó chịu của bệnh nhân được đánh giá trong và sau khi điều trị theo thang điểm từ 1-10. Thang điểm khó chịu từ 1-5 có thể chấp nhận được. Cảm giác châm chích, ngứa và nóng rát thường được nhận thấy nhất là trong một vài phút đầu và sau đó giảm dần. Thang điểm đau trên 6 cho thấy quá trình lột da nên được dừng lại (cùng với chất trung hòa nếu có chỉ định), những tác nhân còn lại được làm sạch khỏi mặt và da bệnh nhân được làm mát.

Một số tác nhân (như Jessner’s peel and TCA) được bôi thành nhiều lớp,với một lớp được coi như một lần bao phủ toàn bộ

Page 7: THẨM MỸ LỘT DA HÓA HỌC (PHẦN II)

vùng cần điều trị với một tác nhân. Nhiều lớp làm tăng số lượng của sản phẩm và do đó tăng độ thâm nhập của hóa chất. Da được quan sát trong một thời gian (thường là 4-7 phút) để nhận thây biểu hiện lâm sàng sau từng lớp. Nếu biểu hiện lâm sàng không quá mức, lớp kế tiếp sẽ được áp dụng. Các lớp theo sau được bôi bằng cách quét miếng gạc vuông góc với lớp trước để giúp đảm bảo phủ hoàn toàn bề mặt cần điều trị.

Da được quan sát suốt quá trinh điều trị để nhận thấy những biểu hiện lâm sàng mong muốn và không mong muốn được miêu tả phía dưới:

Biểu hiện lâm sàng mong muốn cho lột da nông phụ thuộc vào tác nhân sử dụng.trong hầu hết trường hợp, hồng ban nhẹ là dấu hiệu mong muốn. Với TCA mức độ đốm trắng I được thấy như một mảng trắng với hồng ban là biểu hiện mong muốn. Trong khi với salicylic acid, bao gồm dung dịch Jessner, thường có những chất kêt tủa mịn là dấu hiệu mong muốn. Bảng 1 tóm tắt lại biểu hiện lâm sàng của tác nhân lột da nông.

Biểu hiện không mong muốn bao gồm các khó chịu quá mức của bệnh nhân với cơn đau trên mức 6, sự hình thành bọng cho thấy dấu hiệu bong biểu bì, đốm trắng hay vụn tuyết ở một số tác nhân. Cần lưu ý rằng đốm trắng và vụn tuyết là dấu hiệu mong muốn của TCA và acid salicylic chứ không phải với AHAs. Những mảng trắng hây nâu cho thấy điều trị quá mức với AHAs.

Quá trình l t da đ c d ng l i khiộ ượ ừ ạ

-Biểu hiện lâm sàng mong muốn đã đạt được

Page 8: THẨM MỸ LỘT DA HÓA HỌC (PHẦN II)

-Thời gian lột da mong muốn đã đạt được. (Nếu lột da là quá trinh theo thời gian)

-Biểu hiện không mong muốn xảy ra.

Chăm sóc sau đi u trề ị

Hồng ban, khô da, phù nhẹ và da nhạy cảm thường xảy ra 3-5 ngày sau điều trị. Bệnh nhân cũng có thể cảm thấy ngứa hay da nhăn hơn trong thời gian này. Quá trình bong da thường xảy ra 3-5 ngày sau điều trị. Nếu quá trình lột da xảy ra, nó đầu tiên sẽ xảy ra ở vùng giữa mặt sau đó lan dần ra ngoại vi, và nó có thể kéo dài tới 2 tuần. Hình 8 cho thấy sự bong đáng kể ở  ngày thứ 3 (A) và ngày thứ 5 (B) sau khi dùng TCA 20%. Ở một số bệnh nhân tình trạng bong da có thể không xảy ra, đặc biệt ở những bệnh nhân thường có tình trạng này. Bệnh nhân phải được đảm bảo rằng có sự cải thiện do quá trình lột da mặc dù thiếu hiện tưởng bong da. Trong 1-2 tuần tiếp theo, chất giữ ẩm nhẹ được sử dụng và những thành phần gây kích ứng như AHAs hay retinoid nên hạn chế sử dụng. Nếu có tình trạng hồng ban ngay sau điều trị,hydrocortisone (0.5-2.5%) có thể được sử dụng 2 lần một ngày cho đến khi tình trạng hồng ban được giải quyết. Điều này đặc biệt quan trọng ở những bệnh nhân da sẫm màu (IV –VI) để giảm nguy cơ PIH. Cần tránh ánh nắng trong vòng hai tuần sau điều trị cũng như sử dụng những biện pháp chống nắng khác như mũ rộng vành. Bệnh nhân cần được theo dõi kỹ khi tình trạng hồng ban kéo dài trên 5 ngày, ngứa nhiều, đau nhức, khó chịu cũng như tiết dịch hay những dấu hiệu khác sau điều trị. 

Page 9: THẨM MỸ LỘT DA HÓA HỌC (PHẦN II)

Hình 7: Bong da 3 ngày sau khi sử dụng TCA 20%

Hình 8: Bong da 5 ngày sau khi sử dụng TCA 20%

Page 10: THẨM MỸ LỘT DA HÓA HỌC (PHẦN II)

Kết quả sau khi điều trị lột da hóa học

Sự cải thiện và kết cấu da và độ sáng có thể được quan sát thấy sau một lần điều trị. Tuy nhiên, thường cần khoảng 6 lần lột da để đạt được sự cải thiện đáng kể về độ mịn của da, giảm tình trạng tăng sắc tố,nếp nhăn,tình trạng da nhờn và mụn. Có thể tăng cường kết quả điều trị bằng cách kết hợp lột da với siêu mài da và sản phẩm chăm sóc da tại chỗ.

Hình 9: Da tổn thương do bức xạ với tình trạng tăng sắc tố

Page 11: THẨM MỸ LỘT DA HÓA HỌC (PHẦN II)

Hình 10: Sau 1 lần điều trị với dung dịch Jessner chứa acid lactic, acid salicylic và acid kojic

Hình 11: Tổn thương da do bức xạ với nếp nhăn da nhẹ và nhão

Page 12: THẨM MỸ LỘT DA HÓA HỌC (PHẦN II)

Hình 12: Sau 5 lần điều trị lột da với TCA và acid lactic cùng retinol để gia tốc.

Hình 13: Tổn thương da do bức xạ với những nếp nhăn nhẹ,nhão và lỗ chân lông to 

Page 13: THẨM MỸ LỘT DA HÓA HỌC (PHẦN II)

Hình 14: Sau khi lột da bằng acid lactic kết hợp với hai lần điều trị siêu mài da.

Biến chứng và cách xử trí

 - Biến chứng từ lột da chủ yếu liên quan tới độ sâu da thay đổi. Lột da nông sẽ thâm nhập vào lớp biểu bì và có thể phần trên nhú bì, có tỉ lệ biến chứng thấp. Tình trạng tăng sắc tố tạm thời dó đáp ứng lại quá trình hồng ban kéo dài là một trong những biến chứng phổ biến nhất. Lột da sâu, mà thâm nhập vào lớp nhú và lớp lưới  bì, có khả năng gây những biến chứng phức tạp hơn như sẹo hay thay đổi sắc tố vĩnh viễn.

 - Đau thường xuất hiện khi bôi chất lột da và thường được mô tả là cơn khó chịu nhẹ tới trung bình. Than phiền đau sau điều trị thường ít gặp

 - Hồng ban sau phẫu thuật là một dấu hiệu mong đợi và thời gian phụ thuộc vào đáp ứng của da bệnh nhân và độ sau da thay đổi. Hầu hết hồng ban sau lột da nông xuất hiện trong một vài giờ đầu và thỉnh thoảng kéo dài tới vài ngày. Tình trạng hồng ban nhẹ có thể được điều trị với kem chứa Corticosteroid(e.g., hydrocortisone 1 %) hoặc những chất chứa thành phần kháng viêm tại chỗ (e.g., evening primrose oil and bisabolol). Hồng

Page 14: THẨM MỸ LỘT DA HÓA HỌC (PHẦN II)

ban kéo dài trên 5 ngày cần được điều trị với kem chứa steroid trung bình (triamcinolone 0.1%) hay thấp (hydrocortisone 0.5%-2.5%) hai lần một ngày trong 3-5 ngày chó đến khi hết tình trạng hồng ban.

 - Cần tránh ánh nắng sau điều trị đặc biệt khi có hồng ban và ở bệnh nhân với loại da sậm màu (IV-VI) để giảm nguy cơ PIH.Bệnh nhân có tình trạng hồng ban đặc biệt ờ da như chứng giãn mao mạch (telangiectasias,), chứng đỏ mặt (rosacea) hay chứng da lốm đốm Civatte có nguy cơ tăng và kéo dài tình trạng hồng ban khi điều trị với liều cao. Viêm da tiếp xúc do bản thân của tác nhân lột da hay do một trong các sản phẩm sau điều trị cũng có thể làm kéo dài tình trạng hồng ban. Nó thường kéo theo ngứa và có thể điều trị bằng cách ngưng tác nhân gây kích ứng và sử dụng steroids.

 - Tăng sắc tố là một trong những biến chứng thường gặp nhất do lột da nông và thường xảy ra khi lột da quá mức ở những bệnh nhân có khuynh hướng tăng sắc tố và không sử dụng biện pháp chống nắng ngày sau điều trị. Tăng sắc tố có thể được điều trị với chất làm sáng (e.g., hydroquinone 2% or cosmeceutical brighten-ing agents such as kojic, lactic and azelaic acids) hay hóa chất có thể được kê toa (e.g., hydroquinone 4%-8% ). Hầu hết tăng sắc tố sau tình trạng viêm do lột da có thể được điều trị nhưng trong một số trường hợp hiếm nó có thể bị vĩnh viễn. Ngoài ra, việc điều trị PIH ở bệnh nhân dạng da IV-VI thường chậm, có thể kéo dài tới hơn 6 tháng. Nguy cơ tăng sắc tố gia tăng khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, sử dụng hormone và những điều trị nhạy cảm với ánh sáng khác.

Page 15: THẨM MỸ LỘT DA HÓA HỌC (PHẦN II)

Hình 15: Tăng sắc tố sau viêm ở khóe mép 1 tháng sau sử dụng dung dịch Jessner mà không sử dụng dầu bảo vệ ở

vùng trũng.

Hình 16: Tình trạng tăng sắc tố sau viêm sau khi lột da với acid glycolic 70%

-  Giảm sắc tố thì hiếm gặp ở lột da nông. Tình trạng giảm sắc tố thì liên quan trực tiếp với cường độ của hóa chất sử dụng. Như,lột da sâu với phenol có thể gây giảm sắc tố ở loại da sáng. Da có thể cải thiện tình trạng giảm sắc tố trong một số trường hợp, tuy nhiên, nó thường là vĩnh viễn.

Page 16: THẨM MỸ LỘT DA HÓA HỌC (PHẦN II)

-  Nhiễm trùng thì hiếm gặp trong lột da nông và đòi hỏi những điều trị đặc hiệu. Acne exacerbation có thể được điều trị với dược phẩm vùng miệng như doxycycline or minocycline và điều trị mụn tại chỗ có thể gây kích ứng da sau điều trị lột da. Herpes simplex hoạt động có thể xảy ra mặc dù đã phòng ngừa trước điều trị với liệu pháp kháng virus. Những tổn thương dạng bọc nước này thường thấy ở viển môi đỏ hay cánh mũi. Để phòng ngừa tình trạng lan vào vùng da lành, điều trị với liều mạnh cần được thực hiện với liều khác với liều phòng bệnh (như vancyclovir 1g hai hay tối đa ba lần một ngày trong 7 ngày cho đến khi da tái tạo biểu mô hoàn toàn. Nấm da thường biểu hiện như một vết đỏ sáng với những với những dát hồng ban xung quanh miệng và ngứa.Kháng nấm tại chỗ hay fluconazole có thể được dùng (như 150 mg hàng ngày trong 3 ngày). Staphylococcus và streptococcus là dạng vi khuẩn thường gặp và cần điều trị với khánh sinh thích hợp (như dùng kháng sinh phủ ban đầu với doxycycline 100mg hai lần một ngày hay cephalexin 500mg 4 lần hàng ngày,và nếu nghi ngờ staphylococcus aureus anaerobes kháng methicillin, dùng clindamycin 300mg 4 lần hàng ngày). Nên kiểm soát nhiễm khuẩn nếu có nghi ngờ khi khám và trước điều trị.

-  Ban hạt kê(Milia) là những nhú nhỏ màu trắng khoảng 1-2 mm hình thành từ sự tắc nghẽn tuyến nhờn.nhứng sản phẩn nền mỡ (như Aquaphor) được sử dụng để giữ ẩm da có thể làm tác tuyến nhờn và gây nên ban hạt kê. Ban hạt kê thường không tự mất và cần khảy với kim 20.

-  Tái tạo bề mặt sâu hơn dự định có thể xảy ra với lột da nông nếu da không nguyên vẹn lúc bôi thuốc. Hàng rào da có thể bị gián đoạn bởi sản phẩm chứa retinoid tại chỗ, sự tróc da quá mức, do da bị cạo-thường do cạo râu, mụn mủ và viêm da tiết bã

Page 17: THẨM MỸ LỘT DA HÓA HỌC (PHẦN II)

hay viêm da dị ứng. Kết hợp nhiều dung dịch lột da có thể làm thuốc thâm nhập vào da sâu hơn dự định ban đầu. Trong quá trình điều trị những biểu hiện lâm sàng không mong muốn có thể nhận thấy như bột trắng mức II hay hơn nữa. Hình 12 cho thấy sự thâm nhập sâu hơn với mức II bột tuyết khi sửu dụng 1 lớp dung dịch Jessner ở bệnh nhân sử dụng acid retinoic ngay sau điều trị và chậm lành thương. Mụn nước,biểu hiện là những mụn nhỏ khi lột da, là do sự thâm nhập sâu hơn vào mô và rất hiếm gặp trong lột da nông. Glycolic acid với  nồng độ cao và pH rất thấp (pH<2) làm tăng nguy cơ mụn nước.

Hình 17: Hóa chất thâm nhập sâu ở bệnh nhân sử dụng acid retinoic cho thấy tình trạng bột trắng mức độ II 

Page 18: THẨM MỸ LỘT DA HÓA HỌC (PHẦN II)

Hình 18: Chậm lành thương ngày thứ 9 trên má phải sau khi bôi một lớp dung dịch Jessner.

-  Dị ứng hiếm khi xảy ra. Dạng di ứng thường gặp nhất là chứng mày đay (urticarial), và thường đáp ứng với chất kháng histamine như (như cetirizine 10mg) và kem steroid tại chỗ với độ tinh chế trung bình ((triamcinolone 0.1%) hay tinh chế cao (triamcinolone 0.5%). Có tỉ lệ nhỏ đáp ứng dị ứng nghiêm trọng như cơn co thắt phế quản(bronchospasm) và sốc phản vệ( anaphylaxis). Salicylic acid làm tăng nguy cơ dị ứng và không nên sử dụng ở bệnh nhân bị dị ứng với aspirin.

-  Sẹo đặc biệt hiếm ở lột da nông. Nguy cơ để lại sẹo tăng lên khi lột da trung bình và sâu, tái tạo bề mặt với laser, mài da, sử dụng isotretinoin, liệu pháp tia hay phẫu thuật mặt trong vòng 6 tháng, bệnh lý mô liên kết (như hội chứng Eblers-Danlos) và những yếu tố khác làm giảm quá  trình lành thương như hút thuốc và các bệnh lý mãn tính. Sẹo cùng thường gặp ở những bệnh nhân có tiền sử lành thương bất thường như có sẹo lồi và nếu nhiễm trùng sau điều trị. Mô chuẩn bị hình thành sẹo sẽ có vệt đỏ sáng với kết cấu thay đổi. Điều trị với steroids tại chỗ có độ tinh chế cao (như băng Cordra) và laser có thể giúp hạn chế sẹo.

-  Ngộ độc hệ thống do tiếp xúc quá mức với tác nhân có thể xảy ra. Ngộ độc salicylate với triệu chứng như buồn nôn, chóng mặt và ù tai đã được ghi nhận ở những bệnh nhân điều trị lột da với  acids salicylic. Điều trị lột da trên phần lớn bề mặt cơ thể (trên 25% bề mặt da toàn bộ cơ thể) nên tránh để hạn chế nguy cơ ngộ độc.

Kết luận

Page 19: THẨM MỸ LỘT DA HÓA HỌC (PHẦN II)

Lột da hóa học là một quá trình điều trị ít mang tính xâm lấn giúp đem lại kết quả tối ưu về mặt thẩm mỹ trong điều trị các vấn đề về da như mụn, sẹo mụn nhẹ hay xóa mờ các nếp nhăn…Trong một số trường hợp hiếm, lột da có thể đem lại một số biến chứng không mong muốn. Tuy nhiên, với kiến thức và kinh nghiệm của mình, chúng tôi-các bác sĩ thẩm mỹ Lotus tin tưởng sẽ đem lại cho các bạn kết quả tối ưu cùng với độ an toàn và chi phí tốt nhất

Các bài viết liên quan

1. Thẩm mỹ vùng mặt bằng Botox 2. Phẫu thuật bơm mỡ vùng mặt, ngực… 3. Phẫu thuật treo cung mày 4. Phẫu thuật tạo hình thành bụng 5. Xóa nhăn bằng Botox

TRUNG TÂM PHẪU THUẬT THẨM MỸ LOTUS273 Lý Thái Tổ, P9, Q10, HCMHotline: 0915 71 00 83Website:thammylotus.vn